The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by lanthicung, 2024-01-26 22:01:57

VBVNHN Tam Cá Nguyệt San Kỳ 1

VBVNHN Tam Cá Nguyệt San Kỳ 1

51 VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN Tuyên bố rằng “tôi” Cũng ra ứng cử Tuổi già ứ hự Té xuống té lên Muốn một mình ên Ngai vàng ngồi tiếp… Chuyện này nghe khiếp Tuồng cũ tích xưa Dính dáng dây dưa Anh chàng tên Kít (*) Ngoại giao lá mít Bán đứng đồng minh (**) Đi đêm tư tình Với thằng trung cộng Ngoại giao bóp họng Bại hoại vô luân Cách nay mấy tuần Vừa lăn ra chết… Năm Tây đón tết Ngày một tháng giêng Chuyện quả là phiền Ở nơi nước Nhật Xảy ra động đất Bảy độ + rich-te Nhà của sập đè Mấy trăm người chết Điện nước cúp hết Lại có sóng thần Nước uống thức ăn Vô cùng thiếu hụt Có vùng bị lụt Di chấn xảy ra


52 VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN Kéo cửa lôi nhà Trôi theo hà bá… Xem ra chẳng khá Ấy chuyện Việt Nam Một lũ quan tham Hiếp dân bán nước Dân nghèo xơ mướp Quan sống lầu cao Rối loạn cào cào Tệ đoan xã hội Chúng gây lắm tội Gái điếm mãi dâm Xuất khẩu liền năm Cu li lao động Đè đầu chặn họng Ngoáy mũi người dân Lợi lộc chia phần Quan to cán lớn Có chuyện cà chớn Giải cứu cu li Tiền bạc phải chi Để đưa về nước Số tiền tính ước Cả tỷ đô la Nát cửa tan nhà Dân nghèo nước Việt Một bầy chết tiệt Hùm sói hung hăng Công an lãnh phần Còng tay bắt bớ Tội danh ấm ớ Cướp đoạt nhân quyền


53 VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN Lươn lẹo đảo điên Hại người vô tội… Quy trình cơ hội Cướp đất của dân Dấy máu ăn phần Quan tham đầu sỏ Đầu đường cuối ngõ Cảnh sát công an Tay - rất sẵn sàng Nhận tiền hối lộ Mọi nơi mọi chỗ… Bức hại giáo dân Đủ mọi thành phần Tin lành Công giáo Diệt tiêu rốt ráo Phật giáo Việt Nam Đối xử dã man Người dân miền núi Không chịu luồn cúi Dưới ách gông cùm Lãnh số phận chung Ngục tù tăm tối… Chính là đầu mối Chủ nghĩa mác lê Thối tha ê chề Đã vào sọt rác Thế mà thằng bác Hồ hỡi chôm về Liềm búa để kê Cổ - đầu dân Việt


54 VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN Chủ nghĩa chết tiệt Bán nước hại dân Chúng sẽ lãnh phần Tru di cửu tộc… Thần xin bạch bộc Một tí gọi là Nhắc đến phe ta Gọi là Văn Bút Điểm qua một chút Cớ sự trước sau Được biết từ lâu Việt Pen hải ngoại Văn thơ đủ loại Kết tụ tài nhân Chung sức giữ phần Tinh hoa nước Việt Xiển dương đặc biệt Hai chữ Tự Do Viết lách chăm lo Văn chương thi phú Thần đây chí thú Nguyệch ngoạc bấy nay Chữ nghĩa chưa đầy Tính ra nửa túi Bỗng có người xúi Vào hội Bút Văn Hẹn lữa hẹn lần Nay đà nhập hội Thần đây phải vội Cám ơn hai người Chị tính vui tươi Tên là Lan Nữ (***)


55 VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN Người kia tên chữ Là Thúy Messegee Đơn đã gửi đi Đầu năm chấp thuận Dày công tạo dựng Chị Cung Thị Lan Chức danh trưởng tràng Bút Văn Hải Ngoại Có vùng được gọi Đông Bắc Hoa Kỳ Chủ tịch nữ nhi Mỹ danh Hồng Thủy Thần bèn suy nghĩ Chữ nghĩa bổn nhà Viết lách qua loa Ở nơi xó bếp Bây giờ được xếp Vào hàng thi nhân Lo sợ muôn phần Đành theo duyên hạn… Giờ thần tản mạn Cùng với Ngọc hoàng Thần rất hân hoan Bám đuôi cá chép Lệnh tuân một phép Phi thẳng lên trời Tâu chuyện khắp nơi Mong ngài thấu tỏ… Thần xin nói rõ


56 VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN Tháng chạp năm nay Lê tấm thân gầy Thiên đình đáo nhập Lại còn được gặp Thiên đế Ngọc hoàng Lòng dạ mở toang Đón chào Táo mỗ Thần đây ngửa cổ Trình tiếp lên ngài Ngày một ngày hai Nữa là đến tết Năm Mèo sắp hết Thời tiết sang xuân Pháo nổ tưng bừng Năm Rồng lại đến Bao nhiêu rác rến Tống ra khỏi nhà Con cháu mẹ cha Cùng nhau vui tết Vợ thần lo hết Mua sắp thức ăn Gà lợn mười cân Bò dê chín ký Lại còn mấy tí Bánh tét bánh chưng Mứt bí mứt gừng Rượu nồng dưa hấu Cùng đàn con cháu Họp mặt vui xuân


57 VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN Nâng “Ly Rượu Mừng” Năm Rồng may mắn… Giờ Thần xuống tấn Kính chúc Ngọc hoàng Long thể an khang Tinh thần minh mẩn Nếu ngài không bận Ghé xuống trần gian Ngắm cảnh cơ hàn Thương người nhân thế… Thời gian đã trễ Thần phải lên đàng Trở lại thế gian Ngọc hoàng vạn tuế Vạn vạn vạn tuế… Phong Châu (*) Henry Kisinger (**) Việt Nam (***) Dịch giả Thái Lan


58 VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN Ngày Sinh Nhật của Cu Tí Hồng Thuỷ Cả nhà đều gọi bé là cu TÍ.Tên thật của cu TÍ là Nguyễn Hoài Nam. Bố bảo bố luôn nhớ quê hương nên đặt tên cu TÍ là HOÀI NAM. Mẹ muốn cu TÍ có tên MỸ để lúc đi học cho tiện, ngày xưa mẹ thích coi phim hoạt hoạ PETER PAN nên đặt tên MỸ cho cu TÍ là Peter, thành cu TÍ có tên dài thòng là PETER HOÀI NAM NGUYỄN. Bố không hài lòng lắm nên thỉnh thoảng bố cứ lèm bèm “PETER là cái quái gì, tên VIỆT NAM của người ta hay vậy, tự nhiên cho thêm Peter vào chả ra cái thống chế gì cả”.


59 VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN Mẹ phản công lại liền: “Tên Nam mai mốt con nó đi học, bạn bè gọi là NEM NEM nghe không giống ai hết. Con tôi bảnh trai vậy mà có tên là nem với chả nghe không lọt tai tí nào” Để bố mẹ khỏi phân bì, bà nội gọi bé là cu TÍ. Bố mẹ đều đồng ý vì cái tên nghe dễ thương chi lạ. Hôm nay cu TÍ tròn 5 tuổi. Đêm qua mẹ thức thật khuya trang hoàng nhà cửa, sửa soạn thức ăn cho ngày sinh nhật của cu TÍ.Mẹ đã mời tất cả bạn hàng xóm và bạn học thân của cu TÍ. Mẹ bảo cu Tí tha hồ mà được nhiều quà. Vì mẹ thức khuya nên cu TÍ cũng nhất định đòi thức theo. Bố phải năn nỉ mãi cu Tí mới chịu đi ngủ trước mẹ. Thường mẹ vẫn đưa cu TÍ vào giường ngủ, nằm bên cạnh kể chuyện cổ tích cho cu TÍ nghe, đợi cu Tí ngủ say mẹ mới về phòng với bố. Tối hôm qua mẹ bận nấu ăn nên bố phải thay mẹ kể truyện cổ tích cho cu Tí nghe. Cu Tí được bà nội huấn luyện nên rất giỏi tiếng Việt,nghe và hiểu hết. Bố kể truyện TẤM CÁM, đến đoạn TẤM bị mẹ ghẻ hành hạ, cu Tí hỏi tại sao, bố cắt nghĩa: Tại TẤM không phải con ruột bà ấy, nên bà ấy không thương. Bố còn nói thêm là cu TÍ rất may mắn, còn đủ cả bố mẹ nên được cưng chiều. Mẹ thì lo làm tiệc sinh nhật, còn bố hứa sẽ mua cho cu TÍ gói quà thật bự, chắc chắn cu TÍ sẽ rất thích. Cu Tí sung sướng ngủ thiếp đi, trên môi còn thấp thoáng nụ cười thật tươi.


60 VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN Sáng nay mẹ đưa cu TÍ đi học rồi đến sở làm. Mẹ nói mẹ sẽ mua bánh sinh nhật thật bự rồi về đón cu TÍ. Cu Tí hớn hở khoe với cô giáo. Cả lớp hát HAPPY BIRTHDAY thật lớn chúc mừng cu Tí. Buổi chiều người đến đón cu TÍ không phải là mẹ mà là bà hàng xóm. Bà NANCY cắt nghĩa cho cu Tí nghe mẹ cu Tí bị đau bất thần nên không đi đón cu Tí được. Cu TÍ về nhà thấy mẹ nằm khóc trong phòng. Cu TÍ chạy lại ôm mẹ, hỏi tại sao mẹ khóc? Mẹ không trả lời và càng khóc to hơn. Bà NANCY nói mẹ đang đau để mẹ nghỉ ngơi. Bà dỗ dành dắt cu TÍ đi chơi mua quà sinh nhật. Bà đưa cu TÍ ra TOY’R US mua POWER RANGER, rồi dẫn cu Tí đi ăn kem. Gần tối bà mới đưa cu TÍ về nhà. Thấy xe bố trước cửa cu TÍ mừng rỡ reo lên: “Daddy đã về, Daddy đã về” rồi chạy vội vào nhà. Nhà vẫn lạnh tanh, cu Tí chạy lòng vòng đi tìm bố, vừa chạy vừa la lớn “Daddy, where’s my gift?”. Mẹ từ trong phòng bước ra, mẹ đã hết khóc nhưng mặt mẹ tái ngắt. Mẹ ôm cu Tí vào lòng,cu Tí vẫy vùng tuột ra hỏi mẹ “Daddy đâu?”. Mẹ bảo cu TÍ ngồi xuống ghế salon. Mẹ ngồi bệt xuống thảm ngay ở chân cu Tí. Mẹ nhìn cu Tí nước mắt mẹ chảy dài, mẹ nói trong tiếng nấc “Bố bỏ mẹ con mình rồi, bố không bao giờ về nữa” Cu Tí khóc oà lên và hỏi bằng tiếng Mỹ “Why, Why…?” Nhìn hai mẹ con ôm nhau nức nở, bà Nancy cũng khóc theo…Bà lặng lẽ rời khỏi căn nhà xinh xắn có những chùm bong bóng xanh đỏ lơ lửng khắp nơi, có những giải giấy đủ mầu chăng trên trần nhà bay phất phơ. Có người đàn bà trẻ mới trở thành goá phụ bên thằng bé con ngây thơ vô tội đang thắc mắc “Tại sao bố hứa mua cho nó gói quà sinh nhật thật bự mà bố lại bỏ đi luôn, không trở về?” Bà NANCY xót xa tự hỏi: Sao người ta lại chọn đúng ngày sinh nhật của thằng bé tội nghiệp để lấy đi mạng sống của cha nó? Từ nay làm sao cu TÍ còn có tiệc mừng sinh nhật nữa? Vì ngày sinh nhật của cu TÍ, NGÀY 11 THÁNG 9 ĐÃ BIẾN THÀNH NGÀY ĐAU ĐỚN NHẤT ĐỜI của hai mẹ con. Quân khủng bố đã đâm máy bay vào Ngũ giác đài làm tan tành đúng ngay phòng làm việc của bố cu Tí. Hồng Thuỷ


61 VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN Nói Với Chú Mèo Tạm trú thế gian một năm ròng Quanh năm chú chỉ chạy lông nhông Tìm thăm chú chuột trong xó tối Bốn mùa xuân hạ đến thu đông Trời ban cho chú phận thong dong Hết nằm lại đứng, đi vòng vòng Nghe mùi cá thịt bèn tìm đến No bụng uốn mình vẫy đuôi cong Tài cán chú nhờ một cái đuôi Quơ lên tới miệng để lau chùi Những khi ăn vụng quên liếm mép Quả đúng “mèo khen mèo dài đuôi” Đôi khi mắt sáng lại thành mù Giữa ngày trời đất bỗng âm u Hên quá “mèo mù vơ cá rán” Lòng mèo vui tận tới thiên thu Lắm lúc mĩu ta bỗng nhiên mừng Đang nằm chú vội nhảy tưng tưng Ấy vận hanh thông “mèo gặp mỡ” Ăn miếng trời cho miệng thơm lừng Tài cán đến đâu cũng là mèo Quanh năm suốt tháng nằm chèo queo Đụng trận “ba keo mèo mở mắt” Cũng đành thúc thủ kêu meo meo Thiên hạ chê “mèo mả gà đồng” Không chuồng không ổ, chạy đi rong Đang đêm nằm ngủ bên gò đống Ngày chạy lang thang giữa bãi, đồng Có ông tuổi Mẹo trẻ, chưa già Bàng dân thiên hạ gọi bằng cha Đã tới lúc “Mèo già hóa Cáo” (*) Lâu rồi cáo đã biến thành ma…


62 VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN Nói Với Bác Rồng Chú Mĩu ra đi, đến bác Rồng Bác mình không chạy nhảy lông bông Cưỡi mây lướt gió bay cùng khắp Vùng vẫy trời tây đến biển đông Bác xuống trần gian thay chú Mèo Bác bay bác lượn không nằm queo Khua mây tung gió làm giông bão Cửa nhà xe cộ cũng bay theo Hoàng đế – ông vua gọi là rồng Chữ nghĩa ghi bằng một chữ Long Long thể, Long sàn cùng Long tửu Long bào, Long mão, xế cũng Long (**) Tết đến đi xem hội múa rồng Trẻ già chen chúc đứng coi đông Rồng đen rồng trắng rồng xanh đỏ Kiếm được mớ tiền bác lại dông Những kẻ sinh ra đúng tuổi rồng Hẳn là số phận được thong dong Tiền vô như thể rồng hút nước Nên lắm kẻ thèm đứng mà trông Mấy ông chữa lửa nắm vòi rồng Đến khi nhà cháy chỉ ngóng trông Tiền nong chung đủ, rồng phun nước Bàn dân thiên hạ cũng khóc ròng Người Việt vốn gọi giống Tiên Rồng Năm ngàn năm giữ vững non sông Nào hay có kẻ dâng bờ cõi Cho chú ba tàu thế là xong! Bởi xưa có đứa xuống nhà rồng Tìm đường rước chủ nghĩa cuồng ngông Đày đọa dân Nam gần thế kỷ Thần chết “liếm bùa” chẳng ai mong… Phong Châu Ghi chú: (*) Những chữ nghiêng là những phương ngôn dân gian Việt Nam(**) Long xa


63 VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN Nguồn Ơn An Bình Quý Vị và Các Bạn mến, Có những bài hát thánh ca Anh Ngữ mà tôi chọn để chuyển dịch qua lời Việt. Mới đây có bài You Raise Me Up cũng vừa hoàn tất và vừa phát hành theo link sau đây: http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=130 &ia=23175 Và hôm nay tôi xin giới thiệu đến bạn bài thánh ca tiếp theo Prayer of St. Francis - Tôi đặt tựa đề tiếng Việt là NGUỒN ƠN AN BÌNH. Bạn mến, Cách đây cũng đã trên 10 năm, tôi đưa gia đình đi vacation ở bán đảo Cancun thuộc quốc gia Mexico. Dịp nghỉ này rơi vào những ngày cuối tuần nên khi đến nơi và ổn định phòng ốc, tôi hỏi thăm nhà thờ Công Giáo gần nhất để ngày mai đưa gia đình đi tham dự Thánh lễ ngày Chúa Nhật. Dù là điểm du lịch nổi tiếng thế giới với các resort tráng lệ cùng những khách sạn cao ngất trời xanh che lấp mặt trời, nhưng tôi không thấy có nhà thờ nào chung quanh nơi đây. Tôi được người hướng dẫn bảo là phải lấy xe bus hoặc taxi đi về cuối điểm du lịch, nơi sẽ băng qua ngôi chợ cùng những ngôi nhà cũ kỹ của người dân thì sẽ thấy nhà thờ. Quả thật, những căn nhà hai bên đường tương phản những gì tôi đã thấy nơi khu du lịch rực sáng và sang trọng. Cũng dễ hiểu thôi, vì bất cứ nơi đâu cũng thế; đằng sau các thành phố đồ sộ là những khu nhà ổ chuột của người dân thấp cổ bé miệng. Việt Nam quê hương chúng ta cũng thế, xa xa cách đô thành Hà Nội, Sài Gòn hoa lệ là những ngôi làng hay thôn bảng suốt đời rách nát và đói kém. Cuối cùng, tôi đã tìm được ngôi thánh đường không mấy khó khăn. Sau khi rời taxi, gia đình tôi băng qua đường và tiến vào sân trước nhà thờ. Tôi không nhớ rõ chi tiết tiền cảnh của nhà thờ nhưng khi vào trong, tôi thấy các cửa sổ của nhà thờ đều mở, ba cửa chính trước đại sảnh cũng mở rộng. Có lẽ ở đây thời tiết mát mẻ và khí hậu bốn mùa ôn hòa, nên không dùng máy lạnh. Bàn ghế trong nhà thờ đều cũ và trên thế giới nhà thờ Công Giáo nào cũng đều hao hao giống nhau. Tâm điểm là Bàn Thánh, bên cạnh phía trái là giảng đài -


64 VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN bục công bố Lời Chúa và phía sau trên cao là cây Thánh Giá có Chúa Giêsu chịu nạn - giang đôi tay bị đóng đinh. Vì yêu thương, Ngài chịu chết vì tội lỗi chúng ta trong đó có tôi và có bạn. Cùng cánh tay đó, Ngài cũng đang giang ra từng giây phút để mời gọi con người trở về từ những lầm lỗi, những đam mê trần thế, những tham lam, sân si của thế tục... Bên phải là tượng Đức Mẹ, phía trái là Thánh Giuse. Các tượng Thánh này đều tạc theo phong cách nghệ thuật của người Mễ (Mexico) mà có lần tôi được xem trong Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội tại Washington D.C. Hoa Kỳ - nơi tôi đang sinh sống. Trong lòng Vương Cung Thánh Đường có rất nhiều Nhà Nguyện (Chapel) của nhiều quốc gia. Những tác phẩm thánh trong các Nhà Nguyện này cũng được tạc theo phong cách văn hóa của mỗi quốc gia. Tượng Đức Mẹ của người thổ dân Phi Châu là có nét đặc trưng nhất. Nghĩa là Đức Mẹ với màu da đen bóng... Cũng như thể tượng Đức Mẹ La Vang của người Việt Nam trong Vương Cung Thánh Đường này với khăn đóng áo dài là điều dễ hiểu. Giáo Hội luôn khuyến khích mỗi quốc gia trở về với truyền thống văn hóa theo bản sắc dân tộc của mình cho các công trình nghệ thuật "Thánh", từ những tác phẩm hội họa, thánh nhạc và ngôn ngữ... Những bông hoa cắm trang hoàng trên bàn thờ hôm nay tôi thấy không mấy đẹp và thẩm mỹ. Người dân ở đây hình như họ vụng về mặt chuyên môn nghệ thuật này thì phải. Nhưng tôi ý thức là đang đến tham dự Thánh lễ mà không phải đi xem những tác phẩm hội họa để bình luận hoặc phân tích. Người Công Giáo ở Nam Mỹ nhất là ở quốc gia Mexico này chiếm tỉ lệ đông nhất. Có lẽ vì sự sinh sản mỗi gia đình tự nhiên theo luật đạo nên dân số công giáo vẫn luôn dẫn đầu, hoặc họ cũng có thể như thời cha ông chúng ta: "Trời sinh trâu trời sinh cỏ", nên họ "vô tư và thoải mái" trong "văn hóa sinh đẻ" chăng? Kinh tế và văn hóa quốc gia này vẫn còn khoảng cách rất xa với thế giới bên ngoài - nghĩa là cũng nghèo nàn và đói khổ. Vì đói khổ, nên mỗi năm người dân nơi đây đi bộ, lội sông, vượt biên giới tìm đến các tiểu bang Texas, Arizona, Cali của nước Mỹ để đổi đời. Dù cuộc sống nghèo nàn với những công việc chân tay nặng nề cũng như văn hóa rất thấp, nhưng Đức tin của người Công giáo nơi quốc gia này rất đáng ngưỡng mộ và nể trọng so với các quốc gia Châu Mỹ La Tinh.


65 VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN Giáo Hội Công Giáo của quốc gia này cũng trải qua những thời kỳ bách hại, khủng khiếp nhất là vào các năm 1920. Những người Công Giáo đủ mọi tầng lớp và mọi lứa tuổi nơi đây đã hiên ngang đứng dậy chống lại nhà độc tài tổng thống Plutarco Elias Calles vì muốn triệt hạ và xóa bỏ Giáo Hội Công Giáo ở quốc gia này. Vũ trang trong tay của họ chỉ là cờ Đức Mẹ Guadalupe. Họ hô vang khẩu hiệu "Viva Cristo Rey". Câu chuyện này đã được dựng thành phim có tựa đề là "For Greater Glory" sản xuất năm 2012. Gia đình tôi tham dự Thánh lễ này là tiếng bản xứ, nên tôi không hiểu vị linh mục chủ tế qua bài giảng. Sinh hoạt trong ca đoàn nên tôi thường chú ý đến những bài thánh ca phụng vụ mỗi khi tham dự thánh lễ. Tôi lắng nghe ca đoàn hát các bản thánh ca hôm đó. Với một cây guitar, cây đàn bass và cây accordion cùng với một số ít ca viên mà đã hút hồn tôi lắng đọng, nhất là qua bài hát trong phần hiệp lễ. Có lẽ bài hát có giai điệu đẹp, không cầu kỳ phức tạp với tiết điệu lôi cuốn và thuyết phục, nên tôi càng chú ý đến từng câu, từng phân đoạn âm nhạc của ca khúc. Dĩ nhiên ý nghĩa lời ca thì tôi chẳng hiểu gì vì họ hát bằng tiếng Mễ. Thế rồi bài hát này đã để lại trong tâm trí và tiềm thức của tôi. Bẵng đi một thời gian cũng lại vào một dịp vacation khác. Tháng 8 năm 2018, tôi lại đưa gia đình đi nghỉ ở biển Miami, tiểu bang Florida. Dịp này cũng rơi vào những ngày cuối tuần. Tôi hỏi thăm nhà thờ Công Giáo gần nhất để đưa gia đình đi lễ ngày Chúa Nhật. Đúng giờ lễ tôi nhìn trước, nhìn sau, nhìn phải rồi trái, và gần như 99 phần trăm toàn là người Mễ (Người Cuba ở Miami chiếm phần trăm rất cao). Tất nhiên thánh lễ vẫn là ngôn ngữ của Nam Mỹ và Chúa ơi, vẫn là bài hát mà tôi đã nghe khi ở Cancun. Thật là hy hữu và kỳ lạ! Giai điệu và tiết điệu của ca khúc này đã in sâu trong trí tôi nên mới dạo đàn là tôi nhớ màu âm hưởng gần gũi và nhận ra khi câu đầu của bài hát mà ca đoàn vừa cất lên. Trước mặt tôi là cuốn thánh ca, tôi nhìn lên bảng và dò số trang, rồi mở ra và đúng trang sách có bài hát đó. Bài hát có tựa đề là Prayer of St. Francis và có thêm phụ đề tiếng Mễ. Bạn mến, Tôi nghĩ bài hát này có duyên với tôi vì hai lần đi vacation lại gặp đúng bài hát này khi tôi tham dự thánh lễ ngày Chúa Nhật, và cũng là người Mễ hát với tiếng đàn guitar là chủ đạo. Lúc đó tôi có ý tưởng là sẽ tập hát bài này cho chính mình. Về nhà, tồi ngồi vào cây piano gõ vào giai điệu rồi xướng lên với những câu đầu: "Make me a channel of your peace..."


66 VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN Ý nghĩa ca từ tôi thấy hay quá và mới đây, tôi quyết định chọn ca khúc này để chuyển qua lời Việt. Tạ ơn Chúa, tôi đã hoàn thành! Đây là bài hát thánh ca quốc tế rất nổi tiếng mà người Công Giáo khắp hoàn cầu không ai mà không biết đến, ngoại trừ tôi vì chỉ biết mới sau này mà thôi. Cách đây mấy năm, Cha An Bình ở California cũng có gửi bài này cho tôi để làm hòa âm. Ngài muốn chọn bài này để hát trong buổi diễn nguyện thánh ca tại Nhà Thờ Kiếng – Christ Cathedral. Nhưng rất tiếc vì năm đó bị Covid 19 nên chương trình bị hoãn. Có lẽ nên nói thêm một chút câu chuyện của ca khúc này. Chúng ta đã nghe qua bài thánh ca Kinh Hòa Bình của Lm. Kim Long, và biết rõ hơn lời ca là lời của Thánh Phanxico được Cha Kim Long uyển chuyển phóng tác để thành một bản thánh ca bất hủ của người Công Giáo Việt Nam mà khi cất lên thì ai cũng hát được. Tưởng cũng nên biết một chút: Trong Giáo hội, chúng ta có hai vị thánh cùng mang tên Phanxicô: Phanxicô Xavie và Phanxicô Assisi. Lời bài hát này là của Thánh Phanxicô Assisi. Ngài sinh năm 1182 tại thành phố Assisi thuộc nước Ý, là con của một thương gia giàu có, công tử thứ thiệt lúc bấy giờ. Thời thanh niên chàng Phanxicô rất hào hoa; ăn chơi và phung phí. Vì sự nghiệp và công danh, Phanxicô đi chinh phục vùng Gothie gần thành Assisi. Nhưng ý Chúa nhiệm mầu đã khiến Phanxicô phải trở về quê hương. Lần này tuy vẫn ăn chơi như trước, nhưng Phanxicô cảm thấy những thú vui kia dần mất hết những ý nghĩa. Phanxicô suy tư rồi đi tìm lý tưởng cao đẹp hơn. Một hôm đang trong buổi lễ, Phanxicô nghe được đoạn Phúc Âm "Các con hãy đi rao giảng Tin Mừng.... đừng mang theo tiền bạc, bao gậy...." (Mt 10, 10) Phanxicô đã nhận ra tiếng gọi của Chúa và bắt đầu thay đổi đời sống. Từ nay quyết tâm sống đời sống khó nghèo. Phanxicô vừa đi rao giảng vừa khất thực. Theo gương Chúa Giêsu, Phanxicô sống trọn vẹn trong sự khó nghèo. Chính vì thế mà ngài hết lòng yêu thương những người nghèo khó, những bệnh nhân mà ngài nhìn thấy Chúa Giêsu ở nơi họ. Thật nhiều điều tốt lành và thánh thiện mà ngài đã làm khi đương sống. Chúa đã thực hiện qua cuộc đời của thánh nhân. Một trong những hình ảnh đẹp nhất người ta không thể nhắc tới, nhất là trong hoàn cảnh cuộc sống hôm nay. Đó là hình ảnh về một con người của HÒA BÌNH. Chính hình ảnh này mà ngài trở thành một con người được nhắc nhở, yêu mến và tôn kính nhiều nhất trong Giáo hội và còn cả ngoài Giáo hội nữa. Người ta tôn kính ngài như vị sứ giả của Hòa Bình.


67 VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN Quả thật, Thánh Phanxicô Assisi là hiện thân của hòa bình. Rõ nét nhất đó là những lời nguyện của ngài sau đây đã nói lên điều đó: Prayer of St. Francis Make me a channel of your peace Where there is hatred let me bring your love Where there is injury your pardon, Lord And where there’s doubt true faith in you Make me a channel of your peace Where there’s despair in life let me bring hope Where there is darkness, only light And where there’s sadness ever joy Oh Master, grant that I may never seek So much to be consoled as to console To be understood as to understand To be loved as to love with all my soul Make me a channel of your peace It is in pardoning that we are pardoned In giving of ourselves that we receive And in dying that we’re born to eternal life ----------------------------------------------------------------- Và đây là lời Việt tôi xin phép chuyển ngữ: Nguồn Ơn An Bình Xin cho con đây là niềm an bình, Để con luôn đem yêu thương vào nơi oán thù, Vào nơi đau thương luôn được ơn Chúa thứ tha. Vào nơi nghi nan, vững tin nơi Ngài. Xin cho con luôn là niềm an bình, Để mang hân hoan cho ai nản chí thất vọng. Rọi ánh sáng của Chúa đến những chốn tối tăm,


68 VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN Và đem an vui đến nơi u sầu. Lạy Chúa giúp sức cho con luôn mãi kiếm tìm, Để an ủi ai đau thương như khi con được an ủi. Để được thấu biết anh em như khi con thấu hiểu. Yêu thương người trọn tâm trí, chính khi con được yêu mến. Xin cho con luôn là niềm an bình, Để khi con tha cho ai, con được thứ tha. Vì chính lúc hiến thân, con luôn mãi lãnh nhận. Để khi chết đi, con sẽ được tái sinh muôn đời! Lạy Thánh Phanxicô, ước gì chúng con luôn ý thức thực hiện và sống trong tình thần qua lời cầu nguyện trong bài hát Nguồn Ơn An Bình của ngài xưa kia. Vâng, chỉ có Chúa là NGUỒN của mọi sự Tốt Lành, Thánh Thiện và Bình An. Xin Chúa cũng dùng mỗi thân phận chúng con đây như một khí cụ thích hợp, để chúng con có thể mang niềm vui và an bình đến những người chung quanh. Nhưng trước tiên, xin cho chúng con thật sự cảm nhận và có được niềm vui bình an đó trước hết trong tâm hồn của chính mình vì: “Không ai có thể cho cái khi mình không có”. Xin mời Quý Vị và Các Bạn mở nghe bài thánh ca NGUỒN ƠN AN BÌNH như đã nói ở trên. Bài hát này cũng đã được hát trong Thánh Lễ Đại Trào Ngày Thánh Mẫu tại Missouri năm 2023 do Ca đoàn Tổng hợp và dàn nhạc Orchestra theo Youtube sau đây: https://www.youtube.com/watch?v=gf1AqFTS6MA Hoặc nghe bản thu âm do Ban Hợp Xướng Journey of Grace với phần diễn ảnh của nghệ sĩ Minh Dương: https://www.youtube.com/watch?v=K8EOZ6BBE_A Bản Karaoke: https://www.youtube.com/watch?v=M6Du6yhSL2I PDF bài hát Nguồn Ơn An Bình song ngữ đính kèm. Trân trọng, Văn Duy Tùng


69 VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 70 Khai Bút Đầu Năm 2024 Xướng Đầu Xuân kính chúc khắp gần xa Bốn biển năm châu được thái hòa Quyết tử ngưng dần thôi biệt khúc Giao tranh dứt hẳn tấu đồng ca Nhắc ngày hạnh phúc thời son trẻ Kể thuở bình an tuổi ngọc ngà Mâm quả bàn thờ hương khói quyện Màu hồng Bách Hợp thắm tươi hoa ThanhSong ntkp- 12.40 Am CA. Jan/01st/2024 TÂN NIÊN KÍNH CHÚC Kính chúc tân niên gần lẫn xa Năm nay thế giới được an hòa! Cầu xin dứt chiến dâng tâm nguyện Mơ ước thanh bình hiến Thánh ca Khắp chốn yên lành người thoát khổ Mọi nơi hạnh phúc ta ngà ngà Mừng Xuân cửa tiệm đầy trăm thứ Đón tết nhà nhà rượu pháo hoa!! Camthành Jan 2nd, 2024 Tha Nhân vui họa với nữ sĩ Thanh Song Kim Phú


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 71 VĂN TẾ 74 ANH HÙNG HOÀNG SA VỊ QUỐC VONG THÂN Liệt Nữ Vang Danh Ngời Sử Việt Anh Hùng Lưu Dấu Rạng Trời Nam Duy Việt Nam Quốc lịch năm thứ 4903 Thành phố Houson Tiểu Bang Texas Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ Chúng tôi, vốn giòng dõi Lạc Hồng, đang xa lìa đất tổ cùng thành tâm tụ về nơi đây để cử hành lễ tưởng niệm 74 vị Anh Hùng Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận chiến Hoàng Sa từ ngày 17 đến ngày 19 tháng giêng năm 1974. Kính cúi đầu cung thỉnh anh linh chư vị Anh Hùng vị quốc vong thân linh thiêng chứng giám. Nhớ ngày nào Nước nhà ly loạn Ngày vang đạn nổ Đêm vọng bom rơi Vườn ruộng tả tơi Cửa nhà tan nát Bởi loài giặc ác Phương Bắc tràn qua Trời Nam u uất… Nhớ ngày nào Hiệp định Ba Lê chưa hồi ráo mực. Giặc manh tâm rước giặc vào biển đông Chiếm đảo Hoàng Sa Hoàng Sa! Hoàng Sa! Đến hồi tử chiến Nhớ các anh xưa Theo tiếng gọi hồn thiêng sông núi Tuổi đời son trẻ Vội xếp bút nghiên Bỏ phố bỏ phường


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 72 Vui đời binh nghiệp Tình không vương lụy Tạm bỏ thê nhi. Nối gót người xưa Ngô Quyền diệt quân Nam Hán. Theo gương Lý Thường Kiệt, Diệt Tống! Bình Chiêm Định phận nước Nam: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhĩ đẳng hành khan thủ bại hư” (1) Tiếp bước Trần Hưng Đạo Chiến công oanh liệt Diệt quân Mông dậy sóng Bạch Đằng Các Anh! Giận lũ bá quyền cướp nước Thề một phen sống chết với quân thù Nguy biến giang sơn, thất phu hữu trách Lửa thù cháy rực tâm can Quyết xông ra trận mạc Mong thỏa chí tang bồng Tô sáng trời Nam Rạng danh đất Việt Bước chân các Anh Chiến trường ghi dấu Bảo vệ sông ngòi biển cả Quyết giành lại đảo xa Tàu các Anh ra khơi rẻ sóng Sóng vỗ kình ngư Lý Thường Kiệt (2) Trần Bình Trọng (2) Gió lùa Nhật Tảo (3) Trần Khánh Dư (4) Các Anh lao mình vào họng súng


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 73 Phá vòng vây Xông vào quân giặc Cản bước quân thù Đạn khói mịt mù Người trước gục kẻ sau tiến tới Các chiến hạm quần nhau quyết tử Thân xác sá chi Giữa tên bay đạn réo Vẫn hiên ngang chống lũ hung tàn Cho đến khi thân chìm tàu vỡ Dòng máu đỏ loang đầy biển cả Xác chìm sâu làm mồi cho loài thủy tộc Hồn bay phách tán chơi vơi… Vẫn biết ra đi không trở lại Định mệnh tại trời xanh Thân cỏ cây nam nhi há tiếc Xác bọt bèo trôi dạt về đâu! Than ôi Các Anh Công chưa thành Danh chưa toại Xả thân vì đại nghĩa Chí trai chẳng thẹn với tiền nhân Gương sáng soi chung cho hậu thế Đến nay Nửa thế kỷ trôi qua Nơi quê xa Khói hương tàn lạnh Bên trời Tây Xin thắp nén hương thành tâm khẩn ý Gửi tới các Anh Lại ngẫm rằng


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 74 Đời người ngắn ngủi Lịch sử trường tồn Tên các anh đã rạng ngời sử sách… Hiển linh hồn phách Quyện vào hồn thiêng sông núi Phò trợ Việt Nam đoạt lại chủ quyền Linh diệu giúp dân nâng cao chí khí Đòi tự do, dân chủ, quyền sống thiêng liêng Của trăm triệu con dân nước Việt Giờ đây Trước làn hương khói quyện Chúng tôi cúi đầu thương tiếc Những Anh Hùng nghìn thu bất diệt Hồn hiển linh mong về chứng giám… Phong Châu Houston Tháng Giêng – 2024 (1) Lý Thường Kiệt (2) Tuần dương hạm: HQ 16 và HQ 05 (3) Hộ tống hạm: HQ 04 (4) Khu trục hạm: HQ 10


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 75 Đêm Xuân Nhớ Mẹ Đêm Xuân con nhớ mẹ hiền Địa đầu giới tuyến tận miền xa xôi Bình Long An Lộ nơi nơí Giặc về tàn phá tơi bời Việt Nam Con đi trừ giặc bạo tàn Con về để giữ xóm làng yên vui Nhớ năm xưa Mùa Hè Đỏ lửu Từ Bình Dương,Dầu Tiếng,Sơn Thành Xuyên qua nhiều thửa ruộng xanh Bờ đê ẩm ướt bao quanh xóm làng Cửa nhà cảnh vật điêu tàn Bởi những đạn pháo kinh hoàng vừa qua Tiếng rên la dân làng gặp nạn Bởi Cộng quân pháo kích cố tình Chẳng cần sự sống sanh linh Tàn phá ruộng đất đẹp xinh ngày nào Sự căm phẫn dâng trào xương tuỷ Bỏ gia tài tích luỹ bao năm Oán hờn chồng chất trời xanh Làm sao tả nỗi hờn căm ngút ngàn Đây đồi gió tiêu điều hoang phế Không một cây xanh cỏ dại thân thương Bóng cây che nắng ven đường


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 76 Giờ đây cháy rụi không còn xanh tươi Đồi Đồng Long cũng vừa hấp hối Bởi Cộng quân đột kích đêm qua Người dân bỏ cửa, bỏ nhà. Một số trúng đạn rên la thấu trời Hn Quảng cũng tơi bời khói lửa Sa Cam, Sa Cát đổ nát khắp nơi “T.54” Việt Cộng nằm phơi Lật nhào vì đã trúng rồi đạn ta Nhiều xe tăng mất đi định hướng Lùi vào nhà tránh đạn máy bay “Sky Raider” biếu kẹo chẳng sai Chiến xa nhiều chiếc lăn quay lật nhào Và nơi đây phi trờng Quảng Lợi Xác giạc thù trải khắp sân bay Nhiều tên gục ngã sóng xoài Xác chồng lên xác nằm cài lên nhau… … Xuân năm nay con trên đất lạ Về mẹ hiền kể lể xuân xưa Xuân nay con nhớ sớm trưa Ngồi cạnh bên mẹ muối dưa, canh bầu Bây giờ cảnh cũ còn đâu? Xuân về nhớ mẹ buồn rầu tái tê. Ký Ức Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Hoàng Phú Sư Đoàn 18BB


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 77 THOÁI VỊ Mão đây xin cống hãy lão Thìn. Ngôi Vua em ngự giá một mình. Bên ngoài lính canh cùng thị vệ. Bên trong văn-võ kín triều đình. Năm nay xin nhường ngôi Thiên Tử. Năm sau dâng ấn để trao quyền. Kính chúc Tân Vương luôn an lạc. Giữ gìn đất nước hết điêu tàn. TIẾP QUẢN Vạn tuế!Vạn tuế!Tuế Tân Vương. Đất nước ngày nay thật thảm thương. Ngày xưa dân tình đâu vất vả. Ngày nay “HOMELESS”sống đầy đường. Lạy Trời!Cho hết bao khổ nhọc. Cúng Đất!Dẹp tan đám gian hùng. Tân Vương mau lên ngôi dẹp loạn. “MAGA”đây nước lại phú cường. LÊN NGÔI Ta đã lên ngôi nắm ngại vàng. Quyết lòng phán quyết bọn tham quan. “Bảy Té” an lòng lo dưỡng lão. Trump nầy nhất định không xử oan. Dân chủ hãy lo gìn nghiệp cả. Cộng hòa nổ lực dẫu gian nan. Bùn lầy D-C nay đã cạn. Nhất định Mỹ Quốc sẽ huy hoàng.


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 78 CÁO TRẠNG Lúc nầy họ Tập rất hung hăng. Máy bay, mẫu hạm với xe tăng. Trên không đe dọa vài ba nước. Dưới biển âm mưu nổi sóng ngầm. Lão Trump là khắc tinh họ Tập. Cận Bình đối mặt lắm hoang mang. Tàu cộng gian hùng nên chờ đấy! Năm tới coi chừng họa diệt gian. KHÁT VỌNG Mơ ước năm nay sẽ đẹp đời. Thế giới an bình khắp mọi nơi. Năm châu tay nắm vui cùng hưởng. Bốn bể chung vai quả tuyệt vời. Dẹp tan mây đen che ánh sáng. Xây dựng cơ đồ lại sáng tươi. Thiên Tử một lòng vì đất nước. Khát vọng thiên cơ thoã lòng người. PHÂN ƯU! Hôm nay rảnh rỗi phải chia buồn. Thế giới ngày nay loạn điên cuồng. Chiến tranh: xác người thi nhau ngã. Hòa bình quả thật quá mịt mùng. Nỗi buồn khắp nơi đầy cướp bóc. Niềm vui ! đầy súng đạn sã buông? Bịnh dịch tràn lan “thiên đàng mới”!? Phân ưu thế giới …là lẽ thường Hoàng Phú VA JAN-14-24 VIRGINI


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 79 NGÀY XUÂN ĐỌC “ĐÀO HOA THI” CỦA NGUYỄN TRÃI Trần Uyên Thi Tình thư một bức phong còn kín Gió nơi đâu, gượng mở xem! (Nguyễn Trãi, 1380-1442) Năm nào cũng vậy, khi những giọt tuyết cuối cùng vừa tan, khi khí xuân còn chưa thành hình hẳn mà chỉ mới phảng phất trên những cành cây trước sân, khi trong đất nghe như có tiếng cựa mình của những cội cây đang ở độ sung mãn nhất, chỉ còn chờ đủ ngày là bung ra hàng loạt những nụ tươi non đầu đời, tôi lại giở bài ĐÀO HOA THI của Nguyễn Trãi ra đọc. Tính đến nay là năm thứ mười. Chín lần kia, tôi đọc bài thơ như một bản nhạc không lời, làm như tôi sợ nếu tôi bắt đầu suy tư về phần nghĩa thì tôi sẽ đánh mất bài thơ vĩnh viễn như làm tuột khỏi tay cái tách trà mà tôi yêu quý nhất vậy. Với tôi, Đào Hoa Thi đã đủ đẹp ở phần nhạc tính của nó, cái phần nằm ở dưới ngôn từ và ở trong tâm thức của nhà thơ, cái phần làm cho bài thơ khỏi rơi vào sự miêu tả một cái gì cụ thể, hay kể lể tâm sự một điều gì, mà chỉ là những nét chấm phá mơ hồ, bay bổng, nhẹ tênh, gợi lên những cái ngoài tầm mắt, ngoài suy tư, ngoài ý niệm - mênh mông và vô cùng. Nhưng năm nay, cưỡng không nổi sự tò mò về một số từ cổ mà ngay chính các học giả cũng còn chưa thống nhất cách đọc và hiểu, tôi bắt đầu giở trên kệ xuống những cuốn sách đã bị bỏ quên từ mấy năm nay. Thật ra, sách viết về Quốc Âm Thi Tập (QÂTT) của Nguyễn Trãi không có là bao nhiêu. Bản Nôm thì tôi có bản Phúc Khê (mùa thu năm Tự Đức Mậu Thìn 18681 ) do Giáo sư Lê Văn Đặng gửi cho, đem so với bản in trong Nguyễn Trãi Toàn Tập Tân Biên (do Mai Quốc Liên chủ biên, NXB Văn Học, 2001, gọi tắt là bản MQL) thì không thấy có chữ nào khác. Bản này Giáo sư Đặng scan lại từ một quyển sách tiếng Pháp ở thư viện Suzzallo (University of Washington, WA), nhưng tiếc là vì đã quá lâu, Giáo sư chưa nhớ ra tên sách. Về phần phiên âm thì có bản Đào Duy Anh, Nguyễn Đình Hòa & Lê Văn Đặng, Mai Quốc Liên. Bản MQL có khảo dị phần phiên âm của Trần Văn Giáp, Vũ Văn Kính. Còn thì tôi phải lục lọi trong những tác phẩm cổ và tự/từ điển cổ. Nhưng, sau khi đã đối chiếu các bản phiên âm khác nhau và tìm tòi suy nghĩ thêm mất mấy ngày, tôi vẫn không thấy ra được điều gì mới ngoài những điều đã biết trước đây… …Cho đến khi tôi có được bản phiên âm và chú giải của Giáo sư Lê Hữu Mục, một món quà bất ngờ mà Giáo sư Trần Ngọc Ninh đã ưu ái gửi cho tôi khi biết tôi đang đọc lại Đào Hoa Thi. Tôi hồi hộp mở cái nơ màu gold mà Gs Ninh đã thắt vào bản phiên âm của Gs Mục, một cử chỉ biểu lộ lòng trân trọng của Cụ đối với tác phẩm của Nguyễn Trãi. Đó là một bản thảo viết tay đã lâu, giấy đã ngả vàng, chữ viết ngay hàng thẳng lối, đậm nét và rõ ràng. Tôi được biết Gs 1 Đây là chỗ đáng thương của nền văn học cổ Việt Nam. Nhiều tác phẩm được viết từ TK XIII, XV mà hiện nay giới nghiên cứu chỉ có trong tay bản chép tay hay bản khắc gỗ của TK XVII, XVIII, vì bản chính đã bị lửa chiến tranh thiêu đốt, hoặc bị thất lạc, hoặc bị tiêu hủy. Riêng với QATT, những gì Nguyễn Trãi viết ra đã tuyệt tích. Hai mươi lăm năm sau ngày ông bị tru di tam tộc, vua Lê Thánh Tông mới minh oan cho ông và sai Trần Khắc Kiệm sưu tầm di cảo thơ văn của ông, in vào bộ Ức Trai Thi Tập vào năm 1480 (công việc sưu tập này mất mười năm). Nhưng sách đó sau cũng bị thất lạc nốt, chỉ còn lại một ít thơ văn rải rác trong các bộ sách khác, như Toàn Việt Thi Lục của Lê Quý Đôn và Hoàng Việt Thi Văn Tuyển của Bùi Huy Bích. Mãi đến đời nhà Nguyễn, tức là hơn 400 năm sau, Dương Bá Cung, người cùng làng với Nguyễn Trãi, mới đi từ Bắc vào Nam thu thập, dò hỏi, biên chép và cho in thành bản Phúc Khê 1868. Đây là bản mà hiện nay chúng ta có được.


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 80 Mục đã bỏ ra hơn ba mươi năm ròng đọc QÂTT và đã phiên âm, chú giải toàn bộ tác phẩm này, với khoảng 400 trang viết tay, nhưng bản thảo đó chưa hề được in thành sách. Tôi đọc một hơi những những trang giấy có bút tích của Gs Mục, và cảm giác khi đọc xong là một nỗi hân hoan vui sướng vừa được qua một cuộc phiêu lưu chữ nghĩa kỳ thú và thi vị. […] Đào Hoa Thi gồm sáu đoạn, làm theo lối “thủ vĩ liên hoàn”, nghĩa là lấy mấy chữ cuối của đoạn trên đem lặp lại ở đoạn dưới. Sáu đoạn đều viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, nhưng đều sử dụng những vần chính khác nhau. Đoạn đầu dùng vần trắc, bốn đoạn giữa dùng vần bằng, và lại kết thúc với vần trắc ở đoạn cuối, như một bản nhạc rondo. Toàn bài thơ như một điệu luân vũ — mỗi điệu vũ là sự tiếp nối của điệu vũ trước. Trong QÂTT, sáu đoạn này được đánh số bài từ 227 đến 232. ĐÀO HOA THI 227. Một đóa đào hoa khéo tốt tươi Cách xuân mởn mởn thấy xuân cười Ðông phong ắt có tình hay nữa Kiến tiện mùi hương dễ động người 228. Ðộng người, hoa khéo tỏ tinh thần Ít bởi vì hoa, ít bởi xuân Dỉ sứ chim xanh đành choạc lối Bù chì đã có khí hồng quân 229. Khí hồng quân hỡi, xá chời qua Chớ phụ xuân này, chớ phụ hoa Hoa có ý thì xuân có ý Ðâu đâu cũng một khí dương hòa 230. Khí dương hòa há có tây ai Nừng một hoa này nhẫn mọi loài Toan kể chỉn còn ba tháng nữa Cập xuân mựa để má đào phai 231. Má đào phai hết bởi xuân qua Nếu lại đơm thì liền luống hoa Yến thửa Dao Trì đà có hẹn Chớ cho Phương Sóc đến lân la 232. Phương Sóc lân la đã hở cơ Ba phen trộm được, há tình cờ Có ai ướm hỏi Tây Vương Mẫu Tin khá tin thì ngờ khá ngờ Xin được thưa ngay rằng bản phiên âm trên đây là dựa vào bản LHM, trừ những từ gạch dưới và in nghiêng, là những từ mà tôi xin được mạn phép đọc khác, mặc dầu chỉ là một kẻ hậu học và luôn coi Gs Mục là một bậc thầy trong Nôm học. Vả lại, nói cho cùng, những chỗ đọc khác này cũng không có gì gọi là “to tát” cho lắm, mà chỉ là ý kiến cá nhân. Bản LHM đọc như sau: Bài 227, câu 2: Cách xuân mởn mởn thể xuân cười (LHM) Bài 228, câu 1: Động người, hoa khéo hởn tinh thần (LHM)


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 81 Bài 228, câu 2: Ắt bởi vì hoa, ắt bởi xuân (LHM) Bài 229, câu 2. Chớ phũ xuân này, chớ phũ hoa (LHM) Bài 231, câu 2. Nếu lại đơm thì, lên luống hoa (LHM) Và còn đôi ba chỗ cách đọc tuy giống nhưng cách hiểu hơi khác. [Lượt bỏ phần Khảo Dị] Chú giải: Cách xuân : trải qua một mùa xuân (khứ niên), trọn một mùa xuân (HTC). Kiến tiện: tôi đọc theo LHM. Ông giảng như sau: “Kiến tức là cấn, để dành phần (HTC). Tiện: dâng lên, lan ra theo hình xoáy trôn ốc, thường nói về dáng hương dáng khói nhẹ nhàng bay lượn trên không. Ý cả đoạn 1: Một đóa đào hoa thật xinh xắn, đẹp đẽ; Năm trước mơn mởn, năm nay lại khoe sắc; Gió đông hẳn phải có ý đẹp hơn nữa, chậm rãi đưa mùi hương của hoa nhè nhẹ quyện lên không, dễ làm xao xuyến lòng người. Tỏ tinh thần: tỏ cái thần của hoa. Ít bởi vì hoa, ít bởi xuân: cách nói cổ, nghĩa là một phần là vì hoa, một phần là vì xuân. Dỉ (ADR, HTC): bảo nhỏ, nói nhỏ vào tai. Sứ chim xanh: sứ giả của Tây Vương Mẫu. Tây Vương Mẫu là một nữ thần cao quý, được coi gần như Thiên Hậu trong huyền thoại Trung Hoa, ngự ở cung Dao Trì (ao ngọc). Tại Dao Trì có một vườn đào quý, ba ngàn năm mới có trái một lần (thường được gọi là quả bàn đào), ăn vào thì được trường sinh bất tử (theo Hán Vũ Cố Sự). Nguyễn Du: “Vẻ chi một đóa yêu đào / Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh.” Đành choạc lối: là đọc theo LHM. Các bản phần lớn đọc là đừng chuốc lối, và hiểu theo nghĩa là “đừng tìm lối.” Vấn đề là không thấy ở đâu nói chuốc có nghĩa là “tìm.” Chuốc chỉ có nghĩa là chịu lấy, gánh lấy, hoặc là chuốc rượu cho ai. LHM: “Đành: bất đắc dĩ phải chấp nhận một sự thực hiển nhiên. Choạc lối: không đặng việc gì (HTC). Cả câu: xin nói rõ với sứ giả chim xanh là bất đắc dĩ phải chấp nhận là mình không được việc đi” (hết trích LHM). Bù chì: theo LHM, khi viết theo tiếng Hán Việt thì đọc là trì, khi viết theo tiếng Nôm thì đọc là chì. Bù chì là chở che, giúp đỡ, nuôi nấng. Khí hồng quân: khí trời. Hồng quân là cái bàn xoay của tạo hóa để sáng tạo ra mọi loài (quân là cái bàn xoay để thợ nặn bắt đồ sành.) Ý cả đoạn 2: Làm xao xuyến lòng người, hoa khéo tỏ hết cái thần của mình ra; Một phần là bởi hoa, một phần là bởi xuân; Xin nói nhỏ với sứ giả chim xanh của Tây Vương Mẫu là hãy đành lui bước đi; Chuyện chở che, săn sóc vạn vật đã có khí trời lo liệu cho.


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 82 Xá chời qua: là phát hiện độc đáo của LHM. Hơn nữa, LHM đã ngắt câu ở chữ thứ tư, và đọc hỡi thay vì hãy. Theo LHM, câu này có nghĩa là “Xin khẩn nài khí hồng quân, xin ngài hãy đến cho dồi dào, xin ngài hãy đổ xuống dư dật từ trời cao. Xá: hãy, nên, phải. Chời: nhiều, dư dật, dồi dào, như nói chời (trời) lỡ: prodigus. Génibrel có ghi được một tỉ dụ rất có giá trị: “Kia rít ấy chời không cân nhau”, nghĩa là: avarice et prodigalité ne vont pas ensemble (hà tiện và lãng phí không đi đôi với nhau). Chời thường được hiểu theo nghĩa Hán văn là phong phú, phong thịnh, toàn bộ, tận lực” (hết trích LHM). Câu 2, bản LHM đọc là Chớ phũ xuân này chớ phũ hoa, và chú rằng “Xin đừng tỏ ra tàn nhẫn đối với xuân, xin đừng đối xử phũ phàng, thô tục đối với hoa. Ta có cảm tưởng như được nghe tiếng thất thanh của ND: Phũ phàng chi bấy hoá công! (TK, 85). Theo thiển ý của tôi, đọc là phụ thì hợp theo mạch nghĩa của câu trước hơn. Khí dương hòa: khí ấm áp an hòa (chỉ khí xuân). Nguyễn Du: “Khúc đâu đầm ấm dương hòa…” Ý cả đoạn 3: Xin khẩn nài khí hồng quân, xin hãy đến cho dồi dào; Đừng phụ lòng chúa xuân, đừng phụ lòng hoa; Hoa có tình, và xuân cũng có tình. Khí ấm áp an hòa tràn ngập khắp muôn nơi. Há có tây ai: nào có thiên vị ai đâu? Tây là tư vị, riêng tây Nừng: một phát hiện độc đáo nữa của LHM. Xin dẫn lời của chính ông: “Nừng, nôm viết bằng chữ năng, là một phát hiện của tôi sau ba mươi năm đọc Nguyễn Trãi. Đầu tiên, tôi cũng đọc là năng như các cụ Trần và cụ Đào, nhưng từ năng sao lại cứ hay đi trước một từ có tính chỉ giới hạn như mỗ (QA, 5), một (QA, 230). Tôi chuyển câu thơ ra chữ Hán, và tôi thấy chữ nừng một có thể dịch ra Hán văn bằng những từ như đơn, chỉ, cẩn, duy chỉ, v.v… Tôi tra chữ cận 僅 và tôi tìm thấy trong TC chữ nừng mà có lẽ không ai hiểu là gì, và tôi cũng chỉ hiểu rõ nghĩa khi lắp từ nừng vào câu thơ: Nừng một hoa này nhẫn mọi loài (QA, 230) Nừng mỗ san-tăng làm bạn ngâm (QA, 5) Nừng một ông này dẹp thú này (QA, 11) Các từ điển ghi từ cận như sau: VT/cận: chỉ có; TD/cận: tí nữa không (à peine), một tị (un peu); KH/cận: ít; TC/cận: nừng. Như vậy, nừng nghĩa là ‘chỉ có’, tức là ngoài cái ấy ra thì không còn có gì gọi là nó nữa, nhấn mạnh vào tính cách hi hữu, giới hạn tuyệt đối. Nừng trong tiếng Thái có nghĩa là ‘một, chỉ có một’. Do đấy, từ nừng này có thể do ở chữ Thái mà ra, và giữ nguyên ý nghĩa ấy khi chuyển sang tiếng Việt. Cũng vì lẽ đó mà từ nừng bao giờ cũng đi sóng đôi với những từ đồng nghĩa với nó như một (chỉ có một, không có hai), mỗ (một, từ gốc Cao miên)” (hết trích LHM). Như vậy, nừng là seulement (Pháp), only (Anh). Nhẫn: đến (từ…đến, như từ cổ nhẫn kim). Ý cả hai câu: Khí dương hòa nào có thiên vị ai đâu, từ hoa này cho đến tất cả mọi loài, tất cả đều được hưởng cái phúc lộc của trời đất. Cụ ĐDA (& MQL) hiểu là “chỉ hoa đào là hơn mọi loài hoa khác vì nó nở vào đầu xuân”, theo tôi, là mâu thuẫn với câu trên (có tây vị ai đâu.)


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 83 Toan: suy xét, bàn luận, suy tính; Kể: đếm; Chỉn: chỉ. Toan kể chỉn còn: Tính ra chỉ còn (ba tháng nữa là hết mùa xuân.) Ta còn nói “toan tính.” Cập xuân: mãn xuân, hết mùa xuân, như “cập đệ” là thi đỗ. Có bản phiên âm là gặp, có bản phiên là kịp, với nghĩa là “hãy mau lên cho kịp xuân, đừng để má đào phai.” Nhưng hiểu như thế không hợp với ý câu trước. Mựa: chớ, đừng. Ý cả đoạn 4: Khí dương hòa nào có tây vị ai đâu; Từ hoa này cho đến hết thảy mọi loài, tất cả đều được hưởng phúc lộc dồi dào của trời đất; Tính ra chỉ còn có ba tháng nữa là hết mùa xuân, xin đừng để má đào phai. Nẻo lại đơm/đâm thì liền luống hoa. Câu này có nhiều cách hiểu khác nhau. Bản ĐDA và MQL đều hiểu chữ luống nghĩa là “muộn”, như “luống tuổi”, ý cả câu: “Xuân đã qua mà lại đơm hoa thì là hoa muộn không đẹp nữa.” Lại có bản hiểu là “xuân đã qua rồi mới ‘đam mê’ thì muộn mất rồi.” Theo tôi, nếu người viết muốn dùng chữ đam theo nghĩa là “đam mê” thì đã dùng hẳn chữ Hán 耽 chứ không ghi chữ . Đây là một tác phẩm cổ. Tôi xin đề nghị một cách hiểu khác: Rút cục rồi xuân cũng qua và má đào cũng phải phai (âu cũng là cái lẽ của tạo hoá, nhưng đừng có vì thế mà buồn), nếu khi cây lại đơm hoa vào mùa xuân năm sau, thì lập tức cả rừng hoa đào sẽ bung ra một lượt, cái này nối tiếp cái kia, thành một luống (như luống mía, luống khoai). Yến thửa Dao Trì: yến tiệc ở Dao Trì của Tây Vương Mẫu (đã được định trước). Có bản đọc là yến sở (nghĩa như nhau). Đọc thửa là đọc theo kiểu cổ. Phương Sóc: Theo Hán Vũ Cố Sự, Đông Phương Sóc ba lần đến Dao Trì trộm đào tiên về cho Hán Vũ đế, khiến Tây Vương Mẫu giận, đày xuống cõi trần. Ý cả đoạn 5: Xuân qua rồi, má đào phai hết; Nhưng khi cây lại đơm hoa nữa thì hoa sẽ nở bung một lượt khắp đất trời thành từng luống; Yến tiệc ở Dao Trì của Tây Vương Mẫu đã định ngày rồi (khi hoa kết trái); (Nhưng) chớ để cho Đông Phương Sóc đến giả vờ làm bạn rồi giở trò ăn cắp đào tiên. Hở cơ: vô ý, không giữ kĩ, lộ mưu kế. Há: nào phải Tin khá tin thì ngờ khá ngờ: Ngữ pháp cổ. Nói theo ngữ pháp hiện đại là “Tin thì có thể tin, mà ngờ vẫn có chỗ ngờ.” Thì ở đây gần như là mà. Ý cả đoạn 6: Đào tiên không được canh giữ cho kỹ, để Phương Sóc vào lấy mất; Ba lần đến, ba lần được, há phải chuyện tình cờ; Nếu có ai đến Dao Trì hỏi thử Tây Vương Mẫu; Chuyện này tin thì có thể tin, nhưng ngờ vẫn có chỗ đáng ngờ.


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 84 Sau khi đã mổ xẻ phân tích bài thơ, điều mà tôi đã ngần ngại không muốn làm từ mười năm nay, tôi đọc lại bài thơ một lượt từ đầu đến cuối, như những ngày xưa. Tôi vui mừng thấy rằng núi vẫn là núi, sông vẫn là sông, Đào Hoa Thi vẫn là một bản nhạc không lời, đẹp trinh nguyên và vĩnh cữu như những hứa hẹn từ thuở ban đầu. Song, tôi vẫn thấy có điều gì vương vấn trong lòng, chưa thể dừng lại ở đó. Đành rằng thơ Nguyễn Trãi có nhiều bài nhẹ như tơ, bởi vì, nói cho cùng, không có gì Nguyễn Trãi mong muốn được làm trong một kiếp hiếm hoi mang thân người hơn là “Am trúc hiên mai ngày tháng qua” (bài 4), “Đem công danh đổi lấy cần câu” (bài 30), “xây nhà trên núi, gối đầu lên tảng đá mà ngủ”, hoặc quảy nước về pha chè (trong nước có bóng trăng), rồi khoan khoái nằm khểnh trong căn phòng đọc sách phủ rợp bóng mây, đi vào giấc mộng mơ màng chỉ với một ý nghĩ duy nhất còn bám lấy tâm trí nửa say nửa tỉnh là chưa ai quét lá thông ngoài cửa (bài 51), nhưng có lẽ nào một tâm hồn lớn như Nguyễn Trãi, một viên ngọc Lam Điền của tinh hoa văn hoá và tư tưởng Việt Nam, một vĩ nhân hiếm có mà suốt mấy ngàn năm lịch sử của dân Việt chỉ có hai ba người có thể sánh nổi, với “tài kinh bang tế thế làm rạng rỡ cho đất nước xưa nay chưa ai sánh được” (“kinh bang hoa quốc cổ vô tiền”, Nguyễn Mộng Tuân), với khí tiết “sạch như giá tuyết đựng trong bình ngọc” (“Mạn Hứng”), với những tư tưởng cao quý (“việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”), và hoài bão lớn lao (duy tân khắp chốn [BNĐC], “muốn đem nước hoa lan chia khắp bốn biển, từ nay gột rửa cho hết thảy những người còn bị ghét bẩn [“Đoan Ngọ”]…), người đã viết lên áng hùng văn thiên cổ Bình Ngô Đại Cáo (BNĐC) mà văn chương và tư tưởng sẽ còn lưu truyền đến muôn đời, người đã viết lên những bài thơ Quốc Âm mà mỗi lời mỗi tiếng là hạt minh châu của ngôn ngữ và tình tự dân tộc…, có lẽ nào một con người như thế mà viết một bài thơ dài như Đào Hoa Thi, với những ẩn dụ về tiệc bàn đào của Tây Vương Mẫu, về sứ chim xanh, về Đông Phương Sóc lân la trộm đào, và “hở cơ”… chỉ để vịnh hoa giải sầu? Có chăng một tâm sự ẩn giấu? Tôi nghe văng vẳng bên tai những lời thơ tha thiết của ông: Tình thư một bức phong còn kín Gió nơi đâu, gượng mở xem! (“Ba Tiêu”) Ta có thể giữ được tâm bình thản để đi vào thế giới thơ của ông mà mở cái khối tình “còn kín” trong đó chăng? Sau mười năm nếm mật nằm gai với Lê Lợi, một mặt dùng quân sự, một mặt dùng văn chương trác tuyệt — một thứ văn chương chỉ có thể nở ra từ một tấm lòng thấu hiểu được đạo Nhân Nghĩa — để đánh thức lòng người, cuối cùng ông cùng với Lê Lợi và nghĩa quân đã quét sạch bóng quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, cấp thuyền cấp ngựa cho chúng về nước. Rồi khi tiếng sáo thanh bình và khúc ca khải hoàn trổi lên trên khắp mọi miền của đất nước, ông lại cùng Lê Lợi đại cáo DUY TÂN cho toàn dân, được ghi rõ trong mấy câu cuối cùng của BNĐC (“Bốn phương phẳng lặng thanh bình / Tuyên bố thời đại duy tân khắp chốn2 ”), để cho nước Việt “Muôn thuở nền thái bình vững chắc / Nghìn thu vết nhục nhã sạch làu.” Song, thật là chua chát, ông sớm nhận ra mộng bao giờ cũng đẹp mà lòng người thì “cực hiểm”, khó dò (“Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết / Bui một lòng người cực hiểm thay”): tuy nạn binh đao đã dứt, mà mỗi lần ông hồi tưởng hay thấy lại cảnh xưa, vẫn giật mình thấy thân mình còn lành lặn, thế nhưng chốn quan 2 Nguyên văn: “Tứ hải vĩnh thanh, đản bố duy tân chi cáo 四海永清誕布維新之誥.” Bản dịch nổi tiếng của Cụ Bùi Kỷ không hiểu vì lí do gì bỏ hẳn mất hai chữ “duy tân.” Cụ dịch là “Phẳng lặng bốn bể thái vũ, mở hội vĩnh thanh.” Không biết có phải vì Cụ muốn tránh sự kiểm duyệt của Pháp (vì có tên vua Duy Tân) chăng?


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 85 trường còn đáng khiếp hãi hơn nữa, khiến ông phải than: “Hoạn tình dị khiếp thương cung điểu” (trong chốn quan trường, lòng những khiếp sợ như con chim phải cung; “Mạn Hứng”). Theo đạo của người quân tử, ông về ở ẩn nơi Côn Sơn, tiêu sái qua ngày. Song, tuy nói là “rủ bụi trần”, nhưng một tâm hồn nhân ái vị dân vị nước như ông làm sao có thể nguôi nghĩ đến vua, cha, và những lí tưởng mà ông suốt đời theo đuổi: Bui một tấc lòng ưu ái cũ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông (“Thuật Hứng”) Còn có một lòng âu việc nước Đêm đêm thức nhẵn nẻo sơ chung (Bài 65) Tấc lòng đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông ấy, nỗi âu thức nhẵn nẻo sơ chung ấy là “khối tình còn kín” của Đào Hoa Thi mà tôi xin được mượn nguyên văn lời của Giáo sư Trần Ngọc Ninh để diễn bày và cũng để kết thúc bài viết đã hơi dài này: “Mỗi bài thơ Việt Nam là một công án, hay là một cái án, có một cái kì oan ở trong. Nguyễn Du dấu nỗi ‘kì oan’ của mình trong thơ Kiều, nên nói ‘Rằng hay thì thực là hay, nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào.’ Thơ Quốc Âm của Nguyễn Trãi có một bề ngoài thanh thản, nhưng phải nghe thấy những tiếng ‘đục như tiếng suối mới sa nửa vời’ thì mới thấy sự đắng cay của một bậc siêu nhân (siêu có nghĩa là ‘siêu thoát’). Đào Hoa Thi là một bài Nguyễn Trãi viết khi mới về Côn Sơn và còn hi vọng rằng sự nghiệp cách mạng của Đức Vua Lê Lợi sẽ còn được đơm thì và hoa lại luống liền. Trong Đào Hoa Thi, tôi thấy những biểu tượng. Mùa xuân hoa đào nở là nền độc lập tự do và những hứa hẹn về màu sắc, hương hoa và tình người. Nắng xuân (khí hồng quân, khí dương hòa) là ơn vua và lộc nước, không phải chỉ cho má đào mà cho tất cả các loài hoa, đâu đâu cũng một khí dương hòa. Nhưng xuân chỉ có một thì, qua đi rồi thì e rằng má đào phai và lòng người cũng nguội lạnh [chú thích của TUT: sau mười năm binh lửa, ta đuổi được quân Minh về nước, khó khăn tưởng như đã qua, nhưng đánh giặc đã khó mà dựng nước lại càng khó hơn, nhất là khi lòng người đã mệt mỏi], trừ phi rằng ‘lại đơm thì (để cho) liền luống hoa’ thì yến tiệc bàn đào ở Dao Trì như đã hẹn (tức là hoài bão DUY TÂN trong Bình Ngô Đại Cáo) sẽ có như toàn dân mong ước, chỉ e rằng có những Đông Phương Sóc sẽ đến ăn cắp những quả của mùa xuân; chúng đã ba lần tỏ rõ ý định cướp công rồi, và ta phải đề phòng.” (Trần Ngọc Ninh) Virginia, đầu Xuân Tân Mão 2011 TUT


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 87


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 88


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 89


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 90


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 91 BĂNG QUA MÙA XUÂN Có gã mặt trời tận tụy Kéo bầy thê tử chơi rong Đánh một vòng quay túy lúy Dạo quanh vũ trụ hồng hồng Anh cuộn mùa thu tay áo Đuổi theo đông chạy trên đường Chợt nghe râm ran tiếng pháo Ồ xuân đã đến rồi sao? Muốn múc một gàu nắng mật Từ nơi vũng sáng bềnh bồng Tưới một linh hồn khuyết tật Và nghe sỏi đá đơm bông Tóc vẫn một chiều gió khuyết Áo ai bay giục vàng thu Nắng đã soi vào đáy huyệt Và thơ lại cất lời ru Anh băng qua vùng nhật nguyệt Gọi tên em một nốt trầm Đất đã tan rồi băng tuyết Mưa tình trổ nụ lâm thâm Anh băng qua trời ẩn dụ Hỏi xin một lá ngô đồng Thấy chim phượng hoàng cánh rũ Vừa bay về phía mênh mông Houston 22-02-2022 Đặng Toản


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 92 HÀNH HƯƠNG TÌM ĐỈNH MÙA XUÂN Xé thơ vá những nụ cười Rách tơi tả giữa kiếp người trầm luân Hành hương tìm đỉnh mùa xuân Xôn xao vẳng tiếng tình quân hẹn hò Lặn sâu tận đáy âu lo Lắng nghe ngọn gió buồn xo thổi tràn Trầm tư, lời nhẹ hỏi han Từ tro nguội một mầm than còn hồng Áo ngày về giặt ven sông Đã lâu nhuốm bụi chợ đông phiên nào Đỉnh mùa xuân ở trên cao Đường xanh lối mộng mắt vào khói sương Giọng ai hò ở bên nương Lòng không còn bị vòng cương tỏa nào Sau lưng chừng tiếng ai chào Ồ! Cô hàng xóm chung rào chửa quên Áo tình tôi khoác buồn tênh Nụ cười em nở lênh đênh môi hồng Áo người xanh mấy cuộc sông Đỉnh mùa xuân cũng trôi không quay về Đỉnh tình trao, đỉnh môi thề Đỉnh nào tay chạm vụng về đa đoan Hành hương cặm cụi chân ngoan Đỉnh mùa xuân gọi hân hoan muộn phiền Houston Đặng Toản


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 93 MÀU XUÂN Màu xuân gọi khẽ, êm đềm nắng Ủ cánh mai vàng nghiêng gió trưa Mộng theo chiều rớt ngoài hiên vắng Chạm nỗi buồn, trôi xuống cơn mưa Cuối chạp nhìn năm gầy hấp hối Bánh thơm áo lá, gió xuân lèn Đất trời sắp sửa vào hôn phối Mưa tràn qua ngõ nắng mon men Con chim gõ kiến trong lòng cất Từng nhịp âm thầm, thương nhớ quê Người xưa không biết ai còn, mất Một gánh, hai vai nhật nguyệt về Gót qua truông hẹp lòng se khói Thắt bím đôi vần thơ đánh rơi Khúc Xuân khơi lộng tình vòi või Mùa cạn dần đông, năm tháng vơi Xuân ẩn đằng sau tờ lịch cũ Áo nhàu, căng mọng gió tương tư Thơ nháp, nhét chêm chân sập gụ Tiếng cười giấu bớt, sợ hòng dư Dẫu xuân cũng có khi ngọt, đắng Đời xáo nhào, bao cuộc được, thua Bởi thế nên Ông Trời thinh lặng Khi không lại dựng đến bốn mùa Trốn đâu cũng được thêm một tuổi Thần thời gian vốn rất công bằng Hạnh phúc - khổ đau là co, duỗi Hai đầu đều phỏng, lửa và băng Anh vay cơn gió mùa triển hạn Đuổi gặp chùm quê lạc cuối trời Con nước qua cầu, con nước cạn Dễ gì cho giặt búi sầu phơi Houston Đặng Toản


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 94 XUÂN CHỚM Chườm xuân vào mấy cành đông Hay tin tết đã xa trông đến vừa Chiều biên tập những cơn mưa Áo xanh chợt đọng màu trưa lấm vàng Chiều trôi vào mộng khẽ khàng Nắng tuôn ngập lối thênh thang phân kỳ Gói lòng một phận thiên di Tình xa gió lộng, xuân đi ngập ngừng Khúc Xuân lạc giọng bìa rừng Áo xuân bặt thiệp khoác mừng tri âm Vở kịch đời, đóng vai câm Vin màu thương hải ta trầm tích nhau Bài ca xa vắng thuộc làu Ngẩn ngơ mộng chín bên màu nắng phai Houston Đặng Toản


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 95 NHỚ TẾT QUÊ XƯA Tàn đông ngồi nhớ quê ray rức Áo gấm ai đành soi bước đêm Hiu hắt thẳm sâu vùng ký ức Dường như Xuân khẽ gọi bên thềm Trái đất day nghiêng mùa đổi trục Thức hoài sao mộng vẫn còn dư Cha cười lãng đãng bên giậu trúc Cặm cụi em chùi mấy bộ lư Chùm hoa vạn thọ bàn thổ địa Ngước nhìn ghẹo cụm sứ bàn thiên Con mực nằm ngáp ruồi lia lịa Chậu quý đêm rồi trộm đã khiêng Mẹ ngồi vo nếp bên bờ giếng Củi đã phơi khô, gạch chất kiềng Gừng xên nhỏ lửa chanh vài miếng Kiệu đủ ăn dần hết tháng giêng Áo dài khăn đóng ông nội vái Chị mót xôi chia đám trẻ gầy Anh đùm cặp rượu sang nhà gái Đẹp lòng nhạc phụ cuối thôn Tây Lạt chiều buộc bánh đêm say khước Ướt mấy chùm trưa, lá rửa đìa Gánh Xuân chạy đụng mai sân trước Màu cúc vàng như luống cải chia Xuân đứng bên đời canh nhật nguyệt Vét buồn len lén gửi thu đông Vui đến khi nào con trăng khuyết Rọi bờ lau sậy phía ven sông Ngao ngán năm nao mùa thất bát Nếp, đường, mâm cỗ phải vay đong Hội làng cũng vắng hoe tiếng hát Đêm gầy, đèn hột vịt thôi chong Gió xa lùa áo ai ngời nắng Một giọng hò xanh mấy quãng đồng Bao năm rồi Tết quê mình vắng Anh về biết có kịp Xuân không? Anh hốt tàn tro trong bóng khói Trả về nắng mật chút hương thầm Xuân miền cố quận chiêm bao vói Rót sầu xiêu lệch xuống vai câm Viết bên máy laser CNC Đặng Toản Houston


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 96 NỖI NIỀM XUÂN Mưa xuân ướt sũng câu hò Nắng xuân sưởi một tầm đò bến mơ Gió xuân ngủ đậu vuông cờ Xuân sang rộn rã quên hờ hững đông Giò lan nghiêng ngó đóa hồng Nhành mai tỏa sáng, nụ phồng rộp sương Bánh xe dỗ ngọt con đường Vòng quay cần mẫn, bụi nhường nhau lăn Rót chiều đầy chén ăn năn Bón thơ cội nhớ bớt cằn cỗi thêm Gói lòng ủ cất trong đêm Giọt trăng đã tỏ bên thềm nỗi riêng Ù lì, tết cũng về khiêng Quẳng ra phố rộng, nở kiêng nụ buồn Bên bánh chưng, nhớ cội nguồn Hồn ngàn năm ngự lòng khuôn xanh đầy Quê như đòn gánh cong gầy Lum khum đội nón, ngồi đây nhớ nhà Lặng nhìn người khuấy sơn hà Trong thùng bia của sử gia hoạt đầu Nhớ quê, chỉ biết nguyện cầu Trăm năm thơ đứng quạt hầu thiên thu Houston /Đặng Toản


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 97 Tha Nhân mượn hai câu Thực trong bài ‘’Thăng Long Thành Hoài Cổ’’của Bà Huyện Thanh Quan, để dùng làm ‘’Tung Hoành Trục khoán’’trong bài đường luật: NHỚ HỒI BINH LỬA bên dưới: Mời quí vị chấp bút: “LỐI XƯA XE NGỰA HỒN THU THẢO NỀN CŨ LÂU ĐÀI BÓNG TỊCH DƯƠNG” (Trong TLTHC của "Bà Huyện Thanh Quan") NHỚ HỒI BINH LỬA LỐI ấy bây giờ phủ khói sương XƯA thời tuổi trẻ bước lên đường! XE rời trận địa rời tay lái NGỰA bỏ biên thuỳ tháo bỏ cương HỒN tử sĩ tìm thăm chiến địa THU chinh nhân muốn viếng sa trường THẢO nguyên nay nhớ hồi binh lửa NỀN CŨ LÂU ĐÀI BÓNG TỊCH DƯƠNG Camthành Oct 5, 2018 Tha Nhân THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ Tạo hoá gây chi cuộc hý trường Đến nay thấm thoát mấy tinh sương Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương Ngàn năm gương cũ soi kim cổ Cảnh ấy người đây luống đoạn trường Bà Huyện Thanh Quan


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 98 Nhân Tết Giáp Thìn 2024, Tản Mạn về RỒNG qua Ca Dao Việt Nam * Lê-Ngọc Châu (M_Ger) Rồng là con vật đứng đầu trong bộ Tứ linh: Long, Lân, Quy, Phụng. Và như chúng ta biết, Rồng là con vật không có thật trên thế gian và Rồng do trí tưởng tượng của con người mà có trong chuyện cổ tích. Trong 12 con giáp, Rồng đứng thứ Năm và có thể nói là con vật cao quý nhất vì lúc nào Rồng cũng ở trên … mây. Riêng kho tàng Ca Dao, Tục Ngữ Việt Nam không thiếu những câu nói về Rồng, điển hình: Thuyền Rồng chở ván mù u Người khôn ở với người ngu bực mình. Trong lãnh vực yêu đương, hãy nghe anh chàng văn hoa ví von Rồng nằm bể cạn phơi râu Mấy lời anh nói dấu đầu hở đuôi


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 99 Nhưng đôi khi, tình yêu đã làm cho "chàng Rồng" ta gồng mình hỏi thẳng thừng Rồng giao đầu, Phụng giao đuôi, Nay tui hỏi thiệt : Mình thương tui không mình? Văn chương Việt Nam phong phú nên câu ca dao trả lời cũng rất văn hoa, trữ tình Nhớ chàng như vợ nhớ chồng Như chim nhớ tổ, như rồng nhớ mây... Để diễn tả cảnh vợ ngóng chồng, ca dao Việt diễn tả Thế gian được vợ hỏng chồng Có đâu như rồng mà được cả đôi Diễn tả sự hiếu thảo của con cái đối với Cha Mẹ, người đời diễn tả ước mơ đó như sau Bao giờ cá chép hoá long Đền ơn cha mẹ ẵm bồng ngày xưa Tình yêu, duyên phận đôi khi rất tình cờ, tình cờ nưng trữ tình như qua câu ca dao Tình cờ anh gặp mình đây Như cá gặp nước, như mây gặp rồng Để rồi nhớ nhung lúc xa nhau cũng rất văn hoa Thiếp xa chàng như rồng nọ xa mây Như con chèo bẻo xa cây măng vòi Tình nghĩa vợ chồng trong Xã hội Viêt Nam như chúng ta biết rất gắn bó bất chấp hiểm nguy (điển hình trong thời chiến của Việt Nam trước 1975) cho nên Ca Dao Việt Nam cũng ví von Có chồng thì phải theo chồng Chồng đi hang rắn, hang rồng cũng theo... Diễn tả sự chung thủy, tính thủy chung trong tình yêu cũng mượn Rồng để đề cập đến Trăm năm ghi tạc chữ đồng Dù ai thêu phụng vẽ rồng mặc ai Để ví von người phụ nữ lấy được ông chồng khôn ngoan, ca dao Việt Nam có câu Phận gái lấy được chồng khôn Xem bằng cá vượt vũ môn hóa rồng và qua câu ca dao sau đây cho ta thấy giá trị cao quý của "Rồng" Một ngày dựa mạn thuyền rồng Còn hơn chín tháng nằm trong thuyền chài ....


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 100 Không chỉ có CA DAO mà ngay cả Tục Ngữ Việt Nam cũng đề cập đến RỒNG, điển hình như Rồng đến nhà tôm Rồng bay phượng múa hay Cá chép hóa Rồng Ngọc ẩn long tu Xin được mở ngoặc thêm ở đây chút xíu để nói về Rồng (trích dẫn / tóm lược theo internet và mạn phép được diễn đạt theo văn phong học Việt Văn của một cựu học sinh ban Toán (Ban B) trước 1975 thời Việt Nam Cộng Hòa. Mong quý thưác giả hoan hỷ cho mọi sơ sót !). Quý vị cũng biết dưới chế độ phong kiến, Rồng tượng trưng cho Vua (long thể) còn được mệnh danh là Thiên Tử (con trời). Vì vậy, các bộ phận trên thân thể cho đến những đồ dùng hàng ngày của "Thiên Tử" đều được gắn với hình tượng con Rồng: long nhan (mặt vua), long bào (áo của vua có thêu rồng), long xa (xe dành cho vua), long sàng (giường để vua nằm)... Với truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên, Rồng là niềm tự hào về dòng giống, cội nguồn của người Việt Nam. Nếu chúng ta nhìn hình thể đất nước Việt Nam từ Bắc đến Nam với hình cong chữ S, có thể nói là không khác gì con Rồng nằm uốn khúc dọc theo bờ biển và các địa danh (theo internet) như : Long Ðổ, (rún Rồng), Long Biên, Thăng Long (tên thủ đô Việt tộc vào thế kỷ thứ 6), Vịnh Hạ-Long (đây là kỳ quan thế giới công nhận), Bình Long, Phước Long, Long Thành, Long Khánh, Long Hải (bải tắm đẹp ở Vũng Tàu), Long Bình, Long An (nếu ai đi trên đường từ Sài Gòn về Miền Tây thì sẽ qua cầu Bến Lức thuộc Tân An ngày xưa (thuộc Long An), Long Hồ (nằm trong lãnh thổ Vĩnh Long), Long Mỹ (thuộc về Chương Thiện), Thới Long (là một xã thuộc quận Ô Môn, Tỉnh Cần Thơ tức Hậu Giang ngày nay, nơi đây có nhiều cây trái danh tiếng nhứt là Cam, Bưởi...). Ở Miền Tây có 2 địa danh mang tên Long, trở thành tỉnh lỵ, không những có những cây lành trái ngon ngọt nữa, đó là Vĩnh Long và Long Xuyên. Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1899-1902) Cầu Long Bình thuộc tỉnh An Giang, Cầu Thăng Long bắc ngang qua hai làng Đông Ngạc và Võng La. Cầu Rồng bắc qua sông Hàn (Đà Nẵng)... (sưu tầm và biên soạn lại). Suốt quá trình Việt Nam bị đô hộ và sau đó phải "giao lưu văn hóa với Trung Hoa", khái niệm Rồng của Trung Hoa mới du nhập vào nước Việt Nam ta. Từ đó, người Việt mới có khái niệm Rồng như là một con vật linh thiêng, trong hệ thống Tứ Linh: Long, Lân, Quy, Phụng và cũng từ đó, trong ngôn ngữ, từ long hay Rồng mới gắn liền với cương vị đế vương, vua chúa, hay những thực thể cao quý. Như một loạt từ sau đây:


Click to View FlipBook Version