The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.

Ấn phẩm điện tử VBVNHN Xuân 2021

Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by lanthicung, 2021-04-18 20:53:25

XUÂN 2021 HOÀI NIỆM Và HY VỌNG

Ấn phẩm điện tử VBVNHN Xuân 2021

vào trại Thiết Giáp Phù Đổng Sài Gòn. Tổng cộng 7 người trong gia đình bị
thàm sát gồm Ông Bà trung tá Nguyễn Tuấn & Từ Thị Như Tùng và 5 người
con. Riêng cậu bé Nguyễn Từ Huấn lúc đó được 9 tuổi bị thương chân, dù
vậy vẩn quanh quẩn kề cận bên Mẹ . Sau 2 giờ chiu đựng, vì vết thương ra
nhiều máu Bà Như Tùng trút hơi thở cuối cùng. Bé Nguyễn Từ Huấn may
mắn được cứu sống và được gia đình người chú Đại Tá không quân Nguyễn
Tú đem về nuôi dưởng. Ông rời Việt Nam năm 16 tuổi cùng với gia đình
người chú.

- Chuẩn tướng John Edward sinh năm 1972 tại Việt Nam,sang Hoa Kỳ năm
1975. Cha là công chức quốc phòng của Chính Phủ Hoa Kỳ phục vụ tại cơ

quan D.A.O (Defence Attack Office )

- Nử Chuẩn tướng Daniele Ngô sinh tại Việt Nam,trưởng thành tại
Massachusette là phụ nử gốc Việt đầu tiên mang cấp bậc Chuẩn tướng –
Danielle Ngô gia nhập Lục Quân Hoa Kỳ năm 1990 nghành Công Binh .
Năm 1994 tốt nghiệp khóa Sĩ Quan, với cấp bậc thiếu úy. Sau đó đậu thêm
hai bằng cao học tại trường Command and General Staff College và

Georgetown University.

- Nử Phó Đề đốc Vũ Thế Thùy Anh Quân Y Hải Quân, trưởng nử Đại Úy
Hải Quân QLVNCH Vũ Thế Hiệp Năm 1975 cùng gia đình di tản sang Hoa
Kỳ,năm 1994 tốt nghiệp ngành Dược tại University of Maryland. Năm 2003
gia nhập quân đội Hoa Kỳ ngành US Public Health Service Commission

Corps

Ngoài ra còn có trên 70 sĩ quan cấp Đại Tá. Trong số nầy một số đã có đủ điều
kiện để được đề nghị thăng lên cấp tướng. Trong số hơn 4000 quân nhân Mỹ gốc
Việt phục vụ trong quân lực Hoa Kỳ đã có hơn 20 quân nhân tử trận được vinh dự
an nghĩ trong nghĩa trang quốc gia Arlington.

Bên cạnh nam quân nhân một số rất đông nử quân nhân Mỹ gốc Việt cũng đã
phục vụ trong các binh chủng quân y, tiếp vận,truyền tin, kể cả các binh chủng tác
chiến đầy nguy hiểm .
Nử đại tá không quân Mylene Trần Huỳnh , phi công của nhiều loại phi cơ chiến
đấu hiện đại của Hoa Kỳ kể cả phi cơ chiến lược B.52 – Nử trung tá Mimi Phạm.
Nử trung tá không quân Elizabeth Phạm . Đặc biệt trung tá Elizabeth Phạm phi
công F 18 , Hornett một trong những phi cơ chiến đấu siêu thanh hiện đại nhất của
không lưc Hoa Kỳ. Trung tá Elizabeth Phạm đã từng tham chiến trên các chiến
trường Iraq, Afghanistan và một số quốc gia tại Trung Đông. Nử trung tá không
quân Michelle Vũ, nử phi công duy nhất của Đội Kỵ Binh 6-17 Hoa Kỳ.

Trong các lảnh vực Luật khoa, y tế, chính trị, ngoại giao , khoa học : Janet
Nguyễn cựu Thượng nghị sĩ tiểu bang California đầu tiên,hiện nay là Dân Biểu
tiểu bang California. Nử thẩm phán liên bang Jacqueline Nguyễn thị Hồng Ngọc,
người mà trước đây có triển vọng được tổng thống Obama đề cử vào chức vụ thẩm
phán Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ thay thế cho vị thẩm phán quá cố , Nử thẩm phán
Miranda Du, Bà Giao Phan giám đốc nhiều dự án xây dựng hàng không mẩu hạm
và các loại phi cơ chiến đấu , Bà Elizabeth Phú Cố Vấn tổng thống Barack Obama
đặc trách Đông Nam Á . Nử dân biểu Liên Bang đầu tiên tại tiểu bang Florida
Stephanie Dung Murphy. Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh Bộ Quốc Phòng Hoa
Kỳ, Khoa học gia Vicky Thảo Nguyễn, Tiến Sĩ Võ Đình Tuấn có tên trong danh
sách 100 thiên tài Đương Đại của Hoa Kỳ, Khoa Học Gia Nguyễn Thục Quyên,
Thẩm phán Nguyễn Trọng Nho thẩm phán gốc Việt đầu tiên tại Hoa Kỳ Thẩm
Phán Trúc Đỗ, Dân biểu Trần Thái Văn,Ông Tạ Đức Trí Thị Trưởng gốc Việt đầu
tiên thành phố Westminter thuộc Orange County. Cô Joselyn Yow Mẹ Việt cha
người Malasia thị trưởng thành phố Eastvale- Riverside County Nam California 25
tuổi. Người nử thị trưởng gốc Việt được xem là trẻ nhất từ trước đến nay.

Ngoài ra còn rất nhiều người xuất sắc, thành công trong nhiều lảnh vực
thuộc dòng chính ( main stream) của Hoa Kỳ nhưng vì khuôn khổ bài viết có giới
hạn người viết không thể nêu ra hết được. Sau hơn 45 năm người Việt hải ngoại
nhìn chung đã có một bước tiến khá xa, khá vững chắc . Người Việt đã tạo được
nhiều Cộng đồng vửng mạnh trên toàn thế giới không riêng gi Hoa Kỳ.

Từ Âu Châu ,Úc Châu , Canada, một số nước Dông Nam Á , nơi nào cũng có
một cộng đồng Người Việt vửng mạnh cùng sát cánh bên nhau giử vửng lá cờ vàng
ba sọc đỏ biểu tượng của tự do và nhân quyền đồng thời góp sức phục vụ cho quê
hương thứ hai . Mặc dù còn phải đương đầu với nhiều khó khăn nhưng các cộng
đồng hải ngoại vẩn luôn đồng hành với nhiều tổ chức quốc nội nhằm đấu tranh
chống lại mưu đồ xâm lược của bọn bành trướng phương Bắc.
Công cuộc đấu tranh còn dài, còn nhiều gian khổ ,từng thế hệ nối tiếp nhau. Thế hệ
thứ nhứt, thế hệ một rưởi rồi thế hệ thứ hai,thứ ba quyết không chùn bước. Tiếp nối
con đường đấu tranh của thế hệ cha ông đi trước, thế hệ hậu duệ với tâm hồn tràn
đầy nhiệt huyết đã đứng lên tiếp nối nhận lảnh sứ mạng. Lịch sử đã được trao tay
cho các thế hệ trẻ, thế hệ sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ đang có nhiều thuận lợi cho
việc hội nhập vào dòng chính của Hoa Kỳ. Thế hệ thứ nhứt đã âm thầm lùi vào dỉ
vảng theo định luật đào thải tự nhiên của tạo hóa, sau khi đã xây dựng được nền
móng vửng chắc lưu lại cho các thế hệ nối tiếp.

Tại Hoa Kỳ sự tiến triển vượt bực của Cộng đồng Người Việt tỵ nạn vẩn luôn

là mẩu mực cho nhiều cộng đồng khác. Sự thành công của nhiều thế hệ trên hầu
hết các tiểu bang Hoa Kỳ trong dòng chính đã thể hiện rỏ nét sự bình đẳng và cơ
hội thăng tiến cho tất cã những ai có tinh thần cầu tiến ham học hỏi.

Đinh Đồng Phụng Việt từ một đứa bé tỵ nạn của hơn hai thập niên trước đã trở
thành thứ trưởng Bộ Tư Pháp - Nguyễn Hoàng Dũng Luật Sư cũng từ đứa bé tỵ
nạn trở thành phụ tá tổng thống George W Bush đặc trách các vấn đề Đông Nam
Á - Elizabeth Phú đến Hoa Kỳ trong thân phận trẻ tỵ nạn, chỉ không đầy hai thập
niên sau trở thành nử phụ tá cho Tổng thống Barack Obama đặc trách Đông Nam
Á - Học giả Phạm Đình Lân F. A.B.I tiểu bang OHIO được Hoa Kỳ bình chọn "
Who's Who " liên tiếp nhiều năm - Phi hành gia Trịnh Hữu Châu Eugene Trịnh
phi hành gia gốc Việt đầu tiên tham gia chuyến bay vào vũ trụ của cơ quan NASA
năm 1992 - Tiến sĩ Trịnh Hữu Phước và vợ là tiến sĩ võ thị Điệp trung tâm không
gian NASA - Luật sư tiến sĩ Nguyễn thị Thùy, Viện trưởng đầu tiên Đại Học tại
Hoa Kỳ - Tiến sĩ Vũ Đình Tuấn được công ty Creator Synetics bình chọn là 1
trong số 100 thiên tài đương thời của thế giới - Sinh viên sĩ quan Nguyễn Khoa
Nam ( cùng tên với Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam tư lệnh Quân doàn IV Việt
Nam Cộng Hòa tuẩn tiết cuối tháng 4/1975 ) tốt nghiệp thủ khoa đại học võ bị
Hoàng Gia Úc Đại Lợi - Ông Ngô Thanh Hải thượng nghị sỉ đầu tiên của
Canada - Bác sĩ James Nguyễn được xem là thần đồng lảnh vực y khoa tại Hoa Kỳ
- Bác sĩ Philipp Roesler Bộ trưởng Y Tế Đức một thời là phó thủ tướng Đức khi
tuổi đời còn rất trẻ. Một trẻ mồ côi sang Hoa Kỳ trong chuyến bay di tản nhân
đạo Galaxy trong những ngày cuối của cuộc chiến. Trong các chuyến bay nầy có
một chiếc Galaxy bi rơi vào ngày cuối cùng làm thiệt mạng hơn 100 trẻ mồ côi -
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận giải thưởng cao quý Kalinga Thiên Văn Học - Giáo sư
tiến sĩ Vicky Thảo Nguyễn giải thưởng cao quý nhất của chính phủ Hoa Kỳ về
phân khoa kỷ thuật của Đại học John Hoppkins - Tini Trần nử phóng viên xuất
sắc, can đảm của hảng thông tấn AP từng tham gia chiến trường Iraq, Afghanistan
và nhiều quốc gia khác tại Trung Đông....

Tất cả những thành công của người tỵ nạn gốc Việt đã nói lên được sự bình
đẳng và cơ hội thăng tiến cho tất cả mọi người, không kể màu da sắc tộc trên đất
nước Hoa Kỳ cũng như trên thế giới tự do.

Ngoài những thành quả vượt bực rất đáng khích lệ, cộng đồng người Việt tỵ
nạn tại Hoa Kỳ không tránh khỏi những gút mắc cố hữu tạo nhiều khó khăn, làm trì
trệ bước tiến. Đó chính là sự phân hóa, tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, thiếu tinh thần
đòan kết và hợp nhất trong hành động. Một ngày đẹp trời mở các trang báo chợ
chúng ta có thể tìm thấy nhan nhản những bài viết chỉ trích, bới móc đời tư, không
tiếc lời phỉ báng cá nhân, gia đình nhằm hạ nhục nhau, vùi nhau xuống bùn đen.
Chúng ta không quan tâm ai đúng, ai sai nhưng một điều chắc chắn là cả hai bên
đều xấu mặt như nhau.

Lâu lắm rồi tôi có nghe một câu chuyện khá lý thú. Một người Mỷ và một
người Việt tỵ nạn cùng đi bắt cua. Bắt được con nào cả hai cho vào thùng riêng.
Được khoảng vài con anh Mỷ lấy nắp thùng đậy lại, anh Việt vẩn để thùng trống
không đậy gì cả. Anh Mỷ thắc mắc hỏi :

- Sao anh không đậy nắp lại , cua bò lên đi mất hết ?
Anh người Việt khẻ nhếch miệng cười rồi trả lời: -

- Không cần, cua của tôi con nào mà bò lên tới miệng thùng ngay lập tức sẻ bị
con khác.... cắn giò .....lôi xuống , làm sao mà thoát được!!!

Câu chuyện xem ra bình thường ,nhưng chính là thực trạng của cộng đồng người
Việt chúng ta. Một thực trạng đau lòng ăn sâu vào xương tủy khó lòng tẩy rửa
được . Sự phân hóa, lòng ganh tỵ, chủ nghỉa tôn thờ cá nhân, tinh thần tự tôn, tự
mản, tham lam,ích kỷ đã thui chột phần nào ý chí phục vụ, dấn thân của những
con người nhiều nhiệt huyết.

Các thế hệ trẻ nối tiếp mong muốn và sẳn sàng được mang bầu máu nóng thay
thế các thế hệ cha anh phục vụ cho lý tưởng, tiếp nối con đường đấu tranh quang
phục quê hương. Nhưng mấy ai đã thực hiện được lý tưởng đã chọn ?.

Bên cạnh đó có rất nhiều người cũng thuộc thế hệ trẻ tôn thờ " chủ nghĩa cá
nhân" chỉ biết an phận thủ thường. Xem công cuộc đấu tranh là trách nhiệm của
những kẻ đi trước không liên quan gì đến mình. Ung dung tự tại đứng ngoài cuộc.
Thỉnh thoảng có những lời phê bình chỉ trích vô trách nhiệm, vô tội vạ nhằm gây
xáo trộn hàng ngũ những người đấu tranh chân chính. Nhiều cá nhân háo
danh,thiển cận tự đánh bóng cá nhân bằng những thủ đoạn bất chính, bất kể lương
tâm, đạo đức,bất kể sự lên án của dư luận.

Hơn 45 năm qua cũng vẩn những khuôn mặt củ, những luận điệu lổi thời,
những gương mặt hiu hiu tự đắc, tự xem mình là cái rốn của vủ trụ. Tung hoành
ngang dọc trong chốn " gió tanh mưa máu", tự mản với những chiến tích có thật và
tự tạo của hơn nửa thế kỷ trước, đang bị thời gian dần dần đẩy lùi vào quá khứ .
Thái độ tự mản của một số cá nhân thuộc thế hệ thứ nhất đã làm nản lòng không ít
cho thế hệ nối tiếp.

Hành trình Viển xứ của người tỵ nạn Việt còn dài. Còn nhiều gian khổ đòi hỏi
sự đoàn kết cùng sánh vai đạt mục tiêu cuối cùng cho công cuộc đấu tranh quang
phục quê hương Việt Nam.

Nguyễn Hữu Của

Tinh Hoa của Tiếng Việt-Nam

Trần Đức Hân

I. Nhập Đề:
Phần này đề cập tới vài việc làm của người Việt tỵ nạn cộng sản ở các nước dân
chủ Âu Mỹ để gìn giữ truyền thống văn hóa, đặc biệt là chữ viết alphabets khác
hẳn với tất cả chữ viết khác trên thế giới. Tuy đã nhập quốc tịch xứ đang sinh sống,
nhưng lòng yêu nước luôn ghi khắc vào óc và tim chúng tôi.
Bản sắc dân tộc Việt đã trải dài trong suốt lịch sử hơn bốn ngàn năm với nhiều
lãnh vực nghệ thuật và văn học. Hiện nay, truyền thống văn học và nghệ thuật đã
bị soi mòn và đang trong tình trạng nguy cơ bị phá hủy ở quê nhà do tham vọng
bành trướng của một nước lớn lân bang. Môt trong những âm mưu thâm độc là họ
muốn phá tan chữ viết alphabets hiện tại với những tài liệu sách vở viết về văn học,
nghệ thuật, sử địa, vân vân, nhằm mục đích con cháu người Việt không đọc được
nên không biết gì về quá khứ nữa, để họ dễ dàng xâm chiếm và đồng hóa.

Do đó, ở Âu Mỷ, người Việt có nhiều sách, báo, tạp chí, viết bằng chữ
alphabet-script, cùng với đài radio, TV, trung tâm sản xuất băng nhạc, compact-
discs, vân vân bằng ngôn ngữ tinh hoa của người Việt. để gìn giữ những lãnh vực
kể trên.

Một ví dụ, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ (Affection Artists’ Club) được thành
lập bởi cố soạn nhạc gia Anh-Bằng, hiện được nhiều tài năng trẻ đóng góp đứng
đầu là Anthony Cao Minh Hưng. Club có rất nhiều chương trình gía trị diễn xuất
trên TV và trực tiếp trước khán gỉa trên các sân khấu trong những dịp lễ hội của
dân tộc Việt-Nam.

II. Nhận xét khách quan về tinh hoa của Tiếng Việt
Tiếng Việt và tiếng Tầu đơn âm (monosyllable), mỗi từ vựng chỉ có một âm
với ý nghĩa nó muốn diễn tả. Các tiếng của Âu Mỹ, Nhật, và Korea đa âm

(polysyllable), hầu hết các từ vựng do nhiều âm ghép lại. Tiếng đa âm không đòi
hỏi phải có

hật nhiều âm tiết (cách phát âm khác nhau), vì mỗi âm tiết có thể ghép vào âm tiết
khác làm thành một từ vựng mới có ý nghĩa khác.

Tiếng Việt có 2,402 âm tiết.
Tiếng Tầu có 409 âm tiết.
Tiếng Việt có nhiều âm tiết nhờ mức độ phát âm lên bổng xuống trầm khác
nhau (không dấu, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng) nên có rất ít đồng âm. Do đó Việt
Ngữ (Quốc Ngữ) mới có thể dùng portugese-Latin Alphbets mà không bị rối nghĩa.
Do mức độ lên bổng xuống trầm khác nhau nên khi nói tiếng Việt rất gần
như hát vậy. Vì vậy khi các Catholic Missionaires (Cố truyền đạo) đến Việt Nam
đều có cùng nhận xét, “. . . nghe người Việt nói như chim hót vậy”. Cố thi sĩ Đông
Hố Lâm Tấn Phác (Phác) cựu GS Văn Khoa SG xác định lại nhận xét trên trong
bài thơ sau:

Ríu rít tiếng chim kêu,
Mẹ truyền con hót theo,
Đó là vần Viêt Ngữ,
Lẽ nào em không yêu!

Đông Hồ Lâm Tấn Phác
Đọc xong bài thơ, ta cảm thấy những lời thiết tha mời gọi hãy xử dụng tiếng
Việt vì những giá trị khách quan. Tôi là học trò của Thầy, cảm nhận những lời tha
thiết đó, nên “họa lại” như sau:

Tiếng nói như chim kêu,
Sóng nhạc luôn kèm theo,
Bổng trầm nhiều thanh ngữ,
Tiếng Việt thật đáng yêu.

Tranduc Han (Prudence)
Bài “họa lại” này có phổ nhạc và nằm trong quyển Tiếng Việt Đáng Yêu.

Chữ viết cho Tiếng Việt phải ghi đầy đủ 2,402 âm tiết. Nếu thiếu, nó sẽ trở
thành bẩn tục và ngây ngô.

Vì tiếng Tầu không đủ giàu âm tiết cần thiết để đáp ứng tiếng đơn âm, nên
có quá nhiều đồng âm (homonym) cùng âm nhưng nghĩa khác. Do đó tiếng Tầu
phải dùng chữ tượng hình (ideograph) cùng âm nhưng chữ viết khác nhau để phân
biệt nghĩa khác nhau.

Từ thời “bắc thuộc” lần thứ nhất (111 TTL – 939 STT), có khoảng 10%
người Việt học chữ Tầu. Các thế hệ sau dần dần đọc khác đi và đặt tên là Chữ Nho.

*****
Trở lại vấn đề tiếng nói của dân Việt, ngày trước, có mấy trí thức người Việt
dùng cách viết chữ Nho để viết tiếng Việt, nhưng nó quá khó vì rất phức tạp khi
dùng chữ Nho để ghi âm tiếng Việt, vì chữ Nho có nhiều từ đồng âm, nên khi
phiên âm, ông này lấy chữ Nho này, ông kia lại lấy chữ Nho khác. Sau đó ghép
thêm chữ Nho để có nghĩa. Vì thế, ba hậu quả đã xảy ra: (1) vì theo âm chữ Nho,
nên một âm chữ Nôm có thể lấy chữ Nho khác nhau để viết (xin xem bảng đính
kèm chương 31 trong Tiếng Việt Đáng Yêu). (2) một chữ Nôm có thể đọc khác
nhau với nghĩa khác nhau (xin xem bảng đính kèm chương 31), (3) chữ Nôm
không được triều đình công nhận nên nhiều chữ Nôm được các nhà Nho khác nhau
viết khác nhau và không phát triển được. Trong cuốn Dictionarium Annamaticum
Lusitanum et Lasinum, cố Alexandre de Rhodes ước luợng chữ Nôm có khoảng
80,000 cách viết khác nhau.
Vì các lý do trên, một nhà Nho phải miệt mài học chữ Nôm nhiều năm mới
đọc được sách chữ Nôm, (do đó 99% dân Việt mù chữ Nôm).

*****
III. Các vị đã có công sớm nhất trong việc thành lập Việt Ngữ :
Vào thế kỷ XVII, các Missionaires đến Vietnam giảng đạo. Các cố đạo thấy
99% dân Việt không đọc được chữ ngôn ngữ của dân tộc mình nên dùng mẫu tự
Portuguese và Latin để phiên âm. Người Việt đọc được chữ viết alphbet này dễ

dàng.
(1) Francisco Di Pina 1620 và (2) João Roiz 1621 (Portugese = Bồ-Đào-

Nha) vài năm sau có chỉ dẫn bước đầu cho cố Alexandre De Rhodes (Đắc Lộ).

(3) Cristoforo Borri, (4) Luis Gaspar, (5) Antonio De Fontes 1926, (6)

Francesco Buzomi (Italians).
(7) Gaspar D’Aamiral (Italian) soạn quyển từ vựng Annamiticum -

Lusitanum = Việt – Bồ. Cố Đắc Lộ tham khảo cho các tác phẩm của ngài.
(8) Antoine De Barbosa (Italian) với quyển từ vựng Lusitanum

Annamiticum = Bồ - Việt. Cố Đắc Lộ tham khảo cho các tác phẩm của ngài.
(9) Alexandre De Rhodes (Pháp) sang VN 1624, có công lớn nhất, từ các

công trình của các cố kể trên và hai sách tham khảo trên, cố đã xây dựng một hệ
thống chữ viết khá hoàn chỉnh. Sau đó soạn sách và xin Vatican tài trợ để in (1)
Dictionarium – Annamiticum - Lusitanum – Latinum = Việt – Bồ - La (1651), (2)
Linguae Annamicae Seu Tunkinnesis Brevis Declaratio = Ngữ Pháp Việt Ngữ
Đàng Ngoài (1652), (3) Catechismus = Phép Giảng Tám Ngày (1652). Ba quyển
sách này cho ta biết Việt Ngữ đã tới mức độ 80% như ngày nay.

IV. Các vị dùng Việt Ngữ đầu tiên viết về Đạo Catholicism (Công Giáo):
(1) Igesio Văn Tín (Việt), (2) Bento Thiện (Việt), (3) Pignau De Behaine
(Bá Đa Lộc, người Pháp) soạn thêm từ điển Dictionarium Annamiticum. (4) Jean
Tabert (Pháp) soạn từ điến Dictionarium Annamiticum – Latinum. (4) Philipphê
Bỉnh (Việt), (5) Phan Văn Minh.

V. Các vị Catholics không viết về Đạo mà viết về truyện đời cho tất cả
người Việt:

Petrus Trương Vĩnh Ký (Việt) có 18 tác phẩm gồm chuyển từ Chữ Nôm
sang Việt Ngữ thí dụ Kim Vân Kiều (Nguyễn Du), Lục Súc Tranh Công (vô danh),
Lục Vân Tiên Truyện (Nguyễn Đình Chiểu), viết lại các truyện truyền miệng thí dụ
Chiện Đời Xưa – Lựa Những Chiện Hay Mà Có Ích, Chiện Khôi Hài, Phép Lịch
Sự Annam, vân vân.

Paulus Huỳnh Tịnh Của (Việt) Gia Định Báo (1861 – 1888), Đaị Nam Quốc
Âm Tự Vị, và 11 tác phẩm khác, một số viết lại truyện Chữ Nôm và truyền miệng
như Quan Âm Diễn Ca, Thoại Khanh – Châu Tuấn, Bạch Viên - Tôn Các, vân vân.

VI. Chi tiết lịch sử chính trị liên quan đến việc dùng Việt ngữ:
Vì 58 bản thỉnh cầu canh tân của ông Nguyễn Trường Tộ (quan trọng nhất là
làm như Nhật Bản, ký và thi hành các hiệp ước ngoại giao và thương mại với nhiều
nước có kỹ nghệ, kinh tế, và khoa học tiến triển cao ở thời đó để không nước nào
dám chiếm Việt-Nam làm thuộc địa riêng) bị các vua nhà Nguyễn-Phước làm ngơ
(nhiều nhất vào thời Tự Đức).
Vì chính trị của thế giới đã biến đổi, rất nhiều nước đã theo chế độ dân chủ
(có quốc hội, tổng thống, thủ tướng), nước khác tuy còn giữ chế độ quân chủ cũng
phải lập quốc hội, thủ tướng để chia quyền, riêng các vua Nguyễn-Phước muốn “bế
quan tỏa cảng” để dân không biết gì bên ngoài hầu nắm trọn vẹn tất cả quyền hành.
Vì Tự Đức từ chối tất cả các thơ thỉnh cầu ký hòa ước thương mại của Louis
XVIII, Charles X, và Napoléon III; cả sau khi Pháp biểu dương lực lượng ở bờ
biển VN của Montigny, Rigault De Génouilly, Page, và Charner. Vì trong vài
tháng về Pháp thăm quê hương của Jean Chaignau (trưởng nhóm quân Pháp đã
giúp Nguyễn Ánh đánh thắng Tây Sơn, có vợ Việt) vào triều đình và quốc hội
Pháp đề nghị đánh chiếm Việt-Nam.
Nên Pháp chiếm Đà Nẵng 1858, Sài Gòn 1859. Triều đình Huế phải ký Hòa
Ước Bonard (Nhâm Tuất) 1861 nhường 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường
cho Pháp. Năm 1867, La Grandière chiếm thêm 3 tỉnh miền tây. Pháp cai trị toàn
Nam Kỳ (Cochinchine).
Cũng như các Missionaires, Pháp thấy Chữ Nôm qúa khó, phải biết rành rẽ

chữ Nho mới học được Chữ Nôm. Vì Chữ Nho là chữ ngoại quốc không viết Tiếng
Việt của dân dùng hàng ngày nên chỉ khoảng 10% biết, Vì nhiều Chữ Nôm do 2
hay 3 Chữ Nho ghép lại nên chỉ còn trên 1% biết Chữ Nôm. Như vậy 99% dân
Việt mù chữ Nôm của Tiếng Việt.

Để phổ biến luật lệ và tin tức, Pháp khuyến khích học Việt Ngữ đã nằm sẵn
trong các quyển sách viết về Catholicism (Công Giáo). Họ tuyển những người biết
chữ này vào làm việc hành chánh, đồng thời thiết lập hai hệ thống trường học Pháp
Ngữ và Việt Ngữ, bãi bỏ học chữ Nho năm Giáp Tý 1864. Trí thức Catholics bắt
đầu dùng Việt Ngữ viết sách và viết báo về truyện đạo và chuyện đời. (Nhưng văn
nhân thi sĩ không là Catholics làm ngơ. Vua và các quan chống đối.)

Người lớn thấy con nít sau mấy tháng học đánh vần cầm sách báo Việt ngữ
đọc oang oang lấy làm ngạc nhiên. Các vị học Chữ Nho miệt mài cả chục năm
chưa đọc được sách Chữ Nho dễ dàng như vậy.

Sau đó Pháp dần dần chiếm VN từ Nam ra Bắc. Tháng 5 - 1884, Pháp ký
Hòa Ước Tientsin (Thiên Tân) với Tầu, giảm thiểu ảnh hưởng nặng nề của Tầu.
Ngày 6 – 6 – 1884, triều đình Huế phải ký Hòa Ước Patenôtre công nhận việc cai
trị toàn nước VN của Pháp. Sau đó hai hệ thống trường học Pháp Ngữ và Việt Ngữ
được thiết lập trong toàn cõi Việt Nam.

VII. Cao trào toàn dân Việt học và dùng Việt Ngữ (Quốc Ngữ):
Sau một thập niên, đại đa số trí thức của tất cả tôn giáo, kể cả các vị đã học
Chữ Nho, thấy được sự lợi ích và quý giá vĩ đại của Việt Ngữ. Với mục đích quảng
bá chữ này, danh từ Quốc Ngữ ra đời. Họ chuyển ngữ các sách Chữ Pháp, Nho,
Nôm. Họ ghi lại các truyện, ca dao . . . truyền miệng. Họ viết sách và báo. Cho tới
năm 1915, đã có gần 20 tờ báo phát hành như Đông Dương Tạp Chí, Nam Phong
Tạp Chí, vân vân. Sách và báo mỗi năm càng nhiều hơn. Lợi ích của Chữ Việt thật
vô cùng vĩ đại. Một người bình thường học đánh vần Việt-ngữ mỗi ngày vài giờ,
sau một tháng có thể đọc được sách Việt-ngữ.
Để xóa nạn mù chữ cho người lớn, các lớp tối có tên là Đông Kinh Nghĩa
Thục ra đời năm 1907 do công của nhiều vị, đứng đầu là Lương Văn Can ở Bắc Kỳ
(Tonkin) và Phan Chu Trinh ở Trung Kỳ (Annam). Nhưng vua và các quan vẫn
chống đối. Thầy giáo Trần Qúy Cáp dạy thêm lớp tối về khuya bị quan Phan Ngọc
Quát bắt và xử tử chém ngang lưng ngay sau đó. Vài ngày sau quan này được vua
thăng chức.
(Việt-ngữ trong thời kỳ quảng bá hô hào toàn dân đi học để xóa nạn mù chữ
đã được goị là “Quốc-ngữ”. Nhưng thực tế ngày nay, nếu ta dùng từ Quốc-ngữ,
người nghe hay người đọc sẽ bối rối, ta phải giải thích dài dòng họ mới hiểu. Vì
thế tôi để từ Quốc-ngữ vào lịch sử và dùng từ Việt-Ngữ.)
Vì chữ Việt đem lại lợi ích thiết thực cho dân Việt nên họ rủ nhau ùn ùn đi
học. Vì Việt-ngữ đem lại lợi ích vĩ đại cho văn hóa Việt và nước Việt nên các văn-
nhân, thi-sĩ, dịch giả, nhạc-sĩ, soạn giả . . . đua nhau sáng tác và viết báo . . . Việt-
ngữ bị các vua quan chống đối, các nhà trí thức làm ngược lại, họ khích lệ dân học
chữ Việt và đả kích học chữ Nho. Sau đây là vài ví dụ:
Phan Khôi, một thi sĩ nổi tiếng trong phong trào Thơ Mới, viết: “Văn học
chữ Nho là một số không to lớn . . .”

Dương Bá Trác (Cử Trác) làm thơ sau đây để bày tỏ sự hối tiếc về quá khứ
học chữ Nho của chính ông:

Khoa danh bước đã qua rồi,
Giật mình tỉnh dậy rằng: “Thôi xin chừa.”
Trong bài xã thuyết đăng trong Đại Nam Đăng Cổ Tùng Báo ngày 18. 8.
1907, Vũ Bội Liên Viết:
Chữ Hán quả là cái hàng rào hiểm chắn ngang đường văn minh làm cho kẻ
học mỏi lưng, tốn cơm gạo mới dùng được chữ này. Khi dùng được chữ thì trán đã
nhăn, lưng đã còng vì nỗi dùi mài một đời học các điều cao xa quá. Chữ thảm, chữ
hại làm cho ai mó đến cũng phải quên cả việc thường đời nay, để học việc đời xưa
thực chết rồi, thực xa rồi . . .
Nguyễn Văn Vĩnh tuyên ngôn dõng dạc trong Đông Dương Tạp Chí, xuất
bản ở Hà-Nội:
. . . Học chữ Quốc-ngữ là điều không tránh được, một vấn đề sống hay chết
của Việt-Nam ta . . .
Một biểu ngữ treo trước cổng trường Đông Kinh Nghĩa Thục khẳng định:
Chữ Quốc-ngữ là hồn của dân tộc,

Phải đem ra trình trước quốc dân.
Các trí thức thời đó không những kêu gọi mọi người lớn bé già trẻ chấm dứt
Chữ-Nho để học Việt-Ngữ. Họ cũng yêu cầu các văn nhân có khả năng đừng sáng
tác tác phẩm thơ Chữ-Nôm nữa mà chuyển sang viết văn suôi bằng Việt-Ngữ. Họ
còn yêu cầu các vị biết Pháp văn chuyển ngữ các tác phẩm ngôn ngữ Pháp sang
Việt-Ngữ. Trong báo Đông Dương Tạp Chí, ông Nguyễn Văn Vĩnh viết:
Các bậc danh Nho thì nên bỏ quách cái tài ngâm hộ cho người đi [ngâm thơ
Tầu giúp người Tầu]. – chỉ học cho biết nhận cái hay của người mà lại nhận là cái
hay của mình. [Các bậc thi nhân] nay muốn gây cho văn tự nước Nam có kinh điển
thì bao nhiêu những bậc tài hoa, nhũng người có học thức trong nước phải chuyên
về văn Quốc-Ngữ [Việt-Ngữ]. Các bậc có Pháp học thì tuy rằng cái ngoại tài ấy
thì phải chuyên làm tranh cạnh, làm mồi kiếm ăn, nhưng nếu muốn nhân dịp lập
thân mà lại có ích cho đồng bào mình, thì phàm luyện được chút nào của người,
thì cũng nên dùng Quốc Văn mà phát đạt nó ra cho cả người đồng hương được
hưởng.
Tích cực hơn nữa, ba diễn giả của trường Đông Kinh Nghĩa Thục là Cử
Dương, Chân Thiết, và Trúc Đàm viết chung kiến nghị gởi cho nhà cầm quyền
Pháp như sau:
Nước Nam chúng tôi có khoa cử đã gần một nghìn năm vì lý do bắt chước

Nước Bắc (Nước Tầu). Gần đây, chính các nhân sĩ Nước Bắc đã xin Thanh triều
bãi bỏ khoa cử và mở học đường Âu Tây nên chúng tôi nghĩ không còn lẽ gì để giữ
lại cái học từ chương vô ích cho nhân sinh đó nữa. Vậy chúng tôi xin chính phủ bãi

bỏ khoa thi cử [Chữ Nho] và mở mang ngay Cao Đẳng học đường để đào tạo nhân

tài.
Như đã đề cập ở trên, Pháp bãi bõ thi chữ Nho ở Nam-kỳ (Cochinchine) năm

Giáp Tý 1864 (trước đó hơn 40 năm, sau hòa ước Bonard năm Nhâm Tuất 1862).
Trước cao trào học và dùng Quốc Ngữ của dân, vua và các quan phải chấp

nhận. Vua Duy Tân bãi bỏ thi chữ Nho ở Bắc-kỳ (Tonkin) năm Ất Mão 1915. Vua
Khải Định bãi bỏ thi chữ Nho ở Trung-kỳ (Annam) năm Mậu Ngọ 1919.

Sau khi bãi bỏ chữ Nho, Hai hệ thống trường học được thiết lập (1) lấy Việt-
ngữ (Quốc-ngữ) làm căn bản; (2) song song, Pháp lập hệ thống trường Pháp lấy
Pháp-ngữ làm căn bản.

Các học giả dùng Việt-ngữ để ghi lại Văn Học Truyền Miệng từ mấy ngàn
năm trước. Họ cũng chuyển âm các thơ văn bằng chữ Nho và chữ Nôm mà đại đa
số dân không biết đọc. Các dịch giả cũng dịch các sách ngoại ngữ sang Việt-ngữ.

VIII. Chữ Viết Alphabet Đầy Đủ Các Âm Tiếng Việt:
Thành Trì Giữ Độc Lập

Thế-chiến II được tính đơn giản trong khoảng thời gian 1939 – 1945. Phe
Trục (Axis) bên Âu-châu gồm có Quốc-Xã Đức (German Nazis) và Phát-Xít Ý
(Italian Fascits), bên Á-châu có Quân-Phiệt Nhật (Japanese Militarists).

Từ năm 1940, quân Nhật từ nước Tầu tràn sang nước Việt và dùng nước
Việt như nơi xuất phát để chiếm các nước Đông-Nam Á. Ngày 28. 11. 1941, Tổng
Thống Roosevelt gởi thông điệp cho vua Hirohito đòi Nhật phải rút quân khỏi
Việt-Nam. (Hirohito không còn quyền hành gì, tất cả đều do thủ tướng quân phiệt
(Tojo Hideki) nắm giữ.

Sáng sớm Chủ-Nhật 7. 12. 1941, Nhật tấn công Pearl Harbor. Mỹ gia nhập
thế chiến. Mặc dầu phe Đồng-Minh (Allies) biết họ còn phải hy sinh nhiều về sinh
mạng, tiền tài, và vật chất, nhưng họ nắm chắc phần thắng.

Năm 1943, các vị lãnh đạo của Đồng Minh biết chắc sẽ thắng nên găp nhau
tại hội nghị ở Cairo, Egyt để bàn về việc trả độc lập cho các nước thuộc địa. Ở hội
nghị này, Thống Chế Tưởng Giới Thạch (Generalissimo Cheng Kaishek) khẳng
định với TT Roosevelt: Vì nước Việt đã lập được chữ viết riêng biệt, khó hội nhập
vào xã hội nước Tầu, hãy để cho nước Việt độc lập. (Chữ viết riêng biệt là Việt-
ngữ ta đang dùng đây.) Như vậy, nếu VN không có chữ viết khác hẳn chữ Tầu,
việc giành được độc lập rất khó. Mới đây, hồi đầu thế kỷ XX, Trước năm 1920,
Mãn-Châu (Manchuria) còn là nước riêng; vì không có chữ viết riêng biệt, nên
Manchuria thành một tỉnh nước Tầu.

Trong chương V-2 (Nhật Bản Mở - Vietnam Đóng), ta thấy bất cứ lãnh vực
nào, say mê hay trông nhờ nguồn gốc một nước duy nhất là dại dột và thiển cận.
Tiếng nói cũng vậy; xin đừng ngụy biện nó là truyền thống. Hãy theo gương Anh-
ngữ đã múc nguồn từ nhiều gốc khác nhau. Sau đây là đề nghị của tôi:

Nguyên tắc I: Xin hãy giảm bớt dùng chữ gốc Chữ-Nho (gốc Tầu); và dùng chữ
ngôn ngữ Việt thay thế vào.
Nguyên tắc II: Xin hãy phát âm và ghi âm tên nơi chốn nước Tầu và tên người Tầu
như tiếng Anh. (Chắc là nó khó một thời gian, nhưng nó sẽ quen dần.) Xin đừng
Việt hóa tên riêng của họ. Hiện nay tên các nước khác ta không Việt hóa mà dùng
như tiếng Anh; (ta có thể phiên âm bằng tiéng Việt). Ví dụ ta đã dùng tên nước
Algery, Iraq, Panama . . . tên thành phố Tokyo, Marseille, Quebec . . . được; tất
nhiên các nước khác thành phố khác cũng dùng tiếng Anh được. Sau một thời gian
sẽ quen dần. Cứ khăng khăng chỉ dùng chữ gốc Tầu mà thôi là bước đi theo cùng
một lỗi lầm của thời đại trước.

XI. Phần Kết:
Việc bỏ Chữ Nho dùng Việt-ngữ đáng lẽ phải bắt đầu từ 300 năm trước (từ
thế kỷ thứ 17) nếu các nhà lãnh đạo Việt-Nam sáng suốt như vua quan của triều đại
Yi nước Korea thứ IV (1419 – 1450) từ đầu thế kỷ thứ 15. Nhưng muộn mà có vẫn
hơn không.
Tiếng và chữ Anh, Pháp, Nhật, Tầu . . . đối với người Việt trong nước (hiện
nay là 90 triệu) đều là tiếng và chữ ngoại quốc. Học và dùng được tiếng và chữ
ngoại quốc, nhiều lắm cũng chỉ 20% làm được. Nếu không có Việt Ngữ, 80% dân
Việt sẽ mù chữ.
Ngày nay, mấy người tiếc việc đang dùng chữ Việt-ngữ (Portugese-Latin
Alphabet scripts) thay thế Chữ Nôm cố ý chối bỏ sự thật là 99% người Việt đã
không học đọc và viết được Chữ-Nôm.
Việt-ngữ giúp dân Việt xóa nạn mủ chữ, vì nó đọc được rất dễ dàng; Việt-
ngữ tiện lợi cho người sáng tác để phổ biến văn, thơ, nhạc, kịch, triết-học, khoa-
học, vân vân; Việt-ngữ giúp dân Việt giữ gìn đất nước. Ích lợi của “quả” Việt-ngữ
không bút giấy nào tả hết được. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Xin đừng ăn cháo
‘chém’ bát.” Ta phải biết ơn những vị khai sáng và dựng xây Việt-ngữ.
Ở ngoại quốc, rất nhiều báo nhiều loại, văn nhân, thi sĩ, đoàn thể, nhà soạn
nhạc, ca sỹ, đài phát thanh, đài truyền hình đang gìn giữ Tiếng Việt và Việt Ngữ
song hành với những cây bút chân chính nơi quê nhà.

-----

Tranduc Han Prudence

Trích từ sách song ngữ Anh-văn và Việt-văn

An Upright Research on The Vienam War (nhà xuất bản Mỹ)
Biên Khảo Đứng Thẳng Chiến Tranh Việt-Nam (tg xuất bản)

-----

Tham Khảo và Trích dẫn: Biểu Nhất Lãm Văn Học Cận Đại (GS Thanh Lãng) Nguồn Gốc Chữ Quốc
Ngữ (LM Đỗ Quang Chính) Tiếng Việt Đáng Yêu (Tranduc Han Prudence). Chữ Viết của Người Việt
Nam Qua Các Thời Đại. Nam Hoài Bão.



Trâu

Sao Khuê

- Bà ơi! Năm tới là năm con gì vậy bà?
- Năm con trâu cháu ạ.
- Con trâu là con gì vậy? Có phải là con bò không bà?
- Cháu chưa trông thấy con trâu đâu vì ở Mỹ và Âu Châu ít nuôi trâu.
95% trâu trên thế giới sống ở châu Á. Đây này, vì cháu tuổi con trâu
nên bà tặng cho cháu một con trâu bà làm lấy bằng nhung đen nhồi
bông. Bên ngoài trâu to hơn con bò nữa và nó cũng ăn cỏ như bò. Đây
là hình con trâu trong máy I pad của bà. Cháu nhìn đi...
- Trông nó hiền ghê bà nhỉ, mà cặp mắt nó như đang nghĩ cái gì xa xôi
đâu đâu ấy bà nhỉ.
- Đúng thế cháu ạ, trâu to lớn nhưng chậm chạp hiền lành dễ cho
người sai bảo. Ở Việt Nam và các nước châu Á, người ta nuôi trâu để
cày ruộng, kéo xe. Trâu rất được việc nhờ khoẻ mạnh mà nuôi nó cũng
chẳng tốn kém gì, chỉ cho bó cỏ là xong.

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cày cấy vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông,

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Kiếp trâu khổ lắm cháu ạ.Trâu suốt đời phục vụ cho người, cày ruộng
dưới nắng chang chang, ì ạch kéo gỗ trên ngàn, đạp lúa, kéo xe, ép mía,
thế mà nếu lỡ có thèm ăn ngon, gặm một ít lúa là bị mấy chú mục đồng
đánh cho đau điếng. Làm lụng vất vả mà chiều về trâu chỉ được tắm
trong một vũng nước cạn chưa đủ để đằm mình, sau đó trâu chỉ được lùa
vội vàng ít cỏ vào bụng để chú chăn trâu còn buộc trâu vào cột mà đi
ngủ. Trâu khổ đến nỗi khi ngủ vẫn còn bị sỏ thừng vào mũi, buộc vào
cột vì người ta sợ trâu đi mất. Cũng là con vật nhưng chó mèo được rong
chơi, ngựa và trâu bò thì phải làm việc suốt ngày nên khổ lắm. Người
vẫn nói khổ như trâu như bò, kiếp trâu bò.
- Tại sao trâu bò cứ nhóp nhép nhai suốt ngày và chỉ ăn cỏ mà sống vậy
bà?
- Ừ, trâu bò tuy có hàm răng rất đẹp nhưng chúng không có hàm trên.
Khi cho bó cỏ, chúng vội dùng lưỡi lùa ráo vào miệng, dùng hàm để cắn
đứt, rồi đẩy thẳng xuống dạ dày cỏ.

- Dạ dày cỏ? kỳ vậy bà?
- Đúng đấy, dạ dày loài nhai lại có tới bốn ngăn và chu trình tiêu hóa
tóm tắt như sau:

dạ cỏ → dạ tổ ong ---- miệng nhai lại- → dạ lá sách → dạ múi khế

Cỏ, sau khi được trâu bò ăn vào sẽ được chuyển vào dạ cỏ. Dạ cỏ là nơi chứa, làm mềm thức ăn, có
các vi sinh vật cộng sinh tiết enzym Cellulase giúp trâu bò tiêu hóa cellulose trong cỏ và các chất
khác. Cỏ, sau khi được lên men và làm mền sẽ được chuyển qua dạ tổ ong cùng với một lượng lớn
vi sinh vật. Sau khi trâu bò ngừng ăn, thì thức ăn sẽ được ợ lên miệng để nhai kỹ lại. Thức ăn sau
khi được nhai kỹ sẽ được chuyển xuống dạ lá sách để hấp thụ bớt nước sau đó được chuyển qua dạ
múi khế, dạ múi khế đóng vai trò như dạ dày thật sự, tiết pepsin và HCl tiêu hóa protein ở cỏ và vi
sinh vật. (internet)

Khi trâu ợ cỏ lên miệng mới là lúc nó nhai. Trâu nhai khoảng 6 đến 8
giờ mỗi ngày và tiết ra đến 160-180 lít nước bọt để nhai. Khi vi sinh vật
tiêu hóa cỏ nó cũng tiết ra nhiều khí đi qua thành dạ dày cỏ để thành
năng lượng nuôi trâu, sản xuất sữa. Khí cũng ợ qua miệng thành khí
méthane. Cháu tưởng tượng đi, 1000 lít khí méthane mỗi ngày. Khí
méthane CH4 mà ta gọi là hiệu ứng nhà kính, chuyển thành khí carbonic
CO2 làm nóng trái đất. May thay các khí này lại được cây cối và nhất là
cỏ trên đồng cỏ thu hồi lại và cho ra khí oxy (O2) qua quá trình quang
hợp vào ban ngày nhờ ánh sáng mặt trời. Carbon (C) sẽ lưu lại dưới đất;
vì thế khi nuôi bò cần một cánh đồng cỏ rộng để chuyển hóa méthane
thành oxy, tuy vậy con người vẫn tiếp tục nghiên cứu thu hồi méthane
làm khí đốt cho đỡ hại khí quyển.
Dạ tổ ong cũng giữ những vật lạ không ăn được lẫn chung vào cỏ, sau
đó đẩy lại ra ngoài miệng mà nhổ ra, phần còn lại thì đẩy xuống dạ lá
sách. Dạ sách có nhiều tờ y như quyển sách của cháu nhưng không chép
chữ để học mà để ép chất lỏng xuống dạ múi khế. Dạ này giống múi trái
khế mà loài heo cũng có, nhiều múi nên hấp thụ nhiều và mau. Có dạ
sách nhưng chúng vẫn mang tiếng ngu như trâu bò đấy.
- Chúng có sách thật hả bà?
- Có thật chứ. Mẹ cháu vẫn mua sách bò về nấu phở đấy.
- A! cháu nhớ rồi, nó trắng và có nhiều tờ, giống quyển sách thật!
- Này, cháu ghé tai vào miệng con trâu bông bà vừa cho nghe xem Trâu
nói gì đi.
- Sao? cô hỏi chúng tớ ăn cả ngày đêm hay sao miệng lúc nào cũng
nhóp nhép. Không dám đâu. Làm việc quần quật xong chỉ được thưởng
cho bó cỏ tí tẹo, đâu đủ ăn mà giả tỷ đến mùa gặt dư cỏ thì dạ dày dầu
lớn cũng đâu phải bồ mà chứa được nhiều cỏ. Nhóp nhép suốt ngày vì lũ
vi sinh vật trong dạ dầy giúp chúng tớ nghiền cỏ, làm cỏ lên men, biến
cỏ thành chất bổ dưỡng nhưng đồng thời chúng lại cứ đưa lệnh lên
miệng khiến miệng chúng tớ tưởng có đồ ăn, thế là lại nhai, nhai lại.
Hà hà, tưởng tượng nếu các người cũng có hệ thống vi sinh vật này thì e
người cũng sẽ ăn hết cỏ của lũ trâu bò đấy nhé. Tớ đùa thôi chứ bà con
chúng tớ ở ngoại quốc là chú bò hay anh ngựa được người cho ăn bắp
ngon lành, mà còn xay ra nữa đấy chỉ khác là suốt ngày đêm bị nhốt

trong chuồng chờ vắt sữa hay làm thịt. Đấy, kiếp súc vật đấy. Người
sướng thế mà còn than phiền đời là bể khổ!
- Bò cho sữa bò, thế trâu có sữa không?
- Sao lại không? Khi sanh con, trâu cái cũng có sữa thì mới nuôi con
được chứ, nhưng bò cho nhiều sữa ngon nên người mới nuôi bò lấy sữa.
Này nói nhỏ cho cô nghe, yếm bò lớn hơn yếm trâu vì nhiều sữa đấy.
- Trâu ơi, trâu có biết cười như bò không?
- Vớ vẩn! Bò cười là nhãn phó mát « La vache qui rit » vẽ hình con bò
cười. Ngoài đời mà gặp bò cười xem các người có chạy tóe khói không!
Chỉ có con tinh-tinh hay con khỉ mới nhe răng khọt khẹt như cười thôi.
Động vật không biết cười dù thực sự nhiều lúc thấy việc các người làm
chúng tớ muốn bò ra mà cười, lúc đó chúng tớ chỉ kêu được vài tiếng,
nghe như cười. Trời cho người nhiều thứ quá mà người không biết quí.
- Bà ơi, sao bà lại làm cho cháu con trâu mầu đen?
- Cháu hỏi Trâu xem.

- Đen? tại sao chúng tớ cứ đen thui lui à? Trời sinh ra đấy! À mà chúng
tớ không đen thui lui nên cóc dám đòi hỏi “Black leaves matter”. 95%
trâu sống ở châu Á vì chúng tớ thích nóng và ẩm nên trẻ con bên Âu Mỹ
biết rất ít về trâu. Đại đa số trâu màu xám đen, giai cấp quý phái ít ỏi
mới trắng, thường thấy ở Quảng Nam Việt Nam.
- Thế có trâu vàng không?
- Trâu vàng? Làm gì có! Chỉ là huyền thoại thôi. Người là chúa hay
thêu dệt huyền thoại. Tớ nghe họ nói là xưa xửa xừa xưa, vào đời nhà
Lý, có sư Không Lộ rất giỏi y thuật. Sư được mời sang chữa bệnh cho
thái tử bên Tầu và được đền ơn bằng một bao đồng. Sư Không Lộ dùng
phép thần thông lấy hết nửa kho đồng đen của Tầu. Đồng đen quí lắm,
đắt hơn vàng. Ngài mang về đúc cái chuông rất to rồi đánh tiếng chuông

đầu tiên. Tiếng chuông vang đi rất xa, đến tận bên Tầu khiến con trâu
bằng vàng trong kho tưởng là mẹ gọi, đã ngày đêm phóng từ Tầu sang
An Nam. Sang đến nơi, không thấy mẹ đâu, con trâu vàng tức giận đào
sới tùm lum thành cái hồ Tây. Sư Không Lộ sợ vua Tống khiển trách
nên vứt cái chuông xuống hồ khiến trâu vàng cũng nhảy xuống theo rồi
biến mất nên hồ này còn mang tên hồ Kim Ngưu. Nhà sư di ngôn là nhà
nào có đủ mười con trai, dẫn ra hồ làm lễ thì trâu vàng nổi lên. Đấy trâu
vàng là con kim ngưu được đúc bằng vàng. Hồ Kim Ngưu tức hồ Tây.
- Cháu nghe nói Hồ Tây rộng và đẹp lắm, lại có đê Cổ Ngư với bánh
tôm Cổ Ngư nổi tiếng dòn thơm… Bà ơi! Khi nào bà dẫn cháu đi thăm
hồ Tây nhé. Cháu thấy bà hay nghe cô Mỹ Linh hát bài “Chiều phủ Tây
Hồ” là buổi chiều phủ lên hồ Tây phải không bà?
- Không đúng cháu à. Phủ ở đây có nghĩa là điện thờ, nơi thờ các ông
hoàng bà chúa, không như chùa là nơi thờ Phật. Bài hát nói về buổi
chiều ở phủ Hồ Tây cháu ạ. Bà mở nhạc cho cháu nghe, bài này hát như
nhạc chầu văn tức là nhạc để lên đồng:

https://www.youtube.com/watch?v=69wY4craPeo

Chiều như chậm rơi chậm rơi Ta khói hương để khỏi chơi vơi
Sóng bồng bềnh bồng bềnh Những nỗi buồn gieo neo đời vắng
Sương giăng đỉnh núi mờ xa Bỗng chợt như thanh thản trước chiều nay
Phủ Tây Hồ bâng khuâng huyền thoại Hồn ta tĩnh lặng bên chùa vắng
Xa xa hạc trắng bay về Gió Tây Hồ thổi mãi mái rêu phong
Chiều như cơn mơ vỗ về hồn ta bơ vơ... Chiều như chậm rơi chậm rơi
Chắp tay lạy thánh nhân trời đất Sóng bồng bềnh bồng bềnh
Em khói hương thanh thản một phần đời Hóa vàng đi em… Hóa vàng đi em… Hóa
Thả hồn mình bồng bềnh cõi Phật vàng đi em...

- Hoá vàng là đốt vàng mã mà người ta mang để cúng bà Chúa…
Bà già rồi không còn dịp đi thăm Hồ Tây, thôi mình nhìn hình đỡ ghiền.
Đây này, quang cảnh hồ Tây, tháp cao đỏ là phủ Tây Hồ.

Phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo lớn giữa Hồ Tây, bên trong là bàn thờ. Phủ Tây
Hồ thờ Liễu Hạnh Công chúa. Bà Chúa là một trong bốn vị thánh bất tử. Bốn
vị đó là Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh. Truyền rằng Bà
Chúa tên là Quỳnh Hoa, con gái thứ hai của Ngọc Hoàng, bị đày xuống nhân
gian vì đã làm vỡ ly ngọc quý. Thấy Tây Hồ phong cảnh xinh tươi nên bà lưu
lại đây. Bà đã diệt trừ ma quái, trừng phạt tham quan và giúp người dân an cư
lập nghiệp nên dân mang ơn, thờ bà và xưng danh bà là bà Chúa.

Cũng theo truyền thuyết, trước khi vào kinh đô, trạng nguyên Phùng Khắc
Khoan dạo chơi hồ Tây, gặp được bà Chúa rồi hai người vui thú cầm kỳ thi họa
mà thành đôi tri kỷ.
Khi trạng nguyên từ kinh đô trở về thì tiên nữ đã biến mất. Ông cho lập đền
thờ tại đây, thờ Chúa Liễu Hạnh, gọi là Phủ Mẫu. Cạnh phủ Tây Hồ còn có đền
Kim Ngưu thờ Ông nên gọi là đền Ông.
Phủ và đền là nơi thờ thần thánh. Gọi là phủ vì phủ là dinh cơ của các hoàng tử,
công chúa. Đền, từ lâu vốn là nơi thờ thần thánh như đền Đức Thánh Trần tức

Trần hưng Đạo ở Tân Định, đền Ngọc Hoàng ở Đa Kao, đền Hai bà Trưng ở
đường Hoàng hoa Thám, Gia Định. Tại đền thờ Hai Bà có hội phủ Giầy thờ
đức Thánh Mẫu tức Liễu Hạnh công chúa. Thường ở phủ hay tổ chức lên đồng.
Người lên đồng gọi là đồng cô, đồng cậu. Họ ngồi đồng chờ thánh nhập vào,
lúc đó họ lắc lư cái đầu và diễn tả một cảnh đời của thánh khi còn tại thế như
bơi thuyền rồng, dạo chơi. Hôm nào bà dẫn cháu đi xem cho biết. Ngày xưa bà
cũng hay theo cụ cố ngoại đi chùa hay xem lên đồng để được lộc.

- Bà ơi “lộc” là gì, mà sao lại gọi là phủ Giày?
- Lộc là quà của ông đồng, bà đồng cho, là kẹo bánh hay tiền. Hội phủ Giày vì
người ta kể khi Chúa Liễu Hạnh về trời, ngài có để lại một đôi giày, có người
gọi là phủ Dày. Khi di cư vào Nam, người miền Bắc mang theo ngài Liễu Hạnh
vào, thờ ở Gia Định. Ngài rất linh thiêng nên ngoài phủ Tây hồ ở Hà Nội, ngài
còn được thờ nhiều nơi như hội phủ Dày Nam Định rồi Gia Định.
- Mà bà ơi, tại sao khi viết bài bà lấy tên là Sao Khuê. Sao Khuê là gì vậy bà?
- Cháu thấy sao trên trời không? Sao Khuê thuộc nhóm 28 ngôi sao chính gọi
là nhị thập bát tú, trong đó cũng có sao Ngưu thuộc chòm sao Huyền Vũ nằm ở
phương Bắc, ứng với hành thuỷ, thuộc về mưa. Ngưu là trâu đó. Sao Kim
Ngưu là sao Taurus vì có hai cái sừng xoè ra giống sừng trâu. Sao Ngưu, sao
Đẩu là những ngôi sao sáng và thường được gắn cho những người có trí tuệ.

- À, bánh croissant cong như cái sừng nên mình gọi là bánh sừng trâu. Cái
đầu con trâu gồ ghề thật, hai cái sừng nhọn hoắt.
- Thế mới có câu gọi “Ngưu đầu mã diện” tức đầu trâu mặt ngựa, là hai vị quỷ
sứ dưới âm ty hay còn ám chỉ bọn côn đồ, mặt mũi bặm trợn.
- Allo, trâu gọi.
- Dạ tôi nghe.
- Hai bà cháu nói chuyện quên cả tôi đấy nhé. Này cô bé, mấy người thấy
chúng tôi hiền lành nhưng hay nổi cọc nên họ chọc cho chúng tôi điên lên mà
chọi nhau, dùng sừng mà húc nhau, móc ruột gan nhau. Thật là ác độc!

- Dạ, ác thật. Ngoài chọi trâu còn đấu bò. Bây giờ ở những nước văn minh
người ta đã bỏ đấu bò nhưng ở Việt Nam vẫn còn chọi trâu, chọi gà, đá dế và lễ
tế trâu cúng thần. Xin lỗi ông trâu nhe, cũng tại quan niệm sai lầm, người cho
trâu là thánh vật nên dùng làm vật tế lễ, cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng
bội thu, dân cư an lạc…
- Các người luôn tự hào là văn minh, khôn ngoan nhưng không ngừng bắt loài
vật đấu đá với nhau và người cũng không bao giờ ngưng chiến tranh với nhau.
Chúng tôi rất tốt và có ích cho người nhưng rồi họ cũng giết chúng tôi và
chẳng bỏ đi tí tẹo nào:

Con trâu có một hàm răng (trâu không có hàm răng trên)
Ăn cỏ đồng bằng uống nước bờ ao
Thời sống mày đã thương tao
Bây giờ mày chết, cầm dao xẻ mày…
Thịt mày tao nấu linh đình
Da mày bịt trống tụng kinh trong chùa
Sừng mày tao tiện con cờ
Làm dao, cán mác, lược thưa, lược dầy.

Trâu chết đi rồi mà còn bị đánh đập mãi đấy, khi người đánh trống là đánh vào
da trâu đấy cô biết không?

- Cái đó… cái đó tuy là không phải tí nào nhưng chẳng qua là số kiếp của
trâu. Lỗi tại ông Trời. Trâu không biết chứ đến phân trâu người ta cũng quý.
Ngày xưa ở làng quê, người ta lấy xương hông trâu làm cái đồ để xúc, đi đường
hễ gặp phân trâu là vội vàng xúc bỏ vào thúng mang về ủ phân cho ruộng. Trên
‘body’ của trâu cái gì cũng có ích hết. Trên đầu em bé mới đẻ hay có ghét đọng
lại mà người ta gọi là ‘cứt trâu’, lấy lược bằng sừng trâu, mà cào là ra hết. Lược
sừng trâu thường gọi là lược sừng và cong cong chứ không thẳng.
Trâu phải biết rằng loài người rất quý trâu, này nhé:

Tậu trâu, lấy vợ, cất nhà
Trong ba việc ấy thật là khó thay

- Trâu biết giá trị lớn cỡ nào, lớn đến nỗi

Thăng bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu…

- Ừ ừ, lớn không bằng nắm xôi:

Phú ông xin đổi nắm xôi bờm cười!

- Ơ hơ… xin lỗi Trâu nhé.
- Này cô bé! cô biết truyện ‘năm trâu sáu cột’ không?
- Dạ, bà kể rồi. Ngày xưa có ông phú hộ có đàn trâu, năm con. Một trong
năm cái cột để buộc trâu bị mục nên quản gia cho đóng cái cột khác. Chẳng
may cột cũ chưa được bỏ đi thì ông phú hộ thình lình qua đời. Con gái duy nhất
của ông phú hộ cho rằng quản gia thừa cơ đem bán một con trâu và bắt người
quản gia phải đền. Giải thích cách nào cô chủ cũng không nghe mà ông không
có tiền mua trâu để đền nên ông quản gia tức, uất mà chết. Cô chủ tức quá cũng
chết theo. Cả hai biến thành chim. Cuối rừng con mái kêu: “năm trâu sáu cột”
thì con trống ở đầu rừng đáp “bắt cô trói cột”. Hai con cứ đối đáp nhưng không
bao giờ gặp nhau… Dân Việt miền Bắc và những người bị đưa ra Bắc tù thì
bảo tiếng kêu hai con chim này nghe như “khó khăn” và “khắc phục”.

- Cô bé này giỏi.

- Là nhờ bà hay kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đó Trâu ơi.
Bà ơi, cháu hay nghe bà Cả mắng chú Út là ‘anh đi bốn biển năm châu rồi về
sụp lỗ chân trâu’ là sao hả bà?
- À, tại chú Út thông minh học giỏi, kiếm nhiều tiền, nhưng kén mãi không
được vợ, để sau khi về thăm Việt Nam lại cưới một cô vợ vừa già vừa xấu vừa
nghèo vừa dốt nên bà Cả đau lòng, sót con… cũng ví như người đi sông sâu
biển rộng không chết mà về chết trong cái ao tí tẹo.
- Trâu ơi! Trâu ơi… sao gọi mãi mà không trả lời. Trâu điếc thật à, chả trách
người ta cứ bảo trâu là “sáng tai ọ, điếc tai cầy”.
- Dĩ nhiên rồi, cô cũng vậy, bố mẹ hét to bảo vào học thì làm bộ không nghe
nhưng ai rủ đi chơi, dẫu nói thầm cũng nghe.
- Nói với Trâu cũng như “đem đàn mà gẩy tai trâu”, chắc phải bắt chước Sào
Phủ dẫn trâu đi chỗ khác uống nước sau khi nghe Hứa Do kể chuyện vua
Nghiêu muốn nhường ngôi…
- Cái con bé đanh đá này. Cái đầu mi đúng là hôi rình

Dầu bông bưởi, dầu bông lài
Xức vô tới Tết còn hoài mùi cứt trâu

- Hứ, rõ là “trâu buộc ghét trâu ăn”. Không thèm chơi với trâu nữa.
- Trâu nghe cô hát hay, bây giờ Trâu đố cô một câu, cô không giảng được
phải hát cho trâu nghe một bài.

- Trâu đố đi.
- ‘Vừa bằng cái bát, san sát giữa đồng’ là gì?
- Là cánh đồng chum.
- Bậy, cái bát sao lại là cái chum. Đó là những vết chân trâu dẵm lên ruộng
khi đi cày đó. Bây giờ cô hát đi.
- Ok, Trăng soi sáng ngời treo trên biển trời, tình ơi, một đàn con trai nhủ
đàn con gái ra ngồi nhìn trăng.Trăng soi chú Cuội ngồi gốc cây đa để trâu ăn
lúa, nhìn mây theo gió miệng ca bồi hồi…
Bà ơi bà, sao nước mình có nhiều truyện, bài hát, ca dao tục ngữ về trâu ghê, kể
cả ngày không hết.
- Ừ tại nước mình là nước nông nghiệp, chuyên về cầy cấy, gắn bó với trâu.
- Trâu còn được các thiền sư đưa vào Thiền đạo, nghe cô.

Mười bức tranh chăn trâu mang tên “Thập mục ngưu đồ” minh hoạ những giai
đoạn mà một hành giả Thiền Tông trải qua trên con đường giác ngộ. Kèm theo
mỗi tranh là bài thơ ngắn, thí dụ ở bức tranh số 1

Nao nao vạch cỏ kiếm tìm trâu
Núi thẳm đường xa nước lại sâu
Kiệt sức mệt nhoài tìm chẳng thấy
Chỉ nghe réo rắt giọng ve sầu.

Rồi tiếp là “tìm thấy dấu chân trâu”, “thoáng nhìn thấy trâu” (như thấy
giềng mối của Đạo, “bắt được trâu” (nắm được tâm trí và tìm cách điều phục
tâm trí không cho đi lang thang nữa), “thuần hoá được trâu” (ứng với tu tập
đã đạt được mức ĐỊNH), thong dong thổi sáo “cưỡi con trâu về nhà”, “Về tới
nhà” hay “Quên trâu còn người” diễn tả hành giả đã về tới nhà mình, tâm trí
tĩnh lặng, bình an.

Cưỡi trâu về thẳng đến gia san
Trâu đã không rồi người cũng nhàn
Mặt nhật ba sào còn say mộng

Dây roi dẹp bỏ bên cạnh sàng.
Tới đây tưởng là hết mà chưa hết,
* tranh số 8, vẽ một vòng tròn, không còn trâu cũng chẳng còn người, bức số 9,
vẽ chim bay về tổ, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn, tức là trở về nguyên
vẹn thuở ban sơ, thấy mây chỉ là mây, núi chỉ là núi,
thấy sắc chính là sắc, thấy không chính là không.
* Bức tranh cuối, số 10, tiêu đề “thõng tay vào chợ” Mang bầu đi vào chợ, roi
gậy trả lại nhà, nơi quán rượu hàng cá, hóa độ chuyển thành Phật hết.
Mười bức tranh này mô tả con đường của thiền giả, khởi đầu phát tâm đi tìm
Đạo nhưng tìm mãi chưa gặp sau đó lờ mờ thấy, để rồi duyên may biết được
Đạo. Đạo nằm trong tâm trí của mình nhưng tâm trí con người khó mà yên, lúc
nào cũng suy nghĩ lung tung như con trâu lồng lộn lúc mới bị người bắt được,
sau cùng mới chịu êm và khi êm rồi thì không cần giữ trâu nữa. Khi người sống
cuộc đời bình thường, thấy mọi vật như là chúng đã là ‘as it as’, chính là đã đạt
đạo.
- Bà ơi, cháu chẳng hiểu gì hết!
- Bà cũng chỉ hiểu lờ mờ. Khi còn nhỏ, bà thấy trẻ chăn trâu thổi sáo rất hay.
Cảnh thanh bình này được ghi lại trên tranh mộc bản làng Đông Hồ.

- Cháu buồn ngủ quá, cháu đi ngủ đây. Trâu ơi, đi ngủ thôi. À, mà trâu là ai mà
biết nhiều thứ thế.
- Trâu chính là Ngưu lang.
- Ngưu lang của Chức Nữ ấy à?

- Đúng thế, tháng mười hai ta này là tháng sửu, Ngọc Hoàng sai Trâu coi
chừng hạ giới, thấy cô mang tuổi sửu, tình cờ đi ngang, thấy bà cháu nói
chuyện nên Trâu ghé vào bàn chơi...
- Tại sao tháng này là tháng ‘sửu’, vậy tháng giêng không phải là tháng ‘tý’

sao?
- Âm lịch gọi tháng 11 là “một”, ứng với” tý”.Tháng 12 là “chạp” ứng với
sửu, rồi lần lượt theo thứ tự:
*một, chạp, giêng, hai, ba, tư, năm, sáu, bẩy, tám, chín, mười ứng với
*tháng tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ mùi, thân, dậu, tuất, hợi.
Tháng giêng đầu năm mới là tháng dần ứng với con cọp…
- À mà sao không vẽ con cọp mà lại vẽ mười bức tranh chăn trâu vậy?
- Khi xưa trâu cũng ở trên rừng, cũng hung dữ, sau bị người bắt về, dậy dỗ,
trở nên hiền lành, có ích. Tâm trí của người cũng thế, vốn hiền lành nhưng cần
dậy dỗ, tu tập mới nên người. Cọp, trái lại, rất hung dữ, khó mà dậy bảo được,
có thể vật chết người bất cứ lúc nào, nên trâu đại diện cho bản chất thuần lương
của con người...
- Rắc rối quá à… Thôi cháu đi ngủ đây! Cháu cảm ơn Trâu đã ghé chơi với bà
và cháu. Bonne annee, Happy new year Trâu. Trâu nhớ nhốt con Covid lại dùm
chúng cháu, đừng cho nó sổng ra nữa. Bye bye...

Sao Khuê

Chào Mùa Xuân Xuân Về Nhớ Mẹ

Chào Mùa Xuân Mẹ ơi, trên bước đường phiêu bạt
nắng ấm cỏ non xanh Con vẫn mang hình ảnh Mẹ yêu
Hoa nở muôn màu Bao đêm thức giấc, hồn lưu lạc
chim hót chuyền cành Mộng về thăm Mẹ, nhớ nhung nhiều…
Thôi hãy quên đi muộn phiền cuộc
sống cũ qua rồi Bên đây đông lạnh, tuyết rơi bay
tiếc nuối chi anh Hiu hắt lòng con nhớ những ngày
Mỗi một Mùa Xuân Xuân về bên Mẹ, ôi vui quá
mỗi lần hy vọng Được Mẹ cưng chìu, hạnh phúc thay!
Cuộc đời vui lên,
hạnh phúc bay về Quê cũ giờ đây sắp đón xuân
Trên mắt long lanh Bông mai nở rộ, nắng vàng sân
trên bờ môi mộng Muôn người háo hức chờ năm mới
Chắc Mẹ đang buồn có phải không?
Hoa lá thay màu,
nụ cười đam mê.. Ôi Mẹ ! Làm sao con quên được
Đón chào Mùa Xuân Suốt đời tần tảo, Mẹ nuôi con
như ngày thơ dạị Hy sinh hạnh phúc, bao mơ ước
Đợi mẹ đi về , kẹo ngọt cho em Mẹ chỉ mong ngày con lớn khôn…
Giọng hát trẻ thơ còn reo vui mãi
Sau mỗi Mùa Đông ướt lạnh vai mềm Nhưng nay hoàn cảnh đẩy con đi
Đất nước an bình, vẫn biệt ly
Xin chào Mùa Xuân Bao nhiêu người chết trong im lặng
như người tình cũ Biển cả-mồ chôn vạn tử thi!
Bao năm xa lìa nhung nhớ thâu đêm
Gặp nhau tình cờ Tết nầy con vẫn còn xa Mẹ
ôi ! Bao quyến rũ Chắc hẳn chưa về vui đón xuân
Hạnh phúc đi về, Phương xa Mẹ ạ, con luôn nhớ
ôm trọn đời em!.. Mẹ hiền con, cao cả vô ngần!

Lê Hữu Liệu Lê Hữu Liệu







Đêm mẹ, Nói là nhà, chứ thật ra chỉ là một góc nhỏ
dưới mái hiên chợ Đồng Xuân, nơi mà mẹ con
Giao cô trú ngụ từ hai năm nay. Nơi nào cô ở, thì
Thừa gọi là nhà, cô nghĩ thế. Lúc đầu tới đây, mẹ
con cô bị những người cũ bắt nạt ghê lắm. Họ
Lê Thị Nhị cũng là những người bỏ làng xóm, ra Hà Nội
lang thang kiếm sống. Cái cảnh “ma cũ bắt
Gió đêm từ mặt hồ Gươm thổi lên lồng lộng nạt ma mới”, ở đâu mà chẳng có, mẹ cô bảo
khiến cô bé run lập cập. Cô khoảng mười ba, thế.
mười bốn tuổi. Khuôn mặt cô tái mét và đôi
môi tím lại. Cái áo len cũ kỹ cũng không giúp Nhưng sau một thời gian nhịn nhục, chiều
cô ấm áp được là bao. Có lẽ, chỉ một chút thôi, chuộng những “con ma cũ’, thì đời sống của
ở một phần thân thể. Những luồng gió quái ác mẹ con cô cũng được ổn định và vui vẻ. Mẹ
cứ lùa vào cái quần đen bạc phếch, mỏng dính con cô nay đã có những người quen mới. Họ
, khiến đôi chân khẳng khiu của cô đứng cùng chia sẻ một góc chợ, cho nhau mượn cái
không vững. Thỉnh thoảng cô thọc tay vào túi soong, cái chảo. Tặng nhau củ khoai, miếng
áo hoặc ngồi thụp xuống, co ro, khoanh tay sắn. Mẹ con cô đã hòa nhập với cái xã hội của
trước ngực. Bên cạnh cô, những cây mía dài những người sống chui ở lề đường Hà Nội. Cô
dài, cong cong với phần ngọn nhiều lá non, đã quên dần những tháng ngày đói khổ nơi
nằm ngổn ngang. Kẻ qua người lại tấp nập. quê nhà và hài lòng với cuộc sống hiện tại. Cô
Hình như mọi người chỉ cốt diện quần áo đẹp, chỉ thấy nhơ nhớ cái nghĩa trang liệt sĩ rông
đổ ra khu bờ hồ, đi lên, đi xuống để ngắm mênh mông, trong đó, có ngôi mộ của bố cô.
nhau và hàng trăm quả bong bóng bay đủ Ở đây, không ai biết cô là con liệt sĩ. Không ai
màu sắc, chiếu sáng xuống mặt hồ. Trong đêm biết bố cô đã chết oai hùng như thế nào khi
đen mịt mùng, vùng ánh sáng hiếm hoi nơi sang Campuchia làm nghĩa vụ quốc tế. Không
đây đã có một sức hấp dẫn kỳ lạ đối với người ai biết mẹ con cô có cái bằng “Gia đình liệt sĩ”
dân Hà Nội. đang để lót dưới đáy thùng quần áo. Nhưng ở
đây cô đã được ăn no hơn. Những miếng thịt
Riêng với cô bé thì cô chỉ mong sao bán mau mỡ béo ngậy, những miếng thịt gà dính da
hết mía để về nhà chuẩn bị cúng giao thừa với vàng ươm, cô đã thấy thấp thoáng một tháng
đôi ba lần trong những bữa cơm của mẹ con
cô. Cô cũng đã được thưởng thức mùi vị của
phở, của mì khi cùng những đứa bé đồng
cảnh ngộ, lảng vảng bên những hàng ăn trong
chợ, chờ khi khách ăn xong thì chụp vội cái
bát, húp xì xụp trước khi bà bán hàng kịp đổ
ụp vào cái chậu để dành cho lợn.

Mỗi sáng, mẹ cô bưng một thúng xôi đi bán
khắp các hang cùng ngõ hẻm. Còn cô thì được
bà Dậu bán hoa cho mượn vài bó huệ bán
rong quanh chợ để lấy tiền ăn quà. Cô thích
công việc này lắm. Cô ôm những bó huệ trắng
ngần và thơm ngát, đứng ngay đầu chợ, chỉ

một thoáng là đã bán hết. Khi mặt trời đứng – Mẹ tớ bảo là từ hồi 1975, bố tớ vào Nam,
bóng, cô về nhà lục cơm nguội ăn với cà muối thấy bà nội tớ cúng kiếng nên giầu lắm. Thế là
rồi chờ cái Thúy sang chơi. bố mẹ tớ cũng lập bàn thờ từ hồi đó cơ.

Hôm nay là ngày cuối năm, mẹ con cô bán Mai ngẩn ngơ:
mía cho những người đi chơi bờ hồ để kiếm
thêm tiền. Nhưng mẹ cô hơi mệt nên về sớm – Thảo nào nhà đằng ấy bây giờ cũng giầu.
và cô bán thay cho mẹ. Người đi thì thật đông, Thế thì tớ phải nói mẹ tớ lập bàn thờ mới
nhưng chẳng có mấy người mua, mặc dù cô được.
luôn luôn mời chào. Mãi tới khuya, cô mới
bán hết đống mía. Cô đang định đi về thì cô – Ừ, nhà đằng ấy lập bàn thờ đi tồi tớ mang
nghe tiếng gọi tên mình ơi ới: hương sang cho mà cúng, nhà tờ nhiều lắm.

– Mai ơi! Mai ơi! Bỗng cô bé thở dài:

Cô bé còn đang ngơ ngác nhìn quanh thì thấy – Nhưng mà tớ ở xó chợ thế thì bày bàn thờ
Thúy đã chạy ào tới, nắm tay cô mừng rỡ: thế nào được?

– Tớ không ngờ gặp đằng ấy ở đây. Tối nay Thúy nhìn bạn thương hại, nghĩ ngợi một lúc
vui quá nhỉ? rồi reo lên:

Cô bé đáp lời bạn: – Tớ nghĩ ra rồi. Chúng mình chỉ cần tìm một
cái thùng gỗ nhỏ dùng làm bàn thờ. Mỗi tối,
– Giao thừ mà lị! Năm nay nhà nước lại thả mẹ đằng ấy chỉ việc để ra lề đường, rồi thắp
bong bóng sáng nữa, đâu có tối mò mò như hương, cắm vào cái cốc đựng gạo mà cầu Trời
mọi năm. cầu Phật là được rồi.

Thúy nói: Cô bé nhắc:

– Chỉ tiếc là không có pháo. – Cầu cả Chúa nữa

Cô bé đồng ý với bạn: Thúy ra vẻ thành thạo:

– Ừ, Tết mà không có pháo, không có vẻ Tết – Cầu Chúa, cầu Đức Mẹ, phải vào nhà thờ.
gì cả.
– Vậy hả?
Thúy khoe với bạn:
Hai cô bé đang tíu tít truyện trò thì bố mẹ
– Năm nay nhà tớ cúng to lắm. Mẹ tớ gói Thúy đi tới. Mẹ Thúy nói:
bánh chưng, mua giò chả với ba con gà nữa.
– Con chạy lung tung, làm bố mẹ tìm từ nãy
Cô bé thắc mắc: đến giờ, hư quá!

– Bố đằng ấy là cán bộ mà cũng cúng à? Lạ Thúy nũng nĩu:
nhỉ!
– Con thấy bố mẹ nói chuyện với chú Thông
Thúy thì thầm: lâu quá nên đứng đây chờ bố mẹ mà.

Quay sang cô bé, Thúy nói nhỏ:

– Sáng mai tớ sang đằng ấy sớm. Tớ sẽ cho xe đạp, xích lô phải nép sát vào lề. Bỗng cô bé
đằng ấy cái bánh chưng con, ngon lắm! Thôi, nghe tiếng còi xe kêu pin pin, rồi một chiếc ô-
tớ đi nhé, bạn cũng về ngay đi kẻo lạnh. tô ngừng lại. Cô liếc nhìn chiếc xe màu đỏ rồi
lại tiếp tục rảo bước. Có tiếng giầy lộp cộp ở
Mắt cô bé bỗng cay cay. Cô cảm động vì lời phía sau và một giọng nói đàn bà vang lên
nói của bạn và tủi thân vì biết bố mẹ Thúy thật ngọt ngào:
vẫn cấm hai dứa chơi với nhau, mặc dù Thúy
ở đối diện nhà cô, băng qua đường là có thể – Mai lên xe cô đưa về cho đỡ lạnh.
gặp nhau rồi. Chỉ khác, nhà Thúy là nhà thật,
còn nhà cô chỉ là một góc dưới mái hiên chợ. Cô bé quay hẳn lại rồi reo lên:
Tuy là con nhà giầu nhưng Thúy không làm
bộ làm tịch và rất thích chơi với cô. Mỗi ngày, – A cô Trầm! Cô đi đâu mà cô mặc áo đẹp
sau khi đi học về, thế nào Thúy cũng lén bố thế?
mẹ, chạy tọt sang để gặp cô, kể chuyện trường
lớp, thầy cô và bạn hữu. Thúy cũng thường kể – Cô đi ăn tiệc về, nhân tiện ghé ngang bờ hồ
cho cô nghe những chuyện vui cười hoặc cổ một tí. Đông và vui quá cháu nhỉ? Thế cháu
tích mà Thúy đã đọc được trong sách báo. Hai cũng đi xem bong bóng đấy ư?
đứa cũng thường hát vang những bài hát
quen thuộc mà chúng đã nghe hằng ngày trên – Cháu đâu có đi chơi. Tối nay đáng lẽ mẹ
đài. Nhiều hôm Thúy còn đem cả thức ăn cho cháu bán mía, nhưng mẹ cháu bị mệt nên về
cô nữa. Nhất là những thứ kẹo ngoại, thứ nào sớm, cháu phải bán thay mẹ cháu đấy chứ.
cũng ngọt lừ và ngậm mãi mới tan hết trong
miệng. Có hôm, bố mẹ Thúy đi vắng, Thúy – Tội nghiệp cháu cô quá! Thôi lên xe cô đưa
dẫn cô vào nhà chơi, cô choáng cả mắt vì nhà về. Đêm nay gió rét quá!
Thúy đẹp quá. Đồ chơi của Thúy thì nhiều
lắm, toàn là đồ ngoại quốc cả. Con búp bê của Cô bé chưa kịp trả lời thì cô Trầm đã nắm tay
Thúy lớn như một đứa bé, vặn dây cót lên thì lôi đi. Cô bé líu díu bước lên xe ngồi cạnh cô
nó biết đi và biết nói tiếng Mỹ nữa. Trầm. Cô cảm thấy ấm áp và cái ghế nệm thật
êm ái. Từ hai tháng nay, ngày nào cô Trầm
Cô bé tần ngần ngắm Thúy ấm áp trong chiếc cũng ra mua hoa của cô bé. Đôi khi cô còn cho
áo len đan hình quả trám màu xanh lơ, nắm cô bé cả ngàn bạc để ăn quà nữa. Thành ra,
tay bố mẹ, đi về phía chiếc ô-tô màu trắng, đỗ bây giờ, cô Trầm như một người thân mới của
ở bên kia đường. Cô bé thèm thuồng địa vị cô. Cô Trầm khoảng ngoài ba mươi tuổi. Cô
của bạn. Cô thầm nghĩ: “ Giá bố mình đừng Trầm đẹp và hiền hậu. Mỗi khi mua hoa, cô
làm liệt sĩ thì bây giờ mình cũng được sung Trầm đều truyện trò rất vui vẻ. Ngày thường
sướng như Thúy vậy”. cô ăn mặc cũng đẹp nhưng hôm nay cô mặc
cái áo đầm màu vàng lóng lánh lại càng sang
Chiếc ô-tô chở gia đình Thúy chạy vút đi. Cô trọng hơn. Cô bé vẫn biết là cô Trầm giầu,
bé cũng thẫn thờ lê bước, đi về phía chợ Đồng nhưng cô không ngờ cô Trầm lại có cả ô-tô
Xuân, bỏ lại đằng sau long khu bờ hồ đông nữa.
vui tấp nập. Gió thổi mạnh từng cơn khiến
nhiều lúc cô bé có cảm tưởng như cả thân Cô Trầm dịu dàng hỏi cô bé:
hình cô bay về phái trước. Cứ như thế, cô bé
đi dưới bầu trời tồi đen và những ngọn đèn – Cháu đã được đi ô-tô bao giờ chưa?
đường lờ mờ trong sương đêm. Cô nhớ tới mẹ
và sáng kiến lập bàn thờ của Thúy. Cô mỉm – Thưa cô, đây là lần đầu tiên ạ.
cười, chân bước mau hơn.
– Thế thì cô cho cháu đi chơi một vòng Hà-
Trong lòng đường, một vài chiếc ô-tô sang Nội nhé.
trọng chạy vụt qua, làm cho những người đi

Cô bé hốt hoảng: – Lát nữa vào nhà cô, cháu sẽ thích lắm. Vì
nhà cô cũng có hai tầng mà xung quanh lại có
– Cảm ơn cô, cho cháu về ngay để còn kịp vườn hoa và hồ thả cá vàng nữa.
cúng giao thừa với mẹ cháu.
Cô bé chợt nhớ đến lời hứa sáng mai sẽ mang
– Còn sớm mà! Đi một vòng rồi về nhà cô một hoa đến cho cô Trầm, mặt cô tiu nghỉu:
tí, cô cho cháu áo đẹp để mặc Tết.
Giọng cô Trầm trở nên buồn rầu: – Thế thì mai cháu đâu có cần mang hoa đến
nhỉ?
– Cháu ngoan và giống con cô lắm nên mỗi
lần găp cháu là cô nhớ đến con gái của cô. Cô Trầm vui vẻ:
Con cô cũng bằng tuổi cháu, nhưng bị thương
hàn chết đã ba năm nay rồi, – Không cần đâu cháu, hôm qua cô mua huệ
của cháu rồi mà. Vả lại từ nhà cháu đến nhà
Cô bé cũng cảm thấy buồn lây với cái buồn cô xa lắm, không đi bộ được đâu.
của cô Trầm. Cô nhỏ nhẹ nói:
Cô Trầm vừa nói dứt lởi thì chiếc ô-tô cũng
– Tội nghiệp cô quá! Tội nghiệp cả con cô ngừng lại trước một căn nhà hai tầng khá lớn.
nữa! Cô giầu thế này mà con cô không sống Bác tài xế bấm còi pin pin ba lần thì có người
để mà hưởng. chạy ra, mở toang hai cánh cổng sắt để cho xe
chạy thẳng vào trong.
Cô Trầm hỏi:
Cô Trầm nắm tay cô bé bước xuống xe sau
– Thế cháu có bằng lòng về nhà cô một chút khi nói với bác tài xế:
không?
– Thôi, cho bác về nhà cúng giao thừa. Sáng
– Thưa cô vâng ạ. Chỉ một lúc thôi cô nhé. Rồi mai đến sớm mà lãinh tiền mừng tuổi.
sáng mai cháu sẽ mang hoa đến để cô cúng
cho con của cô. À, con của cô thích hoa gì nhỉ? Cô bé lo lắng hỏi:

– Con của cô thích hoa huệ. – Ấy chết, sắp đến giao thừa rồi hả cô? Cháu
cũng phải về kẻo không kịp. Với lại, không có
– Thảo nào, cô hay mua hoa của cháu. Mẹ bác tài thì làm sao cô đưa cháu về được?
cháu cũng thường cúng cho bố cháu hoa huệ
nữa. Cô Trầm cười khanh khách:

Nhắc tới mẹ, cô bé lại băn khoăn lo lắng. – Cô biết lái xe mà. Vào một lúc rồi cô đưa về
Nhưng cô chỉ yên lặng, không dám nói gì nữa ngay.
vì cô muốn tôn trọng nỗi buồn của cô Trầm.
Cô Trầm nắm tay cô bé, buóc lên mấy bậc
Xe chạy lòng vòng trên những con đường hẹp thềm để vào nhà.
và tối, rồi vào một con đường rộng rãi, có đèn
sáng và những ngôi nhà mới xây cất. Có nhà Cô bé ngơ ngác ngắm căn buồng khách bày
cao đến ba bốn tầng. Cô bé hỏi: biện sang trọng và chùm đèn điện sáng trưng
ở giữa trần nhà. Qua khung cửa sổ, cô bé thấy
– Phố này tên là gì vậy cô? Sao mà có nhiều bác tài vẫn đứng cạnh chiếc ô-tô nhìn vào.
nhà to thế! Trong bóng tối lờ mờ của khu vườn, cô thấy
bác dơ tay vẫy vẫy, rồi dắt cái xe đạp dựng
gần đấy, đi ra phía cổng.

– Cháu vào buồng của cô, cô cho cháu bộ gạt tàn, đứng lên đi về phía cô bé thì cô cũng
quần áo mới, mặc vào cho đẹp để đón giao run lẩy bẩy rồi ngã huỵch xuống sàn, nằm
thừa nhé. ngay đơ như một xác chết.

Tiếng cô Trầm khiến cô bé giật mình. Từ nãy Người đàn ông bực bội, xổ một tràng tiếng
mải ngắm căn buồng, cô quên bẵng sự có mặt Tàu rồi bế cô bé lên, đặt sấp trên giường
của cô Trầm ở bên cạnh. Cô cười ngượng trong buồng ngủ. Ông móc trong túi quần, lấy
nghịu: ra một lọ dầu và một đồng tiền bằng bạc. Ông
kéo áo cô bé lên và bắt đầu cạo gió.
– Nhà cô đẹp quá! Giống như lâu đài trong
truyện cổ tích vậy. À, cô cho cháu quần áo thì Người đàn ông chờ mãi mà cô bé vẫn không
để mai cháu mặc. Bây giờ muộn quá rồi. tỉnh lại. Thỉnh thoảng ông lại dơ tay lên, nhìn
đồng hồ, ra vẻ nôn nóng lắm.
– Cô muốn cháu mặc ngay bây giờ để xem có
vừa và đẹp không? Cuối cùng, ông không thể kiên nhẫn hơn được
nữa. Ông trèo lên giường, nằm cạnh cô bé.
– Cô làm như cháu là cô bé lọ lem được bà Ông xoay người cô bé lại, ngắm nghía khuôn
tiên cho quần áo đẹp vậy. mặt tái xanh như không còn giọt máu. Đôi
mắt ti hí của ông đờ ra và bàn tay với những
Cuối cùng thì cô bé cũng chiều theo ý cô Trầm ngón to như quả chuối mắn bắt đầu di động
sau khi cô Trầm nói với giọng thật buồn: trên thân thể gầy còm của cô bé.

– Thực ra, cô chỉ muốn cháu mặc bộ áo này Người đàn ông đang mơ mơ màng màng thì
để xem cháu giống con cô đến mức nào. có tiếng chạy và tiếng còi thổi toe toe. Chuông
cửa reo liên hồi rồi tiếng đập cửa rầm rầm
Cô bé đã trút bỏ cái quần đen bạc phếch, cái khiến ông ta giật bắn người lên. Cửa ra vào bị
áo màu cháo lòng và cái áo len cũ kỹ. Bộ quần phá tung và mấy người công an ôm súng xồng
áo mới bằng một loại vải mềm mại, màu xanh xộc đi vào. Một người trong bọn họ, chạy vào
nhạt có những hoa trắng nhỏ xíu đã khiến cho căn buồng bên cạnh, nói nhỏ với cô Trầm:
cô bé không còn nhận ra chính mình khi nhìn
vào cái gương soi trong buồng tắm. Một – Cái anh chàng Đài Loan này đi chơi gái
thoáng vui, một thoáng tủi thân chợt đến không chọn giờ tốt. Cái động này sinh hoạt cả
trong lòng cô. Cô chợt nhớ tới mẹ đang chờ cô năm có làm sao đâu mà hôm nay bỗng dưng
ở một góc hiên chợ Đồng Xuân. Cô muốn mặc bị tố cáo. Chắc nó chưa sơ múi gì đâu.
lại bộ quần áo cũ, chạy bay về với mẹ. Nhưng
cô lại nhớ rằng, cô Trầm đang chờ cô ở ngoài Cô Trầm lo lắng hỏi:
kia. Cô nhanh nhẹn đi ra buồng khách, cô nói
to: – Liệu có sao không anh Ba?

– Cô ơi, cháu mặc áo mới rồi đây này, cô xem – Yên trí đi, làm thủ tục một tí thôi. Mọi
có đẹp không? chuyện đã có anh lo cho. Có ăn có chịu mà.

Cô bé khựng hẳn lại, mắt mở lớn khi không Cô Trầm cười tít mắt:
thấy bóng dáng cô Trầm đâu mà chỉ thấy một
người đàn ông lùn và béo ụt ịt đang ngồi gác – Cũng may, bây giờ còn là năm cũ. Nếu
chân lên bàn, phì phà thuốc lá. Cô liếc nhanh không, bị dông cả năm.
căn buồng: cửa ra vào đã được đóng kín mít,
hai cánh cửa sổ cũng đã được khép lại tự bao Người đàn ông Đài Loan đã chỉnh tề trong bộ
giờ. Khi người đàn ông dụi điếu thuốc vào cái áo vét sang trọng và chiếc cà vạt màu đỏ. Ông

ta và cô Trầm nói chuyện với nhau bằng tiếng – Chết thật, thì ra từ nãy giờ cháu ngủ mơ.
Tàu một lúc rồi cô Trầm nói nhỏ với người
công an tên Ba: Cô Trầm mỉm cười, nắm tay cô bé đi ra xe.
Vừa lúc đó, chiếc đồng hồ trên tường thong
– Sư cha nhà nó, nó tưởng em gạt nó. thả buông mười hai tiếng. Chiếc ô-tô màu đỏ
chạy vụt đi.
– Em có nghi ai tố cáo không?
Dưới gốc cây sấu già, gần ngôi nhà hai tầng,
– Không! Không biết tại sao ông Hùng lại biết một người đàn ông ngồi trên yên xe đạp, mỉm
để ra lệnh cho anh nhanh như thế. cười trong bóng đêm, lẩm bẩm: “Đêm giao
thừa, mình làm phúc giúp cho con bé thoát
– Từ nay phải cẩn thận hơn mới được, nếu nạn. Cầu Trời, sang năm mới, xin được việc
không thì ở tù cả lũ đấy. làm tốt để khỏi phải lái xe cho bọn ma cô, tú
bà này nữa.”
Khi đám công an và người đàn ông Đài Loan
ra khỏi căn nhà thì cô bé cũng tỉnh lại. Cô ngơ Lê Thị Nhị
ngác nhìn quanh và nhìn xuống bộ quần áo
đang mặc trên người. Cô Trầm đến bên cô bé
đon đả nói:

– Nhanh lên cháu, cô đưa về, kẻo không kịp
đón giao thừa với mẹ.

Nghe nhắc đến mẹ, đến giao thừa, cô bé nhẩy
tọt xuống giường la lên:

MIẾNG THỊT HEO NGÀY TẾT bắp rang nhiều qúa uống chẳng ra
mùi vị cà phê gì cả. Loại này chắc pha
Càng gần đến tết buổi sáng gío càng hiu chế ít hơn.
hiu và se se lạnh, cái lạnh hanh khô làm
bâng khuâng và nao nức lòng người. Tết Tôi nói lửng lơ:
đến, mùa Xuân về.
- Thời buổi bao cấp này nằm mơ
Cửa hàng cà phê của tôi nằm đối diện thì may ra mới có cà phê nguyên chất
nhà máy Z751 cũng nao nức mở hàng từ anh Tê nhỉ. Vì các hàng cà phê như tôi
sáng sớm như thường lệ và chỉ đóng cửa chỉ đi lấy mối ở những tiệm cà phê họ
sau chiều 30 tết cho đến ngày nào công rang xay pha chế sẵn. Có trời mới
nhân nhà máy đi làm lại thì cửa hàng tôi biết họ đã pha chế những gì vào cà
mở cửa ngày ấy phê.

Anh Tê quanh năm là người mở hàng cho Và tôi bào chữa cho cà phê của mình:
tôi.
- Hàng cà phê của tôi bán gía bình dân cho
Anh đạp xe từ Xóm Mới xuống vùng công nhân nhà máy, loại cao cấp thì ai đủ
Hạnh Thông Tây, khoảng hơn 7 giờ là tiền mà uống. Thời buổi gạo muối là chính ly
anh đã có mặt ở hàng tôi mặc dù nhà cà phê chỉ là hàng thứ yếu.
máy của anh 8 giờ mới bắt đầu làm việc.
Anh Tê lấy gói thuốc lá Hoa Mai bẹp dúm
Sáng nay cũng thế, anh Tê ngồi vào cái trong túí ra châm lửa một điếu thuốc, vừa
bàn góc tường để có chỗ dựa lưng và rung đùi hút thuốc lá vừa nhâm nhi hụm cà
ngắn gọn gọi: phê, chuyện trò:

- Đen nhỏ! - Hôm nay nhà máy có phân phối
thịt heo tiêu chuẩn tết đấy cô Bông,
Tôi bưng ra ly cà phê đen nhỏ nóng hổi, 29 tết rồi còn gì. Tôi được một ký cho
anh bỏ vào thìa đường cát và nếm thử: “mẹ nó” kho trứng.. Con đông cần
nhất nồi thịt kho trứng cầm cự trong 3
- Hôm nay cà phê được đấy, ngon ngày tết
hơn hôm trước.
Tôi đoán đã không sai, anh Tê đang hào
Cà phê của tôi thường bị khách hàng chê hứng nghĩ đến cái Tết. Tôi vui vui:
nghe quen tai rồi. Nghe lời khen của anh tôi
giật mình ngạc nhiên, cà phê hôm nay cũng - Thế thì chiều nay tôi phải đón
như hôm qua, như những ngày trước không mua lại vài ký thịt, làm món thịt đông,
hề thay đổi. Chắc là hôm nay lòng anh Tê món thịt kho trứng để ăn tết. Tiêu
đang phơi phới yêu đời vì gío Xuân về nên chuẩn hộ dân chỉ nửa ký mỗi hộ thấm
anh cảm thấy ly cà phê ngon hơn, khác lạ vào đâu.
hơn…
Những công nhân nhà máy có người vẫn
Tôi không dám nói ra sự thật sợ làm mất đi bán lại những tiêu chuẩn của mình, từ
của anh niềm vui bé nhỏ không mất tiền mua hàng thực phẩm đến hàng tiêu dùng..Họ
này là nhà khá gỉa chê thịt tiêu chuẩn không
tươi ngon hoặc nghèo mạt rệp nhưng
Anh Tê gật gù: cần tiền phải nhịn ăn nhịn dùng bán đi.
Tôi bán hàng ở đây nên quen biết nhiều
- Cô cứ giữ loại này đi, loại trước công nhân viên nhà máy và thuận tiện
họ pha cà phê với hột điệp rang hay mua lại những mặt hàng này.

Anh Tê là thợ hàn trong lục quân công Hai tâm hồn đồng điệu đã nghe danh
xưởng và được lưu dụng lại. Sau 1975 nhau, đã tìm gặp nhau. Điểm hẹn là quán
trại quân cụ này đổi tên là nhà máy Z751. cà phê của tôi.

Không biết cái vóc dáng nhỏ con gầy gò Bàn cờ đầu tiên coi như buổi ra mắt để
của anh là bẩm sinh cha mẹ sinh ra hay vì xem tài nghệ của nhau
nhiều năm anh làm nghề hàn lao lực, hít
mùi khí, muì khói, mùi lửa mà không tươi Sau đó họ đánh cờ ăn tiền cho hào hứng
tốt con người lên được. Anh có mái tóc chứ thì giờ đâu mà đánh chơi. Hai người
dày đã thế anh còn để dài bờm xơm phủ ngồi vào bàn cờ là quên hết trời đất xung
cả trán và gáy trông anh càng héo hon quanh.
thêm.
Tài cán anh Tê và ông Vị ngang ngửa
Anh Tê là khách hàng uống cà phê lâu năm, nên kẻ được người thua cũng ngang
anh hơn tôi 5-6 tuổi nên anh và tôi thân tình ngửa thay phiên nhau.
như anh em, có lần tôi hỏi thẳng:
Có hôm anh Tê thua trắng mấy bàn đã
- Anh Tê để mái tóc dài bù xù cho hết tiền túi còn phải trả thêm ông Vị cái
ra vẻ văn nghệ sĩ hay là…? lốp xe đạp tiêu chuẩn công nhân tiên tiến
anh vừa được mua trong nhà máy với gía
Anh cũng trả lời thẳng chẳng cần dấu rẻ. Thế là chiếc xe đạp của anh mai mốt
diếm chi: có mòn vỏ thì anh mua lốp chợ đen mà
thay vào.
Hay là tiết kiệm tiền hớt tóc chứ gì?
Đúng thế đấy cô Bông ơi, vài tháng Có hôm anh Tê thắng cuộc, tiền mặt từ
hớt một lần cho đáng. trong túi ông Vị bay vào nằm căng túi anh
Tê, anh nhảy phóc lên xe đạp về còn ông
Tôi được thể hỏi thêm câu nữa: Vị thì lủi thủi lê bước về xóm mà trong
lòng chắc còn cay cú .
- Tại sao anh cứ mặc hoài một cái
áo màu xanh? anh yêu màu xanh thơ Khi anh Tê và ông Vị khai trận cờ tướng,
mộng hay là…? dần dần rất nhiều người bu quanh để hồi
hộp theo dõi từng quân cờ dưới bàn tay
- Tiết kiệm chứ thơ mộng gì cô hai đấu thủ, cùng căng thẳng, cùng reo
Bông ơi, tôi có vài ba cái áo mặc đi vui hay thất vọng theo quyết định từ
làm, cái áo xanh vải kaki bền nhất nên trong mỗi bộ óc của hai danh thủ cờ
được mặc nhiều nhất. tướng.

Thế nên hình ảnh anh Tê còm ròm, mái Tôi bán thêm được nhiều ly cà phê và
tóc dài phủ gáy và mặc áo màu xanh đã thuốc lá và tôi bỗng thấy hãnh diện vì
qúa quen mắt với tôi, anh có đạp xe cách cửa hàng của tôi là điểm hẹn của anh Tê
xa nửa cây số tôi cũng nhận ra anh. ông Vị và của nhiều người đến xem màn
đấu cờ.. Tôi phục vụ hai danh cờ rất tận
Anh Tê có biệt tài đánh cờ tướng, anh nổi tình.
tiếng là tay cao cờ của vùng Xóm Mới.
Anh mê đánh cờ tướng như người ta mê Thời gian bắt đầu đánh cờ là sau khi anh
gái đẹp, rượu ngon.. Tê tan sở lúc 4 giờ chiều, thay vì về nhà
thì anh tấp vào hàng tôi, ông Vị có hẹn
Ở xóm tôi cũng có ông mê cờ tướng và trước sẽ ra đúng giờ không phí phạm tí
cao cờ như anh Tê. Đó là ông Vị, thời gian nào.

Những buổi đánh cờ kết thúc sớm thì bảy
tám giờ tối, muộn thì chín mười giờ đêm,

hàng quán tôi cũng rộn rịp theo giờ giấc Bàn cờ nhanh chóng được bày ra, khách
của họ. hàng cũng dần dần bu quanh bàn cờ.
Không biết có ma lực gì người ghiền
Có lần hai cao thủ đang đánh cờ thì cúp đánh cờ đã đành, mà người xem cũng
điện, dĩ nhiên tôi vội đi châm đèn dầu ghiền luôn.
nhưng anh Tê và ông Vị đã không kiên
nhẫn chờ đợi nổi, họ…bật quẹt gaz lên Chiều nay anh Tê là người thua đậm,
soi bàn cờ để đi mỗi nước cờ, cứ thế cho cuộc cờ kết thúc sớm vì anh Tê không
đến khi tôi mang chiếc đèn dầu ra . còn tiền để chơi tiếp. Anh Tê não nề
đứng dậy, khi dắt xe đạp anh nói với tôi:
Chiều nay tan sở tôi thấy những công
nhân ai cũng xách một xâu thịt mặt tươi - . Miếng thịt heo tôi gởi cô
như hoa vì tết gần đến và vì có miếng thịt đã…thuộc về ông Vị rồi, chốc cô đưa
trong tay. cho ông ấy.

Tôi cũng hớn hở đợi chờ và hỏi mua thịt Anh Tê đạp xe đi. Ông Vị đến bên tôi:
nhưng không ai bán, hôm nay tôi vô
duyên, có lẽ ai đó đã chặn mua thịt heo - Hôm nay tôi gỡ được mẻ thua
của công nhân từ ngay cổng nhà máy lần trước, tôi chẳng cần miếng thịt
nên chẳng đến lượt tôi. Thế thì chiều nay heo này, tôi bán lại cho cô, cô cứ trả
29 tết hay sáng mai 30 tết tôi phải mua bằng giá từng mua là được dù lúc nãy
thịt heo chợ đen tha hồ bị bà hàng thịt hắn tính với tôi miếng thịt đắt gía lắm,
chém giá .. tôi đang thắng nên nhường hắn
chẳng kỳ kèo…
Anh Tê quẹo xe đạp vào cửa hàng tôi,
miếng thịt heo một ký lô của anh treo tòn Tôi mừng rỡ trả tiền miếng thịt cho ông
ten ở tay lái xe trông thật hấp dẫn, chốc Vị. Thế là tôi đã mua được một ký thịt gía
nữa vợ anh sẽ vui mừng đón nhận miếng rẻ bất ngờ..
thịt này
Nhưng niềm vui trong lòng tôi chợt tắt
- Sao chưa về còn vào đây uống ngúm khi nhớ đến vẻ mặt hí hởn của anh
thêm ly đen nhỏ hả anh Tê? Tê lúc sáng khoe sẽ được tiêu chuẩn ký
thịt này cho vợ kho trứng ăn tết, vẻ mặt
Anh dựng chiếc xe đạp vào khuất một tươi hơn hớn lúc nãy khi anh nhờ tôi cất
góc sân: miếng thịt vào thùng đá cho tươi, là anh
vẫn mong muốn sẽ mang miếng thịt về
- Hôm nay chúng tôi có hẹn… nhà cho vợ.

- Ôi, tưởng gần tết anh tạm nghỉ Tôi lại nhớ đến vợ anh, đã quen vợ anh
cờ về nhà với vợ con chứ… như thế nào.

Anh cởi miếng thịt và đưa cho tôi cùng Tôi ở Hạnh Thông Tây thì đi chợ Hạnh
với nụ cười: Thông Tây, nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn
đạp xe đi chợ Xóm Mới vì khoảng cách
- Nhờ cô cất miếng thịt trong không qúa xa, chỉ hơn một cây số.
thùng đá cho tươi, tôi có về trễ mẹ nó
cũng không xót xa miếng thịt, tôi làm Sáng hôm Chủ Nhật tôi vừa đến đầu chợ
vài ván rồi về nhà. Tết và cờ tướng Xóm Mới đã gặp cái dáng còm ròm với áo
không ảnh hưởng gì đến nhau. xanh quen thuộc của anh Tê bên một phụ
nữ bán chuối.trên chiếc xe đẩy.
Ông Vị ung dung ra đến. Những cặp tình
nhân hẹn hò nhau cũng chưa chắc đúng Tôi đã dừng xe lại và hỏi thăm anh Tê,
giờ đúng hẹn như hai ông cờ tướng này. anh cho biết bao lâu nay vợ anh bán

chuối kiếm thêm tiền cùng với lương không tuột xích mấy lần và hai cái vỏ xe
công nhân của anh mới đủ nuôi con. thời của anh đã cũ mòn như con người anh.
gian này vợ mang thai đứa con thứ tư, để
phụ vợ bớt nhọc nhằn những ngày chủ Anh Tê đọc được ý nghĩ trong đầu tôi,
nhật hay ngày nghỉ nào anh cũng đi theo anh giải thích:
vợ bán chuối, đẩy xe chuối cho vợ
- Hôm tôi thua cờ ông Vị phải bán đi cái
Hàng chuối là một chiếc xe đẩy tự chế có vỏ xe, nhưng vài hôm sau tôi thắng lại,
3 bánh xe, trên mặt bày la liệt những nải tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống,
chuối tiêu, vì không có mặt bằng bán có bao thứ cần tiêu thế là vẫn chưa thay
hàng trong chợ nên mới có loại “cửa được cái vỏ xe mới.
hàng di động” như thế này
Tôi lấy miếng thịt từ tay lái xe tôi treo vào
Chị bán chuối thu tiền anh đẩy xe tay lái xe anh:
chuối kẻo đứng lâu một chỗ bị công an
phạt.. - Trả lại anh miếng thịt heo này.

Tôi quen chị Tê từ đó, rồi mỗi khi đi chợ Anh Tê ngạc nhiên:
Xóm Mới tôi đều tìm hàng chuối xe đẩy
của chị Tê để mua chuối ủng hộ chị cũng - Ơ hay, tôi đã bảo cô là tôi gán
như anh Tê đã uống cà phê ủng hộ hàng miếng thịt này cho ông Vị rồi mà.
tôi suốt mười mấy năm qua. Miếng thịt đã thuộc về ông Vị.

Hình ảnh chị Tê đôị chiếc nón là, mặc cái - Bây giờ miếng thịt thuộc về tôi
áo dài tay khoác ngoài để tránh nắng và vì ông Vị đã bán cho tôi…
gío bụi, bụng chị mang thai mấy tháng đã
to lề mề đẩy xe chuối vòng vòng khắp Không để anh hỏi han thêm tôi hạ giọng năn
mấy con đường quanh chợ Xóm Mới nỉ:
luôn làm tôi lao xao trong lòng chút cảm
thương dù tôi cũng có nỗi chât vật của - Anh Tê, chiều nay tôi đã mua
riêng mình. được mấy ký thịt của công nhân rồi
nên không cần miếng thịt này nữa
Như một chiếc lò so bật dậy tôi vội vàng anh mang về cho chị làm món kho
chạy ra thùng đá lấy miếng thịt treo vào trứng ăn tết nhé...
tay lái xe đạp và đạp hối hả đuổi theo anh
Tê sau khi đã nhờ bà hàng xóm trông hộ Anh Tê cương quyết từ chối:
cửa hàng .
- Tôi cám ơn lòng tốt của cô
Tưởng anh đã đi khá xa nào ngờ tôi vẫn nhưng tôi biết cô bán từng ly cà phê
thấy anh Tê đang còng lưng đạp xe phía đen, từng ly trà đá, từng điếu thuốc lá
trước, tôi lao nhanh đến bên anh và chặn lẻ sao tôi có thể nhận không ký thịt
đầu xe, cả hai cùng dừng xe đạp lại. của cô được.

- Sao anh Tê đi chậm thế? chắc Tôi năn nỉ tiếp:
thua cờ không còn sức đạp xe về nhà
hả? - Đúng thế, nhưng tôi không
nghèo thêm nếu không có miếng thịt
- Thắng thua là thường tình, này. Bao nhiêu năm anh là khách
chẳng qua là xe đạp tôi nãy giờ bị tuột hàng cà phê quen thuộc của tôi coi
xích mấy lần nên ì ạch mãi … như đây là món qùa tết tôi thưởng
cho anh có được không?
Tôi nhìn chiếc xích xe đạp của anh, nó
chùng xuống như cái võng lỏng le hèn gì

- Không được, cô có là thủ Nhìn vẻ mặt và giọng nói cương quyết của
trưởng, là giám đốc nhà máy của tôi tôi anh Tê hơi ngần ngừ, tôi bồi thêm:
đâu mà thưởng công cho tôi. Cô
đừng…hoa mỹ thế. - Anh yên chí đi miếng thịt này
ông Vị bán cho tôi với gía rẻ, bây giờ
Tôi cũng cương quyết:… tôi phải về bán hàng, chả lẽ đứng đây
giằng co với anh mãi à..
- Vậy thì tôi biếu chị Tê và các
cháu nhờ anh mang về giùm nếu Nói xong tôi quay đầu xe đạp lại và đi luôn
không tôi nhất quyết không để anh ra một lèo, anh Tê không có chỗ mà kêu ca từ
về đâu. chối nữa..

*****************************

Năm 1991 gia đình tôi xuất cảnh sang Mỹ, tôi đã biệt tăm tin tức anh Tê.

Mỗi khi Xuân về tết đến tôi đi chợ đứng bên quầy thịt ê hề hay lúc ngồi bên mâm cơm thịt thà đầy
đủ thỉnh thoảng tôi lại chạnh lòng nghĩ đến miếng thịt heo ngày tết của anh Tê thời kỳ bao cấp
sau 1975 khi xưa.

Nguyễn Thị Thanh Dương

(2016)

Món Quà Tết Nhỏ, Niềm Hy Vọng Lớn…

* Lê Mộng Hoàng*

Trúc thân mến,

Năm nay quà Tết chị gởi cho em không có bánh chưng, bánh tét, mứt như mọi năm mà lại có các
loại nut (cashew, walnut, pecan, peanut) và một chiếc khăn quàng màu tím.

Chị vừa nhận được Email tuần trước về “cách làm mứt kém vệ sinh” bên Việt Nam, 2 phần mứt 1
phần ruồi sa vào nước đường xên mứt, nên hãi hùng quá không dám đụng đến mứt Tết nữa – cho
dù mứt bán tại Mỹ – Còn chiếc khăn quàng màu tím xinh xinh ấy thì lại rất đặc biệt; khăn quàng
nầy có lịch sử kéo dài 22 năm phấn đấu với bệnh tật, buồn chán tuyệt vọng bất hạnh của người con
gái làng Thanh Hà bên bờ sông Thu Bồn tỉnh Quảng Nam mang tên Bùi thị Phước Hạnh.

Phước Hạnh sinh ra trong một gia đình đông con , nghèo khó với tất cả 10 anh chị em. Ba em làm
nghề thợ hồ rất vất vả để kiếm sống và nuôi nấng đàn con, vì thế Phước Hạnh sau khi học xong bậc
tiểu học phải lo phụ giúp ba trong công việc xây cất nặng nhọc. Năm em lên 18 tuổi, tuổi trăng tròn
tươi đẹp nhất của cuộc đời thiếu nữ thì Phước Hạnh bị một tai nạn lao động trong lúc đẩy xe chở
gạch cùng với ba lên dốc đến công trường xây cất. Một xe vận tải đã đụng vào xe chở gạch khiến tất
cả gạch đổ xuống đè lên người em. Phước Hạnh bị tê liệt cột xương sống và luôn cả 2 chân!

Từ ngày đen đủi, rủi ro ấy (năm 1990) Phước Hạnh không còn đi lại được nữa, phải nằm luôn trên
giường, vì nằm mãi trên chiếu nên lưng em bị ngứa ngáy lột da khó chịu. Trong tình trạng bi thảm
nầy, Phước Hạnh tưởng chừng như mình không thể sống nổi, chỉ còn biết nằm chờ chết! Nhưng với
thời gian, nỗi bất hạnh cũng vơi đi. Trong bài viết “Tấm Gương Sáng Vượt Khó của Bùi Thị Phước
Hạnh” do anh Lưu Viên một đồng hương Quảng Nam (em chị Lưu Thị Ngâu) ở Sài Gòn thường
quan tâm giúp đỡ các em khuyết tật Hội An, Phước Hạnh đã tâm sự: “Ngày lại ngày tôi cứ nằm với
hai chân bất động trên giường và chỉ làm bạn với bốn bức tường mà thôi. Rồi đến năm 1994, có
mấy người bạn cùng cảnh ngộ đến thăm và bầu bạn với tôi, những người bạn đó đã đem lại niềm
vui cho tôi, giúp tôi có được niềm tin vào cuộc sống. Lúc đầu chỉ có mấy chị em thôi, nhưng dần dần
những người bạn cùng cảnh ngộ tìm đến với nhau rất đông và chúng tôi thành lập một nhóm có tên
là “Chi Hội Thanh Niên Khuyết Tật Hội An”, hàng tháng chúng tôi đến với nhau vào ngày 12 âm
lịch mỗi tháng, để giao lưu và thăm hỏi lẫn nhau. Tôi thấy tinh thần tôi rất phấn khởi và nỗi buồn
của tôi cũng đã tan biến tự lúc nào tôi cũng không hay biết.Tôi bắt đầu học đan len và đã đan được
những tấm khăn quàng cổ, bí tất , mũ trẻ em khi có người dặt hàng và sống lây lất qua ngày. Nhờ
vậy mà mấy năm qua tôi sống rất vô tư và vui vẻ. Nhưng bây giờ tôi lại có một nỗi lo riêng vì hoàn
cảnh gia đình rất khó khăn, ba mẹ nay đã già yếu, tôi thì bệnh nặng vì suy dinh dưỡng (tôi chỉ còn
nặng 31 kí lô). Mọi việc sinh hoạt hằng ngày tôi phải nhờ đến ba mẹ giúp đỡ như bồng ra xe lăn vì
tôi không thể tự đi được. Vì thế tôi rất buồn và lo lắng cho tương lai của mình.”

Hằng ngày tôi nằm trên giường đan khăn quàng, bí tất và mũ trẻ em khi có người đặt đan. Tôi cũng
được tổ chức từ thiện Lifestart foundation của Úc cho đi học lớp làm tấm thiệp bằng tay (hand
made card) với một nhóm gồm 5, 6 bạn cùng cảnh ngộ”.

Hạnh nói : “Dù cuộc sống hiện tại của gia đình tôi còn nhiều khó khăn nhưng tôi vẫn tin vào cuộc
sống, trong đó có nhiều tấm lòng nhân ái, những cánh tay rộng mở luôn sẵn sàng đón nhận những
người kém may mắn như tôi .” Những tấm lòng từ thiện nhân ái từ các cô chú anh chị ở khắp mọi
nơi có thể đặt hàng đan qua địa chỉ e-mail của một người bạn thân của tôi sau đây: Bùi thị Phước
Hạnh email: nhatpt2001@ yahoo.com hoặc trực tiếp liên hệ theo địa chỉ: Khối 7, phường Thanh
Hà, Thành phố Hội An. Quảng Nam”.

Tuy nhiên việc đan khăn quàng, mủ, tất cho trẻ em tại Phố Hội nhỏ bé không khá nổi, không giúp
Phước Hạnh khả dĩ kiếm đủ tiền nuôi sống bản thân. Sau khi đọc bài viết của anh Lưu Viên, vài
đồng hương người Quảng trong đó có chị đã gởi tiền giúp Phước Hạnh mua tấm nệm nước để nằm
thay chiếc chiếu may ra lưng của em sẽ bớt lở lói ngứa ngáy.

Năm ngoái 2011 khi nghe anh Khuê, trong ban Bảo Trợ các em Khuyết Tật Hội An nhắc đến hoàn
cảnh bế tắc, bất động đáng thương của Phước Hạnh, chị nảy ra ý nghĩ đặt cọc một số khăn quàng
của Phước Hạnh đem qua Virginia làm quà tặng Giáng Sinh và Tết cho các vị bác sĩ, nha sĩ của gia
đình mình cùng các bằng hữu thân mến.
Trên mỗi chiếc khăn có ghi vài giòng chia xẻ tâm tình của người con gái hiếu thảo đã đánh mất tuổi
xuân” một cách bất ngờ tội nghiệp! “This scarf was handmade by a girl named PHUOC HANH
BUI in Quang Nam, Viet Nam, whose legs were paralyzed in 1990 by an accident while she helped her
father with constructuion job. HANH was 18 years old at that time. She cannot walk anymore and has
to stay in bed! Now she tries very hard to knit these colorful scarves at Mong Hoa’s suggestion. Thank
you for using this “scarf of Hope, Patience and Love” and helping our Charity Group of VA-Affection
to bring a little sunshine to HANH’s dark days ( Khăn quàng nầy được đan bằng tay bởi người con gái
tên Bùi Phước Hạnh cư ngụ tại Quảng Nam, Việt Nam, đã bị liệt cả 2 chân trong một tai nạn năm
1990 trong lúc phụ giúp cha làm việc xây cất. Năm ấy Phước Hạnh vừa tròn 18 tuổi. Cô không còn đi
lại được nữa, và phải nằm bất động trên giường. Bây giờ theo sự đề nghị của Mong Hoa, Hạnh đã cô
gắng đan các khăn quàng nhiều màu sắc nầy. XIN CẢM ƠN bạn đã dùng “chiếc khăn quàng của
Niềm Hy Vọng, đức Kiên Nhẫn và Tình Thương” và giúp NHÓM TỪ THIỆN TÌNH THƯƠNG
VIRGINIA đem chút ánh nắng ấm áp vào chuổi ngày đen tối của Hạnh).

Chị gởi về Phước Hạnh một số tiền để mua len đan thử 20 khăn quàng. Phước Hạnh đã làm theo ý
chị và gởi sang Mỹ với sự giúp đỡ của một đệ tử của sư cô Ấn Liên về thăm Việt Nam đem qua
Ohio. Christmas năm nầy thay vì tặng kẹo chocolate cho các bác sĩ, nha sĩ như nhiều năm trước, chị
đã biếu họ các khăn quàng màu xanh, màu xám, màu hồng, màu nâu do Phước Hạnh đan.

Bác sĩ gia đình Pamela Alexandra đã viết: “Thank you very much for the lovely knitted scarf made
by Phước Hạnh Bùi. She is fortunate to know such generous people who pass on her work” (Cảm
ơn bà nhiều lắm về chiếc khăn quàng xinh đẹp do Bùi Phước Hạnh đan. Cô nầy may mắn quen biết
những người có lòng rộng lượng đã truyền bá sản phẩm của cô).

Bác sĩ nhãn khoa Carlson, người đã từng tự nguyện về Gò Công, Việt Nam mổ mắt cataract cho
dân quê nghèo cùng với một phái đoàn bác sĩ Hoa Kỳ năm 2006 đã viết mấy giòng cảm ơn: “Thank
you so much for the beautiful scarf made by Phước Hạnh Bùi. This is the nicest, most meaningful
gift of this year”(Cảm ơn bà rất nhiều với chiếc khăn quàng xinh xắn làm bằng tay bởi Bùi Phước
Hạnh. Đây là món quà đẹp và có ý nghĩa nhất trong năm nay đối với tôi).

Còn Trúc thì đã hài lòng thật nhiều khi nhận được “chiếc khăn quàng màu tím” và đã bàn với cô
bạn My Vân và các bạn ở NA UY nảy ra ý định tuyệt vời là đặt mua 32 khăn quàng cho 24 em gái
và 8 em trai mồ côi ở nhà thờ Phước Tuyền, Cam Lộ, Quảng Trị!

Chị vô cùng sung sướng khi nghe Trúc gọi điện thoại nhờ chị bảo Phước Hạnh lo đan 32 cái khăn
nầy. Tuần trước chị đã nói chuyện với Phước Hạnh và gởi một số tiền thưởng Hạnh khi chị nhận
được 20 khăn quàng của Hạnh. Phước Hạnh vui lắm, chị có thể tưởng tượng ra nụ cười tràn đầy
Hy Vọng của cô gái dễ thương nầy. Sáng thứ hai vừa rồi khi nghe nói “Bạn cô Mộng Hoa muốn đặt
32 khăn quàng, khi nào Phước Hạnh làm xong cô sẽ nhờ người gởi đi qua bưu điện” Phước Hạnh
cảm ơn rối rít, thật đáng mừng!

Xin THÂM TẠ những tấm lòng nhân ái, vị tha đã mau mắn nhận thức được giá trị, công sức, sự cố
gắng vượt qua cơn đau nhức, buồn rầu của người con gái “bất hạnh” mang tên “Phước Hạnh” để
ngày nầy qua ngày nọ đan từng mũi nhỏ dệt thành tấm khăn quàng của Hy Vọng, của Nhẫn Nại và
của Tình Thương”; tình người đồng hương của Trúc, My Vân; tình nhân loại của các bạn người Na
Uy, Úc, Mỹ các bác sĩ Alexander, Carlson….

Mong rằng tình thương vị tha, bao dung nầy sẽ mang lại ánh nắng ấm áp cho khoảng đời còn lại tẻ
lạnh của Phước Hạnh, chiếu sáng Niềm Hy Vọng mà em đang cố gắng vun bồi.

Nếu có ai mở lòng muốn dùng các” chiếc khăn quàng của Hy Vọng” nầy thì xin liên lạc qua địa chỉ
của Phước Hạnh trên đây hoặc qua

Charity Group of Virginia Affection (Nhóm Từ Thiện Tình Thương VA)
6543 Renwood Lane
Annandale, VA 22003
(703) 354 – 0051

hoặc vào website www.tuthientinhthuongva.com

Năm mới sắp đến cầu chúc em và cả nhà luôn được Thân Tâm An Lạc, riêng em sức khỏe mỗi ngày
mỗi khả quan để tiếp tục dấn thân giúp các người nghèo khó, các trẻ em mồ côi và 32 đứa con của
em và My Vân đang trông cậy vào Mẹ Trúc và Mẹ My Vân. Cảm ơn em thật nhiều!

CUỐI NĂM MÀ CHẲNG THẤY XUÂN

Mười năm qua vội như chiêm bao
Mẹ bỏ con đi tự tối nào

Ôi ! Chuyến phà đêm về chở xác
Còn mãi trong tim nỗi nghẹn ngào

Con nhớ lần ly biệt cuối cùng
Đò dọc neo chờ ở bến sông
Mẹ ngồi một góc nhà hiu quạnh
Không khóc mà thương cảm lạ lùng!

Con xuống đò đi, lại trở lên
Mẹ hỏi có gì con bỏ quên
Rằng quên ôm mẹ thêm lần nữa
Ôi! Nghẹn ngào ,Đau xót mông mênh

Giây phút rời đi, lòng tái tê
Niềm đau thắt ruột, lệ đầm đìa

Lần đó coi như lần vĩnh biệt
Con về lần nữa mẹ hôn mê !

Hẹn mẹ về ăn tết cùng nhau
Mà xuân từ đó chỉ Xuân sầu
Mẹ đi thế giới thành hiu quạnh
Đời có bao giờ vui nữa đâu !

Mười năm mà lệ có vơi đâu
Chất chứa bao nhiêu nỗi thảm sầu

Nhớ mẹ nhiều khi như đứt ruột
Tiếc đời như mộng đã qua mau!

Nhớ mẹ thương sao thuở đói nghèo
Một mình vai mẹ gánh gieo neo
Mẹ về thiên cổ, nay sung túc
Xót mẹ gian lao thuở chống chèo

Trời cuối năm rồi, chẳng thấy xuân
Chỉ còn tưởng nhớ, chỉ rưng rưng
Tuyết rơi thêm lạnh trời đông bắc

Nhớ xót xa lòng mẹ biết không?

11/2/2021
LÃM THUÝ

Mùa Xuân Thay Áo chiếc xe lôi chạy vượt qua, ông lái xe
không khỏi càu nhàu: “Vô, bộ muốn
Trên đường từ trường về nhà chiều xe hun hả…” Đám con gái lại ngã vào
nay Hoàng cảm thấy khó chịu, ba nhau như mốc xích cười thỏa chí, rồi
tháng hè trôi qua chưa mang đi hết cũng dzung dzăng choáng con lộ.
cái nóng bức và oi nồng từ mặt Hoàng vượt qua ngoái đầu nhìn lại
đường bốc lên mũi. định ép xe hù cho bỏ ghét, thình lình
Không hiểu từ khi nào Hoàng thích gương mặt con bé ngây thơ, hồn
con đường Gia Long lần theo đường nhiên trong đám học trò, đập vào mắt,
Tống Phước Hiệp về nhà. Nhất là làm tim Hoàng hồi hộp lẫn rộn ràng.
buổi chiều tan học, những tà áo dài Hoàng bám theo, Nhỏ cười đùa cùng
trắng thướt tha, duyên dáng lạ bạn vô tư lự… không hề biết có một
thường, vì trường Hoàng học, nữ sinh thằng nhóc đi theo bén gót. Hoàng
mặc đồng phục chỉ là quần tây và áo vòng xe tới lui không biết bao nhiêu
chemise. bận cho đến khi Nhỏ đến nhà.
Mười ba tuổi chưa biết yêu là gì, con
gái thường trêu con trai “cái mặt búng Nhỏ mở cổng rào vào sân, Hoàng
ra sữa”, tuy nhiên cũng biết ngắm vượt xe qua khỏi nhà đánh vòng lại,
nhìn cái đẹp của khác phái. Hoàng nhìn dáng Nhỏ bước lên bậc tam cấp
đạp xe tà tà lòng thoải mái. Chợt vào nhà, dáng gầy, tung tăng như
nghe tiếng người chạy xe lôi bực chim sáo trên những bậc thềm Hoàng
mình quát tháo, một đám con gái đi chợt nhủ thầm “dễ thương lạ”. Trên
hàng ba hàng bốn lấn ra đường lộ, đường trở về Hoàng mới cảm nhận
đôi chân mỏi nhừ như đi bộ và lưng
đã ướt đẫm mồ hôi, nhưng khí trời oi
nồng lúc đầu đã được Nhỏ mang đi
mất và đem lại cho thằng nhóc này
một ngọn gió mát đầu mùa.

Nhà Hoàng nằm cạnh bờ sông, từ Thình lình nhỏ vươn vai, xoay mình
trên ban công nhìn xuống con đường rời chiếc ghế đi ra hành lang. Hoàng
nhỏ vắng người qua lại, đã nhiều đêm vội nép vào gốc cột đèn theo dõi cử
Hoàng thường ra ngồi hóng mát sau chỉ của nhỏ. nhỏ cất tiếng hát. Hoàng
khi học bài, gió từ bờ sông đưa lên sung sướng mỉm cười, tiếng hát xuôi
mát rười rượi, tâm hồn trống rỗng theo gió nghe lồng lộng, êm ái như rót
chẳng nghĩ suy. Đêm nay mọi vật vào tai những lời tha thiết ấy.
không thay đổi, nhưng Hoàng cảm
nhận con đường rộn rịp như Tết sắp Rước em lên đồi cỏ hoang ngập lối,
về. Trong đêm đen có muôn vì sao Rước em lên đồi hẹn với bình minh…
rực sáng… Thì ra lòng Hoàng chợt Đôi chân xinh xinh như tình thôi khép
thay đổi! Rồi tự thốt “cái con nhỏ này
từ đâu hiện ra làm cho ta choáng nép
váng mặt mày, con mắt nai tròn như Hãy vứt chiếc dép bước đi ôm cỏ
ánh đèn soi thủng ruột gan vầy nè”. mềm…”
Không cưỡng được lòng đang thui Đồi êm êm cỏ im im ngủ yên yên
đốt, Hoàng vội vào nhà khoác chiếc mộng ước rất hiền
áo và mượn chiếc xe gắn máy của ba Giọt sương đêm còn trinh nguyên
phóng nhanh trong đêm khuya… nằm mê man chờ nắng sớm lên
Rước em lên đồi tiên….” (*)
Tỉnh lỵ đã đã ngủ yên, chạy xuyên
qua cầu Thiềng Đức cơn gió từ sông Nhỏ đã làm hồn Hoàng như mây
thoáng mát, nhưng không làm xoa dịu bồng bềnh trôi, cảm giác dịu dàng và
hết tâm tư Hoàng đang nôn nóng, xáo nhẹ nhõm, Nhỏ đã vứt chiếc dép
trộn. Nhớ lại ánh mắt chiều nay, ánh bước vào tim ta rồi nhóc ạ! Mời nhỏ
mắt của Nhỏ thôi miên… như kéo xe bước lên đồi thơm ngát hương cỏ mai
Hoàng hướng về nhà nhỏ. Xe đổ dốc cùng ta nhé nhỏ! Trong bóng đêm mà
Cầu Lầu. Tiếng huýt sáo vang lên Hoàng ngỡ bình minh tươi sáng đang
ngân trong gió. Đêm tĩnh lặng đưa trước mặt mình.
tâm hồn bay bổng nhẹ nhàng. Hoàng
cảm thấy đời đáng yêu làm sao! Gần Nhỏ ngưng hát và làm những động
đến nhà nhỏ, Hoàng giảm tốc độ, tắt tác thể thao… Hoàng chờ Nhỏ vào
máy xe, từ từ đậu trước nhà. Hình nhà khép cánh cửa. Thẫn thờ trong
ảnh con bé ngồi học bài chăm chỉ bên giây phút rồi lặng lẽ dắt xe đi, được
song cửa sổ, tim Hoàng đập loạn, cố một khoảng xa… rồ máy trở về nhà.
ghìm hơi thở e rằng nhỏ sẽ nghe cả Đêm đầu tiên trong đời thằng con trai
tiếng tim mình. Ngồi hàng giờ ngắm mới lớn ngủ trong mộng mị êm đềm.
… một cảm giác khó tả làm sao, lòng
bồi hồi, rối nùi như cuộn chỉ len tháo ***
giỡ.. cảm giác bồn chồn lẫn xuyến Hoàng học một ngày hai buổi, thế là
xao mà chưa bao giờ Hoàng vướng thời khóa biểu được sắp xếp, mỗi
phải. ngày qua nhà Nhỏ bốn bận… mặc dù
phải đi ngược đường tới trường. Ồ

mà không sáu bận, vì đêm đêm lẳng được lòng nhỏ hình như đang xáo
lặng đến trước nhà nhỏ để được ôm trộn?!
trọn bóng dáng thơ ngây ngoan hiền
của nhỏ đang học bài. Rồi ngơ ngẩn Ba năm trồng cây si, niềm vui sướng
ra về cho đêm tròn giấc . bỗng tràn ngập tâm hồn vì những
buổi lẽo đẽo theo đã được nhỏ để
Một năm âm thầm trong đón đưa, tâm, những lúc đối diện trên đường
nhưng nhỏ vẫn không hay, chưa bao vắng, đôi mắt nhỏ sâu hút xuyên vào
giờ nhỏ phát hiện ra. Vô tình quá vậy tim Hoàng. Nhỏ nhìn không trốn
nhỏ? Nhưng Hoàng nghĩ cũng không tránh, trong ánh mắt như muốn nói,
thể trách vì con bé còn măng non, vô nhỏ đón nhận tình Hoàng. Khi Hoàng
tư lự, chỉ mới vào đệ Thất thôi mà. mỉm cười đáp lại con bé chợt bối rối
cắn môi, cúi đầu như bị bắt quả tang.
Hai năm trôi qua, nhỏ trổ mã, cái nét Thì ra Hoàng cũng được chút cảm
trong sáng, nhu mì của nhỏ đã thu hút
mãnh liệt, mỗi phút giây hình ảnh nhỏ tình?!
lẩn quẩn trong đầu không thể nào
quên. Bên bạn bè Nhỏ luôn hồn nhiên Những năm của bậc đệ Nhất cấp đã
liếng thoắng nhưng lúc đi một mình qua, tình yêu này cũng lên lớp. Nhỏ
trên phố, Nhỏ có một nét nghiêm nghị cao hơn, tha thướt uyển chuyển hơn
đến toát người mà bao lần Hoàng với chiếc áo dài lụa trắng, tiếng guốc
chẳng dám nói chi. Lồng ngực như rộn ràng khua trên sỏi, chiếc cặp đen
thể muốn nổ tung, Hoàng muốn thét e ấp dáng hiền. Đôi khi Hoàng thầm
lên cho cả phố Vĩnh Long nghe “Tôi ghen với chiếc cặp ấy và ao ước
yêu Nhỏ mất rồi!” được làm làn gió mát ve vuốt tà áo
lụa mềm, nhẹ thổi cho áo vờn bay, để
Một hôm tan trường Hoàng làm liều đôi tay Nhỏ níu gió vướng áo tơ. Thời
chạy kè bên: “Cho làm quen nhe gian cũng vụt qua nhanh, thế mà lời
Nhỏ.” chỉ nói thế và co giò đạp xe yêu của Hoàng vẫn dậm chân tại chỗ,
chạy thật nhanh không dám chờ câu không thể thốt nên lời.
nhỏ đáp. Sau câu nói hai tai Hoàng
nóng bừng, tim treo lơ lửng, gõ nhịp Một tuần bảy ngày, là đủ bảy đêm
liên hồi, hơi thở đứt quãng như thể hạnh phúc, chờ đợi trong bóng đêm
hụt hơi. thanh vắng. Tiếng xe gắn máy quen
thuộc rà chậm trước ngõ nhà nhỏ
Thế là từ hôm ấy trở đi, cái vô tư của không còn đơn độc nữa, vì ánh mắt
nhỏ đã bị Hoàng chen vào. Nhỏ thẹn nhỏ ngước lên đáp lại xuyên qua
thùng mỗi khi Hoàng lạng xe qua lại khung cửa sổ. Hình như nhỏ cũng có
để đưa nhỏ về đến nhà. Mắt Nhỏ dí cảm giác bồn chồn đợi mong?
xuống đường như trốn tránh cú sét từ
đôi mắt và nụ cười của Hoàng đọc

Một buổi sáng nắng cười, Lớp học lao cho nhỏ phải chịu cực hình chờ đợi
xao vì năm cô nữ sinh như những nụ nhưng nhỏ có thấu lòng Hoàng cũng
hoa đâm chồi trong sương khoe sắc đã lên tận đầu đài chờ nhỏ, mà không
long lánh bước vào lớp Hoàng, bao giờ biết mình bị xử thế nào
Hoàng giật mình có cả nhỏ đi theo,
trên tay một chồng Báo Xuân. Đôi mắt không?
nhỏ sáng như nắng, môi nhỏ hồng
trong suốt như sương, Nắng dịu dàng Hàng mi đen mượt khép nhẹ khi nhỏ
từng giọt lấp lánh sắc màu chào đón cúi xuống viết lên trang báo, mái tóc
tém không che hết phần thanh tú,
xuân sang. trắng hồng của gương mặt, đôi tay
trắng loáng dưới tia nắng ngoài hành
Các cô bé áo trắng từ trường Tống lang xuyên vào lớp, thoang thoát viết
Phước Hiệp đến bán Báo Xuân. Sau đề tặng và ký tên, nét chữ phăng
khi trình thơ giới thiệu với Thầy. Một ngang, múa dọc như đôi chim uốn
nhỏ dạn dĩ giới thiệu về quyển báo, lượn. Ký xong nhỏ trả cây viết lại,
bốn nhỏ kia đi từng bàn mời xem báo Hoàng vội lấy xoay xoay trong tay
trước khi mua. Chúng bạn Hoàng câu mình mà ngỡ như cầm được tay ai.
giờ để được hạch sách các cô bé “trả
thù” mấy hôm trước trường Kỹ Thuật Các cô bé cáo từ ra về với lời cám ơn
sang bán báo cũng bị các cô bé quay dễ thương. Bỗng thằng bạn trong lớp
tơi bời … xanh máu mặt. Vậy mà hôm đứng lên dõng dạc đề nghị.
nay nhỏ nào nhỏ nấy trông cũng “ “ yêu cầu các bạn, mỗi người hát một
hiền” ghê. bài thì chúng tôi bao hết số báo hôm
nay”. Lời đề nghị được hưởng ứng
Cả lớp như đàn ong vỡ tổ, huýt sáo, lập tức, cả lớp vỗ tay tán thưởng bạn
trêu cợt các nàng… và yêu sách các mình "mày ăn gì mà hôm nay thông
cô bé phải ký tên vào tờ Báo Xuân. minh dữ vậy!”. Nó càng vênh mặt ra
Hoàng giả vờ lật tới lật lui xem mãi để vẻ ta đây “ thông minh từ tiền kiếp
được nhỏ đứng cạnh bàn, tận hưởng mà”.
cái hồi họp lẫn xuyến xao. Thật tội
Năm cô bé nhìn nhau cười bằng mắt
và ưng thuận. Lần đầu tiên nàng
cười, nụ cười tươi nhất, hồn nhiên
nhất trước mặt Hoàng và chiếc răng
khểnh đã cắn ngay quả tim làm
Hoàng gục ngã vô điều kiện.
Bốn cô bé có những giọng hát lúc
bổng lúc trầm, làm những gương mặt
mấy tên con trai ngớ ra, hồn lạc
phách bay… Đến phiên nhỏ, đôi tay
đan vào nhau như cố thu hết can
đảm, cố gắng bình tỉnh trước đám

đông, giọng hát trầm ấm cất lên… tới già …vẫn còn tái diễn không
Hoàng hết sức bất ngờ. chừng.

Màu nắng hay là màu mắt em, mùa Nhỏ xoay lưng ra về mang theo hồn
thu mưa bay cho tay mềm Hoàng nhưng nhỏ bỏ quên lại ánh
Chiều nghiêng nghiêng nắng bóng mắt. Hoàng bắt đầu biết cuộc đời
qua thềm mình quan trọng kể từ đây. Ánh mắt
Rồi có hôm nào mây bay lên….. lung linh trong suốt như thủy tinh của
………………………………… nhỏ đã khoác lên người Hoàng chiếc
Chiều đã đi vào vườn mắt em, mùa áo mùa xuân mới tinh anh. Mùa Xuân
thu qua tay đã bao lần thay áo!
Ngàn cây thắp nến lên hai hàng, để
nắng đi vào trong mắt em Em chợt đến mùa xuân thay áo
Và nắng bây giờ trong mắt em… (**) Lá đâm chồi xanh biếc tình ta
Gió đầu mùa trên cánh môi hoa
Lúc chấm dứt bài hát, đôi mắt nhỏ Chim khẽ hát tình ca dào dạt.
lướt nhẹ và kín đáo dừng lại mắt ***
Hoàng. Hoàng choáng ngợp, không
còn hơi để thở, đôi tay không còn sức Một buổi sáng thứ Bảy, Hoàng gặp
để vổ hoan nghênh tiếng hát nàng. nhỏ đi học. Nhỏ dắt xe lên giữa đoạn
Bất giác Hoàng cười dịu êm, lòng Cầu Lầu ung dung đổ dốc. Hoàng kè
lâng lâng sung sướng. lại làm quen. Nhỏ thắng xe… run
giọng bảo: “Không thích anh theo thế
Tiếng hoan hô nồng nhiệt, thầy im này, nếu được mời anh đến nhà trò
lặng từ phút đầu, nhẹ nhắc nhở “ các chuyện.” Hoàng chới với, cứ ngỡ nhỏ
em nhỏ tiếng cho lớp kế bên mắng cho một trận nhưng kết quả
học”. Nhỏ trưởng nhóm xoay đẹp không ngờ.
người “cám ơn thầy và cám ơn các
bạn đã ủng hộ báo nhiệt tình …” . Năm năm trời ôm ấp một mối tình,
Bỗng nhiên các cô bé khệ nệ bưng tuy biết nhiều người con gái nhưng
nguyên thùng báo để ở ngoài cửa nhỏ là một mối tình si đậm nhất. Sau
vào… Thầy bậc cười thành tiếng, lớp lưng nhỏ cũng có khối cây si nhưng
học la “ Trời…!”, một đám xây lố cố hình như nhỏ vẫn còn là con chim sẻ
đè đầu thằng bạn đã dại dột đề nghị líu lo chuyền cành hát ngu ngơ trong
mua hết số báo hôm nay…..“ cho mầy vườn xuân. Không bỏ lỡ cơ hội, sáng
chết…cho mày chết… đồ ngu tiền Chúa Nhật, Hoàng đến thăm …
kiếp nè….” Hoàng nhìn nhỏ lắc đầu
cười …nhỏ cười cười đắc ý…. Lời nói Nhỏ như ốc tiêu thế mà không hiểu vì
như đóng đinh vào cột, cả lớp đành sao Hoàng run, lo sợ khi bên cạnh
móc túi …gom hết hầu bao để chứng nhỏ. Nhỏ cũng rụt rè tiếp đón Hoàng,
tỏ đấng nam nhi…lỡ dại một lần và … cảm giác bồi hồi lẫn e thẹn làm hai

đứa không nói được gì chỉ mỉm cười cho Hoàng nói tiếng yêu, khi tình cờ
vu vơ… cả hai gặp lại trong một tiệc cưới
người bạn nơi xứ người, và nhỏ đi
Tình Hoàng vẫn là bài toán nhân theo bên cạnh chồng. Cả hai nói với nhau
cấp số, tiếp tục theo đuổi, ấm mộng bằng tim và mừng nhau bằng mắt…
xây mơ cho đến khi Hoàng rời mái Hoàn cảnh này Hoàng như người đi
trường tỉnh lỵ vào Đại học Sài Gòn. chổng đầu xuống đất và đôi mắt xa
Mỗi khi về lại Vĩnh Long không kịp về xăm năm nào cũng đang ngược
nhà, Hoàng co giò chạy nhanh đến xuống bám mãi không thôi.
nhỏ.
Từ nhà hàng bước ra về, đêm khuya
Tám năm trôi qua, Nhỏ vẫn đón náo nhiệt nơi đất khách. Hoàng đi
Hoàng với nụ cười tươi, tình đằm trong âm thầm mang cảm giác vắng
thắm nhưng hai đứa chưa bao giờ nói lặng, cô đơn, tuyệt vọng, đôi tay
tiếng yêu, chưa một lần dạo phố, buông xuôi rã rời. Tuy không nói
chưa một cái chạm tay. Mối tình của nhưng đôi mắt u uẩn chiều này của
hai đứa nhìn nhau thay lời nói. Tại nhỏ thầm trách móc… Bao nhiêu dĩ
sao? Tại Hoàng nhát hay tại sợ nói ra vãng của khoảng thời học trò ùa về
sẽ mất nhỏ? Bởi lẽ nhỏ quá thánh mang theo dáng nhỏ, gương mặt hồn
thiện, Hoàng không dám quấy đọng nhiên, ánh mắt dịu dàng đã in sâu vào
tâm hồn thơ ngây của nhỏ. Chờ thôi tâm khảm… Trong nuối tiếc, Hoàng
nhỏ nhé! Chờ bao giờ có một tương cảm thấy mình có lỗi không thể phân
lai sáng lạng Hoàng sẽ mang nhỏ về
với tất cả trân quý thương yêu. bày.

Sau năm 1975, thời cuộc đã chôn vùi Cơn mưa cuối mùa đổ xuống… Mùi
bao kỷ niệm, cuộc đời đã cuốn mất âm ẩm của mặt đường bốc lên quen
tuổi mộng mơ, hoàn cảnh đổi thay thuộc như hôm nào làm tâm hồn rát
cuốn theo người con gái năm xưa đi buốt, ngước mặt lên trời Hoàng hét
mất dạng. Người con gái mà Hoàng to, nghẹn ngào nước mắt hoà theo
gọi mãi một tên riêng “Cô Làng Văn mưa.. . Đau nhói cả lòng, xót xa cho
Thánh” thật dễ thương, để ghi lại tên cuộc tình đã mất.
một con đường, một căn nhà mà
Hoàng đi mòn lối. Nhưng giờ đây Hôm sau Hoàng lại một lần âm thầm
Hoàng không dám đi lại con đường rời xa thành phố, nơi nàng đang sống
xưa, không dám nhìn vào khung cửa để trốn chạy lòng và tự khoác cho
sổ mà bao đêm ôm ấp tuổi mông mình chiếc áo bạc màu xanh.
mơ... Hoàng đã để mười năm yêu
nhỏ ra đi trong lặng lẽ, quạnh hiu.

Hoàng cũng trôi nổi theo dòng người
ra đi. Nhịp sống mới không còn cơ hội


Click to View FlipBook Version