The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.

Đội đập đá trại 6 Nghệ Tĩnh - Tác giả Louis Lê Tuấn

Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by lanthicung, 2022-03-09 19:32:02

Đội đập đá trại 6 Nghệ Tĩnh- Louis Lê Tuấn

Đội đập đá trại 6 Nghệ Tĩnh - Tác giả Louis Lê Tuấn

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Hạ sĩ quan, Binh lính và Nhân viên Quân đội Ngụy, Tình báo,
Cảnh sát và Ngụy quyền đã trình diện đăng ký”.

- Cấp tướng và cấp tá học tập 3 tháng
- Cấp úy học tập 10 ngày
- Ngụy quân, ngụy quyền, học tập 3 ngày, kể từ ngày 11-
6-1975 đến ngày 13-6-1975.
“Theo thống kê, con số người phải trải qua giam giữ sau
này 30/4/1975 là hơn 200.000 trong tổng số 1 triệu người ra
trình diện. Tính đến năm 1980 thì chính phủ Việt Nam xác nhận
có 26.000 người vẫn còn giam trong trại. Tuy nhiên một số quan
sát viên ngoại quốc ước tính khoảng 100.000 đến 300.000 vẫn
bị giam. Ước tính của Hoa Kỳ cho rằng khoảng 165.000 người
đã chết trong khi bị giam.”

Đây là một cuộc lừa đảo hoàn chỉnh nhất, khiến cho hàng
trăm ngàn Sĩ Quan VNCH đã phải vào tù. Không phải là 10
ngày mà kéo dài 10 năm có người bị tù 18 năm.

Xong xong chiến dịch X1 (Tập trung cải tạo), chiến dịch
X 1 còn kèm theo lệnh đổi tiền. Từ ngày 30.04.1975, khi cầm tờ
giấy bạc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, người dân Sài gòn, một
Thủ đô từng có mỹ danh hòn ngọc Viễn Đông, mang một nỗi
buồn mất mát : Đồng tiền Việt Nam Cộng hòa sẽ đi vào dĩ
vãng…

Đổi tiền ngày 22.9.1975. Đài phát thanh liên tục thông
báo quan trọng. loan tin về quy định đổi tiền. Thời gian đổi tiền
sẽ bắt đầu vào lúc 11 cho đến 23 giờ cùng ngày, tức chỉ có 12
giờ đồng hồ để hoàn thành việc thu và đổi tiền. Thể thức:

- Hối suất : 500 đồng Việt Nam Cộng hòa = 1 đồng Cộng
hòa Miền Nam Việt Nam. Mỗi gia đình chỉ được đổi 100.000
đồng cũ ra thành 200 đồng mới để tiêu dùng thường nhật. Phần
còn lại, Nhà nước thu giữ. Đây có thế nói là đợt cướp bóc đầu
tiên của kẻ chiến thắng, nhận chim người dân miền Nam đến tận
cùng.

250

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Chiến dịch X 2. Đổi tiền lần thứ 2. Ngày 03 tháng 5 năm
1978.
Tháng 5 năm 1978 quyết định đổi tiền, được Thủ Tướng ký sắc
lệnh số 88 CP ngày 25.04.1978 và khai triển ngày 03.05.1978.
Theo đó tiền tệ hiện lưu hành tại hai miền Nam Bắc hết giá trị
giao hoán và những ai đang sở hữu tiền cũ này phải đem đổi lấy
tiền mới.

Dân thị thành được đổi tối đa: 100 đồng cho mỗi hộ 1
người. 200 đồng cho mỗi hộ 2 người. Hộ trên 2 người thì người
thứ 3 trở đi được đổi 50 đồng/người. Tối đa cho mỗi hộ thành
phố bất kể số người là 500 đồng.

Dân quê được phép đổi theo ngạch sau.100 đồng cho mỗi
hộ 2 người . Hộ trên 2 người thì người thứ 3 trở đi được đổi 30
đồng/người;

Tối đa cho mỗi hộ dưới quê bất kể số người là 300 đồng.
Đổi tiền lần thứ 3. Năm 1985. Sau khi chấm dứt chiến tranh năm
1975 ở Việt Nam.

Đợt đổi tiền này nằm trong kế hoạch kinh tế, để thực thi
mô hình xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Xóa bỏ hoàn toàn quyền
tư hữu. Xã hội hóa nền kinh tế thị trường. 10 đồng cũ bằng 1
đồng mới. Mỗi gia đình chỉ được đổi 20.000 đồng cũ lấy 2.000
đồng mới. Hộ độc thân chỉ được đổi 15.000 đồng cũ lấy 1.500
đồng mới. Hộ kinh doanh công thương nghiệp thì được đổi
50.000 đồng cũ lấy 5.000 đồng mới.

Bản chất cuộc đổi tiền năm 1985 không khác gì nhà nước
thi hành chính sách cướp tiền dân. Sau lần đổi tiền năm 1985
đời sống kinh tế xã hội Việt Nam, rơi vào hỗn loạn với mức lạm
phát cao tới ba con số: năm 1986 là 774%, năm 1987 là 323%,
và năm 1988 là 393%.

Đầu năm 1978, ông Lê Duẩn đưa Đỗ Mười vào miền
Nam thay thế Nguyễn Văn Linh chỉ huy công cuộc “Cải tạo
công thương nghiệp tư nhân”.

Đỗ Mười, tên khai sinh là Nguyễn Duy Cống sinh năm
1917. Có gốc gác làm nghề thiến heo. Nhắc đến nhân vật Đỗ

251

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Mười, toàn thể nhân dân miền Nam không thể nào quên những
thành tích và hậu quả mà Đỗ Mười đã gây ra.

Đỗ Mười “viết tắt ĐM’ đã từng tuyên bố trước sân tòa
Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn ngày 20/02/1976 vào lúc 10 giờ 15
phút rằng:

- “Giải phóng miền Nam chúng ta có quyền tịch thu tài

sản trưng dụng nhà cửa, hãng xưởng, ruộng đất chúng nó “ám
chỉ người dân miền Nam”, xe chúng nó ta đi, vợ chúng ta lấy,
con chúng nó ta bắt làm nô lệ, còn chúng nó thì ta đày đi kinh tế
mới và nơi rừng sâu nước độc, chúng nó sẽ chết lần mòn”.

Di sản của Đỗ Mười “ĐM” rất tàn độc.
*Trưởng ban cải tạo công thương nghiệp Miền Nam: Sau
tháng 04/1975, Đỗ Mười là Phó TT đặc trách “Tiêu diệt nền
kinh tế tư doanh của VNCH”.
*Lấy 16 tấn vàng trong Ngân khố VNCH đem về Bắc.
*Cướp sạch của cải của các nhà tư bản, hàng ngày
các đoàn xe khách ùn ùn thi nhau chở về Bắc.
*Cướp tiền của dân bằng cách đổi tiền. Hậu quả dân
chúng Miền Nam nghèo trắng tay, trở thành kẻ bần cùng, đói
rách để sống còn, người dân miền nam đã tìm đường vượt biên,
đổ ra biển tìm đường sống và sự Tự Do, đã có 01 triệu người
thiếu may mắn chết trên biển cả mênh mông và nơi rừng sâu.
Nhà báo Huy Đức dẫn lời ông Võ Văn Kiệt thừa nhận
rằng
"Lúc đầu, tôi cũng cứ tưởng cải tạo tư sản sẽ khác với cải
cách ruộng đất, một sai lầm mà những người ở miền Nam chúng
tôi nhắc nhau phải tránh. Nhưng, tiến hành rồi mới thấy, cách
cải tạo tư sản thương nghiệp mà anh Đỗ Mười làm, cũng không
khác gì đánh tư sản mại bản nhưng tràn lan hơn."
Đất nước muốn phát triển phải cần có “vốn tư bản đầu
tư” nhưng bọn cộng sản cuồng tín đã phá nát nền kinh tế tự do
của VNCH đã được xây dựng trong 20 năm trời, đưa đến cảnh
đất nước nghèo hèn và lạc hậu. Chính Phạm văn Đồng, khi ấy

252

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

trong vai trò cố vấn, đã lên tiếng phê phán ĐM là “ngu dốt +
cuồng tín = PHÁ HOẠI”.

Tôi nghĩ chữ viết tắt (ĐM) mang nhiều ý nghĩa, rất xứng
đáng với nhân vật thiến heo “đỗ mười”. Một nhân vật ĐM tội đồ
của dân tộc VN.

*Ngày 03 - 04/09/1990. ĐM với vai trò là thủ tướng
đã cùng với TBT Nguyễn văn Linh và cố vấn Phạm văn Đồng
bay đến Thành đô/Tứ Xuyên mật nghị với Giang trạch Dân và
Lý Bằng, ký kết bản (Hội Nghị Thánh Đô) dâng đất nước VN
trở thành 01 tỉnh của tàu vào năm 2020!!!

*ĐM trong suốt trên 20 năm công tác trong lĩnh vực kinh
tế tài chính, thành tích lớn nhất xem như một "di sản" của ĐM là
một nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn bị kiệt quệ, lụn bại dẫn đến
việc "Đổi mới" năm 1986."

*ĐM đã đầy đọa dân tộc Việt nam, đã tạo ra làn sóng
vượt biên lớn nhất trong lịch sử, với hàng triệu người bỏ nước ra
đi, tìm tự do, bất chấp mọi nguy hiểm đến mạng sống, bởi vì
người dân không thể chấp nhận sống chung với cộng sản.

Sau hai ngày nghỉ ngơi tại nhà Mẹ tôi. Hôm nay theo
đúng địa chỉ ghi trên tờ giấy ra trại, tôi phải trở về nơi cư trú,
đến trụ sở công an phường Bàn Cờ, Quận 3, để trình báo. Tôi
mượn một chiếc xe đạp, đi dọc theo con đường Trần Quốc Toản,
bây giờ họ đổi tên đường (3 tháng 2), tôi gần như bị mất phương
hướng, không biết đi hướng nào về khu Ban Cờ, đây cũng là
tình trạng chung của những người đi tù quá lâu, khi trở về thành
phố thường bị mất phương hướng, tuy nhiên tình trạng này cũng
sẽ mất dần đi. Một khi những thói quen gần như trở về bình
thường.

Tôi đạp xe lòng vòng trong những con hẻm trong khu
Bàn Cờ, vừa đạp xe vừa cố nhớ lại nơi chốn cũ, tìm về căn nhà
cũ mà trước năm 1975 tôi đã mua. Mặc dù đây là nhà riêng của
tôi nhưng thật ra tôi rất ít khi ở trong căn nhà này, chỉ thi thoảng
khi được về phép ngắn hạn đôi ba ngày rồi lại ra đơn vị, thời
chinh chiến là như vậy, tất cả những người lính trong các đơn vị

253

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

chiến đấu, thì thời gian sống tại đơn vị nhiều hơn sống ở nhà, do
đó hàng xóm rất ít người biết đến tôi.

Căn nhà nhỏ bé này, lại nằm một vị trí khá đắc địa, vị trí
tại một ngã tư trong hẻm lớn, mặt trước của nhà nhìn ra một
khoảng sân khá rộng, trong sân có một một thân cây lớn, cành lá
xum xuê che bóng mát, nơi đây cũng là điểm sinh hoạt của xóm,
mặt bên hông nhà cũng là một ngõ hẻm, nói tóm lại căn nhà có
hai mặt tiền đường hẻm, rất tiện cho việc buôn bán nhỏ. Sống
trong khu Bàn Cờ mà có căn nhà như vậy cũng là tươm tất lắm
rồi, vì hầu hết những căn nhà trong xóm, đều có một diện tích
khiêm tốn, bề ngang 4 mét bề dài khoảng 8 mét, nhà của tôi có
thêm một căn gác, xem như một phòng ngủ trên gác, có một cửa
sổ lớn mở ra hướng bóng mát của những tán cây xanh.

Nơi đây ghi dấu một mối tình của riêng tôi với Duyên,
người lính nữ quân nhân mà tôi nhắc đến, qua đoạn hồi tưởng về
những ngày di tản về chân cầu Bến Lức Long An. Hoàn cảnh tù
đầy “Cải tạo”, một sự gián đoạn thời gian của 8 năm xa cách, đã
làm cho cuộc tình này gẫy cánh giữa đường, vì thời gian lưu đày
biệt xứ, một sự gián đoạn khá dài cho một đời người con gái, để
rồi cô ấy đã đầu hàng với số phận nghiệt ngã, trong một xã hội
tồi tệ nhất mà cộng sản đã áp đặt, cô ấy đã đi thêm một bước
nữa, để cuộc tình này chia tay mà không cần một lời từ biệt.

Tôi không hề trách cứ một điều gì, mà trái lại rất thông
cảm cho thân phận người con gái, phải chịu đựng trong một thời
gian quá dài, và một tương lai quá mù mịt, không ai biết được
người tù cải tạo bao giờ mới được thả, hơn thế nữa người con
gái, chân yếu tay mềm, phải sống trong một thời đại vô cùng
nhiễu nhương dưới sự cai trị bạo tàn của cộng sản, đầy gian dối,
lừa lọc.

Tôi chợt nghĩ những người phụ nữ miền nam thời bấy
giờ, họ chính là người Chinh Phụ, trong tác phẩm của đại thi hào
Đặng Trần Côn, qua bản dịch của Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Người
chinh phụ bắt đầu bước vào một quãng đường dài của sự chờ
đợi mỏi mòn vô vọng, mọi gắng gượng và nỗ lực xua đuổi nỗi
buồn của nàng đều trở nên bất lực, trước một thời đại đầy gió

254

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

bụi, mưa bão, cũng như câu mở đầu tác phẩm Chinh Phụ Ngâm,
Đặng Trần Côn đã viết:

“Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.”
Với hai câu thơ mở đầu, nhưng đủ nói lên đầy đủ ý nghĩa
của một thời đại, rất giống với thời hiện tại, chủ thuyết cộng sản
đã gây nên một cơn bão gió bụi, thổi bay tất cà những đạo lý,
luân thường của dân tộc Việt Nam. Họ đã gây ra biết bao nỗi
truân chuyên cho người chinh phụ miền nam.
Sau này khi tôi thực hiện (mạn đàm về Chinh Phu Ngâm)
tôi có viết một bài thơ cảm nhận về Chinh Phụ Ngâm.
Thời chinh chiến bom rơi đạn xé
Chiến trường xa sống chết nào hay
Đất trời mờ mịt khói mây
Trường thành phong tỏa đường bay lối về
Người chiến sĩ mang nặng lời thề
Quyết một lòng bảo vệ non sông
Cố quên hơi ấm tình nồng
Mái tranh quê cũ, vợ chồng bên nhau.
Người chinh phụ lòng đau như cắt
Nuốt đắng cay ruột thắt tim đau
Cõi lòng mang nặng tình sầu
Cho duyên phận đó khắc sâu trong lòng.

Khi tôi viết đến đây, tôi chợt nghĩ những người cộng sản
trí thức, không hiểu họ có nhìn thấy điều này hay không?

Tôi đạp xe lòng vòng trong khu Bàn Cờ, cuối cùng về
đến căn nhà cũ của tôi, căn nhà vẫn như xưa, nhưng có phần cũ
hơn trước, màu sơn đã phai mờ theo năm tháng, cánh cửa ra vào
như bong tróc sứt mẻ hơn. Tôi dựng xe bên hông nhà và gõ cửa,
đứng đợt một chút thì cánh cửa mở ra, cô bé mở cửa và nhìn tôi,
nó hơi khựng lại để nhận dạng tôi là ai, rất nhanh cháu đã nhận
ra tôi, vì cháu là con gái lớn của gia đình, cháu vẫn còn nhớ đến
tôi, hơn nữa những hình ảnh cũ của tôi và Duyên, đôi khi vẫn

255

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

còn sót lại trong căn nhà này, do đó cháu vẫn quen mặt, nó chào
tôi.

- Chào chú Tuấn, chú mới được về, chữ về bỏ lửng vì
cháu biết tôi mới được tha về từ trại tập trung cải tạo.

Tôi nói: Mẹ cháu có nhà không? chú vào nhà thăm một
chút được không?

Vâng mời chú vào nhà, cháu sẽ chạy đi mời Mẹ cháu về
ngay.

Tôi bước vào nhà, trong nhà không còn ai, ngòai cháu gái
mới chạy đi gọi mẹ về. Tôi nhìn thoáng qua căn nhà, cũng vẫn là
cảnh trí như xưa, không có gì thay đổi, chỉ có cũ đi, do khói từ
gian bếp bay lên bám khói đen trên tường, vì thời gian này đại
đa số đều dùng cũi, hay than để nấu ăn.

Bên cạnh cửa sổ có một cái bàn nhỏ và hai cái ghế thấp,
đây là bàn uống cafe sáng mà tôi và Duyên, chúng tôi thường
ngồi tại đây vào mỗi buổi sáng, phía trên tường có treo một tấm
gương soi, mặt gương có vẽ thêm một nhánh hoa hồng, tôi vẫn
nhớ kỷ niệm này, cái gương soi do Duyên sơ ý làm rơi, tạo
thành một vết nứt chạy dài theo một bên, tôi đã lấy băng keo dán
chồng theo vết nứt và thêm vào ít sơn vẽ lên mặt kính nứt, tạo
thành một cành hoa hồng khá vui mắt, tôi không ngờ cái gương
vẫn còn treo đúng vị trí.

Tôi ngồi xuống bên cạnh bàn cafe, chợt như những kỷ
niệm cũ đang ùa về. Vào một buổi sáng những ngày đầu mới
giải phóng, tôi và Duyên đang ngồi uống cafe và nghe nhạc từ
cái máy radio cassette nhỏ, cuộn băng nhựa với nhạc Trịnh
Công Sơn, âm vang của ca khúc (Diễm Xưa) đang vang vọng
trong không gian yên tĩnh của một buổi sáng, thì bỗng dưng,
tiếng gõ thật mạnh vào cánh cửa ầm ầm, dồn dập, một giọng nói
miền bắc đầy quyền uy, nói thật lớn bên ngoài cửa.

Ai cho chúng mày nghe nhạc vàng. Mở cửa ra ngay.
Duyên vội đứng lên mở cửa, trong khi đó tôi tắt ngay tiếng nhạc.

Ngay lập tức một tên bộ đội, nón cối với khẩu súng AK 7
cầm tay xông vào nhà cùng với mấy tên (cách mạng 30, quấn
khăn đỏ trên tay áo)

256

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Tên bộ đội quát lên. Ai cho anh chị nghe nhạc vàng, tôi
tịch thu cái đài này, vừa nói tay hắn đã vươn tới như muốn cầm
lấy cái radio cassette.

Cũng thật nhanh Duyên đã kịp cầm lên cái radio cassette
trước khi bàn tay tên bộ đội chạm đến. Duyên lên tiếng

Dạ thưa cán bộ, chúng em không biết là bị cấm, xin cán
bộ tha thứ cho, lần sau chúng em sẽ không bao giờ nghe nhạc
vàng nữa, với chất giọng miền bắc thật ngọt ngào, kèm theo nụ
cười, nói như rót vào tai tên cán bộ.

Tên bộ đội xiêu lòng và nói. Thôi được rồi, lần này tôi
tha, nếu còn lần sau tôi
sẽ tịch thu cái đài này, vừa nói ánh mắt của anh ta nhìn cái radio
như còn tiếc rẻ vì bỏ lỡ mất một cơ hội (chiếm hữu một chiến lợi
phẩm có giá trị)

Trước ánh mắt ngạc nhiên của những tên (Phường đội) vì
chúng lỡ mất một cơ hội lập công. Bọn chúng bước ra khỏi nhà
tôi, như những hung thần chưa được thỏa mãn thú tính.

Những hình ảnh này ùa về theo trí nhớ, như nhắc lại một
giai đoạn tồi tệ nhất của lịch sử, quân cộng sản xâm chiếm miền
nam, họ xem miền nam VN như một đất nước xa lạ, không cùng
một dân tộc, không cùng chung một nên văn hóa, cùng một bản
sắc dân tộc Việt. Họ xem miền nam VN như kẻ thù, quyền sinh
sát trong tay, họ muốn làm gì thì làm, như một bọn cướp vô tổ
chức

Bên thắng cuộc đã áp dụng một chính sách, biến toàn thể
lãnh thổ miền nam trở thành một trại tập trung khổng lồ, một
chế độ (Trại Lính), toàn xã hội phải tuân theo một luật lệ mới do
kẻ thắng cuộc áp đặt.

Cái loa phường là phương tiện thông tin duy nhất, Nhưng
nó bị người dân thù ghét nhất, vì cứ 5 giờ sáng cái loa phát
thanh hết công xuất, làm cho trẻ em khóc thét, cụ già mất ngủ,
người người bực bội. Nó chẳng có tin tức gì ngoài những câu
tuyên truyền sáo rỗng quen thuộc của đảng cộng sản.

Cái loa phường, vì không còn nhiều nội dung lắm, người
ta phải phát đi phát lại những bài viết tuyên truyền sáo rỗng, do

257

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

đó thỉnh thoảng chèn vào đấy vô số bài hát, bản nhạc, phần lớn
không đúng lúc. Không phải ai cũng có ý định nghe nhạc vào
giờ ấy, bài ấy, mặt khác, chiếc loa nén treo trên cột điện hình
như cũng không phải là dụng cụ để nghe nhạc. Tiếng loa méo và
đanh, khiến những bài hát trở nên kệch cỡm, hài hước.

Vào thời đó nhà tôi nằm cạnh cái loa phường thật là khổ
sở, vì cứ 5 giờ sáng là bị đánh thức, vì giọng đọc the thé “chanh
chua”đanh thép với những câu tuyên truyền láo khoét, của chủ
nghĩa cộng sản, đôi khi chen vào những bài hát sặc mùi sắt máu,
kinh dị như “Đêm qua em mơ gặp bác hồ”, trẻ con khóc thét lên
vì gặp yêu quái.

Tôi chợt nhớ một câu nói rất có ý nghĩa của Tổng Thống
Hoa Kỳ Ronald Wilson Reagan

“Chấm dứt chiến tranh không phải đơn thuần là chỉ rút

quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho hòa bình là hàng
ngàn năm tăm tối cho các thế hệ Vietnam sinh về sau”

Tôi đang miên man suy nghĩ về thời gian khi công sản
mới xâm chiếm miền nam. Thời gian này thật là khủng khiếp.
Chính quyền cộng sản đã áp dụng nhiều chủ trương chính sách.
Ra lệnh tập trung cải tạo. Ra lệnh đổi tiền, Chiến dịch (Đánh tư
sản) làm nhiều đợt, chiến dịch (bài trừ văn hóa đồi trụy) đây là
chiến dịch đốt sách, không khác gì thờ kỳ Tần Thủy Hoàng “đốt
sách, chôn học trò” cách nay 2000 năm.

Nhiều nơi ở miền Nam mấy trăm năm chưa từng có
chuyện thiếu miếng ăn, thế mà người dân thời kỳ này cũng phải
bươn chải xoay gạo từng bữa. Cả xã hội vật vã kiếm ăn, người
dân xếp hàng cả ngày cầm theo sổ gạo để được mua gạo, nhưng
không có gạo, phải ăn độn thêm khoai sắn. Cả nước đã rơi vào
một nạn đói, nhiều nơi có hàng ngàn người chết vì đói

Ngay từ những ngày đầu giải phóng, cộng sản đã muốn
xóa bỏ hình bóng của Sài Gòn, bằng cách thay tên gọi “một xác
người” HCM. Họ xóa bỏ tất cả nền văn hóa tốt đẹp của Sài Gòn.
Cho đến khi chiến dịch (Đánh tư sản) do nhân vật (ĐM) Đỗ
Mười thi hành, đã đánh sập hoàn toàn nền kinh tế (tư do), đưa
xã hội văn minh miền nam xuống đáy bùn sâu, nhầm bần cùng

258

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

hóa nhân dân. Trong những giai đoạn này, phong trào vượt biên
càng mạnh mẽ hơn, bất chấp nguy hiểm, chết chóc trên biển và
rừng sâu, hàng triệu người dân VN đã bỏ nước ra đi. Chính
quyền cộng sản rất trơ trẽn vì không hề có liêm sỉ, họ huênh ho-
ang tự đắc gỉai phóng miền nam, để cho hàng triệu người phải
trốn chạy khỏi đất nước. sao họ không nhìn lại, tại sao giải
phóng đến đâu người dân chạy đến đó.

Một quyệt định phải ly hương chưa bao giờ là câu chuyện
vui. Rời bỏ quê hương và gia đình không bao giờ là một chọn
lựa dễ dàng. Thế nhưng người ta vẫn đi, nhất quyết phải đi, bằng
mọi giá phải đi, khó cách mấy cũng đi, “chết” cũng đi, nuốt
nước mắt mà đi! Đó là cái thời mà người ta tin rằng nếu ở Sài
Gòn,“cái cột đèn mà có chân, nó cũng tìm đường vượt biển” để
tìm một thế giới tự do mà miền Nam đã mất từ sau tháng tư,
1975. Sự chọn lựa của họ quá khắc nghiệt: hoặc là một quê
hương đang bị chế độ cộng sản tàn phá tan nát, hoặc là xứ lạ quê
người nơi họ có thể dùng những ngày tháng cuối cùng của cuộc
đời để gieo những mầm hạt hy vọng cho tương lai con em mình.

Đó cũng là nguyên nhân thứ hai, người dân không muốn
con cháu của họ trưởng thành trong một nên giáo dục, vô đạo
đức, dối trá. Vì sao mà cho đến tận ngày nay (khi tôi viết câu
chuyện này năm 2020) chính những cán bộ cộng sản và đảng
viên cộng sản vẫn bằng mọi giá đưa con cái họ ra nước ngoài?
Ngay trong hàng ngũ Bộ Chính Trị Đảng, ngay trong hàng ngũ
Quốc Hội cộng sản, họ cũng tìm mọi cách đưa con cháu họ ra
nước ngoài, qua hình thức du học rồi tìm cách định cư ở lại.

Niềm tự hào của cộng sản VN, không phải đánh thắng hai
đế quốc Pháp và Mỹ. Niềm tự hào của cộng sản, chính là đánh
đổ hai nền văn hóa lớn nhất của nhân loại, đó là nền văn hóa
Pháp và Hoa Kỳ. Hai nền văn hóa này đã có công khai mở tư
tưởng, khai mở nền văn minh, kỹ nghệ tiên tiến, sự phát triển
khinh tế mạnh mẽ cho đất nước Việt Nam. Họ đã xua đuổi đi hai
nền văn minh, mà nhiều quốc gia trên thế giới đang mơ ước. Để
rồi 40 năm sau cộng sản cũng phải trở về với lý thuyết (Tư bản)

259

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

để phát triển đất nước. Con cháu của họ cũng đua nhau du học
tại Mỹ, tại Pháp hay các quốc gia Tây Phương.

Nhà văn Dennis Mark Prager (Mỹ) đã có nhận xét:
“Đảng cộng sản Việt Nam đã hi sinh hơn 2 triệu cán binh của
họ để biến toàn thể nước Việt Nam thành một nước cộng sản
toàn trị. Nhưng cuối cùng họ lại dùng chủ nghĩa tư bản để làm
giàu cho chính họ ! Vậy hơn 2 triệu người Việt Nam chết để làm
gì?”

Những chiến binh cộng sản, những người trí thức cộng
sản, có thể trả lời câu hỏi này không? Hai triệu cán binh đã chết,
để xâm chiếm miền nam VN, một cách vô nghĩa. Để rồi toàn
dân VN, đã nhìn thấy dã tâm của cộng sản là gì? (bán nước cầu
vinh).

Hội Nghị Thánh Đô Ngày 03 - 04/09/1990, ĐM với vai
trò là thủ tướng đã cùng với TBT Nguyễn văn Linh và cố vấn
Phạm văn Đồng bay đến Thành đô, Tỉnh Tứ Xuyên mật nghị với
Giang Trạch Dân và Lý Bằng, ký kết dâng đất nước VN trở
thành 01 tỉnh của tầu vào năm 2020. Hội nghị này gặp nhiều sự
phản kháng từ người dân, do đó đảng cộng sản VN, đã thay đổi
tính cách thi hành hội nghị Thành Đô, qua hình thức (Đặc Khu
Kinh Tế 99 năm). Đầu năm 2020, đảng cộng sản VN, đã thỏa
thuận ngầm để cho Trung Cộng, chiếm giữ 3 đặc khu kinh tế với
sự thỏa thuận 99 năm tự trị. Để cho Trung Cộng làm chủ 3 đặc
khu kinh tế, Vân Đồn, Bắc vân Phong và Phú Quốc, đây chính
là 3 tử huyệt của VN. một giải pháp xem như (Hội Nghị Thánh
Đô) đã được thi hành. Trung Cộng có mặt khắp nơi trên toàn
lãnh thổ VN.

Chủ nghĩa cộng sản là tấn bi kịch của nhân loại. Thật
không may cộng sản Việt Nam, lại là một phần trong tấn bi kịch,
có lẽ là lớn nhất trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, nếu
không sớm thay đổi chế độ. Việt Nam sẽ bước vào vũng lầy một
ngàn năm đô hộ giặc tầu lần thứ hai.

260

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Nghe có tiếng bước chân và lời nói chuyện của hai mẹ
con đang đến gần cửa, tôi vội đứng lên cũng vừa lúc hai mẹ con
bước vào nhà. Tôi nhận ra chị Xuyến và chị cũng nhận ra tôi,
trên gương mặt chị thoáng hiện một niềm vui khi nhìn thấy tôi,
chị nói

Ôi Tuấn ơi! Em mới được về hả, đã nhiều năm lắm rồi
chị mới gặp lại em, trông em vẫn khỏe.

Chị Xuyến vừa nói vừa khập khễnh bước đến bên tôi,
trông chị già hơn và có vẻ tiều tụy rất nhiều, mái tóc bạc nhiều
hơn, miệng chị như bị méo giọng nói hơi lắp bắp, tay chân cũng
không bình thường. Trông chị như một người mới trải qua một
cơn “bị tai biến cơ tim” để lại hậu quả bị co giật bán thân.

Tôi bước đến ôm chị và nói. Sao chị đến nông nỗi này.
Chị Xuyến cho tôi biết, mới bị một trận “tai biến mạch máu”
tưởng chết rồi.

Chị kéo tôi ngồi xuống ghế, còn chị thì ngồi bệt xuống
nền nhà, chi ôm chân tôi và nói

Em ơi! Con Duyên nó tệ quá, nó đi lấy chồng và có con
với người ta rồi. Chị vừa nói vùa khóc. Tôi an ủi chi và nói

Em đã biết tất cả, em không buồn về điều này. Em rất
thông cảm cho Duyên vì phải đợi chờ một thời gian qúa dài, mà
đời con gái có một giới hạn tuổi xuân. Thôi thì cũng mừng cho
cô ấy. Xin chị đừng buồn.

Tôi hỏi thăm về gia đình chị, thế anh Oanh chồng chị
đâu, xin mở ngoặc (Anh Oanh là người lính quân y, làm việc tại
Trường Quân Y, gia đình anh sống trong khu gia binh), các cháu
bây giờ ra sao? Khi xưa chị ở trong trại gia binh (Trường Quân
Y), sao bây giờ ở đây.

Chị Xuyến bùi ngùi kể lại. Ông chồng chị, vài năm sau
giải phóng, ông ấy biến mất không để lại tâm tích nào, nghe đâu
ông ấy đi vượt biên không biết sống chết ra sao. Riêng căn nhà
trong trại gia binh (trường Quân Y), bước sang đầu năm 1976,
chính quyền mới đã đuổi hết những gia đình sống trong trại gia
bình ra ngoài. Đề cấp cho Bộ Đội. Chị và các cháu không nơi ở,
nên về tạm trú nhà của em, vì căn nhà này không ai ở, cho đến

261

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

bây giờ gia đình chị cũng không có tên trong hộ khẩu, chỉ có tên
trong sổ tạm trú.

Tôi hỏi tiếp, thế chị và các cháu sống bằng gì. Chị Xuyến
buồn rầu trả lời

Em thấy đó, chị bây giờ thân tàn ma dại, các cháu nghỉ
học, ở nhà phụ giúp buôn bán lặt vặt ngoài chợ Bàn Cờ, sống
qua ngày.

Tôi nhận thấy hoàn cảnh của gia đình chị thật đáng
thương, gia đình chị cũng là một nạn nhân của một chế độ cộng
sản đầy bất công. Gia đình chị phải sống lưu vong ngay trên
thành phố Sài Gòn, sống lưu vong ngay trên quê hương của
mình.

Tôi thầm nghĩ trong lòng mình, mà không nói ra. Thôi
chị đừng buồn phiền nữa, kể từ hôm nay căn nhà này hoàn toàn
thuộc về chị và các cháu.

Sau lần thăm viếng hôm ấy, tôi rất ít đến thăm chị, vì
chính bản thân tôi cũng không biết sống ra sao.

Vài ngày sau tôi đến công an phường Bàn Cờ, quận 3, xin
chuyển đổi địa chỉ về nhà Mẹ tôi thuộc quận 10. Có nghĩa rằng,
tôi hoàn toàn nhường lại căn nhà cho gia đình chị Xuyến, mà
ngay chính người nhận cũng không biết gì về điều này.

Tôi bắt đầu quen dần với cuộc sống mới, tôi không còn bị
mất phương hướng khi ra đường phố. Mỗi buổi sáng tôi thường
ra quán cà phê nhâm nhi một ly café phin (cái nồi ngồi trên cái
cốc), hút một điếu thuốc, nhả khói mơ màng lan tỏa vào không
gian, ngồi nhìn thiên hạ chạy xuôi chạy ngược bon chen kiếm
miếng ăn, mà bản thân tôi trong lúc này không biết chạy đi đâu.
Tôi cảm nhận tương lai chỉ toàn màu đen như giọt cà phê đang
nhỏ giọt.

Tôi nhìn tách cà phê
Đen trong đen từng giọt
Nhỏ xuống đời vô thường
Tôi uống cạn đời mình
Trong tách nước màu đen
Đời tan trong màu đen

262

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Màu đen tan trong tôi.
Tương lại của tôi hoàn toàn mù mịt, trước mặt chỉ là
bóng tối, sự trả thù của chế độ cộng sản thật tàn bạo, họ xét lý
lịch 3 đời (một hình thức chu di tam tộc), họ tiêu diệt chúng tôi
cho đến tận 3 thế hệ.
Tình trạng của những người như tôi, mới được cho về
nhà, phải trình diện công an phường, và lập một quyển sổ, mỗi
tuần đến công an Quận xác nhận, có nghĩa là chúng tôi đang bị
quản thúc tại chỗ, không được ra khỏi khu vực.

Vượt Biên

Trong giai đoạn này đi đâu cũng nghe thiên hạ xì xào đi
vượt biên. Nếu như những gì xảy ra trong các trại cải tạo có thể
được giữ kín, thì vượt biên lại là vấn đề gây chú ý, ngay sau khi
có các thuyền nhân tới được vùng biển quốc tế. Những chiếc
thuyền đánh cá nhỏ nhoi chở hàng trăm người đối chọi với sóng
dữ, với cướp biển, với sự thờ ơ của các quốc gia lân bang đã gây
rúng động dư luận quốc tế.

Nhiều thành phần trí thức chế độ cũ, (được chế độ mới ưu
đãi), nhưng họ cũng tìm đường vượt biên, vì lý do họ bị đồng
nghiệp cũ khinh rẻ, và bị kỳ thị bởi những “trí thức xã hội chủ
nghĩa”, kể cả những thành phần (văn nghệ sĩ Sài Gòn) họ đều
tìm đường vượt biên. Hầu như tất cả người Sài Gòn cũ đều

263

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

muốn vượt biên. “Nếu cây cột đèn mà biết đi chắc nó cũng đã
bứng đất mà đi mất”

Trong đó có tôi, chính tôi cũng đang muốn tìm đường
vượt biên. Tôi không thể sống được trong chế độ cộng sản. Nhất
quyết phải đi, bằng mọi giá phải đi, khó cách mấy cũng đi,
“chết” cũng đi, nuốt nước mắt mà đi!

Sau này tôi có dịp đọc hồi ký (Bên Thắng Cuộc) của Huy
Đức. Tôi phải thầm cám ơn nhà văn Huy Đức, đã dám nói ra
phần nào của sự thật. (Bên Thắng cuộc) là một kho tàng dữ liệu
thật có giá trị làm ngạc nhiên cho tất cả những người, muốn theo
dõi chính trị Việt Nam trong nhiều thập niên qua.

Huy Đức đã viết: “Nhanh chóng “xóa bỏ tình trạng lạc
hậu và phản động” ở miền Nam là một nỗ lực mà những người

Cách mạng tin là nhân đạo. Nhưng đôi khi con đường đi tới địa

ngục lại được đắp bởi những ý định tốt. Những con người cộng
sản họ đã mất hàng chục năm sống trong rừng, hoặc sống trong
một xã hội khép kín, bưng bít, thế nhưng “cách mạng” lại quá
nồng nhiệt, nôn nóng giáo dục cho những người được học hành
từ những xã hội cởi mở hơn, tiếp cận với thế giới đa dạng hơn.
Niềm tin và sự nhiệt tình ấy lại được hỗ trợ một cách đắc lực
bởi quyền lực tuyệt đối của cả một bộ máy. Cách mạng càng
hăng say, càng để lại nhiều tổn thương cả về thể chất lẫn tinh
thần cho những người dân sống “trong vùng giải phóng”.

Sau khi chính quyền cộng sản thi hành chiến dịch (văn
hóa đồi trụy) đã làm nổi lên một phong trào (đốt sách) trên toàn
miền Nam. Để sau đó họ phổ biến một nền văn học mới cho giới
trẻ miền Nam, đó là (văn hóa cộng sản).

Điển hình nhất là tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” của nhà
văn Nga “N.A.Ostrovsky”. Một tác phẩm được xem như “Thánh
kinh mới của thanh niên cộng sản”. Nhân vật Pavel trong câu
chuyện, chính là người anh hùng Pavel, một thần tượng của giới
trẻ cộng sản. Thế nhưng ngay trong tác phẩm này, Pavel đã viết:

“Đi làm cách mạng là đề hiến dâng chứ không phải đi
kiếm lợi lôc, chức vụ, nếu làm như vậy, chỉ là từ thân phận hèn

264

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

kém này bước sang thân phận hèn kém khác, dù có được sự
“bọc đường” dễ chịu, của một chế độ.

Đại đa số những con người cộng sản, họ tự cho rằng họ
đang (làm cách mạng), thật sự họ đang cướp bóc, vơ vét càng
nhiều của cải càng thêm hãnh diện và tữ hào, một khi có tiền họ
sẽ có thêm chức vụ. Bản chất con người họ không thay đổi, nó
như một con rối, đi từ hèn kém này sang một hèn kém khác.
Như chính ông Phạm Văn đồng đã nói: “Nhiệt thành + ngu dốt =
phá hoại”

Cũng theo như ý tưởng Pavel đã viết trong (Thép đã tôi
thế đấy).

“Có lúc ta vấp ngã, ta đau đớn, thất vọng, nhưng ta luôn
nhớ. Hãy biết sống cả khi cuộc đời trở nên không thể chịu đựng,
bởi lẽ cuộc sống luôn thử thách một cách khắc nghiệt đối với
những người mà nó lựa chọn”

Đúng như vậy, cá nhân tôi và một số đông những người
Sài Gòn cũ, cuộc đời đã lựa chọn chúng tôi, để làm những sinh
vật hiến tế cho một chủ thuyết cộng sản vô thần.

Tôi chợt nhớ đến tác phẩm Tiểu thuyết "Tiếng chim hót
trong bụi mận gai" của nữ văn sĩ Colleen McCullough, xuất bản
(1977), tác phẩm trở nên nổi tiếng vì một loài chim chỉ một lần
cất tiếng hót thật hay, trước khi đâm mình vào cây gai nhọn để
chết.

Như trong lời đề tựa cho quyển sách đã viết:
"Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót có một lần
trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi
tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành
gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc
gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó
vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn
ca và hoạ mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất, có một không hai,
bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được”.
Cũng theo ý tưởng này tôi phải viết lại như sau. Có một
thời mà con người mong được chạy trốn một lần trong đời. Con
người rời xa vùng đất mình đang sống, để đi tìm một vùng biển

265

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

mênh mông, họ tìm bằng được mới thôi, để lao mình vào trong
biển cả trên những con thuyền nhỏ bé, họ vượt lên trên mọi nỗi
sợ hãi, nỗi đau khổ, họ không sợ chết, để được vươn mình trên
đầu những ngọn sóng, để được tận mắt, nhìn thấy bến bờ tự do,
một cuộc sống tự do mà phải đổi bằng chính tính mạng mới có
được. Sư hy sinh đó chính là bản án phản kháng chế độ cộng
sản, làm đau nhói trái tim nhân loại.

Trong thời gian này gần như ngày nào cũng nghe thiên hạ
bàn tán về chuyện vượt biên, có nhiều gia đình rất vui vì nhận
được tin thân nhân của mình đã đến bến bờ tự do, hiên đang có
mặt tại trại tị nạn, Galang (Indonesia), hay tại Pulau Bidong
(Malaysia) vân vân…Cũng có những gia đình thật đau buồn khi
nhận tin, thân nhân đi không thoát đang bị bắt giam, hay đã mất
tích. Có biết bao bi kịch đã xảy ra về những câu chuyện vượt
biên. Nhưng họ vẫn không sợ, họ vẫn đi tìm sự sống trong cái
chết.

Tôi sống lang thang không công ăn việc làm tại Sài Gòn
được mấy tháng, tôi bắt đầu tìm đường vượt biên. Liên lạc được
mấy anh chị em đang định cư tại Hoa Kỳ, họ đã móc nối được
một tổ chức vượt biên, sẽ nhận tiền tại Mỹ, họ nhận tiền khi
thuyền nhân đi thoát đến trại tỵ nạn, tổ chức này do một việt
kiều Mỹ thường xuyên về VN, đứng ra tổ chức, họ đã tổ chức
thành công nhiều chuyến. Nhờ sự quen biết của các em tôi sống
tại Mỹ với người tổ chức, nên họ đồng ý cho tôi đi vượt biên.

Trước khi đi, tôi đã chuẩn bị cho mình một lý lịch mới,
thật bình thường và thật hợp lý, tôi lấy tên khác (chọn một tên
gần gũi với tên thật, để dễ nhớ), địa chỉ nơi cư trú hoàn toàn
khác, qua khinh nghiệm nhiều năm đi tù cải tạo, với một lý lịch
có trình độ học vấn thấp nhất, không bằng cấp chỉ mới xóa nạn
mù chữ (biết đọc biết viết), vấn đề tôn giáo rất quan trọng, tôn
giáo được ghép tội thánh phần nguy hiểm, nên chỉ khai không
theo tôn giáo nào, chỉ theo đạo (thờ cúng ông bà), thánh phần 3
đời, ông bà, cha mẹ, thuộc thành phần bần cố nông, sống nghèo
hèn, làm thuê, ở trọ. Đây là lý lịch hoàn hảo nhất đối với cộng

266

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

sản, với lý lịch này cộng thêm lòng trung thành tuyệt đối vào
(Bác với Đảng) sẽ tiến rất xa, nắm giữ những chức vụ rất cao
trong đoàn, trong đảng.

Sài Gòn đang bắt đầu bước vào mùa mưa, từ đầu tháng 5,
kéo dài cho đến tháng 10 và giảm dần cho đến tháng 12, trong
những tháng này trên biển đông thường tạo thành những trận
bão. Đường dây vượt biên họ đã thông báo cho những ai tham
dự phải chuẩn bị sẵn sàng, khi có lệnh lên đường. Tôi đến cư xá
Thanh Đa nơi một địa điểm (chân rết) của đường dây vượt biên,
họ cho biết lần này sẽ tổ chức đi từ Long Thành, một địa điểm
(không biết trước) nằm trên con đường đi Vũng Tầu.

Trong lòng tôi luôn bồn chồn lo lắng vì chuyến đi sắp
đến, tôi tự đặt câu hỏi, có nên đi hay không? Vì biết rõ chuyến
đi rất nguy hiểm, một là bị bắt, hai là chìm tầu, số phần trăm đi
thoát rất ít. Nhưng sự lo âu này chỉ thoáng hiện ra, rồi bị những
hình ảnh của những người đi trước, họ đã đến bến bờ tự do, họ
đã gửi tiền, gửi quà về cho gia đình, những hình ảnh này tràn
ngập trong niềm hy vọng, cộng thêm sự khó khăn của đời sống
hiện tại, sự chán ghét chế độ cộng sản, đã thúc đẩy thêm, làm
cho tôi mạnh dạn bước ra đi vượt biên. Một lần quyết định ra đi,
như con chim (Trong bụi mận gai) được một lần cất tiếng hót,
rồi đâm mình vào trong cái gai nhỏ nhất, để được chết trong
niềm hân hoan.

Suốt một đêm tôi chằn trọc không ngủ được, vì đầu óc tôi
đang miên man nghĩ đến chuyến đi vượt biên vào ngày mai. Tôi
đã trải qua 8 năm tù cải tạo, mới được trở về nhà vài tháng, bây
giờ tôi phải quyết định ra đi, nếu đi thoát thì đó là niềm vui trọn
vẹn, nếu không đi thoát mà bị bắt thì một lần nữa tôi bước vào
nhà tù, còn nếu không may bị chìm tầu, thân xác tôi sẽ làm mồi
cho bầy cá mập biển đông, tôi sẽ nhìn lại đời mình từ một thế
giới huyền bí bên kia cửa tử.

Sáng hôm sau, tôi uể oải thức dậy, sách theo túi hành
trang mà tôi đã chuẩn bị từ trước, tôi tạm biệt Mẹ tôi, và những
người em trong gia đình. Mẹ tôi với ánh mắt đầy lo âu và thật
buồn, bà nhìn tôi rồi nhẹ gật đầu như chấp nhận một định mệnh.

267

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Tôi biết mẹ tôi rất lo vì chính bà từng trải qua một lần, khi Mẹ
tôi tiễn đưa đứa con trai út, đi vượt biên, vào thời gian đó tôi
đang trong trại tù cải tạo. Cường là một cậu học sinh đang học
trường Chu Văn An Sài Gòn, một tương lai tươi sáng đang chờ
đón những chàng thanh niên Sài Gòn, thì cộng sản tràn vào,
chúng cướp đi tất cả. Tôi biết Mẹ tôi rất buồn vì sự ra đi của
Cường (em trai tôi) đã không bao giờ trở lại, đã biệt âm vô tích,
bỏ thân xác một nơi nào đó trên biển đông mênh mông. Có thể
Cường đang từ một thế giới huyền bí bên cửa cửa tử, Cường
đang nhìn về thế giới hiện tại và đang nhỏ giọt nước mắt phân
ly, mà chúng tôi không biết được, vì âm dương cách biệt.

Tôi lặng lẽ bước ra khỏi nhà, đến quán cà phê bên kia
đường, ngồi uống ly café và đốt một điếu thuốc đầu ngày, tôi
nhìn sự chuyển động bình thường của thành phố, dòng xe cộ vẫn
chạy ngược xuôi, con người vẫn thản nhiên, bươn trải đi tìm
cuộc sống. Tôi như muốn bỏ cuộc, nhưng lại chợt nghĩ nếu
không đi thì tương lai của tôi sẽ đi về đâu, khi chế độ cộng sản
vẫn còn tồn tại trên quê hương. Thôi thì nhắm mắt liều một
phen, tôi quyết đi ra đi.

Tôi đón xe ôm đi về bến xe miền Đông, tại nơi đây có
một điểm hẹn gặp người hướng dẫn cùng một nhóm người sẽ đi
chung một chuyến xe đò đến Long Thành, khi người hướng dẫn
xuống xe nơi nào, thì chúng tôi tự động đi theo.

Tại bến xe miền Đông, tôi phải chờ đợi thêm vài tiếng để
tập trung đông đủ, và cũng chờ chuyến xe đầy người. Xe chạy
trên quốc lộ đi Vũng Tầu, khi đến Long Thành thì trời cũng bắt
đầu xế chiều, người hướng dẫn đứng dậy trước như thầm ra dấu
cho chúng tôi chuẩn bị xuống xe, chiếc xe đó dừng lại giữa
quãng đường vắng, chúng tôi lần lượt xuống xe, đi bộ theo
người đàn ông hướng dẫn, ông ta đi thẳng vào khu xóm nhà ở,
ngang qua những đám rẫy trồng bắp, chúng tôi đi khuất dần vào
trong những lùm cây đến bên một căn nhà lá, nơi đây chính là
điểm dừng chân cho khoảng 15 người, chị chủ nhà có nấu sẵn
một nồi cơm, ít rau luộc và trứng chiên. Chị mời chúng tôi ăn
cơm tối.

268

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Lúc này người đàn ông hướng dẫn mới cho chúng tôi
biết, ông ta nói:

Xin thông báo cho các anh chị biết, tối nay các anh chị sẽ
ngủ tạm trong căn nhà này, đến 3 giờ sáng các anh chị sẽ được
đánh thức. Chị Tư chủ nhà cùng với con của chị sẽ hướng dẫn
các anh chị đi ra bến bãi, bến bãi chúng tôi đã mua sẵn (có nghĩa
là đã lo lót cho công an khu vực). đường đi ra bến rất sình lầy, vì
nằm gần mé sông, khi đến nơi các anh chị sẽ lên tàu.

Chúng tôi im lặng ngồi nghe, mọi người nhìn nhau mà
trong lòng ngổn ngang những suy nghĩ riêng tư. Bữa cơm đạm
bạc của chủ nhà, hầu như í tai đụng đến, vì tâm trạng lo âu, còn
lòng dạ nào mà ăn cơm, hơn nữa người nào cũng mang theo ít
thực phẩm từ nhà.

Mới 7 giờ tối mà trời đã tối đen như mực, ở những nơi
thôn quê hẻo lánh là như vậy, không có ánh đèn đường, điện
đóm thì khi có khi không, đa số người dân thắp sáng bằng đèn
dầu. Chúng tôi nằm sát vào nhau trên một cái sạp, chỉ một lúc
sau có người đã ngáy khò. Tôi nằm miên man suy nghĩ rồi cũng
chìm vào giấc ngủ.

Đúng 3 giờ sáng chị Tư chủ nhà và cậu con trai đã đánh
thức chúng tôi, ngoài trời tiếng gà đã gáy vang. Tất cả chúng tôi,
đa số là phụ nữ và vài em nhỏ đã thực dậy, chuẩn bị lên đường.

Chị Tư dặn dò, con trai tôi sẽ cầm đèn bin đi trước, tất cả
mọi người phải bám
theo, tôi sẽ là người cầm đèn bin đi sau cùng.

Chúng tôi lần lượt ra khỏi nhà đi theo ánh đèn bin, con
đường đất ruộng lồi lõm, làm nhiều người bước nghiêng ngả
như muốn ngã, tiếng chó sủa vang mội lúc một dồn dập vì lũ
chó trong làng hay sủa hùa theo, làm cho không gian yên tĩnh
tăng thêm phần ma quái. Cứ như thế chúng tôi im lặng lầm lũi
bước theo, ai mới ngã xuống do sụp lỗ chân trâu thì tự đứng lên
đi tiếp. Hơn một tiếng qua đi, nhìn bầu trời bắt đầu hơi hừng
sáng, bước chân càng lún sâu vào sình lầy, chúng tôi cảm nhận
được luồng gió mát từ mé sông thổi vào, từ phía xa đã thấy ành
đèn chớp tắt như ra dấu địa điểm con tàu.

269

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Chúng tôi đã đến đúng địa điểm con tàu đang thả neo,
một cảnh tượng nhốn nháo đang xảy ra, vì không biết từ đâu
đám người đi lậu kéo đến, họ cũng chen nhau lên tàu, Chúng tôi
cũng bị đẩy phải bước lên con tàu gỗ nhỏ bé mà chở qúa đông
người. bây giờ không còn con đường quay lại, chỉ biết nhắm mắt
theo lao, tôi bước lên con tàu rồi bị dồn vào khoang buồng máy,
tiếng máy tàu nổ ình ịch, mùi dầu khói tỏa ra gây khó chịu. Cuối
cùng tài công vẫn cho con tàu nhổ neo chạy ra giữa dòng sông.

Con tàu chạy giữa dòng sông, những làn nước đập nhẹ
theo hai mạng thuyền, bầu trời bắt đầu hừng sáng, ánh bình
minh màu hồng đang ló rạng, soi rõ mặt người.

Trên gương mặt những người ở quanh tôi đang hiện rõ
nét âu lo, trong đó có Tuyết Vân người con gái mà trong suốt
hành trình cô ấy luôn theo sát tôi, chúng tôi mới quen nhau một
thời gian rất ngắn. Tuyết Vân là cô giáo dạy Anh Văn tại một
trường Trung Học trong Quận 5. Tuyết Vân như một tiểu thư
khuê các, cô chưa hề va chạm với đời, nhìn cô thật hiền lành và
trong sáng như một nữ tu. Tuyết Vân nhìn tôi và mỉm cười, một
nụ cười như sẵn sàng chấp nhận một số phận sẽ đến.

Bỗng dưng một tràng đạn AK 47 bắn ra từ mé sông,
những viên đạn bay xẹt ngang đầu người. Tiếng hét thất thanh
của người tài công vang lên

Chết mẹ rồi, công an biên phòng phát hiện, tiếng người
tài công chưa dứt, thì tiếng loa của công an đã hô vang.

Tàu vượt biên phải tắp vào bờ ngay các anh đã bị bắt nếu
bỏ chạy chúng tôi sẽ nổ súng

Hai chiếc cano của công an chạy ra kèm con tàu vào bờ,
vậy là chúng tôi đã bị bắt, lần lượt từng người bước lên bờ, họ
dẫn chúng tôi đến một một bãi đất trống, và ra lệnh cho chúng
tôi ngồi xuống đất, để chờ công an đến lập biên bản.

Đây là đồn công an thuộc tỉnh Biên Hòa, dường như họ
đã biết trước và chờ sẵn con tầu này chạy ngang, điều này có
nghĩa rằng, đám công an địa phương ăn tiền mua bến bãi, nhưng
họ vẫn lập công và báo lên công an Biên Hòa.

270

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Công an Biên Hòa làm việc với chúng tôi, lần lượt từng
người lên khai báo, như tôi đã tiên liệu trước, tôi đã có sẵn một
lý lịch khai báo thật hoàn hảo. Tôi không hiểu sao ngay lúc đó
có một số phụ nữ được thả ngay tại chỗ, trong đó có Tuyết Vân,
cố ấy được thả cho về nhà, khi ấy tôi rất mừng cho Tuyết Vân,
vì cố ấy đã thoát khỏi cảnh tù tội, khi ra về Tuyết Vân mỉm cười
nhìn tôi với ánh mắt cảm thông để thay cho lời chào tạm biệt.

Về sau này khi gặp lại Tuyết Vân tôi có hỏi lý do, thì cô
ấy cho biết, em có thủ mấy cây vàng, sẵn sàng đút lót nên họ thả
em, hơn nữa em là cô giáo có giấy tờ xác nhận.

Tất cả số người vượt biên bị bắt, họ cho xe chở chúng tôi
vào nhà giam Biên Hòa. Tại nơi đây họ bắt chúng tôi khai báo lý
lịch thêm lần nữa. Tất cả những đàn ông đều bị cắt tóc trọc lóc.
trông như một thằng ngố, như thế lại càng hay, vì càng ngố,
càng ngu lại càng ít bị để ý đến.

Lần lượt số người bị bắt về tội vượt biên, bị tống vào
phòng giam, trong lúc công an đọc tên, chia số người mới bị bắt
thành nhiều toán nhỏ, mỗi toán vào phòng giam có số phòng
khác nhau, tôi nhận ra anh Bảng người bạn của tôi (Đại úy Hải
Quân cũng mới đi tù cải tạo được về), anh Bảng cùng đi một
chuyến vượt biên với tôi..

Đây là lần thứ hai trong đời, tôi bị tống vào tù, nhưng lần
này tôi cảm thấy tức giận vô cùng, số phận của tôi sao mà đen
tối đến tận cùng, tôi mới được về từ một trại tập trung lớn, tại
vùng Việt bắc, trải qua 8 năm tù, mới được về nhà không đầy
vài tháng lại vào tù. Hình như Thượng Đế muốn thử thách sức
chịu đựng của tôi thêm một lần nữa, tuy nhiên tôi vẫn tin tưởng
rằng Thượng Đế sẽ mỉm cười với tôi và ngài sẽ ban cho tôi một
ân huệ.

Phòng giam rất nhỏ nhưng số tù nhân thì quá đông, tôi
ngơ ngác bước vào phòng giam mà không biết nằm nơi nào, vì
phòng giam chống trơn, không xây những sạp nằm (một loại chỗ
nắm cho tù nhân), như những trại tù khác, riêng tại phòng giam
nhà tù Biên Hòa, tất cả tù nhân nằm chen nhau dưới nền xi
măng, ban ngày tất cả ngồi nép vào tường, để khoảng trống giữa

271

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

phòng làm nơi sinh hoạt, buổi tối thì mỗi người tù một chỗ nằm
sát nhau mà ngủ, với số tù nhân vào khoảng 6o người chen chúc
nhau trong một phòng giam chật hẹp, chỉ có một cái cầu tiêu
duy nhất, mùi hôi thối bay ra nồng nắc, vậy mà có người tù vẫn
phải nằm bên cạnh.

Thật là khủng khiếp, vì sự dơ bẩn hôi hám, ban ngày với
cái nắng gay gắt của bầu trời Biên Hòa, phòng giam được cái
nóng của mặt trời, cộng với cái nóng của hơn 60 con người, với
mồ hôi nhễ nhại, tất cả sức nóng như tổng hợp lại, thiêu đốt
phòng giam như một lò nướng bánh mì.

Vài ngày sau tôi cảm thấy ngứa bên hông, ngứa dưới
háng, mức độ ngứa ngày càng tăng hơn, bắt buộc phải gãi, mà
càng gãi, vết loang càng lan rộng. Hóa ra tất cả những tù nhân
nơi đây đều là những tay chơi đàn Guitar tuyệt vời nhất, họ gãi
liên tục như đang chơi đàn Guitar, như các nghệ sĩ trong một
dàn nhạc giao hưởng, cùng nhau hòa tấu bản tình ca không lời vĩ
đại nhất, để ca tụng (Bác và Đảng cộng sản VN vĩ đại).

Mỗi ngày theo thứ tự, từng phòng giam được mở cửa cho
ra sân trong vòng một tiếng, trong sân có một cái giếng nước,
nhiều người tù lợi dụng thời gian này để tắm mát, và tắm ghẻ,
nước mát và xà phòng sát vào chỗ lở loét, làm cho “con cái ghẻ”
bị sót đau, nên chúng nhảy múa, làm cho vết loét càng ngứa
thêm. Đây chính là căn bệnh (lác) mà đa số người tù đều bị, một
căn bệnh rất khó chữa trị.

Mấy ngày sau tôi được mời lên ban quản giáo, để khai
báo lý lịch. Được ra khỏi phòng giam cũng là một ân huệ, vì
thoát khỏi cái không khí ngột ngạt và hôi thối. Tôi đi theo cán
bộ công an, tận hưởng giây phút hít thở khí trời, tôi cố đi chậm
lại để kéo dài thơi gian, nhưng bị cán bộ công an quát lên

Đi khẩn trương lên, đi gì mà chậm như rùa. Đến văn
phòng tôi được mời ngồi, trước mặt là cán bộ công an (Chấp
Pháp) là người có thể quyết định bản án, nhìn thoáng qua tôi
nhận ra, trước mặt anh ta là bản khai lý lịch của tôi. Tôi tự chấn
an mình phải bình tĩnh, cứ theo những gì đã khai mà trả lời. Sau
một vài câu hỏi, tôi đều trả lời đúng như trong lời khai, cán bộ

272

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

chấp pháp, có lẽ anh ta làm việc quá nhiều, hơn nữa tội vượt
biên thì đầy ra, không mấy quan trọng lắm, ngày nào cũng có tù
vượt biên, tâm lý chung cán bộ công an, cũng chán nản, anh ta
nói.

Anh ra cái bàn bên kia ngồi viết cho tôi bản kiểm điểm,
kể rõ từng chi tiết, địa điểm vượt biên, ai là người tổ chức, tiền
vượt biên mỗi người là bao nhiêu, nói chung là rất nhiều chi tiết
liên quan.

Như đã chuẩn bị trước, tôi ngồi thoải mái và từ từ viết lại,
nội dung đã chuẩn bị trước, cá nhân tôi chỉ là thành phần nghèo
đi làm thợ hồ, gặp người giới thiệu đi vượt biên, tôi phải bán cái
xe đạp đề làm tiền lộ phí, đại loại là như thế. Khi viết bản kiểm
điểm tôi phải cố viết cho nét chữ nguệch ngoạc, sai chính tả
càng nhiều càng tốt, khiến cho người đọc dẽ chán nản, đánh giá
thấp lời khai và trình độ hiểu biết của phạm nhân.

Không phải chỉ một lần mời lên khai báo là xong đâu,
đường lối làm việc của ban công an chấp pháp rất chuyên
nghiệp, không thể xem thường họ. Khoảng một tuần sau tôi lại
được mời lên làm việc, cũng như những lần khai trước, tôi vẫn
giữ đúng lời khai.

Tôi nhớ đã làm việc với công an “chấp pháp” tất cả ba
lần trong vòng một tháng. Tôi phải chịu đựng sống trong phòng
giam của nhà tù (Công An Biên Hòa) đã một tháng qua. Sau khi
bị bắt giam, tôi đã liên lạc được với gia đình, vào khoảng 2 tuần
sau, gia đình tôi có đến thăm nuôi, mang đến ít thực phẩm và tôi
có nhắn xin, loại thuốc trị bệnh (lác), tuy nhiên khi bôi vào chỉ
làm đã ngứa một chút rồi vết lác càng lan rộng thêm.

Hơn 6 tuần lễ bị giam cầm trong phòng giam này là một
cực hình đối với người tù, tâm lý chung ai cũng muốn được sớm
chuyển trại ra khỏi nơi tạm giam này. Có một nguồn tin, sắp có
đợt chuyển trại, lần này là đi về nông trường mới thành lập tại
Long Khánh, nguồn tin này khá chính xác. Quả đúng như vậy
vào một buổi sáng. Cán bộ công an đến mở cửa phòng giam,
anh ta nói lớn:

273

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Có lệnh chuyển trại, các anh ngồi im lặng, nghe đọc tên,
ai có tên thì bước ra ngoài, trong danh sách có tên tôi.

Không có gì mừng hơn là được đọc tên chuyển trại, vì
trước mắt tôi được ra khỏi phòng giam nóng bức và hôi thối này.
Hơn nữa lần chuyển trại này đến một trại tập trung tại (Nông
trường Long Khánh) chắc là dễ chịu hơn vì cây cối thoáng mát.

Niềm vui thứ hai mà tôi nhận biết đó là, tôi đã qua được
mấy lần phỏng vấn của (Công An Chấp Pháp) họ đã hoàn tất hồ
sơ của người tù (là tôi). Sau này tôi mới biết, mỗi án lệnh dành
cho người tù vượt biên là một năm (cải tạo) nếu thể hiện sự tiến
bộ, trong thời gian ở trong tù, nếu phát hiện ra một điểm nào khả
nghi thì thời gian sẽ tăng lên 3 năm.

Tôi cùng với một số tù nhân (vượt biên) được dồn lên
một chiếc xe Molotova của công an, chạy về vùng Long Khánh,
chiếc xe chạy trên quốc lộ, những làn gió thoáng mát thổi ùa
qua, làm bay đi những mùi hôi thối bám vào người tù.

Tôi nhìn cảnh vật chạy vụt qua hai bên đường, những
xóm nhà dân, những khu rừng cao su vẫn còn sót lại, chiếc xe
như chạy chậm lại khi đến gần ngã 3 Long Khánh, chiếc xe rẽ
phải đi vào một con đường đất, con đường đất dỏ chạy xuyên
giữa rừng cao su bạt ngàn, thỉnh thoảng có một vài khu dân cư ở
hai bên vệ đường, chiếc xe tiếp tục chạy sâu vào khu rừng cao
su, rồi dừng lại trước một cổng trại phía trên là tấm biển đề
(Nông Trường Long Khánh). Xe chạy vào bên trong và dừng lại,
cán bộ công an xuống xe, và ra lệnh cho chúng tôi:

Tất cả các anh xuống xe tập họp lại thành từng đội. Công
an đọc danh sách
theo từng đội. Đội 1 các anh có tên sau đây, lần lượt như thế, họ
phân ra thành 5 đội, sau đó hướng dẫn chúng tôi đi đến nhà
giam.

Khu vực nhà giam là những dãy nhà lợp tôn vách ván,
nhìn rất đơn sơ, như vừa đủ che nắng che mưa, như vậy càng
hay, vì rất thoáng mát, không ngột ngạt như phòng giam tại Biên
Hòa. Trong nhà giam, hai bên vách, là hai cái sạp giường nằm,
cũng được làm bằng gỗ phía trên lót ván, mỗi người tù có một

274

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

khoảng bề ngang đo bằng 4 gang tay, bề ngang như thế là khá
rộng (những nơi khác chỉ được 3 găng tay, tương đương 60 cm).

Tôi đã quá quen thuộc với loại nhà giam này, nhất là thời
gian (năm 1976) mới bị chuyển trại từ miền Nam ra miền Bắc,
đến vùng rừng núi Hoàng Liên Sơn, chúng tôi đã bị giam trong
các trại tù giống như vậy, phòng giam chỉ là nhà tranh vách nứa,
không cần cửa ngõ, nhưng chung quanh khu vực được rào chắn
rất kỹ, có bộ đội canh gác. Thời gian bị giam tại vùng rừng núi
Hoàng Liên Sơn, không thể trốn trại được vì rất khó vượt thoát
được vùng rừng núi Hoàng Liên Sơn để qua biên giới Lào.

Tại Nông trường Long Khánh khu vực phòng giam cũng
thế, chung quanh khu vực phòng giam cũng được rào bằng dây
kẽm gai và hai lớp hàng rào tre. Sau khi phân chia chỗ nằm,
người tù được thoải mái ra sân hít thở không khí trong lành, đặc
điểm ở Nông Trường, phạm nhân có thể tự kiếm củi đem về đun
nấu, đun nước sôi pha trà hay nấu mì gói ăn thêm. Cuộc sống
của người tù nơi đây khá dễ chịu.

Mỗi sáng thức dậy theo tiếng kẻng, người tù tập trung
trước sân, với cuốc xẻng trên tay, cán bộ đến phân công việc,
dẫn mỗi đội đến địa điểm, khai quang, cuốc cỏ dại, có những
khu vực cỏ mọc cao hơn đầu người, có đội (rau xanh) đi trồng
rau, trồng bắp, nói chung công việc thường làm, là khai phá đất
hoang, tăng gia sản xuất.

Cán bộ trại trưởng là người miền Nam, trước kia ông là
du kích rồi trở thành đảng viên cộng sản, ngày nay ông là trại
trưởng, ông ít nói và tỏ ra thông cảm với những phạm nhân
mang tội vượt biên. Lực lượng coi tù hầu hết là Bộ Đội, chỉ có
khoảng vài cán bộ công an. Nông Trường Long Khánh là khu
vực rất rộng lớn, với hàng trăm mẫu đất rừng núi, cần được khai
phá để tăng gia sản xuất.

Thời gian hiện tại vào khoảng tháng 8, hầu như chiều nào
bầu trời cũng vần vũ, một màu mây xám, rồi trút xuống nơi đây
những cơn mưa to, anh em tù được nghỉ sớm hơn, lần lượt về
phòng giam nghỉ ngơi, nhóm lửa đun nước pha trà, ngồi ngắm
mưa rơi giăng mắc đầy trời, bao trùm cả một vùng rừng núi.

275

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Những lúc như thế này, thường tụ tập bàn tán nói đủ thứ chuyện
vui buồn. Có một câu chuyện gây cho tôi chú ý nhiều nhất đó là
câu chuyện về Đại Tá Mười Vân. Giám Đốc Công An Tỉnh
Đồng Nai, một chức vụ rất lớn, nắm quyền sinh sát trong tay cả
một tỉnh lỵ

Vụ án Mười Vân. Giám Đốc Công An Đồng Nai, là vụ án
nổi đình nổi đám, gây chấn động dư luận. Mười Vân là bí danh
của Nguyễn Hữu Giộc (hay còn gọi là Mười Vân, Mười Giộc).
Nguyên là giám đốc công an tỉnh Đồng Nai.

Mười Vân nổi đình nổi đám khi trở thành tình nhân của
nàng Cyrnos Kim Anh - vợ bé của Tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu.

Trong những năm 1978 - 1979, theo chủ trương của
Thành Ủy, với mục đích vơ vét vàng và tài sản người dân miền
Nam, nhất là những người Việt gốc Hoa (Tầu Chợ Lớn), hơn
nữa khi những người này bỏ nước ra đi, có nghĩa là căn nhà của
họ sẽ bị tịch thu, cán bộ đảng viên dễ bề phân chia cho nhau.
Đại Tá Mười Vân công an tỉnh Đồng Nai được giao nhiệm vụ
mua sắm phương tiện, tổ chức những chuyến vượt biên bán
chính thức.

Vài nét về Mười Vân (sưu tầm trên Google)
Sau năm 1975, Mười Vân, hay Mười Giộc, tức Nguyễn
Hữu Giộc được cử làm giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai. Với
bản chất nham hiểm và độc ác, Mười Giộc dùng nhiều thủ đoạn
để triệt hạ và hãm hại đồng chí, đồng đội. Giộc cho thả Nguyễn
Văn Sang là cảnh sát đặc biệt Miền Đông (chế độ cũ), khi ấy
Sang đang bị giam giữ tại trại giam Tam Hiệp, đặt cho Sang
mang bí số H.20.
Mười Giộc khống chế (Nguyễn Văn Sang, cựu cảnh sát
đặc biệt chế độ cũ), bắt Sang, phải dựng chuyện khai khống, lập
hồ sơ giả, tố cáo đồng chí Năm Trang là Thường vụ tỉnh ủy, bí
thư thành ủy Biên Hòa và đồng chí Ba Lan là tỉnh ủy viên, là bí
thư thành ủy Vũng Tàu, vu không cho hai nhân vật này là người
của CIA cài lại.

276

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Mười Giộc tung hỏa mù báo cáo láo với lãnh đạo tỉnh,
trung ương và bắt hai đồng chí Bí thư thành ủy là những cán bộ
trung kiên, bắt giam trong tù ngục và tra tấn, bức cung rất dã
man. Dã man hơn cả cầm thú, chúng bỏ đói đồng chí Ba Lan,
dùng phân trộn với bo bo bắt ăn… Tiếp theo là hàng loạt cán bộ
khác không cùng ekip với Giộc lần lượt bị bắt bỏ tù mà không
biết lý do gì.

Thậm chí có nữ đồng chí, bị Giộc hãm hiếp trong tù. Có
một lần, ông Trương Văn Tư từng là cấp trên Mười Giộc lúc còn
ở Cần Đước, sau này là Chi cục phó Chi cục Thống kê TPHCM,
vì quá bức xúc trước hành vi tàn bạo mất nhân tính của Giộc đã
đến nhà Tư Thắng thú tội, ngày trước đã nghe lời Giộc giết oan
nhiều người và xin Tư Thắng (một ông trùm công an tỉnh Đồng
Nai) nhanh chóng nghĩ ra cách nào đó tác động đến tỉnh ủy
Đồng Nai ngăn chặn tội ác của Giộc gây ra…

Mười Vân nổi đình nổi đám khi trở thành tình nhân của
nàng Cyrnos Kim Anh, vợ bé của Tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu. Mười Giộc kết hợp với nàng Kim Anh tổ chức đường
dây vượt biên quy mô lớn, với hàng ngàn chuyến đưa người
vượt biên, thu lời hơn nửa tấn vàng.

Cymos Kim Anh nàng là ai?
Vào thời gian trước năm 1975, khi ấy ở Sài Gòn, có một
dược sĩ nổi tiếng giàu có nhờ buôn lậu thuốc tây tên là Nguyễn
Cao Thăng. Thăng đã chạy chọt, lo lót để trở thành “phụ tá Tổng
Thống”. Thăng có người tình xinh đẹp tên Trần Thị Kim Anh,
chủ một quán bar, vũ trường mang tên Cyrnos tại thành phố biển
Vũng Tàu, vì vậy mà có biệt danh Cyrnos Kim Anh.
Kim Anh không thuộc hàng mỹ nhân rực rỡ lúc bấy giờ.
Nàng có vóc dáng béo tròn, da trắng và cặp mắt lá liễu, cực kỳ
lẳng lơ. Ở người đàn bà này luôn toát lên vẻ dâm đãng, háo sắc
và nặng mùi cave hơn là một phụ nữ đài các, quý tộc sang trọng.
Nhưng tạo hóa luôn công bằng và đa đoan một chút, khi
ban cho người đàn bà này vài khiếm khuyết về tiêu chuẩn một
mỹ nữ, thì lại ban cho nàng, sự khôn ngoan đáo để của con gái
đất Bắc: Ăn nói rất duyên, biết làm hài lòng các đấng mày râu

277

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

hạng sang nhất trong xã hội thượng lưu và quyền lực, biết lẳng
lơ để mồi chài và lao vào vồ lấy con mồi để leo lên nấc thang
danh vọng, quyền lực và bạc tiền.

Đây là một báu vật mà Thăng đã dâng lên cho Tổng
Thống Nguyễn Văn Thiệu, đó chính là nàng Kim Anh Cyrnos
xinh đẹp

Vào thời gian đó Tổng Thống Thiệu thường xuyên tổ
chức hội họp tại Vũng Tàu vào các ngày cuối tuần. Kết quả của
cuộc tình vụng trộm này, nàng Cyrnos Kim Anh đã mang bầu,
và sinh một cậu con trai. Sau khi sinh ra được ít lâu, cậu bé này
bỗng dưng biến mất như chưa hề có mặt trên đời.

Còn nàng Kim Anh Cyrnos thì từ giã quán bar, vũ trường
Cyrnos ở Vũng Tàu nhảy vào chính trường, được Nguyễn Văn
Thiệu chống lưng đưa lên làm dân biểu quốc hội, tức bà nghị
Kim Anh danh giá một thời ở Hạ Nghị Viện Sài Gòn.

Sau ngày 30/4/1975, Trần Thị Kim Anh bị bắt đi cải tạo
tập trung tại trại giam Tân Hiệp, TP Biên Hòa Tỉnh Đồng Nai.
Tại đây, Kim Anh Cyrnos có cơ hội gặp gỡ một người đàn ông
đầy quyền lực, nàng đã dùng nhan sắc và sự hấp dẫn của mình
để liếc mắt đưa tình, như một lương duyên tiền định, Đại Tá
Mười Vân đã mê mẩn tâm hồn trước nhan sắc mang đầy dục
vọng của nàng Kim Anh.

Mười Vân ký lệnh trả tự do, cho nàng kiều nữ Kim Anh,
rồi đem nàng về căn biệt phủ tại Biên Hòa, để tha hồ mây mưa,
với nghệ thuật làm tình rất điệu nghệ của nàng Kim Anh, đã đưa
một con cáo già công an, lên tận mây xanh, để từ đó Mười Vân
và Kim Anh đã chính thức sống bên nhau.

Kim Anh xỏ mũi được Mười Giộc, nàng Kim Anh Cyr-
nos đã tạo nên một thế lực rất mạnh, vì có nhân tình Mười Vân
Giám đốc công an Đồng Nai, đứng bên cạnh cùng hợp tác làm
ăn, xúc tiến ngay kế hoạch lập thành một đường dây tổ chức
vượt biên rất quy mô. Vào thời gian đó, tại khu vực bờ biển Hồ
Cốc, Bình Châu, Long Hải, Bà Rịa, dân vượt biên từ Sài Gòn và
các nơi ngùn ngụt tìm đến mỗi ngày, tìm cách móc nối đường

278

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

dây do Kim Anh làm chủ để được “mua bãi” vượt biên an toàn
mà không hề có bất cứ cuộc kiểm tra, truy đuổi nào.

Được sự đồng ý của Mười Vân, Kim Anh tổ chức hàng
chục chuyến tàu vượt biên mua bãi, chung chi đầy đủ tại Hồ
Cốc, Bình Châu, Lộc An thu cả nửa tấn vàng chuyển cho Kim
Anh cất giữ. Mười Vân tin tưởng về người tình Kim Anh, hai
người đã hứa hẹn cùng nhau xây tổ uyên ương.

Mười Vân tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Kim Anh vượt
biên an toàn, vì tin tưởng Kim Anh sẽ mang vàng bạc ra nước
ngoài trước, để xây tổ ấm, một khi âm mưu của Giộc bị bại lộ,
sẽ có con đường rút lui qua sống với Kim Anh.

Nhưng thói đời là thề, “vỏ quít dày co móng tay nhọn”.
Khi nàng Kim Anh đến bến bờ tự do, nàng đã liên lạc với cựu
Tổng Thống Thiệu, sau này Kim Anh định cư tại Hoa Kỳ và (có
nhiều nguồn tin, nàng tiếp tục sống với Nguyễn Văn Thiệu, cho
đến khi ông lìa trần).

Trong thời gian định cư tại nước ngoài. Kim Anh đã viết
thư gửi lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, tố cáo tất cà hành vi,
tội ác của Đại tá Mười Vân Giám Đốc công an Đồng Nai.

Ngày tàn của bạo chúa Mười Giộc đã đến…
Theo giấy mời làm việc của UB Kiểm tra Trung ương tại
nhà khách T78, Giộc rất tinh khôn tìm đến trước 2 ngày để phân
bua giải bày, nhưng người phụ trách trả lời bận việc không thể
tiếp và hẹn đúng như trong thư. Vì khi ấy Giộc vẫn tin tưởng là
mình sẽ được Trung Ương minh oan, vì Giộc làm việc theo chỉ
thị từ trên, kiếm trên hai ngàn cây vàng giao nộp cho đảng, mình
có lấy làm của riêng đâu, mỗi lần đi giao nộp vàng đều có giấy
tờ chứng minh.
Qủa nhiên kế hoạch bắt Giộc diễn ra rất êm ái và bài bản
trong khuôn viên nhà khách T78, khi tra tay vào còng số 8,
khuôn mặt ương bướng và nham hiểm của Giộc vẫn không chút
thay đổi hay biến sắc.
Nguyễn Hữu Giộc bị truy tố với nhiều tội danh, trong đó
có tội lạm dụng chức quyền, tội tổ chức đưa người trốn đi nước
ngoài trái phép; tội tham ô tài sản XHCN (thu và chiếm đoạt

279

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

1.979 lượng vàng), tội nhận hối lộ, tội cố ý làm trái nguyên tắc,
chính sách, chế độ, gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản XHCN.

Năm 1983, phiên tòa đặc biệt chung thẩm xét xử Nguyễn
Hữu Giộc và đồng bọn đã diễn ra 3 ngày tại hội trường lớn tỉnh
Đồng Nai. Công lý đã được thực thi, Nguyễn Hữu Giộc bị tuyên
án tử hình. Biết không thể còn ân huệ nào dành cho tội ác đã gây
ra, Mười Giộc không kháng án.

Đây mới chỉ là một ông trùm công an ở cấp tỉnh, đã có
một quyền lực ghê gớm như vậy, nếu trong cương vị một chủ
tịch nước, thủ tướng hay tổng bi thư đảng, thì hậu quả còn
khủng khiếp biết chừng nào.

Về sau này có rất nhiều tải liệu đã tiết lộ, hành vi bán
nước của đảng cộng sản. Cũng vì tiền hay vì gái như Lê Khả
Phiêu Tổng Bí Thư Đảng cộng sản VN.

Lê Khả Phiêu bị Trung cộng gài Mỹ Nhân Kế lấy cô
Trương Mỹ Vân (Cheng Mei Wang) lúc Lê Khả Phiêu sang
thăm Trung Quốc năm 1988 và sinh được một bé gái. Lê Khả
Phiêu không đem con về vì sợ tai tiếng, sự kiện này đưa đến
nhiều lần Trung Cộng gửi văn thư đòi lấn vùng biển vào tháng 1
năm 1999.

Ngày 25 tháng 2 năm 2000. Trần Đức Lương và Lê Khả
Phiêu chính thức quyết định thông qua bản hiệp ước hiến đất,
bất chấp lời phản đối của Khải và nhiều người trong quốc hội.
Bản hiến chương hiến đất cho Trung Quốc được chính Giang
Trạch Dân và đảng cộng sản Trung Cộng trả cho số tiền là 2 tỷ.
USD được chuyển cho các quan chức cộng sản chia nhau.

Lý Bằng cho Lương biết là số tiền 2 tỷ dollar để mua
16,000 km2 vùng vịnh Beibu (Vịnh Bắc Bộ) của Việt Nam là
hợp lý. Trần Đức Lương cám ơn Trung cộng về số tiền này...
Sau cuộc gặp này thì Khải, Kiệt, cùng phe nhóm đã đồng ý với
quyết định bán đất cho Trung cộng vì có phần chia chác trong số
tiền này.

Còn rất nhiều những chuyện thâm cung bí sử của đảng
cộng sản Việt Nam, tôi tin chắc sau này, tất cả những sự thật sẽ
được phơi bày trước ánh sáng, để cho người dân nhìn thấy dã

280

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

tâm của những đảng viên cộng sản, những con người luôn mạo
nhận là cách mạng nhân dân, vì dân.

Chúng ta hãy suy nghĩ về những câu nói đóng đinh cho
chủ nghĩa cộng sản, do chính những con người từng là đảng viên
cộng sản.

Thủ tướng Đức Angela Merkel
“Tôi lớn lên trong chủ nghĩa cộng sản tại Đông Đức và tôi hiều
rõ về họ. Cộng sản là chủ nghĩa gian trá và man rợ nhất của
nhân loại! Chủ nghĩa cộng sản là một vết nhơ của loài người và
thế giới văn minh!”

Tổng thống Nga Putin nói :
"Kẻ nào tin những gì CS nói là không có cái đầu.
Kẻ nào làm theo lời của CS, là không có trái tim."

Câu nói đóng đinh chủ nghĩa cộng sản của Đạt lai Lạt Mà
mang nhiều ý nghĩa nhất: “Cộng sản sinh ra từ nghèo đói và ngu
dốt, lớn lên bằng dối trá và bạo lực và sẽ chết đi trong sự khinh
bỉ và nguyền rủa của nhân loại”

Đúng như vậy cộng sản sẽ chết trong sự nguyền rủa, tôi
đã có dịp đi thăm hai quốc gia đông âu (Tiệp Khắc và Hungary)
người dân ở hai quốc gia này, họ đã thật sự nguyền rủa chủ
nghĩa cộng sản.

Nhân loại đã từ bỏ chủ thuyết cộng sản. Chỉ còn 4 quốc
gia vẫn bám víu vì quyền lợi đảng viên, đó là Trung Cộng , Việt
Nam, Bắc Hàn và Cu Ba, nhưng tất cả đều đi theo chủ nghĩa tư
bản để làm giàu cho chính họ.

Những cơn mưa kéo dài vào mỗi buổi chiều tại trại giam
(Nông Trường Long Khánh) làm cho vùng đất đỏ này trở nên
lầy lội hơn, đất sét đỏ trơn trượt dính vào đôi dép làm cho mỗi
bước chân thêm nặng nề hơn. Mỗi ngày chúng tôi vẫn vác cuốc
đi lao động, khai phá những mảnh đất hoang, chiều về nhà giam
được chia những phần cơm ít ỏi, nhưng đa số người tù đều có
gia đình thăm nuôi nên họ đều có thức ăn thêm, không đến nỗi
thê thảm như thời gian tôi bị giam tại miền Bắc, cái đói nó hành
hạ con người một cách thê thảm.

281

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Nhẩm tính tháng ngày đã trôi qua, tôi bỗng giật mình vì
đã trải qua hơn hai tháng tôi bị giam cầm nơi đây, càng gần đến
những tháng cuối năm, lòng tôi lại nôn nao vì tôi chưa hề được
thưởng thức một mùa Giáng Sinh, một cái Tết ở ngoài đời. Sau
tám năm tù được thả cho về nhà, đáng lẽ năm nay là cái Tết đầu
tiên tôi được chung vui bên gia đình, thế nhưng bây giờ tôi đang
bị giam cầm nơi đây. Không lẽ số phận của tôi lại hẩm hiu và
đau thương đến thế sao? Không thể như thế được, tôi phải làm
gì đó để vượt qua số phận, tôi phại tự quyết định lấy số phận của
mình. Tôi suy nghĩ rất nhiều về điều này, chỉ có một con đường
duy nhất đó là (Vượt Ngục) là trốn chạy khỏi nơi này.

Ý định trốn chạy vẫn thôi thúc tôi, tôi bắt đầu để ý đến
những quy tắc nơi nhà giam, sự canh gác như thế nào, thói quen
đổi gác vào giờ nào. Tôi tìm một phương hướng để chạy trốn,
nếu ra khỏi hàng rào tôi sẽ đi theo hướng nào.

Vào thời gian này có người tù đã bỏ trốn, tôi lắng tai
nghe ngóng kỹ về trường hợp này, người tù vượt biên, anh bạn
trẻ này vì nhớ nhà, nhớ vợ con, nên đã liều mình bỏ trốn, anh ta
đi bộ theo con đường đất đỏ, đây là con đường độc đạo, dài
khoảng 15 cây số đi xuyên qua những khu rừng cao su, dẫn đến
(Ngã Ba Long Khánh) rồi từ đây đón xe đò đi về nhà. Cán bộ
trại chỉ cần ra ngã ba Long Khánh, đón chận là có thể bắt được
người tù trốn trại. do đó ngày hôm sau người tù đã bị bắt đem về
trại, chịu hình phạt kỷ luật và bị biệt giam.

Tôi thăm dò địa hình khu vực, nhận thấy khu đất này như
một hình chữ nhật khổng lồ, con đường độc đạo trước cổng trại
là con đường ngắn nhất đi ra Long Khánh. Con đường chéo góc
của hình chữ nhật là con đường dài nhất và nguy hiểm nhất, phải
băng ngang nhiều khu rừng hoang, hay rừng cao su, và những
con suối, cùng với nương rẫy của người dân địa phương. Tuy
nhiên nếu vượt qua con đường này thì sẽ đi về ngã ba Long
Thành, đón xe đò về Sài Gòn rất gần. Đây là con đường mà cán
bộ trại giam không thể ngờ trước.

Tôi suy nghĩ thật kỹ về khu vực này, và đi đến quyết
định, nếu tôi bỏ trốn sẽ đi theo hướng này, con đường này không

282

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

hề có sẵn lối đi, muốn vượt qua thì phải băng rừng lội suối mà
đi, dễ lẩn trốn hơn, nếu bị phát hiện.

Tôi nhắn tin về nhà, khi gửi quà thăm nuôi, cho tôi một ít
tiền, ít thuốc sốt rét, bộ quần áo tươm tất và áo mưa. Tôi chuẩn
bị kỹ hành trang, bọc quần áo và vật dụng vào trong một bao ni-
lon (plastic bags) vì sợ bị ướt khi lội qua suối hay trời mưa.

Tôi vẫn lo lắng vì quyết định trốn chạy, một quyết định
rất liều lĩnh vì nhiều tình huống có thể xảy ra, kể cả bị bắn trọng
thương hay chết. Trong lòng tôi ngổn ngang nỗi lo âu, đôi lúc
tôi muốn từ bỏ ý định này vì sơ. Tuy nhiên mãnh lực của lòng
khao khát tự do, của những uẩn ức sau 8 năm tù, chưa hề được
hưởng không khí của những ngày lễ Tết cuối năm. Tôi nghiệm
ra một điều, trở ngại lớn nhất đó là vượt qua sự sợ hãi của chính
mình.

Mấy hôm sau tôi để ý đến Dũng, người bạn trẻ nằm bên
cạnh tôi, tôi có linh cảm Dũng biết hết ý định của tôi. Dũng một
người thanh niên mới lớn, tuổi đời khoảng 17 tuổi, gia đình
đồng ý cho Dũng đi vượt biên, để tránh việc bị động viên đi Bộ
Đội, và hơn nữa nếu đi thoát, sẽ có một tương lai tươi sáng hơn.
Mặc dù có linh cảm như vậy, nhưng tôi vẫn tin tưởng Dũng
không chỉ điểm hay tố cáo tôi, vì thời gian tù chung một phòng
tôi và Dũng rất thông cảm cho nhau, Dũng xem tôi như một
người anh.

Những ngày đi lao động, những ngày sống trong trại
giam vẫn qua đi, tôi nôn nóng chờ đợi một cơ hội thuận tiện
nhất để chạy trốn.

283

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Vượt Ngục

Bầu trời mây xám từ đâu kéo về như hội ngộ trên không
gian khu vực Nông Trường Long Khánh, những cơn gió thổi
mạnh làm cây cối nghiêng ngả, hình như sắp có một trận bão lớn
đổ ập vào vùng đất này.

Tôi nhận ra đêm nay là cơ hội thuận tiện nhất để chạy
trốn, lợi dụng trời mưa bão, tôi có thể vượt qua hàng rào chạy về
hướng đã định sẵn. Trời tối đen như mực, gió thổi mạnh mang
theo những hạt mưa tạt vào nhà giam, thỉnh thoảng có những tia
chớp lóe sáng, nhìn đất trời như đang nổi cơn thịnh nộ.

Tất cả anh em tù đã đi ngủ, mọi người chui vào cái màn
giăng chống muỗi và đắp chăn vì gió mưa lạnh thổi vào. Tôi
cũng chui vào màn nằm im lặng để nghe ngóng động tĩnh, một
lúc sau tôi đã nghe nhiều tiếng ngáy, phòng giam thật im lặng,
ngoại trừ tiếng mưa rơi mỗi lúc một nặng hạt.

Tôi quyết định ngồi dậy lấy túi đồ đã gói sẵn trong bọc
nilon, bỗng dưng tôi nghe Dũng người bạn trẻ nằm bên cạnh tôi
lên tiếng rất khẽ.

Cho em đi theo với. Tôi giật mình vì Dũng đã phát hiện
ra tôi trốn trại.

Tôi nói với Dũng, nếu em muốn đi thì im lặng bám theo
anh. Dũng đồng ý và chui ra khỏi màn, tôi ra dấu im lặng rồi từ
từ ra khỏi phòng giam, bầu trời tối như mực.

Tôi và Dũng chạy qua cái sân đến sát hàng rào, tôi nằm
xuống bẻ gẫy vài thanh tre hàng rào, cũng may hàng rào tre lâu
ngày gặp mưa nắng nó cũng hơi bị mục, rất dễ bẻ, tôi chui qua
hàng rào tre đến lớp rào kẽm gai, tôi trườn người sát đất vén
kẽm gai lên và lăn người qua bên kia, một tia chớp lóe sáng làm
cảnh vật hiện rõ hơn, tôi phải vượt qua một khỏang trống không
xa lắm là đến sát con đường đất, vừa đến sát con đường đất, đây
là khoảng trống nếu đứng thẳng người chạy qua mà gặp ánh đèn
pin hay một tia chớp sáng là bị lộ ngay.

Tôi nhảy qua khỏi mô đất cúi người chạy thật nhanh băng
ngang con đường đất, cùng lúc ấy một tia chớp như sét đánh xẹt

284

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

ngang bầu trời, tôi nghe tiếng kẻng gõ báo động và tiếng hô lơn
“có tù chạy trốn”, một làn đạn AK47 bắn xẹt qua đầu chúng tôi.

Tôi băng người chạy thật nhanh vào khu bìa rừng, tôi
chạy lủi vào một bụi rậm đen thui, sức chạy của tôi khá nhanh
đâm thẳng vào, tôi bị dội ngược lại, té bật ngửa trong bụi cỏ, vì
trời quá tôi tôi đã chạy đâm thẳng vào một tảng đá mà không
biết, cũng may túi đồ mang theo đã cột chặt vào thắt lưng không
bị văng mất, ngay lúc đó tôi mất cảm giác đau vì cả người va
đập vào tảng đá, tôi lòm cồm đứng lên và chạy tiếp vào sâu bên
trong rừng, Dũng người thanh niên trẻ cũng khá nhanh vẫn bám
sát theo tôi.

Tiếng súng bắn và tiếng kẻng báo động của trại giam
thưa dần, càng lúc càng xa chúng tôi, hai người chúng tôi vẫn
lầm lũi bước đi trong cơn mưa tầm tã. Tôi nói với Dũng, chúng
ta phải đi xa khu vực trại giam không để cán bộ đuổi theo.

Tôi cũng hơi yên tâm vì trời mưa to gió lớn, hơn nữa
hướng đi của tôi hoàn toàn ngược lại với cách tính thông thường
của những người đã trốn trại trước đây, họ đều đi men theo con
đường độc dạo để ra ngã ba Long Khánh, và sẽ bị bắt lại vào
buổi sáng hôm sau.

Hai người chúng tôi vẫn lầm lũi đi trong đêm, vượt qua
những chướng ngại, những bụi cây gai, đôi khi cảm thấy gai
đâm vào bàn chân, hay cạnh sắc của cành cây ngọn cỏ cứa vào
da, thỉnh thoảng chúng tôi nhận ra đang đi ngang một vườn
trồng bắp, những lúc như thế tôi ra dấu cho Dũng biết đây là khu
vực có người dân, cần phải để ý và thật im lặng, không để bị
phát hiện.

Trời đêm vẫn tối mịt, cơn mưa vẫn kéo dài, cả khu rừng
này đang chìm theo cơn mưa, không ai biết trong đêm mưa gió
bão bùng này, đang có hai con người lầm lũi bước đi, mỗi bước
đi xa là mỗi bước đến gần với tự do.

Tôi nghe có tiếng nước chảy rất mạnh ở phía trước, tôi
nói với Dũng, có thể là dòng suối phía trước, tôi hỏi Dũng

Dũng! Em có biết bơi không. Dũng trả lời có, em vẫn
thường đi bơi ở hồ tắm, như vậy là ổn rồi, Dũng hỏi lại tôi,

285

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Anh có biết bơi không? Tôi trả lời, anh bơi rất dở nhưng
nín thở đi qua suối thì OK.

Quả nhiên chúng tôi đến bên một con suối nước chảy rất
mạnh, vì trời đang mưa to. Chúng tôi tìm cách vượt qua, tôi đi
men theo những hòn đá giữa con suối, thỉnh thoảng có chỗ nước
sâu, nhưng cũng chỉ tới vai, không cần phải bơi, bề ngang con
suối cũng không rộng lắm, chúng tôi vượt qua con suối một
cách dễ dàng, có một điểm quan trọng, trong suốt hành trình này
là luôn giữ cho túi đồ mang theo được khô ráo, vì khi ra trước
đường lộ, quần áo phải khô ráo, nếu không sẽ dễ bị phát hiện
trốn trại.

Chúng tôi vẫn tiếp tục bước đi trong đêm tối, chắc chắn
đã bỏ xa khu vực trại giam, tôi thử nhẩm tính thời gian, khi chạy
ra khỏi trại giam là khoảng 8 giờ tối, chúng tôi đã đi rất xa, vì
bây giờ tôi ước tính cũng khoảng 3 giờ sáng. Chúng tôi vẫn tiếp
tục đi băng ngang những khu trồng bắp trồng khoai mì, có nghĩa
là chúng tôi đang đến gần khu vực dân cư.

Trước mắt chúng tôi là con suối khá lớn, nước chạy rất
mạnh, con suối này bề ngang khá rộng và dòng nước có vẻ hơi
sâu. Chúng tôi chọn một vị trí có nhiều đá nằm chắn ngang, để
tôi có thể men theo mà lội qua suối, vậy mà khi đến chỗ nước
sâu tôi vẫn phải nìn thở đi dưới nước, hai tay vẫn dơ cao gói
quần áo lên khỏi đầu, tôi nín thở bước qua những chỗ nước sâu
rất dễ dàng. Chúng tôi đã vượt qua con suối, lúc này trời bắt đầu
hơi hừng sáng, tôi nghe tiếng gà gáy sáng, tiếng người nói
chuyện.

Cả hai anh em chúng tôi đều nhận ra đã đến khu vực cư
dân, từ trong bụi cây nhìn ra phía trước là con đường đất, có một
căn nhà tranh bên vệ đường, hình như là quán café, với ngọn
đèn dầu đang thắp sáng, tỏa ánh sáng vàng yếu ớt ra hướng cửa.

Tôi nói với Dũng phải thận trọng đừng để lộ bất cứ sơ hở
nào. Anh em mình phải thay quần áo khô ráo, và chúng ta sẽ
đóng vai Thanh Niên Xung Phong, vì thời gian này có rất nhiều
khu trại của “Thanh niên xung phong” ở gần khu vực này.

286

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Chúng tôi thay quần áo khô ráo, lau khô tóc vuốt lại mái
tóc cho gay ngắn, tôi và Dũng cẩn thận nhìn trước sau, chui ra
khỏi bụi cây, hai anh em chúng tôi hiên ngang bước trên đường
lộ, rất tự nhiên vừa đi vừa nói chuyện về trận mưa đêm qua, làm
đổ cây cối.

Quả nhiên căn nhà lá bên đường chính là quán café, mới
5 giờ sáng cô chủ quán mở cửa sớm, chúng tôi bước vào gọi 2 ly
café đen và gói thuốc. chúng tôi đóng vai (Thanh niên xung
phong), qua vài câu chuyện với cô chủ quán, tôi biết nơi đây là
bến xe Lamp, chạy ra Long Thành.

Cô chủ cho biết khoảng 1 tiếng nữa có chuyến xe lamp
đầu tiên, tôi yên tâm ngồi chờ, tiếp tục câu chuyện với cô chủ
quán, tôi mới biết người dân địa phương sống nơi đây là người
Nùng, (Người Nùng từ miền bắc Việt, năm 1954 di cư vào Nam
thời Ngô Đình Diệm, và họ được định cư tại vùng đất Long
Khánh), người Nùng ở đây cuộc sống gần gũi núi rừng họ rất
thật thà.

Quan sát quanh khu vực, tôi nhận ra nơi đây là một xóm
nhỏ có một khu chợ rất nhỏ và một bến xe lamp, người dân nơi
đây sinh sống giữa rừng cao su bạt ngàn, đa số họ là công nhân
của đồn điền cao su.

Tôi thấy một chiếc xe Lamp vừa đến bến xe, tôi và Dũng
đi ra, nhưng quá trễ trên xe đã hết chỗ ngồi, kể cả chỗ đứng bám
càng. Thôi đành đi bộ, vì không thể ngồi đây chờ chuyến xe sau,
chúng tôi phải tiếp tục ra đi, ở lâu một vị trí sẽ dễ bị phát hiện.

Chúng tôi lững thững đi bộ dọc theo con đường đất đỏ,
duy nhất chạy xuyên qua rừng cao su. Thỉnh thoảng có vài chiếc
xe gắn máy chạy vụt qua, hay vài chiếc xe đạp chạy qua, họ
nhìn chúng tôi và có lẽ họ vẫn tưởng chúng tôi là (Thanh niên
xung phong), có một điều tôi hơi lo, vì Dũng đi chân đất, lý do
khi chạy trong rừng, Dũng đã làm rơi mất đôi dép, nhưng cũng
không sao, vì tôi vẫn thấy vài người dân địa phương đi chân đất.

Chúng tôi đi bộ một đoạn khá xa, cũng được vài cây số,
trời bắt đầu gần về trưa, nắng nóng gay gắt làm mồ hôi nhễ nhại.
chúng tôi đến một bến xe Lamp, nơi đây có một tiệm tạp hóa,

287

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

chúng tôi bước vào tìm mua một đôi dép cho Dũng, đi dép để
tránh ánh mắt nghi ngờ của thiên hạ.

Tôi hỏi thăm bà chủ quán, xe lamp khi nào chạy, chủ
quán trả lời:

Có chiếc xe đang đậu kia kìa, khách cứ lên xe ngồi, khi
nào hết chỗ là xe chạy ngay thôi.

Chúng tôi đi đến bến xe, và lên xe ngồi chờ, qua câu
chuyện của những bạn hàng ngồi trên xe, tôi nhận ra chiếc xe
này chạy thẳng ra ngã ba Long Thành, như vậy là chúng tôi yên
tâm, chúng tôi sẽ đến Long Thành vào khoảng 3, hay 4 giờ
chiều, vẫn còn xe đò chạy về Sài Gòn.

Không lâu sau xe đã đầy khách, có vài người đến muộn
phải đợi chuyến sau, chiếc xe lamp chuyển bánh chạy trên con
đường đất đỏ, bỏ lại một lớp bụi đỏ mịt mù phía sau, thời tiết
thật lạ, mưa nắng thất thường, đêm qua mưa rất lớn mà bây giờ
trời đã nắng chói chang, mặt đường khô ráo bụi mù.

Chuyến xe chạy đến ngã ba Long Thành, một không khi
nhộn nhịp buôn bán sầm uất, chúng tôi đi đến ngay bến xe và
leo lên một chiếc xe đò chạy về Sài Gòn. Ngồi trên xe đò mà
lòng tôi vẫn hồi hộp, như lo sợ có người theo rình bắt, nhất là
mỗi khi nhìn thấy bóng công an giao thông đứng gần.

Khoảng một tiếng sau, chiếc xe cũng đầy khách và bắt
đầu chuyển bánh chạy về hướng Xa Lộ Đại Hàn, xe chạy đến
ngã tư Hàng Xanh bến đỗ của xe.

Chúng tôi xuống xe, tôi chia tay Dũng, người bạn trẻ
(hữu duyên) đã cùng tôi thực hiện một cuộc (Trốn Chạy) rất
ngoạn mục. Tôi len lỏi qua đám đông, đi bộ về hướng Gia Định
đi về (Xóm Gà) vì tôi dự định sẽ vế nhà Cậu tôi, xin ở tạm mấy
ngày, để nghe ngóng tình hình, sau đó mới về nhà.

Sau này khi tôi ngồi viết lại câu chuyện này, và tôi đã tìm
hiểu thêm những sự kiện nổi bật đã xẩy ra trong năm 1983. Có
một sự khám phá rất tình cờ, đó là (con chuột) của máy tính Li-
sa, được dùng trong phần thuyết trình tại hội thảo IDCA.

Vào thời điểm đó 1983, những nhà khoa học đã có một ý
tưởng, chôn giấu những phát minh điện tử, vào trong một căn

288

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

hầm (bí mật) gọi là Aspen Time Tube, tạm dịch là (đường ống
thời gian).

John Celuch một trong những người tham gia việc chôn
giấu kỷ vật trong Aspen Time Tube, đã kể lại, ông còn nhớ
trong buổi hội thảo IDCA 1983, ông đã tiến lại gần Steve Jobs
đề nghị góp một kỷ vật. Steve Jobs suy nghĩ vài giây rồi tháo
con chuột khỏi máy tính Lisa (máy tính đầu tiên của Apple).
Steve Jobs cầm con chuột và sợi dây nối con chuột, ông dơ lên
cao như đang nắm một con chuột thật sự. Đây là con chuột thời
gian, một kỷ vật khó quên mang theo hình ảnh một nhân vật nổi
tiếng làm nên lịch sử máy tính và những chiếc điện thoại thông
minh IPhone sau này.

Tháng 9 năm 2013 họ đã tìm ra khu vực chôn giấu và đào
bới khám phá căn hầm chôn thời gian (Aspen Time Tube) và họ
đã tìm thấy con chuột máy tính đầu tiên mà Steve Jobs đã sử
dụng.

Sự việc này dường như có một chút gì gần gũi với câu
chuyện mà tôi vừa kể lại, (Trốn Chạy) đã được chôn giấu trong
nhiều năm và hôm nay đã được viết lại. Nó như con chuột
(mouse máy tính) mà Steve Jobs đã sử dụng để nối kết với
(đường ống thời gian) tìm về quá khứ. Hôm nay tôi đã kết nối
với con chuột của thời gian để ngồi trước cái máy tính (thông
minh nhất) viết lại quá khứ.

Chính tôi đã nghiệm ra. Sự thật của lịch sử không phải
những điều viết lên giấy từ những kẻ chiến thắng mang tâm địa
ác độc. Mà sự thật của lịch sử sẽ được viết trong tâm hồn của
mỗi người dân chân chính, yêu chuộng tự do và hòa bình.

Tình yêu luôn được viết vào định mệnh của mỗi con
người. Định mệnh của tôi đầy sóng gió, đầy bi thương, nhưng
vẫn phảng phất một tình yêu thật tuyệt vời.

289

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Chấp nhận số phận

Những ngày tháng cuối năm đang đến gần với mùa lễ và
gần đến Tết, đây là năm đầu tiên tôi được hưởng lễ Giáng Sinh,
sua 8 năm bị tù cải tạo, cách biệt với gia đình và xã hội, Mặc dù
đời sống rất khó khăn, người dân Sài Gòn vẫn phải vật lộn kiếm
sống hằng bữa, nhưng dù sao không khí ngày lễ vẫn làm cho Sài
Gòn nhộn nhịp hơn. Những khu chợ trời buôn bán tấp nập hơn,
người buôn bán ngoài chợ trời đa phần là người chế độ cũ, họ
phải bươn chải kiếm sống qua ngày, trong số này không ít
những người đã trải qua những năm tháng tập trung cải tạo, họ
được cho về nhà để tiếp tục sống lưu vong ngay trên quê hương
mình, vì không có một công sở nào dám nhận những người liên
quan đến chế độ cũ vào làm việc. Đa số họ phải tìm kiếm những
công việc như buôn bán ngoài chơ trới, đạp xích lô hay làm phụ
hồ, đó là những công việc thấp hèn nhất mà không cần khai báo
lý lịch.

Không khí nhộn nhịp ngày cuối năm cũng làm tôi bớt lo
nghĩ đến chuyện (Trốn chạy), hơn nữa vào thời gian này thiên
hạ vẫn vượt biên ầm ầm. Riêng Công An Đồng Nai họ cũng
điên đầu về vụ án Mười Vân Giám đốc công an Dồng Nai, mới
vừa bị án tử hình, tất cả những tay chân thuộc hạ của Mười Vân
đang còn lo sốt vó.

Tôi có cảm nghĩ Sài Gòn trong giai đoạn này (1983
1993). Như một thành phố mà cuộc sống của người Sài Gòn cũ
gần như là tạm bợ qua ngày, họ đang chờ đợi đi vượt biên, chờ

290

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

đợi nhận tin từ người thân đã đi thoát hay chưa, họ chờ đợi giấy
báo đi nhận quà từ nước ngoài, mà mỗi lần đi nhận hàng về, lại
kéo theo một nhóm con buôn, mối lái chạy đến tận nhà gạ mua.
Lịch sử vài trăm năm của Sài Gòn đã ghi nhận chưa bao giờ
người dân phải đói, phải chạy gạo từng bữa, chỉ đến khi cộng
sản tràn vào, người Sài Gòn mới nghèo đói.

Chính quyền cộng sản đã thay đổi một cuộc chơi mới,
không căn cứ theo Hiến Pháp, mà hoàn toàn thực hiện theo
“Nghị Quyết”, mà nghị quyết thì thay đổi liên tục, nó được ban
hành bởi những đầu óc (ngu dốt) do đó nó sẽ nhận chìm miền
nam xuống tận đáy bùn đen tối.

Cuộc chơi mới đó là tờ giấy hộ khẩu (chế độ cũ gọi là sổ
gia đình), mảnh giấy này đã trở nên bảo bối của mỗi gia đình,
mọi thủ tục giấy tờ đi đầu vẫn là hộ khẩu, xếp hàng cả ngày chờ
mua gạo, mua chất đốt cũng là tờ hộ khẩu.

Tuy nhiên chính quyền cộng sản vẫn không yên tâm, họ
vẫn muốn đày đọa người dân đến tận cùng, phải bóp chặt cái
bao tử của dân để dễ bề cai trị. Phải chia cái nghèo đói cho thật
đồng đều trên đầu người dân.

Để sự chiếm đoạt tài sản, nhà cửa của dân được chia đều
cho các công bộc của chế độ. Vào giai đoạn này chỉ có thành
phần đảng viên, công an là tràn đầy niềm vui, bởi vì những kẻ
vô sản sẽ trở nên giầu có. Một hình thức trả công của chính
quyền đối với thành phần cán bộ, đảng viên. Như (ĐM) Đỗ
Mười tuyên bố.

“Đỗ Mười đã từng tuyên bố trước sân tòa Đại sứ Hoa Kỳ
tại Sài Gòn ngày 20/02/1976 vào lúc 10 giờ 15 phút rằng:
“Giải phóng miền Nam chúng ta có quyền tịch thu tài sản trưng
dụng nhà cửa, hãng – xưởng, ruộng đất chúng nó [ám chỉ người
dân miền Nam], xe chúng nó ta đi, vợ chúng ta lấy, con chúng
nó ta bắt làm nô lệ, còn chúng nó thì ta đày đi kinh tế mới và nơi
rừng sâu nước độc, chúng nó sẽ chết lần mòn”.

Thế đấy người dân Miền Nam sẽ không bao giờ quên ông
(ĐM) một tay hành nghề thiến heo Nguyễn Duy Cống tức (ĐM)
Đỗ Mười. Đã hai lần chỉ huy (đánh tư sản Miền Nam)

291

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Trích dẫn (Bên Thắng Cuộc của Huy Đức)
“Ông Võ Văn Kiệt thừa nhận: “Lúc đầu, tôi cũng cứ
tưởng cải tạo tư sản sẽ khác với cải cách ruộng đất, một sai lầm
mà những người ở miền Nam chúng tôi nhắc nhau phải tránh.
Nhưng, tiến hành rồi mới thấy, cách cải tạo tư sản thương
nghiệp mà anh Đỗ Mười làm, cũng không khác gì “cải cách
ruộng đất” đánh tư sản mại bản nhưng tràn lan hơn.”

Đổi tiền ngày 14.9.1985

Ngày 12-9-1985, báo Tuổi Trẻ đăng trên trang nhất, hàng
tít thật lớn:

“Bẻ gãy thủ đoạn tung tin đổi tiền của gian thương” bài
báo viết “Với sự tăng cường hiệu lực của bộ máy chuyên chính
vô sản mọi hậu quả tin đồn phải được thanh toán triệt để”

Người Sài Gòn không ai tin vào những tờ báo (lá cải)
này, bởi vì qua kinh nghiệm sống chung với cộng sản họ đã quá
quen rồi, người dân lại tin vào những gì mà báo chí cộng sản
đính chính hay tin đồn giả thì đó chính là sự xác nhận đúng nhất.

Đúng như tin đồn đổi tiền (trích dẫn Bên Thắng Cuộc).
“Ngày 3 tháng 9 năm 1985. Trường Chinh nhân danh
chủ tịch hội đồng nhà nước, đã ký sắc lệnh đổi tiền”
Sáng ngày 14-9-1985, hệ thống loa truyền thanh giăng
mắc khắp các góc phố bắt đầu thông báo lệnh đổi tiền. Rồi cũng
chính báo Tuổi Trẻ, trong số kế tiếp, ra ngày 14-9- 1985, cũng
đăng quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn
Đồng về việc “phát hành tiền ngân hàng mới, thu đổi tiền cũ”.
Theo quyết định do Phạm Văn Đồng ký ngày 13-9-1985:
mỗi hộ gia đình được đổi ngay một số tiền mặt tối đa 2.000
đồng tiền mới; mỗi hộ độc thân và mỗi người trong hộ tập thể
(bộ đội, công an, cơ quan nhà nước) được đổi ngay tối đa 1.500
đồng; mỗi hộ kinh doanh có môn bài bậc cao được đổi ngay tối
đa 5.000 đồng tiền mới.
Vào thời gian này, có nhiều gia đình không có nhiều tiền
để đổi, vì họ đã bị đảng cướp mất trong hai lần đổi tiến trước

292

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

đây. Có nhiều hộ gia đình chỉ còn bốn mươi đồng tiền cũ để đổi,
đây chính là nguyên nhân tạo nên một “dịch vụ” đổi tiền giúp đã
phát sinh giữa những người không có lượng tiền mặt vượt quá
mức 2.000

Những chính sách yếu kém về kinh tế của những người
cộng sản, họ nghĩ rất đơn giản, nếu thị trường hỗn loạn thì (xóa
bài làm lại) cho đổi tiền, nếu hết tiền thì cứ in thêm tiền (giấy rẻ
bèo như giấy báo nhân dân), in thật nhiều vào để mỗi sáng đi ăn
tô phở phải gánh theo một đống giấy gọi là tiền.

Để chứng minh cho sự ngu dốt của chính quyền. Giá cả
thị trường đã tỏ ra không hề sợ hãi chính quyền, đồng tiền mới
đổi bị mất giá liên tục, vật giá leo thang gấp vài chục lần, Tình
hình xấu đi trông thấy, ngân hàng thiếu tiền, thương nghiệp
thiếu hàng, công nghiệp thiếu vật tư, công nhân đói vì cầm đồng
tiền mất giá, nông dân khóc vì phải bán nông sản với giá thấp
hơn chi phí bỏ ra. Việc đổi tiền năm 1985 mà đảng cộng sản đã
thực hiện, như một hình thức ăn cướp, vơ vét tài sản người dân,
không khác gì một sự cướp bóc, khủng bố người dân, mà cộng
sản thực hiện.

Thủ đô Sài Gòn từng có mỹ danh Hòn Ngọc Viễn Đông
đã trở nên điêu tàn, tụt hậu đến hàng chục năm về sau, so với
các nước trong vùng Đông Nam Á.

Năm 1985 người dân sài Gòn lại bị cướp trắng tay lần thứ
3, họ mang một nỗi buồn mất mát lớn nhất trong lịch sử Việt
Nam.

Một lần nữa (vô hình chung) chính quyền cộng sản xua
đuổi người dân tiếp tục tìm đường vượt biên, số người dân tìm
cách mua bến bãi (vượt biên) càng đông hơn. Đến mức độ thế
giới phải lên tiếng, tìm cách đóng của các trại tị nạn.

Chỉ riêng những người lãnh đạo, những nhân vật trung
ương đảng, họ vẫn tự hào như một kẻ kiêu binh, nâng ly chúc
mừng chiến thắng, Họ không hề biết (xấu hổ) không hề biết
nhục, vô liêm sỉ và không hề có lòng tự trọng, để tự suy nghĩ.

293

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Đảng cộng sản đâu phải là đảng cướp. Đảng lãnh đạo thế nào
mà người dân trong cả nước đều muốn bỏ ra đi.

Đi đâu cũng nghe nói tới nghị quyết, làm cái gì cũng chỉ
theo tinh thần nghị quyết này, chủ trương kia thay vì theo pháp
luật. Trị nước mà bằng nghị quyết và chỉ thị chung chung thì
không được. Đây cũng là lý do đại đa số giới trí thức Sài Gòn đã
bỏ nước ra đi, họ không thể chịu đựng được cách thức cai trị của
đảng cộng sản.

(Cuồng tín + ngu dốt = phá hoại) một công thức hết thuốc
chữa của cộng sản.

Những thành phần sĩ quan và nhân viên công chức chế độ
cũ, ngay cả những thành phần trí thức, nhà văn, nhà thơ và giới
văn nghệ sĩ, cũng có chung một số phận. Sau thời gian đi tù,
được cho về nhà, trở về với xã hội mà tưởng như đang sống lưu
vong ngay trên quê hương của mình.

Họ đi đến đâu cũng bị xem như thành phần nguy hiểm,
không có một nơi nào giám nhận những người tù (chế độ cũ)
vào làm việc. Họ chỉ còn biết đi tìm những công việc mà không
cần khai báo lý lịch, những công việc thấp hèn nhất trong xã hội.
Như đạp xích lô, phu thợ hồ, đi bán chợ trời, bán thuốc tây, hay
bỏ thành phố lên những vùng kinh tế mới cầy thuê cuốc mướn
sống qua ngày.

Sự khốn nạn nhất mà chế độ cộng sản áp đặt trên cuộc
đời của những người chế độ cũ, đó là áp dụng chính sách (khai
báo lý lịch 3 đời) một hình thức (chu di tam tộc) nhầm tiêu diệt
tận gốc cả một thế hệ con cháu những người yêu chuộng tư do.
Cả một thế hệ người Miền Nam, bao năm qua đã sống trong một
xã hội cởi mở, tự do của thế giới văn minh, mà bây giờ phải chịu
đựng sự áp chế của cộng sản.

294

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Đời sống của tôi sau năm 1983

Trở về với cuộc đời của tôi trong giai đoạn này. Mỗi
ngày qua đi là một nỗi lo âu vì không có việc làm, không biết
làm gì để sống. Tôi vẫn thường xuyên đạp xe đi lang thang trong
thành phố, để nghe ngóng tin tức và tìm việc làm. Tôi gặp một
vài người bạn (tù cải tạo) đang đạp xích lô, có người đề nghị tôi,
hay là mày đạp xích lộ như tao, mày chỉ cần thuê (xích lô) vào
thời gian xe bỏ không, rồi đạp xe kiếm sống qua ngày.

Tôi cám ơn lời đề nghị này, nhưng tôi không đạp xích lô.
Có người bạn đang làm thợ hồ, rủ tôi đi theo, và tôi tạm thời
chấp nhận làm phu hồ, vì dù sao nghề này thường hay đi nơi này
nơi khác, ít người để ý đến. Tôi chỉ làm phụ hồ vài tháng, rồi
mày mò học xây tường, không ít lâu sau đó, tôi tự đứng ra nhận
làm những công trình sửa chữa nho nhỏ, công việc này không
thường xuyên, đôi khi hết việc lại chờ đi tìm mối khác. Tuy
nhiên vẫn còn có việc để làm, “có còn hơn không” đời sống vốn
dĩ cũng chỉ là tạm bợ.

Thỉnh thoảng tôi vẫn nhận được sự giúp đỡ của các em từ
Mỹ gửi tiền về, đúng là “một miếng khi đói cũng bằng một gói
khi no”. Số tiền bé nhỏ này cũng góp sức thêm cho cuộc sống
của tôi qua ngày đoạn tháng. Thời gian này thỉnh thoảng tôi vẫn
hay viết lách, làm thơ ghi lại những cảm xúc bất chợt đến.Trong
bài thơ (Nỗi oan tháng tư) có đọan tôi đã viết:

Ta rót rượu buồn giải nỗi oan
Tháng tư trời đất nhuộm màu tang
Lòng vẫn nghe đau buồn thế sự
Tiếng động đổi dời vẫn âm vang.
Ta tưởng thời gian lướt qua nhanh
Nào ngờ dòng lệ vẫn chứa chan
Dòng máu ân tình còn tuôn chảy
Từ chiến tranh về nhang khói tan.

295

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Tay run ly rượu đầy sóng sánh
Rải xuống thềm, cỏ dại úa vàng
Cơn gió hú. Trời câm đất nín
Đời im lìm mộng lớn chưa thành.
Cúi chào nhau mái đầu tóc trắng
Nghe nặng hồn đau nỗi oan này
Lịch sử ngơi đi cùng năm tháng
Sao tháng tư buồn nhang khói bay.

Một hôm thật tình cờ anh Quý và chị Nhung đến nhà
thăm mẹ tôi. (Anh Quý một cựu Đại úy phó quận tại Quảng
Ngãi (tù cải tạo), chị Nhung là chị họ). Anh chị đến thăm
và có ý rủ tôi đi Vũng Tầu chơi cho vui, chị Nhung có người
bạn là quản lý một nhà hàng khách sạn nhỏ tại bãi trước Vũng
Tầu. Tôi đồng ý đi Vũng Tầu với anh chị Quý.

Thời gian này tôi mới quen một cô gái, cô ấy có một cái
tên rất đẹp Thúy Dung, là bạn với em gái tôi, cô thường xuyên
đến thăm gia đình tôi, chúng tôi gặp nhau qua nhiều lần tiếp
chuyện. Thúy Dung một thiếu nữ duyên dáng người Bắc, với
giọng chuẩn của người con gái gốc Hà Nội, rất ngọt ngào nhiều
tình cảm, giọng nói của Thúy Dung đã thu hút tôi, bởi vì nó rất
gần gũi với nguồn gốc của gia đình tôi, vì chính tôi cũng sinh ra
tại Hà Nội, tôi yêu thích giọng nói của người con gái Hà Nội,
xin mở ngoặc (Giọng nói Hà Nội xưa, không phải giọng nói thời
hiện tại, nghe rất chanh chua và quê mùa)

Nhân cơ hội đi Vũng Tầu, tôi có rủ Thúy Dung đi cùng,
lúc đầu có ấy rất ngượng ngùng, nhưng qua sự lôi cuốn của Chị
Nhung, cô ấy đã nhận lời. Như vậy chúng tôi có 4 người cùng đi
Vũng Tầu.

Từ bến xe miền Đông chúng tôi 4 người lên chiếc xe đò
đi Vũng Tầu, chiếc xe đò loại nhỏ, chở chật cứng người, tôi và
Thúy Dung ngồi sát bên nhau, sự va chạm quá gần đã để lại cho
tôi một cảm giác ấm áp, làm tâm hồn tôi choáng ngập một niềm
hạnh phúc và bình an.

296

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

Chiếc xe đò dừng lại tại bến xe Bà Rịa, một số khách
xuống xe, và một số khách lên xe đi tiếp đến thành phố Vũng
Tầu. Trong số hành khách mới lên xe, tôi để ý đến hai cha con
(hành khất) em bé gái khoảng 10 tuổi cầm một đầu cây gậy, dẫn
đưa người đàn ông bị mù cả hai mắt.

Cô bé nhẹ nhàng nắm lấy tay người đàn ông và nói
- Cha ơi! Mình bước lên xe đò nghe Cha! Câu nói như

thông báo cho người mù
biết để bước lên xe đò. Hai cha con người hành khất lên xe ngồi
cạnh tôi, lòng tôi như trùng xuống vì một nỗi buồn chợt đến, tôi
có linh cảm nhận ra người đàn ông mù này, là một thương phế
binh VNCH, chắc là thời chinh chiến ông đã bị mìn bẫy nổ tung
làm mù đi hai mắt, vì trên gương mặt ông vẫn còm lốm đốm
nhiều vết sẹo nhỏ.

Chính tôi trong thời gian chiến tranh, mùa hè đỏ lửa năm
1972, tôi cũng bị một quả B40 bắn vào căn chói lá mà tôi đang
có mặt bên trong, sức ép của quả đạn B40, và những mảnh vụn
của nó đã hất tung, đẩy mạnh tôi bay xa hơn 10 thước, ra khỏi
căn chòi lá rơi xuống mảnh ruộng, ánh lửa qúa mạnh của thuốc
nổ làm mắt tôi chói lòa (nổ đom đóm), tôi vẫn thường nghe câu
nói “nổ đom đóm mắt” mà chưa hề nhìn thấy bao giờ, thì đây là
lần đầu tiên tôi nhận biết, khi qủa đạn B40 nổ tung một chùm
lửa sáng chói lòa, làm cho mắt tôi nổi lên những đốm lửa chớp
như pháo hoa trong hai mắt, trong khoảnh khắc ấy tôi hoàn toàn
không thấy gì ngoài những tia chớp sáng, đồng thời tai tôi hoàn
toàn bị điếc.

Tôi bị bắn xa ra ngoài bờ ruộng, văng cả nón sắt và cái
bản đồ cùng với địa bàn, tôi lồm cồm đứng dậy và rút ra khỏi
khu vực. Rất may cho tôi vì khi ấy tôi đang cầm bản đồ để quan
sát, mảnh bom đã bay xuyên qua cánh tay, nơi gần cùi chỏ cánh
tay, nhờ cái cùi chỏ này đã che chắn mảnh bom không ghim sâu
vào tim tôi, nếu không vào thời điểm đó tôi đã chết.

Tôi nhìn cháu bé gái con của người mù mà lòng đầy
thương cảm, tôi lặng im, móc trong túi mình còn ít tiền, tôi đưa
cho cháu bé. Cô bé ngạc nhiên tròn xoe đôi mắt nhìn. Tôi mỉm

297

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

cười nhìn lại cô bé, mà không nói tiếng nào, cô bé chợt nhận ra,
tôi là người khách hàng đầu tiên trong ngày đã cho tiền, mà hai
cha con dẫn nhau đi xin.

Cô bé quay lại nói lớn với cha của cô;
- Cha ơi! Chú này mới cho mình tiền, người đàn ông

vẫn nhìn về một hướng rồi nói. Xin cám ơn.
Chiếc xe đò dừng lại tại bến xe, gần chợ Vũng Tầu,
chúng tôi bước xuống xe, tôi nhìn khung cảnh thành phồ Vũng
Tầu, những địa điểm quen thuộc như hiện về, cũng nơi chốn này
vào quãng thời gian năm 1961 – 1967 tôi đã trưởng thành tại
một ngôi trường nổi tiếng tại thành phố Vũng Tầu đó là trường
Thiếu Sinh Quân. Mỗi cuối tuần được nghỉ phép chúng tôi vẫn
thường đi dạo phố tại nơi đây.
Anh Quý và chị Nhung đưa tôi và Thúy Dung đến bãi
trước, đi đến nhà hàng mà bạn của chị Nhung đang làm quản lý,
thời gian này (không có tư nhân) tất cả do nhà nước quản lý,
chúng tôi ở tại đây một ngày một đêm.
Buổi chiều hôm ấy, tôi và Thúy Dung cùng nhau đi dọc
theo bãi trước Vũng Tầu, một buổi chiều vắng người, bãi biển
trở nên trống vắng, êm đềm và lặng lẽ, ngoài tiếng sóng biển dạt
dào lướt vào bờ, tạo thành những vệt sáng của bọt biển. Chúng
tôi đi bên nhau nói những chuyện vu vơ về cuộc đời.
Bầu trời trở nên u ám, mây đen kéo đến, những cơn gió
mạnh thổi về mang theo hơi nước, một cơn mưa thật lớn sắp đổ
xuống nơi này. Tôi và Thúy Dung đã đi bộ khá xa khu nhà trọ,
chúng tôi bước đến một mái hiên của một nhà hàng bên bờ biển,
thì cơn mưa cũng vừa ấp đến, gió thổi mạnh tạt hắt những giọt
mưa làm rát mặt, chúng tôi đứng nép vào sát tường và cũng
đứng nép vào bên nhau, để tìm hơi ấm.
Như tôi đã viết. Tình yêu luôn được viết vào định mệnh
của mỗi con người. Chuyến đi chơi Vũng Tầu, đã đem lại mối
lương duyên gần như (thiên định), để mãi sau này nó đã trở
thành điểm khởi đầu cho cuộc tình của chúng tôi.
Sau thời gian vùng vẫy tìm kiếm cơ hội vượt biên không
thành, tôi đã gặp được Thúy Dung người con gái sẵn sàng chấp

298

Đội Đập Đá Louis Tuấn Lê

nhận mọi thiệt thòi, đã đồng ý lấy tôi. Tâm lý chung của đàn bà
là (Phù thịnh không phù suy) bởi vì sự an toàn của đời sống,
không người con gái nào lại muốn dấn thân để lấy một người
chồng mà chính xã hội đang ruồng bỏ đang trù dập, một cựu tù
nhân (sĩ quan chế độ cũ)

Một đám cưới nhỏ được tổ chức tại nhà tôi, với sự tham
dự của họ hàng, của hàng xóm và một số ít bạn bè. Chấp nhận
lấy nhau là một sự liều lĩnh vô cùng, vì cả hai đều không có việc
làm, lấy gì để sống đây. Đời sống hôn nhân của vợ chồng chúng
tôi, không thơ mộng và đẹp như “một túp lều tranh hai quả tim
vàng”, nó sẽ đầy sóng gió trong một giai đoạn tồi tệ nhất của xã
hội chủ nghĩa.

Sau này khi đã ổn định cuộc sống tại Hoa Kỳ, các con tôi
có hỏi. Khi ba Mẹ làm đám cưới có đi (honeymoon) không?
Chúng tôi nhìn nhau cười rồi trả lời. tiền đâu mà đi honeymoon.

Chương trình HO
(Humanitarian operations)

Năm 1987 là năm có nhiều tin đồn về một chính sách cho
định cư dành riêng cho những người tù cải tạo (bị tù 3 năm trở
lên), nguồn tin này đã đem lại cho những cựu tù nhân (cải tạo)
nhiều hy vọng, nó như một tia sáng chợt lóe lên ở cuối đường
hầm, đi đâu cũng nghe những người tù cải tạo bàn tán về vấn đề
này.

Nguồn tin từ Mỹ cho biết. Thời Tổng thống Ronald
Reagan. Mỹ đã chấp thuận mời bà Khúc Minh Thơ ra điều trần
trước quốc hội Hoa Kỳ. Tiếng nói của bà và các chị em trong
(Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam) đã được các vị
dân cử trong Quốc Hội Hoa Kỳ, các viên chức cao cấp trong Bộ
Ngoại Giao HK, Bộ Quốc Phòng HK và Tòa Bạch Ốc đã lắng
nghe.

Theo lời kể lại của bà Khúc Minh Thư, bà nói:

299


Click to View FlipBook Version