The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.

Ấn phẩm điện tử VBVNHN Xuân 2021

Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by lanthicung, 2021-04-18 20:53:25

XUÂN 2021 HOÀI NIỆM Và HY VỌNG

Ấn phẩm điện tử VBVNHN Xuân 2021

Thùy. Bà nội tôi nói mẹ chúng mày thật khôn, có một tràng pháo lẹt tẹt, lâu lâu
lại điểm một quả pháo đùng!
Ông cụ là nhà binh nên nhà cũng theo trật tự kiểu nhà binh. Nhà có bốn tầng thì
tầng nhì dành riêng một phòng dài, rộng, một dãy giường và một dãy bàn học
kê liền nhau. Chúng tôi gọi đó là “Trại nữ binh”. Riêng tôi, con gái lớn nhất
được một phòng riêng trên sân thượng, trông ra mảnh vườn con.
Nhà con đàn, lo cái ăn, cái mặc cũng đủ mệt. Mẹ tôi thường đi chợ Cầu Ông
Lãnh và chợ Cầu Muối mua rau trái để vừa rẻ, vừa tươi. Mía mua cả bó, ốc
mua cả thùng, nghêu mua cả bao, trái cây thì mua nguyên cần sé! Riêng cô con
gái lớn học Dược đến mùa thi lúc nào cũng có một chục cam sành dưới gầm
giường. Bố Mẹ tôi quan niệm nhà con đông như một chiếc xe lửa có nhiều toa,
nếu toa đầu mà ngay ngắn thì cả một đoàn xe dài sẽ hùng dũng tiến lên. Ông
anh cả đi Pháp ngay sau khi xong tú tài, ở nhà còn tôi lớn nhất, lại là con gái
nên lãnh nhiệm vụ cái đầu tàu.
Bố Mẹ tôi cùng tuổi Dần còn chúng tôi là một bầy gia súc. Tôi sinh năm Hợi,
theo lẽ thường thì khắc với tuổi Dần, nhưng ngược lại tôi là con được cưng. Bố
tôi thường hay đùa rằng tôi là Lợn rừng. Lợn rừng nên mới nhờn với Hổ.
Mẹ dạy con theo kiểu của Mẹ. Tôi nhớ ngày đầu tiên khi thấy những vệt hồng
trên chiếc quần trắng, tôi cuống quýt chạy đi tìm Mẹ. Sau khi chỉ dẫn cách thức
chuẩn bị cho con gái thì ngay buổi tối hôm đó Mẹ đã chui vào giường con thủ
thỉ: “Con lớn rồi, con biết không? Từ nay không được ngồi gần con trai, không
được để đàn ông nắm tay, đi đường có đứa con trai nào theo không được trả
lời, lúc nào cũng phải nhìn thẳng... v.v... v.v” Ôi thôi Mẹ dạy đủ thứ làm con bé
mười ba tuổi hoảng hồn, lên xe buýt hay xe lam cũng ké né, không dám ngồi
cạnh người khác phái.
Bố dạy theo kiểu của Bố. Con gái phải như con dao pha, làm cái gì cũng được,
hoàn cảnh nào cũng sống được... Điều quan trọng nhất của Bố là các con phải
tốt nghiệp đại học, phải tự lập về tài chánh dù sau khi lập gia đình.
Đến tuổi dậy thì cả Bố lẫn Mẹ đều chăm chút cho cô gái lớn, mặc dù ba chị em
sàn sàn bằng nhau và đều cùng học Trưng Vương. Các em mặc áo dài “tetoron”
thì được nhưng chị phải áo lụa toàn tơ. Các em phải ở trong “Trại nữ binh” còn
chị được ở riêng một phòng. Bố còn đích thân dắt con lên tiệm đồ gỗ Vụ Bản
để sắm cho con nguyên bộ giường, tủ, bàn phấn màu hồng nhạt. Dù được
hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi như thế nhưng tôi bị kỷ luật nghiêm khắc và bị
cấm đoán nhiều thứ. Cấm không được mặc áo đầm, cấm không được đi nhẩy,
cấm không được có bạn trai khi chưa xong trung học... Khi đậu xong tú tài tôi
muốn lên Đà Lạt học vì tôi yêu thành phố sương mù, yêu những đồi cỏ xanh

mướt, những vườn hoa tươi thắm, những rặng thông già với tiếng reo vi vu. Tôi
muốn thả hồn với mây, với gió, sống hoà ngợp với thiên nhiên. Bố phản đối
ngay, nhất định không cho phép, mặc dù tôi bằng lòng ở nhà Bác, chị của Mẹ.
Tôi làm reo, ghi tên hầu hết các phân khoa nhưng lang bang không theo học
trường nào mà nộp đơn xin đi làm sở Mỹ. Ngày có giấy gọi tôi đi khám sức
khoẻ để đi làm, Bố tôi xé ngay, mắng cho một trận nên thân rồi nắm cổ gửi vào
lớp của bác T. T. Tuệ để luyện thi vào trường Dược. Ngày tôi thi đỗ Bố sắm
cho tôi từng cái ống nghiệm, từng cái “becher”.
Hai Bố con tôi rất thân nhau vì con hay thủ thỉ với Bố, Bố cũng hay tâm sự với
con. Bố đến đón con ở trường thì vào tận giảng đường tìm, khi thấy mặt con Bố
giơ chùm chìa khoá lên lắc lắc ra hiệu rồi xuống xe ngồi đợi.
Hồi trẻ Bố tôi đẹp trai, nhanh nhẹn, nói năng rất có duyên vì thế nên có nhiều
cô ngưỡng mộ. Những buổi chiều hè Bố đưa tôi lên làng đại học Thủ Đức để
dạy lái xe, tôi khượi khượi, gợi chuyện, thế là Bố kể hết chuyện của Bố. Tương
kế, tựu kế vì biết người biết ta trăm trận trăm thắng (!) . Tôi cứ khươi chuyện
và làm như về phe với Bố, Bố đưa tôi đến gặp người ta. Rồi ba chị em bàn
nhau đi dẹp giặc giúp Mẹ. Bố nói với chúng tôi:”Bố như kẻ lữ hành đi trên
đường thiên lý, thấy bóng mát thì ngừng chân, nhưng Mẹ và các con vẫn là nơi
nghỉ ngơi chính thức cuối cùng”. “Bố ngụy biện, Bố không được ngừng nghỉ ở
đâu hết, phải đi thẳng về nhà”. Chúng tôi đã trả lời thế. Công nhận là Bố tôi rất
thương vợ và các con, không hề sao lãng bổn phận với gia đình.
Mặc dù hãnh diện vì có ông Bố hào hoa nhưng tôi sợ. Tôi sợ những người nổi
bật trong đám đông, những kẻ dễ quyến rũ người khác phái. Tôi đổi quan niệm
về thần tượng. Thần tượng của tôi sẽ là người trung bình về mọi phương diện
và điều quan trọng nhất là tấm lòng chung thủy. Thủy chung thì dù có gặp sức
quyến rũ đến đâu chăng nữa cũng chẳng thể ngã lòng. Hai cô em tôi đã chọn
được ý trung nhân còn tôi cứ mãi lãng đãng. Mỗi lần đi phù dâu bạn hay các bà
chị họ về lại có người nhờ mối mai, các bạn bè cũng cứ muốn – Mày làm chị
của tao – Mẹ sốt ruột thúc giục – Con còn muốn gì? Như thế mà chưa chịu?
Con còn muốn gì đây? -... Để rồi sau sinh nhật hai mươi bốn, tôi quyết bỏ
những mơ màng, lãng đãng, lông bông và tôi đã gặp chàng, người tôi xe tơ, kết

tóc.
Tối hôm trước ngày đám cưới, Mẹ dặn đủ điều. Mẹ dạy con chữ Nhẫn, Mẹ
muốn con nhớ chữ Nhịn vì đối với Mẹ đàn bà Nhẫn Nhịn bao giờ cũng thắng ở
trận cuối cùng. Bố khóc, Bố là người đa sầu, đa cảm và mau nước mắt hơn Mẹ.
Bố thương con, Bố nhớ con và Bố buông câu nói sau cùng: “Tử tế thì ở mà
không tử tế thì về với Bố!” Đám cưới là ngày vui mà bố con sụt sùi, chị em bịn

rịn. Mẹ cũng thương con nhưng chắc Mẹ thở phào vì đầu đi đuôi lọt, con chị nó
đi cho con dì nó lớn, Mẹ còn phải lo tiếp cho tám nàng con gái nữa.
Tôi lập gia đình xong. Biết là cái đầu tàu đã ngay ngắn, Bố Mẹ tôi dễ dãi hơn
với các con còn lại. Vân Hạnh muốn đi Đà Lạt học Bố cho phép liền. Tiếp đến
Thuận đi lấy chồng. Nghĩ lại tôi thấy cũng thật bất công cho các em tôi vì khi
tôi thi Trung Học và Tú Tài, chỉ đậu bình thứ mà bố mẹ rất là hãnh diện, dắt cả
nhà đi ăn cơm tây để khao, còn các em tôi đậu ưu, đậu bình thì Bố nói con của
Bố đương nhiên phải học giỏi! Mỗi lần tôi đi thi Bố sửa soạn cho từ cái quần,
cái áo, tự tay Bố là ủi phẳng phiu, bảo Vân Hạnh đưa chị đi và trước khi đi Bố
ra cổng đứng đợi sẵn để chắc chắn con không ra ngõ gặp gái.
Ngày tôi sanh con bé đầu lòng, cả nhà đứng đợi trước phòng sanh. Sau khi con
bé chào đời bà ngoại bồng cháu đi trước, các dì, các cậu theo sau như một đám
rước. Sáng sớm hôm sau Bố vào thăm đem một chai rượu sâm banh để Bố
cùng con gái uống mừng cháu ngoại đầu tiên. Kỷ niệm với Bố tôi còn nhiều.
Bố tiếp tục lo lắng, săn sóc cho những đứa con của Bố. Sau khi ba đứa lớn yên
bề thì Phương Nam lại là đầu tàu của dây sau. Bố lại o bế, chiều chuộng con
búp bê Nhật Bổn của Bố. Lịch sử tái diễn.
Biến cố 1975 cả gia đình tôi đều bị kẹt lại ngoại trừ ba người con đi du học từ
trước và Thuận di tản theo nhà chồng. Cha và chồng tôi đều phải vào trại cải
tạo. Mọi việc trong nhà oằn trên vai Mẹ. Mẹ tôi thật xốc vác, đảm đang. Mẹ
công bình hơn Bố, Mẹ thương yêu tất cả các con của Mẹ, đối với Mẹ đứa nào
cũng là con vàng, con ngọc, là kim cương, hột xoàn của Mẹ. Mẹ chắt chiu,
dành dụm để cứ gom đủ tiền lại kiếm chỗ gửi một đứa con ra đi. Cứ như thế
Mẹ tung các con của Mẹ ra đại dương để đi tìm tương lai, còn Mẹ và bé út ở lại
để thăm nuôi và chờ Bố. Nhà toàn con gái thế mà đi trót lọt và đoàn tụ lại hết
không bị sứt mẻ gì. Hàng đêm Mẹ thắp nhang cầu nguyện và cảm tạ Phật Trời,
Tổ Tiên đã phù hộ cho gia đình, cho con cháu của Mẹ.
Bố tôi trải hơn mười năm trong ngục tù, từ trại Long Giao trong Nam đến Hà
Sơn Bình ngoài Bắc, điêu đứng, đắng cay, đói ăn, rét mặc. Bị đau đớn từ tinh
thần đến thể xác. Bố được thả về với hình hài yếu đuối, tâm trạng rã rời. Cuối
cùng các con cũng bảo lãnh được cha mẹ và em út. Đại gia đình, bố mẹ với
mười hai người con đoàn tụ lại hết. Nhân số gia tăng đều đều. Bây giờ bố mẹ
tôi đã có hai mươi bốn đứa cháu và bốn đứa chắt. Hàng năm vào dịp
Thanksgiving chúng tôi đều tụ họp ở Lake Tahoe, dâu rể, con cháu hơn năm
chục người. Bố mẹ chúng tôi sống chan hoà Hạnh Phúc mặc dù đôi khi cũng có
những chuyện lợn cợn của cuộc đời.

Được vài năm thì Bố tôi bị “stroke”, đôi chân yếu dần, yếu dần. Bây giờ Bố tôi
không tự đứng được nữa, nói khó khăn, ăn bằng ống tiếp thẳng vào bụng. Hàng
ngày Mẹ tôi phải vào thăm, Bố Mẹ tôi bằng tuổi nhau nên Bố già thì Mẹ cũng
còm cõi. Mẹ không bịnh nhưng rất yếu, yếu vì tuổi già, yếu vì đã sanh đẻ mười
hai lần, yếu vì suốt đời phải nhọc nhằn, lo lắng. Mẹ tôi có tất cả các đặc tính
của người đàn bà Việt Nam xưa, chịu thương chịu khó, hy sinh cho chồng con,
nhịn ăn nhường mặc, chẳng nghĩ đến thân mình. Đi chợ thì mua con cá rõ to,
chọn con gà thật béo, chục xoài phải nhất chợ cho chồng, cho con. Mỗi khi có
hàng quà đi ngang, chúng tôi khều khều Mẹ là Mẹ lại móc túi cho tiền. Những
lúc chúng tôi nằm dài sát nhau coi TV thì Mẹ nhìn ngắm say sưa rồi nói
“Không chịu khó đẻ thì làm sao có những đứa trẻ này!” Người Mẹ thật thơm,
mùi thơm dịu mát mà đứa con nào cũng thích rúc Mẹ mặc dù đã lớn tướng.
Mẹ vào thăm Bố, Mẹ đem những phim ảnh ngày xưa, thời các con còn bé tí,
hình đám cưới của từng đứa con, hình ra đời của từng đứa cháu, hình những kỷ
niệm của gia đình, ngày lễ bạc, lễ vàng của Bố Mẹ. Có chứng kiến tận mắt mới
thấy thế nào là tình nghĩa Phu Thê, thế nào là vợ cái, con cột. Thời trẻ Bố có đi
hoang Mẹ vẫn nhẫn nhịn, đợi chờ. Bây giờ hai vợ chồng già chăm chút cho
nhau. Hai người như hai chiếc lá vàng đang run rẩy trước gió. Như hai ngọn
đèn leo lét, dầu cạn từ từ. Vẫn biết rồi cũng phải chia ly, vẫn biết không ai sống
hoài nhưng nhìn hai hình bóng thân yêu không khỏi ngậm ngùi. Mặc dù con
đàn cháu đống, gia đình lúc nào cũng đông vui, nói cười rộn rã, đi đâu cũng có
một lũ con cháu vây quanh... nhưng cuộc hành trình cuối cùng thì Đơn Độc

Đỗ Dung - 2007

VẠN THỌ QUÊ HƯƠNG

Mùa Xuân đầu tiên xứ người
Tôi đã bắt chước ươm trồng những củ hoa tulip

trước ngưỡng cửa túp lều nhỏ tạm dung
Tháng năm mới một ngày

Hoa đã nở tưng-bừng trên tuyết
suốt mùa đông dài ảm đạm

tôi vẫn ươm nồng-nàn: tình quê hương tâm huyết
Tết qua hững hờ
Ngày muộn màng

Hoa vạn-thọ nở vàng ươm trong ảo-giác
Vậy mà tôi mừng

Ôi! Hương vị quê hương
vẫn vạn-thọ vàng ươm
vẫn huy hoàng trỗi mình
ngạo nghễ qua từng tutip nở vàng mùa xuân tha thiết

vạn-thọ quê hương
Ôi! bất diệt

Chương Hà

XUÂN NHỚ VIRGINIA

Virginia nắng vẫn mùa xuân
Vẫn là xứ sở của tình nhân
Dòng sông Potomac êm đềm chảy
Chân trời cuồn cuộn áng mây bay

Virginia nắng vẫn bâng khuâng
Hoa đào vừa mấy độ xuân phân
Bóng dáng thuyền nan còn phảng phất
Đào nguyên xưa lỗi hẹn bao lần

Phong sương anh mãi đời viễn xứ
Nhớ em năm tháng gửi về đâu

Vẫn mấy mươi năm hồn tĩnh lặng
Chợt dâng lên sóng nước ba đào

Em nét thơ ngây phồn hoa cũ
Đô hội mây trời thoảng suối reo
Mộc lan duyên thắm còn ngơ ngác
Duyên đắm làn thơ vẫn ngọt ngào

Trôi mãi nguồn cơn về bến mộng
Hồn xuân nào thuở ấy luyến lưu
Vô thường đáy nước im không động
Một bóng xuân sang dáng mỹ miều

Lê Mỹ Hoàn

TẾT KHÔNG CHA MẸ

Tết không cha mẹ thêm tủi thân
Cửa rộng nhà cao lạnh phù vân
Tàn đêm tóc trắng bay hoa tuyết
Chiêm bao đom đóm sáng đọt bần

Thằn lằn chắc lưỡi muỗi vo ve
Thềm trước trăng non bóng sau hè
Giao mùa thương nhớ sông mây khói
Quê ngọai sương mù mắt lũy tre

Nô nức nhịp chày quết bánh phồng
Xuống câu vọng cổ ngọt lên đồng
Chuông chùa văng vẳng chân không mỏi
Đường xưa trăng cũ mắt ai trông

Gượng nói gượng cười gượng thơ ngây
Gượng ăn gượng uống gượng tỉnh say
Gượng chào gượng hỏi hoa nắng hạn
Gượng đi gượng về mưa bướm bay

May còn măng mọc tự do thơm
Đất khách chở che bao dung ơn
Rồng tiên lệ đá hoa tiên nở
Ngẩng mặt cao đầu vui sạch trơn

Việt nam trong hồn thơ mộng lành
Sáo diều cánh én suối xuân xanh
Hoa trôi bèo giạt hồng hương lửa
Nguồn sữa mẹ hiền kết tinh anh

Tết không cha mẹ đau mồ côi
Cửa rộng nhà cao sao thôi rồi
Tàn đêm tóc trắng mây mờ mắt
Chiêm bao đom đóm nước mắt trôi

MD. 01-30-13 (Tức 19 tháng Chạp Nhâm Thìn)
Luân Tâm

Nhớ Mẹ Hiền

Tết năm đó con về quê thăm
Mẹ Mẹ nghẹn ngào ôm con mãi vào lòng
Đón mừng con Mẹ mặc chiếc áo bông
Con biếu Mẹ từ khi chưa mất nước
Mẹ dẫn con thăm quanh nhà sau trước
Này bụi tre kia gốc chuối sau vườn
Mẹ gầy gò chân run rẫy thật thương
Con quay mặt che nhanh đôi dòng lệ
Đêm hôm ấy con ngủ chung giường Mẹ
Như ngày xưa lúc con chửa lấy chồng
Mẹ ầu ơ tiếng hát chẳng còn trong
Ru con ngủ tay lần trong áo Mẹ
Từ đến nay sáu năm hơn có lẽ
Con biết đâu là lần cuối trong đời
Mẹ đi rồi con thương nhớ không nguôi
Xin lạy Mẹ, Mẹ ngủ yên Mẹ nhé!

Phamphanlang

MÂM CỖ ĐẦU NĂM

Em mời anh vào mâm cỗ đầu năm, Món tháng mười mùa Thu thật dễ thương,
Một mâm cỗ đầy với mười hai món, Những trái cây ngon đi cùng mùa lá,
Em nấu buồn vui của mười hai tháng, Vườn lá rụng táo trên cành chín đỏ,
Nếm lại cuộc đời suốt một năm qua. Anh nếm đi mùi hương táo hẹn hò.

Món tháng mười hai vừa mới đi xa, Món tháng chín em chép một bài thơ,
Nỗi buồn cuối năm vẫn còn ở lại, Thay mùi vị của mùa hè nóng bỏng,
Em nêm gia vị gió mùa xuân tới, Em thả vào thơ chút tình lãng mạn,
Anh nếm giùm em giây phút chạnh lòng. Anh nếm đi những khoảnh khắc ngọt ngào.

Món tháng mười một ngây ngất Thu Đông Món tháng tám em hái cả trăng sao,
Mùi nước hoa thơm nồng nàn quyến rũ Gom ước mơ vào đêm rằm mở hội,
Của hoa hồng nhung, phong lan tình tự, Trăng đã tàn, sao rơi vào đêm tối,
Anh nếm em trên áo một mùi hương. Anh nếm phôi phai ảo vọng hôm nào.

Món tháng bảy trời đất thấm mưa Ngâu,
Những khoảng cách đôi bờ chưa nối được,
Gia vị nhớ thương em cho nhiều lắm,
Anh nếm đi anh sẽ nhớ thương đầy.

Món tháng sáu mùa hè đang về đây, Chúng ta khai vị mâm cỗ đầu năm,
Nắng rực rỡ như chưa từng rực rỡ, Sau những mặn nồng chua cay năm cũ,
Mùa hè ngọt qúa không cần gia vị, Mồng một tết nâng ly mừng nhau nhé,
Anh nếm đi khao khát những tình hè. Chúc nhau đời là giấc mộng đêm Xuân.

Món tháng năm, tháng tư và tháng ba, Nguyễn Thị Thanh Dương
Có bao loài hoa cùng nhau đua nở,
Làm rạo rực gió nhẹ rung chuông gió,
Anh nếm đi tình tri kỷ của lòng .

Món tháng giêng hai như chuyện hoang
đường,
Mộng và đời còn làm mình ngơ ngẩn,
Năm hết tết đến cho mùa xuân thắm,
Anh nếm cùng em một mùa xuân ngon.

HƯƠNG XUÂN -Ối, ngoài bữa cơm chiều mẹ cũng
đâu có bận rộn gì. Một năm mới có một
Tiểu Thu lần. Hơn nữa mẹ gói bánh tét ba màu,
biếu nhà nào họ cũng thích. Để mẹ rủ bác
Buổi chiều đi làm về, nghe mẹ báo Minh qua gói với mẹ cho vui.
tin năm nay nhà mình và nhà bác Minh sẽ
ăn Tết chung. Liên cười trả lời mẹ: – Mẹ vui là được rồi. Ngày mai thứ
bảy, con chở mẹ đi chợ Kim Phát mua
-Càng vui. Xưa nay nhà mình ăn những thứ mẹ cần. Bánh mứt năm nay
Tết cu ky, buồn thấy mồ. không biết sao, chớ đọc báo thấy hàng
Trung Quốc ngán quá!
Buổi tối trong bàn ăn, bà Thuần, mẹ
Liên, nói: Tiến, chồng Liên, xen vô:

-Mới đó mà nhà bác Minh dọn tới -Em tính đi. Hồi nào tới giờ em
khu này gần hai năm rồi. Thời gian đi “tiếp thu” bao nhiêu chất độc trong hàng
mau phát sợ luôn! Ở tuổi mẹ, càng mong hoá, thực phẩm chế biến từ Trung Quốc?
nó đi chậm bao nhiêu nó lại càng phi Cứ tưởng ăn chay với đậu hủ là an toàn
nước đại bấy nhiêu. Chẳng mấy chốc mà nhất. Ngờ đâu trong đậu hủ cũng có độc
xuống lỗ! luôn! Rau, quả cũng đầy thuốc trừ sâu.
Thôi, anh xuôi theo tự nhiên. Chừng nào
Bé Uyên, đứa con gái mười ba tuổi ông trời gọi “Tiến” thì anh dạ. Nếu sợ thì
của Liên, vội vàng đính chánh: chỉ có nước nhịn đói thôi em à!

-Đâu có. Con thấy ngoại còn trẻ -Xời, nói như anh! Hồi nào không
lắm mà. Ngoại mới sáu mươi hai, bà biết thì ăn, bây giờ biết rồi cũng phải
Minh bảy mươi, còn già hơn ngoại tránh chớ bộ!
nhiều!
-Cưng ơi, thịt bò, thịt heo, thịt gà ở
Bà Thuần cười, mắng yêu con bé: đây họ cũng cho hormone tăng trưởng
như điên. Em không thấy ngày xưa ở Việt
-Mẹ mày! Chỉ giỏi nịnh. Tuổi bà ở Nam. Con gái mười bốn, mười lăm mới
Việt Nam, mọi người đã phải gọi bằng Cụ thấy “kinh” lần đầu. “Mặt tiền” giống như
rồi. Ở đó mà trẻ lắm! hai cái chũm cau. Con nít bây giờ í hả.
Chín, mười tuổi đã “có” rồi và thay vì
Liên ngắt lời: những cái chũm cau, toàn là cam với bưởi

-Còn một tuần nữa là Tết. Năm nay không à!
mẹ có định gói bánh tét như năm ngoái
không? Con thấy gói vui nhưng mẹ cực -Trời đất! Sao anh rành sáu câu vậy
quá. Hay mình đặt dưới tiệm dì Ba cho hả? Liên tròn mắt.
rồi.
Tiến trả lời tỉnh bơ:

-Thời “A Còng” mà em. Cứ lên – Nhờ vậy mà vui cửa vui nhà. Ba
mạng là thứ gì cũng có. Cả những “chiện” con hồi trước nghiêm quá, thành ra tới
thâm cung bí sử từ thời ông Bành Tổ. bữa cơm ai cũng cắm cúi ăn. Nhà mình
Ngay những phương pháp giết người không có tiếng cười như bây giờ. Thôi để
cũng có luôn mới là khiếp! chút nữa mẹ gọi điện thoại nói chuyện
chơi với bác Minh. Luôn thể rủ bác thứ
Liên nhăn mặt: năm qua nhà mình gói bánh tét với mẹ.
Mẹ và bác Minh coi vậy mà có duyên. Ai
-Anh, trước mặt con mà anh nói ngờ hơn nửa thế kỷ còn gặp lại trên đất
chuyện ghê quá hà… nước xa cả nửa vòng trái đất! Nhớ tới
chuyện xưa mẹ còn buồn vô cùng!
Nhưng bé Uyên lại có thắc mắc Thương cho bác và cậu hai của con!
khác:
Nói xong cặp mắt bà Thuần hơi
-Mẹ à, ông Bành Tổ là ông nào vậy ửng đỏ. Liên vội vàng gạt ngang:
mẹ? Trong lớp con có thằng tên Bành
Trung Hiếu. -Thôi, mẹ nhớ làm gì những chuyện
buồn như vậy. Bề nào cậu hai cũng mất
Liên hất hàm qua phía chồng: rồi. Hơn nữa con thấy bác Minh vẫn vui
vẻ chớ có buồn rầu gì đâu! Ở đời ai cũng
-Con hỏi ba con kìa. Chắc ổng rành có số mà. Mà mẹ quên câu “tình chỉ đẹp
hơn mẹ! khi còn dang dở, lấy nhau rồi… nham nhở
lắm em ơi!” hay sao?
Tín cười hì hì:
Bà Thuần đang buồn cũng phải bật
-À, đó là một ông già sống lâu nhất cười. Cái con nhỏ này tếu giống hệt bà
lịch sử nhân loại. Nghe đâu ổng sống tới hồi trẻ.
tám trăm tuổi mới chịu khăn gói quả
mướp về bên kia thế giới. À mà hôm nào -Bà ngoại. Bà ngoại kể lại chuyện
con hỏi thằng bạn con, chắc nó rành hơn ông cậu hai với bà Minh cho con nghe đi.
ba. Thế nào họ cũng có bà con mà. Hôm trước con có nghe mà không để ý
lắm. Như là ông cậu với bà Minh ngày
Nói xong Tiến đứng lên, xin phép xưa bồ nhau phải không? Bé Uyên nắm
mẹ vợ rồi đi ra phòng khách mở TV xem tay bà ngoại lắc lắc, miệng cười duyên.
tin tức. Liên nhìn theo, lắc đầu:
-Khiếp! Con nít con nôi mà nghe
– Mẹ coi, ảnh già đầu rồi mà cứ chi mấy chuyện này! Liên nhăn mặt.
như con nít!

Nhưng bà Thuần cười hiền hậu:

-Không sao. Mười ba tuổi cũng đâu ….Mẹ có cửa hàng bán gạo ngoài
còn nhỏ nhít gì. Để bà kể cháu nghe. chợ Cây Quéo. Ba đi làm ngoài đường Tự
Chuyện bắt đầu hồi bà mới tám chín tuổi Do. Anh Thiên học xong trung Học
gì đó. Gia đình ông bà ngoại ở Sàigòn, Pétrus Ký thì ghi tên học y tá. Chị Thu
ngay Ngã Tư Bình Hòa. Ông cậu Hai của phụ mẹ ngoài cửa hàng. Gia đình có thể
con năm đó hai mươi tuổi. Bà dì Ba mười nói là êm ấm. Anh Thiên đẹp trai như tài
bảy. Bà dì hồi con gái đẹp lộng lẫy. Da tử xi nê nên được nhiều cô thương thầm.
trắng như trứng gà bóc, mắt mũi đều đẹp Trong số nữ sinh trong lớp có chị Thu
như tranh. Mới mười lăm tuổi mà có cả Nguyệt. Chị thấy anh Thiên bảnh quá bèn
chục chỗ đi coi mắt rồi đó. rủ về nhà giới thiệu cho cô em gái tên
Minh Nguyệt. Chị Thu Nguyệt đã có vị
Bé Uyên ngây thơ hỏi: hôn phu là một sĩ quan Hải Quân. Trong
nhà có ba cô con gái, mà cô nào cũng
-Mắt bà dì bị gì mà người ta tới coi Nguyệt, nên họ có thói quen chỉ gọi tên
hả ngoại? lót. Do đó chị Minh Nguyệt được gọi tắt

Liên phì cười: là Minh.

-Coi mắt tức là đến nhà để xem bà Năm đó chị Minh mười bảy tuổi.
dì xấu hay đẹp. Bà dì con nổi tiếng vừa Khác với bà chị, chị Minh rất dịu dàng,
đẹp vừa khéo. Được cả công dung ngôn nhỏ nhẹ. Chị có làn da trắng mịn và mái
hạnh nên nhiều người muốn cưới về làm tóc thề xõa ngang lưng. Chị hay buộc tóc
vợ, hiểu chưa! bằng chiếc băng đô màu tím, khiến khuôn
mặt trái soan của chị càng nõn nà, xinh
Con bé nghe mẹ nói một tràng bèn đẹp quyến rũ. Hàm răng đều, trắng như
le lưỡi, rụt cổ, tỏ dấu ngạc nhiên: ngà. Khuôn mặt chị hoàn mỹ biết bao,
nếu không có một nốt ruồi đen mọc ngay
– Còn bà ngoại, hồi nhỏ xấu hay dưới khoé mắt! Dĩ nhiên trai tài gái sắc
đẹp hả ngoại? gặp nhau là dính như sam. Ba mẹ
Thuần theo tây học nên đâu có thèm để ý
-Ngoại hả? ngoại vừa đen vừa lùn, đến lời “cảnh cáo” của bà chị dâu “Thím
răng cỏ rất là vô trật tự. Nhưng “có diên” tư thấy sao chớ cái nút ruồi trích lệ
nên được mọi người cưng lắm! thương phu này không mấy tốt à nghen”.
Ông bà trả lời “tụi nó thương nhau là
Bé Uyên chống tay ngồi nghe. Bà được rồi. Con nhỏ vừa đẹp vừa hiền, tụi
Thuần, cặp mắt mơ màng, như đang sống em ưng bụng lắm.”
lại cái thuở còn là một con bé tám tuổi,
hàng ngày cắp sách đến trường Tiểu học
Chi Lăng, gần Lăng Ông Bà Chiểu…

Bé Thuần đã từng theo mẹ đến Tuổi trẻ mau quên, nên sau một
thăm gia đình chị Minh. Nhà họ ở gần thời gian ngắn là bé Thuần lại tiếp tục vui
Cầu Bông. (Vì thế, sau này cứ nghe người đùa với những người bạn mới và học
ta hát ai đang đi trên Cầu Bông, té xuống hành bình thường. Chị Mai Thu có người
sông ướt cái quần ny lông, là Mỹ Thuần đi hỏi. Ba mẹ bằng lòng ngay, vì anh Phú
lại nhớ đến chị Minh, lòng rưng rưng đúng điệu là một trang nam tử hán! Anh
buồn!). Mẹ chị góa chồng và tu tại gia. Bà cao lớn, cặp mắt sâu sáng quắc dưới hàng
ốm nhom như con mắm, đầu cạo trọc và lông mày rậm. Cái miệng nói chuyện dẻo
mặc áo màu dà, nói năng nhỏ nhẹ. Hai gia quẹo, nhưng mà thứ dẻo quẹo thiệt tình
đình qua lại rất thân mật và đã ngầm nhận chớ không phải giả dối. Ngoài nhân vật
nhau là sui gia. Chị Minh đến nhà Mỹ chính là chị Mai Thu yêu anh da diết, hầu
Thuần, xuống bếp nấu nướng thoải mái như cả họ đều thích anh nên đám cưới
như ở nhà chị. Anh Thiên chầu đằng xóm được tổ chức thật linh đình. Có một điều
Cầu Bông nhiều hơn xóm Bình Hòa. Hai ông nội không mấy hài lòng, là gia đình
nhà hứa hẹn khi anh Thiên ra trường sẽ anh Phú không được môn đăng hộ đối!
làm đám cưới.
Anh Thiên sau khi ra trường về làm
Nhưng (chữ nhưng thật dáng ghét!) việc bên Long Xuyên. May quá, nơi đây
đùng một cái ông nội dưới quê đau nặng. có nhà bà cô của chị Minh. Ông bà không
Chú út của Mỹ Thuần đưa ông cụ lên nhà con, nên cưng anh Thiên như trứng mỏng.
thương Saint Paul. Họ khám phá ra ông bị Thương yêu, săn sóc anh không khác con
ung thư cuống họng. Điều trị gần một ruột. Bệnh tình ông nội càng ngày càng
năm bịnh tình vẫn không thuyên giảm. tăng. Ông sợ chết trước khi thấy mặt cháu
Cuối cùng gia đình đành đem ông cụ về dâu, nên thúc ba mẹ cưới vợ cho anh
quê tịnh dưỡng… Một mình chú Út Thiên gấp. Khi trình với ông nội rằng sẽ
không thể vừa săn sóc cha vừa trông nom cưới chị Minh Nguyệt cho anh Thiên, thì
ruộng vườn, nên theo lệnh ông nội, gia ba mẹ gặp ngay sự phản đối mãnh liệt!
đình Mỹ Thuần phải dọn về quê. Trừ anh Tuy giọng ông thều thào nhưng không
Thiên đang học dở dang, phải ở tạm nhà kém phần cương quyết:
người bác. Cô bé Mỹ Thuần và con bạn
hàng xóm tên Kim Chi khóc mùi mẫn -Tao không muốn thằng Thiên
ngày cả nhà chất nhau lên xe rời Saigòn. cưới con gái Sài Gòn (?!). Hai nữa con
Nhưng người buồn nhất có lẽ là mẹ. Công nhỏ đó tuy đẹp nhưng có cái nút ruồi trích
lao bà gầy dựng nên cửa nên nhà, bây giờ lệ thương phu. (Xui cho chị Minh, khi
phải bán dổ bán tháo cho người ta! May ông nội còn nằm nhà thương Saint Paul,
mắn lúc đó dân di cư vào rất đông, vừa để anh Thiên có dẫn chị vô thăm nên ông
bảng bán là có người mua ngay. mới thấy cái nốt ruồi của chị!). Vợ chồng
bây có một thằng con trai, chắc bây hổng
muốn nó chết yểu chớ hả? Tao đã ngắm
con Kim, con gái chú hai Lễ bên Hòa An
rồi. Con nhỏ bằng tuổi con Thu nhà mình,
mà giỏi lắm, chăn dắt nguyên một đàn em
sáu đứa. Trước đây tao có nói hơi hơi với
chú hai Lễ rồi. Họ bằng lòng lắm.

Mẹ Thuần kêu lên thảng thốt: Một năm sau chị Minh lấy một
chàng trung úy Hải quân, bạn của ông anh
– Cha à. Con thấy chị hai Lễ đẻ sòn rể. Anh này yêu chị Minh từ lâu, nhưng
sòn năm một… trái tim của chị đã trao cho người khác.
Khi thấy chị Minh đau khổ vì bị anh
Ông nội trợn mắt cắt ngang: Thiên bội ước, anh chàng đã đưa bờ vai
rắn chắc của mình cho người đẹp mượn
– Bây nói gì kỳ vậy. Con một phải đỡ. Cuối cùng chị Minh cũng cảm động
cháu bầy. Bây vỏn vẹn có một thằng con, và nhận lời cầu hôn của anh ta.
phải có ít nhứt năm bảy đứa cháu. Hai
đứa con gái đâu có ở với mình suốt đời. Trời xui đất khiến một lần anh
Bây mà cãi tao là tao từ đó đa!
Thiên qua Long Xuyên thăm vợ chồng bà
Anh Thiên được triệu về gấp để hỏi cô chị Minh (lúc này đã nguôi giận!).
ý kiến. Trước cái tin sét đánh anh cũng Đúng lúc chị cũng đang có mặt ở đó. Chị
muốn xỉu luôn! Mấy ngày liền anh năn nỉ sững sờ nhìn anh mấy giây, rồi vội vàng
ông nội, nhưng ông vẫn một mực lắc đầu. bế con chạy vào buồng, khóc ngất. Gọi gì
Anh định bỏ nhà lên Sài Gòn, nhưng thấy cũng nhất định không chịu ra. Anh Thiên
mẹ khóc lóc năn nỉ quá, sau cùng anh trở về nhà mà mà lòng nát như tương!!!
phải cắn răng vâng lời ông nội đi cưới chị Thuần không biết chị Minh có thật sự
hạnh phúc với chồng không, nhưng phần
Kim. anh Thiên thì cứ sống với chị Kim một
cách ơ hờ. May mà chị Kim tính tình hồn
Anh Thiên không dám gặp cô chị hậu, chất phác. Lấy được anh Thiên
Minh. Anh viết cho hai ông bà một lá là mãn nguyện, chẳng cần thắc mắc, suy
thư, nhờ thằng con chú Út cầm qua Long nghĩ sâu xa. Cứ thế mà đẻ sòn sòn năm
Xuyên và thu dọn đồ đạc mang về cho một như bà mẹ của chị. Chắc ông nội
anh. Theo lời thằng Trung kể lại thì khi dưới suối vàng rất hài lòng!
đọc xong bức thư, cô chị Minh ngã lăn
ra… xỉu ! Lúc tỉnh lại thì khóc như mưa Giòng đời cứ trôi, con người vẫn
sa bão táp. Anh Thiên và mẹ nghe xong sống, dù cuộc đời có êm xuôi hay nghiệt
cũng khóc quá trời! Nhưng người muốn ngã. Tháng Tư bảy lăm, tai họa đổ ụp
mà trời định. Mà con người thì vốn nhỏ xuống miền Nam. Gia đình tan tác, chia
nhoi, địch sao lại với ông Trời! lìa. Anh Thiên là chủ tiệm ăn nên không
phải đi học tập. Anh Phước, chồng chị
Ít lâu sau ông nội ra đi với gương Mai Thu và Khanh, chồng của Mỹ Thuần
mặt thanh thản và nụ cười mãn nguyện. là quân nhân cấp tá nên bị đưa đi học tập
Có ngờ đâu, để ông vui lòng mà bao tận ngoài Bắc. Vùng khỉ ho cò gáy, khí
nhiêu con tim tan nát. Cuộc tình tưởng hậu khắc nghiệt Hoàng Liên Sơn. Ở lại
đẹp đã trở thành đau thương, ai oán! Sàigòn, hai chị em nương tựa nhau, buôn
thúng bán mẹt để vừa nuôi con vừa nuôi
chồng học tập cải tạo. May mà Mỹ Thuần
chỉ có một đứa con gái là Mỹ Liên. Sau
mấy năm lăn lộn chợ trời, Mỹ Thuần cũng
có được chút vốn. Sẵn dịp gia đình ông

anh chồng vượt biên, cô gởi bé Liên đi -Hai chị em mình coi như hàng
theo, năm đó bé được chín tuổi. Gia đình xóm. Nếu không phiền em xin số phôn
người anh chồng chỉ có hai con trai nên của chị, chị lấy số phôn của em. Hai chị
cưng cháu như con ruột. em mình thỉnh thoảng gọi nhau cho vui.
Em tên Thuần. Mỹ Thuần. Chị cho em
Nhờ học tập “tốt” nên mười năm biết quý danh được không?
sau, chồng Mỹ Thuần được Đảng khoan
hồng, đem cái thân xác xơ, bệnh tật về Có lẽ tên Mỹ Thuần cũng gợi cho
đoàn tụ với gia đình. Mỹ Liên đã có quốc người đàn bà lớn tuổi kia một cái gì đó,
tịch Canadienne, vội vàng lập hồ sơ xin nên bà ta nhìn bà Thuần có vẻ chăm chú
cho ba mẹ qua theo diện đoàn tụ. Gặp lại hơn:
đứa con gái thân yêu nay đã là một thiếu
nữ dậy thì xinh đẹp, Mỹ Thuần khóc như – Tôi tên Minh Nguyệt.
mưa. Nhưng là những giọt nước mắt hạnh
phúc tràn bờ! Chữ Nguyệt vừa thoát ra khỏi
miệng bà ta là bà Thuần đã ào tới ôm bà
Những tưởng từ đây không gì có ta chặt cứng, mếu máo:
thể chia rẻ họ được nữa. Vậy mà cách đây
năm năm, ông Khanh đã qua đời vì ung -Trời ơi, chị Minh. Em là Mỹ
thư gan. Cũng may ông đã nhìn thấy gia Thuần, em của anh Thiên nè!
đình hạnh phúc của đứa con gái cưng độc
nhất. Từ đó vợ chồng Mỹ Liên mời mẹ về Nước mắt hòa trong nước mắt. Hai
ở chung với họ… người chỉ biết ôm nhau khóc mùi mẫn.
Mặc kệ những cặp mắt tò mò, kinh ngạc
Cách đây mấy tháng, bà Thuần (bây giờ đang trố ra nhìn. Đến chừng có tiếng một
Mỹ Thuần đã là bà ngoại Thuần, tóc diểm người đàn ông cất lên, hai bà mới giật
sương!) đi chợ Kim Phát. Đang lựa những mình buông nhau ra.
chùm trái vải đỏ tươi, mọng nước, bà chợt
nhìn qua người đàn bà đứng tuổi bên -Mẹ! mẹ… làm gì mà khóc dữ
cạnh. Có một cái gì đó khiến bà thấy lấn vậy?
cấn trong lòng. Hình như bà đã gặp người
này ở đâu rồi, nhưng ở đâu? Chắc chắn Bà Minh lau nước mắt, gượng cười,
không phải ở đây. Chắc như vậy. Lúc miệng méo xệch:
đứng sắp hàng trả tiền, ngẫu nhiên bà ta
lại đứng ngay phía sau. Bà Thuần làm ra – À Tú. Đây là dì Thuần. Còn đây
vẻ tự nhiên bắt chuyện với bà nọ. Thì ra là Tú, con trai của chị.
họ cùng ở St Léonard. Hai nhà cách nhau
độ năm phút đi bộ. Coi như hàng xóm mà Người đàn ông trạc năm mươi. Mặt
không bao giờ gặp nhau kể cũng lạ! Cái mũi có vẻ hiền hậu, nhìn bà Thuần chăm
nốt ruồi dưới khóe mắt? Chưa kịp nghĩ chăm:
tiếp thì tới phiên trả tiền. Đẩy xe thức ăn
ra parking rồi mà bà Thuần còn nấn ná -Dạ chào dì. Cháu là Tú. Chắc dì và
đợi chưa muốn đi. Thấy bà ta ra tới nơi, mẹ cháu quen nhau từ bên Việt Nam, hôm
bà Thuần vội nói: nay mới gặp lại?

Bà Thuần chưa kịp mở miệng thì bà
Minh đã vội đỡ lời:

-Ờ, Dì với mẹ hồi xưa ở cùng xóm. – Cô này thiệt tò mò! Nếu chị nói
Thôi chị về. Rồi chị sẽ điện thoại cho em không thì thật sự dối lòng. Dù sao anh
Thiên cũng là mối tình đầu của chị. Em
nghen. còn nhớ bản nhạc Sầu Lẻ Bóng của nhạc
sĩ Anh Bằng hay không?
Bà Minh ôm siết bà Thuần, thì
thầm: Người ơi khi cố quên là khi lòng
nhớ thêm,
-Chị không muốn cháu Tú biết
chuyện xưa. Em thông cảm cho chị. Giòng đời là chuỗi tiếc nhớ…

Trao đổi số điện thoại xong, bà …………………………………….
Minh theo con trai ra xe. Bà Thuần đứng .
đó, nhìn theo bóng người xưa của ông
anh, lòng bồi hồi khôn tả! Buồn vì nhớ tới Đời việc gì đến sẽ đến,
người anh quá vãng đã mấy năm. Vui vì
dù sao bà Minh cũng là một phần dĩ vãng Nhưng ai bạc bẽo mình vẫn không
của bà. Kỷ niệm dù vui, dù buồn vẫn đẹp. đành lòng quên!
Nhớ lại thì lòng cũng thấy xuyến xao.!
Tuy là anh Tuấn yêu chị thiết tha, nhưng
Về nhà bà Thuần kể ngay cho Mỹ con tim trong trắng của chị đã bị thương
Liên nghe cuộc hội ngộ kỳ thú vừa qua. tổn. Rồi vết thương nào cũng thành sẹo
Tối đó cơm nước xong, dằn lòng không em à! Thật tình chị không trách anh
được, bà Thuần nhấc phôn gọi cho bà Thiên. Có đứa cháu nào nỡ trái ý người
Minh. Hai người tỉ tê tâm sự cả tiếng sắp lìa đời. Nếu là chị, chị cũng sẽ hy sinh
đồng hồ. Thì ra ông Tuấn, chồng bà Minh hạnh phúc của mình như anh hai em thôi.
sau này lên tới Trung Tá Hạm Trưởng. Chính vì nghĩ như vậy nên chị không hề
Hai người có ba đứa con. Một trai, hai oán hận anh ấy. Mà thôi, chuyện đã qua
gái. Tú may mắn được bố mẹ cho sang hơn nửa thế kỷ rồi. Chúng ta đều đầu hai
Canada du học trước ngày mất nước. thứ tóc. Cho nên việc gì cũng phải xem
Chồng bà Minh bỏ xác trong trại cải tạo. nhẹ. Từ lâu rồi, tâm hồn chị rất là an lạc,
Chính Tú là người bảo lãnh bà và hai cô thảnh thơi.
em gái qua Canada. Trước kia Tú có vợ
người bản xứ. Nhưng hai người đã ly hôn -Nghe chị nói vậy em rất mừng. Em
và bà Minh về ở với con trai cho tới bây sợ chị vẫn còn giận anh hai em. Thứ bảy
giờ. Bà săn sóc con trai và hai đứa cháu tới em mời chị và các cháu tới nhà em ăn
nội. Bà Thuần không nén nỗi, đưa ra câu bánh xèo nghen. Cải xanh em trồng trong
hỏi mà trong lòng bà vẫn thắc mắc từ lúc vườn bảo đảm là ngon.
gặp lại bà Minh:
Bà Minh vui vẻ nhận lời. Và kế tiếp
– Chị à, em hỏi thật chị đừng giận là những bữa cơm thân mật khi thì nhà bà
nha. Có khi nào chị nhớ tới anh hai của Minh, lúc lại nhà bà Thuần. Hai bà tỏ ra
rất tâm đắc…
em không?
**
Sau mấy giây yên lặng, có tiếng
cười khẽ từ đầu giây bên kia:

* Đúng bảy giờ có người bấm
chuông. Bé Uyên xinh xắn trong chiếc áo
-Ngoại ơi, chuyện của bà Minh với dài gấm màu hồng đào, nổi những đóa
ông cậu hai tội nghiệp quá hả bà. Ông nội
của ngoại sao méchant quá hà. Nếu là mai, lan, cúc trúc màu vàng ánh. Mái tóc
con, con không chịu đâu! Bé Uyên dẩu thắt hai cái bím cột ru băng hồng, chân
mỏ nói với ngoại. Bà Thuần cốc đầu con mang hài cũng màu hồng, chạy ra mở
bé: cửa. Cả nhà bốn người của bà Minh mặc
áo măng tô từ đầu tới chân đi vào, xuýt
– Con có biết ngày xưa áo mặc xoa vì lạnh. Tiến từ trong nhà chạy ra bắt
không qua khỏi đầu hay không? Ở đó mà tay Tú, rồi treo những chiếc áo lạnh dày
không chịu! Thôi, năm nay nhà mình tổ cộm vô tủ, xong mời mọi người vào
chức ăn tết thật to nha. Bà ngoại sẽ gói
mười đòn bánh tét nè, sẽ làm chạo tôm phòng khách.
nè, gỏi ngó sen, bạch mộc nhĩ trộn tôm
thịt nè… Bà Minh hôm nay thật đẹp trong
chiếc áo dài gấm Thượng Hải màu xanh
-Thịt kho nước dừa ăn với dưa giá. đậm. Cổ đeo chuỗi hạt vàng. Mái tóc
Con mê món đó của ngoại làm. Bé Uyên nhiều muối hơn tiêu được bới gọn ra phía
ngắt lời bà Thuần. sau, để lộ đôi bông cẩm thạch xanh biếc.
Bà trang điểm thật nhẹ nhàng nhưng
– Ừ, thì thịt kho nước dừa. Mà con trông rất sang trọng. Hai đứa cháu nội
nhớ tiếp đãi hai đứa cháu bà Minh cho mặc đầm. Chúng cứ theo rờ rẩm chiếc áo
thật tốt nghen. Hôm trước ngoại thấy con dài của bé Uyên, tỏ vẻ thích lắm. Bà
la con Alice làm nó khóc. Thuần từ trong phòng ăn đi ra. Ở tuổi sáu
mươi hai, nhưng trông bà còn rất mượt
-Tại nó phá đồ của con, Bé Uyên mà trong chiếc áo dài màu tím hoa cà, có
nhăn mặt. Mà thôi lần này Tết, con sẽ thêu những đóa mimosa vàng rải rác. Bà
không la nó nữa. đeo toàn bộ nữ trang bằng hạt trai. Tóc
cắt ngắn thật đơn sơ nên trông bà trẻ hơn
** * tuổi thật rất nhiều. Mỹ Liên cũng mặc áo
dài gấm màu vàng hoàng hậu, đeo nữ
trang Chanel cho có vẻ tân thời.

Tiếng chào nói, chúc tụng dòn tan Tú có đem một cặp rượu
như pháo nổ. Giữa phòng khách là chiếc Champagne để uống mừng ngày Tết tha
độc bình bằng sứ, cắm những cành đào hương. Cũng là để mừng cuộc trùng
hoa nở bung khoe sắc hồng tươi thắm. phùng hy hữu của hai bà “hàng xóm”
Củi trong lò sưởi nổ tí tách, ánh lửa đỏ ngày xưa bên Việt Nam. Trước khi cầm
nhảy múa trông thật ấm cúng. Bà Thuần đủa, Champagne được rót vào những
mời mọi người qua phòng ăn. Dưới ánh chiếc ly pha lê trong vắt (cánh nhi đồng
đèn pha lê lung linh sáng, những đĩa thức chỉ được uống coca!). Mọi người nâng ly,
ăn được bày kín trên chiếc bàn dài phủ trao nhau những lời chúc tốt lành nhất cho
khăn màu trắng tinh. Chỉ mới nhìn thôi đã năm mới. Trên môi là những nụ cười rạng
thấy ngon, bà Minh không ngớt xuýt soa! rỡ, nhưng trong khoé mắt của hai bà mẹ
Những cây chạo tôm bọc mía nướng vừa lấp lánh những giọt lệ. Trong lòng hai bà
vàng, được xếp nằm khéo léo trên những đang dâng trào một niềm hạnh phúc khó
lá sà lách xanh non. Đĩa gỏi ngó sen, bạch tả. Lâng lâng như sương khói (mà chắc
mộc nhĩ, tôm, thịt được Mỹ Liên trang trí chắn không phải vì ép phê của rượu
thêm bằng những bông hoa khắc từ cà rốt, Champagne!). Tuy ngoài trời tuyết lất
radis thật mỹ thuật… Nhưng đặc biệt hơn phất rơi, nhưng trong ngôi nhà ấm cúng,
cả là đĩa bánh tét. Những khoanh bánh hương xuân vẫn ngào ngạt trong lòng mọi
được cắt ra, xếp ngay ngắn trong chiếc người…
đĩa sứ màu trắng, càng làm tăng nét đẹp
của màu sắc trong chiếc bánh. Vòng Bé Uyên không quên nhắc nhở:
ngoài cùng, nếp trộn lá dứa nên có màu
xanh cẩm thạch. Vòng kế, nếp trộn lá cẩm -Ngoại, ba mẹ, đừng quên tiền lì xì
có màu tím. Vòng thứ ba là đậu xanh bóc cho Alice với Aline à nha.
vỏ màu vàng tươi và chính giữa là thịt heo
ướp vừa miệng. Ăn miếng bánh vừa Bà Thuần cười:
thơm, vừa bùi vừa béo. Món này bà
Thuần học được từ người cô, lấy chồng -Con nhỏ này. Bữa nay sao hiền
miệt Sa Đéc. Nghe đâu những bà thuộc quá vậy kìa!
diện khéo vô địch, khi cắt ra, chính giữa
khoanh bánh còn có chữ Thọ. Mục này thì Bé Uyên nháy mắt:

bà xin chào thua! – Hôm nay Tết mà ngoại!

Tiểu -Thu

XUÂN SANG

Nắng vàng, mây trắng, trời xanh
Hoa Anh Đào nở, trên cành chim ca
Chân trời én liệng là đà
Báo tin nhân thế biết là Xuân Sang.

Vui Xuân không hẳn hoàn toàn
Người thì hoan hỉ, kẻ tan nát lòng
Những người bỏ xứ lưu vong
Xuân về nhớ nước nghe lòng bâng khuâng.

Những người quả phụ mất chồng
Xuân sang lẻ bóng lệ lòng rưng rưng
Mấy cô thiếu nữ đang Xuân
Ngắm hoa Đào nở tưng bừng reo vui.

Hoa Đô Xuân Tân Sửu, 2021
Lão Mã Sơn

XUÂN VỀ TRONG ÁO EM BAY

Xuân về trên áo em bay
Trong hương suối tóc tiên dài hứng thơ
Giữa dòng sông mộng câu mơ
Trước hoa sau bướm thơm bờ tình ca

Mộng về trên sóng thuyền hoa
Trong mây trắng áo tiên nga học trò
Giữa rừng bạch tuyết hẹn hò
Trước hiên trăng xuống thăm dò lửa hương

Thơ về trên bến văn chương
Trong vần trăm nhớ ngàn thương dỗ dành
Giữa trời quê mẹ đất lành
Trước mưa sau nắng liền cành ca dao

Em về trên điệu ngọt ngào
Trong thơ ngây ngất nguồn đào nguyên sinh
Giữa chừng xuân hồng ân tình
Trước thềm hoa chúc quê mình thiên thai

Xuân về trên áo hoa mai
Trong hương môi ngọt chân dài câu thơ
Giữa dòng mắt biếc bao giờ
Trước mây sau núi vô bờ tình ca…

MD.02/23/13

LuânTâm

Bước Vào Xuân

Nắng lung linh nắng bước vào xuân
Một cánh môi hoa khẽ ngập ngừng

Chờ đợi bướm ong hòa đắm sắc
Khơi mùa duyên thắm mộng bâng khuâng

Kim Oanh (Úc Châu)

Hình minh họa: Erlinda Thuỳ Linh

CUNG CHÚC TÂN XUÂN

Năm Tý vừa đi,Sửu thay liền
Thành tâm cầu chúc quý bạn hiền
Thân tâm an lạc, nhiều sức khỏe
Hạnh phúc tràn đầy, sống Bách Niên

Hoa Đô,Tết Tân Sửu 2021
Trần Công/Lão Mã Sơn

CHÀO MỪNG NĂM MỚI
Thân kính chúc quý CHỦ TỊCH & Hội Viên VBVNHN

cùng Văn Bút Vùng ĐÔNG BẮC HOA KỲ
VẠN SỰ TỐT ĐẸP

Cuối năm, đám Chuột chạy qua đê
Lững thững kim Ngưu sáng chói về
Hồng Thuỷ nghênh chào thân hữu cũ

Cung Lan đón tiếp bạn văn tê
Mừng xuân hoa nở đầy thơ đẹp

Chúc Tết ca vui trổi nhạc đề
Vạn sự tốt lành, thăng tiến mãi
Dẫu nơi thành thị, hoặc sơn khê ...

Giao niên Tý & Sửu 2021
CAO MỴ NHÂN

Chúc Mừng Năm Mới ĐÓN TẾT TÂN SỬU

TÂN SỬU ân cần chúc bạn xa Trâu đang đủng đỉnh đến bên ta
Không quên quý hữu ở quê nhà Khắp chốn cùng vui kháo tợ loa
Xuân về quyến thuộc khang ninh bội Chuẩn bị mừng Xuân vài bánh, mứt
Tết đến gia đình phúc lộc đa Chưng bày đón Tết ít đèn, hoa
Chốn chốn an cư vui hạnh phúc Bàn thờ tiếp rước cầu Cha, Chú
Nơi nơi lạc nghiệp sống yên hòa Mâm cỗ cung nghinh khấn Mẹ, Bà
Người người hớn hở vang lời hát Dịch bệnh phòng ngừa nên giãn cách
Xóm xóm reo mừng rộn tiếng ca Bình tâm há sợ, khổ chi nà

Thanh Song Kim Phú Thanh Song Kim Phú

Tiểu Thu

Mục Lục

1. Thư Đầu Năm- BCH và BCV Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại
2. Hào Khí Mùa Xuân- Đình Duy Phương
3. Xuân Nhớ Người Thương Binh VNCH- Minh Thuý Thành Nội
4. Cảm Ơn Anh Người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa- Nguyễn Hữu Của
5. Tâm Tư Người Chiến Sĩ- Nguyễn Phan Ngọc An
6. Nàng Xuân- Nghênh Xuân- Đăng Nguyên
7. Đón Xuân Bình An- Cao Mỵ Nhân
8. Chúc Mừng Năm Mới 2021- Kim Oanh
9. Happy New Year VBVNHN – Phương Hoa
10. Mùa Xuân và Mẹ - Mặc Khách
11. Xuân Viễn Xứ- Hồng Thuỷ
12. Tiễn Táo Quân- Trần Công/ Lão Mã Sơn
13. Chờ Mùa Xuân Tới- Tiểu Thu
14. Nhỡ Mùa Xuân Không Đến- Vịnh Thanh – Dương Thành Lợi
15. Để Bút Ngời Xuân- Phương Hoa- Chào Mùa Xuân- Cao Mỵ Nhân
16. Xuân Ngời Ý Ngọc- Minh Thuý- Chẳng Thấy Xuân- Thanh Song Kim Phú

17. Chào Xuân- Minh Thuý
18. Nắng gió trời Xuân thoáng xôn xao- Erlinda Thuỳ Linh
19. HƯƠNG TẾT NGÀY XƯA - Luân Tâm
20. Có Bao Nhiêu Tết Cũng Buồn- Lãm Thuý
21. Phiên Bản Mùa Xuân- Lê Hữu Minh Toán
22. Giấc Mộng Xuân- Lê Thị Ý

23. Mùa Xuân Nhớ Biển Dạt Dào- Nguyễn Phan Ngọc An
24. Xuân Vấn Vương- Diệm Trân Kratzke
25. Mùa Xuân Trong Căn Cứ Yokota- Nguyễn Thị Thêm

26. Xuân Sang- Cù Hòa Phong
27. Nắng Xuân Chan Hòa- Hoàng Phượng
28. Đã Thấy Xuân Về- Đặng Toản
29. Xuân Yêu Thương- Lê Nguyễn Nga
30. Xuân Quên Lãng- Nguyễn Thanh Sơn
31. Mùa Xuân Sẽ Đến- Lê Phi Ô
32. Mừng Xuân- Dương Việt Chỉnh
33. Ước Vọng Tân Niên - Chúc Mừng Năm Mới- Nhất Hùng
34. Một Góc Tết Quê- Đặng Toản

35. Xuân Nhớ Quê- Tuyết Nga
36. Nhớ Xuân Xưa- Hương Xuân Ngày Cũ- Minh Thuý
37. Mùa Xuân Thần Thoại- Nguyễn Thị Thêm
38. Nguyện Cầu Đầu Xuân- Lê Nguyễn Nga
39. Mùa Xuân Sẽ Đến- Nhất Hùng
40. Quẻ Bói Đầu Xuân- Hoàng Quân (Ngọc Thuý)
41. Tháng Giêng Gõ Cửa Hư Không- Kiều Mộng Hà

42. Đón Xuân- Dương Việt Chỉnh
43. Xuân Ca-Tưởng Dung
44. Chào Xuân 2021- Cao Mỵ Nhân
45. Chào Năm Mới - Phương Hoa
46. Chào Xuân 2021- Minh Thuý Thành Nội
47. Điều Ước Tân Niên- Nhất Hùng
48. Xuân Ước Hẹn- Chúc Anh
49. Mộng Xuân Đầu- Nguyễn Hải Hà
50. Tết Quê Hương- Hồng Thuỷ
51. Mùa Xuân Phố Cũ- Uyên Thuý Lâm- Nhạc sĩ Hoàng Tường
52. Xuân Xa Quê Hương- Lê Nguyễn Nga/Vui Xuân- Cung Thị Lan

53. Nàng Xuân- Cù Hòa Phong
54. Tìm Xuân- Nguyễn Lộc Tòng
55. Người Xông Nhà- Nguyễn Thị Thanh Dương
56. Hải Ngoại Đốt Pháo Tưng Bừng- Thương Việt Nhân/ Lê Tấn Khải
57. Sớ Táo Mẫu 2020- Dương Việt Chỉnh
58. Nắng Ngọt Ngào- Đỗ Dung
59. Xuân Về Trên Quê Em- Lê Nguyễn Nga
60. Nhân Xuân TÂN SỬU 2021, tản mạn về "TRÂU" qua Ca Dao Việt Nam- Lê Ngọc Châu

61. Mai- Sao Khuê
62. Đón Xuân 2021 – Thương Việt Nhân- Lê Tấn Khải
63. Về Thăm - Phạm Phan Lang
64. Xuân Về- Lê Thị Ý
65. Xuân Sang Mình Cưới Nhau Thôi- Dương Việt Chỉnh

66. Những Mùa Xuân Kỷ Niệm- TT Thái An
67. Chúc Xuân- Dương Việt Chỉnh
68. 23 Tháng Chạp Của Tôi- Kim Oanh
69. Trở Về Nhà Ngày 30 Tết- Kim Loan
70. Xuân Này Đến Nhớ Xuân Xưa - Trần Đại Bản
71. Ký Ức Chưa Phai- Minh Thuý Thành Nội
72. Xuân Xưa- Đỗ Dung
73. Xuân Về Trong Mắt Em Thơ – Luân Tâm
74. Xuân Sang- Xuân - Trần Gò Công/ Lão Mã Sơn
75. Chuột Bàn Giao Đại Dịch Vũ Hán Cho Trâu Già- Lê Tâm Anh
76. Con Trâu Qua Ca Dao Tục Ngữ Việt Anh Pháp- Phạm Trọng Lệ
77. Tết- Chương Hà
78. Hành Trình Viễn Xứ của Người Tị Nạn- Nguyễn Hữu Của
79. Tinh Hoa của Tiếng Việt- Nam- Trần Đức Hân
80. Chữ Việt Hồn Dân Tộc- Vũ Hối

81. Trâu- Sao Khuê
82. Chào Mùa Xuân- Xuân Về Nhớ Mẹ- Lê Hữu Liệu
83. Hai Chị Em và Những Mùa Xuân- Vũ Thuỳ Nhân
84. Đêm Giao Thừa- Lê Thị Nhị

85. Miếng Thịt Heo Ngày Tết- Nguyễn Thị Thanh Dương
86. Món Quà Tết Nhỏ, Hy Vọng Lớn- Lê Mộng Hoàng
87. Cuối Năm Mà Chẳng Thấy Xuân- Lãm Thuý

88. Mùa Xuân Thay Áo- Kim Oanh (Úc Châu)
89. Nhớ Tết- Nguyễn Thị Thanh Dương
90. Tết Trên Gác Trọ- Trần Gò Công/ Lão Mã Sơn
91. Xuân Còn Đâu? - Cung Thị Lan
92. Những Nụ Xuân- Đặng Toản
93. Xuân Mới Đến- Đăng Nguyên
94. Mùa Xuân Trên Tóc Mẹ- Lê Mỹ Hoàn
95. Chuyện Tết Xứ Người- Lý Bửu Lộc
96. Anh Đi Về Phía Mùa Xuân- Đặng Toản
97. Khai Bút - Xuân Đất Khách- Mặc Khách
98. SỚ TÁO QUÂN VĂN BÚT VÙNG ĐÔNG BẮC HOA KỲ-Phương Hoa
99. Họa Sớ Táo Quân VBMĐ - Nguyễn Thị Thêm
100. HOÀI NIỆM –Lê Trường Sơn (Mạc Hồng Quang)
101. Mừng Cố Nhân Về Lại Mỹ Tho- Cao Minh Nguyệt
102. Mơ Mãi Xuân Xưa- Kim Oanh
103. Mùa Xuân Gặp Gỡ- Lê Thị Nhị
104. Xuân Quê Mẹ - Quốc Hưng
105. Quê Hương Nỗi Nhớ- Tường Thuý
106. Lạc Mất Mùa Xuân- Nguyễn Phan Ngọc An
107. Thương Người Dân Tôi- Thuý Messegee
108. Cái Tết đầu tiên trong trại tù Cộng Sản – Đào Hiếu Thảo
109. Tiếng Gọi Việt Nam - Lý Phi Ô
110. Lời Khấn Nguyện Đầu Năm- Nguyễn Hoàng Linh NJ
111. Bạn Hữu- Khánh Giao- Bác sĩ Phùng Văn Hạnh
112. Chiếc Lá Vàng- Đỗ Dung
113. Vạn Thọ Quê Hương- Chương Hà
114. Mùa Xuân Nhớ Virginia- Lê Mỹ Hoàn
115. Mùa Xuân Nhớ Biển Dạt Dào- Nguyễn Phan Ngọc An
116. Tết Không Cha Mẹ- Luân Tâm
117. Nhớ Mẹ Hiền- Phạm Phan Lang
118. Mâm Cỗ Đầu Năm- Nguyễn Thị Thanh Dương
119. Hương Xuân- Tiểu Thu
120. Xuân Sang- Lão Mã Sơn
121. Xuân Về Trong Áo Em Bay- Luân Tâm
122. Bước Vào Xuân- Kim Oanh (Úc Châu)
123. Chúc Tết- Trần Công- Lão Mã Sơn
124. Chúc Tết- Cao Mỵ Nhân
125. Chúc Tết- Thanh Song- KimPhú

Xuân 2021
Hoài Niệm và Hy Vọng

Hội viên Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại

sáng tác nhằm diễn đạt tâm tư, tình cảm và phán ảnh đời sống trên
quê hương thứ hai đồng thời bảo tồn văn hóa Việt Nam.


Click to View FlipBook Version