The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by lanthicung, 2023-01-23 00:45:58

Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại - TUYỂN TẬP XUÂN 2023

VBVNHN TUYỂN TẬP XUÂN 2023

VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 151 phải khôi phục hết đất đai cho Lê vương, mới được rút quân về, Sĩ Nghị bấy giờ mới tính đến mưu kế tiến hành. Đến đây, quân Văn Huệ kéo đến đèo Ba Dội (Tam Điệp Sơn), nhà vua được tin, lấy làm lo sợ, hỏi Sĩ Nghị về mưu kế, Sĩ Nghị nói:”Ta cứ thế thong thả để chờ đợi ứng phó với kẻ đang nhọc nhằn, cần chi phải hấp tấp đánh vội”. Thế rồi Sĩ Nghị dương dương tự đắc, không để ý đến nữa. Giặc ruổi dài ra Bắc, không có lấy một người hay một quân kỵ nào chống lại cả. Khi giặc đến Sơn Nam, Sĩ Nghị sai đề đốc Hưa Thế Hanh đem quân tứ dực đi trước, chia đóng ở Hà Hồi và Ngọc Hồi để chống cự lại. Ngày 4 tháng Giêng ấy, quân lưu động của giặc đến trước, hễ đánh trận nào thì thua luôn trận ấy. Sĩ Nghị rất coi khinh. Hồi trống canh năm sớm hôm sau. Văn Huệ xắn tay áo đứng dậy, đốc thúc bản bộ lùa quân rầm rộ tiến lên. Chính Văn Huệ tự mình đốc chiến, cho hơn trăm voi khỏe đi trước. Tờ mờ sáng, quân Thanh lùa toán quân kỵ tinh nhuệ ồ ạt tiến. Chợt thấy bầy voi, ngựa quân Thanh đều sợ hãi, hí lên, tế chạy, lồng lộn quay về, chà đạp lẫn nhau. Giặc lại lùa voi xông đến: quân Thanh, trong cơn gấp rút, không cứu nhau được, ai nấy rút vào trong lũy để cố thủ. Bốn mặt đồn lũy quân Thanh đều cắm chông sắt, súng và tên bắn ra như mưa. Giặc (Tây Sơn) dùng những bó rơm to lớn để che đỡ mà lăn xả vào, rồi quân tinh nhuệ tiến theo sau. Kẻ trước ngả, người sau nối, thảy đều trổ sức liều chết mà chiến đấu. Các lũy quân Thanh đồng thời tan vỡ và quân Thanh đều chạy. Giặc đuổi đến đồn Nam Đồng, thừa thắng, ập lại giết chết. Quân Thanh bị chết và bị thương đến quá nửa. Thế Hanh, Tiên phong Trương Sĩ Long (Trương Triều Long) và tả dực Thượng Duy Thăng đều chết trận. Sầm Nghi Đống đóng đồn ở Loa Sơn (tục gọi Đống Đa), bị một tướng khác của giặc đánh. Quân cứu không có, Nghi Đống phải tự thắt cổ chết. Toán thân binh của Nghi Đống cũng tự ải chết theo đến vài trăm người. Bấy giờ ở nơi màn trướng, thình lình được tin quân giặc đã bức bách gần Thăng Long. Sĩ Nghị không biết xoay xở ra sao, bèn nhổ đồn lũy, vượt qua sông, chạy. Cầu gãy, người bị chết vô kể”. (Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, quyển XLVII, bản dịch của Viện Sử Học Hà Nội, 1998, tr.845- 847)


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 152 (Xin lưu ý: sử nhà Nguyễn thường gọi Tây Sơn là Giặc hay Ngụy Tây). “Thanh Thông Giám” (sử nhà Thanh) cũng nói rằng quân Tây Sơn dùng những bó rơm lớn lăn tròn để làm bia đỡ đạn...Xin đọc đoạn văn sau đây trích từ sử nhà Thanh để so sánh: “Ngày mồng 5 tháng Giêng: Quân Thanh bị bại. Tôn Sĩ Nghị mang tàn quân chạy về Bắc. Vào cuối năm ngoái (Mậu Thân, 1788) quân của Nguyễn Huệ nước An Nam vượt sông Gián Thủy đánh bại quân phòng thủ của Lê Duy Kỳ (Lê Chiêu Thống); lại bắt toán quân Thanh tuần thám giết sạch. Ngày mồng hai, Tôn Sĩ Nghị được tin hoảng hốt ngự địch; ra lệnh Tổng binh Trương Triều Long mang 3000 quân tăng cường cho các đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi để chống cự, lại ra lệnh cho Đề đốc Hứa Thế Hanh mang 1500 tên, tự đốc suất 1200 tên để tiếp ứng. Quân Nguyễn Huệ tiến tới đông như ong vây đồn 4 phía, đánh nhau một ngày một đêm, quân Thanh bị đánh tan bèn bỏ chạy. Vào canh năm ngày này (mồng 5) Nguyễn Văn Huệ mang đại binh tiến đánh, thân tự đốc chiến, dùng 100 thớt voi khỏe làm tiên phong. Rạng sáng quân Thanh cho kỵ binh nghênh địch. Vào giờ Ngọ quân Nguyễn bắn hỏa châu, hỏa tiễn tới tấp; lại dùng rạ bó to lăn mà tiến đều, khinh binh theo sau, trước ngã sau tiến lên một lòng quyết chiến, tại các trại quân Thanh đồng thời tan vỡ, quân Nguyễn thừa thắng chém giết, quân Thanh tử thương quá nửa. Đề đốc Hứa Thế Hanh thấy thế lực nhiều ít rõ ràng, bảo gia nhân đem ấn triện Đề đốc mang đi, rồi ra sức đánh, bị chết tại trận. Lúc này quân địch càng bị giết càng nhiều, chia cắt quân Thanh từng nhóm rồi vây kín. Thống soái Tôn Sĩ Nghị mất liên lạc với Hứa Thế Hanh và các đại viên Đề trấn; bèn ra lệnh Phó tướng Khánh Thành, Đức Khắc Tinh Ngạch mang 300 quân đoạt vây chạy về phía Bắc. Khi tàn quân của Tôn Sĩ Nghị chạy đến bờ sông, thì số quân Thanh 3000 tên trú đóng tại bờ phía Nam đã được Tổng binh Thượng Duy Thanh mang đi tiếp ứng cho Hứa Thế Hanh, bèn ra lệnh cho Tổng binh Lý Hóa Long vượt qua cầu nổi chiếm cứ bờ phía Bắc, để tiện việc yểm hộ qua sông. Không ngờ Lý Hóa Long đi đến giữa cầu, trượt chân rơi xuống nước chết, số quân mang đi kinh hãi không biết làm gì. Tôn Sĩ Nghị ra lệnh Khánh Thành yểm hộ mặt sau bằng cách bắn súng điểu thương vào quân Nguyễn Văn Huệ đang truy kích, riêng mình tự mang quân theo


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 153 cầu nổi lui về bờ phía Bắc; rồi lập tức cho chặt đứt cầu nổi, cùng với bọn Khánh Thành rút lui về sông Thị Cầu. Quân Thanh tại phía Nam sông thấy cầu đã bị đứt chìm, không có đường về, bèn đánh trở lại thành nhà Lê. Các Tổng binh Thượng Duy Thăng, Trương Triều Long, Phó tướng Na Đôn Hành, Tham tướng Dương Hưng Long, Vương Tuyên, Anh Lâm đều tử trận. Tri châu Điền Châu Sầm Nghi Đống không được viện binh đành tự tử, số thân binh tự tử cũng đến hàng trăm. Quốc vương An Nam Lê Duy Kỳ vào lúc binh thua, tới dinh Tôn Sĩ Nghị họp bàn, thấy Tôn Sĩ Nghị đã bỏ chạy, bèn hoảng hốt vượt sông chạy lên phía Bắc, đến đây nhà Lê diệt vong. Nguyễn Văn Huệ xua quân tiến vào thành, chiến bào mặc trên người nhuốm đen, do bởi thuốc súng. Đề đốc Ô Đại Kinh mang đạo quân Thanh tại Vân Nam xuất phát từ Mã Bạch quan vào ngày 20 tháng 11 năm ngoái (Mậu Thân, 1788), đến Tuyên Quang vào ngày 21 tháng 12; khi đến sông Phú Lương thấy cầu nổi bằng tre đã bị chìm đứt, nhìn sang bên kia bờ thấy lửa rực bốn phía, bèn triệt hồi Tuyên Quang, rồi lập tức lui vào trong nước”. (Thanh Thông Giám, quyển 146, trang 4565 – 4567, trích dịch tài liệu của Hồ Bạch Thảo, đăng trong Đặc San Tây Sơn Bình Định, Xuân Bính Tuất 2006, trang 145) 8. Nhận Định Tình Hình Và Chủ Trương Của Vua Càn Long Sau Khi Vua Quang Trung Đại Thắng Quân Thanh Nhận được tờ tấu của Tôn Sĩ Nghị, để vớt vát thể diện cho danh tiếng của quân đội thiên triều, một đại cường quốc tại Á Châu thời bấy giờ, vua Càn Long đã ra tờ dụ cho các Quân Cơ Đại Thần với mục đích tìm kiếm hòa bình, không đem quân trả thù: “Trẫm trước kia đã cho rằng Lê Duy Kỳ mềm yếu không có khả năng, xem ra trời đã ghét họ Lê nên không thể hỗ trợ được, mà dân tình An Nam lại phản phúc khó tin; nên đã giáng chỉ dụ lệnh Tôn Sĩ Nghị cấp tốc triệt binh. Nếu như Tôn Sĩ Nghị nhận được chỉ dụ bèn lập tức triệt hồi, thì ngày hôm nay đại quân đã về


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 154 đến cửa quan ải rồi. Nay Nguyễn Huệ dám ra mặt chặn đánh, nguyên do là Tôn Sĩ Nghị hy vọng Nguyễn Huệ sẽ hối lỗi đầu hàng để mọi việc được hoàn mỹ, nên chần chừ ngày giờ, mới xảy ra như vậy. Hiện tại vào tiết mùa Xuân, tại nơi này mưa nhiều, lắm chướng khí; nếu muốn cử đại binh cũng chưa phải lúc. Huống chi các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây trước đây tiếp tục điều binh, thì đã ra lệnh đình chỉ; nay lại rầm rộ truyền hịch điều động, thì cũng không đáp ứng được tình hình khẩn cấp, mà lại khiến cho lòng người thêm kinh hãi. Nói tóm lại đem binh triệt hồi, vẹn toàn quốc thể là điều cốt yếu”(Cao Tông Thực Lục, sđd, quyển 1321, tờ 868, bản dịch của Hồ Bạch Thảo, đăng trong Đặc San Tây Sơn Xuân Bính Tuất 2006 trang146-147 như trên). Tiếp theo lời dụ nầy, vua Càn Long đã nhận xét về hoàn cảnh của Tôn Sĩ Nghị như sau: “Tôn Sĩ Nghị là người thống suất toàn quân, không thể làm việc mạo hiểm; viên Tổng đốc phá vòng vây để ra, hành động này rất đúng. Thứ đến, Hứa Thế Hanh là viên chức lớn với cấp bực Đề đốc cũng rất quan hệ; hiện nay chưa có tin tức, đang hết sức trông ngóng. Hai người phải lưu tâm thận trọng, đốc suất quan binh đến ải gấp. Theo lời tâu của Tôn Vĩnh Thanh thì Lê Duy Kỳ đến quan ải vào ngày 7 tháng Giêng, (Kỷ Dậu, 1789) hiện cho trú tại Nam Ninh. Bàn về việc hành quân từ trước tới nay không phải mỗi lần ra quân đều thuận lợi, như các cuộc hành quân tại Tân Cương, Tây Lộ, cho đến Lưỡng Kim Xuyên đều có những tổn thất nhỏ rồi mới thành công. Lần nầy Tôn Sĩ Nghị mang quân đến An Nam đánh giặc thành công quá dễ, nay có sự tổn thất biết đâu đây chính là Nguyễn Huệ tự mang lấy mầm diệt vong vây. Tôn Sĩ Nghị và Hứa Thế Hanh hãy mang quân ra cho vẹn toàn, đừng làm tổn thương quốc thể; tương lai có liệu biện việc này hay không do chính Trẫm thao túng, rồi sẽ từ từ quyết định. Còn việc Tôn Sĩ Nghị tâu xin cách chức trị tội; thì việc tổn thương này ngoài ý muốn, không phải do viên Tổng đốc lầm lỡ mạo muội, tại sao lại tâu như vậy! Viên Tổng đốc phải gia tăng trấn tĩnh để lo liệu việc triệt thoái, chớ nên hoang mang ý loạn, đó là điều hết sức quan trọng. Chắc bọn Nguyễn Huệ cũng không dám xâm phạm biên giới của Thiên triều”. (Cao Tông Thực Lục, quyển 1321 tờ 868- 869, sđd, như trên) Rồi nhà vua chỉ thị đem quân đi tiếp ứng để phòng thủ biên giới:


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 155 “ Tuy nhiên dọc theo quan ải cần dàn binh lực để làm mạnh thanh thế và chuẩn bị việc tiếp ứng. Hiện theo lời tâu của Tôn Vĩnh Thanh đã điều một ngàn quân tiến trước hợp với quân phòng thủ gồm 3000 tên sẽ lo điều động thêm. Nay dụ Tôn Vĩnh Thanh hãy tính toán kỹ, nếu số binh lính không đủ dùng, thì có thể một mặt tiếp tục điều tại các doanh, một mặt tấu lên. Quân Quảng Tây hiện đang triệt hồi, còn đạo quân Vân Nam do ngã Tuyên Quang An Biên cũng phải triệt thoái gấp. Quân lính tại các doanh đồn trú tại Vân Nam tương đối nhiều, nếu quân số dưới quyền của Phú Cương và Ô Đại Kinh hiện nay không đủ dùng, thì đừng ngị lấy thêm quân từ các doanh để phòng thủ dọc biên giới, khiến cho thanh thế càng thêm mạnh mẽ”. (Cao Tông Thực Lục, quyển 1321 tờ 869, sđd như trên) (Xin lưu ý: Ông Hồ Bạch Thảo có nhận xét: Theo Thanh Thông Sử: số quân 3000 người mà Tôn Vĩnh Thanh điều động cho công tác phòng thủ biên giới là sử nhà Thanh cố ý nói bớt đi vì “ theo Thanh Thông Sử, lúc bấy giờ dân Trung Quốc tại vùng biên giới Quảng Đông, Quảng Tây nghe tin quân Nguyễn Huệ sẽ sang trả thù rửa hận, nên đều bỏ chạy để nhà cửa trống không; tình hình như vậy mà chỉ có vài ngàn quân phòng thủ biên giới, thì chắc số lính này cũng không có gan ở lại để phòng thủ! Tham khảo với các sách khác, về quân số nhà Thanh thường nói bớt khoảng mười lần!”...) Vua Lê Chiêu Thống chạy qua Trung Quốc, gặp Tôn Sĩ Nghị. Đi theo vua có 8 người hầu là Hoàng Ích Hiểu, Nguyễn Quốc Đống, Lê Hân, Phạm Như Tùng, Nguyễn Viết Triệu, Phạm Đình Thiện, Lê Văn Chương và Lê Quý Thích (KĐVSTG Cương Mục, quyển 47, bản dịch, tr.848). Tai trấn Nam Quan, khi chia tay với Tôn Sĩ Nghị, vua nói:“Tôi không giữ nổi xã tắc, tự biết sỉ nhục phải phiền ngài đem quân sang cứu. Tôi lấy làm cảm kích vô cùng. Nay ngài lại bỏ tôi mà đi, tôi không dám lại làm phiền ngài nữa. Tôi xin trở về nước, lượm lặt quân và dân để toan tính cử sự sau này”. Tôn Sĩ Nghị nói:“Đã tâu xin thêm quân rồi. Chẳng bao lâu đại quân sẽ đến”. Tôn Sĩ Nghị mời nhà vua vào thành Quế Lâm yên nghỉ, vua theo lời. (KĐVSTG Cương Mục, sđd như trên, tr.848). Sau khi ra lệnh cho quân đội tăng cường phòng thủ biên giới, vua Càn Long cho Đại thần là Phúc Khang An đến thay thế Tôn Sĩ Nghị làm Tổng đốc Lưỡng Quảng, tổ chức lại binh mã 9 tỉnh phía Nam và chuẩn bị để đánh nước ta.


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 156 Chú thích: (1) về chức vụ của Sầm Nghi Đống: sử nhà Thanh (Thanh Thông Sử) viết Sầm Nghi Đống là Tri châu ở Điền Châu; -Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục và Đại Nam Liệt Truyện Chính Biên viết Sầm Nghi Đống là Tri phủ Điền Châu;-Hoàng Lê Nhất Thống Chí viết Sầm Nghi Đống là Thái thú Điền Châu. (2) Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục viết Tổng binh Quảng Đông là Trương Sĩ Long;- Thanh Thông Sử và các tài liệu khác đều viết là Tổng binh Quảng Đông là Trương Triều Long. (3) Trong trận Ngọc Hồi, các sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Đại Nam Liệt Truyện Chính Biên, cũng như các sử gia Trần Trọng Kim, Nguyễn Phương, nhóm sử gia CS ở Hà Nội trong các tài liệu nghiên cứu lịch sử đều nói rằng Quân Tây Sơn đã dùng 3 tấm ván kết lại,10 người khiêng đi trước để đỡ đạn, có 20 người núp đàng sau dùng đoản đao, khi đến gần thì ném bỏ tấm ván đi mà đánh cận chiến. Nhưng theo Thanh Thông Sử và Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục thì quân Tây Sơn đã dùng những bó rơm lớn cuốn tròn để làm bia đỡ đạn? Nguyễn Lý Tưởng


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 157


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 158


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 159


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 160


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 161


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 162 NHỚ TẾT QUÊ XƯA Tàn đông ngồi nhớ quê ray rức Áo gấm ai đành soi bước đêm Hiu hắt thẳm sâu vùng ký ức Dường như Xuân khẽ gọi bên thềm Trái đất day nghiêng mùa đổi trục Thức hoài sao mộng vẫn còn dư Cha cười lãng đãng bên giậu trúc Cặm cụi em chùi mấy bộ lư Chùm hoa vạn thọ bàn thổ địa Ngước nhìn ghẹo cụm sứ bàn thiên Con mực nằm ngáp ruồi lia lịa Chậu quý đêm rồi trộm đã khiêng Mẹ ngồi vo nếp bên bờ giếng Củi đã phơi khô, gạch chất kiềng Gừng xên nhỏ lửa chanh vài miếng Kiệu đủ ăn dần hết tháng giêng Áo dài khăn đóng ông nội vái Chị mót xôi chia đám trẻ gầy Anh đùm cặp rượu sang nhà gái Đẹp lòng nhạc phụ cuối thôn Tây Lạt chiều buộc bánh đêm say khước


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 163 Ướt mấy chùm trưa, lá rửa đìa Gánh Xuân chạy đụng mai sân trước Màu cúc vàng như luống cải chia Xuân đứng bên đời canh nhật nguyệt Vét buồn len lén gửi thu đông Vui đến khi nào con trăng khuyết Rọi bờ lau sậy phía ven sông Ngao ngán năm nao mùa thất bát Nếp, đường, mâm cỗ phải vay đong Hội làng cũng vắng hoe tiếng hát Đêm gầy, đèn hột vịt thôi chong Gió xa lùa áo ai ngời nắng Một giọng hò xanh mấy quãng đồng Bao năm rồi Tết quê mình vắng Anh về biết có kịp Xuân không? Anh hốt tàn tro trong bóng khói Trả về nắng mật chút hương thầm Xuân miền cố quận chiêm bao vói Rót sầu xiêu lệch xuống vai câm Đặng Toản Viết bên máy laser CNC ĐT/BTT Houston ngày 5 tháng 1 năm 2023


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 164 CHÚC MỪNG XUÂN MỚI Năm tàn, thân gởi thiệp mừng xuân, Ngày tháng bay nhanh chóng cạn tuần. Tự mộ*tiên linh đành bái biệt. Văn phong mỹ tục cố hành tuân, Tha phương chia xẻ buồn vong quốc, Giai tiết chung vui nghĩa hợp quần. Thân chúc gần xa đều hạnh phúc, Cầu mong đất tổ mãn trầm luân. Nhật Quang Phi Hồ * là nhà thờ và mồ mã tổ tiên NEW YEAR GREETING CARD At year end, a new greeting card is cordially sent, Time flies by, one more period has expired. We had regrettably to bid farewell to our ancestors’ shrines & tombs, We try hard to observe our beautiful cultures and customs. On the foreign land, we share our country-losing sadness, In the beautiful season, we enjoy our spirit of reunion. We wish all people, near and far, be happy, We pray for our fatherland be out of miseries. Nhật Quang Phi Hồ


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 165 CHIẾC VÁY NGÀY TẾT Không khí tết đã rôn ràng cả xóm. Nắng nhẹ nhẹ, gió mơn man và nhạc xuân lan tràn từ radio mọi nhà mọi ngõ. Nhà nhà đều sửa soạn đón xuân về. Tôi và Bích Hợp hẹn nhau buổi chiều đi chợ Bà Chiểu mua sắm vài thứ. Buổi sáng mẹ sai tôi vo đãi mấy ký lô đậu xanh để gói bánh chưng và quậy nồi chè kho. Tôi làm vội vàng vì nghĩ đến Bích Hợp đang chờ. Khi tôi giao thành phẩm mẹ tôi phán: - Chưa sạch còn sót nhiều vỏ quá. Vỏ đậu xanh còn sót nhiều thật. Tôi vẫn cố cãi mẹ : - Con đãi kỹ lắm rồi, ai làm mà không sót, mẹ cứ soi mói như là dì ghẻ của cô Tấm ấy . Mẹ……thử ngồi đãi mấy ký lô đậu xanh xem.. Mẹ nổi cáu: - A, con bé này học đâu ra thói cãi tay đôi với mẹ thế hả… Tuy mắng con nhưng mẹ không bắt tôi làm lại, mẹ ngồi tỉ mỉ nhặt ra những vỏ đậu xanh còn sót. Tôi thích món chè kho của mẹ nấu. tôi tha hồ ăn các loại mứt tết và không thể thiếu món chè kho ngọt đậm đà. Mẹ nói chè nấu ngọt để được lâu, nên những dĩa chè kho qua tết mà ăn vẫn còn ngon dù nhà tôi không có tủ lạnh. Thấy tôi sẵn sàng để ra ngoài mẹ dặn theo: - Đi đâu thì đi, về nhà cắt lá cắt rễ mấy ký củ kiệu kia cho mẹ. Tôi ngao ngán nhìn mấy bó củ kiệu trong rổ to để ở góc bếp nhưng vẫn phải hứa: - Bảo đảm con sẽ làm sạch mấy bó kiệu này.


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 166 Tôi và Bích Hợp chở nhau trên chiếc xe đạp đi chợ Bà Chiểu. Chợ tết nhộn nhịp và đầy sắc màu tết từ rau xanh đến trái cây, đồ tiêu dùng…Hai đứa vào chợ, say mê len lỏi trong những dãy sạp quần áo, trang sức, thơm mùi quần áo, nước hoa và hơi người, trước là để ngắm cho thỏa thích sau là chọn mua một vài món ưng ý. Người đâu mà đông thế, cứ chen vai nhau mà đi, cứ xô đẩy nhau mà đi. Tiếng nói cười, tiếng trả giá mua bán tưng bừng huyên náo. Bích Hợp chỉ một chiếc váy ngắn màu tím treo ở trên cao trong một sạp quần áo và nói với tôi: - Mình xem thử cái váy này nha ? Tôi cũng thích thú nhưng vẫn ngần ngừ: - Ừ..ừ..màu tím đẹp đấy..chỉ sợ…nó hở hang, đã ngắn ngắn lại còn sát nách nữa. - Sợ gì? Đẹp thì mua.. Bà bán hàng dùng cây sào dài “khều” chiếc váy trên cao xuống. Hai đứa trầm trồ giơ váy lên vuốt ve và khen: - Dễ thương quá.. - Mình vải bằng thun mềm mại co giãn êm ái ghê.. Bích Hợp ướm thử váy lên người và nói với bà bán hàng : - Nhưng…váy ngắn mới tới đầu gối. Bác ơi có váy nào dài hơn nữa không? Bà bán hàng giải thích với hai con bé học trò mặt còn non choẹt: - Đây là mini jupe. Thời trang mà.


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 167 Hai đứa tôi chụm đầu vào nhau thì thầm bàn tán rất lâu mới đi đến quyết định…mua chung một cái cho đỡ tốn tiền để mặc 3 ngày tết, vì nếu mặc không vừa hay không thích nữa thì bỏ cũng không tiếc. Thời xưa cuộc sống thật giản dị, mua quần áo ở chợ chỉ nhắm chừng mà mua, không có chỗ thử quần áo và cũng không có luật lệ nào cho trả lại hàng đã mua như bây giờ. Lần đầu tiên hai đứa bạo gan thử diện mini jupe xem nó ra làm sao.. Tôi không dám mang chiếc váy về nhà sợ mẹ trông thấy, Bích Hợp mang về nhà nó. Hôm sau nó len lén mang sang nhà tôi, chiếc váy được gói kỹ trong tờ giấy báo. Hai đứa tôi trèo tót lên căn gác lửng để thử váy. Bích Hợp mặc váy trước, chiếc váy ôm theo thân người nó thật đẹp và gợi cảm. Nó reo lên khe khẽ sợ dưới nhà mẹ tôi nghe thấy: - Trời ơi…tớ thích lắm, đẹp ơi là đẹp. Nó ưỡn ẹo qua lại và nhìn vào gương mà mơ: - Mặc váy này tớ ước gì được chải tóc cao phồng như mái tóc cô ca sĩ Minh Hiếu nữa cơ. Sang trọng lịch sự lắm. Tôi vội ngăn cản: - Chải tóc cao phồng là phải đánh tóc rối, xịt keo, lúc gội đầu cực chết luôn đó Bích Hợp. Với lại kiểu tóc ấy không hợp với tuổi học sinh chúng mình. Nó vẫn mơ tiếp: - Hay tớ buông xỏa mái tóc dài sầu mộng như cô Thanh Thúy…? Mặc kệ nó mơ những mái tóc ca sĩ. Đến lượt tôi mặc váy cũng đẹp, nhưng tôi…co rúm người lại vì váy hở nách và hở đùi. Tôi lo lắng: - Chết rồi, thế này mẹ tớ không cho mặc đâu .


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 168 Bích Hợp khích lệ tôi: - Yên chí đi. Ngày tết không ai mắng con cái vì sợ xui xẻo cả năm. Vậy hai đứa mình ai sẽ mặc váy trước đây? - Bích Hợp mặc …thí nghiệm trước đi, khai trương cái váy ngày mồng một tết, tớ sẽ mặc ngày mồng 2 tết, mẹ Bích Hợp không mắng thì chắc mẹ tớ cũng không. Bích Hợp thắc mắc: - Thế còn ngày mồng 3 tết ai mặc? - Mồng 3 tết hai đứa đều không mặc cho …huề. Mặc liên tiếp người ta sẽ phát giác ra hai đứa chỉ có một cái váy màu tím. - Ừ nhỉ…với lại mình còn mặc thứ khác nữa chứ. Chợt Bích Hợp băn khoăn: - Làm sao chúng mình cùng mặc váy đi sở thú chụp hình được nhỉ? Tôi và Bích Hợp thân nhau lắm, tết năm nào hai chúng tôi cũng rủ nhau đi Thảo Cầm Viên chơi và chụp hình, chụp bên vườn hoa xong thế nào cũng chụp bên chuồng voi, chuồng khỉ, gấu, beo đủ cả… Tết năm nay cũng sẽ đi nhưng chỉ có một chiếc váy đẹp mà cả hai đứa đều thích. Biết làm sao? Thấy Bích Hợp thích mặc váy quá tôi nhường nó: - Mồng 3 tết chúng mình đi sở thú và Bích Hợp mặc váy. Còn tớ mặc thứ khác.. Bích Hợp sung sướng gói chiếc váy vào tờ báo mang về nhà đợi ngày tết đến. Tôi và Bích Hợp, hai đứa chơi thân quấn quýt nhau như hình với bóng. Cùng viết chung cuốn lưu bút ngày xanh, đọc chung tờ tạp chí, cuốn


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 169 truyện hay. Đi chơi thế nào cũng chụp hình chung làm kỷ niệm dù hàng ngày vẫn thấy mặt nhau tại lớp học hay khi về nhà. Căn gác lửng nơi mà các chị em tôi ngủ trên này thỉnh thoảng có thêm Bích Hợp qua chơi và ngủ lại dù nhà nó chỉ cách nhà tôi vài bước chân chạy vù một cái là về đến nhà thế mà nó vẫn thích chen chúc ngủ chung với chị em tôi. Hai đứa tôi nằm cạnh nhau thủ thỉ nói chuyện cho tới khuya bên mấy đứa em đang ngon giấc. *************** Mẹ tôi đã chưng bày bàn thờ tết nào bánh chưng chè kho, nải chuối sứ xanh và hoa quả, dĩ nhiên không thể thiếu bình hoa Vạn Thọ sắc vàng rực rỡ . Trong lòng tôi cũng đang rực rỡ niềm vui khi nghĩ đến mồng 2 tết sẽ được mặc chiếc váy đẹp. Chiếc váy mini thời trang lần đầu tiên trong đời tôi dám …cả gan “hùn vốn” một nửa mua để mặc. Mồng 1 tết trôi qua, tôi hình dung ra Bích Hợp xinh đẹp trong chiếc váy mini màu tím đi chúc tết người thân nhà nó và được bao người khen ngợi. Rồi tôi hình dung đến lượt tôi, hồi hộp và hào hứng quá. Theo đúng giao ước buổi tối mồng 1 tết Bích Hợp sẽ mang chiếc váy sang cho tôi và nó đúng hẹn. Hai đứa lại mang gói giấy báo bọc chiếc váy chạy tót lên căn gác lửng. Nhưng lên tới gác thì Bích Hợp buồn buồn thông báo: - Chiếc váy…bị …tớ ủi cháy rồi ! Tớ cũng chưa được mặc.. Tôi tắt ngúm niềm vui, bàng hoàng ngẩn ngơ và khóc ngay tại chỗ. Thấy tôi khóc Bích Hợp sợ quá cũng khóc theo. Nó mở tờ báo và trải chiếc váy ra trước mặt tôi, chỉ vào vết cháy xém dài trên váy và sụt sùi: - Đây nè, chiều 30 tết tớ đem giặt và ủi lại cho đẹp để sáng mồng 1 mặc. Ai ngờ vải thun gặp bàn ủi nóng đã cháy và co rúm lại luôn.


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 170 Bích Hợp hối hận năn nỉ: - Tớ không dám sang báo sợ bạn mất vui đêm 30 tết và xui ngày mồng 1 tết, đợi đến tối mới dám sang đây. Thôi, đừng khóc nữa, tớ xin lỗi… Thấy Bích Hợp buồn, Bích Hợp năn nỉ, tôi dù tiếc rẻ cũng phải ngưng khóc: - Ngày tết ai mà giận là giận cả năm sao. Tuy chiếc váy bị hư xấu phải bỏ đi nhưng…may mắn là cả hai mình đều được mặc thử và ưng ý. Tết sang năm chúng mình “già” thêm một tuổi nữa, sẽ mạnh dạn mua mỗi đứa một chiếc mini jupe hi vọng mẹ không la. Bích Hợp quên buồn, nó lại dệt mộng: - Nhưng khác màu kẻo người ta lại tưởng hai đứa mua chung một váy thì oan lắm. Tết sang năm tớ nhất định sẽ có kiểu tóc thích hợp với chiếc váy mới. Tôi tò mò: - Kiểu cô Minh Hiếu hay cô Thanh Thúy? - Tớ sẽ cắt tóc kiểu Phương Hoài Tâm dễ thương, hợp với lứa tuổi học trò chúng mình và hợp với chiếc váy mini xinh xinh. Đi sở thú ngày tết chụp hình kỷ niệm thật tuyệt vời. Nguyễn Thị Thanh Dương. ( Jan 30, 2022)


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 171 MÂM CỖ ĐẦU NĂM Em mời anh vào mâm cỗ đầu năm, Một mâm cỗ đầy với mười hai món, Em nấu buồn vui của mười hai tháng, Nếm lại cuộc đời suốt một năm qua. Món tháng mười hai vừa mới đi xa, Nỗi buồn cuối năm vẫn còn ở lại, Em nêm gia vị gió mùa xuân tới, Anh nếm giùm em giây phút chạnh lòng. Món tháng mười một ngây ngất Thu Đông Mùi nước hoa thơm nồng nàn quyến rũ Của hoa hồng nhung, phong lan tình tự, Anh nếm em trên áo một mùi hương.


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 172 Món tháng mười mùa Thu thật dễ thương, Những trái cây ngon đi cùng mùa lá, Vườn lá rụng táo trên cành chín đỏ, Anh nếm đi mùi hương táo hẹn hò. Món tháng chín em chép một bài thơ, Thay mùi vị của mùa hè nóng bỏng, Em thả vào thơ chút tình lãng mạn, Anh nếm đi những khoảnh khắc ngọt ngào. Món tháng tám em hái cả trăng sao, Gom ước mơ vào đêm rằm mở hội, Trăng đã tàn, sao rơi vào đêm tối, Anh nếm phôi phai ảo vọng hôm nào. Món tháng bảy trời đất thấm mưa Ngâu, Những khoảng cách đôi bờ chưa nối được, Gia vị nhớ thương em cho nhiều lắm, Anh nếm đi anh sẽ nhớ thương đầy.


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 173 Món tháng sáu mùa hè đang về đây, Nắng rực rỡ như chưa từng rực rỡ, Mùa hè ngọt qúa không cần gia vị, Anh nếm đi khao khát những tình hè. Món tháng năm, tháng tư và tháng ba, Có bao loài hoa cùng nhau đua nở, Làm rạo rực gió nhẹ rung chuông gió, Anh nếm đi tình tri kỷ của lòng . Món tháng giêng hai như chuyện hoang đường, Mộng và đời còn làm mình ngơ ngẩn, Năm hết tết đến cho mùa xuân thắm, Anh nếm cùng em một mùa xuân ngon. Chúng ta khai vị mâm cỗ đầu năm, Sau những mặn nồng chua cay năm cũ, Mồng một tết nâng ly mừng nhau nhé, Chúc nhau đời là giấc mộng đêm Xuân. Nguyễn Thị Thanh Dương


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 174 Chợ Tết của Hội Ái Hữu Người Việt Maryland Đào Hiếu Thảo Chợ Tết Xuân Quý Mão do Hội Ái Hữu Người Việt Maryland (Maryland Vietnamese Mutual Association) tổ chức trang trọng vào sáng chủ nhựt 15 tháng một năm 2023 nhằm ngày 24 tháng chạp năm Nhâm Dần tại trường trung học Northwood, thành phố Silver Spring, Maryland. Khách thập phương hưởng ứng tấp nập, sau hơn hai năm đại dịch Covid 19 làm gián đoạn mọi sinh hoạt, dù Covid vẫn biến thể không ngừng nghỉ, tuy nhiên y học đã bào chế được thuốc chống chọi lại và người ta cẩn thận hơn trong những vệ sinh cá nhân nên năm nay người Việt mình đang tưng bừng mừng Xuân, đón Tết.


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 175 Chương trình bắt đầu với lễ chào quốc kỳ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa do Liên Đoàn Hướng Đạo Saigon phụ trách, Ashley Bùi hát quốc ca, phút Mặc Niệm do hai MC Thanh Tùng Bùi và Vi Hoàng cử hành, bà Trần Thanh Minh và cô Anna Trang Vũ niệm hương trước Bàn Thờ Tổ Quốc. Anh Thanh Tùng nguyện cầu Thượng Đế, những bậc Anh Hùng, Nữ Kiệt phù hộ cho Đất Nước Việt Nam được trường tồn, vẹn toàn lãnh thổ, Dân Tộc được thái bình, ấm no, hạnh phúc, tự do, dân chủ, nhân quyền và cầu chúc cho năm mới nhà nhà, người người tràn đầy phúc lộc, bách sự hanh thông, gia đạo hưng long, an khang, thịnh vượng, phát đạt. Chị Anna Trang Vũ, Chủ Tịch Hội Ái Hữu Người Việt Maryland chào mừng, cảm tạ quan khách, chị nói mục đích của Hội Chợ là để duy trì văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam với các tiết mục văn nghệ đặc sắc, giá trị mang lại không khí Tết Nguyên Đán cổ truyền và là Lễ Hội lớn nhất trong năm truyền lại cho các thế hệ trẻ bây giờ và mai sau.


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 176 Chị Anna Trang Vũ trả lời phỏng vấn VIETV Chị Thanh Thảo Bùi, Giám Đốc Điều Hành nhắc lại nhiệm vụ của Hội là hỗ trợ tài chánh, cung cấp dịch vụ xã hội, giáo dục, y tế, cải thiện tinh thần và sức khỏe cho người cao tuổi. Chị cũng tri ân sự ủng hộ, khuyến khích của đồng hương và cam kết sẽ giúp đỡ tận tình những ai cần đến Hội Ái Hữu Người Việt Maryland, văn phòng của Hội luôn rộng mở. Tiếp nối chương trình có phần giới thiệu quan khách, tri ân các mạnh thường quân, xem bói tiên đoán vận mệnh đất nước và con người với Chiêm Tinh Gia Dominique Phạm Ngọc Hoàng, màn hợp ca “Đón Xuân”, trình diễn võ thuật, múa lân, đơn ca tân cổ nhạc, tiết mục múa “Điệp Khúc Mùa Xuân” của các em thiếu nhi, thi tuyển “Bé Khỏe, Bé Ngoan”, trình diễn thời trang áo dài và xổ số có lô độc đắc trị giá $900.


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 177 Hợp ca “Đón Xuân” Vũ “Điệp Khúc Mùa Xuân” (Học sinh trường tiểu học Matsunaga) Chợ Tết năm nay có nhiều gian hàng bày bán đầy đủ các loại thực phẩm như bánh tét, bánh chưng, bánh tổ, giò chả, thức ăn khô, bánh mứt kẹo và thức ăn dùng tại chỗ, bánh mì thịt, bánh cuốn, bún gỏi, các món ăn nóng, xôi chè, nước ngọt, café. Ngoài ra còn có những gian hàng bày bán các loại hoa mai, hoa cúc, áo dài cho mọi lứa tuổi nam cũng như nữ, quầy quảng cáo các dịch vụ giải trí và phục vụ cộng đồng. Chợ Tết Maryland kết thúc lúc 3 giờ trưa sau lời cảm tạ của Đại Diện Ban Tổ Chức, bà con cô bác tạm biệt nhau với lời cầu chúc vạn sự như ý, an lành, phát đạt trong năm Quý Mão. Th2


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 178 Cung Chúc Tân Xuân 2023 Nhâm Dần vội vàng đi từ giã Quý Mão đang rộn rã về nhà Chờ đêm trừ tịch canh ba Chuyển giao cũ mới ôn hòa thiêng liêng Nếu thấy Bần, nhớ khiêng ra ngõ Đón ông Phúc Lộc Thọ tưng bừng Bàn thờ ngày tết bánh chưng Mai đào ngũ quả sáng trưng nến vàng Đốt tràng pháo mở màn năm mới Khai bút vài câu đối đầu xuân Chúc cho đắc lộc nhân tâm An khang thịnh vượng muôn phần hanh thông Đường học vấn mênh mông rộng mở Đường công danh rạng rỡ không lo Tình duyên hạnh phúc thăng hoa Quê cha đất mẹ thuận hòa gió mưa Tuổi vàng cũng vui đùa tươi trẻ Chớ bận lòng vì lẽ phù vân Mỗi ngày trân quý bản thân Thế gian vạn vật mừng tân niên về Dương Việt-Chỉnh Xuân 2023


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 179 Những Lễ Tết Việt Nam * Lê-Ngọc Châu Lời mở đầu: Nói đến Tết Việt Nam thì có rất nhiều bậc thức giả, trưởng thượng hiểu rõ nguồn cội, phong tục Tết hơn người sưu tầm. Thêm vào đó vì là một bài tóm lược nên không tránh khỏi thiếu sót, mong quý đọc giả hoan hỉ cho cũng như trân trọng đón nhận sự chỉ giáo của quý vị Trưởng Thượng, của Quý vị am tường. Riêng về nguồn gốc Tết- để tránh tranh luận - vì nó liên quan đến một dữ kiện mang tính cách lịch sử mà báo chí Âu, Mỹ mỗi khi đề cập thường nhắc đến là "Chinesisches Neujahr / Chinese New Year (sic)" - nên tôi mạn phép ghi lại trong bài này. Mong quý vị thông cảm và xin cám ơn (LNChâu). *** Tết Nguyên Đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới. Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng ...


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 180 Tết thường được kể Từ Ngày Mồng Một cho đến hết Ngày Mồng Bảy. * Tết Nguyên Đán có từ bao giờ ? Các vua chúa theo ngày giờ, lúc mới tạo thiên lập địa: nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người mà đặt ra ngày tết khác nhau. Đến đời Đông Chu, Khổng Phu Tử ra đời, đổi ngày tết vào một tháng nhất định: tháng Dần. Mãi đến đời Tần (thế kỷ III trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (con lợn), tức tháng Mười. Cho đến khi nhà Hán trị vì, Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng Giêng) như đời nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa. Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loại Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng Một cho đến Hết Ngày Mồng Bảy. Dân tộc Việt Nam ta có nhiều ngày Tết (Tết là cách nói tắt hai chữ lễ Tiết). Có Tết Thương Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên, Thanh Minh, Đoan Ngọ, Trung Thu ...


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 181 Dựa theo tài liệu sưu tầm trên Intenet và trang Web Hà Phương Hoài, tôi lần lượt giới thiệu tóm lược những cái Tết trong năm nói trên: * Tết Khai Hạ (Mồng bảy tháng giêng) Người giàu khai hạ, tớ khai bị Hết rượu cho nên mới ngủ khì (Vô danh) Tết Khai Hạ có nghĩa là Tết mở đầu một ngày vui để chào đón một ngày xuân mới. Theo cách bói toán của người xưa thì tuy tháng đầu năm, ngày mồng một ứng vào Gà, mồng Hai: Chó, mồng Ba: Lợn, mồng Bốn: Dê, mồng Năm: Trâu, mồng Sáu: Ngựa, mồng bảy: Người, mồng Tám: Lúa. Trong tám ngày đầu năm, hễ ngày nào khô ráo, sáng sủa thì giống nào thuộc về ngày ấy, có năm được tốt. Cho nên, đến ngày mồng bảy thấy trời nắng ráo thì người ta tin rằng cả năm người được mạnh khoẻ, gặp nhiều may mắn tốt lành. Mồng bảy hạ cây nêu để "bế mạc" Tết Nguyên Đán thì người ta mở ngày tết khai hạ để mong mỏi một năm dài tốt lành, vui vẻ. * Tết Rằm Tháng Giêng (Tết Thượng Nguyên)


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 182 "Lễ vật quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng". Đó là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, là Tết rằm tháng giêng hay Tết Thượng Nguyên. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa vì ngày rằm tháng giêng còn là ngày vía Phật tổ Adiđà. Thiện nam, tín nữ đi lễ rất đông. * Tết Hàn Thực (Mồng Ba Tháng Ba) Hàn thực có nghĩa là đồ ăn nguội. Gốc Tết này vốn ở Trung Quốc thời Xuân - Thu cổ đại. Tích cũ kể: Vua Văn Công nhà Tấn khi gặp cảnh long đong hoạn nạn được người hiền sĩ Giới Từ Thôi hết lòng phù hộ. Khi vua Văn Công đói quá, Giới cắt thịt đùi mình nấu cháo dâng vua ăn. Trải qua 19 năm trời nay trú Tề, mai náu Sở, một ngày Văn Công lại về làm vua Tấn. Mọi người có công giúp vua đều được ban thưởng nhưng rủi thay vua lại quên mất Giới Từ Thôi đang cùng mẹ ở ẩn trong núi Điền Sơn. Khi vua Tấn nhớ ra, cho người vào tìm, mời mãi Giới không chịu rời núi. Vua bèn cho đốt rừng, hy vọng Giới sẽ ra, nhưng Giới Tử Thôi đã cùng mẹ già chịu chết cháy trong đó. Vua vô cùng thương xót Giới, cho lập đền thờ trên núi. Và cứ mỗi năm vào ngày mồng ba tháng ba, ngày giỗ Giới, có nước lại tổ chức cúng ông. Hôm đó, kiêng đốt lửa, ăn thì dùng đồ nguội đã nấu sẵn từ hôm trước.


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 183 Từ thời Thăng Long Đại Việt, nhân dân ta đã ăn Tết này. người ta làm bánh trôi, bánh chay, thay cho đồ nguội, cúng gia tiên là chính, chứ ít ai biết đến ông Giới Từ Thôi. * Tiết Thanh Minh (Mồng Chín Tháng Ba) Thanh minh trong tiết tháng ba Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh. (Nguyễn Du) Thanh minh có nghĩa trời độ ấy mát mẻ quang đãng. Ta cũng nhân dịp ấy mà đi thăm mộ những người trong dòng họ đã mất. Tết thanh minh là lễ tảo mộ. Đi thăm mộ thấy có rậm thì phát quang, đất khuyết thì bồi đắp, rồi về nhà thắp hương cúng gia tiên. Tết Đoan Ngọ Mồng 5 Tháng 5 Còn gọi là Tết Đoan Dương cho nên mới có câu thơ: Chưa ăn bánh tết Đoan Dương Áo bông chẳng dám khinh thường cởi ra. Ở nước ta, Tết Đoan Ngọ được coi trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Vì vậy các cụ thường nói "Mồng 5 ngày Tết". Học trò tết


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 184 thầy, còn rể tết bố mẹ vợ ... quanh năm cũng chỉ tập trung vào hai Lễ Tết đó. * Tết Trung Nguyên (Rằm tháng bảy) Tiết tháng bảy ma dầm sùi sụt Toát hơi mây lạnh buốt xương khô (Nguyễn Du) Tết rằm tháng bảy có tên khác là Tết Trung Nguyên, người xưa gọi là ngày "xá tội vong nhân". Do đó vào ngày này, tại các chùa thờ phật thường làm chay chân tế và cầu kinh Vu Lan. Còn các nhà thì bày cỗ cúng gia tiên, đốt vàng mã và các đồ dùng bằng vàng mã để người ở âm ty dùng. * Tết Trung Thu (Rằm Tháng Tám) Tết của trẻ con nhưng người lớn cũng gặp nhau để trà, tửu, ngâm thơ, ngắm trăng gọi là "thưởng nguyệt". Cổ thưởng nguyệt (trông trăng) có chiếc bánh nướng hình trăng tròn, bưởi, hồng và nhiều thứ hoa quả khác. Đáng chú ý là các đồ chơi của các em như tiến sĩ giấy, voi, đèn kéo quân, ngựa hồng, các loại mặt nạ, đèn ông sao ... và tối đến trước khi phá cỗ là trò chơi múa rồng, múa sư tử, xem đèn kéo quân.


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 185 * Tết Trùng Cửu (Mồng Chín Tháng Chín) Tết này có nguồn gốc ở "Trung Quốc", ra đời vào thời kỳ đạo Lão thịnh hành. Chuyện xưa kể rằng: có người tên là Hoàn Cảnh muốn học được phép tiên. Học mãi đến ngày cuối cùng thì thầy bảo hãy may mỗi người một cái túi, hái hoa cúc bỏ vào rồi lên núi ẩn náu. Quả nhiên ngày hôm ấy, mồng chín tháng chín mưa to, ngập hết cả mặt đất. người chết đuối rất nhiều, còn gia đình Hoàn Cảnh thì vẹn nguyên. Thời kỳ Lý - Trần, nho sĩ Việt Nam theo tích đó cũng tổ chức leo núi, uống rượu hoa cúc gọi là thưởng Tết Trùng Dương. Bây giờ ít có nơi tổ chức tết trùng cửu. * Tết Trùng Thập (Mồng Mười Tháng Mời) Tết này các ông thày thuốc thường làm rất lớn. Theo sách cổ Dược lễ thì vào mồng mười tháng mười, các thầy thuốc mới tụ được khí âm dương, kết được sắc tứ thời (xuân-hạ-thu-đông) và dùng thật tốt. Ở nông thôn gọi là Tết Cơm Mới, có bánh dày, chè kho, gà luộc dùng cúng tổ tiên mừng được mùa lúa. * Tết ông Táo (Tết Hai Mươi Ba Tháng Chạp) Tương truyền là ngày ông Táo (Táo quân, vua bếp) lên chầu trời để tâu việc làm ăn cả xứ của mỗi gia đình với Ngọc Hoàng.


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 186 Chuyện cũ kể rằng: Xưa có hai vợ chồng vì nghèo quá phải bỏ nhau. Sau người vợ lấy được chồng giàu, một hôm đang đốt hàng mã thì thấy một kẻ đến ăn xin. Người vợ nhận ra người ăn xin ấy chính là chồng xưa của mình, thương cảm bèn đem cho rất nhiều gạo thóc, tiền bạc. Người chồng mới nghi ngờ vợ, vợ ức quá đâm đầu vào bếp chết. Thương vợ cũ người ăn xin cũng đâm đầu vào lửa chết theo. Ân hận và đau khổ, người chồng mới cũng nhảy vào bếp lửa đó chết. Thượng đế nghe chuyện thương cảm ba con người có nghĩa kia, bèn phong họ làm vua bếp. Ca dao cổ có câu: Thế gian một vợ một chồng Chẳng như vua bếp hai ông một bà. Theo tích ấy, vào Ngày 23 Tháng Chạp, người ta mua hai mũ đàn ông một mũ đàn bà bằng hàng mã cùng một con cá chép để vua bếp lên chầu trời. Cá chép thường là cá tươi, rất to, khi cúng, cúng cả con ... Và bây giờ mỗi khi vẽ ông Táo, người ta thường vẽ ông đội mũ cỡi cá bay trong mây, nhưng rất tiếc lại không có .... quần. Bởi vậy mới có bài thơ vui: Hăm ba ông táo dạo chơi xuân Đội mũ mang hia chẳng mặc quần


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 187 Thượng đế hỏi rằng sao chướng vậy Tâu rằng: Hạ giới nó duy tân. Ông Táo hay Thần Bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế cho nên trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông Táo ". Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên Đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón Tết. Cùng với tranh, hoa quả là yếu tố tinh thần cao quý thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa Ðào, miền Nam có hoa Mai, hoa Ðào, hoa Mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam. Ngoài cành Ðào, cành Mai, mấy ngày Tết người ta còn "chơi" thêm cây Quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc... Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bành trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam hoặc quít, hồng, quất. Còn ở miền Nam, mâm ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc.


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 188 Nói đến Tết thì Việt Nam ta theo chu kỳ có lại Tết theo 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi (Hinh internet). Năm 2022 là Năm Con Cọp, năm Nhâm Dần và Năm 2023 là Năm Mẹo (Mão), gọi là Quý Mão. Và sau đây chúng tôi xin giới thiệu tổng quát đến quý độc giả ý nghĩa Tết Nguyên Đán và những nét đặc thù của ngày Lễ Tết này: * Tết Nguyên Đán Việt Nam Ngày Tết ở đây tức là nói tắt "Lễ Tiết Nguyên Đán" (ngày đầu năm), còn gọi là Tết Cả vì thế to nhất. Lễ Tết trên có nơi tổ chức có nơi không, với nhiều hình thức nội dung khác nhau. Lễ Tết Nguyên Đán thì tổ chức khắp nơi trong nước, từ đầu núi đến cuối sông, từ thành thị đến nông thôn, từ biên cương đến hải đảo đều tổ chức gần như giống nhau. Chỉ khác nhau ở mức sang hèn của từng gia đình hay các loại hoa quả, bánh trái, cơm nước của từng vùng, miền.


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 189 Bây giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu thêm các đặc điểm của Tết Nguyên Đán Việt Nam. Tết Nguyên Đán, " Mồng Một Tết ", gọi tắt là Tết là ngày lễ quan trọng nhất của người Việt Nam, lễ đón năm mới theo âm lịch. Âm lịch Việt Nam đã tồn tại từ thế kỷ thứ 10 - cuối thời nhà Đường 617/18 đến 907 - sau khi giải phóng khỏi lãnh thổ khỏi "Đế quốc Trung Quốc" và dựa trên lịch Trung Quốc là một lễ hội và ngày lễ lớn. Tết là ngày đầu tiên của năm âm lịch và được đánh dấu bằng một kỳ nghỉ lễ quốc gia kéo dài bốn ngày, nhưng lễ hội Tết ở Việt Nam có thể kéo dài hai hoặc ba tuần lễ. Tết bắt đầu từ ngày 23 âm lịch của tháng cuối cùng và chính thức kết thúc vào ngày Mùng Bảy của tháng giêng âm lịch. Vào dịp Tết, người Việt Nam thường đi thăm gia đình và các ngôi chùa, và những bữa tiệc được chuẩn bị. Tết cũng đánh dấu sự khởi đầu của mùa xuân. Tết được chia thành ba thời kỳ: Tất Niên (thời kỳ chuẩn bị cho lễ hội Tết), Giao Thừa và Tân Niên. - Tất Niên: Công việc chuẩn bị cho Tết bắt đầu vài tháng trước lễ hội Tết thực sự. Mọi người (cố gắng) trả hết nợ (nếu có) để bắt đầu năm mới không nợ nần. Cha mẹ thường mua sắm quần áo mới cho con cái của họ để ăn Tết. Những ngày gần Tết, chợ và các cửa hàng tấp nập người mua đồ ăn thức uống, quần áo, đồ trang trí nhà cửa để đón Tết. Những người Việt Nam xa gia đình nếu có thể sẽ về nhà để cùng ăn mừng Tết với gia đình của họ. - Giao Thừa: Vào đêm trước Tết, các căn nhà ở được dọn dẹp cẩn thận và trang trí bằng hoa hoặc quà cho tổ tiên. Vào lúc nửa đêm, nhiều gia đình đốt pháo mặc dù điều này đã chính thức bị cấm từ năm 1995 vì lý do an ninh. Sáng hôm sau, lễ đón Tết thực sự bắt đầu.


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 190 - Tân Niên: Thông thường ngày Mùng Một Tết là ngày gia đình sum vầy ở Việt Nam, đường phố ở các thành phố lớn hầu như vắng vẻ. Những đứa trẻ mặc quần áo mới và chúc mừng năm mới ông bà, cha mẹ và những người lớn tuổi hơn. Sau đó, trẻ em nhận được một phong bì lì xì màu đỏ, thường được bỏ tiền trong đó. Vì người Việt Nam cho rằng vị khách đầu tiên trong năm mới quyết định hạnh phúc, tài lộc của gia đình trong năm mới nên người ta không bao giờ bước vào một ngôi nhà lạ vào ngày đầu năm mà không có lời mời rõ ràng. Người được mời "đến nhà đầu năm" thường là những người may mắn trong năm qua hoặc những người theo họ được coi là "bùa may mắn" vì những lý do khác. Lối vào nhà của người ngoài đầu tiên vào dịp Tết được gọi là "xông đất hay đạp đất". Một phong tục thông thường quan trọng khác là vào ngày Mồng Một Tết người ta không được đổ rác hay quét nhà vì cho rằng hạnh phúc vì thế sẽ bị lấy đi ra khỏi nhà. Trong những ngày Tết, người Việt Nam thường đến thăm họ hàng, bạn bè, đi Nhà Thờ và và đẵc biệt đến các ngôi chùa Phật giáo địa phương để quyên góp tiền hoặc xin quẻ và xem bói. Những đứa trẻ được phép tham gia vào các trò chơi như Bầu Cua Cá Cọp. Cũng có các buổi khiêu vũ công cộng hoặc của những người Việt giàu có mời một nhóm khiêu vũ đến nhà riêng của họ. Tết Nguyên Đán (Tết Việt Nam) là một ngày lễ quốc gia và diễn ra vào ngày 22/01/2023, là một ngày chủ nhật. Tết Nguyên Đán đối với người Việt Nam trước hết là Tết của gia đình. Theo tập quán, dầu ai bất cứ ở đâu, làm bất cứ nghề gì, hàng năm mỗi khi Tết đến cũng mong muốn được trở về nhà sum họp gia đình trong ba ngày Tết. Tết Việt Nam là ngày hội đoàn tụ ấm cúng. * Phong tục và truyền thống


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 191 Có rất nhiều phong tục và tập quán gắn liền với Tết, từ việc trang trí nhà cửa cho đến các món ăn được phục vụ theo truyền thống vào ngày đầu năm mới. Trang trí Xuân là một phần không thể thiếu, bao gồm một tre dài, phía trên được trang trí bằng nhiều đồ vật khác nhau như xếp giấy origami hình con cá hay cành cây xương rồng. Cây cam lùn cũng thường được dùng trang trí phòng khách. Các loại trái cây là biểu tượng cho ước nguyện của gia đình về một năm mới nhiều tài lộc. • Thức ăn và đồ nước uống Các bữa ăn là một phần quan trọng của lễ hội Tết và thường được chuẩn bị trong nhiều ngày, bao gồm đặc biệt: • Bánh chưng và bánh dày: Loại bánh truyền thống bao gồm những chiếc lá lớn (lá chuối) có nhân là gạo nếp, đậu hoặc thịt. Bánh có hình chữ nhật nên được gọi là bánh chưng (tượng trưng cho Đất) hoặc bánh tét tròn (tượng trưng cho Trời). Hai thứ này là một phần của mỗi lễ kỷ niệm Tết. • hạt dưa: Hạt dưa rang. • củ kiệu: lòng hành ngâm nước muối. • mứt hoặc mứt dừa. • chả lụa hay giò lụa. Thường ăn kèm với bánh chưng. Ở miền Nam Việt Nam, các loại trái cây như netannon (mãng cầu), dừa (Kokosnuss), đu đủ (Papaya) và xoài (Mango) được cúng trên bàn thờ gia ở miền Nam Việt Nam, biểu tượng cho việc đủ tiêu xài. - lời chào hỏi: Lời chúc truyền thống, tương ứng với của Đức, được gọi là "Chúc Mừng Năm Mới" và "Cung Chúc Tân Xuân". Người Việt Nam thường chúc nhau Thịnh Vượng và Hạnh Phúc. Những câu chúc Tết phổ biến là: - Sống lâu trăm tuổi (Hundert Jahre sollst du leben / You shall live a hundred years). Trẻ em thường sử dụng nó để chào mừng người thân và người quen lớn tuổi. - An Khang Thịnh Vượng (Sicherheit, Gesundheit und Wohlstand / security, health and prosperity)


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 192 - Vạn Sự Như Ý (Eine Myriade von Dingen, die du dir wünschst) - Sức khoẻ dồi dào (Beste Gesundheit / Best health) - Tiền vô như nước (Das Geld soll rein fließen wie Wasser / The money should flow in like water) * Ngày Tết có những phong tục gì? Ngày Tết, dân tộc Việt Nam ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong mỹ tục như khai bút, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ ... Từ trẻ tới già hầu như ai ai cũng biết và sau đây là một vài phong tục được duy trì, phát triển: - Tống Cựu Nghênh Tân: Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, lau giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế, ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng. Con cháu trong nhà từ phút giao thừa trở đi được nhắc nhở là không được nghịch nghợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy... anh chị, cha mẹ cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành. Đối với bà con xóm giềng dù trong năm cũ có điều gì không hay không phải, điều nặng tiếng nhẹ hay xích mích gì đều xúy xoá hết. Dầu có thực lòng hay không nhưng không để bụng, cũng không ai nói khích bác hoặc bóng gió, ác ý gì trong những ngày đầu năm. Dẫu mới gặp nhau ít phút


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 193 trước, nhưng sau phút giao thừa coi như mới gặp, người ta chúc nhau những điều tốt lành. - Hái lộc, xông nhà, chúc Tết, mừng tuổi: Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ. Nhiều nhà tự đi hái lộc ở chốn đình chùa, nơi tôn nghiêm về nhà, tự xông nhà hay dặn trước người "nhẹ vía" mà mình thích đến xông nhà. Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại mình "nặng vía". Chính vì vậy, sáng mùng Một ít khách. Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ. Ông bà cũng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Lời chúc Tết thường là sức khoẻ, phát tài phát lộc. Nhìn chung, trong những ngày đầu năm người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa. Phong tục ta ngày Tết biếu quà, tỏ ân nghĩa tình cảm, học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ... quà biếu v..v… - Lễ Mừng Thọ: ở các nước Tây Âu thường mừng thọ vào dịp kỷ niệm ngày sinh, ở ta ngày xưa ít ai nhớ chính xác ngày sinh tháng đẻ nên vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thất tuần, cửu tuần ... Ngày Tết cũng là dịp mọi người đang rảnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 194 Cũng vào dịp đầu Xuân, người có chức tước khai ấn, học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sĩ, Nông, Công, Thương "Tứ dân bách nghệ" của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thông, làm ăn suôn sẻ. Sau ngày mùng Một, dù có mải vui tết cũng chọn ngày "Khai nghề", "Làm lấy ngày". Nếu như mùng Một tốt thì chiều mùng Một bắt đầu. Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu. - Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượu chè nhưng trong dịp Tết, nhất là tối 28, 29; gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì người bố cho phép vui chơi. Tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ tôm... ai thích trò nào chơi trò ấy. Ðến lễ khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi như hết Tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm …. Vì sao có tục kiêng hốt rác đổ đi trong ba ngày Tết: Trong "Sưu thần ký" có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thuỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyên, đem về nhà được vài năm thì giàu to. Một hôm, nhân ngày mùng Một Tết, Âu Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó Âu Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không hốt rác ngày Tết cũng vì sự tích này. Trên đây là điểm tóm lược qua mười một lễ Tết trong năm.


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 195 Để kết thúc bài giới thiệu tổng quát về Tết Nguyên Đán, chúng tôi trân trọng gởi đến quý đọc giả vài vần thơ ”trào phúng” liên quan đến Tết. Mấy bài thơ sau đây cho chúng ta thấy hầu như người Việt Nam luôn có một tâm hồn thi sĩ, chuyện gì cũng làm thơ được, và đặc biệt cho ngày Tết thì vô số, nhưng chúng tôi chỉ xin trích dẫn 03 bài thơ. * Năm hết Tết đến, bài thơ sau đây phản ảnh rõ nét những chuyện xảy ra trong năm: Một năm chia mười hai kỳ Thiếp ngồi thiếp tính làm gì chẳng ra Tháng giêng ăn Tết ở nhà Tháng hai rõi rãi quay ra nuôi tằm. Tháng ba đi bán vải thâm Tháng tư đi gặt, tháng năm trở về. Tháng sáu em đi buôn chè Tháng bảy tháng tám trở về đong ngô. Chín mười cắt rạ đồng mùa Một chạp vớ được anh đồ dài lưng. Anh ăn, rồi anh lại nằm. Làm cho thiếp phải quanh năm lo phiền. Chẳng thà lấy chú lực điền


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 196 Gạo bồ thóc đống, còn phiền nỗi chi! * Mượn Tết để làm bài thơ tả tình, tả chân về người đàn bà “Đàn bà như hạt mưa sa, mưa đâu mát đấy ….” như bài thơ kế tiếp thì “hết ý”: Tháng giêng là tiết mưa xuân Tháng hai mưa bụi dần dần mưa ra Đàn bà như hạt mưa sa Mưa đâu mát đấy biết là đâu hơn. Tháng năm, tháng sáu mưa trận mưa cơn Bước sang tháng bảy rập rờn mưa ngâu Thương thay cho vợ chồng Ngâu Cả năm chỉ mới gặp nhau một lần. Nữa là ta ở dưới trần Cũng mong kết nghĩa Tấn Tần cùng nhau Nữa là mưa nắng dãi dầu Cũng mong cho vợ chồng Ngâu hợp hoà. Gặp nhau từ ngày mồng ba


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 197 Đến ngày mồng bảy là ra bơ phờ. Đã đành kết tóc xe tơ Đã buồn cả ruột lại dơ cả đời Mưa thì em đã họa rồi Nắng đâu anh họa một bài cùng nghe * Cuối cùng, bài thơ ngắn sau đây cho ta thấy hạnh phúc, quan hệ vợ chồng rất quan trọng … Tháng chạp là tháng trồng khoai Tháng giêng trồng đậu tháng hai trồng cà. Tháng ba cày vỡ ruộng ra Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng. Ai ơi cùng vợ cùng chồng Chồng cày vợ cấy trong lòng vui thay! Trước thềm năm mới, xin kính chúc Quý đọc giả một Năm Quý Mảo 2023


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 198 “AN KHANG, THỊNH VƯỢNG và HẠNH PHÚC”. * © Lê Ngọc Châu (Munich/Ger, 15.01.2023) * Tài liệu tham khảo: - Ca dao sưu tầm theo truyền khẩu nhân gian. - Internet, Trang Web Hà Phương Hoài. - Tu bổ bài viết về Tết năm 2012, --------------


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 199 Vọng Xuân Cố Hương Trời cao chim én liệng Mái lá nắng chiều xiên Làn gió xuân đưa nhẹ Hoa mai đào ngả nghiêng Thương quê nhà thắm thiết Nhớ cố quốc triền miên Phút chốc mười hai tháng Vòng xoay đời bách niên Dương Việt-Chỉnh Xuân 2023


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 200 Đợi Giao Thừa Có phải nàng xuân sắp trở về Mang hồn thoát lạc khỏi đam mê Hừng đông vầng ráng ngời ánh nắng Nhưng sao lòng bỗng thấy tái tê Nhớ lại xuân xưa mùa Cô vít Buồn thỉu, buồn thiu ở góc nhà Nhớ về quê cũ còn xa tít Chắc bao người cũng giống như ta Đón xuân trong cảnh tình khổ ải Bó gối nằm nhà chẳng dám đi Ra ngoài che mũi bằng khăn vải Thôi ở nhà tránh khỏi sầu bi Năm nay đã hết rồi đại dịch Nên lòng phấn khởi đợi chờ xuân Dư âm pháo nổ đêm trừ tịch Chờ đợi giao thừa nghe chúc xuân Hồng Vân


Click to View FlipBook Version