The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ. 11-16-21
Louis Le Tuan

Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by lanthicung, 2022-03-07 07:36:37

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ- Louis Lê Tuấn

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ. 11-16-21
Louis Le Tuan

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ
Số Thư Viện Hoa Kỳ.
LCCN: 2021923291
Louis Tuấn Lê
USA 2021

1

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

2

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Louis Tuấn Lê.

Tôi mạnh dạn viết về một chủ đề Triết Học Và Thiền &
Bên Dòng Thơ Văn. để từ đó đem vào tác phẩm những bài Thơ
Thiền. Nói đến triết học và thiền, là chạm đến một đề tài qúa
rộng lớn, bao la như biển cả mênh mông, không biết đâu là bến
bờ. Càng nói càng đi xa bờ, càng viết càng thấy mông lung.

Trong lãnh vực Triết Học và Thiền Học, cả hai đều là
những vấn đề trừu tượng và gần như im lặng, không có ngôn từ
nào có thể diễn tả được.

Vì thế trong tác phẩm này tôi chỉ viết ngắn gọn một chút
về Triết Học Và Thiền. Tôi dành nhiều trang sách hơn để đi vào
thơ thiền và thơ viết cho tình yêu.

Tôi vẫn biết bản chất cốt lõi nhất của Thiền Định chính là
sự lặng yên, mọi thứ triết lý, hay lời qua tiếng lại để cố định
nghĩa về thiền chỉ là sự ồn ào phá võ sự lặng yên, do đó không
cần thiết phải nói nhiều về đề tài này.

Thiền và Thơ gọi là Ngộ và Nhận, cả hai cùng dung nạp
một tâm thức, và trí tưởng tượng của dòng suy tư, đủ khả năng
tạo ra một tư tưởng riêng biệt.

3

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Thơ khác với Thiền, cũng là suy tư, nhưng mượn trí tuệ
để sáng tạo, không xóa bỏ mà xác nhận một thực tại, rồi thi vị
hóa trí tư tưởng, viết ra thành ngôn từ.

Thơ chính là sự hiện hữu, được diễn tả bằng vần điệu của
thi ca.

Trọng tâm của Thơ là sáng tạo một cảm xúc.
Trọng tâm của Thiền là thức tỉnh để nhận thức.
Thơ và Thiền là hai mối trợ duyên bên nhau.

Tôi xin đi vào những bài thơ thiền. Thơ Thiền vốn có
truyền thống lâu đời trong văn học Việt Nam, từ thời Lý Trần,
khi Phật giáo hưng thịnh với những tác giả tiêu biểu như Mãn
Giác, Vạn Hạnh, Trần Nhân Tông, Huyền Quang…

Mặc dù có những thăng trầm qua các thời kỳ lịch sử khác
nhau nhưng nhìn chung thơ Thiền vẫn luôn luôn được duy trì và
phát triển.

Nhà vua thiền sư Trần Nhân Tông đã để lại bài kệ rất có
ý nghĩa:

Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên,
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch,
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
Dịch: Ngô Tất Tố
Cõi trần vui Đạo cứ tùy duyên,
Đói bụng thì ăn mệt ngủ liền.
Báu vật trong nhà thôi tìm kiếm,
Đối cảnh vô tâm khỏi hỏi thiền.

4

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Tiếp theo Thiền Sư Vạn Hạnh cũng để lại một bài thơ
thiền:

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.
Nhậm vận thịnh suy vô bố uý,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.
Dịch: Ngô Tất Tố
Thân như bóng chớp, có rồi không,
Cây cối xuân tươi, thu não nùng.
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi
Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông.

Trong tất cả những bài thơ thiền có lẽ bài “Cáo Tật Thị
Chúng” của Mãn Giác thiền sư là gây nhiều chú ý nhất. Mặc dù
Mãn Giác thiền sư chỉ để lại một tác phẩm duy nhất, nhưng
cũng là một tác phẩm độc đáo của nền văn học thời Lý còn
lại đến nay.

Đó là bài kệ có tính cách di chúc viết dặn lại học trò
trước lúc mất, một bài thơ đã gây cho rất nhiều thế hệ bạn đọc
những cảm xúc khác nhau.

Có thể nói, không ai là không có một ấn tượng mạnh mẽ,
một sự xao xuyến với sự rung động của tâm hồn, khi đọc bài
thơ. Nhưng dẫn giải sự xao xuyến đó như thế nào thì mỗi người
một khác.

CÁO TẬT THỊ CHÚNG .
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai

5

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Mạc vị Xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Nghĩa : CÁO BỆNH DẠY ĐỆ TỬ.
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa nở .
Việc trước mắt qua mãi
Trên đầu già đến rồi.
Đừng bảo Xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai.
(Mãn Giác Thiền Sư )

Hai câu cuối cùng của bài thơ diễn tả một bông hoa mai
vàng vừa bừng nở trong đêm. Đã làm cho vòng tuần hoàn của
tạo hoá, phải dừng lại, làm hồi sinh sự sống.

Không có một sức mạnh nào có thể huỷ diệt sự sống của vạn
vật. Sau cái chết là hồi sinh, đó chính là bản năng sinh tồn mạnh
mẽ nhất.

Vị thiền sư đắc đạo luôn thấu hiểu mọi chân lý. Bản chất
cuộc sống là một vũ điệu, một bài thơ mỹ miều, chứ nó không
trơ trọi như một cục đá sừng sững trước mặt bạn. Và vũ điệu
đó, bài thơ đó, là do chính bạn viết nên.

Người tu hành đã đạt đến chân lý, thì bậc chân tu đó
đã trở thành Phật, tức là trường tồn cùng với bản thể của vũ trụ,
trong một tâm thế hân hoan, lâng lâng, xuất thần.

Ngày nay trong thơ, kệ của các thiền sư như: Thiền sư
Thích Nhất Hạnh, Thích Thanh Từ, Minh Đức Triều Tâm Ảnh,
và nhiều vị nữa. Thơ thiền mang một giá trị lâu dài vẫn

6

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

đang được các thiền sư kế tục và làm mới để phù hợp với đời
sống hiện tại.

Tôi như một đứa trẻ mới tập đi, đang chập chững bước
vào con đường thiền, cần phải học thêm, tìm hiểu thêm nhiều
hơn nữa. Tuy nhiên hình như tôi có duyên với thiền, mặc dù
mới bước đi, nhưng tầm hồn tôi sớm biết rung động và tràn
ngập luồng ánh sáng từ thiền định.

Mỗi buổi sáng tôi thường ngồi trong tư thế (Thiền Quán
Chiếu) trong lúc uống cà phê, hay tách trà vào buổi sáng, ngay
lúc đó tâm trí tôi gần như hoà nhập vào hồn thơ, để từ đó tôi
viết gần như mỗi ngày một bài thơ, có khi tôi viết theo ý của
thiền định, có khi tôi viết về tình yêu, vế mùa màng. Xuân, Hạ,
Thu, Đông.

Tất cả đều làm tâm hồn tôi rung động. Tôi suy tư là tôi
đang hiện hữu, và để chứng minh sự hiện hữu, tôi phải viết ra
cảm nghĩ của mình qua vần thơ.

Chỉ có vậy thôi, đó cũng là ý tưởng mà tôi thực hiện
quyển sách này. Tôi xin mượn bài thơ viết về đời người để kết
thúc cho lời tựa quyển sách.

Đời Người

Một kiếp người như trong ảo mộng
Trăm năm qua có cũng như không
Tâm yên định lặng im không song
Hồn vẫn bình yên chảy một dòng.

7

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Đạo mênh mông, vốn tánh không đường.
Mà hương thơm rực rỡ muôn phương
Tâm hướng đạo, hồn luôn toả sáng
Không hận, không buồn, không ghét thương

Trân Trọng
Louis Tuấn Lê
San Jose, October 14, 2021

8

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Triết Học Và Thiền

Biên Khảo: Louis Tuấn Lê

Triết lý xuất hiện từ lúc nào? Phải chăng nó bắt đầu từ

khi loài người có ngôn ngữ? Con người chỉ được gọi là người,
khi con người biết nói, con người biết nói là con người biết
nghe. Nói được là nghe được, nói là hỏi, hỏi là trả lời. Lúc con
người biết nói là lúc triết lý xuất hiện, vì biết nói là biết đặt câu
hỏi, hỏi là triết lý. Đứng trước sự vật, con người nguyên
thủy bắt đầu ngạc nhiên.

Chính sự ngạc nhiên tạo ra ngôn ngữ, thi ca và triết học,
chính sự ngạc nhiên sinh ra tư tưởng, sự ngạc nhiên chính là câu
hỏi. Triết học chính là lời giải đáp cho sự ngạc nhiên.

9

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Sự ngạc nhiên xuất hiện cùng lúc với ý thức và ý thức có
nghĩa là hỏi. Hỏi thì phải hỏi về vấn đề gì? vì nếu không hỏi về
điều gì? thì không phải là câu hỏi, nghĩa là không phải là ý
thức. Hỏi là triết lý, đặt câu hỏi về điều gì? sự hỏi này chính
là triết học. Triết học là hỏi về triết lý, mà nói gọn là “Triết lý là
gì?”.

“Triết lý là gì?” là hỏi về điều muốn hỏi, nghĩa là cái đó
“Là gì? Cái ấy là gì?” nói gọn lại cũng chung một ý “Là Gì? ”.
Như vậy ý thức quay ngược trở lại ý thức, hay nói cách khác
là ý thức tự hỏi ý thức. Bởi vì triết lý là ngạc nhiên, mà triết
học là ngạc nhiên về sự ngạc nhiên này.

Tôi đang tìm tòi trong kho tàng
văn chương của triết học, cố tìm xem
có điều gì để định nghĩa về tính chất
của Thiền Định. Nhưng hoàn toàn
không thấy, khi tìm hiểu thêm về lãnh
vực triết học tôi lại khám phá ra một
điều thú vị. Triết học chỉ là trò phân
tích ngôn từ.

“Triết học đã chết”. Ai dám nói câu này? Đó chính là
Stephen Hawking, người có bộ óc thông thái nhất của thời đại
chúng ta. Trong cuốn (The Grand Design) tạm dịch “Đại Thiết
Kế”, ông khẳng định triết học đã chết “Philosophy is dead!”

Thật ra không phải một mình Stephen Hawking xác nhận
về điều này, mà trước đó Voltaire từng nói: “Triết học chỉ là
xuyên tạc đời sống, nó chỉ là thức ăn nuôi trí tò mò của con
người”. Ngoài ra những triết gia lớn khác cũng đều có chung
một nhận định tương tự về triết học.

Friedrich Nietzsche (1844 - 1900) cho rằng: “Hồn sâu xa
của Hy Lạp chịu ảnh hưởng của Đông Phương huyền bí nên

10

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

cũng có một dòng huyền niệm đi liền với một dòng tư duy sáng
sủa. Cái hồn ấy bị Socrates “Triết gia Hy Lạp cổ đại” bóp chết
bằng tuyên dương lý trí: lấy ý thức sáng sủa minh triết mà xua
đuổi năng lực ẩn tàng bên trong. Socrates chỉ biết phê bình mà
không hề kiến thiết và ông thiếu hẳn óc huyền niệm bởi năng
khiếu biện lý đã được vun tưới đến mức cực đoan nên đã cắt
đứt với dòng truyền thống.”

Tóm lại, ba triết gia Nietzsche, Jaspers, Heidegger nhận
ra rằng vì những sai lầm của các bậc tiền bối Socrates, Plato,
Aristotle mà Triết cổ điển Phương Tây bị cắt đứt với truyền
thống tâm linh, tức cội nguồn Minh Triết, để trở thành duy lý,
một tri thức luận, một lĩnh vực chuyên môn hẹp không ảnh
hưởng gì nhiều đến đời sống.

Do tính chất tư duy phân tích nên Châu Âu hình thành
quan niệm Nhị Nguyên, chia thế giới thành hai mặt đối lập:
sáng và tối, tốt và xấu; thiện và ác. Từ đó nảy sinh những
trường phái triết học để lý giải cho một quan niệm riêng.

Phân chia thành nhiều trường phái, triết lý khác nhau,
một sự đối kháng trong triết lý rồi nẩy sinh ra trường phái thứ
ba nhầm để dung hoà hai trường phái đối kháng. Cứ như thế,
triết học ngày càng duy lý, duy niệm, ngày càng xa rời cuộc
sống, trở nên kinh điển khô cứng mất sức sống, dẫn đến cái chết
không tránh khỏi. Đó là sự thật mà phải sau 2200 năm con
người mới nhận ra.

Trong khi đó ở phương Đông, mang tính chất tư duy
tổng hợp và quan niệm Nhất Nguyên nên trí tuệ không đi theo
hướng hình thành khoa học thực nghiệm và triết học duy lý.
Triết lý Phương Đông, phát hiện ra năm dạng vật chất làm nên
vũ trụ là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. “Five Elements”.

11

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Nhưng nền tư tưởng phương Đông không đi vào tìm hiểu
bản chất của những thành tố đó để tạo ra khoa học thực nghiệm,
mà cố công tìm hiểu về sự quan hệ giữa chúng. Từ đó khám phá
khái niệm ngũ hành với nghĩa rộng lớn hơn, tìm hiểu sâu hơn về
tính chất ngũ hành tương sinh, tương khắc để làm ra Dịch lý.

Có thể nói rằng, tương sinh & tương khắc là hai quy luật
luôn tồn tại song hành cùng với nhau, có tác dụng duy trì sự cân
bằng trong vũ trụ. Nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì sự phát
triển cực độ sẽ tạo nên nhiều tác hại. Ngược lại nếu chỉ có khắc
mà không có sinh thì vạn vật sẽ không thể nảy nở, và phát triển.
Do đó sinh - khắc tạo ra quy luật chế hóa không thể tách rời.

Đó chính là Kinh Dịch, một
trước tác kinh điển và lâu đời nhất của
phương Đông. Kinh Dịch ẩn chứa một
tư tưởng triết lý uyên bác và thâm sâu
nhất, đó là quan niệm Nhất Nguyên –
Vạn Vật Đồng Nhất Thể.

Mỗi vật thể là một khối thống
nhất của hai mặt đối lập. Nó như hai mặt khác biệt của đồng
tiền, chính vì sự khác biệt “không đối kháng” mà đồng tiền mới
mang một giá trị nhất định. Từ quan niệm Nhất Nguyên không
cho phép sự đối lập trong cùng một vật thể, do dó không nẩy
sinh ra những triết lý đối lập cạnh tranh nhau. Do đó triết học
Phương Đông có phần khác biệt với triết học phương Tây.

Trong đoạn mở đầu của bài viết, tôi đã trình bày muốn đi
tìm một triết lý để định nghĩa về Thiền Định. Nhưng tôi đã bị
khựng lại, vì nhiều triết gia lỗi lạc của nhiều thời kỳ đã chứng
minh (Triết học Tây Phương đã chết). Tôi chỉ còn biết quay về

12

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

với triết học Đông Phương bởi vì nền triết học Phương Đông
vẫn còn giữ được cái hồn của sự vật.

Tôi tiếp tục đi vào kho tàng văn học để tìm hiểu, và chợt
nhận ra một nguồn tư tưởng phù hợp để định nghĩa về Thiền
Định.

Thiền định không hề là một dạng của sự tư duy có tính
tâm linh mà là một tình trạng vắng bặt tư duy. Mọi triết lý để cố
định nghĩa về thiền định, có thể ví như những lời to tiếng bàn
luận về sự lặng yên, còn thiền định là bản thân chính là sự lặng
yên. Đó chính là nguồn tư tưởng của triết gia OSHO

Tên thật của ông là Rajneesh Chandra Mohan Jain.
Người ta biết đến ông với tên Bhagwan Shree Rajneesh. Tháng
2 năm 1989, ông tự đổi tên là Osho. Osho vốn là danh xưng
tiếng Nhật Bản cổ, có nghĩa là “đạo sư” của một dòng Thiền

Theo quan niệm của Osho. Đối với đời người, giá trị cao
cả nhất của cuộc đời là lòng yêu thương, sự vui cười và thiền
định. Niềm ân thưởng vô giá nhất của cuộc đời là trải nghiệm
được sự giác ngộ tâm linh (spiritual enlightenment).

Sự giác ngộ đó được ông miêu tả là “nằm yên trong
trạng thái bình thường của sự hiện hữu của tất cả mọi vật đang
dựng xây vũ trụ”. Con người chúng ta lẽ ra ai cũng có thể trải
nghiệm được trạng thái giác ngộ đó,
nhưng sự thực là con người bị đánh lạc
hướng do hoạt động tư duy cũng như do
mong ước và dục vọng sinh ra bởi sự
ràng buộc của xã hội.

Vì thế, thay vì hưởng được niềm
vui cao cả của sự hữu hiện, con người
rơi vào một tình trạng của sợ hãi và ức
chế.

13

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Osho (1931-1990) là một vị thiền sư hết sức kỳ lạ của
thế kỷ hai mươi. Triết gia Osho cũng có lời giải thích về Thiền.
Theo nhận định của ông. Thiền có nghĩa là nhận biết bất kỳ
điều gì, khi bạn làm với sự nhận biết thì đó là thiền. Không phải
là hành động mà chính là phẩm chất của bạn mang vào hành
động, điều đó mới là vấn đề của suy tư và Thiền Quán Chiếu.

Đi bộ có thể là thiền nếu bạn bước một cách nhận biết.
Ngồi có thể là thiền nếu bạn ngồi với nhận biết. Nghe chim hót
có thể là thiền nếu bạn nghe với nhận biết. Nghe tiếng ồn bên
trong tâm trí bạn có thể là thiền nếu bạn giữ nguyên nhận biết
và tỉnh táo. Toàn bộ vấn đề là ở chỗ: con người không nên
hướng vào mơ ngủ. Thế thì bất kỳ điều gì bạn làm cũng là
thiền.

Osho vốn là một con người “nổi loạn”, luôn luôn chống
lại qui tắc của xã hội. Không những ông không hề sợ bị xã hội
lên án, xưa nay ông chuyên khiêu khích sự ổn định của một
định chế có sẵn, kể cả một nền đạo lý chung của con người.
Nhất quán với quan niệm thiền định tích cực của mình, khoảng
cuối những năm 60, ông bắt đầu thuyết giảng một số bài về tình
dục, được ghi lại dưới nhan đề

Từ tình dục đến ý thức siêu việt (From Sex to
Superconsciouness), trong đó ông cho rằng “đối với phép
Tantra thì mọi thứ đều thiêng liêng, không có gì không thiêng
liêng” và mọi sự đè nén tình dục đều là sự tự huỷ vì người ta
không thể chuyển hoá tình dục nếu không nếm trải nó “một
cách đích thực và đầy ý thức”.

Thật ra quan niệm của ông không có gì sai. Bởi vì thực
tế mỗi người đi tìm đạo tu thân, nếu đi đến chỗ tích cực và
muốn chuyển hoá, đều phải tìm một phương cách riêng cho
chính bản thân mình, để chuyển hoá năng lực của tình dục.

14

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Đó là một con đường chứa nhiều hiểm nguy. Nhưng
muốn “chuyển hoá” thì đó là con đường không thể tránh né,
cũng như hoa sen không thể toả hương thơm nếu không bám
chặt vào bùn đất để rút tỉa tinh hoa của năng lực nằm trong
bóng tối. Và đó chính là con đường Kim Cương Thừa mà từ thế
kỷ thứ 8, con người đã thực hành để đạt đến sự thành tựu.

Osho chỉ là người muốn thực hiện rộng rãi Kim Cương
Thừa trong thế kỷ 20 tại Phương Tây, nhưng có lẽ ông đã phạm
một sai lầm. Đó là Kim Cương Thừa chỉ dành cho những bậc
thượng căn, không phải cho quần chúng.

Nếu Osho nghe những lời này, hẳn ông sẽ không nói “tất
cả là thượng căn” vì ông quan niệm ai cũng là Thượng Đế cả,
không có gì là không thiêng liêng. Chính điều này ông đã ngộ
nhận và dẫn đến nhận xét sai về chúng sinh.

Theo quan niệm của riêng tôi. Con người được chuyển
tiếp từ nhiếu kiếp khác nhau, có người đến từ Thượng Căn,
những bậc cao quý, có người đến từ Hạ Căn, một cấp thấp hơn,
có người đến từ Ngã Quỷ (loại người hung ác), có người đến từ
Súc Sinh, loại người mà bản chất còn mang nhiều thú tánh. Nói
chung con người đến từ nhiều kiếp khác nhau, cùng đến với trái
đất này, để trải nghiệm và học hỏi thêm kinh nghiệm làm người.
Do đó mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm với nhân qủa do chính
mình tạo nghiệp.

Trở lại với triết gia Osho. Ông quan niệm thế nào về tình
yêu?

"Tình yêu không có ranh giới. Tình yêu không thể ghen
tị, bởi vì tình yêu không thể sở hữu. Tình yêu là xấu xa bởi
chính ý tưởng rằng bạn có ai đó bởi vì bạn yêu. Bạn có ai đó, có
nghĩa là bạn đã giết ai đó và biến họ thành hàng hóa. Chỉ có

15

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

điều có thể được sở hữu đó là tình yêu mang lại tự do. Tình yêu
là tự do."

Ông bị kết tội môi giới làm giả hôn nhân cho những đệ
tử mang quốc tịch Ấn kết hôn với những đệ tử mang quốc tịch
Hoa Kỳ, để hợp pháp hoá việc định cư. Osho cũng bị truy tố về
tội khai man trên những giấy tờ di trú. Ông bị trục xuất khỏi
Hoa Kỳ trở về Ấn Độ.

Osho qua đời vào năm 1990, nhưng công việc và những
tác phẩm của ông vẫn tiếp tục được xuất bản bởi hơn 200 nhà
xuất bản trên toàn thế giới và hơn 60 ngôn ngữ.

Đúng ra trước khi nhắc đến triết gia OSHO, tôi phải nhắc
đến Jiddu Krishnamurti, bởi vì Krishnamurti (1895-1986) sinh
ra và trưởng thành trước Osho, nhưng tôi nhắc đến những gì
gần nhất rồi mới đi đến cái xa hơn.

Jiddu Krishnamurti (1895-1986)
Được sinh ra trong một gia đình thuộc
tầng lớp Brahmin tại Ấn Độ, nhưng
Krishnamurti khẳng định rằng mình
không thuộc bất cứ quốc tịch, tầng lớp,
tôn giáo hay trường phái triết học nào.
Ông dành suốt quãng đời còn lại của mình đi khắp thế giới như
một nhà diễn thuyết độc lập.
Tờ báo “The New York Times” gọi ông là người "từ bỏ
mọi loại hình tôn giáo". Tờ báo “The Guardian” đặt cho ông danh
xưng "bậc thầy không tin vào những bậc thầy". Ông tuyên bố
rằng những tổ chức, với những tư tưởng vốn có làm lu mờ đi sự
hiểu biết của mỗi cá nhân.
Chính vì quan niệm từ bỏ mọi loại hình tôn giáo, nên ông
xem niềm tin vào Thượng Đế chỉ là cách con người né tránh nỗi

16

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

khổ và một hình thức lệ thuộc độc hại, giả tạo: "Bởi vì trái tim
chúng ta đã héo tàn, nên Thượng Đế trở nên vô cùng quan trọng".

Ông coi các đạo sư hay bậc thầy tinh thần là không cần
thiết. "Đạo sư cũng trở nên vô ích khi bạn chỉ biết có chút ít về
chính mình. Không có đạo sư, không có sách vở hay kinh điển
nào có thể giúp bạn tự biết mình".

Ông nói. "Chân lý là vùng đất không lối mòn" (Truth is
the pathless land) đây cũng là câu tuyên ngôn nổi tiếng của ông,
cho rằng nếu chạy theo một ai hay điều gì đó, dù là đạo sư hay
Thượng Đế, dù là một hệ thống, tổ chức hay phương pháp, con
người sẽ không bao giờ tìm thấy sự thật. Ông dành hơn 65 năm
để diễn thuyết về tự do tâm lý dành cho bất cứ ai trên thế giới
muốn lắng nghe mình.

Ông quan niệm. Trong mọi phương diện cuộc sống, chúng
ta dễ "nghiện công thức" và những thứ gì có sẵn, vì chúng dễ nắm
lấy và mang lại cho ta sự an toàn, làm dịu những cảm giác bấp
bênh.

Bởi vì mỗi người đều có khả năng vô biên về sự tự thức
tỉnh này, nếu họ không bị những xiềng xích của truyền thống về
sự sợ hãi, không bị những "đạo sư" che mất ánh sáng của chính
họ tự chiếu.

(This Light in Oneself). Ánh sáng này không ai có thể
"cho" người khác, không thể nhận được từ người khác truyền
qua như truyền lửa từ ngọn nến này qua ngọn nến khác. Nếu
ánh sáng mà có được nhờ sự từ người khác truyền qua thì chỉ là
ánh sáng của ngọn nến, nó sẽ tắt. Chính sự tĩnh lặng, quán
chiếu thâm sâu nội tâm, người ta sẽ thức tỉnh, sẽ xuất hiện ánh
sáng của chính bản thân.

17

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Ông luôn luôn nhắc nhở sự tĩnh tâm, tự thanh lọc
những kiến chấp đã tích lũy trong tâm trí qua thời gian, để
tự giải thoát.

Trong “Tự do đầu tiên và cuối cùng”, Krishnamurti nhấn
mạnh tầm quan trọng của việc thoát khỏi mọi định kiến, quy
định, thoát khỏi mạng lưới tư duy, mọi hệ thống, uy quyền, để
có được sự tự do tuyệt đối.

Krishnamurti: (Tự do đầu tiên và cuối cùng). Con
người là kẻ tự giải phóng bản thân. Triết gia Phạm Công Thiện
đã dịch quyển sách này. Ông đã viết về Krishnamurti như sau.

Khắp thế giới không ai còn lạ gì tên tuổi Krishnamurti.
Từ nửa thế kỷ nay, Krishnamurti đã đi lang thang cô độc khắp
trái đất, đã kêu gọi mọi người giải phóng khỏi mọi nô lệ ràng
buộc trong đời sống đau thương này.

Tiếng nói của Krishnamurti là tiếng nói lặng lẽ của
một con người đã tự giải phóng bản thân, của một con
người đã trải qua tất cả mọi đau đớn không cùng, đã sống một
triệu mùa ở hỏa ngục, đã tự giải thoát và nhìn thấy được Thực
Tại toàn diện của đời sống, ca ngợi giòng đời vô tận, ngây ngất
với tiếng cười lặng lẽ của mười triệu năm hư vô trong đêm
tối nặng trĩu trái đắng mật đen.

Krishnamurti đã được nhân loại nhận là hậu thân của
Phật Thích Ca và Chúa Giê Su. Krishnamurti đã được mấy trăm

18

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

triệu người ở thế giới tôn lên ngôi vị đấng Đạo Sư, bậc Giáo
Chủ của nhân loại, thế mà Krishnamurti đã giải tán hết mọi tôn
giáo, tổ chức, đã phủ nhận tất cả tín điều, đã phá hủy hết mọi
triết lý và ý thức hệ, đã đập vỡ hết mọi thần tượng và, trên năm
mươi năm trời đã một mình bước đi lang thang khắp nẻo đường
trần gian, không tiền, không bạc, không hành lý, không gia
đình, không quê hương, không truyền thống, chỉ một mình và
chỉ đi một mình, cô đơn, cô độc, sống tràn trề, sống bất tận,
sống vỡ bờ như một thác nước ào ạt, tuôn chảy mãnh liệt nhưng
vẫn trầm lặng, nói rất nhiều mà vẫn im lặng, đi rất nhiều mà
vẫn tịch nhiên bất động, gắn kết đời sống mà vẫn cưới hỏi sự
chết, chết và sống giao nhau.

Điều làm nổi bật Krishnamurti và nói lên sự khác nhau
giữa Krishnamurti và những bậc giáo chủ vĩ đại trong lịch sử là
sự trần truồng tuyệt đối của tâm hồn ông. Ông chỉ giữ lại cho
mình một chỗ đứng độc nhất: một con người, với ý nghĩa giản
dị đơn sơ của con người. Mang lấy xác thịt mảnh khảnh của con
người, ông nương tựa trọn vẹn vào tâm linh, đồng thời ý
thức rằng tâm linh và thể xác chỉ là một, không khác nhau.
Chúng ta hãy cùng ca hát với Krishnamurti bài ca tình yêu:
Trong những hải đảo xa xôi xanh thẫm
Trên giọt sương mong manh
Trên con sóng vỡ bụi
Trên ánh nước lung linh
Trên cánh chim tung trời
Trên lá non đầu xuân
Người sẽ nhìn thấy nét mặt Người Yêu của ta
Trong đền điện linh thiêng
Trong vũ trường mê đắm
Trên nét mặt thánh thiện của tu sĩ

19

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Trong bước đi lảo đảo của người say rượu
Nơi những gái điếm giang hồ và những trai tân trinh nữ
Ngươi sẽ gặp Người Yêu của ta.

Điều làm nổi bật tư tưởng Krishnamurti và nói lên sự
khác nhau giữa Krishnamurti và những bậc giáo chủ vĩ
đại trong lịch sử là sự trần truồng tuyệt đối của tâm hồn ông.

Ông chỉ giữ lại cho mình một chỗ đứng độc nhất, là
một con người, với ý nghĩa giản dị đơn sơ của con người. Mang
lấy xác thịt mảnh khảnh của con người, ông nương tựa trọn
vẹn vào tâm linh, đồng thời ý thức rằng tâm linh và thể xác chỉ
là một, không khác nhau.

Ông chỉ giữ lấy một sứ mệnh độc nhất là tước bỏ con
người ra ngoài tất cả những huyền tưởng, ảo giác, phá hủy cho
sụp đổ tất cả chống nạng giả tạo của những lý tưởng, những tín
ngưỡng, ngẫu tượng, phá hủy tất cả mọi hình thức chống
đỡ con người, để trả con người trở lại sự tôn nghiêm trọn
vẹn, sức mạnh vẹn toàn của nhân tính.

Người ta thường gọi ông là “Đấng Đạo Sư của Thế
Gian”. Nếu có người xứng đáng được gọi danh hiệu như thế thì
người ấy chính là Krishnamurti. Đối với tôi, điều quan trọng
nhất trong thái độ tâm linh của Krishnamurti là ông không bao
giờ muốn chúng ta coi ông như là bậc đạo sư, như một bậc thầy,
mà chỉ muốn là một con người, với tất cả ý nghĩa đơn
giản thông thường của hiện thể.

Krishnamurti đem đến một khái niệm mới là “Thực tại
sáng tạo” đó là khi chúng ta lãnh hội với một nhận thức không
chọn lựa, định kiến, so sánh.

20

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Khi “thực tại sáng tạo” đi vào bản ngã và tiềm thức, con người
sẽ xuất hiện tình thương và sự hiểu biết đích thực. Đó là sự tự
do hoàn toàn trong tâm trí, khi sự thật hiện hữu trong từng
khoảnh khắc.

Đó là tình yêu thương không mang tính cá nhân hay phi
cá nhân, không thể định nghĩa hay mô tả bằng tâm trí, dù riêng
biệt hay bao hàm.

Chỉ khi có được sự “tự do đầu tiên và cuối cùng” này, thì
con người mới loại bỏ những hoạt động vị ngã như những xung
đột, những mối nguy hại, lừa dối có mục đích. Khi quá trình
này dừng lại, tình yêu thương và nhận thức đúng đắn xuất hiện,
con người mới có thể giải quyết được các vấn đề gây khủng
hoảng, chấm dứt chiến tranh, đau khổ, suy sụp…

Đây là tư tưởng trọng yếu và bao quát trong tất cả các tác
phẩm của Krishnamurti.

Có thể nói, trải nghiệm đọc sách Krishnamurti không hề
dễ chịu. Người đọc nôn nóng, không chịu tư duy sẽ dễ nản chí
và gấp sách lại sau vài trang đầu.
Dịch giả Nguyên Phong (người phóng tác Hành trình về
phương Đông, Dấu chân trên cát) có lần nhận xét:

"Nếu anh đọc kỹ sách của Krishnamurti thì ông ấy không
hề khuyên bảo dạy hay trả lời gì hết, mà bắt anh phải tư duy suy
nghĩ chiêm nghiệm để tự tìm ra câu trả lời".

Cũng như trong những buổi nói chuyện khi ông còn
sống, người ta hỏi Krishnamurti một câu, ông lập tức xoay vấn
đề và hỏi ngược lại, để người hỏi phải suy luận và tự tìm ra lời
giải.

Nhưng với ai thật sự nghiền ngẫm, tư tưởng
Krishnamurti có thể thay đổi hoàn toàn góc nhìn của họ về cuộc
đời, về cách họ làm mọi việc.

21

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Kết luận Jiddu Krishnamurti là bậc hiền nhân, một triết
gia, nhà tư tưởng, nhà giáo lãng du, nhà khoa học và nhà tâm lý
học đột phá, song ông còn được xưng tụng là “người bài trừ
thần tượng”, thậm chí được gọi là “kẻ nổi loạn”. Bởi những lời
dạy của ông luôn dựa vào sự thấu triệt về tình trạng bị khuôn
định của con người, chứ không dựa trên những hiểu biết thuộc
sách vở, hay kinh sách.

Ở tuổi 90, Krishnamurti đã diễn thuyết tại Liên Hợp
Quốc về chủ đề hòa bình và nhận thức, và ông đã được trao
tặng Huân chương Hòa Bình của Liên Hợp Quốc năm 1984.
Buổi nói chuyện trước công chúng cuối cùng của ông diễn ra tại
Madras, Ấn Độ, tháng 1 năm 1986, một tháng trước khi ông
qua đời tại nhà riêng tại Thánh phố cổ kính Ojai, California.

Hai triết gia nổi tiếng và gần gũi nhất với thời gian hiện
tại, đó là Krishnamurti và Osho. Hai luồn tư tưởng gần như phá
vỡ mọi trật tự của những khuôn định Triết Học và Tôn Giáo. Cả
hai bị gán tội là “Kẻ nổi loạn”, nhưng cả hai được người đời tôn
vinh như là hậu thân của Phật Thích Ca và Chúa Giê Su. Tuy
nhiên cả hai vị triết gia đều phủ nhận mọi tước vị, chỉ muốn là
một con người bình thường.

Chúng ta tiếp tục đi tìm những tư tưởng có nhiều ảnh
hưởng nhất trên thế giới liên quan đến Thiền Định. Mọi người
sẽ dễ dàng nhận ra Thiền Sư Thích Nhất Hạnh tại Làng Mai
miền tây nam nước Pháp.

Triết lý sống của ông là hãy quan tâm đến Thời Gian
hiện tại.

Ông chủ trương: “thông qua chánh niệm, chúng ta có thể
học sống hạnh phúc trong giây phút hiện tại, cách duy nhất để
phát triển hòa bình, cả trong bản thân và toàn xã hội.”

22

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Vài nét về tiểu sử Thiền Sư Thích Nhất Hạnh. Sinh năm
1926 tại Thừa Thiên - Huế với tên khai sinh là Nguyễn Xuân
Bảo. Ông xuất gia theo Thiền Tông vào năm 16 tuổi tại chùa Từ
Hiếu. Thiền sư tốt nghiệp viện Phật học Bảo Quốc, tu học thiền
theo trường phái Đại Thừa của Phật Giáo và chính thức trở
thành nhà sư vào năm 23 tuổi. Ông vừa là thiền sư vừa là giảng
viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và
người vận động cho hòa bình.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người tiên phong trong
việc đưa Phật Giáo qua Phương Tây, thành lập sáu tu viện và
hàng chục trung tâm tu tập ở Mỹ và Châu Âu, cùng với hơn
1.000 cộng đồng thực hành chánh niệm được gọi là “sanghas”.
Ông đã xây dựng một cộng đồng rộng lớn, gồm hơn 600 nhà sư
và nữ tu trên toàn thế giới, cùng với hàng chục ngàn sinh viên
đang theo học, áp dụng các giáo lý về chánh niệm, hòa bình và
xây dựng cộng đồng trong các trường học, nơi làm việc, kinh
doanh và thậm chí là cả nhà tù trên khắp thế giới.

Đối với Thiền sư Thích Nhất Hạnh yếu tố thời gian
chính là tư tưởng trọng yếu bao quát nhất trong triết lý của ông.

Theo ông thời gian thật sự vô giá. Đôi khi, chính vì nhịp
sống vội vã, chúng ta để vụt mất đi những phút giây dành cho
chính bản thân, gia đình và những giá trị khác trong cuộc sống
của mình.

Ông mời gọi chúng ta hãy:
“Chậm lại một chút, sống trọn từng phút giây và cảm
nhận sự hiện hữu của vạn vật trong từng khoảnh khắc, ta sẽ biết
được mình đã bỏ lỡ những vẻ đẹp gì của cuộc đời trong những
tháng ngày chạy đua với nhịp sống”.
Cuộc sống hiện đại luôn đi liền với những lo toan.
Chúng ta luôn bị ám ảnh bởi ngày mai, không biết mọi thứ sẽ đi

23

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

về đâu hay chuyện gì sẽ xảy đến. Chính vì lẽ đó, chúng ta đánh
mất đi biết bao cơ hội để trải nghiệm hiện tại, được làm những
thứ mình thích và ở cạnh những người ta yêu thương.

Lời nhắn nhủ của ông đến với mọi người, hãy tập trung,
sống hết mình và tạo ra hạnh phúc ở ngay thời điểm hiện tại.

Sự vội vã tất bật của cuộc sống khiến chúng ta di chuyển
quá nhanh, để rồi ta không còn thời gian để tận hưởng những
khoảnh khắc dù chỉ là nhỏ nhất của cuộc đời.

Đôi khi, thiền định không chỉ là phương pháp duy nhất
để đạt được sự an bình thư thái, chỉ cần chúng ta đưa ý thức của
bản thân về hiện tại, bước đi chậm hơn, thở đều, nhìn ngắm
xung quanh với tâm thái rạng rỡ, cũng đủ để bản thân ta thấy
bình yên hơn mà tiếp tục hành trình cuộc sống. Với Thiền sư
Thích Nhất Hạnh, bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể làm tâm
mình lặng đi để cảm nhận sự chuyển động của vạn vật xung
quanh:

Đi mà không tới
Trong cuộc sống bận rộn hằng ngày, ta không bị một áp
lực thúc đẩy đi về phía trước. Ta thường phải “rảo bước”. Rảo
bước để đi đến đâu, ta ít khi tự hỏi mình. Thiền hành cũng như
đi bách bộ, không có mục đích đi tới một địa điểm nào trong
thời gian cũng như trong không gian.
Mục đích của thiền hành là thiền hành. Cái quan trọng là
đi chứ không phải tới. Thiền hành không phải là phương tiện.
Thiền hành là cứu cánh. Mỗi bước chân là sự sống mỗi bước
chân là sự an lạc. Vì vậy ta đi mà không cần phải rảo bước. Vì
vậy ta sẽ đi chậm lại. Đi mà như không đi; đi mà không bị một
mục đích nào kéo ta về phía trước. Vì vậy mà khi ta đi, ta có thể
nở một nụ cười.

24

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Bước chân thanh thản
Trong cuộc sống hằng ngày, bước chân ta trĩu nặng lo
âu, thấp thỏm và sợ hãi. Có khi cuộc đời của chúng ta chỉ là một
chuỗi năm tháng lo âu.
Bước chân ta vì thế không được thanh thản. Trái đất của
chúng ta thật đẹp, trên trái đất có biết bao nhiêu nẻo đường
tuyệt đẹp. bạn có biết quanh ta có bao nhiêu ngõ trúc quanh co,
bao nhiêu con đường lúa thơm tho, bao nhiêu bìa rừng xanh
mát, bao nhiêu lối đi đẹp màu lá rụng, nhưng ít khi ta thưởng
thức được, cũng bởi vì lòng ta không thanh thản, bước chân ta
không thanh thản.
Thiền hành là tập đi trở lại với những bước chân thanh
thản. Hồi ta một tuổi rưỡi, ta tập đi những bước chập chững.
Bây giờ đây thực tập thiền hành, ta cũng sẽ lại đi những bước
chập chững như thế. Sau nhiều tuần lễ tập đi, ta có thể bước
những bước vững chãi, an lạc, vô ưu.
Theo quan niệm của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Chánh
niệm là một nghệ thuật tập trung tư tưởng vào ngay thời điểm
hiện tại, là một cách để phát triển sự bình an và hạnh phúc trong
cuộc sống của chúng ta.
Qua tư tưởng của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh tôi liên
tưởng đến tư tưởng của triết gia Osho, ông mời gọi chúng ta sự
sáng tạo, làm bừng cháy một sức mạnh tiềm ẩn bên trong, sáng
tạo từ những bước đầu tiên.
Ông khiến chúng ta nhận ra rằng, bản chất cuộc sống là
một vũ điệu, một bài thơ mỹ miều, chứ nó không trơ trọi như
một cục đá sừng sững trước mặt bạn. Và vũ điệu đó, bài thơ đó,
là do chính bạn viết nên. Không ai có thể làm hộ bạn điều đấy.
Và dĩ nhiên, nếu muốn sáng tạo, điều đầu tiên bạn cần làm là tự
mình bước ra khỏi đám đông. Bạn phải tự vạch ra cho mình

25

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

hướng đi riêng, và tự mình giải mã những bí ẩn mà không để tư
tưởng bị tác động bởi bất kỳ một yếu tố nào. Kết quả là dần
dần, bạn sẽ được tận hưởng cuộc sống một cách đúng nghĩa và
trọn vẹn nhất.

Osho cũng nhận biết về hạnh phúc xuất phát từ tâm hồn.
Ông cho rằng con người vẫn hay ước mơ về điều mà họ luôn
muốn có, nhưng chưa có được.

Cũng giống như vậy, ai càng đau khổ, người ấy càng
khát khao được hạnh phúc. Bất hạnh càng nhiều, nỗi khát khao
ấy càng lớn.

Tuy nhiên, hạnh phúc không có nghĩa là chối từ sự khổ
đau. Cũng không phải là chịu đựng sự âm ĩ và mãi khóc than
cho nỗi đau đó.

Trong Hạnh phúc tại tâm, Osho không định nghĩa hạnh
phúc, cũng chẳng chỉ ra lý thuyết hạnh phúc. Osho không chỉ
cho ta cách khước từ đau khổ để kiếm tìm hạnh phúc.

Osho cũng không khuyến khích chịu đựng và khóc than
đau khổ. Osho muốn chúng ta chăm sóc nỗi khổ đau, đối diện
và vượt qua nó. Trong những bài viết đầu tiên ông đã viết.

Khi bạn làm với sự nhận biết thì đó là thiền. Không phải
là hành động mà chính là phẩm chất của bạn mang vào hành
động, điều đó mới là vấn đề của suy tư và Thiền Quán Chiếu.

Tôi đã miên man trình bày, biên khảo một chủ đề quá
rộng lớn, vượt ra ngoài sự hiểu biết nhỏ bé của tôi, mặc dù ngôn
từ không thể nào đủ sức dẫn đưa luồn tư tưởng vào sự mênh
mông của Tiết Học và Thiền Định, nhưng ít ra chúng ta cũng
nhận biết một khái niệm bao quát về hai nguồn tư tưởng này.

Để từ đó mỗi người trong chúng ta có thể tìm thấy một
lối đi riêng cho chính mình, ung dung tự tại. Hãy bước đi mà
không đến, vì nơi đến chính là tâm hồn của mỗi người chúng ta.

26

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Tôi xin mượn bài thơ ngắn do tôi viết, để kết thúc bài
viết bao la như biển rộng, mây trời, biết bao giờ mới đến nơi.
Thôi thì xin kết thúc nơi đây qua bài thơ (Nhìn vào tâm)

Nhìn Vào Tâm

Hướng vào tâm hồn, ta nhìn thấy
Phật nằm trong thánh địa tâm này
Đáy hồn ta báu vật gìn giữ
Thiện tánh trong ta khối lượng đầy.
Ta còn tìm đến tận nơi xa
Mà quên khó báu, trong hồn ta
Nơi đây hiện diện chân hoàn mỹ
Đừng kiếm nơi nào ngoài chính ta.

Trân trọng
Louis Tuấn Lê
San Jose October 7, 2021
Ghi chú:
Đây là bài viết tham khảo dựa trên nhiều tài liệu sưu tầm trên
trang Google Wikipidia. Và những tác phẩm của Triết gia
Osho. Krishnamurti. Thích Nhất Hạnh.

.

27

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Công Án Thiền Là Gì?

Biên Khảo: Louis Tuấn Lê

Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ hơn
về từ ngữ công án. “Công án” là cách phát âm từ chữ “kun-an”
của Trung Hoa và ý nghĩa của chữ công án là “một bức công
văn đặt trên án thư”. Nhưng từ ngữ này được các Thiền Sư, đem
vào thiền học một cách khác thường, thoạt đầu “công án” chỉ là
một mẩu đối thoại hoặc một biến cố nào đó xảy ra giữa Thiền
Sư và đệ tử của ngài.

Tóm lại, công án có nghĩa là một câu chuyện Thiền, một
vấn đề Thiền. Tham công án thường ngụ ý là cố giải quyết một
vấn đề Thiền.

28

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Như câu hỏi: “Ai là kẻ niệm Phật?” hay “Tất cả các
pháp quy về một, cái một ấy quy về đâu?” hoặc chỉ một chữ
“Vô” (Có nghĩa là không hay hư không).

Công án thiền cũng là ngôn ngữ, là hành động
nhưng chúng ta không thể hiểu nó bằng tư duy, bằng lý giải
trong suy tưởng, mà chỉ có thể thâm nhập vào trong nó, hiểu
biết nó bằng trực giác.

Thế nên những công án Thiền không phải là đối tượng
để cho chúng ta có thể tiếp cận hay hiểu nó bằng cảm nhận qua
tri thức, bằng triết lý, chúng ta không thể lý giải bằng ngôn
ngữ, văn tự theo cách hiểu thông thường.

Nghĩa là những Thiền ngữ này, tức phương tiện khai thị
của các Thiền Sư hoàn toàn không giống như những bài toán,
những luận đề hay là những lý thuyết khoa học mà con
người có thể biện giải, phân tích, luận bàn đúng sai, phải trái, để
rồi dẫn đến một kết luận tương đối hay và cho ra một đáp án
chung nhất có thể chấp nhận được.

Trong Thiền Tông, thuật ngữ quan trọng này chỉ một
phương pháp tu tập thiền định đặc biệt.

Công án có thể là một đoạn kinh, một kinh nghiệm giác
ngộ, một câu chuyện về một vị sư, một cuộc đàm thoại, vấn
đáp hay một cuộc pháp chiến. Nhưng chúng có chung một điều
là đề cập đến thể tính của vạn vật.

Đặc trưng của công án là thường thường nghịch lý, "nằm
ngoài phạm vi của lý luận". Công án không phải là "câu đố"
thông thường vì nó không hề được giải đáp bằng lý luận, muốn
hiểu nó phải có cách nhìn khác, ở một cấp độ khác của nhận
thức.

Công án là một bài toán, một câu đố mà người học trò
nhận được ở vị thầy mình, một đề tài Thiền mà người ấy phải

29

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

luôn luôn giữ trong tâm thức, không dùng đến lý luận lô gích,
cho đến khi một ngày kia câu trả lời xuất hiện bằng trực giác,
một cách bỗng nhiên, sáng tỏ. Chứng ngộ.

Khoảng giữa thế kỉ thứ 10, Thiền tông bắt đầu dùng công
án như phương tiện để giáo hoá và các thiền sinh sử dụng chúng
làm đối tượng quán tưởng trong lúc thiền. Vì lời giải của công
án thường nằm ngoài lý luận, nên thiền sinh thấy rõ giới hạn
của tư duy và bị buộc phải chuyển hoá tâm thức bằng một bước
nhảy của trực giác, nhảy qua khỏi sự mâu thuẫn của lý luận nhị
nguyên.

Với tâm thức này, thiền sinh có một kinh nghiệm trực
tiếp về thể tính. Phương tiện công án được phổ biến trong các
dòng thiền Lâm Tế tông, Tào Động tông ở Trung Quốc và Nhật
Bản.

Thường thường đó là một câu truyện ngắn gọn, một giai
thoại hay một cuộc đối đáp giữa hai thầy trò, mà điểm đặc biệt
là tính chất ngược đời, theo từng quan niệm của nó. Như vậy nó
không phải là một sự bí ẩn phải khám phá ra, một giải đáp cho
một câu hỏi, nhưng đúng hơn là một bài tập tâm thức có thể đưa
tới chứng ngộ, còn gọi là tuệ giác hay trí huệ Bát Nhã.

Trên thực tế, công án là một phương tiện, một mẹo được
xem như một sự bổ túc có ích lợi cho Thiền định và thường
được dùng bởi trường phái Lâm Tế (Nhật: Rinzai), nhưng đối
với trường phái Tào Động (Nhật: Soto) xem nó là phụ.

Trong vài thế kỷ gần đây, công án đã trở nên phổ biến,
đôi khi một cách quá đáng, chúng đã trở thành một con đường
bắt buộc, như những đề tài luận án theo qui ước, thay thế tinh
thần “dĩ tâm truyền tâm” giữa thầy và trò, đặc biệt trong Thiền.

Ảnh hưởng sai lầm đó đã bị chính các vị Thiền Sư chỉ
trích, và khuyến cáo rằng mỗi câu chuyện là một câu chuyện

30

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

đặc biệt xẩy ra ở một hoàn cảnh đặc biệt, trong một sự liên hệ
cá nhân giữa thầy và trò.

Trong những công án, người ta phân biệt thoại đầu, là
một chữ hoặc một thành ngữ, một câu hỏi căn bản đặt lên bởi
một vị thầy. Nghĩa gốc thoại đầu là “nói, đầu”.

Có một số thí dụ quen thuộc về những công án:
“Bộ mặt đầu tiên của anh trước khi cha mẹ anh sinh ra
như sao?”.
“Khi vỗ hai bàn tay người ta nghe thấy một tiếng vỗ, vậy
thì đâu là tiếng vỗ của một bàn tay?”
“Cái gì suy nghĩ?”
“Anh hiện nay đang làm gì?”
Đại loại là như thế, có những câu hỏi thật ngớ ngẩn, nó
như muốn phá vỡ mọi trật tự vốn có.
Phương tiện công án được phổ biến trong các
dòng thiền Lâm Tế Tông, Tào Động Tông ở Trung Quốc và
Nhật Bản. Người ta cho rằng, nếu gom góp lại có tất cả khoảng
1700 công án, đây chỉ là một con số mang giá trị trừu tượng,
trong số 1,700 công án, có vào khoảng 500-600 công án, ngày
nay còn được lưu hành tại Nhật.
Qua bài viết rất hạn hẹp, tôi không thể nào đem vào đây
những công an thiền. Chỉ là một tượng chưng về những công án
thiền mà chúng ta thương nghe nói đến, hay còn ghi chép trong
các sách vở.
Chúng ta nên nhắc lại một vài câu chuyện đối đáp hay
trong tập truyện “Truyền Đăng Lục” Chương sách Mã Tổ:
“Một vị tăng hỏi Mã Tổ: ‘Tại sao ngài lại dậy là “tâm
chính là Phật?” .
Đó là để dỗ dành đứa bé đang khóc, người thầy trả lời.
Khi nó nín khóc rồi thì sao?

31

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Tôi dậy: ‘Không tâm, không Phật.’
Nếu có người không là cái này, không là cái kia, ngài
dậy sao?
Tôi sẽ dậy: ‘Chúng sanh cũng không”.
Xin để bạn đọc suy nghĩ về sự tinh tế của những câu trả lời, và
xin nhắc lại rằng trong Đại Thừa, giữa Tâm, Phật và Chúng
Sanh, không có gì khác biệt (Tâm Phật chúng sanh, tam vô sai
biệt ).
Sự phủ định cái “không”. Câu truyện sau đây không có
trong tập công án này, nhưng rất điển hình, bởi vì câu chuyện
cho chúng ta thấy rõ rằng trong tinh thần Thiền, sự chấp chặt
vào cái Không cũng phải được xả bỏ.
“Một vị tăng tới thăm Triệu Châu và nói:
Tôi không mang gì theo hết.
Hãy bỏ đi’, vị thầy trả lời.
Nhưng tôi không mang gì theo hết, thì phải bỏ gì ?’
Nếu ông không có gì bỏ hết, thì hãy mang về đi.
Nghe thấy vậy, vị tăng hốt nhiên chứng ngộ”.
Trong câu truyện này, vị tăng bị thắc mắc vì đi tới tay không,
ông chấp chặt vào cái không đó, cho nên câu trả lời của Triệu
Châu, phủ nhận cái không đó, đã làm cho vị tăng ý thức được
rằng cái không đó không có thật.
Câu Chuyện. “Gậy trúc của Thủ Sơn”, chủ đề là cách
kêu gọi một đồ vật:
Hòa thượng Thủ Sơn giơ gậy trúc lên trước chúng mà
hỏi:
Này các ông, nếu gọi là gậy trúc thì xúc phạm, không gọi
là gậy trúc thì trái nghịch. Vậy thì các ông gọi là gì?
Khi hối thúc học trò trả lời, vị thầy đẩy học trò vào một
ngõ bí: không thể dùng được ngôn từ, không thể không dùng nó

32

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

được. Gọi tên một vật, tức là chấp vào tên của nó, không gọi tên
nó, tức là phủ nhận sự vật. Lối thoát duy nhất là vượt qua khỏi
cái nhị nguyên đó, hoặc bằng cách lên tiếng nói, hoặc bằng cách
chứng tỏ rằng câu hỏi đó vô nghĩa.

Câu chuyện “Qui Sơn đá đổ tịnh bình”.
Diễn tả sự hiểu biết vượt qua khỏi ngôn từ trong tinh thần
Thiền :

“Hòa thượng Qui Sơn trước kia ở với Bách Trượng, giữ
chức điển tòa (đầu bếp). Bách Trượng sắp chọn người đến núi
Đại Qui làm trú trì, bèn mời Qui Sơn cùng ông thủ tòa Hoa Lâm
ra đối đáp trước chúng, ai nói trúng sẽ được đi. Bách Trượng
đặt một tịnh bình (chai nước) dưới đất, rồi hỏi:

Không được gọi là tịnh bình, thì gọi là gì?
Ông thủ toà đáp: - Không thể gọi nó là khúc cây.
Bách Trượng quay sang hỏi Qui Sơn.
Sơn liền đá đổ tịnh bình rồi quay đi.
Bách Trượng cười lớn, nói: ‘Thủ toà đã thua hòn núi
rồỉ’.Và phái Qui Sơn đi làm tổ khai sơn.
Như vậy, trong khi thủ tòa Hoa Lâm còn bị sa lầy vào sự
mô tả bằng lời nói, Qui Sơn đã vượt qua khỏi những dính mắc,
ngôn từ, khẳng định cũng như phủ định, bằng cách chỉ thẳng
vào sự vật bằng một động tác làm cho đồ vật được lập tức nhận
ra không là gì, nó vượt qua sự mô tả bằng ngôn từ.
Sự vô lý của câu hỏi.
Có một cách trả lời khác là chứng minh sự vô lý, vô
nghĩa của câu hỏi, hoặc là tính chất hão huyền của sự lựa chọn
giữa hai câu hỏi. Câu hỏi vô nghĩa, thì trả lời cũng vô nghĩa, có
thể nói là như vậy.
Đó là trường hợp của câu chuyện bất hủ.” Nam Tuyền
chém mèo”:

33

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Hòa thượng Nam Tuyền, nhân tăng chúng hai bên Đông
và Tây tranh nhau một con mèo, bèn giơ con mèo lên nói:

Các ông nói được thì con mèo được tha, nói không được
thì ta chém. Chẳng ai biết nói sao. Nam Tuyền bèn chém con
mèo.

Buổi chiều, Triệu Châu trở về. Nam Tuyền kể lại chuyện
cho Triệu Châu nghe. Triệu Châu liền cởi dép, để lên đầu mà đi
ra.

Nam Tuyền than : Nếu lúc đó có ông, thì đã cứu được
con mèo rồi !

Trong câu chuyện này, những tâm hồn đa cảm chắc hẳn
sẽ bị sốc vì sự tàn nhẫn của Nam Tuyền đối với con mèo:

Làm sao một vị Thiền Sư, đệ tử của Phật, có thể giết một
sinh vật để thử học trò mình ? Tâm từ bi ngài để đi đâu ? Dĩ
nhiên, người ta cũng có thể đặt câu hỏi về sự thật của câu
chuyện này.

Biết đâu đó chỉ là một đồ chơi, chẳng hạn một chiếc
tượng mèo bằng gỗ mà các tăng chúng tranh giành nhau, và vị
thầy sẽ phá hủy nếu họ không bênh vực được ? Dù sao chăng
nữa, ở đây không đặt ra vấn đề luân lý, và trong tinh thần
Thiền, sự bám chặt vào luân lý cũng là một trở ngại trên con
đường kiến tánh.

Ở đây các học trò cũng ở trong thế không thể lựa chọn
được, nếu có ai lên tiếng đòi lại con mèo thuộc phía mình, hoặc
van xin tha chết cho con mèo, thì cũng là sai lầm; không lên
tiếng thì đưa tới kết quả như chúng ta đã thấy.

Trong công án này, chúng ta phải thấy rằng cử chỉ hài
hước và kỳ quặc của Triệu Châu, thật ra là một cách tránh đỡ
cực kỳ khôn khéo, tài tình, như một chiêu kiếm, gạt phăng
chiêu tấn công của vị thầy:

34

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Câu hỏi đã vô lý, thì câu trả lời phải vô lý;
Câu hỏi có hành động điên khùng, thì phản ứng cũng
điên khùng.
Qua cử chỉ của mình, Triệu Châu đã chứng tỏ rằng hành
động chém mèo cũng vô lý và điên khùng không kém gì hành
động cởi dép và để lên đầu mà đi.
Vị thầy đã công nhận chịu thua, và con mèo đáng lẽ ra đã
được cứu sống…
Câu trả lời kỳ quặc: một sự nhắc nhở trở về hiện tại. Câu
hỏi điên, câu trả lời điên, một sự nhắc nhở đúng thời điểm nhất.
Trong nhiều câu truyện Thiền, những câu trả lời của các
vị Thầy có vẻ kỳ quặc, không đâu vào đâu, vô nghĩa hoặc hoàn
toàn xa lạ với câu hỏi.
Ví dụ: “Ba cân gai của Động Sơn”
Một vị tăng hỏi Hòa thượng Động Sơn: ‘Phật là gì ?
Trả lời: Ba cân gai.
Câu chuyện: “Cây bách trước sân”
Một vị tăng hỏi Triệu Châu: Thế nào là ý Tổ sư từ
phương Tây sang?
Trả lời: Cây bách ở trước sân.
Câu Chuyện: “Xa lìa khỏi ngôn ngữ”
Một vị tăng hỏi Phong Huyệt:
“Nói hay im đều là vụn vặt, làm sao hiểu mà không
mắc?”
Trả lời: Nhớ mãi Giang Nam vào tháng ba, chim chá cô
hót giữa trăm hoa thơm’. Đây là bài thơ của Đỗ Phủ:
“Trường ức Giang Nam tam nguyệt lý,
Chá cô đề xứ bách hoa hương”
Thơ dịch:
“Giang Nam nhớ mãi ngày xuân ấm,

35

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

muôn hoa lừng tiếng chá cô kêu”.
Trả lời: mượn câu thơ của Đỗ Phủ. Mượn theo ý thơ để
trả lời câu hỏi, đây chính là điều hiểu mà không mắc.
Cho phép vượt qua khỏi lời nói và sự im lặng, và cũng
một phần nào làm lắng đọng được sự lo lắng của vị tăng khách,
qua không khí tĩnh lặng, an lành mang lại bởi câu thơ.
Các câu trả lời của các vị Thiền sư, dù có vẻ kỳ quặc, vô
nghĩa thế nào chăng nữa, cũng không phải được lựa chọn một
cách ngẫu nhiên. Chúng nhằm chứng minh cho người nghe là
không thể trả lời một cách lô gích “logic”
Một lời giải hợp lý, chỉ trói buộc vào vòng luẩn quẩn của
khái niệm và ngôn ngữ, đồng thời kéo trở lại hiện tại là cái có
thể đạt được tức thì, một sự hiện hữu thực tại không thể trối bỏ.
Như cây bách nhìn thấy trước sân, hoặc ba cân gai mà vị
Thầy vừa nói tới, hoặc bài thơ mà ngài vừa nhớ lại.
Thêm một câu chuyện dẫn chứng, hãy trở lại hiện tại,
sống trọn vẹn mỗi lúc ,mỗi giây.
Câu chuyện: Triệu Châu rửa bát
Một vị tăng hỏi Triệu Châu:
Tôi mới vào chùa (Tùng lâm), xin ngài chỉ dậy cho.
Ông ăn cháo chưa?’ Châu hỏi.
Ăn cháo rồi. Tăng trả lời.
Đi rửa bát đi. Châu nói.
Vị tăng liền tỉnh ngộ.
Một câu truyện tương tự tả lại sự gặp gỡ giữa Triệu
Châu và Lâm Tế.
Lâm Tế lúc đó đang rửa chân.
Ý nghĩa của Tổ sư đến từ phương Tây là gì ?’ Triệu
Châu hỏi.
Ông thấy đó, tôi đang rửa chân. Lâm Tế trả lời.

36

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Triệu Châu tiến tới gần, tỏ vẻ lắng tai nghe.
Tôi phải đổ cho ông một gáo nước dơ thứ hai mới được,
Lâm Tế nói.
Triệu Châu nghe vậy, bỏ đi.
Như vậy, tất cả các vị Thiền sư không ngừng nhắc nhở
cho học trò trở lại hiện tại, sống trọn vẹn mỗi lúc,
giữ niệm (pali sati, sanskrit smrti, Nhật nen)
Điều đó có nghĩ là “tâm trong hiện tại”.
Đó chính là giữ chánh niệm (pali samma-sati), thuộc
về Tám Chánh Đạo được dậy bởi đức Phật Thích Ca.
Đối với người hành Thiền, không có gì không phải
là Thiền. Không chỉ riêng cuộn gai, cây bách, bát cháo, nước
rửa chân, mà ngay cả mọi sự vật trên thế giới này, núi, sông,
đất, ánh mặt trời, tất cả những gì tâm nhận thức được là Thiền.

Tâm bình thường là đạo
Bình thường là đạo (Bình thường tâm thị đạo)
Triệu Châu hỏi Nam Tuyền:
Thế nào là đạo?
Tâm bình thường là đạo, Tuyền đáp.
Có thể tìm đến không? Châu hỏi
Tìm đến tức là sai, Tuyền nói
Không tìm đến, làm sao biết là đạo?’Châu hỏi
Đạo không thuộc biết hay không biết. Biết là vọng giác,
không biết là vô ký. Nếu đạt được đạo bất nghi, lúc đó như thái
hư, trống không rỗng tuếch, há có thể nói được phải trái sao?’
Châu nghe vậy liền đốn ngộ.
Vô Môn làm bài kệ tụng sau đây:
“Xuân có trăm hoa, thu có trăng,
Hạ về gió mát, tuyết đông giăng.

37

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Ví lòng thanh thản không lo nghĩ,
Ấy chốn trần gian buổi đẹp trời”.
Không có gì có vẻ đơn giản hơn là « tâm bình thường »,
giản dị, tự nhiên, thanh thản. Tuy nhiên điều đó không phải là
dễ, bởi vì tâm lý con người thường hay phức tạp, cho nên phải
có một sự cố gắng thực hành liên tục để làm cho nó trở thành
« bình thường ».
Đồng thời cũng không nên tìm kiếm nó, tại vì tìm kiếm
nó, như lời của Nam Tuyền, là chất chứa thêm những ý nghĩ
không cần thiết, tức là đã đi sai đường.
Đó cũng là lời dậy của vua Trần Nhân Tông, vị tổ sáng
lập ra phái Thiền Việt Nam Trúc Lâm Yên Tử, trong một bài
thơ dài kết thúc bằng bốn câu :
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên,
Cơ tắc xan hề, thốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích,
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
Dịch:
Ở đời vui đạo hãy tùy duyên,
Đói thì ăn đã, mệt ngủ liền.
Trong nhà của báu, thôi tìm kiếm,
Truớc cảnh vô tâm, chớ hỏi Thiền.

Một trong những thói quen cố hữu của con người là chấp
chặt vào vẻ ngoài và những đức tính tưởng tượng của một số
nhân vật, nhất là những vị mà họ kính trọng nhất.

Câu chuyện: “Que cứt khô của Vân Môn”
Một vị tăng hỏi Vân Môn :
Thế nào là Phật ?’
Que cứt khô. Vân Môn trả lời.

38

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Câu trả lời, dưới mắt một tín đồ tôn giáo thuần thục, thì
đó là một sự phỉ báng, xúc phạm nặng nề đối với bề trên. Dưới
mắt một Phật tử chính thống thuần thành, thì đó là một câu trả
lời thô lỗ, tục tằn, bất kính.

Nhưng trong Thiền, người ta gặp không ít những lời lẽ
kỳ cục, gây sửng sốt như: “Đừng có nằm mơ lớn tiếng như
vậy!” hay “Hãy súc miệng đi, nói thối quá” hay “Cho ta chút
nước để ta rửa tai”. Có rất nhiều những câu nói nghe không
chịu nổi.

Thật ra, ở đây cũng vậy, câu trả lời tự nó không có ý
nghĩa gì. Nó chỉ nhằm lay chuyển người trước mặt, bằng cách
đập tan những định kiến của người đó.

Khi vị tăng đặt ra câu hỏi, chắc hẳn trong đầu ông Tăng,
đã có hình ảnh của một vị Phật toàn bích, tinh khiết, thiêng
liêng,v.v., thật ra là một vị Phật tưởng tượng, giả mạo mà Vân
Môn muốn lật tẩy, muốn phá hủy, bằng cách gọi nó là một “que
cứt khô”. Đó chính là ý nghĩa của câu ”gặp Phật giết Phật”,
giết cái hình tượng Phật giả mạo mà chúng ta đã tạo nên trong
đầu óc và tin là có thật.

Cuộc đối thoại này cũng gợi lên một câu truyện về Tuệ
Trung Thượng Sĩ, là thầy của vua Trần Nhân Tông:

Một vị tăng hỏi Tuệ Trung Thượng Sĩ :
Thế nào là thanh tịnh Pháp thân ?’
Ra vào trong bãi cứt trâu, nghiền ngẫm trong vũng đái
ngựa. Trung trả lời.
Thoạt nghe thì có vẻ thô tục, lỗ mãng, nhưng thật ra đối
với người đã thấy rõ bản lai diện mục của mình, thì đái, ỉa cũng
bình thường và tự nhiên như ăn, uống, và một cục phân trâu
cũng không dơ bẩn hay trong sạch hơn một đóa hoa sen.

39

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Trong sạch hay dơ bẩn chỉ là những sản phẩm của sự
phân biệt trí thức, là những ảo tưởng gây nên bởi tâm lý con
người.

Cũng như lời dậy của Lục tổ Huệ Năng:
“Khi trân quí khái niệm thanh tịnh và dính mắc vào
nó, ta sẽ chuyển đổi thanh tịnh thành sai lầm. Sự thanh tịnh
không có hình tướng, và khi ta đã ấn định một hình thức thể
hiện sự thanh tịnh, thì ta đã đi ngược lại bản tánh của mình, và
trở thành nô lệ của sự thanh tịnh.”
Vài thế hệ sau, Hoàng Bá Hi Vận cũng tuyên bố :
“Nếu ta nhìn đức Phật dưới vẻ thanh tịnh, giác ngộ và
hoàn toàn giải thoát, và chúng sanh dưới vẻ ô nhiễm, vô minh
và ngụp lặn trong luân hồi, thì ta sẽ không bao giờ tuệ giác, mặc
dù sau vô số kiếp. Đó là tại chúng ta chấp chặt vào vẻ ngoài,
vào hình tướng”.
Rốt cục, khi tìm lại nguồn gốc, chúng ta thấy rằng Kinh
Kim Cương, là một trong những bài kinh căn bản của Thiền, dã
dậy cho chúng ta nên coi chừng vẻ ngoài của sự vật và nên lìa
xa nó :
“Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”
“Tất cả những gì có hình tướng đều là hư vọng”.
Chúng ta cũng thấy trong Kinh sự cảnh cáo không nên
dính mắc vào những hình tượng cũng như những kinh kệ hướng
về đức Phật :
“Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhân
hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai”
Nếu lấy hình sắc để tìm ta, lấy âm thanh để cầu ta, thì
người ấy theo tà đạo, không thể thấy được Như Lai. Và dĩ
nhiên, trong Kinh có một câu nổi tiếng đã gây nên đại ngộ
nơi Huệ Năng và vua Trần Thái Tông:

40

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.
Không nên để tâm dính mắc vào ở một nơi nào.
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều đại nhà Trần.
Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài
vừa làm vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập thiền
công án. Ngài đã để lại 43 công án Thiền, để cùng thực tập với
tăng thân của Vua, gồm có giới xuất gia và tại gia.
43 công án thiền do Thiền Sư Thích Nhất Hạnh dịch
thuật. (tôi không trích dẫn vì quá dài)
Thiền ngữ của các bậc giải thoát nói ra như mây bay,
như gió thổi, như sấm sét, như mưa rào, chợt đến, chợt đi, thoắt
biến, thoắt hiện, không từ một gốc gác, một trụ xứ nào, khiến
không một mảy may suy tưởng, tri thức có thể nắm bắt, nương
vịn. Tuỳ căn cơ, trí tuệ, và đặc biệt là phước duyên sâu dày của
từng người cầu đạo đối với pháp môn này, mà ngay trong
chỗ biến hóa khôn lường của từng lời vượt thoát kia vừa chợt
lìa miệng vị Tổ, thiền ngữ tự có công năng kỳ đặc, nhiệm
mầu, kích thích sự khai mở tuệ nhãn một cách tích cực, hiệu
quả tức thì.
Đó là thứ ngôn ngữ, hành động xuất phát từ cảnh giới tự
chứng, vượt tri kiến, lìa đối đãi nhơn quả, có công năng vừa
chặn lấp, đánh đổ, triệt tiêu toàn bộ mọi ngóch ngách có
thể nghĩ ngợi, suy lường bằng thế trí của người đối diện,
vừa kích thích sự phát huy mạnh mẽ tiềm năng trực giác,
vừa cùng lúc biết khai mở lối thoát đúng thời điểm cho trực
giác phóng xuất, ngay đó tánh thấy biết bổn lai bùng vỡ, cũng
là hốt nhiên ngộ nhập bản thể.
Công án là một công cụ cao cấp, không có sức mạnh siêu
nhiên ẩn tàng nào nhưng lại có thể giúp hành giả giác ngộ khi

41

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

thực hành đúng đắn. Thiền sư Genki gọi chúng là ‘cách mở nắp
lon’ cho Tâm của bạn.

Công án chỉ nên được dùng sau khi bạn đã vào được
chánh định. Chánh định là trạng thái của tâm khi tất cả ý niệm,
suy nghĩ, cảm thọ, phán đoán, đã im bặt, và tâm đã trở nên sáng
tỏ, lặng lẽ, phản chiếu một cách tự nhiên, trôi chảy tự do trong
khoảnh khắc này.

Nếu tâm bạn chưa đắc định, thì đừng tu tập gì với công
án. Công án sẽ quậy lên dòng nước của tâm, và nếu tâm đang có
sẵn sự hỗn loạn thì pháp tham công án sẽ chỉ làm cho mọi
chuyện tệ hơn. Đó là lý do vì sao Thiền sư Genki chỉ trao cho
công án trong khi vào các kỳ nhập thất Sesshins.

Công án sẽ (Không) được giải đáp. Bất kỳ đáp ứng mô tả
nào: kiểu như trả lời có hay không, hay kiểu như cái này, như
cái kia, đều sẽ bị bác bỏ. Thường thường, công án không cần gì
tới lời nói ngôn ngữ. Một vài cử chỉ đột khởi cũng là đủ rồi.
Công án không được trả lời, nhưng được giải quyết.

Để tham một công án có nghĩa là để một công án hoạt
động trong bạn. Khi một mức độ chánh định đã đạt được, bạn
đưa công án vào tâm.

Cách khởi công án thích hợp nhất là nêu câu hỏi một
cách dịu dàng nhưng liên tục vào ý thức. Đừng mất thì giờ tìm
cách hiểu công án. Hãy để nó đưa tâm của bạn xuyên qua chất
vấn này, và đừng có nỗ lực nào giải đáp nó.

Bất kỳ phân tích nào cũng chỉ làm uổng phí thì giờ, và
tận cùng kiểu đó chỉ cao lắm là sản xuất ra một câu trả lời kiểu
Thiền giả mạo.

Công án là một khí cụ nhắm tới chỗ diễn dịch, giải thích,
bắt chước hay phân tích của chúng ta mà đánh vào, và rồi, chỉ
sau khi chúng ta cạn kiệt hay là buông bỏ hết mọi kiểu khảo sát,

42

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

điều tra loại đó, thì một mức độ thâm sâu hơn của tham cứu mới
có thể dò tới được.

Ví dụ như câu chuyện về: Tách trà
Một vị giáo sư của một trường đại học danh tiếng đến
tìm gặp Thiền Sư, vì đã được nghe nói về trí tuệ cũng phẩm
hạnh cao quý của ngài. Để chứng tỏ bản thân với Thiền Sư, ông
ta giới thiệu một cách đầy tự hào về tất cả các danh hiệu, bằng
cấp mà ông ta đã đạt được trong suốt những năm dài vất vả học
tập và làm việc. Sau đó, vị giáo sư nói lí do của chuyến viếng
thăm, đó là muốn tìm hiểu tất cả những trí tuệ của Thiền.
Thay vì đưa ra lời giải đáp, Thiền sư mời ông ta ngồi
xuống và pha một ấm trà. Ngài rót cho giáo sư một chén trà và
khi đầy chén, ngài vẫn tiếp tục rót.
Vị giáo sư nhìn nước trà tràn ra bàn cho đến khi không
nhịn được nữa, bèn lên tiếng: "Trà đã đầy tràn rồi, không thêm
được nữa đâu!.
Bấy giờ, Thiền sư mới thong thả đặt ấm trà xuống và nói:
Thì cũng như chén trà này, ông mang đầy những tư kiến
và thành kiến. Làm sao tôi có thể chỉ cho ông về Thiền nếu ông
không tự làm cạn cái chén của mình.
Câu chuyện này dạy cho chúng ta rằng: Với một tâm trí
đầy những thành kiến, những suy nghĩ bảo thủ, chúng ta không
thể học hỏi, tiếp thu những tri thức mới, những triết lý cao đẹp
ở đời. Thể hiện một thái độ khiêm cung, dẹp bỏ sự chấp ngã là
chúng ta đang tự làm cạn những chiếc chén tâm hồn của mình.
Để kết luận:
Như chúng ta đã biết, hơn bốn thập kỷ qua phong trào
học Thiền, đã và đang phát triển mạnh trên toàn thế giới, nhằm
đáp ứng những nhu cầu cấp bách, do môi trường sống chung

43

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

quanh đang tác động, qua đó con người là nạn nhân chính do
nền văn minh cơ khí vật chất hiện đại mang lại.

Chúng đã làm băng hoại tất cả mọi giá trị tinh thần, kể cả
những thành tựu về vật chất do chính chúng ta đẻ ra. Từ những
đòi hỏi đó, chỉ có Thiền mới đáp ứng và giải quyết một cách
trực tiếp, sự điều hòa cuộc sống thế giới, trong đó con người là
yếu tố cần thiết cho mọi quyết định này, do đó Thiền học hiện
đang là đối tượng cần được phát triển mạnh.

Chính vì muốn có sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa, nên
Thiền đã trở thành đối tượng nhận thức tư duy cho mọi người,
và cũng từ đó chúng đẻ ra không ít, những sai lầm trong
phương pháp học, cũng như trong việc thực hành do chính con
người tạo ra, mà cái hậu quả của chúng sẽ trở thành một tác
dụng nguy hiểm, đối với chính họ và những người đi sau.

Hiện tại, Thiền đã trở thành một phong trào thời thượng,
để trang điểm cho một nội dung trống rỗng, mà con người đang
đổ xô chạy theo nó và, tự đánh mất chính mình.

Thiền đa và đang đi vào lãnh vực kinh tế, trở thành một
loại sản phẩm mua bán, được quảng cáo rầm rộ trên các món
hàng, trên các thực phẩm trên mọi nhu cầu tiêu thụ của khách
hàng. Chúng ta nhận ra vô số những sản phẩm mang nhãn hiệu
ZEN.

Đó là một hiện tượng suy đồi của Thiền, chứ không phải
là một sự phát triển. Vì chúng đã phản bội lại truyền thống và,
sự kế thừa của Thiền Tông mà chủ đích nhắm đến của nó là:

"Trực chỉ nhơn tâm kiến tính thành Phật,
giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự."
Với tinh thần này thì rõ ràng những việc làm hiện tại của
chúng ta, trong việc cố gắng đại chúng hóa Thiền tông bằng
cách bàn luận, định nghĩa, phân tích Thiền như thế này, hay như

44

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

thế kia qua những bộ luận dày cộm, với mục đích là để cho mọi
người cùng hiểu như chúng ta; hay bày ra những trò hí luận
ngoa ngôn xạo ngữ, nhằm trang điểm cho một thứ kiến thức què
quặt qua cửa miệng.

Họ đâu biết rằng, việc bàn công án của họ, không những
không đem đến cho mọi người một sự đạt ngộ nào về Đạo
Thiền, mà ngược lại còn làm cho người ta xa lìa ngăn cách hơn.

Họ cứ tưởng rằng: Lý Thiền lý Đạo là như thế này hay
như thế kia, rồi an tâm cho rằng mình đã đạt Đạo, đã đạt Thiền.
Từ đó, chấp vào khái niệm ngôn từ qua lời bàn của chúng ta,
cho đó là Đạo là Thiền, thế là muôn kiếp ngàn đời, họ bị chết
chìm trong mớ khái niệm ngôn từ đó, làm sao thoát ra được?

Cho dù chúng ta nỗ lực giảng giải phân tích đến chỗ kỳ
cùng của nó, và khiến cho mọi người hiểu được, thấy được đi
chăng nữa, thì cái hiểu và cái thấy này, vẫn là cái hiểu cái thấy
về một khái niệm biểu hiện cho một thực tại, mà chúng ta chưa
được thấy như thực chính nó.

Do đó, cái hiểu và cái thấy này, vẫn ở trong vọng thức
điên đảo phân biệt. Còn tự nó, lý Thiền lý Đạo vẫn ở ngoài tầm
tay và ngoài trí phân biệt của chúng ta.

Tôi xin mượn câu nói của triết gia Osho để kết thúc cho
bài biên khảo này.

“Thiền định không hề là một dạng của sự tư duy có tính
tâm linh mà là một tình trạng vắng bặt tư duy. Mọi triết lý để cố
định nghĩa về thiền định, có thể ví như những lời to tiếng bàn
luận về sự lặng yên, còn thiền định là bản thân chính là sự lặng
yên.” Đó chính là nguồn tư tưởng của triết gia OSHO.

45

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Và tôi cũng xin kết thúc bài viết rất mênh mông bao la
như biển cả, không biết đâu là bến bờ. Với ngôn ngữ thông
thường làm sao có đủ nghĩa để giái thích hết mọi sự.

Thôi thì xin mượn bài thơ (Hồn Mê) mang chút tâm ý
Thiền do tôi viết để kết thúc bài biên khảo này. Nếu có điều gì
thiếu xót, hay sai trái. Rất mong quý đọc giả lượng tình tha thứ.

Chỉ là một chút lòng thiền, ghi lại những gì đã sưu tầm,
biên khảo, với mục đích thâu tóm lại cho ngắn gọn, giúp người
đọc dễ nhận biết, để từ đó tìm hiểu thêm, đi sâu vào những
Công Án Thiền, nhầm khai mở trí tuệ.

46

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Hồn Mê

Mê đắm khi tâm ma trú ngụ
Bình an, là khi Thiền lên ngôi
Tham sân si tất cả tan biến
Tâm ý bừng lên sáng đạo trời.

Đừng cho tà kiến, vào suy nghĩ
Ma tâm đè nén dòng tư duy
Toạ thiền, xa lánh ba điều ấy
Cảm hóa hồn ta ngay tức thì.

Nhân sinh vốn tánh, tâm lương thiện
Trong như gương chiếu sáng lòng thiền
Hoá thân chánh kiến từ tâm đạo
Nhập thể, đi về trong cõi tiên.

Trân Trọng
Louis Tuấn Lê

San Jose October 13, 21

Ghi chú:
Biên khảo theo nguồn tư liệu tìm kiếm trên Google
Wikipidia (Bách khoa tự điển toàn thư mở rộng trên
Google).

47

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Thiền Có Thật Sự Cần Thiết
Cho Con Người

Biên Khảo: Louis Tuấn Lê
Ngược lài dòng thời gian từ vài ngàn năm trước, hình
ảnh những vị thiền sư Toa Thiền, trông thật uy nghiêm và có
một vẻ gì đó rất huyền bí. Nhất là khi ta nghe nói về những
vùng đất Hy Mã Lạp Sơn (Himalayas) nơi có những tu sĩ (Tây
Tạng) ngồi toạ thiền trong các hang động nằm sâu trong vùng
rừng núi băng tuyết.
Những thiền sư này họ ngồi trong hang động băng tuyết
mà không cần đốt lửa sưởi ấm, với bộ trang phục áo cà sa, một
ít lương thực, nước uống rất hạn chế mà họ vẫn sống, sức khoẻ
vẫn bình thường. Thật đáng kính phục. Những câu chuyện rất ly
kỳ hấp dẫn câu chuyện

48

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

ĐƯỜNG MÂY QUA XỨ TUYẾT
Nguyên tác: The Way of the White Clouds
Tác giả: Lama Anagarika Govinda.
Dịch giả: Nguyên Phong.
Đã để lại nhiều cảm xúc cho người đọc, cả tôi nữa, chính
tôi đã đọc nhiếu tác phẩm của dịch giả Nguyên Phong, những tư
tưởng rất phong phú của triết lý Phật Học hay Thiền học, đã ảnh
hưởng đến suy tư của tôi rất nhiều.
Câu chuyện đối đáp giữa bông hoa vô danh mọc lên trên xứ
tuyết, trong một ngôi chùa đổ nát, bông hoa nhìn lên bức tượng
đức Quán Thế Bồ Tát, và cầu xin, ngài rủ lòng thương xót cứu
cho chốn này thoát khỏi tai nạn bị hủy diệt… Đức Quan Thế
Âm Bồ Tát, đã chỉ dẫn trong cõi thế giới này tất cả đều lưu
chuyển biến dịch, không có gì có thể gọi là thường trụ bất biến.
Có sinh ắt phải có diệt, có thành ắt phải hoại. Ngôi chùa này đã
đến giai đoạn sắp bị hủy hoại thì cũng là luật vô thường mà
thôi. Kiếp sống của bông hoa cũng như vậy, không thể ra ngoài
bốn thời kỳ “thành, trụ, hoại, không” Thay vì lo lắng kéo dài
kiếp sống, người hãy cố gắng ý thức tính chất vô
thường và nhận thức thực tướng của sự vật.
Đức Quan Thế Âm nói tiếp với loài hoa vô danh. Lành
thay, con đã phát một hạnh nguyện vô ngã, lợi tha rất lớn, từ
nay ta đặt tên cho con là Tuyết Liên Hoa, một giống sen vô
cùng qúy báu chỉ mọc tại xứ Tây Tạng và những kẻ nào ngửi
được mùi hương của con cũng đều phát tâm linh tấn tu hành để
thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi. Câu chuyện về loài hoa
Tuyết Liên Hoa đã để lại trong lòng người đọc nhiều suy tư.
Cũng như câu chuyện của Thiền Sư Lạt Ma Kalzang (Tây
Tạng)

49

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Lạt Ma Ngawang Kalzang nhập thất đã hơn mười hai năm trong
một hang đá hẻo lánh. Không ai biết ngài là ai, không ai nghe
đến tên ngài. Ngài chỉ là một trong hàng ngàn tu sĩ sau một thời
gian tu học trong tu viện đã phát nguyện tu nhập thất. Thế
gian đã quên ngài nhưng ngài không quên thế gian. Ngài đã đạt
đến trạng thái tâm vô phân biệt, không còn thấy thế gian và ngài
có tâm nguyện khác nữa. Nếu có quên thì có lẽ ngài đã quên
chính mình, đã đạt đến trạng thái Vô Ngã (egolessness) hòa
đồng với bản thể của mọi vật, mình và mọi vật đều là một.

Trong lúc tu thiền, chỉ có một vài thú rừng đến quấn quýt
chung quanh còn ngoài ra tất cả hoàn toàn vắng lặng. Gần như
không ai đặt chân đến khe núi hiểm trở hoang vu này vì đường
vào khe núi đã bị đá đổ xuống lấp kín lối vào. Đêm hôm đó,
một luồng sét ở đâu bỗng xẹt trúng tảng đá, đánh bật nó qua
một bên…
Hôm sau, một người chăn dê đi ngang qua khe núi. Đang mải
miết đi, bỗng anh nghe thấy tiếng mõ nhịp đều đặn, thỉnh
thoảng lại điểm một tiếng chuông. Lúc đầu, người chăn dê
hoảng sợ, vì tại sao giữa chốn hoang vu thế này lại có tiếng mõ?
Mà âm thanh nghe sao lâng lâng thoát tục không giống như
những tiếng mõ thông thường. Trí tò mò thúc giục anh lần bước
theo tiếng mõ vào khe núi cho đến khi đến trước một hang động
thì âm thanh chợt im bặt.

Người chăn dê vội vã chạy về làng báo tin. Dân làng
không ngờ trong khe núi hiểm trở hoang vu lại có một vị Lạt
Ma ẩn tu từ bao năm nay. Truyền thống Tây Tạng rất kính
ngưỡng những bậc tu hành như vậy nên cả làng vội vã kéo đến
qùy cả dưới chân ngài. Bất cứ ai đến gần ngài cũng đều kinh
nghiệm được một sự bình an khó tả… Ngay cả những người nổi
tiếng nóng nảy cũng thấy lòng mình dịu lại và họ biết chắp

50


Click to View FlipBook Version