PHỤ LỤC. HÌNH ẢNH KHÓA 28
Ứng Viên Khóa 28 tại trại tạm trú Quang Trung Tân Khóa Sinh Đại Đội H Khóa 28 ngày lột xác
Tập chào tay và xưng danh Tiểu đoàn TKS K28 trình diện Thiếu Tá Cao Yết
Tiểu Đoàn Trưởng TĐ/TKS
Đại Đội G28 trên Đỉnh Lâm Viên Tr. Tướng Lâm Quang Thi cắt bánh mừng Tân SVSQ K28
640
Khóa
28
-‐
Nguyễn
Đình
Bảo
BẢN
THẢO
DANH SÁCH TÂN KHÓA SINH KHÓA 28
T/T Họ & Tên Cư Trú T/T Họ & Tên Cư Trú
36. Nguyễn Văn Cương Châu Đốc
1. Nguyễn Văn A USA 37. Trần Đức Cường
38. Lương Thanh Đăng Sài Gòn
2. Nguyễn An Đà Lạt 39. Trần văn Danh USA
40. Chu Trần Đạo ***
3. Trịnh Huy Án Buôn Mê Thuột 41. Lê xuân Diễn USA
42. Lương vũ Điệp Huế
4. Nguyễn Hùng Anh Nha Trang ***
43. Hoàng Xuân Định
5. Trần Phú Ảnh 44. Phạm Phi Đông Sài Gòn
45. Đỗ văn Đức USA
6. Phan Văn Bắc USA 46. Nguyễn Đình Dục ***
47. Trần Trí Đức
7. Giáp Quốc Bảo 48. Lê Nguyên Dũng Australia
49. Ngô Mậu Dũng
8. Nguyễn Trần Bảo *** USA
50. Nguyễn Hữu Dũng Lâm Đồng
9. Ngô Be Đồng Nai 51. Nguyễn Hữu Dũng Vĩnh Long
Vũng Tàu
10. Phạm Văn Bê *** 52. Nguyễn Như Dũng
Huế
11. Đào Thanh Bình 53. Nguyễn Trí Dũng
54. Nguyễn Ngọc Dùng
12. Nguyễn Thái Bình ***
13. Văn Bình Bến Tre
14. Nguyễn Bơn ***
15. Phan Văn Bổng Đà Nẵng
16. Nguyễn Văn Búp ***
17. Nguyễn Văn Cấn
18. Trương Công Cần USA
19. Phạm Trung Cang USA 55. Trần Hữu Dược
56. Kiều Kim Hà
20. Trần Bá Cang Long An ***
USA
21. Hoàng Như Cầu USA
22. Trần Văn Cậy *** 57. Nguyễn Đức Hải Long Khánh
58. Trần Văn Hải
23. Ngô Bá Chẩn USA 59. Nguyễn Thế Hân Buôn Mê Thuột
24. Nguyễn minh Châu
25. Phạm Ngọc Châu *** 60. Tôn Thất Hân Sài Gòn
61. Vũ Việt Hân Đà Lạt
26. Nguyễn Văn Chạy Đồng Nai 62. Phạm Văn Hậu
63. Nguyễn Phát Hiển Nha Trang
27. Lê Khán Chiến *** 64. Phạm Trọng Hiền Australia
65. Trần Duy Hiến
28. Châu Văn Chiếu Huế ***
66. Lê Văn Hiệp
29. Lê Văn Chơn USA 67. Phạm Văn Hiệp Bình Định
68. Trần Hiệp USA
30. Nguyễn Văn Chọn *** 69. Huỳnh Đăng Hổ Sài Gòn
USA
31. Phan Đức Chữ Sài Gòn 70. Nguyễn Trung Hòa
32. Vũ Văn Chương Australia
33. Nguyễn Tấn Công Sài Gòn
34. Phạm Hữu Cung Buôn Mê Thuột
35. Nguyễn Ngọc Cương Sài Gòn
BẢN
THẢO
Khóa
28
-‐
Nguyễn
Đình
Bảo
641
71. Nguyễn Thanh Hoàng USA 111. Hoàng Đức Lộc USA
72. Vũ Đình Hoàng Australia 112. Nguyễn Lộc Huế
73. Trương Tấn Hồng
74. Dương Hợp *** 113. Trương Văn Lộc USA
75. Nguyễn Văn Huệ Australia 114. Vũ Minh Lộc USA
115. Dương Đắc Lợi Vĩnh Long
76. Phạm Văn Huề USA
77. Châu Hưng Tây Ninh 116. Nguyễn Ngọc Lợi ***
78. Dương Quý Hùng USA 117. Nguyễn Văn Lợi USA
79. Hồ Việt Hùng USA 118. Võ Hữu Lợi USA
80. Lê Mạnh Hùng Sài Gòn Biên Hòa
81. Lê Văn Hùng 119. Đặng Thành Long
***
82. Ngô Mạnh Hùng Sài Gòn 120. Kim Long Trà Vinh
83. Nguyễn Lý Hùng Tây Ninh 121. Nguyễn trung Long USA
122. Vĩnh Long
84. Phạm Minh Hùng USA 123. Vũ Đằng Long Bình Thuận
85. Phạm Văn Hùng Sài Gòn 124. Lê Luận USA
86. Trần Thanh Hùng 125. Lục Văn Hiệp USA
87. Nguyễn Văn Hườm *** ***
88. Dương Đình Hưởng An Giang 126. Nguyễn Thế Lương
127. Lưu Văn Lượng USA
USA 128. Trần Lượng Australia
USA
89. Nguyễn Thành Hướng USA 129. Trần Lý Sài Gòn
130. Trần Văn Lý USA
90. Đinh Ngọc Huy Germany 131. Hồ Văn Mai USA
132. Huỳnh ngọc Mái
91. Nguyễn Hy Huế 133. Nguyễn Văn Mai Nha Trang
Sài Gòn
92. Kiêm Khách Long Xuyên 134. Nguyễn Văn Mẫn Sài Gòn
135. Nguyễn Tăng Mên ***
93. Nguyễn Khánh USA 136. Đỗ Hữu Minh
94. Nguyễn Quốc Khánh Australia
95. Nguyễn Văn Khoa Sài Gòn
96. Phạm Tiến Lạc USA 137. Huỳnh Dĩ Minh USA
Sóc Trăng
97. Vũ Văn Lai USA 138. Khưu Kim Minh
139. Nguyễn Thanh Minh ***
98. Trần Kim Lâm USA USA
140. Nguyễn Văn Minh Bến Tre
99. Cao Đức Lan Vũng Tàu
100. Đặng Văn Lạng USA 141. Phạm Văn Minh USA
101. Nguyễn Đức Lãnh 142. Trần Quang Minh ***
102. Châu Thiết Lập Australia 143. Trần Quang Minh
USA 144. Trương Thành Minh
103. Ngô Tiến Lập
104. Nguyễn Đình Lập Australia 145. Trương Văn Minh
105. Trần Thái Lập USA
106. Nguyễn Gia Lê *** 146. Hoàng Văn Mỹ Sài Gòn
107. Nguyễn Hữu Lễ *** 147. Nguyễn Thế Mỹ
108. Châu Văn Liềm *** 148. Lý Hưng Nam USA
149. Nguyễn Trí Nam Sóc Trăng
109. Đinh Viết Liết Châu Đốc 150. Nguyễn Phúc Nang
110. Dương Phước Lộc Huế
***
Vĩnh Long
642
Khóa
28
-‐
Nguyễn
Đình
Bảo
BẢN
THẢO
151. Nguyễn Quí Ngân Denmark 190. Nguyễn Văn Sáng ***
152. Lê Văn Nghệ Huế 191. Trần Văn Sáng ***
192. Nguyễn Sanh USA
153. Nguyễn Văn Nghị USA 193. Phạm Sánh ***
154. Huỳnh Háo Nghĩa ***
155. Nguyễn Văn Nghĩa USA 194. Kim Siel ***
195. Lê Sỏ Sài Gòn
156. Thái Văn Ngộ 196. Đinh Sơn Đà Nẵng
197. Hồ Thanh Sơn
157. Nguyễn Viết Ngoãn Huế 198. Lưu Đức Sơn USA
199. Phạm Kim Sơn ***
158. Trần Tuấn Ngọc Australia 200. Trần Hữu Sơn Sài Gòn
201. Trần Sứ ***
159. Nguyễn Đức Nhâm Lâm Đồng 202. Trần Văn Sự USA
203. Trần Quang Tâm ***
160. Nguyễn Hữu Nhẫn Sài Gòn 204. Nguyễn Thành Tâm
USA
161. Nguyễn Văn Nhãn USA
162. Tô Văn Nhân Sài Gòn
163. Trần Xuân Nhẫn
164. Võ Thành Nhẫn ***
165. Trần Văn Nhơn Sài Gòn
166. Lê phước Nhuận USA 205. Nguyễn Văn Bé Tám ***
206. Lương Vĩnh Tấn ***
167. Huỳnh Văn Nhượng Nha Trang 207. Trần Ngọc Tấn USA
168. Dư Quang Nô
169. Nguyễn Thành Nương 208. Nguyễn Hữu Tạo USA
209. Vũ Văn Táp Sài Gòn
170. Dương Văn Ỏn Bến Tre 210. Lê Văn Tây
211. Huỳnh Văn Thái ***
171. Vũ Quang Phát Sài Gòn 212. Phạm Văn Thái Neitherland
213. Nguyễn Văn Thân
172. Đoàn Minh Phong Sài Gòn 214. Dương Thành ***
Australia
173. Lương Đình Phong *** Sài Gòn
174. Châu Thanh Phước Phú
175. Huỳnh Ngọc Phú
176. Trương Như Phục *** 215. Lê Chí Thành ***
177. Nguyễn Tương Phùng Bến Tre 216. Lê Phát Thanh USA
217. Ngô Văn Thanh Vũng Tàu
178. Đỗ Hữu Phước Bến Tre 218. Nguyễn Hữu Thành
***
179. Trương Minh Phước Long Xuyên
180. Trần Văn Phương *** 219. Nguyễn Ngọc Thành ***
181. Nguyễn Kim Quan USA 220. Nguyễn Trí Thạnh Sài Gòn
182. Nguyễn Quang Đà Nẵng 221. Nguyễn Văn Thành
183. Lương Phú Quảng Sài Gòn 222. Nguyễn Văn Thành Australia
184. Lê văn Quốc Huế 223. Phạm Công Thành USA
185. Lý Đình Quy Huế 224. Phạm Văn Thạnh Sài Gòn
186. Nguyễn Đức Quyền USA 225. Trần Duy Thanh BìnhThuận
187. Nguyễn Tiến Quyền USA 226. Đinh Xuân Thành ***
188. Hà Cẩm Sang Đồng Nai 227. Vĩnh Tháp ***
189. Nguyễn Thành Sang USA 228. Trần Văn Thích
BẢN
THẢO
Khóa
28
-‐
Nguyễn
Đình
Bảo
643
229. Đỗ Đức Thiện 260. Nguyễn Thế Truyền ***
230. Nguyễn Văn Thiện Sài Gòn 261. Lê Thiện Từ Tây Ninh
231. Lê Đình Thọ USA 262. Nguyễn Hữu Từ Khánh Hòa
232. Lê Trường Thọ USA 263. Nguyễn Anh Tuấn USA
233. Vũ Đức Thỏa *** 264. Trần Thiện Tuấn Tây Ninh
234. Hà Tiến Thời USA 265. Trần Văn Tuấn Huế
235. Đặng Văn Thông *** 266. Nguyễn Ngọc Tùng
236. Lý Nhựt Thống Kiên Giang 267. Nguyễn Thanh Tùng USA
237. Đặng Thư Australia 268. Lê Tấn Tươi Australia
238. Nguyễn Minh Thu USA 269. Phan Văn Tươi Sài Gòn
239. Nguyễn Trọng Thuần USA 270. Nguyễn Tường USA
240. Hoàng Văn Thức USA 271. Trần Tường USA
241. Đinh Hoàng Tiến Phan Rang 272. Huỳnh Thiện Vàng ***
242. Huỳnh Tiến USA 273. Nguyễn Văn Viễn ***
274. Nguyễn Văn Viễn USA
243. Lê Văn Tiến USA 275. Triệu cẫm Viễn Belgique
244. Võ Thành Tính Cần Thơ
245. Nguyễn Mạnh Toàn *** 276. Nguyễn Minh Việt USA
277. Nguyễn Quốc Việt ***
246. Nguyễn Bá Tòng ***
247. Đoàn Hữu Trí Bến Tre 278. Lê Quang Vinh Sài Gòn
248. Hồ Hữu Trí Gài Gòn 279. Nguyễn Ngọc Vinh USA
249. Huỳnh Toàng Trí USA 280. Nguyễn Văn Vinh Sài Gòn
250. Ngô Trí USA 281. Phạm Đức Vinh
251. Võ Đức Trí USA 282. Vương Khắc Vinh Sài Gòn
252. Võ Hy Triệu Phan Thiết 283. Nguyễn Văn Voi Australia
253. Huỳnh Xuân Trọng USA 284. Nguyễn Văn Xanh Long Thành
254. Mai Quốc Trọng Long An 285. Nguyễn Văn Xù Long An
255. Hồ Thái Trung *** 286. Nguyễn Văn Xưa Australia
256. Nguyễn Thế Trung Sài Gòn 287. Ngô Xuân ***
288. Nguyễn Thành Xuân USA
257. Nguyễn Văn Trung Vĩnh Long 289. Lư Anh Xuân Long An
290. Đặng Đức Ý USA
258. Phạm Văn Trường Sài Gòn
259. Dương Cao Trường Vũng Tàu
Ghi chú: *** (Đã qua đời)
Biên Soạn: Cựu SVSQ Nguyễn Sanh K28
Tổng hợp dữ kiện từ Khóa 28 TVBQGVN
Hình ảnh và Danh Sách: sưu tầm bởi CSVSQ Huỳnh Tiến K28
Mùa Hè, 2013
644
Khóa
28
-‐
Nguyễn
Đình
Bảo
BẢN
THẢO
KHÓA 29 - HOÀNG LÊ CƯỜNG
TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM
Cố Trung Tá Hoàng Lê Cường
(Hình khi là SVSQ Khóa 16)
SƠ LƯỢC
Nhập Trường: 29-12-1972
Số Ứng Viên Nhập Trường: 315
Mãn Khóa: 21-04-1975
Chủ Tọa Lễ Mãn Khóa: Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị
Số Sĩ Quan Tốt Nghiệp: 291
Tên Khóa: Hoàng Lê Cường
Thủ Khoa: Đào Công Hương
Khóa 29 cử hành Lễ Mãn Khóa tại Trường Bộ Binh Long Thành sau khi
TVBQGVN di tản từ Đà Lạt về đó. Cùng tốt nghiệp với Khóa 29 là Khóa 28. Đây là Lễ
Mãn Khóa bi thương nhất của lịch sử Trường, trong hoàn cảnh đau buồn của Tổ Quốc và
Dân Tộc Việt Nam những ngày cuối tháng Tư năm 1975. Ngay sau Lễ Mãn Khóa, 291
tân Thiếu Úy K29 đã cùng với 255 tân Thiếu Úy đàn anh thuộc K28 hăm hở ra chiến
trường. Họ đã can đảm chiến đấu với lý tưởng cao độ đến giờ phút cuối cùng trước khi có
lệnh buông súng của Tổng Thống Dương Văn Minh vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Lời Ban Biên Soạn: Trước khi bản thảo được chuyển cho nhà in, vì một lý do riêng,
Khóa 29 đã yêu cầu không đăng bài tiểu sử của Khóa trong Tập Bản Thảo này. Trang Sơ
Lược này do Ban Biên Soạn thực hiện vào giờ chót nên rất thiếu sót. Thành thật cáo lỗi.
BẢN
THẢO
Khóa
29
-‐
Hoàng
Lê
Cường
645
KHÓA 30
TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM
SƠ LƯỢC
Nhập Trường: 26-01-1974
Số Ứng Viên Nhập Trường: 223
Chinh Phục Lâm Viên: 30-03-1974
Lễ Gắn Alpha: 30-03-1974 với 222 SVSQ
Rời Trường Di Tản: 30-03-1975
Giải Tán: 30-04-1975 (thi hành lệnh của
Tổng Thống Dương Văn Minh)
Tân Khóa Sinh Đại Diện Khóa: Hoàng Việt Hùng
NHẬP NGŨ
Từ mồng 4 Tết năm Giáp Dần (ngày 26 tháng 1 năm 1974), trên 300 thí sinh đã
trúng tuyển, nhận lệnh trình diện để được phỏng vấn, khám sức khoẻ và thi thể chất tại
trại tạm trú trong Khu Quân Xa Trường Võ Bị. Sau lần tuyển chọn cuối cùng, ngày 1
tháng 2 năm 1974, 220 người được chính thức công nhận là Ứng Viên Khóa 30. Vài ngày
sau, thêm 3 người nhập trường trễ, nâng tổng số Ứng Viên lên 223.
646
Khóa
30
BẢN
THẢO
Ứng Viên Khóa 30 vừa qua Cổng Nam Quan buổi sáng Ngày Nhập Trường (2/2/1974)
TÁM TUẦN SƠ KHỞI
Thứ Bảy, ngày 2 tháng 2 năm 1974, từ Cổng Nam Quan—cổng chính của Trường
Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (TVBQGVN), các Sinh Viên Sĩ Quan (SVSQ) Khóa 27 đón
tiếp Tân Khóa Sinh (TKS) Khóa 30, qua truyền thống “ngày hành xác nhập trường”. Đây
là một nghi thức mang nét đặc trưng của Trường Võ Bị, được áp dụng cho tất cả các TKS
trong ngày đầu tiên nhập trường. Vì chỉ xảy ra vỏn vẹn trong một ngày, nên được gọi là
ngày hành xác nhập trường. Nghi thức truyền thống này mở đầu và khởi động cho 8
Tuần Sơ Khởi (còn được gọi là 8 Tuần Huấn Nhục hay 8 Tuần Tân Khóa Sinh) nổi tiếng
gian lao của Trường Võ Bị.
Ngay những ngày đầu tiên, SVSQ Cán Bộ Khóa 27 đã gọi TKS Khóa 30 là mấy
“Ông Ba Mươi.” Có vài sự trùng hợp ngẫu nhiên, khiến khóa đàn anh gọi chúng tôi như
vậy. Đối với tập quán và ngôn ngữ của người Việt, “Ông Ba Mươi” có ý nói là Ông Hổ,
Ông Cọp, Ông Hùm. Hổ, cọp hay hùm là những con vật dũng mãnh, tinh khôn, được xem
là "chúa tể sơn lâm". Vì thế, người ta thường dùng cọp, hổ đặt tên cho những đơn vị quân
đội như Mãnh Hổ, Cọp Ba Đầu Rằn, Hùm Xám…
Ngoài hàm ý cầu chúc đàn em thông minh, can trường như Loài Cọp, Khóa 27
còn gọi Khóa 30 là mấy “Ông Ba Mươi”, cũng vì Khóa 30 là khóa thứ 30 của Trường Võ
Bị. Ngoài ra, chúng tôi còn nhập trường đúng vào những ngày Tết năm Con Cọp (năm
Giáp Dần), và trong tương lai (năm 1977), như dự trù, Khóa 30 sẽ chịu trách nhiệm huấn
luyện Khóa 33, mà "33" là một loại bia mang nhãn hiệu Con Cọp nổi tiếng hồi thập niên
1960-1970 tại Việt Nam.
Sau 8 Tuần Sơ Khởi, đầy thử thách và chẳng thể nào quên, Thứ Bảy, ngày 30
tháng 3 năm 1974, TKS Khóa 30 chinh phục Đỉnh Lâm Viên (còn được gọi là Núi Lang
Biang). Lâm Viên có độ cao 2.167m so với mặt nước biển, cách trung tâm Thành Phố Đà
BẢN
THẢO
Khóa
30
647
Lạt khoảng 12km về Hướng Bắc. Đặt chân lên Đỉnh Lâm Viên trước ngày chấm dứt 8
Tuần Huấn Nhục, là một truyền thống kiêu hãnh của mỗi người SVSQ Trường Võ Bị.
Chinh phục Lâm Viên chứng tỏ ý chí sắt đá, đức tính tự thắng, và thể lực cường tráng của
người SVSQ. Đêm hôm đó, 30 tháng 3 năm 1974, tại Vũ Đình Trường Lê Lợi, các TKS
Khóa 30 được gắn Alpha, chính thức gia nhập hàng ngũ SVSQ Trường Võ Bị Quốc Gia
Việt Nam, với tổng số 222 người (1 TKS đã xin rời Trường).
TKS Khóa 30 tại chân núi, trước lúc tiến lên chinh phục Đỉnh Lâm Viên (30/3/1974)
Trên Đỉnh Lâm Viên (30/3/1974)
648
Khóa
30
BẢN
THẢO
Đêm gắn Alpha tại Vũ Đình Trường (30/3/1974)
SINH VIÊN SĨ QUAN NĂM THỨ NHẤT
Năm học đầu tiên tại Trường Võ Bị là năm, người sinh viên chịu đựng nhiều gian
lao, và thử thách nhất trong suốt 4 năm học. Đây là một truyền thống quân trường, nhằm
huấn luyện đức tính Tự Thắng cho sinh viên ngay từ bước khởi đầu binh nghiệp. Khóa
năm thứ nhất phải đảm nhận tất cả những nhiệm vụ khó khăn, nhọc nhằn nhất về tạp
dịch, canh gác, ứng chiến, hoả thực, tiếp vụ… cho cả 4 khóa đang học tại Trường. Trong
Hệ Thống Tự Chỉ Huy, ngoài việc được đặt dưới sự huấn luyện, kiểm soát thường xuyên
của khóa năm thứ tư, khóa năm thứ nhất còn chịu sự theo dõi và sẵn sàng bị chấn chỉnh
bởi các khóa năm thứ hai và thứ ba.
Ngoài ra, còn phải kể đến những buổi thanh tra bất ngờ của các Sĩ Quan Cán Bộ
Đại Đội, Tiểu Đoàn. Nhọc nhằn như vậy, nhưng khóa năm thứ nhất cũng được hưởng
nhiều sự đãi ngộ đặc biệt dành cho khóa em út—được thương yêu, chỉ bảo và nâng đỡ
của tất cả các khóa đàn anh, và được sự bênh vực, che chở của các sĩ quan cán bộ (cũng
xuất thân từ Trường).
Thời gian làm việc tiêu biểu trong một ngày của SVSQ Khóa 30 năm thứ nhất có
thể tóm tắt như sau:
• 5 giờ 00: kèn báo thức;
• 5 giờ 30: thể dục chạy sáng;
• 6 giờ 15: vệ sinh cá nhân, phòng ốc, doanh trại;
• 7 giờ 00: ăn sáng;
• 7 giờ 30: trở về doanh trại, chuẩn bị buổi học sáng (văn hoá hoặc quân sự tuỳ theo
mùa);
• 8 giờ 00: đi học;
BẢN
THẢO
Khóa
30
649
• 11 giờ 30: trở về doanh trại, chấn chỉnh—sửa sang lại quân phục, phòng ốc;
• 12 giờ 00: cùng Trung Đoàn SVSQ diễn hành đến phạn xá;
• 12 giờ 30: ăn trưa;
• 13 giờ 00: trở về doanh trại, nghỉ trưa hoặc thi hành các lệnh phạt (cá nhân hay tập
thể, nếu có), chuẩn bị buổi học chiều;
• 14 giờ 00: đi học;
• 17 giờ 30: trở về doanh trại;
• 18 giờ 00: ăn chiều;
• 18 giờ 30: trở về doanh trại, giờ tuỳ quyền—có thể tự học, giải trí hoặc chuẩn bị ca
gác đêm;
• 20 giờ 00: tự học tại phòng;
• 22 giờ 00: kèn hiệu, báo giờ tắt đèn đi ngủ.
Sinh Viên Sĩ Quan Khóa 30 năm thứ nhất trong giờ nghỉ.
Cũng như các khóa đàn anh, Khóa 30 được huấn luyện theo chương trình học 4
năm. Mỗi niên học được chia làm 2 mùa: Quân Sự (3 tháng) và Văn Hóa (9 tháng). Mùa
Quân Sự bắt đầu từ giữa tháng 12 đến giữa tháng 3. Mùa Văn Hóa từ giữa tháng 3 đến
giữa tháng 12. Để được lên năm thứ hai, điểm trung bình của SVSQ năm thứ nhất tối
thiểu phải là 2.50/4.00, do kết quả từ những kỳ thi sát hạch vào cuối mỗi giai đoạn và thi
bán niên.
650
Khóa
30
BẢN
THẢO
Quân Sự
SVSQ năm thứ nhất được huấn luyện kỹ thuật về Cá Nhân Chiến Đấu, Chiến
Thuật Cấp Tiểu Đội áp dụng bao gồm:
§ Khoa Chiến Thuật,
§ Khoa Vũ Khí,
§ Khoa Địa Hình.
Mùa Quân Sự năm thứ nhất của Khóa 30 cũng chính là Mùa Tân Khóa Sinh, cộng thêm 4
tuần lễ huấn luyện bổ túc, do các Sĩ Quan Huấn Luyện Viên giảng dạy, ngay sau ngày
được gắn Alpha.
Văn Hóa
Theo chương trình Cử Nhân Khoa Học Ứng Dụng (Bachelor of Applied Sciences)
với 6 Khoa áp dụng cho năm thứ nhất:
§ Khoa Toán: Đại Số, Giải Tích, Vi Phân, Tích Phân;
§ Khoa Khoa Học: Hóa Học Vô Cơ, Hữu Cơ;
§ Khoa Công Chánh: Trắc Lượng, Họa Đạc;
§ Khoa Kỹ Thuật Điện: Điện Nhập Môn;
§ Khoa Nhân Văn: Văn Chương, Lịch Sử;
§ Khoa Sinh Ngữ: Anh Văn, Thính Thị Anh Ngữ.
Thể Chất
Huấn luyện thể chất gồm các môn thể thao, điền kinh và võ thuật. Kể từ Khóa 30,
Trường Võ Bị bãi bỏ huấn luyện môn Quyền Anh (Boxing). Vì một số SVSQ đã có căn
bản võ thuật từ trước khi gia nhập Trường Võ Bị, nên chỉ sau một năm thụ huấn, 1/4 số
SVSQ Khóa 30 được mang từ nhất đẳng huyền đai đến tam đẳng huyền đai Nhu Đạo và
Thái Cực Đạo.
Đức Dục
Phê bình, tự phê bình để Tự Thắng.
Thao Diễn
Cá nhân, đội hình.
BẢN
THẢO
Khóa
30
651
Trước 8 giờ sáng, Sinh Viên Sĩ Quan đi học trong nhịp bước đều đến Khu Văn Hoá
Sau 5 giờ 30 chiều, từ lớp học Sinh Viên Sĩ Quan trở về doanh trại.
NHỮNG NGÀY CUỐI THÁNG 3 NĂM 1975
Vào những ngày cuối tháng 3 năm 1975, lúc mà Thành Phố Ban Mê Thuột tại
Vùng 2 thất thủ, nhiều thành phố khác tại Vùng 1, Vùng 2 cũng trở nên rối loạn. Các
Tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Tín đều rơi vào tay Cộng Sản. Thành Phố Đà Nẵng
bị tràn ngập bởi trên 2 triệu người tản cư hoảng loạn. Sự rối ren lan tràn nhanh chóng từ
652
Khóa
30
BẢN
THẢO
Phương Bắc xuống Phương Nam một cách tồi tệ khiến tình hình an ninh của Quân Đoàn
II và Quân Khu II càng lúc càng trở nên nghiêm trọng. Lúc này, tại Miền Trung, từ quân
đến dân, mọi người đều tìm cách di tản về Đà Nẵng hoặc đến các tỉnh thành ven biển, để
từ đó cố xuôi về Miền Nam. Với nhiều băn khoăn, mỗi ngày chúng tôi để ý theo dõi tin
tức về chiến sự thường xuyên hơn. Dù tuổi trẻ với bản tính hiếu động—chúng tôi thích
cười đùa, ca hát; nhưng bây giờ, chúng tôi trở nên ít nói và ưu tư hơn. Có đôi lần, từ Núi
Voi, Cộng Quân pháo kích gây rối vào Thị Xã Đà Lạt và Tiểu Khu Tuyên Đức. Có lúc
đạn đã rót trúng vòng đai phòng thủ của Trường Võ Bị. Trước đây, âm hiệu ban hành
thiết quân luật Thị Xã Đà Lạt vào lúc 12 giờ mỗi đêm, nay được phát ra ngay từ lúc 10
giờ tối. Để đối phó với những diễn biến chiến sự sôi động thay đổi hàng ngày, và chuẩn
bị cho những quyết định trong tương lai, Trung Đoàn SVSQ được đặt trong tình trạng
báo động. Một số SVSQ đàn anh năm thứ ba và năm thứ tư, thuộc các Khóa 29 và 28
đang thụ huấn chuyên môn về Nhảy Dù, Không Quân hoặc Hải Quân, được lệnh ngưng
các khóa học, tức khắc trở về Trường trình diện. Lệnh cấm trại 100/100 được áp dụng
cho toàn Trường. Chúng tôi không còn đi phép hay dạo phố vào ngày Chủ Nhật.
Tuy đang ở cuối Mùa Quân Sự năm thứ hai, chúng tôi—cũng như các khóa đàn
anh, đàn em không còn đến lớp học hay ra bãi tập. Nhiệm vụ của chúng tôi lúc đó không
còn là thụ huấn, mà đương nhiên chuyển sang chiến đấu, phòng vệ và chuẩn bị hành
quân. Các đơn vị được phối trí và điều động ra các vị trí phòng thủ. Tất cả những thời
khóa biểu về huấn luyện và sinh hoạt đều bị bãi bỏ. Trung Đoàn SVSQ không còn thực
tập diễn hành vào giờ ăn trưa như thường lệ. Thay vào đó, để tránh thiệt hại khi có biến
động hoặc bị pháo kích, chúng tôi được lệnh cố tránh việc tập trung đông người vào cùng
một vị trí. Từ những ngày ấy, mỗi người chúng tôi đã cảm nhận được điều bất thường về
tình hình đất nước, về tương lai Trường Mẹ, và về cả tương lai của chúng tôi.
RỜI TRƯỜNG VÕ BỊ—HÀNH QUÂN DI TẢN
Đúng một năm sau ngày gắn Alpha, ngày 30 tháng 3 năm 1975, Khóa 30 được
lệnh bỏ Trường cùng với các khóa đàn anh, đàn em, di tản khỏi Đà Lạt và Cao Nguyên
Trung Phần. Theo bước mọi người, chúng tôi cùng rút quân về Phương Nam, tham gia
vào một cuộc triệt thoái—mà sau này bị xem là tai họa, đầy dẫy đau thương và chất chứa
nhiều uẩn khúc.
Để tránh làm xáo trộn và hoang mang cho dân chúng, chúng tôi cố không gây náo
động. Chỉ huy trưởng của chúng tôi lúc bấy giờ là Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ, đích
thân chỉ huy cuộc hành quân triệt thoái. Các tướng lãnh và các đạo quân rút về từ Miền
Trung đã ít nhiều ảnh hưởng đến những suy nghĩ và quyết định của Ông. Vào lúc mà các
đơn vị tác chiến đang rối loạn, tan rã và tự tháo lui về Vùng III, vị Chỉ Huy Trưởng cho
rằng, những SVSQ trẻ không cần phải ở lại chiến đấu đơn phương như những người lính
cảm tử. Đối với Ông, chúng tôi là tương lai và rường cột của đất nước. Ông thừa biết
rằng, nếu được lệnh, những SVSQ đầy ắp lý tưởng, sẽ sẵn sàng hy sinh mọi thứ, để giữ
gìn ngôi trường thân yêu và Thị Xã Đà Lạt quen thuộc. Danh dự và hào khí sẽ giữ chân
mỗi người chúng tôi đến mức độ sẵn sàng cùng gục ngã với kẻ thù. Để tấn công và chiếm
lĩnh bản doanh của 4 khóa chúng tôi, Cộng Sản chắc chắn sẽ phải trả một cái giá rất đắt.
BẢN
THẢO
Khóa
30
653
Thế nhưng, đối với Ông, tính mạng và tương lai của các SVSQ cũng cần thiết cho tiền đồ
Tổ Quốc, và phải được xem là không có thể lấy gì so sánh được. Bằng mọi cách, Ông
muốn bảo vệ sự an toàn cho chúng tôi; cố gắng không để các SVSQ phải đương đầu trực
diện với kẻ thù—giản dị và dễ hiểu như chuyện người ta thường cố tránh không để “chén
kiểu đụng chén sành.”
Dù biết rằng, sẽ trở nên đề tài cho những chỉ trích về sau, Thiếu Tướng Lâm
Quang Thơ đã tỏ ra cứng rắn—có những quyết định can đảm, và cũng tự mình chịu trách
nhiệm cho những quyết định này. Là một Niên Trưởng Khóa 3 của chúng tôi, và cũng từ
Binh Chủng Thiết Giáp, Ông dẫn đầu đoàn quân trên một chiếc thiết vận xa. Lúc bấy giờ,
mục tiêu của Ông trong cuộc hành quân triệt thoái là đưa các SVSQ Trường Võ Bị đến
một nơi an toàn, mà không bị một tổn thất nào. Thiếu Tướng Thơ thừa biết rằng, trong
tình thế rối ren lúc bấy giờ, Ông phải đơn phương đương đầu với vô số những chướng
ngại và hiểm nguy, không thể trông chờ sự chấp thuận và giúp đỡ nào từ Bộ Tổng Tham
Mưu, hoặc Tổng Cục Quân Huấn. Đoàn quân của Ông sẽ đương nhiên bị xen kẽ, bị chi
phối và bị làm rối loạn bởi dòng người di tản. Tuy vậy, tin tưởng vào tinh thần đồng đội
cao độ, và kỷ luật thép truyền thống của các SVSQ, Ông cương quyết cho thi hành lệnh
di tản. Ông cũng tiên liệu và trông cậy vào sự trợ giúp đắc lực từ các niên trưởng đàn anh
của chúng tôi, nay đang chỉ huy nhiều đơn vị nòng cốt, trấn giữ hoặc triệt thoái dọc theo
tuyến đường mà các đàn em của họ sắp đi qua. Sau này, thực tế đã chứng minh, những
điều Tướng Thơ tin tưởng đều đã hoàn toàn xảy ra đúng như Ông dự đoán. Các niên
trưởng đàn anh của chúng tôi đã liều thân, và hết lòng giúp đỡ vào cuộc hành quân di tản
của 4 khóa đàn em.
Toàn cảnh Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam – Trước tháng 4, 1975
654
Khóa
30
BẢN
THẢO
Cuộc triệt thoái bắt đầu khi chúng tôi tiến về Hướng Đông, băng qua Đơn Dương
để đến Quốc Lộ 1 rồi xuôi về Phương Nam dọc theo ven biển. Ngày 30 tháng 3 năm
1975, SVSQ thuộc Liên Đội G-H được lệnh di chuyển bằng quân xa, rải quân dọc theo
Liên Tỉnh Lộ 11 hướng về Trại Hầm–Đơn Dương, trấn giữ Cầu Đất, kiểm soát tuyến
đường này, vừa tự phòng thủ cho mình và bảo vệ cho các đơn vị bạn sẽ tiến theo ngay
sau đó.
Liên Đội E-F có nhiệm vụ xây dựng đầu cầu tiếp vận trải dài đến Quận Lỵ Đơn
Dương, thiết lập tuyến phòng thủ, và canh gác tại đài ra-đa. Liên Đội C-D tiến vào Thị
Trấn Đơn Dương, trấn giữ Cầu Đơn Dương và những cây cầu nhỏ khác dọc theo lộ trình.
Lúc bấy giờ, trục lộ từ Đà Lạt đến Đơn Dương đã trở nên rối loạn, bị tràn ngập bởi làn
sóng người di tản và các binh lính thất lạc đơn vị. Do tắc nghẽn và cản trở gây ra bởi
đoàn người hốt hoảng, ô hợp và vô kỷ luật; những chiếc quân xa của Trường Võ Bị
không còn khả năng quay trở lại vận chuyển nốt Liên Đội A-B, liên đội triệt thoái sau
cùng, theo đúng kế hoạch dự trù.
Đến 9 giờ tối ngày 31 tháng 3 năm 1975, các SVSQ thuộc Liên Đội A-B được
lệnh bộ hành rời khỏi trường qua Cổng Tôn Thất Lễ, di tản theo Trung Đoàn SVSQ. Đơn
vị binh sĩ cơ hữu có nhiệm vụ đi đoạn hậu, và thi hành nốt những nhiệm vụ sau cùng.
Nửa đêm về sáng hôm đó, vũ khí cầm tay, ba lô trên lưng, theo đội hình hàng dọc, những
người SVSQ cuối cùng lầm lũi và lạnh lùng triệt thoái. Chúng tôi bộ hành thâu đêm trên
đường đồi Đà Lạt, ra đi vội vàng nhưng không hốt hoảng, bất ngờ nhưng không bối rối.
Những bước chân lính trẻ dứt khoát, gọn gàng, che đậy cho những tấm lòng quyến luyến,
vấn vương.
Dân chúng địa phương ngơ ngác nhìn những SVSQ Võ Bị sau cùng đang rời xa thị
xã. Thoáng chốc, họ trở nên hoang mang, lo sợ, và rồi số đông trong những người này, đã
bỏ lại tất cả, đi theo đoàn quân di tản. Họ dùng đủ mọi phương tiện sẵn có để cố song
hành với chúng tôi. Đối với thị dân Đà Lạt, Trường Võ Bị là dấu hiệu, và là điểm tựa sau
cùng cho việc di tản hay ở lại. Tiếng chân chạy vội vã, tiếng người gọi nhau ơi ới, tiếng
trẻ con và phụ nữ khóc than, hoà với tiếng rầm rì của các loại động cơ xe, tạo nên một thứ
âm thanh hỗn độn, thê lương và hoảng loạn. Trong khí lạnh se sắt của núi đồi miền cao
nguyên, chúng tôi ra đi mang theo nỗi buồn tê tái.
Rừng thông già hoà cùng tiếng gió cao nguyên, reo vi vu như cảm khái và hát bài
ca tiễn biệt. Không ai bảo ai, chúng tôi thường ngoảnh mặt nhìn về hướng Trường Mẹ, cố
ghi nhớ và cố mang theo một phần những hình ảnh mà bỗng chốc sắp trở thành quá khứ.
Để tránh bị địch quân sử dụng, sau lưng chúng tôi, một phần căn cứ tiếp liệu, kho
đạn, trạm biến điện và nhà thí nghiệm nặng đang được phá huỷ, tạo nên những tiếng nổ
vang dội, và những đám cháy bập bùng trong đêm. Ánh lửa trở nên những ngọn đuốc, soi
sáng một phần của toàn diện TVBQGVN. Sau vài tiếng nổ, ngôi trường không còn ánh
điện, chỉ lập loè ánh lửa, rồi khuất dần trong màn đêm u tối. Đó là lần sau cùng chúng tôi
còn nhìn thấy Trường Mẹ. Làm điểm tựa cho những thường dân di tản đang rảo chân bên
cạnh, cùng với đất nước, SVSQ Trường Võ Bị lặng lẽ và lạnh lùng bước vào những ngày
đen tối của “tháng Tư bi thảm”.
BẢN
THẢO
Khóa
30
655
Lộ trình triệt thoái của Trường Võ Bị từ Đà Lạt
Dù tình thế hỗn loạn và phức tạp, dù di chuyển bằng các phương tiện tự túc hay
được cung cấp—bộ hành hay cơ giới, trong suốt chặng đường triệt thoái, các SVSQ luôn
giữ vững đội hình, hàng ngũ với kỷ luật tự giác cao độ. Không vướng bận gia đình, chúng
tôi không những tự lo cho mình, cho đơn vị, mà còn chăm sóc cả đến thường dân. Truyền
thống và tình tự Võ Bị thể hiện đậm đà, khi không ít niên trưởng thuộc đủ mọi quân binh
chủng, tự tìm đến với các sinh viên khóa đàn em, tự xưng danh và thăm hỏi thân mật.
Những câu hỏi ngắn và hết sức Võ Bị như: “Tôi khóa … nè! Các anh đi đâu vậy?” là
những câu tiêu biểu mà các SVSQ 4 khóa cuối cùng của Trường Võ Bị thường được nghe
trong suốt chặng đường triệt thoái. Gần đến Bình Tuy, chúng tôi cũng có cơ hội góp phần
với một Niên Trưởng, Thiếu Tá Trịnh Trân Khóa 20 Võ Bị, và binh sĩ Tiểu Đoàn 34 Biệt
Động Quân của Ông hạ chốt địch, khai thông đường cho các đơn vị vào Bình Tuy. Trong
trận phá chốt này, một SVSQ Khóa 30 bị trọng thương, đã được các sĩ quan niên trưởng
can thiệp, vận chuyển ngay về Tổng Y Viện Cộng Hoà chữa trị kịp thời.
Nhờ những biểu lộ về kỷ luật cao độ, và nhờ sự giúp đỡ tận tình của Chuẩn Tướng
Trần Văn Nhựt, Tư Lệnh Chiến Trường Bình Tuy, cũng là một Niên Trưởng (Khóa 10)
của chúng tôi, SVSQ Trường Võ Bị được ưu tiên và an toàn vào Bình Tuy. Ngày 4 tháng
4 năm 1975, từ Bình Tuy, SVSQ 4 khóa lại được không vận về Phi Trường Biên Hoà, rồi
từ Biên Hoà về tá túc tại Trường Bộ Binh Long Thành.
Tại quân trường bạn, do tình hình chiến sự sôi động và nhu cầu chiến trường cấp
bách, hai Khoá 28, 29 được cho ra trường vội vã vào ngày 21 tháng 4 năm 1975 trong
656
Khóa
30
BẢN
THẢO
một Lễ Mãn Khóa đơn giản chưa từng có trong lịch sử Trường Võ Bị. Trung Tướng
Nguyễn Bảo Trị, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Quân Huấn chủ tọa buổi lễ, gắn cấp bậc
cho hai SVSQ Thủ Khoa: Hồ Thanh Sơn Khóa 28 và Đào Công Hương Khóa 29. Các
Tân Thiếu Uý, trong quân phục tác chiến, tự gắn cấp bậc cho nhau. Buổi lễ không kèn
không trống, diễn ra trong lúc những chiếc quân xa đang chờ sẵn, để đưa các Tân Thiếu
Uý ra thẳng đơn vị. Sau buổi lễ, Khóa 30 nhận nhiệm vụ lãnh đạo Hệ Thống Tự Chỉ Huy,
duy trì các sinh hoạt và truyền thống của Trường Mẹ, mà nay chỉ còn lại 2 Khóa 30 và
31.
Trong quyển “Vietnam, qu’as-tu fait de tes fils?” Pierre Darcourt (Albatros, 1976)
đã kể lại: “…Các lô cốt dọc theo quốc lộ được các Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị
Quốc Gia Dalat trấn giữ. Những Sinh Viên Sĩ Quan trẻ từ 18 đến 20 tuổi đầu, sạch sẽ,
gọn ghẽ và bóng láng như những chú lính trong tủ kính. Trên balô của họ đặt dưới đất là
mũ cát kết truyền thống vàng đỏ của Sinh Viên Trường Võ Bị… Một anh Sinh Viên Sĩ
Quan nói với tôi bằng một giọng gần như rất trịnh trọng: Chúng tôi sẽ đội mũ sinh viên
lên khi thấy mình phải chết!” (Bản Dịch của Dương Hiếu Nghĩa—Việt Nam, Quê Mẹ
Oan Khiên, Tiếng Quê Hương, 2007, Chương 22, Trang 297.)
Một ký giả khác, Jean Lartéguy ghi lại trung thực trong quyển “L’Adieu à Saigon”
(Paris, Presses de le Cité, 1976) những gì mà bạn ông—phóng viên Raoul Coutard đã
chứng kiến:“…Và những anh chàng Sinh Viên Sĩ Quan trẻ của Trường Võ Bị Đà Lạt
trong bộ quân phục mới thật đẹp, với những đôi giầy xi thật bóng, đã bình tĩnh đi đến chỗ
chết một cách rất oai hùng. Họ chỉ thiếu có chùm lông đà điểu trên mũ và những đôi
găng tay trắng mà thôi.” (Bản Dịch của Dương Hiếu Nghĩa—Giã Biệt Sài Gòn, Chương
4, Phần 2, http://nhd18.nhansinh.com/larteguy)
Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam diễn hành trong quân phục đại lễ
BẢN
THẢO
Khóa
30
657
Hai ngày sau, cùng với các SVSQ Trường Bộ Binh Long Thành, một lần nữa
chúng tôi lại được lệnh di tản về Huấn Khu Thủ Đức (Trường Bộ Binh Thủ Đức cũ). Tại
nơi tạm trú mới này, chúng tôi đã liên kết với SVSQ và khóa sinh các quân trường bạn
cùng phối hợp và bố trí tuyến phòng thủ.
BỎ VŨ KHÍ—TAN HÀNG
Khi chúng tôi đến, Huấn Khu Thủ Đức đang là nơi tá túc của nhiều quân trường
như: Quân Báo, Quân Y, Quân Cụ, Quân Nhạc, Không Quân, Tổng Quản Trị, Hành
Chánh Tài Chánh,… Bên cạnh huấn khu còn có thêm Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia.
Trong cơn sốt hoảng loạn của di tản và triệt thoái, tình hình nơi đây hết sức hỗn độn. Vì ở
gần Sài Gòn, nên mặc dầu lệnh cấm trại 100% đã được ban hành, quân số huấn khu vẫn
mỗi ngày một vơi dần. Từ sĩ quan cán bộ cho đến học viên, binh sĩ, dường như đều tìm
cách đi phép để lo toan cho gia đình. Việc SVSQ Long Thành và SVSQ Đà Lạt rút về
Huấn Khu Thủ Đức, đã phần nào làm giảm bớt không khí bi quan tại đây. Nhìn hình ảnh
các SVSQ vẫn hàng ngũ gọn gàng, kỷ luật tới mức tuyệt đối giữa cảnh hoảng loạn xung
quanh, mọi người yên tâm hơn.
Ngay sau khi đến Huấn Khu Thủ Đức, chúng tôi lập tức tiếp nhận vị trí phòng thủ,
củng cố ngay hệ thống rào kẽm gai, hầm trú ẩn và giao thông hào. Bên ngoài huấn khu,
cảnh di tản vẫn ồn ào hỗn độn với từng đoàn xe, đoàn người từ hướng Biên Hoà lũ lượt
đổ dồn về Sài Gòn. Không khí lo sợ, hoảng hốt càng lúc càng lan tràn khắp nơi.
Cộng Quân pháo kích lẻ tẻ từ tối 23 tháng 4 năm 1975, đôi khi chúng pháo kích cả
ban ngày nhằm thị uy và gây hoang mang. Đêm 29 rạng sáng 30 tháng 4 năm 1975, địch
pháo kích dữ dội hơn. Chúng đang dồn mọi nỗ lực để uy hiếp Sài Gòn, cố tiến về Sài
Gòn, và chắc chắn sẽ không để cho Huấn Khu Thủ Đức được yên ổn.Tiếng đạn nổ dồn
trong đêm, nhưng tuyến phòng thủ của SVSQ Võ Bị vẫn yên tĩnh. Khoảng 9 giờ sáng
ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi đã chọc thủng tuyến phòng thủ của Học Viện Cảnh
Sát ở bên ngoài huấn khu, 2 Chiến Xa T54 của Cộng Quân còn cành lá nguỵ trang tiến
đến Cổng Số 1—cổng chính của Huấn Khu Thủ Đức. Sau một lúc thăm dò, chúng ủi sập
rào kẽm gai, rồi xả hết tốc lực tiến thẳng vào trung tâm của Huấn Khu Thủ Đức.
Chiến xa địch gầm rú, quần thảo dữ dội, tạo khói bụi mịt mù trong sân quân
trường. Chúng hung hăng bắn phá các doanh trại và các vị trí phòng thủ hòng trấn áp, gây
khiếp đảm cho quân ta. Một số SVSQ các quân trường bạn bị trúng đạn do bất ngờ không
kịp ẩn tránh. Khi chiến xa địch tiến vào tuyến phòng thủ của Trường Võ Bị, SVSQ hai
khóa út đã đối đầu một cách dũng cảm, không làm hổ danh Trường Mẹ. Mặc dù không
được trang bị súng chống chiến xa, chúng tôi vẫn bình tĩnh và kiên nhẫn ẩn mình dưới
các giao thông hào, bắn trả kịch liệt. Một vài SVSQ quân trường bạn lạc khỏi vị trí của
họ, cũng nhảy xuống giao thông hào của SVSQ Võ Bị, cùng chung vai sát cánh phản
công. Súng nhỏ, súng cá nhân bắn vào các chiến xa địch chẳng thấm vào đâu, nên chúng
thản nhiên chạy ra, chạy vào như chỗ không người. Trên đầu chúng tôi, bụi đất mịt mù
với những tiếng nổ lớn chát chúa và âm thanh vang động của chiến xa địch. Thiếu Tá
Nguyễn Văn Dục Khóa 17 VB, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 SVSQ cùng một vài
SVSQ Khóa 30 vội vàng xông vào nhà kho của Trường Quân Cụ tìm vũ khí. Sau một hồi
658
Khóa
30
BẢN
THẢO
lục lọi, tìm được 8 khẩu M72. Thoạt đầu, chúng tôi định mang hết số súng này về vị trí
phòng thủ của Trường Võ Bị, nhưng các SVSQ Bộ Binh Long Thành đến sau vài phút,
không còn tìm được khẩu nào; do đó, Thiếu Tá Dục quyết định chia lại cho họ một nửa.
Có súng chống chiến xa, tất cả SVSQ đều lên tinh thần. Khi một chiếc xe tăng địch gầm
gừ quay trở lại một lần nữa, những tiếng hét lớn: “Bắn đi! Bắn nó đi!...” vang dội khắp
các giao thông hào. Nhiều họng súng lớn nhỏ đồng loạt cùng hướng về một mục tiêu—
nhiều trái cầu lửa phụt ra, bùng lên khiến chiến xa địch khựng lại, bốc cháy. Nó vùng
vẫy, cố lết trở lại cổng số 1, nhưng không chạy thoát được, vì một bên xích sắt đã bị cháy
nát, đứt lìa. Vài SVSQ dũng cảm lăn mình khỏi chiến hào—một người nhảy nhanh lên
xe, ném lựu đạn qua pháo tháp. Sau một tiếng nổ lớn và nhiều tiếng nổ phụ, chiếc xe tăng
địch bất động. Từ khắp các giao thông hào, tiếng SVSQ đắc thắng reo hò vang dội.
Trước đó ít lâu—từ khoảng sau 10 giờ sáng, lệnh đầu hàng và bàn giao của Tổng
Thống Dương Văn Minh đã được phát ra, lập đi lập lại trên đài phát thanh. Trong lúc mải
mê giao tranh, chúng tôi không nghe được những lời này. Nhưng khi ra khỏi chiến hào,
nghe rõ lệnh buông súng, chúng tôi nhìn nhau chết lặng. Thiếu Tá Dục, vị sĩ quan chỉ huy
trực tiếp của chúng tôi không chịu ở lại, không đầu hàng, cũng không ra lệnh tập họp để
bàn giao. Bằng giọng nghẹn ngào, ông vỗ về, tâm sự với 2 khóa đàn em trước khi tan
hàng, nhắc nhở chúng tôi về bài học “Thoát Hiểm Mưu Sinh”. Lúc chia tay, ông cố quay
mặt đi không để đàn em nhìn thấy mình đang khóc.
Khi chúng tôi rời khỏi Huấn Khu, chiếc Chiến Xa T54 của địch vẫn còn bốc khói.
BẢN
THẢO
Khóa
30
659
DANH SÁCH KHOÁ 30
STT HỌ VÀ TÊN ĐẠI ĐỘI STT HỌ VÀ TÊN ĐẠI ĐỘI
1 Đoàn Văn Anh G 113 Hồ Văn Nam A
2 Hoàng Đức Anh E 114 Nguyễn Văn Nam E
3 Nguyễn Ngọc Anh B 115 Võ Văn Nam G
4 Trần Ngọc Anh D 116 Đặng Văn Năm H
5 Trần Tú Anh E 117 Huỳnh Văn Năm D
6 Nguyễn Ánh B 118 Nguyễn Ngân F
7 Nguyễn Văn Ba F 119 Võ Văn Nghĩa E
8 Hoàng Văn Ban D 120 Ngô Thành Nghiệp B
A 121 Nguyễn Thành Nghiệp A
9 Lê Bá Bánh C 122 Võ Tấn Nghiệp D
10 Hồ Văn Bảy G 123 Lê Văn Ngọc B
11 Trương Văn Be A 124 Nguyễn Minh Ngọc F
12 Lưu Văn Bê H 125 Nguyễn Ngọc B
13 Phan Văn Biên D 126 Đào Thanh Nhã B
14 Nguyễn Văn Bình G 127 Nguyễn Văn Nhân F
15 Ngô Phùng Cần G 128 Võ Lê Đình Nhân H
16 Đặng Phước Cao H 129 Nguyễn Văn Nhớ H
G 130 Nguyễn Quang Ninh E
17 Lê Minh Chánh G 131 Phạm Ngọc Ninh H
18 Lê Chất A G
19 Lê Độ Châu C 132 Võ Nuôi G
20 Nguyễn Bạch Châu F 133 Nguyễn Ngọc Oánh D
21 Nguyễn Văn Châu F 134 Trịnh Xuân Phẩm E
22 Lại Văn Chiêm F 135 Đặng Văn Phong D
23 Nguyễn Chiến F C
24 Võ Chiến B 136 Hoàng Thu Phong H
25 Nguyễn Quang Chiêu D 137 Huỳnh Thanh Phong D
B 138 Nguyễn Quốc Phong B
26 Ngô Quang Chiêu C B
E 139 Thái Doãn Phong A
27 Phan Minh Chín C 140 Trần Trọng Phú C
28 Đỗ Hữu Chính D 141 Võ Công Phục D
29 Vũ Minh Chung B 142 Trần Đình Phước H
30 Trần Văn Chương F 143 Võ Văn Phước C
C 144 Đào Hoàng Phương H
31 Ngô Có H 145 Lai Viết Phương C
32 Nguyễn Kim Cơ D 146 Đoàn Văn Quang B
33 Phạm Văn Côn F 147 Lê Văn Quang H
H 148 Phan Văn Quang D
34 Châu Thành Công A 149 Nguyễn Văn Quảng H
35 Nguyễn Phước Cường A 150 Trần Văn Quý A
36 Nguyễn Cường E 151 Trần Tấn Rần E
37 Đoàn Phan Danh 152 Trần Hữu Sa
38 Trần Quốc Đạt
39 Nguyễn Diệu 153 Tsan A Sam
40 Tống Phước Định
41 Nguyễn Hữu Đoàn 154 Phòng Cún Sáng
42 Lê Mộng Đông
660
Khóa
30
BẢN
THẢO
43 Trần Văn Du C 155 Mã Văn Say F
44 Hồ Bảo Dũng E 156 Hoàng Đình Sinh A
45 Nguyễn Văn Dũng E 157 Lương Dũng Sinh F
46 Phạm Văn Dũng C 158 Trần Văn Sói H
47 Trần Sinh Duyên F 159 Lê Hoàng Sơn F
48 Trần Thế Dzu F 160 Lê Hồng Sơn A
49 Phạm Văn Ếch G 161 Phạm Công Sơn C
50 Nguyễn Thành Giúp H 162 Phạm Xuân Sơn F
51 Dương Quang Hà C 163 Lý Tam B
52 Nguyễn Thanh Hà F 164 Nguyễn Minh Tâm C
53 Phạm Văn Hai A 165 Trương Tâm F
54 Nguyễn Sơn Hải G
55 Trịnh Văn Hải E 166 Võ Thành Tâm A
B 167 Nguyễn Tấn E
56 Bùi Xuân Hãn G 168 Phạm Huy Tuấn B
F 169 Võ Văn Tấn B
57 Võ Minh Hanh A 170 Nguyễn Văn Thạch G
58 Bành Quốc Hiền D
59 Thạch Hiền G 171 Lê Quang Thâm F
60 Cao Hữu Hiển H 172 Phan Cảnh Thắng D
61 Phạm Ngọc Hồ F 173 Nguyễn Ngọc Thanh A
62 Dương Đức Hoà C 174 Nguyễn Trí Thanh G
63 Nguyễn Văn Hoà F 175 Trần Văn Thanh G
64 Nguyễn Huy Hoàng B 176 Đinh Văn Thành B
65 Vũ Huy Hoàng F 177 Hồ Đăng Thành D
66 Châu Toàn Hội D 178 Phan Văn Thành D
67 Trần Đại Hồng G 179 Võ Đức Thạnh A
68 Vũ Khắc Hồng C 180 Phan Tấn Thâu D
69 Huỳnh Ngọc Huệ E 181 Lê Khắc Thế D
70 Đào Mạnh Hùng F 182 Ngô Xuân Thể H
71 Đinh Chí Hùng A
72 Hoàng Việt Hùng A 183 Ninh Phúc Thi G
73 Lê Quốc Hùng E 184 Nguyễn Ngọc Thiết A
74 Nguyễn Đăng Hùng D 185 Nguyễn Gia Thiếu B
75 Phạm Duy Hùng A 186 Trần Văn Thoàn B
76 Trương Đình Hùng E 187 Nguyễn Đức Thông B
77 Nguyễn Đức Hưng F 188 Phạm Văn Thuận A
78 Huỳnh Minh Hưởng G 189 Nguyễn Đức Thường F
79 Đinh Viết Hữu B 190 Nguyễn Văn Tiếp C
80 Lê Văn Hữu A 191 Phạm Văn Tỏ A
81 Trần Kết H 192 Lê Văn Toàn C
82 Vũ Quý Khang E 193 Nguyễn Văn Toàn G
83 Lê Tất Khánh F 194 Nguyễn Vi Trân A
84 Vũ Đăng Kim C 195 Trần Minh Trí E
85 Lưu Văn Ký H 196 Nguyễn Kim Trọng E
86 Lưu Lạc E 197 Nguyễn Bá Trực
87 Trần Ngọc Lạc
C 198 Cao Quang Trung
D 199 Lê Hoàng Trung
BẢN
THẢO
Khóa
30
661
88 Trần Tùng Lâm C 200 Trần Viết Trung G
89 Lê Văn Lăng G G
90 Nguyễn Đăng Lập C 201 Cao Xuân Tú G
91 Nguyễn Tấn Liêm A 202 Trần Anh Tú B
92 Nguyễn Thanh Liêm C 203 Nguyễn Lộc Tư D
93 Phạm Ngọc Liêm C 204 Lê Tuấn H
94 Nguyễn Liễu E 205 Lê Như Tuấn A
95 Vũ Văn Đông Linh D 206 Nguyễn Anh Tuấn H
96 Ngô Tấn Lộc H 207 Sầm Tấn Tuấn B
97 Nguyễn Văn Lộc G 208 Trần Liêm Tuấn B
98 Phan Văn Lộc H 209 Đào Thanh Tùng G
99 Nguyễn Văn Lợi E 210 Hoàng Đình Tùng E
100 Trần Trọng Lợi B A
101 Đỗ Hùng Long E 211 Lê Thanh Tùng D
102 Huỳnh Văn Thành Long C B
103 Nguyễn Duy Lũy E 212 Phan Công Tuyên D
104 Dương Xuân Luyện G 213 Bùi Văn Vân F
105 Huỳnh Công Lý H 214 Nguyễn Văn Vân C
106 Nguyễn Doanh Lý C 215 Nguyễn Đức Viêng G
107 Lương Văn Má C 216 Phạm Việt D
108 Hoàng Văn Meo A 217 Vũ Lê Việt H
109 Nguyễn Văn Minh D 218 Nguyễn Đức Vinh H
110 Phạm Viên Minh H 219 Nguyễn Quang Vinh B
111 Nguyễn Văn Mỹ E 220 Bùi Duy Vũ E
112 Phan Văn Mỹ E 221 Nguyễn Văn Xuân
222 Trương Văn Xuân
223 Dương Văn Yên
KHÓA 30 SAU 30-4-1975
Cựu SVSQ Khóa 30 vẫn duy trì và phát triển những truyền thống cao quý từ
Trường Mẹ. Chúng tôi luôn giữ gìn và kiện toàn mối liên hệ mật thiết với các khóa đàn
anh, đàn em, với Gia Đình Lâm Viên (quốc nội), với Tổng Hội, Liên Hội và Hội Địa
Phương (hải ngoại). Một số tham gia kháng chiến, nỗ lực phục quốc nhưng bất thành, bị
bắt bớ, giam cầm, bị sát hại. Trong số bị bắt bớ, vài bạn được phóng thích hoặc vượt
thoát đã may mắn đến được xứ sở tự do. Nỗi ưu tư về tiền đồ Tổ Quốc, cùng những ước
mơ, khát vọng ngày nào vẫn mãi canh cánh bên lòng. Ngày nay, dù cho nhân số đã hao
mòn, thể chất đã suy giảm, nhưng tình đồng môn với các khóa đàn anh, đàn em và tình
bạn giữa những Cựu SVSQ Khóa 30 vẫn ngày thêm bền chặt và gắn bó theo thời gian.
Đại Diện Khóa: Nguyễn Gia Thiếu, Trần Trọng Lợi
Biên Soạn: Nguyễn Gia Thiếu, Nguyễn Minh Tâm
662
Khóa
30
BẢN
THẢO
KHÓA 31
TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM
SƠ LƯỢC
Nhập Trường: 10-01-1975
Số Ứng Viên Nhập Trường: 240
Chinh Phục Lâm Viên: 15-03-1975
Lễ Gắn Alpha: 15-03-1975 với 236 SVSQ
Rời Trường Di Tản: 30-03-1975
Giải tán: 30-04-1975 (thi hành lệnh của
Tổng Thống Dương Văn Minh.)
Tân Khóa Sinh Đại Diện Khóa: Nguyễn Kim Sơn
DẪN NHẬP
Năm 1972, khi tôi mới vào học lớp 12, trong giờ ra chơi bạn bè quây quần,
chuyện trò, hút thuốc lá, canh giám thị… Gió thổi lật bay từng trang tập vở của tôi trên
bàn, vài hình vẽ ẩn hiện, toàn về vũ khí, chiến tranh. Một thằng bạn buột miệng: “Ê,
thằng này vẽ có khiếu thiệt!” Thằng bạn thân nhất lại tố thêm, “Nó có mộng đi lính đó
tụi bay, nó sưu tầm toàn đồ lính, có hình một sinh viên sĩ quan cầm kiếm nữa…”
“Hả?... Cái gì?... Đi Võ Bị à!... Điên à!” Chủ đề cuộc nói chuyện nhắm cả vào tôi.
Nửa cười, nửa nghe, tôi im lặng vì một điều thầm kín của lòng mình đang được phơi bày.
Những người bạn ngồi chung quanh tôi nói nhiều lắm, thằng khác lại nói thêm:“Thắng
ơi, đi Võ Bị ra trường là chết ngay. Xóm tao có một người vừa ra trường ở Đà Lạt, mới
tử trận!”
Với bản chất hiếu hòa, tôi không trả lời, nhưng trong thâm tâm của tôi lúc đó
đang nghĩ: “Bạn ơi, có nhiều điều để nói quá và biết bắt đầu từ đâu đây? Xã hội đầy ích
kỷ, tình trạng đen tối của đất nước lúc đó đã không thể biến tôi thành một người vui tươi,
hồn nhiên, như các bạn cùng lớp. Chúng ta sinh ra trong đất nước như thế này thì có
chết như họ, tuy ngoài ý muốn, nhưng cũng rất xứng đáng là anh hùng! Có ai khác có thể
làm gì thật tốt, thật lý tưởng hơn họ chăng? Để chống đỡ cho Miền Nam Tự Do?” Nhưng
tôi đã không trải hết lòng mình với các bạn tôi ngày hôm đó!
Thế là với quyết tâm và may mắn, ngày 10/01/1975 tôi âm thầm đứng trong số
240 thanh niên cùng chí hướng xếp hàng tập trung trước Cổng Nam Quan để chuẩn bị gia
BẢN
THẢO
Khóa
31
663
nhập vào Khóa 31 Sinh Viên Sĩ Quan (SVSQ) Hiện Dịch (HD) của Trường Võ Bị Quốc
Gia Việt Nam (TVBQGVN) tại Đà Lạt.
Khoảng thời gian ấy, các cấp chỉ huy của Trường Võ Bị là:
• Chỉ Huy Trưởng: Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ,
• Quân Sự Vụ Trưởng: Đại Tá Nguyễn Thúc Hùng,
• Văn Hóa Vụ Trưởng: Trung Tá Nguyễn Phước Ưng Hiến.
Chương trình huấn luyện là 4 năm, mỗi năm chia ra 2 mùa: Mùa Văn Hóa (9
tháng) và Mùa Quân Sự (3 tháng).
Điều kiện gia nhập:
• Thanh niên phải có văn bằng Tú Tài II hoặc tương đương;
• Không can án, lý lịch tốt;
• Tuổi từ 17 đến 22, độc thân, cam đoan không kết hôn trong suốt 4 năm thụ
huấn;
• Phải có giấy cam kết của cha mẹ không được thưa kiện Trường nếu con mình
bị thiệt mạng trong suốt thời gian thụ huấn;
• Phải trúng tuyển kỳ thi viết văn hóa do Trường Võ Bị tổ chức tại các thành phố
lớn như Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Sài Gòn, và Cần Thơ.
117 Thiếu Sinh Quân trong số các Ứng Viên Khóa 31
664
Khóa
31
BẢN
THẢO
CUỘC THI TUYỂN
Đợt thi tuyển vào Khóa 31 khá khó, kéo dài 2 ngày, từ 19 đến 20 tháng 9 năm
1974 cho các môn Toán, Lý Hóa, Sinh Ngữ và Luận Văn, theo khuôn khổ thi viết, không
có trắc nghiệm.
Tổng cộng toàn quốc có khoảng gần 1.500 ứng viên dự thi. Kết quả có 403 người
trúng tuyển mà chỉ có 387 người lên trình diện TVBQGVN, họ đến từ các quân vụ thị
trấn toàn quốc, hoặc tự túc. Trong đó có một số hạ sĩ quan và SVSQ Trường Sĩ Quan Trừ
Bị Long Thành, cũng đều phải thi tuyển như các ứng viên dân chính. Rồi cộng thêm 117
Thiếu Sinh Quân (TSQ) tình nguyện đi Võ Bị sau khi đã đậu Tú Tài II năm 1974, với ưu
tiên được miễn thi tuyển văn hóa.
SVSQ Khóa 28 tổ chức tiếp nhận ứng viên Khóa 31 tại Khu Quân Xa ngay sau
lưng Trường, được dùng làm khu tạm trú. Tất cả tập trung ở hết vào một cái “sam” làm
bằng tôn rất lớn, có giường sắt hai tầng với nệm, chăn mền và mùng trùm đầu chống
muỗi của quân đội. Với số người như trên, dù “sam” lớn, cũng đã trở nên khá chật chội.
BẢN
THẢO
Khóa
31
665
Đa số ứng viên Khóa 31 cho rằng cứ đậu được kỳ thi văn hóa là xong xuôi, đi
thẳng vào Trường. Nhưng tất cả đều đã lầm. Một cuộc tuyển lựa kỹ lưỡng khác bắt đầu
ngay cho hơn 500 ứng viên trong vòng hơn 10 ngày.
Toàn khu tạm trú đã trở nên rất sôi động. Quân xa di chuyển thường xuyên, luôn
có tiếng loa gọi tên từng nhóm nhỏ và ứng viên tập họp để lật đật leo lên những chiếc
GMC. Tài xế quân xa lái vội vàng như là họ không có đủ thời giờ. Xe lên đồi, xuống dốc
ào ào trong gió lạnh; thắng gấp, vọt nhanh như muốn cho những chàng thư sinh yếu đuối
thêm vất vả, để biết sơ sơ quân đội là gì.
Tất cả hơn 500 ứng viên đều phải trải qua những phần sau đây:
v Khai lý lịch sơ bộ kéo dài cả nửa ngày. Ứng viên được hỏi về cả ba đời trước,
chi tiết chưa từng thấy, như dòng họ có ai trong lính, có bà con ngoài Bắc,
v.v…
v Một cuộc thi trắc nghiệm gồm 3 phần: Khả năng quan sát (15 phút), khả năng
suy luận (30 phút), tâm lý thông thường (1 giờ). Tất cả đều hoàn toàn mới lạ,
các câu trả lời sai đều sẽ bị trừ điểm. Các ứng viên phải theo mệnh lệnh rất
nghiêm khắc của những quân nhân giám sát cuộc thi. Bài thi phải úp xuống,
mở lên làm đồng loạt. Khi hết giờ hạn định, tất cả phải ngưng tay vì luôn luôn
666
Khóa
31
BẢN
THẢO
còn rất nhiêu câu hỏi chưa làm kịp. Giám thị đi thu bài thật mau, như giật bài
từ tay mình.
v Ngày 30 và 31 tháng 12, năm 1974 là ngày thi thể chất. Ai cũng phải vượt qua
những môn gồm: chạy nước rút 100m với bao cát trên vai, chạy 1km có tính
giờ, gập bụng tối đa, hít đất tối đa, và leo dây (thừng) cao 4m, cấm dùng chân.
Phần chót này đã làm nhiều ứng viên bị dây thừng cắt rách da nhiều ngón tay
khi tuột xuống.
v Ngày 1, 2, và 3 tháng 01, năm 1975, mỗi ngày hai buổi họ được đưa đến Quân
Y Viện Tiểu Khu Tuyên Đức để được khám sức khỏe tổng quát: cân, đo, chụp
hình phổi, thử máu, thử nước tiểu, v.v...
v Riêng các TSQ năm nay phải trải qua kỳ thi văn hóa đặc biệt vì số tình nguyện
quá đông, điều này đã làm họ bất mãn không ít.
Chiều ngày 4 tháng 01, năm 1975 tất cả được trình diện Hội Đồng Sát Hạch và
Diện Kiến (SHDK) mà lần đầu tiên Trường Võ Bị đã áp dụng trong việc tuyển lựa ứng
viên, do sĩ quan của Trường điều khiển. Các sĩ quan đã sang khu tạm trú để sắp xếp và
tiến hành, có hai tiểu ban làm việc song song nhưng mỗi ứng viên chỉ trình diện một, và
không ai biết trước việc gì sẽ xảy ra. Họ đến với các sĩ quan cấp úy trước, rồi sĩ quan cấp
tá, sau hết là trình diện Trung Tá Văn Hóa Vụ Trưởng (VHVT). Đó là điều mới lạ cho tất
cả và còn phải nhắc đến sự lo lắng không ít của từng ứng viên khi phải “ra mắt” thành
phần ưu tú nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Riêng tôi thấy mình chẳng xứng
đáng để được gặp ai, chỉ muốn bị loại sớm vì thấy sự oai hùng sao mà khó đạt được quá.
Ngày chúng tôi bị qua Hội Đồng SHDK, tôi đứng lo lắng ở một góc nhà, quan sát
những người đã “bị” sát hạch và diện kiến trước, lắng nghe những anh khác hỏi họ đã bị
hỏi những gì. Người nói, người không, người không nhớ nổi, hoặc rầu rầu không vui,
chẳng giúp ích gì. Tôi phát lo âu vì nghe tin có người bị hỏi cả về toán. Mấy tháng trời
nay có ai mà ôn bài, học hành gì nữa. Thôi phó mặc cho số mệnh. Càng lâu càng căng
thẳng. Tôi ngẫm nghĩ lại những gì mình đã không nói nổi với bạn bè ngày trước (nếu bị
hỏi) là tại sao tôi muốn đi Võ Bị.
Khi được gọi tên, tôi có hơi mất tinh thần, nhưng trấn tĩnh lại kịp khi đến trình
diện một vị trung úy. Ông ta ngồi hơi “phè” với tư thế không quan tâm lắm, làm tôi hơi
bẽ bàng. Ông hỏi rất mau: “Nguyên quán ở đâu?” “Ngoài đời làm gì?” “Thích màu gì?”
“Tại sao?” Để rồi tôi nào có ngờ ông phang một câu: “Tại sao muốn đi Võ Bị?” Tôi quên
hết, ngập ngừng rồi chỉ buột miệng “Tôi thích đời binh nghiệp.” Ôi, tôi thầm trách mình
sao dở quá! Rồi ông bảo tôi đằng sau quay, bước đi mười bước rồi bước quay trở lại vị trí
cũ. Ông ghi chép chút đỉnh, trao đổi gì đó với một vị thiếu tá, rồi nói tôi bước sang bàn
ông ấy.
Vị thiếu tá nhìn đón tôi với một vẻ chào mừng niềm nở, tràn đầy cảm tình ưu ái
mà tôi chưa hề thấy trong đời. Tôi thấy mến ông nên hết sợ. Không còn nhớ bị ông hỏi gì,
không nhiều. Sau ông quay sang trao đổi gì với vị Trung Tá VHVT đang ngồi ở ghế ngay
giữa cả hai tiểu ban, rồi chuyển tôi sang đó.
BẢN
THẢO
Khóa
31
667
Với một nét mặt rất trí thức, điềm tĩnh, nghiêm nghị vừa phải nhưng có pha ít lo
lắng, Trung Tá VHVT chỉ hỏi tôi vài câu xã giao thông thường rồi ông phán một câu:
“Vào Trường cố gắng học hành nghe.” Xong! Tôi tự nghĩ không biết ông có nói thế với
tất cả ứng viên không.
Tôi trở về lại với đám đông lòng đầy băn khoăn, không hài lòng lắm, bước trở vào
“sam”. Một anh bạn mới quen trong trại này nói với theo như thánh tướng: “Mày được
nhận rồi đó, Thắng!” Tôi đáp lại bằng một nụ cười vô duyên!
Viết lại phần SHDK của tôi để ghi dấu tiêu biểu cho lịch sử, nói rõ về một cuộc
phỏng vấn đầu tiên của TVBQGVN áp dụng cho các ứng viên. Cũng có thể là lần đầu
tiên cho bất cứ trường đại học nào của Việt Nam Cộng Hòa.
Trong thời gian này, vào một buổi tối, nhà trường đã trình chiếu cuốn phim “Tự
Thắng Để Chỉ Huy” trong khu tạm trú để giúp các ứng viên giải trí. Không thể quên một
đêm văn nghệ thật đăc biệt do Thiếu Sinh Quân đảm trách và trình diễn, với nhạc cụ do
Trường cung cấp. Tất cả đều cảm phục khả năng văn nghệ khá cao của họ.
Tối Thứ Năm 09/01/1975, SVSQ K28 vào căn dặn chúng tôi đi ngủ sớm để chuẩn
bị cho ngày mai nhập trường. Riêng TSQ đã gây nên vài xung đột với vài anh dân chính,
những người đã làm họ mích lòng trong những ngày sống chung trong khuôn khổ chật
chội này. Sự việc xảy ra rất đáng tiếc, nhưng đa số giữ im lặng vì họ chỉ muốn giải quyết
“việc riêng”. Trật tự được vãn hồi khi SVSQ K28 trực đêm xuất hiện vào “sam” quan sát,
rồi sự im lặng và giấc ngủ đến với tất cả.
Sáng thứ Sáu 10/01/1975, lúc 3 giờ sáng, chúng tôi được lệnh thức dậy, mang theo
tất cả mọi thứ đã được cấp phát, tập họp trên sân quần vợt ngay phía ngoài. Thế là những
người may mắn được gọi tên theo thứ tự từ Đại Đội A đến Đại Đội H. Từ lúc ấy mới biết
668
Khóa
31
BẢN
THẢO
mỗi đại đội chỉ có 30 người và 240 người được chọn vào Khóa 31. Lần đầu tiên cũng là
lần cuối cùng chúng tôi được nghe đầy đủ tên các ứng viên được chọn làm Tân Khóa
Sinh, coi như có khoảng 260 ứng viên bị loại mặc dù đã trúng tuyển kỳ thi văn hóa. Thế
mới biết tất cả phần tuyển chọn trên đều quan trọng.
Tổng số chính thức nhập Khoá 31 có 240 ứng viên gồm:
o Thiếu Sinh Quân 50 người;
o Quân nhân đang tại ngũ: Khoảng 13 người đến từ các Khoá 2/74 và 4/74 của
Trường Bộ Binh Long Thành, và 3 quân nhân mang cấp bậc Trung Sĩ;
o Dân sự: 176 người, trong đó có một số sinh viên các trường đại học.
Quân số của K31 được phân ra cho 8 đại đội từ A31 cho đến H31. Mỗi đại đội của
Khoá 31 có 30 người gồm:
o 6 đến 7 người đến từ Trường Thiếu Sinh Quân,
o 2 người đến từ các đơn vị quân đội khác,
o 22 người là học sinh và sinh viên.
NGÀY NHẬP TRƯỜNG
Ngày nhập trường lịch sử của Khóa 31 là Thứ Sáu, 10/01/1975. Sau một cuộc tiếp
tân vội vã tại Hội Quán Huỳnh Kim Quang, toàn khóa đã bước qua Cổng Nam Quan
khoảng 9 giờ sáng để phóng chạy vào cuộc đời binh nghiệp muôn đời dưới sự tiếp đón
của các "Hung Thần" Cán Bộ Khóa 28. Chúng tôi đã trở thành Ứng Viên Khóa 31 thực
thụ. Sau mấy giờ hành xác đúng truyền thống do SVSQ Khóa 28 chủ động có lẽ hơn nửa
số ứng viên của Khóa 31 đã bị ngất xỉu khắp nơi.
BẢN
THẢO
Khóa
31
669
Sau 3 ngày thử thách thể chất tối đa bởi SVSQ Khóa 28 Cán Bộ Tân Khóa Sinh
Đợt 1, tối ngày Chúa Nhật, 12 tháng 1 năm 1975 tại Phòng Chiếu Bóng Lê Lợi của
TVBQGVN, toàn khóa được chính thức công nhận là Tiểu Đoàn Tân Khoá Sinh
(TĐ/TKS) Khóa 31, đặt dưới sự chỉ huy của Đại Úy Nguyễn Đình Thọ K22, với sự chấp
thuận của Chỉ Huy Trưởng TVBQGVN, Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ.
670
Khóa
31
BẢN
THẢO
MÙA QUÂN SỰ NĂM THỨ NHẤT
Ngày Thứ Hai, 13/01/1975, Khóa 31 bắt đầu thụ huấn Mùa Quân Sự năm thứ Nhất
do những SVSQ Huấn Luyện Viên thuộc Khóa 28 đảm trách. Mỗi TKS được phát hai
loại súng
cá nhân: Garand M1 (diễn hành, cơ bản thao diễn), và M16 (tác chiến). TKS
Khóa 31 vẫn bị áp đặt trong chương trình huấn nhục nặng nề trong các buổi học quân sự.
Các cuộc thao luyện thể chất luôn được xen kẽ trong tất cả những khoảnh khắc trống,
dưới nhiều hình phạt dữ dội từ sáng sớm cho đến đêm khuya.
Bốn tuần lễ đầu tiên được đặt dưới quyền điều động và chỉ huy của hệ thống Cán
Bộ TKS Đợt 1 thuộc Tiểu Đoàn I, K28.
TKS Khóa 31 được đón Tết Nguyên Đán (Năm Ất Mão - 1975) trong mùa huấn
nhục. Một số đại đội được ăn Tết khá thoải mái trong 3 ngày. Một số đại đội khác vẫn bị
hành xác. Gia đình Đại Tá Nguyễn Thúc Hùng, Quân Sự Vụ Trưởng, có đến viếng thăm
vài Đại Đội TKS và chúc Tết.
ĐI PHỐ ĐÊM
Một cuộc tổ chức qui mô của Cán Bộ TKS K28 nhằm hun đúc tinh thần chịu đựng
của TKS K31 đã xẩy ra trong đợt 1 và có thể được xem là một trong những “biến cố”
đáng ghi nhớ nhất trong thời gian huấn nhục. TKS Khóa 31 như được cho phép riêng một
lần trái với truyền thống huấn nhục của Trường là được đi ra ngoài phố Đà Lạt một đêm
để “thử quân phục”, tha hồ ăn uống thoải mái và tự do thăm viếng bà con, gia đình ngoài
thị xã. Giấy phép được phát, quân phục chỉnh tề, chuẩn bị ra đến tận Cổng Nam Quan.
Nhưng sau đó bị toàn Khóa 28 lôi ra phạt như ngày hành xác nhập trường. TKS đã tự hủy
hoại tinh thần mình bằng sự quá tin tưởng vào những gì diễn ra trước mắt và vì lòng vẫn
còn ham muốn thèm khát nhiều điều nhỏ nhoi. Chữ “Tự Thắng” còn chưa thấm nhuần.
Bài học ấy “TUYỆT VỜI”: Đừng bao giờ hy vọng quá hão huyền và tin tưởng vào những
điều đi quá xa với thực tại, phải nhớ rõ mình vẫn còn trong mùa huấn nhục!
Bốn tuần lễ sau cùng của thời gian huấn nhục được đặt dưới sự điều động và chỉ
huy của Hệ Thống Cán Bộ TKS Đợt 2 thuộc Tiểu Đoàn II, K28. Trong đợt này, K31 đã
bầu ra người TKS đại diện khóa là Nguyễn Kim Sơn, thuộc Đại Đội F31.
Sau hai tháng (đúng ra là 9 tuần) huấn nhục, toàn Khóa 31 đã hoàn tất Mùa Quân
Sự năm thứ Nhất.
CHINH PHỤC LÂM VIÊN
Theo truyền thống của Trường, TKS chinh phục đỉnh núi Lâm Viên để đánh dấu
cho việc họ đã vượt qua được mùa huấn nhục, đã đạt được một sức khỏe bền bỉ cần phải
có cho người SVSQ Võ Bị.
Sáng ngày 15 tháng 3 năm 1975, K31 đã tiếp nối truyền thống này.
v Người “tấn công” đầu tiên lên đỉnh Lâm Viên trong cuộc chinh phục này là TKS
Phạm Huỳnh Thái, thuộc Đại Đội A31. Anh được kể là “Vua Lâm Viên” giải cá
BẢN
THẢO
Khóa
31
671
nhân của TKS Khóa 31. (Trong mùa huấn nhục,
nhờ khỏe mạnh, có bữa anh bị
“ép” ăn đến 16 chén cơm cho đủ sức đạt giải này cho đại đội A31.)
v Đại Đội F được ghi nhận là Vua Lâm Viên giải toàn đội của TKS Khóa 31.
Cũng phải ghi thêm, lúc bấy giờ vì tình hình chiến sự đã căng thẳng, ảnh hưởng
đến sự an ninh, Khoá 31 tưởng rằng sẽ không được giữ truyền thống “Chinh Phục Lâm
Viên” trước khi được gắn Alpha Đỏ. Tuy nhiên, cuộc chinh phục đỉnh núi ấy vẫn được tổ
chức với sự yểm trợ của Trung Đội Pháo Binh 105mm cơ hữu của Trường và các đơn vị
Địa Phương Quân.
Chiều cùng ngày trong phòng của mỗi TKS, sau phát súng thần công, chúng tôi đã
quì xuống trong bộ tiểu lễ kaki vàng đã được cắt may cẩn thận để SVSQ Cán Bộ TKS
Khóa 28 Đợt 2 trao găng tay, mũ casquette, thắt lưng cổ truyền với lời khuyên nhủ giữ
gìn danh dự truyền thống của Trường Võ Bi.
672
Khóa
31
BẢN
THẢO
LỄ GẮN ALPHA
Buối tối cùng ngày, vẫn là 15/03/1975, Lễ Gắn Alpha cho TKS Khoá 31 đã diễn ra
tại Vũ Đình Trường Lê Lợi dưới sự chủ tọa của Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ, các sĩ
quan cao cấp trong Trường và rất đông thân nhân của TKS. Chỉ riêng TKS Đại Diện
Khóa Nguyễn Kim Sơn đã được Thiếu Tướng Thơ tận tay gắn alpha. Mỗi một TKS K31
đều đã xưng danh “Tân Khóa Sinh” lần cuối cùng trước khi được các SVSQ K28 gắn cặp
Alpha Đỏ mà họ hằng mong đợi vào cầu vai áo tiểu lễ. Sau đó họ đã xưng danh “Sinh
Viên Sĩ Quan” để chính thức trở thành SVSQ năm thứ nhất của TVBQGVN.
Một buổi tiếp tân không thể quên tại phạn xá của Trường do Thiếu Tướng Lâm
Quang Thơ chủ tọa với sự tham dự của rất nhiều thân nhân ruột thịt của những Tân
SVSQ. Không thể nói hết sự xúc động của thân nhân khi họ nhận ra sự thay đổi quá lớn
của con em mình trong thời gian ngắn ngủi. Những vóc dáng quen thuộc ngày nào đã
không còn nữa. Nay tất cả đã là Sinh Viên Sĩ Quan Khóa 31, rắn chắc, vạm vỡ, khỏe
mạnh, sắt đá, và tràn đầy nét tự tin trên khuôn mặt. Thân nhân đã không có dịp thấy
SVSQ Khóa 31 từng đứng nghiêm hàng giờ không hề liếc mắt; từng hít đất, nhảy xổm,
nhún gối hàng trăm cái liên tục; vác ba lô súng ống chạy hàng chục cây số như chơi; lăn,
bò, hò hét như cọp rống; kiên nhẫn chịu đựng vượt bực như các chiến binh ngoài chiến
trường, v.v... Nhất là tất cả đã
như đi vào cõi chết từ tinh thần cho đến thể xác và đã cố
gắng TỰ THẮNG đến tột cùng để vượt qua tất cả mọi gian nan. Chỉ có TVBQGVN mới
thực hiện được điều này qua công sức của các SVSQ Cán Bộ TKS thuộc khóa đàn anh.
Qua mùa huấn nhục, Khóa 31 có 4 TKS đã bị loại: một người đã trốn ra ngoài
ngay trong đêm đầu tiên của ngày nhập trường. Kế đến là anh Lê Dân Thanh của đại đội
F31 đã bị thiệt mạng vì tai nạn, nên đã được gắn Alpha trước tiên. Vài tuần sau có thêm
BẢN
THẢO
Khóa
31
673
hai anh bị loại vì lý do sức khỏe. Tổng kết có 236 người được trở thành tân Sinh Viên Sĩ
Quan Võ Bị.
ĐI PHỐ ĐÀ LẠT
Sáng Chúa Nhật 16/03/1975, Tân SVSQ K31 đã được đi phép lần đầu tiên, 12 giờ
đồng hồ, ngoài thị xã Đà Lạt. Thanh niên Đà Lạt hôm nay đã trốn hết vì hôm qua từ Đỉnh
Lâm Viên có khói mầu bắn lên. Hầu hết đã đến một tiệm tạp hóa để mua những thứ cần
thiết và dùng bảng tên SVSQ của mình làm "thẻ tín dụng" - không cần tiền mặt. Vì tình
hình chiến sự quá căng thẳng tại thời điểm này, SVSQ Khóa 31 chỉ được đi phố Đà Lạt
một lần duy nhất đó, lần đầu và cũng là lần cuối cùng!
Buổi chiều về lại Trường, toàn khóa đã được Hệ Thống Tự Chỉ Huy (HTTCH)
Trung Đoàn SVSQ lần đầu tiên đón mừng K31 gia nhập vào đại gia đình SVSQ bằng
một hình phạt sơ khởi, chạy 20 vòng Sân Cỏ Trung Đoàn, gần12 cây số. Anh SVSQ
Khóa 31 nào đó đếm số sai nên khóa đã phải chạy nhiều hơn số vòng ấn định!
Sáng thứ Hai, 17/03/1975, lần đầu tiên Khóa 31 tập họp theo đại đội với HTTCH
và SVSQ các Khóa 28, 29 và 30. Mục đích để trình diện sĩ quan và tập thao diễn trước
giờ ăn. Quân phục tác chiến, bảng tên rõ ràng, mũ beret, khăn xanh quàng cổ. Tuy có
niên trưởng Khóa 28 trong HTTCH trước đó lên phòng giúp “bùa,” nhưng anh này hỏi
anh kia, “Tao mặc vậy có gì sai không, mày? Nhìn dùm tao!” Có người trả lời pha trò,
“Đẹp trai rồi! Đẹp trai rồi! Mấy cô Đà Lạt sẽ mê chết thôi!” Không thể không nhắc đến
cảm xúc tự hào tràn đầy trong lòng chúng tôi, mặc dầu lúc này phải chạy thục mạng
xuống đường nhựa trước tiên theo lệnh tập họp. Sĩ quan đã đợi sẵn đó rồi. Trong khi
những khóa đàn anh ra sau “tà tà” thoải mái. Đó là ngày đầu tiên mỗi đại đội lại có đủ 4
khóa sau khi Khóa 27 tốt nghiệp.
Kể từ ngày trở thành SVSQ, những bạn Khóa 31 có tên đứng đầu danh sách (theo
vần ABC) phải lên phiên tuần trực trước. SVSQ trực phải tự đi tìm thời khóa biểu và dẫn
đại đội khóa mình đi đến các bãi chiến thuật, hoặc lớp học. Không còn ai dẫn dắt, chúng
tôi tự xếp hàng, để trưởng toán dẫn đến bãi học, vừa đi vừa hát vang dội, đặc biệt là từ
đây, chúng tôi được đi bộ, không phải chạy. Việc tuần trực này sẽ thay đổi mỗi tuần.
Nhưng chẳng bao lâu, việc đổi phiên đã bị tạm bỏ và những SVSQ ấy phải lo luôn trong
tuần kế tiếp, vì Trường chuẩn bị di tản.
Sau ngày Khóa 31 được gắn Alpha, Mùa Quân Sự còn kéo dài thêm hai tuần nữa,
SVSQ Khóa 31 phải gỡ Alpha cất đi, bắt đầu ôn lại các môn học và trải qua kỳ thi lấy
điểm quân sự cho năm thứ Nhất. Thời gian này được gọi là “hai tuần trả nợ” theo truyền
thống, nhằm giúp cho tân SVSQ dần dần thích ứng với phong thái mới, để chuẩn bị bước
vào Mùa Văn Hóa. SVSQ Khóa 31 bây giờ được sinh hoạt bình thường như các SVSQ
các khóa khác, mọi gò bó, áp đặt những kỷ luật thép như thời TKS đều được hủy bỏ.
Nhưng năm thứ Nhất vẫn có đầy dẫy nhưng qui luật riêng. Đáng buồn nhất là được
SVSQ Khóa 30 "bàn giao" nùi giẻ. Từ đây, Khóa 31 phải đảm trách vệ sinh toàn thể
doanh trại, như tất cả những SVSQ năm thứ Nhất đã từng đảm trách trước.
Ngay tối thứ Hai, 17/03/1975, SVSQ Khóa 31 của mỗi đại đội được chia đều vào
danh sách của 3 trung đội, để sau đó sẽ dọn phòng đến cả 3 tầng lầu của doanh trại (trong
674
Khóa
31
BẢN
THẢO
thời gian TKS, duy chỉ có Khóa 31 ở biệt lập trên lầu 3). Cũng từ hôm đó, tự do đi lại sau
6 giờ 30 tối bị hạn chế. Đến 9 giờ tối, Khóa 31 phải về phòng để theo các niên trưởng đi
gác. Khóa 31 gác và ứng chiến hằng đêm cho đến ngày di tản khỏi Trường. Những ca gác
đêm thường dài 90 phút, bắt đầu từ 1 giờ hoặc 2 giờ 30 sáng. Khóa 31 không còn được
ngủ trên phòng của mình nữa. Việc SVSQ Khóa 31 dọn phòng về trung đội mới ở cả 3
tầng lầu không bao giờ được thực hiện.
Khóa 31 có lẽ là khóa duy nhất phải đi gác nhiều nhất trong suốt hai tuần trả nợ
Mùa TKS vì lý do an ninh. Trong thời gian vỏn vẹn 2 tuần này, SVSQ 31 đã canh gác tại
hầu hết các địa điểm các khóa đàn anh đã từng gác qua, trong đó có: Chân Tiền Đồn, Đồi
Bắc, Dốc Nhữ Văn Hải, Miếu Tiên Sư, Hố Rác, Trạm Biến Điện, Hồ Huyền Trân, Nhà
Thí Nghiệm Nặng, Đài Tử Sĩ, v.v.... Dĩ nhiên phải kể thêm những địa điểm ứng chiến
chung quanh khu doanh trại.
Sáng ngày thứ Bẩy 22/03/1975, Khóa 31 trải qua buổi khám xét phòng ốc truyền
thống đầu tiên bởi sĩ quan cán bộ. Kết quả không ra gì, sổ ghi phạt để sẵn trên bàn với đủ
các khuyết điểm từ sàn không bóng, sách vở quần áo không ngăn nắp đúng tiêu chuẩn,
v.v...
Ngày Chúa Nhật 23/03/1975 không SVSQ nào được đi phố. Tin không vui tràn
về: Đà Lạt vắng vẻ, dân di tản rất nhiều vì tình hình chiến sự thay đổi khác thường tại
Quân Khu I và vùng duyên hải, đường Sài Gòn - Đà Lạt bị cắt. Trong khi đó Khóa 31
vẫn còn tập làm quen với cuộc sống mới của SVSQ, chưa hiểu biết những gì đang xảy ra
ngoài chiến trường. Chúng tôi nghĩ, đất nước đã trải qua nhiều phen nghiêm trọng, lần
này cũng thế, hòa bình sẽ vãn hồi.
Bước vào tuần thứ hai của “mùa trả nợ” chúng tôi bắt đầu thấy khác thường. Mỗi
SVSQ đều được phát hai ngày lương khô. Cấm ăn trừ khi có lệnh. Đạn M16 khiêng lên
lầu nguyên thùng gỗ để phân phát. Mỗi người lãnh thêm hai băng đạn. Lựu đạn, ba lô
phải để ra ngoài, không còn theo kiểu mẫu tủ của SVSQ nữa. Về sau, đạn M16 được xếp
trước cửa phòng để tùy tiện. Khi đi gác mọi người phải mang theo tất cả mọi thứ cần thiết
như là sắp đi hành quân.
Khoảng giữa tuần thứ hai, thỉnh thoảng có lệnh, mọi lớp học bị hủy bỏ, SVSQ ở
tại phòng để chờ lệnh. Cả Trung Đoàn SVSQ thực tập trước phạn xá với tất cả mọi trang
bị từ súng cá nhân tới đại liên, súng cối. Một lần Trung Đoàn SVSQ đang nghe huấn thị,
một tiếng nổ phát ra khiến mọi người ùa chạy đến các nơi ẩn núp, để lại đủ loại súng
cộng đồng trên sân cỏ. Hình như ai cũng chạy cho vui chứ chẳng ai có vẻ sợ hãi. Tất cả sĩ
quan vẫn đứng yên trước phạn xá... nhìn đàn em thân yêu... tập họp trở lại.
Tôi và anh bạn cùng tiểu đội có nhiệm vụ mang thùng đạn súng cối phải đứng vào
hàng sau cùng, nên ít khi nghe rõ các sĩ quan huấn thị. Tôi chỉ nhớ thực tập để chuẩn bị di
chuyển bất cứ lúc nào. Tôi không nghe đề cập đến việc di tản, và cho rằng trung đoàn
thường thực tập như thế.
Đến Thứ Sáu, 28-3-1975, lệnh ứng chiến 24/24 được ban hành, tất cả phải ra địa
điểm canh gác, cấm ở trong phòng. Mọi người muốn đi đâu đều phải xin phép trưởng
toán. Từng SVSQ thay phiên nhau chạy đi ăn ở phạn xá, và được căn dặn tìm bàn nào có
3 SVSQ đang đứng đợi thì vào để cho đủ 4 là cùng ngồi xuống ăn ngay.
BẢN
THẢO
Khóa
31
675
Chủ Nhật 30/03/1975, Tiểu Đoàn II được lệnh tập họp tại sân cỏ Trung Đoàn.
Liên Đội G-H ngồi tập họp với đầy đủ súng ống, M72, XM202,... và với cả nhiều nồi
niêu to nhỏ. Bữa ăn cơm trưa cuối cùng trong phạn xá hôm ấy có món thịt bò ragu thay vì
cá chiên. Tiểu đội trưởng cho lệnh chúng tôi chạy về phòng cất bớt lại một số vật dụng
không cần thiết. Mỗi người lại được phát thêm đạn, mìn claymore và lựu đạn.
Bốn xe GMC chạy vào Trường vội vã lúc 4g chiều, chỉ đủ chở đi một phần của
mỗi liên đội. Nhiều liên đội ra đi trước nhưng không hề biết đó là một chuyến đi không
trở lại. Riêng SVSQ Khóa 31 thì càng không biết gì, chỉ hoàn toàn tuân theo lệnh, hoặc
không hề dám hỏi han. Cuộc hành quân đầu đời của Khóa 31 bắt đầu, mà họ không biết
là sẽ ra đi vĩnh viễn, rồi trở thành cuộc di tản làm tan nát con tim.
Theo sau Liên Đội G-H, Liên Đội E-F rời Trường cùng ngày để đến Đài Radar
Tuyên Đức. Rồi đến khuya, Liên Đội C-D xuống bảo vệ thị xã Đơn Dương. Liên Đội A-
B rời Trường sau cùng vào chiều tối ngày 31/03/1975, không bằng GMC, mà bằng chân.
SVSQ Liên Đội A-B phải bỏ lại đủ thứ quân dụng, chỉ đeo ba lô và mang súng đạn cá
nhân. Mãi đến sau nửa đêm xe GMC của Trường mới đến đón họ dọc đường.
Trên quốc lộ 20 dẫn xuống Đơn Dương, tại những cứ điểm được bảo vệ phòng
thủ, nếu gác đêm SVSQ Khóa 31 vẫn tiếp nhận những phiên gác gian nan nhất. Bài học
sử dụng mìn claymore được truyền dạy trong vài phút từ các niên trưởng Khóa 30 gác
trước Khóa 31 trong đêm đen lạnh lẽo, “Anh thấy hai cái đồ bấm này không?” “Anh thấy
hai chốt an toàn này không?” “Hễ thấy có gì di động phía trước, cứ bình tĩnh rút hai chốt
an toàn, rồi bóp hai cái đồ bấm.” “Nghe rõ?” Nhìn theo 2 sợi dây điện trải dài ra phía
trước xa hút thăm thẳm không biết chấm dứt ở đâu. Đây không phải là thực tập, mà là tác
chiến, tôi tiếp nhận sự nghiêm trọng của phiên gác giữa núi đồi hoang vu, nhận rõ trước
mặt là không có quân bạn, chỉ có quân địch, sẵn sàng bấm nút... Khoảng giữa ca gác, một
niên trưởng Khóa 30 đi tuần đến từ phía sau. Khỏi hỏi mật khẩu vì tất cả mọi người nằm
ngủ không xa ngay sau lưng. Ông hỏi ngay hai cái đồ bấm ở đâu. Đến 2 giờ 30 sáng, một
anh K31 khác nhận phiên gác. Tôi dậy lại anh ta cách sử dụng mìn claymore. Về lại hố
ếch, tôi ngủ không được, mong nai cọp lảng vảng tiến về để nghe hai tiếng nổ long trời
nhưng không hề có.
Cả ngày thứ Hai 31/03/1975, chúng tôi chỉ thay đổi vị trí gần đó và canh gác tiếp.
Sau bữa ăn chiều với cả tiểu đội, lúc 6g chiều SVSQ Liên Đội G-H rời Cầu Đất, bắt đầu
đi bộ di chuyển về Đơn Dương. Lúc này, tôi biết là sẽ không bao giờ trở lại Trường nữa.
Thế là hết hy vọng, đau lòng trong đêm đen. Chân bước đi với trọng lượng quá tải trên
người như con lạc đà. Không dám nghĩ những gì mình có thể làm cho đất nước, chỉ nghĩ
đến sự mất mát quá lớn cho Khóa 31. Tại sao tôi đã vượt xa đến thế này mà nay đùng
một cái lại mất hết? Đành phải từ bỏ mái trường lý tưởng với hy vọng một ngày nào đó
quân lực sẽ tái chiếm Đà Lạt.
Một lúc nào đó liên đội chúng tôi tạm dừng quân trên quốc lộ vì thấy một đám
cháy, ánh chớp lóe bập bùng từ xa xăm hướng Đà Lạt. Tôi nghĩ có lẽ đó là lúc liên đội
sau cùng rời Trường, có sự phá hủy chăng?
Đến 7 giờ tối, chúng tôi được lệnh dừng quân bên ven đường, nhường lối cho dân
quân thị xã Đà Lạt đi trước. Đoàn xe nối đuôi nhau lúc nhanh lúc chậm nên có thể nhìn
thấy những giọt nước mắt của dân, họ nhìn lại những SVSQ nằm dọc ven đường với ánh
676
Khóa
31
BẢN
THẢO
mắt đầy thương cảm. Nhiều người trao những đồ hộp cho SVSQ. Phải mất hai tiếng đồng
hồ đoàn xe mới vắng bớt, 9 giờ khuya SVSQ tiếp tục đi.
Ông niên trưởng tiểu đội trưởng của tôi bắt đầu lo ngại sức khỏe đàn em nên cho
lệnh vứt bớt đồ, “Ông vứt bao gạo cho tôi!” “Không sao niên trưởng. Tôi còn đi được.”
“Ông cãi lệnh hả!” Thế là phải vứt bớt đồ từng quãng một. Sau 11 giờ đêm, Liên Đội E-F
tiến ra nhập bọn từ đài kiểm báo, hỗn quân, hỗn quan, chỉ đi theo một đoàn, không thấy
tiểu đội trưởng đâu cả, thế là hết vứt đồ. Nhưng ba lô đã nhẹ bớt nhiều lắm rồi. Cả Tiểu
Đoàn II cùng xuống Đèo Đất như ai đẩy mình xuống dốc, tiến vào Đơn Dương. Lúc này
xe cộ hỗn độn, đa số đi xuống đèo nhiều hơn đi lên. Ồn ào. Có cả những xe GMC của
Trường đi ngược về hướng Đà Lạt.
Đến 12 giờ đêm, cả Tiểu Đoàn II ngồi nghỉ bên lề đường phía trái, tại một con dốc
nhìn bao quát cả Đơn Dương. Đập Đa Nhim dài khổng lồ, sáng rỡ dưới ánh đèn néon.
Được nghỉ hơn 15 phút, SVSQ mệt mỏi không muốn tiếp tục đi, có người cằn
nhằn xin xe GMC. Một thiếu tá của Trường đi xe Jeep tà tà theo đốc thúc, “Cố gắng lên,
cố gắng lên!” Không ai nhúc nhích. Mãi sau ông phán, “Sáng mai 6 giờ, bàn giao Đèo
Ngoạn Mục đằng kia cho Việt Cộng rồi đó.” Cả tiểu đoàn SVSQ ngay lập tức đồng loạt
đứng dậy rào rào đi tiếp.
Vào Thị Xã Đơn Dương, SVSQ được dân chúng còn thức vẫy tay vui mừng chào
đón với nước uống và những đọt mía… thật cảm động. Có lẽ Liên Đội C-D đã sát nhập
vào Tiểu Đoàn II tại đây. May mắn lúc ấy có lệnh cho SVSQ được quá giang theo bất cứ
xe cộ nào có chỗ trống. Ai cũng mừng, chen lẫn vào đoàn xe đang kẹt để tìm chỗ. Dân
cũng yên tâm khi có SVSQ đi trên xe của họ.
Suốt đoạn đường đèo này không ai có thể quên tiếng động cơ của hàng ngàn xe cộ
vang rền qua khắp núi đồi và thung lũng. Có lúc thấy một hàng đuôi đèn đỏ trải dài vô
tận ở phía dưới xa mờ trong đêm tối. Rồi nhìn thấy ống nước thủy điện khá vĩ đại với đèn
sáng rực giữa núi rừng đêm đen. Mai giao hết cho VC sao!
Ngày thứ Ba 01/04/1975, khoảng 6
giờ sáng, dưới chân Đèo Ngoạn Mục, sĩ quan
ra lệnh toàn thể SVSQ tập trung tại bãi đất trống ngoài thị xã Sông Pha. Trung Đoàn
SVSQ lại thứ tự ngồi theo từng đại đội, điểm danh, mỗi SVSQ được phát 1.000$. Trường
Mẹ tuy đã mất nhưng những đứa con lý tưởng vẫn còn đó. SVSQ Khóa 31 vì còn mới,
nên dầu sao cũng trải qua một giao động tinh thần qua cuộc “tan rồi hợp” này. Sau này
việc "tan rồi hợp" sẽ còn xảy ra thêm vài lần nữa.
Đến đây SVSQ Khóa 31 đã tham dự cuộc hành quân đầu đời, bảo vệ liên tỉnh lộ
11, dưới sự chỉ huy của Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ và các sĩ quan kinh nghiệm của
Trường. Từ đây Trung Đoàn SVSQ sẽ tìm cách xuôi Nam để bảo toàn quân số. SVSQ
Khóa 31 cũng đã học và hiểu được phần nào bài học “di tản chiến thuật,” tin tưởng vào
cấp chỉ huy, tuân giữ kỷ luật sắt của Trường, giữ vững tác phong người SVSQ, kiên nhẫn
sát cánh theo chân các niên trưởng qua nhiều gian nan. Những ngày dài suốt cuộc di tản
từ Sông Pha về Long Thành có thể được tóm gọn sau:
o Thứ Ba ngày 01/04/1975: Khoảng 9g sáng, toàn thể SVSQ, Bộ Chỉ Huy và quân
nhân cơ hữu Trường Võ Bị (TVB) rời Sông Pha. Toàn bộ đoàn xe cơ giới của
TVB, hai khẩu đại bác 105mm, 9 chiếc GMC lớn (10 bánh) chở phần lớn Trung
BẢN
THẢO
Khóa
31
677
Đoàn SVSQ, gần 1.000 SVSQ, số còn lại đi theo những loại xe khác của Liên
Đoàn Yểm Trợ, xe Jeep, xe Dodge, v.v... Chiều vào Thị Xã Phan Thiết, SVSQ tập
trung tại Trường Tiểu Học Trần Hưng Đạo. Đó là lần “tan rồi hợp” thứ hai.
o Thứ Tư ngày 02/04/1975: 7 giờ sáng thành phố Phan Thiết bị pháo kích lẻ tẻ, một
quả nổ sát khu đóng quân, SVSQ phải tản mát ra ngoài bãi biển, rồi lại rút ra quốc
lộ tiếp tục di chuyển về hướng nam. Trung Đoàn SVSQ lại tạm phân tán, quá
giang xe dân sự, trải dài khắp nơi. Một số tham dự vào trận đánh giải tỏa chốt mở
đường gần Ngã Ba Hàm Tân. Ban đêm SVSQ nếm màn ngủ ngoài quốc lộ cùng
với đoàn xe di tản.
o Thứ Năm ngày 03/04/1975: Sư Đoàn 22 Bộ Binh, đang bảo vệ tỉnh Bình Tuy,
dùng thiết giáp chặn tất cả xe cộ; mọi quân nhân được lệnh bỏ vũ khí, bất tuân sẽ
bị hạ sát tại chỗ. Chỉ riêng SVSQ/TVB được phép đem vũ khí qua các trạm kiểm
soát. Cuối ngày, Trung Đoàn SVSQ họp lại đầy đủ. Đó là lần “tan rồi hợp” thứ ba.
Nhưng trước khi đi bộ vào Thị Xã Bình Tuy, tất cả SVSQ bàn giao hết trang bị cá
nhân cho Sư Đoàn 22 Bộ Binh từ nón sắt, dây TAB cho đến súng, đạn, lựu đạn.
Chiều tối, cả trung đoàn ngồi nhét cá hộp trên sân trong Trung Tâm Chiêu Hồi.
Nửa đêm SVSQ được quân xa di chuyển vào phi trường Bình Tuy gần đó.
o Thứ Sáu ngày 04/04/1975: Lúc 9 giờ sáng, 4 trực thăng Chinook CH-47 cẩu đạn
tiếp tế cho mặt trận thả ngay tại phi trường Bình Tuy, sau đó bắt đầu không vận
SVSQ về căn cứ Long Bình; có cả vận tải cơ C130 đưa SVSQ về phi trường Biên
Hòa, và quân xa chuyển tất cả vào Trường Sĩ Quan Trừ Bị Long Thành
(TSQTB/LT).
Cuộc không vận đã kéo dài vài ngày mới xong. Những ngày di tản ấy, Khóa 31
cùng chung thân phận với Trung Đoàn SVSQ. Nhiều cảnh anh cả Khóa 28 dẫn dắt đàn
em út khi họ lẻ loi, đơn độc, hoặc trong cơn giao tranh mở đường phá chốt Cộng Sản
trước khi đến Ngã Ba Hàm Tân. Đoạn đường nào êm thắm thì âm thầm tự học bài “Tự
Thắng Để Chỉ Huy,” theo đoàn xe di tản, ai sao mình vậy cho suốt đoạn đường quá dài.
SVSQ mỗi người được phát 2 ngày lương khô, 5kg gạo mà đi di tản liên tục gần một tuần
không có tiếp tế.
TVB về TSQTB/LT được hai đêm thì 3 giờ sáng ngày Chúa Nhật 05/04/1975 có
báo động đỏ khi quân Cộng Sản pháo kích và đặc công đánh vào Trường Thiết Giáp cách
đấy 3km. Chúng tôi chẳng ai có súng, phải nhảy xuống giao thông hào đề phòng nếu nơi
đây cũng bị tấn công. Chiến tranh đang về quá sát. Gần 9 giờ, một lần nữa phải nhảy
xuống giao thông hào, vì vài quả hỏa tiễn rơi vào gần Bộ Chỉ Huy làm thiệt mạng một số
sĩ quan cơ hữu. Đến tối cùng ngày, tất cả SVSQ được vào kho súng trong “sam” mình ở
để tự lựa vũ khí, vì không ai đứng phát. Một vài SVSQ Khóa 31 tự chọn cả súng M79.
Sau vài ngày khi nhận định được tình hình tổng quát, chúng tôi mới biết việc mất
TVB là nhỏ, so với sự kiện cả Quân Khu I và II đã tan rã hoặc di tản. SVSQ Khóa 31
đành an vui với những gì còn sót lại. Rồi có tin truyền: Hai Khóa 28, 29 sẽ ra trường
sớm. Thật bất ngờ nhưng cũng dễ chấp nhận. Một lượt gần 600 trung đội trưởng ưu tú sẽ
đi về các đơn vị tác chiến nồng cốt, chủ lực, đủ bổ sung hay tái lập cho 6 sư đoàn. Tổ
quốc đang cần, họ ra trường đúng lúc. Chúng tôi, Khóa 31 luyến nhớ những đàn anh
Khóa 28 đã nhường nửa phần ăn cho mình suốt hai tháng huấn nhục, rồi những gian nan
678
Khóa
31
BẢN
THẢO
và kỷ niệm chia sẻ trong thời gian di tản. Họ không cần ai thương xót vì đã có lời thề,
lòng ai cũng sắt đá, và ngày họ mong chờ đã đến. Chúng tôi rồi cũng sẽ làm như họ, mà
chưa biết có oai hùng bằng hay không!
Bất ngờ Khóa 31 được cho đi phép 24 giờ. Một lịch sử trái truyền thống cho giữa
năm thứ Nhất. Giấy phép viết tay cứ như lần họ đi “Phố Đêm” ngày nào trong mùa huấn
nhục. Nhưng đây là thật! Chúng tôi đã quên hết mọi sự, được về thăm gia đình đúng là
một đặc ân.
Ngày Thứ Hai, 21/04/1975, ngày "Ra Trường" của hai Khóa 28 và 29. Địa điểm là
sân cờ rộng rãi của căn cứ Long Thành, ngay sát bên khu tạm trú của SVSQ/VB, chỉ cách
ngăn bằng con đường nhựa. Vài trực thăng đã xuống đáp gần đấy. Tất cả SVSQ hai Khóa
28 và K29 đều mặc quân phục tác chiến, với nón sắt, hai tay áo đều xắn lên quá cùi chỏ.
Họ diễn hành đều bước vào vị trí buổi lễ. Đứng theo khóa của mình, hai khối tách riêng.
Có Toán Quân Quốc Kỳ, nhưng không có khóa đàn em nào được tham dự
để bàn giao lại.
Chúng tôi "ở nhà", đứng lấp ló quanh các góc cạnh của những căn nhà mà chứng kiến
lịch sử, lòng bồi hồi xúc động không ít vì sự quá đơn giản của buổi lễ. Các sĩ quan căn
dặn cấm ra sát hàng rào nhìn vì ngại đám đông sẽ làm mất nghiêm trang.
Họ đã tự đeo
cấp bậc thiếu úy sẵn… Sau những tiếng hô “ĐẰNG SAU QUAY!” “TAN HÀNG!” “TỰ
THẮNG!” Hơn 600 Tân Thiếu Úy reo hò vang dội. Họ ùa chạy về doanh trại, giã từ đàn
em, thay đổi quân phục, leo lên đoàn GMC dài để đi thẳng ra các đơn vị tác chiến. Một
tấm gương thật oanh liệt không thể nào quên. Chúng tôi tràn đầy hy vọng.
Khóa 31 bây giờ làm gì đây? Nay đại niên trưởng của mình là Khóa 30, khóa mình
gần gũi nhất và cũng mến nhất. Phần họ cũng thương Khóa 31 không kém vì đã lãnh hết
nhiệm vụ khổ cực của họ đã làm suốt năm thứ Nhất. Ngay buổi chiều hôm ấy, Thiếu Tá
Dục đã tập họp cả hai khóa và chấn chỉnh sơ sơ, ông nhắc nhở rằng HTTCH vẫn còn, và
cảnh cáo chúng tôi bằng hình phạt chạy 5 vòng trên con đường tráng nhựa bóng loáng
trong căn cứ. Ông khua tay nói rõ là cái vòng lớn nhất kia kìa. Một vòng có lẽ 3 cây số,
làm như hai Khóa 30 và 31 đang đi học… Dù. Rồi Thiếu Tá Nguyễn Văn Dục K17 bàn
giao cho Trung Úy Đào Mạnh Thường K23. Tuy trời nóng và hình phạt có vẻ hơi nặng,
nhưng Khóa 31 sẵn sàng thi hành!
Trung Úy Thường cho hai khóa được đứng thế nghỉ rất lâu, có lẽ chờ trời mát dần.
Và khi cho thi hành lệnh phạt, ông nói rõ lại, chỉ chạy 4 vòng nhỏ (mỗi vòng vài trăm
mét) quanh khu vực đang ở. Thế là 500 SVSQ, từng đại đội đều bước, rồi chạy đều. Đó là
lần đầu tiên SVSQ Võ Bị chạy đều bước sau ngày di tản. Nhưng tất cả đâu ngờ khoảng
gần tuyến phòng thủ của SVSQTB/LT, rất đông SVSQ đang tò mò đứng trên cao quan
sát. Hôm sau, khi gặp họ trong các câu lạc bộ dã chiến, họ đã thốt ra lời thán phục, “Mấy
anh chạy mà còn đều như vậy, nói gì lúc các anh đi diễn hành! Tụi tui đi đâu cũng ít khi
có hàng lối.” Đó cũng là một lần lịch sử của Khóa 31, chạy diễn hành có “khán giả” đứng
xem. Chạy phạt xong thì chúng tôi nghe radio Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đọc diễn
văn từ chức. Một cái gì không tưởng tượng được đã xảy ra càng làm lòng người thêm tăm
tối. Tại sao lúc này?
Hai ngày sau, thứ Tư 23/04/1975, chúng tôi có lệnh chuẩn bị di chuyển, phải trang
bị thật nhẹ, những rương tủ đang dùng từ căn cứ này phải để lại hết. Khoảng 10 giờ sáng,
một đoàn quân xa mấy chục chiếc tiến vào. Thế là vĩnh biệt TSQTB/LT. Hai khóa
BẢN
THẢO
Khóa
31
679
SVSQ/TVB cùng với sĩ quan và binh sĩ cơ hữu di chuyển về Huấn Khu Thủ Đức
(HKTĐ).
Ở HKTĐ, SVSQ được chỉ thị không được đi xa khỏi khu này vì có thể di chuyển
bất cứ lúc nào, nhưng được phép đi sang các hàng quán ở khu gia binh bên kia con đường
chính. Thôi thì cũng như là những ngày “đi phép” tại chỗ, tuy vậy chúng tôi vẫn phải chia
ca canh gác, mỗi ca gác chỉ còn 1 giờ, nhưng là 24/24.
Ổn định việc đóng quân xong thì HTTCH Khóa 30 bắt đầu nhận nhiệm vụ. Họ mở
đầu bằng hình phạt “dằn mặt” SVSQ Khóa 31 để thị uy. Mỗi đại đội Khóa 31 thi hành
hình phạt tùy theo SVSQ Đại Đội Trưởng, như chạy đến mục tiêu đập tường 5 cái, nhảy
xổm 5 cái, hoặc nhún gối 5 cái, v.v… kèm theo những lời chê bai truyền thống, “Chưa
Có Khóa Nào Như Khóa 31!” Đó là lần phạt cuối cùng. Anh em hai Khóa 30 và 31 đã
mất hết, chỉ còn có nhau, phạt chỉ để duy trì tinh thần kỷ luật.
Trong thời gian này, Đại Tá Lộ Công Danh đảm nhiệm chức vụ Chỉ Huy Trưởng
TVBQGVN.
Ngày thứ Tư 30/04/1975, HKTĐ bị địch tấn công. Hai Khóa 30 và 31 đã trải qua
những giờ phút cận kề cái chết bên cạnh các chiến xa Cộng Sản giả danh là thiết giáp
quân bạn lọt được vào căn cứ. Bao nhiêu viên trọng pháo quân địch bắn bừa bãi tàn phá
khắp nơi,
nhưng may mắn không SVSQ nào thiệt mạng; họ ở nhiều địa điểm đã bắn trả
lại ác liệt. Cuối cùng những đám cháy của các xe tăng này đã ghi dấu một chiến thắng
vinh quang cho các chiến binh của đủ loại quân trường trong HKTĐ. Nhưng rồi lệnh
buông súng bất ngờ của Tổng Thống Dương Văn Minh làm bàng hoàng tất cả. Hai khóa
cuối cùng của TVBQGVN đã bước ra khi khói lửa chiến tranh vẫn còn tràn ngập khắp
HKTĐ.
Thế là hết. Người đi, kẻ ở vì còn quyến luyến. Một số SVSQ chẳng muốn đi ra
cho dù Cộng Sản ra lệnh phải ra khỏi huấn khu. Họ bị quản thúc, tập trung tại vũ đình
trường và phải ở lại qua đêm. Đến sáng Việt Cộng giảng giải đủ điều "khoan hồng", cấp
giấy đi đường và phát cho mỗi người vài tờ 500$, họ mới chịu đi.
Ngày trình diện chính quyền Cộng Sản (CS), cán bộ CS bắt SVSQ các quân
trường phải khai lý lịch có cấp bậc khi ra trường. Cựu SVSQ bị bắt khai là “thiếu úy danh
dự.” Có người chịu, nhưng nhiều người nhất định không chịu, vì cho đó là sự dối trá đối
với quân đội của họ. Hậu quả là nhiều cựu SVSQ Khóa 30 và 31 đã bị bắt với tội “phản
động” vì không đi trình diện học tập theo diện “thiếu úy trở lên ... với 7 ngày lương
thực.” Đa số những cựu SVSQ Khóa 30 và 31 không sống tại Sài Gòn bị chính quyền địa
phương bắt phải đi học tập thêm nhiều tháng vì 3 ngày học tập tại chỗ cho SVSQ TVB bị
cho là quá ít.
Thêm nữa, Cựu SVSQ Khóa 30 và 31 bị làm khó dễ vì tội "ngoan cố không chịu
khai số quân," họ bảo, "Không lẽ các anh dở đến mức độ không nhớ số quân của mình!"
Họ có biết đâu rằng, SVSQ Khóa 31 chưa hề được cho biết số quân.
Ngày nay, sau gần 40 năm, một số Cựu SVSQ Khóa 31 đã qua đời, nhưng đa số
còn hiện diện trên khắp thế giới từ Việt Nam đến Hoa Kỳ, Úc, Pháp, Đức, Canada, Thụy
Sĩ… vẫn cố gắng tìm nhau từng người một, liên lạc nhau qua email và bản tin, tổ chức
họp mặt, quyên góp tài chánh giúp đỡ những bạn gặp cảnh ngặt nghèo tại quê nhà. Gặp
lại được những người bạn cùng phòng, cùng đại đội, hay cùng khóa mà chưa bao giờ
680
Khóa
31
BẢN
THẢO
quen biết luôn là một nỗi vui mừng. Nhưng không may, số người được gặp nhau vẫn còn
ít. Chính vì vậy mà đã có một vài trường hợp mạo nhận là cựu SVSQ/TVB Khóa 31
trong tập thể Võ Bị.
Di sản quý duy nhất còn sót lại của Khóa 31 là cuốn Đặc San Luyện Thép TKS
Khóa 31 do SVSQ Cán Bộ TKS Khóa 28 thực hiện, trong đó có những bài do TKS Khóa
31 đã viết vội vàng trong mùa huấn nhục. Trong ngày gắn Alpha, chỉ có một số cuốn đã
được phát ra. Cho đến thời gian gần đây, rất nhiều cựu SVSQ Khóa 31 chưa hề biết hoặc
trông thấy cuốn đặc san này.
Nước mất nhà tan, bạn bè cùng khóa tản lạc khắp thế giới, trí nhớ cùng thời gian
thành kẻ thù, nên việc tìm lại danh sách toàn khóa từng tên một thật là một thách đố to
lớn, khó khăn kéo dài mấy thập niên. Nhưng với quyết tâm và tinh thần đoàn kết, Khóa
31 đã làm được, như để thể hiện điều tâm niệm thứ Tám của SVSQ/TVBQGVN ngày
nào: "Không có gì là không thể làm được đối với người sinh viên sĩ quan."
Danh dự và truyền thống của Trường trong quá khứ quá rạng rỡ, đều được biểu
hiệu ở lá cờ do sinh viên sĩ quan gìn giữ. Việc bàn giao Quốc Quân Kỳ lại cho SVSQ
khóa đàn em chưa được thực hiện trong lần mãn khóa cuối cùng của hai Khóa 28 và 29
khi xưa. Năm 2005, cựu SVSQ Khóa 28 đã quyết tâm thực hiện việc này trong dịp họp
mặt của Liên Khóa 28 và 31. Với sự đồng tình của Tổng Hội Cựu SVSQ/TVBQGVN,
của Trung Tướng Lâm Quang Thi, cựu Chỉ Huy Trưởng TVBQGVN, của các đại niên
trưởng, của nhiều cựu SVSQ của 4 khóa cuối cùng, tất cả đã tán thành và quyết định bàn
giao cờ trực tiếp lại cho Khóa 31. Một buổi lễ bàn giao Quốc Quân Kỳ TVBQGVN giữa
hai Khóa 28 và 31, trong bộ quân phục tiểu lễ kaki vàng ngoạn mục, đã được tổ chức
trang nghiêm và đơn giản tại San Jose, California - Hoa Kỳ. Tuy chỉ là biểu tượng, nhưng
Khóa 31 đã vinh dự nhận lãnh trách nghiệm để âm thầm duy trì, bảo vệ danh dự và
truyền thống của Trường Mẹ, là TVBQGVN từ đó bằng mọi cách.
Nghe văng vẳng đâu đây những ca khúc quân hành vang dội khi xưa:
Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc,
Nợ tang bồng vay trả, trả vay.
……
Chàng tuổi trẻ vốn giòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
……
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.
BẢN
THẢO
Khóa
31
681
DANH SÁCH KHÓA 31 (THEO ĐẠI ĐỘI TÂN KHÓA SINH)
Đại Đội A: 12- Nguyễn Đồng 24- Ngô Văn Thêm
01- Nguyễn Đức An 13- Hồ Viết Hải
02- Nguyễn Văn Ba 14- Ngô văn Hoan 25- Võ Chí Thiên
15- Dương Thế Hồng 26- Nguyễn Thế Tiến
03- Bùi Thanh Bình 16- Đỗ Văn Hưng 27- Nguyễn Hữu Trí
04- Nguyễn Văn Bình 17- Tôn Thất Khôi 28- Huỳnh Văn Vinh
05- Nguyễn Ngọc Cẩn 18- Nguyễn Hửu Lộc 29- Phan Văn Việt
06- Nguyễn Xuân Cảnh 19- Lê Nghĩa 30- Trần Siêu Việt
07- Huỳnh Hữu Danh 20- Vũ Duy Nguyên
08- Nguyễn Đăng Dũng 21- Lê Văn Phúc Đại Đội D:
09- Nguyễn Hải Đà 22- Trần Văn Phước
10- Nguyễn Hoàng Đại 23- Nguyễn Xuân Quý 01- Võ Chu Ân
11- Mai Văn Đối 24- Trần Văn Quý 02- Trần Văn Bá
12- Nguyễn Hải 25- Khúc Trường Thành 03- Tôn Thất Bông
13- Trần Ngọc Huy 04- Nguyễn Văn Bửu
14- Nguyễn Quốc Khảo 26- Lê Trung Thành 05- Nguyễn Châu
15- Nguyễn Trung Kiệt 27- Mai Văn Thìn 06- Phạm Ngọc Chi
16- Trần Nét 28- Lê Văn Tồn 07- Nguyễn Văn Cho
17- Lê Hồng Phong 29- Nguyễn Văn Thông 08- Nguyễn Chơn
18- Nguyễn Đình Phượng 30- Đinh Quang Trung 09- Đặng Văn Chúc
19- Nguyễn Hữu Quý 10- Nguyễn Thái Hòa
20- Nguyễn Đình Quyền Đại Đội C: 11- Nguyễn Văn Hòa
01- Nguyễn Ngọc Anh 12- Nguyễn Phi Hùng
21- Ngô Minh Sang 02- Huỳnh Văn Cân 13- Nguyễn Thanh Hùng
22- Nguyễn Phú Tân 03- Trịnh Văn Chính 14- Hồ Bảo Hùng
23- Phạm Huỳnh Thái (1) 04- Bùi Ngọc Bồi 15- Lưu Đình Hưng
24- Cao Đình Thám 05 - Nguyễn Văn Dũng 16- Chung Ngọc Khánh
25- Phạm Bá Thọ 06 - Lê Văn Đông 17- Trần Minh Lê
26- Nguyễn Trọng Thục 07- Nguyễn Văn Được 18- Trần Đắc Lộc
27- Trần Trung Tín 08- Nguyễn Minh Hải
28- Nguyễn Huy Trọng (2) 09- Trần Ngọc Hoàng 19- Hoàng Tôn Long
10 - Trần Văn Lâm 20- Lê Minh Lương
29- Hoàng Bá Trung 11- Nguyễn Đức Lộc 21- Nguyễn Văn Mai
30- Hoàng Văn Yên 12- Trần Ngọc Mỹ 22- Phan Ngọc
13- Nguyễn Văn Nghiêm 23- Nguyễn Tấn Phúc
Đại Đội B: 14- Phạm Hùng Phi 24- Từ Thanh Quang
01- Lê Quang Quốc Anh 15- Từ Văn Phương 25- Lê Văn Sinh
02- Bùi Đăng Chi 16- Lâm Hùng Quốc 26- Trần Thanh
03- Nguyễn Minh Chiếu 17- Lê Văn Tam 27- Phạm Đình Trác
18- Vũ Văn Thanh 28- Nguyễn Văn Trung
04- Hà Chóng 29- Huỳnh Quang Truy
05- Trần Đình Cường 19- Lê Chí Thành 30- Nguyễn Thanh Tùng
06- Đoàn Mạnh Cường 20- Nguyễn Lê Thành 31- Nguyễn Thường Vũ
07- Phạm Mạnh Cường 21- Nguyễn Tất Thành
22- Nguyễn Thành Tài Đại Đội E:
08- Hoàng Thành Chung 23- Phạm Thảo 01- Tạ Ngọc Anh
09- Nguyễn Văn Chung
10- Trương Điện 02- Lê Ba
11- Trần Ngọc Đông
682
Khóa
31
BẢN
THẢO
03- Trần Đình Báu 12- Trần Đại Lễ 23- Nguyễn Văn Tâm (6)
04- Nguyễn Phước Điền 13- Nguyễn Đình Minh 24- Nguyễn Hữu Tế
05- Quách Đức 14- Trần Đình Minh 25- Lê Văn Thế
06- Trịnh Bá Dũng 15- Nguyễn Văn Nam 26- Nguyễn Văn Thiện
07- Lâm Quốc Dũng 16- Nguyễn Văn Nhàn 27- Phạm Văn Tơ
08- Nguyễn Khắc Hạnh 17- Nguyễn Phi Quán 28- Trần Ngọc Trai
09- Ngô Đức Hòa 18- Trần Minh Quân 29- Trần Văn Trung
10- Nguyễn Hữu Hoàng 19- Đỗ Ngọc Quang 30- Nguyễn Văn Trường
11- Trương Huệ 20- Bế Văn Quý
12- Huỳnh Hùng 21- Nguyễn Kim Sơn (3) Đại Đội H:
13- Trần Huy Khoát 22- Nguyễn Văn Tân 01- Phan Văn Ân
14- Lê Văn Khuyên 02- Nguyễn Ngọc Báu
15- Tôn Thất Kiệt 23- Lê Dân Thanh (4) 03- Lê Văn Chánh
16- Nguyễn Văn Lâm 24- Nguyễn Ngọc Thắng 04- Trần Đình Hà
17- Nguyễn Viết Lợi 25- Võ Văn Thái 05- Trịnh Thanh Hải
18- Bùi Hữu Nghĩa 26- Trần Quang Trung 06- Phạm Văn Hạnh
19- Nguyễn Hoàng Nhu 27- Lã anh Tuấn 07- Vũ Văn Hồng
20- Phạm Văn Phúc 28- Huỳnh văn Tường 08- Trần Hồng
21- Phạm Văn Quân 09- Đặng Bá Hùng
22- Đỗ Đăng Quí Đại Đội G: 10- Hà Minh Hùng
23- Nguyễn Đình Siền 11- Nguyễn Kế Luân
24- Vũ Di Sơn 01- Hoàng Anh 12- Hà Văn Mai
25- Bùi Minh Sơn 02- Nguyễn Anh Cát (5) 13- Nguyễn Đình Minh
26- Nguyễn Trung Sự 03- Lê Văn Chinh 14- Nguyễn Đình Minh
27- Trần Đình Tài 04- Lê Văn Chương 15- Trần Trọng Nghĩa
28- Thái Tập 05- Trần Văn Dinh 16- Nguyễn Văn Nhìn
29- Phạm Văn Tòng 17- Nguyễn Văn Oanh
06- Lê Du 18- Phạm văn Pho
30- Ngô Vi 07- Nguyễn Văn Dũng 19- Nguyễn Thanh Phong
08- Phạm Việt Dũng 20- Trần Ngọc Sơn
Đại Đội F: 09- Trần Văn Đạt 21- Đặng Ngọc Thành
01- Nguyễn Văn Bảo 10- Hà Minh Hải 22- Phạm Văn Thành
02- Trần Văn Bê 11- Nguyễn Văn Hiệp 23- Võ Tất Thắng
03- Nguyễn Văn Châu 24- Bùi Văn Thịnh
04- Hoàng Xuân Chương 12- Võ Quang Hùng 25- Nguyễn Đức Tiến
05- Lê Văn Cường 13- Trần Ngọc Lâm 26- Ngô Trí
06- Trần Văn Dũng 27- Nguyễn Văn Triết
07- Nguyễn Văn Độ 14- Hoàng Cung Minh 28- Nguyễn Văn Trung
08- Lê Văn Huỳnh 15- Nguyễn Xuân Phi 29- Tô Văn Trung
09- Sầm Quốc Khanh 16- Đỗ Đình Phùng 30- Bùi Đức Từ
10- Phạm Kiền 17- Nguyễn Văn Phượng
11- Nguyễn Doãn Lập 18- Phi Hữu Quang BẢN
THẢO
Khóa
31
683
19- Nguyễn Văn Quang
20- Lê Kim Anh Sơn
21- Nguyễn Sanh Sự
22- Nguyễn Văn Tân
(1) Vua Lâm Viên K31
(2) Trốn trong đêm đầu tiên của ngày nhập trường
(3) Đại Diện Khóa mùa Tân Khóa Sinh
(4) Chết trong mùa Tân Khóa Sinh
(5) & (6) Bị loại vì lý do sức khỏe trong mùa Tân Khóa Sinh
Tổng cộng danh sách của 8 Đại Đội (từ A đến H): 30+30+30+31+30+28+30+30 = 239
Vài con số về Khóa 31: 1.500
Tham dự thi tuyển 403
Trúng tuyển 387 (trong số 403 trúng tuyển)
Trình diện Trường Võ Bị
TSQ đến Trường Võ Bị 117
Tổng cộng (387 + 117)
Bị loại 504
Ứng viên nhập Trường 264 (Sau khi thi thể chất, khám sức khoẻ và diện kiến)
Theo danh sách 8 Đại Đội
Tân SVSQ (sau 8 tuần TKS) 240
239 (Thiếu tên 1 người chưa tìm ra)
236
Biên Soạn: Võ Tất Thắng H31 - Danh Số 196
Đóng Góp: Trần Trung Tín & Khóa 31 Hải Ngoại
Tham Khảo: Đặc San Luyện Thép - Tân Khóa Sinh Khóa 31 (Tháng 3, 1975)
684
Khóa
31
BẢN
THẢO
PHẦN III
TIỂU SỬ CÁC KHÓA PHỤ
686
KHÓA 3 PHỤ TRỪ BỊ - ĐỐNG ĐA
TRƯỜNG VÕ BỊ LIÊN QUÂN ĐÀ LẠT
SƠ LƯỢC
Nhập Trường: 01-09-1953
Số Khóa Sinh Nhập Trường: 120
Mãn Khóa: 16-03-1954
Chủ Tọa Lễ Mãn Khóa: Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh,
Tổng Tham Mưu Trưởng,
Quân Đội Quốc Gia Việt Nam
Số Khóa Sinh Tốt Nghiệp: 114 ThU Trừ Bị + 2 ChU Trừ Bị
Tên Khóa: Đống Đa
Thủ Khoa: Nguyễn Xuân Diệu
Lời Ban Biên Soạn: Trong số các khóa được huấn luyện bởi Trường Võ Bị Liên Quân
Đà Lạt, có 3 Khóa Sĩ Quan Trừ Bị thụ huấn vào thời gian từ 1953 đến 1955. Khóa sinh
những khóa này là thành phần của một Khóa x Trường Bộ Binh Thủ Đức, nhưng được
gửi lên thụ huấn tại Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. Sau khi tốt nghiệp, theo hồ sơ
Quân Bạ, họ vẫn là sĩ quan xuất thân từ Khóa x Trừ Bị Thủ Đức. Tuy nhiên, theo truyền
thống của Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt, họ cũng được gọi là sĩ quan xuất thân từ
Khóa y Phụ Đà Lạt, tùy theo thời gian họ được huấn luyện. Những sĩ quan Khóa 3 Trừ Bị
Thủ Đức học tại Đà Lạt cũng thường được gọi là Sĩ Quan Khóa 9 Phụ Đà Lạt.
Bài tiểu sử này được trích trong Kỷ Yếu Hải Ngoại 1990 do Tổng Hội Cựu Sinh
Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam phát hành tại San Jose, Hoa Kỳ, 1990.
TÊN KHÓA
Khóa 3 Trừ Bị gồm 2 đại đội: Một đại đội được huấn luyện tại Trường Bộ Binh
Thủ Đức (Khóa Chính) và một đại đội được gửi lên thụ huấn tại Trường Võ Bị Liên
Quân Đà Lạt (Khóa Phụ). Cả hai khóa chính và phụ đều mang tên là Khóa Đống Đa.
Theo truyền thống Võ Bị, Khóa 3 Phụ Trừ Bị (Thủ Đức) cũng được gọi là Khóa 9 Phụ
Đà Lạt.
THỜI GIAN HUẤN LUYỆN
Cũng như tất cả các Khóa Sĩ Quan Trừ Bị hồi đầu thập niên 50, Khóa Đống Đa
được huấn luyện trong thời gian khoảng 6 tháng rưỡi, từ ngày 01-09-1953 đến ngày 16-
03-1954. Khi Khóa Đống Đa nhập trường, Khóa 9 Sĩ Quan Hiện Dịch Đà Lạt vừa mãn
BẢN
THẢO
Khóa
3
Phụ
Trừ
Bị
-‐
Đống
Đa
687
khóa (01-08-1953) và Khóa 10 chưa nhập học, vì vậy theo truyền thống Võ Bị, Khóa 3
Phụ Trừ Bị (Thủ Đức) cũng được gọi là Khóa 9 Phụ Đà Lạt. Khóa 3 Phụ Trừ Bị là khóa
trừ bị đầu tiên học tại Đà Lạt.
BỘ CHỈ HUY TRƯỜNG VÕ BỊ LIÊN QUÂN ĐÀ LẠT
Hồi đó Quân Đội Quốc Gia Việt Nam (QĐQGVN) vẫn được người Pháp giúp đỡ
huấn luyện nên chương trình huấn luyện tại TVBLQĐL vẫn được giảng dạy bằng tiếng
Pháp và Bộ Chỉ Huy gồm có:
- Chỉ Huy Trưởng: Thiếu Tá Cheviotte
- Chỉ Huy Phó: Thiếu Tá Nguyễn Văn Chuân
- Giám Đốc Quân Huấn: Đại Úy Bunze
- Đại Đội Trưởng Đại Đội Khóa Sinh: Đại Úy Pujos
- Đại Đội Phó Đại Đội Khóa Sinh: Trung Úy Person
- Trung Đội Trưởng Trung Đội 1: Trung Úy Nguyễn Thọ Lập
- Trung Đội Trưởng Trung Đội 2: Thiếu Úy Báu
- Trung Đội Trưởng Trung Đội 3: Thiếu Úy Nguyễn Văn Xinh (K9 VB)
- Trung Đội Trưởng Trung Đội 4: Thiếu Úy Cao Đăng Tường (K8 VB)
ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÓA ĐỐNG ĐA
Trong 6 tháng rưỡi, Khóa Đống Đa chỉ được huấn luyện thuần túy về Quân Sự, và
khi tốt nghiệp Thiếu Úy hoặc Chuẩn Úy chỉ có đủ khả năng chỉ huy một Trung Đội Bộ
Binh. Đặc biệt là tháng cuối cùng, trước khi ra trường, tất cả khóa được gửi ra huấn luyện
tại Trường Commando Vat-Cháy (Bãi Cháy) trong vùng Vịnh Hạ Long tại Bắc Việt.
Ngoài ra vì được huấn luyện bởi người Pháp nên chiến thuật cũng như kỹ thuật đều là của
Pháp, ngay từ vũ khí cá nhân hay cộng đồng của các khóa sinh giữ thường xuyên cũng là
súng Pháp, thí dụ súng trường MAS 36 bắn phát một, súng tiểu liên MAT 49, súng trung
liên 24/29, v.v... Tuy vậy các loại vũ khí của Mỹ như Garant M1, Carbine, tiểu liên
Thompson, trung liên B.A.R., súng cối 60 ly, 81 ly, đại bác không giật 57 ly và 75 ly, v.v.
cũng được huấn luyện cho SVSQ Khóa 3 Phụ Trừ Bị. Về Truyền Tin thì máy liên lạc cấp
Trung Đội là SCR 536 và cấp Đại Đội là máy SCR 300. Hai loại máy này còn được dùng
trong QĐQGVN cho tới khoảng cuối năm 1955-1956 mới được lần lượt đổi thành các
máy AN PRC 6 cho cấp Trung Đội và AN PRC 10 cho cấp Đại Đội.
NHỮNG ĐIỀU ĐÁNG NHỚ CỦA KHÓA ĐỐNG ĐA
§ Khóa Đống Đa (9 Phụ) chỉ có một đại đội mà Khóa 10 có những 4 đại đội nên một
SVSQ Khóa 9 Phụ được gắn Alpha cho bốn Tân Khóa Sinh Khóa 10 và được nghe tới
4 lần "Mes respects, mon ancient" của SVSQ Khóa 10.
§ Vì là Khóa Trừ Bị nên tuổi tác của SVSQ rất chênh lệch. Người trẻ nhất 20 tuổi, người
lớn nhất 35 đã có gia đình 3 con!
688
Khóa
3
Phụ
Trừ
Bị
-‐
Đống
Đa
BẢN
THẢO
§ Vì học nhờ trường dành riêng cho SVSQ Hiện Dịch, nên SVSQ Trừ Bị tự coi mình như
con nuôi của Trường Võ Bị Đà Lạt. Có lẽ địa vị con nuôi đã được thể hiện rõ ràng khi:
• SVSQ Khóa 10 nằm giường sắt 1 tầng, SVSQ Khóa 9 Phụ nằm giường gỗ 2 tầng.
• SVSQ Khóa 10 được ở 10 người 1 phòng, SVSQ Khóa 9 Phụ ở 20 người 1 phòng.
• SVSQ Khóa 10 mỗi người được 1 tủ đựng quần áo, SVSQ Khóa 9 Phụ hai người
dùng chung một tủ.
• SVSQ Khóa 9 Phụ không được học lái quân xa như SVSQ Khóa 10.
• Alpha của SVSQ Khóa 9 Phụ không có Con Rồng như Alpha của SVSQ Khóa 10.
• Để phân biệt SVSQ Trừ Bị với Hiện Dịch, SVSQ Khóa 9 Phụ được gọi là EOR
(Elève Officier de Réserve), trong khi đó SVSQ Khóa 10 được gọi là EOA (Elève
Officier d'Active).
• Đại Đội SVSQ Khóa 9 Phụ được gọi là Compagnie EOR, còn Đại Đội SVSQ Khóa
10 được gọi là Compagnie EOA.
§ Mặc dầu ngôn ngữ chính dùng trong lớp học cũng như ngoài bãi tập là Pháp Ngữ,
nhưng rất may là các SVSQ Khóa 9 Phụ đã không bị nhồi sọ "Nos ancêtres sont des
Gaulois!”.
§ Buổi lễ mãn khóa được Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng TMT/QĐQGVN chủ tọa
thay vì Quốc Trưởng Bảo Dại như đã dự trù.
§ Trong số 114 sĩ quan tốt nghiệp chỉ có 9 người từ Miền Trung, còn tất cả đều từ Đệ
Tam Quân Khu (Bắc Việt).
§ Mặc dầu là trừ bị, sĩ quan Khóa 9 Phụ đã đóng góp cho nền Đệ Nhất Cộng Hòa một số
nhân vật then chốt như:
• Một Đại Tá Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Đặc Biệt,
• Một Đại Tá Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn,
• Một Trung Tá Tư Lệnh Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến (khi TQLC chưa có cấp Sư
Đoàn),
• Một Thiếu Tá Giám Đốc Nha Công An & Cảnh Sát Miền Nam Trung Nguyên
Trung Phần (gồm 5 tỉnh: Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa và Bình
Định).
§ Hồi đó QĐQGVN chưa có Nha Tuyên Úy Quân Đội nên Linh Mục Hoàng Ngọc Tiệp
của Khóa 9 Phụ đã học đủ chương trình như các SVSQ Khóa 9 Phụ khác. Đại đội được
huấn luyện tại Thủ Đức cũng có một vị linh mục trong trường hợp tương tự.
§ Nhờ có "cây nhà lá vườn" nên bất cứ ở đâu, các SVSQ Công Giáo Khóa 9 Phụ cũng
được dự Thánh Lễ Misa do Linh Mục Tiệp dâng lễ và SVSQ Lê Văn Phó giúp lễ. Các
bạn đồng khóa gọi anh Phó là "Ông Trùm" của Đại Đội.
§ SVSQ Phạm Đức Khâm, trong khi thực tập Chiến Thuật đã bị anh bạn cùng trung đội là
Dzũng (hỗn danh là "Dzũng Lẻ") chĩa khẩu MAS 36 thẳng vào mặt và lẫy cò. Mặc dù
đầu đạn mã tử đã được dùng trong buổi thực tập nhưng với khoảng cách quá gần giữa
"Ta và Địch" nên anh Khâm đã bị té ngửa, máu me đầy miệng. Các vết nám do thuốc
súng vẫn bám quanh miệng anh Khâm khi anh lên tới cấp đại úy.
§ Một SVSQ Khóa 9 Phụ đã bị đưa ra Trung Tâm Huấn Luyện Quảng Yên để trở thành
binh nhì vì khi canh gác Nhà Quân Xa trong Trường, anh đã dựng súng trước mũi xe và
BẢN
THẢO
Khóa
3
Phụ
Trừ
Bị
-‐
Đống
Đa
689