Chiều đi học về chỉ đủ thời giờ đi tắm, đi gửi đồ giặt, là tới giờ ăn cơm. Vừa về tới
phòng, bỗng nghe phòng bên tiếng chửi thề dữ dội, chạy sang thì thấy quần áo bị vứt ra khỏi tủ
chất đống giữa nhà. Thì ra anh bạn trước khi đi học phạm hai tội: không những tủ không sắp xếp
trật tự mà anh còn cả gan vắt pyjama trên thành giường cứ như khi ở nhà với cha mẹ: Đại Uý Mỹ
đi khám phòng khi chúng tôi đi học.
Chưa hết, khi sắp hàng đi ăn, Đại Uý Mỹ còn cầm cuốn Playboy đưa cao lên hỏi của ai.
Lại anh bạn khác đọc Playboy xong cất dưới gối. Cả sân trường cười rộ. Ông Mỹ chơi cao tay,
gọi kẻ phạm tội ra. Chào ông xong, ông trả lại cuốn Playboy mà không nói một tiếng. Cần nói
gì? Bị gọi ra chường mặt trước ba quân, muốn độn thổ cũng không được…
Đó là những tại nạn trong tuần đầu vì chưa quen với quân kỷ, quân phong, và cũng chưa
kinh nghiệm, học hỏi mánh khoé của SVVB để thoát khỏi những tội ngớ ngẩn. Những môn học
thật hấp dẫn. Dĩ nhiên ai cũng thích lên xạ trường đua tài thiện xạ rồi. Hai năm tôi lên Võ Bị,
chưa có M16, chỉ có Garant M1, Carbine, Thompson, Colt và đại liên. Khẩu Garant dài và nặng,
dễ điều chỉnh. Tôi giật được bằng thiện xạ với khẩu Garant yêu quý, giúp tôi tự tin hẳn lên. Colt,
Carbine và Thompson nhẹ và nhẩy nhiều quá, khó điều chỉnh. Nhưng tôi cũng rất khoái những
bài học về chất nổ và mìn. Cái gốc mê hoá học nơi tôi.
Những buổi ra bãi học chiến thuật hay đi dạ hành là cơ hội được ngắm phong cảnh đồi
núi Đà Lạt. Thơ mộng và yên tĩnh…
Tuy nhiên, bài học quý giá tôi nhớ muôn đời và ảnh hưởng đến quan niệm sống là bài
học phải quên đi cái ích kỷ, phải dựa vào nhau, phải tin nhau, phải coi nhau như anh em ruột thịt
thì mới mong sống nổi trong quân đội.
Một đêm, khoảng 11:00 giờ, trời Đà Lạt lạnh, một SVVB năm đầu bị niên trưởng phạt.
Anh phải chạy quanh vũ đình trường với khẩu Garant giơ cao quá đầu, ba lô, xẻng cuốc, đạn
dược, vừa chạy vừa phải hô to, “Từ nay tôi không bài bạc nữa.”
Lúc đầu, chúng tôi cười vì ai mà chẳng thỉnh thoảng đánh bài. Nhưng gần một tiếng đồng
hồ sau, vẫn thấy anh chạy, giọng bắt đầu khàn khàn, chúng tôi thấy ái ngại. Tôi mò xuống hỏi
anh bạn SVVB, anh không dám nói gì, chỉ cho tôi biết phòng người bị phạt ở đâu. Tôi lại đi kiếm
phòng nạn nhân. Trong đó có hai người bạn túc trực ngay đó, quần áo đại lễ, tiểu lễ, làm việc,
treillis của nạn nhân trải sẵn trên giường anh ta. Tôi hỏi tại sao bị tội đánh bạc mà chỉ phạt một
người. Không ai trả lời tôi. Họ chỉ nói, “Anh ở lại đây giúp chúng tôi một tay, lỡ nó ngất xỉu.”
Vừa lúc đó, nạn nhân trở về phòng, tôi tưởng mọi chuyện đã xong. Nhưng không. Vừa
vào tới phòng, hai người bạn giúp anh cởi bỏ quần áo trận, mặc cho anh bộ đại lễ, vừa kịp cho
anh đủ thời giờ lên trình diện Ban Kỷ Luật gồm các đàn anh. Kinh nghiệm này mở mắt tôi,
“mình không chỉ sống ích kỷ cho mình và gia đình, mình còn cần và nhờ đồng đội.” Trong tương
lai, những SVVB này sẽ chỉ huy những đơn vị mà tôi sẽ được chỉ định phục vụ. Họ sẽ lo cho an
ninh của tôi. Ngược lại, sự có mặt của tôi bên họ là tín hiệu cho họ biết lúc nào cũng có người lo
cho họ và binh sĩ khi chẳng may bị thương. Sự có mặt của tôi bên cạnh họ sẽ là nguồn an ủi lớn
lao khi họ và binh sĩ phải lao vào hiểm nghèo. Tương trợ lẫn nhau… Tình đồng đội…
Sáu tuần thụ huấn học được nhiều nhưng không đủ cho kinh nghiệm bản thân. Còn nhiều
thứ muốn học cho biết nhưng không được học: được bắn lựu đạn với phóng lựu gắn vào Garant
nhưng không được học mortier, tính toạ độ để bắn pháo 105 ly. Phải chờ đến khi ra trường, ra
đơn vị, đi năn nỉ ông Thiếu Tá Pháo Binh Sư Đoàn 2 dẫn đi chỉ cho bắn mấy thứ đại cồ này. Ông
dẫn tôi vào căn cứ, dạy tôi cách tính toạ độ, chỉ cho tôi những bộ phận của súng cối và pháo,
nhưng không được bắn. “Thôi tôi lạy ông, ông là Bác Sĩ, nghề ông lo cho thương binh kể cả
địch, ông mà bắn là phạm vào quy luật chiến tranh Genève.” Không biết thì thôi, học lý thuyết
mà không được thực hành bực mình lắm, nhưng ông rất có lý.
740
Lò
Luyện
Thép
Hay
Vườn
Ươm
Cây
BẢN
THẢO
Buổi tối khi nào rảnh hay muốn ăn thêm, tụi tôi thường ra Câu Lạc Bộ trước cổng chính.
Vì xa Sài Gòn, ít ai có gia đình đến thăm trừ phi có thân nhân sống trên Đà Lạt, ngoại lệ có bạn
TQĐ. Đ. có người yêu từ năm Dự Bị Y Khoa, hai đứa như đôi chim họa mi. Quấn quít và trung
thành với nhau suốt một đời. Có lẽ đó là lý do tại sao tôi mến Đ. Người yêu Đ. lên thăm Đ.,
trong khi tôi biết người tôi yêu đang đi "boum" với một cậu ấm nào đó tại Saigon hoa lệ… Buồn
cũng có nhưng thất vọng nhiều hơn. Sớm gặp phản trắc trong đời là lý do ngôn ngữ của tôi lúc
nào cũng nhuốm ít ngạo mạn hay “trào phúng chát”. May có Võ Bị dạy tôi “Tự Thắng” và cho
tôi dựa vào hai chữ này ở những lúc thử thách.
Trước khi đi, người tôi yêu có tặng tôi cuốn “Le Fil du Rasoir” (The Razor’s Edge) của
W. Sommerset Maugham. Tôi đọc và khám phá cuốn truyện tả một mối tình tay ba. Tôi không
phải loại người lãng mạn thích những chuyện đau khổ éo le. Có câu ngạn ngữ tôi học từ Trung
Học, “La rose la plus belle est la plus simple rose à quatre pétales” (Hoa hồng đẹp nhất là hoa
hồng giản dị với bốn cánh.” May có Võ Bị dạy tôi sống cuộc sống ngăn nắp, giản dị, không phức
tạp, không éo le. “Tự Thắng…”
Cuối tuần, sẽ được ra phố với điều kiện phòng ốc phải sạch sẽ. Đại Uý Mỹ sẽ đi khám
từng phòng. Tôi và M, bạn cùng phòng đã sửa soạn từ đêm Thứ Sáu. Hai đứa chúng tôi háo hức
muốn ra phố, nghe nói có cái vũ trường khá xôm tụ.
Sửa soạn, lau chùi không thiếu thứ gì: giường, tủ, giày, dép, súng ống, sàn nhà sạch
bong…
2 giờ trưa, Đại Uý Mỹ vào với anh SVVB Cán Bộ. Tôi hô lệnh chào và hai đứa đứng
nghiêm. Tôi rất tự tin, hai đứa đã kiểm soát mọi thứ trong phòng, không một hạt bụi. Tiểu lễ
phục trên người hai đứa cũng đã khám cho nhau rất kỹ. Lưỡi trai mũ ngang tầm mắt, quân phục
hồ cứng như mo cau, pli quần sắc cắt đứt tay, cà vạt đen lận vào trong áo, nép áo cắt cà vạt thành
một đường chéo thẳng tắp. Giày thì khỏi lo, bóng và trơn đến độ kiến bò lên sẽ ngã lăn quay, chứ
đừng nói đến ông Mỹ.
Ông Mỹ chào lại chúng tôi xong, chẳng thèm nhìn chúng tôi nửa con mắt. Không thèm
khám súng, ông đi thẳng đến góc cửa sổ, thò tay quẹt một cái, đưa cho tôi nhìn vết bụi đóng trên
ngón tay trỏ của ông, “Các anh ở sạch quá nhỉ!”
Tôi điên người…Không hận ông Mỹ mà hận cái trí nhớ của tôi. Miệng lẩm bẩm,
“Sandhurst! Sandhurst!” Ông Mỹ quay ngoắt lại:
- Anh nói gì?
- Dạ thưa Đại Uý, tôi không dám cãi. Tôi chỉ bực mình với chính trí nhớ của tôi. Tôi đã đọc
trò này trong kỷ yếu một cựu Sinh Viên Võ Bị Sandhurst, Anh Cát Lợi, thế mà tôi không nhớ ra.
- Cái này anh gọi là trò hả?
- Dạ không, kỹ thuật kỷ luật, kỹ thuật. Tôi vội vàng sửa chữ.
- Anh tưởng đây thua Sandhurst hả?
Ông quay ngoắt đi ra, buông thõng câu, “Ở lại trại tuần này!” Anh Sinh Viên VB nhìn
chúng tôi ái ngại.
Hai đứa tôi chấp nhận “đau thương”. Có gì đâu, ở lại đỡ tốn tiền phung phí ngoài phố,
nằm đọc sách hay chạy xuống rủ mấy anh Võ Bị ở lại đánh cờ, có sao đâu. Thằng này đã từng bị
Tiểu Đoàn Trưởng TĐ/SVQY Lê Đình Bình tặng 10 ngày trọng cấm đi lên ở tù Tổng Tham Mưu
có sao đâu? Cơm trên Tổng Tham Mưu còn ngon hơn cơm nhà.
Chúng tôi cởi quần áo, leo lên giường đọc sách rồi tán gẫu… 5 giờ rưỡi có tiếng gõ cửa.
Anh lính lái xe cho Đại Uý Mỹ vào nói:
- Các ông có muốn ra phố, đi lẹ ra cổng trường đón xe mà ra.
BẢN
THẢO
Lò
Luyện
Thép
Hay
Vườn
Ươm
Cây
741
Không kịp cám ơn, mặc quần áo chớp nhoáng, chạy nhanh hơn nhịp độ chạy dã chiến,
hai đứa tôi phóng ra cổng trường đón GMC, cứ mỗi tiếng có một chuyến chở sinh viên ra phố
hay trở lại Trường...
Năm đó chiến tranh bắt đầu ác liệt. Trận Ấp Bắc xảy ra hồi tháng Giêng. Quân Hoa Kỳ
chưa chính thức đổ vào nhưng số Cố Vấn bắt đầu lên mức độ cao. Thế hệ tôi bắt đầu đi vào cuộc
chiến tàn khốc. Những người bạn Võ Bị của tôi bắt đầu trực diện với tử thần, may lắm thì cũng
lãnh thương tích trên thân thể. Không lý gì tôi lại ngồi đó khóc than cho cuộc tình phản trắc. Tôi
xếp cuốn “Le Fil du Rasoir” lại và bắt đầu đi tìm hiểu về chiến tranh Đông Dương qua những tác
phẩm của Jean Lartéguy như “Les Centurions”, “Les Mercenaires”, Bernard Fall với “La Rue
sans Joie..."
Năm đó, Phan Nhật Nam (Võ Bị Khóa 18) mới ra trường hay chưa ra, chưa viết phóng sự
chiến tranh. Sau này tôi không đọc sách của văn sĩ Sài Gòn với chuyện tình vớ vẩn hay triết lý
cóp nhặt từ Sartres, Malraux v.v. Tôi chỉ đọc phóng sự của Phan Nhật Nam. Tên các Sĩ Quan
Quân Lực VNCH, xuất thân từ Võ Bị bắt đầu hiện lên mục Cáo Phó các báo. Khi tôi rời Võ Bị
lần thứ nhất, Khoá 18 chuẩn bị ra trường, trong đó có anh SVVB Cán Bộ khi chúng tôi thụ
huấn… Giờ đây tôi không còn nhớ tên anh nữa, chỉ nhớ khi ra trường anh tình nguyện đi Biệt
Đông Quân.
Sang đến năm sau, tôi trở lại Trường Võ Bị thụ huấn giai đoạn 2. Lúc này tôi đã quen với
sinh hoạt nhà trường. Không còn những ngỡ ngàng như thuở ban đầu. Đi đứng, cái vẫy khi chào
tay không khác gì người Sinh Viên Võ Bị.
Việc đầu tiên là đi thăm hỏi tin tức anh SVVB Cán Bộ Khoá 18. Khoá đàn em cho biết
anh đã tử trận. Lãnh nguyên băng đạn vào bụng, chết ngồi, lưng dựa vào thân cây… Giống như
cái chết của Hiệp Sĩ Pháp Bayard thời vua François I. Từ Hải chết đứng, bạn tôi chết ngồi, anh
dũng không kém. Lần đầu tiên tôi thấy mất mát. Cứ như vậy, sau này mỗi lần đọc báo thấy một
cựu SVSQ Võ Bị đền nợ nước, tôi cảm thấy tôi mất đi một phần thân thể. Cái tình anh em nó đến
với tôi tự nhiên, không sắp đặt.
Võ Bị Quốc Gia không chỉ là một trường đào tạo sĩ quan cho Quân Lực. Võ Bị là lối
sống, là quan niệm, là lý tưởng. Lối sống ngăn nắp, không phải ngăn nắp trong phòng trại, mà
ngăn nắp trong tư tưởng, trong suy nghĩ. Nói ra một lời cũng cần ngăn nắp rõ ràng. Lối sống
thành thực, trung trực, không màu mè, hoa hoè hoa sói.
Bước qua cổng Trường Võ Bị, Ta vẫn là Ta mà cũng không còn là Ta. Ta là Đơn Vị, ta là
Tập Thể. Tập Thể, Đơn Vị lại là Ta. Không môi trường nào khác có thể nhào nặn ta đến mức
này. Tôi có thể tặng cho các chàng Không Quân chữ “Hào Hoa”, tôi có thể nhường cho Hải
Quân cái ảo tưởng thuộc vào giai cấp thượng lưu, mượn của truyền thống Hải Quân Âu Mỹ.
Nhưng tôi giữ lại cái “Tự Thắng”. Muốn “Quên mình, Cứu người” muốn phục vụ “Nhân Loại và
Tổ Quốc”, ta cần cái “Tự Thắng Để Chỉ Huy.” Những lý tưởng này bổ sung cho nhau, không
mâu thuẫn. Ra khỏi Võ Bị, anh sẽ điềm đạm, nhẫn nại, hoà nhã. Anh đắn đo lời nói, hành động
chừng mực. Anh công bằng, thương lính, không hống hách, không chủ nhân ông. Vào Võ Bị là
thuộc vào “giai cấp” đặc biệt, giai cấp của những thanh niên được mài dũa để thành con người
chỉ huy, lãnh đạo. Mình không còn dính líu, dây mơ rễ má gì với các “cậu ấm, cô chiêu” của giai
cấp trung lưu Sài Gòn buồn chán và ích kỷ. Nhờ Võ Bị, mình đã biến dạng, đã “bóc vỏ”. Những
giá trị học được, mình sẽ mang theo trên đường đời, giúp mình thắng những thử thách, những
cám dỗ, những khó khăn, những lúc nản chí…
Gần 40 năm, tôi tự hỏi mình còn giữ những gì học được ở Võ Bị Quốc Gia. Tôi vẫn đánh
bóng giày, tôi vẫn đánh bóng búp nịt. Quần áo tôi vẫn hồ. Trong gia đình, tôi vẫn là người làm
giường mỗi buổi sáng. Tôi không thích diêm dúa. Tôi thích chỉnh tề. Nhờ Võ Bị, tôi không bao
742
Lò
Luyện
Thép
Hay
Vườn
Ươm
Cây
BẢN
THẢO
giờ đồng ý với quan niệm “Quần áo không làm nên thày tu.” Ăn mặc chỉnh tề đối với tôi là hình
ảnh của một tâm trí ngăn nắp, rành mạch, không cẩu thả.
Tôi nợ Võ Bị Quốc Gia không phải chỉ những gì liên hệ tới binh nghiệp, tôi nợ Võ Bị
trong cuộc sống hằng ngày cho tới cuối đời. “Tự Thắng” không chỉ để chỉ huy. Tự thắng trở
thành quan niệm sống hằng ngày cho tới hơi thở cuối cùng. Trong nhóm từ “Quân Y Sĩ”, chữ
Quân đi trước chữ Y Sĩ. Tôi là Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà với tất cả lý tưởng của nó
trước khi là Y Sĩ. Chỉ có anh em Võ Bị mới thông cảm và chia sẻ ý niệm này với tôi.
Võ Bị Quốc Gia là lò luyện thép, mảnh vườn ươm cây đào tạo những thanh thép và
những thân cây tốt nhất, rường cột cho Quốc Gia.
Y Sĩ Đại Uý Nguyễn Ngọc Khôi
Khoá 16 Quân Y Hiện Dịch
Tháng 7-2013
Lời Ban Biên Soạn: Hình Đại Tá Trần Văn Trung và SVQY K16 HD (ở giữa bài) do BS Trần
Quốc Đông, Cựu SVQY Khóa 16 Hiện Dịch cung cấp.
BẢN
THẢO
Lò
Luyện
Thép
Hay
Vườn
Ươm
Cây
743
HƠN 10 NĂM
TẠI TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM
Ðời lính 24 năm của tôi bao gồm gần 13 năm phục vụ tại các quân trường.
Năm 1959 tôi được thuyên chuyển từ Phòng 3 Quân Ðoàn I về làm huấn luyện viên
Ban Tham Mưu taị Trường Ðại Học Quân Sự (Đường Võ Tánh, Phú Nhuận). Qua
năm 1964, sau thời gian học ở Ðaị Học Văn Khoa Saigon, tôi về Trường Võ Bị Quốc
Gia Việt Nam làm giáo sư văn hoá vụ (VHV). Tôi đã phục vụ dưới quyền 5 vị Chỉ
Huy Trường là Ðại Tá Trần Văn Trung, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Kiểm, Thiếu
Tướng Lâm Quang Thơ, Ðại Tá Ðỗ Ngọc Nhận, Trung Tướng Lâm Quang Thi và 4
vị Văn Hoá Vụ Trưởng là Trung Tá Ngô Văn Dzoanh, Hải Quân Ðại Tá Nguyễn Vân,
Ðại Tá Nguyễn Văn Huệ và Trung Tá Nguyễn Phước Ưng Hiến.
Khi tôi mới về, chương trình xây cất từ năm 1961 chưa hoàn tất. Bộ Chỉ Huy chưa
xây xong. Văn Phòng Chỉ Huy Trưởng còn ở trên lầu Nhà B, Văn Phòng Văn Hoá Vụ
Trưởng và Phòng Ðiều Hành VHV ở trên lầu Nhà A. Sau mười năm nhà trường đã có
thêm những cơ sở lớn mà các đại học bên ngoài mong ước như Nhà Thí Nghiệm
Nặng, Nhà Văn Hoá Mới, Phòng Ấn Loát và Thư Viện. Giáo sư đoàn lúc đầu khoảng
trên dưới ba chục người, không có phòng làm việc riêng, ngoài giờ dậy chỉ tụ họp
nhau tại một phòng dưới lầu Nhà A. Tới năm 1972 thì tổng số giáo sư đã lên tớí 160
người, các trưởng khoa đã có văn phòng riêng và mỗi giáo sư cũng có một bàn làm
việc tại Nhà Văn Hoá Mới, Nhà A, hoặc Nhà H.
Chương trình giáo dục văn hóa từ 2 năm đã đổi thành 4 năm. Với tư cách là trưởng
khoa, tôi đã tham gia vào việc sửa đổi chương trình văn hoá nói chung và các môn
học về nhân văn xã hội nói riêng, nhất là các môn học có liên hệ với lich sử và văn
hóa Việt Nam. Sử Gia Ðại Tá Phạm Văn Sơn đã được mời cộng tác trong việc biên
soạn những bài Quân Sử Việt Nam qua các triều đại.
744
Hơn
Mười
Năm
tại
TVBQGVN
BẢN
THẢO
Tôi đã tham dự nhiều Lễ Truy Ðiệu rất xúc động và nhiều Lễ Mãn Khóa rất hào hùng
tại Vũ Đình Trường Lê Lợi. Tôi đã nhìn thấy những tân sĩ quan hãnh diện mang quân
phục của binh chủng Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Ðộng Quân, Lực Lượng
Ðặc Biêt ngay sau Lễ Mãn Khóa vì đã chọn được những đơn vị chiến đấu này. Tôi
thấy hổ thẹn khi nhớ lại năm 1952, lúc ra trường tôi buồn vì không được chọn về các
bộ tham mưu mà phải vào miền Trung theo đơn vị tác chiến. Tinh thần hăng say của
các SVSQ sau những năm tháng được đào tạo tại TVBQGVN, quả thật là phần
thưởng xứng đáng cho tất cả những ai đã đóng góp vào việc huấn luyện. Tôi cảm thấy
it nhiều an ủi khi nghĩ mình đã không trực tiếp chiến đấu ngoài chiến trường.
Tôi đã chứng kiến sự thăng trầm của TVBQGVN trong hơn mười năm. Tôi rất vui
mừng trong ngày khánh thành Nhà Thí Nghiệm Ðào Thiện Yết, Nhà Văn Hóa Mớí,
Thư Viện. Tôi không bao giờ quên nỗi xót xa khi được lênh chuẩn bị di tản. Trên
đường rút lui tôi còn nghe thấy tiếng mìn nổ phá huỷ những cơ sở quan trọng của nhà
trường. Với trách nhiệm xử lý thường vụ chức vụ Văn Hóa Vụ Trưởng tôi đã cùng
các sĩ quan giáo sư VHV theo đoàn quân di chuyển khỏi Dalat. Trên đường di tản tôi
đã thấy rõ tinh thần kỷ luật rất cao của các SVSQ. Tôi cũng nhận ra tình huynh đệ
thiết tha khi thấy các cựu SVSQ với chức vụ Liên Ðoàn Trường Biệt Ðộng Quân và
Thiết Ðoàn Trưởng Thiết Giáp đã điều động đơn vị của mình cùng hợp lực mở đường
đưa "các Cùi Võ Bị" đàn em về đến Bình Tuy an toàn. Tôi đã tham dự Lễ Mãn Khoá
"bất đắc dĩ" của hai Khóa 28 và 29 tại Trường Bô Binh Long Thành, một Lễ Mãn
Khoá "bi thảm" nhất trong lịch sử của TVBQGVN. Tôi cũng đã có mặt tại Liên
Trường Võ Khoa Thủ Ðức khi Ðại Tá Lộ Công Danh nhận đươc công điện xử lý
thường vụ chức vụ Chỉ Huy Trưởng TVBQGVN. Nhưng tôi đã "may mắn" vắng mặt
lúc Trung Ðoàn SVSQ thực sự tan rã vào ngày 29 tháng 4, may mắn vì không phải
chứng kiến cảnh tan hàng quá đau đớn này.
Trong những năm tháng lưu đầy từ Nam ra Bắc sau này, tôi đã ở chung trại tù với
nhiều cựu SVSQ. Tôi lại thêm một lần nhận ra tình huynh đệ thắm thiết giữa các
khóa, đàn anh làm gương cho đàn em, đàn em thực tình kính trọng đàn anh. Tôi đã
gặp lại những học trò cũ của mình và sung sướng hơn nữa khi thấy một vài cựu sinh
viên các khóa trước khóa 20, những người không học với tôi, cũng thân mật gọi tôi
bằng Thày. Tôi đã nói là chỉ xin nhận lời xưng hô này như một danh xưng nghề
nghiệp. Khi bị giam ở Trại 6 Nghệ Tĩnh, tôi đã viết một bài thơ dài trong đó có đoạn
như sau:
Sư đệ tình xưa còn nghĩa nặng.
Áo thung, bánh sắn, nửa viên đường,
Dăm viên thuốc bệnh, câu thăm hỏi,
Ðiếu thuốc say nhiều ý xót thương.
Xót thương cho thân phận tù đầy của cả thày lẫn trò. Xót thương cho cảnh nước mất
nhà tan. Xót thương cho bạn bè đã ngã gục trong các trại tập trung từ Nam ra Bắc.
Ðời lính của tôi dài 24 năm. Kể từ ngày giã từ vũ khí cũng đã 24 năm qua. Tôi không
thể nào quên những ngày làm việc ở TVBQGVN. Không những chỉ riêng tôi, người
có hơn mười năm tại trường, mà ngay cả những bạn cũ của tôi, những sĩ quan trừ bị
hoặc giáo sư dân chính chỉ làm việc tại đây trong một hai năm cũng vẫn không quên
quãng ngày tươi đẹp đó, nên chúng tôi đã họp nhau lại thành Gia Ðình Cựu Giáo Sư
Văn Hoá Vụ có sinh hoạt thường xuyên.
BẢN
THẢO
Hơn
Mười
Năm
tại
TVBQGVN
745
Nếu tính từ khi được thuyên chuyển về TVBQGVN thì đã 35 năm qua. Tôi vẫn không
quên được HƠN MƯỜI NĂM làm việc tại nơi mà các "Cùi Võ Bị" thân mến gọi là
"Trường Mẹ". Kỷ niệm về sự tiếp xúc đầu tiên của tôi với SVSQ là môt đêm trực có
nhiệm vụ dẫn SVSQ đi tuần bên ngoài vòng đai nhà trường. Mới về tôi chưa rành
đường đi từ phía sau Phạn Xá SVSQ ra Cổng Tôn Thất Lễ, đi vòng qua Hồ Mê Linh
về Cổng Lý Thường Kiệt vào Khu Quang Trung và trở về Khu Lê Lợi. SVSQ Toán
Trưởng đã dẫn tôi đi hơn là tôi dẫn anh em đi. Ngoài ra còn một kỷ niệm buồn đau
không sao quên được. Trong thời gian SVSQ Khoá 19 theo học Lớp Rừng Núi Sình
Lầy ở Dục Mỹ, Nha Trang một tai nạn về mìn đã xẩy ra làm thìệt mạng ba hoặc bốn
SVSQ tôi không nhớ rõ. Tôi là một trong số mấy sĩ quan cấp đại úy được cử đi Dục
Mỹ nhận quan tài đem về Saigon để thân nhân làm lễ an táng. Về tới nơi, tôi mới biết
SVSQ xấu số Nguyễn Thế Long Trọng là cháu gọi tôi bằng chú họ. Lúc đó tôi không
biết phải nói sao với bà chị họ mà đã lâu tôi không gặp.
***
Cuối năm 1998 khi đươc mời tham dự Lễ Ra Mắt Hội Cựu SVSQ/TVBQGVN San
Diego tôi rất xúc động khi nghe Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Vũ Xuân Thông Khóa 17 đọc
bài Chiêu Hồn Tử Sĩ:
Chiến sĩ trân vong!
Phút chốc! Liệt vị đã trở nên người thiên cổ
Sự nghiệp đang công theo đuổi
Thôi cũng đành gián đọan nửa đường
Lúc quốc thù chưa gột rửa
Chí làm trai chưa toại mộng hải hồ
Thì hận tuyền đài làm sao ngăn được dòng huyết lệ?
Chiến sĩ trận vong!
Hãy trở về chứng giám
Ngày mai đây, một đoàn trai sẽ hăm hở lên đường,
Nối chí tiền nhân, làm tổ quốc non sông thêm tỏ rạng
Chiến sĩ trận vong!
Có linh thiêng hãy chỉ lối đưa đường.
Hay nung nấu tâm can chúng tôi bằng ngọn lửa thiêng truyền thống.
Không khí của Lễ Truy Ðiệu như phảng phất đâu đây. Tôi tin rằng khi nghe được
những lời chiêu hồn này, tất cả những ai đã từng làm thày hay làm trò tại TVBQGVN
đều không khỏi bùi ngùi, nhớ lại những tháng năm xưa và không khỏi xót xa nghĩ
rằng quân trường cũ hịên nay đang nằm trong tay những người đã và đang đem lại
đau thương cho nhân dân cả hai miền Nam Bắc Việt Nam. Ðoàn trai hăm hở ngày nào
giờ đây trẻ nhất cũng đã vào tuổi "tri thiên mệnh". Những người già đã quá tuổi "cổ
lai hi". Tất cả thiết tha mong cho "Tổ Quốc Non Sông thêm tỏ rạng" nhưng phải
chăng giờ đây chỉ còn biết "mài kiếm dưới trăng?” Tôi xin tạm ngưng những dòng
hoài niệm và thiết tha mong sao những Ðoàn Thanh Thiếu Niên Ða Hiệu sẽ được "chỉ
lối đưa đường" để nối tiếp sự nghiệp cha ông đang còn dang dở.
Nguyễn Bùi Thức
San Diego, tháng 8 năm 1999
746
Hơn
Mười
Năm
tại
TVBQGVN
BẢN
THẢO
DANH SÁCH CỰU GIÁO SƯ VĂN HOÁ VỤ
TVBQGVN
(Tổng số đã phục vụ: 310)
Lời Ban Biên Soạn: Danh sách này được cung cấp cho BBS từ website của Văn Hóa Vụ
TVBQGVN. Danh sách hiện chưa đầy đủ, điển hình là một số cựu SVSQ của Trường du
học từ Hoa Kỳ trở về làm Giảng Sư trước ngày 30/4/1975 chưa có tên trong danh sách
như:
- Đặng Văn Anh K23 (Công Chánh),
- Ngô Văn Ban K23 (Khoa Học),
- Ngô Công Cẩm K23,
- Quách Tinh Cần K20 (Phụ Tá Trưởng Khoa Điện kiêm Trưởng Ban Điện Tử),
- Tô Văn Hưng K23 (Khoa Học),
- Bùi Nguyên Hy K23 (Anh Văn),
- Trần Vĩnh Thuấn K23,
- Huỳnh Anh Tuấn K23, v.v.
STT Họ và Tên Khoa Chức Vụ
Chỉ Huy Trưởng /
1 Trần Ngọc Huyến Văn Hoá Vụ Trưỏng Mất
Văn Hoá Vụ Trưỏng Mất
2 Ngô Văn Dzoanh Văn Hoá Vụ Trưởng
Văn Hoá Vụ Trưởng Mất
3 Nguyễn Phước Ưng Hiến Văn Hoá Vụ Trưởng
Văn Hoá Vụ Phó VN
4 Nguyễn Văn Huệ Văn Hóa Vụ Phó Mất
Trưởng Khoa VN
5 Nguyễn Vân Giảng Viên Mất
Giảng Viên Mất
6 Đỗ Văn Mai Giảng Viên
Giảng Viên
7 Nguyễn Hữu Thông Giảng Viên
Giảng Viên
8 Lâm Nhật An Điện
9 Ngô Phước An Khoa Học
10 Phan Thuận An Nhân Văn
11 Nguyễn Trọng An Cơ Khí
12 Bùi Đức Ân Nhân Văn
13 Nguyễn Trọng Ân Nhân Văn
14 Nguyễn Văn Ẩn Khoa Học Xã Hội
BẢN
THẢO
Danh
Sách
Giáo
Sư
Văn
Hóa
Vụ
747
15 Trần Kim Anh Anh Văn Giảng Viên
16 Lê Văn Anh Anh Văn Giảng Viên Mất
17 Nguyễn Văn Bá Công Chánh Giảng Viên Mất
18 Nguyễn Bào Khoa Học Giảng Viên VN
19 Trần Thành Bảo Công chánh Giảng Viên VN
20 Trịnh Ngọc Bằng Khoa Học Xã Hội Giảng Viên
21 Trần Huy Bích Khoa Học Xã Hội GiảngViên
22 Thân Trọng Bình Toán Giảng Viên VN
23 Phùng Văn Bộ Điện Trưởng Phân Khoa
24 Nguyễn Trọng Bối Toán Giảng Viên
25 Nguyễn Ngọc Bội Khoa Học Xã Hội Giảng Viên
26 Lê Đình Cai Nhân Văn Giảng Viên
27 Bùi Cảnh Nhân Văn Giảng V. Dân Chính Mất
28 Bùi Mạnh Cần Công Chánh Giảng Viên
29 Huỳnh Bá Cầu Khoa Học Xã Hội Giảng Viên
30 Nguyễn Hữu Cầu Khoa Học Xã Hội Giảng Viên
31 Nguyễn Trung Chánh Khoa Học Xã Hội Giảng Viên
32 Văn Minh Châu Phòng Thí Nghiệm Chuyên Viên
33 Hồ Văn Châu Khoa Học Giảng viên VN
34 Hoàng Trân Châu Điện Giảng Viên VN
35 Nguyễn Văn Chỉnh Điện Giảng Viên
36 Vũ Kim Chu Công Chánh Trưởng Phân Khoa
37 Trương Kim Chung Khoa Học Xã Hội Giảng Viên Mất
38 Lê Chức Khoa Học Giảng Viên
39 Trần Như Chương Nhân Văn Trưởng Khoa Mất
40 Ngô Quốc Chương Điện Giảng Viên VN
41 Lê Văn Chương Khoa Học Xã Hội Giảng Viên
42 Phan Đình Công Thư Viện Quản Thủ T.V.
7
48
Danh
Sách
Giáo
Sư
Văn
Hóa
Vụ
BẢN
THẢO
43 Phan Tấn Công Anh Văn Giảng Viên Mất
44 Nguyễn Ngọc Cương Công Chánh Trưởng Phân Khoa Mất
45 Vũ Ngô Cường Nhân Văn Giảng Viên Mất
46 Lê Việt Cường Khoa Học Giảng Viên Mất
47 Phạm Quốc Cường Anh Văn Giảng Viên VN
48 Trương Minh Danh Công Chánh Giảng Viên
49 Nguyễn Minh Diễm Khoa Học Xã Hội Giảng Viên VN
50 Tôn Thất Diên Anh Văn Trưởng Khoa
51 Nguyễn Văn Diệp Cơ Khí Giảng Viên
52 Châu Diêm Diệu Khoa Học Giảng Viên
53 Nguyễn Xuân Diệu Điện Trưởng Khoa
54 Bùi Bách Diệp Khoa Học Giảng Viên
55 Lâm Văn Do Nhân Văn Trưởng Khoa
56 Trần Lưu Duyệt Công Chánh Giảng Viên
57 Từ Bộ Du Điện Giảng Viên
58 Hoàng Gia Dũng Nhân Văn Giảng viên
59 Hồ Tấn Đa Công Chánh Giảng Viên
60 Nguyễn Văn Đài Nhân Văn Giảng Viên
61 Tống Phước Đáng Phòng Điều Hành Trưởng Phòng
62 Nguyễn Thượng Đào Khoa Học Trưởng Phân Khoa
63 Nguyễn Thụy Đào Kỹ Thuật Quân Sự Giảng Viên
64 Trịnh Tiến Đạt Toán Giảng Viên
65 Lê Triệu Đẩu Cơ Khí Trưởng Khoa
66 Võ Đệ Ph. Thí Ng. Vật Lý Trưởng Phòng
67 Phan Điện Công Chánh Trưởng Khoa
68 Nguyễn Thanh Điệp Điện Giảng Viên
69 Nguyễn Đức Định Khoa Học Giảng Viên
70 Nghiêm Xuân Đốc Công Chánh Trưởng Phân Khoa
BẢN
THẢO
Danh
Sách
Giáo
Sư
Văn
Hóa
Vụ
749
71 Lý Quốc Đồng Khoa Học Giảng Viên VN
Nha Sĩ VN
72 Lê Danh Đức Bệnh Xá Giảng Viên VN
Giảng Viên Mất
73 Lại Minh Đức Khoa Học Giảng Viên
Giảng Viên Mất
74 Lê Minh Đức Cơ Khí Giảng Viên Mất
Trưởng Phân Khoa Mất
75 Trần Minh Đức Công Chánh Giảng Viên VN
Y Sĩ Trưởng
76 Hồ Tấn Đức Cơ Khí Giảng Viên Mất
Giảng Viên Mất
77 Quách Văn Đức Công Chánh Giảng Viên VN
Giảng Viên VN
78 Vĩnh Đương Khoa Học Xã Hội Giảng Viên VN
Giảng Viên 1971
79 Nguyễn Hữu Gi Toán Giảng Viên
80 Nguyễn Lân Giác Bệnh Xá Giảng Viên
Giảng Viên
81 Hoàng Kim Giám Học Xã Hội Giảng Viên
Giảng Viên
82 Vũ Đình Giang Toán Giảng Viên
Phòng Thính Thị
83 Đỗ Văn Giảng Toán Trưởng Khoa
Phụ Tá Tr. Khoa
84 Phạm Văn Hà Khoa Học Giảng Viên
Giảng Viên
85 Đỗ Xuân Hài Toán
86 Lý Công Hải Cơ Khí
87 Khoan Hồng Hải Anh Văn
88 Vũ Duy Hải Biên Tập Đa Hiệu
89 Nguyễn Hải Toán
90 Tôn Thất Hải Cơ Khí
91 Dương Văn Hai Nhân Văn
92 Nguyễn Văn Hai Nhân Văn
93 Hoàng Ngọc Hải Toán
94 Ngô Văn Hanh Anh Văn
95 Nguyễn Thượng Hành Khoa Học
96 Đào Hữu Hạnh Cơ Khí
97 Từ Võ Hào Điện
98 Cao Cự Hậu Khoa Học Xã Hội
7
50
Danh
Sách
Giáo
Sư
Văn
Hóa
Vụ
BẢN
THẢO
99 Trần Xuân Hiền Nhân Văn Giảng Viên Mất
100 Bùi Duy Hiển Giảng Viên Mất
101 Lê Đức Hiền Phòng Điều Hành Trưởng Phòng
102 Đinh Văn Hiện Toán Trưởng Phân Khoa VN
103 Đõ Ngọc Hiển Khoa Học Xã Hội Trưởng Phân Khoa
104 Đặng Đình Hiệp Cơ Khí Trưởng Khoa Mất
105 Lê Hữu Hiệp Nhân Văn Giảng Viên
106 Đoàn Trọng Hiệp Kỹ Thuật Giảng Viên Mất
107 Lê Hữu Hiếu Khoa Học Xã Hội Giang Viên VN
108 Dương Thiệu Hiểu Điện Trưởng Khoa VN
109 Nguyễn Phương Hoà Điện Giảng Viên Mất
110 Nguyễn Hoàng Điện Giảng Viên VN
111 Hứa Hoành Nhân Văn Giảng Viên
112 Lâm Văn Hơn Phòng Điều Hành Nhân Viên Mất
113 Trần Văn Hợp Công Chánh Giảng Viên
114 Trần Cẩm Huân Công Chánh Giảng Viên
115 Đặng Huấn Công Chánh Giảng Viên
116 Bùi Hùng Toán Giảng Viên
117 Đặng Mậu Hùng Khoa Học Giảng Viên
118 Lê Khắc Hùng Khoa Toán Giảng Viên
119 Phạm Đại Hùng Khoa Học Giảng Viên
120 Lâm Thanh Hùng Biên Tập Đa Hiệu
121 Bùi Bá Huy Khoa Học Trưởng Phân Khoa
122 Phan Công Huỳnh Khoa Học Xã Hội Giảng Viên
123 Đàm Quang Hưng Toán Giảng Viên
124 Nguyễn Tiến Ích Khoa Học Giảng Viên
125 Nguyễn Khàm Anh Văn Giảng Viên
126 Võ Khanh Khoa Học Giảng Viên
BẢN
THẢO
Danh
Sách
Giáo
Sư
Văn
Hóa
Vụ
751
127 Phan Văn Kha Nhân Văn Giảng Viên VN
128 Phan Hữu Khả Phòng Điều Hành Trưởng Phòng
129 Võ Sĩ Khải Anh Văn Giảng Viên VN
130 Đoàn Văn Khanh Nhân Văn Giảng Viên
131 Nguyễn Ngọc Khánh Điện Giảng Viên Mất
132 Tôn Thất Khoát Khoa Học Xã Hội Giảng Viên
133 Hoàng Khôi Cơ Khí Trưởng Phân Khoa Mất
134 Mai Đức Khôi Biên Tập Đa Hiệu
135 Nguyễn Bá Khuê Bệnh Xá Nha Sĩ VN
136 Vũ Khuê Biên Tập Đa Hiệu Mất
137 Lê Thuần Khương Khoa Học Xã Hội Giảng Viên
138 Trần Anh Kiệt Kỹ Thuật Giảng Viên VN
139 Tạ Bình Kiệt Kỹ Thuật Giảng Viên
140 Nguyễn Hào Kiệt Cơ Khí Giảng Viên Mất
141 Nguyễn Tuấn Kiệt Cơ Khí Giảng Viên Mất
142 Đoàn Quốc Kim Khoa Học Giảng Viên VN
143 Ngô Hữu Kỉnh Nhân Văn Giảng Viên VN
144 Tạ Ký Nhân Văn Giảng Viên 1966
145 Nguyễn Ngọc Kỳ Công Chánh Giảng Viên VN
146 Trịnh Lang Công Chánh Giảng Viên Mất
147 Đoàn Văn Lang Điện Giảng Viên VN
148 Lê Trọng Lập Toán Giảng Viên Mất
149 Trần Minh Lễ Điện Giảng Viên
150 Nguyễn Văn Liêm Khoa Học Trưởng Khoa
151 Nguyễn Văn Liêm CôngChánh Giảng Viên
152 Tô Thế Liệu Khoa Học Xã Hội Giảng Viên
153 Phạm Ngọc Loan Cơ Khí Giảng Viên
154 Phạm Đức Long Khoa Học Xã Hội Giảng Viên
7
52
Danh
Sách
Giáo
Sư
Văn
Hóa
Vụ
BẢN
THẢO
155 Nguyễn Quốc Lập Khoa Học Xã Hội Giảng Viên Mất
156 Lê Trọng Lập Toán Giảng Viên Mất
157 Tôn Thất Long Khoa Học Xã Hội Giảng Viên
158 Lâm Văn Lợi Cơ Khí Trưởng Khoa VN
159 Vũ Đình Lục Toán Giảng Viên Mất
160 Lương Tấn Lực Anh Văn Giảng Viên Mất
161 Huỳnh Minh Lượng Phòng Điều Hành Trưởng B. Ấn Loát
162 Trần Nho Mai Nhân Văn Giảng Viên Mất
163 Huỳnh Lâm Mậu Anh Văn Giảng Viên Mất
164 Nguyễn Quang Minh Anh Văn Giảng Viên
165 Nguyễn Văn Minh Khoa Học Giảng Viên Mất
166 Trần Minh Anh Văn Giảng Viên VN
167 Trương Hồng Minh Giảng Viên
168 Nguyễn Khắc Minh Phòng Thí Nghiệm Giảng Viên Mất
169 Nguyễn Thúc Minh Công Chánh Trưởng Phân Khoa
170 Hồ Văn Mười Anh Văn Giảng Viên Mất
171 Nguyễn Văn Nam Khoa Học Giảng viên Mất
172 Nguyễn Viết Nam Khoa Học Giảng Viên Mất
173 Phạm Công Ngân Anh Văn Giảng Viên VN
174 Nguyễn Hữu Nghi Công Chánh Giảng Viên
175 Nguyễn Nho Nghị Điện Giảng Viên
176 Tôn Thất Nghĩa Kỹ Thuật Quân Sự Trưởng Khoa
177 Lê Văn Nghĩa Cơ Khí Trưởng Phân Khoa
178 Nguyễn Xuân Nghiên Toán Giảng Viên
179 Nguyễn Kế Nghiệp Khoa Học Xã Hội Giảng Viên
180 Qua Bích Ngọc Nhân Văn Giảng Viên
181 Nguyễn Văn Ngọc Cơ Khí Giảng Viên
182 Đỗ Hữu Ngữ Khoa Học Giảng V. Dân Chính
BẢN
THẢO
Danh
Sách
Giáo
Sư
Văn
Hóa
Vụ
753
183 Trương Đình Ngữ Toán Giảng Viên Mất
184 Nguyễn Xuân Nhã Phòng Điều Hành Nhân Viên
185 Lê Văn Nhậm Khoa Học Xã Hội Giảng Viên VN
186 Trần Thành Nhân Cơ Khí Giảng Viên Mất
187 Lê Nhồng Canh Nông Giảng Viên VN
188 Trần Văn Nhựt Phòng Thí Nghiệm Giảng Viên Mất
189 Nguyễn Viết Ninh Nhân Văn Giảng Viên 1971
190 Trương Tiếu Oanh Anh Văn Giảng Viên 1966
191 Phang Gi Oong Khoa Anh Văn Phòng Thính Thị Mất
192 Võ Phả Toán Giảng Viên
193 Phạm Mậu Phác Công Chánh Trưởng Khoa Mất
194 Nguyễn Văn Phán Cơ Khí Giảng Viên Mất
195 Trần Phiên Toán Giảng Viên VN
196 Võ Văn Phiêu Nhà Thí Ng. Nặng Nhân Viên VN
197 Lê Phong Học Xã Hội Giảng Viên
198 Nguyễn Văn Phổ Công Chánh Giảng Viên VN
199 Nguyễn Kim Phối Toán Giảng Viên VN
200 Nguyễn Ngọc Phúc Anh Văn Giảng Viên
201 Phạm Văn Phúc Anh Văn Giảng Viên
202 Nguyễn Văn Phục Khoa Học Kỹ Thuật Viên
203 Lê Phụng Toán Giảng Viên
204 Lê Đình Phùng Khoa Học Giảng Viên
205 Đoàn Văn Phụng Khoa Học Giảng Viên
206 Võ Phụng Anh Văn Giảng Viên
207 Huỳnh Long Phước Khoa Học Giảng Viên
208 Nguyễn Công Quan Nhân Văn Giảng Viên
209 Vương Minh Quan Khoa Học Xã Hội Giảng Viên
210 Lê Bá Quang Toán Giảng Viên
7
54
Danh
Sách
Giáo
Sư
Văn
Hóa
Vụ
BẢN
THẢO
211 Phan Gia Quang Khoa Học Giảng Viên VN
212 Nguyễn Minh Quang Địện Giảng Viên
213 Đặng Xuân Quang Nhân Văn Giảng Viên VN
214 Đặng Văn Quyết Phòng Thi Nghiệm Chuyên Viên Mất
215 Khiếu Văn Quyết Toán Giảng Viên VN
216 Nguyễn Tường Quy Công Chánh Giảng Viên Mất
217 Tôn Thất Quỵ Cơ Khí Giảng Viên VN
218 Nguyễn Xuân Quỳnh Khoa Học Xã Hội Giảng viên Mất
219 Võ Văn Quýt Anh Văn Giảng Viên VN
220 Bùi Đình Rỵ Khoa Học Giảng V. Dân Chính VN
221 Nguyễn Văn Sa Công Chánh Trưởng Khoa VN
222 Tôn Thất Sam Khoa Học Trưởng Phân Khoa Mất
223 Tạ Huy Sáng Điện Giảng Viên
224 Nguyễn Hồng Sàng Cơ Khí Giảng Viên Mất
225 Lê Văn Sét Anh Văn Giảng Viên
226 Nguyễn Văn Sở Anh Văn Phụ Tá Tr. Khoa VN
227 Nguyễn Cao Sơn Khoa Học Xã Hội Giảng Viên
228 Nguyễn Văn Tài Khoa Học Xã Hội Giảng Viên
229 Trần Văn Tài Khoa Học Xã Hội Giảng Viên
230 Nguyễn Tiến Trí Toán Giảng Viên
231 Nguyễn Văn Tường Nhân Văn Giảng Viên
232 Nguyễn Minh Tâm Khoa Học Giảng Viên
233 Hồ Thanh Tâm Nhân Văn Giảng Viên
234 Huỳnh Thu Tâm Điện Giảng Viên
235 Lê Văn Tám Công Chánh Giảng V. Dân Chính
236 Bùi Khắc Tân Toán Giảng Viên
237 Nguyễn Thạc Cơ Khí Giảng V. Dân Chính
238 Đỗ Sĩ Thạc Kỹ Thuật Quân Sự Giảng Viên
BẢN
THẢO
Danh
Sách
Giáo
Sư
Văn
Hóa
Vụ
755
239 Lê Thúc Thái Học Giảng Viên VN
240 Nguyễn Đình Thâm Anh Văn Giảng Viên VN
241 Võ Văn Thân Nhân Văn Giảng Viên VN
242 Nguyễn Chí Thanh Nhân Văn Giảng Viên Mất
243 Lê Cảnh Thạnh Khoa Học Xã Hội Giảng Viên Mất
244 Hoàng Vạn Thạnh Khoa Khoa Học Giảng Viên VN
245 Huỳnh Hữu Thế Toán Giảng Viên Mất
246 Nguyễn Văn Thi Toán Giảng Viên Mất
247 Trương Đình Thiên Cơ Khí Trưởng Phân Khoa
248 Hoàng Đình Thiệp Công Chánh Giảng Viên Mất
249 Trần Quang Thiệt Giảng Viên
250 Hoàng Gia Thịnh Công Chánh Giảng Viên VN
251 Nguyễn Hoàng Thịnh Điện Giảng Viên
252 Hoàng Văn Thịnh Nhân Văn Giảng Viên 1968
253 Phạm Văn Thịnh Nhân Văn Trưởng Khoa
254 Hứa Vạng Thọ Điện Giảng Viên
255 Lê Phước Tho Toán Giảng Viên
256 Nguyễn Đình Thọ Khoa Học Giảng Viên
257 Đào Phú Thọ Khoa Học Xã Hội Trưởng Phân Khoa
258 Ngô Xuân Thọ Nhân Văn Giảng Viên
259 Dương Công Thơ Khoa Học Giảng Viên
260 Nguyễn Văn Thời Khoa Học Xã Hội Phụ Tá Tr. Khoa
261 Trần Phương Thu Anh Văn Giảng V. Dân Chính
262 Lý Công Thuận Toán Trưởng Phân Khoa
263 Bùi Huy Thuận Cơ Khí Giảng Viên
264 Đoàn Văn Thuận Nhân Văn Giảng Viên
265 Trương Văn Thuận Anh Văn Giảng Viên
266 Khưu Quang Thuần Điện Giảng Viên
7
56
Danh
Sách
Giáo
Sư
Văn
Hóa
Vụ
BẢN
THẢO
267 Đõ Đình Thư Công Chánh Giảng Viên Mất
268 Nguyễn Bùi Thức Khoa Học Xã Hội Trưởng Khoa Mất
269 Nguyễn Tiếp Cơ Khí Giảng Viên Mất
270 Huỳnh Công Tiết Khoa Học Giảng Viên Mất
271 Đinh Mạnh Tín Khoa Học Giảng Viên Mất
272 Dư Thanh Toàn Khoa Học Giảng Viên
273 Huỳnh Thu Tâm Cơ Khí Giảng Viên Mất
274 Dương Thiệu Toản Cơ Khí Giảng Viên Mất
275 Đặng Phước Tôi Nhân Văn Giảng Viên Mất
276 Đặng Đình Tòng Nhân Văn Giảng Viên VN
277 Hoàng Ngọc Trác Khoa Học Xã Hội Trưởng Phân Khoa
278 Nguyễn Thanh Trang Khoa Học Xã Hội Giảng Viên VN
279 Phan Thanh Tri Khoa Học Giảng Viên Mất
280 Nguyễn Hữu Trí Nhân Văn Giảng Viên
281 Nguyễn Tiến Trí Toán Giảng Viên Mất
282 Phạm Văn Trí Toán Giảng Viên Mất
283 Lâm Vạn Triệt Khoa Học Giảng Viên
284 Nguyễn Ngọc Triêu Công Chánh Giảng Viên Mất
285 Vương Tấn Triệu Nhân Văn Giảng Viên
286 Nguyễn Trung Trinh Toán Giảng Viên
287 Nguyễn Kim Trọng Anh Văn Giảng Viên
288 Bùi Như Trụ Khoa Học Xã Hội Giảng Viên
289 Nguyễn Ngọc Trụ Khoa Học Xã Hội Giảng Viên
290 Lê Trọng Trực Công Chánh Trưởng Phân Khoa
291 Nguyễn Trường Trực Toán Trưởng Phân Khoa
292 Trần Xuân Trương Nhân Văn Giảng Viên
293 Lê Quốc Tuấn Nhân Văn Giảng Viên
294 Nguyễn Lê Tuấn Khoa Học Giảng Viên
BẢN
THẢO
Danh
Sách
Giáo
Sư
Văn
Hóa
Vụ
757
295 Hồ Văn Kỳ Tuệ Khoa Học Xã Hội Giảng Viên VN
296 Nguyễn Văn Tư Cơ Khí Giảng Viên Mất
297 Võ Văn Tửu Công Chánh Giảng Viên
298 Nguyễn Khắc Tùng Anh Văn Giảng Viên VN
299 Lê Nguyễn Bá Tước Nhân Văn Giảng Viên
300 Đinh Quang Tuyến Nhân Văn Giảng Viên VN
301 Nguyễn Quang Tuyến Nhân Văn Giảng Viên Mất
302 Nguyễn Hữu Văn Nhân Văn Giảng Viên Mất
303 Đinh Phúc Văn Thư Viện Thư Viện Trưỏng VN
304 Nguyễn Văn Vầy Khoa Học Xã Hội Giảng Viên Mất
305 Phạm Kế Viêm Toán Trưởng Khoa
306 Nguyễn Thanh Xuân Anh Văn Giảng V. Dân Chính
307 Trần Ngọc Xuyến Công Chánh Giảng Viên
308 Tôn Thất Ý Nhân Văn Giảng Viên
309 Lê Yên Toán Giảng Viên
310 Đào Thiện Yết Công Chánh Trưởng Khoa
7
58
Danh
Sách
Giáo
Sư
Văn
Hóa
Vụ
BẢN
THẢO
TỔNG HỘI CỰU SINH VIÊN SĨ QUAN
TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM
KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
Sau ngày Quốc Biến 30 tháng 4 năm 1975, đất nước rơi vào tay Cộng Sản,
“Nước mất Nhà tan,” tất cả các Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị Quốc Gia Việt
Nam tan tác như đàn chim trong cơn bão lửa; mỗi người có những hoàn cảnh và số
phận tang thương, mất mát khác nhau. Có một số Cựu Sinh Viên Sĩ Quan (CSVSQ)
may mắn đến được BẾN BỜ TỰ DO, đó là những quốc gia thuộc Thế Giới Tự Do,
mà đứng đầu là Hoa Kỳ. Bơ vơ nơi “xứ lạ quê người,” các CSVSQ của Trường Võ Bị
Quốc Gia Việt Nam (TVBQGVN) chợt thấy lòng mình ấm lại khi nhớ về TRƯỜNG
MẸ, nhớ về những kỷ niệm hào hùng của một thuở quân trường, một thời chinh chiến;
nhớ về những người bạn cùng khóa, những đàn anh, đàn em dù đã gặp mặt hay chưa,
nhưng chỉ cần biết người đó xuất thân từ Trường Võ Bị, là lòng đã trào dâng một tình
cảm gần gũi, thương mến và tin cậy.
Trong nỗi lòng của kẻ tha hương, khi nhớ về TRƯỜNG XƯA, BẠN CŨ, chợt
loé lên ý tưởng: “chúng ta mất hết chỉ còn nhau;” ngoài những người bạn cùng khóa,
đàn anh, đàn em cùng xuất thân từ TVBQGVN, thì còn ai hơn nữa để có thể tâm sự,
chia sẻ những kỷ niệm, những hoài bão của một thời đã qua, còn ai hơn nữa để hợp
đoàn, tạo sức mạnh cho ước mơ một ngày trở về, quang phục quê hương.
Ước mơ đó, nguyện vọng đó, là sức mạnh thúc đẩy một số CSVSQ lên tiếng
“gọi đàn,” mà kết quả là HỘI ÁI HỮU CSVSQ/TVBQGVN được thành lập vào ngày
25 tháng 5 năm 1980 tại Thành Phố San José, California, Hoa Kỳ; sự kiện này được
gọi là: ĐẠI HỘI VÕ BỊ HẢI NGOẠI KỲ 1. Đây là “cái nôi” của Tập Thể Võ Bị Hải
Ngoại, là “tiền thân” của TỔNG HỘI CSVSQ/TVBQGVN hiện nay.
Tại Đại Hội Võ Bị Hải Ngoại Kỳ IV, ngày 25 tháng 5 năm 1986, cũng tại San
José, California; Hội Ái Hữu CSVSQ/TVBQGVN đã được đổi danh xưng thành Hội
CSVSQ/TVBQGVN. Trong giai đoạn này, Hội đã làm giấy chứng nhận là
CSVSQ/TVBQGVN, cho những CSVSQ đang còn ở các Trại Tỵ Nạn, chờ được đi
định cư; việc làm này đã giúp ích nhiều cho các CSVSQ trong tiến trình thanh lọc,
phỏng vấn ở các Trại Tỵ Nạn Đông Nam Á.
Tại Đại Hội Võ Bị Hải Ngoại Kỳ V, ngày 29 tháng 5 năm 1988, cũng tại San
José, California; Hội CSVSQ/TVBQGVN được đổi danh xưng lần nữa, thành TỔNG
HỘI CSVSQ/TVBQGVN cho đến ngày hôm nay; với người đứng đầu là Chủ Tịch
Tổng Hội hay còn gọi là Tổng Hội Trưởng (THT). Trong giai đoạn này Tổng Hội đã
phát hành cuốn “Kỷ Yếu Võ Bị” vào năm 1990, đánh dấu một bước tiến vững vàng
của Tổng Hội.
BẢN
THẢO
Tổng
Hội
Cựu
Sinh
Viên
Sĩ
Quan
TVBQGVN
759
Song song với việc tổ chức và hoạt động của Hội rồi đến Tổng Hội, là BẢN
NỘI QUY được ban hành từ lần Đại Hội Võ Bị Hải Ngoại Kỳ I, năm 1980; được bổ
túc vào năm 1999; và tu chính thêm trong Đại Hội Võ Bị Hải Ngoại Kỳ XVIII, năm
2012.
LẬP TRƯỜNG, TÔN CHỈ VÀ MỤC ĐÍCH CỦA
TỔNG HỘI CSVSQ/TVBQGVN THEO NỘI QUY
LẬP TRƯỜNG
Điều 7: Lấy Lập Trường Quốc Gia Dân Tộc làm căn bản cho mọi hoạt động của
Người CSVSQ/TVBQGVN.
Điều 8: Chống Cộng Sản, Ý Thức Hệ Cộng Sản và các chế độ độc tài.
TÔN CHỈ
Điều 9: Tổng Hội CSVSQ/TVBQGVN lấy Lý Tưởng Quốc Gia Dân Tộc, Truyền
Thống Võ Bị và Phương Châm TỔ QUỐC - DANH DỰ - TRÁCH NHIỆM của Quân
Lực Việt Nam Cộng Hòa làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động.
MỤC ĐÍCH
Điều 11: Tổng Hội CSVSQ/TVBQGVN được thành lập nhằm mục đích:
• Phối hợp và thống nhất các hoạt động của Tập Thể CSVSQ/TVBQGVN tại hải
ngoại,
• Tham gia hoặc hổ trợ công cuộc đấu tranh nhằm giải trừ Chế Độ Cộng Sản tại
Việt Nam,
• Tích cực đóng góp và phát huy Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và tiến bộ cho
một Nước Việt Nam không Cộng Sản.
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔNG HỘI CSVSQ/TVBQGVN
THEO NỘI QUY
Điều 17: Đại Hội Đồng CSVSQ/TVBQGVN/Hải Ngoại (khoáng đại hoặc bất
thường).
• Ban Chấp Hành Tổng Hội CSVSQ/TVBQGVN,
• Hội Đồng Tư Vấn và Giám Sát,
• Ban Đại Diện Các Khóa (từ Khóa 1 đến Khóa 31 và kể cả các Khóa Phụ),
• Các Ban Chấp Hành các Liên Hội CSVSQ/TVBQGVN địa phương,
• Các Ban Chấp Hành Hội CSVSQ/TVBQGVN địa phương.
760
Tổng
Hội
Cựu
Sinh
Viên
Sĩ
Quan
TVBQGVN
BẢN
THẢO
ĐẶC SAN ĐA HIỆU
Đại Hội Võ Bị Hải Ngoại Kỳ II, tổ chức tại San José, California vào ngày 30
tháng 5 năm 1982 đã quyết định: TÁI PHÁT HÀNH ĐẶC SAN ĐA HIỆU tại hải
ngoại. Số 1 tháng 3/1983 cho đến nay số 106 tháng 2/2016. Đây là Cơ Quan Ngôn
Luận của Tổng Hội CSVSQ/TVBQGVN, theo sát lập trường, tôn chỉ và mục đích của
Tổng Hội. Tiếp nối và phát huy truyền thống của TVBQGVN, là nhịp cầu nối kết
những CSVSQ/TVBQGVN sống rải rác khắp bốn phương trời. Chủ Bút Đa Hiệu là
một thành viên của Ban Chấp Hành Tổng Hội.
CÁC LIÊN HỘI VÀ HỘI VÕ BỊ ĐỊA PHƯƠNG
Có hai Liên Hội CSVSQ/TVBQGVN, một tại Âu Châu và một tại Úc Châu:
• Liên Hội CSVSQ/TVBQGVN/Âu Châu: chính thức khai sinh ngày 13 tháng 7
năm 1991. Đại Hội Kỳ 1 được tổ chức tại Paris, Pháp Quốc vào ngày 17 tháng
7 năm 1993, rồi từ đó, cứ mỗi hai năm có một kỳ đại hội. Tại mỗi quốc gia có
một hội địa phương, là thành viên của Liên Hội Âu Châu.
• Liên Hội CSVSQ/TVBQGVN/Úc Châu: từ “những tiếng chim gọi đàn,” ngày
4 tháng 7 năm 1981, Gia Đình CSVSQ/TVBQGVN/Úc Châu được khai sinh.
Theo đà lớn mạnh, Đại Hội Kỳ 7 được tổ chức vào ngày 31 tháng 12 năm 1988
đã đổi danh xưng thành Hội CSVSQ/TVBQGVN/Úc Châu. Đến Đại Hội Kỳ
10, tháng 12 năm 1992, danh xưng được đổi thành Liên Hội
CSVSQ/TVBQGVN/Úc Châu. Tại các thành phố lớn có các Hội
CSVSQ/TVBQGVN địa phương.
• Tại Hoa Kỳ, rất nhiều tiểu bang có Hội CSVSQ/TVBQGVN, nổi bật về quân
số và hoạt động là các Hội: Bắc Cali, Nam Cali, Houston, Washington D.C. và
vùng phụ cận, Washington State.
• Tại Canada, có Hội CSVSQ/TVBQGVN tại Toronto, Canada.
ĐOÀN PHỤ NỮ LÂM VIÊN
Xuất phát từ tình yêu của người vợ dành cho chồng là những
CSVSQ/TVBQGVN, các Chị luôn sát cánh cùng phu quân trong mọi sinh hoạt của
Tập Thể Võ Bị, từ những phụ giúp về ẩm thực, tiếp tân, khánh tiết, văn nghệ… Các
chị trở thành các trợ thủ “không thể thiếu” trong các hoạt động của Tổng Hội
CSVSQ/TVBQGVN. Kể từ Đại Hội Võ Bị Hải Ngoại Kỳ XIII, tổ chức vào ngày 5
tháng 7 năm 2002 tại Fountain Valley, California, Hoa Kỳ; sự hình thành và hoạt
động của Đoàn Phụ Nữ Lâm Viên được Tổng Hội CSVSQ/TVBQGVN công nhận.
Đoàn Phụ Nữ Lâm Viên Bắc Cali được chính thức thành lập ngày 21 tháng 2
năm 2002, tại San José, California, Hoa Kỳ; là cánh chim đầu đàn cho các đoàn của
các hội địa phương, Đoàn Phụ Nữ Lâm Viên có tôn chỉ hoạt động, có nội quy (có hiệu
lực từ 27/6/2012), có huy hiệu, có đồng phục, có đoàn ca, và được tham gia vào Ban
BẢN
THẢO
Tổng
Hội
Cựu
Sinh
Viên
Sĩ
Quan
TVBQGVN
761
Chấp Hành của Tổng Hội, cũng như tại các hội địa phương, theo tinh thần của bản nội
quy. Đoàn Phụ Nữ Lâm Viên nêu bật lòng sắt son, chung thủy với Lý Tưởng và với
Tình Yêu của Người CSVSQ/TVBQGVN; đây là một niềm hãnh diện của Tập Thể
Võ Bị.
ĐOÀN THANH THIẾU NIÊN ĐA HIỆU
Đại Hội Võ Bị Hải Ngoại Kỳ XI, ngày 4 tháng 7 năm 1998, tại San José,
California, Hoa Kỳ; đã quyết định thành lập ĐOÀN THANH THIẾU NIÊN ĐA
HIỆU, một tổ chức hậu duệ của Tập Thể Võ Bị, để tiếp nối lý tưởng cùng truyền
thống của TVBQGVN và “nối gót cha, anh,” trong mục đích:
• Bảo tồn Văn Hóa Việt Nam,
• Phát triển một Cộng Đồng Việt Nam ở hải ngoại vững mạnh,
• Góp sức với các thế hệ tương lai của Tuổi Trẻ Việt Nam thoát khỏi những bế
tắc hiện nay,
• Góp sức xây dựng một Nước Việt Nam TỰ DO, DÂN CHỦ và PHÚ CƯỜNG.
(Trích Đa Hiệu 56).
Đoàn Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu (TTNĐH) của HVB Hoa Thịnh Đốn được
thành lập vào tháng 11 năm 1998 là đoàn TTNĐH đầu tiên. Tổng Đoàn Thanh Thiếu
Niên Đa Hiệu được chính thức thành lập ngày 22 tháng 5 năm 1999 tại Fairfax,
Virginia, Hoa Kỳ; với Tổng Đoàn Trưởng đầu tiên là Trần Quốc Dũng thuộc Khóa
6/2 (*), và Chủ Tịch Giám Sát là Trần Quang Phong cũng thuộc Khóa 6/2 (*). Tổng
Đoàn “ra mắt” nhân ngày “Truyền Thống Võ Bị” của HVB Washington DC tại Falls
Chuch, Virginia, ngày 23 tháng 5 năm 1999; có sự hiện diện của CSVSQ Trần Văn
Thư Khóa 13 là Tổng Hội Trưởng đương nhiệm.
Tháng 8 năm 1999, đoàn đã hoàn tất bản nội quy bằng Việt Ngữ, sau đó đã
chuyển sang Anh Ngữ và Pháp Ngữ để tiện dụng. Đến nay đã có thêm các Đoàn
TTNĐH tại các Liên Hội Âu Châu, Úc Châu và nhiều Hội Võ Bị Địa Phương tại Hoa
Kỳ.
CÁC ĐẠI HỘI CỦA TỔNG HỘI
Tiếp nối những liên kết, họp mặt tại các trại tù cải tạo, trại tạm cư vượt biên,
thành phố vừa định cư rải rác khắp Âu, Úc và Mỹ Châu từ 1975 - 1980, những người
con thân yêu của Trường Mẹ đã cùng tìm đến nhau qua các thời điểm sinh hoạt được
ghi nhận như sau:
Ðại Hội Võ Bị Hải Ngoại kỳ I: 25-5-1980, San Jose, California.
Tái lập Hội Ái Hữu Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.
Thông qua bản Nội Quy.
762
Tổng
Hội
Cựu
Sinh
Viên
Sĩ
Quan
TVBQGVN
BẢN
THẢO
Ðại Hội VB Hải Ngoại kỳ II: 30-5-1982, San Jose, Bắc Cali.
Phát triển liên lạc huynh đệ VB tại hải ngoại và các trại tỵ nạn Ðông Nam Á (Pulau
Bidong, PRPC Bataan, Galang).
Quyết định tái phát hành tập san Ða Hiệu sau biến cố 1975.
Ðại Hội VB Hải Ngoại kỳ III: 27-5-1984, Fountain Valley, Nam Cali.
Liên kết sinh hoạt các chi hội, đặc biệt tại Bắc Cali, Nam Cali, Connecticut, Dallas,
Colorado, Washington D. C., Houston, Paris, Sydney.
Ðại Hội VB Hải Ngoại kỳ IV: 25-5-1986, San Jose, Bắc Cali.
Ðổi danh xưng Hội Ái Hữu CVSSQ/TVBQGVB thành Hội CSVSQ/TVBQGVN.
Quan tâm về Ðiều 4 Nội Quy, chuẩn bị thành lập Ủy Ban Nghiên Cứu.
Ðại Hội VB Hải Ngoại kỳ V: 29-5-1988, San Jose, Bắc Cali.
Cải tổ Hội CSVSQ/TVBQGVN thành Tổng Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trường
Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, đứng đầu là Chủ Tịch Tổng Hội, và các chi hội địa
phương thành hội. Từ UB Nghiên Cứu Ðiều 4 Nội Quy sang UB Thi Hành Ðiều 4 Nội
Quy, kế hoạch Tự Tổ Chức được thông qua.
Ðại Hội Đồng Đặc Biệt: 2-7-1989, Washington D.C.
Tường trình công tác đấu tranh và tuyên vận.
Ðại Hội VB Hải Ngoại kỳ VI: 27-5-1990, San Jose, Bắc Cali.
Kiện toàn tổ chức VB, liên kết sinh hoạt với các hội đoàn bạn.
Ðại Hội VB Hải Ngoại kỳ VII: 26-5-1991, Santa Ana, Nam Cali.
Hội nhập tài nguyên nhân lực H.O., củng cố sinh hoạt địa phương.
Ðạị Hội VB Hải Ngoại kỳ VIII: 4, 5-7-1992, Houston, Texas.
Phát huy danh dự và trách nhiệm của nguười SVSQ đa năng đa hiệu.
Ðại Hội VB Hải Ngoại kỳ IX: 2, 3-7-1994, Washington D.C.
Lấy lý tưởng Quốc Gia Dân Tộc làm kim chỉ nam sinh hoạt.
Khóa là nền tảng nối kết tình huynh đệ VB qua các công tác tương trợ.
Ðại Hội VB Hải Ngoại kỳ X: July 6 -7, 1996, Irvine, Nam Cali.
Vai trò hoạt động của cộng đồng người Việt tại hải ngoại.
Phát triển sinh hoạt thanh niên sinh viên.
Ðại Hội VB Hải Ngoại kỳ XI: 4, 5-7-1998, San Jose, Bắc Cali.
Phát triển việc tổ chức Tổng Ðoàn Thanh Thiếu Niên Ða Hiệu.
Thông qua bản Nội Quy mới thay thế bản NQ tháng 5/1980
Ðại Hội Thanh Thiếu Niên Ða Hiệu, 5-1999, Washington D.C.
Tầng lớp con cháu CSVSQ dấn thân phục vụ trong mọi lãnh vực.
BẢN
THẢO
Tổng
Hội
Cựu
Sinh
Viên
Sĩ
Quan
TVBQGVN
763
Ðại Hội VB Hải Ngoại kỳ XII: 1, 2-7-2000, Buena Park, Nam Cali.
Phát huy khả năng lãnh đạo để tạo đoàn kết và hợp tác.
Ðại Hội VB Hải Ngoại kỳ XIII: 5, 6-7-2002, Fountain Valley, Nam Cali.
Phát triển và yểm trợ sinh hoạt Thanh Thiếu Niên Ða Hiệu.
Tận dụng phương tiện truyền thông trong công tác đấu tranh và sinh hoạt.
Ðại Hội VB Hải Ngoại kỳ XIV: 7, 8-8-2004, Washington D.C.
Củng cố sinh hoạt Thanh Thiếu Niên Ða Hiệu và Phụ Nữ Lâm Viên, song song với
các công tác ngoại vận.
Ðại Hội VB Hải Ngoại kỳ XV: 30-6 đến 2-7-2006, Houston, Texas.
Tập thể thuần nhất Võ Bị - Ða Hiệu dấn thân trên đường đấu tranh vì tự do dân chủ.
Ðại Hội VB Hải Ngoại kỳ XVI: 5, 6-7-2008, San Jose, California, USA.
Kỷ niệm 60 năm thành lập Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.
Tổng Hội CSVSQ/TVBQGVN và Tổng Ðoàn Thanh Thiếu Niên Ða Hiệu kết hợp
công tác sinh hoạt trên hành trình hướng đến tương lai.
Ðại Hội VB Hải Ngoại kỳ XVII: 3, 4-7-2010, Westminster, California, USA.
Kiện toàn hệ thống liên kết huynh đệ VB và phát triển công tác qua chủ đề Vì Tự Do
Dân Chủ.
Ðại Hội VB Hải Ngoại kỳ XVIII: 7, 8-7-2012, Washington D.C.
Thao thức qua kinh nghiệm đấu tranh, vận dụng mọi năng lực của người cựu chiến sĩ
QLVNCH, chuyển lửa đấu tranh trước tiếng gọi của quê hương: Đáp Lời Sông Núi.
Ðại Hội VB Hải Ngoại kỳ XIX: 5, 6-7-2014, Houston, Texas.
Đại hội ra tuyên cáo với 3 quyết nghị: a) Giữ vững lập trường Quốc Gia Dân Tộc và
mục tiêu giải trừ Cộng Sản quang phục Quê Hương, b) Cực lực lên án CS VN dâng
đất dâng biển và tài nguyên đất nước cho Trung Cộng, c) Kêu gọi toàn dân VN trong
nước cũng như hải ngoại tranh đấu lật đổ bạo quyền CS VN và đánh đuổi quân xâm
lăng Trung Cộng.
Biện Soạn:
KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG: CSVSQ Nguyễn Sanh, K28
CÁC ĐẠI HỘI CỦA TỔNG HỘI: CSVSQ Võ Công Tiên, K26 & BBS bổ túc ĐH XIX
(*) Là con (thế hệ 2) của các cựu SVSQ Khóa 6/Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt.
764
Tổng
Hội
Cựu
Sinh
Viên
Sĩ
Quan
TVBQGVN
BẢN
THẢO
Bảng Đối Chiếu
NGÀY / SĨ SỐ NHẬP TRƯỜNG và NGÀY / SĨ SỐ TỐT NGHIỆP
Tài liệu tham khảo:
(TVB): Danh Sách Sĩ Quan Tốt Nghiệp Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam 1948 -
1972. Tài liệu do TVBQGVN ấn hành năm 1972.
(TSK): Bản Tiểu Sử Khóa do khóa liên hệ cung cấp cho Ban Biên Soạn.
Khóa (TVB) Ngày / (TSK) Ngày / (TVB) Ngày / (TSK) Ngày /
Số Nhập Trường Số Nhập Trường Số Tốt Nghiệp Số Tốt Nghiệp
1 01-12-1948 01-10-1948 01-06-1949 05-1949
64 56 56
2 01-09-1949
không có 01-07-1950 không có
103
3 01-10-1950 01-10-1950 01-07-1951
4 11-04-1951 143 24-06-1951 135
5 01-08-1951 107
01-04-1951 01-12-1951
120 01-12-1951 100
90
không có 20-04-1952
01-05-1952
6 16-12-1951 16-12-1951 246 01-10-1952
183
7 16-05-1952 không có 01-10-1952
181 không có
8 15-10-1952 27-10-1952
9 01-03-1953 222 01-02-1953 28-16-1953
10 01-10-1953 150
01-03-1953 01-08-1953
180 01-07-1953 150
183
01-10-1953 01-06-1954
525 01-08-1953 430-442
196
11 01-10-1954 không có 400 (Nghị Định)
01-06-1954 không có
12 15-10-1955 15-10-1955 430
01-12-1956
13 24-04-1956 24-04-1956 01-05-1955 147 (Kể cả Sĩ
14 07-02-1957 167 Quan Giáo Phái)
15 không có 04-02-1957 13-04-1958
137 01-12-1956 179+19 Ch/úy
138 17-01-1960
05-04-1958 124+4 Ch/úy
16-04-1958 03-06-1961
190 55+2 Ch/úy
17-01-1960
126
03-06-1961
60
BẢN
THẢO
Bản
Đối
Chiếu
765
Khóa (TVB) Ngày / (TSK) Ngày / (TVB) Ngày / (TSK) Ngày /
Số Nhập Trường Số Nhập Trường Số Tốt Nghiệp Số Tốt Nghiệp
16 25-11-1959 25-11-1959 22-12-1962 22-12-1962
326 231 226
17 14-11-1960
11-11-1960 30-03-1963 30-03-1963
18 23-11-1961 210 192 179+10 Ch/úy
19 29-11-1962 23-11-1961 23-11-1963 23-11-1963
201 189 191
20 09-12-1963
26-11-1962 28-11-1964 28-11-1964
21 14-12-1964 413 390 390
22A 06-12-1965 7/12/1963 20-11-1965 20-11-1965
276 (22A+22B) 425 412 407
22B (xem K22A) 14-12-1964 26-11-1965 26-11-1965
248 234 250
06-12-1965 02-12-1967 02-12-1967
276 (22A+22B) 173 173
(xem K22A) 12-12-1969 12-12-1969
92 92
23 12-12-1966 12-12-1966
282 282 18-12-1972 18-12-1972
241 241
Lời Ban Biên Soạn: Khóa 24 (mãn khóa tháng 12, 1971) đến Khóa 31 không được liệt
kê trong Tài Liệu TVBQGVN thực hiện năm 1972.
766
Bản
Đối
Chiếu
BẢN
THẢO
Tiến Trình Thực Hiện Sách
TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM THEO DÒNG LỊCH SỬ
Sau năm 1975, tại hải ngoại đã có những bài viết về Trường Võ Bị Quốc Gia Việt
Nam (TVBQGVN) được đăng lẻ tẻ trên các sách báo và mạng lưới internet của người
Việt. Nhiều cựu Sinh Viên Sĩ Quan (CSVSQ) ước vọng có được một tác phẩm lịch sử
xứng đáng viết về Trường Mẹ. Mục đích để lưu truyền cho con cháu và các thế hệ mai
sau những dữ kiện lịch sử của TVBQGVN từ thời thành lập vào năm 1948 đến ngày Việt
Nam Cộng Hòa bị Cộng Sản Bắc Việt thôn tính vào năm 1975.
Sau một thời gian dài nghiên cứu và sưu tầm tài liệu về lịch sử của Trường, đầu
năm 2012 CSVSQ Trần Mộng Di, Khóa 10, đã trình bày ước vọng trên trong một buổi
họp của Hội Võ Bị Nam California. CSVSQ Trần Mộng Di cũng đề nghị Hội trình lên
Tổng Hội CSVSQ/TVBQGVN để xin Tổng Hội thực hiện một tác phẩm về lịch sử
TVBQGVN. Đề nghị này đã được Hội Trưởng Hội Võ Bị Nam California, CSVSQ Trần
Vệ, Khóa 19, chấp thuận.
Đầu tháng 7 năm 2012, trong Đại Hội Võ Bị XVIII tại Washington, D.C., Đại Hội
Đồng đã chấp thuận đề nghị của Hội Võ Bị Nam California, và giao việc thực hiện một
tác phẩm về lịch sử TVBQGVN cho CSVSQ Võ Nhẫn, Khóa 20, Tổng Hội Trưởng
nhiệm kỳ 2012 - 2014.
Tháng 10 năm 2012, CSVSQ Trần Ngọc Bửu, Khóa 23, được Tổng Hội Trưởng
chỉ định làm Trưởng Ban Biên Soạn và thành lập Ban Biên Soạn (BBS) để thực hiện tác
phẩm. Công việc được lập tức tiến hành, và theo kế hoạch, tác phẩm được chọn tên
TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM THEO DÒNG LỊCH SỬ, sẽ được in xong
vào tháng 5 năm 2014 và trình lên Đại Hội XIX vào đầu tháng 7 năm 2014 để phát hành.
Tuy nhiên, vào đầu năm 2014, trong khi bản thảo được duyệt xét lần sau cùng,
BBS đã nhận được một số ý kiến đề nghị tác phẩm cần được bổ túc cho hoàn chỉnh về
hình thức lẫn nội dung. Do đó CSVSQ Võ Nhẫn, Tổng Hội Trưởng, đã quyết định ngưng
việc in ấn và bàn giao bản thảo lại cho Ban Chấp Hành Tổng Hội nhiệm kỳ 2014-2016.
Đại Hội Võ Bị XIX tại Houston, TX, Hoa Kỳ ủy thác cho Ban Chấp Hành Tổng
Hội Nhiệm Kỳ 2014-2016 tiếp tục và hoàn thành Sách TVBQGVN TDLS. Bản thảo đã
được bàn giao giữa cựu Tổng Hội Trưởng Võ Nhẫn, Khóa 20 và tân Tổng Hội Trưởng
Trần Vệ, Khóa 19.
Vào đầu năm 2015, CSVSQ Đào Quý Hùng, Khóa 26 được BCH chỉ định làm
Trưởng Ban Biên Soạn, nhưng sau đó vì một lý do riêng đã xin từ nhiệm. CSVSQ
Nguyễn Anh-Dũng, Khóa 25 được bổ nhiệm thay thế vào tháng 7 năm 2015. Sau đó
thành phần Ban Biên Soạn, Ban Cố Vấn và Ban Trị Sự nhiệm kỳ 2014-2016 đã được
thành lập để chu toàn trách nhiệm.
Tác phẩm gồm 4 phần. Phần I - Sơ Lược Lịch Sử TVBQGVN do Ban Biên Soạn
thực hiện. Phần II là các bài tiểu sử của 31 khóa hiện dịch do các khóa liên hệ viết với sự
đóng góp của hầu hết cựu SVSQ trong khóa. Phần III là các bài tiểu sử của các "Khóa
Phụ" gồm 3 khóa trừ bị và một khóa hiện dịch. Sau cùng (Phần IV) là các Bài Đọc Thêm.
Có thể nói phần lớn tác phẩm TVBQGVN Theo Dòng Lịch Sử là công trình của
hàng trăm cựu SVSQ tại hải ngoại thực hiện vì Trường Mẹ và cho Trường Mẹ.
BẢN
THẢO
Tiến
Trình
và
Cảm
Tạ
767
LỜI CẢM TẠ
Tổng Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan TVBQGVN chân trành cảm tạ quý Giáo Sư, Sĩ Quan,
thân hữu và toàn thể cựu Sinh Viên Sĩ Quan các khóa đã yểm trợ, khích lệ, tham vấn và đóng
góp công sức, ý kiến, bài vở, tài liệu, hình ảnh, tài chánh, v.v. để hoàn thành tác phẩm TRƯỜNG
VÕ BỊ QUỐC GIA VIÊT NAM THEO DÒNG LỊCH SỬ. Lời cảm tạ đặc biệt xin gửi đến quý
vị:
v Hai Niên Trưởng Cựu Chỉ Huy Trưởng Lâm Quang Thi K3 và Đỗ Ngọc Nhận K3,
v Cựu Quân Sự Vụ Phó HQ Trung Tá Lê Bá Thông, và Cựu Đại Tá Dorsey Edward Rowe,
v Ban Cố Vấn:
o CSVSQ Trần Ngọc Bửu (2014-2016),
o GS Lê Đình Cai, Ph.D. (2012-2016),
o CSVSQ Trần Mộng Di K10 (2014-2016),
o CSVSQ Phạm Văn Hòa K18 (2014-2016),
o CSVSQ Nguyễn Huy Hùng K1 (2014-2016),
o CSVSQ Hồ Thanh Sơn K28 (2014-2016),
o CSVSQ Lâm Quang Thi K3 (2012-2014).
v Ban Biên Soạn Nhiệm Kỳ 2012-2014, CSVSQ:
o Trần Ngọc Bửu K23 - Trưởng Ban,
o Trần Mộng Di K10,
o Trần Quang Diệu K26,
o Nguyễn Văn Dục, K17,
o Nguyễn Anh-Dũng K25,
o Hoàng Xuân Đạm K20,
o Trần Viết Huấn K23,
o Phan Văn Lộc K30,
o Nguyễn Công Luận K12,
o Phan Nhật Nam K18,
o Dương Văn Thái K24,
o Lê Thi K29,
o Trần Khắc Thuyên K16,
o Quách Vĩnh Trường K20.
v Ban Biên Soạn Nhiệm Kỳ 2014-2016, CSVSQ:
o Nguyễn Anh-Dũng K25 - Trưởng Ban,
o Hoàng Xuân Đạm K20,
o Nguyễn Đức K26,
o Đào Quý Hùng K26,
o Nguyễn Sanh K28,
o Nguyễn Gia Thiếu K30,
o Huỳnh Tiến K28,
o Lê Trực K20,
o Nguyễn Văn Viễn K28,
o Trần Cao Vỵ K25.
v Ban Biên Soạn Tiểu Sử các Khóa, CSVSQ:
o K1: Nguyễn Huy Hùng,
o K2: Ban Biên Soạn
768
Tiến
Trình
và
Cảm
Tạ
BẢN
THẢO
o K3: Đỗ Ngọc Nhận, Tô Văn Kiểm và một số CSVSQ K3 tại Texas,
o K4: Ngô Thanh Tùng - Nguyễn Đình Hòa,
o K5: Phạm Quốc Thuần,
o K6: Vũ Quang - Nguyễn Đạt Thịnh,
o K7: Phạm Ngọc Thiệp,
o K8: Nguyễn Quốc Hoàng - Nguyễn Văn Đại - Nguyễn Hữu Vịnh,
o K9: Nguyễn Văn Chấn - Hoàng A-Sam,
o K10: Đoàn Mại - Tôn Thất Thuyên - Lê Văn Trang,
o K11: Ngô Văn Phát,
o K12: Lưu Vĩnh Lữ - Nguyễn Công Luận,
o K13: Hồ Công Danh - Trần Khắc Đản - Ban Biên Soạn Kỷ Yếu K13,
o K14: Nguyễn Cao Đàm - Lê Hữu Khái,
o K15: Cao Chánh Cương - Ban Biên Soạn K15,
o K16: Trần Ngọc Toàn - Trần Khắc Thuyên - Bùi Quyền,
o K17: Nguyễn Quang Trung - Ngô Văn Xuân,
o K18: Trần Ngọc Huế - Phan Nhật Nam - Nguyễn Văn Lành - Lê Văn Mễ - Nguyễn
Văn Xuân - Huỳnh Văn Giai - Nguyễn Văn Thiệt - Phạm Văn Hòa,
o K19: Ban Biên Soạn K19,
o K20: Lê Tấn Tài - Trần Thanh Quang - Hoàng Mão - Nguyễn Chánh Trực - Phạm
Văn Tiền - Ban Đại Diện K20 NK 2012-14 và 2014-16,
o K21: Mai Văn Tấn,
o K22: Nguyễn Như Lâm - Huỳnh Kim Chung - Quách Vĩnh Hoà - Nguyễn Tấn Hòe,
o K23: Vũ Huy Nghĩa - Hồ Văn Quỳnh,
o K24: Dương Văn Thái - Phan Văn Hồng - Lê Ngọc Thạch - Ngô Minh Tân - Huỳnh
Thiện Lộc - Nguyễn Đắc Trung,
o K25: Phạm Hữu Đa - Lâm Minh Văn - Đỗ Ngọc Châu - Nguyễn Anh-Dũng - Hồ
Ngọc Hiệp - Bùi Phạm Thành,
o K26: Nguyễn Thanh Thủy - Ban Biên Soạn K26,
o K27: Nguyễn Duy Niên - Đỗ Khắc Mai - Nguyễn Đức Phương, Ph.D.
o K28: Huỳnh Tiến - Hồ Thanh Sơn - Nguyễn Sanh,
o K29: Ban Biên Soạn,
o K30: Nguyễn Gia Thiếu - Nguyễn Minh Tâm - Trần Trọng Lợi,
o K31: Nguyễn Xuân Quý - Trần Trung Tín - Võ Tất Thắng,
o Khóa Trung Đội Trưởng Cấp Tốc (FACS): Vũ Ngọc Mỡi,
o K16 Quân Y Hiện Dịch: BS Nguyễn Ngọc Khôi - BS Trần Quốc Đông.
v Ban Trị Sự & Phát Hành, CSVSQ:
o Nguyễn Xuân Thắng K25 - Trưởng Ban,
o Phan Ngọc Đề K25,
o Hồ Ngọc Hiệp K25,
o Phan Văn Lộc K30,
o Nguyễn Thành Sang K28,
o Bùi Phạm Thành K25.
T.M. Ban Chấp Hành Tổng Hội CSVSQ/TVBQGVN
- CSVS Võ Nhẫn K20, Tổng Hội Trưởng, 2012-2014
- CSVSQ Trần Vệ K19, Tổng Hội Trưởng, 2014-2016
BẢN
THẢO
Tiến
Trình
và
Cảm
Tạ
769