lay nhẹ và tôi nghe nhƣ ai gọi tên tôi làm tôi chợt tỉnh. Tiếng
nói lôi tôi trở về với thực tại:
- Anh Phi, bộ... anh còn thƣơng chị Nhung lắm hả?!
- Vâng, mãi mãi và mãi mãi...!
Gấm định nói gì nhƣng ngƣng lại... mắt nhìn xa vắng, nét
mặt thật buồn. Đột nhiên em nói:
- Thôi... về đi anh!
- Anh muốn ngồi lại thêm chút nữa, mai anh đi rồi... biết
có ngày nào còn gặp lại! Thời chiến chinh, đâu ai biết đƣợc...
ngày mai!
Gấm làm thinh, gật đầu nhƣng mắt em rƣng lệ. Cả hai anh
em ngồi lặng thinh nghe cả hơi thở lẫn nhau. Chiều xuống
thật chậm, không gian tím ngắt một màu, Gấm cúi đầu lặng
lẽ. Không biết em đang nghĩ gì... đôi vai co rút lại nhỏ bé tội
nghiệp. Tôi định nói vài câu vỗ về nhƣng chƣa biết nói gì thì
Gấm ngƣớc lên nhìn, mắt em mờ hơi sƣơng, nét trẻ thơ phảng
phất trên gƣơng mặt, trong sƣơng chiều tôi thấy em đẹp vô
ngần!
Tôi ôm hai bờ vai nhỏ nhắn mềm mại của em, cảm nhận
vai em rung nhẹ. Những xúc cảm của em biểu lộ phần nào
bên ngoài tôi hiểu em đang nghĩ gì. Tôi nói nhanh nhƣ sợ
mình không có dịp nói:
- Về... đi em!
Gấm chợt bàng hoàng cũng nói nhanh:
- Dạ, mình về!
Tôi cúi xuống bia mộ, hôn lên di ảnh của Nhung. Gấm
cũng làm nhƣ vậy... Lòng tôi dấy lên một cảm xúc lâng lâng
khó diễn tả bằng lời!
-----o0o-----
TIẾNG GỌI VIỆT NAM 99
Về đến gần nhà, cảm thấy đói bụng tôi bảo Gấm ghé Mì
Cây Nhãn. Gấm dạ nhỏ. Tôi nói nửa đùa nửa thật:
- Sao anh bảo gì em cũng dạ hết vậy?
- Em thích vậy!
Hồng Gấm ơi, em còn bé quá, phải chi em lớn thêm vài
tuổi, phải chi em không phải là em ruột của Hồng Nhung,
phải chi...
Gấm hình nhƣ đọc đƣợc ý nghĩ của tôi, mặt đang tƣơi
bổng tối sầm lại. Tôi định lái sang chuyện khác nhƣng cũng
không biết chuyện gì để nói.
- Gấm ơi, mai anh đi rồi... không biết bao lâu mới có dịp
về lại thăm em và viếng mộ chị Nhung. Giọng Gấm nhƣ thì
thầm:
- Sắp đến hè rồi, em nghỉ học... anh về chơi khoảng một
tháng đƣợc không?
- Nhà binh, anh đâu đƣợc phép đi lâu nhƣ vậy, chỉ 4 ngày
thôi. Trong trƣờng hợp đặc biệt thì tối đa một tuần em ạ.
- Em viết thƣ cho anh đƣợc không?
- Đƣợc, để về đến nhà anh ghi địa chỉ của anh cho em.
Tiền đồn heo hút mà nhận đƣợc thƣ ngƣời... quen còn gì vui
mừng hơn!
- Em có địa chỉ của anh rồi... trong nhật ký của chị Nhung
có ghi.
Tôi kêu thầm “chết cha rồi”, mọi chuyện của tôi và Nhung,
Hồng Gấm đọc hết rồi. Hồng Gấm nói xong cũng tái mặt,
biết mình lỡ lời... môi run run lắp bắp:
- Xin lỗi, em xin lỗi anh.
Và vì giữa quán có nhiều ngƣời nếu không Gấm đã òa
khóc lên rồi! Tôi không giận mà còn cảm thấy thƣơng em
hơn, em đang trong tuổi dậy thì thƣờng muốn tìm hiểu chuyện
ngƣời lớn, hơn nữa Hồng Nhung có lẽ cũng đôi lần tâm sự
100 Lê Phi Ô
chuyện tình của mình cùng em gái. Những cử chỉ, lời nói của
Gấm có vẻ hiểu biết hơn ngƣời cùng trang lứa...
Thì ra thế, tình cảm của Hồng Nhung đối với tôi nàng bộc
lộ quá thiết tha trong nhật ký đã làm ảnh hƣởng nhiều đến
nội tâm của Hồng Gấm. Tôi cũng tin rằng nhật ký của Hồng
Nhung không viết gì quá đáng nên nàng để khơi khơi trong
phòng nhƣ vậy, sau khi nàng chết Hồng Gấm dọn dẹp bắt
gặp và cũng vì tò mò nên lén đọc.
Tôi nhìn vào chiếc gƣơng gắn trên tƣờng, hình ảnh Hồng
Gấm và tôi ngồi ăn trông nhƣ cặp tình nhân, chính xác hơn là
hình ảnh Hồng Nhung và tôi, đôi khi tôi không thể phân biệt
giữa Hồng Nhung và Hồng Gấm, ngoại hình cũng nhƣ cử chỉ
và lời nói đều giống nhau nhƣ của một ngƣời... Có thể vì thế
mà Hồng Gấm đã yêu tôi hoặc gần nhƣ vậy và cũng có thể
Gấm bị phản ứng tâm lý vì những lời lẽ nồng cháy của cô chị
Hồng Nhung viết cho tôi trong nhật ký?
Gấm ơi, em còn nhỏ quá chƣa biết cuộc đời là gì! Tuổi em
là tuổi măng non, tuổi hái hoa bắt bƣớm ép vào trang vở.
Tình yêu của em trong trắng ngây thơ nhƣ những trang giấy
chƣa một nét mực, anh yêu chị Nhung của em và hình nhƣ
anh cũng yêu em... nhƣng anh phải bảo vệ em. Tƣơng lai
đang chờ em trƣớc mặt không thể gắn kết với cuộc đời anh,
cuộc đời của ngƣời lính chiến nhiều rủi ro, giữa cái chết và
sự sống không có lằn ranh. Tình yêu của em toàn là màu
hồng, dễ lầm tƣởng nhƣ khi ngƣời ta nhìn những giọt sƣơng
mai “Từ xa nó lóng lánh nhƣ hạt kim cƣơng, nhƣng khi đến
gần... chỉ là giọt nƣớc mắt”**.
Anh còn yêu em chênh vênh mi buồn, chênh vênh mi buồn...
Anh còn yêu em nụ hôn sim tím, áo nhàu qua đêm.
Anh còn yêu em buồm trăng giƣơng cánh khi biển chiều lên,
Ôi biển chiều lên sóng xa êm đềm, sóng xa... êm đềm. *
Mỗi ngƣời chỉ có một trái tim, trái tim tôi ngoài tình
thƣơng gia đình đã lấp đầy tình yêu Tổ Quốc và, trong một
TIẾNG GỌI VIỆT NAM 101
góc nhỏ nào đó, đã đầy ắp hình ảnh Hồng Nhung ngƣời tình
bạc số của tôi... nay lại thêm hình ảnh của Hồng Gấm, đôi
khi tƣởng khó vƣợt qua sức chịu đựng của một con ngƣời...
thế mà tôi đã mang nó đi trên khắp mọi chiến trƣờng, theo
tôi từng giấc ngủ... trong chiêm bao. Nó hiển hiện trong mọi
ý nghĩ, trong tim và trong ký ức, thỉnh thoảng lại cháy bùng
lên dữ dội mỗi khi tôi nhận đƣợc thƣ em.
Hồng gấm đều đặn viết thƣ cho tôi mỗi tháng... bộc lộ tình
yêu thƣơng trong nét chữ học trò.
Tình yêu nam nữ một trong những thứ tình yêu mà ngƣời
lính cần phải bảo vệ, giúp tôi hiểu rõ rằng, tại sao ngƣời lính
chúng tôi lại xem thƣờng cái chết, lăn mình vào lửa đạn để
bảo vệ, giữ gìn, không giống nhƣ những kẻ khác quên đi cả
Tổ Quốc, Danh Dự, để yêu thƣơng một học thuyết một chủ
nghĩa ngoại lai phản lại tình ngƣời.
Hồng Gấm ơi, anh yêu em, muôn đời muôn kiếp yêu em.
Nhƣng em phải học trƣớc đã, chỉ có trình độ học thức cao em
mới có khả năng tự giúp mình và giúp đời. Anh sẽ chờ em...
mãi mãi chờ em!
1/ *Nhạc phẩm “Anh Còn Yêu Em” của Anh Bằng.
2/ **Ai đó đã từng nói nhƣ vậy.
102 Lê Phi Ô
...
Ngƣời vui bên ấy, xót xa nơi nầy... thƣơng hình bóng ai,
Vòng tay tiếc nuối, bƣớc chân âm thầm nghe giọt nắng phai.
Đời nhƣ sƣơng khói mơ hồ trong bóng tối,
Em đã xa xôi, tôi vẫn chơi vơi... riêng một góc trời! (1)
Trực thăng sau khi bỏ đồ tiếp tế xuống bãi đáp, vội vàng
cất cánh vì nếu chậm trễ có thể bị ăn đạn cối 82 ly hoặc đạn
hỏa tiễn 107 ly của Việt Cộng. Từ xa tôi thấy anh bƣu tín
viên khệ nệ khiêng cái túi đựng thƣ từ công văn có vẻ nặng
nhọc... tôi nghĩ thầm “Hy vọng kỳ nầy mình có thƣ!”. Đã
nhiều tháng liên tiếp tôi không nhận đƣợc thƣ của Hồng
Gấm, những lần trƣớc thƣ của em cũng thƣa thớt mà đáng lý
phải có đều đặn mỗi tháng.
Ban đầu tôi nghĩ Hồng Gấm bịnh đau gì đó nhƣng điều
nầy không đúng, vì nếu đau yếu không viết đƣợc thì chị Hai
của em đã có thƣ báo tin cho tôi... Nghĩ lại nội dung những
lá thƣ gần đây của Hồng Gấm viết, lời lẽ rời rạc, chuyện vui
với bạn bè trong lớp ít hơn, chuyện buồn khi thiếu vắng tôi
TIẾNG GỌI VIỆT NAM 103
cũng nhƣ mong muốn tôi về phép thăm nàng cũng ít hơn...!
Chắc chắn đã có sự thay đổi nào đó, tôi hy vọng rằng mình
nghĩ sai về em. Tôi đã có ý định xin nghỉ vài ngày phép nhƣng
tình hình chiến sự sôi động, sau những trận đánh lớn nhƣ
Bình Giã, Đồng Xoài... tiếp theo còn các trận đánh nhỏ hơn
xảy ra khắp Quân Khu III.
Một tháng nữa trôi qua nhanh chóng, trực thăng tiếp tế kỳ
nầy tôi không chờ không đợi mà lại nhận đƣợc thƣ từ em, lá
thƣ mỏng chỉ có hai trang giấy không nhƣ cả chục trang nhƣ
những lần trƣớc. Chƣa muốn đọc liền, tôi bỏ thƣ vào túi áo
rồi cùng vài ngƣời bạn vào quán nƣớc và... gọi bia. Mấy
ngƣời bạn nhìn tôi nhƣ chƣa bao giờ đƣợc nhìn. Thƣờng thì
bọn tôi chỉ uống café sữa đá, vì tôi chƣa khi nào biết uống
rƣợu bia. Đƣa ly bia lên nốc một hơi 1/3 ly đã sặc sụa, nƣớc
mũi chảy tùm lum. Thằng Bá giành ly bia trên tay tôi. Tôi
bảo:
- Đƣa lại đây.
Nó không đƣa và gọi cho tôi ly nƣớc đá chanh.
“Hồng Gấm ơi, nhận đƣợc thƣ em đáng lý anh vui mừng
biết mấy, bạn bè có rủ đi đâu anh cũng không đi, tìm một chỗ
nào vắng vẻ nhất ngồi đọc thƣ em, đọc đi đọc lại mà vẫn muốn
đọc nữa, mƣời trang thƣ em viết mà anh vẫn thấy ngắn... nhƣng
sao bây giờ thế nầy!”.
Mấy đứa bạn thƣờng khi, hễ thấy thằng nào buồn thì tụi
nó chọc đến khi nào cƣời mới thôi. Không hiểu cái bản mặt
của tôi hôm nay nhƣ thế nào mà đứa nào cũng nín thinh.
Thằng Hai suỵt khẽ ra dấu im lặng khi nhạc từ dĩa hát tới
đoạn...
Thƣơng rất nhiều mái tóc xõa bờ vai
Tình khôn lớn nỗi chờ mong ôi quá dài
Lòng vẫn u hoài nghĩ chuyện tình đổi thay
Đời ai biết đƣợc ai, chia ly là hết... xót xa nhiều cũng thế
Nếu mai sau gặp xin cúi mặt... làm ngơ! (2)
104 Lê Phi Ô
Tôi cƣời khẽ, nụ cƣời biểu lộ sự bất mãn, hình nhƣ tác giả
bài nhạc chƣa biết yêu là gì, xem tình yêu nhƣ một trò đùa:
“Chia ly là hết... xót xa nhiều cũng thế - Nếu mai sau gặp xin
cúi mặt... làm ngơ!”. Mấy đứa bạn thấy tôi cƣời tụi nó khoái
chí tƣởng nhƣ đã thành công “làm cho bạn... hết buồn”!
Đêm đó, bên chiếc đèn dầu le lói trong một góc lô-cốt...
có một xác ngƣời, đúng ra nếu không có đôi mắt còn mở
trừng trừng thì không khác gì một xác chết nằm bất động...
lâu, lâu lắm. Rồi cái xác ngƣời chƣa chết đó ngồi dậy lƣng
dựa vào vách, moi trong túi áo ra lá thƣ và đọc. Đây không
biết là lần thứ mấy cái xác không hồn đó... đúng ra là tôi đọc
lá thƣ nầy!
Thƣ của Hồng Gấm báo tin sét đánh... nàng bị ung thƣ
máu, lâu nay em không muốn cho tôi biết. Bịnh nầy nếu
chữa chƣa chắc gì khỏi hẳn, nhƣng nếu có chữa khỏi đi nữa
cũng không thể nào đƣợc vì làm gì có tiền để chữa bịnh. Bị
ung thƣ máu, phƣơng pháp duy nhất là thay máu hoàn toàn.
Nền y học Việt Nam chƣa có bác sĩ giỏi về ung thƣ cũng nhƣ
chƣa đủ dụng cụ để chữa bịnh nầy. Phải qua Nhật hoặc qua
Âu châu, tốn hàng triệu dollars, thậm chí nhiều hơn nữa, mà
nghèo nhƣ gia đình em thì chỉ nằm chờ chết. Tôi hoàn toàn
bất lực trƣớc vấn đề trọng đại nầy, thật chua chát... góp phần
cứu nƣớc thì tôi có thể làm đƣợc, nhƣng góp phần chỉ để cứu
một ngƣời mà ngƣời đó lại là ngƣời tôi thƣơng yêu nhất đời
thì... đành xuôi tay!
Thƣ nàng viết nét chữ run run, em bảo là em ở cách xa
quê nhà nhiều ngàn cây số, nhiều ngàn cây số là ở đâu? Mẹ
nàng đi theo để săn sóc cho nàng, nội cái việc mẹ nàng “đi
theo” cả gia đình nàng cũng không có đủ tiền. Nhƣ vậy là em
đã xa tôi... lần nầy có thể nào là vĩnh viễn không em?!
Đứng trƣớc mũi súng quân thù tôi không hề nao núng, sao
trƣớc cái tin nầy... tôi nhƣ ngƣời mất hết sức lực, thậm chí
cầm lá thƣ không muốn nổi. “Cách đây vài năm anh đã mất
chị Nhung của em lẽ nào bây giờ lại... mất em, không hiểu
TIẾNG GỌI VIỆT NAM 105
gia đình em kiếp trƣớc có gây sát nghiệp nào không và cả
anh nữa...!!!”.
Rồi một tia hy vọng ập đến thật nhanh: Hồng Gấm cho
biết cũng may có một vị ân nhân ra tay giúp đỡ, vị nầy là ông
Tổng giám đốc và cũng là chủ nhân hãng xuất nhập cảng nơi
anh rể của Hồng Gấm làm việc (chồng chị Hai), đứa con gái
út của ông là bạn cùng lớp với Gấm khi còn ở trung học và
hiện nay cả hai cùng học năm thứ nhất Đại Học Sƣ Phạm.
Với bệnh ung thƣ nầy, dù may mắn đƣợc mạnh thƣờng
quân giàu có bỏ tiền cứu chữa cũng không làm cho tôi yên
tâm đƣợc. Ƣớc gì tôi có thể đau bịnh thế em, mới 19 tuổi
cuộc đời em còn quá dài trƣớc mặt! Một ý nghĩ khác chợt
đến với tôi: “Họ giúp nhƣ vậy có điều kiện gì không? Mà gia
đình em có gì để mà họ đòi điều kiện hay là... em không bị
bịnh, em muốn dấu tôi điều gì mà bịnh chỉ là cái cớ để em
tránh mặt”. „Em đã xa anh nhiều ngàn cây số‟, đọc lại đoạn
nầy sự hoài nghi của tôi càng nhiều hơn. Xa nhiều ngàn cây
số là ở đâu, sao em lấp lững không nói rõ. Cơn bịnh ung thƣ
chắc phải có triệu chứng nào đó trƣớc khi biết chắc đó là ung
thƣ, trong các thƣ trƣớc ít ra em cũng nói cho tôi biết. Nhƣ
vậy, em dấu tôi cả năm nay rồi bất ngờ em báo cái tin sét
đánh nầy. “Gấm ơi, điều gì xảy ra mà em không muốn cho
anh biết, em không còn yêu anh, em cũng không bịnh hoạn gì
hết và vì lý do nào đó không tiện nói ra phải không em! Em
muốn dấu vì thƣơng hại anh, em muốn bỏ anh hoặc gì gì cũng
đƣợc miễn sao em không phải mắc bệnh ung thƣ là anh mừng
vui lắm. Phải thế không em?”.
Những ngày tháng tiếp nối đối với tôi là những tháng
ngày dài vô tận, những tháng ngày mong đợi một tin vui
hoặc là tin buồn! Nguồn hy vọng trong tôi dần dần pha lẫn
sự bất mãn, oán hờn rồi yêu thƣơng nhung nhớ, khắc khoải
đợi chờ. Tôi oán trách ông Trời, tại sao cho tôi gặp em rồi
yêu em để rồi cuộc sống tình cảm, nội tâm của tôi không một
ngày yên ổn, buồn vui không còn thuộc về tôi nữa mà phụ
106 Lê Phi Ô
thuộc vào một ngƣời khác. “Hồng Gấm ơi, bây giờ em ở
đâu, em có còn vui tƣơi hồn nhiên nhƣ những ngày tháng cũ,
cái ngày mà anh lén hôn em trong một buổi chiều hè đầu tiên
khi về phép...!”.
----o----
Vừa nhận đƣợc thƣ từ bà chị của Hồng Gấm, tôi đã viết
nhiều thƣ cho gia đình Gấm để hỏi về tình trạng hiện nay của
em, đến nay mới có thƣ trả lời. Chị Hai cho biết bịnh tình
của Gấm đã thuyên giảm nhƣng có lẽ phải nhiều năm nữa
mới dứt hẳn với điều kiện đừng “di căn”. Trong thƣ không
hề nói đến Hồng Gấm đang ở đâu, có lẽ quên hoặc cố tình
“quên”? Lá thƣ ngắn chỉ chừng một trang giấy... có điều gì
đó không đƣợc bình thƣờng, hình nhƣ muốn giấu tôi điều gì
ngoại trừ điều tôi cần biết hiện giờ là sự an nguy của Hồng
Gấm.
“Hồng Gấm ơi, nghe tin bịnh tình của em đã thuyên giảm,
không còn gì vui mừng cho bằng, mừng muốn chảy nƣớc
mắt, cho dù sau nầy vì bất cứ lý do gì, em... không còn là của
anh nữa!”.
Những tháng kế tiếp, chiếc trực thăng tiếp tế cứ đến rồi
đi, không một tin thƣ đƣa lại làm sự chờ đợi của tôi cũng
mòn mỏi và tôi trở nên bất cần... đời. Sàigòn nơi phồn hoa
đô hội, nơi bƣớc ra đƣờng là áo quần sặc sỡ, nơi nhiều thứ
vui chơi với đèn hoa rực rỡ, nơi nam thanh nữ tú, nơi em
cùng bạn bè hằng ngày tung tăng đến trƣờng và vui chơi mỗi
dịp cuối tuần trên đƣờng phố đông vui và đầy cám dỗ. Nơi
mà những ngƣời cùng trang lứa chúng tôi... họ chƣa bao giờ
nghe tiếng súng, chƣa biết thế nào là chiến tranh và chết
chóc trong khi đây đó trên quê hƣơng máu lửa từng giờ...
từng phút, những ngƣời lính gục ngã trên chiến trƣờng để
bảo vệ từng tấc đất quê hƣơng!
Có lần chị Hai đã từng khoe với tôi về em với thái độ đầy
tự hào rằng, đã biết bao anh chàng cùng lớp hoặc trên em vài
TIẾNG GỌI VIỆT NAM 107
lớp đeo đuổi em, có vài cậu đẹp trai con nhà giàu ngỏ ý với
em nhƣng em đều từ chối khéo vì lòng em đã hƣớng về một
ngƣời lính nơi tiền đồn heo hút xa xôi. Ngƣời lính đó không
hề đẹp trai mà lại nghèo nữa (lính thì làm sao giàu đƣợc phải
không em). Ngƣời lính đó chỉ có bộ đồng phục bạc màu
sƣơng gió, chỉ có đôi tay rắn chắc luôn ôm ghì tay súng ngày
đêm bảo vệ quê hƣơng, bảo vệ từng giấc ngủ yên lành cho
ngƣời dân để khi mỗi sáng nắng lên, đƣờng quê có những em
nhỏ cắp sách đến trƣờng, những ngƣời nông dân dắt trâu ra
đồng và những bà, những cụ tấp nập trên đƣờng ra chợ.
----o----
Từ ngày nhận đƣợc thƣ của chị Hai báo tin bịnh của Gấm
đã “thuyên giảm”... đến nay đã hơn nửa năm, tôi không hề
nhận thêm một tin nhắn nào nữa từ gia đình nàng. Gia đình
Hồng Gấm không có con trai vì thế mọi ngƣời xem tôi nhƣ
đứa con, đứa em ruột thịt... nhƣng chuyện trọng đại nầy liên
quan đến sinh mạng của Hồng Gấm mà mọi ngƣời có vẻ hờ
hững, sáu tháng không một lá thƣ. Đã hai lần tôi đi phép về
Sàigòn, trừ ngày đi và ngày về còn lại hai ngày, tôi ghé thăm
mộ Hồng Nhung và nhiều lần tôi muốn đến Đakao thăm chị
Hai để biết rõ tin tức Hồng Gấm và rồi cũng nhiều lần tôi
hủy bỏ ý định.
Có đến thì cũng không gặp đƣợc Hồng Gấm vì nàng chữa
bịnh cách xa “nhiều ngàn cây số?”, hoặc nhƣ có chuyện gì
đó mà Hồng Gấm hoặc gia đình em muốn giấu tôi và không
muốn tôi gặp Hồng Gấm thì sao. Ý nghĩ Hồng Gấm không
bịnh hoạn gì hết, không đi đâu hết chỉ vì muốn lánh mặt tôi
mà thôi, do đó tôi quyết định không đến và về thẳng đơn vị.
Tôi ƣớc ao điều suy đoán của tôi đúng. Sự an nguy của Hồng
Gấm là trên hết cho dù em có lừa dối tôi, cho dù em không
còn yêu tôi! Lời nhạc trong một nhạc phẩm nào đó của
Hoàng Thi Thơ nhƣ xoáy tận tâm hồn ngƣời lính trẻ làm tôi
cảm thấy mình già đi giữa tuổi đôi mƣơi:
108 Lê Phi Ô
“Hỏi tình xƣa mong chờ nhƣng ai chẳng đến, hỏi ngƣời
xƣa tôn thờ có nhớ hay quên. Hỏi ngày nao con thuyền lại
quay về bến, và... hỏi, tại sao thế giới đông ngƣời nhƣng chỉ
thấy riêng em!”.
----o----
Về tới hậu cứ sau cuộc hành quân, anh bƣu tín viên trao
cho tôi một gói nhỏ, địa chỉ và ngƣời gởi là chị của Hồng
Gấm, không biết bên trong có gì...? Tôi cố giữ bình tĩnh chờ
đêm đến, khi mọi ngƣời bắt đầu ngủ, tôi mở gói thƣ ra xem.
Bên trong là một lá thƣ chị Hai gởi cho tôi, một chồng thƣ
khác của Hồng Gấm gởi cho chị Hai đƣợc dánh số từ 1 đến
10 gói riêng trong một bọc nylon. Đọc xong thƣ chị Hai tôi
ngồi thẫn thờ nhiều giờ đồng hồ, cảm xúc giữa nỗi buồn và
niềm vui hiện rõ trên nét mặt theo từng dòng thƣ chị Hai
viết!
Trƣớc hết, chị Hai thay mặt cả gia đình xin lỗi tôi, chị bày
tỏ sự hối tiếc và lòng ân hận vô bờ bến vì đã lừa dối tôi.
Chính chị đã bày mƣu kế, ép buộc Hồng Gấm phải nghe theo
chị, đã gây tổn thƣơng cho một ngƣời mà chị đã từng xem
nhƣ là đứa em ruột. Kể từ ngày Hồng Nhung, chị của Hồng
Gấm chết, chị đã vô cùng lo lắng rồi tôi sẽ ra sao, có chịu
đựng nổi sự tan vỡ tình cảm quá lớn nầy không? Sự lơ là viết
thƣ, lời lẽ trong thƣ Hồng Gấm viết cho tôi nhạt nhẽo cũng
đều do chị đạo diễn, chị rất đau lòng khi nhìn đứa em gái
mình vừa viết thƣ vừa khóc nức nở...! Chỉ có cách làm tôi
nghi ngờ rồi chán ghét tôi mới có thể chóng quên đƣợc Hồng
Gấm. Tôi cũng đã sửng sốt và vui mừng muốn phát điên khi
chị Hai cho biết là Hồng Gấm không bịnh hoạn gì cả, vẫn
mạnh khỏe và... vẫn tha thiết yêu tôi, chỉ mẹ của Hồng Gấm
mới bị ung thƣ mà thôi.
Ông Tổng giám đốc xuất nhập cảng mà đứa con gái út là
bạn học với Hồng Gấm, con trai ông ấy học Dƣợc sắp ra
trƣờng, có vài lần gặp rồi quen với Hồng Gấm khi cô em mời
TIẾNG GỌI VIỆT NAM 109
Hồng Gấm về nhà vào dịp sinh nhật. Anh chàng nầy đem
lòng thƣơng Hồng Gấm và viết thƣ tỏ tình qua cô em gái,
nhƣng Hồng Gấm viện cớ còn nhỏ và muốn tiếp tục học nên
từ chối. Khi mẹ Hồng Gấm mắc bệnh ung thu máu mà không
tiền chữa bệnh mà phí tổn cả triệu dollars hoặc nhiều hơn,
Ông Tổng giám đốc xuất nhập cảng sẵn sàng bỏ tiền ra chữa
bệnh cho mẹ của Hồng Gấm với điều kiện Hồng Gấm nhận
lời cầu hôn của con trai ông.
Hồng Gấm dứt khoát từ chối vì không thể lấy một ngƣời
mà mình không thƣơng. Nhƣng trƣớc sự sống chết của mẹ
mình và trƣớc những lời van cầu của ngƣời chị, Hồng Gấm
đã phải đồng ý trong nƣớc mắt. Do đó chị Hai đã dàn cảnh
làm sao cho tôi chán ghét Hồng Gấm rồi sẽ quên nàng dễ
dàng. Chị Hai đã khẩn thiết xin tôi tha thứ.“Chị Hai ơi, chị
và cả Hồng Gấm không có lỗi gì hết. Em dù có đau buồn
cách mấy thời gian rồi cũng phôi phai, thời gian rồi cũng sẽ
làm cho Hồng Gấm nguôi ngoai và... dòng đời cứ thế mà
trôi. Ngƣời tình dù thƣơng yêu cách mấy, khi mất đi, nếu
muốn rồi cũng sẽ có ngƣời khác. Mỗi ngƣời chỉ có một ngƣời
mẹ, khi mẹ hiền mất đi sẽ không bao giờ tìm đƣợc ngƣời nào
có thể thay thế đƣợc. Công ơn Cha Mẹ nhƣ biển cả trời cao,
lòng hiếu thảo phải đặt lên trên mọi hạnh phúc cá nhân, nếu
là em thì... em cũng phải xử sự nhƣ chị!”.
Con tim có lý lẽ riêng của nó, lý trí bảo thế nhƣng lòng tôi
đau xót khi nghĩ đến một ngày thật gần tôi phải vĩnh viễn xa
em.
Những lá thƣ đƣợc đánh số từ 1 đến 10 là của Hồng Gấm
gởi cho chị Hai. Nhiều lần nàng năn nỉ đƣợc viết thƣ cho tôi
nhƣng chị Hai không cho vì sợ hỏng kế hoạch. Chị Hai muốn
tôi nghi ngờ để rồi chán ghét mà quên Hồng Gấm một cách
dễ dàng, chị không muốn tôi biết đƣợc sự thật Hồng Gấm chỉ
vì muốn cứu mẹ mà hy sinh hạnh phúc cá nhân... Điều đó
hợp lý nhƣng cũng sẽ làm tôi đau lòng không ít, ngƣời mà từ
lâu chị Hai đã xem nhƣ đứa em trai ruột thịt của mình. Thƣ
110 Lê Phi Ô
nào gởi cho Chị, Hồng Gấm cũng khóc lóc thảm thiết, nhiều
lần nàng muốn bỏ cuộc làm chị Hai vừa đọc thƣ vừa khóc
theo em.
Tội nghiệp cô bé, mới 19 tuổi đầu, cái tuổi chƣa hẳn đã là
ngƣời trƣởng thành mà phải chịu áp lực quá lớn ngoài sức
chịu đựng, mối tình đầu vừa chớm đành phải chia lìa để lấy
một ngƣời mình không yêu, còn mang mặc cảm lừa dối và
phản bội ngƣời tình. Chị Hai không đành tâm, có lẽ trong
một phút yếu lòng chị đã gởi thƣ nói hết sự thật với tôi kèm
theo cả thƣ của Hồng Gấm gởi cho chị và xin tôi tha thứ!!!
----o----
Mùa đông lại về nơi tiền đồn xó núi, gió rét lạnh căm,
ngƣời lính kéo cao cổ áo che bớt cái rét làm buốt thịt da, mắt
nhìn xa xăm vào một khoảng không, hình nhƣ anh muốn tìm
kiếm một điều gì ở đó...
Và, cũng nơi chốn xa xăm đó có một ngƣời con gái đang
thẫn thờ ngồi đếm từng giọt mƣa rơi. Tiếng mƣa tí tách từng
nhịp buồn gõ xuống tim đau, nàng thấy cuộc đời mình nhƣ
mỗi ngày một ngắn theo thời gian nàng lên xe cƣới về quê
chồng!
Hồng Gấm hình nhƣ không còn biết cƣời nữa kể từ ngày
áo cƣới may xong. Tất cả bây giờ đối với nàng đều vô nghĩa,
duy chỉ còn chiếc áo lính bạc màu nàng ôm trong lòng lúc
chiều đến để nhìn về phía chân trời xa cho đến khi hoàng
hôn tắt nắng. Nơi đó nàng biết chắc cũng có một ngƣời đang
dõi mắt trông, không chỉ trông để tƣởng nhớ đến hình bóng
nàng mà ánh mắt ngời sáng đó xuyên suốt trong đêm để canh
đợi giặc về. Ngƣời lính đó nghèo nhƣng lòng yêu nƣớc (kể
cả yêu ngƣời tình) không hề nghèo chút nào. Cái hào hùng
của ngƣời lính giữ nƣớc đã chinh phục nàng từ ngày đầu mới
gặp...
Mắt lệ nhạt nhòa, Hồng Gấm thì thầm: “Anh yêu, kiếp
nầy không trọn xin hẹn lại kiếp sau!”.
TIẾNG GỌI VIỆT NAM 111
Êm êm, ngoài kia nhạc đêm đông
Em nhớ khi mặn nồng...
Xin cám ơn anh một thời xuân
Giờ còn đâu mà mong, cho chút tim nghe còn ấm
Bài tình ca mùa đông, hát mãi đôi môi lạnh căm
Lòng thì vẫn hẹn cơn đau nguôi ngoai
Sao nỗi nhớ mỗi ngày... mỗi đầy! (3)
(1) Riêng Một Góc Trời – Ngô Thụy Miên
(2) Trả Lại Thời Gian – Thanh Sơn
(3) Bài Tình Ca Mùa Đông – Trầm Tử Thiêng
112 Lê Phi Ô
Tiễn bƣớc ngƣời xa tận cuối trời,
Từng chiều nhạt nắng sắc hƣơng trôi.
Em đi xin dấu đôi dòng lệ,
Dấu cả hoa tình tan tác rơi!
LPO.
Sáng nay vừa nhận đƣợc bài thơ của chị Uyên Thúy Lâm
từ Boston, Massachusetts:
TÌM NHAU
(tặng Huynh Lê Phi Ô)
Thời hoa niên yêu em không ngỏ,
Để bây giờ năm tháng tìm nhau.
Vẫn mơ ƣớc vẫn hoài nhung nhớ,
Thu sang mùa vàng lá rơi mau.
Mắt môi ơi say lòng mật ngọt
Em diễm kiều, thƣơng mấy cho vừa
Tôi vụng về lệ em rƣng giọt
Ngu ngơ dại khờ tôi đứng trong mƣa.
TIẾNG GỌI VIỆT NAM 113
Tuổi vụng dại xa em từ đó,
Tàn chiến chinh khắc khoải mong tìm.
Phố cũ nhòa đèn đêm mờ tỏ,
Trăm hƣớng đời lạc dấu chân chim!
Ngƣời ra đi có còn vƣơng vấn,
Đƣờng muôn phƣơng xa hút lối về.
Lòng hoang vu Sao mờ Nguyệt tận,
Em nhạt nhòa mấy nẻo sơn khê.
Đã qua bao Thu tàn Xuân thắm,
Vẫn thƣơng mong phố quận trùng phùng.
Chân bƣớc mỏi đƣờng dài muôn dặm,
Sắt se lòng mây nƣớc mông lung.
Thời gian trôi làm sao níu lại,
Bến bờ xƣa lau lách lặng chìm.
Đã biết đi tìm: Sông chảy mãi,
Là không bao giờ gặp nữa, sao em?!
UTL
Bài thơ gợi trong tôi nỗi buồn của một thời quá khứ xa
xăm... rồi nhè nhẹ xoáy sâu tận tâm hồn, nhƣ vết chân tình in
trên cát, bƣớc nhẹ mà sâu nhƣ tình yêu của cậu học trò Phạm
Thiên Thƣ với Cô Ngọ của “Ngày Xƣa Hoàng Thị”. Chị đã
khơi lại nỗi buồn mà tôi đã cƣu mang trong đời... suốt đời, đã
lâu lắm, của thời còn đi học...1959.
*****
Thành phố Vũng Tàu về đêm, con đƣờng chạy dài theo
bãi trƣớc vắng vẻ. Tôi với Phƣợng cùng vài bạn chung trƣờng,
đi men theo bãi cát dẫn đến Dinh Thƣợng vào một đêm Noel.
Gió biển làm các cô kêu lạnh, tôi cùng hai đứa kia đi nhặt lá
Bàng khô... nổi lửa sƣởi ấm cho ngƣời mình yêu. Chúng tôi
ngồi bên nhau đến 2 giờ sáng, lặng thinh trong tiếng rì rào
của sóng biển hòa lẫn tiếng vi vu của Thùy Dƣơng vọng về
từ bãi trƣớc...
114 Lê Phi Ô
Tình yêu thuở học trò tuyệt đẹp, gặp nhau, rồi đến với
nhau tự nhiên nhƣ đã hẹn hò từ kiếp trƣớc. Chƣa một lần
dám tỏ tình nhƣng tôi hiểu Phƣợng cũng...!
Con đƣờng Trƣơng Công Định với hai hàng cây Sao rợp
bóng chạy dài xuống tận bãi trƣớc đƣa hai đứa đến gần với
gió, cát và sóng nƣớc, để nghe trùng dƣơng vọng tiếng thì thào
lời yêu thƣơng, để đƣợc hít thở hƣơng thơm từ mái tóc ngƣời
yêu mỗi lần gió thoảng.
Đôi khi những cơn mƣa rào bất chợt cầm chân hai đứa
dƣới mái hiên lạ... để đƣợc nghe hơi ấm từ em khi dựa vào
tôi, để đƣợc nghe tim mình thổn thức theo tiếng mƣa rơi...
Rồi tay trong tay tôi dìu Phƣợng bƣớc đi trên lối về nhà em
loáng nƣớc mƣa đêm, trong cái se se lạnh của mù sƣơng phủ
đầy phố vắng!
Rồi, thời gian qua mau... một đêm có nhiều tiếng gió rít
vọng về từ đỉnh núi, phố biển quạnh hiu bao phủ và ƣớt sũng
bởi cơn mƣa nặng hạt. Một mình nép dƣới mái hiên, nơi tôi
và Phƣợng đã từng trú mƣa, để nghe cô đơn gặm nhấm từng
vùng thịt da nhói buốt! Cả hai chúng tôi đã âm thầm chia
tay...!
“Tôi không thể nói lý do tôi và Phƣợng xa nhau, bởi vì nó
vô lý hết sức, vô lý đến độ tôi không tin là thật và cũng không
bao giờ nghĩ rằng, tôi sẽ đứng một mình dƣới mái hiên dài
vắng lặng... trong cơn mƣa đêm nay...!” (*)
Biệt ly ai chẳng ngậm ngùi,
Thế nhân ai chẳng một thời tiễn đƣa.
Môi hồng còn thoáng hƣơng xƣa
Mắt xanh đã nhỏ giọt mƣa đầu đời”
TVS
Cuối năm học, t ôi rời xa phố biển mang theo bao nhiêu
kỷ niệm đẹp pha lẫn ngậm ngùi, xót xa cho cuộc tình... vừa
đến rồi đi. Mình xa nhau thật rồi sao Em!
TIẾNG GỌI VIỆT NAM 115
Mùa Thu năm 1962, trƣớc khi bƣớc chân vào quân ngũ,
trong niềm hối tiếc và thƣơng nhớ vô biên, tôi viết thƣ cho
Phƣợng để xin em một lần tha thứ cho những vụng về đã làm
em buồn và cũng đã vô tình giết chết tình tôi!
Vào quân trƣờng một tháng, tôi lại viết thƣ cho Phƣợng,
và vài tuần sau tôi nhận đƣợc hồi âm.
Chị Thúy Uyên có hình dung đƣợc nỗi mừng vui của tôi
đến dƣờng nào không? Đang lúc tập họp súng đạn để ra bãi
tập lúc 6 giờ sáng, tôi nhận thƣ Phƣợng, bức thƣ dày cộm...
chắc là có nhiều hình bên trong. Cố nén nỗi xúc động, tôi mở
thƣ ra xem... đột nhiên nhƣ có một luồng điện cực mạnh chạy
dọc theo xƣơng sống và mắt gần nhƣ tối sầm lại. Tôi cố trấn
tĩnh để nhìn cho rõ: “một tấm thiệp cƣới”.
Anh bạn đứng kế bên nói gì... tôi không nghe rõ, và hình
nhƣ có lệnh của sĩ quan cán bộ gọi tôi ra khỏi hàng. Tôi nhét
vội lá thƣ vào ngực. Vị sĩ quan cán bộ bảo sinh viên tuần sự
đại đội gọi xe cứu thƣơng, cho ngƣời tháo gỡ ba lô, súng đạn
của tôi và cho phép đƣợc ở nhà vì thấy tôi bị... “trúng gió”!
Lồng trong thiệp cƣới là một tấm hình phong cảnh Vũng
Tàu lúc hoàng hôn, ngoài xa sóng nƣớc mịt mờ với chiếc
thuyền buồm lẻ loi, Phƣơng viết: “Non nƣớc bao la và đời
ngƣời cũng chỉ thế thôi, mù mịt nhỉ... rồi con thuyền kia biết
trôi dạt về đâu?”. Cuối thiệp cƣới Phƣợng thêm: “Phƣợng
lấy chồng... PO có buồn lắm không?”. Tôi biết chắc rằng,
không có bất cứ ai trên đời này có thể cảm nhận đƣợc nỗi
buồn của tôi lúc đó!
Đầu năm 1964, tôi theo học khóa Căn bản Tình Báo tại
trƣờng Cây Mai (Sàigòn). Cuối khóa, trong một buổi thực
tập, chúng tôi đƣợc bung ra khu vực đƣờng Lê Lợi để theo
dõi “Các đối tƣợng bị tình nghi” do nhân viên nhà trƣờng giả
dạng. Tôi gặp Huề, chúng tôi rủ nhau vào café Thanh Bạch.
Huề là bạn học cũ, bây giờ nó là Không Quân tại Tân Sơn
Nhất. Tôi cũng đã cho nó xem hình của Phƣợng và tâm sự
116 Lê Phi Ô
cho Huề nghe chuyện của tôi với Ph ƣợng, kể cả chuyện chia
tay nhau. Thằng Huề cũng kể cho tôi nghe chuyện nó mê ca
sĩ, cô này là em ruột của một anh bạn Không Quân cùng đơn
vị với nó (Cô ca sĩ này hiện sống ở Nam California).
Bạn bè lâu ngày gặp nhau thao thao bất tuyệt đủ thứ
chuyện. Thằng Huề đang nói bỗng im bặt... Theo hƣớng nhìn
của nó, tôi bắt gặp hai chiếc áo dài vừa bƣớc vào quán và
đang tìm chỗ ngồi. Có tiếng động của chiếc ghế sát phía sau
lƣng tôi... Mùi nƣớc hoa thoảng nhẹ trong không khí lẫn
tiếng nói cƣời nho nhỏ của hai ngƣời con gái. Một chút bâng
khuâng, một chút ấm áp... và một thoáng nhớ mênh mông...
len nhẹ vào hồn ngƣời lính trẻ! Tôi nhƣ ngƣời mộng du đang
ru hồn mình vào nơi xa xăm của miền gió cát, của tiếng thùy
dƣơng hòa tiếng sóng biển rì rào trong đêm vắng.
Thằng Huề nói khẽ vào tai tôi:
- Ê, PO... tao thấy một cô hình nhƣ quen quen!
Tôi từ từ xoay ngƣời lại kín đáo nhìn và nhƣ bị điện giật,
thảng thốt gọi khẽ trong cuống họng:
- Ph....!
Phƣợng nhƣ không nhận ra tôi, ánh mắt một thoáng ngờ
ngợ rồi quay đi. Có lẽ Phƣợng không nhận ra thật vì căn
phòng không đủ ánh sáng và, vì tôi lúc này mặc quân phục,
nƣớc da vẫn còn đen sạm của nắng cháy quân trƣờng. Một
chút tự ái, một thoáng dỗi hờn, Phƣợng bây giờ đâu còn là
của tôi, khuấy động để làm gì! Nỗi buồn bỗng dƣng ập đến
trong tôi... lớn dần, lớn dần...! Tôi để tiền café lại trên bàn và
cùng thằng bạn bƣớc vội ra khỏi quán.
Gần 60 năm rồi, ngồi viết những dòng này cho Chị cùng
với nỗi đau ngày đó trở về... trọn vẹn trong tôi! Và, cũng từ
đó tôi yêu nhạc phẩm “Tà áo cƣới” của Hoàng Thi Thơ, gần
đây “Khúc Thụy Du” rồi kế tiếp là “Thu Hát Cho Ngƣời” và
một khúc nhạc đệm đã góp phần làm giá buốt tim tôi đó là
bài thơ “Tìm Nhau” của Uyên Thúy Lâm!
TIẾNG GỌI VIỆT NAM 117
“Đọc qua bài thơ „Tìm nhau‟ của tôi, Anh là ngƣời đầu
tiên lên tiếng đáp từ. Đáp từ sớm nhất, và Anh đã cho ACE
cùng Thúy Uyên nghe „Tiếng lòng khôn nguôi‟ của Anh và
mối tình đầu dở dang mà trăm năm vẫn còn đẹp mãi nơi phố
biển Vũng Tàu. Vũng Tàu của Anh và của Chị Ph. thân yêu
ngày xƣa xa lắm... Chúng ta đang tìm về vùng đất ngát
hƣơng kỷ niệm của tuổi đôi mƣơi ngà ngọc biệt dạng lâu rồi.
Nhớ quá quê nhà mờ xa bên kia bờ biển lớn”!
UTL
Em đã xa tôi ngần ấy năm,
Đắng cay thành lệ giọt âm thầm!
Ngƣời đi để lại bao thƣơng nhớ,
Lá đổ rơi đầy khoảng tối tăm!
Nhạt nhẽo tình xuân theo vọng khúc,
U buồn nắng hạ chẳng thanh âm!
Chừ đây góp nhặt từng dƣ ảnh,
Liệm kín tình đau trƣớc lỡ lầm!
(Cố Quên Một Lần Yêu - LPO)
Thƣa Chị Thúy Uyên, Phƣợng ly dị chồng và sống một
mình đã hơn 15 năm. Gần đây, Phƣợng qua California thăm
ngƣời thân. Và với giọng thật buồn nhƣ pha nƣớc mắt, Phƣợng
mời tôi xuống thành phố Santa Ana dự sinh nhật bà chị. Suốt
đêm suy nghĩ, sau cùng tôi tìm một cớ để... từ chối. Tôi sợ
khi gặp nhau, hình ảnh Phƣợng ngày xƣa của tôi sẽ không
còn nữa! Tôi muốn mãi mãi đƣợc sống với kỷ niệm đẹp và
hình ảnh của những tháng ngày xƣa cũ. Đúng ra là tôi đã...
chạy trốn! Thời gian rồi sẽ phôi pha... nhƣng không dễ nhƣ
tôi tƣởng. Những vần thơ qua lại trên diễn đàn cùng bạn hữu,
và... vừa mới đây thôi “Tìm nhau” đã cho tôi sống lại trọn
vẹn với hạnh phúc lẫn niềm đau của “Những ngày xƣa thân
ái!”.
Chị đã đƣa Vũng Tàu vào thơ... hình ảnh mà trƣớc ngày
bỏ đi, một mình tôi trên bãi khuya chỉ có gió, cát và sóng
118 Lê Phi Ô
biển dạt dào... để nghe buốt giá, cô đơn nhƣ cánh Hải Âu lạc
loài trong đêm vắng!
“Một mình trong thinh lặng,
Giữa màn đêm bao la.
Tiếc lòng mình trân quý,
Sao gió cát xóa nhòa!”
UTL
Vâng, tôi sẽ “Cố quên một lần yêu”... thƣa Chị Thúy
Uyên!
*****
Tiễn bƣớc chân em trong chiều tháng tám,
Mƣa giăng giăng mờ mịt xám khung trời.
Chiếc lá rơi xoay tròn theo cánh gió,
Tiếc cuộc tình tan tác lúc chia phôi.
Tàu đi rồi sân ga buồn héo hắt,
Ta xa ngƣời lòng chợt thấy quạnh hiu.
Mƣa vẫn rơi nhạt nhòa con phố cũ,
Bƣớc độc hành khua phố vắng buồn thiu.
Nhịp mƣa rơi gõ điệu buồn tháng tám,
Nỗi nhớ thƣơng em bạc trắng mái đầu.
Ta vẫn hoài mong một lần gặp lại,
Cho những niềm riêng vơi bớt lệ sầu !
Rồi mỗi mùa sang mƣa buồn tháng tám,
Vẫn vắng bóng em ta đợi mùa sau.
Nhƣ Ngƣu Lang hằng đêm chờ Chức Nữ,
Nhƣng chỉ riêng mình cùng với trăng sao !
(sao cứ mãi cố quên khi chƣa đong đầy nỗi nhớ!)
LPO
“Mƣợn chút xúc động từ bài thơ „Tìm nhau‟ của tôi, cám
ơn Anh Phi Ô đã gởi đến quý ACE và Thúy Uyên đƣợc nghe
tâm tình Anh về một nhân dáng mỹ miều, một mối tình quá
đẹp của Anh từ tuổi hoa niên. Vì tình không trọn nên tình
TIẾNG GỌI VIỆT NAM 119
đâu dễ nguôi quên! Và từ đó trăm năm tình mãi đẹp! Tôi
nghĩ, hẳn Chị Ph. sẽ rất đẹp lòng khi tri nhận tình Anh... có
một ngƣời dành trọn tâm hồn cho Chị suốt gần 60 năm dài,
bao nhiêu cũng đã quá đủ châu ngọc cho trọn cuộc nhân
sinh... Uyên Thúy Lâm xin ghi lại đây một bài thơ... nhƣ một
chia sẻ cùng Anh”.
BIẾT ĐÂU TÌM
(Mến tặng Huynh Lê Phi Ô)
Anh tìm cả trong rừng xƣa cổ tích
Anh tìm em qua trăm chốn ngàn phƣơng
Tìm em đâu trên khắp vạn nẻo đƣờng
Chân rảo bƣớc mà lòng nhƣ hối hả.
Tìm nhau trên đƣờng quê hƣơng vạn ngả
Anh quay về sau nửa kiếp chân mây
Ngày tạ từ tay nắm lấy bàn tay
Tƣởng gặp lại một ngày không xa lắm.
Vậy rồi quá nửa đời trong thinh lặng
Nhớ thƣơng em gió bấc lạnh từng mùa
Nhớ vô vàn ngày tháng cũ tiêu sơ
Em ngự trị giữa hồn anh đằm thắm.
Trƣờng năm cũ gốc điệp tàn quạnh vắng
Thềm rêu xanh dấu hài đã phai nhòa
Lạc loài ngay trên cả lối quen xƣa
Anh đứng đợi buổi sum vầy hƣ ảo!
Mơ trăm năm cuộc sum vầy hƣ ảo!
Ph...!
Em nghe chăng đầu thôn vang tiếng pháo
Có hay anh trọn kiếp đợi tƣơng phùng
Em về đâu giữa trời đất mênh mông
Tình xƣa hỡi, còn bao giờ tƣơng ngộ?
UTL
*****
120 Lê Phi Ô
LỐI THU XƢA!
Em có buồn không em
Vàng thu thung lũng nhớ
Em có chờ không em
Hƣơng tình trong hơi thở.
Ngày đó mình xa nhau
Em biền biệt phƣơng nào
Qua bao mùa lá rụng
Ta gặp nhau... chiêm bao.
Nhớ xƣa tuổi học trò
Hai đứa cùng làm thơ
Anh chờ em trƣớc cổng
Trao em bài tình mơ.
Tình mình nay xa quá
Cách biệt trời hai phƣơng
Bài thơ tình anh gởi
Xuyên qua Thái Bình Dƣơng.
Thời gian không có tên
Tình yêu không có tuổi
Chờ nhau đến phút cuối
Có còn không - Em ơi!
LPO
Chiều về chầm chậm, cánh chim trời lẻ loi bay tìm tổ ấm,
cất tiếng kêu lạc lõng, chơi vơi giữa khung trời lộng gió, đám
mây đen kịt xuất hiện phía chân trời báo hiệu một cơn mƣa
sắp tới. Bất chợt, một cảm giác lạ lùng xâm chiếm hồn tôi rồi
lan nhanh khắp cùng cơ thể, tôi nghe tim mình nhói buốt.
Rồi hình ảnh Phƣợng ập đến thật nhanh... chập chờn trƣớc
mặt, lung linh... mờ ảo. Tôi dừng xe lại một mái hiên vắng
bên đƣờng, mở cửa bƣớc xuống... Trời cũng vừa đổ mƣa.
Không hiểu vô tình hay cố ý, đêm nay tôi lại trú mƣa dƣới
mái hiên dài vắng lặng. Đêm, trƣớc ngày... bỏ đi, tôi đã đứng
TIẾNG GỌI VIỆT NAM 121
lặng lẽ dƣới mái hiên dài đối diện nhà Phƣợng trong một
đêm mƣa gió cho đến khi cả xóm đều tắt đèn đi ngủ. Mới đó
mà đã gần 60 năm, bằng một đời ngƣời rồi còn gì, nhƣng sao
tôi cứ tƣởng nhƣ mới xảy ra hôm qua, hôm kia. Bên tai tôi
vẫn còn vẳng lên tiếng cƣời của Phƣợng khi vui, tiếng khóc
dỗi hờn khi tôi làm em phật ý. Bây giờ thì... Tôi lắc đầu
không dám nghĩ tiếp!
Cơn mƣa vừa dứt, trời cũng đã khuya. Tôi chui vào xe,
mở radio. Bài ca “Lối Thu Xƣa” của Quốc Dũng với tiếng
hát ngọt ngào của cô ca sĩ nào đó cất lên mà tôi nghe nhƣ
tiếng khóc....!
- Đời trả về cho anh, sân trƣờng xƣa vàng võ... u sầu.
Đời dệt mộng em đi, riêng mình anh xót nỗi chia lìa.
- Đƣờng mộng nào em sang, riêng mình anh tựa lá thu tàn.
Biết lòng còn mãi mơ màng, anh vẫn tìm em giữa mây ngàn!
San Jose, một đêm mƣa thật buồn...!
●Đoạn văn đƣợc đánh dấu (*) ai đó đã viết hoặc nói giống nhƣ
vậy cách đây gần 60 năm.
122 Lê Phi Ô
- Thƣa Bác... ghế nầy có ai ngồi chƣa ạ!
- Thƣa... Cô, ghế còn trống.
Tôi vội lấy cái túi đeo lƣng (Backpack) về phía mình trả
ghế trống cho ngƣời vừa hỏi. Cô gái... thiếu phụ thì đúng
hơn, tuổi khoảng chừng ngoài 30. Nàng ngồi xuống cạnh tôi,
hƣơng thơm của mùi nƣớc hoa thoảng nhẹ trong không khí
ban mai thật dễ chịu. Đã lâu, hình nhƣ lâu lắm mùi nƣớc hoa
quen thuộc nầy... nhất thời tôi chƣa nhớ ra là tôi đƣợc thƣởng
thức hƣơng thơm này từ... đâu.
Tôi kín đáo nhìn ngang để xem ngƣời vừa ngồi có quen
biết gì không. Ngoại hình và mái tóc có nét gì đó quen thuộc
nhƣng gƣơng mặt thì không thể nào nhìn đƣợc vì nàng mang
một cặp kính mát lớn che cả nửa phần trên của gƣơng mặt
nhƣng... hình nhƣ cũng có một nét gì đó quen quen.
Xe đến Gilroy thì rẻ vào xa lộ 252 West. Nắng chói thẳng
vào mặt, tôi lấy kính mát đeo vào và cũng có dụng ý là khi
tôi quan sát cô gái ngồi kế bên sẽ không bị nàng phát giác.
Cùng lúc đó nàng lấy kính xuống để lau bụi, tôi giật nẩy
ngƣời khi liếc nhìn khuôn mặt nàng. Giống quá, nàng giống
quá. Khuôn mặt, mái tóc và nhất là cặp mắt của một ngƣời
tôi quen của cái thời tôi còn là một anh lính trẻ. Quá khứ
hiện về rõ nét và đang ngồi sát cạnh bên tôi chứ không lung
linh mờ ảo nhƣ những lần tôi hồi tƣởng. Nhớ ra rồi, mùi
nƣớc hoa Channel #5 của phụ nữ mà Hồng Gấm thƣờng
dùng. Cũng mái tóc, gƣơng mặt, sóng mũi và nhất là cặp mắt
tròn xoe đen láy nhƣ hai hạt nhãn khi nhìn vào nó trong
những ngày mới quen em... làm tôi quên cả lối về. Khẽ gọi
thầm tên em... cô gái quay ngang nhìn tôi nhƣ muốn hỏi gìđó
nhƣng rồi... thôi.
- Cô xuống... Westminster thăm ngƣời quen, phải không?
TIẾNG GỌI VIỆT NAM 123
- Dạ không, con ở dƣới đó. Con lên San Jose thăm bạn
hôm nay về lại. Còn Bác?
- Tôi ở San Jose, xuống thăm bạn bè ít bữa... rồi về.
Cô gái ngầm quan sát tôi, nàng nghĩ ông già nầy nói chuyện
hình nhƣ không đƣợc tự nhiên... ông có điều gì muốn nói ra
nhƣng không tiện thì phải. Cô nở nụ cƣời rồi quay lại ngồi
thẳng, cũng là lúc thuận tiện cho tôi quan sát nàng. Hồng Gấm
ngày xƣa của tôi năm nay cũng ngoài 60, không biết bây giờ
em ở đâu, gia đình có hạnh phúc không? Hoặc... cũng có thể
một bất hạnh nào đó xảy ra cho em kể từ thảm họa 30 tháng
4, ngày bi thảm của lịch sử. Không lúc nào là tôi thôi nghĩ
đến em và cầu mong cho em luôn gặp đƣợc nhiều may mắn.
Cô gái lấy trong giỏ xách ra một gói nho, quay lại phía tôi:
- Thƣa Bác, mời Bác ăn nho, loại nầy ngọt lắm... con nhỏ
bạn biết con thích ăn vặt nên hôm qua đi chợ nó mua cho con
nhiều lắm.
- Cám ơn cô!...
Tôi đƣa tay cầm lấy chùm nho tƣơi mọng nƣớc. Nhìn bàn
tay cô gái tôi không khỏi xúc động. Cũng những ngón tay
thon đó, năm xƣa Hồng Gấm đã từng mời tôi ăn nho và cũng
nhiều lần tôi tìm cớ xem bói để đƣợc cầm tay nàng lâu hơn.
Tôi buông tiếng thở dài dù rất nhẹ nhƣng cũng đủ làm cho cô
gái nghe thấy, nàngđịnh nói gì đó nhƣng lại thôi. Một lát, cô
gái nói khẽ:
- Bác gái sao không đi với Bác?
- Tôi sống một mình cô ạ, đã từ lâu...
- Thế, Bác gái còn ở Việt Nam hở Bác?
- Tôi cũng không rõ, chúng tôi chia tay nhau từ... lâu lắm.
Kể từ ngày tôi bƣớc chân vào nhà tù “cải tạo” Cộng Sản.
Cô gái hình nhƣ hiểu một điều gì đó, cô ngồi im mắt ngó
ngoài cửa xe. Bỗng nhiên cô quay lại tôi nói nhỏ, giọng có
vẻ chua chát:
124 Lê Phi Ô
- Bà nào rồi cũng vậy, con ghét những ngƣời nhƣ vậy!
Tôi giả vờ:
- Cô nói ai... ạ?
- Ở xóm con bên Việt Nam có rất nhiều bà bỏ chồng, ngày
nào ông chồng còn lên xe xuống ngựa... đến khi té ngựa thì
mấy bả cho... té luôn.
- Không phải ai cũng vậy cô ạ, đúng ra cũng vì hoàn cảnh.
- Thƣa Bác, không phải con quơ đũa cả nắm đâu. Đa số,
con nói đa số... đều đổ thừa cho hoàn cảnh.
Cô gái nầy lòng dạ thẳng ngay, nếu tiếp tục sẽ đƣa đến
chổ làm cô ấy mất vui. Tôi lãng sang chuyện khác:
- Ông xã cô đâu... sao đi chỉ một mình vậy?
- Con còn độc thân, đáng lý ra đôi khi con cũng muốn có
một mái ấm riêng cho mình. Nhƣng vì thƣơng mẹ, con không
muốn để mẹ sống một mình.
- Không phải tò mò, nhƣng cho Bác hỏi... Ba Má con vẫn
sống hạnh phúc phải không con?
- Dạ, Ba Má con vẫn bình thƣờng, nhiều lần khuyên con
lập gia đình,con vâng dạ cho ba má con vui nhƣng...
Cô gái bỏ lửng câu nói, rồi đột nhiên lên tiếng:
- Trong tình trƣờng có ngƣời may mắn chỉ gặp nhau một
lần mà hạnh phúc cả đời. Có ngƣời lại lận đận...
- Bác hỏi thật, có khi nào con gặp phải “lận đận” không?
- Dạ không, con chƣa bao giờ cả, chỉ có điều...
Cô gái ngập ngừng... đầu hơi cúi xuống. Cô định nói gì đó
nhƣng rồi thôi.
- Bác xin lỗi con, Bác cũng thuộc loại không nói nhiều
nhƣng vì thấy con tánh tình cởi mở vui tánh nên Bác...
TIẾNG GỌI VIỆT NAM 125
- Không, thƣa Bác không đâu ạ, trái lại khi vừa gặp Bác
con đã có cảm tình ngay cứ nhƣ là bà con với nhau, Bác cứ
tiếp tục, con thích nghe Bác nói lắm!
Không hiểu sao tôi cũng có cảm tình với cô gái này khi
mới trao đổi nhau những câu nói đầu tiên. Giọng trầm buồn
cô gái nói tiếp:
- Thƣa Bác, gia đình con 4 ngƣời, ngoài cha mẹ... con còn
có một ngƣời anh trai đã có vợ và 2 con. Hiện anh ấy là bác
sĩ trong quân đội Mỹ. Con sống với Ba Mẹ ở Santa Ana. Ba
con là một ngƣời đàn ông lý tƣởng, biết thƣơng yêu và chăm
sóc vợ con, mỗi khi mẹ con buồn, ông thƣờng hay tìm
chuyện nầy chuyện nọ chọc cho mẹ con vui.
- Một gia đình hạnh phúc nhƣ vậy thì... mẹ con có việc gì
phải buồn hở con?
- Thƣa Bác...
Cô gái ngập ngừng giây lát, hai môi hơi mím lại... rồi nhƣ
quả quyết:
- Trƣớc khi lấy Ba con, má con đã yêu một ngƣời!
Tôi hơi bất ngờ:
- Ba con có biết không?
- Dạ thƣa, biết!
Chuyện bỗng nhiên trở nên “ly kỳ”, tôi hỏi tiếp:
- Thái độ của Ba con ra sao? Bác muốn hỏi lúc Ba con mới
biết, kể cả sau nầy, nghĩa là bây giờ.
- Ba biết rõ câu chuyện tình của má con trƣớc khi hai
ngƣời lấy nhau cho đến bây giờ mà vẫn một mực yêu thƣơng
má con.
- Cho Bác xin lỗi hỏi con câu nầy nha. Có bao giờ...
- Con biết Bác muốn hỏi: Má con có làm điều gì có lỗi với
Ba con, phải không Bác! Không Bác ạ, hoàn toàn không. Má
126 Lê Phi Ô
con một mực kính trọng Ba con và bà giữ đúng cƣơng vị của
một ngƣời vợ có tƣ cách.
Nhƣ vậy có điều gì khiến cô bé nói với tôi:
- Những buổi hoàng hôn nắng tắt, mẹ con thƣờng đứng
một mình bên song cửa nhìn về hƣớng trời xa. Những đêm
trăng mờ ảo, má con cũng chỉ một mình. Hình nhƣ bà rất sợ
ánh sáng và cả bóng tối. Đầu năm 1975, tin tức chiến sự ác
liệt trên khắp chiến trƣờng miền Nam cho đến ngày ông
Dƣơng Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Sau ngày đó là bắt đầu
những cuộc vƣợt biên tìm tự do. Đã có không ít những chiếc
thuyền bạc phƣớc bị chìm giữa đại dƣơng trong đêm tối mịt
mờ. Ba con cũng đã tìm phƣơng tiện cho cả nhà vƣợt thoát
bằng đƣờng biển, may mà thành công. Khi đãđịnh cƣ ở Mỹ,
tin tức trên báo chí, truyền hình đề cập đến những trại “cải
tạo” do Cộng Sản dựng lên mà thực chất là những trại tù lao
động khổ sai, đã có nhiều ngƣời chết vì bệnh tật, đói khát và
kiệt sức. Mới đây một ông cựu bác sĩ Quân Y bạn của Ba
con ghé thăm, mẹ con hỏi cuộc sống trong quân ngũ khi xƣa
có vất vả lắm không? Bác đó nói dù sao cũng là bác sĩ nên
chuyện vất vả, hiểm nguy đâu có bằng những ngƣời ngoài
mặt trận. Bác nói... cầm con dao giải phẫu trên tay đôi lúc
phải kềm chặt lại để khỏi run khi nhìn thấy những vết thƣơng
xé cả lồng ngực ngƣời chiến binh, hoặc vết đứt rách cả vùng
bụng không thể cứu sống đƣợc mà vẫn thều thào gọi tên
ngƣời yêu! Những lúc đó mẹ của con ngồi bất động, mắt
nhìn ra cửa sổ và mấp máy đôi môi, bà lảm nhảm gì đó
không ai hiểu bà nói gì. Chỉ có bà hiểu, bà âm thầm cầu
nguyện cho một ngƣời lính đang băng mình ngoài kia nơi
chập chùng lửa đạn...
Tôi hỏi cô gái:
- Ai đã nói cho con biết vậy?
- Thƣa Bác, sinh nhật năm con 20 tuổi, nghĩa là cách đây
hơn 10 năm, sau tiệc sinh nhật mẹ gọi con vào phòng, trên
TIẾNG GỌI VIỆT NAM 127
tay mẹ cầm một gói giấy nhỏ bọc nylon kỹ lƣởng, giọng thật
buồn mẹ nói:
- Đây là quà sinh nhật mẹ tặng con, một gói quà vô giá
bằng cả cuộc đời mẹ. Mẹ giao cho con, đọc xong nhớ giữ kỹ
cho mẹ nha con.
Cô gái tiếp:
- Đó là quyển nhật ký của mẹ con, nét chữ nắn nót thật
đẹp nhƣng cũng có những chỗ chử viết xiêu vẹo, lem luốc.
Đoạn văn thật xúc động, con đoán là những giọt nƣớc mắt
của mẹ làm trang giấy nhòe đi!
Giọng nói bỗng ngƣng lại và cô ấy...khóc! Tôi tôn trọng
những giây phút này nên cũng giữ yên lặng.
Hồi lâu, tiếng cô gái cất lên nhẹ nhƣ hơi thở:
- Con xin lỗi Bác... những lời mẹ viết ra khiến con xúc
động nên...
- Nếu cần con cứ tự nhiên khóc, những giọt nƣớc mắt sẽ
giúp con vơi bớt xúc cảm trong lòng.
Cô gái nhìn tôi, ái ngại:
- Con xin lỗi Bác, tự dƣng con đem chuyện buồn của gia
đình con nói ra làm Báccũng không đƣợc vui!
Tôi thoáng cƣời buồn. Cả hai chúng tôi mỗi ngƣời lại yên
lặng theo đuổi ý nghĩ của riêng mình. Chuyện gia đình nàng
mà tôi tƣởng chừng nhƣ chuyện của tôi, chỉ có tên họ và nơi
chốn thì khác nhau.
Tƣơng tự, câu chuyện của tôi và Hồng Gấm cũng thế.
Hồng Gấm lấy chồng, một Dƣợc Sĩ con nhà giàu anh ruột
của cô bạn thân cùng lớp. Nàng đã nhận lời lấy ngƣời mình
không yêu chỉ vì mẹ nàng bị bệnh nan y, muốn chữa khỏi
phải tốn cả triệu dollars. Gia đình nàng có 3 chị em, ngƣời
chị đầu có chồng làm thƣ ký cho một hãng xuất nhập cảng,
bà chị làm cô giáo mà phải nuôi cả hai đứa em còn đi học.
128 Lê Phi Ô
Chị kế nàng là Hồng Nhung cũng bỏ học nửa chừng đi làm y
tá để nuôi cô em út Hồng Gấm học cho đến nơi đến chốn.
Hồng Nhung là bạn gái của anh Chuẩn úy nghèo xác nghèo
xơ là tôi, mối tình đẹp nhƣ mơ thì Hồng Nhung bị Việt Cộng
sát hại.
Có lẽ do Trời sắp đặt, cô em út là Hồng Gấm trở thành
ngƣời yêu của tôi sau một buổi chiều đi thăm mộ Hồng
Nhung về... Có lẽ tình yêu thƣơng tha thiết của cả hai chúng
tôi đối với Hồng Nhung đã đƣa hai đứa đến với nhau, nhƣng
Hồng Gấm còn bé quá, nàng chƣa học xong bậc trung học.
Tôi hứa với em là mình sẽ sống với nhau sau khi em tốt
nghiệp Đại Học Sƣ Phạm rồi đi dạy học, nhƣ vậy em mới có
đủ tiền nuôi anh lính nghèo nầy nữa chứ. Hồng Gấm cƣời
ngƣợng ngùng rồiđƣa ngón út lên móc ngoéo tay tôi.
Nhƣng, ngày tốt nghiệp của Hồng Gấm cũng là ngày chị
Hai nàng thay mặt gia đình nhận lời cầu hôn của gia đình
anh Dƣợc Sĩ trẻ, lúc đó tôi đang đƣợc trực thăng tải thƣơng
về Tổng y viện Cộng Hòa, nằm ở phòng lựa thƣơng, chờ phân
loại do đạn súng cối 82 ly của Việt Cộng khi đồn bị tấn công.
Đang nằm trên băng ca để bác sĩ xem xét vết thƣơng thì
Hồng Gấm đến, theo sau nàng độ mƣơi bƣớc là anh Dƣợc Sĩ
“Ngƣời chồng tƣơng lai” của nàng. Hồng Gấm hớt hải đang
dáo dác tìm rồi... em chạy nhanh đến gục xuống và òa khóc
trên ngực tôi. Nƣớc mắt của em nhƣ những vết dao đâm
xuống lồng ngực đang thoi thóp vì vết thƣơng. Tôi lặng ngƣời
giây lát định nói gì đó với em nhƣng vết thƣơng do súng đạn
và vết thƣơng “đến từ em” làm tôi tê liệt hoàn toàn. Tôi đƣợc
chích thuốc mê, trong cơn nửa mơ nửa tỉnh, tôi thấy anh
Dƣợc Sĩ cúi chào tôi rồi đỡ Hồng Gấm dậy và hình nhƣ tôi
cũng có... chào lại! Nhìn nét mặt buồn thiu của cô gái, tôi
nói:
- Chuyện con kể nghe sao buồn quá!
- Trƣớc khi lấy vợ, Bác có trải qua cuộc tình buồn nào nhƣ
vậy không hở Bác?
TIẾNG GỌI VIỆT NAM 129
- Có, chuyện cũngbuồn không kém chuyện của con!
- Giờ đây... có lẽ Bác cũng đã phôi phai phần nào rồi chớ?
- Không... con ạ!
Cô gái nhìn tôi, ái ngại:
- Con xin lỗi vì đã vô tình gợi lên vết thƣơng trong lòng
Bác!
- Bác phải cảm ơn con mới đúng, con đã làm cho Bác
sống lại kỷ niệm dù đau thƣơng nhƣng cũng vẫnđẹp vô cùng!
- Có phút giây nào Bác quên nghĩ đến, không Bác?
- Không! Nó đã trở thành một phần máu thịt trong Bác.
Nó là hơi thở... con ngƣời không thể sống mà thiếu hơi thở.
- Sao Bác không đi tìm ngƣời của Bác bằng cách nhắn tin
trên sách báo, qua online hoặc bạn bè khắp nơi... thử xem.
- Bác chỉ mơ ƣớc một điều duy nhất là biết ngƣời đó còn
sống và hạnh phúc cùng với gia đình con cháu,nhƣ thế là
quá đủ...!
-----o0o-----
Ba giờ chiều xe đến Westminster, tôi chào từ giã cô gái
rồi xuống sắp hàng lấy hành lý. Vừa lấy xong đi đƣợc mấy
bƣớc thì ai đó kéo tôi lại, hóa ra là cô gái đi cùng xe. Nàng
hấp tấp nói:
- Cái túi xách đang mang trên lƣng là của Bác phải không?
- Vâng, của Bác.
- Tên trên túi xách là tên của Bác?
- Đúng, là tên Bác, có việc gì... không con?
Cô gái kêu lên: “Bác ơi!”, rồi gƣơng mặt biến sắc và tái
đi làm tôi hoảng hốt:
- Con, con làm sao?
Sau làn kính mát hai hàng nƣớc mắt cô gái chảy dàixuống
đôi gò má, cô lắp bắp:
130 Lê Phi Ô
- Cám ơn Bác, con cám ơn Bác!
Rồi cô gái vụt bỏ chạy lẫn vào đám đông ở bến xe. Tôi há
hốc miệng nhìn theo cô chƣa biết chuyện gì. Trong trí tôi
mƣờng tƣợng đến câu chuyện tôi và cô gái kể nhau nghe trên
xe đò, quên cả việc gọi bạn ra đón về nhà. Khoảng mƣơi
phút trong khi chờ bạn đến thì một chiếc xe ngừng ngay sát
cạnh tôi. Trên xe có vài ngƣời, cô gái đi chung xe đò thò mặt
ra, gƣơng mặt rạng rỡ, miệng cƣời tƣơi nhƣ hoa nhƣng cặp
mắt vẫn còn đỏ hoe. Cô đƣa tôi mảnh giấy và xe vụt chạy đi.
Tôi ngẩn ngơ, chuyện xảy ra quá nhanh làm tôi không kịp
nhìn bảng số xe.
Trên mảnh giấy một dòng chữ ngắn làm tôi hoa cả mắt:
“Thƣa Bác, mẹ con tên Hồng Gấm, ba mẹ con đã nhìn thấy
Bác từ xa. Gởi lời hỏi thăm và chúc Bác vạn điều may mắn!
Con, Hồng Phấn”.
TIẾNG GỌI VIỆT NAM 131
Có tiếng động nơi bực thềm, tôi xoay ngƣời nhìn ra cửa
và... bỗng nhiên tim đập mạnh làm tôi choáng váng giây lát,
miệng khẽ gọi:
- Phƣợng... Phƣợng!
Cô gái dạ nhỏ một tiếng và hỏi lại:
- Chú..., à anh..., anh gọi em hả?
Tôi ngơ ngác:
- Không... ờ... không...
Cô gái hơi tròn mắt rồi xoay ngƣời để tránh cặp mắt tôi
đang ngơ ngác nhƣ kẻ mất hồn. Tôi nhìn sững em nhƣ bị thôi
miên, những hình ảnh của một thời quá khứ xa xăm hiện về
trƣớc mặt thật rõ và cũng thật gần.
Tôi ƣớc chừng tuổi em khoảng 25 hoặc hơn một chút,
Phƣợng của tôi bây cũng đã trên 60 nên không thể nào là em
đƣợc. Nhƣng sao giống quá, khuôn mặt, vóc dáng bên ngoài
và cả miệng cƣời tôi không thể nào biết đích thực ai là em và
ai là... Phƣợng của tôi.
*****
Nãy giờ miên man suy nghĩ tôi quên hẳn cô bé, sực nhớ
thì không biết cô ấy đang ở đâu. Vừa lúc đó thì cánh cửa
phòng chợt mở, cô bé hiện ra đẹp nhƣ một nàng tiên, mái tóc
dài xõa xuống đôi vai, ôm trọn khuôn mặt sáng trƣng bởi cặp
mắt đen nhƣ hai hạt nhãn.
Cái miệng cƣời cƣời, cặp môi hơi mím lại nghịch ngợm,
vài sợi tóc xõa xuống trƣớc mặt, nàng đƣa tay vén lên... tôi
nhƣ hoảng hốt một điều gì đó định kêu lên nhƣng kịp chận
lại trong cổ họng. Phƣợng của tôi đây mà, không Phƣợng thì
còn ai nữa, mà sao em trẻ thế, mà sao em đẹp thế hở Phƣợng!
132 Lê Phi Ô
Miệng lắp bắp tôi gọi tên em nhƣng tiếng gọi nghe ú ớ trong
cổ. Phƣợng bƣớc đến... à không, cô gái bƣớc đến nhỏ nhẹ:
- Anh có sao không, có cần em giúp gì không?
Tôi lắp bắp:
- Không sao..., tôi không sao!
Bƣớc đến tủ lạnh tôi rót đầy một ly nƣớc và uống cạn, hơi
lạnh và nƣớc mát làm tôi tỉnh hẳn. Bây giờ tôi mới có dịp kín
đáo quan sát cô gái, tôi cố tìm ở em một nét gì đó để đừng
giống Phƣợng của tôi ngày xƣa.
Nhƣng không, Phƣợng của tôi một trăm lẻ một phần trăm
đây mà, cố thu hết bình tỉnh, tôi hỏi dò:
- Cô...ở đây hả?
- Dạ, em ở đây.
- Nhà nầy của anh chị Ngọc, cô là gì?
- Dạ, em là em gái của chị Ngọc.
Thấy tôi ấp úng, cô gái giải thích:
- Em và ba má ở bên tiểu bang Maryland, chị của em
trƣớc kia cũng ở bên đó, từ ngày lấy anh Ngọc nên 2 vợ
chồng rủ nhau về đây. Chị tên Hoa, thƣơng em lắm, muốn
em về ở chung để có chị, có em.
- Vậy cô mới về đây thôi phải không vì cả năm nay tôi
đến nhà anh Ngọc không thấy có... cô, tôi và Ngọc là bạn
lính và cũng là bạn tù với nhau.
Cô bé cƣời nhẹ nhƣng tim tôi hình nhƣ loạn nhịp...
“Giống Phƣợng quá Phƣợng ơi, ƣớc gì cô bé nầy là em!
Trong chiến tranh, đƣợc tin em lấy chồng... rồi mình thất lạc
nhau, ngày ra tù anh với chiếc ba-lô lặn lội tìm em chân trời
góc biển trong vô vọng. Bất ngờ đƣợc gặp lại em, đúng ra là
gặp một ngƣời giống em nhƣ 2 giọt nƣớc”.
- Vợ chồng Ngọc đi chợ sao lâu vậy?
TIẾNG GỌI VIỆT NAM 133
Nghe tôi nói cô bé lên tiếng:
- Đi chợ xong, chị Hoa ghé tiệm gội đầu, anh chị bảo em
về trƣớc vì nhà có khách, té ra anh là... khách!
Cô bé nói xong cƣời một cách tự nhiên nhƣng làm ngƣời
tôi nhƣ tê dại, tay cầm ly nƣớc hơi run một chút. Khi em
cƣời, hơi thở của con gái pha lẫn một chút bạc hà của mùi
kẹo chewing gum tỏa ra thơm ngát. Chính em đây mà
Phƣợng ơi! Mùi tóc em, mùi hƣơng bạc hà từ hơi thở tỏa ra
khi anh hôn em nụ hôn đầu tiên của một chiều hè nơi biển
vắng.
Có lẽ trạng thái bất thƣờng của tôi làm cô bé chú ý, cô
muốn nói gì đó nhƣng thôi. Tôi hớp một ngụm nƣớc và hỏi
nhƣ để những dồn nén trong tôi thoát bớt ra ngoài:
- Xin lỗi, em tên gì?
- Dạ em tên Phƣợng!
“Ối trời!”. Tôi suýt la lớn, ngƣời tôi chao nghiêng. Chiếc
ly cầm trên tay xém chút nữa rơi xuống đất may mà tay kia
vịn kịp vào mép bàn, nếu không, ngƣời tôi có thể khụy
xuống. Tôi sững sờ nhìn em không chớp mắt, tim tôi thắt lại
nhƣ đang bị ai bóp nghẹt. Trán bắt đầu rịn mồ hôi, tôi lẩm
bẩm “Phƣợng... Phƣợng nào?!”. Hình ảnh Phƣợng ngày xƣa
của tôi nhƣ biến mất trƣớc sự hiện hữu bằng xƣơng bằng thịt
của Phƣợng hôm nay.
Đêm đó tôi đi ngủ sớm. Vợ chồng Ngọc tƣởng tôi đi
đƣờng mệt nên cũng bảo tôi đi ngủ... mai “uống” tiếp. Thật
tình tôi cũng muốn nán lại để đƣợc nhìn thấy Phƣợng, dù chỉ
là phút giây. Một mình với không gian yên tĩnh, với hình ảnh
Phƣợng hôm nay tràn ngập trong tim... trong trí tôi, trong
bóng đêm Phƣợng nhƣ sáng lòa rực rỡ.
Sau ngày gặp cô gái, đúng ra là gặp Phƣợng, mỗi khi tôi
nghĩ đến Phƣợng ngày xƣa của tôi thì bị hình ảnh Phƣợng
hôm nay che khuất... nhạt nhòa!
134 Lê Phi Ô
Và, tôi bắt đầu tập làm thơ... Sau mỗi lần làm xong, tôi
đọc lại... Với lời lẽ ngô nghê, lạc quẻ không giống thơ gì hết,
tôi nhăn mặt và xé bỏ.
Cứ thế mỗi tuần một lần tôi xuống chơi nhà vợ chồng
Ngọc để mong đƣợc gặp Phƣợng để mỗi khi ra về lại ray rứt
nhớ thƣơng!
Phƣợng xem tôi nhƣ một ngƣời anh, đôi khi ân cần, chăm
sóc nhƣng tôi không thể xem Phƣợng nhƣ ngƣời em đƣợc.
“Lúc nhọc nhằn nắng cháy, khi đêm vắng quạnh hiu hoặc
đôi khi chỉ nhìn một mái tóc dài thoáng xa...cũng đủ làm cho
tâm hồn tôi bâng khuâng thƣơng nhớ!”.
Tuổi của Phƣợng cộng thêm 38 năm nữa mới bằng tuổi
của tôi. Không thể để cho mình đi xa hơn nữa. Giữa năm
2011, tôi quyết định dọn về California.
*(tên nhân vật trong bài viết nếu trùng với ai đó, chỉ là chuyện ngẫu nhiên).
TIẾNG GỌI VIỆT NAM 135
Đơn vị tôi nhận đƣợc lệnh hoán chuyển vùng hoạt động
với đơn vị bạn, mấy ngày liên tiếp lo tu sửa hệ thống phòng
thủ. Hôm nay rảnh rỗi, tôi và Trƣờng rủ nhau vào Câu lạc bộ
uống café.
Một anh lính ngồi gần bên nói:
- Thƣa hai ông thầy! (lính trẻ thƣờng gọi cấp chỉ huy nhƣ
thế) Em thấy cách đây vài trăm thƣớc trên đƣờng xuống chợ
có một quán café, cô chủ quán... đẹp ơi là đẹp!
Anh ta vừa dứt lời là Trƣờng vội hỏi ngay:
- Ê, Long! Đẹp bằng bồ của Thiếu úy Phi... không mậy?,
Long cƣời cƣời không nói. Tánh thằng Trƣờng là nhƣ thế,
hễ nghe tới gái là mắt nó sáng lên... có lẽ tôi cũng giống nó ở
điểm này.
Tôi và Trƣờng ở cùng xóm, thân nhau khi hai đứa còn con
nít. Năm Đệ Ngũ, trong lớp có cô bạn tên Sƣơng, cả hai đứa
tôi cùng mê, nhƣng khi thấy thằng Trƣờng “đắm đuối” quá
nên tôi tự động rút lui “nhƣờng” cho bạn. Tình yêu học trò
thật ngớ ngẩn, hai đứa gặp nhau chẳng biết nói gì ngoài các
chuyện vớ vẩn nhƣ hỏi nhau mƣợn sách vở, mấy ngày nghỉ ở
nhà làm gì v.v... và v.v... Chỉ bấy nhiêu chuyện mà mỗi lần
gặp nhau huyên thuyên hằng giờ cũng không hết. Có hôm
thằng Trƣờng trả cuốn vở cho Sƣơng, hai đứa lỡ chạm tay
nhau... mặt thằng Trƣờng cứ nghệch ra còn Sƣơng thì cúi
mặt xuống bàn suốt cả buổi học.
136 Lê Phi Ô
Nhà tôi và Trƣờng cách nhà Sƣơng một con sông, nƣớc
chỉ sâu tới ngực. Ngƣời dân qua lại bằng đò, đến 8:00 giờ tối
đò hết đƣa, muốn qua sông chỉ có cách lội xuống nƣớc.
Thằng Trƣờng thƣờng rủ tôi qua thăm Sƣơng, ban đêm trời
tối om, tôi đang ngần ngừ không biết phải qua sông bằng
cách nào cho quần áo khỏi ƣớt.
Thằng Trƣờng lôi tôi vào một bụi rậm, cả hai cởi hết quần
áo và, hai con nhộng bắt đầu lội sông. Qua bên kia sông, hai
đứa lại mặc quần áo vào và tiếp tục đi đến nhà Sƣơng.
Chiến cuộc lan tràn đến tận làng quê của chúng tôi, gia
đình Sƣơng dọn lên Sàigòn, Trƣờng và tôi hai đứa cũng theo
gia đình mỗi đứa một nơi. Rồi một hôm chúng tôi gặp lại
nhau cùng một đơn vị. Sƣơng thì Trƣờng không biết giờ này
ở đâu, cuộc tình học trò... rồi xa... rồi quên!
Sáng sớm còn đang ngủ thì Trƣờng đã dựng đầu tôi dậy:
- Ê, Phi... dậy uống café mậy!
Tôi càu nhàu nhƣng cũng nhảy xuống khỏi võng. Hai đứa
tôi tà tà đi xuống quán ngƣời “đẹp”. Quán lá thật xinh xắn
nằm sâu trong vƣờn cau, trên vách treo vài giỏ Lan rừng. Cả
hai đứa chọn cái bàn kê tận trong góc, ở đây rất gần quầy
tính tiền của cô hàng café. Cô hàng nghe tiếng động khoát
màn bƣớc ra. Cả hai chúng tôi cùng choáng váng. Một thân
hình eo thon trong chiếc áo bà ba bằng lụa tím, gƣơng mặt
thanh tú dễ thƣơng, mái tóc dài buông xõa... làm dáng nàng
có vẻ liêu trai!
-Thƣa... hai ông dùng gì?
Nghe chữ “dùng” tôi ngạc nhiên. À... thì ra cô nàng ở
tỉnh thành nào dọn về đây chứ không phải dân địa phƣơng,
giọng nói nhỏ nhẹ thật dễ thƣơng!
- Cô cho xin hai ly café đá.
Hai đứa tôi nhìn quanh một vòng trong quán, mắt tôi
chạm vào hàng chữ viết cạnh bàn chúng tôi ngồi:
TIẾNG GỌI VIỆT NAM 137
Phận em bƣng nƣớc, rửa ly
Kính xin quý khách... đừng ghi sổ vàng!
Quán nghèo
Có lẽ quán này có ngƣời ăn chịu rồi quỵt luôn nên cô
hàng mới viết nhƣ vậy. Tôi ghi thêm phía dƣới:
Mai vàng nở khắp thôn trang
Quán không bán thiếu tôi càng buồn... hơn!
Lính nghèo
Ngồi một lát tôi để ý thấy thằng Trƣờng cứ thỉnh thoảng
liếc nhìn cô hàng, anh chàng này có vẻ “chịu đèn” rồi. Bỗng
nhiên thằng Trƣờng khe khẽ hát:
“Gặp em trong quán nhỏ
Bên kia mƣa sông dài...
Tóc em vƣơng màu mắt
Khi Xuân về sớm mai
Tôi ngồi đan khói thuốc
Mƣa.....” *
Giọng nó hay quá... lời nhạc nhƣ một bài thơ! Cô hàng
cũng bị giọng hát thằng Trƣờng lôi cuốn, tiếng hát tiếp tục
đều đều:
.....
“Đời mình đâu dám hẹn
Mơ lại phút... tƣơng phùng!”
- Giọng Thiếu úy hay quá! Trâm chƣa bao giờ nghe ai hát
hay nhƣ vậy!
“À, thì ra cô hàng tên Trâm”. Tôi và thằng Trƣờng cùng
la thầm nhƣ thế. Rồi từ đó, thằng Trƣờng thƣờng rủ tôi
xuống quán uống café. Đôi khi nó đi một mình, mấy lúc gần
đây nó đi một mình thƣờng xuyên hơn. Tôi thƣơng nó nhƣ
anh em ruột, nó chỉ có mẹ già và cô em nhỏ, nó thƣờng tâm
sự với tôi: “Mẹ tao muốn tao có vợ sớm để có cháu cho bả
ẵm, không có tao bả nhìn thấy cháu nội cũng nhƣ thấy tao”.
138 Lê Phi Ô
Một hôm thằng Trƣờng lôi tôi ra chỗ vắng, mặt có vẻ
nghiêm trọng, nó nói:
- Lâu nay tao dấu mầy, vì khi nào chắc ăn... tao mới nói.
Ngập ngừng một lát nó tiếp:
- Tao và Trâm yêu nhau... cách đây một tháng tao có hỏi ý
kiến Trâm và tao đã viết thƣ cho má tao, bả mừng rỡ... vô
cùng! Sau cuộc hành quân này, tao xin phép vài ngày về
rƣớc má tao xuống nhà Trâm dạm hỏi... Có thể chúng tao sẽ
cƣới nhau vào đầu Xuân năm tới.
Tôi ôm chặt hai vai bạn mình chia sẻ niềm hạnh phúc
đang dâng trào trong nó.
-----o0o-----
Đơn vị tôi hành quân bƣớc sang ngày thứ ba thì chạm
nặng. Địch quân cấp tiểu đoàn đang vây chặt chúng tôi vào
giữa, thiệt hại của ta mỗi lúc một tăng. Chúng tôi cố thủ trên
một ngọn đồi, qua hôm sau đƣợc 2 tiểu đoàn bạn cứu viện,
địch bị đánh bật trở ra, bỏ chạy quên mang theo xác của
đồng bọn. Đại đội của tôi thiệt hại trung bình, trong đó có hai
sĩ quan bị thƣơng nặng. Tôi lo lắng cho Trƣờng, linh tính
nhƣ báo cho tôi tin chẳng lành. Tôi gọi máy liên tục và cuối
cùng đƣợc biết sĩ quan bị nặng nhất đó là Trƣờng.
Một dáng ngƣời nằm im lìm nhƣ xác chết, mặt tái nhợt,
máu nơi ngực vẫn còn rỉ ra. Tôi hoảng hốt nhào lại quỳ
xuống bên cạnh. Khi biết chắc đó là Trƣờng tôi hét lớn, xô
ngã ngƣời y tá qua một bên và gọi tên Trƣờng rối rít. Một tay
bịt chặt vết thƣơng, một tay làm hô hấp nhân tạo, hai hàng
nƣớc mắt nhạt nhòa, tôi thảng thốt gọi tên Trƣờng khan cả cổ
họng. Bỗng nhiên Trƣờng khẽ cựa mình, mắt từ từ mở. Tôi
mừng rỡ bật lên tiếng la trong vỡ òa nƣớc mắt. Môi Trƣờng
mấp máy... tôi cúi xuống kê tai sát vào miệng Trƣờng nhƣng
cũng không nghe đƣợc tiếng nói. Tay Trƣờng sờ soạng nơi
ngực đầy máu và dừng lại nơi tấm thẻ bài, miệng nó mấp
TIẾNG GỌI VIỆT NAM 139
máy gọi tên ngƣời yêu nhẹ nhƣ gió thoảng. Tôi hiểu ý, đƣa
tay gỡ nhẹ bớt một tấm thẻ bài dính máu bỏ vào túi áo giáp
của mình, Trƣờng mỉm cƣời rồi thở hắt ra. Với đôi mắt mờ
lệ... tôi đứng thẳng ngƣời đƣa tay chào vĩnh biệt ngƣời bạn
của mình! “... Có lẽ tao và Trâm sẽ cƣới nhau vào đầu Xuân
năm tới...”
Mùa xuân sẽ mãi mãi không đến với mầy và Trâm...
Trƣờng ơi!
-----o0o-----
Về đến hậu cứ tôi ngủ vùi cho đến hôm sau, thay quân
phục chỉnh tề, nhìn lại trong gƣơng lần chót, tôi bƣớc ra khỏi
cổng đồn đi về hƣớng quán café của Trâm. Trên đƣờng đi tôi
suy nghĩ miên man... Không biết phải nói với Trâm nhƣ thế
nào, phải khởi đầu ra sao? Cổ họng tôi nghèn nghẹn, tội
nghiệp cho Trâm quá... Trâm ơi!!!
Khi nghe tiếng Trâm tôi giật mình mới hay mình đã tới
quán tự lúc nào:
- Anh Phi..., anh về hồi nào vậy? Còn anh Trƣờng đâu?
Tôi bối rối... lí nhí trong cổ họng:
- Tr..ƣ..ờng có chút việc sẽ... tới sau.
Trâm hơi biến sắc:
- Nghe mấy chị vợ lính nói đơn vị anh đụng nặng lắm
phải không?
- Ờ, đụng nặng, à không, không... nặng lắm.
Tôi bƣớc vội vào quán tới chỗ tôi và Trƣờng thƣờng hay
ngồi:
- Trâm cho xin hai ly café đá.
Nghe hai ly café mặt Trâm tƣơi tỉnh trở lại, mắt cứ nhìn ra
ngõ nhƣ trông chờ Trƣờng. Nhìn chiếc ghế chỗ Trƣờng bỏ
trống lòng tôi buồn vô hạn, tiếng Trâm làm tôi chợt tỉnh:
- Anh Phi, anh làm sao vậy, trông anh hình nhƣ... bịnh?
140 Lê Phi Ô
Và Trâm đƣa tay ngăn tay tôi lại:
- Anh đừng khuấy nữa... ly café chƣa bỏ đƣờng.
Trâm xoay ngƣời đi vào trong, vừa đi vừa nói:
- Để Trâm vào trong lấy thuốc cảm cho anh.
Đến bây giờ tôi mới biết đƣợc rằng... tôi không thể nào
báo tin Trƣờng chết cho Trâm, tôi không đủ can đảm làm
việc đó, không thể nào báo cái tin khủng khiếp đó, nó tàn
nhẫn quá... Tôi không thể nhẫn tâm giết chết cả niềm tin và
hy vọng của một ngƣời con gái đáng thƣơng nhƣ Trâm.
Ngƣời tôi nhƣ run lên: “Trƣờng ơi, mày tha thứ cho tao...
tao không thể làm nổi ƣớc nguyện của mày lúc lâm chung,
tha thứ cho tao!”. Toàn thân tôi run rẩy, nghe tiếng bƣớc
chân của Trâm đi lên tôi vờ cúi xuống cột lại giây giày để
Trâm không nhìn thấy cặp mắt đỏ hoe của tôi nhƣ chực
khóc.
- Thuốc cảm đây, anh uống đi!
Tiếng Trâm nhỏ nhẹ... nghe nhƣ tiếng hát của Trƣờng:
......................
“Đời mình đâu dám hẹn
Mơ lại phút... tƣơng phùng!”
Tiếng hát mƣợt mà của Trƣờng nhƣ lớn dần... lớn dần,
cuối cùng nhƣ một khối thuốc nổ nặng ký nổ tung trong đầu
tôi... tan tác... bi thƣơng! Tôi đứng bật dậy và nhƣ ngƣời
chạy trốn... lảo đảo bƣớc ra khỏi quán vóc dáng xiêu vẹo, bỏ
lại sau lƣng ngƣời con gái mắt tròn xoe... ngơ ngác trông
theo!
- Viết để tặng bạn tôi, cố Trung úy Lê Đức Trƣờng.
- Tặng những “góa phụ” chƣa một lần lên xe hoa!
* Tác giả ghi chú: Bài hát không biết ai là tác giả cũng nhƣ
tên bản nhạc, tôi nghe phát ra từ Radio khi hành quân ngang
qua một xóm nhỏ.
TIẾNG GỌI VIỆT NAM 141
...
(chuyện chiến trƣờng)
Trận đánh đẩm máu giữa ta và địch tại cầu Lăng Quăng
nằm trên tỉnh lộ 335 ranh giới giữa xã Duy Cần thuộc quận
Tánh Linh và xã Võ Xu thuộc quận Hoài-Đức, tỉnh Bình Tuy
gây thiệt hại trung bình cho ta, trong đó có 2 sĩ quan bị tử
thƣơng: Đại úy Lê Trung Hiếu, Chi khu phó CK Tánh Linh
và Đại úy Khải, ĐĐTrƣởng ĐĐ720ĐPQ Biệt Lập.
Đơn vị tôi đƣợc lịnh truy kích địch quân cấp tiểu đoàn.
Khoảng 9:00 giờ sáng... trong lúc đang di chuyển thì cánh
quân đi đầu bổng nhiên khựng lại. Tôi chụp vội ống liên hợp
gọi:
- Một... Trung Hiếu gọi.
- Im lặng vô tuyến.
Tôi gọi tiếp... vẫn không có tiếng trả lời. Tôi lại gọi với
giọng gắt gỏng:
- Một... Trung Hiếu gọi, nghe rõ không... nói đi!
Vẫn im lặng... Tôi nổi cáu, phóng vội lên phía trƣớc định
đập anh âm thoại viên một trận, vì đối với đơn vị đang hành
quân... nhất là di chuyển trong vùng có địch thì vấn đề liên
lạc vô cùng quan trọng, gọi vừa dứt lời là phải có sự đáp trả
tức khắc.
Vừa đƣợc mấy bƣớc thì thấy vài anh lính chạy ngƣợc lại,
mặt mày hơ hãi, tôi ngạc nhiên...! Lại một toán lính nữa
142 Lê Phi Ô
chạy ngƣợc về phía sau, mặt mày ngƣời nào cũng có vẻ hốt
hoảng. Tôi quát khẽ:
- Đứng lại, cái gì...đó!
Họ không trả lời mà còn chạy nhanh hơn. Thật là quái
đản!? Tôi chƣa kịp hỏi tại sao thì... cả đám lính phía trƣớc ùa
chạy ngƣợc lại phía sau... mặt mày trông càng khiếp đảm
hơn. Lập tức tôi cho dàn đội hình...
Chuẩn úy Minh, Trung đội trƣởng trung đội 1 đi đầu, tay
ôm mặt, tay vịn nón sắt chạy vụt qua mặt tôi ngƣợc chiều.
Tôi vói tay chụp cái ba-lô kéo ngƣợc Chuẩn úy Minh lại và
nói nhƣ thét:
- Đứng lại, tại sao chạy?
Chuẩn úy Minh không nói mà lại đƣa một ngón tay chỉ về
phía sau lƣng hƣớng lên trời và vùng bỏ chạy thật nhanh.
Tôi quá đỗi kinh ngạc! Cái gì làm họ... sợ đến nhƣ vậy?! Nếu
gặp Việt Cộng thì nổ súng, đàng này... hoàn toàn không có
một tiếng súng nào cả! Hay là họ gặp thú dữ? Điều nầy cũng
không đúng vì... rừng nầy làm gì có cọp, beo... Chỉ có voi
thôi. Nhƣng lính tráng súng ống đầy trời nhƣ vậy thì cả trăm
con voi đi nữa cũng đâu có thể làm họ sợ đến nhƣ vậy. Hay
là họ gặp... ma hoặc gặp quỷ... gì đó?!! Nhƣng ma quỷ thì sợ
lính chứ lính làm gì sợ ma quỷ!!! Và cứ thế... cả đoàn quân
âm thầm chạy gần hết. Phía trƣớc tôi bỏ chạy, phía sau tôi bỏ
chạy và chính giữa... ngay cả anh truyền tin mang máy cho
tôi cũng bỏ chạy! Tôi bắt đầu rúng động bởi hiện tƣợng kỳ
quái này mà chỉ trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung may
ra mới có, thì... một cái gì, một vật gì thì đúng hơn nhỏ cỡ
ngón tay..., không phải một mà là... hai... ba, rồi bốn... chạm
mạnh vào mặt, vào trán tôi đau muốn nhảy dựng lên và nƣớc
mắt, nƣớc mũi tôi túa ra. Tôi chợt hiểu và bây giờ thì tới
phiên tôi...bỏ chạy!!!
Thì ra, không hiểu thằng ôn dịch nào đi đầu... không biết
mắt mũi để ở đâu mà nó lủi nhằm phải tổ ong vò vẽ. Lũ ong
TIẾNG GỌI VIỆT NAM 143
giựt mình hốt hoảng bay túa ra và khi nhận diện đƣợc... kẻ
thù, bọn chúng xông vào tấn công tới tấp. Khổ nỗi là cánh
quân của tôi lại quàng cổ bằng khăn màu đỏ! Trong rừng,
màu đỏ lại tƣơng phản với màu xanh của cây lá, nên lũ ong
trông rất rõ “kẻ thù” nên bọn chúng xông vào tấn công rất
chính xác, chạy tới đâu... bọn chúng rƣợt theo tới đó. Có
ngƣời bị chích rồi... con khác lại bu vào chích tiếp... quyết
không tha. Đang chạy trối chết thì có ai đó la lớn:
- Liệng trái khói... liệng trái khói!
Thế là các trái khói màu: vàng, đỏ, tím... tuôn ra mù mịt.
Lính tráng lớp bị ong chích, lớp bị hít phải khói màu ho sặc
sụa, rên hù hù, trong đó có tôi. Nhƣng tất cả phải gồng mình
ráng chịu vì ra khỏi vùng khói thì lại sợ bị ong... chích!
Khói màu làm lũ ong sợ hãi, chúng không dám đáp xuống
tấn công nữa mà lại bay tít ngọn cây, quần qua, quần lại cả
ngàn con trông phát ớn lạnh! Tôi đã từng xem phim “The
longest day”... cảnh máy bay Đồng Minh tấn công quân Đức
trại mặt trận Normandy... nhƣng vẫn còn thua xa đám máy
bay... ong nầy!
Chƣa hết, trong khi anh em đang liệng trái khói để cản
bầy ong... thì, một ông tân binh đang đứng cạnh tôi hoảng
hốt, đƣa tay lôi trái lựu đạn đeo nơi giây ba-chạc phía trƣớc
ngực... định rút chốt! May mà có ngƣời nhìn thấy và ngăn
cản kịp, nếu không thì chắc chết... cả đám. Vì thấy ngƣời ta
liệng khói màu - tôi nghĩ - chắc ổng tƣởng ổng cũng có khói
màu!!!
Coi nhƣ cuộc hành quân... thất bại! Cánh quân trên trăm
ngƣời chạy tán loạn trong rừng và lạc nhau gần hết. Tới bốn
giờ chiều mới gom lại đƣợc phân nửa (Ong vò vẽ chỉ làm tổ
ở những lùm bụi thấp chứ không làm trên cao nhƣ loài ong
mật).
Định bắn súng gọi những ngƣời đi lạc nhƣng lại sợ làm lộ
mục tiêu cuộc hành quân nên tôi gọi pháo binh xin bắn đạn
144 Lê Phi Ô
khói. Đài tác xạ gọi tôi xin cho biết tọa độ, tôi bảo:
- Bắn đâu cũng đƣợc, không cần tọa độ.
Họ tƣởng tôi “điên” nên không chịu bắn. Tôi gọi tiếp, họ
trả lời là... họ chƣa bao giờ gặp một đơn vị hành quân nào
xin bắn pháo binh mà không cho biết... tọa độ! Nghe họ nói
tôi hơi bị “quê” một chút và tôi bắt đầu giải thích... Văng
vẳng trong máy, nhiều chuỗi cƣời rộ làm tôi càng bị “quê”
thêm.
Thực ra, tôi muốn anh em chạy lạc trong rừng họ nghe
đƣợc tiếng súng đại bác 105 ly depart họ sẽ biết hƣớng Bộ
chỉ huy Chi khu nằm ở đâu để họ tìm về... Thế thôi!
Ngƣời tôi mệt lả vì suốt ngày chẳng có một hột cơm vì
phải lo chạy giặc... ong, phần bị ong chích bắt đầu lên cơn
sốt. Loại ong nầy chỉ độ 20 con thôi chích vào một con trâu
thì trâu cũng chết huống gì là con ngƣời. Cả đoàn quân khi ra
đi thì... trời nghiêng đất lở, bây giờ chỉ là một đám bại xụi,
đứa thì rên, đứa thì khóc hu hu ... vì đau nhức quá chịu
không nổi!
Đêm đó bệnh viện Dân-Quân-Y đầy ắp cả ngƣời, vừa lính
“bại trận” vừa thân nhân của họ. Có điều khác lạ là thân nhân
không khóc, không rên rỉ nhƣ những lần tải thƣơng từ mặt
trận về, mà lần nầy... lính càng rên thì thân nhân càng cƣời,
cƣời vui vẻ, cƣời thoải mái! Kiểm điểm lại có 7 ông “bại
binh” phải đƣa vào Tổng y viện Cộng Hòa, hơn 20 ông nằm
lại bệnh viện Chi khu để điều trị tiếp, còn bị nhẹ trở về đơn
vị để y tá tiểu đoàn chăm sóc.
--------o0o--------
Đã nhiều năm trôi qua... kể từ tháng tƣ năm 1975 mà nỗi
đau thƣơng, bất hạnh đổ chụp xuống đất nƣớc và trên đầu
dân tộc chúng ta. Cho dù có còn kéo dài bao lâu đi nữa... tôi
cũng không bao giờ quên đƣợc những năm tháng tuổi trẻ
trong đời, những tháng năm mà tôi đã sống cho lý tƣởng, cho
TIẾNG GỌI VIỆT NAM 145
tình yêu và cho những nồng ấm của tình chiến hữu, cho đời
lính buồn nhiều hơn vui và đầy bất trắc!
Mỗi mùa xuân đến là thời gian làm cho hoài niệm trong
tôi bùng lên mãnh liệt nhất, tôi nhớ bạn bè tôi, tôi nhớ đồng
đội tôi và nhớ chiến trƣờng xƣa những chiều loang lửa đạn.
Đã nhiều năm, đây là lần đầu tiên tôi mới kể ra, kể để san sẻ,
để vơi bớt trĩu nặng tâm tƣ và cũng để... biết đâu, tôi sẽ
không còn dịp để kể.
Tôi không muốn kể chuyện vui trong mùa Quốc Hận, đối
với tôi đây là chuyện buồn... vì những ngƣời tôi vừa đề cập
đến... họ đã không còn nữa! Họ đã ra đi vĩnh viễn vào một
thế giới nào xa xăm khác với thế giới chúng ta đang sống.
Và,... tất cả những ngƣời nầy đều gục ngã vì đạn thù trên
bƣớc đƣờng lui binh trong trận chiến Võ Đắt tháng 3/1975.
Lê Phi Ô
Cựu Tiểu đoàn trƣởng TĐ344/ĐPQ
Tiểu Khu Bình Tuy
146 Lê Phi Ô
...
Ngƣời lính già ly hƣơng
Hát bài ca ngày cũ...(D.L)
Tôi quen em trong buổi liên hoan sau chiến thắng của đơn
vị, em đến cùng ban nhạc “Tâm Lý Chiến” để ca hát giúp vui
và cũng để nâng cao tinh thần binh sĩ sau những tháng ngày
miệt mài ngăn giặc nơi tiền đồn xó núi. Nơi đóng quân là
một ngọn đồi đã xác xơ vì bom đạn, xa xa dƣới chân đồi là
những xóm nghèo cũng xơ xác vì ảnh hƣởng của những năm
tháng chiến tranh.
Giữa đồn đã dựng sẳn một sân khấu dã chiến bằng những
tấm sắt PSP, xung quanh đƣợc trang trí những cây và bông
hoa rừng xen kẽ những bóng đèn điện đƣợc bọc giấy màu để
ánh sáng dịu lại trông cũng ra vẻ một... sân khấu!
Phái đoàn Tâm Lý Chiến đƣợc tiếp đón bởi sĩ quan Ban 5,
đang ăn cơm chiều trong Câu lạc bộ, ngoại trừ cơm nóng còn
TIẾNG GỌI VIỆT NAM 147
món ăn chỉ là thịt hộp và rau rừng. Thịt hộp là do các anh em
binh sĩ tự nguyện đóng góp lấy ra từ khẩu phần lƣơng khô
hành quân còn dƣ lại của những kỳ hành quân trƣớc. Nghe
có phái đoàn văn nghệ đến giúp vui, anh em nô nức với nụ
cƣời luôn rạng rỡ trên môi. Thú vui duy nhất của những
ngƣời lính rừng chỉ có thế, cả năm hoặc đôi khi hai ba năm
mới có một lần. Đơn vị phải chia làm hai, một nửa hành
quân, phục kích ngăn chận địch từ xa, một nửa ở nhà xem
văn nghệ. Nửa ở nhà xem xong hôm sau hoán đổi để anh em
chƣa xem trở về và phải xem ban ngày vì buổi chiều trực
thăng sẽ đón phái đoàn Tâm Lý Chiến trở về nơi họ xuất
phát.
Buổi trình diễn bắt đầu, bao năm tháng nơi tiền đồn heo
hút xa xăm các anh mới đƣợc nhìn thấy những tà áo dài bay
bay trong gió, mới đƣợc nhìn thấy những mái tóc dài thị
thành thƣớt tha tung bay trong hoàng hôn nắng tắt. Buổi
chiều hôm nay bỗng dƣng đẹp hơn những buổi chiều của
những ngày tháng trƣớc, sau mỗi bài hát tiếng vỗ tay vang
lên kéo dài nhƣ bất tận... xen lẫn tiếng vỗ tay nồng nhiệt đó,
đâu đây trên những gƣơng mặt khắc khổ vì nắng gió chiến
trƣờng có những ngấn lệ long lanh, có đôi hàng mắt ƣớt và
có những mái đầu cúi xuống lau vội đôi dòng lệ chảy. Không
hẳn vì bài ca hay đƣợc ngân lên từ đôi môi xinh đẹp mà vì...
đã có ngƣời vài ba năm rồi chƣa một lần về thăm nhà, tình
hình chiến sự sôi động khắp 4 Quân Khu nên giấy phép
thƣờng niên đều bị hủy bỏ.
“Đợi hai ba năm nữa
Quê mình thôi khói lửa
Mời xuân đến với tôi.
Ôi... đất nƣớc đôi nơi!”
..........................
Tiếp theo, MC giới thiệu một bài đơn ca do ca sĩ TN trình
bày. Nàng bƣớc lên sân khấu, cả thân hình với chiếc váy dài
148 Lê Phi Ô