The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ. 11-16-21
Louis Le Tuan

Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by lanthicung, 2022-03-07 07:36:37

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ- Louis Lê Tuấn

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ. 11-16-21
Louis Le Tuan

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

tay cung kính ngồi yên chờ đến khi ngài giơ tay ban phép lành
cho họ.

Tiếng đồn về vị Lạt Ma có khả năng mang lại sự bình
an này truyền đi rất nhanh. Chỉ một thời gian ngắn, không
những dân chúng trong làng mà cả những làng mạc kế cận đều
đổ xô đến khe núi hiểm trở. Dĩ nhiên không phải người nào
cũng có thể trèo lên những vách đá gần như dựng đứng như vậy
nên người ta đã xin ngài vui lòng qúa bộ về làng để tất cả đều
có cơ hội chiêm ngưỡng và hưởng một chút lợi lạc về những bài
pháp của ngài.

Lạt Ma Kalzang hiểu rằng đã đến lúc ngài phải trở lại thế
gian để phổ độ chúng sinh theo đúng tôn chỉ Đại Thừa.
(Trích đoạn một câu chuyện ngắn trong quyển Đường Mây Qua
Xứ Tuyết.Dịch Giả Nguyên Phong).

Ngày nay Thiền đã trở nên phổ biến rộng rãi trên toàn
thế giới. Thiền không còn ở trên núi cao, hay trong thâm sâu
cùng cốc, đầy huyền bí, mà thiền đã ở ngay trong thành phố,
những trung tâm thiền được thành lập khắp nơi. Chính vì thế
Thiền đã bị kỹ nghệ hoá và thương mại hoá. Có nhiều sản phẩm
mang nhãn hiệu Thiền (Zen) để thu hút thị hiếu của khách hàng.

Nền Y khoa hiện đại. Nền Tâm Lý học hiện đại và Khoa
Học gia đã vào cuộc để tìm hiểu và nghiêng cứu Thiền một
cách sâu rộng hơn.
Điển hình các nghiêng cứu dẫn đầu bởi Tonya Jacobs thuộc Đại
học California Davis cùng với 30 chuyên viên khác, đã tham gia
nghiên cứu thiền định sáu giờ đồng hồ mỗi ngày trong ba tháng,
được tổ chức tại Trung tâm Shambhala Mountain ở Colorado.
Phương pháp thiền định của họ tập trung vào chánh niệm, chỉ
tập trung vào hơi thở, và trong cuộc sống họ luôn phát huy lòng
từ bi đối với người khác.

51

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Sau thời gian theo dõi liên tục trong ba tháng, các nhà
nghiên cứu phát hiện quá trình thiền có trung bình khoảng 30%
các enzyme telomerase hoạt động, nhiều hơn các thí nghiệm đã
làm. Telomerase có trách nhiệm sửa chữa telomere, các cấu trúc
nằm trên đầu nhiễm sắc thể, như các aglets nhựa ở trên đỉnh của
dây giày, ngăn chặn các nhiễm sắc thể từng làm sáng tỏ. Mỗi
lần tế bào sinh sản, telomere của nó trở nên ngắn hơn và ít hiệu
quả bảo vệ nhiễm sắc thể. Điều này, các nhà nghiên cứu tin
rằng nó chính là một nguyên nhân của lão hóa. Như nhiễm sắc
thể ngày càng trở nên dễ bị tổn thương hơn, sao chép tế bào trở
nên sloppier và cuối cùng dừng lại khi các telomere tan rã hoàn
toàn. Telomerase có thể giảm nhẹ và cũng có thể dừng lại quá
trình lão hóa tế bào.

Elizabeth Blackburn, một tác giả nghiên cứu đã đoạt giải
Nobel cho công trình trước đây của cô trên telomerase nói:
"Chúng tôi đã chứng minh rằng, thiền định đã gây ra sự thay
đổi. Nhưng điều thú vị là những thay đổi mà chúng ta thấy được
theo dõi định lượng với sự thay đổi trong tâm lý lành mạnh và
triển vọng của người dân".
Nếu nghiên cứu này được phát hiện cách nay mấy ngàn năm
trước thì Hoàng Đế Tần Thuỷ Hoàng không phải đi tìm thuốc
trường sinh bất tử. Mà ông sẽ cho phổ biến rộng rãi phương
cách Toạ Thiền.

Vậy thì chúng ta còn ngần ngại gì nữa mà không thực tập
Toạ Thiền. Trước khi đi vào Thiền, thì chúng ta cũng phải tìm
hiểu qua về những phương pháp Thiền, để xem phương pháp
nào thích hợp với mỗi con người.

52

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Chúng ta hãy thử tìm hiểu 5 phương pháp thiền:
1- Phương pháp Thiền hơi thở

Phương pháp Thiền hơi thở được sử dụng trong nhiều trường
phái Thiền

Thiền hơi thở là một trong các pháp thiền giản dị, hiệu
quả cho người mới bắt đầu thiền và được sử dụng trong rất
nhiều trường phái Thiền. Mỗi lần chỉ cần 20 phút, ngày hai lần
nhưng ít nhất là 10 phút mỗi lần. Đây là phương pháp thiền mà
bạn sẽ tập trung để điều hòa hơi thở. Người tập sẽ thở thật sâu
và chậm rãi, vừa tập trung thở vừa đếm từng lần để tâm tĩnh

2- Phương pháp Thiền chánh niệm
Thiền chánh niệm – Tỉnh thức trong hiện tại
Đây là phương pháp thiền khá được ưa chuộng hiện nay. Người
tập sẽ sử dụng cả 5 giác quan để cảm nhận không gian xung
quanh. Chánh niệm tập trung vào sự nhận thức hiện tại, đi
đứng, nằm ngồi, ăn uống… luôn luôn tỉnh thức. Lúc đi biết
mình đang đi, đứng biết mình đang đứng. Phương pháp này
giúp bạn chú tâm vào những suy nghĩ, cảm xúc, thói quen …
mà mình đang có từ đó trở nên bình tĩnh, thấu hiểu hơn. Đặc
biệt bạn có thể thực hành thiền chánh niệm mọi lúc mọi nơi (khi
làm, khi nằm ngồi, nấu ăn, quét nhà…) mà không cần chuẩn bị.
Nhiều nghiên cứu đã đã chỉ ra rằng, thiền chánh niệm có thể
giúp giảm thiểu các suy nghĩ tiêu cực, cải thiện sự tập trung,
giảm lo âu, tăng cường trí nhớ.

3- Phương pháp Thiền quán tưởng
Đây là 1 phương pháp có nhiều khái niệm thường được nhắc
đến trong Phật giáo.
Thực hành phương pháp thiền này, người tập sẽ hình dung một
hình ảnh xuất hiện trong tâm trí, có thể tưởng tượng ra một hồ

53

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

nước trong xanh, một khu rừng với những âm thanh trong trẻo,
một bờ biển rộng trải dài … Điều này giúp cho người tập tách
biệt với những hoạt động không mong muốn về mặt tinh thần
và mang lại cảm giác bình yên.

4- Phương pháp Thiền chú
Thiền Tụng - Phương pháp Thiền được sử dụng rộng rãi tại các
tôn giáo trên Thế giới. Nhiều con đường tâm linh, từ tôn giáo
phương Tây đến Phương Đông (Phật giáo và Ấn Độ giáo)
khuyên bạn nên tụng kinh và thiền định thần chú. Trong khi
tụng kinh, tâm trí nên tập trung vào âm thanh của từ và giai
điệu. Trong thiền định thần chú, một âm thanh, từ hoặc cụm từ
lặp đi lặp lại được sử dụng để giải tỏa tâm trí và cho phép sức
mạnh tâm linh của chúng ta bộc lộ. Thần chú đôi khi đi kèm với
một giai điệu. Âm “Om” là một âm thanh phổ biến được sử
dụng trong thiền thần chú.
Những người thích thiền tụng kinh thường khám phá ra rằng
việc thực hành của họ giúp có được sự bình an trong tâm trí. Là
một hình thức thực hành tâm linh nên nó thúc đẩy nhận thức
sâu sắc hơn và kết nối mạnh mẽ hơn với các phẩm chất tốt đẹp
của con người như lòng trắc ẩn và sự tự tin. Như với bất kỳ việc
thực hành tâm linh, điều quan trọng là tìm một người thầy có
kinh nghiệm.

5- Phương pháp Thiền dưỡng sinh năng lượng.
Phương pháp của người Việt Nam. Đây là phương pháp thiền
chọn đối tượng là năng lượng để giúp bạn tập trung tâm trí.
Trong quá trình thiền định người thực hành hướng sự tập trung
vào cơ thể của mình để cảm nhận nguồn năng lượng từ vũ trụ
đang tác động vào bên trong cơ thể giúp cân bằng và đả thông
những bế tắc. Thiền dưỡng sinh năng lượng là một trong các

54

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

phương pháp thiền chú trọng tới việc cải thiện sức khỏe của
người thực hành, hướng tới sự tự nhiên và cơ chế tự chữa lành
của cơ thể.
Tuy nhiên trước khi chọn lựa một phương pháp phù hợp, thì
chúng ta hãy thử tìm hiểu về những giác quan của con người.
Chúng ta có tất cả 5 giác quan, có thể nói đây là 5 cửa ngõ để
chúng ta liên lạc với thế giới bên ngoài.

5 Giác Quan
Các nhà nghiên cứu chỉ ra, 5 giác quan của con người cũng có
những giới hạn nhất định. Tuy nhiên 5 giác quan này là cửa ngõ
chính để con người tiếp nhận thông tin từ bên ngoài.

1- Thị giác
Nhiều người cho rằng thị giác là giác quan quan trọng bậc nhất.
Điều này có thể nói là chính xác, bởi con người cần đến ¼ các
neuron thần kinh não bộ để tiếp nhận và xử lý các thông tin
hình ảnh.
Hình ảnh từ bên ngoài thông qua nhãn quan (Thị Giác) hình ảnh
này trực tiếp đi vào não bộ, tại đây sẽ phân định và đưa ra kết
luân, đẹp, sấu, cùng với tác động của hình ảnh mang đến: như
hiền hoà, bình an, vọng động, chiến tranh, chết chóc, dâm ô, ma
quái vân vân…hay bất cứ một hình thái nào khác. Tấc cả những
hình ảnh này sẽ gây ảnh hưởng đến tâm trạng, suy nghĩ của tâm
hồn.

2- Thính giác
Thính giác cũng là một giác quan vô cùng quan trọng, thậm chí
nhiều lúc có thể vượt thị giác khi có thể giúp con người tránh
được rủi ro. Tuy nhiên, bạn đã hiểu hết về thính giác chưa?
Chúng ta đều biết rằng, phía sâu trong tai có một lớp màng chắn
được gọi là màng nhĩ. Khi tiếng động bên ngoài truyền vào tai
gặp màng nhĩ, màng nhĩ sẽ dao động. Sóng âm của dao động

55

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

này sẽ tiếp tục qua các xương nhỏ truyền vào tai trong, rồi
chuyển thành tín hiệu thần kinh truyền đến bộ não. Khi đó, ta sẽ
cảm nhận, nghe được âm thanh.
Tất cả những âm thanh này cũng tạo nên những rung động trong
tâm hồn. Ví như tiếng nhạc, tiếng suối chảy, tiếng mưa rơi, hay
ngược lại tiếng ồn ào xe cộ, tiếng bom đạn, tiếng cãi nhau, la
hét, có muôn ngàn loại âm thanh sẽ gây tác động mạnh đến
dòng suy tư của bộ não.

3- Vị giác có mối quan hệ mật thiết với khứu giác:
Vị giác và khứu giác chịu sự chi phối của hai cơ quan thụ cảm
khác nhau - lưỡi và mũi, nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Ví dụ như nếu bị ngạt mũi (mất đi khứu giác), hương vị
của thức ăn sẽ giảm đi đáng kể (vị giác).
Vị giác có thể coi là giác quan “yếu” nhất trong 5 giác quan của
con người. Vì ngay cả hương vị được cảm nhận bởi lưỡi cũng
có thể sai lệch hoàn toàn nếu có tác động của “mùi” hay thậm
chí là “màu sắc”.

4- Khứu giác
Ngửi để cảm nhận mùi vị. Tương tự như vị giác, khứu giác
cũng rất khó để xác định. Đôi khi ngửi để phân biệt mùi vị,
nhưng dễ bị màu sắc và hình ảnh đánh lừa vị giác, khiến chúng
ta nhân định sai
So với một cá thể loài người trung bình chỉ có khoảng 5 triệu
thụ thể khứu giác. Tóm lại con người bị giới hạn về khả năng
khứu giác. Riêng các cá thể thuộc loài Chó – bao gồm chó sói,
chó rừng, cáo và (tất nhiên) cả chó nhà của chúng ta – có một
cái mũi đáng kinh ngạc hơn nhiều với khả năng chứa từ 149
triệu đến 300 triệu thụ thể khứu giác!

56

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Do đó, các loài thú họ Chó nhạy cảm với mùi hơn nhiều so với
loài người, vì chúng có thể phát hiện được những mùi mà chúng
ta không thể phát hiện ra.

5- Xúc giác
Nghiên cứu về xúc giác khá phức tạp, vì nó liên quan đến sự
cảm nhận về áp lực, nhiệt độ, thậm chí cảm giác ngứa ngáy.
Hầu hết những cảm giác và cơ chế hình thành đều chưa được
nắm rõ, tuy nhiên các dây thần kinh dưới da được cho là nguyên
nhân.
Tại những vùng như đầu ngón tay hoặc môi, những thụ thể này
nhiều hơn đáng kể so với một số vùng như lưng, bắp đùi… Đó
là lý do con người luôn nhạy cảm hơn với những gì tiếp xúc với
tay hoặc mặt, trong khi lưng thì không được như vậy.

Ngoài 5 giác quan cơ bản, con người còn nhiều giác quan
khác giúp cơ thể tiếp nhận và xử lý thông tin từ môi trường
xung quanh.
5 giác quan cơ bản được biết đến phổ biến là thị giác - nhìn, xúc
giác - chạm, thính giác - nghe, khứu giác - ngửi và vị giác -
nếm. Nhưng chỉ 5 giác quan này là chưa đủ để nói lên những
điều tuyệt vời mà cơ thể con người có thể làm, theo How Stuff
Works. Ngoài 5 giác quan truyền thống, con người còn có giác
quan thứ 6 và giác quan thứ 7.

Giác quan thứ 6 – Sự nhận cảm
Theo Live Science, giác quan thứ 6 – sự nhận cảm
(proprioception) là giác quan giúp não bộ biết được vị trí của cơ
thể trong không gian.

57

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Giác quan này bao gồm việc cảm nhận được chuyển động và vị
trí của tứ chi và cơ bắp. Ví dụ, sự nhận cảm cho phép một
người chạm đầu ngón tay lên mũi, cho phép một người bước
trên bậc thang dù không nhìn thấy hoặc không cần nhìn từng
bậc.
Những người kém giác quan này, theo một số nghiên cứu có thể
xuất phát từ nguyên nhân di truyền, có thể cảm thấy vụng về và
khó phối hợp.
Giác quan thứ 7
Theo Live Science, ngoài 5 giác quan chính, con người có rất
nhiều giác quan phụ khác mà phần lớn chúng ta không bao giờ
thực sự nhận thức được.
Ví dụ, một số cảm biến thần kinh của con người có thể cảm
nhận được chuyển động, cảm giác sự cân bằng và độ nghiêng
của đầu. Một số gọi giác quan này là "tiền đình" (vestibular) –
giúp cơ thể cảm nhận trọng lực, chuyển động và cân bằng, nhận
biết được gia tốc, khiến bạn có thể biết mình đang di chuyển khi
ở trong thang máy, biết mình đang nằm xuống hay ngồi dậy.

Một số thụ thể khác cho phép con người phát hiện sự co
giãn cơ và gân, có cảm giác về các chi của mình. Một số thụ thể
phát hiện nồng độ oxy trong động mạch của máu. Theo nhận
định của Học Thuyết Ngũ Hành là học thuyết âm dương, liên hệ
cụ thể hơn trong việc quan sát, quy nạp và sự liên quan của các
sự vật trong thiên nhiên. Trong y học, học thuyết ngũ hành
được ứng dụng để quan sát quy nạp và nêu lên sự tương quan
trong hoạt động sinh lý, bệnh lý các tạng phủ:

Vật chất trong thiên nhiên và các loại hoạt động của cơ
thể liên quan mật thiết với
nhau, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng bằng cách tương
sinh (hành nọ sịnh hành kia, tạng nọ sinh tạng kia) hoặc chế ước

58

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

lẫn nhau để giữ được thế quân bình bằng cách tương khắc (hành
này hoặc tạng này chế ước hành hoặc tạng kia)
Sở dĩ bài viết này nhắc đến 5 giác quan quan trọng của con
người, bởi vì 5 giac quan này chính là cửa ngõ kết nối với thế
giới bên ngoài, nếu chúng ta biết rõ về 5 giac quan, chúng ta có
thể hạn chế được những yếu tố tác động từ bên ngoài trong lúc
tập trung Toạ Thiền.

Các thiền Sư thường nhắc nhỏ, phải chọn một nơi yên

tĩnh, thoáng mát, đầy đủ dưỡng khí, tầm nhìn nên hạn chế
khoảng cách, không nhìn quá xa, dễ bị những hình ảnh thu hút
vào tâm trí làm tâm vọng động. Trước khi ngồi thiền chúng ta
phải chuẩn bị tư thế nhập thiến.

Nhập thiền đúng phương pháp
Giai đoạn đầu tiên của buổi thiền là nhập thiền. Trước khi tọa
thiền, người tập thiền cần khởi đồng các khớp từ đầu đến chân
để co giãn gân cốt, chú ý khởi động khớp chân, đầu gối và cổ
chân. Với những người mới, tốt hơn hết nên thiền trong tư thế
bán già, sau khi thiền quen có thể chuyển sang tư thế kiết già.
Người thiền trải tọa cụ, đặt bồ đoàn lên trên tạo cụ, sau đó ngồi
lên.

Bồ là cuộn rơm tạo thành, Đoàn là tròn
Bồ đoàn tròn có đường kính khoảng từ
30 đến 45 cen-ti-mét, và dày khoảng từ
8 đến 15 cen-ti-mét. Đồ nhồi tốt nhất là
bông gòn, phồng lên khi phơi ngoài
nắng; bọt biển cao su có khuynh hướng
bung lên. Bông vải miếng dùng cho nệm
thì tốt. Nệm tốt nhất không nên dày quá 5 cen-ti-mét, diện tích
vuông vức mỗi bề đo khoảng từ 7,5 tấc đến 9 tấc, không có dây

59

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

hay nút cài. Bồ đoàn phụ đo khoảng từ 30 cen-ti-mét đến 40
cen-ti-mét và dày khoảng 9 cen-ti-mét. Bồ đoàn tròn nên có
quai cầm để tiện mang đi, và những lằn xếp “nhô ra.”
Hình Bồ đoàn nhồi trấu và băng tọa thiền thấp.

Bồ đoàn nhồi trấu có thể nhồi bằng vỏ lúa mạch, vỏ lúa
gạo, hay bất cứ loại vỏ nào khác mà không quá cứng và đồng
thời cho một độ cứng như nhau. Cái băng có kích thước đo một
bề khoảng 49 cen-ti-mét, bề kia khoảng 30 cen-ti-mét, dày
khoảng 6 cen-ti-mét, cao khoảng 20 cen-ti-mét phía sau và 15
cen-ti-mét phía trước. Mặt chỗ ngồi lót nệm cho thật thoải mái.
Các tư thế toạ thiền

Tư Thế Kiết Già
Sự ngồi thực hành với bàn chân của chân này gác lên đùi của
chân kia là một tư thế cổ nhất đã có trước đức Phật. Qua bằng
chứng khảo cổ ở Ấn độ, không những chúng ta được biết rằng
hàng nghìn năm trước khi đức Phật ra đời, tư thế kiết già đã
được sử dụng trên xứ sở này mà còn các mô hình điêu khắc trên
tường khai quật được ở các cổ mộ Ai cập cũng cho thấy các
hình ngồi theo tư thế kiết già, chứng tỏ rằng các nền văn
minh khác Ấn độ cũng đã biết đến tư thế ngồi độc đáo này.
Chấp nhận rằng đối với người phương Tây không được giáo
dưỡng với cách ngồi xếp chéo chân, tư thế kiết già có thể là khó
khăn, nhưng không phải là không thể được. Những người
phương Tây trưởng thành dù không là lực sĩ cũng có thể làm
chủ được tư thế bán già bằng cách kiên quyết tọa thiền đi đôi
với tập thể dục dạng chân đơn giản (gồm cả dùng tay đè các đầu
gối xuống sau khi tắm nước nóng) để dần dần đưa các đầu gối
xuống cùng mức với tấm nệm. Tư thế kiết già đương nhiên là

60

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

một hạt dẻ khó cắn bể hơn, nhưng nó sẽ nhượng bộ không ít
trước sự nỗ lực có hệ thống.
Tư thế trình bày ở hình 5 được sử dụng rộng rãi ở Miến điện và
các quốc gia Phật giáo ở vùng Đông-nam châu Á. Ưu thế của
nó là ít khó chịu đối với những người mới bắt đầu so với các tư
thế kiết già và bán già, vì hai chân không xếp chéo lên nhau,
nhưng nó không có được sức chống đỡ thân mình mạnh mẽ như
tư thế kiết già, vì thế khó mà giữ cho cột sống thực thẳng đứng
trong một thời gian lâu mà không có sự gắng sức.
Tư thế ngồi cổ truyền của người Nhật, hình 6, có thể dễ thích
ứng hơn đối với người phương Tây bằng cách chèn giữa hai
mông và hai gót chân một cái bồ đoàn. Một cái bồ đoàn kiểu ấy
được trình bày trong hình 7. Khi đặt nó giữa hai mông và hai
gót chân, nó đem lại cho tư thế này sự dễ chịu hơn, vì nó loại
bỏ mọi sức ép trên hai gót chân. Đối với người mới bắt đầu,
lưng sẽ dễ thẳng nhất trong tư thế này.
Một chiếc ghế thông thường, khi ngồi theo cách ngồi thông
thường, tức là với cái lưng cong, không đủ thích ứng cho tọa
thiền. Nhưng nếu dùng theo cách vẽ trong hình 8, với bồ
đoàn đặt dưới dưới hai mông sẽ giúp cho cột xương sống thẳng
đứng, và với hai bàn chân đặt yên trên sàn nhà nó có thể có hiệu
quả [cho tọa thiền].

Hình 1. Tư thế kiết già (chính diện), với bàn
chân phải trên đùi trái và bàn chân trái trên
đùi phải, hai đầu gối chạm nệm. Hai đầu gối
phải thẳng đường với nhau, bụng thư dãn và
hơi nhô ra một chút. Hai bàn tay nằm yên trên

61

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

hai gót chân, hai ngón tay cái chạm nhẹ vào nhau làm thành
một hình bầu dục [với các ngón trỏ].

Hình 2. Tư thế kiết già (trắc diện), tai thẳng
hàng với vai, chót mũi thẳng hàng với rốn.
Cằm hơi rút vào một tí. Hai mông đưa ra
sau, với lưng thẳng đứng.

Hình 3. Tư thế bán già, bàn chân trái trên đùi
phải và bàn chân phải dưới đùi trái, hai đầu
gối chạm nệm. Để hai đầu gối có thể nằm yên
trên nệm, có thể dùng một cái độn phụ đặt
dưới cái bồ đoàn tròn thông thường.

Hình 4. Tư thế phần tư kiết già (quarter
lotus), với bàn chân trái nằm yên trên bắp
chân phải, hai đầu gối nằm yên trên nệm.

Ghi chú: Trong tất cả các tư thế, kể cả với băng ngồi và ghế,
hai mông đưa ra sau, cằm hơi rụt vào, và cột xương sống giữ
thẳng đứng. Hai bàn tay giữ sát thân, ở yên cao trên hai đùi
hay trên hai gót chân, hai đầu gối thẳng hàng với nhau, bụng
thư dãn và hơi nhô ra một chút.

62

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Hình 5. Tư thế gọi là tư thế Miến điện,
hai chân không xếp chéo nhau, bàn chân trái
hoặc bàn chân phải ở trước và hai đầu gối
chạm nệm. Ở đây cũng cần một chân đế ngồi
cao hơn để cho hai đầu gối nằm yên ngay
ngắn trên nệm.

Hình 6. Trắc diện của tư thế ngồi cổ
truyền của người Nhật với hai gối thẳng
đường với nhau trên nệm và ngồi choàng
qua trên bồ đoàn nhồi trấu nhét giữa hai
gót chân và hai mông để xả sức ép trên hai
gót chân. Hai bàn tay có thể để
yên trên bồ đoàn nhồi trấu. Để cao thêm,
có thể đặt cái bồ đoàn tròn trên cái bồ đoàn nhồi trấu.

Hình 7. Trắc diện của cách tọa thiền thực
hiện trên một cái băng thấp với chỗ ngồi có
đệm lót. Để đề phòng hai bàn tay khỏi bị
trượt xuống, có thể đặt một cái tọa cụ phụ
thẳng đứng trên tấm nệm dưới hai bàn tay.

Hình 8. Trắc diện của cách tọa thiền trên
một chiếc ghế có tựa lưng thẳng, với bồ
đoàn dưới hai mông và hai bàn chân đặt
yên trên sàn nhà cách nhau bằng khoảng
cách giữa hai vai.

63

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Các giai đoạn trụ thiền đúng phương pháp
Thực tế, có một số phương pháp trụ thiền để áp dụng, trong đó
có:

A. Thiền sổ tức (đếm hơi thở): là dành cho những người
mới, bước đầu thực tập thiền,

B. Thiền tùy tức (theo dõi hơi thở) và
C. Thiền tri vọng (theo dõi vọng tưởng) dành cho những

người đã thực tập thiền lâu.

Thiền sổ tức tập trung vào việc đếm hơi thở, người thực hiện
thiền thở tự nhiên bằng mũi, theo dõi hơi thở và đếm từ 1 tới
10. Kết thúc một hơi hít vào - thở ra thì đếm số 1, kết thúc một
hơi hít vào - thở ra tiếp theo thì đếm 2, cứ thế đếm tới 10 rồi
quay trở lại từ đầu.

Trong trường hợp trụ thiền mà quên đếm số hoặc lộn số,
ta bắt đầu đến lại từ một.
Người sơ cơ học thiền phải kiên trì thực hiện theo phương pháp
này, người nào càng chăm chỉ rèn luyện thì càng dễ an định
hơn. Khi thực hiện phương pháp sổ tức thuần thục, không còn
bị quên hay nhầm lẫn, hơi thở đếm rõ ràng thì người thực tập thiền

có thể chuyển sang giai đoạn "tùy tức".

Thiền tùy tức là phương pháp theo dõi hơi thở, tức là tùy
theo chuyển động của từng hơi thở một thay vì đếm hơi thở như
trước. Người tập thiền theo dõi từng hơi thở một, hô hấp nhẹ
nhàng không cần cố gắng dùng lực. Hít thở tới đâu biết tới đó,
hít thở sâu hay nông đều biết rõ. Nếu kiên trì công phu giai
đoạn thiền tùy tức, người thực tập thiền sẽ thấy tâm trong sáng,
tĩnh lặng.

Thiền tri vọng là phương pháp theo dõi tâm mình, được
gọi là thiền tri vọng. Khi ấy, thiền không chỉ còn là thiền, mà là

64

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

lúc ta xoay lại và theo dõi thâm tâm, nhìn tỏ những vấn đề đang
xảy ra trong tâm. Tâm nghĩ đến việc này, việc kia, là những ảo
vọng, tưởng tượng,... tồn tại trong tâm trí mỗi người. Người tập
thiền sẽ nhận thức và biết rõ những vọng tưởng đó, theo lời Đại
đức thì khi vọng khởi lên người tập biết đó là vọng, không xuôi
theo vọng tượng, cứ thế cho đến khi vọng tưởng biến mất dần.

Xả thiền
Giai đoạn sau cùng của một buổi thiền là xả thiền, tức là
thư giãn để cơ thể hết tê mỏi, khí huyết lưu thông. Cần lưu ý
rằng thời gian xả thiền sẽ tương ứng với thời gian ngồi thiền,
càng tọa thiền lâu thì xả thiền càng phải xoa bóp kỹ, như vậy
mới co giãn hết gân cốt, mạch máu lưu thông bình th Đầu tiên,
người thực tập thiền nên hít một hơi sâu, dài, sau đó thở ra bằng
miệng, cứ như vậy 3 lần. Nên xả thiền theo thứ tự từ trên xuống
dưới, cử động toàn thân nhẹ nhàng trước, sau đó di chuyển hai
bả vai lên xuống.
Người tập thiền di chuyển cổ, cúi xuống nhìn lên, xoay sang hai
bên. Sau đó, xòe hai bàn tay rồi chà xát vào nhau đến khi nóng
ấm, xoa xoa lên trán, mắt rồi toàn bộ khuôn mặt, tai, đầu, gáy,
cổ. Đưa tay phải xoa từ vai xuống cánh tay, tay trái xoa từ nách
tới hông, hai tay cùng kết hợp xoa hết một lượt rồi mới đổi bển.
Tiếp đó, lòng bàn tay phải đặt lên ngực, tay trái trên lưng, kết
hợp xoa ngang một lượt tại 3 điểm ngực - bụng - bụng dưới rồi
mới tới thắt lưng, hông, đùi.
Cuối cùng là thả lỏng chân, người tập thiền một tay nắm
đầu các ngón chăn, tay kia đỡ cổ chân từ từ đặt xuống, dùng hai
bàn tay xoa mạnh từ đùi đến bàn chân. Cần chà nóng gan bàn
chân để mạch máu lưu thông tốt, sau đó đổi chân. Khi thả lỏng
xong thì duỗi thẳng hai chân, gập người về phía trước sao cho

65

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

các ngón tay vừa chạm vào đầu ngón chân. Kết thúc xả thiền,
người thực tập thiền có thể rời khỏi bồ đoàn hoặc vị trí thiền,
hoặc ngồi tĩnh tâm thêm vài phút trước khi rời đi.

Đây là bài viết tham khảo dựa trên nhiều tài liệu sưu tầm
trên trang Google Wikipidia, tôi đã tóm lược để viết thêm
những suy tư riêng của tôi. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại
nhiều ích lợi cho việc tham khảo thêm về những yếu tố Thiền
Định, bài viết này sẽ giúp cho cho quý vị nào mới tập thiền có
thêm kiến thức tổng quát về Thiền Định.

Louis Tuấn Lê
San Jose July 19, 2021

66

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Bước Chân Hành Thiền

Tuấn Lê

Vào một buổi sáng sớm, khi ánh bình minh vừa ửng
hồng, những vạt sương mù còn phảng phất là đà trên ngọn cỏ
ngọn cây, những giọt sương long lanh còng đọng lại trên lá trên
hoa. Trong một không gian thật tĩnh lặng, trong một khoảng
khắc mà đất với trời, dường như đang giao thoa, giữa một đêm
dài với ánh sáng đầu tiên từ mặt trời.

Hương thơm của hoa của lá gần như tinh khiết nhất,
đang đón nhận tia nắng đầu tiên của một ngày mới. Tiếng
những loài chim hót líu lo trên cành, âm vang lan toả trong
không gian, đi vào lòng người như chào đón một niềm vui mới.

Tôi đứng giữa khu vườn, vươn rộng đôi tay hít thật sâu
hơi đất hương trời, một luồn khí chuyển động chạy sâu vào lồng
ngực, làm tâm trí thức tỉnh, và từ nơi này cánh cửa Thiền mở
rộng dẫn đưa tâm hồn đi vào cõi hư không.

Thật là thú vị khi mà tâm ta trở nên trống rỗng, tạm quên
đi những lo âu, tạm quên đi chuyện “miếng cơm manh áo” mà

67

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

đời sống đầy cát bụi lụy phiền. Chính lúc này luồng sáng của
chân ngã sẽ tỏa sáng tràn ngập trong tâm hồn.

Sở dĩ tôi đề cập tới khu vườn, bởi vì khu vườn mà tôi
muốn nói đến chính là khu vườn ở bên trong tâm hồn mình, dù
bạn đang đứng trong một khu vườn thật lộng lẫy,hay trong một
khu vườn nhỏ bé tồi tàn. ở bất cứ nơi đâu nếu tâm hồn bạn luôn
khép kín thì bạn cũng không bao giờ tìm được cảm giác bao la
của tư tưởng Thiền. Ngược lại nếu tâm hồn luôn rộng mở, và
quên hết mọi lụy phiền thì dù bạn đứng ở bất cứ nơi đâu bạn
vẫn cảm nhận được cái đẹp tuyệt vời của thiên nhiên.

Tâm hồn bạn sẽ khai mở tất cả những khoảng tối bên
trong để cho anh sáng “Chân Thiện Mỹ” tràn ngập nguồn sáng
của tâm linh, khi ấy bạn sẽ cảm nhận được ý nghĩa của Thiền
Quán.
(Cám ơn đời một sớm mai thức dậy. Ta có thêm ngày nữa để
yêu thương.)
Từ ý thưởng này tôi đã viết thành bài thơ lục bát với tựa đề. Vô
thường lá rơi.

Vô Thường Lá Rơi

Sớm mai ta dạo trong vườn
Ngắm hoa cỏ lạ vô thường lá rơi.
Hít sâu hơi đất hương trời
Vươn vai chợt tỉnh, dấu đời qua nhanh.

Sương khuya còn ngủ trên cành
Long lanh nước đọng trong vành lá hoa
Gió lên vừa độ giao thoa
Giọt sương rơi nhẹ vỡ òa trên tay.

68

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Hoa thơm trinh tiết phơi bày
Bướm ong khéo chọn đường bay phiêu bồng
Tình riêng nương tựa cõi lòng
Sớm hôm Nhật Nguyệt xoay vòng bên nhau.

Ngẫu nhiên lục bát mở đầu
Ý thơ vỡ vụn miếng sầu tan nhanh
Dường như ta bỗng hóa thành
Hồn phiêu lạc bước vào ranh giới Thiền.

Quên đi cát bụi lụy phiền
Bờ hư không nối cội tiền kiếp xưa.
Lượng trời rót xuống như mưa
Từ thiên thu đến đẩy đưa ân tình.

69

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Bước Chân Thiền Hành

Bước chân theo lối hành thiền
Tâm linh tĩnh lặng cõi phiền qua nhanh

Cuộc đời hữu hạn hư danh
Thế nhân sao lại tranh dành cùng nhau.

Tâm không day dứt sao đau
Người không tham vọng sao cầu thứ tha.

Sinh ra trong cõi người ta
Tài hoa hứng trận phong ba lẽ thường.

Mình ta ôm lấy đoạn trường
Đôi vai gánh cõi vô thường mà đi

Hoàng hôn khép bóng tà huy
Thời gian nhuộn nét xuân thì héo hon.

Một thời khi tuổi còn son
Suối đam mê chảy bào mòn tâm hư.

Tuổi già khởi niệm suy tư
Thiền Tông góp tiếng ngôn từ Hư Vô.

Rừng xưa thay lá vàng khô
Trăng soi bóng nước, mặt hồ lặng im

Thế nhân sao vẫn đi tìm
Bóng trăng huyền ảo, đắm chìm trong mơ.

Tế Luân

70

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Tôi viết về một cảm nhận vào một buổi sáng sớm ngắm
nhìn cảnh vật trong vườn.
Xin gửi đến các bạn ở khắp mọi nơi, để cùng nhau chia sẻ
những cảm xúc của thơ văn.
Ở quanh ta vẫn còn những tâm hồn lãng mạn.

Trân Trọng
Tế Luân (Tuấn Lê)
.

71

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Những Vần Thơ Thiền
Tế Luân

72

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Lục Bát Và Thiền Định

Ngồi trong tư thế kiết già
Tĩnh tâm nhập định, mở ra cõi lòng
Để hồn vào chốn hư không
Tâm không giao động, hoài mong lòng trần.

Lặng im quán chiếu tinh thần
Nhìn xem vọng tưởng xoay vần đến đâu
Hít vào cho thật thâm sâu
Thở ra nhè nhẹ, khởi đầu thiền môn.

Từ từ cảm nhận lối mòn
Đường đi vào tận, cõi hồn hư vô
Một thoáng ẩn hiện mơ hồ
Lòng trần giao động, đẩy xô bước vào.

73

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Bao tạp niệm, bao khát khao
Sân si ham muốn, kêu gào oan khiên
Giữ tâm bình lặng cõi thiền
Xoá tan tạp niệm, giữ nghiêm tâm hồn

Tâm là khoảng trống vô ngôn
Thiền là cảnh giới, cõi hồn thênh thang
Tấm lòng bình thản riêng mang
Hồn không chao đảo, mơ màng lãng du.

Đời người như lá mùa thu
Trăm năm một giấc, mộng du ta bà
Bàng hoàng nhìn lại mình ta
Bên trong cõi tạm, xót xa phận người.

Tế Luân
Bước vào thiền môn

74

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Tâm Thiền

Tâm thiền tuôn chảy một dòng sông
Con thuyền buông lái thả trôi dòng
Thiền đạo soi sáng, tâm hướng thượng
Chia sẻ tình thương những mặn nồng.
Nhân duyên kết nối, phút thương lòng
Mây xanh cao vút mấy từng không
Tĩnh lặng nghe rơi từng giọt nước
Tuyết phủ ngoài sân, ngọn gió đông.

Tế Luân

75

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê
.

Nghe Tiếng Đời

Nghe tiếng đời còn va chạm nhau
Chuyển dời xô xát chạy qua mau
Vạn ngày dài gió cuồng mưa lũ
Cho những oan tình thấm buốt đau.

Ai trầm luân, tỉnh thức hay chưa?
Lòng trần vọng tưởng mấy cho vừa

Thiền đạo soi tâm ngàn ánh sáng
Dưới bóng thiền quang, ngắm gió mưa.

Tế Luân

76

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Danh Lợi

Danh lợi, hợp tan như khói mây
Thắng thua, đến lúc cũng buông tay
Tiền tài xem nhẹ như mây khói
Như lá thu vàng gió thổi bay.

Sắc sắc, không không, đã định rồi
Tâm an, thiền định sẽ an vui
Chìm theo danh vọng, như mây khói
Thiền định, buông xuôi hết ngậm ngùi.

Tế Luân

77

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Thiền Và Thơ

Thơ là ngôn từ suy tư
Thiền là lắng đọng tâm tư cõi lòng
Thơ là ý tưởng xuôi dòng
Thiền là định hướng tâm hồn thanh cao
Như hai mạch sống dạt dào
Dẫn đưa nhân loại, bước vào thiên thai
Cõi trần ai! Vết hình hài
Chỉ là cõi tạm, nhớ hoài trăm năm.
Tế Luân

78

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Lòng Trần

Lòng trần tơ vương bao hoang tưởng
Cõi hồn vương vấn bụi phong trần
Tưởng chừng, ôm một đời danh vọng
Quanh quẩn mình ta những ngại ngần.

Tỉnh thức xa rời chốn đắm mê
Đạo thiền định hướng lối đi về
Tâm ma tan biến trong đêm vắng
Thanh thản, lòng thiền soi bóng quê.

Tế Luân

79

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Số Không

Sinh ra từ số không
Về lại cũng là không
Tâm an bình tĩnh lặng
Nhận ra cõi hư không.

Giữa đất trời mênh mông
Gạn đục, chờ nước trong

Thân ta là hạt bụi
Cả một đời long đong.

Tội tình còn đa mang
Nhận ra phút muộn màng

Vội quay đầu nhìn lại
Đêm nay, ngồi ngắm trăng.

Tế Luân
Cảm nhận lẽ vô vi
trong thân phận con người.

80

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Gương Soi

Ngồi thiện định chưa hẳn tâm đã định
Cõi hồng trần còn vướng bận bi ai
Bụi trần gian đang che mờ gương ngọc
Tâm không lau, làm sao thấy ngày mai.

Tế Luân

Bước Thiền Hành

Nhẹ bước thiền hành quán nhịp thở
Hít vào thở ra cả niềm mơ
Nhìn vào tâm, chỉ là hoang vắng
Dòng hư vô, sóng vỗ đôi bờ

Một vầng trăng sáng giữa không trung
Sáng cả trần gian đến tận cùng
Lá thu rơi mãi theo về đất
Gió thoảng, mây trôi đến vạn trùng.

Tế Luân

81

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Toạ Thiền

Đời sẽ vui khi vô thường rõ nghĩa
Tâm bình an, nhận biết tình yêu thương
Mây vần vũ lãng đãng quanh sườn núi
Làn khói lam chiều gió thổi vấn vương.
Ai hiểu, kiếp phù vân chiều bóng xế
Sớm họp, tối tan, tạo hoá xoay vần
Ngoài sân, thu về gió cuốn bay lá
Rơi xuống cội sầu, đầy nỗi bâng khuâng.
Tế Luân (Lê Tuấn)

82

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Đời Người

Một kiếp người như trong ảo mộng
Trăm năm qua có cũng như không
Tâm yên định lặng im không sóng
Hồn vẫn bình yên chảy một dòng.

Đạo mênh mông, vốn tánh không đường.
Mà hương thơm rực rỡ muôn phương
Tâm hướng đạo, hồn luôn toả sáng
Không hận không buồn không ghét thương

TL
Cảm nhận về lẽ vô thường

83

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Hồn Mê

Mê đắm khi tâm ma trú ngụ
Bình an, là khi Thiền lên ngôi
Tham sân si tất cả tan biến
Tâm ý bừng lên sáng đạo trời.

Đừng cho tà kiến, vào suy nghĩ
Ma tâm đè nén dòng tư duy
Toạ thiền, xa lánh ba điều ấy
Cảm hóa hồn ta ngay tức thì.

Nhân sinh vốn tánh, tâm lương thiện
Trong như gương chiếu sáng lòng thiền
Hoá thân chánh kiến từ tâm đạo
Nhập thể, đi về trong cõi tiên.

TL

84

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Nhìn Vào Tâm

Hướng vào tâm hồn, ta nhìn thấy
Phật nằm trong thánh địa tâm này
Đáy hồn ta báu vật gìn giữ
Thiện tánh trong ta khối lượng đầy.
Ta còn tìm đến tận nơi xa
Mà quên khó báu, trong hồn ta
Nơi đây hiện diện chân hoàn mỹ
Đừng kiếm nơi nào ngoài chính ta.
TL

85

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Ma Cảnh

Ma Cảnh nhất thời lúc toạ thiền.
Tâm ma quấy nhiễu giấc thôi miên
Dẫn đưa vào bến mơ huyền ảo
Ảo tưởng như là bậc thánh hiền.

Cơn sóng vọng niệm đang ập đến.
Sóng cuồng, vọng niệm vẫn triền miên
Thật hư biến hoà, như tiên giới
Tâm loạn khôn lường lẽ tự nhiên

Xin đừng vọng tưởng cõi thần tiên
Hoá thân thành Phật, thánh nhân hiền
Chỉ là vọng tưởng trong thiền toạ
Ma cảnh hiện thân trong lúc thiền.

TL

86

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Hạt Cát

Thân như hạt cát trên sa mạc
Gió thổi bay vào cuộc lãng du
Nhìn ngắm đổi thay, trong bão cát
Sớm tụ, mai tan, sương khói mù.

Đời người cứ tưởng là vô tận
Cơn gió vừa lên hạt cát bay
Thương nhớ, nghe đời vang tiếng gọi
Một sớm ngày mai, bao đổi thay.

TL

87

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Thiền Là Gì?

Thiền là vầng trăng sáng
Đưa người đến tình thương
Khi tâm đang nhiễu loạn
Thiền chỉ lối đưa đường
Nếu thiền gặp ma cảnh
Tâm sẽ phản bội người
Đem ta vào tà mị
Lạc mất hướng vào đời.

Thiền ở trong thánh địa
Nằm tận đáy tâm hồn
Chỉ khi tâm gạn đục
Sẽ nhận được nguồn ơn.
Thiền như người chiến sĩ
Xông pha giữa chiến trường
Phá tan cơn mộng dữ
Đem người đến tình thương.

Thiền là dòng sông chảy
Vào tận đáy cội nguồn
Thiền là hoa sen nở
Rực rỡ trong tâm hồn.

TL

88

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Dòng Sông Đời

Trên dòng sông trần thế
Đời nổi trôi theo nguồn
Thân ta như chiếc lá
Bồng bềnh theo cõi hồn
Ta một đời bận rộn
Chuyện cơm áo gạo tiền
Sống một thời buông thả
Biết gì đâu đạo thiền.

Bây giờ tuổi đã già
Chiều rơi bóng sương mù
Đời vui, buồn, thắng, bại
Đã hiểu lẽ duyên tu.
Thơ thiền như thoát tục
Thơ tình vẫn đa mang
Theo nàng thơ lãng mạn
Tình và Thiền chung trang.

89

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Bây giờ ta mới hiểu
Biển hư vô mênh mông
Đời sống là cõi tạm
Trăm năm là hư không.
Bây giờ ta mới thấm
Ngọn lửa đỏ chiến tranh
Nấu sôi lòng thù hận
Bốc hơi mù tan nhanh.

Pha loãng những phiền muộn
Thanh lọc cả lỗi lầm
Mở lòng vui thiền đạo
Thiền mênh mông trong tâm.
Suy tư vào thiền đạo
Buông bỏ hết muộn phiền
Hồn nghỉ yên tĩnh lặng
Trôi dần vào cõi tiên.

TL
Suy tư trong một thoáng thiền

90

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Chữ Tâm

Tâm yên định, tâm không manh động.
Hồn trong veo thấy tận khơi lòng
Đạo mênh mông biển đời không sóng
Lặng lẽ bình yên, tận cõi không
Thiền môn không cửa nên không khoá
Không buồn vui, không ghét không thương
Chuyển biến đời người tâm bất ổn
Thiền Toạ khai thông những đoạn trường.
TL

91

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Sen Nở

Sen nở trong hồ đọng giọt sương
Lá xanh cánh trắng nhụy vàng hương
Một làn sương mỏng, hoa lay động
Em bước thăm vườn lòng vấn vương.
Gió nhẹ mưa xuân lòng chợt nhớ
Tuổi hồng, hoa bướm, dạ hoài mong
Tình riêng dâng hiến cho đời sống
Nỗi nhớ bay theo gió bụi hồng.
TL

92

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Sương Mù

Sương giăng phủ trắng núi xa mờ
Thung lũng hoa vàng, đầy ước mơ
Hoa lá còn đang tươi sắc thắm
Cho hồn vương vấn nỗi mong chờ.
Đạo thiền hạnh ngộ theo dòng chảy
Thanh lọc lòng trần an định ngay
Số mệnh đường đời bao sóng gió
Hướng lòng thiền định hoá mây bay.
TL

93

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Tâm Thiền

Tâm thiền tuôn chảy một dòng sông
Con thuyền buông lái thả trôi dòng
Đạo Thiền soi sáng, tâm cao thượng
Lòng thương chia sẻ những tình nồng.

Nhân duyên kết nối, phút thương lòng
Mây xanh cao vút mấy từng không
Tĩnh lặng, nghe rơi từng giọt nước
Tuyết phủ ngoài sân, ngọn gió đông.

Chút lòng thiền.
TL

94

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Luân Hồi

Đông lạnh giá, đường chiều tuyết phủ
Xuân lại về, hoa nở lối đi
Hạ từ xa, lung linh soi nắng
Thu tìm về, vàng úa xuân thì.
Đời ngắn ngủi trăm năm một thoáng
Đạo luân hồi chuyển hoá vần quanh
Tâm thiền đạo, vượt qua luân chuyển
Thân an định, vững bước thiền hành.

TL

95

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Trần Gian

Ta ngắm đời ta vẫn chạy quanh
Như mùa thu đến, lá đầy sân
Gió thổi, lá vàng rơi rụng mất
Để mình ta thân phận phong trần.

Đời người đến, đi, như phòng trọ
Một thoáng xum vầy, lại vẫy tay
Quay đầu nhìn lại, ai còn mất?
Như làn gió thoảng, cánh chim bay.

TL

96

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Lòng Trần

Lòng vẫn tơ vương bao mộng tưởng
Cõi hồn vương vấn bụi phong trần
Tưởng chừng ôm hết đời danh vọng
Quanh quẩn mình ta bóng tối dần.

Tỉnh thức xa rời dòng suối mê
Đạo thiền định hướng lối đi về
Tâm ma tan biến trong đêm vắng
Thanh thản, thiền hành về lối quê.

LT

97

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Hoa Sen Bảy Bước

Đi bảy bước hoa sen chớm nở
Gót hồng trần lan toả niềm mơ
Cội bồ đề, chánh kiến thiền định
Giác ngộ từ tâm, chuyển hoá cơ.

Phật pháp kinh thư đã chuyển vần
Năm châu, bốn biển độ nhân quần
Thập phương, ý nguyện luân hồi chuyển
Phật tánh Di Đà, quán tịnh thân.

Tế Luân
Mừng Ngày Phật Đảng 2021

98

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Thiền Và Mùa Xuân

Mùa xuân về, ý thơ tình nổi sóng
Nắng cất giữ, hoa lá vị hương nồng
Khói bếp ấm, đợi em về ôm ấp
Buổi chiều vàng xuống thấp ở ven sông.

Thơ reo vui, từng chập, hồng thêm lửa
Em khép cửa, che ngọn gió mùa đông
Trời về chiều, ngoài hiên cơn gió hú
Thơ không đề, chỉ một chữ hư không.

Từng chữ thơ, bụi mưa xuân nhỏ giọt
Từng câu thơ, theo cánh hoa xoay vần
Em trở về, bước chân trần hôn đất
Hoá giải lời nguyền, một kiếp phù vân.

99

Triết Học Và Thiền Bên Dòng Văn Thơ Louis Tuấn Lê

Em reo vui theo bước chân thiền quán
Thơ lót đường theo từng dấu em đi
Mùi gỗ thông thơm lừng trang tình sử
Ánh mắt nhân từ, ve vuốt tình si.
Thơ vào trong mắt em, thơ rất thật
Thơ hôn nhẹ môi em, thơ nồng nàn
Thơ chạm da, bàn tay thèm vun xới
Vun xới đời nhau, vun xới xuân tàn.
Tế Luân
Thiền trong thơ

100


Click to View FlipBook Version