The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by huuhanh66, 2018-05-09 06:12:40

Ban Thao VBQGVN

Ban Thao VBQGVN

LÊN ĐƯỜNG
Đáp lời kêu gọi của Tổ Quốc và để làm tròn nhiệm vụ của người trai thời loạn,

vào năm 1970 đã có nhiều thanh niên Việt Nam nộp đơn tình nguyện gia nhập Khóa
27 Sinh Viên Sĩ Quan Hiện Dịch (SVSQ/HD) Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam
(TVBQGVN). Họ đã trải qua một cuộc thi tuyển được tổ chức tại các thành phố lớn
của VNCH gồm Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Sài Gòn và Cần Thơ vào mùa Hè cùng
năm.

Cuối tháng 12 năm 1970, 240 ứng viên trúng tuyển đã hăng hái trình diện tại
các vị trí đã tham dự kỳ thi tuyển, để được đưa lên Đà Lạt bằng phương tiện hàng
không quân sự. Từ Phi Trường Liên Khương, các ứng viên được đưa về trại tạm trú
của TVBQGVN, để sau đó được khám sức khỏe tổng quát và trắc nghiệm thể chất.
Kết quả chỉ có 192 ứng viên đủ điều kiện để nhập học Khóa 27 SVSQ/HD (K27).

Đưa quân không được huấn luyện ra trận là thí quân.
(Đức Khổng Tử, Luận Ngữ, thiên XIII, mục XXX)

Khảo sát thể chất trước khi Ứng Viên Khóa 27 nhập trường
590
 
 
 
 
 
 K27
 -­‐
 Trương
 Hữu
 Đức
 
 
 BẢN
 THẢO
 

Tân Khoá Sinh & 8 Tuần Sơ khởi
Sáng ngày 26 tháng 12 năm 1970, các ứng viên trúng tuyển K27 được xe đưa

từ trại tạm trú gần Miếu Tiên Sư (nằm trong khuôn viên của Trường Võ Bị), đến Hội
Quán Huỳnh Kim Quang2. Sau buổi ăn nhẹ đầu mùa Tân Khóa Sinh (TKS), tất cả các
ứng viên được lệnh tập họp trước Cổng Nam Quan, để trình diện SVSQ Cán Bộ Tiểu
Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn TKS cùng với Hệ Thống Cán Bộ TKS do Khóa 24 đảm
nhiệm.

Sinh Viên Sĩ Quan Nguyễn Hoàng Hải K24, Cán Bộ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu
Đoàn TKS, sau lời nhắn nhủ, đã kết thúc huấn từ: “Sau đây các anh sẽ được hướng
dẫn nhập Trường theo nghi thức truyền thống.”

Tất cả các Ứng Viên Khóa 27 được lệnh tập họp trước Cổng Nam Quan

2 Để tưởng niệm cố SVSQ Huỳnh Kim Quang, Khóa 25, đã hy sinh tại vọng gác góc trái phía trước
Hội Quán SVSQ, cạnh đường ra Sân Bắn số 1, khi VC đột kích Trường trong đêm 31/3/1970. Tượng
cựu SVSQ Huỳnh Kim Quang do Điêu Khắc Gia Mai Chửng tạc bằng đồng đen, được dựng lên trước
Hội Quán Huỳnh Kim Quang vào giữa năm 1972.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 K27
 -­‐
 Trương
 Hữu
 Đức
 
 
 
 
 
 591
 

Trong tiếng nhạc quân hành hùng tráng, các Ứng Viên Khóa 27 được hướng
dẫn vượt qua Cổng Nam Quan để vào Trường trong thường phục. Cuộc đời dân chính
bắt đầu thay đổi sang đời binh nghiệp kể từ giây phút này.

Khi người thanh niên dân chính cuối cùng vừa bước qua khỏi Cổng Nam Quan,
cảnh tượng hãi hùng bắt đầu diễn ra: Khởi đầu là mệnh lệnh “Chạy theo tôi, Anh!” để
bắt đầu cuộc thử lửa của 8 Tuần Sơ Khởi. Mặc dù trước khi làm đơn gia nhập
TVBQGVN, hầu hết các ứng viên đã được nghe ít nhiều về hành xác nhập trường của
TVBQGVN; đã được xem hai phim có tựa đề lần lượt là “Tự Thắng Để Chỉ Huy” và
“Một Trang Nhật Ký Quân Trường,” liên quan đến đời sống của SVSQ vào những
đêm trước ngày nhập trường, khi còn ở trại tạm trú; cũng như đã chuẩn bị tinh thần
vững vàng khi bước chân qua Cổng Nam Quan, nhưng hầu hết 192 khuôn mặt đều lộ
vẻ bàng hoàng, ngơ ngác. Thật không ngờ Cán Bộ TKS đã “tiếp đón” K27 quá “nồng
nhiệt” với nhạc quân hành cũng như âm thanh từ những tiếng la hét của màn đầu lột
xác dân chính!

Hành xác nhập trường của Khóa 27
592
 
 
 
 
 
 K27
 -­‐
 Trương
 Hữu
 Đức
 
 
 BẢN
 THẢO
 

Đủ mọi loại hành xác mà các ứng viên chỉ mới nghe lần đầu tiên: nhảy xổm, hít
đất, đi cua, đi vịt, lăn, bò, bắc cầu cho kiến bò, xe cút-kít và … nhúng dấm. Mặc dù
cuộc hành xác chỉ kéo dài khoảng nửa ngày thì có lệnh thu quân, nhưng hơn phân nửa
quân số đã bị ngất xỉu nằm nghiêng ngả trên Sân Cỏ Trung Đoàn. Bác sĩ và y tá phải
đến chăm sóc cho một vài trường hợp nghiêm trọng. Sau đó các ứng viên tập họp theo
từng đại đội, để tiếp tục được dạy những bước đầu đời lính, tại ngay trước doanh trại
của đại đội mình. Nửa ngày còn lại được dành cho việc nhận phòng trong doanh trại
và đi hớt tóc. Những mái tóc bồng bềnh của “con Đường Duy Tân cây dài bóng mát”
trong phút chốc đều biến thành đầu tóc chú tiểu trong sân chùa. Trang nhật ký quân
trường đầu tiên đã được viết và lật qua nhưng còn đến 55 trang nữa mới gói ghém đầy
đủ, trọn vẹn kỷ niệm của những ngày đầu quân ngũ.

Trình Diện Chỉ Huy Trưởng
Sau 2 ngày làm quen với Sân Cỏ Trung Đoàn, tuyệt đối thi hành các hình phạt,

thích ứng với quân dụng và gọn gàng trong quân phục, sáng ngày 28 tháng 12 năm
1970, các ứng viên K27 trình diện Thiếu Tướng Lâm Quang Thi, Chỉ Huy Trưởng
TVBQGVN và được nhìn nhận là Tân Khóa Sinh K27, sau khi ông tuyên bố: "Nhân
danh Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, kể từ giờ phút này, tôi nhìn
nhận các anh là Tân Khóa Sinh Khóa 27 SVSQ/HD.”

Bộ Chỉ Huy của TVBQGVN lúc bấy giờ gồm:
1. Chỉ Huy Trưởng: Thiếu Tướng Lâm Quang Thi3
2. Chỉ Huy Phó: Đại Tá Nguyễn Hữu Mai
3. Tham Mưu Trưởng: Trung Tá Đào Mộng Xuân
4. Quân Sự Vụ Trưởng: Đại Tá Nguyễn Văn Sử
5. Văn Hóa Vụ Trưởng: Hải Quân Đại Tá Nguyễn Vân.

Mùa Quân Sự Năm Thứ Nhất
Một năm thụ huấn tại TVBQGVN được chia thành hai mùa: mùa huấn luyện

quân sự và mùa học văn hóa. Mùa quân sự kéo dài từ tháng giêng đến tháng 3, do khí
hậu mùa khô, thuận tiện cho công tác huấn luyện ngoài các bãi tập dã chiến. Mùa văn
hóa kéo dài từ tháng 4 đến tháng chạp, chịu ảnh hưởng của khí hậu mùa mưa và giá
lạnh của cao nguyên lúc cuối năm, thích hợp cho việc học văn hóa trong các phòng
lớp.

3 Thiếu Tướng Lâm Quang Thi sinh năm 1932 tại Vĩnh Lợi, Bạc Liêu. Ông theo học Khóa 3 Trần
Hưng Đạo, Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt và chọn binh chủng Pháo Binh sau khi tốt nghiệp ngày
5/10/1950. Ông tốt nghiệp Trường Pháo Binh Chalons-sur-Marne của Pháp năm 1954, Trường Pháo
Binh Fort Sill, Oklahoma năm 1956. Ông tiếp tục hai khóa học nữa tại Trường Chỉ Huy & Tham Mưu
Fort Leavenworth, Kansas năm 1963 và Trường Phản Du Kích Chiến Fort Bragg, tại North Carolina,
Hoa Kỳ. Ông đã từng giữ những chức vụ từ pháo đội trưởng, tiểu đoàn trưởng Pháo Binh đến chỉ huy
trưởng Pháo Binh quân đoàn và chỉ huy trưởng Pháo Binh trong những năm 1955-1961. Ông giữ
chức Tư Lệnh Sư Đoàn 9 BB từ ngày 23/5/1965 cho đến khi về làm Chỉ Huy Trưởng TVBQGVN ngày
9/7/1968. Cấp bậc sau cùng của ông là trung tướng, với chức vụ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn I.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 K27
 -­‐
 Trương
 Hữu
 Đức
 
 
 
 
 
 593
 

Đặc biệt thời gian TKS cũng là mùa huấn luyện quân sự của năm thứ nhất, bao
gồm cá nhân chiến đấu và chiến thuật cấp tiểu đội; tháo ráp, sử dụng và bảo trì vũ khí

cá nhân; cơ bản thao diễn; địa hình, sử dụng bản đồ, định vị và tìm điểm đứng; công
binh; truyền tin, v.v.

Về thể chất, mùa TKS và suốt năm thứ nhất K27 học Quyền Anh, với Võ Sư
Văn Đại. Sau năm thứ nhất, SVSQ được quyền chọn học Thái Cực Đạo hay Nhu Đạo

trong 3 năm còn lại.

Hệ Thống Cán Bộ Tân Khóa Sinh

K27 TKS được chia thành 8 đại đội, với quân số mỗi đại đội TKS là 24 người.
Sĩ Quan Cán Bộ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn TKS K27 là Đại Úy Lê Huy Cự. Cán
bộ và huấn luyện viên do Khóa 24 đảm trách.

Chinh Phục Lâm Viên

Lâm Viên đọc trại ra từ Langbian. Langbian là tên ghép từ câu chuyện tình éo

le giữa người con trai tên K'lang và người con gái tên H'bian theo truyền thuyết của
Người K'Ho. Lâm Viên gồm Đỉnh Núi Ông (2.124m) và Núi Bà (2.167m, SVSQ

thường gọi là Đỉnh Trinh Nữ), nằm cách Thị Xã Đà Lạt 12 km về phía Bắc, khoảng 9

km theo đường chim bay.
Sau 8 tuần lễ đầy cam go gian

khổ, thử thách cuối cùng mà tất cả

TKS K27 phải vượt qua nếu muốn

trở thành một SVSQ, là chinh phục
Đỉnh Lâm Viên (2.167m), đánh dấu

một đoạn đường vượt khó, bước đầu

của châm ngôn “Tự Thắng Để Chỉ

Huy.”

Sáng sớm ngày 27 tháng 02
năm 1971, Tiểu Đoàn TKS K27 đã có

mặt đầy đủ dưới chân Lâm Viên. Sau

khi các cán bộ kiểm điểm quân số, vũ
khí và những lời dặn dò cần thiết,

lệnh hành quân được ban ra: tất cả

TKS K27 phải tấn công và chiếm

Đỉnh Lâm Viên. Một khi đỉnh cao đã
đạt đến, thì nhiều trái khói màu được

thả lên để báo tin vui cho niên trưởng

các khóa, và cư dân Đà Lạt biết rằng, Khóa 27 chinh phục Đỉnh Lâm Viên
 
K27 đã chinh phục được Đỉnh Lâm

Viên.


 

594
 
 
 
 
 
 K27
 -­‐
 Trương
 Hữu
 Đức
 
 
 BẢN
 THẢO
 

Khóa 27 chinh phục Đỉnh Lâm Viên
 


 


 

Nghi Thức Trao Thắt Lưng Cổ Truyền, Ghen Đỏ, Găng Tay, Mũ và Gắn Alpha
Sau khi chinh phục Lâm Viên trở về và trong buổi chiều cùng ngày, các Cán

Bộ TKS làm lễ trao thắt lưng cổ truyền, ghen đỏ, găng tay và mủ cát-két (casquette)
cho TKS. Đây là một nghi thức truyền thống của TVBQGVN, diễn ra trong doanh trại
SVSQ, và trước khi K27 diễn hành ra vũ đình trường để được nhìn nhận là SVSQ của

TVBQGVN.
Tối ngày 27 tháng 2 năm 1971, các TKS K27 được hướng dẫn ra Vũ Đình

Trường Lê Lợi, để làm lễ gắn cấp hiệu Alpha, dưới sự chủ tọa của Thiếu Tướng Lâm
Quang Thi, Chỉ Huy Trưởng TVBQGVN.

• Đại Diện Khóa: TKS Nguyễn Văn Quốc đại diện cho 186 TKS K27 nhận
cấp hiệu Alpha do Thiếu Tướng Chỉ
Huy Trưởng và Đại Tá Quân Sự Vụ
Trưởng trao gắn.

• Sau đó, các TKS toàn khóa được
các Cán Bộ TKS trao gắn Alpha.

• Có 6 TKS được trả về đời sống
dân sự vì không đủ sức khỏe vượt qua
8 Tuần Sơ Khởi.

• Sau khi gắn Alpha, K27 được
bàn giao cho Cán Bộ TKS Đợt 3 và
tiếp tục thụ huấn thêm 2 tuần lễ TKS
nữa.

Thiếu Tướng CHT & Đại Tá QSV Trưởng
Gắn Alpha cho TKS Đại Diện Khóa 27

BẢN
 THẢO
 
 
 
 K27
 -­‐
 Trương
 Hữu
 Đức
 
 
 
 
 
 595
 

Mùa Văn Hoá Năm Thứ Nhất

Mùa Văn Hóa năm thứ nhất bắt đầu ngày 15 tháng 03 năm 1971. Trong suốt
mùa này, mỗi tuần các SVSQ còn được huấn luyện về kiến thức quân sự, với những
môn về tổ chức của quân đội, quân phong, quân kỷ, làm lệnh hành quân và các phụ
bản, thiết lập phóng đồ hành quân, lý thuyết và thực hành tháo ráp vũ khí, sử dụng
kính lập thể (stereoscope) trong nghiên cứu không ảnh, Sinh Hoạt Huấn Đạo và Chiến
Tranh Chính Trị; học và thực hành tất cả các môn thể thao, điền kinh như bóng
chuyền, bóng rổ, bóng tròn, ném tạ, nhảy xa, nhảy cao, chạy việt dã.

Chương trình văn hóa năm thứ I bao gồm các môn trong 3 lãnh vực: Nhân Văn,
Khoa Học và Kỹ Thuật.

v Nhân Văn gồm có các môn về nghệ thuật nói trước công chúng; lề thói làng xã;
nếp sống nông thôn VN; phân loại và soạn thảo các văn thư hành chánh; các
sắc dân thiểu số như Miên, Chàm, Kà-Tu, Stiêng, H'Mông; các tôn giáo như
Cao Đài, Hòa Hảo, Bà-La-Môn; Ngôn Ngữ Học, luật bằng trắc; phương pháp
nghiên cứu, sưu tầm tài liệu với cách phân loại sách theo Dewey (Dewey
decimal system); Anh Ngữ với phòng thính thị hiện đại, được giảng dạy trong
suốt 4 năm.

v Khoa Học gồm có Toán và Hóa Học. Khoa Toán với chương trình giải tích khá
nặng nề, gồm vi phân từng phần, tích phân một lớp và nhiều lớp, ma (phương)
trận, các loại cấp số như Frobenius, Taylor, số tạp (complex number), số thực
và số ảo, đẳng thức và bất đẳng thức; hàm số đặc biệt như Heaviside, Bessel.
Chương trình toán này sẽ giúp người SVSQ giải các vấn đề trong những môn
kỹ thuật của 2 năm sau cùng. Hóa Học gồm Hóa Vô Cơ và Hóa Hữu Cơ. Hóa
Vô Cơ bao gồm các định luật hóa học căn bản, bảng phân loại tuần hoàn, cấu
trúc hạt nhân, cân bằng phản ứng hóa học; Hóa Hữu Cơ gồm Hỗn Hợp Carbon,
cơ chế của phản ứng hóa học và lý thuyết quỷ đạo hạt nhân; sử dụng máy hấp,

máy ly tâm.
Ngay sau khi học xong phần số tạp với số thực và số ảo, mỗi SVSQ được

học cách sử dụng thước tính (slide rule) và được phát một tập sách mỏng hướng
dẫn cách sử dụng. Công cụ trợ giúp học tập này chỉ là môn thực tập tại các
trường cao đẳng kỹ thuật dân sự, trong khi tại TVBQGVN, mỗi SVSQ được
phát ngay một thước tính, mẫu kép (duplex model) với powerlog exponential,
vào đầu mùa văn hóa năm thứ nhất để sử dụng trong suốt 4 năm. Sự khó khăn,
phức tạp khi lấy căn số, dù chỉ là bậc hai hay bài tính lôgarit dài lê thê, với
quyển lôgarit dày cộm màu xanh lơ của thời học sinh, nay đã trở thành câu
chuyện của quá khứ, vì chỉ cần một bận kéo thước tính, là đọc ngay được kết
quả với độ chính xác hai số thập phân trên mặt bên kia của thước tính. Càng
tuyệt diệu hơn khi gặp dạng a+jb trong các bài toán của môn điện trong năm
thứ ba, hoặc các hàm số dưới dạng Aex khi tính toán đạn đạo trong mùa văn
hóa của năm cuối.

Ngày hôm nay, để có được những kết quả như vậy, không có gì quá khó
khăn đối với máy tính bỏ túi (electronic calculator), nhưng nên nhớ lúc bấy giờ
là những năm đầu của thập niên 70 thuộc thế kỷ 20, electronic calculator chỉ
xuất hiện tại Việt Nam khoảng 10 năm sau đó.

596
 
 
 
 
 
 K27
 -­‐
 Trương
 Hữu
 Đức
 
 
 BẢN
 THẢO
 

v Kỹ Thuật bao gồm Trắc Lượng (Đo Đạc) giúp cho việc đo vẽ bình đồ khu vực
công trình, thông hiểu ý nghĩa nội dung của công tác đo vẽ cơ bản trong xây
dựng, với những khái niệm về sai số đo đạc; phép chiếu và hệ tọa độ phẳng; sử
dụng thuần thục Máy Kinh Vĩ (theodolite) và hệ thống tiêu nhắm trên công
trường. Họa Đạc với những kiến thức căn bản, lý luận về phép chiếu, các
phương pháp biểu diễn vật thể, rèn luyện kỹ năng đọc và lập các bản vẽ kỹ
thuật; Điện Nhập Môn với lý thuyết và phân tích mạch điện, hai hình thức tiêu
biểu là mạch tương đương Norton và Thévenin. Phản ứng của mạch RC, RL và
RLC được giải quyết với kỹ thuật cổ điển hay bằng phương trình vi phân.

GIÃ TỪ NÙI GIẺ VÀ BỘT NAB - NĂM THỨ HAI

Trong suốt năm thứ nhất, SVSQ có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh cho doanh trại
SVSQ. Dụng cụ chính cho nhu cầu làm sạch doanh trại của mỗi SVSQ là chổi, nùi giẻ
và bột NAB. Khi bước lên năm thứ hai, công tác này được bàn giao lại cho khóa đàn
em. Trong trường hợp này là Khóa 28. Phải nói đây là một nghệ thuật. Công tác phải
được thi hành với phẩm chất tuyệt đối, trong thời gian tối thiểu, với điều kiện khó
khăn, nhất là mỗi khi trời mưa hay lúc doanh trại bị cúp nước. Chỉ đáng tiếc là không
bao giờ có một buổi lễ bàn giao công tác này giữa khóa tiền nhiệm và khóa kế nhiệm.

Mùa Quân Sự Năm Thứ Hai
Mùa Quân Sự năm thứ hai của K27 bắt đầu ngày 15 tháng 01 năm 1972. Trong

mùa quân sự năm thứ hai, SVSQ K27 được huấn luyện chiến thuật cấp trung đội bộ
binh, tháo ráp & sử dụng thành thạo những vũ khí của ta (đại liên .30, đại liên M-60,
đại bác 57 ly không giật, súng chống chiến xa 3.5) đang được trang bị cho các đơn vị
ngoài chiến trường; lẫn của địch (súng trường bá đỏ CKC, AK-47, B-40, B-41). Học
và thực tập Nhị Thức Bộ Binh - Thiết Giáp, hành quân trực thăng vận, tuột núi, vượt
sông, đoạn đường chiến binh, Làng Việt Cộng, tính toán và sử dụng chất nổ, các loại
mìn bẫy của ta và của địch; đặc lệnh truyền tin, biểu tín hiệu không lục; các dụng cụ,
máy móc truyền tin cấp trung đội.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 K27
 -­‐
 Trương
 Hữu
 Đức
 
 
 
 
 
 597
 

Thực tập Nhị Thức Bộ Binh - Thiết Giáp

Thực tập Hành Quân Trực Thăng Vận
Mùa Văn Hoá Năm Thứ Hai

Mùa Văn Hóa năm thứ hai của K27 bắt đầu vào tháng 04 năm 1972. Cũng trong
tháng này, Bộ Chỉ Huy TVBQGVN có sự thay đổi về nhân sự:

1. Chỉ Huy Trưởng: Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ
2. Chỉ Huy Phó: Chuẩn Tướng Lê Văn Thân (1932-2005)
3. Tham Mưu Trưởng: Trung Tá Huỳnh Văn Tâm (TMT khi K27 tốt nghiệp là

Đại Tá Nguyễn Bá Thịnh)
4. Quân Sự Vụ Trưởng: Trung Tá Nguyễn Thúc Hùng

598
 
 
 
 
 
 K27
 -­‐
 Trương
 Hữu
 Đức
 
 
 BẢN
 THẢO
 

5. Văn Hóa Vụ Trưởng: Đại Tá Nguyễn Văn Huệ (VHV Trưởng khi K27 tốt
nghiệp là Trung Tá Nguyễn Phước Ưng Hiến, cũng là vị VHV Trưởng cuối
cùng của TVBQGVN).
 
Buổi lễ bàn giao chức vụ CHT TVBQGVN được tổ chức vào tháng 4 năm

1972, dưới sự chủ tọa của Trung Tướng Phan Trọng Chinh (1930-2014), Tổng Cục
Trưởng Tổng Cục Quân Huấn.

Cũng tương tự như chương trình văn hóa của năm thứ nhất, các môn học trong
năm thứ hai cũng bao gồm trong 3 lãnh vực về Nhân Văn, Khoa Học và Kỹ Thuật.

• Sử là vấn đề chính trong lãnh vực nhân văn với Sử Á và Sử Âu; Tư Tưởng
Chính Trị với những nhà tư tưởng, chính trị lớn của thế giới như Lão Tử, Mạnh
Tử, Khổng Tử, Montesquieux, J. J. Rousseau, Niccolo Machiavelli, Descartes;
các trường phái như Trọng Nông, Trọng Thương, Khắc Kỷ, v.v.

• Khoa Học bao gồm Vật Lý với nguyên lý tương đối và hệ thống qui chiếu, cơ,
điện, từ, sóng, âm thanh, quang học; Định Luật Newton về chuyển động phân
tử và hệ thống phân tử, chuyển động điều hòa, trọng lực, quỷ đạo; Giải Tích
véc-tơ với Lý Thuyết Green, Gauss và Stokes; moment, ngẫu lực, ma sát; Đại
Số Tuyến Tính giới thiệu tích véc-tơ và hàm số tuyến tính, được áp dụng trong
các môn Kỹ Thuật và Kinh Tế Học của 2 năm cuối; phương trình vi phân với
hệ thống phương trình vi phân tuyến tính; Phép Biến Đổi Laplace thuận và
nghịch để giải quyết những vấn đề trong vật lý và kỹ thuật, nhất là trong phân
tích mạch điện, biến những phần tử trong mạch thành dạng tổng trở; những
phương trình vi phân trong kỹ thuật điện thành những phương trình đại số để
có được lời giải tương đối dễ dàng hơn; Phương trình vi phân từng phần và Cấp
Số Fourrier; Xác Suất và Thống Kê bao gồm phân tích dữ kiện, mô hình, các
phân phối (distribution) với nhiều biến số bất ngờ, giả thuyết, độ tin cậy, biến
số bất kỳ gián đoạn hoặc liên tục và phân phối bình thường hay phân phối
chuẩn (normal distribution).

• Kỹ Thuật gồm các môn Điện và Điện Tử: khái niệm về tổng trở, Cầu
Wheatstone, khuếch đại, bộ lọc, chỉnh lưu, biến thế, đèn; động cơ một chiều,
máy phát điện xoay chiều; sử dụng dao động ký (oscilloscope) trong phân tích
mạch, biên độ, cường độ của tín hiệu; dụng cụ bán dẫn (p-n và transistor), điện
trở, tụ điện, cảm ứng; Cố Thể (đúng ra nên gọi là Cơ Học Chất Rắn -
Mechanics of Solids) để tạo căn bản cho môn Sức Chịu (Bền) Vật Liệu của
năm thứ ba. Cố Thể gồm hai phẩn chủ yếu là Tĩnh Học và Động Học. Tĩnh Học
nghiên cứu sự cân bằng 2 thứ nguyên (2D) và 3 thứ nguyên (3D), lực, dầm,
khung, sự ma sát và dây cáp. Động Học bao gồm động năng, khung dịch
chuyển tuyến tính, khung quay và Gia Tốc Coriolis, công và xung lượng.

Năm thứ hai cũng mang đến nhiều sự kiện khác cho K27, đó là trắc nghiệm tâm
lý để chọn quân chủng; du hành thăm viếng các quân binh chủng, quân trường, trung
tâm huấn luyện; tham gia Chiến Dịch Thông Tin và Chiến Tranh Chính Trị tại miền

Trung.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 K27
 -­‐
 Trương
 Hữu
 Đức
 
 
 
 
 
 599
 

Trắc Nghiệm Tâm Lý
Bắt đầu từ Khóa 25, Bộ Tổng Tham Mưu (TTM) chỉ định TVBQGVN tổ chức

Chương Trình Huấn Luyện Sĩ Quan Hiện Dịch Liên Quân Chủng. Theo đó, 1/4 quân
số mỗi khóa của TVBQGVN sẽ được chọn lựa theo khả năng và nguyện vọng, để
được huấn luyện thành sĩ quan Không và Hải Quân Hiện Dịch. Một cuộc trắc nghiệm
tâm lý do các chuyên viên của Bộ TTM đảm trách, đã được tổ chức khoảng gần cuối
năm 1972, để chọn lựa những ứng viên cho chương trình này. Kết quả trắc nghiệm
tâm lý được tiếp nối bởi khảo sát khắt khe về sức khỏe cho các SVSQ chọn Không
Quân, và khả năng học văn hóa trong hai năm đầu cho những ai chọn Hải Quân. Sau
cùng, chiếu theo nguyện vọng của SVSQ, có 11 SVSQ của K27 tiếp tục Chương Trình
Huấn Luyện Liên Quân Chủng cho Không Quân, và 24 SVSQ cho Hải Quân.

Du Hành & Quan Sát
Một thời gian ngắn sau cuộc trắc nghiệm tâm lý, K27 được tổ chức du hành

thăm viếng các quân binh chủng, quân trường, trung tâm huấn luyện và các cơ sở quân
sự quan trọng của QLVNCH tại Sài Gòn và Nha Trang. Đây là một chương trình được
tổ chức hàng năm dành cho mỗi khóa của TVBQGVN và ngay sau khi trắc nghiệm
tâm lý, nhằm giúp các SVSQ có một tầm nhìn tổng quát về cơ cấu tổ chức và sự
trưởng thành của QLVNCH, đồng thời định hướng cho các sĩ quan tương lai trong
việc chọn lựa quân và binh chủng để phục vụ khi ra trường.

Cuộc du hành & quan sát do Thiếu Tá Quách Văn Thành hướng dẫn, bắt đầu
ngày 22/10 và kéo dài đến ngày 05/11/1972. Tại Sài Gòn, K27 đã thăm viếng: Lục
Quân Công Xưởng, Hải Quân Công Xưởng, Trung Tâm Kế Toán An Bài Điện Tử,
Trường Bộ Binh Thủ Đức, Trường Thiết Giáp. Ra Nha Trang, K27 đến quan sát Huấn
Khu Dục Mỹ và tuột Dây Tử Thần tại Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân, thăm
viếng Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân và Không Quân Nha Trang.

Công Tác Thông Tin Chiến Tranh Chính Trị
Để chuẩn bị tâm lý dân chúng VNCH trước khi Hiệp Định Paris được ký kết,

SVSQ tại các quân trường và TTHL được phân phối đi khắp các quân khu, nhằm giải
thích với dân chúng địa phương về đường lối và chủ trương của chính phủ VNCH,
cũng như đã phá các luận điệu tuyên truyền của Cộng Sản. SVSQ của TVBQGVN
được phân phối ra hoạt động tại miền Trung.

Theo chỉ thị của Bộ TTM, Trường đã cử hai Khóa 27 và 28 tham gia chiến dịch
Thông Tin Chiến Tranh Chính Trị tại Quân Khu I (nhưng chỉ hoạt động tại 4 Tỉnh
Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và Quảng Tín). Chiến dịch gồm có 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1 bắt đầu ngày 19 tháng 11 năm 1972 và chấm dứt ngày 14 tháng giêng năm
1973. Trong giai đoạn này SVSQ Trần Đình Thâu, K27 đã bị tử nạn. Sau khi Hiệp
Định Paris được ký kết, ngày 27 tháng giêng năm 1973, K27 Lục Quân và Khóa 28 lại
một lần nữa lên đường ra công tác tại Quân Khu I, và trở về Trường ngày 06 tháng 04
năm 1973.

600
 
 
 
 
 
 K27
 -­‐
 Trương
 Hữu
 Đức
 
 
 BẢN
 THẢO
 

HUẤN LUYỆN LIÊN QUÂN CHỦNG - NĂM THỨ BA

Cuối năm 1970, sau khi Khóa 23 mãn khóa, Trường còn 3 Khóa 24, 25 và 26
với quân số lần lượt là 258, 260, 187 SVSQ. K27 nhập trường với quân số 186 khiến
Trung Đoàn SVSQ trở lại đầy đủ 4 khóa với hai Tiểu Đoàn 1 và 2 SVSQ. Tiểu Đoàn 1
SVSQ gồm 4 đại đội mang danh số từ A đến D, trong khi Tiểu Đoàn 2 SVSQ với 4
đại đội mang danh số từ E đến H. Đầu năm 1971, khi TVBQGVN được giao nhiệm vụ
huấn luyện sĩ quan hiện dịch liên quân chủng cho QLVNCH, thì Trung Đoàn SVSQ từ
8 đại đội thuần túy Lục Quân lúc ban đầu, đã được phân chia lại, có thêm hai đại đội
Không Quân và Hải Quân Khóa 25, khóa đầu tiên được huấn luyện theo Chương
Trình Liên Quân Chủng. Kể từ đây, Trung Đoàn SVSQ gồm có 10 đại đội. Tiểu Đoàn
1 SVSQ có thêm Đại Đội I (Không Quân), và Tiểu Đoàn 2 SVSQ có thêm Đại Đội K
(Hải Quân). Từ năm 1972 trở đi, hai đại đội này có SVSQ hai khóa năm thứ ba và thứ
tư.

Lên năm thứ ba, K27 được phân chia thành 3 quân chủng Hải, Lục và Không
Quân với chương trình huấn luyện quân chủng riêng rẽ, nên mùa quân sự và văn hóa
do đó cũng có sự khác biệt.

Mùa Quân Sự Năm Thứ Ba
v Lục Quân

Trong khi các SVSQ Lục Quân K27 đảm nhiệm Công Tác Thông Tin Chiến
Tranh Chính Trị tại Quân khu I, thì các SVSQ Hải và Không Quân thụ huấn chuyên
môn tại 2 Trung Tâm Huấn Luyện Hải và Không Quân Nha Trang.

v Hải Quân
Các SVSQ Hải Quân (Đại Đội K) về TTHL/HQ Nha Trang để học căn bản hải

nghiệp như gửi và nhận tín hiệu cờ (semaphore), đèn (signal lamp); vận chuyển, kỹ
thuật thắt nút dây thừng (rope splicing); hàng hải cận duyên; hàng hải thiên văn; hải
sử; hành quân thủy bộ; trung tâm chiến báo. Học bơi lội ngoài bãi biển Nha Trang;
học lái tiểu vận đĩnh (tàu đổ bộ LCVP) tại Cầu Đá. Sau đó ra TTHL/HQ Cam Ranh
học Phòng Tai (Damage Control) trong một tuần lễ; luân phiên thực tập trên các khinh
tốc đĩnh (PCF) và tuần duyên đĩnh (WPB hay Coast Guard) tại Vùng 2 Duyên Hải (từ
Phan Thiết đến Bình Định). Đặc biệt trong thời gian học lý thuyết, K27 HQ đã hân
hạnh được đón tiếp Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ, Chỉ Huy Trưởng TVBQGVN
xuống quan sát lớp học tại TTHL/HQ Nha Trang.

Khi trở lại Trường, K27 HQ được huấn luyện chương trình quân sự năm thứ ba
của Lục Quân bao gồm vũ khí cộng đồng như súng cối; chiến thuật cấp đại đội như đại
đội phục kích, đại đội phản phục kích, tuột dây tử thần, v.v. nhằm đáp ứng cho nhu
cầu của những cuộc hành quân thủy bộ, trong Kế Hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh.
Trong một cuộc hành quân thủy bộ, người sĩ quan Hải Quân sẽ chỉ huy tất cả các lực
lượng hành quân được chuyển vận bằng tàu, cho đến khi đầu cầu đổ bộ được thiết lập
xong.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 K27
 -­‐
 Trương
 Hữu
 Đức
 
 
 
 
 
 601
 

v Không Quân

Các SVSQ Không Quân về TTHL/KQ Nha Trang để học bay khai tâm, Địa
Huấn và Tài Liệu Xuyên Mây. Trau dồi thêm Anh Ngữ để chuẩn bị cho các SVSQ
Không Quân sau khi tốt nghiệp sẽ được gửi đi thụ huấn tại Hoa Kỳ.

Mùa Văn Hoá Năm Thứ Ba

Sau thời gian công tác Thông Tin Chiến Tranh Chính Trị tại Quân khu I, K27
Lục Quân trở về Trường, K27 Hải và Không Quân cũng đã hoàn tất chương trình huấn
luyện chuyên môn tại Nha Trang. Tất cả K27 bắt đầu chương trình văn hóa của năm
thứ ba. Giờ đây cũng tương ứng với chương trình huấn luyện liên quân chủng; Hải,
Lục và Không Quân có những môn học khác nhau và giống nhau.

Chương trình văn hóa của năm thứ ba chỉ bao gồm 2 lãnh vực nhân văn và kỹ
thuật với các môn học chung cho cả 3 quân chủng như sau:
• Về Nhân Văn, các SVSQ được dạy về Kinh Tế Học Vĩ Mô và Vi Mô. Kinh Tế

Vĩ Mô học về lợi tức, sử dụng nhân sự và giá cả, sự giao thoa giữa kinh tế nội địa
và kinh tế toàn cầu, hoạch định và ảnh hưởng của chế độ tiền tệ và tài chính.
Kinh Tế Vi Mô nghiên cứu tổng sản lượng quốc gia, lý thuyết về giá cả và cân
bằng thị trường, lạm phát và thương mại quốc tế, áp dụng vào chính sách công;
Quân Sử bao gồm ChiếnTranh Thời Trung Cổ, Chiến Tranh Thời Nã-Phá-Luân,
Nội Chiến Mỹ, Chiến Tranh Thế Giới Thứ I, Thứ II và Chiến Tranh Triều Tiên.
• Các môn Kỹ Thuật Ứng Dụng mà Hải, Lục và Không Quân học chung là: Sức
chịu vật liệu bao gồm Định Luật Hook, các hình thái ứng suất, kéo, nén đúng
tâm, xoắn, uốn phẳng và phức tạp, Vòng Tròn Mohr, quang đàn tính, đàn hồi và
đàn dẽo, tác dụng nhiệt, hiện tượng từ dão và sự chịu đựng của vật liệu; Lưu
Chất gồm lưu thành lớp và hỗn lưu của chất lỏng nén. Môn học này hướng dẫn
người SVSQ nghiên cứu lực và moment tác dụng lên các vật thể bay, lực nâng,
lực trì qua nghiên cứu lưu võng trong Khí Động Học, 2 thứ nguyên (tiết diện
cánh) và 3 thứ nguyên (cánh), thí nghiệm buồng gió (wind tunnel); Nhiệt Động
Lực Học với nguyên tắc bảo tồn năng lượng, Khái Niệm enthalpi và entropy, sử
dụng Giản Đồ Mollier, cơ chế hoán chuyển năng lượng và khối lượng, bao gồm
Định Luật Fourier về truyền nhiệt, Định Luật Fick về phản xạ nhiệt, sử dụng các
phương trình liên quan để giải những bài toán về nhiệt độ của hệ thống hóa kỹ
thuật, đặc biệt chú trọng đến những phương trình vận chuyển để thông hiểu sự
truyền nhiệt, phản xạ nhiệt và những phản ứng hóa học xảy ra trong máy móc,
dụng cụ; Phương Trình Maxwell và những nguyên lý điện từ áp dụng cho hướng
sóng, ăng-ten, ra-đa; Máy Đẩy (automotive system analysis) gồm động cơ hơi
nước, động cơ khí, động cơ đốt trong, hai thì, bốn thì và Wankel; Tân Vật Lý,
đúng ra phải gọi là Vật Lý Nguyên Lượng (quantum physics) hay Cơ Học Lượng
Tử (quantum mechanics) bổ sung cho Cơ Học Newton, nghiên cứu năng lượng
tầng hay năng lượng biên, giải thích phản ứng của vật chất trên mức độ vi mô.
• Các SVSQ Lục Quân sẽ học riêng môn Cơ Cấu Với Dầm, Khung, Sườn của cấu
tạo cầu và kiến trúc; Kỹ Thuật Độ Lệch Cổ Điển với phương pháp tích phân hay
công ảo; Phân Tích Bất Định (indeterminate analysis) với phương pháp lực hoặc

602
 
 
 
 
 
 K27
 -­‐
 Trương
 Hữu
 Đức
 
 
 BẢN
 THẢO
 

phương pháp biến dạng (độ dốc,

độ cứng hay phân phối moment)

để giải những hệ thống đàn hồi;

Giao Thông Xa Lộ giới thiệu

những nguyên tắc giao thông,

tập trung trên hai vấn đề cơ bản

là xa lộ và lưu lượng xe cộ; Thổ

Cơ nghiên cứu đất như một vật

liệu chủ yếu trong xây dựng và

làm nền móng; Nhựa Đường

nghiên cứu độ kết dính, xác

định tỉ lệ cơ cấu trong công

trình xây dựng xa lộ, phi trường. Khóa 27 thực tập Nhảy Dù

• Các SVSQ Hải Quân có thêm
môn Hàng Hải học cách sử dụng hải đồ, nhận biết các công sự trợ giúp hàng hải

(aids to navigation), vạch hướng hải hành và phương cách định vị điện tử; Kiến

Trúc Chiến Hạm, một trong những môn học lâu đời nhất của ngành kỹ thuật, đặt

trọng tâm trên hình dạng của vỏ tàu, sự ổn định, cấu trúc, điều kiện an toàn, điều

hành con tàu và khả năng đi biển (seaworthiness); Hải Pháo nhấn mạnh sự khác

biệt giữa hải pháo và pháo binh trên đất liền, vì trên biển, cả 2 vị trí pháo và mục

tiêu đều di động, sự nhấp nhô của sóng biển tạo thêm ảnh hưởng cho thứ nguyên

thứ ba. Môn học gồm 2 phần chủ

yếu là đạn dược (naval ordnance)

và tác xạ (gunnery).

• Trong khi đó, SVSQ Không Quân
học các môn: Kiến Trúc Phi Cơ

bao gồm thiết kế khí động học và

tiên đoán lưu võng, những thông số

ảnh hưởng khi phân tích những

giới hạn, và ước đoán trọng lượng

ban đầu, tối ưu hóa hình dạng, hệ

số và giới hạn an toàn, chọn lựa vật

liệu căn cứ trên độ cứng, trọng

lượng và giá thành, phương cách

lựa chọn động cơ, v.v.

Vì phải tham gia Công Tác

Thông Tin Chiến Tranh Chính Trị tại

Quân Khu I mất đến 4 tháng, nên K27

Lục Quân đã tình nguyện học quân sự

vào những ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật

trong mùa văn hóa, để có thể tốt nghiệp

đúng ngày qui định. Chương trình bao

gồm chiến thuật và vũ khí trang bị cấp Khóa 27 thực tập Hành Quân Viễn Thám

BẢN
 THẢO
 
 
 
 K27
 -­‐
 Trương
 Hữu
 Đức
 
 
 
 
 
 603
 

đại đội, súng cối, pháo binh, viễn thám, hành quân không trợ, v.v.

Tham Dự Diễn Hành Ngày Quân Lực 19/06/1973
Tháng 06 năm 1973, K27 đã cùng Khóa 26 tham dự cuộc diễn hành Ngày Quân

Lực 19/06 tại Sài Gòn, cùng với hầu hết các đơn vị quân, binh chủng, nhằm tuyên
dương những chiến thắng lẫy lừng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong việc ngăn
chận cuộc tổng tấn công của Cộng Sản Bắc Việt trong âm mưu thôn tính Miền Nam.

Hai Khóa 26&27 tham dự cuộc Diễn Hành Ngày Quân Lực năm 1973 tại Sài Gòn

Lễ Trao Nhẫn
Năm thứ ba, các SVSQ của TVBQGVN làm lễ trao nhẫn truyền thống, vừa để

kỷ niệm thời gian thụ huấn tại Trường vừa để dễ dàng nhận nhau giữa các khóa khi ra
đơn vị. Giữ đúng truyền thống này, ngày 27 tháng 10 năm 1973, K27 làm lễ trao nhẫn
truyền thống của Trường, mỗi SVSQ K27 được nhận một nhẫn truyền thống và được
quyền chọn người trao và đeo nhẫn cho mình; có thể là thân nhân, thân hữu, sĩ quan
cán bộ hay khóa đàn anh.

604
 
 
 
 
 
 K27
 -­‐
 Trương
 Hữu
 Đức
 
 
 BẢN
 THẢO
 

Nhẫn Truyền Thống

Lễ Trao Nhẫn của Khóa 27

CỜ KIẾM TRAO TAY - NĂM THỨ TƯ
Cũng như năm thứ ba, năm chót của SVSQ K27 cũng nằm trong Chương Trình

Huấn Luyện Sĩ Quan Hiện Dịch Liên Quân Chủng.
Mùa Quân Sự Năm Thứ Tư

v Lục Quân
Tiểu Đoàn 2 SVSQ: Tiểu Đoàn 2 huấn luyện Tân Khóa Sinh Khóa 30 Đợt I.

• K27 Tiểu Đoàn 2 huấn luyện TKS Khóa 30 Đợt I trong tháng 2 năm 1974.
• Sĩ Quan Cán Bộ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn TKS là Đại Úy Nguyễn Văn

Dục.
• Sĩ Quan Cán Bộ Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn TKS là Trung Úy Huỳnh Văn Hoa.
• SVSQ Cán Bộ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn TKS là SVSQ Hoàng Văn Nhuận.
• K27, Tiểu Đoàn 1 về Sài Gòn học Khóa 329 Nhảy Dù.
Tiểu Đoàn 1 SVSQ: Tiểu Đoàn 1 huấn luyện Tân Khóa Sinh Khóa 30 Đợt II.
• Tháng 03/1974, K27 Tiểu Đoàn 1 huấn luyện TKS Khóa 30 Đợt II.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 K27
 -­‐
 Trương
 Hữu
 Đức
 
 
 
 
 
 605
 

• SVSQ Cán Bộ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn TKS là SVSQ Nguyễn Mạnh
Thản.

• Khóa 27, Tiểu Đoàn 2 về Sài Gòn học Khóa 332 Nhảy Dù.

Khóa 27 thực tập Nhảy Dù tại Sài Gòn
 

Khóa 27 nhảy dù biểu diễn tại Sân Cù, Đà lạt
606
 
 
 
 
 
 K27
 -­‐
 Trương
 Hữu
 Đức
 
 
 BẢN
 THẢO
 

Khóa 27 huấn luyện Tân Khóa Sinh Khóa 30
Trong thời gian các SVSQ Lục Quân huấn luyện TKS và học Nhảy Dù, thì các
SVSQ Hải Quân và Không Quân ra Nha Trang học chuyên môn của quân chủng liên
hệ.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 K27
 -­‐
 Trương
 Hữu
 Đức
 
 
 
 
 
 607
 

v Hải Quân
Các SVSQ K27 Hải Quân (Đại Đội K) trở lại TTHL/HQ Nha Trang để thực tập
hải hành, làm quen với sóng gió đại dương. Chiến hạm thực tập là Hộ Tống
Hạm Kỳ Hòa HQ-09. Hạm trưởng là HQ Trung Tá Nguyễn Như Phú, cựu
SVSQ Khóa 16 Võ Bị. Chương trình huấn luyện gồm đi phiên hải hành, thực
tập các nhiệm sở tác chiến, đào thoát, yểm trợ cứu nạn thương thuyền bị mắc
cạn tại quần đảo Trường Sa. Sử dụng hải pháo gồm các loại đại bác 76.2 ly, đại

bác phòng không Oerlikon 20 ly, Bofor 40 ly.

v Không Quân
Các SVSQ K27 Không Quân (ĐĐ I) trở lại TTHL/KQ Nha Trang để học Phi

Huấn Phi Cơ Cessna T-41 Mescalero tại Phi Đoàn 918 và tập bay một mình.

Mùa Văn Hóa Năm Thứ Tư
Mùa Văn Hóa năm thứ tư bắt đầu ngày 15 tháng 04 năm 1974, và đây cũng là

năm học cuối cùng của tất cả các SVSQ K27. Cũng giống như năm thứ ba, chương
trình văn hóa năm thứ tư là chương trình liên quân chủng. Các SVSQ Hải, Lục và
Không quân sẽ học chung một số môn học căn bản và có riêng những môn cho quân
chủng của mình. Cũng trong mùa văn hóa này, K27 được học, thực hành bảo trì và thi
lái xe để có được bằng lái quân xa trước khi ra trường.

Chương trình văn hóa của năm thứ tư cũng chỉ bao gồm hai lãnh vực Nhân Văn
và Kỹ Thuật với các môn học chung cho cả ba quân chủng như sau:

• Về nhân văn, các SVSQ được dạy về Luật Gia Đình, Hình Luật Tố Tụng và
Luật Công Pháp Quốc Tế; Hành Chánh Công Quyền; Chính Thể Đối Chiếu,
Tổng Thống Chế, Đại Nghị Chế; Quân Sử nghiên cứu Chiến Tranh Lạnh, phân
tích các thành công của CS tại Trung Hoa Lục Địa, tại Cuba, các thất bại của
CS tại Phi, tại Hy Lạp và Mã Lai; Quản Trị Học bao gồm căn bản liên ngành về
quản trị nguồn nhân lực, phân tích kinh tế và tài chánh, thị trường, lấy quyết
định (decision-making) và chiến lược.

• Về Kỹ Thuật, SVSQ học Phân Tích Hệ Thống Với Cấp Số Fourier, và lý thuyết
lấy mẫu (sampling theorem) để phân tích tín hiệu (signal); Lý Thuyết Truyền
Điện Và Phân Phối Điện, với dòng điện một chiều, xoay chiều, một vị tướng
(single-phase) và ba vị tướng (three-phase). Kỹ Thuật Quân Sự, nghiên cứu Vũ
Khí Hạt Nhân Chiến Thuật và ảnh hưởng của phóng xạ trong hành quân.
Các SVSQ Lục Quân sẽ học riêng môn Lãnh Đạo Chỉ Huy, qua nghiên cứu ảnh

hưởng trực tiếp của cấp chỉ huy lên cá nhân hoặc nhóm, SVSQ còn được dạy phương
cách ảnh hưởng lên thuộc cấp qua hệ thống tổ chức và nội qui. Canh Nông, học về
trồng trọt, sử dụng phân bón, thổ nhưỡng, khả năng đọc, thiết lập bản đồ thổ nhưỡng,
hệ thống sinh thái rừng và thảm thực vật, sự cần thiết của rừng nhiệt đới với môi

608
 
 
 
 
 
 K27
 -­‐
 Trương
 Hữu
 Đức
 
 
 BẢN
 THẢO
 

trường trong hoàn cảnh chiến tranh. Thanh Hóa, học cách xử lý nước, lọc nước bằng
phương pháp chuyển đổi ion, xử lý nước thải.

Các SVSQ Hải Quân có thêm môn Hàng Hải Thiên Văn, học cách đo góc độ
các thiên thể với đường chân trời và sử dụng lượng giác cầu (không có trong chương
trình tú tài giới hạn của bậc trung học) để xác định vị trí của chiến hạm; động cơ hơi
nước, động cơ dầu cặn; các loại động cơ khác trên tàu biển, bộ hoán chuyển nhiệt
(heat exchanger), ngưng đọng (condenser), máy điều hòa không khí, sinh hàn
(refrigeration).

Trong khi đó, SVSQ Không Quân học các môn: Khí Tượng, đặt trọng tâm vào
thời tiết phi hành, và ảnh hưởng tổng quát đối với ngành hàng không; Thời Tiết, học
cách phân tích dữ kiện, phân tích bản đồ thời tiết, xử lý dữ kiện không khí tại mặt đất
và trên cao. Cơ Học Phi Hành, gồm thiết kế phi cơ, lưu chất, tính năng và sự ổn định
của phi cơ, kỹ thuật bay thử nghiệm và thực tập thí nghiệm.

Ngoài ra trong mùa văn hóa, thỉnh thoảng TVBQGVN còn tổ chức những buổi
họp chuyên đề (seminar). Thuyết trình viên thỉnh giảng thường là cán bộ hành chánh
hay quân sự, với những đề tài khá đa dạng, cần thiết cho kiến thức và bản lãnh của
SVSQ như phong thái của SVSQ trong xã hội, do Bà Kiều Oanh, thuộc Phòng Nghi
Lễ Phủ Tổng thống VNCH trình bày; Quản Trị do Bà Nguyễn Thị Huệ, Giáo Sư Xã
Hội Học của Học Viện Quốc Gia Hành Chánh phụ trách; Tổ Chức Công Binh Và Xử
Lý Tình Huống, do Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Chức, Cục Trưởng Cục Công Binh
QLVNCH giảng giải.

SÁCH LƯU NIỆM

Một quyển sách lưu niệm của K27 được in ấn và phân phát cho từng SVSQ
khoảng 2 tháng trước ngày mãn khóa. Nội dung quyển lưu niệm gồm có ba phần
chánh. Phần đầu tiên là hình ảnh giới thiệu lãnh đạo các cấp của chính phủ và quân
đội, hệ thống chỉ huy của TVBQGVN.

Phần thứ nhì là nội dung chính của quyển lưu niệm, dành cho 10 đại đội SVSQ,
mỗi trang dành riêng theo thiết kế của từng SVSQ, nhằm ghi lại hình ảnh, tóm lược
tiểu sử cá nhân, những kỷ niệm tại trường, cảm nghĩ hay ước vọng cho tương lai.

Phần sau cùng là hình ảnh của K27, khi thực tập chiến thuật trong mùa quân sự,
những hoạt động tại lớp học, hay trong phòng thí nghiệm của mùa văn hóa, và chương
trình huấn luyện liên quân chủng của hai năm cuối. Sau biến cố năm 1975, quyển lưu
niệm đã được tái bản tại Mỹ để các cựu SVSQ K27 có thể giữ lại dấu ấn của những
ngày tháng cũ.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 K27
 -­‐
 Trương
 Hữu
 Đức
 
 
 
 
 
 609
 

LỄ MÃN KHÓA

Một Giáo Sư Văn Hóa Vụ đã ghi lại những chuẩn bị trước ngày lễ mãn khóa
Khóa 27 như sau 4:

"Cuối tháng 12 này đến lượt Khóa 27 ra trường. Ngoài phần tốt nghiệp về
quân sự, về mặt văn hóa, người sinh viên ra trường năm nay còn được nhà Trường
cấp Văn Bằng Cử Nhân Khoa Học Ứng Dụng, cho nên lễ mãn khóa được tổ chức rất
trọng thể. Chương trình ngày lễ, ngoài phần cử hành các lễ nghi theo truyền thống
dưới sự chủ tọa của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, còn có thêm phần du ngoạn
dành cho các phái đoàn ngoại giao đến tham dự lễ, cùng tháp tùng Tổng thống, làm
một chuyến thăm viếng vùng Phan Rang bằng xe hơi, từ Đà Lạt xuống, như để minh
chứng với Thế Giới Tự Do về sự thành công trong việc bảo vệ an ninh lãnh thổ của
Chính Quyền Miền Nam, đồng thời phô trương thành tích phát triển về kinh tế, trong
việc hoàn thành công trình dẫn nước từ sông Đa Nhim về tưới cho Đồng Bằng Phan
Rang. Hầu hết sĩ quan thuộc Văn Hóa Vụ từng du học về, đều được phân bổ công tác
vào ban tiếp tân, hoặc làm sĩ quan tùy viên đi theo để thông dịch cho các phái đoàn."

Thiệp mời Quan Khách, Thân Nhân tham dự Lễ Truy Điệu & Lễ Mãn Khóa 275

Sau 4 năm cố gắng không ngừng, để trau dồi các lãnh vực văn hóa, quân sự, thể
chất và lãnh đạo chỉ huy, tất cả các SVSQ K27 đã sẵn sàng lên đường, ra chiến đấu để
bảo vệ tổ quốc và dân tộc.

Trong buổi lễ mãn khóa, Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ, Chỉ Huy Trưởng
TVBQGVN đã trình diện K27 lên Chủ tọa:

"Kính thưa Tổng Thống,
Tôi xin trình diện lên Tổng Thống 182 Sinh Viên Sĩ Quan Khóa 27 Hiện Dịch.
Khóa này đã được thụ huấn 4 năm tại Trường, và kể từ ngày tốt nghiệp hôm nay, họ
đã sẵn sàng lên đường phục vụ Tổ Quốc và Dân Tộc."

4 Đoàn Văn Khanh, Nghiệp Văn Áo Võ - Quê hương trong những ngày hòa bình khập khiểng; http://aosauvuon
.blogspot.co.uk /2013 /02 /nghiep-van-ao-vo-16.htmll, 12/1/2015.
5 Với nhã ý của Hải Đông VBĐL, K27B.

610
 
 
 
 
 
 K27
 -­‐
 Trương
 Hữu
 Đức
 
 
 BẢN
 THẢO
 

K27 tốt nghiệp ngày 27 tháng 12 năm 1974, dưới sự chủ tọa của Tổng thống
VNCH Nguyễn Văn Thiệu, và được đặt tên là Khóa Chuẩn Tướng Trương Hữu Đức.

Có 182 tân Sĩ Quan tốt nghiệp (trong đó 179 của K27 cộng 3 của Khóa 26 học lại),
được cấp Văn Bằng Cử Nhân Khoa Học Ứng Dụng và Văn Bằng Tốt Nghiệp Trường
Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, gồm có :

• Hải Quân: 24 sĩ quan

• Lục Quân: 148 sĩ quan

• Không Quân: 10 sĩ quan

Các tân Sĩ Quan K27 Lục Quân được phân phối về đơn vị như sau: SĐ 1/BB:
08 sĩ quan, SĐ 2/BB: 06, SĐ 3/BB: 06, SĐ 5/BB: 06, SĐ 7/BB: 06, SĐ 9/BB: 06, SĐ

18/BB: 06, SĐ 21/BB: 06, SĐ 22/BB: 08, SĐ 23/BB: 06, SĐ 25/BB: 06, Biệt Cách 81
Nhảy Dù: 02, Nha Kỹ Thuật: 03, Thiết Giáp: 09, Pháo Binh: 14, Nhảy Dù: 14, Thủy
Quân Lục Chiến: 14, Biệt Động Quân: 21.

Đặc biệt Khóa 27 có hai Thủ Khoa là: SVSQ Hoàng Văn Nhuận, Thiết Giáp và

SVSQ Lê Mạnh Kha, Hải Quân. Tên của cả hai đều được khắc trên Kiếm Thủ Khoa,
nhưng người được Tổng thống VNCH gắn cấp bậc thiếu úy, trao kiếm và cung tên tại
Vũ Đình Trường Lê Lợi là SVSQ Hoàng Văn Nhuận.

Trong ngày mãn khóa của K27, Tổng Thống VNCH cũng đã tuyên dương công
trạng TVBQGVN trước Quân Đội, và trao gắn Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương
Liễu cho Quân Kỳ của Trường. Như vậy TVBQGVN đã 3 lần được tuyên dương công
trạng trước Quân Đội, và 3 lần được trao gắn Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương

Liễu.

Lễ Mãn Khóa của Khóa 27
BẢN
 THẢO
 
 
 
 K27
 -­‐
 Trương
 Hữu
 Đức
 
 
 
 
 
 611
 

XUỐNG NÚI - RA ĐƠN VỊ

Sau lễ mãn khóa, các tân Sĩ Quan K27 Hải, Lục và Không Quân tiếp tục thụ
huấn những khóa huấn luyện có liên quan đến quân chủng của mình.

Lục Quân
Ngày 31 tháng 12 năm 1974, 145 tân Sĩ Quan Lục Quân lên đường đến Dục

Mỹ, Nha Trang để thụ huấn Khóa I Hành Quân Biệt Động Rừng Núi Sình Lầy Đặc
Biệt, thời gian 4 tuần lễ, từ ngày 01 tháng 01 năm 1975 đến ngày 28 tháng 01 năm
1975. Thủ Khoa là Thiếu Úy Trương Phước Hường và Thiếu Úy Nguyễn Văn Xuyên.
Cũng tại đây các tân Sĩ Quan K27 Lục Quân tiếp tục học Khóa Bảo Trì Quân Trang
Quân Dụng, trong thời gian một tuần lễ, được kết thúc ngày 04 tháng 02 năm 1975.
Trong thời gian này K27 Lục Quân được hân hạnh đón tiếp Chuẩn Tướng Lê Văn
Thân, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn II (cựu Chỉ Huy Phó TVBQGVN) đến thăm viếng và
quan sát khóa học.

Rời Dục Mỹ, Nha Trang các Sĩ Quan K27 Lục Quân trở về Sài Gòn, tham dự
Khóa Phát Triển Hiệu Năng Quân Lực, thời gian 3 tuần lễ từ ngày 20 tháng 02 đến
ngày 12 tháng 03 năm 1975. Thủ Khoa là Thiếu Úy Trần Hữu Hạnh.

Hải Quân
Các tân Sĩ Quan K27 HQ, trình diện Bộ Tư Lệnh Hải Quân tại Sài Gòn, được

làm thủ tục đổi số quân từ Lục Quân sang Hải Quân và được lệnh dự cuộc thi trắc
nghiệm Anh Ngữ tại Trường Sinh Ngữ Quân Đội, để có thể tham dự chương trình
thực tập trên Đệ Thất Hạm Đội của Mỹ.

Hai mươi bốn (24) tân Sĩ Quan K27 HQ trở lại TTHL/HQ Nha Trang để thu
thập thêm kinh nghiệm đi biển, cùng lúc với hai Khóa 28 và 29 HQ thực tập hải hành
trên Dương Vận Hạm Cần Thơ HQ-801. Hạm Trưởng là HQ Thiếu Tá Nguyễn Phú
Bá. Chương trình bao gồm cả lý thuyết lẫn thực hành, các môn vận chuyển, hàng hải
thiên văn, đi phiên hải hành, các nhiệm sở tác chiến, cứu người rơi xuống biển, v.v.
Thăm viếng các đài kiểm báo, hai Đảo Phú Quốc và Côn Sơn. Kết thúc chuyến đi
biển, các Sĩ Quan Khóa 27 HQ trở lại TTHL/HQ Nha Trang, để chọn lựa đơn vị chiến
hạm phục vụ, và về Sài Gòn trên chuyến phi cơ chót từ Phi Trường Nha Trang ngày
1/4/1975. Ngày hôm sau, thành phố rơi vào tay quân Cộng Sản Bắc Việt.

Về đến Sài Gòn, 12 sĩ quan đạt đủ số điểm cần thiết trong cuộc thi trắc nghiệm
Anh Ngữ, tham dự lớp Anh Ngữ bổ túc tại TTHL/HQ Sài Gòn cho đến ngày 30 tháng
04 năm 1975. Số sĩ quan còn lại đáo nhậm các chiến hạm đã chọn trước.

Không Quân
Để chuẩn bị cho việc đi tu nghiệp về Không Quân tại Hoa Kỳ, sau khi tốt

nghiệp các tân Sĩ Quan Không Quân K27 về Sài Gòn tiếp tục học Anh Ngữ tại Trường
Sinh Ngữ Quân Đội cho đến ngày 30 tháng 04 năm 1975.

612
 
 
 
 
 
 K27
 -­‐
 Trương
 Hữu
 Đức
 
 
 BẢN
 THẢO
 

VĂN BẰNG & CHỨNG CHỈ TÂN SĨ QUAN KHÓA 27 ĐÃ NHẬN:

1. Văn Bằng Cử Nhân Khoa Học Ứng Dụng
2. Văn Bằng Tốt Nghiệp Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam
3. Bằng Nhảy Dù
4. Hành Quân Biệt Động Rừng Núi Sình Lầy
5. Phát Triển Hiệu Năng Quân Lực.

THAM DỰ TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG

Mặc dù chỉ phục vụ đơn vị trong một thời gian ngắn, nhưng các tân Sĩ Quan

K27 đã sát cánh cùng đồng đội anh dũng chiến đấu. Năm (5) Sĩ Quan K27 đã anh
dũng hy sinh trên chiến trường, trong đó có Thủ Khoa Hoàng Văn Nhuận.

Tính đến nay (tháng 11, 2015) có 29 Sĩ Quan K27 đã tử trận, mất tích, bỏ mình
trong lao tù Cộng Sản, hoặc qua đời vì bệnh, được liệt kê như sau:

1. Nhảy
 Dù:
 
 
  05
 

2. Biệt Động Quân: 03
 

3. Thủy Quân Lục Chiến: 03
 

4. Pháo Binh: 02
 

5. Thiết Giáp: 02
 

6. Hải Quân: 03
 

7. Các đơn vị khác: 11
 

Ngày 30 tháng 04 năm 1975 là một biến cố đau thương nhất của Dân Tộc Việt

Nam nói chung và của K27 nói riêng. Lực lượng quân, cán, chính chỉ có một số rất ít
may mắn thoát được ra nước ngoài, số còn lại đã phải vào các Trại Tập Trung của
Cộng Sản, cựu Sĩ Quan K27 cũng không là một ngoại lệ.

KHÓA 27 SAU NGÀY 30/4/1975

Sau chiến tranh và ngục tù cải tạo, nhiều cựu Sĩ Quan K27 đã liều mình vượt
biên bằng đường biển hoặc đường bộ để đến được bến bờ tự do và định cư tại các
nước thứ ba. Phần lớn định cư tại Bắc Mỹ, một số ít hơn tại Âu Châu và Úc Châu.
Hiện K27 có 89 người đang sống rải rác tại các quốc gia trên khắp thế giới, 69 người
đang sống tại quê nhà và phải chịu sự kềm kẹp của Bạo Quyền Cộng Sản.

Theo đúng tôn chỉ của TVBQGVN đào tạo sĩ quan hiện dịch trong 4 năm, vừa
để thỏa mãn cho yêu cầu bảo vệ đất nước trong thời chiến, mà cũng nằm trong kế
hoạch đầu tư cho thời bình, có đủ khả năng thực hiện hoặc giám sát những kế hoạch
tái thiết thời hậu chiến. Bị buộc phải giã từ vũ khí, một số cựu Sĩ Quan K27 trở lại với
sách đèn, và đã chứng tỏ được khả năng mà Trường Mẹ đã hun đúc và kỳ vọng. Nhiều
người trong số này đã đạt được những bằng cấp thạc sĩ, tiến sĩ trong các ngành công
nghiệp hiện đại như điện tử, cơ khí, hạt nhân, hàng không và không gian.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 K27
 -­‐
 Trương
 Hữu
 Đức
 
 
 
 
 
 613
 

Dù đang ở đâu và trong bất cứ hoàn cảnh nào, người sĩ quan xuất thân K27
TVBQGVN luôn luôn ghi nhớ hai câu phương châm mà Trường Mẹ đã dạy dỗ, với
một chút sửa đổi để phù hợp với hoàn cảnh và thời gian: “Luôn luôn nêu chí hiên
ngang, không sờn nguy khổ, không màng hiển vinh.”
Biên Soạn: Tiến Sĩ Nguyễn Đức Phương, K27,

với sự góp ý của các bạn đồng Khóa

˜ ™

614
 
 
 
 
 
 K27
 -­‐
 Trương
 Hữu
 Đức
 
 
 BẢN
 THẢO
 

DANH SÁCH KHÓA 27

STT Họ và tên Đơn vị Ghi chú STT Họ và tên Đơn vị Ghi chú

1 Nguyễn Văn An Hải Quân 35 Nguyễn Văn Đồng Nhảy Dù

2 Hàng Ngọc Ẩn SĐ 23 BB 36 Phan Văn Đồng Pháo Binh

3 Lê Ngọc Ẩn SĐ TQLC 37 Cao Hồng Đức Không Quân

4 Phạm Ngọc Anh Pháo Binh 38 Hoàng Trọng Đức SĐ 18 BB

5 Tạ Tử Anh Nhảy Dù 39 Ninh Ngọc Đức SĐ 25 BB

TỬ TRẬN 40 Trương Phú Đức Không Quân VN

6 Cao Văn Bách SĐ TQLC VN 41 Lê Hoàng Dương SĐ 21 BB VN

7 Trần Đức Bằng Biệt Động 42 Trần Gần SĐ TQLC VN

TỬ TRẬN 43 Nguyễn Văn Gương Pháo Binh

8 Bùi Bình SĐ 3 BB VN 44 Huỳnh Văn Hải Pháo Binh

9 Nguyễn Thái Bình Thiết Giáp VN 45 Phạm Đăng Hải Hải Quân

10 Phạm Bốn Hải Quân Từ trần

11 Nguyễn Bông Hải Quân VN 46 Nguyễn Thái Hằng SĐ 1 BB

12 Nguyễn Văn Cam Biệt Động VN 47 Lưu Đình Hạnh Nhảy Dù

13 Nguyễn Văn Cánh SĐ 7 BB VN 48 Nguyễn Văn Hạnh SĐ 23 BB VN

14 Nguyễn Văn Châu Hải Quân 49 Trần Hữu Hạnh SĐ 21 BB

Từ trần 50 Trần Văn Hào SĐ TQLC VN

15 Lục Văn Chiêu SĐ TQLC VN 51 Nguyễn Chí Hảo Nhảy Dù

16 Bùi Tấn Chức Pháo Binh Mất tích

Từ trần 52 Nguyễn Hữu Hậu Không Quân VN

17 Nguyễn Văn Chung SĐ 9 BB 53 Nguyễn Văn Hay SĐ 25 BB

Từ trần Mất tích

18 Đỗ Thành Công SĐ 1 BB 54 Ngô Tái Hiệp Thiết Giáp

Từ trần 55 Dương Phi Hổ SĐ 22 BB VN

19 Nguyễn ThànhCông SĐ 21BB 56 Trần Văn Hổ Biệt Động

20 Nguyễn Đức Công Biệt Động 57 Nguyễn Văn Hóa SĐ 5 BB VN

21 Trần Thanh Cự SĐ 1 BB VN 58 Nguyễn Văn Hòa SĐ 1 BB

22 Lưu Đình Cương Không Quân 59 Nguyễn Văn Hòa Biệt Động VN

23 Nguyễn Duy Cương Biệt Động VN 60 Nguyễn Bá Hoan Nhảy Dù

24 Phạm Văn Cương Biệt Động 61 Nguyễn Văn Học SĐ 25 BB

25 Phạm Văn Cường Nhảy Dù 62 Nguyễn Văn Học SĐ 7 BB VN

Từ trần Từ trần

26 Hồ Công Danh Nhảy Dù 63 Trương Văn Hơn Biệt Động

27 Nguyễn Công Danh BC 81 ND 64 Lê Quang Hồng Pháo Binh VN

Từ trần 65 Võ Huệ SĐ 3 BB

28 Nguyễn Văn Danh SĐ TQLC VN 66 Nguyễn Viết Hùng SĐ TQLC

29 Nguyễn Đạo Pháo Binh VN TỬ TRẬN

30 Mai Đức Đạt SĐ 2 BB 67 Trần Đình Hùng Nhảy Dù VN

Từ trần 68 Trần Thế Hưng SĐ 7 BB

31 Lý Dinh SĐ 3 BB 69 Trần Ngọc Hùng Vũ Nhảy Dù

32 Nguyễn Viết Đình SĐ TQLC 70 Trương Phước Hường SĐ 21 BB VN

Từ trần 71 Bùi Văn Hượt SĐ 21 BB

33 Nguyễn Ngọc Doanh Không Quân 72 Nguyễn Đình Huy BC 81 ND

34 Mai Như Đồng SĐ 2BB VN 73 Lê Mạnh Kha Hải Quân VN

BẢN
 THẢO
 
 
 
 K27
 -­‐
 Trương
 Hữu
 Đức
 
 
 
 
 
 615
 

STT Họ và tên Đơn vị Ghi chú STT Họ và tên Đơn vị Ghi chú
Khanh SĐ 5 BB
74 Cao Hoàng 115 Nguyễn Văn Nhuận SĐ 25 BB VN
75 Ngô Đình Khanh Hải Quân
76 Đỗ Kim Khoa SĐ 18 BB VN 116 Trần Đức Nhuận Hải Quân

117 Trà Văn Nhựt SĐ 23 BB

77 Phan Thanh Khoa Pháo Binh VN Từ trần
VN
78 Quan Chí Kiên Biệt Động VN 118 Nguyễn Duy Niên Hải Quân
VN
79 Lương Kiệt Biệt Động 119 Trần Văn Niếu Hải Quân
VN
80 Phan Ngọc Kỳ SĐ 18 BB 120 Nguyễn An Ninh Thiết Giáp VN

81 Nguyễn Văn Lạ Hải Quân 121 Phạm Đình Nữ Không Quân VN

82 Châu Lân Thiết Giáp 122 Bùi Thế Oanh Biệt Động

83 Nguyễn Hùng Lân Nhảy Dù Mất tích

Từ trần 123 Nguyễn Thế Phan SĐ 18 BB VN

84 Nguyễn Văn Lễ Hải Quân 124 Nguyễn Văn Phận Pháo Binh VN

85 Lê Quang Liêm Hải Quân 125 Trần Văn Pháp SĐ 18 BB VN

86 Ngô Văn Liêm SĐ 9 BB 126 Nguyễn Văn Phép Nha Kỹ Thuật

87 Võ Thanh Liêm Không Quân (tức Minh Đức)
88 Phạm Trọng
89 Lâm Hữu Lộc SĐ 22 BB 127 Thân Phi Hải Quân
90 Nguyễn Tấn Lợi Không Quân VN
91 Trần Trường 128 Huỳnh Đăng Phong SĐ 22 BB VN
92 Đào Chính Long SĐ 23 BB
93 Đào Công Long SĐ 7 BB 129 Trần Văn Phong SĐ 1 BB VN
94 Nguyễn Văn
95 Đỗ Khắc Lý SĐ TQLC 130 Nguyễn Văn Phú Biệt Động
96 Bùi Tiến Lý SĐ 23 BB VN
97 Lưu Văn 131 Trần Quý Phúc SĐ 2 BB VN
98 Nguyễn Văn Lý Không Quân VN
99 Nguyễn Văn Mai SĐ 22 BB 132 Nguyễn Văn Phụng Nhảy Dù

100 Phạm Thanh Mạnh Hải Quân 133 Cao Văn Phước SĐ 9 BB VN
101 Trần Công May SĐ 18 BB VN
102 Nguyễn Văn 134 Lương Đình Phước Hải Quân
103 Phan Văn Minh Biệt Động
104 Lưu Văn Minh SĐ TQLC Từ trần
105 Trần
106 Nguyễn Văn Mất tích 135 Nguyễn Hoàng Phước SĐ TQLC VN
107 Nguyễn Văn Minh Biệt Động
108 Phạm Văn 136 Nguyễn Chí Phương Hải Quân VN
Minh Thiết Giáp VN
109 Lưu Phú Mọi Hải Quân 137 Nguyễn Đức Phương Hải Quân
110 Khưu Văn
Muôn Biệt Động 138 Trần Văn Quắn SĐ 25 BB VN
111 Lê Bá Na SĐ 5 BB VN
112 Nguyễn Văn 139 Phan Công Quang Biệt Động

113 Lương Văn 140 Quy Thiên Quang SĐ 22 BB
114 Hoàng Văn
141 Nguyễn Văn Quốc Nhảy Dù

142 Trần Trí Quốc Hải Quân

143 Nguyễn Cao Sáng Nha KỹThuật

Nam Pháo Binh VN 144 Cái Hữu Sáu SĐ 2 BB
Nga SĐ 5 BB VN
145 Trần Trung Sơn Nha KỹThuật
Nghĩa SĐ TQLC VN
Nghiêm SĐ 9 BB VN 146 Phạm Ngọc Tân Hải Quân VN
VN
Từ trần 147 Nguyễn Văn Tấn Hải Quân
Ngự SĐ 1 BB
148 Nguyễn Tánh Biệt Động
Ngưu Pháo Binh
Nguyện SĐ 1 BB Mất tích

Nhành Nhảy Dù 149 Đoàn Văn Thẩm SĐ 3 BB VN
TỬ TRẬN
150 Nguyễn Mạnh Thản Thiết Giáp
Nhì Hải Quân
Nhuận Thiết Giáp 151 Trần Quang Thắng SĐ TQLC

TỬ TRẬN 152 Dương Hải Thanh Thiết Giáp

Từ trần

153 Trương Văn Thanh SĐ 1 BB VN

154 Trần Quang Thành Biệt Động

616
 
 
 
 
 
 K27
 -­‐
 Trương
 Hữu
 Đức
 
 
 BẢN
 THẢO
 

STT Họ và tên Đơn vị Ghi chú STT Họ và tên Đơn vị Ghi chú

155 Phạm Văn Thọ Pháo Binh 167 Nguyễn Ngọc Trí SĐ 9 BB VN

156 Hồ Doãn Thuần Nhảy Dù 168 Nguyễn Văn Trọng Hải Quân

157 Trần Thế Thúy SĐ 23 BB 169 Nguyễn Quốc Trung Biệt Động

158 Nguyễn ThanhThủy Pháo Binh VN 170 Lê Ngọc Trường SĐ 7 BB

159 Trịnh Văn Tiểng Thiết Giáp VN 171 Lê Minh Tuấn BĐQ

160 Nguyễn Thành Tiết SĐ 2 BB VN 172 Trần Minh Tuấn SĐ 7 BB

161 Trịnh Trung Tín SĐ 21 BB VN 173 Cao Đình Túc SĐ 22 BB VN

162 Lê Văn Tịnh SĐ 2 BB VN Từ trần

Từ trần 174 Bùi Quang Tuyến SĐ 5 BB

163 Hoàng Văn Toàn Pháo Binh 175 Nguyễn Văn Út Biệt Động VN

Từ trần 176 Trương Ngọc Vân SĐ 22 BB

164 Nguyễn Bá Tòng SĐ 9 BB VN 177 Diệp Quốc Vinh SĐ 5 BB

165 Nguyễn Ngọc Trân SĐ TQLC VN 178 Nguyễn Văn Xuyên SĐ 25 BB

166 Phan Văn Trân SĐ 3 BB 179 Diệp Tắc Zìu Không Quân

˜ ™

BẢN
 THẢO
 
 
 
 K27
 -­‐
 Trương
 Hữu
 Đức
 
 
 
 
 
 617
 

KHÓA 28 - ĐẠI TÁ NGUYỄN ĐÌNH BẢO
TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM

Đại Tá Nguyễn Đình Bảo

SƠ LƯỢC

Nhập Trường: 24-12-1971
Số Ứng Viên Nhập Trường: 298

Mãn Khóa: 21-4-1975
Chủ Tọa Lễ Mãn Khóa: Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị
Số Sĩ Quan Tốt Nghiệp: 255

Tên Khóa: Đại Tá Nguyễn Đình Bảo
Thủ Khoa: Hồ Thanh Sơn

LỜI MỞ ĐẦU
 

 

Tết Mậu Thân, tháng Hai năm 1968, ngay Phút Giao Thừa, sau mật lệnh tấn
công bằng “Bài Thơ Chúc Tết" của Hồ Chí Minh, Cộng Quân bất chấp những giờ phút
thiêng liêng nhất của ngày đầu năm, đã tấn công vào hầu hết các thành phố, thị trấn,

làng mạc của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Người dân Miền Nam tận mắt chứng kiến,
và trải nghiệm những tàn khốc, đau thương của chiến tranh: nhà cháy, người chết, phố

618
 
 
 
 
 
 Khóa
 28
 -­‐
 Nguyễn
 Đình
 Bảo
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

xá tan hoang, người thân yêu gục ngã vì súng đạn, vì giao tranh. Họ mục kích những
hành động dã man của Cộng Quân: xả súng bắn vào khu dân cư, vào những nơi tôn
nghiêm, vào người dân vô tội. Họ đau đớn, tuyệt vọng khi Cộng Quân đến bắt người
thân yêu của họ đem đi biệt tích,
không có ngày về.

Trước những đau thương tột
cùng đó, Người Lính VNCH
xuất hiện như những anh hùng
trong lửa đạn. Họ đánh đuổi Cộng
Quân ra khỏi làng mạc, phố xá,
họ đưa đồng bào đến chỗ an
toàn, họ dùng thân xác và lòng
dũng cảm để che chở cho đồng
bào trước lằn đạn vô nhân của
Cộng Quân. Họ đổ máu, họ gục
chết để đồng bào được sống

trong bình yên.
Những hình ảnh cao đẹp và

oai hùng của Người Lính VNCH, đã để lại sự quý mến và ngưỡng mộ, trong lòng người
dân Miền Nam; đặc biệt với lớp thanh thiếu niên đang học những năm cuối của bậc
trung học. Những tình cảm này đã tác động lên quyết định của họ, khi đến lúc phải
chọn một hướng đi cho tương lai, một lý tưởng cho cuộc đời.

Cuộc Hành Quân Lam Sơn 719 Hạ Lào khai diễn vào tháng 2 năm 1971, và kết
thúc hai tháng sau đó, nhằm mục đích phá hủy những căn cứ tiếp liệu, yểm trợ của
Cộng Quân trên đất Lào. Cuộc hành quân đã đạt được những mục tiêu đề ra, nhưng
cũng mang lại tổn thất nặng nề cho những đơn vị tham chiến của Quân Lực VNCH. Tin
tức và hình ảnh về những ngọn đồi đẫm máu, về những cái chết bi hùng của Đại Úy
Nguyễn Văn Đương, Trung Tá Lê Huấn và rất nhiều chiến sĩ vô danh khác, đã làm xúc

động biết bao trái tim của người dân
Miền Nam, đặc biệt với những thanh
niên đến tuổi trưởng thành. Họ là
những người mà ba năm về trước,
trong Mùa Xuân Mậu Thân, đã
chứng kiến và ngưỡng mộ những hy
sinh cao đẹp của Người Lính

VNCH.
Nay đã đến lúc họ phải nhập

cuộc. Họ phải gánh lấy trách nhiệm
“Bảo Quốc An Dân” của người trai
trong thời loạn, phải bảo vệ Miền
Nam Tự Do; chống lại sự xâm lăng
cuồng bạo của Cộng Quân từ Miền
Bắc với sự chỉ đạo và hỗ trợ của toàn khối Cộng Sản. Họ nay là những người vừa hoàn


  BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 28
 -­‐
 Nguyễn
 Đình
 Bảo
 
 
 
 
 
 619
 

tất bậc trung học, với mảnh bằng tú tài toàn phần, hay đang là những sinh viên của
những năm đầu bậc đại học. Sự hấp dẫn của kiến thức, của sự nghiệp, của ngành nghề
chuyên môn tuy thật mạnh mẽ, nhưng ý thức trách nhiệm của người thanh niên khi
nước nhà gặp cơn nguy biến còn mạnh mẽ hơn; vì thế họ đã không ngần ngại “xếp bút
nghiên theo việc đao cung;” và hàng ngàn người trong số đó, đã nộp đơn xin gia nhập
vào Khóa 28 Sinh Viên Sĩ Quan Hiện Dịch (SVSQ/HD) của Trường Võ Bị Quốc Gia
Việt Nam (TVBQGVN). Họ xem đó như một chọn lựa dứt khoát, lấy binh nghiệp làm
con đường để phục vụ Tổ Quốc và Dân Tộc, lấy phương châm “Tự Thắng Để Chỉ
Huy” mà hành động và thăng tiến trên đường võ nghiệp. Và Đà Lạt, với TVBQGVN,
một quân trường nổi tiếng bậc nhất của Vùng Đông Nam Á, tọa lạc trên Ngọn Đồi
1515, sẽ là nơi đón nhận những thanh niên được tuyển chọn vào Khóa 28 SVSQ/HD,
và đào luyện họ trở thành những sĩ quan ưu tú cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

TUYỂN MỘ VÀ NHẬP NGŨ

Mùa Xuân năm 1971, TVBQGVN gởi những toán cổ động do các SVSQ
Khóa 24 đảm trách, đến các thành phố lớn, để phổ biến thông báo tuyển mộ ứng viên
cho Khóa 28/SVSQ/HD/TVBQGVN với những điều kiện như sau:

v Nam công dân Nước Việt Nam Cộng Hòa có hạnh kiểm tốt, tuổi từ 17 đến 22.
v Độc thân và cam kết không kết hôn trong thời gian thụ huấn 4 năm.
v Có văn bằng Tú Tài Toàn Phần trở lên, và phải qua một kỳ thi tuyển văn

hóa.
v Có đầy đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn đòi hỏi của TVBQGVN

.

Thư Tuyển Mộ của Trung Tướng Lâm Quang Thi Hình ảnh hiên ngang của SVSQ Võ Bị Quốc Gia VN

Các toán cổ động đã mời gọi các nam học sinh đang học Lớp 12, và các nam sinh
viên của các trường đại học, đến nghe giới thiệu về Trường Võ Bị và chương trình
học 4 năm: Khi tốt nghiệp, sẽ được mang cấp bậc thiếu ú y, và được cấp phát văn
bằng “Cử Nhân Khoa Học Ứng Dụng”. Ngoài ra, để mô tả những sinh hoạt của một
SVSQ Võ Bị trong thời gian thụ huấn, họ chiếu bộ phim “ Tự Thắng Để Chỉ Huy" và

620
 
 
 
 
 
 Khóa
 28
 -­‐
 Nguyễn
 Đình
 Bảo
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

“Một Trang Nhật Ký Quân Trường”, với những ngày xuất phố cuối tuần ở Thành Phố
Đà Lạt, trong khung cảnh thơ mộng và quyến rũ.

Hình ảnh oai hùng của người SVSQ Võ Bị với lý tưởng cao đẹp, Quân
Trường Võ Bị uy nghi danh tiếng, và Đà Lạt thơ mộng, hữu tình đã chiếm được
cảm tình của nhiều thanh niên tràn trề nhựa sống, đang tìm một hướng đi cho tương lai.

Đã có hàng ngàn thanh niên từ khắp các thành phố, làng mạc, thị trấn của
Miền Nam nộp đơn, xin gia nhập Khóa 28 SVSQ/HD/TVBQGVN.

Tháng 8 năm 1971, một cuộc thi văn hóa để tuyển chọn các ứng viên cho
Khóa 28, đã được tổ chức tại các thành phố lớn của VNCH: Cần Thơ, Sài Gòn, Đà Lạt,
Qui Nhơn, Nha Trang và Đà Nẵng.

Ứng Viên Khóa 28 đến từ miền Nam

Ứng Viên Khóa 28 đến từ miền Trung
Tháng 11 năm 1971, giấy thông báo trúng tuyển, lịch trình tập trung, và di
chuyển lên Đà Lạt được gửi đến các ứng viên. Hầu hết 340 ứng viên được đưa lên Đà

  BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 28
 -­‐
 Nguyễn
 Đình
 Bảo
 
 
 
 
 
 621
 

Lạt bằng đường hàng không từ 4 quân khu. Trong số này, ngoài thành phần dân chính
còn có 11 SVSQ Khóa 3/71 SVSQ Trừ Bị Thủ Đức, một ứng viên đến từ Trường Thiếu
Sinh Quân, và một ứng viên đến từ Binh Chủng Biệt Động Quân.

Tất cả các Ứng Viên Khóa 28 được tạm trú tại Khu Quang Trung (doanh trại
t h u ộ c Liên Đoàn Yểm Trợ của Trường Võ Bị), để khảo sát sức khỏe, làm thủ tục
nhập học và chờ ngày nhập trường.

Sau đợt khảo sát sức khỏe, một số người không hội đủ điều kiện, đã âm
thầm rời Đà lạt, để lại sau lưng một kỷ niệm buồn, một ước mơ không thành.

Ngày 24 tháng 12 năm 1971 là một ngày “lịch sử” của Khóa 28, tất cả 298 Ứng
Viên Khóa 28 được di chuyển bằng xe GMC từ Khu Quang Trung đến Hội Quán
Huỳnh Kim Quang trước Cổng Nam Quan. Tại đây, các Ứ ng Viên Khóa 28 được các
SVSQ Khóa 25 niềm nở đón tiếp, và chuẩn bị cho giây phút nhập Trường. Đến giờ ấn
định, các Ứ ng Viên Khóa 28 với mớ hành trang lỉnh kỉnh, được xếp thành hàng ngũ
theo 8 đại đội, trước Cổng Nam Quan; rồi từ sau Cổng Nam Quan, một Đoàn Cán Bộ
Khóa 25 với quân phục kaki vàng, thắt lưng và găng tay trắng, nón nhựa và giày MAB
bóng loáng, tiến ra xếp thành hàng ngang đối diện với các ứng viên, trông họ uy nghi,
bí ẩn như những pho tượng. Sau cùng, SVSQ Cán Bộ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn
Tân Khóa Sinh bước lên bục, ngỏ lời chào đón các Ứng Viên Khóa 28. Tiếp đến, các
SVSQ Cán Bộ (SVSQ/CB) Khóa 25 hướng dẫn các Ứng Viên Khóa 28 bước qua Cổng
Nam Quan, trong tiếng nhạc quân hành hùng tráng.

SVSQ Cán Bộ K25 đang "lột xác" Tân Khóa Sinh K28

Vừa qua khỏi Cổng Nam Quan, các SVSQ/CB lớn tiếng, gằn giọng hối thúc các
ứng viên chạy thật nhanh, hướng về phía sân cỏ Trung Đoàn; những chào hỏi ân cần,
lịch sự, cùng với những nụ cười hiền hòa, cởi mở của các SVSQ K h ó a 2 5 trong
phòng tiếp tân của Hội Quán Huỳnh Kim Quang đã biến mất; thay vào đó là cái nhìn
nghiêm khắc, giọng nói khô khốc, gầm gừ khi ra lệnh của các SVSQ/CB. Giờ đây tất

622
 
 
 
 
 
 Khóa
 28
 -­‐
 Nguyễn
 Đình
 Bảo
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

cả các Ứng Viên Khóa 28 đã phải bỏ hết hành trang mang theo để chạy, lăn, bò, nhúng
dấm, hít đất, nhảy xổm... theo lệnh của SVSQ/CB Khóa 25. Không phải chỉ có
SVSQ/CB, mà hầu hết SVSQ của Khóa 25 đều có mặt tại sân cỏ Trung Đoàn để “hành
xác” các ứng viên Khóa 28. Đến khi tiếng kèn thu quân được trổi lên, khoảng 2/3 số
Ứng Viên Khóa 28 đã nằm la liệt trên sân cỏ, kết thúc nghi thức “hành xác nhập
trường” của Khóa 28. Giờ đây các chàng trai trẻ ôm mộng hải hồ khi nộp đơn vào
Khóa 28 TVBQGVN mới thấm hiểu rằng: “Khởi đi từ hôm nay, cuộc đời sẽ không
nhiều an lạc dễ dàng, nhưng đầy gió mưa cùng nguy khổ.”

"Húi cua": cửa ải cuối cùng lột bỏ đời dân chính

MÙA TÂN KHÓA SINH

Kết thúc cuộc “hành xác nhập trường”, các Ứng Viên Khóa 28 được đưa trở lại
Khu Quang Trung để lãnh quân trang. Mỗi người nhận một túi xách nhà binh với đầy
đủ quần áo, mũ nón, giày vớ...và các trang bị cho một người lính. Kể từ hôm nay, các
ứng viên lột bỏ quần áo dân sự để khoác lên mình bộ quân phục còn thơm mùi vải mới.
Tiếp theo là màn “xuống tóc”, từng đại đội được hướng dẫn xuống phòng hớt tóc gần
bệnh xá để cắt tóc, theo đúng hình ảnh của một tân binh “trắng chung quanh, trước ba
phân”. Mọi di chuyển đều phải chạy, và mọi vi phạm dù nhỏ, cũng bị phạt hàng trăm hít
đất, hàng chục nhảy xổm, hay bò, lăn, đi vịt, v.v... Hình phạt có thể đến ở mọi lúc:
sáng, trưa, chiều, tối; ở mọi nơi: bãi tập, phạn xá, lớp học, phòng ngủ, phòng vệ sinh...
và có lúc dù không có lỗi gì, vẫn có thể bị phạt, hoặc người khác làm lỗi, mình vẫn
“được” phạt lây.

Sau một tuần lễ thử thách, một buổi lễ được tổ chức tại Phòng Chiếu Bóng Lê Lợi,
để toàn thể Ứng Viên Khóa 28 trình diện Đại Tá Quân Sự Vụ Trưởng Nguyễn Văn Sử,
và được chấp nhận trở thành Tân Khóa Sinh (TKS) của Khóa 28/TVBQGVN. Danh
xưng chính thức kể từ hôm nay: “Tiểu Đoàn Tân Khóa Sinh Khóa 28 TVBQGVN”, với Sĩ


  BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 28
 -­‐
 Nguyễn
 Đình
 Bảo
 
 
 
 
 
 623
 

Quan Cán Bộ Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Cao Yết, xuất thân từ Khóa 16 Võ Bị.

SVSQ CB/K25 đang kiểm tra "gập cằm đúng thế"
Mùa TKS hay "Tám Tuần Huấn Nhục" hay "Tám Tuần Sơ Khởi", là một truyền
thống của Trường Võ Bị, nhằm huấn luyện cho người thanh niên gia nhập Trường Võ
Bị quen dần với nếp sống kỷ luật, tinh thần tự giác, thói quen tuân lệnh vô điều kiện;
đồng thời rèn sức chịu đựng về thể chất và tinh thần, để họ trở nên những chiến binh
dũng cảm, chịu đựng được những khắc nghiệt của chiến trường trong tương lai. Bên
cạnh đó, Mùa TKS cũng hun đúc tình đồng đội và cách làm việc tập thể, là những yếu tố
tạo nên sức mạnh của quân đội; và Mùa TKS cũng là mùa h ọ c quân sự đầu tiên,
những môn như Kỹ Thuật Cá Nhân Chiến Đấu, và Chiến Thuật Cấp Tiểu Đội.

Kết quả của buổi "đứng vào vị trí khám xét"

624
 
 
 
 
 
 Khóa
 28
 -­‐
 Nguyễn
 Đình
 Bảo
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

Tác Chiến Số 6 và Poncho
Mùa TKS Khóa 28 đã làm nẩy sinh vô số kỷ niệm “để đời” giữa khóa huấn luyện
là Khóa 25 và khóa được huấn luyện là Khóa 28; giữa các TKS với nhau, nhất là
những người cùng chung đại đội. Những ngu ngơ, lờ quờ, tiểu xảo... của những ngày
đầu đời lính, những nhọc nhằn, gian khổ, ưu tư... khi trải qua 8 tuần huấn nhục đẫm
mồ hôi và có khi cả nước mắt, hay những trận cười không thể nín nhịn; đã tạo nên một
sợi dây vô hình nhưng bền bỉ, liên kết các TKS Khóa 28 lại với nhau bằng kỷ niệm,
bằng những chuyện “nói hoài không hết” mỗi khi gặp nhau, bất chấp thời gian, không
gian, thời cuộc hay hoàn cảnh.

Đẩy "xe cút kít"
Mùa TKS Khóa 28 được chia làm hai đợt, mỗi đợt 4 tuần lễ. Đợt 1 có kỷ niệm
nổi bật nhất là “đi phố đêm”. Đây là một màn kịch nhằm thử thách tinh thần của
TKS, màn kịch được các Cán Bộ Khóa 25 dàn dựng khéo đến nỗi, các TKS đều tin


  BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 28
 -­‐
 Nguyễn
 Đình
 Bảo
 
 
 
 
 
 625
 

là thật. Một đoàn xe GMC cơ hữu của Trường Võ Bị nổ máy chờ đợi ở Khu Văn
Hóa, trong khi Tiểu Đoàn TKS Khóa 28 tập họp lác đác như “lá rụng mùa Thu” trên sân
cỏ Trung Đoàn. Và lẽ tất nhiên, “đi phố đêm” kết thúc bằng hình phạt dã chiến đẫm mồ
hôi, vì Tiểu Đoàn TKS Khóa 28 “quá chậm chạp, xe của Trường không chờ được đã về
hết rồi!”

Sau 4 tuần lễ đợt 1, thể lực của TKS Khóa 28 đã tiến bộ nhiều, nhờ những màn
tấn công bở hơi tai ở Dốc Nhữ Văn Hải, Miếu Tiên Sư, Đồi Bắc, Dốc B52, Đài Tử
Sĩ... nhờ những chiều “không thấy mặt trời” với màn “tấn công 8 giai đoạn” được kết
thúc ở phạn xá, mà phần thưởng “cao quý” dành cho những người chạy nhanh nhất, là
được “đứng trên thềm phạn xá, đối diện với Tiểu Đoàn TKS, gỡ nón sắt ra thở thoải
mái.”

Đợt 1 cũng tạo ra một số TKS không chạy trong đội hình, không mang giày mà
mang dép, lúc nào cũng “đi bộ tà tà”, đó là những TKS đau chân vì không quen mang
giày “bốt đờ sô” hoặc bị thương khi thi hành lệnh phạt; họ được gọi là “phái đoàn thiện
chí”. Đợt 1 đã có một TKS tử nạn khi thi hành lệnh phạt, TKS Hồ Thái Trung thuộc Đại
Đội H/28.

Đợt 2, TKS Khóa 28 được bàn giao cho các SVSQ/CB Khóa 25 vừa thực tập chỉ
huy ở Trung Tâm Huấn Luyện Quốc Gia Vạn Kiếp, Bà Rịa trở về, những "hung thần"
với màu da sạm nắng thao trường, và những kinh nghiệm chỉ huy vừa gặt hái được; đã
làm tăng thêm uy lực cho người cán bộ huấn luyện TKS. Trong đợt 2 này, Tiểu Đoàn
TKS ăn Tết Nguyên Đán đầu tiên của đời “ Lính Võ Bị”, đến lúc này, toàn thể TKS
Khóa 28 đã hầu như “lột xác” từ những thư sinh yếu đuối, trở nên những người lính
thực sự, có sức chịu đựng bền bỉ về tinh thần cũng như thể chất.

Tân Khóa Sinh Khóa 28 chinh phục Lâm Viên

Mùa TKS Khóa 28 kết thúc vào ngày 26 tháng 2 năm 1972 bằng việc chinh
phục Đ ỉ n h Lâm Viên, một truyền thống của Trường Võ Bị. Dưới sự hướng dẫn của
SVSQ/CB Khóa 25, Tiểu Đoàn TKS Khóa 28 đã leo tới nơi cao nhất của Lâm Viên là
Đỉnh Trinh Nữ, thả khói màu để báo cho cư dân Đà Lạt biết: “một khóa mới của

626
 
 
 
 
 
 Khóa
 28
 -­‐
 Nguyễn
 Đình
 Bảo
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

Trường Võ Bị đã hoàn tất 8 tuần lễ huấn nhục, và ngày mai sẽ là ngày đi phố đầu tiên.”
Sau khi để lại một tấm bảng lưu niệm trên Đỉnh Lâm Viên, Tiểu Đoàn TKS

Khóa 28 trở về Trường, để chuẩn bị cho một đêm quan trọng của người SVSQ Võ Bị:
Lễ Gắn Alpha.

TKS Đại đội A K28 chinh phục Lâm Viên
Trước khi ra Vũ Đình Trường Lê Lợi để được gắn Alpha, các TKS Khóa 28 đã
quì tại phòng, với quân phục Blouson, và trong ánh nến lung linh, các SVSQ/CB Khóa
25 trao đến từng tân khóa sinh găng tay, mũ và thắt lưng cổ truyền của Trường Võ
Bị với lời nhắn nhủ: “Hãy giữ gìn uy danh Trường Mẹ.”

Trung Tướng Lâm Quang Thi tuyên bố chấp nhận tân SVSQ K28

  BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 28
 -­‐
 Nguyễn
 Đình
 Bảo
 
 
 
 
 
 627
 

SVSQ K25 gắn Alpha cho tân SVSQ K28
Trung Tướng Lâm Quang Thi, Chỉ Huy Trưởng TVBQGVN chủ tọa lễ gắn
Alpha cho các TKS Khóa 28, và gắn Alpha cho Đại Diện Khóa, TKS Lưu Văn Lượng;
các SVSQ/CB Khóa 25 gắn Alpha lên cầu vai của các TKS còn lại. Sau khẩu lệnh:
“Đứng lên, Sinh Viên Sĩ Quan!” toàn thể TKS Khóa 28 đã chính thức trở thành các
SVSQ/HD Khóa 28, TVBQGVN. Buổi lễ có sự hiện diện của một số thân nhân của
Khóa 28, và sau đó là buổi tiếp tân tại phạn xá.

Tám tuần huấn nhục đã qua đi, nhìn lại những ngày tháng đó, người SVSQ rất
đỗi tự hào vì đã vượt qua những khó khăn, gian khổ để trở nên một chiến binh oai
hùng; với Lý Tưởng Phục Vụ Tổ Quốc, Dân Tộc và Bảo Vệ Tự Do, đẹp rực rỡ như

màu Alpha trên vai áo.
Qua ngày hôm sau, các Tân SVSQ Khóa 28 được đi phố lần đầu tiên, với quân

phục làm việc Mùa Đông, dây biểu chương vàng, và bê-rê màu tím than. Đối với
nhiều SVSQ Khóa 28, đây là lần đầu tiên họ được bước đi trên Đường phố Đà Lạt,
thành phố thơ mộng nhất nước. Từ nay những tên gọi: Trường Võ Bị, Đồi 1515, Đà
Lạt sẽ trở thành mãi mãi thân thiết trong cuộc đời của người SVSQ Võ Bị Khóa 28.

ĐỜI SINH VIÊN SĨ QUAN


 
Chương trình huấn luyện 4 năm của Trường Võ Bị chú trọng vào 3 lãnh vực
chính: văn hóa, quân sự và lãnh đạo chỉ huy. Một năm học được chia làm hai mùa:
Mùa Quân Sự 3 tháng và Mùa Văn Hóa 9 tháng; bên cạnh đó là chương trình rèn luyện
thể chất, gồm có võ thuật và các môn điền kinh; ngoài ra còn có: tập cơ bản thao diễn,
học nhảy dù, học rừng núi sình lầy, được xếp xen kẽ vào chương trình huấn luyện
nhằm tăng thêm khả năng đa hiệu, bản lãnh chỉ huy và niềm tự hào của người SVSQ
Võ Bị khi ra đơn vị.
Sau Lễ Gắn Alpha, Khóa 28 còn học tiếp hai tuần quân sự, để “trả nợ” cho
Mùa Quân Sự năm thứ nhất: Kỹ Thuật Cá Nhân Chiến Đấu và Chiến Thuật Cấp Tiểu
Đội. Vào thời điểm này cấp chỉ huy Trường Võ Bị có:

628
 
 
 
 
 
 Khóa
 28
 -­‐
 Nguyễn
 Đình
 Bảo
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

v Chỉ Huy Trưởng: Trung Tướng Lâm Quang

Thi.
v Chỉ Huy Phó: Đại Tá Nguyễn Hữu Mai, sau đó

là Đại Tá Phạm Tất Thông.
v Quân Sự Vụ Trưởng: Đại Tá Nguyễn Văn Sử.
v Tham Mưu Trưởng: Đại Tá Đào Mộng Xuân.

T h á n g 4 n ă m 1972 Trung Tướng Lâm
Quang Thi bàn giao chức vụ chỉ huy trưởng cho Thiếu
Tướng Lâm Quang Thơ, và cấp chỉ huy Trường Võ Bị

có:

v Chỉ Huy Trưởng: Thiếu Tướng Lâm Quang Trung Tướng Lâm Quang Thi
 
Thơ.

v Chỉ Huy Phó: Đại Tá Phạm Tất Thông, sau đó
là Chuẩn Tướng Lê Văn Thân, từ tháng 11
năm 1973.

v Quân Sự Vụ Trưởng: Trung Tá Nguyễn Thúc

Hùng.
v Tham Mưu Trưởng: Trung Tá Huỳnh Văn

Tâm, sau đó là Đại Tá Nguyễn Bá Thịnh.

Trong thời gian Khóa 28 thụ huấn tại

TVBQGVN, Văn Hóa Vụ Trưởng lần lượt được bàn

giao qua các vị: Đại Tá Nguyễn Văn Huệ và Trung Tá Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ
 
Nguyễn Phước Ưng Hiến.

 

A- Năm Thứ Nhất

Tháng 3 năm 1972, Khóa 28 bước vào Mùa Văn Hóa của năm thứ nhất, ngày hai

buổi đến lớp. Chương trình học nặng về Toán và Khoa Học Thực Nghiệm theo đúng

mục tiêu của văn bằng khi tốt nghiệp là “Cử Nhân Khoa Học Ứng Dụng”. Bên cạnh

đó, những môn Khoa Học Nhân Văn như: Anh Văn, Luật, Quản Trị, Lịch Sử, Văn

Chương… cũng được giảng dạy, để người SVSQ có một kiến thức tổng quát trên mọi

lãnh vực, cần thiết cho một cấp chỉ huy tương lai của quân đội, hay một cán bộ quốc

gia trong thời bình.

Ngoài ra, trong phần huấn luyện thể chất, người SVSQ còn phải học võ thuật,

Thái Cực Đạo hay Nhu Đạo tùy theo sở thích, với mục tiêu là đ ạ t đ ư ợ c đ a i đ e n

t r ư ớ c k h i r a t r ư ờ n g . Các môn điền kinh thì có chạy trường lực, chạy tốc lực, nhảy

xa, nhảy cao, bơi lội, và các môn thể thao đồng đội như bóng tròn, bóng chuyền, bóng

rổ.

Ưu điểm của việc học văn hóa tại Trường Võ Bị là có được những phương tiện

giảng huấn và thực tập đầy đủ hơn, so với các trường đại học của Việt Nam cùng

thời. Nhà thí nghiệm nặng với những trang thiết bị phong phú và hiện đại, nhiều


  BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 28
 -­‐
 Nguyễn
 Đình
 Bảo
 
 
 
 
 
 629
 

phòng thí nghiệm về Vật Lý, Hóa Học, Điện Tử để
thực tập sau phần lý thuyết, phòng thính thị để học

sinh ngữ, và một đội ngũ giáo sư đông đảo, đa
dạng. Trở ngại lớn cho người Sinh Viên Sĩ Quan là
song song với việc học văn hóa thì vẫn phải lo canh
gác, phòng thủ, tạp dịch doanh trại cho nên họ không

dồn được hết thời gian và sức lực cho việc trau dồi
văn hóa.

Tháng 5 năm 1972, Cộng Quân chiếm Quảng

Trị, vì nghe tin gia đình đã mất khi chạy giặc,
SVSQ Trương Văn Minh, thuộc Đại Đội E đã dùng
súng tự sát tại phòng, khi SVSQ ĐĐ E đi canh gác.

Tháng 10 năm 1972, Hiệp Định Paris chuẩn

bị ký kết, Việt Nam Cộng Hòa đứng trước tình huống

nguy hiểm về chính trị lẫn quân sự khi Đ ồng Minh Hoa
Kỳ, với những toan tính chiến lược trên bàn cờ quốc

tế, muốn rút chân ra khỏi “vũng lầy” Chiến Tranh Việt
Nam. Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH tung tất

cả SVSQ tại các quân trường đến các quân khu, trong một chiến dịch “tràn ngập lãnh
thổ” trước ngày Hiệp Định Paris có hiệu lực. Trường Võ Bị nhận trách nhiệm các tỉnh

Quân Khu I, gồm có: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín; riêng tỉnh Quảng
Ngãi được giao cho trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị đảm trách.

Hai Khóa 27 và 28 chuẩn bị cho Công Tác Chiến Tranh Chính Trị ( C T C T )
tại Quân Khu I, việc học văn hóa tạm ngưng, thay vào đó là tìm hiểu về Hiệp Định Paris
và những Sinh Hoạt Chiến Tranh Chính Trị.

Tháng 12 năm 1972, Khóa 27 và 28 được không vận ra Quân Khu I, các toán
SVSQ được gởi đến các chi khu với
công tác thuyết trình về Hiệp Định

Paris và tranh thủ nhân tâm trước
những tuyên truyền của Cộng Sản.

Vì phải thực hiện Công Tác
CTCT, nên Khóa 28 không được

tham dự Lễ Mãn Khóa của Khóa 25,
khóa đ à n a n h đ ã huấn luyện mình,
vào ngày 15 tháng 12 năm 1972.

Vào năm thứ nhất, Khóa 28 có
hai SVSQ được chọn đi học Trường Sĩ

Quan OCS (Officer Candidate School) SVSQ K28 công tác CTCT tại Quân Khu I
PORTSEA, Úc Đại Lợi: Nguyễn Trí

Dũng và Lê Quang Vinh. Thời gian học
là một năm, họ tốt nghiệp với cấp bậc
thiếu úy, và trở về phục vụ tại Khối
Huấn Luyện Quân Sự TVBQGVN.
 

630
 
 
 
 
 
 Khóa
 28
 -­‐
 Nguyễn
 Đình
 Bảo
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

B- Năm Thứ Hai

Hiệp Định Paris được ký kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973, SVSQ Khóa 27 và
28 trở về Trường sau 2 tháng Công Tác Chiến Tranh Chính Trị tại Quân khu I. SVSQ

Huỳnh Thiện Vàng, Đại Đội F, đã tử nạn khi đi công tác.
Mùa Quân Sự năm thứ hai của Khóa 28 với Chiến Thuật Cấp Trung Đội và vũ

khí cộng đồng. Sau 3 tuần lễ trở về từ Quân Khu I, vì nhu cầu đấu tranh chính trị, Khóa

27 và 28 lại được điều động trở lại Quân Khu I cho Công Tác Chiến Tranh Chính Trị
gần 2 tháng nữa. Sau đó Khóa 26 và 29

ra thay thế, để Khóa 27 và 28 trở về

Trường tiếp tục học văn hóa.

Mùa Văn Hóa năm thứ hai bắt

đầu vào tháng 3 năm 1973. Một SVSQ

phải ra trường với cấp bậc trung sĩ vì lý

do vi phạm danh dự.

Tháng 6 năm 1973, Khóa 26 và
27 về Sài gòn diễn hành Ngày Quân
Lực. Khóa 28 lãnh trách nhiệm điều

hành Trung Đoàn SVSQ trong hai tuần

lễ, một cơ hội để thực tập Lãnh Đạo Chỉ

Huy. SVSQ K28 trong Mùa Văn Hóa
Tháng 8 năm 1973, có cuộc “Trắc

Nghiệm Tâm Lý” để chọn Quân Chủng Hải Quân. Bộ Tổng Tham Mưu đ ã gởi một

toán chuyên viên đến trắc nghiệm tâm lý toàn thể Khóa 28, để chọn 1/8 quân số về
Quân Chủng Hải Quân.

Tháng 9 năm 1973, toàn thể Khóa 28 về khám sức khỏe phi hành tại Bộ Tư Lệnh

Không Quân ở Tân Sơn Nhất. Sau đó, 1/8 quân số của khóa được chọn về Quân

Chủng Không Quân.

Vì đã mất thời gian cho Công Tác Chiến Tranh Chính Trị tại Quân Khu I, nên

chương trình du hành thăm viếng các quân binh chủng và các trung tâm huấn luyện bị

hủy bỏ, phép thường niên cũng không được cấp, Khóa 28 phải dành thời gian này để

học bù chương trình quân sự và văn hóa của năm thứ hai.

C- Năm Thứ Ba
Bắt đầu năm thứ ba bằng Mùa Quân Sự, với Chương Trình Huấn Luyện Liên
Quân Chủng. Khóa 28 được chia thành 10 đại đội: 8 Đại Đội Lục Quân, 1 Đại Đội
Không Quân và 1 Đại Đội Hải Quân. 22 SVSQ Khóa 28 vì không đủ điểm văn hóa, đã

phải rời Trường về Trường Bộ Binh Thủ Đức, hoặc ở lại Khóa 29.
Các SVSQ Lục Quân học quân sự tại Trường, với Chiến Thuật Cấp Đại Đội,

vũ khí nặng, trực thăng vận và bộ binh tùng thiết.
Các SVSQ Không Quân và Hải Quân, học quân sự tại các Trung Tâm Huấn

Luyện Không Quân và Hải Quân ở Nha Trang.
Tháng 4 năm 1974, Mùa Văn Hóa khai giảng và kéo dài đến cuối năm.
Tháng 10 năm 1974, Lễ Trao Nhẫn của Khóa 28 được tổ chức một cách


  BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 28
 -­‐
 Nguyễn
 Đình
 Bảo
 
 
 
 
 
 631
 

trang trọng tại phạn xá, đánh dấu cho sự trưởng thành của người SVSQ. Chiếc nhẫn
Võ Bị: một biểu tượng cho quyền chỉ huy, một cam kết với đời binh nghiệp, một chỉ
dấu từ nơi chốn xuất thân.

Thiếu Tá Cao Yết và SVSQ K28 trong Lễ Trao Nhẫn

SVSQ Đại Đội F Khóa 28
Năm thứ ba kết thúc với việc Khóa 28 nhận lãnh trách nhiệm điều hành Hệ Thống
Tự Chỉ Huy, sau khi Khóa 27 ra trường, và chuẩn bị đón tiếp Khóa 31 bước vào mùa
TKS.
632
 
 
 
 
 
 Khóa
 28
 -­‐
 Nguyễn
 Đình
 Bảo
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

SVSQ Đại Đội I (Không Quân) Khóa 28

Tiếp nối một truyền thống của Trường Võ Bị, và như một vòng tròn khép kín,
Khóa 28 đem hết lòng nhiệt thành và kinh nghiệm, huấn luyện các TKS Khóa 31,
g i ú p h ọ trở nên những SVSQ có lý tưởng và phong cách, để TVBQGVN xứng
đáng là “nơi quy tụ những Chàng Trai Việt có Lý Tưởng Quốc Gia.”

D- Năm Thứ Tư
Mở đầu bằng Mùa Quân Sự:

v Đại Đội Hải Quân Khóa 28 về Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha
Trang, tiếp tục chương trình hải nghiệp, với phần thực tập trên các chiến
hạm và thăm viếng các hải đảo, hải cảng của Việt Nam Cộng Hòa.

v Tiểu đoàn 1 Lục Quân Khóa 28 và Đại Đội Không Quân, huấn luyện TKS
Khóa 31 Đợt 1. SVSQ Lê Văn Hùng B/28 tử nạn vì bất cẩn khi sử dụng vũ
khí.

v Tiểu Đoàn 2 Lục Quân Khóa 28 về học nhảy dù ở Trung Tâm Huấn Luyện
Nhảy Dù Hoàng Hoa Thám. Sau 3 tuần lễ huấn luyện và nhảy được 4
“sauts”, họ tốt nghiệp Khóa 356 Nhảy Dù, và được đi phép mộ tuần vào dịp
Tết Nguyên Đán. Sau khi hết phép, họ trở về Trường, đảm trách phần vụ
huấn luyện TKS Khóa 31 Đợt 2, để cho Tiểu Đoàn 1 Lục Quân và Đại
Đội Không Quân về Trại Hoàng Hoa Thám học nhảy dù Khóa 360.

v Khóa 31 nhập trường ngày 10/1/1975 với 243 ứng viên, sau 8 tuần huấn
nhục, Khóa 31 chinh phục Lâm Viên ngày 15/3/1975. Một TKS Khóa 31 tử
nạn trong 8 tuần huấn nhục, TKS Lê Dân Thanh thuộc Đại Đội F. C á c


  BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 28
 -­‐
 Nguyễn
 Đình
 Bảo
 
 
 
 
 
 633
 

SVSQ/CB Khóa 28 đã trao găng tay, mũ, thắt lưng cổ truyền và gắn Alpha
cho TKS Khóa 31, hoàn tất Chương Trình Huấn Luyện TKS Khóa 31. Đây là
lần cuối cùng của m ộ t “chu trình khép kín” theo truyền thống, trong Lịch
Sử TVBQGVN.

SVSQ Cán Bộ K28 & Tân Khóa Sinh K31

v Tình hình chiến sự thay đổi nhanh chóng, c à n g ngày càng bất lợi cho Quân
Lực VNCH. Sau khi Buôn Mê Thuột thất thủ vào ngày 10/3/1975, Quân
Đoàn II triệt thoái để tái phối trí, gánh chịu những tổn thất rất lớn trên Tỉnh
Lộ 7, thì Đà Lạt và Tiểu Khu Tuyên Đức trực diện với những áp lực nặng nề
của Cộng quân.

v Ngày 18/3/1975 Việt Cộng pháo kích, hỏa tiễn lọt vào vòng đai phòng thủ
của Trường Võ Bị gần “Chân Tiền Đồn”.

v Đại Đội Hải Quân sau tuần nghỉ phép tốt nghiệp hải hành, và Tiểu Đoàn 1 Lục
Quân phải bỏ dở Khóa Học Nhảy Dù để trở về Trường.

v Trung Đoàn SVSQ tu bổ hệ thống phòng thủ, tăng cường canh gác, nâng cấp
số đạn, trang bị thêm vũ khí cộng đồng, hoả tiễn chống chiến xa, lương khô,
và được đặt trong tình trạng ứng chiến 100%.

TRƯỜNG VÕ BỊ DI TẢN
Sau khi Quân Đoàn II triệt thoái trong hoảng loạn từ Pleiku, Kontum, Buôn Mê

Thuột... và Quân Đoàn I tan rã tại Đà Nẵng vào ngày 29/3/1975; Tỉnh Tuyên Đức và
Thành Phố Đà Lạt lâm vào tình thế hết sức nguy hiểm. Tại thời điểm này, Thiếu
Tướng Lâm Quang Thơ, Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị, là cấp chỉ huy quân sự cao
nhất của Tỉnh Tuyên Đức và Thành Phố Đà Lạt. Bộ Chỉ Huy Trường Võ Bị lập kế
hoạch di tản Trung Đoàn SVSQ về Huấn Khu Long Thành, để tránh bị bao vây và bảo
toàn lực lượng. Vào lúc này Trung Đoàn SVSQ với quân số của bốn khóa được
khoảng một ngàn tay súng, chia thành 8 đại đội tác chiến từ A đến H. Các Sĩ Quan cán

634
 
 
 
 
 
 Khóa
 28
 -­‐
 Nguyễn
 Đình
 Bảo
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

bộ Quân Sự Vụ, một số Sĩ Quan huấn luyện viên và
Sĩ Quan Văn Hóa Vụ, đã được phân nhiệm làm đại
đội trưởng, trung đội trưởng cho các Đại Đội SVSQ,
với sự phụ tá của các SVSQ Cán Bộ trong Hệ Thống
Tự Chỉ Huy thuộc Khóa 28.

v Ngày Chủ Nhật 30/3/1975, Liên Đội E-F
rời trường vào buổi sáng di chuyển xuống
Đơn Dương thám sát địa hình, đến tối rút
về Đài Kiểm Báo Pr’Line. Buổi chiều Liên
Đội G-H rời trường, di chuyển đến trấn giữ
Cầu Đất, cây cầu quan trọng nằm trên con
đường Từ Đà Lạt dẫn xuống Đèo Ngoạn
Mục. Như vậy Tiểu Đoàn 2 của Trung Đoàn
SVSQ, đã rời trường mà không hề biết, đó là
lần chia tay cuối cùng với Trường Võ Bị.

v 9 giờ tối cùng ngày, Liên Đội C-D rời
Trường đến trấn giữ Cầu Đơn Dương và
những cây cầu nhỏ hơn trên con đường dẫn
đến Đèo Ngoạn Mục. Có thể nói, con đường
từ Đà Lạt đổ xuống Đèo Ngoạn Mục đã
được Trung đoàn SVSQ trấn giữ an ninh ở
những điểm trọng yếu.

v 9 giờ tối ngày Thứ Hai, 31/3/1975, Liên Đội
A-B di chuyển theo đội hình một hàng dọc
rời Trường qua Cổng Tôn Thất Lễ (phía sau Cao Nguyên Di Tản Chiến Thuật
phạn xá). Họ là những SVSQ cuối cùng rời
bỏ Trường Võ Bị. TVBQGVN, ngôi trường đã đào tạo hàng ngàn sĩ quan ưu
tú, anh dũng cho QLVNCH, ngôi trường đã từng là một biểu tượng cho quyết
tâm chiến đấu, bảo vệ Tự Do, Dân Chủ của Dân Tộc Việt Nam, giờ đây trở
thành vô chủ, khi người SVSQ cuối cùng của Liên Đội A-B bước qua khỏi
Cổng Tôn Thất Lễ Đến lúc này, hầu như toàn bộ Quân Dân Đà Lạt, cùng lũ
lượt di tản theo Trường Võ Bị qua ngả Đèo Ngoạn Mục

v Trung Đoàn SVSQ di chuyển qua Đèo Ngoạn Mục, và tập trung tại Chi Khu
K'rong Pha (thường được gọi là Sông Pha) vào khoảng 6 giờ sáng ngày thứ
Ba 1/4/1975, Trung Đoàn tiếp tục di tản về Phan Thiết và ở lại qua đêm tại
đây.

v 8 giờ sáng ngày 2 tháng 4, Việt Cộng pháo kích vào điểm tập trung của
Trung Đoàn SVSQ, tất cả được lệnh phân tán mỏng và tiếp tục di tản về
Bình Tuy. Theo lệnh của Thiếu Tướng Chỉ Huy Trưởng, kể từ lúc này,
đoàn di tản của Trường Võ Bị có thêm sự hỗ trợ của Tiểu Đoàn 34 Biệt
Động Quân, với Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Trịnh Trân Khóa 20 Võ Bị.

v Khi gần đến Ngã Ba Bình Tuy đoàn di tản bị một Chốt Du Kích Việt Cộng
với hỏa lực mạnh chận lại, các binh sĩ của Tiểu Đoàn 34 BĐQ và một số


  BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 28
 -­‐
 Nguyễn
 Đình
 Bảo
 
 
 
 
 
 635
 

SVSQ đã đánh bật chốt, để mở đường cho đoàn di tản, SVSQ Phan Văn Lộc
K30 bị thương nặng, được cứu chữa và đưa về Tổng Y Viện Cộng Hòa,
SVSQ Nguyễn Văn Xù K28 bị thương nhẹ, được băng bó và tiếp tục theo
đoàn di tản.

Đồng bào được di tản bằng Chinook ngày 2/4/75 tại Bình Tuy

Quân & dân Miền Nam di tản đến cửa ngõ Bình Tuy
v Thứ Năm ngày 3 tháng 4, Trung Đoàn SVSQ đến và được vào Bình Tuy với

đầy đủ vũ khí, trong khi quân nhân của các đơn vị khác, phải để lại vũ khí
tại trạm kiểm soát, trước khi di chuyển vào Thị Xã Bình Tuy.
636
 
 
 
 
 
 Khóa
 28
 -­‐
 Nguyễn
 Đình
 Bảo
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

v Thứ Sáu ngày 4 tháng 4, Trung Đoàn SVSQ được không vận bằng Phi Cơ
C130 và Trực Thăng Chinook về Huấn Khu Long Thành, và tạm trú tại
Trường Bộ Binh Long Thành.

Cuộc di tản của Trường Võ Bị kết thúc tại đây, Khóa 28 với trách nhiệm điều
hành Hệ Thống Tự Chỉ Huy, đã tận tụy hướng dẫn ba Khóa 29, 30, và 31 trên đường di

tản. Khi mà sự hỗn loạn đã phá vỡ hệ thống chỉ huy của nhiều đơn vị quân đội, thì
Trung Đoàn SVSQ vẫn duy trì được tinh thần kỷ luật và sự hữu hiệu của hệ thống chỉ
huy. Điểm son này đã được Hệ Thống Tự Chỉ Huy của Khóa 28 gìn giữ cho đến ngày

cuối cùng của Khóa 28 với Trường Võ Bị, ngày 21 tháng 4 năm 1975, là ngày khóa 28
“Ra Trường”.


 

KHÓA 28 RA TRƯỜNG

 

Tháng 4 năm 1975 cứ mỗi ngày trôi qua, tình hình chính trị và quân sự của Việt
Nam Cộng Hòa càng thêm bi đát. Lãnh thổ thu hẹp dần, quân đội tan rã thêm, và ý đồ bỏ

rơi đồng minh của Hoa Kỳ càng lộ rõ.
Trung tuần tháng 4 năm 1975, Cộng quân tấn công Thị Xã Xuân Lộc, thuộc

Tỉnh Long Khánh, một cửa ngõ quan trọng của Sài Gòn về phía Đông; nếu mất Xuân

Lộc, Sài Gòn sẽ bị tấn công trực tiếp.
Như một cố gắng cuối cùng trong tuyệt vọng, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt

Nam Cộng Hòa tung những SVSQ Khóa 28 và 29 của Trường Võ Bị, cùng Khóa 4
của Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị ra chiến trường, vào "giờ thứ hai mươi lăm"
của cuộc chiến.

Ngày 21 tháng 4 năm 1975, SVSQ hai Khóa 28 và 29 được gắn lon thiếu úy tại
vũ đình trường của Trường Bộ Binh Long Thành.

Buổi lễ mãn khóa độc nhất vô nhị trong lịch sử của Trường Võ Bị; tất cả Tân Sĩ
Quan trong quân phục tác chiến
với nón sắt hai lớp, có vải ngụy
trang, không nghi lễ truyền

thống, không diễn văn trang
trọng, không thân nhân, không
diễn hành. Xa xa vọng lại, tiếng

đại pháo của Bắc Quân đang tấn
công vào những đơn vị cô thế
của Quân Lực Việt Nam Cộng

Hòa. Sáng ngày 30-4-75, Ngã Tư Bảy Hiền, Chiến Xa
T54 của CSBV còn đang bốc cháy thì Miền Nam
Tất cả 255 Tân Thiếu Úy được lệnh buông súng.
Khóa 28, được phân phối về các
đơn vị tác chiến của lực lượng

tổng trừ bị và các Sư Đ oàn Bộ
Binh, không có Hải Quân và
Không Quân. Xe của các đơn vị
tổng trừ bị như Nhảy Dù, Thủy


  BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 28
 -­‐
 Nguyễn
 Đình
 Bảo
 
 
 
 
 
 637
 

Quân Lục Chiến, Biệt Cách Dù, Biệt Động Quân, đã chờ sẵn trước Cổng Trường Bộ
Binh Long Thành, để chở các Tân Thiếu Úy về ngay đơn vị, và có trường hợp ra thẳng
chiến tuyến để nhận trách nhiệm.

Lễ ra trường của hai Khóa 28 và 29 được chủ tọa bởi Trung Tướng Nguyễn Bảo
Trị, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Quân Huấn. Thủ Khoa Khóa 28 là Thiếu Úy Hồ
Thanh Sơn, tên khóa được đặt: Đại Tá Nguyễn Đình Bảo, để tưởng nhớ tới Người Tiểu
Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù, xuất thân từ Khóa 14 Võ Bị, đã anh dũng hy
sinh tại Căn Cứ Charlie vào “Mùa Hè Đỏ Lửa” năm 1972.

Các Tân Thiếu Úy Khóa 28 ra trường khi Miền Nam Tự Do đang hấp hối, sắp lọt
vào tay Cộng Sản. Các đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã tan rã từng phần
hoặc có nơi tan rã toàn diện; nhưng với tinh thần trách nhiệm của một sĩ quan xuất
thân từ Trường Võ Bị, với lòng yêu Nước và bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, toàn thể
Tân Sĩ Quan Khóa 28 đã hăng hái ra đơn vị, nhận lãnh trách nhiệm được giao phó, và
chiến đấu hết mình cho Lý Tưởng Tự Do.

Chỉ với 9 ngày ngắn ngủi, hầu hết các Tân Sĩ Quan Khóa 28 đều ở tuyến đầu
lửa đạn. Một số người đã anh dũng hy sinh, máu của họ đã hòa chung với máu của
hằng trăm ngàn chiến sĩ và đồng bào, đã đổ ra trong suốt 21 năm chiến đấu, chống lại
sự xâm lăng của Cộng Sản miền Bắc, để bảo vệ Nền Dân Chủ còn non trẻ của Việt Nam
như:

v Thiếu Úy Nguyễn Hữu Thành, binh chủng Thủy Quân Lục Chiến,
v Thiếu Úy Phạm Ngọc Châu, binh chủng Nhảy Dù,
v Thiếu Úy Lê Khán Chiến, Sư Đoàn 22 Bộ Binh,
v Thiếu Úy Nguyễn Ngọc Lợi, hy sinh tại Thủ Đức.

Nhiều người bị thương trong cảnh cùng quẫn của đơn vị, và phải tự thoát hiểm
để sống còn.

KHÓA 28 SAU NGÀY 30-4-1975

Sau lệnh đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh, các Thiếu Úy Khóa 28
đau đớn từ giã đồng đội, buông súng trở về với gia đình, đối diện với một tương lai bất
định và đen tối, đang phủ chụp xuống số phận của Quân Dân Miền Nam.

Cũng như hàng trăm ngàn sĩ quan, quân, cán, chính của Việt Nam Cộng Hòa,
hầu hết các Thiếu Úy Khóa 28 bị đưa vào các "trại cải tạo", mà thực chất là các trại tù
khổ sai, được Cộng Sản dựng nên sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 suốt từ Nam chí Bắc.

v Có người bị tra tấn đến chết như Thiếu Úy Trần Hữu Sơn ở trại Bình Điền,
Huế.

v Có người thiệt mạng khi trốn trại như Thiếu Úy Lưu Đức Sơn.
v Có người chết trong trại tù như Thiếu Úy Trần Duy Hiến.
v Có những người tổ chức, hoặc tham gia trốn trại, và đã biệt tích từ hàng mấy

chục năm nay, ai cũng tin chắc rằng họ đã chết như:

638
 
 
 
 
 
 Khóa
 28
 -­‐
 Nguyễn
 Đình
 Bảo
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

• Thiếu Úy Trần Văn Danh
• Thiếu Úy Trần Hữu Dược
• Thiếu Úy Ngô Xuân
• Thiếu Úy Phạm Văn Bê
• Thiếu Úy Lương Đình Phong
• Thiếu Úy Nguyễn văn Sáng
• Thiếu Úy Lê Chí Thành
• Thiếu Úy Nguyễn Trần Bảo
• Thiếu Úy Dương Hợp
• Thiếu Úy Nguyễn Gia Lê
• Thiếu Úy Nguyễn Văn Chọn
• Thiếu Úy Trần Quang Tâm
• Thiếu Úy Trần Văn Sự

Một số rất ít, cựu SVSQ Khóa 28 thoát được ra khỏi Việt Nam vào ngày 30
tháng 4 năm 1975. Từ ngày đó rất nhiều người đã tìm mọi cách để vượt biên, có
những người đã bỏ mạng trên đường tìm Tự Do như Thiếu Úy Nguyễn Quốc Việt,
Thiếu Úy Trương Như Phục, Thiếu Úy Trần Văn Phương, và có người đã phải mang
thương tật suốt đời chỉ vì hai chữ TỰ DO.

Bắt đầu từ thập niên 90, Chương Trình HO (Humanitarian Operation) và Đoàn Tụ
Gia Đình ODP (Orderly Departure Program) đã mang thêm nhiều Cựu SVSQ Khóa 28 ra
hải ngoại. Và cho đến nay, có hơn 100 Cựu SVSQ Khóa 28 cùng gia đình cư ngụ rải rác
tại nhiều nước trên thế giới.

Dù ở đâu, trong hay ngoài đất nước, các Cựu SVSQ Khóa 28 vẫn tìm đến với
nhau bằng tình đồng môn và sự tương trợ. Những hoài bảo của một thời trai trẻ,
những kỷ niệm của mùa tân khóa sinh, những năm tháng dưới mái Trường Võ Bị, trong
tù cải tạo... đã gắn kết các Cựu SVSQ Khóa 28 lại với nhau, trong mọi hoàn cảnh, vui,
buồn hay hoạn nạn.

Hơn bốn mươi năm đã trôi qua, kể từ một buổi sáng trời se lạnh của Đà Lạt,
thành phố cao nguyên; gặp nhau trước Cổng Nam Quan như một tình cờ của định
mệnh, gần 300 thanh niên tràn đầy nhựa sống đã trở thành những người bạn cùng
chung chí hướng, để rồi trải qua bao dâu bể của cuộc đời, bao thăng trầm của thế sự,
tình bạn đó vẫn keo sơn gắn bó, tồn tại với thời gian và sẽ kéo dài cho đến khi những
Người Lính Già (*) của Khóa 28 TVBQGVN “mờ dần” cùng năm tháng.

 

(*) “Old Soldiers never die, they just fade away." Câu nói nổi danh của Tướng Douglas
MacArthur trong bài diễn văn từ giã Quốc Hội Hoa Kỳ năm 1951.


  BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 28
 -­‐
 Nguyễn
 Đình
 Bảo
 
 
 
 
 
 639
 


Click to View FlipBook Version