The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.

Những chân Tình Không Thể Nào Quên:
1. Đan Mạch
2. Đức
3. Pháp
4. Bỉ và
5. Ý

Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by lanthicung, 2021-07-11 21:01:38

Hồi Ký Du Lịch Châu Âu 2014- Cung Thị Lan

Những chân Tình Không Thể Nào Quên:
1. Đan Mạch
2. Đức
3. Pháp
4. Bỉ và
5. Ý

Những câu chuyện vui và tếu tưởng đâu không thể nào dứt
nhưng phải ngưng vì con gái anh Thiệu và chị Ngọc đến đón
anh chị về. Chào từ giã anh chị xong, chúng tôi dọn dẹp đi ngủ
ngay. Anh Khánh và Tường Vi ở lại nhà anh Tín và Minh
Trang với chúng tôi.

Ngày 8 tháng 9 năm 2014

Sáng sớm hôm sau anh Khánh và Tường Vi từ giã về lại Pháp,
còn anh Tín và Minh Trang đưa chúng tôi đến nhà Như Ý ở
Paris. Tôi biết tôi sẽ gặp Tường Vi trên facebook thường xuyên
nhưng khi chuẩn bị đồ đạc lên đường, hai đứa bịn rịn không
rời. Tôi biết cũng vì lý do này mà Tường Vi đã nói anh Khánh ở
lại để tiễn tôi tận phút chia tay. Qua những chuyện tâm tình với
Tường Vi, tôi biết anh Khánh là chủ tịch cộng đồng và Tường
Vi thường xuyên cùng chồng con làm những công việc thiện
nguyện giúp ích cho cộng đồng người Việt. Chuyện đón đưa, hết
lòng giúp đỡ mọi người là chuyện bình thường của Tường Vi
nhưng với tôi nàng làm với sự thương mến và cảm thông. Chúng
tôi là một chứng minh hết sức hùng hồn cho tình bạn chân thành
đối với những ai không tin tình bạn có thực qua Internet.
Khác với những người bạn thường liên lạc với tôi qua các
diễn đàn, điện thư hay facebook, anh Tín và Minh Trang hết sức
kín đáo và trầm lặng.

Có lẽ vì công việc khá bận rộn và lý do riêng tư nên anh Tín và
Minh Trang hiếm khi giao tiếp với mọi người.Nhưng mỗi khi
nghe tin bạn bè du lịch trùng chỗ hay đến thành phố mình ở thì
vợ chồng anh Tín và Minh Trang gọi điện thoại liên lạc trực
tiếp hỏi đến nơi đến chốn để có thể gặp bạn hay tạo điều kiện
cho bạn bè gặp nhau.
Tính hào sảng và phóng khoáng của hai người cho tôi cảm nhận
một thứ tình bạn mộc mạc hết sức Việt Nam. Đối với sự viếng
thăm bất thình lình, không trù liệu trước của chúng tôi sẽ gây
khó khăn cho anh Tín và Minh Trang trong việc nghỉ phép;thế
mà , cả hai đã chu đáo sắp xếp đưa chúng tôi đi thăm một số
nơi tại Bỉ, lo nơi ăn chốn ở tươm tất cho chúng tôi và cả bạn bè

của chúng tôi rồi còn đưa chúng tôi sang tận Paris đến nhà Như
Ý.

Theo kế hoạch đầu tiên, chúng tôi sẽ nhờ Tường Vi chở đến
ga Saarbrücken đáp tàu đến Paris. Tới trạm Paris, chúng tôi sẽ
thuê một tủ khoá hành lý, cất hành lý rồi đi thăm một vài nơi
chụp hình làm kỷ niệm chờ đến khi vợ chồng Như Ý đi làm về
sẽ lấy hành lý về nhà.
Khi nói với Như Ý kế hoạch này, Như Ý không chịu, nằng nặc
chúng tôi về nhà ngay khi đến Paris vì cho rằng Paris không
phải như Mỹ. Nếu chúng tôi không cẩn thận sẽ bị lừa và bị mất
cấp ngay. Lời cảnh báo này làm tôi phân vân vì tôi không muốn
anh Dần (Chồng Như Ý) và Như Ý vì chúng tôi mà phải lấy
ngày nghỉ nhiều hơn dự định.
Giờ đây, sự lo lắng của tôi đã được giải quyết tận tường. Chúng
tôi vừa an tâm được anh Tín +Minh Trang chở tận nơi và
còn được tâm tình suốt 4 giờ đi đường. Điều thú vị là
trên đường đến Paris, tôi gặp chiếc xe tải của hãng tàu Maersk.

Tôi chợt nhớ Phương Linh. Mới ngày nào tôi còn lo lắng cho
chuyến du lịch châu Âu mà bây giờ tôi đã đi qua bốn
nước Đan Mạch, Đức, Pháp, và Bỉ một cách bình an. Tôi đã khá
may mắn có những người bạn chân tình. Sự chân thành của
tình bạn đã giúp tôi thực hiện tất cả những gì tôi ao ước cho
chuyến đi và đạt cả với những việc mà tôi không dám nghĩ xa
hơn khả năng của mình. Chặng đường từ nhà anh Tín và Minh
Trang đến nhà Như Ý suôn sẻ và thuận lợi. Chúng tôi chỉ ghé
một siêu thị để mua cà phê rồi đến nhà Như Ý 1 giờ trưa như dự
trù.

Như Ý vui vẻ đón chúng tôi với bàn ăn dọn sẵn. Con gái Út của
Như Ý còn tạo cho bàn ăn thịnh soạn hơn với kiểu xếp khăn lạ
mắt. Tôi không ngờ Như Ý, cô em họ ngày nào còn là cô bé tiểu
thư nhà giàu có người hầu kẻ hạ nay giỏi giang nấu nướng đủ
các món gà roti, chả giò, phở, bún…

Tôi tíu tít khen ngợi nàng hết lời khi đi qua các phòng nhất
là căn bếp. Rồi mặc cho nàng khiêm tốn thế nào, tôi nói
là khâm phục tài tháo vát của vợ chồng nàng lắm. Thật lòng mà
nói, đối với những người di dân Việt như chúng tôi, có một chỗ
cư ngụ như anh Tín và Minh Trang ngay tại thành
phố Boitsfort của Bỉ hay anh Dần và Như Ý ngay trên thủ đô
của nước Pháp không phải là chuyện dễ. Nhờ sự tháo vát của
những người thân này chúng tôi may mắn được sự thuận
tiện này đến thuận tiện khác.

Vì anh Tín và Minh Trang cùng là bạn trong nhóm CCH ( Cựu
học sinh Võ Tánh+ Nữ Trung Học Nha Trang) với Như Ý và tôi
nên chúng tôi đều vui mừng cho cuộc hội ngộ dù ngắn ngủi.
Ăn uống xong, anh Tín và Minh Trang từ giã để đi thăm
gia đình. Như Ý rủ vợ chồng tôi đến văn phòng thị

trưởng để nàng nộp giấy tờ rồi sau đó sẽ cùng nhau đón tàu
điện đi tháp effeil. Tôi vui vẻ ưng thuận ngay. Khi du lịch,
tôi rất thích đi bộ, dạo quanh nơi người thân quen mình cư ngụ
chứ không nhất thiết chỉ là qua loa tham quan các địa danh nổi
tiếng.
Một trong những lý do tôi thích dạo quanh nơi người thân quen
mình cư ngụ là tôi muốn biết điều kiện sinh sống và sinh hoạt
của những nơi tôi từng qua chứ không phải chỉ là cảnh đẹp.

Cùng cô em họ đi bộ trên những con đường sạch sẽ ngang qua
những ngôi nhà có tường cao với những song chắn, những khóm
hoa đủ màu, những giàn nho bên hàng giậu, tôi lấy làm thích thú
lắm. Thích nhất là được dịp chụp hình trước toà thị chính của
vùng ngoại ô Paris làm kỷ niệm.

Khi Như Ý làm giấy tờ xong,tôi rủ nàng chụp hình chung ngay

Trên đường về, tôi ngạc nhiên không hiểu sao những con đường
trong vùng vắng vẻ đến lạ kỳ. Ngay cả trên đường phố buôn bán
hiếm khi thấy người qua lại.Hỏi Như Ý mới biết mọi người ngủ
trưa nên không thấy ai trên đường. Tôi cảm thấy ngộ
nghĩnh đến bật cười vì lúc đó đã hơn 3 giờ rưỡi chiều! Đây
là một điều kỳ thú mà học được khi đặt chân trên vùng ngoại ô
Paris này.

.
Có một điều không giống như lời cảnh báo của bạn bè về trời
lạnh của mùa thu Paris, không khí lúc bấy giờ nóng bức giống
như mùa hè. Khi trở về nhà để Như Ý cất giấy tờ, tôi vội hỏi
mượn Như Ý chiếc áo cánh để thay nhanh cho kịp đi chơi. Và
Như Ý cho tôi cái áo mới tinh.Đâu đó xong xuôi, chúng tôi đi
thật nhanh ra trạm xe điện lấy tàu đến tháp Eiffel.

Từ năm học lớp sáu, tôi đã thấy hình tháp eiffel trong sách
Pháp Văn.Chiếc tháp toát nên vẻ cao sang và xa lạ đối
với một đứa học sinh không có chút nào hy vọng du lịch ra
nước ngoài như tôi.Chưa bao giờ tôi có mơ ước được ngắm sự
hiện hữu của nó ngoài thực tế, cho nên khi đúng trước nó tôi
cảm thấy bâng khuâng và vụng về không biết đứng vị trí nào để
chụp hình thích hợp nhất.
Nhưng rồi cô em họ Như Ý đã giúp tôi lấy lại thăng bằng bởi sự
lém lĩnh và vui tươi. Xuyên qua đám đông người, chúng tôi
chụp chung ở nhiều nơi với nhiều kiểu khác nhau.Chụp với tháp
Eiffel xong, chúng tôi rủ nhau chụp chung với những bức tượng
lõa thể gần đó. Mặc cho mọi người chú ý, Như Ý tinh nghịch
bày ra những động tác gây cười.

Thế mà những du khách đi ngang cũng bắt chước y chang
các động tác của chúng tôi rồi nhờ chụp hình dùm.

Cứ thế, chúng tôi lúc thì làm trò, lúc thì dạo nơi này nơi
kia ngắm cảnh , lúc thì dừng lại ngắm nghía người qua lại.
Không khí nhộn nhịp quanh tháp Eiffel cho tôi cảm giác thật

vui.
Cảm giác vui sướng kéo dài đến lúc về nhà. Vui nhất là tôi
được gặp lại anh Dần chồng Ý và ba đứa cháu .Điều duy nhất
mà tôi không thể thực hiện được cho ngày hôm ấy là tôi không
được gặp Cathy Ly, người bạn văn thường đưa các tác phẩm của
tôi vào Việt Nam Thư Quán, như dự định.

Pháp - Paris và Nevers

Ngày 9 tháng 9 năm 2014

Sáng nay, sau khi ăn sáng, anh Dần và Như Ý đưa vợ chồng tôi
về Nevers, nơi gia đình cô chú tôi định cư khi sang Pháp. Trên
đường, anh Dần ghé Château de Sancerre để chúng tôi thưởng
lãm cảnh đẹp của các cánh đồng nho đồng thời cho chúng tôi
có dịp thưởng thức rượu nho đặc biệt ở vùng này.
Thế nhưng, khi đến nơi, chúng tôi không gặp chủ nhân nào
trong những ngôi nhà lớn sát cạnh nhau. Với những số điện
thoại cầm tay lưu tại trước các ngôi nhà trống vắng, anh Dần
gọi cho họ biết chúng tôi muốn thăm ruộng nho và mua rượu
nho của họ.Nhưng, câu trả lời đều là ” Sẽ trở về khoảng 2 giờ!”
Không thể chờ lâu, chúng tôi đành chụp hình vài nơi trong khu
nhà ở. các ruộng nho trước khi tiếp tục lên đường. Một điều tôi
học được từ các ruộng nho này là nho trồng hàng lối theo gốc
chứ không theo giàn như ở Việt Nam.

Rời Château de Sancerre , chúng tôi thẳng đường đến
Nevers. Nevers là nơi cho tôi nhiều ấn tượng hơn cả Paris bởi vì
tôi thường nắn nót trên bì thư gửi cho cô khi viết thư dùm bà
nội đồng thời khi tôi mở bì thư viền xanh đỏ có chữ Nevers
ở địa chỉ cô khi nội trao cho và bảo đọc thư cô cho nội nghe.

Qua những lá thư cô gửi về, tôi đã cảm nhận cái lạnh
của mùa Đông ở Nevers như thế nào và cô đã phải cực nhọc
ngâm tay vào nước thường xuyên khi làm thức ăn bán cho tiệm
ra sao.

Nó là nơi tôi hứa với lòng sẽ đến khi du lịch Pháp nhưng rồi tất
bậc với bao nhiêu việc làm khi đến Mỹ , tôi đành để ước mơ
trôi đi theo thời gian. Bây giờ được đứng trước tiệm ăn cũ của
cô chú, tôi lâng lâng một nỗi buồn và xót xa.Tiệm ăn nay
không còn là tiệm của cô chú và cũng còn là tiệm ăn nữa. Chủ
nhân mới dùng tiệm này để bán sách nhưng vẫn giữ bảng hiệu
Restaurant Nha Trang; do đó, tôi may mắn có cơ hội chụp hình
làm kỷ niệm.

Restaurant Nha Trang! Chữ Nha Trang làm tôi xúc động. Có lẽ
cô chú luôn luôn hoài niệm về Nha Trang yêu dấu cho
nên mang quê hương mình đến tận nơi đất Pháp này. Tôi
không hiểu sinh hoạt của tiệm ăn Nha Trang như thế nào trong
ba mươi năm trước nhưng bùi ngùi khi thấy bây giờ nó chỉ
còn di tích tạm thời ở Nevers. Theo qui luật đổi thay của thời
gian, những người tạo dựng ra nó không còn trên đời để tiếp
tục để rồi nay mai nó sẽ thay đổi thêm nữa và có thể không còn
di tích gì nữa cả!Chúng tôi, mỗi người theo đuổi theo ý nghĩ
riêng, lặng lẽ chụp hình chung vài tấm hình rồi cùng nhau lên
xe. Như Ý nói là đưa chúng tôi đến nghĩa trang viếng mộ cô

chú. Restaurant Nha Trang và nghĩa trang nơi cô chú tôi yên
nghỉ tại Nevers là hai nơi tôi ước ao đến viếng nhưng tôi đã
không nói ước vọng của mình với Như Ý. Cho nên ,khi được
anh Dần và Như Ý đưa đến đây, tôi thầm biết ơn sự tế nhị và
chu đáo của vợ chồng cô em họ này. Trước tấm bia của cô chú,
tôi thầm tiếc là tôi không thể sắp xếp thời gian sang Pháp thăm
cô chú sớm hơn. Lúc đó có lẽ tôi sẽ được nhiều kỷ niệm vì được
sinh hoạt cùng gia đình cô chú và các em họ. Giờ đây tôi chỉ
còn biết vuốt ve lên bia đá để tỏ lòng thương nhớ.

Rời nghĩa trang, anh Dần chở chúng tôi đến đền thánh
Bernadette. Qua lời anh Dần và Như Ý, thánh Bernadette rất
linh thiêng cho nên ai đến Nevers đều mong ước đến viếng và
cầu nguyện. Tôi không biết mô tê gì cho nên nghe như thế tôi
rất cảm động. Thì ra khi sắp xếp ngày nghỉ cho chuyến đi chơi
hôm nay, vợ chồng Như Ý muốn dành thời giờ để đưa chúng tôi
đến một nơi đặc biệt. Hai người muốn vợ chồng tôi được dịp
thăm viếng những nơi mà bất cứ ai du lịch Pháp cũng
mong ước đến.

Theo hướng dẫn của anh Dần và Như Ý, chúng tôi đến thắp nến
cầu nguyện thánh Bernadette. Lúc này trong đầu tôi gợi lại
chuyện cô tôi kể cho nội tôi nghe về chuyến hành hương viếng

thánh linh ở Lộ Đức . Lời thư đầy hãnh diện và hào hứng của
cô đã khắc sâu cho tôi ấn tượng về một nơi hết sức đặc biệt mà
cô được từng đến. Ký ức này đã nhắc nhở cho tôi biết thánh
Bernadette linh thiêng như thế nào khiến tôi thành tâm cầu
nguyện Người phù hộ gia đình tôi luôn an bình và những đứa
con của tôi luôn luôn thương yêu nhau.

Sau đó, tôi đến nhà nguyện nhưng chỉ được ngồi bên ngoài
cùng mọi người khấn nguyện bên ngạch cửa rồi đến phòng
trưng bày.

Qua tìm hiểu tôi biết được rằng

Thánh Bernadette sinh trưởng tại Lourdes, là con gái con đầu
tiên của Francois và Louise Soubirous. Trước khi phong

thánh tên cô tên là Marie-Bernarde (Bernadette) Soubirous .
Là cô gái ốm yếu lại mang chứng bệnh suyễn mãn tính nhưng
Bernadette phải làm việc vất vả phụ cha mẹ nghèo. Năm cô lên
mười ba, cha mẹ gửi cô đến nhà bà mẹ nuôi của cô tên Marie
Arevant ở miền núi lân cận. Một năm sau, Bernadete quay trở
lại Lourdes và được nhận vào trường công giáo do các nữ tu
dòng Bác Ái đảm nhiệm.

Lúc này gia đình nghèo Soubirous được chuyển sang sống trong
một căn phòng duy nhất của khu đổ nát tại Rue des Petits
Fosses của thị trấn Lourdes gần biên giới Tây Ban Nha, nơi
những ngọn núi Pyrenees đồng bằng. Từ vách đá cheo leo xung
quanh Lourdes, có một gò đất cao Massabeille, một gò đất lớn
nhô, đối diện với dòng sông có một khe hở hình vòm dẫn vào
một hang động khá lớn. Năm Bernadette 14 tuổi, khi Bernadette
đi học về mẹ cô cho phép cô đi xuống sông nhặt củi cùng hai

con của hàng xóm, đi với cô. Khi ba cô gái đến Massabeille, hai
cô bé hàng xóm cởi giày để lội qua sông thì Bernadette đứng
đàng sau lột vớ. Bỗng cô tiếng động nên nhìn lên phía hang. Cô
nhìn thấy một cô gái trẻ xinh đẹp giữa làn sương mù vàng sáng
rực. Cô gái này mỉm cười và vẫy tay ra hiệu cho Bernadette. Sợ
hãi, Bernadette rút chuỗi tràng hạt đọc tụng và cô gái kia biến
mất vào trong hang động. Sương mù vàng cũng biến mất với cô.
Các cô bạn hàng xóm quay lại thấy đang quỳ, một say mê, cái
nhìn xa xăm trên khuôn mặt của cô. Họ mắng cô, nghĩ cô đã cầu
nguyện không đúng chỗ, không đúng lúc để tránh chuyện nhặt
củi. Ám ảnh với chuyện chứng kiến, Bernadette muốn trở lại
Massabeille vào ngày hôm sau, nhưng mẹ cô không cho. Khi
Bernadette kể cho cha mẹ nghe sự việc. Họ cho rằng đó chỉ là
ảo giác.Tuy nhiên, chủ nhật sau đó, khi Bernadette xin phép đi
thì cha cô cho phép với điều kiện cô phải lấy một bình nước
thánh . Thế là Bernadette rủ theo một số bạn bè đi cùng mình.
Cô quỳ trước hang động và cảnh tượng như trước lại hiện ra.
Trên đường về,các cô gái vui mừng, đồn ầm những gì họ chứng
kiến với những câu chuyện kể khác nhau. Chuyện kỳ lạ này lan
rộng đến tận tu viện, đến nỗi mẹ bề trên phải nghiêm khắc
cấm tu viện bàn tán đến vấn đề này. Và Marie Therese
Vauzous, cô giáo của Bernadette, cảnh cáo cô không đả động
chuyện này nữa. Thế nhưng vào ngày thứ năm 18 tháng 2,
Bernadette trở lại hang động với 2 người ở Lourdes cùng đám
đông lớn người dân tụ tập trên Massabeille. Chính quyền dân sự
không bằng lòng, đe dọa gia đình Soubirous. Cảnh sát triệu
Bernadette đến văn phòng cảnh sát địa phương thẩm vấn và hy
vọng Bernadette thừa nhận sự việc chỉ là một trò lừa bịp tinh
ranh. Nhưng Bernadette nhất định khăng khăng với điều mình
chứng kiến. Các nhà chức trách tiếp tục cố gắng mua chuộc

Francois và Louise Soubirous bằng những món quà có giá trị và
lương thực nhưng đều bị từ chối

Vào ngày Chủ Nhật, 21 tháng Hai, một số người đã đi với
Bernadette đến hang động. Cô Gái (Đức Mẹ) hiện ra nói với cô
rằng: “Bạn sẽ cầu nguyện với Thiên Chúa cho các tội nhân.”Vào
ngày 26 tháng 2 sau khi Bernadette bị thôi miên trước sự xuất
hiện của Cô Gái (Đức Mẹ), nàng bò đến Cô Gái (Đức Mẹ) và
phát hiện rằng ở hai bàn tay trần của Cô Gái (Đức Mẹ) nhỏ
những giọt nước. Theo chỉ dẫn của Cô Gái (Đức Mẹ) cô uống và
rửa mặt. Một con suối nhỏ lộ diện từ hang động và ngày hôm
sau nó tiếp tục phun ra rồi không ngừng chảy dần xuống sông.
Những người chứng kiến cho là một phép lạ do Bernadette phát
hiện được.

Ngày 02 tháng 3 Bernadette nhìn thấy Cô Gái (Đức Mẹ) hiện ra
lần thứ mười ba. Đó là ngày này Cô Gái (Đức Mẹ) truyền cho
Bernadette hãy nói với các linh mục hãy xây một nhà nguyện và
tổ chức đám rước. Bernadette không có ý thức gì về vấn đề này
nhưng cũng phải tuân theo ý của Cô Gái (Đức Mẹ) về vấn đề
lo việc chữa bệnh ở Lourdes.

Vào ngày 25, Bernadette trở lại hang động vào lúc bình minh.
Khi Cô Gái (Đức Mẹ) hiện ra ,Bernadette hỏi: “Bạn có vui lòng
cho tôi biết bạn là ai không?” Câu hỏi được lập đi lập lại thêm
hai lần thì Cô Gái trả lời: “Ta là Đức Mẹ Vô Nhiễm Ta muốn có
một nhà nguyện ở đây.”Câu trả lời này khi được Bernadette
thuật lại đã tạo ra một sự phấn khích hết sức lớn địa
phương.Nhưng m ọi cố gắng cho sự xây đựng nơi trang nghiêm
thờ phượng đã bị chặn bởi chính quyền thị trấn.

Trong khi đó, tin tức về các diễn biến tại Lourdes đã đến tai
giáo hội và những người chức quyền. Các giám mục, ngay cả
Hoàng đế Napoleon III và vợ ngoan đạo Eugenie. Và ngày 3
tháng 10 thị trưởng thành phố Lourdes, theo lệnh từ trên cao,
cho hang động mở cửa trở lại. Người ta nghĩ là hoàng hậu
Eugenie đã c ó tiếng n ói hết sức trọng lượng cho quyết định
này. Đây là phản ứng phù hợp với nhu cầu của người dân đối
với một ngôi đền linh Bernadette nhưng để tránh số khách đông
đúc, Bernadette đến tu viện sống.

Vào tháng Chín, 1878, Bernadette tuyên khấn vĩnh viễn và cuối
cùng của mình. Sức khỏe của Bernadette ngày càng yếu dần
nhưng tinh thần cô rất mạnh mẽ. Trong hai năm cuối cùng của
cuộc đời một khối u phát triển trên một đầu gối, sau đó là sâu
răng của xương. Cô phải chịu đựng đau đớn từ chứng bệnh này
sang chứng bệnh khác trong khi cô vẫn phải chịu đựng từ sự tò
mò của người lạ đến thăm. Không chỉ các nữ tu và linh mục đến
với Nevers nhưng nhân vật nổi tiếng từ Paris và các bộ phận
khác của Pháp đã đến để xem cho mình những Bernadette nổi
tiếng hiện nay.

Ngày 16 tháng 4, năm 1879, Bernadette nằm chết trên
giường trong cơn đau thắt, Bernadette ép cây thánh giá gần cô,
và khóc, “Tất cả điều này là tốt cho Thiên đường!” Chiều hôm
đó, khi các nữ tu của tu quỳ quanh giường của cô để lặp lại
những lời cầu nguyện cho những người hấp hối, họ nghe thấy cô
nói bằng một giọng thấp, “Phước cho Đức Maria, Mẹ Thiên
Chúa, cầu nguyện cho tôi! Một kẻ tội lỗi người nghèo!”

Bernadette mất lúc mới 35 tuổi. Cơ thể của Bernadette được
đặt trong một chiếc quan tài đã được niêm phong, sau đó chôn
cất gần nhà thờ Thánh Giuse.

Sau ba lần khai quật, (tháng Chín năm 1909, tháng Tư năm 1919
và tháng Tư năm 1925) người chứng kiến đều kinh ngạc khi
thấy thi hài của thánh Bernadette vẫn nguyên vẹn, không mùi
xú uế.
Năm 1925 Giáo hoàng Pius XI đã chính thức phong Thánh cho
Bernadette.

Trong lần khai quật thứ ba vào năm 1925, công ty của Pierre
Imans đã trải sáp sáng cho khuôn mặt và bàn tay vì sự đổi màu
da của chúng. Sau khi phủ sáp, người ta đặt di hài cô vào hòm
pha lê.

Chiếc hòm pha lê của Bernadette được bảo quản trong nhà
nguyện của Tu viện St. Gildard của Nevers. Bây giờ được gọi
là “Espace Bernadette Soubirous – Nevers”.

Đến lúc này tôi mới hiểu thêm rằng tôi thích đến Nevers không
phải chỉ là nơi cư ngụ của cô chú tôi, không phải Nevers là
thành phố của nghệ thuật mà Nevers là nơi hết sức đặc
biệt, một địa điểm hành hương quan trọng, thu hút hơn năm
triệu người hành hương mỗi năm.

Tự hào biết bao tôi đang hiện diện tại Espace Bernadette
Soubirous, nơi thi thể của thánh Bernadette
Soubirous đang được bảo tồn và chiêm bái. Và sung sướng biết
bao khi tôi được cầu thánh ban cho những điều mà tôi hằng
mong đợi.

Chúng tôi rời Nevers gần một giờ trưa. Hoa, em kế Như Ý, gọi
liên tục và trách Như Ý không quan tâm đến bữa trưa cho chúng
tôi. Còn tôi cảm thâý no vì quá sung sướng! Tôi đã có một buổi
sáng hết sức ý nghĩa.Ba mươi phút sau chúng tôi đến nhà Danh
Hoa. Danh đón chúng tôi ngay tận cửa.

Và chúng tôi vui vẻ chụp hình chung làm kỷ niệm. Gần 40 năm
tôi mới gặp lại Hoa, cô em họ bé tí mà ngày xưa tôi hay gọi là
“Bé”Mới ngày nào Bé còn cô bé tí teo và tôi cùng Như Ý( Chị
kề Bé), Bé, Bảy( em trai Út của Bé) chơi Cá Sấu Ăn Thịt
Người, chơi Xan xi mà giờ đây cô Bé Hoa là chủ nhà hàng và
có những đứa con thành đạt trong ngành y.

Hỏi thăm Bé mới biết Bảy giờ mở nhà hàng ở Bỉ chứ không
còn ở Pháp. Và hỏi thêm thì biết Bảy ở gần nhà anh Tín và
Minh Trang cho nên tôi rất tiếc là không biết để nhờ anh Tín
chở đến thăm Bảy khi đến Bỉ.Tay bắt mặt mừng xong, Danh
Hòa mời chúng tôi vào dùng cơm trưa ngay. Vợ chồng cô em họ
này đã cho cho chúng tôi thưởng thức nhiều món ngon đặc biệt
của quán.

Đãi các món ếch xào lăn, bò xào xả ớt, bánh tráng cuốn xong,
Danh Hoa còn mời chúng tôi nếm các loại phô mai khác nhau
cùng với bánh mì Pháp. Rồi đem bánh kem ra mừng sinh nhật
muộn cho Như Ý. Như Ý nhắc hai ngày sinh nhật cận kề của
Như Ý và tôi khiến tôi nhớ ra hôm nay là sinh nhật của mình.
Thế là tôi chọn một chiếc bánh tươi tắn nhất cho ngày vui vẻ
hôm nay và xem như bữa ăn họp mặt này là bữa tiệc sinh nhật

do Danh Hoa dành cho tôi!

Paris - Pháp

Ngày 10 tháng 9 năm 2014
Sáng nay Anh Dần phải đi làm. Như Ý nghỉ thêm một ngày nữa
để đưa chúng tôi đi chơi quanh phố Paris.
Chúng tôi đáp tàu điện đến quận 18 của Paris để viếng nhà
thờ La Basilique du Sacré Coeur ở trên đồi Montmartre.La
Basilique du Sacré Cœur là vương cung thánh đường lớn có lối
kiến trúc đặc biệt thu hút khá nhiều du khách đến viếng.

Tôi cảm thấy may mắn khi có cô em họ là người địa phương nên
biết rõ những cứ điểm cần viếng khi đến Paris. Trước khi đi, tôi
chỉ chú ý đặc biệt đến các nơi như tháp Eiffel, Khải Hoàn Môn,
Notre Dame, vườn Luxembourg là những nơi quan trọng để
chụp hình làm kỷ niệm chứ không ngờ La Basilique du Sacré
Cœur là một nơi khá đặc biệt mà mọi người cần đến viếng khi
đến Paris.Lòng vòng chụp hình xong, chúng tôi dạo các khu bán
hàng quanh Montmartre để mua vài món quà làm kỷ niệm,
rồi đáp tàu điện đến các khu phố.

Lúc nhỏ, Như Ý và tôi học chung với nhau lớp Pháp Văn từ Đệ
Thất cho đến lớp Đệ Tứ. Chúng tôi cùng có chung nhiều kỷ
niệm và tâm đầu ý hợp, nên tôi rất thích gần gũi để nghe Như Ý
nói chuyện. Sau năm 1975, Như Ý và tôi vượt biển ra khỏi nước
với hai thời điểm khác nhau và ở hai nước khác nhau, chưa từng
có dịp gặp nhau nhiều ngày như lúc này nên hai đứa rất vui
khi cùng dạo bộ những con đường, chụp hình chung, ăn hàng,
và đón xe điện từ trạm này sang trạm khác.

Dạo phố và ăn hàng xong, chúng tôi đáp tàu điện đến Grands
Boulevards để viếng bảo tàng Grévin. Bảo tàng Grévin là bảo
tàng sáp có hơn nằm trên Grands Boulevards

Đây là bảo tàng viện trưng bày những bức tượng sáp của những
nhân vật nổi tiếng và những nhân vật hư cấu trong các tác phẩm
nổi tiếng.

Tôi lấy làm thú vị khi được chụp chung với nhiều bức tượng của
những người nổi tiếng trong bảo tàng viện sáp Grévin này.
Những tượng sáp giống người thật như đúc khiến cho tôi cảm
giác hết sức đặc biệt. Thú vị nhất là tôi được chụp chung với cô
gáo Esméralda xinh đẹp và người giữ chuông Quasimodo,
hai nhân vật chính trong truyện Notre-Dame de Paris (1831)
của nhà văn Victor Hugo.

Mặc dù đã biết các tượng trong bảo tàng viện Grévin toàn bằng
sáp nhưng có lúc tôi nhầm vì tưởng là người thật. Như lúc đứng
trên lầu nhìn xuống tôi muốn chụp với mái vòm có gương
phản chiếu nhưng cứ đứng chờ mãi người đàn ông đang tựa
ban công. Ngờ đâu người đàn ông này là người sáp.

Những bức tượng sáp như người thật khiến tôi vô cùng khâm
phục tài năng v à trình độ sáng tạo của các nhà điêu khắc đại tài.
Tuy nhiên, tôi không có thì giờ tìm hiểu tác giả của từng tác
phẩm nghệ thuật quý giá này. Tôi chỉ lướt qua những phòng
trưng bày cách tạo những bức tượng sáp giống người thật như
thế nào mà thôi.

Tôi cảm thấy rất mãn nguyện khi được đến nơi này và biết ơn
Như Ý đã chuẩn bị chu đáo cho buổi tham quan hết sức ý nghĩa
trong buổi sáng hôm nay.

Rời bảo tàng viện Grévin chúng tôi lang thang qua các khu phố
của Paris. Đến trưa anh Dần đón chúng tôi đưa đến phố Tàu ăn
tiệm. Sau đó tháp tùng đi dạo phố cùng chúng tôi.

Chúng tôi ghé thăm vài tiệm Việt Nam rồi tiếp tục đi dạo.

Sau bữa cơm chiều tại một tiệm Việt Nam, anh Dần đưa chúng
tôi đến Notre Dame rồi đến Khải Hoàn Môn. Rất khó tìm chỗ
đậu xe ở Khải Hoàn Môn nên anh Dần thả ba chúng tôi xuống
gần chỗ để chụp hình rồi trở lại đón chúng tôi khi Như Ý gọi
điện báo.

.

Do tính toán kỹ và điện thoại di động trợ giúp, chúng tôi không
bị vấn đề gì với cảnh sát giao thông.
Trên đường về, anh Dần còn gợi ý là chúng tôi nên ghé tháp
Eiffel để ngắm vẻ đẹp của nó vào buổi tối. Chúng
tôi nói đã đến tháp Eiffel trong ngày đầu tiên và không cần
thiết phải trở lại nhưng anh Dần và Như ý vẫn khăng khăng
giữ ý định. Đến nơi, xe anh Dần ngập trong giòng xe kẹt cứng
và hàng hà người đang vội vã bước qua đường hướng về tháp
Eiffel.
Vì chỗ anh Dần đậu xe quá gần khu tháp Eiffel, tôi nói là tôi chỉ

ngồi trong xe ngắm, rồi để nghị chồng tôi nên đến đó chụp vài
tấm hình tháp Eiffel ban đêm để làm kỷ niệm nhưng khi
nhìn tháp Eiffel rực rỡ với những luồng ánh sáng huyễn hoặc
dịu dàng, tôi đổi ý, rủ Như Ý chạy theo chồng tôi. Nhờ thế,
chúng tôi đã có thêm vài tấm hình rất đặc biệt.

Tôi rất vui sướng vì chỉ có ba ngày mà tôi có khá nhiều hình ảnh
kỷ niệm với những nơi mà tôi từng mơ ước đến một lần trong
cuộc đời.

Luxembourg- La Pathéon- Viên Marie Curie -Sông Seine-
Pont at L’Archeveché

Ngày 11 tháng 9 năm 2014
Hôm nay vợ chồng chúng tôi đi chơi theo kế hoạch riêng vì anh
Dần và Như ý đều đi làm. Trước khi rời nhà.Như Ý dặn dò tỉ mỉ
các tuyến đường và trạm dừng rồi trao cho chúng tôi những vé
tàu điện mà nàng mua sẵn từ những ngày trước.
Ăn sáng xong, chúng tôi đi bộ đến trạm xe điện rồi đáp tàu đến
Jardin du Luxembourg. Jardin du Luxembourg, vườn Lục Xâm
Bảo, là khu vườn mà tôi thường mơ ước được một lần đặt chân
đến khi tôi học Pháp Văn trong các lớp Đệ Thất và Đệ Lục
ở trường Nữ Trung Học Nha Trang.

Còn giờ đây, tôi sung sướng khôn cùng khi mình thực sự đặt
chân trong khu vườn xinh đẹp và thơ mộng này. Bởi tôi đến
Luxembourg vào sáng sớm đầu thu, khí hậu lạnh lạnh và khung
cảnh vắng vẻ trong khu vườn như bàng bạc sự thiếu vắng nào

đó rất mơ hồ. Nhìn lên những giọt nắng xuyên qua những
nhánh lá chớm vàng, tôi cảm thấy bâng khuâng. Dường như
nỗi buồn của những ai đó và của những cuộc tình tan vỡ nào đó
đang còn phảng phất quanh đây. Rồi giai điệu của bài Em
Ra Đi mùa Thu của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu bỗng ngân vang
trong đầu tôi:

Em ra đi mùa thu .

Mùa thu không trở lại.

Em ra đi mùa thu

Sương mờ giăng âm u

Em ra đi mùa thu

Mùa thu không trở lại

Đếm lá úa mùa thu

Đo sầu ngập tim tôi

Ngày em đi

Nghe chơi vơi não nề

Qua vườn Luxembourg

Sương rơi che phố mờ

Buồn này ai có mua…

Quả không sai khi người ta cho rằng vườn Luxembourg thơ
mộng đã gây cảm hứng cho nhiều nhà văn thơ Pháp sáng tác

nhiều tác phẩm có giá trị như Victor Hugo, Baudelair, Balzac,
Verlaine, Alexandre Dumas, Simone de Beauvoir hay Jean Paul
Sartre. Trong khung cảnh yên bình này, tôi cảm thấy lòng mình
như lắng lại. Mới trước đó vài phút, tôi còn chen chúc giữa
những giòng người ngược xuôi trong khu tàu điện tấp
nập đông đúc mà bây giờ tôi được thong thả trong không gian
hết sức yên bình.

Với những bước chậm rãi, tôi cảm tưởng như mình hòa nhập
với khung cảnh thơ mộng của Luxembourg. Những mối tình

trắc trở của những ai đó và nỗi buồn của họ vẫn còn đang phảng
phất một cách mơ hồ và huyễn hoặc ở nơi đây.

Thu Paris

Thăm vườn Luxembourg
Trong một sớm giao mùa

Nắng nhạt đùa trên lá
Lung linh thu vàng thu

Tình thu nào một thưở
Không trở lại, em đi
Anh ôm sầu đếm lá
Thu chết theo sương mù

Paris trời vàng thu
Hồn theo gió vi vu
Tình ai còn vương vấn
Đâu đây buồn miên du

CungthịLan

Tôi nghĩ giá như tôi ở Paris và có thì giờ nhàn rỗi để đến
vườn Luxembourg này thường xuyên thì tôi sẽ ngồi hàng giờ
dưới những tàng cây và viết không ngừng.. .

Nhưng đó chỉ là mơ ước viễn vông mà thực tế tôi chỉ có thể vận
dụng tối đa thời gian du lịch hiếm hoi của mình để ngắm
cảnh và chụp hình làm kỷ niệm.

Chồng tôi mê hoặc khung cảnh xung quanh nên chụp rất nhiều
hình. Anh giúp tôi chụp chung với hầu hết những bức tượng ở
nơi đây. Một trong những bức tượng mà tôi đắc ý khi được chụp

chung là tượng của Hoàng hậu Marie De Medicis bởi hoàng hậu
Marie De Medicis là chủ nhân đồng thời là người đầu tiên đưa ý
tưởng xây dựng vườn Luxembourg vào năm 1615.

Ngoài ra, tôi còn chụp với tượng của các hoàng hậu Pháp khác
như Laure De Noves, Blanche De Castille, Marguerite
D’Angouleme, và Anne D’Autriche





Những bức tượng của các vị hoàng hậu gợi cho tôi hình dung
cảnh du ngoạn của các quý tộc vương tôn bá tước trong khu
vườn Luxembourg rộng lớn này.Mặc dù khu vườn Luxembourg
biến đổi theo năm tháng bởi những biến cố lịch sử, dãy hành
lang dài thênh thang, những bức tượng thần Hy Lạp, và nhất là
cung điện uy nguy và kiên cố với hồ nước rộng xanh
trong và thảm cỏ bao ba xanh mướt phía trước là những dấu
tích khẳng định thêm cho ý nghĩ của tôi về cuộc sống xa hoa và
sang đài của giới quý tộc Pháp trong thế kỷ 17.

Anh Hiệp dường như đọc ý nghĩa của tôi, đề nghị tôi đến dãy
ghế cạnh hàng hoa đủ màu sắc để chiêm ngưỡng toàn cảnh. Tôi
chợt thấy thú vị khi nghĩ rằng: “Hàng bao nhiêu năm trước, khu
vườn Luxembourg này thuộc vua chúa quý tộc chứ người
dân Pháp bình thường làm gì có thể đặt chân đến huống hồ là
người xuất thân từ Việt Nam, một nước nhỏ bé của châu Á
như mình!”

Rồi tôi tưởng tượng cảnh hoàng hậu Marie De Medicis ngắm
cảnh vật xung quanh vườn Luxembourg từ những khung cửa
sổ trên cao của cung điện. Thật là thú vị biết bao khi được ngắm
toàn cảnh cây hoa, hồ nước từ trên cao ấy. Ắt hẳn hoàng hậu
phải tự hào công trình tuyệt mỹ này được tạo nên do ý tưởng
siêu việt của mình.

Giờ đây, một người như tôi, một con bé xuất thân trong gia đình
nghèo túng khó khăn, được thưởng thức phong cảnh tuyệt đẹp
của vườn Luxembourg nhờ ý tưởng đột phá của người đàn bà
uy lực của thời vương giả xa xưa và những thay đổi mới mẻ do ý
thức hệ tiến bộ của con người. Tôi cảm thấy hạnh phúc vì mình
có cơ hội đến nơi này. Và tôi thầm cảm ơn trời đã cho tôi thêm
những ngày nắng đẹp để tôi tiếp tục có những ngày thưởng thức
cảnh đẹp đầy thi vị.

Rời vườn Luxembourg, anh Hiệp đưa tôi đến Le Pathéon, nơi
tọa lạc trong khu phố sinh viên thuộc quận 5 của thủ đô Paris.

Những con đường lát gạch dành cho người đi bộ ở đây gợi cho
tôi cảm giác thích thú lần đầu tiên tôi rảo bước trên những
con đường trong những khu phố dành cho người đi bộ tại Đan
Mạch. Nó còn gợi cho tôi nhớ đến chiếc sân gạch và con đường
dẫn từ cổng đến sân sau trong khu vườn rộng lớn của ông bà nội
tôi. Có lẽ căn nhà của nội tôi xây từ Pháp nên có cùng lối kiến
trúc như thế này. Giờ đây khi đi du lịch châu Âu, tôi mới nhận

ra là đại gia đình của mình đã vô tình đánh mất những kỷ vật
quý giá do cha ông để lại.

Le Pathéon là lăng tẩm chứa hài cốt của các công dân ưu tú và
siêu việt của nước Pháp. Hàng chữ Quê Hương Ghi Ơn Những
Công Dân Siêu Việt AUX GRANDS HOMMES LA
PATRIE RECONNAISSANTE AUX
GRANDS khẳng định những công dân ưu tú của nước
Pháp được an táng ở Le Panthéon là vinh dự của quốc gia
.

Trong số những người được chôn trong lăng tẩm Le Panthéon là
Voltaire, Rousseau, Victor Hugo, Émile Zola, Jean Moulin,
Louis Braille, Jean Jaurès , Soufflot…

.

Rời lăng tẩm Le Pathéon, chúng tôi đi bộ đến nhà thờ Saint
Etienne Du Mont. Nhà thờ Saint Etienne Du Mont là nhà thờ
tuyệt đẹp tọa lạc ngay sau Le Panthéon, được quay trong
phim Midnight in Paris. Đây là bộ phim đầu tiên của đạo diễn
Woody Allen được đề cử giải Oscar.

Bởi anh Hiệp thường theo dõi tin tức. Anh biết rõ vị trí của
những nơi diễn xuất trong phim Midnight in Paris nên anh đã
đưa tôi đến đây để chụp hình làm kỷ niệm.

Rời nhà thờ Saint Étienne Du Mont, chúng tôi đi bộ vào khu ăn
uống, rồi ghé vào một tiệm Việt Nam ăn trưa. Rời tiệm ăn Việt
Nam, chúng tôi đi bộ đến viện Marie Curie.

.

Tôi lấy làm vui sướng khi được đặt chân đến nơi này. Tự hào
biết bao khi thực sự chứng kiến những kỳ tích của Marie Curie,
nữ bác học đầu tiên và duy nhất của thế giới nhận được hai lần
giải thưởng Nobel.
Rời viện Marie Curie chúng tôi tiếp tục lang thang trên phố, rồi
đi bộ đến giòng sông Seine.

Sau khi chụp hình ở các góc độ khác nhau, chúng tôi đi bộ đến
Pont at L’Archeveché. Pont at L’Archeveché là câu cầu có tiếng

lãng mạn vì nó được gắn chặt bởi hàng ngàn ổ khóa tình yêu.
Trước khi đi châu Âu tôi nghe phong phanh chính phủ Pháp sẽ
cho cắt tất cả các ổ khóa để bảo vệ an toàn chiếc cầu. Không
ngờ khi đến nơi, chiếc cầu khóa tình yêu vẫn còn gắn chặt với
hàng hà ổ khóa và chúng tôi vô cùng đắc ý khi được chụp hình

trên chiếc cầu này.

Rời cầu khóa tình yêu Pont at L’Archeveché, chúng tôi đi bộ
dọc theo bờ sông Seine rồi đến tàu điện đáp tàu hướng về Grand

Palace.

Chúng tôi đến Musée Du Louvre chụp với Louvre Pyramid
rồi đến Le Palais Royale

Đi bộ hàng giờ nhưng tôi không thấy mệt. Trái lại, tôi cảm thấy
rất hài lòng vì tôi đã có những tấm hình hết sức ý nghĩa ở những
nơi chúng tôi viếng thăm. Ghé vào một tiệm kem, chúng tôi
chọn chỗ ngồi gần cửa sổ trên lầu để ngắm khung cảnh sinh
hoạt của một khu phố Paris.

Nhâm nhi các loại kem trong lúc thưởng thức nhạc êm dịu, vợ
chồng tôi đều cảm thấy dễ chịu và vui sướng.


Click to View FlipBook Version