The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.

Những chân Tình Không Thể Nào Quên:
1. Đan Mạch
2. Đức
3. Pháp
4. Bỉ và
5. Ý

Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by lanthicung, 2021-07-11 21:01:38

Hồi Ký Du Lịch Châu Âu 2014- Cung Thị Lan

Những chân Tình Không Thể Nào Quên:
1. Đan Mạch
2. Đức
3. Pháp
4. Bỉ và
5. Ý

Mãn nguyện với một ngày đi chơi trọn vẹn và như ý, chúng tôi
đáp tàu điện về nhà. Anh Dần và Như Ý đã chuẩn bị bữa cơm
tối thịnh soạn tiễn chúng tôi lên đường sang Ý vào sáng sớm
ngày hôm sau.

Tôi cảm thấy mãn nguyện vì đã có một chuyến du lịch Pháp hết
sức thú vị và ý nghĩ. Cho đến lúc này chúng tôi đã du lịch qua
bốn nước Đan Mạch, Đức, Bỉ và Pháp trong 11 ngày an toàn,
vui vẻ và may mắn

Ngày 12 tháng 9 năm 2014

Sáng sớm ngày 12 tháng 9 anh Dần chồng Như Ý lái xe đưa vợ
chồng tôi ra phi trường để đáp máy bay đi Ý. Cảm giác vui
sướng ngập tràn trong lòng tôi vì tôi đã thực hiện chuyến đi châu
Âu mỹ mãn, hơn cả mong đợi; hơn thế nữa, tôi sắp sửa đến Ý,
một đất nước thuộc miền Nam Âu mà tôi không dự định đến.
Trước khi đi, tôi viết email báo cho chị Hát biết tôi sẽ đến Đan
Mạch để thăm mộ thuyền trưởng và gia đình ông ,rồi nhân tiện
sẽ ghé thăm vài nước ở Bắc Âu. Mặc dù đây là chuyến du lịch
Châu Âu đầu tiên của vợ chồng tôi nhưng chúng tôi không thể
đến Nam Âu vì thời gian eo hẹp. Tôi hứa sẽ thăm chị vào
chuyến du lịch khác khoảng 3 hay 4 năm sau. Lúc đó chúng tôi
chỉ viếng các nước Nam Âu. Chị Hát không chịu. Chị khăng
khăng bảo tôi đi Ý thăm chị. Chị nói: “Chờ 3,4 năm mới sang Ý
thì chị không còn sống để Lan gặp chị đâu!” Trước đó, qua các
bức điện thư tôi biết chị Hát đã trải qua một cuộc đại phẩu rất
nguy kịch và hiện tại chị còn phải đến bệnh viện thường xuyên
để tiếp tục điều trị; cho nên, lời kêu gọi khăng khăng và cương
quyết của chị âm hưởng điềm gỡ khiến tôi lo lắng. Tôi nghĩ nếu
lời nói chơi, nhằm phải giờ linh trở thành sự thật thì tôi ân hận
suốt đời; chi bằng tôi xin xếp cho lấy thêm ngày nghĩ để kéo dài
hành trình du lịch còn hơn. Cuối cùng, xếp tôi đã đồng ý và tôi
hiển nhiên có thêm ngày phép để viếng thêm nước thứ năm
trong chuyến du lịch Châu Âu lần này.
Gần 30 năm lưu lạc khắp bốn phương trời, hai chị em chưa từng
gặp lại nhau; cho n ê n, khi tưởng tượng giây phút hội ngộ bằng
xương bằng thịt, tôi nôn nao xen lẫn vui sướng. Tôi nghĩ chị Hát
cũng nôn nao và vui mừng khi nghĩ đến phút giâu gặp lại chứ
chẳng phải chỉ mỗi mình tôi. Có lẽ không ai có thể nghĩ mối
quan hệ khắng khít và thân tình của chúng tôi đặc biệt như thế

nào. Hai chị em sinh trưởng từ hai nơi khác nhau, hai lứa tuổi
chênh lệch khá xa và hoàn toàn khác nhau trong những ý nghĩ
độc lập nhưng luôn luôn tâm đầu ý hợp. Chúng tôi có thể tâm
tình hàng giờ về các vấn đề liên quan đến xã hội, giáo dục, tình
cảm,ngay cả chuyện riêng tư …mà không hề câu nệ,ngại ngùng
hay giữ kẽ. Chị Hát là đồng nghiệp với tôi ở trường Hải Ninh
Sông Mao, và là người chị thân thương của tôi trong thời gian
bốn năm tôi sống ở huyện Bắc Bình Thuận Hải (Bình Thuận cũ)
Ngày ấy, vào tháng giêng năm 1977, Sau khi tốt nghiệp 10
tháng cấp tốc trong trường Cao Đẳng Sư Phạm Nha Trang, tôi
đăng ký vào tỉnh Thuận Hải để xin dạy cho các trường phổ
thông cấp hai. Ty Giáo dục tỉnh Thuận Hải đã bổ nhiệm tôi về
dạy tại trường Hải Ninh thuộc thị trấn Sông Mao, một nơi khô
cằn nóng cháy và khan hiếm nước.
Thị trấn Sông Mao có ba trường tại ba xã Hải Xuân, Hải Lạc và
Hải Thuỷ. Xã Hải Xuân có trường cấp một gần trạm xe lửa Sông
Mao, cư dân đa số là người Việt. Xã Hải Lạc có trường Hải
Ninh là cơ sở dành cho các lớp Cấp Hai buổi sáng và cấp một
(buổi chiều). Cư dân gồm người Việt và người Nùng thạo tiếng
Việt. Có thể xem Hải Lạc là trung tâm của thị trấn Sông Mao
nơi có nhiều cơ sở chính như phòng thông tin, bưu điện, dấu tích
các hàng quán buôn bán san sát trên con đ ường dẫn đến chợ
Sông Mao như là đường chính của thị trấn. Xã Hải Thuỷ có
trường cấp một, cư dân đa số là người Nùng hay Tày. Đây là nơi
tiếp giáp với những vùng trồng trọt của dân địa phương dẫn đến
vùng đồi núi và sông suối nơi người dân của thị trấn Sông Mao
thường đạp xe đạp để đi lấy nước, nhặt củi khô hay thu hoạch
hoa quả từ những khu vườn hay nương rẫy của họ.
Vừa đặt chân đến Sông Mao, tôi được phòng giáo dục Bắc Bình
gửi tôi đến nhà tập thể nữ của trường Hải Ninh. Nhà tập thể này
nằm ngay trên đường chính của thị trấn, có thể xem là đường

phố chính dẫn vào khu chợ Sông Mao. Căn nhà rộng rãi, có một
gác lợp tôn, vết tích của một tiệm buôn bán lớn mà có lẽ chủ
nhân đã đi ra nước ngoài. Tôi ở khu tập thể này với chị hiệu
trưởng quê Thanh Hóa và cô giáo dạy Sinh Hóa cùng quê Nha
Trang trong hai năm. Khi chị hiệu trưởng đổi về Bắc, tôi và cô
giáo dạy sinh hóa cùng quê Nha Trang được má của chị Hát gợi
ý cho ở miễn phí trong căn nhà trống của bà gần ga xe lửa trong
xã Hải Xuân. Tôi rất mừng vì khi ở đó tôi có thể thường xuyên
về Nha Trang thăm gia đình. Lúc bấy giờ, các chuyến tàu dừng
tại ga Sông Mao thường là những tàu chợ đông đúc khách
nhưng hiếm khi đến Sông Mao đúng giờ. Cho nên, khi được ở
gần ga xe lửa, tôi có thể biết giờ tàu đến hay thay đổi thể nào mà
dễ dàng đáp tàu lửa đi về Nha Trang thăm nhà ngay. Cô giáo
dạy Sinh Hóa cùng quê Nha Trang ở với tôi trong căn nhà này

trong một niên khóa rồi lấy chồng nên dọn đi ở nơi khác. Ở một
mình, tôi cảm thấy bất tiện nên dọn về ở tập thể nữ mới trong xã
Hải Lạc giáp ranh với xã Hải Thuỷ nơi gần trường Hải Ninh.
Tuy không còn ở trong nhà chị Hát nhưng tôi hay đạp xe đạp về
thăm chị và gia đình chị vào những ngày Chủ Nhật ngay từ lúc
trời hừng đông Mỗi lần như thế, chị Hát thường rủ tôi đi nhà thờ
ở Hòa Thuận Đạo rồi về nhà chị chơi đến tận chạng vạng tối.
Nhà chị Hát bán hàng tạp phô như gạo, muối, đường, đậu, mắm,
muối, gia vị… nên thường có nhiều người ra vào mua sắm.
Quen thuộc với các thứ trong nhà nên tôi thường phụ giúp tiếp
khách. Sau mỗi lần khách rời quán, tôi thường dọn dẹp sao cho
các thứ ngăn nắp và hay quét dọn thường xuyên như ở nhà
mình. Lâu dần má của chị Hát biết tính tôi cẩn thận, ngăn nắp
nên rất thương tôi và xem tôi như con trong nhà. Tôi cũng biết
bà và chị Hát xem tôi như trong gia đình nên mỗi lần ở lại ăn
trưa hay ăn chiều, tôi ăn uống rất tự nhiên. Có lúc chiều tối,
trước khi tôi trở về nhà tập thể, chị Hát thường dắt tôi và hai

đứa cháu kêu chị bằng cô đi ăn vặt ở chợ Sông Mao. Hai đứa
cháu của chị Hát, Sỹ và Bé Ba rất gần gũi với tôi. Chúng thường
mừng rỡ khi thấy tôi đến nhà. Vì thế, mỗi lần đến nhà chị Hát,
tôi cảm giác như trở về căn nhà của gia đình mình sau một tuần
đi làm nơi xa.
Thị trấn Sông Mao rất nhỏ, chuyện gì của các gia đình trong thị
trấn hầu như ai cũng biết. Người ta kháo với nhau rằng gia đình
chị Hát giàu có tiếng trong vùng và má của chị Hát rất khó tính.
Thế nhưng, khi họ thấy tôi hay lui tới nhà chị Hát và thấy má
của chị Hát thương tôi như con ruột, mọi người trong thị trấn,
nhất là các gia đình xóm ga thuộc xã Hải Xuân luôn ngạc nhiên.
Khi biết điều này, tôi rất bất ngờ nhưng vui sướng. Tôi chưa bao
giờ thấy má của chị Hát có lời nói hay hành động nào khó khăn
như lời người ta đồn đãi. Trái lại, tôi luôn có ý nghĩa bà là người
hiền lành, ngoan đạo và xuề xòa. Tôi nghiệm là mình đã thực
hiện thành công châm ngôn đắc nhân tâm bằng tính kỷ luật đối
với bản thân. Khi mình làm đúng, làm cho người như làm cho
chính bản thân mình, không để ai phật lòng thì mình sẽ tạo nên
sự tin tưởng và yêu thương của người gần gũi. Sau này, tôi hiểu
thêm tình thương của má chị Hát dành cho tôi chỉ vì bà thương
nhớ người con gái bằng tuổi tôi tên Thanh Khen đã vượt biển
thành công và ở xa bà nửa vòng trái đất. Càng thân thiết với gia
đình chị Hát, tôi biết được rằng các em chị Hát lần lượt trốn ra
nước ngoài và đều thành công. Em trai Út của chị Hát là Thanh
Vui, học với tôi 2 năm cũng vượt biển thành công và định cư tại
Ý cùng anh chị.

Tôi dạy trường Hải Ninh chỉ 4 niên khóa rồi xin chuyển về Nha
Trang. Tuy nhiên, sau khi về Nha Trang tôi vẫn thường xuyên
liên lạc chị Hát. Trong một dịp Tết, tôi trở lại Sông Mao thăm
má của chị Hát khiến bà vô cùng cảm động. Có lúc tôi và chị

Hát hẹn nhau vào Sài Gòn và tôi đến nhà chị Ca, chị cả của chị
Hát chơi. Chị Hát cho tôi biết các em của chị đã làm giấy bảo
lãnh mẹ chị và chị sang Ý ở luôn. Tôi rất buồn khi nghe tin này
và cảm thấy càng ngày tôi càng mất những người thân quen bởi
vì ai cũng muốn bỏ nước ra đi khi có cơ hội. Nhưng tôi không
ngờ khi chị Hát định cư tại Ý và tôi có cơ hội vượt biển. Sau
khi được cứu đưa đến Nhật, ở các trại tị nạn Omura, Tokyo,
sang Phi Luật Tân ở trại Bataan rồi định cư tại Mỹ, tôi vẫn
thường xuyên liên lạc với chị Hát qua điện thoại hay điện thư.
Qua những bức điện thư, tôi biết má của chị Hát đã mất, chị
Hát đã mua nhà, c ùng khu của các em các cháu của chị. Chị nói
khi chúng tôi đến Ý chơi, ở nhà chị, đừng ngại. Thật sự, tôi
không hề e ngại vì tôi biết chị Hát luôn xem tôi như người thân
trong gia đình. Hơn nữa, chị đang bệnh nên tôi muốn dành thời
gian gần gũi chị sau bao nhiêu ngày xa cách để tâm tình. Rồi, tôi
sẽ nói chị đưa tôi đến thăm mộ mẹ của chị để thắp nén hương tỏ
lòng tưởng nhớ bà. Tôi sẽ dùng thời gian đến Ý để gần gũi với
chị và tâm sự thật nhiều trước khi về Mỹ. Như thế, hành trình
của tôi sẽ ý nghĩa lắm rồi! Không mong ước gì thêm!

Trái với điều tôi dự định. Chị Hát đã chuẩn bị hết sức chu đáo
để cho vợ chồng chúng tôi có một chuyến du lịch hết sức ấn
tượng trên quê hương thứ hai của chị. Chị Hát đã nhờ bạn đồng
nghiệp vai em lái xe từ nơi chị ở đến phi trường để đón chúng
tôi rồi đưa chúng tôi đến nhà hàng buffet Nhật hết sức sang
trọng để chúng tôi dùng bữa trưa.



Ăn trưa xong, chị Hát bảo người lái xe chở chúng tôi về nhà.
Đến nhà chị, tôi gặp Thanh Khen, người em gái mà chị Hát đã
bàn định nhờ lái xe đưa chúng tôi đi chơi. Đây là lần đầu tiên tôi
gặp Thanh Khen mặc dù tôi đã từng nghe những câu chuyện kể
về nàng khi tôi ở Sông Mao. Trong những câu chuyện kể ấy,
Thanh Khen là cô gái xinh đẹp và kiêu sa của gia đình giàu có
và danh giá đã làm cho nhiều chàng trai trong thị trấn Sông Mao
âm thầm yêu mến trong sự câm lặng và tuyệt vọng mà chính bản
thân nàng chẳng hề hay biết gì.
Tôi chợt nghĩ đến câu ví von mà mọi người thường hay lập đi
lập lại: “Trái đất thật nhỏ! Đi đâu rồi cuối cùng cũng gặp nhau!”
Lúc trước khi ở Sông Mao, ngồi nghe học trò tán gẫu chuyện
người này, người nọ, những người một thời ở thị trấn Sông Mao,
sau 1975 trốn ra nước ngoài, sống ở các nước Âu Mỹ, tôi cứ ngỡ
là mình nghe những câu chuyện về những nhân vật trong những

câu truyện thần thoại và giả tưởng. Những người ở những
phương trời xa lạ, cách Việt Nam nửa vòng trái đất cứ như
những người ở hành tinh xa xôi. Nghe để mà nghe, để đồng cảm
với người kể khi họ gợi nhớ về thị trấn Sông Mao thời 1975, nơi
mệnh danh là “Sài Gòn Nhỏ” chứ tôi nào có ngờ một ngày tôi
gặp Thanh Khen, người bằng xương bằng thịt. Cũng từ những
câu chuyện ấy, tôi biết Thanh Khen bằng tuổi tôi nhưng tôi thích
Thanh Khen gọi tôi bằng chị bởi trên danh nghĩa tôi là bạn chị

Hát.

Thanh Khen nói với tôi “Em nghe chị Hát nói nhiều về chị và ca
ngợi chị luôn, nay em mới được gặp!”
Tôi cũng muốn kể cho Thanh Khen nghe về những câu chuyện
dễ thương về nàng từ mấy đứa học trò nhưng vì thời giờ không
cho phép, nên tôi chỉ vắn tắt: “Chị cũng nghe tên Khen từ khi ở
Sông Mao, không ngờ bây giờ được gặp Khen!”
Qua loa mấy câu, chúng tôi tuân theo ngay “lệnh” của chị Hát
“Chuẩn bị đi chơi mau đi không thôi trời tối mất!”
Tôi tủm tỉm cười bởi tôi không hề nghĩ chuyện đến Ý để đi chơi.
Thế mà, người đang có bệnh lại hối chúng tôi “tham quan” cảnh
không thôi không có đủ thời gian đi các nơi.
Cả bốn người chúng tôi đều lên xe Khen lái. Chị Hát ngồi trước
với Khen chỉ đường, vợ chồng chúng tôi ngồi sau. Khen nghe
chị hối, sợ không kịp giờ, lái nhanh như cao bồi Texas trong
mấy phim Hollywood. Xe thắng gấp, phì khói, quẹo nhanh bắn
cát tung tóe đến nỗi mấy đấng mày râu người Ý to lớn vạm vỡ
ngồi uống rượu ở ngoài hiên quán cũng phải trố mắt, há hốc
kinh ngạc. Chúng tôi được dịp cười thỏa thích.

Sau một vòng xung quanh thành phố, Thanh Khen tìm chỗ đậu
xe và đưa chúng tôi đến pháo đài Sirmione and Castello
Scaligeri. Rocca Scaligera ở Sirmione được xây dựng vào thế
kỷ 13. Đây là pháo đài đặc biệt nằm ở phần hẹp nhất của bán
đảo trên hồ Garda và là một trong những lâu đài quan trọng
được bảo tồn tốt nhất ở miền bắc nước Ý. Có rất nhiều du khách
đến đây để tham quan di tích lịch sử đáng lưu ý ở đây.

Chúng tôi đi bộ trong trạng thái thư giãn và thoải mái. Thỉnh
thoảng chúng tôi dừng chân chụp chung ở những cảnh đẹp với
những cô gái Ý có những nụ cười thân thiện và tươi vui. Những
con đường dành cho người bộ hành ở Ý cũng lát gạch như ở
Đan Mạch, Đức, Pháp và Bỉ. Chúng đã làm cho tôi có cảm giác
thích thú khi nhớ lại sân gạch và những con đường hành lang
trong khuôn viên nhà của ông bà nội tôi. Cấu trúc của sự vật
thường ghi lại dấu ấn của một thời nào đó với ý tưởng đặc biệt
và mục đích cụ thể mà những người có điều kiện tiếp xúc
thường gắn liền với chúng như gắn liền với ký ức khó thể xóa

nhòa.

Người dân Ý rất thân thiện. Dù chưa từng quen biết vẫn có thể
chụp chung hình với nhau trong lần gặp gỡ đầu tiên.





Cung Lan và Thanh Khen. Hai chị em đồng tuổi

Rời pháo đài Sirmione and Castello Scaligeri,Thanh Khen chở
chúng tôi trở về nhà chị Hát. Chị Hát đãi chúng tôi món cá hồi
nướng ăn với bánh tráng. Thanh Vui đưa vợ con sang nhà chị
Hát chào chúng tôi và dùng cơm cùng. Tôi rất bất ngờ và cảm

động vì không nghĩ có dịp gặp lại cậu học trò mà tôi chủ nhiệm
năm lớp Tám ngày nào. Tôi biết các em của chị Hát đều sang Ý
nhưng tôi nghĩ họ ở cách xa nhau như các gia đình bà con Việt
Nam hiện sống trong các tiểu bang ở Mỹ. Đến Ý, tôi mới biết tất
cả chị em và cháu của chị Hát sống ở gần sát nhau, chỉ cần đi bộ
vài phút là tới như ở trong một xóm nhỏ.

Nguyễn Thanh Vui (Em Út chị Hát và là học trò Cung Lan) cùng vợ con
Hương và Minh

Nguyễn Thanh Vui (Em Út chị Hát và là học trò Cung Lan) cùng vợ Hương con Minh

Vui luôn gọi tôi là cô và xưng em mặc dù tôi đề nghị Vui nhiều
lần nên gọi tôi là chị, xem như chị trong nhà.Vui không thay đổi,
vẫn gọi cô xưng em mà không giải thích. Tôi đoán Vui quan
niệm tôi đã dạy Vui thì mãi mãi là cô giáo của Vui. Dù bởi lý do
nào đó, không rõ Vui gọi anh Hiệp là anh, chứ không phải là
chú hay thầy.

Ăn cơm tối trong nhà chị Hát sau ngày đi chơi

Ăn tối xong, tôi gợi ý chuyện thăm mộ má của chị Hát. Chị Hát
nói là má chị mất ở Ý nhưng đã đem cốt về Việt Nam chôn. Tôi
hụt hẫng, không ngờ dự định không thực hiện được. Hiểu đưọc
tâm trạng của tôi, chị Hát lấy những album hình ra kể chuyện về
mẹ chị, về cuộc sống khi mới sang Ý, về việc làm, chuyện mua
nhà, chuyện bệnh hoạn và chữa trị.

Hình chị Hát và mẹ khi mới đến Ý

Hình chị Hát và Cung Lan chụp tại Sài Gòn sau khi Cung Lan rời Sông Mao về dạy tại Nha Trang

Rồi chị kể cho anh Hiệp nghe những chuyện về tôi và cuộc sống
tôi khi tôi ở Sông Mao. Bất chấp anh Hiệp nghĩ gì, chị thành thật
nói:
“Hồi đó, chị muốn Lan làm em dâu chị lắm mà không được! Má
chị luôn khen tính tình của Lan. Tuy kén nhưng mà đàng hoàng!
Ai đời có bạn ở Nha Trang vào thăm mà nỡ để cho người ta nằm
ở ga Sông Mao đợi tàu về chứ không chịu chứa trong nhà!
Nhưng thương nhất là tính chịu khó. Ngày đó nhà chị phơi lúa,
không có ai ở nhà ra phụ hốt đem về mà trời sắp chuyển mưa.
Vừa nói là Lan vội vàng đi theo giúp hốt lúa đem về chứ không
nề hà gì cả!Thương cái tính mau mắn ấy!”

Tôi không nhớ chuyện này. Do ảnh hưởng quan niệm “thi ân
không cầu báo” của má tôi, tôi thường không nhớ những gì tôi
làm cho mọi người, huống hồ với những người hết lòng thương
yêu giúp đỡ tôi. Nhưng, những lời chị Hát kể khiến tôi bồi hồi
nhớ má của chị và những ngày sống ở Sông Mao. Trong những
ngày khổ sở bởi cuộc sống khốn khó và không khí luôn nắng
khô gay gắt, tôi bất kể những khó khăn vây bủa, luôn luôn tận
tâm với học trò và những người gần gũi mình. Tôi chẳng bao giờ
nề hà những việc làm nặng nhọc dành cho các em học sinh cả
nam lẫn nữ, chẳng bao giờ ỷ lại hay nạnh việc với các cô giáo ở
chung trong tập thể. Còn đối với gia đình chị Hát, thì tôi hết
lòng với tất cả những công việc mà gia đình chị cần tôi giúp chứ
không vì ý nghĩ mưu lợi cho cá nhân. Ngày ấy, anh Ngợi em trai
kế của chị Hát đã lấy vợ có hai con. Tôi được ở miễn phí trong
căn nhà trống của má chị Hát là lúc người em trai tên Ngợi của
chị đã vượt biên đến Ý. Những người em trai khác của chị nhỏ
tuổi hơn tôi rất nhiều. Họ chỉ đáng tuổi em Út hay của cháu tôi
thì làm gì có chuyện chị làm mai tôi cho em chị! Câu nói đùa
này chỉ để bày tỏ sự thương yêu của chị đối với tôi mà thôi! Anh
Hiệp không nói gì, chỉ im lặng nghe chị Hát kể hết chuyện này
đến chuyện khác. Có lẽ anh không ngờ tôi đã gây ấn tượng khá
đẹp đối với chị Hát. Tình cảm thân thương chân thành của
chúng tôi đã khiến anh tự nhiên hơn.

Ngày 13 tháng 9 năm 2014

Sáng hôm nay, chị Hát và Thanh Vui đưa vợ chồng tôi đến nhà
ga mua vé đi Venice. Chúng tôi đã đến các nơi: Church Basilica

di Santa Maria della Salute, Saint Mark's Square, Grand Canal,
Rialto Bridge (Ponte di Rialto), và Bridge of Sighs. Tôi rất vui
và mãn nguyện vì được lang thang với những người thân
thương đến những nơi danh lam thắng cảnh của Ý. Niềm vui
sướng đã làm tôi không thấy mệt sau khi đi bộ hơn năm giờ liên
tục. Chị Hát có lẽ cũng cùng tâm trạng của tôi nên đi bộ liên tục
mà không hề than mệt.























Cung Lan, chị Nguyễn Thị Hát và Nguyễn Thanh Vui

























Trời hôm nay đẹp đến không ngờ. Chị Hát và Thanh Vui tấm tắc
nói chúng tôi rất may mắn vì trước đó vài ngày nơi đây bị mưa
lớn gây lụt khiến du khách di chuyển hết sức khó khăn. Tôi mỉm
cười đồng ý vì tôi thấy những chiếc đòn kê vẫn còn lưu lại, dấu
tích của vật nâng cao giúp người qua lại có thể bước chân qua
khỏi những vùng nước ngập. Quả thật, vợ chồng chúng tôi được
khá nhiều may mắn chứ không chỉ có chuyện trời ngưng mưa
và cho nắng đẹp!







Chiều về, chúng tôi được vợ chồng Bé Ba (Con gái Út của vợ
chồng anh Ngợi) mời đến nhà ăn tối. Chúng tôi được ăn nhiều
món Ý và cả món bánh mì do chính chủ nhân, chồng bé Ba tự
làm và nướng trong cái lò tự làm.

Chúng tôi đã có một buổi tiệc vui nhộn và ấm cúng. Hầu hết các
thành viên của gia đình của chị Hát đều có mặt để đón mừng
chúng tôi.


Click to View FlipBook Version