The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.

Sổ tay tuyển sinh năm 2021 của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by TIENND67, 2021-03-18 07:37:09

Sổ tay tuyển sinh năm 2021 của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Sổ tay tuyển sinh năm 2021 của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Keywords: DHNV,ĐHNV,Đại học Nội vụ,Nội vụ Hà Nội

tiễn của ngành được đào tạo trong những
bối cảnh khác nhau;
- Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá
dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể
và sử dụng những thành tựu mới về khoa
học công nghệ để giải quyết những vấn đề
thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được
đào tạo;
- Kỹ năng xử lý, tổ chức thông tin; tạo lập
được các sản phẩm thông tin như: Cơ sở dữ
liệu, website, các sản phẩm thông tin khác;
- Kỹ năng năng tổ chức, cung cấp các dịch
vụ thông tin; Tổ chức các hoạt động truyền

thông;
- Kỹ năng phân tích, đánh giá và quản trị
các hệ thống thông tin;
- Có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý

144

những vấn đề quy mô địa phương và vùng
miền phù hợp với vị trí việc làm;
- Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu
được các ý chính của một báo cáo hay bài
phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong
công việc liên quan đến ngành được đào
tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt,
xử lý một số tình huống chuyên môn thông
thường; có thể tự viết được báo cáo có nội
dung đơn giảng, trình bày ý kiến liên quan
đến công việc chuyên môn; đạt trình độ bậc
3 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam
theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-
BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho
Việt Nam;

145

- Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ
thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư
số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3
năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và
Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử
dụng công nghệ thông tin.
- Có kỹ năng xử lý tài liệu; thiết kế và xây
dựng các sản phẩm và dịch vụ thông tin
truyền thống và hiện đại;
- Biết cách triển khai nghiên cứu khoa học
ngành Thông tin - thư viện, Lưu trữ học;
- Có kỹ năng hợp tác làm việc nhóm và
thuyết trình.
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp
vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ được giao;

146

- Có khả năng tự định hướng, thích nghi với
các môi trường làm việc khác nhau; tự học
tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
- Có khả năng đưa ra được kết luận về các
vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông
thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ
thuật;
- Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát
huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và
cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy

mô trung bình.
- Có trách nhiệm của một công chức, viên
chức trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ;
tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân
dân; Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm
chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ

147

quan, tổ chức, đơn vị; Có thái độ nghiêm
túc, khách quan trong việc thực hiện nhiệm
vụ; có ý thức rõ ràng về vị trí việc làm.
- Có thái độ lịch sự, tôn trọng, gần gũi với
đồng nghiệp và nhân dân; ngôn ngữ giao
tiếp chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc; có tác
phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho
cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp
trong giao tiếp văn hóa công sở:
- Có tinh thần tự học hoặc tham gia đầy đủ,
trách nhiệm các khóa đào tạo, bồi dưỡng do
cơ quan, đơn vị tổ chức để tích lũy kiến
thức, kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ.

148

NGÀNH CHÍNH TRỊ HỌC
Trình độ đào tạo: Đại học

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Chương trình ngành Chính trị học được xây
dựng trên nhu cầu của xã hội nhằm cung
cấp nguồn nhân lực có chuyên môn, trình độ
về lĩnh vực chính trị học trong các cơ quan
Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang nhân
dân, các cơ quan sự nghiệp công lập và
ngoài công lập, các tổ chức chính trị xã hội,
các tổ chức phi chính phủ.
II.VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT
NGHIỆP
- Tham mưu về lĩnh vực tuyên truyền
chính trị trong các cơ quan nhà nước, tổ
chức chính trị, chính trị - xã hội; đơn vị sự
nghiệp;

149

- Tham mưu về lĩnh vực điều tra dư luận
xã hội trong các cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, chính trị - xã hội;
- Làm công tác nghiên cứu ở các tổ chức,
các viện nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực
Chính trị học;
- Có thể tham gia giảng dạy Chính trị ở các
trường, đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp, trường chính trị tỉnh và trung tâm
chính trị huyện…
III. CHUẨN ĐẦU RA
1. Kiến thức
1.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương
(1) Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác -
Lênin; về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh; có hiểu biết về nền tảng tư tưởng,
kim chỉ nam hành động của Đảng và của

150

cách mạng Việt Nam;
(2) Có kiến thức cơ bản về quan điểm của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
về quốc phòng và an ninh; xây dựng nền
quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây
dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với
thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thức
về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự;
sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa
vụ công an bảo vệ Tổ quốc;
(3) Có kiến thức bổ trợ về công nghệ thông
tin, năng lực ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu
công việc;
(4) Có kiến thức cơ bản về nhà nước và
pháp luật, về môi trường và phát triển bền
vững để trang bị kiến thức nền cho hoạt

151

động chuyên môn, nghiệp vụ.
1.2. Khối kiến thức cơ sở ngành
a. Kiến thức theo khối ngành
(5) Có kiến thức cơ bản về hoạt động lãnh
đạo, quản lý; thông tin phục vụ hoạt động
lãnh đạo, quản lý; tâm lý học quản lý.
(6) Có kiến thức cơ bản về lí luận và
phương pháp nghiên cứu khoa học; nắm
vững và có khả năng vận dụng phương pháp
luận và các phương pháp nghiên cứu khoa
học trong học tập và nghiên cứu.
(7) Có kiến thức cơ bản về lôgic học, Tiếng
Việt thực hành và có khả năng vận dụng tư
duy lôgic, sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt
trong học tập, nghiên cứu;có kiến thức cơ
bản về văn hóa Việt Nam, xã hội học đại
cương.

152

b. Kiến thức theo lĩnh vực
(8) Có kiến thức lý thuyết cơ bản về chính
trị học, lịch sử tư tưởng chính trịvà hệ thống
chính trị Việt Nam,hiểu và nắm bắt được dư
luận xã hội.
(9) Có kiến thức cơ bản về luật hiến pháp,
luật hành chính, luật lao động để làm cơ sở
pháp lý cho hoạt động chuyên môn nghiệp
vụ và thực tiễn hoạt động nghề nghiệp.
(10) Có kiến thức cơ bản về khoa học tổ
chức, khoa học quản lý; nắm vững kiến thức
cơ bản về kinh tế học và các nguyên lý kinh
tế.
(11) Có kiến thức cơ bản về lý luận hành
chính, quản lý hành chính nhà nước, thủ tục
hành chính, điều hành công sở để phục vụ
cho hoạt động chuyên môn và thực hành

153

nghề nghiệp;có hiểu biết và kiến thức cơ
bản về các nghi thức nhà nước và hệ thống
bầu cử quốc gia.
c. Kiến thức theo nhóm ngành
(12) Có kiến thức cơ bản về chính trị và
chính sách công, kiến thức về giải quyết
xung đột và tạo đồng thuận xã hội.
(13) Có kiến thức cơ bản và hệ thống về
vấn đề quản trị địa phương.
(14) Có kiến thức cơ bản văn bản, hoạt
động quản lý văn bản, kỹ thuật soạn thảo
văn bản; nắm vững kiến thức về nghiệp vụ
văn thư, lưu trữ và công tác văn thư, lưu trữ.
1.3. Khối kiến thức ngành
(15) Có kiến thức rộng về quyền lực chính
trị, địa chính trị, các quan hệ chính trị quốc
tế, đảng chính trị và các thể chế chính trị.

154

(16) Có kiến thức cơ bản về chính sách đối
ngoại, chính sách tôn giáo, chính sách kinh
tế của Việt Nam.
(17) Có kiến thức sâu về một số vấn đề cơ
bản của khoa học chính trị như: chính trị
học so sánh, chính trị học phát triển, phương
pháp tiếp cận và xử lý tình huống chính trị,
văn hóa chính trị, khoan dung và đoàn kết
và những vấn đề toàn cầu hiện nay.
(18) Có kiến thức sâu về mối quan hệ giữa
chính trị và chính sách, chính trị và kinh tế,
chính trị và hành chính, chính trị và truyền

thông.
(19) Có kiến thức cơ bản về lý thuyết chính
trị học và có khả năng vận dụng hệ thống
kiến thức này trong việc nghiên cứu một số
định hướng chuyên ngành của Chính trị học

155

như: Lịch sử tư tưởng chính trị, Chính trị
quốc tế, Chính sách công.
(20) Có hiểu biết thực tế về cơ quan, tổ
chức, lĩnh vực hoạt động liên quan đến
Chính trị học mà người học sẽ công tác sau
khi tốt nghiệp.
2. Kỹ năng
(21) Có kỹ năng hoàn thành công việc phức
tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và
thực tiễn của ngành khoa học chính trị trong
việc tiếp cận, phân tích, đánh giá và xử lý
các tình huống chính trị, vấn đề chính trị.
(22) Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh
giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập
thể và sử dụng những thành tựu mới về
khoa học công nghệ để giải quyết những
vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực

156

được đào tạo;
(23) Có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử
lý những vấn đề quy mô địa phương và
vùng miền;
(24) Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể
hiểu được các ý chính của một báo cáo hay
bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong
công việc liên quan đến ngành chính trị học;
có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý
một số tình huống chuyên môn thông
thường; có thể viết được báo cáo có nội
dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan
đến công việc chuyên môn; đạt trình độ bậc
3 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam
theo quy định tại Thông tư số 01/2014/ TT-
BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

157

Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho
Việt Nam;
(25) Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ
thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư
số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3
năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và
Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử
dụng công nghệ thông tin.
(26) Có khả năng vận dụng các kỹ năng
hoạt động lí luận như: Kỹ năng và năng lực
tư duy lí luận về chính trị; kỹ năng thu thập
và xử lí thông tin chính trị; kỹ năng nghiên
cứu, biên soạn, thuyết trình, giảng dạy
Chính trị học; kỹ năng thực hành văn bản
chính trị
(27) Có khả năng vận dụng các kỹ năng
hoạt động thực tiễn như: Kỹ năng tiếp cận

158

và xử lí tình huống chính trị; kỹ năng
nghiên cứu, đánh giá truyền thông và khai
thác truyền thông trong chính trị; kỹ năng
phân tích, bình luận chính trị trên các
phương tiện truyền thông đại chúng; kỹ
năng thực hành Chính trị học khi tham gia
hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực của
đời sống chính trị - xã hội; kỹ năng tác
nghiệp khi tham gia các hoạt động chính trị
- xã hội.
(28) Vận dụng được các kỹ năng về công
tác tham mưu, quản lý và năng lực tổ chức
thực hiện các hoạt động chính trị trong thực
tiễn;
(29) Vận dụng được các nguyên lí, nguyên
tắc cơ bản, các kỹ năng chủ yếu về thiết kế
và vận hành tổ chức; các phương pháp lãnh

159

đạo, quản lí, phân quyền (quyền lực cứng,
quyền lực mềm, phân quyền chiều dọc,
phân quyền chiều ngang…).
(30) Có kỹ năng nghiên cứu khoa học, chủ
trì đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh
vực lí luận chính trị;
(31) Có kỹ kỹ năng học tập và nghiên cứu
để nâng cao trình độ chuyên môn;
(32) Có kỹ năng làm việc theo nhóm: Xây
dựng nhóm, lãnh đạo nhóm, vận hành
nhóm, phát triển nhóm;
(33) Có kỹ năng giao tiếp: Ứng xử có văn
hóa, làm chủ các kĩ năng giao tiếp xã hội
nói chung và kĩ năng giao tiếp trong các
quan hệ công việc nói riêng;
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
(34) Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn,

160

nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được

giao;
(35) Có khả năng tự định hướng, thích nghi
với các môi trường làm việc khác nhau; tự
học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
(36) Có khả năng đưa ra được kết luận về
các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông
thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ
thuật;
(37) Có năng lực lập kế hoạch, điều phối,
phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá
và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy

mô trung bình;
(38) Có khả năng làm việc độc lập và thích
ứng với yêu cầu nghề nghiệp;

161

(39) Có năng lực tư duy lý luận chính trị,
năng lực vận dụng kiến thức được đào tạo
để bước đầu ứng dụng và giải quyết những
vấn đề đặt ra trong thực tiễn đời sống chính
trị - xã hội; có khả năng tác nghiệp thi tham
gia các hoạt động chính trị - xã hội.
(40) Có khả năng tự học, nghiên cứu các
vấn đề chính trị - xã hội.

162

CHUYÊN NGÀNH
CHÍNH SÁCH CÔNG
Trình độ đào tạo: Đại học

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo chuyên ngành Chính
sách công thuộc ngành Chính trị học được
xây dựng dựa trên nhu cầu của xã hội nhằm
cung cấp nguồn nhân lực có chuyên môn,
trình độ về lĩnh vực chính sách công trong
các cơ quan Đảng, Nhà nước, các cơ quan
sự nghiệp công lập và ngoài công lập, các tổ
chức chính trị xã hội, các tổ chức phi chính
phủ.
II. VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT
NGHIỆP
- Trợ giúp phân tích, thực thi chính sách tại
các tổ chức Đảng, các tổ chức Nhà nước,

163

các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự
nghiệp công lập từ trung ương đến địa
phương.
- Làm việc tại các các tổ chức phi chính
phủ; các quỹ đầu tư, các doanh nghiệp, tổ
chức tư vấn đầu tư, quản lý dự án và phát
triển cộng đồng;
- Làm công tác tham mưu, tư vấn hoạch
định, xây dựng, đánh giá, tổ chức thực hiện
và tuyên truyền chính sách;
Có thể tham gia vào các hoạt động nghiên
cứu, đề xuất sáng kiến hoạch định, xây dựng
và thực thi chính sách công.
III. CHUẨN ĐẦU RA
Người học sau khi tốt nghiệp trình độ đại
học ngành Chính trị học, chuyên ngành
Chính sách công phải đạt được các yêu cầu

164

năng lực tối thiểu sau đây:
1. Kiến thức
1.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương
(1) Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác -
Lênin; về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh; có hiểu biết về nền tảng tư tưởng,
kim chỉ nam hành động của Đảng và của
cách mạng Việt Nam;
(2) Có kiến thức cơ bản về quan điểm của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
về quốc phòng và an ninh; xây dựng nền
quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây
dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với
thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thức
về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự;
sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa

165

vụ công an bảo vệ Tổ quốc;
(3) Có kiến thức bổ trợ về công nghệ thông
tin, năng lực ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu
công việc;
(4) Có kiến thức cơ bản về nhà nước và
pháp luật, về môi trường và phát triển bền
vững để trang bị kiến thức nền cho hoạt
động chuyên môn, nghiệp vụ.
1.2. Khối kiến thức cơ sở ngành
a. Kiến thức theo khối ngành
(5) Có kiến thức cơ bản về hoạt động lãnh
đạo, quản lý; thông tin phục vụ hoạt động
lãnh đạo, quản lý; tâm lý học quản lý.
(6) Có kiến thức cơ bản về lí luận và
phương pháp nghiên cứu khoa học; nắm
vững và có khả năng vận dụng phương pháp
luận và các phương pháp nghiên cứu khoa

166

học trong học tập và nghiên cứu.
(7) Có kiến thức cơ bản về lôgic học, Tiếng
Việt thực hành và có khả năng vận dụng tư
duy lôgic, sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt
trong học tập, nghiên cứu; có kiến thức cơ
bản về văn hóa Việt Nam, xã hội học đại
cương.
b. Kiến thức theo lĩnh vực
(8) Có kiến thức lý thuyết cơ bản về chính
trị học, lịch sử tư tưởng chính trị và hệ
thống chính trị Việt Nam, hiểu và nắm bắt
được dư luận xã hội.
(9) Có kiến thức cơ bản về luật hiến pháp,
luật hành chính, luật lao động để làm cơ sở
pháp lý cho hoạt động chuyên môn nghiệp
vụ và thực tiễn hoạt động nghề nghiệp.
(10) Có kiến thức cơ bản về khoa học tổ

167

chức, khoa học quản lý; nắm vững kiến thức
cơ bản về kinh tế học và các nguyên lý kinh
tế.
(11) Có kiến thức cơ bản về lý luận hành
chính, quản lý hành chính nhà nước, thủ tục
hành chính, điều hành công sở để phục vụ
cho hoạt động chuyên môn và thực hành
nghề nghiệp; có hiểu biết và kiến thức cơ
bản về các nghi thức nhà nước và hệ thống
bầu cử quốc gia.
c. Kiến thức theo nhóm ngành
(12) Có kiến thức cơ bản về chính trị và
chính sách công, kiến thức về giải quyết
xung đột và tạo đồng thuận xã hội.
(13) Có kiến thức cơ bản và hệ thống về
vấn đề quản trị địa phương.
(14) Có kiến thức cơ bản về văn bản, hoạt

168

động quản lý văn bản, kỹ thuật soạn thảo
văn bản; nắm vững kiến thức về nghiệp vụ
văn thư, lưu trữ và công tác văn thư, lưu trữ.
1.3. Khối kiến thức ngành
a. Kiến thức chung của ngành
(15) Có kiến thức nền tảng về chính trị học
và chính sách công, có kiến thức về quyền
lực chính trị, hệ thống hành chính công, có
kiến thức về địa chính trị, các quan hệ chính
trị và kinh tế chính trị quốc tế hiện nay.
(16) Có kiến thức về đảng chính trị, có hiểu
biết về tôn giáo và một số chính sách tôn
giáo lớn ở nước ta hiện nay.
b. Kiến thức chuyên sâu của ngành
(17) Có kiến thức về hoạch định, thực thi,
phân tích, đánh giá chính sách công. Có
kiến thức về chính sách công ở một số lĩnh

169

vực cụ thể: kinh tế, ngoại giao, an sinh xã
hội, thi đua khen thưởng, phát triển nông
thôn, phát triển nguồn nhân lực.
(18) Có kiến thức về các thiết chế xã hội,
truyền thông chính trị và hiểu được chúng
trong mối quan hệ với chính sách công.
(19) Nắm vững và làm chủ kiến thức
chuyên ngành chính sách công để có thể
đảm nhiệm các công việc liên quan trong
lĩnh vực được đào tạo; có kiến thức và
phương pháp nghiên cứu chuyên sâu để có
thể tiếp tục nghiên cứu chuyên ngành ở các
trình độ đào tạo cao hơn. Có hiểu biết thực
tế về các cơ quan, tổ chức, lĩnh vực hoạt
động liên quan đến chuyên ngành Chính
sách công mà người học sẽ công tác sau khi
tốt nghiệp.

170

2. Kỹ năng
Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp
đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực
tiễn của ngành Chính trị học chuyên ngành
Chính sách công trong những bối cảnh khác

nhau;
(1) Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh
giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập
thể và sử dụng những thành tựu mới về
khoa học công nghệ để giải quyết những
vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực
Chính trị học và Chính sách công;
(2) Có kỹ năng sử dụng thành thạo các
công cụ chính sách công cơ bản vào quá
trình tham mưu, tư vấn hoạch định, thực thi,
phân tích và đánh giá chính sách công, có
kỹ năng phân tích sữ liệu và vận dụng hiệu

171

quả các dữ liệu này vào chu trình chính
sách; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử
lý những vấn đề quy mô địa phương và
vùng miền trong lĩnh vực Chính trị học và

Chính sách công;
(3) Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể
hiểu được các ý chính của một báo cáo hay
bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong
công việc liên quan đến ngành Chính trị
học chuyên ngành Chính sách công; có thể
sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số
tình huống chuyên môn thông thường; có
thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản,
trình bày ý kiến liên quan đến công việc
chuyên môn; đạt trình độ bậc 3 theo khung
năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định
tại Thông tư số 01/2014/TT- BGDĐT ngày

172

24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng
lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
(4) Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ
thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư
số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3
năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và
Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử
dụng công nghệ thông tin;
(5) Có khả năng vận dụng các kỹ năng hoạt
động lí luận như: Kỹ năng và năng lực tư
duy lí luận về chính trị học và chính sách
công; kỹ năng nghiên cứu, biên soạn, thuyết
trình về Chính trị học và chính sách công.
(6) Có khả năng vận dụng các kỹ năng hoạt
động thực tiễn như: Kỹ năng phân tích
chính sách, hoạch định và tổ chức thực thi

173

chính sách, đánh giá và điều chỉnh chính

sách;
(7) Có khả năng vận dụng các bước trong
quy trình chính sách công và những nhân tố
tác động đến quá trình chính sách công. Có
khả năng phân tích dữ liệu chính sách công;
(8) Có khả năng phân tích, đánh giá vai trò
của các chủ thể chính sách công; tư vấn,
tham mưu về hoạch định và tổ chức thực
hiện chính sách công; có kỹ năng đánh giá
và phản biện chính sách công một cách khoa
học, cụ thể;
(9) Có khả năng sử dụng các công cụ chính
sách cơ bản trong quản lý xã hội, nhất là
quản lý kinh tế, quản lý nhà nước; có khả
năng đề xuất sáng kiến trong thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan

174

Đảng và Nhà nước.
(10) Có điều kiện rèn luyện và phát triển kỹ
năng tư duy, kỹ năng phân tích chính trị,
phân tích chi phí - lợi ích trong quá trình

chính sách công;
(11) Có kỹ năng nghiên cứu khoa học, chủ
trì đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh
vực Chính trị học và Chính sách công;
(12) Có kỹ năng học tập, nghiên cứu để
nâng cao trình độ chuyên môn;
(13) Có kỹ năng làm việc theo nhóm: Xây
dựng nhóm, lãnh đạo nhóm, vận hành
nhóm, phát triển nhóm;
(14) Có kỹ năng giao tiếp: Ứng xử có văn
hóa, làm chủ các kĩ năng giao tiếp xã hội
nói chung và kĩ năng giao tiếp trong các
quan hệ công việc nói riêng trong quá trình

175

thực tập, kiến tập và làm việc;
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
(15) Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn,
nghiệp vụ đã được đào tạo trong lĩnh vực
Chính trị học và Chính sách công; có sáng
kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
được giao;
(16) Có khả năng tự định hướng, thích nghi
với các môi trường làm việc khác nhau; tự
học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để
nâng cao trình độ chuyên môn trong lĩnh
vực Chính trị học và Chính sách công;
(17) Có khả năng đưa ra được kết luận về
các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ trong
lĩnh vực chính sách công và một số vấn đề
phức tạp về mặt kỹ thuật;
(18) Có năng lực lập kế hoạch, điều phối,

176

phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá
và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy

mô trung bình;
(19) Có khả năng làm việc độc lập và thích
ứng với yêu cầu nghề nghiệp; có năng lực
lập luận, tư duy theo cách tiếp cận hệ thống,
nghiên cứu và giải quyết các vấn đề phát
sinh trong lĩnh vực chính sách công;
(20) Có năng lực phát hiện và giải quyết
các vấn đề thuộc chuyên môn về chính sách
công và đề xuất những sáng kiến có giá trị;
có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch;
có năng lực phân tích, hoạch định và tổ
chức thực thi chính sách, đánh giá và điều
chỉnh chính sách trong quản lý hành chính
nhà nước;
(21) Có năng lực ứng dụng các kiến thức về

177

chính sách công trong triển khai, tổng kết,
đánh giá và phản biện các chính sách công
của nhà nước;
(22) Có khả năng tự học, nghiên cứu các
vấn đề về chính sách công; có năng lực sáng
tạo và phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực
chính sách công.

178

NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN
Trình độ đào tạo: Đại học

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào tạo người học trình độ đại học Hệ
thống thông tin có phẩm chất chính trị và
đạo đức nghề nghiệp; Có kiến thức cơ bản
về công nghệ thông tin và kiến thức chuyên
sâu về hệ thống thông tin; Có khả năng triển
khai ứng dụng công nghệ thông tin trong
các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực ngành
nội vụ nói riêng; Tích luỹ được kiến thức
nền tảng trong lĩnh vực công nghệ thông tin
để có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn
II. VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT
NGHIỆP
Người học sau khi tốt nghiệp trình độ đại

179

học ngành Hệ thống thông tin có thể đảm
nhiệm công việc ở các vị trí:
- Chuyên viên công nghệ thông tin, chuyên
viên phát triển-tích hợp hệ thống, chuyên
viên quản trị mạng, quản trị hệ thống thông
tin trong các cơ quan nhà nước và các doanh
nghiệp.
- Nghiên cứu viên về hệ thống thông tin ở
các cơ sở nghiên cứu, các cơ quan tham
mưu hoạch định chiến lược, chính sách phát
triển chính phủ điện tử, xây dựng nền hành
chính điện tử của Đảng và Nhà nước.
- Làm công tác giảng dạy bộ môn thuộc
chuyên ngành Hệ thống thông tin tại các cơ
sở giáo dục.
III. CHUẨN ĐẦU RA
1. Kiến thức

180

1.1. Kiến thức giáo dục đại cương
(1) Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác -
Lênin; về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hoá,
Hồ Chí Minh; có hiểu biết về nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng và
của cách mạng nước ta;
(2) Có kiến thức cơ bản về quan điểm của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
về quốc phòng và an ninh; xây dựng nền
quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây
dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với
thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thức
về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự;
sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa
vụ công an bảo vệ Tổ quốc;
(3) Áp dụng kiến thức đại cương về công

181

nghệ thông tin để tiếp thu kiến thức cơ sở
ngành và kiến thức ngành;
(4) Có kiến thức cơ bản về pháp luật, về
môi trường và phát triển bền vững;
1.2. Kiến thức khối ngành
(5) Tích luỹ được kiến thức nền tảng về
toán học cao cấp để tiếp thu, phát triển kiến
thức khối ngành công nghệ thông tin và có
thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.
1.3. Kiến thức lĩnh vực
(6) Có hiểu biết cơ bản về lĩnh vực công
nghệ thông tin như kỹ thuật lập trình, công
nghệ phần mềm, kiến trúc máy tính, hệ điều
hành, hệ thống thông tin, mạng máy tính và
quản trị mạng;
(7) Áp dụng được kiến thức toán học ứng
dụng trong công nghệ thông tin;

182

(8) Có hiểu biết cơ bản về nghiệp vụ văn
thư, lưu trữ, quản lý nhân lực, quản lý hành
chính để xây dựng hệ thống thông tin ngành
nội vụ và phát triển nền hành chính điện tử.
1.4. Kiến thức nhóm ngành
(9) Vận dụng được kiến thức về cơ sở dữ
liệu, cấu trúc dữ liệu, phương pháp thiết kế
giải thuật, thiết kế giao diện trong xây dựng
các phần mềm;
(10) Có hiểu biết cơ bản về bảo trì hệ thống
thông tin để có thể giải quyết các công việc
trong quá trình quản trị hệ thống thông tin.
1.5. Kiến thức ngành
(11) Có hiểu biết về phân tích, thiết kế, xây
dựng, phát triển và quản trị hệ thống thông

tin;
(12) Có kiến thức về hệ thống thông tin

183

phục vụ ngành nội vụ và nền hành chính
điện tử;
(13) Có kiến thức thực tế để có thể giải
quyết các công việc phức tạp trong quá trình
quản trị hệ thống thông tin, đảm bảo an toàn
hệ thống thông tin.
2. Kỹ năng
(14) Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh
giá dữ liệu, thông tin và sử dụng những
thành tựu mới về khoa học công nghệ để
giải quyết những vấn đề trong hệ thống

thông tin;
(15) Có kỹ năng lập kế hoạch, điều phối,
tổng hợp ý kiến, phát huy trí tuệ tập thể;
(16) Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 theo
khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

184

(17) Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn,
nghiệp vụ thông thường; Có khả năng đưa
ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn,
nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề
phức tạp về mặt kỹ thuật;
(18) Có năng lực đánh giá và cải tiến các
hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình;
Có sáng kiến trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ được giao;
(19) Có khả năng tự định hướng, thích nghi
với các môi trường làm việc khác nhau; tự
học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
(20) Có trách nhiệm trong công việc, bảo
đảm an toàn hệ thống thông tin.

185

NGÀNH VĂN HÓA HỌC
Trình độ đào tạo: Đại học

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào tạo người học đại học ngành Văn hóa
học có kiến thức, tư duy lý luận về văn hóa
học và văn hóa Việt Nam, nắm vững hệ
thống lý thuyết, phương pháp và kỹ năng
nghiên cứu văn hóa. Có năng lực làm việc
độc lập, sáng tạo, vận dụng được kiến thức,
tư duy, kỹ năng và các phương pháp văn
hóa học được đào tạo vào việc nghiên cứu
và ứng dụng trong hoạt động thực tiễn.
II. VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT
NGHIỆP
1. Có thể nghiên cứu văn hóa và văn hóa
học tại các viện hoặc trung tâm nghiên cứu
khoa học

186

2. Có thể giảng dạy văn hóa học tại các
trường đại học, cao đẳng, các trường nghiệp
vụ về văn hóa - thông tin, chính trị - hành
chính, các trường nghiệp vụ của các tổ chức
xã hội (thanh niên, công đoàn)
3. Có thể quản lý nghiệp vụ tại các tổ
chức, cơ quan, thuộc ngành văn hóa - thông
tin - du lịch
4. Có thể hoạt động hữu hiệu trong những
ngành nghề đòi hỏi các tri thức về văn hóa
học (truyền thông, doanh nghiệp, hướng dẫn
du lịch...).
III. CHUẨN ĐẦU RA
1. Kiến thức
1.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương
(1) Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác -
Lênin; về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa

187

Hồ Chí Minh; có hiểu biết về nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng và
của cách mạng nước ta;
(2) Có kiến thức cơ bản về quan điểm của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
về quốc phòng và an ninh; xây dựng nền
quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây
dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với
thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thức
về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự;
sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa
vụ công an bảo vệ Tổ quốc;
(3) Có kiến thức về công nghệ thông tin
đáp ứng yêu cầu công việc;
(4) Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 khung
năng lực ngoại ngữ của Việt Nam

188

(5) Có kiến thức cơ bản về pháp luật, về
môi trường và phát triển bền vững
1.2. Khối kiến thức cơ sở ngành
a. Kiến thức theo khối ngành
(6) Có kiến thức cơ bản về nghiên cứu khoa
học và logic hình thức
(7) Có kiến thức về hoạt động lãnh đạo,
quản lý: thông tin phục vụ lãnh đạo, quản
lý; tâm lí học quản lí;
(8) Có kiến thức đại cương về văn hóa Việt
Nam, xã hội học, tiếng Việt;
b. Kiến thức theo lĩnh vực
(9) Có kiến thức cơ bản về lịch sử văn minh
của thế giới; hệ thống hoá và khái quát được
những kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam
trên các phương diện: Chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội với đặc điểm từng giai đoạn phát

189

triển của lịch sử dân tộc.
(10) Có kiến thức về văn hóa học đại
cương, văn hóa dân gian, tôn giáo và tín
ngưỡng, các loại hình nghệ thuật. Vận dụng
để giải quyết vấn đề về kiến thức tổng quát
và cơ bản, những đặc trưng và yêu cầu về
các lĩnh vực mỹ học, thanh nhạc, âm nhạc,
sân khấu, múa, mỹ thuật, nhạc cụ và nhiếp
ảnh. Giải quyết vấn đề về kiến thức và lý
luận, phương pháp quản lý, lãnh đạo,
phương pháp phân tích, đánh giá; kiến thức
về khoa học quản lý và quản lý văn hóa.
(11) Có kiến thức về kinh tế học văn hóa.
Vận dụng để giải quyết vấn đề về khái niệm
về kinh tế, về văn hóa. Đặc trưng vị trí, vai
trò, tính chất, nhiệm vụ, cách thức phân loại
kinh tế văn hóa. Mối quan hệ tương tác giữa

190

kinh tế và văn hóa. Nền kinh tế thị trường
trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật ở nước ta
hiện nay và so sánh với một số nước;
(12) Có kiến thức về Đường lối văn hóa
của Đảng cộng sản Việt Nam, phát triển văn
hóa cộng đồng. Vận dụng để giải quyết vấn
đề về khái niệm, cơ cấu, đặc điểm tổ chức
của cộng đồng và nét sinh hoạt văn hóa, từ
đó có biện pháp xây dựng văn hóa mang
tính bản sắc của cộng đồng;
(13) Nắm vững các quy định, nguyên tắc
trong giao tiếp, trong soạn thảo, trình bày
văn bản của các cơ quan hành chính và kỹ
năng thực hành, giải quyết các loại văn bản
thực tế.
c. Kiến thức theo nhóm ngành
(14) Có kiến thức quản lý nhà nước về văn

191

hóa. Vận dụng để giải quyết vấn đề về hệ
thống pháp luật về văn hóa ở Việt Nam.
Luật về quyền tác giả, tác phẩm, biểu diễn
nghệ thuật, quảng cáo, điện ảnh, di sản văn
hóa. Công tác thanh tra, pháp chế và xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa;
(15) Có kiến thức thực tế về văn hóa tộc
người, địa chí văn hóa, văn hóa nông thôn
và đô thị, văn hóa lịch sử, văn hóa địa lý,
văn hóa khu vực, văn hóa vùng miền và
những kiến thức chuyên sâu về văn hóa;
(16) Có kiến thức cơ bản của xã hội học
văn hóa. Mối quan hệ giữa văn hóa và xã
hội học, giữa xã hội học văn hóa và xã hội
học đại cương. Nét đặc thù của xã hội học
văn hóa phương Đông và Việt Nam, xã hội
học văn hóa trong quá trình toàn cầu hóa.

192

Tích luỹ được kiến thức nền tảng về các
nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và
xã hội trong lĩnh văn hóa học để phát triển
kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở
trình độ cao hơn.
1.3. Khối kiến thức ngành
(17) Nắm vững lý thuyết về các vùng văn
hóa, những vấn đề cơ bản về vùng văn hóa
với sự hình thành văn hóa của các tộc người
để có thể lý giải đặc điểm các vùng văn hóa
ở Việt Nam. Hiểu được đặc trưng cơ bản
của các hình thức tổ chức xã hội; phân tích
vai trò của các hình thức tổ chức xã hội đối
với văn hóa Việt Nam. Vận dụng những
kiến thức về văn hóa giao tiếp truyền thống
và hiện đại trong các mối quan hệ xã hội và
trong nghiên cứu văn hóa.

193


Click to View FlipBook Version