The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by huuhanh66, 2018-05-09 06:12:40

Ban Thao VBQGVN

Ban Thao VBQGVN

v Thời gian mới vào Trường, Khóa 21 cộng tác với Khóa 20 trong chương trình phát
thanh tại Đài Phát Thanh Thị Xã Đà Lạt.

v Lần đầu tiên cùng với Khóa 22 về Sài Gòn thực hiện chương trình phát thanh để
quảng bá TVBQGVN tại ba nơi: Đài Phát Thanh Quân Đội, Đài Truyền Hình Sài
Gòn (để thu hình), và phòng triển lãm tại một trụ sở đối diện Hạ Viện (có phụ diễn
văn nghệ.)

v Với vài lý do khác nhau, Khóa 21 đã có 5 người đào ngũ và 2 người được trả về
đời sống dân sự.

v Vào cuối năm, có 4 SVSQ bị sa thải với cấp bậc trung sĩ: 2 người Đại Đội A và 2
người Đại Đội D.

v Tính đến cuối năm thứ nhất có 12 người rời Trường. Khóa 21 còn lại 237 SVSQ.

NHỮNG BIẾN CỐ NĂM THỨ HAI (12/1965 - 11/1966)

v Có 2 SVSQ Khóa 20 phải học lại. Do đó, bắt đầu năm thứ hai, tổng số SVSQ

Khóa 21 là 239.
v Cuối năm 1965, Khóa 22 bắt đầu nhập trường, Khóa 21 vừa làm cán bộ Tân Khóa

Sinh, vừa làm huấn luyện viên huấn luyện Khóa 22 trong suốt 8 tuần lễ.
v Trong thời huấn luyện Khóa 22, SVSQ Huỳnh Thiện Ngôn, Đại Đội A Khóa

21, Huấn Luyện Viên Vũ Khí, đã bị té đập đầu vào cầu bằng cây thông,
ngang một suối cạn và tử nạn. Sau khi phát hiện sự vắng mặt của anh Ngôn, Bộ
Chỉ Huy đã sử dụng Khóa 21 lục soát ở các vùng chung quanh như Ấp Thái Phiên,
sân bắn và sau đó đã tìm thấy xác anh dưới cầu.
v Giữ an ninh tại Thị Xã Đà Lạt khi Phật Giáo biểu tình bằng cách mang bàn
thờ xuống đường.
v Giữ an ninh yểm trợ bầu cử Dân Biểu Quốc Hội Lập Hiến 1965 ở các tỉnh thuộc
Vùng II Chiến Thuật.
v Ngày 19/6/1966 là Ngày Quân Lực đầu tiên, toàn bộ Khóa 21 được không vận về
Sài Gòn, dự cuộc diễn binh trong Bộ Tổng Tham Mưu.
v Quan sát cuộc thực tập phối hợp hỏa lực gọi là "Lôi Hoả" tại Dục Mỹ, đi và về
trong ngày bằng Vận Tải Cơ C130.
v Một số SVSQ Khóa 21 được đưa về Sài Gòn khám sức khoẻ để được tuyển lựa
vào Quân Chủng Không Quân.
v Trước ngày ra trường, tất cả SVSQ Khóa 21 theo học Khoá 28 Huấn Luyện Rừng
Núi Sình Lầy tại Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ. Một điểm đặc
biệt là Khóa 21 được quyền mang Alpha trong suốt thời gian huấn luyện mà trước
đó không khoá nào được mang.
v Hệ Thống Tự Chỉ Huy của Khóa 21 được chia làm 4 đợt cán bộ, tạo cơ hội thực
tập chỉ huy cho tất cả SVSQ Khóa 21.
v Mỗi sáng thứ bảy hằng tuần, Khóa 21 tham dự buổi thuyết trình, dưới sự chủ tọa
của Đại Tá Đỗ Ngọc Nhận, Chỉ Huy Trưởng và do chính SVSQ thuyết trình.
v Hành quân thực tập, trước khi Khóa 21 tốt nghiệp, diễn ra tại Suối Vàng, Đà Lạt.
v Trước khi tốt nghiệp, 3 SVSQ bị ra trường sớm, gồm 1 thượng sĩ và 2 chuẩn úy.

440
 
 
 
 
 
 Khóa
 21
 -­‐
 Chiến
 Thắng
 Nông
 Thôn
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

CÁC VỊ CHỈ HUY TRƯỞNG

Trong thời gian Khóa 21 được thụ huấn, Trường có các vị chỉ huy trưởng sau:
v Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Kiểm là chỉ huy trưởng khi Khóa 21 nhập trường.
v Đại Tá Lâm Quang Thơ về thay Tướng Kiểm. Trong thời gian này, Phật Giáo ở

Đà Lạt biểu tình bằng hình thức mang bàn thờ xuống đường. Lệnh từ Trung
Ương phải đưa SVSQ đi dẹp biểu tình, nhưng Đại Tá Thơ chỉ cho SVSQ án ngữ ở
Hồ Xuân Hương, giữ các vị trí quan trọng như Đài Phát Thanh, Ty Ngân Khố, Toà
Hành Chánh, mà không đụng chạm trực tiếp với lực lượng biểu tình. Vì lý do đó
Đại Tá Lâm Quang Thơ bị thuyên chuyển về làm chỉ huy trưởng Trường Hạ Sĩ
Quan Nha Trang. Trước khi từ giã, Đại Tá Thơ đã nói chuyện với SVSQ, "Đời
lính nhiều vinh nhục, tôi không chấp nhận thi hành lịnh cho SVSQ dẹp biểu tình vì
sợ sẽ mang tiếng không hay cho tập thể SVSQ/TVBQGVN đối với dư luận trong và
ngoài nước. Tôi chấp nhận hậu quả việc làm của tôi."
v Đại Tá Đỗ Ngọc Nhận, chỉ huy phó, lên thay thế. Đại Tá Nhận thực hiện chương
trình “Lý Tưởng Hóa Cán Bộ” vào mỗi sáng thứ bảy hằng tuần, nhằm mục đích
đào tạo cho SVSQ có một Lý Tưởng Quốc Gia vững chắc và hiểu được cuộc chiến
tranh ý thức hệ do Cộng Sản đang chủ trương bành trướng.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 21
 -­‐
 Chiến
 Thắng
 Nông
 Thôn
 
 
 
 
 
 441
 


 

LỄ MÃN KHOÁ

v Ngày 26/11/66 là ngày mãn khoá với 235 sĩ quan tốt nghiệp, dưới sự chủ
tọa Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc
Gia; Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương;

Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH; Trung Tướng
Vĩnh Lộc, Tư Lệnh Quân Đoàn II; cùng nhiều phái đoàn của chính phủ
và nhiều tướng lãnh khác.

v Trong buổi lễ có trình diễn môn võ Thái Cực Đạo và vở kịch lịch sử Trận Đống
Đa, Vua Quang Trung đại phá quân Thanh do Khóa 21 và Khoá 22 phụ trách.

v Một buổi ăn trưa được tổ chức tại phạn xá của Trường với tất cả quan khách tham
dự lễ tốt nghiệp.

v Tham dự dạ vũ tại Khách Sạn Palace, Đà Lạt, cùng nhiều quan khách và gia đình.
v Tổng số 235 Tân Sĩ Quan tốt nghiệp của Khóa 21 được phân chia cho các Quân

Binh Chủng như sau:

• Không Quân: 26

• Thủy Quân Lục Chiến: 20
• Biệt Động Quân: 5

• Quân Báo: 5

• Lực Lượng Đặc Biệt: 10
• Sư Đoàn 1 Bộ Binh: 16

• Sư Đoàn 2 Bộ Binh: 21
• Sư Đoàn 5 Bộ Binh: 20

• Sư Đoàn 7 Bộ Binh: 20

• Sư Đoàn 9 Bộ Binh: 16
• Sư Đoàn 10 Bộ Binh: 20

• Sư Đoàn 21 Bộ Binh: 21

442
 
 
 
 
 
 Khóa
 21
 -­‐
 Chiến
 Thắng
 Nông
 Thôn
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

• Sư Đoàn 22 Bộ Binh: 10

• Sư Đoàn 25 Bộ Binh: 15

• Trung Đoàn 42 Biệt Lập: 10
Sau khi ra đơn vị phục vụ một thời gian, một số sĩ quan được lệnh thuyên chuyển

về Sư Đoàn Nhảy Dù như Trương Đăng Sĩ, Đào Đức Bảo và Mai Bá Long; ngoài ra còn

có Nguyễn Minh Hiền, Viễn Sum và Phan Văn Ngọc được thuyên chuyển về Binh Chủng

Thiết Giáp.

THỜI GIAN PHỤC VỤ

v Tính đến ngày 30/4/1975, thời gian các Sĩ Quan Khoá 21 phục vụ trong QLVNCH

là 10 năm 4 tháng. Đó cũng là thời gian có những trận đánh lớn như Tết Mậu Thân
1968 do Cộng Sản Bắc Việt gây ra, QLVNCH hành quân vượt
biên qua Campuchia năm 1970, Hành Quân Lam Sơn 719 sang Hạ Lào năm 1971,
trận chiến mùa hè năm 1972 tại Tân Cảnh Dakto, An Lộc Bình Long và trận tái

chiếm Cổ Thành Quảng Trị.
v Cho đến tháng 3 năm 1975, đã xảy ra những trận lui binh như triệt thoái Ban Mê

Thuộc, Pleiku và rút khỏi Quân Đoàn I. Tuy nhiên, Sư Đoàn 18 đã anh dũng tử thủ

qua nhiều trận ác chiến tại Long Khánh. Tất cả những trận đánh đó đều có sự tham
dự của các sĩ quan Khóa 21 với chức vụ chỉ huy từ cấp tiểu đoàn trở lên.
v Ba Sĩ Quan Khóa 21 bị thương giải ngũ và được học tại Trường Quốc Gia Hành
Chánh là Trịnh Thanh Tùng, Trần Minh Đơ và Phạm Văn Thu. Hai trong số 3

người đã tốt nghiệp; riêng Phạm Văn Thu chưa hoàn tất chương trình.
v Tính từ ngày tốt nghiệp 26/11/1966 đến ngày 30/04/1975 Khoá 21 có 59 người tử

trận.

KHÓA 21 SAU 30/04/1975

v Sau ngày 30/4/1975, đa số Sĩ Quan Khóa 21 lại gặp nhau trong các trại tù Cộng
Sản, bị hành hạ và trả thù từ 5 đến 13 năm. Riêng Trần Ngọc Chánh thuộc đơn vị
101 bị giam đến 17 năm. Đặc biệt Lê Văn Vinh Đại Đội D bị bắt trong Tết Mậu
Thân và Trần Đình Tâm Đại Đội B bị bắt trước 1975, cả hai đều bị tù Cộng sản
trên 3 năm, nhưng không thuộc tiêu chuẩn được đi định cư ở Hoa Kỳ theo Chương

Trình Humanitarian Operation (H.O.)
v Mặc dầu thời gian qua đi và tuổi đời chồng chất, dũng khí cũng vơi dần, nhưng

mọi Cựu SVSQ Khóa 21 vẫn muốn vươn lên, với "chí còn mong tiến bước" để đến
ngày nào đó, chứng kiến Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ bay phất phới trên đồi 1515, với
lòng tin sắt đá.
v Mặc dầu không còn trong QLVNCH, nhưng mọi Cựu SVSQ Khóa 21 vẫn nắm tay
trong tình đồng môn "Huynh Đệ Chi Binh," cùng giúp đỡ nhau để tồn tại chờ ngày
đất nước có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền, mọi người no ấm với nụ cười rạng
rỡ trên môi.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 21
 -­‐
 Chiến
 Thắng
 Nông
 Thôn
 
 
 
 
 
 443
 


 

NHỮNG GƯƠNG ANH HÙNG

v Trung Tá Lê Văn Ngôn. Lê Văn Ngôn sinh năm 1940 tại Trà Vinh và lớn lên tại
Vĩnh Long, tình nguyện gia nhập Khóa 21 TVBQGVN. Sau khi tốt nghiệp, Ngôn
được chọn về phục vụ trong Binh Chủng Lực Lượng Đặc Biệt. Đến năm 1970,
Ngôn giữ chức vụ Trưởng Trại Lực Lượng
Biên Phòng Tống Lê Chân. Đến ngày 14
tháng 9 cùng năm, lực lượng này
  biến cải
thành Tiểu Đoàn 92 Biệt Động Quân và
Ngôn là vị Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên.
Ngày 10 tháng 5 năm 1972, Trại Tống Lê
Chân bị Cộng Quân tấn công và bao vây
liên tục trong suốt 510 ngày đêm, với hơn
20 lần bị tấn công, 7 lần bị đánh đặc công,
233 lần với khoảng hơn 14.500 đạn pháo
đủ loại đã dội vào căn cứ. Song song với
việc tấn công bằng hỏa lực, hằng ngày VC
dùng loa kêu gọi sự đào ngũ hay đầu hàng.
Hẳn nhiên, những biến cố trên phần nào đó
gây hoang mang đến tinh thần chiến đấu
của binh sĩ và đã tạo ra không ít khó khăn
cho sự chỉ huy của Ngôn. Nhưng Ngôn
cũng vô hiệu hóa chiến dịch ấy bằng nghệ thuật chỉ huy và bằng sự can đảm
của chính bản thân mình.
Do đó, Quân Đội đã dành cho Ngôn một sự tưởng thưởng vô cùng
xứng đáng, từ Thiếu Tá nhiệm chức trước khi bị bao vây, Ngôn được thăng
cấp Thiếu Tá thực thụ năm 1972, đến đầu năm 1974, được thăng cấp Trung
Tá.
Ngày 17 tháng 4 năm 1974, Tiểu Đoàn 92 BĐQ đã rút bỏ căn cứ Tống
Lê Chân và trong hoàn cảnh vô cùng gian nguy trước áp lực rất mạnh của
địch, Ngôn cũng đã đưa toàn thể thương binh về đến An Lộc.
Sau năm 1975, Ngôn bị đầy đọa trong ngục tù Cộng Sản cho đến lúc
sức tàn lực kiệt. Ngày 19 tháng 1, 1978, Ngôn đã chết trong trại tù Yên Bái.

444
 
 
 
 
 
 Khóa
 21
 -­‐
 Chiến
 Thắng
 Nông
 Thôn
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

v Đại Úy Trịnh Lan Phương. Trịnh Lan Phương
sinh ngày 05 tháng 09, năm 1940 tại Tây
Ninh, tình nguyện gia nhập khóa 21
TVBQGVN. Sau khi tốt nghiệp, Phương được
phục vụ tại Trung Đoàn 42 Biệt Lập. Phương
giữ chức vụ Đại Đội Trưởng Đại Đội 3, Tiểu
Đoàn 2/42 Biệt Lập. Đến tháng 7, năm 1968,
Phương được thuyên chuyển về phục vụ tại
Phủ Tổng Thống.
Vì không chấp nhận đầu hàng kẻ địch,
cho nên Phương đã tuẫn tiết vào chiều ngày 30
tháng Tư năm 1975 tại tư gia, để lại một trưởng
nữ mới chỉ vừa lên 5 và một người con trai mới 1
tháng tuổi đời.

v Đại Úy Hoàng Trọng Khuê. Sinh năm 1937
tại Đà Nẵng, Hoàng Trọng Khuê gia nhập
QLVNCH với cấp bậc Trung Sĩ. Trong nhiều
năm cố gắng liên tục để vươn lên, Khuê đã lấy
được bằng Tú Tài II và tình nguyện vào Khóa
21 TVBQGVN, và đây là một trường hợp rất
đặc biệt để được thâu nhận.
Sau khi miền Nam bị cưỡng chiếm,
Khuê không đầu hàng, đã gia nhập phong trào
phục quốc, hoạt động đánh phá kẻ thù trong
vùng Quảng Nam, Đà Nẵng. Nhưng Khuê đã
bị CS bắt vào năm 1978 và sau khoảng 2 năm
bị tra tấn trong tù, Khuê đã bị tử hình vào ngày
14 tháng 6, 1980 tại Gò Cà, Quảng Nam.
Hoàng Trọng Khuê chính là một chiến sĩ anh hùng.

˜ ™

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 21
 -­‐
 Chiến
 Thắng
 Nông
 Thôn
 
 
 
 
 
 445
 


 

HÌNH ẢNH CỦA KHÓA 21

446
 
 
 
 
 
 Khóa
 21
 -­‐
 Chiến
 Thắng
 Nông
 Thôn
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

Đại Tá CHT Lâm Quang Thơ bàn giao Quân Kỳ TVB từ K20 đến K21

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 21
 -­‐
 Chiến
 Thắng
 Nông
 Thôn
 
 
 
 
 
 447
 


 

448
 
 
 
 
 
 Khóa
 21
 -­‐
 Chiến
 Thắng
 Nông
 Thôn
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 21
 -­‐
 Chiến
 Thắng
 Nông
 Thôn
 
 
 
 
 
 449
 


 

NHỮNG TỬ SĨ CỦA KHÓA 21 ĐƯỢC TỔ QUỐC GHI ƠN

1. Nguyễn Bá Triệu 30. Nguyễn Quang Lạc
2. Hoàng Ngọc Bảo 31. Nguyễn Văn Bình
3. Phạm Hữu Dũng 32. Vương Văn Cư
4. Đặng Văn Sến 33. Lê Đình Long
5. Nguyễn Ngọc Châu 34. Hồ Công Minh
6. Nguyễn Tấn Ân Bửu 35. Lê Văn Sang
7. Lê Cảnh An 36. Đỗ Chí Thành
8. Huỳnh Minh Hoàng 37. Hồ Văn Cường
9. Nguyễn Lý 38. Lê Đức Hoành
10. Nguyễn Đắc Nghĩa 39. Vương Tấn Phát
11. Nguyễn Văn Nhân 40. Mai Văn Hóa
12. Lê Xuân Quý 41. Hoàng Nghĩa Hội
13. Trần Trọng Khiêm 42. Nguyễn Văn Nho
14. Trương Văn Chính 43. Phạm Tuấn Anh
15. Trần Công Tường 44. Nguyễn Phươc Thọ
16. Trần Ngãi 45. Nguyễn Văn Lệ
17. Nguyễn Thành Luy 46. Âu Dương Quang
18. Viễn Sum 47. Huỳnh Trung Trọng
19. Huỳnh Hảo 48. Nguyễn Văn Toàn
20. Phạm Hữu Thịnh 49. Trần Hữu Tâm
21. Nguyễn Kim Thạnh 50. Nguyễn Văn Đệ
22. Hồ Trọng Tọa 51. Phạm Hữu Chánh
23. Trần Trung Nghĩa
24. Lê Đình Tuấn 52. Lê Huy Lâm
25. Vũ Xuân Sơn 53. Đổ Văn Trung
26. Kiều Thành Long 54. Nguyễn Văn Nhượng
27. Nguyễn Tứ Đức 55. Đỗ Văn Phước
56. Trần Ngọc Lân
28. Bùi Nam Bình 57. Nguyễn Văn Thạnh
29. Nguyễn Viêm 58. Ngô Văn Huê
59. Phạm Thanh Liêm

Ngoài những tử sĩ nêu trên, một số CSVSQ K21 đã chết vì những lý do đặc biệt:

• Đinh Hữu Hồ và Huỳnh Thiện Ngôn mất vì tai nạn huấn luyện tại Trường,
• Hà Tôn tử nạn vì huấn luyện hoa tiêu,
• Cao Thành Răng chết vì tai nạn huấn luyện khi học phi hành tại Hoa Kỳ,
• Lê Ngọc Sơn bị Cộng Sản đánh chết trong trại tù thuộc tỉnh Khánh Hòa,

• Đỗ Công Hào tự tử khi ra khỏi trại tù Tiên Lãnh,
• Trần Tấn Hiển chết lúc vượt biên.

450
 
 
 
 
 
 Khóa
 21
 -­‐
 Chiến
 Thắng
 Nông
 Thôn
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

Cựu SVSQ Khóa 21 tạ thế sau 1975: 16. Vũ Trọng Đăng

1. Nguyễn Đức Thọ 17. Trần Văn Răng
2. Huỳnh Thanh Lộc 18. Nguyễn Huy Hoàng
3. Nguyễn Thanh Sơn 19. Lê Hữu Khiêm
4. Tống Thành Mỹ 20. Lê Đình Lay
5. Trần Đạo
6. Bùi Huy Tri 21. Nguyễn Văn Trung
7. Trịnh Hùng 22. Lê Khương
8. Văn Tích Sơn 23. Châu Văn Nam
9. Nguyễn Bá Sáng
10. Nguyễn Kim Thân 24. Văn Hữu Dương
11. Hoàng Quốc Long 25. Tạ Đức Khâm
12. Nguyễn Ngọc Ẩn 26. Võ Duy Liệt
13. Ngô Văn Chộ 27. Nguyễn Hồng Thành
14. Phạm Văn Thu
15. Ngô Đình Thiên 28. Dương Minh Đức
29. Nguyễn Bảo Sơn
Đại Diện Khóa: Đổng Duy Hùng 30. Đinh Vĩnh Thịnh
Biên Soạn: Mai Văn Tấn
California ngày 14 tháng 11, 2015

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 21
 -­‐
 Chiến
 Thắng
 Nông
 Thôn
 
 
 
 
 
 451
 


 

DANH SÁCH KHÓA 21

STT HỌ TÊN STT HỌ TÊN

001 NGUYỄN GIA ÁI 041 NGUYỄN HỮU CƯỚC
002 LÊ CẢNH AN 042 HỒ VĂN CƯỜNG
003 NGUYỄN VĂN AN 043 NGUYỄN QUANG ĐAN
044 VŨ TRỌNG ĐĂNG
004 TRẦN QUANG AN 045 NGUYỄN CÔNG DANH
005 TRẦN QUỐC ÂN 046 TRẦN ĐẠO
006 NGUYỄN NGỌC ẨN 047 HỒ TẤN ĐẠT
048 NGUYỄN VĂN ĐỆ
007 PHẠM TUẤN ANH 049 NGUYỄN NGỌC ĐIỆP
008 TRẦN NGỌC ÁNH 050 LÊ HỒNG ĐIỂU
009 CHÂU ĐỒNG ẤU 051 NGUYỄN QUÝ ĐỊNH
010 NGUYỄN CHÂU BÀNG 052 TRẦN MINH ĐƠ
053 NGUYỄN ĐÀO ĐOÁN
011 NGUYỄN VĂN BẢNH 054 NGUYỄN THANH ĐOÀN
012 ĐÀO ĐỨC BẢO 055 ĐOÀN VĂN ĐỞM
013 HOÀNG NGỌC BẢO 056 NGUYỄN VĂN ĐÔNG
TRẦN QUANG DUẬT
014 NGUYỄN THÁI BẢO DƯƠNG MINH ĐỨC
015 TRẦN GIA BẢO LÝ NGỌC ĐỨC
016 TRẦN DUY BIÊN NGUYỄN MINH ĐỨC
NGUYỄN TỨ ĐỨC
017 BÙI NAM BÌNH 057 VÕ VĂN ĐỨC
058 NGUYỄN THÁI DŨNG
018 NGUYỄN CÔNG BÌNH 059 PHẠM HỮU DŨNG
019 NGUYỄN VĂN BÌNH 060 PHẠM VĂN DŨNG
020 BÙI BỒN 061 LÊ VĂN DƯƠNG
062 VĂN HỮU DƯƠNG
021 TRỊNH VĂN BỔN 063
022 NGUYỄN ĐỨC BÔNG 064 LIÊN KHI GIA
023 LÊ VĂN BỬU 065
024 NGUYỄN TẤN ÂN BỬU 066 LÊ SAN HÀ
067 VŨ ĐÌNH HÀ
025 HỒ VĂN CÁC 068 HOÀNG NGỌC HẢI
026 PHẠM CÔNG CẨN 069 NGUYỄN VĂN HẢI
027 PHAM VĂN CẢNH 070 NGUYỄN VĂN HẢI
071 ĐỖ CÔNG HÀO
028 ĐÀO HỮU CHẤN 072 HUỲNH HẢO
029 ĐỖ VĂN CHẤN 073 NGUYỄN VĂN HẢO
030 PHẠM HỮU CHÁNH 074 LÊ TRƯỜNG HẬU
031 TRẦN NGỌC CHÁNH 075 PHẠM QUANG HẬU
076 NGUYỄN MINH HIỀN
032 NGUYỄN NGỌC CHÂU 077 TRẦN TẤN HIỂN
033 TRƯƠNG VĂN CHÍNH 078
034 NGUYỄN HỮU CHỈNH 079
080
035 NGÔ VĂN CHỘ
036 NGUYỄN NHƯ CHƯƠNG
037 HÀ THÚC CHỮ
038 NGUYỄN CÔN

039 VƯƠNG VĂN CƯ
040 NGUYỄN VĂN CƯƠNG

452
 
 
 
 
 
 Khóa
 21
 -­‐
 Chiến
 Thắng
 Nông
 Thôn
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

081 NGUYỄN VĂN HIỆP 124 CAO VĂN LỢI
082 HOÀNG VĂN HIẾU 125 HOÀNG QUỐC LONG
083 MAI VĂN HÓA 126 KIỀU THÀNH LONG
084 TRƯƠNG VĂN HÒA 127 LÊ ĐÌNH LONG

085 VÕ MINH HÒA 128 MAI BÁ LONG
129 NGUYỄN THÀNH LONG
086 CHIÊM THÀNH HOÀNG 130 LÝ VĂN LỰC
087 HUỲNH MINH HOÀNG 131 NGUYỄN THÀNH LUY
088 NGUYỄN HUY HOÀNG 132 PHẠM NHƯ LUY
089 LÊ ĐỨC HOÀNH 133 NGUYỄN LÝ
090 ĐINH HỮU HỒ 134 HỒ QUANG MINH
091 HOÀNG NGHĨA HỘI 135 TỐNG THÀNH MỸ
092 BÙI HỒNG 136 CHÂU VĂN NAM
093 NGUYỄN XUÂN HỢP
094 NGÔ VĂN HUÊ 137 HOÀNG NGA
095 ĐỔNG DUY HÙNG 138 TRẦN NGÃI
096 TRỊNH HÙNG 139 NGUYỄN ĐẮC NGHĨA
097 LÊ MINH HỮU 140 NGUYỄN HIẾU NGHĨA
098 TẠ ĐỨC KHÂM 141 TRẦN TRUNG NGHĨA
099 TRẦN VĂN KHÂM 142 PHAN VĂN NGỌC
100 LÊ HỮU KHIÊM 143 HUỲNH THIỆN NGÔN
101 TRẦN TRỌNG KHIÊM 144 LÊ VĂN NGÔN
102 TRẦN VĂN KHIẾT 145 NGUYỄN VĂN NHÀN
103 TRẦN ĐĂNG KHÔI 146 NGUYỄN VĂN NHÂN
104 HOÀNG TRỌNG KHUÊ 147 CAO MẠNH NHẪN
105 LÊ KHƯƠNG 148 LÊ VĂN NHÃN
149 NGUYỄN VĂN NHO
106 BÙI QUÍ KIM 150 NGUYỄN VĂN NHƯỢNG
107 NGUYỄN MINH KÍNH 151 BÙI MINH NHỰT
108 CHÂU VĂN KỲ 152 DOÃN THIỆN NIỆM
109 NGUYỄN QUANG LẠC 153 VÕ VĂN NỞ
110 LÊ VĂN LẮM 154 PHAN HỮU ƠN
155 VƯƠNG TẤN PHÁT
111 LÊ HUY LÂM 156 NGUYỄN TRÍ PHÚC
112 TRẦN NGỌC LÂN 157 TRẦN THANH PHÚC
113 ĐẶNG VĂN LẬP 158 ĐẶNG QUANG PHƯỚC
114 NGUYỄN ĐĂNG LÂU 159 ĐỖ VĂN PHƯỚC
115 LÊ ĐÌNH LAY 160 THÔNG MINH PHƯỚC
116 PHAN XUÂN LỄ 161 NGUYỄN ĐẮC SONG PHƯƠNG
117 NGUYỄN VĂN LỆ 162 TRỊNH LAN PHƯƠNG
163 ÂU DƯƠNG QUANG
118 PHAN THANH LIÊM
119 HỒ BẠCH LIÊN 164 LÊ TÙNG QUANG
120 VÕ DUY LIỆT 165 NGUYỄN NGỌC QUANG
121 PHẠM BÁ LINH
122 TRẦN NGỌC LÌNH 166 LÊ XUÂN QUÍ
123 HUỲNH THANH LỘC
BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 21
 -­‐
 Chiến
 Thắng
 Nông
 Thôn
 
 
 
 
 
 453
 

 

167 CAO THÀNH RĂNG 209 PHẠM HỮU THỊNH
168 TRẦN VĂN RĂNG 210 NGUYỄN ĐỨC THỌ
211 NGUYỄN PHƯỚC THỌ
169 NGUYỄN RÔBE 212 VÕ KHẮC THOẠI
170 ĐINH GIA RŨNG 213 PHẠM VĂN THU
171 HỒ SẮC 214 NGUYỄN KHẮC THUẬN
172 LÊ VĂN SANG 215 TRƯƠNG VĨNH THUẬN
216 NGUYỄN QUANG THUẬT
173 NGUYỄN BÁ SÁNG 217 ĐÀO NGỌC TỐ
174 ĐẶNG VĂN SẾN 218 HỒ TRỌNG TỌA
175 TRƯƠNG ĐĂNG SĨ 219 NGUYỄN VĂN TOÀN

176 NGUYỄN ĐĂNG SỐ 220 HÀ TÔN
177 LÊ XUÂN SƠN 221 LÊ QUÝ TRẤN
178 LÊ NGỌC SƠN
179 NGUYỄN BẢO SƠN 222 BÙI HUY TRÍ
223 LÊ TUẤN TRÍ
180 NGUYÊN THANH SƠN 224 NGUYỄN BÁ TRIỆU
181 VĂN TÍCH SƠN 225 BÙI VĂN TRỌNG
182 VŨ XUÂN SƠN 226 HUỲNH TRUNG TRỌNG
227 NGUYỄN VĂN TRỰC
183 VIỄN SUM 228 ĐỖ VĂN TRUNG
184 ĐẶNG HỮU TÀI 229 NGUYỄN VĂN TRUNG
185 DƯƠNG HỮU TÀI 230 HỒ QUANG TRƯỜNG
186 DƯƠNG PHƯỚC TÀI 231 NGUYỄN VIẾT TRƯỜNG

187 PHẠM NGỌC TÀI 232 HOÀNG KIM TRUY
188 TRẦN ĐÌNH TÂM
189 TRẦN HỮU TÂM 233 NGÔ GIA TRUY
234 HUỲNH QUANG TUÂN
190 MAI VĂN TẤN 235 LÊ ĐÌNH TUẤN
191 PHAN VĂN THẠC 236 NGUYỄN NGỌC TÙNG
192 LÊ ĐÌNH THẠCH 237 NGUYỄN VĂN TÙNG
193 NGUYỄN KIM THÂN 238 TRỊNH THANH TÙNG
239 TRẦN CÔNG TƯỜNG
194 LÊ THẮNG 240 NGUYỄN THANH VÂN
195 ĐỖ CHÍ THÀNH 241 NGUYỄN VIÊM
196 NGUYỄN ĐỨC THÀNH 242 TRẦN ĐỨC VIẾT
243 NGUYỄN TRUNG VIỆT
197 NGUYỄN HỒNG THÀNH 244 LÊ VĂN VINH
198 TRẦN THẾ THÀNH 245 LÂM ĐỨC VƯỢNG
199 TRƯƠNG VĂN THÀNH 246 TRẦN XUÂN
200 NGUYỄN KIM THẠNH 247 TRẦN VĂN XUÂN
248 HỒ ĐĂNG XỨNG
201 NGUYỄN VĂN THẠNH 249 TRẦN NHƯ XUYÊN
202 HUỲNH VĂN THẢO 250 NGUYỄN VĂN YÊN
203 HỒ THIÊM

204 NGÔ ĐÌNH THIÊN
205 HUỲNH DUY THIỆN
206 TRẦN THANH THIỆN
207 VŨ DUY THIỆN

208 ĐINH VĨNH THỊNH

454
 
 
 
 
 
 Khóa
 21
 -­‐
 Chiến
 Thắng
 Nông
 Thôn
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

KHÓA 22A - HUỲNH VĂN THẢO
KHÓA 22B - TRƯƠNG QUANG ÂN

Thiếu Úy Chuẩn Tướng
 
 
 
Huỳnh Văn Thảo Trương Quang Ân

SƠ LƯỢC

Nhập Trường Khóa 22: 06-12-1965
Số Ứng Viên Nhập Trường: 276

Mãn Khóa Khóa 22A: 02-12-1967
Chủ Tọa Lễ Mãn Khóa: Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
Số Sĩ Quan Tốt Nghiệp: 173

Tên Khóa: Huỳnh Văn Thảo
Thủ Khoa: Nguyễn Văn An

Mãn Khóa Khóa 22B: 12/12/69
Chủ Tọa Lễ Mãn Khóa: Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
Số Sĩ Quan Tốt Nghiệp: 92

Tên Khóa: Trương Quang Ân
Thủ Khoa: Nguyễn Đức Phống

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 22
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Thảo
 /
 Trương
 Quang
 Ân
 
 
 
 
 
 455
 


 

I. TỔNG QUÁT CHO TOÀN THỂ KHÓA 22

ĐIỀU KIỆN NHẬP HỌC
• Có Tú Tài II (Toàn Phần) Ban Toán hoặc Khoa Học Thực Nghiệm.
• Độc thân và cam kết không kết hôn trong thời gian thụ huấn.
• Tuổi từ 18 tới 24 và có chiều cao từ 1m60 trở lên.

8 TUẦN TÂN KHÓA SINH
Đây là giai đoạn đầu tiên và cam go nhất của đời một người Sinh Viên Sĩ Quan Võ

Bị. Từ một sinh viên dân chính, phải trải qua giai đọan lột xác hoàn toàn, để trở thành
một Tân Khóa Sinh (TKS), một Sinh Viên Sĩ Quan (SVSQ) và sau đó thành một Sĩ Quan
hiện dịch ưu tú cho Quân đội VNCH.

Theo truyền thống của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (TVBQGVN), một khi
bước chân qua Cổng Nam Quan, hay cổng Trường Võ Bị, những chàng thanh niên dân
chính này, sẽ được khóa đàn anh hướng dẫn chạy một đoạn đường ngắn, sau đó là cuộc
hành xác bắt đầu. Từng nhóm, hoặc từng cá nhân bị tách rời ra khỏi đám đông để nhận
những hình phạt mà trong đời chưa hề trải qua: hít đất, nhảy xổm, bò, lăn dốc, tắm sình…
cứ lập đi và lập lại liên tục.

Chỉ vài giờ sau, trên sân trường rộng mênh mông, số thanh niên khỏe mạnh yêu
đời trước đây, giờ thì nằm la liệt khắp nơi vì xỉu, vì kiệt sức.

Đó chỉ là ngày đầu tiên được chào đón, khi bước chân vào Cổng Nam Quan.
Nói sao cho hết, những hình phạt trong suốt 8 tuần ròng rã tiếp theo sau đó? Ban
đêm thì dã chiến, bị phạt cho đến khi tiếng kèn báo ngủ trổi lên mới được buông tha, về
phòng là muốn lăn đùng trên sàn nhà mà ngủ; buổi sáng khi nghe kèn báo thức, mới giật
mình thức dậy, để rồi vội vàng ra sắp hàng chạy bộ.
Và một ngày mới lại bắt đầu chẳng khác gì với ngày hôm qua! Dù chúng tôi như
bầy cừu ngoan, nhưng các hung thần cứ dựng chuyện lên để phạt, khi mà Tiểu Đoàn
Trưởng TKS lên bục gỗ, gầm gừ như sư tử, là chúng tôi xanh mặt:

456
 
 
 
 
 
 Khóa
 22
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Thảo
 /
 Trương
 Quang
 Ân
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

-Có người trong các anh chiều nay đi "tâm tình với thợ giặt, nói xấu cán bộ...," tôi
cho các anh 5 phút chạy về phòng chuẩn bị Tác Chiến Số 6, ra đây trình diện để thi hành
lệnh phạt!

Thế là cả khóa có một đêm kinh hoàng!
Tuy nhiên sau này gặp nhau ở đơn vị, hay ngoài đời, Khóa 21 chính là những
người Anh thật sự của chúng tôi.

CHINH PHỤC LÂM VIÊN VÀ LỄ GẮN ALPHA
Đầu tháng 2 năm 1966, Khóa 22 hoàn tất chương trình 8 tuần lễ huấn nhục truyền

thống cho các TKS, chúng tôi nay đã có đầy đủ sức khỏe, và ý chí cương quyết để chinh
phục Lâm Viên. Ngọn núi cao 2,167m, ở hướng Bắc, và cách thành phố Đà Lạt hơn 10
km. Lâm Viên có hai đỉnh: Bà Già và Trinh Nữ; chúng tôi phải chinh phục đỉnh Trinh
Nữ, vì có nhiều khó khăn hơn để thử thách sức trai.

Sáng sớm thứ Bảy, xe chở chúng tôi đến chân núi, thế rồi toàn thể TKS với ba lô
tác chiến, súng cầm tay, thi nhau chạy lên những cái dốc đứng, trên đường dẫn lên đỉnh
núi, dù mệt bở hơi tai, nhưng ai cũng thi nhau tiến lên, càng nhanh càng tốt, để làm sao là
người đến đích trước tiên.

Sau hơn hai giờ, tất cả cùng đến đỉnh núi, nhưng người đến trước nhất là Đỗ Văn
Chánh. Anh Chánh đạt được danh hiệu Vua Lâm Viên của Khóa 22. Nghỉ ngơi xong

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 22
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Thảo
 /
 Trương
 Quang
 Ân
 
 
 
 
 
 457
 


 

thì có lệnh tập họp, điểm danh và bắt đầu xuống núi lên xe về Trường ngay, để chuẩn bị
cho buổi lễ gắn Alpha buổi
 tối tại Vũ Đình Trường.

Đúng 7 giờ tối, một tiếng nổ lớn nơi sân cờ Liên Đoàn, điện vụt tắt, chúng tôi
đứng nghiêm tại phòng của mình với lễ phục, và trong ánh sáng lung linh của các ngọn
nến. Lễ trao găng tay và thắt lưng cổ truyền được diễn ra ngắn gọn, tại mỗi phòng, từ tay
các niên trưởng Khóa 21. Khi đèn bật sáng trở lại, cả Tiểu Đoàn TKS dưới sự hướng dẫn

của SVSQ cán bộ, di chuyển và sẳn sàng trong vị trí hành lễ tại Vũ Đình Trường Lê Lợi.
Lễ gắn Alpha được đặt dưới sự chủ tọa của Chỉ Huy Trưởng TVBQGVN.

Một tiếng hô lớn, vang lên từ loa phóng thanh:

- Quì xuống các Tân Khóa Sinh!
Các Niên trưởng Khóa 21 từng hàng tiến đến, và lấy đôi Alpha gắn lên cầu vai cho
chúng tôi. Lại một tiếng hô lớn tiếp sau đó:
- Đứng dậy các Sinh Viên Sĩ Quan!

Từ giây phút này, chúng tôi đã trở thành Sinh Viên Sĩ Quan của TVBQGVN!
Ngày mai Chủ Nhật, sẽ nhận tờ giấy phép đầu tiên để ra thăm phố phường Đà Lạt.

HỆ THỐNG CHỈ HUY TVBQGVN

Khóa 22 chứng kiến nhiều thay đổi trong hệ thống chỉ huy của Trường suốt 4 năm

thụ huấn:

v Chỉ Huy Trưởng:

§ Đại Tá Lâm Quang Thơ 1965-1966

§ Đại Tá Đỗ Ngọc Nhận 1966-1968

§ Thiếu Tướng Lâm Quang Thi 1968-1970

v Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn SVSQ:

§ Thiếu Tá Nguyễn Bá Thịnh 1965-1966

§ Thiếu Tá Lê Duy Chất 1966-1967

v Quân Sự Vụ Trưởng kiêm Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn SVSQ:

§ Trung Tá Bùi Trạch Dzần

1967-1969

v Văn Hóa Vụ Trưởng:

§ Hải Quân Trung Tá Nguyễn Vân

v Tiểu Đoàn I SVSQ

§ Tiểu Đoàn Trưởng: Đại Úy Trần

Mộng Di

§ 4 Sĩ Quan Cán Bộ Đại Đội Trưởng các

Đại Đội A, B, C, D.

v Tiểu Đoàn II SVSQ

§ Tiểu Đoàn Trưởng: Đại Úy Phạm

Quang Mỹ

§ 4 Sĩ Quan Cán Bộ Đại Đội Trưởng các Đại Đội E, F, G, H.

458
 
 
 
 
 
 Khóa
 22
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Thảo
 /
 Trương
 Quang
 Ân
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

HỆ THỐNG TỰ CHỈ HUY CỦA SVSQ
Sinh Viên Sĩ Quan Cán Bộ và Tham Mưu các cấp Liên Đoàn/Trung Đoàn, Tiểu

Đoàn và Đại Đội giúp Sĩ Quan Cán Bộ điều hành và chỉ huy tập thể SVSQ trong mọi
sinh hoạt và nghi lễ:

• SVSQ Cán Bộ Liên Đoàn Trưởng LĐ SVSQ (12/1966-12/1967): Nguyễn Như
Lâm.

• SVSQ Cán Bộ Trung Đoàn Trưởng TrĐ SVSQ (12/1967-12/1968) : Nguyễn
Ngọc Ấn.

• SVSQ Cán Bộ Trung Đoàn Trưởng TrĐ SVSQ (12/1968-12/1969): Diệp Văn
Xiếu.

Hệ Thống Tự Chỉ Huy gồm các SVSQ Cán Bộ và SVSQ Tham Mưu. Riêng cấp
đại đội (Đại Đội A, B, C, D, E, F, G, H), mỗi đại đội có 1 Đại Đội Trưởng, 3 Trung Đội
Trưởng và 9 Tiểu Đội Trưởng. Các chức vụ HTTCH dành cho SVSQ năm cuối cùng, để
giúp SVSQ có cơ hội thực tập chỉ huy.
Hội Đồng Danh Dự

Là một cơ chế nằm trong Hệ Thống Tự Chỉ Huy (HTTCH) của SVSQ, Hội Đồng
Danh Dự (HĐDD) gồm có một Chủ Tịch, hai phó Chủ Tịch và tám thành viên, được Hội
Đồng Sĩ Quan Cán Bộ tuyển chọn và đề cử,
 dựa trên tinh thần trách nhiệm, uy tín, tác
phong đạo đức, được sự kính mến của tập thể SVSQ đang thụ huấn, và được sự phê
chuẩn của Chỉ Huy Trưởng TVBQGVN.

Nhiệm vụ của HĐDD là thực thi sự tôn trọng cũng như duy trì nội quy, kỷ luật và
nâng cao tinh thần danh dự của người SVSQ. Thẩm định và đề nghị những biện pháp kỷ
luật cho những SVSQ vi phạm. Nhiệm kỳ của các thành viên của HĐDD là một năm.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 22
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Thảo
 /
 Trương
 Quang
 Ân
 
 
 
 
 
 459
 


 

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN NĂM THỨ NHẤT

Quân sự
Năm thứ nhất, Khóa 22 được huấn luyện cả văn hóa lẫn quân sự và xen kẽ nhau.
• Chương trình quân sự 3 tháng cộng với 2 tháng của Tân khóa sinh.
• Chiến thuật: tác chiến cá nhân, tiểu đội, trung đội, đội hình tác chiến…
• Địa hình: phương giác, định điểm đứng, di chuyển ban ngày và ban đêm.
• Công binh: mìn bẫy, chất nổ.
• Vũ khí: tác xạ, vũ khí cá nhân, cộng đồng, cách tháo ráp và bảo trì.
• Truyền tin: thực tập liên lạc và đàm thoại từ C6, C10, bảo trì, sửa chữa nhẹ.

Văn Hoá
Chương trình văn hóa kéo dài 6 tháng tương đương với năm thứ nhất của Đại Học

Bách Khoa Sài Gòn.
Ngoài những môn chính là: Toán,Vật lý và Hóa học. SVSQ còn học các môn

Khoa Học Nhân Văn và Xã Hội: Lịch Sử, Địa Lý, Văn Chương, Sinh Ngữ. Anh văn là
sinh ngữ duy nhất. Do giáo sư VN và cố vấn Mỹ dạy văn phạm, hành văn, đàm thoại;
nghe máy tại các phòng thính thị, để thực tập và luyện giọng.

SINH HOẠT CỦA SVSQ

Văn Nghệ
Ban Văn nghệ có chương trình phát thanh tại Đài Phát Thanh Đà Lạt vào mỗi cuối

tuần, quy tụ các nhân tài văn nghệ trong khóa, tập dượt thường xuyên nên được miễn
canh gác. Có khi về Sài Gòn trình diễn trên Đài Truyền Hình Quân đội, được phát hình
khắp nước.

Được giám đốc Đài Truyền Hình Quân Đội đạo diễn, để thực hiện một cuốn phim
ngắn cho Trường Võ Bị, có tên là "Một trang nhật ký quân trường", do SVSQ Phạm
Ngọc Đăng đóng vai chính, cùng với một nhóm nhỏ SVSQ khác đóng những vai phụ và
sự hợp tác của toàn Khóa, nói lên đầy đủ sinh hoạt của trường VBQGVN.

Thể Thao
Các đội bóng tròn và bóng chuyền của Khóa, cũng như các vận động viên điền

kinh, chạy bộ, nhảy cao thường đi tranh tài với các đội địa phương, các trường Đại học,
hoặc trong Vùng 2 Chiến thuật. Họ luôn luôn mang vinh quang chiến thắng về cho
Trường.

460
 
 
 
 
 
 Khóa
 22
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Thảo
 /
 Trương
 Quang
 Ân
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

Thể Chất
Môn huấn luyện thể chất được đem vào học trình chính cho SVSQ, với mục đích

nâng cao thể chất khoẻ mạnh, lòng tự tin cũng như đủ sức để tự bảo vệ cho bản thân khi
hữu sự.

Những môn học được tự chọn gồm Taekwondo, Boxing, Vovinam và Kiếm thuật.
Diễn Hành

Khóa 22 được thay đổi bộ Đại Lễ Mùa Hè, khác hẳn với các khóa trước đây: Áo
màu trắng có 6 đường rua đỏ ngang trước ngực, quần màu xanh lam với nẹp đỏ.

Mỗi sáng thứ Hai, toàn thể SVSQ diễn hành chào cờ đầu tuần tại vũ đình trường.
Diễn hành trong các ngày lễ lớn, tại trung tâm Thành Phố Đà Lạt cho dân chúng thưởng
ngoạn.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 22
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Thảo
 /
 Trương
 Quang
 Ân
 
 
 
 
 
 461
 


 

Diễn hành Ngày Quốc Khánh tại Sài Gòn hằng năm là quan trọng nhất. Ngày
Quốc Khánh 1-11-1966, Khóa 22 được không vận về Sài Gòn, để tranh tài cùng các quân
trường cũng như các đơn vị khác, tham dự ngày lễ này. Kết quả Khóa 22 được chấm
điểm hạng nhất, đồng hạng với Trường Thiếu Sinh Quân.

NHỮNG BIẾN CỐ TRONG NĂM THỨ NHẤT

Ra Truờng Sớm
Có 2 TKS và 1 SVSQ, vì thiếu sức khỏe nên bị trả về đời sống dân sự.

Khóa 22 Chia Thành 2 Khóa
Kết thúc năm thứ nhất, nhằm tiến tới chương trình huấn luyện 4 năm của Trường

Võ Bị, Bộ Quốc Phòng và Bộ Tổng Tham Mưu ra quyết định: Khóa 22 được chia ra làm
hai khóa, khóa 2 năm và khóa 4 năm.

Bộ Chỉ Huy TVBQGVN đề nghị: tuyển chọn 100 SVSQ theo học chương trình 4
năm, số còn lại tiếp tục theo học chương trình 2 năm. Nhưng vì có rất nhiều SVSQ không
muốn học chương trình 4 năm, do đó BCH nhà trường quyết định, tất cả SVSQ được
quyền chọn lựa chương trình học theo ý muốn. Kết quả là:

• 180 SVSQ chọn theo học chương trình 2 năm, được đặt tên là Khóa 22A.
• 92 SVSQ chọn theo học chương trình 4 năm, được đặt tên là Khóa 22B.
Cũng từ đây, hai khóa có chương trình học khác nhau, nên phòng ốc được sắp xếp
lại, để cho SVSQ sống thích hợp với thời khóa biểu riêng của mỗi khóa. Tuy nhiên vẫn ở
chung cùng đại đội, mọi sinh hoạt và Hệ Thống Tự Chỉ Huy không thay đổi.

462
 
 
 
 
 
 Khóa
 22
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Thảo
 /
 Trương
 Quang
 Ân
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

II. CHƯƠNG TRÌNH HỌC MỚI (K22A & 22B)
A. KHÓA 22A

HUẤN LUYỆN TÂN KHÓA SINH
Trong lúc Khóa 22B bắt đầu vào mùa Văn Hóa, Khóa 22A được tập dượt để huấn

luyện cho Tân Khóa Sinh (TKS) Khóa 23 sắp nhập trường. Có hai hệ thống SVSQ để
huấn luyện: Cán Bộ TKS và Huấn Luyện Viên TKS. Khóa 22A được chia làm hai đợt,
mỗi đợt là một tháng, luân phiên nhau để huấn luyện TKS Khóa 23.

v SVSQ Cán Bộ TKS
• Tiểu Đoàn Trưởng TĐ TKS: Đợt 1 SVSQ Võ Tấn Phỉ; đợt 2 SVSQ Trương
Văn Minh.
• Cán Bộ TKS: Có 8 đại đội TKS, mỗi đại đội có 5 CB/TKS với nhiệm vụ tiếp
nhận, phạt hành xác, huấn luyện cho TKS đi vào nề nếp của một quân nhân
thuần túy, áp dụng kỷ luật thép (nhưng phải theo nội quy của Trường ấn định).
Đồng thời chăm sóc về tinh thần, đời sống vật chất và sức khoẻ của từng TKS
trong suốt thời gian 8 tuần sơ khởi.

v SVSQ Huấn Luyện Viên
Ngoài thành phần Cán Bộ TKS, số SVSQ còn lại của Khóa 22A cũng được chia

thành hai đợt, làm huấn luyện viên trong các môn Chiến Thuật, Vũ Khí, Địa Hình,
Truyền Tin và Công Binh. Phần lý thuyết được dạy tại các phòng học, và phần thực hành
tại các bãi tập ở quanh trường.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 22
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Thảo
 /
 Trương
 Quang
 Ân
 
 
 
 
 
 463
 


 

Khóa 22A đã hoàn tất chương trình huấn luyện về cá nhân chiến đấu cho TKS
K23 trong vòng 2 tháng; kết thúc mùa huấn luyện cho Tân khóa sinh Khóa 23 vào dịp Tết
Âm Lịch. Sau đó, Khóa 22A được chia hai đợt, luân phiên nhau nghỉ 15 ngày phép để về
thăm gia đình.


CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP CHO NĂM THỨ HAI CỦA KHÓA 22A

Quân sự
v Chiến Thuật: Bắt đầu từ cấp trung đội, lên đại đội và khái niệm về cấp tiểu đoàn.
• Các đội hình tác chiến, phục kích và phản phục kích, tác chiến trong rừng rậm.
• Trực thăng vận, hành quân phối hợp thủy bộ, thiết giáp…
v Vũ Khí: Cách sử dụng các loại vũ khí mới, tháo ráp, bảo trì. Tác xạ súng cối, điều
chỉnh cự ly, hướng, tầm, điều chỉnh pháo binh, không yểm.
v Địa Hình: Di chuyển trong rừng ngày và đêm, đọc bản đồ, chấm điểm đứng và
không ảnh.
v Công Binh: Mìn bẫy, chất nổ, cách sử dụng và phá hủy; vượt sông, bắc cầu.
• Ngoài ra chúng tôi còn tham dự các buổi thuyết trình của:
• Các phái đoàn từ Bộ TTM, Cục Chính Huấn, Cục Chiến Tranh Chính Trị...
• Các phái đoàn từ các Quân Binh Chủng của QLVNCH.
• Tư Lệnh Quân Đoàn 2 và Vùng 2 Chiến Thuật cùng ban tham mưu thường
xuyên viếng thăm Trường hàng tháng, để thuyết trình tình hình quân sự, các
trận đánh, để cho SVSQ có một tầm nhìn rộng lớn hơn.

Văn Hóa
Khóa 22A bước vào mùa văn hóa, theo chương trình năm thứ 2 của Đại Học Bách

Khoa.
Ngoài những môn chính yếu là Toán, Vật

Lý, Hoá Học, SVSQ còn phải học thêm các
môn Văn Chương, Lịch Sử, Thiên Văn, Địa Lý
và Anh Ngữ. Mọi môn học càng ngày càng khó
khăn đối với chúng tôi, vì thời gian quá ngắn
ngủi. Chúng tôi vẫn phải vừa học quân sự, luyện
tập thể chất, song hành với các môn văn hóa.
Tuy nhiên chúng tôi vẫn hoàn tất những môn
học trên với tất cả khả năng của mình.

THỤ HUẤN TẠI TRUNG TÂM HUẤN
LUYỆN BIỆT ĐỘNG QUÂN DỤC MỸ

Ngày 5 tháng 9 năm 1967, dưới sự
hướng dẫn của Trung Úy Nguyễn Hoàng và với
SVSQ Nguyễn Văn An (F) là đại diện khóa,

464
 
 
 
 
 
 Khóa
 22
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Thảo
 /
 Trương
 Quang
 Ân
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

chúng tôi được không vận đến Dục Mỹ, để bắt đầu một khóa huấn luyện khá cam go kéo
dài 42 ngày liên tục không nghỉ.

v Giai đoạn ba tuần đầu tiên, được huấn luyện tại các bãi tập chung quanh quân
trường Dục Mỹ. Và tuyệt đối tuân theo nội quy được ấn định:
• Mỗi khóa sinh mang một con số in trên ngực áo thay cho tên.
• Mọi di chuyển ra khỏi cổng trại đều phải chạy, vai luôn luôn đeo ba lô tác
chiến.
• Súng cá nhân phải bỏ dây và chỉ cầm bằng 2 tay.
Khóa sinh được chỉ huy bởi hai Sĩ Quan Kỷ Luật của Trường BĐQ Dục Mỹ, hệ

thống tự chỉ huy các cấp cũng do hai SQ này chỉ định vào mỗi tuần. Trong thời gian
này, SVSQ học các môn tổng quát về chiến thuật, công binh và vũ khí.

Thực tập đoạn đường chiến binh, dây tử thần, dây kinh dị, bò dưới hỏa lực đạn
thật, vượt sông, mưu sinh thoát hiểm, bốc và đổ bộ trực thăng bằng thang dây, v.v.

Sau đó được theo học trong thời gian 7 ngày tại mỗi căn cứ khác nhau:
v Căn cứ Rừng: Áp dụng những bài học chiến thuật đã học vào thực tế, ngày và

đêm.
v Căn cứ Núi: Leo núi, cách di chuyển qua những đỉnh núi cao, cũng như cách thức

tuột núi với vũ khí cá nhân, cộng đồng, ngày và đêm.
v Căn cứ Sình lầy: Hành quân và di chuyển bằng lội nước, lội sình, bơi thuyền gỗ,

thúng chai, thuyền cao su. Tập dượt lại những bài học về chiến thuật
Đây là những bãi sình lầy dọc bờ biển, thủy triều lên xuống bất thường. Có nhiều
đảo nhỏ cây cối rậm rạp, muỗi nhiều vô kể. Chúng tôi khốn khổ nhất tại căn cứ này, và là
một tai họa cho Khóa 22A khi về lại Trường, với 1/5 quân số SVSQ bị sốt rét!
Ngày thứ 42 cũng là ngày chấm dứt chương trình. Trước khi làm lễ mãn khóa,
chúng tôi phải làm cuộc chạy bộ cuối cùng dài 20km, từ Ninh Hòa về Dục Mỹ. Đêm mãn
khoá có chương trình văn nghệ giúp vui.
SVSQ Châu Văn Hiền là Thủ Khoa Khóa 32 Hành Quân Biệt Động Rừng Núi
Sình Lầy. Chương trình học Rừng Núi Sình Lầy nơi đây, đã dạy cho chúng tôi biết bao là
kinh nghiệm quý báu, để áp dụng trong cuộc đời binh nghiệp về sau này, vì "Quân
trường đổ mồ hôi, Chiến trường bớt đổ máu!"

NHỮNG CÁNH CHIM LÌA ĐÀN

Trong năm thứ hai, một số SVSQ đã bỏ bạn bè, ra đi với nhiều nguyên nhân khác

nhau:
• 5 SVSQ bị Hội đồng kỷ luật phạt, và buộc ra Trung Sĩ.
• Ngày 3-9-1967, để giữ an ninh cho đồng bào đi bầu cử, một toán SVSQ bị Việt
Cộng tấn công, gây cho một tử thương, đó là SVSQ Huỳnh Văn Thảo. Sau đó Anh
được Trung Tướng Vĩnh Lộc Tư Lệnh Quân Đoàn 2 và Vùng 2 Chiến Thuật đề
nghị truy thăng Thiếu Úy, và ân thưởng anh dũng bội tinh với ngôi sao vàng. Tên
Anh đã được Tổng Thống VNCH dùng để đặt tên cho Khóa 22A.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 22
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Thảo
 /
 Trương
 Quang
 Ân
 
 
 
 
 
 465
 


 

• SVSQ Lâm Quang Tâm chết vì sốt rét ác tính, sau khi thụ huấn khóa Rừng Núi
Sình Lầy.

LỄ TRUY ĐIỆU CỦA KHÓA 22A

Sau những ngày nghỉ ngơi từ Dục Mỹ về, chúng tôi bắt đầu tập dượt cho Lễ Mãn
Khóa sắp đến nơi. Ngoài ra, vẫn lên hội trường nghe những phái đoàn từ Bộ TTM về đây
thuyết trình về đủ các đề tài, để trang bị thêm cho chúng tôi những kiến thức tổng quát
của một người sĩ quan hiện dịch trong QLVNCH.

Lễ Truy Điệu truyền thống được trang nghiêm cử hành vào đêm trước Lễ Mãn
Khóa, và được đặt dưới sự chủ tọa của Trung Tướng Tổng Trưởng Quốc Phòng, cùng với
sự hiện diện của quý vị Tướng Lãnh, Đại Tá Chỉ Huy Trưởng TVBQGVN, và quan
khách cùng thân nhân của các SVSQ.

Khóa 22A cùng SVSQ Khóa 22B và Khóa 23 trong quân phục đại lễ mùa đông,
nghiêm chỉnh tại vị trí hành lễ.

Sau nghi lễ đón tiếp quan khách và Lễ Chào Quốc Kỳ. Một tiếng nổ lớn, tất cả đèn
điện đều tắt. Lễ Truy Điệu chính thức bắt đầu với nghi thức châm Lửa Thiêng và Lễ Đặt
Quân Kỳ Rũ, lần lượt diễn ra tại Đài Tử Sĩ. Trong giờ phút trang nghiêm, với khung cảnh
yên lặng, sự linh thiêng như phủ khắp Vũ Đình Trường. Giọng ngâm thơ trầm buồn của
bài Chiến Sĩ Trận Vong, như vang vọng vào tâm hồn của mỗi SVSQ đêm nay, và cho đến
mãi mãi suốt cả cuộc đời binh nghiệp:

Mô đất lạ chôn vùi thân bách chiến,
Đám sương mù tàn tạ mảnh chinh y...
Đêm nay gió lạnh trên đồi thông đang nổi dậy!
Ánh lửa hồng đang mờ tỏ từng hồi…

Hãy trở về chứng giám:
Ngày mai đây một đoàn trai sẽ hăm hở lên đường,
quyết nối gót Tiền nhân, làm Tổ Quốc, Non Sông thêm tỏ rạng!

… Có linh thiêng hãy chỉ lối đưa đường
Hãy nung nấu tâm can chúng tôi với ngọn lửa thiêng truyền thống…

466
 
 
 
 
 
 Khóa
 22
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Thảo
 /
 Trương
 Quang
 Ân
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

Phần kế tiếp của Lễ Truy Điệu là đại diện các khóa đặt vòng hoa tại Đài Tử Sĩ.
Sau đó phần nghi lễ kết thúc, đèn được bật sáng và tiễn đưa quan khách ra về.

LỄ MÃN KHÓA CỦA KHÓA 22A
Sáng ngày 2 tháng 12 năm 1967, tất cả Liên Đoàn SVSQ trong quân phục đại lễ,

di chuyển hùng dũng, nhịp nhàng, với các loại cờ xí đủ màu, uy nghi và đẹp mắt, tuần tự
tiến ra Vũ Đình Trường Lê Lợi, trong tiếng quân nhạc vang rền, cùng những tiếng reo vui
chào đón của thân nhân cùng quan khách, đã hiện diện đông đủ trên các hàng ghế hai bên
khán đài chính từ sớm.

Chung quanh vũ đình trường cờ xí rợp trời, phất phới bay trong gió. Tại vị trí hành
lễ: 173 SVSQ Khóa 22A ở giữa, SVSQ các Khóa 22B và Khóa 23 xếp đều hai bên. Nghi
lễ bắt đầu khi đoàn xe của Tổng Thống, Phó Tổng Thống cùng các Bộ Trưởng, các
Tướng Lãnh, dừng trước khán đài danh dự.

Sau lễ chào cờ, Tổng Thống duyệt binh và lễ gắn cấp bậc bắt đầu với tiếng hô to:
- Quì xuống các Sinh Viên Sĩ Quan!
Tổng Thống gắn cấp bậc Thiếu Úy cho Thủ Khoa Nguyễn Văn An.
Sau đó các sĩ quan Trường Võ Bị, từng hàng đến gắn cấp bậc Thiếu Úy cho SVSQ
Khóa 22A.
- Đứng dậy các Tân Sĩ Quan!
Tiếp đến, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trao kiếm và cung tên cho Sĩ Quan Thủ
Khoa, để bắn đi 4 phương, tượng trưng cho chí tang bồng hồ thỉ.

Sau diễn từ, Tổng Thống đặt tên cho Khóa 22A là Khóa Thiếu Uý Huỳnh Văn
Thảo.

Tân Sĩ Quan và Liên Đoàn SVSQ chuyển qua đội hình diễn hành. Cuộc diễn hành
ngoạn mục và đẹp mắt nhất của TVBQGVN chỉ diễn ra vào mỗi dịp mãn khóa.
Dẫn đầu là toán Quân Quốc Kỳ, kế đến là những Tân Sĩ Quan trong bộ đại lễ thanh nhã,
với những bông mai vàng sáng rực, từng hàng đi qua khán đài.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 22
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Thảo
 /
 Trương
 Quang
 Ân
 
 
 
 
 
 467
 


 

Tiếp theo là Liên đoàn SVSQ với Khóa 22B và Khóa 23, cùng đủ các loại cờ với
màu sắc rực rỡ, kiếm tuốt trần, súng trên vai thẳng tắp, lần lượt di chuyển nhịp nhàng
theo tiếng quân nhạc, và trong những tiếng vỗ tay không ngớt của quan khách và thân
nhân trên những dãy khán đài.

Riêng với Khóa 22A, đây là lần diễn hành cuối cùng rực rỡ nhất, của đời binh
nghiệp ở tại vũ đình trường thân yêu này.

B. KHÓA 22B

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN
Sau khi Khóa 22A mãn khóa, ngôi trường như vắng vẻ hẳn đi, nhất là tình bạn

đồng khóa sau 2 năm chung sống, với bao kỷ niệm, và lần chia tay này biết có dịp nào để
gặp lại nhau? Vài tuần sau, Khóa 22B đảm trách phần vụ huấn luyện 8 tuần sơ khởi cho
Khóa 24. Thời gian này, Liên Đoàn SVSQ đổi thành Trung Đoàn SVSQ, dưới quyền chỉ
huy của Trung Tá Quân Sự Vụ Trưởng Bùi Trạch Dzần. Toàn bộ huy hiệu của Hệ Thống
Tự Chỉ Huy của SVSQ Cán Bộ cũng được thay đổi.

Chín mươi hai (92) SVSQ Khóa 22 còn lại, tiếp tục chương trình học bốn năm với
nhiều hứa hẹn thử thách, với các môn học Quân Sự, Văn Hóa và Lãnh Đạo Chỉ Huy.

Văn Hóa
Chương trình 4 năm đòi hỏi SVSQ phải nỗ lực làm việc, học tập và thực tập thật

nhiều mới có đủ điều kiện vượt qua các kỳ thi. Chương trình văn hóa dựa theo chương
trình huấn luyện của Trường Võ Bị West Point, Hoa Kỳ (United States Military
Academy).

Từ khi Khóa 24 nhập học, nhà trường ấn định giờ tự học ban đêm là từ 8:00 giờ
tối, mọi hình phạt khóa đàn em đều bị cấm chỉ, các khóa phải ngồi vào bàn học. SVSQ
cán bộ đi kiểm soát từng phòng khóa đàn em. Còn SQ cán bộ sẽ kiểm soát khóa đàn anh
468
 
 
 
 
 
 Khóa
 22
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Thảo
 /
 Trương
 Quang
 Ân
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

22B. Trong giờ tự học, có giáo sư Văn Hóa Vụ trực tại Trường, để SVSQ có thể hỏi bài
khi cần.

Khoa thể chất chỉ dạy duy nhất môn võ Taekwondo cho SVSQ. Mười (10) SVSQ
đạt được đai đen trước ngày mãn khóa.

Ngoài những môn học chính về Văn hóa và Quân sự, Khóa 22B còn tham dự
những buổi thuyết trình chuyên môn về chính trị, kinh tế, ngoại giao. Về giao tế dân sự,
SVSQ được chuyên viên (của Ban Nghi Lễ Bộ Ngoại Giao) từ Sài Gòn lên hướng dẫn, về
các đề tài như nghi thức giao tế, phong cách ăn uống, tiếp tân, v.v. Đây là những bài huấn
luyện hấp dẫn nhất của năm thứ tư.

Quân Sự
Đầu năm thứ ba, Khóa 22B được chia làm hai đợt, để hưởng phép một tháng. Khi

Việt Cộng tấn công vào dịp Tết Mậu Thân, lực lượng cơ hữu của trường chỉ còn 46
SVSQ Khóa 22B, với Khóa 23 và Khóa 24 mới xong mùa TKS. Tuy nhiên tất cả giữ
vững vị trí, và sau đó mở những cuộc phản công để nới rộng vùng an ninh ra bên ngoài.

Cũng do thiếu kinh nghiệm và trong tình trạng khẩn cấp, SVSQ không kịp chuẩn
bị quân trang và lương thực; nên đã bị lạnh, và lương thực không được cung cấp đầy đủ
trong lúc hành quân. May nhờ dân chúng hết lòng giúp đỡ trong những ngày đầu, sau đó
thì hệ thống tiếp tế của nhà trường mới hoạt động điều hòa trở lại.

SVSQ hành quân cả tháng, với súng trung liên BAR, lựu đạn, súng Garant, súng
phóng lựu thời đệ nhị thế chiến, nhưng tinh thần chiến đấu rất cao, chu toàn mọi nhiệm
vụ một cách tốt đẹp.

Sau biến cố Mậu Thân, Khóa 22B được trao nhiệm vụ huấn luyện Quân Sự Học
Đường cho sinh viên Trường Chính Trị Kinh Doanh thuộc Viện Đại Học Đà Lạt. Đây là
dịp để SVSQ thi thố khả năng lãnh đạo
chỉ huy, trình độ kiến thức về quân sự
lẫn văn hóa, trước các người bạn sinh
viên dân sự. Khóa 22B đã tạo được
niềm tín phục đối với các bạn sinh viên
Đại Học Đà Lạt.

Thực Tập Chỉ Huy
Mùa hè năm thứ tư, Khóa 22B

thực tập chỉ huy ở Trung Tâm Huấn
Luyện Chi Lăng và tham gia Chiến
Dịch Phượng Hoàng, Bình Định Nông
Thôn trên khắp bốn Vùng Chiến Thuật.

v Tại Trung Tâm Huấn Luyện Chi Lăng (Thất Sơn, Châu Đốc), SVSQ đi theo
các đại đội tân binh đang được huấn luyện tại Trung Tâm, thực tập đu dây tuột

núi.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 22
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Thảo
 /
 Trương
 Quang
 Ân
 
 
 
 
 
 469
 


 

v Tại Tỉnh Bến Tre, SVSQ được phân phối đến các quận như: Giồng Trôm, Bình
Đại, Cai Lậy, Mỏ Cày theo các đơn vị Địa Phương Quân hay đến các nơi đóng
đồn của Nghĩa Quân.
Do chương trình đi thực tập chỉ huy, nên Khóa 22B không có chương trình đi thụ

huấn Rừng Núi Sình Lầy ở Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ. Sau
những tháng thực tập, Khóa 22B trở về Trường, để thi mãn khóa các môn học, và chuẩn
bị làm lễ tốt nghiệp, sau 4 năm dài đầy vất vả.

LỄ TRUY ĐIỆU CỦA KHÓA 22B

Lễ Truy Điệu Truyền Thống được cử hành trang nghiêm vào đêm Thứ Năm ngày
11 tháng 12 năm 1969, dưới sự chủ tọa của Thủ Tướng Chính Phủ VNCH Trần Thiện
Khiêm, cùng với sự hiện diện cuả Thiếu Tướng Chỉ Huy Trưởng TVBQGVN, quý vị
Tướng Lãnh, và quan khách cũng như thân nhân của các SVSQ.

Khóa 22B cùng SVSQ Khóa 23, Khóa 24 và Khóa 25 trong quân phục đại lễ mùa
đông, nghiêm chỉnh trong vị trí hành lễ, tại Vũ Đình Trường Lê Lợi, để chuẩn bị cho buổi
lễ.

Sau phần đón tiếp quan khách và Lễ Chào Quốc Kỳ, Lễ Truy Điệu Truyền Thống
bắt đầu với một tiếng nổ lớn, tất cả đèn nơi vị trí hành lễ đều tắt, mở đầu là Nghi Thức
Châm Lửa Thiêng tại Đài Tử Sĩ, Lễ Đặt Quân Kỳ Rũ, tiếp theo là phần xướng thanh bài
"Chiến Sĩ Trận Vong" của Trường. Lễ Truy Điệu được kết thúc sau phần đại diện các
khóa đặt vòng hoa tại Đài Tử Sĩ.

Đèn được bật sáng trở lại, và sau cùng là Lễ Tiễn Đưa Quan Khách. Trung đoàn
SVSQ trở về doanh trại, để chuẩn bị cho ngày Lễ Mãn Khóa sáng hôm sau.

LỄ MÃN KHÓA CỦA KHÓA 22B

Lễ Mãn Khóa 22B được trang trọng cử hành vào sáng ngày thứ sáu 12 tháng 12
năm 1969 dưới sự chủ tọa cuả Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cùng với sự hiện diện của
Phó Tổng Thống, nhị vị Chủ Tịch Lưỡng Viện Quốc Hội, Chủ Tịch Giám Sát Viện, Thủ
Tướng Chánh Phủ, Ngoại Giao Đoàn, Quý Tướng Lãnh Việt Nam và Đồng Minh, quan
khách, thân nhân của SVSQ Khóa 22B và đồng bào Thị Xã Đà Lạt.

470
 
 
 
 
 
 Khóa
 22
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Thảo
 /
 Trương
 Quang
 Ân
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

Sau phần Nghi Lễ Thượng Nghinh và Lễ Chào Quốc Kỳ, Tổng Thống, Phó Tổng
Thống, Tổng Trưởng Quốc Phòng cùng Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH,
với sự tháp tùng của Thiếu Tướng Chỉ Huy Trưởng TVBQGVN và SVSQ Thủ Khoa, bắt
đầu cuộc duyệt binh qua các đơn vị SVSQ các Khóa 22B, 23, 24 và 25.

Kết thúc lễ duyệt binh, Thiếu Tướng Chỉ Huy Trưởng trình diện lên Tổng Thống
SVSQ Khóa 22B và SVSQ Thủ Khoa. Tiếp đến Tổng Thống gắn cấp bậc Thiếu Úy và
trao cung tên cho Thủ Khoa Nguyễn Đức Phống. Sau đó, Sĩ Quan Cán Bộ, Sĩ Quan Quân
Sự Vụ và Văn Hóa Vụ lần lượt gắn cấp bậc Thiếu Úy cho các SVSQ Khóa 22B.

Trong phần nghi lễ đặt tên Khóa, Tổng Thống đã quyết định đặt tên cho Khóa 22B
là Khóa Thiếu Tướng Trương Quang Ân (nguyên là Thủ Khoa Khóa 7 TVBQGVN và là
Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh). Tiếp đến là nghi lễ bắn cung của Sĩ Quan Thủ Khoa,
tượng trưng cho chí “tang bồng hồ thỉ" của người Sĩ Quan Hiện Dịch, và Lễ Tuyên Thệ
của các Tân Sĩ Quan Khóa Thiếu Tướng Trương Quang Ân.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 22
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Thảo
 /
 Trương
 Quang
 Ân
 
 
 
 
 
 471
 


 

Sau phần tuyên thệ của các Tân Sĩ Quan, là phần Tổng Thống VNCH ban huấn từ.
Kết thúc Lễ Mãn Khóa là cuộc diễn hành ngoạn mục của các Tân Sĩ Quan, SVSQ các
khóa, và sau cùng là các tiết mục trình diễn võ thuật, và kịch vinh danh lịch sử oai hùng
của dân tộc Việt Nam.

Cũng theo thông lệ hằng năm, một trong những sinh hoạt liên quan đến Lễ Mãn
Khóa, là Lễ Tiếp Tân của Tân Sĩ Quan, được tổ chức tại Phạn Xá SVSQ vào buổi trưa
cùng ngày; với sự tham dự của Tổng Thống VNCH và quan khách, Trung Đoàn SVSQ
cùng thân nhân của Tân Sĩ Quan. Đây là dịp cho Đại Gia Đình TVBQGVN được vinh dự
tiếp xúc thân mật với vị Nguyên Thủ Quốc Gia, cũng trong dịp này, các Tân Sĩ Quan
từng người một, đã được Tổng Thống trao Văn Bằng Tốt Nghiệp và tặng quà lưu niệm.

472
 
 
 
 
 
 Khóa
 22
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Thảo
 /
 Trương
 Quang
 Ân
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

Kết thúc những sinh hoạt liên quan của Lễ Mãn Khóa, là buổi tiệc liên hoan với
phần trình diễn văn nghệ của Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương, thuộc Tổng Cục Chiến
Tranh Chánh Trị, được diễn ra vào buổi tối cùng ngày; với sự tham dự của Thiếu Tướng
Chỉ Huy Trưởng cùng toàn thể
 Sĩ Quan Huấn Luyện Viên, Văn Hóa Vụ, Quân Sự Vụ,
quân nhân cơ hữu của Trường, Trung Đoàn SVSQ và thân nhân của Tân Sĩ Quan.

Tham chiếu Nghị Định số 855/NĐ/QP và 2349/NĐ/QP của Thủ Tướng Chánh
Phủ VNCH, và chiếu theo quy chế huấn luyện văn hóa và quân sự 4 năm, các Tân Sĩ
Quan Khóa 22B được cấp Văn Bằng Tốt Nghiệp TVBQGVN, văn bằng này có giá trị
tương đương với văn bằng kỹ sư tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật dân chính. Sau
12 tháng phục vụ ở đơn vị sẽ được thăng cấp Trung Úy Bậc 4.

KHÓA 22B VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HẬU TỐT NGHIỆP

Nằm trong khuôn khổ của Chương Trình Hiện Đại Hóa QLVNCH, với Kế Hoạch
Phát Triển và Xây dựng Kinh Tế Hậu Chiến của Chánh Phủ, sau khi Quân Đội Hoa Kỳ
và Đồng Minh rút khỏi Việt Nam. Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, Tổng Cục Quân
Huấn, chiếu đề nghị của TVBQGVN, đã tuyển chọn một số SVSQ Khóa 22B (và tương
lai cho các khóa kế tiếp) hội đủ điều kiện văn hóa, theo học chương trình hậu đại học tại
Hoa Kỳ.

Cuối năm thứ tư, Văn Hoá Vụ chọn 18 SVSQ Khóa 22B cho chương trình đào tạo
giảng viên đại học tương lai cho Trường Võ Bị. Khoảng một năm sau khi trình diện các
đơn vị chiến đấu, các Sĩ Quan nầy nhận Sự Vụ Lệnh của Bộ TTM, về Sài Gòn trình diện
Tổng Cục Quân Huấn, để theo học Anh văn, chuẩn bị cho bài thi trắc nghiệm TOEFL
(Test Of English As A Foreign Language). Sau một năm học Anh Văn, một số Sĩ Quan
đã được gởi qua Hoa Kỳ vào mùa Hè năm 1971 và năm 1973, theo học các trường đại
học với chương trình Cao Học (Master Degrees). Hai Sĩ Quan đậu Cao Học về History và
Political Science, trở về trình diện TVBQGVN trước ngày 30-04-1975. Năm Sĩ Quan còn
lại đậu Cao Học với các ngành Engineering khác nhau, và ở lại Hoa Kỳ sau ngày mất
nước.

Trong khi đó, cũng nằm trong Chương Trình Hiện Đại Hóa QLVNCH, Tổng Cục
Quân Huấn phối hợp cùng Cục Công Binh, đã tuyển chọn một số Sĩ Quan Hiện Dịch của
Khóa 22B (dự kiến tiếp tục trong tương lai cho các Sĩ Quan Hiện Dịch các khóa kế tiếp
của TVBQGVN), thuyên chuyển sang Cục Công Binh, để theo học Khóa 1 Cao Đẳng Kỹ
Thuật Công Binh (CĐKTCB).

Đây là khóa huấn luyện nhằm đào tạo lớp kỹ sư Công Binh đầu tiên cho binh
chủng, với kế hoạch cho thời hậu chiến, nhằm mục đích trong tương lai, thay thế dần các
kỹ sư dân chính bị động viên hay trưng dụng, đang phục vụ trong binh chủng Công

Binh.
Khóa 1 Cao Đẳng Kiến Tạo Công Binh (CĐKTCB) chính thức khai giảng ngày 15

tháng 4 năm 1971 tại Trường CĐKTCB nằm cạnh Cục Công Binh, trong khuôn viên Trại
Đào Duy Từ, với 29 Sĩ Quan Khóa 22B cùng một số Sĩ Quan Công Binh cơ hữu và các

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 22
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Thảo
 /
 Trương
 Quang
 Ân
 
 
 
 
 
 473
 


 

binh chủng khác. Học viên Khóa 1 CĐKTCB được phân phối theo hai ngành: Kiều Lộ và
Tạo Tác, thời gian huấn luyện quy định là 2 năm, kể cả thời gian thực tập sau khi tốt
nghiệp trước khi được phân phôí về các đơn vị.

Một điểm cần ghi nhận liên quan đến khóa huấn luyện đầu tiên này, là nhằm mục
đích tạo uy tín cho các học viên sau khi tốt nghiệp, cũng như có được khả năng kỹ thuật
chuyên môn vững chắc. Trường CĐKTCB ngoài ban giảng huấn căn bản từ Trung Tâm
Quốc Gia Kỹ Thuật Phú Thọ, cũng như từ Sở Kỹ Thuật Cục Công Binh, Trường đã mời
thêm một số giảng viên là những viên chức cao cấp đương nhiệm thuộc Bộ Công Chánh
(Tổng Giám Đốc Tổng Nha Kiến Thiết, Giám Đốc Nha Công Thự, Phó Giám Đốc Nha
Cấp Thủy, Chánh Sự Vụ Sở Nghiên Cứu Vật Liệu Phú An), ngoài ra cũng ghi nhận nhiệt
tình hướng dẫn của Gíáo Sư Phan Ngọc Thể, Ph.D., Cựu Giám Đốc Trung Tâm Quốc Gia
Kỷ Thuật Phú Thọ.

Lễ Mãn Khóa Khóa 1 CĐKTCB được cử hành vào ngày 07 tháng 09 năm 1972
dưới sự chủ tọa của Trung Tướng Phan Trọng Chinh, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Quân
Huấn, cùng với sự hiện diện của Đại Tá Nguyễn Văn Chức, Cục Trưởng Cục Công Binh,
Đại Tá Phan Văn Điển, Chỉ Huy Trưởng Trường Công Binh kiêm Giám Đốc Trường
CĐKTCB, cùng quý vị giáo sư, cố vấn Hoa Kỳ và quan khách.

Tất cả 29 Sĩ Quan Khóa 22B đều tốt nghiệp và đã đạt được nhiều thứ hạng danh
dự của khóa học, Thủ khoa K1 CĐKTCB là Quách Vĩnh Hoà.

Sau khi tốt nghiệp và hoàn tất thời gian thực tập ấn định, các Sĩ Quan Khóa 22B
của K1/CĐKTCB được phân phối về phục vụ tại các Liên Đoàn Công Binh Kiến Tạo,
hay Chiến Đấu và các Sở Công Binh Tạo Tác trên toàn lãnh thổ VNCH, và đã mang lại
niềm hãnh diện cho tập thể Sĩ Quan Hiện Dịch xuất thân từ TVBQGVN.

III. KHÓA 22 SAU NGÀY 30-4-1975

Theo cùng vận mệnh của đất nước, ngoại trừ một số anh em bị thương, giải ngũ,
và một số may mắn thoát được ra nước ngoài. Những người còn lại của Khóa 22 đều phải
vào tù cộng sản, hứng chịu muôn vàn đắng cay, từ tinh thần đến thể xác. Nhiều anh bất

474
 
 
 
 
 
 Khóa
 22
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Thảo
 /
 Trương
 Quang
 Ân
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

khuất thì bị hành hạ đến chết, hoặc mang thương tật; số còn lại nhẫn nhục cũng vì thương
gia đình vợ con nên kéo lê cuộc sống. Cho đến khi được ra khỏi những nơi tù đày này, thì
xác thân tiều tụy, không còn chút ánh sáng cho tương lai. Đó là chưa kể mang trong
người bao nhiêu thứ bệnh trầm kha cho đến suốt đời…
TÌM ĐẾN NHAU

Tại Hoa Kỳ, số người may mắn dần dần tìm lại được với nhau, nhờ các anh được
đi du học trước hoặc di tản vào tháng Tư năm 1975. Họ rất xông xáo và chẳng quản ngại
điều gì, tìm đến nhau để kết nối với tất cả anh em trong khóa. Từ năm 1980 trở đi, có
thêm nhiều anh em đến Mỹ bằng con đường vượt biên, số người tăng dần, nên đã tụ họp
với nhau tại nhà Phạm Ngọc Thạnh và Lý Hải Vinh ở Florida, để thành lập Khóa 22 Hải
Ngoại đầu tiên, vào năm 1986. Mục đích là kết hợp, trao đổi tin tức, cũng như đóng góp
tiền bạc, mua quà gởi về bên quê nhà, giúp các anh em trong lúc ngặt nghèo.

Tại Việt Nam, các anh cũng tìm lại với nhau, và chia nhau những món quà quí giá
đầy tình anh em từ hải ngoại gởi về. Với thời gian, Khóa 22 lớn mạnh hơn, số tiền đóng
góp cũng nhiều hơn, và sự giúp đỡ cho anh em quê nhà cũng khá hơn. Đầu năm 1990, có
chương trình HO, anh em tại hải ngoại đã kêu gọi đóng góp thêm, để làm quà cho mỗi gia
đình mới tới. Sau HO, tất cả đều đồng ý là giúp vốn làm ăn cho anh em thiếu may mắn và
khó khăn còn ở lại bên quê nhà.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 22
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Thảo
 /
 Trương
 Quang
 Ân
 
 
 
 
 
 475
 


 

SINH HOẠT NỘI BỘ

Mỗi hai năm, đều có tổ chức họp Khóa tại các thành phố lớn khắp nơi tại Hoa Kỳ,
cũng như Âu Châu, để anh em và gia đình có dịp gặp nhau và hàn huyên tâm sự. Các anh
thay phiên nhau làm Đại Diện Khóa gồm có: Lý Hải Vinh, Bùi Trung Nghĩa, Lê Viết Đắc
và Nguyễn Như Lâm.

• Bùi Trung Nghĩa, Kiều Công Cự và Huỳnh Vinh Quang, với sự đóng góp của anh
em, đã biên soạn và phát hành một DVD cho Khóa 22.

• Có 2 lần họp Khóa quy tụ anh em đông đủ và tổ chức chu đáo nhất, là ở San Jose
năm 2008 và ở Houston 2011.


 

476
 
 
 
 
 
 Khóa
 22
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Thảo
 /
 Trương
 Quang
 Ân
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG
• Năm 1986, Hội Võ bị Philadelphia đứng ra tổ chức buổi lễ khánh thành Tượng đài
Việt Mỹ tại thành phố này. Hầu hết thành viên trong toán Quốc Kỳ VN và Quân
Kỳ TVBQGVN đi dẫn đầu, đều là cựu SVSQ Khóa 22.
• Võ Văn Đức Khóa 22 đã đảm nhận chức vụ Tổng Hội Trưởng Tổng Hội CSVSQ
TVBQGVN trong nhiệm kỳ 2 năm, phục vụ tập thể cựu SVSQ.
• Các cựu SVSQ Khóa 22 ở khắp nơi, đều tham gia vào các Hội Võ Bị địa phương,
gia nhập các đoàn thể chống Cộng, sát cánh trong những cuộc biểu tình chống
Cộng Sản tại khắp nơi trên thế giới.
• Luôn luôn đóng góp tài chánh và công sức vào các chương trình giúp đỡ Thương
Phế Binh tại Việt Nam.

THÀNH TÍCH CỦA KHÓA 22
Tại Việt Nam

Tính cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, Khóa 22 đã đóng góp xương máu, cũng
như công sức cho Tổ Quốc Việt Nam:

• 66 SQ tử trận (có Thủ Khoa Khóa 22B Nguyễn Đức Phống) & 3 Vong thân trong
các Trại Tù Cộng Sản sau năm 1975.

• 15 SQ bị thương xếp loại 3 (có Thủ Khoa Khóa 22A Nguyễn Văn An).
• 28 SQ bị thương xếp loại 2 (giải ngũ hay chuyển ngành).
• 17 Thiếu Tá. Đa số còn lại là Đại Úy.
• Sĩ Quan Khóa 22 phục vụ ở tất cả các quân binh chủng của QLVNCH.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 22
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Thảo
 /
 Trương
 Quang
 Ân
 
 
 
 
 
 477
 


 

• 2 Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương.
Tại Hoa Kỳ và các Quốc Gia Tự Do

• 7 Sĩ Quan du học trước 1975 đều tốt nghiệp với văn bằng Cao học (MS).
• 3 Sĩ Quan có bằng Cao Học và nhiều Cử Nhân Khoa Học tại Hoa Kỳ sau năm

1975.
Nhờ Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam huấn luyện, nhiều Sĩ Quan Khóa 22 trở
thành những con người đa năng đa hiệu. Sau khi đến được các nước tự do, các anh đã hội
nhập vào xã hội mới một cách vững vàng, để trở thành những người hữu dụng. Một số
cựu SVSQ Khóa 22 còn đầy đủ ý chí, kiên trì, vừa làm việc để mưu sinh, vừa tiếp tục học
hành và đã đạt được những văn bằng Cao Học hay Cử Nhân, phục vụ cho quê hương thứ
hai và đồng loại. Một cựu SVSQ K22 du học trước 1975 đã đạt một thành tích nổi bật là
được cơ quan US Patent and Trademark Office (PTO) cấp 13 bằng sáng chế về Năng
Lượng và Môi Trường (Energy and Environmental Science) trong thập niên 1980 - 90.
Đó là niềm hãnh diện và tự hào của những ai xuất thân từ TVBQGVN.

478
 
 
 
 
 
 Khóa
 22
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Thảo
 /
 Trương
 Quang
 Ân
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

DANH SÁCH KHÓA 22

Đại Đội A Lê Phú Cường ** Lê Văn Lượng **
Phạm Ngọc Ái Đặng Duật ** Nguyễn Xuân Nam
Lê Đình Cam * Đặng Văn Đức Nguyễn Ngọc Mẫn *
Hoàng Ngọc Can Võ Văn Đức Trần Văn May
Trần Cảnh Trần Văn Ni
Lạc Minh Châu Hà Phong Giao * Nguyễn Hữu Phiệt
Châu Phước Cơ Châu Văn Hiền Dương Công Phó
Nguyễn Văn Dậu Hồ Hảo Hiệp Lê Tấn Phương
Huỳnh Hữu Đức Hoàng Ngọc Hùng * Huỳnh Vinh Quang
Ngô Hữu Đức Nguyễn Huy Long * Từ Khánh Sinh
Lê Văn Hồng ** Bùi Văn Lý Nguyễn Xã Tắc *
Trương Văn Huấn * Nguyễn Phan Nghi * Hà Văn Thành *
Lê Văn Hùng * Phan Công Nghiệp Phạm Ngọc Thạnh
Nguyễn Như Lâm Nguyễn Văn Ngọ Huỳnh Văn Thảo *
Hoàng Đình Lập * Phan Hữu Phước Nguyễn Văn Thiệp *
Nguyễn Thanh Liêm * Lê Văn Quang Trịnh Đình Thông
Phạm Thanh Liêm Nguyễn Văn Sanh Lê Mộng Thu **
Nguyễn Văn Long Nguyễn Kim Sanh Nguyễn Hữu Thức *
Nguyễn Nam Trương Văn Tang Nguyễn Hữu Trí
Trần Văn Như ** Võ Tư **
Bùi Văn Nữa ** Lâm Quang Tâm ** Trần Văn Út *
Nguyễn Đức Phống * Nguyễn Minh Thanh Phạm Duy Ái Việt
Phan Quang Quảng * Trần Thắng * Điền Minh Xuyến
Châu Minh Quyền ** Nguyễn Đình Thọ
Nguyễn Duy Rạng * Đỗ Tường Trạng Đại Đội D
Ngô Văn Tài Lê Văn Ven
Nguyễn Đình Tâm * Mạch Chí Vân *
Huỳnh Trúc Thanh Diệp Văn Xiếu
Lê Vân Thế
Nguyễn Đức Thiêm * Đại Đội C Phan An
Bùi Trận Nguyễn Ngọc Anh *
Trác Hữu Trí Võ Ấm * Tăng Văn Bé Bảy *
Vũ Đình Tuấn Nguyễn Văn Bài * Ngô Văn Can
Đào Tiến Viện ** Vũ Bắc Đỗ Văn Chánh
Đặng Văn Cần Võ Đức Chân
Đại Đội B Kiều Công Cự
Lâm Ngọc Am * Nguyễn Trọng Điền ** Nguyễn Đức Dũng *
Nguyễn Hoài Ân Huỳnh Văn Đức Trần Kim Đảnh
Trang Văn Ba Lê Tấn Đức * Nguyễn Văn Hào *
Quách Cơ Bình Đặng Minh Học *
Đinh Thành Hưng Nguyễn Tấn Hùng

  Nguyễn Ngọc Khai Lê Văn Khai **
Nguyễn Ngọc Khoan Lê Văn Khen *
Nguyễn Thành Lạc
Bùi Thúc Lang
Nguyễn Văn Lợi

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 22
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Thảo
 /
 Trương
 Quang
 Ân
 
 
 
 
 
 479
 

Trương Văn Minh Võ Tấn Phỉ Nguyễn Hữu Thần
Giang Văn Nhân Kỹ Thanh Phong * Trần Đình Thọ
Trần Minh Nhơn * Lưu Kim Phượng * Đinh Ngọc Thụy *
Phùng Văn Sáu * Trần Ngọc Thượng
Hà Huy Phi Nguyễn Viết Tân Đoàn Văn Tịnh
Nguyễn Xuân Sơn * Nguyễn Quảng Thành Nguyễn Văn Trọng
Trần Văn Tám Trần Thâm Trần Tư **
Trần Đình Thạnh ** Đinh Văn Thu * Nguyễn Trúc Tuyền
Lê Mậu Thăng Trần Văn Tiến Đoàn Văn Xường *
Đặng Trọng Thịnh Huỳnh Văn Trạng ** Hoàng Ngọc Yêm
Lê Văn Thuần Nguyễn Tri
Nguyễn Văn Tiên Trương Văn Út Đại Đội G
Trần Văn Xuân Nguyễn Văn An
Võ Thanh Tòng * Võ Văn Xương Nguyễn Ngọc Ấn
Nguyễn Ngọc Trạng Đỗ Văn Bền **
Nguyễn Minh Trí ** Đại Đội F Lê Văn Biểu *
Chiêu Vĩnh Trương Nguyễn Trần Quốc Ái Bùi Văn Bộ
Trần Anh Tuấn * Nguyễn Văn An Lê Viết Đắc
Trần Thanh Tùng Trần Đình Ấn Đặng Sanh Hải **
Nguyễn Văn Tưng Nguyễn Văn Cát Phạm Văn Hải
Nguyễn Văn Xuân ** Đào Duy Chàng * Nguyễn Tấn Hòe
Nguyễn Long Châu Lê Tấn Hưu **
Đại Đội E Huỳnh Cừ ** Trần Cao Khoan
Trịnh Kiền Đôn * Đỗ Hữu Lộc
Trần Quang Anh Nguyễn Thành Đông Phạm Văn Lượng
Nguyễn Quốc Ân * Lê Hữu Hạng * Nguyễn Chí Mai **
Nguyễn Văn Cao Quách Vĩnh Hòa Đào Thanh Minh
Nguyễn Hữu Cầu Ngô Văn Hoàng
Huỳnh Trung Chân ** Lê Tấn Hớn Lê Châu Nghiêm *
Trần Thanh Chương Đỗ Hữu Hùng Lê Văn Nhiều
Bùi Ngọc Dũng * Trương Hoàng Khôi Nguyễn Văn Niêm
Lê Văn Đức * Phạm Đình Khương Trần Thế Phiệt
Trần Châu Giang Lương Lang Trương Văn Quan
Tôn Hữu Hạnh Đặng Văn Lợi * Bùi Quý
Hồ Đình Hào Nguyễn Tri Nam * Giang Kim Sơn **
Phạm Đức Hùng Bùi Trung Nghĩa Nguyễn Thanh *
Lê Văn Hưởng Nguyễn Văn Phin * Đỗ Thạnh *
Lê Văn Kiện Mai Vĩnh Phu Nguyễn Văn Thiên
Lê Văn Lệ Nguyễn Phúc Sinh Phạm Xuân Thiếp
Trần Đắc Mai Sơn Lê Thơm
Cao Phát Minh ** Phạm Quang Thành Trần Quang Toàn
Nguyễn Văn Mùi Dương Hiển Tòng
Nguyễn Đình Ninh
Nguyễn Định Ninh
Quan Khổng Phánh **

480
 
 
 
 
 
 Khóa
 22
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Thảo
 /
 Trương
 Quang
 Ân
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

Phan Văn Trà Phạm Ngọc Đăng Nguyễn Thành Sáu *
Trần Ngọc Giỏ * Đặng Sởng *
Lê Hoài Trí ** Trần Trọng Quỳnh *
Lê Khả Trính * Nguyễn Duy Hoàng Mai Chiếm Thanh
Phan Cẩm Tuấn * Nguyễn Văn Hòn Phan Đình Thành *
Hoàng Gia Văn Phùng Văn Hưng Đỗ Đức Thắng
Nguyễn Trí Khiêm ** Lưu Đức Thông *
Đại Đội H Lương Thanh Thủy **
Nguyễn Ngọc Bích ** Phạm Quang Mỹ Huỳnh Kim Tiễn *
Đặng Thiện Chẩn * Nguyễn Văn Ngà Mạch Kỳ Trung **
Bùi Văn Chép * Vàng huy Liễu
Huỳnh Kim Chung Lê Minh Tùng
Nguyễn Kim Chung Nguyễn Thanh Nhạc Lý Hải Vinh
Nguyễn Thành Chức Trương Văn Phổ
Nguyễn Văn Của * Nguyễn Văn Quới **
Huỳnh Minh Nhật **

Phạm Văn Qúy *

Ghi chú:
* Tử trận: 66
* Vong thân trong các Trại Tù Cộng Sản sau năm 1975: 3, Đoàn Văn Xường (ĐĐ F),

Nguyễn Hữu Thức (ĐĐ C), Trần Ngọc Giỏ (ĐĐ H)
** Tử bịnh: 33

Đại Diện Khóa: Nguyễn Như Lâm (2012-14), Huỳnh Kim Chung (2014-16)
Biên Soạn: Nguyễn Như Lâm, Quánh Vĩnh Hòa, Nguyễn Tấn Hòe

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 22
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Thảo
 /
 Trương
 Quang
 Ân
 
 
 
 
 
 481
 


 

KHÓA 23 - NGUYỄN ĐỨC PHỐNG

TRƯỜNG VÕ BỊ QUÔC GIA VIỆT NAM

SƠ LƯỢC

Nhập Trường: 12-12-1966
Số Ứng Viên Nhập Trường: 282

Mãn Khóa: 18-12-1970
Chủ Tọa Lễ Mãn Khóa: Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
Số Sĩ Quan Tốt Nghiệp: 241

Tên Khóa: Nguyễn Đức Phống
Thủ Khoa: Trần Vĩnh Thuấn


  Trường Mẹ, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (TVBQGVN), là nơi mà quý

 

 

đàn anh, đàn em cùng chúng tôi, đã một thời rũ áo thư sinh, bước vào để được rèn

luyện nên những người sĩ quan đa năng đa hiệu, đem hết tài năng phụng sự tổ quốc và

dân tộc Việt Nam mến yêu.

Nói về Trường Mẹ, chắc quý vị cũng đồng ý rằng: “Nói mãi cũng không bao giờ

hết”, bởi đó không những là nơi đã đào luyện chúng ta thành những sĩ quan ưu tú cho

Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) mà còn tạo dựng cho chúng ta tình huynh

đệ đồng môn bất diệt, khắng khít mãi mãi trong niềm tương kính. Nhờ đâu? Nhờ từ giây

phút đầu tiên khi bước chân

vào lò luyện thép, chúng ta

đã chỉ biết thi hành lệnh của

khóa đàn anh.

Lúc ấy đoàn trai trẻ

chúng tôi còn mặc bộ y phục

dân sự, với những mái tóc

dài bay bướm, tâm hồn phơi

phới trong nhạc khúc quân

hành, hùng dũng bước qua

cổng Nam Quan, để rồi…“tá

hoả tam tinh” như sét đánh K23 trước cổng chính TVBQGVN
ngang tai, vì những tiếng

482
 
 
 
 
 
 Khóa
 23
 -­‐
 Nguyễn
 Đức
 Phống
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

thét: “Chạy theo tôi! Tà tà chống đối sao anh? Chạy mau lên, mau lên!…”

“Bò xuống, lăn tròn cho tôi coi!”… Những khuôn mặt “hung thần” vây vòng, quay

tít chung quanh với những chiếc nón nhựa bóng loáng, che sụp không thấy ánh mắt, làm

tan biến hết chút tàn lực kháng cự nào có thể manh nha. Rồi đến những đêm, các cán bộ

đàn anh lặng lẽ vào phòng, kéo chăn đắp lại cho tân khóa sinh đàn em, mà vì quá mệt mỏi

nên không kịp đắp.

Và từ đó, chúng tôi đã được đào luyện từ bước chân, nhịp thở, từ cách ghìm súng

đến chiến thuật, chiến lược, nghệ thuật lãnh đạo chỉ huy, cùng những kiến thức tạo
nên một mẫu người trí thức trong bộ quân phục, phụng sự dưới lá cờ Việt Nam Cộng
Hoà vàng rực uy nghi, tim óc luôn luôn ấp ủ phương châm ghi nhớ từ Trường Mẹ:
"TỰ THẮNG ĐỂ CHỈ HUY" bên cạnh ba tín niệm “TỔ QUỐC - DANH DỰ -
TRÁCH NHIỆM”, thấm nhuần lý tưởng “VÌ NƯỚC QUÊN MÌNH”.

Con số “23” m à mãi mãi về sau toàn thể cựu Sinh Viên Sĩ Quan (SVSQ)
Khóa 23 sẽ không bao giờ quên. Con số 23 đánh dấu một sự đổi đời to lớn nhất, của gần
ba trăm thanh niên Việt: Rời bỏ cuộc sống dân sự bình an, để dấn thân vào đời binh

nghiệp đầy hiểm nguy và gian khổ.
Gần giữa thập niên 1960, Cộng quân Bắc Việt đã đưa những sư đoàn quân

chính quy vào Miền Nam, tung ra những trận đánh lớn, đ ể m o n g x â m chiếm lãnh

thổ trù phú, thịnh vượng của Miền Nam Việt Nam, hầu cướp đoạt mọi tài nguyên để
nuôi sống cho chế độ tàn bạo, vô nhân, đã tàn phá cùng kiệt xã hội Miền Bắc Việt

Nam.
Hơn một năm trước khi có lệnh Tổng Động Viên (1968), từ giữa năm 1966,

theo tiếng gọi của Non Sông, hàng ngàn thanh niên trên khắp Miền Nam Việt Nam
nô nức nạp đơn tham dự cuộc thi tuyển vào Khóa 23 SVSQ Hiện Dịch của Trường Võ
Bị Quốc Gia Vịêt Nam. Họ là những người trai tuổi đời từ 18 đến 22, có văn bằng Tú
Tài II ban Toán hay Khoa Học Thực Nghiệm, không can án và cao 1m60 trở lên. Trong
số này chỉ có 282 người đã trúng
tuyển làm ứng viên. Đó là “Khóa

23” chúng tôi. K23 sau giờ hành xác

Ngày 4/12/1966 là hạn
cuối cùng, để các ứng viên đến
trình diện các Quân Vụ Thị Trấn

tại địa phương gần nhà như: Đà
Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Sài
Gòn, nơi các SVSQ Cán Bộ
Khóa 22 chờ sẵn để tiếp đón.

Ngày 5/12/1966, toán đầu
tiên Khóa 23 nhập Trường,
gồm các ứ n g v i ê n đến từ

Vùng III và IV Chiến Thuật, đã
được vận chuyển bằng phi cơ
quân sự từ Cần Thơ và Sài

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 23
 -­‐
 Nguyễn
 Đức
 Phống
 
 
 
 
 
 483
 


 

Gòn đến phi trường Liên Khương, Đà Lạt. Sau đó hơn 200 ứ n g v i ê n được đưa
đến Hội Quán SVSQ của TVBQGVN để làm thủ tục nhập trường.

Các ứng viên được chia làm 8 Đại Đội. Đại Đội A, B, C và D ở Tiểu Đoàn 1;
Đại Đội E, F, G và H ở Tiểu Đoàn 2.

Mỗi người được phát chiếc thẻ ghi tên họ, danh số và đại đội, mà SVSQ cán bộ
Khóa 22, khi tiếp đón giải thích, là dùng để ghi nhớ đơn vị. Thực ra đó là tấm danh bài
để “tìm xác” và khiêng về đơn vị, những chú “lính mới” nào ngất xỉu trong trận hành
xác nhập trường sắp diễn ra trong giây phút sắp đến. Nào ai biết, nào ai hay!

Ngày 12/12/1966, nhóm ứ n g v i ê n thứ hai được phi cơ quân sự đưa từ Vùng
I Chiến Thuật vô nhập trường.

K23 chinh phục Lâm Viên ngày 04-02-1967
Tuy ngày 12/12/1966 được chọn là ngày khai giảng chính thức của Khóa 23,
nhưng ngay từ sáng 5 tháng 12, những chàng trai dân chính, thư sinh đã hăng hái bước
qua Cổng Nam Quan trong tiếng nhạc quân hành hùng tráng làm náo nức lòng trai, để
rồi sau đó “kinh hoàng” đón nhận những khẩu lệnh “hung hãn”, nghiêm khắc, mở đầu
cho giai đoạn “tám tuần sơ khởi Tân Khóa Sinh”. Đây là một “truyền thống”, một kỷ
niệm đầu đời không bao giờ quên được của tất cả mọi sĩ quan tốt nghiệp từ TVBQGVN.
Và vô hình chung, một thành quả phát sinh mà không ai ngờ được, là chính tám tuần sơ
khởi này đã là sợi dây vô hình nối kết thành “tình Võ Bị” tự lúc nào.
CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN 4 NĂM CỦA KHÓA 23
Mỗi năm học được chia làm hai mùa:

- Mùa Quân Sự từ giữa tháng 12 đến tháng 3.
- Mùa Văn Hóa từ tháng 3 đến giữa tháng 12.
484
 
 
 
 
 
 Khóa
 23
 -­‐
 Nguyễn
 Đức
 Phống
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

Tùy mỗi năm, một tháng đi phép thăm gia đình có thể được chen vào khoảng
thời gian giữa hai mùa học. Lúc Khóa 23 nhập học, các đàn anh Khoá 21 vừa ra trường
chỉ trước đó 10 ngày, nên trong trường chỉ còn hai Khóa 22 và 23.

NĂM THỨ I

Mùa Quân Sự Năm Thứ I

Mùa Quân Sự năm đầu tiên cũng chính là mùa Tân Khóa Sinh (TKS) được chia ra
làm hai đợt.

Đợt I: SVSQ Cán Bộ Tiểu Đoàn Trưởng, niên trưởng Võ Tấn Phi E22 cùng với
những “ hung thần” như Trần Văn Ni C22, Từ Khánh Sinh C22, Nguyễn Ngọc Khoan

C22, Nguyễn Văn Mùi E22, Phạm Quang Liêm A22… đã làm cho TKS Khóa 23 tiêu
điều xơ xác.

Đợt II: Sau giờ phút chia tay với cán bộ TKS đợt I đầy cảm động, với những lời

“nhắn nhủ” mà thực chất là đầy “hù doạ” của các đàn anh, SVSQ Cán Bộ Tiểu Đoàn
Trưởng TKS đợt II, niên trưởng

Trương Văn Minh D22, lên bục.
Lệnh phạt của hung thần giáng
xuống: Chạy 8 vòng sân cỏ trung
đoàn, để “ra mắt” hệ thống cán bộ

TKS đợt II. Nhờ qua đợt I, thể chất
chúng tôi đã quen với những lệnh
phạt hành xác đủ kiểu, sức khoẻ

tăng tiến gấp mấy lần, nên không
thấy xơ xác tiêu điều như ngày
nhập trường “lịch sử!”

Mùa Tân Khóa Sinh là một

tiến trình lột xác, từ một thanh niên K23 chụp hình chung với Huấn Luyện Viên K22A
dân chính yếu đuối để trở thành

một quân nhân mạnh mẽ, cường tráng, chịu đựng dẻo dai. Ngày đầu chạy từ cột cờ

trung đoàn tới Phạn Xá đã thở dốc, bước đi muốn không nổi; qua đợt II TKS K23 đã

chạy bộ ba vòng alpha thật dễ dàng, tấn công đồi Bắc trong vòng mười phút, hoàn

tất lệnh phạt tám giai đoạn trong một giờ, nhịp thở vẫn điều hoà trong lồng ngực nở

nang nhờ hằng trăm chiếc “hít đất” mỗi ngày.

Những ngày cuối cùng của mùa TKS, chúng tôi có thể chạy tám vòng Alpha

mà không thấy mệt mỏi chút nào (một vòng Alpha khoảng hơn 1km). Những anh chàng

dân chính ốm yếu đều “lên ký” rõ ràng, mấy anh béo mập thì lại giảm cân đáng kể! Là

TKS thì không bao giờ được đi thong thả, mà chỉ biết chạy, bò, lăn, đi vịt, hít đất, nhảy

xổm... Kể cả trong giờ ăn và giờ ngủ vẫn có thể phải thi hành lệnh phạt, nếu anh bị coi

là “tà tà, tránh né, tiểu xảo”. TKS của TVBQGVN chỉ biết “tuyệt đối tuân lệnh” không

cần biết lý do, không khiếu nại. Ngoài ra kỷ niệm đáng nhớ của TKS còn có: ăn

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 23
 -­‐
 Nguyễn
 Đức
 Phống
 
 
 
 
 
 485
 


 

vuông góc, đi đổi hướng theo góc vuông, gập cằm phải có ba ngấn, chào tay phải giữ

bàn tay và cánh tay thật thẳng và… đẹp. Môn cơ bản thao diễn giúp TKS sau hai

tháng đã đi đứng hiên ngang, thẳng lưng, mắt nhìn thẳng, gót chân chạm đất là đầu gối

phải thẳng, như một “chàng trai Võ Bị”.

TKS học các kỹ thuật tác chiến cá nhân, chiến thuật cấp tiểu đội, trong đó kỹ

thuật t ì m điểm đứng của Khoa Địa Hình đã gây rất nhiều thích thú, vì môn học này,

giúp TKS cảm thấy như mình đã trở thành cấp chỉ huy thực sự, có thể dẫn một đơn

vị xuyên rừng tìm đánh đúng mục tiêu! Thật là thú vị.

Ngày 4/2/1967 TKS Khóa 23 chinh phục Lâm Viên, đỉnh núi cao nhất của Đà

Lạt với cao độ 2,167 mét, so với cao độ của Trường Mẹ là 1,515 mét. Đây cũng là

một truyền thống để TKS chứng minh sức chịu đựng bền bỉ dẻo dai sau tám tuần sơ

khởi, thừa sức hoàn thành nhiệm vụ một chiến binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Buổi chiều cùng ngày

dưới ánh nến lung linh, trong

các phòng của TKS, là nghi lễ

trao găng tay, mũ và thắt lưng cổ

truyền. Sau đó là Lễ Gắn Alpha

tại Vũ Đình Trường Lê Lợi

dưới sự chủ tọa của C h ỉ H u y

T r ư ở n g - Đại Tá Đỗ Ngọc

Nhận - cùng các sĩ quan cơ hữu

của trường. Đây là lần đầu tiên

TKS K23 được thấy toàn thể các

sĩ quan của TVBQGVN. Trong K23 đồng ca với quân phục dạo phố mùa Đông
buổi lễ này Đại Tá Chỉ Huy

Trưởng tuyên bố chấp nhận TKS Khóa 23 trở thành SVSQ Khóa 23 TVBQGVN.

Thành Phần Sĩ Quan Chỉ Huy và Cán Bộ
Khi Khóa 23 nhập trường năm 1966 thì thành phần Sĩ Quan Chỉ Huy và Cán

Bộ gồm có:
v Chỉ Huy Trưởng: Đại Tá Đỗ Ngọc Nhận
v Văn Hóa Vụ Trưởng: HQ Trung Tá Nguyễn Vân

v Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn SVSQ: Thiếu tá Lê Duy Chất

v Tiểu Đoàn 1: Đại Úy Trần Mộng Di (Tiểu Đoàn Trưởng)
• Trung Úy Tôn Thất Thuận (Đại Đội A)
• Trung Úy Lê Hữu Khái (Đại Đội B)
• Trung Úy Lý Văn Mẹo (Đại Đội C)
• Trung Úy Đinh Văn Tôn (Đại Đội D)

v Tiểu Đoàn 2: Đại Úy Phạm Quang Mỹ (Tiểu Đoàn Trưởng)
• Trung Úy Phạm Xuân Thất (Đại Đội E)

486
 
 
 
 
 
 Khóa
 23
 -­‐
 Nguyễn
 Đức
 Phống
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

• Trung Úy Phan Thanh Trân (Đại Đội F)
• Trung Úy Hoàng Công Trúc (Đại Đội G)
• Trung Úy Nguyễn Hoàng (Đại Đội H).

Một ngày đáng nhớ: 5/2/1967, lần đầu tiên Khóa 23 được phép dạo phố tại thành
phố Đà Lạt. Buổi chiều sau khi trở về lại trường, SVSQ Khóa 23 “được” thi hành lệnh
phạt tập thể vì những tội mà không ai vi phạm trong ngày đi phố. Đây cũng là một
“truyền thống” của TVBQGVN để nhắc nhở SVSQ, luôn luôn phải tôn trọng kỷ luật,
và nêu cao tác phong của người SVSQ, dù ở trong hay ngoài quân trường.

Mùa Văn Hóa Năm Thứ I (ChươngTrình Văn Hóa tổng quát cho 4 năm)
Mùa Văn Hóa gồm hai lục cá nguyệt. Mỗi lục cá nguyệt có ba giai đoạn, mỗi

giai đoạn sáu tuần lễ. Cuối mỗi tuần, giai đoạn, lục cá nguyệt đều có các kỳ sát
hạch, được SVSQ gọi là “thi cuối tuần, thi giai đoạn, thi bán niên, thi toàn niên”.
Giảng viên của Truờng Võ Bị Quốc gia là các giáo sư dân sự và quân đội.

K23 tại phòng thính thị Anh Ngữ
Điểm trung bình về học lực mà người SVSQ phải đạt là 2.5/4.0, tương
đương 12,5/20 của đại học dân sự. SVSQ phải ngồi vào bàn học của phòng mình, trong 2
giờ tự học mỗi buổi tối, năm ngày một tuần.
Chương trình văn hoá có tổng cộng 50 môn, trong thời gian khoảng 2,970 giờ,
không kể những giờ thực tập phụ trội (và những giờ bị cấm trại cuối tuần để học thêm
bắt buộc nếu kém điểm trung bình trong một giai đoạn.)

v Toán (6 môn):
Giải tích 1A, 1B, 2A, 2B. 3 và Thống Kê.

v Khoa Học (5 môn):
Vật Lý 1, 2, Tân Vật-Lý, Hóa-Học Vô-Cơ, Hữu-Cơ.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 23
 -­‐
 Nguyễn
 Đức
 Phống
 
 
 
 
 
 487
 


 

v Anh Văn (5 môn):
Anh-Ngữ 1, 2, 3, 4 và Anh-Ngữ Quân-Sự.

v Nhân Văn (5 môn):
Văn-Chương VN 1, 2, Sử Âu-Mỹ, Sử Á-Việt và Quân-Sử.

v Khoa Học Xã Hội (8 môn):
Tư-Tưởng Chính-Trị, Tâm-Lý, Lãnh-Đạo Chỉ-Huy, Chính-Thể Hiện-Đại,
Bang Giao Quốc Tế, Luật, Hành-Chánh Công-Quyền, Quản-Trị, Kinh-Tế.

v Kỹ Thuật Điện (5 môn):
Mạch Điện, Điện Tử, Hệ Thống Phân Tích, Điện Khí 1, 2.

v Cơ Khí (6 môn):
Cố Thể 1, 2, 3, Lưu Chất 1, 2, Máy Đẩy.

v Công Chánh (5 môn):
Trắc Lượng 1, 2, Kiến Tạo 1, 2.

v Kỹ Thuật Quân Sự (5 môn):

Xa Lộ, Phi Trường, Quân Cụ, Canh Nông, Khí Tượng.

Với chương trình văn hoá như vậy, người SVSQ tốt nghiệp được cấp văn bằng
tương đương với văn bằng Kỹ Sư Tốt Nghiệp Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Dân Chính.
Sau nầy hầu hết các trường Đại Học Hoa Kỳ đều chấp nhận văn bằng này tương
đương với bằng “Bachelor of Science in Civil Engineering.”


 

488
 
 
 
 
 
 Khóa
 23
 -­‐
 Nguyễn
 Đức
 Phống
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

Trong Mùa Văn Hóa, các SVSQ tám đại đội thay phiên canh gác, ứng chiến
vào ban đêm ở các trạm gác, cổng Nam Quan, Bộ Chỉ Huy và các vị trí trên vòng đai
phòng thủ quanh trường.

Ngày 1/11/1967 Khóa 23 về Sài Gòn tham dự diễn hành Quốc Khánh. Trong
cuộc diễn hành này TVBQGVN đã đoạt giải nhất đồng hạng với Trường Thiếu Sinh
Quân.
NĂM THỨ II
Mùa Quân Sự Năm Thứ II

Khoá 23 được học tập để đạt khả năng chỉ huy và điều động cấp trung đội, thực
tập các chiến thuật tấn công phòng thủ, viễn thám, song song với các môn vũ khí và địa
hình.

K23 tại bãi học Quân Sự
Sau mùa quân sự năm thứ II, ngày 27/1/1968 tất cả Khóa 23 lần đầu tiên được
rời trường với 28 ngày phép. Đây cũng là thời điểm khởi đầu sự gian nguy
trong đời binh nghiệp của mình. Tết Mậu Thân, cộng quân đã bất chấp lệnh ngưng
bắn trong những ngày Tết thiêng liêng của dân tộc, để tổng tấn công trên toàn lãnh
thổ Việt Nam Cộng Hoà.
Cộng quân đã chiếm đóng và cố thủ thành phố Huế trong 26 ngày, tàn sát hàng
ngàn quân dân cán chính. Cuối cùng các chiến sĩ Nhảy Dù, Thủy Quân Lục
Chiến, Biệt Động Quân, Sư Đoàn 1 Bộ Binh, và TQLC Hoa Kỳ đã đẩy lui giặc Cộng ra
khỏi thành phố Huế. Nhưng Huế đã trở thành một thành phố mang đầy khăn tang với

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 23
 -­‐
 Nguyễn
 Đức
 Phống
 
 
 
 
 
 489
 


 


Click to View FlipBook Version