The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.

Những chân Tình Không Thể Nào Quên:
1. Đan Mạch
2. Đức
3. Pháp
4. Bỉ và
5. Ý

Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by lanthicung, 2021-07-11 21:01:38

Hồi Ký Du Lịch Châu Âu 2014- Cung Thị Lan

Những chân Tình Không Thể Nào Quên:
1. Đan Mạch
2. Đức
3. Pháp
4. Bỉ và
5. Ý

“Ô! Cháu xin lỗi bác! Có phải con đánh thức bác dậy không?”
Tôi lắc đầu:
“Khôngđâu, bác thường dậy rất sớm. Cháu là cháu Mai phải
không? Bác nghe tiếng đàn của cháu hay quá nên xuống đây
thưởng thức thôi.”
Cô bé gật đầu:
“Dạ phải. Cháu cảm ơn bác. Nhưng cháu chỉ tập một chút. Giờ
con phải chuẩn bị đi học.” Mai nói vội rồi bước nhanh ra khỏi
khòng, xong nhìn tôi mỉm cười nói tiếp khi nghe tiếng nhắc nhở
của Phương Linh ở phòng sau: “Sáng nào Khiêm cũng dậy trễ
mà làm chậm thức ăn sáng nên mẹ con phải nhắc luôn!”

Tôi mỉm cười nhưng không phải vì đồng lòng với câu nói của
Mai mà hài lòng khi nghe một đứa bé sinh trưởng tại Đan Mạch
nói tiếng Việt rõ rang dễ thương. Với cảm giác vui vui, tôi bước
theo chân Mai đến bếp. Một đứa bé trai với thân mình cao gọn
đang chăm chú nhìn cái chảo.
Tôi hỏi:
“Con là Khiêm phải không? Con đang làm thức ăn sáng hả?”
“Dạ con đang rán trứng”
Tôi lại mỉm cười khi nghe thằng bé nói tiếng Việt
Phương Linh chen vào:
“Sáng nào Khiêm cũng tự làm trứng ăn rồi đạp xe đạp đi học.
Còn Mai học trường xa lại phải đem theo đàn để tập trước khi
diễn nên em phải chở Mai đến trường. Chị muốn đi theo
em không?”

Tôi gật đầu:
“Dĩ nhiên là muốn!”
Nói xong tôi chạy vội lên lầu, vệ sinh thật nhanh rồi xuống nhà.
Tôi biết là khó có thời gian và cơ hội du lịch nơi nào đó đến lần
thứ hai nên tôi muốn tận dụng mọi thời gian có được để gần gũi
tâm tình với Phương Linh trong lúc hòa mình vào cuộc sống của
quê hương thứ hai nơi Phương Linh sinh sống.
Dọc đường, Phương Linh kể cho tôi nghe về công việc của
nàng, công việc của chồng nàng, và những sinh hoạt của các con
nàng, Những câu chuyện của Phương Linh cho tôi hình dung
được lý tưởng của gia đình nàng đặt trên cơ bản của tình yêu và
hạnh phúc không phải tuỳ thuộc vào sự xa hoa phù phiếm. Vợ
chồng Phương Linh chỉ muốn ẩn náu nơi chốn tĩnh mịch trong
khi hết lòng ủng hộ con cái thăng tiến trong khuôn khổ đạo đức
có từ Việt Nam. Chính vì đặt đạo đức làm đầu mà vợ chồng họ

không quên dạy dỗ con nói rành tiếng việt trong khi hai đứa nhỏ
nói giỏi tiếng Đan Mạch lẫn tiếng Anh.
Sau khi đưa Mai đến trường, Phương Linh chở tôi ghé tạt bờ
biển, đi bộ hít thở không khí trong lành một lúc rồi ghé tạt siêu
thị mua thức ăn sáng.

Ăn sáng xong, chúng tôi rời nhà đi chơi ngay. Trí lại nghỉ thêm
ngày để đưa chúng tôi thăm những di tích lịch sử trong vùng.

Chúng tôi lên đồi Galgebakken ngắm toàn tỉnh Aabenraa . Sau
này Phương Linh cho biết tên đồi Galgebakken có nghiã là "đồi
treo cổ" bởi ngày xưa ở đây là pháp trường.

Sau đó chúng tôi đến thành phố Storetorv Aabenraa, tìm chỗ đậu
xe xong chúng tôi đi bộ trên những đường lát gạch để xuyên
qua những ngôi nhà rực rỡ với những cấu trúc rất đặc biệt.

Khi ghé khu "Aabenraa Gâgade" để tìm chỗ mua sim thay cho
những cái mua mà không thể sử dụng cho chiếc điện thoại cầm
tay, chúng tôi gặp vài người chào Trí với vẻ kính trọng. Hỏi ra
mới biết trước đây Trí là thầy giáo dạy toán ở trường trung học
cấp ba tại Aabenraa nhưng trong thời gian Trí đi dạy Trí còn làm
chủ một nhà hàng nên đành phải xin nghỉ dạy. Rồi sau đó vì
kinh tế suy thoái, Aabenraa không còn có nhiều khách du lịch
đến , dân địa phương không có khả năng đến quán ăn thường
xuyên, quán ế liên tục nên Trí đành phải bán tiệm.

Nghe Trí nói với giọng ngậm ngùi mà tôi cảm thấy xót xa,
không ngờ người có tài mà không có vận may nên cuối cùng
mất những công việc mà mình yêu thích. Phương Linh luôn nói
rằng vợ chồng nàng chỉ muốn an phận nơi thanh vắng cho nên
công việc nào thích hợp với cuộc sống êm đềm là đủ. Hiện thời
Trí và nàng an lòng với công việc mà họ đang có. Hàng ngày
Trí lái xe gắn máy đi làm công nhân cho hãng còn nàng lái xe
đến làm cho một bệnh xá. Hết việc, vợ chồng về nhà chăm sóc
con cái. Mỗi khi rảnh rỗi, họ đi dạo rừng, dạo biển thưởng thức
cảnh đẹp của thiên nhiên.

Vợ chồng tôi tán thành thú vui đơn giản và lành mạnh của Trí
và Phương Linh. Chúng tôi nói chúng tôi cũng thích những
ngắm cảnh thiên nhiên hơn là vào những nhà hàng sang trọng
đắc tiền. Thế là chúng tôi quyết định ghé siêu thị

mua thức ăn trưa để đến biển Aabæk (Åbæk Strand )vừa ăn
vừa ngắm cảnh.



Ăn trưa xong, chúng tôi rủ nhau đi dạo quanh cánh rừng gần đó.

Trong lúc đi dạo, chúng tôi thường dừng lại những khóm dâu
rừng để hái.

Tôi ăn rất nhiều vì thích vị ngọt và mùi thơm của chúng
nhưng chống chế cho tính láu ăn của mình bằng cách biện luận:
“Dâu giàu vitamin C!” Phương Linh nghe thế tình thật tán tụng
thêm là những quả dâu rừng này đáng ăn vì chúng rất tinh khiết
không bị nhiễm độc bởi phân hóa học hay khói xe.
Rời bìa rừng, chúng tôi đi dạo dọc theo ven biển. Trời nắng đẹp
cho chúng tôi một buổi đi chơi rất thú vị và những bức hình rất
vừa ý.

Thấy vợ chồng tôi ngây ngất với cảnh đẹp trong vùng, Trí lái xe
đưa chúng tôi đi xa hơn. Sau khi qua những ngọn đồi của những
ngôi nhà sang đẹp của những người giàu có, chúng tôi đi ngang
khu rừng có những trái mận chín tươi, những trái táo rừng bóng
đỏ, và những cánh đồng bắp phì nhiêu, đầy trái.

Những trái dâu rừng, mận, táo và bắp là những món quà thiên
nhiên mà chúng tôi có được sau một ngày ngắm cảnh.

Chiều về, Phương Linh và Trí gọi Khiêm phụ nhóm lửa để
nướng thịt ăn với bún và dưa leo rau sống.

Thức ăn thật ngon nhưng tôi thích thú gặm những trái bắp từ
những cánh đồng Đan Mạch và được nướng bằng than củi của
Đan Mạch.

Tối hôm ấy, tôi có thêm một giấc ngủ thật ngon trên chiếc
giường nệm trong căn phòng mà Phương Linh luôn miệng nói
phòng chỉ dành khách chứ không có ai ở.

Ngày 4 tháng 9 năm 2014
Sáng sớm, Phương Linh lo cà phê cho Trí và anh Hiệp. Hai anh
em vừa nhâm nhi cà phê vừa tâm đắc với những câu chuyện kể.
Sau khi đưa Mai đến trường, Phương Linh dọn món phở bò
cho chúng tôi dùng bữa sáng.

Ăn xong, chúng tôi chuẩn bị sang Đức chơi. Tưởng đường xa
cần đi sớm ai dè Phương Linh nhìn tôi nói : “Để em làm tóc cho
chị đã! Chứ chị để tóc không hàng lối như vậy chụp hình không
đẹp đâu!” Nói xong là làm ngay!

Nàng bắt tôi ngồi ngay xuống ghế rồi chải, duỗi, cuốn bằng
lược, mấy xấy tóc, máy duỗi tóc, ống cuốn tóc và máy xấy tóc.

Sau khi hài lòng với mái tóc mới của tôi, Phương Linh mới chịu
sửa soạn cho mình. Tôi lên phòng để lấy áo khoác tự dưng bùì
ngùi ngồi lại chiếc giường nệm nhờ chồng chụp dùm cho, rồi
bảo anh chụp dùm thêm vài tấm hình xung quanh căn nhà để
làm kỷ niệm. Khi chụp với các chậu hoa cúc vàng,

tôi cảm động nhớ những tấm hình Phương Linh post trên face
book. Mới ngày nào Phương Linh nôn nao chờ tôi đến và
tôi bồn chồn chuẩn bị cho cuộc hội ngộ thế mà chỉ còn ngày
hôm nay nữa chị em chúng tôi sắp xa nhau.
Phương Linh sửa soạn xong, ra vườn tìm chúng tôi. Tôi bảo
nàng chụp cùng với tôi để làm kỷ niệm.

Sau đó tôi còn nài nàng rủ Trí đi bộ quanh xóm để chụp thêm
vài tấm trước khi đi chơi. Chúng tôi bốn người thả bộ quanh
xóm để chụp hình.

Trí thấy vợ chồng tôi say mê những căn nhà mái tranh trong
xóm nên chở chúng tôi đến một xóm khác cho chúng tôi chụp
thêm những căn nhà đẹp và lạ.

Sau đó chúng tôi đến nghĩa trang thăm mộ ba Phương Linh

rồi lên đường sang Đức. Đến Flensburg chúng tôi thong thả dạo
phố,

ghé siêu thị mua thức ăn,

rồi nhập cùng đám người ngồi dọc theo lề đường vừa ăn vừa
nghe nhạc.

Trên đường từ phố ra đến chỗ đậu xe, chúng tôi còn ghé thêm
vào chỗ chơi nhạc để thưởng thức.

Phương Linh lấy làm thích thú vì những người chơi nhạc là
những người nàng quen biết. Tôi cảm thấy thú vị khi thấy hai
người ở hai nước khác nhau mà lại gặp nhau ở nơi phố này
nhưng ngẫm lại từ chỗ Phương Linh ở đến thành phố Flenfurg
này chỉ một tiếng lái xe.

Nhìn trời chiều, tôi đề nghị Trí ghé trạm xe lửa ở Flensburg cho
chúng tối xem giờ khởi hành hãy ghé biển Đức. Phương Linh
giận vì trông thấy tôi lo cho chuyện đi sang Đức gặp Tường Vi
chứ không có tỏ vẻ lưu luyến thời gian ít ỏi bên nhau khi sắp rời
Đan Mạch. Thấy Phương Linh giận tôi tự trách là mình vô ý .
Nhưng sự giận dỗi của Phương Linh làm tôi cảm động
vì Phương Linh thật sự quý trọng thời gian vợ chồng tôi
đến Aabenraa chứ không nghĩ là sự phiền toái hay phiền hà. Trí
tế nhị giảng hòa, cho rằng chúng tôi nên ghé trạm xe lửa xem
thời gian xe khởi hành cho chắc chắn vì vé xe lửa mà anh Hiệp
mua từ Mỹ đã lâu, sợ hết h ạn. Thế là chúng tôi ghé trạm xe
lửa Flensburg rồi ra biển Wassersleben. Nước biển
Wassersleben khá lạnh nên bãi biển chỉ lác đác vài người đến.
Chúng tôi co ra ngồi cạnh nhau ngắm những chiếc buồm trắng
xa xa. Bãi biển ở Đan Mạch hay Đức có một vẻ đẹp khác nhau
nhưng đều đặc biệt với những chiếc thuyền buồm màu trắng
sang trọng.

Có lẽ Phương Linh đã biết điều đó nhưng muốn vợ chồng tôi đi
thêm nhiều nước và biết thêm nhiều nơi. Những nơi nàng đã

từng thưởng thức qua, nàng muốn chúng tôi cũng được hiện diện
nơi đó. Ngồi trên bãi tâm tình một lúc chúng tôi chụp chung vài
tấm hình làm kỷ niệm rồi ra về.

Trên đường về nhà, Phương Linh và Trí tỏ ra mãn
nguyện vì đã đưa chúng tôi đi thăm những nơi mà hai người trù
liệu nhưng Trí còn tiếc rẻ là chưa đưa vợ chồng thưởng thức
món bánh đặc biệt của Hy Lạp. Phương Linh đề nghị trên Trí
đưa vợ chồng tôi đến quán ăn cũ nơi mà Trí từng làm chủ hơn
mười năm trong lúc nàng ghé siêu thị đối diện.

Y theo lời đề nghị của Phương Linh, chúng tôi ghé tiệm nhưng
không thể vào tiệm ăn vì tiệm đóng cửa

.
Người chủ mới nói với Trí là anh ta không thể mở cửa vì hệ
thống ống nước bị hư. Trí thở dài buồn bã nói “Kinh tế giờ đã ế,
có người đến ăn mà tiệm lại không thể mở cửa!”

Tôi cảm thấy xót xa với nỗi trầm buồn của Trí và thấm thía với
câu nói vì có vài người đến trước tiệm xem thực đơn ngoài quán
cùng với chúng tôi nhưng phải quay đi.

Về nhà chúng tôi vòi cơm vì lâu không ăn, đâm thèm và nhớ.

Phương Linh chiều theo và chúng tôi có một bữa cơm tối thật
ngon. Tôi mê vị chua chua và mùi thơm đặc biệt của món canh
táo. Cuối cùng thì tôi cũng đã nếm đủ những thứ rau quả của
vùng Aabenraa.
Ăn cơm xong, chúng tôi thu xếp hành trang, gọi điện cho
Tường Vi, để arlam rồi ngủ sớm. Tối đó tôi trằn trọc vì những
cảm giác buồn vui lẫn xúc động và lo lắng. Tôi buồn vì biết
mình khó có điều kiện để trở lại thăm Đan Mạch. Tôi
vui vì chuyến du lịch Đan Mạch thành công và ý nghĩa vượt hơn
ao ước của tôi. Tôi xúc động vì tôi không ngờ những người bạn
chỉ quen biết qua Internet như Tường Vi và Phương Linh lại
thương lo và chăm sóc cho tôi hết lòng. Và tôi lo lắng vì ngày
mai đi xe lửa sang Đức, tôi không biết mình có thể thực hiện
một hành trình đúng giờ để gặp Tường Vi như dự tính không?
Nếu có sự chậm trễ một trong ba lần trung chuyển tàu thì chúng
tôi sẽ gặp rắc rối ngay bởi chúng tôi không chắc sim điện thoại
mua từ Đan Mạch có thể liên lạc với Tường Vi ở Pháp hay
Đức trong lúc Tường Vi đang ở Pháp phải lái xe sang Đức đón
chúng tôi. Anh Hiệp ngủ chập chờn một lúc rồi bật dậy, anh
muốn chuẩn bị những chiếc va li sẵn sàng dưới nhà, để sáng
dậy, vệ sinh xong là xách giỏ đi ngay. Từ Đan Mạch đến ga
Flensburg Đức khoảng nửa tiếng nhưng chúng tôi thà đến ga
sớm còn hơn muộn.

Ngày 5 tháng 9 năm 2014

Bốn giờ rưỡi sáng, vợ chồng tôi xuống nhà đã thấy Trí và
Phương Linh dậy từ lúc nào. Phương Linh đưa cho tôi gió nhỏ
gồm thức ăn sáng và nước cho chúng tôi cầm theo đường. Tôi
cảm động nhận giỏ thức ăn tình nghĩa và cảm thấy rưng rưng .
món quà này nghĩa tình hơn cả xâu chuỗi hạt ngọc mà tối hôm
trước nàng nói đó là vật kỷ niệm cho tình chị em của chúnng
tôi. Vì quá lo lắng chuyện chuyển tàu tôi đã không nghĩ đến thức
ăn đi đường , bấy giờ nhớ lại 7 giờ trên tàu lửa xuyên Đức, giỏ
thức ăn này đối với tôi quả là quý giá. Đúng năm giờ, chúng tôi
bước ra khỏi nhà là vào xe ngay vì khí trời khá lạnh. Lướt qua
làn sương mù, Phương Linh nói “Em quên đào khoai tây! Chắc
hôm nay về phải đào lấy củ chứ không khoai hư uổng!” Tôi
ngạc nhiên: “Ủa Phương Linh có trồng khoai tây nữa hả?” “Dạ
năm ngoái em đào lên nhiều khoai tây lắm chị. Năm nay em
quên đào!” tôi hào hứng nói: “Thấy mấy chậu rau quế tươi tốt
của em là chị đã phục rồi, nay còn nghe em trồng khoai tây nữa!
Đâu em trồng khoai tây cách nào chỉ chị đi!” Trí chen vào: “Chị
cứ lấy củ khoai tây cho có mầm, trụng vào nước sôi rồi cắm
xuống đất là năm sau có nhiều khoai tây ngay.” Tôi ngớ ra định
đáp lại điều vô lý ấy thì Trí nói tiếp: “Hồi xưa em hay nói kiểu
như vầy mà tụi bạn tin mới khổ chớ! Nghe kiểu vậy mà tin
rồi nói người ta tửng tửng!”

Tôi bật cười thấm ý. Nhớ chuyện tiếu lâm “Tui Khùng
Chớ Tui Có Ngu Đâu! " một trong nhiều câu chuyện tiếu
lâm mà tôi kể cho Trí và Phương Linh nghe trong những ngày
trước đó. Câu chuyện về một anh tài xế lái chiếc xe hơi lên dốc
bỗng xe xẹp bánh nên anh tài xế phải tháo bánh xe xẹp ra sửa.
Sửa xong ai dè mấy con ốc lăn hết xuống bờ sông bên cạnh nên
anh không biết làm sao gắn bánh xe lại. Nhìn quanh anh thấy

một người đàn ông từ bệnh viện tâm thần gần đó đi ra. Anh tài
xế nghĩ bụng: "Người này từ bệnh viện tâm thần ra thì cũng vô
dụng chứ không giúp mình được gì!" Người đàn ông mà anh
nghĩ tâm thần, đi ngang bỗng dừng lại quan sát anh rồi nói: "Mất
mấy con ốc không gắn bánh xe vào được phải không? Sao
không mở ba con ốc của ba bánh xe kia rồi gắn vào bánh xe đó,
Xong rồi lái xe qua cái dốc kia thì đến garage thay lại. Tui
khùng chớ tui có ngu đâu mà không hỏi tui?" tôi tủm tỉm
cười nói “Giờ sắp chia tay hai em, chị xin nói là chị có khùng thì
khùng chút chút chớ không ngu đâu mà tin cái phòng mà hai em
nhường cho chị ở là phòng dành cho khách. Có ai khùng đến độ
chọn phòng trong hốc bếp ở trong khi giữ cái phòng lớn, giường
to để chờ khách đến ở đâu mà nói phòng này không ai ở chỉ
dành khách? Chị vào phòng đó là linh tính ngay phòng của tụi
em nhưng lỡ ở rồi đành phải chịu. Giờ chị xin cảm ơn hai em hết
lòng giúp chị thăm mộ thuyền trưởng và vợ thuyền trưởng . Nếu
không có hai em, vợ chồng chị không thể thực hiện chuyến đi dễ
dàng. Chị không thể nào quên chuyến đi đầy tình nghĩa, này.
Cảm ơn Trí phải nghỉ làm để đưa anh chị đi đây đó suốt mấy
ngày nay. Anh chị thật biết ơn gia đình hai em đối với anh chị
quá tốt! Anh chị được thầy cô tặng quà và còn được Linh
Phương, Liên Phương cho tá túc và còn tiếp đãi chu đáo nữa.”
Trí đánh trống lãng: “Không có gì đâu chị ơi!Ý vợ em muốn
sao thì em làm vậy thôi. Mà anh chị cũng hay chứ thường
thường người ta chỉ để ý đến ân nhân cứu giúp mình chứ ít ai
quan tâm đến thân nhân của vị ân nhân lắm! Giúp được anh chị
đến thăm bà Ruth làm bà Ruth vui tụi em cũng vui theo. Em
nghĩ khi về Mỹ chị nên rửa hình gửi tặng bà một album làm kỷ
niệm.”
Anh Hiệp gật đầu tán thành đề nghị của Trí trong khi tôi nói sẽ
làm clip gửi vào youtube để ghi lại những ngày đáng nhớ trên

đất Đan Mạch. Phương Linh rủ tôi đưa các con tôi sang chơi vào
dịp khác và tôi thì tha thiết mời Trí và Phương Linh đưa cả nhà
sang Hoa Thịnh Đốn chơi với chúng tôi. Xong Phương Linh còn
rủ chúng tôi đi chơi các nơi như Áo và Ý. Nói ra một hồi
tôi mới vỡ lẽ rằng Phương Linh đã không dự đám cưới của
người cháu ở Áo trong thời gian chúng tôi đến Đan Mạch để
dành thời gian đón đưa chúng tôi đi khắp mọi nơi trong những
ngày qua. Tôi tưởng đâu chuyện cái giường và căn phòng của
khách sạn năm sao đã là một bí mật khá kinh ngạc nay tôi lại rơi
vào một kinh ngạc khác. Bấy giờ tôi mới hiểu sao Phương Linh
nói thương tôi như chị ruột và luôn nói em thương chị nhiều hơn
chị thương em. Và còn kèm theo nói câu mà những đứa trẻ hay
thề thốt:” Đứa nào nói láo chết liền!"

Nếu mọi người nghe chuyện chúng tôi có lẽ nghĩ rằng chúng tôi
có duyên phận và sự gặp gỡ do mối liên hệ từ kiếp trước. Còn
tôi, tôi không hiểu vì sao Phương Linh thương tôi đến thế. Tôi
chỉ biết rằng chúng tôi không bao giờ dứt những câu chuyện tếu

và rất hạp khi đối đáp kiểu vô thưởng vô phạt lẫn vui vui. Hễ
gặp mặt là nói và nói liên túc!
Và bây giờ, những cuộc đối thoại không dứt của chúng tôi khiến
cho đoạn đường đến ga Flensburg như ngắn lại và chúng tôi đến
nơi lúc 5 giờ 45 sáng. Trí và Phương Linh nấn ná với tôi cho đến
lúc chúng tôi được vào cổng mới chia tay.

Tôi biết rằng tôi và Phương Linh sẽ còn gặp nhau trên facebook
và liên lạc thường xuyên nhưng tôi không khỏi bùi ngùi khi
thấy dáng quay lưng của vợ chồng Phương Linh.

Lên tàu, mười phút sau tàu lửa khỏi hành. Tôi lấy làm
mừng khi tàu chạy đúng giờ.

Trời còn sớm nên chúng tôi vẫn còn muốn ngủ nhưng cố gắng
thức để đếm những trạm dừng cho biết khi nào chuẩn bị xuống
tàu.

Do đã xem bản đồ trước lại học thuộc trên các trạm nên khi gần
đến trạm phải xuống, chúng tôi chuẩn bị hành lý sẵn sàng ngay.
Đến Hamburg đúng giờ qui định, chúng tôi vội vã tìm tuyến tàu
về Mannheim.

Vì khá quen với hệ thống tàu điện ngầm và xe lửa ở Mỹ nên
chuyện đổi tàu ở Đức không là vấn đề khó khăn đối với chúng
tôi. Tuy nhiên tuyến đường tàu từ Mannheim
về đến Kaiserslautern bị trễ 20 phút nên chúng tôi không thể
đón đúng tàu mà chúng tôi đã mua vé từ Kaiserslautern
về Saarbrücken.

Tôi lo lắng nói anh Hiệp đáp ngay lên chuyến tàu đang dừng
trước mặt và cho rằng chúng tôi có thể tiếp tục theo lộ trình
tuyến tàu mà chúng tôi vừa bị hụt nhưng anh Hiệp không chịu.

Anh nói là chưa chắc chuyến tàu này sẽ theo lộ trình của
chuyến tàu mà chúng tôi vừa bị nhỡ và khuyên tôi nên vào
phòng vé nhờ giải quyết. Đúng như anh nói, nhân viên phòng
vé đang giải quyết cho những người trễ tàu, bằng lòng đổi vé
cho chúng tôi đi chuyến tàu tốc hành. Khi cầm vé mới và theo
hướng dẫn của nhân viên đi ngược lại hướng chiếc tàu mà chúng
tôi vừa bị nhỡ, tôi thầm cảm ơn quyết định sáng suốt của anh
Hiệp. Nếu không, chúng tôi sẽ bị lạc ở một nơi nào đó và Tường
Vi sẽ không biết chúng tôi ở đâu trong khi chờ dài cổ ở

Saarbrücken.
Tường Vi đã biết chúng tôi tới Saarbrücken lúc 3 giờ chiều. Nếu
không thấy chúng tôi, nàng đi tìm một lúc thì cũng không đến
nỗi nào nếu chiếc tàu tốc hành này đến đúng 3giờ 20 phút như
qui định.
Tôi thầm cầu nguyện cho tàu đừng bị tình trạng trễ như chuyến
tàu trước vì số hành khách lên ở mỗi ga mỗi lúc mỗi
đông. Từ kinh nghiệm của chuyến tàu trước, sự trễ nải do số
lượng của hành khách từ mỗi trạm dừng. Do đi kèm chúng tôi có
vé nhưng không có số ghế, phải ngồi dọc theo hành lang nơi
hành khách qua lại. Rất nhiều người khác cùng tình trạng, ngồi
nép vào nhau trên lối đi. Tất cả đều nôn nóng gọi cell phone liên
tục. Vợ chồng tôi cũng bấm số điện thoại cầm tay gọi Tường

Vi nhiều lần nhưng không được. Đúng như tôi lo ngại, trước
khi lên đường, sim tôi mua ở Đan Mạch không hiệu lực khi du
hành trên nước Đức. Vì không thể báo Tường vi biết chúng tôi
bị trễ tàu và đang lấy chuyến tàu khác, chúng tôi chỉ còn biết
phó thác vào sự may rủi.

May mắn cho chúng tôi là chuyến tàu tốc hành đến đúng giờ.
Tàu vừa dừng, chúng tôi vội chạy thật lẹ ra phía cổng. Đúng lúc
ấy Tường Vi hớt ha hớt hãi đi từ cổng vào. Dáo dác một lúc,
nàng la lên mừng rỡ chạy về phía chúng tôi. Nàng nói là nàng
đang lo vì nàng chờ đến người cuối cùng mà không thấy vợ
chồng tôi trong chuyến tàu chúng tôi báo. Nàng không biết
chúng tôi bị lỡ tàu hay có chuyện gì nhưng nàng vẫn chạy lên
cổng trên này xem thử có chúng tôi không, ai dè may mắn gặp
được. Chúng tôi cũng vui mừng không kém. Chúng tôi cho
Tường Vi biết là chúng tôi sợ Tường Vi lo nhưng không cách gì
gọi để báo tin vì không thể dùng điện thoại cầm tay.Tíu tít một
lúc, chúng tôi chụp hình làm kỷ niệm.

Tôi cảm thấy niềm vui dạt dào không bờ bến bởi tôi không ngờ
cái tên nhà văn Võ Thị Trúc Giang (Lúa 9) ngày nào còn trong
các diễn đàn mà bây giờ bằng xương bằng thịt đứng bên tôi để
tôi được chụp hình chung.

Có lẽ Tường Vi cũng cùng ý nghĩ nên chuẩn bị máy hình khi ra
đón chúng tôi. Nàng nói vợ chồng tôi đứng sát lại gần nhau để
nàng chụp hình cho rồi hướng dẫn chúng tôi ra ngoài cổng.

Sau khi giúp chúng tôi đem hành lý vào xe, TườngVi nói là
nàng sẽ chở chúng tôi ghé đến siêu thị mua vài thứ rồi ghé đón
anh Khánh (chồng Tường Vi) trước khi về nhà.Đến siêu thị tôi
ngỡ Tường Vi sẽ mua thứ gì quan trọng lắm ai dè nàng mua
bánh croissant cho thức ăn sáng ngày hôm sau và mua hoa tặng
tôi mừng ngày chúng tôi gặp mặt.

Tôi rất bất ngờ và cảm động. Những cánh hoa dường như nói
thay cho Tường Vi rằng nàng rất quý mến tôi và hoan nghênh sự
có mặt của tôi. Chưa biết nói gì để tỏ sự biết ơn thì Tường Vi
khuyên tôi nên mua ngay những thứ muốn đem về Mỹ làm
quà vì thời gian ít ỏi, chúng tôi sẽ không có dịp đi mua sắm.
Nghe theo lời có lý, chúng tôi mua ngay một ít hộp paté gan và

bánh.

Đi siêu thị xong, Tường Vi nói là nàng còn thiếu vài thứ cho
món ăn Việt nên đưa chúng tôi đến tiệm tạp hóa Việt Nam rồi
ghé sở làm của anh Khánh để đón anh về. Mặc dù chú tâm lái
xe Tường Vi không ngừng giới thiệu những điạ điểm mà xe
ngang qua kể cà con đường tắt mà thỉnh thoảng anh Khánh đạp
xe đạp đi làm. Tôi chỉ ậm ừ vì trong lòng nôn nóng về nhà.
Tôi đã từng được Tường Vi cho xem vườn hoa và rau của nhà
nàng qua những tấm hình nàng gửi qua diễn đàn Văn Chương
Phụ Nữ, Nhóm Thân Hữu và Giọt Mưa Seatle nên tôi háo
hức được chứng kiến tận mắt.

Khoảng mười lăm phút sau, xe Tường Vi dừng trước cổng một
khu biệt thự lớn. Anh Khánh mở cổng và Tường Vi lái tận vào
trong sân. Bước xuống xe, tôi đứng ngẩn ngơ nhìn vẻ đẹp cổ
kính của căn nhà. Lối đi lót gạch, khóm hoa đủ màu, lan can,
mẹi hiên và màu trắng của nhà toát nên dáng dấp quen thuộc của

những ngôi biệt thự xây kiểu Pháp ở Nha Trang trước năm
1975. Những căn nhà mà tôi và bạn thời trung học thường xin
phép chủ để được chụp hình làm kỷ niệm. Nhìn quanh một lúc,
tôi chợt chạy đến cây táo gần đó, nhìn sững.Chưa bao giờ tôi
thấy một cây táo sai trái và đẹp như thế. Anh Hiệp cũng hào
hứng chạy theo, ngắm nghía rồi chụp hình

.

Tường Vi mỉm cười thông cảm. Nàng nói chúng tôi vào nhà cất
hành lý, tắm rửa ăn uống rồi đi chơi kẻo tối. Còn cảnh trong nhà
ngày mai muốn chụp bao nhiêu thì chụp. Rồi nàng hướng dẫn
chúng tôi vào nhà. Lên lầu nàng giới thiệu căn phòng lớn dành
cho chúng tôi và phòng tắm lớn cạnh đấy. Trước khi xuống lầu,
nàng còn căn dặn chúng tôi nên xuống lầu dùng nhà tắm cạnh
phòng vợ chồng nàng vì ở đó chúng tôi sẽ có nước nóng nhanh
hơn. Y theo lời nàng, chúng tôi gấp rút dọn dẹp hành lý, sắp xếp
đồ đạc áo quần, tắm rửa rồi đến phòng ăn ngay. Vào phòng ăn,
chúng tôi kinh ngạc vì chiếc bàn ăn đầy ắp những món ăn hấp
dẫn.

Món bánh ít trắng nổi bật bởi màu xanh của hành lá phi và màu
vàng tôm chấy. Món chả giò chay màu nâu giòn. Món rau trộn
màu xanh của cải và trắng của hành tây, Món xào với màu
cam của cà rốt, và màu xanh của mướp. Trứng luộc cạnh chiêc

đĩa nhỏ có hai loại ớt màu xanh đỏ. Món soup thơm mùi hành
ngò và chiếc bánh táo thơm mùi rượu Tây. Tôi biết tất cả những
món ăn này xuất phát từ khu vườn của Tường Vi, từ công sức
của nàng. Nhưng tôi không ngờ một người bận rộn với
chuyện lái xe đi khắp nơi mà nấu ăn tươm tất lại còn bày
bàn chu đáo với đầy đủ ly, chén, dĩa, muỗng , đũa như thế

Tôi nói với Tường Vi:
“Nghe Tường Vi bận rộn học thi gì đó, Cung Lan tưởng đâu tới
nhà phụ Tường Vi nấu ăn ai dè lo hết trơn! Món nào món nấy
hấp dẫn quá chừng nhưng Cung Lan mê nhất là món bánh táo.
Hôm trước hình Tường Vi gửi vào diễn đàn Cung Lan ao ước
được nếm mà không ngờ hôm nay ao ước trở thành sự thật! ”

Tường Vi mỉm cười:

“Bánh táo này Tường Vi làm bằng táo ở nhà lại thêm rượu do
Tường Vi làm nên vị nó rất ngon. Tường Vi sẽ cho anh Hiệp và
Cung Lan một chai đem về Mỹ dùng.”

Tôi gật đầu:

“Cung Lan không muốn mua sắm gì vì không muốn xách lỉnh
kỉnh từ nước này sang nước khác nhưng rượu của Tường Vi
cho thì Cung Lan nhất định “tha” cho đến khi về Mỹ. Cung Lan
chắc chắn là rượu rất ngon!”

Nói xong tôi rủ anh Hiệp xuống xem bếp mới của Tường
Vi. Tôi nói với anh là hồi tôi chưa phục ai bằng phụcTường
Vi bởi tôi chỉ có thể giúp anh leo lên nhà kho đóng mẹi, sơn nhà
chứ chưa bao giờ khuấy hồ làm bếp như Tường Vi đã làm cho
cái nền nhà bếp của nàng.”

Tường Vi mỉm cười giải thích vì sao nàng cần sửa bếp mới
rồi giục chúng tôi vào bàn ăn. Anh Khánh vừa xuống hầm lấy
rượu tặng chúng tôi , mời chúng tôi dùng chút rượu mừng ngày
họp mặt.Rồi chúng tôi cùng nhau vừa ăn vừa hàn huyên tâm sự.

Những câu chuyện làm cho hai cặp vợ chồng chúng tôi cảm
thấy gần gũi như thân nhau từ lâu lắm rồi.Cơm nước xong, anh
Khánh chở chúng tôi đến vài địa điểm gần
nhà. Khi đến địa điểm nào đó, anh Khánh đậu xe xong, là chúng
tôi cùng nhau đi bộ. Co ro đi sát vào nhau trên
những con đường yên tĩnh, chúng tôi tâm tình hết chuyện
này đến chuyện khác. Thỉnh thoảng, chúng tôi dừng lại chụp
hình hay lắng nghe Tường Vi giới thiệu đặc điểm của mỗi nơi.

Về nhà, chúng tôi tiếp tục hàn huyên trong khi uống nước
trà và ăn bánh táo, Khi lên phòng ngủ, tôi thở dài nhẹ nhõm vì
trút hết nỗi lo của đoạn đường từ ga Kaiserslautern
đến Saarbrücken. Tôi luôn ám ảnh với đoạn đường này và cho
rằng đó là lộ trình khó khăn nhất trong chuyến du lịch châu Âu
của chúng tôi. Giờ đây, chúng tôi đã đến Saarbrücken, đã
gặp Tường Vi, và được cả anh Khánh lẫn Tường Vi xem như
bạn thân. Không gì hạnh phúc hơn! Nhìn những chiếc khăn tắm
và những chai nước lọc trên bàn cạnh giường, tôi thầm cảm ơn
sự chăm sóc chu đáo của Tường Vi. Hoà lẫn trong sự biết ơn và
cảm động, tôi đã có một giấc ngủ thật ngon.

Ngày 6 tháng 9 năm 2014

Sáng sớm, chúng tôi được thưởng thức tiếng đàn dương cầm của
anh Khánh trong khi Tường Vi sửa soạn thức ăn sáng.
Sau đó, chúng tôi thưởng thức món bánh croissant và bánh mì
của Pháp kèm theo mứt dâu do Tường Vi làm. Căn phòng ấm
cúng với cảnh đẹp của khu vườn hiện ra trong tấm cửa kính của
phòng ăn cho tôi cảm giác thư giãn dễ chịu.
Vị ngon của bánh croissant mà Tường Vi quảng cáo đặc biệt
hơn những loại bánh croissant mà tôi thường ăn trước đây ở Mỹ
và Việt Nam nhưng những khóm hoa và những luống rau, và
vườn rau phía sau nhà mê hoặc sự chú ý của tôi nhiều hơn. Tôi
ăn vội vàng rồi háo hức rủ anh Khánh và Tường Vi chụp hình
chung để làm kỷ niệm. Cả hai đều vui vẻ ưng thuận; cho nên,
sau khi ăn sáng xong là cả bốn chúng tôi cùng ra sân chụp hình

ngay

Sau đó, anh Khánh chở chúng tôi đến những địa điểm mà chúng
tôi đã đi dạo bộ tối hôm qua để chụp hình tiếp.

Rồi anh chở chúng tôi sang Đức. Tại đây, chúng tôi cùng
nhau thư thả dạo phố. Đến một góc phố Tường Vi mời chúng
tôi đi ăn . Chúng tôi từ chối vì vừa mới ăn sáng ở nhà nhưng
Tường Vi nằng nặc muốn chúng tôi thưởng thức món đặc biệt
trong tiệm ăn đặc biệt ở phố này của Đức cho nên chúng tôi
đành chấp thuận.Đúng như lời đề nghị của Tường Vi, chúng
tôi đã có dịp nếm món bánh mì kẹp ngon tuyệt của tiệm City
Kebap này

Ăn xong, chúng tôi dạo phố, ghé tiệm mua sim cho chiếc điện
thoại cầm tay của tôi. Để chắc chắn có loại sim tốt, Tường Vi
hết lòng dẫn chúng tôi từ tiệm này sang tiệm khác. Tôi chỉ biết
đi theo và lắng nghe nàng nói tiếng Đức với sự ngưỡng mộ. Tôi
rất tự hào khi có một người bạn siêng năng, có nhiều tài và
thông minh như nàng.

Nói đến Tường Vi, người ta chỉ biết nhà văn võ Thị Trúc Giang
(Lúa 9) với tiểu thuyết, truyện ngắn , tiểu luận và thơ nhưng có
lẽ không ai rõ đời sống thực của nàng đa dạng và phong phú như
thế nào.Trong sự đa dạng và phong phú ấy, lời hứa của Tường
Vi là điều tôi nể phục nhất. Tôi thường quý trọng người giữ lời
hứa nhưng rất thông cảm khi những lời hứa không thể thực hiện
bởi ngoại cảnh.

Mặc dù ngày tôi ở lại với Tường Vi bị thu hẹp nhưng nàng vẫn
giữ lời hứa đưa tôi đến Đức ăn kem. Khi Tường Vi lòng vòng
dẫn tôi đến một khu bán kem rộng lớn với hàng loạt bàn ghế bày
lan ra khắp đường đi ,tôi cảm động vô cùng. Tôi không ngờ
Tường Vi thực hiện đúng như những lời nàng viết trong
bức điện thư gửi cho nhóm Giọt Mưa Seatles hôm nào. Tôi lấy
làm tiếc là không có ai trong nhóm tham dự cùng. Nếu không
chúng tôi sẽ có những tấm hình kỷ niệm hết sức vô giá.Vốn là
người ít thích ăn ngọt nhất là kem nhưng hôm đó tôi đã ăn
sạch ly kem to tướng. Đối với tôi, chưa bao giờ tôi được nếm vị
kem ngon tuyệt như thế. Có thể nói là hơn cả tuyệt vời! Anh
Hiệp tôi rất sung sướng với loại kem mà anh có mà đáng ra tôi
phải thử để biết thêm một vị lạ.

Trở về Pháp, anh Khánh chở chúng tôi trở lại cây cầu mà tối
hôm trước chúng tôi chỉ ngắm những ánh đèn lunh linh chứ
chưa được dịp nhìn vẻ đẹp ban ngày của nó.
Tại đây, chúng tôi đi lang thang khắp nơi ngắm cảnh và chọn
cảnh đẹp để chụp hình chung.

Sau khi di dạo một vòng hồ, Tường Vi mời vợ chồng tôi vào nhà
hàng gần đó nhưng chúng tôi nhất quyết từ chối với lý do muốn
chụp hình tiếp ở vườn rau nhà nàng và chỉ muốn ăn những thức
ăn từ vườn rau ấy. Tường Vi nghe có lý nên chấp thuận ngay.

Về đến nhà, chúng tôi tiú tít ra vườn sau chụp hình khắp mọi
nơi. Tôi biết hôm nay là ngày cuối ở đây nên nhất quyết chụp
“cho bằng hết”!Lửng thửng trong khu vườn rộng của Tường Vi,

tôi chợt bật cười khi nhớ ngày Tường Vi ” dụ ” Út Ngọc
Trang(Ca sĩ Djane) sang Pháp ở để Tường Vi “cho” miếng đất
làm “rẫy” .
Rồi tôi chợt bâng khuâng khi nhớ ra rằng không riêng tôi,
Phương Linh hay Tường Vi, mỗi người Việt Nam xa xứ hình
như trong vô thức đều đem quê hương theo mình. Dù chúng
tôi nói tiếng Đan Mạch, Pháp, Anh hay Mỹ, mỗi nhà chúng
tôi đều có ít nhiều những loại rau trái Việt Nam để nấu những
món ăn Việt Nam.
Chiều hôm ấy, chúng tôi đã có những món ăn Việt thật đậm đà
từ những nhánh cải, những trái cà và những trái bầu, trái mướp
trong vườn rau Tường Vi.

Ăn cơm xong, Tường Vi nói tôi lo tắm rửa rồi ngủ sớm
để ngày mai đi sớm. Nàng nói là sáng mai khi đưa chúng tôi
đến nhà anh Tín và Minh Trang tại Bỉ, nàng sẽ ghé Saar Erlebris
Land để chúng tôi thưởng thức cảnh đẹp ở đó. Tôi cảm động
nhưng chỉ nói gọn là tuỳ nàng. Tôi chẳng biết chút nào về
đường sá ở biên giới Đức Pháp này thế mà được Tường Vi đón
đưa, chở đi mọi chỗ quả là may mắn lắm rồi, nào dám nghĩ đi
thêm nơi nào nữa. Chỉ biết rằng nhã ý của TườngVi làm tôi rất
vui sướng. Chúng tôi không dễ có cơ hội đến đây lần thứ hai;
cho nên, được người bản xứ kết hợp cho tham quan thêm địa
danh nổi tiếng trong vùng thì còn gì bằng. Lên phòng tôi khoe
với anh Hiệp là sáng mai chúng tôi còn được đến một nơi đặc

biệt nữa.
Sau khi rửa dọn và sửa soạn hành lý xong tưởng vẫn còn sớm
nào ngờ trời đã khá khuya. Thấy đèn dưới nhà còn
sáng, tôi ngạc nhiên đi xuống thì thấy Tường Vi đang lục đục
trong bếp. Xung quanh nàng là cơm, trứng, cà rốt, hành, mướp.
Tôi không biết nói sao ngoài câu than trời: “Trời ơi! Giờ này
còn thức nấu ăn hả Tường Vi?”
Tường Vi gật đầu, vui vẻ nói:
” Ừ! Tường Vi nấu gần xong rồi! Tường Vi chuẩn bị mấy hộp
cơm chiên Dương Châu để mai tụi mình ăn khi đi đường. Sáng
sớm ăn sáng xong là đi ngay chứ trễ!”
Trầm giọng, nàng tiếp:” Hồi nãy Tường Vi ra sân sau đổ rác,
nhìn lên phòng con gái thấy ánh đèn, Tường Vi nghĩ anh
Hiệp và Cung Lan ở đó mà thấy ấm lòng lắm. Ngày mai đưa
anh Hiệp và Lan đi xong, khi về Tường Vi biết là Tường Vi sẽ
buồn lắm vì không còn thấy ánh đèn từ căn phòng đó nữa !”
Nước mắt tôi muốn rơi ra nhưng tôi cố gắng kềm chế. Tôi
chỉ nói cảm ơn đơn giản trong khi biết rằng hai chữ cảm ơn ấy
không thể nào bày tỏ hết cảm xúc trong lòng tôi. Tôi sẽ giữ mãi
nói câu nói này của Tường Vi như báu vật quý giá của tình bạn
của chúng tôi. Và chắc chắn tôi sẽ không bao giờ quên những cử
chỉ dễ thương của nàng, những việc làm hết lòng và tất cả
những món quà chiếc hoa đỏ cài đầu, chiếc khăn choàng xanh,
chai rượu dâu, chiếc vòng đeo tay mà nàng dành cho tôi.

Ngày 7 tháng 9 năm 2014
Chúng tôi thức dậy rất sớm. Ăn sáng xong, Tường Vi nhắc tôi
hái vài trái táo trước nhà làm quà cho anh Tín và Minh Trang
rồi lên đường ngay.
Chúng tôi đến Saar Erleba lsland trời còn mù sương. Chụp vài
tấm hình xong, chúng tôi vội lên xe tiếp tục hành trình.

Mười một giờ hơn chúng tôi đến nhà anh Tín và Minh Trang.
Tôi rất vui khi biết nhà anh Tín và Minh Trang trong khu phố
chính của Bỉ và vui hơn khi thấy vẻ khang trang và cách bài trí
rất nghệ thuật của căn nhà. Đối với tôi, sự thành công
mỗi người Việt trên xứ người là niềm tự hào và là sự an ủi cho
tình trạng xa quê hương của chúng tôi.

Dù mới gặp nhau lần đầu tiên, anh Tín + Minh Trang và anh
Khánh+ Tường Vi nói chuyện rất hạp. Trò chuyện một lúc,
chúng tôi cùng kéo nhau ra vườn. Vẫn theo thói quen “thăm” cái
loại rau trái Việt Nam trong vườn bạn, chúng tôi cùng tụ lại nơi
giàn bầu tìm trái to nhất để hái rồi chụp hình làm kỷ niệm.

Chờ chúng tôi chụp hình xong, anh Tín cho chúng tôi biết
đang có một hội chợ lớn gần nhà và rủ chúng tôi đi xem cho
biết. Nghe thế, chúng tôi đều hào hứng nói muốn tham gia. Thế
là tất cả cùng đi lên phố.

Khi đến khu hội chợ, Minh Trang ghé gian hàng bán thức ăn
Việt Nam mà nàng làm lấy thức ăn cho chúng tôi nhâm nhi.
Nhóm chúng tôi vừa đi vừa nói cười vui vẻ đến nỗi
những người đi ngang cũng cười ké hay dừng lại chụp hình ké
với chúng tôi.

Vì gian hàng có quá nhiều khách đến nên Minh Trang phải phụ
một lúc rồi cùng chúng tôi dạo khắp hội chợ.

Dạo quanh Hội Chợ một lúc, anh Tín bảo chúng tôi là để
anh lấy xe van chở cả bốn người chúng tôi đến
những địa điểm đặc biệt của vùng để chụp hình làm kỷ niệm.
Chỉ có năm chúng tôi lên xe đi, còn Minh Trang ở lại phụ bán
gian hàng thức ăn Việt Nam trong hội chợ.

Khi chúng tôi trở về nhà, trời chỉ còn những cơn nắng nhạt.
Minh Trang sắp sẵn bàn ăn với những món ăn hết sức thịnh

soạn. Chúng tôi ngộ ra là Minh Trang từ chối khéo, không đi
chơi với chúng tôi chỉ vì muốn ở nhà lo nấu nướng các món ăn
cho buổi tiệc họp bạn. Anh Tín và Minh Trang còn chu đáo mời
vợ chồng anh Thiệu (anh của Chế Hồng Loan – bạn cùng trường
nữ trung học Huyền Trân Nha Trang với tôi) và chị Ngọc
(Bạn đồng môn vừa là đồng nghiệp dạy chung trưòng Vĩnh Thọ
tại Nha Trang) đến dự tiệc để tôi có cơ hội gặp lại anh Thiệu và
chị Ngọc.
Được gặp lại chị Ngọc trong tình trạng không trù liệu trước nên
tôi rất vui mừng, ngỡ như đang ở trong mơ! Chị Ngọc và tôi vốn
tâm đầu ý hợp khi còn là đồng nghiệp dạy chung trường Vĩnh
Thọ, Nha Trang; cho nên, gặp nhau sau 30 năm chúng tôi ngớt
tâm tình từ chuyện này đến chuyện khác. Sau đó chúng tôi rủ
nhau ra vườn chụp hình chung.

Chụp hình xong, chúng tôi cùng nhau vào bàn nhập tiệc. Tất
cả được thưởng thức nhiều món ăn hải sản đặc biệt của Minh
Trang trong lúc trò chuyện vui vẻ cho đến tận khuya.


Click to View FlipBook Version