The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by lanthicung, 2021-05-05 19:10:05

TIẾNG GỌI VIỆT NAM - LÊ PHI Ô

TIẾNG GỌI VIỆT NAM - LÊ PHI Ô

bay quan sát khó phát hiện. Những cuộc hành quân lục soát
đã khám phá nhiều dấu vết địch cấp trung đoàn. Tôi cho vài
ngƣời lính Thƣợng (sắc tộc Man), giả dạng dân làm rừng, xâm
nhập những vùng nghi ngờ có địch để thám sát nhƣng những
ngƣời lính nầy ra đi không về! Những cuộc chuyển quân của
Ta và Địch làm cho ngƣời dân đoán biết đƣợc tình hình rất
nghiêm trọng nên gồng gánh ra đi bằng nhiều phƣơng tiện
khác nhau. Đêm 25 tháng 12 năm 1974, chi khu Tánh Linh,
cách Hoài Đức 15 cây số về hƣớng đông nam, thất thủ sau
hai tuần lễ kháng cự.

Chi khu Hoài Đức suốt tuần nay bị địch pháo bằng hỏa
tiễn 107 ly và cối 82 ly, trung bình 500 quả một ngày. Pháo
binh của ta chỉ phản pháo cầm chừng vì đạn khan hiếm.
LĐ7BĐQ ở phía nam cũng chạm nặng với khoảng 2 trung
đoàn Việt Cộng. Pháo đội 105 ly của PĐ trƣởng Nguyễn
Hữu Nhân thuộc TĐ181PB/SĐ18BB, tăng cƣờng cho LĐ
7BĐQ đã phải dời vị trí nhiều lần. Cứ mỗi lần qua vị trí mới
là vị trí cũ bị pháo tan nát. Pháo đội nầy đã bị mất 2 khẩu
105 ly vào tay Việt Cộng. Thiết đoàn 5 Kỵ Binh vào tăng viện
cho LĐ7BĐQ cũng bị thiệt hại đáng kể (2 sĩ quan cấp tá bị
tử thƣơng).

Ban ngày bị pháo, ban đêm địch liên tục tấn công, xin phi
cơ C123 yểm trợ và soi sáng không có... tổn thất lên cao mỗi
ngày. Đang cầm máy điều động các đại đội phản công địch
thì 2 anh Cảnh sát Dã chiến hớt hãi chạy đến báo: “Thƣa
thẩm quyền, ông trƣởng chi của tụi tôi bị Việt Cộng bắt
rồi!”. Tôi tái mặt, chi Cảnh sát nằm ngay trong chi khu và
cách BCH/TĐ của tôi khoảng 30 thƣớc với một tiểu đội
Cảnh sát Dã chiến, gần mƣời cảnh sát viên và tổ thám báo
của tiểu đoàn 5 ngƣời... mà bị Việt Cộng bắt?! Tôi và
Thƣợng sĩ Hƣờng, Thƣờng vụ TĐ, 2 cận vệ cùng 2 Cảnh sát
Dã chiến vội vã băng qua chi Cảnh sát. Việt Cộng đã đột
nhập định cắt chi khu ra làm hai vì hỏa lực tại nơi đây tƣơng
đối yếu, trƣớc khi bị anh em Cảnh sát và lính phản công Việt

TIẾNG GỌI VIỆT NAM 199

Cộng khi rút lui đã bắt Đại úy Long Trƣởng chi và 2 Cảnh
sát viên mang theo. Một số lính tiểu đoàn và Cảnh sát tử
thƣơng. Tôi tăng cƣờng thêm 3 ngƣời lính của toán hỏa đầu
vụ tiểu đoàn cho chi Cảnhsát (vì không còn quân). Trên
đƣờng trở lại BCH/TĐ, thoáng thấy một bóng ngƣời nép vội
vào gốc cây xoài bên hông văn phòng quận cách tôi khoảng
10 thƣớc, dáng dấp khả nghi không giống nhƣ lính. Tôi ra
dấu cho Thƣợng sĩ Hƣờng cùng một anh lính nép vào tƣờng
sẳn sàng yểm trợ, tôi và anh cận vệ còn lại bò về hƣớng cây
xoài sẵn sàng nhả đạn. Bóng ngƣời lạ xê dịch nhƣ muốn
chạy, cả hai chúng tôi hƣớng súng sẵn sàng bóp cò. Bỗng
một quả chiếu sáng tay bừng sáng trên trời soi rỏ bóng ngƣời
lạ chỉ còn cách tôi khoảng 3 thƣớc, không có súng và hình
nhƣ đàn bà. “Nữ đặc công VC?”. Vừa thoáng nghĩ trong đầu
thì anh cận vệ của tôi đã nhảy chồm lên tên đặc công còn
súng của tôi thì kê sát vào lƣng hắn sẵn sàng bắn.Anh cận vệ
la lên:“Mày hả?”. Anh ta quay lại tôi nói nhỏ: “Con bé
Hạ, ông thầy ơi!”. Tôi quát khẽ: “Mầy làm gì ở đây?!”. Cô
bé mặt còn nguyên nét sợ hãi: “Dạ em... dạ em...!”. Vài quả
đạn pháo nổ quá gần, chúng tôi chạy ùa vào lô-cốt kế cận.
Tôi hỏi lại: “Mầy làm gì ở đây?”. Thƣợng sĩ Hƣờng nói:
“Mấy bữa nay, nó thay thằng Xuân đi tiếp đạn cho anh em”.
Tôi nói nhƣ trách cứ Thƣợng sĩ Hƣờng: “Mấy bữa nay?!
Thằng Xuân đâu mà nó phải đi tiếp đạn?”. “Dạ, thằng Xuân
anh của nó... chết rồi!”.

Tôi hụt hẫng, cổ họng có cái gì nghèn nghẹn! Ông già
Mai, ba của con bé Hạ một nông dân hiền lành sống với
ruộng rẫy, Thằng Đông con lớn của ông đi lính rồi tử trận
ngoài miền trung, từ đó mỗi khi đi làm rẫy nhận đƣợc tin tức
gì của Việt Cộng ông đều bí mật báo với chính quyền. Bọn
cơ sở nằm vùng của Việt Cộng biết đƣợc đã chặt đầu ông
ngoài rẫy với bản án để răn đe. Thằng Xuân là lính của tiểu
đoàn tôi... con bé không dám ở nhà một mình nên vào đồn
sống với anh của nó. Bây giờ thằng Xuân chết rồi, nó sẽ sống
với ai?!! Tôi nói thật khẽ với Thƣợng sĩ Hƣờng, nhƣ nói với

200 Lê Phi Ô

chính tôi: “Bố Hƣờng, tạm thời Bố nuôi con Hạ giùm tôi...
để khi nào yên tôi sẽ tính sau!”. Tôi quay về hầm chỉ huy
dƣới làn mƣa pháo của địch.

Sau khi Tánh Linh thất thủ, bọn Việt Cộng dồn cả lực
lƣợng cấp sƣ đoàn tấn công LĐ7BĐQ và chi khu Hoài Đức
do tiểu đoàn tôi tử thủ với quân số còn lại khoảng hơn 200
ngƣời. Trƣớc trận đánh, vì Bình Tuy không đủ quân số nên
xin tăng cƣờng 2 tiểu đoàn ĐPQ. QĐ3 chỉ tăng cƣờng một
tiểu đoàn ĐPQ cho chi khu Tánh Linh từ Long An đến:
TĐ335/ĐPQ, còn tiểu đoàn của tôi thì bổ sung quân số lên
đến hơn 500 ngƣời lấy từ các tiểu đoàn khác trong tiểu khu.
Xác chết Việt Cộng vì không ai chôn nên đã bốc mùi. Xác
lính thì chôn tạm, phủ poncho. Thƣơng binh còn kẹt lại
khoảng 50 ngƣờ,i vừa nặng vừa nhẹ, vì trực thăng vào vùng
không đƣợc do phòng không Việt Cộng dày đặc và nhiều
chuyến phải quay đầu lại vì phải ƣu tiên cho mặt trận Phƣớc
Long. LĐ7BĐQ triệt thoái khỏi Hoài Đức nhƣ thế với tiểu
đoàn ĐPQ của tôi còn lại hơn 200 ngƣời bị SĐ 6 Tân Lập
VC, TRĐ812 Sông Mao và 4 TĐ Đặc Công 18, 19, 20 và
200C, bao vây tấn công ngày đêm (Việt Cộng từ 6 đến 8
ngàn quân - tham khảo tài liệu của Dr. Đức Phƣơng, tác giả
“Chiến tranh VN toàn tập”). Thƣợng cấp cho tôi toàn quyền
quyết định đi hay ở, tôi đã cho thăm dò nhiều lần con đƣờng
rút nhƣng không thể thực hiện đƣợc. Nếu lính tráng thì đƣợc
còn vợ con họ thì sao? Và thƣơng binh nữa? Chúng tôi quyết
định tử thủ.

Tôi gọi 2 đại đội của tôi bên ngoài thì ĐĐ1 của Đại úy
Trƣơng Kiêm tan hàng trong đêm mất hẳn liên lạc, ĐĐ2 của
Trung úy Thời còn lại hơn 40 ngƣời, ĐĐ512/TS của Trung
úy Đƣờng vừa lui lại khu vực chợ cách BCH/CK không xa vì
áp lực địch quá mạnh. Ngay trƣa hôm đó Trung úy Đƣờng tử
thƣơng và Trinh sát tan hàng. Bây giờ thì không riêng gì con
bé Hạ mà cả các chị vợ và con lính cũng đƣợc cấp phát súng
đạn. Vợ Trung sĩ Hảo là cô đỡ (Bà Mụ ở nông thôn) trở

TIẾNG GỌI VIỆT NAM 201

thành y tá của tiểu đoàn, hai tay chị đầy máu, một thƣơng
binh cánh tay trái chƣa đứt lìa hẳn đã bốc mùi thối phải cắt
bỏ, không còn thuốc tê, với lƣỡi dao cạo râu chị cố lấy bình
tỉnh cắt bỏ cánh tay, anh thƣơng binh cắn răng chịu với hai
hàng nƣớc mắt chảy liên tục vì quá đau đớn! Tôi cố gắng an
ủi từng ngƣời, anh tài xế của tôi bị gãy chân trái vì đạn pháo,
thấy tôi anh ấy khóc. Tôi cố an ủi, bảo rằng vết thƣơng của
anh không đến nỗi cƣa chân đâu. Anh ấy nói trong nƣớc mắt:
“Không phải em sợ cƣa chân đâu, nếu đƣợc tải thƣơng coi
nhƣ chắc chắn đƣợc sống... ông thầy còn kẹt lại, em thƣơng
cho ông thầy quá!”. Anh ấy nghẹn lời không nói đƣợc, anh
ấy đâu biết rằng tôi còn nghẹn hơn anh ấy nữa! Tình Huynh
Đệ Chi Binh nhƣ thế đó, lúc nguy nan chỉ nghĩ đến ngƣời
khác mà quên nghĩ đến chính mình. Sau ngày tôi ra tù, anh ấy
hay tin, từ Sàigòn với đôi nạng gỗ và một chân... lặn lội
xuống BàR thăm tôi.

Con bé Hạ đầu quấn khăn tang cho anh nó bằng cuộn
băng vải trắng, mặc áo trận, vai mang súng M16. Ngƣời nó
trông cứng cỏi nhƣ một ngƣời lính thực thụ, mới 16 tuổi mà
trông nhƣ 30, 40 tuổi. Một tiểu đội nữ binh mới đƣợc bổ
sung đặt dƣới quyền chỉ huy của Thƣợng sĩ Hƣờng, Tiểu đội
trƣởng là vợ của Trung sĩ nhất Man Ngui, ngƣời Thƣợng.

Các toán thám sát đƣợc tung ra ngoài nay đã trở về, họ
báo là bọn Việt Cộng dày đặc.Ttiểu đoàn không còn cách
nào rút lui đƣợc, nếu cố mở đƣờng máu thì cơ hội sống sót
may lắm là 1/3. Hôm đó bọn Việt Cộng không tấn công ban
ngày mà chỉ pháo. Tôi đoán là đêm nay bọn chúng sẽ làm
thịt chúng tôi... các thƣơng binh còn cầm súng đƣợc đều phải
ra tuyến ngoài, các Sĩ quan phải rời bỏ vị trí chỉ huy ra ngoài
cùng anh em chiến đấu tới hơi thở cuối cùng kể cả tôi, nhƣng
đêm đó vẫn yên tỉnh đến lạ lùng và ngạt thở. Đúng 9:00 giờ
sáng ngày 4 tháng 1 năm 1975, với tất cả hỏa lực của đủ loại
súng, bọn Việt Cộng bắn nhƣ vãi đậu, tiếng hò hét xung
phong man rợ. Anh em chúng tôi mắt mở trừng trừng, tay để

202 Lê Phi Ô

sẳn cò súng nghiến răng... chờ giây phút sau cùng của đời
mình sẽ đến! Bọn Việt Cộng vẫn chƣa xung phong, Đại úy
Đinh Quang Chính Trƣởng Ban 3/TĐ quay lại tôi hét lớn:
“Trung Hiếu... khoan cho lịnh bắn, tụi nó dụ cho mình hết
đạn đó!”. Tôi gật đầu đáp nhận. Không riêng gì Đại úy
Trƣởng Ban 3 mà tất cả hình nhƣ cũng hiểu nhƣ vậy! Vài lần
hò hét xung phong không có kết quả, bọn Việt Cộng nổi điên
xung phong thật... Chiến trƣờng bây giờ là địa ngục, là máu,
là thịt xƣơng vung vãi khắp nơi... Lần đầu tiên trong đời tôi
nhìn thấy đƣợc địa ngục!!!

Trƣớc đó chừng 20 phút, tôi đàm thoại với một giọng nói
lạ trong máy truyền tin bảo tôi cho biết tọa độ chính xác để
bắn yểm trợ, Việt Cộng không thể gạt đƣợc tôi, tôi chửi
trong máy: “Tiên sƣ các anh, muốn bắn thì bắn đi, cái quận
to tổ bố không nhìn thấy sao mà còn xin tọa độ!”. Và mới
đây thôi tiếng ngƣời lạ lại vang lên trong máy AN/PRC25:
“Yêu cầu Bạch Vân cho biết tọa độ chính xác của ta và
địch!” (Bạch Vân là danh hiệu của tiểu đoàn tôi lúc đó). Tôi
đáp: “Tao ở bên trong, tụi bây ở bên ngoài... muốn chơi thì
cứ chơi!”. Nói xong tôi cúp máy. Bọn kiểm thính của tụi nó
biết cả danh hiệu truyền tin tiểu đoàn, biết thì biết.Giờ phút
nầy bọn chúng nó có muốn biết tên cha mẹ của tôi... tôi cũng

cho luôn!

Tôi vừa buông ống liên hợp thì tiếng kèn, tiếng hô xung
phong của Việt Cộng vang trời xen kẽ với tiếng đạn nổ chát
chúa long trời lỡ đất. Tiếng đạn đại bác tung cát bụi mịt mù...
hình nhƣ cả ngàn quả nổ cùng một lƣợt nhƣng không có quả
nào lọt bên trong mà nổ phía bên ngoài hàng rào, nổ ngay tên
tuyến của Việt Cộng. Trong cát bụi mịt mờ từng thân xác của
bọn sanh Bắc tử Nam bị hất tung lên cao từng đợt, từng đợt,
tiếng đạn đại bác nổ liên tục vào bọn Việt Cộng nghe ghê
rợn hơn “ lịnh xé xác” trong chuyện kiếm hiệp Kim Dung.
Hơn trăm mạng ngƣời còn sống sót của chúng tôi ngẩn ngơ
quên cả bóp cò súng, giƣơng đôi mắt nhìn một màn xi-nê

TIẾNG GỌI VIỆT NAM 203

sống động và hay hơn tất cả phim chiến tranh mà chúng tôi
đã từng xem trƣớc đây. Vì đây là cảnh thật chứ không phải
trong màn ảnh, tiếng đạn đại bác vẫn nổ liên tục cho đến
trƣa... và, trong tiếng đại bác reo hò là tiếng máy bay oanh
tạc phản lực nghe càng lúc càng rõ. Trên bầu trời những
chiếc F5 quen thuộc xuất hiện nhƣ những thiên thần. Tiếng
đại bác vừa ngƣng là những F5 nầy chúi xuống thả từng cặp
bom Napal trên đầu giặc, biến Võ Đắt thành biển lửa. Quân
tử thủ chợt tỉnh cơn mê... há hốc rồi bỗng nhiên vỡ òa tiếng
reo hò ầm ĩ: “Quân tiếp viện đến... Quân tiếp viện đến!”.
Đại úy Chính Trƣởng Ban 3/TĐ chạy lại phía tôi la lớn:
“SĐ18BB vào tới rồi, mình sống rồi Trung Hiếu ơi!”. Nƣớc
mắt lƣng tròng, tôi, Đại úy Chính và hình nhƣ tất cả chúng
tôi đều khóc! Những giọt nƣớc mắt sung sƣớng lăn dài trên
gò má rồi chảy xuống chiến bào đã khô cứng vì cát, đất và
máu của đồng đội. Võ Đắt đã đƣợc hồi sinh sau 33 ngày
sống trong địa ngục!!!

Tôi đi một vòng quanh tuyến phòng thủ, đứng nghiêm
chào trên mỗi xác của đồng đội, ôm chặt hai vai hoặc nắm
chặc bàn tay những anh em còn sống hoặc bị thƣơng để nghe
niềm xúc cảm dâng trào trong tim thay cho muôn vạn lời
nói! Khi ngang qua một lô-cốt, tôi thấy bé Hạ ngồi khóc. Tôi
hoảng hốt hỏi cô bé có bị thƣơng không? Nó không nói mà
đƣa tay chỉ xuống hầm. Tôi chui vào, xác của hai chị vợ lính
nằm kề bên nhau tay vẫn còn giữ chặt súng. Nhìn qua lỗ
châu mai, khoảng cách gần, xác của 3 tên Việt Cộng bị bắn
bể toang đầu. Nhìn lại thân xác các chị nằm đó nhƣ ngƣời
đang ngủ say! Tôi đứng nghiêm chào và thầm nói: “Thƣa
các chị, xin các chị hãy yên giấc ngàn thu... Tổ quốc muôn
đời mãi ghi ơn các chị! Trong trận chiến khốc liệt để bảo vệ
sự an nguy, Tự Do, Hạnh Phúc cho ngƣời dân miền Nam nói
chung, đồng bào Hoài Đức Bình Tuy nói riêng... sự hy sinh
của các chị sẽ đƣợc ghi vào sử sách của những ngƣời lính
không có số quân, và không có cả luôn 12 tháng lƣơng tử
tuất. Các chị đã nối bƣớc tiền nhân, không hổ danh con cháu

204 Lê Phi Ô

của Bà Trƣng, Bà Triệu. Tôi xin đại diện cho những ngƣời
còn sống hôm nay kính cẩn nghiêng mình trƣớc vong linh
của những Anh Hùng Liệt Nữ... vô danh. Xin ngàn thu vĩnh
biệt!”. Nƣớc mắt của tôi tự dƣng trào ra...

Tôi bƣớc ra khỏi hầm với gƣơng mặt trầm buồn, nhƣng
tâm tƣ chất chứa niềm kiêu hãnh cho một thế hệ, bất kỳ Nam
hay Nữ, đã và đang cống hiến cuộc đời và thân xác cho cuộc
chiến chính nghĩa, bảo vệ sự an bình và tự do cho đất nƣớc

VNCH!

Tôi ngƣớc mặt lên nhìn trời, cảm ơn Thƣợng Đế đã cho
tôi và các anh em binh sĩ đƣợc sống, chiến đấu và đƣợc biết
thế nào là hai chữ anh hùng trong chiến trận... và, tôi may
mắn đƣợc chiến đấu bên cạnh những anh hùng đó, những
Chiến sĩ Anh hùng Vô danh mang tên “Vợ Lính”!

Lê Phi Ô
Cựu TĐ trƣởng TĐ344ĐPQ - KBC.6993

TK Bình Tuy - KBC.4891

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Nam trƣớc họa xâm
lăng của Cộng Sản phƣơng Bắc, QL/VNCH đã có biết bao
Anh Hùng, Liệt Nữ vị quốc vong thân. Bên cạnh đó, có
những sự hy sinh không kém hào hùng ít đƣợc nhắc tới, tôi
muốn nói đến những ngƣời lính không có số quân:“Vợ lính”.

TIẾNG GỌI VIỆT NAM 205

Hồi ký chiến trƣờng

CHIEÁN TRÖÔØNG BÒ... BOÛ QUEÂN...!

◙ Mở đầu:

Đầu tháng 12 năm 1974, Thƣợng tƣớng Trần Văn Trà, Tƣ
lệnh Quân Khu 7 Việt Cộng, xử dụng SĐ6 gồm TRĐ274,
TRĐ33, 1 TRĐ Pháo và 3 TĐ Đặc Công 18, 19 và 20. Ngoài
ra còn đƣợc QK6 Việt Cộng tăng cƣờng thêm TRĐ812 và
TĐ Đặc Công 200C từ Phan Thiết vào. Quân số Cộng Sản
ƣớc chừng từ 8 đến 10 ngàn ngƣời, mƣu toan đánh chiếm 2
chi khu cực bắc của tỉnh Bình Tuy là Tánh Linh và Hoài
Đức. Việt Cộng đặt tên là “Chiến dịch Tánh Linh và Hoài
Đức” (tham khảo tài liệu của Dr. Nguyễn Đức Phƣơng tác
giả “Chiến tranh VN toàn tập”).

Nếu chiếm đƣợc chi khu Hoài Đức, Việt Cộng sẽ cắt đứt
đƣợc QL1, con đƣờng huyết mạch đi miền Trung tại Ngã 3
Ông Đồn và cắt luôn QL20, đƣờng đi Đà Lạt tại cây số 125
thuộc xã Phƣơng Lâm, quận Định Quán của tỉnh Long
Khánh. Nhƣng chi khu Hoài Đức đƣợc SĐ18BB giải vây nên
chúng chỉ chiếm đƣợc chi khu Tánh Linh nằm sâu trong lãnh
thổ tỉnh Bình Tuy, do đó QL1 và QL20 vẫn không bị ảnh
hƣởng áp lực của Cộng quân.

◙ Phần 1: CHI KHU HOÀI ĐỨC THẤT THỦ 20/3/1975.

Trƣớc khi tiến đánh tỉnh Long Khánh, chúng phải thanh
toán 2 chi khu Định Quán và Hoài Đức trƣớc, mà chúng gọi
là “Bóc Vỏ”, để không gây trở ngại cho chúng trên đƣờng
tiến quân. Tại Hoài Đức hiện có một TĐ/ĐPQ và một tiểu
đoàn của TRĐ43/SĐ18BB tăng phái phòng thủ.

Trận đánh mở màn từ 9 tháng 3 năm 1975. TĐ344ĐPQ
của tôi (ngƣời viết) đang đóng quân tại tỉnh lỵ Bình Tuy để
bổ sung quân số và tái trang bị, do tổn thất trong trận đụng

206 Lê Phi Ô

độ suốt 33 ngày với Cộng quân tại xã Võ Đắt, quận Hoài
Đức tháng 12/1974. Đƣợc lịnh khẩn cấp nhảy vào Hoài Đức
để tăng viện.

Từ 12 tháng 3, Cộng quân bắt đầu bao vây và pháo kích
chi khu. Phòng thủ nội vi chi khu do TĐ369ĐPQ. Bên ngoài,
nằm về hƣớng tây cách chi khu 2 cây số có TĐ3/43/SĐ18BB
tăng phái. Cũng trong ngày 12 tháng 3 TĐ344ĐPQ của tôi
đƣợc trực thăng đổ quân và đóng tại ấp Chính Tâm 3, nằm
trên tỉnh lộ 333 (TL333), về hƣớng Nam và cách chi khu 7
cây số. Đến đêm 14 tháng 3, tôi đƣợc lịnh rút bỏ các vị trí
đang đóng quân và tiến về Hoài Đức càng gần càng tốt.
Chúng tôi suốt đêm gom quân và sáng ra đƣợc chi khu cho
biết xã Gia Rây nằm trên TL333 thuộc Long Khánh đã bị địch
chiếm. Nhƣ vậy đƣờng bộ duy nhất từ chi khu Hoài Đức
thông ra QL1 đã bị cắt đứt. Trên trục tiến quân, tiểu đoàn
chạm địch nhƣng không mạnh. Chúng tôi nhanh chóng thanh
toán mục tiêu và đến chiều thì chiếm đƣợc cao độ 60m (Đồi
Đá) cách BCH/CK 2 cây số về phía Nam.

Chi khu xin phi cơ oanh kích các vị trí Cộng quân nhƣng
QK3 trả lời không có. Pháo binh chỉ có 2 khẩu 105 ly với đạn
dƣợc thiếu hụt, so với Việt Cộng có cả một trung đoàn Pháo
mặt đất và phòng không.

Với quân số một sƣ đoàn, Trần Văn Trà còn xin tăng
cƣờng thêm 2000 quân. Tƣơng quan lực lƣợng quân số của
ta chỉ bằng 1/10 của Việt Cộng với hỏa lực yểm trợ đầy đủ.
Trong lúc này ở miền Trung, phía ta đã có những cuộc lui
binh, dân chúng gồng gánh nhau chạy về Nam để tránh Việt
Cộng tàn sát nhƣ Tết Mậu Thân 1968 và mùa hè 1972. Tình
hình chiến sự khắp 4 vùng chiến thuật ở thế dầu sôi lửa bỏng
vì thế, thƣợng cấp đã quên đi một cái quận nhỏ bé nhƣ Hoài
Đức với những ngƣời lính ĐPQ đang đơn thƣơng độc mã đối
diện với một hoặc hơn một sƣ đoàn Cộng quân.

Suốt cả tuần chúng tôi xin viện quân, xin phi cơ tiếp tế
đạn dƣợc và lƣơng thực, xin trực thăng tản thƣơng, xin tiếp

TIẾNG GỌI VIỆT NAM 207

tế đạn pháo binh đã gần cạn... Tất cả đều đƣợc trả lời là

KHÔNG CÓ!!!

Ngày 19 tháng 3, cƣờng độ tấn công của Cộng quân vào
BCH/CK và các cánh quân của ta trở nên khốc liệt. Đêm xuống,
kho xăng nằm ngoài hàng rào phòng thủ chi khu bốc cháy,
những thùng xăng 200 lít bắn lên trời nổ tung và phủ chụp
xuống nhƣ trái cầu lửa.

Trƣớc tình hình này BCH/CK sẽ không thể nào đứng vững.
Tôi lịnh cho cánh B phối hợp và đặt dƣới quyền điều động
của Thiếu tá Dƣ, TĐ trƣởng TĐ3/43/SĐ18BB, đánh mạnh
vào mặt sau BCH/CK (hƣớng Tây). Cánh A của tôi đánh vào
hƣớng chính Nam. Đến nửa đêm thì tôi mất hẳn liên lạc với
cánh B. Đến 4:30 sáng, cả một vùng lửa đạn nay im lặng lạ
lùng. BCH/CK, TĐ369/ĐPQ, TĐ3/43/SĐ18BB và cánh B
của tô, tất cả đều im lặng vô tuyến, cố gắng liên lạc nhiều lần
không đƣợc. Tiếng súng bên trong BCH/CK cũng im bặt từ
lâu. Đến 6 giờ sáng ngày 20 tháng 3, bắt gặp vài anh lính của
chi khu thoát đƣợc ra ngoài cho biết BCH/CK đã bị Việt
Cộng tràn ngập lúc 4:30 sáng. Quyết định thật nhanh, tôi cho
cánh A lùi lại chiếm giữ Đồi Đá, tổ chức phòng thủ để sẵn
sàng tử chiến trận cuối cùng, vì sau khi chiếm đƣợc cứ điểm
chi khu bọn chúng sẽ quay lại thanh toán nốt cánh A của tôi.

Tại Đồi Đá nơi cánh A của tôi đang cố thủ, ngoài ra tất cả
đã lọt vào tay Việt Cộng mà địch quân đông cấp sƣ đoàn,
xung quanh tôi rừng bạt ngàn với bán kính trên 40 cây số
không có bạn. Đài tiếp vận truyền tin ở núi Chứa Chan nằm
cạnh QL1 và xã Gia Rây cũng đã bị địch chiếm 2 hôm trƣớc.
Từ đây về tới tỉnh lỵ Bình Tuy khoảng 80 cây số đƣờng rừng.
BCH/CK, TĐ369ĐPQ, TĐ3/43/SĐ18BB và cánh B của tôi có
lẽ đã tan hàng và hoàn toàn mất hẳn liên lạc. Tôi cho trải tấm
banner màu đỏ để hy vọng chiếc phi cơ nào đó bay ngang có
thể nhận ra quân bạn. Nhìn về hƣớng Bắc (hƣớng BCH/CK)
cách tôi 500 thƣớc trống trải vì đây là rẫy ngƣời dân trồng
đậu phọng Việt Cộng đang đào hầm. Sau lƣng tôi phía Nam

208 Lê Phi Ô

của ngọn đồi, bọn chúng cũng đang đào hầm. Hƣớng Đông
cây rừng dày đặc nên khó quan sát, và ít nhất địch quân có cả
một trung đoàn đang chờ đợi. Hƣớng này có một ngọn đồi
nhỏ cách tôi 200 thƣớc, ĐĐ2 đã cho một trung đội chiếm
giữ. Hƣớng Tây toàn gai tre, đất thấp và sũng nƣớc nhiều
đoạn phải bò chứ không đi thẳng lƣng đƣợc, tôi đã cho tiểu
đội Thám Báo lục soát và chƣa thấy dấu vết của địch... Đây
là tử địa nhƣng chúng tôi phải chọn hƣớng này để rút quân vì
qua khỏi rừng tre độ 1000 thƣớc chúng tôi men theo rẫy mía
của dân để ra sông La Ngà, cách đó 2 cây số, với điều kiện
phải rút đi khi trời vừa sập tối (bên kia sông là lãnh thổ Long

Khánh).

Lịnh cho các ĐĐ trƣởng kiểm soát lại súng đạn và lƣơng
thực. Lƣơng khô chỉ đủ dùng cho một ngày, đạn dƣợc thì có
thể chiến đấu đƣợc vài giờ vì cả tuần nay không đƣợc tiếp tế,
nƣớc uống thì vô cùng thiếu thốn vì là mùa nắng nên các con
suối đều cạn khô.

Tôi nhìn quanh một vòng, gƣơng mặt những ngƣời lính
lớn tuổi trông có vẻ khắc khổ vì nắng gió chiến trƣờng, ai
cũng tỏ ra đăm chiêu nhƣng tuyệt nhiên không tỏ vẻ gì lo
lắng hay sợ hãi. Những anh lính trẻ vẫn chụm đầu cƣời cợt,
chuyền tay nhau từng điếu thuốc... Tự dƣng, lòng tôi dậy lên
mối tình cảm lạ lùng, một tình thƣơng anh em ruột thịt chứ
không chỉ là tình chiến hữu thƣờng ngày... Rồi, chỉ một vài
giờ nữa đây, họ có còn sống sót để mà đùa giỡn, để mà về
với gia đình mà nơi đó... mẹ già đang ngóng đợi tin con. Bất
chợt mắt tôi cay cay, tôi cố làm một cử chỉ để xua đi nỗi
buồn đang ập đến trong lòng! Súng M-16 của tôi còn đƣợc 2
băng đạn, khẩu Colt-45 còn đủ 7 viên, 6 viên để chơi với tụi
nó, còn viên cuối cùng... tôi dành lại cho tôi!!

!◙ Phần 2: HÀNH LANG... TỬ THẦN...!!!

Việt Cộng với quân số áp đảo cấp sƣ đoàn, khoảng 4 giờ
30 sáng ngày 20 tháng 3 năm 1975, chi khu Hoài Đức (Bình

TIẾNG GỌI VIỆT NAM 209

Tuy) bị địch tràn ngập. BCH Chiến Thuật, BCH/CK và TĐ
369ĐPQ phòng thủ nội vi chi khu coi nhƣ tan hàng.

Bên ngoài về hƣớng Tây và cách BCH/CK 2 cây số là TĐ
3/43/SĐ18BB tăng phái cùng với 2 đại đội của TĐ344ĐPQ
(cánh B) phải lui về bên kia sông La Ngà, cách đó khoảng 4
cây số, để bảo toàn lực lƣợng sau khi chi khu đã lọt vào tay
địch. Cánh quân này đƣợc trực thăng tiếp cứu và bốc về
Long Khánh sau đó. Thiệt hại của TĐ3/43/SĐ18BB không
rõ. Riêng 2 đại đội thuộc cánh B của tôi: ĐĐ3 của Đại úy
Trƣơng Kiêm theo TĐ3/43/SĐ18BB về đƣợc Long Khánh
36 ngƣời, ĐĐ4 của Đại úy Nguyễn Châu Luyện, sau khi
vƣợt gần 50 cây số đƣờng rừng về đến “căn cứ 5” trên QL1
đƣợc 15 ngƣời.

Chiến trƣờng bây giờ dày đặc địch quân, sau những ngày
mệt mỏi vì giao chiến liên tục, bọn Việt Cộng tạm ngƣng tấn
công để củng cố lực lƣợng trƣớc khi thanh toán nốt mục tiêu
còn lại là cánh A của TĐ344ĐPQ do tôi chỉ huy. Quyết định
thật nhanh, tôi cho cánh A lùi lại Đồi Đá cách BCH/CK 2
cây số về hƣớng Nam. Đây là cao điểm duy nhất giữa vùng
rừng núi bao la rất tốt cho việc phòng thủ và cũng là nơi rất
tốt cho trận đánh cuối cùng trƣớc khi anh em chúng tôi đáp
đền ơn Sông Núi.

6 giờ chiều ngày 20 tháng 3 năm 1975, mặt trời đã xuống
thấp sau ngọn cây, tiếng cuốc xẻng đào hầm của Việt Cộng
từ xa vọng lại nhƣ tiếng cuốc đào huyệt mộ. “Đồ chết nhát”
tôi nguyền rủa nhƣ vậy, bọn chúng ít nhất cũng hơn 4000
quân mà tôi chỉ còn lại trên 200 ngƣời với súng đạn, lƣơng
thực thiếu hụt... chúng lại sợ chết chƣa dám tấn công liền.

Tôi dặn dò các ĐĐ trƣởng cho anh em bỏ lại nguyên lều
võng để Việt Cộng không biết chúng tôi bỏ đồi, chọn một
tiểu đội tình nguyện ở lại... rút sau khi có lệnh. Ban hành
những lệnh chi tiết cần thiết cho một cuộc lui binh mà có thể
không còn một ai sống sót để... trở về !

210 Lê Phi Ô

Bất chợt tôi quay nhìn về hƣớng Võ Đắt, nơi đó có đồng
đội tôi, chiến hữu của tôi, những ngƣời tử trận, những ngƣời
bị bắt làm tù binh hoặc bị thƣơng không hiểu có ai săn sóc
cho họ không? Rồi gia đình binh sĩ, những ngƣời dân buôn
bán ở chợ quen mặt thƣờng ngày... còn sống sót đƣợc bao
nhiêu ngƣời khi mà Cộng quân pháo đủ loại đạn cùng với
hỏa tiễn 107 ly, 122 ly trong suốt cuộc chiến!

Rồi những Thoa, Mai, Hƣơng... với những quán cà phê
quanh chợ trong đó có không ít cô đã làm cho các Chuẩn úy
trẻ quên hết Sàigòn. Tôi cầu mong cho các em đƣợc bình yên
trong cơn bão lửa... những ngƣời con gái quê đẹp dịu hiền
biết mến thƣơng đời lính!

“Đêm nay Xuân Lộc đoàn quân rút
Đành biệt nhau, xin tạ lỗi ngƣời”

....

“Chân bƣớc nửa hồn chinh chiến giục
Nửa hồn Xuân Lộc gọi quay lui!”

Ngồi viết những dòng hồi ký này tôi mới cảm nhận đƣợc
hết nỗi buồn của tác giả 4 câu thơ trên Nguyễn Phúc Sông
Hƣơng khi ông lui binh khỏi Xuân Lộc trong trận chiến 12
ngày tại Long Khánh tháng Tƣ năm 1975.

Đúng 7 giờ 30 chiều, trời đã nhá nhem, rừng núi bao trùm
một màn sƣơng mờ ảo, tôi cho lệnh bỏ đồi. Lợi dụng đƣờng
thông thủy đƣợc che kín bởi cỏ tranh tôi cho đơn vị trƣờn
hàng dọc xuống đồi, băng mình qua rừng gai tre, nơi đây tôi
đã cho tiểu đội thám báo ẩn mình từ đêm trƣớc để theo dõi
địch tình. Vừa đi vừa bò trong rừng tre sũng nƣớc, chỉ một
cử động vô ý gây tiếng động là địch sẽ biết thì chúng tôi coi
nhƣ xong đời.

Gần 10 giờ đêm chúng tôi ra khỏi rừng gai tre, tôi cho lệnh
tiểu đội còn lại trên đồi rút theo. Chúng tôi tiếp tục di chuyển
về hƣớng sông La Ngà nghĩa là hƣớng về Long Khánh cũng
là hƣớng lui binh của TĐ3/43/SĐ18BB.

TIẾNG GỌI VIỆT NAM 211

Tôi chắc chắn hƣớng này tƣơng đối an toàn vì cánh quân
đi trƣớc không chạm địch và địch quân cũng không ngờ lính
Bình Tuy lại rút hƣớng ngƣợc chiều để về Long Khánh cả
100 cây số đƣờng rừng và đồi núi. Lúc gần 2 giờ sáng có
tiếng nổ lớn và tiếng súng nhỏ nổ dữ dội ở Đồi Đá nơi chúng
tôi rút bỏ hồi chập tối. Ngƣng một chút súng lại nổ càng lúc
càng dữ dội hơn. Tôi đoán là Việt Cộng bò lên đồi vƣớng
mìn Claymore gài tự động, bọn chúng tƣởng chúng tôi còn

nên xung phong.

Rạng sáng, đến gần sông La Ngà chúng tôi đi dọc theo để
về hƣớng Nam. Trời vừa sáng hẳn tôi cho cánh quân dừng lại
và phân tán mai phục trong các nơi rậm rạp để đề phòng địch
quân phát hiện. Xung quanh tôi đầy cả Việt Cộng, từ đây về
đến Bình Tuy khoảng 80 cây số rừng núi. Đến tối hẳn chúng
tôi bắt đầu di chuyển, vì là lính Địa Phƣơng nên đƣờng đi
nƣớc bƣớc chúng tôi rành hơn Việt Cộng. Đi quanh co suốt
hai đêm để đánh lạc hƣớng địch vì con đƣờng lui binh về
Bình Tuy, bọn Việt Cộng chắc chắn cho quân phục kích đón
đƣờng chúng tôi. Mờ sáng ngày kế tiếp, chúng tôi băng ngang
một khu vực đầy hầm hố của Việt Cộng bỏ lại, dấu vết của
trung đoàn Pháo, hỏa tiễn 107 ly và 122 ly bọn chúng vừa bỏ
đi độ vài giờ trƣớc khi chúng tôi tới. Khi đã đi khỏi vùng
giao tranh khoảng 10 cây số, chúng tôi băng ngƣợc qua
TL333 để về hƣớng Bình Tuy. Từ đây phải vƣợt 40 cây số
đƣờng rừng để về “căn cứ 5” ranh giới của tỉnh Bình Tuy và
Long Khánh nằm trên QL1. Đoạn đƣờng rừng núi này là
hành lang của tử thần. Chúng tôi phải băng qua khu “Rừng
Lá” địa danh ai nghe cũng giựt mình. Đây là vùng hoạt động
tự do và có nhiều mật khu của Việt Cộng, có thể nói đây là
chốn “Bất khả xâm phạm” của chúng.

5 giờ chiều ngày 22 tháng 3 năm 1975, chúng tôi gặp ga
xe lửa Trảng Táo hoang phế vì đƣờng hỏa xa đã nhiều năm
không xử dụng, giây leo phủ kín vài toa tàu. Trời sắp tối hẳn,
tôi lệnh cho ĐĐ1 đi đầu, cho toán thám sát tiến lên phía

212 Lê Phi Ô

trƣớc, nƣơng theo dấu vết xe hơi trên con đƣờng mòn. Đi
đƣợc một đoạn, toán thám sát báo có ngƣời, tôi cho dàn đội
hình sẵn sàng chiến đấu, nhƣng một toán Việt Cộng đã nhìn
thấy chúng tôi nên bắt buộc phải khai hỏa. Vài tên Việt Cộng
gục chết ngay loạt đạn đầu, tôi cho đánh tràn qua và thuận
đƣờng rút lui về hƣớng Căn Cứ 5.

Thật tình, trên đƣờng di tản chiến thuật, chúng tôi tránh
né tối đa chạm súng với địch vì đạn dƣợc và lƣơng thực thiếu
hụt, không có tản thƣơng hoặc tiếp tế. Quan trọng hơn cả là
chúng tôi mất hẳn liên lạc với BCH/TK Bình Tuy cách xa
chúng tôi cả 80 cây số đƣờng chim bay. Chúng tôi không lấy
chiến lợi phẩm chỉ tịch thu một túi xách tài liệu chúng để
trên xe (xe này chứa đầy thùng gỗ có thể là đạn hỏa tiễn hoặc
súng vì trời tối quá và cần di chuyển gấp nên không biết rõ).
Trời càng lúc càng tối mịt mùng, chúng tôi lấy những vỏ cây
mục có lân tinh gắn vào ba-lô để ngƣời đi sau thấy ngƣời đi
trƣớc mà đi theo.

Cuộc chạm súng lúc chiều coi nhƣ chúng tôi đã bị lộ, phải
thoát khỏi vùng này càng nhanh càng tốt. Đến 3 giờ sáng thì
không đi nổi nữa vì 2 ngày không ngủ, không cơm nƣớc.
Chúng tôi tạm dừng nghỉ ngơi, 5 giờ sáng tiếp tục cho di
chuyển. Đi đƣợc nửa giờ thì gặp một toán Việt Cộng, bọn
chúng bắn B40 rồi bỏ chạy. Việt Cộng đã lùng sục chúng tôi
suốt đêm, nhƣ vậy ở đây có căn cứ của bọn chúng và chúng
tôi bị lộ lần thứ nhì. Con đƣờng về xa tắp mịt mờ và chắc
chắn bọn chúng sẽ hoặc đã bao vây chúng tôi. Cuộc truy
đuổi đang xảy ra và cuộc chạm súng một mất một còn sẽ
không tránh khỏi.

Biết chắc bọn chúng sẽ bám theo, tôi cho ĐĐ1 và ĐĐ/CH
cùng súng nặng đi trƣớc (đại bác 57ly, cối 81ly đã hết đạn),
ĐĐ trƣởng ĐĐ1 là Trung úy Quản, gốc TQLC, ĐĐ phó là
Thiếu úy Ngọc gốc BĐQ, tôi rất tin tƣởng 2 sĩ quan này. Tôi
và Trung úy Vƣơng, ĐĐtrƣởng ĐĐ 2 đi sau để cản hậu. Tôi
cho lệnh ĐĐ 2 chỉ dùng lựu đạn đánh nhau với địch để bọn

TIẾNG GỌI VIỆT NAM 213

chúng không biết chính xác chúng tôi ở đâu, chỉ dùng súng
khi thật cần thiết.

7 giờ sáng bọn Việt Cộng lần theo dấu vết và theo kịp
chúng tôi. Một cuộc chạm súng dữ dội xảy ra, chúng tôi vừa
ném lựu đạn vừa lui dần, đôi lúc phải dùng cả súng. Cứ thế,
ta và địch mất dấu nhau rồi lại gặp nhau cuộc chạm súng kéo
dài cho đến trƣa thì Việt Cộng bắt đầu pháo.

Trong rừng đạn pháo rất nguy hiểm vì trái đạn chạm cành
cây phát nổ, miểng đạn từ trên cao chụp xuống. Nhƣng đạn
nổ cách chúng tôi từ 50 thƣớc hoặc xa hơn đúng theo lộ trình
từ đây về Căn Cứ 5.

Địch đã biết rõ chúng tôi là đơn vị di tản chiến thuật từ
Võ Đắt về Bình Tuy cho nên chúng pháo chận đƣờng. Nếu
tiếp tục lộ trình này còn 40 cây số nữa và phải băng ngang
khu Rừng Lá thì chắc chắn chúng tôi sẽ không còn sống sót
để trở về dù chỉ một ngƣời. Trung úy Vƣơng, ĐĐ trƣởng
ĐĐ2 bị thƣơng, cổ và ngực thấm máu nhƣng vẫn còn di
chuyển đƣợc, tôi cho kè đi lên trƣớc và tôi ở lại sau chỉ huy
trực tiếp ĐĐ2 đi sau cản hậu. Để đánh lạc hƣớng địch, tôi
lệnh cho ĐĐ1 bẻ góc 90 độ để ra Căn Cứ 2 cách đây hơn 10
cây số thay vì Căn Cứ 5 (từ Căn Cứ 1 đến Căn Cứ 4 thuộc
Long Khánh, Căn Cứ 5 đến Căn Cứ 15 thuộc Bình Tuy, các
căn cứ này nằm trên QL1). Đến 2 giờ trƣa thì địch mất dấu
chúng tôi, lúc 5 giờ chiều chúng tôi ra đƣợc Căn Cứ 2. Nơi
đây dân số khoảng 10 ngàn ngƣời nhƣng di tản hết chỉ còn
lại vài trăm ngƣời. Tiểu đoàn ĐPQ ở đây chỉ có 2 đại đội.
Riêng Căn Cứ 1 và 3 đã lọt vào tay Việt Cộng mấy ngày
trƣớc. Tôi vào Căn Cứ gặp vị TĐ trƣởng nhờ máy truyền tin
có ANT-292 gọi về Trung Tâm Hành Quân tiểu khu Bình
Tuy và tôi nhận đƣợc lệnh ngày mai sẽ có trực thăng bốc
chúng tôi (đƣợc biết thêm, sau khi trực thăng bốc chúng tôi
về Bình Tuy thì 2 ngày sau Căn Cứ 2 bị Cộng quân tràn ngập).

Về đến Bình Tuy vào khoảng 8 giờ tối ngày 24 tháng 3
năm 1975, tôi vào trình diện Đại tá Tiểu khu trƣởng để trình

214 Lê Phi Ô

bày sự việc. Ông xem qua tập hồ sơ tôi tịch thâu đƣợc của
Việt Cộng trên đƣờng lui binh, ông cƣời lớn và nói: “Khi tôi
làm TRĐ trƣởng TRĐ48/SĐ18BB) tôi đánh cho TRĐ33 Việt
Cộng tơi tả. Nay về Chỉ huy Diện Địa lại đánh trúng hậu cứ
của chúng nó! Nhƣ vậy là trọn bộ!”.

Đại tá Tiểu khu trƣởng cho lệnh tôi về hậu cứ nghỉ ngơi
ngày mai sẽ tính sau, nhƣng khi ra đến cửa thì tôi ngã gục vì
kiệt sức. Bạn tôi, anh Lê Hùng, TĐ trƣởng TĐ341ĐPQ đã đƣa
tôi vào bệnh viện!

“Địa Phƣơng Quân, đứa con không đƣợc chăm sóc của
Quân Lực VNCH”, họ chiến đấu trong cô đơn, thiếu thốn
mọi bề. Tiếp tế, tải thƣơng, không yểm, pháo yểm tất cả đều
không có. Thậm chí chiến trƣờng bị địch quân tràn ngập
buộc phải di tản chiến thuật không có lấy một chiếc máy bay
tìm kiếm hoặc dẫn đƣờng. Nhƣng họ vẫn tận tình chiến đấu
để bảo vệ đồng bào, bảo vệ quê hƣơng.

Chỉ hơn 3 tháng với 2 lần giao tranh kể từ tháng 12/1974
đến tháng 3/1975, con số thƣơng vong cả 2 lần cộng lại của
tiểu đoàn tôi gần 500 ngƣời. Ngoại trừ những ngƣời bị thƣơng
chƣa biết sống chết, những ngƣời bị địch bắt làm tù binh,
những ngƣời bị mất tích... Đa số họ đã anh dũng đền nợ
nƣớc! Tiếc thƣơng họ có chăng những giọt nƣớc mắt nhỏ
xuống tiễn đƣa của mẹ già và đàn em nhỏ, của những góa
phụ tuổi đời chƣa tới đôi mƣơi và của những chiến hữu đứng
cúi đầu lặng lẽ trong tiếng kèn truy điệu... tiễn đƣa!

Nhà thơ Trạch Gầm đã viết:

Đã là lính mà không quen ly biệt,
Thân làm sao đứng nổi giữa chiến trƣờng!

Tôi đã cố gắng làm quen với ly biệt và vẫn còn đang cố
gắng... nhƣng, làm quen theo cái kiểu này thì thê thảm quá...
phải không anh?!

TIẾNG GỌI VIỆT NAM 215

TRẬN CHIẾN CÔ ĐƠN...!

tặng anh Lê Phi Ô và các chiến sĩ TĐ344ĐPQ
Trận chiến cô đơn anh hùng vẫn sống
Giang sơn này từng giọt máu đào rơi
Vẫn uy dũng giữa đất trời lồng lộng
Trung hiếu này da ngựa bọc xác phơi.
Ngƣời biết chết vẫn ôm lòng chiến đấu
Giữ non sông xanh mạ giữa đông tàn
Giữa thê lƣơng trái tim còn nung nấu
Diệt giặc thù dù thân thể nát tan.
Ngƣời đã sống cho đất trời đƣợc sống
Cùng dân lành bám đất giữ quê hƣơng

Cho đồng nƣơng rợp lúa vàng xanh mộng
Cho mắt ngƣời em gái bớt lệ vƣơng.
Anh chỉ còn phút giây này tử thủ
7 viên còn sót lại rửa hờn anh
6 viên kia dành trả thù cho nƣớc
Viên cuối cùng anh viết nốt sử xanh!
NXV (ngƣời xứ Vạn - Australia).

216 Lê Phi Ô

Hồi Ký Chiến Trƣờng

Đầu tháng 4 năm 1975, tiểu khu Bình Tuy đƣợc tiểu khu
Bình Thuận thông báo: Đoàn ngƣời di tản từ các tỉnh miền
Trung (sau cuộc lui binh của QK2) đang hỗn loạn tràn vào
thị xã Phan Thiết. Lẫn lộn trong đó có một số tù nhân trốn
thoát, thành phần bất hảo và cả Việt Cộng giả dạng lính
Quốc Gia, bắn, cƣớp phá gây sợ hãi cho đồng bào tỵ nạn
cũng nhƣ dân chúng địa phƣơng và tiếp tục đi về hƣớng tỉnh
Bình Tuy. Tiểu khu Bình Tuy tức khắc xin QK3 tăng phái
một đại đội Quân Cảnh (QC), làm nút chận từ ngã ba 46
(nằm trên QL1), từ đây... đi về hƣớng Đông khoảng 24 cây
số là đến thị xã La Gi nằm trên bờ biển và cũng là tỉnh lỵ của

Bình Tuy.

TĐ344ĐPQ của tôi (ngƣời viết) chiếm giữ các điểm trọng
yếu để ngăn đà tiến quân của Việt Cộng đồng thời bảo vệ
đồng bào di tản cũng nhƣ bảo vệ QC làm nhiệm vụ tƣớc khí
giới những quân nhân thất lạc đơn vị, và bất cứ ai có vũ khí
trong đoàn ngƣời di tản. Những đơn vị còn sĩ quan chỉ huy
thì đƣợc giữ lại vũ khí và chờ lệnh QĐ III. TĐ341ĐPQ của
Lê Hùng phối hợp với QC để ngăn ngừa cƣớp phá và đƣợc
lệnh bắn hạ bất cứ ai có vũ khí mà không tuân theo QC.

Một đoàn ngƣời ƣớc chừng 300,000 lôi thôi lếch thếch,
đói khát, áo quần rách tả tơi trong đó nhiều ngƣời kiệt sức
chậm rãi tiến vào thị xã La Gi, bỏ lại sau lƣng những thân
nhân, bạn bè và những ngƣời đồng hành chết gục trên đƣờng
chạy loạn vì thất lạc, vì chết đói, vì tan thây dƣới pháo địch.
Ngƣời lính chúng tôi dù sắt đá đến đâu cũng phải ngậm ngùi
trƣớc những đau thƣơng tang tóc mà đồng bào đang gánh
chịu, trƣớc hận thù máu lửa do bọn giặc cộng phƣơng Bắc

TIẾNG GỌI VIỆT NAM 217

gây nên!

Chính quyền địa phƣơng với sự cứu viện từ trung ƣơng đã
lo nuôi ăn cho đoàn ngƣời di tản và xin xà-lan của Hải Quân
vận chuyển đoàn ngƣời tỵ nạn này về Vũng Tàu trong 10
ngày mới hoàn tất.

HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ: Tiểu khu Bình Tuy lúc đó còn
4 tiểu đoàn ĐPQ: TĐ344ĐPQ với Lê Phi Ô là TĐ trƣởng,
giữ phi trƣờng và đồi Hoa Sim, nơi đặt 2 khẩu đại bác 105ly,
cách BCH/TK 2 cây số về hƣớng Tây Bắc. TĐ341ĐPQ, Lê
Hùng TĐ trƣởng, phối trí song song với TĐ344ĐPQ của Lê
Phi Ô về phía bên phải phi trƣờng... Cả 2 tiểu đoàn là tuyến
án ngữ chính ngăn chận địch từ hƣớng QL1 vào. TĐ369
ĐPQ, Hoàng Quyền TĐ trƣởng ngăn chận địch từ hƣớng núi
Tà Cú (hƣớng Phan Thiết) và TĐ370ĐPQ do Lê Kim Lai TĐ
trƣởng trách nhiệm ngăn chận địch từ hƣớng tỉnh Phƣớc Tuy
đồng thời bảo vệ hƣớng lui binh của toàn tiểu khu. Các tiểu
đoàn tổ chức hoạt động trong phạm vi rộng để phát hiện địch
từ xa, đồng thời giúp đỡ và bảo vệ đồng bào di tản khỏi vùng
chiến sự sắp xảy ra. Một trung đoàn của SĐ22BB di tản từ
miền Trung vào đƣợc tăng phái cho TK Bình Tuy, Trung tá
Danh là TRĐ trƣởng với quân số không đầy đủ .

Theo kế hoạch A, khi tiểu khu Bình Tuy triệt thoái thì
trung đoàn của Trung tá Danh và TĐ344ĐPQ của Lê Phi Ô
sẽ là mũi xung kích mở đƣờng máu về hƣớng Vũng Tàu, cặp
bờ biển, hoặc đƣờng rừng đi Xuyên Mộc tùy trƣờng hợp.
TĐ341ĐPQ của Lê Hùng bảo vệ BCH/TK, các tiểu đoàn
369/ĐP và 370/ĐP giữ nhiệm vụ chận hậu. Riêng 2 ĐĐ512
và 513 Trinh Sát thì hoạt động ngăn địch từ xa hƣớng QL1.

Ngày 21/4/1975, BCH/TK Bình Tuy đƣợc Thiếu tƣớng
Lê Minh Đảo, Tƣ lệnh SĐ18BB cho biết: Ông đã rút quân...
bỏ ngỏ Xuân Lộc (Long khánh). Ngoài ra chúng tôi không
nhận đƣợc bất cứ lệnh lạc gì từ BTL/QK3 tại Biên Hòa. Tiểu
khu Bình Tuy coi nhƣ hoàn toàn bị bỏ rơi...! Tuy thế, chúng
tôi vẫn sẵn sàng nghênh chiến với quân Cộng Sản Bắc Việt

218 Lê Phi Ô

vì không nhận đƣợc lệnh lui binh.

Tiểu khu Bình Tuy từ năm 1969 không có bất cứ đơn vị
chủ lực quân nào trú đóng cả. An ninh lãnh thổ hoàn toàn do
Địa Phƣơng Quân đảm trách, các tiểu đoàn ĐPQ đƣợc chỉ
huy bởi những sĩ quan nhiều kinh nghiệm chiến trƣờng và từ
chủ lực quân về. Tuy nhiên ngƣời lính ĐPQ Bình Tuy chƣa
bao giờ trực diện với chiến xa của địch, nên hoàn toàn không
có kinh nghiệm diệt tăng. Tôi cho mời các sĩ quan và hạ sĩ
quan, những ngƣời trƣớc đây đã từng chạm trán với xe tăng
địch khi còn phục vụ trong các đơn vị chủ lực, thành lập cấp
tốc các tổ chống chiến xa và huấn luyện cho họ cách diệt
tăng. Để trấn an binh sĩ, tôi chỉ rõ những khuyết điểm của xe
tăng địch, nhất là ban đêm, bọn chúng nhƣ những ngƣời mù
không đáng ngại. Cần nhất là phải diệt những tên tùng thiết,
và M72 nhắm những yếu điểm của xe tăng mà bắn nhƣ giây
xích hoặc tài xế để xe tăng địch không tiến lên đƣợc, hoặc
bắn vào chỗ tiếp giáp giữa thân xe với pháo tháp để súng đại
bác của xe tăng không quay nòng đƣợc.

Một trận đánh lớn sắp xảy ra giữa Ta và Địch mà quân số
cũng nhƣ vũ khí quá chênh lệch. Việt Cộng quân số trên cấp
sƣ đoàn (trên dƣới mƣời ngàn quân), với cả một hoặc hai
trung đoàn Pháo và Pháo phòng không, cùng với 24 chiến xa
T-54. Phía Ta với 4 tiểu đoàn ĐPQ mà quân số mỗi tiểu đoàn
chỉ còn phân nửa (tổng số cả 4 tiểu đoàn: 300 x 4 = 1200
ngƣời), hai khẩu đại bác 105ly với đạn dƣợc thiếu hụt, 4
chiếc Commando Car V100. Nhƣng cả 4 tiểu đoàn phải phân
tán mỏng vì nhu cầu phòng thủ. Trong đó 2 tiểu đoàn:
344/ĐP của Lê Phi Ô và 341/ĐP của Lê Hùng là tuyến án
ngữ chính ngăn chận địch cấp sƣ đoàn có chiến xa .

Tôi đang suy nghĩ miên man về trận đụng độ sắp tới với
Việt Cộng thì Trung úy Nguyễn Văn Th., ĐĐ trƣởng ĐĐ2
tiến đến trƣớc mặt tôi, quân phục chỉnh tề nhƣng gƣơng mặt
có vẻ nghiêm trọng... và không mang vũ khí . Tôi bực bội vì
tác phong của một quân nhân khi đang đối diện với địch

TIẾNG GỌI VIỆT NAM 219

quân..., định hỏi súng đạn của anh đâu, thì anh ta ấp úng:

-Thƣa Alfa, tôi đến để từ giã... Alfa!

Tôi trợn mắt hỏi lớn:

- Cái... gì?!

Trung úy Th. nói tiếp:

- Đáng lý tôi lặng lẽ bỏ trốn, nhƣng không hiểu sao tôi
đến gặp ông trƣớc khi mình chia tay! Xin Alfa cho phép tôi
quay về Phan Thiết với gia đình (Phan Thiết đã lọt vào tay
Việt Cộng cách đây 4 ngày, từ hôm 19/4/75).

Tôi đã hiểu, khi anh Th. mới ra trƣờng về trình diện đại
đội, lúc đó tôi còn là ĐĐ trƣởng đại đội biệt lập. Tôi đƣợc
phòng an ninh tiểu khu gởi văn thƣ Mật, thông báo chi tiết cá
nhân anh ta là, trƣớc kia khi còn là sinh viên một trƣờng Đại
Học ở Sàigòn, anh ấy tham gia biểu tình chống chính phủ,
chống chủ trƣơng quân sự học đƣờng cùng nhóm với Huỳnh
Tấn Mẫm. Và, quan trọng nhất là anh ta có ngƣời chú ruột
tên Nguyễn Văn Đá, một cán bộ Việt Minh đã ở tù Côn Đảo
12 năm về tội ám sát một viên chức cao cấp chính phủ tại
Phan Thiết thời Quốc trƣởng Bảo Đại (viên chức này là
ngƣời thân trong gia đình tôi. Lúc đó tôi mới 12 tuổi và có
mặt trong đám tang). Sau khi mãn tù, tên Nguyễn Văn Đá lại
trốn vào rừng hoạt động với Việt Cộng.

Tôi nguyên gốc là sĩ quan Tình Báo, vì thế tiểu khu đã
phân phối anh ấy về với tôi để tiện việc theo dõi anh ta.

Một thoáng buồn đến với tôi, anh ấy đã sống nhiều năm
với tôi tại Võ Đắt, tôi chƣa thấy anh ấy lộ một hành động nào
phản trắc, hoặc tránh né quân lệnh đƣợc giao phó. Đáng lý
khi nghe anh ta có ý định quay về vùng Việt Cộng kiểm soát,
tôi phải bắt giữ anh ấy ngay và giải giao cho An ninh Quân
đội nhƣng tôi đã không làm nhƣ vậy.

Tôi buông một câu nói trong vô thức:

220 Lê Phi Ô

- Anh đi... đi...!

Anh ta chào tôi và quay gót, tôi nhìn theo với tâm trạng...
tình, thù lẫn lộn...! Không riêng gì Trung úy Th., chỉ cách
đây hai ngày, có vài ngƣời tự ý rời bỏ đơn vị để lo cho vợ
con và đang tìm ghe để trốn thoát về Vũng Tàu. Theo Quân
lệnh số 1 tiểu khu vừa mới ban hành trong tình trạng khẩn
cấp: Tôi có quyền “bắn bỏ bất cứ quân nhân nào tự ý rời bỏ
đơn vị trong khi đang đối diện với địch quân!”... nhƣng tôi
đã không thi hành đứng đắn lệnh thƣợng cấp. Tôi không thể
giết ngƣời khi mà mới cách đây vài ngày thôi... họ đã là đồng
đội sát cánh bên tôi. Họ đã quên hết lời thề lúc mãn khóa Sĩ
Quan nơi Vũ đình trƣờng ngày nào... giờ đây lìa bỏ anh em
trong lúc dầu sôi, lửa bỏng!

Ngày 22/4/75, Trinh sát chạm địch tại ấp Láng Gòn, cách
tuyến phòng thủ của tiểu đoàn tôi hơn ba cây số từ hƣớng
QL1 vào. Việt Cộng có tất cả 24 xe tăng với quân số bộ binh
cấp sƣ đoàn đang tiến vào tỉnh lỵ Bình Tuy (cánh quân này
thuộc Quân Đoàn số 5 Việt Cộng, tôi đọc đƣợc trên báo
Nhân Dân khi bị Việt Cộng giam ở khám Chí Hòa). Trinh sát
lui dần đến cầu Láng Gòn và chận đƣợc đơn vị tiền phƣơng
của Việt Cộng tại đây, toán mìn của Trinh sát đƣợc lịnh giật
sập cầu Láng Gòn để ngăn chận xe tăng địch. Suốt ngày
23/4/75 những đơn vị tiền phƣơng Việt Cộng không thể vƣợt
qua đƣợc 2 ĐĐ512/TS và 513/TS tại cầu Láng Gòn. Vì là
mùa nắng nên sông Láng Gòn có chỗ cạn và nhiều chỗ
không có nƣớc, do đó Việt Cộng đã tìm đƣợc chỗ hai bên bờ
thoai thoải dốc để xe tăng của chúng vƣợt qua. Bình Tuy
không đủ quân số và hỏa lực (chỉ với 2 khẩu đại bác 105ly)
cũng không có phi cơ đánh bom để ngăn cản đà tiến quân
của Cộng Sản Bắc Việt.

Lúc 6:00 giờ tối, Việt Cộng bắt đầu pháo vào tiểu khu,
Trung tâm Yểm trợ Tiếp vận, đồi Hoa Sim nơi đặt 2 khẩu
105ly và BCH/TĐ344/ĐP của tôi, và sau đó là khắp mọi nơi
trong tỉnh lỵ kể cả khu dân cƣ. Một trận địa pháo khủng

TIẾNG GỌI VIỆT NAM 221

khiếp bao trùm bầu trời tỉnh lỵ. Đến 9:00 giờ tối, 12 chiếc
tăng T-54 với tùng thiết và cả một trung đoàn bộ binh theo
sau tiến vào phi trƣờng là nơi tuyến phòng thủ của TĐ344
ĐPQ. Chúng tôi không có vũ khí chống tăng. Đại bác 57ly
hết đạn chƣa đƣợc bồi hoàn, chỉ có 6 khẩu M72 nhƣng 3
khẩu khi kéo ống phóng thì bị đứt “giây kích hỏa” nên không
xử dụng đƣợc. Hai khẩu bắn không chính xác nên xe tăng chỉ
khựng lại rồi tiếp tục tiến tới với hỏa lực tối đa. Chúng tôi
không ngán tăng, nhƣng vì hỏa lực của chúng quá mạnh và
bộ binh của chúng quá đông nên tuyến đầu bị bể phải lui về
tuyến sau. T-54 rƣợt theo và cán lên cả tuyến phòng thủ.
Chúng tôi phải xử dụng tới lựu đạn để cản bộ binh địch trong
tình thế tuyệt vọng...!

Gần một giờ quần thảo với xe tăng địch, với nhiều ngàn
bộ binh địch, chúng tôi chỉ vài trăm ngƣời bằng vào súng cá
nhân M16. Hai khẩu pháo 105ly bị chiến xa và bộ binh địch
khống chế. Trận chiến bất cân xứng, nhƣng vì kỷ luật quân
đội, vì danh dự của ngƣời lính QL/VNCH chúng tôi phải
chiến đấu cho dù sự thất bại khó tránh khỏi. Kết quả bi thảm
đến với chúng tôi: ĐĐ Chỉ huy tan rã, BCH/TĐ gồm có tôi,
vài sĩ quan Trƣởng ban và một số cận vệ, tất cả 12 ngƣời chỉ
còn lại 3 ngƣời. Những ngƣời may mắn đó là tôi (ngƣời
viết), một anh truyền tin và một anh cận vệ nhờ vào những
rãnh sâu do nƣớc mƣa xói mòn, chúng tôi nằm dƣới rãnh sâu
khi xe tăng cán qua.

TĐ344ĐPQ của tôi tổn thất lên cao, những ngƣời bị
thƣơng không di chuyển kịp bị xe tăng địch nghiền nát dƣới
bánh xích. Các đại đội khác của tiểu đoàn cũng tan hàng với
sức tiến vũ bão của T-54 và đông đảo bộ binh địch cấp trung
đoàn. TĐ341ĐPQ của Lê Hùng cũng đã tận lực chiến đấu và
sau cùng chịu chung số phận nhƣ tiểu đoàn của tôi. Tiếp theo
và ngay trên đƣờng nhựa cả đoàn xe hơn 20 chiếc chở đầy
lính Việt Cộng và cả chục chiếc T-54 chạy thẳng vào tỉnh lỵ
sau khi chúng đã phá hủy mìn chống chiến xa và rào cản trên

222 Lê Phi Ô

lộ. TĐ344ĐPQ của tôi chƣa tới 300 ngƣời nhƣng phải bố trí
làm nhiều tuyến trong một phạm vi rộng và nằm dƣới hỏa
lực của cả một trung đoàn pháo binh địch khoảng 60 khẩu
đại bác và sau đó bị chiến xa địch xé nát từng mảnh. Cả
ĐĐ/CH và BCH/TĐ giờ đây chỉ còn 3 ngƣời, cả 3 anh em
chúng tôi băng mình vào trại cƣa gần đó. Một chiếc T-54
rƣợt theo ủi sập hàng rào nhƣng nhờ những cây súc rất to nên
T-54 khựng lại không tiến lên đƣợc. Dƣới hỏa lực T-54 và
bọn tùng thiết bắn nhƣ mƣa, anh em chúng tôi lao mình
trong đêm tối về hƣớng bìa rừng cách đó 1000 thƣớc, tai
nghe bọnViệt Cộng la hét lẫn trong tiếng súng, khói lửa mịt
mùng bao trùm cả bầu trời tỉnh lỵ Bình Tuy.

Khi vào đến nơi tƣơng đối an toàn, tôi cố gắng liên lạc
Trung tâm Hành Quân, các đơn vị bạn và các đại đội của tôi
nhƣng tất cả đều không có tiếng trả lời. Chiến xa T-54 đang
bắn phá Trung Tâm Yểm trợ Tiếp vận, BCH/TK, ty Cảnh
sát, bệnh viện Dân Quân y tỉnh và khắp nơi lửa cháy ngút
trời. Chƣa bao giờ tôi xuôi tay bất lực nhìn địch quân tung
hoành nhƣ lúc này. Có lẽ những chiến hữu của tôi tại TTHQ
tiểu khu đã khan tiếng gọi tiếp viện trong mỏi mòn. Viện
quân ở đâu? Những đơn vị tinh nhuệ chủ lực quân đã từng
làm cho Cộng quân khiếp vía, các anh đang ở đâu? Thảm
kịch đang xảy ra cho chúng tôi, những phƣơng tiện chiến
tranh hiện đại của khối Cộng Sản nhƣ một cối xay khổng lồ
đang nghiền nát thân xác ngƣời lính ĐPQ tiểu khu Bình Tuy
cô đơn... với trang bị yếu kém, chỉ đủ ngăn chận bọn phá
hoại có tên gọi “Mặt trận giải phóng miền Nam”, chỉ đủ để
bảo vệ hạ tầng cơ sở của Quốc Gia, bảo vệ an ninh cho đồng
bào trong phạm vi trách nhiệm. Làm sao chúng tôi có thể
chống lại các đơn vị chủ lực của địch quân cấp sƣ đoàn với
đầy đủ phƣơng tiện cho trận đánh quy ƣớc? Đây cũng là
thành tích và ƣớc mơ của tên đồ tể Henry Kissinger, với
ngƣời Đồng Minh tán tận lƣơng tâm, với hiệp định hòa bình
Paris man trá: “Bản án tử hình dành cho VNCH!”. Quay nhìn
về hƣớng BCH/TK, anh em chúng tôi đứng nghiêm đƣa tay

TIẾNG GỌI VIỆT NAM 223

chào vĩnh biệt trong uất hận nghẹn ngào! Sau đó, súng cầm
tay hƣớng về phía Vũng Tàu, cả 3 chúng tôi lầm lũi băng
rừng trong đêm tối! Đó là lúc 3:00 giờ sáng ngày 24/4/1975.

Về đến Vũng Tàu lúc 8:00 giờ sáng ngày 30/4/1975, anh
em chúng tôi bị Việt Cộng bắt tại bến xe mới trong lúc các
em nhỏ Trƣờng Thiếu Sinh Quân đang đánh nhau với Việt
Cộng.

Khoảng 11 giờ trƣa... đang bị Việt Cộng bắt ngồi bó gối
tại bến xe, một anh lính của tôi báo: “Thƣa Alfa, em nghe
radio nói Dƣơng Văn Minh đã ra lịnh đầu hàng!!...”. Tôi
không tin và hỏi lại nhiều lần vẫn không thể nào tin đƣợc.
Tiếp liền theo đó những mũi súng AK-47 chĩa thẳng vào
lƣng lùa chúng tôi lên xe tải bít bùng chật đầy ngƣời... để bắt
đầu một cuộc du hành... về hƣớng địa ngục!

*** GHI THÊM:
Tôi bị Việt Cộng bắt lúc 8 giờ sáng ngày 30 tháng 4 năm

1975 tại khu chợ mới Vũng Tàu, lúc đó Dƣơng Văn Minh
chƣa tuyên bố đầu hàng (Dƣơng Văn Minh đầu hàng Việt
Cộng chứ ngƣời lính QL/VNCH không đầu hàng).Tụi nó đƣa
tôi lên Long Khánh nhốt tại hậu cứ TRĐ43SĐ18BB. Đƣợc

224 Lê Phi Ô

chừng 3 tháng thì có mấy anh bạn trốn trại, tụi nó lại đƣa
tôi về giam tại trại Hố Nai (Trại gia binh của BĐQ). Tại đây
chúng nó bắt mọi ngƣời đi đốn củi. Một hôm, lại có 3 anh
trốn trại, Việt Cộng lại chuyển tôi qua trại Suối Máu nhốt tại
K2. Khoảng 1 năm sau Việt Cộng đƣa một số ngƣời trong đó
có tôi lên Trảng Bom thuộc Biên Hòa phá rừng để trồng bắp
và khoai mì (sắn). Chƣa đƣợc 2 tháng thì lại có mấy anh nằm
gần tôi trốn trại, Việt Cộng chuyển tôi về lại trại Suối Máu
K4. Tại đây khoảng 4 tháng lại có 3 anh bạn của tôi trốn trại
(3 anh: Ch, H, và A.) Việt Cộng lại chuyển tôi qua K3. Đêm
Giáng Sinh 1978, tôi cùng các anh em khác ở K1, K2, K3,
K4 và K5 nổi dậy bất bạo động, chỉ hát Thánh Ca và nhạc
Giáng Sinh (Việt Cộng gọi là nổi loạn), lúc đó tại trại tù Suối
Máu, tù binh mà Việt Cộng gọi là Cải Tạo, có gần 10 ngàn
ngƣời, nên bọn cai tù hoảng sợ đem cả 2000 bộ đội và xe
tăng bao vây. Vài tuần sau tình hình mới lắng dịu. Riêng ở K3
tôi và các anh: Long thuộc TK Bình Dƣơng, Hai võ sƣ Thái
cực đạo và Hùng “đầu lâu” thuộc SĐ5BB bị gọi ra hỏi cung
và giam riêng mỗi ngƣời mỗi thùng sắt (Container). Ở các K
khác tôi không biết rõ. Vài tuần sau, anh Long bị đánh chấn
thƣơng sọ não chết lúc hỏi cung nên bọn tôi không bị đánh
nữa. Phần tôi hỏi gì tôi cũng nói là không biết nên bị chúng
đánh đến ói máu không ăn uống gì đƣợc, may nhờ bạn của
tôi là anh Trƣơng Q. Q. khi đem cháo cho tôi anh ấy trộn
thuốc trụ sinh vào cháo.

Vài tháng sau tôi và các anh em khác khoảng gần 200
ngƣời bị chuyển về giam tại nhà tù Chí Hòa, khu xà-lim ED.
Tôi lại bị đánh khi hỏi cung nên hỏi gì tôi cũng không nói...
Thằng chấp pháp tên Trạc chửi mắng và định cho vệ binh
đánh tiếp, tôi la lớn: “Mấy anh không đƣợc đánh tù binh”...
Nó nói: “Bọn mày là tù phản động chứ tù binh gì” và nó
tiếp: “Mày có chịu nói hay không?”. Tôi tức mình đáp trả:
“Nói, mấy anh cũng đánh, không nói mấy anh cũng đánh...
sao kỳ vậy?!”. Nó quay mặt chổ khác và hình nhƣ nó cƣời

TIẾNG GỌI VIỆT NAM 225

thầm... Thừa cơ hội có vẻ lắng dịu đó, tôi làm bộ té xỉu. Nó
ra lịnh đem tôi về xà-lim giam lại.

Độ vài tháng sau nữa... một đêm tối trời, bọn tôi gần 200
ngƣời bị đƣa lên xe bít bùng chở từ Chí Hòa đến trại “Trừng
Giới A20 Xuân Phƣớc” ở tỉnh Phú Yên. Đƣợc gọi tên trại
Trừng Giới vì là nơi giam giữ tù không thể “Cải Tạo đƣợc” ở
những trại khác và tù “Phục Quốc” sau 30/4/1975, có án từ
10 năm đến chung thân. Khi qua Mỹ, tôi nghe đồn là nhờ
chính phủ Mỹ thời TT Reagan thƣơng lƣợng với Việt Cộng
để cứu tù “cải tạo”... nếu không, bọn chúng tôi, những ngƣời
mà Việt Cộng gọi là “Cải Tạo” sẽ chẳng có ngày về!!!

Việt Cộng muốn những ngƣời lính VNCH... chết hết (đã
có vài trăm ngàn ngƣời chết đói, chết bịnh, chết vì nhục hình,
chết vì bị ngƣợc đãi trong tù). Nhƣng tôi không chết, chúng
ta không chết.

Đầu năm 1983 tôi đƣợc tạm tha. Nửa đêm 16 tháng 5 năm
1988, tôi xuống thuyền vƣợt biển và đƣợc chiếc tàu Gold Orly
của England vớt đƣa vào Singapore.

Ngày 16 tháng 3 năm 1989 tôi đặt chân lên thành phố San
Jose, California sống cuộc đời lƣu vong.

Lê Phi Ô.

226 Lê Phi Ô

TIỂU SỬ TÁC GIẢ

● Quê quán: Phú Trinh, Phan Thiết, Bình Thuận.
● Xuất thân: Khóa 15 Trƣờng Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức.
● Thăng cấp: Thiếu tá, ngày 1 tháng 4 năm 1975.
● Chức vụ sau cùng: Tiểu Đoàn Trƣởng TĐ344ĐPQ.
● Nơi phục vụ: Tiểu Khu Bình Tuy.
● Bị Cộng Sản bắt làm tù binh trƣớc ngày mất nƣớc.

TIẾNG GỌI VIỆT NAM 227

MỤC LỤC

Thay lời tựa - Trần Văn Sơn ................................................07

Phần I: Những bài thơ .......................................................28

Tiếng gọi Việt Nam..............................................................29
Một thời lính trận .................................................................31
Một đời lính trận (nhạc) - Vân Trang...................................32
Mơ ........................................................................................33
Chiến sĩ ca ............................................................................34
Vẫn còn tráng sĩ bên trời hát - VH .......................................35
Cuối cùng .............................................................................37
Mẹ và đời tôi ........................................................................38
Rƣợu đắng ............................................................................40
Uống rƣợu nhà Lê Hùng - Trần Văn Sơn.............................41
Uống rƣợu nhà Lê Hùng - Trạch Gầm.................................43
Độc thoại ..............................................................................44

Quán cà phê lính...................................................................46

Áo tím bà ba .........................................................................48
Bến cũ...................................................................................49
Ta về.....................................................................................50
Tết tiền đồn ..........................................................................52
Tết tiền đồn (nhạc) - Vân Trang...........................................53
Bến cũ - LPO họa bài Bến Vắng của Song Phƣợng.............54
Bến vắng - Bài Xƣớng của Song Phƣợng ............................54
Cõi buồn ...............................................................................55
Quạnh hiu .............................................................................56

Có và không .........................................................................57
Dáng xƣa ..............................................................................58
Điệp khúc buồn ....................................................................59
Mộng ....................................................................................60

Và Em...................................................................................60
Mƣa buồn tháng sáu .............................................................61
Mùa xuân sẽ đến...................................................................62

228 Lê Phi Ô

Phƣợng buồn ........................................................................64
Thao thức .............................................................................65
Thu sầu .................................................................................67
Tình lỡ ..................................................................................68
Tình xa - Nhã Giang Thu Tâm họa bài tình lỡ .....................69
Sự tích Hòn Vọng Thê - Hạ Vy Nguyễn...............................70
Tình mơ ................................................................................72

Tình thiên thu .......................................................................73

Xin em..................................................................................74

Phần II: Truyện và Hồi Ký ...............................................76

Tƣờng Vy .............................................................................77
Hoa... mùa chinh chiến.........................................................84
Bờ vai mƣời sáu ...................................................................97
Bên đời... quạnh hiu ...........................................................103
Lối thu xƣa .........................................................................113
Cô gái cùng chuyến xe .......................................................123
Phƣợng ...............................................................................132
Chuyện hai ngƣời lính........................................................136
Hoài niệm ...........................................................................142
Hát bài ca ngày cũ ..............................................................147
Tình thù... rực rỡ ................................................................153
Chiến tranh và hòa bình .....................................................165
Gởi con quạ già Lê Phi Ô - Thi Ân.....................................176

Mùa xuân... máu khô..........................................................179
Vong quốc ..........................................................................187
Chiến sĩ vô danh.................................................................197
Chiến trƣờng bị... bỏ quên..................................................206
Hành trình đến địa ngục .....................................................217

Trang tiểu sử tác giả .........................................................227

Mục Lục ............................................................................228

TIẾNG GỌI VIỆT NAM 229

ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC:

MR. LÊ PHI Ô

1433 Sunshade Lane
San Jose, CA 95122

Tel: (408) 650-9094

Email: [email protected]



Trình bày bởi:
Đinh Hồng Lân
Email: [email protected]
Tel: 714-404-7955

Ấn loát tại:
KV PRINTING
9371 Kramer Ave. # E - Westminster, CA 92683



Tổ Quốc ơi vạn lần xin tạ tội
Người lính can trường đã chết đêm qua
Quê hương con người dân đang hấp hối
Biết bao giờ đồng hát khúc hoan ca
Con sẽ về thắp hương quỳ lạy Mẹ
Cất lều tranh bên mộ Mẹ cuối đời
Khi đất nước có Tự Do, Dân Chủ
Cờ vàng bay phủ kín khắp muôn nơi

In tại KV Printing - 9371 Kramer Ave. #E -Westminster, CA 92683
Tel: 714-404-7955 a Email:[email protected]


Click to View FlipBook Version