The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.

Đội đập đá trại 6 Nghệ Tĩnh - Tác giả Louis Lê Tuấn

Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by lanthicung, 2022-03-09 19:32:02

Đội đập đá trại 6 Nghệ Tĩnh- Louis Lê Tuấn

Đội đập đá trại 6 Nghệ Tĩnh - Tác giả Louis Lê Tuấn

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Đội Đập Đá Trại 6 Nghệ Tĩnh
Tác giả: Louis Tuấn Lê

Trình bày và Layout: Lê Tuấn
Tác giả giữ bản quyền

Số Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ
LCCN 2020916918
Xuất bản USA 2020

0

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Lời Tựa

Đội Đập Đá Trại Tù Số 6, Tỉnh Nghệ Tĩnh. Là một hồi kỳ
viết về những giai đoạn mà người chiến sĩ QLVNCH đã trải qua
những tháng năm tù tội, bị lưu đày ngay trên quê hương Việt Nam.

Đây là hồi ký viết lại theo trí nhớ, những nhân vật trong câu
chuyện đều là thật, những tình huống xảy ra trong câu chuyện đều là
thật, những địa danh nơi chốn cũng đều là sự thật, có thể thiếu sót
vì trí nhớ đã bị phai mờ theo thời gian.

Tôi đã cố gắng liên lạc với một số anh em bạn tù để hỏi
thăm, mỗi người, mỗi nhân chứng nhớ một ít, rồi gom lại thành câu
chuyện. Nếu có thiếu sót, chỉ vì người viết không nhớ hết, do đó có
những chi tiết về thời gian, nơi chốn, không đúng lắm, mong quý
đọc giả bỏ qua cho.

Câu chuyện Đội Đập Đá. Là tiếng nấc nghẹn, là tiếng thở dài
nói lên tâm trạng của người tù binh chiến tranh, đã không bị khuất
phục trước sự thiếu thốn, đói rét cùng cực trong những năm tháng bị
giam cầm, bị khủng bố tinh thần và đầy đọa thân xác. Mà ngược lại
chính sự bạo tàn này, càng làm sáng tỏ những hào khí của người tù
binh chiến tranh, không bao giờ khuất phục trước bạo tàn cộng sản.

Louis Tuấn Lê

1

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Đội Đập Đá.

Trại Tù Số 6. Nghệ Tĩnh

Đầu năm 1977 sau cái Tết tại trại An Dưỡng, anh em tù
thường đồn thổi những tin tức, đại loại như tin sắp được thả một
số tù, hay tình hình thời sự ngoài đời, vui thì ít mà buồn thì
nhiều, trong các loại tin này có một tin rất quan trọng đó là, sắp
có một đợt chuyển trại ra miền bắc, nguồn tin này mỗi lúc một
đồn thổi nhiều hơn, và anh em tù cũng tin chắc, sẽ chuyển trại
một số thành phần như (An Ninh, Tình Báo) hay (Chiến Tranh
Chính Trị, Tâm Lý Chiến) tóm lại là những thành phần VC liệt
vào loại “ác ôn”, sẽ bị lưu đầy biệt xứ, không hiểu sao tôi vẫn có
một linh cảm, và ngay trong giấc mơ, tôi đã nhìn thấy chính tôi
bị đi lưu đầy.

2

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Mùa hè năm 1977 toàn trại được lệnh tập trung tại hội
trường, một số đơn vị bộ đội từ nơi khác đến rất đông, và một
đoàn xe Molotova bít bùng đậu dọc theo đường. Toán bộ anh
em tù tập trung trong sân trại. Một số đông bộ đội cầm súng AK
47 canh gác. Cán bộ trại cầm một danh sách dài, bắt đầu đọc
tên:

- Các anh nào có tên tập trung về phía bên trái, tay thượng
uý bộ đội, với chất giọng miền bắc, đọc lớn từng tên người tù,
và trong danh sách đó có tên tôi.

Tay thượng uý nhấn mạnh thêm, các anh vừa đọc tên, sẽ
được cán bộ hướng dẫn về láng trại, đem hết tư trang rồi tập
trung tại nơi đây.

Anh em chúng tôi trở về láng của mình, thâu gom tất cả
tư trang, dĩ nhiên cái lon Guigoz là hành trang cần thiết nhất,
của người tù cải tạo, trong lần di chuyển này anh em tù còn
mang theo một số vật dụng tự làm ra, như cà men, ca cóng lỉnh
kỉnh, và một số áo gió, làm từ bao cát, hành trang trờ nên cồng
kềnh hơn một chút.

Buổi chiều hôm ấy, anh em tù được nghe cán ngố nói
khoác lác, về thiên đường xã hội chủ nghĩa. Các anh sẽ được
nhìn thấy xã hội ưu việt, không bao giờ trộm cắp, người dân ban
đêm không cần đóng cửa, mọi thứ để ngoài đường không bị mất,
họ nói luyên thuyên nói về những điều không tưởng, nói về một
thiên đường mù, họ nói về những gì mà bác và đảng đã lừa dối
họ, đã bịt mắt họ để trở nên những con vật trung tín.

Tay bộ đội cấp bậc Thượng Tá, răng hô, đen nhớp nhúa,
má hóp (vì kéo thuốc lào liên tục), trên đầu đội nón cối, lắc qua
lắc lại, nói luyên thuyên, thụt cả lưỡi, cuối cùng hắn tuyên bố:

- Các anh sẽ đến một nơi (khỉ ho cò gáy) và sống ở đấy

3

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

cho đến khi xây dựng thành một ngôi làng với tường vàng ngói
đỏ. Điều này hàm ý chúng tôi đã bị lưu đày biệt xứ.

Anh em tù không biết rõ là VC sẽ đưa mình đi về đâu, tất
cả chỉ đoán mò theo sự suy đoán. Chúng tôi tập trung tại đây
cho đến khoảng 7 giờ tối, từng toán nhỏ lần lượt lên xe bít bùng,
Việt Cộng luôn luôn di chuyển vào ban đêm, họ làm việc như
loài ma cà rồng, xuất hiện vào ban đêm, vì sợ ánh mặt trời, sợ
cái nhìn của dư luận nước ngoài.

Chuyến xe bắt đầu chuyển bánh chạy ra khỏi trại, trên
đường phố Biên Hoà, những ánh đèn đường leo loét, lập loè
sáng qua kẽ hở của tấm bạt, đang phập phồng theo sức gió, tôi
nhìn qua kẽ hở, thấy những ngọn đèn dầu thắp sáng, trong
những căn nhà bên vệ đường, thành phố đang ngủ yên trong giấc
ngủ ma quái, đầy mộng mị về một tương lai đen tối đang chờ
đón.

Chắc hẳn trong những căn nhà tăm tối đó, cũng sẽ có
những tâm hồn với giấc mơ thật đẹp về một vùng đất tư do, bên
phương trời xa lạ nào đó, vì đa số người dân đang tính toán một
con đường vượt biên trong thời điểm này.

Đoàn xe chạy vào khu bến cảng dừng lại, tấm bạt che bít
bùng được mở ra, anh em tù bước xuống, chúng tôi nhận ra đây
là Tân Cảng, nơi đây vẫn còn lại những container, còn in những
hàng chữ thật lớn (Every Green) hay hàng chữ USA.

Nhìn thấy hình ảnh này, như gợi nhớ lại thời gian trước
1975, làm trái tim người tù thắt đau, và một nỗi buồn vong quốc
chợt đến, chúng tôi đang bị lưu đày trên chính quê hương của
mình.

Tất cả tù nhân xuống xe, đứng xếp hàng thành từng nhóm
nhỏ, dưới ánh đèn đêm yếu ớt trên bến tầu, đủ soi sáng hình

4

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

dáng một con tàu, đang cặp sát bến, trong bóng tối tôi không
biết con tàu này tên gì, có nhiều anh cho biết đây là con tàu
Sông Hương, nếu con tầu này mang tên Vũng Tầu, thì chính là
con tàu Việt Nam Thương Tín.

Con tấu Việt Nam Thương Tín, một con tàu định mệnh,
từ đảo (Guam) vùng đất tự do, mà nó vừa dừng lại, được Hải
Quân Mỹ, trùng tu sửa chữa, để chuyên chở những người Việt
Nam tị nạn, đã đặt chân trên vùng đất tự do, nhưng chưa thấu
hiểu hết về cộng sản, nghe theo lời dụ dỗ, tuyên truyền của cộng
sản, đòi quay trở về quê hương.

Chính phủ Mỹ cho họ tự quyết định, và chuyển số người
này về đảo Guam. Ngày 16 tháng 10 năm 1975. Tàu Việt Nam
Thương Tín, rời khỏi đảo Guam để trở về Việt nam với 1,546
người tự nguyện hồi hương, trong số những người này có nhạc
sĩ Trường Sa và Chỉ huy con tầu là Trung Tá Trần Đình Trụ.
Sau này tôi có gặp hai người này tại trại 3 Tân Kỳ, khi tôi bị
chuyển từ trại 6 đến Trại 3 Tân Kỳ.Nghệ Tĩnh

Ngày 27 tháng 10, 1975 con tàu cặp bến Vũng Tầu nhưng
bị ngăn cấm, phải chạy ra Nha Trang, tất cả số người trên tàu bị
bắt giam tại trai tù Đồng Tre tỉnh Phú Khánh.

Những người xin trở lại quê hương trên con tàu VN
Thương Tín, để mãi mãi phải hối tiếc. tất cả đã vào trại giam để
thanh lọc, riêng những cấp sĩ quan hay chính quyền đều bị tù
đầy lâu dài. Có những người đã phải bỏ thây nơi trại tập trung,
và những người bị tù đầy trên 10 năm. Ngày hôm nay con tàu
định mệnh lại trở thành một chứng nhân, chuyên chở những tù
binh chiến tranh, những Quân Dân Cán Chính của VNCH, đi
lưu đày ngay trên quê hương Việt Nam.

5

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Trong bóng tối mập mờ tại khu vực bến cảng, tôi nhìn
thấy dường như là một đoàn tàu chứ không phải một con tàu,
sau này tôi mới biết, ngày hôm đó, có một đoàn tàu bao gồm 5
chiếc tàu, và một con tàu hộ tống (không chở tù nhân). Mỗi con
tàu có hai khoang chứa hàng, nằm phía trước và sau, mỗi kho-
ang chứa khoảng 425 người tù cải tạo

Tất cả xuống xe rồi sếp hàng lần lượt theo từng nhóm
nhỏ, đi xuống tàu, lối đi xuống tàu là một tấm ván bắc ngang
qua, bề ngang miếng ván khá nhỏ, miếng váng cứ nhún lên,
nhún xuống, theo sức nặng bước chân đi, do đó cũng hơi khó đi,
vì người tù còn mang theo balo túi xách lỉnh kỉnh, tội nhất là các
vị lớn tuổi rất khó bước.

Tôi nghe đồn những chuyến đi trước đã có một sĩ quan
cấp tá lớn tuổi, ông ngã xuống nước và mất mạng, dưới dòng
sông này.

Những tù nhân làn lượt bước xuống hầm tàu, co hai
người đi rất chậm vì quá yếu. người thứ nhất là Hà Minh Hùng,
bị vết thương “thủng bụng” do bị bắn khi vượt ngục, vết thương
còn rỉ máu, chưa kịp lành.

Hà Minh Hùng, tôi đã có dịp viết về anh trong câu
chuyện “Người tù cải tạo và cái lon guigoz”. Người thứ hai là
Hứa Sâm, bị cùm chân, vì anh chống đối tới cùng, nhất định
không chịu đi lao động, dù cho có bị bỏ đói, khi xuống tới hầm.
Hứa Sâm mới được tháo cái cùm ra khỏi chân của anh.

Anh em tù bước lên tàu, cứ tưởng rằng sẽ được cho ngồi
trên bong tàu hứng gió mát, nào ngờ tất cả bị nhốt dưới một cái
hầm thật sâu (loại hầm để chứa hàng), không gian duy nhất để
nhìn trời, và cũng để lấy thêm dưỡng khí, đó là cửa hầm, một
khoảng trống nhỏ của nắp hầm.

6

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Anh em tù chúng tôi, bị nhốt như những con khỉ đột
trong sở thú, nước uống và thức ăn được dòng dây xuống, cứt
đái được cho vào thùng rồi kéo ngược lên, cứ thế diễn tiến trong
hai ngày ba đêm, anh em chúng tôi ở dưới hầm, với sức nóng
của mùa hè, và sức nóng của hàng trăm con người, một bầu
không khí rất ngột ngạt, và nóng bức như trong một cái lò
nướng bánh mì, thật là khủng khiếp, cũng may VC chưa đủ ác,
đóng nắp hầm lại, nếu nắp hầm đóng lại chúng tôi sẽ chết ngạt,
như trong các lò thiêu của Đức Quốc Xã, đã giết hại người Do
Thái. Con tàu định mệnh đã đưa anh em tù lưu đày biệt xứ trên
vùng Việt Bắc Hoàng Liên Sơn,

Người bạn cùng trường Thiếu Sinh Quân với tôi, là Thiếu
Úy Lâm Ngọc Chiêu, cựu Liên Toán Trưởng, Nha Kỹ Thuật

- Chiêu nói với tôi.
- Buồn quá Tuấn ơi! Hôm nay cũng chính là ngày giỗ của
em trai tôi. Ngày 23 tháng 5 năm 1977. Một sự trùng hợp lạ
lùng, do đó chúng tôi nhớ rất chính xác về cái ngày lịch sử, ngày
anh em chúng tôi, bị lưu đầy ra miền bắc xã hội chủ nghĩa.

Bước xuống hầm tàu, tôi quan sát một vòng căn hầm chở
hàng, không rộng lắm, nhưng họ đã lùa 425 người tù cải tạo
xuống dưới cái hầm, nóng như lò bánh mì, vì hầm tàu nằm bên
cạnh khoang máy tầu, thật là khủng khiếp, không thể diễn tả
được.

Sát cạnh vách hầm ở phía giữa, có một cầu tiêu, làm
bằng nan gỗ bọc chiếu cói, bàn cầu là một cái bàn, có khoét lỗ
tròn trên mặt bàn, và một cái xô đặt phía dưới. Chúng tôi phải
trải chiếu trên sàn hầm bằng sắt, để nằm, tuy nhiên vì hầm tàu
quá nhỏ so với con số quá đông người, nên mỗi người chỉ vừa
một chỗ để ngồi dựa trên đồ đạc. Tôi tìm được một góc hầm, có

7

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

hai đầu móc sắt nhô ra, đủ căng một cái võng có thể ngồi và dựa
lưng trên võng, tránh được sự nhớp nháp ướt át dơ bẩn, do nước
thải từ thùng chứa phân, và nước tiểu chảy ra lênh láng trên sàn.

Trên bốn trăm người mà chỉ có một cái xô nhỏ, không thể
nào đủ để đựng những thứ tiêu hoá. Thức ăn và nước uống được
thòng xuống, từ trên sàn tàu bằng một sợi dây qua cái lỗ, cửa
ngõ duy nhất thoát khỏi căn hầm.

Tôi chợt nghĩ về những lò hơi ngạt của Đức Quốc Xã,
dùng để giết người Do Thái, trong thế chiến thứ 2. Nếu trong lúc
này nắp hầm bị đóng chặt, chúng tôi sẽ chết ngộp từ từ. Giống
như người Do Thái bị chết trong hầm hơi ngạt của Đức Quốc
Xã.

Họ cho chúng tôi ăn mì gói, thức ăn được thòng dây đưa
xuống hầm. Chúng tôi trông giống những con khỉ đột, bị nhốt
trong hầm sở thú, và được những người nuôi thú cho ăn từ trên
cao.

Con tàu chở tù, chạy dọc theo bờ biển Việt Nam. Những
luồn gió mát của biển khơi, thỉnh thoảng lùa xuống hầm, chúng
tôi cảm nhận được mùi của biển, mặc dù trong hầm vẫn nóng
như lò lửa, không khí vẫn dậm mùi hôi thối, chúng tôi nhìn theo
ánh mặt trời, khi mặt trời mọc lúc bình minh, và mặt trời lặn lúc
hoàng hôn, chiếu xuyên qua cửa hầm, để nhận định con tàu đang
đi về hướng bắc, không như tin đồn đi về Phú Quốc, nơi giam
cầm các cán binh Việt Cộng trước kia.

Ngày 25 tháng 5 năm 1977. Cuối cùng con tầu đã cặp bến
Quân Cảng Hải Dương. Một bến cảng quân đội nằm trên bờ
sông Thái Bình, từ cửa biển Đảo Cát Bà, nơi cửa ngõ này có 3
con sông nổi tiếng đó là Sông Cả, sông Bạch Đằng Giang và
sông Thái Bình. Con tàu đi vào con sông rất lớn đó là sông Thái

8

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Bình, chạy về bến cảng Hải Dương. Theo như một số anh em tù
cho biết đó là bến Bính, Hải Phòng. Nhưng bạn tôi là Lâm Ngọc
Chiêu, thì quả quyết đó là bến quân cảng Hải Dương. Tôi thấy
chi tiết này cũng có lý, vì cả hai bến đều có vị trí gần nhau, hơn
nữa từ bến cảng, chúng tôi đi bộ một đoạn thì ra ngay đường tàu
hỏa.

Chờ cho đến khi trời chạng vạng tối, họ cho chúng tôi leo
lên boong tàu, một làn gió mát của dòng sông thổi ùa về, chúng
tôi vươn vai, hít mạnh luồn không khí mát lạnh, từ dòng sông
thổi về, như tống khứ mùi hắc ám của hầm tàu.

Chúng tôi định thần nhìn về hướng bến cảng, lố nhố một
số đơn vị bộ đội, chen lẫn màu áo vàng công an, đang đứng dàn
chào, chờ đợi chúng tôi trên bến.

Mọi hoạt động chuyển tù đều diễn ra vào ban đêm, vì họ
không muốn công khai để người dân nhìn thấy. Chờ đến khi trời
tối hẳn, chúng tôi được lệnh xếp hàng một, lần lượt đi lên bờ,
mỗi người chúng tôi đều mang theo hành lý lỉnh kỉnh, ca cóng,
những túi đeo vai, hay xách tay, may từ bao cát, kể cả áo khoác
mà chúng tôi đang mặc, cũng làm từ bao cát, trông thật thảm
hại, chúng tôi đã trở thành những người chiến sĩ vô danh, hình
như âm vang của ca khúc (Chiến Sĩ Vô danh) đang vang vọng
trong tâm trí tôi.

Tôi đã đổi lời bài hát cho phù hợp với hoàn cảnh hiện
tại, vừa đi vừa lẩm nhẩm hát thật khẽ, vậy mà vài người bạn đi
cạnh tôi đã nghe.

Người bạn đi bên cạnh nói với tôi
Ê Tuấn, mày đổi lời bài Chiến sĩ vô danh, nghe cũng hay
lắm, rất hợp với tụi mình.

9

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

“Mờ trong bóng chiều
Đoàn tù binh thấp thoáng (Một đoàn quân thấp thoáng)
Trí cao hùng (Núi cây rừng)
Lắng tiếng nghe hình dáng
Của người anh hùng
Lạnh lùng trên bến đồn. (Lạnh lùng theo trống dồn)
Trên vai tù vương (Trên khu đồi nương)
Đi trong chiều buông (Im trong chiều buông)”

Chúng tôi lầm lũi bước đi giữa hai hàng bộ đội cầm súng
AK47. Có cả đoàn quân khuyển (chó becgie Đức) loài chó trung
thành này, gầm gừ chồm lên khi chúng tôi đi qua, vậy mà cũng
có anh bạn nói đùa:

- Tôi quay lại nhìn, nhận ra đó là Chương Dỏm, Anh
Chương luôn phà trò.

- Anh Chương nói khá to
- Lũ chó này, trông quen mặt quá mà cũng sủa om sòm
Câu nói đùa này cũng mang đầy ý nghĩa và mỉa mai, như người
lính bộ đội người Việt, “trông quen mặt người Việt”, đang hăm
he khẩu súng AK47 chĩa thẳng về phía chúng tôi, những tù binh
người Việt, tay không một tấc sắt.

Chúng tôi đi bộ đến nhà ga Hải Dương, tại nơi đây đã có
một đoàn tầu hỏa, đang nằm chờ sẵn. Những toa tàu bằng sắt
màu xám xịt, dưới ánh đèn vàng của sân ga, trông như một con
quái vật khổng lồ sẽ nuốt chửng chúng tôi vào trong bụng.

Chúng tôi bị phân ra thành từng toán nhỏ, khoảng 100
người một nhóm, đứng trước một toa tàu, sau khi cả đoàn tù,
được phân đều ra mỗi toa, cánh cửa sắt hé mở ra, hai người bộ

10

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

đội cầm AK47 chờ sẵn, chúng tôi lần lượt từng người bước lên
toa tàu, tay bộ đội ra lệnh cho chúng tôi.

- Hãy để hành lý ở giữa, các anh chia làm hai, mỗi bên 50
người.
Chúng tôi chia làm hai, ngồi chật cứng hai bên toa tàu,

hành lý của chúng tôi, đã trở thành một bức tường thấp, ngăn
đôi ranh giới giữa hai người lính gác. Như dòng sông Bến Hải
đã ngăn chia đôi bờ Tự Do và Cộng sản.

Toa tàu chúng tôi bước lên, là toa chở than, bụi than bám
đầy, chúng tôi ngồi dựa vào thành tàu, quần áo mặt mũi lấm
đen. Tuy nhiên vẫn còn đỡ hơn, những người bạn tù khác, bị
nhốt trong toa chở trâu bò, hôi thúi, vì cứt đái vẫn còn nhớp
nháp chưa chùi rửa sạch. Bị nhốt chật cứng trong một toa chở
hàng, không có cửa sổ, cánh cửa toa tầu duy nhất cung cấp
dưỡng khí, là của lên xuống do hai bộ đội cầm súng AK47 ngồi
canh gác, cánh cửa này mở hé ra, cho không khí lùa vào. Tôi
nghe kể lại trong những chuyến chở tù trước, đã có một vài
người tù lớn tuổi bị chết ngạt trong toa tàu.

Con tàu bắt đầu chuyển bánh, từ từ chạy ra khỏi nhà ga,
tốc độ tăng dần lên, chúng tôi nhìn qua kẽ hở, nhìn theo những
dấu hiệu chỉ đường, chúng tôi nhận ra, con tàu chạy về hướng
Hà Nội, thủ đô của quốc gia Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (tên
gọi của miền bắc VN vào thời gian chưa đổi tên), một thành phố
về đêm, leo lét ánh đèn vàng, màu sắc thật ảm đạm, im lìm đang
ngủ say trong giấc mơ thiên đường về chủ nghĩa xã hội.

Nếu đem so sánh giữa Hà Nội và Sài Gòn vào thời gian
1975, thi thật là một trời một vực, một bên là phồn hoa đô hội
(Hòn ngọc viễn đông), một bên ảm đạm thê lương, như cụ rùa
Hồ Gươm, rúc đầu xuống đáy hồ, ẩn mình trong lớp bùn đen, để

11

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

mơ về một thiên đường mù, một chủ nghĩa hoang tưởng. Chủ
Nghĩa Xã Hội.

Hèn gì khi quân bộ đội tiến vào giải phóng Sài Gòn, họ
đều ngơ ngác, như người rừng vào thành phố, và họ đã tận tình
vơ vét của cải vật chất, những thứ mà họ vẫn lên án “của bọn tư
bản giẫy chết”, để đem về khoe khoang chiến công hiển hách.

Họ thường xuyên tuyên truyền láo khoét. “Chủ nghĩa Tư
Bản đang giãy chết” đã bị chôn vùi, dưới sức mạnh của “Ba
dòng thác Cách Mạng” đang mạnh mẽ hơn lúc nào hết. Nhưng
không bao lâu sau, ba dòng thác cách mạng này đã tan theo mây
khói, khi Liên Xô “Soviet Union” cái nôi sinh ra chủ nghĩa cộng
sản đã tan rã. Cho đến hiện tại chỉ còn Trung Cộng, Cu Ba, Bắc
Hàn và Việt Nam, còn ôm ấp mộng tưởng về chủ nghĩa xã hội.
Tôi chợt nhớ đến câu nói đùa, nhưng rất có ý nghĩa:

- “Mọi con đường trên địa cầu, đều đông đúc. Chỉ duy nhất
con đường mang tên (Chủ nghĩa xã hội) thì vắng tanh.”

Có một điều vô cùng nghịch lý trong chiến tranh VN đó
là, khi quân cộng sản tiến quân đến đầu, thì người dân luôn bỏ
chạy theo quân đội VNCH. Sau khi cộng sản tiến chiếm toàn
lãnh thổ miền nam VN. Đáng lẽ mọi người dân phải hân hoan
đón mừng vì được giải phóng, nhưng không, họ đã âm thầm
lặng lẽ bỏ trốn, bằng một cuộc vượt biên, vĩ đại nhất trong lịch
sử Việt Nam.Toàn dân miền nam VN vẫn chạy về bên thua
cuộc, và một điều nghịch lý hơn nữa đó là, chính những người
thắng cuộc cũng bỏ chay về bên thua cuộc, họ di dân qua Mỹ
(đế quốc xâm lược, tư bản giẫy chết) họ di dân qua Canada qua
Úc, hay qua các nước Tư bản (giẫy chết), có nghĩa rằng bên
thắng cuộc đã từ bỏ thiên đường cộng sản.

12

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Sau này có dịp đọc (BênThắng Cuộc, của Huy Đức).
Nhiều người đã thận trọng nhìn lại lịch sử, họ đã giật mình, với
cảm giác chính Bên Thua Cuộc đã giải phóng Bên Thắng Cuộc.

Những hòn đá ném mạnh vào toa tàu, làm chúng tôi chợt
tỉnh, vì vừa chợp mắt sau cơn buồn ngủ, do hai ngày trong hầm
tầu, lênh đênh trên biển. Chúng tôi hé mắt nhìn qua khe hở.
Nhận thấy trên đường tàu, có một nhóm người đang cầm đá ném
vào toa chở anh em tù, chúng tôi còn nghe loáng thoáng những
câu chửi thề bậy bạ, chửi với theo.

- Địt mẹ mấy thằng ngụy quân
Những câu chửi rất mất dạy, đã làm nổi bật bản chất thô

tục của người dân xã hội chủ nghĩa, họ đã bị đầu độc bởi sự dối
trá, đầy lòng thù hận, tánh bản thiện của con người, đã bị đảng
xóa mất, thay vào đó là những dối trá và gian ác.

Tôi chợt nhớ đến sự phản kháng của những người cầm
bút, dẫn đến một vụ án gọi là Nhân Văn Giai Phẩm.

Nhà thơ Trần Dần, (một đảng viên, đã sớm từ bỏ đảng
cộng sản), Những bài thơ của ông đã viết và đăng trong Nhân
Văn Giai Phẩm.

“Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ.”

Hay trong bài thơ. Nhật định Thắng của ông cũng để lại những
vết chém, nhói đau trong tim những con người chân chính.

“Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc
Đất hôm nay tầm tã mưa phùn
Bỗng nhói ngang lưng, máu rỏ xuống bùn

13

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Lưng tôi có tên nào chém trộm ?
A ! Cái lưỡi dao cùn !
Không đứt được mà đau !
Chúng định chém tôi làm hai mảnh
Ôi cả nước ! Nếu mà lưng tê lạnh
Hãy nhìn xem: có phải vết dao ?
Không đứt được mà đau !
Lưng Tổ Quốc, ngày hôm nay rớm máu”

Con tầu dừng lại giữa đường ray, vì nơi đây không phải
nhà ga, mà chỉ là nơi dừng tạm của con tầu có nhiệm vụ chở tù.
Nơi đây chính là địa điểm của bến phà Ô Lâu, thuộc tỉnh Yên
Bái. (sau này tôi đã “search online”, họ đổi tên là bến phà Âu
Lâu)

Bến phà Ô Lâu là nơi ghi dấu một thời chiến tranh. Năm
1953 bến đã trở thành điểm trọng yếu, bến Ô Lâu còn là bến
quan trọng, là cửa ngõ vận chuyển từ Việt Bắc sang Tây Bắc. Ô
Lâu là bến đò mà người dân ven sông Hồng, buôn bán qua lại,
nối liền giữa hai vùng Việt Bắc và Tây Bắc, đã trở thành nhân
chứng của bao sự kiện lịch sử.

Hôm nay bến Ô Lâu lại chứng kiến thêm một sự kiện lịch
sử, là nơi chuyển tiếp vài chục ngàn tù binh Chế độ cũ VNCH.
Vượt qua sông Hồng để đi vào vùng Hoàng Liên Sơn, nơi có
những trại tù nằm sâu trong rừng núi đang chờ đợi. Để sau này
có hàng ngàn chiến sĩ VNCH đã bỏ xác nơi rừng núi Hoàng
Liên Sơn

Chúng tôi được lệnh xuống tàu, lần lượt từng nhóm đi
xuống con dốc khá sâu, lối đi xuống dốc, là con đường đất lồi
lõm, sình lầy, theo dấu vết của những bánh xe Molotova để lại.

14

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Hai bên con dốc là nhà dân, nằm trên con đê, do đó khá cao hơn
mặt đường, khi chúng tôi đến bên bờ sông nơi có bến phà, anh
em chúng tôi ngồi chờ đợi, từng chuyến phà đến.

Chúng tôi đứng dựa lưng vào vách đất của con đê, anh
bạn đứng cạnh tôi, chắc đang nhớ nhà, anh lấy trong túi tấm ảnh
gia đình của mình ra xem. Một đám trẻ con đứng phía trên con
đê, chúng đang nhốn nháo đứng xem, bỗng dưng tôi nghe thấy
tiếng nói của một bé gái nói thật to

- Ê tụi mày ơi! Chúng nó cũng có gia đình vợ con.
Tiếng nói vừa đứt, một nhóm đông trẻ con chạy ùa lại xem, anh
bạn đang xem hình, vội ngước lên nhìn, những ánh mắt ngạc
nhiên của đám trẻ, và anh nói.

- Thế các cháu nghĩ các chú đây là gì?
Cũng chính tiếng nói của bé gái vừa la lớn, cháu bé trả lời

- Chúng mày là lính ngụy, ăn gan uống máu người, làm gì
có gia đình.
Anh em chúng tôi nghe câu nói thốt lên từ miệng cháu

gái, mà nhói đau trong tim, tất cả đều lắc đầu. Thật ngao ngán
cho một chế độ, luôn vỗ ngực tự hào về chủ nghĩa xã hội, có văn
hóa, một chủ nghĩa đỉnh cao của xã hội loài người, là thiên
đường của nền văn minh tiến bộ nhất nhân loại.

Họ đã đầu độc cả tâm hồn ngây thơ, trong sáng của trẻ
thơ, đã dậy cho người dân chỉ biết hận thù, chỉ biết giết người.
Đúng là một xã hội của loài khỉ, mới tiến hóa lên làm người,
một xã hội cùng hung cực ác.

Không lạ gì, khi nền giáo dục, và văn hóa cộng sản đã ca
tụng một tay bồi bút, như nhà thơ Tố Hữu, một tay đồ tể giết
người không gớm tay, qua bài thơ “Giết, giết nữa” Bài thơ này
đã được đưa vào sách giáo khoa, dậy cho các học sinh tiểu học.

15

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”

Hay bài thơ vong ơn bội nghĩa, quên hết công Cha nghĩa Mẹ. Để
tôn thờ những tên sát nhân, giết người vĩ đại nhất thế giới. Tố
Hữu đã viết (Đời đời nhớ ông)

“Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
….
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười”

Nền giáo dục của cộng sản là như thế, họ đã dạy cho thế hệ trẻ,
quên hết công ơn cha, mẹ, quên hết truyền thống tốt đẹp về Văn
Hóa VN. Họ muồn cả một thế hệ nối tiếp, phải tuyệt đối trung
thành với đảng cộng sản, xem những lãnh tụ cộng sản là thần
thánh. Đáng lẽ tâm hồn của những trẻ thơ này, phải hồn nhiên
trong sáng, nhưng thật đáng tiếc vì chúng đã bị nhuộm đỏ, trong
nền giáo dục vô cùng tồi tệ, của chủ thuyết vô thần cộng sản.

Tiếng máy nổ của con phà từ bên kia sông mới cập bến,
những an hem đứng trước lần lượt lên phà, và 2 xe Molotova
cũng chạy lên, vì con phà quá nhỏ, không đủ sức chứa thêm xe
và người, nên phải chuyên chở lần lượt từng chuyến. Nhóm
chúng tôi đến sau nên tiếp tục ngồi chờ.

Tôi nhìn về dòng sông Hồng, một buổi chiều đã dịu nắng,
cái nóng gay gắt của mùa hè như giảm bớt sức nóng, một luồng
gió mát từ bến sông thổi lướt qua, những táng lá, những ngọn tre

16

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

đong đưa, một không gian thật thanh bình của vùng quê Yên
Bái, nhìn dòng sông cuộn chảy mang theo lớp phù sa màu đỏ
của núi rừng Việt Bắc.

Sông Hồng, tên chữ Hán là Hồng Hà, là một con sông lớn
chảy qua vùng đồng bằng, bắc bộ Việt Nam. Sông bắt nguồn từ
tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ở độ cao 1.776m trên dãy Ngụy
Sơn. Đoạn chảy trên lãnh thổ Trung Quốc có tên là Nguyên
Giang. Sông vào lãnh thổ Việt Nam, tại Hà Khẩu thuộc tỉnh Lào
Cai, đoạn từ Lào Cai đến ngã ba Bạch Hạc thuộc thành phố Việt
Trì gọi là sông Thao, người Thái gọi là Nậm Tao. Đoạn qua Hà
Nội sông uốn cong như vành tai nên gọi là Nhĩ Hà, phát âm chữ
nhĩ hà, không được thuận lắm, nên người dân đọc thành âm Nhị
Hà. Hàng năm đến tháng bảy, mùa mưa bão lại về, nước sông
Hồng lên cao, có năm lên đến tận ngọn tre, sóng nước mấp mí
mặt đê. Nước sông có màu đỏ, do chứa nhiều phù sa, từ những
vùng đất đỏ trên rừng núi Hoàng Liên Sơn đổ xuống, vì thế
dòng sông có một tên chung là sông Hồng.

Chúng tôi những sĩ quan VNCH, đã trở thành những
người (tù binh chiến tranh), đến Yên Bái vào ngày cuối tháng 5
năm 1977.

Theo dòng chảy của lịch sử, như gợi nhớ lại, vào ngày
17/6/1930, 13 chiến sỹ Việt Nam Quốc Dân Đảng, trong đó có
người anh hùng Nguyễn Thái Học, khi đó mới 28 tuổi, bị đưa từ
nhà tù Hỏa Lò, lên Yên Bái để thực thi bản án tử hình. Cuộc
Khởi nghĩa Yên Bái đã để lại một điểm son trong lịch sử đấu
tranh của dân tộc Việt Nam.

Anh em chúng tôi những người lính Quân Lực VNCH,
cũng đến Yên Bái, để trở thành người tù chung thân biệt xứ, một
bản án không thành văn, nhưng đã được mặc định là như thế, do

17

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

chính cộng sản áp đặt. Họ không đem chúng tôi lên đoạn đầu
đài, như người Pháp đã đem 13 chiến sĩ Quốc Dân Đảng lên
máy chém. Thế nhưng cộng sản đã giết hại chúng tôi một cách
từ từ, theo thời gian, đã có hàng ngàn chiến sĩ VNCH đã hy sinh,
chôn vùi thân xác, trên vùng Việt Bắc Hoàng Liên Sơn. Cuộc
khởi nghĩa Yên Bái để lại một điểm son trong lịch sử. Cuộc lưu
đày Quân Dân Cán Chính Miền Nam để lại một vết đen của một
thời kỳ tồi tệ nhất lịch sử VN.

Lần lượt từng chuyến phà đã đưa đoàn tù binh chúng tôi
qua bên kia sông Hồng. Bộ Đội Đoàn 776 Nông Trường Trần
Phú, đã thiết lập tại nơi đây một dẫy lều tạm, chúng tôi được
hướng dẫn đi bộ đến dẫy lều bạt dựng sẵn, anh em chúng tôi
được chỉ định, tạm nghỉ trong khu lều, vì trời bắt đầu tối. Tôi
quan sát chung quanh khu vực, nhận thấy có hai lớp bộ đội canh
gác, một lớp gần lều trại, và một lớp phía sâu bên trong.

Con số tù nhân chuyển đến đây trên ngàn người, không
chỉ riêng con tau Sông Hương, có hai khoang hầm chở vào
khoảng 900 người, mà có lẽ còn thêm những con tàu khác chở tù
binh, cũng được tầu hỏa chở đến bến phà Ô Lâu. Do sự phân
chia theo từng nhóm nhỏ, do đó tôi không thể quan sát hết được.

Chúng tôi ngủ lại một đêm trong những căn lều, dĩ nhiên
là trải chiếu hay (poncho) lên cát mà nằm. Việc đầu tiên là lo
cho cái bao tử, chúng tôi được phát mỗi người một gói mì (mì
ăn liền), chúng tôi tự đun nước sôi, bằng lon guigoz để nấu mì
gói. Đêm đầu tiên nằm trên đất Yên Bái, hơi ấm của đất cát, do
cái nóng còn lưu lại, như đang sưởi âm tấm lưng, tôi duỗi chân
trên cát, thật thoải mái, vì mấy ngày qua, nằm trong tư thê bó
gối. Gió mát từ bờ sông thổi về, nhìn về dòng sông lấp loáng
những vệt sáng, mập mờ bóng của một con đò nhỏ lướt qua.

18

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Trên bầu trời tối đen, những vì sao lấp lánh đang hiện dần, mỗi
lúc một nhiều hơn, nhìn ánh sao đêm, lòng tôi lại bồi hồi nhớ về
tuổi thơ, nhớ những ngày tháng thật êm đềm bên mái ấm gia
đình, thật đơn sơ nhưng đượm tình yêu thương, tôi nhớ về
những ngày tháng trong quân đội, một đoàn quân thật hùng
mạnh dưới chính thể VNCH, bỗng dưng thua cuộc, trong một
thế cờ mà người chơi không có quyền lựa chọn.

Tôi ngủ thiếp đi lúc nào không biết, khi giật mình thức
giấc thì trời đã hừng sáng. Tất cả anh em chúng tôi đều thực
dậy, khăn gói quả mướp sẵn sàng ra đi. Mặc dù không nói ra,
những anh em chúng tôi đều có một suy nghĩ chung, ước gì có
một ly café buổi sáng thì hay biết mấy.

Tôi cùng chung mấy người bạn, đi nhặt vài nhánh củi khô
nhóm lửa, vậy mà cũng kịp nấu một lon Guigoz nước sôi, pha ít
trà (móc câu) mang theo từ miền nam. Vị trà hơi chát và đắng,
nhưng sau khi uống để lại một vị ngọt trong cổ họng, đã làm
tình thần anh em thêm một chút thoải mái, rồi mặc kệ nó “muốn
ra sao thì ra” (let it be will be).

Chúng tôi được lệnh tập trung, thành từng nhóm nhỏ, lần
lượt lên xe Molotova, chiếc xe không bị che bít bùng, như di
chuyển trong miền nam, vì chuyến đi lần này trên vùng đất rừng
núi của miền bắc. Đoàn xe khởi hành, chạy theo con đường
nhựa, gập ghềnh vì nhiều ổ gà, có lúc rẽ vào nhũng con lộ đất
đỏ, cuốn theo bụi mù, anh em chúng tôi bị nhồi qua lắc lại, thật
mệt mỏi. Khi xe chạy qua khu dân cư, chiếc xe như cố tình đi
chậm lại, để cho người dân có cơ hội ném đá, những hòn đá ném
vào chúng tôi, kèm theo những lời chửi tục. Cũng có người bị đá
ném trúng, để lại vết bầm tím.

19

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Sau này chúng tôi mới biết, tất cả hành động này đều do
sự sắp xếp của công an xã, họ bắt người dân phải làm như vậy.
Đây là chủ chương của đảng, nhằm mục đích nâng cao lòng hận
thù.

Trại 4 Huyện Văn Chấn
Hoàng Liên Sơn

Đoàn xe chở tù phân ra nhiều ngã rẽ, đưa tù nhân đến
những trại tù khác nhau. Riêng đoàn xe chở anh em chúng tôi,
chạy về Thị Xã Mỵ, Huyện Văn Chấn, Tỉnh Hoàng Liên Sơn.

Dưới sự quản thúc của đoàn 776 Bộ Đội Nông Trường Trần
Phú. Hoàng Liên Sơn, họ phân ra từ trại 1 đến trại 6. Tất cả có 6

trại, nằm rải rác trong Huyện Văn Chấn.
Đoàn xe chở chúng tôi, đi đến thị xã Mỵ, chạy vào sâu

trong vùng rừng núi. Đoàn xe dừng lại vì không còn đường đi.
Chúng tôi xuống xe, đi bộ theo con đường đất núi, men theo
những trườn dốc, chúng tôi đến trại 4. Trại 4 có Hòm Thư là
L4T4.

Có một trạm gác, cũng là cửa ngõ chính ra vào trại, đi
men theo dòng suối, là con đường độc đạo, đi vào trại 4. Khu

20

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

trại này cũng được tù nhân đến trước xây dựng, bằng vách nứa,
lợp mái lá tranh, hàng rào trại cũng bằng tre nứa, giữa khu đất
trống bên sườn núi.

Trại 4 được chia làm 2 khu, khu A và khu B, cách nhau
cái hàng rào bằng tre nứa. Trại tù nằm ở nơi thâm sâu, cùng cốc
này hoàn toàn không có điện, ban đêm được thắp sáng bằng
những ngọn đèn dầu leo lét, thật buồn thảm.

Chúng tôi được phân ra thành từng dội, và chỉ định khu
vực, tôi và một vài anh em đi chung, như Lâm Ngọc Chiêu,
Nguyễn Văn Quý, Dương Văn Chương, Lê Anh Thượng,
Nguyễn Văn Vạng vào khu B.

Cuộc lưu đày của anh em chúng tôi, chính thức bước
sang một trang sự mới, bi đát hơn, tại một nơi “khỉ ho cò gáy”
thâm sâu cùng cốc, Mấy ai biết được nơi chốn này.

Từ phía láng trại của tù, nhìn qua bên kia vách núi là do-
anh trại bộ đội, khu vực quản lý trại giam, nơi ấy đặt những chòi
canh gác, những khẩu đại liên và súng AK47, chĩa thẳng qua
phía chúng tôi, mặc dù là hai bên sườn núi, nhưng khoảng cách
không xa lắm, nếu có bất cứ chuyện gì xảy ra, anh em chúng tôi
sẽ nằm trong tầm đạn của bộ đội.

Hai ngày sau, khi chưa kịp làm quen với khu vực trại
mới chuyển đến. Một buổi sáng sớm anh em chúng tôi được
lệnh tập trung chuyển trại. Tất cả vội thâu gom hành lý xếp hàng
trước sân, bộ đội ra lệnh cho anh em chúng tôi di chuyển, ra
khỏi cổng trại một quãng đường không xa lắm, họ ra lệnh dừng
lại. Cán bộ phụ trách từng đội, ra lệnh cho chúng tôi đứng lại tại
chỗ, bỏ hết đồ đạc xuống đất, bày ra để kiểm tra, đến lúc này

21

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

chúng tôi mới biết, lệnh chuyển trại chỉ là “hư binh”, mục đích
chính là họ muốn kiểm tra hành lý của anh em chúng tôi.

Lần kiểm tra này gần như bị tịch thu toàn bộ, vì yếu tố
bất ngờ, nên không thể cất giấu những thứ cần thiết. Tuy nhiên
chúng tôi đã ra dấu cho nhau, hãy đào lỗ dưới đất chôn lấp bớt
những thứ cần thiết, như thuốc tây, trụ sinh, thuốc ký ninh,
thuốc sốt rét, mấy thứ vật dụng, như cắt móng tay vân vân.

Sau lần kiểm tra này, cán bộ đã tịch thu rất nhiều camen,
ca uống nước và bidong bằng hynock, tóm lại những gì họ thích,
thì có thể tịch thu, nhất là một số thuốc tây mà người tù mang
theo để phòng thân. Riêng cá nhân tôi, vẫn dấu được vì kịp thời
đào lỗ chôn dấu, sau này có dịp đi lao động, chúng tôi sẽ lấy lại.
Đây cũng là màn chào sân mở đầu theo binh pháp (Dương Đông
kích Tây) của bộ đội.

Tiếng cười từ địa ngục

Đời sống của anh em tù trại 4, càng ngày càng tệ hơn, vì
thiếu thốn quá mức, sức chịu đựng của người tù gần như cạn
kiệt, ngày nào cũng đi lao động vất vả, mỗi người tù phải vào
rừng núi, chặt tre, nứa, chặt cây, theo tiêu chuẩn mỗi cây đường

22

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

kính, phải to 5 đến 10 phân, bó thành hai bó, mỗi bó 10 cây,
đem về nộp cho trại. Họ nói rằng số tre, gỗ, này dùng để chế
biến làm bột giấy.

Sức khỏe của anh em tù yếu dần, vì đói, ở nơi rừng
thiêng nước độc này, không có gì để kiếm thêm miếng ăn, như
củ khoai, củ sắn, thậm chí cóc nhái cũng rất hiếm, anh em đi lao
động, chui rúc vào bụi tre, may ra kiếm thêm mụt măng non,
hay xuống suối, mò cua, bắt cá, cũng chỉ là những con cá lòng
tong bé xíu.

Hàng năm từ tháng 7 đến tháng mười, mùa mưa lũ lại về
trên vùng rừng núi Hoàng Liên Sơn, những đợt mưa liên tiếp,
kéo dài, nước tràn về từ các triền núi, đổ xuống, tạo ra những
dòng nước lũ, mực nước suối, hay sông hồ dâng cao. Những con
đường đất núi, thêm lầy lội, loại bùn đất đỏ, mền dẻo như đất
sét, bám chặt vào chân, khiên cho bước chân đi càng thêm trơn
trượt và nặng nhọc hơn.

Mưa lũ mang theo cái lạnh buốt của núi rừng, một không
gian ảm đạm, mịt mù khói sương, mang theo nỗi buồn chết
người, khiến cho tâm trạng người tù thêm đau buốt không nguôi.

Tôi còn nhớ một ngày mưa lũ như thế, khi tôi đứng trên
một sườn núi, nhìn về hướng sông Hồng, mịt mù xa thẳm, tôi
chợt hát lên một vài câu, mà ngay lúc đó tâm hồn tôi, như muốn
nói lên điều gì đó để trải bày một tâm trạng đau thương, của một
người tù binh chiến tranh, một tù nhân lương tâm còn nặng nợ
với núi sông.

Tôi chợt nghĩ đến một bài hát, một giai điệu, do tôi mới
viết trong thời gian gần đây, khi đến bên dòng sông Hồng, tôi
hát thật khẽ như chỉ vừa đủ mình tôi nghe.

23

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Một ngày mùa thu
Hoàng Liên Sơn ngập trời mưa lũ anh đi.
Lạnh lùng đồi hoang
Vai anh mang xiềng xích lênh đênh.
Nhìn về dòng sông - Mây giăng ngang khung trời đen tối.
Cuộc đời dần trôi - Quê hương tôi loang vết đọa đầy.

Tôi mô tả bằng từ ngữ “loang vết đọa đầy” vì thời điểm
này, trên khắp đất nước, bất cứ nơi đâu cũng có nhà tù, nó như
một thau nước, người ta đổ dầu vào, những vết dầu sẽ loang ra
thành từng mảng, nổi trên mặt nước. Ca khúc này tôi đã viết ra
tờ giấy xi măng (cement), dĩ nhiên tôi chỉ viết nốt nhạc, còn lời
bài hát, tôi đã thuộc lòng, nếu tôi viết ra lời bài hát, thì tôi sẽ bị
ghép tôi phản động, và bị biệt giam ngay lập tức.

Tình hình trại 4 càng lúc càng bi đát hơn, vì đói rét, vì
tương lai mù mịt, chúng tôi bị giam cầm nơi núi rừng, cách biệt
hoàn toàn với xã hội bên ngoài, và càng xa vời hơn với miền
nam yêu thương, dĩ nhiên mọi tin tức liên lạc với gia đình chúng
tôi, hoàn toàn biệt tăm. Đây là giai đoạn bi quan nhất của tù cải
tạo, nếu anh em chúng tôi, những sĩ quan của Quân Lực VNCH,
không kiên cường chịu đựng, với một ý trí mạnh mẽ và hào
hùng của một quân nhân, chúng tôi đã bỏ thây nơi đây rất nhiều.

Vậy mà cũng có người bạn tù, không chịu đựng được, có
lẽ do tác động bởi yếu tố gia đình, quá thương nhớ Cha Mẹ già,
hay vợ con, đã dẫn đến cái chết thật oan khiên.

Một hung tin đến với anh em tù trại 4, chúng tôi bàng
hoàng nghe tin.

Trung-Uý Tôn Thất Hiệp, Sĩ Quan Quân Báo Lực Lượng
Đặc Biệt sau chuyển qua Biệt Động Quân, anh Hiệp ở bên khu

24

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

A, đã tự vẫn vào đêm, rạng sáng ngày 19 tháng 6 năm 1977.
Anh Thiệp đã uống quá nhiều thuốc sốt rét (chloroquine) để
quyên sinh.

Trung úy Tôn Thất Hiệp đã vĩnh viễn ra đi, đã nằm
xuống cho hận thù vào lãng quê. Thân xác anh vùi chôn nơi núi
rừng Hoàng Liên Sơn.

Một hôm tôi và một số anh em cùng đi chặt tre, chúng tôi
đến bên dòng suối, trong khoảng tối âm u, dưới những tàng cây
và những bụi tre rậm rạp, một không gian mờ ảo, lạnh lẽo như
trong cõi xa vời nào đó nơi địa ngục.

Bỗng dưng có một tiếng cười thật lớn, vang vọng cả vùng
rừng núi, âm vang của tiếng cười như chạy dài theo dòng suối,
tiếng cười kéo dài mang theo một âm hưởng thật ma quái rợn
người, như vừa thốt lên từ địa ngục u tối.

Tôi giật mình nhìn quanh và lên tiếng hỏi
Ai mà có tiếng cười thật ma quái, nghe như phát ra từ đáy
địa ngục
Anh Quý người bạn thường đi lao động chung với tôi, trả
lời
Thằng Vạng đó, hình như nó sắp điên rồi
Từ khi đó tôi để ý đến Thiếu úy không quân, Phi công (C
47) Nguyễn Văn Vạng, người Cần Thơ. Anh Vạng có vợ, vợ
anh là một thiếu nữ xinh đẹp như hoa khôi của Bến Ninh Kiều,
khi Vạng bị đi tù cải tạo, thì vợ anh mới sinh đứa con đầu lòng.
Nguyễn Văn Vạng ở cùng đội với tôi, từ miền Nam ra
đến miền Bắc, một thanh niên miền Nam thuần túy, rất hiền
lành, ít nói, dường như anh sống nhiều về nội tâm, như mang
nặng một nỗi buồn, mà không thể diễn tả thành lời.

25

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Anh em chúng tôi cũng suy đoán được một phần nào tâm
trạng của Vạng, có lẽ anh đang buồn về chuyện vợ con. Vạng rất
yêu thương và lo lắng cho người vợ bé nhỏ tại quê nhà, sống
dưới chế độ hà khắc cộng sản, mọi đạo lý làm người bị đảo
ngược, để sùng bái một lý tưởng vô thần, không tôn giáo, không
gia đình và không tổ quốc.

Anh Vạng mới nhận được một tin thật buồn, vợ anh đã
chia tay. Ai mà không có những nỗi buồn, nhất là trong hoàn
cảnh tù tội như anh em chúng tôi, mỗi người có một nỗi buồn
khác nhau, tuy nhiên tất cả anh em chúng tôi, đều có một mẫu số
chung về nỗi buồn, đó là “Gia Đình”. Mỗi gia đình một hoàn
cảnh khác nhau. Tuy nhiên mỗi người có một cách, để chuyển
hóa nỗi buồn, đừng quá bi lụy đau thương, dẫn đến những suy
nghĩ không hay. Đó chính là phương cách hay nhất.

Một ngày như mọi ngày tại trại 4, nơi chốn rừng thiêng
nước độc, anh em chúng tôi đi lao động, khi bước đến bờ suối,
tiếng nước chảy réo rắt xuyên qua ghềnh đá, một không gian
tĩnh lặng và âm u, dưới bóng dâm của những tàng cây, che khuất
ánh mặt trời.

Thấp thoáng một vài người đang chần chừ, bước qua con
suối, bỗng dưng có một tiếng động dồn dập vang lên thật lớn,
như có một vật gì thật to, từ trên cao rơi xuống thật mạnh, một
tiếng ầm rơi xuống con suối, mặt nước bắn tung tóe, có tiếng
thét la lớn.

Có người từ trên cao rơi xuống suối.
Tôi kịp nhận ra tiếng hét thất thanh đó là Chiêu
Chiêu nói tiếp, chết rồi thằng Vạng từ sườn núi cao té
xuống.

26

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Chiêu cùng với anh em đứng gần, chạy đến kịp thời kéo Vạng ra
khỏi vũng nước sâu. Anh em làm hô hấp, cấp cứu. Anh Vạng
thở nhẹ, mở to mắt, thất thần nhìn ngơ ngác.

Cũng may Vạng rơi từ trên cao xuống, đúng ngay chỗ
nước sâu, không rơi vào nơi gềnh đá. Số Vạng chưa chết, anh
em vội đưa Vạng về trại, trên nét mặt của anh Vạng đã tái xanh,
như người chết rồi.

Sau này anh em biết, Vạng muốn tự vận chết, anh cố tình
gieo mình từ trên cao xuống ghềnh đá phía dưới, nhưng số anh
chưa chết lúc đó, thân xác anh rơi đúng chỗ nước sâu. Cũng có
một điều lạ lùng, cả người anh Vạng chỉ bị trầy xước xơ, mặc dù
anh đã rơi xuyên qua những bụi tre.

Mọi chuyện rồi cũng chìm vào quên lãng, những người tù
như anh em chúng tôi đã quá mệt mỏi, cái đói, cái lạnh, bám
chặt không buông tha chúng tôi, trong tâm trạng thật chán đời,
xem cái chết nhẹ như lông hồng.

Một buổi sáng thật sớm, trời còn mờ tối, sương mù còn
giăng mắc quanh sườn núi, cái lạnh như cắt da xẻ thịt.

Một tiếng hô cấp cứu vang lên thật to trong láng trại
Anh em thức dậy, hỏi cái gì đó?
Một anh trả lời, thằng Vạng sắp chết rồi.
Số đông anh em chúng tôi cùng hô to tiếng cấp cứu, để
bên kia sườn núi, phía bên kia ban chỉ huy trại, cán bộ coi tù, họ
sẽ nghe tiếng.
Một số bộ đội gác đêm, chạy đến hỏi
Cái gì mà các anh làm ầm lên thế
Anh đội trưởng, trả lời

27

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Đội chúng tôi có Anh Nguyễn Văn Vạng đang hấp hối,
chân tay co giựt, cần đi cấp cứu. chuyển lên trạm xá ngay
nếu không anh ấy sẽ chết.
Vạng đã uống 11 viên thuốc ký ninh (chloroquine) viên thuốc màu
đỏ, loại thuốc chống sốt rét thường phát cho quân đội. Anh
Vạng đã cố tình, thu lượm loại thuốc ký ninh và uống quá nhiều,
chất thuốc đã thấm vào máu, làm rối loạn nhịp tim, dẫn đến co
giật và hôn mê. Giống như cái chết của Tôn Thất Hiệp cách đây
vài ngày.
Cán bộ ra lệnh cho chúng tôi, lấy cây tre dài làm đòn
khiêng, và một cái võng, 4 người khiêng Anh Vạng đi cấp cừu.
Trạm xá gần nhất là Thị xã Mỵ, cách đây vài cây số.

Lâm Ngọc Chiêu, Lê Anh thượng, Nguyễn Văn Quý và
tôi (Lê Tuấn), 4 người bạn cùng trang lứa với Vạng, chúng tôi
đặt Vạng nằm trên võng và khiêng anh đi như chạy trong màn
sương mờ của núi rừng.

Hai cán bộ cầm đèn bin dẫn đường, ra khỏi cổng trại, đi
theo con đường mòn, men theo vách núi, con đường đất đỏ trơn
trượt vì mưa, những lớp bùn đất dính vào bàn chân, mỗi lúc một
dày cộm, bước chân nặng nề, trơn trượt rất khó đi.

Cái đòn gánh trĩu nặng cong theo sức nặng của một người
đang nằm trong võng, thân xác anh Vạng đong đưa theo nhịp
bước chân đi.

Chúng tôi đi một lúc thì trời cũng mờ sáng, một cánh tay
của Vạng rơi thòng xuống đong đưa, như đang vẫy chào tạm
biệt. Chúng tôi dừng lại, xem tình trạng của Vạng, thì nhận biết
anh Vạng đã trút hơi thở cuối cùng.

28

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Đôi mắt anh mở trừng, miệng há to, như cố lấy thêm
không khí (oxygen), tim anh đã ngừng đập, chúng tôi đã vuốt
mắt anh.

Chúng tôi nói với 2 người bộ đội dẫn đường
Báo cáo cán bộ. Anh Vạng đã chết. Bộ đội trả lời
Các anh khiêng anh ấy về trại, chờ đem đi chôn.
Chúng tôi quay đầu, khiêng Vạng trở về trại, trên con
đường trở về, mà sao trong lòng chúng tôi mang một nỗi buồn
không tả được. Tiễn đưa một người bạn, đã sớm từ bỏ cuộc
chơi, để trở về cát bụi, trở về cõi vô thường.

Thân phận một người tù, một người lính đã bị ép buộc
buông rơi súng trận, trở thành tù binh chiến tranh, đang bị giam
cầm nơi rừng núi hoang vu, ở nơi chốn, mà thế giới loài người
chưa hề biết đến. Anh em chúng tôi, những sĩ quan của một
Quân Lực VNCH, hùng mạnh nhất vùng Đông Nam Á Châu.
Bỗng dưng tan biến đi, nổi trôi theo vận nước, để bây giờ sống
kiếp tù đầy tại nơi đây.

Thiếu úy Không Quân Nguyễn Văn Vạng đã bỏ lại thân
xác nơi đây. Ngày 23 tháng 6 năm 1977. Anh không chết ngoài
chiến trường, trong những phi vụ oanh tạc, yểm trợ tại chiến
trường. Mà anh chết như một chiến sĩ vô danh, một tù nhân
lương tâm. Anh đã trở thành một nhân chứng cho một giai đoạn
đen tối nhất của lịch sử, của lòng hận thù, mà cộng sản miền
bắc, đã có dã tâm muốn tiêu diệt anh em chúng tôi.

Âm vang ca khúc “Hát cho người nằm xuống” nhạc sĩ
Trịnh Công Sơn, đã viết để tưởng nhớ, một phi công trước năm
1975 (Đại tá Lưu kim Cương). Tôi vẫn biết Trịnh Cộng Sơn là
tay cộng sản nằm vùng, đâm sau lưng chiến sĩ, tuy nhiên trong

29

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

hoàn cảnh này, ý tưởng của bài hát vẫn phù hợp với hoàn cảnh
đau thương của người tù.

Trong ca khúc này có một đoạn rất hợp với cái chết của
Nguyễn Văn Vạng, tôi xin mượn ý tưởng này để nói lên tâm
trạng của một tù binh chiến tranh.

“Anh nằm xuống cho hận thù vào lãng quên
Tiễn đưa nhau trong một ngày buồn
Đất ôm anh đưa vào cội nguồn
Rồi từ đó trong trời rộng đã vắng anh.”

Hôm nay trong thân phận người tù, chúng tôi đang
khiêng thân xác anh, lầm lũi cúi mặt bước đi trong tủi hờn,
chúng tôi xin gửi đến anh lời thơ vĩnh biệt. Bài thơ do chính tôi
viết để tiễn biệt Nguyễn Văn Vạng.

Vĩnh biệt từ nay vắng một người
Mà nghe mặn chát mãi không nguôi
Xót thương! Nhớ đến người tù lớn
Nhói đau! Nuốt hận cả một đời.
Thương nhớ anh! Sao không tiếng khóc
Thân tù đây! Nước mắt cạn khô
Nguyễn Văn Vạng, từ nay vĩnh biệt
Tiến đưa anh, về cõi hư vô.

Chúng tôi đi vào trại giam, trên đường vào trại, đi đến hội
trường, nơi tạm để xác anh Vạng. Một số anh em tù, nhìn thấy,
tất cả đều đứng nghiêm bỏ mũ chào.

Qua ngày hôm sau, nhóm tù trong đội thợ mộc, đã đóng
xong cỗ quan tài bằng gỗ. Một lần nữa 4 anh em chúng tôi được

30

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

chỉ định khiêng Nguyễn Văn Vạng đi chôn, trên đầu cố quan tài,
cán bộ trại cũng nghe chúng tôi yêu cầu, nên họ cũng cho một
bát cơm và một quả trứng luộc tiễn đưa người quá cố.

Bốn anh em chúng tôi khiêng anh lên ngọn đồi lưng
chừng núi, ở nơi ấy có một huyệt sâu đã đào sẵn. Anh em chúng
tôi vái lậy, tạm biệt anh lần cuối. rồi đưa quan tài anh xuống
huyệt sâu, lấp đất lại.

Cuộc đời của người tù đến đây là chấm hết, cát bụi trở về
cát bụi, không một giọt nước mắt tiễn đưa của người thân,
không có mảnh khăn tang trắng quấn ngang đầu, thậm chí cũng
không có cả nén nhang tiễn biệt. Xin gửi lời chào tạm biệt
Nguyễn Văn Vạng, thân xác anh đã vùi sâu trên núi rừng Hoàng
Liên Sơn.

Tình hình đời sống của anh em tù trại 4, càng ngày càng
tồi tệ, mùa đông tại nơi này rất lạnh, cái lạnh buốt thấu xương.
Anh em chúng tôi không có đủ quần áo ấm, phải co ro đón nhận
những luồng gió lạnh buốt thổi về.

Nhiệt độ xuống thấp về đêm, cộng thêm cái đói triền
miên, mỗi bữa ăn chỉ vỏn vẹn một miếng bột mì luộc hình tam
giác bằng 3 ngón tay chập lại, hay vài lóng khoai mì luộc, đôi
khi còn bị sượng, trông như những cây đèn cầy (cây nến trắng).
Chúng tôi phải uống thêm nước cho bớt cồn cào, vì cái bao tử
trống rỗng, uống nhiều nước, thì đi tiểu nhiều vào ban đêm, ra
ngoài vào ban đêm thì gặp luòn gió lạnh buốt, do đó anh em
chúng tôi, mỗi người tạo cho mình một ống tre, hay ống cây
vầu, làm thêm quai sách, treo ngay bên cạnh chỗ nằm, mỗi khi
cần là (bi) ngay vào ống cho tiện.

31

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Cán bộ trại giam, họ cũng thông cảm, cho phép chúng
tôi, cắt thêm rơm rạ, đem về lót dưới giường nằm cho ấm, họ
cũng cho phép chúng tôi đốt một đống lửa giữa láng trại để sưởi
ấm, bởi vì chỗ ở của chúng tôi chỉ là, nhà tranh vách nứa, gió
lạnh lùa vào từng cơn. Nhờ đống lửa giữa nhà, anh em nào
không ngủ được vì quá đói, ra ngồi sưởi ấm bên ngọn lửa bập
bùng, chúng tôi mơ có một nồi khoai nấu, hay vài củ khoai vùi
trong đống lửa, nhưng ước mơ này cũng trở nên quá lớn, quá xa
vời trong giai đoạn này.

Nhà bếp hôm nay phát cho mỗi người một cái bánh bao,
nhìn cái bánh bao nở phồng, tròn như nắm tay, mỗi người chỉ có
một cái không hơn, ăn vừa đủ cầm hơi, không chết vì đói. Vậy
mà cũng rất ngon, nhân bánh là những lá cải, hay cọng rau cải
bầm nhỏ, vo tròn làm nhân, bánh bao chay mà có lẽ những nhà
tu hành chân chính, cũng không kham nổi vì khẩu phần ăn quá
ít. Thịt và chất béo ở trại tù, là những thứ cao sang, ít khi nhìn
thấy, nó chỉ được đếm trên đầu ngón tay, trong một năm có mấy
ngày lễ lớn, thì có mấy ngày được ăn một chút chất thịt (pro-
tein).

Sau khi nuốt xong cái bánh bao và uống thêm một lon
guigoz nước, anh em chúng tôi nhận xét về đội (anh nuôi) nhà
bếp, bánh bao là sản phẩm của, nhà thơ Đại Lãn, Nguyễn
Thượng Dực trưởng bếp chế biến, sau này anh em chúng tôi đặt
tên cho anh là (Cả Dực) chữ Cả ở đây ám chỉ, một thương hiệu
bánh bao nổi tiếng ở Sài Gòn, đó là (bánh bao Cả Cần)

Đại úy Nguyễn Thượng Dực, Sư đoàn 7 bộ binh, tức nhà
thơ Đại Lãn. Một người rất hoạt bát, nói chuyện rất có duyên,

32

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

thơ văn lưu loát. Tôi rất phục anh Dực ở cái tài, thuộc vanh vách
những bài thơ mà anh mới đọc qua, trong câu chuyện kể của
anh, luôn luôn kèm theo những vần thơ rất có ý nghĩa, mà đa
phần là loại thơ trào phúng dí dỏm.

Nguyễn Thượng Dực thường kể về một thời huy hoàng,
mang nhiều kỷ niệm nhất của anh. Đó là thời gian anh đứng ra
tổ chức một buổi văn nghệ thật vĩ đại tại Phủ Tổng Thống
(Nguyễn Văn Thiệu). Anh có toàn quyền chọn lựa những nghệ
sĩ tên tuổi vào thời đó, để trình diễn văn nghệ tại Dinh Độc Lập.
Ngoài ra Nguyễn Thượng Dực cũng là một thành viên trong Hôi
Hướng Đạo Sinh, cũng nhờ sinh hoạt trong Hướng Đạo thâm
niên, do đó anh Dực quen biết rất rộng, chính điểm này, anh em
đề cử anh Dực làm nhà bếp.

Trong thời gian này, tình trạng sức khỏe của anh em rất
bi đát, rất nhiều người bệnh, bị kiết lỵ, hay sốt rét rừng, đa số
anh em tù xanh xao như tàu lá chuối, bước đi liêu xiêu như bộ
xương người chuyển động. Chính trong thời gian này, tôi cũng
bị bệnh rất nặng, tưởng chừng đã chết bỏ thây nơi đây, buổi
sáng thức dậy vừa bước xuống giường tôi đã ngã nhào, đi đứng
rất khó khăn, miệng khô đắng, một phần ăn chỉ là 3 đốt con tay,
bột mì luộc, tôi cũng không nuốt trôi. Ấy vậy mà, tôi cũng
không hiểu có một phép lạ nào đó, đã giúp tôi sống lại sau mấy
ngày nằm liệt giường.

Tại trại 4, cùng một thời gian có nhiều anh em tù bệnh
hoạn giống như tôi, tuy nhiên có một người cũng bị bệnh, nhưng
tên tuổi ông rất nổi tiếng trước 1975. Đó là Trung Tá Không
Quân (Nha Khí Tượng) Cung Thúc Cần, tức nhà thơ Cung Trầm
Tưởng. Ông qua Pháp du học tại trường Kỹ Sư Không Quân,

33

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

sau khi tốt nghiệp, ông trở về nước phục vụ trong binh chủng
Không Quân QLVNCH.

Anh Nguyễn Thượng Dực đã nấu một nồi nước xông
hơi, đem cho Cung Trầm Tưởng, nồi nước xông này rất đặc biệt,
nó như một phép mầu làm cho nhà thơ Cung Trầm Tưởng bừng
tỉnh.

Chính anh Dực đã kể lại câu chuyện này, anh nói.
Có một chuồng nuôi gà của cán bộ trại, nằm gần nhà bếp,
anh Dực lén lút bò lại gần, một cách rất nhẹ nhàng, anh thò tay
vào ổ con gà mái đang ấp trứng, lấy 8 quả trứng trong ổ, chỉ để
lại 2 quả cho con gà mái, con gà vẫn tiếp tục ấp trứng mà không
kêu một tiếng
Anh Dực đã bỏ trứng gà, cuộn chung với lá vào nồi nước
xông, đem vào láng trại cán bộ quản giáo, bắt người trực trại
khám kỹ nồi nước, xem có gì ở trong đó hay không, cũng may
họ không phạt hiện, những quả trứng gà nằm bên trong. Anh
Dực đem vào tận chỗ nằm cho Cung Trầm Tưởng, và ra dấu cho
biết có trứng gà luộc dưới đáy nồi. Những quả trứng gà, như
một thần dược, qua ngày hôm sau nhà thơ Cung Trầm Tưởng đã
hồi phục, như có một phép lạ từ trời cao ban xuống.

Có một ngày cuối tuần, miễn lao động, chúng tôi ngồi nói
chuyện với nhà thơ Cung Trầm Tưởng, nói chuyện về thơ văn.
Cung Trầm Tưởng đã viết tặng tôi bài thơ (Chưa bao giời buồn
thế) trên tờ giấy bao xi măng. Bài thơ này đã trở nên nổi tiếng
khi nhạc sĩ Phạm Duy đã gộp chung hai bài thơ (Mùa Thu Paris)
và (Chưa bao giờ buồn thế) Phạm Duy lấy tên cho ca khúc (Tiễn
Em). Nhạc sĩ Phạm Duy đã chọn 6 bài thơ trong tập thơ (Tình
Ca) của ông để phổ nhạc.

34

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng đã trải qua 10 năm tù, chuyển
qua nhiều trại giam khác nhau. Ông đã định cư tại Hoa Kỳ năm
1993.

Trong thời gian ở trại 4. Thỉnh thoảng ban chỉ huy trại tổ
chức những buổi (lên lớp) nghĩa là những buổi học tập chính trị.
Anh em chúng tôi được nghỉ lao động, tập trung tại hội trường
ngồi nghe cán Bộ Chính Trị giảng về Chủ Nghĩa Xã Hội. Họ nói
như một cuộn băng nhựa (cassette) cũ đã thu đi thu lại nhiều lần
nên bị nhão. Họ nói về một thiên đưởng mù, một chủ thuyết
không tưởng, mà cả nhân loại đều muốn vứt bỏ vào thùng rác.
Ngay cả cái nôi sinh ra chủ thuyết cộng sản, đó là Nga Xô, cũng
đã từ bỏ chủ thuyết cộng sản. Nhưng không hiểu vì lý do gì
đảng cộng sản Việt nam vẫn cố bám giữ lấy như một thứ bùa hộ
mệnh cho riêng mình.

Cán bộ chính trị viên, đang thao thao nói về thời gian
máy bay Mỹ trải thảm tại Hà Nội.
- Tay thượng úy chính trị viên đứng trên bục cao, nhìn
xuống anh em chúng tôi đang ngồi, Thượng úy Chính trị viên,
nói lớn như một niềm tự hào vĩ đại lắm.
- Các anh biết không, có cụ già 70 tuổi, buổi tối vẫn còn
cầm súng làm anh hùng, bắn rơi máy bay địch.
Anh em chúng tôi nhìn nhau tủm tỉm cười. Cán bộ không hiểu
điều gì xẩy ra.
Mãi sau này anh ta mới biết chúng tôi cười đểu, vì tử ngữ
(bắn máy bay) cùng đồng nghĩa với từ ngữ (vẽ bản đồ). Thời trai
trẻ, những chàng thanh niên, ngủ say mơ gặp người đẹp rồi tự
nhiên thằng nhỏ, ngổn cao nòng súng bắn rơi máy bay (Đầm

35

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

già), hay buổi sánh thực dậy nhìn xuống quần đùi thấy loang lổ
như vẽ bản đồ, là biết ngày chuyện gì xẩy ra.

Họ tin tưởng một cách mù quáng về những gì đảng nói.
Như câu chuyện cụ già 70 tuổi cầm súng AK47 bắn rớt máy bay
Mỹ, và được phong danh hiệu Anh Hùng Diệt Mỹ. Câu chuyện
tiếu lâm này, không khác gì câu chuyện những anh cán ngố, hay
nổ về bộ đội không quân anh hùng. Lái máy bay Mig 21 nấp vào
trong mây, tắt máy chờ máy bay Mỹ đến gần, rồi bay ra bắn hạ
máy bay địch.

Đến khi nghe cán bộ đọc bản tin thời sự quốc tế, lại được
dịp cười té đái.

Cán bộ đọc:
Các anh biết không, tình hình thế giới hiện tại hai nước
Một răng (Iran) và Một Rắc (Iraq) đang tiếp tục đánh nhau. Anh
ta không đọc được chữ nước ngoài, do đó chữ I (ai) anh ta nghĩ
là số một, nên đọc là một răng, một rắc.
Có một lần vào ngày cuối tuần được nghỉ. Cán bộ quản
giáo đến nói chuyện tâm tình với anh em chúng tôi, ngay trong
láng trại.
Cán bộ nói:
Tôi biết các anh rất buồn phải xa nhà, vì các anh đang
học tập cải tạo, khi nào đảng nhận biết các anh tiến bộ, thì cho
các anh về. Các anh và chúng tôi cũng đều là người Việt Nam.
Chúng ta cùng một mẹ sinh ra, như câu chuyện lịch sử
Vua Hùng Vương lấy Bà Triệu Ẩu, đẻ ra một bọc nở ra trăm
đứa con, 50 lên núi, 50 xuống biển.

36

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Chúng tôi nhìn nhau, mỉm cười vì biết, cán bộ nhớ sai về
lịch sự, ông này lẫn lộn giữa Bà Âu Cơ và bà Triệu Ẩu. Thôi thì
chúng tôi cũng hiểu ý chính của cán bộ muốn nói gì.

Về sau này chúng tôi đã đặt cho Cán Bộ này một biệt
danh (Triệu Ẩu), bất cứ khi nào, chúng tôi thấy cán bộ từ xa đi
đến, đã vội thông báo cho nhau biết.

Anh em coi chừng nghe. Triệu Ẩu đang đến, mọi người
đều biết đó là ai.

Câu chuyện tiếp theo. Còn một tay cán bộ nữa, ông này
mang cấp bực Thượng Úy bộ đội, thường hay đưa đội chúng tôi
đi lao động. Ông này rất thích giảng bài.

Vừa ra khỏi trại cán bộ này bắt anh em chúng tôi dừng lại
trên đường, nghe anh ta nói về những nhân vật lãnh đạo tối cao
của đảng, anh ta tôn sùng bác Hồ và các lãnh đạo trong bộ chính
trị như thần thánh, anh ta nói:

Các anh biết không Bác Tôn Đức Thắng là Chủ Tịch
Nước, bác cũng là người miền Nam. Bác Tôn chỉ có một cái áo
sơ mi, vào mùa hè, bác Tôn, nói bác gái tháo cánh tay dài ra,
làm áo cộc tay mặc cho mát, đến mùa đông, bác Tôn lại, nói bác
gái may tay dài vào, để mặc cho ấm vào mùa đông. Một câu
chuyện thật tiếu lâm, buồn cười vậy mà họ tin là thật.

Đấy các anh thấy có lý thú không, một lãnh tụ mà biết
tiết kiệm cho nhân dân như vậy đó. Lý thú lắm các anh ạ. Mỗi
lần ông cán bộ này thuyết giảng xong, ông đều thêm câu nói. Lý
thú lắm các anh ạ.

Về sau anh em chúng tôi đặt cho anh ta biệt danh (Lý
Thú). Mỗi khi thấy cán bộ này từ xa, chúng ta đã lên tiếng báo
động cho nhau biết

37

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

- Coi chừng nghe “Lý Thú” đang đến, mọi người đều biết
lý thú là ai.
Thấm thoát thời gian cũng qua mau, anh em chúng tôi

cũng quen dần với đời sống tù tội tại trại 4. Mỗi lần ban chỉ huy
trại, phân chia từng dội cho anh em chúng tôi đi lãnh thực phẩm,
mọi người cũng thấy vui, vì được đi ra khỏi cái hẻm núi chật
hẹp của trại 4, đi ra ngoài thị xã Mỵ, ngắm nhìn những thửa
ruộng bậc thang thật đẹp, đôi khi gặp những cô sơn nữ người
Tày, người Mông, có một nét đẹp rất hồn nhiên, núi rừng.

Nhưng cái vui nhất không phải ngắm cảnh đẹp hay ngắm
những cô sơn nữ, vì thực sự ra anh em chúng tôi đâu còn hứng
thú gì với cảnh đẹp và ngay cả con gái đẹp, cũng xin chào thua,
mà mục đích chính là anh em chúng tôi sẽ có dịp (cải thiện) thu
gom được một chút thực phẩm rơi vãi.

Mỗi lần đi lãnh thực phẩm, chúng tôi phải đi bộ trên 20
cây số, và mỗi người phải mang vác vào khoảng 20 ký thực
phẩm, rất nặng nhọc, vì đường xa, phải trèo đèo lội suối, đường
đi quanh co theo vách núi. Anh em tù chúng tôi lấy quần dài,
buộc túm hai ống quần lại, đổ bột mì cho thật căng phồng lên,
thắt chặt lưng quần, rồi vác trên vai, như đang vác một hình
nộm, có anh vác gạo, hay hạt bo bo, may mắn cho ai vác bao
đường, hay muối, cả hai chất này anh em tù lúc nào cũng thèm
khát.

Vì biết trước đi lãnh thực phẩm nên chúng tôi nhúng
nước cho cái quần dài bị ướt, để những loại thực phẩm khiêng
vác sẽ bị dính lại, sau khi đổ hết vào kho, trong ống quần cũng
bị dính chút ít thực phẩm, chúng tôi cạo ra cho vào lon guigoz,
thế nào cũng được một bữa no hơn mọi ngày. Đây cũng chính là
niềm vui của chúng tôi.

38

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Đi đến các trại tù khác, để lãnh thực phẩm chúng tôi có
thể gặp lại một vài anh em quen biết trước kia. Khi chúng tôi
đến trại số 6 huyện Văn Chấn, tôi và Lâm Ngọc Chiêu, cả hai
đều là cựu Thiếu Sinh Quân, có dịp nhìn thấy đàn anh AET
Thiếu tá Nhảy dù Phạm Đình Cung (biệt danh Cung Củ đậu)
đang là (anh nuôi) nhà bếp tại trại 6. Sau này khi tôi chuyển trại
về Trại 3 Tân Kỳ, Nghệ Tĩnh, anh Phạm Đình Cung cũng ở trại
3 Tân Kỳ.

Tại trại 6 huyện Văn Chấn, còn có một người tù có tên
tuổi, đó là Họa sĩ Trung Tá Tạ Tỵ, ông sáng tác trên nhiều
phương diện, như văn, thơ, kịch bản và tùy bút. Tác phẩm hội
họa của ông cùng được nhiều giải thưởng.

Tạ Tỵ cùng với nhiều họa sĩ khác, đã tham gia mặt trận
Việt Minh chống Pháp, nhưng sau đó ông nhận ra, đường lối của
Việt Minh không phù hợp. Năm 1950 ông trở vế Hà Nội và di
cư vào Miền Nam, ông đã phục vụ trong quân đội VNCH, cấp
bậc cuối cùng Trung Tá Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị.

Đôi khi anh chúng tôi đi trên đường, gặp những người
dân sinh sống tại nơi đây, họ nhìn chúng tôi với ánh mắt ái ngại,
với lòng thương cảm. Có lần chúng tôi dừng chân nghỉ bên về
đường, gần khu nhà dân. Tôi và 2 người bạn đang ngồi dựa lưng
vào vách một căn nhà, bỗng dưng cửa mở, anh chủ nhà mời anh
em chúng tôi vào nhà uống nước, người vợ của chủ nhà bưng ra
ba tô cơm nguội và ít dưa cà với mắm tương, mời chúng tôi ăn.

Vợ chồng chủ nhà nói
Chúng tôi biết các anh đói khổ lắm, xin mời các anh bát
cơm nguội ăn cho đỡ lòng
Vợ chồng chủ nhà nói tiếp

39

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Chúng tôi rất mong các anh ra để giải phòng chúng tôi,
nhưng không ngờ các anh lại ra với tư thế một người tù.

Bát cơm nguội với tương cà, là một bữa ăn thịnh soạn
cho 3 anh em chúng tôi, hương vị thơm ngon của loại tương bần,
với quả cà muối, đã làm cho tôi nhớ mãi cho đến ngày nay.

Trong lúc chúng tôi ăn bát cơm. Vợ chồng chủ nhà nói
tiếp

Chúng tôi là những gia đình bị đầy đi kinh tế mới. Trước
kia gia đình chúng tôi buôn bán tại Hà Nội, sau cải cách ruộng
đất, họ ép buốc chúng tôi phải đi kinh tế mới, và chúng tôi đã
lưu lạc đến chốn này.

Chúng tôi biết nếu còn thời gian ngồi nán lại, thi vợ
chồng chủ nhà sẽ kể hết những tôi ác của cộng sản, sau Cuộc
Cải Cách Ruộng Đất.

Người đầu tiên bị tử hình là. Bà Nguyễn Thị Năm cùng
các con. Bà Nguyễn Thị Năm, chủ hiệu buôn Cát Hanh Long ở
Hà Nội. Bà Năm đã từng nuôi ăn ở, và giúp đỡ Lê Đức Thọ,
Phạm Văn Đồng và Trường Chinh. Bà Năm có con trai đầu
lòng, là trung đoàn trưởng một trung đoàn của Quân đội Nhân
Dân Việt Nam. Trong Tuần Lễ Vàng, gia đình bà cũng đã hiến
100 lạng vàng cho chính quyền mới thành lập.

Bà Nguyễn Thị Năm, đã bị tử hình trong vụ Cải Cách
Ruộng Đất, vì tội địa chủ, sau khi bà bị ông Hồ Chí Minh viết
bài tố "Địa Chủ Ác Ghê" qua bút danh C.B.

Ghê tởm nhất trong Cải Cách Ruộng Đất, đó là nhân vật
Trường Chinh, đấu tố mẹ cho đến chết
.

Trong tác phẩm Đèn Cù của Trần Đĩnh. Noi gương theo
Trường Chinh, là Chu Văn Biên, bí thư đoàn ủy cải cách ruộng

40

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

đất Nghệ Tĩnh. Bắc ghế ngồi trên thềm cao, y chỉ tay vào mặt
mẹ đẻ, chắp tay đứng dưới sân, gằn giọng:
“Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của
nhau”.

Thực chất cuộc Cải Cách Ruộng Đất là tiêu diệt giai cấp,
để hình thánh một giai cấp thống trị đó là (đảng viên cộng sản).
Cái đau lớn nhất cho dân tộc Việt Nam, qua cuộc Cải Cách
Ruộng Đất, là sự đảo lộn nền văn hóa, truyền thống của Việt
Nam, tôn sư trọng đạo, thờ cúng Tổ Tiên, Cha Mẹ. Để thực hiện
chủ thuyết, vô tôn giáo, vô gia đình, vô tổ quốc. Đem sự dối trá,
tàn ác, thay thế đạo lý, luân thường.

Nhớ lại câu nói như một lời tiên tri, của cố Tổng Thống
Ngô Đình Diệm

“Nếu bọn Việt Cộng thắng thì quốc gia Việt Nam, sẽ bị
tiêu diệt và sẽ biến thành một tỉnh nhỏ của Trung Hoa Cộng
Sản. Hơn nữa toàn dân sẽ phải sống mãi dưới ách, độc tài của
một bọn vong bản. Vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo.”

Ngày Tết sắp đến, đời sống của anh em tù trong trại 4,
dường như vui hơn, vì không khí của những ngày gần Tết. Ban
chỉ huy trại cho thành lập ban văn nghệ, tuyển chọn một số anh
em có khả năng, đàn, hát, tôi không nhớ tên các anh trong ban
văn nghệ. riêng tôi cũng được chọn trong ban văn nghệ, giúp vui
ngày Tết, vì tôi có mang theo một cây khẩu cầm Harmonica của
Đức (Comet), đôi lúc lấy ra thổi kèn chơi.

Tiếng kèn của tôi cũng khá hay, do đó cán bộ trại đã chọn
tôi vào ban văn nghệ. Anh em chúng tôi lại được dịp tập văn
nghệ, vào thời điểm này (nhạc vàng bị cấm), dĩ nhiên là phải hát
những ca khúc của họ. Như bài “Trường Sơn đông Trường Sơn

41

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

tây” lời bài hát này còn mang một chút tình tự lãng mạng, không
nặng mùi cách mạng, tôn thờ lãnh tụ.

Tôi thích vài câu trong bài hát này
“Anh lên xe, trời đổ cơn mưa
Cái gạt nước xóa tan nỗi nhớ
Em xuống núi, nắng về rực rỡ
Cái nhành cây, gạt mối riêng tư”
Cán bộ trại đến xem chúng tôi tập văn nghệ, họ sẽ duyệt
xét, cho phép trình diễn những ca khúc nào. Tôi được cho phép
thổi kẻn hai ca khúc, Vườn xuân con bướm và bài Trường sơn
đông, trường sơn tây. Tôi còn nhớ anh em tù đã lấy nhạc Mỹ,
cán bộ hỏi nhạc gì, mọi người trả lời nhạc Liên Xô là họ cho
phép ngay.
Như bài hát “Cánh Đồng Xanh” (The Green Fields).

Trại tù số 4, dưới sự quản lý của bộ đội Đoàn 76, dù sao
họ cũng là người lính, mặc dù khác chiến tuyến, họ vẫn còn một
chút cảm thông với người lính thua cuộc, do đó họ vẫn có một
chút phóng khoáng trong sinh hoạt đời lính.

Ban chỉ huy trại đã tổ chức một buổi diễn văn nghệ, vào
buổi chiều để đón mừng năm mới. Họ cho mời dân chúng địa
phương đến tham dự, đây cũng là dịp may cho các anh chàng bộ
đội, độc thân rủ rê các em gái (sơn nữ) đến xem, và biết đâu đó
trong lần hẹn hò, lại nẩy sinh tình cảm, rồi nên duyên vợ chồng.

Trong buổi trình diễn văn nghệ, anh em tù chúng tôi được
hoan nghênh, vỗ tay tán thưởng. Một buổi trình diễn văn nghệ,
rất mộc mạc đơn sơ, kéo dài đến tối, dưới ánh đèn măng xông
thắp sáng bằng dầu hỏa.

42

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Buổi văn nghệ do anh em tù trình diễn, nó như hạt giống
của tình tự quê hương, gieo vào lòng người dân địa phương, và
ngay cả người coi tù, hạt giống này sẽ nảy mầm, phá tan đi
những tuyên truyền lệch lạc về những người chiến sĩ QLVNCH.
Người dân sẽ nhận biết về anh em chúng tôi, không như đảng đã
tuyên truyền, ngụy quân là những kẻ ăn gan, uống máu người.
Mà ngược lại chính anh em chúng tôi, mới là những người đem
đến nơi tăm tối này, ánh sáng của một nền văn hóa tốt đẹp, tự do
và yêu chuộng hòa bình.

Ngày Tết cũng là ngày vui nhất của anh em tù, vì chúng
tôi được nghỉ lao động, ở trong trại ngồi tán dóc với nhau, đun
nước pha trà, hút thuốc lào bằng những ống tre tự chế. Ngoài ra
còn có bữa cơm với chút thịt heo, hay thịt trâu, thật ra cũng chỉ
toàn da còn thịt thì tan biến đâu mất, đặc biệt ngày Tết cũng có
bánh chưng do anh em tù gói.

Không khí ngày Tết càng làm cho anh em thêm nhớ nhà,
nhớ những ngày tháng đã qua, nhớ về Sài Gòn thân yêu. Anh em
chúng tôi tụ họp lại thành ban văn nghệ nhỏ, ngồi hát cho nhau
nghe những ca khúc (Nhạc vàng) thật hay, có một ca khúc kinh
điển về ngày xuân, đó là ca khúc (Ly rượu mừng) của nhạc sĩ
Phạm Đình Chương

Có một đoạn nhạc, mà lời ca gây xúc động lòng người,
nó gây tác động mạnh đến hoàn cảnh tù tội, như anh em chúng
tôi. Bài hát được anh em chúng tôi hát vang, làm cho những bộ
đội canh tù cũng bùi ngùi xúc động, vì chính họ cũng đang xa
gia đình như chúng tôi. Âm vang của lời bài hát

“Từ nơi xa xa, có bà Mẹ già
Từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa
Chúc bà một sớm quê hương

43

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Bước con về hòa nỗi yêu thương”.
Đây cũng là mùa xuân đầu tiên của người tù trên đất bắc,
khiến lòng tôi bâng khuâng, chợt nhớ đến ca khúc (Mùa xuân
đầu tiên) của Nhạc Sĩ Văn Cao viết theo điệu Van.
“Giờ dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường, mùa vui nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
Một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông”

Tôi xin mạn phép nhạc sĩ Văn Cao, đổi lời bài hát này
cho đúng với thân phận người tù binh chiến tranh, đang bị lưu
đày, như chúng tôi hôm nay.

“ Giờ người tù ngồi đây xem én về
Trời mịt mù, đường xưa xa lối về
Mùa xuân mơ ước ấy, nay có về đâu
Với nhớ mong yêu thương, về nơi chốn xưa yêu thương
Một tia nắng vui, hôm nay mênh mông.”
Những ngày Tết rồi cũng qua đi, bước sang năm mới
1978. Công việc bình thường của người tù lại tiếp diễn, mỗi
buổi sáng thức dậy, tiếp tục đi lao động.
Khoảng vài tháng sau, anh em chúng tôi được dẫn đi lao
động thật xa, vào khoảng 10 cây số, đi và về, tại nơi đây có một
rừng khoai mì (cây sắn), có những gốc khoai mì cổ thụ, thân gốc
rất to.
Cán bộ ra lệnh cho chúng tôi chặt những cây khoai mì
này bó thành từng bó, gọi là cây (hom khoai mì), đem về trại
trồng, trên những ngọn đồi quanh trại. Công việc này cũng đem
đến cho anh em tù niềm vui, vì đào được những củ khoai mì thật

44

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

to, đem luộc ăn rất ngon, có anh vì quá đói, đào khoai mì lên, lột
vỏ ăn sống, ngọt như ăn củ đậu.

Đợt lao động này tuy đi xa nhưng bù lại anh em chúng tôi
kiếm thêm một ít khoai mì đem về nấu nướng, nhờ vậy mà sức
khỏe anh em tù cũng khá hơn trước.

Cán bộ trại 4, ra lệnh cho anh em chúng tôi lên những
ngọn đồi hay sườn núi, chung quanh trại, quốc hết cỏ dại, đào lỗ
trồng những cây hom khoai mì. Cán bộ nói

Các anh phải biến nơi đây thành một rừng khoai sắn,
Về sau này chúng tôi mới biết, những đơn vị bộ đội đang
chuẩn bị một khu vực cứu đói, trong tình trạng chiến tranh xảy
ra. Có nhiều nguồn tin về người anh em Trung Cộng đang tạo áp
lực với cộng sản Việt Nam, về những bất đồng sau chiến tranh
và cuộc chiến tranh với Khơ Me Đỏ tại Campuchia. Bắt đầu từ
tháng 12 năm 1978 đến tháng 1 năm 1979, Việt Nam đã đem
quân đánh chiếm Khơ Me Đỏ.

Cũng chính vì tình hình chính trị có nhiều chuyển biến
phức tạp vào thời điểm này. Trại tù số 4 đã ra lệnh chuyển trại.
Lần này là chuyển trại thật sự không như lần trước, chỉ là một
chiêu thức (Dương đông kích tây) nhầm mục đích lục soát đồ
đạc của người tù.

Riêng lần này một đoàn quân bộ đội đã đến trại, ra lệnh
tập trung, họ dẫn chúng tôi đi bộ, ra khỏi khu vực trại, đến nơi
có đường lưu thông. Tại đây có một đòan xe Molotova đợi sẵn,
và anh em chúng tôi lên xe, chuyển trại về trại 9 Liên Trại Yên
Bái.

Trại 9 có một địa danh gọi là đèo (Bá Thở), một ngọn đèo
rất cao nằm cạnh khu vực trại 9, mỗi lần anh em chúng tôi đi lao

45

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

động phải leo lên ngọn đèo này, ai nấy đều bá thở, le lưỡi, vì độ
dốc gần như thẳng đứng, do đó anh em tù đặt tên là đèo (Bá
Thở)

Nhân tiện cũng xin nói sơ qua về Yên Bái. Tỉnh lỵ này
nằm ở vùng Tây Bắc, phía đông bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và
Hà Giang, phía đông nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía tây nam giáp
Sơn La. Phía tây bắc giáp lai Châu và Lào Cai. Thành phố Yên
Bái cách Hà Nội 180 km.

Năm 1960 Liên Xô đã giúp thiết kế Hồ Thác Bà, đây là
hồ chứa nước lớn nhất, có một phong cảnh rất đẹp, vì khu vực
Hồ Thác Bà có tất cả 1,300 hòn đảo lớn nhỏ. Nơi đây đã trở
thành nhà máy thủy điện Thác Bà lớn nhất miền bắc Việt Nam.

Nhiều lần anh em tù chúng tôi đến khu vực Hồ Thác Bà,
phong cảnh nơi đây thật đẹp, trông như một Vịnh Hạ Long thu
nhỏ, một vùng trời, mây nước mênh mông, sen kẽ những hòn
đảo lớn, nhỏ, với rừng lá xanh tươi.

Thế nhưng:
“người buồn thì cảnh có vui đâu bao giờ”
Dường như tâm hồn lãng mạn của người tù đã bị trai đá,
anh em chúng tôi đã mất đi cảm giác, để mà thi vị hóa cảnh vật,
chúng tôi những người tù binh chiến tranh, đang bị dày vò vì cái
đói, cái rét buốt, và nỗi buồn thế kỷ, là một nạn nhân của sự trả
thù, do bên thắng cuộc áp đặt. Chúng tôi đã hóa thân thành loài
vượn cổ xưa, ngắm bóng mình dưới mặt hồ nước trong xanh, mà
ngơ ngác nhận không ra.

Trên mặt hồ, tôi nhận thấy có một chiếc thuyền nan nhỏ
bé, với mái che bằng lá, và những tấm bạt áo mưa rách nát, ở
trên thuyền là hai vợ chồng già (đã ngoài 70), trong khoang có

46

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

một ngọn đèn dầu leo lét, tỏa ánh sáng màu vàng úa, ông cụ già
đứng trước mũi thuyền đang tung mảnh lưới nhỏ bắt cá, người
vợ thì lom khom mò cua bắt ốc. Một cuộc sống, nói đúng hơn là
một mảnh đời, thật đơn sơ, buồn tẻ, tự kiếm lấy miếng ăn,
không nhà, không cửa, nơi cư trú, chính là cái thuyền nan nhỏ
bé, thả trôi trên mặt hồ Thác Bà.

Sau này có dịp đến gần hai vợ chồng già, tôi lân la hỏi
thăm, ông cụ cho biết

Vợ chồng tôi cũng là một nạn nhân của Cải Cách Ruộng
Đất
Nói xong câu nói ấy, ông cụ vội bỏ đi, để tránh cái nhìn
của tay bộ đội coi tù.
Tôi hiểu ngụ ý của ông, mọi người dân sống trong một
chế độ, độc tài đảng trị, luôn luôn bị theo dõi. Bỗng dưng tim tôi
lại nhói đau, thương cho thân phận một kiếp người, đã sinh lầm
thế kỷ.
Ông cụ lững thững bước đi, lõm bõm dưới mặt nước hồ
lạnh buốt, ông đi về chiếc thuyền nan, nơi người vợ già bé nhỏ
đang đợi ông. Tôi chợt nhận ra, trên con thuyền nan nhỏ bé ấy,
đang tỏa sáng một ánh hào quang rực rỡ, của một tình yêu thật
vĩ đại, nó lộng lẫy và cao sang, hơn cả những lầu đài, những
dinh thự tráng lệ, của những kẻ đang cầm quyền.

Tôi liên tưởng đến nhà thơ Hữu Loan qua bài thơ (Màu
tím hoa sim). Hữu Loan từ một người trí thức, ông có tú tài Pháp
năm 1941, ông theo kháng chiến chống Pháp. Ông bỏ ngũ vì
lòng tự trọng của một con người trí thức, ông đã can đảm, giám
cưới người vợ, mà người thiếu nữ này đang bị chính sách “Cải
Cách Ruộng Đất” trù dập.

47

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Hữu Loan đã viết bài tham gia các tạp chí “Nhân Văn” và
“Đất Mới”.

Bài thơ Màu Tím Hoa Sim của ông bị lên án, tư sản, ủy
mị. Ông bị quản thúc tại quê nhà, và cấm không được liên hệ
với ai. Nhà thơ Hữu Loan bị đầy đọa, xuống thành một kẻ đi
đánh giậm, kiếm vài con tôm con tép; đục đá, thồ về, đổi lấy ngô
khoai để sống còn, mà vẫn bị gây cản trở, và luôn bị theo dõi.

Từ hình ảnh đôi vợ chồng già sống cô quạnh trên con
thuyền nan, tôi liên tưởng đến nhà thơ của (màu tím hoa sim), cả
hai mảnh đời đều bi thương giống nhau.

Âm vang của bài thơ (Màu tím hoa sim), như nhuộm tím
cả tâm hồn tôi, và tâm hồn anh em chúng tôi, những nạn nhân
của một chế độ “không thuộc về thế giới loài người”

“Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím, tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu…
Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa.”

Liên trại Yên Bái, là một xâu chuỗi dài với những trại tù
được đánh số từ 1 đến 9. Trại 9 là trại tù mà anh em chúng tôi
mới chuyển đến. Nhìn chung trại 9, nằm ở vị trí thuận tiện hơn
trại 4 Huyện Văn Chấn, trước cổng trại là một con đường đất đỏ,
người dân địa phương qua lại, trại 9 vẫn nằm dưới sự quản lý
của Bộ Đội.

Trại trưởng là Thượng Úy Nguyễn Giáp Giá, quê Hà
Đông, mặc dù trên cương vị là trại trưởng, đang quản lý những
người tù, nhưng Thượng Úy Giáp lại có một phong cách khác
hẳn với những người cộng sản, từ nơi ông chúng tôi đã nhận
thấy một con người, mang tính chất nhân bản, có tình người. Có

48

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

lẽ Thượng Úy Giáp là người cộng sản, dễ mến nhất, ông xem
chúng tôi như một người lính (đã buông rơi súng trận) không
phải là người tù cải tạo.

Chính ông đã ra lệnh cho ban chỉ huy trại, phải phân phát
đầy đủ nhu yếu phẩm cho anh em chúng tôi, như một chút
đường, một chút kẹo, thuốc lào vân.. vân. Mà những tiêu chuẩn
này cũng ngang bằng người lính bộ đội. Anh em chúng tôi đã nợ
ông, một món nợ ân tình, mà không có cách nào trả lại.

Anh em chúng tôi, đa số là những người trẻ, cấp bậc cũng
nhỏ, chúng tôi tập chung hết tại đội 1, đây là đội lì lợm nhất trại.
Cán bộ quản giáo đội 1, là Thiếu úy bộ đội Lê Xuân Hòe, anh
em tù đặt cho biệt danh là (Quách Hòe).

Quách Hòe luôn bắt anh em chúng tôi phải tự đấu tố lẫn
nhau, sau những ngày lao động mệt mỏi, buổi tối trong phòng,
dưới ngọn đèn dầu leo lét sáng, Quách Hòe bắt anh em chúng tôi
ngồi, kiểm điểm tố cáo lẫn nhau.

Quách Hòe nói
Các anh phải nêu ra những cái không tốt của người khác,
để dìu dắt nhau, cùng nhau tiến bộ, học tập tốt, sớm về với gia
đình.
Một hình thức đấu tố, đôi khi tự dựng chuyện lên để tố
cáo, nhầm mục đích kiếm điểm, được nâng mức phần ăn cao
hơn. Anh em chúng tôi thường ngồi im lặng, thỉnh thoảng có
anh ngồi nghiêng mông đánh rắm thật to, thế là cả đám cười ầm
lên, Quách Hòe tức lắm nhưng không biết làm gì, chỉ còn cách
đe dọa rút bớt tiêu chuẩn phần ăn từ 15 ký một tháng xuống còn
12 ký, thế nhưng anh em chúng tôi cũng không sợ.

Một hôm đang lúc ngồi họp kiểm điểm, phê bình công
tác, với sự quan sát của Quách Hòe, bỗng dưng có tiếng đánh
rắm thật to vang lên, mọi người cười ầm lên.

49


Click to View FlipBook Version