The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.

Sổ tay tuyển sinh năm 2021 của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by TIENND67, 2021-03-18 07:37:09

Sổ tay tuyển sinh năm 2021 của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Sổ tay tuyển sinh năm 2021 của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Keywords: DHNV,ĐHNV,Đại học Nội vụ,Nội vụ Hà Nội

Trụ sở chính tại Hà Nội
Số 36 Xuân La, phường Xuân La, quận Tây Hồ,

thành phố Hà Nội

*Website: truongnoivu.edu.vn
ĐT: 024.3753 2864 - Fax: 024.3753 2955
Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 024 3 75 33 659

Hotline: 19009010.

Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
tại tỉnh Quảng Nam

Số 749 Trần Hưng Đạo, phường Điện Ngọc,
thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

*Website: truongnoivu-csmt.edu.vn
Số 2 Nguyễn Lộ Trạch, phường Hòa Cường Nam,

quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Điện thoại: 0235 6263 232; 0236 657 1398;

Hotline: 19009010.

Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
tại Thành phố Hồ Chí Minh:

Số 181 Lê Đức Thọ, phường 17, quận Gò Vấp,
thành phố Hồ Chí Minh

*Website: truongnoivu-csmn.edu.vn
Số 6 Lý Thường Kiệt, phường 9, TP. Đà Lạt,

Tỉnh Lâm Đồng
Điện thoại: 028 3984 8818 - Fax: 028.3894 0475

Thông tin cá nhân

Họ và tên: .......................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ..................................................
Địa chỉ: ...........................................................................
Số CMND: ....................................................................
Số hộ chiếu: ..................................................................
Số xe: ..............................................................................
Số tài khoản: ...................................................................
Điện thoại: .....................................................................
Email: ......................................................................

THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2021

Phương thức tuyển sinh

Theo kết quả Theo kết quả

T Mã Ngành/Chuyên thi tốt nghiệp học tập

T ngành ngành THPT THPT Xét tuyển thẳng

Tổ hợp môn Tổ hợp

thi/bài thi môn học

A Thông tin tuyển sinh tại Trụ sở chính Hà Nội - Xét tuyển
thẳng đối với
1 7340404 Quản trị nhân lực A00; A01; A00; A01; thí sinh đạt
C00; D01 D01 giải nhất, nhì,
ba trong Kỳ thi
2 7340406 Quản trị văn phòng C00; C14; C00; D01; chọn học sinh
C20; D01 C14; D15 giỏi quốc gia
3 7380101 Luật (năm học 2020
4 7380101 Chuyên ngành A00; A01; A00; A01; - 2021) hoặc
Thanh tra C00; D01 D01 đạt giải nhất,
-01
A01; C00; nhì, ba trong
5 7310205 Quản lý nhà nước A01; C00; D01 Kỳ thi khoa
C20; D01 học kỹ thuật
6 7310201 Chính trị học A10; C00; cấp quốc gia
7 7310201 Chuyên ngành A10; C00; C20; D01
Chính sách công C20; D01
-01

8 7320303 Lưu trữ học C00; C20; C00; C20; (năm học 2020
9 7320303 C19; D01 C19; D01 - 2021) và đã
Chuyên ngành tốt nghiệp
-01 Văn thư – Lưu trữ D01; D14; D01; D14;
THPT

10 7220201 Ngôn ngữ Anh D15 D15 - Xét tuyển
Môn chính: thẳng đối thí
11 7229040 Môn chính: Tiếng Anh sinh đạt giải
12 7229040 Tiếng Anh nhất, nhì, ba
C00; C20; trong Kỳ thi
-01 Văn hóa học D01; D15 chọn học sinh
13 7229040 giỏi cấp tỉnh
Chuyên ngành C00; C20; A10; C00;
-02 Văn hóa Du lịch D01; D15 C20; D01 (năm học 2020
14 7320201 A00; C00; - 2021) hoặc
15 7320201 Chuyên ngành Văn C19; C20 thí sinh đạt
hóa Truyền thông giải nhất, nhì,
-01 ba trong Kỳ
16 7310202 Thông tin – thư viện A10; C00; thi khoa học kỹ
C20; D01
Chuyên ngành
Quản trị thông tin A00; C00;
Xây dựng Đảng và C19; C20
chính quyền nhà nước

Phương thức tuyển sinh

T Mã Theo kết quả Theo kết quả
T ngành
Ngành/Chuyên thi tốt nghiệp học tập
ngành THPT Xét tuyển thẳng
THPT

Tổ hợp môn Tổ hợp

thi/bài thi môn học

17 7229042 Quản lý văn hóa

18 7229042 Chuyên ngành Quản C00; C20; C00; C20; thuật cấp tỉnh
-01 lý di sản văn hóa và D01; D15 D01; D15 (năm học 2020
phát triển du lịch - 2021) và đã
19 7480104 A00; A01; A00; A01; tốt nghiệp
Hệ thống thông tin A10; D01 A10; D01
THPT

B Thông tin tuyển sinh tại Phân hiệu Quảng Nam - Xét tuyển
thẳng theo kết
20 7340404 Quản trị nhân lực A00; C00; A00; C00; quả học tập
Quảng Nam C20; D01 C20; D01
Quản trị văn A00; C00; A00; C00; THPT: Thí
21 7340406 phòng C20; D01 C20; D01
Quảng Nam

22 7380101 Luật A00; C00; A00; C00; sinh là học
Quảng Nam C20; D01 C20; D01 sinh giỏi ở
Chuyên ngành THPT (lớp 10,
23 7380101-1 Thanh tra C00; C20; C00; C20; lớp 11, lớp 12)
Quảng Nam D01; D15 D01; D15 và đã tốt
Quản lý nhà nước C00; C20; C00; C20; nghiệp THPT.
24 7310205 C19; D01 C19; D01 Riêng đối với
Quảng Nam Chuyên ngành
Văn thư – Lưu trữ
25 7320303-1
Quảng Nam

26 7229040-1 Chuyên ngành C00; C20; C00; C20; Phân hiệu tại
Quảng Nam Văn hóa Du lịch D01; D15 D01; D15 Quảng nam thí
sinh phải có ít
C Thông tin tuyển sinh tại Phân hiệu TP. Hồ Chí Minh nhất 01 học kỳ
là học sinh giỏi
27 7380101TP. Luật A00; A01; A00; A01; các học kỳ
Hồ Chí Minh C00; D01 C00; D01

28 7340406TP. Quản trị văn phòng A01; C00; A01; C00;
Hồ Chí Minh D01; D15 D01; D15

29 7310205TP. Quản lý nhà nước A00; C00; A00; C00; khác là học
Hồ Chí Minh D01; D15 D01; D15 sinh Khá và đã

30 7320303TP. Lưu trữ học C00; C03; C00; C03; tốt nghiệp
Hồ Chí Minh C19; D14 C19; D14
Chuyên ngành THPT.
7320303-1TP. Văn thư – Lưu trữ
31 Hồ Chí Minh

GIỚI THIỆU
CÁC NGÀNH,
CHUYÊN NGÀNH

MỤC LỤC

NGÀNH NGÔN NGỮ ANH .................................................... 1
NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG..............................................................15
NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC.................................................................29
NGÀNH LUẬT.....................................................................................................39
CHUYÊN NGÀNH THANH TRA.................................................................50
NGÀNH QUẢN LÍ VĂN HÓA.......................................................................63
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÍ DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 77
NGÀNH QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC....................................................................92
NGÀNH LƯU TRỮ HỌC...............................................................................102
CHUYÊN NGÀNH VĂN THƯ LƯU TRỮ...............................................113
NGÀNH THÔNG TIN - THƯ VIỆN............................................................125
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ THÔNG TIN.........................................136
NGÀNH CHÍNH TRỊ HỌC.............................................................................149
CHUYÊN NGÀNH CHÍNH SÁCH CÔNG...............................................163
NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN ............................................................179
NGÀNH VĂN HÓA HỌC ..............................................................................186
CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA DU LỊCH ................................................201
CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG..............................218
NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC234

NGÀNH NGÔN NGỮ ANH
Trình độ đào tạo: Đại học

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào tạo trình độ đại học ngành Ngôn ngữ
Anh để sinh viên có sức khỏe, phẩm chất
chính trị, có đạo đức nghề nghiệp trong
việc tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ
Quốc; có kiến thức chuyên môn toàn diện
về ngôn ngữ Anh; nắm vững nguyên lý,
quy luật tự nhiên - xã hội; có kĩ năng giao
tiếp tiếng Anh thành thạo; có nghiệp vụ
biên – phiên dịch và hướng dẫn du lịch;
đồng thời có năng lực nghiên cứu và ứng
dụng khoa học công nghệ cơ bản; có khả
năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải
quyết các công việc chuyên môn thuộc

1

ngành Ngôn ngữ Anh.
II. VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT
NGHIỆP
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ kiến
thức, kỹ năng cần thiết để có thể làm tốt ở
các vị trí sau:
- Chuyên ngành Biên- Phiên dịch:
+ Biên dịch viên
+ Phiên dịch viên
- Chuyên ngành Tiếng Anh du lịch:
+ Hướng dẫn viên du lịch
+ Tư vấn và bán sản phẩm du lịch
III. CHUẨN ĐẦU RA
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo
ngành Ngôn ngữ Anh, người học sẽ đạt
được các năng lực sau:
1. Kiến thức

2

1.1. Kiến thức giáo dục đại cương
a. Kiến thức về lí luận chính trị
(1) Trình bày được những vấn đề cơ bản
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử; quy luật vận động khách quan
của kinh tế; quá trình hình thành và bản
chất của nhà nước XHCN; tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh; tư tưởng,
kim chỉ nam hành động của Đảng cộng sản
Việt Nam và của cách mạng Việt Nam.
b. Kiến thức về ngoại ngữ 2
(2) Trình bày được các ý chính của một
đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ
ràng về các chủ đề quen thuộc trong công
việc, trường học, giải trí, v.v...; phương
pháp viết đoạn văn đơn giản liên quan đến
các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan

3

tâm; mô tả được những kinh nghiệm, sự
kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể
trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý
kiến và kế hoạch của mình (bậc 3/6 theo
khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho
Việt Nam).
c. Kiến thức về tin học
(3) Trình bày được các kiến thức cơ bản về
công nghệ thông tin, kiến thức về sử dụng
máy tính, xử lý văn bản, sử dụng bảng tính,
sử dụng trình chiếu và sử dụng Internet.
d. Kiến thức về pháp luật và môi trường
(4) Trình bày được kiến thức cơ bản về nhà
nước và pháp luật và một số ngành luật
trong hệ thống pháp luật Việt Nam
(5) Trình bày khái quát về mối quan hệ
giữa con người với môi trường và phát

4

triển; nội hàm của phát triển bền vững.
e. Kiến thức giáo dục thể chất, quốc phòng

an ninh
(6) Trình bày được kiến thức cơ bản về
quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước về quốc phòng và an ninh;
xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an
ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc
phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh
nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang
nhân dân; bổ sung kiến thức về phòng thủ
dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực
hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an
bảo vệ Tổ quốc.
1.2. Khối kiến thức cơ sở ngành
1. a. Kiến thức theo khối ngành
(7) Trình bày được các kiến thức cơ bản về

5

tâm lý học quản lý, tiếng Việt, văn hóa
Việt Nam, xã hội học;
(8) Trình bày được quy luật lôgic cơ bản;
phương pháp thu thập và xử lý thông tin để
thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu, học
tập cụ thể.
b. Kiến thức theo lĩnh vực
(9) Giải thích được các hiện tượng về ngữ
pháp, ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa tiếng
Anh, ngữ dụng học tiếng Anh trong ngôn
bản và văn bản phục vụ cho việc phát triển
chuyên môn, nghề nghiệp;
(10) Giải thích được mối quan hệ giữa
ngôn ngữ, văn hóa và xã hội, so sánh được
nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa
của Việt Nam và với các quốc gia nói
Tiếng Anh trong quá trình làm việc;

6

c. Kiến thức theo nhóm ngành
(11) Có thể hiểu ý chính của một văn bản
phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu
tượng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc
lĩnh vực chuyên môn của bản thân. Có thể
giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với
người bản ngữ. Có thể viết được các văn
bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác
nhau và có thể giải thích quan điểm của
mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu
điểm, nhược điểm của các phương án lựa
chọn khác nhau (tiếng Anh bậc 4/6 theo
khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho
Việt Nam)
2. (12) Trình bày được đặc điểm cơ bản về
văn học Anh – Mỹ và một số tác giả, tác
phẩm văn học tiêu biểu qua các thời kì.

7

2.1.3 Khối kiến thức ngành
a. Kiến thức chung của ngành
(13) Hiểu được hàm ý của các văn bản dài
với phạm vi rộng; sử dụng ngôn ngữ linh
hoạt và hiệu quả trong giao tiếp xã hội, học
thuật và chuyên môn; viết được rõ ràng,
chặt chẽ về các chủ đề phức tạp (bậc 5/6
theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 của Việt

Nam)
(14) Phân tích được những điểm tương
đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ Anh –
Việt, vận dụng được kiến thức về ngôn ngữ
học ứng dụng để ứng dụng hiệu quả trong
công việc chuyên ngành.
(15) Phân tích được cấu trúc, nội dung của
các loại thư tín, thư điện tử trong trong trao
đổi công việc thuộc ngành Ngôn ngữ Anh.

8

b. Kiến thức chuyên ngành
1) Chuyên ngành tiếng Anh biên-phiên
dịch
(16) Vận dụng linh hoạt các phương pháp
biên dịch khi biên dịch các tài liệu văn bản
hành chính, hợp đồng, giao dịch; sử dụng
được các thuật ngữ chuyên ngành để biên
dịch tài liệu trong một số lĩnh vực chuyên

ngành;
(17) Vận dụng linh hoạt các phương pháp
phiên dịch khi phiên dịch hội thoại hay hội
họp; sử dụng được các thuật ngữ chuyên
ngành để phiên dịch hội thoại hay hội thảo
thuộc một số lĩnh vực chuyên ngành;
(18) Hiệu đính và chỉnh sửa được bản dịch
đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản về ngữ
pháp, từ vựng, ngữ nghĩa;

9

2) Chuyên ngành tiếng Anh du lịch
(19) Trình bày được các kiến thức tổng
quan về ngành du lịch, các quy định cơ bản
của pháp luật trong hoạt động du lịch, tiềm
năng và đặc điểm phát triển du lịch của các
vùng/Quốc gia trên thế giới và các vùng du
lịch ở Việt Nam.
(20) Phân loại được các nhóm khách du
lịch; giải thích được đặc điểm tâm lý các
nhóm khách du lịch;
(21) Trình bày đặc điểm cơ bản về văn hóa,
lịch sử, địa lý tại các điểm và tuyến điểm
du lịch của Việt Nam và một số quốc gia
trên thế giới;
(22) Phân tích được quy trình và yêu cầu
cần thiết trong thiết kế, tổ chức các chương
trình du lịch, kỹ thuật điều phối các bên

10

phục vụ, hướng dẫn du khách trong mọi
hoạt động tham quan, mua sắm, giải trí,
thanh toán, …
2. Kỹ năng
* Kỹ năng nghề nghiệp chung của ngành
Ngôn ngữ Anh
(23) Sử dụng được Ngôn ngữ Anh ở mức
độ thành thạo (bậc 5/6 trong Khung Năng
lực ngoại ngữ 6 bậc, theo Thông tư
01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của
Bộ GD &ĐT);
(24) Sử dụng được ngoại ngữ thứ 2 (tiếng
Pháp) ở mức độ cơ bản (bậc 3/6 theo
Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày
24/01/2014 của Bộ GD &ĐT);
(25) Sử dụng được máy tính, các ứng dụng
cơ bản của (Word, Excel, Power point và

11

internet). Đạt chuẩn CNTT cơ bản theo
Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày
11/3/2014 của Bộ TT&TT;
(26) Thực hiện tốt kĩ năng thuyết trình, kĩ
năng giao tiếp trong công việc liên quan
đến ngành ngôn ngữ Anh;
(27) Vận dụng linh hoạt kĩ năng làm việc
nhóm, kĩ năng quản lý kĩ năng giải quyết
vấn đề, kĩ năng tự học, tự nghiên cứu trong
học tập và công việc;
* Kĩ năng của chuyên ngành Biên -
Phiên dịch
(28) Thực hiện được việc ghi chép, ghi nhớ,
tốc ký trong quá trình biên - phiên dịch;
(29) Đánh giá và thẩm định được bản dịch
để có phương án cải thiện khi cần thiết;
(30) Sử dụng được công nghệ trong hoạt

12

động biên- phiên dịch như phần mềm biên-
phiên dịch, cabin…
* Kĩ năng của chuyên ngành Tiếng Anh
du lịch
(31) Thiết kế, tổ chức và điều hành được
các chương trình du lịch một cách khoa
học, chuyên nghiệp;
3. (32) Thuyết trình được cho du khách về
tuyến, điểm du lịch theo trình tự logic và
hấp dẫn;
(33) Tư vấn và quảng bá sản phẩm du lịch;
hỗ trợ và chăm sóc khách hàng trước và
sau khi sử dụng các sản phẩm du lịch;
(34) Thanh toán và hướng dẫn khách hàng
thanh toán trong dịch vụ du lịch quốc tế;
2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
(35) Có lập trường tư tưởng chính trị vững

13

vàng, có năng lực dẫn dắt về chuyên môn,
nghiệp vụ đã được đào tạo; đảm bảo sự
trung thực, trách nhiệm, đáng tin cậy và sự
công bằng vô tư, tuân thủ đạo đức nghề
nghiệp khi thực thi công vụ;
(36) Có khả năng tự định hướng, thích nghi
với các môi trường làm việc khác nhau; có
khả năng tự học, tự nghiên cứu nhằm tích
lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
(37) Có năng lực lập kế hoạch, điều phối,
ra quyết định, đánh giá và đề xuất giải
pháp cải tiến các hoạt động chuyên môn.
(38) Có lòng yêu nghề, tận tụy trong công
việc, luôn có tinh thần cầu tiến, tinh thần
học tập suốt đời, có ý thức trách nhiệm với
di sản văn hóa dân tộc.

14

NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
Trình độ đào tạo: Đại học

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo ngành Quản trị văn
phòng được xây dựng dựa trên nhu cầu của
xã hội nhằm cung cấp nguồn nhân lực có
chuyên môn, trình độ về quản trị văn phòng
bậc đại học để đảm nhiệm được công việc
của chuyên viên làm công tác văn phòng và
công việc của người quản lí, phụ trách văn
phòng tại các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp.
II. VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT
NGHIỆP
Người học sau khi tốt nghiệp có khả năng
làm việc tại các vị trí công việc sau:

15

- Chuyên viên văn phòng làm công tác văn
phòng tại các cơ quan Nhà nước, các tổ
chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức phi
Chính phủ, lực lượng vũ trang;
- Công chức văn phòng thống kê tại Ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
- Nhân viên hành chính văn phòng, Văn
thư - Lưu trữ, Lễ tân tại các cơ quan, tổ
chức;
- Trợ lý lãnh đạo tại các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp từ trung ương đến địa
phương.
III. CHUẨN ĐẦU RA
1. Kiến thức
1.1. Kiến thức giáo dục đại cương
(1) Có kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác
- Lênin; về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn

16

hoá Hồ Chí Minh; có hiểu biết về nền tảng
tư tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng
và của cách mạng nước ta;
(2) Có kiến thức cơ bản về quan điểm của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
về quốc phòng và an ninh; xây dựng nền
quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây
dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với
thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thức
về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự;
sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa
vụ công an bảo vệ Tổ quốc;
(3) Có kiến thức về công nghệ thông tin
đáp ứng yêu cầu công việc;
(4) Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 khung
năng lực ngoại ngữ của Việt Nam;

17

(5) Có kiến thức cơ bản về pháp luật, về
môi trường và phát triển bền vững.
1.2. Kiến thức theo khối ngành
(6) Có kiến thức cơ bản về Luật Hiến pháp
và Luật Hành chính;
(7) Có kiến thức về tâm lý học trong hoạt
động quản lý;
(8) Có kiến thức đại cương về xã hội học,
tiếng Việt trong giao tiếp hành chính;
(9) Có kiến thức cơ bản về nghiên cứu khoa
học và logic hình thức.
1.3. Kiến thức theo lĩnh vực
(10) Hiểu về bản chất, sự phát triển của
quản trị, quản lý và cách thức vận dụng các
phương pháp, nghệ thuật trong quản lý;
(11) Có kiến thức về kinh tế; luật lao động;
(12) Biết cách giao tiếp, ứng xử với các đối

18

tượng giao tiếp; tổ chức các sự kiện;
(13) Lập được kế hoạch, biết quản lý thời
gian hiệu quả, điều hành hoạt động của công
sở.
1.4. Kiến thức theo nhóm ngành
(14) Hiểu về quản trị, quản trị trong văn
phòng, cơ quan, doanh nghiệp; văn hóa
công sở.
1.5. Khối kiến thức ngành
(15) Biết hạch toán kế toán, kiểm soát,
quản lý được nguồn tài chính của văn
phòng, cơ quan, doanh nghiệp.
(16) Hiểu và vận dụng các kiến thức cơ bản
theo khối ngành Quản trị, quản lý, tổ chức;
hiểu, áp dụng các kiến thức chung có liên
quan tới lĩnh vực như văn thư - lưu trữ, khoa
học quản lý, quản trị nhân lực để luận giải

19

các vấn đề lý luận, thực tiễn trong Quản trị
văn phòng và có kiến thức lý thuyết chuyên
sâu trong quản trị văn phòng;
(17) Nắm vững kỹ thuật và có kiến thức
thực tế để giải quyết các công việc phức tạp
trong lĩnh vực văn phòng, quản trị văn

phòng.
2. Kỹ năng
2.1. Kỹ năng về giáo dục đại cương
(18) Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể
hiểu được các ý chính của một báo cáo hay
bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong
công việc liên quan đến ngành được đào
tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt,
xử lý một số tình huống chuyên môn thông
thường; có thể viết được báo cáo có nội
dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan

20

đến công việc chuyên môn; đạt trình độ bậc
3 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam
theo quy định tại Thông tư số 01/2014/ TT-
BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho
Việt Nam;
(19) Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ
thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư
số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3
năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và
Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử
dụng công nghệ thông tin;
2.2. Kỹ năng theo khối ngành
(20) Biết sử dụng ngôn ngữ, văn phong
hành chính; kỹ năng nắm bắt tâm lý nhà
quản lý; kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy

21

logic, khoa học, phân tích đa chiều, đánh giá
và phân tích định tính, định lượng vấn đề
trong hoạt động quản trị văn phòng.
2.3. Kỹ năng theo lĩnh vực
(21) Kỹ năng trao đổi thông tin, ứng xử với
các đối tượng giao tiếp; làm việc nhóm, điều
hành công việc trong văn phòng, cơ quan, tổ
chức;
(22) Kỹ năng tổ chức các sự kiện, hoạt
động trong văn phòng, cơ quan;
(23) Kỹ năng lập kế hoạch và ra quyết định
quản lý, kỹ năng quản lí thời gian hiệu quả
trong cơ quan, văn phòng; văn hóa và đạo
đức quản lý;
(24) Kỹ năng tính số tương đối, số bình
quân trong thống kê, phương pháp tính các
chỉ tiêu của dãy số thời gian; phương pháp

22

tính chỉ số; tính các chỉ tiêu thống kê xã hội
chủ yếu như: các chỉ tiêu về dân số, giáo
dục, y tế và sức khỏe, văn hóa, thông tin.
2.4. Kỹ năng theo nhóm ngành
(25) Kỹ năng quản trị, quản lí văn phòng;
quản trị doanh nghiệp; quản trị kinh doanh,
quản trị nguồn nhân lực trong văn phòng;
2.5. Kỹ năng ngành
(26) Kỹ năng lập một số chứng từ kế toán;
lập hồ sơ thanh quyết toán; hạch toán kế
toán, kiểm soát, quản lý được nguồn tài
chính của văn phòng, cơ quan, doanh
nghiệp.
(27) Kỹ năng tổ chức các hoạt động văn
phòng; giúp lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp
quản lí, triển khai, hướng dẫn thực hiện các
nghiệp vụ văn phòng tại các đơn vị, bộ phận

23

văn phòng của cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp; kỹ năng vận dụng những kiến thức
về văn phòng, công tác văn phòng vào thực
tiễn hoạt động của các cơ quan, tổ chức;
(28) Kỹ năng soạn thảo các văn bản hành
chính; văn bản trong các cơ quan Đảng, tổ
chức chính trị -xã hội; các văn bản giao
dịch, các hợp đồng công việc;
(29) Kỹ năng hoạch định các hoạt động,
công việc của văn phòng và cơ quan;
(30) Kỹ năng tổ chức, kiểm tra, giám sát
hoạt động của văn phòng, hoạt động của cơ

quan;
(31) Kỹ năng tổ chức quản lí và giải quyết
văn bản; lập hồ sơ hiện hành; tổ chức khoa
học tài liệu lưu trữ của cơ quan;
(32) Kỹ năng truyền thông, đàm phán,

24

thương lượng, thuyết phục đối tác, đồng
nghiệp; kỹ năng xử lý các tình huống giao
tiếp; xây dựng văn hóa công sở; kỹ năng
truyền thông;
(33) Kỹ năng quản trị nguồn nhân sự trong
văn phòng, cơ quan; bảo hiểm xã hội trong
văn phòng, cơ quan, tổ chức;
(34) Kỹ năng thực hiện các nghiệp vụ hành
chính văn phòng;
(35) Kỹ năng quản trị thiết bị, sử dụng các
trang thiết bị văn phòng;
(36) Ứng dụng công nghệ thông tin trong
thực hiện các khâu nghiệp vụ của công tác
văn phòng;
(37) Kỹ năng áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO
trong triển khai, cải tiến các nghiệp vụ của
công tác văn phòng;

25

(38) Kỹ năng quản lý các dự án.
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
(39) Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn,
nghiệp vụ về văn phòng, quản trị văn
phòng; có sáng kiến trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ được giao;
(40) Có khả năng tự định hướng, thích nghi
với các môi trường làm việc khác nhau; tự
học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
(41) Có khả năng đưa ra được kết luận về
các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thuộc
lĩnh vực văn phòng, quản trị văn phòng
mang tính thông thường và một số vấn đề
phức tạp về mặt kỹ thuật;
(42) Có năng lực lập kế hoạch, điều phối,
phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá

26

và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy

mô trung bình;
(43) Có khả năng sáng tạo trong việc xây
dựng mục tiêu cá nhân; có khả năng nghiên
cứu cải tiến trong nghề nghiệp, cập nhật
thông tin và dự đoán xu thế phát triển ngành
nghề; có khả năng làm chủ công nghệ thông
tin về lĩnh vực nghề nghiệp;
(44) Hiểu được vai trò, trách nhiệm của
mình về việc xây dựng và phát triển ngành
Quản trị văn phòng trong bối cảnh thực tế
xã hội và hội nhập quốc tế hiện nay; nắm
bắt được diễn biến nhu cầu của xã hội đối
với hoạt động quản trị văn phòng;
(45) Nhận thức được vai trò và tầm quan
trọng trong công tác quản trị văn phòng tại
các cơ quan, tổ chức; có thái độ đúng đắn về

27

công việc sẽ đảm nhận sau khi ra trường; có
lòng say mê, yêu nghề và có ý thức trách
nhiệm đối với công việc, đạo đức, tác phong
của người cán bộ công chức, viên chức làm
công tác văn phòng; Nhận thức được vị trí,
vai trò của bản thân mình trong xã hội để có
cái nhìn đúng đắn về mối quan hệ, trật tự và
sự biến đổi của xã hội để có trách nhiệm
hơn trong việc trong việc điều hòa các mối
quan hệ xã hội, duy trì sự ổn định, trật tự
của xã hội và hướng tới xây dựng một xã
hội an toàn, giàu, đẹp và văn minh.

28

NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
Trình độ đào tạo: Đại học

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào tạo người học trình độ đại học ngành
Quản trị nhân lực có phẩm chất chính trị,
đạo đức đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt;
nắm vững kiến thức chuyên môn về công
tác quản trị nhân lực; thành thạo kỹ năng
cứng và mềm thuộc ngành quản trị nhân
lực, có khả năng làm việc độc lập, bản lĩnh
vững vàng, sáng tạo, giải quyết những vấn
đề chuyên môn liên quan đến nội dung
ngành học
II. VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT
NGHIỆP
Người học tốt nghiệp ngành Quản trị nhân

29

lực có thể làm việc tại các vị trí việc làm sau
tại các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị
sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp
FDI, tổ chức NGOs, …
1. Tổ chức bộ máy
2. Tuyển dụng và bố trí nhân lực
3. Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân lực
4. Đánh giá thực hiện công việc và thù lao
lao động
5. Nhân sự tổng hợp.
III. CHUẨN ĐẦU RA
1. Kiến thức
1.1. Kiến thức giáo dục đại cương
1.1.1. Kiến thức về lý luận chính trị
Người học nắm được kiến thức cơ bản về
Nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác - Lênin,

30

Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách
mạng của Đảng cộng sản Việt Nam.
1.1.2. Kiến thức về ngoại ngữ
Người học đạt được chuẩn kiến thức ngoại
ngữ bậc 3/6 tương đương trình độ B1 theo
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.1.3. Kiến thức về tin học
Người học nắm được kiến thức về tin học
văn phòng.
1.1.4. Kiến thức về pháp luật và môi trường
(Người học nắm được kiến thức về pháp
luật đại cương và kiến thức về môi trường
và phát triển bền vững.
1.1.5. Kiến thức giáo dục thể chất, quốc

phòng an ninh
Người học hoàn thành khối kiến thức giáo
dục thể chất, giáo dục quốc phòng an ninh

31

theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.2. Kiến thức cơ sở ngành
1.2.1. Kiến thức khối ngành
Người học hiểu, so sánh và vận dụng được
kiến thức khối ngành bao gồm: Luật hành
chính, Luật hiến pháp, xã hội học đại cương,
tâm lý học quản lý, tiếng Việt thực hành,
logic hình thức, phương pháp nghiên cứu
khoa học, … vào thực tiễn công việc sau khi
tốt nghiệp.
1.2.2. Kiến thức lĩnh vực
Người học hiểu, phân tích và vận dụng được
kiến thức về lĩnh vực quản trị, quản lý bao
gồm: Kinh tế học, Quản trị học, Tổ chức
học, Thống kê cho khoa học xã hội, Lịch sử
tư tưởng quản lý, Văn hoá và đạo đức quản
lý, Công vụ công chức, Quản lý xã hội,

32

Quản lý sự thay đổi trong tổ chức, …vào
công việc trong thực tiễn.
1.2.3. Kiến thức nhóm ngành
Kiến thức nhóm ngành giúp người học hiểu,
vận dụng và phân tích những kiến thức như:
Quản trị nhân lực đại cương, Luật lao động,
Kỹ thuật soạn thảo văn bản, Công tác văn
thư lưu trữ, Kỹ thuật điều hành công sở,
Quản trị doanh nghiệp, …
1.3. Kiến thức ngành/chuyên ngành
Người học nắm được kiến thức về chuyên
ngành quản trị nhân lực, phân tích và vận
dụng được kiến thức chuyên ngành vào thực
tiễn công việc, bao gồm các kiến thức:
Thống kê lao động, Định mức lao động,
Hoạch định nhân lực, Phân tích công việc,
Tuyển dụng, Tiền lương tiền công, Đánh giá

33

thực hiện công việc, Chính sách phát triển
nguồn nhân lực, Đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực, Tổ chức lao động, Bảo hiểm xã
hội, An sinh xã hội, Quan hệ lao động,
Quản trị chiến lược, …
Khối kiến thức này giúp cho người học có
hiểu biết toàn diện về ngành Quản trị nhân
lực. Sau khi tốt nghiệp người học có thể bắt
nhịp ngay với công việc tại các cơ quan,
doanh nghiệp, tổ chức và đạt được lộ trình
công danh trong lĩnh vực quản trị nhân lực.
2. Kỹ năng
2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
Những kỹ năng nghề nghiệp trang bị cho
người học sau khi tốt nghiệp ngành quản trị
nhân lực sẽ phát huy được năng lực chuyên
môn, như:

34

- Xây dựng cơ cấu tổ chức; phân tích và
đánh giá cơ cấu tổ chức.
- Phân tích công việc, xây dựng bản mô tả
công việc.
- Xây dựng định mức lao động và tổ chức
lao động khoa học.
- Sàng lọc, đánh giá hồ sơ ứng viên; phỏng
vấn, tuyển chọn và đánh giá ứng viên.
- Hoạch định nhân lực, xây dựng chiến lược
nguồn nhân lực.
- Bố trí, sắp xếp và phân công công việc;
đánh giá thực hiện công việc.
- Đào tạo, bồi dưỡng và chính sách phát
triển nguồn nhân lực.
- Xây dựng thang, bảng lương; quy chế tiền
lương và phúc lợi.
- Quan hệ lao động, giải quyết tranh chấp

35

lao động; hợp đồng lao động, bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
2.2. Kỹ năng mềm
Những kỹ năng mềm giúp cho người học
phát huy được năng lực trong công việc bao
gồm:
- Kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong công
việc.
- Kỹ năng làm việc nhóm.
- Kỹ năng giải quyết xung đột.
- Kỹ năng lập kế hoạch.
- Kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên

ngành.
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Năng lực tự chủ và trách nhiệm người học
đạt được sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị

36

nhân lực là:
- Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, tác
phong làm việc khoa học, ứng xử chuyên
nghiệp.
- Trách nhiệm với công việc được giao, hợp
tác, thân thiện với các đồng nghiệp và cá
nhân khác trong công việc.
- Có khả năng tự định hướng, thích nghi với
các môi trường làm việc khác nhau; tự học
tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Có khả năng đưa ra được kết luận về các
vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông
thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ
thuật.
- Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát
huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và

37

cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy
mô trung bình.
- Có khả năng phát hiện và giải quyết các
vấn đề thuộc ngành quản trị nhân lực, tự
định hướng phát triển năng lực cá nhân, tự
điều chỉnh để thích nghi với môi trường làm
việc có tính cạnh tranh, có khả năng làm
việc độc lập và làm việc nhóm.
- Biết ứng dụng các kiến thức quản trị nhân
lực trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện
các nhiệm vụ chuyên môn trong tổ chức và
trong doanh nghiệp.
- Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn,
nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được
giao.

38

NGÀNH LUẬT
Trình độ đào tạo: Đại học

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào tạo cử nhân Luật có phẩm chất chính trị
và đạo đức nghề nghiệp, được trang bị
những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về
pháp luật nói chung, pháp luật trong lĩnh
vực nội vụ nói riêng; cùng thực tiễn pháp lý
và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội có liên quan; có tư duy phản
biện để phân tích, đánh giá, kiến nghị hoàn
thiện chính sách, pháp luật; có kỹ năng thực
hành, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo
giải quyết những vấn đề thuộc chuyên
ngành góp phần vào sự nghiệp phát triển
ngành Nội vụ và kinh tế - xã hội của đất
nước

39

II. VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT
NGHIỆP
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực,
trình độ, kỹ năng nghề nghiệp tổ chức thực
hiện công việc chuyên môn ở các vị trí:
- Công tác pháp chế tại các cơ quan nhà
nước từ trung ương đến địa phương; đặc
biệt trong các cơ quan, tổ chức của ngành
nội vụ, chính quyền địa phương như: Vụ
pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Ban/
Phòng pháp chế của cơ quan thuộc Chính
phủ; tổ chức pháp chế ở Tổng cục, cục;
Phòng pháp chế của các cơ quan chuyên
môn thuộc Uỷ ban nhân dân Tỉnh...
- Chuyên viên của Sở Tư pháp, Phòng Tư
pháp; công chức tư pháp – hộ tịch giúp Uỷ
ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng

40

quản lý nhà nước về công tác xây dựng, thi
hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy
phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành
chính; hộ tịch, chứng thực, hoà giải ở cơ
sở...
- Thanh tra viên làm việc trong các cơ quan
thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành:
Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, Thanh
tra tỉnh, Thanh tra sở...
- Chức danh tư pháp (thẩm phán, kiểm sát
viên, chấp hành viên, luật sư…);
- Thực hiện công tác trợ giúp pháp lý; tổ
chức thi hành pháp luật;
- Tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp;
- Chuyên viên pháp lý cho các tổ chức phi

41

chính phủ, liên chính phủ, tổ chức quốc tế;
- Giảng viên, nghiên cứu viên trong các cơ
sở đào tạo, viện nghiên cứu.
III. CHUẨN ĐẦU RA
1. Kiến thức
1.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương
(1) Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác -
Lênin; về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa
Hồ Chí Minh; có hiểu biết về nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng và
của cách mạng nước ta;
(2) Có kiến thức cơ bản về quan điểm của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
về quốc phòng và an ninh; xây dựng nền
quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây
dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với
thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực

42

lượng vũ trang nhân dân, bổ sung kiến thức
về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự;
sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa
vụ công an bảo vệ Tổ quốc;
(3) Có kiến thức về công nghệ thông tin đáp
ứng yêu cầu công việc;
(4) Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 khung
năng lực ngoại ngữ của Việt Nam;
(5) Có kiến thức cơ bản về pháp luật, về môi
trường và phát triển bền vững.
1.2. Khối kiến thức cơ sở ngành
a) Kiến thức theo khối ngành
(6) Có kiến thức cơ bản về tổ chức bộ máy
nhà nước, pháp luật hành chính.
(7) Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa
học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên
ngành luật như: Xã hội học đại cương, tâm

43


Click to View FlipBook Version