The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.

Ấn phẩm điện tử VBVNHN Xuân 2021

Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by lanthicung, 2021-04-18 20:53:25

XUÂN 2021 HOÀI NIỆM Và HY VỌNG

Ấn phẩm điện tử VBVNHN Xuân 2021

NÀNG XUÂN

Mưa xuân thấm ướt vai gầy,
Qua làn vải mỏng trải đầy hương yêu.

Tiếng mưa tóc rối canh chiều,
Rạt rào sương phủ diễm kiều xa mơ.

Bước chân vang vọng ơ hờ,
Hoà cùng nhịp điệu lượn lờ lả lơi.

Cuối tầm cây cảnh đầy vơi,
Pha màu xanh biếc tươi cười đón xuân.

Cù Hòa Phong

TÌM XUÂN

Hé cửa tìm xuân đã bấy lâu.
Trời đông gợn sóng cảnh dâng sầu.
Gió còn viễn xứ quên sao đặng?
Mây cứ tha hương nhớ mãi sao?
Vẫn tết, vẫn mai, hoa nở muộn.
Ừ Xuân, ừ Cúc, lá tàn mau.
Nhìn quanh nghe lạnh làn da cũ.
Sợi tóc nữa màu lấm tấm râu

Nguyễn Lộc Tòng

NGƯỜI XÔNG NHÀ đợi người đầu tiên của năm mới gõ cửa
xông nhà bỗng trở nên thiêng liêng và
Tết này ai đến xông nhà? chị Bông đã cần thiết biết bao.
suy nghĩ cân nhắc mãi mới tìm được
người xông nhà thật vừa ý, một đứa Đồng hồ thong thả gõ mười tiếng, giờ
cháu gọi bằng cô, Jimmy là sinh viên, tốt đẹp cho gia đình chị đã đến rồi đây.
học giỏi ngoan hiền và nhất là gương Ngay khoảnh khắc này tiếng chuông
mặt lúc nào cũng tươi tắn nụ cười. cửa reo lên ròn rã. Anh Bông hài lòng
nhưng thắc mắc:
Chị Bông không tin dị đoan, chả bao giờ
quan trọng ai đến xông nhà ngày đầu - Jimmy ở cách nhà mình nửa giờ lái
năm nhưng suốt một năm qua chị gặp xe mà đến đúng giờ không sai lấy một
khá nhiều xui xẻo nên tết năm nay chị phút. Hay là nó…núp ngoài cửa nãy giờ
Bông quyết tìm người xông nhà thử và đợi đúng giờ thì xuất hiện?
xem vận may rủi thế nào.
Chị Bông hãnh diện vui mừng:
Chị dặn dò Jimmy đúng 10 giờ sáng
ngày mồng một tết đến nhà chị, ngay cả - Tôi đã chọn ai thì đâu vào đấy.
giờ giấc chị Bông cũng đã “nghiên cứu” Jimmy cẩn thận lắm..
trên mạng, 10 giờ sáng mồng một tết là
thời điểm đẹp nhất để xông nhà. Jimmy Chị Bông mở toang cánh cửa để sẵn
đã sốt sắng nhận lời dù chẳng mấy hiểu sàng ôm cháu và chúc nhau câu chúc
“xông nhà” có ích lợi gì. đầu xuân. Nhưng chị khựng lại, trước
mặt chị không là Jimmy mà là chị Mễ
Thời khóa biểu học hành của thằng tay cầm một lá thư, tươi cười hớn hở
cháu Jimmy nghỉ học buổi sáng nay. chị Mễ kể công:
Thật là thuận tiện mọi bề.
- Lá thư của chị vừa đi lạc vào thùng
Chị Bông đã chuẩn bị xong mâm cỗ thư nhà tôi nè. Tôi ở cách nhà chị 3
cúng đầu năm đầy đủ các món ăn ngày block đường mà tìm hoài mới ra địa chỉ.
tết, bánh chưng bày ra đĩa, canh măng
miến gà, củ kiệu tôm khô, giò lụa giò Ông bưu điện thật là xớn xác, ông đã
thủ, bánh mứt trái cây. làm tan nát buổi xông nhà đầu năm của
chị Bông rồi. Anh Bông thấy vợ còn
Trên bàn thờ đã thắp nén hương thơm ngẩn ngơ vội giục:
mùi hoa Lavender mà chị yêu thích.
Dưới bàn thờ hai chậu cúc vàng rực rỡ. - Dù sao chị Mễ đây đã là người xông
Đợi thằng cháu yêu đến xông nhà là nhà chúng ta em hãy đón chào chị ta
khai cỗ. như một người bạn quen đi.

Vợ chồng chị Bông mặc đồ đẹp cho Chị Bông biết không thể làm khác, chị
ngày mồng 1 tết. Chị liếc nhìn đồng hồ gượng cười với bà hàng xóm bất đắc dĩ:
đếm thời gian trôi mong cho đến đúng
10 giờ, giờ này ông bưu điện đã đi qua - Cám ơn chị đã mang lá thư đi lạc về
khu phố thì chẳng còn ai có thể bấm đúng địa chỉ nhà tôi. Hôm nay là ngày
chuông cửa nhà chị cả, giây phút chờ

đầu năm mới của người Việt Nam - Năm mới cháu chúc cô chú nhiều sức
chúng tôi đó. Happy New Year. khỏe và may mắn ạ.

Chị Mễ nhìn thoáng vào nhà thấy hoa - Cô chú cũng chúc cháu luôn học giỏi
tươi, thấy trên bàn thờ khói hương thơm vài năm nữa ra trường có việc làm
nhè nhẹ và thấy bàn cỗ đầy, chị đã hiểu ngay. Nhưng cháu ơi, trán cháu bị sao
và mỉm cười lịch sự đáp lại : thế?

- Happy New Year. Bước vào nhà Jimmy mới kể:

Chị Bông ra bàn lấy một hộp thức ăn - Cháu nhớ lời cô dặn nhưng tối qua
gồm khoanh bánh chưng, khoanh gìo và cháu thức khuya học bài…ngủ quên
bánh mứt đưa cho chị Mễ: đến 10 giờ sáng mới thức dậy, vội vàng
đánh răng rửa mặt và thay quần áo
- Mời chị thưởng thức món ăn mừng phóng xe tốc độ nhanh như xe cấp cứu
năm mới của chúng tôi. 911 để đến đây. Mọi sự suôn sẻ thế mà
đến trước sân nhà cô, bước xuống xe
Chẳng biết chị ta có biết ăn những món cháu vấp phải cây hoa hồng bên lề
này không mà cũng cảm động cám ơn đường nhà cô ngã một cái đau qúa, u
rối rít và chào ra về. Anh Bông an ủi vợ: đầu luôn cô ơi…

- Chị Mễ này trông tươi tắn mau mắn Anh Bông được dịp trách vợ:
em ạ. Biết đâu chị ta cũng mang vào
nhà mình may mắn cả năm. - Thấy chưa, anh đã cản em, trồng cây
hoa sát vỉa hè đi bộ trông vướng mắt và
Anh Bông nhìn đồng hồ và thở than: cản trở lối đi của thiên hạ nhưng em cứ
muốn…khoe cho mọi người biết nhà em
- Mà sao thằng cháu Jimmy đẹp trai có cây hoa hồng đẹp cơ. May mà cháu
học giỏi, đúng người đúng việc của em em u đầu, chứ thiên hạ u đầu chúng
giờ này vẫn chưa đến? dám…thưa em ra toà lắm đó.

Chị Bông nói như dỗi hờn: Chị Bông liếc mắt nhìn chồng:

- Chẳng cần nó nữa, có người xông - Ơ kìa..ngày tết nhất mà anh chỉ nói
nhà rồi chiều tối nó đến cũng không chuyện xui xẻo. Tại Jimmy vội vàng vấp
sao. ngã chứ cây hoa hồng có tội tình gì.

Tiếng chuông cửa lại reo lên ròn rã liên Jimmy buồn buồn:
tiếp hai ba lần, chị Bông ra mở cửa, lần
này đúng là Jimmy, chàng trai trẻ ráng - Cháu xin lỗi cô chú, cháu đã đến trễ
nở nụ cười nhưng một cục u bầm tím và làm hỏng giây phút xông nhà năm
trên trán Jimmy làm chị Bông ngạc mới .
nhiên và xót xa, chị chưa kịp cất tiếng
hỏi thì Jimmy đã nhanh nhẩu nói một Chị Bông ngọt ngào bảo cháu:
câu mà chị Bông đã bắt học thuộc lòng:

- Không sao đâu cháu, chỉ là tai nạn chị ngay vào dịp năm mới lại vào thời
thôi mà sang năm cháu lại sang xông điểm giờ giấc mà chị mong đợi nhất.
nhà cô chú nhé. Bây giờ thì Jimmy vào Người tính không bằng trời tính là đây.
nhà cô bôi dầu xanh con ó cho bớt sưng
tím rồi chúng ta cùng ăn cỗ tết. Chị Bông mỉm cười với chồng:

Trên bàn thờ mấy cây hương Lavender - Không ai xếp đặt được mọi sự việc
đã tàn mà mùi thơm còn thoang thoáng trong cuộc đời mình anh ạ. Nếu ai cũng
chưa chịu tàn theo. Ba người cùng vào chọn được người xông nhà đầu năm và
bàn khai cỗ đầu năm. may mắn thì cuộc đời làm gì có những
xui xẻo, khổ đau. Em nhớ bác Năm bán
Vợ chồng chị Bông vừa ăn vừa kể bún riêu ở xóm mình bên Việt nam, bác
chuyện tết nhất ngày xưa cho Jimmy luôn chọn người xông nhà và kiêng cử
hiểu. Những món ăn ngon và tiếng nói kỹ lưỡng không bao giờ quét rác 3 ngày
cười đã làm quên đi những điều không tết sợ tiền bạc ra đi. Vậy mà nhiều năm
vừa ý làm vui thêm bữa tiệc năm mới, qua cho tới bây giờ bác Năm vẫn là gia
không khí gia đình ấm áp dù ngoài kia đình nghèo nhất xóm, thỉnh thoảng mình
gío tháng hai vẫn còn chút hơi lạnh mùa vẫn gởi chút qùa về biếu bác đó.
Đông ở lại.
Anh Bông đồng tình:
Khi Jimmy chào tạm biệt ra về, chị Bông
lại băn khoăn lẩm bẩm một mình: - Ngày tết chúng ta kiêng cử theo
phong tục đúng truyền thống tỏ lòng
- Không biết năm nay mình sẽ gặt hái kính trọng ông bà tổ tiên và để cho con
buồn vui thế nào đây…?? cháu không quên nguồn gốc quê hương
mà thôi. Chúng ta cứ ăn ngay ở thẳng
Anh Bông trấn an vợ: thì sẽ gặp điều lành em ơi…

- Chúng ta sẽ hên đấy, được hai Nguyễn Thị Thanh Dương.
người xông nhà. Thử hỏi, nếu Jimmy
xông nhà trước, đúng giờ như em đã (September, 09, 2018)
chọn với cái đầu máu sưng bầm tím em
có vui không?. Thế là ông trời sắp đặt
tốt đẹp cho chúng ta, chị Mễ tươi vui
khỏe mạnh đến trước rồi Jimmy giỏi
giang bị ngã sưng đầu đến sau.

Chị Bông chợt nhớ ra lá thư đã được
chị Mễ mang đến, đó là thư của người
thân bên Việt Nam gởi chúc tết gia đình.
May qúa, nếu thư thất lạc thì chị sẽ thất
lễ với người thân biết bao nhiêu.

Chị Mễ vô tình nhưng cũng là có duyên
với gia đình chị, mang lá thư đến nhà

Hải Ngoại Đốt Pháo Tưng Bừng
(Eden Center, Falls Church, Vỉrginia Mùng 2 Tết)

Tiếng pháo đì đùng nghe vui lắm
Mậu Thân lợi dụng đạn nổ vang
Đang vui ngả chết đời ngắn ngủi
Có ai hài tội kẻ bạo tàn ?

Kinh nghiệm để đời kẻ ác gian
Tết nầy quê nhà không tiếng pháo
Ngăn kẻ hận thù bao năm xưa
Lập lại mưu thần muốn lật nhào ?

Ở đây Hải Ngoại muôn lần khác
Ăn Tết cỗ truyền pháo nổ vang
Xác pháo tung bay vui mắt trẻ
Ngươi già hớn hỡ bước dọc ngang

Xa quê hương, mang theo kỷ niệm
Hình ảnh Tết xưa thật thân thương
Bao giờ quê hương kẻ thù hết ?
Tết về nghe pháo nổ đầy đường ?

Em bé hát vang Mừng Xuân Mới
Cụ già chúc tụng Ly Rượu Mừng (*)
Độc lập, tự do như mong ước
Tết vui nghe pháo nổ đì đùng.

Thôi em ráng đợi ngày xuân đó
Sẽ đến một ngày cũng chẳng xa
Lịch sử xấu xa thành quá khứ
Cho người dân Việt sống chan hoà.

Thương Việt Nhân- Lê Tấn
Khải

Tết 2017

* NS Phạm Đình Chương

Cuố i năm Chuộ t sắp đi rồ i
Cưỡ i côn Cắ Chép len trờ i sớ dâng

Đườ ng xă giắ rét căm căm
Mặ c băô lớ p ắ ô cũ ng không ắ m ngườ i

Bằ ng “Reăl ID” măng theô
Nhỡ ăn ninh hổ i Tắ ô tôi cố trình
Kính thưă khẳi bẳ m Ngộ c Hôằ ng
Thằ n từ Nướ c Mỹ Mièn Đông đén chằ u

Tướ ng công bặ n viẹc ở nhằ
Cho nên tôi, Tắ ô Bằ Bằ tién cung
Nố i chung chuyẹn ở dương giăn
Chú ng Tắ ô ghi lặ i chô suông văn vằ n
Trướ c tien Văn Bú t Mièn Đông
Mộ t năm quă đẵ thằnh công rắ t nhièu

Nộ i dung phông phú băô nhieu
Hình thứ c cũ ng đẹp lắ m ngườ i ngợ i khen

Mặ c dù Cô Vit́ trằ n lăn
Tinh thằ n ngồ i bú t văn chương vữ ng vằ ng

Hồ ng Thủ y Chủ tic̣ h Diẽn Đằ n
Cung Lăn Trăng Mặ ng hăi nằ ng quyét tăm

Hộ i vien xướ ng hộ ă quắ nhănh
Văn thơ đủ lôặ i, nhặ c, trănh tuyẹt vờ i

Thơ Đườ ng đượ c biét rắ t nhièu
Cồ n thơ Mớ i cũ ng ră đờ i trăm năm

Lôặ i thơ Muố i vừ ă phắ t sinh
Thi nhăn xướ ng hộ ă tưng bừ ng khắ vui

***
Đặ t vằ n bằ ng trắ c xông xuôi
Két duyen Đườ ng Muố i tiǹ h yeu không rờ i
Them thơ Mỡ nhặ p cuộ c chơi
Mố n ăn giă chắ nh mộ i ngườ i hẳ hê

Bụ ng đằ y nặ ng ký khổ i lô
Độ c thơ Trằ ô Phú ng lằ m chô xuố ng lièn

Mụ c thơ đặ t chủ đè rieng
Cô Nă Mườ i Chín lien hôằ n nố i nhău

Chuyẹn cơm nguộ i phở khắ căng
Ông Tơ Bằ Nguyẹt cũ ng đằ nh chiụ thuă

Vụ nằy thằ n kẻ mớ i ghe
Ngộ c Hôằ ng Ngằi cố nghe “GHEN” băô giờ ?

Lièn ông chô tớ i lièn bằ
Khi ghen nú i lở sông khô đắ mồ n

Ngộ c Hôằ ng: Tă đẵ biét rồ i
Thien đình dướ i thé cũ ng đèu giố ng nhău

Mi nố i tiéng nhổ chú t thôi
Vương Mẵ u nghe đượ c tieu đờ i cẳ hăi

Thơ từ ng mù ă rắ t đượ c yeu
Hặ vè phượ ng thắ m ve keu nhớ hôằi

Thu săng lắ đổ vằ ng rơi
Băô nhieu mơ mộ ng tren đờ i ở đăy

Vu Lăn lẽ bắ ô hiéu ăn
Dằ nh rieng chô mẹ bông hồ ng thắ m tươi

Đặ c biẹt trông Thắ ng Tư Đen
Gố p bằ i tưở ng niẹm tiéc thương ngặ m ngù i

Tặ Ơn rồ i Giắ ng Sinh vè
Gở i nhău lờ i chú c mộ i bè bình ăn

***
Mụ c thơ phổ nhặ c véô vôn
Hắ t nghe như rố t vằô tim bồ i hồ i
Băy giờ đén lượ t văn xuôi
Ý hăy phông phú lờ i ôi dặ t dằ ô
Truyẹn ngắ n chô tớ i truyẹn dằ i
Văn chương bố ng bẳy sắ t săô ngôn từ
Nhằ văn nổ i tiéng khắ p nơi
Ră băô nhieu sắch cuố n nằ ô cũ ng hăy

Tắ t cẳ đẻ trông Web Site
Néu Ngằ i xem sẽ biét tằi hộ thôi

Flipbôôk (Sắch lặ t) ônline
Cung Lăn sắ ng kién giữ bằ i hộ i vien

Văn nhăn thi sĩ hăn hôăn
Tuyen dương thằ nh quẳ cô nằ ng nhiẹt tăm

Năm năy Tuyẻn Tặ p đẵ xông
Bở i vì đặ i dịch nen không trình lằ ng

Mộ t Trăng Mặ ng nữ ă rắ t quen
Văn hữ u đặ i diẹn Kim Ôănh hét lồ ng

Ten gộ i “Lông Hồ Viñ h Lông”
Mụ c lụ c chi tiét nộ i dung rỗ rằ ng
Tin nố ng Lien Dănh Á nh Dương
Văn Bú t Hẳ i Ngôặ i Trung Ương thắ ng rồ i
Cung Lăn Chủ Tic̣ h Chắ p Hằ nh
Hăi Bă mớ i hét nhiẹm kỳ đẵ giăô

E-măil trăô đổ i lien hồ i
Chủ trương gố p ý ngộ t bù i sẻ chiă

Từ chău Au Ú c xă xôi
Đén Giă Nẵ Đặ i quắ ơi nhiẹt tiǹ h

***
Cù ng vớ i nướ c Mỹ cắ c mièn
Hăng săy sắ ng tắ c không ngừ ng thăm giă

Mén như ănh chị em nhằ
Mộ t lồ ng đôằ n két thuặ n hôằ tién len

Văn hôắ củ ă ngườ i Viẹt Năm

Lằ m chô rặ ng rỡ dănh thơm giố ng nồ i
Nố i vè khí hặ u thien tăi

Giố bẵ ô lụ t lộ i nhièu nơi tăn tằ nh
Cồ n them cắ i nặ n chắ y rừ ng

Lử ă trằ n thieu rụ i khố i bung miṭ mù
Côn Cô-Rô-Nă hẵ i hù ng

Hôằ nh hằ nh tăng tố c khôn cù ng Ngằi ơi
Hằ ng triẹu nhiẽm dic̣ h ôắ i ôăm

Nhằ thương không đủ giườ ng nằ m bẹnh nhăn
Ră đi lặ ng lẽ ăm thằm

Giă đình bằ ng hữ u đău lồ ng khố c thăn
Ră đườ ng phẳ i biṭ khẳ u trăng

Cắ ch xă sắ u feet ngườ i ben cặ nh mình

Cử ă hằ ng trườ ng hộ c vắ ng tănh
Nhièu tiẹm phắ sẳ n tiǹ h hiǹ h bắ p bênh

Ngằ y cằ ng thắ t nghiẹp nhièu hơn
Chiń h phủ tặ m giú p quă cơn ngặ t nghèô

Vắ c xin năy đẵ cố rồ i
Chủ ng ngừ ă hy vộ ng không cồ n phẳi lô

Vụ bằ u tổ ng thố ng nổ tô
Mộ t ben thưă kiẹn len Tồ ă Tố i Căô

Phíă nộ thì đẵ bắt đằu
Thằ nh lặ p nộ i cắ c chờ ngằ y công khăi

***
Hăi mươi Thắ ng Mộ t tớ i đăy
Ông nằ ô nhặ m chứ c mớ i hăy hặ hồ i

Sớ dằ i đẵ độ c hét rồ i
Thằ n xin cắ ô biẹt trở lui xuố ng trằ n

Vì nồ i bắ nh tét bắ nh chưng
Néu mằ vè muộ n không chừ ng chắ y đen

Tắ ô bằ mi đi biǹ h ăn
Tă chú c Văn Bú t ngằy cằ ng vẻ văng

Cẳ m ơn Thượ ng Đé quăn tăm
Hộ i vien nghe đượ c chắc mừ ng lắ m thăy

Năm Trău dù cố khố khăn
Cẳ nhằ Tắ ô sẽ len thăm Ngộ c Hôằ ng

Táo Bà Bà VBMĐHK 12-26-2020
Dương Việt Chỉnh

Nắng ngọt ngào

Đỗ Dung

Bữa tiệc thật vui, mọi người xúm xít chúc tụng, thỉnh thoảng có tiếng điện thoại
reo, lại thêm lời chúc mừng của những người bạn ở xa. Hôm nay sinh nhật Diễm,
một người đàn bà trên sáu mươi tuổi! Nàng ngồi giữa đám bạn bè, tưởng như ngày
nào, ríu rít như lũ học trò của thời Trưng Vương áo trắng. Vẫn những giọng nói
bỡn cợt, bông đùa, vẫn những lời trêu ghẹo, nghịch ngợm… Tạm quên đi những hệ
lụy, những nhục nhằn, đau khổ của kiếp nhân sinh, chỉ còn có ta, có mi, chỉ còn có
con nhỏ này, con nhỏ nọ.

Rồi cuộc vui nào cũng đến lúc phải tàn, phải chia tay. Thời tiết sang Đông lạnh
buốt, trăng thượng tuần treo lơ lửng trên bầu trời cao. Diễm một mình một bóng,
co ro trong chiếc aó khoác trở về căn nhà nhỏ. Có tiếng thở đều vọng ra từ phòng
của mẹ. Nàng rón rén về phòng mình.

– Cô đã về đấy à?

– Dạ con đây, mẹ còn thức ạ? Con tưởng mẹ đã ngủ say.

– Nào đã ngủ được đâu. Cô đi chơi có vui không? Xem cửa ngõ cẩn thận rồi đi ngủ
đi!

Thay quần áo xong, Diễm ra đứng tì tay bên thành cửa sổ, nhìn lên trời đêm xanh
thẫm, nghĩ đến mẹ già ở phòng bên, nghĩ đến mình, nghĩ đến thời gian trôi… Nàng
thương mẹ, thương mình xót xa. Là con thứ trong một gia đình đông anh em, lẽ ra
người hủ hỉ bên mẹ không phải là nàng, nhưng như có sợi dây ràng buộc vô hình
nên bây giờ trong căn nhà nhỏ này có hai người đàn bà cô đơn chung sống.

Mẹ Diễm sinh trưởng trong một gia đình gia giáo, nho phong, nên nuôi dạy các
con theo nền nếp cổ xưa. Cụ muốn các con của cụ lớn lên, sống như những hình
ảnh cụ đã dựng xây, ôm ấp. Nhưng theo thời gian, những người con của cụ lần lượt
trưởng thành, tách rời vòng tay của cụ để tạo lập những gia đình nhỏ riêng. Cụ có
dâu, có rể nhưng cụ vẫn coi con trai, con gái của cụ như những đứa nhỏ của thời
thơ ấu mà cụ nâng niu, đùm bọc!

Diễm nhớ đến Huy, đến mối tình đầu của một thời con gái. Huy cho Diễm những
câu nói ngọt ngào, những ân cần chăm sóc. Diễm đã yêu Huy, yêu say đắm, nồng
nàn, yêu với mộng mơ, lãng mạn của tuổi mới lớn. Nàng tưởng tượng ra một mái
ấm trong đó có Huy, có nàng và một bầy con nhỏ sống trong êm đềm, hạnh phúc.
Rồi do chiến cuộc lan tràn, nên mặc dù Huy là bác sĩ vẫn bị động viên, vẫn phải
theo đơn vị ra nơi địa đầu giới tuyến. Thỉnh thoảng nhận những lá thư của Huy với
bao lời nói xa xôi, bóng gió, như những lời ngầm hẹn ước thủy chung, nàng sung
sướng đợi chờ. Mẹ nàng tỉnh táo hơn, có những cảm nghĩ từ trái tim của người mẹ.
Cụ đã khuyên nhủ, nhắc nhở con gái phải nghĩ đến tuổi thanh xuân, con gái chỉ có
một thời. Nhưng trái tim có những lý lẽ riêng của nó, nàng bình tĩnh đợi chờ và đã
để vuột mất bao cơ hội có được những bến bờ bình an. Mẹ nàng thương nên giận
nàng. Rồi từ giận đến ghét. Hồi đó, nàng tưởng mẹ đã ghét nàng, ghét cay, ghét
đắng.

Ba mươi Tháng Tư tang tóc đau thương, Diễm theo gia đình di tản. Mất tin tức
của Huy, nàng vẫn âm thầm chờ mong. Thời gian cứ lặng lẽ trôi, nàng phải hội
nhập với cuộc sống mới, trở thành cô giáo dạy lũ trẻ con đủ mọi sắc tộc. Bỗng một
ngày nàng được tin Huy. Chàng cũng đã định cư ở Mỹ và… đã có vợ con. Tim
nàng tan nát. Ðiều mà nàng tưởng là tình yêu đã thực sự không phải. Nàng thầm tự
hỏi phải chăng nàng đã ngu muội nên quá tin vào những lời hứa hẹn bâng quơ, xa
xôi, hay vì định mệnh khắt khe khiến cuộc tình của nàng nổi trôi theo vận mệnh
chung của đất nước.

Rồi sau đó, ánh mắt của vài chàng trai cũng làm cho Diễm thoáng rung động, song
cũng chỉ như những cơn gió thoảng qua… Cho đến một ngày Khiêm chợt đến.
Chàng đang cô đơn, nàng cũng lẻ bóng. Cả hai đã ở vào lứa tuổi chững chạc,
trưởng thành. Hai tâm hồn xích lại gần nhau một cách dễ dàng. Sau một đám cưới
đơn giản, Diễm đã được sống trong hạnh phúc và một bé gái chào đời. Nàng bằng
lòng với hạnh phúc nhỏ bé, giản dị. Nàng hầu hạ chồng con, chăm sóc cho Khiêm
và bé Uyên từng miếng ăn, thức uống, từng manh quần, tấm áo. Nàng yêu người
cùng nàng chung chăn gối, yêu đứa con nhỏ tha thiết. Dưới mắt mẹ nàng lại khác.
Cụ nhìn ra những khuyết điểm cuả Khiêm, cụ xót xa thương con gái. Với lòng
thương bao la của người mẹ, cụ nghĩ con gái cụ phải được sống trong nhung luạ,
phải được o bế, cưng chiều. Cụ không muốn con cụ làm thân nô lệ. Cụ có biết đâu,
đối với Diễm, được hầu hạ chồng con là điều hạnh phúc.

Chuyện nhỏ góp thành chuyện lớn, chuyện bé xé ra to. Khiêm không khôn khéo, tế
nhị mà mẹ nàng lại quá cứng cỏi. Những cuộc cãi vã nho nhỏ giữa mẹ vợ và con rể
bắt đầu xảy ra. Diễm biết rằng “nhân vô thập toàn”, nên những khuyết điểm nhỏ
của Khiêm cũng như những khắc nghiệt của mẹ nàng đều có thể chấp nhận. Ở
giữa, nàng chẳng biết phải làm sao. Nàng là người đàn bà giầu tình cảm, yếu đuối,
ngược lại với tính cứng rắn của mẹ. Cụ hay nhìn vào những điều xấu để chê bai,
còn nàng lại thích tìm ra những ưu điểm của người để thương, để quý. Khiêm có
nóng nảy, độc đoán, không dịu dàng, mềm mỏng nhưng Diễm cảm nhận được sự lo
lắng, thương yêu của chàng. Mẹ nàng không chấp nhận bất cứ ai hành hạ con
mình. Cụ can thiệp vào cuộc sống của vợ chồng nàng hơi nhiều, nhưng nàng biết
đó là do tấm lòng thương con của một người mẹ. Càng ngày sự xung khắc giữa mẹ
và chồng càng trầm trọng, cho đến khi sự việc không thể hàn gắn, nàng phải đứng
trước sự chọn lựa giữa mẹ và chồng!

Khoảng thời gian đó, Diễm như muốn phát điên, bên tình, bên hiếu. Mẹ nàng cũng
già xộc hẳn đi, mặt hằn lên nét đau khổ. Khiêm quát tháo om sòm. Nhà thê lương
không một tiếng cười. Con bé Uyên co rúm vì sợ hãi… Cuối cùng vợ chồng nàng
phải ngồi xuống nói chuyện và đồng ý chia tay.

Mẹ Diễm đòi hỏi những điều tuyệt đối mà cõi đời này làm gì có tuyệt đối! Các anh
chị em nàng đều có gia đình riêng và hạnh phúc. Mẹ nàng ở nhà con nào cũng bắt
nhặt, bắt khoan. Con dâu, con rể cố gắng chiều cụ nhưng hạnh phúc gia đình nhỏ
của họ quan trọng hơn, họ phải giữ gìn, bảo vệ. Cụ rơi vào nỗi cô đơn mà cụ tự tạo
ra. Diễm xót thương mẹ già còm cõi nên mua nhà đón mẹ về ở chung.

Có những đêm dài cô đơn trăn trở, Diễm nhìn mình trong gương, nhìn bóng mình
trên vách, cảm thấy tuổi xuân vùn vụt qua mau. Nàng cũng nhớ làn da ấm, vòng
tay êm, nên càng nhớ Khiêm tha thiết. Đôi khi nàng thầm trách mẹ, vì cụ mà nàng
rơi vào tình cảnh này. Nghĩ lại, nàng cũng trách luôn cả Khiêm. Sao chàng không
giữ nàng lại, không cùng nàng tranh đấu. Phải chăng tình yêu của chàng không đủ
mạnh, không đủ đầy như nàng tưởng. Suy cho cùng thì nàng cũng có lỗi, lỗi yếu
đuối, nhu nhược và mơ hồ trong tâm thức, nàng thầm công nhận mình thương mẹ
hơn và coi tình yêu của mẹ là một thứ tình yêu bất diệt và chắc chắn. Ðã có những
lúc nàng bắt gặp ánh mắt ái ngại của mẹ khi mẹ thấy nàng lủi thủi và đôi khi nàng
còn nghe cả tiếng thở dài của mẹ.

Mấy năm đầu sau khi chia tay với Khiêm, Diễm sống lặng lẽ, câm nín. Chỉ cuối
tuần nàng mới về với Khiêm và Uyên, dành cả tuần lo cho mẹ. Cụ càng già càng
khó tính và khắt khe hơn. Một bầy chín người con, cả trai lẫn gái, đều thành đạt,
đều là những người con có hiếu. Vậy mà cụ vẫn không vui. Bao giờ cụ cũng cho là
Diễm hợp với cụ nhất, nên cụ chỉ có thể ở được với nàng. Không hiểu sao cụ lại rất
ghét Khiêm, ghét thậm tệ, đến nỗi chàng không dám ghé thăm và khi đến với
Khiêm nàng phải lén lút, vụng trộm… Nếu mỗi con người sinh ra đời dưới một vì
sao, thì không biết nàng sinh ra dưới vì sao nào. Nàng đã hy sinh hạnh phúc gia
đình nhỏ của nàng vì muốn đem lại niềm vui cho mẹ lúc cuối đời. Nếu mẹ vẫn
không vui thì sự hy sinh của nàng thành ra vô nghĩa. Khiêm dự tính về hưu sẽ sống
ở Việt Nam, Uyên đã lớn, rồi cũng có gia đình riêng. Còn Diễm, nàng vẫn… chơ
vơ. Nàng cầu mong mẹ khỏe mạnh, vui sống để nàng còn có nơi chốn trở về.

Đêm thật sâu, Diễm kéo tấm màn che cửa sổ, bước vào giường, tắt đèn và cuộn
mình trong chăn ấm. Nàng nghĩ đến bữa tiệc đã qua, nghĩ đến những người bạn dễ
thương, những chương trình mà các bạn đã sắp xếp cho nàng khi nghỉ hưu. Những
giọt nước mắt đã khô và nàng lại mỉm cười…

2. Chỉ còn hai tuần nữa là Tết. Trời cuối Đông, gió bớt lạnh và nắng đã hanh vàng,
nhẹ nhàng xua đi màu xám ảm đạm. Khoác lên mình chiếc áo len mỏng, Diễm ra
khu vườn nhỏ, vươn vai thở hít khí trời. Giàn nho trơ những cành khô như đang
thoi thóp đợi hồi sinh, chậu quỳnh lá xanh mướt đang say sưa uống từng giọt nắng
và những khóm cúc vàng, tím đã hé nụ, mỉm cười… Theo thường lệ mỗi sáng Thứ
Bẩy, từ tinh mơ Diễm và các bạn đã ríu rít gọi nhau để cùng ra công viên đi bộ
quanh hồ hoặc ra biển đi dọc theo bãi cát. Sáng nay, vì Diễm mới trở về sau khi
đưa mẹ sang Hoa Thịnh Ðốn thăm gia đình ông anh Cả nên chả thấy ai gọi và nàng
cũng lười biếng nằm nướng đến bây giờ. Không đi cũng thấy nhớ, không biết Vũ
Dung đang làm gì, chắc lại tíu tít bên chồng con. Trong các bạn, có lẽ cô nàng là
người hạnh phúc nhất, mặt luôn vui tươi, hí hởn, gần ai người ấy cũng vui lây.
Hồng Tước đáng yêu, nhìn đời với cặp mắt bao dung, chuyện gi nàng cũng coi là
chuyện nhỏ, luôn an ủi, vỗ về bạn bằng những lời nói chân thật, chí tình. Kim Lan
dịu dàng, nhẹ nhàng với những ân cần, chu đáo rất Việt Nam. Còn Minh Phú, Lưu
Định, Minh Hà, Vân Bằng, Ninh, Ly… Những người bạn quanh Diễm đã tiếp cho
nàng sức sống sau cơn khủng hoảng về gia đình. Bóng hình những người bạn ở nơi
xa xôi như Bướm Betty, Ngân Khánh, Đỗ Dung, Minh Châu, Vân Anh, Hồng Mai,
Phương Khanh, Ngọc Bảo, Lệ Hải, Bích Hà… hiện lên trong tâm trí nàng. Từng
khuôn mặt, từng khuôn mặt, với từng nét đặc biệt riêng. Nàng yêu các bạn vô

cùng!

Nhóm đi bộ của Diễm có năm người: Vũ Dung, Hồng Tước, Kim Lan, Minh Phú
và Diễm. Lợi dụng con số 5 nên họ tự phong là “Ngũ Long Công Chúa”. Những
lúc Minh Phú bận việc không tham dự thì bộ tứ laị thành “Tứ Đại Cô Nương”. Bọn
họ thân nhau còn hơn chị em ruột, chia sẻ với nhau mọi chuyện, kể cả những khắc
khoải, ưu tư trong cuộc sống cũng như những niềm vui chợt đến, chợt đi… Mỗi
buổi sau khi đi bộ họ kéo nhau vào “shopping mall”, rồi ghé tiệm ăn và vẫn ăn quà
vặt như ngày xưa. Có những đề tài được họ đem ra bàn tán để rồi rúc ra, rúc rích
cười với nhau vì những chuyện tiếu lâm hoặc ấm ức, bực mình vì sao con nhỏ bạn
mình lại… ngu quá vậy!

Một hôm, Trác xuất hiện, như một tình cờ hay như một sự sắp đặt không cần biết.
Chỉ biết rằng Diễm, người đàn bà đã ly dị, trên sáu mươi và chàng, một người đàn
ông góa gần bảy chục, hai kẻ cùng cô đơn. Buổi gặp mặt đầu tiên cũng cho Diễm
những xao xuyến. Nàng cười thầm sao mình lai bồi hồi như con gái mười tám lần
đầu tiên đi hẹn với người yêu. Trác còn phong độ ở tuổi gần cổ lai hy, giọng nói
ấm áp, ánh mắt trìu mến… Ngồi đối diện nhau trong tiệm ăn, Diễm tiếc thầm sao
không gặp nhau mười năm về trước, khi nàng mới chia tay với Khiêm và vợ của
Trác vừa qua đời.

Như đọc được tư tưởng nàng, Trác nói:

– Đời không có gì là muộn màng Diễm ạ. Quan trọng là chúng mình có hiểu nhau
không và có chịu đựng được nhau không.

Ở Việt Nam Trác là bác sĩ, sang đây chàng thành nghệ sĩ. Sau khi về hưu chàng
tìm vui trong những ban nhạc và cũng dạy đàn.

– Diễm có muốn học đàn không, anh sẵn sàng dạy… không công cho Diễm.

Nói xong, chàng đưa Diễm hai cây đàn Mandolin bảo cầm về, hôm nào tiện sẽ bắt
đầu học. Buổi hội ngộ đầu tiên cho Diễm một thoáng bâng khuâng.

Tiếp đến là những email tìm hiểu, những điện thoại thăm dò ý tứ. Những lời nói ân
cần, trìu mến làm lòng nàng như ấm lại, tự ái đàn bà được vuốt ve. Có tình yêu ở
tuổi cuối đời này không? Nàng luẩn quẩn, loanh quanh tìm câu giải đáp. Cuộc đời
nàng đang tạm bình yên. Nàng đã về hưu, còn Khiêm ở Việt Nam đã có vợ mới.
Điều này cũng chẳng trách được khi hai người đã cùng ký tấm giấy ly hôn. Uyên
đã lớn, đã ra trường và có người yêu. Diễm cũng đã quen với nếp sống chung, với
những chướng ách của mẹ. Hàng ngày, hàng tuần giỡn hớt, bông đùa với các bạn
Trưng Vương thuở nhỏ, bạn gần và bạn xa.

Một buổi sáng giọng Trác ở đầu dây kia, nồng ấm:

– Hôm nay trời đẹp quá, Diễm có rảnh không, cho anh mời Diễm đi chơi!

– Anh định đưa Diễm đi đâu?

– Đi chùa hay nhà thờ, chỗ nào Diễm thích. Anh muốn đến một nơi yên tĩnh cho
thanh thản tâm hồn.

Qua những lần điện thoại Diễm biết chàng theo Công Giáo, còn gia đình nàng theo
đạo Phật. Vì nghĩ đến Trác, nàng chọn đi nhà thờ.

Hai người quỳ lễ, thấy chàng ngước nhìn tượng chúa như đang thành kính nguyện
cầu, lòng Diễm cũng nao nao.

Khi ra về chàng nhìn sâu trong mắt Diễm và hỏi:

– Trước tượng chúa Diễm nghĩ gì, cho anh biết được không?

– Lạy chúa con là người ngoại đạo, nhưng con tin có chúa ở trên cao.

– Chịu con gái Bắc kỳ, em trả lời khéo lắm!

Diễm mỉm cười và không dám hỏi lại anh nghĩ gì vì nàng rất sợ nghe chàng tâm
sự:

– Con qùy lậy chúa trên trời, sao cho con lấy đuợc người con thương .

Có sự chăm sóc, để ý của người khác phái cũng làm con tim Diễm vui trở lại. Nụ
cười như rạng rỡ hơn, quần áo chải chuốt hơn. Mọi việc không qua được những
cặp mắt “cú vọ” của nhóm “Ngũ Long Công Chúa“và vấn đề liền được đem ra mổ
xẻ tận tình:

– Em ơi, cẩn thận nghe em, đừng tin lời đường mật mà đổ thóc giống ra ăn đấy!

– Mi à, mi phải suy nghĩ cho kỹ nghe! Ở tuổi chúng mình còn chữ tình yêu viết hoa
không?

– Mi phải biết làm tính cộng, tính trừ. “Positive” thì tiếp tục còn “Negative” thì
liệu mà gài số dze, nghe em!

Những lúc ngồi một mình, nghĩ về những lời bàn ra, tán vào của bạn bè, Diễm lại
bật cười. Ở cái tuổi “nhĩ thuận” mà vẫn cứ như những cô nữ sinh áo trắng ngày xưa
nói chuyện về chàng nọ, chàng kia… Nàng chợt nghĩ đến cô Hiền, một giáo sư
Trưng Vương lên xe hoa ở tuổi bảy mươi lăm, chú rể mới bát tuần đại khánh.
Những lần gặp sau này, nàng thấy thầy cô rất vui vẻ. Cô tâm sự là cô chỉ cầu xin
được ba năm thật Hạnh Phúc, sau đó già yếu thì sẽ nương tựa vào nhau. Cô sẵn
sàng hầu thầy nếu cô còn sức khỏe. Phải chăng cô đã gặp được người yêu thật sự!

Buổi tối, mẹ Diễm không có nhà, có một mình, nàng chả thiết chuyện nấu nướng.
Lấy nửa chén cơm nguội, rắc chút muối mè, nàng ngồi lọt thỏm trong chiếc ghế
bành, đếm từng hột cơm mà nhai. Những lúc cô đơn như thế này nàng cần một
hình bóng, một bờ vai. Những khi buồn tủi nàng cũng mong có một vùng ngực
bình yên để nép vào nương tựa, một vòng tay âu yếm vỗ về. Nhìn những cặp vợ
chồng bền chặt đến đầu bạc răng long nàng không khỏi thèm thuồng, ganh tị. Nàng
mơ ước một gia đình nhỏ, hanh phúc giản dị mà suốt đời nàng không có. Ôi buồn!
Khi đọc bài viết “Ai sẽ là tôi” cuả Trần Mộng Tú, nàng lại càng thêm buồn thấm
thía. Ai sẽ là “tôi”, ai sẽ là người ngồi bên giường khi nàng đau ốm. Ai sẽ là người
thăm viếng khi nàng phải ở trong nhà già. Cả một viễn ảnh thê lương. Nàng bỗng
nhớ đến Trần Vũ Thị Phúc, một cô bạn cùng khóa, Phúc được cải tử hoàn sinh vì
tấm lòng yêu thương chân tình của Kevin, một mối tình đẹp của thế kỷ. Họ đã làm
đám cưới trên giường bệnh khi cô dâu hấp hối và với mãnh lực của tình yêu, Phúc
đã chiến thắng được tử thần. Kevin đã bỏ tất cả, danh vọng, sự nghiệp, tiền bạc để
chăm sóc Phúc. Đổi lại, Kevin được gì? Đó chẳng là TÌNH YÊU viết hoa sao?

Tình yêu là gì, phải chăng là một sự cho đi và nhận lại, là hai người tri kỷ, là hai
người tin cậy nhau, thông cảm nhau, có thể chia sẻ chuyện buồn vui, cũng như
nâng đỡ, an ủi nhau khi cần… Có thể đó là những ý tưởng lãng mạn, còn trong
thực tế, nếu sống chung thì sao. Phải đối đầu với biết bao nhiêu vấn nạn: Bệnh
hoạn đau yếu của tuổi già. Một ngày là nghĩa nhưng chưa biết rằng ai sẽ hầu ai,
đang khỏe mạnh đấy mà biết đâu một sớm, một chiều… Rồi lại con anh, con tôi…
Rồi lại anh bừa bãi, tôi ở sạch. Anh thích tiêu tiền, tôi thích cần kiệm. Tiền nào
của anh, tiền nào của chung …

Như bạn ở xa đã thì thầm qua phone:

– Diễm ơi, ở tuổi chúng mình, sau bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống, ai cũng đã
có những thói quen riêng thành nếp rồi, khó mà thay đổi lắm. Mi liệu có hợp với
ông ta không? Liệu ông ta có hợp với mi không? Suy nghĩ cho kỹ vì không còn
thời gian để mà uốn nắn nhau đâu. Không ai có thể sửa ai được đâu. Cứng như
thép hết rồi.

– Mi ơi, cứ giữ ở mức độ tình bạn lại hay hơn. Ai ở nhà nấy, lâu lâu tìm đến nhau,
an ủi vỗ về khi cần thiết và thỉnh thoảng cùng nhau đi du lịch, đi chơi xa vài
ngày… Như thế vẫn có một giới hạn và lúc nào cũng tương kính như tân.

– Diễm ơi, ta biết mi là người chịu thương, chịu khó, tình lụy, lụy tình, vướng vào
lại khổ thôi. Lại có người để mà hầu. Mi nên nhớ còn Cụ nữa đó!

Khổ quá, Diễm không quen làm tính cộng, tính trừ, cũng không quen phân bì hơn
thiệt. Nàng là người đàn bà yếu đuối. Thôi xin cứ để mặc số trời.

Mùa Xuân đến cây cối sẽ đâm chồi, nảy lộc. Chim chóc sẽ cất tiếng hoan ca…
Nhưng đâu đây lại văng vẳng tiếng ai đang hát:

– Ta quen nhau mùa Thu, ta thương nhau mùa Đông, ta yêu nhau mùa Xuân để rồi
tàn theo mùa Xuân…

Chả ai biết được ngày mai! Trăng rằm sáng vằng vặc đang dịu dàng len qua cửa sổ.
Lòng Diễm có thanh thản không mà nghe như mình đã thở dài. Hai cây đàn ngoan
ngoãn nép mình trong góc phòng như đang nhìn nàng tha thiết… Sao nàng vẫn lủi
thủi cô đơn!
3. Những lời tâm tình qua điện thoại vẫn dùng dằng như thể không bao giờ chấm
dứt:
– Thôi, khuya quá rồi, anh đi nghỉ kẻo mệt.
- Ồ… Xin lỗi em, đã khuya quá. Mai anh sẽ gọi em. Chúc em ngủ thật ngon. Bye!

– Dạ… Em cũng chúc anh ngủ ngon.

Giọng Trác dịu dàng còn như bịn rịn, chưa muốn rời. Buông điện thoại, lòng Diễm
như chùng xuống, mơ mơ, say say. Nàng lạ lẫm với chính nàng. Nằm vùi mình
trong chăn ấm, đầu óc miên man, bềnh bồng. Mới mấy tháng nay thôi, nàng như
con người khác, không còn là nàng của những ngày xưa cũ nữa. Từ khi chia tay
với Khiêm, Diễm vẫn giữ một tấm lòng chung thủy. Sự đổ vỡ của họ không phải
tại họ hết yêu thương nhau, nên nàng vẫn hy vọng một ngày đoàn tụ và dù sao
Khiêm cũng là cha của con gái Diễm. Khi nghe tin Khiêm đã về Việt Nam, đã có
vợ mới, lòng nàng đau như dao cắt. Không trách được Khiêm vì hai người đã đồng
ý ly dị. Trong tình trường, Diễm luôn là kẻ khờ khạo, nhưng thôi thà để cho người
phụ ta. Tủi thân, tủi phận đấy nhưng lòng Diễm như băng giá. Nàng cố gắng gạt bỏ
những hình ảnh cũ, những kỷ niệm xưa để tìm sự thanh thản cho tâm hồn. Nàng tự
nhủ rằng cuộc đời mình coi như đã xong, bây giờ lo phụng dưỡng mẹ già và đợi
ngày bé Uyên lập gia đình rồi sẽ tìm vui với bầy cháu ngoại.

Sự việc đẩy đưa… Sang năm nay mẹ Diễm có ý định muốn đi thăm các con, các
cháu. Ở tuổi trên chín mươi, cụ còn khỏe nên muốn đi chơi một vòng, do đó cụ sẽ
vắng nhà mấy tháng. Con bé Uyên mới có người yêu, đang say sưa với mối tình
nồng thắm của tuổi trẻ nên cũng xao lãng với mẹ. Một mình trong căn nhà vắng,
Diễm lủi thủi, cô đơn. Nhiều đêm ngước mắt nhìn những vì sao lung linh trên nền
trời cao nàng không biết ngôi sao bản mệnh của mình ở đâu mà cả đời chưa một
lần được hưởng hạnh phúc lâu dài. Nàng đã chấp nhận định mệnh và đã đi gần hết
cuộc đời!

Về hưu… hết những lo âu phiền toái của công viêc nhưng cuộc sống thật trống trải,
u buồn. May thay nhóm bạn Trưng Vương cũ tìm về với nhau. Như cá gặp nước,
Diễm lại lao đầu vào công việc để tìm quên. Nàng đưa vai vác cái ngà voi cho các
bạn trong những lần tụ họp, hội hè. Nhóm bạn ở gần rủ nhau đi tập tài chí, line
dancing, học làm đồ gốm, sáng tạo các kiểu nữ trang và cuối tuần cùng nhau đi
bộ… Tình bạn cũng an ủi, cũng cho Diễm những ấm áp trong những ngày lạnh lẽo
mùa Đông và như những làn gió mát xua đi những nóng nực của mùa Hè. Các bạn
nàng ai cũng có cặp, có đôi chỉ có nàng và Kim là hai người nửa đường đứt gánh.
Các bạn cũng cố tìm người để gán ghép. Nàng chỉ mỉm cười và thầm nghĩ già
chừng này tuổi rồi mà còn khoác gông vào cổ nữa sao. Nếu có duyên từ trẻ thì mới
ráng lãnh nợ để chiu đựng nhau lúc về già chứ.

Thế rồi như có sự huyền nhiệm, buổi gặp mặt đầu tiên với Trác tâm hồn Diễm xao
xuyến, bâng khuâng. Trác đề nghị dạy đàn, nàng yêu cầu cả nhóm cùng học. Trong
những buổi học, những lần gặp gỡ, những ân cần săn sóc làm con tim nàng mềm
đi. Trác rất đứng đắn, nghiêm trang, ít nói. Nàng cũng hiểu thêm về Trác. Cô đơn,
chàng tìm vui trong những lớp dạy đàn, dạy hát cho ca đoàn ở nhà thờ, chàng chăm
làm việc thiện. Chàng là người của gia đình, yêu vợ, thương con. Vợ chàng cũng là
bạn cùng khóa với Diễm ở Trưng Vương, xinh đẹp, dịu dàng, chẳng may bị bạo
bệnh nên vắn số. Chính những đặc tính đó của chàng khiến Diễm bồi hồi và lòng
nàng chao đảo. Khác với một vài người cũng đã đến làm quen mà nàng không tin
tưởng vì những lời bông lơn, cợt đùa nên nàng không mảy may rung động. Không
những thế, nàng còn cảm thấy tự ái bị va chạm, tổn thương!

Rồi từng bước, từng bước nhẹ nhàng Trác và Diễm gần gũi nhau hơn, quyến luyến
nhau hơn. Nghĩ về nhau thì thấy thương thương, rồi xa nhau thì thấy nhung nhớ.
Nàng vẫn thường tự hỏi có còn tình yêu ở lứa tuổi này không mà sao lại nhung
nhung, nhớ nhớ và nghe như đâu đây có sự êm ái, ngọt ngào…

Chị Quỳnh, làm chung sở với Diễm, góa chồng từ năm chị chưa đầy bốn mươi,
chắp nối với một ông hơn chị vài tuổi khi chị mới nghỉ hưu. Chị tâm sự rằng chị
đang hạnh phúc. Chồng cũ của chị chết trong trại tù cải tạo, chị chỉ có một người
con trai nay đã có gia đình. Chị đã cả đời quên mình chỉ để lo lắng cho con. Con
chị cũng rất hiếu thảo và thương mẹ nhưng vợ chồng nó không muốn ở chung. Nó
đã nói thẳng với chị là con rất thương mẹ và con biết là mẹ cũng rất thương con.
Con muốn tránh trước những chuyện có thể làm mẹ buồn. Chúng con ở riêng và
nếu có chuyện gì xảy ra thì con xin thưa với mẹ trước là con sẽ về phe vợ vì mẹ thì
không bao giờ bỏ con, còn vợ con có thể bỏ con được. Thoạt tiên những lời nói ấy
làm chị đau đớn lắm. Cả đời chị đã hy sinh cho con, những tưởng về già có nơi
nương tựa. Chị ở lại một mình trong căn nhà vắng, trống trải, trơ trọi. Đêm nằm
nhiều khi giật mình vì tiếng kẹt cửa hay tiếng gỗ cựa mình. Những lúc ốm đau, uể
oải, chị thật tủi thân. Chị vẫn chưa quen lối sống độc lập, cứng cỏi của những
người già bản xứ. Chị đã gặp anh, bạn thân của chồng trong một tiệc cưới, vợ con
anh đã chết hết trên đường vượt biển. Bạn bè cũ xúm vào gán ghép, thúc đẩy và tạo
cơ hội để anh chị gần nhau, cuối cùng hai anh chị đồng ý sống chung.

– Diễm ơi, tình già có những cái đẹp của tình già, nhà ấm áp hơn, khi vui có người
để kể và khi buồn có người để chia. Mình không biết mình còn ở cõi đời này bao
lâu nữa. Một năm, năm năm, mười năm hoặc ngắn hơn, hay dài hơn thế? Ở một
mình buồn lắm, thảm sầu lắm, em ạ.

Chị Vân bên Pháp có hai cô con gái, cũng ly dị ở tuổi hơn bốn mươi, nay hai con
có gia đình riêng và chị cũng mới ở chung với ông bạn già, cũng khuyên:

– Tuổi sáu mươi bây giờ còn trẻ lắm, em không thể ngồi trong xó tối mà nhai gặm
nỗi cô đơn. Vấn đề là làm sao tìm được người hiểu mình, thương mình thật tình và
cùng tôn trọng nhau. Có như thế mới khắc phục được những lẩm cẩm của tuổi già,
những phức tạp của đời sống. Hai đứa con gái của chị hồi bé không bao giờ dời
mẹ, thấy ai đến gần tán tỉnh mẹ là khóc lóc, buổi tối ôm gối đòi ngủ chung thế mà
khi lập gia đình cũng vẫn quý “privacy” hơn. Tuổi trẻ mà em, thương con nên đành
thương cho trót. Khi chị sống chung với ông này các cháu mừng lắm, yên chí có
người ở bên mẹ, lo lắng cho mẹ, không áy náy với mặc cảm bỏ rơi mẹ chúng nó.

Sắp đến ngày mẹ Diễm trở về, phải làm sao đây. Mẹ nào mà chẳng yêu con, mẹ
nào chẳng muốn con hạnh phúc. Nhưng ở thế hệ của cụ, liệu cụ có hiểu cho không
hay cụ lại cho là nàng già rồi mà không nên nết.

Mẹ Diễm cũng goá chồng ở tuổi sáu mươi, đã hơn ba mươi năm cô đơn, quạnh
quẽ. Cụ là con út của một gia đình thế gia, vọng tộc, được cả nhà cưng chiều, khi
lập gia đình cũng hạnh phúc ấm êm. Một bầy anh em Diễm lần lượt ra đời, như
những nắm bông gà con ríu rít bên gà mẹ. Hồi tưởng lại thuở bé hình như mẹ nàng
chỉ biểu lộ sự thương yêu con qua những lo lắng chu toàn về miếng cơm, manh áo,
săn sóc sự học hành của các con nhưng rất ít nói lời yêu thương. Cụ răn dạy con
theo lối cổ, nghiêm khắc. Chị em Diễm kính yêu nhưng… sợ. Đến tuổi trưởng
thành, từng đứa, từng đứa rời vòng tay mẹ để tạo lập gia đình riêng. Cụ có cảm
giác mất mát. Cụ cho dâu rể là những người đã cướp đoạt các con của cụ, những
vật sở hữu của người mẹ quyền uy. Các con đã không hiểu được mẹ và mẹ thì cũng
chẳng thể nói được với các con. Dâu rể là người dưng làm sao hiểu được những rắc
rối phức tạp đó. Cứ thế mẹ con càng ngày càng xa cách. Các con không dám hỗn
hào với mẹ nhưng từ từ lánh xa. Diễm được mẹ nuôi dạy từ bé, quen phong cách
của gia đình, cũng khó nói ra những lời yêu thương. Nàng ao ước được nói với mẹ
một cách dễ dàng. Mẹ có biết là con yêu thương, xót xa mẹ đến chừng nào không?
Ngày xưa mẹ già, con trẻ… không thể nào hiểu được nhau, nay mẹ già và con
không còn trẻ nữa, sự suy tư có thể gần nhau hơn, dễ cảm thông hơn. Mẹ ơi, con
thương mẹ, con muốn những năm cuối của cuộc đời mẹ có tâm thanh thản, nhẹ
nhàng. Con yêu mẹ, mẹ ơi. Diễm thầm thì nói với mình như đang ngồi bên mẹ
nàng.

Nàng ao ước Trác và nàng đủ thân và tình yêu cùa hai người đủ mạnh để nàng
không phải lựa chọn giữa TÌNH và HIẾU như lần trước. Nàng mong được cả hai.
Liệu tình của Trác có đủ để họ cùng nhau tìm cách lấy lòng mẹ nàng không. Rồi
hai người chiều cụ, làm cụ vui để cụ xóa bỏ sự lo lắng, sợ hãi mất con mà cụ lại có
thêm một người thân nữa.

Cứ như thế hồn Diễm lênh đênh, chiếc máy CD đầu giường buông những ca từ
mượt mà của Trịnh Công Sơn và nàng thiếp ngủ trong… “Ru mãi ngàn năm từng
ngón xuân nồng… “

Buổi sáng Diễm bị đánh thức bằng tiếng chuông điện thoại mẹ nàng gọi từ miền
Ðông:

– Hôm nào cô sang đây?

– Dạ hai ngày nữa mẹ ạ. Mẹ đi chơi có vui không?

– Thì… cũng vui, tôi ra phi trường đón cô nhé!

– Thôi khỏi mất công mẹ ạ, con đi cùng hai chị bạn.

– Ờ… nghe nói cô học đàn hả?

– Con với mấy chị bạn đang học Mandolin, học cho vui thôi mà.

– Ừ… thì cô cứ học cho vui.

Hai ngày nữa Diễm sang Hoa Thịnh Đốn cùng Hồng Tước và Hương Kiều Loan để
ngắm hoa đào nở. Cũng nhân dịp này nàng muốn trắc nghiệm lại lòng mình, tình
cảm của mình với Trác. Nghe tiếng nói của mẹ qua máy Diễm cảm nhận một sự
dịu dàng, một âm hưởng ấm áp mặc dù vẫn với lối nói thường xuyên của Cụ.

Nghiệm lại nàng thấy như có sự an bài của Thượng Đế, mọi diễn biến xảy ra đều
đúng thời, đúng lúc. Nàng đã gặp mấy người con cuả Trác, có tình cảm thương
mến dạt dào. Con bé Uyên ríu rít: “Mẹ có “boyfriend” cho vui, con không muốn
mẹ khóc hoài, mẹ vui con cũng vui…” Tuổi trẻ lớn lên ở bên này phát biểu rất hồn
nhiên. Tóm lại mọị chuyện như thuận duyên. Xin cảm tạ Phật Trời, cảm tạ các
Đấng Bề Trên.

Diễm dạo quanh khu vườn nhỏ, bây giờ đang là mùa Xuân, cây cối như đang hân
hoan mỉm cười. Năm nay những bông hoa như to hơn, màu sắc tươi hơn. Cành đào
đầy nụ, giò lan nặng trĩu vì hoa, những cây bonsai giữ những bụi nước nhỏ li ti như
còn ngậm sương sớm. Nắng lung linh, gió nhè nhẹ rung rinh… Diễm như đang
mơ… mơ mơ, màng màng, say… say say… Nàng như được bọc mình trong nắng,
nắng vàng óng như tơ và nắng thật ngọt ngào.

Đỗ Dung



Nhân Xuân TÂN SỬU 2021, tản mạn về "TRÂU" qua Ca Dao Việt Nam

Như chúng ta biết, lịch cổ truyền của Việt Nam gồm mười hai con giáp và Trâu là con giáp đứng thứ
nhì sau Chuột dùng để tính thời gian: Tý, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu,
Tuất và cuối cùng là Hợi. Năm Tý vừa đi qua và Năm Mới 2021 là năm Trâu, Năm TÂN SỬU.
Ca dao Việt Nam diễn tả những con giáp cho dễ nhớ qua ca dao như sau:
Tuổi Tý là con chuột xù
Thu gạo thu nếp nó bò xuống hang
Tuổi Sửu con trâu kềnh càng
Cày chưa đúng buổi nó mang cày về
Tuổi Dần con cọp chỉn ghê
Bắt người ăn thịt tha về non cao
Tuổi Mẹo là con mèo ngao
Hay quấu hay quào ăn vụng thành tinh
Tuổi Thìn, rồng ở thiên đình
Đằng vân giá vũ ẩn mình trên mây


Có thể nói TRÂU là loài vật rất phổ biến, nhất là đối với nhà nông. Và Trâu cũng được lấy làm hình
ảnh mang tính cách sinh động cho nhiều câu thành ngữ, tục ngữ của Việt Nam. TRÂU là con vật
giúp đỡ cho giới nông dân rất nhiều và cũng chính con người đã đưa Trâu lên phim ảnh, đưa vào
truyện, thơ văn. Ở đây người viết chỉ điểm qua giới hạn hình ảnh con Trâu trong tục ngữ, ca dao
Việt Nam, vừa để thư giãn đầu Xuân vừa dùng làm bài học đối nhân xử thế ở đời.
TRÂU trong ca dao – tục ngữ của Việt Nam (VN) có rất nhiều, nhiều câu ca dao phổ biến rộng được
mọi người thường nghe, nhiều người còn thuộc lòng. Đi xa hơn, trong kho tàng ngôn từ chữ nghĩa
của Việt Nam TRÂU cũng đã góp mặt trong nhiều câu tục ngữ – thành ngữ, nghĩ kỹ lại thấy đều
mang tính chất châm biếm ý nhị, hàm chứa tính triết lý sâu xa và cũng không kém phần hóm hỉnh,
chế diễu.

Nhân dịp Xuân TÂN SỬU 2021, chúng ta hãy thử nghiền ngẫm một số câu tục ngữ – thành ngữ của
Việt Nam về " TRÂU ", để có thể tìm thấy trong đó những nét tương đồng qua tư tưởng, ngôn từ
đồng cảm qua kinh nghiệm phổ quát.
Hình ảnh con Trâu trong ca dao, tục ngữ trước hết là hình ảnh được diễn tả bằng ngôn từ. Trong
hai con vật thân quen với cuộc sống của người nông dân là Trâu và Bò thì trâu được đánh giá cao
hơn bò: “Trâu gầy cũng tày bò giống”, “Trâu he cũng bằng bò khoẻ” (Tục ngữ). Bò khả năng chịu
rét kém, sức kéo cũng không khoẻ bằng trâu, riêng về việc kéo cày ở đồng ruộng thì khả năng của
bò kém trâu xa. Trâu có sức khoẻ dẻo dai hơn bò, được ví von qua mấy ca dao như sau:
Trâu năm sáu tuổi còn nhanh,
Bò năm sáu tuổi đã tranh về già,
Đồng chiêm xin chớ nuôi bò,
Mùa đồng tháng giá, bò dò làm sao!
Chính vì ưu điểm chịu rét khá, sức kéo mạnh cho nên nhà nông nuôi trâu để phục vụ cho lao động
sản xuất và là ưu tiên lựa chọn hàng đầu của người nông dân. Nghề nông mà không có trâu thì
không thể tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao giống như việc nhà giàu mà không có thóc gạo:
Làm ruộng không trâu, làm giàu không thóc .
Để khỏi quên những chuyện cần làm trong năm người Việt Nam ta cũng đã mượn ca dao nhưng
khéo léo kết lại thành bài thơ ngắn có vần điệu cho dễ nhớ
Tháng giêng là tháng ăn chơi,
Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà
Tháng ba thì đậu đã già
Ta đi ta hái về nhà phơi khô
Tháng tư đi tậu trâu bò
Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm…
Muốn mua được trâu hay, cày khoẻ thì cần phải biết cách chọn trâu giống tốt. Tục ngữ cũng nêu lên
kinh nghiệm mua trâu:
“Mua trâu xem sừng, mua chó xem chân”
hay “Mua trâu xem vó, lấy vợ xem nòi”.
Trâu sừng to, cân đối là trâu khoẻ. Cổ trâu dài, bò nếu có cổ ngắn và to là loại trâu, bò có sức kéo
khoẻ. Trâu khoẻ, nhanh ảnh hưởng tốt đến hiệu quả công việc sản xuất, ca dao Việt Nam ví von:
- Thứ nhất vợ dại trong nhà,
Thứ nhì trâu chậm, thứ ba rựa cùn.
- Trâu khoẻ chẳng lọ cày trưa,
Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền.
Để cho thấy rằng nếu muốn mua trâu thì nên chọn mua trâu nái tức “xem vó”, cũng tương tự như
lấy vợ thì chọn con nhà có dòng dõi, sức khỏe tốt và … khả năng sinh sản, ca dao có câu
Mua trâu xem vó, lấy vợ xem nòi.
Vì Trâu chính là con vật đóng vai trò hàng đầu của nhà nông:
Con trâu là đầu cơ nghiệp

nên người nông dân mua trâu bò cũng chọn ngày tháng.
Tháng tư đi tậu trâu bò,
Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm…
Ai muốn làm giàu thì phải nuôi trâu, đặc biệt là trâu nái vừa cày vừa sinhh sản và bán trâu giống là
có cơ hội làm giàu:
Muốn giàu nuôi trâu nái, muốn lụn bại nuôi bồ câu.
Tuy nhiên, việc “tậu trâu” là việc hệ trọng giống như chuyện “lấy vợ, làm nhà” và chọn trâu tốt
không phải là công việc dễ dàng.
Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà
Trong ba việc ấy thật là khó thay.
Sự giàu có sung túc của nhà nông được đánh giá bằng chất lượng và số lượng ruộng và trâu:
Ruộng sâu, trâu nái
Cao Dao Tục ngữ Việt Nam nói riêng cũng lấy hình ảnh con trâu để đề cập đến các mối quan hệ
trong xã hội. Ngày xưa và ngay cả bây giờ, sự tranh chấp nhau làm cho dân tình gánh chịu khốn
khổ hay đơn giản tình bạn tan vỡ và có câu tục ngữ đã diễn tả khéo léo cảnh này:
Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết.
Để ám chỉ sự ghen ghét nhau của các quan chức thời xưa cũng như có thể nói ngay cả trong đời
sống xã hội hiện tại, dân gian dùng hình ảnh “trâu buộc” và “trâu ăn” một cách tài tình, dễ hiểu :
Trâu buộc thì ghét trâu ăn,
Quan võ thì ghét quan văn dài quần.
Nhận xét về các loại người trong xã hội, tục ngữ cũng mượn hình ảnh con trâu. Mượn “trâu chậm”
và “trâu ngơ” một cách khéo léo để ám chỉ loại người chậm chạp, ngu ngơ và bị thua thiệt:
Trâu chậm uống nước dơ,
Trâu ngơ ăn cỏ héo.
Riêng về lãnh vực nhân tình thế thái, dân gian ta cũng mượn hình ảnh con trâu với các cấu trúc ngữ
nghĩa khác nhau. Chẳng hạn để ám chỉ cho một sự việc nếu để lâu nó sẽ giảm bớt đi hiệu quả hay
sự quan trọng của nó cũng bị giảm, tục ngữ ta có câu đơn giản, dễ hiểu:
Cứt trâu để lâu hoá bùn
Thông thường đôi khi người ta không nhận ra tầm quan trọng của sự việc hay món đồ dùng bởi lẽ
khi họ có nhiều xài không hết thì chê thế này chê thế nọ nhưng gặp lúc thiếu hụt, không có (ví dụ
nếu đang đi giữa bãi sa mạc, sắp chết vì thiếu nước uống), thì đành phải chấp nhận như sau
Nước giữa dòng chê trong, chê đục
Vũng trâu đầm hì hục khen ngon
Đề cập đến sự tương trợ lẫn nhau, cũng có câu:

Trâu béo kéo trâu gầy.
Nói đến trâu là gắn với khả năng cày bừa và làm việc vất vả, nặng nhọc trong ngành nông nghiệp:
Trâu cày ngựa cưỡi.
"Tác giả dân gian" cũng đã mượn con Trâu với đặc tính không thính tai để đề cập đến triết lý có
tính nhân sinh, khi nói chuyện hay làm việc một cách vô ích, không có hiệu quả với người không
hiểu biết qua các câu ca dao đơn giản như sau:
Đàn đâu mà gảy tai trâu,
Đạn đâu bắn sẻ, gươm đâu chém ruồi!
Khi chăn trâu thì phải luôn coi chừng nó, không để trâu đi lạc đàn, trâu ăn lúa. Trâu đã đi vào ca
dao huyền thoại nói về chú Cuội chăn trâu mãi chơi, ngồi gốc cây đa để trâu ăn lúa
Thằng Cuội ngồi gốc cây đa
Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời
Chăn trâu tuy đơn giản nhưng lại là một việc làm khá vất vả, phải đi sớm về khuya, suốt ngày phơi
mặt ngoài đồng, phải chịu mưa nắng gió rét, chăm sóc trâu cho béo tốt để có sức mà kéo cày:
Trâu anh con cưỡi con dòng,
Lại thêm con nghé cực lòng thằng chăn.
Chuyện nặng cày bừa của nhà nông với con trâu thường do người đàn ông đảm nhận. Vì vậy, biết
điều khiển trâu và cày sao cho giỏi là tiêu chuẩn để đánh giá người con trai trong việc đồng án:
Trai thì cày ruộng khiển trâu
Gái thì phải biết bổ cau têm trầu
Nghề nông là một nghề vất vả nhưng là một nghề cao cả vì nó quyết định đến đời sống của mọi
người. Người Á Châu nói chung và người Việt Nam nói riêng, cơm là món ăn chính hàng ngày. Câu
ca dao sau đây diễn tả rõ nét sự lam lũ của nghề nông và lời nhắn gửi với mọi người đừng quên
công lao nhọc nhằn của họ:
Lao xao gà gáy rạng ngày,
Vai vác cái cày, tay dắt con trâu.
Bước chân xuống cánh đồng sâu,
Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu đi cày.
Ai ơi! Bưng bát cơm đầy,
Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng.
Chính vì vất vả nặng nhọc và mang trách nhiệm nặng nề nên đứa trẻ chăn trâu được xã hội xưa coi
trọng, quý mến. Có cả một lễ hội mục đồng mà những đứa trẻ chăn trâu tham gia và được đối xử
trọng vọng. Ngoài ra, cũng có Lễ hội chọi trâu là một hình thức thi trâu khoẻ, tôn vinh người chăn
trâu, ai có trâu thắng cuộc thì rất vinh dự. Lễ hội chọi trâu trở thành một ngày hội lớn:
Dù ai buôn đâu bán đâu,
Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề,

Mồng mười tháng tám trở về chọi trâu.
Văn hóa nghề nông cũng được diễn tả rõ nét qua công việc cày cấy, mối quan hệ giữa người và
trâu. Trâu không còn là con vật mà còn là người bạn của nhà nông, họ thường tâm tình tha thiết với
trâu về công việc cày cấy, ân cần khuyên bảo trâu ăn uống, làm lụng, luôn cả về vấn đề triết lí nhân
sinh mà có lẽ nhiều người đã từng nghe:
Trâu ơi! Ta bảo trâu này!
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cày cấy vốn nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công!
Bao giờ cây lúa trổ bông,
Thời còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Tuy vất vả nhưng có thể nói là người nông dân luôn yêu đời, lạc quan và tin tưởng vào tương lai
tươi sáng. Họ coi việc cày cấy là niềm vui. Giữa trâu với người lao động, cảnh trâu và người cùng
đồng hành hăng say trong công việc nhà nông, họ xem trâu như một thành viên trong gia đình:
Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa
Đề cập về mối quan hệ trai gái, câu tục ngữ “Trâu tìm cọc (cột) cọc (cột) chẳng tìm trâu” ám chỉ
người con trai thường đi tìm người con gái để ngỏ lời chứ con gái không đi tìm con trai để tán tỉnh.
Hình ảnh đáng yêu của “ngọn cỏ phất phơ” là em và anh là “con nghé nhởn nhơ” đi tìm cỏ, cỏ cần
cho trâu và trâu bao giờ cũng khát khao ăn cỏ, như "chàng khát khao nàng" với câu ca dao:
Em như ngọn cỏ phất phơ,
Anh như con nghé nhởn nhơ giữa đồng
Để thề thốt yêu thương, ca dao về Trâu ví von:
Trăm năm còn có gì đâu
Miếng trầu liền với con trâu một vần
Hay trách móc khéo tuy nhẹ nhàng mà cay đắng:
Công anh chăn "nghé" đã lâu,
Bây giờ nghé đã thành trâu ai cày ?
Nhưng trong đời sống cũng có những cô gái có lối sống xa hoa vật chất, và để so sánh với hình ảnh
con trâu chỉ ăn cỏ để sống qua ngày ca dao với ý muốn châm biếm không thiếu, như:
Ai nói chăn trâu là khổ??
Tôi chăn nàng còn khổ hơn trâu.

Trong xã hội, thông thường dân làng nào thì theo tập quán của làng ấy theo kiểu "bảo thủ":
Trâu đồng nào ăn cỏ đồng ấy
Để tự than thở cho số phận hẩm hiu chẳng may trên con đường tình ái, ca dao cũng mượn con Trâu
để diễn tả :
Chẳng qua số phận long đong
Cột trâu, trâu đứt, cột tròng, tròng trôi
Chưa hết. Người đời còn mượn hình ảnh của con Trâu để nói lên sự thèm khát ái tình... Ca dao Việt
Nam diễn tả rất khéo léo về tình tiết này qua yêu cầu của người bạn "có lẽ chưa chồng" muốn có
được vòng tay ôm ấp một cách tế nhị như sau:
Của chua ai nấy cũng thèm
Em cho chị mượn chồng em vài ngày …
Và mời nghe người bạn gái trả treo rất văn chương, tuy đùa cợt nhưng thâm thúy :
Chồng em đâu phải trâu cày
Mà cho chị mượn cả ngày lẫn đêm
Để đề cập về cách sống theo bầy đàn của trâu bò, cũng là tâm lí nói về tính cộng đồng xã hội:
Trâu có đàn, bò có lũ
Người Việt Nam nói riêng, đa số tôn trọng và coi danh dự hơn cả của cải vật chất nên thường cố
gắng tạo danh tiếng cho mình. Để nhắc nhở mọi người nên giữ gìn danh dự, có câu tục ngữ:
Trâu chết để da, người ta chết để tiếng.
Hoặc để cảnh giác, khuyên răn thì có câu:
Trâu kia chết để bộ da
Người chết để tiếng xấu xa muôn đời
Ca dao hay tục ngữ truyền khẩu về con "TRÂU" thì còn rất nhiều nhưng người viết chỉ trích dẫn một
số ít ca dao trên đây, góp nhặt được trên internet. Rất tiếc bài viết có giới hạn nên tôi không thể
trích dẫn hết để trình bày cùng quí vị, mong thông cảm. Nhưng qua đó hy vọng cũng đủ gói ghém ý
nghĩa sâu sắc của ca dao, có thể nói là căn bản của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Mong quý độc
giả hoan hỷ cho mọi sơ sót. Đa tạ.
Kính chúc Quý độc giả một năm mới TÂN SỬU 2021, "AN KHANG THỊNH VƯỢNG".

* © Lê Ngọc Châu – (Nhân Xuân TÂN SỬU 2021,

Nam Đức, ngày 08.01.2021), Phỏng tác theo ca dao, tục ngữ góp nhặt trên internet. Hình minh
họa.

MAI
Sao Khuê

Thiền sư Mãn Giác có một bài thơ nổi tiếng làm khi ngài bị bệnh:
Cáo tật thị chứng
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự dục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thưong lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Bài thơ đã được dịch là :
Có bệnh báo mọi người
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân tới trăm hoa nở
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua hiên trước một cành mai.

Lại cũng có một bài thơ cổ khác nói về một cành mai (nhất chi mai), đặc biệt bài
thơ này chỉ có mười chữ làm thành ' Vị tình lai ký nhất chi mai hưũ biệt hoài ' có nghiã
là ' Vì tình gửi tới một cành mai tỏ nhớ nhung' mà có thể xếp thành bài thơ tứ tuyệt là :

Vị tình lai ký nhất chi mai
Ký nhất chi mai hữu biệt hoài

Hoài biệt hữu mai chi nhất ký
Mai chi nhất ký vị tình lai
Sao Khuê xin dịch là:
Vì tình gửi tới một cành mai
Gởi tới cành mai tỏ nhớ hoài
Nhớ hoài một cành mai gởi tới
Cành mai gởi tới tỏ tình ai .

Qua hai bài thơ trên thì MAI là hoa mai,loài hoa thường chỉ nở và được nhắc đến khi
xuân về. Hồi xưa, có nhiều người quá bận công kia chuyện nọ mà quên cả thời gian
'đồn anh đóng bên rừng mai nếu mai không nở anh đâu biết xuân về hay chưa....'vâỵ
thì xuân về, mai nở và mai nở xuân về, có xuân là có mai. Những cành mai xum xuê
hoa vàng rực rỡ nở ở góc vườn báo hiệu xuân về nên ngày còn ở Việt nam, nhà nào có
mảnh vườn cũng ráng trồng cây mai để mỗi năm xuân về Tết đến đón xuân; nhà nào
không có vườn thì dù giầu hay nghèo cũng ráng mua lấy cành mai về chưng ngày Tết,
vì mai, phát âm theo giọng người miền Nam đồng âm với may-may mắn –và chẳng ai
bảo ai, mọi người đều tin hoa mai đem lại may mắn, thịnh vượng cho năm mới.

Mai trồng và mọc ở miền nam VN để đón xuân thường có màu vàng rực rỡ mà mọi
người đều gọi tắt là hoa mai. Hoa mai hay hoàng mai (mai vàng) có tên khoa học là
Ochna integerrima, họ Ochnaceae, thường chỉ có sắc vàng mà không có hương, tuy vậy
hoàng mai ở Huế lại có mùi thơm thoang thoảng..

Hoa mai
còn có màu trắng, nhị cũng vàng gọi là bạch mai,
còn rất ít ở miền Nam, có mùi thơm thoang
thoảng, có lẽ ngày xưa mọc rất nhiều ở khu đồn
Bạch Mai hay khu nhà thương Bạch Mai ở Hànội

Trung hiếu vẹn tròn hai khối ngọc
Thanh cao phô trắng một cành mai

(Tản Đà)

Trong truyện Kiều, cụ Nguyễn Du có câu:
Thiền trà cạn nước hồng mai
Thong dong nối gót thư trai cùng về.
theo đó hồng mai là một loại cây trà trên núi, sắc đỏ lợt, lá nhỏ hơn lá trà Tàu, hoa nở
từ tháng chạp đến tháng hai, đồng thời với hoa mai nên gọi là trà mai hay hồng mai.
Cũng có sách cho là nước sắc của gỗ cây mai già có mầu đỏ hồng nên gọi là hồng mai.

Thủy mai có hoa màu trắng phơn phớt tím, thoang thoảng mùi thơm , khi trồng gần
nước thì cây hoa ngả mình về phía mặt nước và đơm hoa nhiều hơn nên còn gọi là mai
chiếu thủy. Thủy mai thân nhỏ không thể cắt cành để cắm nên khi trông phải trồng
nguyên cây trong chậu.

Nhiều người cũng thích trồng mai tứ quí, loại này cũng trồng nguyên cây chứ không
cắt cành để cắm. Gọi là tứ quí ví mai nở cả bốn mùa, hoa màu vàng nở vào buổi sáng,
đến chiều thì cánh hoa rụng xuống, đài hoa khép lại rồi vài ngày sau lại nở ra, đài hoa
lúc đó thành cánh hoa màu đỏ sẫm và nhị hoa trở thành những hạt hoa có mầu xanh
khi còn non và mầu đen khi đã già; hạt đen này rụng xuống đất lại mọc cho cây hoa
mai mới. Mai tứ quí không có hương và ít hoa nhưng nhiều người ưa trồng vì có hoa
quanh năm và hoa lại nở hai lần với hai mầu khác nhau. Muốn có hoa nhiều cũng phải
tỉa lá như mai vàng.
Mai khôi hoa lại là một loại hoa hồng còn gọi là mân côi hay mai khôi có sách nói là để
ướp hương cho trà hồng mai

Mai tơ hay mai đào (tên Hán là kim lâu mai) tên Pháp là Hamamélis, tên khoa học
là Hamamélis mollis thuộc họ Hamamelidaceae

Mai cũng còn là cây mơ (prunus mume) , người Hoa gọi là mai, thuộc họ Rosaceae
đầu xuân nở hoa, có hai thứ trắng và đỏ. Thứ trắng gọi là lục ngạc mai, nở hết hoa rồi
mới nẩy lá, quả chua, chín thì vàng; các vùng đông nam Trung Quốc gần biển, đầu
muà hè đổi gió hay mưa vừa lúc mơ chín nên lúc này gọi là mai tiết (mùa mơ chín).
Khi xưa Tào Tháo đã gạt quân sĩ là trước mắt có rừng mai (mơ) để giúp đoàn quân
tưởng tượng đến vị chua của quả mơ rồi chảy nước miếng mà quên cơn khát. Trong
Kiều của Nguyễn Du cũng có câu 'quả mai ba bẩy đang vừa' chỉ quả mơ. Nguyễn Bính
cũng có bài thơ 'thơ thẩn rừng mơ cô hái mơ... '

Hoa mai được coi là một trong tứ quí: mai, lan, cúc, trúc.

Trường nữ trung học Gia Long ở Sàigòn ngày xưa đã chọn đóa mai vàng làm phù
hiệu gắn trên áo cho các nữ sinh vì hoa mai chẳng những tượng trưng cho muà xuân
tươi trẻ cuả tuổi học trò mà mai còn hàm nghiã 'mai cốt cách tuyết tinh thần' chỉ cốt
cách thanh cao của loài hoa được tôn là quân tử chi hoa và tinh thần thì trắng tinh như
tuyết. 'Mai cốt cách '(tuyết tinh thần) là dáng người thanh quí như hoa mai nhưng dù
người ta bảo 'yếu như liễu, gầy như mai, trắng như tuyết...' thì người mang tên Mai
thường có xương cốt thuộc loại cao lớn tuy không mập mạp chứ thực sự ít ai có cái 'nét
buồn như cúc điệu gầy như mai '.

Cao bá Quát, một thi sĩ bất khuất, tài danh, đã ngả bút chê thơ của các vương hầu ở
đất Thần Kinh là có mùi nước mắm: ' ngán thay cái mũi vô duyên, câu thơ Thi Xã con
thuyền Nghệ An ``nhưng lại chịu một đời cúi đầu trước hoa mai ' nhất sinh đê thủ bái
hoa mai ``, không hiểu nhà thơ cách mạng này cúi đầu trước đóa hoa mai hay cúi đầu
trước một người đẹp nào đó có tên là Mai vì Mai thường dùng để đặt tên cho cả con
trai lẫn con gái, nhất là con gái : Hoàng Mai, Bạch Mai,Thủy Mai, Thúy Mai, Diễm Mai,
Huỳnh Mai, Quỳnh Mai, Liễu Mai, Như Mai, Ngọc Mai,Yến Mai,Tuý Mai v..v.. tuy vậy quí
vị chớ có đặt tên con là Dương Mai kẻo có người lại liên tưởng đến bệnh dương mai
(giang mai) là một bệnh phong tình mà người ta nghi là do Dương Quí Phi ( Dương Quí
phi tên là Mai ) mà ra.

Mai chẳng những dùng để đặt tên mà còn dùng làm họ cho nhiều người (Mai Thúc
Loan tức Mai hắc Đế ).

Quí vị nào mang tên là Mai nên nhớ rằng ngơài ý nghĩa là một loài hoa, mai còn có
nghĩa là một loại ngọc tốt (mai khôi) .

Mai quế lộ là tên một loại rượu của Tàu có nghĩa là sương hoa mai và hoa quế

Mai còn là cây bương. Bương là một loại tre rừng (tre mạnh tông, giang hay nứa)
họ Poaceae, có thân to dùng làm côt nhà được. Cây bương khi già có hoa giông như
bông lau thường được bó lại, dùng làm chội để quét gọi là chổi bông mai. Măng của cây
bương to và mập gọi là măng mai như trong bài Lính thú :

...Ngang lưng thì thắt bao vàng,
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài.
Một tay thì cắp hỏa mai,
Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền.
Thùng thùng trống đánh ngũ liên,
Bước chân xuống thuyền, nước mắt như mưa.
Ba năm trấn thủ lưu đồn,
Ngày thời canh điếm, tối dồn việc quan.
Chém tre đẵn gỗ trên ngàn,
Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai!
Miệng ăn măng trúc măng mai,
Những giang cùng nứa lấy ai bạn cùng!
Nước giếng trong con cá nó vẫy vùng...

Mai (cây bương) và Trúc (cây trúc) có những đốt thẳng (đốt theo chữ Hán là
tiết, chữ tiết nghĩa là đốt cũng có nghiã là lòng dạ, tiết tháo) nên trúc mai chỉ người có
lòng dạ ngay thẳng, suốt đời không thay lòng đổi dạ và không quanh co nên trúc mai
chỉ người bạn tình chung thủy:

Trúc nhớ mai, mai về nhớ trúc
Trúc về rồi, mai nhớ trúc không?
Bây giờ kẻ bắc người đông
Kể sao cho hết tấm lòng tương tư .
hay như trong Kiều của Nguyễn Du :
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền ghì trúc mai....

Từ đó mai còn có nghĩa là mai mối. Chuyện kể có một giống trúc mọc bên đầm 'Đố
phụ đàm' (đầm đánh đố được vợ) vì ngày xưa có hai trẻ trai gái lúc còn nhỏ chơi vơí
nhau rất thân thiết, sợ lớn lên phải xa nhau nên lấy một lóng trúc chẻ làm hai, cầm mỗi
người một nưả quăng xuống đầm mà nguyền rằng nếu hai nửa đó kết lại làm một thì
sau này được nên duyên chồng vợ... Hai mảnh trúc trôi xuôi rồi kết lại vơí nhau và hai
cô cậu thì sau này nên duyên chồng vợ; giống trúc mọc bên bờ đầm này mang tên là
mai trúc nên người làm mai cho hai bên nên vợ nên chồnggọi là ông mai hay bà mai
(...nhưng em chưa lấy ai vì thày bảo bà mai rằng em còn nhỏ lắm ý đợi người tài trai
...)

Làm mai là một việc ngu nhất vì sau khi người ta nên vợ nên chồng thì những lúc
cơm không lành canh không ngọt, ông bà mai thường bị đem ra trách móc nên có câu
rằng :

Ở đời có bốn cái ngu
Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu.....
Mai còn là cái 'lưng' của con rùa ( mai rùa), con cua, con còn, con ghẹ .
Hàm mai là cái khớp miệng ngựa để cho ngựa không kêu khi cưỡi ngựa đi đêm,
muốn giữ bí mật (như vua Quang Trung trong chiến dịch đại phá quân Thanh thì ngựa
phải tháo nhạc, đóng hàm (hàm mai) và người phải ngậm tăm (theo Đào duy Anh).
Mai còn nghĩa là chôn, là dấu như mai một(chôn mất đi), mai danh ẩn tích (chôn
tên,dấu tung tích tức là đi ẩn), mai cốt bất mai danh ( chôn xương không chôn tiếng),
mai đầu (chuí đầu mà học, không lý gì đến việc khác), mai táng (chôn người chết), mai

u (chôn cái buồn xuống đất), mai tàng (chôn dấu cho biến đi), mai ngọc trầm châu
(chôn ngọc xuống đất và làm chìm châu dưới nước ý nói người con gái đẹp tạ thế), mai
ngọc thụ (chôn cây ngọc, ý nói người hiền chết thật đáng tiếc), mai phục (quân lính
núp sẵn để đánh úp).

Vì mai là chôn nên một dụng cụ đào đất có tên là cái mai (một mai, một cuốc, một
cần câu...)..

Theo chữ Hán, mai còn là cái mốc từ chữ mai là mốc hay là bụi bay mù khi có gió
to.

Mai cũng có nghĩa là từng cái, từng chiếc, một cái thẻ, một thân cây.
Mai còn dùng để chỉ thời gian. Ngày mai là ngày sau ngày hôm nay. Mai kia mốt nọ
hay mai sau là một ngày mai nào đó trong tương lai:

Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy so tơ phím này

(Kiều)
Trong chuyện 'Nửa chừng xuân' của Khái Hưng, cụ Hàn Thanh tán tỉnh và đòì
cưới cô Mai, con gái người bạn học cũ là cụ Tú Ninh Bắc; cụ hàn Thanh đã rất thú vị
tìm ra câu hẹn hò ' vậy mai, Mai nhé'.
Sao Khuê cũng có một người bạn biết lợi dụng chữ mai lắm nghĩa này mà làm bốn
câu thơ :

Ngày 'mai' không trở lại
Lòng chôn dưới vực sâu
Gửi gió lời trăn trối
Giã từ cuộc tình sầu....
Vì 'mai' không trở lại nên cuộc tình sầu, nhưng nếu cưới được 'mai' làm vợ thì sẽ
sinh con 'hạc': mai thê, hạc tử, lúc đó đời sống thật sự là tiêu dao nơi núi ngàn, mây
nội, thong dong...không nhà (homeless) có rừng mai làm vợ và có chim hạc làm con...

Trong thơ văn, 'mai' cũng đem lại nhiều cảm hứng để dệt nên những vần thơ, nốt nhạc
về mai. Những áng văn, thi tập có tên mai như 'Nhị đô mai', 'Mai đình mộng ký', 'Mai
am thi tập', ' Vịnh lĩnh mai ' v..v..và vì có xuân là có mai hay có mai là có xuân nên bià
báo xuân, thiệp xuân có hình hoa mai nở tưng bừng màu vàng rực rỡ.
Sống ở ngoại quốc, nhiều người vẫn đi tìm lại hương xưa bằng cách gây lại những chậu
mai vàng hay mai tứ quí. Ở Mỹ và Canada, khi xuân về cũng có mai vàng rực rỡ nhưng
là mai ... Mỹ.

Đó là cây Forsythia, tức cây Liên kiều cho hoa màu vàng như hoa mai nhưng cánh
nhọn chứ không tròn, theo thiển ý thì không đẹp bằng hoa mai vàng dù về mùa xuân
Forsythi, cũng kết nụ đơm bông vàng rực rỡ nhìn xa cũng giống như mai vàng, khi hoa
tàn thì mới ra lá giống như mai.

Mai được người Trung Quốc trân quí vì mai chịu lạnh mùa đông mà đơm hoa mang
cái đẹp đến cho người nên nhiều người không quản ngại mà 'đạp tuyết tầm mai '

Người Việt mình chuộng hoa mai vì hoa đẹp, đem lại may mắn (do đọc chại mai là
may) :

Em như tố nữ trong tranh
Anh như ngọn bút chấm cành hoa mai
hay :
Canh ba sương nhuộm cành mai
Bóng trăng em ngỡ bóng ai mơ màng.

Mai được trồng trong vườn và mai cũng mọc trong rừng nên mai làm bạn với mọi
người từ lúc còn trẻ thơ, lúc trưởng thành vào mỗi độ xuân về và ngay cả những người
rút chân khỏi vòng danh lợi mà 'nghêu ngao vui thú sơn hà ' vẫn có 'mai là bạn cũ, hạc
là người quen'......

Sao Khuê

Đón Xuân 2021

Xuân đến cho tuổi thêm già
Nhưng lòng phơi phới cả nhà vui xuân
Con trai thăm hỏi
chúc mừng
Con gái quà cóp cho từng thành viên
Quà nầy cho cha mẹ hiền
Quà kia gởi cháu ở miền quê xa
Hoa lan trắng cho đẹp nhà
Mũ lênh, áo ấm cho bà mẹ yêu.
Cám ơn con cháu thật nhiều
Mừng xuân vui chúc bao nhiêu là tình.
Ngoài kia chim gọi bình minh
Cây cành ươm nụ gọi tình xuân sang.
Tết xưa còn ở bên làng
Có nổi bánh tét lại càng vui hơn.
Có hoa mai nở bướm vờn
Hoa cúc vàng nụ ai còn mơ chi.
Xuân nầy xứ lạ cách ly
Covid-19 lầy gì vui xuân ?
Chưa bị lây nhiễm là mừng.
Vui cùng con cháu thôi đừng than vang.

Thương Việt Nhân-Lê Tấn Khải
Mùa Tết đón xuân 2021

Về thăm

Mùa Xuân đã về, em có hay
Anh ở bên kia những tháng ngày
Vẫn dõi thăm em, em có biết
Vẫn thấy em ngồi nhìn mây bay

Trong vườn hoa thắm, em thơ thẩn
Cùng lũ chim chuyền ríu rít ca
Ô hay sao mắt em u ẩn
Không thấy mai vàng đang nở hoa

Đêm nay trăng sáng treo song cửa
Soi bóng cô phòng em nằm nghiêng
Sao quá nửa đêm em chưa ngủ
Anh đã về đây hãy ngủ yên

Trong mơ như thấy miệng em cười
Vòng tay ôm gối mặt em tươi
Anh phải đi đây em yêu dấu
Sáng mai thức dậy mong em vui.

phamphanlang
23 tháng 3-2013

Xuân Về

Bước ra nắng ấm choàng vai.
Cỏ xanh đôi tấc, lối ngoài lá non.
Lung linh hoa đọng sương trong,
Ghé môi hôn ngát nụ hồng bên hiên.
Thời gian trôi cuốn triền miên
Đã trong say đắm mà duyên không tròn.

Bây giờ tô lại màu son,
Quên trong năm tháng, đường mòn không anh.
Cũng như trăm vạn cuộc tình,
Họp tan theo đám mây xanh lưng trời.
Mới đây xuân đã về rồi.
Bình minh chim hót mộng đời xôn xao,
Còn đâu dù thoáng chiêm bao,
Còn đây dù tuổi đã vào cuối thu.
Ung dung rời đám sương mù.
Vẫn ta là kẻ trông ngu ngơ sầu.
Tìm hoa bắt bướm tình đầu.
Hơn một lần vỡ tinh cầu chúng ta.

Mùa xuân rồi cũng sẽ qua
Tuổi thanh xuân vụt rất xa, xa rồi.
Màu chiều nhè nhẹ buông lơi,
Tơ chiều kéo phủ phần đời dễ thương.

Vườn sau hoa vẫn nguyên hương
Em còn giữ giấc mộng thường thế nhân.
Nắng soi rực rỡ cuối sân,
Xuân về tô thắm đường trần có em

Lê Thị Ý

Xuân Sang Mình Cưới Nhau Thôi

Xuân sang giọt nắng trong veo
Long lanh sương đọng trên nhiều cánh hoa
Hương thơm thoang thoảng toả ra
Làm cho ong bướm la đà ngất ngây

Xuân sang én lượn trên cao
Nhởn nhơ cá đớp lao xao mạn thuyền
Xanh non cây cối đâm chồi
Người người tấp nập khắp nơi rộn ràng

Xuân sang em đẹp ngỡ ngàng
Tóc thề buông xỏa dịu dàng bờ vai
Môi cười như đoá hồng tươi
Thướt tha tà áo lụa dài thật xinh

Xuân sang anh lỡ si tình
Đưa ô anh giúp để cùng che chung
Lên chùa lễ phật xin xăm
Cầu cho năm mới duyên lành đẹp đôi

Xuân sang mình cưới nhau thôi
Xe hoa anh rước em ơi bằng lòng
Giao bôi hợp cẩn rượu mừng
Chúc nhau ngày tết thủy chung trọn đời

Dương Việt-Chỉnh 1-9-2021

Những Mùa Xuân Kỷ Niệm
TT-Thái An

Trong cái xóm nhỏ này, đa phần là dân di cư từ nhiều nơi đến. Chỉ có mấy chị em
nhà bà Tư, Năm, Bảy, Tám và Mười là dân bản địa. Họ sinh ra và lớn lên ở đây,
trên đất Phú Nhuận này từ nhiều đời. Có lẽ cha mẹ họ đã chết từ lâu, vì trong xóm
chẳng ai biết mặt cha mẹ họ tuy tuổi của mấy chị em họ chỉ trên dưới 40.
Bà Tư thì có căn nhà ngoài mặt đường Nguyễn Minh Chiếu, bà Năm cũng có căn
nhà ngoài mặt đường cách căn nhà của bà Tư 5 căn. Hai bà này có chồng lo kinh
tế nên có nhà cửa thoải mái.
Căn nhà của bà Bảy, Tám và bà Mười là của cha mẹ để lại, giống như căn nhà ba
gian, giờ họ ngăn vách ra làm ba căn cho ba chị em mỗi người một căn bề ngang
độ 3 mét, bề dài độ 6.5 mét.
Được vài năm thì bà Năm bán căn nhà mặt đường vì chồng bà làm cho sở quan
thuế được cấp nhà gần chợ Cũ, Sài Gòn, nên dọn đi.
Riêng căn nhà của cha mẹ lúc trước ngăn làm ba căn, giờ cũng bị bà Năm cắt đứt 1
căn phần của bà, bán cho người khác. Người ta mua xong thì xây lên căn nhà
khác, trông hoàn chỉnh hơn vì có nhà bếp, buồng tắm và một cái gác xép phía trên.

Còn lại 2 căn chỉ đủ cho hai bà Tám và bà Mười, mỗi bà một căn. Bà Tám có ba
con: hai gái, một trai. Bà Mười có ba con trai. Bà Bảy có một con trai thì chẳng
có căn nào. Vì thế, tối đến cậu Nhật con bà Bảy phải trải ghế bố giữa lối đi nhà bà
Tám để ngủ, ban ngày thì xếp ghế bố lại. Còn bà Bảy thì xin được một chân nấu
cơm trong nhà thương Chợ Quán nên bà ngủ lại nhà thương. Mỗi tháng bà về thăm
con hai lần, mỗi lần ngủ lại 1 đêm nên nằm ké bộ ván to tướng của bốn mẹ con bà
Tám cũng tạm ổn.
Nhà bà Tám và nhà bà Mười, mỗi nhà lưu giữ một bộ ván to tướng từ thời cha mẹ
để lại. Mỗi bộ có 3 miếng ván dài và dầy khoảng một tấc, đen bóng. Bề ngang và
bề dài của bộ ván choáng hết ½ căn nhà. Bốn-năm người có thể nằm thoải mái
trên bộ ván to tướng này. Bộ ván này được kê trên 2 cái chân ngựa bằng gỗ. Mỗi
lần cần xoay trở vị trí của bộ ván, các bà phải nhờ 6 thanh niên trong xóm đến
khuân từng tấm một. Bộ ván đen bóng, láng o, gỗ chắc đến nỗi không mối mọt
nào gậm được.
Sau nhà bà Tám có 2 cái bếp lò, một bếp than và một bếp củi để dưới đất để hai
nhà dùng chung, vì đằng sau không ngăn vách nên hai nhà có thể thông thương qua
lại. Nhà bà Mười thì có thêm cái bàn thờ có từ thời cha mẹ, cao, lớn, thuộc loại gỗ
tốt, đen bóng, cẩn xà cừ, trạm trổ tinh xảo. Trên bàn thờ là bộ lư hương và hai cái
đỉnh để thắp đèn cầy. Tất cả bằng đồng dầy dặn, trặm trổ tinh xảo. Thêm 2 cái chân
gỗ cũng được trạm trổ để bầy 2 đĩa trái cây thật lớn.

Chỉ nhìn vào những thứ đồ cổ của nhà bà Tám và bà Mười, người ta cũng đoán
được gia thế của cha mẹ các bà lúc trược thuộc hàng khá giả.
Chị em bà, lúc trẻ đều được cha mẹ cho học nữ công gia chánh và học may. Bà
Tám và bà Mười có nghề may đồ đầm, tay nghề thuộc loại cao cấp. Cả hai bà này
đều may cho tiệm Brigitte trong thương xá Tax. Tiệm Brigitte là tiệm may đồ đầm
cho minh tinh Thẩm Thúy Hằng và phu nhân của Phó Tổng Thống Nguyễn Cao
Kỳ là bà Đặng Tuyết Mai và nhiều mệnh phụ phu nhân thời đó.
Sau này, bà Mười vì sức khỏe không thể đi làm xa mỗi ngày nên nhận may tại nhà.
Rất nhiều thân chủ theo bà nên bà có thể sinh sống bằng nghề may đồ đầm để nuôi
3 người con trai đến trưởng thành. Chồng bà đi kháng chiến từ trước 1954. Khi
chia đôi Nam Bắc, chẳng thấy ông trở về. Bà Mười cứ hy vọng ông còn sống và
theo đoàn người tập kết ra Bắc. Nhưng qua nhiều năm chẳng có tin tức gì, bà mỏi
mòn tuyệt vọng. Mỗi khi con cái bất hòa, anh em đánh nhau, bà nói không nghe
thì bà buồn lắm, chỉ biết ra bàn thờ thắp hương khấn ông. Vì bà không biết ông còn
sống hay đã chết nên khấn đại cho bà có nơi an ủi, trông mong. Những năm 1970
trở về sau, chiến trường càng lúc càng sôi động, bà nghĩ ông chết rồi nên đem bức
ảnh chân dung của ông lên bàn thờ. Trông ông rất đẹp trai. Nhìn ba người con trai
của bà Mười, có nét rất giống ông, nghĩa là cũng đẹp trai như bố. Nhưng 2 người
con bà đi lính cho miền Nam Tự Do, nghĩa là nghịch lại với phe của người cha.

Riêng bà Tám cứ đón xe ô tô buýt vàng từ Phú Nhận ra chợ Bến Thành mỗi ngày
rồi đi bộ từ chợ đến thương xá Tax. Bà đi như thế cho đến khi mắt kém, không
còn nhìn rõ đường kim mũi chỉ nữa thì thôi. Tuy là thợ may, nhưng khi đi làm bà
luôn mặc áo dài, một màu cà phê sữa nhạt muôn thuở.
Riêng cậu Nhật con bà Bảy học rất giỏi, con nhà nghèo mà cố gắng thi vào đại học
Y khoa. Cậu Nhật học được 2 năm, là hai năm chật vật với đủ mọi phí tổn. Sau tết
Mậu Thân 1968, cậu bỏ học đi sỹ quan. Vì lý do gia cảnh một mẹ, một con nên
cậu được đóng ở bộ Tổng Tham Mưu.
Gia cảnh của bà Bảy rất đáng thương như bà Mười. Chồng bà Bảy bỏ hai mẹ con
bà theo vợ nhỏ xuống miền Tây sinh sống. Ông có một đàn con với người vợ
khác, chẳng bao giờ cấp dưỡng nuôi cậu Nhật. Nhưng khi nghe cậu Nhật thi được
vào đại học Y khoa thì gửi tiền cho cậu mua một cái xe gắn máy mới toanh để đi
học. Thời đó có tiền mua xe gắn máy Suzuki cũa Nhật, loại đời mới là bảnh lắm.
Nhưng vì giận cha nên cậu Nhật nhất định không chịu lấy. Nhưng bà Bảy năn nỉ
con ráng nhường cha một chút, để bà bớt phải lo lắng cho con và yên tâm trông
thấy con có cái xe gắn máy để đi học. Thế mà, cậu chỉ lái được vài tuần, đậu xe
trước cửa nhà vừa vài phút đã thấy tiếng máy nổ bên ngoài, cậu Nhật chạy ra thì
tên cướp xe đã chạy mất. Sau này, người cha lại gửi tiền lên để cậu mua một chiếc
xe cũ khác chạy tạm.

Trước nhà bà Tám có cái sân nhỏ để vài chậu cây kiểng và hai con voi sành trên
lưng kê hai chậu cây bằng sành. các thứ này cũng của cha mẹ để lại, cứ nhìn
những thứ này biết ngay cha mẹ bà thích sắm sửa và thích chơi cây cảnh. Cái chậu
to nhất trồng một cây mai tứ quý, loại mai có nụ màu đỏ, hạt đen phía trong, nở
hoa quanh năm, mỗi lần chỉ nở một ít, không xum xuê đầy cành như loại hoàng
mai chưng tết thường bán ở chợ. Mỗi ngày khi súc ấm trà, con bà Tám hay đem
xác trà bỏ vào gốc cây mai xem như bón phân cho nó.
Tuy vậy, trước tết độ hai tuần hay mười ngày gì đó, bà Tám ra hái hết lá để nụ sẽ
kết và hoa sẽ nở kịp vào dịp tết.
Riêng các con bà Mười sẽ đem bộ lư đồng và mấy cái chân đèn ra trước sân nhà bà
Tám ngồi đánh bóng bằng tro bếp. Mỗi năm một lần kỳ cọ, đánh bóng bộ lư đồng
và cặp chân đèn để dọn dẹp bàn thờ cúng ông bà. Cả xóm, chỉ có nhà bà Mười
mới có bộ lư đồng to lớn, nặng cân như thế này.
Nhà bà Tám luôn tự làm mứt lấy, chị em bà làm bánh mứt rất giỏi. Bà cô ruột của
họ lúc trước mở trường gia chánh nên các bà được học có bài bản. Nhưng gia cảnh
các bà không được như thời của cha mẹ nên phải tằn tiện mới đủ sống. Bà Tám
chỉ làm vài thứ mứt như mứt gừng dẻo, mứt me, và mứt đu đủ tỉa hoa cúc để chưng
trên bàn cho đẹp mấy ngày tết.
Bà Bảy phải làm ở nhà thương cho đến chiều 29 tết mới về nhà. Sáng ba mươi các
bà Bảy, Tám và Mười đều có mặt ở nhà để lo đồ cúng giao thừa. Năm nào cũng
phải có con gà mái tơ luộc bầy ở bàn thờ Ông Thiên trước sân nhà bà Tám. Các bà
bầy bàn thờ xong thì thắp hương cúng bái trịnh trọng, lâm râm khấn nguyện xin
Ông Thiên ban phước lành cho năm mới làm ăn phát đạt, sức khỏe dồi dào, con cái
đỗ đạt.
Nhiều năm như thế trôi qua, cúng giao thừa xong các bà để y nguyên con gà và trái
cây trên bàn thờ Ông Thiên rồi vào nhà ngủ, sáng mai thức dậy mới ra đem con gà
và trái cây vào nhà để ăn tết, vì phải để Ông Thiên xơi trước, xong mới đến lượt
mình.
Nhưng đến một năm kia, sáng mồng một bước ra trước nhà thì chẳng thấy con gà
và trái cây đâu nữa. Các bà đau điếng hồn, tiếc của và tiếc miếng ăn. Tiếc cũng
phải vì các bà làm việc lao nhọc cực khổ, lương hướng ít ỏi, quanh năm ăn uống
tằn tiện, chờ đến tết mới có dịp mua một con gà về cúng, trước cúng Ông Thiên,
sau cả nhà được hưởng. Vậy mà thằng cướp giật nào đã canh chừng tối qua đến ăn
cắp đồ cúng nhà các bà. Buồn và đau lòng ngày đầu năm không có thịt gà cho cả
nhà ăn. Muốn chửi đổng cho đã tức nhưng vì đầu năm phải kiêng cữ. Bà Tám đau
lòng an ủi ba đứa con: “Thôi, năm nay mình ăn chay. Coi như thí cô hồn, đứa nào

ăn trộm thì bị Trời phạt. Thôi đem cái bắp cải ra làm gỏi chay ăn với rau răm
thôi.” Chị Mai con gái lớn an ủi mẹ: “Cũng may còn nồi thịt kho hột vịt, mình ăn
với dưa giá cũng được”.

Trong xóm, cũng có vài nhà khác bị mất gà và trái cây vì cúng Ông Thiên xong
còn để cả đêm bên ngoài như nhà bà Tám. Có tiếng chửi đỏng vang rân cho cả
xóm nghe, chẳng cần kiêng cữ gì nữa. Đứa nào mà ăn cắp có nghe thấy tiếng rủa
sả cả dòng họ nhà nó chắc phải móc họng phun ra chứ khó lòng nuốt vào.
Từ năm đó trở đi, nhà bà Tám sau khi cúng Ông Thiên xong thì đứng chờ khi
nhang vừa tắt là bưng ngay con gà luộc và đĩa trái cây vào nhà. Có lẽ mấy nhà bị
mất trộm kia cũng phải làm như thế.
Có lẽ dân thành phố nhiều nhà bị ăn cắp đồ cúng Ông Thiên vào đêm giao thừa
như thế chứ chẳng riêng nhà bà Tám, bà Mười. Có lẽ vì thế, sau này chẳng còn ai
cúng Ông Thiên đêm ba mươi xong rồi để đồ cúng suốt đêm bên ngoài nữa.
Hình như phong tục để bàn thờ Ông Thiên trước sân nhà là văn hóa của người
miền Nam. Vì nhà người Bắc và người Trung không có tục này.
Trước tết độ 1 tuần, nhà bà Phong ở mặt tiền, nằm trên đường Nguyễn Minh Chiếu
đã bày pháo chuột, pháo đại để bán. Bà lấy pháo từ các xưởng pháo ở Gò Vấp về
bán, hiệu Hồng Quang và Đại Quang. Dân chúng trên đường này hay ghé vào mua
vài phong pháo. Mẹ tôi cũng hay mua pháo của bà, chỉ mua 2 phong thôi: một
phong đốt lúc 12 giờ đêm giao thừa, một phong đốt vào sáng mùng một. Vì bố tôi
thích đốt pháo cho vui tai, vui nhà và vui cả xóm. Chứ bố mẹ tôi không mê tín,
không tin đến việc đốt pháo để xua đuổi tà ma.

Trong xóm ít nhà đốt pháo, chỉ có nhà tôi và nhà ông bà Cảnh. Có lẽ những nhà
khác không thể tốn tiền để mua pháo, đốt vài phút là hết.
Nhưng những cửa tiệm ngoài đường của người Tàu treo pháo dài từ trên lầu xuống
đất, chờ đúng 12 giờ đêm giao thừa là đốt vang rân, rung rinh cả nhà cửa. Lũ con
trai, dù có bị cha mẹ cấm cản ra đường trước 12 giờ đêm để tránh về nhà sau 12
giờ, khỏi phải tự xông đất nhà mình vẫn lén chạy ra đứng chờ xem sợi pháo dài
ngoằng được đốt nổ tung, xác pháo bay lả chả, sau đó là cảnh xông vào nhặt pháo
lép để đem về hôm sau đem ra chơi lại.
Nhà tôi tin Chúa nên không bao giờ cúng giao thừa hay cúng ông bà, dĩ nhiên là
chẳng bao giờ cúng ông Táo. Nhưng bánh mứt, hoa quả và cỗ Tết thì luôn đầy đủ.
Trước Tết một tuần mẹ đã mua sắm các loại mứt của tiệm Bảo Hiên Rồng Vàng
trên đường Võ Duy Nguy, phía đối ngang chợ Phú Nhuận. Mẹ cũng mua vài thứ
mứt khác của vài sạp bán tết trên đường ra chợ Phú Nhuận. Mẹ cũng đặt người ta
làm chục cái bánh chưng, giao tận nhà vào sáng ngày 30. Mẹ cũng đã đi sắm hai
chậu quất (tắc), hai chậu cúc đại đóa hay hai chậu thược dược, một bó hoa lai ơn
đỏ thắm và một cành mai đầy nụ căng tròn để kịp nở vào sáng mùng một.
Tôi biết mẹ cất các thứ mứt ở đâu nên thỉnh thoảng mở ra ăn vụng vài cái mứt
mẳng cầu hay mứt me, mứt sen hay hồng khô. Lúc bé, tôi thích ăn mứt lắm. Giờ
thì thích chút chút thôi.

Đêm giao thừa, sau khi đốt xong phong pháo, cả nhà tôi quây quần bên bàn ăn để
ăn bữa cơm giao thừa gồm bánh chưng, thịt đông, dưa chua, dưa hành, giò lụa, chả
quế và tô canh măng nấu thịt bắp đùi. Sau khi ăn xong, bố mẹ đem bao lì xì ra
mừng tuổi cho các con, và cũng biếu ông ngoại tôi một bao để mừng tuổi ông.

Sáng mùng một, bố sẽ đốt thêm một phong pháo rồi cả nhà sửa soạn đi nhà thờ.
Bố ở nhà chờ cả nhà về để ăn bữa cơm đầu năm. Bữa cơm ngày mùng một cũng
như ba ngày tết phải có thịt kho tàu, cá thu kho riềng hoặc kho trà, thịt gà mái tơ
luộc, thịt đông, giò thủ, giò lụa, chả quế, nem chua, mọc, nộm xu hào tôm thịt, dưa
chua, dưa hành, bóng xào tôm thịt, canh miến gà và canh măng khô hầm thịt đùi để
nguyên miếng lớn.
Sáng mùng một là ngày ông Cảnh hay đi qua hàng xóm chúc tết, vừa đến cổng nhà
ai là ông đã lớn tiếng chúc mừng kiểu khuôn mẫu như: “Chúc bác năm nay làm ăn
phát tài bằng năm bằng mười năm ngoái, tiền vào như nước, phúc lộc vào đầy nhà,
buôn may bán đắt, cháu con đỗ đạt, đại phát nhé!”
Đầu năm nghe chúc như thế ai mà không vui! Chị em bà Bảy, bà Tám hay nói với
nhau rằng: “Người Bắc chúc tết nghe hay quá!”
Chiều mùng Một thì những tiệm buôn của người Tàu trên đường Nguyễn Minh
Chiếu kéo dài đến Võ Di Nguy ra chợ Phú Nhuận, sẽ treo tiền trên một cây tre cao,
dựng trước cửa tiệm để chờ đoàn múa lân của võ đường Thiếu Lâm đến chúc tết.
Đoàn múa lân toàn là võ sinh của môn phái Thiếu Lâm, họ được đào tạo cánh nhẩy
múa và leo trèo, công kên trên vai cho đủ cao thì mới có thể với tới bao lì xì màu
đỏ treo trên cây tre cao nhòng. Nghe nói các chủ tiệm cho lì xì lớn lắm vì thưởng
cho các võ sinh và võ đường Thiếu Lâm của Hoa kiều có công đem lân đến chúc
tết để họ được may mắn, phát tài suốt năm. Hơn thế nữa, tinh thần tương tế của
người Hoa rất cao, người có tiền luôn sẵn sàng bỏ ra để đóng góp cho những hội
đoàn của họ để duy trì văn hóa của người Hoa trên đất khách. Họ sống trên đất
người nhưng không muốn hội nhập vào văn hóa xứ người. Ngược lại, họ luôn
kiếm cách phát huy văn hóa của họ trên xứ người hầu cho có thể ảnh hưởng trên
dân bản địa một cách khéo léo, và con cháu người Tàu luôn hãnh diện về vắn hóa
của họ.

Thời đó không thấy các cửa tiệm của người Việt treo tiền trước tiệm để nghênh
đón đoàn múa lân này. Có lẽ vì đó không phải là phong tục của người Việt Nam.
Bây giờ, sau những năm 2000, chánh phủ Việt Cộng khuyến khích việc đào tạo
nhiều đoàn múa lân để biểu diễn mấy ngày tết cho tại những nơi công cộng cho
công chúng xem và báo chí nhà nước tuyên truyền múa lân là truyền thống của
người Việt Nam.
Hình như chánh phủ trong nước Việt Nam bây giờ thích nhận nhằng những cái
truyền thống của Tàu từ ngàn năm trước cũng là của mình!? Hình như họ muốn

giáo dục dân chúng rằng Tàu với Ta có chung một gốc văn hóa thì xem như một
dân tộc hay một nhà?

Lũ trẻ con háo hức chờ đoàn múa lân đến, chỉ nghe tiếng trống đánh thùng thùng
và tiến chập chõa kêu vang từ xa theo nhịp điệu múa lân là lũ trẻ đã reo vui: “Múa
lân đến rồi, múa lân đến rồi!”
Đoàn múa lân có đến cả trăm võ sinh mặc đồng phục, áo thun tay ngắn loại T shirt
màu vàng có viết chữ Tàu màu đỏ trên áo, tôi đoán là “Thiếu Lâm”, quần vải thun
màu đen có sọc chạy hai bên quần. Họ có cái xe ba bánh để chở cái trống to tướng
và người cầm dùi đánh trống ngồi ở trên xe, người khác thì đạp xe.
Ngày mùng Hai, bố dắt cả nhà vào sở thú hay còn gọi là Thảo Cầm Viên Sài Gòn
để chụp ảnh đầu năm. Bố chơi hình tài tử nên sắm đủ máy móc để tự rửa phim và
rửa hình. Bố hay tìm những nơi ít người qua lại để cả nhà ngồi xuống chụp chung.
Thời xưa khoảng những năm 1961 -1970 chưa có loại máy ảnh tự động canh xong
chạy lại chụp chung với cả nhà. Chỉ có cái sợi dây gắn vào máy ảnh, một đầu dây
có cái quả bóng nhỏ cũng bằng cao su như sợi dây, bố canh xong, tay câm sợi dây
có cái đầu bong bóng nhỏ như quả cóc bé, chạy lại đứng chung hay ngồi chung rồi
bóp cái bong bóng thì máy sẽ chụp kêu cái cách y như mình tự bấm vậy.
Nhiều năm như thế, hễ đến mùng Hai tết là cả nhà lại theo bố vào Thảo Cầm Viên
để chụp ảnh đầu năm. Dĩ nhiên ai cũng phải mặc áo mới để chụp ảnh Tết nên tôi
được diện cái áo đầm mới. Mẹ diện cái áo dài mới, bố và các em trai được mặc
quần tây và áo sơ mi mới.
Đó là những năm còn bé, tết về vui như thế.
Mẹ kể về thời bé của mẹ, những năm 1930, trẻ con ở làng Tây Hồ và những làng
chung quanh hồ Tây đã mặc áo dài hai tà, không còn mặc áo tứ thân vì các làng
nằm sát hồ Tây, ngoại thành Hà Nội nên được xem là dở quê dở tỉnh. Các thiếu nữ
trong làng đa phần đã mặc áo hai tà, chỉ còn một ít các cụ bà là còn mặc áo tứ thân.
Nhưng cô gái nào mặc áo tứ thân trông rất đẹp, vì hai tà phía trước đặt chồng lên
nhau, lưng thì dùng một giải khăn dài mấy thước để quấn từ trước ra sau rồi vòng
lên phía trước thắt lại. Chứ không hề lấy hai vạt áo buộc lại với nhau như trên sân
khấu hay đài truyền hình sau này các vũ công hay mặc trình diễn. Trên eo, các cô
lại còn đeo bộ xà tích bằng bạc có quả bầu lủng lẳng phía dưới. Tuy mặc áo tứ thân
nhưng các cô đã mặc quần chứ không còn mặc váy nữa. Chân đi đôi guốc mộc.
Tuy nhiên các cụ lớn tuổi vẫn còn mặc váy.
Mẹ kể, mỗi năm ông ngoại tôi lại may cho mẹ hai cái áo dài mới để mặc tết, sau đó
đi học hoặc đi đám quanh năm. Thời của mẹ, dù học tiểu học cũng phải mặc áo
dài, chẳng đứa nào mặc áo cánh đến trường. Riêng nam sinh thì có đứa còn mặc áo
dài, có đứa đã mặc quần tây và áo sơ mi. Vào sáng mùng một, trẻ con trong làng
mặc áo dài mới rủ nhau cầm cái ống tre đi xúc xắc xúc xẻ các nhà trong làng, đến
đâu cũng phải đứng trước cửa nhà họ hát một bài đồng giao: “Xúc xắc xúc xẻ, năm

mới năm me, nhà nào còn thức mở cửa cho chúng tôi vào. Bước lên giường cao
thấy đôi rồng ấp, bước xuống giường thấp thấy đôi rồng chầu, bước ra đằng sau
thấy nhà ngói lợp. Voi ông còn buộc, ngựa ông còn cầm. Ông sống một trăm linh
năm tuổi lẻ, vợ ông sinh đẻ đứa con tốt lành.” Cứ như thế đám trẻ đi khắp các nhà
trong làng, nhà nào cũng mở cửa và bỏ vào cái ống tre của các bé một chinh tiền,
nhà nào khá giả thì cho nhiều hơn.
Ông ngoại tôi có lần kể chuyện dựng nêu vào ngày ba mươi để ăn tết. Các ông
trong gia đình phải làm việc này, chặt một cây tre khá cao, vuốt hết lá phía dưới rồi
kiếm những miếng sành, miếng ngói bể buộc lại với nhau thành vài sợi dài treo
trên ngọn cây, các miếng này gọi là khánh. Khi gió đong đưa thì các miếng khánh
này va vào nhau kêu leng keng nghe rất vui.
Ông bảo vào Nam, mình ở ngay thành phố Sài Gòn, nên chẳng còn thấy cây nêu
trong thành phố.
Làng Tây Hồ tuy không nổi tiếng là làng trồng các loại hoa như làng Nhật Tân,
nhưng nhà nào cũng có mảnh vườn bé trước nhà để trồng một ít hoa kiếm thêm
thâu nhập, sáng sáng có người đến thâu mua.
Bẵng đi nhiều năm, bố không dẫn chúng tôi đi chụp ảnh đầu năm ở Thảo Cầm
Viên nữa. Rồi bỗng dưng tết năm 1975 bố lại gọi chúng tôi lên sân thượng để
chụp chung tấm ảnh ngày mùng Hai tết. Đó là cái tết cuối cùng gia đình tôi sum
họp tại Sài Gòn.
Tháng Tư, 1975 gia đình tôi di tản bằng tàu hải quân Đại Hàn, ông ngoại tôi một
mình ở lại. Cái tết đầu tiên gia đình tôi trải qua trên đất khách tại Cao Hùng, Đài
Loan năm 1976 thiếu vắng ông ngoại, cả nhà buồn thiu.
Ông ngoại tôi đã về với Chúa năm 1979. Bố mẹ tôi đã qua đời tại Canada và chưa
từng bao giờ trở lại Sài Gòn kể từ lúc ra đi.
Mấy chị em tôi mỗi người một nước, chưa bao giờ đoàn tụ để ăn một cái tết chung.
Nhìn lại những tấm ảnh chụp ngày đầu năm xa xưa, thời thơ ấu. Quả là chị em sinh
ra cùng cha mẹ, lớn lên ai có phận nấy, đường đời vạn nẻo.
Cái tổ ấm ngày bé thơ chỉ còn trong ký ức của mọi người. Cũng như ông ngoại
nhớ về thời thơ ấu của ông, mẹ nhớ về thời thơ ấu của mẹ, và tôi nhớ về thời thơ ấu
của tôi.
Các con tôi sinh ra và lớn lên tại nước này, có lẽ chúng cũng sẽ nhớ lại những cái
bánh chưng, bánh tét mà mẹ chúng làm cho chúng ăn lúc còn ở nhà với vẹ. Khi xa
mẹ, mẹ vẫn làm bánh gửi UPS hay Fedex cho con để con ăn tết vì con nhớ các thứ
bánh mẹ làm.
Khi mẹ không còn nữa, có lẽ nhìn thấy bánh chưng, bánh tét, các con sẽ nhớ đến

mẹ.
Chúc mọi người còn giữ được những mùa xuân còn cha mẹ, ông bà mà nâng niu,
trân trọng.

TT-Thái An 2/10/2021

Chúc Xuân

Một mùa xuân nữa ở quê người
Bông tuyết rơi đều ngỡ rừng mai
Lửa reo tí tách trong lò sưởi
Mà tưởng như là pháo nổ vui

Tết đến thành tâm chúc gia đình
Văn Bút Miền Đông trọn một năm
Lộc tài sức khỏe nhiều hạnh phúc
Thơ văn sáng tác gấp trăm lần

Xin chúc cho các chị đầu năm
Tươi thắm như hoa đẹp như xuân
Vườn hồng con cháu thêm nhiều nụ
Quanh năm gia quyến lắm tin mừng

Riêng các anh xin chúc vài câu
Sống lâu trăm tuổi đến bạc đầu
Giấc mơ phục quốc thành sự thật
Dắt dìu tuổi trẻ tiếp dài lâu

Riêng chúc cho Văn Bút Miền Đông
Thêm nhiều văn sĩ với thi nhân
Để PEN (Poets, Essayists, Novelist) vui sướng mừng xuân mới
Cùng món quà Tuyển Tập đầu năm

Sau hết xin thân chúc mọi người
Xuân này xuân nữa thật yên vui
Hẹn ngày về nước không xa lắm
Nâng chén rượu mừng chúc khắp nơi

Dương Việt-Chỉnh, Xuân 2021

23 Tháng Chạp Của Tôi

Ngày 23 tháng Chạp thuở xưa. Từ sáng sớm Ngoại và Má chuẩn bị
nướng bánh Bông lan, bánh gai, bánh men, sên mứt. Nào là mứt me,
Chùm ruột, gừng, mứt dừa, mứt bí, mứt mận…

Chung quanh Ngoại và Má 4 cái cà ràng, vài bếp Ba chế thêm bằng 3
cục gạch nung. Các chị tôi ngồi phụ canh lửa. Má sai đâu làm đó. Tôi
đứng tựa cửa nói lẽ.
- Sao hôm nay nhà mình nhiều thợ giỏi quá?
- Má hỏi :Thợ gì vậy con?
- Dạ Thợ mộc.
Tôi vừa buộc miệng nói cả nhà cười ầm, má nói thợ mộc làm đồ gỗ
con ơi. Thôi lại đây má nhờ …

Tuy bốn tuổi nhưng tôi được nhờ lắm, nào phụ sắp bánh vào hộp, cắt
giấy gói kẹo. Khi chùm ruột sên xong được để ra cho ráo, phần nước
như sirô má cho vào chai để pha nước đá uống giải khát. Má chỉ chị
em tôi gói từng viên kẹo cho vào keo để đãi khách.

Ngoại, Má có óc mỹ thuật, rất khéo tay, mứt nào màu đỏ gói giấy
kiếng trong, còn mứt màu nhạt gói giấy đỏ xanh vàng. Nhìn vào tủ
kính trông bắt mắt vô cùng.

Cả gian bếp rộn rã nói cười, mùi thơm phức. Lâu lâu nghe tiếng các
chị hô lên
- Ngoại ơi bánh bị bể rồi.
Ngoại dí dõm cười
- Thì cho vào miệng hết bể con.
Thật ra khi cầm que tre thử xem bánh chín chưa, các chị cố tình ấy

mà.

Riêng tôi, kỷ niệm khó quên, không hiểu vì sao cứ đúng ngày đưa Ông
Táo về trời là tôi đau bụng, đau nhiều lắm. Nên má không cho ăn.
Nhưng nhìn mâm cúng: bánh mứt, thèo lèo cứt chuột là tôi cũng len
lén ăn…
Đúng 6 giờ chiều Ngoại và Má hoàn tất, dọn dẹp bếp sạch sẽ để đưa
Ông Táo về Trời.


Click to View FlipBook Version