The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by huuhanh66, 2018-05-09 06:12:40

Ban Thao VBQGVN

Ban Thao VBQGVN

ngồi ngủ trên xe. Sĩ Quan Tuần Trực bắt gặp, đưa anh ra Hội Đồng Kỷ Luật và bị kết
tội là "cố ý vi phạm Quân Luật" khi canh gác.
§ Hai SVSQ thi rớt Giai Đoạn 1 (Première Phase) cũng bị đưa ra Trung Tâm Huấn Luyện
Quảng Yên để trở thành binh nhì.
§ Một SVSQ được trả về dân sự sau khi khai giảng vài tuần vì có người anh bị động viên
trước đó.
§ Một SVSQ không đủ khả năng Pháp Ngữ đã tự ý xin thuyên chuyển về học lớp Hạ Sĩ
Quan mặc dầu các bạn đồng khóa luôn khuyến khích và giúp đỡ anh trong khi Ban
Giám Đốc nhà trường không biết gì về nhược điểm của anh.
§ SVSQ Vượng, người trẻ nhất của Khóa 9 Phụ (20 tuổi) đã tử nạn tại Bãi Cháy vì khẩu
súng của anh bị cướp cò.
§ Cựu SVSQ Lê Quang Tung của Khóa 9 Phụ đã hy sinh cho Nền Đệ Nhất Cộng Hòa và
bị chính các chiến hữu của anh giết khi anh không đồng chính kiến với họ! Vẫn biết
rằng quan niệm làm chính trị của thời nay cho rằng sự hy sinh của anh là một cái chết
"lãng nhách," nhưng phần lớn các Cựu SVSQ Khóa 9 Phụ đều thấy hãnh diện vì anh, và
nghĩ rằng ít ra trong trường hợp này, Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã không lầm
trong việc dụng nhân!

HY SINH VÌ TỔ QUỐC

Vì không có nhiều bạn đồng khóa để hội ý nên khó mà rõ được con số các Cựu
SVSQ Khóa 9 Phụ đã hy sinh vì Tổ Quốc. Người viết chỉ biết được một vài trường hợp
như sau.

• Cố Thiếu Úy Trần Quang Ninh đã hy sinh tại Bắc Việt khoảng nửa tháng sau khi ra
trường, vì trung đội do anh chỉ huy bị lọt vào ổ phục kích (độn thổ) của Việt Minh.

• Cố Thiếu Úy Giác đã hy sinh tại Bắc Việt trước khi đình chiến (1954) vì anh đã
lãnh nguyên một quả đạn đại bác 57 ly không giật của Việt Minh.

• Cố Thiếu Úy Vũ Đạo Ánh (hỗn danh Enfant de Troupe, vì anh nhỏ bé) cũng đã hy
sinh tại một nơi nào đó Vùng Châu Thổ Sông Hồng Hà ở Bắc Việt.

Chúng tôi nhắc tên các anh nơi đây để thay mặt các bạn đồng khóa tưởng niệm các
anh.

HỌP KHÓA

Từ ngày rời mái Trường Mẹ cho đến ngày rã ngũ, trong hơn 21 năm, Khóa 9 Phụ
chỉ tổ chức họp khóa được 2 lần vào đầu thập niên 1970 tại Phòng Hội Tiểu Đoàn 50
Chiến Tranh Chính Trị tại Sài Gòn. Vì một số lớn các Cựu SVSQ Khóa 9 Phụ đã lớn tuổi
và vì là sĩ quan trừ bị nên đã xin giải ngũ sau Hiệp Định Genève 1954, và cũng vì tình
hình đất nước lúc đó nên các Cựu SVSQ còn tại ngũ cũng chỉ về họp được một lần trên
dưới 30 người.

690
 
 
 
 
 
 Khóa
 3
 Phụ
 Trừ
 Bị
 -­‐
 Đống
 Đa
 
 
 BẢN
 THẢO
 

 

KHÓA 4 PHỤ TRỪ BỊ - CƯƠNG QUYẾT

TRƯỜNG VÕ BỊ LIÊN QUÂN ĐÀ LẠT

SƠ LƯỢC

Nhập Trường: 19-03-1954
Số Khóa Sinh Nhập Trường: ?

Mãn Khóa: 01-10-1954
Chủ Tọa Lễ Mãn Khóa: Thiếu Tướng Nguyễn Văn Vận
Số Khóa Sinh Tốt Nghiệp: Gần 300 ThU Trừ Bị

Tên Khóa: Cương Quyết
Thủ Khoa: Ngô Văn Lợi

TÊN KHÓA

Khóa 4 Trừ Bị gồm 2 thành phần: Một thành phần được huấn luyện tại Trường Bộ
Binh Thủ Đức (khoá chính) và một thành phần được gửi lên thụ huấn tại Trường Võ Bị
Liên Quân Đà Lạt (khóa phụ). Cả hai khóa chính và phụ đều mang tên là Khóa Cương
Quyết. Theo truyền thống Võ Bị, Khóa 4 Phụ Trừ Bị (Thủ Đức) cũng được gọi là Khóa
10 Phụ Đà Lạt.

THỜI GIAN HUẤN LUYỆN

Khóa Cương Quyết được huấn luyện trong thời gian 6 tháng rưỡi tại Đà Lạt. Khi
Khóa Cương Quyết nhập trường, Khóa 10 Sĩ Quan Hiện Dịch Đà Lạt sắp mãn khóa, vì
thế, theo truyền thống Võ Bị, Khóa Cương Quyết tại Đà Lạt cũng thường được gọi là
Khóa 10 Phụ Đà Lạt. Đây là khóa trừ bị thứ hai được huấn luyện tại Trường Võ Bị Liên
Quân Đà Lạt, một quân trường chuyên đào tạo các sĩ quan hiện dịch.

Cùng được huấn luyện với Khóa 4 Phụ Trừ Bị là một khóa hiện dịch mang tên bán
chính thức là "Khóa Trung Đội Trưởng Cấp Tốc", dịch từ tên nguyên thủy tiếng Pháp là
Formation Accélérée Chef de Section hay gọi tắt là FACS. Xin xem Tiểu Sử Khóa Trung
Đội Trưởng Cấp Tốc trong Phần III này.

TỔ CHỨC

Chỉ huy trưởng là Thiếu Tá Cheviotte, người Pháp. Chỉ huy phó là Thiếu Tá
Nguyễn Văn Chuân. Trước ngày Lễ Mãn Khóa, Trung Tá Nguyễn Văn Chuân được cử

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 4
 Phụ
 Trừ
 Bị
 -­‐
 Cương
 Quyết
 
 
 
 
 
 691
 

 

thay Thiếu Tá Cheviotte. Trung Tá Chuân là vị chỉ huy trưởng người Việt Nam đầu tiên
của Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt.

Khóa Cương Quyết được chia làm 2 đại đội:

- Đại Đội 5 gồm có Trung Đội 17, 18, 19 và 20 do Trung Úy Mango chỉ huy và
Trung Úy Cao Đăng Tường phụ tá.

- Đại Đội 6 gồm các Trung Đội 21, 22, 23 và 24 do Trung Úy Cousin chỉ huy và
Trung Úy Nguyễn Thọ Lập phụ tá.

ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÓA

§ Hầu hết khóa sinh nhập học Khóa 10 Phụ đến Đà Lạt ngày 19 tháng 3 năm 1954 từ Đệ
Tam Quân Khu (Bắc Việt).

§ Sau ngày mãn khóa, gần 300 sĩ quan tốt nghiệp được chọn lựa đơn vị phục vụ tại 3
quân khu: Đệ Nhất Quân Khu (Nam Việt), Đệ Nhị Quân Khu (Trung Việt) và Đệ Tam
Quân Khu.

§ Một số tân sĩ quan về Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và sau này trở thành cán bộ
nồng cốt cho các đơn vị Tổng Trừ Bị của Quân Lực VNCH.

§ Trong số các cựu SVSQ Khóa Cương Quyết, người ta thường nhớ tới Vũ Thế Quang tại
Mặt Trận Ban Mê Thuột, Trần Quốc Lịch trên Chiến Trường Bồng Sơn, Nghiêm Kế tại
Tây Nguyên, Ngô Văn Định ở Quảng Trị.

§ Cựu SVSQ Khóa Cương Quyết ngày nay họp thành Hội 110 (lấy ngày mãn khóa 1-10
để đặt tên) với mục đích ái hữu nhằm giúp đỡ bạn bè cùng khóa còn sinh sống bên nhà,
chia sẻ vui buồn, kết chặt tình thương cho những kẻ tha hương. Hội đã đóng góp vào
việc vận động trả tự do cho các anh em bị tù Cộng Sản và tiếp đón những anh em đến
định cư tại Hoa Kỳ.

Lời Ban Biên Soạn: Bài tiểu sử này được BBS thực hiện dựa vào những sưu tầm trong
Kỷ Yếu Hải Ngoại 1990 do Tổng Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị Quốc Gia
Việt Nam phát hành tại San Jose, Hoa Kỳ, 1990.

692
 
 
 
 
 
 Khóa
 4
 Phụ
 Trừ
 Bị
 -­‐
 Cương
 Quyết
 
 
 BẢN
 THẢO
 

 

 

KHÓA CẤP TỐC TRUNG ĐỘI TRƯỞNG - FACS

TRƯỜNG VÕ BỊ LIÊN QUÂN ĐÀ LẠT

SƠ LƯỢC

Nhập Trường: Đầu Tháng 06, 1954
Số Khóa Sinh Nhập Trường: 240

Mãn Khóa: 01-10-1954
Chủ Tọa Lễ Mãn Khóa: Thiếu Tá Nguyễn Văn Chuân,

Chỉ Huy Phó
Số Khóa Sinh Tốt Nghiệp: 210 Chuẩn Úy Hiện Dịch

MỤC ĐÍCH

Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, Bộ Tổng
Tham Mưu đã chỉ thị qua công điện cho 3 Quân Khu Bắc, Trung, Nam tuyển lựa một số
hạ sĩ quan xuất sắc, cấp bậc từ Trung Sĩ đến Thượng Sĩ và có trình độ văn hóa khá để
theo học Khóa Cấp Tốc Trung Đội Trưởng, tại Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. Mục
đích của khóa này là đào tạo cán bộ cấp Trung Đội Trưởng cho Quân Đội Quốc Gia Việt
Nam, trong thời gian cấp tốc 4 tháng. Tên "Khóa Cấp Tốc Trung Đội Trưởng" do dịch từ
tên tiếng Pháp được dùng thời đó "Formation Accélérée Chef de Section", và thường
được dùng tắt là "FACS".

TUYỂN CHỌN KHÓA SINH

Dựa theo những điều kiện tuyển chọn do Bộ Tổng Tham Mưu ấn định qua công
điện, Bộ Tư Lệnh Đệ Tam Quân Khu (Miền Bắc) đã tuyển chọn được 85 tuyển sinh; tất
cả đã trình diện tại Quân Khu ngày 01 tháng 03 năm 1954. Ba ngày sau, các tuyển sinh
được xe chở ra Ga Hàng Cỏ ở Hà Nội để đáp xe lửa xuống Bến Cảng Hải Phòng. Chiều
ngày 05 tháng 03, họ được lên tầu biển Gascogne, và sau 4 ngày lênh đênh trên biển cả,
tầu đã cập Bến Cảng Vũng Tầu. Từ đó, các tuyển sinh được quân xa đưa đến tạm trú tại
Trung Tâm 3 Quản Trị ở Thành Phố Sài Gòn.

Tất cả các tuyển sinh của Đệ Tam Quân Khu phải ở lại Sài Gòn một thời gian dài
mới được phi cơ quân sự đưa lên Đà Lạt. Khi đó tại Đà Lạt đã có sự hiện diện của các
tuyển sinh từ Đệ Nhất Quân Khu (Miền Nam) và Đệ Nhị Quân Khu (Miền Trung) đến từ
trước. Tất cả các tuyển sinh của 3 quân khu phải trải qua một cuộc sát hạch văn hóa và
khám sức khoẻ. Kết quả đã có một số người bị loại.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 Cấp
 Tốc
 Trung
 Đội
 Trưởng
 (FACS)
 
 
 
 
 
 693
 

 

 

TỔ CHỨC

Sinh Viên Sĩ Quan (SVSQ) Khóa FACS được tổ chức thành đại đội, trung đội và
tiểu đội. Đại đội gồm Đại Đội 1 và Đại Đội 2.

v Đại Đội 1 có 4 trung đội. Sĩ Quan Cán Bộ Đại Đội Trưởng là Đại Úy Breton, Đại
Đội Phó là Thiếu Úy Lê Văn Bảy, Khóa 9 VB. Các Sĩ Quan Cán Bộ Trung Đội
Trưởng gồm có:
§ Trung-Đội 1: Thiếu Úy Trần Mộng Di K10,
§ Trung Đội 2: Thiếu Úy Bùi Công Diên K10,
§ Trung Đội 3: Thiếu Uý Trần Văn Dương K10,
§ Trung Đội 4: Thiếu Úy ... (?)

v Đại Đội 2 gồm 2 trung đội. Đại Đội Trưởng là Trung Úy Nguyễn Quốc Hoàng K8.
Các Sĩ Quan Cán Bộ Trung Đội Trưởng gồm có:
§ Trung Đội 5: Thiếu Úy Nguyễn Hải Trù K10,
§ Trung Đội 6: Thiếu Úy Phạm Văn Phúc K10.

Đại Đội 2 gồm đa số SVSQ từ Miền Bắc (Đệ Tam Quân Khu)

Các huấn luyện viên gồm có:

§ Chiến-thuật: do các Sĩ Quan Cán Bộ Trung Đội Trưởng kiêm nhiệm,
§ Địa Hình: một Trung-Úy người Pháp và Trung Úy Nguyễn Ngọc Sáu K8 (SQ

Pháo Binh),
§ Mìn Bẫy: Trung-Úy Dương Tôn Bảo K8 (SQ Công Binh),
§ Vũ Khí: một Trung Úy người Pháp và Trung Úy Lê Văn Thục K8,
§ Thể Dục Quân Đội (EPM) và Đoạn Đường Chiến Binh: Thượng Sĩ Pécoul

(người Pháp) và Trung Sĩ Nhất Lê Xuân Mai,
§ Truyền Tin: một Thượng Sĩ người Pháp.

Thời-gian này Trường có nhiệm vụ huấn luyện 2 Khóa Sĩ Quan, đó là Khóa 4 Trừ-
Bị được gửi từ Thủ Đức lên học nhờ tại Trường Võ Bị, và Khóa Cấp Tốc Trung Đội
Trưởng (FACS). Danh xưng của SVSQ vì thế có khác nhau khi trình-diện và gửi thư:
SVSQ Trừ Bị là EOR (Élève Officier Reserve,) SVSQ Hiện Dịch là EOA (Élève Officier
Actif).

Tại doanh trại, SVSQ Khóa FACS ngủ chung phòng với nhau, mỗi phòng 20
người (giường đôi). SVSQ Khóa 4 Thủ Đức ngủ tại các phòng khác. Các lớp huấn luyện
tại lớp học cũng như bãi tập cũng riêng biệt cho mỗi khóa. Tuy nhiên SVSQ cả hai khóa
đều ăn chung một lúc tại phạn xá.

Thời đó chưa có hệ thống SVSQ Tự Chỉ Huy, SVSQ được chỉ huy bởi sĩ quan cán
bộ Trung Đội Trưởng kiêm huấn luyện viên Chiến Thuật. Việc thi hành và đôn đốc
những công tác thường ngày của SVSQ do những SVSQ trực phiên của tiểu đội và trung
đội phụ trách, không có SVSQ trực phiên của đại đội.

694
 
 
 
 
 
 Khóa
 Cấp
 Tốc
 Trung
 Đội
 Trưởng
 (FACS)
 
 
 BẢN
 THẢO
 

 

 

NHỮNG BIẾN CỐ QUAN TRỌNG

Hiệp Định Genève

Khi chuẩn bị ký Hiệp Định Genève (tháng 7,

1954) để chia cắt nước Việt Nam thành hai miền Bắc

Nam, tinh thần các SVSQ miền Bắc (Đệ Tam Quân

Khu) bị giao động mạnh vì lo lắng cho gia-đình. Họ tỏ

ý muốn bỏ học, rời Trường và trở về Bắc lại. Do vậy

các SVSQ Quân Khu 3 được tập họp tại Hội Trường để

trình diện Thiếu Tá Chỉ Huy Phó Nguyễn Văn Chuân.

Thiếu Tá Chuân đã phân tích tình hình và nêu vấn đề tai

hại nếu họ trở về miền Bắc: sẽ phải sống dưới sự kìm

kẹp và trả thù của chế độ Cộng Sản, phải chịu cảnh tù

ngục khổ sai vì đã chống lại họ, v.v. Sau khi thảo luận,

tất cả các SVSQ thuộc Quân Khu 3 đều quyết định ở lại

tiếp tục học tập, dù vẫn còn tâm trạng lo lắng cho thân

nhân và gia-đình. Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chuân

Cựu Chỉ Huy Phó TVB năm 1954

Khóa 10 Mãn Khóa

Khi Khóa FACS nhập trường (đầu tháng 6, 1954,) Khóa 10 đang chuẩn bị rời

Trường để về Sài Gòn làm lễ mãn khóa. Sau ngày mãn khóa của Khóa 10, một số tân

Thiếu Úy được Trường giữ lại và bổ nhiệm làm Sĩ Quan Cán Bộ Trung Đội Trưởng chỉ

huy và huấn luyện chiến thuật cho SVSQ Khóa FACS.

Khóa 4 Trừ Bị Thủ Đức Mãn Khóa
Khóa 4 Trừ Bị Thủ Đức vào Trường Võ Bị cuối tháng 3, 1954 trước Khóa FACS

2 tháng. Khóa này ra trường cùng ngày với Khóa FACS, nhưng không làm lễ mãn khóa

tại Đà Lạt mà về làm lễ mãn khóa tại Trường Bộ Binh Thủ Đức.

LỄ MÃN KHÓA & CHỌN ĐƠN VỊ

Ngày 01 tháng 10 năm 1954 lễ mãn khóa của Khóa FACS được tổ chức thật trang
nghiêm tại Hội Trường dưới sự chủ tọa của Thiếu Tá Chỉ Huy Phó Nguyễn Văn Chuân.
Hôm đó Trường Võ Bị đã cung cấp cho Quân Đội Quốc Gia Việt Nam 210 tân chuẩn úy
hiện dịch, và theo quy chế của Bộ Quốc Phòng, họ đã được thăng cấp thiếu úy hiện dịch
thực thụ sau khi phục vụ đủ một năm tại đơn vị.

Khóa đã không được đặt tên như những Khóa Võ Bị thuần túy, mà chỉ được biết
đến là "Khóa FACS" hay "Khóa Trung Đội Trưởng Cấp Tốc". Trong buổi họp khóa đầu
tiên vào dịp Lễ Giáng Sinh năm 1957, do Trung Úy Lại Thế Cường, Đại Đội Trưởng của
Tiểu Đoàn 10 Chiến Tranh Chính Trị tổ chức, đa số cựu SVSQ của khóa muốn được gọi
tên Khóa là "Khóa 10 Phụ" vì là khóa hiện dịch và học tại Trường Võ Bị sau Khóa 10 và
trước Khóa 11. Sau khi thảo luận, nhận thấy tên "Khóa 10 Phụ" không hợp lý, nên đã
quyết định lấy tên FACS, là tên được ghi rõ trong công điện tuyển mộ. Rất đáng tiếc là

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 Cấp
 Tốc
 Trung
 Đội
 Trưởng
 (FACS)
 
 
 
 
 
 695
 

 

 

tên của vị thủ khoa Khóa FACS không được ai nhớ và cũng không có tài liệu nào nói tới.
Tiếp sau lễ mãn khóa là phần chọn đơn vị dựa theo thứ hạng tốt nghiệp từ cao đến

thấp. Kết quả gồm có: Liên Đoàn Nhẩy Dù nhận 3 chuẩn úy; Đệ Nhất Quân Khu 50
chuẩn úy; Đệ Nhị Quân Khu 42 chuẩn úy; Đệ Tam Quân Khu 35 chuẩn úy; và Khóa Đào
Tạo Huấn Luyện Viên (ĐTHLV) 80 chuẩn úy.

Sau ngày phép mãn khóa, các chuẩn úy tốt nghiệp trình diện tại các quân khu để
nhận lệnh thuyên chuyển về các đơn vị. Riêng các chuẩn úy chọn Khóa ĐTHLV được
qua một chương trình huấn luyện 6 tuần tại một trung tâm huấn luyện của Pháp tại Vũng
Tàu. Học xong, họ được thuyên chuyển về các trung tâm huấn luyện hạ sĩ quan và binh sĩ
ở Đập Đá Huế, Đồng Đế và Suối Dầu Nha Trang, Quang Trung Sài Gòn, Vạn Kiếp Vũng
Tàu, v.v.

THÀNH TÍCH

SVSQ Khóa FACS chỉ được huấn luyện cấp tốc
trong một thời gian quá ngắn (4 tháng) nên không biết
nhau nhiều. Tuy nhiên Khóa FACS đã có may mắn họp
khóa được 4 lần trước khi Đất Nước mất trọn vào tay
Cộng Sản. Nhờ vậy cựu SVSQ Khóa FACS có cơ hội biết
được những thành quả của các bạn đồng khóa. Lần cuối
cùng Khóa FACS họp khóa là vào dịp Lễ Giáng Sinh 25
tháng 12 năm 1970, tại Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia,
do Trung Tá Nguyễn Mâu, khi đó là Tư Lệnh Phó CSĐB,
tổ chức (Trung Tá Mâu sau này thăng Đại Tá.)

Tính đến ngày 30 tháng 04 năm 1975 các sĩ quan
tốt nghiệp Khóa FACS đã đóng góp nhiều công-trạng lẫn
xương máu trong cuộc chiến chống quân Cộng Sản xâm
lược. Họ hiện diện ở hầu hết các Quân Binh Chủng tác
chiến như Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, các sư đoàn Bộ Binh. Họ
cũng có mặt trong các ngành chuyên môn của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa như Công
Binh, Quân Vận, Quân Cụ, An Ninh, Chiến Tranh Chính Trị, Hành Chánh, Tài Chánh,
Tiếp Vận, v.v.

Khóa FACS đã cung cấp cho Quân Đội Quốc Gia Việt Nam và Quân Lực VNCH
ít nhất:

§ 5 Trung Đoàn Trưởng (TrĐT): Đại Tá Trần Phương Quế (SĐ 5 BB), Đại Tá Trần
Văn Chà (TrĐ 45, SĐ 23 BB), Trung Tá Lại Nhung (SĐ 25 BB), 2 vị nữa được
giới thiệu qua các buổi họp khóa, nhưng người viết không nhớ tên.

§ 2 Liên Đoàn Trưởng (LĐT): Thiếu Tá Phạm Văn Phúc, LĐT/LĐ3 BĐQ kiêm Chỉ
Huy Phó BĐQ Quân Khu 3 vào cuối năm 1967, sau thăng Trung Tá rồi Đại Tá;
Trung Tá Lê Tất Biên, LĐT/LĐ23 BĐQ, Quân Khu 2.

§ 3 Tiểu Đoàn Trưởng (TĐT): Trung Tá Đỗ Văn Tỵ, TĐ Công Binh TQLC từ năm
1969; Thiếu Tá Mai Ngọc Sáng, TĐ 31 Công Binh Chiến Đấu, Liên Đoàn 30
CBCĐ từ năm 1972; Thiếu Tá Trần Minh Tĩnh SĐ 22BB từ năm 1967, sau bị

696
 
 
 
 
 
 Khóa
 Cấp
 Tốc
 Trung
 Đội
 Trưởng
 (FACS)
 
 
 BẢN
 THẢO
 

 

 

thương và giải ngũ.
§ 1 Tư Lệnh Khu Chiến Thuật (CT): Đại Tá Nguyễn Mâu, Khu 24 CT (Miền Tây).
§ 1 Tham Mưu Trưởng Tiểu Khu (TK): Trung Tá Nguyễn Văn Sáng (TK Ban Mê

Thuột).
§ 1 Thứ Trưởng Đặc Trách Dân Tộc Thiểu Số: Đại Tá Sơn Thương gốc Campuchia.
§ 1 Dân Biểu Quốc Hội: Trung Tá Vũ Văn Quý (khóa sau cùng).
§ 1 Tỉnh Trưởng: Đại Tá Phạm Văn Phúc (Bình Long, 1972 và sau đó là Long

Khánh cho đến 30/04/1975.)
§ 6 Quận Trưởng: Trung Úy Ân (Buôn Hô, Ban Mê Thuột, từ 1957, đến 1959 tình

nguyện qua TQLC và đến năm 1970 là Trung Tá Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm
Huấn Luyện TQLC Sóng Thần); Thiếu Tá Hòa, Trưởng Phòng 2 Tiểu Khu Gia
Định được cử làm Quận Trưởng Hốc Môn, Gia Định từ năm 1970; bốn vị kia
được giới thiệu qua các buổi họp khóa, nhưng người viết không nhớ tên.

Những Anh Hùng & Chiến Công Đặc Biệt
Nếu được vinh danh những anh hùng với chí khí can trường và chiến công hiển

hách của Khóa FACS, người viết biết được ít nhất 3 trường hợp đặc biệt, đó là Đại Tá
Biệt Động Quân Phạm Văn Phúc, Đại Tá Lực Lượng Đặc Biệt và Biệt Cách Dù Trần
Phương Quế, và Đại Tá Bộ Binh Trần Văn Chà. Cả ba vị này đã chiến đấu trong những
đơn vị tác chiến ngay sau khi ra trường, từ cấp bậc Chuẩn Úy lên đến Đại Tá với rất
nhiều huy chương và chiến công bội tinh đủ loại. Cả ba vị đã bị thương nhiều lần nhưng
sau đó đều xin trở lại các đơn vị tác chiến lẫy lừng. Nhiều bạn bè cùng khóa đã nghĩ rằng
nếu Trung Tướng Đỗ Cao Trí không tử nạn máy bay trong khi quan sát Mặt Trận
Campuchia thì Đại Tá Phạm Văn Phúc đã được đề nghị thăng cấp Chuẩn Tướng vào năm
1973 hay 74, vì Đại Tá Phúc rất được Tướng Trí tín cẩn.

Đại Tá Sơn Thương Đại Tá Phạm Văn Phúc Đại Tá Trần Phương Quế

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 Cấp
 Tốc
 Trung
 Đội
 Trưởng
 (FACS)
 
 
 
 
 
 697
 

 

 

Ngoài 3 vị trên còn có 2 vị khác là Đại Tá Nguyễn Mâu và Đại Tá Sơn Thương.

Trong thời gian Đại Tá Mâu còn là Trung Tá Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Đặc Biệt Toàn

Quốc thuộc Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, ông đã phá vỡ một ổ gián điệp của Cộng

Sản và đã bắt giữ được 2 điệp viên Cộng Sản là Vũ Ngọc

Nhạ và Huỳnh Văn Trọng ngay trong Phủ Tổng Thống.

Cựu SVSQ Nguyễn Văn Nam K20 VB, hiện sống ở Đức,

cho biết khi còn ở trong tù Cộng Sản ngoài Bắc đã ở

chung dẫy nhà với Thiếu Tá Nguyễn Hữu Nghị, xuất thân

Khóa 1 Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia, nguyên là Trưởng

Phòng Đặc Nhiệm Cảnh Sát Đặc Biệt dưới quyền trực

tiếp của Trung Tá Mâu, đã kể cho đương sự nghe về

Trung Tá Mâu như trên.

Năm 1970, Trung Tá Sơn Thương, được cử giữ

chức vụ Đặc Trách Dân Tộc Thiểu Số đầu tiên, một chức

vụ tương đương với Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ trong Chính

Phủ VNCH, sau đó đã được vinh thăng Đại Tá. Sau ngày

30 tháng 4, 1975 Đại Tá Thương bị Cộng Sản nhốt tù tập

trung "cải tạo" và ông đã tự sát trong nhà tù. Cựu Đại Tá Trần Văn Chà

KẾT LUẬN

Tính đến ngày Quốc Hận 30 tháng 04 năm 1975 có rất nhiều anh em đã anh dũng
hy sinh vì Tổ Quốc, còn lại một số sống sót theo Vận Nước cùng chung số phận với hàng
vạn Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa bị lùa vào các trại tập trung "cải tạo," một kiểu
nhà tù khổ sai man rợ nhất của chế độ Cộng Sản Việt Nam mà nhân lọai đều biết đến.
Sau nhiều năm tù tội đã có một số ít anh em chết rũ tù, một số đã phải rời bỏ Quê Cha
Đất Tổ sống cuộc đời lưu vong, cuối cùng lại phải gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê
người.

Biên Soạn: Cựu SVSQ Vũ Ngọc Mỡi, Khóa Cấp Tốc Trung Đội Trưởng - FACS

698
 
 
 
 
 
 Khóa
 Cấp
 Tốc
 Trung
 Đội
 Trưởng
 (FACS)
 
 
 BẢN
 THẢO
 

 

KHÓA 5 PHỤ TRỪ BỊ - VƯƠNG XUÂN SỸ

TRƯỜNG VÕ BỊ LIÊN QUÂN ĐÀ LẠT

SƠ LƯỢC

Nhập Trường: 01-11-1954
Số Khóa Sinh Nhập Trường: 210

Mãn Khóa: Tháng 11, 1955
Chủ Tọa Lễ Mãn Khóa: ?
Số Khóa Sinh Tốt Nghiệp: 200 ThU Trừ Bị

Tên Khóa: Vương Xuân Sỹ
Thủ Khoa: Nguyễn Văn Ngà

TÊN KHÓA

Khóa 5 Trừ Bị Thủ Đức gồm 2 khóa: Khóa chính được huấn luyện tại Trường Bộ
Binh Thủ Đức và khóa phụ được gửi lên thụ huấn tại Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt.
Khóa 5 Phụ Trừ Bị được mang tên là Khóa Vương Xuân Sỹ.

Khóa 5 Phụ Trừ Bị nhập trường ngày 01-11-1954 sau Khóa 11 Sĩ Quan Hiện Dịch
Đà Lạt (01-10-1954) và Khóa 12 chưa nhập trường, nên theo truyền thống Võ Bị, cũng
được gọi là Khóa 11 Phụ Đà Lạt.

TỔ CHỨC

Chỉ Huy Trưởng là Trung Tá Cheviotte thuộc Quân Đội Pháp, sau đó Trung Tá
Nguyễn Văn Chuân rồi Trung Tá Nguyễn Văn Thiệu liên tiếp thay thế.

ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÓA

v SVSQ Khóa 11 Phụ học Quân Sự như các khóa hiện dịch ngoại trừ môn Quân Xa và
học lái xe. Khóa 11 Phụ được đào tạo để trở thành Trung Đội Trưởng Bộ Binh và sau
đó được trắc nghiệm để tiếp tục học các khóa học binh chủng để trở thành Trung Đội
Trưởng các Binh Chủng Truyền Tin, Pháo Binh, Công Binh, Thông Vận Binh, Thiết
Giáp Binh, Quân Cụ. Sau đó một số sĩ quan Khóa 11 Phụ được gửi đi học bổ túc tại
Hoa Kỳ.

v Khóa 11 Phụ chinh phục Đỉnh Lâm Viên trước ngày mãn khóa.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 5
 Phụ
 Trừ
 Bị
 -­‐
 Vương
 Xuân
 Sỹ
 
 
 
 
 
 699
 

 

v Người sĩ quan Khóa 11 Phụ mang cấp bậc cao nhất trong quân đội vào năm 1975 là
Đại Tá Nguyễn Hữu Có (trùng tên với CSVSQ Nguyễn Hữu Có Khóa 1 VB), Quận
Trưởng Quận 10, Sài Gòn, và sau đó là Phụ Tá Chánh Văn Phòng Thủ Tướng Việt
Nam Cộng Hòa Trần Thiện Khiêm.

v Một tai nạn mà cả Khóa 11 Phụ không thể quên là trên đường từ Sài Gòn lên Đà Lạt,
đi bằng xe lửa. Lúc đến cầu Mường Mán thì một tai nạn xảy ra: Hai ứng viên ngồi
trên mui tàu, vì tránh bụi than bay vào mắt nên ngồi nhìn ngược ra phía sau, vì vậy
không để ý khi tàu đi qua cầu. Hai người đã bị thanh ngang của cầu quật xuống đường
rầy khiến cả 2 đều bị tử thương.

LIÊN LẠC ĐỒNG KHÓA SAU KHI RỜI TRƯỜNG MẸ
Cựu SVSQ Khóa 11 Phụ - Vương Xuân Sỹ không họp khóa thường xuyên được vì

hầu hết được phân phối đi các binh chủng chiến đấu mọi nơi trên toàn quốc và ít liên lạc
với nhau. Trước 1975, khóa chỉ họp được 2 lần vào năm 1973 và 1975 tại Thủ Đô Sài
Gòn, nhưng chỉ có sự tham dự của khoảng 20 người, đa số là những người phục vụ tại Sài
Gòn và vùng phụ cận.

Lời Ban Biên Soạn: Bài tiểu sử này được BBS thực hiện dựa theo Kỷ Yếu Hải Ngoại
1990 do Tổng Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam phát hành
tại San Jose, Hoa Kỳ, 1990.

700
 
 
 
 
 
 Khóa
 5
 Phụ
 Trừ
 Bị
 -­‐
 Vương
 Xuân
 Sỹ
 
 
 BẢN
 THẢO
 

 

PHẦN IV
BÀI ĐỌC THÊM

701
 

Nghị Định số 317/QP/TT
Cải tổ Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt

thành
Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam

TỔNG THỐNG VIỆT NAM CỘNG HOÀ

- Chiếu Sắc Lệnh số 4-TTP ngày 29 tháng 10 năm 1955 và các văn kiện
kế tiếp, ấn định thành phần Chánh Phủ.

- Chiếu Sắc Lệnh số 378-QP ngày 3 tháng 8 năm 1957 cải tổ Quốc
Phòng.

- Chiếu Nghị Định số 143-ND ngày 19 tháng 8 năm 1950 thiết lập
Trường Võ Bị Liên Quan Đà Lạt.

- Chiếu thoả hiệp của Bộ Quốc Gia Giáo Dục.

NGHỊ ĐỊNH

ĐIỀU THỨ 1: Kể từ ngày ban hành Nghị Định này, Trường Võ Bị Liên
Quân Đà Lạt, thiết lập do Nghị Định số 143/ND ngày 19-08-1950, được
cải tổ thành TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM.

ĐIỀU THỨ 2: Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam có nhiệm vụ đào tạo Sĩ
Quan Hiện Dịch cho Hải-Lục-Không Quân thuộc Quân Đội Việt Nam
Cộng Hòa và được xếp ngang hàng một Trường Cao Đẳng Chuyên
Nghiệp Dân Chính và trình độ thi tuyển nhập học tương đương.

ĐIỀU THỨ 3: Trường được coi như một cơ quan tự trị về hành chánh
trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu.

ĐIỀU THỨ 4: Những khoản chi về điều hành của Trường, cấp dưỡng
nhân viên thường trực và các Sinh Viên Sĩ Quan do Ngân Sách Quốc
Phòng đài thọ.

ĐIỀU THỨ 5: Trường sẽ do một Sĩ Quan cấp Tướng điều khiển, có một
Chỉ Huy Phó và một Văn Hóa Vụ Trưởng phụ tá.

702
 
 
 
 
 
 Nghị
 Định
 317/QP/TT
 


 

- Chị Huy Trưởng sẽ được bổ nhiệm do Sắc Lệnh của Tổng Thống,
- Chị Huy Phó sẽ được bổ nhiệm bằng Nghị Định của Bộ Quốc
Phòng,
- Văn Hóa Vụ Trưởng có thể là một Sĩ Quan cấp Tá hoặc một Giáo
Sư Dân Chính có Bằng Đaị Học và được bổ nhiệm bằng Nghị Định
của Bộ Quốc Phòng với sự thoả hiệp của Bộ Quốc Gia Giáo Dục.

ĐIỀU THỨ 6: Thời gian huấn luyện là 4 năm. Sinh Viên Sĩ Quan tốt
nghiệp được cấp bậc Thiếu Úy và được cấp phát một Văn Bằng Tốt
Nghiệp Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Những Sinh Viện Sĩ Quan tốt
nghiệp Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam được miễn thi nhập học vào
các Trường Cao Đẳng Chuyên Nghiệp Quốc Gia với tỷ lệ 20% số Sinh
Viên dự tuyển và được ghi tên nhập học Trường Đaị Học Khoa Học (kể
như có bằng Tú Tài Toàn Phần.)

Tuy nhiên,những Sinh Viên tốt nghiệp Trường Võ Bị Quốc Gia Việt
Nam có Tú Tài Phần I được miễn thi Chứng Chỉ Toán Lý Hóa (MPC)
hay Toán Đại Cương (MG) và nhập học khỏi thi vào năm thứ hai các
Trường Cao Đẳng Chuyên Nghiệp Quốc Gia trong tỷ lệ 20% nói trên.

ĐIỀU THỨ 7: Bộ Quốc Phòng sẽ ban hành một Nghị Định ấn định quy
chế của Trường về cách tuyển lựa Sinh Viên, Giáo Sư, Chương Trình
Huấn Luyện.

ĐIỀU THỨ 8: Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống, Bộ Trưởng Tài Chánh, Bộ
Trưởng Quốc Gia Giáo Dục và Bộ Trưởng Phụ Tá Quốc Phòng chiếu
nhiệm vụ thi hành Nghị Định này.

Saigon, ngày 29 tháng 07 năm 1959
Ký tên: NGÔ ĐÌNH DIỆM

Nghị
 Định
 317/QP/TT
 
 
 
 
 
 703
 


 

Tiến Trình Công Nhận Văn Bằng
KỸ SƯ và CỬ NHÂN của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam

GS Lê Đình Cai
(Sử Học, Văn Hóa Vụ TVBQGVN)

Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam là hậu thân của Trường Sĩ Quan Việt Nam tại
Huế (1948-1950), gồm 2 khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu Úy Hiện Dịch. Khóa 1 mang
tên "Khóa Phan Bội Châu" và Khóa 2 mang tên "Khóa Quang Trung".

Trường Sĩ Quan Việt Nam (1948-1950) đã được di chuyển về Đà Lạt và được đổi
tên thành Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt theo Nghị định số 143/NĐ của Thủ Tướng
Trần Văn Hữu ký ngày 19 tháng 8 năm 1950, từ Khóa 3 là Khóa Trần Hưng Đạo cho đến
Khóa 14 có tên là Khóa Nhân Vị.

Từ Khóa 15 trở đi, Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt được đổi tên là Trường Võ Bị
Quốc Gia Việt Nam (TVBQGVN) do Sắc lệnh số 317/QP ngày 29 tháng 7 năm 1959, và
Khóa 15 được mang tên là Khóa Lê Lợi.

Riêng Khóa 22 nhập trường vào ngày 6 tháng 12 năm 1965 với tổng số 276 sinh
viên sĩ quan (SVSQ), sau đó được chia làm hai: 22A và 22B. Khóa 22A học chương trình
2 năm, mãn khóa năm 1967 với 176 Thiếu Úy. Số còn lại 100 SVSQ được chuyển qua
Khóa 22B để học chương trình văn hóa 4 năm và ra trường ngày 12 tháng 12 năm 1969,
92 Thiếu Úy tốt nghiệp với văn bằng Kỹ Sư Bách Khoa. Đây là khóa đầu tiên tốt nghiệp
theo chương trình huấn luyện 4 năm. Tiếp đó, SVSQ các Khóa 23, 24 và 25 tốt nghiệp
với văn bằng Kỹ Sư. Kể từ tháng 1, 1974, SVSQ tốt nghiệp TVBQGVN được cấp văn
bằng Cử Nhân Khoa Học Ứng Dụng. Có 2 khóa được hưởng quy chế này là Khóa 26 và
Khóa 27.

SVSQ của 4 Khóa 28, 29, 30 và 31 chịu hậu quả lớn nhất do sự sụp đổ của Miền
Nam Việt Nam qua cuộc xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt. Khóa 28 vào trường ngày 24
tháng 12 năm 1971 và phải mãn khóa trước thời hạn chương trình văn hóa 4 năm vì tình
hình lâm nguy của đất nước. Khóa 29 vào trường ngày 29 tháng 12 năm 1972 và mãn
khóa cùng ngày với khóa 28 (21 tháng 4 năm 1975). Còn Khóa 30 và riêng Khóa 31 vừa
mới hoàn tất giai đoạn Tân Khóa Sinh thì tất cả Miền Nam VN của chúng ta phải đắm
chìm trong Tháng Tư Đen nghiệt ngã của ngày 30 tháng 4 năm 1975.

CUỘC VẬN ĐỘNG CHO VĂN BẰNG "KỸ SƯ" VÀ "CỬ NHÂN" CỦA TVBQGVN

Kể từ khi khóa 22B làm lễ tốt nghiệp (ngày 12-12-1969) với văn bằng tốt nghiệp
có ghi rõ hàng chữ: "Văn bằng này có giá trị tương đương với văn bằng Kỹ Sư tốt nghiệp
các Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật dân chính," do Tổng Trưởng Quốc Phòng ấn ký, chiếu
theo Nghị Định số 2349/NĐ/QP ngày 13-12-1966 và Nghị Định số 855/NĐ/QP ngày 27-
12-1967 (Ấn định quy chế và giá trị văn bằng tốt nghiệp TVBQGVN), cho đến khi những
SVSQ tốt nghiệp từ khóa 26, 27 với văn bằng ghi rõ: "Văn Bằng Cử Nhân Khoa Học

704
 
 
 
 
 
 Tiến
 Trình
 Công
 Nhận
 Văn
 Bằng
 Cử
 Nhân
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

Ứng Dụng" (theo Nghị Định số 663-NĐ/QP do Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm ký ngày

31-7-1973) thì đoạn đường trải qua quả thật không dễ dàng.

Khi Khóa 22B bắt đầu chương trình văn hóa năm thứ tư (từ tháng 3 đến giữa tháng

12-1969), chúng tôi, 3 giáo sư dân sự đang dạy học tại Trường Đại Học (Quốc Gia) Sài

Gòn, Huế và Đà Lạt, nhận được quyết định của Bộ Quốc Phòng điều về giảng dạy tại

TVBQGVN kể từ đầu tháng 10-1968, với lương bổng và ngạch trật theo quy định của

một trường đại học quốc gia. Đồng thời, chúng tôi cũng hưởng được phụ cấp giảng dạy

và phụ cấp nghiên cứu như giáo sư đoàn của các trường đại học khác. Đó là Giáo Sư
(GS) Từ Võ Hào, tốt nghiệp kỹ sư điện tại Canada, GS Bùi Đình Rị, Cao Học Vật Lý

Nguyên Tử, Đại Học Khoa Học Saigòn, và cá nhân tôi, Cao Học Sử Học, Đại Học Văn

Khoa Sài Gòn.
Chúng tôi bắt đầu công tác biên soạn giảng khóa để chuẩn bị cho chương trình

năm thứ tư trong địa hạt chuyên môn của mỗi người. SVSQ K22B hoàn tất chương trình

học văn hóa năm thứ tư được cấp văn bằng Kỹ Sư đầu tiên của TVBQGVN và mở đầu

cho các chương trình Cử Nhân của các khóa kế tiếp.

Phải nói Thiếu Tướng Lâm Quang Thi là người có

công đầu trong cuộc vận động hết sức khó khăn tế nhị này,

và Hải Quân Đại Tá Nguyễn Vân, Văn Hóa Vụ Trưởng

vào giai đoạn đó cũng là người góp phần không nhỏ để đạt
được thành quả tốt đẹp cho chương trình văn hóa 4 năm

của TVBQGVN. Không phải vị viện trưởng đại học nào
cũng có cảm tình với Trường Võ Bị vì đa số họ được đào
tạo, tốt nghiệp tại Pháp và các quốc gia Âu Châu, trong khi

chương trình học và thi cử của TVBQGVN thì hoàn toàn
áp dụng hệ thống tín chỉ (credit system) như Trường Võ Bị

West Point, Hoa kỳ.

Để có đầy đủ dữ kiện cho vấn đề này, anh Võ Nhẫn

(Tổng Hội Trưởng Tổng Hội Cựu SVSQ TVBQGVN,

nhiệm kỳ 2012-2014) đã yêu cầu anh Trần Mộng Di phối Hải Quân Đại Tá
hợp với cá nhân tôi thực hiện một cuộc gặp gỡ Tướng Lâm Văn Hóa Vụ Trưởng
Quang Thi ở Fremont, California vào ngày 16-9-2013 tại
Nguyễn Vân

tư gia từ 10 giờ sáng đến 1 giờ chiều.
Nội dung cuộc nói chuyện xoay quanh công cuộc vận động của cá nhân Tướng

Thi với các vị viện trưởng các trường đại học để được các viện đại học dân sự công nhận

văn bằng Kỹ Sư Bách Khoa (Khóa 22B, 23, 24 và 25) và Cử Nhân Khoa Học Ứng Dụng
(từ Khóa 26 trở đi) của TVBQGVN.

Tướng Lâm Quang Thi sinh năm 1932 trong một gia đình giàu có và học thức ở

Bạc Liêu. Vào cuối tháng 5 năm 1968 sau vụ Tết Mậu Thân, Thiếu Tướng Lâm Quang

Thi rời Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Bộ Binh lên Đà Lạt đảm nhận chức vụ Chỉ Huy Trưởng

TVBQGVN.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Tiến
 Trình
 Công
 Nhận
 Văn
 Bằng
 Cử
 Nhân
 
 
 
 
 
 705
 


 

Tướng Thi tâm sự, "Đối với tôi, niềm mong ước được chỉ huy Trường Võ Bị hơn
là đảm nhận trọng trách của một quân đoàn." Đà Lạt là một vùng đất tuyệt vời để sống,

ông mong muốn cùng gia đình trải qua những giây phút êm đềm trên thành phố nghỉ mát
thơ mộng này, sau hơn 3 năm chiến trận liên miên ở Vùng Châu Thổ Sông Cửu Long.
Thứ đến, ông nghĩ là mình sẽ góp công vào việc đào tạo
tầng lớp lãnh đạo tương lai cho quân đội và kể cả cho

quốc gia nữa. Sau cùng, theo ông nghĩ, Trường Võ Bị vào
thời điểm ấy đang chuyển từ chương trình 2 năm qua 4
năm, bao gồm luôn cả học trình văn hóa rất nặng nề và

chính ông cảm thấy thích thú được nhận lãnh trách nhiệm
thực hiện chương trình quan yếu này.

Khi được hỏi trọng tâm của giai đoạn ông nhận
lãnh trách nhiệm trực tiếp điều hành Trường Võ Bị này là

đẩy mạnh và phát triển chương trình văn hóa 4 năm, liệu
cơ sở ở đây có khả năng đáp ứng nhu cầu học tập đầy đủ
cho sinh viên, nhất là thư viện và các phòng thí nghiệm

hay không?

Tướng Thi cho biết, Trường Võ Bị này đã hoàn Trung Tướng Chỉ Huy
toàn thay đổi. Khu doanh trại cũ của trường Võ Bị Liên Trưởng Lâm Quang Thi
Quân nay dùng cho mục đích khác. Một trường sở mới đã

được dựng lên vào đầu thập niên 1960 dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ngôi

trường này chiếm lĩnh cả ngọn đồi 1515, phía Đông Bắc của cơ sở cũ. Theo kế hoạch ban

đầu gồm 4 doanh trại 3 tầng lầu làm phòng ở dành cho SVSQ, một phạn xá và những

phòng học được xây dựng chung quanh khu sân trong nơi mà các sinh viên thường xếp

hàng ngay ngắn đến phạn xá mỗi ngày. Một tòa nhà 2 tầng dùng làm văn phòng cho bộ

tham mưu và các phân khoa được xây trên khu đất cao kế cận. Ở chính giữa những tòa

nhà này là một kiến trúc hình tròn dùng cho việc tiếp tân và triển lãm. Về sau, theo lời

Tướng Thi, ông đã di chuyển văn phòng chỉ huy trưởng và bộ chỉ huy vào khu nhà tròn

này, nơi có thể nhìn xuống thung lũng và rừng thông rất thơ mộng. Đằng trước tòa nhà

này là Vũ Đình Trường Lê Lợi nơi mà lễ tốt nghiệp hàng năm thường diễn ra. Khu tiếp

tân và trưng bày được chuyển đến tòa nhà dành cho văn hóa vụ, kế cận thư viện.

Tướng Thi tâm sự tiếp, khi ông đến trọng nhậm ngôi trường này thì kế hoạch phát

triển đã thực hiện được nửa đoạn đường với sự giúp đỡ của Hoa kỳ để chuẩn bị cho

chương trình giáo dục SVSQ hệ 4 năm. Một công ty xây cất của Mỹ, theo chương trình

viện trợ quân sự đang hoàn tất giai đoạn của một phòng thí nghiệm "Nặng" bao gồm một

khu tác xạ ngầm dưới đất (underground firing range), một tòa nhà 2 tầng lầu và một khu

giải khát. Chẳng bao lâu sau, phòng thí nghiệm này đã nhận được trang thiết bị kỹ thuật

cơ khí, điện và dân dụng rất tối tân, phần lớn đến từ trường Võ Bị West Point của Hoa

Kỳ. Thư viện cũng nhận được hàng ngàn cuốn sách về các ngành học từ các trường đại

học Mỹ. Chính chương trình viện trợ quân sự của Hoa Kỳ cũng đã cử đến Trường một

chuyên gia về ngành thư viện để huấn luyện chuyên môn cho nhân viên phục vụ tại thư

viện của nhà trường.

706
 
 
 
 
 
 Tiến
 Trình
 Công
 Nhận
 Văn
 Bằng
 Cử
 Nhân
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

Khi được hỏi về giá trị văn bằng của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam và cuộc
vận động của Tướng Lâm Quang Thi cho văn bằng này, đôi mắt của Tướng Thi như sáng
lên môt niềm hãnh diện. Ông cho biết, để nâng ngôi trường này lên một tầm mức quốc tế,
chính phủ Hoa Ký đã gửi đến nhà trường một cố vấn đoàn gồm 6 người, đứng đầu là Đại
tá Wyrough đã tốt nghiệp trường Võ Bị West Point và đã phụ tá cho Tướng Creighton
Abrams, Tư Lệnh Phó Quân Đội Mỹ ở Việt Nam. Trong cố vấn đoàn này còn có 1 sĩ
quan Lục Quân với học vị Tiến Sĩ ngành Kỹ Sư Công Chánh, một sĩ quan Không Quân
có bằng Tiến Sĩ Khoa Học Xã Hội. Họ giúp đỡ cho quý vị giáo sư đoàn biên soạn các
giảng khóa cho chương trình 4 năm và sắp đặt thiết bị nặng cho phòng thí nghiệm vừa
mới hoàn thành. Theo học trình (curriculum) mới này, thời biểu mỗi niên khóa của SVSQ
chia ra 2 giai đoạn, mùa văn hóa và mùa quân sự.

Tướng Thi cho biết ông là người rất nhiệt thành ủng hộ cho chương trình học 4
năm. Nhưng ông xác nhận là có rất nhiều vấn đề phức tạp, tế nhị cần được giải quyết liên
hệ đến 4 lãnh vực: Cơ sở trường ốc, điều kiện tuyển chọn sinh viên, chương trình học và
giáo sư đoàn.

• Cơ Sở Trường Ốc (Facilities): Trường Võ Bị là một ngôi trường chiếm lĩnh cả một
ngọn đồi 1515 với nhiều ngôi nhà 2, 3 tầng đồ sộ, nhất là các phòng học rất khang
trang, sáng sủa với mỗi lớp chỉ có từ 16 đến 20 sinh viên, Trường rất hãnh diện có
được một phòng thí nghiệm nặng về cơ khí tối tân nhất nước và một thư viện rất
khang trang, đầy đủ các loại sách, báo…

• Điều Kiện Tuyển Chọn (Student Selection): Muốn được dự thi nhập học
TVBQGVN, sinh viên phải có tối thiểu là văn bằng Tú Tài 2 Ban B hay Ban A
hoặc một văn bằng ngoại quốc tương đương, độc thân, có sức khỏe tốt, tuổi từ 18
đến 20, cao từ 1m60 trở lên. Riêng điều kiện văn bằng Tú Tài 2 là điều kiện bắt
buộc chung để tất cả các học sinh tốt nghiệp bước chân vào các trường Đại Học
Quốc Gia.

• Chương Trình Học (Curriculum): Chương trình huấn luyện bao gồm quân sự và
văn hóa kéo dài 4 năm. Riêng chương trình văn hóa được sắp đủ để lấy một học vị
thuộc ngành kỹ sư bách khoa hay văn bằng cử nhân khoa học ứng dụng. Hệ thống
BẢN
 THẢO
 
 
 
 Tiến
 Trình
 Công
 Nhận
 Văn
 Bằng
 Cử
 Nhân
 
 
 
 
 
 707
 


 

tín chỉ (credit system) theo đường lối giáo dục hiện nay của Hoa Kỳ, được Tướng
Thi cho áp dụng triệt để trong công cuộc cải cách giáo dục của Việt Nam vào thời
đó. Trong khi đó đa số các trường đại học dân sự đều theo lề lối học và thi cử theo
cách của người Pháp. Hệ thống tín chỉ này là một lợi thế để Tướng Thi mặc cả với
Ủy Ban Công Nhận Văn Bằng (The Accreditation Commitee) của Liên Viện Đại
Học Quốc Gia.
• Giáo Sư Đoàn (Teaching Staff): Tướng Thi xác nhận nhà trường quả thực đã thiếu
cả lượng (quantity) và phẩm (quality) trong thành phần giáo sư đoàn của Trường.
Số giáo sư có văn bằng cử nhân thì tương đối nhiều, nhưng cao học và tiến sĩ thì
lại rất ít. Để giải quyết vấn đề này, Tướng Thi đã đề nghị Bộ Quốc Phòng và Bộ
Tổng Tham Mưu (TTM) tăng phái 100 sĩ quan trừ bị có văn bằng Cử Nhân trở lên
về Trường và ông cũng đề nghị Bộ TTM gởi các sĩ quan hiện dịch gồm cả SVSQ
vừa tốt nghiệp chương trình 4 năm sang Hoa Kỳ để đào tạo thành giáo sư tương lai
cho Trường. Mặt khác ông cũng đề nghị lên Bộ Quốc Phòng ra thông cáo tuyển
dụng các giáo sư dân chính có văn bằng từ Cao Học trở lên đang giảng dạy tại các
trường đại học quốc gia tham gia vào giáo sư đoàn của Trường vì năm thứ tư
(1968-1969) của khóa 22B sắp khai giảng. GS Bùi Đình Rị, GS Từ Võ Hào, và
GS Lê Đình Cai là 3 giáo sư dân sự nhận được quyết định bổ nhiệm của Tổng
Trưởng Quốc Phòng vào tháng 10-1968 theo đề nghị này.

SỰ CHỐNG ĐỐI VIỆC CÔNG NHẬN VĂN BẰNG CỦA TVBQGVN

Nội bộ của các trường đại học như Sài Gòn, Huế, Cần Thơ, Đà Lạt vẫn có sự
chống đối ngấm ngầm giữa các giáo sư tốt nghiệp từ Pháp hay Âu Châu với các giáo sư
tốt nghiệp từ các đại học Hoa Kỳ, Canada hay Úc Đại Lợi. Vì thế việc dành cho được
một chân trong giảng huấn đoàn của các trường đại học không phải là dễ, dù đã đỗ đạt
các học vị Cao Học hay Tiến Sĩ từ Hoa Kỳ, Canada hay Úc. Các đại học bấy giờ, đa số
giới chức lãnh đạo đều tốt nghiệp từ Pháp với cách học và thi cử theo lối cổ điển, mang
tính từ chương. Trong khi lối học của Hoa kỳ căn cứ theo hệ thống tín chỉ, mang tính
thực tiễn và linh động hơn. Khi giảng dạy tại Đại Học Văn Khoa Huế (1971-1975), tôi
được chứng kiến một vị giáo sư thỉnh giảng từ Sài Gòn ra dạy, sau đó nộp đơn xin gia
nhập giáo sư đoàn chính thức của Đại Học Văn Khoa Huế nhưng bị từ chối dù vị đó có
học vị Ph.D. về ngành Sử Học tại Hoa Kỳ, trong khi vị khoa trưởng vào thời đó tốt
nghiệp Tiến Sĩ ở Bỉ (Belgique.)

Tướng Lâm Quang Thi kể lại, dù Thủ Tướng Trần Thiên Khiêm rất ủng hộ việc
cấp bằng "Kỹ Sư Bách Khoa" cho SVSQ tốt nghiệp 4 năm nhưng chính Thủ Tướng cũng
gặp phải sự chống đối mạnh mẽ của những vị viện trưởng các trường đại học dân sự.

Để thuyết phục các vị này, Thủ Tướng đề nghị Trường Võ Bị mời các vị Viện
Trưởng Đại Học Sài Gòn, Huế, Cần Thơ, Đà Lạt và Giám Đốc Trường Kỹ Sư Phú Thọ
lên thăm viếng Trường để họ đánh giá chính xác hơn.

Trong cuốn sách "The Twenty Five Year Century" (được nhà xuất bản University
of North Texas Press ấn hành tại Denton, TX, 2001,) Tướng Thi đã nhắc lại sự chống đối

708
 
 
 
 
 
 Tiến
 Trình
 Công
 Nhận
 Văn
 Bằng
 Cử
 Nhân
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

mãnh liệt của các viện trưởng đại học quốc gia, ngoại trừ sự ủng hộ của một người là GS
Lê Thanh Minh Châu, Viện Trưởng Đại Học Huế. Ông viết,

"I knew I would have a hard time selling the Military Academy since, apart from
Dr. Lê Thanh Minh Châu, President of the University of Hue and holder of a doctorate in
English from an American university, the other presidents were trained under the French
system. It was common knowledge that there was strong rivalry, even open hostility,
between professors educated under the French system and the relatively few American-
trained educators. I was further aware that civilian professors were hostile to the idea of
competing degree-granting military institution."

(Lam Quang Thi, sđd, tr.223)
Tạm dịch:
"Tôi biết rằng, tôi sẽ khó mà đạt được ước nguyện bằng cấp cho Trường Võ Bị, vì
ngoại trừ GS Lê Thanh Minh Châu, Viện Trưởng Viện Đại Học Huế, người tốt nghiệp
Tiến Sĩ Anh Văn tại một đại học ở Hoa Kỳ, các vị viện trưởng khác đều tốt nghiệp tại các
đại học trong hệ thống giáo dục của Pháp. Ai cũng biết rằng thời đó tại Việt Nam có sự
cạnh tranh mạnh mẽ, nếu không nói là chống đối ra mặt, giữa các giáo sư đại học tốt
nghiệp từ các chương trình Pháp đối với một thiểu số các giáo sư xuất thân từ các đại
học Hoa Kỳ. Hơn nữa, tôi cũng nhận ra rằng các giáo sư dân chính kịch liệt chống đối
việc cấp phát văn bằng đại học cho các sinh viên của học viện quân sự." (BBS dịch)

THÀNH QUẢ SAU CÙNG

Trong buổi đàm đạo sáng hôm đó, Tướng Thi như đang đắm chìm vào hồi ức xa
xăm, rồi nhìn anh Trần Mộng Di và tôi, ông nói, “Chỉ vài tháng trước đấy thôi, tôi đã
từng chiến đấu chống lại sự nổi dậy của Cộng Sản ở Vùng Châu Thổ Sông Cửu Long và
giờ đây, tôi lại phải tích cực tham gia một cuộc chiến khác mà cá nhân tôi chưa được
chuẩn bị kỹ càng: Cuộc chiến giành sự công nhận học vị đại học cho những sĩ quan tương
lai sẻ đảm nhận trọng trách lãnh đạo quân đội và lãnh đạo quốc gia.”

Quả thật như ông mong đợi, các vị khách trong phái đoàn liên viện đại học đến
thăm đã có được những cảm tình thật tốt về Trường Võ Bị. Sau khi được trình bày sơ
lược về chương trình học, về việc xây dựng trường ốc, … phái đoàn được hướng dẫn đến
thăm phòng thí nghiệm nặng, và phái đoàn rất ngạc nhiên khi thấy SVSQ đang thực tập
với những trang thiết bị tối tân mà các đại học dân sự không có… Vị Giám Đốc Trường
Kỹ Sư Phú Thọ, trong phái đoàn đã xin phép Trường Võ Bị cho họ được gởi sinh viên lên
thực tập tại đây hàng năm. Tướng Thi viết, "I jokingly replied that I would welcome his
students in exchange for the granting of an engineering degree to my cadets." (Lam
Quang Thi, sđd, tr. 224). Tạm dịch: "Tôi nói đùa rằng tôi sẽ đón tiếp sinh viên của quý
trường miễn là quý vị trao tặng học vị Kỹ Sư cho sinh viên sĩ quan của chúng tôi." (BBS
dịch)

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Tiến
 Trình
 Công
 Nhận
 Văn
 Bằng
 Cử
 Nhân
 
 
 
 
 
 709
 


 

Khi được hướng dẫn đến thăm các lớp học, phái đoàn thật ngỡ ngàng khi lớp học
ở đây thoáng mát, rộng rãi mà chỉ từ 16 đến 20 SVSQ cho mỗi lớp học và SVSQ đang
giải các phương trình trên bảng đen dài từ bên này qua bên kia của lớp học. Sau cùng,
phái đoàn lại vô cùng ngạc nhiên khi được hướng dẫn thăm thư viện của nhà trường,
được xây cất đồ sộ và được quản lý sắp đặt hết sức chuyên nghiệp, rất tiện lợi cho việc
tham khảo, nghiên cứu của SVSQ. Tuy nhiên phái đoàn đã nhắc nhở là thư viện không
đầy đủ sách tiếng Việt và Tướng Thi hứa là đáp ứng trong thời gian sớm nhất. Trong bữa
cơm trưa, phái đoàn đã bày tỏ những cảm nghĩ tốt đẹp của cuộc viếng thăm. Riêng GS Lê
Thanh Minh Châu đã hết lòng ca ngợi, và ông còn cho rằng hệ thống giáo dục tại học
viện này (theo hệ thống tín chỉ) là một kiểu mẫu tương lai cho các đại học dân sự Việt
Nam mà Trường Võ Bị đã đi tiên phong.

Với sự quen biết từ trước với GS Lê Thanh Minh Châu khi đang giảng dạy tại Đại
Học Văn Khoa Huế, người viết đã thực hiện một cuộc điện đàm lúc 6 giờ chiều ngày 25-
9-2013 và được GS Châu (hiện cư ngụ ở vùng gần San Diego) xác nhận những lời kể của
Tướng Thi là xác thực và GS cho biết thêm, sau chuyến viếng thăm TVBQGVN trở về,
GS Châu đã tường trình về Bộ Giáo Dục với lời đề nghị thuận cho việc công nhận văn
bằng tương đương mà học viện này cấp phát. Giáo sư cũng nói thêm ông đã cố gắng thực

710
 
 
 
 
 
 Tiến
 Trình
 Công
 Nhận
 Văn
 Bằng
 Cử
 Nhân
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

hiện hệ thống tín chỉ (credit system) cho sinh viên Đại Học Huế kể từ khi ông đảm nhận
chức vụ viện trưởng.

Thành quả sau cùng đã đạt được là kể từ Khóa 22B cho đến Khóa 25, SVSQ tốt
nghiệp TVBQGVN đã nhận lãnh văn bằng Kỹ Sư Bách Khoa và kể từ Khóa 26 trở về
sau, khi tốt nghiệp SVSQ được nhận học vị "Cử Nhân Khoa Học Ứng Dụng." Từ ngày
thành lập Trường đến ngày SVSQ K22B nhận văn bằng "Kỹ Sư Bách Khoa", đoạn đường
gian khổ đó kéo dài hơn 20 năm (1948-1969).

Viện Trưởng Đại Học Huế LM Cao Văn Luận (thứ ba từ trái)
và GS Lê Thanh Minh Châu (trái)

viếng thăm Đại Học Michigan State University, Hoa Kỳ, 1958

Cá nhân người viết bài này thường tâm sự với bạn bè rằng mình có nhiều duyên
nợ với Trường Võ Bị. Tôi đã nạp đơn thi tuyển vào Khóa 18, đã trúng tuyển nhưng mộng
ước trở thành SVSQ của ngôi trường lớn nhất Đông Nam Á này đã không thành vì lý do
gia đình và sức khỏe. Sáu năm sau, tôi may mắn trở lại trong cương vị thành viên của
Giáo Sư Đoàn Trường Võ Bị này. Tôi sung sướng đã dạy tại các trường đại học dân sự
Đà Lạt và Huế khi còn trai trẻ nhưng phải nói rằng được dạy tại TVBQGVN là một niềm
hãnh diện lớn nhất cho cuộc đời thanh xuân của tôi.

San Jose, những ngày cuối tháng 10, 2013
GS Lê Đình Cai, Ph.D.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Tiến
 Trình
 Công
 Nhận
 Văn
 Bằng
 Cử
 Nhân
 
 
 
 
 
 711
 


 

712
 
 
 
 
 
 Tiến
 Trình
 Công
 Nhận
 Văn
 Bằng
 Cử
 Nhân
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

NHỚ TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM

Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (TVBQGVN) nằm cạnh một rừng thông hùng
vĩ như "thành trì tinh thần" tráng lệ, ngôi nhà và tổ ấm thân thương của những người con
yêu dấu đầy tài năng và lý tưởng của Trường Mẹ Việt Nam và các con nuôi từ tất cả
Quân Binh Chủng, may mắn được biệt phái làm việc và chấp nhận vào gia đình truyền
thống này.

Vào đầu năm 1972, khi TVBQGVN được sử dụng làm nơi đào tạo sĩ quan hiện
dịch cho Hải, Lục, Không Quân; do sự sắp đặt hy hữu của định mệnh, một biến cố lớn đã
xảy ra trong cuộc đời binh nghiệp của tôi. Một cơ duyên tuyệt vời mang nhiều kỷ niệm
đẹp nhớ đời đã thay đổi không những từ cách suy tư về cuộc chiến Việt Nam đã và đang
dày xé quê hương Việt Nam yêu dấu, mà còn ảnh hưởng đến ngay cả niềm tin của tôi,
hun đúc lý tưởng của người thủy thủ nhiều tinh thần và nhiệt huyết cho Quốc Gia, Dân
Tộc. Chỉ trong thời gian hơn một năm phục vụ và sinh hoạt chung với các Sinh Viên Sĩ
Quan trẻ tuổi Khóa 25, 26, 27 và 28 của TVBQGVN, tôi đã cảm thấy sự tương quan, liên
hệ mật thiết với những thanh niên quá hăng say trong Lý Tưởng Quốc Gia cao độ, đầy
lòng yêu thương quê hương dân tộc nhiệt thành, để rồi chỉ vài tháng ngắn ngủi tôi bị lôi
cuốn, thu hút vào "môi trường ái quốc" này bởi cường lực nam châm của hồn thiêng đất
nước.

Hai mươi bảy năm trôi qua như giấc mộng, với những biến chuyển đau thương
xảy đến cho quê hương Việt Nam dấu yêu, cũng như các người tỵ nạn khác, tôi cố tìm
quên với tuổi đời chồng chất, nhưng mỗi lần nhìn ngắm rặng thông già bên bờ hồ trên
những chuyến đi du lịch tại quê hương thứ hai này, là một lần tâm tư của tôi lại buồn nhớ
đến Ðà Lạt, nuối tiếc thời gian quý giá tại Trường Võ Bị. Cũng như mỗi lần tình cờ gặp
lại cựu Sinh Viên Sĩ Quan của ngôi trường nổi tiếng truyền thống, là dĩ vãng êm đềm trở
lại với nhiều thổn thức trong tâm hồn. Quân Sự Vụ Phó, một chức vụ trước đây do Sĩ
Quan Bộ Binh đảm nhiệm, hoàn toàn xa lạ nhưng sau đó mang lại cho tôi nhiều kinh
nghiệm đẹp trong cả cuộc đời người lính thủy lên núi, một kho tàng kỷ niệm quý giá và
ký ức tuyệt vời sẽ sống mãi trong tim tôi cho đến khi nhắm mắt lìa trần.

Hôm nay, trong căn phòng làm việc trống vắng của ngôi nhà rộng thênh thang tại
vùng trời xa lạ, tôi nhớ lại giây phút êm đềm khi còn sống nơi quê nhà, tại Cư Xá Lâm
Viên Ðà Lạt, nhiều sương mù buổi sáng. Thế rồi nguồn cảm hứng đến với tôi khi chợt
nghĩ về người con trai đỡ đầu, cựu Sĩ Quan Thủ Khoa Khóa 25 Võ Bị Quốc Gia Việt
Nam, một Trung Úy Hải Quân hiện đang cư ngụ cùng gia đình tại Baton Rouge thuộc
Tiểu Bang Louisiana, mang lại tình thương yêu ấm cúng trong tâm hồn, niềm thân ái
dâng lên tràn đầy, tôi bắt đầu phiên dịch và đánh máy một tài liệu của người bạn Mỹ viết
về những kỷ niệm Võ Bị để tôi nhớ Võ Bị. Ðó là bài biên khảo chương trình huấn luyện
tại Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam của Ðại Tá Dorsey Edward Rowe, cựu Sĩ Quan Cố
Vấn Khối Quân Sự Vụ năm 1972-1973 và cũng là người bạn tâm huyết đã bảo trợ gia
đình tôi khi vừa đến cư ngụ tại Hoa Kỳ năm 1975 cho đến ngày hôm nay. Ðại Tá Rowe
viết bài biên khảo này vào năm 1972 khi ông còn là Thiếu Tá và đã được Nguyệt San
Assembly của Association of Graduates, United States Military Academy, West Point

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Nhớ
 TVBQGVN
 
 
 
 
 
 713
 

 

đăng trong số xuất bản vào tháng 3 năm 1973 tại Mỹ. Tôi quyết định phiên dịch và phổ
biến tài liệu biên khảo có giá trị này của người Cố Vấn, Thiếu Tá Rowe, như là muốn
nhắc nhở kỷ niệm đẹp, món quà tinh thần gửi đến những người bạn trẻ thân thương ngày
nào, nay có lẽ mái tóc đã lấm chấm làn hơi sương sớm của cuộc đời. Tôi ước mong các
Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt được mọi sự an lành, luôn luôn giữ mãi
truyền thống kiêu hùng, đa năng đa hiệu của Trường Mẹ và hãy hãnh diện đã may mắn
tham gia vào cuộc hành trình tuyệt diệu của định mệnh để trở thành những tôn tử gia đình
Võ Bị oai dũng, hiên ngang, cao quý và thân tình xuất phát từ ngôi trường nổi tiếng của
Dân Tộc Việt Nam anh hùng.
HQ Trung Tá Lê Bá Thông
Cựu Quân Sự Vụ Phó TVBQGVN


 

714
 
 
 
 
 
 Nhớ
 TVBQGVN
 
 
 BẢN
 THẢO
 
 
 

 

TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM

Nguyên bản Anh Ngữ của Dorsey Edward Rowe
Lê Bá Thông phiên dịch

Tọa lạc một cách kiêu hãnh trên vùng đồi núi có cao độ hơn 5.000 bộ, giữa một
rừng thông sầm uất thơ mộng gần Thành Phố Ðà Lạt, tại Miền Cao Nguyên thuộc Quân
Khu II, với khí hậu điều hòa quanh năm là ngôi trường uy nghiêm đào tạo những anh tài
của Nước Việt Nam Cộng Hòa, đó là Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (TVBQGVN,)
một biểu tượng sống của niềm hy vọng tương lai dân tộc. Nơi đây gần 1.000 Sinh Viên Sĩ
Quan (SVSQ) đang thụ huấn một chương trình huấn luyện 4 năm gồm vừa quân sự vừa
văn hóa. Những khóa huấn luyện này được soạn thảo để chuẩn bị cho các sĩ quan tốt
nghiệp từ TVBQGVN, có đủ khả năng phục vụ đất nước trong giai đoạn cực kỳ nghiêm
trọng và xây dựng quê hương trong hoàn cảnh khó khăn nhất mà không bất cứ một quốc
gia nào khác phải đương đầu. Nhiệm vụ của TVBQGVN là dạy dỗ và huấn luyện SVSQ
để mỗi Sinh Viên có một khả năng cần thiết cho sự tiến triển và tăng trưởng cuộc đời
binh nghiệp của một sĩ quan thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, được chứng tỏ qua
những tác phong như sau:

v Ðức tính toàn năng và khả năng lãnh đạo của cấp chỉ huy,
v Một căn bản quân sự thật vững vàng,
v Một văn hóa bao quát gồm sự thông hiểu kỹ thuật, tương đương trình độ kỹ sư tốt

nghiệp tại các trường đại học dân sự, được tăng cường với việc huấn luyện về các
môn khoa học xã hội và nhân chủng học.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Nhớ
 TVBQGVN
 
 
 
 
 
 715
 

 

Bao gồm trong nhiệm vụ này là các mục tiêu kể sau:
§ Tinh Thần: Cung cấp một chương trình huấn luyện ngang hàng trình độ đại học về
nghệ thuật và khoa học; phát triển khả năng phân tích để trí óc có thể nhận định
được căn nguyên và đi đến những kết luận hợp lý thực tiễn.
§ Ðạo Đức: Phát triển lý tưởng cao độ về nhiệm vụ và có tiềm năng tuyệt vời về đức
tính, kỷ luật, lòng nhiệt huyết cần thiết cho một binh nghiệp của Sĩ Quan Hiện
Dịch.
§ Thể Chất: Ðào tạo và huấn luyện cho mỗi SVSQ một thân thể tráng kiện và một
sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ của Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Ðể có thể hoàn thành sứ mạng huấn luyện nói trên, TVBQGVN đã tổ chức thành
Bộ Chỉ Huy và 3 thành phần chính yếu sau đây:

§ Khối Văn Hóa Vụ,
§ Khối Quân Sự Vụ,
§ Bộ Tham Mưu và các đơn vị Yểm Trợ.

Khối Văn Hóa Vụ: Trách nhiệm dạy các lớp học và các môn học văn hóa. Mặc
dù TVBQGVN đã thuê nhiều giáo sư dân sự, tuy nhiên phần đông các giáo sư huấn luyện
viên là Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tốt nghiệp từ các trường đại học trong
nước hoặc ngoại quốc, với bằng cấp Cử Nhân trở lên. Trường Võ Bị cũng giúp phương
tiện cho những giáo sư nào muốn theo học để lấy bằng Cao Học và Tiến Sĩ tại các đại
học ở quốc nội hay ở ngoại quốc.

716
 
 
 
 
 
 Nhớ
 TVBQGVN
 
 
 BẢN
 THẢO
 
 
 

 

Khối Quân Sự Vụ: Trách nhiệm dạy SVSQ tất cả các môn học về quân sự và thể
dục, và chịu trách nhiệm về chỉ huy, kỷ luật và tinh thần của Trung Đoàn Sinh Viên Sĩ
Quan. Hầu hết các sĩ quan được chỉ định phục vụ tại Khối Quân Sự Vụ là sĩ quan tác
chiến và đã xuất thân từ TVBQGVN.

Bộ Tham Mưu: Trách nhiệm phối hợp tất cả vấn đề hành chánh, tiếp liệu và các
dịch vụ khác, phần nhiều được cung cấp bởi Tiểu Đoàn Yểm Trợ. Ðương kim chỉ huy
trưởng của TVBQGVN là Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ, đang giữ chức vụ trong nhiệm
kỳ thứ hai, người đã quan tâm và đóng góp nhiều trong việc phát triển và lớn mạnh của
Trường. Thiếu Tướng Thơ đã giữ chức vụ chỉ huy trưởng trong năm 1965-1966, thời gian
khẩn thiết trong việc bành trướng để biến chuyển chương trình huấn luyện qua 4 năm
trình độ đại học. Thiếu Tướng Chỉ Huy Trưởng còn là cựu SVSQ tốt nghiệp Khóa 3 vào
ngày 1 tháng 7 năm 1951. Ông đã theo học Trường Sĩ Quan Thiết Giáp tại Fort Knox,
Hoa Kỳ năm 1956 và tốt nghiệp Khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại Ft.
Leavenworth năm 1964 tại Hoa Kỳ.

Trường Võ Bị gồm tất cả những tòa nhà được kiến trúc bắt đầu từ năm 1961. Các
SVSQ cư ngụ hai hoặc ba người trong một phòng ngủ của 4 doanh trại, mỗi doanh trại
gồm 100 phòng ngủ. Một phạn xá rộng lớn có khả năng dọn ăn cho 1.200 người một lúc.
Sinh Viên Sĩ Quan được tổ chức thành Trung Đoàn gồm hai Tiểu Đoàn, mỗi Tiểu Đoàn
có 5 Ðại Đội. Ngoài ra còn có hệ thống chỉ huy và chương trình huấn nhục cho tân khóa
sinh giống như chương trình tương tự tại Trường Võ Bị West Point.

Sinh viên của TVBQGVN liên lạc mật thiết với West Point qua một sinh viên
khóa niên trưởng. Khóa 25 rất hãnh diện vì có người bạn cùng khóa là SVSQ Phạm Minh
Tâm đang thụ huấn tại Trường West Point và sẽ tốt nghiệp từ West Point vào năm 1974.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Nhớ
 TVBQGVN
 
 
 
 
 
 717
 

 

Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam không nhận ứng viên theo cách chỉ định trực
tiếp (direct appointments) như các Học Viện Quân Sự Hoa Kỳ. Ứng viên muốn được cứu
xét để nhập học TVBQGVN phải hội đủ các điều kiện sau đây:

• Từ 17 đến 22 tuổi,
• Là công dân Việt Nam,
• Chưa lập gia đình và nếu được chấp nhận thụ huấn, cam kết không lập gia đình

cho đến sau khi tốt nghiệp,
• Có hồ sơ hạnh kiểm tốt,
• Có thể lực tốt và đầy đủ sức khỏe với chiều cao tối thiểu là 1 thước 60 phân

(khoảng 5 feet 4 inches),
• Có Tú Tài II Ban Toán hay Khoa Học hoặc văn bằng ngoại quốc tương đương,
• Trúng tuyển chương trình khảo thí của TVBQGVN.

Lịch sử của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam bắt đầu từ tháng 12 năm 1948 khi
Pháp thành lập trường Sĩ Quan Việt Nam tại Huế. Năm 1950, trường này được dời lên Ðà
Lạt và có tên là "École Militaire Inter-Armes." Cho đến năm 1954, tất cả các chỉ huy
trưởng và huấn luyện viên đều là người Pháp. Việt Nam lần hồi đảm trách việc kiểm soát
sau khi Hiệp Định Genève ký kết và Trường được đổi tên là "Trường Võ Bị Liên Quân
Ðà Lạt" phiên dịch từ tên bằng tiếng Pháp trước đây.

Vào tháng 7 năm 1959, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm ký nghị
định thành lập "Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam" (The Vietnamese National Military
Academy) với sinh viên tốt nghiệp có trình độ đại học. Mặc dù trên lý thuyết, nghị định
này đặt sự giáo huấn của Trường Võ Bị ngang hàng với các trường Ðại Học Sài Gòn,
Huế và Ðà Lạt, chương trình học tại Võ Bị chỉ kéo dài trong 3 năm và trình độ tương
đương không được chấp nhận. Chương trình học bốn năm được chấp thuận năm 1961
nhưng chỉ có hiệu lực chưa đầy một năm vì kể từ tháng 8 năm 1962 do sự thiếu hụt sĩ
quan cấp dưới, TVBQGVN được đặt dưới sự huấn luyện trong thời chiến và chương trình
chỉ kéo dài trong 2 năm. Nhận thức được sự cần thiết đào tạo tài năng trẻ hầu có thể kiến
thiết đất nước, Thủ Tướng Nguyễn Cao Kỳ, vào ngày 13 tháng 12 năm 1966, ký nghị
định thành lập chương trình học 4 năm và từ đó sinh viên TVBQGVN có trình độ học
vấn tương đương với bất cứ trường đại học 4 năm khác tại Việt Nam.

Chương trình huấn luyện hiện nay tại TVBQGVN về phương diện tổng quát cũng
giống như chương trình tại West Point. Tuy nhiên TVBQGVN có trách nhiệm huấn luyện
và đào tạo sĩ quan cho cả 3 Quân Chủng Hải, Lục và Không Quân, hầu như bao gồm
chương trình của các Quân Trường West Point (Lục Quân), Annapolis (Hải Quân) và Air
Force Academy (Không Quân) tại Hoa Kỳ. Khóa 25 sẽ tốt nghiệp vào tháng 12 năm 1972
là khóa đầu tiên thụ huấn chương trình "liên quân chủng" (tri-service) được áp dụng từ
năm 1970. Lý thuyết căn bản của chương trình huấn luyện "liên quân chủng" là trong hai
năm đầu thụ huấn, tất cả SVSQ đều theo chương trình học về văn hóa và quân sự như
nhau. Vào cuối năm thứ hai, SVSQ được chia ra cho ba quân chủng: Lục Quân, Hải Quân
và Không Quân, với 1/8 tổng số cho Hải Quân, 1/8 cho Không Quân và 3/4 quân số cho

718
 
 
 
 
 
 Nhớ
 TVBQGVN
 
 
 BẢN
 THẢO
 
 
 

 

Lục Quân. Trong hai năm sau cùng, các SVSQ Hải Quân và Không Quân sẽ được huấn
luyện với một chương trình văn hóa cải biến và sẽ được huấn luyện quân sự với các quân
chủng liên hệ.

Cũng như tại West Point, niên học được chia làm hai giai đoạn: mùa văn hóa và
mùa huấn luyện quân sự. Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam dạy văn hóa từ giữa tháng 3
cho đến giữa tháng 12 và chia ra làm hai cá nguyệt. Mùa huấn luyện quân sự, mà trong
thời gian này SVSQ được nghỉ phép hai tuần lễ, được kéo dài từ giữa tháng 12 đến giữa
tháng 3. Thời tiết tốt tại Ðà Lạt vào những tháng 12, tháng giêng, tháng 2 và tháng 3 rất
thuận tiện cho việc huấn luyện quân sự, đó là lý do của sự khác biệt về thời biểu và chu
kỳ huấn luyện giữa TVBQGVN và các quân trường tại Mỹ.

Chương trình văn hóa gồm các môn học dạy về khoa học thuần túy, khoa học ứng
dụng và nhân chủng học. Trong khoa học thuần túy - Toán Học, Vật Lý và Hóa Học -
SVSQ học, suy nghĩ và tìm hiểu lý do, phân biệt những yếu tố căn bản để suy luận và tìm
ra kết luận cho vấn đề. Những khóa học này cung cấp căn bản hiểu biết vững vàng cho
SVSQ để có thể tiến tới trong khoa học áp dụng và chuẩn bị cho họ sử dụng khả năng
trong các công tác kiến thiết quốc gia. Những lớp học về Kỹ Sư Cầu Cống, Xa Lộ và Phi
Trường, Bản Đồ, khảo sát được hoạch định phát huy khả năng các chuyên gia để có thể
hình thành bản đồ cho quốc gia, khảo sát và xây cất xa lộ, đường xe lửa, phát triển và bảo
trì thương cảng và kiến thiết và sửa chữa cầu cống. Trong môn học về Kỹ Sư Điện Khí,
ngoài việc học về nguyên tắc căn bản của máy thu thanh, xe cộ và vũ khí, SVSQ còn
được mở mang sự hiểu biết để có thể giúp họ phụ trách về các công dụng điện khí trong
nước.

Ðể cân bằng thời biểu huấn luyện văn hóa, vào khoảng 40% chương trình huấn
luyện chú trọng về xã hội học và nhân chủng học. Một vài khóa học này có giá trị trực
tiếp và thực tiễn trong khi vài khóa học khác có mục đích đi sâu vào sự hiểu biết về thế
giới và vai trò của sĩ quan trong việc phát triển văn hóa dân tộc. Sau đây là thời biểu mãn
khóa của các khóa SVSQ. Khóa 25 sẽ tốt nghiệp vào tháng 12 năm 1972; Khóa 26 tốt
nghiệp vào tháng 12 năm 1973, v.v.

Huấn luyện quân sự chiếm khoảng 50% của thời gian thụ huấn 4 năm. Mỗi SVSQ
theo học và tham gia vào một chương trình huấn luyện thể chất, thể dục kể cả việc theo
học Taekwondo, môn võ judo-karate của Ðại Hàn. Tất cả SVSQ Lục Quân đều phải theo
học khóa Nhảy Dù và Biệt Động Quân. Lý thuyết MacArthur về sự tranh tài và nhấn
mạnh vào toàn năng về thể lực để dạy lòng hăng say, quyết tâm chiến thắng, đức tính cần
thiết giúp cho chiến sĩ trên trận mạc đã được phát huy rất nhiều trong các SVSQ của

TVBQGVN.
Sinh viên Võ Bị còn được huấn luyện về căn bản quân sự và chuyên môn cùng

một lúc với các khóa tâm lý chiến, quân sử và lãnh đạo chỉ huy để dạy họ có một khả
năng nghề nghiệp và hiểu biết vững chãi, sẵn sàng nhận những chức vụ chỉ huy và tham
mưu cao hơn.

Quyết tâm và mục đích của các sĩ quan tốt nghiệp từ TVBQGVN về việc tái thiết
đất nước, bảo vệ quê hương và phát huy lòng kiêu hãnh của Quốc Gia được bao gồm trên
huy hiệu của trường Võ Bị. Huy hiệu gồm có một tấm khiên màu xanh với hình thể Việt
Nam in bằng màu trắng. Ôm vòng bản đồ Việt Nam là hình một con rồng vàng, trên

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Nhớ
 TVBQGVN
 
 
 
 
 
 719
 

 

khung viền màu đỏ, hàm răng rồng ngậm chặt thanh kiếm. Màu xanh tượng trưng cho ý
chí kiêu hùng của SVSQ, màu đỏ tượng trưng cho sự hy sinh của dân tộc Việt trong
nhiệm vụ bảo vệ quê hương. Con rồng vàng là biểu tượng Con Rồng Cháu Tiên của
Dòng Giống Lạc Việt và thanh kiếm nói lên ý chí con nhà võ biền của người Việt Nam
sẵn sàng chống giữ đất nước thân yêu.

Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam đã đào tạo nhiều lãnh tụ của Việt Nam. Tổng
Thống Nguyễn Văn Thiệu tốt nghiệp khóa 1 vào năm 1948, khi Trường còn ở tại Huế.
Tổng Thống Thiệu cũng đã hai lần giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng TVBQGVN vào những
năm 1955-1956 và 1957-1959.

Ðể kết luận, người ta không thể nào không so sánh sự thành hình và phát triển của
Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam với Trường West Point. Vào thời kỳ đầu và giữa thế
kỷ của năm 1800, Hoa Kỳ đã đối diện với tình hình tương tự - sự bành trướng, phát triển
của tài nguyên quốc gia, sự tranh chấp bằng vũ lực và việc nới rộng kiểm soát của chính
quyền. Với công trình đóng góp vào công cuộc kiến thiết xứ sở và những thành công về
phương diện quân sự, những sĩ quan tốt nghiệp từ Trường West Point đã thành danh
không những là kỹ sư và chiến sĩ mà còn là các dân biểu, những nhà ngoại giao và kỹ
thuật gia. Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam hiện nay cũng đang tìm cách đào tạo những
nhân vật tương tự để gánh vác vai trò lãnh đạo khẩn thiết, đem hết khả năng và tâm huyết
phục vụ quê hương của họ. Chúng ta có thể tự hào là "the Long Gray Line" (Sinh Viên Sĩ
Quan Trường Võ Bị West Point) đã giúp sức dẫn đầu lộ trình này.

Ðà Lạt Việt Nam, năm 1972
Thiếu Tá Dorsey Edward Rowe

Người Dịch: HQ Trung Tá Lê Bá Thông

Vài dòng về tác giả:

* Đại Tá (Thiết Giáp) Dorsey Edward Rowe tốt nghiệp Trường Võ Bị Lục Quân Hoa Kỳ (West
Point) năm 1962. Ông đã phục vụ tại Việt Nam qua 2 nhiệm kỳ. Ở nhiệm kỳ sau, ông là Sĩ Quan
Cố Vấn Khối Quân Sự Vụ tại Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, từ 1972 đến 1973.

* Hải Quân Trung Tá Lê Bá Thông tốt nghiệp Thủ Khoa Khóa 10 Trường Sĩ Quan Hải Quân
Nha Trang năm 1962. Trung Tá Thông đã từng nắm giữ các chức vụ Thuyền Trưởng PTF thuộc
Sở Phòng Vệ Duyên Hải, Chỉ Huy Trưởng Giang Đoàn 32 Xung Phong và Liên Đoàn Đặc
Nhiệm 231.1. Tại Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam từ 1972 đến 1973, ông là Quân Sự Vụ Phó.

720
 
 
 
 
 
 Nhớ
 TVBQGVN
 
 
 BẢN
 THẢO
 
 
 

 

TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM

ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
Chương Trình Người Dân Muốn Biết

Phát hình ngày 7-4-1972

Lời Ban Biên Soạn: Bài phỏng vấn dưới đây về Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam được
phát hình ngày 7-4-1972 với sự hiện diện của phóng viên Chương Trình Người Dân
Muốn Biết (NDMB) và 4 sinh viên sĩ quan của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam:

- Nguyễn Văn Bảo, 23 tuổi, sinh tại Gia Định, SVSQ Khóa 25 (năm thứ tư),
- Phan Văn Phát, 23 tuổi, sinh tại Huế, SVSQ Khóa 25,
- Bùi Phạm Thành, 24 tuổi, sinh tại Hà Nội, SVSQ Khóa 25,
- Nguyễn Thanh Văn, 23 tuổi, sinh tại Gò Công, SVSQ Khóa 26 (năm thứ ba).

NDMB: Xin anh Bảo cho biết lý do nào đã thúc đẩy anh gia nhập gia đình quân đội và
chọn Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam?
SVSQ Nguyễn Văn Bảo: Có 3 động cơ thúc đẩy tôi gia nhập hàng ngũ quân đội và chọn
Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.

Ðộng cơ thứ nhất là vào lứa tuổi của chúng tôi, chúng tôi thích một cuộc sống hào
hùng. Một cuộc sống mà Trường này đã cho tôi một câu rất thích hợp với lứa tuổi chúng
tôi. Ðó là: "Chúng tôi không tìm an lạc dễ dàng mà chỉ khát khao gió mưa cùng nguy
hiểm." Ðộng cơ thứ hai là lứa tuổi thanh niên chúng tôi sinh ra trong thời loạn, dù ít hay
nhiều thì cũng phải giúp ích gì cho đất nước, và tôi đã chọn binh nghiệp. Ðộng cơ thứ ba
là tôi được biết Trường Võ Bị Quốc Gia là một nơi có đầy đủ các phương tiện để đào tạo
các sĩ quan hiện dịch cho mai sau, đầy đủ cả về phương diện văn hóa lẫn quân sự. Cũng
như trong quá trình đào tạo sĩ quan, Trường này đã đào tạo những đàn anh lỗi lạc.

Với 3 động cơ đó, tôi đã gia nhập Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Khi vào
đây, dĩ nhiên tôi đã va chạm một vài khó khăn mà không phải ai cũng có thể vượt qua
được. Nhưng "Không có điều gì là không thể không làm được đối với SVSQ," đó là điều
tâm niệm thứ 8 trong Mười Ðiều Tâm Niệm của chúng tôi.

NDMB: Hiện nay trường Võ Bị Quốc Gia có bao nhiêu SVSQ?
SVSQ Phạm Văn Phát: Hiện nay Trường Võ Bị có 4 khoá thụ huấn, quân số tổng cộng
917 người được phân phối cho 10 đại đội và tương lai trên đà phát triển Trường sẽ có
khoảng 1.000 SVSQ được thụ huấn.

NDMB: Anh Thành cho biết Hệ Thống Tự Chỉ Huy của Trường Võ Bị làm việc ra sao?
SVSQ Bùi Phạm Thành: Trung Đoàn SVSQ có Hệ Thống Tự Chỉ Huy (HTTCH) do
khóa năm thứ tư đảm nhiệm, từ cấp trung đoàn đến cấp tiểu đội. Hệ thống tự chỉ huy này
mới chính là cơ cấu điều hành guồng máy SVSQ chúng tôi. Ngoài HTTCH, còn có hệ
thống tuần sự cấp phó cho năm thứ tư cũng như hệ thống tuần sự cho mỗi khóa đàn em từ

BẢN
 THẢO
 
 
 
 TVBQGVN
 -­‐
 Người
 Dân
 Muốn
 Biết
 
 
 
 
 
 721

năm thứ nhất đến năm thứ ba. Mục đích của các hệ thống này là giúp chúng tôi có kinh
nghiệm hữu ích trong việc tập sự chỉ huy khóa đàn em cũng như các bạn đồng khóa, một
trong ba lãnh vực then chốt quân sự, văn hóa và lãnh đạo chỉ huy nằm trong đường lối
huấn luyện 4 năm của Trường.

NDMB: Anh Bảo cho biết Hệ Thống Danh Dự là gì, có mục đích gì, tổ chức và thi hành
như thế nào?
SVSQ Nguyễn Văn Bảo: Hệ Thống Danh Dự tổ chức song hành với hệ thống tự chỉ huy
và có mục đích duy trì và phát triển tinh thần danh dự, cầu tiến của SVSQ.

Chúng tôi quan niệm rằng, danh dự là kim chỉ nam suy tưởng của SVSQ. Về tổ
chức, chúng tôi có Hội Đồng Danh Dự tổ chức từ cấp bộ từ trung đoàn đến đại đội. Ở cấp
trung đoàn chúng tôi có một chủ tịch là một SVSQ năm thứ tư. Hai phụ thẩm đại diện
cho hai tiểu đoàn cũng là SVSQ năm thứ tư. Tám SVSQ ủy viên đại diện cho 8 đại đội
cũng trong năm thứ tư và 8 SVSQ Ủy viên dự khuyết do năm thứ ba phụ trách. Tất cả các
SVSQ trong Hội Đồng Danh Dự này đều do bạn bè trong khóa bầu lên và hoàn toàn tự
quyết trong mọi trách nhiệm.

Chúng tôi có thể đơn cử một vài hình ảnh của hệ thống của danh dự như là khi
chúng tôi tổ chức hội quán, những câu lạc bộ của SVSQ, chúng tôi không cần người đứng
bán, không cần người kiểm soát. Tất cả các SVSQ chúng tôi tự động mua hàng, ký và
nhận hàng.

Cũng có thể lấy ví dụ khác như trong trường hợp SVSQ vi phạm kỷ luật phải tự
giác và xét xử trước Hội Đồng Danh Dự. Những lần xét xử như vậy hoàn toàn do các
SVSQ trong Hội Đồng Danh Dự phán xét và các sĩ quan cán bộ không có quyền hạn gì
đối với hội đồng này.

NDMB: Anh Văn cho biết Trường Võ Bị có phương pháp nào để uốn nắn một thường
dân thành một SVSQ, nói đúng hơn là một quân nhân, nhất là trong 8 tuần lễ đầu?
SVSQ Nguyễn Thanh Văn: Tất cả các tân khóa sinh khi bước vào ngưỡng cửa của
Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, đều phải trải qua một thời kỳ thử thách đầy cam go
trong 56 ngày. Thời kỳ này được gọi là 8 tuần sơ khởi nhằm ba mục đích:

1. Giúp cho tân khóa sinh từ bỏ được một số thói quen của nếp sống dân chính.
2. Trau dồi thêm ý chí, thể xác cũng như tinh thần để có thể thích ứng với đời sống
quân ngũ.
3. Khai tâm về cá nhân chiến đấu và tiểu đội tác chiến.
Đối với tân khóa sinh trong 8 tuần sơ khởi thì học 7 ngày một tuần, không xuất trại
ngày Chủ Nhật và không được phép tiếp thân nhân. Khi bước chân vào ngưỡng cửa của
Trường, với những khó khăn thử thách đó, mặc nhiên người tân khóa sinh chấp nhận để
lướt thắng, hầu xứng đáng là một SVSQ hiện dịch.

NDMB: Anh Bảo, tại sao Bộ Quốc Phòng ấn định thời gian học tập tại Trường Võ Bị
Quốc Gia là 4 năm?
SVSQ Nguyễn Văn Bảo: Kể từ cuối năm 1966, chương trình huấn luyện SVSQ tại
Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam được nâng lên 4 năm nhằm ba mục đích:

722
 
 
 
 
 
 TVBQGVN
 -­‐
 Người
 Dân
 Muốn
 Biết
 
 
 BẢN
 THẢO

1. Đào tạo cho các sĩ quan tốt nghiệp các đức tính cần thiết của một nhà lãnh đạo.
2. Tạo một kiến thức quân sự vững chắc.
3. Tạo cho sĩ quan tốt nghiệp một trình độ văn hóa cao đẳng, đại học bậc chuyên
nghiệp. Đến nay đã có 3 khóa hoàn tất chương trình văn hóa bốn năm, đó là các khóa
22B, 23 và 24.

NDMB: Xin anh nói những nét đại cương của chương trình văn hóa đó?
SVSQ Nguyễn Văn Bảo: Đại cương trong một năm, chúng tôi học cả hai lục cá nguyệt,
mỗi lục cá nguyệt kéo dài 19 tuẫn lễ. Khái quát chương trình văn hóa trong 2 năm đầu có
các môn khoa học căn bản như Toán, Lý Hóa, Kỹ Thuật Căn Bản để làm nền tảng cho
các bộ môn về kỹ thuật chuyên môn ở những năm sau.

Trong 2 năm sau, chương trình nặng về phần chuyên nghiệp như Thiết Kế Nông
Thôn, Đường Sá Cầu Cống, Điện Tử, Điện Khí và những môn khác như Hành Chánh
Công Quyền, Lãnh Đạo Chỉ Huy,...

NDMB: Anh Thành, các anh tự chỉ huy lấy nhau theo Hệ Thống Tự Chỉ Huy, các anh tự
xử lấy nhau theo Hệ Thống Danh Dự, chúng tôi lại nghe nói các anh "tự học". Xin anh
cho biết tự học là như thế nào?
SVSQ Bùi Phạm Thành: Đối với chương trình học nhiều như vậy thì chúng tôi phải có
giờ tự học nữa.

Trường chúng tôi là một đại học, nhưng là một đại học nhà binh, chúng tôi là sinh
viên nhưng là SVSQ, do đó chúng tôi không được phép học tài tử tự do như các bạn sinh
viên dân sự. Việc tự học của chúng tôi có tính cách bắt buộc ghi trong thời khoá biểu hẳn
hoi. Nhà trường quan niệm rằng cứ mỗi giờ học tại lớp, SVSQ phải có tối thiểu là một
giờ rưỡi tự học để chuẩn bị bài vở cũng như nghiên cứu tài liệu. Dĩ nhiên điều này hoàn
toàn trái hẳn với quan niệm giảng huấn ở các trường đại học dân chính ở Việt Nam.

Nếu các sinh viên dân chính chỉ học tập hay nghiên cứu bài vở sau khi đã được
giáo sư giảng dạy về bài đó, trái lại ở đây chúng tôi phải tích cực vào công việc giáo huấn
bằng cách nghiên cứu trước bài vở ở doanh trại. Đến lớp cũng không phải chỉ có giáo sư
giảng bài, chúng tôi nghe mà ngược lại chúng tôi phải luôn luôn ở thế chủ động trong lớp
học. Nói cách khác, chúng tôi lên thuyết trình về bài học, các đồng bạn thắc mắc nêu câu
hỏi, chúng tôi trả lời. Giáo sư đóng vai trò hướng dẫn viên đả thông các thắc mắc chưa
giải quyết được hoặc trình bày lại những gì chúng tôi chưa thấu triệt.

Dĩ nhiên có thể tiến hành tốt đẹp quan niệm giảng huấn này, chúng tôi đã được
trang bị những điều cần thiết.

Thứ nhất là sĩ số SVSQ tại mỗi lớp học chỉ từ 17 đến tối đa 20 người chọn lựa
trong cùng một trình độ về mỗi môn học và cứ sau mỗi giai đoạn 6 tuần lại được phân
toán lần nữa. Với số SVSQ chúng tôi quá ít cho mỗi lớp học như vậy, công việc hướng
dẫn của giáo sư sẽ thêm dễ dàng cũng như chính chúng tôi dễ thâu nhận kiến thức hơn.

Thứ hai là về mỗi bài học chúng tôi đều được phát trước một phiếu nghiên cứu ghi
rõ các sách cần thiết phải tham khảo đồng thời cũng nêu lên những chủ điểm của bài học.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 TVBQGVN
 -­‐
 Người
 Dân
 Muốn
 Biết
 
 
 
 
 
 723

Ngoài ra trong phiếu phát trước đó còn đưa ra một số bài tập hoặc câu hỏi mà
chúng tôi phải giải quyết trước khi đến lớp. Sau bài học tại lớp là các phần thực tập tại
các phòng thí nghiệm.

NDMB: Thư viện của trường có bao nhiêu sách, thuộc những loại nào và những ngôn
ngữ nào?
SVSQ Nguyễn Văn Bảo: Thư viện Trường Võ Bị thành lập từ năm 1970 là một tòa nhà
3 tầng, kinh phí xây cất lên đến 300 triệu đồng và đủ sức chứa 80.000 cuốn sách cũng
như 400 chỗ ngồi. Hiện tại, thư viện có 40.000 cuốn sách thuộc 3 ngôn ngữ chính: Anh,
Pháp, Việt, gồm các sách lưu hành, sách tham khảo, binh thư và tạp chí. Không kể các
loại tạp chí, mỗi năm thư viện có khoảng 1.000 sách Việt Ngữ và 5.000 sách ngoại ngữ.
Ngoài ra thư viện còn được trang bị bốn máy micro-film và một số máy tính điện tử.

NDMB: Chúng tôi có nghe nói phòng thí nghiệm của Trường Võ Bị được trang bị rất tối
tân, xin anh cho biết phòng thí nghiệm đó được trang bị như thế nào?
SVSQ Nguyễn Văn Bảo: Trong cuộc hội thảo Liên Viện tại Trường Võ Bị Quốc Gia
Việt Nam ngày 27-2-72. Giáo Sư Khoa Trưởng Đại Học Sài Gòn đã chánh thức yêu cầu
TVBQG giúp đỡ các sinh viên Đại Học Khoa Học Sài Gòn bằng cách cho phép họ sử
dụng phần nào các tiện nghi giáo dục của Nhà Thí Nghiệm Nặng của TVBQGVN trong
cả mùa văn hóa lẫn quân sự. Đề nghị này đã được Trung Tướng Chỉ Huy Trưởng
TVBQGVN hứa thỏa mãn.

Nhà Thí Nghiệm Nặng tại TVBQGVN hoàn tất từ cuối năm 1970 với ngân khoản
xây cất và trang bị lên đến 300 triệu đồng Việt Nam, chiếm diện tích hơn 3.500 thước
vuông đã được Giáo Sư Khoa Trưởng Đại Học Sài Gòn mô tả là "đầy đủ" trang bị khoa
học tối tân nhất Á Châu. Nhà Thí Nghiệm Nặng này gồm có 9 phòng thí nghiệm. Điện
Khí, Sức Chịu Vật Liệu, Nhiệt-Động-Lực Học, Lưu Chất, Bê Tông, Thổ Cơ Nhựa
Đường, Công Xuất Xe Hơi, Cấu Tạo Động Cơ và Vũ Khí thuộc các Khoa Cơ Khí, Kỹ
Thuật, Điện, Công Chánh và Kỹ Thuật Quân Sự.

Ngoài Nhà Thí Nghiệm Nặng, TVBQGVN còn có các phòng thí nghiệm Hóa Học,
Vật Lý, Điện Tử và Thính Thị Sinh Ngữ bên cạnh 50 phòng học khang trang cho tổng số
SVSQ chưa tới 1.000 người.

NDMB: Xin anh Thành cho biết, SVSQ đã chọn những quân chủng như là Lục Quân,
Hải Quân, Không Quân chắc chắn chương trình văn hóa của mỗi quân chủng cũng không
giống nhau được. Xin anh cho biết chương trình văn hoá của mỗi quân chủng như thế
nào?
SVSQ Bùi Phạm Thành: Thưa, có khác. Trong 2 năm đầu, tất cả SVSQ thụ huấn một
chương trình văn hóa đồng nhất gồm các môn Giải Tích, Sinh Ngữ, Việt Văn, Vật Lý, Cố
Thể, Chánh Trị, Sử, nói tóm lại phần căn bản về Toán, Khoa Học, Kỹ Thuật và một ít
khái niệm về Khoa Học Nhân Văn. Trong 2 năm cuối, SVSQ mỗi quân chủng sẽ theo học
chương trình văn hóa đặc biệt gồm các môn đồng nhất cho cả ba quân chủng như Lưu
Chất, Điện, Máy Đẩy, Quân Sự, Quản Trị, Hành Chánh Công Quyền, Lãnh Đạo và các
môn chuyên môn thích hợp. Như Lục Quân thì học Kiến Tạo, Quân Cụ, Thiết Kế Nông

724
 
 
 
 
 
 TVBQGVN
 -­‐
 Người
 Dân
 Muốn
 Biết
 
 
 BẢN
 THẢO

Thôn, Đường Bộ và Phi Trường, Anh Ngữ Lục Quân. Hải Quân học Hàng Hải, Kiến
Trúc Chiến Hạm, Hải Pháo, Cơ Khí, và Anh Ngữ Hải Quân. Không Quân học Kiến Trúc
Phi Cơ, Khí Tượng, Không Hành, Cơ Học, Phi Hành, và Anh Ngữ Không Quân.

NDMB: Anh Văn, sau mỗi năm học văn hóa, các SVSQ có phải thi lên lớp không?
SVSQ Nguyễn Thanh Văn: Chúng tôi không có một kỳ thi lên lớp được tổ chức sát
hạch sau mỗi năm. Theo phương pháp giảng huấn tại TVBQGVN, chúng tôi chịu sự khảo
hạch trong suốt năm: Khảo hạch sau mỗi bài học, khảo hạch sau một số đề tài đã học, và
cuối cùng là khảo hạch sau mỗi lục cá nguyệt.

Việc tuyển chọn SVSQ cho lên lớp mỗi năm sẽ căn cứ vào ba tiêu chuẩn sau đây:
Văn Hoá, Quân Sự và Lãnh Đạo Chỉ Huy. Muốn được lên lớp sau mỗi năm học, một
SVSQ về điểm Văn Hoá, Quân Sự, Lãnh Đạo Chỉ Huy phải đạt được số điểm trung bình
ấn định chung cho cả 3 lãnh vực kể trên là 2,5/4,0 tương đương 12,5/20; với tỉ lệ Văn
Hóa 50%, Quân Sự 35% và Lãnh Đạo Chỉ Huy 15%.

NDMB: Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam quyết định như thế nào đối với những SVSQ
không đủ điểm để lên lớp?
SVSQ Nguyễn Thanh Văn: Đối với những SVSQ không hội đủ điều kiện để lên lớp,
một Hội đồng gồm giáo sư văn hóa, huấn luyện viên quân sự và sĩ quan cán bộ sẽ họp để
trình lên vị Chỉ Huy Trưởng quyết định một trong ba biện pháp sau:

1. Đặc cách cho lên lớp nếu xét thấy SVSQ có thể đạt được kết quả của lớp trên
trong năm tới.

2. Cho học lại năm cũ của khóa kế tiếp nếu thấy SVSQ còn đủ khả năng theo học.
Biện pháp này chỉ áp dụng cho các năm thứ hai, thứ ba và thứ tư. SVSQ chỉ được học lại
một lần trong thời gian thụ huấn tại Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.

3. Nếu cứu xét thấy SVSQ thiếu khả năng về mọi phương diện, Trường Võ Bị
Quốc Gia Việt Nam đề nghị Bộ Tổng Tham Mưu cho đi phục vụ tại đơn vị.

NDMB: Anh Bảo, sau 4 năm học tại TVBQG, SVSQ sẽ được bằng cấp gì và bằng cấp đó
có được Bộ Giáo Dục thừa nhận không?
SVSQ Nguyễn Văn Bảo: Như đã được quy định ngay từ lúc mới bắt đầu chương trình
văn hóa 4 năm, văn bằng tốt nghiệp 4 năm TVBQGVN được xem tương đương với văn
bằng do các trường cao đẳng chuyên nghiệp cấp. Tuy nhiên vì sự tương đương này khó
có thể hiểu một cách rõ ràng nên nhà trường đã nhiều lần thảo luận với Bộ Giáo Dục để
xác nhận, cấp phát văn bằng tốt nghiệp.

Trong cuộc thảo luận mới nhất vào ngày 27-2 (1972) tại TVBQG giữa các sĩ quan
cao cấp của nhà trường cũng như quý vị giáo sư Khoa Trưởng, Viện Trưởng Viện Đại
Học ở Việt Nam cùng các ông Thứ Trưởng và Tổng Trưởng Giáo Dục để nhằm xác nhận
việc thành hình văn bằng của Trường Võ Bị thì chúng tôi ghi nhận được một vài sự kiện
như sau:

Trước đây trường chúng tôi đề nghị văn bằng Cử Nhân Khoa Học Kỹ Thuật
nhưng ông Tổng Trưởng Giáo Dục đã đề nghị nên sửa đổi là Cử Nhân Khoa Học Ứng

BẢN
 THẢO
 
 
 
 TVBQGVN
 -­‐
 Người
 Dân
 Muốn
 Biết
 
 
 
 
 
 725

Dụng vì văn bằng này Viện Đại Học Huế đã thành lập rồi và so sánh hai chương trình
văn hoá giữa hai trường có nhiều điểm tương đương.

Sau đó, ông Thứ Trưởng đã xác nhận rằng trong tinh thần tự trị đại học, Bộ Giáo
Dục không không cấp phát văn bằng đại học mà các Viện Đại Học cấp phát. Hiện nay
trường chúng tôi chưa chính thức cấp phát văn bằng cử nhân cho các SVSQ tốt nghiệp,
nhưng giá trị của nó và ngay từ khi có chương trình văn hóa 4 năm đã được xác nhận là
tương đương với chương trình cao đẳng bậc chuyên nghiệp.

Chính Viện Trưởng Viện Đại Học Huế xác nhận rằng nếu so sánh hai chương
trình của hai trường thì hai chương trình này tương đương với nhau về số giờ nhưng về
phương diện thực tập thì sinh viên TVBQG hơn hẳn.

NDMB: Anh Phát, từ nãy đến giờ chúng ta nói về chương trình văn hóa rất nhiều, nói
đến Trường Võ Bị thì phải nói đến chương trình quân sự. Xin anh phác họa sơ qua
chương trình quân sự chung cho ba quân binh chủng tại Trường Võ Bị.
SVSQ Phạm Văn Phát: Mỗi năm, chương trình quân sự bắt đầu vào khoảng trung tuần
tháng 12 và chấm dứt vào khoảng trung tuần tháng ba năm tới. Như thế, chương tình
quân sự kéo dài ba tháng mỗi năm, và vấn đề thụ huấn quân sự, mỗi khoá theo học một
chương trình khác nhau. Như năm thứ nhất, SVSQ được học về cá nhân chiến đấu, các
loại vũ khí cá nhân và cộng đồng hạng nhẹ. SVSQ còn được học về chiến thuật tiểu đội.

Năm thứ hai, SVSQ học về trung đội, năm thứ ba học về đại đội và cũng năm thứ
ba này SVSQ được lựa chọn quân chủng tùy theo khả năng và chí hướng của mình.
Trong năm thứ tư SVSQ sẽ thực tập chỉ huy tại các đơn vị và đồng thời huấn luyện tân
khóa sinh.

Trong mùa văn hóa, SVSQ không những chỉ ôn lại những phần quan trọng đã
được giảng dạy trong mùa quân sự mà chúng tôi còn được học trước một số phần lý
thuyết cho mùa quân sự năm tới và các bài học quân sự mới thuần tuý lý thuyết không có
thực hành. Ngoài ra mỗi tuần lễ chúng tôi còn có 4 giờ thể thao điền kinh – hai giờ vũ
thuật - một giờ sinh hoạt chính huấn - hai giờ sinh hoạt nội bộ cấp đại đội và một số thời
giờ bất thường khác. Tính trung bình cứ mỗi tuần lễ trong mùa văn hóa, chúng tôi có cả
thảy 22 giờ văn hoá và khoảng 16 giờ cho những môn học không nằm trong chương trình
văn hoá.

NDMB: Chương trình quân sự riêng cho mỗi quân chủng như thế nào?
SVSQ Phan Văn Phát: Chương trình liên quân chủng áp dụng cho mỗi khóa kể từ năm
1971, nhà trường bắt đầu áp dụng chương trình liên quân chủng và Khóa 25 là khóa được
áo dụng chương trình này.

Chương trình nhằm mục đích đào tạo cho cả ba quân chủng Hải, Lục, Không
Quân. Cuối năm thứ hai, SVSQ trắc nghiệm tâm lý, theo kết qủa kỳ sát hạch này và sự
tình nguyện của mình sẽ có 1/8 SVSQ theo học Hải Quân, 1/8 SVSQ theo học Không
Quân.

Đến mùa quân sự, trong khi SVSQ Lục Quân thụ huấn Nhảy Dù tại Trung Tâm
Huấn Luyện Nhảy Dù Hoàng Hoa Thám, SVSQ học Hải Quân và Không Quân được thụ

726
 
 
 
 
 
 TVBQGVN
 -­‐
 Người
 Dân
 Muốn
 Biết
 
 
 BẢN
 THẢO

huấn tại các Trung Tâm Huấn Luyện Hải và Không Quân ở Nha Trang. Hết mùa quân sự,
các SVSQ này trở về trường và học chung mùa văn hóa với các SVSQ Lục Quân.

Trong năm tới, các SVSQ Lục Quân lại còn được học thêm ba tuần lễ về Biệt
Động Quân và Viễn Thám.

NDMB: Anh Văn cho biết một ngày của SVSQ như thế nào?
SVSQ Nguyễn Thanh Văn: Nếp sống của một SVSQ Trường Võ Bị QGVN là một nếp
sống năng động. Chúng tôi có thể chia ra làm hai mùa: Mùa văn hóa và mùa quân sự.
Trong mùa văn hóa, chúng tôi thức giấc vào lúc 5 giờ 45. Sau đó chúng tôi có 45 phút tập
thể dục và chạy sáng. Chúng tôi được tự do đến 7 giờ. 7 giờ chúng tôi tập họp đi dùng
điểm tâm. Sau đó chúng tôi tập họp để đi học văn hóa. Lớp học văn hóa của trường bắt
đầu từ lúc 7 giờ 30. Mỗi giờ học, chúng tôi học 1 tiếng 5 phút, nghỉ 5 phút. Đến 12 giờ 05
phút chúng tôi di chuyển về doanh trại và chuẩn bị dùng cơm trưa. Sau khi dùng cơm trưa
tại phạn xá, chúng tôi được tự do đến 1 giờ 30 phút, di chuyển đến lớp học văn hoá, nếu
những buổi sáng học chưa đủ giờ. Đối với những lớp học đã đủ giờ buổi sáng, chúng tôi
học thể chất và vũ thuật. Trong thời gian đó, chúng tôi có giờ tự học cho đến 6 giờ chiều
và chúng tôi di chuyển để dùng cơm chiều.

Dùng cơm chiều xong, chúng tôi được tự do đến 8 giờ. Từ 8 giờ tối, chúng tôi bắt
đầu cho chương trình tự học cho đến 10 giờ 00. Sau đó chúng tôi có giờ tự do để viết thư
hoặc làm những việc có tinh cách cá nhân. Chúng tôi bắt buộc phải ngủ vào lúc 11 giờ.
Riêng đối với mùa quân sự, chúng tôi thức giấc sớm hơn là 5 giờ 30 phút, sau đó chúng
tôi tập thể chất và quân sự nhiều hơn. Đối với những lớp học ngoài bãi tập thì chúng tôi
di chuyển ra bãi, học từ sáng đến tối.

NDMB: Xin anth Thành cho biết mỗi năm SVSQ Võ Bị được mấy ngày phép?
SVSQ Bùi Phạm Thành: Trong bốn năm của Trường Võ Bị Quốc Gia thì cứ mỗi năm
sau khi học xong mùa văn hóa và quân sự thì SVSQ được 15 ngày phép thường niên để
về thăm gia đình. Ngoài ra, cứ mỗi Chủ Nhật và ngày lễ, các SVSQ lại được phép xuất
trại trong phạm vi thị xã Đà Lạt.

NDMB: Anh Phát cho biết lương bổng của SVSQ như thế nào?
SVSQ Phạm Văn Phát: Trong thời gian 4 năm thụ huấn tại trường được hưởng chế độ
lương bổng đặc biệt. Hai năm đầu, lương trung sĩ, hai năm sau lương chuẩn uý. Mãn
khóa, chúng tôi được mang cấp bậc thiếu uý hiện dịch thực thụ bậc ba; và sau 12 tháng
phục vụ đương nhiên thăng cấp trung uý hiện dịch thực thụ bậc bốn.

NDMB: Khi một SVSQ ra trường được mang câp bậc thiếu uý vậy quyền lợi của một
thiếu uý tốt nghiệp TVBQG thế nào?
SVSQ Phạm Văn Phát: Khi tốt nghiệp, chúng tôi được mang cấp bậc thiếu uý thực thụ
bậc ba với chỉ số lương 430, sau 12 tháng phục vụ, chúng tôi được đương nhiên thăng
cấp trung uý bậc bốn với chỉ số lương 490 và chúng tôi cũng được cấp phát văn bằng tốt
nghiệp Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam có giá trị tương đương với văn bằng Cử Nhân
Khoa Học Ứng Dụng.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 TVBQGVN
 -­‐
 Người
 Dân
 Muốn
 Biết
 
 
 
 
 
 727

NDMB: Anh Văn cho biết bao giờ tổ chức thi khóa tới vào TVBQGVN và những ai
muốn theo học phải có điều kiện gì?
SVSQ Nguyễn Thanh Văn: Khóa mới đang chuẩn bị tuyển thâu là Khóa 29 nhập trường
vào cuối năm 1972 và mãn khóa vào cuối năm 1976. Các điều kiện dự thi nhập học cũng
tương tự như các khóa trước, nghĩa là:

- Thanh niên có quốc tịch Việt Nam.
- Tuổi từ 17 đến 22 (sinh từ 1950 đến 1955) ứng viên đồng bào thiểu số được tăng thêm

một tuổi, 23 thay vì 22.
- Không can án.
- Có đủ sức khỏe và chiều cao tối thiểu 1m58.
- Độc thân và cam đoan không kết hôn trong suốt khóa học.
- Có văn bằng Tú Tài II (hay văn bằng ngoại quốc tương đương).
- Những ứng viên thuộc thành phần con em tử sĩ hoặc thương phế binh, quân nhân tại

ngũ, thiếu sinh quân, Việt kiều hải ngoại, thanh niên sắc tộc thiểu số được miễn thi
nếu hội đủ điều kiện văn bằng. Ngoài ra các học sinh chuẩn bị thi Tú Tài II (A, B, C,
D và kỹ thuật) cũng được dự thi nhưng khi trúng tuyển phải xuất trình chứng chỉ Tú
Tài II.
NDMB: Nếu đủ những điều kiện như vậy ứng viên phải nộp đơn ở đâu và sẽ thi ở những
trung tâm nào?
SVSQ Nguyễn Thanh Văn: Ứng viên muốn gia nhập TVBQGVN sẽ gởi bảo đảm tất cả
hồ sơ, gồm đơn, về TVBQGVN, Phòng Tuyển Thâu, KBC 4027. Một cuộc thi sẽ được tổ
chức cho toàn thể trên lãnh thổ Việt Nam ở năm địa điểm: Saigon, Huế, Đà Nẵng, Nha
Trang và Cần Thơ./.

728
 
 
 
 
 
 TVBQGVN
 -­‐
 Người
 Dân
 Muốn
 Biết
 
 
 BẢN
 THẢO

Các Trường Sĩ Quan và Sĩ Quan Tốt Nghiệp

QUÂN ĐỘI QUỐC GIA VN & QUÂN LỰC VNCH

Nguyễn Kỳ Phong

Lời
  Ban
  Biên
  Soạn:
  BBS
  sưu
  tầm
  và
  đăng
  nguyên
  văn
  bài
  của
  tác
  giả
  Nguyễn
  Kỳ
 
Phong,
 mặc
 dầu
 ghi
 nhận
 có
 một
 vài
 khác
 biệt
 về
 ngày
 tháng,
 quân
 số
 mãn
 khóa
 cũng
 
như
 tên
 thủ
 khoa
 (Thủ
 khoa
 Khóa
 20,
 theo
 tài
 liệu
 của
 TVBQGVN,
 là
 Quách
 Tinh
 Cần,
 
không
  phải
  Trần
  Thanh
  Quang.)
  BBS
  cũng
  chỉnh
  sửa
  chữ
  hoa
  cho
  phù
  hợp
  với
  cách
 
thức
 sử
 dụng
 hiện
 nay
 tại
 Hoa
 Kỳ.
 Trân
 trọng
 cám
 ơn
 tác
 giả
 về
 bài
 viết
 rất
 quý
 và
 đặc
 
biệt
 này.
 

Trong hai năm 1973 và 1974, một tham vụ chính trị ở Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, tên
là James Nach, bắt đầu thâu thập một số chi tiết lịch sử về nguồn gốc các trường đào tạo
sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) và sĩ quan tốt nghiệp từ các trường
đó. Tác giả ghi lại rất nhiều chi tiết về mười khóa đầu của Trường Võ Bị Quốc Gia Đà
Lạt và năm khóa đầu của Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức. Đây là một tập tài liệu với
nhiều chi tiết lý thú. Ông James Nach còn bỏ công ra ghi lại chức vụ đương nhiệm của
một số sĩ quan tốt nghiệp.

Theo sự hiểu biết của người viết bài này, tài liệu của James Nach là một trong hai
tài liệu duy nhất của người Mỹ nghiên cứu về hệ thống đào tạo sĩ quan và xuất thân của sĩ
quan QLVNCH. Năm 1970, cơ quan Advanced Research Projects Agency (một cơ quan
nghiên cứu thuộc Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ) có thực hiện một nghiên cứu với tựa đề An
Institutional Profile of the South Vietnamese Officer Corps. Tuy nhiên, nghiên cứu này
có tính cách chính trị nhiều hơn là lịch sử, vì tài liệu chỉ nói đến hệ thống sĩ quan tướng
lãnh và phân loại họ có chiều hướng theo “phe” nào trong thời điểm đó. Tài liệu
của James Nach được viết ở Sài Gòn và gởi về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ với sự chuẩn hành
của đại sứ Graham Martin. Vì tài liệu nằm trong dạng công văn, nên chỉ được lưu trữ
trong văn khố hay các trung tâm nghiên cứu về Việt Nam. Bài viết dưới đây sơ lược lại
những chi tiết lý thú của tác giả James Nach trong The National Military Academy and
Its Prominent Graduates, và Origins of the Vietnamese National Army, Its Officer Corps
and Its Military Schools.

Trường Võ Bị Quốc Gia và Những Sĩ Quan Tốt Nghiệp Danh Tiếng
The Vietnamese National Military Academy and Its Prominent Graduates

Trong phần nghiên cứu có tựa đề The National Military Academy and Its
Prominent Graduates (Trường Võ Bị Quốc Gia và Những Sĩ Quan Tốt Nghiệp Danh
Tiếng), James Nach sơ lược lại sự thành hình của Trường Võ Bị Quốc Gia. Hai khóa đầu
tiên Trường Sĩ Quan Hiện Dịch bắt đầu ở Huế, Khóa 1 tháng 12-1948, và Khóa 2 tháng
9-1949. Tháng 10-1950 trường dọn về Đà Lạt và bắt đầu Khóa 3, với tên mới là Trường

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Các
 Trường
 Sĩ
 Quan
 và
 Sĩ
 Quan
 Tốt
 Nghiệp
 
 
 
 
 
 729
 

 

École Militaire Inter-Armes de Dalat. Trường chánh thức đổi lại thành Trường Võ Bị
Liên Quân sau khi người Pháp rời Việt Nam năm 1955, và trở thành Trường Võ Bị Quốc
Gia từ tháng 4 năm 1963 cho đến khi giải tán (Sắc Lệnh 325-QP, 10-4-1963).

Hai Khóa 1 Phan Bội Châu (53 sĩ quan tốt nghiệp) và Khóa 2 Quang Trung (97 tốt
nghiệp) ở Huế. Ra trường, một số sĩ quan sau này trở thành những tướng lãnh quan trọng
của đầu thập niên 1960. Thủ khoa Khóa 1 là Trung Tướng Nguyễn Hữu Có; Khóa 2 là
Thiếu Tướng Hồ Văn Tố (chết bất thình lình năm 1961 trong lúc chỉ huy Liên Trường Võ
Khoa Thủ Đức). Những tướng lãnh tốt nghiệp Khóa 1 như các Trung Tướng Đặng Văn
Quang, Tôn Thất Đính, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Trung. Một số sĩ quan cấp thiếu
tướng và chuẩn tướng như Bùi Đình Đạm, Phan Xuân Nhuận, Tôn Thất Xứng, Nguyễn
Văn Chuân. Khóa 2 có chín sĩ quan trở thành tướng lãnh, Trung Tướng Ngô Dzu và
Nguyễn Văn Mạnh; các Thiếu Tướng Trần Thanh Phong, Huỳnh Văn Cao, Hoàng Văn
Lạc, Lê Ngọc Triển, và Chuẩn Tướng Lê Trung Tường. Trung Tá Vương Văn Đông, một
trong những nhân vật chủ mưu đảo chánh 11-11-1960, cũng ra từ Khóa 2 này.

Khóa 3 Trần Hưng Đạo có 135 sĩ quan tốt nghiệp. Đây là khóa đầu tiên khai giảng
ở Đà Lạt. Có chín sĩ quan trở thành cấp tướng - cấp tướng hạng “nặng ký.” Khóa có bốn
Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm (Tư Lệnh Quân Đoàn I, tốt nghiệp hạng 5), Nguyễn
Xuân Thịnh (Tư Lệnh Binh Chủng Pháo Binh, hạng 8), Lâm Quang Thi (Tư Lệnh Tiền
Phương Quân Đoàn I, 12), và Lữ Lan (Tư Lệnh Quân Đoàn II, 24). Hai sĩ quan tốt nghiệp
trở thành tướng của Quân Chủng Không Quân là Chuẩn Tướng Võ Dinh (Tham Mưu
Trưởng Không Quân VNCH) và Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Oánh (Chỉ Huy Trưởng
Trung Tâm Huyến Luyện Không Quân). Hai Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu (á khoa, Tư
Lệnh Phó Quân Đoàn III khi bị tai nạn súng chết) và Lâm Quang Thơ. Tướng Thơ và Thi
đều trở về trường Mẹ, làm chỉ huy trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia.

Từ Khóa 4 (Khóa Lý Thường Kiệt, tháng 11-1951 – tháng 12-1951) đến Khóa 10
(Khóa Trần Bình Trọng, tháng 10-1953 – tháng 6-1954) trường đào tạo thêm 23 tướng
lãnh. Phần lớn là những tướng hành quân/ tác chiến, hơn là tướng tham mưu/ hành chánh.
Khóa 4 có hai trung tướng là Nguyễn Văn Minh (Tư Lệnh QĐ III, 1972) và cố Trung
Tướng Nguyễn Viết Thanh (Tư Lệnh QĐ IV khi tử nạn tháng 5-1970). Hai sĩ quan kia là
Chuẩn Tướng Đỗ Kiến Nhiễu (Đô Trưởng Sài Gòn) và Thủ Khoa Nguyễn Cao Albert
(giải ngũ). Riêng tên của cố Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh được đặt cho hai khóa tốt
nghiệp sĩ quan của QLVNCH: Khóa 6/1970 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, và Khóa 26
Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt.

Khóa 5 Hoàng Diệu (8-1951 – 5-1952), với 225 sĩ quan tốt nghiệp, là khóa đào tạo
nhiều tướng lãnh nhất - 10 sĩ quan cấp tướng. Các Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn,
Nguyễn Vĩnh Nghi, Phạm Quốc Thuần, Dư Quốc Đống, Phan Trọng Chinh. Hai Thiếu
Tướng Trần Bá Di và Đỗ Kế Giai. Các Chuẩn Tướng Trần Văn Cẩm, Chương Dzềnh
Quay, Lê Văn Tư. Có ba đại tá tốt nghiệp khóa này cũng được nhắc đến nhiều là Dương
Hiếu Nghĩa (thủ khoa, liên hệ đến vụ đảo chánh 1-11-1963); Phạm Văn Liễu (ra trường
hạng 19, liên hệ đến nhiều vụ đảo chánh); và Lê Đức Đạt (hạng 20, Tư Lệnh Sư Đoàn 22
Bộ Binh khi bị mất tích ở Tân Cảnh tháng 4-1972).

730
 
 
 
 
 
 Các
 Trường
 Sĩ
 Quan
 và
 Sĩ
 Quan
 Tốt
 Nghiệp
 
 
 BẢN
 THẢO
 

 

Khóa 6 Đinh Bộ Lĩnh (12-1951 – 10-1952, 181 sĩ quan tốt nghiệp) có ba chuẩn
tướng là Lý Tòng Bá (thủ khoa), Trần Quang Khôi (hạng 6), và Trần Đình Thọ (hạng
79). Nhà văn Trung Tá Nguyễn Đạt Thịnh cũng đến từ khóa này.

Khóa 7 có Chuẩn Tướng Trương Quang Ân (thủ khoa, tử nạn trực thăng năm
1968), Lê Văn Thân, và Trần Văn Hai.

Khóa 8 có Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, và Chuẩn Tướng Huỳnh Thới Tây (Tư
Lệnh Cảnh Sát Đặc Biệt).

Khóa 9 không có sĩ quan tốt nghiệp nào lên tướng.
Khóa 10 Trần Bình Trọng (10-1953 – 6-1954) là khóa đông nhất của 10 khóa đầu
tiên, với 400 sĩ quan tốt nghiệp. Thiếu Tướng Lê Minh Đảo (hạng 18); hai chuẩn tướng là
Vũ Văn Giai và Trần Văn Nhật. Mười khóa đầu của trường Võ Bị Quốc Gia đào tạo tất
cả 40 tướng trong số 80 tướng hiện dịch của năm 1974 (80 tướng hiện dịch không kể
tướng của Quân Chủng Hải Quân hay Ngành Quân Y).
Trong khi 10 khóa đầu đào tạo nhiều tướng lãnh chỉ huy của QLVNCH, các Khóa
11 đến 20 đào tạo nhiều sĩ quan trung cấp, cột trụ của quân đội.
Những sĩ quan cấp trung tá và đại tá của Khóa 14 đến 18 hiện diện và chỉ huy hầu
hết các đơn vị chủ lực của QLVNCH. Khóa 16 Ấp Chiến Lược (226 sĩ quan tốt nghiệp,
Thủ Khoa Bùi Quyền) có nhiều sĩ quan đã lên đến cấp bậc trung tá hay đại tá, chỉ huy
trung đoàn hay lữ đoàn trong quân đội. Hai Khóa 19 và 20 thì có nhiều sĩ quan tiểu đoàn
trưởng. Khóa 19 có 394 sĩ quan tốt nghiệp và là khóa kém may mắn nhất: ba sĩ quan vừa
tốt nghiệp vài ngày đã tử trận ngay ở chiến trường, trong đó Thủ Khoa Võ Thành Kháng
(Trận Bình Giả). Khóa 20 được coi là đông nhất (406 tốt nghiệp, Thủ Khoa Trần Thanh
Quang). Khóa 22B là khóa đầu tiên ra trường với trình độ văn hóa bốn năm. Nhưng khóa
cũng không được may mắn khi thủ khoa Nguyễn Đức Phống bị tử trận vài tháng sau đó,
trong cuộc hành quân đánh qua Cam Bốt năm 1970.

Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, Hệ Thống Sĩ Quan và Các Quân Trường
Origins of the Vietnamese National Army,
Its Officer Corps and Its Military Schools

Đây là tài liệu nghiên cứu về Lịch Sử Quân Đội Quốc Gia, Hệ Thống Sĩ Quan, và
Các Trường Huấn Luyện Quân Sự. Tác giả James Nach đi ngược về năm 1939, khi Cao
Ủy Đông Dương, Tướng Catroux, bắt đầu tuyển mộ và huấn luyện sĩ quan Việt Nam cho
Quân Đội Pháp và cho quân đội thuộc địa trong tương lai. Đây không phải là một thiện
chí của chánh phủ Pháp đối với người dân thuộc địa, đây chỉ là một phòng hờ cho thế
chiến thứ hai bắt đầu nhen nhúm.

Tài liệu nói về một số trường đào tạo cấp chỉ huy quân sự từ năm 1939 trở đi như,
Nội Ứng Nghĩa Đinh và Nội Ứng Nghĩa Quân. Theo tác giả Nach, Trung Tướng Văn
Thành Cao và Trình Minh Thế của Quân Đội Liên Minh Cao Đài được huấn luyện từ
trường này. Người Pháp cũng lập ra một vài trường huấn luyện quân sự cho các giáo
phái. Trường Huấn Luyện Cái Vồn của Hòa Hảo là nơi xuất thân của các Tướng Trần
Văn Soái, Cao Hảo Hớn, Lâm Thành Nguyên. Tác giả cho biết sau khi Trường Cái Vồn

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Các
 Trường
 Sĩ
 Quan
 và
 Sĩ
 Quan
 Tốt
 Nghiệp
 
 
 
 
 
 731
 

 

bị đóng cửa, một số sinh viên được phép ghi danh nhập học trường Võ Bị ở Huế. Những
trường khác được nhắc tên trong giai đọan này như Trường Móng Cáy, Trường Quân
Chính, trường Quốc Gia Thanh Niên Đoàn (một trường quân sự chính trị do Nhất Linh
Nguyễn Tường Tam lập.)

Năm 1946 - 47 Đảng Đại Việt của Trương Tử Anh thiết lập Trường Huấn Luyện
Quân Sự Lục Quân Trần Quốc Tuấn. Trường khai giảng ở Thanh Hóa, nhưng sau đó vì
áp lực của Việt Minh nên phải dời về Yên Bái, và sau cùng về vùng Chapa gần biên giới
Việt-Trung. Trường này đôi khi còn được gọi là Trường Sĩ Quan Yên Bái. Những người
đã theo học trường này gồm có Thiếu Tướng Phạm Xuân Chiểu, Đại Tá Phạm Văn Liễu,
Đại Sứ Đinh Trình Chinh (đại sứ ở Thái Lan), Đại Sứ Ngô Tôn Đạt (đại sứ ở Đại Hàn),
và Ký Giả Nguyễn Tú (Nhật Báo Chính Luận).

Cũng trong thời gian 1938–1940, Quân Đội Pháp thiết lập hai trường huấn luyện
sĩ quan và hạ sĩ quan thành sĩ quan ở Thủ Đầu Một và Tông. Đại Tướng Dương Văn
Minh và Tổng Trưởng Tư Pháp Lê Văn Thu theo học Trường Thủ Đầu Một; Trường
Tông thì có những sĩ quan tốt nghiệp như các Trung Tướng Trần Văn Đôn, Linh Quang
Viên, Nguyễn Văn Vỹ, và Trần Văn Minh.

Sau đệ nhị thế chiến, Bộ Tư Lệnh Quân Đội ở Đông Dương gia tăng tuyển mộ lính
thuộc địa cũng như huấn luyện cấp chỉ huy để phục vụ ở những đơn vị này. Trường Võ
Bị Liên Quân Viễn Đông được thành lập tháng 7-1946 tại Đà Lạt. Trường chỉ khai giảng
một khóa duy nhất, với 16 sĩ quan tốt nghiệp. Những sĩ quan tốt nghiệp trường này gồm
có hai Đại Tướng Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm, Trung Tướng Trần Ngọc Tám và
Dương Văn Đức, các Thiếu Tướng Nguyễn Văn Kiểm (chánh võ phòng của tổng thống
Thiệu), Lâm Văn Phát, Bùi Hữu Nhơn, Cao Hảo Hớn, và Dương Ngọc Lắm.
Năm 1947-1948 trường được dọn ra Vũng Tàu và có tên mới là École Militaire Nuoc
Ngot (Trường Võ Bị Nước Ngọt, Vũng Tàu). Những sĩ quan tốt nghiệp trường này có cố
Trung Tướng Đỗ Cao Trí, Thiếu Tướng Nguyễn Xuân Trang (Tham Mưu Phó Phòng
Nhân Viên, Bộ Tổng Tham Mưu), Đại Tá Trang Văn Chính (Chỉ Huy Phó Chiến Tranh
Chính Trị), và Đại Tá Bùi Quang Định (Bộ Chiêu Hồi). Trong 5 năm, 1949-1953, một
trung tâm huấn luyện hoàn hảo sĩ quan được thành lập ở Cap St. Jacques. Trung tâm huấn
luyện năm khoá. Khóa 1 có những sĩ quan tốt nghiệp như cố Đại Tướng Cao Văn Viên,
cố Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi, Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, và Đại Tá Vũ
Quang Tài.

Như đã nói ở phần đầu bài viết, năm 1948 một trường đào tạo sĩ quan được thành
lập ở Huế để bắt đầu lịch sử Trường Võ Bị Quốc Gia. Tác giả James Nach đã sơ lược về
Trường Võ Bị Quốc Gia. Cũng trong cùng tài liệu, ông Nach sơ lược về lịch sử Trường
Liên Quân Võ Khoa Thủ Đức. Tài liệu này cũng công phu không kém tài liệu về Trường
Võ Bị Quốc Gia. Vì khuôn khổ giới hạn của bài viết, ở đây chỉ tóm tắt lại những chi tiết
đáng ghi nhớ.

Nguyên thủy lúc thành hình là Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và Nam Định
(Les Écoles des Cadres de Réserve de Thu Duc et Nam Dinh), với Khóa 1 Lê Văn Duyệt
được khai giảng ngày 1 tháng 10-1951 ở hai nơi, Thủ Đức và Nam Định. Thủ Đức có 278
sĩ quan tốt nghiệp. Nam định có 218.

732
 
 
 
 
 
 Các
 Trường
 Sĩ
 Quan
 và
 Sĩ
 Quan
 Tốt
 Nghiệp
 
 
 BẢN
 THẢO
 

 

Khóa 1 đào tạo tất cả 18 tướng lãnh cho QLVNCH, trong đó có 4 trung tướng là
Trần Văn Minh (KQ), Nguyễn Đức Thắng, Lê Nguyên Khang, và Đồng Văn Khuyên (á
khoa).

Sau Khóa 1, Trường dời về Thủ Đức. Trong 10 khóa đầu tiên, Khóa 4 Cương
Quyết (tháng 12-1953 – tháng 6-1954) và Khóa 5 Vì Dân (tháng 6-1954 – tháng 2-1955)
có số sinh viên tốt nghiệp nhiều nhất: 1.148 sĩ quan cho Khóa 4, 1.396 cho Khóa 5. Khóa
4 có được 5 sĩ quan lên cấp tướng: cố Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, cố Thiếu Tướng
Bùi Thế Lân, các cố Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng, Hồ Trung Hậu và Nguyễn Văn
Điềm. Khóa 5 có cố Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng. Trừ những sĩ quan tướng lãnh, Khóa 4
có nhiều sĩ quan cấp trung tá và đại tá chỉ huy những đơn vị chủ lực của QLVNCH. Nhìn
lại lịch sử cuộc chiến, đây là những sĩ quan đứng mũi chịu sào của giai đoạn khói lửa
1965–1972. Theo tài liệu của James Nach, từ năm 1951 đến năm 1965, Thủ Đức đào tạo
20.927 sĩ quan. Đến tháng 9-1973, có tất cả 80.115 sĩ quan tốt nghiệp từ Trường.

 

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Các
 Trường
 Sĩ
 Quan
 và
 Sĩ
 Quan
 Tốt
 Nghiệp
 
 
 
 
 
 733
 

 

Lễ Mãn Khoá “Nhân Vị”

TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM

NHỮNG BÔNG MAI VÀNG
HÉ NỞ DƯỚI TRỜI ĐÀ LẠT

Bài: HOÀNG QUÂN

Lời Ban Biên Soạn: Bài báo sau đây được sưu tầm từ Báo Thế Giới Tự Do phát hành vào

tháng 2 năm 1960 tại Sài Gòn. BBS đăng nguyên văn bài báo - kể cả lối viết hoa và sử dụng
từ ngữ của tác giả, như trong bài báo nguyên thủy - ngoại trừ hình ảnh.

Đứng trước bản mô hình trình bày phát triển thể chất cũng như tinh thần của
bản đồ xây cất những cơ sở tối tân thích người sinh viên sĩ quan.
nghi và xứng danh với một trung tâm đào
tạo các sĩ quan hiện dịch cho hải, lục, Trong vòng mười năm nay, Trường
không quân, tại phòng triển lãm, Thiếu Võ Bị Quốc Gia Đà-Lạt đã liên tiếp đào
tướng Lê-văn-Kim, Chỉ Huy Trưởng tạo và cung ứng một số lớn cán bộ cho
trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, đã giới
thiệu với phái đoàn báo chí Thủ Đô những Quân Đội. Đại đa số sĩ quan hiện dịch
tiến triển quan trọng của nhà trường. trong quân đội Việt Nam Cộng Hoà đã
xuất thân từ nơi đây và hiện đang phục vụ
Song song với đà tiến triển chung đắc lực trong mọi thành phần Quân Chủng,
của Quốc Gia trên mọi phương diện,
Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam ngày Binh Chủng, trong số đó nhiều người đã
nay là một chứng minh hùng hồn về sự trở nên những vị chỉ huy cao cấp của Quân
trưởng thành mau lẹ của Quân Đội Việt Đội, được giao phó những trách vụ quan
Nam Cộng Hoà. Cung ứng sự đòi hỏi của
một quân đội tân tiến với các vũ khí tối trọng.
tân, nhu cầu cán bộ trở nên thiết yếu về Lễ mãn khoá 14 sinh viên sĩ quan
phẩm cũng như lượng. Cấp chỉ huy đầy đủ
khả năng và đức tính chỉ huy gương mẫu là Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, mệnh
những yếu tố cần thiết cho sự sinh tồn và danh là khoá “Nhân Vị” đã cử hành tại Vũ
phát triển quân đội, Trường Võ Bị Quốc
Gia chính là nguồn cung cấp số cán bộ tài Đình Trường Trại Cộng Hòa Trường Võ
ba và xứng đáng ấy. Nhiệm vụ trọng đại Bị Quốc Gia tại Đà-Lạt, dưới quyền chủ
này đem lại cho nhà trường một giá trị mới toạ của Phó Tổng Thống Việt Nam Cộng
mẻ, đồng thời một sự chuyển hướng và cải
tiến toàn diện ngõ hầu hoàn thành sứ mạng Hoà với sự hiện diện của ông Bộ Trưởng
đào luyện những sĩ quan ưu tú. Phụ tá Quốc Phòng, đại tướng Tổng Tham
Mưu Trưởng Quân Đội Cộng Hoà Việt
Việc đào luyện sĩ quan tại Trường Nam, các vị Bộ Trưởng, Ngoại Giao Đoàn,
Võ Bị Quốc Gia ngày nay về chương trình
học tập đầy đủ và có trình độ cao hơn, phái đoàn báo chí ngoại quốc và trong
phương pháp huấn luyện khoa học và tân nước, đại diện các cơ quan và đoàn thể,
tiến hơn, đời sống sinh hoạt được cải cách cùng các tướng lãnh trong quân đội.
sâu rộng hướng về mục đích xây dựng và
Để chia vui với trên 400 “bông mai
734
 
 
 
 
 
 Những
 Bông
 Mai
 Vàng
 
 
 BẢN
 THẢO
  vàng” hé nở và cũng để chào mừng sự cải

  tiến quan trọng trở thành Trường Võ Bị
Quốc Gia Việt Nam, lễ mãn khoá năm nay

đã được tổ chức một cách đặc biệt hơn mọi
năm.

Trước ngày lễ chính, còn có các tổ Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam đã trao tặng giải
chức phụ thuộc theo thủ tục cổ truyền của thưởng danh dự cho đơn vị ưu tú của
Trường.
nhà trường.
Ngày 13-1-1960, toàn thể tân khoá Lễ Truy Niệm Các Cựu Sinh Viên Sĩ Quan
Bỏ Mình Vì Nước
sinh khoá 16 sinh viên sĩ quan, dưới sự
hướng dẫn của các sĩ quan cán bộ và các Lễ Truy Niệm các Sĩ Quan xuất
thân tại Trường đã bỏ mình vì nước, đã
sinh viên sĩ quan khoá đàn anh khởi hành được cử hành một cách trang nghiêm tại
từ trường di chuyển đi bộ tới chân núi Đài Chiến Sĩ Trận Vong, trại Quang
Lâm-Viên. Sau một đêm cắm trại, tổ chức Trung, hồi 20 giờ ngày 16-1-1960, dưới
quyền chủ toạ của Bộ Trưởng Phụ Tá
lửa trại và trình diễn ca nhạc kịch, sáng Quốc Phòng.
sớm hôm 14-1, các tân khoá sinh khoá 16
khởi hành leo lên đỉnh núi Lâm-Viên, một Sau khi duyệt qua lối 500 sinh viên
đỉnh núi cao 2,163 thước về phía Bắc Thị Trường Võ Bị nghiêm chỉnh giàn chào,
ông Bộ Trưởng đã châm lửa thiêng, đoạn
Xã Đà-Lạt. Đây là một thủ tục cổ truyền đặt một vòng hoa dưới chân đài tử sĩ, trong
của Trường. Trước khi các tân khoá sinh lúc toàn thể sinh viên sĩ quan đồng thanh
được làm lễ chính thức công nhận là Sinh hát bài “Hồn Tử Sĩ”. Tiếp đó, toàn thể các
Đại Diện các khoá đã thụ huấn tại trường
Viên Sĩ Quan của Trường đều phải chinh đặt 21 vòng hoa dưới chân Đài Tử Sĩ, bên
phục đỉnh núi này tượng trưng cho ý chí ánh đuốc.
quyết thắng, tinh thần cao đẹp và truyền
thống danh dự của người sinh viên sĩ quan Sau lễ Truy Niệm, các sinh viên sĩ
quan khoá 14 thay phiên nhau túc trực tại
Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Tới Đài Chiến Sĩ Trận Vong một đêm để tỏ
đỉnh núi đoàn tân khoá sinh leo núi đốt hoả lòng tưởng niệm các đàn anh đã vì nước
pháo, ca hát và để lại một dấu tích về khoá vong thân.

16 và trở về Trường ngay để sửa soạn làm Lễ Mãn Khoá Nhân vị
lễ gắn ALFA và lễ trình diện trước cờ
chính thức công nhận là Sinh Viên Sĩ Sau nghi thức thường lệ, Đại Tướng
Quan của Trường. Lê Văn Tỵ Tổng Tham Mưu Trưởng Quân
Đội Việt Nam Cộng Hoà đã đọc một bài
Lễ này được coi như ngày vinh diễn văn nhấn mạnh về ý nghĩa quan trọng
quang của người Tân Khoá Sinh sau 8 tuần của Trường Võ Bị Quốc Gia.
lễ chịu sự huấn luyện sơ khởi với nhiều thử
Tiếp theo, Thiếu Tướng Lê-Văn-
thách cam go để được trở thành Sinh Viên Kim, chỉ huy trưởng trường Võ Bị Quốc
Sĩ Quan của Trường . Gia Đà Lạt giới thiệu sinh viên thủ khoa
khoá 14 là Nguyễn Cao Đàm. Tân sĩ quan
Ngày 15-1, khai mạc phòng triển thủ khoa được Phó Tổng Thống trao cho
lãm tại Câu Lạc Bộ Sinh Viên Sĩ Quan trại thanh kiếm danh dự và gắn cấp hiệu Thiếu
uý. Các sinh viên khác cũng được các sĩ
Cộng Hoà. Trường Võ Bị Quốc Gia. Nơi quan cán bộ gắn cấp hiệu Thiếu uý, mà
đây trưng bày tất cả những hình ảnh, mô biểu hiệu là một bông mai vàng.
hình, quân trang làm nổi bật nếp sinh hoạt,

đời sống, học tập của người Sinh Viên Sĩ
Quan và các kỷ vật đặc biệt về Trường.

Ngày 16-1, khai mạc lễ tuyên bố kết
quả khoá 14 sinh viên sĩ quan tại Phòng

Chiếu Bóng trạị Cộng Hoà Trường Võ Bị
Quốc Gia đặt dưới quyền chủ toạ của
Thiếu Tướng Chỉ Huy Trưởng Trường Võ

Bị Quốc Gia. Cũng trong dịp này Đại
Tướng Trưởng Phái Đoàn Cố Vấn Quân

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Những
 Bông
 Mai
 Vàng
 
 
 
 
 
 735
 

 

Sau cuộc gắn cấp hiệu là lễ tuyên Buổi lễ mãn khoá kết thúc bằng một
thệ của các tân sĩ quan. Sinh viên thủ khoa cuộc diễn hành của các tân sĩ quan với sự

được Phó Tổng Thống trao cung tên để tham dự của lối 300 sinh viên của khoá 15
bắn về 4 phương trời, theo tập quán của và 16, và cuộc biểu diễn trận lịch sử “Đống
Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt biểu hiệu Đa” Vua Quang Trung chiến thắng quân
cho chí tang bồng hồ thỉ và tượng trưng Mãn Thanh, bảo tồn nền độc lập cho xứ sở.

cho tinh thần hy sinh của các tân sĩ quan, Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt
bất cứ là ở nơi đâu, lúc nào cũng sẵn sàng ngày nay đã thành Trường Võ Bị Quốc
phụng sự tổ quốc. Gia, ngang hàng với các trường Cao Đẳng

Sau khi các tân sĩ quan chấm dứt chuyên nghiệp. Nhiệm vụ mới của nó
bản đồng ca “Xuất Quân” Phó Tổng Thống không những chỉ là đào tạo sĩ quan hiện
ngỏ lời ngợi khen và khích lệ Thiếu tướng dịch cho Hải, Lục, Không quân, mà còn
chỉ huy trưởng, Ban Giám Đốc và các sĩ rèn luyện những chuyên viên tương lai cho

quan, giáo sư trường Võ Bị đã tận tâm và xứ sở./.
cố gắng lo tròn nhiệm vụ mà Tổng Thống
đã trao phó, đoạn ban huấn từ cho các tân

sĩ quan.

736
 
 
 
 
 
 Những
 Bông
 Mai
 Vàng
 
 
 BẢN
 THẢO
 

 

LÒ LUYỆN THÉP HAY VƯỜN ƯƠM CÂY

Nguyễn Ngọc Khôi QYHD/16

Sinh Viên Quân Y thụ huấn quân sự tại Trường Võ Bị Quốc Gia VN (1964)

Hè năm 1964, sau khi học hết năm thứ nhất Y Khoa, trong lớp tôi ai đậu khoá thứ nhất sẽ
được hân hạnh lên học cơ bản quân sự tại Trường Võ Bị Quốc Gia. Đây có thể nói là một danh
dự dành cho Sinh Viên Quân Y từ thời Y Sĩ Trung Tá Hoàng Văn Đức điều đình với Đại Tá
Trần Ngọc Huyến, Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị. Đại Tá Huyến đã nhã nhặn nhận lời chấp
nhận cho Sinh Viên Y Khoa lên Võ Bị thụ huấn quân sự vào dịp hè, hai lần trong thời gian học Y
Khoa, mỗi lần sáu tuần.

Tôi thi đậu vào Trường Quân Y năm 1963, lên năm thứ nhất sau một năm Dự Bị Y Khoa.
Trong năm Dự Bị Y Khoa này, sau một hai tuần học chào, học diễn hành, lãnh quân trang, đeo
lon Chuẩn Uý, cuộc đời vẫn là anh sinh viên “Bác Sĩ tương lai”, chưa có được cái sườn vững
chắc của một Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ngày đi học, tối đi vào ngủ trong trại, cái
chuồng ngựa cũ của Pháp. Thứ Hai đi chào cờ, cuối tháng đi lĩnh lương. Hết. Bao nhiêu thời gian
còn lại vẫn là thằng học trò ôm sách ôm vở đi tìm danh vọng tương lai.

Đại Tá Hoàng Văn Đức có cái nhìn xa hơn các Chỉ Huy Trưởng tiền nhiệm, Ông không
quan niệm người Quân Y Sĩ như “Ông Đốc” đi theo đơn vị chữa bệnh cho quân nhân, mặc dầu
xã hội thói thường cũng coi chúng tôi như vậy. Mấy anh Sinh Viên Y Khoa trói gà không chặt,
chẳng làm được gì ngoài “bốc thuốc” như các cụ lang ngày xưa. Đại Tá Đức nhìn người Quân Y
Sĩ tương lai như một sĩ quan chính thống. Khi còn sinh tiền ông đã tâm sự với tôi, ông muốn
người Quân Y Sĩ phải có đủ kiến thức căn bản về quân sự để không bỡ ngỡ nơi chiến trường làm
mất uy tín người sĩ quan trước mặt thuộc cấp. Khi Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù tan rã ở đồi Charlie,
Đại Tá Nguyễn Đình Bảo hy sinh, cố Y Sĩ Đại Uý Tô Phạm Liệu, người bạn đồng khoá với tôi,
đã thực hiện đúng lòng mong muốn của Y Sĩ Trung Tá Hoàng Văn Đức: anh Liệu đã xoay sở
dẫn được một toán binh sĩ về tuyến bạn an toàn. Còn nhiều hy sinh của biết bao Quân Y Sĩ khác
nữa…

BẢN
 THẢO
 
 
 Lò
 Luyện
 Thép
 Hay
 Vườn
 Ươm
 Cây
 
 
 
 
 
 
 737
 

Hè 1964, Khoá Quân Y chúng tôi
đáp C47 của Hàng Không Việt Nam lên
Trường Võ Bị học Giai Đoạn 1 Quân Sự.
Phi Trường Liên Khương, đồi núi rồi đến
Thị Xã Đà Lạt… Tôi khác với nhiều bạn
trong lớp, Thị Xã Đà Lạt với tôi giống như
một tỉnh nhỏ nghỉ mát của người Pháp.
Không có cái ấm áp quen thuộc của Mỹ
Tho, Cần Thơ, thiếu tính chất Việt Nam.
Villa ông bà Cố Vấn, villa nghỉ mát của giới
cầm quyền, có tiền bạc, giới quan liêu
Saigon… Toàn là giới có “máu mặt” của
thượng hay trung lưu Sài Gòn muôn mặt.
Gốc đất Bắc, quá quen với văn hoá Pháp, tôi
mến quê hương miền Nam hơn Đà Lạt, nơi
đã nhận gia đình tôi từ 1954. Thành Phố Đà
Lạt do Bác Sĩ Yersin lập ra, biến thành chỗ
nghỉ mát cho dân Pháp, kiến trúc theo Pháp
tại miền nhiệt đới. Trật địa lý, trật hoàn
cảnh…

Nhưng khi xe đậu trước cổng Trường
Võ Bị, cảm xúc của tôi đổi 180 độ. Có cái gì
uy nghi, sừng sững giữa đồi núi trùng điệp.
Có cái gì đứng đắn, tôn nghiêm, không sỗ
sàng, không hẩu lốn như Sài Gòn. Tôi có
cảm giác tôi sẽ mến thích nơi này. Sinh Viên Sĩ Quan gác cổng bồng súng chào, lịch thiệp,
nghiêm nghị. Huy hiệu của Trường “Tự Thắng Để Chỉ Huy,” kỷ luật, kiêu dũng. Tôi sẽ được
huấn luyện nơi đây. Một Trường Võ Bị “đúng hiệu con nai vàng” Saint Cyr, WestPoint Việt
Nam!
Trường tọa lạc trên một ngọn đồi, nhìn lên đỉnh Lang Biang, qua khỏi cổng chính, bao
quanh sân cỏ, bên trái có bốn dãy nhà ba tầng, bên phải ba. Dãy đầu tiên bên trái dành cho Bộ
Chỉ Huy và văn phòng Chỉ Huy Trưởng. Dãy đầu tiên bên phải là các lớp học. Các dãy khác là
chỗ ở của Sinh Viên Sĩ Quan. Đằng cuối, song song với cổng chính, thẳng góc với các dãy nhà là
Phạn Xá.
Xe GMC chở chúng tôi vào dãy nhà cuối bên phải, nơi Sinh Viên Võ Bị có nhã ý dành
cho Sinh Viên Quân Y. Chúng tôi ở tầng lầu ba. Tôi đoán họ dành cho chỗ này kín đáo, nhỡ có
quan khách đến thăm Trường, không phải đụng độ với mấy công tử thư sinh Quân Y chưa có ý
niệm ngăn nắp, kỷ luật dễ làm mất uy tín Trường.
Chỗ xe đậu, Đại Uý Mỹ, người to mập, da hồng hào của dân Đà Lạt, mặt lạnh như tiền,
kèm thêm mắt kính đen để không ai đoán ông đang nghĩ gì, đã chờ sẵn, phía sau ông hai bước là
người Sinh Viên Võ Bị Khoá 19, gương mặt hiền hậu mặc dầu thiếu nụ cười trên môi. Trong lịch
sử quân đội trên toàn thế giới, ai mà đi đón “tân binh” với nụ cười bao giờ?
Ông Tiểu Đoàn Trưởng TĐ/SVQY hô lệnh xếp hàng rồi bàn giao chúng tôi cho Đại Uý
Mỹ.
Lệnh thứ nhất: “Kể từ ngày hôm nay cho đến khi các anh rời khỏi quân trường này, các
anh hãy bỏ lon lá Thiếu Uý của các anh đi. Ở đây chỉ có Sinh Viên Sĩ Quan. Đi học không có

738
 
 
 
 
 
 Lò
 Luyện
 Thép
 Hay
 Vườn
 Ươm
 Cây
 
 
 BẢN
 THẢO
 

quyền mang lon.” Tôi quen với chuyện này và tự động gỡ lon trên cầu vai ra. Anh N., chúng tôi
thường gọi anh là “người lùn nhất nước” hay “người ruồi gây máu lửa” có vẻ không bằng lòng,
bèn giơ tay xin nói. Ông Mỹ hét lên, “Anh không có quyền phát biểu ý kiến của anh, tôi hỏi anh
mới được quyền nói.” Anh N. “á khẩu” luôn. Chưa hết, ông Mỹ quay lại anh C. hét lên, “cái anh
kia, mũ casquette quân đội phát cho anh, anh có quyền gì dám đội nó lệch như tài tử xi-nê vậy?”

C. đẹp trai, có cái tật lẳng với gái, hay có những động tác rất Robert Taylor, vội vàng sửa
mũ ngay ngắn. Chưa xong, ông Đại Uý Mỹ bắt chạy một vòng sân cỏ theo người Sinh Viên Võ
Bị. Đố ai chạy bộ với cái casquette trên đầu mà nó không rơi. Tôi đánh mắt thấy anh SVVB kéo
cái quai mũ xuống ngang mép dưới, tôi vội vàng làm theo. Vừa chạy được hai ba thước, chục cái
mũ đã rơi khỏi đầu, người đằng sau dẫm lên mũ kẻ đằng trước, tiếng chửi nhau loạn xạ.

Anh SVVB chạy kèm vội nói, “Xin quý vị giữ im lặng trong hàng, nếu không sẽ bị phạt
mấy vòng nữa.” Không khí im lặng trở lại trong phút chốc. May ông Mỹ không phạt thêm,
không phải vì ông không nghe thấy tiếng chửi thề của mấy anh rớt mũ, chắc chắn ông thương hại
mấy cậu “công tử QY” nên chỉ muốn nhẹ tay dằn mặt. Có một vòng thôi mà đã thở hổn hển,
quần áo xốc xếch, áo rời khỏi quần, trong khi anh SVVB vẫn chỉnh tề, không nhỏ một hột mồ
hôi. Thật thiểu não…

Anh nào trước khi đi không cạo đầu đúng tiêu chuẩn được mời lên tiệm hớt tóc trong
Trường ngay trên lầu phạn xá, đi hớt tóc lại. Dưới mười đường tông đơ là xong. Đằng sau trọc,
đằng trước 1cm rưỡi.

Rồi đi nhận phòng, nhận súng, nhận chăn, drap trải giường. Rồi lại các anh SVVB chia
nhau ra chỉ cho chúng tôi cách làm giường vuông vắn như cái hộp, rồi dạy lau súng Garant M1.
Lau súng còn làm được, nhưng xếp và vuốt cái chăn giường cho thành cái hộp sao khó thế. Làm
hoài cũng không bằng giường các anh SVVB. Đâu đã xong, còn việc xếp quần áo vào tủ. Tôi
thuộc loại khôn lỏi. Tối hôm đó, ăn cơm ở Phạn Xá xong, tôi không ra Câu Lạc Bộ ăn thêm mà
mò xuống phòng anh em SVVB học thêm cách xếp quần áo cho có góc cạnh, chứ không vứt đồ
vào tủ như bùi nhùi. Hỏi cặn kẽ bí quyết làm vệ sinh phòng tắm chung sao cho sạch và nhanh.
Muốn được đi ra phố Thứ Bảy, cần phải thông thạo mấy cái bí quyết này mới hòng thoát ông Đại
Uý Mỹ.

9 giờ tối, người lính kèn bắt đầu thổi kèn lệnh tắt đèn. Tôi liên tưởng đến giọng kèn của
Montgomery Clift trong phim “Tant qu’il y aura des hommes” (From Here to Eternity). Có ai đi
ngủ đâu. SVVB hay SVQY cũng vậy, không ôn bài vở thì mở sách ra đọc hay ngồi tán gẫu.

10 giờ đêm. Có tiếng gõ cửa nhẹ nhẹ. Mở cửa thấy ông Hạ Sĩ thổi kèn vác cái ba-lô to tổ
bố, thơm phức mùi đồ ăn: “Các ông dùng gì không?” Bánh mì giò, chả, nem, cả hột vịt lộn…

Hồi tối ăn cơm phạn xá sớm quá, bây giờ thấy đói, nhìn mấy món hẩu xực này liền mời
ông Hạ Sĩ vào ngay trong phòng, đóng cửa lại. Sao tôi có nhiều tình huynh đệ chi binh với ông
Hạ Sĩ này thế !!! Ăn vụng trái phép sao nó ngon hơn ăn công khai nhiều quá. Ông Đại Uý Mỹ đã
về nhà. Các anh Sinh Viên Cán Bộ chắc biết thừa nhưng giả bộ lờ đi cho anh em hưởng chút
xíu…

Sáng đi học lý thuyết, chiều ra bãi học tác xạ hoặc chiến thuật. Nhưng trước khi đi học,
cái màn gay go là vệ sinh nhà tắm, cầu tiêu. Sợ nhất là mình làm xong vệ sinh, một hai ông thần
biếng nhác dậy muộn đi vào phóng uế tùm lum sau khi mình đã mất bao nhiêu công dọn sạch sẽ
theo cách chỉ dẫn của Sĩ Quan Cán Bộ. Đến lượt phòng tôi, tôi và Đỗ Đăng Mỹ giao hẹn quá giờ
là tụi tôi cầm gậy gác cửa không cho ai vào nữa. Tội đi chậm bao giờ cũng là mấy anh học gạo
thức khuya. Đứng năn nỉ mãi không được, bèn phải vệ sinh xong, tự lau dọn lấy dưới mắt cú vọ
của tụi tôi rồi mới được ra.

BẢN
 THẢO
 
 
 Lò
 Luyện
 Thép
 Hay
 Vườn
 Ươm
 Cây
 
 
 
 
 
 
 739
 


Click to View FlipBook Version