The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by lanthicung, 2024-01-26 22:01:57

VBVNHN Tam Cá Nguyệt San Kỳ 1

VBVNHN Tam Cá Nguyệt San Kỳ 1

[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 301 Trước năm 1975 đất đai tại nơi đây còn rộng lớn và không đắt giá lắm, người dân Thành Phố Sài Gòn xem Thủ Đức như sân sau, như lá phổi của Sài Gòn, những người có tiền họ mua đất để trồng vườn cây ăn trái, cuối tuần đến nghỉ ngơi. Sau năm 1975, khi cộng sản chiếm đóng miền nam, thì một năm sau một tên Bí thư công an xã Phước Bình, đến khu vườn nhà cô tôi, chúng ngang nhiên chiếm đất, chúng đến ngăn hàng rào chiếm một nửa mẫu đất phía sau vườn, chúng còn mở rộng một con đường bên hông khu đất, lấn chiếm khoảng 4 mét ngang và vào sâu 50 mét, chúng làm thành cổng vào khu đất mới chiếm được. Chúng ngang nhiên cho xây cất biệt phủ. Cô tôi có đặt vấn đề chủ quyền miếng đất. Thì bọn chúng trả lời đây là đất của bọn Ngụy Quân, nếu tiếp tục thưa kiện sẽ đuổi đi kinh tế mới. Cô tôi sợ quá đành phải chịu thua lũ ăn cướp này. Chính quyền cộng sản xã nơi đây vào những năm đầu mới xâm chiếm miền Nam, bọn chúng rất lộng quyền muốn là gì thì làm. Cô tôi đã kể cho tôi nghe câu chuyện đứa con lại Mỹ, cháu bé gái mới 4 tuổi bị mấy thằng Xã đội Phước Bình trong đó có thằng Tám chăn vịt, bắt trói đứa bé lai Mỹ nơi bụi tre, để trả thù đế quốc Mỹ, đứa bé gần chết nếu không nhờ người dân phát hiện sớm, rồi đưa đi bệnh viện cứu sống. Câu chuyện này tôi viết lại theo lời kể của Cô tôi. Mỹ Lệ là tên gọi do tôi tự đặt ra để nói lên thảm cảnh của những đứa con lai Mỹ bị bỏ rơi. Đúng như cái tên tôi đã đặt cho đứa con lai Mỹ Lệ (Giọt nước mắt người lính Mỹ bỏ quên) Lê Tuấn Hình minh họa created by lê tuấn


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 302 Đầu năm mới Thùy Nhân xin phép được: “ÔN CỔ TRI TÂN” Một số những sinh hoạt của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại. **************** **Cảm Nghĩ sau khi xem “video” “Văn Bút Tao Đàn** -Orlando FloridaNgày 19/20 Tháng 9/2020 Vũ Thùy Nhân Xin Quí Văn Hữu đọc lại bài Thơ sau: Tôi đã xem đi, xem lại nhiều lần, VIDEO mà.... CHỦ TỊCH DƯƠNG THÀNH LỢI VÀ CUNG THỊ LAN gửi, CUỘC HỌP MẶT:Thật thân tình, thật vui tươi... đầm ấm biết bao! Các BẠN NỮ...Ai cũng xinh đẹp làm sao! phản ảnh vẻ đẹp tâm hồn của qúi Chị... những PHỤ NỮ QUÊN MÌNH HI SINH CHO LÝ TƯỞNG... THANH CAO. HAI VỊ CHỦ TỊCH PHÁT BIỂU những lời từ sâu tham trái tim.... Nên tin rằng THƯỢNG ĐẾ SẼ LẮNG NGHE... VÀ CHÚC PHÚC, VĂN BÚT sẽ thăng hoa như quý vị ước mong ! Những màn Văn Nghệ, và phát biểu của Quý ông, đều hấp dẫn và THÀNH TÂM THÀNH Ý ! Cuộc HỘI NGỘ được tổ chức... giữa mùa... Cô... VÍT..hoành hành.... QUÍ ANH CHI về... từ những miền xa.... cuộc HỘI NGỘ đã không xẩy ra trắc trở.... NHƯNG... Thật BÌNH AN, THẬT CHAN HOA TÌNH NGHĨA.... NHÂN DANH MỘT VĂN HỮU CÙNG CHUNG LÝ TƯỞNG... -" NIỀM VUI VÀ THÀNH CÔNG CỦA QUÝ BẠN, cũng là niềm vui...của các VĂN HỮU TỪ XA... Thùy Nhân Xin được phép chia sẻ, NHỮNG TÌNH CẢM CHÂN THÀNH, NGƯỠNG MỘ" Xin THƯỢNG ĐẾ luôn luôn phù giúp chúng ta, luôn an bình, mạnh khỏe và chan hòa hạnh phúc… *******************


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 303 Và cũng dịp này Thùy Nhân đã tặng chị Chủ tịch VBVNHN là Văn Thi Sĩ Cung Thị Lan bài thơ sau. ***DỄ BUỒN...DỄ VUI **** Cung Lan làm Thùy Nhân cảm động quá, Chị Em mình có trái tim đa cảm hơn người, Rất dễ buồn và cũng rất dễ vui, dễ nóng giận, và dễ yêu... say đắm... Nhưng rất may là chúng mình, được giáo huấn từ thời niên thiếu, nên hiểu rõ chân lý cuộc đời. Chỉ nổi nóng với những điều bất xứng, với những kẻ hành vi lỗ mãng... hành xử ngược với chân lý ngàn đời. Cung Lan ạ, hãy lợi dụng con tim... đa cảm của...chúng ta, dùng THƠ, VĂN bảo tồn, phát huy chân lý, đả phá những gì sai trái, hại người, và hiên ngang, quả cảm trước âm mưu quỷ dữ, "Muốn gieo rắc và làm hoen ố... những tâm hồn chân thật, thanh cao... VU KHỐNG, GIÁ HỌA NHỮNG NGƯỜI CÔNG CHÍNH" Cung Lan nhé, CỨ VỮNG TÂM, VỮNG Ý... Theo con đường Thượng Đế muốn... Nàng theo. Muốn tâm sự với mình lúc nào cũng được, Thật tình QUÝ NÀNG và hân hạnh... quen thân. Thân mến Vũ Thùy Nhân. ******************* Và Thùy Nhân cũng xin Ghi lại một vài tâm tình trao đổi giữa các Văn Hữu, để thấy rằng anh chị em trong Văn bút Việt Nam Hải ngoại rất đoàn kết, tin tưởng và quý mến nhau. ******* Chủ Tịch Thành Lợi viết: Thuở vàng son em nhớ lại thời sinh viên khá náo loạn làm đủ việc từ văn nghệ, gia bảo, trại hè, xuống đường.. và nếu có gì thì chắc là son chứ thiếu vàng vì lúc đó nghèo rớt mùng tơi, có tháng không có cả mồng tơi để rớt. Em biết về chuyện cây đàn piano của gia đình chị Hồng Thủy.. lo cho con học âm nhạc ngay cả lúc chật vật mới bước chân lên xứ lạ.. bây giờ là xứ quen của mình. Qua nhà em thì thấy đầy sách báo và nhạc cụ. Mê sách thì nhờ nhật báo và tủ sách ba; lúc bé em rất thích đọc sách lịch sử như Hùm Thiêng Yên Thế (cụ Đề Thám) và cuốn sách tạo ấn tượng lớn năm 5, 6 tuổi là- Tâm Hồn Cao Thượng. Về âm nhạc má em bắt học từ bé vì “đàn ông thì cái gì cũng phải biết” nhưng thật sự thì em biết là chỉ vừa đủ kiến thức nhạc lý để...


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 304 đứng dựa cột và vỗ tay cho quý anh chị đàn hát thật hay trong như anh Thanh Sơn, anh Từ Khải, chị Vũ Thùy Nhân với đại gia đình gồm nhiều ca nhạc sĩ nổi tiếng tại Cali. CT. Hồng Thuỷ viết: Đúng là “Tre Già Măng Mọc”. Nhìn các con thấy vui và nhớ lại thuở vàng son của mình phải không anh Lợi? Âm nhạc là môn giải trí hay nhất cho tuổi trẻ, nhẹ nhàng, thanh cao làm cho tâm hồn mình phong phú hơn. Bởi vậy 4 đứa con của tôi học Piano từ nhỏ ở VN. Hồi mới qua đây tuy đời sống còn chật vật, tụi tôi cũng cố lo cho các cháu tiếp tục học Piano cho lên đến đại học mới ngừng vì quá bận học. Chúc mừng anh chị Lợi có các con ngoan, đàng hoàng và học giỏi. Đó là niềm mơ ước của tất cả các bậc phụ huynh. Kính chúc quý văn hữu mọi điều may mắn, an lành. Thân mến Hồng Thuỷ Chủ tịch Cung Lan viết: Chân thành cảm ơn cựu Chủ Tịch Vũ Thùy Nhân ******* Cựu chủ tịch Vũ Thùy Nhân kính mến, Cung Lan chân thành cảm ơn chị đã dành thời gian nói chuyện với Cung Lan trong tình trạng sức khỏe chưa bình phục hẳn. Cung Lan rất mừng là chị nhận lời vào Ban Cố Vấn Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại nhiệm kỳ 2021-2023. Khi nào chị khỏe hẳn, chị cho Cung Lan xin vài tấm hình vừa ý nhất của chị kèm theo Tiểu Sử nha. Nếu chị muốn Cung Lan lấy phần tiểu sử mà chị vừa ý nhất đã đăng trong sách hay đặc san, Cung Lan sẵn sàng đánh máy lại như Cung Lan đã làm giúp vài anh chị Cố Vấn khác Chị đừng ngại gì cả nha! Chị có thể gửi sách đến địa chỉ Cung Lan: TO: CUNG THỊ LAN: 2 STANFORD GARDEN CT SILVER SPRING MD 20904 Mến chúc chị buổi tối đầm ấm và an lành. Cầu mong chị sớm bình phục và luôn dồi dào sức khỏe. Em Cung Lan ************ *****Thưa CT. Dương Thành Lợi, CT. Cung Lan, CT. Hồng Thủy Và Quí ACE Văn Hữu, Cảm ơn quí Chủ Tịch đã chia sẻ một chút riêng tư… cử chỉ tin tưởng và thân ái này khiến chúng ta cảm thấy thân gần nhau hơn phải không thưa quí AC và Quí Bạn. Thùy Nhân thiết nghĩ trong một tổ chức gồm những người cùng chung lý tưởng, nguyện vọng, chúng ta cần học việc làm này, thỉnh thoảng chúng ta cũng nên chia sẽ với nhau… chút đỉnh… riêng tư… Để duy trì tình thân ái.


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 305 “Vô tri bất mộ” mà! Chúng ta là giới…” Duy trì, gieo rắc tình thân, cái Hay cái Đẹp “ về mọi lãnh vực của - cuộc sống con người ; thì chính chúng ta là những người trước tên phải được hưởng những gì chúng ta muốn…( dùng thơ, văn) để đem đến cho người khác (tha nhân) để cảm hóa người khác… Mùa dịch này mà chúng ta tổ chức…ngày họp mặt, và lại được rất nhiều quí văn hữu hưởng ứng, thật là một việc làm đáng ngưỡng mộ, nói lên tinh thần đoàn kết thân thương. Riêng Thùy Nhân rất vui mừng và cảm phục. Việc làm này… xua đi những áng mây…đen… đã làm buồn lòng không ít những người có tâm huyết! Quý anh chị em quý bạn ơi, chúng ta hãy suy nghĩ lạc quan. Thương yêu khuyến khích nhau, Dùng khả năng mà Thượng Đế trao ban cho chúng ta để thực hiện những điều tốt đẹp cho chính chúng ta, cho Quê Hương, cho Nhân Loại… “Nhân vô thập toàn” ai cũng có ưu, khuyết điểm, nếu có những sai sót, chúng ta hãy nhắc nhủ nhau trong tinh thần xây dựng, thương yêu, đoàn kết. Tại sao phải chửi bới, phải nặng lời nhỉ, thực rất đau lòng… *** vì xúc động Thùy nhưng đã… nói hơi nhiều… Xin quý anh chị em và quý bạn bỏ qua việc…” nói nhiều” này của Thủy nhân và xin nghĩ đơn giản là việc làm này phát xuất do cảm tình sâu đậm của Thùy Nhân dành cho quý vị…và… vì…là… “ma cũ “...hi hi hi Thùy Nhân đã tham gia VBVNHN từ năm 2002 rồi, cũng đã trải qua biết bao buồn vui, cay đắng… nhưng “cứ vững bước theo chân lý mình chọn…” Rất tiếc là lần họp mặt này Thùy Nhân không tham gia được. Xin chân thành kính chúc mọi sự vui tươi, tốt đẹp, an bình, hạnh phúc … và đạt được chủ trương của Văn bút Việt Nam Hải Ngoại cũ, mới và quý Văn Hữu thân yêu! Xin Thân Chào trong tin thần thân yêu đoàn kết. Vũ Thùy Nhân (cựu CT VBTNHK)


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 306 TRƯNG NỮ VƯƠNG Liên hoàn nhị khúc Phong Châu Lạc Tướng bậc hùng anh Non nước lầm than dạ chẳng đành Kiếm ngọc dân hờn vang biển thẳm Tìm ngà trai hận thấu rừng xanh Xâm lăng giặc Bắc mơ giành đất Đồng hóa người Nam mộng giữ thành Khởi nghĩa Trưng Vương lòng quyết chiến Đuổi quân Tô Định sáng ngời danh -/-


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 307 Đuổi quân Tô Định sáng ngời danh Tóc xén gươm quăng trốn khỏi thành Thái thú bôn đào tên nhục nhã Nữ Vương thắng trận đấng hùng anh Thanh bình nước Việt vui an lạc Độc ác vua Tàu khởi chiến tranh Dòng Hát trầm mình gương nữ kiệt Sử lưu công trạng ngất trời xanh ThanhSong ntkp HAI BÀ XUẤT QUÂN Muôn người khổ nạn, phải thân chinh Giáp tượng hoàng bào thống lãnh binh Giao Chỉ anh thư gìn giữ nước Mê Linh nữ tướng báo ân tình Giặc Tàu quân Hán thua càng nhục Cháu Lạc con Hồng thắng thật vinh Tại vị ba năm ngôi cửu ngũ Lĩnh Nam tận hưởng cảnh yên bình ThanhSong ntkp-Họa


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 308 TRƯNG NỮ VƯƠNG Quan san nghiêng ngửa dậy cuồng phong Tổ quốc lâm nguy giống Lạc Hồng Quật khởi Trưng Vương giành đất nước Kiên cường Lạc Tướng giữ non sông Thanh bình no ấm người trông ngóng Thạnh trị yên lành kẻ đợi mong Thất trận quyên sinh ngời dũng khí Ngàn sau ngưỡng phục chí tang bồng ThanhSong ntkp-Họa NHỚ GIỖ HAI BÀ Nức tiếng phồn hoa tự buổi đầu Lũng Khê Siêu Loại ấy thành Lâu Nhị Trưng hùng dũng điều binh tượng Tô Định ươn hèn quẳng giáp câu Giữ nước Rồng Tiên càng thắm sắc Gìn non Hồng Lạc chẳng phai màu Tháng Hai Mồng Sáu người dân Việt Nhớ Giỗ Hai Bà dẫu khá lâu ThanhSong ntkp-Họa (Mồng 6/02 Â.L)


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 309 TƯỞNG NIỆM HAI BÀ Trưng Vương đuổi giặc đã thành công Rạng rỡ trời Đông tỏa ánh hồng Giữ đất Phong Châu tình ý hợp Cứu dân Giao Chỉ nghĩa tâm đồng Luy Lâu chiến thắng mừng vui lũy Tô Định bôn đào nhục nhã sông Thạnh trị ba năm dù bại trận Hát Giang tuẫn tiết thật nao lòng ThanhSong ntkp-Họa


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 310


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 311 Tưởng Niệm Ngày Giỗ HAI BÀ TRƯNG (Tứ thủ-Liên hoàn) 1-) Giang sơn một dải núi liền sông Rực rỡ Trưng Vương ánh nhật hồng Thạch Thất căm hờn quân hiểm độc Phong Châu oán hận lũ cuồng ngông Gìn non giữ nước ngời con Lạc Đuổi giặc an dân rạng cháu Rồng Trắc, Nhị xua binh giành lũy Bắc Sách, Nguyên bảo vệ ở thành Đông * 2-) Sách, Nguyên bảo vệ ở thành Đông Là cháu nòi Tiên với giống Rồng Man Thiện không đành nhìn nước bại Lê Chân chẳng nở thấy nhà vong Cùng quân Hợp Phố ghè tan xích Giúp tướng Giao Châu chặt bỏ còng Bảo quốc tiền nhân xương máu đổ Trưng Vương tiếp bước tổ cùng tông 3-) Trưng Vương tiếp bước tổ cùng tông Hồng Lạc ngàn năm rạng rỡ dòng Khí khái anh thư hồn mãi vượng Hào hùng nữ kiệt phách không vong Mê Linh lạc nghiệp thêm bền chí Giao Chỉ an cư khiến chặt lòng Tức vị ba năm cùng bách tính Thanh bình thạnh trị khắp non sông


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 312 4-) Thanh bình thạnh trị khắp non sông Nối gót tiền nhân giống Lạc Hồng Tổ quốc nào quên dù thịnh phế Giang sơn vẫn nhớ dẫu tồn vong Xâm lăng Mã Viện không gìn nghĩa Tự tận Trưng Vương quyết giữ lòng Sông Hát gieo mình danh liệt nữ Ngàn thu chính khí rạng trời đông ThanhSong ntkp-Xướng Mồng 6 /02/Giáp Thìn CA.Mar/15/2024 * ( Theo truyền thuyết, trong bài viết của tác giả Trúc Phương. thì chồng Bà Trưng Trắc tên Thi Sách, chồng Bà Trưng Nhị tên Hùng Nguyên )


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 313 TRƯNG NỮ VƯƠNG Trưng Nữ Vương,Trưng Nữ Vương Muôn thuở nêu cao chí quật cường Dân Việt đồng tâm noi chí hướng Cùng nhau thề chết giữ quê hương Hồng Thủy


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 314 Trưng Nữ Vương Bốn mảnh quần hồng tung vó ngựa Voi dày ngựa xéo cát bụi bay Tung gươm bạt gió xa ngàn dặm Chém xuống quân thù khiếp sợ thay. Ngang dọc quê hương tung lửa hận Giắc Tàu khiếp sợ bỏ cân đai Hán quân tứ hướng cuồng chân chạy Bờ cõi tung hoành một sớm mai. Máu đỏ trắng xương thù báo quốc Ngai vàng ngự trị bảo an dân Nữ vương chấn giữ An Nam quốc Đuổi bóng quân thù bọn Hán gian. Giọt lệ ngàn năn vẫn ngậm ngùi Hồn nơi chín suối rạng danh người Hai Bà nữ tướng hồn dân Việt Ngọn đuốc soi gương sáng rạng ngời. Tế Luân Tưởng nhớ Hai Bà Trưng 03-15-24


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 315 Trưng Nữ Vương Tháng ba ngày sáu giỗ hai bà Lịch sử oai hùng đất nước ta Tiếng trống Mê Linh rền thúc giục Khởi quân đuổi Hán trả thù nhà Đau lòng Thi Sách, lũ cuồng ngông Tô Định bày mưu giết hại chồng Trưng Trắc ra tay thề diệt giặc Cùng em Trưng Nhị hợp tâm đồng Ba năm chiến thắng giữ yên thành Mã Viện quân tràn ngập quá nhanh Nữ tướng can trường liều tuẫn tiết Trầm đời sông Hát giữ thanh danh Tấm gương nhị vị đã quên mình Gìn giữ cõi bờ quyết tử sinh Trưng Nữ Vương ngời lưu hậu thế Đời đời con cháu nhớ điều vinh Minh Thúy Thành Nội Tháng 3/15/2024 (6 tháng 2 Âm Lịch ) ………………………………………………………… Hai Bà Trưng ( Bài Hoạ ) Nhị nữ oai hùng tiến ải san Can trường khởi nghĩa chống loài lang Binh đầu chốn cửa dâng cuồng máu Tướng phó nơi thành nổi nóng gan Đuổi giặc mong làng yên hạnh phúc Xua thù ước cảnh lặng bình an Tinh thần dũng cảm còn lưu sách Đám giỗ hai bà khói tỏa lan Minh Thúy Thành Nội Tháng 3/14/2024


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 316 Trước 1975, ngày 6 tháng hai âm lịch là Ngày Phụ Nữ Việt Nam, chắc quý vị còn nhớ Hai vị nữ anh hùng Trưng Trắc và Trưng Nhị làm ngời sáng trang sử Việt, không ai dám quên. Trong hai cuốn sách của tôi: Tập Thơ Nguồn Thật (thơ Hướng Đạo) và Tuyển Tập "Trên Dòng Kỷ Niệm". Tôi nhiều lần nhắc đến hai vị nữ anh hùng của dân tộc Việt. Xin trích để đóng góp nhân ngày lễ Hai Bà 1/ Phù Đổng vươn mình dẹp giặc Ân Lê Lai cứu chúa đã bao lần Lê Chân nữ tướng, ngời Trưng Triệu Nhi nữ anh hùng chống xâm lăng (Nguồn Thật trang 29) 2/ Mười tám đời quốc tổ Hùng Vương Hai Bà Trưng và Triệu Trinh Nương Thù nhà nợ nước vung tay kiếm Nam quốc vững bền trời một phương (Nguồn Thật trang 48) 3/ Đất Việt anh hùng những Triệu Trưng Đánh Ngô diệt Hán danh vang lừng Lê Chân nhi nữ gương hào kiệt Yêu nước thương nòi dạ thủy chung (Nguồn Thật trang 50) 4/ Trống vọng Văn Lang thuở dựng cờ Trăm con một mẹ trứng Âu Cơ Trống trận Mê Linh ngàn chân bước Dệt trang sử Việt bậc anh thơ (Nguồn Thật trang 52) 5/ Lời Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ (*) Gọi hồn người năm cũ Trưng Vương Phất Cờ Lau đoàn quân ra trận Vinh quang đầu: quốc tổ Hùng Vương (Nguồn Thật trang 92) 6/ Người là ai và Người ở đâu? Trưng Vương Sông Hát giọt trăng sầu Sáu lăm thành quách hoen dòng lệ Cung kiếm phận hồng nung đá thau (Trên Dòng Kỷ Niệm trang 28) 7/ Mắt đẫm lệ vương đền Hai Bà Bên dòng sông Hát vọng lời ca Thù chồng nợ nước thề phải trả Cưỡi voi nhi nữ trận xông pha (Trên Dòng Kỷ Niệm trang 37) (*) Bài hát "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của nhạc sĩ Du Ca NGuyễn Đức Quang (1944-2011) Phong Châu


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 317 Nhớ Ơn Trưng Nữ Vương Kìa xem Nhi nữ anh hùng Oai phong lẫm liệt ung dung trận tiền Cờ Hồng phất phới tung bay Trưng Vương nhị tướng ra tay diệt thù Căm hờn bất phục quân gian Bôn ba không ngại gian nan hiểm nghèo Giàu sang yên ấm chẳng theo Vượt bao đồi núi cheo leo muôn trùng Diệt quân gian ác bất trung Cờ thiêng sông núi bay tung cao trời Khí phách trong trận sáng ngời Quân thù khiếp đảm tơi bời phanh thây Hy sinh vì nước vì tình Rạng danh thục nữ anh linh muôn đời Hồng Vân


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 318 HAI BÀ TRƯNG Thuở xưa hai nữ anh hùng Người xem liễu yếu sánh cùng nam nhi Hai Bà Trưng Trắc Trưng Nhị * Thù nhà nợ nước khắc ghi trả đền Quân Tàu chiếm đất ngông nghênh Tô Định đày đọa dân hiền Việt Nam Là quan thái thú gian tham Khiến dân tủi nhục lầm than tận cùng Chồng Bà, Thi Sách anh hùng Ra quân chống lại, cả vùng bị vây Giặc đông chặn bắt, thiêu thây ** Chị Em Trưng Trắc lập ngay quân đoàn Giương Cờ Tướng Soái hiên ngang Xông ra mặt trận đánh tan quân thù Tô Định thua chạy tối mù Hai Bà khởi nghĩa ba Thu trị vì *** Làm Vua dựng nước uy nghi Sau quân Mã Viện lại lì xâm lăng Cả vạn quân Hán hung hăng Đường thuỷ, đường bộ giặc tràn nước Nam Quân ta sĩ khí quyết tâm Sao bằng Mã Viện mưu thâm tham tàn Cẩm-Khê thua trận đành cam Hai Bà thế bức, chung tim một lòng Gieo mình tự vẫn, chớ không để vào tay giặc, đừng hòng hãm thân ! Dòng Hát Giang có khí thần Thắp hương khói toả bâng khuâng tình người . Nhớ ơn, hậu thế noi gương Chí cao nghĩa lớn xây đường tương lai Nước Nam không thiếu anh tài Nghìn năm chống giặc miệt mài trung kiên. Đình Duy Phương


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 319 Chú thích: ***Hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em , chiêu lập anh hùng khởi binh đánh giặc. Tô Định là quan thái thú Trung Hoa sang đô hộ nước Nam ta, hắn rất tàn ác, bắt dân làm nô dịch lên rừng xuống biển tìm vật quý triều cống, chịu đói khổ vô cùng. Thi Sách chiêu mộ dân lập binh chống lại . Tô Định bắt giết tướng quân Thi Sách, chồng bà Trưng Trắc. Nợ nước thù nhà. Vào năm bốn mươi, hai Bà Trưng xuất quân xưng Vương khởi nghĩa ở Mê Linh đánh đuổi quân thù. Quân Tàu thua tan tác tháo lui và Tô Định phải cạo râu cắt tóc, giả dạng thường dân, trốn chạy về Tàu. Nước nhà yên bình. Dân chúng no ấm được giảm thuế hai năm. Quân Hán gian vẫn lén đánh phá. Hai Bà kiên trì giữ nước giữ nhà, chính trực đối diện đánh giặc . Nhưng sau phải thua Mã Viện là tướng Tàu đa mưu xảo quyệt phục kích, hai Bà thua trận ở Cam Khê. Thế bức, hai Bà gieo mình xuống dòng Hát Giang tự vận năm 43 sau Công nguyên. Trưng Nữ Vương làm Vua ba năm. Nơi Hát Giang dân chúng tin có hồn thiêng sông núi, khí thế quật cường của hai Bà Trưng rất mạnh. Danh tiết của hai Bà ngàn năm người đời ca tụng.


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 320 CÓ NHỮNG LÚC Có những vần thơ con đã viết Xong rồi xóa hết, muốn cho quên Có những bài thơ mới đặt tên Nhưng rồi lại bỏ, ngại ưu phiền. Có những lúc buồn, con sắp khóc Song cho nước mắt ngược vào trong Có những lần dằn cơn cảm xúc Hồn thơ thổn thức được tuôn dòng. Có lúc tim con đau nhức nhối Cuộc đời lạ lẫm đến chơi vơi Mới biết khi yêu là thế đó Xôn xao, lưu luyến, lặng, xa rời! Có lúc tinh thần bừng sức sống Tựa hoa tươi thắm rực vườn bông Đồng phục Đa Minh trinh trắng quá Ngỡ con chìm đắm ở nhà Dòng. Sáng sớm bình mình bừng hạnh phúc Chiều tà êm ả nguyện cầu chung Nhớ thương cầm chắc Chuỗi lần hạt Mẹ dắt con đi chặng cuối cùng. Đình Duy Phương California,2023.


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 321 NGƯỜI NGÀY XƯA Ngọc Hạnh Tôi sinh trưởng trong gia đình người Bắc xưa, đông anh chi em.Tôi là con Út nên được Mẹ và anh chi em thương yêu.Mẹ tôi khó tính nên tôi tuy có nghề nghiệp vững chắc vẫn còn độc thân . Cô nào nghe tiếng mẹ tôi cũng ngán. Các anh chị tuy lớn tuổi nhưng ai cũng vâng lời mẹ. Duyên may đưa đẩy tôi gặp em trong buổi tiệc sinh nhật cô cháu con chị cả. Em là bạn thân cháu gái tôi.Vừa thấy bóng dáng hiền hậu dễ thương của em là tôi bị hớp hồn. Bị tiếng sét ái tình đánh trúng ngay con tim, tôi bèn lân la tới làm quen em. Em là cô bé miền Nam duy nhất trong buôi tiệc gia đình toàn giọng Bắc lao xao. Thấy em mộc mạc, hiền lành, nói chuyện một lúc mới biết em sắp thi Tú tài I, và em sợ nhất môn Toán. Tôi bèn để nghị dạy kèm em Toán, Lý … miễn phí mỗi tuần hai lần. Em chịu, tôi thấy lòng nở hoa, tim nhộn nhịp đập. Hạnh phúc đã tới kề bên … Thế rồi em ôm bút, mực đi thi Tú Tài phần I, em về vui ơi là vui, khoe em làm bài được hết,trơn tru trôi chảy. Quả nhiên khi có kết quả, em đã đậu hạng Bình. Gặp tôi em rối rít khoe, “ cám ơn … “chú”, cháu thi đậu”, làm tôi buồn vui lẫn lộn Nhìn em vui mừng tôi thấy em thật là dễ thương quá sức. Nhưng trong lòng tôi hơi nản. Hơn tuổi em đâu bao nhiêu, sao em nỡ gọi tôi bằng tiếng “chú” đầy xa cách. Tôi đã hy vọng được em hôn một cái bên má cũng đươc theo kiểu các cô học sinh trẻ, nhưng không, em chỉ cười vui lấy một mình. Cả năm đệ nhất, tôi lại tình nguyên đến nhà kèm em môn Triết, môn em cứ than “ thầy giáo trong lớp nói gì em chẳng hiều gì cả, môn gì mà cứ làm em nhức đầu.” Một năm học


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 322 dài trôi qua, Tú tài phần II em đã thi đậu, nhưng thấy em sao vẫn ngây thơ , chẳng biết tôi đã “thương em mất rồi”, sao em vẫn để người “chú” hờ ngẩn ngơ vì mình. Em vào Đại Học, tôi đến thư viện tìm tài liệu em nhờ tìm. Nhiều hôm vào lúc buổi trưa tự nhiên nhớ em, tôi lái xe đến trường, nhìn các nam sinh viên xum xoe quanh em, một nỗi buồn vô cớ dâng lên trong lòng ... . Ghen! Thế rồi một hôm đẹp trời,tôi mua một bó hoa thiệt đẹp mang hoa đến nhà em. Cố gắng lấy hết can đảm, tôi thổ lộ rằng đã lỡ yêu em rồi, yêu em đã lâu mà không nói ra, yêu quá nhiều mà chờ thì chịu hết nổi…. “Bốn năm dài đã chờ đợi, hết muốn chờ nữa, em có chịu ưng,chịu sống với anh trọn đời không …? Tôi nói thật nhưng mà giống như dọa, tôi bảo “Nếu em không cho cưới liền trong năm nay, tôi sẽ đi du học.” Em chết lặng người. Giây lát sau, mắt ửng đỏ, mi ướt mem, em - vốn dĩ hay khóc, giải bài toán không được cũng khóc - buồn bã trả lời, “Nhưng chú ơi, cháu đã có người yêu mất rồi, làm sao bây giờ…”.Tôi như nghe nhầm, thẫn thờ hỏi lại, “Em có người yêu? Có từ bao giờ sao anh không hay biết gì hết?” Em cho biết “ Chỉ vì người ấy đóng quân xa tận Miền Trung, làm sao chú biết được.”. Tôi đành về chuẩn bị đi Mỹ du học. Ngày tôi đi, em buồn vời vợi, đưa tay cho tôi nắm lần đầu. Tôi không muốn rời bàn tay em nữa, muốn nắm giữ mãi, mãi mãi và mãi mãi. Lòng đau như cắt, tôi chúc em hạnh phúc rồi ra về , em tựa cửa trông theo… không biết làm chi? Đi Mỹ hoc xong, tôi ở lại làm việc, lấy vợ ngọai quốc. Còn em không ưng tôi, người hết lòng thương yêu em chỉ vì em nghe nói mẹ tôi khó tính, em sợ. Thật ra em chưa có người yêu. Rồi em lấy chồng. Chồng em cũng người Bắc. Mẹ chồng em tốt bụng, thương em như thương con ruột. Cưới xong bà cho hai vợ chồng em ra ở riêng .


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 323 Sau biến cố 1975, Miền Nam thương yêu đổi chủ, em đi Mỹ cùng gia đình. Không may, vài năm sau chồng em bệnh rồi qua đời.Em lại cô đơn, quạnh hiu với với ba con còn nhỏ. Em môt mình làm việc nuôi ba trẻ mồ côi. Ngày tháng trôi qua con lớn đã vào đại học, rất ngoan, kính yêu mẹ. Tuy ở xa nhưng chuyện gia đình em, tôi biết hết. Một hôm, tôi rũ cô cháu,từ tiểu bang khác bay qua thủ đô Hoa kỳ thăm em, người ngày xưa tôi đã yêu thương với cả trái tim . Tôi trú khách sạn gần nhà em. Sáng hôm sau tôi mang quà cho các con và cho em biết tôi vẫn yêu em, có khi còn nhiều hơn cả ngày xưa . Tôi đã ly di vợ, xin chắp nối lại tình xưa, muốn “mãi mãi bên em”. Tôi muốn hát bên tai em bài ca của Từ Công Phụng: Nếu có điều gì vĩnh cửu được thì em ơi Đó là tình yêu chúng ta… Rồi mai đây anh sẽ đón em về Mở cửa hồn em vào đó rong chơi Em có thấy tình anh ngát hương hoa Ngây ngất mãi một đời vì em thôi… Cháu tôi nói thêm vào: Bạn ưng chú mình đi. Ngày xưa bạn không ưng chú vì sợ bà mình khó tính. Nay bà mất rồi, chú ở một mình, nhà vắng vẻ lắm . Thấy em gầy thương quá tôi đề nghị: - Chúng ta cưới nhau nhé, anh đã chờ em hơn nửa đời người rồi... - Không được chú ơi, con cháu còn đang đi học… - Em lo chi, anh nuôi hết, bao nhiêu con anh cũng nuôi được mà…. - Chú để cháu nói chuyện với các con cháu xem sao đã… - Chuyện gì nữa em? Anh sốt ruột lắm, bằng lòng đi, chúng ta cưới nhau nha em, chúng ta lãng phí thời gian nhiều rồi… Lần này tôi hy vọng nắm bàn tay em, giữ thật chặt, nhất định không buông ra nữa nhưng chẳng biết có được hay không…. Ngọc Hạnh


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 324 Truyện Ngắn Những Chiếc Bánh Bao Vào ngày lễ Giáng sinh, như mọi năm, cư dân sống quanh khu vực phía bắc cầu Trường Giang, một số rất ít người, từ sáng sớm đã lặng lẽ đi đến nhà thờ để dự lễ chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ vì chính quyền địa phương thông báo là giáo đường không được cử hành lễ lâu hơn thời gian đã quy định, cũng không được cử hành lễ vào buổi chiều và ban đêm. Những người đến dự lễ hỏi nhau tại sao thì không một ai trả lời được. Bà Weng Show trở về nhà với nỗi lo âu. Bà tính là chỉ còn một tháng nữa là tới ngày tết nguyên đán. Cũng như mọi năm, bà sẽ mua sắm đủ các thứ để trưng bày trong nhà và mua thêm nhiều thức ăn đặc biệt rồi do chính tay bà nấu cho cả gia đình và cả bạn bè, hàng xóm đến thăm có cái ăn trong ba ngày tết. Ngoài ra bà cũng không quên sẽ ghé quày bán các mặt hàng trang trí để thỉnh về một chú chuột vàng mà bà đã nhìn thấy trên các màn ảnh ti vi, bà sẽ đặt chú chuột vào một nơi trang trọng nhất trong nhà để quanh năm suốt tháng gia đình bà sẽ gặp nhiều điều may mắn như những lời quảng cáo ra rả mấy tháng nay để hối thúc mọi người hãy mau mua chuột vàng mang về kẻo hết. Bà sẽ mua tặng cho chồng một chiếc áo ấm mới và cả hai đứa con gái của bà, mỗi đứa một túi xách tay loại hàng hiệu Coach mà chúng hằng mơ ước. Chồng bà là bác sĩ hiện đang làm việc tại một bệnh viện ở thành phố Đông Hồ nằm trong địa phận tỉnh Hồ Bắc. Hai con của bà đều đang theo học đại học tại Thượng Hải, chúng trọ ở nhà của người em ruột của bà từ hơn hai năm nay. Đã hơn tháng, lúc đi nhà thờ, khi đi chợ bà được nghe nhiều người nói đến hình như là sắp có một sự kiện gì đó rất quan trọng xảy ra cho thành phố Vũ Hán. Bà cho đó là những tin đồn vô căn cứ mà đã từ lâu dân Vũ Hán đã quen với những tin kinh thiên động địa chẳng hạn như tin tận thế vào năm 2000, hai mươi năm trước đây, rồi cũng tin về tận thế năm 2012 và nhiều tin động trời khác nữa. Những dịp này dân chúng trong thành phố bày nhiều trò cúng kiến cầu khẩn, đến đình chùa miếu mạo đóng tiền xin lễ để mong cho “tai qua nạn khỏi”. Và rồi chẳng thấy chuyện gì xảy ra. Lần này bà Weng cũng cho là những tin đồn nhảm nhí như bao lần trước. Tuy nhiên bà vẫn thường xuyên nghe ngóng tin tức ở mọi bề, trên các đài phát thanh và truyền hình, kể cả những tin được cho là rò rỉ từ khắp mọi nơi lọt vào tai bà. Bà lo lắng và thường xuyên gọi cho hai con ở xa. Đối với ông Nhậm Chí Cường, chồng bà thì năm nay không được nghỉ vào dịp lễ Giáng sinh, theo lời ông là đang chuẩn bị lo tết cho bệnh viện nơi ông làm việc. Bà Weng lại nghĩ, chắc năm nay trong bệnh viện các nhân viên và bệnh


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 325 nhân ăn tết lớn. Chuyện này vẫn thỉnh thoảng xảy ra trong quá khứ mỗi khi có các lãnh tụ cấp cao đến thăm bệnh viện trong những dịp lễ hay tết nguyên đán. Bà cũng yên tâm như mọi năm. Kể từ ngày rằm tháng chạp âm lịch, khi màn đêm buông xuống ở khắp mọi nơi, cư dân phía bắc cầu Trường Giang được nghe từ các loa phóng thanh “mọi người không được đi ra ngoài vì thời tiết rất xấu có thể xảy đến bất ngờ”. Bà Weng liên tục mở màn ảnh ti vi từ đài trung ương cho đến các đài địa phương đều không có tin tức thời tiết như đã được báo động. Bà thắc mắc và nghi ngờ nhưng không tìm ra được câu trả lời nào cả. Mỗi sáng sớm bà đến nhà thờ để hỏi thăm cha xứ xem có chuyện gì xảy ra thì cha xứ cũng chỉ nói cho bà biết những gì mà cha đã nghe từ mấy chiếc loa và các đài của nhà nước. Cũng có những giáo dân đến nói với cha những tin tức họ nghe người này người nọ nhắc đến như một cơn bệnh sẽ bộc phát tại thành phố Vũ Hán có thể giết cả hàng triệu người. Cha dặn bà là phải cẩn thận, không nên phát tán những gì cha nói với bà để tránh bị vạ lây, nguy hiểm lắm! Kể từ hôm đó bà thấy dân chúng kéo nhau đi mua thức ăn và các vật dụng cần thiết khác để dự trữ. Các chợ và quày bán thực phẩm đã diễn ra cảnh xếp hàng dài dằng dặc và chen lấn chửi bới nhau để giành mua thức ăn, bà cũng cố chen vào dòng người đó để mua mang về được một mớ thực phẩm, trong đó có những thứ gia đình bà không bao giơ ăn đến, thấy thiên hạ vơ vét mọi thứ nên bà cũng phải làm như vậy mà thôi. Cho đến một buổi chiều, sau khi bà đặt mâm cỗ bên trong nhà để cúng đưa ông Táo về trời (*), thì tất cả đèn trong nhà bị tắt ngấm. Bà đến trước bàn thờ chụp vội chiếc đèn bạch lạp đang cháy đặt ngay giữa căn phòng để có chút ánh sáng. Bà tiến đến cửa trước vạch màn nhìn ra ngoài thì trời ơi, bà la lên một tiếng hốt hoảng khi bên ngoài là cả một vùng bóng tối, không một chút ánh sáng và cũng không nghe cả một tiếng động.Tất cả những đèn ngoài đường đều tắt ngấm. Cả người bà toát mồ hôi và một cơn lạnh buốt chạy suốt sống lưng của bà. Bà phải cố bình tĩnh và vịn men theo vách tường đến ngồi vào sofa. Một sự im lặng rợn người cùng với bóng tối bủa vây cả thành phố. Đang miên man lo sợ không biết chuyện gì xảy ra thì bỗng nhiên có tiếng loa vang hình như từ tứ phía vọng vào tai bà, bà nghe không rõ cả một loạt thông báo dài nhưng đại để là đảng và nhà nước ra lệnh cho nhân dân thành phố Vũ Hán kể từ 12 giờ khuya đêm nay không được ra khỏi nhà, đây là lệnh giới nghiêm cho cả thành phố, ai trái lệnh sẽ bị trừng phạt thích đáng… Liên tục nhiều ngày sau, bà gọi điện thoại cho chồng là ông Nhậm Chí Cường, cho cả hai đứa con gái ở Thượng Hải nhưng các đường dây điện thoại


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 326 đã bị cắt. Bà gọi cho một số bạn bè và cả người hàng xóm thì tất cả mọi nơi đều im hơi lặng tiếng. Ban ngày, hé màn cửa nhìn ra ngoài thì bà có cảm tưởng chừng như mười một triệu người dân Vũ Hán đã biến đi đâu mất, thỉnh thoảng mới thấy một vài chiếc xe chạy vụt qua, trên đường không người đi, rác từ trong nhà đã tràn ra vệ đường, không người quét dọn…Nhìn phía xa chút nữa nơi công viên cạnh bờ sông, mỗi ngày đều có người già đến đó để tập thể dục, trẻ con đến vui chơi thì nay không một bóng người. Bà quay lưng vào và buột miệng nói “thành phố ma!”. Mỗi ngày bà cố gắng gọi điện thoại cho chồng và hai con nhưng đều vô vọng. Bà lặng lẽ trong căn nhà rộng với tâm trạng hoang mang lo sợ tột cùng. Bỗng một hôm bà nghe tiếng điện thoại reo và nhận ra số điện thoại của chồng bà. Bà cuống quýt mừng vui nhấc điện thoại và hỏi thăm rối rít…anh đang ở đâu? anh đang làm gì? anh có khỏe không? anh có thứ gì để ăn không? …Ông Nhậm Chí Cường chỉ nói cho bà biết là ông rất khỏe và đang được chuyển đến một bệnh viện khác. Chỉ chừng ấy thôi là điện thoại cúp. Bà gọi lại thì bên kia đầu dây không nghe tiếng reo của điện thoại. Mấy ngày sau bà lại thấy cũng có nhiều người đi ra khỏi nhà nên bà cũng thử bước ra khỏi nhà để hỏi thăm các người ấy đi đâu thì bà mới vỡ lẽ là kể từ ngày có lệnh “nội bất xuất ngoại bất nhập” vẫn có nhiều người liều mạng đổ xô đến các nhà ga xe lửa, bến xe và sân bay với hy vọng bám được theo chuyến bay, chuyến xe, chuyến tàu cuối cùng để rời khỏi thành phố đáng sợ này trong khi chính quyền ra thêm thông báo rằng, nếu không có giấy phép đặc biệt, không ai được quyền rời khỏi thành phố. Bà Weng chết lặng người khi nhiều người đang chạy trên đường cho bà biết là đang có một thứ bệnh, một con vi trùng gì đó phát xuất từ khu chợ trung tâm Vũ Hán mà người ta gọi là vi rút từ một loài dơi đang được bày bán ở chợ. Trên các lối ra vào thành phố, giao thông đều bị tắt nghẽn và rồi hệ thống tàu điện ngầm, xe buýt, các sân bay và ga tàu hỏa đều bị đóng cửa. Nhiều trung tâm thương mại lớn cũng không còn mở cửa. Các kệ hàng trong siêu thị trống trơn, nhiều khu chợ địa phương bị người dân vét sạch hàng hóa. Các trạm xăng bị quá tải vì tài xế ùn ùn kéo tới giữa những tin đồn rằng nguồn nhiên liệu dự trữ cạn kiệt, các cửa hàng bán nhu yếu phẩm đã bị cư dân địa phương mua hết những chiếc khẩu trang cuối cùng. Bà Weng đã lấy lại được sự bình tĩnh sau cả tuần bị bấn loạn tinh thần. Một hôm bà bước ra cửa và gặp một người quen, trước có thời gian dạy học chung với bà cho bà hay là giáo sư Wang Wei, bạn của chồng bà dạy ở đại học công nghệ Vũ Hán tìm cách cách về quê ăn tết ở Suizhou cách Vũ Hán 150 cây số


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 327 nhưng không thoát được, bị bắt và rồi mất tích cho tới nay…Rất nhiều tin tức do những người ngoài đường thỉnh thoảng nói cho bà biết nhưng bà quan tâm nhất là chồng bà và hai người con đã bặt tin, bây giờ không biết số phận của họ ra sao… Một buổi sáng chủ nhật bà thức dậy sớm với ý định đi đến nhà thờ để thăm cha xứ mặc dầu bà biết là các buổi lễ đã được hủy bỏ. Khi bà vừa mở cửa ra thì thấy dưới chân bà có một gói hàng. Nhìn kỹ không phải là gói hàng mà một cái giỏ nhỏ đựng thức ăn. Bà thấy có một mẩu giấy viết tay mà bà linh tính biết là của chồng bà. Cầm mẩu giấy lên xem kỹ thì đúng là nét chữ nắn nót của chồng với vỏn vẹn mấy chữ: Anh vẫn khỏe. Có mấy cái bánh bao cho em. Thương nhớ. Dưới có chữ ký của ông Nhậm Chí Cường. Bà xách giỏ bánh bao đem vô nhà, quên cả việc phải ghé đến nhà thờ sáng nay. Bà cầm miếng giấy phủ mấy chiếc bánh bao để qua một bên và thấy năm cái bánh bao, đưa tay đặt nhẹ lên thì bà thấy những chiếc bành bao còn âm ấm. Chắc là mới mua ở tiệm, bà nghĩ thế. Một niềm hạnh phúc trào dâng trong tâm hồn bà, bà yên lặng đón chào một thứ hạnh phúc đang khắc khoải mong đợi cho bõ những ngày lo âu thương nhớ. Bà lại tự nghĩ, có lẽ vì công việc nhiều nên chồng bà không về nhà được và hơn nữa lại có giới nghiêm, chắc nay mai ông lại về thôi. Bà tự an ủi và thấy vui trong lòng. Chưa cạn niềm vui, bà lại nghe tiếng điện thoại reo. Con của bà từ Thượng Hải gọi về. Chúa đã giúp bà. Tạ ơn Chúa. Bà chỉ kịp làm dấu thánh giá rồi nghe tiếng nói của hai con tranh nhau hỏi thăm sức khỏe của bà, chúng nói chúng vẫn khỏe và vẫn đi học bình thường và dì Weng Ming có nhắn lời thăm bà. Bà chưa kịp nói gì và hỏi thăm các con thì điện thoại đã cúp. Bà gọi lại. Điện thoại bên kia không có tiếng reo… Bà Weng còn nhớ rõ, hôm bà nhận năm chiếc bánh bao của chồng là ngày cuối cùng của năm âm lịch. Liên tục trong ba ngày bà đều nhận được giỏ thức ăn, bên trong có năm chiếc bánh bao cùng với mẩu giấy có ghi dòng chữ giống như những chữ đã ghi trong mẩu giấy đầu tiên bà nhận được và cũng chữ ký của chồng. Ngày đầu ghi 24 tháng 1 năm 2020, ngày thứ nhì ghi 25 tháng 1 (nhằm ngày tết, mồng một) và ngày cuối là 26 tháng 1. Cầm những mẩu giấy trong tay như những báu vật cuối cùng bà Weng không khỏi hoang mang lo sợ. Linh tính cho bà biết chắc đang có chuyện gì xảy ra với chồng bà đây…Bà gọi cho hai con để báo tin về chuyện những chiếc bánh bao nhưng không liên lạc được. Những chiếc bánh bao được cho vào một góc tủ lạnh, bà không đụng tới chúng. Bà sẽ đợi cho đến hôm nào bác sĩ Nhậm Chí Cường cùng hai con trở về,


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 328 bà mới mang ra, đồng thời sẽ nấu vài món ăn đặc biệt cho cả nhà cùng ăn để chào mừng cái tết muộn cũng không sao. Bà háo hức đợi đến ngày đoàn tụ gia đình…Bà chờ đợi… Vào khuya ngày 1 tháng 3, khoảng 11 giờ, khi bà đang lần chuỗi hạt và đọc kính Mân Côi thì nghe tiếng gõ cửa. Bà vội vàng chạy ra mở cửa vì bà nghĩ rằng, chồng hoặc con bà về. Cửa vừa mở ra thì có ba người đàn ông trong những bộ đồng phục màu đen đeo mặt nạ lập tức quật hai tay bà ra phía sau, trùm mặt và lôi bà quăng lên phía sau một chiếc xe màu đen đang nổ máy đậu trước cửa. Chiếc xe lao nhanh vào bóng đêm mịt mùng… Phong Châu Tháng 3 – 2020 (*) Mặc dầu là người theo đạo Công giáo, một số ít gia đình tại Trung hoa vẫn còn giữ tập tục xưa “cúng ông táo” vào 23 tháng chạp âm lịch. Bóng Chiều Hoàng Hạc Lầu một phương chim một phương Lối xưa bóng cũ tà dương mịt mùng Hoàng Dương sông nước chập chùng (*) Đất xưa Anh Vũ lệ trùng trùng rơi Nhìn sau cố quận xa vời Dơi sa Vũ Hán ngút trời khói bay Lầu cao mời chén rượu cay Ngâm câu thơ cũ ngất ngây tử thần Hồn ma vất vưởng xa gần Mồ xanh đâu tá lửa trần đốt thiêu Người xưa mắt biếc diễm kiều Mà nay đẫm lệ mây chiều về đâu Chập chờn khóe mắt quầng sâu Đêm nghe tiếng nấc im câu giả từ Người qua phố chợ chần chừ Vàng sao cờ đỏ nát nhừ cỏ cây Chim xưa khuất bóng lầu tây Hoàng Hạc đâu hỡi về đây gọi hồn Phong Châu Tháng 3 – 2020 (*) Hoàng Hà – Dương Tử


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 329 Tháng Ba Nhớ Quang Du Ca Mùa xuân 2023. Ngoài chuyện nhớ lại mùa xuân cách nay 48 năm với “Tháng Ba Gãy Súng” (1) và “Tháng Tư Mất Nước” (2) tôi còn nhớ đến nhiều chuyện khác nữa, nhớ nơi tôi sinh ra, nhớ nơi tôi lớn lên và học hành, nhớ nơi tôi từng công tác, nhớ Sài Gòn, nhớ Đà Lạt, nhớ Nha Trang, nhớ Cần Thơ, nhớ An Giang, nhớ đèo Hải Vân, nhớ sông Vàm Cỏ…và nhớ nhớ nhiều lắm. Nằm trong bộ nhớ của tôi còn có rất nhiều người bạn – bạn thân – bạn rất thân nữa. Một người bạn rất thân là Nguyễn Đức Quang, cùng xứ, cùng trường, cùng chơi Hướng Đạo, cùng hát Du Ca…và cùng có máu giang hồ của một thời đi cùng khắp trên quê hương Miền Nam Việt Nam… Nguyễn Đức Quang, thường được gọi là Quang Du Ca để phân biệt với Quang Già Cơ cùng khóa I Chính Trị Kinh Doanh Dalat. Quang Du Ca sinh năm 1944 và mất năm 2011 vào cuối tháng ba, ngày 27. Nay là lần giỗ thứ 12 của Quang Du Ca. Tôi nhớ đến Quang vì chúng tôi có nhiều gắn bó từ những ngày mới lớn ở thành phố Dalat cho mãi về sau này. Khi Quang Du Ca ra đi, một nhóm thân hữu có thực hiện một tuyển tập mang tựa đề: “Tưởng Niệm Người Du Ca Muôn Thuở” gồm những bài viết về Quang Du Ca của hơn 20 tác giả trong đó tôi có đóng góp bốn bài văn và hai bài thơ kể lại những kỷ niệm của hai chúng tôi trong suốt thời gian ở Dalat cho lúc sinh hoạt tại thủ đô Sài Gòn, từ lúc chơi Hướng Đạo cho đến lúc thành lập Phong Trào Du Ca.


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 330 Hôm nay tôi xem lại tuyển tập “Tưởng Niệm Người Du Ca Muôn Thuở” để đọc lại các bài viết của các tác giả về Quang Du Ca như là – giây phút để nhớ đến một người bạn, một người em kết nghĩa. Trang 21 anh Hoàng Ngọc Tuệ, hiện là chủ tịch Phong Trào Du Ca Việt Nam viết: “…Cho đến tận bây giờ (2011), 45 năm sau, tài năng ấy cũng đã làm triển nở nhiều tài năng sáng chói khác để đóng góp cho tương lai đầy hứa hẹn của một Phong Trào Du Ca thời đại mới”. Trang 30 Hoàng Thái Lĩnh có đoạn: “…Là con chim đầu đàn của Phong Trào Du Ca, Nguyễn Đức Quang đã để lại cho chúng ta một di sản âm nhạc phong phú thuộc nhiều thể loại, từ tình ca cho đến các bài hát sinh hoạt cộng đồng, nhưng đáng chú ý nhất là những bài hát “nhận thức” – chất chứa tình tự dân tộc, lòng yêu quê hương, những suy tư của người dân một nước nhược tiểu muốn vươn lên để làm thay đổi số phận của dân tộc mình… Trang 35 nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng ghi: “Cho dù các ca khúc của Nguyễn Đức Quang được viết cách đây hơn 30 năm ở trong nước, âm nhạc của anh mỗi khi vang lên bao giờ cũng thổi đến trong lòng người nghe hơi nóng của một trái tim bốc lửa. Tuổi trẻ, đó là hơi thở trong toàn bộ những sáng tác của anh. Và quê hương là hình ảnh đẹp đẽ trong tiếng nói của anh. Các ca khúc Nguyễn Đức Quang có thể nói tràn ngập những lời tình tự dân tộc…” Trang 121 Trần Trọng Thảo đã viết: “Quang thường suy nghĩ và sáng tác rất nhanh. Hình như trời đã phú cho Quang một ngăn âm nhạc có sẵn trong đầu, khi cần chỉ lôi nó ra và sắp xếp lại... Mỗi khi đã ôm đàn lên là thành ca khúc. Lúc đó anh em Trầm Ca mới ngồi lại để nhận xét, mổ xẻ bài hát...Những lúc không vừa ý với những nhận xét, cậu ta chỉ nhe răng ra cười khì. Cũng từ đó, các ca khúc dù cũ hay mới sáng tác của Quang, sau mỗi lần đi trình diễn về, anh em lại thức thâu đêm trong căn phòng nhỏ, kẻ ngồi, người nằm...ồn ào mổ xẻ, phân tích từ lời ca đến tiếng hát: Đó là tiếng nói chung của Trầm Ca... Trang 141 có đoạn Nguyễn Quang Tuyến viết: “Tôi đưa Quang đến thăm trường trung học Trần Hưng Đạo, nơi đây 50 năm xưa chúng tôi cùng ngồi học một mái trường; mọi sự đã đổi thay nhiều. Người ta không muốn và không cho phép giữ một chút gì của quá khứ, làm như rằng người ta hiện hữu và có mặt mà chẳng cần chút gì của quá khứ. Cũng rừng thông cũ, cũng lối đi xưa, cũng gò đồi cao thấp, nhưng “ngõ


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 331 cũ lâu đài” giờ đây tê tái trong câm nín, yên ắng đến lạnh người. Đâu rồi những Thầy xưa? Cô giáo cũ? Bạn bè ngày nào? Quang ngậm ngùi ‘sóng sau xô sóng trước, bãi bể nương dâu...cậu Tuyến có cố giữ ba chữ THĐ bên bệ hàng rào cũng chỉ là một chút lay lắt khói sương’. Ừ nhỉ, thật cũng là một chút lay lắt khói sương giữa trời hoang nắng bàng bạc hoàng hôn Đà Lạt...” Nhà thơ Đỗ Quý Toàn viết ở trang 160 có đoạn: “Thế hệ thanh niên lớn lên ở các thành phố Miền Nam Việt Nam trong thập niên 1960 đều chia xẻ tâm trạng ‘thân nhược tiểu’ này. Một dân tộc vừa giành được độc lập đã bị cắt đôi, kẹp giữa hai khối tư bản và cộng sản. Và đang được hai khối đó đưa cho khí giới giết lẫn nhau, nhân danh những chủ nghĩa, những thiên đường! Trong khung cảnh đó có hai phản ứng khác nhau. Nhiều người chỉ thở than, tuyệt vọng hoặc tìm lãng quên. Nguyễn Đức Quang có một tâm hồn tích cực, vẫn tìm thấy con đường sống lạc quan, yêu đời. Một phần có thể vì từ thuở nhỏ Quang đã thuộc điều luật thứ 8 ‘Hướng Đạo Sinh gặp nỗi khó khăn vẫn vui tươi’. Nhưng không phải chỉ có thế. Toàn thể con người Nguyễn Đức Quang ngập đầy sức sống, không còn chỗ nào cho những tình cảm tiêu cực chen vào...” Ở trang 195 nhà thơ Trần Văn Lương có 8 câu: “Được tin anh giũ sạch trần sa Biết trước, nhưng sao mắt vẫn nhòa Ngạo Nghễ Quê Hương còn đứng đó Âm thần cát bụi đã bay xa Lòng son một mảnh luôn sừng sững Nhạc cũ muôn đời mãi thiết tha Lặng lẽ anh qua miền vĩnh cửu Đất người mòn mỏi khúc Du Ca Nhà văn Hoàng Khởi Phong viết đoạn cuối bài của anh ở trang 142 rằng: “Bạn tôi Nguyễn Đức Quang hôm nay nằm xuống, ngủ một giấc thiên thu. Anh không còn hiện diện với chúng ta, không còn cười đùa, trửng giỡn với chúng ta. Nhưng tâm hồn anh, tiếng hát của anh, lời ca của anh, tác phẩm của anh còn sống mãi với chúng ta, với cuộc đời. Đúng vậy, hơn lúc nào hết khi mà cuộc đời còn quá nhiều khiếm khuyết, quá nhiều bất công, quá nhiều cay đắng thì tiếng hát của anh vẫn vang lên từ hải đảo, nơi thời niên thiếu anh theo thân phụ ra làm việc ở nơi đây. Tiếng hát của thời niên thiếu đó vang lên to hơn nơi núi đồi Đà Lạt, to hơn nữa trong các quân trường. Dường như tiếng hát đó đang vang lên trong căn phòng này...”. Nguyễn Đức Quang “Già Cơ” ở trang 391 nói về “Tình Quê Hương” của Nguyễn Đức Quang Du Ca như sau: “Quang đã thể hiện mối tình bằng lời nói, việc làm ngay từ lúc anh còn là một thiếu sinh cho đến ngày nay và có lẽ cho đến lúc hắn nhắm mắt. Quang thể hiện mối tình này với con tim nồng cháy và bất vụ lợi. Điều này rõ ràng, chắc không ai phủ nhận, bài bác được. Ngày nay mọi người ai cũng nói như tôi Nguyễn Đức Quang là người đã có công với đất nước vì đã sáng lập ra Phong Trào Du Ca. Anh ta là một người yêu nước...”


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 332 Bùi Ngọc Nga ở trang 272 viết: “Nhóm chủ lực của trại Suối Thông gồm anh Nguyễn Đức Quang, Hoàng Thái Lĩnh, Hoàng Kim Châu, Trần Trọng Thảo, Nghiêm Hữu Ý…đều là những Hướng Đạo Sinh tại Đà Lạt rất có kinh nghiệm đi trại công tác. Tôi và chị Khánh Tuyết là hai người nữ trong trại suốt thời gian lo việc ẩm thực cho toàn trại. Ban ngày các anh phụ trách công việc dựng nhà. Công việc rất nặng nhọc như vác tre, vác gỗ, trộn hồ, chuyển hồ, dựng vách, lợp mái…Tối về, sau bữa cơm chúng tôi quây quần bên nhau ca hát, trời lạnh và mưa, ngổi trong nhà sàn “cao cẳng” có khi đến một hai giờ sáng. Anh Quang đàn hát liên miên, chúng tôi hát những bài ca của trẻ em, của Hướng Đạo và những bài ca lịch sử…Kết thúc những ngày trại, anh em chúng tôi, mỗi người có một tên mới: K’ Quang, K’ Lĩnh, K’ Châu, K’ Tuyết, K’ Ý, K’ Nga…theo cách đặt tên của một giòng tộc người miền núi cao nguyên. Về phần tôi, nhắc những mẫu chuyện của một thời tuổi trẻ với đầy ắp những kỷ niệm khó quên với Quang. Từ trang 57 cho đến trang 81 của tuyển tập nói trên là bài viết của tôi mang tựa đề “Tuổi Trẻ Chúng Tôi” trong đó ghi nhiều mẫu chuyện như: Gặp Nguyễn Đức Quang Lần Đầu, Chèo Thuyền Qua Đảo Hoang, Năm Anh Em, Quái Kiệt Ăn Uống, Trứng Gà Scala, Dấn Bước Giang Hồ, Từ Chuồng Cu Đến Garage, Đường Sương Nguyệt Ánh, Gia Đình Trầm Ca…Tôi còn có ba bài “ Mười Ba Trại Sinh” ở trang 82; bài “Vịt Mồng Năm” trang 90 và bài “Chuyện Của Quang Không Nói Hết” ở trang 99, hai bài thơ: Bài Thơ Cho Quang (trang 252) và Tình Tôi Con Dốc Nhỏ (trang 254). Sau tôi có viết thêm bài thơ “Tình Tôi Căn Gác Nhỏ”. Hai bài thơ TTCDN và TTCGN đã được nhạc sĩ Du Ca Nguyễn Quyết Thắng ở Hòa Lan phổ thành nhạc năm 2021 (3). Ngoài ra còn một số bài khác viết về Quang Du Ca nhân vào những ngày giỗ. Trang 58 đoạn “Gặp Nguyễn Đức Quang Lần Đầu” tôi viết: “…anh chàng này cỡ tuổi chúng tôi, nhìn mặt hơi ngố ngố, gầy gò, nước da trắng, có cái miệng vêu vêu ra phía trước…muốn xin gia nhập Hướng Đạo…”.


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 333 Trang 61 đoạn “Chèo Thuyền Qua Đảo Hoang” tôi viết: “…Chúng tôi quyết định thả hai con ngựa cho chúng tìm đường chạy về Mang Linh và bắt đầu một trò chơi khác: chèo thuyền. Thấy một chiếc thuyền bềnh bồng ở mạn hồ, quan sát không thấy ai gần đó, chúng tôi bước xuống chiếc thuyền dài chừng hơn hai mét, rộng hơn một mét với một chiếc dầm chèo bên trong lòng thuyền. Bẻ thêm một nhánh cây làm dầm chèo, chúng tôi nhắm hướng bên kia hồ để chèo tới…


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 334 Trang 65 đoạn “Năm Anh Em” ghi rằng: “…Chúng tôi, mỗi người tự viết tên, ngày tháng năm tháng sinh của mình vào một mảnh giấy rồi gấp lại. Sau đó mấy cô bạn tuần tự mở các mẫu giấy và đọc ngày tháng năm sinh của từng người để biết thứ tự ai huynh ai đệ. Kết quả thứ tự anh em như sau: Nguyễn Ngọc Phước (Akela Ngàn Thông), Hà Thái Trường (Akela Lê Lai), Đoàn Chiêm (Baloo Lê Lai), Hoàng Kim Châu (thiếu trưởng Lê Lợi), Nguyễn Đức Quang (Bagheera Ngàn Thông). Tôi và Quang có nhiều thời gian sinh hoạt chung lâu hơn ba Trưởng đàn anh. Anh Nguyễn Ngọc Phước đi Thủ Đức và tử trận năm 1966, anh Hà Thái Trường đi Thủ Đức và tử trận năm 1973…”. Mới đây anh Đoàn Chiêm cũng đã vĩnh viễn ra đi vào tháng 10 năm 2021 vì chích vaccine ngừa covid 19 nhản hiệu Trung quốc. Như vậy là năm anh em Hướng Đạo kết nghĩa, nay chỉ còn lại một mình tôi! Cũng cần ghi thêm ra đây là Ban Trầm Ca cũng là sáng lập viên Phong Trào Du Ca gồm năm người: Nguyễn Đức Quang, Nguyễn Quốc Văn, Trần Trọng Thảo, Mai Thái Lĩnh (tức Hoàng Thái Lĩnh), Hoàng Kim Châu (khi về Sài Gòn có thêm Đỗ Phương Oanh) thì nay chỉ có ba người. Nguyễn Quốc Văn tử trận 1968, Quang ra đi 2011 vì bạo bệnh và mới đây Trần Trọng Thảo mất vào đầu tháng 12 – 2022. Còn tôi, Mai Thái Lĩnh ở Úc và Đỗ Phương Oanh ở Pháp. Trang 67 đoạn “Quái Kiệt Ăn Uống” có ghi: “…vì quá đói nên chúng tôi nấu một nồi cơm thật lớn và làm thức ăn xong trong vòng 45 phút. Thế là bốn anh em, sau khi làm thủ tục “đứng trước cơm canh” rồi mời nhau cùng ăn. Hà Thái Trường ăn xong sớm nhất khoảng năm sáu chén, khi ăn Trường vừa đếm xen ba đứa chúng tôi, mỗi đứa ăn được bao nhiêu. Ba đứa ăn rất nhanh và khi cơm trong nồi không còn nữa thì Trường cho biết mỗi đứa trong ba chúng tôi xơi được 16 chén…” (Ba đứa là Quang, Châu và Chiêm). Mùa hè 1961 thiếu trưởng thiếu đoàn Lê Lợi là Trưởng Lê Thuần đậu khóa Bằng Rừng nên đãi hai Trưởng Nguyễn Văn Võ và Nguyễn Minh Hoàng cùng ba đứa chúng tôi (Quang, Châu và Chiêm) tại tiệm mì Quảng Tân Bình ở hẻm Phan Đình Phùng bên hông rạp ciné Langbian cũ. Mỗi người ăn một tô. Ăn xong Trưởng Thuần bảo “mấy chú ăn nữa đi”. Ba đứa nhìn nhau cười, ba tô nữa! Ăn hết tô thứ hai Trưởng Võ bảo “mây chú ăn thêm đi” và tô thứ ba đưa ra. Chúng tôi “lặng lẽ làm láng”. Trưởng Hoàng vừa cười vừa bảo “mấy chú ăn nữa đi” (Trưởng Hoàng là người biết chúng tôi thuộc loại hảo hớn về ăn uống). Tô thư tư! Và cứ thế, các Trường có ý thách thì chúng tôi cũng cứ bình tĩnh xơi cho đến hết tô thứ bảy mới ngưng… Trưởng linh mục Nguyễn Tiến Lộc đưa chúng tôi đi thăm trại gà Scala của Dòng Chúa Cứu Thế và khi trở về Nhà Dòng, Trưởng Tiến Lộc xách theo một giỏ trứng gà để luộc và mời chúng tôi ăn. Hình như Trưởng Tiến Lộc có nghe đâu đó rằng chúng tôi là những “hạm ăn” nên đã luộc hết cả giỏ trứng khoảng chừng sáu chục cái. Ăn khoảng bốn năm trứng thì Hoàng Thái Lĩnh, Trần Trọng Thảo, Nguyễn Thạc (con giáo sư Nguyễn Đăng Thục) ngồi nhìn tôi và Nguyễn Đức Quang tiếp tục ăn cho đến hết giỏ trứng gà luộc chấm muối tiêu…”(Trưởng linh mục Nguyễn Tiến Lộc vĩnh viễn ra đi ngày 4 tháng 12 – 2022, trước Trần Trọng Thảo một ngày).


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 335 Nhân ngày giỗ 100 ngày của Quang tôi viết bài “Chuyện Của Quang Không Nói Hết” có đoạn ở trang 107 như sau: “Sáng 11 tháng ba, tôi thấy hình ảnh cơn sóng thần mạnh khủng khiếp đánh vào miền Bắc nước Nhật. Liền sau đó nhận được tin Quang được các con đưa vào bệnh viện, nằm phòng ICU. Tin loan nhanh khắp thế giới. Tin loan trên báo chí, truyền thanh, truyền hình. Người quen thăm hỏi chờ đợi. Kẻ ở gần đến thăm. Người ở xa nghe ngóng. Lúc tỉnh lúc mê rồi vĩnh viễn ra đi ngày 27 tháng ba. Bàng hoàng và thương tiếc. Đám tang mấy ngày sau đó trời không có nắng cũng chẳng có mưa. Người tiễn đưa đông như đến để nghe Quang hát. Bài ca buồn không lời. Không ai khóc. Đầu bạc nhấp nhô. Mắt thoáng ngậm ngùi...” Những đoạn trích trên chỉ là một phần rất nhỏ trong số rất nhiều kỷ niệm của tôi và Nguyễn Đức Quang trong những ngày cùng sinh hoạt Hướng Đạo cũng như những năm tháng tham gia các công tác xã hội và thành lập Phong Trào Du Ca vào giữa thập niên 60 của thế kỷ 20. Thay vì viết một bài nói về Nguyễn Đức Quang, tôi mạn phép trích một số đoạn của một số tác giả trong tuyển tập. Chắc quý vị không buồn vì tôi không xin phép trước. Phong Châu Tháng 3 – 2023 (1) Tựa đề một cuốn sách của Cao Xuân Huy (2) Một bài viết của Phong Châu về ngày 30 tháng tư (3) Nghe hai bài thơ phổ nhạc ở: https://youtu.be/svoEwxaCGKw https://youtu.be /OB5MUroA1xQ


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 336 Nguyễn Đức Quang thăm gia đình PC lúc mới qua Mỹ 1992 Thăm bạn bè xưa


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 337 Cùng gia đinh PC dự trại hè sinh viên Texas năm 1994 Châu ghé thăm cơ sở “Viễn Đông Kinh Tế Thời Báo” của Nguyễn Đức Quang. Hội ngộ nhóm lãnh đạo “Chương Trình Hè 1965” và “Chương Trình Phát Triển Sinh Hoạt Học Đường” (CPS). Từ trái: Đỗ Ngọc Yến (đã mất), Hoàng Ngọc Tuệ, Nguyễn Đức Quang (đã mất), Trần Đại Lộc (đã mất), Phạm Phú Minh, Hà Tường Cát (đã mất), vợ chồng Châu.


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 338 Chuyện Của Quang. Chưa Nói Hết… Ngày bước chân vào ngưỡng cửa đại học, Quang đã bỏ lại sau lưng nhiều bạn bè. Chuyện đó bình thường. Đời người có nhiều lần đi đến một khúc quanh hay đến ngã ba ngã tư, thậm chí ngã sáu ngã bảy thì đường ai nấy đi. Mỗi người một con đường. Mỗi người một số phận. Ai cũng phải chọn cho mình con đường kế tiếp để đi. Cũng có khi là tình cờ run rủi, có khi là sự an bài. Quang may mắn có cơ hội chọn cho mình đường đi và hướng đi. Quang có những năm ở đại học thật sinh động vì đã thật sự sống với tất cả ý nghĩa của nó. Như hàng triệu thanh niên bình thường khác tại Miền Nam Việt Nam, Quang còn có một số bạn bè đi chung một đoạn đường và vượt trội hơn mọi người với tài năng, bản lãnh và nhận thức trực diện ngoại cảnh vượt ra ngoài không gian của các giảng đường hay thành phố quanh co núi đồi Đà Lạt. Bạn bè thời đại học, đặc biệt là bạn bè cùng khóa Chính Trị Kinh Doanh (Khóa I) không ai mà không biết Quang, dù còn trong bốn năm học hay sau này đã lao vào đời. Ngoài quãng thời gian cùng mấy người bạn thời trung học thành lập Ban Trầm Ca và Phong Trào Du Ca, Quang ít có cơ hội gặp lại số bạn bè cũ của thời trung học. Lúc đã định cư ở Mỹ cũng vậy, bạn bè thời trung học của Quang chỉ đếm chưa đủ trên mười đầu ngón tay mặc dầu chung quanh Quang rất đông. Ngay những người ở cùng thành phố cũng ít có cơ hội gặp Quang. Lý do dễ hiểu. Ai cũng bận bịu làm ăn, chạy theo cho kịp với nhịp sống của xã hội Mỹ, rồi gia đình, con cái với trách nhiệm nặng nề của bậc cha mẹ. Vì lý do nghề nghiệp, Quang thường gặp gỡ giới truyền thông báo chí, giới văn nghệ sĩ và một số bạn bè cùng khóa ở đại học. Có nhiều lời than phiền là Quang ít đến với bạn bè Đà Lạt. Tôi không ở chung thành phố hoặc tiểu bang với Quang nhưng có lẽ tôi là người gặp Quang khá nhiều so với một số bạn khác ở chung cùng thành phố, ngay cả chung cùng zip code. Tôi sang Mỹ năm 1992. Năm 1993 tôi sang California thăm Quang và một số bạn bè Đà Lạt. Đến thăm Quang và Minh Thông trong ngôi nhà nằm trên đường Hazard để nhắc đến bao chuyện cũ, người cũ. Khi đó Quang vừa rời báo Người Việt để lập tờ Viễn Đông Kinh Tế Thời Báo. Quang đưa tôi đến thăm cơ sở viễn Đông lúc đó mới chỉ có vỏn vẹn một tấm banner treo phía trước. Hai đứa chụp một tấm hình rồi kéo về tòa soạn báo Người Việt ở đường Moran để thăm một số anh em quen xưa


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 339 cùng làm công tác xã hội ở Sài Gòn như các anh Hoàng Ngọc Tuệ, Lê Đình Điểu, Hà Tường Cát, Trần Đại Lộc, Đỗ Ngọc Yến, Phạm Phú Minh… Lần đầu tiên Quang đến Houston để cùng tôi dự trại của các bạn trẻ sinh viên năm 1996. Cả gia đình tôi đi đón Quang và rồi cùng nhau kéo vào đất trại. Quang được giới thiệu để hát những ca khúc nổi tiếng do Quang sáng tác trước năm 1975. Sau đó nhiều lần tôi cũng đón Quang qua Houston để hát và sinh hoạt trong các trại của sinh viên hoặc trong những dịp lễ kỷ niệm của Việt Nam Cộng Hòa. Có đôi lần hội đoàn hay bạn bè phỏng tay trên “bắt cóc” Quang ngay tại phi trường. Một lần tôi đưa Quang đến hát trước khuôn viên siêu thị Hồng Kông nhân ngày “Tháng Tư Đen”, vừa hát xong tôi đưa Quang về nhà một Thụ Nhân khóa đàn em để hát riêng cho anh em nghe. Hôm ấy Quang được yêu cầu chỉ hát nhạc tình và Quang đã chiều ý anh em. Hát đến mãi gần hai giờ sáng mới chia tay ra về. Quang đến đâu cũng có anh em đón và tổ chức cho Quang hát (Quang không thích hai chữ trình diễn). Từ Orange County, San Jose, Washington DC đến Houston… nơi nào cũng có anh chị em thiện nguyện đứng ra tổ chức, mời mọc…Ở Pháp có anh Trần Văn Ngô và chị Phương Oanh, đến Hòa Lan có Du Ca Nguyễn Quyết Thắng, qua Úc đã có Trưởng Hướng Đạo Nguyễn Văn Thuất và nhạc sĩ Hoàng NgọcTuấn là những người rất mến mộ tài năng của Quang. Trong lúc trông coi tờ Viễn Đông Thời Báo và một số cơ sở báo chí khác, Quang vẫn vác đàn đi hát khắp nơi mà nhiều khi sức khỏe không cho phép. Quang có vấn đề ở hai lá phổi – đã vài lần phải lấy nước trong phổi ra. Tính Quang ưa nể nang bạn bè, sợ anh em buồn nên vẫn cứ vui vẻ vác đàn ra đi khi có lời yêu cầu. Trong khi đi “Du Ca” như thế, Quang thường quên mang theo thuốc men và quên cả những lời dặn dò của vợ con về vấn đề giữ gìn sức khỏe. Mãi rồi Minh Thông và các con cũng lắc đầu chịu thua. Nhiều lần


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 340 Minh Thông cũng không biết Quang đang ở đâu trong nhiều ngày cho đến lúc chàng ta trở về với nụ cười “cầu tài” là xong mọi việc. Chuyện xảy ra như thế đâu phải chỉ một lần! Trong lễ phát tang hôm 2 tháng tư một Trưởng Hướng Đạo hỏi con trai của Quang là cháu Nguyễn Đức Tường về chuyện Du Ca của Quang thì cháu Tường nói rằng: “con không biết ba của con làm gì…!”. Minh Thông là người vợ đảm đương, lanh lợi, có cơ sở làm ăn và một tay thu xếp mọi sinh hoạt trong gia đình. Đến khi về hưu Quang mới nghĩ đến chuyện đưa vợ đi du lịch đó đây kể cả chuyến về thăm Việt Nam. Trước đó Quang cũng có chuyến về thăm quê sau hai mươi năm xa xứ. Quang mở toang ký ức nhìn vào tận dĩ vãng sâu thẳm. Trở về thăm ngôi nhà cũ có căn gác nhỏ bằng gỗ nằm không xa một con dốc nhỏ là chứng nhân lặng lẽ của mối tình đầu tưởng chừng hạnh phúc đã ở trong tầm tay. Nhưng người nghệ sĩ tài ba cũng không chống chọi nổi với định mệnh khắc nghiệt đang bủa vây. Có lần tưởng chừng như “gương vỡ lại lành” nhưng rồi gương lại vỡ tan! Chẳng những một lần mà nhiều lần như thế! Cũng rất lạ là khi một thanh niên bị một cơn sốc tình cảm với cường độ của con sóng thần “tsunami” mà Quang vẫn đứng vững! Chẳng những thế, Quang vẫn lao vào con đường khai phá trong lãnh vực âm nhạc với bản lãnh và tài năng cá biệt của mình để đứng đầu một Phong Trào có chiều dài gần nửa thế kỷ. Minh Thông vĩnh viễn ra đi vào mùa xuân 2009 và chỉ sau vài tháng Quang khẩn cấp được đưa vào bệnh viện để điều trị tim. Sức khỏe hao hụt thấy rõ cùng với nỗi cô đơn dằn vặt trong ngôi nhà vừa mới sửa sang lại rất khang trang. Cho đến nay tôi vẫn còn nghe âm thanh và thấy hình ảnh Quang ôm đàn đứng hát trên sân khấu, trên sân cỏ, trong hội trường hay trong những căn phòng ấm cúng của bạn bè thân hữu. Không màu mè. Không banner, không đèn xanh đen đỏ. Những đôi mắt mở to để nhìn, tai lắng nghe từng chữ từng lời của Quang nói và hát. Quang


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 341 không cần MC. Quang không cần hoa hòe hoa sói vẻ vời giả tạo để nói đến những bài hát do mình sáng tác. Nói cách khác, không ai đủ thẩm quyền giải thích những bài hát của Quang, ngay cả những bài hát nói về tình yêu. Quang không dùng ngôn ngữ ẩn dụ để đánh tráo thính giác người nghe. Nhưng khi nghe thì thính giả phải động não và lắm khi phải xử dụng đến trực giác để bắt kịp từng lời từng chữ của bài hát. Khi Quang buông phím, thính giả vẫn còn thấy cả khung cảnh, tình huống mà Quang nói đến trong các bài hát của mình. Nó có sức tác động vào tâm thức người nghe, bắt người nghe phải suy nghĩ. Lối trình bày bài hát của Quang rất giản dị nhưng thể hiện được những cảm xúc qua từng chữ từng lời, đều có nghĩa chứ không phải bằng thứ ngôn ngữ phù phiếm “nước chảy hoa trôi”. Tôi nhiều lần nghe đám đông hát bài “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” và bài “Không Phải Là Lúc”. Đây là những bài hát thuộc loại “hát cộng đồng” nhưng nhiều người cố sức để la lên thật lớn khiến người nghe khó cảm nhận được nội dung sâu sắc của bài hát. Nhớ Quang, tôi thường mở bài “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” để nghe do ban hợp xướng Ngàn Khơi trình bày. Đây là một trong số những bài hát mà Ban Trầm Ca trước đây đã tập dợt lần đầu trong garage phía sau của dược sĩ Hoàng Ngọc Tuệ trên đường Sương Nguyệt Ánh khi lời của bài hát mới được Quang thảo ra chưa hoàn chỉnh. Không phải người Đà Lạt nào cũng biết Quang là một nhạc sĩ Du Ca. Không phải những học sinh ngày xưa của trường trung học Bồ Đề và Trần Hưng Đạo cũng biết Quang là nhạc sĩ Du Ca. Trái lại những cựu sinh viên đại học Đà Lạt, đặc biệt sinh viên trường Chính Trị Kinh Doanh khóa đầu tiên đều biết Quang. Rất dễ hiểu. Quang hát cho anh chị em Chính Trị Kinh Doanh nhưng chưa bao giờ hát riêng cho “người Đà Lạt” hay bạn bè của hai trường mà Quang đã trải qua nhiều năm tháng theo học ở đó. Họa hoằn đâu đó trong những buổi sinh hoạt, dăm ba người Đà Lạt có tham dự nhưng lại không biết Quang vốn xuất thân từ Đà Lạt. Nói một cách nào đó Quang là người của cả Miền Nam chứ không phải người riêng của Đà Lạt. Nếu nói rằng Quang đã được “quần chúng hóa” thì cũng không ngoa. Quang sinh hoạt với ai, đoàn thể nào thì tự thân những người ấy, đoàn thể ấy biết Quang nhưng không mấy ai hoặc đoàn thể nào biết Quang một cách tường tận. Họ biết tên, thấy mặt nhưng chưa biết người! Họ đều tự nhận Quang là “người nhà”, người của tổ chức, của trường mình. Khi Quang còn đang nằm trong bệnh viện đã có một số người lên sân khấu dõng dạc tuyên bố: “Nguyễn Đức Quang là người của chúng tôi…tổ chức của chúng tôi…đã từ trần lúc 4 giờ chiều ngày 21 tháng 3…”. Có tờ báo ở California và cả một đài truyền hình tiếng Việt cũng đưa tin thất thiệt về Quang khiến cho nhiều người hoang mang trong khi Quang đang còn chạy chửa trong bệnh viện Fountain Valley. Lại có một anh Du Ca đàn em khi nói đến Quang đã không biết gì về tiểu sử của Quang thì chớ, lại tự khen và đánh bóng tên mình kèm theo sau tên của Quang! Người Du Ca này, không phải ở Việt Nam cũng không ở Mỹ – theo Quang kể – đã lấy một số tác phẩm của Quang in thành một tập nhạc mà không hề hỏi qua Quang, sau đó đưa cho Quang bảy mươi đô la (US$ 70.00) khi Quang vừa định cư ở Mỹ. Quang là người xuề xòa dễ tính, không bao giờ đôi co với bất cứ ai.


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 342 Một số người Đà Lạt xuất thân từ hai trường trung học công lập Bùi Thị Xuân và Trần Hưng Đạo biết rõ mối tình của Quang mô tả rất thực trong bài hát “Tôi Có Một Mối Tình” và “Tình Tôi Con Dốc Nhỏ”. Nửa thế kỷ trôi qua với những tháng ngày tiếp nối buồn vui như những hòn sỏi cứ lăn và lăn mãi trên con dốc đời. Quang được đám đông tung hê cổ võ và vinh danh. Nhưng khi chiếc đàn đã nằm im trong chiếc hộp bịt bùng thì Quang lại lủi thủi trở về nhà với tâm trạng cô đơn và luôn vẫy vùng với những tảng băng ký ức trong đó có mối tình đầu vẫn là những con sóng ngầm xoáy mãi vạo mạn tim của Quang. Mùa hè năm 2010 tôi mời Quang sang Houston để dự đại hội cựu học sinh trung học Bùi Thị Xuân - Trần Hưng Đạo Đà Lạt lần ba nhưng Quang không sang được. Đến tháng mười tôi sang California để cùng Quang tiễn đưa Nguyễn Mùi, một cựu học sinh Trần Hưng Đạo và cựu sinh viên đại học Đà Lạt về nơi an nghỉ cuối cùng. Lần này Quang nhận lời mời của tôi đến dự buổi họp để thành lập ban tổ chức đại hội vào mùa hè 2012. Đêm hôm đó Quang mang theo đàn và hát cho toàn những người Đà Lạt nghe. Trừ tôi và hai người nữa, người nghe tối hôm đó là những người lần đầu tiên được nghe Quang hát. Quang không hát nhiều, chỉ vài bài như Chiều Qua Tuy Hòa, Bên Kia Sông, Mùa Thu Lại Đi… Quang không không hát “Tình Tôi Con Dốc Nhỏ” hay “Tôi Có Một Mối Tình”. Tôi hiểu Quang! Ngoài ra Quang còn nhận giúp tôi lay out và in tờ đặc san đại hội. Ban tổ chức dự trù dành riêng cho Quang một buổi để trình bày các tác phẩm của mình trên du thuyền với khoảng trên hai trăm thính giả toàn người Đà Lạt. Quang và tôi hẹn nhau trong lần họp tới vào đầu tháng bảy – 2011. Sáng ngày 11 tháng 3 – 2011 tôi nhìn thấy trên màn ảnh nhỏ con sóng thần “Tsunami” khủng khiếp đánh vào miền bắc nước Nhật. Liền sau đó nhận được tin Quang được các con đưa vào bệnh viện, nằm trong ICU. Tin loan ra khắp thế giới. Tin loan trên báo chí, truyền thanh truyền hình. Điện thoại bạn bè, người quen thăm hỏi chờ đợi. Kẻ ở gần đến thăm, người ở xa nghe ngóng. Lúc tỉnh lúc mê rồi vĩnh viễn ra đi ngày 27 tháng 3. Bàng hoàng và thương tiếc! Đám tang hôm ấy trời không có nắng cũng chẳng có mưa. Người tiễn đưa đông như đến nghe Quang hát. Bài ca buồn không lời. Đâu đó có những giọt nước mắt chảy xuống bên trong những chiếc kính màu đen…


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 343 Phong Châu Viết cho giỗ 100 ngày của Nguyễn Đức Quang


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 344 Con Dốc Nhỏ Đưa Em Về Căn Gác Nhỏ Phong Châu (Giỗ lần thứ 13 nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang) Chuỗi dài thời gian của quá khứ ta còn giữ được. Giữ được mãi mãi cho đến khi trí đã mòn sức đã kiệt. Giây phút hiện tại coi như chẳng có gì. Nó vuột khỏi tay ta từng sát na rồi cũng tan biến vào quá khứ đề xếp hàng cùng với chuỗi thời gian đã qua. Tương lai là điều chưa có, chưa đến nên ta cũng chẳng làm chủ được gì của những điều ở cõi xa thẳm diệu vợi. Nếu nói về hạnh phúc thì hạnh phúc thuộc về quá khứ. Còn khổ đau? Khổ đau của quá khứ trở thành thực tại hiện hữu. Nó có mặt trong trong từng hơi thở hôm nay và theo ta đến cả ngày mai – và mãi mãi mai sau… Tôi biết một người có hạnh phúc lẫn khổ đau trong quá khứ nhưng hạnh phúc ấy đã bị đánh mất, còn khổ đau thì vẫn cứ chập chờn lẽo đẽo theo chiếc bóng gầy gò của chàng…Đó là hình ảnh của một chàng trai tuổi tầm mười tám đôi mươi đang lầm lũi bước dưới cơn mưa lạnh buốt của trời cao nguyên, bỏ lại sau lưng những con dốc dài lên xuống gần nơi phố thị, chàng dừng chân đứng lại trước một Con Dốc đá nhầy nhụa rêu phong để nhìn lại phía sau là cơn mưa đêm không dứt. Chàng dẫm chân trên từng phiến đá xám xịt lổm chổm, bước từng bước nặng nề cho đến khi đôi chân đặt trên phiến đá cuối cùng cuối con dốc. Trời vẫn mưa. Có một điều gì khiến lòng chàng ray rứt khôn nguôi. Con dốc đã khuất sau màn mưa đêm. Cả thành phố chìm vào tĩnh lặng. Bước thêm một đoạn đường ngắn là đến ngôi nhà nằm thấp dưới mặt đường, chàng lại đặt những bước chân nặng nề xuống mấy bậc cấp, men theo vách tường nhà, lòn mình vào Căn Gác gỗ lạnh lẽo ẩm mốc để rồi ôm trọn nỗi khổ đau sau lần gặp gỡ để chia tay “lần cuối” với người yêu của mối tình đầu từ những tháng ngày chàng mười sáu tuổi và cô nữ sinh áo trắng vừa mười bốn tuổi vào năm 1960. “Con Dốc Nhỏ” và “Căn Gác Nhỏ” đã trở thành một thứ “ngôn ngữ” riêng của bọn chúng tôi là những đứa đã kết nghĩa anh em với Nguyễn Đức Quang – Quang Du Ca. Con Dốc đó và Căn Gác đó là hai chứng tích của một cuộc tình tràn đầy hạnh phúc lẫn khổ đau của Quang lẫn người thiếu nữ có tên NKA. Họ gặp nhau, làm quen rồi yêu nhau bằng một mối tình trong sáng. Họ đã cùng nhau sống trong những ngày tình yêu chớm nở ở một thành phố có sương lạnh, có mây mù, có cả những cơn mưa kéo dài từ sáng đến chiều, những cơn mưa bất chợt về đêm cùng với gió rét tràn qua những thung lũng thông xanh. Và người dân ở đó, ít có người không biết đến mối tình của đôi tình nhân lý tưởng này. Biết bao lần chàng và nàng nắm tay nhau, từng bước từng bước trên Con Dốc Nhỏ, và Căn Gác Nhỏ lạnh lẽo bỗng rực ấm khi cả hai cùng ngồi bên nhau nói chuyện tương lai, nói điều mơ ước. Hạnh phúc biết bao! Nhưng rồi oan khiên nghiệt ngã đã kéo đến cho cả hai. Có một lần chia tay. Cũng có một lần hàn gắn. Không phải chỉ


[Date] VBVNHN TAM CÁ NGUYỆT SAN 345 một lần mà cả đến nhiều lần làm tràn nước mắt cho đến khi có cuộc chia tay cuối cùng và vĩnh viễn…không còn gì níu kéo lại được nữa… Tôi là nhân chứng của mối tình Quang và NKA từ ngày đầu cho đến khi cuộc tính kết thúc. Tôi cũng đã cùng họ bước trên Con Dốc nhỏ và bao lần được nhìn thấy niềm hạnh phúc của họ trong Căn Gác Nhỏ. Rồi đường ai nấy đi mang theo cả một mối tình khó nỗi phôi phai. Trên con đường dài Du Ca, Quang không bao giờ quên những hạnh phúc lẫn khổ đau của một thời. Trong bài hát “Về Con Phố Xưa” Quang viết: “Có ai trở lại thăm ngôi nhà cũ. Hãy chở hồn tôi về con phố xưa. Bước chân muộn màng xin chớ vội nhé. Một ngày nơi này, một dĩ vảng về. Có ai trở về nơi ngôi trường đó. Hãy để lòng tôi về theo bóng mây. Nhớ em thật buồn nơi khung cửa gỗ, ngồi đợi tôi về… Trong bài “Tình Tôi Con Dốc Nhỏ” Quang viết: “Nơi tôi ở rất gần một con đường, con dốc nhỏ đắm mình giữa mù sương. Thành phố âm thầm nhìn con dốc đứng. Nhà cũ vây quanh tường vôi nứt rạn, khung cửa lầu cao có em ánh đèn sáng. Con dốc nhỏ thích tôi – người đứng chờ. Trông ngây dại giữa chiều nắng chiều mưa. Chờ bước chân quen gập ghềnh đất đỏ. Chờ hoang liêu một mùi phấn nhẹ. Tôi đưa nàng bước lên tuổi xuân thì. Phố xóm nghèo sớm lan chuyện chúng mình…Chuyện lúc hai tôi ngôi chân dốc vắng…Chân dốc nhỏ dẫn đi quanh bóng hồ…Từng đêm từng đêm con dốc vàng ánh đèn…”. Trong bài hát “Về Đây Nhé” Quang viết “Về đây nhé người em phong ba đã quên ân tình xưa. Về đây nhé tựa trăng sao khuya quen một mái nhà. Những ngày thao thức, đêm nối mong chờ. Thấy lòng nô nức như sắp sang bờ…Về đây với muôn ngàn ước mơ còn chưa tới. Về đây như rừng xanh có hôm cũng tàn phế…Tới ngày chia cách chim về núi sâu ta về cõi sầu…” Quang viết khoảng hai chục bài hát cho mối tình đầu nhưng phổ biến rất hạn chế. Tôi may mắn có được những bài hát này. Tôi và Quang là anh em kết nghĩa, chơi với nhau dạo còn là thiếu niên nên cuộc tình của Quang và người thiếu nữ tên NKA tôi chứng kiến và cũng đã vài lần đứng ra hòa giải giữa đôi bên nhưng không hàn gắn được. Âu cũng là định mệnh. Ngày Quang lìa xa cõi trần cách nay mười ba năm, tôi đã viết một số bài nói về Quang, trong đó có hai bài thơ. Một là bài “Con Dốc Nhỏ”, hai là bài “Căn Gác Nhỏ” vì hai chốn ấy đối với tôi có rất nhiều kỷ niệm. Nhà tôi ở cách nhà Quang năm cây số và khi đến chơi, họp hành, sinh hoạt với nhau ở Căn Gác Nhỏ tôi đều phải bước lên Con Dốc Nhỏ.


Click to View FlipBook Version