The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by lanthicung, 2023-01-23 00:45:58

Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại - TUYỂN TẬP XUÂN 2023

VBVNHN TUYỂN TẬP XUÂN 2023

VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 101 Tết / Đết Tên ông thần mưa (rain god, monsoon deity) Trôts lễ hội xưa của Thái, đầu mùa mưa, cuối tháng 4 và 5 Trốts Farăng Tết Hoa-Lang (Western New Year's Day) (xem bài "Hoa Lang đạo là đạo gì?" của BS Nguyễn Hy Vọng). Hoa Lang là Occident, West.


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 102 Zhuang: xit/sit Lễ Tết của 20 triệu người Zhuang bên Quảng Tây, nói tiếng Tai # tiếng Thái xưa! đuon sít tháng Tết (mois de festival célébrant la mousson) (đuon là tháng) Chàm: tít lễ tháng năm của lịch xưa Chàm (tháng gió mùa bắt đầu thổi) băng tít ăn Tết chêt Tết bu-lăn Chêt tháng tết (bu lăn là tháng, tiếng Chàm) kTêh lễ hội lớn nhất trong năm của người Chàm Mon: kTeh New Year Day of the Mon people o-Teh New Year celebration with water splashing o-Tet id k-Tât New Year rituals k-Tet id Khmer: Chêtr Tết, lễ mừng tháng năm theo cổ lịch Khmer là tháng gió mùa bắt đầu thổi ngược lại, tháng của mùa gió nồm ở Đông Nam Á (tùy theo nơi, từ cuối tháng tư đến cuối tháng 5) khae Chêtr tháng tết [khae là tháng] # 13 tháng 4 dương lịch # 23 tháng ba âm lịch Chêtr khal thời gian có lễ Tết (khal là thời gian) India: Chêtr là tên tháng 4 và tháng 5 của cổ lịch Ấn Độ, tên của tháng giao mùa đem mưa đến (mois du début de la mousson) Nepal: Teej lễ đầu năm của Nepal Mustang: Tidj / Tidji lễ đầu năm của Mustang, sát Nepal Miền Đông Bắc Ấn Độ: # Munda: Teej Monsoon festival celebration, college girls singing the ancient melodies of Teej, marking the return of the monsoon and the promises of prosperity. (National Geographic magazine) Bạn có còn nghĩ rằng Tết là do chữ Tiết của Tàu mà ra không? BS NGUYỄN HY VỌNG


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 103


VBVNHN Tuy ển T ập Xuân 2023 Page 104 NẮNG XUÂN ÁO LỤA Đây mới vào xuân giấc mộng vàng Mưa trên mái đọng ngát hương tan Tơ lòng như đã cùng xao xuyến Đàn sáo đâu đây thoảng rộn ràng Ong bướm thả hồn chen giữa nhuỵ Cỏ hoa vờn sóng chảy xuôi ngàn Áo ai vàng lụa bay trong gió Như rớt bên hiên nắng mấy hàng. Lê Mỹ Hoàn TRANG MỘNG CŨ Bà ru cháu ngủ đoạn thơ Kiều Tiếng nói ngàn năm thuở dấu yêu Nhớ mãi nằm lòng, thương giọng há t Quên sao trong dạ, lắng tơ diều Một trang mộng cũ đầy thư cổ Nửa kiếp tình xưa ngập dáng chiều Non nước muôn thu còn sống trọn Hồn ai thi tứ mảnh trăng liêu. Lê Mỹ Hoàn (thơ họa)


VBVNHN Tuy ển T ập Xuân 2023 Page 105 XUÂN CHO EM Hôm nay đi lễ chùa Sáng bình minh nở hoa Có một đàn chim nhỏ Ríu rít bao lời ca Có bao nhiêu hạt sương Sao ướt đầm nỗi nhớ Có bao nhiêu hạt bụi Mà che cả thời mơ Mưa xuân chậm nước mắt Rơi đùa trên lá sen Một giọt như còn đọng Phảng phất nụ môi mềm Khói sương tựa vô hình Trầm hương lan trong gió Chuông chùa vọng hư không Hồn xuân hoa bướm mộng Hôm nay đi lễ chùa Tuyết đọng hương hơi thở Còn trăm năm trăn trở Anh đứng ở bên bờ. Lê Mỹ Hoàn


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 106 XUÂN ĐỢI MONG Đây sắp sửa mùa xuân về khắp lối Cành cây khô tuyết lạnh suốt đông qua Gió sương lay chợt tỉnh choàng hơi ấm Anh nghe lòng lặng lẽ khúc hoan ca Đây sắp sửa mùa xuân về khắp lối Bước chân xưa em thức vội niềm tin Có nước mắt ru với niềm ưu ái Trên nụ môi em chưa hết hồng phai Tóc em xoả trên đồi xưa bạt gió Còn bâng khuâng qua dâu bể mây ngàn Tay em hơi thở ôm vòng xuân mới Trong anh về tình tự những miên man Đây sắp sửa mùa xuân về chốn cũ Hồn men say mở cửa đón giao thừa Có những âm hao vui mùa hạnh ngộ Trầm hương em mang đến tự nơi xa Đây sắp sửa mùa xuân về đôi mắt Đọng mãi hương khuya của tuổi xuân thì Những con đường xưa miệt mài hơi thở Sàigon ơi, ta sống mãi niềm mơ


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 107 Xuân ấy trăng rơi bên thềm khuya cũ Bản tình ca lưu luyến tự thuở nào Còn trăm năm hoàng mai vàng trước ngõ Cúc nở ngàn hương thắp vạn ánh sao Anh còn ở giữa đời say giấc mộng Mùa xuân xưa lệ ướt vẫn tràn mi Tay em bên cạnh lụa chùng khăn áo Chợt pháo khai xuân ngập nẻo phố vào.


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 108 Lê Mỹ Hoàn TẾT VIỄN XỨ Tết viễn xứ, nhớ Tết quê nhà Từ xưa, cổ tục của Ông-Bà Hăm lăm Tháng Chạp, ngày tảo mộ Tiễn Táo Quân vào tối hăm ba Bánh chưng xanh, thịt kho, dưa giá Chiều ba mươi cúng rước Ông Bà. Nay sống lưu vong trên đất khách Mừng Xuân trong cảnh kẻ không nhà Đầu Năm đón Tết trên gác trọ Mua cơm hàng quán cúng ông bà Lặng nhìn hương khói lòng thương nhớ Thân nhân quá cố, nhớ Mẹ Cha. Con cháu đi làm không đươc nghỉ Sở Mỹ không cho nghỉ Tết ta Tối đêm mồng một đầu năm mới Điện thoại, điện thư chúc thọ Cha. Tết đến buồn lòng người viễn xứ Xuân về xót dạ kẻ xa nhà Giữa đêm trừ tịch không tiếng pháo


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 109 Nâng cốc mừng Xuân, Ta với Ta. Hoa Đô, Xuân Quý Mão 2023 Trần Công/Lão Mã Sơn Hăm ba tháng Chạp Táo về trời Nhà tôi nghèo lắm Táo Quân ơi! Không chè đãi Táo cho đúng lễ Kính mời Thần Táo tạm dĩa xôi.


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 110 Táo đáo Thiên đình, chầu Thượng Đế Xin Táo ra ơn giúp dân tôi Tâu lên Thượng Đế, Ngài thấu rõ Bịnh dịch tràn lan khắp nơi nơi Suốt mấy năm nay ngồi bó gối Cần lắm mới ra khỏi cửa nhà. Gặp bạn làm ngơ không chào hỏi Vì mang mặt nạ nhận không ra. Thời cuộc thế gian đang bất ổn Putin, Tổng Thống của nước Nga Nuôi mộng Bá Vương gây khói lửa Xua quân xâm lấn Ukraina Gây cho binh lính và dân chúng Hàng vạn thương vong, mất cửa nhà. Tâu Thượng Đế, xin thương nhơn loại Banphép diệt trừ con Covid Ra lịnh Thiên Lôi đả Putin. Tân niên Quý Mão 2023 Trần Công/Lão Mã Sơn.


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 111 HAPPY NEW YEAR Tôi chúc bạn luôn có những giấc mơ không bao giờ cạn và niềm háo hức sôi nổi để thực hiện một số điều mơ ước. Tôi chúc bạn yêu mến những gì cần yêu và hay quên đi những điều không nên giữ. Tôi chúc bạn luôn có đam mê, chúc bạn những phút im lặng, chúc bạn tận hưởng tiếng chim hót khi thức giấc cùng với tiếng cười con trẻ. Tôi mong bạn hãy tôn trong những sự khác biệt của bao người chung quanh bởi vì ta thường phải khám phá công trạng và giá trị của mọi người. Tôi chúc ban cứng rắn trước việc sa vào cạm bẫy, sự thờ ơ và tính tiêu cực của thời đại chúng ta đang sống. Sau cùng tôi mong bạn đừng bao giờ từ bỏ niềm đam mê nghiên cứu, mạo hiểm, sự sống, tình yêu, bởi vì cuộc đời là một chuỗi mạo hiểm rất ư là tuyệt vời mà bất cứ một người nào có lý trí phải chùn bước mà không dấn thân vào một cuộc giao chiến thật gay go. Và trên tất cả những điều này, tôi chúc bạn phải biết sống con người của mình, tự hào là mình, và hạnh phúc với điều ấy, bởi vì HẠNH PHÚC chính là định số xác thực của ta. JACQUES BRELThái Lan dich


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 112 AI LƯỚT, ... Sáng nay ai lướt nhẹ ngang qua cửa kính kia? Phải chăng ánh trăng lưỡi liềm, một nhánh tinh tú, hay một tia vầng thái dương? Ai đến hát ở cửa sổ phòng tôi sáng nay? Một chú ong ngái ngủ, một cành hoa yên lặng, một nhành oải hương đong đưa theo cơn gió thoảng? Sáng nay ai đứng kia ngoan ngoãn chờ đợi ở cửa sổ? Một trái tim, một suy nghĩ về ta, một nụ cười, một niềm vui khôn tả? Này nhé bạn ơi, cửa sổ đã mở toang rồi đấy... Và tôi đang giang rộng sải tay PAUL BERGESE- thailan dich Ánh Mặt Trời có thể mang sinh lực mới đến cho bạn mỗi ngày Ánh Trăng về đêm có thể phục hồi sức lực cho bạn một cách nhẹ nhàng Cơn Mưa có thể giội rửa những ưu tư của bạn Cơn gió thoảng có thể thổi một luồng sinh lực mới vào cơ thể bạn Mong sao bạn bước từ tốn đi khắp mọi nơi và nhận biết nét đẹp mỗi ngày trong suốt cuộc đời bạn . (Theo Đạo lý của người Da Đỏ)- thailan dich


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 113 NGÔI NHÀ CỦA CHA (Tượng trưng cho những ngôi nhà của quê hương chúng ta mà các Chiến sĩ VNCH đã đổ máu xương để bảo vệ. Xin tri ân các anh) Không còn đồng cỏ, rừng thông... Nhưng tôi sẽ chiến đấu Để giữ ngôi nhà của Cha tôi. Người ta sẽ tước vũ khí của tôi Thì tôi sẽ chiến đấu bằng tay không Cho ngôi nhà của Cha tôi Người ta sẽ chặt đứt tay tôi Thì tôi sẽ chiến đấu bằng cánh tay Để giữ ngôi nhà của Cha tôi. Người ta sẽ làm cho tôi chẳng còn thân chẳng con cánh tay Thì tôi sẽ chiến đấu bằng linh hồn tôi Để giữ ngôi nhà của Cha tôi. Phần tôi, tôi sẽ tan biến đi, linh hồn của tôi bay đi xa.. Nhưng ngôi nhà của Cha tôi Sẽ luôn mãi trường tồn vững chắc. GABRIEL AVESTI (1933-1975)-thailan dich


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 114


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 115


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 116 TRỞ VỀ NHÀ NGÀY 30 TẾT Tôi khởi hành từ thành phố mùa đông Bầu trời thấp, quê người giăng tuyết trắng Bay về Việt Nam ngày ba mươi Tết Căn nhà xưa ấm áp đợi tôi về Tôi biết mẹ cũng thấp thỏm đợi chờ Đứa con xa đã lâu chưa gặp mặt Tôi bận rộn giữa vòng đời quay quắt Kỷ niệm có khi là một giấc mơ Mẹ đã chuẩn bị nấu bánh chưng chưa Đợi tôi về đêm Ba Mươi nhóm lửa? Góc bếp năm nào ngày tôi còn bé Mắt long lanh như bếp lửa bập bùng Đêm ba mươi Tết huyền diệu vô cùng Nồi bánh sôi như lòng tôi rạo rực Chợt tiếng pháo giao thừa về là lúc Tôi thấy mình vừa mới lớn khôn hơn Mẹ đã mua chưa những chậu hoa thơm? Cành mai vàng trong căn phòng khách nhỏ Tôi vẫn thấy mình đứng bên cửa sổ Nhìn ra ngoài mơ mộng một trời Xuân


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 117 Chuyến bay miệt mài đi giữa màn đêm Vượt đại dương mang theo hồn lữ thứ Tạm biệt tuyết rơi, gió lạnh viễn xứ Đứa con thân yêu đang trở về nhà Nỗi vui mừng, vội vàng phố tôi qua Hàng cây cũ nhìn tôi như chào đón Những khuôn mặt quen bạn bè, lối xóm Tất cả là ba mươi Tết trong tôi Đêm nay tôi sẽ thức, sẽ rong chơi Về quá khứ tìm mùa Xuân đã mất Xin chào quê hương ngày Ba Mươi Tết Đêm nay giao thừa tôi trẻ lại như xưa KIM LOAN


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 118 ĐÀ LẠT, MỘT MÙA XUÂN Thuỷ chạy đến nhà tôi buổi chiều muộn, hớn hở: – Công ty của anh tao có chuyến chiêu đãi nhân viên đi Đà Lạt năm ngày, mà phút cuối anh tao và bà chị dâu bận việc nên nhường hai chỗ cho tụi mình, mày muốn đi không? Ôi, Đà Lạt, thành phố mộng mơ mà tuổi mười tám tôi chưa hề bước chân đến đó. Tôi thích lắm, hỏi Thuỷ:


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 119 – Bất ngờ quá, dĩ nhiên là đi rồi, nhưng tụi mình phải chuẩn bị gì đây, ngày nào lên đường, liệu có ảnh hưởng chuyện đi học? Thủy hào hứng: – Đi vào cuối tuần này, tụi mình chỉ nghỉ học 3 buổi, bây giờ sắp Tết, đi học cũng chẳng học gì đâu, thầy cô cũng thoải mái. Mình đi theo đoàn, được miễn phí tiền xe và tiền nhà nghỉ, đâu dễ gì có dịp khác. Tối hôm đó, sau khi tôi xin phép gia đình, hai đứa bàn bạc đủ thứ chuyện và chuyện tài chánh eo hẹp của tuổi học trò cũng làm chúng tôi tính toán kỹ lưỡng. Vì muốn chụp thật nhiều hình cho chuyến đi mà không phải tốn tiền nhiều, chúng tôi quyết định mua hai cuộn phim trắng đen Kodak, thay vì một cuộn phim màu rất đắt tiền, khi lên tới Đà Lạt sẽ tìm một người chụp hình, nhờ họ chụp, trả tiền công, rồi đem về Sài Gòn rửa tại các tiệm chụp hình. Vừa đến thành phố sương mù, nhận phòng là hai đứa tôi xuất phát ra đường vì muốn tận hưởng từng phút từng giây vẻ đẹp của Đà Lạt. Cao nguyên những ngày gần Tết thật lạnh nhưng rất thú vị theo từng cơn gió rít, chúng tôi được dịp diện áo khoác áo măng tô mà ở Sài Gòn chưa có cơ hội. Bước qua khu đồi nhà nghỉ là xuống con dốc, đi bộ vài trăm mét là đến trung tâm chợ Đà Lạt, chưa kịp ngắm phố phường xung quanh thì bốn năm người thợ chụp hình đã vây đến, chào hỏi chúng tôi chụp hình. Tôi nói với Thuỷ: – Tụi mình ra góc chợ uống sữa đậu nành nóng rồi từ từ quan sát, chọn một thợ chụp hình mà mình tin tưởng và nói chuyện... giao kèo. Vừa uống sữa, Thuỷ chỉ tay về phía bên kia đường: – Hay là mình chọn anh chàng kia đi, nhìn anh ta trẻ trung nhanh nhẹn hơn mấy ông sồn sồn hồi nãy… – Và đẹp trai nữa chứ!


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 120 – Hứ! Thì đó chỉ là một phần, cái chính là trẻ trung, mới đủ… sức khoẻ và vui vẻ trèo đèo xuống thung lũng với tụi mình cả ngày được. Hai đứa tiến tới, anh chụp hình nhìn chúng tôi với một nụ cười chào hàng rất có duyên và thân thiện (ui chao, hễ ai có răng khểnh giống tôi là tôi có cảm tình liền hà!). Sau khi nghe chúng tôi trình bày, anh giới thiệu tên là Quang, đồng ý chấp nhận giá cả, chỉ thêm một điều kiện là tại các nơi thoả thuận, như Hồ Xuân Hương, Thác Cam Ly, Thung Lũng Tình Yêu, Đồi Cù… chúng tôi phải chịu khó chờ anh ấy chụp hình cho những người khách du lịch khác nữa (anh ấy đeo 3 máy trên mình, trong đó một máy chụp riêng hai cuộn phim chúng tôi). Phải công nhận anh ấy nhiệt tình, hẹn nhau chụp hình bốn buổi của hai ngày, mỗi lần đến chỗ hẹn là anh ấy luôn đứng chờ sẵn, nụ cười tươi rói túc trực trên môi. Anh hướng dẫn chúng tôi chụp đủ kiểu dáng, góp ý bối cảnh không thiếu góc chụp nào. Đáp lại, chúng tôi thong thả ngắm cảnh trong khi chờ anh ấy bận rộn ngang dọc quay cuồng với những du khách khác, và lần nào xong chúng tôi cũng mua cho anh ấy ly nước, miếng bánh như lời cám ơn. Trước khi đến ngày hẹn giao phim, Thuỷ bỗng lo lắng: – Ê, có khi nào anh ta… lừa tụi mình không? Anh ta làm bộ chụp bấm ào ào, rồi đưa mình cuốn phim hư cũ, làm sao mình biết được? Coi như anh ta vừa được tiền công vừa được hai cuốn phim mới, ngon lành! Tôi cũng đâm lo: – Thì lỡ leo lưng cọp phải chịu chớ sao! Tự dưng mày làm tao cũng bắt đầu lây rồi nè, lo thật! Hôm sau, đến nơi, anh ấy trao cho chúng tôi hai cuộn phim và bất ngờ tặng thêm tấm hình màu của hai đứa chụp chung và riêng mỗi đứa một tấm hình màu: – Tặng hai cô mấy tấm hình màu làm kỷ niệm xứ sương mù nhé, hai cô thiệt… dễ thương!


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 121 Tôi nhanh nhẩu: – Ủa, anh chụp mấy tấm này lúc nào mà tụi tui không biết? Anh ấy có vẻ mắc cỡ: – Có mấy lúc thấy hai cô làm dáng xuất thần quá, tôi liền cảm xúc chuyển qua máy của tôi vì hình màu sẽ đẹp hơn nhiều. Nhỏ Thuỷ làm tới: – Vậy là anh vi phạm hợp đồng rồi nhé, chụp ảnh người ta ngoài dự định mà hổng… xin phép! Thấy anh ấy bối rối, tội nghiệp quá chừng, tôi phải nhảy ra cứu: – Nhưng ba tấm hình này quá đẹp, đúng như anh nói, nhìn hai đứa tôi rất tự nhiên và… dễ thương hết sức nên chúng tôi chịu… nhận, và không làm khó dễ anh nữa! Sau khi trả tiền, nói lời cám ơn và chia tay, về nhà nghỉ, Thuỷ quả quyết: – Vậy là anh ta lừa mình rồi Loan ơi!! Anh ta tặng mấy tấm hình màu để… nhẹ tội và mình khỏi nghi ngờ đó. – Mày đa nghi quá, mà tao thấy anh ấy rất chân tình, dễ mến, yêu nghề say sưa, chỉ dẫn tụi mình từng li từng tí, sửa từng lọn tóc trên trán, cách đứng tạo dáng bên hồ, bao giờ đúng ý anh ấy mới chụp. Chưa kể anh ấy không ngại ngần giúp đẩy hai đứa lên yên ngựa chiều theo ý tụi mình muốn làm gái "cao bồi" khi đứa nào cũng lóng nga lóng ngóng vì con ngựa quá cao, rồi đến Thác Cam Ly mày suýt té vì đôi dép lưới bị vướng cây dại, nếu không có anh ta đỡ thì giờ này chắc mày còn nằm ở bệnh viện chớ còn thời giờ mà ngồi đây nghi ngờ lung tung. – Tao vẫn biết thế, nhưng sao cũng vẫn lo lo. Thời buổi này kẻ xấu thiếu gì, mình lại là khách phương xa, chắc gì gặp lại lần thứ hai, nên họ cũng có đủ cách lừa đảo. – Mà thôi, chúng mình chờ hạ hồi phân giải.


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 122 Buổi sáng ngày tạm biệt Đà Lạt, hai đứa vừa bước qua chợ, gặp ngay chàng chụp hình ngay cổng chợ, mừng rỡ: – Chào hai cô, hôm nay hai cô về Sài Gòn phải không? – Đúng vậy anh ạ, xe chờ ở cuối đường, cho mọi người một tiếng để đi chợ. – Hai cô mua sắm xong chưa? – Tụi tôi đã mua xong từ hôm qua, giờ chỉ ra đây uống sữa đậu nành và ngắm núi đồi Đà Lạt lần cuối trước khi về với Sài Gòn nắng bụi. Mà anh đứng đây... chờ tụi tôi hả? Anh thợ chụp hình bối rối: – Đâu có! Tui ra đây tìm... khách chụp hình, hay là mời hai cô vào quán uống sữa nhé? Nhỏ Thuỷ ghé vào tai tôi, thì thào: – Thấy chưa, khi không anh ta mời mình đi uống sữa làm gì cho tốn tiền, chắc là "chôm" hai cuốn phim Kodak của chúng mình rồi. Vào quán, nói loanh quanh chuyện Đà Lạt, anh ấy bắt chuyện: – Lần đầu đến nơi đây, hai cô có sợ lạnh không? Tôi mơ mộng: – Không anh ạ, trái lại là rất mê khí hậu Đà Lạt, chiều qua tụi em đi dạo khắp các con đường xung quanh nhà nghỉ, ngắm những ngôi nhà bé bé xinh xinh có giàn hoa nơi cổng, dọc theo mấy ngọn đồi, đẹp như khung cảnh của xứ Châu Âu xa xôi, tuyệt vời lắm. – Còn cô Thuỷ, sao không nói gì? Nhỏ Thuỷ đỏ mặt: – Tôi hả, tôi sẽ nhớ lúc đi lễ nhà thờ Con Gà, và cà phê nhà hàng thủy tạ ở Hồ Xuân Hương. Anh ấy nháy mắt: – Vậy là hai cô thích bài hát “Thành Phố Buồn” của Lam Phương có Đà Lạt “tiếng chuông chiều chầm chậm thê lương”.


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 123 Tôi cãi lại: – Không hề anh ạ! Bài hát đó nghe buồn quá, dành cho mấy người lớn tuổi, thất tình, còn tụi em mới bước vào tuổi… yêu đời, ở Sài Gòn bây giờ các chàng trai thiếu nữ chỉ mê mẩn bài hát Mimosa của Đà Lạt mà thôi. Anh ấy gật gù, bỗng cất giọng ngân nga: " Mimosa... vì sao em tới, Mimosa... vì đâu em đến nơi này, Đà Lạt đồi núi chập chùng, Đà Lạt trời mây nước mênh mông?" Trời ơi! Hễ đến câu "Mimosa, từ đâu em tới" là anh nhìn lần lượt hai đứa chúng tôi, đến khi ảnh nhìn tôi, ánh mắt chan chứa tình cảm, như là đang hỏi riêng... tôi vậy á! Tôi reo lên: – Ôi, anh hát hay quá, lẽ ra anh nên làm ca sĩ mới phải. Nhỏ Thuỷ lườm tôi: – Tại mày ca dở nên thấy ai hát cũng hay. Bỗng anh hỏi: – Tôi thỉnh thoảng cũng lên Sài Gòn, hai cô ở đâu, nếu không có gì phiền hà thì cho tôi địa chỉ để tiện dịp tôi ghé thăm được không? Tôi và Thuỷ nhìn nhau, mấy cái vụ “cho anh xin số nhà” này ở Sài Gòn tụi tui gặp hoài, thường là chúng tôi từ chối, vì mấy thằng bạn chung lớp chung trường gạt ra còn không hết, kết thêm bạn mới làm gì, nhưng lần này nhìn vào mắt anh ấy, có gì đó níu kéo, thúc đẩy, làm tôi mềm lòng nhưng tôi không dám trả lời vì sợ nhỏ Thuỷ lại lườm tôi, ai dè nó còn mau mắn hơn tôi: – Anh cứ đến Gò Vấp, hỏi Ngã Năm, rồi hỏi nhà máy Z.751 và hỏi hai tên này là tìm ra tụi tôi. Thủy bắt anh "hỏi" mấy lần. Tôi tội nghiệp gỡ rối:


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 124 – Vì khu Z.751 chỉ có xóm nhỏ của tụi tôi, ai cũng biết nhau. Trên xe trở về Sài Gòn, tôi hỏi Thuỷ: – Nhà ngươi nghi ngờ người ta, sao còn chỉ đường tìm nhà làm gì? Cô nàng ngượng ngùng chẳng dám trả lời. Tôi tiếp: – Mày một vừa hai phải thôi! Anh ấy tặng mình ba tấm hình màu, giá không rẻ đâu nhe, rồi bữa nay mất hai ly sữa đậu nành và hai tô bún bò Huế, rồi anh ấy còn mất cả buổi sáng ngồi quán nói chuyện với mình, thì hai cuộn phim Kodak cũng chưa đủ cho anh ấy lấy lại vốn, thậm chí còn lỗ là đằng khác, ở đó mà nghi ngờ người ta. Về tới Sài Gòn, chúng tôi đem phim đi rửa, nhưng phải chờ hai tuần mới có hình. Nôn nao, hồi hộp, lo sợ, rồi cũng đến ngày lấy hình. Các tấm hình đều đẹp, như ý, và đầy đủ không thiếu tấm nào. Hai đứa ngồi ngay công viên Nhà Thờ Đức Bà ngắm nghía xuýt xoa từng tấm hình. Nhỏ Thuỷ sau khi vài chục lần xem hết xấp hình, ngước lên nhìn tôi, mơ màng: – Thì ra tao đã vu oan giá hoạ cho “người ta” … Tôi được dịp chì chiết nó: – Tao đã bảo rồi, “nhìn mặt mà bắt hình dong” thì anh ấy không thể nào là loại người lừa đảo, hơn nữa, chính mày là người lựa chọn anh ấy ngay từ phút đầu, phải không? Suốt đoạn đường đạp xe về nhà, nhỏ Thuỷ cứ tủm tỉm cười, đôi má ửng hồng, có lúc còn e thẹn, ngập ngừng hỏi tôi: – Tụi mình nói anh ấy đến khu Z.751, liệu ảnh có tìm ra không nhỉ? Còn tôi ư, tôi nhớ mãi khuôn mặt anh vừa chạy vừa vẫy tay chào chúng tôi khi chiếc xe lăn bánh rời Đà Lạt. Nhưng anh Quang ơi, anh thích ai trong hai đứa chúng tôi, chả lẽ anh thích…cả hai đứa, chả lẽ anh tặng hình màu, rồi bỏ thời gian “vô tình” gặp chúng tôi buổi sáng chia tay,


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 125 mời đi uống sữa, ăn sáng, rồi xin điạ chỉ ở Sài Gòn, để muốn thăm… cả hai đứa?? Tôi lắc đầu, chẳng muốn nghĩ ngợi xa xôi, nhưng thật sự cầu mong “anh cứ hẹn nhưng anh đừng đến nhé”, để tôi mãi được thấy nhỏ Thuỷ bạn tôi xinh tươi “má đỏ môi hồng” khi nhớ về Đà Lạt, và để tôi giữa trời Xuân nắng hiu hiu của Sài Gòn, lòng vẫn phơi phới rạo rực, tiếp tục những vần thơ còn dở dang: Tôi đến Đà Lạt một chiều Xuân Bên thác Cam Ly dừng bước chân Có ai theo tôi từng con dốc Mai tôi về, Sài Gòn bâng khuâng! KIM LOAN


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 126 Một Tiếng Em (Đinh Hùng) - Mộng Với Hoa(Sao Khuê) Một Tiếng Em Từ giã hoàng hôn trong mắt em Tôi đi tìm những phố không đèn Gió mùa thu sớm bao dư vị Của chút hương thầm kia mới quen Cùng bóng hàng cây gập giữa đường Âm thầm tôi ngỏ tấm tình thương Bao nhiêu hoài bão, bao hy vọng Nói hết cho lòng nhẹ mối vương Rồi đây trên những lối đi này Ta sẽ cùng ai tay nắm tay Nhịp bước năm cung đàn ảo tưởng Buông chìm tâm sự nửa đêm nay Từng bước trôi cùng trăng viễn khơi Thâu đêm chưa hiểu miệng ai cười Nụ cười gửi tự thiên thu lại Tiền kiếp xưa nào em hé môi? Dĩ vãng nào xanh như mắt em Chao ôi! màu tóc rợn từng đêm Hàng mi khuê các chìm sương phủ Vời vợi ngàn sao nhạt dáng xiêm


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 127 Kỷ niệm thơm từ năm ngón tay Trăng lên từng nét gợn đôi mày Bóng hoa huyền ảo nghiêng vầng trán Chưa ngát hương tình, hương đã bay Sông biển nào nghe thấu nỗi niềm? Sóng đâu còn khoé mắt thâm nghiêm Lòng ơi hoài vọng bao giờ nói Thăm thẳm trùng dương một tiếng em Nhẹ bước chiêm bao tưởng lạc đường Rưng rưng mùi phấn bỗng ngùi thương Sương đầm vạt áo mong manh lệ Sao rụng bay vào tóc dạ hương Tôi lánh trần ai đi rất xa Bâng khuâng sao lạnh ánh trăng tà Ngày mai hứa hẹn bừng hương cỏ Tôi sẽ say nằm ngủ dưới hoa Đinh Hùng Xuân 1959 ***


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 128 Cảm Vận Thơ Đinh Hùng: Mộng Với Hoa Từ lúc đôi mươi anh gặp em Nhưng em còn mãi sách với đèn Đâu dám tỏ tình e hương vị Làm bận lòng em lúc mới quen Đôi khi có dịp gặp giữa đường Chỉ dám nhìn thôi, ngát yêu thương Anh vẫn cứ hằng ôm hy vọng Mai này duyên nợ kết tơ vương Anh ước cùng em một kiếp này Thêm ngàn sau nữa tay nắm tay Ta sẽ cùng nhau hòa mộng tưởng Của ngày mai và của hôm nay Nhưng rồi một sáng thuyền ra khơi Ô hay! sao chẳng thấy em cười Anh đã theo em toan giữ lại Nhưng rồi anh lại chẳng hở môi! Anh vẫn nhớ hoài đôi mắt em Ôi chao, anh nhớ quá hàng đêm Nhớ những ngày tàn sương khói phủ Quyền quyện chiều lên nhạt dáng xiêm


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 129 Bên khung cửa sổ em tỳ tay Đôi khi còn nhíu cặp chân mày Cong như vòng nguyệt trên vầng trán Khiến lời chưa tỏ đã vụt bay. Em ơi! Em có thấu nỗi niềm Vì em kín cổng chốn thâm nghiêm Em chẳng bao giờ nghe anh nói Trăm ngàn lần: "anh rất yêu em" Thương thay em đã bước lạc đường Xốn xang trong dạ anh tiếc thương Tiếc thương rơi xuống ngàn giọt lệ Quyện lại lòng anh nỗi vấn vương Hai đứa chúng mình nay rất xa Nếu em dạo bước dưới trăng ngà Thì hãy nhớ rằng trần gian có Có ta một thuở, mộng với hoa. Sao Khuê


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 130 Xuân xưa Xuân ấy em mười một Anh cũng độ mười ba Hai đứa ở gần nhà Chỉ cách nhau con ngõ Mồng Một em áo đỏ Đầu thắt chiếc nơ xanh Tung tăng đi tìm anh Đưa em đi hái lộc Anh dìu em lên dốc Chùa nhỏ ở trên cao (Chùa Sinh Trung) Anh hái em cành đào Và cài hoa lên tóc Trong chùa hương ngây ngất Phật nhìn em mỉm cười Dâng Phật cành hoa tươi Cầu xin Ngài phù hộ Bỗng dưng trời mưa đổ Hai đứa chạy về nhà Vội vàng em vấp ngã Rơi mất cánh hoa cài Về nhà em khóc mãi Anh dỗ dành không thôi Bắt đền hoa cúc mới Em lắc đầu không ưa... Xuân này nhớ xuân xưa Anh nay không còn nữa Thương nhớ nói sao vừa Chuyện những ngày thơ ấy phạmphanlang 15/2/201


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 131 Tình Quê Quay lưng nhẹ bước âm thầm Lòng đau như cắt, lệ đầm ướt mi Giã từ quê mẹ, ta đi Ngậm ngùi tự hỏi, biết khi nào về? Từ nay mình sống xa quê Bơ vơ xứ lạ bốn bề quạnh hiu Hồn quê tình vẫn chắt chiu Năm năm tháng tháng hắt hiu những ngày Nỗi sầu xa xứ ai hay? Thương quê nhớ nước, đêm ngày lệ rơi Thì ra sống ở trên đời Tình sâu, nghĩa nặng, chỉ nơi quê nhà Dù xa lòng vẫn thiết tha Mong về quê mẹ, mái nhà ấm êm Sớm hôm cuộc sống êm đềm Như thời trẻ dại, như đêm trăng rằm. Lê Thị Nhị


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 132 Ngày Đông Thêm buồn sóng mắt người thương Tóc buông sợi nhớ tơ vương mặn mà Đôi môi chúm chím nụ hoa Chợt nhìn nhau đã, chan hòa dấu yêu. Bài thơ muốn nói thật nhiều Ngợi khen nhan sắc dáng kiều hoa khôi Thấy lòng rạo rực bồi hồi Tạ ơn em đến trên đồi phố mây Ô cửa sổ nhánh cây gầy Bóng con chim đậu vụt bay xa cành Nhớ thu xưa lá vàng hanh Thương nhau lòng dạ chân thành mộng mơ


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 133 Hơi sương phủ kính cửa mờ Dấu môi in lại dại khờ đam mê Núi đem mây trắng bay về Chiều buông gió lạnh não nề đông sang. Hạt mưa nhịp điệu nhẹ nhàng Lời ru thánh thót cung đàn vang xa Tình em sao quá đậm đà Thương em hương sắc thướt tha hoa nhường. Nhân duyên lắm mối tơ vương Lòng như biển động trăm đường đam mê Xin em giữ mãi lời thề Trăm năm vẫn mãi tìm về bên nhau. Lê Tuấn


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 134 Thương Ai Thương Cả Đường Đi Còn nhớ hôn em ngày xưa đó Mỗi lần gặp nhau mừng hết hồn Run tay cuốn cẳng mưa môi nhỏ Vội vàng anh hỏi mẹ khoẻ hôn Có khi em cắn tai yêu tết Anh quê một cục nè cưng ơi Lúc nầy nhắc mẹ ba sợ chết Hổng dám học yêu mê nữa rồi Cưng ơi anh thiệt tình quê quá Thương ai thương hết cả đường đi Đội ơn ba mẹ sanh tiên cá Cho anh nguồn sống thật diệu kỳ Hai tiếng thân thương nắng nhớ mưa Tứ thân phụ mẫu trời bể thua Cho roi cho vọt thương con dạy Tiếc tủi không còn đòn đau xưa Trở trời lạnh rồi em ngoan chóng Cho anh ôm ấm ấp êm ru Gối tay quấn quýt ngày đêm mộng Nấu nước xuân hồng gội tóc thu


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 135 Nếu lỡ tuyết ngăn sông cấm chợ Anh không về kịp dỗ ngọt thêm Chiêm bao chung tắm mưa trốn nhớ Bốc lửa thơ ngây anh đền em Còn nhớ hôn em ngày xưa sợ Mỗi lần gặp nhau tưởng chiêm bao Run vòng tay đói tầm xuân nở Vội vàng nghẹt thở cho ngọt ngào... MD.09/26/12 LuânTâm


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 136 Vua Quang Trung chiến thắng Đống Đa Năm Kỷ Dậu 1789 BỔ TÚC MỘT SỐ SỬ LIỆU VỀ CHIẾN THẮNG ĐỐNG ĐA (5 tháng Giêng Kỷ Dậu, 1789) -Vua Quang Trung đã áp dụng chiến thuật gì để chiến thắng trận Ngọc Hồi: dùng những bó rơm cuốn tròn lăn đi trước hay dùng những tấm ván để đỡ đạn? -Tại sao Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên (quyển 30) và Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (quyển 27) ghi chép khác nhau? -Sử nhà Thanh và sử nhà Nguyễn: bên nào chính xác hơn? (Bài của GS Nguyễn Lý-Tưởng) Hình ảnh vị anh hùng áo vải đất Tây Sơn đã đi vào sử sách như là một thiên tài quân sự. Cứ mỗi lần Tết đến, chúng ta lại có dịp nhắc đến chiến công oai hùng của vua Quang Trung qua trận chiến thắng Đống Đa ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu (30-01-1789). Hôm nay, chào đón Xuân về, chúng tôi xin cống hiến quý vị bài nghiên cứu sau đây dưới nhãn quan của một người nghiên cứu sử học, căn cứ vào những sử liệu hiện có, với tinh thần khoa học, gạt ra ngoài những yếu tố tình cảm hay định kiến. 1. Hoàn cảnh lịch sử: Tây Sơn khởi nghĩa ở Quy Nhơn, Tây Sơn hòa với Trịnh để rảnh tay diệt Nguyễn ở Gia Định, Nguyễn Hữu Chỉnh vào Quy Nhơn dẫn đường cho Tây Sơn chiếm Phú Xuân rồi thẳng ra Thăng Long phò Lê diệt Trịnh... Nguyễn Nhạc khởi nghĩa ở Tây Sơn năm 1772, chiếm được Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Quảng Nam và trên đường tiến ra kinh đô Phú Xuân của chúa Nguyễn. Cuối năm Giáp Ngọ (đầu năm 1775), tướng Trịnh là Hoàng Ngũ Phúc đem quân vào chiếm Thuận Hóa, chúa Nguyễn Phúc Thuần đem vợ, con gái và người cháu là Nguyễn Phúc Ánh chạy vào Gia Định, để người con của Thế tử Hiệu là Nguyễn Phúc Dương ở lại Đà Nẵng...Tây Sơn hòa với Trịnh và đem quân đánh chúa Nguyễn ở Gia Định. Năm Mậu Tuất (1778), chúa Nguyễn bị Tây Sơn giết ở Gia Định. Tại Quy NHơn, Nguyễn Nhạc tự lập làm vua niên hiệu Thái Đức. Tại Bắc Hà, chúa


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 137 Trịnh Sâm mất, các quan chia làm hai phe: phe ủng hộ Trịnh Tông, con trưởng Trịnh Sâm và phe ủng hộ Trịnh Cán, con của Đặng Thị Huệ lên ngôi chúa. Lính Tam Phủ (thường gọi là Kiêu binh) nổi loạn, lật đổ Trịnh Cán, giết Hoàng Đình Bảo, người đứng đầu phe Đặng Thị Huệ, rồi đưa Trịnh Tông lên ngôi...Nguyễn Hữu Chỉnh là đàn em của Hoàng Đình Bảo chạy vào Quy Nhơn báo cáo tình hình Bắc Hà cho Nguyễn Nhạc biết và dẫn đường cho quân Tây Sơn tiến ra Bắc đánh quân Trịnh. Nguyễn Nhạc cho em là Nguyễn Huệ đem quân đánh lấy Phú Xuân và thừa thắng, kéo quân thẳng ra chiếm Thăng Long lấy danh nghĩa “phò Lê, diệt Trịnh”. Vua Lê gả con gái là Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ để cậy nhờ thế lực của Tây Sơn, giữ ngai vàng. Nguyễn Nhạc nghe tin Nguyễn Huệ ra Bắc liền đuổi theo Nguyễn Huệ, khuyên em nên trả nước lại cho vua Lê, rồi kéo quân về. Quân Tây Sơn trở về Phú Xuân đem theo 60 thuyền của cải mà họ vơ vét được trong kho tàng của vua Lê, chúa Trịnh. Nguyễn Huệ nắm quyền chủ động trong việc phân chia chiến lợi phẩm nầy. Nguyễn Nhạc trở về Quy Nhơn bắt giam vợ con Nguyễn Huệ không cho ra Phú Xuân. Nguyễn Huệ đem quân vào Quy Nhơn đánh Nguyễn Nhạc... Sau khi biết tin anh em Tây Sơn ban đêm âm thầm bỏ Thăng Long rút quân về Nam, Nguyễn Hữu Chỉnh liền kéo quân chạy theo Tây Sơn. Nguyễn Nhạc bèn cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại giữ đất Nghệ An. Quân Tây Sơn và Nguyễn Hữu Chỉnh đi rồi thì con cháu họ Trịnh trở về Thăng Long áp bức vua Lê. Vua Lê kêu cứu Nguyễn Hữu Chỉnh...Trong khi Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc đánh nhau thì Nguyễn Hữu Chỉnh ở Nghệ An đem quân ra Thăng Long phò Lê diệt Trịnh. Phe ủng hộ chúa Trịnh bị Nguyễn Hữu Chỉnh đánh bại, chúa Trịnh bỏ chạy, vua Lê Chiêu Thống bèn cho người đốt phủ chúa. Nguyễn Hữu Chỉnh đương nhiên thay thế vai trò chúa Trịnh ngày trước ở Bắc Hà. Được tin Nguyễn Hữu Chỉnh đi khỏi Nghệ An, Nguyễn Huệ liền sai Võ Văn Nhậm từ Hà Tĩnh đem quân ra chiếm Nghệ An và cho người theo dõi tình hình vua Lê ở Thăng Long. Từ tháng 11, 1786 đến tháng 5, 1787, Nguyễn Hữu Chỉnh nắm hết mọi quyền hành không coi vua Lê ra gì. Ông còn cho người mang thư vào Phú Xuân đòi Nguyễn Huệ trả lại đất Nghệ An cho vua Lê.


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 138 2. Nguyễn Hữu Chỉnh thao túng Bắc Hà nên bị quân Tây Sơn giết, Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh Nguyễn Huệ được tin đó bèn sai Võ Văn Nhậm, con rể Nguyễn Nhạc, và hai tướng Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân đem quân từ Nghệ An ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh. Ngày 01 tháng 11 Đinh Mùi (09/12/1787) quân của Nhậm vào Thăng Long, Nguyễn Hữu Chỉnh bị phanh thây. Vua Lê Chiêu Thống lẩn trốn trong dân chúng và lên tiếng kêu gọi cần vương, chống lại quân Tây Sơn. Một phái đoàn do Lê Quýnh cùng Thái Hậu qua Trung Hoa cầu viện nhà Thanh. Trong khi Nguyễn Huệ bận đối phó với Nguyễn Nhạc ở Quy Nhơn và Nguyễn Hữu Chỉnh ở Bắc Hà thì Nguyễn Phúc Ánh từ Xiêm trở về Long Xuyên. Nhờ Nguyễn Văn Trương giúp, Nguyễn Phúc Ánh đã xây dựng được một lực lượng mới và được Bá Đa Lộc cùng một số người Pháp có tàu chiến giúp, đã chiếm lại toàn bộ đất Gia Định. Ngày 8 tháng 8 âm lịch năm Mậu Thân (tức 7 tháng 9, 1788) ông đã kéo quân vào Sài Gòn, Nguyễn Lữ chạy về Quy Nhơn và chết ở đó. 3. Nguyễn Huệ giết Võ Văn Nhậm Võ Văn Nhậm thay Nguyễn Hữu Chỉnh cai trị đất Bắc Hà, ông cho lính đi lục xét từng nhà dân chúng để tìm lại các báu vật trong cung vua bị mất trong thời gian loạn lạc. Quân Tây Sơn tuy chiếm được Thăng Long nhưng lực lượng vua Lê chúa Trịnh vẫn còn ở các tỉnh. Đinh Tích Nhưỡng, Hoàng Viết Tuyển vẫn còn đóng quân ở vùng Hải Dương và Kinh Bắc (Bắc Ninh). Vì thế, ông phải huy động dân chúng ngày đêm xây thành đắp lũy để phòng bị. Võ Văn Nhậm cũng tỏ ra hống hách khiến cho những người ra cộng tác thì mất tin tưởng, những người chưa cộng tác thì lẫn tránh, ẩn thân nơi quê nhà.Võ Văn Nhậm là con rể của Nguyễn Nhạc mà giữa Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đã có mối hiềm khích từ khi ra Bắc trở về năm 1786. Do đó, mặc dù Võ Văn Nhậm làm trấn thủ Bắc Hà, nhưng Nguyễn Huệ vẫn đặt Ngô Văn Sở theo dõi hành vi của Nhậm để mật báo cho ông biết. Theo Hoàng Lê Nhất Thống Chí (trang 173) và Đại Nam Liệt Truyện Chính Biên (quyển 30 trang 28, 30) thì Ngô Văn Sở khuyên Võ Văn Nhậm nên đặt quan


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 139 cai trị đất Bắc, đừng đặt Lê Duy Cẩn làm Giám Quốc sau khi Lê Chiêu Thống bỏ trốn và đừng đóng quân ở trong thành. Nhưng Võ Văn Nhậm không chịu, ông muốn đặt Lê Duy Cẩn để ông đứng đằng sau điều khiển việc nước như Nguyễn Hữu Chỉnh trước đây. Lê Duy Cẩn là con của Lê Hiển Tông, anh của Ngọc Hân, người mà trước đây công chúa đã muốn đưa lên làm vua sau khi Lê Hiển Tông chết...nhưng hoàng gia lại muốn chọn cháu đích tôn của vua Lê là Lê Duy Kỳ tức Lê Chiêu Thống, theo di chiếu. Võ Văn Nhậm ngồi một chỗ ở Thăng Long và sai các tướng đi đánh dẹp các nơi. Thấy rõ tham vọng của Võ Văn Nhậm nên Ngô Văn Sở đã viết tờ trình bắt Phan Văn Lân cùng ký vào để gởi cho Nguyễn Huệ. Nhận được thư của Ngô Văn Sở, Nguyễn Huệ đã tức tốc ra Bắc. Ông đến Thăng Long vào ban đêm, không cho Võ Văn Nhậm biết, chỉ có Ngô Văn Sở ra đón. Nguyễn Huệ đến ngay dinh của Võ Văn Nhậm, cho đọc bản án tuyên bố tội trạng, và sai một võ sĩ tên là Hoàng Văn Lợi thi hành bản án, chém đầu Võ Văn Nhậm ngay trước mặt ông rồi đặt Ngô Văn Sở lên thay. Nguyễn Huệ cũng thành lập ngay một Bộ Tham Mưu để giúp Ngô Văn Sở đối phó với tình hình. Bộ Tham Mưu gồm có các tướng của Tây Sơn như Phan Văn Lân, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Văn Tuyết (cháu của Nguyễn Huệ)...và những người của vua Lê chúa Trịnh theo Tây Sơn như Phan Huy Ích, Ngô Thời Nhiệm, Ninh Tốn, Nguyễn Bá Lân...Những vị khoa bảng nhà Lê không theo Tây Sơn như Bùi Huy Bích (giữ chức Tham Tụng, tương đương Thủ Tướng), Phạm Quý Thích, Nguyễn Huy Trạc, Nguyễn Văn Hợp, v.v...đã bỏ về quê hoặc lánh mặt. Nguyễn Huệ cho phép Ngô Văn Sở được quyền giải quyết mọi công việc không cần phải hỏi ý kiến của ông nhưng phải họp Bộ Tham Mưu bàn bạc, tính toán cho thật chu đáo. Ông khuyên mọi người không được phân biệt cũ, mới, không được hiềm khích chia rẽ. Phải bắt cho được Lê Chiêu Thống mới ổn định được tình hình ở Bắc Hà, vì thế khi nghe tin Lê Chiêu Thống đang lẩn tránh tại làng Chí Linh tỉnh Hải Dương trong vùng Đinh Tích Nhưỡng kiểm soát, Ngô Văn Sở liền cho một toán quân nhỏ đi bắt vua. Nhưng toán quân nầy đã bị lực lượng của Trần Quang Chiêu ở địa phương giết sạch. Sở liền cho đại binh đến, nhưng vua đã trốn qua trấn Sơn Nam ở trong nhà Trương Đăng Quỹ và nhờ lực lượng của Hoàng Viết Tuyển bảo vệ. Ngô Văn Sở bắt cha mẹ, vợ con Hoàng Viết Tuyển viết thư khuyên Tuyển ra hàng. Nhưng Tuyển từ chối. Sở bèn cho cha mẹ vợ con của Tuyển ngồi thuyền đi


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 140 trên sông bắc loa kêu gọi...Tuyển thấy vậy bèn rút quân, nhưng bất ngờ bị bao vây, quân Tuyển tan rã, Tuyển bỏ trốn. Vua được tin đó, cũng trốn vào vùng Thanh Hóa, Sở không tìm được. 4. Quân Thanh xâm lăng Đoàn tùy tùng do Thái Hậu, mẹ vua Lê Chiêu Thống gồm 64 người qua Trung Hoa cầu viện nhà Thanh. Tổng đốc Lưỡng Quảng là Tôn Sĩ Nghị lợi dụng cơ hội đó đã tâu xin vua Càn Long (tức Cao Tông nhà Thanh) mượn danh nghĩa phò Lê để đem quân chiếm nước ta. Sách “Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục”, một bộ sử lớn nhất nước ta do Quốc Sử Quán triều Nguyễn biên soạn trong thế kỷ 19, quyển 47 trang 32-33 trích lại một đoạn trong tờ trình của Tôn Sĩ Nghị cho biết âm mưu thâm độc của nhà Thanh như sau:“ Kẻ kế vị nhà Lê phải lưu lạc, nghĩa nên cứu giúp, vả lại An Nam là đất cũ của Trung Quốc, nên sau khi khôi phục nhà Lê, hãy dùng binh mà chiếm lấy, làm như thế vừa bảo tồn được nhà Lê, vừa lấy được An Nam, một công hai việc”. Tháng 10 năm Mậu Thân (tức tháng 11, 1788) quân Thanh tuyển từ 4 trấn Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu và Vân Nam, chia làm hai đường tiến xuống nước ta: -Tôn Sĩ Nghị, Tổng Đốc Lưỡng Quảng làm Tiết Chế và Đề Đốc Hứa Thế Hanh làm Phó từ Quảng Tây đi vào Ải Nam Quan (Lạng Sơn) -Ô Đại Kinh chỉ huy đạo quân từ Vân Nam xuống vào Đào Giang tiến đến Tuyên Quang. -Sầm Nghi Đống, Tri Phủ Điền Châu chỉ huy đạo quân từ Điền Châu. (1) -Thượng Duy Thanh, Tổng Binh Quảng Tây và Phó Tướng Khánh Thành chỉ huy quân Quảng Tây. -Trương Triều Long,(2) Tổng Binh Quảng Đông và Phó Tướng Lý Hóa Long chỉ huy quân Quảng Đông. Theo “Đại Thanh Thông Sử” (sử của nhà Thanh) trang 137 thì quân Thanh tất cả khoảng vài vạn: Tôn Sĩ Nghị và Hứa Thế Hanh có một vạn, để lại ở


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 141 Vân Nam hai ngàn còn đem vào nước ta tám ngàn. Quân của Ô Đại Kinh gồm tám ngàn. Ngoài ra, số người Hoa buôn bán ở nước ta tập hợp được một vạn theo quân Thanh. Các sử gia căn cứ trên các tài liệu về quân lương (lương thực tiếp tế cho lính khi hành quân) thì quân chính quy của nhà Thanh khoảng hai vạn, cộng với quân mới tuyển chừng một vạn. Quân nhà Lê ở các tỉnh khoảng mười vạn người. Tính chung tất cả quân Thanh và quân của nhà Lê là mười ba vạn. Theo sử của ta thì quân Thanh có hai mươi vạn. Sử nhà Thanh cũng nói rõ, khi Tôn Sĩ Nghị vào nước ta, đã ra một thông báo nói là quân Thanh có năm mươi vạn, mục đích hư trương thanh thế, làm cho đối phương mất tinh thần chiến đấu. Tôn Sĩ Nghị ban hành tám điều luật căn bản cho lính như sau: 1.Phải nghiêm chỉnh không được cướp bóc. 2.Phải cẩn thận kẻo bị mai phục. 3.Chỗ đóng quân phải vững chắc và phải đề phòng. 4.Phải có biện pháp hữu hiệu đánh với voi. 5.Dùng lá chắn bằng da trâu sống để chống hỏa hổ. 6.Phải làm cầu phao để qua sông, khi lội qua sông cạn phải giữ thuốc súng để khỏi bị ướt. 7.Củi, than, rau phải mua, không được cướp; nếu đi hái phải đề phòng; nước uống phải tránh nước độc. 8.Các quan phải coi xét việc hưu tuất (trợ cấp cho lính), phu và lính phải tử tế với nhau. Căn cứ vào sử liệu nhà Thanh, chúng ta thấy Tôn Sĩ Nghị là người cẩn thận, không xem thường quân Tây Sơn. Trấn Thủ Thăng Long là Ngô Văn Sở được tin, bèn họp các quan cũ nhà Lê bắt làm thư mang lên Ải Nam Quan cho Tôn Sĩ Nghị nói rằng trong lúc vua Lê Chiêu Thống mất tích tìm chưa ra, hào kiệt trong nước đã cử Lê Duy Cẩn (chú ruột của vua) lên làm Giám Quốc, xin hứa sẽ triều cống Trung Hoa và sẽ rước Thái Hậu trở về...mục đích để tìm kế hoãn binh. Nhưng Ngô Thời Nhiệm lại đề nghị rút quân cả thủy lẫn bộ về núi Tam Điệp và Biện Sơn để bảo toàn lực lượng, tránh đụng độ


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 142 lúc ban đầu, đợi Nguyễn Huệ đem quân ra tăng cường, vừa để chờ xem thái độ quân Thanh và phản ứng của dân chúng như thế nào. Kế hoạch nầy, về phương diện tâm lý chính trị đã làm cho địch trở nên kiêu căng, khinh thường không đề phòng. Dân chúng cũng cần có thời gian để hiểu rõ bộ mặt thật giả nhân giả nghĩa của quân Thanh và vai trò bù nhìn của vua Lê, từ đó mới ủng hộ cuộc chiến đấu chống xâm lăng của Tây Sơn. Như chúng ta đã thấy, kế hoạch nầy về sau quả thật linh nghiệm và Sở đã nghe theo lời của Ngô Thời Nhiệm. Phái bộ Nguyễn Quý Nho được phái mang thư đến Nam Quan cho Tôn Sĩ Nghị đã không liên lạc được với quân Thanh vì cửa biên giới bị đóng và quân Thanh đã vào Đại Việt rồi nên phải quay về Thăng Long. Riêng Phan Văn Lân không chịu thi hành lệnh rút quân, ông đã đem quân đến sông Thọ Xương và đụng độ với đoàn quân Quảng Tây của Thượng Duy Thanh, rồi đoàn quân Quảng Đông của Trương Triều Long. Quân ta phải rút lui. Phan Văn Lân ra lệnh phá cầu phao. Địch kết bè qua sông. Từ 13 tháng 11 năm Mậu Thân (1788) bắt đầu đụng độ với quân Thanh cho đến ngày 17, quân ta phải rút lui nhiều đợt. Đêm 19, quân ta lại phản công, Hứa Thế Hanh đích thân chỉ huy, cướp được một số thuyền nhỏ khoảng ba mươi chiếc và chở được hai ngàn lính qua sông. Quân Thanh xông vào đốt trại Tây Sơn, quân ta bỏ chạy tán loạn. Có người chạy vào các làng lân cận nhưng sáng hôm sau đều bị dân chúng bắt nộp cho quân Thanh. Riêng Phan Văn Lân thì phi ngựa chạy về Thăng Long rồi theo Ngô Văn Sở rút về Tam Điệp. Việc thất trận của Lân, Ngô Văn Sở dấu không cho mọi người biết. Ngày 20 tháng 11 âm lịch (Mậu Thân), quân Thanh vượt qua sông Hồng Hà. Lúc đó quân Tây Sơn đã rút đi xa và ngày 21, đã tới Tam Điệp an toàn. Quân Thanh vào Thăng Long như chỗ không người. Vì chiến thắng quá dễ dàng nên họ đã trở nên kiêu căng và không còn nhớ đến tám điều quân lệnh của Tôn Sĩ Nghị nữa. 5. Dân chúng bất mãn về Lê Chiêu Thống và quân Thanh


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 143 Nghe tin quân Thanh vào nước ta, Lê Chiêu Thống liền cho Lê Duy Đản mang thư lên tận biên giới chào mừng và xin lỗi vì bị bệnh không đến được. Khi được tin quân Tây Sơn đã rút khỏi Thăng Long, vua cho các tướng đem nghĩa quân đi đóng giữ các nơi và chỉ giữ một ngàn quân để làm cận vệ. Khi quân Thanh vào Thăng Long thì vua từ Kinh Bắc cũng trở về theo sau quân Thanh. Vua cho người mang trâu, rượu đến dâng cho quân Thanh để khao quân. Ngày 20-11 Mậu Thân (1788), quân Thanh vào Thăng Long, các cựu thần và hoàng tộc nhà Lê ra đứng hai bên đường cùng dân chúng lạy tạ. Ngày 22 tháng 11 âm lịch, Tôn Sĩ Nghị đọc tuyên chiếu của vua nhà Thanh phong cho Lê Chiêu Thống làm An Nam Quốc Vương. Vua quỳ giữa sân điện Kính Thiên để nhận sắc phong. Vua thảo tờ biểu tạ ơn dâng lên vua Thanh, hứa sẽ đích thân sang chúc thọ bát tuần của vua Càn Long (1790, Canh Tuất)...Mỗi ngày vua phải thân hành đến dinh của Tôn Sĩ Nghị đợi lệnh. Cựu thần nhà Lê lục tục kéo về, họp nhau lên án những người theo Tây Sơn hoặc không hết lòng với vua khi vua lâm hoạn nạn. Họ cho như thế là đã yên thân rồi và không ai nghĩ đến chuyện đánh Tây Sơn. Vua quan nhà Lê cũng như quân Thanh tha hồ yến tiệc liên hoan. Bọn người Hoa sinh sống buôn bán ở nước ta tập hợp nhau thành một đạo quân, chúng dẫn đường cho quân Thanh đi cướp bóc, hãm hiếp dân lành. Hoàng Lê Nhất Thống Chí (ký sự lịch sử của Ngô Gia Văn Phái) viết rằng:“Giữa đồng, giữa chợ, họ (quân Thanh) cũng cướp giật tiền bạc, hãm hiếp đàn bà con gái không kiêng sợ gì”. Vua Lê cũng biết những chuyện đó nhưng không dám kêu trách! Dân chúng và trí thức Bắc Hà chán nản, thất vọng, lòng người ly tán...Trong tình thế đó, quân Tây Sơn trở lại, đánh đuổi quân Thanh, chắc chắn sẽ được dân chúng ủng hộ. Theo chỉ thị của Càn Long gởi cho Tôn Sĩ Nghị thì quân Thanh chỉ đóng quân không đuổi theo Tây Sơn. Chờ Tây Sơn đánh nhau với quân nhà Lê. Nếu Nguyễn Huệ thua thì đặt nhà Lê lên, nếu Nguyễn Huệ thắng thì sẽ đánh Huệ, sau đó, chia nước làm hai. Từ Nghệ An trở ra trao cho vua Lê, từ Nghệ An trở vào trao cho Nguyễn Huệ...Quân Thanh chia ra đóng các đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi, Vân Điển và Khương Thượng, quân nhà Lê đóng ở Giản Thủy. Theo kế hoạch thì quân Thanh nghỉ ngơi, ăn Tết xong mới nói đến chuyện hành quân đi đánh Tây Sơn. 6. Nguyễn Huệ đối phó với quân Thanh


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 144 Ngô Văn Sở cho Nguyễn Văn Tuyết (tức đô đốc Tuyết, cháu của Nguyễn Huệ) vào Phú Xuân báo cáo tình hình Bắc Hà cho Nguyễn Huệ. Được tin quân Thanh đã vào nước ta, Nguyễn Huệ thét lên:“ Đồ chó má, sang đây để mà chết” (Theo Vãn Lê Dị Sử, tr.66). Để cho danh chính ngôn thuận, Nguyễn Huệ đã quyết định lên ngôi hoàng đế, ông đã đổi tên là Nguyễn Quang Bình và lấy niên hiệu là Quang Trung. Việc đó có hai ý nghĩa: -Thứ nhất, từ đây ông không còn là Nguyễn Huệ, em của Nguyễn Nhạc; -Thứ hai, ông không còn là Bắc Bình Vương, tướng của Nguyễn Nhạc. Không còn liên hệ gì với Nguyễn Nhạc, có nghĩa là không còn phải tuân lệnh của Nguyễn Nhạc, không còn chịu trách nhiệm về những việc làm sai trái, mất chính nghĩa của Nguyễn Nhạc. Bây giờ, ông là một nhân vật mới của giai đoạn lịch sử mới. Ông là Hoàng Đế của một giang sơn mới, có dân, có lãnh thổ, có triều đình và quân đội riêng để có thể nhân danh đất nước của mình, nhân danh dân tộc của mình mà hành động hợp với chính nghĩa bảo vệ tổ quốc, chống xâm lăng. Sử sách xưa như Hoàng Lê Nhất Thống Chí hay là sử nhà Nguyễn thường gọi Nguyễn Huệ là “Bình” khởi đi từ đó. Bình đây không phải là Bắc Bình Vương mà là Nguyễn Quang Bình. Các con của ông cũng lấy tên Nguyễn Quang như Nguyễn Quang Toản, Nguyễn Quang Thùy,v.v.... Ông cho lập đàn, tế cáo trời đất và lên ngôi Hoàng Đế. Ngày 25 tháng 11 âm lịch năm Mậu Thân (22-12-1788) một cuộc diễn binh được tổ chức dưới chân núi Ba Vành (phía Nam Ngự Bình). Ông đọc tuyên cáo kêu gọi binh sĩ chiến đấu chống xâm lăng: “...Quân Thanh sang xâm lấn nước ta hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, trời nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng. Phương Nam, Phương Bắc chia nhau mà cai trị...Từ đời Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nở ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người dấy nghĩa binh, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi chúng về phương Bắc. Ở các thời kỳ ấy, Bắc Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài...Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện,


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 145 không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy, ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng về” (Hoàng Lê Nhất Thống Chí). Ngày 29 tháng 11 Mậu Thân (1788), vua Quang Trung chỉ huy đạo quân Thuận Quảng lên đường từ Huế ra Nghệ An. Đây là đạo quân tinh nhuệ đã giúp vua bách chiến bách thắng trong các trận đánh bại quân Xiêm, quân Trịnh, và mới đây đánh Nguyễn Nhạc ở Quy Nhơn. Trong đạo quân nầy có voi, ngựa, thuyền lớn,v.v...Tới Nghệ An, ở lại đó 10 ngày để tuyển thêm quân, cứ ba người dân thì chọn một người khỏe mạnh cho làm lính. Đất Nghệ An vốn là đất anh hùng, không thiếu gì hạng trai tráng khỏe mạnh, biết võ nghệ, biết chiến đấu. Còn những người dân ở hai bên bờ sông Gianh cũng đã từng quen chinh chiến hàng trăm năm rồi. Quang Trung chỉ cần huấn luyện cấp tốc những điều căn bản là họ có thể chiến đấu. Tại đây ông cũng đã tiếp xúc với La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, một danh sĩ đương thời, ẩn dật không hợp tác với họ Trịnh. Nguyễn Thiếp đã hiến kế và cho rằng kế hoạch của Ngô Thời Nhiệm đưa ra là hợp lý. Vua Quang Trung có trong tay khoảng mười vạn quân và trên dưới hai trăm con voi (có tài liệu nói hơn 100 voi). Lính Thuận Quảng làm tiền quân và lính Nghệ An làm trung quân. Thời xưa chỉ có vua và tướng mới đi ngựa hay voi. Lính phải đi bộ. Vua ra lệnh cứ ba người lính thì dùng một cái cáng, hai người gánh, một người nghỉ, thay nhau đi suốt ngày đêm cho mau. Từ Huế ra đến Tam Điệp khoảng 500 cây số chỉ đi trong 10 hôm (Nghỉ ở Nghệ An 10 hôm để tuyển thêm quân). Hơn 20 ngày sau, tức 20 tháng Chạp, quân đến Tam Điệp. Vua gặp Ngô Văn Sở và Ngô Thời Nhiệm khen kế hoạch Ngô Thời Nhiệm đưa ra. Vua cũng không trách phạt Ngô Văn Lân thua trận. Sau khi bố trí kế hoạch hành quân, ngày 30 tháng Chạp trong khi cho lính ăn Tết trước, vua Quang Trung tuyên bố:“Nay hãy ăn Tết Nguyên Đán trước, đợi đến sang Xuân, ngày mồng 7 vào thành Thăng Long sẽ mở tiệc lớn. Các ngươi hãy ghi nhớ lấy lời ta xem có đúng không?” Lời tuyên bố đầy tin tưởng, đầy quyết thắng ấy làm nức lòng binh sĩ, làm cho họ hăng say chiến đấu và đã đem lại thắng lợi. Vua Quang Trung cũng gởi cho Tôn Sĩ Nghị một bức thư chê Nghị là quan văn mà dám đem quân sang Đại Việt... Theo kế hoạch thì: -Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân chỉ huy Tiền quân đi tiên phong. -Hô Hổ Hầu lãnh Hậu quân tiếp ứng cho Tiền quân.


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 146 -Đại Đô Đốc Lộc và Đô Đốc Tuyết chỉ huy Hữu quân cùng Thủy quân đi đường biển vào sông Lục Đầu. Đô Đốc Tuyết sẽ kiểm soát vùng Hải Dương, Đô Đốc Lộc kiểm soát vùng Lạng Giang, Phượng Nhãn, Yên Thế chặn đường quân Thanh chạy về. -Đô Đốc Bảo và Đô Đốc Mưu chỉ huy Tả quân và Tượng quân đi đường núi xuống mặt phía Tây, vào Chương Đức, làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì đánh đạo quân Điền Châu. Đô Đốc Bảo chỉ huy đoàn voi theo đường huyện Sơn Lãng ra Đại Áng tiếp ứng cho mặt tả. -Vua Quang Trung chỉ huy Trung quân, vượt Sơn Nam, tấn công vào Bộ Chỉ Huy của Tôn Sĩ Nghị. Quân ta lên đường vào 30 Tết, trong lúc quân Thanh còn đang vui chơi ăn Tết không hay biết và cũng không đề phòng. Đến đồn Giản Thủy, tướng nhà Lê là Lê Phùng Nghĩa, trấn thủ Sơn Nam đóng ở đó, không đánh mà bỏ chạy. Đêm 3 Tết, quân ta đến vây đồn Hà Hồi, tiền đồn của Ngọc Hồi (huyện Thường Tín, Hà Đông), nửa đêm dùng loa hô một tiếng, quân sĩ dạ vang. Địch sợ cuống quýt, xin hàng. Ta tịch thu nhiều quân trang, khí giới. Trận nầy quân ta chiến thắng quá dễ dàng. Tại đồn Ngọc Hồi, quân Thanh bố trí phòng thủ kiên cố, có thành lũy chắc chắn, trên thành có đặt đại bác, bên ngoài vòng rào có địa lôi. Vua Quang Trung ra lệnh kết ba tấm ván thành một bức, bện rơm ướt cho 10 người khiêng đi trước, mang theo đoản đao. Có 20 người theo sau với đầy đủ khí giới. Voi tiên phong mở đường tiến vào.(3) Gần sáng mồng 5, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi. Trong đồn không liên lạc được với Hà Hồi nên không biết Hà Hồi đã bị quân ta chiếm. Đạn trong đồn Ngọc Hồi bắn ra như mưa. Voi của ta xông vào phá lũy, lính theo sau, gần giáp địch thì bỏ ván, nhảy ra đánh cận chiến, dùng đoản đao rất lợi hại. Toán sau, với đầy đủ khí giới cũng xông vào. Quân Thanh bị chết rất nhiều, trốn ra ngoài đạp trúng địa lôi của ta mai phục và bị voi của ta chà đạp....Ngọc Hồi cách Thăng Long khoảng 14 cây số là một căn cứ chiến lược quan trọng, do Hứa Thế Hanh là Phó Tướng của Tôn Sĩ Nghị chỉ huy. Các đồn Văn Điển, Yên Quyết gần đó cũng bị quân ta chiếm. Các tướng Hứa Thế Hanh, Trương Triều Long, Thượng Duy Thanh của nhà Thanh đều tử trận.


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 147 Tôn Sĩ Nghị ở Thăng Long được tin báo liền cho Dương Hồng Nghiệp cùng 20 kỵ sĩ, có hai người Việt Nam là Phạm Khải Đức và Lê Quang Châu theo để thăm dò tình hình. Nhưng không kịp nữa rồi vì quân Tây Sơn đã đến Thăng Long với cờ dong, trống mở, đại bác nổ rền trời. Tôn Sĩ Nghị không kịp mang áo giáp, thắng yên cương, lên ngựa chạy về hướng Bắc, bỏ lại cả ấn tín và giấy tờ quan trọng. Tại Yên Phụ, thấy lính của mình chạy qua cầu quá đông nên Tôn Sĩ Nghị ra lệnh cắt đứt cầu để chạy cho nhanh và tránh quân Tây Sơn đuổi theo. Lính Thanh rơi xuống sông, chết rét, chết đuối rất nhiều. Chạy đến Phượng Nhãn (Bắc Ninh) bị Đô Đốc Lộc đuổi, phải chạy tiếp không nghỉ chân được. Thuật lại lời của một vị tướng dưới quyền của Tôn Sĩ Nghị, sách “An Nam Quân Doanh Kỷ Yếu” của Trần Nguyên Nhiếp viết rằng:“Tôi với Chế Hiếu (Tôn Sĩ Nghị) đói cơm, khát nước, không kiếm đâu ra được ăn uống, cứ phải đi suốt bảy ngày, bảy đêm mới đến trấn Nam Quan”. Sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí viết rằng:“Tôn Sĩ Nghị sợ vỡ mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp, dẫn bọn lính kỵ mã của mình chuồn trước qua cầu phao, rồi nhăm hướng Bắc mà chạy”. (bản dịch của Nguyễn Đức Vân ...sđd, trang 226) Theo Đại Nam Liệt Truyện Chính Biên, các sử gia nhà Nguyễn đã thuật lại hoàn cảnh của quân Thanh sau trận Ngọc Hồi như sau “Đô đốc nước Thanh là Hứa Thế Hanh, Tổng binh là Trương Triều Long, Thượng Duy Thăng, Tri phủ Điền Châu là Sầm Nghi Đống đều chết cả. Tôn Sĩ Nghị ở bãi cát nghe tin báo, một mình cỡi ngựa chạy về Bắc, tướng sĩ tranh cầu để sang sông, cầu gãy ôm lấy nhau xô nahu lăn xuống sông chết đuối kể đến hàng vạn, nứơc sông Nhị Hà vì thế chảy không được” (ĐNLTCB,sđd, bản dịch, trang 519) Đạo quân Vân Nam và Quý Châu đóng ở vùng Phú Thọ, Vĩnh Yên nghe tin Tôn Sĩ Nghị đã bỏ chạy, cũng rút quân chạy về. Vua Quang Trung ra lệnh cho quân ta đuổi theo cho đến tận biên giới. Người Hoa ở gần Lạng Sơn thấy quân Thanh rút chạy vội vàng như thế, nên cũng bỏ nhà cửa kéo nhau chạy theo, từ cửa ải về phía Bắc mấy trăm dặm không có một bóng người:“Huệ sai quân đuổi theo đến cửa ải Lạng Sơn, nói phao lên rằng quân qua cửa ải đánh giết không sót người nào, cốt tìm cho được chỗ Chiêu Thống đế ở. Người nước Thanh cả sợ, từ cửa quan trở về mạn Bắc, người già, trẻ con bồng bế nhau chạy, vài trăm dặm tuyệt không có người ở.” (Đại Nam Liệt Truyện Chính Biên, sđd, tr.519). Sầm Nghi Đống ở gò Đống Đa (gần Thái Hà ấp, bên ngoài thành Thăng Long) vì không biết tình hình nên chống cự lại quân ta. Hai bên đánh nhau từ sáng đến chiều, quân Thanh không có viện binh, Sầm Nghi Đống lên đồi thắt cổ tự tử.


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 148 Chỗ đó gọi là Loa Sơn. Quân Thanh chết hàng ngàn, chôn chung một ngôi mộ tại Gò Đống Đa. Lê Chiêu Thống cũng theo đám dân chạy loạn ra khỏi thành trốn qua Trung Hoa cùng đám cận thần nhà Lê và một số gia đình họ. Trưa mồng 6, vua Lê đến Kinh Bắc, và sau đó gặp Tôn Sĩ Nghị tại Ải Nam Quan.:“Vua Lê trong điện, nghe tin có việc biến ấy, vội vã cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến đưa Thái hậu ra ngoài. Cả bọn chạy đến bờ sông thì thấy cầu phao đã đứt, thuyền bè cũng không, bèn gấp rút chạy đến Nghi Tàm thình lình gặp được chiếc thuyền đánh cá, vội cướp lấy rồi chèo sang bờ Bắc. Trưa ngày mồng 6, vua Lê và những người tùy tùng chạy đến núi Tam Tằng, nghe nói Tôn Sĩ Nghị đã đi khỏi đó”. (Hoàng Lê Nhất Thống Chí, bản dịch của Nguyễn Đức Vân, sđd, trang 226) Tôn Sĩ Nghị ra lệnh thiêu hủy tất cả đạn dược dự trữ tại biên giới rồi về triều chịu tội với nhà Thanh. Trong sách “Cao Tông Thực Lục” (sử nhà Thanh viết về vua Càn Long) có ghi lại lời tâu của Tôn Sĩ Nghị gởi lên vua Càn Long (Cao Tông nhà Thanh) như sau: “Ngày 25 tháng Giêng (Kỷ Dậu) năm Cao Tông thứ 54 (19/2/1789) Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị tâu rằng: sau khi thành nhà Lê (Thăng Long) được thu phục, vị trí dải đất về phía Nam thành tiếp giáp với đất giặc (Tây Sơn). Theo lời Lê Duy Kỳ (Lê Chiêu Thống)ø báo, ngày mồng 2 tháng Giêng năm nay quân lính của viên Quốc vương phòng thủ nơi này bị giặc đánh đuổi, bọn chúng rêu rao rằng sẽ trả thù rửa hận. Thần sai quan binh đến tiểu trừ, đánh bại bọn giặc. Rồi Lê Duy Kỳ nghe tin Nguyễn Huệ thân tới, sợ hãi gan mật tê liệt, tay bế con nhỏ, cùng với mẹ chạy trốn qua sông Phú Lương; khiến dân tình hoảng hốt, người người trong nước rần rần chạy loạn. Thần cùng Đề đốc Hứa Thế Hanh lại đốc suất quan binh quyết tâm huyết chiến, nhưng không địch nổi, vì giặc quá đông, vây kín đại binh bốn phía. Từ đó Thần và Đề đốc Hứa Thế Hanh không thấy mặt nhau nữa. Thần phá vòng vây, tiến thẳng tới cầu nổi, ra lệnh Tổng binh Lý Hóa Long qua sông để chiếm lấy bờ phía Bắc. Lý Hóa Long đi đến giữa cầu, chẳng may trượt chân rơi xuống nước. Thần ra lệnh Phó tướng Khánh Thành quay đầu bắn súng điểu thương chặn địch, rồi mang binh từ từ theo cầu nổi tới bờ phía Bắc, đoạn rút về sông Thị Cầu trú đóng. Một mặt cho người chạy đến vùng Lạng Sơn, ải Nam Quan tìm mẹ con Lê Duy Kỳ; tạm trú bọn họ tại quan ải. Thần mang trọng trách không làm xong việc sớm, lần này lại bị giặc đánh chặn, xin được cách chức trị tội


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 149 về việc điều binh sai lầm để làm răn”. (Cao Tông Thực Lục, quyển 1321 tờ 868, bản dịch, trích tài liệu của Hồ Bạch Thảo, đăng trên đặc san Tây Sơn Bình Định, Xuân Bính Tuất 2006, trang 145-146) Vua Quang Trung vào thành Thăng Long hôm 5 Tết Kỷ Dậu (30-01- 1789) , sớm hơn dự tính hai hôm, chiến bào nhuộm đầy khói thuốc súng. Dân chúng kéo nhau ra đường chào mừng đoàn quân chiến thắng. 7. Bổ túc về trận Ngọc Hồi: Quân Tây Sơn đã khiêng những tấm ván lớn hay đã dùng những bó rơm lớn lăn tròn đi trước để đỡ đạn? Trong trận Ngọc Hồi có một số chi tiết mà các sử gia ghi chép khác nhau: Quân Tây Sơn dùng ba tấm ván ghép lại có bện rơm trộn đất ướt làm bình phong đỡ đạn và tiến theo hàng ngang hay dùng rơm bó lại thành từng bó lớn tẩm nước và lăn đi trước, lính núp đàng sau? Theo Trần Trọng Kim (Việt Nam Sử Lược) và Nguyễn Phương (Việt Nam Thời Bành Trướng: Tây Sơn) thì Nguyễn Huệ ra lệnh cho quân Tây Sơn “ kết ba tấm ván thành một bức bện rơm ướt cho 10 người khiêng đi trước, mang theo đoản đao. Có 20 người theo sau với đầy đủ khí giới. Voi tiên phong mở đường tiến vào”. Sách Đại Nam Liệt Truyện Chính Biên do Quốc Sử Quán Nhà Nguyễn biên soạn cũng chép: “Mờ sáng mồng 5, tiến sát đến lũy Ngọc Hồi, trên lũy đạn bắn xuống như mưa, Huệ sai chiến sĩ đội ván gỗ để xông vào trận, mà tự thúc voi đốc đằng sau. Khi đã phá được cửa lũy, đều ném ván gỗ xuống đất, đem dao ngắn chém bừa đi, quân nước Thanh chống chọi không được, tan vỡ chạy ra bốn mặt gặp máy chôn ngầm, lại bị chấn địa lôi nổ ra, chết và bị thương rất nhiều” ( Đại Nam Liệt Truyện Chính Biên, quyển 30, bản dịch của Viện Sử Học Hà Nội, nhà xuất bản Thuận Hóa 1993, trang 518). Hoàng Lê Nhất Thống Chí (Ngô Gia Văn Phái) cũng diễn tả như vậy: “Vua Quang Trung lại truyền lấy 60 tấm ván, cứ ghép liền ba tấm thành một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là 20 bức. Đoạn kén loại lính khỏe mạnh, cứ 10 khiêng một bức, lưng giắt dao ngắn. Hai mươi người khác đều


VBVNHN Tuyển Tập Xuân 2023 Page 150 cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ “nhất”; vua Quang Trung cưỡi ngựa voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra chẳng chết người nào cả. Nhân có gió Bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói tỏa mù trời, các gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió Nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình. Vua Quang Trung liền sai đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên phía trước. Khi gươm giáo hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa; những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh. Quân Thanh chống không nổi bỏ chạy tán loạn, dày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái thú Điền Châu Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại”. (Hoàng Lê Nhất Thống Chí, bản dịch của Nguyễn Đức Vân và Kiều Thu Hoạch, trang 223-224) Nhưng, theo “Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục” (do Quốc Sử Quán nhà Nguyễn biên soạn) thì nói rằng Quân Tây Sơn “đã dùng những bó rơm to lớn che đỡ mà lăn xả vào” chứ không dùng “ván gỗ che đỡ”... Để hiểu rõ diễn tiến tình hình chiến sự giữa quân Tây Sơn và quân nhà Thanh lúc đó, chúng tôi xin trích lại toàn bộ đoạn văn trong sách “Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục” như sau: “Kỷ Dậu năm thứ 3 (1789) (Thanh, năm Càn Long thứ 54 ). Mồng 1 tháng Giêng...Mùa Xuân Quân nhà Thanh đánh nhau với Nguyễn Văn Huệ ở địa phận hai huyện Thượng Phúc và Thanh Trì, bị thua: bọn đề đốc Hứa Thế Hanh, tiền phong Trương Sĩ Long, tả dực Thượng Duy Thăng và tri phủ Điền Châu Sầm Nghi Đống đều chết trận; Tôn Sĩ Nghị phải chạy về Quảng Tây... Sĩ Nghị từ khi qua cửa ải, đến đâu được đấy, có ý khinh địch. Lây được Thăng Long rồi, Sĩ Nghị tự cho rằng thế là xong việc. Những hào kiệt ở các trấn đi ứng nghĩa đều đua nhau đến cửa quân xin Sĩ Nghị tiến binh, nhưng đều bị bỏ qua, không được hỏi đến. Kịp khi được thủ chiếu của vua Thanh ra lệnh cho Sĩ Nghị


Click to View FlipBook Version