The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.

Ấn phẩm điện tử VBVNHN Xuân 2021

Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by lanthicung, 2021-04-18 20:53:25

XUÂN 2021 HOÀI NIỆM Và HY VỌNG

Ấn phẩm điện tử VBVNHN Xuân 2021

Từ khi sống xa quê, mỗi chiều 23 tôi cũng cúng một mâm đưa Ông
Táo, tình trạng đau bụng không còn, nhưng sao dạ lại xót đau...

Ngoại, Ba Má ơi,
23 Tháng Chạp còn đây
Người xưa khuất bóng chân mây cuối trời
Than hồng bếp lửa con cơi
Nhưng sao lạnh vắng đơn côi thế này
Táo Ông xin tấu cùng Ngài
Cho con sống mãi những ngày dấu yêu!

Kim Oanh (Úc Châu)
23 Chạp - 2019

TRỞ VỀ NHÀ NGÀY 30 TẾT

Tôi khởi hành từ thành phố mùa đông
Bầu trời thấp, quê người giăng tuyết trắng
Bay về Việt Nam ngày ba mươi Tết
Căn nhà xưa ấm áp đợi tôi về

Tôi biết mẹ cũng thấp thỏm đợi chờ
Đứa con xa đã lâu chưa gặp mặt
Tôi bận rộn giữa vòng đời quay quắt
Kỷ niệm có khi là một giấc mơ

Mẹ đã chuẩn bị nấu bánh chưng chưa
Đợi tôi về đêm Ba Mươi nhóm lửa?
Góc bếp năm nào ngày tôi còn bé
Mắt long lanh như bếp lửa bập bùng

Đêm ba mươi Tết huyền diệu vô cùng
Nồi bánh sôi như lòng tôi rạo rực
Chợt tiếng pháo giao thừa về là lúc
Tôi thấy mình vừa mới lớn khôn hơn

Mẹ đã mua chưa những chậu hoa thơm?
Cành mai vàng trong căn phòng khách nhỏ
Tôi vẫn thấy mình đứng bên cửa sổ
Nhìn ra ngoài mơ mộng một trời Xuân

Chuyến bay miệt mài đi giữa màn đêm
Vượt đại dương mang theo hồn lữ thứ
Tạm biệt tuyết rơi, gió lạnh viễn xứ
Đứa con thân yêu đang trở về nhà

Nỗi vui mừng, vội vàng phố tôi qua
Hàng cây cũ nhìn tôi như chào đón
Những khuôn mặt quen bạn bè, lối xóm
Tất cả là ba mươi Tết trong tôi

Đêm nay tôi sẽ thức, sẽ rong chơi
Về quá khứ tìm mùa Xuân đã mất
Xin chào quê hương ngày Ba Mươi Tết
Đêm nay giao thừa tôi trẻ lại như xưa

KIM LOAN

Xuân Này Đến - Nhớ Xuân Xưa

Mỗi mùa xuân đến hoa đào nở
Đà Lạt năm xưa vẫn nhớ hoài
Tết đến muôn hoa đầy phố, chợ
Ly, cúc, hồng, đào ươm nắng mai

Du khách ngàn phương đến ghé thăm
Trăm hoa đua nở đón xuân về
Những tà áo mới khoe sắc thắm

Tiếng guốc khua vang rộn vỉa hè

Ngày ngày pháo nổ vui đường phố
Già, trẻ hân hoan khắp mọi nhà
Duy Tân, Minh Mạng nhiều xe cộ

Xuân Hương, Thủy Tạ lắm người qua

Đồi Cù réo gọi vi vu gió
Cánh én tung bay tận cuối trời
Trời xanh, mây trắng mùa xuân tới
Bướm lượn, vờn hoa - cũng đợi chờ

Cam Ly thác chảy rền vang tiếng
Hò hẹn xa rồi vẫn nhớ ghi

Tình yêu ngày ấy sao miên viễn
Kỷ niệm sao đành khúc “Biệt Ly”

Đà Lạt bây giờ dẫu khác xưa
Bao năm xa cách vẫn mong chờ
Mùa xuân năm ấy không còn nữa
Sớm hẹn ngày về như ước mơ!

Trần Đại Bản (Xuân 2021)

Ký Ức Chưa Phai

Xuân lại về, cảnh sắc có phần quang đãng, vạn vật như tươi sáng lên màu
cỏ cây, hoa lá... buổi sáng trời xanh dịu dàng với những đám mây trắng bay lơ lửng
thanh nhã, bù đắp tháng ngày dài mưa lạnh của mùa đông ảm đạm.

Không khí Bắc Cali trở nên rộn ràng từ Radio, từ các đài truyền hình quảng
cáo về chương trình đại nhạc hội chủ đề “Xuân nhớ người thương binh VNCH”
được tổ chức tại Center For The Performing Arts thuộc thành phố San Jose (Bắc
Cali).

Tôi sinh hoạt ở hội Huế San Jose, được quen quý chị huynh trưởng gia đình
Phật Tử trong ban điều hành, các chị thật năng nổ những công tác từ thiện, năm
nào có vận động cho Thương phế binh chị thường nhờ tôi bán vé, và tôi rất thích
làm công việc này.

Năm nay cũng vậy, cầm xấp vé với tấm poster trên tay, hình ảnh người lính
Việt Nam Cộng Hòa thương tật ngồi xe lăn gây trong tôi sự xúc động khôn tả. Từ
ngày vượt biên rồi định cư trên đất Mỹ, tôi vẫn luôn mang theo hành trang kỷ niệm
đậm sâu về người anh láng giềng nay đã trở thành Thương phế binh

Anh tên là Trọng hơn tôi độ 4 tuổi, lúc đó tôi khoảng 7 tuổi. Nhà anh đối
diện trước mặt nhà tôi, có dãy cây trứng cá trái chín đỏ mộng, chúng tôi làm sẵn
cây sào rình rập mỗi trưa yên tĩnh, chờ ông bà nghỉ ngơi thập thò bên hàng rào
nhảy lên nhảy xuống móc khoèo mê mẩn, có nhiều hôm anh đạp xe về thình lình,
bắt gặp cảnh tượng như vậy đã dừng lại trừng mắt nghiêm nghị, chúng tôi ù bỏ
chạy và chẳng cảm tình với anh chút nào hết .

Khi anh đã chững chạc với hình ảnh một thanh niên mới lớn, thì chúng tôi
cũng lên 13 rất hoang nghịch, tối ngày phá làng phá xóm, các bà Mẹ chịu không
nỗi. Hình như lúc đó hạnh phúc đối với chúng tôi là... chọc bà con nổi giận

Nhiều lần đang chơi trước sân nhà, thấy anh Trọng ngang qua với bạn bè,
nghĩ đến bản mặt dễ ghét mỗi khi bắt gặp chúng tôi khoèo trứng cá, tự nhiên muốn
chọc cho bỏ ghét, đồng la lên “ Cu Ba là ..Ba Cu” (Cu Ba là tên của anh Trọng ở
nhà thường gọi và cả xóm cũng gọi quen miệng). Nét mặt anh thản nhiên không
chút giận dữ, nhưng không ngờ anh áp dụng câu “quân tử một tháng trả thù chưa
muộn” của Khổng Tử.

Một hôm chúng tôi đứng nói chuyện trước đường, anh đi ngang bỗng dừng
lại, đá mỗi đứa một cái vào mông thật mạnh rồi bỏ đi chẳng nói chẳng rằng, anh đá

đau quá nên từ đó, chúng tôi không dám đụng tới anh nữa, nhưng trong lòng chẳng
có chút cảm tình nào với người hàng xóm dễ ghét đó.

Mỗi chiều bạn bè chúng tôi thường tụ họp trước ngã tư cười đùa, thỉnh
thoảng thấy anh hay lượn nhiều vòng trước nhà chị Quý Dung, sát bên cạnh nhà
Hoa (bạn thân của tôi), lúc đó chúng tôi đã nói nhỏ với nhau

- Hình như anh Trọng đang trồng cây si trước ngõ nhà chị Quý Dung thì
phải…, hình như anh ấy chỉ cần thấy bóng chị thấp thoáng bên khung cửa sổ thì
anh mới chịu đi về

Thế rồi người thanh niên vào đại học Khoa học đến năm thứ 2 thì đến tuổi
động viên nhập ngũ .

Ngày tháng trôi qua trong chiến tranh, dân làng quê chạy lánh VC lên thành
phố sinh sống, nơi thành phố mỗi ngày đều có những trận pháo kích rớt trúng nhà
dân. Cảnh tang thương diễn đều trước mắt tôi hình ảnh những ngôi nhà sụp đổ,
tiếng la hét, tiếng khóc ai oán, tiếng chưởi rủa oán hận VC .

Tôi đã trở thành cô thiếu nữ… trăng tròn, ngơ ngác trước những đám tang
với hình ảnh người quả phụ chỉ hơn tôi vài tuổi đã chít vành khăn trắng đau
thương.

“Ngày mai đi nhận xác chồng, say đi để thấy mình không là mình ...” bản
nhạc hằng nghe trên Radio buồn não nuột khiến tôi ít nhiều phải suy tư về chiến
tranh

Trên con đường Đinh Bộ Lĩnh đi đến ngôi trường Thành Nội mỗi ngày, vẫn luôn
nghe thấy tiếng xe cứu thương chở thương binh vào quân y viện trong Mang Cá,
tôi thẫn thờ dừng lại nhìn theo chiếc xe chạy khuất trong nỗi hồi hộp bần thần...

Vài năm sau tôi thấy anh trở về thăm nhà trong bộ quân phục rằn ri Thuỷ
quân lục chiến mang lon Trung uý

Mỗi khi hoàng hôn xuống, chúng tôi vẫn thấy anh thả bộ ngang nhà chị Quý
Dung mắt liếc nhiều lần vào trong. Lúc đó chị đang theo học ngành y khoa, chị có
nét đẹp thanh tú, nhẹ nhàng với làn da trắng và mái tóc dài rất Huế.

Thấy tôi đôi lần đứng nói chuyện với chị, nên có lần về phép, anh lân la dò
hỏi chị, tôi xúi dại

- Anh có trồng cây si chị thì mạnh dạn lên, anh là lính mà sao nhút nhát
vậy, nên gởi chị bản nhạc “yêu ai, ai hiểu nỗi lòng...” đi chứ.

Anh quay mặt nói nhỏ

- Sợ người ta ...chê...

- Thì cứ thử gởi thư dò dẫm đi, chưa gì đã sợ như Hồ Dzếnh

“Thư thì mỏng như suốt đời mộng ảo
Tình thì buồn như tất cả chia ly”

Thấy tôi xổ thơ, anh ngạc nhiên hỏi

- Con nhỏ ni biết thơ từ hồi mô rứa? Có biết bài “Tống biệt Hành” không?

Tôi cười

- Biết chứ, của Thâm Tâm đó mà

Tôi bất ngờ khám phá ra anh cũng thích thơ, còn tôi thì khỏi nói, suốt ngày
hí hoáy chép thơ Quang Dũng, Đinh Hùng, Lưu trọng Lư…v.v...

Cũng nhờ điều này đã tiêu diệt ấn tượng xấu với anh lâu nay, tôi tự nhiên
thân thiện

- Cố lên nghe anh Trọng

Anh mỉm cười, nụ cười mơ màng của kẻ đang yêu.

Anh lại trở ra vùng Quảng Trị, đóng quân giữ gìn bờ cõi miền Nam muốn
sống tự do độc lập, mà quân gian ác cứ dai dẳng xâm lấn đầy tham vọng.

Năm 72 của mùa hè đỏ lửa, lính Thuỷ Quân Lục Chiến trong trận đánh
chiếm lại Cổ Thành Quảng Trị thật ác liệt gay cấn...

Một tối mùa hè oi bức, đang ngồi dùng cơm tôi bỗng nghe tiếng mấy chị gào
thét, khóc lóc, sau đó chị Loan (chị anh Trọng) gọi tôi qua nhà trông dùm để cả
nhà vào quân y viện, tôi thấy mắt chị sưng húp nhưng không dám hỏi, tim đập
mạnh và tay chân cũng run theo, đoán điều xấu đang xảy đến.

Tối khuya chị Loan trở về cùng ông bà, nét mặt chị như người thất thần, tôi
không thể chờ đợi, lên tiếng hỏi nhỏ

- Nhà mình có chuyện gì vậy chị ?

Chị tiễn tôi ra cửa nói nhỏ

- Cu Ba đã bị mất đôi chân

Tôi bàng hoàng sững sờ, lưỡi như bị trụt lại chẳng thể hỏi thêm điều gì nữa.

Đêm hôm đó tôi trăn trở mất ngủ, chiến tranh chẳng tha một ai, nhưng sự uất
ức người dân miền Nam càng ngày càng tăng, tôi chẳng hiểu chiến sự, chỉ nghĩ
điều đơn giản tại sao miền Bắc không để yên cho dân miền Nam sinh sống sau
hiệp định chia đôi đất nước…

Từ đó mỗi chiều tà trong xóm xuất hiện người phế binh đã bị cụt đôi chân
lên tận cùng, ngồi trên chiếc xe lăn, do chú em đẩy đi dạo trong xóm. Nét mặt anh
già hẳn đi, đôi mắt buồn vời vợi, tôi không dám nhìn thẳng anh mà chỉ biết nhìn
lén và cũng lẩn tránh, không có can đảm nhìn anh như vậy.

Có lẽ theo yêu cầu của anh, khi màn đêm đã buông xuống, ánh đèn được bật
sáng trong từng ngôi nhà, người ta thường thấy chiếc xe lăn lãng vãng trước nhà
chị Quý Dung, anh ngồi yên bất động để mong thấy hình ảnh chị loáng thoáng, để
vuốt ve tình yêu đơn phương của anh, để tưởng tượng, để thỏa mãn niềm mơ dỗ
dành từng ngày sống ...

Năm 1975 ngày tang thương của đất nước. Người dân Quảng Trị chạy giặc
vào Huế, con dân Huế chạy giặc vào Đà Nẵng, mạnh nhà nào nhà nấy tìm đường
sống, tôi cũng nghĩ đến anh và gia đình ông bà không biết đi về đâu.

Sau thời gian chạy loạn không còn đường thoát, mọi người trở về nhà với
khuôn mặt đau thương lặng câm. Nhìn anh râu ria mọc dài, anh gầy hốc đi, da bọc
xương như xác chết không hồn.

Anh gặp người quen có lòng nhân hậu, cho anh công việc đơm khuy nút
kiếm cơm sống qua ngày, nhưng rồi tiệm may ế ẩm, anh bị thất nghiệp. Anh xin lột
đậu phụng nơi làm mè xửng, rồi cũng khi có khi không, anh như người tâm thần
sống lây lất ăn bám anh chị, có nhiều khi tôi nghe anh cãi vã rồi anh khóc rấm rứt

Hàng xóm nhìn anh quá tội nghiệp, nhưng thời điểm đó, nhà ai cũng ăn
khoai, bo bo độn, họ chỉ biết trao tình thương khi cho củ khoai, lúc cho củ sắn,
hoặc cây nhà có trái chín hái cho anh, hơn chút thì cho chén chè mỗi khi nhà họ
cúng giỗ. Anh như cái bóng bên lề với nhiều tủi hờn đau đớn.

Hai năm sau chị Quý Dung tốt nghiệp và nhận nhiệm sở bệnh viện vùng
miền Tây. Gia đình chị cũng thu dọn vào Nam.

Mùa hè với những đêm khuya đầy oi bức. Giấc ngủ đến thật khó khăn, cửa
sổ phòng tôi nhìn ra đường, nhìn xuyên qua khoảng sân rộng nhà anh, có hàng cây
trứng cá, có hàng rào rực đỏ những hoa Dâm Bụt. Đêm đêm tiếng đàn anh vang
vọng cả xóm.

Tôi nằm yên nghe anh cất tiếng cao:

“Thôi thì em chẳng còn yêu tôi, leo lên cành bưởi khóc người rưng rưng...”

Giọng anh gào lớn như run rẩy thêm

“Thôi thì thôi để mặc mây trôi
Ôm trăng đánh giấc bên đồi dạ lan
Thôi thì thôi chỉ là phù vân
Thôi thì thôi nhé có ngần ấy thôi”

Tôi nhìn vào khoảng không của bóng tối, tôi biết anh đang nhớ chị Quý
Dung, anh hát cho nỗi lòng tràn ra, cho vơi bớt niềm đau

“Chim ơi chết dưới cội hoa
Tiếng kêu rơi rụng giữa giang hà
Mai ta chết dưới cội đào
Khóc ta xin nhỏ lệ vào thiên thu ..” (Phạm Duy)

Tôi không thể kềm chế được cảm xúc, nước mắt tràn ra chia sẻ một mối tình
buồn, thanh cao trong thầm lặng. Ai cũng có một thời để mơ mộng, để yêu và
mong được yêu… may anh còn chiếc đàn bầu bạn, nắn nót cung tơ dìu dặt hoà
quyện tiếng hát, giải tỏa nỗi lòng của kẻ không còn tương lai, không còn niềm tin
yêu tươi sáng, “may mà có thơ, có âm nhạc đời còn dễ thương”, đời còn ve vuốt
được phần nào nỗi sầu vạn cổ.

Giọng anh trầm bỗng u uất như xé ruột gan tôi vốn hay đa sầu đa cảm
chuyện thế gian

“Năm năm rồi không gặp
Từ khi em lấy chồng
Anh dặm trường mê mải
Đời chia hai nhánh sông
Năm năm rồi đi biệt
Đường xưa quên lối về ...”

Có lần tôi còn nghe anh ngâm vài câu thơ trong bài “Tống biệt hành” của
Thâm Tâm nữa

“Đưa người ta không đưa sang sông
Sao nghe tiếng sóng ở trong lòng
Nắng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong”

Cứ vậy ngày tháng lết lê niềm đau khôn tả trong lòng người dân, nhất là với
người Thương binh VNCH. Sự nhục nhã ê chề thấm thía thêm hơn so với năm
1954, mọi người chạy trốn từ Bắc vào Nam, năm 1975 lại tiếp tục chạy trốn quân
thù, tôi cũng lao thân tìm con đường sống tự do đánh đổi sinh mạng trên biển cả…

Nước Mỹ đã mở rộng cánh cửa yêu thương, dang tay đón nhận dân tỵ nạn
Việt Nam bước đầu ngơ ngác đặt chân đến, được tiền trợ cấp, được hướng dẫn đi
học sinh ngữ từ trường ESL, được các cơ quan giới thiệu việc làm.

Người VN sẵn có tính chuyên cần, chăm chỉ và lo xa, nên với thời gian
không bao lâu đã có chút tiền rủng rỉnh trong tay, có điều kiện nghĩ đến người thân
đang khổ cực bên quê nhà, và các anh Thương Phế Binh VNCH chịu đựng cảnh
nước mất nhà tan mà thân thể lại chịu tàn phế.

Chứng kiến những việc làm của các hội đoàn tại Bắc Cali thật cảm động, tất
cả các hội quân nhân đều chạy ngược chạy xuôi phân phối vé, những người vợ lính
năm xưa đi vào các chợ mời mọc khách hàng, các đài truyền hình, truyền thanh
đọc đi đọc lại mẫu quảng cáo không biết bao nhiêu lần trong ngày…

Tôi được chị bạn giao xấp vé, tuy suốt ngày đi cày bận rộn công việc, nhưng
tối lại tôi gọi phone mời mọc. Có lần vợ chồng tôi đến thăm người lớn tuổi và
cũng có ý mời vé, tiền bối nói khi thấy tôi chìa vé đại nhạc hội “Xuân nhớ người
Thương binh VNCH”

- Tốt, tốt lắm những việc làm này

Tôi mở cờ trong bụng

- Dạ rứa là bác ủng hộ mua vé dùm nhé

- Chưa đâu , còn...xa mà

Tôi nín cười hiểu tánh người già hay lẩm cẩm, nhưng ghi sổ, nhớ người nào
đã hứa, tôi sẽ níu theo mà ...đòi nợ, gần ngày, tôi trở lại với… giọng trầm giọng
bỗng, ông Cụ vui vẻ lấy 2 vé.

Cuối tuần tôi chạy vòng vòng chào mời mọi nơi. Đến ngày tổng kết số vé để
hoàn giao ban tổ chức, thì số vé còn nhiều mà tiền thâu hơn gấp đôi số vé được bán
ra, thật là phấn khởi vô cùng với tình nghĩa đồng bào hải ngoại, biết việc làm giúp
Thương Phế Binh VNCH là ủng hộ mạnh mẽ không cần lấy vé. Tôi cũng được biết
qua tin tức chị tôi cung cấp là anh Trọng vẫn thường xuyên nhận tiền từ Úc, Pháp,
Mỹ, Canada, v...v…, nói chung từ mọi nước trên thế giới có người Việt Nam tỵ
nạn, anh Trọng đại diện cho nhóm anh em Thương Phế Binh nhận tiền, rồi triệu tập
anh em đến nhà nhận lại theo danh sách và ký tên rõ ràng.

Động lực thật mạnh mẽ khiến tôi trở nên dạn dĩ lạ thường, so với bản tính
nhút nhát trước kia, đó là hình ảnh anh Trọng đã thấm sâu trong tâm hồn tôi.
Trước lúc đi vượt biên, tôi thường về Bạc Liêu nên có dịp ngang qua Bắc Mỹ
Thuận, Bắc Cần Thơ thấy các anh lê lết bán vé số rất thảm thương. Đã đôi lần tôi
gởi tiền về Dòng Chúa Cứu Thế khi được xem video các Cha khoản đãi những bữa
cơm, các anh TPB ngồi quây quần dùng cơm nhìn rất ấm lòng, sau này có vài
thông báo ngưng gởi tiền khi hay tin vị Linh Mục đó đã bị đổi đi nơi khác, thay thế
ông Linh Mục lạ từ đâu đến không rõ tông tích, nên các Chú Bác muốn chờ thời
gian tìm hiểu

Tôi cũng may mắn gặp được anh hàng xóm khác là tiền bối Thi Đường Hạ
Thái Trần Quốc Phiệt định cư thành phố San Jose, hai anh em hùn nhau gởi anh
Trọng mỗi dịp tết về.

Tôi làm chung với các em người bản xứ, họ thường hay nói “Forget
yesterday, live for today”, hoặc ý tưởng của Ralph Waldo Emerson “With the past,
I have nothing to do, no with the future. I live now” (chẳng có gì để làm với quá
khứ, với tương lai cũng vậy. Tôi sống trong hiện tại).

Hoặc khi lên Chùa nghe quý Thầy giảng pháp

- Quên hết chuyện hôm qua, tương lai thì xa vời, chỉ nên sống với hiện tại...

Lời khuyên thật quý giá vô cùng... buông bỏ tất cả để tìm sự thảnh thơi an
lạc trong hiện tại, có nghĩa phải thay đổi cách sống, nhưng mấy ai đạt được điều ấy
và mấy ai đã quên tất cả

Tình cờ một lần tôi đọc được ý tưởng:

Learn from yesterday, live for today, hope for tomorrow” của Albert
Einstein (học từ hôm qua, sống cho hôm nay, hy vọng cho ngày mai)

Tôi thấy điểm này có vẻ gần gũi với tôi, vì chính những điều trong quá khứ
một thời làm nhân chứng, đã cho tôi thấm hiểu địa ngục trần gian, từ đó biết thông
cảm, chia sẻ và hơn hết là biết mang ơn. Hành trang vẫn đem theo, vẫn nghĩ
chuyện hôm qua để biết sống, biết cư xử, biết thực hiện điều nhân nghĩa…Óc tôi
miên man càng lúc càng sâu về đề tài chiến tranh và sự hy sinh...

Điển hình về bức tường đá đen tại Washington DC, được khắc tên hơn
58.000 anh hùng lính Mỹ đã hy sinh tính mạng trong cuộc chiến tại Việt Nam.
Điều thật đáng trân trọng và hiểu rõ nỗi đau đớn khôn cùng của những bà Mẹ,
những người vợ trong hoàn cảnh mất con mất chồng

Làm sao chúng ta có thể quên được hay mất đi những cảm xúc nhức nhối
này, người Mỹ không chết vì nước Mỹ, một sự hy sinh quá vĩ đại dù đã 45 năm
trôi qua, nó luôn là nỗi đau buồn đối với người thân họ, và mình cũng sẽ ray rứt
phần nào với cái chết của họ.

Trở lại câu chuyện về Thương Phế Binh. Ngày 5 tháng 1/2020 đại hội “Xuân
Nhớ Người Thương Binh VNCH”, cả rừng người tham dự sôi động, hăng hái, trên
tay ai cũng cầm lá cờ vàng của miền Nam tự do thân yêu, mỗi khi có bản nhạc
hùng ca vang dậy thì những lá cờ nhịp theo cánh tay vẫy cờ vàng từ phía khán giả.

Các ca sĩ lần lượt hát những bản nhạc “Mùa Xuân Nào Ta Về” (Lam
Phương) , “Tôi Viết Tên Anh” (Hoàng thi Thơ), “Có Những Người Anh” (Võ Đức
Hảo) ..v...v... Phông trang trí trên sân khấu bằng hình ảnh người Thương Phế Binh
khiến mọi người trầm ngâm lắng đọng, buổi tổ chức thành công mỹ mãn.

Hôm nay nắng thật đẹp tuy trời còn giá lạnh, buổi sáng từng đàn chim tung
lượn dưới bầu trời, chim bay bốn hướng, chim đậu trên cành hót líu lo. Vài loại
hoa mùa đông nở khoe màu tươi thắm.

Chỉ còn hơn hai tuần nữa là Tết đến, tôi lên khu Century đường Story mua
bánh tét, bánh chưng và ít mứt… gởi bạn ở xa, nơi không có chợ Việt Nam, chỉ lưa

thưa vài gia đình người Việt sinh sống tại thành phố Hilo trên đảo Big Island,
thuộc tiểu bang Hawaii (chỗ từng bị đe dọa các vụ phun trào núi lửa).

Không khí chợ Việt Nam nhìn rộn ràng tấp nập, nhất là vườn hoa trước mặt
chợ Lion trên đường Tully bày các bó hoa Huệ, hoa Thược Dược tươi sáng, những
chậu Cam Quật, chậu Mai nở nụ bông xinh xắn. Bên trong gian hàng bánh mứt
hình như dàn rộng thêm đủ các loại bánh Tét, bánh Chưng, mứt Gừng, mứt Dừa,
bánh In, bánh Bía... bánh Bông Lan trông thật mát mắt.

Luôn tiện tôi ghé nơi nhận chuyển tiền về VN, gởi quà Tết người thân và dĩ
nhiên danh sách luôn có phần anh Trọng. Lòng dấy lên niềm vui phấn khởi, tôi nhớ
những sinh hoạt vừa qua của hội HO, nghĩ đến anh Trọng nói riêng và các anh
Thương Phế Binh nói chung. Tôi cầu chúc các anh có được ngày Tết ấm lòng nơi
quê hương thân yêu còn khổ đau bởi bọn giặc cộng sản

Minh Thúy, Tháng 1/ 2020

Xuân Xưa

Đỗ Dung

Hàng năm, cứ tết đến, nhìn cặp bánh chưng xanh, nhìn những rộn ràng mua sắm, lòng tôi lại
bâng khuâng nhớ về những ngày tháng cũ, những ngày tháng êm đềm, vui vẻ dưới mái ấm gia
đình với một bầy anh chị em đông đúc, quây quần bên cha mẹ, và nhớ xót xa về bà nội tôi, bố
tôi, những người đã ngàn trùng xa cách.

Cứ bắt đầu sang tháng chạp, trời hơi se lạnh là mẹ tôi đã lo sửa soạn sắm tết. Trước hết hai mẹ
con tôi đi rảo chợ An Đông và chợ Bến Thành để mua vải, mẹ và tôi, là chị lớn của bầy em, lo
cắt may cả tuần mới xong cho cả nhà, mỗi người hai bộ quần áo mới và bộ màn cho các cửa sổ
và cửa ra vào. Sau ngày rằm mẹ tôi xuống chợ Cầu Ông Lãnh mua rau cải, hành về muối dưa;
mấy loại củ về phơi làm dưa món; gạo, nếp, đậu, vài ống giang… sửa soạn cho nồi bánh chưng;
đồ khô như nấm, bóng, miến, tôm, mực … để nấu cỗ.

Chúng tôi thích nhất nồi bánh chưng ngày tết. Thuở mới di cư, nhà ít người, chúng tôi còn bé
nên nồi bánh nhỏ. Khi tôi lớn lên, nhân số gia tăng dần, bố tôi đặt một cái thùng tôn thật to hình
khối vuông, cao cả thước để sắp bánh cho dễ. Sau tết, thùng đó được để ở gầm cầu thang, chứa
các thứ đồ khô cho khỏi chuột. Sát ngày gói bánh mẹ tôi mới mua lá cho tươi.

Bữa ăn trưa ngày hai mươi sáu tết vừa xong là nhà tôi bắt đầu nhộn nhịp hẳn lên. Bà nội tôi chỉ
huy việc gói bánh chưng. Chị Tư, người giúp việc cùng mấy chị em tôi tíu tít nghe lệnh của bà,
trong khi mẹ tôi lặng lẽ ngồi chẻ lạt. Mẹ chẻ lạt rất khéo, mẹ chọn mua mấy ống giang thẳng,
không già lắm, đã được ngâm nước mấy hôm cho dễ chẻ. Mẹ pha ra từng thanh, bản to bằng sợi
lạt rồi cứ thế mẹ chẻ thanh giang ấy làm hai rồi lại làm hai, làm hai nữa cho đến khi tước thành
sợi lạt mỏng tanh. Chả mấy chốc, mấy ống giang đã trở thành mấy bó lạt trắng phau, mềm mại.

Một thau nếp đã được vo để ngâm, thau đậu xanh còn nguyên vỏ ngâm nước, để ngay bên cạnh.
Chúng tôi xúm vào rửa lá. Bà chia mỗi đứa một cái khăn nhỏ để rửa từng chiếc lá dong. Bà nói lá
phải rửa thật sạch và lau thật khô thì gói bánh mới ngon và không bị hỏng. Lá sạch đươc cột
thành từng bó để dốc lên cho róc nước. Nồi hình vuông nên rất dễ xếp bánh, chị Tư phải rửa nồi
sẵn sàng và bố tôi đã xếp sẵn mấy cục gạch ngay gần bờ giếng bên hông nhà để làm ông Táo,
ông xếp củi sẵn sàng theo thứ tự củi nhỏ, củi lớn để củi dễ bắt lửa chuyến đầu tiên. Khi củi cháy
đều người có phận sự ngồi canh chỉ việc bỏ tiếp củi để giữ lửa cho đến khi chín bánh. Nhà con
đông lại thêm tục lệ biếu tết nên mỗi năm nhà tôi gói hơn sáu chục chiếc bánh, cứ một cặp bánh
kèm với một hộp trà tàu hoặc một chai rượu tây là thành một phần quà.

Sáng sớm hôm sau mẹ tôi đi chợ thật sớm để lấy thịt đã được đặt sẵn ở sạp thịt quen, không quên
mua cho bà tai và mũi heo để bà gói giò thủ, mấy cái chân giò để hầm với măng khô. Trong khi
chờ vớt gạo, đãi đậu, bà và mẹ tôi pha thit bỏ vào một thau đầy, ướp nước mắm ngon và tiêu
trắng xay nhuyễn. Mũi và tai heo cũng được cạo rửa, luộc chín sẵn sàng để bà sẽ thái ra xào với
nấm hương, mộc nhĩ, tiêu muối để gói giò.

Đậu xanh đãi vỏ xong bà rắc muối vào rồi bảo xóc đều lên trước khi bỏ vào chõ hấp. Bà chả cần

phân lượng, cứ nhắm nhắm, liệu chừng, thế mà ít khi sai lạc. Sau khi đậu chín nhừ bà nói chị Tư
lấy muỗng đánh đậu thật tơi rồi nắm lại thành từng cục tròn vừa cho một cái bánh, làm xong xếp
cả vào một rổ lớn. Nếp vo sạch, vớt ra mấy cái rá to, bà cứ thò tay vào hũ muối bốc rồi rắc vào rá
gạo và sai đứa nào ở gần xóc lên cho đều muối và ráo nước.

Mọi thứ sửa soạn sẵn sàng bà hối thúc mọi người làm cho nhanh để luộc bánh cho kịp vớt không
để quá khuya. Thường thì phải nấu liên tục tám tiếng nhưng nồi to nên bà bắt sau khi nước sôi
phải để hơn mười tiếng cho bánh chín kỹ. Ba chục cặp bánh gói xong, xếp đầy trên tấm phản gỗ,
bà không quên gói mấy xâu bánh tép, những chiếc bánh chưng con con cho các cháu.

Bao nhiêu đầu, đuôi và cuống lá cắt ra được bỏ hết vào đáy thùng để lót, sau đó bà và mẹ tôi xếp
bánh thật chặt chẽ vào thùng, khiêng lên bếp mà bố tôi đã xếp sẵn, đổ nước ngập bánh rồi nổi
lửa. Bà gọi chị Tư lấy nồi măng khô đã ngâm từ mấy hôm trước rửa thật sạch, đổ đầy nước, để
chèn lên mặt bánh vả một nồi nước to cũng đổ nước thật đầy để lên cạnh nồi măng.

Khi nước bắt đầu sôi ùng ục trong nồi bà dặn canh giờ và cứ nước hơi cạn xuống là lấy cái
xoong nhỏ có cán làm gáo để múc nước trong nồi chèn đổ xuống nồi bánh rồi lại tiếp nước mới
vào nồi chèn. Mùi lá, mùi bánh đã tỏa ra thơm ngát, không gian đã đượm mùi tết.

Chúng tôi ngồi quanh chiếc phản xem bà gói giò thủ. Mấy miếng mũi heo và gần chục cái tai đã
được luộc chín mềm, bà thái mỏng hết cho vào một thau, thái mộc nhĩ và nấm hương thành sợi
trộn vào, cho tiêu, muối, nước mắm và một ít tiêu còn để nguyên hột. Ướp khoảng nửa tiếng rồi
cho vào chiếc chảo to, đặt lên bếp xào kỹ, còn nóng bà đổ vào xấp lá dong đã trần sơ, lau sạch,
cứ thế bà vừa gói vừa nắn cho cây giò tròn đều và chắc, rồi lấy lạt buộc chặt . Thoáng một cái là
xong mấy đòn giò thủ, bà buộc thành từng cặp và treo lên xà bếp.

Thuở chúng tôi còn bé, buổi tối ngồi canh nồi bánh chưng bà kể truyện cổ tích, có những truyện
nghe đến thuộc lòng mà vẫn thích nghe bà kể đi, kể lại. Lớn lên một chút bà dạy chơi tam cúc.
Bà có cỗ bài bé chả biết mua từ bao giờ, mỗi năm cứ đến tết mới giở ra chơi.

Sống ở quê hương mới thấy sự thiêng liêng của ngày ba mươi tết. Từ sáng, mẹ cho tháo hết màn
cửa cũ xuống, quét màng nhện, lau cửa sổ, lau sàn nhà thật sạch bóng. Bố tôi lo quét dọn bàn
thờ, sai trẻ con đánh bộ lư hương, chân nến bằng đồng sáng choang. Năm nào nhà tôi cũng được
chú Tám, lính cũ của bố tôi nay đã về hưu, nhà ở Bình Dương có vườn cây cảnh đem biếu một
cành Mai thật đẹp. Bố tôi đốt gốc cắm ngay vào cái lọ độc bình. Hoa nở tưng bừng đúng sáng
mùng một. Sau khi lo xong nồi bánh chưng, tối hai mươi bảy và hai mươi tám tết nào chị em tôi
cũng rủ nhau đi chợ hoa, kén mua cho được một đôi cúc đại đóa thật đẹp và hai chậu quất, quả
trĩu cành. Sáng ba mươi tôi được phân công lên chợ hoa phía sau chợ An Đông mua một bó hoa
Lay Ơn đỏ tươi và mấy bó huệ trắng để trưng bàn thờ.

Buổi chiều, ngoài đường vắng hoe, gần như không có người qua lại. Sau khi dọn dẹp, treo màn
cửa mới, trang hoàng nhà xong mẹ tôi lo bầy mâm ngũ quả trên mấy bàn thờ, bà lo mâm cơm
đón tổ tiên, ông bà. Thông thường cỗ phải đủ bốn món đĩa, bốn món bát, có canh bóng, miến,
nấm, bí. Tôi nhớ mãi bà tôi thường nói, con gà chặt ra làm hai, nửa luộc, nửa quay, lòng mề nấu
miến, cổ cánh nấu bí. Ngày xưa thật tiện tặn, có một con gà mà pha ra nhiều món thành ra nồi
nước dùng phải thêm mực, thêm tôm khô, các loại củ tỉa hoa làm chân tẩy cho ngọt nước. Mâm

cúng Ông Táo có cỗ mũ hàng mã và cũng xôi thịt, bánh trái. Sau khi cúng đón Táo Quân và cúng
mời tổ tiên, ông bà về ăn tết với con cháu, bà tôi xoay ra lo chiếc bàn thiên.

Bàn thiên bày giữa sân thượng, bà tôi muốn mọi thứ phải tố hảo để tế lễ trời đất, chào đón chúa
xuân, cho năm mới được nhiều may mắn, an khang, thịnh vượng. Con gà trống thiến được buộc
thành hình con gà quỳ dáng đẹp, cổ thẳng, mỏ ngước lên trời. Sau khi luộc cẩn thận, con gà
ngậm bông hoa tươi đặt nằm trên mâm xôi gấc. Đĩa trái cây đủ năm thứ trái và bình hoa Lay Ơn
đỏ thắm. Không kể các món đặc biệt tết như bánh chưng, giò chả, mứt, hạt dưa và rượu mùi…

Gần đến Giao Thừa, đèn nến lung linh, Giao Thừa là lúc tống cựu, nghinh tân, lúc trời đất giao
hòa, chúa Xuân về ngự trị. Bà và bố mẹ tôi mặc quần áo tề chỉnh, sẵn sàng đợi đúng mười hai
giờ đêm là thành tâm khấn vái. Tôi đứng sau cảm được sự linh thiêng, ngước mặt lên trời để làn
gió lành lạnh mơn man làn da. Cùng đồng loạt pháo nổ rền vang, rộn rã…Tàn một tuần nhang bà
tôi lễ tạ, bố mẹ tôi chúc thọ bà, bà chúc lại bố mẹ tôi rồi bắt chúng tôi đi ngủ để sáng sớm sẽ mặc
quần áo mới chúc tết và được tiền lì xì. Tôi còn ở lại sân thượng hưởng gió xuân, hít thở khí trời
linh thiêng lúc trời đất giao mùa.

Đã hơn ba mươi năm xa quê hương, bà và bố tôi đã qua đời. Tôi vẫn nhớ về những kỷ niệm xưa,
vẫn nhớ những ngày tết rộn ràng nơi ngôi nhà ấm cúng, vẫn nhớ những giây phút thiêng liêng
khi tiễn năm cũ đi, đón năm mới tới nơi sân thượng yêu dấu cũ, của một thời mộng mơ, trẻ
dại…

Đỗ Dung

KỶ NIỆM MỘT MÙA XUÂN …

Bữa đó tôi bỗng nổi hứng…xí xọn đi làm móng để ăn Tết. Nhưng vì hoàn cảnh trại tỵ
nạn, dụng cụ làm móng cũ kỹ, không đảm bảo vệ sinh, nên vài hôm sau, ngón tay trỏ
bên bàn tay phải của tôi bị sưng mủ và hơi bị nhức. Lúc đầu cứ nghĩ từ từ sẽ hết,
nhưng vết mủ ngày càng lớn, đổi màu và đau hơn dù tôi đã uống thuốc giảm đau. Thế
là đành phải lên bệnh viện tìm bác sỹ quen, mới tá hoả, vì mủ đã làm hư hại vào thịt
của ngón tay. Bác sỹ bèn ra lệnh khẩn cấp, làm tiểu phẫu ngay lập tức, cắt phần thịt bị
hư, khâu vài mũi, rồi băng bó mới cho về nhà. Bác sỹ cũng dặn, tránh đụng vào nước
trong vòng ít nhứt hai tuần. Nghe vậy, tôi rầu thúi ruột, Tết nhứt đến nơi rồi mà mang
“thương tích” máu me, coi bộ xui xẻo, không may mắn chớ chẳng chơi.
Việc nấu ăn cho mấy ngày Tết thì không đáng lo, vì nhờ ngón tay bị băng bó, tôi có lý
do chánh đáng đi mua sắm thức ăn bánh trái mà không sợ bị mang tiếng là “chị Tám
Đoảng”.
Việc tắm rửa, tuy có chút bất tiện, cũng giải quyết được, nhưng khó khăn lớn nhất là
giặt quần áo thì tôi chịu thua, vì tôi chỉ thuận tay phải, không thể giặt đồ với một bàn tay
trái. Tôi đang nghĩ sẽ tìm một một bác lớn tuổi trong khu, nhờ làm giúp rồi trả tiền, thì
thằng Tí Mỏ Nhọn, ở nhà sát vách, (nickname Mỏ Nhọn do chính…má nó đặt, vì cái
miệng tà lanh, hóng chuyện, nói không lành da non của nó) báo với tôi:
- Chị ơi, em biết có một chỗ chuyện giặt ủi, để em dẫn chị qua.
Tôi theo nó đi lòng vòng qua mấy con hẻm quanh co của khu A, giữa buổi trưa mặt trời
đứng bóng, cuối cùng cũng đến được dãy nhà sát hàng rào, gần bên khu tỵ nạn người
Lào. Thằng Tí dừng lại, chỉ cho tôi tấm bảng bằng giấy các- tông treo lủng lẳng trên đầu
nhà với hàng chữ đen viết hoa thiệt bự: “Nhận Giặt Ủi”
Tôi tự hỏi, ai ở trại cần giặt ủi nhỉ? Như tôi đây, cứ thay phiên mặc mấy bộ đồ thun Cao
Uỷ. Đi làm thiện nguyện thì tròng vào cái quần Jeans, còn bộ đồ để gặp phái đoàn là
cái quần tây thun và cái áo thun sang hơn một chút, hiệu Cá Sấu, nên tôi chưa bao giờ
xài bàn ủi. Tôi thật sự bất ngờ, dù rằng mấy năm ở trại, có rất nhiều nghề đã được bà
con sáng tạo ra, để kiếm tiền sinh sống, và phục vụ nhu cầu của người tỵ nạn. Nào là
làm bếp dầu, đèn dầu, đóng bàn ghế gỗ, làm bánh sinh nhựt, may quần áo, sửa giày
dép, gánh nước mướn, nấu cơm tháng, cắt tóc gội đầu, làm móng tay, mát-xa, coi bói,
Tết đến thì có bánh chưng bánh tét mứt dừa, mùa Trung Thu có bánh nướng, bánh dẻo
mới ra lò ngay trong trại nữa cơ. Nhưng “giặt ủi” thì có nằm mơ tôi cũng không nghĩ
đến, vì đó là nhu cầu quá xa xỉ ở nơi đây.
Thằng Tí thấy tôi ngẩn ngơ, bèn lên tiếng:
- Chị thấy em nói có sai đâu nà?!
Tôi hỏi nhỏ nó:
- Ủa, trong trại này mà cũng có người cần đi giặt ủi sao?
Nó vênh mặt, trợn mắt:
- Có chớ sao không? Ví dụ như…chị nè!
Rồi nó cười duyên:
- Em nghe nói mấy anh mấy chú độc thân, đi làm thiện nguyện bận rộn hoặc mấy thanh
niên làm biếng, thảy qua đây giặt cho xong đó chị! Giá cả bình dân lắm, họ giặt bằng
tay rồi ủi bằng bàn ủi than. Nhưng chắc chị là khách hàng phụ nữ đầu tiên đó!
Nói xong, nó gọi lớn vào trong nhà:
- Hello…!! Có ai ở trỏng không, có khách giặt ủi đây!!

Hình như có bóng người vụt chạy ra sau hè, thằng Tí nhanh như chớp rượt theo, (thiệt
không hổ danh là thằng…nhiều chuyện). Tôi đứng chờ ngay giữa lô nhà, dưới một
bóng cây khẳng khiu bên mấy lu nước. Lát sau thằng Tí đi ra, bộ mặt nghiêm nghị, lắc
đầu:
- Ảnh nói ảnh không giặt ủi cho chị!
Tôi quá đỗi ngạc nhiên:
- Anh nào? Và tại sao?
Thằng Tí ngớ người ra, đưa tay gãi đầu, lại chạy biến ra phía sau nhà, rồi trở ra, cười
cười:
- Vì ảnh là…học trò của chị.
- Học trò nào, lớp nào?
Thằng Tí lại chạy đi như con thoi, lại quay ra vừa thở vừa nói:
- Ảnh tên Hiền, đang học lớp vỡ lòng English của chị ở trường ESL đó.

Thì ra là thế. Thời gian đầu mới đến trại thì tôi làm trong bưu điện và dạy tiếng Việt cho
các em nhỏ. Khi đậu thanh lọc chờ định cư, tôi chuyển qua làm cho văn phòng Cao Uỷ
và buổi sáng dạy Tiếng Anh cho trường ESL. Vì là lớp Vỡ Lòng cho người lớn nên “học
trò” của tôi …già hơn cô giáo. Có một số người là dân miền tây nam bộ, thật thà chất
phác, giọng nói còn phảng phất mùi phèn ruộng, có khi nói Tiếng Việt còn sai lỗi, giờ
phải vào lớp vỡ lòng English để chuẩn bị cho tương lai sau này trên đất nước thứ ba.
Hiền lớn hơn tôi vài tuổi, tính tình nhút nhát và hay mắc cở, hiền như cục đất, đúng với
cái tên. Nghe nói nhà ở miệt Cà Mau, làm nghề đánh cá bữa đói bữa no, rồi “canh me”
theo tàu vượt biên qua đây. Ở trại, Hiền là “con bà Phước” nghĩa là không có thân nhân
nước ngoài tiếp tế, nên Hiền làm các việc lặt vặt kiếm thêm, như xách nước, đi lao
động thuê, ai ngờ có cả “tiệm” giặt ủi này. Hiền rất hiếm hoi nói chuyện với tôi, cũng
chưa lần nào nhìn thẳng vào tôi trong giờ học. Nếu trong lúc giảng bài, tôi có kêu Hiền
đứng lên trả lời câu hỏi, thì Hiền lí nhí, mắt nhìn đi chỗ khác (sợ cô giáo…ăn thịt hay

sao á!).
Thế đấy, Hiền chưa bao giờ đối diện, nhìn vào mắt tôi suốt mấy tháng học, thì đời nào
Hiền lại chạy ra gặp tôi trong một tình huống “phức tạp” và “nhạy cảm” như thế này?!
Tôi ra dấu cho thằng Tí đi về, nó chợt nhớ ra, hớn hở nói:
- À, ảnh có hỏi em tại sao chị cần giặt ủi, em liền kể đầy đủ sự tình cái vụ chị đi làm
móng, rồi bị mủ, rồi lên bệnh viện gặp bác sỹ, rồi mổ ngón tay…
Tôi chặn lời nó:
- Tóm lại là sao, ảnh nói gì?
Thằng Tí cụt hứng, nhìn tôi ngại ngùng, nhe răng cười:
- Dạ, nghe xong, ảnh… hổng nói năng chi, nhưng coi bộ suy nghĩ mông lung lắm!
Giờ thì đến lượt tôi cụt hứng, rồi vỗ vai thằng nhiều chuyện:
- Thôi để chị tự lo được rồi. Cám ơn Tí Nhỏ Mọn, í lộn, Tí Mỏ Nhọn nhe! Mà nè, làm
phiền em chịu khó chạy vô trỏng…lần chót, nói với anh Hiền là chị cám ơn, dù sao
mình cũng đã đến đây làm phiền người ta.

Sáng hôm sau, tôi đến lớp ESL, là ngày liên hoan mừng Tết. Bình thường thì Hiền đã
chẳng bao giờ nhìn thẳng vào tôi, sau cái vụ “giặt ủi” hụt ngày hôm qua, Hiền còn
“quăng cục lơ” thiệt bự nữa. Cả lớp ăn uống, bánh kẹo, trái cây, nước ngọt, ca hát chụp
hình tưng bừng, Hiền cũng cười vui theo nhưng vẫn né đối diện với tôi. Cứ lúc nào tôi

nhìn Hiền là y như rằng Hiền đang “bận” nhìn…ngoài cửa sổ (tìm gì ngoài đó hổng
biết!). Tôi không mắc cở thì thôi, chứ Hiền hà cớ gì chớ! Tiệc tan, có vài học trò nán lại,
tặng quà Tết cho cô giáo, Hiền đi thẳng ra cửa, không thèm chào tôi một câu!

Tối giao thừa, đi lễ nhà thờ về, tôi thấy một hộp nho khô để ngay dưới cửa, và một tấm
thiệp chúc Xuân của Hiền, với nét chữ vụng về (chắc đôi tay xưa nay chỉ quen quăng
lưới đi biển đánh cá), viết những lời chúc đơn giản, không màu mè “hoa lá cành”, nhất
là câu tái bút chân tình: “ Cô Loan ơi, nếu chưa tìm được ai giặt đồ, thì đừng ngại mang
qua nhà Hiền nhé, Hiền đã nhờ một bà bác làm giúp rồi, không sao đâu!”
Trời ơi, anh chàng học trò nhút nhát của tôi, đi học thì không dám nhìn cô giáo, tặng
quà Tết cũng phải lén lút (nhờ vào bóng tối… đêm ba mươi), giờ quay ra động viên tôi
“đừng ngại và không sao”.
Đồng hồ điểm 12 giờ đêm, cả trại vang lên tiếng đập nồi niêu xoong chảo thay cho
tiếng pháo, mọi người chúc tụng nhau rộn ràng. Tôi nhìn ngón tay còn băng bó của
mình, không còn thấy “xui xẻo” nữa, mà ngược lại, tôi thấy cả một trời Xuân êm ái Tình
Người mến thương nhau trên mảnh đất tạm dung này!

Edmonton, Xuân Tân Sửu 2021

KIM LOAN

(Edmonton, Canada)
Ghi chú tấm hình: Cô giáo tỵ nạn KimLoan mặc áo vàng trong buổi tiệc tất niên lớp ESL
năm ấy!

XUÂN VỀ TRONG MẮT EM THƠ

Xuân về trong mắt em thơ mộng
Hương áo mới hồng quần trắng trong
Yểu điệu thẹn thùng hoa mắc cỡ
Anh đào non nõn ngọt ba vòng

Xuân về trên môi tiên hoa cười
Mê hồn bướm hứng chân tình người
Mai vàng pháo đỏ thuyền hoa cưới
Bùa yêu trong thắm vòng ngoài tươi

Xuân về cuối phố tình nhân hẹn
Chữ nghĩa chữ ân cần cầu duyên
Mưa môi mơ ướt tằm chui kén
Chới với suối hồng trần ai tiên

Xuân về đầu ngõ ca dao mới
Guốc hoa vông đồng điệu gót nai
Rạo rực nhịp cầu tre bướm đợi
Bánh phồng tay mẹ nướng nhịp chày

Xuân về giữa đường mây hứng gió
Nhựa sống đâm chồi nẩy lộc thiêng
Mồ hôi nước mắt trôi nghèo khó
Sóng nhạc tình ca hoa đào nguyên...

MD.02/05/15
LuânTâm

XUÂN SANG

Đông tàn Xuân nhẹ bước sang
Xuân mang mây trắng, nắng vàng theo Xuân.

Trên cành chim hót tưng bừng
Bướm, ong dìu dập trên từng luống hoa
Mưa xuân rơi khắp gần xa
Tưới cho hoa cỏ nhà nhà xanh tươi
Cho người thiếu nữ đôi mươi
Ngắm mai vàng nở, dệt đời ước mơ.
Cho tôi có mấy vần thơ.
Tặng cô hàng xóm đang chờ Xuân sang.

Trần Gò Công/Lão Mã Sơn

XUÂN

Nắng vàng trải thảm cỏ xanh
Hoa Anh đào nở, trên cành chim ca

Chân trời én liệng la đà
Báo tin nhân thế biết là XUÂN sang.

Xuân vui nào có hoàn toàn
Người thì hớn hở, kẻ tan nát lòng

Lính già chiến bại lưu vong
Xuân về nhớ nước nghe lòng bâng khuâng

Những người quả phụ mất chồng
Xuân sang lẻ bóng lệ lòng rưng rưng.

Mấy cô thiếu nữ đang Xuân
Ngắm hoa Đào nở tưng bừng reo vui.

Trần Gò Công/Lão Mã Sơn

CHUỘT BÀN GIAO ĐẠI DỊCH VŨ HÀN CHO TRÂU GIÀ!

letamanh
Những ngày tháng chạp hàng năm là chúng ta được thấy ngoài Bolsa, các

quày sách trưng bày báo xuân đủ loại. Mỗi tờ báo hàng ngày hay hàng tuần, phát
hành bằng tiếng Việt, đến cuối năm là tập trung sức vào một tờ Xuân để làm dáng
và cũng để quảng cáo cho thương vụ văn hóa mà họ đang phụ trách! Hoa Xuân,
bánh mức, bánh chưng bánh tét... bày bán khắp các nẽo trong các khu vực người
Việt sinh sống.
Năm nay hình dáng con trâu được đưa lên làm đề tài biểu hiện một “Nhiệm kỳ
Trâu" năm 2021! Với hình dáng nặng nề, sừng gạt dềnh dàng nhưng hiền lành và
chịu đựng của các bạn Trâu bò ngày nào, năm nay hứa hẹn một năm “cày” mệt
nghỉ và cũng không thể “chậm chạp” như chàng Trâu với dáng nhàn hạ nằm nhai
lại… mà phải "chiến đấu" chống "quân thù xâm lược" đến từ Vũ Hán bên Tàu!!!
Sau một năm con Chuột xác xơ vì virus Vũ Hán tung hoành, mọi người phải trốn
trong nhà, cấm chợ, cấm giao tiếp, cấm họp hội, cấm tiệm nail tiệm tóc; các nhà
hàng, quán xá, trường học từ lớp Mẫu Giáo đến Đại học... đều bị cấm cửa, báo chỉ
chỉ còn online và in lấy lệ... Sách báo, đặc san, các cuộc họp mặt hội đoàn, hội Ái
Hữu... đều phải dẹp tiệm! Nhìn chung, năm 2020 có thể nói là một năm kinh hoàng
chưa từng xãy ra trong lịch sử nhân loại!
Riêng tại Hoa Kỳ, đất nước giàu mạnh, tự do nhất thế giới lại trãi qua một cuộc
bầu cử nhiệm kỳ Tổng Thống cũng kinh thiên động địa chưa tùng có trong suốt
lịch sử kể từ ngày lập quốc! Biểu tình bạo loạn da đen da trắng da màu, ủng hộ
chống đối ứng cử viên Tổng Thống của phe Dân Chủ và Phe Cộng Hòa, hàng triệu
người biểu tình tràn vào điện Capitol... Rốt cuộc kẻ thắng thế đàn áp kẻ thua cuộc,
truy quét đến hang ổ, Truyền Thông Báo Chí biến thành cơ quan tuyên truyền cho
một phía! Tu Chính Án số 1 và số 2 của Hiếp Pháp Hoa Kỳ đang lung lay, không
còn được tự do ăn nói. Đó cũng là quy luật nhà nước theo XHCN xưa nay!
Con virus Vũ Hán đang hoành hành rộng khắp thế giới; tuy đã có vaccine kịp thời,
nhưng số người dương tính đã lên đến gần mấy chục triệu và số người chết cũng
xấp xĩ năm trăm ngàn toàn thế giới! Năm con Trâu sắp tới hứa hẹn những kỳ vọng
làm sao tiêu diệt được mầm móng đại dịch Covid-19. Nhân loại sẽ phải chịu rất
nhiều tổn thất đủ mọi mặt nếu không kềm chế được đà lây lan của nó! Nhưng cũng
có thể rằng thiên nhiên đã sinh ra đại dịch nầy để giải quyết nạn nhân mãn toàn
cầu!

XXX

Thôi! Hãy quên chuyện buồn đại dịch Vũ Hán, ta quay về với hình ảnh con trâu
trong lòng dân tộc Việt, để cho không khí Tết được vui!
Bóng dáng anh chàng Trâu trong văn học dân gian Việt cũng đậm nét, tiêu biểu
cho sự nghiệp Nông gia và các dân tộc chuộng nghề Nông như Việt Nam ta! Ở
nông thôn Việt, nguời ta lấy hình ảnh con trâu cỏng chú mục đồng trên lưng với
tiếng sáo diều trên cánh đồng lúa vàng bao la…là hạnh phúc, là sung túc, là thanh
bình…! Ca dao tục ngữ Việt cũng bàng bạc đâu đó hình ảnh thân thương với cái
dáng nặng nề của người bạn trung thành lúc nào cũng có mặt với con người:
Trâu ơi ta bảo trâu nầy
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cái cày vốn nghiệp nông gia
Trâu đây ta đấy ai mà quản công
Bao giờ ngọn lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
Đôi khi người còn tôn bạn trâu lên hàng quan trọng trong sự nghiệp của mình: “Sai
con toán bán con trâu” là một câu nhắc nhở người nông dân mỗi khi tính toán
không đúng thì việc bán trâu là tai họa kinh khủng. Mà nghĩ cho cùng, cả mấy anh
chàng làm nghề buôn bán hay các nghề khác đều phải thuộc lòng câu trên. Trâu là
sự nghiệp nhà nông:
Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà
Trong ba việc đó lựa là khó thay!

Đây là ba công việc chính của kẻ nào muốn giàu có qua nghề nông. Người ta
đưa việc có con trâu trong nhà cũng bằng với việc có vợ hay có được cái nhà để ở.
Mấy câu sau đây nói lên được sức trâu cần thiết cho nông gia thời chưa có máy cày
bừa : “làm ruộng mạnh có trâu- làm dâu mạnh có chồng” Nhưng tại sao lại “muốn
làm giàu thì nên nuôi trâu cái”? Vì chị trâu cái sẽ đẻ ra trâu con, trâu cháu…Trong
một thời gian rất ngắn. Trâu cái mới tám tháng tuổi là động đực, sau khi sanh, chỉ
ba tháng sau là lại có bầu. Vốn liếng sẽ tăng lên trong quá trình chăm sóc ruộng
đồng và đàn trâu sinh nở!...

Hình ảnh chú trâu trong dân gian rất đậm nét và lúc nào cũng gần gũi với
cuộc sống nông thôn. Trong “Lục Súc Tranh Công” người ta đã làm nổi bật tính
nhẫn nại, cần cù của trâu:
Lóng canh gà vừa mới gáy tan
Chủ đã gọi thằng chăn vội vả
Dạy rằng đuổi trâu ra thảo dã
Cho nó ăn ba miếng đỡ lòng

Chưa bao lâu thoát đã rạng đông
Vừa đến buổi cày bừa bua việc
Trước cổ đã mang hai cái niệt
Sau đuôi thêm kéo một cái cày

Miệng đã dàm, mũi lại dòng dây
Trên lưng ruồi bu dưới chân đỉa cắn
Trâu mệt đà thở dài thở vắn
Người còn hầm hét, mắng ngược mắng xuôi….

Qua những vần thơ nầy, chúng ta thấy kiếp trâu phục vụ con người với mọi
tình huống từ trong gian khổ đến khi chủ của nó giàu có…thì nó vẫn là kiếp trâu,
ăn cỏ khô uống nước đục ao tù; quanh năm nằm lăn dưới bùn thở phì nhẫn nại. Thế
cho nên mới có câu “Mài sừng cho lắm cũng là trâu”.
Làm không kịp thở,
Ăn không kịp nhai.
Tắm mưa, trải gió chi nài !
Đạp tuyết, giày sương bao sá !

Sách vở nói về Trâu đầy cả, hơn nữa, năm Tân Sửu nầy mấy ông nhà văn nhà
báo sáng tác, sưu tầm, kết hợp không biết bao nhiêu là truyện, văn, thơ, hài, ca dao
tục ngữ nói về anh chàng Trâu, bạn của con người. Thôi thì để góp vào cái việc
làm giàu cho kho văn học Việt, tôi xin kể một câu chuyện liên quan đến anh bạn
Trâu của chúng ta, khi tôi còn ngồi tù miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa. Đó là năm một
nghìn chín trăm bảy mươi tám, mùa đông miền Bắc Việt Nam lạnh xé da. Đối với
bọn tù chúng tôi, ăn mặc không được đầy đủ nên lúc nào cũng nghe trong xương
sống mình từng luồng khí lạnh làm thân thể cứ như rung lên, co rúm. Điếu thuốc
lào đối với thời gian nầy thật là quí giá vì nó có thể cứu chúng tôi ra khỏi cái cảm
giác lạnh lùng rét buốt.

Trong trại tù có ba con trâu già, không biết chúng hiện diện nơi đây từ lúc
nào. Khi chúng tôi “tiếp thu” từ những tù hình sự thì ba con trâu cũng đã già và
gầy mòn như những thân hình tù! Đúng là trâu của tù, có nghĩa là tù của tù. Ba con
Trâu có ba cái tên thật độc đáo. Không biết ai đã đặt tên cho chúng. Đó là con
Kennedy, con Nixon và con Johnson. Ba con trâu này được chúng tôi xử dụng
trong việc cày bừa các ruộng trồng rau cho trại tù. Việc điều khiển chúng cũng
chẳng khó khăn lắm vì chỉ khác nhau những khẩu lệnh. Thay vì trong Nam mình
bảo trâu qua phải hay quẹo trái thì hét lên : “Thá hay dí” đứng lại thì hô “họ”. Miền
Bắc quẹo trái hay phải thì hô “vắt, dật…”. Con Kennedy hay trở chứng khi nó đói.
Mà đã gọi là tù của tù thì làm gì no được! Buổi sáng chúng tôi đến chuồng xỏ dây
vào dàm trâu, dắt nó ra, máng cái cày vào, bắt đầu quất roi bắt nó cày. Đến kẻng
nghỉ trưa cột nó lại một chỗ rồi sắp hàng theo đội về trại. Chiều ra lại bắt nó cày
tiếp. Hết giờ, tù cũng “tranh thủ” chạy đi tắm ngoài suối…Chung cuộc con
Kennedy chỉ đói và đói. Nó được trả về chuồng đầy phân lội đến mắt cá chân. Hai
con Nixon va Johnson cũng cùng số phận.

Có thể trong thời gian chiến tranh, Hoa Kỳ thả bom Bắc Việt, mấy anh chàng
học đòi căm thù tận xương tủy giặc Mỹ xâm lược nên đặt tên ba vị Tổng Thống
nước Cờ Hoa cho ba con trâu để đánh đập chửi mắng… Nhưng chúng đâu có biết

gì. Số kiếp tù của tù kéo dài đến tháng mười hai giá rét năm một nghìn chín trăm
bảy mươi tám. Vừa đói triền miên vừa bị cơn rét kéo dài, con Johnson không chịu
nổi đành phải qui tiên. Còn lại Nixon và Kennedy buồn xo đứng trong chuồng đầy
phân giá rét ngó bạn mình nằm xuống!

Cái tin con Johnson chết được loan truyền rất nhanh trong trại. Không một
anh tù nào mà không “hồ hởi phấn khởi” vì biết chắc rằng thịt Johnson sẽ được
chia mỗi người ít lắm là một cục bằng ngón tay và một ít nước dùng. “Lâu quá mới
được chất” đây là câu nói của thằng Bính, nó vừa rít thuốc lào vừa tuyên bố. “Prô-
tê-in đấy quí vị ạ! Bố khỉ,” Con Johnson đáng thương được xẻ thịt và chặt ra hầm
trên chảo. Buổi chiều chúng tôi đi lao động về được chia mổi đứa đúng một cục
thịt to bằng ngón chân cái và nửa chén nước dùng. Có lẽ con trâu tù của tù nầy đã
“phấn đấu” bao nhiêu năm nay để “phục vụ” cho tù, khi chết, nó vẫn có công làm
thực phẩm bổ dưỡng cho tù; thịt của nó dai không chê vào đâu được. Sau khi chia
phần thức ăn theo kiểu bốc thăm quay số, tôi ngồi ăn chung với anh Lộc Thầy Bói.
Cục thịt trâu tương đối to hơn cuống họng của tôi một chút. Thịt dai quá nhai hoài
không còn gì, nuốt hết nước bổ trong cục thịt, nhưng không thể nào xé nhỏ ra hay
nuốt trôi. Tôi cằn nhằn nhã ra phân bua:” thịt gì mà dai quá không nuốt được đành
bỏ thôi, tiếc quá!” Vừa nói tôi vừa bỏ miếng thịt trong miệng ra thì anh Lộc chụp
lại. Một cử chỉ thật nhanh, anh cho ngay vào miệng nhai. Nhưng cũng như tôi, anh
ráng nuốt mà vẫn không tài nào nuốt trôi. Cuối cùng anh cũng cố gắng cho nó yên
bề xuống dạ dày mà mắt trợn ngược. Tôi tưởng anh bị nghẹt thở, nhưng rồi cũng
qua !... Ôi một kỷ niệm về trâu lắm ưu phiền! Anh Lộc Thầy Bói nay đã ra người
thiên cổ sau khi dẫn vợ con qua xứ Hoa Kỳ. Xin tưởng niệm đến anh về một giai
đoạn chúng mình đói khát có nhau!

Năm Tân Sửu lại về, đã qua cơn bỉ cực; khi ra khỏi trại tù, có ai biết mình
được diễm phúc trời ban; là gia đình được định cư trên đất nước tự do Hoa Kỳ nầy!
Hồi còn ở Việt Nam, con cái không có cơ hội tiến thân, gia đình túng bấn, không
có việc làm, bị trù dập. Hình ảnh con trâu cũng có thể là hình ảnh những tù nhân
chính trị trong các trại tập trung sau 1975.
Riêng số phận những Tù Chính Trị Việt Nam , sau khi dịnh cư trên đất Cờ Hoa, đã
30 năm an lành lạc nghiệp, con cháu thành đạt. Tết Tân Sữu nầy có lời cám ơn
nước Hoa Kỳ đã là nơi dung thân và hạnh phúc nhất cho chúng tôi!
Đón Xuân Tân Sửu trong mùa đại dịch, chúng ta cùng chúc nhau hãy giử gìn sức
khỏe, cẩn thận mang khẩu trang và rửa tay thường xuyên, mặc dù được tiêm chủng
vaccine cũng nên cẩn thận . Không ai thương ta bằng chính ta thương bản thân
mình! Kính chúc mọi người an lành hạnh phúc và an khang thịnh vượng!

letamanh 30-1-2021

Con Trâu Qua Ca Dao Tục Ngữ Việt Anh Pháp

Le buffle à travers les proverbes vietnamiens, anglais et francais

Sưu khảo của GS. Phạm Trọng Lệ

Bài này khởi viết giữa tháng 10, 2020, khi còn ở trong năm con chuột, Canh Tý. Năm tới là năm
con trâu. Mồng một tết năm Tân Sửu nhằm vào ngày 12 tháng 2 dương lịch năm 2021. Bài này
không bàn về năm con trâu hay đoán những điềm may rủi, vì đã có nhiều học giả đã viết về điểm
này trong báo Xuân, và hơn nữa, vì không phải ngành chuyên môn của người viết.

Chủ đích của bài là ghi lại một số ca dao, tục ngữ Việt, Anh, Pháp ít nhiều liên hệ đến con trâu
trong văn hóa “dĩ nông vi bản” mà Việt Nam là một trong những nước một thời được gọi là vựa
lúa ở Đông Nam Á và hiện nay đứng hàng thứ năm trong các nước sản xuất nhiều lúa gạo ở Á
châu.

(China, India, Indonesia, Bangladesh, Vietnam, Thailand, Burma, Philippines, Japan – Steph
Wright, “Largest Rice-producing Countries,” World Atlas, July 23, 2020.)

Phần ghi chú tiếng Pháp và tiếng Anh để cho rõ nghĩa thêm và cho sinh viên đa ngữ muốn giải
thích một tục ngữ Việt cho bạn sinh viên ngoại quốc. Để trong ngoặc vuông brackets là lời bàn
vui của người viết về một tục ngữ để bài viết bớt khô khan, tuyệt nhiên không phải để tranh biện.

I. Trâu ta khác trâu Mỹ

Trâu ta gọi là Water Buffalo (trâu nước) khác với Bison (American buffalo) đúng ra là bò
rừng Bắc và Nam Mỹ.

Con Bison thường gọi nhầm tên là American buffalo hay American bison.
Con bison gắn liền với Văn hóa thổ dân da đỏ Native Americans xưa đã sống tại Bắc Mỹ và
Canada trước khi người chuyên săn thú, hoặc những nhà thám hiểm, tới tìm đất lập nghiệp. Họ
săn bắn bisons để lấy da ở miền Tây như Wyoming, Arizona, North và South Dakota trong thời
lập quốc của Hoa Kỳ. Chủ đề Khai Phá Miền Tây How the West Was Won và Vùng Biên
Cương Khi Lập quốc American frontiers đã được những phim Wild Wild West Miền Tây
Hoang Dã tả trong phim ảnh và văn chương về các thổ dân người da đỏ và việc lập đất mới của
người da trắng và các dân da màu khác. Đây là một đề tài hấp dẫn cho thanh thiếu niên Hoa Kỳ
và ngoại quốc, nhưng cũng là những trang lịch sử di dân của người Mỹ thời lập quốc, và những
trang sử buồn của người thổ dân da đỏ.
(Xem thêm: American Frontier U.S. History (Britannica.com from the Editors of Encyclopaedia
Britannica)

Trâu rừng Phi Châu (Cape buffalo), sống từng đàn, có tình đoàn kết, thường thì hiền hòa
nhưng khi bị tấn công cũng biết chống trả kẻ địch. Còn biết bảo vệ trâu con (nghé). Có thể bị sư
tử vồ nếu lạc đàn hay lẻ loi hay bị thương, hay bị nhiều sư tử lừa cho chạy khỏi đàn rồi con thì

nhẩy lên ngoạm cổ, hay mông, con thì cắn chân khiến trâu ngã nghiêng xuống. Khi hung dữ, trâu
biết bảo vệ bạn hay nghé trong đàn bằng cặp sừng nhọn và với sức mạnh có thể hất tung hay
đâm thủng sườn sư tử hay hổ.
Trâu đã thuần có tình, biết nhớ đường về nhà, và chịu khó làm việc. Người nuôi trâu biết rõ trâu
cũng có tình thân, như khi con nghé đẻ ra, người chủ phải ôm nó vì nó cứ đòi theo trâu mẹ để đi
chung với bầy. Từ ngoài đồng về nhà, trâu biết nhà chủ ở trong xóm, tự biết đường về nên có câu
tục ngữ: Lạc nhà nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu.

-Trâu được thuần hóa (domesticated), để làm việc nhà nông, tuy chậm nhưng khỏe và chịu cực
nhọc, giúp nhà nông cầy bừa, kéo xe, chở đồ đạc hay nông sản khác.
Hình 1: hình con trâu (buffalo)

-Trâu còn được coi như vật để tế thần. Đời nhà Lý, vào năm 1117, để bảo vệ và khuyến khích
nghề nông, vua Lý Nhân Tông cấm giết trâu bò bừa bãi: ai mổ trâu bị phạt 80 trượng và người
phạm tội phải làm người hầu trong quân đội.
-Trâu nước thuộc loại Trâu bò (Bovidae), loài Nhai lại (Ruminantia), nhóm Sừng rỗng
(Cavicornes), thuộc bộ Guốc chẵn (Artiodactyla), Thú có vú (Mammalia), không có răng hàm
trên, phần lớn sống ở Nam Á, Đông Nam Á, và miền bắc Úc. Trâu thuần dương, tức trâu nhà,
được nuôi ở vùng nhiệt đới Châu Á. Một số nhỏ có mặt ở Nam Mỹ và Bắc Phi. Có người cho
rằng trâu chỉ có một loài Bubalus bubalis với ba phân loài. Trâu châu Phi thuộc loài Syncerus, và
trâu châu Á gọi là Bubalus.
Riêng loại Bubalus bubalis lại chia làm ba loài là: trâu sông “river buffalo” (bubalus bubalis) ở
Nam Á; trâu đầm “swamp buffalo” (Bubalus carabanesis) ở Đông Nam Á, và trâu rừng Á châu
(B. Bubalis arnee).

Châu Á là đất gốc của loài trâu với 95% tổng số trâu trên thế giới. Tính đến 1992 Á châu có 141
triệu con trâu, gần một nửa sống ở Ấn-Độ. Trâu nuôi ít tốn kém vì phần lớn chỉ ăn cỏ và có sức
khỏe để cầy ruộng, lấy thịt và sữa (sữa trâu rất nhiều chất béo). Việt Nam tuy nhiên ít ăn thịt trâu
vì phải dùng trâu để cầy bừa.

Hình 2: bò rừng bison hay ‘trâu’ Bắc Mỹ

Như đã đề cập, châu Mỹ không có trâu như ta hiểu là water buffalo, nhưng có con “bison” hay
American bison, hay còn gọi là “American buffalo” là giống bò rừng xưa sống từng đàn ở Bắc
Mỹ, nay không còn nhiều. Bò rừng sừng ngắn, bướu gồ, chạy nhanh thuộc họ bovidae, chi
(genus) bison, loài (species) bison. Người đầu tiên gọi tên buffalo là Samuel de Champlain
(1567-1635), một nhà thuộc địa, hàng hải, họa đồ, ghi chép sử, và ngoại giao người Pháp, người
khám phá ra Québec và New France (Nouvelle-France). Champlain dùng chữ “buffalo” để chỉ
những con bò rừng bison mà ông mượn từ chữ Pháp “buffle”. Đây là một sự đặt nhầm tên
(misnomer) ban đầu, nên từ 1625 tên bison được đưa vào từ điển của các loài động vật có vú đẻ
con và nuôi con bú. Từ đó tên American buffalo dễ bị lộn với trâu Phi Châu và trâu Á châu. Bò
bison Châu Mỹ sống lâu vào khoảng 20 năm và khi sinh ra không có sừng hay “bướu,” đặc trưng
của chúng. Trưởng thành khi được 2-3 tuổi, con đực lớn nhất có tính thống lĩnh cao trong mùa
sinh sản.
Lông con bison đổi mầu theo mùa: đen vào mùa đông hay nâu nhạt vào mùa hè. Móng guốc (lừa,
bò, trâu, dê, ngựa, cừu, hươu, nai, linh dương, lạc đà, hà mã) tức là loài dùng móng để duy trì sức
nặng cơ thể.

Từ đó có sự dễ nhầm lẫn giữa bò rừng Mỹ bisons và trâu nước Á châu (water buffaloes).
(Nguồn: vi.wikipedia.org under “TRÂU”)

Tóm lại, có ba cách phân biệt, 1. Con bison có bướu gồ; trâu không có; 2. Bison lông nhiều, trâu
ít lông; 3. Bison sừng rất ngắn; trâu sừng dài và cong hay tà.
II. Trâu nào tên ấy

Con trâu cái thì gọi là trâu nái (she-buffalo, buffalo cow); con trâu còn bé từ vài tháng đến một
hai tuổi thì gọi là nghé (bufallo-calf). Tiếng Pháp, con nghé gọi là bufflon hay buffletin; còn con

trâu cái gọi là bufflonne hay bufflesse. Trâu mộng là trâu đã bị thiến (gelded buffalo). Nhóm chữ
“trâu ngựa” không phải là “trâu và ngựa” mà nghĩa bóng chỉ “kiếp tôi đòi” phải làm việc nặng
nhọc ngày trước: slaves. Trâu ngố: giống trâu lớn; trâu gié: giống trâu nhỏ. Trâu trắng hay trâu
cò: trâu lông trắng. (Trâu trắng đi đâu mất mùa đấy- tục ngữ (Việt Nam Tự Điển). Còn chữ
“Ông Trâu” là chỉ chức “Hiệu quan binh đời xưa,” (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh
Paulus Của (Saigon: Imprimerie Rey, Curio, 1895, Tome II, p. 475.)

“Con tâu tắng buộc bụi te tụi ăn no tòn như cái tống teo.”

(Con trâu trắng buộc bụi tre trụi ăn no tròn như cái trống treo)

Đây là câu dùng làm bài tập luyện phát âm hai âm địa phương dễ đọc nhầm [tr/t] như một
tongue twister cho học sinh.

Trâu cổ: trâu đực to con, vai rộng cổ lớn thật mạnh. (Bộ như trâu cổ mà ninh cái áo của người ta
cho rách! (Việt Nam Tự Điển Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ); Trâu cui: trâu sừng tà và mọc trở
xuống, sức thật mạnh. (Thành ngữ Mạnh như trâu cui, VNTĐ). Cũng phân biệt với loại “trâu
nước”: loại “trâu” to con, chân ngắn da dầy, đầu to, sống dưới nước thường hơn trên bờ, thực ra
là con hà mã hippopotamus sống ở châu Phi).

Từ chữ “Ngưu” là trâu đến “Sừng trâu” và “Giải nguyên”

Hán-Việt Từ Điển của Đào Duy Anh giải thích rằng: chữ Hán khi nói đến chữ ngưu ta thường
nghĩ đến nghĩa “trâu” nhưng nên phân biệt: ngưu nghĩa là bò và cũng nghĩa là trâu, và để phân
biệt:

Bò (cow) là hoàng ngưu, còn trâu là thủy ngưu (water buffalo).

Học giả Đào Duy Anh đưa ra truyện nhân vật Lý Mật cuối đời Tùy, đầu đời Đường bên Tàu
(582-619) - thuở bé chăm học nhà nghèo vừa chăn trâu vừa đọc sách, thường buộc cuốn sách,
cuộn lại đựng trong ống, treo ở sừng trâu (để khi cần với lấy cho tiện), nên cậu học sinh chăm
học này gọi là “Ngưu dác quải thư” (treo sách trên sừng trâu). (p. 53)

Chữ Hán có chữ dác chỉ cái sừng thú. Gốc từ tích đó mà người thí sinh đỗ đầu kỳ thi Hương (kỳ
thi liên tỉnh) có điểm cao, qua lọt tứ trường, gọi là cử nhân, người chỉ qua ba trường là tú tài.
Người thủ khoa trong số cống sĩ gọi là “ngưu dác tiên sinh” hay giải nguyên. (First on the list of
the second degree examination, valedictorian). Cụ Đào phân tích: trong chữ giải thì một bên là
chữ dác một bên là chữ ngưu.

Trong lịch sử, học vị giải nguyên có người đỗ rất sớm nhưng cũng có người đỗ muộn. Những
nhân vật đỗ giải nguyên khi tuổi còn rất trẻ có Nguyễn Thiếp (La Sơn Phu Tử cố vấn cho vua
Quang Trung Nguyễn Huệ), đỗ giải nguyên năm 21 tuổi, Lê Quí Đôn (soạn Bách khoa từ điển,
Vân Đài Loại Ngữ, Đại Việt Thông Sử) 18 tuổi, Nguyễn Khuyến 30 tuổi, Nguyễn Công Trứ 42
tuổi, Thủ Khoa Huân 22 tuổi, Phan Bội Châu 24 tuổi… (Nguồn: vi.wikipedia.org under “Giải
Nguyên”)

III. Con Trâu Gắn Liền Với Đời Sống Nông gia Việt
Hinh 3: Tranh “trâu đầm” của họa sĩ Văn Đen

Bài ca dao dưới đây cho thấy bác nông dân nói với trâu như một con vật thân tình vì cùng chia sẻ
nặng nhọc.
Trâu ơi ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cày cấy vốn nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa đầy bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Buffalo, listen to me:
Let’s go to the field and do some plowing together
Tilling and rice planting are basically a farmer’s job
I’m here and you’re there, neither you nor I mind hard work
Once the paddy buds and blooms
There will be grass in the field for you to graze your fill.
(Translated by PTL)

-Quốc Văn Giáo Khoa Thư đã “thi vị hóa” công việc của một em chăn trâu. Ở nhà quê ngày
xưa, em bé nhà nghèo được giao cho trách nhiệm vừa săn sóc, cho trâu ăn cỏ và tắm cho trâu
trước khi dắt về chuồng.
Ai bảo chăn trâu là khổ? Không, chăn trâu sướng lắm chứ! Đầu đôi nón mê như lọng che. Tay
cầm cành tre như roi ngựa. Ngất nghểu ngồi trên mình trâu, tai nghe chim hót trong chòm cây,
mắt trông bướm lượn trên đám cỏ… (Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp Dự Bị)
Hình 4: em bé ngồi trên mình trâu

Hình 4B: ván khắc tranh Đông Hồ mục đồng ngồi trên mình trâu

Sáng tác nhạc Phạm Duy
Em Bé Quê. Sáng tác của Phạm Duy.
“Ai bảo chăn trâu là khổ
Chăn trâu sướng lắm chứ…”

Source: (nhacvangbolero.com)
(Xin vào Google gõ hàng chữ “Em Bé Quê nhạc Phạm Duy youtube”)

-Phải tậu trâu đã rồi mới lấy vợ làm nhà!

Tậu trâu cưới vợ làm nhà
Ba công việc ấy lọ là khó thay!
(ca dao)

Purchase a buffalo, marry a girl, and build a house
These are three tasks, quite difficult for a man to fulfill.

(Translated by PTL)

Phải có trâu thì mới có con vật cần thiết cho nhà nông trong việc cầy bừa hay chuyên chở vật
nặng. Rồi phải làm nhà thì mới có tổ ấm cho vợ chồng mới ở và sinh con đẻ cái, nếu không
muốn ở nhờ nhà cha mẹ chồng. “Cưới vợ” xếp sau “tậu trâu” không có ý làm giảm tầm quan
trong của việc lấy vợ.

Có trâu, sẵn tằm tơ, lúa má,
Không trâu, không hoa quả, đậu mè
Lúa gặt cất lên đà có trâu xe,
Lúa chất trữ, lại để dành trâu đạp.
Từ tháng giêng cho đến tháng chạp,
Kể xuân, hè, nhẫn đến thu, đông,
Việc cầy bừa, nông vụ vừa xong,
Lại xe gỗ, dầm công liên khói,
Bất luận xe rào xe củi,
Nhẫn đến loài phân bổi, tranh tre.
Hễ bao nhiêu nhất thiết của chi,
Thì đã phú mặc trâu chuyên chở.

(Lục Súc Tranh Công, câu 37-48)

I, Buffalo, give them their grains, their silks--
without me, Buffalo, no fruits, no nuts!
It’s I who’ll haul the stalks of rice they’ve cut;
it’s I who’ll thrash the sheaves they’re piling up.
From the first moon until the last,
from spring to winter, all year around,
as soon as farming work is done,
I cart all things, enjoying not one break.
Branches for hedges, wood for fuel,
twigs, thatch, bamboo, manure—
Take anything that must be moved:
It falls on me to carry all.

(Huỳnh Sanh Thông, p. 361)
-Cảnh thanh bình (a sense of peaceful life)
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa
(In the upper field, and in the lower field
The husband and the buffalo are plowing,
then harrowing for soil planting
making the rice bed ready for the wife to transplant seedlings in.
(Translated by PTL)
-Tranh sơn mài tứ thời tả cảnh thanh bình ở đồng quê
Ngư - Tiều - Canh - Mục
Fishing - wood cutting & collecting - Rice planting – herdsboys on buffalo flying a kite
Hình 5: tranh sơn mài “ngư tiều canh mục” (nguồn:www.sỉeuthitranh.net)

Cảnh đàn trâu chiều hôm từ ngoài đồng bước về thôn:

-Đàn Trâu
Ngày đã xế, bóng chiều đi chầm chậm..
Ít nắng tà dừng lại các cành cây
Mặt trời hôm gần khuất dưới chân mây
Như một chiếc chiêng vàng đương bốc lửa

Trong ánh sáng hoàng hôn màu úa đỏ
Đàn trâu về thủng thỉnh bước trên đê
Những cặp sừng cúi thấp nặng nề lê
Những chân bước lừ đừ như quá mỏi
Những chiếc đuôi hiền lành se sẽ đuổi
Nhưng con ruồi mê ngủ bám bên hông
Hình sao Hôm trắng toát hiện trên không
Như giọt nước trong rơi trên luống cỏ
Hơi sương tím chân trời tha thướt phủ
Nhưng hình đen lần lượt kéo vào thôn
Tiếng chuông chùa gọi với ánh hoàng hôn
Liềm trăng bạc đêm hè nâng lấp ló
….
Đoàn Văn Cừ, 1943 (Nguồn: Thivien.net)

-Tục chọi trâu

(1) Đồ Sơn Hải Phòng
(còn gọi là Đấu ngưu, mồng 9 tháng 8 âm lịch hàng năm)

Dù ai buôn đâu bán đâu,
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề,
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu.
(vi.m.wikipedia.org under “Lễ Hội Chọi Trâu Đồ Sơn)

Hình 6: chọi trâu

(2) Hải Lựu, Sông Lô, Vĩnh Phúc
(tháng giêng mười bảy)
Diễn ra tại xã Hải Lựu huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc, từ 16 đến 17 tháng giêng âm lịch. Đây được
coi là Hội chọi trâu cổ xưa nhất tại Việt Nam, theo truyền thuyết đã có từ đời nhà Triệu do tể
tướng Lữ Gia đặt ra...

Dù ai đi đâu, ở đâu,
Tháng giêng mười bảy chọi trâu thì về
Dù ai buôn bản trăm nghề
Tháng giêng mười bảy nhớ về chọi trâu

(Nguồn: vi.m.wikipedia.org under “Lễ Hội chọi trâu Hải Lựu”)

IV.-Trâu trong văn chương: Lục súc tranh công
(Trâu-chó-ngựa-dê-gà-lợn (Heo)—Ngưu khuyển mã dương kê thỉ. Tác phẩm được ghi xuất hiện
ở thế kỷ 18, tác giả vô danh.

Quarrel of the six beasts (anonymous)

Trâu kể công khó nhọc đầu tiên:

-Nỗi cực nhọc của trâu: The Buffalo’s hard labor

Lóng canh gà vừa mới gáy tan,
Chủ đã gọi thằng chăn vội vã.
Dạy rằng: Đuổi trâu ra thảo-dã,
Cho nó ăn ba miếng đỡ lòng.
Chưa bao lâu thoắt đã rạng đông,
Vừa đến buổi cày bừa bua việc,
Trước cổ đã mang hai cái niệt, (dây to buộc ở cổ trâu)
Sau đuôi thêm kéo một cái cày.
Miệng đã dàm, mũi lại dòng dây,
Trên lưng ruồi bâu dưới chân đỉa cắn.

(Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển, pp. 41-42)

The Cock no sooner crows night’s end
than summoning the herdboy up,
the Master tells him, ‘Drive the Buffalo
to pasture now and let him graze a bit.’
But all too soon the east glows red—
it’s time to toil, to labor hard.
In front two ropes coil round my neck;
behind I have to pull a plow.
A bridle ties my mouth, a rope my nose.
Flies swarm my body, leeches prick my legs.
(Huỳnh Sanh Thông, The Quarrel of the six beasts, lines 15-24, from
An Anthology of Vietnamese Poems: From the Eleventh through the Twentieth Centuries. (New
Heaven and London: Yale University Press, 1996), p. 360.

Trâu trách ông chủ quên truyện vua Tề rằng một hôm nhìn người ta dẫn trâu đi giết lấy máu bôi
chuông cho chuông được vang, vua thấy trâu có vẻ buồn bã nên động lòng thương ra lệnh thả

trâu ra và dùng dê thế vào (xem note 7). Khi về già trâu còn được chủ Điền tử khuyên con giữ lại
nuôi cho hưởng tuổi già chứ không bán.

Không nhớ thuở bôi chuông đường hạ.
Ơn Tề vương vô tội bảo tha,
Tưởng chừng khi sức mỏi tuổi già,
Cảm Điền tử dạy con chớ bán.
Lời cổ nhân còn dặn
Sao ông chủ vội quên?

Remember? A blood-smearing rite for bells
The king of Ch’i reprieved an innocent.
When old and feeble, I shall bless T’ien-tzu
who bade his children not to sell their beasts.
(lines 91-84)

They’ll say, ‘The Buffalo was Buddha once. (note 6)
Let’s set the brute aflame and speed his soul
To Paradise!”

Rằng: Trâu này cốt Phật xưa kia
Phát đình liệu cho hồn thăng thiên giới (lines 72-72)

Translator Huỳnh Sanh Thông’s notes:
Con Trâu nhà Phật
Note 6: According to Buddhist lore, there was in India a species of holy oxen (or buffalo) whose
blood was drunk for longevity: They were called Buddha-oxen (HST, note 6, p. 374.)

Note 7: Bôi chuông đường hạ: (lấy máu trâu bôi vào chuông mới đúc để tiếng chuông được
vang). According to a story in the Mencius, a Confucian classic, King Ch’i Hsuan once saw an
ox (or buffalo) being led off to be slaughtered for the ritual anointment with blood of a newly
cast bell. Taking pity on the beast, he ordered that it be spared and replaced for the sacrifice with
a sheep (or goat). (HST, note 7, p. 374.)

Thập mục ngưu đồ: mười bức tranh chăn trâu nổi tiếng trong Thiền tông tương ứng với quá trình
đưa tới giác ngộ:
Tìm trâu - thấy dấu - thấy trâu - bắt trâu - chăn trâu - cưỡi trâu về nhà - quên trâu còn người -
người, trâu đều quên - trở về nguồn cội - thõng tay vào chợ.
Xem thêm: vi.wikipedia.org under “Thập mục ngưu đồ”

Mặt mũi trâu bị người dùng làm tiếng chê bai khinh bỉ:

-Đầu Trâu Mặt Ngựa

(Trong truyện Kiều, khi gia đình Vương viên ngoại vừa đi đám giỗ về thì bỗng nhiên Vương
Ông và Vương Quan bị một bọn quan quân theo lệnh phủ đường tới bắt trói; sau biết bị một tên
bán tơ vu cáo đã chứa đồ bị ăn trộm.)

Cụ Nguyễn Du đã dùng bốn chữ dịch từ chữ Hán để tả cảnh bọn quan quân đột nhập vào nhà
khám xét:

Người nách thước kẻ tay đao
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi (Kiều, verses 577-578)

With cudgels under arms and sword in hands,
Those fiends and monsters rushed around, berserk.

(Translated by Huỳnh Sanh Thông, The Tale of Kiều, (Yale Univ. Pres, 1983), p. 30.

(Thúy Kiều ngồi một mình hận đã không giữ trọn lời hứa hôn với Kim Trọng và nhờ Thúy Vân
thay mình cám ơn chàng đã thương yêu mình và hứa đền bù.)

Tái-sinh chưa dứt hương thề
Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc-mai (Kiều, câu 707- 708)

But haunted by troth-incense we once burned,
I’ll be reborn a beast and make amends.

(HST, The Tale of Kiều, 1983, p. 38.)

Nguồn gốc nhóm chữ “đầu trâu mặt ngựa”: Cụ Nguyễn Du--một dịch giả tuyệt vời--đã dịch
thẳng từ chữ Hán “Ngưu Đầu Mã Diện,” literally “Bull-head and Horse-face”. Người Nhật dùng
thành ngữ Ngưu Đầu Mã Đầu (Bull-head and Horse-head Gozu Mezu)
Nghĩa bóng: a thug who treats others violently and roughly, ruffian, hoodlum, hooligan.

(en.wiktionary.org under “đầu trâu mặt ngựa”)

Ngưu đầu mã diện còn chỉ thứ quỉ đầu trâu mặt ngựa dưới âm phủ. (Hell, Hades)

-Ngưu lang Chức nữ: (The buffalo boy and the weaver maid)
Chàng chăn trâu Ngưu lang và nàng dệt cửi Chức Nữ, cháu Ngọc Hoàng nên duyên chồng vợ dù
giai cấp khác nhau. Nhưng cả hai vì quá đắm đuối yêu nhau, bỏ bê cả phận sự bị Ngọc hoàng
phạt phải xa nhau.

[Cặp vợ chồng nào khi lấy nhau mà không ‘đắm đuối’ yêu nhau? Nếu có khác là ở mức độ
và thời gian. Trời có bất công không? Hình phạt có quá nặng và quá lâu so với tội đã phạm
không?]

Mỗi năm chỉ được gặp nhau một lần là đêm mồng 7 tháng 7 âm lịch, gọi là đêm thất tịch; nhờ
bầy quạ cắn đuôi nhau làm cầu bắc ngang qua dải Ngân Hà cho vợ chồng xum họp. Gặp nhau,

vợ chồng khóc than kể lể, nước mắt chan hòa khiến đêm ấy thường có mưa dầm (gọi là mưa
ngâu); quạ bị hai người bước qua rụng lông đầu trong tháng 7, do việc đội cầu mà ra vậy.
(VNTĐ, quyển Hạ, p. 258)

Tục truyền tháng bảy mưa ngâu,
Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền.

(Nguồn: vi.wikipedia under “mưa ngâu”. Thơ Trần Tế Xương, “Vịnh con Trâu”)

Chinese folk tale: A love story between Zhinu, the weaver girl symbolizing the star Vega and
Nulang symbolizing the star Altar. After married they were so infatuated with each other that
they neglected their daily duty. Banished to the opposite side of heavenly river (the Milky Way),
once a year, on the 7th day of the 7th month of the lunar calendar, they were allowed to see each
other. The magpies built a bridge for the couple to walk over to reach each other. They cried a lot
so these days were called mưa ngâu.

Nhớ ai như vợ chồng Ngâu,
Một năm mới gặp mặt nhau một lần.
(ca dao)

V. The Buffalo in proverbs Trâu trong tục ngữ

Le Buffle

(Nguồn: citation-celebre.leparisien.fr/citation/buffle)

-Tiens-toi à sept pas de l’éléphant, à dix du buffle, à vingt d’une femme et à trente d’un
homme ivre.
(Proverbe Indien)
Coi chừng nên đi cách xa con voi bẩy bước, xa trâu mười bước, xa một bà hai mươi bước, và xa
một ông say rượu 30 bước.

[Trong câu khuyên trên, không hiểu mấy ông Ấn Độ có cách đo mức rủi ro hay sợ chuyện
gì sẽ xẩy ra khi khuyên các chàng trai đi cách xa 20 bước một người đẹp Ấn Độ?
Còn mấy chàng trai Ý hay Pháp ở thế kỷ trước có nghe lời khuyên Ấn Độ này đâu? Không!
Các chàng—tuy không giống như vua Trần Hậu Chủ, xưa dát vàng trên đường cho nàng
Phan Phi bước lên—nhưng huýt sáo, trầm trồ khen đẹp… khi Sophia Loren hay Gina
Lollobrigida hay Grace Kelly ‘bộ bộ sinh liên hoa’ mỗi gót sen bước đi…trên hè phố Rome
hay Paris hay trên thảm đỏ đại hội Cannes…]
-Trâu buộc ghét trâu ăn
Ghen tị, cùng một giai cấp hay một hoàn cảnh, người được ưu đãi hay hưởng lợi to bị người khác
ganh ghét.

Le buffle attaché n’aime pas le buffle qui broute.
(Proverbe Vietnamien) (jalousie, envie)

The chained buffalo does not like the grazing buffalo.

-Trâu chết để da, người ta chết để tiếng.
Le buffle laisse sa peau en mourant, l’homme mort laisse sa réputation.
(Proverbe Vietnamien)

(Con trâu sau khi chết để lại bộ da (cho người làm mặt trống), con người sau khi chết còn để
tiếng lại cho đời sau (ngụ ý khuyên sống sao cho khỏi mang tiếng.)

The buffalo leaves his skin while dying; the dead man leaves his reputation.

DƯỚI CHỦ ĐỀ “BUFFLE” CÂU PROVERBE TỤC NGỮ VIỆT NAM NÀY ĐƯỢC BÌNH
CHỌN LÀ “LE PLUS BEAU” (“đẹp nhất”) bởi website Citation Célèbre. Mạng này sưu tầm
được 80,000 danh ngôn và 10,000 tục ngữ trên thế giới.

So sánh câu này với câu trong tiếng Anh:

Trong vở kịch Julius Caesar, sau khi Brutus cùng đồng bọn phản loạn đâm chết Caesar, và hùng
hồn nói với người dân La-Mã lý do phải giết Caesar vì ngài có tham vọng, và vì Brutus yêu
Rome hơn, thì đến lượt Antony bước ra nói:

The evil that men do lives after them
The good is oft interrèd with their bones.
(Lời Antony, Julius Caesar, hồi III, cảnh ii, dòng 77-78.)

Tiếng xấu, dẫu chết rồi, người đời nhớ mãi,
Danh thơm, vừa nằm xuống, thiên hạ quên ngay.

(PTL phỏng dịch)

Le mal que font les hommes vit après eux
Le bien est souvent enterré avec leurs os.

(Jules César par William Shakespeare, traduit par M. Guizot (ebook project Gutenberg #15841,
released May 17, 2005.)

Theo nguồn về tục ngữ bằng tiếng Pháp ghi bên trên, Việt Nam vốn xưa là nơi có một nền văn
hóa lấy nghề nông làm gốc nên đã chắt lọc tinh tuý từ đời sống nhà nông để có một câu tục ngữ
chỉ gồm có năm chữ thôi (Trâu buộc ghét trâu ăn) mà tả được lòng ghen tị của người đời và
được mạng về tục ngữ thế giới chọn là “nổi tiếng nhất, và gọn nhất thế giới”:

-Quelle est la citation la plus célèbre sur “buffle”?

=>Le buffle attaché n’aime pas le buffle qui broute.

-Quelle est la citation la plus courte sur “buffle”?

=>Le buffle attaché n’aime pas le buffle qui broute.

(Source: Citation Célèbre sur buffle (citation-celebre.leparisien.fr/citation/buffle)

-Trâu chậm uống nước đục:

Les buffles qui arrivent en retard boivent de l’eau troublée.
(citation-célèbre.leparisien.fr/citation/buffle)

The buffalo that arrive late will have to drink muddy water and eat dry grass.
(listofproverbs.com)

-Cho chị mượn…?

Câu ca dao dưới đây nói về tính “khư khư” bảo vệ chồng như ‘của riêng’ của ‘ai đó’ có máu
Hoạn Thư:

Của chua ai thấy cũng thèm
Em cho chị mượn chồng em vài ngày?
Chồng em đâu phải trâu cày,
Mà cho chị mượn cả ngày lẫn đêm!
(ca dao)

[Tình chị em thân thiết, cùng phái, có nhiều sở thích giống nhau, cùng chia sẻ ngọt bùi,
nhưng cũng có …giới hạn. Hai chữ “nhà tôi” hay “nhà em” không chỉ có nghĩa ‘ngôi nhà
của tôi’ mà còn ngụ ý trìu mến, sở hữu possessiveness, và…độc quyền
exclusiveness vì ‘cái nhà đó’ là ‘sĩ diện’ của tui, là chồng tui...]

Củi mục bà để trong rương,
Hễ ai hỏi đến, trầm hương của bà!
(ca dao)
Ngưu tầm ngưu mã tầm mã
(Trâu tìm trâu ngựa tìm ngựa; nghĩa bóng: những người cùng sở thích hay chí hướng thường kết
bạn với nhau.

Birds of a feather flock together.
Qui se ressemble s’assemble. (Petit Larousse, Proverbes.)

[Câu sau đây - xin lỗi - đã ví một nàng con gái với con trâu nái, vì ngày xưa, nhà
nông nuôi trâu để cầy ruộng nhưng con trâu nái mỗi hai năm, có thể sinh con, nên sau một
thời gian, mang lại lợi tức cho người nuôi, nên các cụ ngày xưa, vì quí cô con gái đầu lòng,

đã “xếp hạng” cô cao hơn con trâu nái, dù xếp hạng cao hơn, nhưng hành động xếp hạng
‘so sánh’ như thế, ngày nay cũng có thể chạm tự ái các vị nữ lưu.

Thời nay politically correct, các bậc nam nhi chớ nên ‘dại dột’ mà bắt chước ví von như
các cụ ngày xưa, kẻo …rước vạ vào thân!].

=>Nhưng mục đích câu tục ngữ này chỉ muốn nói sinh con gái đầu lòng là nhà có phúc, vì có thể
nhờ vả nhiều, vì con gái đầu lòng thường được mẹ, cô hay dì dành nhiều thì giờ dạy dỗ cho thành
người đảm đang, tháo vát, quán xuyến nhà cửa giúp cha mẹ, rồi khi lập gia đình, biết săn sóc
chồng con, bố mẹ chồng và ruộng vườn, nhà cửa, giỗ chạp...
a multi-tasking wonder woman!

Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng.

-Trâu sống không ai mà-cả, trâu ngã nhiều gã cầm dao: Lúc bình thường chẳng ai đoái hoài;
khi có mối lợi thiên hạ xúm nhau tranh giành. (ĐNQÂTV, II, p. 475;VNTĐ, quyển Hạ, p. 352.)

-Trâu tìm cột (cọc) chớ cột không tìm trâu: Muốn nên việc cho mình chính mình phải đến cầu
người chớ không phải đợi người đến cầu mình; muốn nên việc vợ chồng, người đàn ông phải
lên tiếng trước; phải đến tỏ tình truớc; còn người đàn bà, cần giữ danh giá, phải tỏ ra lãnh
đạm (sic) –(VNTĐ, quyển Hạ, p. 352.)

[Chao ôi! Giáo sư Lê Ngọc Trụ, đồng tác giả bộ Việt Nam Từ Điển, vị thầy đáng
kính và là người dạy chứng chỉ Ngữ Học Việt Nam của người viết bài, chắc lo đám sinh
viên con cháu của ngài ‘chậm hiểu’ nên sau khi giải nghĩa đen của thành ngữ “Trâu tìm
cột” này rồi, ngài còn khuyên nam sinh viên phải “lên tiếng trước, phải tỏ tình trước,” còn
các vị tiểu thư nữ sinh viên thì ngài khuyên phải “cần giữ danh giá, phải tỏ ra lãnh đạm.”
Nhưng cứ ‘lãnh đạm’ mãi rồi thành ‘Trâu chậm uống nước đục’.]

-Cắt tiết gà đâu cần đến dao mổ trâu” (Tài lớn mà dùng vào việc nhỏ): Câu tục ngữ thông
thường trong tiếng Việt, thực ra từ tiếng Trung Hoa trong Luận ngữ: Cát kê yên dụng ngưu
đao. Mỹ cũng có câu hơi giống: Don’t burn the house to scare the mouse away. Đừng đốt cả
ngôi nhà để xua đuổi một con chuột. (Do not use drastic measure when a small action will do)
(Spears).

-Sáng tai họ điếc tai cầy

(Quick to respond to the “stop” command; but pretend not to have heard when the “go”
command is given.)
Ngay từ khi trâu còn nhỏ, người ta phải dành ra hơn một năm tập cho trâu đi cày hay bừa cho
thuần thục, biết nghe những lệnh căn-bản của người điều khiển, từ cách dạy cho trâu đi thành
đường thật thẳng cho luống cày khỏi bị vòng vèo tới tập cho trâu nghe lệnh như “họ” (hay “hò”
ở miền Nam) là “ngừng” (whoa!), và “vắt” hay “hí-ì” là “đi!”

Cụ Tam nguyên Yên Đổ, nhà thơ Nguyễn Khuyến, qua bài “Anh Giả Điếc,” diễu một ông bạn
già, thấy gì có lợi cho mình thì nhanh nhẹn hưởng ứng ngay, nhưng còn điều gì bận đến mình thì
vờ giả điếc như không nghe thấy; giống con trâu nghe tiếng “họ” là ngừng kéo cày liền.

Anh Giả Điếc

Trong thiên hạ có anh giả điếc,
Khéo ngơ ngơ ngác ngác, ngỡ là ngây!
Chẳng ai ngờ sáng tai họ, điếc tai cày,
Lối điếc ấy sau này em muốn học.
Tọa trung đàm tiếu, nhan như mộc,
Dạ lý phan viên, nhĩ tự hầu*.
Khi vườn sau, khi ao trước, khi điếu thuốc, khi miếng trầu,
Khi chè chuyên năm bảy chén, khi Kiều lẩy một đôi câu,
Sáng một chốc, lâu lâu rồi lại điếc.
Điếc như thế ai không muốn điếc?
Điếc như anh dễ bắt chước ru mà!
Hỏi anh, anh cứ ậm à!

Nguyễn Khuyến

*Chữ Hán: Khi mọi nguời ngồi nói chuyện và cười cợt thì ngồi im ngây ra như gỗ. Nhưng đêm
khuya thì leo trèo lanh lẹn tai thính như con khỉ.

Nguồn: Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề, Việt Nam Ca Trù Biên Khảo, nxb Văn Khoa, 1962. Theo
(thivien.net)

-Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết

Câu tục ngữ tiếng Việt phần nào giống câu tục ngữ Lào (Laos) và Phi-châu dưới đây:

-Quand les éléphants se battent, ce sont les fourmis qui meurent.

-When the elephants fight, it is the grass that suffers.
(African proverb)

(Trích) “When the major players embroiled in the trade dispute, the African countries could be
hit particularly harder by the punitive tariffs.” Khi các cường quốc lớn bị lôi cuốn vào cuộc tranh
luận về thương mại, thì những nước ở Phi Châu đặc biệt chịu thiệt thòi nhiều hơn vì thuế phạt.

American proverbs/idioms (source: Spears)/Slang

Phần này liên hệ đến bull chứ không tới buffalo nhưng cũng có thể có lợi cho sinh viên:

1.-Awkward as a bull in a china shop=very clumsy creature in a delicate situation.
Ex: Reaching for an orange, he made several pyramids of fruit tumble down. Anh chàng thật
vụng về với tay lấy một quả cam mà làm đổ cả chồng trái cây xếp cao chót vót.

(Richard A. Spears, The McGraw-Hill Dictionary of American Idioms, 2005).

2.-Cock-and-bull story=made-up story that is a lie. Truyện xạo.

3.-Hit the bull’s eye=hit the very center of a circular target; achieve the goal perfectly: nhắm
bắn trúng hồng tâm.

4.-Full of bull=full of hot air=full of nonsense. Oh, you can’t believe a word that guy says –he’s
full of hot air. (Farlex Dictionary of Idioms). He’s full of beans. (Spears)
Không tin được một lời anh ta nói, anh ta xạo hết chỗ nói!

5.-Take the bull by the horns=confront the problem head-on and deal with it openly.
Cương quyết đương đầu với một vấn đề khó khăn.

6.-Throw the bull=to chat, to boast, nói chuyện phiếm, tán gẫu. You’re just thowing the bull.
Can it. Lại nói tào lao rồi. Thôi! Đừng nói nữa!

 (Ít dùng) To buffalo=(động từ) to bully, frighten, intimidate, pressurize, threaten
someone, đàn áp, gây áp lực, hăm dọa…

Ex: Don’t be buffaloed in negotiations. Khi thương lượng chuyện gì, đừng để đối phương lấn ép.

VI. Buffalo trong văn hóa bình dân Hoa Kỳ (American popular culture)

The Buffalo in American Indians and American Popular Culture

1.-Buffalo Bill tên thật là William Frederick ‘Buffalo Bill” Cody (1846-1917)
Quân nhân Hoa Kỳ, hướng đạo viên quân đội, nhà săn bò rừng Mỹ bison, từng tham gia các trận
đánh nhau với thổ dân Da Đỏ, người bảo vệ đoàn chuyên chở thư tốc hành Pony Express và cũng
là một kịch sĩ diễn trò cho dân miền Tây xem, trong các vở tuồng Buffalo Bill’s Wild West
Show, và trong một thời gian ngắn có cả tù trưởng Sitting Bull tham gia cưỡi ngựa trình diễn với
thù lao năm 1885 lúc đó chưa đến $50.

2.-Buffalo, NY: tên thành phố thuộc tiểu bang New York

3.-Buffalo Bills as professional American football team ở Orchard Park, N.Y. tên đội banh bóng
bầu dục nổi tiếng.
4. -Sitting Bull: tên vị tù trưởng Da Đỏ bộ lạc Lakota Tatanka Iyotaka nổi tiếng, (1831-1890),
chỉ huy chừng 640 quân da đỏ đã thắng đoàn kỵ binh của Lieutenant Colonel Mỹ George
Armstrong Custer, và giết vị tướng can truờng được binh sĩ phục nhưng kiêu và khinh xuất cùng
267 kỵ binh Mỹ, trong trận đánh Battle of the Little Bighorn trong hai ngày June 25-26, 1876.
(Britannica.com và history.com)
Lời than của tù trưởng Da Đỏ Sitting Bull, lãnh tụ bộ lạc Sioux: “Only seven years ago we made
a treaty by which we were assumed that the buffalo country should be left to us forever. Now
they threaten to take away from us also.” (Chỉ cách đây có bẩy năm thôi chúng tôi đã ký một hòa

ước theo đó miền đất của những giống bò rừng sẽ vĩnh viễn dành riêng cho chúng tôi sinh sống.
Bây giờ người ta đe dọa sẽ cướp miền đất ấy của chúng tôi.)
Hình 7 and 7B : Sitting Bull và George Armstrong Custer

5. -A buffalo nickel: đồng năm xu (cents) in ra năm 1913, một mặt có hình một tù trưởng Da
Đỏ, mặt kia hình con bison.
6. -Cờ tiểu bang Wyoming có hình con bò rừng có bướu bison.
7. -To buffalo: ít dùng, nghĩa là dọa dẫm, hăm dọa. Từ điển Chambers Dictionary of Etymology
suy ra rằng có lẽ ‘buffalo’ từ chữ “cow” (vì chữ buffalo cũng chỉ con bison, và “to cow”= to
intimidate, frighten.)
8. -Buffalo wings: món chân gà chiên dòn có nước sauce, bọc bột, thêm gia vị cay paprika và ớt
cayenne pepper.
VII. Xin kết thúc câu chuyện vui đầu năm về con Trâu bằng một bức ảnh đẹp kèm theo lời chú
thích của nhà nhiếp ảnh nghệ thuật Vũ Công Hiển chụp-- Tắm Trâu:
Hình 8: Tắm Trâu
Hình của nhiếp-ảnh-gia Vũ Công Hiển

“Vào mùa nước nổi, khoảng tháng 9 đến tháng 11, bọn trẻ vùng Đồng Tháp Mười, Mộc Hóa
thường dẫn trâu lên vùng cao ăn cỏ, chiều lại dẫn về, trước khi về chuồng chúng thường tắm cho
trâu…một loài vật rất thích tắm, dù tắm nước hay tắm bùn. Trẻ và trâu rất thân nhau như mấy cô
gái thành phố cưng con chó nhỏ. Chúng bảo trâu “Nằm xuống”, thế là trâu ngoan ngoãn nằm
xuống…thế là tôi bấm.” (lời chú thích về ảnh của Vũ Công Hiển)

(Hình tác giả gửi và cho phép đăng).

Cùng nên xem phim Mùa Len Trâu lấy cốt truyện trong cuốn tiểu thuyết phong tục của Sơn
Nam nhan đề Hương Rừng Cà Mâu, trong đó tả vào mùa nước lụt, cỏ úng, người dân một số
vùng ở miền Nam dẫn trâu đi tìm vùng đất cao có cỏ cho trâu ăn thường là về phía Tây.

-Chữ “len” trong tên phim Mùa len trâu nghĩa là gi?

Len/leng [tiếng Nam bộ, vùng giáp ranh với Kampuchea, nơi có nuôi nhiều trâu bò] Động từ này
gốc Khmer. Có nghĩa là thả rong trâu bò cho qua ăn cỏ ở một vùng khác.
Eng : to immigrate, to transmigrate [cattle seasonally]. Fr : en transmigration saisonnière [bétail]
en pâture libre. Nguồn: Nguyễn Hy Vọng, M.D., Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt (Vietnamese
Cognatic Dictionary, Dictionnaire Cognatique Vietnamien, Quyển 2, p. 839 (nxb Đất Việt, 1st
ed. 2014)

Hình 9: bìa cuốn Hương Rừng Cà Mâu

Mùa Len Trâu Gardien de Buffles (2014).
Đạo diễn: Nguyễn-Võ Nghiêm-Minh
Tài tử: Lê Thế Lữ, Nguyễn Thị Kiều Trinh, Nguyễn Hữu Thanh, Kra Zan Sram
Trương văn Bé, Nguyễn Anh Hoa, Nguyễn Thị Thâm ...
Music: Tôn Thất Thiết
Hình 10: Hình quảng cáo phim Mùa Len Trâu

Link dẫn đến phim Mùa Len Trâu trên youtube:
https://ww.youtube.com/watch?v=edPOj4AFkHc

Hay vào Google gõ hàng chữ “Phim Mùa Len Trâu HD”
-John Deere tractor và tương lai của con trâu.
Trong những tháng sau hiệp định Genève 1954, khi thủ tướng Ngô Đình Diệm cùng chính phủ
Mỹ và chính phủ Pháp và cơ quan viện trợ Mỹ USOM đã đưa nhiều trăm ngàn người di cư từ
Bắc vào Nam, một tuần báo Mỹ--theo trí nhớ của người viết-- có lẽ là Time, đã đăng một bức
hình một chiếc máy cày John Deere nằm trên cánh đồng trong một đêm sáng trăng tại Cái Sắn
(?), một thí điểm của Tổng ủy Di Cư Tỵ Nạn cho người di cư mới lập nghiệp.
Hình ảnh chiếc máy cày của Hoa Kỳ qua Viện Trợ Mỹ như một con vật khổng lồ đối với người
nông dân di cư suốt đời chỉ quen kinh nghiệm cày bừa bằng trâu, theo tác giả bài báo, là một
biến đổi lớn và một niềm hy vọng vào một tương lai mới.
Nhìn từ một khía cạnh khác, hình ảnh chiếc máy cày cũng báo cho biết sẽ có một ngày con trâu
bị, hay được, máy cày thay thế, như con người đang được thay thế bởi tự động hóa automated
robot và computer. Hiệu năng nhiều hơn, mất ít thì giờ hơn, người nông dân đỡ vất vả hơn,
nhưng số người chuyên sống bằng nghề nông sẽ bớt đi...
Và những hình ảnh của một nền văn hóa xưa lấy nông nghiệp làm gốc, dựa và sức trâu, trong
tương lai dần dần thay đổi và chỉ tìm thấy trong những trang sử và qua ngôn ngữ truyền khẩu
trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ ông cha để lại cho con cháu trong thời đại biến đổi vì kỹ thuật
mới “smart technologies.”
Hình 11: tractor in the field at night

PHẠM TRỌNG LỆ
(Viết xong tại Virginia, November 28, 2020, sửa lại 12/15/2020).

Tết

Tết nữa !thâṭ rồi à! Cháu chắt tụ hội đầy nhà
Ngày tới, sao vội vã Ông cụ già rung rung vuốt
Còn ý nghĩa gi? chòm râu bạc phơ hễ hã
cả cõi tạm lưu đày Trời đất thanh-bình êm-ả
Buồn vẫn không nguôi, chồng chất mỗi ngày Ở đây, nhưng là quê người
Hôn cằn-cỗi , thẫn thờ. Trống vắng, tái-tê,
Đôi mắt mõi, mờ, ngơ-ngác mùa đông cứ kéo dài nức-nở
Lê-lết bước trên những con đường khác Bao nhiêu lần rồi chẵng còn nhớ
Thành phố xa lạ không quen Trốn lánh mùa xuân,
Người người, cảnh vật, trời đất buồn tênh say nồng trong giấc mơ thanh-bình
Hồn chất-ngất những ngày xuân-xưa rộn-rã bơ-vơ tâm tưởng.

Quê hương nhỏ nghèo, đậm-đà tình người cao-cả Tết năm Ngọ 90 Chương Hà
Yêu thươngđùm-bọc, gần-gũi, xẻ chia
Những cành mai vàng ươm thơm thoáng chợ khuya
Trái dưa hấu đỏ nâng-niu, quả
trên bàn thờ tiên-tổ.
Xác pháo nát thắm sân nồng-nàn,
giao-thừa đì đạch nổ
Tiếng trống thùng-thình, rộn rang,
lân đã múa ngoài đầu phố
những con đường hẹp nhỏ;
Trẻ con náo nức; tiếng cười vui dòn-tan, nắc nẻ

Bao nàng con gái dậy thì,
má phớt hồng, áo dài hoa chói-chan
che miệng mĩm cười bỡ-ngỡ
Xuân tràn trề đầy phố
Tết chan chứa khắp nhà.
Hạt dưa đỏ, bánh chưng xanh thịt mỡ kho,
dưa giá

HÀNH TRÌNH VIỄN XỨ của Người Việt Tỵ Nạn

NGUYỄN HỮU CỦA

" Hành Trình Viển Xứ “ " của người Việt tỵ nạn trên đất nước Hoa Kỳ, quê
hương thứ hai, đã trải qua đươc hơn 45 năm , kể từ đợt di tản đầu tiên 30 tháng 4
năm 1975.

Gần nửa thế kỷ trôi qua, người Việt tỵ nạn không ngừng phấn đấu. Nhanh
chóng ổn định và thăng tiến cuộc sống. Tạo nhiều thành quả khích lệ trên mọi lảnh
vực từ khoa học,kỷ thuật,văn hóa giáo dục ,chính trị và cả quân sự. Tạo niềm khâm
phục cho người bản xứ, đồng thời xóa tan đi những cái nhìn thiếu thiện cảm của
những kẻ hẹp hòi, ích kỷ mang nặng tư tưởng kỳ thị màu da, sắc tộc.

Chúng ta luôn biết ơn chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ đã cưu mang người Việt
tha hương trong những năm đầu.. Tạo diều kiện và cơ hội để người tỵ nạn Việt
Nam làm lại cuộc đời. Xây dựng lại tương lai từ hai bàn tay trắng. Vươn lên từ
những đỗ nát do cuộc chiến tranh tàn khốc, dai dẳng trên quê hương.

Thế hệ thứ nhứt, thế hệ một rưởi, thế hệ thứ hai và bây giờ sắp đến thế hệ thứ
ba, tất cả đều được nuôi dưởng một lòng tự trọng. Cố gắng vươn lên dù phải đương
đầu với rất nhiều khó khăn trên quê hương thứ hai, từ vật chất ,ngôn ngử , phong
tục tập quán đến màu da, sắc tộc...

Một Dương Nguyệt Ánh trong lảnh vực khoa học đã làm rạng danh người Việt
tỵ nạn. Được nhận lảnh huy chương cao quý nhất của Hoa Kỳ. Với một câu phát
biểu làm mát lòng mát dạ người tỵ nạn cũng như người bản xứ :
- " .. Chúng ta đã trả được món nợ đối với chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ , kể
cả vốn lẩn...lời"

Người bản xứ đã không tiếc lời ca ngợi tài năng của Dương Nguyệt Ánh,
một người tỵ nạn với ý chí cầu tiến tạo sự thành công đáng kể trong lảnh vực khoa
học quân sự. Xuất phát từ lòng tự trọng của một người tỵ nạn qua câu nói của một
nhà báo bản xứ

- " .....Họ chẳng biết gì..... kể cả việc xử dụng ....chiếc máy giặt."
Thật là một câu phát biểu hồ đồ,nếu không nói là vô ý thức. Rất tiếc khi Khoa Học
Gia Dương Nguyệt Ánh đứng trên bục nhận lảnh bằng Vinh Danh ,một phần
thưởng vô cùng quý giá của Chính Phủ Hoa Kỳ dành cho người có công lớn đối
với dất nước Hoa Kỳ thì ngừi ký giả đó đã vĩnh viển ra đi.

Một Janet Nguyễn người Thượng Nghị Sĩ gốc Việt tỵ nạn đầu tiên của tiểu
bang California , ( hiện nay 2020 là Dân Biểu tiểu bang California) đã hết lòng
bênh vực quyền lợi cho ngườ tỵ nạn Can đảm phát biểu trước diển đàn Thượng
Nghị Viện, công khai chỉ trích cốThượng nghị sĩ Tom Hayden. Người đã cùng vợ

là nử tài tử Jane Fonda đâm sau lưng chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Trắng trợn
phản bội lại những hi sinh cao quý của các chiến sĩ quân lưc Việt Nam Cộng Hòa ,
Hoa Kỳ và đồng minh trong công cuộc ngăn chặn sự bành trướng của Chủ Nghĩa
Cộng Sản tại Đông Nam Á.

Trong khi các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh Hoa Kỳ
cùng với các đồng minh khác như Australia, Canada, Philippine, Nam Hàn, Thái
Lan ....ngày đêm chiến đấu, gục ngã trên chiến trường để bảo vệ thành trì tự do
Đông Nam Á thì vợ chồng Tom Hayden & Jane Fonda, John Kerry ( cựu ngoại
trưởng Hoa Kỳ thời TT Obama ) cùng với truyền thông cánh tả hợp sức cổ vũ cho
phong trào phản chiến, chống chiến tranh Việt Nam . Công khai ủng hộ chính phủ
Hà Nội nhằm làm suy giảm tiềm lực chiến đấu cũa Việt Nam Cộng Hòa và đồng
minh. Tạo sức ép buộc chính phủ Hoa Kỳ rút quân, đình chỉ viện trợ cho Việt
Nam Cộng Hòa . Vợ chồng Tom Hayden & Jane Fonda đã công khai xuất hiện
bên cạnh giàn phòng không của bộ đội Hà Nội . Một thách thức cho hành động
phản chiến góp phần tạo nên sự sụp đổ nhanh chóng của Việt Nam Cộng Hòa.
Trong khi Hà Nội được viện trợ quân sự ồ ạt của Trung Cộng và Nga Sô trong khối
Cộng Sản nhằm tiến hành xâm lược miền Nam Việt Nam, khi chử ký của Hiệp
Đinh Paris chưa ráo mực.

Kết quả hành động can đảm của Thượng nghị Sĩ Janet Nguyễn là bị chủ tọa
phiên họp Thượng viện mời ra khỏi phòng họp. Mặc dù bị áp lực buộc rời khỏi
phòng họp,TNS Janet Nguyễn vẩn tiếp tục dùng diển đàn quyết tâm bày tỏ trước
công luận sự phản bội của cố TNS Tom Hayden cùng với bọn người đâm sau lưng
chiến sĩ. Cuộc tranh dấu của TNS Janet Nguyễn không đơn độc mà được sự ũng hộ
nhiệt tình của Cộng Đồng người Việt tỵ nạn hải ngoại qua các cuộc biểu tình đòi
hỏi chủ tịch Thượng Viện California phải có lời xin lổi TNS Janet Nguyễn. Điều
này đã nói lên được sự đoàn kết của Người Việt hải ngoại .

Chúng ta ra đi từ một đất nước nhiều đau khổ. Trải qua cuộc chiến tranh day
dẳng , khốc liệt, gánh chịu biết bao đau thương tang tóc làm tiêu hao hàng triệu
sinh linh. Riêng đồng minh Hoa Kỳ hơn 58 ngàn chiến binh đã gục ngã và hơn
100.000 người bị thương tích. Những người sống sót sau cuộc chiến trở về đã được
"chào đón" bằng thái độ phủ phàng , lạnh nhạt, bằng những cái nhìn soi mói , tự
đắc của những kẻ phản chiến và bọn truyền thông cánh tả . Chính bọn truyền
thông cánh tả đã bóp méo sự thật tạo cho nhân dân Hoa Kỳ cái nhìn đầy ác cảm đối
với cuộc chiến đầy chính nghĩa của Việt Nam Cộng Hòa.

Người chiến binh Hoa Kỳ trở về mang theo nổi đau của kẻ bất đắc dỉ phải thua
trận , đối diện với thực tế đầy chua cay trên chính quê hương. Nơi họ đã nhận lảnh
trách nhiệm của tổ quốc, dấn thân vào vùng lửa đạn trong một đất nước xa lạ, cách
xa nửa vòng trái đất.

Bốn mươi lăm năm sống trong tủi nhục, bốn mươi lăm năm sống âm thầm chịu
đựng nổi đau cả thể xác lẩn tâm hồn. Ngày 29 tháng ba 2017 vừa qua, chính phủ

tổng thống Donald Trump đã ký quyết định chọn ngày 29 tháng 3 hàng năm là "

NGÀY CỰU CHIẾN BINH CHIẾN TRANH VIỆT NAM - VietNam War'S
Veterant Day - nhằm vinh danh những người đã góp phần cho công cuộc chiến đấu

tại Việt Nam .Tuy có muộn màng sau gần nửa thế kỷ , nhưng cũng đã làm ấm lòng

các cựu chiến binh Hoa Kỳ , Việt Nam và đồng minh.

Quyết định của Chính phủ Donald Trump dành cho Cựu Chiến Binh trong chiến

tranh Việt Nam ngoài việc xoa dịu vết thương cho những người tham chiến còn là

một điều khẳng định giá trị cuộc chiến đấu đầy chính nghĩa của Quân Lực Việt

Nam Cộng Hòa cùng với đồng minh Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh

khác.Chính Thượng Nghị Sĩ John Mc Cain trong một lần thăm viếng Việt Nam đã

phát biểu “..... kẻ ác đã thắng ....”

Bốn mươi lăm năm xa xứ của người Việt Nam tỵ nạn trên toàn thế giới là

một cố gắng không ngừng nghỉ. Người Việt tỵ nạn đã đổ ra biết bao mồ hôi nước

mắt nhằm tạo chổ đứng vững chắc trên những đất nước hoàn toàn xa lạ, đầy cơ hội

thăng tiến và cũng không thiếu sự kỳ thị màu da, sắc tộc,kể cả lòng thù hận vì

58.000 con em của họ đã hi sinh một cách oan uổng Sự thành công của

thế hệ thứ nhứt và các thế hệ nối tiếp đã không phụ lòng đất nước và con người đã

mở rộng vòng tay cưu mang, tạo điều kiện thăng tiến để người Việt tỵ nạn sớm hội

nhâp vào sinh hoạt xã hội .

Trong lảnh vực quân sự, hơn 4000 quân nhân gốc Việt phục vụ trong quân lực

Hoa Kỳ thuộc mọi binh chủng Hải, Lục, Không Quân .Trong số nầy có hơn 1000

sĩ quan các cấp . Bảy sĩ quan Mỹ gốc Việt gồm 5 nam,2 nử đã được thăng cấp

Tướng gồmTướng Lương Xuân Việt , Tướng Lapthe Châu Flora , Phó Đề Đốc

Nguyễn Từ Huấn,Thiếu tướng Wiliam Seely ,Chuẩn tướng John Edward,Nử chuẩn

tướng Daniel Ngô, Nử Phó Đề Đốc Vũ Thế Thùy Anh.

- Thiếu Tướng Lương Xuân Việt – Lục Quân Hoa Kỳ- con trai của thiếu tá

Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa Lương Xuân Đương- Tư lệnh

Lục Quân Hoa Kỳ tại Nhật Bản.

- Thiếu Tướng Lapthe Châu Flora sinh năm 1962 thuộc lực lượng Vệ Binh

Quốc Gia Hoa Kỳ .Gia đình Người Việt gốc Hoa . Thân phụ đã từng là một

thủy thủ của Đội Hải Vận Việt Nam Cộng Hòa , được Ông Bà John và

Audrey Flore nhận làm con nuôi từ năm 1975.

- Thiếu tướng Wiliam Seely III – Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ

- Cha Mỹ mẹ Việt.Cha là nhà thầu làm phi trường Cam Ranh và Đà Nẳng-

Mẹ người Nha Trang.

- Phó đề đốc Nguyễn Từ Huấn – Hải Quân Hoa Kỳ- Là con trai của Trung tá

thiết giáp Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Tuấn . Gia đình bị Việt

Cộng thảm sát trong trận Tổng Công Kích Tết Mậu Thân 1968 khi tấn công


Click to View FlipBook Version