The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by huuhanh66, 2018-05-09 06:12:40

Ban Thao VBQGVN

Ban Thao VBQGVN

• Cố CSVSQ Phạm Ngọc Ninh đã giữ chức vụ Liên Hội Trưởng Liên Hội Võ Bị
Âu Châu, bao gồm nhiều hội Võ Bị tại Âu Châu như Hội VB Pháp Quốc, Đức
Quốc, Hoà Lan, Bỉ, Thuỵ sĩ, v.v. CSVSQ Ninh cũng đồng thời hoạt động tích
cực trong sinh hoạt của Cộng Đồng Người Hoà Lan Gốc Việt.

• CSVSQ Nguyễn Văn Chấn giữ chức vụ Chủ Tịch Hội Đồng Tư Vấn Tổng Hội
CSVSQ/TVBQGVN nhiệm kỳ 2002-2004 và 2004-2006, và Tổng Hội Trưởng
nhiệm kỳ 2010-2012.

KẾT LUẬN
Trong suốt chiều dài cuộc chiến, các sĩ quan xuất thân từ Khoá 9 rất hãnh diện đã

góp phần xương máu để bảo vệ quê hương. Khắp 4 vùng chiến thuật, nơi nào cũng ghi
dấu gót chân của các sĩ quan chỉ huy xuất thân từ Khóa 9. Từ biên giới xa xôi đến vùng
đồng bằng sống Cửu Long trải dài đến tận mũi Cà Mâu và biên giới Việt Miên, các sĩ
quan Khóa 9 đã đem lại những chiến công rực rỡ và chiến tích oai hùng cho quân đội.
Các sĩ quan xuất thân Khóa 9 đã phục vụ trong mọi quân binh chủng của Quân Lực
VNCH.

Cho đến nay, tuy thể chất hao mòn vì thời gian, nhưng tinh thần vẫn kiên cường
với ý chí quyết tâm giữ vững lý tưởng Quốc Gia để tranh đấu cho tự do và nhân quyền
cho đồng bào tại quê nhà.

Biên Soạn: Nguyễn Văn Chấn và Hoàng A Sam
Ghi Chú: Danh Sách Sĩ Quan Tốt Nghiệp Khóa 9 do Ban Biên Soạn Sách TVBQGVN

Theo Dòng Lịch Sử sưu tầm từ tài liệu của TVBQGVN, 1972.

240
 
 
 
 
 
 Khóa
 9
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Louis
 
 
 BẢN
 THẢO

Vài Hình Ảnh Sinh Hoạt của Khóa 9

Sinh Viên Sĩ Quan Khóa 9 tại một đồi thông Đà Lạt, 1953

Từ trái CSVSQ Nguyễn Văn Chấn, CSVSQ Nguyễn Khắc Tín,
CSVSQ Phạm Đình Hùng, CSVSQ Nguyễn Hòa, CSVSQ Phạm Ngọc Ninh, 2000

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 9
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Louis
 
 
 
 
 
 241

242
 
 
 
 
 
 Khóa
 9
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Louis
 
 
 BẢN
 THẢO

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 9
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Louis
 
 
 
 
 
 243

KHÓA 10 - TRẦN BÌNH TRỌNG
TRƯỜNG VÕ BỊ LIÊN QUÂN ĐÀ LẠT

SƠ LƯỢC
Nhập Trường: 01-10-1953

Số Ứng Viên Nhập Trường: 525
Mãn Khóa: 01-06-1954

Chủ Tọa Lễ Mãn Khóa: Phan Huy Quát,
Bộ Trưởng Quốc Phòng

Số Sĩ Quan Tốt Nghiệp: 442 (kể cả 42 sĩ quan Giáo Phái)
Tên Khóa: Trần Bình Trọng
Thủ Khoa: Nguyễn Tấn Đạt

244
 
 
 
 
 
 Khóa
 10
 -­‐
 Trần
 Bình
 Trọng
 
 
 
 BẢN
 THẢO
 
 
 
 


 

 

DẪN NHẬP

Họ khởi đầu với chương trình huấn luyện căn bản 8 tuần của người chiến binh (giai
đoạn 1). Thời gian này họ phải chịu đựng một kỷ luật thử thách trong mọi trạng huống.

Ở giai đoạn 2, họ học về căn bản của người tiểu đội trưởng, vất vả gian khổ. Họ
học tại lớp. Họ thực tập ngoài bãi. Họ bận rộn suốt ngày, từ lúc thức dậy cho đến khi nghe
tiếng kèn báo hiệu tắt đèn đi ngủ. Họ thực tập hành quân và sống "dã ngoại" để làm quen
với thiên nhiên.

Trong giai đoạn cuối cùng, họ được huấn luyện để trở thành cán bộ Trung Đội
Trưởng với khả năng và trách nhiệm huấn luyện những quân nhân thuộc cấp mai sau.

Được đào tạo để chỉ huy 30 thuộc cấp, họ được gửi đi "thử lửa" tại trường Biệt
Động Đội ở Bãi Cháy, Hòn Gay và Đồ Sơn, Bắc Việt (École Commando du Nord

Vietnam).
Là những sĩ quan hiện dịch, được huấn luyện đầy đủ về kiến thức quân sự, thể chất,

được đào tạo để trở thành những người cán bộ biết “Tự thắng Để Chỉ Huy” trong tinh thần
“Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm,” họ được gắn cấp bậc Thiếu Úy Hiện Dịch vào ngày
1 tháng 6 năm 1954 trong buổi Lễ Mãn Khóa long trọng tại Sàigòn cùng với các sĩ quan
Trừ Bị Khóa 4 Thủ Đức. Buổi lễ chấm dứt bằng một cuộc diễn hành dài hơn 7 cây số. Kết
quả 400 Tân Thiếu Úy Hiện Dịch chủ lực quân và 42 Thiếu Úy lực lượng bán quân sự tốt
nghiệp. Danh Tướng Trần Bình Trọng được lấy tên đặt cho khóa. “Thà làm quỷ nước
Nam còn hơn làm Vương đất Bắc” là câu tâm niệm để đời của họ.

Họ đã dâng hiến tuổi trẻ cho quốc gia, quân đội. Họ đã thực sự quên mình, quên gia
đình để tận tụy với nhiệm vụ mà tổ quốc và quân đội đã giao phó, coi thường nguy hiểm,
bất chấp gian lao và gian khổ để đạt được thành tích, họ lấy sự an bình của hậu phương
làm phần thưởng. Nhìn họ chỉ thấy những người hùng của thế hệ trẻ, luôn có nụ cười trên
nét mặt.

Họ đã từng giữ các chức vụ quan trọng của quốc gia, trong quân đội, tổ chức nào
cũng không thiếu họ. Đơn vị của họ cũng rải rác khắp nơi trên lãnh thổ đất nước.

Họ đã mất đi những bạn đồng khóa, sống chết bên nhau, vui buồn có nhau. Cho
đến nay đa số đã qua đời, có người đã ra đi lúc còn mang Alpha, có người tử trận được
truy thăng cấp Chuẩn Tướng, được vinh hạnh đặt tên cho Khóa 27 TVBQGVN.

Một số trong họ đã chết trong các trại tù Cộng Sản, cũng có những người gửi xác
nơi biển cả hoặc trong rừng sâu, núi thẳm trên đường đi tìm tự do.

Những người may mắn còn lại, hiện nay họ sống rải rác khắp các phương trời, từ
Âu sang Á, từ Bắc chí Nam. Họ còn đó, tuổi trên dưới 80, tóc đã bạc, da đã nhăn, tuy tuổi
già sức yếu nhưng mắt vẫn còn tinh anh, quắc thước, trí óc vẫn còn minh mẫn và vẫn còn
nung nấu một điều chưa mãn nguyện. Sau thời gian lo cho gia đình, cho thế hệ mai sau
thành người, một con người biết yêu nước Việt. Đêm đêm họ vẫn mơ thấy nhà, thấy nước,
những hoạt động của họ thời xa xưa ấy, họ vẫn còn khắc khoải và suy tư rồi đoan chắc
trong một tương lai rất gần, đời họ sẽ nhìn thấy được một nước Việt tươi đẹp, tốt lành mà
họ đã từng đóng góp nhiều công, nhiều sức kể cả xương máu!

Họ là ai?

BẢN
 THẢO
 
 
 Khóa
 10
 -­‐
 Trần
 Bình
 Trọng
 
 
 
 
 
 245
 


 

Họ là những Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Khóa 10 - Trần Bình Trọng (K10 - TBT) của
Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt.

TỔ CHỨC

Khóa 10 được tổ chức thành 4 đại đội. Sĩ Quan Đại Đội Trưởng cấp bậc đại úy.
Mỗi đại đội gồm 4 trung đội, được đánh số từ 1 đến 16. Sĩ Quan Trung Đội Trưởng cấp
bậc thiếu úy hay trung úy. Quân số của mỗi trung đội từ 31 đến 33 khóa sinh.

• Đại Đội Trưởng Đại Đội 1: Đại Úy Beauvisage, Trung Úy Goerger (thay thế).
Đại Đội phó: Trung úy Doguet.
- Trung Đội Trưởng Trung Đội 1: Trung Úy Lê Thành Đô.
- Trung Đội Trưởng Trung Đội 2: Thiếu Úy Nguyễn Văn Minh.
- Trung Đội Trưởng Trung Đội 3: Thiếu Úy Lưu Văn Vinh, Thiếu Úy Nguyễn
Thành Long (thay thế).

. - Trung Đội Trưởng Trung Đội 4: Thiếu Úy Khiếu Hữu Diêu.
• Đại Đội Trưởng Đại Đội 2: Đại Úy Ouvrage, Trung Úy Chevauchery (thay thế).
- Trung Đội Trưởng Trung Đội 5: Thiếu Úy Phạm Vy.
- Trung Đội Trưởng Trung Đội 6: Thiếu Úy Lê Văn Ngọt.
- Trung Đội Trưởng Trung Đội 7: Thiếu Úy Đoàn Công Hậu.
- Trung Đội Trưởng Trung Đội 8: Thiếu Úy Nguyễn Văn Thành.
• Đại Đội Trưởng Đại Đội 3: Đại Úy Besson.
- Trung Đội Trưởng Trung Đội 9: Thiếu Úy Phạm Ngọc Thiệp.
- Trung Đội Trưởng Trung Đội 10: Thiếu Úy Lê Văn Bảy.
- Trung Đội Trưởng Trung Đội 11: Thiếu Úy Nguyễn Thành Toại.
-Trung Đội Trưởng Trung Đội 12: Thiếu Úy Trần Văn Thanh.
• Đại Đội Trưởng Đại Đội 4: Đại Úy Breton. Đại Đội phó: Trung Úy Jean.
-Trung Đội Trưởng Trung Đội 13: Trung Úy Nguyễn Ngọc Khôi.
-Trung Đội Trưởng Trung Đội 14: Thiếu Úy Nguyễn Ngọc Mai.
-Trung Đội Trưởng Trung Đội 15: Thiếu Úy Nguyễn Bá Thìn tự Long.
-Trung Đội Trưởng Trung Đội 16: Thiếu Úy Nguyễn Quốc Hoàng.

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN

Giai Đoạn 1
Thời gian 8 tuần huấn luyện căn bản. Sát hạch sau giai đoạn 1. Một số khóa sinh

không đủ điểm được đưa về các Trung Tâm Huấn Luyện địa phương để được huấn luyện
trở thành các Hạ Sĩ Quan. Sau khi chinh phục đỉnh Langbian, khóa sinh được gắn Alpha
trong một buổi lễ ban đêm được tổ chức tại Vũ Đình Trường và được chính thức trở thành
SVSQ của Trường. Cũng từ đó họ được ra phố vào cuối tuần hay các ngày lễ nghỉ.

246
 
 
 
 
 
 Khóa
 10
 -­‐
 Trần
 Bình
 Trọng
 
 
 
 BẢN
 THẢO
 
 
 
 


 

 

Giai Đoạn 2
Đây là giai đoạn huấn luyện cấp tiểu đội. Chương trình học tập có phần nặng nề

hơn, nhất là thực hành
 về các môn chuyên môn như Công Binh, Mìn Bẫy, Truyền Tin,
Địa Hình, Quân Xa, Tác Xạ các loại vũ khí, thật không có đủ thời gian để nghỉ ngơi. Tuy
nhiên, sau khi thực tập gian khổ, chỉ cần được nghỉ 5 phút cũng đủ giúp cho người SVSQ
lấy lại sức và lại tiếp tục thực tập.

Các đại đội chia nhau đi thực tập hành quân tại Dassar trong thời gian 1 tháng, một
vị trí huấn luyện Cấp Đại Đội ở khoảng 30 cây số về phía Đông Bắc của Trường. Tại đây
các SVSQ phải sống dã ngoại và thực tập những gì đã được học trong giai đọan 2 về tác
chiến, vũ khí (tác xạ súng cối 60 ly), địa hình, liên lạc truyền tin, v.v.

Để kết thúc cho giai đoạn 2 mọi sinh viên phải trải qua một cuộc khảo hạch nặng
nề về chuyên môn và thực hành trước khi được tiếp tục cho giai đoạn 3.
Giai Đoạn 3

Huấn luyện cấp trung đội, 80% thời gian dành cho thực tập. Khóa 10 có một
chương trình thực tập khá hấp dẫn và phong phú. Thực tập của khóa 10 được mang ra thi
hành tại Trường Biệt Động Đội Bắc Việt (École Commando du Nord Vietnam) tại Bãi
Cháy, Hòn Gay và Đồ Sơn, Hải Phòng, từ ngày 7/3/1954 đến ngày 22/4/1954. Các Đại
Đội 1 và 3 thực tập tại Bãi Cháy. Các Đại Đội 2 và 4 thực tập tại Đồ Sơn. Khóa sinh được
không vận từ sân bay Liên Khàng, Đà Lạt đến phi trường Cát Bi, Hải Phòng. Đại Đội 1 và
Đại Đội 3 được tàu LCM 8 đưa tới Bãi Cháy, riêng Đại Đội 2 và Đại Đội 4 được di
chuyển bằng quân xa đến Đồ Sơn.

Tại Đồ Sơn, một biến cố quan trọng là trong một cuộc phục kích ban đêm tại một
làng thuộc vùng quê, đã có 2 SVSQ tử thương và một số khác bị thương.

BẢN
 THẢO
 
 
 Khóa
 10
 -­‐
 Trần
 Bình
 Trọng
 
 
 
 
 
 247
 


 

LỄ MÃN KHÓA

Lễ Mãn Khóa được tổ chức trọng thể tại Sàigòn ngày 1 tháng 6 năm 1954 cùng với
Khóa 4 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, dưới sự chủ tọa của ông Phan Huy Quát, Tổng Trưởng
Quốc Phòng và Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng Tham Mưu Trưởng. SVSQ Khóa
10 tập trung tại thành Cộng Hòa lúc 5 giờ sáng và di chuyển từ Đại Lộ Thống Nhất qua
các Đường Cường Để, Bạch Đằng đến địa điểm hành lễ trên Đại Lộ Charner. Buổi lễ được
cử hành rất trọng thể, với diễn văn tường trình của khóa học, cùng nghi lễ “Quỳ xuống các
SVSQ! Đứng dậy các Tân Sĩ Quan!”

SVSQ Nguyễn Tấn Đạt, Thủ Khoa Khóa 10 - TBT giương cung bắn 4 mũi tên về 4
hướng, sau đó các Tân Sĩ Quan đứng nghiêm để nghe huấn lệnh của Tổng Trưởng Quốc
Phòng. Sau buổi lễ, một cuộc diễn hành của các Tân Sĩ Quan Khóa 10 Hiện Dịch Đà Lạt

và Khóa 4 Trừ Bị Thủ Đức bắt đầu từ Đại
Lộ Charner qua các Đại Lộ Lê Lợi, Hàm
Nghi, Bến Tàu và Cường Để rồi trở lại Đại
Lộ Thống Nhất.
  Đoạn đường tổng cộng dài
khoảng 7 cây số.

Điều khó quên là khi học tại Trường,
các SVSQ được trang bị súng trường MAS-
36 cân nặng 3,5 ký lô, nhưng khi tham dự
diễn hành lại phải vác khẩu Garant M1 nặng
4.1 ký lô. Sau khi trải qua đoạn đường dài
gần 7 cây số, bộ quân phục sạch sẽ và thẳng
nếp buổi sáng tưởng chừng như mới vượt
qua một trận mưa hè. Hai bên đường dân
chúng đứng đông nghẹt, để nhìn mặt những
người quen, để cổ võ cho các chiến sĩ mới ra
trường hay để chiêm ngưỡng dung nhan các
tân "Sĩ Quan Đà Lạt" cùng với các tân "Sĩ
Quan Thủ Đức".

Một sự đặc biệt nữa là vài ba tuần
trước ngày mãn khóa, một số SVSQ đủ điểm
ra trường được chọn đi học khóa Huấn
Luyện Viên Chiến Thuật tại Vũng Tàu và khóa Công Binh tại Kiến An. Các SVSQ này
không tham dự lễ mãn khóa và lại còn được mang lon Thiếu Úy trước các anh em đồng

khóa khác.
Trong số 525 khóa sinh nhập trường có ba cặp là anh em ruột:
• Nguyễn Trọng Kính (ĐĐ2/TrĐ17) và Nguyễn Văn Thuần (3/12).
• Nguyễn Hữu Nhơn (3/10) và Nguyễn Hữu Đức (1/3).
• Trần Khắc Thiều (3/12) và Trần Khắc Chiểu (2/7).
SVSQ Phan Văn Đống (3/12) cao niên nhất, sinh ngày 1 tháng 1 năm 1918.
SVSQ Trần Văn Nhựt (3/12) nhỏ tuổi nhất, sinh ngày 17 tháng 12 năm 1935.

248
 
 
 
 
 
 Khóa
 10
 -­‐
 Trần
 Bình
 Trọng
 
 
 
 BẢN
 THẢO
 
 
 
 


 

 

CUỘC HỘI NGỘ CHIẾN TRƯỜNG

Trong cuộc hành quân giải tỏa An Lộc năm 1972 một số Cựu SVSQ Khóa 10 -
TBT đã tham dự, gồm Trần Văn Nhựt Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Bình Long;
Nguyễn Đình Thế, Phụ Tá kiêm Tham Mưu Trưởng Tiểu Khu. Trương Hữu Đức Chiến
Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 52, trong lúc bay trực thăng hướng dẫn hành quân bị trúng đạn
địch tử thương và được truy thăng Chuẩn Tướng. Lê Minh Đảo chỉ huy Sư Đoàn 18 Bộ
Binh thay thế các đơn vị chặn địch tại tuyến An Lộc. Phan Văn Huấn Liên Đoàn Trưởng
Liên Đoàn 81 Biệt Kích Dù, người hùng của Quân Lực, tiến quân giải tỏa An Lộc. Lê Văn
Trang bận rộn chỉ huy và phối hợp hỏa lực cho trận chiến An Lộc.

Vùng địa đầu với Vũ Văn Giai, anh hùng của Quân Lực, sĩ quan cấp tướng bị
thương nhiều nhất, tướng lãnh có nhiều chiến thương nhất và kém may mắn nhất.

Quân Đội chúng ta là một quân đội thiện chiến, anh hùng, bất khuất nhưng chúng
ta đã phải buông súng vì giải pháp chính trị của các cường quốc trên thế giới. Tuy nhiên
vào ngày cuối cùng của cuộc chiến quân đội chúng ta đã đánh một trận chiến để đời làm
cho cả thế giới khâm phục và là niềm hãnh diện cho khóa 10 Trần Bình Trọng, đó là trận
chiến bảo vệ Long Khánh của Sư Đoàn 18 Bộ Binh do Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, Cựu
SVSQ Khóa 10 - TBT, chỉ huy.

PHỤC VỤ TỔ QUỐC

Trong suốt trên 21 năm khoác chiến y, các Cựu SVSQ Khóa 10 - TBT đã góp mặt
qua mọi chiến trận khắp bốn vùng chiến thuật với những chức vụ chỉ huy để bảo vệ tự do
cho Miền Nam Việt Nam, do đó chúng ta cảm thấy không
 hổ thẹn với Danh Tướng Trần
Bình Trọng. Ngoài ra, Khóa 10 - TBT cũng đã có một số tham gia vào:

• Lập Pháp:
- 2 Thượng nghị sĩ
- 1 Dân biểu
BẢN
 THẢO
 
 
 Khóa
 10
 -­‐
 Trần
 Bình
 Trọng
 
 
 
 
 
 249
 


 

• Hành pháp:
- 1 Đổng lý văn phòng cấp bộ trung ương

• Quân đội:
- 1 Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn
- 2 Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn
- 1 Chuẩn Tướng truy thăng, được Tổng Thống VNCH dùng đặt tên cho K27.

THÀNH TÍCH VỀ KHOA HỌC & KỸ THUẬT

Tiến Sĩ Lữ Phúc Bá, CSVSQ Khóa 10, có bằng Tiến Sĩ Truyền Thông năm 1970
của Hoa Kỳ. Trước 1975, TS Lữ Phúc Bá là Giám Đốc Cơ Quan Quản Trị Truyền Thông
(Communications Management Agency, CMA), chuẩn bị tiếp thu và tái phối trí các đài
trong hệ thống viễn liên của Mỹ (ICS) trong kế hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh VN.
Sau này đổi thành Trung Tâm Điều Hành
Viễn Liên trực thuộc Phòng 6 Bộ Tổng
Tham Mưu.

Sau 1975, anh vượt biên đến Mỹ và
đưọc tuyển dụng vào làm việc tại Trung
Tâm Không Gian NASA ở Houston.

(http://quangtrihouston.org/tien-si-lu-phuc-

ba-mot-nhan-tai-tham-lang/)

HỘI ÁI HỮU CỰU SVSQ KHÓA 10 -
TRẦN BÌNH TRỌNG

Thành lập từ tháng 6 năm 1968 do
quyết định của tòa Đô Chánh Sàigòn. Anh
Nguyễn Đình Vinh được bầu làm Hội
Trưởng trong buổi họp mặt đầu tiên tại Hồ Tắm Chi Lăng, Gò Vấp. Mỗi hai năm một lần,
Bộ Tổng Tham Mưu cho phép các Cựu SVSQ Khóa 10 - TBT không bận quân vụ có đơn
xin về Sàigòn nghỉ phép hai ngày để tham dự ngày họp mặt của khóa. Hội có Bản Tin
Trần Bình Trọng được phát hành đều đặn vào mỗi tam cá nguyệt.

Hội đã thành lập Quỹ Tương Trợ Hậu Sự Trần Bình Trọng để trợ giúp hội viên
trong việc thanh toán chi phí hậu sự khi hội viên qua đời. Quỹ Tương Trợ Hậu Sự kéo dài
đến cuối năm 2010 thì ngưng hoạt động vì lý do số hội viên còn quá ít.

Đặc San đầu tiên được phát hành tại Sàigòn, in ronéo dày 40 trang, khổ A4, đăng
các thông tin có liên quan đến quan, hôn, tang, tế của các Cựu SVSQ Khóa K10 - .

Sau biến cố 30-4-1975, một số Cựu SVSQ Khóa 10 - TBT may mắn vượt thoát ra
nước ngoài đã tổ chức họp mặt để sinh hoạt và từ đó Bản Tin Trần Bình Trọng đã được
phát hành đều đặn kể từ năm 1981 tại Nam California. Mãi đến đầu thập niên 90, một số
lớn các bạn trở về từ các trại tù Cộng Sản và sau đó lần lượt cùng với gia đình được đến
định cư tại Hoa Kỳ theo diện Tù Nhân Chính Trị. Do đó, nhân kỷ niệm 50 năm ngày ra
trường 1 tháng 6 năm 2004, một Đại Hội đã được long trọng tổ chức với sự tham dự đông

250
 
 
 
 
 
 Khóa
 10
 -­‐
 Trần
 Bình
 Trọng
 
 
 
 BẢN
 THẢO
 
 
 
 


 

 

đảo của các Cựu SVSQ Khóa 10 - TBT và gia đình trong hai ngày 30 và 31 tháng 5 năm
2004 tại miền Nam California, USA.

Kể từ đó cho mãi đến nay hằng năm Khóa 10 - TBT vẫn tiếp tục tổ chức họp mặt
trong tinh thần tương thân, tương ái hầu thắt chặt thêm tình đoàn kết, gắn bó giữa anh em
đồng khóa chúng ta vốn có từ hơn sáu thập niên qua.

Kỷ yếu 1993 của Khóa 10 - TBT được phát hành vào năm 1993, với bìa cứng, dày
328 trang, 595 tấm hình cá nhân và tập thể. Đặc biệt có một Cựu SVSQ Khóa 10 - TBT
mang được từ Việt Nam qua cuốn Đặc San đầu tiên in "ronéo" trước năm 1975 của Khóa,
đã cung cấp gần 100 tấm hình quí giá (không thể kiếm đâu ra được) cho việc ấn hành Kỷ
Yếu 1993. Chính nhờ các hình ảnh và tin tức của Khóa 10 - TBT mà những tài liệu của
các khóa thuộc Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam đã dễ dàng trong việc thu lượm tin tức,
nhất là hình ảnh.

Kể từ tháng 10 năm 2007, website Khóa 10 - TBT đã xuất hiện trên mạng lưới toàn
cầu với tên là “khoatbt.net”. Website lưu trữ các tài liệu, ghi bản tin để cựu SVSQ có
phương tiện tham khảo hoặc tìm kiếm những tin tức cần thiết liên quan đến khóa.

Một Kỷ Niệm Vui
Thời ở trong Trường, SVSQ K10 - TBT được thực tập lái xe. Một chiếc xe jeep

được 6 hoặc 7 SVSQ sử dụng để lần lượt tập lái. Trong lúc một khóa sinh cầm tay lái, các
bạn ngồi phía sau ít chú ý đến việc tập lái xe của bạn mình để phòng khi được huấn luyện
viên hỏi đến thì biết câu trả lời. Đang thì thầm to nhỏ, bỗng huấn luyện viên là một hạ sĩ
quan người Thượng đặt câu hỏi, có hai SVSQ không trả lời đúng. Huấn luyện viên bèn
phán rằng: "Quan chậm hiểu và hay quên quá mà!” Sau đó cả làng cùng cười ồ lên.

Hy Sinh Vì Tổ Quốc

v Tuẫn tiết: Trung Tá Nguyễn Định Chi K10,
Phụ tá Chánh sở III An Ninh Quân Đội (Vùng III Chiến Thuật) đã tuẫn tiết tại
Cục An Ninh Quân Đội (Sài Gòn) trước ngày 30 tháng 4 năm 1975

v Các Cựu SVSQ K10 chết trong trại tù tập trung "Cải Tạo":
o Trung Tá Trần Đình Hùng. Chết tại Trại 2, Liên Trại 3, Yên Báy.
o Trung Tá Lê Phước Mai. Chết tại Trại 3, Tân Kỳ, Nghệ Tĩnh.
o Trung Tá Cao Tấn Hạp. Chết tại Trại 6, Nghệ Tĩnh.
o Trung Tá Trần Phước Xáng. Chết tại Trại Tiên Lãnh Quảng Nam.
o Trung Tá Ngô Hoàng. Cộng sản bắn chết tại Kỳ Sơn, Quảng Nam.

BẢN
 THẢO
 
 
 Khóa
 10
 -­‐
 Trần
 Bình
 Trọng
 
 
 
 
 
 251
 


 

Những Tướng Lãnh Xuất Thân Từ Khóa 10 TVBLQĐL

Thiếu Tướng Lê Minh Đảo Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt

Chuẩn Tướng Trương Hữu Đức
(Truy Thăng)

˜ ™

252
 
 
 
 
 
 Khóa
 10
 -­‐
 Trần
 Bình
 Trọng
 
 
 
 BẢN
 THẢO
 
 
 
 


 

 

BẢN
 THẢO
 
 
 Khóa
 10
 -­‐
 Trần
 Bình
 Trọng
 
 
 
 
 
 253
 


 

254
 
 
 
 
 
 Khóa
 10
 -­‐
 Trần
 Bình
 Trọng
 
 
 
 BẢN
 THẢO
 
 
 
 


 

 


 

BẢN
 THẢO
 
 
 Khóa
 10
 -­‐
 Trần
 Bình
 Trọng
 
 
 
 
 
 255
 


 

 

256
 
 
 
 
 
 Khóa
 10
 -­‐
 Trần
 Bình
 Trọng
 
 
 
 BẢN
 THẢO
 
 
 
 


 

KHÓA 11 - PHẠM CÔNG QUÂN

TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM

Trung Úy Phạm Công Quân

SƠ LƯỢC
Nhập Trường: 01-10-1954

Số Ứng Viên Nhập Học: 188
Mãn Khóa: 01-05-1955

Chủ Tọa Lễ Mãn Khóa: Trung Tá Nguyễn Văn Thiệu
Số Sĩ Quan Tốt Nghiệp: 162

Tên Khóa: Phạm Công Quân
Thủ Khoa: Ngô Văn Phát

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 11
 -­‐
 Phạm
 Công
 Quân
 
 
 
 
 
 257

NGÀY NHẬP TRƯỜNG

Khóa 11 đã được dự trù khai giảng vào giữa năm 1954. Nhưng vì cuộc đàm phán
trước Hiệp Định Genève gây ra tình trạng hỗn loạn tại một số tỉnh Miền Bắc, nhứt là tại

Đệ Tam Quân Khu, nơi cung ứng đa số ứng viên cho Khóa 11. Thêm nữa, Đệ Tam Quân

Khu lại trong giai đoạn chuẩn bị di chuyển từ Hà Nội về Nha Trang, do đó không thể tập
trung ứng viên và tổ chức thi tuyển. Ngày khai giảng Khóa 11 vì thế đã phải trì hoãn

nhiều lần. Một vài ứng viên tự động trình diện Trường Võ Bị từ tháng 6 năm 1954,
nhưng phải chờ đợi đến ngày 01-10-1954, khóa mới chính thức khai giảng với 188 ứng

viên.

HAI VỊ CHỈ HUY TRƯỞNG
TRƯỜNG VÕ BỊ LIÊN QUÂN ĐÀ LẠT

Trong Thời Gian Khóa 11 Thụ Huấn

Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chuân Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu
Nguyên Trung Tá Chỉ Huy Trưởng (1954) Nguyên Trung Tá Chỉ Huy Trưởng (1955)

TỔ CHỨC

Khóa 11 được tổ chức thành 2 Đại Đội thuộc Tiểu Đoàn Sinh Viên Sĩ Quan
(SVSQ). Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Robert, về sau Thiếu Tá Trần Ngọc Châu thay
thế.

Đại Đội 1 do Đại Úy Nguyễn Thọ Lập chỉ huy, về sau Đại Úy Nguyễn Thành
Long thay thế; Trung Úy Khiếu Hữu Diêu, Đại Đội Phó.

258
 
 
 
 
 
 Khóa
 11
 -­‐
 Phạm
 Công
 Quân
 
 
 
 BẢN
 THẢO

Đại Đội 1 có 4 Trung Đội, 1, 2, 3 và 4 với các Trung Đội Trưởng, Thiếu Úy
Nguyễn Nghiệp Kiến, Thiếu Úy Quan Tấn Triệu, Thiếu Úy Lê Minh Đảo và Thiếu Úy
Nguyễn Khắc Vinh.

Đại Đội 2 do Trung Úy Nguyễn Bá Thìn tự Long chỉ huy; Trung Úy Lê Văn Bảy,
Đại Đội Phó.

Đại Đội 2 có 4 Trung Đội, 5, 6, 7, và 8 với các Trung Đội Trưởng, Thiếu Úy Hồ
Đắc Nguyên, sau Thiếu Úy Nguyễn Văn Thụy thay thế, Thiếu Úy Lê Văn Trang, sau
Thiếu Úy Phạm Thành Kiếm thay thế, Thiếu Úy Huỳnh Bửu Sơn và Thiếu Úy Phạm
Quang Mỹ.

Khóa 11 là khóa khởi sự áp dụng chương trình huấn luyện của Quân Đội Quốc
Gia Việt Nam (QĐQGVN) với mục đích đào tạo SVSQ thành các sĩ quan có khả năng
chuyên môn cao để phục vụ trong các binh chủng QĐQGVN đang trong giai đoạn bành
trướng, nhưng đồng thời cũng có đầy đủ kiến thức quân sự để chỉ huy các đơn vị tác
chiến trong khuôn khổ hành quân liên quân. Do đó chương trình huấn luyện được chia ra
làm 2 phần:

Phần 1. Huấn Luyện Quân Sự từ 01-10-1954 tới 25-04-1955
Trong thời gian này, SVSQ được huấn luyện để trở thành các Trung Đội Trưởng

Bộ Binh với những hiểu biết căn bản về chiến thuật, vũ khí, truyền tin, quân xa, công
binh, địa hình, v.v…

Phần 2. Huấn Luyện Chuyên Môn Binh Chủng từ 12-05-1955
162 SVSQ đạt điểm trung bình 12/20 trong phần huấn luyện Quân Sự được dự Lễ

Mãn Khóa theo nghi lễ truyền thống.
Sĩ Quan Thủ Khoa Ngô Văn Phát, thuộc Trung

Đội 8, Đại Diện Khóa nhận kiếm cung bắn 4 mũi tên đi
khắp 4 phương trời biểu tượng cho chí tang bồng hồ thỉ
của người trai thời loạn.

Các sĩ quan tốt nghiệp được mang cấp bậc Chuẩn
Úy kể từ ngày 01-05-1955. Hai mươi lăm (25) SVSQ
không đủ điểm trung bình mang cấp bậc Thượng Sĩ và 1
SVSQ không hoàn tất chương trình được trả về dân sự.
Trong số 162 sĩ quan tốt nghiệp và 25 hạ sĩ quan (HSQ)
không đủ điểm trung bình, có 37 người được trả về lực
lượng Giáo Phái, không tham dự huấn luyện chuyên môn
binh chủng. Như vậy chỉ có 137 Chuẩn Úy và 13 HSQ
tham dự huấn luyện Phần 2 Chuyên Môn của các binh
chủng như Công Binh, Pháo Binh, Quân Cụ, Quân Vận, Thủ Khoa Ngô Văn Phát

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 11
 -­‐
 Phạm
 Công
 Quân
 
 
 
 
 
 259

Thiết Giáp và Truyền Tin. Các trường chuyên môn này tập trung ở 4 địa điểm khác nhau:
Thủ Đức, Biên Hòa, Vũng Tàu và Phú Lợi. Tất cả đều thuộc Liên Trường Võ Khoa Thủ
Đức.

Thời gian thụ huấn tại các trường chuyên môn không đồng đều. Công Binh mãn
khóa trước nhứt, rời trường ngày 16-08-1955, trong khi Pháo Binh mãn khóa sau cùng
vào ngày 06-12-1955. Sở dĩ ngày hoàn tất chuyên môn không đồng đều vì có những binh
chủng cần sĩ quan cán bộ gấp để thay thế các sĩ quan người Pháp, hoặc vì nhu cầu yểm
trợ hành quân tiếp thu các vùng vừa giải phóng sau Hiệp Định Genève 20-07-1954.
Riêng Pháo Binh, việc huấn luyện kỹ càng hơn vì nhu cầu cung cấp hỏa lực yểm trợ sẽ
gia tăng để thay thế các đơn vị Pháo Binh và Không Quân Pháp hồi hương hoặc giải tán
trong khi Không Quân Việt Nam chưa đủ khả năng cung cấp các phi vụ yểm trợ tiền
tuyến.

Sau khi hoàn tất Phần 2, các tân sĩ quan và HSQ được bổ nhiệm tới các đơn vị
ngay. 137 Chuẩn Úy được mang cấp bậc Thiếu Úy, 13 người được mang cấp bậc từ
Thượng Sĩ Nhứt tới Chuẩn Úy kể từ 01-11-1955.

TÊN KHÓA

Khóa 11 được đặt tên là Phạm Công Quân để vinh danh vị Trung Úy Nhảy Dù
thuộc Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù (TĐ3ND) Việt Nam, đã tử trận tại Ban Hine Siu trên Chiến
Trường Hạ Lào. Trung Úy Phạm Công Quân, người niên trưởng thuộc Khóa 5 Hoàng
Diệu đã tham dự hầu hết các chiến trận lớn từ Bắc chí Nam và Thượng, Trung, Hạ Lào
như Na Sản, Đá Vôi Ninh Bình, HQ Carmarque, Atlante, An Khê, Cánh Đồng Chum,
Vùng Đá Vôi Trung Lào và sau cùng là Ban Hine Siu, Hạ Lào. Tại Ban Hine Siu,
TĐ3ND đã phải đơn phương đối đầu với gần một Sư Đoàn chánh quy Bắc Việt, đơn vị
từng bị tràn ngập rồi lại phản công giữ vững vị trí, gây tổn thất lớn cho địch và phá vỡ kế
hoạch công phá Căn Cứ Séno. Trung Úy Quân đã dũng cảm hy sinh ngày 09-01-1954 và
xác thân Niên Trưởng vẫn còn lưu nơi chiến địa Lào Quốc!!!

50 NĂM KỶ NIỆM NHẬP TRƯỜNG & KỶ YẾU CỦA KHÓA (1954 – 2004)

Ngày 07-08-2004, tại Nhà Hàng Seafood – Garden Grove (Nam California), các
anh em Khóa 11-PCQ từ khắp nơi trên thế giới về họp mặt điểm danh để biết ai còn ai
mất sau 50 năm xa rời trường Mẹ, và sau cuộc đổi đời nghiệt ngã tang thương.

Trong số 188 thanh niên nhập Khóa 11 ngày 01-10-1954 đến nay chỉ còn độ 65
người! Số còn lại đã về lòng đất Mẹ bằng hy sinh trên chiến trường, trong lao tù cộng
sản, trong hoàn cảnh đau yếu vì sự ngược đãi của chế độ bạo quyền Cộng Sản, trên biển
cả bao la khi vượt sóng tìm tự do. Và cũng có những anh hùng không chịu hàng giặc, đã
tự tử hoặc bị địch xử tử!

260
 
 
 
 
 
 Khóa
 11
 -­‐
 Phạm
 Công
 Quân
 
 
 
 BẢN
 THẢO

Dù đã xa rời Trường Mẹ cả nửa thế kỷ, khoảng thời gian xấp xỉ một đời người với
bao tang thương biến đổi, mà trong chúng ta những áng mây trắng ngàn năm trên Đỉnh
Lang-Biang vẫn còn bay lãng đãng, lối cỏ mòn dưới rừng thông vẫn thức ngủ trong hồn,
con dốc nhỏ Mimosa vẫn còn vàng trong kỷ niệm, và hơn thế nữa lời thề trong buổi nào
"Quỳ Xuống Các Người. Đứng Dậy Các Tân Sĩ Quan." vẫn rộn ràng trong tâm thức.

Từ những trăn trở, những ước mơ và những thôi thúc đó mà tất cả Cựu SVSQ
Khóa 11 đã cùng góp tài sức để hoàn thành cuốn Kỷ Yếu Khóa 11 - Phạm Công Quân.

Qua những hình ảnh đơn sơ góp nhặt, những dòng chữ khiêm tốn thô thiển trên
trang giấy, ta đã tìm thấy ta, một chàng trai chuyên cần trong Trường Mẹ, lãng mạn trong
tình yêu, oai hùng trong lửa đạn, chịu đựng trong lao tù, và giờ đây đang mang một nỗi
buồn xa xứ.

"Vọng khuya nghe tiếng ru hời
Viễn phương lòng vẫn u hoài niềm đau"

(Mạc Phương Đình)

Bên cạnh những hình ảnh thân yêu ấy, ta còn thấy cả các ông, các cụ bạn ta nữa.
Với Kỷ Yếu trên tay ta hãy làm "Elève de Semaine" điểm danh các bạn ta. Này tổng số
nhập học: 188 khóa sinh, và tốt nghiệp: 162 khóa sinh.

Vì nhu cầu thay thế Sĩ Quan Quân Đội Pháp trong tháng năm đó, nên tất cả Tân Sĩ
Quan Khóa 11 đều được phân phối đi học ngành chuyên môn, để rồi được bổ nhiệm tới
tất cả các đơn vị chuyên môn trên toàn lãnh thổ, nên Anh Em Khóa 11 được một ân huệ
là đi công tác ở góc trời nào cũng có bạn. Không gặp mấy anh ở các Căn Cứ Chuyển Vận
để lấy phương tiện di chuyển thì cũng gặp Công Binh đang hì hục ở ven đường ráp cầu
xây cống, hay ít ra cũng gặp bạn Pháo Binh cho ăn nhậu lại còn được đi ngắm rừng, tắm
suối. Đầu tiên cả khóa trừ một ít bạn bị rớt ngay sau giai đoạn 1 bị đưa về Bộ Binh, còn
toàn đi Binh Chủng. Sau này, có một số bạn chuyển sang:

• Không Quân Nguyễn Quốc Hưng (Phệ), Đèo Văn Đức…
• Bộ Binh Phạm Hữu Bình, Lai Văn Lộc, Hoàng Văn Thúy, Nguyễn Văn Quế,

Đèo Văn Sín, Nguyễn Tấn Ngộ…

• Thủy Quân Lục Chiến Nguyễn Ngọc Lít…
• Nhảy Dù Nguyễn Văn Ngàn, Trần Thanh Liêm, Nguyễn Hữu Trang, Trần

Bạch Ngọc...

• Lực Lượng Đặc Biệt Từ Hải Phượng, Lê Như Tú, Nguyễn Văn Lang, Trần
Đức Hy…

• Biệt Kích Phan Trọng Sinh…
• Hành Pháp Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng Bùi Thế Dung.
• Lập Pháp Thượng Nghị Sĩ Trần Tấn Toan.
• Tư Pháp Chánh Án Bành Nam Quang.
• Thể Thao. Đệ Nhất Anh Hùng (Vô Địch) Vòng Cộng Hoà 1959: Bến Hải- Cà

Mau - Sài Gòn 3.200 cây số, Nguyễn Văn Hòa.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 11
 -­‐
 Phạm
 Công
 Quân
 
 
 
 
 
 261

Trong Quân Đội, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Bộ Binh Trần Văn Thoan Pierre; Tùy
Viên Quân Lực tại Campuchia Nguyễn Công Yên; Phụ Tá Tùy Viên Quân Lực kiêm
nhiệm Trưởng Toán Liên Lạc Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH cạnh Bộ Tổng Tư Lệnh
Quân Đội Hoàng Gia Lào tại thủ đô Vientiane và cạnh Bộ Tư Lệnh Chiến Trường Hạ
Lào tại Savanakhet Phan Trọng Sinh.

Ngoài Hành Chánh, Tỉnh Trưởng Trần Văn Tỷ, Quận Trưởng Nguyễn Dương,
Phan Bá Các, Lai Văn Lộc, Nguyễn Tân Tiến, Nghị Viên Hội Đồng Tỉnh Phạm Văn
Tuấn, Trưởng Ty Cảnh Sát Tỉnh Chương Thiện Võ Văn Đường, Trưởng Ty Cảnh Sát
Giao Thông Công Lộ Sài Gòn Nguyễn Văn Đức, v.v.

Điểm danh các bạn còn đây, ta cũng không quên những người đã anh dũng đi vào
Quân Sử: Đào Xuân Choam, Trần Văn On, Trần Bạch Ngọc, Phạm Hữu Bình, Lê Như
Tú, Võ Văn Đường, Nguyễn Văn Đức, Đinh Khắc Hiếu… Những người đã về lòng Đất
Mẹ: Nguyễn Văn Ri, Phạm Văn Tuấn, Vũ Ngọc Đản, Nguyễn Hữu Trang, Lý Kim Vân,
Trần Văn Tỷ, Đặng Đình Giai, Nguyễn Văn Lang… Những người còn ở lại quê nhà:
Nguyễn Thành Triệu, Trang Luân, Dương Đức Việt, Nguyễn Văn Minh (Tây Lai),
Nguyễn Văn Minh (Đen), Nguyễn Thái Minh, Nguyễn Huy Tụng, Lâm Văn Sáu ... và
một số nhỏ còn lạc lõng trong cuộc đời để mà thương thương nhớ nhớ.

Kỷ Yếu, một nhịp cầu vĩ đại nối liền 4 Châu: Âu, Á, Mỹ, Úc để tạo một niềm cảm
thông, một vòng tay đoàn kết làm cho tình huynh đệ đồng khóa đã bền chặt lại thêm bền
chặt. Trân quý hơn nữa là đã có được một tập tài liệu để lại cho con em, trình bày những
hoàn cảnh đặc biệt đã một thời xảy ra trên đất nước thân yêu: Việt Nam.

1954 – 2004, dấu thời gian nhìn lại thật ngỡ ngàng. Nửa thế kỷ đã qua mà thấy
như mới ngày nào chúng ta không hẹn mà cùng nhau hội tụ tại Trường, chung một ý
nguyện: rèn luyện, học tập trong cương vị người chỉ huy, tham mưu, lãnh đạo tương lai
của quân đội; trong nhiệm vụ giữ lấy non sông, dựng lại đất nước, mà nửa mảnh quê
hương đã phải chia cắt nằm trong tay bọn quỷ đỏ.

Khoác chiến bào, với lời thề còn vang vọng nơi "Vũ Đình Trường," những cánh
chim bằng tung gió, bay đi vạn nẻo. Chúng ta, người thì ngày đêm quên ăn bỏ ngủ lo yểm
trợ tiền tuyến; người thì miệt mài đêm ngày giữ từng xóm làng, từng tấc đất, truy lùng
bọn cộng phỉ. Nhớ thuở hành quân, nhớ rừng xưa, có đêm đuổi địch, mưa lũ ngút ngàn, ta
ngồi ghìm súng chờ sáng để mai lại ra đi tiếp nối đoạn đường. Nhiều bạn ta đã khắc ghi
vinh quang trên những địa danh chiến sử, và đã có những chiến hữu ta để lại vô vàn
thương tiếc, với hào khí "Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân."

QUỐC NẠN 30-04-1975

• Trung Tá Trưởng Ty Cảnh Sát Giao Thông Công Lộ Sài Gòn Nguyễn Văn Đức đã
tự sát để giữ tròn khí tiết;

• Trung Tá Trưởng Ty Cảnh Sát Tỉnh Chương Thiện Võ Văn Đường chiến đấu đến
giờ phút cuối cùng, bị địch bắt đem xử tử.

262
 
 
 
 
 
 Khóa
 11
 -­‐
 Phạm
 Công
 Quân
 
 
 
 BẢN
 THẢO

Còn những bạn bè, kẻ may mắn ra đi lưu lạc trên mảnh đất tạm dung, người ở lại
phải lê gót xích xiềng trong gông cùm giặc cộng. Đoàn người lam lũ, ngày ngày lầm lũi
phá rừng, chặt tre đốn gỗ, sức mòn, tật bệnh, đã gục ngã với tủi hờn Quốc phá Gia vong,
và còn những Bạn Ta đã hiên ngang tuẫn tiết trước họng súng kẻ thù vì không chịu để
bọn phỉ đồ hành hạ xác thân.

Cơ trời gieo tang tóc, vận nước phải gian truân, dân tình điêu linh thống khổ, thì
chúng ta những kẻ tự nguyện đi giữ quê hương, đâu có nề quản gì chút nợ trong vòng
sinh tử.

Nơi đất khách, chúng ta cũng còn những đêm thao thức ngồi nhìn mưa chờ sáng,
những con thiên lý mã ngày nào, nay đã già nua mỏi mòn lực kiệt không còn kham nổi
đoạn đường dài. Nhưng tinh thần chúng ta vẫn mãi bừng sáng như Đuốc Thiêng hun đúc,
hướng dẫn, soi đường cho lớp sau nối tiếp cha anh đấu tranh loại bỏ cái chế độ cộng sản
độc tài buôn dân bán nước, xây dựng một chế độ Tự Do Dân Chủ, một chế độ hợp với
tình người, tình dân tộc mà cũng hợp với xu thế thời đại hiện nay tức là đem ánh sáng
bình minh chiếu rạng lại trên quê hương.

Năm 2004, Đàn Chim Lưu Vong gọi nhau về cùng họp mặt, mừng tủi ôn lại
chuyện 50 năm xưa nơi Trường Mẹ mà giờ đây kẻ khuất người còn!

Mộng vẫn còn xanh, đầu đã bạc
Ai đem thành bại luận anh hùng
Ngựa Hồ, Chim Việt, hồn ngơ ngác
Vận nước thôi đành lỗi kiếm cung

*
Vận nước thôi đành lỗi kiếm cung
Năm Mươi Năm, gọi bạn tương phùng
Về nhớ giang hà, nghiêng sóng rượu
Chiêu hồn Chiến Hữu biệt non sông!

(Nguyễn Tân Tiến)

Chắc chắn sẽ có một ngày, ngày N+1, là ngày mà toàn dân gần một thế kỷ qua đã
bị Cộng Phỉ đè nén đến tận cùng của vực thẳm khổ đau sẽ cùng một lúc vùng lên lật đổ
bạo quyền, quang phục Tổ Quốc, và tự giải phóng mình. Ngày mà toàn dân sẽ hát khúc
khải hoàn ca, vinh quang này là do sự đóng góp của những con tim khối óc tận tụy miệt
mài, bằng những bàn tay hy sinh, bằng những nỗ lực quên mình của toàn dân trong đó có
chúng ta. Hy vọng ngày khải hoàn ca đó, chúng ta sẽ có mặt tại quê nhà và tự hào rằng
chúng ta đã có đóng góp một phần nhỏ bé của mình để tạo nên ngày Đại Hội vinh quang
này và chúng ta sẽ hãnh diện nói to lên rằng chúng ta là những cựu SVSQ Trường Võ Bị
Liên Quân Đà Lạt Khóa 11 - Phạm Công Quân đã hoàn thành bổn phận đối với Tổ Quốc
và Dân Tộc theo đúng lời thề cách nay 50 năm tại Vũ Đình Trường

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 11
 -­‐
 Phạm
 Công
 Quân
 
 
 
 
 
 263

NÀNG DÂU VÕ BỊ

Viết Tiểu Sử Khóa 11, mà quên không vinh danh các Chị, những người vợ mà
chúng tôi thương yêu quý gọi là Nàng Dâu Võ Bị là một điều thiếu sót. Vì khi nói đến hai
chữ "Làm Dâu," người ta liền nghĩ ngay đến hai đức tính cao quý là Nhẫn Nhục và Âm
Thầm Chịu Đựng. Nhứt là sau cuộc đổi đời nghiệt ngã, chồng bị giam cầm trong các trại
lao động khổ sai không có ngày về, các Chị là những người đàn bà có những mảnh đời
khổ đau, rách nát và bất hạnh nhất! Tương lai các Chị bị nón tai bèo che khuất. Nhưng
với một lòng tự tin, một quyết tâm tự thắng, mặc dù với đôi bàn tay mềm mại, đôi chân
nhỏ bé, các Chị hụt hẫng bắt đầu bước vào một xã hội mới, Xã Hội Chủ Nghĩa! Các Chị
làm đủ mọi ngành nghề, kể cả buôn gánh bán bưng để có tiền nuôi đàn con dại và lặn lội
đi thăm nuôi chồng bị tù trong các trại tập trung ở khắp mọi miền đất nước. Nhưng đám
nón cối, dép râu có để các Chị yên đâu, nay nó kêu lên hăm dọa cho đi vùng kinh tế mới,
mai nó gọi lên khuấy nhiễu đủ điều. Nhưng các Chị vẫn tỉnh bơ, chó sủa mặc chó, đường
ta, ta cứ đi. Một số Chị đã liều mạng sống, dẫn con vượt biển mong xây dựng tương lai
cho con ở một nước tự do để chờ người chồng không án trở về đoàn tụ với gia đình hầu
tiếp tục con đường đấu tranh còn dang dở… Viết tới đây, tôi nhớ đến câu ca dao Việt
Nam:

Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non…

Các Chị còn hơn con cò nhiều, vì sao? Vì các Chị với lòng dạ sắt son đã vượt qua bao
nhiêu dặm sơn khê, trèo đồi lội suối gánh thức ăn đi thăm nuôi chồng nhưng các Chị
không bao giờ than ngắn thở dài, bật thành tiếng khóc nỉ non như con cò.

HOAN NGHINH CÁC NÀNG DÂU VÕ BỊ

˜ ™

264
 
 
 
 
 
 Khóa
 11
 -­‐
 Phạm
 Công
 Quân
 
 
 
 BẢN
 THẢO

Vài hình ảnh thời SVSQ
BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 11
 -­‐
 Phạm
 Công
 Quân
 
 
 
 
 
 265

DANH SÁCH
KHÓA SINH NHẬP HỌC – KHÓA 11

Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt

001. Chử Nam Anh 035. Bùi Thế Dung 070. Lê Văn Khôi
002. Huỳnh Văn Ba 036. Bùi Quang Đài 071. Lâm Mộc Khôn
003. Nguyễn Văn Ba 037. Vũ Đạm 072. Đỗ Trọng Kim
004. Lê Đình Bá 038. Vũ Ngọc Đản 073. Nguyễn Ky
005. Nguyễn Đức Bảo 039. Lê Tấn Đạt 074. Võ Văn Lai
006. Nguyễn Văn Bảo 040. Nguyễn Tấn Đạt 075. Nguyễn Văn Lang
007. Nguyễn Văn Bé 041. Đoàn Văn Đính 076. Trần Thanh Liêm
008. Trịnh Văn Bé 042. Đèo Văn Đức 077. Trần Văn Liễu
009. Châu Văn Bích 043. Nguyễn Văn Đức 078. Lưu Trọng Linh
010. Nguyễn Hữu Bình 044. Nguyễn Văn Đức 079. Nguyễn Trọng Lít
011. Phạm Hữu Bình 045. Võ Ngọc Đường 080. Lai Văn Lộc
012. Trầm Bửu 046. Đặng Đình Giai 081. Lê Quang Lộc
047. Hứa Văn Giang 082. Nguyễn Phước Lộc
013. Phan Bá Các 048. Nguyễn Địch Hải 083. Nguyễn Văn Lời
014. Nguyễn Ngọc Cẩn 049. Trần Văn Hải
050. Khổng Năng Hạnh 084. Trang Luân
015. Lê Xuân Canh 051. Đinh Khắc Hiếu 085. Hoàng Quốc Lữ
016. Hồ Đăng Cảnh 052. Võ Văn Hiếu 086. Tạ Quang Lượt
017. Gip A Cầu 053. Nguyễn Công Hòa 087. Phạm Văn Lưu
018. Võ Văn Chà 054. Nguyễn Văn Hòa 088. Đinh Xuân Mai
019. Nguyễn Chất 089. Trần Văn Mão
020. Đoàn Hồng Châu 055. Bùi Duy Hoàng 090. Đặng Thế Minh
021. Hồ Ngọc Châu 055. Phan Xuân Hồ 091. Đỗ Văn Minh
022. Châu Văn Chinh 057. Trần Đức Huân 092. Nguyễn Văn Minh
023. Lê Gia Chỉnh 058. Nguyễn Văn Huê 093. Nguyễn Văn Minh
024. Đào Xuân Choam 059. Nguyễn Văn Huệ 094. Nguyễn Thái Minh
025. Nguyễn Ngọc Chúc 060. Phạm Văn Huệ 095. Trần Quang Minh
026. Đỗ Duy Chương 061. Nguyễn Văn Huỳnh 096. Mai Văn Mùi
027. Nguyễn Ngọc Chương 062. Nguyễn Quốc Hưng
028. Lê Hồng Danh 063. Trần Đức Hy 097. Hoàng Nam
029. Từ Văn Diện 064. Nguyễn Văn Ít 098. Đặng Ngọc Nam
065. Phạm Văn Khách 099. Nguyễn Văn Ngàn
030. Phan Anh Dõng 066. Bùi Đức Khang 100. Tăng Văn Ngàn
031. Đỗ Xuân Dung 067. Nguyễn Văn Khang 101. Dương Hữu Nghĩa
032. Trần Văn Duệ 102. Bùi Thọ Ngọc
033. Trần Văn Dư 068. Yn Chenh Khieng 103. Trần Bạch Ngọc
034. Nguyễn Dương 069. Hoàng Văn Khôi 104. Trần Hữu Ngọc

266
 
 
 
 
 
 Khóa
 11
 -­‐
 Phạm
 Công
 Quân
 
 
 
 BẢN
 THẢO

105. Nguyễn Tấn Ngộ 133. Tạ Kim Sanh 161. Đèo Văn Tỉnh
106. Trương Minh Ngô 134. Trần Trọng Sanh 162. Trần Tấn Toan
107. Đặng Xuân Nồng 135. Lâm Văn sáu 163. Nguyễn Văn Toàn
108. Trần Văn On 136. Đèo Văn Sín 164. Trương Thanh Tòng
119. Ngô Văn Phát 137. Phan Trọng Sinh
110. Lầu Chí Phấn 138. Đèo Văn Sơn 165. Se Kiu Tô
111. Đặng Mạnh Phi 139. Nguyễn Anh Sơn 166. Nguyễn Văn Tốt
112. Lê Thái Phỉ 140. Nguyễn Văn Sơn 167. Huỳnh văn Trác
141. Huỳnh Văn Tám 168. Nguyễn Hữu Trang
113. Mong Khai Phu 142. Đồng Sĩ Tấn 169. Nguyễn Thành Triệu
114. Nguyễn Hữu Phú 143. Nguyễn Đăng Tấn 170. Nguyễn Văn Triệu
115. Mai Đình Phương 171. Lưu Đức Trinh
116. Lê Đức Phượng 144. Phan Duy Thanh 172. Lê Tử Trình
117. Từ Hải Phượng 145. Tạ Văn Thành 173. Nguyễn Trí Trung
146. Võ Ngọc Thành 174. Lê Như Tú
118. Slen Slau Phy 147. Nguyễn Hữu Thăng 175. Phạm Văn Tuấn
119. Vòng Siu Phý 148. Nguyễn Văn Thăng 176. Cao Tuấn Tùng
149. Lê Văn Thiết 177. Trần Xuân Tùng
120. Bành Nam Quang 150. Lê Viết Thiếp 178. Nguyễn Huy Tụng
121. Huỳnh Nhật Quang 151. Bùi Đức Thiệu 179. Vy Văn Ty
122. Tạ Huy Quang 152. Hoa Hải Thọ 180. Trần Văn Tỷ
123. Nguyễn Văn Quế 153. Trần Văn Thoan 181. Lý Kim Vân
124. Trương Đình Quý 154. Phạm Thông
125. Trần Ngọc Quỳnh 155. Phạm Bá Thuận 182. Lê Kim Vâng
126. Thái Văn Rô 156. Nguyễn Văn Thục 183. Dương Đức Việt
127. Nguyễn Văn Ry 157. Hoàng Văn Thúy 184. Nguyễn Hữu Vượng
128. Nguyễn Văn Sâm 158. Lý Xuân Thượng 185. Nguyễn Văn Vượng
129. Hồ Đăng Sang 159. Trương Văn Ti 186. Đặng Văn Xước
160. Nguyễn Tân Tiến 187. Nguyễn Công Yên
130. Tchenh Phát Sáng

131. Vòng Phát Sáng
132. Đoàn Văn Sanh

Biên Soạn: Thủ Khoa Ngô Văn Phát và các Bạn Khóa 11

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 11
 -­‐
 Phạm
 Công
 Quân
 
 
 
 
 
 267

KHÓA 12 - CỘNG HÒA

TRƯỜNG VÕ BỊ LIÊN QUÂN ĐÀ LẠT

SƠ LƯỢC

Nhập Trường: 24-10-1955
Số Ứng Viên Nhập Trường: 186

Mãn Khóa: 02-12-1956
Chủ Tọa Lễ Mãn Khóa: Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Số Sĩ Quan Tốt Nghiệp: 147

Tên Khóa: Cộng Hòa
Thủ Khoa: Phạm Phùng

HOÀN CẢNH LỊCH SỬ

Khóa 12 Sinh Viên Sĩ Quan Hiện Dịch, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoa được khai
giảng và mãn khóa vào một thời kỳ sôi động nhất với nhiều biến cố lịch sử quan trọng về
xã hội, chính trị, quân sự tại Việt Nam.

Hiệp Định Genève được ký kết ngày 20 tháng 7 năm 1954 chia đôi Việt Nam
thành hai miền Nam Bắc. Mỗi bên đều tiến hành những biện pháp cải cách, chỉnh đốn
mọi mặt một cách gấp rút để củng cố nội bộ, xây dựng lực lượng quân sự cho một cuộc
đụng độ mới đẫm máu mà ai cũng tin rằng thế nào cũng xảy ra trong tương lai gần. Tại
miền Nam ngay từ đầu năm 1955, chính phủ Ngô Đình Diệm đã tích cực và mau chóng
cải tổ mạnh và rộng lớn hệ thống hành chánh, chính trị, quân sự. Quân đội chính quy
được tổ chức lại mang tên gọi Quân Đội Quốc Gia Việt Nam (QĐQGVN) - với quân số
150.000 người.

Khuynh Hướng Tòng Quân
Tháng 8 năm 1955, Bộ Quốc Phòng ra thông cáo mở kỳ thi tuyển sinh viên sĩ quan

(SVSQ) cho Khoá 12 Hiện Dịch Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. Kỳ thi tuyển diễn ra
sôi nổi trên toàn miền Nam với số người dự thi đông đảo. Riêng tại Đệ Nhất Quân Khu
gồm các tỉnh Nam Phần và Sài Gòn - Chợ Lớn, có trên 500 thí sinh cho 110 khóa sinh dự
tuyển. Ngày 5 tháng 10 năm 1955, 110 thanh niên thuộc Đệ Nhất Quân Khu trúng tuyển

268
 
 
 
 
 
 Khóa
 12
 -­‐
 Cộng
 Hòa
 
 
 BẢN
 THẢO

tập trung tại ga xe lửa Sài Gòn lên Đà Lạt trình diện. Một tuần sau, 22 ứng viên từ Huế và
Đà Nẵng, 10 ứng viên từ Nha Trang và 4 người từ Đà Lạt trình diện nhập học.

Trong chiến tranh chống Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế, chỗ đứng của thanh niên
phải là quân đội, vì vậy, đông đảo thanh niên xung phong gia nhập Trường Võ Bị Liên
Quân khi còn ở lứa tuổi 18, 19, 20… để thi hành nhiệm vụ Bảo Quốc, An Dân.

Khoá 12 và Khai Sinh Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa
Trong lúc cả nước sôi nổi chuẩn bị cho cuộc Trưng Cầu Dân Ý ngày 23/10/1955

để dân chúng chọn lựa người lãnh đạo quốc gia giữa Bảo Đại và Ngô Đình Diệm, SVSQ
Khóa 12 cùng toàn thể quân nhân trường Võ Bị tích cực tham gia vận động cuộc trưng
cầu dân ý như tổ chức văn nghệ, hô hào dân chúng đi bỏ phiếu đông đảo, bảo vệ thùng
phiếu v.v…

Ngày 23/10/1956, chính quyền tuyên bố "Ngô Đình Diệm thắng cử." Một ngày
sau, thứ hai 24/10/1955, SVSQ Khóa 12 làm lễ khai giảng. Hai ngày sau nữa, đương kim
Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập quốc gia Việt Nam Cộng Hòa và nhậm
chức Tổng Thống. Ngày 26/10/1956 đánh dấu ngày ra đời của nền Đệ Nhất Việt Nam
Cộng Hòa.

Từ đó, bánh xe lịch sử nhỏ bé Khóa 12 khởi sự quay nhanh dần. Ngày 15/10/1955,
có 153 khóa sinh Khóa 12 ký khế ước đầu quân mà đa số là thanh niên dân chính cùng
với 20 quân nhân và 3 thiếu sinh quân đã mãn khóa học ở trường Thiếu Sinh Quân của
QĐQGVN. Cả hai nhóm này cũng đã trúng tuyển kỳ thi nhập học Khóa 12, không có ưu
tiên hay đặc quyền. Ngoài ra, Trường còn nhận 10 sĩ quan thuộc Lực Lượng Giáo Phái
Nguyễn Trung Trực theo học Khóa 12 Hiện Dịch. Khi ra trường, họ được đồng hóa cấp
bậc thiếu úy và phục vụ Quân Đội QGVN.

DOANH TRẠI

Như nhiều khóa trước, SVSQ Khóa 12 ở 3 dẫy nhà gỗ nhưng vững chãi, ấm áp và
sạch sẽ. Toàn bộ doanh trại Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt (TVBLQĐL) và các cơ sở
thuộc quyền, nằm trên thửa đất tư của gia đình Pháp kiều Farraut, bị quân đội Nhật trưng
dụng làm doanh trại cho một đơn vị thiết giáp quân đội Pháp và kế tiếp là QĐQGVN tiếp
tục sử dụng nơi này làm cơ sở ăn ở, huấn luyện cho SVSQ.

Khi các Khóa Sinh Khóa 12 trình diện, thì các tân Thiếu Úy K11 đã ra đơn vị
chiến đấu, chỉ còn một Khoá Cấp Tốc Trung Đội Trưởng (viết tắt tiếng Pháp là FACS)
đang chờ lễ mãn khóa. Ít ngày sau, Khoá Sinh của Khoá này cũng mãn khóa với cấp bậc
chuẩn úy hiện dịch và được trả về đơn vị gốc. Gần 20 ngày trước khi khai giảng, các
Khóa Sinh Khóa 12 phải đi cổ động Trưng Cầu Dân Ý và làm sạch sẽ doanh trại, kể cả
việc rửa sạch những chữ và hình trên các bàn học.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 12
 -­‐
 Cộng
 Hòa
 
 
 
 
 
 269

DIỄN TIẾN KHÓA HỌC

Khóa sinh Khóa 12 nhập ngũ giữa lúc cục diện chính trị đang thay đổi mạnh.
Khung cảnh sinh hoạt ngoài xã hội và trong quân ngũ còn đầy rẫy những bất lợi cho công
cuộc cải cách quân sự một cách triệt để.

SVSQ Khóa 12 được hưởng lương và các quyền lợi của một trung sĩ hiện dịch từ
ngày nhập học. Học xong giai đoạn 2, hơn một năm sau ngày khai giảng, SVSQ được đối
xử như một chuẩn úy được phép mặc thường phục và tự do ra vào doanh trại trong giờ
nghỉ. Một SVSQ phải ra đơn vị vì nhu cầu quân vụ, được mang cấp bậc chuẩn úy hiện
dịch.

ĐIỀU KHOẢN ĐẶC BIỆT ÁP DỤNG CHO KHÓA 12

Rời Bỏ Khóa Học
Một SVSQ rời bỏ Khóa 12 sau khi thi và đạt được đủ điểm đậu giai đoạn 1 của

chương trình huấn luyện mà bị thuyên chuyển ra khỏi khóa học vì nhu cầu công vụ hay lý
do kỷ luật nhẹ của quân đội, nhưng không vì lý do phạm tội hình sự, sẽ được xem như đã
thi hành xong thời hạn 2 năm nghĩa vụ quân sự cuỡng bách.

Tình Trạng Hôn Nhân
Như từ Khoá 1 đến Khóa 11 (sau này còn tiếp tục đến Khóa 14), thí sinh ứng

tuyển đã có vợ con vẫn được nhập học. Trong khi thụ huấn, SVSQ được phép kết hôn
theo quyết định của chỉ huy trưởng, sau khoảng một tháng chờ đợi điều tra lý lịch cô dâu.
Nếu là sĩ quan, thời gian điều tra vào những năm 1950-58 có thể kéo dài từ 6 tháng đến 2
năm, hoặc có khi đến vô hạn nếu cảnh sát, an ninh quân đội bác đơn vì những lý do như
hoạt động cho Cộng Sản, mất phẩm giá về tiết hạnh, hành nghề bị xã hội khinh rẻ, cấm
đoán, trình độ văn hoá và đạo đức quá thấp kém gây trở ngại khó khăn cho người chồng
trong quân vụ.

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN QUÂN SỰ

Phần huấn luyện Quân Sự từ căn bản chiến đấu lên cấp tiểu đội trưởng, trung đội
trưởng và đại đội trưởng Bộ Binh. Riêng môn Vũ Khí, súng trường Garant M-1 chiếm
140 giờ kể cả 42 giờ tập bắn. Các môn Binh Chủng và Kỹ Thuật Quân Sự được nâng lên
trình độ cao mà theo quan điểm lãnh đạo quân sự lúc ấy, người sĩ quan tốt nghiệp Trường
Võ Bị phải có khả năng hiểu biết căn bản liên quân.

v Thiết Giáp: SVSQ được huấn luyện thực tập bắn đại bác 75mm nòng ngắn, đại bác
37mm và đại liên 50 trên xe thám thính AM-8, xe bán xích (half-track), chiến xa M-41,
các bài tập chống phục kích, bãi mìn, hộ tống đoàn xe, tấn công nhị thức (kết hợp Bộ
Binh và thiết giáp), trì hoãn chiến và rút lui, mở đường và giữ đường, thực tập tuần tiễu
trên tuyến đường Đà Lạt, Fimnom, Lạc Lâm, Thạnh Hòa, Trại Mát, Dran…

270
 
 
 
 
 
 Khóa
 12
 -­‐
 Cộng
 Hòa
 
 
 BẢN
 THẢO

v Pháo Binh: Chương trình tiếp nối theo các lớp súng cối 81 ly, như sửa soạn đạn
dược, tiền sát viên, đặt súng, gióng hướng súng, sử dụng máy nhắm M-2, điều chỉnh các
loại, lập hỏa đồ yểm trợ Bộ Binh, công việc đài tác xạ, hoạ đồ phòng thủ.

Hai khẩu đội 105mm của Tiểu Đoàn 25 Pháo Binh được tăng phái cho nhà trường
để SVSQ thực tập pháo binh.

v Công Binh: Phần lý thuyết sang phần thực hành nặng nề với các đề tài về chất nổ,
phá hủy, xây cất, sức bền vật liệu, thực tập lập công sự, pháo đài, hầm trú ẩn, bãi mìn và
hào lũy chống chiến xa, xây dựng đường xá chiến thuật, dựng cầu phao bằng xuồng gỗ
M-2, ráp cầu ghép Bailey, cầu phao 18 tấn Treadway. Đại cương về các biện pháp phòng
thủ thụ động chống vũ khí hoá học, phóng xạ, vi trùng, vệ sinh cá nhân, phòng bệnh.

v Truyền Tin: Thực tập cho SVSQ các kiến thức và thực hành các loại máy truyền
tin mới như AN/PRC-6, AN/PR-10, AN/GRC-9, thủ tục và quy luật bảo mật mới, khóa
ám danh đàm thoại, các kỹ thuật căn bản về viễn thông, sóng điện từ, kiểm thính.

v Quân Xa: Huấn luyện các bài học về máy xe hơi trung cấp và sửa chữa bảo trì cơ
giới cấp 1 và 2 để giúp SVSQ làm quen với phương tiện vận chuyển hữu hiệu và an toàn.

CHƯƠNG TRÌNH VĂN HÓA

Khóa 12 là khóa đầu tiên có chương trình giáo dục văn hoá cho SVSQ, gồm các
môn Anh Văn, Toán, Hình Học, Động Lực Học, Sử, Địa, trình độ lớp 12 với một số đề
tài tổng quát liên quan chặt chẽ với kiến thức và kỹ thuật quân sự. Nhà trường chưa có
văn hoá vụ nên chương trình do các giáo sư từ Sài Gòn, Nha Trang và Đà Lạt đến dạy, và
thảo luận với nhau để xếp đặt đề tài và thời khóa biểu.

Giáo sư văn hóa gồm 7 vị, nổi bật nhất là vị giáo sư Anh Ngữ, Trung Úy Đồng
Hóa Hà Văn Anh, thân mẫu là người Anh. Vị giáo sư khác được SVSQ dành cho nhiều
cảm tình là nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng dậy Sử Địa Quân Sự, tác giả ca khúc Mùa Thi, nổi
tiếng vào thập niên 1950.

Chương trình văn hóa bao gồm các môn học với một số đề tài, trình độ trung bình
nhằm ôn lại những phần chọn lọc của lớp 12 ban Toán. Nhờ đó sau khi ra trường, vài ba
chục SVSQ trong khóa lấy được bằng Tú Tài 2, một số ít hơn đã lấy được văn bằng đại
học. Dù kết quả giới hạn, nhưng chương trình văn hóa này đã đóng vai trò tiên phong
trong đường lối mới đào tạo sĩ quan Quân Lực VNCH.

VĂN NGHỆ - THỂ THAO

Chương trình huấn luyện quân sự, văn hóa khá nặng nề, nên các SVSQ Khóa12
không có đủ thời gian để tổ chức, tham dự các sinh hoạt văn nghệ, ca nhạc, thể dục và thể
thao. Đây là một thiệt thòi lớn của Khóa.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 12
 -­‐
 Cộng
 Hòa
 
 
 
 
 
 271

TỔ CHỨC

Khi Khóa 12 nhập học thì những người Pháp cuối cùng giữ những chức vụ trong
chính quyền và Quân Đội Quốc Gia đã về Pháp. Vì vậy, Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt
hoàn toàn do các quân nhân Việt Nam điều hành.

Chỉ Huy Trưởng là Trung Tá Nguyễn Văn Thiệu, Chỉ Huy Phó là Thiếu Tá Nguyễn
Văn Bích cùng với Bộ Tham Mưu Quân Đội Quốc Gia Việt Nam phụ trách huấn luyện
chiến thuật, vũ khí, địa hình, pháo binh, công binh, truyền tin, quân cụ, quân nhu, quân
vận và quân xa.

Tiểu Đoàn SVSQ, sau đổi thành Liên Đoàn SVSQ khi Khóa 13 khai giảng.
Liên Đoàn Truởng là Thiếu Tá Đỗ Ngọc Nhận.
Liên Đoàn SVSQ có 5 đại đội SVSQ:

- Đại Đội 1, 2, và 3 gồm các SVSQ Khóa 13.
- Đại Đội 4 và 5 gồm các SVSQ Khóa 12.
Mỗi đại đội có 4 trung đội:
- Trung Đội 1 đến 12 thuộc Khóa 13.
- Trung Đội 13 đến 20 thuộc Khóa 12.
Các Đại Đội Trưởng:
- ĐĐ 4, Đại Úy Quách Huỳnh Hà
- ĐĐ 5, Trung Úy Nguyễn Văn Oánh
Các Trung Đội Trưởng:
- TrĐ 13, Trung Úy Bùi Thanh Thủy
- TrĐ 14, Trung Úy Trần Mộng Di
- TrĐ 15, Trung Úy Phạm Thành Kiếm
- TrĐ 16, Trung Úy Huỳnh Bửu Sơn;
- TrĐ 17, Trung Uý Hà Ngọc Phú;
- TrĐ 18, 2 Trung Úy liên tiếp: Nguyễn Phụng và Nguyễn Văn Phúc;
- TrĐ 19, Trung Úy Tăng Tư tự Sao;
- TrĐ 20, 3 Trung Úy liên tiếp: Nguyễn Văn Ngọc, Lê Văn Khiêm và Bùi Văn

Hạp.

Các Khoa Huấn Luyện Quân Sự
Các Khoa Quân Sự được các sĩ quan huấn luyện viên (HLV) phụ trách. Những

năm tháng đầu tiên của một quân đội vừa được cải tổ sâu rộng khiến các HLV gặp nhiều
khó khăn về đề tài, tài liệu, sách vở, phương pháp mới. Tuy thế, các HLV Việt Nam đã
tận lực vượt qua nhiều khó khăn để các SVSQ đạt kết quả mà nhà Trường mong muốn.
Các Cựu SVSQ K12 ghi nhớ mãi mãi những sự giúp đỡ tận tình này, nhất là các HLV
Trung Úy Đàm (Truyền Tin), Thiếu Úy Trình (Địa Hình), Đại Úy Thục (Vũ Khí), Trung
Úy Bảo (Vũ Khí), Trung Úy Trịnh Hùng Anh (Thể Dục Thể Thao), Trung Úy Đức (Quân

Xa).

272
 
 
 
 
 
 Khóa
 12
 -­‐
 Cộng
 Hòa
 
 
 BẢN
 THẢO

Phái Bộ Mỹ
Năm 1955, Quân Đội Quốc Gia được cải tổ sâu rộng. Trường Võ Bị Liên Quân Đà

Lạt thay đổi theo đường lối huấn luyện quân sự của Mỹ. Trước đó, bên cạnh Bộ Chỉ Huy
có phái bộ quân huấn Việt-Pháp-Mỹ (TRIM). Đầu năm 1956, phái bộ này giải thể và
được thay thế bằng toán huấn luyện binh chủng tác chiến (CATO) của Mỹ, thuộc phái bộ
viện trợ quân sự MAAG-VN. Có 10 sĩ quan và hạ sĩ quan Mỹ làm việc bên cạnh Bộ Chỉ
Huy của Trường.

CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÓA 12

Nhìn chung Khoá 12 cũng như các khóa khác của Trường, nhưng vì nhu cầu quân
sự và tình hình quốc gia vào thời điểm đó, nên Khóa 12 cũng có những nét đặc biệt:

v Thời gian thụ huấn lâu hơn các khóa trước đó (15 tháng tại Trường VBLQ và 9
tháng tu nghiệp tại Mỹ).

v Khóa đầu tiên hoàn toàn dùng tiếng Việt trong các môn học.
v Khóa đầu tiên sử dụng lễ phục theo kiểu riêng của SVSQ trường Võ Bị. Phù hiệu

mũ có giá trị ý nghĩa, mỹ thuật còn dùng đến ngày nay.
v Hệ Thống Tự Chỉ Huy hình thành kể từ Khóa 12.
v Cùng với các đại đơn vị và quân trường tham gia nghiên cứu và áp dụng cơ bản

thao diễn cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Kế Hoạch Huấn Luyện.
Theo dự định, SVSQ Khóa 12 sẽ được huấn luyện đến quá nửa năm 1957 (khoảng

22 tháng) mới mãn Khóa. Nhưng vì có quyết định của chính Tổng Thống Ngô Đình
Diệm nên SVSQ Khóa 12 đã được rút ngắn thời gian học giai đoạn 3, mãn khóa sớm vào
tháng 12/1956 để du học tại Hoa Kỳ, giai đoạn tu nghiệp của Khóa.

Khung Cảnh Chính Trị
Khi Khóa 12 khai giảng, các hoạt động chính trị trong nước bùng lên một cách

mạnh mẽ. Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia và Đảng Cần Lao Nhân Vị của ông Ngô
Đình Nhu mở rộng. Nhiều SVSQ được lôi kéo vào Đảng này, trái ý Tổng Thống Diệm.
Trong một lần đến thăm trường, Tổng Thống Diệm đã gằn giọng, nghiêm mặt nói:
"không cho làm chính trị trong hàng ngũ SVSQ."

Không khí cách mạng lúc ấy cũng có cái lợi cho tác phong kỷ luật của SVSQ,
không được vào các địa điểm cấm.

Nguyên Tắc Cho Điểm Hạnh Kiểm "Quân Phân"
Được áp dụng cho đến Khóa 14. Mỗi Trung Đội SVSQ được quy cho một tổng số

điểm nhất định, điểm trung bình cá nhân (12/20) nhân với quân số của trung đội. Sĩ quan
trung đội trưởng có toàn quyền phê điểm SVSQ thuộc quyền, nhưng không được vượt
quá tổng số điểm dành cho trung đội mình. Nếu tăng điểm cho một SVSQ 1 điểm (13) thì

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 12
 -­‐
 Cộng
 Hòa
 
 
 
 
 
 273

phải bớt của một SVSQ khác một điểm (còn 11). Nguyên tắc này không công bằng và dễ
bị lạm dụng, gây hậu quả xấu.

Ác Mộng "Thời Gian"
Thời khóa biểu khóa học khá chặt chẽ, mỗi ngày SVSQ phải học 8 giờ chia ra 2

buổi. Những bài học chiến thuật ban đêm được tiến hành từ khoảng 7 giờ 30 chiều đến 9
giờ 30 khuya, có khi đến 10 giờ đêm, kể cả mùa mưa. Sáng hôm sau được nghỉ bù 2 giờ.
Mỗi tuần có một hoặc hai buổi học đêm. SVSQ lại còn phải đi gác đêm. Mọi SVSQ đều
quá mệt mỏi. Mới 3 tháng đầu tiên, đã có 18 SVSQ bị thương hàn phải nằm điều trị từ 1
đến 2 tuần ở Quân Y Viện Catroux của quân đội Pháp. Thấy số SVSQ bị bịnh lên cao,
Nha Quân Y của Bộ Quốc Phòng lập tức cử đoàn thanh tra lên Đà Lạt xem xét và đệ trình
đề nghị. Sau đó, Bộ Quốc Phòng quyết định tăng tiền ăn để nâng cao dinh dưỡng mỗi bữa
ăn cho SVSQ, mỗi tuần SVSQ được ăn một bữa cơm Tây hay cơm Tàu. Giờ học không
thể giảm nhưng cho kéo dài giờ nghỉ buổi trưa từ 1 giờ 30 phút lên 2 giờ.

Mỗi SVSQ phải đi gác một hoặc hai đêm trong tuần, mỗi đêm 4 tiếng. Các binh sĩ
Đại Đội Sự Vụ và hạ sĩ quan lớp truyền tin phụ trách phần còn lại. Sau 4 tiếng gác trở về
phòng, ngủ lại rất khó khăn, do đó đến giờ học nhiều SVSQ ngủ gật. Mãi đến tháng 7
năm 1956, Khóa 13, vào trường tháng 4/1956, xong giai đoạn sơ khởi, Khóa 12 bàn giao
trách nhiệm canh gác lại cho Khóa 13.

Khóa học chia làm 3 giai đọan:
- Giai Đoạn 1 học căn bản quân sự để làm một binh sĩ.
- Giai Đoạn 2 học làm tiểu đội trưởng, trung đội trưởng Bộ Binh.
- Giai đọan 3 huấn luyện chức vụ đại đội trưởng, tham mưu tiểu đoàn.
SVSQ hai Khóa 12 và 13 diễn hành mừng ngày Song Thất (7/7), kỷ niệm 2 năm
Tổng Thống Ngô Đình Diệm về nuớc chấp chánh. Đó là cuộc diễn hành giới thiệu
Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. Sau đó, 2 khóa lại dẫn đầu cuộc diễn binh lớn tại
đường Trần Hưng Đạo, Sài Gòn vào ngày Quốc Khánh 26 tháng 10. Vào dịp này, SVSQ
Khóa 12 còn được đi thăm viếng để học hỏi về kinh tế nông nghiệp tại khu định cư Cái
Sắn, thăm dân chúng Rạch Giá, Bộ Tư Lệnh Quân Khu 5 tại Cần Thơ, Hải Quân Công
Xưởng, Phi Đoàn Vận Tải ở Phi Trường Tân Sơn Nhứt, Bộ Tổng Tham Mưu, Trường
Đại Học Quân Sự. Các đơn vị, cơ quan cùng dân chúng, thanh thiếu niên đều đón tiếp các
SVSQ một cách niềm nở, ân cần. Tại các đô thị, SVSQ Khóa 12 tham gia các trận đấu
thể thao với các đội bóng địa phương, đóng góp các tiết mục văn nghệ với các cơ quan
chủ nhà, nhưng không thành công vì thiếu thời giờ tập luyện. Trung Tá Chỉ Huy Trưởng
nói các chuyến du hành quan sát này cũng có mục đích giới thiệu Trường Võ Bị và các
SVSQ với dân chúng nhất là giới trẻ để thu hút nhân tài gia nhập Trường Võ Bị.

Kế Hoạch Huấn Luyện Rộng Lớn
Theo tin đồn vào cuối năm 1955, SVSQ Khóa 12 sẽ được du học Pháp sau khi

mãn khóa. Đến khi khai giảng, Khóa 12 lại có tin SVSQ sẽ du học Phi Luật Tân.
Bất ngờ một buổi tối, cuối tháng 9 năm 1956, một công điện từ Bộ Tổng Tham

Mưu (TTM) gửi đến Trường Võ Bị Liên Quân cho biết các SVSQ K12 sẽ được theo học

274
 
 
 
 
 
 Khóa
 12
 -­‐
 Cộng
 Hòa
 
 
 BẢN
 THẢO

Khoá Đại Đội Trưởng tại Trường Bộ Binh Hoa Kỳ Fort Benning vào tháng 1 năm 1957.
Toàn thể SVSQ K12 vô cùng ngạc nhiên và vui mừng. Trung Tá Chỉ Huy Trưởng
Nguyễn Văn Thiệu cho tùy viên chuyển ngay công điện này đến phòng trực để thông báo
gấp cho SVSQ. Nhiều SVSQ quá vui kéo đổ bàn ghế, tủ quần áo và reo hò thật vui vẻ. Sĩ
quan trực và an ninh được lệnh không ngăn cấm.

SVSQ K12 được Chính Phủ và Bộ Quốc Phòng đặc ân cho du học Mỹ thay thế
một nhóm khác đã làm xong thủ tục du học, chờ lên đường đi Fort Benning. Các văn thư
kế tiếp còn cho biết SVSQ K12 sẽ được mãn khóa trong tháng 12 để kịp du học, thay vì
theo dự trù sẽ ra trường vào giữa năm 1957, khi Khóa 14 đã khai giảng. Bộ TTM còn có
quy định là "SVSQ nào xin ở lại không du học sẽ bị phạt khinh cấm."

Ngoài ra, Bộ TTM còn bãi bỏ cuộc tập trận cấp sư đoàn rất quy mô kéo dài một
tháng ở vùng duyên hải từ vùng Ba Ngòi, Cam Ranh đến vùng kế cận thị xã Tuy Hòa với
một trung đoàn Bộ Binh, được yểm trợ bởi các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến, Pháo Binh,
Thiết Giáp, Công Binh, Không Quân, Hải Quân. SVSQ Khóa 12 & 13 sẽ theo các bộ chỉ
huy từ trung đội trưởng đến trung đoàn trưởng của các đơn vị thực tập để quan sát và học
hỏi.

THI MÃN KHÓA

Kỳ thi mãn khóa kéo dài hơn 10 ngày với nhiều giờ khảo hạch vấn đáp các môn
học. Mỗi SVSQ phải thi vấn đáp và thực hành mỗi môn khoảng 20 đến 45 phút, ngoài
phần thi viết gồm 7 ngày cho các môn học. Các giám khảo hỏi rất kỹ và rất nhiều, theo
chỉ thị của Bộ TTM. Sau phần khảo hạch chính, SVSQ phải dự thi 5 ngày liền "Trắc
Nghiệm Tâm Lý" rất vất vả với những bài đố mẹo hay trò chơi nhằm tìm các khả năng
tâm lý và trí não để sắp xếp chuyên nghiệp cho sĩ quan mới ra trường. Trong 5 ngày, mỗi
ngày 7 tiếng, một tiếng 50 phút, không sai lệch quá 3 phút. Khi bài cuối cùng hoàn tất lúc
4 giờ chiều, nhiều SVSQ lên giường ngủ ngay một giấc dài đến sáng hôm sau, không
thay quần áo, bỏ ăn uống hoặc tắm rửa.

Trước đó không lâu, có tin đồn nói rằng SVSQ K12 và các khóa tiếp sẽ tốt nghiệp
với cấp chuẩn úy. Nhưng khoảng đầu tháng 10, Bộ TTM ra văn thư xác định các SVSQ
hiện dịch sẽ tốt nghiệp với cấp bậc thiếu úy. Chỉ có những SVSQ hiện dịch không đủ
điểm khi mãn khóa mới mang cấp chuẩn úy.

LỄ MÃN KHÓA

Ngày mãn khóa là 2/12/1956, do Tổng Thống Ngô Đình Diệm chủ tọa, được tổ
chức long trọng (ngày ký nghị định thăng cấp thiếu úy là 1/12/1956). Bộ Trưởng Quốc
Phòng Trần Trung Dung đến trễ, sau cả Tổng Thống. Ông lẳng lặng vào chỗ ngồi, trong
lúc ấy Tổng Thống đang duyệt các đơn vị SVSQ. Nghi lễ chào đón Bộ Trưởng Quốc
Phòng bị bỏ qua. Tổng Thống đặt tên Khoá 12 SVSQ hiện dịch là "Khóa Cộng Hòa."

Thủ Khoa là SVSQ Phạm Phùng, thuộc Đại Đội 5, Trung Đội 20.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 12
 -­‐
 Cộng
 Hòa
 
 
 
 
 
 275

Sau đó, các SVSQ vô cùng bận rộn chuẩn bị đi Mỹ. Mỗi tân Thiếu Úy K12 được
vay $US 600.00, đặc ân của chính phủ để du học, các tân thiếu úy được trả góp trong 12

tháng.
Số SVSQ tốt nghiệp K12 là 147 và 2 SVSQ không đủ điểm, được học lại Khóa 13.

Trong số SVSQ tốt nghiệp, có 130 thiếu úy được du học Fort Benning, theo văn thư số
300-42 ngày 3 tháng 12 năm 1956 của Phái Bộ Mỹ tại Sài Gòn (MAAG). Nhưng chỉ có
125 người thực sự lên đường sang Mỹ. Số còn lại không được chấp thuận vì nhiều lý do
như sức khỏe, an ninh, pháp lý, v.v…

Chín Tháng Xứ Cờ Hoa
Trong thời gian này, có 3 lớp cho khóa sinh Việt theo học Fort Benning gồm

ACO-1 với khoảng hơn 100 trung úy từ các đơn vị, ACO-2 gồm 125 thíếu úy Khóa 12,
và lớp Advanced Infantry gồm 50 đại úy và 10 thiếu tá. Tất cả đều giữ gìn tác phong, kỷ
luật tốt đẹp.

Khóa sinh luôn mang thẻ hay sổ tay có bản đồ và cờ VN để dân chúng địa phương
dễ nhận diện, giúp đỡ khi cần thiết. Sau 5 tháng học Đại Đội Trưởng, ngày 16/5/57, 15
khóa sinh theo học Công Binh lên đường trình diện Trường Công Binh Fort Belvoir, tiểu
bang Virginia. Phần còn lại một nửa học Quân Xa, một nửa học Truyền Tin Binh Đoàn 3
tháng, đến ngày 10/8/57 mới rời trường để về nước.

Thi mãn khóa có kết quả thấp nhưng đều. Chín tháng ở Fort Benning thật vui và
nhiều kỷ niệm, với những sự "lầm lẫn, sai sót" vì ngôn ngữ hay tập quán khác nhau để lại
những chuyện cười, đó là những kỷ niệm khó quên!

Từ 10/8/1957, hai lớp ở Fort Benning mãn khóa về Fort Mason (ngoại ô San
Francisco) chờ chuyến bay. Gần một tháng, nhân viên của hãng máy bay Pan American
Airlines (PAA) đình công, khóa sinh K12 chỉ ăn, ngủ ở khách sạn rồi đi dạo phố Cựu
Kim Sơn. Căn cứ Fort Mason không thể chờ lâu hơn nên phải trưng dụng phi cơ của
Slick Airways, công ty hàng không nội địa để đưa số hành khách này về Việt Nam ngày
7/9/1957. Số 15 khóa sinh thụ huấn Công Binh ở Trường Fort Belvoir, Virginia về nước
sau một tháng.

Nhưng khóa sinh K12 vẫn còn có một chuyện đáng nhớ trên đường về, lúc lên
máy bay ở phi cảng Cựu Kim Sơn, tin thời tiết cho biết có bão nhỏ trên Thái Bình
Dương. Nửa đường bay từ đảo Guam về Manila, phi cơ gặp bão. Qua không phận đảo
Wakes, gió giật mạnh kinh khủng, quật phi cơ nhồi lên thụt xuống khiến ai cũng run sợ.
Các tiếp viên còn cho biết nếu thấy “khẩn cấp,” phi cơ sẽ thả hết hành lý xuống biển. Có
tiếng đọc kinh và khấn vái nho nhỏ. Về đến Sài Gòn, đa số khóa sinh đều quá mệt mỏi.

Mãn Khóa Thực Sự
Thời gian thụ huấn của SVSQ/K12 đã kéo dài 23 tháng. Ngày 10 tháng 9 năm

1957, các tân thiếu úy mới thực sự chia tay nhau để ra đơn vị.
Một ngày sau khi về nước, các sĩ quan khóa 12 được Trung Tướng Trần Văn Đôn

tiếp kiến tại Bộ TTM. Ông ngỏ lời ngợi khen các Tân Thiếu Úy K12 và khuyến khích
anh em giữ vững tinh thần phục vụ và kỷ luật, xây dựng quân đội quốc gia thật vững

276
 
 
 
 
 
 Khóa
 12
 -­‐
 Cộng
 Hòa
 
 
 BẢN
 THẢO

mạnh. Tướng Đôn nhắc nhở thêm rằng “Tuần tới các anh ra đơn vị và sẽ gặp những khó
khăn nhỏ trong sự giao tiếp với lớp sĩ quan ra trường đã lâu khó tính, khó hợp với tuổi
trẻ. Các anh là người mới, nên khéo léo với họ để tránh gây ác cảm vì khác cách suy
nghĩ, khuynh hướng, thói quen của nhau”. Đây là bài học rất hữu ích cho các SVSQ K12.

Các thiếu úy Khóa 12 được bổ nhiệm như sau:
- 66 người về Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung huấn luyện tân binh quân

dịch.
- Số còn lại về các binh chủng Pháo Binh, Công Binh, Quân Cụ, Truyền Tin.

BUỒN VUI KHÓA CỘNG HÒA

Đã có nhiều người cho rằng Khóa 12 là con cưng của Tổng Thống Ngô Đình
Diệm khi thấy ông có vẻ chú ý đến khóa này. Có lẽ vì khi ông lên cầm quyền thì Khóa 12
là những SVSQ mà ông tiếp xúc đầu tiên nên Tổng Thống có nhiều cảm tình. Ông
thường tỏ ra có kỳ vọng lớn đối với SVSQ Trường Võ Bị. Ông nói với Thủ Tướng Miến
Điện Unu, khi ông nầy đến thăm Đà Lạt rằng "Các SVSQ này được huấn luyện để sau
nầy có thể trở thành các nhà lãnh đạo cao cấp của quốc gia." Có lần ông nói với 11
SVSQ cán bộ Khóa 12: "Các anh phải có cao vọng sau nầy sẽ gánh vác việc nước ở cấp
cao như Tướng Eishenhower. Anh nào chỉ mong làm đến trung tá, đại tá rồi về hưu thì
không nên vào học Trường Võ Bị này."

Điều đáng ghi nhớ là ông đã chọn 3 trong 4 sĩ quan tùy viên là những sĩ quan tốt
nghiệp Khoá 12: đó là Nguyễn Cửu Đắc, Đỗ Thọ và Lê Công Hoàn.

Hoàn là tín đồ Công Giáo, còn Đắc và Thọ là Phật Giáo thuần thành, lễ chùa
thường xuyên. Thọ tử nạn năm 1964 khi lái chiếc C-47 đi Đà Nẵng đón tướng Nguyễn
Khánh, bị ngộ nạn ở vùng núi An Lão (Bình Định). Hoàn qua đời tại Sài Gòn cuối năm
1990, khi đã được sở di trú chấp thuận sang Mỹ. Còn Đắc hiện cư trú ở Nam California.

Khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm được chính quyền Hoa Kỳ mời đến thăm
Washington D.C. Ông cử Trung Tá Huỳnh Văn Cao đến thăm các sĩ quan Việt Nam đang
thụ huấn ở Trường Fort Benning. Lời đầu tiên nói với sĩ quan Việt Nam, trên 200 người,
Trung Tá Cao nói "Vì thời giờ eo hẹp, Tổng Thống không thể đi xa nên đã cử tôi thay
mặt đến thăm các anh em sĩ quan Khóa 12 Trường Võ Bị Liên Quân đang du học tại
đây…" Không ai biết được những điều mà Tổng Thống dặn dò Trung Tá Cao, nhưng
Trung Tá Cao không nhắc đến 150 sĩ quan khác, tất cả khóa sinh trong hội trường đều
ngỡ ngàng!

Đến 30/4/1975, Khóa 12 đã có 1 chuẩn tướng, 3 đại tá, 35 trung tá, số còn lại là
thiếu tá. Giữ chức vụ cao cấp ngoài quân đội gồm một Tổng Thư Ký Quốc Hội, một tỉnh
trưởng, một tổng giám đốc, 2 giám đốc nha, 1 Chủ Tịch Hội Đồng Đô Thành Sài Gòn, và
10 quận trưởng.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 12
 -­‐
 Cộng
 Hòa
 
 
 
 
 
 277

Khí Thế Khi Ra Trường
SVSQ K12 có thể kém, thiếu may mắn; nhưng tinh thần trách nhiệm Bảo Quốc,

An Dân thì hẳn là đáng ghi nhớ. Sau kỳ thi mãn khóa, các SVSQ K12 được triệu tập ở
hội trường để chọn ngành và đơn vị.

Tuyệt đại đa số đều chọn đơn vị tác chiến như Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến,
Thiết Giáp và Pháo Binh… Tuy nhiên, sự lựa chọn này chỉ theo thủ tục khi mãn khóa vì
đơn vị chính thức của mỗi tân thiếu úy còn tùy thuộc vào 9 tháng du học tại Hoa Kỳ.

TỔN THẤT

Tử Trận: 12.
Thương Tật: Số người mang thương tật có cấp độ tàn phế trên 60%: 10 người.

***
Trong gần 20 năm quân vụ, các cựu SVSQ K12 Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt
đã phục vụ hết mình cho Tổ Quốc, Dân Tộc và Quân Lực. Đối với Trường Võ Bị, các
SVSQ K12 đã tích cực đóng góp vào sự nghiệp xây dựng truyền thống Võ Bị, cũng như
góp phần tạo dựng Trường Võ Bị thành một quân trường với uy tín và khả năng đào tạo
nhân tài quân sự cho đất nước. Sự hiện diện của sĩ quan K12 vào cuối thập niên 1950 đã
đem đến các đơn vị một viễn tuợng tốt đẹp hơn trong quân đội, nhất là trong hàng ngũ sĩ
quan trẻ.
Có một nét đẹp thực tế và cao cả khởi đầu truyền thống đoàn kết và tương trợ giữa
cựu SVSQ cùng Trường Mẹ. Liên hệ tinh thần do thời gian dài ở gần nhau đã tạo ra tình
bạn thân thiết giữa các đồng môn thuộc các khóa khác nhau, phục vụ cùng một đơn vị, hy
sinh, tận tụy giúp đỡ, yểm trợ cho nhau đã đem lại nhiều chiến công hiển hách trên trận
địa cũng như ở hậu phương.
Thời gian bị giam cầm trong trại lao động khổ sai, dưới chế độ giam cầm khắt khe,
dã man và độc ác của Cộng Sản, các cựu SVSQ Khóa 12 giữ vững tư cách, tác phong
gương mẫu: vẫn giữ nguyên lập trường chống cộng, không đầu hàng… Họ còn tổ chức
nhiều cuộc hội họp, thảo luận kín đáo cho các đồng môn Lâm Viên, để thảo luận về tình
hình và tương lai đất nước. Sau khi ra khỏi trại lao động khổ sai, đoàn tụ với gia đình, các
cựu SVSQ K12 giữ vững lập trường, tư tưởng và tư cách của một sĩ quan hiện dịch trong
QLVNCH. Họ sẵn sàng giúp đỡ, tương trợ nhau trong hoàn cảnh khó khăn. Trước năm
2010, các Cựu SVSQ K12 họp Khóa hằng năm, nay vì sức khỏe, tuổi tác nên thường liên
lạc qua điện thoại, email… hầu chia sẻ, an ủi hoặc giúp đỡ lẫn nhau.
Những cựu SVSQ K12 đã định cư ở hải ngoại vẫn duy trì nếp suy nghĩ và hành
động mà Trường Mẹ đã dày công dạy dỗ, giữ vững lập trường Quốc Gia Dân Tộc, sinh
hoạt trong cộng đồng người Việt Quốc Gia, yêu mến Tổ Quốc, và luôn luôn là thành viên
tích cực của Tổng Hội Cựu SVSQ TVBQGVN.
Các cựu SVSQ K12 luôn ghi ơn những ưu ái, nâng đỡ của chính phủ, dân tộc Việt
Nam đã dành cho SVSQ K12, và của Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt cùng các sĩ quan

278
 
 
 
 
 
 Khóa
 12
 -­‐
 Cộng
 Hòa
 
 
 BẢN
 THẢO

cán bộ, huấn luyện viên… đã tận tụy giúp đỡ, trau dồi những SVSQ K12 thành những
cán bộ quân sự hữu ích cho Tổ Quốc Việt Nam.

Tập thể Cựu SVSQ K12 đời đời ghi nhớ công ơn đó.
HÌNH ẢNH SINH VIÊN SĨ QUAN KHÓA 12

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 12
 -­‐
 Cộng
 Hòa
 
 
 
 
 
 279

280
 
 
 
 
 
 Khóa
 12
 -­‐
 Cộng
 Hòa
 
 
 BẢN
 THẢO

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 12
 -­‐
 Cộng
 Hòa
 
 
 
 
 
 281

282
 
 
 
 
 
 Khóa
 12
 -­‐
 Cộng
 Hòa
 
 
 BẢN
 THẢO

Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường Xuất Thân Khóa 12
BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 12
 -­‐
 Cộng
 Hòa
 
 
 
 
 
 283

DANH SÁCH CỰU SVSQ KHÓA 12 - CỘNG HÒA

1. Vũ Cao An 44. Lê Văn Giàu 87. Trịnh Bá Lộc

2. Phạm Ngọc Anh 45. Nguyễn Quang Hà 88. Nguyễn Công Luận

3. Ngô Hữu Âu (Nguyễn Quốc Ân) 46. Nguyễn Văn Hà 89. Lưu Vĩnh Lữ

4. Đào Văn Bảnh 47. Ngô Viết Hà 90. Trần Ngọc Lương

5. Dương Tâm Bảo 48. Võ Khắc Hài 91. Trần Văn Lưu

6. Trịnh Hoài Bảo 49. Nguyễn Long Hải 92. Tống Đình Mai

7. Phạm Ngọc Bảo 50. Nguyễn Thành Hai 93. Trần Mễ

8. Nguyễn Hữu Bằng 51. Nguyễn Văn Hai (VN) 94. Nguyễn Đông Mỹ

9. Vũ Văn Báu 52. Trần Đức Hàm (VN) 95. Trần Văn Năng

10. Lê Văn Bé 53. Nguyễn Đạo Hạnh 96. Phùng Đức Nghĩa

11. Nguyễn Văn Bé 54. Lê Hữu Hạnh 97. Trần Thiện Ngươn

12. Trần Văn Bi 55. Phạm Hậu 98. Trần Thanh Nhàn

13. Trần Ngọc Bích 56. Hồ Hiệp 99. Trương Đình Nuôi

14. Phạm Công Bình 57. Hoàng Đình Hiệp 100. Nguyễn Phong

15. Trần Ngọc Bình 58. Nguyễn Thượng Hiệp 101. Bùi Vĩnh Phúc

16. Đỗ Quang Bình 59. Lê Trọng Hiệp 102. Phan Văn Phúc

17. Vũ Minh Bội 60. Bùi Bình Hiếu 103. Phạm Phùng

18. Nguyễn Chấn Bửu 61. Đặng Phùng Hiếu 104. Nguyễn Đình Phước

19. Nguyễn Văn Bửu 62. Trần Văn Hoành 105. Tăng Hùng Phương

20. Nguyễn Trí Cách 63. Lê Công Hoàn 106. Tôn Thất Phương

21. Vũ Văn Cầm 64. Lư Tấn Hồng 107. Lê Xuân Quang

22. Lư Tấn Cẩm 65. Triệu Việt Hồng (VN) 108. Trần Văn Quang (VN)

23. Trần Văn Cao 66. Nguyễn Ngọc Hốt 109. Huỳnh Thiện Quân (mất tích)

24. Hoàng Mộng Cậy 67. Nguyễn Hùng 110. Trần Hương Quế

25. Nguyễn Văn Chánh 68. Trần Hữu Hùng (tử trận) 111. Nguyễn Quang Sang
26. Đào Đức Châu 69. Trần Ngọc Huỳnh
27. Phạm Văn Chiêu 112. Nguyễn Văn Sắc
70. Trần Quốc Huỳnh
28. Dương Văn Chương 113. Nguyễn Hồng Sơn
29. Đào Đình Cúc 71. Vĩnh Hy
114. Lê Thanh Sơn
30. Lưu Văn Cừ 72. Trần Thượng Khải
31. Nguyễn Thế Cường (Vân) 115. Bùi Sỹ
73. Chu Xuân Khang (biệt tích) 116. Nguyễn Văn Tăng
32. Nguyễn Đình Dậu 74. Vương Gia Khánh
33. Lê Ngọc Diệp 117. Hồ Văn Tâm
75. Phan Văn Khánh
34. Đỗ Mạnh Duyên 118. Trần Quốc Tân
35. Hoàng Ngọc Dự 76. Trần Văn Khanh
119. Huỳnh Nhật Tân
36. Nguyễn Địch Dương 77. Phạm Tất Khắc (tử trận) 120. Nguyễn Duy Thạch
37. Đỗ Hữu Đạt 78. Tăng Tấn Khoa
121. Trần Văn Thanh
38. Tô Minh Đáng 79. Ngô Văn Khoách (tử trận) 122. Đào Đình Thảo
39. Trịnh Xuân Đắc 80. Nguyễn An Khương
123. Vũ Anh Thát
40. Nguyễn Cửu Đắc 81. Ngô Như Khuê
41. Nguyễn Văn Độ 124. Huỳnh Vạn Thọ
82. Trần Hữu Kinh
42. Cung Bỉnh Đễ 125. Đỗ Thọ
43. Huỳnh Thanh Đời (tử trận) 83. Trần Ký

  126.Nguyễn Đức Thỏa
84. Trần Tam Kỳ
127. Nguyễn Xuân Thường
85. Trần Văn Long
128. Lâm Duy Tiên
86. Lê Hữu Lễ (VN)
129. Trần Đức Tiến

 

284
 
 
 
 
 
 Khóa
 12
 -­‐
 Cộng
 Hòa
 
 
 BẢN
 THẢO

130. Nguyễn Huy Toản 136. Nguyễn Bá Tường
 
131. Ngô Văn Toàn 137. Mạch Văn Trường 142. Đỗ ĐăngVân (tử trận)
132. Lê Bá Trị
133. Lê Như Triêm 138. Ngô Thanh Tùng 143. Nguyễn Đức Vị
134. Lưu Vĩnh Triều 139. Khổng Trọng Uy (tử trận) 144. Lê Văn Viện
140. Trương Đình Văn
135.Vũ Lữ Trình 145. Trần Bá Xử
141.Từ Vấn 146. Đoàn Lương Y

Đại diện khóa: Nguyễn Văn Tăng
Biên Soạn: Nguyễn Công Luận

˜ ™

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 12
 -­‐
 Cộng
 Hòa
 
 
 
 
 
 285

  KHOÁ 13 - THỐNG NHẤT
SƠ LƯỢC TRƯỜNG VÕ BỊ LIÊN QUÂN ĐÀ LẠT


 

Nhập Trường: 24-04-1956
Số Ứng Viên Nhập Trường: 210

Mãn Khóa: 13-04-1958
Chủ Tọa Lễ Mãn Khóa: Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Số Sĩ Quan Tốt Nghiệp: 179 Thiếu Úy + 19 Chuẩn Úy

Tên Khóa: Thống Nhất
Thủ Khoa: Nguyễn Văn Bá


 

 


 

HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Khóa 13 là khóa thứ hai được áp dụng " HỆ THỐNG TỰ CHỈ HUY," (bắt đầu
từ Khóa 12) nên tổ chức đơn vị có nhiều thay đổi. Hệ Thống Tự Chỉ Huy (HTTCH)
được mô phỏng theo truyền thống của Trường Võ Bị West Point Hoa Kỳ.

v Chỉ Huy Trưởng: Trung Tá Nguyễn Văn Thiệu;
v Chỉ Huy Phó: Thiếu Tá Nguyễn Văn Bích, sau đó là Thiếu Tá Lý Trọng Song;
v Trưởng Phòng Quân Huấn: Thiếu Tá Nguyễn Vĩnh Nghi, sau đó Thiếu Tá

Nguyễn Khắc Tuân, cựu cầu thủ b ó n g t r ò n Ngôi Sao Gia Định, thay thế;
v Phụ Tá Hành Chánh: Thiếu Tá Phan Như Hiên, sau đó Thiếu Tá Trần Ngọc

Châu thay thế;

286
 
 
 
 
 
 Khóa
 13
 -­‐
 Thống
 Nhất
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

v Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Sinh Viên Sĩ Quan (SVSQ): Thiếu Tá Đỗ Ngọc
Nhận.

Đa số ứng viên nhập học được tuyển từ thí sinh dân chính, một số nhỏ là hạ sĩ quan
tại ngũ có bằng Trung Học, đủ điều kiện và trúng tuyển kỳ thi nhập học. Ngoài ra còn có
một số quân nhân thuộc lực lượng Địa Phương Quân và một số hạ sĩ quan có kinh nghiệm
chiến đấu thuộc Sư Đoàn 3 Dã Chiến theo học với tư cách dự thính viên.

Khóa 13 thoạt đầu được tổ chức thành 3 Đại Đội (ĐĐ) SVSQ, có tên là ĐĐ 1, ĐĐ
2 và ĐĐ 3

v Đại đội Trưởng ĐĐ 1: Đại Úy Nguyễn Văn Hào, sau đó là Đại Úy Bùi Trạch
Dzần;

v Đại Đội Trưởng ĐĐ 2: Đại Uý Nguyễn Mạnh Hoàng, sau đó là Đại Úy
Nguyễn Văn Kiểm;

v Đại Đội Trưởng ĐĐ 3: Trung Úy Phạm Ngọc Thịnh, sau đó là Đại Uý Nguyễn
Quý Thân.

Bước sang năm thứ hai và sau khi Khóa 14 nhập trường, cơ cấu tổ chức của SVSQ
được cải đổi từ Tiểu Đoàn SVSQ thành Liên Đoàn SVSQ, với 2 Tiểu Đoàn SVSQ và từ 3
Đại Đội SVSQ trở thành 4 Đại Đội:

v Liên Đoàn Trưởng LĐ SVSQ: Thiếu Tá Đỗ Ngọc Nhận;
v Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 1: Đại Úy Quách Huỳnh Hà;
v Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 2: Đại Úy Nguyễn Văn Chúc;
v 4 Đại Đội mang danh hiệu ĐĐ 1, ĐĐ 2, ĐĐ 5 và ĐĐ 6.

Doanh trại cũng được sắp xếp lại, khu vực trường cũ bằng gỗ dùng làm Bộ Chỉ
Huy, văn phòng các Khối, các Ban, và phòng học cho SVSQ. Phòng ngủ SVSQ được
chuyển sang khu nhà gạch nguyên trước là Bệnh Viện Catroux của Quân Đội Pháp.

Hệ Thống Tự Chỉ Huy của SVSQ với chế độ "Niên Trưởng" đã có bắt đầu từ Khóa
12. Các SVSQ Cán Bộ Tiểu Đoàn, Đại Đội, Trung Đội là những SVSQ có điểm cao sau
kỳ thi sát hạch giai đoạn Tân Khóa Sinh (2 tháng). SVSQ Cán Bộ phụ trách đơn vị mình
trong sinh hoạt hàng ngày và được trang bị kiếm chỉ huy để chỉ huy đơn vị trong các cuộc
lễ lớn và diễn hành. Nhiệm vụ của SVSQ Cán Bộ trong HTTCH là phụ tá cho các sĩ quan
cán bộ và được giám sát chặt chẽ.

Cũng bước sang năm thứ hai, Bộ Chỉ Huy có nhiều thay đổi, Trung Tá Hồ Văn Tố
về Trường giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng (CHT) thay thế Trung Tá Nguyễn Văn Thiệu
được đề cử tháp tùng Tổng Thống Ngô Đình Diệm công du Đài Loan. Khi trở về Trường,
Trung Tá Thiệu tiếp tục lại chức vụ CHT. Thiếu Tá Vũ Quang về làm Liên Đoàn Trưởng
Liên Đoàn SVSQ thay thế Thiếu Tá Đỗ Ngọc Nhận. Giai đoạn cuối của khóa tại Trường,
Thiếu Tá Phan Thông Tràng thay thế Thiếu Tá Vũ Quang.

 
CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN

Huấn Luyện Quân Sự
 
Mục đích của Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt là đào tạo các sĩ quan khi ra trường

đảm nhiệm chức vụ chỉ huy các đơn vị trung đội Bộ Binh. Ngoài chương trình huấn luyện
tác chiến Bộ Binh, Khóa 13 còn được huấn luyện thêm kiến thức căn bản về các binh

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 13
 -­‐
 Thống
 Nhất
 
 
 
 
 
 287
 


 

chủng, để khi ra trường có kinh nghiệm phối hợp tác chiến khi chiến trường đòi hỏi. Từ
quan niệm đó, SVSQ Trường Võ Bị Đà Lạt được biết đến qua từ ngữ "Đa Năng Đa Hiệu".

Về Trọng Pháo, SVSQ được thực tập sử dụng và bắn súng cối 81 ly, tính yếu tố tác
xạ dùng bảng tính M10 (Plotting Board M10), sử dụng máy nhắm, tiêu mốc, tiếp đạn, nạp
đạn, gióng hướng súng và điều chỉnh tác xạ như một tiền sát viên pháo binh.

Về Thiết Giáp, SVSQ thực tập các chiến thuật thiết giáp căn bản, hành quân nhị
thức bộ binh thiết giáp, tập sử dụng các loại súng đặt trên xe thiết giáp Half Track,

Command Car.
Về Công Binh, SVSQ thực tập bắc cầu phao bằng xuồng M-2, thực tập thiết lập

cầu ghép Bailey, học đặt và tháo gỡ các loại mìn cá nhân, mìn chống chiến xa, xem biểu
diễn ráp ghép cầu.

Các môn học khác cũng được học rất kỹ như Chiến Thuật, Tác Chiến Trong Rừng,
Vũ Khí, Địa Hình, Truyền Tin, Quân Xa. Trước khi ra trường, SVSQ được học lái xe và
thi lấy bằng lái xe hạng nhẹ.

Các Trưởng Khoa:
v Chiến Thuật: Đại Uý Khiêu Hữu Diêu, sau đó Đại Uý Đoàn Công Hậu thay thế;
v Vũ Khí: Đại Uý Trương Tấn Thục, Trung Uý Nguyễn Nghiệp Kiến thay thế;
v Truyền Tin: Đại Uý Mai Lương Tễ, Trung Uý Nguyễn Quang Thông thay thế;
v Địa Hình: Trung Uý Đàm Tô, sau đó giải ngũ, Đại Uý Vũ Đình Chung thay thế;
v Công Binh: Đại Uý Nguyễn Văn Quý;
v Quân Xa: Đại Uý Nguyễn Văn Thắng, Trung Uý Huỳnh Văn Chánh thay thế;
v Thể Dục Quân Sự: Trung Uý Trịnh Hùng Anh.

Giảng Dạy Văn Hoá
SVSQ được trau dồi văn hóa qua các môn Anh Văn, Toán, Lý Hóa, Việt Văn, Sử,

Địa, v.v. Chương trình văn hóa cũng là trọng tâm của khóa học, mục đích đào tạo tốt sự
lãnh đạo chỉ huy cho các sĩ quan tương lai, do đó Trường tổ chức Khối Văn Hóa, với
nhiều giáo sư nổi tiếng ở Sài Gòn về giảng dạy.

v Trưởng Khối Văn Hóa: Giáo Sư Đỗ Trí Lễ;
v Việt Văn: Ô. Lê Ngọc Huỳnh, Ô. Ngô Văn Chương;
v Anh Văn: Ô. Hoàng Thế Huân; sau đi làm cho Đài VOA (Voice of America), Ô.

Tạ Văn Thắng tốt nghiệp ở Úc về thay thế;
v Sử, Địa: Ô. Nguyễn Văn Điều, Ô. Đỗ Kim Bảng (nhạc sĩ tác giả bài hát Mùa

Thi);
v Pháp Văn: Ô. Đoàn Mười và Thiếu Tá Nguyễn Văn Tất (SVSQ thường gọi thân

mật là Bon Papa);
v Toán: Trung Uý Nguyễn Hữu Yên và Ô. Ngô Trọng Anh;
v Lý Hóa: Ô. Trần Vĩnh Kiến (về sau đắc cử Thượng Nghị Sĩ.)

Ngoài ra, Trường còn mời các nhân sĩ để thuyết trình cho SVSQ các đề tài liên
quan đến nhiều lãnh vực như chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, v.v.

288
 
 
 
 
 
 Khóa
 13
 -­‐
 Thống
 Nhất
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

THỜI GIAN KHÓA HỌC

Khóa 13 có chương trình học 2 năm tại Trường Võ Bị Đà Lạt và 1 năm du học tại
Hoa Kỳ, đây là khóa đầu tiên của Trường Võ Bị Đà Lạt với thời gian thụ huấn dài nhất là
3 năm so với các khóa đàn anh trước.

Năm thứ nhất, 6 tháng mùa khô học quân sự, 3 tháng mùa mưa học văn hóa, các
tháng còn lại phụ trách huấn luyện cho khóa đàn em Khóa 14 và một tháng nghỉ hè.

Sang năm thứ hai, chương trình chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô học quân sự, mùa
mưa học văn hóa. Phần văn hóa chú trọng nhiều đến môn Anh Văn có tăng cường thêm
các Cố Vấn Mỹ dạy phát âm và luyện giọng.

Sau khi mãn khóa, tất cả các Tân Sĩ Quan Khóa 13 được Bộ Tổng Tham Mưu cho
qua một cuộc khảo hạch tại Trung Tâm Trắc Nghiệm Tâm Lý để tuyển lựa binh chủng và
sau cùng qua cuộc khám sức khoẻ tổng quát để được gởi đi du học lớp Đại Đội Trưởng Bộ
Binh tại Fort Benning (Tiểu Bang Georgia, Hoa Kỳ), Công Binh tại Fort Belvoir (Tiểu
Bang Virginia), Pháo Binh tại Fort Sill (Tiểu Bang Oklahoma) và Quân Cụ tại Aberdi
Proving Ground (Tiểu Bang Maryland).

Sau khi về nước các sĩ quan Công Binh và Quân Cụ phải theo học các khóa căn
bản bổ túc chuyên môn thời gian từ 3 đến 6 tháng để làm quen với các quân dụng cũng
như những chiến cụ đang được sử dụng trên chiến trường VN, đồng thời học hỏi những
kinh nghiệm trong chiến tranh du kích.

THI MÃN KHÓA

Cuộc thi mãn khóa đã được tổ chức vào đầu tháng 4 năm 1958. Phần văn hóa thi
viết, phần quân sự vừa thi viết vừa thi vấn đáp. Mỗi SVSQ đều phải qua phần vấn đáp
trung bình 30 phút mỗi môn. Đặc biệt Khóa 13 khi thi ra trường có đến 2 vị chánh chủ
khảo. Vị chánh chủ khảo thứ nhất là Đại Tá Lữ Lan, dễ thương, hiền lành; tất cả SVSQ
đều chứa chan hy vọng là sẽ dễ dàng thi đậu vì nghĩ rằng vị chánh chủ khảo này không nỡ
đánh rớt một khóa sinh đã trải qua hai năm dài gian lao vất vả. Nhưng chẳng may vừa thi
được một ngày, thì Đại Tá Lữ Lan được triệu hồi về Sài Gòn để tiếp đón phái đoàn thượng
khách ngoại quốc. Người thay thế Đại Tá Lữ Lan là Trung Tá Nguyễn Đức Thắng, nổi
tiếng là "sĩ quan nghiêm khắc, kỷ luật nhất trong quân đội."

LỄ MÃN KHÓA

Lễ Mãn Khóa được tổ chức tại vận động trường, trước kia là Quân Y Viện Catroux
của Pháp. Buổi lễ do Tổng Thống Ngô Đình Diệm chủ tọa, với sự hiện diện của nhiều
quan khách Quân, Dân, Cán, Chính từ khắp 4 Vùng Chiến Thuật và quan khách ngoại
quốc, đồng thời có sự tham dự của một số gia đình SVSQ, bạn bè và thân hữu.

SVSQ tốt nghiệp: 179 Thiếu Úy, 19 Chuẩn Úy.
(1 SVSQ bỏ học ngay trong giai đoạn đầu và 3 SVSQ bị loại vì kỷ luật.)

 

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 13
 -­‐
 Thống
 Nhất
 
 
 
 
 
 289
 


 


Click to View FlipBook Version