The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by huuhanh66, 2018-05-09 06:12:40

Ban Thao VBQGVN

Ban Thao VBQGVN

người SVSQ này, năm 1972, Hội Quán SVSQ đã được Trường đổi tên thành Hội Quán
Huỳnh Kim Quang với bức tượng đồng bán thân Huỳnh Kim Quang ngay bên lối đi vào

cửa chính.
Cũng trong năm thứ hai, nhà Trường được Quân Đội giao phó cho nhiệm vụ mới:

Đào tạo những sĩ quan hiện dịch cho cả ba Quân Chủng Hải, Lục và Không Quân. Khóa
25 đã may mắn trở thành khóa LIÊN QUÂN CHỦNG đầu tiên ngay ở trong Trường. Một

ban trắc nghiệm chuyên môn từ Bộ Tổng Tham Mưu được gửi lên Trường để trắc nghiệm
tâm lý và năng khiếu cho toàn thể SVSQ Khóa 25. Kết quả là 32 SVSQ trở thành SVSQ
Hải Quân và 30 SVSQ khác trở thành SVSQ Không Quân. Vì vậy, bắt đầu từ những ngày

cuối năm thứ 2 của Khóa 25, Trường đã có thêm 2 Đại Đội SVSQ mới, mang tên Đại Đội
I (Không Quân) và Đại Đội K (Hải Quân). Tám (8) Đại Đội cũ (mang tên từ A đến H) từ
đây chỉ gồm các SVSQ Lục Quân. Hai (2) Đại Đội I và K được đặt dưới quyền chỉ huy
trực tiếp của các Sĩ Quan Cán Bộ Quân Chủng do Bộ Tư Lệnh Hải Quân và Không Quân

biệt phái đến trường.
Song song với sự kiện toàn

chương trình văn hóa và quân sự, các

công trình xây cất thêm trường sở được
bắt đầu năm nay khi Khóa 25 mới lên
năm thứ hai. Hãng thầu RMK của Hoa
Kỳ khởi đầu công trình xây Khu Văn

Hóa Vụ và Quân Sự Vụ, nằm giữa nhà
chiếu bóng Lê Lợi (Nhà B) và doanh trại
Đại Đội E.

NĂM THỨ BA (1971) Các SVSQ K25 trên một chuyến thực tập hải
Đầu mùa quân sự năm thứ ba,
hành trong thời gian theo học tại
ngày 26-12-1970, 32 SVSQ thuộc Hải Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang

Quân và 30 SVSQ thuộc Không
Quân được gởi ra Nha Trang thụ huấn
chuyên nghiệp tại Trường Sĩ Quan Hải
Quân và Trung Tâm Huấn Luyện Không

Quân. Tại đây các SVSQ K25 Hải Quân
được học hỏi về lý thuyết hải hành và
thực tập trên Hộ Tống Hạm HQ 14 ngoài

khơi. Các SVSQ K25 Không Quân được
học về lý thuyết căn bản phi hành và học
bay với loại máy bay cánh quạt T41.

540
 
 
 
 
 
 Khóa
 25
 -­‐
 Quyết
 Chiến
 Tất
 Thắng
 
 
 BẢN
 THẢO
 

 

SVSQ K25 được gửi về TTHL/KQ, Nha Trang, để thụ huấn

Đội bóng tròn của SVSQ Không Quân K25
Trong khi đó, những SVSQ Lục Quân theo học khóa 214 Nhảy Dù, từ 22 tháng 02
đến 12 tháng 03 năm 1971, tại Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù Hoàng Hoa Thám, Sài
Gòn.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 25
 -­‐
 Quyết
 Chiến
 Tất
 Thắng
 
 
 
 
 
 541
 

 

SVSQ K25 về TTHL Nhảy Dù để theo học Khóa 214 Nhảy Dù

Bằng Nhảy Dù Khóa 214 của SVSQ K25
Khóa 25 đã cùng Khóa 24 được gởi về thủ đô Sài Gòn tham dự diễn hành ngày
Quân Lực 19 tháng 06 năm 1971 và đã vinh dự đoạt giải nhất trong số những đơn vị và
542
 
 
 
 
 
 Khóa
 25
 -­‐
 Quyết
 Chiến
 Tất
 Thắng
 
 
 BẢN
 THẢO
 

 

Trung Tâm Huấn Luyện cũng như Quân Trường thuộc Quân lực Việt Nam Cộng Hòa
tham dự.

Ngày 11 tháng 12 năm 1971 đánh dấu thêm một bước trưởng thành của Khóa 25.
Khóa 25 đã tổ chức LỄ TRAO NHẪN trọng thể tại Phạn Xá SVSQ, mở đầu cho một
truyền thống mới cho các khóa về sau. Đây là LỄ TRAO NHẪN đầu tiên được tổ
chức trong lịch sử Trường. Nhẫn Khóa 25 bằng vàng 18 Karat với hột đá mầu, do SVSQ
Khóa 25 Đỗ Ngọc Châu vẽ kiểu và được kể là một trong những nhẫn Võ Bị đẹp và ý
nghĩa nhất. Nhẫn mang con số 25 và huy hiệu Hải Lục Không Quân, bên kia là huy hiệu
Trường và niên hiệu 68-72 là những năm Khóa 25 được thụ huấn.

Cuối năm 1971, hai (2) Đại Đội I và K được tăng cường với quân số 22 SVSQ Hải
Quân và 15 SVSQ Không Quân thuộc Khóa 26. Đại Đội I Không Quân gồm một Trung
Đội ở cuối doanh trại Đại Đội B và một Trung Đội ở đầu Đại Đội C. Đại Đội K Hải Quân
gồm một Trung Đội ở cuối Đại Đội F và một Trung Đội ở đầu Đại Đội G.

Trong năm thứ ba, Khóa 25 nhận thêm 4 SVSQ mới thuộc Khóa 24 thiếu điểm
văn hóa phải ở lại với Khóa 25.

Khu Văn Hóa và Quân Sự Vụ được hãng
thầu RMK hoàn thành gồm các lớp học, các văn
phòng (Văn Hóa Vụ Trưởng, Quân Sự Vụ Trưởng,
các Trưởng Khoa Văn Hóa và Quân Sự, và các
Giáo Sư Văn Hóa), Thư Viện, Câu Lạc Bộ SVSQ
và Bệnh Xá. Riêng Thư Viện được trang bị rất
nhiều sách vở và phim ảnh Việt Mỹ, do một Quản
Thủ Thư Viện chuyên nghiệp tốt nghiệp từ Hoa
Kỳ điều hành.

Hãng RMK cũng bắt đầu công trình xây cất
Nhà Thí Nghiệm Nặng, bên trong cổng Nam
Quan, phía bên phải nếu nhìn từ cổng vào.

Cũng nên nói thêm, mỗi doanh trại Đại
Đội lúc này đã có một Phòng Văn Khang riêng,
thường là ở mặt sau lầu hai đối diện Kho Vũ khí của Đại Đội, là nơi giải trí như đọc sách
báo, xem TV, bán nhu yếu phẩm, v.v… Khóa 25 từ năm thứ ba và nhất là trong năm thứ
tư đã góp công thực hiện các Phòng Văn Khang rộng rãi, đẹp và khang trang dưới gầm
(basement) các doanh trại, nổi bật nhất là ở các đại đội A và D có bàn bi da, ở Đại Đội E
có bàn pingpong. Phòng Văn Khang thời đó là công sức của các Khóa 25, 26, 27 và nhất

là Khóa 28.
Mô phỏng theo phong trào Hướng Đạo Sinh lúc bấy giờ, một số SVSQ K25 thành

lập Gia Đình Phật Tử Câu Na La sinh hoạt mỗi Chủ nhật tại Niệm Phật Đường Quang
Trung, tập trung con em ở các Trại Gia Binh Quang Trung, Tôn Thất Lễ và Trường Chỉ
Huy Tham Mưu. Gia Đình Câu Na La phụ trách bởi các SVSQ là Huynh Trưởng khi còn
là dân sự, sinh hoạt đều đặn và do các SVSQ khóa kế tiếp đảm nhiệm khi khóa đàn anh
rời Trường.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 25
 -­‐
 Quyết
 Chiến
 Tất
 Thắng
 
 
 
 
 
 543
 

 

Gia đình Phật Tử Câu-Na-La do SVSQ Đỗ Ngọc Châu K25 thành lập

544
 
 
 
 
 
 Khóa
 25
 -­‐
 Quyết
 Chiến
 Tất
 Thắng
 
 
 BẢN
 THẢO
 

 

NĂM THỨ TƯ (1972)
Trong mùa quân sự năm thứ tư, các SVSQ Hải và Không Quân trở lại Nha Trang

để hoàn tất chương trình huấn luyện chuyên nghiệp. SVSQ Lục Quân chia làm 2 toán
thay phiên nhau ở lại Trường huấn luyện Tân Khóa Sinh Khóa 28 và đi thực tập Chỉ Huy.

Chương trình Thực Tập Chỉ Huy của các SVSQ Lục Quân gồm 2 giai đoạn. Giai
đoạn 1 tại Trung Tâm Huấn Luyện Cán Bộ Quốc Gia Chí Linh, Vũng Tàu, nơi đào tạo
các Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn. Tại đây SVSQ được học về những đức tính căn bản
của Người Cán Bộ Quốc Gia và được thực tập sống tình quân dân cá nước với đồng bào
Xã Phước Tỉnh. Giai đoạn 2 tại Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp, Phước Tuy (Bà Rịa).
Đây là phần SVSQ thực tập chỉ huy với các binh sĩ thuộc các đơn vị tác chiến đã về trung
tâm để được tái huấn luyện và dưỡng quân.

Ngày 28-12-1971, khai giảng mùa TKS khóa 28. Trong Mùa Tân Khóa Sinh này
một chuyện không may lại đã xảy ra, TKS Khóa 28 Hồ Thái Trung đã tử nạn trong khi thi
hành lệnh huấn nhục. Vì vậy, một SVSQ Khóa 25 đã bị phạt kỷ luật vì biến cố này, anh
đã phải từ giã đồng bạn rời Trường.

Ngày 13 tháng 03 năm 1972, tất cả SVSQ Khóa 25 trở lại Trường để hoàn tất Văn
Hoá năm thứ tư. Với tổng kết điểm Văn Hoá cuối năm, thêm một SVSQ Khoá 25 nữa
phải chia tay bạn bè để ở lại học với Khóa 26.

Năm thứ tư, 1972,
SVSQ K25 cùng với các khóa đàn em đi gác trên Đỉnh Đồi Bắc.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 25
 -­‐
 Quyết
 Chiến
 Tất
 Thắng
 
 
 
 
 
 545
 

 

Theo truyền thống, trong năm thứ tư, Khóa 25 đảm trách nhiệm vụ điều hành nội
bộ Trung Đoàn SVSQ qua Hệ Thống Tự Chỉ Huy và tham gia vào Hội Đồng Danh Dự.

Một trong những quan tâm của Hệ Thống Tự Chỉ Huy là chế độ ẩm thực của
SVSQ. Được sự hỗ trợ của Đại Tá Quân Sự Vụ Trưởng Nguyễn Văn Sử, SVSQ Khóa 25
Nguyễn Triệu Hoàng được chọn làm SVSQ Trưởng Ban Ẩm Thực (khác với SVSQ
Kiểm Thực vẫn có từ trước). Ban này làm việc chặt chẽ với SVSQ Cán Bộ Trung Đoàn
Trưởng, hằng ngày kiểm soát việc đi chợ, nấu ăn và tình trạng sạch sẽ của Phạn Xá. Nhờ
vậy Phạn Xá đã có một bộ mặt mới với những món ăn mới và ngon miệng. SVSQ
Nguyễn Triệu Hoàng trước đó cũng đề nghị dự án trồng chuối để có thêm nguồn lợi tăng
cường ẩm thực. Kế hoạch trồng chuối tuy mất khá nhiều công của SVSQ, nhưng không
mang lại kết quả tốt như dự trù.

Song song với việc cải tiến phạn xá là việc tái trang trí bên trong Hội Quán Huỳnh
Kim Quang và xây dựng những nhà mái tranh tại cổng Thái Phiên là những nơi tiếp đón
thân nhân vào cuối tuần, hoàn toàn do sáng kiến và công sức của SVSQ. Tượng đài Cố
SVSQ Huỳnh Kim Quang cũng đã được thiết kế và hoàn tất. Tượng bán thân Huỳnh Kim
Quang do Điêu Khắc Gia Mai Chửng thực hiện. Thêm vào đó, vườn "Con Thỏ," phía sau
Hội Quán Huỳnh Kim Quang cũng được sửa sang đẹp hơn trước.

Trong Đại Hội Thể Thao Vùng II Chiến Thuật được tổ chức tại Phan Rang năm
1972, phái đoàn lực sĩ đại diện thành phố Đà Lạt có 3 SVSQ Khóa 25 đã mang danh dự
về cho Trường, đó là:

- SVSQ Lê Tùng đoạt 3 huy chương vàng cho 3 bộ môn chạy bộ 800m, 5.000m và
10.000m.

- SVSQ Nguyễn Văn Bé đoạt huy chương vàng bộ môn ném tạ.
- SVSQ Ngô Đình Hải, đoạt huy chương vàng bộ môn chạy nước rút 100m.
Giữa năm thứ tư, trước khi bàn giao Hệ Thống Tự Chỉ Huy cho đợt 2, một biến cố
tang thương đã xảy ra trước sự ngỡ ngàng của Trung Đoàn SVSQ, đó là việc Đại Tá
Nguyễn Văn Sử, Quân Sự Vụ Trưởng, bị ám sát trong phòng trực đêm tại tòa nhà Quân
Sự Vụ. Hung thủ đã ném một quả lựu đạn qua cửa sổ vào phòng ngủ của ông lúc ban
đêm, trong khi ông đang ngủ. Tổ Quốc và Quân Đội mất đi một sĩ quan gương mẫu, liêm
khiết và lý tưởng. Trường Mẹ và Trung Đoàn SVSQ mất đi một người con, một người
anh luôn tận tụy lo toan cho cuộc sống và tương lai đàn em hơn chính bản thân mình.
Cũng trong năm 1972, Khóa 25, 26, 27 và 28 sử dụng những phòng thí nghiệm
khoa học kỹ thuật trong Nhà Thí Nghiệm Nặng cho các môn học Điện Tử, Điện Khí, Lưu
Chất, Kiến Trúc Xa Lộ, v.v... Phòng thí nghiệm Hóa Học vẫn được giữ nguyên như trước
tại nhà B.

˜ ™

546
 
 
 
 
 
 Khóa
 25
 -­‐
 Quyết
 Chiến
 Tất
 Thắng
 
 
 BẢN
 THẢO
 

 

Văn Bằng Tốt Nghiệp của Khóa 25 "có giá trị tương đương với Văn Bằng Kỹ Sư Tốt
Nghiệp Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Dân Chính."

Ngày 15 tháng 12 năm 1972, Lễ Mãn Khóa 25 đã được tổ chức trọng thể tại Vũ
Đình Trường Lê Lợi do Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng
Quốc Phòng, đại diện Tổng Thống VNCH, chủ tọa. 260 SVSQ (gồm 256 SVSQ Khóa 25
và 4 SVSQ Khóa 24 ở lại) đã tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu Úy và được trao Văn Bằng
Tốt Nghiệp TVBQGVN, có in lời xác nhận “Văn Bằng này có gía trị tương đương với
Văn Bằng Kỹ Sư Tốt Nghiệp Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Dân Chính.” Rất tiếc, vào thời
điểm đó Bộ Giáo Dục chưa hoàn tất thủ tục chấp nhận Văn Bằng Cử Nhân Khoa Học
Ứng Dụng của Trường, nhưng chỉ một năm sau (tháng 1, 1974), Khóa 26 đã được cấp
văn bằng này.

Theo truyền thống, Sĩ Quan Thủ Khoa chọn binh chủng và đơn vị trong tuần lễ
cuối cùng trước khi mãn khóa. Với Khóa 25, Trường đã chọn một SVSQ thuộc Quân
Chủng Hải Quân là Thủ Khoa. Trong Lễ Mãn Khóa, Thủ Tướng VNCH và Thiếu Tướng
Chỉ Huy Trưởng Lâm Quang Thơ đã gắn cấp bậc Hải Quân Thiếu Úy cho Thủ Khoa
Nguyễn Anh-Dũng. Các sĩ quan của Trường cũng đã gắn cấp hiệu cho 31 tân Hải Quân
Thiếu Úy còn lại cùng với 198 tân Thiếu Úy Lục Quân và 30 tân Thiếu Úy Không Quân.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 25
 -­‐
 Quyết
 Chiến
 Tất
 Thắng
 
 
 
 
 
 547
 

 

Thủ khoa K25, tân Thiếu Úy Nguyễn Anh-Dũng,
bắn cung bốn phương, tượng trưng chí tang bồng trong ngày Lễ Mãn Khóa

Khóa 25 được đặt tên là Khóa QUYẾT CHIẾN TẤT THẮNG.

GIAI ĐOẠN CHIẾN ĐẤU (1973 - 1975)
Sau 14 ngày phép ngắn ngủi tiếp theo ngày mãn khóa, ngoài 30 Tân Thiếu Úy

trình diện Tổng Cục Quân Huấn để chuẩn bị du học Hoa Kỳ cho chương trình Cao Học
Kỹ Thuật, 230 Tân Thiếu Úy còn lại của Khóa Quyết Chiến Tất Thắng đã đồng loạt trình
diện Bộ Tư Lệnh các Quân Binh Chủng và các Sư Đoàn Bộ Binh khắp 4 Vùng Chiến
Thuật. Nơi đâu có Quân lực VNCH là có bóng dáng người sĩ quan xuất thân từ Khóa 25.

* 32 Hải Quân Thiếu Úy Hiện Dịch Khóa 25 VB, sau khi trình diện Bộ Tư Lệnh
Hải Quân, đã được bổ nhiệm ngay xuống 32 chiến hạm thuộc Bộ Tư Lệnh Hạm Đội.
Những sĩ quan này may mắn hơn đàn anh của họ ở những khóa trước vì ngay sau khi tốt
nghiệp TVBQGVN, họ đã có kiến thức hải hành căn bản và sẵn sàng thi hành nhiệm vụ
của một sĩ quan ngành Chỉ Huy của Hải Quân mà không cần phải qua một khóa huấn
luyện nào khác. Sau thời gian hải vụ 24 tháng, họ đã được thuyên chuyển về các Giang
Đoàn và Vùng Duyên Hải. Ba (3) trong số 32 sĩ quan này đã được Bộ Tư Lệnh Hải Quân
gởi đi du học Hoa Kỳ trong các chương trình Cao Học Kỹ Thuật vào năm 1974 và 1975.

* 30 Thiếu Úy Không Quân tuy đã hoàn tất chương trình huấn luyện phi hành căn

548
 
 
 
 
 
 Khóa
 25
 -­‐
 Quyết
 Chiến
 Tất
 Thắng
 
 
 BẢN
 THẢO
 

 

bản tại Nha Trang và Đà Lạt trước tháng 12 năm 1972 nhưng để trở thành những phi
công chiến đấu, họ đã được gởi đi các trường huấn luyện phi hành ngay sau khi trình diện
Bộ Tư Lệnh Không Quân.

Sau phần khảo sát Anh Ngữ, 15 người được gửi đi huấn luyện tại Hoa Kỳ. 12
trong số 15 người này đã trở thành hoa tiêu cho F-5, A-37, Trực Thăng và 3 người theo
ngành Không Phi Hành, làm việc dưới đất.

Tại Hoa Kỳ, Trung Úy Lê Tùng Khóa 25 là Thủ Khoa của khóa học bay T-37 tại
căn cứ Sheppard Air Force Base, Texas. Trung Úy Tùng sau đó hoàn tất thêm khóa học
bay T-38 (tiền thân F-5) trước khi về nước.

Trung Úy Lê Tùng K25 nhận phần thưởng
thủ khoa của khóa học tại Hoa Kỳ
 

Tại Việt Nam, 2 trong số 15 người Khóa 25 chọn ngành Không Phi Hành. 13
người còn lại cùng với 1 thuộc Khóa 24 theo học chương trình của Phi Đoàn Huấn Luyện
920 T-41 và T-37 đầu tiên đã chính thức khai sinh tại Phan Rang để trở thành hoa tiêu A-
37. Thủ Khoa là Trung Úy Nguyễn Văn Lẹ, Khóa 25.

Như vậy, sau khi hoàn tất chương trình huấn luyện, 25 trong số 30 người Khóa 25
đã trở thành những phi công phản lực hay trực thăng và 5 người theo ngành Không Phi
Hành của Không Quân VNCH.

* 168 Thiếu Úy Lục Quân (không kể 30 sĩ quan trong chương trình du học) đã
chọn phục vụ tại các đơn vị tác chiến của các Sư Đoàn Bộ Binh trên khắp 4 vùng chiến
thuật và các binh chủng Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Kích 81,
Nha Kỹ Thuật, Pháo Binh và Thiết Giáp. Vào đầu năm 1975, mười bốn (14) người trong
số các sĩ quan Lục Quân đã được gởi về học Khóa Cao Đẳng Công Binh.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 25
 -­‐
 Quyết
 Chiến
 Tất
 Thắng
 
 
 
 
 
 549
 

 

Khóa 25 về Binh Chủng Thiết Giáp gồm 10 sĩ quan, trong thời gian thụ huấn tại
Trung Tâm Huấn Luyện Thiết Giáp Long Thành, học chung cùng nhiều sĩ quan tốt
nghiệp từ quân trường bạn, Thiếu Úy Phạm Đông An của Khóa 25 là Thủ Khoa của Khoá
47 Căn Bản Thiết Giáp. Trong khi đó Binh Chủng Pháo Binh cũng đón nhận 10 sĩ quan
Khóa 25. Sau 6 tháng huấn luyện dành cho sĩ quan Pháo Binh, Thủ Khoa thuộc Khóa 25:
Thiếu Úy Ngô Xuân Hoa.

Vì tài khóa viện trợ quốc phòng vào năm 1973 bị cắt giảm, trong số 30 sĩ quan của
chương trình du học chỉ có một người xuất ngoại Hoa Kỳ, số còn lại được thuyên chuyển
về các đơn vị chiến đấu. Kỳ này có Trung Úy Vương Hoàng Nam Khóa 25 là Thủ Khoa
Khóa Huấn Luyện Pháo Binh đợt 2 mãn khóa vào tháng 10 năm 1974. Sau đó không lâu
cũng có Trung Úy Pháo Binh Lê Văn Điền là Thủ Khoa khoá Huấn Luyện Pháo Binh đợt

3.
Thời gian phục vụ tuy chỉ vỏn vẹn có 2 năm 4 tháng, nhưng Khóa 25 đã chứng tỏ

sự can trường và khả năng phục vụ cao độ. Gần 30 sĩ quan Khóa 25 đã được vinh thăng
Đại Úy, trong số đó có những Đại Đội Trưởng Trinh Sát ưu tú cấp Trung Đoàn hay Sư
Đoàn, điển hình là Phạm Hữu Đa, Đại Đội Trưởng Trinh Sát của Sư Đoàn 18 (Xem
Fighting Is An Art - The ARVN Defense of Xuan Loc. April 9-21, 1975 của G.J. Veith và
M.I. Pribbenow, và Người Lính Lẫm Liệt Giữa Tháng Tư Hung Hãn của Phan Nhật

Nam.)
Được biết có ít nhất là 4 Đại Úy Khóa 25 được giao trọng trách Tiểu Đoàn Phó:

Cao Văn Thi, Tiểu Đoàn 1 và Hồ Ngọc Hiệp, Tiểu Đoàn 2 của Trung Đoàn 14 thuộc Sư
Đoàn 9 Bộ Binh; Lâm Ngọc Thưởng Tiểu Đoàn Phó TĐ 2, Trung Đoàn 33, Sư Đoàn 21
Bộ Binh, và Ngô Hồng Sương Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 12, Sư Đoàn 7
Bộ Binh.

Ngoài những sĩ quan Khóa 25 thành công trên chiến trường, tưởng cũng nên nhắc
lại một lần nữa là 6 sĩ quan Khóa 25 đã tốt nghiệp thủ khoa của các khóa huấn luyện
chuyên môn trong cũng như ngoài nước:

1. Phạm Đông An: Thủ Khoa Khóa 47 Căn Bản Thiết Giáp
2. Ngô Xuân Hoa: Thủ Khoa Khóa Căn Bản Pháo Binh Đợt 1
3. Vương Hoàng Nam: Thủ Khoa Khóa Căn Bản Pháo Binh Đợt 2
4. Lê Văn Điền: Thủ Khoa Khóa Căn Bản Pháo Binh Đợt 3
5. Nguyễn Văn Lẹ: Thủ Khoa Khóa Phản Lực T-37 tại Phan Rang.
6. Lê Tùng: Thủ Khoa Khóa Huấn Luyện Phản Lực T-37 tại căn cứ Sheppard Air

Force Base, Texas, USA.

CẤP CHỈ HUY & SĨ QUAN HUẤN LUYỆN
Trong thời gian thụ huấn 4 năm tại Trường, Khóa 25 đã được các cấp chỉ huy và sĩ

quan huấn luyện tận tình quan tâm, rèn luyện và nâng đỡ, từ Chỉ Huy Trưởng đến các sĩ
quan Quân Sự Vụ, Văn Hóa Vụ và Liên Đoàn Yểm Trợ, đặc biệt:

v Trung Tướng Lâm Quang Thi, Chỉ Huy Trưởng (1968 – 1972)
v Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ, Chỉ Huy Trưởng (1972)
v Trung Tá Bùi Trạch Dzần, Quân Sự Vụ Trưởng (1968 – 1969)
v Đại Tá Nguyễn Văn Sử, Quân Sự Vụ Trưởng (1969 – 1972)

550
 
 
 
 
 
 Khóa
 25
 -­‐
 Quyết
 Chiến
 Tất
 Thắng
 
 
 BẢN
 THẢO
 

 

v Trung Tá Nguyễn Thúc Hùng, Quân Sự Vụ Trưởng (1972)
v Hải Quân Đại Tá Nguyễn Vân, Văn Hóa Vụ Trưởng (1968 – 1971)
v Đại Tá Nguyễn Văn Huệ, Văn Hóa Vụ Trưởng (1971 – 1972)

HY SINH VÌ TỔ QUỐC
Chung phần số với các khóa đàn anh và đàn em, Khóa 25 đã trả nợ sông núi bằng

xương máu và cả mạng sống của mình, trên khắp 4 vùng chiến thuật. Trong trận hải chiến
Hoàng Sa, HQ Trung Úy Nguyễn Văn Đồng Khóa 25 đã hy sinh trên pháo tháp của HQ
5, khi Hải Quân VNCH chống Tầu Cộng xâm lăng vào ngày 19 tháng 1 năm 1974. Trong
số những tử sĩ Khóa 25, có những tấm gương dũng cảm đáng ca ngợi, đặc biệt phải kể
đến những sĩ quan tử thủ cho thuộc cấp rút lui vào tháng 4 năm 1975 và sau đó tuẫn tiết
như Trung Úy Nguyễn Đình Giang, Đại Đội Trưởng Trinh Sát Trung Đoàn 50 của Sư
Đoàn 25 BB; Trung Úy Vy Văn Đạt, Đại Đội Trưởng ĐĐ 2, Tiểu Đoàn 52 thuộc Liên
Đoàn 31 BĐQ đã tự sát sau khi bị thương để không trở thành gánh nặng cho thuộc cấp
trên đường di tản.

Từ các trại tù tập trung, mà Cộng Sản Việt Nam lừa bịp bằng mỹ từ "trại cải tạo"(1)
cũng có những sĩ quan Khóa 25, dù đã sa cơ, nhưng vẫn bất khuất trước kẻ thù của dân
tộc, như Trung Úy TQLC Nguyễn Ngọc Bửu và HQ Trung Úy Hoàng Tấn. Hai người
này đã hạ thủ cán bộ trại tù, cướp khí giới và vượt ngục từ 2 nhà tù khác nhau. Trung Úy
Bửu cùng 6 đồng bạn đã vượt thoát khỏi trại tù A.20 Xuân Phước, thuộc tỉnh Phú Yên,
vào ngày 13-11-1980, nhưng đã bị giết chết vài tuần sau đó trên đường vượt thoát. HQ
Trung Úy Tấn thoát được về Đà Lạt, nhưng chẳng bao lâu sau đó đã bị bắt lại và bị xử
bắn tại Đa Thiện.

Xin độc giả dành một phút mặc niệm, thắp nén hương lòng để tưởng nhớ các sĩ
quan Khóa 25 đã nằm xuống, các anh đã hoàn thành nhiệm vụ của người trai thời chiến
đối với Tổ Quốc và Dân Tộc Việt Nam. Nguyện cầu cho hương linh các Anh Hùng và Tử
Sĩ Khóa 25 được thanh thản nơi Cõi Vĩnh Hằng.

GIA ĐÌNH KHÓA 25 HIỆN NAY
Khóa 25 ngày nay là một gia đình thân tình hiện diện khắp Năm Châu Bốn Biển,

thường xuyên gặp gỡ và liên lạc với nhau qua 3 phương tiện truyền thông tiện lợi và hữu
hiệu.

Trước hết, Diễn Đàn K25 là một diễn đàn điện tử e-Groups, nơi đó có 159 cựu
SVSQ Khóa 25 và gia đình trao đổi hàng ngày những vui buồn của cuộc sống, những kỷ
niệm khó quên và tất cả những gì có thể chia sẻ được. Kinh nghiệm cho thấy Diễn Đàn
K25 đem lại nhiều niềm vui và nụ cười, đồng thời là phương tiện truyền thông nhanh nhất
để loan báo những tin khẩn cấp như trường hợp cứu trợ bạn bè ở xa khi gặp hoàn cảnh
nan giải cần giúp đỡ cấp kỳ, hoặc quan hôn tang tế.

Đặc San NAM QUAN được xuất bản và phát hành mỗi năm hoặc 2 năm một lần
vào ngày kỷ niệm Khóa 25 ra trường. Đặc San Nam Quan có khổ cỡ và hình thức như
Đặc San Đa Hiệu của Tổng Hội Cựu SVSQ/TVBQGVN, nhưng Nam Quan chỉ mang
tính cách gia đình thân mật. Tính đến nay đã có 15 số báo Nam Quan ra đời, bài vở do
các cây bút “cây nhà lá vườn” Khóa 25, gia đình và thân hữu. Nam Quan số 14 phát hành

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 25
 -­‐
 Quyết
 Chiến
 Tất
 Thắng
 
 
 
 
 
 551
 

 

từ Houston, Texas, vào đầu năm 2013, với chủ đề K25, 45 NĂM TÌNH BẠN (1968-
2013), cũng là dịp kỷ niệm 40 Năm Khóa 25 tốt nghiệp (12/1972 – 12/2012).

Ngoài Diễn Đàn K25 và Đặc San Nam Quan, Blog K25 là một Bản Tin Điện Tử
được cập nhật thường xuyên để loan báo những tin tức và hình ảnh liên quan đến Quan
Hôn Tang Tế và sinh hoạt của thành viên Khóa 25 và gia đình.

Một phương tiện khác Khóa 25 đã và đang thực hiện để chứng tỏ tình gia đình là
Quỹ Xã Hội Khóa 25. Quỹ này do sự đóng góp tuỳ khả năng và hảo tâm của mọi thành
viên Khóa 25. Mục đích của quỹ này là để cấp học bổng trung học và đại học cho con em
của một số nhỏ Cựu SVSQ Khóa 25 thiếu phương tiện, cũng như hỗ trợ tài chánh cho gia
đình những Cựu SVSQ Khóa 25 gặp hoàn cảnh khó khăn nan giải tại quê nhà. Quỹ này,
từ đầu thập niên 1980 cho đến nay, đã và đang là nguồn tài chánh để chu cấp chi phí hàng
tháng tạm nuôi sống hai Thương Phế Binh Khóa 25 là PHAN THẾ DUYỆT và
TRƯƠNG MINH TÂN. Ban Xã Hội tại Việt Nam thường xuyên thăm viếng và điện
thoại thăm hỏi hai anh Duyệt, Tân và các anh em có người trong gia đình đau yếu hoặc từ
trần. Chuyến thăm viếng và cứu trợ gia đình các Cựu SVSQ nạn nhân bão lụt miền Trung
không phân biệt khóa của Ban Xã Hội Khóa 25, từ ngày 1 đến ngày 7 tháng 12 năm
1999, là một thành quả của Quỹ Xã Hội Khóa 25 và là niềm vui cho cả khóa. (Xem Đa
Hiệu số 56, trang 255)

Trên phương diện tài liệu, Khóa 25 có 2 tác phẩm video, một do Cựu SVSQ Khóa
25 Hà Tham thực hiện mang tên “Khóa 25 - 30 Năm Nhìn Lại”, để kỷ niệm 30 năm nhập
trường, dài hơn 120 phút, và một video khác do Cựu SVSQ Khóa 25 Cao Văn Thi thực
hiện mang tên “Võ Bị Một Ngày - Một Đời Võ Bị” dài 45 phút. Cựu SVSQ Hà Tham
cũng đã thực hiện việc chuyển Sách Lưu Niệm Khóa 25 sang dạng đĩa “CD” đọc được
trên máy điện toán.

Cứ hai năm một lần vào những dịp Đại Hội do Tổng Hội Cựu
SVSQ/TVBQGVN tổ chức, Khóa 25 cũng tổ chức họp khóa để bạn bè và gia đình có dịp
gặp gỡ và sinh hoạt khóa.

Tổ chức của Khóa 25 hiện có một Ban Đại Diện Khóa tại Hải Ngoại và một Đại
Diện tại Việt Nam, nhiệm kỳ là 2 năm. Tại mỗi vùng có Ban Đại Diện Vùng. Riêng tại
tiểu bang California, Hoa Kỳ có Ban Đại Diện của Bắc Cali, Nam Cali và Sacramento.
Nhờ có các Ban Đại Diện mà những công việc của Khóa được đôn đốc và thực hiện mau
chóng và tốt đẹp.

KHÓA 25 VÀ SINH HOẠT CHUNG
Khóa 25 luôn cộng tác với Tổng Hội CSVSQ/TVBQGVN cũng như các hội địa

phương và các khóa khác từ xưa đến nay. Trong quá trình sinh hoạt ở hải ngoại:
- CSVSQ Nguyễn Huệ là một trong những sáng lập viên và là Hội Trưởng đầu tiên
của Hội Võ Bị Hải Ngoại (tiền thân của Tổng Hội Cựu SVSQ/TVBQGVN).
- CSVSQ Nguyễn Trung Khánh là Trưởng Ban Biên Tập đầu tiên (1982-1986) của
Đặc San Đa Hiệu tại hải ngoại.
- CSVSQ Nguyễn Hàm phục vụ trong chức vụ Tổng Hội Trưởng THCSVSQ/
TVBQGVN, nhiệm kỳ 2008-2010.

552
 
 
 
 
 
 Khóa
 25
 -­‐
 Quyết
 Chiến
 Tất
 Thắng
 
 
 BẢN
 THẢO
 

 

- CSVSQ Đặng Văn Khanh phục vụ trong chức vụ Liên Hội Trưởng Liên Hội Võ
Bị Âu Châu, nhiệm kỳ 2013-2015 và 2015-2017.

- Ngoài ra nhiều CSVSQ Khóa 25 đã và đang đảm nhiệm chức vụ Hội Trưởng hoặc
thành viên Ban Chấp Hành Tổng Hội, Liên Hội và Hội, cũng như các cộng đồng người
Việt ở địa phương.

˜ ™

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 25
 -­‐
 Quyết
 Chiến
 Tất
 Thắng
 
 
 
 
 
 553
 

 

41 ANH HÙNG VÀ TỬ SĨ KHÓA 25
Ghi Chú: (a) Tuẫn tiết vào cuối cuộc chiến, những ngày trước 30-04-75;

(b) Hy sinh hoặc mất tích vào cuối cuộc chiến khoảng tháng 3 & 4, 1975;
(c) Bị giết hoặc bị tử hình sau khi vượt ngục CS; (d) Mất tích sau khi vượt ngục CS;

(e) Mất tích khi vượt biên tìm tự do; (f) Mất tích sau 30/4/75 không rõ lý do;
(g) Hy sinh lúc canh phòng Trường VB; (h) Tử nạn trong thời Tân Khóa Sinh

1. NGUYỄN VĂN BẢO (ND) 22. TRẦN VĂN KHÉT
2. NGUYỄN QUANG BÌNH (f)
3. NGUYỄN NGỌC BỬU (c) 23. HỨA VĂN LẠC
4. NGUYỄN MINH CHÁNH (b) 24. NGUYỄN VĂN NGẪU (e)
5. NGUYỄN HỮU CHẤT (b)
6. LẠI NGỌC CHÍNH 25. NGUYỄN NHIÊN
7. TRẦN VIỆT DOANH 26. NGUYỄN AN PHONG (d)
8. PHẠM THẾ DŨNG (c)
9. PHAN THƯỢNG DƯ 27. NGUYỄN NGỌC PHƯỚC
10. HUỲNH VĂN ĐẢNH 28. TRẦN HOÀNG PHƯỚC
11. VY VĂN ĐẠT (a)
12. ĐỖ VĂN ĐIỀN (c) 29. TRẦN VĂN PHƯƠNG
13. NGUYỄN VĂN ĐỒNG 30. HUỲNH KIM QUANG (g)
14. NGUYỄN ĐÌNH GIANG (a)
15. NGÔ ĐÌNH HẢI (e) 31. HUỲNH XUÂN QUANG
16. NGUYỄN VĂN HAI (ND) 32. VÕ VĂN QUẢNG (e)
17. NGUYỄN VĂN HAI (TG) (b) 33. ĐINH VĂN QUẾ
18. NGUYỄN VĂN HÁT
34. NGUYỄN BÌNH RIÊN
19. NGÔ XUÂN HOA 35. HOÀNG TẤN (c)
20. ĐỖ HOÁT
21. LÊ ĐÌNH HỢI (b) 36. HUỲNH MINH THANH
37. DƯƠNG PHÙNG THIỆN

38. NGUYỄN CÔNG THOAN
39. VÕ THIỆN THƯ

40. HUỲNH VĂN TƯ
41. VÕ BÁ VẠN (h)

TỪ GIÃ BẠN BÈ

Tính đến tháng 6 năm 2015, với tuổi đời trên dưới 65, Khóa 25 luôn tìm đến nhau
trong vòng tay ấm áp thân tình. Tháng năm trôi qua, một số anh em đã vì bệnh tật hay tai
nạn từ giã cõi đời về với Tổ Tiên cội nguồn dân tộc:

1. CHUNG KIÊM 8. NGUYỄN VĂN SƠN
2. NGUYỄN HOÀNG LƯƠNG 9. ĐỖ VĂN QUÝ

3. NGUYỄN TRIỆU HOÀNG 10. PHẠM HỮU TÀI
4. HÀ NGŨ LÝ 11. NGUYỄN VĂN HOAN
5. PHAN ĐẠM TÍN 12. HUỲNH THƯƠNG

6. LÊ ĐỨC TUÂN 13. NGUYỄN TRÍ HÙNG
7. TRẦN SỸ THIỆN

554
 
 
 
 
 
 Khóa
 25
 -­‐
 Quyết
 Chiến
 Tất
 Thắng
 
 
 BẢN
 THẢO
 

 

DANH SÁCH 260 SĨ QUAN
TỐT NGHIỆP KHÓA 25

Tham Chiếu: 1. Quyết Định Số 4.546/TVBQGVN/P.TQT/ĐH/QĐ ngày 11-12-1972
do Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ, Chỉ Huy Trưởng TVBQGVN, ký.
Nghị Định liệt kê danh sách theo thứ hạng tốt nghiệp, nhưng danh
sách dưới đây được liệt kê theo thứ tự ABC để tiện dụng.

2. Lưu Niệm Khóa 25 TVBQGVN.

STT HỌ VÀ TÊN STT HỌ VÀ TÊN STT HỌ VÀ TÊN

001. Đặng Dân An 036. Hồ Văn Chính 071. Nguyễn Đình Giang

002. Nguyễn Ngọc An 037. Lại Ngọc Chính 072. Ngô Đức Giang

003. Phạm Đông An 038. Nguyễn Văn Chính 073. Phan Mộng Giao

004. Nguyễn Hoàng Anh 039. Lê Văn Chơi 074. Tăng Phước Giàu

005. Trương Ấn 040. Cao Văn Chòn 075. Nguyễn Phùng Gioanh

006. Huỳnh Văn Ẩn 041. Huỳnh Tấn Chức 076. Nguyễn Văn Hai

007. Đỗ Thiếu Bá 042. Võ Cơ 077. Nguyễn Văn Hai

008. Lê Văn Bang 043. Võ Hữu Danh 078. Ngô Đình Hải

009. Nguyễn Văn Bảo 044. Trần Việt Doanh 079. Cao Văn Hải

010. Nguyễn Văn Bảo 045. Nguyễn Anh Dũng 080. Võ Văn Hải

011. Hồ Duy Bé 046. Phạm Thế Dũng 081. Nguyễn Hàm

012. Nguyễn Văn Bé 047. Phan Thế Duyệt 082. Nguyễn Thúc Hàm

013. Đặng Xuân Bính 048. Phan Thượng Dư 083. Lê Hân

014. Nguyễn Quang Bình 049. Phạm Hữu Đa 084. Cao Danh Hãn

015. Lâm Thế Bình 050. Huỳnh Văn Đảnh 085. Huỳnh Đức Hạnh
086. Trần Hữu Hạnh
016. Trần Văn Bình 051. Vy Văn Đạt

017. Nguyễn Ngọc Bửu 052. Phan Ngọc Đề 087. Lâm Phát Hào
088. Nguyễn Văn
018. Dương Bửu 053. Lê Đen Hát
089. Châu Văn Hiền
019. Nguyễn Công Cẩn 054. Lê Văn Điền 0 90. Nguyễn Văn Hiển
Hiệp
020. Trần Quý Cảnh 055. Trần Ngọc Điền 091. Hồ Ngọc Hiệp
092. Nguyễn Tấn
021. Đỗ Minh Cao 056. Đỗ Văn Điền Hoa
093. Trịnh Văn
022. Nghiêm Văn Cẩu 057. Ông Thoại Đình

023. Ngô Văn Chậm 058. Phạm Vương Đốc

024. Phạm Văn Chan 059. Phạm Văn Đông 094. Ngô Xuân Hoa

025. Nguyễn Minh Chánh 060. Lê Kỳ Đồng 095. Nguyễn Văn Hòa
096. Bùi Thiện
026. Nguyễn Hữu Chất 061. Nguyễn Văn Đồng Hoàn
097. Trần Tấn
027. Huỳnh Văn Châu 062. Lê Phước Đức 098. Nguyễn Triệu Hoàng

028. Phùng Hữu Châu 063. Trần Đức 099. Đỗ Hoàng
100. Lai Đình
029. Đỗ Ngọc Châu 064. Nguyễn Văn Đức Hoát
101. Lê Đình Hợi
030. Trương Hữu Chí 065. Huỳnh Văn Đực 102. Nguyễn Văn Hợi
Hợi
031. Nguyễn Hữu Chí 066. Huỳnh Ngọc Đường 103. Huỳnh Ngọc Hồng
104. Nguyễn Hồng
032. Bùi Văn Chiến 067. Nguyễn Em Hồng
105. Hoàng Văn
033. Ngô Đề Chiến 068. Lê Văn Em

034. Đinh Văn Chiến 069. Nguyễn Hữu Giám

035. Hoàng Trọng Chiểu 070. Nguyễn Trung Giang

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 25
 -­‐
 Quyết
 Chiến
 Tất
 Thắng
 
 
 
 
 
 555
 

 

106. Nguyễn Huệ 152. Phạm Đăng Luyện 198. Trương Minh Tân
107. Đỗ Thế Hùng 153. Hà Ngũ Lý 199. Đỗ Vi
108. Nguyễn Trí Tân
109. Bùi Văn Hùng 154. Hoàng Xuân Mai 200. Quan Minh Tấn
110. Đoàn Đình Hùng 155. Nguyễn Đông Tấn
111. Vũ Văn Mai 201. Hoàng Tăng
112. Hà Quốc Hùng 156. Lâm Quang Mẫn 202. Trần Gia Thạch
113. Nguyễn Thế Hùng 157. Nguyễn Như Mạnh 203. Nguyễn Ngọc
114. Nguyễn Quốc 158. Văn Quý Mạnh 204. Tạ Thúc Thái
115. Trần Hùng 159. Phạm Huy Mậu
Hùng 160. Nguyễn Văn 205. Hà Tham
116. Hoàng 161. Trần Văn Minh
117. Phạm Văn Hùng 162. Nguyễn Đắc 206. Phan Văn Thám
118. Đinh Như Hường Minh 207. Nguyễn Xuân Thắng
119. Lê Văn Hỷ 163. Hoàng Công Thắng
120. Đặng Văn Keo 164. Vương Hoàng Minh 208. Dương Tất
121. Nguyễn Trung Khả 165. Nguyễn Văn Một 209. Huỳnh Minh Thanh
122. Trần Văn Khảm 166. Đặng Văn
123. Hồ Bình 167. Vũ Hữu Nam 210. Lâm Thành Thanh
124. Ngô Đức Khanh 168. Lê Trọng Ngẫu
125. Dương Trọng Khánh 169. Trần Văn Nghị 211. Lý Nguyên Thành
170. Lưu Viết Nghị
Khét 171. Dương Văn Nghĩa 212. Bùi Phạm Thành
Khiêm 172. Võ Hồng Nghĩa
173. Nguyễn Nghĩa 213. Tăng Thành
Khoa 174. Phan Văn Ngỡi
Khoát 175. Nguyễn An Nhạn 214. Trần Thạnh
176. Lê Viết
177. Lưu Vĩnh Nhiên 215. Lê Xuân Thảo
178. Đặng Phước
179. Nguyễn Ngọc Phát 216. Đặng Ngọc Thêm
180. Lê Khắc
181. Trần Hoàng Phong 217. Cao Văn Thi
182. Đàm Văn
126. Võ Khôi 183. Trần Văn Phú 218. Trần Văn Thí
184. Huỳnh Xuân
127. Chung Kiêm 185. Võ Văn Phúc 219. Trần Sỹ Thiện
186. Nguyễn Đình Phụng
128. Lý Phước Kiến 187. Đinh Văn Phước 220. Dương Phùng Thiện
188. Đoàn Dư Phước
129. Lâm Ngọc Kiệt 189. Đỗ Văn Phước 221. Quách Bửu Thọ
190. Đào Văn Phương
130. Nguyễn Huỳnh Kỉnh 191. Trần Văn Phương 222. Đặng Văn Thọ
192. Nguyễn Bình
131. Huỳnh Công Kỉnh 193. Nguyễn Văn Quang 223. Tô Khắn Thoại
194. Ngô Hồng Quảng
132. Hứa Văn Lạc 195. Phạm Hữu Quế 224. Nguyễn Công Thoan
196. Cao Văn Quế
133. Nguyễn Hồng Lạc 197. Nguyễn Toàn Quốc 225. Lê Công Thớt
Quý
134. Phùng Lâm Quý 226. Võ Thiện Thư
135. Lê Văn Lâm Răng
Lâm 227. Hoàng Trọng Thuật
136. Nguyễn Văn Riên
Sơn 228. Mai Văn Thương
Sương
137. Lê Lào 229. Huỳnh Thương
138. Huỳnh Quốc Lập Tài
139. Võ Văn 230. Lâm Ngọc Thưởng
140. Nguyễn Văn Lê Tài
141. Nguyễn Thanh Lẹ 231. Nguyễn Phương Thụy
142. Tôn Thất Tài
Liêm 232. Phan Đạm Tín
143. Thái Lâm Bích
144. Nguyễn Văn Liên 233. Nguyễn Văn Tính
Liễu
145. Hà Xuân 234. Hoàng Tĩnh
146. Đặng Hữu Linh
147. Lê Hữu Lộc 235. Vương Tịnh
148. Nguyễn Thanh Lợi
149. Nguyễn Thành 236. Lưu Đức Tờ
150. Nguyễn Tấn Long
151. Nguyễn Hoàng 237. Đỗ Viết Toán
Long
238. Lê Quý Toản
Long
Lực 239. Trần Quốc Toản
Lương
240. Nguyễn Văn Trí

241. Bùi Đạt Trung

242. Liễu Tống Trung

243. Huỳnh Văn Tư

556
 
 
 
 
 
 Khóa
 25
 -­‐
 Quyết
 Chiến
 Tất
 Thắng
 
 
 BẢN
 THẢO
 

 

244. Lê Đức Tuân 250. Trần Ngọc Tý 256. Trần Kiến Võ
245. Nguyễn Thành Tuấn 251. Phạm Tấn Vỵ
246. Lê Hữu Tuấn Út 257. Trần Cao Xương
247. Đặng Văn 252. Lâm Minh Văn 258. Trương Kiến
248. Trương Quang Túc 253. Đỗ Hoàng Xuyên
254. Huỳnh Ngọc Vân 259. Võ Văn Ý
249. Lê Tùng 255. Lương Vang 260. Võ Như

Tùng Vinh

(1) Giải thích thêm: Cộng Sản Việt Nam dùng mỹ từ "Trại Cải Tạo" (Re-education Camp)

để giam cầm, tra tấn, trả thù tất cả Quân, Cán, Chính của Việt Nam Cộng Hòa vô thời
hạn. Trên thực tế, đó là một loại Trại Tập Trung (Concentration Camp) như thời Hitler
và Cộng Sản Nga. Xin đừng mắc bẫy lừa bịp của bọn Cộng Sản Việt Nam.

Đại Diện Khóa: Phạm Hữu Đa (2012-14), Lâm Minh Văn (2014-16)
Biên Soạn: Đỗ Ngọc Châu, Nguyễn Anh-Dũng

Hình Ảnh và Trình Bày: Hồ Ngọc Hiệp

˜ ™

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 25
 -­‐
 Quyết
 Chiến
 Tất
 Thắng
 
 
 
 
 
 557
 

 

KHOÁ 26 - TRUNG TƯỚNG NGUYỄN VIẾT THANH
TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM

Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh

SƠ LƯỢC

Nhập Trường: 24-12-1969
Số Ứng Viên Nhập Trường: 196

Mãn Khóa: 18-01-1974
Chủ Tọa Lễ Mãn Khóa: Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
Số Sĩ Quan Tốt Nghiệp: 175

Tên Khóa: Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh
Thủ Khoa: Nguyễn Văn Lượng

558
 
 
 
 
 
 Khóa
 26
 -­‐
 Nguyễn
 Viết
 Thanh
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

NĂM THỨ NHẤT
Mùa Tân Khóa Sinh (24/12/1969 – 28/2/1970)

• Thí sinh trúng tuyển kỳ thi văn hóa: 250 người;
• Ứng viên trình diện: 227 người;
• Ứng viên hội đủ mọi tiêu chuẩn và điều kiện gia nhập Khóa 26: 196 người;

Ứng Viên K26 đến Phi Trường Cam Ly, Đà Lạt.
• Tiểu Đoàn Tân Khóa Sinh Khóa 26 (TĐ/TKS/K26) được thành lập gồm 8 Đại

Đội: A, B, C, D, E, F, G và H;
• Nhập trường ngày 24/12/1969;
• Sĩ Quan Cán Bộ Tiểu Đoàn Trưởng TĐ/TKS/K26: Đại Uý Hoàng Công Trúc;
• Quân Sự Vụ Trưởng: Đại Tá Nguyễn Văn Sử;
• Sinh Viên Sĩ Quan Khóa 23 (SVSQ/K23) thuộc Tiểu Đoàn 1 huấn luyện

TĐ/TKS/K26, từ những ứng viên dân sự, trở thành những quân nhân thuần túy
bằng 8 tuần “lột xác” đầy thử thách, biết:

- Tuyệt đối tuân lệnh và thi hành lệnh;
- Cá nhân chiến đấu;

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 26
 -­‐
 Nguyễn
 Viết
 Thanh
 
 
 
 
 
 559
 


 

- Chiến thuật tiểu đội;
- Sử dụng vũ khí cá nhân;

- Cơ bản thao diễn căn bản;
- Quân phong, quân kỷ;
- Rèn luyện thể chất kèm theo vô số hình phạt tưởng chừng vô lý.

Nghi Thức Nhập Trường ngày 24 tháng 12 năm 1969

Nhập Trường VB qua Cổng Nam Quan TKS K26 Ngày đầu tiên

Một số TKS/K26 Chờ nhận quân trang

• Ngày 28/2/1970, TĐ/TKS/K26 kết thúc Mùa Tân Khóa Sinh gian khổ, bằng cuộc
chinh phục 2 Đỉnh Lapbé Nord (1.732 m) và Lapbé Sud (1.702 m).

560
 
 
 
 
 
 Khóa
 26
 -­‐
 Nguyễn
 Viết
 Thanh
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

• 6 TKS không kham nổi đoạn đường chiến binh đầu đời được trả về đời sống dân
sự.

• Đại diện TĐ/TKS/K26 là TKS Nguyễn Quang Lạc, được Thiếu Tướng Lâm
Quang Thi, Chỉ Huy Trưởng TVBQGVN, gắn cầu vai Alpha Đỏ trong Lễ Gắn
Alpha, tổ chức trang trọng tại Vũ Đình Trường Lê Lợi đêm 28/2/1970.

• 190 TKS Khóa 26 chính thức trở thành SVSQ năm thứ nhất, gia nhập Trung Đoàn
SVSQ cùng với các khóa đàn anh Khóa 23, Khóa 24 và Khóa 25.

Đỉnh Lapbé Nord - TKS D/26,
Đại Tá Nguyễn Văn Sử, Cố Vấn Mỹ và Cán Bộ TKS K23

Lễ Gắn Alpha, Thứ Bảy 28 tháng 2 năm 1970
Mùa Văn Hóa Năm I (3/1970 - 11/1970)

• Văn Hóa Vụ Trưởng: Hải Quân Đại Tá Nguyễn Vân.
BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 26
 -­‐
 Nguyễn
 Viết
 Thanh
 
 
 
 
 
 561
 


 

• Thành phần giáo sư và giảng viên có học vị: cử nhân, cao học hoặc tiến sĩ.
• Ban Tu Thư và Dịch Thuật thuộc Văn Hóa Vụ dịch sách Toán, Kỹ Thuật, Tư

Tưởng và Nhân Văn mà phần lớn là sách học của Trường Võ Bị West Point, Hoa
Kỳ.
• Chương trình văn hóa bao gồm 9 phân khoa: Toán, Nhân Văn, Khoa Học, Sinh
Ngữ, Kỹ Thuật Điện, Cơ Khí, Công Chánh, Khoa Học Xã Hội và Kỹ Thuật Quân
Sự.
• Các môn học năm thứ nhất: Giải Tích 1A, 1B, 2A, 2B, Hóa Học Vô Cơ, Hóa Học
Hữu Cơ, Sử Âu Mỹ, Sử Á Việt, Anh Ngữ 1, Anh Ngữ 2, Văn Chương Việt Nam
1, Văn Chương Việt Nam 2.
• Các phương tiện trợ huấn như thư viện, phòng thí nghiệm, phòng thính thị Anh
Ngữ tối tân và chương trình thi cử với các bài thi hàng tuần, hàng tháng, cuối giai
đoạn, và bán niên đòi hỏi SVSQ/K26 phải luôn cố gắng học tập để đạt được điểm
trung bình tối thiểu là 2.5/4.0.
• Trong Mùa Văn Hóa, ngoài 4 giờ thể dục thể thao hàng tuần, SVSQ/K26 còn được
học thêm 2 giờ võ thuật Quyền Anh.
• Đêm 31 rạng 1/4/1970, SVSQ Bùi Lễ K26 đã bắn hạ một Việt Cộng tại vọng gác
bên hông Bộ Chỉ Huy, khi chúng lợi dụng sương mù dầy đặc đột kích vào Trường,
và đã được tưởng thưởng Anh Dũng Bội Tinh và Bronze Star.

Mùa Văn Hóa – Liên đội CD/K26
• Hai tháng sau, Việt Cộng toan đột kích, tấn công Trường lần thứ hai, nhưng chúng

đã bị phát giác từ bên ngoài các vòng rào phòng thủ, và bị tiêu diệt bởi những toán
kích cơ hữu của Trường.
562
 
 
 
 
 
 Khóa
 26
 -­‐
 Nguyễn
 Viết
 Thanh
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

• Ngoài việc bận rộn học tập văn hóa, SVSQ/K26 còn phải chu toàn các công tác vệ
sinh doanh trại, tạp dịch, canh gác, v.v. của khóa em út, theo thông lệ của quân
trường.

• Tham dự Lễ Mãn Khóa K23 ngày 18/12/1970 cùng với K24 và K25.
• Tổng kết thành tích văn hóa và quân sự toàn niên: có 8 SVSQ/K26 ra trường sớm,

vì lý do đặc biệt hoặc thiếu điểm văn hóa, được chuyển về thụ huấn tại Trường Bộ
Binh Thủ Đức, còn lại 182 SVSQ/K26 được chấp nhận trở thành SVSQ năm thứ
hai.

Ban Văn Nghệ Khóa 26
NĂM THỨ HAI
Mùa Quân Sự Năm II (12/1970 - 2/1971)

• Quân Sự Vụ Trưởng: Đại Tá Nguyễn Văn Sử.
• TKS Khóa 27 nhập trường ngày 27/12/1970, dưới sự huấn luyện của SVSQ Khóa

24.
• SVSQ/K26 được huấn luyện về chiến thuật cấp Trung Đội và các môn học liên

quan như: vũ khí cộng đồng, vũ khí khối Cộng, Địa Hình, Truyền Tin, Thiết Giáp,
Quân Nhu, Tiếp Vận.
• Cuối tháng 10/1971, SVSQ/K26 lên đường du hành thăm viếng và thực tập tại một
số quân trường, đơn vị yểm trợ và trung tâm huấn luyện, để thu thập thêm kiến
thức quân sự như:

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 26
 -­‐
 Nguyễn
 Viết
 Thanh
 
 
 
 
 
 563
 


 

- Thăm viếng các đơn vị yểm trợ và

tiếp vận: Quân Nhu, Quân Cụ,

Truyền Tin, Căn Cứ Không Quân

Tân Sơn Nhất, Trung Tâm Khai

Thác An Bài Điện Tử trực thuộc

Bộ Tổng Tham Mưu và Hải Quân

Công Xưởng tại Sài Gòn;

- Thăm viếng Trường Công Binh tại

Bình Dương;

- Thăm viếng Căn Cứ Huấn Luyện Thăm viếng Trường Thiết Giáp
 
Thủy Quân Lục Chiến Sóng Thần

tại Thủ Đức;

- Thăm viếng Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân và Không Quân tại Nha

Trang;
- Thăm viếng Trung Tâm Huấn Luyện Lam Sơn;
- Thăm viếng và thực tập tại Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân,

Trường Pháo Binh tại Dục Mỹ, và Trường Thiết Giáp tại Thủ Đức.

Thực tập tại TTHL Biệt Động Quân, Dục Mỹ

Mùa Văn Hoá Năm II (3/1971 – 11/1971)
• Văn Hoá Vụ Trưởng: Đại Tá Nguyễn Văn Huệ.
• Tiếp tục các môn học: Giải Tích 3, Thống Kê, Vật Lý 1, Vật Lý 2, Cố Thể 1, Cố
Thể 2, Trắc Lượng 1, Trắc Lượng 2, Mạch Điện, Anh Ngữ 3, Anh Ngữ 4, Tư
Tưởng Chính Trị, Chính Thể Hiện Đại.

564
 
 
 
 
 
 Khóa
 26
 -­‐
 Nguyễn
 Viết
 Thanh
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

• Đầu tháng 9/1971, Tổng Cục Quân Huấn gởi một phái đoàn đến TVBQGVN, tổ
chức cuộc “trắc nghiệm tâm lý” để phân chia Quân Chủng Hải Quân, Không Quân
và Lục Quân cho K26. Kết quả được chọn:
- Không Quân: 15 SVSQ,
- Hải Quân: 22 SVSQ,
- Lục Quân: 145 SVSQ.

• SVSQ Lê Văn Hùng sau chuyến du hành trở về Trường, không may bị bệnh sốt rét
và qua đời, K26 còn lại 181 SVSQ.

• Xen giữa Mùa Văn Hóa là các giờ học về Tâm Lý Chiến, Lãnh Đạo Chỉ Huy, ôn
tập lý thuyết các bài chiến thuật Mùa Quân Sự, nghe những diễn giả quân sự và
dân sự nổi tiếng thuyết trình về nhiều đề tài hữu ích để mở rộng thêm kiến thức.

• Giờ thể chất hàng tuần, SVSQ/K26 có thể tự chọn học Thái Cực Đạo hoặc Nhu
Đạo, và tiếp tục học môn võ thuật mà mình đã chọn cho đến hết năm thứ tư.

• Tham dự Lễ Mãn Khóa Khóa 24 ngày 17/12/1971 cùng với Khóa 25 và Khóa 27.
• (Đặc biệt trong Lễ Mãn Khóa K24 có pha biểu diễn Viễn Thám ngoạn mục, là tuột

dây và leo thang dây từ trực thăng, được thực tập từ chuyến du hành Mùa Quân Sự
tại Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân, Dục Mỹ do 8 SVSQ/K26 đảm trách,
tạo thành một tiền lệ cho phần phụ diễn trong những Lễ Mãn Khóa về sau.)

Biểu diễn viễn thám tại Vũ Đình Trường Lê Lợi
NĂM THỨ BA
Mùa Quân Sự Năm III (12/1971 – 2/1972)

• Quân Sự Vụ Trưởng: Đại Tá Nguyễn Văn Sử.
• SVSQ/K26 được chuyển đổi giữa những Đại Đội và phân chia như sau:

- Tiểu Đoàn 1 gồm 5 Đại Đội A, B, C, D và I (I là ĐĐ Không Quân),
- Tiểu Đoàn 2 gồm 5 Đại Đội E, F, G, H và K (K là ĐĐ Hải Quân).

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 26
 -­‐
 Nguyễn
 Viết
 Thanh
 
 
 
 
 
 565
 


 

• Khóa 26 là khóa thứ nhì, sau Khóa 25, được chọn và thụ huấn Chương Trình Huấn
Luyện Liên Quân Chủng vào năm thứ ba và năm thứ tư, khi còn đang học tại
TVBQGVN.

• TKS Khóa 28 nhập trường ngày 24/12/1971, dưới sự huấn luyện của SVSQ Khóa
25.

• SVSQ/K26 thuộc Đại Đội Không Quân được gởi ra Trung Tâm Huấn Luyện
Không Quân Nha Trang học:

SVSQ/K26 KQ và các phi công thuộc phi đoàn phản lực cơ A-37
- Các môn: Khí Tượng, Không Hành, Phi Cụ, Không Lưu, Bảo Trì Phi Cơ,

Anh Ngữ Phi Hành… ngoài các môn học trong Mùa Văn Hóa tại
TVBQGVN như Kiến Trúc Phi Cơ, Khí Tượng Học, Vũ Khí Trang Bị Phi
Cơ;
- Học hỏi về cơ cấu tổ chức, điều hành và phối hợp hành quân của các Phi
Đoàn Chiến Đấu, Vận Tải, và Quan Sát tại các Không Đoàn Chiến Thuật;
- Được tổ chức đi thăm viếng Sư Đoàn 2 Không Quân tại Nha Trang, Sư
Đoàn 3 Không Quân tại Biên Hòa, Sư Đoàn 4 Không Quân tại Cần Thơ, và
Bộ Tư Lệnh Không Quân tại Sài Gòn.

SVSQ/K26 KQ thăm viếng các Sư Đoàn Không Quân

566
 
 
 
 
 
 Khóa
 26
 -­‐
 Nguyễn
 Viết
 Thanh
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

• SVSQ/K26 thuộc Đại Đội Hải Quân được gởi ra Trung Tâm Huấn Luyện Hải
Quân Nha Trang (Trường Sĩ Quan HQ Nha Trang), học Căn Bản Sĩ Quan Ngành
Chỉ Huy (không học Ngành Cơ Khí):
- Lý thuyết các môn: Giám Lộ, Hải Hành, Hải Pháo, Truyền Tin, Thám Xuất
và Vận Chuyển, Phòng Tai.
- Thực tập trên những thủy đỉnh về vận chuyển, cập cầu, đo phương giác,
định vị trí chiến hạm bằng radar;

• SVSQ/K26 Lục Quân học chiến thuật cấp Đại Đội, sử dụng vũ khí nặng, điều
chỉnh pháo binh, thực tập hành quân trực thăng vận.

• SVSQ/K26 Lục Quân được gởi về Trại Hoàng Hoa Thám, Sư Đoàn Nhảy Dù tại
Gia Định học Khóa 251 Nhảy Dù từ 21/2/1972 đến 10/3/1972.

SVSQ K26 (Khóa 251 ND) tại Sân Cù, Đà Lạt
Mùa Văn Hóa Năm III (3/1972 – 11/1972)

• Văn Hóa Vụ Trưởng: Đại Tá Nguyễn Văn Huệ.
• Tiếp nối các môn học: Tân Vật Lý, Cố Thể 3, Lưu Chất 1, Lưu Chất 2, Điện Tử,

Điện Khí 1, Điện Khí 2, Kiến Tạo 1, Kiến Tạo 2, Tâm Lý, Luật, Kinh Tế, Khí
Tượng, Hàng Hải và thực tập tại các phòng thí nghiệm.
• Việt Cộng tấn công Miền Nam, mở nhiều mặt trận lớn tại Quảng Trị, Kontum và
Bình Long. Đó là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Có tin đồn Khóa 25 và Khóa 26 sẽ ra
trường sớm, để bổ sung cho các đơn vị QLVNCH tham chiến ở những chiến
trường nầy. SVSQ/K26 đã sẵn sàng tinh thần lên đường ra chiến trận, nhưng điều
nầy đã không xảy ra.
• Tháng 4/1972, Đại Tá Nguyễn Văn Sử bị ám sát bằng lựu đạn và tử thương ngay
tại phòng ngủ của sĩ quan trực thuộc Quân Sự Vụ.
• Tháng 4/1972, Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ nhận chức vụ Tân Chỉ Huy Trưởng
TVBQGVN. Trung Tướng Lâm Quang Thi ra Quân Khu 1 nhận chức vụ Tư Lệnh
Phó Quân Khu 1 kiêm Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn I.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 26
 -­‐
 Nguyễn
 Viết
 Thanh
 
 
 
 
 
 567
 


 

• Đêm Thứ Bảy 9/9/1972, Lễ Trao Nhẫn Khóa 26 được
tổ chức với sự tham dự đông đảo của thân nhân. (Khóa
25 là khóa đầu tiên đề xướng và thực hiện thành công
nghi lễ truyền thống nầy).

• Tham dự Lễ Mãn Khóa K25 ngày 15/12/1972.
NĂM THỨ TƯ
Mùa Quân Sự Năm IV (12/1972 – 2/1973)

• Quân Sự Vụ Trưởng: Trung Tá Nguyễn Thúc Hùng.
• SVSQ/K26 đảm nhận Hệ Thống Tự Chỉ Huy Trung

Đoàn SVSQ.
• SVSQ/K26 Lục Quân Tiểu Đoàn 1 huấn luyện

TKS/K29 đợt 1 từ 29/12/1972 đến 25/1/1973.

Nghi Thức Nhập Trường của Khóa 29 ngày 29/12/1972
568
 
 
 
 
 
 Khóa
 26
 -­‐
 Nguyễn
 Viết
 Thanh
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

• SVSQ/K26 Lục Quân Tiểu Đoàn 2 được gởi đi thụ huấn Khóa 1 Đặc Biệt Rừng
Núi Sình Lầy và Viễn Thám tại Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân, Dục
Mỹ.

• SVSQ/K26 Không Quân ra Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang thụ
huấn chuyên nghiệp:
- Học lý thuyết địa huấn và thực tập lái phi cơ.
- Hoàn tất chương trình bay solo T41.

• SVSQ/K26 Hải Quân ra Trường Sĩ Quan Hải Quân Hải Quân Nha Trang thụ huấn
chuyên nghiệp:
- Thực tập hải nghiệp.
- Thăm viếng các đơn vị hải quân duyên hải, đài kiểm báo, Căn Cứ Cam
Ranh và các chiến hạm.

SVSQ K26 tại TTHL Không Quân Nha Trang và TTHL Hải Quân Cam Ranh
BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 26
 -­‐
 Nguyễn
 Viết
 Thanh
 
 
 
 
 
 569
 


 

• SVSQ/K26 Lục Quân Tiểu Đoàn 2 huấn luyện TKS/K29 đợt 2 từ 26/1/1973 đến
22/2/1973 và hướng dẫn TKS/K29 chinh phục Đỉnh Lâm Viên ngày Thứ Bảy
24/2/1973.

TKS K29 chinh phục Đỉnh Lâm Viên
• SVSQ/K26 Lục Quân Tiểu Đoàn 1 được gởi đi thụ huấn Khóa 2 Đặc Biệt Rừng

Núi Sình Lầy và Viễn Thám tại Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân, Dục
Mỹ.
• Hiệp Định Paris đựợc ký kết ngày 27/1/1973.
• Một SVSQ bị ra trường với cấp bậc Thượng Sĩ vì lý do kỷ luật. K26 còn lại 180
SVSQ.
Mùa Văn Hóa Năm IV (3/1973 – 1/1974)
• Văn Hóa Vụ Trưởng: Trung Tá Nguyễn Phước Ưng Hiến.
• 9 SVSQ/K26 được chia làm 3 toán đi cổ động Ứng Viên K30 tại Đà Nẵng, Sài
Gòn và Cần Thơ.
• SVSQ/K26 và SVSQ/K29 ra Miền Trung công tác Thông Tin Chiến Tranh Chính
Trị, giải thích Hiệp Định Paris cho dân chúng tại các quận, thị xã và tỉnh thành
như Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Tín từ 3/1973
đến 5/1973.
• Học văn hóa các môn: Điện Khí 3, Năng Lượng, Xa Lộ, Phi Trường, Kỹ Thuật
Thanh Hóa, Công Quyền, Lãnh Đạo, Quản Trị, Quân Cụ, Canh Nông, Quân Sử,
Anh Ngữ Quân Sự, Kiến Trúc Chiến Hạm…và các bài thực tập tại nhà Thí
Nghiệm Nặng.
• SVSQ/K26 và SVSQ/K27 tham dự cuộc diễn hành Ngày Quân Lực 19/6/1973 tại
Đại Lộ Trần Hưng Đạo, Sài Gòn.

570
 
 
 
 
 
 Khóa
 26
 -­‐
 Nguyễn
 Viết
 Thanh
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

SVSQ/K26 và SVSQ/K29 công tác Thông Tin Chiến Tranh Chính Trị tại miền Trung

SVSQ/K26 và K27 tập dượt diễn hành trên Đại Lộ Trần Hưng Đạo, Đà Lạt
BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 26
 -­‐
 Nguyễn
 Viết
 Thanh
 
 
 
 
 
 571
 


 

Ngày Quân Lực 19/6/1973, Khán Đài Danh Dự tại Đại Lộ Trần Hưng Đạo, Sài Gòn

Ngày Quân Lực 19/6/1973 tại Đại Lộ Trần Hưng Đạo, Sài Gòn
• Không may, trong lúc tập dượt để chuẩn bị cho cuộc diễn hành vĩ đại nầy, SVSQ

Đặng Kinh Luân K26 bị tử nạn. K26 còn lại 179 SVSQ.
• Song song với việc học văn hóa là các giờ ôn tập chiến thuật lý thuyết, lãnh đạo

chỉ huy và tham mưu, tâm lý chiến và võ thuật.
• Đại Uý Nguyễn Văn An Khóa 21, Huấn Luyện Viên Địa Hình đã soạn thảo và in

ấn quyển “Cẩm Nang Địa Hình” khổ bỏ túi để tặng SVSQ/K26 Lục Quân làm
hành trang ra đơn vị.
572
 
 
 
 
 
 Khóa
 26
 -­‐
 Nguyễn
 Viết
 Thanh
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

• Tập dượt Lễ Mãn Khóa K26 cùng các Khóa 27, 28 và 29.
• Có 3 SVSQ không đủ điểm văn hóa phải ở lại học thêm một năm với K27 và một

SVSQ bị ra trường vì lý do vi phạm quy luật danh dự với cấp bậc Chuẩn Úy.
• Đêm 17/1/1974 là Lễ Truy Điệu Truyền Thống dưới sự chủ tọa của Thủ Tướng

Trần Thiện Khiêm.

• Ngày 18/1/1974 là Lễ Mãn Khóa K26 dưới sự chủ tọa của Tổng Thống Nguyễn
Văn Thiệu.

• Tên khóa: Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh.
• Thủ khoa: Hải Quân Thiếu Úy Nguyễn Văn Lượng.

Lễ Mãn Khóa 26 SVSQ Hiện Dịch - 18/1/1974
BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 26
 -­‐
 Nguyễn
 Viết
 Thanh
 
 
 
 
 
 573
 


 

K26 được đặt tên là Khóa Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh

Tổng Thống VNCH gắn cấp hiệu Thiếu Úy cho Thủ Khoa

Lễ tuyên thệ của tân Sĩ Quan Khóa Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh
574
 
 
 
 
 
 Khóa
 26
 -­‐
 Nguyễn
 Viết
 Thanh
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

Tân Sĩ Quan Khóa Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh tuyên thệ

Tân Sĩ Quan Thủ Khoa bắn cung đi 4 hướng
• 175 tân Thiếu Uý tốt nghiệp được cấp phát Văn Bằng Cử Nhân Khoa Học Ứng

Dụng, được Bộ Văn Hóa Giáo Dục VNCH chính thức công nhận lần đầu tiên
trong lịch sử TVBQGVN, và được phân phối tới các binh chủng và đơn vị như
sau:

o Hải quân: 22;
o Không Quân: 15;

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 26
 -­‐
 Nguyễn
 Viết
 Thanh
 
 
 
 
 
 575
 


 

o Biệt Động Quân: 20;
o Thủy Quân Lục Chiến: 15;
o Nhảy Dù: 10;
o Pháo Binh: 15;
o Thiết Giáp: 10;
o Các Sư Đoàn Bộ Binh: Sư Đoàn 1: 5, Sư Đoàn 2: 5, Sư Đoàn 3: 5, Sư Đoàn

5: 5, Sư Đoàn 7: 5, Sư Đoàn 9: 9, Sư Đoàn 18: 5, Sư Đoàn 21: 5, Sư Đoàn
22: 5, Sư Đoàn 23: 9, và Sư Đoàn 25: 5;
o Nha Kỹ Thuật: 3;
o Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù: 2.

Văn Bằng Cử Nhân Khoa Học Ứng Dụng

Bằng Nhảy Dù và Văn Bằng Thái Cực Đạo
576
 
 
 
 
 
 Khóa
 26
 -­‐
 Nguyễn
 Viết
 Thanh
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

Tân Sĩ Quan K26 Hải, Lục & Không Quân Trường Pháo Binh, Dục Mỹ

Trường Thiết Giáp, Long Thành

CHIẾN ĐẤU NGOÀI ĐƠN VỊ TRƯỚC 30/4/1975

Hiệp Định Paris được ký kết. Tiếp theo là cuộc triệt thoái toàn bộ của các đơn vị
Quân Đội Đồng Minh. Việc cắt giảm viện trợ của Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng Hòa, mà
quân viện chiếm tới 3/4, đã trói tay Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong nhiệm vụ phòng
thủ, tự vệ trước sự xâm nhập ồ ạt của Bộ Đội Bắc Việt, được sự gia tăng yểm trợ vũ khí
của nhiều quốc gia thuộc Khối Cộng. Các Tân Thiếu Úy Khóa 26 sau ngày ra trường, đáo
nhậm đơn vị, đã cùng đồng đội chiến đấu anh dũng và chu toàn nhiệm vụ của mình trên
các chiến trường, trong những điều kiện hạn hẹp về yểm trợ và tiếp vận. Vận nước của
Việt Nam Cộng Hòa kết thúc với ngày buông súng 30/4/1975, tính đến ngày Quốc Hận
ấy đã có 27 sĩ quan K26 đền xong Nợ Nước và Ơn Trường Mẹ, gồm:

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 26
 -­‐
 Nguyễn
 Viết
 Thanh
 
 
 
 
 
 577
 


 

- Sư Đoàn 1 Bộ Binh: 2 - Sư Đoàn 2 Bộ Binh: 2
- Sư Đoàn 5 Bộ Binh: 2 - Sư Đoàn 7 Bộ Binh: 2
- Sư Đoàn 21 Bộ Binh: 2
- Sư Đoàn 23 Bộ Binh: 4 - Sư Đoàn 22 Bộ Binh: 2
- Biệt Động Quân: 1 - Sư Đoàn 25 Bộ Binh: 1
- Nhảy Dù: 5
- Pháo Binh: 1 - Thủy Quân Lục Chiến: 1
- Thiết Giáp: 2

v Cố Trung Úy Lê Quang Quảng là Sĩ Quan K26 đầu tiên hy sinh thuộc Sư Đoàn 2

Bộ Binh, sau 23 ngày ra trường.
v Trung Úy Thiết Giáp Lê Văn Cao K26 đã anh dũng hy sinh vào giờ cuối của cuộc

chiến tại Ấp Tân Bắc, Hố Nai.

Cố Trung Úy Lê Quang Quảng Cố Trung Úy Lê Văn Cao

v Cùng chung số phận với Quân Dân Miền Nam, hầu hết Sĩ Quan K26 đã bị cầm tù

dài hạn trong các “trại tập trung khổ sai,” được gọi là “trại cải tạo” ở những vùng
rừng sâu nước độc, ngoại trừ một số ít Sĩ Quan K26 di tản ra được nước ngoài,
vào những ngày cuối cùng trước khi đất nước hoàn toàn rơi vào tay Giặc Cộng.
v Nhân số cựu SVSQ/K26 được ghi nhận từ sau biến cố 30/4/1975 đến nay như sau:

v Chết bệnh trong trại tù, vượt trại tù bị bắn chết hoặc mất tích: 9 người.
v Tử nạn trên đường vượt biên: 1 người.
v Bệnh tật qua đời: 13 người.

v Sống tại quê nhà: 54 người.
v Lưu vong hải ngoại: 86 người, gồm Pháp 3, Gia Nã Đại 3, Úc 7, Hoa Kỳ 73.
v Họp mặt toàn khóa hải ngoại tại Orange County, California, các lần chính:

- Lần 1: 4/9/1988 Kỷ Niệm 19 Năm, 21 cựu SVSQ/K26, dạ tiệc 43 người.

578
 
 
 
 
 
 Khóa
 26
 -­‐
 Nguyễn
 Viết
 Thanh
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

4/9/1988 Kỷ Niệm 19 Năm
- Lần 2: 20/6/1999 Kỷ Niệm 30 Năm, 39 cựu SVSQ/K26, dạ tiệc 187 người.

20/6/1999 Kỷ Niệm 30 Năm
BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 26
 -­‐
 Nguyễn
 Viết
 Thanh
 
 
 
 
 
 579
 


 

- Lần 3: 4/7/2009 Kỷ Niệm 40 Năm, 52 cựu SVSQ/K26, dạ tiệc 196 người.

4/7/2009 Kỷ Niệm 40 Năm

4/7/2009 Kỷ Niệm 40 Năm
580
 
 
 
 
 
 Khóa
 26
 -­‐
 Nguyễn
 Viết
 Thanh
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

- Lần 4: 30/6/2013 Kỷ Niệm 44 Năm, 36 cựu SVSQ/K26, dạ tiệc 192 người.

30/6/2013 Họp Mặt 44 Năm Tình Bạn
v Ngoài các buổi họp mặt nhỏ từng địa phương, hàng năm K26 thường gặp gỡ vào

dịp Lễ Tạ Ơn tại Miền Bắc Cali, hoặc dịp Tết Nguyên Đán tại Miền Nam Cali.
Đặc biệt K26 cũng đã liên kết tổ chức ngày hội ngộ, sinh hoạt với đàn anh K23
(khóa huấn luyện K26) vào tháng 5/1994, và với đàn em K29 (khóa được K26
huấn luyện) vào tháng 12/2005 quy tụ hơn 300 người đến từ khắp năm châu.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 26
 -­‐
 Nguyễn
 Viết
 Thanh
 
 
 
 
 
 581
 


 

1/1/2006 K26 & K29 30 năm Hội Ngộ

v - Với những điều kiện khó khăn về hoàn cảnh và vật chất, K26 quê nhà cũng tìm
cách gặp nhau trong các dịp quan hôn tang tế như là một hình thức họp mặt bất
thành văn.

CSVSQ K26 tại quê nhà
582
 
 
 
 
 
 Khóa
 26
 -­‐
 Nguyễn
 Viết
 Thanh
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

Danh sách 175 Thiếu Úy K26 liệt kê theo đơn vị phục vụ

Liên Đoàn 81 2. Hà Tấn Diên
Biệt Kích Dù (2) 3. Nguyễn Văn Dòn

1. Nguyễn Văn Ngọc 4. Trần Quốc Lộc
2. Phan Anh Tuấn 5. Nguyễn Sỹ

Nha Kỹ Thuật (3) Sư Đoàn 18 Bộ Binh (5)
1. Mai Cửu Long 1. Lê Tấn Mười
2. Nguyễn Thiện Nhơn 2. Võ Văn Mười
3. Giáp Văn Tài 3. Đặng Như Thạch
4. Nguyễn Thanh Toán
Sư Đoàn 1 Bộ Binh (5) 5. Nguyễn Văn Trí
1. Đặng Ngọc Lạp
2. Huỳnh Như Pháp Sư Đoàn 21 Bộ Binh (5)
3. Trần Minh Sơn 1. Dương Văn Anh
4. Nguyễn Văn Tấn 2. Trần Văn Đống
5. Hồ Ái Thụ 3. Lương Hồng Kiêm
4. Ngô Văn Nơi
Sư Đoàn 2 Bộ Binh (5) 5. Nguyễn Văn Tạo
1. Nguyễn Hữu Đột
2. Trần Việt Phong Sư Đoàn 22 Bộ Binh (5)
3. Lê Quang Quảng 1. Nguyễn Cảnh Hưng
4. Võ Công Tiên 2. Phạm Ngọc Liên
5. Nguyễn Đình Thủy 3. Nguyễn Minh Nhường
4. Đỗ Ngọc Phấn
Sư Đoàn 3 Bộ Binh (5) 5. Phan Văn Sinh
1. Nguyễn Phước Ái Đỉnh
2. Hoàng Ngọc Em Sư Đoàn 25 Bộ Binh (5)
3. Lê Chí Phương 1. Trần Văn Giỏi
4. Hồ Sĩ Thơ 2. Hà Tô Hà
5. Dương Văn Tường 3. Phạm Văn Khái
4. Nguyễn Văn Kía
Sư Đoàn 5 Bộ Binh (5) 5. Lê Quang Phương
1. Nguyễn Văn Hoa
2. Nguyễn Văn Khoa Sư Đoàn 9 Bộ Binh (9)
3. Lý Bảo Nhơn 1. Nguyễn Văn Bên
4. Trương Văn Thanh 2. Nguyễn Nguyên Hoàng
5. Nguyễn Hữu Thành 3. Đặng Văn Kế
4. Diệp Phước Lai
Sư Đoàn 7 Bộ Binh (5) 5. Nguyễn Văn Lù
1. Nguyễn Văn An 6. Phạm Phúc Nghĩa
7. Lý Công Pẩu

 
BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 26
 -­‐
 Nguyễn
 Viết
 Thanh
 
 
 
 
 
 583
 

8. Đinh Đồng Tiến 5. Tạ Minh
9. Lê Ngọc Thảo 6. Trần Văn Năm
7. Hoàng Trung Nghĩa
Sư Đoàn 23 Bộ Binh (9) 8. Lê Văn Sâm
1. Nguyễn Khâm Cung 9. Phạm Thế Tạo
2. Đỗ Huy Cường 10. Vũ Đăng Thăng
3 Nguyễn Đình Hoàng 11. Diệp Thanh Sơn Thấu
4. Bùi Lễ 12. Vũ Nhuận Thông
5. Đàm Văn Quý 13. Phạm Thực
6. Phạm Minh Sơn 14. Dương Phước Tuyến
7. Tô Văn Sơn 15. Nguyễn Hữu Xương
8. Huỳnh Văn Tốt
Pháo Binh (15)
9. Hà Duy Tung 1. Nguyễn Văn Đáp
2. Nguyễn Ngọc Định
Nhảy Dù (10) 3. Đặng Quang Đống
4. Đoàn Ngọc Lợi
1. Quách An 5. Hoàng Ngọc Nhất
2. Lê Hải Bằng 6. Phạm Truy Phong
3. Phạm Đức Loan 7. Huỳnh Tự Quang Phục
4. Tô Văn Nhị 8. Huỳnh Hữu Phước
5. Vũ Hoàng Oanh
6. Trần Đại Thanh 9. Phan Xuân Quách
10. Bùi Văn Thân
7. Tô Thành 11. Trần Thoại
8. Hà Mai Trường 12. Huỳnh Đình Thu
9. Nguyễn Văn Trường 13. Nguyễn Thanh Thủy
10. Lê Phan Vương 14. Hàn Đức Tuấn
15. Bùi Tuận
Thiết Giáp (10)
1. Lê Văn Cao Không Quân (15)
2. Ngô Liêm Cần 1. Trần Quang Diệu
3. Hoàng Đức Độ 2. Nguyễn Hồng Hải
4. Nguyễn Đức 3. Phạm Nguyên Hải
5. Huỳnh Bá Long 4. Dư Văn Hải
6. Trương Công Minh 5. Phạm Văn Hùng
7. Ngô Văn Nho 6. Trần Minh Mẫn
8. Võ Văn Tạo 7. Trần Nam
9. Vũ Thế Thủ 8. Nguyễn Năm
10. Nguyễn Thanh Văn 9. Nguyễn Hòa Ngân
10. Phùng Công Phước
Thủy Quân Lục Chiến (15) 11. Lê Văn Thanh
1. Nguyễn Ngọc Ân 12. Châu Quới Thành
2. Nguyễn Văn Hưởn 13. Trần Thành Tốt
3. Nguyễn Quang Lạc

4. Hoàng Kim Long

584
 
 
 
 
 
 Khóa
 26
 -­‐
 Nguyễn
 Viết
 Thanh
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

14. Dư Quang Trương 2. Đặng Chính Bình
15. Ông Văn Vinh 3. Lê Huỳnh Hà

Biệt Động Quân (20) 4. Bùi Văn Hoàng
1. Phạm Thanh Bình 5. Đinh Mạnh Hùng
2. Võ Văn Đáng 6. Đào Quý Hùng
3. Đặng Văn Khải 7. Diệp Bảo Khang
4. Phạm Đình Lê
5. Nguyễn Thành Liên 8. Trương Thanh Khoản
6. Trần Quang Lộc 9. Trần Tất Liệt
7. Ngô Tùng Lương 10. Nguyễn Văn Lượng
8. Nguyễn Đăng Mộc
9. Đoàn Văn Nẫm 11. Trần Kê Lý
10. Trương Hữu Nghĩa 12. Đặng Văn Nhỏ
11. Nguyễn Văn Nhân 13. Nguyễn Bắc Ninh
12. Trần Văn Nuôi 14. Đặng Ninh Phương
13. Nguyễn Định Quấc
14. Tăng Xuân Tài 15. Mạc Sum
15. Cao Văn Tiếm 16. Nguyễn Văn Tạo
16. Trần Đắc Thắng 17. Nguyễn Văn Tảo
17. Vũ Đức Thuận
18. Nguyễn Thành Tâm
18. Võ Toàn 19. Huỳnh Ngọc Trung
19. Vũ Kim Trọng 20. Trần Quang Tuân
20. Nguyễn Thế Truyền 21. Lê Tư

Hải Quân (22) 22. Trần Văn Vinh
1. Nguyễn Ngọc Anh

DANH SÁCH 27 SĨ QUAN K26 VỊ QUỐC VONG THÂN

Sư Đoàn Nhảy Dù Pháo Binh
1. Lê Hải Bằng 1. Huỳnh Hữu Phước
2. Phạm Đức Loan
3. Tô Văn Nhị Thiết Giáp
4. Trần Đại Thanh 1. Lê Văn Cao
5. Lê Phan Vương 2. Hoàng Đức Độ

Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Sư Đoàn 1 Bộ Binh
1. Diệp Thanh Sơn Thấu 1. Hồ Ái Thụ
2. Nguyễn Văn Tấn
Biệt Động Quân
1. Võ Văn Đáng

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 26
 -­‐
 Nguyễn
 Viết
 Thanh
 
 
 
 
 
 585
 


 

Sư Đoàn 2 Bộ Binh 2. Trần Văn Đống
1. Lê Quang Quảng
2. Nguyễn Đình Thủy Sư Đoàn 22 Bộ Binh
1. Nguyễn Cảnh Hưng
Sư Đoàn 5 Bộ Binh 2. Phan Văn Sinh
1. Nguyễn Văn Hoa
2. Nguyễn Hữu Thành Sư Đoàn 23 Bộ Binh
1. Nguyễn Khâm Cung
Sư Đoàn 7 Bộ Binh 2. Bùi Lễ
1. Nguyễn Văn Dòn 3. Phạm Minh Sơn
2. Trần Quốc Lộc 4. Hà Duy Tung

Sư Đoàn 21 Bộ Binh Sư Đoàn 25 Bộ Binh
1. Dương Văn Anh 1. Phạm Văn Khái

DANH SÁCH 190 CỰU SVSQ KHÓA 26

001. Nguyễn Văn An 027. Nguyễn Hữu Đột
028. Nguyễn Đức
002. Quách An 029. Hoàng Ngọc Em
003. Nguyễn Ngọc Anh 030. Trần Văn Giỏi
004. Dương Văn Anh (hs) 031. Lê Huỳnh Hà
005. Nguyễn Ngọc Ân (bc)
006. Lê Hải Bằng (hs) 032. Hà Tô Hà
007. Nguyễn Văn Bên 033. Châu Văn Hai
008. Đặng Chính Bình 034. Nguyễn Hồng Hải
009. Phạm Thanh Bình 035. Phạm Nguyên Hải
010. Trần Trí Bình 036. Dư Văn Hải
011. Lê Văn Cao (hs) 037. Nguyễn Văn Hoa (hs)
012. Ngô Liêm Cần 038. Nguyễn Đình Hoàng
013. Nguyễn Công Chanh 039. Nguyễn Nguyên Hoàng (vt)
014. Nguyễn Khâm Cung (hs) 040. Bùi Văn Hoàng
015. Đỗ Huy Cường 041. Đinh Mạnh Hùng (bc)
016. Hà Tấn Diên (tn) 042. Đào Quý Hùng
017. Trần Quang Diệu 043. Lê Văn Hùng (bc)
018. Nguyễn Văn Dòn (hs) 044. Phạm Văn Hùng
019. Võ Văn Đáng (hs) 045. Nguyễn Cảnh Hưng (hs)
020. Nguyễn Văn Đáp (bc) 046. Nguyễn Văn Hưởn
021. Nguyễn Văn Đề 047. Đặng Văn Kế
022. Nguyễn Ngọc Định 048. Nguyễn Văn Kía
023. Nguyễn Phước Ái Đỉnh 049. Lương Hồng Kiêm
024. Hoàng Đức Độ (hs) 050. Phạm Văn Khái (hs)
025. Đặng Quang Đống 051. Đặng Văn Khải (mt)
026. Trần Văn Đống (hs) 052. Diệp Bảo Khang

586
 
 
 
 
 
 Khóa
 26
 -­‐
 Nguyễn
 Viết
 Thanh
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

053. Nguyễn Văn Khoa 096. Lý Bảo Nhơn
054. Trương Thanh Khoản 097. Nguyễn Thiện Nhơn
055. Nguyễn Quang Lạc 098. Nguyễn Minh Nhường
056. Diệp Phước Lai (bc) 099. Nguyễn Bắc Ninh
057. Đặng Ngọc Lạp 100. Ngô Văn Nơi
058. Phạm Đình Lê 101. Trần Văn Nuôi
059. Bùi Lễ (hs) 102. Vũ Hoàng Oanh (bc)
060. Phạm Ngọc Liên 103. Lý Công Pẩu (vt)
061. Nguyễn Thành Liên 104. Huỳnh Như Pháp
062. Trần Tất Liệt 105. Đỗ Ngọc Phấn
063. Phạm Đức Loan (hs) 106. Dương Hoàng Phi
064.Trần Quang Lộc (bc) 107. Phạm Truy Phong (bt)
065.Trần Quốc Lộc (hs) 108. Trần Việt Phong
066. Huỳnh Bá Long 109. Huỳnh Tự Quang Phục
067. Mai Cửu Long 110. Phùng Công Phước
111. Huỳnh Hữu Phước (hs)
068. Hoàng Kim Long 112. Lê Chí Phương
069. Đoàn Ngọc Lợi 113. Đặng Ninh Phương
070. Nguyễn Văn Lù 114. Lê Quang Phương
071. Đặng Kinh Luân (tn)
072. Ngô Tùng Lương 115. Phan Xuân Quách (bc)
073. Nguyễn Văn Lượng 116. Lê Quang Quảng (hs)
074. Trần Kê Lý (mt) 117. Nguyễn Định Quấc
075. Trần Minh Mẫn 118. Đàm Văn Quí
076. Tạ Minh 119. Đoàn Khắc Riên
077. Trương Công Minh 120. Lê Văn Sâm (mt)
078. Nguyễn Đăng Mộc 121. Phan Văn Sinh (hs)
079. Vũ Thái Môn (bc) 122. Nguyễn Sỹ (mt)
080. Lê Tấn Mười 123. Phạm Minh Sơn (hs)
081. Võ Văn Mười (bc) 124. Trần Minh Sơn
082. Trần Nam 125. Tô Văn Sơn
083. Nguyễn Năm 126. Mạc Sum
084. Trần Văn Năm (vt) 127. Giáp Văn Tài
085. Đoàn Văn Nẫm 128. Tăng Xuân Tài
086. Nguyễn Hòa Ngân 129. Nguyễn Thành Tâm
087. Trương Hữu Nghĩa 130. Dương Văn Tâm
088. Phạm Phúc Nghĩa 131. Phạm Thế Tạo
089. Hoàng Trung Nghĩa 132. Nguyễn Văn Tạo *
090. Nguyễn Văn Ngọc 133. Nguyễn Văn Tạo **
091. Nguyễn Văn Nhân 134. Võ Văn Tạo
092. Hoàng Ngọc Nhất 135. Nguyễn Văn Tảo
093. Tô Văn Nhị (hs) 136. Nguyễn Văn Tấn (hs)
094. Ngô Văn Nho 137. Đặng Như Thạch
095. Đặng Văn Nhỏ 138. Trần Đại Thanh (hs)


  BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 26
 -­‐
 Nguyễn
 Viết
 Thanh
 
 
 
 
 
 587
 

139. Lê Văn Thanh 165. Võ Toàn
140. Trương Văn Thanh 166. Huỳnh Văn Tốt
141. Lê Thành 167. Trần Thành Tốt
142. Tô Thành 168. Nguyễn Văn Trí
143. Nguyễn Hữu Thành (hs) 169. Vũ Kim Trọng
144. Châu Quới Thành 170. Huỳnh Ngọc Trung (bc)
145. Lê Ngọc Thảo 171. Dư Quang Trương
146. Vũ Đăng Thăng 172. Hà Mai Trường
147. Trần Đắc Thắng 173. Nguyễn Văn Trường (mt)
148. Trần Đình Thâm 174. Nguyễn Thế Truyền (bc)
149. Bùi Văn Thân 175. Trần Quang Tuân
150. Diệp Thanh Sơn Thấu (hs) 176. Phan Anh Tuấn
151. Trần Thoại 177. Hàn Đức Tuấn
152. Vũ Nhuận Thông (vm) 178. Bùi Tuận
153. Hồ Sĩ Thơ
154. Huỳnh Đình Thu 179. Hà Duy Tung (hs)
155. Hồ Ái Thụ (hs) 180. Lê Tư
156. Vũ Thế Thủ 181. Vũ Đình Tước (hs)
157. Vũ Đức Thuận 182. Dương Văn Tường
158. Nguyễn Đình Thủy (hs) 183. Dương Phước Tuyến
159. Nguyễn Thanh Thủy 184. Nguyễn Thanh Văn
160. Phạm Thực 185. Trần Trọng Việt
161. Cao Văn Tiếm 186. Ông Văn Vinh
162. Võ Công Tiên 187. Trần Văn Vinh
163. Đinh Đồng Tiến 188. Trần Văn Võ
164. Nguyễn Thanh Toán 189. Lê Phan Vương (hs)
190. Nguyễn Hữu Xương
Chú Thích:
bc: bệnh chết.
bt: bệnh chết trong tù.
hs: hy sinh ngoài chiến trường.
mt: vượt trại tù, mất tích.
tn: tử nạn.
vm: vựợt biển, mất tích.
vt: vượt trại tù bị bắn chết.
* Nguyễn Văn Tạo (Phan Thiết)
** Nguyễn Văn Tạo (Long Xuyên)

Đại Diện Khóa: Nguyễn Thanh Thủy
Biên Soạn: Ban Biên Soạn Khóa 26

588
 
 
 
 
 
 Khóa
 26
 -­‐
 Nguyễn
 Viết
 Thanh
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

KHÓA 27 - CHUẨN TƯỚNG TRƯƠNG HỮU ĐỨC1

TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM

Chuẩn Tướng Trương Hữu Đức

 

SƠ LƯỢC

Nhập Trường: 26-12-1970
Số Ứng Viên Nhập Trường: 192

Mãn Khóa: 27-12-1974
Chủ Tọa Lễ Mãn Khóa: Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
Số Sĩ Quan Tốt Nghiệp: 182

Tên Khóa: Chuẩn Tướng Trương Hữu Đức
Thủ Khoa: Hoàng Văn Nhuận và Lê Mạnh Kha

Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.

(Chinh Phụ Ngâm, Đặng Trần Côn)

1 Đại Tá Trương Hữu Đức (1930-1972) là Cựu SVSQ thuộc Trung Đội 4, Đại Đội 1 của Khóa 10
TVBLQĐL. Ông trúng đạn địch tử trận khi đang ngồi trực thăng quan sát, chỉ huy Thiết Đoàn 5 Kỵ
Binh (Chiến Đoàn 52) trên đường đến An Lộc (4/1972), dọc theo Quốc Lộ 13, vùng Suối Tàu Ô, thuộc
Quận Chơn Thành, Tỉnh Bình Long. Ông được truy thăng chuẩn tướng.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 K27
 -­‐
 Trương
 Hữu
 Đức
 
 
 
 
 
 589
 


Click to View FlipBook Version