The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by huuhanh66, 2018-05-09 06:12:40

Ban Thao VBQGVN

Ban Thao VBQGVN

NHỮNG CHIẾN TÍCH KHÁC TRONG NĂM 1972

v Tái Chiếm Cổ Thành Đinh Công Tráng (Quảng

Trị). Đêm 14 rạng ngày 15-9-1972, Tiểu Đoàn 3
TQLC của Thiếu Tá Nguyễn Văn Cảnh và Tiểu Đoàn
6 TQLC của Trung Tá Đỗ Hữu Tùng K16 là hai đơn

vị đầu tiên vào Cổ Thành Quảng Trị, tạo thuận lợi
cho Việt Nam Cộng Hòa tại Hòa Đàm Paris.

v Trận Cầu Ô Khê (Bến Đá), Hải Lăng, Quảng Trị. Thiếu Tá Nguyễn Văn Cảnh
Rạng sáng ngày 3-5-72 Tiểu Đoàn 9 TQLC của
Thiếu Tá Nguyễn Kim Đễ K16, đã chận đứng lực
lượng truy kích của Trung Đoàn 812 Sư Đoàn 324
Cộng Quân, để cho các đơn vị bạn từ Quảng Trị rút
về Nam Sông Mỹ Chánh. Sau đó, tiểu đoàn theo

lệnh áp dụng “trì hoãn chiến“, và khoảng 3 giờ
chiều, bắt đầu lui quân về lập phòng tuyến ở bờ Nam
Sông Mỹ Chánh, bỏ lại phía bờ Bắc trên 500 xác
địch cùng xác 17 chiến xa địch do các khẩu hỏa tiển
chống chiến xa M72 của Tiểu Đoàn 9 TQLC bắn hạ.
Phòng Tuyến Mỹ Chánh được Tiểu Đoàn 9, cùng
Tiểu Đoàn 2 và Tiểu Đoàn 5, thuộc Lữ Đoàn 369 Sư
Đoàn Thủy Quân Lục Chiến lập nên; đã giúp chận
đứng đà tiến quân của Cộng Sản, trong âm mưu tiến
chiếm Thành Phố Huế. Thiếu Tá Nguyễn Kim Đễ,
được vinh thăng trung tá sau chiến công này.

v Tử Thủ Căn Cứ Checkmate. Mùa Hè Đỏ Lửa năm Trung Tá Nguyễn Kim Đễ
1972: trưa ngày 30-3, Cộng Sản Bắc Việt bắt đầu Đệ Tứ Đẳng
cuộc tấn công Vùng Địa Đầu Giới Tuyến; Trung
Đoàn 54 do Trung Tá Nguyễn Thanh Hạnh chỉ huy, Bảo Quốc Huân Chương
trách nhiệm khu vực cận sơn Quận Nam Hòa, phía
Tây Thị Xã Huế. Căn Cứ Phú Xuân (Bastogne) do
Tiểu Đoàn 2/54 trấn giữ, và Căn Cứ Checkmate
(cao điểm 342) ở Nam Lộ 547 và cách Bastogne
khoảng 1 cây số, do Tiểu Đoàn 1/54 của Thiếu Tá
Thọ trấn giữ. Trung Đoàn 29 thuộc Sư Đoàn 324B
của địch, bao vây cũng như pháo kích cả hai căn
cứ, từ ngày 2-4-72 và cắt đứt đường tiếp tế. Do đó
hai căn cứ chỉ nhận được tiếp tế từ thả dù của

Không Quân.
Ngày 21-4-72, nhân dịp ra Vùng I Chiến

Thuật duyệt xét tình hình quân sự, Tổng Thống

340
 
 
 
 
 
 Khóa
 16
 -­‐
 Ấp
 Chiến
 Lược
 
 
 BẢN
 THẢO
 

Trung Tá Nguyễn Phú Thọ

Nguyễn Văn Thiệu đã quyết định thăng đặc cách thực thụ, cho mọi quân nhân đang tử
thủ tại hai căn cứ trên. Cặp cấp hiệu trung tá được thả theo dù tiếp tế, và được binh sĩ
Tiểu Đoàn 1/54 thu nhặt mang về. Trung Tá Thọ đã cười và nói một câu để đời, bao
hàm nhiều ý nghĩa: “Tổng Thống thăng cấp cho tao, nhưng lon lại do chính lính gắn
cho tao.”

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đơn vị được lệnh rút khỏi căn cứ. Lúc 1 giờ
chiều, ngày 30-4-72, trên đường rút lui, Tiểu Đoàn 1/54 bị Trung Đoàn 29 của địch
truy kích; Tiểu đoàn 1/54 đã anh dũng chống trả một cách mãnh liệt. Sau trận này,
Trung Tá Nguyễn Phú Thọ được bổ nhiệm làm Trung Đoàn Phó Trung Đoàn 3 Sư
Đoàn 1 Bộ Binh.

THAY LỜI KẾT
Sau năm 1975, tại hải ngoại, tất cả Cựu SVSQ Khóa 16 đã kết hợp lại với nhau,

nhằm giúp đỡ những bạn cùng khóa, những cô nhi quả phụ của khóa còn kẹt lại ở Việt
Nam, cũng như chung lo việc quan, hôn, tang, tế tại hải ngoại.

Họ cũng tích cực dấn thân sinh hoạt với Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn
Cộng Sản, họ đã đảm nhiệm một số chức vụ then chốt trong Tập Thể Cựu Sinh Viên Sĩ
Quan Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, từ cấp Tổng Hội cho đến các Hội Địa Phương,
nhằm tiếp tục nhiệm vụ của người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa mà họ hằng đeo đuổi,
góp phần giải thể Chế Độ Cộng Sản Độc Tài trên Quê Hương Việt Nam.

˜ ™

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 16
 -­‐
 Ấp
 Chiến
 Lược
 
 
 
 
 
 
 341
 

Danh Sách Sĩ Quan Khóa 16 Vị Quốc Vong Thân

01- Hoàng Cảnh 26- NguyễnTài Năng
02- Dương Trọng Chúc 27- Trần Hữu Nghiệp
03- Đoàn Cư 28- Nguyễn Kỳ Nguyên
04- Lê Hữu Cừ 29- Nguyễn Xuân Phúc
05- Hoàng Lê Cường 30- Hồ Xuân Quang
06- Trần Hữu Đa 31- Lý Văn Quảng
07- Huỳnh Công Đáng 32- Nguyễn Ngọc Quỳnh
08- Lâm Quang Đằng 33- Lê Đức Riệp
09- Nguyễn Thế Đức 34- Nguyễn Phương Sanh
10- Trần Thiện Gái 35- Trần Ngọc Sơn
11- Nhữ Văn Hải 36- Bảo Sung
12- Hồng Bảo Hiền
13- Nguyễn Đình Hiền 37- Võ Anh Tài
14- Nguyễn Phú Hiếu 38- Trần Xuân Tài
15- Nguyễn Hoàng 39- Nguyễn Văn Tạo
16- Vũ Chấn Hùng
17- Tường Duy Hưng 40- Bùi Thành Tâm
18- Mai Nguyên Hưng 41- Phan Văn Tân
42- Trịnh An Thạch
19- Lê Quang Khán 43- Đặng Phương Thành
20- Trần Gia Khánh 44- Lưu Huy Thắng
21- Phan Tấn Khởi 45- Nguyễn Hữu Thông
22- Võ Ngọc Lầu 46- Tôn Thất Thuận
23- Triệu Văn Mẫn 47- Nguyễn Đình Thủy
24- Trần Trọng Minh 48- Nguyễn Bảo Tùng
25- Nguyễn Tấn Mỹ 49- Đỗ Hữu Tùng
50- Nguyễn Văn Trung

342
 
 
 
 
 
 Khóa
 16
 -­‐
 Ấp
 Chiến
 Lược
 
 
 BẢN
 THẢO
 

Danh Sách Sĩ Quan Tốt Nghiệp Khóa 16 - Ấp Chiến Lược

001- Nguyễn Văn An 045- Trần Công Đài 089- Đinh Hữu Khan
002- Nguyễn Anh 046- Hồ Khắc Đàm
003- Nguyễn Ngọc Ánh 090- Lê Quang Khán
004- Trần Văn Bá 047- Phạm Kim Đan 091- Trần Gia Khánh
005- Nguyễn Thành Banh 048- Huỳnh Công Đáng 092- Nguyễn Đăng Khoa
006- Nguyễn Văn Biên 093- Trần Đăng Khoa
007- Hoàng Trọng Biểu 049- Trần Phát Đạt 094- Trần Đăng Khôi
008- Hoàng Cảnh 050- Lâm Quang Đằng 095- Mai Đức Khôi
009- Nguyễn Minh Chánh 096- Cao Quảng Khôi
010- Huỳnh Ngọc Chấc 051- Nguyễn Kim Đễ 097- Phan Tấn Khởi
011- Trương Hữu Chất 052- Huỳnh Phát Đời 098- Hoàng Đình Khuê
012- Nguyễn Minh Châu 099- Nguyễn Đức Kiệt
013- Trần Minh Châu 053- Huỳnh Hữu Đức 100- Nguyễn Văn Kim
014- Trương Ngọc Châu 054- Phạm Minh Đức 101- Tôn Thất Lăng
015- Nguyễn Nhựt Châu
016- Lê Văn Châu 055- Lục Sĩ Đức 102- Lê Phát Lân
017- Nguyễn Tự Chi 056- Nguyễn Thế Đức 103- Võ Ngọc Lầu
018- Trịnh Quang Chúc 104- Nguyễn Ánh Lê
019- Dương Trọng Chúc 057- Trần Tế Đường 105- Dương Quang Lễ
020- Tôn Thất Chung 058- Trần Thiện Gái 106- Trịnh Bá Long
021- Hoàng Văn Chung 107- Nguyễn Duy Long
022- Điêu Ngọc Chuy 059- Trần Mộng Giao 108- Nguyễn Văn Long
023- Đặng Kiều Chương 060- Đào Văn Goàng 109- Lê Quang Lộc
024- Văn Cung 061- Đàm Khánh Hạ 110- Nguyễn Thành Lợi
025- Đoàn Cư 111- Trần Ngọc Lượng
026- Lê Hữu Cừ 062- Nguyễn Hải 112- Võ Ngọc Mai
027- Lê Hữu Cương 063- Nhữ Văn Hải 113- Nguyễn Ngọc Mẫn
028- Dương Công Cường 114- Triệu Văn Mẫn
029- Hoàng Lê Cường 064- Nguyễn Văn Hậu 115- Đinh Văn Mễ
030- Vĩnh Dác 065- Hồng Bảo Hiền 116- Phạm Minh
031- Nguyễn Tấn Danh 117- Lê Hữu Minh
032- Nguyễn Hồng Diệm 066- Nguyễn Đình Hiền 118- Trần Trọng Minh
033- Hồ Thế Diên 067- Nguyễn Văn Hiển
119- Phùng Gia Mùi
034- Lê Diêu 068- Trần Văn Hiển 120- Nguyễn Tấn Mỹ
035- Võ Đăng Diệu 069- Văn Thái Hiệp 121- Nguyễn Tài Năng
036- Nguyễn Đăng Dinh 122- Phạm Văn Nghĩa
037- Vĩnh Doãn 070- Nguyễn Phú Hiếu 123- Trần Hữu Nghiệp
038- Phạm Văn Dung 071- Trương Thuận Hiếu 124- Lê Minh Ngọc
039- Phạm Chánh Duy 125- Mai Trung Ngọc
040- Phạm Quốc Duy 072- Hồng Ngọc Hinh 126- Bửu Ngô
041- Thái Hữu Dư 073- Vũ Thái Thanh Hoa 127- Bùi Văn Ngô
042- Nguyễn Xuân Dương 128- Nguyễn Kỳ Nguyên
043- Phạm Viết Dzũng 074- Hồng Ngọc Hòa 129- Nguyễn Thanh Nguyên
044- Trần Hữu Đa 075- Lê Phước Hòa 130- Nguyễn Văn Nhạc
131- Nguyễn Cửu Nhồng
076- Nguyễn Hoàng 132- Nguyễn Văn Nhường
077- Nguyễn Xuân Hoàng

078- Trầm Kim Hổ
079- Vũ Chấn Hùng

080- Nguyễn Khắc Nhị Hùng
081- Đinh Quốc Hùng

082- Nguyễn Văn Huy
083- Nguyễn Hưng

084- Tường Duy Hưng
085- Mai Nguyên Hưng

086- Lê Đình Hương
087- Lương Huỳnh Hương

088- Trương Đình Khá

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 16
 -­‐
 Ấp
 Chiến
 Lược
 
 
 
 
 
 
 343
 

133- Lương Văn Ninh 165- Trần Như Tăng 197- Ngô Gia Tiến
198-Trần Ngọc Toàn
134- NguyễnVăn Ơn 166- Bùi Thành Tâm 199- Hồ Thanh Toàn
200- Đinh Công Toản
135- Bùi Quí Phầu 167- Trương Thành Tâm 201- Đinh Văn Tôn
202- Nguyễn Đằng Tống
136- Phan Thanh Phong 168- Phan Văn Tân 203- Hồ Trang

137- Nguyễn Như Phú 169- Trịnh An Thạch 204- Phan Thanh Trân
205- Nguyễn Văn Tri
138- Nguyễn Xuân Phúc 170- Phạm Thái 206- Nguyễn Hữu Trí

139- Trần Hữu Phước 171- Hoàng Đình Thanh 207- Hoàng Công Trúc
208- Nguyễn Tuấn
140- Nguyễn Văn Phước 172- Đặng Phương Thành 209- Nguyễn Bảo Tùng
210- Đỗ Hữu Tùng
141- Lê Thanh Quang 173- Huỳnh Tấn Thành 211- Nguyễn Văn Trung
212- Trần Văn Trừng
142- Hồ Xuân Quang 174- Phan Lạc Thảo 213- Trịnh Quang Tuyến
214- Nguyễn Văn Tư
143- Lê Xuân Quang 175- Lưu Huy Thắng 215- Phạm Ngọc Tỷ
216- Nguyễn Uyên
144- Trịnh Dzương Quang 176- Nguyễn Xuân Thắng 217- Nguyễn Văn Ức
218- Huỳnh Bá Vạn
145- Lý Văn Quảng 177- Phạm Xuân Thất 219- Bùi trí Văn
220- Tôn Thất Việt
146- Vĩnh Quốc 178- Tô Công Thất 221- Trần Hồng Vĩnh
222- Nguyễn Kỳ Vọng
147- Bùi Quyền 179- Vũ Hữu Thích 223- Nguyễn Văn Vọng
224- Thái Ồi Xiếng
148- Nguyễn Ngọc Quỳnh 180- Nguyễn Thanh Thiên 225- Hồ Văn Xuân
226- Cao Yết
149- Trần Châu Rết 181- Lê Vũ Thiết 227- Nguyễn Văn Phước

150- Lê Đức Riệp 182- Nguyễn Thiều

151- Nguyễn Phương Sanh 183- Đinh Quốc Thinh

152- Phạm Văn Sắt 184- Trần Hữu Thọ

153- Ng. Diệp Phương Sinh 185- Nguyễn Phú Thọ

154- Vy Kim Sinh 186- Nguyễn Hữu Thông

155- Trần Ngọc Sơn 187- Nguyễn Ngọc Thông

156- Bảo Sung 188- Nguyễn Đức Thu

157- Nguyễn Văn Sử 189- Đặng Thiên Thuần

158- Nguyễn Duy Sự 190- Đại Lê Thuận

159- Nguyễn Kỳ Sương 191- Tôn Thất Thuận

160- NguyễnVăn Sương 192- Nguyễn Văn Thuận

161- Võ Anh Tài 193- Nguyễn Đăng Thục

162- Lai Tấn Tài 194- Nguyễn Đình Thủy

163- Trần Xuân Tài 195- Trần Khắc Thuyên

164- Nguyễn Văn Tạo 196- Đặng Ngọc Thượng

Ghi chú: Những chữ nghiêng là tên các Sĩ Quan Khóa 16 đã quá vãng (89 SQ).
STT 227, SVSQ Nguyễn Văn Phước tử thương khi thao dượt cuối khóa, trước

ngày mãn khóa.

Tham Khảo:

- Chiến Sử Thủy Quân Lục Chiến, 1997
- Đặc San Sóng Thần 2009, 2010, 2013 và 2015

Đại Diện Khóa: Trần Ngọc Toàn (2013-15), Nguyễn Văn Biên (2015-17)
Biên Soạn: Bùi Quyền

344
 
 
 
 
 
 Khóa
 16
 -­‐
 Ấp
 Chiến
 Lược
 
 
 BẢN
 THẢO
 

KHÓA 17 - LÊ LAI
TRƯỜNG VÕ BỊ QUÔC GIA VIỆT NAM

Lê Lai Thay Cẩm Bào Cứu Chúa

SƠ LƯỢC

Nhập Trường: 11-11-1960
Số Ứng Viên Nhập Trường: 210

Mãn Khóa: 30-03-1963
Chủ Tọa Lễ Mãn Khóa: Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Số Sĩ Quan Tốt Nghiệp: 179 Thiếu Úy và 10 Chuẩn Úy

Tên Khóa: Lê Lai
Thủ Khoa: Vĩnh Nhi

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 17
 -­‐
 Lê
 Lai
 
 
 
 
 
 345

NHẬP TRƯỜNG & TÁM TUẦN SƠ KHỞI

Đa số thành viên nhập học Khóa 17 TVBQGVN, trong tổng số 210 người, đáp
chuyến xe lửa Sài Gòn – Đà Lạt chiều ngày 10-11-1960. Tới Đà Lạt và tập họp trước
cổng trường vào sáng 11-11-1960, đúng vào ngày Đại Tá Nguyễn Chánh Thi và một
nhóm sĩ quan âm mưu đảo chánh. Do ảnh hưởng của cuộc chính biến vào ngày hôm đó
mà Khóa 17 đã không có lễ khai giảng, chúng tôi lấy ngày 11-11-1960 làm “Ngày Khai
Giảng” của Khóa 17. Lúc này Trường còn ở vị trí cũ ở Khu Quang Trung.

Trong tâm tư chúng tôi lúc đó chứa đầy hình ảnh đẹp và hào hùng của các Sinh
Viên Sĩ Quan (SVSQ) Đà Lạt, mà chúng tôi từng thấy khi nhìn các anh về tham dự diễn
hành hoặc đi dạo phố Sài Gòn. Vừa bước chân vào phòng khách vãng lai được đặt sát
cổng ra vào, lại một lần nữa chúng tôi nhìn thấy ở nơi đây bao hình ảnh kiêu hùng khác
treo la liệt trên tường. Những tấm hình chụp khi thực tập tác chiến, lúc chăm chú nghe
giảng trong các phòng học, bên cạnh là những tấm hình các SVSQ đàn anh cùng người
yêu đi dạo phố…, tất cả tạo ra một niềm thích thú khó tả.

Bỗng có tiếng loa gọi tất cả đám chúng tôi ra sắp hàng thứ tự trước sân banh trong
trường để nhận lệnh. Chúng tôi lần lượt được gọi tên từng toán 10 người vào đội hình
một tiểu đội. Từng Sinh Viên Sĩ Quan Khóa 15 đứng ra nhận lãnh tiểu đội của mình và
ngay sau đó là một khẩu lệnh ngắn gọn : "Chạy theo tôi …!"

Cả sân banh trở thành một quang cảnh nhốn nháo lạ thường. Từng toán người ăn
mặc thường phục đủ kiểu quần áo, đủ mầu sắc, tay mang “va-ly” hoặc túi xách tay, thậm
chí có người còn mang theo cả một chiếc “va-ly” da to phải vác lên vai ì ạch chạy nối
đuôi theo toán. Sau khi chạy một vòng sân, cũng may là sân cỏ nhỏ, nếu không, không
biết chuyện gì sẽ xẩy ra sau đó.

Sau đó là bài tập xưng danh. Mỗi người lần lượt nói rõ tên của mình và đơn vị. Ví
dụ mỗi người hô to cho mọi người khác nghe như sau:

“Tân Khóa Sinh Nguyễn Văn X, tiểu đội … trung đội … đại đội ...”
Cho dù hô to tới cỡ nào, câu trả lời rất lạnh lùng của niên trưởng cán bộ vẫn là “To
lên, tôi không nghe gì cả!” Cho đến khi muốn nổ cuống họng, giọng khan hẳn đi chỉ còn
nghe tiếng khào khào thì niên trưởng lại… nghe rõ!
Bài tập này mang đến cho chúng tôi rất nhiều tai bay vạ gió. Vì các tiểu đội tập
họp gần nhau nên người ở toán này xưng danh, các toán lân cận đều nghe. Anh bạn Phan
Cao Các, sau hơn vài chục lần tập, anh bắt đầu lạc giọng, câu xưng danh của anh nghe trở
thành: “Ông thân sinh mang bao cát!” Làm mọi người kể cả niên trưởng cán bộ phải phì
cười, và kết quả nối đuôi theo nhau chạy phạt một vòng sân.
Chúng tôi nhớ mãi một hình ảnh đẹp 3 ngày sau đó, sau khi nhận lãnh quân trang,
hớt tóc … làm các thủ tục cần thiết để “làm lính”, cả Tiểu Đoàn Tân Khóa Sinh được

346
 
 
 
 
 
 Khóa
 17
 -­‐
 Lê
 Lai
 
 
 
 BẢN
 THẢO

lệnh tập họp ngoài sân để nghe Niên Trưởng Hoàng Bảo Ngọc, SVSQ Cán Bộ Tiểu Đoàn
Trưởng Tiểu Đoàn Tân Khóa Sinh Khóa 17 đứng ra tự giới thiệu về mình. Niên Trưởng
Ngọc với giọng nói ngắn gọn, rõ ràng, cho chúng tôi biết những quy tắc sinh hoạt và nội
quy mà chúng tôi sẽ phải tuân thủ trong suốt thời gian 8 tuần sơ khởi.

Những ngày tiếp theo, với mục đích rèn luyện thể chất và tuân phục tuyệt đối,
chúng tôi phải thi hành những hình phạt đôi khi với lý do rất phi lý, đôi khi lại ngộ
nghĩnh nhưng vẫn phải thi hành. Giờ đây ngồi hồi tưởng lại những kỷ niệm ngộ nghĩnh
đó chúng tôi vẫn còn thắc mắc không biết có phải chính nhờ những kỷ niệm khó quên
này mà cho mãi đến sau này, mỗi khi gặp lại các niên trưởng Khóa 15, chúng tôi có dịp
kể lại rồi cùng nhìn nhau cười thoải mái. Suy cho cùng, đôi lúc chính những điều tưởng
vặt vãnh đó lại chính là sợi dây ràng buộc chúng tôi chặt chẽ hơn bất kỳ điều gì khác.

Thời Đệ Nhất Cộng Hòa, chính phủ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm cải tổ lại
toàn bộ tổ chức và phương pháp huấn luyện, kể từ ngày 29 tháng 7 năm 1959 Trường
chính thức mang tên mới. Khóa chúng tôi là khóa thứ hai sau Khóa 16 nhập học khi
trường được đổi tên từ Võ Bị Liên Quân Đà Lạt thành Trường Võ Bị Quốc Gia Việt
Nam. Lúc chúng tôi nhập học, Thiếu Tướng Lê Văn Kim còn là chỉ huy trưởng, sau đó ít
ngày Trung Tá Trần Ngọc Huyến lên thay. Cũng bắt đầu từ Khóa 16 trở đi, chương trình
giảng dậy được áp dụng theo quy cách của Trường Võ Bị West Point Hoa Kỳ.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 17
 -­‐
 Lê
 Lai
 
 
 
 
 
 347

Có biết bao biến cố đã xẩy đến cho khóa chúng tôi từ lúc nhập học cho tới khi ra
trường. Ngày chúng tôi rời Sài Gòn cũng là ngày một số sĩ quan do Đại Tá Nhẩy Dù
Nguyễn Chánh Thi khởi xướng vụ binh biến toan lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Khoảng thời gian đầu sau ngày nhập học có tên là “8 Tuần Sơ Khởi”. Trong suốt
thời gian này, chúng tôi được làm quen với nếp sống hoàn toàn khác lạ so với cuộc sống
trước đó. Những bài tập cơ bản thao diễn và tác chiến cá nhân, tập cho chúng tôi những
động tác căn bản của một chiến binh. Kế đến là những kiến thức về sử dụng vũ khí, chất
nổ, quân kỷ, quân phong,…

Nhưng có điều mà cho đến cuối đời, những ai đã từng trải qua giai đoạn huấn
luyện cơ bản này, chắc hẳn không thể nào quên được, đó là "Hệ Thống Tự Chỉ Huy”
của Liên Đoàn SVSQ, khóa đàn anh thâm niên nhất đảm nhận trách vụ chỉ huy các khóa
đàn em. Lúc chúng tôi nhập học, Khóa 15 là đại niên trưởng, kế đến Khóa 16 đang theo
học năm thứ hai. Cuối năm 1962, khi chúng tôi lên năm thứ 3 cũng là lúc trong Trường
có tới 4 khóa học, là các Khóa 16, 17, 18 và 19. Đó là lý do tại sao 4 khóa chúng tôi lại
thân quen nhau đến thế. Khóa 16 huấn luyện Khóa 18; Khóa 17 huấn luyện Khóa 19.

Trong quan niệm đào tạo những sĩ quan có đủ trình độ kiến thức về văn hóa và
quân sự thích nghi cho cuộc chiến và tương lai đất nước, chúng tôi đã được huấn luyện
không chỉ kiến thức về các loại vũ khí, quân trang dụng hiện đại mà còn cả các lý thuyết,
nguyên tắc chiến tranh và chỉ huy song song với việc học văn hóa trình độ đại học. Đó
cũng là mục đích như Thầy Trần Ngọc Huyến giảng dậy trong các giờ lãnh đạo chỉ huy:
“Các anh phải trở thành những sĩ quan chỉ huy trong thời chiến và các chuyên viên kỹ
thuật trong thời bình.”

Chiến tranh cũng rất cần những cấp chỉ huy biết tuân thượng lệnh tuyệt đối, không
thắc mắc theo khẩu hiệu “Thi hành trước khiếu nại sau.” Đó là lý do để giải thích về mục
đích của "8 Tuần Sơ Khởi" mà có người còn gọi là "8 Tuần Huấn Nhục." Chính nhờ thời
gian huấn luyện này như niên trưởng Võ Trung Thứ, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn
SVSQ, Thủ Khoa Khóa 15, cắt nghĩa sau đó “là thời gian tôi luyện các anh từ một con
người sống phóng khoáng theo ý thích riêng tư cá nhân, dựa dẫm vào người khác và thiếu
tự tin trở thành một con người thực sự dám đương đầu, có ý thức trách nhiệm và bổn
phận.”

Tám Tuần Sơ Khởi trôi đi cho dù… rất chậm đối với đám lính mới chúng tôi.
Nhưng “không may” cho Khóa 17, vì tình hình chính biến lúc đó, 8 tuần đã kéo dài
thành tới 10 tuần! Sau đó là cuộc di chuyển băng đồng chinh phục đỉnh Lâm Viên, ngọn
núi cao nhất Đà Lạt, và cuộc họp mặt đông đủ trên đỉnh núi, ngồi nghe Thầy Quách
Huỳnh Hà giới thiệu địa hình thành phố Đà Lạt nhìn từ trên cao.

348
 
 
 
 
 
 Khóa
 17
 -­‐
 Lê
 Lai
 
 
 
 BẢN
 THẢO

LỄ GẮN ALPHA

Những giây phút trang nghiêm trong lạnh giá của khí hậu Đà Lạt trong đêm gắn
Alpha là một kỷ niệm khó quên trong đời. Tiếng gió thổi từ thung lũng vọng lên thì thào
bên tai đoàn tân khóa sinh đang quỳ một bên gối trên Vũ Đình Trường Lê Lợi, hòa theo
tiếng sáo, tiếng trống, tiếng chiêng tạo nên những cảm giác rờn rợn chạy dọc theo sống
lưng chúng tôi. “Lúc bấy giờ, trên cánh đồng chiêm Bắc Việt, bên con rạch nhỏ Đồng
Nai, trong dẫy rừng sâu Trung Việt, phút chốc liệt vị đã trở nên người thiên cổ…” Lời lẽ
trong Bài Chiêu Hồn Tưởng Niệm qua giọng đọc truyền cảm của xướng ngôn viên tạo
một ký ức khó quên trong đời người sinh viên Võ Bị.

Khi vị sĩ quan chỉ huy của buổi lễ hô vang: “Quỳ xuống … các Tân Khóa Sinh!”
chúng tôi quỳ xuống để đón nhận cặp Alpha đỏ gắn trên vai. Sau đó là lời hô "Đứng lên
… các SVSQ!”, cùng lúc đèn mở sáng. Chúng tôi đã thực sự bước vào đời sống một Sinh
Viên Sĩ Quan Võ Bị kể từ giờ phút này. (Bài Chiêu Hồn do Thầy Trần Ngọc Huyến viết,
được sử dụng lần đầu tiên cho Khóa 17 trong lễ gắn Alpha, sau này trở thành bài Truy
Điệu Truyền Thống của Trường.)

Hai trăm mười (210) thanh niên từ bốn vùng chiến thuật ngày nào, sau buổi lễ chỉ
còn lại 190 người nhận trên vai cặp Alpha đỏ xác nhận là sinh viên sĩ quan năm thứ nhất.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 17
 -­‐
 Lê
 Lai
 
 
 
 
 
 349

Hai chục (20) bạn khác vì lý do sức khoẻ sau 10 tuần lễ “bầm dập ngày đêm” đã không
vượt qua cuộc khám sức khoẻ sau cùng đành chia tay bạn bè trở lại đời sống dân sự.

HUẤN LUYỆN VĂN HÓA & QUÂN SỰ

Mùa Tân Khóa Sinh cũng là Mùa Quân Sự của năm thứ nhất chấm dứt, chúng tôi
bước vào năm học văn hóa đầu tiên. Các giáo sư có vị là các sĩ quan quân đội, có vị là
dân chính đảm trách giảng dậy. Chúng tôi nhớ tới các thầy Trần Ngọc Huyến trong môn
lãnh đạo chỉ huy; Trung Tá Giáo Sư Nguyễn Đắc Lộc trong môn Hoá Đại Cương. Giáo
Sư Đại Úy Nguyễn Văn Sa môn Cơ Học. Các Hải Quân Trung Úy Nguyễn Tiến Ích và
Lê Phụng trong môn Toán Giải Tích, và Vật Lý Đại Cương. Thiếu Tá Phạm Mậu Phác
trong môn Toán Giải Tích. Các Linh Mục Trần Thái Đỉnh, Nguyễn Văn Lập, Nguyễn
Văn Vàng trong bộ môn Triết Học. Thầy Đoàn Mười môn Anh Ngữ. Thiếu Tá Nguyễn
Văn Tất, Đại Úy Ngô Văn Doanh môn Pháp Văn và còn bao nhiêu vị giáo sư thỉnh giảng
khác nữa mà chúng tôi không thể nào nhớ hết…

Chúng tôi cũng nhớ tới những ngày học tập quân sự với các huấn luyện viên giầu
kinh nghiệm chiến trường trong khoa Tác Chiến như Thiếu Tá Nguyễn Văn Chuyên, Đại
Úy Nguyễn Bá Thịnh, Trung Úy Lưu Vĩnh Lữ; Đại Úy Nguyễn Văn Ry Trưởng Khoa
Công Binh; Trung Úy Nghiêm Viết Thành, Trung Úy Nguyễn Nghiệp Kiến khoa Vũ Khí,
Trung Úy Khiết Trưởng Khoa Địa Hình. Đại Úy Nguyễn Văn Rồng Trưởng Khoa Kỵ
Mã, Trung Úy Nhân dạy Truyền Tin và biết bao vị khác nữa.

Chúng tôi nhớ tới các vị sĩ quan trong liên đoàn khóa sinh: Thiếu Tá Huỳnh Văn
Lạc, Đại Úy Lê Trí Tín, Đại Úy Phạm Duy Khang, Đại Úy Đỗ Dương Thanh, các Trung
Úy sĩ quan cán bộ đại đội như Nguyễn Văn Vui, Huỳnh Bửu Sơn, Mai Văn Tấn, Phạm
Quang Mỹ, Nguyễn Văn Tạo, Hồ Văn Ân, Đào ĐứcYên, Lê Đức Hiền, Trần Mộng Di,…
những người thầy góp phần đào tạo chúng tôi trong suốt thời gian thụ huấn tại Trường.

Học xong chương trình văn hóa của năm thứ nhất sau 9 tháng dùi mài đèn sách và
qua kỳ thi văn hóa đầu tiên, cả khóa chuyển sang học quân sự. Bộ đồ kaki vàng thường
mặc được thay bằng bộ đồ trận tác chiến. Thầy trò kéo nhau xuống sân tập M’Lông để
tác xạ các loại vũ khí, sử dụng các loại chất nổ và thực hành các bài học chiến thuật trên
thực địa.

Cuối năm 1961 chúng tôi được chuyển qua ngôi trường mới khang trang và hiện
đại. Không gian sinh hoạt cũng rộng hơn hẳn và dĩ nhiên vòng sân chạy phạt cũng dài
hơn nhiều lần cho các khoá đàn em. Rồi cũng từ ngôi trường mới này, chúng tôi huấn
luyện giai đoạn 8 tuần sơ khởi cho Khóa 19 vào tháng 11 năm 1962.

Ngày 20 tháng 12 năm 1960 Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ra đời. Tình hình
chiến sự trên các vùng chiến thuật nóng dần lên từng ngày. Sau trận Trảng Sụp, Tây Ninh

350
 
 
 
 
 
 Khóa
 17
 -­‐
 Lê
 Lai
 
 
 
 BẢN
 THẢO

và đặc biệt sau trận đánh Ấp Bắc ngày 2 tháng Giêng 1963 thuộc tỉnh Định Tường; Quân
Lực Việt Nam Cộng Hòa thực sự phải đương đầu với một tình thế hiểm nguy cấp bách.
Bộ Tổng Tham Mưu trình Tổng Thống quyết định cho các khóa đang theo học tại Trường
được rút ngắn thời gian huấn luyện để bổ sung kịp thời cán bộ chỉ huy cho các đơn vị tác
chiến. Đó là lý do, nếu theo chương trình kế hoạch đào tạo, các khóa kể từ Khóa 15 trở
đi, chúng tôi được huấn luyện trong thời gian 4 năm vừa văn hóa và quân sự, nay còn 3
năm cho các Khóa 15 và 16, hai năm rưỡi cho Khóa 17 và 2 năm cho các Khóa 18, 19,
20, 21 và một nửa Khóa 22 (22A).
 
 

LỄ MÃN KHÓA

Mười giờ sáng ngày 30 tháng 3 năm 1963, Khóa 17 cử hành Lễ Mãn Khóa. Vũ
Đình Trường Lê Lợi được trang hoàng trang nghiêm. Các toán sinh viên sĩ quan khóa đàn
em đứng thành 8 khối theo các đại đội từ A tới H. Riêng khóa chúng tôi đứng chung một
khối giữa sân đối diện với khán đài chính. Sau phần lễ nghi quân cách là lễ trình diện các
SVSQ tốt nghiệp. Tổng Thống Ngô Đình Diệm từ khán đài danh dự bước xuống để gắn
cấp bực Thiếu Úy cho SVSQ thủ khoa Vĩnh Nhi. Sau đó các sĩ quan cán bộ của trường
gắn cấp bực cho các sinh viên còn lại trong hàng. Mười (10) bạn ra trường với cấp bực
Chuẩn Úy, 179 người còn lại được gắn cấp bực Thiếu Úy. (SVSQ Lê Văn Huyền vì lý do
sức khỏe đã ra trường sớm nên quân số ngày mãn khóa còn 189.)

Một kỷ niệm khó quên đối với chúng tôi là trong buổi lễ ra trường ngày hôm ấy
của Khóa 17 có một điềm bất tường. Thủ khoa Vĩnh Nhi, mặc dù đã được tập luyện nhiều
lần trước ngày hành lễ về động tác dùng cung bắn 4 mũi tên đi 4 phương trời tượng trưng

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 17
 -­‐
 Lê
 Lai
 
 
 
 
 
 351

cho chí tang bồng hồ thỉ của các tân sĩ quan. Trong giây phút trang nghiêm của buổi lễ,
thủ khoa Vĩnh Nhi đã chỉ bắn bay xa được có một mũi tên. Cả vũ đình trường im lặng lạ
thường sau sự kiện này.

Sau lễ mãn khóa, Tổng Thống Ngô Đình Diệm chủ tọa buổi nói chuyện với các
tân sĩ quan tốt nghiệp. Tổng Thống ân cần dặn dò chúng tôi hãy thấu hiểu tầm quan trọng
của quốc sách Ấp Chiến Lược, một kinh nghiệm đã được thực hiện khá thành công ở Mã
Lai do Sir Thompson đề xướng. Tổng Thống nói chuyện nhỏ nhẹ chậm rãi, trong suốt
cuộc nói chuyện chúng tôi để ý thấy ông hút thuốc liên tục, nhưng chỉ hút vài hơi, xoay
xoay điếu thuốc trong chiếc gạt tàn, rồi châm điếu khác. Trước đó chúng tôi đã được thầy
Huyến dặn dò kỹ lưỡng, nếu khi ai được Tổng Thống hỏi điều gì đó thì xưng hô là “thưa
Tổng Thống, tôi là Thiếu Úy…” Tổng Thống đã không hỏi ai điều gì và sau buổi nói
chuyện chừng 1 giờ, Tổng Thống rời phòng họp.

Tiếp theo là buổi họp chọn đơn vị. Ba mươi (30) bạn được ghi danh sang quân
chủng Không Quân, 149 người còn lại chia ra cho các đơn vị khác gồm: 33 bạn chọn Lực
Lượng Đặc Biệt, 30 chọn Biệt Động Quân, 15 bạn chọn Thủy Quân Lục Chiến, phần còn
lại chia cho các sư đoàn Bộ Binh và các trung đoàn Biệt Lập. Đêm 30 tháng 3 là buổi lễ
trao bằng tốt nghiệp. Sau đó là liên hoan mãn khóa có gia đình các tân sĩ quan cùng tham
dự.
352
 
 
 
 
 
 Khóa
 17
 -­‐
 Lê
 Lai
 
 
 
 BẢN
 THẢO

LÊN ĐƯỜNG

Cuộc chia tay chính thức là ngày 31 tháng 3 năm 1963, sau khi chúng tôi nhận
được sự vụ lệnh về trình diện các đơn vị do mình chọn lựa hôm trước. Về Sư Đoàn 7 Bộ
Binh 12 người, Thủ khoa Vĩnh Nhi là trưởng toán. Chúng tôi hẹn nhau gặp lại sau 2 tuần
nghỉ phép và có mặt đầy đủ tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 7 đóng tại Mỹ Tho. Chính trong
thời gian này chúng tôi mới hiểu ra lý do tại sao Vĩnh Nhi không chọn binh chủng Nhẩy
Dù như anh muốn, mà chọn Sư Đoàn 7. Đó là sự nhượng bộ tột cùng của anh đối với
mong muốn của gia đình. Anh vốn xuất thân từ gia đình hoàng thất, anh lại là con trai lớn
trong nhà, gia đình anh muốn anh phục vụ gần nhà tại một bộ hay ban Tham Mưu. Gia
đình anh quen thân với một vị Đại Tá Truyền Tin, muốn nhờ gửi gấm anh khi trình diện
đơn vị. Hôm chia tay tại Mỹ Tho, Nhi cho chúng tôi biết anh đã không đưa lá thư giới
thiệu của vị Đại Tá thân thiết với gia đình cho vị Tư Lệnh. Anh nói anh muốn tất cả
chúng tôi có cùng một vạch xuất phát như nhau, những điều đã được học trong suốt thời
gian thụ huấn, giờ đây phải được thực hành. Tết Mậu Thân 1968, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu
Đoàn 3/12, Đại Úy Vĩnh Nhi, tử thương bên bờ sông Bảo Định thuộc tỉnh Định Tường!

˜ ™

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 17
 -­‐
 Lê
 Lai
 
 
 
 
 
 353

HỌP KHÓA ĐẦU TIÊN

Chúng tôi nhớ lại những kỷ niệm đông vui ngày họp mặt đầu tiên trong danh nghĩa
kỷ niệm ngày ra trường của khóa là ngày 30-3-1970 tại phòng Trianon khách sạn
Majestic Sài Gòn. Buổi họp mặt này do Lê Văn Cưu tổ chức, quy tụ được 70 thành viên
của khóa. Ngày kỷ niệm sau cùng trước khi mất nước 30-3-1975, do Tạ Trần Quân gởi
thiệp mời họp mặt cũng tại phòng Trianon khách sạn Majestic, chỉ có một điều đáng ghi
nhớ: Lần họp mặt này chỉ có 13 thành viên của khóa tham dự và Trung Tá Vũ Xuân
Thông là người duy nhất mặc quân phục, cũng là người bước vào cửa phòng họp sau
cùng.

SAU THÁNG TƯ ĐEN 1975

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, đa phần thành viên trong khoá chúng tôi đã trải
qua những năm tháng tù đầy khổ sai trên khắp đất nước. Mỗi lần được gặp lại nhau lại có
biết bao nhiêu điều để chia sẻ và tâm sự hàn huyên. Những ngày trong lao tù khổ ải đã
làm chúng tôi càng gắn bó với nhau nhiều hơn. Những chia sẻ vật chất vốn đã quá thiếu
thốn cho nhau, những động viên an ủi lẫn nhau mỗi khi bạn bè có những điều bất hạnh đã
làm cho tình thân ái càng chặt chẽ hơn lên.

Rồi lần lượt, chúng tôi rời trại tù trở lại sum họp với gia đình. Người ít nhất cũng
8, 9 năm, một số còn lại 13 năm. Bước ra khỏi trại giam đồng nghĩa với việc bước vào
một trại tù mới. Những soi mói rình mò của tầng tầng lớp lớp công an chìm nổi vẫn
không thể ngăn cản chúng tôi gặp gỡ giúp đỡ lẫn nhau.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 cả đất nước chìm trong đau thương ly tán. Khóa 17
chúng tôi cũng không là biệt lệ cho nên kỷ niệm ngày ra trường của khóa do hội trưởng
Lê Văn Cưu, tuy ra tù Cộng Sản từ năm 1983, mà mãi tới 1985 mới tổ chức lại được. Lần
tổ chức này còn có các bạn Nguyễn Văn Kiên, Nguyễn Văn Dục, Nguyễn Tiến Mão và
Đặng Đức Thắng tiếp tay góp sức. Ngày kỷ niệm 30 tháng 3 năm 1985, được tổ chức tại
nhà hàng “Lê Lai” gần chợ Bến Thành Sài Gòn có 9 thành viên của khóa tham dự. Tên
của nhà hàng làm cho những người tham dự rất dễ nhận ra ngụ ý của buổi họp mặt: "Tên
Khóa 17” và đó cũng là điều mong muốn của “Ban Tổ Chức!”.

Những năm sau đó vào mỗi ngày kỷ niệm Khóa 17 ra trường đều được tổ chức
dưới những hình thức che dấu khác nhau nhằm tránh những cặp mắt dò xét của Công An
Cộng Sản. Ngày kỷ niệm 30 tháng 3 năm 1988 có lẽ là ngày họp mặt đông đảo nhất ở
trong nước, ngoài sự tham gia của thành viên trong khóa còn có sự góp mặt của một số
niên trưởng trong đó có niên trưởng Đoàn Trọng Cảo Khóa 13, niên trưởng Bùi Quyền,
Bùi Văn Ngô, Phạm Văn Sắc và Lê Hữu Cương Khóa 16, và niên đệ Vũ Đằng Long

354
 
 
 
 
 
 Khóa
 17
 -­‐
 Lê
 Lai
 
 
 
 BẢN
 THẢO

Khóa 28… Tổng cộng kể cả thân nhân lên tới 7, 8 chục người trong danh nghĩa dự buổi
kỷ niệm ngày cưới của vợ chồng Lê Văn Cưu tại nhà hàng của anh trước cửa Học Viện
Quốc Gia Hành Chánh cũ trên đường Trần Quốc Toản Sài Gòn.

Từ năm 1990 trở đi, Phan Văn Hiệp là người đứng ra lãnh trách nhiệm ấy. Do nhu
cầu mưu sinh, Hiệp đã tạo được cho mình một lò làm bánh tại khu nhà thờ tổ của anh gần
chợ Bà Chiểu. Hiệp liên lạc, kêu gọi các bạn cùng khóa về hợp tác làm ăn sinh sống qua
ngày. Những bạn không có nghề nghiệp để sinh sống đã được anh cưu mang cả chỗ ở lẫn
việc làm. Anh được anh em tin cậy trao chức Hội Trưởng của khóa.

Ở hải ngoại, Võ Tình, do bị thương tật nên được ra khỏi tù CS trước anh em ít năm,
đã may mắn vượt biên ra hải ngoại sinh sống. Sau 2 năm ổn định chỗ ở, suy nghĩ đầu tiên
của anh là làm sao giúp được các bạn bè còn lại hiện đang mắc kẹt trong nước. Võ Tình
vừa đi làm vừa bỏ công tìm kiếm bạn đồng khóa hiện đang định cư tại Hoa Kỳ gom góp
tài chánh yểm trợ cho người trong nước. Khóa 17 lúc đó có hai đại diện một trong nước
và một ngoài nước. Tài chính của khóa do các bạn hải ngoại gởi về, lúc này dù không
nhiều nhưng thắm đượm tình đồng đội. Hàng tháng tùy theo số tiền gởi về, Hiệp đứng ra
tổ chức bữa cơm thân mật để phân chia tiền lại cho anh em. Cũng xuất phát từ kế hoạch
giúp đỡ này, quán cà phê Lâm Viên ra đời nhờ anh chị Phan Văn Ninh dành ngôi nhà của
mình, số ... Sô Viết Nghệ Tĩnh, để làm nơi mở quán. Vốn để mở quán do đóng góp của
nhều anh em trong khóa (mỗi cổ phần là 50.000 tiền Việt Cộng lúc đó). Người có nhiều
cổ phần nhất là hai anh Phan Văn Hiệp và Lê Văn Cưu. Quán được đặt dưới sự điều hành
của các bạn Nguyễn Tiến Mão, Võ Ý, anh chị Hoàng Đình Ngoạn, Nguyễn Quang Trung.
Ý định chung của nhóm điều hành là sẽ mở rộng việc kinh doanh, biến địa điểm này
thành nơi các khóa đàn anh và đàn em có chỗ gặp gỡ trao đổi tin tức, giúp đỡ lẫn nhau.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 17
 -­‐
 Lê
 Lai
 
 
 
 
 
 355

Năm 2000, Khóa 17 lần đầu tiên tại hải ngoại tổ chức một cuộc họp mặt đông đủ
“trên toàn thế giới”. Cuộc họp mặt quy mô lần này được tổ chức tại Santa Ana thuộc
Orange County, California. Sáu mươi chín bạn cùng khóa cùng gia đình từ khắp nơi như
Úc Châu, Âu Châu, Canada, và các tiểu bang Hoa Kỳ về tham dự cuộc họp mặt này.
Chính nhờ cuộc hội ngộ này chúng tôi mới xác định được số các bạn còn lại của khóa và
các bạn đã hy sinh. Tính từ ngày ra trường tháng ba 1963 cho đến ngày tàn cuộc chiến, đã
có 80 thành viên của khóa hy sinh trong chiến tranh. Tính trên tổng số 189 sĩ quan tốt
nghiệp, tỷ lệ thương vong này là hơn 40%. Những người may mắn còn lại cũng gần 2
phần 3 là bị thương tật trong chiến đấu. Con số đã nói lên mức độ khốc liệt của chiến
tranh và sự đóng góp xương máu của Khóa 17 trong cuộc chiến chống lại cuộc xâm lăng
của cộng sản miền Bắc.

THÀNH TÍCH

Cũng nhờ cuộc hội ngộ đông đảo vào năm 2000, lần đầu tiên chúng tôi biết được
các tin tức và các thành tích của các thành viên trong Khóa đã đóng góp cho cuộc chiến.

• Người hy sinh sớm nhất của khóa: Thiếu Úy Phan Tất Trí tại chiến trường Quảng
Tín (anh hy sinh sau khi hết nửa tháng nghỉ phép mãn khóa).

• Người thăng cấp nhanh nhất của khóa: Đại Tá Võ Toàn, Trung Đoàn Trưởng Trung
Đoàn 1 Sư Đoàn 1 BB. Anh thăng cấp đại tá vào Ngày Quân Lực 19/06/72, sau 8
năm ra trường.

• Người hy sinh trên chiến trường Miền Bắc: Trung Úy Đặng Ngọc Khiết thuộc Lực
Lượng Đặc Biệt tham gia chương trình Phi Hổ (sau đổi thành Trung Tâm Huấn
Luyện Hành Quân Delta) nhẩy dù ra hoạt động tại miền Bắc. Anh bị bắt và bị xử tử
hình cùng các thành viên của mình.

• Người hy sinh trong trại cải tạo vì thành tích tác chiến lẫy lừng của anh đã khiến cho
Việt Cộng không thể dằn được lòng thù hận: Trung Tá Võ Vàng, anh bị sát hại lúc
còn đang bị giam giữ tại trại Kỳ Sơn, Quảng Nam vào tháng 7 năm 1977. (1)

• Người hy sinh trước giờ mất nước: Thiếu Tá BĐQ Đoàn Đình Thiệu hy sinh lúc 10
giờ 30 sáng ngày 30 tháng 4 /1975 tại vòng đai phòng thủ Sài Gòn.

• Người hy sinh sau khi mất nước vì hoạt động phục quốc: Trung Tá Phan Ngọc
Lương, Quân Ủy Trung Ương của Đảng Đại Việt. Anh bị bắt và bị tuyên án tử hình
cùng các đồng chí của mình vào ngày 9/9/1979 tại Huế. Đặc biệt trong cuộc chiến
Việt Nam, anh là một trong ba quân nhân Việt Nam được tưởng thưởng một trong
các huy chương cao quý nhất của quân đội Hoa Kỳ (US Army’s Distinguised
Service Cross) vào năm 1968 do Tổng Thống Nixon gắn tại Honolulu, khi anh là
Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 3, Sư Đoàn 1 BB. (2)

356
 
 
 
 
 
 Khóa
 17
 -­‐
 Lê
 Lai
 
 
 
 BẢN
 THẢO

Phan-Ngoc Luong
Home of record: Vietnam

Phan-Ngoc Luong was one of THREE South Vietnamese Soldiers awarded the
U.S. Army's Distinguished Service Cross. It is the highest award that can be
presented to any soldier serving as a member of an allied, foreign military
force.
AWARDS AND CITATIONS

Distinguished Service Cross
Đó là những khuôn mặt tiêu biểu và những tấm gương hy sinh của các bạn đồng
khóa mà chúng tôi đã ghi nhận được, chắc chắn còn rất nhiều sự cống hiến và các chiến
công oanh liệt khác nữa mà vì những khó khăn lịch sử chúng tôi đã không có cơ hội biết
đến.

BIA TƯỞNG NIỆM TỬ SĨ KHÓA 17

Trong nỗ lực bóp méo và xuyên tạc sự thật lịch sử nhằm che lấp tội danh bán nước
cầu vinh của Cộng Sản Việt Nam. Giới lãnh đạo nhà nước sử dụng đám trí thức xã hội
chủ nghĩa tìm mọi thủ đoạn tinh ma nhằm xóa mờ hình ảnh đội quân Việt Nam Cộng Hòa
can trường trong suốt cuộc chiến chống Cộng Sản xâm lăng. Chúng rêu rao rằng đó là
cuộc chiến giữa quân đội nhân dân Cộng Sản với “đế quốc” Mỹ xâm lược! Để thực hiện
âm mưu thâm độc này, chúng đã tổ chức các cuộc hội thảo trong và ngoài nước để cố
chứng minh sự xuyên tạc ấy. May mắn là trong giới sử gia chân chính của Hoa Kỳ, đã có
những cuốn sách viết vạch trần sự bịp bợm đó, đồng thời cũng đã có những chính khách
và các sử gia người Việt hải ngoại phản bác một cách thuyết phục sự xuyên tạc lịch sử
trắng trợn này. Để góp phần trong nỗ lực gióng lên tiếng nói chân thực cho những thế hệ
tiếp nối đồng thời để lại một di tích mang tính lịch sử cho các thế hệ người Việt hải ngoại
tương lai, Khóa 17 chúng tôi quyết định thực hiện bằng được Bia Tưởng Niệm các bạn

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 17
 -­‐
 Lê
 Lai
 
 
 
 
 
 357

cùng khóa đã hy sinh trong chiến tranh Việt Nam. Nguyễn Hữu Cang được giao trọng
trách tìm vị trí địa điểm thích hợp trong khả năng tài chánh rất hạn hẹp của khóa. Cho dù
đã có những gợi ý đóng góp của một số mạnh thường quân, trước nghĩa cử cao đẹp này,
chúng tôi vẫn khước từ bởi vì chúng tôi nghĩ rằng những điều do chính chúng tôi tự đóng
góp và tạo nên vẫn có một ý nghĩa tâm linh cao đẹp hơn cho đồng đội của mình. Những
cuộc họp hoạch định và chuẩn bị thực hiện bắt đầu từ kỳ gặp mặt tháng ba năm 2006. Sau
hơn hai năm tìm địa điểm, liên lạc xin giấy phép và quyên góp trong nội bộ của khóa,
chúng tôi đã thực hiện được điều mong ước.

Bia Tưởng Niệm Tử Sĩ Khóa 17 đặt tại Công Viên Victoria, Thành Phố Greer,
Tiểu Bang South Carolina, Hoa Kỳ, ngày 18 tháng 6 năm 2008

Ngày 18 tháng 6 năm 2008, Khóa 17 tổ chức Lễ Dựng Bia Tưởng Niệm ghi nhớ
các bạn cùng khoá đã hy sinh trong chiến tranh Việt Nam tại Công Viên Victoria, Thành
358
 
 
 
 
 
 Khóa
 17
 -­‐
 Lê
 Lai
 
 
 
 BẢN
 THẢO

Phố Greer, thuộc Tiểu Bang South Carolina. Buổi lễ được tổ chức trang nghiêm và trọng
thể với sự tham dự của nhiều đoàn thể quốc gia khu vực Miền Đông Hoa Kỳ cùng các
quan chức thuộc tỉnh Greer sở tại. Đây cũng là một nét riêng của Khóa 17 chúng tôi.

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, khoảng thời gian chưa đủ dài để con người có thể lãng
quên những ấn tượng sâu sắc trong đời. Trong không khí thân mật những ngày hội ngộ
họp mặt, những thành viên còn lại của khóa vẫn còn luôn nhìn nhau qua ánh mắt của một
thủa thanh xuân ngày nào. Người già nhất cũng bước vào tuổi 78 và người trẻ nhất củng
thuộc thành phần “cổ lai hy”. Những tiếng cười chen theo những câu chuyện vui, qua
những kỷ niệm từ nửa thế kỷ trước cho đến những ngày trong lao tù, những ngày vất vả
kiếm sống trên đất khách. Sau đó là những ưu tư về tương lai dân tộc, tình hình đất nước
lại được đem ra bàn thảo. Thì ra những hoài bão ấp ủ từ mái trường Mẹ ngày nào vẫn còn
đủ ấm để cho những đứa con lưu lạc có bổn phận phải nhớ đến. Ước mơ về một ngày họp
khóa ngay trên chính quê hương vẫn luôn là một ước mơ nóng bỏng. Những kỷ niệm của
một thời thanh xuân vùng vẫy trên quê hương vẫn chưa nguôi ngoai.

Cho dù tuổi tác và sức lực đã tới lúc như thể “không kham nổi đoạn đường”,
nhưng “chí vẫn còn mong tiến bước” để đáp đền lại một điều gì đó rất thiêng liêng không
thể diễn tả ra được bằng lời. Nơi quê người dù cho có ấm no về vật chất nhưng hình như
vẫn thiếu một cái gì đó rất khó diễn tả. Quê hương và dân tộc, mái trường Mẹ nơi xa xôi
ấy vẫn luôn là tiếng gọi mời thiết tha níu kéo trở về.

Lật lại từng trang cuốn Lưu Niệm Khóa 17, chúng tôi đọc lại những lời tâm sự của
Thầy Trần Ngọc Huyến trong Bức Tâm Thư gởi cho cả Khóa 17 ngày ra trường. Bức
Tâm Thư được in trong những trang đầu tiên của cuốn Lưu Niệm. Thầy viết:

… Tôi cũng mong rằng “Chàng trai Võ Bị” sẽ tồn tại mãi trong mỗi bạn
trước những thăng trầm của cuộc sống - để còn hăng hái với những gì “cao
đẹp”, say sưa trước những gì “vị tha”; vì đã có lần những chàng trai đó đã từng
ước mơ được sống theo mẫu mực Kẻ Tiền Phong, sẵn sàng gánh chịu thiệt thòi
vì “đã lỡ” chọn nghiệp đấu tranh, đương đầu với trận cuồng phong đang đe dọa
đến cả mối tồn vong của dân tộc.

…Rồi đây, thời gian sẽ dần phủ lên những trang Lưu Niệm của các bạn một lớp
bụi mờ. Nhưng nếu còn dịp nhìn lại bao hình ảnh cũ, các bạn hãy lắng tâm hồn
trong giây lát, kiểm điểm những việc đã làm, để so sánh con người của bạn lúc
bấy giờ, với con người lúc còn đứng ở ngưỡng cửa cuộc đời; con người trước
đó, đã từng nhận sứ mệnh đấu tranh cho một Lý Tưởng và hoạt động cho một
Giống Nòi.

Đọc lại những điều Thầy đã viết trong thư; chúng tôi dâng tràn cảm xúc. Quả thật
như điều Thầy nói, quê hương Việt Nam đang chìm dần vào vòng nô lệ của chủ nghĩa

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 17
 -­‐
 Lê
 Lai
 
 
 
 
 
 359

Đại Hán. Cả dân tộc ta đang điêu linh thống khổ dưới ách cai trị chuyên chế của một số
đầu sỏ thiếu khả năng lãnh đạo nhưng lại thừa thủ đoạn gian manh tranh giành lợi lộc, địa
vị tư riêng. Lịch sử đất nước đang lập lại những giai đoạn đen tối lầm than. Nhưng chúng
tôi vẫn tin vào một tương lai tốt đẹp sẽ lại đến rất gần. Bởi vì sớm hay muộn, lịch sử đã
chứng minh, cường bạo không bao giờ chiến thắng được nghĩa nhân.

Ghi chú:
(1) http://bdqvn.blogspot.com/2011/05/trung-ta-vo-vang.html
(2) http://militarytimes.com/citations-medalsawards/recipient.php?recipientid=4674

360
 
 
 
 
 
 Khóa
 17
 -­‐
 Lê
 Lai
 
 
 
 BẢN
 THẢO

Danh Sách Khóa 17 - Tốt Nghiệp Thiếu Úy

01- Lê Hoành Anh 42- Lâm Văn Đức 83- Phan Ngọc Lương
02- Thân Trọng Ân 43- Hồ Văn Được 84- Nguyễn Đại Lý
03- Phạm Ba 44- Trần Toán Em 85- Nguyễn Tiến Mão
45- Nguyễn Đức Gia 86- Ngô Văn Mẹo
04- Đinh Ngọc Ban 87- Đinh Văn Măng
05- Nguyễn Hồng Bào 46- Hà Thúc Giác 88- Hồ Văn Mỹ
06- Huỳnh Châu Báo 47- Nguyễn Khoa Hải 89- Nguyễn Văn Na
07- Trần Đình Bảo 48- Trần Đạo Hàm 90- Nguyễn Văn Nam
49- Phan Văn Hiệp 91- Nguyễn Thế Ngãi
08- Vũ Quốc Bảo 50- Trần Kim Hoàng 92- Nguyễn Ngọc Nghĩa
09- Bửu Bình 93- Lâm Thành Nghiệp
10- Nguyễn Thái Bình 51- Trình Minh Hoàng 94- Trịnh Ngọc Ngoạn
52- Nguyễn Văn Hoàng 95- Hoàng Đình Ngoạn
11- Đỗ Trọng Bớp 53- Võ Phi Hổ 96- Ngô Nhơn
12- Bùi Đức Cẩn 54- Trịnh Văn Huệ 97- Võ Nhơn
13- Nguyễn Hữu Cang 55- Nguyễn Mộng Hùng 98- Nguyễn Văn Nhạc
14- Trình Lịch Cảnh 56- Nguyễn Văn Hùng 99- Vĩnh Nhi
57- Vũ Khắc Huy 100- Nguyễn Minh Nhựt
15- Phạm Minh Cảnh 58- Nguyễn Thanh Hương 101- Vũ Đức Ninh
16- Nguyễn Hoài Cát 59- Hoàng Thiên Hựu 102- Nguyễn Khương Ninh
17- Hà Văn Chu 60- Huỳnh Cao Khải 103- Phan Văn Ninh
61-Nguyển ngọc Khiêm 104- Hoàng Phổ
18- Nguyễn Hữu Chử 62-Đặng ngọc Khiết 105- Nguyễn Phụng
19- Ngô Văn Chương 63-Nguyển Văn Khôi 106- Đào Hữu Phước
20- Nguyễn Hồng Cung 64-Vũ Văn Kiêm 107- Võ Phước
21- Nghê Hữu Cung 65- Nguyễn Văn Kiên 108- Nguyễn Minh Quan
66- Nguyễn Quang Kim
22- Lê Huy Cự 67- Lê Ngọc Kim 109- Phùng Quang
23-Tôn Thất Cử 68- Trần Văn Ký 110- Đặng Văn Quảng
24- Lê Văn Cưu 69- Đinh Xuân Lãm 111- Cao Ngọc Quang
70-Nguyễn Văn Lân 112- Nguyễn Bính Quang
25- Phạm Hồng Châu 71-Lê Kỳ Lân 113- Tạ Trần Quân
26- Dương Hữu Chiêu 72-Trần Tự Lập 114- Trần Bình Quốc
27- Nguyễn Duy Diệm 73- Lê Văn Lễ 115- Nguyễn Xuân Quý
28- Nguyễn Du 74- Nguyễn Duy Linh 116- Đỗ Khắc Quế
75- Nguyễn Linh 117- Tăng Minh Sang
29- Nguyễn Văn Dục 76- Dương Thanh Long 118- Phan Văn Sành
30- Nguyễn Văn Dũng 77- Nguyễn Văn Long 119- Dương Đức Sơ
31- Trần Quốc Dõng 78- Nguyễn Duy Long 120- Võ Văn Sung
79- Bùi Văn Lợi 121- Trần Văn Sửu
32- Nguyễn Duy 80- Trương Bá Lộc 122- Nguyễn Thành Tâm
33- Bùi Văn Đản 81- Đỗ Quang Lư 123- Nguyễn Xuân Tám
34- Huỳnh Công Đặng 82- Huỳnh Văn Lượm
35- Phạm Dương Đạt

36-Trần Văn Đê
37- Nguyễn Ngọc Điệp
38- Trịnh Ngọc Điệp

39- Trần Công Điềm
40- Lê Hữu Đông
41- Nguyễn Tiến Đức

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 17
 -­‐
 Lê
 Lai
 
 
 
 
 
 361

124- Bùi Thành Tâm 143- Nguyễn Văn Thình 162- Lê Quang Trang
125- Nguyễn Thúc Tâm 144- Từ Bá Thọ 163- Lê Hữu Trí
145- Nguyễn Thông 164- Phan Tất Trí
126- Nguyễn Văn Tánh 146- Vũ Xuân Thông 165- Nguyễn Quốc Triều
127- Nguyễn Thiện Tánh 147- Phạm Văn Thuận 166- Lê Văn Trọng
128- Đặng Đức Thắng 148- Trần Văn Thuận 167- Nguyễn Quang Trung
149- Trần Văn Thưởng 168- Nguyễn Tri Tùng
129- Lê Sĩ Thắng 150- Vi Văn Thưởng 169- Võ Thừa Tự
130- Trần Bạch Thanh 151- Vũ Vĩnh Thụy 170- Nguyễn Quang Tứ
131- Đồng Sĩ Thạnh
132- Đặng Ngọc Thanh 152- Hà Thuyên 171- Võ Vàng
153- Nguyễn Nhật Tiến 172- Hoàng Trường Việt
133- Nguyễn Hữu Thành 154- Nguyễn Xuân Tiết 173- Nguyễn Văn Vinh
134- Phạm Hữu Thành 155- Nguyễn Bảo Tín
135- Nguyễn Quang Thành 174- Phùng Xuân Vinh
156- Nam Sinh Tín 175- Trần Minh Vũ
136- Lê Tấn Thành 176- Nguyễn Văn Xuân
137- Lê Văn Thành 157- Võ Tình 177- Nguyễn Hữu Xuân
138- Quách Văn Thành 158- Hồ Công Toại 178- Ngô Văn Xuân
139- Phan Khắc Thảo 159- Nguyễn Ngọc Toàn 179- Võ Ý

140- Nguyễn Văn Thâu 160- Võ Toàn
141- Đoàn Đình Thiệu 161- Huỳnh Văn Tòng
142- Hoàng Đức Thịnh

Đại Diện Khóa: Nguyễn Quang Trung

362
 
 
 
 
 
 Khóa
 17
 -­‐
 Lê
 Lai
 
 
 
 BẢN
 THẢO

TIỂU SỬ KHÓA 18 – BÙI NGƯƠN NGÃI



    TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM

S

   Ơ LƯỢC

Nhập Trường: 23-11-1961
Số Ứng Viên Nhập Trường: 201

Mãn Khóa: 23-11-1963
Chủ Tọa Lễ Mãn Khóa: Trung Tướng Dương Văn Minh
Số Sĩ Quan Tốt Nghiệp: 191

Tên Khóa: Bùi Ngươn Ngãi
Thủ Khoa: Nguyễn Anh Vũ


 
TỔNG QUÁT


 
Trong việc cải tổ Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (TVBQGVN) theo Nghị
Định Ngày 29 Tháng 7 Năm 1959 của Bộ Quốc Phòng VNCH, Khóa 18 Sinh Viên Sĩ
Quan Hiện Dịch khai giảng vào ngày 23 tháng 11 năm 1961 với chương trình huấn luyện
bốn (4) năm, để đào tạo sĩ quan hiện dịch cho ba quân chủng: Hải, Lục, và Không Quân
cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa với bằng tốt nghiệp văn hóa tương đương bằng Cử
Nhân Khoa Học Ứng Dụng.
Nhưng do tình hình quân sự và chính trị bất ổn kể từ 1960, và chiến sự gia tăng
trên khắp chiến trường, chuyển từ hình thái du kích sang trận địa chiến, điển hình là Trận
Ấp Bắc, tháng 2, 1963, nên chương trình huấn luyện Khóa 18 được rút ngắn còn lại hai
(2) năm với bằng tốt nghiệp tương đương bậc Cao Đẳng Đại Học.

Điều Kiện Nhập Học
- Ứng viên trong lớp tuổi 18 đến 22, công dân Việt Nam, có thể lực tốt;
- Học lực có văn bằng Tú Tài Phần I phải qua kỳ thi khảo hạch. Các ứng viên có
bằng Tú Tài Toàn Phần trở lên được miễn thi.

Thời Gian Thụ Huấn: 23/11/1961 đến 23/11/1963
- Số Ứng Viên Khóa 18 Thu Nhận: 201,
- Số Sinh Viên Sĩ Quan (SVSQ) Khóa 18 Tốt Nghiệp và Quyền Lợi: 191 tốt nghiệp
cấp bậc Thiếu Úy t hực t hụ và được phát Văn Bằng Tốt Nghiệp TVBQGVN,
- Thủ Khoa: Thiếu Úy Nguyễn Anh Vũ.


  BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 18
 -­‐
 Bùi
 Ngươn
 Ngãi
 
 
 
 
 
 363
 

Lễ Mãn Khóa Khóa 18
Lễ mãn khóa được tổ chức tại Vũ Đình Trường Lê Lợi, ngày 23 tháng 11, 1963

dưới quyền chủ tọa của Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng - Trung Tướng
Dương Văn Minh.

Khóa 18 được đặt tên là KHÓA BÙI NGƯƠN NGÃI.
(Bùi Ngươn Ngãi là danh tính vị Thiếu Tá Thiết Giáp,
 Cựu SVSQ Khóa 8, bị
t

  ử thương trong ngày binh biến 1/11/1963.)
BỘ CHỈ HUY TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM

• Chỉ Huy Trưởng kiêm Văn Hóa Vụ Trưởng: Trung Tá Trần Ngọc Huyến,
• Chỉ Huy Phó: Thiếu Tá Nguyễn Vĩnh Nghi,
• Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn SVSQ: Thiếu Tá Lê Trí Tín,
• Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 SVSQ: Thiếu Tá Lê Duy Chất,
• Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 SVSQ: Thiếu Tá Phạm Duy Khang.

TIẾN TRÌNH HUẤN LUYỆN KHÓA 18

Thành Phần được Tuyển Chọn cho Khóa 18
Ứng viên hội đủ điều kiện được tuyển chọn gồm nhiều thành phần trong xã hội,

không phân biệt tôn giáo, từ thành thị đến thôn quê, từ Đông Hà, Quảng Trị đến Cà Mau,
đến Vương Quốc Lào, tất cả tề tựu về Đà Lạt bằng mọi phương tiện đường bay, đường
bộ, đường xe lửa để gia nhập Khóa 18 TVBQGVN theo tiếng gọi của Tổ Quốc Việt
Nam. Thành phần gồm có:

• 18 Thiếu Sinh Quân,
• 178 học sinh và sinh viên,
• 5 học sinh và sinh viên Việt Nam từ Vương Quốc Lào.

Giai Đoạn Tân Khóa Sinh
Trước khi trở thành SVSQ, các ứng viên được tuyển chọn phải qua thời kỳ Tân

Khóa Sinh (TKS). Khác với hầu hết các khóa khác theo truyền thống trải qua 8 tuần lễ,
đặc biệt Khóa 18 phải trải qua 10 tuần huấn nhục.

Sau khi được các SVSQ Cán Bộ (CB) Khóa 16 đón tại Ga Đà Lạt hay Phi
Trường Liên Khương rất "lịch sự", về đến Trường là chương trình huấn nhục được bắt
đầu. "Nhân vị của các anh phải để lại ngoài cổng trường," đây là câu nói đầu tiên được
các SVSQ CB Khóa 16 đón tiếp và nhắc nhở trong suốt 10 tuần lễ. Thể chất dần dà rắn
rỏi có sức chịu đựng. Kỷ luật quân trường Võ Bị được triệt để áp dụng và tuân hành.
Với tinh thần trước khi trở thành SVSQ TVBQGVN và trước khi trở thành sĩ quan
trong Quân Lực VNCH, các TKS Khóa 18 phải rèn luyện để trở thành một quân nhân
trọng danh dự, tuân hành kỷ luật, biết yêu thương và hy sinh cho đồng đội. Mười tuần
huấn nhục có mục đích là đặt nền tảng căn bản cho một sĩ quan hiện dịch của Quân
Lực VNCH.

364
 
 
 
 
 
 Khóa
 18
 -­‐
 Bùi
 Ngươn
 Ngãi
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

Khóa 18, dưới quyền chỉ huy của Hệ Thống Tự Chỉ Huy (HTTCH) do các niên
trưởng Khóa 16, là một trong những khóa nhận được quá trình huấn luyện kỹ, có hiệu
quả ngay từ giai đoạn TKS cho đến ngày mãn khóa. Đá vàng đã được chứng minh từ
ngày ra trường. Các Niên Trưởng Khóa 16 hẳn cùng chia sẻ với Khoá 18 niềm hãnh diện
tốt đẹp nầy. Các Tiểu Đoàn Trưởng TKS Giai Đoạn 1, SVSQ Khóa 16 Nhữ Văn Hải;
giai đoạn 2, SVSQ Khóa 16 Nguyễn Xuân Phúc và thành phần sinh viên sĩ quan cán bộ,
huấn luyện viên thuộc Khóa 16 đã chỉ huy, hướng dẫn 201 TKS Khóa 18 nhận biết
con đường để trở thành một SVSQ TVBQGVN phải trải qua và vượt qua những thử
thách như thế nào. Năm mươi (50) năm sau ngày mãn khóa (1963-2013), tập thể sĩ quan
xuất thân K18 còn lại vẫn còn nguyên dấu ấn của những ngày TKS Khóa 18 xa xôi kia
với các Niên Trưởng Khóa 16.
 

Do tình hình an ninh cuối năm 1961, truyền thống chinh phục đỉnh Lâm Viên được
thay thế bằng vị trí Núi Voi. Sau khi di hành chinh phục Núi Voi, Khóa 18 cử hành Lễ
Gắn Alpha tại Vũ Đình Trường Lê Lợi còn thơm mùi cỏ mới cũng như màu đất đỏ tươi,
quanh khu vực của Trường đang được tiếp tục xây dựng trên đồi 1515. Nhắc lại thêm một
lần với niềm hãnh diện và cảm động: Khóa 18 đã nhận được đầy đủ nhất, trước nhất về
giá trị Tinh Thần lẫn cơ sở Vật Chất của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.

Liên Đoàn Sinh Viên Sĩ Quan
Sau Lễ Gắn Alpha, 200 SVSQ (1 TKS phải trở lại dân sự vì lý do sức khỏe) cùng

các SVSQ Khóa 16, 17 được sắp xếp vào hai tiểu đoàn thuộc Liên Đoàn SVSQ gồm tám
đại đội. Tiểu Đoàn 1 gồm các Đại Đội 1, 2, 3 và 4; Tiểu Đoàn 2 gồm các Đại Đội 5, 6, 7
và 8. Các Đại Đội SVSQ được chỉ huy bởi những sĩ quan cán bộ sau đây:

• Đại Đội 1: Trung Úy Đào Đức Yên,
• Đại Đội 2: Trung Úy Nguyễn Đình Tạo,
• Đại Đội 3: Trung Úy Bùi Vĩnh Phúc,
• Đại Đội 4: Trung Úy Đỗ Quý Sơn,
• Đại Đội 5: Trung Úy Huỳnh Bửu Sơn,
• Đại Đội 6: Trung Úy Mai Văn Tấn,
• Đại Đội 7: Trung Úy Phạm Quang Mỹ,
• Đại Đội 8: Trung Úy Trần Mộng Di.

Năm Thứ Nhất (1961-1962)
Tám Đại Đội SVSQ K18 cùng hai khóa niên trưởng 16, 17 theo học một chương

trình huấn luyện văn hóa và quân sự được tổ chức chặt chẽ với kỹ thuật cao.
Chương trình văn hóa năm thứ nhất gồm các đề mục chính:
• Khoa Học Thực Nghiệm,
• Khoa Học Nhân Văn
Huấn Luyện Quân Sự gồm các lớp: Chiến Thuật (cấp tiểu đội, trung đội), Pháo

Binh, Công Binh, Truyền Tin.
Lãnh Đạo Chỉ Huy: do Chỉ Huy Trưởng kiêm Văn Hóa Vụ Trưởng, Trung Tá Trần

Ngọc Huyến, đích thân hướng dẫn.


  BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 18
 -­‐
 Bùi
 Ngươn
 Ngãi
 
 
 
 
 
 365
 

Năm Thứ Hai (1962-1963)
Về mặt tổ chức, Liên Đoàn SVSQ gồm hai tiểu đoàn và 8 đại đội của năm thứ

nhất vẫn được duy trì, tuy nhiên thay đổi danh hiệu như sau:
• Đại Đội 1 đổi thành Đại Đội A,
• Đại Đội 2 đổi thành Đại Đội B,
• Đại Đội 3 đổi thành Đại Đội C,
• Đại Đội 4 đổi thành Đại Đội D,
• Đại Đội 5 đổi thành Đại Đội E,
• Đại Đội 6 đổi thành Đại Đội F,
• Đại Đội 7 đổi thành Đại Đội G,
• Đại Đội 8 đổi thành Đại Đội H.
Ngoài thành phần sĩ quan cấp trung úy chỉ huy, các đại đội được tăng cường chức

vụ Đại Đội Phó do các Tân Sĩ Quan Khóa 16 nắm giữ. Chương trình huấn luyện văn hóa
mở rộng theo giáo trình Đại Học Khoa Học Sài Gòn, và chương trình Lãnh Đạo Chỉ Huy
được tăng cường thêm giờ giảng dạy của Chỉ Huy Trưởng Trần Ngọc Huyến. Năm thứ
hai, huấn luyện quân sự khoa tác chiến tập trung về cấp đại đội và có những lớp đại
cương về tham mưu binh đoàn để chuẩn bị khả năng chỉ huy, tham mưu cho các tân sĩ

quan.
Sau khi Khóa 17 ra trường (30/3/1963), Hệ Thống Tự Chỉ Huy LĐ/SVSQ

được thay thế bởi SVSQ Khóa 18 như sau:
• Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn SVSQ Nguyễn Anh Vũ,
• Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 SVSQ Nguyễn Chi Lang,
• Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 SVSQ Lã Quý Trang.
Rút kinh nghiệm từ các Khóa 16, 17, những tháng cuối năm 1963, Bộ Chỉ Huy

nhà trường tập trung tăng cường huấn luyện cho Khóa 18 có được thể lực tốt để chuẩn bị
cho Khóa Rừng Núi Sình Lầy (RNSL) kéo dài 3 tuần tại Trung Tâm Huấn Luyện Biệt
Động Quân Dục Mỹ. Lần chuẩn bị cho Khóa 18 có kết quả tốt, tất cả khóa sinh Khóa 18
đều được chứng chỉ tốt nghiệp, chỉ riêng SVSQ Bùi Văn Ngọc bị tai nạn khi thực tập tác
xạ.

Mãn Khóa – Chọn Đơn Vị
Lễ Mãn Khóa được tổ chức đúng hai năm sau ngày nhập trường.
Vì nhu cầu các đơn vị chuyên môn và tiếp vận cần cán bộ nòng cốt sĩ quan hiện

dịch để phát triển tiềm năng trong QLVNCH, Khóa 18 đặc biệt được phân phối về các
binh chủng, binh sở chuyên môn như Truyền Tin, Thông Vận Binh, Pháo Binh, Công
Binh, Quân Nhu, Quân Cụ, Quân Cảnh, Quân Báo… Các đơn vị tác chiến thì có Nhảy
Dù, Biệt Động Quân, các đơn vị Bộ Binh, đơn vị Biệt Lập. Khóa 18 không được phân
phối về Hải quân, Không Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Lực Lượng Đặc Biệt như các

Khóa 16 và 17.
Tuy nhiên sau nầy cũng có những sĩ quan của Khóa 18 được chuyển sang

ngành không phi hành của Không Quân để phụ trách về an ninh và huấn luyện. Và như

366
 
 
 
 
 
 Khóa
 18
 -­‐
 Bùi
 Ngươn
 Ngãi
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

là một biểu hiện tốt lành từ danh số của khóa “Số 18”, những bạn đồng khóa thuộc các
đơn vị không tác chiến phần lớn đều nắm giữ những chức vụ quan trọng trong binh đoàn,
binh sở chuyên môn của mình. Nhưng không hoàn toàn là những bình an tốt đẹp, đấy là
trường hợp của 15 Tân Sĩ Quan Khóa 18 được chỉ định ở lại Trường sau ngày mãn khóa,
sau một thời gian ngắn, tất cả đã đồng lòng xin ra đơn vị Bộ Binh (BB) tác chiến, hầu
hết thuyên chuyển về các Sư Đoàn 1 BB và 2 BB ở miền Trung khi chiến cuộc gia tăng.

Khắc nghiệt thay, tính đến 1972, hầu như tất cả sĩ quan chỉ huy cấp tiểu đoàn,
những sĩ quan xuất thân Khóa 18 thuộc Sư Đoàn 1 BB đều hy sinh tại những thời điểm
và chiến trường khác nhau. Họa may chỉ còn một người đang nơi lao tù miền Bắc –Trung
Tá Trần Ngọc Huế, Tiểu Đoàn Trưởng bị bắt từ Mặt Trận Hạ Lào, 1971.

Năm mươi (50) năm kể từ ngày mãn khóa, nhìn lại bảng phân phối đơn vị từ ngày
23 tháng 11, năm 1963 xa xôi kia, hẳn tất cả sĩ quan Khóa 18 đều nhận ra một điều: câu
xướng, “...Chúng tôi không tìm an lạc dễ dàng…” trong buổi Lễ Truy Điệu nơi Vũ Đình
Trường Lê Lợi mang một nội dung có thật. Nội dung ấy được mỗi sĩ quan Khóa 18 cũng
như các khóa trước và sau đã hiện thực với chính bản thân và sinh mệnh mình.


 
NHỮNG ĐẶC TRƯNG VỀ KHÓA 18

v Chương Trình Học: Khóa 18 nhập học vào thời điểm biến động nên thời gian
thụ huấn từ chương trình 4 năm rút ngắn lại còn 2 năm cho đến Khóa 22A.

v Trường Mới: Khóa 18 là khóa đầu tiên nhập học tại khu trường mới xây dựng
trên Đồi 1515.

v Mười Tuần Sơ Khởi: TKS Khóa 18 phải trải qua 10 tuần sơ khởi.
v Di Hành Núi Voi: Khóa 18 di hành và khám phá đỉnh Núi Voi. Từ dịp nầy,

Khóa 18 đã lưu lại về sau những tấm hình tiêu biểu hoạt động của Trường.
v Đội Hình Cánh Quạt: Khóa 18 cùng với các Khóa 16, 17 xuất hiện trong bức

ảnh “Đội Hình Cánh Quạt” trên sân cỏ Trung Đoàn và nhiều hình ảnh khác đặc
trưng LĐ/SVSQ/TVBQGVN. Đội hình này do Trung Úy Huỳnh Bửu Sơn –
Đại Đội Trưởng ĐĐ E, thiết kế và đạo diễn.
v Đặc San Đa Hiệu: Đặc San Đa Hiệu số đầu tiên với thành viên Khóa 18 góp
mặt trong Ban Biên Tập: Lê Huấn, Phan Nhật Nam, Phạm Ngọc Khuê (vẽ bìa)
và Nguyễn Văn Thiệt (hý họa.)
v Cấp Hiệu HTTCH: Khóa 18 bắt đầu mang cấp hiệu Cán Bộ Liên Đoàn/SVSQ.
v Dây Biểu Chương: Ngày Lễ Tốt Nghiệp Khóa 18, TVBQGVN được tuyên
dương công trạng trạng trước Quân Đội, Quân Kỳ TVBQGVN được mang
Dây Biểu Chương Màu Anh Dũng Bội Tinh.
v Đại Lễ Mới: Từ Khóa 18, quân phục đại lễ toàn màu trắng được thay thế
bằng bộ đại lễ mới (áo trắng quần đen), được áp dụng cho đến Khóa 21.
v Đệ Nhị Cộng Hòa: Khóa 18 có mặt trong cuộc binh biến ngày 1 tháng 11 năm
1963, khai diễn nền Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa.
v Chọn Đơn Vị: Sĩ quan tốt nghiệp Khóa 18 được phân phối về các binh chủng,
binh sở chuyên môn tiếp vận.


  BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 18
 -­‐
 Bùi
 Ngươn
 Ngãi
 
 
 
 
 
 367
 

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CỰU SINH VIÊN SĨ QUAN KHÓA 18

v Gương quả cảm của Lê Huấn – Cố Đại Tá Tiểu Đoàn Trưởng thuộc SĐ1 BB
tử trận trong Trận Chiến Hạ Lào 1971. Tên của Đại Tá Lê Huấn đã được đặt
cho một đường tại Thị Xã Quảng Trị và một đường trong khuôn viên Bộ Tổng
Tham Mưu Quân Lực VNCH.

v Sĩ quan trẻ tuổi nhất Khoá 18 có cấp bậc cao nhất: Lê Cầu, sinh năm 1944,
Đại Tá Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 47 thuộc SĐ22 BB từ 1974.

v Thăng cấp nhanh nhất Khóa 18, Nguyễn Văn Úc, thăng cấp Đại Úy tại mặt
trận sau sáu (6) tháng ra đơn vị. Tử trận năm 1968, khi là Tiểu Đoàn Trưởng
TĐ34 BĐQ.

v Tinh A Nhi đã được nhắc đến trong trận chiến Khe Sanh là một cấp chỉ huy
gan dạ biết lo cho lính, cho dân trong khi địch tấn công Khe Sanh, đã được
tác giả Bruce Clarke ngưỡng mộ và khâm phục trong quyển "Expandable
Warriors – The Battle of Khe Sanh and the Vietnam War."

v Đơn vị với Khóa 18 hy sinh nhiều nhất: Hầu hết sĩ quan Khóa 18 thuộc Sư
Đoàn 1 BB đều hy sinh trên chiến trường, chỉ trừ một người sống sót do bị
Cộng Sản bắt tại mặt trận Hạ Lào từ 1971.

v Trần Ngọc Huế, Tiểu Đoàn Trưởng thuộc SĐ1 BB bị Cộng Sản bắt cầm tù
(1971) khi đánh chiếm cứ điểm Tchépone, Mặt Trận Hạ Lào. Trần Ngọc Huế
được vinh danh trong tác phẩm “Vietnam's Forgotten Army – Heroism and
Betrayal in the ARVN” của Andrew Wiest. Sách được lưu giữ trong Viện Bảo
Tàng Lịch Sử Quân Sự Mỹ để minh chứng Chính Nghĩa về sự tham dự của
Quân Lực Mỹ và sự chiến đấu của Quân Lực VNCH trong Chiến Tranh Việt
Nam (1960-1975).

v Vũ Văn Phao, mất tích năm 1967 tại Chiến Trường Quảng Trị, di cốt được
tìm thấy năm 2005 đưa về an táng tại Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington ở
Washington, D.C., Hoa Kỳ.

v Phan Nhật Nam là niềm hãnh diện của tập thể Khóa 18, anh đã khai sanh tác
phẩm "Mùa Hè Đỏ Lửa" để ghi lại những nét bi hùng và sự hy sinh của chiến
sĩ Quân Lực VNCH, đặc biệt các bạn Khóa 18 như Nguyễn Lô, Lê Văn Mễ,
Lã Quý Trang… "Mùa Hè Đỏ Lửa" đồng nghĩa với cuộc chiến Việt Nam
đến hồi tàn khốc nhất.

˜ ™

368
 
 
 
 
 
 Khóa
 18
 -­‐
 Bùi
 Ngươn
 Ngãi
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

KẾT TỪ

Sau năm mươi hai (52) năm từ ngày nhập Trường và hơn năm mươi (50) năm
trong cuộc chiến, Khóa 18 có 82 Cựu SVSQ đã ra đi vĩnh viễn. Số còn lại hiện nay sống
khắp nơi trên thế giới gồm:
 

• Mỹ: 93
• Canada: 1
• Úc: 5
• Tân Tây Lan: 1

• Pháp: 2
• Anh: 1
• Còn lại trong nước: 9.
Hơn nửa thế kỷ đối với một quốc gia hay một quân đội thì chỉ là một thời
đoạn ngắn ngủi, nhưng đối với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là một giai đoạn lịch
sử không thể nào quên được. Không ai, từ bạn lẫn thù có thể phủ nhận được sự chiến
đấu oanh liệt, bền bỉ của quân dân Miền Nam, trong đó có các sĩ quan xuất thân từ Khóa
18. Họ đã cùng với các niên trưởng và đàn em đóng góp tuổi trẻ và máu xương cho quê
hương từ khi cuộc chiến bùng nổ lần thứ hai vào thập niên 60 của thế kỷ trước cho đến
ngày tàn cuộc 30 tháng 4, 1975. Chúng ta không thể không nhắc đến:
• Thủ Khoa Khóa 18 Nguyễn Anh Vũ, Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù, đã anh dũng

hy sinh tại chiến trường Miền Đông Nam Phần vào tháng 8, 1964, chỉ sau tám
(8) tháng từ ngày ra trường;
• Trung Tá Nguyễn Lô, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù đã anh dũng
huyết chiến đến ngày cuối cùng trên Cầu Xa Lộ Sài Gòn;
• Các bạn Phan Nhật Nam, Trần Ngọc Huế, Nguyễn Lô và nhiều Cựu SVSQ
Khóa 18 khác, với tinh thần bất khuất nơi ngục tù CS, đã khiến kẻ thù kiêng nể
khâm phục.
Sự hy sinh nào của anh em cũng vô giá, đó là sự mất mát lớn lao cho gia đình, cho
quốc gia và cho tập thể Cựu SVSQ Khóa 18. Mạng sống các bạn hay sự mất mát một
phần thân thể không thể đo lường bằng đơn vị, vì các bạn đã đặt lý tưởng Quốc Gia Dân
Tộc lên trên cá nhân, năm mươi năm hơn từ ngày ra trường, nơi xứ người, ngoài
biên giới Việt Nam, người Cựu SVSQ Khóa 18 hầu như vẫn giữ vững tinh thần chiến
đấu dẫu tuổi già sức yếu. Họ tiếp tục với hình thức khác, không vũ khí, không quân ngũ.
Họ tiếp tục với Tình Đồng Đội – Nghĩa Đồng Bào, với sự Thương Yêu và Lòng Tận
Tụy là vũ khí để hoàn tất những công việc nhỏ bé bình thường trong tương quan Bằng
Hữu – Chiến Hữu – Gia Đình. Họ chuyển lực đề kháng, sức cố gắng lại cho những thế
hệ “Võ Bị Thứ Hai;” bởi họ cũng được tiếp sức bởi một “thành phần Võ Bị Sóng Đôi”
đã kiên nhẫn theo cùng qua hơn 40, 50 năm dài không suy chuyển – những Người Bạn
Đời đồng hành với những người trẻ tuổi năm xưa ra đi từ Đồi 1515. Tất cả kết nên Gia
Đình Lớn Khóa 18, hiện thực đầy đủ cuộc hành trình dài không đứt đoạn qua chiến
tranh, tù tội, nguy nan kể cả sự chết của gần nửa thế kỷ qua. Đáng hãnh diện và cảm động
biết bao.


  BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 18
 -­‐
 Bùi
 Ngươn
 Ngãi
 
 
 
 
 
 369
 

Phụ Bản
Hình Ảnh Tiêu Biểu của K18

Toán cuối cùng đến trường bằng tàu hỏa

Những ngày đầu nhập học tại trường mới - Khu Lê Lợi trên Đồi 1515
370
 
 
 
 
 
 Khóa
 18
 -­‐
 Bùi
 Ngươn
 Ngãi
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

TẤM HÌNH TIÊU BIỂU LIÊN ĐOÀN SVSQ KHÓA 16-17-18

Toán Tuần Tiễu Khóa 18 (Cẩm – Thiệt – Bửu)

  BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 18
 -­‐
 Bùi
 Ngươn
 Ngãi
 
 
 
 
 
 371
 

Khóa 18 Di Hành Núi Voi

Toán Quốc Quân Kỳ TVBQGVN Thủ Khoa Nguyễn Anh Vũ với chí Tang Bồng Hồ Thỉ


 

 

˜ ™


 

372
 
 
 
 
 
 Khóa
 18
 -­‐
 Bùi
 Ngươn
 Ngãi
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

Hệ Thống Tự Chỉ Huy Khóa 18

HỆ THỐNG TỰ CHỈ HUY
LIÊN ĐOÀN SINH VIÊN SĨ QUAN KHÓA 18

--------------------------------------

Sinh Viên Sĩ Quan Cán Bộ Liên Đoàn Trưởng: NGUYỄN ANH VŨ
SVSQCB Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 1: NGUYỄN CHI LANG


  SVSQCB Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 2: LÃ QUÝ TRANG

SVSQCB Đại Đội Trưởng ĐĐ A
  SVSQCB Đại Đội Trưởng ĐĐ E
NGUYỄN NGỌC TRÂN
  TINH A NHI

 

  SVSQCB Đại Đội Trưởng ĐĐ F
SVSQCB Đại Đội Trưởng ĐĐ B PHẠM VĂN NGHYM

NGUYỄN NGỌC BỬU SVSQCB Đại Đội Trưởng ĐĐ G

  QUÁCH XUÂN HƯƠNG
SVSQCB Đại Đội Trưởng ĐĐ C
SVSQCB Đại Đội Trưởng ĐĐ H
HUỲNH VĂN KIÊN TRẦN QUỐC HƯNG

 
SVSQCB Đại Đội Trưởng ĐĐ D

PHẠM TRỌNG SÁCH


  BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 18
 -­‐
 Bùi
 Ngươn
 Ngãi
 
 
 
 
 
 373
 

ĐẠI ĐỘI A – K18
HÀNG SAU: Ng Thành Nghĩa - Vũ Văn Định - Phạm Văn Trung - Lương Công Cẩn - Lê Văn
Sáu - Ng Ngọc Trân - Tôn Thất Đường - Đoàn Lưu Em - Thái Ngọc Cầu - Ng Thành Thăng
HÀNG TRƯỚC: Hoàng Thế Bình - Lê Cầu - Ng Lương Bằng - Ng Văn Lành - Lê Ngọc Hưng
Trần Ng Khóa - Đỗ Văn Hạnh - Lê Bá Quý - Ng Văn Nữa

ĐẠI ĐỘI B – K18
HÀNG SAU: Ng Đức Hanh - Ng Viết Lựu - Hồ Trực - Ng Văn Trường - Lê Ngọc Bửu - Ng
Công Khanh - Văn Đình Phụng - Đỗ Hồng Vũ - Trần Văn Ngọc - Phan Chánh Châu
HÀNG TRƯỚC: Ng Chính Luận - Võ Hoàng Kỳ - Ng Tha - Th/U Đức - Ng Đức Tuấn - Ng
Cung Vinh - Diệp Ngọc Châu - Ng Như Sơn - Ng Đình Trà – Ng Xuân Toàn
374
 
 
 
 
 
 Khóa
 18
 -­‐
 Bùi
 Ngươn
 Ngãi
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

ĐẠI ĐỘI C – K18
HÀNG SAU: Ng Thái Lợi- Ngô Tấn Phát - Huỳnh Văn Kiên - Võ Văn Đạt - Lê Trọng Đức - Lê
Quí Thịnh - Trịnh Văn Ba - Phạm Thế Duyệt - Ng Hồng Châu - Bùi Văn Miều
HÀNG TRƯỚC: Ng Anh - Hoàng Văn Thanh - Võ Hồng Vân - Đỗ Văn Mai - Ng Văn
Khương - Lê Văn Thạch - Phạm Văn Se - Ngô Hữu Thạt - Ngô Văn Toàn

ĐẠI ĐỘI D – K18
Hàng sau: Lê Sỹ Hùng - Ng Chiêu Liệt - Trần Quang Tùng - Ng Tấn Thân - Phạm Văn Ngọc -
Vĩnh Điền - Võ Văn Thành - Ng Thanh Liên - Văn Đình Tùng - Trần Gia Trai - Hoàng Vũ
Thái - Phạm Trọng Sách - Ng Chi Lang
Hàng trước: Ng Long Điệp - Bùi Văn Ngọc - Ng Ngọc Ánh - Trần Tâm - Ng Văn Nhân -
Ng Văn Phiên -Hồ Văn Quát - Đào Văn Chính - Bùi Văn Thông - Trần Hữu Hiền -
Ng Xuân Nhật - Trương Văn Do - Đào Thương


  BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 18
 -­‐
 Bùi
 Ngươn
 Ngãi
 
 
 
 
 
 375
 

ĐẠI ĐỘI E – K18
HÀNG SAU: Hoàng Công Minh - Tinh A Nhi - Trần Ngọc Huế - Hoàng Huyến - Ng
Thành Chiêm - Phạm Văn Hòa – Ng Chính Trực - Phạm Văn Đức - Lê Văn Mễ - Châu Văn
Túc – Ng Đức Trung - Phan Nhật Nam - Trương Văn Cao
HÀNG TRƯỚC: Trần Công Triệt - Mai Văn Thành - Trần Đình Biên - Hoàng Xuân Thôi -
Trần Văn Cẩn - Lê Văn Phẩm - Ng Anh Vũ - Ng Kim Định - Lê Văn Yến - Ng Đình Sương -
Bạch Văn Trọng - Ngô Tùng Châu - Huỳnh Thông

ĐẠI ĐỘI F – K18
TRÁI SANG PHẢI - TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI: Trần V Bường - Ng V Ấn - Bảo Thọ -
Chung Bá Thọ - Lê V Hoạt – Ng V Thiệt - Phạm Dự Đáo - Phạm V Cẫm - Phạm V Thuận - Ng
Đức Tâm - Ng Trí Đạt - Ng Đức Hùng - Ng V Phụng - Trịnh Đình Dỹ - Ng Ngọc Toàn - Ng V
Tái – Ng V Quyền - Phạm Ngọc Khuê - Phan Thọ Hạnh - Tống Hồ Huấn - Đinh Quang Vinh -
Lâm Kim Trung - Huỳnh Văn Giai - Lê Ngọc Bửu - Phạm Văn Nghym - Phan Ngọc Ái - Trần
Quốc Hiếu
376
 
 
 
 
 
 Khóa
 18
 -­‐
 Bùi
 Ngươn
 Ngãi
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

ĐẠI ĐỘI G – K18
Hàng sau: Trần Tử Duy - Trần đình Nga - Phan Văn Bàng - Hoàng Công Thêm- Hồ Minh
Chánh- Nguyễn Văn Lễ - Võ Văn Bảy - Phan Đình Thu - Lưu Văn Chương - Nguyễn Chánh Dật
Hàng trước: Lê Huấn - Trương Thanh Hưng - Nguyễn Khắc Ái - Phùng Ngọc Phúc - Hà Kỳ
Danh -Quách Xuân Hương -Nguyễn Văn Vấn - Trần Toán - (Không có Bùi Hữu Thừa trong
hình)

ĐẠI ĐỘI H – K18
Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới: Châu Văn Trí - Ng V Hinh - Trần V Thiêm
Trịnh Bá Tứ - Ng Đức Cường - Phạm Tần - Lê V Vinh - Ng Quang Hành - Liêu Thừa Chí - Lê
Văn Cẫn - Ng V Úc - Ngô Đức Tỵ - Ng Bê - Lại Đình Đán - Ng Khoa Lộc - Ng V Oanh – Ng
Thiên Công - Ng Đức Vượng - Ng V Xuân – Ng Lộc Hưng - Vũ Văn Phao - Phạm Hữu Sơn -
Lã Quí Trang Trần Quốc Hưng - Cao Quốc Quới – Ng Hạnh Phúc

  BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 18
 -­‐
 Bùi
 Ngươn
 Ngãi
 
 
 
 
 
 377
 

Mẫu: Nghị Định Thăng Cấp Trung Úy Cho K18

378
 
 
 
 
 
 Khóa
 18
 -­‐
 Bùi
 Ngươn
 Ngãi
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

HÀNH TRÌNH BINH NGHIỆP CỦA 191 SĨ QUAN TỐT NGHIỆP

KHÓA 18 TVBQGVN
(Tính đến tháng 12/2013)

*

TT CỰU SVSQ **
Đơn Vị 1963/ĐV Chuyển Tiếp HIỆN NAY

------ -------------------------------- ---------------------------------------- -----------------

001 N- GUYỄN KHẮC ÁI -Biệt Động Quân/KQ Pháp

002 PHAN NGỌC ÁI Biệt Động Quân Từ Trần 2011

003 NGUYỄN ANH Trung Đoàn 47BL/LLĐB Hoa Kỳ

004 NGUYỄN NGỌC ÁNH Pháo Binh Hoa Kỳ

005 NGUYỄN VĂN ẤN Biệt Động Quân/HC Hoa Kỳ

006 TRỊNH VĂN BA Trung Đoàn 48BL Từ Trần

007 PHAN VĂN BÀNG Trung đoàn 47BL/SĐ1/TPB/DC Hoa Kỳ

008 VÕ VĂN BẢY Biệt Động Quân Tử Trận

009 NGUYỄN LƯƠNG BẰNG Truyền Tin Hoa Kỳ

010 NGUYỄN VĂN BÉ Truyền Tin Từ Trần

011 NGUYỄN BÊ Sư Đoàn 23BB Hoa Kỳ

012 TRẦN VĂN BƯỜNG Pháo Binh Hoa Kỳ

013 NGUYỄN NGỌC BỬU Quân Nhu Hoa Kỳ

014 LÊ NGỌC BỬU Pháo Binh Hoa Kỳ

015 TRẦN ĐÌNH BIÊN Trường VBQGVN/SĐ1BB Tử Trận

016 HOÀNG THẾ BÌNH Sư Đoàn 5BB Từ Trần

017 TRƯƠNG VĂN CAO Quân Cảnh Từ Trần 2015

018 PHẠM VĂN CẪM Trung Đoàn 48BL/SĐ23BB Hoa Kỳ

019 LƯƠNG CÔNG CẪN Trung Đoàn 48BL/TQT Hoa Kỳ

020 LÊ VĂN CẨN Quân Cụ Việt Nam

021 TRẦN VĂN CẨN Trung Đoàn 48BL/TrBB Thủ Đức Hoa Kỳ

022 LÊ CẦU Trung đoàn 47BL/SĐ22BB Hoa Kỳ

023 THÁI NGỌC CẦU Công Binh Từ Trần 1968

024 HỒ MINH CHÁNH Sư Đoàn 21 BB Từ Trần 2001

025 DIỆP NGỌC CHÂU Trung Đoàn 46BL/KQ Hoa Kỳ

026 NGÔ TÙNG CHÂU Sư Đoàn 5 BB /ND Hoa Kỳ

027 PHAN CHÁNH CHÂU Công Binh Từ Trần 2012

028 NGUYỄN HỒNG CHÂU Pháo Binh Hoa Kỳ

029 LIÊU THỪA CHÍ Quân Báo/ĐV101 Từ Trần 2006

030 NGUYỄN THÀNH CHIÊM Công Binh Từ Trần 1984

031 ĐÀO VĂN CHÍNH Truyền Tin MấtTích tù CS

032 LƯU VĂN CHƯƠNG AnNinh QuânĐội Hoa Kỳ

033 NGUYỄN ĐỨC CƯỜNG Quân Cụ Việt Nam

034 NGUYỄN THIÊN CÔNG Quân Nhu Úc

035 HÀ KỲ DANH Biệt Động Quân Hoa Kỳ

036 TRẦN CÔNG DANH Truyền Tin/ND/QĐQL Úc

037 NGUYỄN CHÁNH DẬT Biệt Động Quân Hoa Kỳ

038 TRƯƠNG VĂN DO Pháo Binh Hoa Kỳ

039 TRẦN TỨ DUY Truyền Tin Hoa Kỳ


  BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 18
 -­‐
 Bùi
 Ngươn
 Ngãi
 
 
 
 
 
 379
 

  PHẠM THẾ DUYỆT Sư Đoàn 5 BB Hoa Kỳ

040 TRỊNH ĐÌNH DỸ Sư Đoàn 21 BB/THSQ Đồng Đế Hoa Kỳ
041
042 LẠI ĐÌNH ĐÁN Công Binh Hoa Kỳ
043
044 PHẠM DỰ ĐÁO Thông Vận Binh Hoa Kỳ
045
046 NGUYỄN TRÍ ĐẠT Trung Đoàn 48BL Hoa Kỳ
047
048 VÕ VĂN ĐẠT Trung Đoàn 47BL Hoa Kỳ
049
050 VĨNH ĐIỀN Biệt Động Quân Việt Nam
051
052 NGUYỄN LONG ĐIỆP Sư Đoàn 23 BB/CSQG Hoa Kỳ
053
054 NGUYỄN KIM ĐỊNH Thiết Giáp Tử Trận
055
056 VŨ VĂN ĐỊNH Trung Đoàn 47BL/TPB Hoa Kỳ
057
058 LÊ TRỌNG ĐỨC Quân Báo Hoa Kỳ
059
060 PHẠM VĂN ĐỨC TĐ47BL/Quân Báo Pháp
061
062 TÔN THẤT ĐƯỜNG Biệt Động Quân Hoa Kỳ
063
064 ĐOÀN LƯU EM Công Binh Úc
065
066 HUỲNH VĂN GIAI Biệt Động Quân/TQT Hoa Kỳ
067
068 NGUYỄN ĐỨC HANH Sư Đoàn 22BB/TPB Úc
069
070 NGUYỄN QUANG HÀNH Biệt Động Quân Tử Trận
071
072 ĐỖ VĂN HẠNH Truyền Tin Hoa Kỳ
073
074 PHAN THỌ HẠNH Biệt Động Quân/TrBB Thủ Đức Hoa Kỳ
075
076 TRẦN HỮU HIỀN Trung Đoàn 47BL/TVBQGVN Hoa Kỳ
077
078 TRẦN QUỐC HIẾU Nhảy Dù Tử Trận
079
080 NGUYỄN VĂN HINH An Ninh Quân Đội Từ Trần
081
082 PHẠM VĂN HÒA Thông Vận Binh Hoa Kỳ
083
084 LÊ VĂN HOẠT Pháo Binh Từ Trần
085
TỐNG HỒ HUẤN Trung Đoàn 46BL/NKT New Zealand

LÊ HUẤN TrườngVBQGVN/SĐ1BB Tử Trận 1971

TRẦN NGỌC HUẾ Sư Đoàn 1 BB Hoa Kỳ

NGUYỄN ĐỨC HÙNG Biệt Động Quân Tử Trận

LÊ SỸ HÙNG Sư Đoàn 5 BB Từ Trần

HOÀNG HUYẾN Trung Đoàn 46BL Tử Trận

NGUYỄN LỘC HƯNG Quân Cảnh Hoa Kỳ

LÊ NGỌC HƯNG SĐ25BB/HCTC Hoa Kỳ

TRẦN QUỐC HƯNG Quân Báo Từ Trần

TRƯƠNG THANH HƯNG Sư Đoàn 1 BB Tử Trận

QUÁCH XUÂN HƯƠNG Công Binh Từ Trần 2013

NGUYỄN CÔNG KHANH Công Binh Hoa Kỳ

TRẦN NGUYÊN KHÓA Sư Đoàn 23 BB Hoa Kỳ

NGUYỄN NGỌC KHOAN Biệt Động Quân Hoa Kỳ

PHẠM NGỌC KHUÊ TrườngVBQGVN Từ Trần

NGUYỄN VĂN KHƯƠNG Pháo Binh Hoa Kỳ

HUỲNH VĂN KIÊN TrườngVBQGVN/SĐ1BB Tử Trận

VÕ HOÀNG KỲ Quân Báo/Sư Đoàn 22 BB Tử Trận

NGUYỄN CHI LANG TrườngVBQGVN/SĐ1BB/HC/TPB Từ Trần

NGUYỄN VĂN LÀNH Thông Vận Binh Hoa Kỳ

NGUYỄN VĂN LỄ Pháo Binh/SĐ7BB Tử Trận

NGUYỄN THANH LIÊN Truyền Tin Hoa Kỳ

380
 
 
 
 
 
 Khóa
 18
 -­‐
 Bùi
 Ngươn
 Ngãi
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

  NGUYỄN CHIÊU LIỆT Truyền Tin Việt Nam
Hoa Kỳ
086 NGUYỄN LÔ Nhảy Dù Hoa Kỳ
087 NGUYỄN KHOA LỘC Trung Đoàn 48BL/LLĐB/BĐQ Hoa Kỳ
088 Tử Trận
089 NGUYỄN THÁI LỢI Biệt Động Quân Việt Nam
090 NGUYỄN ĐÌNH LUẬN Biệt Động Quân Việt Nam
091 Hoa Kỳ
092 NGUYỄN VIẾT LỰU Trung Đoàn 47BL Hoa Kỳ
093 ĐỖ VĂN MAI Truyền Tin/TPB Hoa Kỳ
094 Hoa Kỳ
095 LÊ VĂN MỄ Sư Đoàn 7 BB /ND Hoa Kỳ
096 BÙI VĂN MIỀU Trung Đoàn 46BL/TTHL Từ Trần
097 Hoa Kỳ
098 HOÀNG CÔNG MINH Pháo Binh Hoa Kỳ
099 Hoa Kỳ
100 PHAN NHẬT NAM Nhảy Dù/Ban LHQS Từ Trần
101 Hoa Kỳ
102 TRẦN ĐÌNH NGA Biệt Động Quân Từ Trần
103 Chết tù CS
104 BÙI VĂN NGỌC Quân Cụ
105 ????
106 PHẠM VĂN NGỌC Truyền Tin Từ Trần 2015
107 Tử Trận
108 TRẦN VĂN NGỌC Biệt Động Quân Tử Trận
109 Hoa Kỳ
110 NGUYỄN VĂN NHÂN Công Binh Tử Trận
111 Hoa Kỳ
112 NGUYỄN XUÂN NHẬT Truyền Tin/TVBQGVN Hoa Kỳ
113 Tử Trận
114 TINH A NHI TrườngVBQGVN/SĐ1BB/HC Tử Trận
115 Hoa Kỳ
116 NGUYỄN THÀNH NGHĨA Pháo Binh/HC Tử Trận
117 Tử Trận
118 PHẠM VĂN NGHYM SĐ5BB/Trg Đoàn 46 Hoa Kỳ
119 Tử Trận
120 NGUYỄN VĂN NỮA Biệt Động Quân Tử Trận
121 Hoa Kỳ
122 NGUYỄN VĂN OANH Truyền Tin Tử Trận
123 Hoa Kỳ
124 VŨ VĂN PHAO TrườngVBQGVN/SĐ1BB Hoa Kỳ
125
126 NGÔ TẤN PHÁT Biệt Động Quân Canada
127 Tử Trận 1973
128 LÊ VĂN PHẨM Truyền Tin Tử Trận
129 Hoa Kỳ
130 TRẦN VĂN PHIÊN Trung Đoàn 46BL Hoa Kỳ
131 Từ Trần 1993
NGUYỄN HẠNH PHÚC Biệt Động Quân

NGÔ NHƯ PHÚC Trung Đoàn 47BL/HC

PHÙNG NGỌC PHÚC Trung Đoàn 46BL

NGUYỄN VĂN PHỤNG Trung Đoàn 47BB/HC

VĂN ĐÌNH PHỤNG Trung Đoàn 47BL

LÊ THANH QUANG Biệt Động Quân

HỒ VĂN QUÁT Pháo Binh

CAO QUỐC QUỚI Pháo Binh/HC

LÊ BÁ QUÝ Thông Vận Binh

NGUYỄN VĂN QUYỀN Trung Đoàn 46BL

PHẠM TRỌNG SÁCH TrườngVBQGVN/ANQĐ

LÊ VĂN SÁU Quân Cụ

PHẠM VĂN SE Sư Đoàn 9 BB /KQ

PHẠM HỮU SƠN Truyền Tin

NGUYỄN NHƯ SƠN TrườngVBQGVN/HC

NGUYỄN ĐÌNH SƯƠNG Sư Đoàn 23 BB

NGUYỄN VĂN TÁI Biệt Động Quân

NGUYỄN ĐỨC TÂM Sư Đoàn 21 BB/ND

TRẦN TÂM Sư Đoàn 9 BB

NGUYỄN TẤN Công Binh


  BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 18
 -­‐
 Bùi
 Ngươn
 Ngãi
 
 
 
 
 
 381
 

132 PHẠM TẦN Quân Cụ Hoa Kỳ

133 NGUYỄN THA Biệt Động Quân Tử Trận

134 LÊ VĂN THẠCH Công Binh Hoa Kỳ

135 HOÀNG VŨ THÁI Trung Đoàn 48BL/KQ Từ Trần 1981

136 HOÀNG VĂN THANH Pháo Binh Hoa Kỳ

137 MAI VĂN THÀNH Trung Đoàn 46BL Hoa Kỳ

138 VÕ VĂN THÀNH Thông Vận Binh Hoa Kỳ

139 NGÔ HỮU THẠT Công Binh Anh Quốc

140 NGUYỄN THÀNH THĂNG Truyền Tin Úc

141 NGUYỄN TẤN THÂN Biệt Động Quân Tử Trận

142 HOÀNG CÔNG THÊM SĐ2BB/SĐ3BB Hoa Kỳ

143 NGUYỄN VĂN THÍ Biệt Động Quân Việt Nam

144 TRẦN VĂN THIÊM Trung Đoàn 48BL Từ Trần

145 LÊ QUÝ THỊNH Pháo Binh Tử Trận 1972

146 TRẦN VĂN THIẾT Quân Báo Hoa Kỳ

147 NGUYỄN VĂN THIỆT Trung Đoàn 48BL/KQ Hoa Kỳ

148 BẢO THỌ Quân Cảnh Từ Trần

149 CHUNG BÁ THỌ Sư Đoàn 21 BB Tử Trận

150 HOÀNG XUÂN THÔI Biệt Động Quân/TQT Hoa Kỳ

151 HUỲNH THÔNG Quân Báo Tử Trận

152 BÙI VĂN THÔNG Sư Đoàn 23 BB Tử Trận

153 LÊ VĂN THÔNG TrườngVBQGVN/KQ Hoa Kỳ

154 PHAN ĐÌNH THU Biệt Động Quân/CSQG Từ Trần 1993

155 PHẠM VĂN THUẬN Biệt Động Quân Hoa Kỳ

156 BÙI HỮU THỪA Sư Đoàn 23 BB Tử Trận

157 ĐÀO THƯƠNG Truyền Tin Việt Nam

158 TRẦN TOÁN Nhảy Dù Từ Trần 2013

159 NGUYỄN NGỌC TOÀN TrườngVBQGVN/SĐ2BB/QK1 Hoa Kỳ

160 NGUYỄN XUÂN TOÀN Sư Đoàn 22 BB/Trường VBQGVN Hoa Kỳ

161 NGÔ VĂN TOÀN AnNinh QuânĐội Từ Trần

162 NGUYỄN ĐỨC TUẤN Sư Đoàn 9 BB /BTLQĐ4 Hoa Kỳ

163 CHÂU VĂN TÚC Trung Đoàn 46BL/TPB Từ Trần

164 VĂN ĐÌNH TÙNG Sư Đoàn 22/Sư Đoàn 2BB Tử Trận 1964

165 TRẦN QUANG TÙNG Thông Vận Binh Tử Trận 1964

166 TRỊNH BÁ TỨ TrườngVBQGVN/SĐ22BB/SNQD Hoa Kỳ

167 NGÔ ĐỨC TỴ Trung Đoàn 47BL/BĐQ Hoa Kỳ

168 NGUYỄN ĐÌNH TRÀ Nhảy Dù/ĐPQ Hoa Kỳ

169 TRẦN GIA TRAI Công Binh Hoa Kỳ

170 LÃ QUÝ TRANG Nhảy Dù Hoa Kỳ

171 NGUYỄN NGỌC TRÂN TVBQGVN/SĐ1BB/BKTĐ/HC Từ Trần

172 CHÂU VĂN TRÍ Trung Đoàn 46BL Tử Trận

173 TRẦN CÔNG TRIỆT Trung Đoàn48 BL/ĐPQ Từ Trần

174 BẠCH VĂN TRỌNG Công Binh Từ Trần 2013

175 LÂM KIM TRUNG Quân Nhu Hoa Kỳ

176 NGUYỄN ĐỨC TRUNG Sư Đoàn 25 BB Tử Trận

177 PHẠM VĂN TRUNG Trung Đoàn 47BL/KQ Hoa Kỳ

382
 
 
 
 
 
 Khóa
 18
 -­‐
 Bùi
 Ngươn
 Ngãi
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

  NGUYỄN CHÁNH TRỰC Quân Cụ Từ Trần
Biệt Động Quân
178 HỒ TRỰC Quân Cụ Tử Trận
179 NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Biệt Động Quân Tử Trận
180 Nhảy Dù
181 NGUYỄN VĂN ÚC Sư Đoàn 1 BB Tử Trận 1966
182 VÕ HỒNG VÂN Thiết Giáp Tử Trận
183 Trung Đoàn 46BL
184 NGUYỄN VĂN VẤN Trung Đoàn 48BL Tử Trận
185 NGUYỄN CUNG VINH Nhảy Dù Tử trân 1975
186
187 ĐINH QUANG VINH Pháo Binh Tử Trận
188 LÊ VĂN VINH Sư Đoàn 5 BB Hoa Kỳ
189
190 NGUYỄN ANH VŨ Công Binh Tử Trận
191 ĐỖ HỒNG VŨ Tử Trận
Công Binh
NGUYỄN ĐỨC VƯỢNG Tử Trận
NGUYỄN VĂN XUÂN Hoa Kỳ

LÊ VĂN YẾN Hoa Kỳ


 
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________


 

GHI CHÚ:
 
BĐQ: Biệt Động Quân ND: Nhảy Dù
CSQG:Cảnh Sát Quốc Gia NKT: Nha Kỹ Thuật/Lôi Hổ
DC: Dân Cử Nghị viên QĐQL:Quản Đốc Quân Lao
HC: Hành Chánh/Quận Trưởng
QK1: Quân Khu1
HCTC:Hành Chánh Tài Chánh TQT: Tổng Quản Trị
TPB: Thương Phế Binh
KQ: Không Quân SNQĐ: Trường Sinh Ngữ Quân Đội
LHQS: Ban Liên Hiệp Quân sự TTHL: Trung Tâm Huấn Luyện
LLĐB: Lực Lượng Đặc Biệt

˜ ™

Tháng 12, năm 2013
Ban Biên Soạn Tài Liệu Lịch Sử Khóa 18:
Phan Nhật Nam – Nguyễn Văn Lành –Trần Ngọc Huế - Lê Văn Mễ –
Nguyễn Văn Xuân – Huỳnh Văn Giai – Nguyễn Văn Thiệt – Phạm Văn Hòa

Tài liệu tham khảo:
• Kỷ yếu K18 TVBQGVN, Ban Đại Diện K18 NK 2006-2008;
• Tài liệu K18 của Nguyễn Văn Lành;
• Bản đúc kết của Phan Nhật Nam.

Ban Biên Soạn Lịch Sử K18 chân thành cảm tạ sự đóng góp tích cực của Cựu
SVSQ/K18 khắp nơi.


  BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 18
 -­‐
 Bùi
 Ngươn
 Ngãi
 
 
 
 
 
 383
 

KHÓA 19 - NGUYỄN TRÃI

TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM

SƠ LƯỢC

Nhập Trường: 23-11-1962
Số Ứng Viên Nhập Trường: 412

Mãn Khóa: 28-11-1964
Chủ Tọa Lễ Mãn Khóa: Đại Tướng Nguyễn Khánh,

Quốc Trưởng
Số Sĩ Quan Tốt Nghiệp: 391

Tên Khóa: Nguyễn Trãi
Thủ Khoa: Võ Thành Kháng

NHẬP TRƯỜNG
Chương trình huấn luyện của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (TVBQGVN)

trong giai đoạn trước khi tuyển mộ ứng viên Khóa 19 (K19) được qui định là 4 năm. Tuy
nhiên, vì tình hình chiến trường sôi động, khi K19 nhập trường, thời gian huấn luyện đã
được rút ngắn lại còn 2 năm. Bấy giờ trong Trường đã có 3 khóa đang thụ huấn là các
Khóa 16, 17 và 18.

Tân Khóa Sinh (TKS) K19 được Sinh Viên Sĩ Quan (SVSQ) K17 huấn luyện
trong 8 tuần lễ sơ khởi, từ 23/11/1962 đến 19/1/1963.

384
 
 
 
 
 
 Khóa
 19
 -­‐
 Nguyễn
 Trãi
 
 
 BẢN
 THẢO

Khóa 19 chinh phục đỉnh Lâm Viên ngày 14/1/1963. Chinh phục đỉnh Lâm Viên
là truyền thống của TVBQGVN, trước khi các TKS được thực thụ công nhận là SVSQ và
được gắn Alpha. Các khóa đàn anh K16, K17, K18 chỉ chinh phục một đỉnh của Lâm
Viên; nhưng K19, vì nhân số trội hơn 3 khóa trên, nên đã chinh phục cả hai đỉnh. K19
được chia làm 2 toán: một toán leo đỉnh Lâm Viên, và toán kia leo đỉnh "Trinh Nữ" (cùng
trong dẫy Lâm Viên). Trinh Nữ là một đỉnh núi cao, đẹp mà trước đây cả 3 Khóa 16, 17
và 18 chưa chinh phục.

Lễ gắn Alpha SVSQ cho K19 được tổ chức vào đêm 19/1/1963.

NHỮNG SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT TRONG THỜI GIAN THỤ HUẤN
Huấn Luyện Khóa 20

Cuối năm 1963, sau khi K18 tốt nghiệp, cũng là lúc K20 nhập Trường, và K19
đảm trách việc huấn luyện căn bản quân sự cho các Tân Khóa Sinh K20.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 K19
 -­‐
 Nguyễn
 Trãi
 
 
 
 
 
 385

Hoạt Động Thể Thao và Dân Vận
Đội túc cầu K19 đoạt giải vô địch toàn tỉnh Tuyên Đức mùa bóng 1963-1964 và

được Đại Tá Chỉ Huy Trưởng (CHT) Trần Văn Trung khen ngợi, vì đây là lẩn đầu tiên
TVBQGVN đoạt cúp vô địch.

Cơ Bản Thao Diễn
Trung Tá Chỉ Huy Trưởng (CHT) Trần Ngọc Huyến đã trao trách nhiệm cho Sĩ

Quan Cán Bộ (SQCB), Trung Úy Huỳnh Bửu Sơn nghiên cứu và thành lập cho
TVBQGVN một đội hình cơ bản thao diễn (CBTD) tương tự như Trường Võ Bị West
Point của Hoa Kỳ. Đội hình CBTD của K19 được thành hình từ đó.

Mỗi chiều Thứ Bẩy sau khi khám xét phòng ốc của SVSQ, và sáng Chủ Nhật,
trước khi SVSQ được phép đi phố, Trung Úy Sơn và phụ tá là Thiếu Úy Phan Thanh
Trân K16 tập họp K19 ra vũ đình trường để tập dượt. K19 được xếp thành 4 khối, mỗi
khối 80 người (8x10x4=320 SVSQ), tập dượt theo quân nhạc, từ di chuyển đội hình, múa
súng, đá súng sang trái sang phải, ra sau, đến trao đổi súng với người đối diện. Khó nhất
là tung súng quay vòng tròn lên trời, đầu súng có cắm lưỡi lê rơi chúc xuống và sau 1.020
nhịp là xếp đội hình chữ VBQG (Võ Bị Quốc Gia). Khi người cuối cùng vào vị trí “gạch
ngang” của chữ G thì toàn thể SVSQ bắt súng chào trong vị thế chân quỳ, chân chống.

Sau nhiều tháng khổ luyện, đội CBTD K19 với quân phục đại lễ được Thày Sơn
cho trình diễn trước CHT và toàn thể quân nhân các cấp. Sau khi xem xong, Trung Tá
CHT đã nói với Trung Úy Huỳnh Bửu Sơn: “Anh Sơn, đây là một tuyệt tác.”

Từ đó, mỗi khi có phái đoàn quan khách đến thăm viếng Trường, đội hình CBTD
K19 lại được đem ra trình diễn, nhất là trình diễn vào ngày lễ mãn khóa của K18.

Biến Cố Chính Trị Cuối Năm 1963
Sau khi đoạt giải nhất về diễn hành ngày Quốc Khánh 26/10/1963, dưới sự chủ tọa

của Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại Thủ Đô Sài Gòn, toán diễn hành K19, đã được
không vận cấp tốc đưa trở về Đà Lạt.

Ngày 1/11/1963, cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã xảy ra tại thủ đô
Sài Gòn. Trong thời gian này, K18 đang học lớp Rừng Núi Sình Lầy tại Dục Mỹ, nên Đại
Tá CHT Trần Ngọc Huyến đã điều động K19 đi giữ các điểm trọng yếu trong vùng Đà
Lạt, Tuyên Đức.

Ngày 23/11/1963, Trung Tướng Dương Văn Minh, Chủ Tịch Hội Đồng Quân
Nhân Cách Mạng, tuyên dương công trạng TVBQGVN trước Quân Đội và gắn Anh
Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu cho Quân Kỳ TVBQGVN và được mang dây biểu
chương màu Anh Dũng Bội Tinh bởi nghị định 71/QP/CA ngày 21/11/1963. Toàn thể
quân nhân và SVSQ thuộc TVBQGVN được mang dây biểu chương từ ngày này.

Tai Nạn Thực Tập Rừng Núi Sình Lầy
Trước khi tốt nghiệp, các Khóa 16, 17, 18 đều được gửi đi thụ huấn Khóa Rừng

Núi Sình Lầy (RNSL) tại Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân (BĐQ) Dục Mỹ trong
thời gian 4 tuần lễ. Riêng K19, chương trình huấn luyện kéo dài đến 6 tuần. Có một sự
kiện đặc biệt làm rúng động quân trường Dục Mỹ và Võ Bị như sau:

386
 
 
 
 
 
 Khóa
 19
 -­‐
 Nguyễn
 Trãi
 
 
 BẢN
 THẢO

Trong bài học “Đột Kích Đêm,” một trái mìn cũ còn sót đã phát nổ, trong khu thực
tập chiến thuật, khiến 6 SVSQ K19 tử thương, đó là các SVSQ Nguyễn Thế Long Trọng,
Bùi Quang Vực, Nguyễn Khắc Vũ, Bùi Thình Túc, Lê Quang Trị, Phan Thừa và 14 bị
thương, có người phải giải ngũ. Đây là một biến cố đau thương của TVBQGVN nói
chung và K19 nói riêng.
Các Vị Chỉ Huy Trưởng

Trong thời gian 2 năm, K19 được chỉ huy bởi 4 vị Chỉ Huy Trưởng (CHT). Đó là
Trung Tá Trần Ngọc Huyến (thăng cấp Đại Tá tháng 10/1963), Thiếu Tướng Trần Tử
Oai, Đại Tá Trần Văn Trung, và Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Kiểm.

Đại Tá Trần Ngọc Huyến là vị CHT thường xuyên sinh hoạt với SVSQ K19. Qua
các giờ Lãnh Đạo Chỉ Huy, ông đã giảng dạy và mong mỏi đào tạo cho các SVSQ một
Lý Tưởng Quốc Gia, một Tình Yêu Tổ Quốc, một tinh thần trách nhiệm đối với Dân Tộc.
Mãn Khóa và Bổ Nhiệm

Vì nhu cầu chiến trường và tình hình chiến sự sôi động trên khắp các Quân Khu,
toàn thể sĩ quan tốt nghiệp K19 đều được phân phối về các đơn vị tác chiến.

Thủ Khoa Võ Thành Kháng trong Lễ Mãn Khóa

BẢN
 THẢO
 
 
 
 K19
 -­‐
 Nguyễn
 Trãi
 
 
 
 
 
 387

Đại Tướng Nguyễn Khánh trao kiếm cho Thủ Khoa Võ Thành Kháng

Sau khi mãn khóa, tất cả các tân Thiếu Úy K19 đều được thuyên chuyển về phục

vụ ở các đơn vị theo lệnh thuyên chuyển của Bộ Tổng Tham Mưu (BTTM) số
8652/BTTM/TQT/QN/BN1/D/K, do Chuẩn Tướng Ngô Du, Tham Mưu Phó Nhân Viên
ký ngày 8/12/1964 như sau:

§ Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến 30
§ Lữ Đoàn Nhẩy Dù 25
§ Biệt Đoàn 300 10
03
§ Đơn Vị Thám Kích Vùng II 64
§ Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân 19
§ Sư Đoàn 1 Bộ Binh (BB) 22
§ Sư Đoàn 2 BB 29
15
§ Sư Đoàn 5 BB 25
§ Sư Đoàn 7 BB 29
§ Sư Đoàn 9 BB 37
26
§ Sư Đoàn 21 BB 37
§ Sư Đoàn 22 BB 11
§ Sư Đoàn 23 BB 06
§ Sư Đoàn 25 BB 03

§ Trung Đoàn 43 BB
§ Trung Đoàn 48 BB
§ Bộ TTM (Quản Trị Trung Ương)

(Sau này các Trung Đoàn 43, 48 và 52 BB hợp lại thành Sư Đoàn 18 BB)

388
 
 
 
 
 
 Khóa
 19
 -­‐
 Nguyễn
 Trãi
 
 
 BẢN
 THẢO

Số sĩ quan mà các Binh Chủng Nhảy Dù (ND) và TQLC tuyển mộ thì ít mà người
tình nguyện thì nhiều. ND chỉ chọn 25 sĩ quan nhưng gần như cả K19 đưa tay tình
nguyện. TQLC cần 30 thì hơn 300 K19 đưa tay khiến ban tuyển mộ TQLC phải cho bốc
thăm vòng sơ tuyển lấy 60 người, sau đó chọn lấy 30 theo thứ tự cao thấp. Thủ khoa Võ
Thành Kháng đã chọn được về TQLC.

Những Hy Sinh Đầu Đời Binh Nghiệp
Cuối năm 1964, đầu năm 1965 Cộng Sản Bắc Việt núp dưới chiêu bài cái gọi là

"Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam." đã chuyển từ du kích sang trận địa chiến với các trận
đánh lớn cấp tiểu đoàn, trung đoàn. Mặt trận Miền Đông sôi động khốc liệt với trận Bình
Giả mà cả ba Binh Chủng Biệt Động Quân (BĐQ), Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) và
Nhảy Dù (ND) đều lần lượt tham dự, trong khi đó thì mặt trận Miền Tây nổi sóng, trong
cuộc hành quân Dân Chí 100 do Sư Đoàn 21 Bộ Binh (SĐ21BB) và BĐQ tham dự.
Trong cả hai mặt trận Đông-Tây này đếu có mặt các tân thiếu úy K19.

Tại mặt trần miền Đông: Sau ngày mãn khóa 28/11/1964 và 15 ngày phép, các tân
Thiếu Úy K19 đã về trình diện đơn vị. Thủ Khoa Võ Thành Kháng và Nguyễn Văn
Hùng về trình diện Tiểu Đoàn (TĐ) 4/TQLC ngay tại chiến trường.

Ngày 31/12/1964, TĐ 4/TQLC được lệnh hành quân vào mặt trận Bình Giả để tìm
xác 4 phi công trực thăng Hoa Kỳ. Khi đã tìm được rồi cũng là lúc chiến trận xảy ra khốc
liệt giữa TĐ4/TQLC với một trung đoàn VC đã phục sẵn, Kháng và Hùng tử trận ngay
trong đợt tấn công đầu tiên. Cũng trong mặt trận này, trước đó 2 ngày, một K19 khác,
BĐQ Nguyễn Thái Quan cũng đã tử trận. Đây là 3 sĩ quan K19 hy sinh sớm nhất trong số
các cựu SVSQ/K19 đã hy sinh vì Tổ Quốc.

Tại mặt trận Miền Tây: Ngày 24/12/1964, Thiếu Tá Dần, Tiểu Đoàn Trưởng
(TĐT)/TĐ44/BĐQ bổ nhiệm 3 Thiếu Úy Khóa 19 như sau:

- Nguyễn Văn Nhựt về Đại Đội (ĐĐ) 2, ĐĐ Trưởng (ĐĐT) là Đại Úy Ngành.
- Lê Văn Quế về ĐĐ4, ĐĐT là Đại Úy Nguyễn Văn Huy K16.
- Lâm Thuận An, về ĐĐ3, ĐĐT là Trung Úy Đinh Văn Măng K17.
Tất cả 3 K19 đều là trung đội trưởng. Ngay sau đó có lệnh Sư Đoàn cho lệnh Hành
Quân (HQ) Dân Chí 100. BĐQ nhảy trực thăng xuống Đại Ngãi, Sóc Trăng ngày
25/12/1964, một số chiến hữu hy sinh.
Bốn ngày sau, 3 Thiếu Úy K19 được thăng cấp Trung Úy đồng thời thêm nhành
dương liễu, đó là ngày 1/1/1965.
Sau đó 3 tháng trong cuộc HQ Dân Chí 129/SĐ21BB, Lê Văn Quế tử trận và được
truy thăng cố đại úy. Sau 3 tháng nữa thì Nguyễn Văn Nhựt được truy thăng cố đại úy
trong HQ Dân Chí 179/SĐ21BB.

Như vậy, mặt trận Miền Đông (Bình Giả) 3 tân Thiếu Úy K19 Kháng, Hùng,
Quan được truy thăng trung úy thì ở mặt trận Miền Tây (Sóc Trăng) có 3 tân Thiếu Úy
K19 được vinh thăng trung úy là Lâm, Nhựt, Quế. Rồi sau đó Quế và Nhựt tử trận được
truy thăng cố đại úy! Đây là một nét khá đặc biệt cuả Khóa 19.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 K19
 -­‐
 Nguyễn
 Trãi
 
 
 
 
 
 389


Click to View FlipBook Version