The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by huuhanh66, 2018-05-09 06:12:40

Ban Thao VBQGVN

Ban Thao VBQGVN

122. Huỳnh Thu Toàn 6 130. Phan Thông Tràng 2 138. Đặng Văn Tuy 6

123. Nguyễn Đình Toàn 4 131. Nguyễn Văn Trí 4 139. Vòng Văn Thông 1
Nguyễn Văn Xuân 3
124. Nguyễn Văn Toàn 6 132. Phạm Xuân Triển 5 140. Tăng Bá Xuân 1

125. Võ Toàn 1 133. Nguyễn Khắc Tuân 2 141. Trần Thanh Xuân 1
Nguyễn Văn Y 5
126. Nguyễn Văn Tôn 6 134. Phi Ngọc Tuyền 5 142.

127. Huỳnh Văn Tồn 6 135. Hà Thúc Tứ 1 143.
128. Nguyễn Chí Trải 5
136. Ngô Lê Tuệ 4

129. Nhan Minh Trang 2 137. Nguyễn PhướcTường 6

Biên Soạn: Đỗ Ngọc Nhận, Tô Văn Kiểm & một số Cựu SVSQ K3 tại Texas, Hoa Kỳ

Cổng Trường Võ Bị Liên Quân Đà lạt

˜ ™

190

KHÓA 4 - LÝ THƯỜNG KIỆT
TRƯỜNG VÕ BỊ LIÊN QUÂN ĐÀ LẠT

Lý Thường Kiệt

SƠ LƯỢC

Nhập Trường: 01-04-1951
Số Ứng Viên Nhập Trường: 120

Mãn Khóa: 01-12-1951
Chủ Tọa Lễ Mãn Khóa: Quốc Trưởng Bảo Đại
Số Sĩ Quan Tốt Nghiệp: 100

Tên Khóa: Lý Thường Kiệt
Thủ Khoa: Nguyễn Cao Albert

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 4
 -­‐
 Lý
 Thường
 Kiệt
 
 
 
 
 
 191

Khóa 4 Sĩ Quan Hiện Dịch được huấn luyện tại Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt.
Khóa mang tên một danh tướng trí dũng song toàn đời nhà Lý, Đại Tướng Lý Thường
Kiệt (1019 - 1105). Ngài tên thật là Ngô Tuấn, vì có công hộ quốc nên được vua Lý Thái
Tông sủng ái ban quốc tính, đổi tên là Lý Thường Kiệt. Tương truyền rằng, Ngài đã 2 lần
đem quân phạt Tống, chiến thắng vẻ vang, tiêu diệt hơn 100.000 quân Tàu, chiếm được
các Châu KHÂM, UNG, LIÊM (Quảng Đông và Quảng Tây). Ngài còn đánh Chiêm
Thành năm 1069, bắt sống Vua Chiêm là Chế Củ lấy lại 3 Châu mà Chiêm Thành đã
dâng nộp cho Đại Việt. Ngài mất tháng 6 năm 1105 hưởng thọ 87 tuổi.

TỔ CHỨC
Khi mới nhập học, Chỉ Huy Trưởng là Trung Tá Gribius. Vào giữa khóa học,

Trung Tá Gribius bàn giao cho Thiếu Tá Nhảy Dù Le Fort, vị sĩ quan từng chỉ huy Tiểu
Đoàn Nhảy Dù tại chiến trường Bắc Việt.

Chỉ Huy Phó là Đại Úy Quách Sến. Trách nhiệm huấn luyện quân sự là Thiếu Tá
De Busonniere. Đại Đội Trưởng Sinh Viên Sĩ Quan (SVSQ) là Đại Úy Lepuys.

Đại Đội SVSQ gồm 4 trung đội. Mỗi trung đội có 25 SVSQ, do một thiếu úy hay
trung úy làm trung đội trưởng. Sĩ quan cán bộ có nhiệm vụ dìu dắt SVSQ của trung đội
trong suốt thời gian học tập.

Sĩ quan cán bộ được tuyển lựa trong những sĩ quan xuất sắc cả về thể chất lẫn tinh
thần của quân đội Pháp cũng như quân đội Việt Nam. Sĩ quan cán bộ phải có trình độ học
thức cao, xuất thân từ các quân trường danh tiếng của quân đội Pháp, như Saint Cyr
(Trường Lục Quân) hay Saumur (Trường Thiết Giáp), Saint Maixent (Trường Sĩ Quan
Trừ Bị), hoặc của Việt Nam như các khóa sĩ quan tại Tông, Nước Ngọt và Huế (K1 và
K2).

192
 
 
 
 
 
 Khóa
 4
 -­‐
 Lý
 Thường
 Kiệt
 
 
 BẢN
 THẢO

• Trung Đội 1 do Trung Úy Dupont
• Trung Đội 2 do Thiếu Úy Dương Ngọc Lắm
• Trung Đội 3 do Thiếu Úy Nguyễn Khắc Thăng
• Trung Đội 4 do Trung Úy Pershihan

Trung Úy Dupont, sau này bị thay thế bởi Thiếu Úy Trần Quốc Dung (Khóa 2
VB), vì trong lúc nóng giận đã
hành hung một SVSQ K4. Sự kiện
bất nhã này, đã làm cho toàn thể
SVSQ K4 vô cùng phẫn nộ. Họ đã
tổ chức cuộc biểu tình tuần hành
lên dinh Quốc Trưởng Bảo Đại,
mặc dầu có sự ngăn cản của Ban
Giám Đốc Trường, để tố cáo sự
việc và đòi hỏi sự trừng phạt sĩ
quan cán bộ này. Trường đã thi
hành kỷ luật, bắt đương sự ngỏ lời
xin lỗi trước toàn thể SVSQ và
cấp thời thuyên chuyển đương sự.

Thành Phần Khóa Sinh
SVSQ Khóa 4 gồm những khóa sinh trúng tuyển sau một kỳ thi, những khóa sinh

đặc biệt của các tôn giáo chống cộng như Cao Đài, Hòa Hảo trong Nam, Việt Binh Đoàn
ở Trung, và Bảo Chính Đoàn ngoài Bắc, và một vài khóa sinh được tuyển lựa từ những
dân tộc thiểu số như người Nùng, Thái, Rhadé v.v... Khoảng 75% ứng viên là những
thanh niên, học sinh trẻ ở lứa tuổi 18-20. Phần còn lại, lớn tuổi hơn thuộc thành phần
công chức, giáo phái, quân nhân, thương gia.

Ngày đầu tiên, các tân khóa sinh (TKS) xuống nhà kho lãnh vũ khí, quân trang và
quân dụng. Mỗi TKS được phát một túi vải hải quân (sac marin) đầy ắp quân trang gồm
quần áo trận, áo mưa quân đội, mũ bê rê, mũ sắt, vài đôi giày và vớ, thắt lưng da to bản,
dây nịt đeo vai và bao đạn bằng da, quần áo lót, quân phục màu vàng (kaki), quân phục
dạ mùa đông, quân phục dạo phố, quân phục đại lễ trắng, găng tay trắng và một cây súng
trường MAS36.

Tân khóa sinh bắt đầu học làm vệ sinh phòng ốc, cách xếp quần áo, chăn mền
vuông góc, đánh bóng giày, lau chùi vũ khí, v.v...

Sĩ quan cán bộ trung đội trưởng khám phòng bất cứ lúc nào. Hai tháng đầu, ngày
nào TKS cũng tập cơ bản thao diễn. Tân khóa sinh phải tập hát bản nhạc Xuất Quân vì
đây là bài hát chính thức của Trường. Khi vào phòng ăn, TKS phải đứng nghiêm, chờ có
lệnh của sĩ quan cán bộ mới được ngồi vào bàn ăn. Khi ăn phải ngồi vuông góc 90 độ, và
giữ yên lặng, trong suốt bữa ăn.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 4
 -­‐
 Lý
 Thường
 Kiệt
 
 
 
 
 
 193

HUẤN LUYỆN

Khóa 4 Lý Thường Kiệt là khóa thứ 2
được huấn luyện tại thành phố Đà Lạt, một địa
điểm có khí hậu ôn hòa, là trung tâm du lịch
danh tiếng, địa danh thơ mộng, lại tương đối an
ninh trong chiến tranh du kích. Nhờ địa hình
của núi, rừng thông, suối sâu, hồ rộng, rừng già,
và quốc lộ quanh co, rất thích hợp cho công tác
huấn luyện với những bài học tác chiến như di
chuyển trong rừng, phục kích, công đồn đả
viện, truy kích... Đây là địa thế lý tưởng cho
những bài học và thực tập chiến đấu chống du
kích và trận địa chiến.

Sĩ quan huấn luyện các môn học hầu hết
là người Pháp. Ngôn ngữ sử dụng trong chương
trình huấn luyện, giảng dạy, thi cử toàn Pháp
Ngữ kể cả tài liệu huấn luyện, mệnh lệnh chỉ
huy v.v... đều bằng tiếng Pháp, vì trong thời kỳ
phôi thai Trường mới thành lập chưa có tài liệu
tiếng Việt.

Vì nhu cầu cấp bách cho quân đội, chương trình huấn luyện 9 tháng chỉ thuần túy
chú trọng đến quân sự, nhằm đào tạo nhanh chóng một số lớn sĩ quan hiện dịch, điền
khuyết vào các chức vụ chi huy đơn vị được Pháp chuyển giao lại cho Quân Đội Quốc
Gia Việt Nam.

Chương trình huấn luyện gồm các môn chiến thuật, địa hình. Về vũ khí gồm có
tháo ráp, lau chùi, sử dụng đủ loại vũ khí nặng nhẹ, từ súng trường MAS36, tiểu liên
Thompson, súng cối 60 và 81 ly, đại bác không giật 57 ly, mìn bẫy… Ngoài ra, SVSQ
cũng còn phải học các môn bơi lội, thể dục, thể thao, khiêu vũ, đánh kiếm, nhu đạo, nghệ
thuật chỉ huy, cách xử thế của người sĩ quan trong xã hội và lái xe hơi.

Chinh Phục Lâm Viên (Lang Biang)
Lâm Viên là ngọn núi cao nhất của Đà Lạt và thường có mây mù bao phủ kể cả

những ngày đẹp trời. Các huấn luyện viên trong những bài học về định hướng, cũng như
các huấn luyện viên chiến thuật, thường lấy đỉnh núi này làm cao điểm chuẩn; SVSQ căn
cứ vào đó để xác định phương hướng, nhằm dẫn đoàn quân vượt rừng, lội suối đến địa
điểm tập trung.

Các SVSQ mơ ước có một ngày sẽ lên đến đỉnh Lâm Viên, hầu thỏa mãn cái tâm
lý thích mạo hiểm, tìm tòi, chiến thắng những khó khăn, trở ngại, gian khổ trên trường
đời của SVSQ.

Năm giờ sáng ngày G-1, toàn thể SVSQ nai nịt gọn ghẽ, giầy đinh, ba lô, quần áo
trận đầy đủ hành trang xẻng, cuốc, bi đông đầy nước, và lương khô cho một ngày hành

194
 
 
 
 
 
 Khóa
 4
 -­‐
 Lý
 Thường
 Kiệt
 
 
 BẢN
 THẢO

quân cùng một đơn vị đạn
dược… lên xe Dodge 4x4 và
GMC của Trường đến chân núi
Lâm Viên. Từng toán được chia
khu vực thi đua chinh phục đỉnh
núi.

Cây cối mọc um tùm
xung quanh sườn núi, các
SVSQ phải chặt cây, mở đường
trèo lên với ba lô nặng trĩu. Khi
mặt trời ngã bóng, toán đầu tiên
mới lên được đỉnh núi. Một cây
hạt dẻ to lớn, nhiều người ôm
mới hết gốc cây cổ thụ lâu đời,
đứng sừng sững trên đỉnh núi trống vắng, gió thổi ào ào, sương mù vây quanh. Xa xa
dưới chân đồi những ngôi nhà nhỏ như những ngôi chùa trên hòn non bộ. Mái đỏ của nhà
thương Catroux cũng như mái tôn của Trường mờ nhạt trong nắng chiều! SVSQ vui vẻ
nướng những hạt dẻ trên bếp lửa…

Trời đã về chiều, các trung đội được lệnh về điểm hẹn và trở lại Trường. Họ vượt
mọi khó khăn, trở ngại để hoàn thành sứ mạng của người trai thời chiến, đó là mục đích
bài tập đầu tiên chinh phục Lâm Viên, đỉnh núi cao nhất của Đà Lạt.

KỶ LUẬT

SVSQ vi phạm kỷ luật sẽ bị các sĩ quan cán bộ phạt. Các hình phạt chính gồm có:

Trình Diện Nửa Đêm
Thịnh hành nhất là "trình diện nửa đêm với trang bị tác chiến." Từ 4 đến 8 ngày,

SVSQ phải trình diện sĩ quan trực nhà trường, vào lúc nửa đêm. Đây là hình phạt dành
cho khóa sinh khi mắc lỗi nhỏ, như ra tập họp chậm, không hoàn thành nhiệm vụ khi làm
SVSQ trực, đánh giầy không bóng, quân phục nhầu nát, chăn gối lộn xộn, v.v...

SVSQ thọ phạt chỉ được đi ngủ sau khi trình diện, nghĩa là sau 12 giờ 30 đêm. Đó
là chưa nói đến bị phạt thêm khi trình diện với quân phục không đúng quy định, chậm trễ,
trong ba lô thiếu nĩa, thìa, bàn chải, kem đánh răng, v.v... Có nhiều SVSQ là những
"chuyên viên trình diện nửa đêm" của Khóa.
Khinh Cấm

Hình phạt này bị ghi hồ sơ và thường là những vi phạm nặng hơn, như trốn trại ra
phố, cãi cọ, đánh lộn, không chào kính cấp trên.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 4
 -­‐
 Lý
 Thường
 Kiệt
 
 
 
 
 
 195

Trọng Cấm
Hình phạt trọng cấm là SVSQ bị nhốt trong

phòng kỷ luật, ghi vào quân bạ, và có khi bị sa
thải khỏi nhà trường. Nguyên nhân của hình phạt
này là vi phạm các tội như canh gác lơ là, ăn cắp,
ăn trộm, làm biếng, trốn học, v.v.... Hằng đêm,
mỗi khi anh lính thổi kèn vào lúc nửa đêm, thì đó
là lúc lệnh gọi các SVSQ bị kỷ luật lên trình diện.
Khi đó bầu không khí yên tĩnh của Trường có thể
bị phá tan, vì cảnh náo nhiệt này có khi lại xen lẫn
với những tiếng cười vui vẻ của những SVSQ thọ
phạt!

THI MÃN KHÓA
Nhà trường mời một số sĩ quan ở các cơ

quan trong quân đội về làm giám khảo và chứng
kiến thành quả giảng huấn với nhà trường. Các sĩ quan được mời làm giám khảo thường
là những sĩ quan cao cấp trong quân đội. Nhờ đó SVSQ được dịp tiếp xúc với những
giám khảo như Trung Tá Lê Văn Tỵ, Thiếu Tá Trần Văn Minh, Thiếu Tá Trần Văn Đôn,
sau này đều là những tướng lãnh cao cấp của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Trung Tá Lê Văn Tỵ, sau này được vinh thăng Thống Tướng, khảo hạch môn
chiến thuật. Các SVSQ là những trung đội trưởng chỉ huy một trung đội mà các tân khóa
sinh khoá đàn em đóng vai binh sĩ. Sau khi đã hạch hỏi một SVSQ cũng như quan sát
đương sự chỉ huy trung đội tấn công, phòng thủ, mở đường, rút lui … giám khảo sẽ cho

196
 
 
 
 
 
 Khóa
 4
 -­‐
 Lý
 Thường
 Kiệt
 
 
 BẢN
 THẢO

điểm chiến thuật ... Tuy nhiên, vị Trung Tá giám khảo này vẫn thường cho SVSQ nhiều
đặc ân bằng cách hỏi thêm một số câu hỏi nữa, và nếu trả lời đúng thì đương sự sẽ được
thêm 2 điểm. Môn chiến thuật có hệ số 28, do đó nếu SVSQ nào trả lời đúng câu hỏi
thêm này thì điểm chiến thuật của đương sự sẽ tăng vọt tới 56 điểm, và điều này sẽ có
ảnh hưởng quan trọng cho thành quả học tập sau cùng.

Thống Tướng Tỵ đã được toàn thể binh sĩ, sĩ quan kính trọng như người anh cả
của đại gia đình quân đội.

Lễ Mãn Khóa
Ngày 01 tháng 12 năm 1951, Quốc Trưởng Bảo Đại chủ tọa Lễ Mãn Khóa. Thủ

khoa là SVSQ Nguyễn Cao Albert, thường được anh em trong khóa gọi là Albert Cao vì
anh cao mà gầy. Sau này, cựu SVSQ Cao được vinh thăng Thiếu Tướng của Quân Lực
VNCH.

Á khoa là SVSQ Ngô Thanh Tùng, cựu học sinh trường Chu Văn An Hà Nội,
tham gia vào các vụ đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm (11/11/60), chỉnh lý Nguyễn
Khánh (26/10/1964), với gần 16 năm quân vụ đã được thăng cấp Đại Tá nhưng rồi giải
ngũ vào năm 1967.

Đặc biệt, Quốc Trưởng Bảo Đại đã gắn cấp hiệu Thiếu Úy cho cả thủ khoa và á
khoa Khóa 4 Lý Thường Kiệt. Trong Lễ Mãn Khóa, cả 2 SVSQ Nguyễn Cao Albert và
Ngô Thanh Tùng cùng "bắn cung múa kiếm", với lời thề "sẽ đi chiến đấu khắp bốn
phương đất nước để bảo vệ quê hương, mang lại thanh bình cho xứ sở."

Lễ Mãn Khóa được Quốc Trưởng Bảo Đại chủ tọa và các quan khách trung ương,
các quan chức địa phương, học sinh nam nữ của các trường trung học địa phương như
Couvent des Oiseaux và Lycée Yersin, cũng như thân nhân, gia đình của các tân sĩ quan,
và dân chúng của thị xã Đà Lạt.

Sau lễ gắn cấp bậc là vở kịch chiến thắng Đống Đa – Vua Quang Trung đại thắng
quân Thanh trong tiếng ca vang của bài quân hành Phạt Tống, một bài hát quân hành của
Khóa 4 Lý Thường Kiệt, do SVSQ Nguyễn Quốc Quỳnh sáng tác. Đại Tá Nguyễn Quốc

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 4
 -­‐
 Lý
 Thường
 Kiệt
 
 
 
 
 
 197

Quỳnh sau này là Chỉ Huy Trưởng Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị của Quân
Lực Việt Nam Cộng Hòa.

NHỮNG NÉT ĐẶC BIỆT

Biểu Tình Tuần Hành Lên Dinh Quốc Trưởng
Toàn thể SVSQ Khóa 4 đã phẫn nộ khi Trung Úy Dupont, một Sĩ Quan Cán Bộ

người Pháp, có hành vi vũ phu với một SVSQ trong khóa. Được sự yểm trợ của Khóa 3,
toàn thể SVSQ Khóa 4 tham gia cuộc tuần hành từ Trường đến Dinh Quốc Trưởng để xin
Quốc Trưởng can thiệp, mặc dầu bộ chỉ huy Trường ngăn cản. Sau đó, Trung Úy Dupont
đã phải công khai xin lỗi trước hàng quân Khóa 4, rồi bị thuyên chuyển khỏi Trường.
(Lời BBS: biến cố này khác với một biến cố tương tự đã xảy ra với Khóa 3.)

Tiếng chuông cảnh báo này đã nhanh chóng reo vang đến mọi đơn vị quân đội
Việt Nam đang được Pháp chuyển giao, và trở thành quy luật bất thành văn trong mọi
hoạt động giao tiếp Việt-Pháp, sau khi được Quốc Trưởng Bảo Đại giải quyết thỏa đáng.

Những Giai Thoại Vui
Ngoài những nét chính trên, Khóa 4 Lý Thường Kiệt còn nhiều sự kiện kỳ thú

khác, mà nếu không phải là người cùng khóa thì khó có thể cảm nhận được. Nhiều truyền
thống mới sau này được các khóa đàn em thực hiện, chưa hề thấy trong các khoá tiên
khởi của trường. Ví dụ như phương châm “Tự Thắng Để Chỉ Huy” và “8 tuần huấn nhục
Tân Khóa Sinh”, nhiều SVSQ đàn anh đã trở thành những "hung thần," quá tay với đàn
em trong khi huấn luyện. Trái lại, mục đích nhằm gây cho tân khóa sinh nhiều cảm tình
tốt giữa đồng môn và đồng khóa, cùng chung một tấm lòng son sắt, quyết tâm phụng sự
dân tộc, tổ quốc. Vì vậy, thân tình giữa 3 Khóa 3, 4, 5 rất tốt đẹp như anh em cùng một
nhà.

Những Kỷ Niệm Khó Quên
• Vịt lộn, hạt dẻ, đi thày: Đó là tiếng rao bán hạt dẻ và hột vịt lộn của con cháu các

quân nhân cư trú trong trại gia binh cho SVSQ ăn khuya. "Vịt lộn đi thầy," "hạt dẻ
đây!" là tiếng rao êm dịu nhất khi toàn Trường đã im lìm trong bóng tối.
• Si-rô sữa: Thức uống được bán tại câu lạc bộ và SVSQ rất thích.
• Tắm nước nóng: Thú đơn giản nhất của các SVSQ là tắm nước nóng sau mỗi ngày
mệt nhọc ở thao trường.
• Anh em học cùng khoá: Khóa 3 có 2 SVSQ anh em là Lâm Quang Thơ và Lâm
Quang Thi. Khóa 4 cũng có 2 SVSQ anh em, đó là Hoàng Khắc Minh và Hoàng
Ngọc Tiêu.
• Sĩ quan tùy viên: Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh, trong thời gian là Tổng Tham
Mưu Trưởng đầu tiên của Quân Đội Quốc Gia có ý muốn là chỉ chọn sĩ quan ở các
đơn vị tác chiến về làm tùy viên, do đó đã chọn 4 Thiếu Úy xuất thân Khóa 4 Lý
Thường Kiệt để làm sĩ quan tùy viên:

198
 
 
 
 
 
 Khóa
 4
 -­‐
 Lý
 Thường
 Kiệt
 
 
 BẢN
 THẢO

• Thiếu Úy Nguyễn Cao,
• Thiếu Úy Ngô Thanh Tùng,
• Thiếu Úy Trần Văn Dĩnh,
• Thiếu Úy Chung Minh Kiến.
Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, Thiếu Úy Cao và Thiếu Úy Tùng đều xin trở lại
đơn vị chiến đấu.

Nhân Vật của Khóa
v SVSQ Quách Năng, người H’Mông, trắng, đẹp trai, chất phác thật thà, là thiện xạ của

Trung Đội 3. Khi trắc nghiệm về bơi lội, SVSQ Năng không biết bơi mà cũng nhẩy
xuống hồ bơi, huấn luyện viên bơi lội phải nhảy xuống hồ cứu đương sự. Do đó,
đương sự được các bạn đồng khóa tặng cho mỹ danh Phú Lặn.
v Khi mãn khóa, nhiều SVSQ tình nguyện chọn Binh Chủng Nhẩy Dù, được mệnh danh
là Armes de Casse Cou, nên khóa được nhà trường ca ngợi là "Khóa 4 Anh Dũng."
v Khóa 4 Lý Thường Kiệt có 6 người đã mang cấp tướng:
• Trung Tướng Nguyễn Văn Minh có biệt danh là “Minh Đờn.”
• Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh nổi danh là "một trong 4 tướng thanh liêm của

Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa." Thiếu Tướng Thanh tử trận khi đang là Tư
Lệnh Quân Đoàn IV, được truy thăng Trung Tướng.
• Thiếu Tướng Đào Duy Ân, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn III, Vùng 3 Chiến Thuật.
• Chuẩn Tướng Phan Đình Niệm, Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh.
• Chuẩn Tướng Nguyễn Cao, Chánh Văn Phòng Quốc Trưởng, Đại Tướng
Nguyễn Khánh.
• Chuẩn Tướng Đỗ Kiến Nhiễu, Đô Trưởng Sài Gòn - Chợ Lớn.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 4
 -­‐
 Lý
 Thường
 Kiệt
 
 
 
 
 
 199

v Một số Đại Tá nắm giữ những chức vụ chỉ huy hay chuyên môn quan trọng như:
• Đại Tá Hoàng Ngọc Tiêu (thi sỹ Cao Tiêu), Chánh Văn Phòng Thống Tướng
Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và Cục Trưởng Cục
Tâm Lý Chiến.
• Đại Tá Chung Minh Kiến, Tùy Viên Quân Lực tại Úc, và Trưởng Phòng Sưu
Tầm Tình Báo Bộ Quốc Phòng.
• Đại Tá Ngô Thanh Tùng Tỉnh Trưởng Quảng Nam, Tổng Thư Ký Ủy Ban Phối
Hợp Tình Báo Quốc Gia. Giải ngũ năm 1967 giữ chức Đệ Nhất Tham Vụ Sứ
Quán Việt Nam Cộng Hòa tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ.
• Đại Tá Trần Văn Dĩnh, Tỉnh Trưởng Biên Hòa thời Đệ Nhất Cộng Hòa của Tổng
thống Ngô Đình Diệm.
• Đại Tá Trần Vĩnh Huyến, Tỉnh Trưởng Long An, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 25 Bộ
Binh.
• Đại Tá Nguyễn Hợp Đoàn, Tỉnh Trưởng Đà Lạt.
• Đại Tá Tạ Thái Bình, Chánh Võ Phòng Thượng Viện, Cục Trưởng Cục Truyền
Tin.
• Đại Tá Vũ Quang Chiêm, Chánh Võ Phòng Phủ Tổng Thống.
Khóa 4 Lý Thường Kiệt cũng đã góp phần không nhỏ cho công cuộc chống Cộng

Sản, cứu nước dù với những chức vụ khá khiêm nhường trong quân đội lẫn hành chánh
của Việt Nam Cộng Hòa.

200
 
 
 
 
 
 Khóa
 4
 -­‐
 Lý
 Thường
 Kiệt
 
 
 BẢN
 THẢO

HY SINH TẠI CHIẾN TRƯỜNG

Cuối năm 1951, sau khi Khóa 4 tốt nghiệp, chiến trường thật sôi động. Do đó,
nhiều sĩ quan Khóa 4 đã hy sinh tại chiến trường sau ngày ra trường:

§ Thiếu Úy Hà Phủ Kính tử trận tại Rach Giá ngày 14 tháng 6 năm 1952.
§ Thiếu Úy Nguyễn Trung Hiếu tử trận tại Biên Hòa ngày 22 tháng 8 năm 1953.
§ Trung Úy Đoàn Kim Ẩn tử trận ngày 20 tháng 3 năm 1956 tại Pleiku.
§ Đai Úy Trần Quang Phước tử trận tại Rạch Giá ngày 30 tháng 1 năm 1959.
§ Đại Úy Trần Văn Hai tử trận ngày 18 tháng 3 năm 1959 tại Vàm Cái Sắn.
§ Thiếu Tá Lê Văn Ba tử trận ngày 30 tháng 01 năm 1965 tại Vĩnh Long.
§ Trung Tá Trần Văn Đô tử trận ngày 14 tháng 9 năm 1966 tại Long Khánh.
§ Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh tử trận ngày 02 tháng 5 năm 1970 tại

Campuchia.
Còn nhiều sĩ quan Khóa 4 đã anh dũng vị quốc vong thân, tuẫn tiết vào Ngày
Quốc Hận 30/04/1975, và trong lao tù Cộng Sản chưa được nhật tu đầy đủ.
Xin chân thành thắp lên đây một nén hương lòng, để tưởng niệm các SVSQ Khóa
4 Lý Thường Kiệt đã hy sinh vì đại nghĩa, dâng hiến xương máu cho Tổ Quốc được
trường tồn.

THAY LỜI KẾT

Những SVSQ Khóa 4 Lý Thường Kiệt sinh ra, lớn lên khi thực dân Pháp và Cộng
Sản quốc tế đang biến quê hương thành chiến trường đẫm máu của dân Việt. Người Việt
Quốc Gia vừa tranh đấu với thực dân Pháp để giành lại chủ quyền Quốc Gia vừa chống
lại giặc ngoại xâm là đệ tam quốc tế Cộng Sản ẩn núp dưới chiêu bài giải phóng dân tộc.

Nay, dân tộc Việt đang bị bọn "hèn với giặc, ác với dân" đàn áp, bóc lột một cách
dã man. Bọn bạo quyền lại cam tâm làm nô lệ cho giặc phương Bắc. Nỗi đau vô tận. Dù
tuổi già "sức không còn kham nổi đoạn đường," nhưng lời thề năm xưa vẫn còn vang
vọng đâu đây! Sứ mệnh bảo quốc, an dân chưa thành thì làm sao an nghỉ ngàn thu!

Để dân tộc Việt Nam sớm được hưởng ấm no, tự do, dân chủ và nhân quyền:
Chiến hữu, bạn bè, con, cháu,… của Lý Thường Kiệt hãy cùng nhau đứng lên đáp lời sông
núi! Mong lắm thay!

˜ ™

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 4
 -­‐
 Lý
 Thường
 Kiệt
 
 
 
 
 
 201

NHỮNG TƯỚNG LÃNH XUẤT THÂN TỪ KHÓA 4

Tr. Tướng Nguyễn Văn Minh Tr. Tướng Nguyễn Viết Thanh Th. Tướng Đào Duy Ân

Th. Tướng Nguyễn Cao Th. Tướng Phan Đình Niệm Ch. Tướng Đỗ Kiến Nhiễu

˜ ™

202
 
 
 
 
 
 Khóa
 4
 -­‐
 Lý
 Thường
 Kiệt
 
 
 BẢN
 THẢO

DANH SÁCH SVSQ KHÓA 4 - LÝ THƯỜNG KIỆT

67. 01 Đào Duy Ân 34 Nguyễn Huỳnh 68 Đặng Đình Phụng
68. 02 Đoàn Kim Ân 35 Trần Vĩnh Huyến 69 Trần Quang Phước
69. 03 Lê Văn Ba 36 Lý Sanh Hương
70. 04 Lê Văn Bích 37 Hà Phủ Kính 70 Thái Xuân Phú
71. 05 Nguyễn Văn Ba 38 Phạm văn Kiệt 71 Lê Văn Phú
72. 06 Nguyễn Văn Bạch 39 Chung Minh Kiến 72 Nguyễn Hữu Phước
73. 07 Hoàng Ngọc Bào 40 Huỳnh Văn Kiên 73 Hà Nghiệp Quảng
74. 08 Tạ Thái Bình 74 Nguyễn Quốc Quỳnh
75. 09 Nguyễn Phú Bụ 41 Bùi Xuân Lãng 75 Nguyễn Minh Sang
76. 10 Nguyễn Cao 42 Đỗ Đình Lâm
43 Đặng Ngọc Lân 76 Ngô Thanh Tùng
77. 11 Bùi Cát 44 Trần Huỳnh Long 77 Trương Thái Tôn
78. 12 Nguyễn Văn Cẩm 45 Hoàng Đăng Long 78 Nguyễn Thế Tỵ
79. 13 Dương Hồng Cẩm 46 Nguyễn Trần Louis 79 Lê Văn Thái tự Minh
80. 14 Đoàn Văn Cương 47 Lý Trọng Lễ 80 Nguyễn Viết Thanh
81. 15 Vũ Quang Chiêm 48 Hoàng Liệu 81 Trần Văn Thì
82. 16 Nguyễn Đăng Chất 49 Nguyễn Văn Lộc 82 Nguyễn Thượng Thọ
83. 17 Phạm Văn Chính 50 Nguyễn VănLợi 83 Võ Minh Trị
84. 18 Nguyễn Duy Đàm 51 Nguyễn Xuân Mai 84 Phạm Thành Trung
85. 19 Nguyễn Văn Denis 52 Trần Trọng Minh 85 Nguyễn Công Trực
86. 20 Trần Văn Dzĩnh 53 Trần Văn Mầu 86 Nguyễn Đình Trương
87. 21 Nguyễn Hợp Đoàn 54 Hoàng Khắc Minh 87 Hà Thúc Tứ
88. 22 Trần Văn Đô 55 Nguyễn Văn Minh 88 Ông Nguyễn Tuyền
89. 23 Quý Ngọc Đường 56 Hà Mỹ Mẫn 89 Hoàng Ngọc Tiêu
90. 24 Võ Văn Giỏi 57 Vũ Như Môn
91. 25 Lê Văn Hải 58 Lê Văn Mỳ 90 Võ Công Trí
92. 26 Trần Văn Hai 59 Nguyễn Minh Ngợi 91 Phạm Thảo
93. 27 Ngô Văn Hộ 60 Đỗ Kiến Nhiễu 92 Trần Quang Thái
94. 28 Nguyễn Đình Hòa 61 Văn Bá Ninh 93 Duong Triệu Thanh
95. 29 Khu Đức Hùng 94 Hoàng Công Thụ
62 Lê Kim Ngô 95 Hoàng Trường
96. 30 Buì Quang Huynh 63 Nguyễn Thiện Nghị 96 Nguyễn Văn Trương
97. 31 Nguyễn Trung Hiếu 64 Nguyễn Văn Nghiêu 97 Nguyễn Trân
98. 32 Buì Thế Hữu 65 Lương Văn Nhung 98 Kiều Duy Vĩnh
66 Phan Đình Niệm 99 Lê Văn Xe
99. 33 Lê Thành Hòa 67 Quách Năng 100 Nguyễn Văn Xanh

Biên Soạn: Ngô Thanh Tùng và Nguyễn Đình Hòa

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 4
 -­‐
 Lý
 Thường
 Kiệt
 
 
 
 
 
 203

KHÓA 5 - HOÀNG DIỆU
TRƯỜNG VÕ BỊ LIÊN QUÂN ĐÀ LẠT

Tổng Đốc Hoàng Diệu

SƠ LƯỢC

Nhập Trường: 25-7-1951
Số Ứng Viên Nhập Trường : 250

Mãn Khóa: 20-4-1952
Chủ Tọa Lễ Mãn Khóa: Hoàng Đế Bảo Đại
Số Sĩ Quan Tốt Nghiệp: 246

Tên Khóa: Hoàng Diệu
Thủ Khoa: Dương Hiếu Nghĩa

204
 
 
 
 
 
 Khóa
 5
 -­‐
 Hoàng
 Diệu
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 5
 -­‐
 Hoàng
 Diệu
 
 
 
 
 
 205
 


 

206
 
 
 
 
 
 Khóa
 5
 -­‐
 Hoàng
 Diệu
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

Những Tướng Lãnh VNCH Xuất Thân Từ Khóa 5 TVBLQĐL

Tr. Tướng Phan Trọng Chinh Tr. Tướng Dư Quốc Đống Tr. Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi
BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 5
 -­‐
 Hoàng
 Diệu
 
 
 
 
 
 207
 

 

Tr. Tướng Phạm Quốc Thuần Th. Tướng Trần Bá Di Th. Tướng Đỗ Kế Giai

Ch. Tướng Chương Dzềnh Quay Ch. Tướng Lê Văn Tư Ch. Tướng Lê Đức Đạt
(Truy Thăng)

Ch. Tướng Trần Văn Cẩm

Sưu Tầm: Ban Biên Soạn
208
 
 
 
 
 
 Khóa
 5
 -­‐
 Hoàng
 Diệu
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

DANH SÁCH SĨ QUAN TỐT NGHIỆP
(Tham chiếu tài liệu của TVBQGVN năm 1972)

001- Nguyễn Đình An 040- Nguyễn Văn Định 080- Trần Ngọc Huyện
002- Nguyễn Văn An 081- Nguyễn Văn Huân
003- Phạm Long An 041- Lê Văn Diệu 082- Nguyễn Thúc Hùng
004- Võ Văn Ba 042- Bùi Đức Điềm 083- Trần Hữu Hạnh
043- Lộ Công Danh 084- Phạm Viết Hùng
005- Lâm Tòng Bá 044- Quy Ngọc Đường 085- Nguyễn Đình Hoài
006- Lê Ngọc Bảng 086- Võ Văn Hậu
007- Nguyễn Đình Bảng 045- Huỳnh Đình Độ 087- Nguyễn Phước Hùng
010- Nguyễn Đình Bằng 046- Dư Quốc Đống 088- Lê Xuân Kỉnh
008- Diệp Văn Bầu 047- Phạm Văn Dịên 089- Phạm Gia Kiểm
009- Nguyễn Thế Bình
010- Trần Văn Bình 048- Nguyễn Đăng Đàng 090- Lê Kim
011- Thẩm Nghĩa Bôi 049- Dương Thái Đồng 091- Trần Đình Kính
012- Lê Văn Cần 050- Lê Đức Đạt 092- Nguyễn Văn Kích
013- Nguyễn Xuân Cao 051- Lê Quý Đỏ 093- Trần Văn Kha
014- Phạm Văn Lưu 094- Phạm Ngọc Khải
015- Nguyễn Văn Cang 052- Lê Thành Đô 095- Nguyễn Thành Khế
016- Trần Văn Cẩm 053- Trần Bá Di
017- Từ Cát 054- Trần Kim Đanh 096- Lê Hùng Khang
018- Đặng Văn Cầu 097- Đoàn Dư Khương
019- Lê Văn Cần 055- Trần Văn Đệ
020- Nguyễn Ngọc Cang 056- Phạm Cao Đông 098- Nguyễn Lương Khương
021- Trần Quang Cảnh 057- Trần Xuân Đức 099- Nguyễn Văn Khuyến
022- Vũ Vương Chính 058- Thái Tuấn Đạt 100- Nguyễn Tiến Lộc
023- Phạm Văn Chuyết 101- Nguyễn Viết Liêu
024- Vũ Đăng Chọng 059- Đỗ Hữu Độ 102- Phạm Văn Liễu
025- Lại Văn Chu 060- Trần Hữu Đức 103- Nguyễn Thọ Lập
026- Lê Duy Chức 061- Đỗ Văn Điền 104- Nguyễn Văn Long
027- Phan Trọng Chinh 105- Nguyễn Lũy
028- Nguyễn Văn Chời 062- Đỗ Tạo Đoan
029- Lại Đức Chuẩn 063- Phạm Thành Gia 106- Bùi Bá Lân
030- Nguyễn Thuy Chung 064- Nguyễn Văn Giọng 107- Kỳ Quang Liêm
031- Phạm Đăng Chường 065- NguyễnThành Giao 108- Lâm Xương Long
032- Trần Trung Chánh 109- Nguyễn Văn Lành
033- Lại Kim Chương 066- Đỗ Kế Giai 110- Võ Văn Lê
034- Nguyễn Lập Diệp 067- Nguyễn Văn Hữu 111- Lưu văn Long
035- Nguyễn Ngọc Diệp 068- Đoàn Bá Hào
036- Huỳnh Văn Điểu 112- Lê Xuân Lãng
037- Nguyễn Đăng Dãn 069- Ngô Trọng Hiền 113- Trương Văn Lương
038- Nguyễn Văn Dũng 070- Bùi Thành Hưng 115- Nguyễn Văn Lộc
039- Phạm Thông Đảnh 071- Nguyễn Kiến Hùng 116- Phạm Ngọc Lân
072- Nguyễn Trí Hạnh

  117- Ung Thành Long
073- Trần Văn Hạnh 118- Mai Thế Lợi
074- Nguyễn Văn Hùng 119- Bùi Thế Lộc
075- Huỳnh Văn Hòa 120- Huỳnh Vĩnh Lai

076- Trần Văn Hào
077- Hồ Văn Hớn
078- Nguyễn Quang Hạnh
079- Nguyễn Văn Hai

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 5
 -­‐
 Hoàng
 Diệu
 
 
 
 
 
 209
 

121- Bùi Văn Mạnh 163- Trần Ngọc Quân 205- Nguyễn Văn Thư
122- Nguyễn Hữu Minh 164- Nguyễn Ngọc Rạng 206- Nguyễn Ngọc Thu
123- Phạm Văn Mai 165- Ng Đức Quang
124- Vũ Hoài Nam 166- Lê Văn Quỳnh 207- Phan Gia Thanh
125- Đoàn Bá Nao 167- Trần Văn Sum 208- Hoàng Mạnh Thường
126- Phạm Ngọc Ninh 168- Phạm Văn Sương 209- Phạm Quốc Thuần
127- Nguyễn Văn Năm 169- Đỗ Văn Sáu 210- Trương Tiến Thành
128- Lưu Ngọc Mai 170- Lê Văn Sử 211- Võ Văn Thành
129- Lê Văn Niêu 171- Chiếng Sinh Sềnh 212- Tôn Thất Thêm
130- Đào Đình Ninh 172- Nguyễn Văn Sử 213- Trương Văn Thương
131- Nguyễn Ngọc Nội 173- Nguyễn Ngọc Sinh 214- Lâm Sì Thềnh
132- Phạm Văn Nam 174- Trần Thành Sanh 215- Phạm Huy Thuật
133- Dương Hiếu Nghĩa 175- Nguyễn Văn Toàn 216- Trương Văn Thành
134- Trần Chính Nghĩa 176- Nguyễn Hữu Thiên 217- Trần Thanh Thiện
135- Vũ Hùng Nghiêm 177- Trần A Tâm 218- Nguyễn Ngọc Thiết
136- Nguyễn Vĩnh Nghi 178- Phạm Trọng Tính 219- Nguyễn Đình Thọ
137- Bùi Cần Ngôn 179- Lê Hữu Từ 220- Dương Văn Thương
138- Nguyễn Đăng Ngoạn 180- Ng Mạnh Toàn 221- Bửu Thiệu
139- Trân Đình Nghi 181- Trần Văn Tư 222- Huỳnh Văn Thu
140- Đoàn Minh Nhật 182- Phan Đình Tùng 223- Vũ Quang Thái
141- Lại Đức Nhung 183- Bạch Thái Tám
142- Đào Đức Nhâm 184- Lê VănTúy 224- Lê Chi Trí
143- Huỳnh Văn Nhàn 185- Nguyễn Hữu Tính 225- Đoàn Bá Trí
144- Nguyễn Văn Nho 186- Phan Thành Thới 226- Nguyễn Khắc Trường
145- Trần Ngươn Nhung 187- Phạm Minh Tâm 227- Bùi Trầm
146- Lý An Phước 188- Hồ Đắc Tình 228- Lưu Văn Trí
147- Trần Phát 189- Tạ Quang Tuệ 229- Ngô Thiên Thắng
190- Đặng Vũ Toàn 230- Lê Quang Trọng
148- Phan Quang Phúc 231- Nguyễn Văn Tư
149- Nguyễn Hữu Phước 191- Ng V Renier Tòng 232- Nguyễn Hửu Thọ
150- Nguyễn Trí Phong 192- Nguyễn văn Tình 233- Trần Văn Út
151- Nguyễn Hữu Phụng 193- Nguyễn văn Tâm 234- Trịnh Kim Vinh
152- Nguyễn Hữu Paul 194- Lê Văn Tư 235- Nguyễn Tăng Vân
153- Lê Quang Phải 195- Lê Văn Thinh
154- Từ Hải Thượng 196- Cao Văn Thanh 236- Bùi Quanh Vinh
197- Hoàng Đôn Thận 237- Phạm Ngọc Vinh
155- Ng Thành Phú 198- Nguyễn Đình Thiệu 238- Nguyễn Công Vinh
156- Hà Ngọc Phú 199- Huỳnh Văn Thu 239- Phạm Quang Vinh
157- Quy Ng Phương 200- Nguyễn Minh Khôi 240- Hồ Vinh
158- Trần Xuân Quang 201- Trần Văn Thưởng 241- Tạ Đắc Vọng
159- Chưởng Dzểnh Quay 202- Lê Văn Thanh 242- Đoàn Văn Viễn
160- Hồ Nhựt Quan 203- Nguyễn Bình Thuận 243- Lê Thế Xương
161- Nguyễn Văn Quan 204- Vũ Duy Tạo 244- Nguyễn Minh Xền
162- Đặng Văn Quang 245- Huỳnh Thái Xuân
246- Diệp Trọng Y

210
 
 
 
 
 
 Khóa
 5
 -­‐
 Hoàng
 Diệu
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

KHÓA 6 - ĐINH BỘ LĨNH
TRƯỜNG VÕ BỊ LIÊN QUÂN ĐÀ LẠT

Đinh Bộ Lĩnh
(Hoàng Đế Đinh Tiên Hoàng)

SƠ LƯỢC

Nhập Trường: 16-12-1951
Số Ứng Viên Nhập Trường: 200

Mãn Khóa: 01-10-1952
Chủ Tọa Lễ Mãn Khóa: Quốc Trưởng Bảo Đại
Số Sĩ Quan Tốt Nghiệp: 183

Tên Khóa: Đinh Bộ Lĩnh
Thủ Khoa: Lý Tòng Bá

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 6
 -­‐
 Đinh
 Bộ
 Lĩnh
 
 
 
 
 
 211
 


 

BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ

Khóa 6 Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt ra đời đúng vào lúc chiến tranh Đông
Dương bộc phát. Quốc Trưởng Bảo Đại vừa ban hành lệnh tổng động viên và tổ chức một
quân đội quốc gia cho một nước Việt Nam vừa được độc lập, thống nhất theo hiệp định
Élysée ký giữa Quốc Trưởng Bảo Đại và Tổng thống Pháp Vincent Auriol.

Hồi đó toàn thể Lục Địa Trung Hoa vừa bị Cộng Sản (CS) chiếm. Lực lượng Pháp
tại Đông Dương bèn cho thiết lập một hệ thống đồn bót dọc theo biên giới Việt Hoa để
ngăn chặn Trung Cộng tiếp tế quân dụng, vũ khí cho lực lượng Việt Minh Cộng Sản.

Dựa vào Trung Cộng, ngày 15 tháng 9 năm 1950 các lực lượng Cộng Sản Việt
Nam (CSVN) mở các cuộc tấn công nhằm gỡ bỏ hệ thống đồn bót từ Cao Bằng đến Lạng
Sơn do quân Pháp đóng giữ. Trong trận đánh tại vùng Đông Khê và Thất Khê, nằm giữa
hai tỉnh lỵ Cao Bằng và Lạng Sơn, CSVN đã áp dùng chiến thuật “công đồn đả viện” để
chọc thủng tuyến phòng thủ.

Đứng trước các cuộc tấn công liên tiếp của các đơn vị CS địa phương, được tăng
cường thêm 2 Sư Đoàn 308 và 312 vừa đuợc thành lập, CSVN mưu toan tràn xuống vùng
châu thổ Sông Hồng với mục tiêu là Hà Nội. Để đối phó với áp lực trên, Pháp đã cử
tướng De Lattre De Tassigny, một danh tướng của Pháp trong Thế Chiến II thay cho
Tướng Raoul Salan. Việc đầu tiên của vị tân tổng tư lệnh là tổ chức lại các đơn vị đang bị
động trong các đồn bót tập hợp thành những đơn vị lưu động gọi tắt là GM (Groupement
Mobile) có khả năng di chuyển nhanh để đối phó với tình hình nguy hiểm đó.

Quân Đội Quốc Gia Việt Nam chính thức ra đời ngày 8 tháng 12 năm 1950. Việc
đầu tiên đã được làm trước đó là đào tạo một lớp cán bộ chỉ huy người Việt. Năm 1948,
một trường đào tạo sĩ quan VN tại Huế được thành lập và đã có 2 khóa tốt nghiệp. Cuối
năm 1950 trường này được chuyển lên Đà Lạt với danh xưng "Trường Võ Bị Liên
Quân Đà Lạt" để đào tạo cán bộ cho cả 3 quân chủng Hải, Lục, Không quân, bắt đầu với
Khóa 3 mang tên Khóa Trần Hưng Đạo. Sở dĩ Đà Lạt được chọn, vì khí hậu và đồi núi
thích hợp cho việc huấn luyện quân sự.

Cuối năm 1951, Khóa 6 nhập học. Cũng như các khóa đàn anh, theo truyền thống,
khóa này mang danh hiệu của vị quân vương nổi tiếng trong lịch sử VN: Đinh Bộ Lĩnh.
Khóa 6 được gọi là Đinh Bộ Lĩnh hay khóa "Chăn Trâu," tên gọi thân mật của vị anh
hùng ở vùng Hoa Lư đã cùng một số mục đồng đứng lên dẹp loạn 12 sứ quân lập nên
triều đại nhà Đinh.

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN

Mục đích của Trường khi đó là đào tạo các cấp chỉ huy trung đội. Chương trình
huấn luyện là 10 tháng, hoàn toàn đặt trọng tâm vào các lãnh vực quân sự. Sau khi tốt
nghiệp, các tân sĩ quan được phân phối đi các Quân Khu Trung, Nam, Bắc, nhiều nhất là
Đệ Tam Quân Khu (Bắc Việt) - nơi đang xảy ra các trận đánh lớn. Riêng các sĩ quan
ngành Bộ Binh (BB), đặc biệt cho Khóa 6, trước khi đáo nhậm đơn vị, họ được gửi đi
thực tập tác chiến tại một đơn vị tên “Bán Lữ Đoàn Lê Dương 3/13”, một đơn vị nổi tiếng
trong các cuộc hành quân “chống phục kích độn thổ.” Trong trận Điện Biện Phủ vào cuối

212
 
 
 
 
 
 Khóa
 6
 -­‐
 Đinh
 
 Bộ
 Lĩnh
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

năm 1954, gần trọn đơn vị này đã hy sinh ngay giây phút đầu, kể cả vị tư lệnh, khi quân
CS bắt đầu pháo kích tấn công vào cứ điểm mà đơn vị này trấn giữ.

Đa số các Tân Thiếu Úy Khóa 6 được bổ nhiệm vào các tiểu đoàn BB. Các tiểu
đoàn này có khả năng tác chiến độc lập hay hợp đồng tác chiến trong các cuộc hành quân
lớn nằm trong khuôn khổ các đơn vị lưu động. Trong chương trình bành trướng quân số,
các tiểu đoàn Khinh Quân và tiểu đoàn Sơn Cước lần lượt ra đời. Các đơn vị này được
trang bị nhẹ, nhiệm vụ chính là giữ gìn an ninh địa phương.

TỔ CHỨC ĐƠN VỊ KHÓA SINH

Cũng như các khóa tiền nhiệm khóa trước, Khóa Sinh Khóa 6 được chia ra làm 5
brigades (lữ đội). Mỗi brigade do một sĩ quan cán bộ phụ trách, một nửa là các sĩ quan
Việt Nam, số còn lại là sĩ quan Pháp mà hầu hết tốt nghiệp từ trường Võ Bị St. Cyr.

Chỉ huy trưởng là Thiếu Tá LeFort, ông thuộc binh chủng Nhẩy Dù và là một
trong những sĩ quan cấp tá xuất sắc của quân đội Pháp thời đó.

Trong số Sĩ Quan Cán Bộ Lữ Đội người Việt có Trung Úy Nguyễn Văn Thiệu, sau
này là Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, Đại Úy Quách Xến, Trung Úy Bùi Hữu Nhơn,
Trung Úy Lê Huy Luyện, Trung Úy Thăng, v.v.

Trường hợp Trung Úy Thăng, nguyên Sĩ Quan Cán Bộ Lữ Đội 5, sau được vinh
thăng đại úy và được bổ nhiệm ra Tiểu Đoàn 56 BB để chuẩn bị nắm quyền Tiểu Đoàn
Trưởng.

Trong cuộc hành quân tại vùng Bùi Chu & Phát Diệm, Đại Úy Thăng đã bị trúng
mìn, mất chân trái. Thiếu Úy Vũ Quang Khóa 6, thuộc đơn vị này, đã hộ tống Đại Úy
Thăng về Phi Trường Cựa Gà, Nam Định. Sau khi được lắp chân giả, Thiếu Tá Thăng trở
lại Trường trong chức vụ chỉ huy phó, nhưng thời gian không lâu sau đó trong đêm mưa
ông đã từ trần vì tai nạn (tại ngã tư Phan Chu Trinh Đà Lạt) trên đường về nhà.

THÀNH PHẦN KHÓA SINH

Hơn một nửa Khóa Sinh Khóa 6 là học sinh, họ phải qua một kỳ thi vào Trường
Võ Bị. Họ là các thanh niên đến từ khắp miền đất nước, đã chọn binh nghiệp để phục vụ
tổ quốc. Với con số gần 200 khóa sinh nhập học, gần 30 người vì lý do sức khoẻ hay các
lý do khác đã rời Trường trước ngày mãn khóa.

Các Tân Sĩ Quan Khóa 6 đã cung ứng cho Quân Đội Quốc Gia Việt Nam những
cấp chỉ huy trẻ tuổi, sẵn sàng phục vụ chiến trường dưới khẩu hiệu “Tự Thắng Để Chỉ
Huy.” Ra trường đúng lúc “dầu sôi lửa bỏng,” các Tân Sĩ Quan đã có mặt trên khắp các
chiến trường từ Bắc chí Nam. Một số đã hy sinh trong những ngày đầu như các Thiếu Úy
Nguyễn Văn An, Nguyễn Văn Cừ chỉ huy đơn vị Thiết Giáp mất tích trong một trận phục
kích tại Thái Bình, Thiếu Úy Hà Văn Đồng tử trận tại Cao Nguyên, Thiếu Úy Lê Văn
Tân bị thương trên sông Vàm Cỏ, khi đội giang thuyền bị phục kích.

Đến nay đã qua 61 năm, kể từ ngày ra trường vào đầu tháng 10 năm 1952, mỗi lần
tổ chức họp Khóa, con số cựu khóa sinh ít dần cho tới ngày nay chỉ còn đếm trên đầu

ngón tay.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 6
 -­‐
 Đinh
 Bộ
 Lĩnh
 
 
 
 
 
 213
 


 

CÁC BUỔI LỄ TRUYỀN THỐNG
Các ứng viên vào trường phải qua 8 tuần huấn nhục. Hết thời gian này, vào một

buổi tối dưới ánh đèn bập bùng, các Tân Khóa Sinh tập họp tại Vũ Đình Trường để nghe
hiệu lệnh:

- Quỳ xuống các Tân Khóa Sinh!
- Đứng lên các Sinh Viên Sĩ Quan!
Buổi lễ tuy đơn giản nhưng các Sinh Viên Sĩ Quan (SVSQ) trẻ tuổi này bắt đầu
thấu hiểu trọng trách của một cấp chỉ huy, trên vai vừa được gắn cấp hiệu Alpha. Mãn
khóa học là buổi lễ ra trường. Tối hôm trước, đại diện các khóa đàn anh được mời về để
chứng kiến sự truởng thành của các đàn em. Một buổi lễ đặt vòng hoa được cử hành thật
long trọng trước Đài Tử Sĩ để tưởng nhớ các cựu khóa sinh đàn anh đã vị quốc vong thân.
Lễ ra trường của Khóa 6 được chính Quốc Trưởng Bảo Đại chủ tọa. SVSQ Thủ
Khoa được trao kiếm, cung và bắn 4 mũi tên đi 4 phương trời tượng trưng cho chí “tang
bồng hồ thỉ.” Tiếp đó các Tân Sĩ Quan diễn hành trước vị chủ tọa. Cuối cùng các Tân
Thiếu Úy tập họp trong phòng khánh tiết để chọn đơn vị theo điểm xếp hạng mãn khóa.
CÁC CHỨC VỤ QUAN TRỌNG CỦA CỰU SVSQ KHÓA 6
Trong số các sĩ quan tốt nghiệp Khóa 6, có 4 vị tướng lãnh:
v Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá, thủ khoa.
v Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi, người đã chỉ huy một Lữ Đoàn Thiết Giáp và đã
chiến đấu cho đến phút cuối cùng của ngày 30 tháng 4 năm 1975.
v Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ, Trưởng Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu.
v Phó Đề Đốc Diệp Quang Thủy, Tham Mưu Trưởng Hải Quân cho đến ngày 30
tháng 4 năm 1975.

214
 
 
 
 
 
 Khóa
 6
 -­‐
 Đinh
 
 Bộ
 Lĩnh
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

Những Tướng Lãnh VNCH Xuất Thân từ Khóa 6 TVBLQĐL

Phó Đề Đốc Diệp Quang Thủy Ch. Tướng Trần Quang Khôi Ch. Tướng Trần Đình Thọ

Ch. Tướng Lý Tòng Bá
Ngoài ra một số lớn đã giữ những chức vụ quan trọng như: Tỉnh Trưởng, Thị
Trưởng, Cục Trưởng, Giám Đốc, v.v… của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
VÀI MẨU CHUYỆN BÊN LỀ
v Trong ngày Quốc Hận 30 tháng 4 năm 1975, Thiếu Tá Nguyễn Văn Chúc, Khóa
6, thuộc Tổng Cục Tiếp Vận, (nguyên Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 Sinh Viên Sĩ
Quan Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt) đã tự vẫn bằng súng.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 6
 -­‐
 Đinh
 Bộ
 Lĩnh
 
 
 
 
 
 215
 


 

v Khi thành lập Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, con trai duy nhất của Tướng De
Lattre là Trung Úy Bernard De Lattre, Đại Đội Trưởng Đại Đội 3 Tiểu Đoàn 56 VN. Thủ
Tướng Trần Văn Hữu xin Tướng De Lattre cho Trung Úy De Lattre về làm cận vệ nhưng
Tướng De Lattre đã lạnh lùng trả lời: "Dòng họ De Lattre không bao giờ làm việc ở văn

phòng."
Trong trận giao tranh tại Núi Cánh Diều, tỉnh Ninh Bình, ngày 30 tháng 5 năm

1951, Trung Úy Bernard De Lattre tử thương. Thời gian sau, Thiếu Úy Vũ Quang Khóa 6
thay thế Trung Úy De Lattre và đã giữ một số kỷ vật của người tiền nhiệm gồm có: một
khẩu súng Carbine, lá cờ đại đội và cuốn nhật ký hành quân. Bộ Chỉ Huy Đệ Tam Quân
Khu chỉ thị chuyển các kỷ vật này về Pháp theo yêu cầu của Bà Thống Chế (Tướng De
Lattre chết vì bịnh và được truy thăng Thống Chế).

v Trong những lần Cựu SVSQ Khóa 6 gặp nhau thường có những mẫu đối thoại
vui, như trong các bài tập tại Trường Võ Bị cho tới nay, các Cựu SVSQ nhớ được những
gì? Một số đã khôi hài trả lời: Chỉ còn nhớ chuyện Ông Thượng Sĩ người Miên. Vị này
dạy môn Quân Xa. Ông ta khuyên các khóa sinh chỉ cần nhớ 4 chữ “Hút, Ép, Nổ, Xả” là
hiểu hết cách vận hành của bộ máy nổ này!

Vài hàng về vị Quân Vương Đinh Bộ Lĩnh (Ất Dậu 925 – Kỷ Mão 979)
Đinh Bộ Lĩnh là vị vua sáng lập Triều Đại Nhà Đinh, Nước Đại Cồ Việt (Việt

Nam ngày nay), được gọi là Đinh Tiên Hoàng. Sử gia Trần Trọng Kim cho biết "có sách"
nói Đinh Tiên Hoàng tên thật là Đinh Hoàn, và "Bộ Lĩnh" là tước quan do Sứ Quân Trần
Lãm phong cho. Ngài có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành
hoàng đế đầu tiên của Đại Cồ Việt sau 1.000 năm bị Bắc thuộc, mở đầu cho một thời đại
độc lập, tự chủ, quân chủ tập quyền.

Đinh Bộ Lĩnh quê ở Động Hoa Lư, Châu Đại Hoàng (nay là Huyện Gia Viễn,
Tỉnh Ninh Bình), con quan Thứ Sử Châu Hoan (Nghệ An) về đời Dương Diên Nghệ là
Đinh Công Trứ. Cha mất sớm, ông theo mẹ là Đàm Thị về quê, nương thân với chú ruột
là Đinh Dự và chăn trâu cho chú. Ông thường nhóm họp bạn bè lấy lau làm cờ, lập trận
đánh nhau, ông tỏ ra có tài chỉ huy. Kết bạn rất thân với Đinh Điền, Nguyễn Bạc, Lưu Cơ
và Trịnh Tú. Bị người chú ghét đuổi đi, ông sang đầu quân trong đạo binh của Sứ Quân
Trần Lâm ở Bố Hải Khẩu. Ít lâu, được Trần Lâm mến tài gả con cho, ông càng vững
bước trên đường sự nghiệp. Không bao lâu, Trần Lâm mất, ông đem quân về giữ Hoa Lư,
chiêu mộ hào kiệt, hùng cứ một phương, chống nhà Ngô và các sứ quân khác.

Năm Ất Sửu 965 Nam Tấn Vương, Xương Văn mất, con là Xương Xí nối nghiệp,
ông này quá suy yếu phải về đóng giữ đất Bình Kiều (thuộc Hưng Yên). Đinh Bộ Lĩnh
thừa thế hưng binh đánh lớn, chỉ trong một năm dẹp yên được 12 sứ quân. Được xưng
tụng là Vạn Thắng Vương. Năm Mậu Thìn 968 ông lên ngôi vua, tôn hiệu là Đại Thắng
Minh, danh hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đặt hiệu nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.

Năm Canh Ngọ 970, bắt đầu đặt hiệu năm là Thái Bình. Ông truyền cho đúc tiền
đồng (là tiền tệ xưa nhất ở nước ta), gọi là tiền đồng “Thái Bình.” Ông có công lớn trong
việc thống nhất đất nước, nhưng về chính trị lại có phần thiên về sử dụng những hình
phạt nghiêm khắc.

216
 
 
 
 
 
 Khóa
 6
 -­‐
 Đinh
 
 Bộ
 Lĩnh
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

Năm Quí Dậu 973, ông sai con là Nam Việt Vương Đinh Liễn sang cống nhà
Tống, được nhà Tống phong ông làm Giao Chỉ Quận Vương.

Đến năm Kỷ Mão 979, ông và con lớn là Đinh Liễn bị tên hầu cận là Đỗ Thích ám
sát chết. Ông ở ngôi vua 12 năm (968-979), thọ 56 tuổi, được an táng ở Núi Mã Yên, Xã
Trường An Thượng, Huyện Gia Liễn, Tỉnh Ninh Bình, đền thờ ông được xây dựng gần
đấy.

Các Sĩ Quan Khóa 6 Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt hãnh diện mang tên vị quân
vương này và lấy bản nhạc “Bóng Cờ Lau” làm bài ca chính thức của Khóa.

Bài ca chính thức của Khoá 6 - Đinh Bộ Lĩnh

Bóng Cờ Lau
Sáng tác: Hoàng Quý

Ta cùng nhau đi
Thăm nơi hùng xưa
Oai linh đứng muôn đời
Giữa nơi sông cùng núi
Và sân đá tường rêu
Rải gan sương cùng mưa

Ngàn bông lau reo đưa
Theo gió chiều phất phới
Hay bóng cờ lau năm xưa còn đâu đây

Kìa bao tiếng trâu xa
Còn vọng trong khói mơ
Dè chừng như tiếng loa trong rừng cây

Hoa Lư ơi!
Non lau còn trong sương gió
Đến muôn đời mà không dứt lời ca

Với tiếng gió Hoa Lư ơi
Muôn năm còn trong sương gió
Đứng oai hùng cùng với nước nhà.

Biên Soạn: Vũ Quang & Nguyễn Đạt Thịnh

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 6
 -­‐
 Đinh
 Bộ
 Lĩnh
 
 
 
 
 
 217
 


 

DANH SÁCH SĨ QUAN TỐT NGHIỆP KHÓA 6 TVBLQĐL

001- Võ Văn A 041- Trần Ngọc Hiền 081- Nguyễn Phúc Nghiệp
002- Nguyễn Văn An 042- Nguyễn Văn Hội 082- Thái Ngọc Nghĩa
043- Nguyễn Quốc Hiền 083- Lê Văn Nghĩa
003- Võ Kham Antoine 044- Nguyễn Xuân Hải 084- Trần Đình Nguyên
004- Lý Tòng Bá 045- Trần Công Hầu 085- Tạ Quang Nghĩa
005- Nguyễn Văn Bài 046- Phạm Văn Hải 086- Nguyễn Hữu Ngân
006- Bùi Văn Bắc 047- Phạm Tứ Hiếu 087- Đỗ Duy Phát
007- Nguyễn Ry 048- Trịnh Viết Hiến 088- Lâm Hữu Phương
008- Nguyễn Hữu Bê 049- Nguyễn Thế Hiệp 089- Hồ Văn Phang
009- Nguyễn Hữu Bầu 050- Lê Văn Hồng
010- Hồ Tấn Ba 051- Phạm Văn Hòe 090- Lê Trung Phát
011- Huỳnh Minh Cần 052- Tô Hoàng Hưng 091- Trần Văn Phấn
012- Huỳnh Ngọc Cừ 053- Võ Công Hầu 092- Nguyễn Thúc Phung
013- Đỗ Châu Công 054- Phan Văn Hựu 093- Nguyễn Th. Phương
014- Hồ Quang Cơ 055- Nguyễn Văn Huân 094- Nguyễn Duy Phất
015- Đỗ Thiện Căn 056- Lê Quy Kỳ
016- Lưu Văn Cognac 057- Nguyễn An Khương 095- Lê Trung Phát
017- Nhan Nhựt Chương 058- NguyễnVăn Khương 096- Đỗ Trang Phúc
018- Hồ Chung 059- Bùi Thế Khiêm 097- Sầm Tấn Phước
060- Phạm Duy Khang 098- Nguyễn Nhựt Quang
019- Lâm Quang Chính 061- Đèo Văn Két 099- Cao Ngọc Quang
020- Hồ Minh Châu 062- Nguyễn Tấn Lợi
021- Nguyễn Th. Chuẩn 063- Nguyễn Thành Long 100- Phan Duy Quang
022- Nguyễn Văn Chiêu 064- Đoàn Văn Liễu 101- Vũ Quang
023- Ngô Minh Chiếu 065- Đỗ Đắc Lạc 102- Nguyễn Văn Quan
024- Nguyễn Bá Di 066- Đinh Viết Lãng 103- Huỳnh Văn Quý
025- Phạm Hy Dung 067- Hứa Yến Lến 104- Đào Phú Quang
026- Nguyễn Hữu Duệ 068- Nguyễn Văn Long 105- Lý Văn Quảng
027- Nguyễn Văn Danh 069- Trịnh Minh 106- Dương Thành Sơn
028- Lê Văn Diệp 107- Dương Quang Sang
029- Phạm Thế Dũng 070- Võ Kim Minh 108- Nguyễn Như Sang
030- Hoàng Cao Đích 071- Bùi Quang Mẫn 109- Lương Văn Sum
031- Tạ Văn Đức 072- Nguyễn Đức Nam 110- Hồ Ngọc Sang
032- Vũ Duy Đê 073- Phạm Xuân Mai 111- Đèo Văn Tu
033- Hà Chính Đại 074- Thái Văn Năm 112- Trần Văn Tỏ
034- Marcel Trần Đắc 075- Trần Thượng Nhân 113- Lê Bá Tuệ
035- Hà Văn Đồng 076- Huỳnh Minh Mẫn
036- Phạm Hữu Đức 077- Cao Hữu Nhân 114- Lê Bá Tâm
037- Trương Minh Đường 078- Võ Văn Nhạn 115- Nguyễn VănTâm
038- Guy Renaul Tr. Đắc 079- Nguyễn Văn Nhiên 116- Võ Văn Tư
039- Hoàng Hữu Giang 080- Lương Văn Ngọ 117- Lê Văn Tư
118- Võ Văn Tích
040- Hà Quang Giác
119- Lê Trí Tín

218
 
 
 
 
 
 Khóa
 6
 -­‐
 Đinh
 
 Bộ
 Lĩnh
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

120- Lâm Quốc Tuấn 141- Đặng Văn Thế 162- Huỳnh Trung Trinh
121- Trương Văn Tỷ 142- Nguyễn Văn Thi 163- Nguyễn Lễ Trí
164- Đặng Triển
122- Lê Văn Tốc 143- Dương Đình Thụ 165- Lê Quang Trường
123- Trương Văn Tăng 144- Phan Trọng Thiện 166- Phạm Văn Việt
124- Huỳnh Thành Tâm 145- Trân Đình Thọ 167- Đỗ Văn Vạn
125- Nguyễn Văn Tài 146- Lê Văn Thư 168- Nguyễn Văn Viên
169- Nguyễn Văn Viễn
126- Nguyễn Tấn Tài 147- Võ Văn Thơm 170- Nguyễn Đăng Viên
127- Lý Bá Tòng 148- Dương Ngộ Thông 171- Nguyễn Văn Chúc
128- Lê Tập 149- Nguyễn Văn Thọ
172- Lò Xuân Vinh
129- Nguyễn Văn Tồn 150- Nguyễn Đình Thế 173- Võ Văn Xáng
130- Nguyễn Văn Tài 151- Phạm Văn Thuần 174- Lại Văn Xuân
131- Võ Văn Tốt 152- Nguyễn Thực 175- Nguyễn Mạnh Xuân
132- Nguyễn Quang Tôn 153- Nguyễn Văn Thứn 176- Trương Thanh Ý
177- Nguyễn Thành Yên
133-Đoàn TrọngTường 154- Nguyễn Văn Thừa 178- Dương Bông Triển
134- Nguyễn Văn Thành 155- Trần Toàn Thắng 179- Bùi Thanh Thủy
135- Nguyễn Văn Thình 156- Nguyễn Như Trọng 180- Nguyễn Văn Chúc
181- Thi Văn Chúc
136- Nguyễn Đạt Thịnh 157- Nguyễn Như Trí 182- Đào Văn Bé
137- Nguyễn Hữu Thư 158- Nguyễn Tấn Trào
138- Võ Duy Thạch 159- Dương Xuân Triển
139- Phạm Ngọc Thịnh 160- Ngô Văn Trí

140- Lê Phước Thanh 161- Châu Hồng Trí

Đinh Bộ Lĩnh
Cờ Lau Tập Trận

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 6
 -­‐
 Đinh
 Bộ
 Lĩnh
 
 
 
 
 
 219
 


 

KHÓA 7 - NGÔ QUYỀN
TRƯỜNG VÕ BỊ LIÊN QUÂN ĐÀ LẠT

Ngô Quyền Đại Phá Quân Nam Hán

SƠ LƯỢC

Nhập Trường: 16-05-1952
Số Ứng Viên Nhập Trường: (?)

Mãn Khóa: 01-02-1953
Chủ Tọa Lễ Mãn Khóa: Quốc Trưởng Bảo Đại
Số Sĩ Quan Tốt Nghiệp: 150

Tên Khóa: Ngô Quyền
Thủ Khoa: Trương Quang Ân

Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt tọa lạc trên cao điểm 1515, cạnh Hồ Than Thở,
Thị Xã Đà Lạt. Chỉ huy trưởng là Thiếu Tá Lefort, thuộc binh chủng Nhảy Dù Pháp có
nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Các khóa sinh Khóa 7 phải trải qua một cuộc thi về thể
chất, và về văn hóa trình độ Trung Học Đệ Nhất Cấp. Thời gian thụ huấn của khóa là 9

tháng.
Ban Giảng Huấn gồm có 22 sĩ quan (14 Pháp và 8 Việt Nam) cũng vừa là sĩ quan

cán bộ cấp trung đội. Mỗi trung đội có 35 sinh viên sĩ quan (SVSQ) do một đại úy là
trung đội trưởng và một thiếu úy phụ tá chỉ huy, có nhiệm vụ huấn luyện chiến thuật cho

SVSQ.

220
 
 
 
 
 
 Khóa
 7
 -­‐
 Ngô
 Quyền
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

Phần chuyên môn do các sĩ quan chuyên môn như Vũ Khí, Truyền Tin, Công
Binh, Thể Dục,… phụ trách. SVSQ được huấn luyện về cá nhân chiến đấu như Đoạn
Đường Chiến Binh, nhảy tường, ngụy trang, rồi tiểu đội, trung đội chiến đấu,… tác xạ,
tháo ráp vũ khí cá nhân, vũ khí cộng đồng, sử dụng máy truyền tin... cùng thể chất suốt
thời gian thụ huấn.

Lễ Mãn Khóa được tổ chức thật long trọng tại Vũ Đình Trường trước sự chứng
kiến của Quốc Trưởng Bảo Đại, quan khách cùng thân nhân của các tân Thiếu Úy.

Hình Ảnh Kỷ Niệm của Khóa 7

Nguyễn V. Sử (trái) và Lê C. Châu Nguyễn Văn Hòa

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 7
 -­‐
 Ngô
 Quyền
 
 
 
 
 
 221
 


 

Phạm Ngọc Thiệp Võ Quan Phi Hùng chứng kiến Lễ Gắn Alpha,
Trao Mũ và Găng Tay từ Khóa Sinh Hồ Quang

Vọng K7 cho khóa sinh đàn em Nguyễn Bá
Thìn tự Long K8 (1)

Phương Hữu Danh chuẩn bị dạo phố Lâm Thanh Bình

222
 
 
 
 
 
 Khóa
 7
 -­‐
 Ngô
 Quyền
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

SVSQ Liên Khóa 7 và 8 SVSQ tập hát

(1) Nhằm tưởng nhớ công ơn của tiền nhân trong công cuộc dựng nước và nhất là chống
ngoại xâm phương Bắc qua các Trận Chiến Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp… để giữ
nước. Do đó, Trường đã cho một SVSQ đóng vai một võ quan tài ba của đời nhà Trần
(700 năm trước) là Phi Hùng chứng kiến Lễ Gắn Alpha, Trao Mũ và Găng Tay cho tân

khóa sinh.

Tướng Lãnh VNCH Xuất Thân từ Khóa 7 TVBLQĐL

Thiếu Tướng Trương Quang Ân Chuẩn Tướng Lê Văn Thân Chuẩn Tướng Trần Văn Hai

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 7
 -­‐
 Ngô
 Quyền
 
 
 
 
 
 223
 


 

Danh Sách Sĩ Quan Tốt Nghiệp Khóa 7
(Tên và số thứ tự theo tài liệu của TVBQGVN năm 1972)

1. Trương Quang Ân 41. Võ Công Hồng 81. Đào Bá Ngọc
2. Đặng Xuân Ái 42. Hà Chính Hạnh 82. Hồ Văn Phước
3. Bùi Ngọc Anh 43. Bùi Văn Hoài 83. Ngô Hiệp Phải
4. Hà Mộng Anh 44. Lê Văn Hoạt
5. Nguyễn Khắc Bửu 45. Nguyễn Bá Hưng 84. Đặng Đình Quang
6. Vương Văn Bá 46. Lê Khắc Hồng 85. Nguyễn Mạnh Hùng
47. Phạm Công Khanh 86. Phùng Văn Quang
7. Lê Chí Bình 48. Dương Ngọc Khánh
8. Võ Văn Bẩm 49. Nguyễn Văn Khuê 87. Lữ Quang
9. NguyễnVăn Bảy 50. Trần Văn Khả 88. Phạm Lương Quý
51. Trần Cao Khiêu 89. Lưu Danh Rạng
10. Lê Nguyên Bình 52. Lại Văn Khuy 90. Đinh Văn Rạng
11. Phan Văn Cao
12. Nguyễn Văn Cần 53. Bùi Kiên 91. Phạm Riêm
13. Nguyễn Văn Của 54. Phạm Ngọc Kỳ 92. Dương Rạm
14. Nguyễn Cả 55. Trần Văn Hai 93. Dương Văn Sỹ
15. Trương Đình Cầu 56. Phạm Văn Lợi
16. Võ Phụng Công 57. Phạm Văn Lai 94. Nguyễn Văn Sử
17. Đỗ Trọng Cường 58. Trần Đình Lộc 95. Nguyễn Khải Siêu
18. Trần Văn Còn 59. Nguyễn Văn Lộc 96. Nguyễn Văn Sâm
60. Phạm Hữu Lộc 97. Nguyễn Viết Sử
19. Mai Chùy 61. Phạm Bá Long
20. Lê Cửu Châu 62. Đỗ Văn Mai 98. Đặng Quang Sử
21. Đoàn Chính 63. Nguyễn Văn Minh 99. Đặng Sỹ
22. Nguyễn Ngọc Châu 64. Trần Văn Mai 100. Trần Nguyên Sao
23. Nguyễn Kim Chi 65. Jean Nguyễn Bá Mạnh
24. Trần Ngọc Châu 66. Phạm Hoàng Minh 101. Trần Văn Tuệ
25. Nguyễn Mộng Châu 67. Võ Văn Miên 102. Lê Văn Tý
26. Bạch Cẩm Dzoanh 68. Lê Phước Mỹ 103. Nguyễn Vi Tân
27. Đào Ngọc Diệp 69. Nguyễn Ngọc Nưu 104. Nguyễn Văn Tiên
28. Ngô Tấn Diệu 70. Nguyễn Văn Nho 105. Nguyễn Mộng Tưởng
29. Hồ Hữu Du 71. Dương Văn Nhi 106. Lê Văn Tá
30. Phương Hữu Danh 72. Nguyễn An Nhàn
31. Trần Thành Đạm 73. Nguyễn Thương Nhan 107. Nguyễn Kim Tẩu
32. Nguyễn Văn Đệ 108. Lê Thiện Tường
33. Trần Văn Gòn 74. Lâm Chánh Ngôn 109. Trương Minh Tâm
34. Võ Tuyết Hồ 75. Trần Thạch Ngọc 110. La Phạm Tuấn
35. Nguyễn Văn Hoa 76. Nguyễn Hữu Nghĩa
36. Lê Tuyết Hồ 77. Lê Văn Ngâu 111. Trương Ngọc Tiền
37. Trương Minh Hoàng 78. Trần Công Ngọ 112. Nguyễn Văn Thiệu
38. Nguyễn Quang Hùng 79. Nguyễn Hữu Nghĩa 113. Phạm Ngọc Thiệp
39. Nguyễn Hữu Huyến 80. Ngô Xuân Nghị
40. Phạm Quang Hưởng 114. Lê Văn Thân
115. Trần Ngọc Thoại
116. Trịnh Văn Thận
117. Nguyễn Văn Thọ

118. Phùng Văn Thiện
119. Phan Quốc Thái
120. Nguyễn Văn Thịnh

224
 
 
 
 
 
 Khóa
 7
 -­‐
 Ngô
 Quyền
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

121. Thái Vĩnh Thu 131. Nguyễn Bá Trí 141. Lê Huy Vân
122. Trần Văn Thành
123. Trương Bảo Thiện 132. Phạm Văn Thinh 142. Nguyễn Như Vũ
124. Dương Chí Thiên 133. Nguyễn Kim Trọng 143. Nguyễn Hữu Viên
125. Lê Ngọc Thanh 134. Nguyễn Hiếu Trung 144. Tôn Thất Văn
126. Nguyễn Bảo Thùy 135. Nguyễn Phương Trí 145. Hồ Quang Vọng

127. Lê Hoàng Thành 136. Ngô Văn Triên 146. Trịnh Văn Vinh
128. Trương Đình Thuận 137. Kiều Văn Út 147. Leonard Thái Văn
129. Trương Văn Thành 138. Cao Văn Ủy 148. Nguyễn Trọng Xuân
130. Nguyễn Đăng Trọng
139. Trần Văn Văn 149. Vương Hữu Xuân
140. Lưu Văn Vinh 150. Lại Như Xuyên

Biên Soạn: Ban Biên Soạn thực hiện theo tài liệu cung cấp bởi một CSVSQ Khóa 7.
Hình Ảnh Tướng Lãnh: BBS sưu tầm.

˜ ™

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 7
 -­‐
 Ngô
 Quyền
 
 
 
 
 
 225
 


 

 

KHÓA 8 - HOÀNG THÚY ĐỒNG
TRƯỜNG VÕ BỊ LIÊN QUÂN ĐÀ LẠT

SƠ LƯỢC

Nhập Trường: 27-10-1952
Số Ứng Viên Nhập Trường: 222

Mãn Khóa: 28-6-1953
Chủ Tọa Lễ Mãn Khóa: Quốc Trưởng Bảo Đại
Số Sĩ Quan Tốt Nghiệp: 163

Tên Khóa: Hoàng Thúy Đồng
Thủ Khoa: Nguyễn Bá Thìn tự Long

LỜI MỞ ĐẦU

Sáu mươi năm trước đây, từ khắp nơi, chúng ta đã cùng nhau đến Quân Trường
Đà Lạt với những tâm tư, tình cảm khác nhau để được huấn luyện thành sĩ quan hiện dịch
của Quân Đội Quốc Gia Việt Nam non trẻ. Bởi vì, chúng ta cùng chung một quan niệm:

“Ninh vi bách phu trưởng,
Thắng tắc nhất thư sinh.”
(Thà chỉ huy một trăm người,
Hơn làm một kẻ thư sinh.)

Đa số chúng ta chưa hề quen với đời lính, cuộc đời đầy cam go, hiểm nguy, nhất là
không thể tưởng tượng được nếp sống tương lai trong quân ngũ. Tuy vậy, tại quân
trường, chúng ta chỉ biết có điều duy nhất là luôn luôn cố gắng để hoàn thành những công
việc hoàn toàn mới lạ! Và chúng ta đã hoàn thành được mục đích mà chính chúng ta đã
chọn. Thời gian ở quân trường là thời gian tuy có lúc được nghỉ ngơi nhưng nhìn vào
toàn bộ, đó là một cuộc chạy đua lớn đã gắn bó chúng ta với nhau, không thể thấy ở môi
trường khác. Dẫu có khác biệt về cá tính, nhưng tất cả đã tạo thành một tập thể vững chắc
trong tiến trình vươn lên của quân đội. Một cách tự nhiên, chúng ta có những liên hệ tình
cảm khắn khít, những mối dây ràng buộc do sinh hoạt, chung đụng với nhau hằng ngày.

Thế rồi chúng ta tốt nghiệp và tung ra khắp mọi nơi trên đất nước để thực hiện
những hoài bão của những người trai thời loạn. Chúng ta đã lớn lên rất nhanh với nhịp độ
của chiến tranh, với những trách nhiệm được giao phó, đặc biệt là những kinh nghiệm
sống đầy máu và nước mắt lẫn đau xót của đơn vị sau mỗi trận đánh. Chúng ta đã oai
hùng ngang dọc từ Ải Nam Quan rong ruổi xuống Mũi Cà Mau, từ Cao Nguyên xuyên

226
 
 
 
 
 
 Khóa
 8
 -­‐
 Hoàng
 Thúy
 Đồng
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

 

qua Đồng Tháp. Gót giày chúng ta chắc đã in dấu trên những nẻo đường vạn dặm của quê
hương, không phải là từng cá nhân, nhưng là của cả quân đội.

Hiện nay đất nước đang gặp đại nạn, chúng ta như chim rã đàn. Nơi đất khách quê
người, gặp lại được nhau, ôn lại quãng đời đã trải qua, thật thấm thía. Đôi khi chỉ nhìn
thấy nhau qua hình ảnh, nhưng sợi giây quân ngũ xưa kia vẫn còn thắt chặt.

Chúng ta hãy cùng nhau thành tâm cầu xin hồn thiêng đất nước, các đấng tiên liệt
phù hộ đất nước sớm có tự do, dân chủ ... để chúng ta có cơ hội thăm
 lại những chiến hữu
cũ, chiến trường xưa.

TỔ CHỨC VÀ HUẤN LUYỆN

Bộ Chỉ Huy và Tham Mưu
Lúc bấy giờ, Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt được điều hành chính thức bằng

tiếng Pháp, từ chỉ huy, huấn luyện đến giao tiếp giữa các cấp và ngay cả thực đơn.
Chỉ Huy Trưởng: Thiếu Tá LeFort là Chỉ Huy Trưởng, một sĩ quan nhảy dù trong quân
đội Pháp. Ông thường đội mũ nồi màu xanh lá cây, khác với màu đỏ của nhảy dù thuộc
địa, và di chuyển bằng xe mô tô Harley Davidson, thay vì xe Jeep.
Chỉ Huy Phó: Thiếu Tá Cheviotte là Chỉ Huy Phó. Vài tháng sau khi Khóa 8 khai giảng,
ông thay Thiếu Tá Lefort làm Chỉ Huy Trưởng.
Ban Tham Mưu: Gồm có Đại Úy Raux, Tham Mưu Trưởng; Trung Sĩ Nhất Marius
Eugene, Văn Phòng Trưởng, kiêm phụ trách chương trình huấn luyện.

Tổ Chức và Cấp Số Sinh Viên Sĩ Quan
Khóa 8, do Đại Úy Breton chỉ huy, gồm 8 trung đội. Tất cả các trung đội trưởng

và huấn luyện viên có nhiệm vụ huấn luyện các SVSQ về chỉ huy, cá nhân tác chiến, tác
xạ tổng quát, kỷ luật, phát huy sáng kiến, và nghệ thuật lãnh đạo.

Huấn Luyện
Chương trình huấn luyện gồm Chiến Thuật, Vũ Khí, Tác Xạ, Mìn Bẫy, Địa Hình,

Truyền Tin, Quân Xa, Thể Dục…
Sau phần cá nhân và tiểu đội tác chiến, SVSQ được huấn luyện cấp trung đội và

liên đội: trung đội tuần tiễu, mở đường, vượt sông tại Vùng Fimnom (một bên là nhánh
Sông Dak K'Mlay và bên kia là tỉnh lộ có Núi H'Nim, Buôn Stieng của dân tộc thiểu số),
trung đội phòng thủ, tuần tiễu, quan sát, định hướng và phục kích tại các khu vực gần phi
trường Liên Khương.

Thực Tập tại Krongpha
Cuối tháng 3 năm 1953, sau bữa cơm tối, tất cả SVSQ được lệnh tập họp, lãnh vũ

khí và 3 ngày lương khô, tổ chức thành đơn vị chiến đấu. Khỏang 5 giờ sáng hôm sau,
các SVSQ lên xe trực chỉ D'Ran (Đơn Dương). Đến gần sáng, SVSQ tập họp dọc theo
quốc lộ, sương mù còn dày đặc và được lệnh đi theo đường mòn bên bìa rừng.

Khoảng 10 giờ sáng, SVSQ bố trí đóng quân, đây là Buôn Kiong của dân tộc thiểu
số, chỉ cách Cầu Krongpha trên Quốc Lộ Phan Rang - Đà Lạt khoảng 7 cây số về hướng

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 8
 -­‐
 Hoàng
 Thúy
 Đồng
 
 
 
 
 
 227
 


 

 

Tây Bắc. Những kiến thức đã học được, SVSQ đem áp dụng, như nhiệm vụ của người xạ
thủ súng cối, đóng cọc mốc, hướng mục tiêu dự phòng, đào công sự phòng thủ, v.v.
Người dân trong Buôn Kiong rất hiền hòa. SVSQ mời dân trong buôn hút thuốc lá, hiệu
Gaulois, đáp lại dân làng mời SVSQ uống rượu Cần. Tình quân dân thật thắm thiết.

Thực Tập tại Bình Thủy
Từ đầu năm 1953, tin chiến sự đăng tải trên báo chí cho thấy mức độ và cường độ

giao tranh mỗi ngày trở nên mãnh liệt, nhất là tại Miền Bắc Việt Nam.Vì vậy mà SVSQ
Khóa 8 được đưa đi thực tập xa Trường, để có thêm những kinh nghiệm thực tế và thích
ứng với chiến trường. Đó là Bình Thủy thuộc tỉnh Cần Thơ, Miền Nam Việt Nam, với
đồng ruộng sình lầy và kinh rạch chằng chịt. Các cuộc hành quân được thực hiện từ cấp
trung đội đến đại đội. Hành quân đổ bộ được diễn ra tại Cái Răng, còn tuần thám thì ở
gần Vùng Cờ Đỏ. Phần thuyết trình do trung tâm hành quân, bao gồm các tin tức về khí
tượng, tình hình và khả năng của địch trong vùng. Thiếu tá Khánh, Tiểu Khu Trưởng
kiêm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 19, thuyết trình về tình hình, cách phối trí của lực
lượng bạn.

Nhờ thời gian thực tập ở Bình Thủy mà các SVSQ quê quán ở Miền Bắc cũng như
Miền Trung mới có cơ hội biết về Miền Nam, đồng ruộng thẳng cánh cò bay, kinh rạch
chằng chịt, tôm cá đầy đồng, nhà sàn trên kinh rạch, dân tình chất phác hiền hòa. Gần
một tháng thực tập, lội nước suốt ngày, bụng đói vì lương khô bị ướt, SVSQ ăn trái cóc
chấm muối trừ cơm!

Thời gian thực tập ở Bình Thủy, rất hữu ích cho SVSQ và thành quả tốt đẹp đã đạt
được nhờ tinh thần kỷ luật tự giác của SVSQ, sự tổ chức chu đáo của nhà trường cũng
như sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quân sự tại địa phương.

Kết Quả Học Tập
Trở lại Trường, SVSQ lau chùi vũ khí, hoàn trả quân dụng, buổi chiều tập họp để

nghe thuyết trình, rút ưu khuyết điểm trong thời gian thực tập, đồng thời thông báo thành
quả của Khóa. Tất cả SVSQ tập trung tại giảng đường với sự hiện diện đông đủ của các sĩ
quan huấn luyện, với sự hiện diện của Thiếu Tá Cheviotte, Đại Tá Nguyễn Ngọc Lễ, Tư
Lệnh Đệ Nhị Quân Khu và Thiếu Tá Nguyễn Văn Chuân. Kết quả học tập được tính theo
hệ số của các môn thi, điểm hạnh kiểm trong thời gian học và các vi phạm kỷ luật.

Chuẩn Bị Lễ Mãn Khóa
SVSQ Lê Xuân Mai, Đại Diện Khóa, cho biết, bài hát "Ải Chi Lăng" được chọn

làm bài ca của Khóa. Vở kịch "Chiến Thắng Đống Đa" đã được Khóa trình diễn ngoài
trời để kết thúc Lễ Mãn Khóa.

Ngày Chủ Nhật kế tiếp, các "Quan" (vợ của binh sĩ trong trại gia binh gọi các
SVSQ) ra phố vào tiệm may sắm quân phục sĩ quan là Gabardine 4 túi, áo chemise cổ
cứng, mũ bình thiên, v.v.

228
 
 
 
 
 
 Khóa
 8
 -­‐
 Hoàng
 Thúy
 Đồng
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

 

Tuyên Bố Kết Quả
Cuộc tuyên bố kết quả được tổ chức tại giảng đường chính, dưới sự chủ tọa của

Đại Tá Nguyễn Ngọc Lễ và Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng. Có 163 SVSQ tốt nghiệp và
SVSQ Nguyễn Bá Thìn tự Long là thủ khoa.

Để việc chọn đơn vị được công bằng cho toàn Khóa, tất cả Sĩ Quan tốt nghiệp đều
được chia thành từng toán 20 Tân Sĩ Quan theo thứ tự tốt nghiệp.

Trước khi chọn đơn vị, Đại Tá Lễ kêu gọi các Tân Sĩ Quan nên tình nguyện về
Vùng Cao Nguyên và Miền Bắc Việt Nam, vì 2 nơi này quân đội Pháp đang chuyển giao
trách nhiệm cho Quân Đội Quốc Gia.

Trước khi giải tán, SVSQ Lê Xuân Mai, đại diện Khóa vinh danh cố Trung Úy
Hoàng Thúy Đồng, Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Khóa 5 Hoàng Diệu vừa hy sinh tại mặt trận
Hưng Yên, Bắc Việt, nên Khóa 8 được đặt tên là Hoàng Thúy Đồng.
Lễ Mãn Khóa

Vào 6 giờ tối trước ngày mãn khóa, trước Đài Tưởng Niệm các tiền nhân có đầy
đủ vòng hoa ghi ơn các anh hùng tử sĩ của các khóa đàn anh, SVSQ Khóa 8 đã long trọng
trao Quốc và Quân Kỳ lại cho các SVSQ Khóa 9. Sáng hôm sau, các SVSQ có được một
bữa điểm tâm đặc biệt, tuy nhiên mọi người đều vội vã, vì còn phải chuẩn bị cho buổi lễ
chính thức.

Khác với các khóa trước, Khóa 8 mãn khóa bằng quân phục tác chiến, mũ sắt và
giày bóng loáng. Khoảng 8 giờ sáng, Ban Nhạc Ngự Lâm Quân, thân nhân của các Sinh
Viên Sĩ Quan cùng quan khách đến.

Đúng 10 giờ 30, Quốc Trưởng Bảo Đại đến, ban quân nhạc trổi bài "Đăng Đàn"
chào đón. Trên khán đài danh dự, phía trước là Quốc Trưởng Bảo Đại, phía sau là Thủ

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 8
 -­‐
 Hoàng
 Thúy
 Đồng
 
 
 
 
 
 229
 


 

 

Tướng Chính Phủ Nguyễn Văn Tâm và Tổng Trưởng
Quốc Phòng Phan Huy Quát, phía bên trái là Toàn

Quyền Gauthier rồi đến Trung Tướng Nguyễn Văn
Hinh, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Quốc Gia
Việt Nam cùng quý vị bộ trưởng, tướng lãnh nước

ngoài.

Sau lời giới thiệu của ban tổ chức, Thủ Khoa

Nguyễn Bá Thìn tự Long tiến lên trình diện Quốc

Trưởng và nhận tên khóa: Hoàng Thúy Đồng.

Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh gắn cấp bậc

Thiếu Úy cho sĩ quan thủ khoa. Quốc Trưởng trao cung

kiếm cho thủ khoa. Sĩ quan thủ khoa trở về vị trí và hô:

- Quỳ xuống các người!

Các sĩ quan của Trường từ khán đài bước xuống

gắn cấp bậc Thiếu Úy cho từng Tân Thiếu Úy. Tiếp Đại Tá Nguyễn Bá Thìn tự Long
theo, thủ khoa hô: Thủ Khoa Khóa 8

- Đứng dậy các Tân Sĩ Quan!

Thiếu Úy thủ khoa bắn 4 mũi tên đi 4 phương trời, biểu hiệu cho chí tang bồng hồ

thỉ của những chàng trai Võ Bị. Toàn thể quan khách thưởng thức bản đồng ca Ải Chi

Lăng và kịch Chiến Thắng Đống Đa do các Tân Thiếu Úy và SVSQ trình diễn.

Bữa tiệc trưa khoản đãi các Tân Sĩ Quan được tổ chức tại Trường dưới sự chủ toạ

của Tổng Trưởng Quốc Phòng Phan Huy Quát, ông đã thân mật thăm hỏi các Tân Sĩ

Quan.

Lễ Mãn khóa

Bữa tiệc chấm dứt khi Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng nâng ly chúc mừng ông Tổng
Trưởng Quốc Phòng. Mọi người đều hân hoan, vui mừng nhưng tâm trạng của những
Tân Thiếu Úy thật khó tả: buồn vui lẫn lộn. Vui vì đã đạt được thành quả ở quân trường,
buồn vì phải xa mái Trường Mẹ, xa bạn bè thân yêu ngay trong đêm nay. Đoàn quân xa
sẽ đưa 163 tân Thiếu Úy về Sài Gòn để đáo nhậm đơn vị mới. Các Tân Thiếu Úy đều ra

230
 
 
 
 
 
 Khóa
 8
 -­‐
 Hoàng
 Thúy
 Đồng
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

 

phố từ giã Đà Lạt mến yêu, các chuyến xe buýt Saint Benoit - Chợ Đà Lạt lúc nào cũng
đầy các Tân Sĩ Quan với lon vàng óng ánh, quân phục mới, chỉnh tề, đi đứng hùng dũng.

Khoảng 1 giờ sáng, đoàn xe rời Trường, khoảng xế chiều thì đến Sài Gòn, các Tân
Thiếu Úy vào nghỉ trong doanh trại của một trung đoàn Bộ Binh.

Tối hôm đó, các tân Thiếu Úy ăn cơm tối tại Câu Lạc Bộ Sĩ Quan ở Đại Lộ Đinh
Tiên Hoàng. Sáng hôm sau, ngày 30 tháng 6 năm 1953 tất cả Tân Thiếu Úy được nghỉ
phép về thăm gia đình trước khi trình diện đơn vị.

VÀI NÉT ĐẶC THÙ

SVSQ Khóa 8 được huấn luyện trong hoàn cảnh nghèo nàn, đơn giản, nhưng nhờ
sự điều hành khéo léo và sử dụng phương tiện hợp lý của các giới chức trách nhiệm, nên
kết quả hết sức khả quan.

Trình Diện Phạt Đêm
Các SVSQ nhập học được vài tuần lễ là phải nếm ngay "trình diện phạt đêm," mỗi

lần bị phạt là "một củ" hay còn gọi là "Triều Tiên." Mỗi đêm có vài chục SVSQ tập họp
thành "anh hùng Triều Tiên." Sau tiếng kèn của Hạ Sĩ K'Sor, tất cả SVSQ bị phạt trình
diện sĩ quan trực, đứng nghiêm chào, xưng danh cùng quân số, sĩ quan trực kiểm soát cho
lệnh quay trước sau, trái phải mà quân phục chỉnh tề thì cho về lại doanh trại! Trái lại, khi
quân phục không đúng quy định thì sẽ bị hạch hỏi, từ cái bi đông đựng nước, kim chỉ
trong túi áo, số đinh của đế giày … rồi phải trở lại trình diện tiếp.

Thực Tập
• Thực tập miền đồng lầy Nam phần: Bình Thủy, Cần Thơ hơn 3 tuần lễ, hành quân
cấp trung đội và đại đội.
• Đây là Khóa đầu tiên đi thực tập ngoài phạm vi nhà trường.
• Mặc quân phục tác chiến trong Lễ Tốt Nghiệp.
• Lễ Mãn Khóa hát bài Ải Chi Lăng.

Tuẫn Tiết trong Biến Cố 30-4-1975
• Thiếu Tướng Phạm Văn Phú tuẫn tiết tại Sài Gòn ngày 30 tháng 4 năm 1975.
• Trung Tá Nguyễn Xuân Tiêu tuẫn tiết tháng 4/1975 tại Bình Định.
• Đại Tá Phạm Tường Chinh, tuẫn tiết tại tư gia, sau khi viếng linh cửu của Thiếu
Tướng Phú tại chùa Vĩnh Nghiêm. Giấy khai tử của Đại Tá Chinh đề ngày 16
tháng 5 năm 1975, bạo quyền cộng sản bắt buộc gia đình cố Đại Tá Chinh phải
đóng thuế mới cho an táng!

Chết trong Trại Lao Động Khổ Sai
• Đại Tá Nguyễn Bá Thìn tự Long, thủ khoa, chết tại Yên Báy năm 1976.
• Trung Tá Đoàn Minh Viêm chết tại trại Suối Máu tháng 12 năm 1975.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 8
 -­‐
 Hoàng
 Thúy
 Đồng
 
 
 
 
 
 231
 


 

 

THAY LỜI KẾT

Đầu năm 1967, một số Cựu SVSQ Khóa 8 trở lại thăm trường cũ, mong tìm lại
những kỷ niệm xưa. Sau văn phòng của Đại Úy Raux, Tham Mưu Trưởng, nay đã biến
thành Khu Quang Trung. Đài Tưởng Niệm Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân vẫn lạnh lùng
còn đó, với các dãy nhà, nơi mà các Sinh Viên Sĩ Quan Khóa 8 trau dồi binh nghiệp. Câu
lạc bộ, giảng đường chính, phòng chiếu bóng… nay đã nhường lại cho các đơn vị yểm trợ
trực thuộc Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.

Ra khỏi cổng trường cũ, bên trái là trại Faraut, xưa kia trồng cây ăn trái, trại chăn
nuôi, nay đã hoang tàn! Đi thêm nữa tới Hồ Saint Benoit, cây cầu gỗ vẫn còn đó, nơi đây
trong tuần lễ đầu tiên của tháng 11 năm 1952, SVSQ đến đây để "Trắc nghiệm khả năng
bơi lội". Đi lên cầu, từng SVSQ phóng xuống nước bơi theo kiểu nào tùy ý, cho đến khi
có tiếng còi mới được lên bờ, có những SVSQ không biết bơi, huấn luyện viên phải nhảy
xuống để dìu lên.

Quanh hồ, những biệt thự dành cho huấn luyện viên của trường tạm trú trông
phóng khoáng và đẹp đẽ, thì nay đã trở nên hoang phế! Những chiếc xe buýt hiệu Renault
cũ kỹ vẫn còn đậu trên bến cũ, chờ đợi những người khách năm xưa.

Nhưng ngôi trường mới, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam thật khang trang, đồ
sộ, sừng sững ngự trị trên cao điểm 1515. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã hùng mạnh,
trong đó có công sức lẫn xương, máu của chúng con không, thưa Mẹ?

Những Tướng lãnh VNCH Xuất Thân Từ Khóa 8 TVBLQĐL

Thiếu Tướng Phạm Văn Phú Chuẩn Tướng Lý Đức Quân Chuẩn Tướng Huỳnh Thới Tây
(Truy Thăng)

232
 
 
 
 
 
 Khóa
 8
 -­‐
 Hoàng
 Thúy
 Đồng
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

 

Hình ảnh phụ lục về Đại Tá Nguyễn Bá Thìn tự Long

Đại Tá Nguyễn Bá Thìn tự Long, Tỉnh Trưởng Kontum, Thủ Khoa Khóa 8, tại
cuộc Triển Lãm Chiến Lợi Phẩm tịch thu được của Việt Cộng, tại Sân Vận Động Kontum 1972.

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 8
 -­‐
 Hoàng
 Thúy
 Đồng
 
 
 
 
 
 233
 


 

 

DANH SÁCH CỰU SINH VIÊN SĨ QUAN KHÓA 8

Trung Độí 1 Trung Độì 2 Trung Đội 3 Trung Đôi 4

01- Nguyễn Dư An Trần Văn Anh Phạm Chí Chung Nguyễn Văn Bình

02- Đỗ Đăng Bộ Nguyễn Kim Cát Phạm Văn Đắc Nguyễn Phúc Ba

03- Cao Hữu Duyên Hà Văn Chuyên Phạm Hữu Duyệt Lò Văn Bảo

04- Doãn Cao Hiền Đặng Vũ Chiêu Lầu Vĩnh Dzếnh Vũ Đình Chung

05- Trần Văn Hoạch Vũ Đúc Chỉnh Trương Xuân Hồ Huỳnh Công Chung

06- Nguyễn Mạnh Khuê Tôn Thất Di Trương Kế Hưng Trịnh Bảo Chương

07- Nguyễn Mộng Long Ưng Dzu Nguyễn Xuân Hoàn Vũ Văn Chuyên

08- Nguyễn Thành Long Lê Ngọc Đỉnh Đinh Công Khoa Lưu Văn Dũng

09- Đỗ Thiên Mô Võ Công Đức Ng Bá Thìn tự Long Đèo Văn Dũng

10- Võ Tấn Ngải Trần Hữu Giao Lưu Văn Mười Tô Văn Đỗ

11- Nguyễn Văn Ngọ Dương Văn Hội Nguyễn Cao Ninh Nguyễn Duy Đức

12- Ngô Trọng Oánh Lương Văn Hợi Lê huy Nghiêu Nguyễn Xuân Kiên

13- Hầu Cấm Pẩu Trần Hữu Hùng Trần Đình Nại Hàn Mộng Lan

14- Vi Văn Tân Bùi Kim Kha Lê Văn Năm Nguyễn Lô

15- Phạm Kim Tấn Đặng Phạm Khảo Vĩnh Nhơn Bùi Xuân Ninh

16- Hoàng Đức Thành Trấn Kiên Nguyễn Đắc Oanh Trần Phát

17- Hà Văn Thiết Nguyễn Văn Lang Nguyễn Văn On Huỳnh Hữu Phước

18- Hà Công Thiều Trương Đình Liệu Lồ Văn Phục Đặng Quốc Sỹ

19- Huỳnh Kim Thới Nguyễn Đức Mỹ Đỗ Đức Tiến Nguyễn Văn Sở

20- Lê Nhân Thông Phạm Văn Phú Phạm Duy Tùng Phan Văn Sang

21- Đoàn Danh Thúy Nguyễn Hòa Phùng Đỗ Thế Tân Lã Văn Trường

22- Phan Văn Thu Nguyễn Ngọc Sáu Nông Văn Thắng Nguyễn Đình Trung

23- Đoàn Trọng Tín Ngụy Văn Thanh Trương Tấn Trung Nguyễn Phước Triệu

24- Nguyễn Hữu Trí Nguyễn Văn Thành Lê Ngọc Triết Huỳnh Thới Tây

25- Trần Hướng Trung Hàng Công Thành Nguyễn Hữu Vịnh Nguyễn Văn Trước

26- Võ Xuân Tưởng Lê Hữu Tự Đoàn Minh Viêm Trịnh Long Vân

27- Nguyễn Văn Xuân Nguyễn Ngọc Vân Hồ Quang Minh Yến Đào Mộng Xuân

28- Lê Trí Vĩ

29- Tống Đình Vọng

˜ ™

234
 
 
 
 
 
 Khóa
 8
 -­‐
 Hoàng
 Thúy
 Đồng
 
 
 BẢN
 THẢO
 


 

 

Trung Đội 5 Trung Đội 6 Trung Đội 7 Trung Đội 8
Trần Kim Cận
01- Phạm Văn Bình Dương Tôn Bảo Phạm Trọng Bột Nguyễn Quang Đính
Lồ Văn E
02- Điểu Ngọc Chánh Cao Quang Bảo Nguyễn Văn Canh Trần Văn Hưng
Lưu Ngọc Kỉnh
03- Phạm Tường Chinh Phạm Văn Bi dit Sĩ Trần Phú Cường Vũ Ngọc Lý
Lê Văn Lang
04- Nguyễn Quang Cận Lương Văn Đản Nguyễn Hữu Đồng Nguyễn Kinh Lược

05- Nguyễn Duy Hiền Phạm Văn Hai Nguyễn Văn Đại Lê Thành Long
Trần Công Liễu
06- Nguyễn Đắc Khanh Lý Tòng Hiếu Đinh Công Hiếu Mai Lăng Luông
Hoàng Mộng
07- Trần Cao Khoa Nguyễn Văn Hiệp Nguyễn Quốc Hoàng
Lê Xuân Mai
08- Trần Trọng Mưu Trần Đình Huy Lê Quang Lập Bùi Ngươn Ngãi
Nguyễn Tiến Phương
09- Dương Thành Nghệ Cao Nguyên Khoa Trần Đình Lang Nguyễn Văn Qua
Gịp A Sáng
10- Nguyễn Đình Phong Bùi Văn Khả Ca Văn Lả Nguyễn Hồng Sơn
Nguyễn Văn Trọng
11- Nguyễn Xuân Phong Nguyễn Cao Khiêm Phan Văn Lĩnh Lê Văn Thục
Tô Văn Thạnh
12- Lê Vĩnh Phát Phan Văn Kim Quản Đức Me Trần Ngọc Tế
Trương Đình Trường
13- Trần Bá Phúc Tạ Đình Nguyên Đào Đức Mô Lợi Nguyên Tấn
Trần Anh Tuấn
14- Phạm Văn Phô Trần Thanh Nguyên Tôn Trọng Năng Trần Văn Tư

15- Nguyễn Phu Nguyễn Văn Nguyệt Nguyễn Thanh Ngàn

16- Lý Đức Quân Võ Thanh Nhàn Trần Ngọc Nhuận

17- Nguyễn Xuân Quang Phạm Đình Niệm Bùi Đình Phú

18- Phùng Ngọc Sa Lồ Văn Pêu Lê Hồng Phúc

19- Trần Huy Tài Hoàng Công Phát Nguyễn Danh Sam

20- Đào Vĩnh Tường Trương Như Phùng Nguyễn Văn Sĩ

21- Nguyễn Đình Thông Tăng Tử tự Sao Nguyễn Ngọc Thắng

22- Đào Vĩnh Thị Hà Văn Tấn Nguyễn Đức Trinh

23- Tôn Thất Thuyên Huỳnh Kim Thành Phan Bản Thuyết

24- Lê Hán Vỹ Nguyễn Đình Thiệp Đặng Như Tuyết

25- Nguyễn Văn Sự Đỗ Đình Tiềm Đèo Ngọc Thanh

26- Nguyễn Quốc Thanh Lợi Nguyên Trang Cao Đăng Tường

27- Trương Văn Tư Nguyễn Quang Tri Phạm Vỵ

28- Nguyễn Văn Ty Nguyễn Xuân Tiêu Trịnh Dũng Yên

29- Vũ Văn Tuyên

30- Vũ Kiêm Thiện

Biên Soạn: Nguyễn Quốc Hoàng
Hình ảnh Tướng Lãnh và Đại Tá Nguyễn Bá Thìn tự Long: BBS sưu tầm

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 8
 -­‐
 Hoàng
 Thúy
 Đồng
 
 
 
 
 
 235
 


 

KHÓA 9 - HUỲNH VĂN LOUIS
TRƯỜNG VÕ BỊ LIÊN QUÂN ĐÀ LẠT

SƠ LƯỢC

Nhập Trường: 01-03-1953
Số Ứng Viên Nhập Trường: 180 1

Mãn Khóa: 01-08-1953
Chủ Tọa Lễ Mãn Khóa: Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh,

Tổng Tham Mưu Trưởng
Quân Đội Quốc Gia Việt Nam
Số Sĩ Quan Tốt Nghiệp: 150 1
Tên Khóa: Huỳnh Văn Louis
Thủ Khoa: Nguyễn Thành Toại

BỐI CẢNH ĐẤT NƯỚC

Hiệp Ước Hạ Long được ký kết vào ngày 5 tháng 6 năm 1948, giữa Thủ Tướng
Nguyễn Văn Xuân và Bollaert, đại diện chính phủ Pháp. Hiệp ước được ký trước sự hiện
diện của Hoàng Đế Bảo Đại trên chiến hạm Duguay Trouin của Hải Quân Pháp neo trên
Vịnh Hạ Long. Theo đó, Việt Nam được độc lập trong Khối Liên Hiệp Pháp, có chính
phủ và quân đội riêng.

Ngày 8 tháng 12, 1950, Hiệp Định Quân Sự thành lập Quân Đội Quốc Gia Việt
Nam được ký kết giữa Việt Nam và Pháp. Quốc Trưởng Bảo Đại ký Dụ số 43 ngày 23
tháng 5 năm 1952 thành lập Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Quốc Gia Việt Nam và Quốc
Trưởng Bảo Đại là Tổng Tư Lệnh. Các đơn vị Việt Nam được thành lập để đáp ứng nhu
cầu chiến trường. Trong thời gian này tình hình chiến sự gia tăng tại vùng đồng bằng và
vùng thượng du Bắc Việt, với kế hoạch dụ địch vào cứ điểm chiến thuật tại Na San. Quân
Cộng Sản đã bị tổn hại nặng nề, khi tấn công căn cứ Na San, để lại nhiều xác chết và
thương vong.

Vào thời điểm 1953, địch tiếp tục gia tăng hoạt động tại vùng đồng bằng Bắc Việt.
Nhu cầu cán bộ chỉ huy cho các đơn vị Quân Đội Quốc Gia Việt Nam trở nên cấp thiết.
Khóa 9 Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt (TVBLQĐL) là một trong những khóa đào tạo
sĩ quan thời bấy giờ, đã đáp ứng nhu cầu cán bộ chỉ huy cho Quân Đội Quốc Gia Việt
Nam.

1 Số Ứng Viên nhập học và Số Sĩ Quan Tốt Nghiệp do Ban Biên Soạn Tiểu Sử Khóa 9 cung cấp.

236
 
 
 
 
 
 Khóa
 9
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Louis
 
 
 BẢN
 THẢO

TỔ CHỨC VÀ HUẤN LUYỆN

Bộ Chỉ Huy
Thiếu Tá Lefort - Chỉ Huy Trưởng

Phòng Quân Huấn
Đại Úy Cheviotte, Đaị Úy Besson và Đại Úy Puegot

Huấn Luyện Viên
Các sĩ quan huấn luyện viên gồm cả người Pháp lẫn người Việt. Các sĩ quan người

Việt gồm có:

• Trung Úy Lý Bá Hỷ
• Thiếu Úy Lê Thành Đô
• Thiếu Úy Phạm Ngọc Thiệp
• Thiếu Úy Nguyễn Văn Cao
• Thiếu Úy Lê Cửu Châu
• Thiếu Úy Lưu Văn Vinh
• Thiếu Úy Lê Tuyết Hồ

Một số sĩ quan huấn luyện viên trong số trên cũng đồng thời được giao trách
nhiệm chỉ huy và điều hành các trung đội khóa sinh.

Thành Phần Khóa Sinh
Khóa sinh được tuyển chọn là các quân nhân ưu tú trong các đơn vị quân đội khắp

các quân khu trên toàn cõi Việt Nam, có cấp bậc là Chuẩn úy hoặc Hạ Sĩ Quan. Họ cũng
phải hội đủ các điều kiện về sức khỏe và khả năng văn hóa nhất là Pháp ngữ, vì chương
trình huấn luyện các môn học quân sự và kỹ thuật đều bằng tiếng Pháp.

Tổ Chức Sinh Viên Sĩ Quan
Sinh viên sĩ quan (SVSQ) đuợc chia làm nhiều Trung Đội. Mỗi Trung Đội do một

Sĩ Quan Huấn Luyện Viên người Pháp hoặc người Việt làm Trung Đội Trưởng. Các
Trung Đội Trưởng Việt Nam gồm có:

• Thiếu Úy Phạm Ngọc Thiệp trách nhiệm Trung Đội 13
• Thiếu Úy Lê Thành Đô trách nhiệm Trung Đội 15
• Thiếu Úy Nguyễn Văn Cao trách nhiệm Trung Đội 16
• Thiếu Úy Lê Cửu Châu trách nhiệm Trung Đội 17

Trong thời gian thụ huấn, SVSQ đeo cấp hiệu Alpha mầu vàng trên nền nỉ đen.
Thời gian này Trường VBLQĐL có 2 khóa là Khóa 8 và 9. Khoá 9 mãn khóa sau Khóa 8
một tháng. Cũng trong thời gian này, khóa đầu tiên của Đại Học Quân Y cũng được huấn

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 9
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Louis
 
 
 
 
 
 237

luyện quân sự tại đây. Các sinh viên Quân Y ở chung trong các dãy nhà ngủ cùng với
SVSQ Khóa 9.

Khóa 9 không có chương trình chinh phục đỉnh núi Lâm Viên.

Thực Tập
Trước ngày mãn khóa, SVSQ Khóa 9 đuợc chuyên chở bằng quân xa từ Đà Lạt

xuống Bình Thủy, Cần Thơ để thực tập hành quân trong một môi trường đích thực (thử
lửa) của chiến trận. Đây là cơ hội giúp cho SVSQ áp dụng những gì đã được huấn luyện
để chỉ huy một trung đội với nhiệm vụ tấn công mục tiêu. Họ được áp dụng bài học vượt
sông, hành quân trong vùng chằng chịt lạch và sông ngòi của đồng bằng miền Nam. Họ
cũng thực tập tuần tiễu, thám sát và phục kích. Sau cuộc thực tập, họ được đưa về
Trường để dự Lễ Mãn Khóa.

Khóa 9 mãn khóa, sau những tháng huấn luyện nhọc nhằn và gay go, với châm
ngôn “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu” qua những bài thực tập hành
quân, những đêm di hành, những buổi tác xạ ngoài xạ trường, những buổi học về chiến
thuật, những giờ huấn luyện về vũ khí, kỹ thuật, truyền tin, công binh, pháo binh, thiết
gíáp, v.v.

MÃN KHÓA

Khóa 9 ra trường vào lúc chiến trường sôi động và đang lúc thành lập gấp các Tiểu
Đoàn Khinh Quân (TĐKQ). Tại Bắc Việt, nhiều cuộc đụng độ giữa các đơn vị Việt Nam
và địch đã khiến một số sĩ quan Khóa 9 mới ra trường tử trận.

Hầu hết các tân Thiếu Úy Khóa 9 được phân phối đi các đơn vị tác chiến Bộ Binh.
Hai (2) người được chuyển về Binh Chủng Truyền Tin là các Thiếu Úy Nguyễn Văn
Chấn và Đan Đình Cận. Bảy (7) người được Trường giữ lại để làm huấn luyện viên gồm:

• Thiếu Úy Lê Văn Bảy
• Thiếu Úy Khiêu Hữu Diêu
• Thiếu Úy Đoàn Công Hậu
• Thiếu Úy Bùi Ngọc Mai
• Thiếu Úy Lê Văn Ngọt
• Thiếu Úy Nguyễn Văn Thành
• Thiếu Úy Nguyễn Thành Toại

238
 
 
 
 
 
 Khóa
 9
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Louis
 
 
 BẢN
 THẢO

CHỨC VỤ ĐẢM NHIỆM

Một số sĩ quan tốt nghiệp Khóa 9 đã đảm nhiệm những chức vụ quan trong trong
Quân Lực và Hệ Thống Hành Chánh Việt Nam Cộng Hòa như:

• Đạị Tá Lê Quang Bình, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II
• Đại Tá Trương Tấn Thực, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 1 Bộ Binh
• Đại Tá Phạm Chí Kim, Tỉnh Trưởng Kiến Hòa
• Đại Tá Phan Đình Hùng, Tỉnh Trưởng Kontum
• Đại Tá Chung Văn Bông, Tỉnh Trưởng Vĩnh Bình
• Đại Tá Đoàn Công Hậu, Tỉnh Trưởng Hậu Nghĩa
• Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, Tỉnh Trưởng Bình Thuận
• Đại Tá Đoàn Văn Nu, Giám Đốc Nha Kỹ Thuật
• Đại Tá Đan Đình Cận, Phó Giám Đốc Nha Viễn Thông Bộ Nội Vụ
• Trung Tá Phạm Ngọc Xuyến, Chỉ Huy Trưởng Trường Tổng Quản Trị

QLVNCH
• Trung Tá Nguyễn Văn Chấn, Chỉ Huy Phó Trường Truyền Tin QLVNCH
• Trung Tá Nguyễn Văn Minh, Chỉ Huy Phó Trường Thiếu Sinh Quân

Rất nhiều sĩ quan tốt nghiệp Khóa 9 mang cấp bậc Đại Tá hoặc Trung Tá giữ các
chức vụ quan trọng như Trung Đoàn Trưởng và Liên Đoàn Trưởng.

Cũng như các khóa đàn anh và các khóa Võ Bị tốt nghiệp sau Khóa 9, sĩ quan tốt
nghiệp Khóa 9 đã tham dự nhiều chiến dịch và trận đánh với Việt Cộng trên hai thập
niên, chiến đấu không ngừng nghỉ và ghi được nhiều chiến tích lẫy lừng, làm rạng danh
cho Trường Mẹ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

KHÓA 9 NGÀY NAY

Cho đến nay (2015), Khóa 9 đã ra trường đuợc 62 năm - trên nửa thế kỷ, ngoài
những sĩ quan tử trận ngoài chiến trường, số còn lại đã ở tuổi cao, sức khỏe yếu kém, một
số CSVSQ ở lại trong nước và một số sống tại hải ngoại.

Vì phương tiện hữu hạn và khả năng hạn chế nên cựu SVSQ Khóa 9 không thể tổ
chức họp khóa trên bình diện đại qui mô. Tuy nhiên, từ hơn một thập niên vừa qua, một
số cựu SVSQ Khóa 9 và gia đình tại hải ngoại cư ngụ tại vùng Bắc, Nam California và
Hoà Lan cũng đã tổ chức đuợc những buổi họp mặt định kỳ tại tư gia, đem lại niềm vui
cho các cựu SVSQ và gia đình, tạo cơ hội giúp đỡ nhau trong công tác ái hữu và giao tế.

Một số cựu SVSQ Khóa 9 được may mắn đến bến bờ tự do sớm, đã theo học tại
các truờng đại học Hoa Kỳ, tốt nghiệp văn bằng Cử Nhân và tiếp tục theo học chương
trình Cao Học.

Một số CSVSQ của Khóa 9 đã tích cực tham gia sinh hoạt của tập thể Võ Bị trong
nhiều thập niên vừa qua mà điển hình là:

BẢN
 THẢO
 
 
 
 Khóa
 9
 -­‐
 Huỳnh
 Văn
 Louis
 
 
 
 
 
 239


Click to View FlipBook Version