The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.

Kỷ Niệm 60 Năm Ngày Thành Lập trường Nữ Trung Học Huyền Trân Nha Trang

Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by lanthicung, 2021-12-26 06:42:30

Đặc San MỘT THỜI ÁO TRẮNG

Kỷ Niệm 60 Năm Ngày Thành Lập trường Nữ Trung Học Huyền Trân Nha Trang

Đặc San 60 Năm (1960-2020)

Ban Bieân Tapä

Cung Thị Lan Huỳnh Tự Tân Nguyễn Minh Tâm

Phạm Phan Lang Nguyễn Phương Thảo Ngô Thư Hương

CH Sương Mai Nguyễn Trần Tấm Nguyễn Ánh Nguyệt

Đặc San 60 Năm (1960-2020)

Thành Phần

Ban Bieân Tapä

Trưởng Ban Biên Tập:

Cung Thị Lan – NTH 75

Bài Vở:

Huỳnh Tự Tân – NTH/VT 66
Nguyễn Minh Tâm – NTH/VT 68
Phạm Phan Lang – NTH/VT 69

Thủ Quỹ:

Nguyễn Phương Thảo – NTH 10/75
Ngô Thư Hương – NTH 10/75

Ấn Loát/Phân Phối:

Công Huyền Sương Mai – NTH 10/75

Tài Chánh/Quảng Cáo:

Nguyễn Trần Tấm – NTH/VT 64
Nguyễn Ánh Nguyệt – NTH 74

Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT 1

(Trang trắng dành để ký tặng)
2 Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT

TRƯỜNG NỮ TRUNG HỌC /
HUYỀN TRÂN – NHA TRANG

Đặc San

Kỷ Niệm 60 Năm (1960-2020)

Phát hành 12/2021
tại San Jose, Bắc Cali, Hoa Kỳ

Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT 3

Taâm Thö Cuûa Coâ Cöïu Hieäu Tröôûng

Trường Nữ Trung Học/Huyền Trân – Nha Trang

California, ngày 29 tháng 7, năm 2021

Thân mến gởi quý Thầy Cô và các em cựu học sinh
trường Nữ Trung Học/Huyền Trân-Nha Trang (NTH/HT-
NT),

Mới ngày nào chúng tôi nhận
nhiệm vụ vào Nha Trang để thành
lập trường mà nay đã 60 năm rồi.
Thời gian trôi mau như “bóng câu
qua cửa sổ”! Nói đến NTH/HT,
chúng tôi cảm nhận được mối
thân tình giữa thầy trò, bạn bè
quá dễ thương và thật thắm thiết.
Chúng ta chỉ làm được lễ kỷ niệm
10 năm tại trường rồi thôi. Thế
cuộc đổi thay, ngôi trường thân
yêu đã mất tên, thầy trò ly tan!

May mà qua đến Mỹ, chúng ta đã tổ chức được lễ
kỷ niệm 50 năm, và trông mong sẽ tổ chức Hội Ngộ kỷ
niệm 60 năm với nhau nhưng bị nạn dịch toàn cầu
(Covid-19 pandemic) nên đành phải dừng lại. Các em
bên này đã cố gắng để ra Đặc San nhưng hoàn cảnh
không cho phép nên đành ngưng.

Trong lúc đó ở Việt Nam tình thế ổn định hơn nên
các em đã cố gắng tổ chức được buổi họp mặt vào
tháng 4 vừa rồi, có nhiều Thầy Cô tham dự. Sau đó, lớp
đệ thất đầu tiên của Trương thị Mỹ Hoàng cũng đã tổ
chức một buổi họp mặt, ghi lại được những hình ảnh
và lời lẽ rất dễ thương:

“Thương biết mấy thuở học trò áo trắng,
“Bạc mái đầu nỗi nhớ vẫn tinh khôi.”

4 Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT

Mái ấm gia đình NTH/HT-NT vẫn luôn ẩn hiện trong
tâm tưởng của các em mỗi khi nhớ đến trường xưa.
Nghĩ đến đây, chúng tôi mong rằng chúng ta hãy cố
gắng cùng nhau ra một Đặc San kỷ niệm 60 năm chung
cho cả trong nước và ở hải ngoại. Ở Việt Nam nhiều em
có khả năng và bên cạnh lại có các Thầy Cô trợ giúp, ở
bên này bao năm qua các em thay phiên nhau làm
trưởng ban báo chí, hy vọng rằng việc thực hiện Đặc
San sẽ không mấy khó khăn.

Xin đề nghị chúng ta sẽ cùng lập một ban biên tập
chung cho cả trong và ngoài nước. Công việc thì các
em quá rành rồi, chọn bài, sửa chính tả v.v... Lần này có
lẽ là Đặc San cuối cùng nói lên tình đồng môn, nghĩa
thầy trò mà các Thầy Cô sẽ được đọc vào cuối đời vì
Thầy Cô nào bây giờ cũng già yếu và rụng dần theo năm
tháng, nhưng các em sẽ vẫn còn gặp nhau dài lâu. Mai
sau, khi con cháu chúng ta có dịp đọc những Đặc San
này sẽ hiểu câu “tôn sư trọng đạo” và “uống nước nhớ
nguồn” thời trước. Chủ đề chính sẽ hướng về trường
NTH/HT-NT, tình nghĩa thầy trò, tình cảm giữa bạn bè
v.v…

Trên đây là những lời tâm huyết của một nhà giáo
đã suốt đời gắn bó với học sinh và luôn nghĩ đến quý
đồng nghiệp cũng như các em cựu học sinh của mái
trường NTH/HT-NT xưa và hơn nữa là các thế hệ trẻ mai
sau. Nếu quý Thầy Cô và các em có cùng ý nghĩ như
chúng tôi thì hãy sớm bắt tay cộng tác để kịp ra Đặc
San kỷ niệm 60 năm trường NTH/HT-NT trong năm này.

Xin cám ơn tất cả quý Thầy Cô và các em đã chịu
khó đọc những lời trên.

Thân mến chúc mọi người và gia quyến được dồi
dào sức khỏe và thân tâm luôn an lạc.

Cô Bùi Ngoạn Lạc
Cựu Hiệu Trưởng NTH/HT-NT

Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT 5

6 Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT

Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT 7

Thö Ngoû

Kính thưa quý thầy cô, quý bạn đồng môn và quý thân hữu của
trường Nữ Trung Học / Huyền Trân - Nha Trang,

Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, ngôi trường Nữ Trung Học
/ Huyền Trân – Nha Trang đổi chủ, những chiếc áo trắng không
còn hiện hữu và thầy trò chúng ta mỗi người một nơi, mỗi người
một cuộc sống. May thay, nhờ hệ thống truyền thông tân tiến,
chúng ta đã thực hiện được nhiều cuộc Hội Ngộ ý nghĩa cùng với
trường trung học Võ Tánh và đã phát hành những Đặc San Võ
Tánh & Nữ Trung Học giá trị.

Năm 2020, Ban Tổ Chức và Ban Biên Tập dự định tổ chức
Hội Ngộ VT-NTH Nha Trang 2020 song song với việc phát hành
Đặc San Kỷ Niệm 60 Năm Ngày Thành Lập Trường Nữ Trung
Học/Huyền Trân-Nha Trang (1960-2020), nhưng vì tình trạng
phức tạp của đại dịch COVID-19, nên cả Hội Ngộ và Đặc San
2020 không thể tiến hành.

Năm nay 2021, với ý nguyện của cô cựu Hiệu trưởng Bùi
Ngoạn Lạc, BBT Đặc San 2021 cố gắng hoàn thành cuốn Đặc San
Kỷ Niệm 60 Năm Ngày Thành Lập Trường NTH/HT Nha Trang
với chủ đề “Một Thời Áo Trắng” trong một thời gian khá ngắn
để kịp ấn hành trong năm nay. Chúng tôi hy vọng đặc san này là
khu vườn văn chương nhiều sắc thái lưu lại những hình ảnh của
thời cắp sách đến trường, tâm tư tình cảm của chúng ta với trường
xưa, thầy cô và bạn cũ, và những kỷ niệm ngày xưa thân ái nơi
thành phố biển Nha Trang.

Chúng tôi chân thành cảm tạ quý thầy cô, quý bạn đồng môn
và thân hữu đã nhiệt tình hưởng ứng lời kêu gọi, đóng góp tác
phẩm và nâng đỡ tinh thần, tài chính và những phương tiện khác
để Đặc San được thực hiện đúng như dự định.

Kính chúc quý thầy cô, quý anh chị em, quý bạn đồng môn và
thân hữu của trường Nữ Trung Học/Huyền Trân Nha Trang luôn
dồi dào sức khỏe, an lành và may mắn.

Trân trọng,

TM. Ban Biên Tập 2021
Trưởng ban,
Cung thị Lan (12C / NTH 1975)

8 Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT

Ban Bieân Taäp

"Caáp Tocá "

Cung Thị Lan

Một ngày trong tuần đầu của tháng tám, sau khi đi làm
về, tôi nhận được tín hiệu gọi đến của một điện thoại có số
vùng thuộc California. Đây là lần thứ hai số điện thoại này
xuất hiện trong điện thoại cầm tay của tôi, khiến tôi nghĩ
không phải từ những người quảng cáo mà có thể là các văn
thi hữu nhóm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại nên vội bấm nút
trả lời ngay.

“Dạ thưa, Cung Lan nghe đây ạ.”

“Cung Lan đó hả em?” Giọng Huế nhẹ nhàng quen
thuộc của cô hiệu trưởng Bùi Ngoạn Lạc khiến tôi giật mình
vội đáp ngay:

“Dạ! Em chào cô. Cô khỏe không cô?”

“Cô khỏe. Hôm qua, cô gọi em nhưng không được nên
hôm nay cô gọi lại.”

Tôi luống cuống giải thích về tình trạng phải dùng xe
buýt và tàu điện để vào Hoa Thịnh Đốn làm việc và thời gian
dùng các phương tiện công cộng tôi không bao giờ trả lời
điện thoại nên đã thất lễ. Rồi tôi kể thêm chuyện các bạn Nữ
Trung Học Nha Trang ở vùng Hoa Thịnh Đốn sang Cali
thăm cô nhiều lần mà tôi rất tiếc không thể đi chung để thăm
cô được vì khá bận rộn. Tôi loanh quanh, lúng túng nói đủ
thứ, không chuyện nào ra chuyện nào…

Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT 9

Hồi xưa, khi học ở trường Nữ Trung Học Nha Trang,
mỗi lần phải đi ngang qua phòng Hiệu trưởng hay phòng
Giám thị học sinh chúng tôi cảm thấy hồi hộp, sờ sợ thế nào
ấy. Nếu bị gọi vào một trong hai phòng ấy để cô hiệu trưởng
hay cô tổng giám thị “hỏi thăm” thì chẳng khác nào vào sở
cảnh sát bị hỏi cung! Ngày nay, học sinh “bị hay được” cô
hiệu trưởng hỏi thăm thì cũng chẳng lo lắng gì cho lắm
nhưng cảm giác ấy vẫn còn.

Suy nghĩ mông lung và nói huyên thuyên mọi chuyện
không đâu vào đâu, tôi vô tình tiết lộ hết ý nghĩ của mình về
chuyện sợ các cô trong trường, sợ đi qua phòng hiệu trưởng,
giám thị và phòng giáo sư. Tôi nghe tiếng cười nhẹ của cô
nhưng lại nghe cô khen giỏi và đề cập chuyện tôi làm trưởng
ban biên tập cho Đặc San Kỷ Niệm 60 năm ngày thành lập
trường Nữ Trung Học/Huyền Trân Nha Trang. Tôi hỏi cô vì
sao không mời những anh chị học trong các niên khóa trước
tôi giao trách vụ nặng nề này. Cô bảo phần lớn đều không
nhận vì bận. Tôi định thưa với cô rằng tôi cũng rất bận nhưng
tôi lại không nỡ từ chối nên đã nhận lời. Để cô an tâm, tôi
viết email xác nhận là mình chấp nhận lời đề nghị của cô
đồng thời mời thầy cô cùng anh chị em cùng tham gia góp
sức để kịp phát hành Đặc San trong năm.

Chị Phạm Phan Lang nhanh chóng hồi âm thư tôi kèm
theo sự vui mừng và những lời ca ngợi. Sau đó chị gọi cho
tôi với lời lẽ thật dễ thương:

“Chị biết em bận lắm cho nên dù biết cô cần người làm
trưởng ban biên tập cho Đặc San nhưng chị không “dám”giới
thiệu em. Vậy mà chị không biết ai giới thiệu em cho cô
nhưng chị rất mừng là em đã nhận lời. Tội nghiệp em sẽ rất
bận rộn nhưng em đừng lo chị sẽ cố gắng giúp em hết sức
mình những gì chị có thể.”

Nghe chị nói, tôi rất biết ơn và cảm động. Tôi nói: “Em
thấy chị trung thành với diễn đàn VT-NTH, quen thân nhiều
anh chị em, biết rõ khả năng của anh chị em; vì vậy, chị cho

10 Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT

em biết nên mời những ai vào trong Ban Biên Tập là em biết
ơn lắm rồi. Em nghĩ BBT chỉ cần sáu người là đủ.”

Chị Phạm Phan Lang từ tốn giới thiệu cho tôi từng
người và cho tôi địa chỉ emails và số điện thoại của mọi
người. Sau hai ngày, chúng tôi mời chị Huỳnh Tự Tân, và
chị Nguyễn Minh Tâm phụ trách sửa lỗi chính tả, ngữ vựng
và văn phạm. Chị Nguyễn Ánh Nguyệt và chị Nguyễn Trần
Tấm phụ trách mục quảng cáo. Công Huyền Sương Mai phụ
trách in ấn và phân phối Đặc San. Ngô Thư Hương và
Nguyễn Phương Thảo giữ trách vụ thủ quỹ. Anh Nguyễn
Công Thuần phụ trách layout và chị Phạm Phan Lang lo
phần tổng quát, hình ảnh cho Đặc San và trả lời thư từ cho
tác giả. Công Huyền Sương Mai và chị Phạm Phan Lang
liên lạc với họa sĩ Ngọc Cường bàn bạc nội dung tranh bìa.
Tôi chỉ gọi điện thoại vài chị và anh Thuần chứ không thể
gọi mời hết tất cả vì thời giờ chênh lệch giữa bờ Đông và bờ
Tây nhưng chị Phan Lang đã giúp tôi gọi điện thoại cho tất
cả mọi người và kết quả là quý chị em đều hoan hỉ tham gia.
Khi gọi anh Thuần tôi được biết Sương Mai đã mời anh vào
ban Layout. Anh hoan hỉ nhận lời với sự giấu mặt vì Đặc San
60 năm ngày thành lập trường NTH/Huyền Trân Nha Trang
là chuyện của … nữ sinh của trường.

Sau khi thăm hỏi anh Thuần và vài chị, chúng tôi đã lập
Google Group và gửi thư mời toàn Ban Biên Tập BBT họp
trực tuyến trong ngày 14 tháng 8 năm 2021. Chúng tôi đã
bàn luận về nội dung thông báo, lập hộp thư nhận bài, hộp
thư Ban Biên Tập, cách thức chuyển bài, hồi âm thư cho tác
giả gửi bài, góp ý tác giả.

Sau cùng là phân công nhiệm vụ chính của từng nhóm
và các chi tiết phụ như kêu gọi quảng cáo, Mạnh Thường
Quân, lập danh sách đặt mua ủng hộ Đặc San, lấy địa chỉ
Mạnh Thường Quân và tác giả được đăng bài, vận động bạn
bè thân quen nhất là những cây viết gạo cội của trường
thường viết bài đăng trong Đặc San. Cuộc họp trực tuyến

Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT 11

hôm ấy kéo dài hơn 3 giờ. Mặc dù tôi đã đặt bốn tiếng liên
tiếp cho buổi họp; thế mà sau mỗi tiếng, Google bắt chúng
tôi thoát ra. May cho tôi là đã chuẩn bị sẵn danh sách email
của cả nhóm; cho nên, khi bị đẩy ra, tôi gửi danh sách mời
lại ngay. Cứ thế, chúng tôi phải kiên nhẫn chờ gọi mời vào
họp lại đến 3 lần khiến các em Thư Hương, Phương Thảo và
Sương Mai nghịch ngợm nói rằng “ Vất vả “vá” (quá) vậy!”
Trong cuộc họp, chúng tôi có đề nghị đóng tiền để có quỹ
vận hành nhưng Thư Hương tình nguyện lo tất cả rồi BBT
sẽ hoàn lại sau.

Họp trực tuyến xong, tôi cấp tốc viết nháp bản Thông
Cáo để gửi toàn BBT xem lại trước khi gửi vào diễn đàn. Chị
trưởng ban edit Tự Tân gọi tôi nói:

“Em viết xong, gửi chị xem lại rồi hãy gửi vào diễn đàn.
Chứ em là nhà văn có tên mà gửi thông báo sơ suất, có lỗi gì
không nên.”

Tôi làm y lời, chị Tự Tân sửa từng chữ, từng câu rồi đưa
tôi gửi vào BBT “duyệt lại” trước khi gửi vào diễn đàn. Mặc
dù chị Tự Tân đã sửa kỹ nhưng cả BBT còn xem từng mục
rất cẩn thận như nội dung Đặc San, khổ trang giấy, lưu ý bài
không nhận qua bưu điện hay địa chỉ gửi check hay order để
làm rõ ràng từng phần cho diễn đàn dễ hiểu.

Sau khi ra thông báo, các chị em trong BBT gấp rút liên
lạc bạn bè thân hữu vận động các Mạnh Thường Quân đóng
góp cho Đặc San Kỷ Niệm 60 năm ngày thành lập trường
Nữ Trung Học/Huyền Trân Nha Trang. Chỉ trong 3 tuần, chị
Phạm Phan Lang, chị Nguyễn Ánh Nguyệt và chị Nguyễn
Trần Tấm đã vận động và nhận quỹ ủng hộ của Mạnh
Thường Quân. Số tiền lớn hơn cả ấn phí mà chúng tôi dự
định in sách. Nhìn qua danh sách các Mạnh Thường Quân,
tôi rất kinh ngạc và biết ơn những chị em bỏ thì giờ “kêu
gọi” những tấm lòng vàng và cảm tạ những tấm lòng vàng
“được/bị” kêu gọi.

12 Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT

Ngoài sự giúp đỡ tài chánh, quý thầy cô và đồng môn
cũng còn “được/bị” kêu gọi viết bài và gửi bài. Người vận
động kêu gọi trổ tài nói năng mềm mỏng với những lời ngọt
dịu thì người ủng hộ hoặc là tốn tiền hoặc là hào phóng móc
ví hoặc là bỏ công vắt óc viết ngày đêm cho xong tác phẩm
nộp đúng thời hạn. Cứ thế mà người cố gắng và người “bị cố
gắng” đã làm tròn nhiệm vụ ngoài mong đợi của BBT. Đến
ngày 30 tháng 9, Ban Edit và Ban Layout “tuyên bố” không
gia hạn thời gian nộp bài vì đã hội đủ điều kiện cần thiết cho
cuốn Đặc San. Tôi mừng không kể xiết vì sự thành công của
Đặc San đang lấp lánh trước mắt. Sự thành công vượt bậc
này xuất phát từ tình yêu thương mái trường Nữ Trung
Học/Huyền Trân Nha Trang và sự đáp lại nguyện vọng của
cô Bùi Ngoạn Lạc, vị hiệu trưởng kính yêu của nữ sinh
trường Nữ Trung Học Nha Trang.

Người ta nói: “Bạn hãy nói cho tôi biết người lãnh đạo
của bạn là ai, tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là người như thế
nào.”

Còn tôi thì hiểu rằng: “Tôi biết chúng tôi, những nữ sinh
trường Nữ Trung Học/Huyền Trân là ai khi tôi biết rõ
nguyện vọng của cô Hiệu Trưởng Bùi Ngoạn Lạc như thế
nào.”

Ngày xưa khi học trong trường Nữ Trung Học Nha
Trang, tôi luôn sợ sự nghiêm khắc của cô thì nay tôi hiểu rõ
sự giáo dục nghiêm khắc ấy lồng với tình thương vô bờ bến.
Cô cho tôi biết là khi cô nhận sự vụ lệnh vào Nha Trang lập
trường Nữ Trung Học Nha Trang, cô quan sát thấy nữ sinh
ở Nha Trang khác ngoài Huế mặc áo bà ba, đồ bộ đủ kiểu,
chạy nhảy la hét không thích hợp với tính cách của nữ giới
nên cô chọn màu áo trắng là đồng phục và uốn nắn nữ sinh
có nề nếp nhã nhặn nhu mì của người con gái. Quyết định
của cô đã gặp phải với một số bất đồng ý kiến trong các buổi
họp phụ huynh nhưng cô quyết làm với trách nhiệm người
mẹ, người chị chứ không hề vụ lợi một vấn đề gì.

Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT 13

Bây giờ, học sinh của cô cũng chẳng khác gì cô: Tinh
thần làm việc bất vị lợi tiếp tục nối dài: Chị Phạm Phan Lang,
là một Trung Tá Lục Quân Hoa Kỳ nhưng vẫn sẵn sàng làm
phụ giúp cho đàn em Cung Lan mọi việc cũng chỉ vì chuyện
hoàn thành Đặc San Kỷ Niệm 60 năm ngày thành lập trường
Nữ Trung Học/Huyền Trân Nha Trang. Thực tế, chị Phạm
Phan Lang là người cố vấn giỏi và người ngoại giao khéo
léo. Khi chị khuyên tôi mời quý anh chị em vào BBT với
nhiệm vụ cụ thể gì đó thì y như rằng những chị em ấy làm
đúng trọng trách và vượt xa hơn mức tôi mong ước. Chị đã
gợi ý với tôi rằng chị Tự Tân nên là trưởng ban edit, Thư
Hương và Phương Thảo làm thủ quỹ, Chị Tấm và chị Ánh
Nguyệt lo phần quảng cáo và liên lạc Mạnh Thường Quân.
Nói là thế nhưng chính bản thân chị cũng liên lạc quý thầy
cô, đồng môn khắp nơi trong vấn đề kêu gọi đóng góp tài
chính hay tác phẩm. Ngoài ra chị còn chịu khó chọn, sửa
hình, giúp hồi âm thư của quý thầy cô và đồng môn gửi bài.
Tôi hỏi chị Phạm Phan Lang vì sao không chịu nhận làm
trưởng BBT thì chị nói phải lo chăm sóc sức khỏe cho anh
Barry. Tôi nghĩ chị khiêm nhường vì chị có quá nhiều khả
năng để đảm nhiệm trọng trách này.

Chị Huỳnh Tự Tân dồn thì giờ hiếm hoi của chị để sửa
bài tỉ mỉ cho cả BBT, thầy cô và đồng môn trong lúc phải
chạy nước rút hết hơi cho tác phẩm của mình! Chị là người
vừa có tâm vừa có tài. Khi nào cần việc gì hay cần được góp
ý, tôi gọi chị thì lần nào cũng được chị chọc cười với những
lời dí dỏm nhưng rất sâu sắc. Mỗi lần gọi chị, tôi hỏi: “Chị
ơi! Chị có khỏe không?” “Không em, chị không khỏe tí nào.”
Tôi cười hì hì. Chị ngạc nhiên hỏi: “Ủa ,sao chị nói chị không
khỏe mà em lại cười?” “Thì em biết chị trả lời không khỏe
nên em cười đó! Đã vào BBT thì làm sao khỏe được chứ!”

Chị tâm sự với tôi là “lúc trước cả năm hay vài tháng
mới được nói chuyện với cô Lạc, vậy mà từ lúc vào BBT có
khi một ngày nói chuyện với cô được ba, bốn lần đó em!”
Tôi cười lớn, nói tếu “Như vậy chị phải biết ơn BBT! Nhờ

14 Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT

vào BBT nên chị được đổi đời, sướng vậy còn gì!” Nhưng
nói đến chị Huỳnh Tự Tân tôi nghĩ đến một cô giáo hết sức
tâm lý. Thành công nhất của chị là chuyển đổi ý nghĩ của
một người “cứng đầu” như tôi. Tôi nghĩ chị là một người đọc
và rà soát hết sức chuyên nghiệp.

Ngô Thư Hương rộng rãi và thường quán xuyến mọi
việc trong âm thầm. Mỗi lần tôi viết email hỏi chuyện gì thì
cũng được hồi âm: “Em đã lo hết rồi, chị đừng lo!” Chị
Nguyễn Minh Tâm, Chị Nguyễn Trần Tấm, chị Nguyễn Ánh
Nguyệt, Công Huyền Sương Mai, Nguyễn Phương Thảo
không nề hà việc lớn nhỏ, được giao hay không giao, âm
thầm liên lạc bạn bè nhận hình tác giả và tác phẩm cho Đặc
San. Chúng tôi đã làm việc hết lòng trong tinh thần giúp đỡ
lẫn nhau và luôn tôn trọng ý kiến chung như vấn đề bàn bạc
giữa tình và lý cho nội dung bìa Đặc San hay kết hợp nhịp
nhàng giữa ban Thủ Quỹ, ban vận động Mạnh Thường Quân
và ban Quảng Cáo.

Mai sau, khi nhớ đến Ban Biên Tập cấp tốc này, tôi sẽ
không bao giờ quên những tấm lòng nhân hậu của quý đồng
môn và cộng sự. Nếu không có sự chung tay của quý chị em,
nhất là tinh thần giúp đỡ vô vị lợi của anh Nguyễn Công
Thuần thì tôi không thể nào hoàn thành Đặc San Kỷ Niệm
60 năm ngày thành lập trường Nữ Trung Học/Huyền Trân
Nha Trang đúng thời hạn.

Qua những giòng chữ này Cung Lan xin lưu lại tấm lòng
biết ơn chân thành của Cung Lan với anh Nguyễn Công
Thuần và quý chị em giúp đỡ Cung Lan làm tròn nhiệm vụ
trưởng BBT Đặc San Kỷ Niệm 60 năm ngày thành lập trường
Nữ Trung Học/Huyền Trân Nha Trang.

Cung Thị Lan

30/09/2021

Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT 15

SÖÏ HÌNH THANØ H TRÖÔØNG

NÖÕ TRUNG HOÏC / HUYEÀN TRAÂN – NHA TRANG

Cô Bùi Ngoạn Lạc

Mới ngày nào từ Huế vào
Nha Trang để thành lập trường
Nữ Trung Học mà nay đã hơn 60
năm! Quả thật, thời gian thấm
thoát thoi đưa, lạnh lùng trôi mãi
chẳng chờ đợi ai. Gần đây, có
một số em cựu học sinh gọi điện
thoại hoặc thường xuyên đến
thăm chúng tôi, nhắc chuyện
ngày xưa, đã hỏi han về sự thành
lập trường Nữ Trung Học. Những câu hỏi nhắc tôi phải nhớ
lại nhiều chi tiết chẳng hạn như: Cô ơi, Cô đã lớn tuổi mà
sao Cô nhớ kỹ nghị định thành lập trường là 14 tháng 12
năm 1960 và nghị định cử Cô làm Hiệu Trưởng ngày 27
tháng giêng năm 1961 mặc dầu đã 60 năm qua?

Trả lời câu hỏi này không khó vì Sự Vụ Lệnh và đề cử
làm Hiệu Trưởng là một biến cố trong đời sống và nghề
nghiệp của Cô. Những ngày tháng năm đó đã như in vào
trong trí nhớ chứ không cần ghi chép gì cả! Cũng là một sự
diệu kỳ!

Cũng có em đã hỏi: Tại sao Cô nhận Sự Vụ Lệnh vào
Nha Trang để thành lập trường, trong lòng không muốn đi
mà rồi cũng đi? Khi vào đến nơi chưa có trường, không có
gì sẵn sàng cho một ngôi trường mà Cô lại tiếp tục làm? Cô
có thể dùng những lý do trên để trả lại hay từ chối Sự Vụ
Lệnh đó, sao Cô vẫn thuận theo chỉ thị? Chúng em thắc mắc
hoài và cũng có một số bạn muốn hỏi Cô mà không dám.

16 Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT

Để trả lời những quan tâm của các em học sinh về ngôi
trường thân yêu này, hôm nay tôi ghi rõ thêm những gì vẫn
còn nhớ. Ngồi nghĩ lại như một giấc mơ. Năm 1960, lúc đó
tôi dạy học tại trường Đồng Khánh Huế thì nhận được Sự Vụ
Lệnh số 90 DDGD/SVL ngày 28-8-1960 đề cử vào Nha
Trang để thành lập một trường nữ trung học. Ngày 14-12-
1960, Bộ Giáo dục ra một nghị định thành lập tại Nha Trang
một trường nữ trung học đệ nhị cấp và sau đó một nghị định
khác, số 140GD/NV/2D/NĐ, cử tôi làm Hiệu Trưởng và Cô
Nguyễn Ngân làm Tổng Giám Thị.

Ngày 1 tháng 9 năm 1960, gia đình chúng tôi vào Nha
Trang và đến trường Võ Tánh để xem qua tình hình trước
khi thành lập trường. Nghị định đã có nhưng thật sự cơ sở
chưa có gì cả: không trường, không có danh sách giáo sư,
không trò. Trong lòng tôi rất chán nản, xứ lạ quê người, và
chưa bao giờ được dự một lớp Quản Trị Học Đường thì
không biết làm sao đây! NHƯNG... chỉ một chữ "nhưng" đã
làm chúng tôi đổi ý. Tôi nghĩ cả một miền trung nước Việt
mà chỉ có một trường Trung học Đồng Khánh, tại sao mình
không chịu khó lập thêm một trường ở miền nam trung phần

này.

Tôi lại nghĩ nữ sinh học chung với nam sinh thì sẽ bị
thiệt thòi vì chỉ cần các em chăm học là được chứ ít được
chú trọng đặc biệt đến cách ăn mặc, nét dịu dàng đoan trang
của người con gái khi được học riêng ở một trường dành
riêng cho nữ sinh. Nghĩ như vậy, tôi quyết định ở lại thành
lập ngôi trường. Từ đó, mỗi ngày tôi đến trường Võ Tánh
xem qua tình hình dạy dỗ của các bạn, nghe ngóng tin tức về
thành phần các giáo sư và học sinh; cách dạy học và mượn
hồ sơ về hành chánh, kế toán v.v... để xem qua cho biết.

Ngày 14 tháng 12 năm 1960, tôi nhận nghị định mới
“danh chính ngôn thuận” để giao tiếp với Tỉnh, địa phương,
giao dịch với các cơ quan trong tỉnh và cần xin Bộ Giáo Dục
giúp đỡ cho công việc thành lập trường được dễ dàng. Ngày

Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT 17

27 tháng Giêng năm 1961 là ngày nghị định cử làm Hiệu
Trưởng đồng thời cũng là ngày tôi đang ở nhà hộ sinh Thân
Phi sinh người con thứ ba. Thường thì nhà giáo được nghỉ 3
tháng cho việc sinh con nhưng tôi chỉ tự cho phép mình 1
tháng rưỡi và đầu tháng 3 lại phải đến Võ Tánh để làm việc.

Nhà giáo ngày xưa đi dạy chỉ biết phấn trắng, bảng đen
và soạn bài để dạy chứ không biết học đánh máy, cho nên
khi cần đánh công văn gì thì mượn Võ Tánh một máy đánh
chữ và với 2 ngón tay trỏ “lọc cọc”, rồi cũng xong. Đến cuối
tháng 5 năm 1961, Cô Ngân mới nghỉ dạy ở trường Nam
Tiểu Học. Lúc bấy giờ hai chị em mới cùng nhau làm việc:
người đọc, người ghi, tách riêng học sinh từ Đệ Thất đến Đệ
Nhị. Cứ thế, ngày ngày tiếp tục công việc liên lạc với Tỉnh
xin lô đất, và với Bộ Giáo Dục xin tiền để xây cất trường,
đồng thời mời phụ huynh họp để thành lập chi hội phụ huynh
học sinh của trường.

Bộ Giáo Dục cho một ngân khoản để xây 15 phòng học
ở Chụt, cách xa thành phố 5 km, gần trung tâm huấn luyện
Hải quân. Địa điểm này quá xa, bất tiện cho sự đi lại của học
sinh mà đa số đi bộ, nhất là trong những ngày mưa gió hay
những buổi chiều về quá trễ. Vì vậy, chúng tôi phải kêu gọi
qua đài phát thanh để mời một số phụ huynh mà trong tương
lai sẽ có con học tại trường thì được quý vị: Tôn Thất Toại,
Trương Vỹ, bà Ông Văn Kỉnh, Doãn Văn Hy, Nguyễn Văn
Tạo đồng ý ở trong ban chấp hành Phụ Huynh Học Sinh
(PHHS) giúp đỡ chúng tôi.

Bắt đầu từ đó, chúng tôi và một số quý vị trong ban chấp
hành liên lạc với Tỉnh trình bày sự việc thì được ông nguyên
tỉnh trưởng Nguyễn Văn Lý thông cảm đã cấp cho nhà xe
Bảo An ở đường Lê Văn Duyệt sửa chữa lại để làm phòng
học trong khi chờ đợi Bộ Giáo Dục cấp ngân khoản khác để
xây cất. Nhà xe chỉ có mái tôn và sườn sắt, do đó chúng tôi
phải nhờ phụ huynh có con em sẽ học ở trường Nữ sau này
ứng trước tiền Hiệu đoàn, mượn của Tỉnh và của một số quý

18 Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT

vị hảo tâm để xây thành 12 phòng học. Như vậy, quá trình
từ bước ban đầu (tháng 3, 1961) cho đến ngày khai giảng
(tháng 9, 1961) là sáu tháng, lịch trình thành lập trường Nữ
Trung Học Nha Trang tóm tắt như sau:

 Đầu niên khóa 1961-1962 trường được khai giảng
vào tháng 9 với 810 học sinh. Số lớp là 17, từ Đệ Thất
đến Đệ Nhị. Ban giảng huấn là 24 và một số giáo sư dạy
giờ như quý vị: Lê Đình Kham, Phạm Quang Linh, Bùi
Ngoạn Lạc, Vũ Hữu Nghi, Trần Quí Phiệt, Nguyễn Bá
Tiết. Nhân viên văn phòng gồm 2 vị: Hoàng Thị Oanh,
Nguyễn Châu Viên, và 1 tùy phái, 1 lao công. Đó là bước
đầu khai sinh trường Nữ Trung Học Nha Trang.

 Niên khóa 1962-1963 thêm một giáo sư người Pháp,
trường thêm một lớp Đệ Tam C và một lớp Đệ Lục. Số
lớp là 19. Sĩ số học sinh là 974.

 Niên khóa 1963-1964 trường thêm một lớp Đệ Nhị
C và một lớp Đệ Ngũ. Số lớp là 21. Số học sinh là 1120.
Trong thời gian này, USOM cho trường một phòng thí
nghiệm nhưng không có đất để xây. Do đó, chúng tôi tạm
xây phòng thí nghiệm phía sân sau trường Võ Tánh mà
sau này trường Võ Tánh sử dụng luôn. Niên khóa này hội
Phụ Huynh Học Sinh lại xây thêm cho trường 2 phòng
học phía sân sau. Cũng trong năm nay có một y tá để săn
sóc tạm cho học sinh khi đau yếu.

Nói đến niên khóa 1963-1964, tôi còn thấy rõ cảnh tượng
hãi hùng: học sinh bãi khóa chống chính sách kỳ thị tôn
giáo của chính phủ đương thời đã bị cảnh sát ập vào sân
bắt lên xe; cảnh phụ huynh kêu khóc khi biết con gái mình
bị bắt. Tâm trạng tôi lúc bấy giờ như ngồi trên lửa, tâm
thần rối loạn khi thấy mỗi ngày thầy và trò bị bắt thêm.
Tôi đang mang bầu gần đến ngày sinh mà cứ đi cyclo chạy
lên chạy xuống tòa Tỉnh, nha Cảnh sát để xin cho thầy trò
được thả ra. Tôi thì bị hăm dọa: “Trường bà lộn xộn tôi
có thể đổi bà đi Pleiku trong 24 tiếng đồng hồ.” Quang

Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT 19

cảnh trong trường rất buồn thảm, thầy trò không còn tâm
trí để học và dạy... Nhưng cơ trời đã xoay vần, chuyển
vận, Cách mạng 1-11-1963 bùng nổ, thầy trò được trả lại
tự do.

Đến ngày 3-11-1963 chúng tôi liên lạc với Tỉnh xin miếng
đất bỏ trống bên cạnh Quân Y Viện Nguyễn Huệ mà đã
nhiều lần xin không được vì của bà Cố Vấn trong Sài

gòn.

Ngày 7-11-1963 nguyên Đại tá Nguyễn Vĩnh Xuân ký
cấp cho trường miếng đất ấy và nói: “Không biết tôi cấp
cho bà có ai kiện tôi không?”

Tôi trả lời: “Dân chúng trong tỉnh sẽ cám ơn Đại tá vì sau
này con em của họ sẽ được học tại đây.” Đất đã có, chúng
tôi liên lạc với bộ và ty Kiến Thiết để chuyển tiền từ
trường Kỹ Thuật qua cho trường Nữ. Sau đó, công việc
xây cất được tiến hành ngay.

 Đầu niên khóa 1964-1965 trường có thêm một ngôi
trường khang trang với 10 phòng học. Số lớp là 22. Sĩ số
học sinh là 1148. Từ đó khai sinh hai danh từ: Nữ Trung
Học cũ (đường Lê văn Duyệt) và Nữ Trung Học mới
(đường Đinh Tiên Hoàng). Niên khóa này mới có một
Giám thị là cô Nguyễn thị Kiệt. Ban giảng huấn thêm 1
một nữ giáo sư người Mỹ do cơ quan thiện nguyên phái
đến để giúp học sinh cách đọc, phát âm, luyện giọng và
đàm thoại Anh ngữ.

 Niên khóa 1965-1966 trường mở thêm một lớp đệ
Tam và văn phòng thêm hai thư ký. Số lớp là 23. Sĩ số
học sinh là 1177. Cuối năm học này cả hai anh tùy phái
và lao công đều nghỉ việc vì lương quá ít, đi làm cho sở
Mỹ. Tòa Hành Chánh giúp cho một lao công và hội PHHS
cũng cố gắng giúp cho một lao công nhưng được 5 tháng
thì quỹ hội hết tiền nên chỉ còn một. Trong gần hai năm
học, trường mới không có hàng rào chỉ kéo dây thép gai
cho nên hàng ngày vẫn có cảnh người đi chợ băng qua

20 Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT

trường hoặc trẻ con đến trước lớp để xem thầy trò làm
việc.

Có lẽ nhiều người trong trường chúng ta còn nhớ một
chuyện buồn khó quên. Tại trường NTH mới, có một đêm
làm văn nghệ ngoài trời, các em nấu chè sẵn để xong văn
nghệ vào ăn thì bị những người ngoài đường ném đá đất
vào cả soong chè. Đêm ấy, thầy Đốc và các nam, nữ giáo
sư trẻ đi lại trong sân trường để điều khiển và giữ trật tự
mà hình ảnh ghi khắc trong tâm tôi là anh Đốc với chiếc
mền đen trùm từ đầu xuống chân đi lại suốt buổi trong

sân.

Tết 1966, trường liên lạc với Khu Công Chánh để xin xây
hàng rào và được ông nguyên Khu trưởng Trần Bá Hoàn
cấp cho 200 bao ciment và một số sắt, cát, sạn, v.v... Chi
hội Phụ Huynh Học Sinh xuất tiền quỹ thuê xây nhưng
chỉ được nửa bức thì hết tiền, trường xuất quỹ Hiệu đoàn
xây tiếp phần còn lại. Cũng trong niên khóa này, trường
xin thêm được ngân khoản xây tiếp một dãy thứ hai song
song với dãy trước ở đường Đinh Tiên Hoàng.

 Niên khóa 1966-1967 số lớp là 24. Sĩ số học sinh là
1200. Ban giảng huấn lại một lần nữa có một nam giáo sư
người Mỹ do cơ quan thiện nguyên phái đến để giúp học
sinh cách đọc, phát âm, luyện giọng và đàm thoại Anh
ngữ. Qua 6 năm hoạt động, trường mới có một giám học
là bà Phạm Thị Trang, gần cuối niên khóa được thêm một
thư ký và một gác dan.

 Niên khóa 1967-1968 đánh dấu sự tăng trưởng đầy
đủ của một trường trung học đệ II cấp, trường mở thêm 2
lớp Đệ Nhất A và một lớp Đệ Thất. Số lớp là 27. Sĩ số
học sinh là 1320. Sau 7 năm học mà học sinh vẫn không
có nhà chơi để trú mưa nắng, không có phòng thí nghiệm
để thực hành, không có thư viện để đọc sách và khảo cứu,
không nhà để xe. Mãi đến Tết năm 1967, chi hội PHHS
đã xuất toàn quỹ để xây nhà xe, đồng thời trường liên lạc

Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT 21

với Bộ Chỉ Huy 100 Tiếp Vận Đại Hàn để nhờ xây cất
cho trường một nhà chơi dài 52m nối liền hai dãy phòng
học. Bộ mặt trường Nữ Trung Học từ đây trông có vẻ
khang trang hơn nhiều.

 Niên khóa 1968-1969 trường mở thêm một lớp Đệ
Lục. Số lớp là 28. Sĩ số học sinh là 1400.

 Niên khóa 1969-1970 trường mở thêm hai lớp Đệ
Thất và một lớp Đệ Nhất, đồng thời theo phát triển bình
thường thêm một lớp Đệ Ngũ. Số lớp là 32. Sĩ số học sinh
là 1620. Đặc biệt trong năm này chi hội Phụ Huynh Học
Sinh xây cho trường một phòng gia chánh, từ đó mỗi kỳ
lễ Trưng Vương, học sinh đã có chỗ để trổ tài thi đua nấu
nướng.

 Niên khóa 1970-1971 trường mở thêm một lớp Đệ
Thất, một lớp Đệ Lục và một lớp Đệ Tứ. Số lớp là 36. Sĩ
số học sinh là 2010.

 Niên khóa 1971-1972 số lớp là 39. Sĩ số học sinh là
2230.

 Niên khóa 1972-1973 số lớp là 42. Sĩ số học sinh là
2370.

Hè 1973, tôi xin thôi làm Hiệu Trưởng để trở về đời giáo
sư nhưng vừa về đến nhà thì tại Khánh Hòa, Bộ cho thành
lập một sở Giáo Dục Trung Tiểu học và Kỹ Thuật. Tôi
được điều qua làm Trưởng Ban Thanh Tra. Do đó, hè
1973, tôi phải rời trường Nữ Trung Học Nha Trang.

 Niên khóa 1973-1974 Cô Tôn Nữ Diệu Trang được
bổ nhiệm chức Hiệu Trưởng và đổi tên trường là Huyền
Trân.

 Niên khóa 1974-1975 Cô Lê thị Gia Hương làm
Giám Học Xử Lý Thường Vụ Hiệu Trưởng.

Trường được hình thành như thế đó. Bây giờ tôi xin nói
đến đại gia đình Nữ Trung Học. Trường thành lập từ con số

22 Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT

0, nhưng nếu chỉ một mình tôi và Cô Tổng Giám Thị thì chỉ
có nhìn nhau mà khóc dù có cố gắng bao nhiêu công sức
cũng bằng thừa vì:

“Một cây làm chẳng nên non
“Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”

Bất ngờ bị đề cử vào làm Hiệu Trưởng nhưng may thay,
khi thành lập ngôi trường, tôi được một chi hội Phụ Huynh
Học Sinh tích cực cộng tác với nhà trường trong giao tế cũng
như trong sự giáo dục con em. Bộ Giáo Dục lại cho một đội
ngũ giáo sư có khả năng và nhiệt tình mà đầu tiên là hai anh
Hồ Viết Đốc và Trần Văn Châu đã dự phần điều khiển hầu
hết các sinh hoạt Hiệu đoàn của trường. Sau đó, lần lượt
trường có thêm một đội ngũ giáo sư hùng hậu gồm các thầy
cô Nguyễn Trung Can, Thái Huy Bào, Đặng Thu Vân, Lê
Khắc Ngọc Khuê, Lê Khắc Ngọc Mai, Trần thị Yến, Nguyễn
Phương Thanh... Tiếc thay, 7 năm sau, anh Đốc đã vội vàng
rời bỏ chúng ta ra đi trước. Có lẽ nợ trần đã mãn nên Anh
nhẹ bước lên đường về cõi Phật, xa lìa cõi tạm chốn trần ai,
để lại trong lòng chúng ta một dấu ấn khó quên. Cứ tiếp tục
như thế đội ngũ giáo sư càng ngày càng lớn mạnh.

Sau biến cố 30-4-1975, tuy rằng Nữ Trung Học Nha
Trang đã mất tên, thầy trò chúng ta vẫn không quên mối thâm
tình xưa và cảnh ấm cúng của nửa thế kỷ trước. Bằng chứng
là hàng năm chúng ta đã và đang có những ngày hội ngộ thân
mật tràn đầy tình huynh đệ, nghĩa thầy trò từ nhiều nơi trên
khắp năm châu. Chúng tôi rất cảm động trước mối chân tình
ấy. Bây giờ ngồi nghĩ lại, tôi thấy mình quá liều lĩnh. Đúng
là “điếc không sợ súng”, nhưng ở đời nếu gặp việc khó khăn
mà không quyết tâm thì không bao giờ làm nên việc.

Nhân lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường Nữ
Trung Học/Huyền Trân Nha Trang, chúng tôi xin có đôi lời
tâm sự cùng các bạn và các em cựu học sinh. Chúng ta nay
đã bước vào lứa tuổi hoàng hôn, có thầy cô đã trên 80, em
trẻ nhất cũng đã bước qua tuổi 50. Chúng ta phải biết trân

Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT 23

quý những lần hội ngộ đầy ý nghĩa này. Vạn pháp vô thường,
công danh tiền tài nay còn mai mất, duy chỉ có tình cảm là
tồn tại mãi với thời gian, hãy trân giữ để mỗi ngày mỗi sâu
đậm thêm.

Nhân tiện đây, chúng tôi xin chân thành cám ơn quý bạn
đồng nghiệp, quý vị phụ huynh học sinh và tất cả các em cựu
học sinh, dầu còn hay đã xa lìa chúng tôi, năm xưa đã cộng
tác chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục để cùng nhau
xây dựng nên nhà trường thân thương và đầy tình cảm như
ngày hôm nay. Trong thời gian thi hành công vụ, nếu có điều
làm cho quý vị không được vừa ý, kính mong quý vị thông
cảm mà hỷ xả cho.

Bây giờ, mỗi khi đau ốm hay có chuyện vui buồn của
thầy cô và các em cựu học sinh, các bạn đồng nghiệp, chúng
tôi đều qua lại với nhau như tình ruột thịt trong một nhà. Tình
đầy, nghĩa nặng, thật quá ấm cúng. Đó là kết quả quý giá của
cuộc đời nhà giáo chúng tôi. Giấy ngắn tình dài, nói sao cho
hết nghĩa tình, chỉ biết nói vạn lời CÁM ƠN chân thành đến
các bậc Phụ Huynh Học Sinh, đồng nghiệp và các em rất
nhiều. Tôi xin gởi đôi vần thơ mà tôi hằng tâm niệm:

“Trăm năm trước nào ta đâu có,
Trăm năm sau có lại hoàn không,
Cuộc đời có có không không,
Trăm năm còn lại tấm lòng với nhau.”

Chúng tôi cám ơn Cung thị Lan cùng các anh chị em
trong Ban Biên Tập không ngại công việc riêng của mình
quá đa đoan, đã cùng nhau hăng hái và nhiệt tình cố gắng
thực hiện Đặc San cho kịp để kỷ niệm 60 năm ngày thành
lập trường Nữ Trung Học/Huyền Trân Nha Trang. Chúc tất
cả đại gia đình NTH/HT Nha Trang chúng ta luôn vui khỏe,
thân tâm an lạc và mong khi có dịp, chúng ta được gặp lại

nhau.

Cô Bùi Ngoạn Lạc
Cựu Hiệu Trưởng Trường NTH / HT - Nha Trang

24 Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT

Trường Nữ Trung Học (cũ) ngày mới thành lập

Hàng 1: Các Cô Lê Thị Hoàng Yến, Lê Quang Giao, Vũ Thị Ngà, Thân T Giáng
Châu, Nguyễn Ngân, Bùi Ngoạn Lạc, Trần Thị Gia, Trương Thị Tuý Trúc, Bùi
Thị Ngọc Mỹ, Tôn Nữ Dung Đài, Lê Thị Oanh (Văn Phòng). Hàng 2: Các Thầy
Hồ Viết Đốc, Trần Văn Châu, Phạm Quang Linh, Nguyễn Văn Nhẫn,Trần Bá
Tiết; Cac Cô Thái Thị Bạch Vân, Lê Thị Thanh Tâm, Trần Thị Kim Đính, Phạm
Thị Hải, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Thị Diên Chi, Đỗ Thị Tuất, Lê Thị Cúc. Hàng
3: Các Thầy Trần Quý Phiệt, Hồ Đăng Châu, Bùi Ngoạn Lạc, Lê Đình Kham.

Chỉ huy trưởng của Bộ Chỉ Huy 100 Tiếp Vận Đại Hàn tham dự ngày khánh
thành nhà chơi của trường NTH mới.

Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT 25

Khối Lớp 9/1975

Lục thập tròn niên cả lớp ta
Cùng sinh một khối chị em nhà
Bi ai nếm đủ khi sung sướng
Hỉ nộ trải đầy lúc xót xa
Tứ đức chuyên tâm theo lối chính
Tam tòng gắng sức tránh đường tà
Thương thay Covid năm Canh Tý
Nhớ bạn bên trời vẫn thiết tha.
LƯƠNG MỸ TRANG
NTH-HT 9/75

26 Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT

Lời chúc của
Giáo sư Nguyễn Trung Trinh…

Trong nhiều năm, tôi rất vinh hạnh
được dạy môn Toán tại trường Nữ
Trung Học/Huyền Trân Nha Trang.
Mái trường thân yêu này đã để lại
trong tôi rất nhiều kỷ niệm đẹp và
tôi luôn trân giữ.

Nhân dịp Ban Biên Tập thực hiện Đặc San kỷ niệm 60 năm
ngày thành lập trường NTH/HT NT, tôi mến gởi lời:

 Chúc Cô cựu Hiệu Trưởng Bùi Ngoạn Lạc, quý đồng
nghiệp, các cựu học sinh NTH, cùng quý quyến luôn
được dồi dào sức khỏe, và vạn sự lành.

 Chúc Ban Biên Tập thành công trong nhiệm vụ tạo
một đặc san cho cộng đồng NTH, giúp mọi người
trong tương lai nếu muốn nhớ lại những kỷ niệm êm
đẹp của thời áo trắng, biển xanh, cát trắng chỉ cần
đọc lại đặc san này.

Gs. Nguyễn Trung Trinh

Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT 27

28 Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT

Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT 29

30 Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT

Saùu Möôi Naêm AÁy...

Nguyễn thị Ngọc Dung

Thuở mới ra trường

Dạy Học Của Một Thời

Kể từ khi tôi chính thức bước chân vào nghề dạy học,
tính cho đến nay cũng đã trên mấy chục niên. Thoắt một cái,
tưởng như mới ngày nào... Thời gian nhanh khủng khiếp!
Nhiều lúc nghĩ lại, không khỏi cảm thấy bùi ngùi. Thời gian
không chỉ “lặng rót một giòng buồn tênh” như tiếng quay tơ,
dệt lụa trong “Vần Thơ Sầu Rụng” của Phạm Duy phổ thơ
Nguyễn Bính, mà là cả một cảnh tang thương ngẫu lục bày
ra trước mắt. Thiệt thòi biết bao cho lứa tuổi xuân xanh!

Ngẫm lại, đời người trải qua bao kinh nghiệm, ôm ấp
biết bao kỷ niệm. Kỷ niệm đối với quê hương lại càng là
những gì quý giá không thể mua được. Giải sơn hà gấm vóc
mà gia đình tôi cũng bao nhiêu gia đình khác đã, hơn một

Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT 31

lần, phải rời xa, cũng là những nỗi đoạn trường. Trải qua
nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, người Việt Nam vốn
đã từng chịu đựng như thế. Rời bỏ quê hưong ra đi, cho đến
suốt cuộc đời!

Một lần đi xa là một lần vất vả. Làm lại từ đầu. Nỗi nhớ
trong lòng người tha hương biết bao giờ phôi pha? Ấy là
chưa kể những cuộc đổi dời do nghề nghiệp, sở thích… thì
không đến nỗi phải u hoài. Nhớ về quê cũ đã xa vời, mà vì
lý do riêng hay nỗi niềm chung, không thể quay trở lại, thì
lại càng buồn biết bao nhiêu? Những kỷ niệm thời ấu thơ cho
đến giờ, vẫn chưa mai một. Lại thêm những biến cố lớn nhỏ
của từng giai đoạn. Không kỷ niệm nào giống kỷ niệm nào.

Từ khoảng thời gian 1954-1975, suốt cả quãng đời học
sinh cho đến khi trưởng thành, đã có biết bao nhiêu điều
chứng kiến và đáng suy ngẫm. Bao nhiêu nỗi đắng cay, con
người phải chiụ đựng. Vui có, buồn có. Hà Nội của thời trước
năm 1954. Sài Gòn. Đà Lạt. Huế. Nha Trang thời kỳ trước
1975... Bình thường, chẳng ai có thì giờ nghĩ tới. Nhưng khi
ngoảnh lại nhìn, tất cả đều vẫn chưa quên. Quên sao đành?
Người từ miền Bắc di cư, hơn một lần gạt nước mắt ra đi. Bỏ
lại quê hương, họ hàng, bất chấp muôn vàn thử thách, cũng
chỉ vì hai chữ Tự Do. Mong một ngày mai tươi sáng cho thế
hệ tương lai. Thế mà, ngoảnh đi ngoảnh lại, thoáng chốc đã
mấy chục năm trời, sống đời lưu vong. Vui thì có vui, nhưng
nỗi buồn cũng không phải là dễ nguôi.

Quê hương đất nước còn đó. Mà hồn dân tộc thì liệu có
còn không? Chỉ riêng về Nha Trang thôi, đã có biết bao
điều đáng nói. Đặc biệt, thành phố miền duyên hải này đã để
lại cho tôi những kỷ niệm sâu sắc của thưở ban đầu, khi mới
đặt chân đến, là nơi đánh dấu chặng đường mới của một
người vừa bước vào đời, bắt đầu trưởng thành. Và là nơi cuối
cùng, trước khi tôi rời xa hẳn. Đó là một quyển hồi ký của
riêng tôi, ghi lại những kỷ niệm vui buồn của cả một quãng

32 Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT

đời hoa niên cho đến lúc trưởng thành. Từ những ngày trước
1975 trở đi...

Có những kỷ niệm tôi còn nhớ rõ mồn một. Cũng có
những điều chỉ nhớ mơ hồ. Dù sao đi nữa, với tôi, hai cột
mốc đáng nhớ nhất là lúc đầu tiên, khi đặt chân đến Nha
Trang và lần cuối cùng, khi vội vã rờì đi. Xen vào giữa hai
giai đoạn ấy là cả một quãng thời gian đầy ắp những kỷ niệm
nhẹ nhàng, đủ làm thi vị cho cuộc sống ở lứa tuổi còn chưa
vướng âu lo.

Khi cùng gia đình dời về Nha Trang, lần đầu tiên, chị
em chúng tôi chỉ mới còn là học sinh trung học. Mười mấy
tuổi đầu, chưa phải lo việc đờì, tôi chưa thấy mình đã trưởng
thành. Cứ vô tư sống với bổn phận bình thương nhất của một
người con trong gia đinh, một học sinh nơi trường học. Cảm
giác ban đầu của tôi lúc ấy thật trong sáng, tươi mát như...
gió biển Nha Trang. Thay đổi chỗ ở, thay đổi môi trường
sống, tôi cảm thấy như có một luồng sinh khí mới. Tươi vui
bên ngoài và rộn ràng trong tâm. Mới chân ướt chân ráo đến
Nha Trang để bắt đầu một cuộc sống mới, tôi cảm thấy vô
cùng nao nức.

Ngày đầu mới dọn tới, chưa kịp nấu nướng, ba tôi dẫn
cả nhà đi ăn tiệm. Buổi tối hôm ấy, chúng tôi ăn thật ngon
miệng. Một phần tại đi đường xa, đói bụng. Phần thì món ăn
nấu khéo. Một trong số các món ăn hôm ấy là món tôm bao
bột mì, chiên giòn, bày trên dĩa salade, với sauce chua ngọt
nóng hổi rưới lên trên. Vừa chua, cay, ngọt... đậm đà và ngọt
ngào hương vị. Cảm tưởng của tôi lúc ấy là một niềm hạnh
phúc đơn giản, được sống dưới một mái gia đình ấm cúng có
mẹ, có cha, có các em tôi. Hai ông anh lớn thì đi học, đi làm
xa. Ở nhà còn một lũ năm em đang đi học, tiểu học có,
sắp bắt đầu vào trường trung học cũng có…

Rồi tôi vào Sài Gòn, học tiếp bậc trung học. Sau mấy
năm đi học xa, duyên đưa đẩy, tôi thi vào Viện Hán
Học Huế. Kỳ thi được tổ chức tại Sài Gòn; mục đích tuyển

Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT 33

những học sinh trong Nam ra Huế, trong đó có tôi. Rõ ràng,
đây quả là một cuộc hành trình không định trước. Nhưng lại
có hướng đi hẳn hoi. Các sinh viên ra trường đều có cơ hội
để làm tùy viên ở tòa Đại Sứ Hồng Kông. Định mệnh an bài
như thế. Nhưng vì biến cố thời cuộc, Viện phải đóng cửa,
khi tôi còn học năm thứ tư. Còn một năm nữa thì ra trưòng.
Tôi cũng không tiếc lắm. Vì còn có những chọn lựa
khác. Tiếp tục học nữa, tôi ghi danh vào Đại Học Sư Phạm
Huế. Và cả Văn Khoa nữa, cho... đủ bộ. Thời gian này, Nha
Trang còn hơi xa lạ đối với tôi. Thường, tôi chỉ đi đi về về,
mỗi dịp Tết hay hè. Chưa ở hẳn Nha Trang. Mãi cho đến khi
tốt nghiệp, mới là lúc tôi chính thức… thường trú tại đây.

Tôi dần dần càng cảm thấy quý Nha Trang hơn. Kỷ niệm
của tôi không nhiều như những người sinh ra và lớn lên tại
Nha Trang. Nhưng mười mấy năm sống tại đây đã là thời
gian lâu nhất cho gia đình tôi và cho chính tôi. Nếu kể từ lúc
sinh ra, chưa kịp lớn đã phải chạy tản cư, rồi hồi cư, rồi di
cư… Biết bao nhiêu chữ "cư" mà không nơi nào chúng tôi
định cư được quá 5 năm, như Đà Lạt! Trải qua một giai đoạn
"lịch sử" dài với bao nhiêu biến cố như thế, chỉ có Nha Trang
là chúng tôi sống lâu nhất, những ngày còn ở Việt Nam. Và
những kỷ niệm dù ngắn, dù dài, cũng đều là... kỷ niệm. Và
đều quý cả.

Dạo ấy, mỗi khi đi học xa về, vừa đến cổng nhà, tôi đã
thấy đàn em chạy ra đón chị. Từ hình ảnh này, tôi chợt nhớ
đến mấy câu hát thật dễ thương dạo đó:

Lớp lớp đàn em,
Hớn hở theo sau.
(Các Anh Đi - Văn Phụng)

và cảm thấy mình như một “nhân vật” quan trọng lắm. Khác
một điều, tôi không phải là các anh, cũng không có cảnh mẹ
già bịn rịn áo nâu như trong bài hát “Các Anh Đi”. Còn tôi
lại là… “người chị" từ xa về! Rõ ràng không có gì liên quan

34 Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT

cả. Nhưng cứ nhìn thấy các em tôi vui mừng chạy ra cổng
đón và xách đồ đạc vào, mở quà ra... cũng đủ thấy vui.

Nói đến Nha Trang mà không nhắc đến trường Nữ
Trung Học thì quả là thiếu sót. Nhiệm sở đầu tiên của tôi là
ở ngôi trường này. Kỷ niệm dạy học đầu tiên của tôi cũng
chính là ở nơi đây. Tình thầy trò, tình đồng nghiệp đâu phải
là… không có gì. Nói đến trường Nữ Trung Học thì không
thể không nhắc đến trường Võ Tánh, ngôi trường nam lớn
nhất tỉnh và là ngôi trường kỳ cựu nhất tại thành phố miền
duyên hải này. Là trường nam, nhưng lại được coi là “trường
mẹ” của trường Nữ Trung Học Nha Trang. Nghe như nghịch
lý, nhưng lại có lý do chính đáng.

Vào thời kỳ ấy, do nhu cầu học vấn của các nữ sinh bắt
đầu cao, mà trường Võ Tánh đã quá đông học sinh. nên việc
thành lập trường Nữ Trung Học Nha Trang lúc ấy được coi
là cần thiết. Về điểm này thì bà Hiệu Trưởng là người rõ hơn
ai hết. Ngôi trường Võ Tánh, nơi xuất thân của những nam
học sinh ưu tú. Khi ra trường, nhiều người không những
chỉ được đào tạo xuất sắc để trở thành những quân nhân
thuộc ba binh chủng Hải-Lục-Không quân; mà còn là nơi
xuất hiện những văn thi sĩ có tiếng mà ai nấy đều biết.

Mối thân tình giữa Võ Tánh và Nữ Trung Học Nha
Trang thì vô cùng tha thiết. Điều này không phải chỉ có trong
quá khứ, mà còn tiếp diễn đến ngày nay. Và điều này thực ra
cũng không xa lạ đối với các trường khác tại Việt Nam. Ra
đến hải ngoại thì cái “duyên đồng môn” giữa hai trường lại
càng thêm gắn bó. Cho đến tận bây giờ. Vượt cả không gian
và thời gian. Kể cả quãng thời gian gay go nhất.

Hình như gia đình tôi cũng có “duyên” với hai trường,
theo kiểu khác. Ba tôi từ Đà Lạt đổi về, dạy tại trường Nữ
Trung Học vào những năm đầu tiên. Lúc ấy tôi còn đi học
xa. Sau này đến phiên tôi được bổ về dạy. Các em trai tôi, cả
4 người, đều theo học Võ Tánh. Trong gia đình có lẽ chỉ có
tôi nối nghiệp bố. Các anh em tôi toàn theo về ngành khoa

Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT 35

học. Chỉ có cô em gái học trường Nữ Trung Học Nha Trang,
sau đó vào Đại Học Cộng Đồng Duyên hải. Ra trường được
một năm, đi dạy học ở đèo Rù Rì, thì xảy ra vụ di tản. Thế là
hết. Riêng tôi, còn ở lại với nỗi nhớ tiếc những ngày tháng
cũ, trên quê hương đã “đổi mới”!

Nhớ làm sao, những năm trước 1975! Mỗi buổi sáng
thứ hai, toàn trường làm lễ chào cờ ngoài sân. Không khí
trang nghiêm. Học sinh im phăng phắc. Tôi đã quen với bầu
không khí ấy từ nhiều năm. Tại nhiều nơi tôi đã học. Đơn
giản chỉ là chuyện chào cờ. Nhưng nó cũng nói lên được điều
gì đó. Tuổi học trò hồn nhiên, vui tươi. Hồn nhiên, thì vẫn
hồn nhiên. Nhưng lúc cần trang nghiêm, ở những nơi cần
thiết, thì cũng nghiêm trang không kém. Và có lẽ đây chính
là điểm chung - một “common sense”- của tất cả các quốc
gia trên địa cầu này. Đủ thấy cái ý thức về lá cờ biểu tượng
- vốn chính danh - của một nước, là sâu xa như thế nào.

Cũng vì ý thức ấy mà, cũng tại sân trường này, có người

đã ứa nước mắt, khi phải hát một bài quốc ca khác, dưới một

lá cờ khác, trong một hoàn cảnh

bất như ý... thì buồn biết bao.

Nhưng “rồi đời người cũng

(phải) qua”. Và, điều quan trọng

là sự hiểu biết của người xử

dụng lá cờ. Không thể vì “yêu”

lá cờ mà lạm dụng quá mức. Có

người mang ra, dùng không

đúng lúc, treo không đúng chỗ

thích hợp. Thì chẳng khác nào

“đày đọa” lá cờ, và làm mất cả ý

nghĩa thiêng liêng đi. Thuở ấy,

sân trường Nữ Trung Học Nha

Trang còn toàn cát, với những Cắm trại, dịp

hàng dương lác đác xanh, nổi bật Lễ Trưng Vương tại Trường

trên nền cát trắng. Mỗi kỳ cắm trại toàn trường, các nữ sinh

thường dựng lều trên cát. Dịp lễ Trưng Vương bao giờ cũng

36 Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT

có những màn nấu ăn, triển lãm thật hào hứng. Các nữ
sinh được dịp trổ tài, thi đua. Tôi thấy nhớ thật nhiều, những
kỷ niệm nho nhỏ của quãng thời gian ấy... Nhớ con đường
Tô Hiến Thành mà tôi thường thong dong đến trường
dạy mỗi ngày. Sáng sáng, chiều chiều, cùng sánh bước với
chị bạn đồng nghiệp, cô Ngọc Hương, dạy Vạn Vật.
Cô là con bác Vỹ, cũng quen với ba mẹ tôi. Các cụ thân
nhau, vì hay đi chùa. Tôi nhớ nhiều những buổi lễ Khai
Trường đầu năm, hay lễ Phát Phần Thưởng cuối năm, hay
những buổi lễ đặc biệt trong năm. Mỗi lần như vậy, tôi
lại được giao cho nhiệm vụ đọc chương trình. Bên cạnh là
thầy Trần văn Châu và thầy Hồ Viết Đốc, hai MC chuyên
nghiệp. Những sinh hoạt trường, những dịp tiếp đón quan
khách, những buổi lễ lạc, hay những lúc tổ chức khóa thi Tú
Tài vào dịp đầu hè... Tất cả đều diễn ra tại ngôi trường mới,
trẻ trung này. Đây cũng là nơi tôi mang “sự vụ lệnh” đến
trình diện bà Hiệu Trưởng, khi mới được bổ về dạy.

Mỗi lần Hội Đồng Giáo Sư nhóm họp, cũng đều tổ chức
tại đây, vào những hôm trời mưa, cũng như những ngày nắng
ráo. Cũng là nhờ có phòng ốc đầy đủ, khang trang. Hỏi ai là
người quên cho được? Ngay đến cả hình ảnh khu trường cũ,
nơi có mấy lớp đệ nhị mà tôi thường đến dạy những buổi
chiều, cũng là những gì khó quên. Khu “Trường Nữ Cũ”
này nằm khiêm nhượng trên con đường Lê văn Duyệt. Tuy
không rộng rãi như trường mới, nhưng cũng có một vẻ ấm
cúng riêng. Mà chỉ có thầy cô say sưa dạy và trò hăng hái
học, mới có được thứ tình ấm áp ấy. Khi nắng, khi mưa, ngôi
trường âm thầm chịu đựng.

Trời mưa, sân trường còn đọng nước chung quanh. Mỗi
lần vào cổng, hay lúc tan trường, cả cô lẫn trò, lại phải một
tay xách cặp, một tay vừa vén áo dài, vừa túm ống quần,
bước vội trên một khúc đường ngắn đủ bước vài bước vào
đến hàng hiên lớp. Khúc đường ngắn nho nhỏ có lát gạch
này, chỉ cao hơn sân trường một chút. Nhưng cũng đủ làm
đỡ ướt ống quần nữ sinh! Hành lang nằm ngay cạnh các lớp

Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT 37

học, nhìn ra sân. Các lớp đều có cửa ra vào và cửa sổ.
Khiến ở ngoài đường có thể nhìn thấy lớp. (Không hiểu lúc
ấy có em nào nhìn qua cửa sổ mơ mộng không? Hình như
không thì phải.)

Gần cuối giờ, còn độ năm mười phút, tôi thường cho các
học sinh đố vui văn chương. Có khi hát, để thay đổi không
khí. Buổi chiều, nắng đã nhạt bên ngoài cửa sổ. Nhưng
không vì “nhạt nắng” mà lớp học cảm thấy buồn tẻ. Vẫn gần
gũi, thân thiện. Hình ảnh lớp học ngày ấy, bây giờ nhớ lại,
dường như đang hiện ra trước mắt tôi. Tưởng như mới hôm
nào. Mấy chục năm gói gọn lại, chẳng là bao!

Ngôi trường nho nhỏ ban đầu, đã là nơi chứa đầy kỷ
niệm của một thời. Thời của những nữ sinh áo trắng năm
xưa. Cũng là nơi xuất thân của nhiều tài năng gồm đủ mọi
mặt. Văn sĩ có, thi sĩ có, nhạc sĩ có. Tình học đường quả có
khác! Không câu nệ nắng, mưa, khô, ướt... dù đã có khu
trường mới rộng rãi, là nơi quy tụ những sinh hoạt văn nghệ,
cắm trại, tiếp tân. Rõ ra là một trường nữ trung học lớn nhất
thành phố. Mái trường cũ ấm cúng này đã từng là nơi “sản
xuất” ra những nữ sinh, đàn chị kỳ cựu trước đó. Để lớp đàn
em có quyền tự hào. Để các giáo sư cảm thấy vui mừng nhìn
hoạt động trường ngày càng khởi sắc.

Khi trường được thành lập, tôi còn ở mãi… đâu đâu.
Cũng đến gần chục năm sau, tôi mới đến dạy. Lúc ấy, trường
đã ổn định, với hai khu vực cũ và mới. Lúc đầu, tôi chỉ biết
ngôi trường mới. Sau này, mấy lớp tôi dạy là những lớp đệ
nhị cấp, học tại trường cũ. Mới đi dạy, tôi được giao cho vài
lớp Đệ Tứ (tức là lớp chín sau này) và ba lớp Đệ Nhị A và B
(lớp 11), do anh bạn đồng nghiệp, giáo sư Ngô văn Lại phụ
trách. Thầy Lại phải động viên vào quân đội, để lại cho
tôi mấy lớp của Thầy. Đồng thời, cũng nhờ tôi dạy thay ở
lớp 9 của trường Khải Minh; là một trường trung học Tàu.
Học sinh gồm cả nam lẫn nữ, khá ngoan và có kỷ luật, chẳng
kém gì trường Việt. Cũng mặc đồng phục. Nữ sinh mặc áo

38 Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT

chemise trắng, váy xanh. Nam sinh, chemise trắng, quần
xanh dương.

Cũng không thể không nhớ những buổi trường tổ chức
cắm trại, nhân dịp lễ Trưng Vương. Vào dịp này, các nữ sinh
lạì có cơ hội tham gia những cuộc thi văn nghệ, thể thao,
nấu ăn... tranh tài. Đặc biệt có màn trình diễn Hai Bà Trưng.
Nữ sinh cưỡi voi, mặc áo Trưng Trắc, Trưng Nhị. Nhắc đến
đây, lại bùi ngùi nhớ đến Trần Ngọc Bích Lan, cô học trò
khả ái, từng đóng vai Trưng Trắc một dạo. Sau này đã đi thật
xa… Không bao giờ còn được gặp nữa! Kỷ niệm về trường
thì nhiều vô kể, hẳn không ai nhớ rõ bằng các nữ sinh.

Tôi vẫn còn nhớ ngày đầu tiên đến trường trình diện, là
vào một buổi trưa mùa hè. Nắng sáng ngời, và lòng tôi cũng
tươi sáng như ngập đầy ánh nắng. Mang tâm trạng phơi phới
của một cô giáo mới tốt nghiệp, cảm thấy tương lai hứa hẹn,
tôi thấy vui vui, quên cả nhút nhát. Gặp bà Hiệu Trưởng, tôi
trình sự vụ lệnh và được nhận ngay. Dạo ấy, sau kỳ thi tốt
nghiệp ở trường Đại Học Sư Phạm Huế, tôi là nữ sinh
viên được chọn đầu tiên trong danh sách những nữ sinh viên
tốt nghiệp. Đối với nam sinh viên, người đậu đầu cũng được
chọn nhiệm sở trước tiên. Rồi đến phiên người kế tiếp.
Không hiểu sao hồi ấy lại sắp xếp như thế.

Mặc dù không bắt buộc nam giáo sư phải dạy trường
nam, nữ giáo sư phải dạy trường nữ. Nhưng, do sự sắp đặt
của Ban Giám Đốc trường Đại Học Sư Phạm, chúng tôi
cứ tự nhiên theo tiến trình như vậy. Dù chẳng ai "kỳ thị nam
-nữ" gì cả, nhưng hình như hồi ấy, hễ là nữ sinh viên, thì khi
ra trường chỉ mong chọn nhiệm sở ở trường nữ. Có lẽ trong
thâm tâm, ngầm sợ rằng dạy trường nam e rằng học trò con
trai dễ... bắt nạt cô giáo chăng. Thực ra, theo kinh nghiệm
của tôi, đã có lần dạy học tại một trường trong Nam, trường
Ngô Quyền Biên Hòa gồm cả nam lẫn nữ sinh. Mà có
sao đâu? Các nam sinh cũng rất lễ độ, đàng hoàng. Đôi khi

Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT 39

lại có thêm niềm vui là hai "phe" nam-nữ càng ganh đua học
tập. Có khi “phe” này còn sợ “phe” kia cười nếu học dở nữa.

Đối với người Canada, khi nghe nói trường hợp nam nữ
học riêng, người ta hơi ngạc nhiên. Có lẽ văn hóa khác biệt,
nên người ta thắc mắc. Ở Việt Nam, đó là chuyện thường. Vì
trường toàn nữ, bao giờ cũng có cái hay riêng. Phụ huynh
yên tâm và các nữ sinh cũng lấy làm hãnh diện. Có lẽ thời
trước, nam nữ còn… thụ thụ bất thân chăng? Sau này, thế
giới tiến bộ về nhiều phương diện, việc học chung nam nữ
không phải là vấn đề phiền toái. Thậm chí lại là điều hay để
học sinh đôi bên thi nhau cố gắng học hành. Chính tôi cũng
từng là học sinh trường Trung Học Trần Hưng Đạo ở Đà Lạt,
khi trường còn gồm cả nam lẫn nữ. Sau đó được chuyển sang
Bùi thị Xuân, toàn nữ cả. Tôi vẫn cảm thấy vui thật vui. Và,
trước đó, cũng đã từng là học sinh của một trường (thuần)
nữ (Trưng Vương). Mới thấy rằng dù ở đâu, truờng nam hay
truờng nữ, mình vẫn chỉ là... mình.

Thi Cử Ngày Ấy

Đi coi thi-chấm thi cũng là thời kỳ đẹp và đáng nhớ. Cứ
sau mỗi kỳ thi, tôi lại có thêm bạn mới ở khắp bốn “vùng
chiến thuật”. Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ... Có người
giờ còn liên lạc. Có người bị thất lạc tin từ dạo ấy. Thêm bạn
mới, cảm giác mới và “mạng lưới” đồng nghiệp của tôi ngày
càng mở rộng thêm. Có những kỷ niệm vui vui. Mỗi lần nhớ
đến chỉ biết… cười!

Dạo ấy, mỗi lần đi gác thi, vào trường thi, tôi thường bị
nhiều người hiểu lầm là… thí sinh đi thi! (Dám cả gan đi vào
khu vực hội đồng gác thi!) May mà không… bị đuổi. Chỉ
thấy các vị ấy hỏi nhẹ, xem tôi - cô thí sinh tóc ngắn - có cần
gì không? Tôi cũng chỉ đáp nhẹ rằng, tôi chỉ… vào gác thi
thôi. Mỗi lần đi gác thi là một lần tôi thông cảm với tâm trạng
lo âu hồi hộp của các thí sinh. Tôi không nỡ tỏ ra nghiêm
khắc, vì không muốn người đi thi lo âu, căng thẳng quá, khi

40 Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT

làm bài. Học hành đã vất vả rồi. Đến trường thi mà khiếp sợ
nữa, tội nghiệp.

Có thể nói quãng đời đi dạy học, đi chấm thi thật là vui.
Được ưu đãi tử tế, lại được gặp thêm bạn mới, khắp nơi.
Cuộc sống thêm phần ý nghĩa... Tôi chẳng có tấm hình nào
làm kỷ niệm, trong dịp đi gác thi. Chỉ có một tấm duy nhất
chụp lúc tôi vừa tới đến hãng Hàng Không Viêt Nam, ở Nha
Trang, sau khi chấm thi về. Dù sao, tấm hình cũng là một sự
gợi nhớ về một thời đã qua. Bây giờ không còn nữa. Tất cả
chỉ còn là kỷ niệm...khó quên.

Những kỷ niệm nho nhỏ như thế, nhưng cũng đủ thấy
ấm áp và vui, mỗi khi nhớ về. Rồi biến cố xảy ra. Rồi vội vã
thu xếp theo gia đình vào Sài Gòn, tôi bùi ngùi tạm biệt Nha
Trang. Tiếp tục sống những năm kế tiếp. Vui ít, buồn nhiều.
Khắc khoải chờ mong…

Giã Từ Sài Gòn

Năm ấy, khi nhận được

giấy bảo lãnh của ba tôi gửi

về, tôi vội vàng, ba chân bốn

cẳng, chạy đi lo giấy tờ.

Làm thật nhanh trước khi

“họ” đổi ý, hoặc làm khó

dễ. Cũng may, mọi chuyện

đều thông suốt. Tôi may là

nhờ gặp những người tử tế,

từ những chú công an

phường cho đến những

nhân viên lo giấy tờ...

Không ai làm khó dễ tôi như Đi Chấm Thi về - Tại Hãng Hàng

ngưòi ta thường gặp. Đôi khi Không Nha Trang

trong cát sỏi, vẫn có trạch vàng.

Thời kỳ đen tối đã qua. Tôi như người vừa ra khỏi cơn
ác mộng. Để cuối cùng tôi đã thực sự “ra đi khi trời vừa

Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT 41

sáng” (*). Cũng là một lối thoát... nhẹ nhàng, hợp pháp và
không nguy hiểm. Âu cũng là điều may mắn. Thánh nhân,
một lần nữa, đãi kẻ… khù khờ! Tôi đi định cư ở xứ người
bằng con đường đoàn tụ gia đình. Là cư dân của xứ lá phong,
xin nhận nơi đây làm quê hương thứ... mấy, sau Sài Gòn, Đà
Lạt, Nha Trang!

Nha Trang: Về Thăm Lại

Bao năm lưu lạc xứ người,
Giờ đây ngẫm lại, thấy đời… phù du

Nếu thực sự chuyện đổi đời năm 1975 đến thật bất ngờ
thì cơ hội trở lại cũng bất ngờ không kém. Những tưởng đi
là... đi luôn, không mong gì trở lại. Ấy thế mà... giờ đây,
người ta đã trở về được. Kể cũng là một điều may, không
ngờ lại có ngày. Mỗi cuộc trở về đều mang một ý nghĩa riêng
của nó. Nếu người đi có ý thức về việc mình chọn lựa, thì
khi trở về cũng có ý nghĩa riêng, tùy hoàn cảnh mỗi
người. Đó có thể là một dự tính có ý thức hẳn hoi, dù chỉ là
về thăm ít ngày. Và tôi đã trở lại, sau bao lần lưỡng lự. Thăm
quê hương. Thăm bà con ruột thịt. Thăm bạn bè ngày xưa.
Thăm học trò cũ... Càng gặp gỡ lại càng thêm đậm đà. Một
lần không đủ, có lẽ tại “tình thầy-trò” vẫn chân thành,
không… tính toán. Lần về thăm này chỉ “thiếu” một điều là,
tôi không có dịp để… cô đơn. Không có dịp cảm thấy mình
buồn bã, với tâm trạng:

“Về đây nhìn mây nước bơ vơ,
“Về đây nhìn cây lá xác xơ…” (**)

Nên không đến nỗi phải “lạnh lùng ngắm trời mây” như
nhạc sĩ Châu Kỳ, khi trở về thăm quê năm xưa. Vì các học
sinh cũ của tôi có để tôi cô đơn phút nào đâu? Về thăm quê
hương lần ấy, tôi nghĩ cũng là một sự đền bù, và là một đoạn
kết có hậu cho một giai đoạn bất như ý năm nào. Nếu không
có dịp trùng phùng nữa, thì cũng tạm coi là một niềm an ủi,
trước cơn bế tắc - tạm thời - vì đại dịch.

42 Đặc San 60 Năm (1960-2020) NTH/HT-NT


Click to View FlipBook Version