The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.

Đội đập đá trại 6 Nghệ Tĩnh - Tác giả Louis Lê Tuấn

Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by lanthicung, 2022-03-09 19:32:02

Đội đập đá trại 6 Nghệ Tĩnh- Louis Lê Tuấn

Đội đập đá trại 6 Nghệ Tĩnh - Tác giả Louis Lê Tuấn

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Quách Hòe nghe tiếng đánh rắm to, thì tức lắm, mới lên
tiếng hỏi

Anh nào vừa đánh rắm giơ tay lên.

Có người dơ tay lên, anh em quay lại nhìn thì ra Nguyễn
Văn Thế (dân quận Tư Sài Gòn)

Quách Hòe hỏi. Tại sao anh làm như thế, cán bộ định
giảng bài lịch sự, thí anh Thế đã nhanh miệng trả lời
trước

Cán bộ nghĩ coi, chúng tôi ăn toàn khoai mì, khoai lang,

không đánh (địt) sao được, người miền nam chính thống phát
âm chữ địt, làm cả đám cưới ầm lên, ngay cả Quách Hòe cũng
cưới, thế là huề.

Cũng chuyện đánh rắm, nhiều lần khi lên lớp (lên hội
trường nghe cán bộ nói) Các anh báo cáo thì bé, mà đánh rắm
thì to. Anh em chúng tôi cười ầm lên. Theo quy định của trại,
ban đêm ra khỏi phòng đi đái, phải hô to;

Báo cáo cán bộ tôi đi đái

Tuy nhiên có nhiều anh em còn ngái ngủ, báo cáo nhỏ
quá, mà vừa đi vừa đánh rắm (bắn la phan) bụp bịt lung tung.

Cách thức cộng sản làm việc, là nắm chặt bao tử con
người để cai trị. Như tôi đã viết ở phần đầu câu chuyện. Đặc
trưng của xã hội chủ nghĩa, là tiếng kẻng, cái bát và đôi đũa. Bất
cứ nơi đâu cũng có tiếng kẻng, để mọi người tập trung, đi lao
động, mà đảng gọi là “vinh quang”, sự vinh quang này đảng
dành cho dân, còn cán bộ đảng viên thì (ngồi mát, ăn bát vàng).
Riêng cái bát, là để chia phần, đảng sẽ chấm công chia phần

50

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

theo tiêu chuẩn, và người dân cũng sẽ bị đe dọa, bớt khẩu phần
ăn, như quản gíao Quách Hòe, bớt tiêu chuẩn gạo của chúng tôi.

Có một chi tiết mà tôi quên viết ra ngay từ đầu câu
chuyện đó là. Những ngày đầu khi đến miền bắc xã hội chủ
nghĩa, tôi rất ngạc nhiên, tại sao những con trâu, con bò, ở đây
đa số đều sứt mũi, sợi dây thừng xỏ mũi, được kéo ngược lên
buộc vào sừng, lâu ngày tạo thành vết loét, hằn sâu vào phía
đầu, trông rất đáng thương. Những con vật hiền lành, là người
bạn cần cù, đã giúp người nông dân làm biết bao công việc đồng
áng, nặng nhọc, vậy mà bị đối xử một cách quá ư tàn nhẫn.

Về sau này tôi mới hiểu, bởi vì con trâu, con bò, là tài sản
của hợp tác xã quản lý, không phải là tài sản riêng của người
dân, với quan niệm

Cha chung không ai khóc.

Do đó người dân không cần quan tâm, nếu trâu bò, không chịu
đi thì kéo thật mạnh, đó chính là nguyên nhân, khiến đa số trâu
bò bị sứt mũi, hơn nữa có một thực tế, rất phũ phàng, vì làm như
thế, con trâu, con bò, sẽ mau chết, để được xẻ thịt chia phần.

Trở về với câu chuyện của đội 1, trại 9, đa số là anh em
trẻ, mọi sinh hoạt còn nhanh nhẹn, chúng tôi chỉ im lặng trước
mũi súng của người coi tù, nhưng sau lưng họ, chúng tôi không
sợ, anh em tù vẫn lén lút bắt gà của cán bộ trại nuôi, làm thịt
nhét vào lon guigoz nấu chin, chia nhau ăn.

Trong nhóm của tôi có Nguyễn Văn Thế, Nguyễn Văn
Quý, Lê Anh Thượng, cùng với Đại Úy Sâm đội 2, anh Sâm có
tài bắn (ná thung) bách phát bách trúng, dây thung chính là quai
dép râu, tháo ra làm (ná thung) bắn gà, sau đó lại gắn vào dép
râu, nếu lỡ bị khám xét bất ngờ, thì không có bằng chứng.

51

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Anh Sâm nhắm con gà trong bụi cây, dương ná (ná
thung) bắn một phát là ngay đầu con gà, chết không kịp kêu, tôi
và Nguyễn Văn Quý, có nhiệm vụ chụp lấy con gà, nhét ngay
vào trong áo, đem xuống suối nhổ lông, và nấu tại chỗ, Nguyễn
Văn Thế có nhiệm vụ canh phòng, và mang chiến lợi phẩm vào
trại, thường thì nấu ngay tại bờ suối, và ăn hết. Chúng tôi kết
hợp lại mỗi lần đi lao động là gặp nhau bàn tinh (cải thiện) kiếm
ăn thêm, có lần Thế (quận tư) đưa ý kiến làm thịt một con dê của
trại nuôi, chúng tôi ngăn cản, vì làm như vậy sẽ bị lộ ngay, và sẽ
chết dưới mũi súng của bộ đội,

Thiếu úy Nguyễn văn Thế, một tay chơi dân Quận Tư Sài
Gòn, Thế ca vọng cổ rất hay, làn hơi ấm dầy, và kéo dài (mút
mùa Lệ Thủy), anh em chúng tôi thường nghe Thế ca vọng cổ,
những bài vọng cổ như gợi nhớ lại miền Nam thân thương, ngay
cả những cán bộ coi tù, cũng thích nghe.

Thế kể cho tôi nghe rất nhiều về đời tư của anh.

Với chất giọng người miền nam, đôi khi trong câu nói có
thêm câu chửi thề ĐM, nhưng rất chân tình. Thế nói.

Tôi có thời gian ngu dại, nghe theo bạn bè, rồi dính vào
con đường nghiện xì ke một thời gian khá dài, đến khi chợt nhận
ra, tôi đã phải tự mình cai nghiện.

- Thế kể tiếp, ĐM thời gian đó khủng khiếp lắm

Tôi phải tự trói tay bằng xích sắt, và chói người tôi vào
cột nhà, tôi vứt chìa khóa, qua cửa sổ. Tối nói với Mẹ tôi, con
xin Mẹ hãy mặc kệ con, bất cứ con gào khóc, than van gì đi nữa,
cũng không được mua thuốc (xì ke) cho con. Cơn nghiện nó đã
vật vã hành hạ tôi suốt 3 ngày, đái ỉa ra quần, cuối cùng tôi đã từ
bỏ được.

52

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Câu chuyện do anh Thế kể lại, cũng đủ nói lên ý chí
mạnh mẽ và cương quyết của Nguyễn Văn Thế, một con người
chịu chơi và lì lợm

Ngoài anh Thế ra, đội 1 chúng tôi còn có anh Hứa Sâm,
anh là nhân vật rất lì lợm, với ý chí sắt thép, anh cương quyết
không lao động, mặc dù bị đe dọa, hay bị bỏ đói. Thiếu Úy Hứa
Sâm người lính Địa Phương Quân, chống cộng đến cùng, không
bao giờ chịu hợp tác, sự chống đối của anh đã kéo dài từ miền
Nam ra tận nơi này, dường như nó đã trở thành quen thuộc, đến
nỗi quản giáo cũng mặc kệ, không để ý đến anh.

Bất cứ một nơi chốn nào, trên con đường lưu đày tù tội,
cũng để lại những đau thương. Khi anh em chúng tôi chuyển đến
trại 9, khoảng 3 tuần sau đó, chúng tôi nghe tin báo rất buồn,
trong trại 9 có người chết.

Người mới từ bỏ cuộc chơi để trở về cõi hư vô, đó là một
đàn anh Thiếu Sinh Quân với Tôi và Lâm Ngọc Chiêu, cũng
như một số anh em TSQ và đơn vị Nhảy dù, mà tôi không nhớ
tên.

Cựu Thiếu Sinh Quân Trung Tá Nguyễn Văn Vinh. Chỉ
huy trưởng trung tâm huấn luyện Nhảy Dù, trại Hoàng Hoa
Thám. Trung tá Vinh chết vì kiệt sức. Thân xác anh được đặt
nằm trong cỗ quan tài đơn sơ, không nhang khói, không tiếng
khóc thương, không có vành khăn tang trắng tiễn đưa.

Anh vinh chết như một người lính tử trận nơi chiến
trường, vì khi anh nhắm mắt ra đi, ở chung quanh anh cũng toàn
là những sĩ quan của QLVNCH. Ban chi huy trại chỉ định 4
người khiêng quan tài đi chôn, trong 4 người đó có Nguyễn Văn
Quý, và 3 cựu TSQ đó là Lâm Ngọc Chiêu, Vòng Nhọc Sầu, và

53

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Tôi (CTSQ Lê Tuấn). Nơi anh nằm yên nghỉ, chính là một góc
nhỏ trên đồi Bá Thở, trại 9 Yên Bái.

Có một nỗi buồn từ đâu đến, mang theo âm hưởng của ca
khúc (Người ở lại Charlie) Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh viết để
tưởng nhớ đến cánh dù bung gió Cố Đại tá Nguyễn Đình Bảo.
Anh em chúng tôi ngày hôm nay, xin mượn lời bài hát này để
tiễn đưa Trung Tá Nhảy Dù Nguyễn Văn Vinh.

“Vâng Chính anh là ngôi sao mới
Một lần này chợt sáng trưng
Là cánh dù đan bằng tiếc thương vô cùng. …
Xin một lần thôi, một lần thôi
Vẫy tay tạ từ Charlie (Anh Vinh)
Xin một lần nữa, một lần nữa
Vẫy tay chào buồn anh đi.”

Đời sống thì vẫn tiếp diễn, đó chính là lẽ vô thường của
vạn vật, thời gian không bao giờ chạy lùi lại, nó sẽ đi mãi về
tương lai, mà người tù thì không có tương lai, phía trước mặt chỉ
là vô định, biết đi về đâu, anh em chúng tôi không còn con
đường nào lựa chọn. Thôi thì cứ quên đi mà sống, tôi quan
niệm.

Ở cuối con đường luôn có một phần thưởng xứng đáng,
cho những con người, chân chính, biết chờ đợi.

Sau những buổi lao động mệt nhọc, cuốc đất, đào ao, cấy
lúa, chặt cây, trồng khoai. Buổi tối quay quần bên chiếc đèn dầu
leo lét, chúng tôi thường kể chuyện cho nhau nghe, hay ca hát
những tình khúc thời xưa.

54

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Trong đội chúng tôi có anh Nguyễn Văn Trọng, Giáo sư
Vạn Vật, anh bị cận thị nặng do đó anh mang biệt danh (Trọng
đui).

Xin mở ngoặc nói sơ qua về Giáo sư Nguyễn Văn Trọng,
năm 1984 tôi có đến nhà thăm anh Trọng, vào thời gian này Anh
Trọng đang nuôi chim cút và nuôi gà, trên mảnh đất vườn nhà
của anh tại Gò Vấp. Đến năm 1993 tôi nghe tin Nguyễn Văn
Trọng bị bắt, vì có liên quan đến (Đảng Nhân Dân Việt Nam), bị
bắt ngày 15 tháng 12 năm 1993, vì tội (chống chính quyền cách
mạng) như vậy anh Trọng phải vào tù thêm lần thứ 2. Cùng bị
bắt có anh Nguyễn Thanh Vân, từ Mỹ trở về hoạt động, Nguyễn
Thanh Vân cũng là người bạn tù trại 6, sau khi được tha về nhà,
Thanh Vân đã vượt biên, định cư tại Hoa kỳ, Thanh Vân đã trở
về Việt Nam, hoạt động trong đảng (Nhân Dân Việt Nam). Sau
này khi định cư tại Hoa Kỳ, tôi có hỏi thăm, thì được biết Anh
Nguyễn Thanh Vân đang định cư tại miền Nam Cali, riêng anh
Trọng vì hoàn cảnh gia đình, không đi Mỹ vẫn còn ở lại VN.

Anh Trọng có một cây đàn Guitar tự chế bằng thùng tôn,
nhưng âm thanh rất vang, cây đàn này anh mang theo từ khi ở
trại tù An Dưỡng Biên Hòa, và nó theo anh cho đến bây giờ, có
lẽ vì hình dáng của nó không đẹp (cây đàn tự chế, gò bằng tôn)
do đó không bị tịch thu, nhờ có tiếng đàn này, làm cho tiếng hát
của những người tù hay hơn và vang xa hơn.

Những tiếng hát của người tù, phải nhắc đến là. Trung Úy
Quân cảnh tư pháp Nguyễn Văn Huệ, biệt danh (Cathy Huệ) anh
là con trai của Cựu TSQ Trung Tá Nguyễn Văn Đầy. Biệt Khu
Thủ Đô. Tiếng hát của anh Huệ rất trầm ấm, và những ca khúc

55

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

do anh trình bày là những ca khúc chữ tình, thật lãng mạn.
Không riêng gì Cathy Huệ, có nhiều anh em đàn hát rất hay.

Ngoài những buổi văn nghệ bỏ túi, còn có anh kể chuyện
thật hấp dẫn, có một trí nhớ thật tuyệt vời, kể lại những câu
chuyện kiếm hiệp của Kim Dung, Anh Hùng Xạ Điêu, Cô Gái
Đồ Long, rất hấp dẫn. Trong số người kể chuyện thật hay, phải
nhắc đến Đại Úy Long, đơn vị 101 Quân Báo. Mỗi buổi tối Anh
Long ngồi giữa láng, kể chuyện kiếm hiệp, anh kể như người
đang cầm quyển truyện trên tay mà đọc, trí nhơ của anh thật
tuyệt vời.

Phải nói rằng, trong số đông những sĩ quan, đang bị tập
trung tù đầy nơi đây, có biết bao nhân tài, họ đã bị bỏ quên, bị
giam cầm trong các trại tập trung của cộng sản. Một trong số
người đang ở cùng đội 1 với chúng tôi đó là.

Thiếu úy Tiến sĩ Nguyễn Quốc Lập, tốt nghiệp luật khoa
tại trường đại học Hoàng Gia Úc (Australia). Nguyễn Quốc Lập
là giáo sư dạy môn Công Pháp Quốc Tế tại trường Võ Bị Đà
Lạt, cùng thời với Nguyễn Ngọc Trụ, người đã bị xử bắn tại trại
tù Trung Tâm An Dưỡng Biên Hóa (Trong câu chuyện Người
Tù và cái lon Guigoz, tôi đã nhắc đến tên anh).

Nguyễn Quốc Lập, con người điềm đạm, ít nói, tướng
anh cao và gầy, lúc nào cũng đeo cặp kính cận, loại tròng mắt có
hình chữ nhật, thật nhỏ, trông anh như một trí thức, thư sinh, có
lẽ vì cặp kính cận, đôi tròng kính hình chữ nhật, quá nhỏ so với
gương mặt, khiến cho gương mặt anh thoáng có nét cao ngạo,
bất cần đời. Chính vì điểm này đã làm anh xém chết trong một
lần đi lao động.

56

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Hôm đó anh em trong đội 1, phải đi đốn gỗ làm củi đốt.
Một người vệ binh bộ đội, cấp bậc binh nhì, với khẩu súng
AK47, dẫn đội đi lao động, phải leo qua dốc Bá Thở, qua phía
sườn núi bên kia, nơi đây có một khoảng sườn núi bị cháy rừng
thiêu rụi, những thân cây đổ, cháy đen nằm ngổn ngang, trông
như một khu rừng vừa bị bom tàn phá.

Anh em tù phải lên sườn dốc đó, chặt củi gom thành từng
bó, có những thân cây cháy nám rất to, với con dao, rựa loại
nhỏ, chặt hàng trăm nhát rựa cũng chưa đứt, công việc khá nặng
nhọc.

Đến xế chiều, bầu trời hơi âm u, một khung cảnh hoang
tàn, đen đúa vì bụi than, anh Lập mệt mỏi cầm dao chặt, cặp
kính cận của anh rơi xệ xuống mũi, anh lấy vạt áo chùi kính rồi
đeo lên, cứ thế diễn tiến, tay vệ binh đứng gần đó ngứa mắt, hắn
quát.

- Cái anh kia có lao động không, tháo kính ra mà làm
- Anh Lập trả lời, tháo kính ra tôi không nhìn thấy
- Vê binh nói.
- Tôi nhìn anh mà ngứa con mắt
Câu chuyện đôi co, qua lại, Nguyễn Quốc Lập lúc đó trên
gương mặt lem luốc vì bụi than và mồ hôi, hình như ngay lúc đó
anh Lập quá chán đời, anh muốn cãi tay đôi với tay vệ binh coi
tù, rồi muốn ra sao thì ra, khiến người vệ binh này quá tức giận,
mặt hắn đỏ bừng lên, và cầm khẩu sung AK 47 lên đạn. như
không thể kìm hãm cơn giận.

Tay Vệ binh hét lên, mày muốn chết hả, nói vừa dứt câu
hắn, chĩa thẳng vào người anh Lập và bóp cò, hai tiếng nổ chát

57

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

tai, viên đạn bay thẳng vào phía gần chân anh Lập, khiến cho
bụi than bắn tung lên.

- Tay Vệ Binh gằn giọng nói tiếp

- Mày mà lên tiếng nữa tao sẽ bắn chết tại đây.

- Anh em chúng tôi cùng lên tiếng năn nỉ tay vệ binh

- Xin cán bộ bỏ qua, vì anh ấy cận thị nặng, không nhìn

thấy. Chúng tôi cũng nói Anh Lập hãy nhịn nhục bước qua vị trí
khác, đừng đứng trước mặt tên vê binh.

- Trên đường về lại trại, tay vê binh có vẻ nguôi ngoai đôi

chút, vì lòng tự ái của anh ta, đã được vuốt ve bởi những câu nói
mà anh em chúng tôi năn nỉ.

- Vê binh nói

- Tôi bắn chết một vài người các anh, tôi chỉ làm bản báo

cáo là các anh có hành vi chống đối cách mạng và trốn trại.

Chúng tôi không dại gì chống đối một kẻ đang cầm súng
trên tay, và hơn nữa không thể nói chuyện với một người Vệ
Binh mà sự hiểu biết luôn bị giới hạn, họ luôn có một thứ mặc
cảm tự ti, rất dễ nổi giận để chứng tỏ một quyền uy.

Tôi nghĩ anh Nguyễn Quốc Lập cũng hiểu về điều này,
nhưng có lẽ trong giây phút nào đó, anh muốn mượn bàn tay của
người Vệ Binh để tự kết liễu đời mình, hay chăng, đây chỉ là sự
suy đoán riêng của tôi

Đã có những câu chuyện về người tù, hành động như thế,
cố tình chạy ra khỏi cổng trại để “được” bắn chết, hay bị bắn
chết như một hình thức tự vẫn. Như van xin một lần nằm xuống
cho hận thù vào lãng quên.

58

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Những diễn biến tâm lý, của người tù lâu năm, có thể đến
bất chợt, mà ngay lúc đó, ý chí con người không kiểm soát
được, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến một vài trường hợp tự
tử trong tù. Muốn thoát khỏi sự khủng hoảng tâm lý này, người
tù phải tự tìm cho mình một nguồn vui khác, như học nhạc, học
đàn, ca hát nghêu ngao, những ai có tài vặt nào đó thì đem ra thi
thố, làm cho quên ngày tháng.

Trong thời gian tại trại 9, mỗi lần đi lao động bên ngoài
trại, tôi thường xuống suối, nhặt những viên đá màu đen thật
đẹp, đem vào trại, lúc rảnh rỗi tôi lấy ra, điêu khắc nhiều hình
ảnh rất đẹp. Chính Anh Lập cũng khen đẹp khi nhìn thấy cục đá
đen do tôi khắc hình trên mặt đá, và tôi cũng tặng anh một viên
đá có khắc hình Đức Mẹ Maria.

Có lần tôi ngồi vẽ một bức ảnh chân dung của Mẹ tôi, vẽ
bằng bút chì trên tấm giấy nhặt được, tôi vẽ một bức chân dung
đen trắng hình ảnh Mẹ tôi.

Một hôm thật tình cờ, quản giáo Quách Hòe nhìn thấy, và
cán bộ Hòe đã nhờ tôi vẽ lại hình Bố Mẹ ông ấy, với lời hứa sẽ
cung cấp giấy và bút chì cho tôi, cộng thêm một gói chè móc
câu và nhúm thuốc lào.

Tôi nhận lời. Quách Hòe đưa cho tôi 2 tấm hình đen trắng
cũ kỹ, và nhỏ cỡ 3 X 4. Mấy ngày liền tôi được miễn đi lao
động, mỗi sáng lên hội trường ngồi, căng mắt ra để vẽ chân
dung bố mẹ, Quách Hòe. Tôi vẽ cũng giống khoảng 90%, vì
hình mẫu nhỏ quá, rất khó thấy hết nét. Quách Hòe cũng thích
lắm, ngoài ra tôi có tài điêu khắc, làm những ống điếu thuốc lào
bằng ống tre khá đẹp, nhờ những tài vặt, mà tâm trí tôi cũng bớt
căng thẳng, tạm quên đi những ngày tháng đang tù tội.

59

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Những ngày tháng tù tại trại số 1 Yên Bái, anh em chúng
tôi đã làm một số công trình, lưu lại nơi đây. Với công sức của
những người tù, chúng tôi đã đào hoàn thành, một cái ao nuôi
cá, nằm dựa vào sườn đồi sát bên cạnh con đường đất, diện tích
mặt ao khá rộng lớn, và độ sâu cũng khoảng 2 mét.

Cái ao này được dẫn nước suối chảy về. Thời gian đào ao
cũng rất là vất vả, vị trí cái ao nằm bên cạnh con đường dân cư
qua lại, do đó chúng tôi cũng chứng kiến nhiều cảnh đời éo le.

Có một câu chuyện diễn biến rất nhanh, nếu không kịp
kiềm chế thì xảy ra chết người. Trong lúc đào ao, có anh bạn tù
(lâu quá quên tên) bắt được một con ếch con, anh lấy cọng cỏ
buộc chặt eo ếch vào một gốc cây, để dành khi về trại có miếng
ăn ngon, anh đang cuốc đất không để ý miếng mồi, bỗng dưng
có con gà trống to từ nhà dân, chạy đến mổ luôn con ếch đang
buộc, con gà bỏ chạy, anh em nhìn thấy la lên, anh bạn chủ nhân
con ếch vứt cuốc, phóng một cái ào, đuổi theo con gà, chạy luôn
vào nhà dân. Vệ Binh đứng canh tù nhìn thấy, vội lên đạn cầm
AK47 đuổi theo, và hô to.

- Anh kia đứng lại không tôi bắn. Vệ Binh nói tiếp

- Ban ngày ban mặt, mà anh giám bắt gà của nhân dân.

- Chúng tôi vội la lớn, minh oanh cho anh bạn bị mất con
ếch. Cán bộ thông cảm vì anh ấy chỉ muốn chạy theo lấy
lại con ếch thôi.

- Ngưới Vê Binh, cũng hiểu ra câu chuyện

- Người tù chủ nhân con ếch tí nữa bị hàm oan, vẫn còn
tiếc vì mất con ếch béo.

60

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Cũng có lần tôi thấy một toán người dân đi rất vội vã, 4
anh đội nón cối, 2 bà khăn gói tay nải, sách túi chạy theo, họ
đang khiêng một người đàn bà mang bầu, nằm trên võng, họ
khiêng như cố chạy đến trạm xá, vì người đàn bà đang đau đẻ,
họ vừa chạy qua chỗ anh em chúng tôi đang lao động một đoạn
ngắn, thì cái võng hạ xuống mặt đường, người đàn bà bị vỡ
nước ối, một vũng nước màu hồng chảy trên mặt đường đất,
người đàn bà rên la, đau đớn, 4 người thanh niên lại tiếp tục
khiêng như chạy về hướng trạm xá.

Chúng tôi không biết người đàn bà đó có sinh nở, mẹ tròn
con vuông hay không. Đó cũng là hoạt cảnh người dân sống
trong thiên đường xã hội chủ nghĩa, ở vào thời gian khi tôi viết
câu chuyện này năm 1979.

Một lúc sau có một đàn bò vài con đi ngang qua vũng
nước ối, những con bò liếm sạch chỗ nước màu hồng, vì mùi
tanh, và vị mặn của máu, một hợp chất mà những con bò đang
thèm khát.

Cuộc sống là thế, mọi sự đều biến chuyển không ngừng,
nó đến rồi đi như chưa hề có chuyện gì xảy ra.

Cũng như những diễn biến của lịch sử, có ai nghĩ rằng.
Một chính thể Việt Nam Cộng Hòa, một Quân Lực hùng mạnh
nhất nhì Đông Nam Á. Bị đồng minh Hoa Kỳ bỏ rơi, bị bức tử,
tan rã một cách nhanh như thế.

Cả thế giới bàng hoàng, những quốc gia đồng minh với
Hoa Kỳ, phải giật mình nhìn lại, xem thảm họa Miền Nam Việt
Nam như một bài học bằng xương máu, của những người chiến
sĩ, một quân đội chiến đấu vì lý tưởng tư do, chống lại cộng sản.

61

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

62

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Chiến Tranh Biên Giới 1979

Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979, là một cuộc
chiến ngắn nhưng khốc liệt, nổ ra vào ngày 17 tháng
2 năm 1979, khi Trung Cộng đưa quân tấn công Việt Nam trên
toàn tuyến đường, biên giới phía bắc giữa 2 nước.

Cuộc chiến kết thúc khi Trung Cộng tuyên bố hoàn thành
và rút quân vào ngày 16 tháng 3 năm 1979.

Sau khi cuộc chiến chính thức chấm dứt, đến năm 1982 thì căng
thẳng trở lại và kéo dài đến năm 1985. Trong đó có trận Lão Sơn
tại mặt trận Hà Giang rất khốc liệt.

Trung Quốc đã chiếm được núi Lão Sơn, cùng một điểm cao
chiến lược khác từ tay Việt Nam.

Trước khi cuộc chiến này nổ ra, hầu như tất cả các trại
giam tù chính trị, nằm rải rác trong khu vực của Đoàn 776 Bộ
Đội, thuộc Huyện Văn Chấn, tỉnh Hoàng Liên Sơn, đều di
chuyển dần về miền trung VN, rời xa khỏi biên giơi phía bắc
giữa VN và Trung Cộng.

Cuối năm 1978, trại 9 Yên Bái, được lệnh chuyển trại, tất
cả tù cải tạo, lại khăn gói quả mướp lên đường, lần này chúng
tôi nghe đồn rằng chuyển trại về miền Trung, giao cho Tổng
Cục 8 Bộ Công An quản lý.

Toàn trại tập trung trước sân của trại 9 Yên Bái, trại
trưởng Nguyễn Giáp Giá và số đông cán bộ trại, có buổi nói

63

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

chuyện về nhựng quy định khi chuyển trại. Thượng Úy Giá nói
lời chia tay, dường như trong lần nói chuyện hôm nay, có một
chút lưu luyến, vì dù sao đã trải qua một thời gian sinh sống tại
nơi này, những người coi tù, và những người tù, đều là những
người lính, dù cho sự khác biệt giữa hai chiến tuyến khác nhau,
nhưng phong cách của một người lính thì gần như giống nhau.

Trong thời gian anh em chúng tôi bị giam cầm dưới sự
quản lý của Bộ Quốc Phòng, thông qua những đơn vị bộ đội,
cánh cửa phòng giam, không bao giờ khóa, cửa ra vào và cửa sổ
đều mở tung, kể cả ban đêm, anh em chúng tôi có thể ra ngoài
vào buổi tối để đi vệ sinh. Tóm lại mặc dù đang bị tù, nhưng
không bị quá khắt khe, như những nhà tù do công an quản lý.

Một đoàn xe Molotova tập trung, đậu dài trên con đường
đất trước cổng trại, từng đội tù xếp hàng lần lượt lên xe, đoàn xe
từ từ chuyển bánh chạy về hướng bến phà Ô Lâu, chúng tôi đa
số là đứng trên xe, vì quá đông người, chiếc xe Molotova không
phủ bạt che kín, những cảnh vật chạy lướt qua, chúng tôi nhìn
lại trại 9 Yên Bái lần cuối, nhìn con dốc Bá Thở, mà mọi người
khi leo lên, cũng phải dừng lại nghỉ lấy sức, phải lè lưỡi vì Bá
Thở (thở không kịp) vì quá mệt.

Có những sườn đồi bạt ngàn trồng sắn (cây khoai mì) do
công sức của anh em chúng tôi khai phá, để phòng bị chiến
tranh, vì nếu cuộc chiến VN và Trung Cộng xảy ra ác liệt hơn,
thì nơi ấy có thể là nơi dự trữ lương thực cứu đói.

Có một ao cá do bàn tay người tù tạo ra, và có những kỷ

niệm vui buồn, những tình cảm vừa chớm nở, trong lòng những

người dân sống gần trại 9.

Một hình ảnh thật đau buồn, chợt lướt qua, đó là những

ngôi mộ đất thật đơn sơ, trên bia mộ chỉ là những nét chữ mộc

mạc của người tù, viết trên mảnh gỗ, ghi lại tên những anh em

tù, đã từ bỏ cuộc chơi, nằm yên nghỉ nơi đây.

64

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Trên con đường từ trại 9 Yên Bái, chạy về bến phà Ô
Lâu, có những bàn tay người dân vẫy chào tạm biệt anh em
chúng tôi. Đoàn xe qua phà Ô Lâu, chạy về hướng Nghệ An, đi
về thành phố Vinh, đến huyện Đô Lương.

Từ Đô Lương đi vào trại tù số 6, phải đi qua bến đò Dùng
bắc ngang sông Lam (ngày nay đã xây dựng thành cầu treo
Dùng), chạy qua Quốc Lộ 7A, xe chạy lòng vòng đến đường
H.15, trại 6 Thanh Chương nằm trên con đường H.15.

Đôi nét về Thanh Chương, là một huyện miền núi, nằm
phía tây nam tỉnh Nghệ An, phía tây giáp ranh với Tỉnh
(Bolikhamxai) thuộc quốc gia (Lao), phía đông giáp Đô Lương,
phía nam giáp huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, nắm cách thành
phố Vinh 45 ki lô mét. Thanh Chương là một huyện miền núi do
đó, đồi núi chiếm 70% diện tích, đa số dân cư sống dọc theo bờ
sông Lam. Đời sống dân cư rất thiếu thốn, nghèo đói. Người dân
sống rất lam lũ đói nghèo, nhất là trong giai đoạn từ thập niên
1975 đến 1995.

Tôi còn nhớ khi đoàn xe Molotova chở chúng tôi, từ
Nghệ Tĩnh, chạy vào Đô Lương, rồi từ đó đi vào Huyện Thanh
Chương, có đôi lần đoàn xe như cố tình dừng lại, ở những nơi
tập chung đông dân, để cho người dân chút căm thù, bằng những
hòn đá ném vào chúng tôi, có vài người dân đến gần hơn, họ
nghe chúng tôi nói chuyện và họ nhận ra chúng tôi là người Việt
Nam, những người tù binh chế độ cũ. Họ cho chúng tôi biết, vậy
mà công an xã nói với chúng tôi có đoàn xe chở tù Trung Cộng
đi ngang, phải ra ném đá, hò hét biểu lộ sự căm thù.

Đoàn xe chở tù chạy trên con đường đất đỏ bụi mù, xe
chạy qua những cánh đồng lúa, những đồi trồng trà (chè), vì nơi

65

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

đây là một huyện miền núi, những đồi trè bao la trên những
ngọn đồi, nhìn chung người dân vẫn còn lam lũ, nghèo khổ. Có
một sự khác biệt lớn đối với anh em chúng tôi đó là phong thổ
và ngôn ngữ, có những từ ngữ địa phương mà chúng tôi nghe
không hiểu họ đang nói gì.

Quanh cảnh chung quanh nhà tù trại 6, cũng còn hoang
vu, đồi núi và những bãi đất rộng trồng rau xanh, cách không xa
là hai ngọn đồi núi đá vôi, sau này hai ngọn đồi là nơi đội 15,
hay đội lò vôi làm việc.

66

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

“Hình cổng chính trại giam số 6 Thanh Chương, Nghệ Tĩnh”

Trại 6 Thanh Chương.

Đội 15 Lò Vôi. Hay Đội Đập Đá

Ngày đầu tiên chúng tôi chuyển trại từ (Bộ Quốc Phòng)
Bộ Đội quản lý, đến trại tù do công an quản lý, một sự khác biệt
hoàn toàn. Trại tù số 6 huyện Thanh Chương, là một trại tù quy
mô lớn, nơi đây là trại giam trực thuộc Tổng Cục 8 Bộ Công
An. Chu vi quanh trại tù, những bức tường đá xây cao, có kẽm
gai ngăn phía trên, cổng trại tù có rào ngăn và chòi canh gác rất
quy mô, những lực lượng công an, mặc quân phục màu vàng,
đội nón cối cầm AK47, đứng rất đông.

Đoàn xe từng chiếc đi vào cổng nhà tù, anh em chúng tôi
xuống xe tập trung trong sân, nơi có một hội trường khá rộng.

Chúng tôi được phân ra thành từng đội, mỗi đội có một
quản giáo công an phụ trách, tôi và một số anh em thân quen, bị
chỉ định vào đội 15, là đội Đập Đá (Đội Lò Vôi). Đội trưởng do
anh em tù bầu chọn, là Trung Tá Nguyễn Phú Thọ, Sư Đoàn 1
Bộ Binh, anh Thọ là em ruột Phúc Trâu Điên Tiểu đòan 2
TQLC. Anh Thọ một con người trung thực, có tư cách, anh luôn

67

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

bệnh vực quyền lợi cho anh em, trước sự ép buộc của công an
quản giáo.

Ngày đầu tiên tại trại, vào buổi chiều sau khi lãnh phần
ăn tối, mỗi người chỉ được một bát cơm, ít rau khoai lang luộc
và một chút nước muối pha loãng, bát cơm nhai đến đâu là sạn
cát tới đó, rất khó nuốt, anh em chúng tôi phải hòa vào lon nước
cho cát sạn lắng xuống, rồi lấy phần cơm nổi trên mặt lon mà ăn.

Sau khi ăn tối xong, thì có tiếng kẻng vào (chuồng) vào
phòng giam, tất cả đội phải tập họp trước phòng giam, trực trại
và cán bộ công an, đứng kiểm tra, từng người đi vào phòng,
người đi đầu đếm số 1, lần lượt đếm số tiếp theo cho đến hết.
Một khi người tù cuối cùng vào hết bên trong, cửa phòng giam
sẽ đóng lại và sợi xích sắt rất to sẽ luồn qua rồi khóa lại.

Từ cửa phòng giam đi vào trong, ngăn đôi một hành lang
nhỏ, hai bên tường là dãy giường nằm (bệ xi măng) xây 2 tầng
bằng gạch, người nằm tầng trên phải trèo lên bằng những thanh
sắt. Người tù tự chọn chỗ nằm, do đó anh nào nhanh chân thì
chọn được chỗ tốt hơn ở tầng dưới, mỗi người chỉ được 3 gang
tay bề ngang, nếu nằm thẳng người thì hai vai có thể đụng nhau.
Mỗi người tù, còn có thêm một ít đồ đạc lỉnh kỉnh, để trên đầu
chỗ nằm, do đó chỗ nằm thêm chật hơn.

Buổi tối những con rệp, kéo nhau từng đoàn hùng binh,
chúng chia nhau tấn công anh em chúng tôi, không có cách nào
tiêu diệt hết lũ rệp, khổ nhất là mùa hè, trời nóng bức, chúng
sinh sôi nảy nở đông hơn, vào mùa hè anh em chúng tôi thường
đem chăn màn quần áo, cuộn vào cái áo mưa hay bọc ni lông,
đem phơi nắng, trước khi đi lao động, chiều về lấy ra rũ chăn
màn, những con rệp rơi xuống, chết hàng loạt vì sức nóng mặt

68

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

trời thiêu đốt, phơi nắng bằng cách này cũng chỉ được ngủ yên
vài đêm, rồi cũng bị rệp tấn công.

Sau này ban chỉ huy trại, có những buổi diệt rệp, bằng
cách nấu nước sôi đổ vào những kẽ nứt trên sạp nằm, chúng tôi
gọi là tắm rệp, vì nước sôi không ăn thua, chỉ làm cho chúng
sinh đẻ nhiều hơn.

Vào mùa đông thì khá hơn, vì trời lạnh những con rệp
cũng co rút lại, anh em nằm sát bên nhau cũng ấm hơn. Mùa
đông tại trại 6, thời tiết khá lạnh, có những buổi sáng đi lao
động, chúng tôi thấy mặt nước ao hồ đóng một lớp băng mỏng
nước đá, những con cá chết vì lạnh nổi lên mặt ao.

Nhắc lại câu chuyện lần đầu bị giam trong phòng. Bởi vì
trong suốt thời gian, chúng tôi bị tập trung dưới sự quản thúc
của bộ đội, những cửa phòng giam không bao giờ bị khóa. Sau
gần 3 năm bị tù tập trung cải tạo, đây là lần đầu tiên anh em
chúng tôi bị giam trong phòng giam, và bị khóa kín. Tự nhiên
tôi cảm thấy có một nỗi đau, một sự uất nghẹn cho người tù,
tiếng cửa phòng giam đóng ầm một tiếng, tiếng xích sắt kéo qua
khung sắt, và ổ khóa đóng lại, lòng tôi đau thắt, vì sự cảm nhận
về tự do đã bị cướp mất, chúng tôi chính thức trở thành người tù
không bản án.

Thế nhưng không lâu sau, nỗi đau tưởng chừng như
không bao giờ phai mờ, khi mỗi lần cánh cửa phòng giam đóng
kín, nó lại là giây phút thoải mái cho anh em chúng tôi, thật là
một sự nghịch lý khó diễn tả.

Sau này tôi đã nghiệm ra, hạnh phúc không phải là điều
khó định nghĩa, hạnh phúc không xuất phát từ nơi cao sang, nơi

69

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

nhung lụa, mà hạnh phúc sẽ hiện diện ở khắp nơi, ngay chính
trong sự đau khổ, vẫn có nguồn hạnh phúc đang ẩn dấu.

Thời gian đầu, khi cánh cửa phòng giam đóng lại, tôi cảm
thấy đau khổ, nhưng chỉ một thời gian sau đó, mỗi lần phòng
giam đóng lại, anh em chúng tôi cảm thấy vui, vì chúng tôi được
nghỉ ngơi, đước lén lút nấu lon guigoz nước pha trà, ngồi quây
quần bên nhau, kể chuyện, hay đàn hát những bài tình ca cho
nhau nghe.

Sự nghịch lý để định nghĩa hạnh phúc, đã có lời giải
thích, vì từ trong đau khổ chúng tôi đã tìm thấy nguồn hạnh
phúc.

Hạnh phúc ở mọi nơi, chỉ khi nào chúng ta mở tung cánh
cửa của sự đau khổ, sầu muộn, chúng ta sẽ nhận ra một luồng
ánh sáng của hạnh phúc soi rọi vào.

Suy nghĩ này có phải là một triết lý, cho những nhà tu
hành, hay những triết gia đi tìm một định nghĩa cho Hạnh Phúc.

Có lẽ đội lò vôi, hay đội đập đá, là khổ nhất trại 6, bởi vì
chúng tôi không có thứ gì để kiếm ăn thêm, như đội rau xanh,
trồng khoai, anh em tù đôi khi có thêm củ khoai, cọng rau, để
nấu nướng. Đội lò vôi chỉ có toàn đá xanh, ngoài ra không có gì.
Tuy nhiên phía sau đội lò vôi, có một vườn cam xanh tươi, được
rào chắn rất kỹ, chính vườn cam này lại trở thành một khu vực
được anh em tù để ý nhiều nhất, thường lén lút chui qua hàng
rào hái trộm một vài quả cám.

Trong khu lò vôi có một nhà kho để dụng cụ, bên cạnh là
một cái giếng nước rất trong, đây là nguồn nước tinh khiết nhất
của trại tù số 6, hơn nữa chung quanh lò vôi là nơi sát trùng tốt

70

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

nhất, lợi thế của anh em lò vôi là được uống và tắm nước sạch từ
cái giếng này, không phải tắm chung ở cái ao của trại, mà trâu
bò xuống nằm ngâm nước, rồi ỉa đái, đầy xuống ao, chính cái ao
này là nguồn nước, chảy vào cái giếng của nhà bếp trong trại.
Nguồn nước dùng để nấu cơm và nước uống cho tù nhân.

Vị trí đội chúng tôi làm việc là hai ngọn núi đá vôi khổng
lồ, vách đá dựng đứng trước mặt. Dưới sự giám sát của công an
coi tù, mỗi ngày có một toán nổ mìn, khoan lỗ, đặt những thỏi
thuốc nổ TNT, cho nổ tung các phiến đá, từ trên cao đổ xuống,
anh em chúng tôi có nhiệm vụ, đập nhỏ ra, rồi khiêng về lò vôi,
xếp thành từng lớp đá trong lò, đến khi đầy thì đốt lò, nung
trong vòng mấy ngày, cho đến khi đá xanh, hóa thành vôi trắng,
dùng cho việc xây dựng.

Lò vôi được xây bằng lọai gạch nung chịu lửa, xây theo
hình tròn cao khoảng 5 thước, quanh miệng lò có cầu thang đi
lên, để có thể kiểm soát được ngọn lửa trên miệng lò, anh em
chúng tôi thường leo lên đặt nhờ những lon guigoz đun nước
uống, nhất là mùa đông lên trên này đứng cho ấm.

Những ngày tháng tại trại 6, cái đói và sự thiếu thốn tận
cùng đã hành hạ anh em chúng tôi, số người chết do kiết lỵ, và
bệnh hoạn tăng dần.

Sau này trại giam đã cho phép chúng tôi viết thư về nhà
xin tiếp tế, cứ 3 hay 4 tháng, trại tù cho gửi qùa một lần, mỗi gói
khoảng 1 hay 2 ký lô, nhờ vậy mà anh em chúng tôi sống sót.

Chúng tôi là những kẻ khốn cùng, nhưng nhìn chung vẫn
đỡ hơn tù hình sự, một số người tù hình sự, thân hình gầy đét,
trông như những bộ xương chuyển động, mỗi sáng đi lao động,
chúng tôi nhìn thấy họ đứng phơi nắng, thật thê thảm, ở trại có

71

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

trồng một hàng cây hoa ở bên vệ tường, nhưng bất cứ trồi non
nào lú ra cũng bị người tù hình sự ăn hết.

Nếu kể hết về nạn đói trong tù thì không có bút mực nào
tả hết được, bây giờ tôi mới hiểu hết ý nghĩa của câu nói (no
dồn, đói góp) đói góp là cái đói nối tiếp từ ngày này qua tháng
khác, nó như một loại (lãi mẹ, đẻ lãi con), khiến cho con nợ
không có khả năng trả nợ.

Hầu như ngày nào cũng có tù nhân hình sư chết. Anh em
tù chúng tôi, tuy đói rách nhưng vẫn còn giúp nhau vượt qua.

Khi hỏi người tù, sẽ ước muốn điều gì khi được thả ra,
một người tù nói rằng, anh ta chỉ muốn một rổ đầy khoai mì để
ăn, cho đã đời trong khi ngồi trên xe lửa về miền Nam. Ước mơ
của người tù thật đơn sơ, chỉ là một rổ khoai lang hay khoai mì
vậy thôi.

Có thể nói đây cũng là đặc trưng của chế độ cộng sản, là
tiếng kẻng, cái bát và đôi đũa. Tiếng kẻng là sự phân công từ tập
thể, cái bát là sự chấm công, chia phần ăn từ tập thể, chì có đôi
đũa là riêng tư và vào mồm.

Khi viết đến đây, tôi chợt nhớ đến tác phẩm (Quần Đảo
Gulag), tạm dịch là Quần Đảo Ngục Tù, Gulag là chữ tắt của
Glavnoye upravleniye lagereiy, có nghĩa là "Cơ quan điều hành
các trại cải tạo lao động" (Chief administration of Corrective
Labour Camps). Từ ngữ này đồng dạng với Tổng Cục 8 Quản
Lý Trại Giam thuộc Bộ Nội Vụ, do Công An quản lý, một hệ
thống nhà tù trên khắp lãnh thổ Việt Nam.

Tác phẩm này được nhà văn người Nga (Aleksandr Sol-
zhenitsyn) viết và phổ biến năm 1968 tại Phương Tây. Đây là

72

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

tác phẩm, lần đầu tiên mô tả về hệ thống cải tạo bắt buộc, của
chế độ Liên Xô dưới thời Josef Stalin. Quần Đảo Gulag đã đoạt
giải Nobel văn chương.

Chỉ sau khi Liên Xô sụp đổ, nhân loại mới được biết một
con số khủng khiếp: kể từ năm 1929 đến năm 1953 đã có cả
thảy 18 triệu công dân Xô-viết từng phải sống, và phải chết,
trong hệ thống trại giam GULAG.

Tôi nghĩ sau khi cộng sản VN sụp đổ, những bí mật trại
giam sẽ công bố, và con số người phải sống và chết trong trại
tập trung, cũng lên vài chục triệu người.

Nhà văn Solzhenitsyn nhận định như sau:.
“Những người tù được tha không hiểu sao rất tránh né những
câu hỏi tò mò. Thì ra được trở về rồi họ vẫn chưa hết sợ. Chế độ
xô-viết vẫn còn đấy, và họ vẫn còn phải tiếp tục sống trong lòng
nó.”

Cũng như tại Việt Nam, khi chế độ cộng sản đang còn đó,
những sự thật vẫn cón bị bưng bít, vì nỗi sợ, người dân còn phải
sống trong lòng nó.

Quần Đảo Ngục Tù, rất gần gũi, những câu chuyện viết
về trại cải tạo, tại Việt Nam, bởi vì hình thức tổ chức trại giam,
hoàn toàn (copy) lấy mẫu từ những trại tập trung tại Nga Xô và
Trung Cộng.

Đời sống trong tù, đề tài chính vẫn là tìm cách cải thiện
(từ ngữ VC) tìm thêm cái gì đó để giấu diếm, lén lút đem vào
trại, rồi nấu nương (ca cóng) ngay trong phòng giam, thường
xuyên nhất là nấu nước pha trà, bằng mọi cách anh em chúng tôi
cũng tìm được trà móc câu, đem vào nấu nước uống. Mặc dù

73

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

quy định của trại tù, cấm nấu nướng trong phòng giam, nhưng
anh em cũng phớt lờ đi.

Cuối tuần nghỉ lao động, anh em chúng tôi thường tổ
chức những buổi văn nghệ bỏ túi ca hát cho nhau nghe, hay ngồi
nghe kể chuyện, những câu chuyện kiếm hiệp của nhà văn Kim
Dung thường được nhắc đến.

Trong trại 6 có (Cả Dực) tức nhà thơ Đại Lãn, Nguyễn
Thượng Dực, là người thường hay tổ chức những buổi thuyết
trình, anh nấu nước sôi để pha trà, và mời diễn giả đến thuyết
trình ngay trong láng trại. Nhà thơ Hà Thượng Nhân là người
được mời nhiều nhất, vì ông sẵn sàng chia sẻ tất cả những kinh
nghiệm cuộc đời của ông, và những đề tài về thi ca và văn
chương, ông không sợ, nếu bị tố cáo, ông sẽ bị biệt giam, đây
cũng là hào khí của một nhà văn, nhà thơ lão thánh.

Hà Thượng Nhân là bút hiệu của nhà thơ Phạm Xuân
Ninh, sinh năm 1920, một bút hiệu khác là Hoàng Sĩ Trinh. Ông
từng dạy học ở trường Dũng Lạc, Hà Nội, và trường Thiếu Sinh
Quân (Liên khu IV) rồi theo kháng chiến, nhưng đến năm 1952,
thì ông về Hà Nội, rồi di cư vào miền nam. Ông gia nhập
QLVNCH, cấp bậc sau cùng là Trung Tá

Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, ông soạn tập (Sơ thảo lý
thuyết chiến tranh tâm lý) và đảm nhiệm Nha Chiến Tranh Tâm
lý. Cơ quan này sau phát triển thành Tổng Cục Chiến Tranh
Chính Trị của Việt Nam Cộng hòa.

Ông làm giám đốc Đài phát thanh quốc gia, rồi làm chủ
bút và chủ nhiệm nhật báo Tiền Tuyến, và nhật báo Tự do, ông
thường góp bài dưới bút hiệu Tiểu Nhã và phụ trách mục thơ
châm biếm "Đàn ngang cung". Bút hiệu khác của ông là Nam

74

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Phương Sóc, trên báo Ngôn Luận. Ông là thành viên của Trung
Tâm Văn Bút Việt Nam.

Nhà thơ lão thành Hà Thượng Nhân, một con người có tư
cách, sống rất hiên ngang, mặc dù trong tù, ông vẫn không sợ
những kẻ (bán linh hồn cho quỷ) làm antien báo cáo để kiếm
điểm. Ông có một trí nhớ rất tốt, ông thuộc lòng tất cả những bài
thơ mà ông đã viết trong tù, cũng như những bài thơ mà ông
thích. Trong những lúc ngồi tâm sự cùng anh em tù, bên cái lon
guigoz nước trà và ống điếu thuốc lào, ông vẫn đọc những bài
thơ cho mọi người cùng nghe. Trong số những bài thơ của Tô
Thúy Yên, tôi thích nhất là bài (Tàu Đêm).

Phải công nhận trí nhớ của cụ Hà rất tốt, như thuộc lòng
bài thơ Tầu Đêm của Tô Thùy Yên. Qua giọng đọc, trầm ấm và
truyền cảm. Cụ Hà ngồi nhâm nhi hụm nước trà, Cụ Hà đọc bài
Tầu Đêm nghe mà não nùng, xé nát tâm gan.

“Tàu đi. Lúc đó đêm vừa mỏi.
Lúc đó sao trời đã ngủ mê.
Tàu rú. Sao ơi hãy thức dậy.
Long lanh muôn mắt tiễn người đi.
Bài thơ rất dài cụ Hà, uống một ngụm nước trà và kéo một điếu
thuốc lào, nhả khói mơ màng, cụ đọc tiếp.
Toa nêm lúc nhúc hồn oan khốc.
Đèn bão mờ soi chẳng rõ ai.
Ta gọi bàng hoàng ta thất lạc.
Ta còn chẳng đủ nữa ta đây.
Bài thơ không dừng lại ở đấy, những ý tưởng còn đi sâu hơn
nữa, vào tận đáy của địa ngục trần gian. Cụ Hà Thượng Nhân
đọc tiếp.

75

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

“Ngồi đây giữa những phân cùng bụi.
Trong chuyển dời xung sát bạo tàn.
Ta trở thành than, thành xúc vật.
Tiếng người e cũng đã quên ngang”
Rồi tiếp vần thơ, cụ diễn tả con tầu hung hãn chạy trên đường
ray, sắt thép va chạm nhau, nghe như những thỏi xường người
va chạm vào nhau.” “
Tàu đi những chấn động hung hãn.
Sắt thép kinh hoàng va đập nhau.
Ta tưởng chừng như thời đại động.
Xô đi âm ỉ một cơn đau.
Ta nghe rêm nhức thân tàn rạc.
Các thỏi xương lìa đụng chọi nhau.
Nghe cả hồn ta bị cán nghiến.
Trên đường lịch sử sắt tuôn mau.
Tàu đi như một cơn điên đảo.
Búa bổ đầu ta đau dại ngây.
Có lúc dường như ta khóc ngất.
Ôi, đời ta kiệt sức buông tay.
Tàu đi khoan xoáy qua đêm thép.
Tiếng nghiến ghê người thác lửa ta.
Lịch sử dường như rất vội vã.
Tàu không đỗ lại các ga qua”.
Đoạn kết của bài thơ, nhà thơ Tô Thúy Yên, như nói lên khí
phách của những con người trí thức miền Nam, muốn đánh thức
lương tri loài người, hãy thức tỉnh, đừng mê muội tin vào một
chủ thuyết không tưởng.
“Tàu ơi hãy kéo còi liên tục.
Cho tiếng rền vang dậy địa cầu.

76

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Lay động các tầng mê sáng tối.
Loài người xin hãy thức cùng nhau”.
Nhà thơ mê man nói như người nhập đồng thiếp, dứt câu thơ,
ông ngồi lặng lẽ đưa tay lên lau nước mắt. Đó chỉ là bài thơ của
Tô Thùy Yên, mà cụ đã thuộc lòng, nhưng cũng tạo xúc động
mạnh mẽ vào tâm hồn, để cho nỗi đau thẩm thấu tận tim gan,
cho dòng nước mắt uất nghẹn tuôn trào.
Nếu nói về cụ Hà Thượng Nhân, phải viết cả một quyển
sách dầy cũng chưa hết. Nhà thơ Hà Thượng Nhân, khi nói
chuyện về thơ, cụ hay nhắc đến những bài thơ thời xa xưa, như
Đỗ Phủ, Lý Bạch. Cụ Hà có nhắc đến bài thơ nổi tiếng của nhà
thơ Bạch Cư Dị, đó là bài Tỳ Bà Hành, Nói về tâm trạng của hai
người bạn, tiễn đưa khách tại bến Tầm Dương, chắc có lẽ vì
(Bến Tầm Dương), cùng âm với Huyện Thanh Chương, nơi
chốn nhà tù mà cụ Hà đang bị giam cầm, cho nên cụ Hà đã viết:
Ý tưởng bài thơ Tỳ Bà Hành, như gợi nhớ lại âm điệu
đoạn trường của tiếng đàn ngày xưa, trên bến Tầm Dương, sông
nước mênh mộng, nhưng cũng chính là tiếng lòng rung động của
một người bị trói buộc vào những cảnh ngộ đau lòng. Cho đến
ngàn năm sau vẫn còn lại một mình ta.
Cụ Hà đã viết.
“Ôi cơn gió heo may thuở trước
Lạnh ngàn năm sông nước Tầm Dương
Về đây rừng núi Thanh Chương
Nghe heo may nổi canh trường ngẩn ngơ.
Trước đã có nhà thơ cùng quẫn
Ngàn năm sau sao vẫn còn ta?
Đời gần tưởng đã rất xa
Bâng khuâng vì tiếng tỳ bà chưa nghe…”

77

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Nhà thơ Hà Thượng Nhân, được thả về năm 1983, đến
năm 1990 ông đi định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO. Ông sinh
sống tại Thung Lũng Hoa Vàng San Jose. Tại nơi đây các nhà
văn, nhà thơ đã hội tụ, trong đó có nhà văn lão thành Dương
Huệ Anh, có thêm nhà thơ Đông Anh và cụ Hà Thượng Nhân,
và nhiều nhà thơ khác, sáng lập cơ sở Văn thơ Lạc Việt. Sau này
tôi cũng trở thành một thành viên của VTLV. Ông mất năm
2011 tại san Jose, hưởng thọ 91 tuổi.

Tại trại 6, trong những buổi nói chuyện, ngồi bên nhau
tâm sự, thường các nhà thơ hay tụ họp bên nhau, trong đó có cụ
Hà, nhà thơ Tô Thúy Yên, nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm, nhà văn
Nguyễn Trung Dũng, và một vài anh em mà tôi không nhớ tên.

Riêng Cụ Hà và Ông Nghiêm, hai người có bộ nhớ rất
tốt. Có lần Ông Nghiêm cao hứng đọc luôn một bài thơ.

- “Buổi chiều chở cát bên bờ sông Giăng.

Ta ngồi ta khóc. Trông về phương Nam.
Ngọn gió Hoan Châu rào rào cát chạy.
Nghìn dặm bóng chim bay nước sóng sánh bờ”.

Nhắc đến nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm, cũng xin nói sơ qua
về tiểu sử của ông. Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm sinh ngày 30 -6-
1930 tại làng Hoàng Nha, huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam Định.
Ông say mê âm nhạc từ nhỏ, ca khúc đầu tiên ông sáng tác năm
17 tuổi. Năm 1951 ông theo học khóa 1 Nam Định, cùng khóa
với Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ. cấp bậc cuối cùng là Trung
Tá Huấn Luyện Tiếp Vận. trường Chỉ Huy & Tham Mưu Đà Lạt
và Long Bình. Ông sống hiên ngang, cương trực, không sợ hãi
trước áp lực của cán bộ quản giáo coi tù. Ca khúc (Gọi người
yêu dấu) ông viết năm 1969, đã tạo nên tên tuổi của ông

“Gọi người yêu dấu bao lần
Nhẹ nhàng như gió thì thầm

78

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Làn mây trôi gợi nhớ chơi vơi thương người xa xôi
Gọi người yêu dấu trong hồn
Ngập ngừng tha thiết bồn chồn
Kỷ niệm xưa mơ thoáng trong sương cho lòng nhớ
thương”.

Tôi rất kính mến nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm và ngưỡn mộ
tài năng âm nhạc của ông, khả năng (Ký xướng âm) của ông thật
tuyệt vời, ông sáng tác nhạc, mà không cần bất cứ dụng cụ âm
nhạc nào, ông chỉ cần xướng âm rồi tự viết ra nốt nhạc. Có lần
tôi cầm một bản nhạc, với tựa đề “Như Cơn Gió Lốc” do tôi mới
học sáng tác trong tù, bản nhạc viết trên giấy bao xi măng, ông
cầm trên tay và hát đúng giai điệu của bài hát, ông có lời khen
tôi về bài hát này.

Sau này khi định cư tại San Jose, tiểu ban California, tôi
có gặp lại ông, khi sinh hoạt trong hội Văn Thơ Lạc Việt. Ông
mất ngày 24-7-2017 tại San Jose. Hội Văn Thơ Lạc Việt trong
đó có tôi, đã làm lễ truy điệu và tưởng niệm cho Nhạc sĩ Vũ Đức
Nghiêm. Buổi lễ tưởng niệm đã được thực hiện Video và post
trên YouTube.

Có một ca khúc sáng tác trong tù, tại trại Long Giao, Tân
Hiệp, Biên Hòa, chúng tôi thường nhắc đến, đó là ca khúc (Anh
Ở Đây) sáng tác của Thục Vũ. Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm đã viết
thêm lời hai cho ca khúc này.

Nhạc sĩ Thục Vũ, tức Trung Tá Vũ Văn Sâm. Tham Mưu
Phó Sư Đoàn 5 Bộ Binh, năm 1975 ông bị tù tại Long Giao,
năm 1976 ông bị lưu đày ra Sơn La. Nhạc sĩ Thục Vũ từ trần
ngày 15 tháng 11 năm 1976 tại trại tù Sơn La, vùng núi Tây Bắc

79

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Việt Nam. Nhạc sĩ Thục Vũ đã trở về cõi hư vô, nhưng ông đã
để lại cho vườn hoa âm nhạc VN, những ca khúc tuyệt vời.

Trong đó có ca khúc (Anh Ở Đây)
“Anh ở đây, bạn bè anh cũng ở đây
Áo rách xác xơ vai gầy
Cùng chung kiếp sống lưu đầy
Anh ở đây, ngày ngày cơm chưa đầy chén
Chiều chiều xa trông đàn én
Kiếm mồi thấp thoáng bay nhanh.
Toa liền toa, tầu đi trong ánh hoàng hôn
Tiếp nối những dư âm buồn
Thành thơ ray rứt tâm hồn
Trăng ngậm sương, mịt mờ không soi nẻo tối
Đường dài sao rơi lạc lối
Cho lòng giăng mắc không nguôi
Chiều Suối Máu xót xa buồn nhớ con
Tình thương em vẫn đong đầy khoé mắt
Chiều Long Giao sương mờ đêm u uất
Nhớ thương vơi đầy hẹn hò vương chân mây”

Lời của ca khúc còn dài, còn tiếp nối những dư âm thật buồn,
những giai điệu ai oán, như tiễn biệt một người đi. Ca khúc như
một tiếng nấc nghẹn, một cơn đau, cho thân phận người tù
không bản án. Tù binh chiến tranh (POW) prisoner of war.

Riêng về nhà thơ Tô Thùy Yên, tức Thiếu Tá Đinh Thành
Tiên, ông sinh ngày 20 tháng 10 năm 1938 tại Gò vấp. Ông có
thơ đăng trên báo Đời Mới (1950), sau này ông trở nên nổi tiếng
trên tạp chí Sáng tạo. Năm 1963 ông nhập ngũ, chức vụ cuối

80

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

cùng là Thiếu Tá trưởng phòng Tâm Lý Chiến. Ông bị cầm tù
gần 13 năm, cho đến năm 1993, cùng gia đình định cư tại Hoa
Kỳ. Tô Thùy Yên mất ngày 21 tháng 5 năm 2019, tại Houston
Texas.

Tôi và nhà thơ Tô Thùy Yên, chỉ là sự tình cờ ngẫu
nhiên, tôi lại ở chung đội 15 với ông và như một cơ duyên, tôi
nằm bên cạnh nhà thơ Tô Thùy Yên, trong thời gian này, tôi
nhận thấy nhà thơ có vẻ đăm chiêu, suy nghĩ như đang thai
nghén một tác phẩm, đó là bài thơ Ta Về.

“Tiếng biển lời rừng nao nức giục
Ta về cho kịp độ xuân sang.
Ta về – một bóng trên đường lớn.
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai…
Sao vẫn nghe đau mềm phế phủ?
Mười năm, đá cũng ngậm ngùi thay.
Vĩnh biệt ta-mười-năm chết dấp
Chốn rừng thiêng ỉm tiếng nghìn thu.
Mười năm, mặt xạm soi khe nước,
Ta hóa thân thành vượn cổ sơ. “
Đúng như lời thơ ông viết, anh em tù như chúng tôi, đã
trải qua nhiều năm tháng đến nỗi mặt sạm soi khe nước, mà
tưởng rằng đã hóa thân thành loài vượn cổ xưa, người tù ngắm
bóng mình dưới dòng nước, mà ngơ ngác nhận không ra, ta là ai,
đến nỗi những tảng đá ngây ngô bên bờ đất, cũng phải ngậm
ngùi thay cho thân phận người tù không bản án.
Trong thời gian này tôi cũng tập tành làm thơ, và Tô
Thùy Yên, đọc qua thơ của tôi, ông cũng ngỏ lời khen, thơ cũng
có hồn. Ông nói với tôi
- Chưa chắc những nhà thơ nổi tiếng, tất cả thơ của họ đều

81

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

hay. Anh khuyên Tuấn cứ tiếp tục làm thơ, rồi cũng sẽ hay.
Tôi rất cám ơn về lời khuyên của nhà thơ Tô Thùy Yên,

rất tiếc sau này khi định cư tại Hoa Kỳ, tôi chưa có dịp gặp lại
ông, vì hai tiểu ban xa cách nhau.

Tôi rất buồn khi nhận được tin Nhà Thơ Tô Thùy Yên đã
từ bỏ cuộc chơi, trở về cõi hư vô. Tôi rất kính phục tài năng của
ông, chính ông đã để lại những tuyệt tác cho kho tang văn học
của người Việt Hải Ngoại.

Trong tập thơ của ông, tôi thích nhất là bài Tầu Đêm, bài
thơ này đã lột tả được hết ý nghĩa của một giai đoạn lịch sử, mà
bên thắng cuộc đã trả thù, đã hành hạ những người lính bên thua
cuộc. Chính nhà thơ và toàn thể anh em chúng đều là nhân
chứng của lịch sử, cho cuộc chuyển dời.

“ Trong chuyển dời xung sát bạo tàn.
Ta trở thành than, thành súc vật.”
Ngoài ra Nhà thơ Tô Thúy Yên có một bài thơ khác, mà
tôi cũng rất thích đó là bài Ta Về. Trong tác phẩm (Bên Thắng
Cuộc) của Huy Đức, có trích đoạn mấy câu trong bài Ta Về
“Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời.
Cám ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ mỗi lẻ loi.
Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chút rượu hồng đây xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc bể dâu này.”

Tôi chợt nhớ lại năm 1983 sau tám năm tù, được thả cho
về nhà. Tôi có viết một bài thơ rất gần gũi với bài thơ của tiền

82

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

bối Tô thùy Yên, nhưng tôi ghi lại với một tâm trạng khác hẳn
với ý của ông.

Ta về giữa phố người xa lạ
Nghe hồn nặng trĩu nỗi xót xa
Tám năm biệt, xứ ngày trở lại
Tàn tạ kiếp người trận phong ba.
Ta về, Mẹ mừng rơi nước mắt
Em thì ngơ ngác nhận không ra.
Đêm nay bếp ấm khơi thêm lửa
Chó ánh hồng lên sáng cả nhà.

Trở lại với thực tại mà câu chuyện đang diễn tiến tại trại
6 Nghệ Tĩnh. Vào cuối tuần được nghỉ lao động. Nhà thơ Đại
Lãn Nguyễn Thượng Dực, tổ chức một buổi thuyết trình. Hôm
nay Nhà thơ lão thành Hà Thượng Nhân, thuyết trình về đề tài
(Sách lược đấu tranh chống cộng sản)

Nhà thơ Hà Thượng Nhân, không nao núng sợ hãi, những
cây (antenna) báo cáo kiếm điểm, Ông nói thao thao bất tuyệt về
cuộc chiến đấu chống cộng. Cuộc chiến đấu chống Cộng Sản
đòi Tự Do và Dân Chủ cho Việt Nam là một cuộc chiến phức
tạp và không cân sức giữa hai khối:

Khối Tự Do - Yêu Nước và Khối Cộng Sản - Cường
Quyền. Những người dân trong nước là những người không có
phương tiện tự bảo vệ. Trong khi đó, khối cường quyền thì dùng
mọi thủ đoạn để đàn áp.

Người cộng sản, quan niệm rằng (yêu nước là yêu xã hội
chủ nghĩa), điều này có nghĩa rằng tổ quốc Việt Nam không là
gì cả, mà xã hội chủ nghĩa mới là mục đích tối thượng để tôn
thờ. Như vậy tất cả những người dân chống chế độ Xã Hội Chủ

83

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Nghĩa đều là những người yêu nước. Ông nói thao thao về sách
lược đấu tranh.

Buổi thuyết trình hôm ấy coi như thành công, không thấy
động tĩnh gì về phía ban quảng giáo trại giam. Do đó những
buổi thuyết trình như thế này, vẫn được tổ chức hàng tuần.

Anh Nguyễn Công Luận (Giám đốc Chiêu Hồi) thuyết
trình về đề tài: Chính sách Chiêu Hồi. Chính sách này là một
chương trình do chính phủ VNCH đề ra để kêu gọi các thành
phần của Mặt trận Giải phóng miền Nam và bộ đội miền Bắc,
buông súng quay về với chính phủ VNCH. Chính sách Chiêu
Hồi, rất thành công, đã có nhiều cán binh từ bỏ hàng ngũ cộng
sản, trở về với Quốc Gia.

Buổi thuyết trình của anh Luận, rất lưu loát, rất hay, anh
em ngồi chung quanh lắng nghe, và đồng ý với những lý lẽ của
anh Luận.

Sau này tôi gặp anh Luận tại San Jose, tôi đã đến thăm
anh, khi ấy trông anh rất tiều tụy vì đủ thứ bệnh, mỗi ngày anh
phải uống hàng nắm thuốc. Mặc dù bệnh nặng, anh vẫn viết rất
nhiều về chiến tranh VN.

Tôi hỏi anh Luận. Sao anh không viết bằng tiếng Việt,
cho người Việt dễ đọc
Anh Luận trả lời
Mình viết bằng tiếng Anh (English) để cho người Mỹ, và
thế giới đọc, rồi sau này con cháu chúng ta, những thế hệ mai
sau, không nói, và đọc tiếng Việt, họ sẽ tìm sách tiếng Anh để
đọc.
Anh Nguyễn Công Luận đã viết nhiều tác phẩm về chiến
tranh Việt Nam, sách của ông được in và bán trên hệ thống
Amazon.

84

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Amazon đã nhận xét về những tác phẩm của Nguyễn
Công Luận như sau:
(Những câu chuyện về cuộc sống làng quê ở miền bắc của ông
đều hấp dẫn như những câu chuyện về chiến đấu và những bi
kịch chiến tranh. Những điều ông viết ra, rất trung thực về
những con người rất bình thường, nhưng chứa đầy tính chất anh
hùng, của thế hệ mà ông đã sống.)

Như quyển Nationalist in the Viet Nam Wars: Memoirs
of a Victim Turned Soldier.

Tạm dịch: Người theo chủ nghĩa dân tộc trong chiến
tranh Việt Nam: Hồi ức của một người lính biến thành nạn nhân.

Rất tiếc cho một nhân tài như anh Nguyễn Công Luận,
bệnh hoạn đã cướp mất thể xác ông. Nguyễn Công Luận đã vĩnh
viễn rời xa cõi trần gian, tại San Jose. Nhưng trước khi ông trở
về cõi vĩnh hằng. Nguyễn Công Luận đã kịp lưu giữ lại cho hậu
thế, những tác phẩm viết về chiến tranh Việt Nam thật tuyệt vời.

Những buổi thuyết trình được tổ chức trong trại tù số 6,
vẫn tiếp diễn, nhưng địa điểm thì thường thay đổi, khi ở láng
này (phòng giam), khi ở láng khác, tất cả địa điểm, đều nằm
trong chu vi trai giam.

Lần này đến nhà thơ Đại Lãn Nguyễn Thượng Dực, ông
có biệt danh là (Cả Dực) do anh em đặt tên cho ông, từ khi ở trại
4 Văn Chấn. Lần này Nguyễn Thượng Dực, sẽ thuyết trình về đề
tài. Dân Chủ Tự Do Và Bình Đẳng.

Anh Dực có năng khiếu về thuyết trình, anh luôn pha trò
một cách ví von, bằng những vần thơ, hay ca dao, tục ngữ, dẫn
đưa người nghe đi từ ngạc nhiên này, đến những thú vị khác.

- Anh nói

85

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Tự do như không khí, chỉ khi nào bị ngạt thở, chúng ta
mới thấy không khí là cần thiết. Chỉ khi nào mất tự do, chúng ta
mới thấy tự do là quan trọng. Tự do không hoàn toàn miễn phí,
cho không, mà chúng ta phải tranh đấu để bảo vệ Tự Do. Anh
Dực luôn đem vào bài thuyết trình của mình, những bài thơ
ngắn, nhưng rất có ý nghĩa. Theo quan niệm của anh về thơ và
văn. Anh Dực nhận định như sau:

Chửi không phải là thơ. Thơ phải giãi bày những chân
thiện mỹ, để cho mọi người nhận biết. Khác hẳn với định hướng
xã hội chủ nghĩa. Chính quyền dùng bạo lực để ép buộc, giới
văn học, nghệ thuật, phải viết để ca tụng chế độ cộng sản.

Anh Dực mượn bài thơ (Hoa Hướng Dương) của nhà thơ
Nguyễn Hữu Nhật, phu nhân của bà Nguyễn Thị Vinh, em gái
nhà văn Nhất Linh (Tự Lực Văn Đoàn).

Anh Dực đã thuộc lòng và đọc bài thơ này cho anh em
cùng nghe:

“Dù yêu tất cả loài hoa
Sao anh vẫn ghét nếu là hướng dương
Mênh mông trời đất vô thương
Cớ sao chỉ hướng một phương mặt trời.
Dù yêu tất cả loài người
Sao anh vẫn ghét những lời nói chung
Tâm hồn ta rộng vô cùng
Cớ sao ngôn ngữ đóng khung hẹp hòi.”
Bóng hoàng hôn buổi chiều còn chưa tắt hẳn, tiếng kẻng
vang lên từng hồi, đó là tiếng kẻng chấm dứt một ngày. Từng
đội tập trung trước phòng giam, từng người đếm số thứ tự, lần
lượt bước (vào chuồng) vào trong phòng giam, khóa chặt cửa.
Từ phòng giam, nhìn qua cửa sổ song sắt, người tù nhìn thấy

86

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

bức tường đá vây quanh, với hàng rào kẽm gai giăng ngang,
nhìn lên bầu trời, chỉ thấy một màu xám, đen tối của một buổi
chiều tắt nắng. Bóng đêm ma quái bao phủ tương lai đen tối của
người tù không bản án.

Những ngày tháng tại trại 6 Nghệ Tĩnh, cũng chỉ là
những chuỗi ngày buồn chán. Mọi hoạt động tiếp diễn theo tiếng
kẻng, buổi sáng đi lao động, buổi chiều tập trung về lại trại
giam, đi lãnh cơm chiều, thường xuyên chỉ là hạt bo bo, hay
những mẩu khoai mì, mà anh em tù gọi là (cây đèn cầy), đôi khi
họ cho người tù ăn, khoai lang phơi khô, ngâm nước đem nấu,
mỗi người được một bát khoai lang, rất khó nuốt vì đắng như
(thuốc bắc), ấy vậy mà tên Thượng tá công an trại trưởng, dân
Nghệ An chính cống, nói giọng rất khó nghe, trong một buổi lên
lớp tại hội trường, hắn nói oang oang.

- Các anh biết không, khoai lang phơi khô là món rất quý
của nhân dân.

- Nhiều anh em nghe hắn nói mà tức không chịu được,
phải buộc miệng chủi thầm.

- Đù má, nếu quý hiếm như thế, sao chúng mày không giữ
mà ăn, lại đem nấu cho tù ăn, những bát khoai lang khô, đen xì
lẫn đất cát, ăn vào muốn ói, đắng như thuốc bắc.

Trong các trại tập trung của cộng sản, những bữa cơm
trắng, mà người tù có thể nhìn thấy, trong một năm, có thể đếm
trên đầu ngón tay, đó là những ngày lễ lớn.

Tóm lại họ cho chúng tôi ăn để cầm hơi, không phải chết
vì quá đói, do đó sức khỏe người tù thì càng yếu dần. Ban chỉ
huy trại giam phải áp dụng chính sách cho nhận bưu phẩm, cứ 3
tháng một lần, tù nhân được viết thư về gia đình xin bưu phẩm,
mỗi phần qùa tối đa 2 ký lô. Họ cho rằng đây là một ân huệ,

87

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

nhưng thực chất là cứu đói, làm giảm bớt số lượng tù nhân bị
chết trong trại.

Sau này tiến xa hơn một tí, họ cho phép thân nhân được
đến thăm nuôi. Những người Vợ, người Mẹ từ miền Nam xa xôi
ngàn dặm, gồng gánh đến tận trại 6 huyện Thanh Chương để
thăm nuôi tù, đường xá vào thời gian đó không có nhiều phương
tiện, phải đi bằng xe đạp thồ qua từng đoạn, có khi đi bằng xe
trâu, rất vất vả vô cùng tận. Khi đến được trại 6, nơi phòng thăm
nuôi, người tù và thân nhân chỉ được gặp mặt trong vòng 15
phút, dưới sự quan sát của công an. Trong giai đoạn này, tôi
cũng được Mẹ tôi và em gái, lặn lội đường xa từ Sài Gòn đến
thăm nuôi.

Người Chinh Phụ miền Nam, qua những tình cảm thương
yêu dành trọn vẹn cho chồng, con, đã vượt lên tất cả, khiến cho
những người phụ nữ miền Nam, trở thành những nữ lưu oanh
liệt. Khác hẳn những tuyên truyền láo khoét mà cộng sản đã nói
xấu, về vợ con các cựu sĩ quan QLVNCH.

Tôi vinh danh những người phụ nữ miền Nam VN, là
những nữ lưu anh hùng, quả đúng như vậy, những người Chinh
Phụ, sống trong một xã hội cộng sản, mọi luân thường đạo lý bị
đảo ngược, cuộc sống vô cùng khó khăn, bị đe dọa đủ điều, bị
tịch thu tài sản, bị lưu đầy đi kinh tế mới, con cái bị phân biệt
đối xử, bị chèn ép, xét lý lịch 3 đời, một hình thức (chu di tam
tộc) nhầm bần cùng hóa gia đình, thân nhân, của chế độ cũ.
Nhưng người Chinh Phụ miền Nam vẫn bất khuất, vẫn tự đứng
dậy, vươn lên. Để sau này chính thế lực bạo tàn cộng sản, cũng
phải nể phục.

Dù sao cũng nhờ vào chính sách cho nhận qùa, và cho
phép gia đình thăm nuôi, đã làm cho tình hình trại giam, bớt đi

88

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

mùi tử khí bệnh hoạn và cái chết của người tù cũng giảm dần.
Chính những phần quà ít ỏi này, đã giúp anh em chúng tôi, cầm
cự sống lây lất qua ngày đoạn tháng, có những anh em (tứ cố vô
thân), không có thân nhân gửi quà, cũng được anh em chúng tôi
chia sẻ. Như trường hợp cựu TSQ Đại Úy Nguyễn Văn Trâm,
anh là một cựu TSQ Hà Nội, là vua “đọi” không bao giờ nhận
được tiếp tế và thăm nuôi của gia đình, nhưng sống rất tự trọng
và nhân cách.

Xin nhắc lại ở những giai đoạn đầu tiên, đội nhà bếp do
tù hình sự phụ trách, do đó phần ăn của tù, đã bị bớt sén. Ví dụ
họ lấy cắp một ký gạo, thì họ sẽ trộn lẫn váo đó một ký sạn cát,
để khi kiểm tra, nếu có đem lên cân, số ký lô vẫn như cũ, đây
cũng là một nguyên nhân, những chén cơm tù có nhiều sạn cát.

Cho đến khi tù (Chính trị) chuyển về trại 6, và qua nhiều
lần đấu tranh, anh em chúng tôi mới được thành lập đội nhà bếp.
Cũng vì một lý do đa nghi của ban quản giáo công an, họ không
tin tưởng những thành phần sĩ quan chế độ cũ.

Nhưng về sau này, họ bớt đi sự nghi ngờ, và họ đã thành
lập đội nhà bếp, do anh em chúng tôi phụ trách. Từ ngày đó, mỗi
bữa ăn có phần đỡ hơn, vì không bị ăn bớt , và không bị cát sạn,
trộn lẫn vào thực phẩm như trước kia.

Về sau này những ngày lễ Tết, đều do anh em chúng tôi
phụ trách, trong những phần ăn không còn lẫn cát sạt. Ngay cả
ban chỉ huy trại, những cán bộ công an, cũng nhờ anh em chúng
tôi vo gạo, và nấu bánh chưng cho ngày Tết. Chính cán bộ công
an cũng phải thừa nhận, anh em chúng tôi làm rất vệ sinh sạch
sẽ.

89

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Thời gian là loại thuốc an thần, nó tạo thành một thói
quen để mặc nhiên thừa nhận một thực tại. Cá nhân tôi đã cảm
nhận được, cuộc sống như là một sự phóng thể, mặc kệ những
diễn biến đang xoay quanh, như ngày và đêm, khi ấy tôi mất đi
cảm nhận về ngày tháng, hôm nay là ngày mấy tháng mấy tôi
không biết, cứ mỗi lần chuẩn bị cho ngày Tết sắp đến, tôi lại
nhận ra, vậy là một năm nữa đã qua đi.

Tại trại 6, phân ra khoảng 20 đội, mỗi đội có một cán bộ
quản giáo công an, đội 15 chúng tôi, có quản giáo là thiếu úy Lý
(tôi quên họ). Về con người và cá tính của thiếu úy Lý, cán bộ
Lý mang nhiều nữ tính hơn nam tính, tôi phải dùng từ ngữ là hơi
(ẹo ẹo), bản tính cũng hiền lành, không đến nỗi quá khắt khe
như người khác. Cán bộ Lý có nhiều cảm tình với tôi, có lần cán
bộ Ly nói đùa với tôi

- Anh Tuấn à, tôi phải gọi anh là kỹ sư đồ nhôm, vì anh
làm những sãn phẩm bằng nhôm rất đẹp.
Có lẽ vì tôi có nhiều tài vặt, rất khéo tay, tôi thường làm

những hộp đựng thuốc lá, hay thuốc lào, những vòng đeo tay,
những cái nhẫn đeo tay có cẩn hạt màu (hạt màu là cán bàn chải
đánh răng), làm những ống điếu hút thuốc lào bằng ống tre, có
bọc nhôm được chạm trổ rất tinh xảo, và đánh bóng loáng trông
rất đẹp. Có nhiều cán bộ công an đã phải nhờ cán bộ Lý, xin cho
tôi làm những món quà kỷ niệm để họ tặng bạn gái, hay gia
đình. Những sản phẩm do tôi làm, được cán bộ đem khoe với tù
hình sự.

Chính những tài vặt này đã đem lại cho tôi một công
việc, coi kho dụng cụ cho đội đâp đá, tôi được cung cấp những
dụng cụ như, kìm, búa, đục giũa, tôi có một chỗ ngồi kín đáo,
phía sau nhà kho để làm việc. Nhờ tôi có tài vặt, biết vẽ những

90

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

họa tiết đẹp, để điêu khắc, do đó những người tù hình sự, họ
thường tìm đến tôi để nhờ vẽ mẫu, trạm trổ trên thân ống điếu
hút thuốc lào.

Trong số những người tù hình sự, có Sơn (đầu gấu) một tay
anh chị dân Hải Phòng, tôi thấy bản tánh của Sơn cũng hiền
lành, nói chuyện với tôi rất lễ phép, coi trọng những người tù
(chính trị), tù chính trị để phân biệt với tù hình sự.

Tôi hỏi Sơn
- Anh thấy Sơn cũng hiền mà tại sao gọi là đầu gấu.

Sơn trả lời
- Một khi đã bị bắt vào trại giam, bất cứ vì tội gì, người tù
mới vào, sẽ bị những tay anh chị trong tù chấn lột, đánh đập tàn
nhẫn nếu không nghe lời chúng. Nếu muốn sống còn trong tù thì
phải có gan, tạo cho mình một tên tuổi, một nền móng, một đẳng
cấp anh chị, bằng cách tiêu diệt một tay anh chị khác, một cách
tàn bạo nhất đôi khi giết người. Một khi đã bị kết án, tội giết
người, thì tất cả những tù nhân khác sẽ nể sợ và tôn lên hàng đầu
gấu, không đứa nào dám đụng đến.

Sơn kể cho tôi nghe những vụ án, đâm chém rất dã man
trong tù, đôi khi chỉ là những mâu thuẫn nhỏ, như tranh giành
miếng ăn, hay một va chạm nhỏ, cũng dẫn đến đâm chém nhau,
cái chết xẩy ra thường xuyên, đến nỗi người tù xem đó như một
chuyện bình thường không quan tâm đến. Cuộc sống của những
người tù hình sự là như thế.

Trong giai đoạn này bản án tập trung cải tạo 3 năm, vẫn
còn được áp dụng, đây là bản án không thành văn bản, muốn
kéo dài bao lâu cũng được. Do đó người tù hình sự cố tình gây
án, để được ra tòa, được kết án vài năm tù, còn hơn giữ nguyên
án lệnh tập trung cải tạo. Không có một chế độ nào mà người tù

91

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

lại mong muốn được ra tòa, mong muốn được kết án, để thoát
khỏi bản án cao su, tập trung cải tạo, mỗi lệnh kéo dài 3 năm.
Sơn (đầu gấu) thường đến nhờ tôi vẽ những họa tiết những con
rồng uốn lượn trên mây, những con phụng hoàng bay lượn, và
những hoa văn trang trí trên ống điếu, để Sơn tự chạm khắc
đường nét trên mặt nhôm.

Mỗi lần Sơn đến, thường mang theo nhúm thuốc lào, hay
gói trà móc câu, chúng tôi ngồi nói chuyện vui, và ca hát những
bản nhạc vàng rất hay. Có lần Sơn mang đến một cây đàn guitar
thùng (của gia đình gửi vào) tiếng đàn nghe rất ấm, chúng tôi
đàn hát thật vui, tôi có cây kèn (harmonica) thổi lên hòa cùng
tiếng đàn, nghe rất hay. Từ đó Sơn càng quý mến tôi hơn.

Tôi ngỏ lời xin Sơn cây đàn guitar thùng, tôi nói.
- Sơn cho anh cây đàn này được không, anh biết cây đàn
này rất quý hiếm, nhưng dù sao, Sơn cũng có nhiều điều kiện
hơn anh, vì gia đình Sơn đến thăm nuôi thường xuyên hơn, có
thể xin mua một cây đàn khác. Riêng anh thì rất khó vì gia đình
ở miền Nam rất xa. Tôi chỉ đề nghị cầu may vậy thôi.

Tôi thấy Sơn (đầu gấu) có vẻ trầm ngâm suy nghĩ, vậy
mà khoảng 2 tuần sau Sơn mang đến cây đàn guitar, một tài sản
có giá trị trong tù. Sơn nói rất cảm động.

- Em tặng anh cây đàn này làm kỷ niệm, vì em rất quý mến
anh Tuấn và các anh tù chính trị.

Tôi và Sơn quen biết nhau một thời gian khá lâu. Từ khi
có cây đàn guitar, tôi lại có thêm một niềm vui trong tù, là tự
học đánh đàn.

Những ngày tháng trong tù, có biết bao những chuyện
xẩy ra, mỗi câu chuyện đều nói lên một tính chất riêng biệt, của

92

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

từng tâm trạng, của từng hoàn cảnh đau thương của người tù. Và
cũng có những câu chuyện mang tính chất nhân bản đầy tình
người.

Trong đó phải kể đến câu chuyện về cựu TSQ Thiếu tá
Lê Văn Hai, anh là sĩ quan cháng văn phòng cho Cựu TSQ
Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá, khi làm Tư Lệnh Sư Đoàn 25 Bộ
Binh. Thiếu tá Lê văn Hai cũng là cựu Giáo Sư, dạy toán lý hóa
tại trường TSQ Vũng Tầu. Anh Hai ở đội 4 tăng gia, sản xuất,
gọi chung là (đội Mía) trồng mía, nấu đường.

Cán bộ quản giáo đội 4, là Thượng Úy Thục, ông này có
hai cô con gái đang học trung học. Cán bộ Thục đã âm thầm
đem hai cô con gái, đến gặp Thiếu Tá Lê văn Hai, xin bái làm
gia sư dạy toán cho hai cô. Cũng nhờ Thiếu Tá Hai dạy kèm
thêm toán, mà sau này hai cô con gái của Thượng Úy Thục, đã
trở thành học sinh giỏi nhất môn toán của Tỉnh Nghệ Tĩnh. Từ
đó Thượng Úy Thục rất nể phục anh Hai, và dĩ nhiên mối liên
hệ tình cảm này phải giữ bí mật, nếu tiết lộ, những cán bộ công
an khác biết được, thì họ sẽ chụp mũ ghép tội cho Anh Hai, là
cố tình tìm cách tiếp cận cán bộ với âm mưu sấu.

Trong khuôn viên trại 6 có một hội trường lớn, người tù
phụ trách hội trường là Đại Úy Họa Sĩ Phạm Hoàng, anh Hoàng
có nhiệm vụ trang trí hội trường mỗi khi có buổi học tập, hay
trang trí hội trường cho ngày Lễ, ngày Tết. Có lần tôi nhắc đến
anh Hoàng trong câu chuyện (Người tù và cái lon guigoz). Họa
sĩ Phạm Hoàng phải vẽ lại tất cả những cấp bậc của quân đội
miền Nam VN. Một số anh em chúng tôi đứng xem anh vẽ

- Anh Hoàng chợt hỏi
Cấp bậc cao nhất trong quân đội là cấp nào, ngoài Thống
Tướng Lê Văn Tỵ

93

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Tôi vừa cười vừa nói, như pha trò cho vui. Anh Hoàng vẽ
một cái lon Guigoz thật lớn ở trên cùng là hay nhất.

Cả đám cười ầm lên. Anh Hoàng nhìn tôi, vừa cười vừa
nói. Thằng Tuấn này, nó nói chơi vậy mà cũng đúng lắm, ai mả
chả cần cái lon Guigoz.

Trong ban trật tự trại 6, có một người tù được nhiều anh
em để ý đến đó là Trung Úy Phan Huy Bách, binh chủng không
quân, phi công lái phản lực F5E , loại phản lực cơ tối tân nhất
của Hoa Kỳ cung cấp cho không quân VNCH, vào thời trước
năm 1975. Anh Bách chính là con trai của cựu Thủ Tướng Phan
Huy Quát. Sau này có dịp ở gần anh Bách, tôi nhận thấy con
người anh rất điềm đạm, trung thực, rất tự trọng và anh Bách có
một đặc điểm là rất vệ sinh, anh lau chùi từng tí những vật dụng
mà anh có.

Trở lại với đội 15, đội đập đá, đội trưởng do anh em bầu
lên là Trung tá Nguyễn Phú Thọ, một người có tư cách và tự
trọng, Anh Thọ đại diện cho anh em trong đội để làm cái gạch
nối giữa quản giáo với người tù, nhưng anh luôn bênh vực
quyền lợi cho anh em.

Anh Thọ thật khổ sở vì căn bệnh bí đái (sạn thận) căn
bệnh này đã hành hạ anh suốt thời gian tù. Sau này tôi được
nghe kể lại. Khi anh Thọ ở trại Hàm Tân Z30D, căn bệnh sạn
thận, đã làm anh bí đái sút chết, người ta phải đưa anh đi cấp
cứu, anh Thọ đã được đưa về bệnh viện Chợ Rẫy Sài Gòn để
điều trị.

Tại bệnh viện Chợ Rẫy, gia đình anh Thọ đã đến nuôi
bệnh. Chính gia đình anh Thọ đã mua chuộc công an gác tù. Gia
đình đã lén lút đưa anh Nguyễn Phú Thọ, trốn khỏi bệnh viện
Chợ Rẫy, tổ chức vượt biên, và may mắn Trung tá Nguyễn Phú

94

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Thọ đã đi thoát và định cư tại Canada. Cuối cùng căn bệnh quái
ác này cũng cướp mất cuộc sống của anh. Trung tá Nguyễn Phú
Thọ, khi anh đến miền Nam Cali để tham dự buổi họp mặt, anh
đã lậm trọng bệnh và mất tại Miền Nam Cali.

Nhắc lại chuyện cán bộ Lý, phụ trách đội đập đá, hay gọi
một cách thông thường nhất là đội Lò Vôi. Cán bộ Lý, mặc dù là
công an, gia đình thuộc thành phần trung kiên với đảng, nhưng
cá tính cán bộ Lý, hơi nghiêng về nữ tánh, từ dáng đi và cử chỉ
khiến người ngoài nhìn vào, có nhận xét giống (Bê Đê). Mỗi lần
Tết ban chi Huy trại tổ chức văn Nghệ giúp vui, tôi cũng có một
tiết mục thổi kèn (harmonica). Từ đó cán bộ Lý rất thích cây kèn
(harmonica), nhiều lần cán bọ Lý ngỏ lời muốn xin tôi cái kèn.
Cán bộ Lý nói

- Anh Tuấn. Anh cho tôi cái kèn (nằm) được không.
Tôi nghe câu (Kèn nằm) thì tự nhiên buồn cười, vì cây

kèn (harmonica) luôn nằm ngang trên môi người thổi kèn.
Nhiều lần cán bộ Lý ngỏ lời, cuối cùng tôi đã đồng ý,

tặng cán bộ Lý cái kèn Harmonica. Cán bộ Lý mừng lắm, cái
kèn hiệu Comet của Đức có cả hộp đựng. Món quà bé nhỏ mang
theo giai điệu của âm nhạc, cũng như cây đàn Guitar thùng, của
người tù hình sự tên Sơn (đầu gấu) tặng cho tôi. Cả hai đều ẩn
chứa một giai điệu rất tự nhiên, như một nốt nhạc trầm trong
dòng nhạc dân gian. Hay một dấu lặng trong âm nhạc, nhưng để
lại một dấu ấn đầy tình người.

Một thời gian sau Ban Chỉ Huy trai có lệnh, chuyển đổi
các đội, những người từ đội này, chuyển qua đội khác, với mục
đích làm đảo lộn một trật tự. Chủ trương của Ban Chỉ Huy trại
tù, họ không muốn, những người tù ở lâu trong một đội, dễ đi

95

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

đến thân quen và cấu kết với nhau thành một tổ chức. Trong lần
chuyển đổi này tôi được chuyển đến đội nhà bếp (đội Anh Nuôi)
từ ngữ VC. Chắc có lẽ cán bộ Lý đã đền bù cho tôi vì món qua
cây kèn nằm.

Bất cứ ai được chuyển đến đội nhà bếp, thì xem như là
một ân huệ, vì dù sao cũng có thể kiếm thêm một miếng cơm
cháy, hay một chút mắm muối. Mặc dù công việc nhà bếp cũng
khá vất vả, chẻ củi, kéo nước, nhặt rau, vo gạo nấu cơm cho
hàng ngàn người ăn không phải chuyện dễ làm.

Tôi mới đến đội nhà bếp, phải phụ trách đốt lò, phải chẻ
củi, từ những gốc cây to lớn, trẻ nhỏ ra xếp vào nơi khô ráo, vì
trời mùa đông hay mưa, củi ướt thì rất khó nhúm lò, công việc
rất vất vả, nhưng khi lò đã cháy đỏ rực, thì củi khô hay tươi đều
đốt được.

Viết đến đây tự nhiên tôi lại nghĩ đến câu nói của ông
Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí Thư Đảng, với biệt danh người đốt
lò thời hiện tại, ông ta đã nói một câu, với ngụ ý chống tham
nhũng trong nội bộ đảng do ông lãnh đạo.

“Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy”

Cũng bởi những tài vặt như, vẽ vời, điêu khắc, mà không
lâu sau, cán bộ công an quản giáo đội nhà bếp, lại yêu cầu tôi
làm những món quà kỷ niệm, những ống điếu hút thuốc lào thật
đẹp. Tôi chọn một góc khuất phía sau nhà kho, gần bức tường đá
cao, làm cơ sở sản xuất, cũng tại nơi này tôi đã quen biết Sơn
(Đầu gấu) người tù hình sự mà tôi đã viết ở phần đầu, chính địa
điểm này Sơn (đầu gấu) đã cho tôi cây đàn Guitar thùng, một tài
sản quý giá trong tù.

96

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Đội nhà bếp vậy mà có rất nhiều chuyện vui buồn xảy ra,
có làm việc tại nhà bếp mới thấy những cảnh chia chác, những
phần thịt trâu, thịt heo. Vào những ngày lễ lớn, Ban Chỉ Huy
Trại cho mổ trâu, mổ heo, làm thịt ăn mừng lễ, thế nào những
phần thịt ngon nhất cũng phải để dành chia cho các Cán Bộ cấp
lớn, đôi khi chính người vợ của cán bộ xuống tận nơi, xem mổ
trâu để lấy phần. Đây cũng là lý do những phần ăn của người tù
chỉ còn lại vài miếng da trâu.

Cũng tại đội nhà bếp, có anh Đương (người công giáo Hố
Nai), anh Đương là người chuyên mổ heo. Một hôm cán bộ quản
giáo đội, đã ra lệnh cho anh Đương bắt một con heo trong
chuồng, đem ra mổ sống, nghĩa la trói chân con heo lại, không
cần chọc tiết, cứ thế mổ banh ra. Anh Đương không chịu làm,
anh nói.

- Tôi không giám làm như thế vì ác lắm, mình làm như vậy
tôi chết

- Cán bộ nói
- Tội lỗi tôi chịu, anh cứ làm theo lệnh của tôi, vì tôi muốn

xem trái tim con heo nó đập như thế nào.
- Anh Đương nói, như thế thì ác quá. Chúng tôi đứng xem,

cũng lên tiếng
- Làm như thế ác lắm, tội lỗi chết
- Cán bộ công an, nhất quyết phải làm theo ý ông ta

Cuối cùng anh Đương phải mổ con heo theo đúng ý cán
bộ. Tay cán bộ công an nhìn tận mắt, trái tim con heo vẫn còn
đập. trong niềm tin vô thần của con người cộng sản, anh ta đã
thỏa mãn được cái ác đầy tội lỗi.

Có một lần tôi chứng kiến, một con chó bịt cột chặt, thân

97

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

hình nó bị treo ngược đầu trên một cái cột gỗ, để chuẩn bị giết
thịt. Tôi đến gần xem, con chó kêu lên tiếng hứ hứ, vì mõm nó
bị buộc chặt, tiếng kêu của con chó như đang cầu cứu và ánh
mắt của nó như đang rơm rớm nước mắt, như muốn van xin tôi
giải cứu, tôi vuốt đầu con chó và nói;

- Tao rất thương mày, nếu tao có quyền phép, tao sẽ cắt
giây chói thả mày ra ngay lập tức. Hiện tại tao chỉ là một người
tù, không làm gì được để cứu mày. Xin tạm biệt một con chó
đáng thương.

98

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Đội Già Yếu

Trại 6 có một đội, gọi là đội già yếu bệnh tật, đội này quy
tụ tất cả những anh em, già yếu bệnh hoạn, không lao động
được.

Cán bộ công an quản giáo là nữ Thiếu Úy Y Tá tên Lục
(tôi không nhớ họ), biệt danh (Bò Lục) một quân cờ (domino)
mà hai đầu đều là số 6. Nữ y tá Bò Lục là một thiếu nữ người
Nghệ An, có một dáng người cao ráo, mái tóc đen dài, bộ ngực
hơi đồ sộ và cặp mông căng tròn, nếu ở thời hiện tại thì gọi là
(người đẹp chân dài). Bò Lục có quyền quyết định cho những
anh em đến khai bệnh, được miễn lao động, hay tiếp tục đi lao
động. Sau khi khám bệnh, được cấp phát thuốc, đa phần là loại
thảo dược (Xuyên tâm liên) một loại thần dược trị bá bệnh.

Xuyên tâm liên là loại cây có nguồn gốc từ Ấn Độ và Sri
Lanka, thân cây có nhiều đốt, mọc thẳng đứng, cao khoảng 8
tấc, cây xuyên tâm liên mọc hoang dại ở nhiều nơi trên cả nước.

Bò Lục mỗi sáng lững thững đi vào trại tù, đến trạm xá,
dáng đi đỏng đảnh, cặp mông đưa qua đưa lại, bờ ngực nhô cao,
mái tóc đen dài búi gọn, đem lại một hình ảnh tươi mát. Vì dù
sao có bóng dáng đàn bà ở một nơi tù tội, giam giữ đàn ông, thì
cũng đỡ hơn, phải gặp mặt những tên công an quản giáo, mặt lúc
nào cũng hầm hầm đầy sát khí.

99


Click to View FlipBook Version