The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.

TS_K27_TVBQGVN - 2021

Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by fireant26, 2021-11-01 13:22:52

TieuSu K27

TS_K27_TVBQGVN - 2021

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

THƯ VIỆN TRƯỜNG VBQGVN (cũ)67

THƯ VIỆN TRƯỜNG VBQGVN (cũ) NAY CỬA ĐÓNG THEN CÀI68

67 Ảnh chụp năm 2010 (https:// picasaweb.google.com /107725717097233840304 /KBC402738NamTroLai?
feat=email#5440989138040035074, 2/2/2015)
68 Ảnh chụp năm 2010, cùng nguồn trên.

[41/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

KHU CHỨA SÁCH & KHU BÁO CHÍ, ĐẶC SAN CỦA THƯ VIỆN

SVSQ ĐỌC SÁCH TẠI THƯ VIỆN

MẶT TRƯỚC & MẶT SAU NHÀ THÍ NGHIỆM NẶNG ĐÀO THIỆN YẾT69

69 Ảnh chụp năm 2010 (https:// picasaweb.google.com /107725717097233840304 /KBC402738NamTroLai?
feat=email#5440989138040035074, 2/2/2015).

[42/119]

Khóa 27 Sĩ Quan H

CÁC MÔN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH VĂN HÓA 4 NĂM THE

NĂM THỨ I

Giải Tích I Giải Tích II

Anh Ngữ Anh Ngữ

Cố thể* Vật Lý I*

Việt Văn I Việt Văn II

NĂM THỨ II

Giải Tích III Giải Tích IV

Hóa Học Vô Cơ* Hóa Học Hữu Cơ*

Vật Lý II* Mạch Điện*

Sức Chịu Vật Liệu* Sức Chịu Vật Liệu*

Sử Âu Sử Á

Tư Tưởng Chính Trị Chính Thể Đối Chiếu

NĂM THỨ III (Lục Quân) NĂM THỨ III
Nhiệt Động Lực Học*
Nhiệt Động Lực Học* Lưu Chất* Điện Tử*
Tân Vật Lý*
Điện Tử* Biến Đổi Năng Lượng* Kinh Tế Học Vĩ Mô
Quân Sử
Tân Vật Lý* Máy Đẩy* Hàng Hải Cận duyên

Kinh Tế Học Vĩ Mô Kinh Tế Học Vi Mô NĂM THỨ IV
Hệ Thống Phân Tích
Quân Sử Tâm Lý Học Hành Chánh Công Quyền
Lãnh Đạo Chỉ Huy
Cơ Cấu I* Cơ Cấu II* Anh Ngữ Quân Sự (HQ)
Quân Cụ I (HQ)*
NĂM THỨ IV (Lục Quân) Phân Phối Năng Lượng*

Hệ Thống Phân Tích Canh Nông*

Hành Chánh Công Quyền Luật

Lãnh Đạo Chỉ Huy Việt Sử

Anh Ngữ Quân Sự (LQ) Quản Trị Học

Quân Cụ (LQ)* Thanh Hóa*

Phân Phối Năng Lượng* Xa Lộ - Phi Trường*

* Môn học có đi kèm với thí nghiệm.

70 Ảnh minh họa, SVSQ hai khóa 24 (năm thứ hai) và 25 (năm thứ nhất), đại đội
truyền thông của Lực lượng II Dã chiến (II Field Force) Hoa-Kỳ tại VN ấn hành, tr

[43/1

Hiện Dịch 1970-1974
EO BÁO CÁO CỦA TOÁN CỐ VẤN MỸ TẠI TRƯỜNG VBQGVN70

I (Hải Quân) NĂM THỨ III (Không Quân)
Lưu Chất*
Biến Đổi Năng Lượng* Nhiệt Động Lực Học* Lưu Chất*
Máy Đẩy*
Kinh Tế Học Vi Mô Điện Tử* Biến Đổi Năng Lượng*
Hải Pháo
Kiến Trúc Chiến Hạm Máy Đẩy* Tân Vật Lý*

V (Hải Quân) Kinh Tế Học Vĩ Mô Kinh Tế Học Vi Mô

Canh Nông* Quân Sử Tâm Lý Học
Luật
Việt Sử Cơ Cấu I* Kiến Trúc Phi Cơ*
Quản Trị Học
Quân Cụ II (HQ)* NĂM THỨ IV (Không Quân)
Hàng Hải Thiên Văn
Canh Nông* Hệ Thống Phân Tích

Hành Chánh Công Quyền Luật

Lãnh Đạo Chỉ Huy Việt Sử

Quản Trị Học Anh Ngữ Quân Sự (KQ)

Khí Tượng Cơ Học Phi Hảnh*

Phân Phối Năng Lượng* Hàng Không

D trên đường đến lớp học; được đăng tải trong nguyệt san Hurricane, do cơ quan
rang 31, số 25, tháng 11/1969.

119]

Khóa 27 Sĩ Quan H

Sau cùng, có lẽ cần so sánh các khoa của văn hóa vụ giữa Trường VB W
(VNMA) với chương trình đào tạo 4 năm được áp dụng từ năm 1966 và Trư
đó người ta nhìn thấy đươc tầm quan trọng của kiến thức văn hóa trong kế h
chỉ đào tạo chủ yếu là sĩ quan lục quân trong khi hai Trường còn lại đào tạo

SO SÁNH VĂN HÓA VỤ GIỮA TRƯỜNG VB WEST PO

HỌC VIỆN QUÂN SỰ TRƯỜNG VB WEST POINT Văn
Năm thành lập Thể
Văn hóa vụ 1802 Quâ
do Trường phụ trách Kho
Chương trình huấn luyện Văn hóa Kho
Chương trình văn hóa Thể chất Kho
Quân sự Kho
Loại văn bằng cấp phát Khoa lãnh đạo Chỉ huy Kho
Tổng số SVSQ Khoa Hóa học Kho
Ban giảng huấn Khoa Công chánh và Cơ khí Kho
Khoa Điện kỹ thuật & Máy tính Kho
Khoa Địa lý & Kỹ thuật Môi trường Kho
Khoa Lịch sử
Khoa Luật
Khoa Khoa học Toán
Khoa Vật lý
Khoa Khoa học Xã hội
Khoa Hệ thống Kỹ thuật
Khoa Ngoại ngữ
Khoa Anh ngữ

31 (từ năm 1985)

4 000

560

71 Jowati Juhary, The Military Academy of Malaysia Compared with West Point: L
Boca Baton, Florida, USA, 2010. Ảnh minh họa, Trường VBHG Mã-Lai.
72 Trường Sĩ quan Việt Nam được thành lập tại Huế năm 1948. Năm 1950, Trườn
Lạt.

[44/1

Hiện Dịch 1970-1974

West Point của Mỹ (USMA), được thành lập năm 1802; Trường VBQGVN
ường VB Hoàng gia Mã Lai (RMC Malaysia), được thành lập năm 1961. Từ
hoạch đào tạo sĩ quan cho quân đội tương lai. Lưu ý, Trường VB West Point
o sĩ quan liên quân chủng.

OINT, TRƯỜNG VBQGVN & TRƯỜNG VBHG MÃ-LAI71

TRƯỜNG VBQGVN TRƯỜNG VBHG MÃ-LAI

195072 1961
liên kết với Đại học Kỹ thuật Mã-Lai
do Trường phụ trách Văn hóa
Thể chất
n hóa Quân sự
ể chất Khoa Kỹ thuật
ân sự Khoa Khoa học
Khoa Quản trị và Nghiên cứu
oa Cơ khí
oa Công chánh
oa Kỹ thuật Điện
oa Kỹ thuật Quân sự
oa Toán
oa Khoa học
oa Khoa học Xã hội
oa Nhân văn
oa Anh ngữ

1 12
1 000 2 201
200
52

Learning Environments and New Technology, Bảng 1.3 trang 28; Dissertation.com,
ng được di chuyển lên Đà Lạt và được cải danh thành Trường Võ bị Liên quân Đà

119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

LỚP HỌC VĂN HÓA (trái), THÍ NGHIỆM HÓA HỌC (phải)

MÙA QUÂN SỰ (trái & giữa), VƯỢT SÔNG ĐÊM BẰNG CÁP GIĂNG (phải)

PHẢN PHỤC KÍCH XE

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRÍCH TỪ QUYỂN SÁCH GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH HUẤN
LUYỆN MÀ PHÒNG TUYỂN THÂU ĐÃ GỬI CHO CÁC ỨNG VIÊN KHÓA 27

[45/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.

Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn

“Trước khi dấn thân vào con đường binh nghiệp, có lẽ Anh đã bảo lòng lo ngại về
con đường mở ra không phải là lối đi bằng phẳng, dễ dàng, mà trái lại đầy thử
thách cam go, đòi hỏi nơi Anh một ý chí can trường. Nhưng chính cuộc hành trình
đầy chông gai ấy sẽ đưa Anh đến vinh quang và quân đội là chỗ xứng đáng cho
người thanh niên, ý thức được trách nhiệm của mình cũng như thông cảm được những nổi thống khổ
triền miên của dân tộc. Ở đây lòng quả cảm, chí hy sinh là những điều kiện tiên quyết để thực hiện lý
tưởng.
Gia nhập Trường Võ-Bị Quốc-Gia Việt-Nam là chấp nhận một thử thách lớn lao trong giai đoạn đầu
của cuộc đời binh nghiệp của mình. Đường lối giáo huấn của trường được quan niệm trên căn bản tự
nguyện của người Sinh-Viên Sĩ-Quan. Thời gian thụ huấn 4 năm sẽ đòi hỏi nơi Anh một nỗ lực từ khi
nhập Trường đến ngày mãn khóa. Truyền thống Trường Võ-Bị Quốc-Gia sẽ bắt buộc Anh tự khép mình
vào nếp sinh hoạt tập thể tương đối khắc khổ với những quy luật đặc biệt”.

Trích thư ngỏ của Thiếu tướng Chỉ huy trưởng Trường VBQGVN gửi các ứng viên

3. LÊN ĐƯỜNG

Đáp lời kêu gọi của Tổ Quốc và để làm tròn nhiệm vụ của người trai
trong thời loạn, năm 1970 đã có nhiều thanh niên Việt Nam nộp đơn
tình nguyện gia nhập khóa 27 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.
Họ đã trải qua một cuộc thi tuyển được tổ chức tại các thành phố lớn
của VNCH gồm Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Sài Gòn và Cần Thơ
vào hai ngày liên tiếp trong mùa hè cùng năm.

Cuối tháng 12 năm 1970, 240 ứng viên trúng tuyển đã hăng hái kéo
về trình diện tại các vị trí đã tham dự kỳ thi tuyển để được đưa lên
Đà Lạt bằng phương tiện hàng không quân sự. Từ phi trường Liên
Khương, các ứng viên được đưa về trại tạm trú của Trường
VBQGVN để sau đó được khám sức khỏe tổng quát và trắc nghiệm
thể chất trong khoảng thời gian 21-27/12/1970. Kết quả chỉ có 192 ứng viên đủ điều kiện để nhập học
khóa 27 SVSQ/HD.

KHẢO SÁT THỂ CHẤT TRƯỚC KHI
NHẬP TRƯỜNG CỦA KHÓA 27

[46/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974
KHẢO SÁT THỂ CHẤT TRƯỚC KHI NHẬP TRƯỜNG CỦA KHÓA 27

MỘT SỐ ỨNG VIÊN KHÓA 27 TẠI TRẠI TẠM TRÚ73

73 Với nhã ý của TV Quắn.

[47/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

CÁC ỨNG VIÊN KHÓA 27 TRONG HỘI
QUÁN CHUẨN BỊ NHẬP TRƯỜNG74

Đưa quân không được huấn luyện ra trận là thí quân.

Đức Khổng Tử, Luận Ngữ, thiên XIII, mục XXX

4. NHẬP CUỘC - NĂM THỨ NHẤT
4.1. TÂN KHÓA SINH & 8 TUẦN SƠ KHỞI
Sáng ngày 28/12/197075, các ứng viên trúng tuyển khóa 27 được xe đưa từ trại tạm trú gần Miếu Tiên
Sư đến hội quán Huỳnh Kim Quang. Sau buổi ăn nhẹ đầu mùa Tân Khóa Sinh (TKS), tất cả các ứng
viên được lệnh tập họp trước cổng Nam Quan để trình diện cán bộ Tiểu đoàn trưởng TKS cùng với hệ
thống Cán bộ TKS do khóa 24 đảm nhiệm.

HỘI QUÁN HUỲNH KIM QUANG76

74 Với nhã ý của TV Quắn.
75 The National Military Academy of Viet Nam, MACV Viet-Nam - VNMA Detachment, Dalat, Viet-Nam, phần
G.
76 Để kỷ niệm cố SVSQ Huỳnh Kim Quang, khóa 25 đã hy sinh tại vọng gác góc trái phía trước hội quán, cạnh
đường ra sân bắn số 1, khi VC đột kích Trường trong đêm 31/03/1970. Tượng cựu SVSQ HK Quang do điêu khắc
gia Mai Chửng tạc bằng đồng đen, được dựng lên khoảng giữa năm 1972.

[48/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

Sau lời nhắn nhủ của Niên trưởng Nguyễn Hoàng Hải, SVSQ cán bộ Tiểu đoàn trưởng
TKS đã kết thúc huấn từ: “Sau đây các anh sẽ được hướng dẫn nhập Trường theo truyền
thống”.

Trong tiếng nhạc quân hành hùng tráng, các ứng viên khóa 27 được hướng dẫn vượt qua
cổng Nam Quan để vào Trường trong thường phục. Cuộc đời dân chính bắt đầu thay
đổi sang đời binh nghiệp kể từ giây phút này.

Khi người thanh niên dân chính cuối cùng vừa bước qua khỏi cổng Nam Quan, cảnh
tượng hãi hùng bắt đầu diễn ra: Khởi đầu là mệnh lệnh “Chạy theo tôi, anh” để bắt đầu
cuộc thử lửa của 8 tuần sơ khởi. Mặc dù trước khi làm đơn gia nhập Trường VBQGVN,
hầu hết các ứng viên đã được nghe ít nhiều về hành xác nhập trường của Trường
VBQGVN; đã được xem hai phim có tựa đề lần lượt là “Tự thắng để Chỉ huy” và “Một
trang Nhật ký Quân trường” liên quan đến đời sống của SVSQ vào những đêm trước
ngày nhập trường, khi còn ở trại tạm trú; cũng như đã chuẩn bị tinh thần vững vàng khi
bước chân qua cổng Nam Quan, nhưng hầu hết 192 khuôn mặt đều lộ vẻ bàng hoàng,
ngơ ngác. Thật không ngờ Cán bộ TKS đã “tiếp đón” khóa 27 quá nồng nhiệt với nhạc
quân hành cũng như âm thanh từ những tiếng la hét của màn đầu lột xác dân chính!

Đủ mọi loại hành xác mà các ứng viên chỉ mới nghe lần đầu tiên: nhảy xổm, hít đất, đi
cua, đi vịt, lăn, bò, bắc cầu kiến bò, xe cút-kích và … nhúng dấm. Mặc dù cuộc hành
xác chỉ kéo dài khoảng nửa ngày thì có lệnh thu quân nhưng hơn phân nửa quân số đã
bị ngất xỉu nằm nghiêng ngã trên sân cỏ trung đoàn. Bác sĩ và y tá phải đến chăm sóc
một vài trường hợp nghiêm trọng. Sau đó các ứng viên tập hợp theo từng đại đội để tiếp
tục được dạy những bước đầu đời lính tại ngay phía trước doanh trại của đại đội mình.
Nửa ngày còn lại được dành cho việc nhận phòng trong doanh trại, đi hớt tóc và lãnh
quân trang. Những mái tóc bồng bềnh của “con đường Duy Tân cây dài bóng mát” trong
phút chốc đều biến thành đầu tóc chú tiểu trong sân chùa. Trang nhật ký quân trường
đầu tiên đã được viết và lật qua nhưng còn đến 55 trang nữa mới gói ghém đầy đủ, trọn
vẹn kỷ niệm của những ngày đầu quân ngũ.

KHÓA 27 TRƯỚC KHI NHẬP TRƯỜNG

[49/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

HÀNH XÁC NHẬP TRƯỜNG CỦA KHÓA 27

[50/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

Hoạt cảnh ngày nhập
Trường của các ứng viên
dân chính khiến một sĩ
quan Văn hóa vụ phải
“tức cảnh sinh tình” nên
đã ghi lại như sau77 : “Sau
khi khóa 22 ra trường thì
khóa 24 cũng bắt đầu
nhập trường. Ngày mới
vào Thủ Đức, phải trải
qua tám tuần huấn nhục
đầu tiên tôi thấy mình
cũng đã hốc hác lắm rồi,
nhưng nay nhìn các
SVSQ đàn anh huấn
luyện khóa đàn em ở đây,
tôi mới thấy cái màn hành
xác ở Thủ Đức hãy còn
nhẹ nhàng lắm. Tôi nghĩ
nếu như thân nhân của những người tân khóa sinh này được phép chứng kiến ngày đầu tiên của con em
họ ở đây chắc sẽ rơi nước mắt. Vừa bước qua khỏi cổng quân trường là bắt đầu thấy trời đất tối tăm
ngay vì bị đám đàn anh cán bộ phụ trách huấn luyện xúm lại thay nhau quần thảo tơi bời cho tới bao
giờ người tân khóa sinh ngất xỉu mới thôi. Đây cũng là một truyền thống làm cho người sĩ quan nào
xuất thân trường Võ bị cũng có một thái độ hãnh diện về mình hơn sĩ quan xuất thân từ bất cứ quân
trường nào khác”.

4.2. KHÓA 27 TRÌNH DIỆN CHỈ HUY TRƯỞNG TRƯỜNG VBQGVN

Sau 2 ngày làm quen với sân cỏ Trung đoàn, tuyệt đối thi hành các hình phạt, thích ứng với quân dụng
và gọn gàng trong quân phục, sáng ngày 30 tháng 12 năm 1970, các ứng viên khóa 27 trình diện Thiếu
tướng Lâm Quang Thi, Chỉ huy trưởng Trường VBQGVN và được nhìn nhận là Tân Khóa Sinh (TKS)
khóa 27, sau khi ông tuyên bố: “Nhân danh Chỉ huy trưởng Trường Võ bị Quốc gia Việt Nam, kể từ giờ
phút này tôi nhìn nhận các anh là Tân Khóa Sinh khóa 27 hiện dịch”.

TÂN KHÓA SINH KHÓA 27 TRONG HỘI TRƯỜNG

77 Đoàn Văn Khanh, Nghiệp Văn Áo Võ - Pháo Giao Thừa và Nước Mắt Đêm Xuân; http:// aosauvuon.blogspot
.com /2013 /02 /nghiep-van-ao-vo-5.html, 12/1/2015.

[51/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

TIỂU ĐOÀN TKS KHÓA 27 TRÌNH
DIỆN THIẾU TƯỚNG CHT78

Bộ Chỉ huy của Trường VBQGVN lúc bấy giờ gồm:
• Chỉ huy Trưởng: Thiếu tướng Lâm Quang Thi79
• Chỉ huy Phó: Đại tá Nguyễn Hữu Mai
• Tham mưu Trưởng: Trung tá Đào Mộng Xuân
• Quân sự vụ Trưởng: Đại tá Nguyễn Văn Sử
• Văn hóa vụ Trưởng: Hải Quân Đại tá Nguyễn Vân.

PHIẾU LÃNH QUÂN TRANG CỦA MỘT TKS KHÓA 2780

78 Đại úy Lê Huy Cự, SQ/CB/TĐT trình diện tiểu đoàn TKS khóa 27 lên Thiếu tướng CHT Trường VBQGVN.
79 Thiếu tướng Lâm Quang Thi (1932-2021) sinh tại Vĩnh Lợi, Bạc Liêu. Ông theo học khóa 3 Trần Hưng Đạo,
Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt và chọn binh chủng pháo binh sau khi tốt nghiệp ngày 5/10/1950. Ông tốt nghiệp
Trường pháo binh Chalons-sur-Marne của Pháp năm 1954, Trường pháo binh Fort Sill, Oklahoma năm 1956. Sau
đó ông ghi danh theo học tại đại học Sài Gòn và tốt nghiệp với văn bằng cử nhân triết học năm 1961. Ông tiếp tục
hai khóa học nữa tại Trường Chỉ huy & Tham mưu Fort Leavenworth, Kansas năm 1963 và Trường Phản Du kích
chiến Fort Bragg, Bắc Carolina của Hoa Kỳ. Ông đã từng giữ những chức vụ từ pháo đội trưởng, tiểu đoàn trưởng
pháo binh đến Chỉ huy trưởng pháo binh quân đoàn và Chỉ huy trưởng Pháo binh trong những năm 1955-1961.
Ông giữ chức Tư lệnh sư đoàn 9 BB từ ngày 23/5/1965 cho đến khi về làm Chỉ huy trưởng Trường VBQGVN
ngày 9/7/1968. Cấp bậc sau cùng của ông là trung tướng, với chức vụ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn I. Ông mất
ngày 19/01/2021 tại thành phố Fremont, California.
80 Với nhã ý của NH Phước.

[52/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

BỘ CHỈ HUY CỦA TRƯỜNG VBQGVN81

BỘ CHỈ HUY CỦA TRƯỜNG VBQGVN & VŨ ĐÌNH TRƯỜNG (cũ)82

81 Mặt trước BCH của Trường VBQGVN (trên, trái). Mặt sau của BCH (trên, phải). Cỗng trước được chụp gần
với xe jeep của CHT (dưới, trái) và chụp từ xa (dưới, phải). 3 ảnh đầu được chụp trước năm 1975. Ảnh sau cùng
chụp năm 2010 (https:// picasaweb.google.com /107725717097233840304 /KBC402738NamTroLai?feat=email,
2/2/2015).
82 Ảnh chụp năm 2007, với nhã ý của BT Chức.

[53/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

4.3. MÙA QUÂN SỰ NĂM THỨ NHẤT
Một năm thụ huấn tại Trường VBQGVN được chia thành hai mùa: mùa huấn luyện quân sự và mùa học
văn hóa. Mùa quân sự kéo dài từ tháng giêng đến tháng 3, do khí hậu mùa khô, thuận tiện cho công tác
huấn luyện ngoài các bãi tập dã chiến. Mùa văn hóa kéo dài từ tháng 4 đến tháng chạp, chịu ảnh hưởng
của khí hậu mùa mưa và giá lạnh của cao nguyên lúc cuối năm, thích hợp cho việc học văn hóa trong
các phòng lớp.
Đặc biệt thời gian TKS (28/12/1970 - 27/02 /1971)83 cũng là mùa huấn luyện quân sự của năm thứ nhất,
bao gồm cá nhân chiến đấu và chiến thuật cấp tiểu đội; tháo ráp, sử dụng và bảo trì vũ khí cá nhân; cơ
bản thao diễn; địa hình, sử dụng địa bàn và bản đồ, định vị và tìm điểm đứng; công binh; truyền tin, v.v.
Về thể chất, mùa TKS và suốt năm thứ nhất, khóa 27 học quyền Anh với võ sư Đỗ Quang Đại. Quyền
Anh giúp người SVSQ thắng được sự sợ hãi và áp lực, đồng thời mang lại sự tự tin trong phản ứng của
chính mình. Sau năm thứ nhất, SVSQ được quyền chọn học thái cực đạo hay nhu đạo trong 3 năm còn
lại. Thái cực đạo đặt căn bản trên nguyên lý sức mạnh tăng theo lủy thừa bốn với tốc độ trong khi chỉ tỉ
lệ tuyến tính với khối lượng. Nói một cách khác là khi ra đòn, sự nhanh chóng quan trọng hơn khối
lượng của nắm tay hay bàn chân. Nhu đạo đặt căn bản trên cố gắng tối thiểu nhưng đạt hiệu quả tối đa.
Đa số các SVSQ khóa 27 chọn học thái cực đạo trong khi chỉ khoảng 5% quân số của khóa chọn nhu
đạo. Hầu hết các SVSQ khóa 27 khi tốt nghiệp ra Trường đều đạt đẳng cấp đai nâu hay đai đen.

KHÓA 27 TRONG THỜI GIAN TKS (trái) & ĐẠI ĐỘI
C-27 TKS GẦN CUỐI 8 TUẦN SƠ KHỞI (phải)

4.3.1. Hệ thống cán bộ tân khóa sinh
Khóa 27 TKS được chia thành 8 đại đội với quân số mỗi đại đội TKS là 24 người. Sĩ quan Cán bộ Tiểu
đoàn trưởng Tiểu đoàn TKS khóa 27 là Đại úy Lê Huy Cự. Cán bộ và Huấn luyện viên do khóa 24 phụ
trách:

83 The National Military Academy of Viet Nam, MACV Viet-Nam - VNMA Detachment, Dalat, Viet-Nam, phần
G.

[54/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

CHỨC VỤ CÁN BỘ ĐỢT I CÁN BỘ ĐỢT II
Khóa 24 Tiểu đoàn 1 phụ trách Khóa 24 Tiểu đoàn 2 phụ trách
Tiểu Đoàn Trưởng SVSQ Nguyễn Hoàng Hải SVSQ Bùi Quang Hợp
Đại Đội Trưởng Đại Đội A SVSQ Lê Văn Thiêm SVSQ Hoàng Bá Kiệt
ĐĐT/ĐĐ B SVSQ Nguyễn Thanh Lương SVSQ Nguyễn Thanh Long
ĐĐT/ĐĐ C SVSQ Võ Kỳ Phong
ĐĐT/ĐĐ D SVSQ Ngô Nên SVSQ Ngô Đức Hải
ĐĐT/ĐĐ E SVSQ Dương Phước Tuân SVSQ Bùi Minh Đức
ĐĐT/ĐĐ F SVSQ Huỳnh Đức SVSQ Nguyễn Kim Khánh
ĐĐT/ĐĐ G SVSQ Nguyễn Văn Mười SVSQ Nguyễn Xuân Âu
ĐĐT/ĐĐ H SVSQ Võ Hỷ Sơn SVSQ Huỳnh Thiện Lộc
SVSQ Nguyễn Hữu Thuần

Cán bộ huấn luyện đợt III (còn được gọi là 2 tuần trả nợ, 1/3-13/3/1971) 84 cũng do khóa 24 phụ trách.
Mỗi đại đội có 2 SVSQ khóa 24 đảm trách công việc của Cán bộ đợt III.

4.3.2. Chinh phục núi Lâm Viên

Lâm Viên đọc trại ra từ Langbian, là tên
ghép từ câu chuyện tình éo le giữa người
con trai tên K'lang và người con gái tên
H'bian theo truyền thuyết của người K'Ho.
Núi Lâm Viên gồm hai ngọn núi Ông (2124
m) và núi Bà (2167 m), nằm cách thị xã Đà
Lạt 12 km về phía bắc, khoảng 9 km theo
đường chim bay. Núi nằm cách Trường
VBQGVN khoảng 11 km theo đường chim
bay.
Sau 8 tuần lễ đầy cam go, gian khổ; thử thách cuối cùng mà tất cả TKS khóa 27 phải vượt qua nếu muốn
trở thành SVSQ là chinh phục đỉnh núi Lâm Viên (2167m), đánh dấu một đoạn đường vượt khó, bước
đầu của nguyên tắc Tự Thắng để Chỉ Huy.

Lâm Viên màu xanh, Sáng sớm ngày 27/02/1971, Tiểu đoàn
Alpha màu đỏ TKS khóa 27 đã tập họp sẵn sàng dưới
chân Lâm Viên. Sau khi các cán bộ kiểm
điểm quân số, vũ khí và những lời dặn dò
cần thiết, lệnh hành quân được ban ra: tất
cả TKS khóa 27 phải tấn công và chiếm
đỉnh Lâm Viên. Một khi đỉnh cao đã đạt
đến thì nhiều trái khói màu được thả lên để
báo tin vui cho niên trưởng các khóa và cư
dân Đà Lạt biết rằng khóa 27 đã chinh phục
được đỉnh Lâm Viên.

84 The National Military Academy of Viet Nam, MACV Viet-Nam - VNMA Detachment, Dalat, Viet-Nam, phần
G.

[55/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

ĐƯỜNG VÀO NÚI LÂM VIÊN

TRƯỜNG VBQGVN & NÚI LÂM VIÊN85

85 Đồ án thiết kế thành phố Đà Lạt của kts Ernest Hébrard năm 1923 bắt buộc các biệt thự không được xây dựng
hơn hai tầng và chỉ được tọa lạc tại phía nam hồ Xuân Hương để núi Lang Bian không bị che khuất. Năm 1932,
kts Louis-Georges Pineau (1898-1987), người kế nhiệm Hébrard lập ra đồ án qui hoạch khác nhưng vẫn duy trì
một vùng không được xây cất trong thành phố để thị dân và du khách vẫn quan sát được núi Lâm Viên (Lê Kim
Ngữ, La Place Privilégiée de la Culture Française dans la Formation et le Dévelopement de Dalat, trang 9;
Université Yersin de Dalat, Vietnam, 2009).

[56/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

TRƯỜNG VBQGVN & NÚI LÂM VIÊN86

KHÓA 27 CHINH PHỤC ĐỈNH LÂM VIÊN

86 Một tác giả khác cho rằng kts Hébrard cho giữ nguyên thảm cỏ sân cù, không cấp phép xây cất che khuất núi
Lâm Viên để giữ vẻ đẹp cho thành phố thơ mộng trong tương tương lai (Hua Hoang, Une Histoire de Dalat; https://
www.adaly.net /dalat /histoire, 2/10/2021).

[57/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

KHÓA 27 CHINH PHỤC ĐỈNH LÂM VIÊN

[58/119]

Khóa 27 Sĩ Quan H

NÚI LÂM VIÊN &
(Ấp Dan-Kia, Tỉ lệ 1:50 000, SHT 6633 II, 1974, Nha Đ

[59/1

Hiện Dịch 1970-1974

& THỊ XÃ ĐÀ LẠT
Địa Dư Quốc Gia Việt Nam ấn hành lần thứ nhất 1/1974)

119]

Khóa 27 Sĩ Quan H

THỊ XÃ ĐÀ LẠT, TRƯỜNG V
(Nha Trang, Việt Nam, Tỉ lệ 1:250 000, S

Đồ bản Quốc phòng, Trung tâm Địa h

[60/1

Hiện Dịch 1970-1974

VBQGVN & NÚI LÂM VIÊN
Series 1501, SHT ND 49-13, do Cơ quan
hình ấn hành lần thứ ba, tháng 4/1973)

119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974
4.3.3. Nghi thức trao thắt lưng trắng, gen đỏ, găng tay, mủ cát-két và gắn cấp hiệu Alpha

Sau khi chinh phục Lâm Viên trở về và trong buổi chiều cùng ngày, các cán bộ
TKS làm lễ trao thắt lưng trắng, gen đỏ, găng tay và mủ cát-két (casquette) cho
TKS. Đây là một nghi thức truyền thống của Trường VBQGVN, diễn ra trong
doanh trại SVSQ và trước khi khóa 27 diễn hành ra vũ đình trường để được
nhìn nhận là SVSQ của Trường VBQGVN.

VŨ ĐÌNH TRƯỜNG NGÀY ẤY

VŨ ĐÌNH TRƯỜNG BÂY GIỜ87
Tối ngày 27 tháng 02 năm 1971, các TKS khóa 27 được hướng dẫn ra vũ đình trường để làm lễ gắn cấp
hiệu alpha dưới sự chủ tọa của Thiếu tướng Lâm Quang Thi, Chỉ huy trưởng Trường VBQGVN.

• Đại Diện Khóa: TKS NV Quốc đại diện cho 186 TKS khóa 27 nhận cấp hiệu Alpha do Thiếu
tướng CHT và Đại tá QSV Trưởng trao gắn.

• Sau đó, các TKS toàn khóa được các cán bộ TKS trao gắn alpha.
• Có 6 TKS được trả về đời sống dân sự vì không đủ sức khỏe để vượt qua 8 tuần sơ khởi.
• Sau khi gắn alpha, khóa 27 được bàn giao cho cán bộ đợt III và tiếp tục thụ huấn thêm 2 tuần

lễ TKS nữa (01-13/03/1971)88.

87 Ảnh chụp năm 2007, với nhã ý của BT Chức.
88 The National Military Academy of Viet Nam, MACV Viet-Nam - VNMA Detachment, Dalat, Viet-Nam, phần
G.

[61/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

THIẾU TƯỚNG CHT & ĐẠI TÁ QSV TRƯỞNG
GẮN ALPHA CHO TKS ĐẠI DIỆN KHÓA 27

SVSQ/CB KHÓA 24 GẮN ALPHA CHO TKS TOÀN KHÓA 27

DẠ TIỆC SAU BUỔI LỄ GẮN ALPHA89

89 Trong ảnh phải, nhóm 3 SVSQ khóa 27 đang đệm đàn là HC Danh, NV Đình và LH Dương; với nhã ý của TV
Niếu.

[62/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

Trong suốt 4 mùa văn hóa, mỗi tuần các SVSQ còn được huấn luyện về
kiến thức quân sự với những môn về tổ chức của quân đội, quân phong,
quân kỹ, làm lệnh hành quân và các phụ bản, thiết lập phóng đồ hành quân,
lý thuyết và thực hành tháo ráp vũ khí, sử dụng kính lập thể (stereoscope)
trong nghiên cứu không ảnh, sinh hoạt Huấn đạo và Chiến tranh Chính trị.
Học và thực hành tất cả các môn thể thao, điền kinh như bóng chuyền, bóng
rổ, bóng tròn, ném tạ, nhảy xa, nhảy cao, chạy việt dã.

SÂN BÓNG CHUYỀN DỌC THEO ĐƯỜNG VÒNG ALPHA (trái),
GIỜ HỌC THỂ CHẤT CỦA SVSQ ĐẠI ĐỘI F90 (phải)

4.4. MÙA VĂN HÓA NĂM THỨ NHẤT

Mùa văn hóa năm thứ nhất bắt đầu ngày 17/03/197191. Chương
trình văn hóa năm thứ I bao gồm các môn trong ba lãnh vực nhân
văn, khoa học và kỹ thuật.
• Các môn về nhân văn gồm Nghệ thuật nói trước công chúng;
Lề thói làng xã; Nếp sống nông thôn VN; Phân loại và soạn thảo
các văn thư hành chánh; Các sắc dân thiểu số như Miên, Chàm,
Kà-Tu, Stiêng, H'Mông; Các tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo,
Bà-La-Môn; Ngôn ngữ học, Luật bằng trắc; Phương pháp
nghiên cứu, sưu tầm tài liệu với cách phân loại sách theo Dewey
(Dewey decimal system); Anh ngữ được giảng dạy trong suốt 4
năm với phòng thính thị hiện đại và bộ sách American Language
Course (ALC) gồm 8 quyển ALC 1100 - ALC 1400 và ALC
2100 - ALC 2400 do Viện Ngữ học Quốc phòng (Defence Language Institute hay DLI)
Hoa Kỳ soạn thảo, được Trường Sinh ngữ Quân đội sử dụng lúc bấy giờ, làm tài liệu giảng
huấn cho các quân nhân sẽ được gửi đi du học92.

90 3 SVSQ khóa 27 trong ảnh là B Bình, NV Liêm (hàng ngồi, bìa trái) và NV Nhuận (hàng đứng, bìa phải). Với
nhã ý của NV Nhuận.
91 The National Military Academy of Viet Nam, MACV Viet-Nam - VNMA Detachment, Dalat, Viet-Nam, phần
G.
92 Language Training Detachment (LTD), Quarterly English Language Training Program (ELTP) Report, trang 4;
Senior Advisor, AFLS Advisory Detachment, MACV Training Directorate, Advisory Team 62, APO 96243, 20
January 1970.

[63/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

• Khoa học gồm có Toán và Hóa học. Khoa học Toán với chương trình giải tích khá nặng nề
gồm vi phân từng phần; tích phân một lớp và nhiều lớp, ma (phương) trận; các loại cấp số
như Frobenius, Taylor; số tạp (complex number), số thực và số ảo; đẳng thức và bất đẳng
thức; hàm số đặc biệt như Heaviside, Bessel để giải phương trình vi phân. Chương trình
toán này sẽ giúp người SVSQ giải các vấn đề trong những môn kỹ thuật của hai năm sau
cùng. Hóa học gồm hóa vô cơ và hóa hữu cơ. Hóa Vô cơ bao gồm các định luật hóa học
căn bản, bảng phân loại tuần hoàn Mendeleïev, cấu trúc hạt nhân, cân bằng phản ứng hóa
học; sử dụng máy hấp, máy ly tâm. Hóa Hữu cơ gồm hỗn hợp carbon, cơ chế của phản ứng
hóa học và lý thuyết quỷ đạo hạt nhân.

Đầu mùa văn hóa năm thứ nhất và ngay sau khi học xong phần số tạp với
số thực và số ảo, mỗi SVSQ được học cách sử dụng thước tính (slide rule),
có kèm theo một tập sách mỏng hướng dẫn cách sử dụng. Công cụ trợ
giúp học tập này chỉ là môn thực tập tại các trường cao đẳng kỹ thuật dân
sự trong khi tại Trường VBQGVN, mỗi SVSQ được cấp phát ngay một
thước tính, Pickett N4-ES dài 25 cm bằng hợp kim nhôm, mẫu kép (duplex
model) với powerlog exponential và gồm 34 phép tính, để sử dụng trong
suốt 4 năm. Sự khó khăn, phức tạp khi lấy căn số dù chỉ là bậc hai của
nhiều số thập phân hay bài tính lôgarit dài lê thê với quyển lôgarit dày
cộm màu xanh lơ của Bouvart và Ratinet thời học sinh đã trở thành câu
chuyện của quá khứ vì chỉ cần một bận kéo thước tính là đọc ngay được
kết quả với độ chính xác hai số thập phân trên mặt bên kia của thước tính.
Càng tuyệt vời hơn nữa khi phải sử dụng số tạp a+jb trong các bài toán
môn điện học của năm thứ ba hoặc các hàm số dưới dạng Aemx khi tính
toán đạn đạo trong mùa văn hóa của năm cuối. Ngày hôm nay, để có được những kết quả như
vậy không có gì quá khó khăn đối với máy tính bỏ túi (electronic calculator) nhưng nên nhớ lúc
bấy giờ là những năm đầu của thập niên 70 thuộc thế kỷ 20, electronic calculator chỉ xuất hiện
tại Việt Nam khoảng 10 năm sau đó. Năm 1967, qua Chương trình Quân viện (Military Assistant
Program hay MAP), Hoa Kỳ đã cung cấp cho Trường VBQGVN 570 thước tính93.

THƯỚC TÍNH PICKETT N4-ES

93 Brigadier General JL Collins, Jr., Vietnam Studies - The Development and Training of the South Vietnamese
Army, 1950-1972, trang 38. Sách đã dẫn trước.

[64/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974
3 QUYỂN SÁCH TIÊU BIỂU TRONG CHƯƠNG TRÌNH

VĂN HÓA NĂM THỨ NHẤT CỦA KHÓA 27

BẢN DỊCH (trái) & NGUYÊN BẢN (phải) SÁCH HÓA HỌC

NGUYÊN BẢN SÁCH GIẢI TÍCH94 (trái)
& SÁCH ANH NGỮ ALC-1100 (phải)
• Kỹ thuật bao gồm Trắc lượng (Trắc đạc) giúp tiến hành đo vẽ
bình đồ khu vực công trình, thông hiểu ý nghĩa nội dung của công
tác đo vẽ cơ bản trong xây dựng với những khái niệm về sai số đo
đạc; phép chiếu và hệ tọa độ phẳng; sử dụng thuần thục máy kinh
vĩ (theodolite) và hệ thống tiêu nhắm trên công trường. Họa đạc
với những kiến thức cơ bản, lý luận về phép chiếu, các phương
pháp biểu diễn vật thể, rèn luyện kỹ năng đọc và lập các bản vẽ kỹ
thuật; Điện nhập môn với lý thuyết và phân tích mạch điện, hai
hình thức tiêu biểu là mạch tương đương Norton và Thévenin. Phản
ứng của mạch RC, RL và RLC được giải quyết với kỹ thuật cổ điển
hay bằng phương trình vi phân.

94 Hình bìa quyển sách “Elements of the Differential and Integral Calculus”, ấn bản năm 2011, của WA Granville,
PF Smith & WR Longley; do nxb Ginn & Company, in lần đầu tiên năm 1904. Sách được chuyển ngữ thành bộ
sách “Giải tích” gồm 2 quyển là sách giáo khoa môn toán năm thứ nhất.

[65/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974
Mùa văn hóa năm thứ nhất chấm dứt ngày 11/12/1971. Khoảng thời gian 13-18/12 dành để tập dượt cho
lễ mãn khóa 2495.
5. GIÃ TỪ NÙI GIẺ VÀ BỘT NAB - NĂM THỨ HAI

Trong suốt năm thứ nhất, SVSQ có trách nhiệm giữ
gìn vệ sinh cho doanh trại SVSQ. Dụng cụ chủ yếu
phục vụ cho nhu cầu làm sạch doanh trại của mỗi
SVSQ là chổi, nùi giẻ và bột NAB. Khi bước lên năm
thứ hai, công tác này được bàn giao lại cho khóa đàn
em. Trong trường hợp này là khóa 28. Phải nói đây là
một nghệ thuật vì không thể trau dồi được tại một
trường cao đẳng dân sự. Công tác phải được thi hành
với phẩm chất tuyệt đối, trong thời gian tối thiểu, điều
kiện khó khăn, nhất là mỗi khi trời mưa hay lúc doanh
trại bị cúp nước. Chỉ đáng tiếc là không bao giờ có một buổi lễ bàn giao công tác giữa khóa tiền nhiệm
và khóa kế nhiệm.

DOANH TRẠI SVSQ NGÀY ẤY

DOANH TRẠI BÂY GIỜ96

95 The National Military Academy of Viet Nam, MACV Viet-Nam - VNMA Detachment, Dalat, Viet-Nam, phần
G.
96 Ảnh chụp năm 2007, với nhã ý của BT Chức.

[66/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

DOANH TRẠI LIÊN ĐỘI A-B-I (trái) & LIÊN ĐỘI I-C-D (phải)97

DOANH TRẠI LIÊN ĐỘI E-F-K (trái), TRƯỚC PHẠN XÁ (phải)98

CẦU THANG ĐẠI ĐỘI D NGÀY ẤY (trái) & CẦU
THANG LIÊN ĐỘI F-K BÂY GIỜ (phải)99

97 Kiến trúc màu trắng trong ảnh phải, được xây dựng sau năm 1975. Ảnh chụp năm 2007, với nhã ý của BT Chức.
98 Ảnh chụp năm 2007, cùng nguồn trên.
99 Ảnh trái chụp năm 1964. Ảnh phải chụp năm 2010 (https:// picasaweb.google.com /107725717097233840304
/KBC402738NamTroLai?feat=email, 2/2/2015). Lưu ý mẫu tự F được gắn trên tường của bâtiment trong ảnh trái
vì được chụp trước năm 1975 trong khi mẫu tự C đã bị tháo gỡ trong ảnh phải vì được chụp sau năm 1975.

[67/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

MẶT TRƯỚC DOANH TRẠI LIÊN ĐỘI K-G-H100

MẶT SAU DOANH TRẠI LIÊN ĐỘI E-F-K101

100 Ảnh chụp năm 2010 (https:// picasaweb.google.com /107725717097233840304 /KBC402738NamTroLai?
feat=email, 2/2/2015).
101 Sau năm 1975, 3 kiến trúc sơn trắng được xây dựng thêm phía sau doanh trại và tại vị trí khu thợ chụp ảnh, thợ
may, văn khang đại đội K. Ảnh chụp năm 2010, cùng nguồn trên.

[68/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

HÀNH LANG TRONG DOANH TRẠI NGÀY ẤY & BÂY GIỜ102

PHÒNG ỐC CỦA SVSQ TRƯỜNG VBQGVN

102 Ảnh trái chụp trước năm 1975 trong khi ảnh phải chụp năm 2010 (https:// picasaweb.google.com /107725717
097233840304 /KBC402738NamTroLai?feat=email, 2/2/2015).

[69/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

ĐƯỜNG VÒNG ALPHA NGÀY ẤY

ĐƯỜNG VÒNG ALPHA (cũ)103

Phạn xá tọa lạc tại đầu cuối khuôn viên Trường và có khả năng cung cấp chỗ ngồi ăn cho khoảng 1200
thực khách.

Một trong những cung nhạc mà TKS thường nghe
mỗi lần vào phạn xá, nhắc nhở nhiều đến những gì
đã để lại khi ra đi :

“ … Ra đi là hết rồi !
Quay nhìn đoạn đời trôi,
Hôm nay sao lạnh lùng hồn lưu luyến.
Xa xa một bóng người,
Tay buồn cầm khăn lay,
Như nhắn lên vài tiếng tương phùng”.

Từ giã kinh thành, nhạc: Châu Kỳ, lời: Hồ Đình Phương

CÁNH TRÁI CỦA PHẠN XÁ

103 Ảnh trái chụp năm 2007, với nhã ý của BT Chức. Ảnh phải chụp năm 2010 (https:// picasaweb.google.com
/107725717097233840304 /KBC402738NamTroLai?feat=email, 2/2/2015).

[70/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

PHẠN XÁ NGÀY ẤY (trái) & BÂY GIỜ (phải)104

PHẠN XÁ BÂY GIỜ105
5.1. MÙA QUÂN SỰ NĂM THỨ HAI

Mùa quân sự năm thứ hai của khóa 27 bắt đầu ngày 15 tháng 01 năm
1972. Trong mùa quân sự năm thứ hai, SVSQ khóa 27 được huấn luyện
chiến thuật cấp trung đội bộ binh, tháo ráp & sử dụng thành thạo những
vũ khí của ta (colt .45, carbin M1, tiểu liên Thompson M1A1, tiểu liên
M16A1, trung liên BAR M1918A2, đại liên .30 M1919 Browning, đại
liên M60, đại bác 57 ly không giật, súng chống chiến xa 3.5”) đang
được trang bị cho các đơn vị ngoài chiến trường; lẫn của địch (súng
trường bá đỏ CKC, tiểu liên AK-47, súng chống chiến xa B-40, B-41).
Học và thực tập nhị thức Bộ binh - Thiết giáp; hành quân trực thăng
vận; tuột núi; vượt sông; đoạn đường chiến binh; hành quân chiếm làng
Việt Cộng106. Sử dụng lưỡi lê trong cận chiến; tính toán và sử dụng chất
nổ; các loại lựu đạn, trái sáng, hỏa châu; mìn bẫy của ta và của địch; đặc lệnh truyền tin, biểu tín hiệu
không lục, các dụng cụ, máy móc truyền tin trang bị cho cấp trung đội.

104 Ảnh trái chụp trước năm 1975 trong khi ảnh phải chụp năm 2007, với nhã ý của BT Chức.
105 Ảnh chụp năm 2007, cùng nguồn trên.
106 Cuộc hành quân tảo thanh làng chiến đấu của VC là một điểm quan trọng trong chiến dịch bình định. Làng
chiến đấu là một mấu chốt trong chiến thuật phòng thủ của CS không những lúc bấy giờ mà ngay cả trong chiến
tranh với Trung quốc tại các làng biên giới phía Bắc cũng như những xã tại biên giới Tây-Nam với quân đội của
Pol Pốt - Ieng Sary sau này. Tài liệu của QĐND “Lợi thế của những Làng Chiến Đấu” được đọc trên đài phát
thanh Hà Nội lúc 23.30 GMT ngày 21/5/1979.

[71/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

MÁY TRUYỀN TIN AN/PRC-25 & ĐIỆN THOẠI DÃ CHIẾN TA-43/PT
HỒ THAN THỞ NGÀY ẤY
HỒ THAN THỞ BÂY GIỜ

[72/119]

Khóa 27 Sĩ Quan H

THỰC TẬP NHỊ THỨC BỘ BINH THIẾT GIÁP (t

TẠI BÃI TẬP CH

107 Ảnh chụp năm 1972, với nhã ý của NV Nhuận.
108 Từ trái sang phải: NC Danh, NN Đức, ND Cương, ZT Zìu & NC Phương; với n

[73/1

Hiện Dịch 1970-1974

trái)107 & HÀNH QUÂN TRỰC THĂNG VẬN (phải)

HIẾN THUẬT108

nhã ý của ND Cương.
119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

5.2. MÙA VĂN HÓA NĂM THỨ HAI

Mùa văn hóa năm thứ hai của khóa 27 bắt đầu vào tháng 4 năm 1972. Cũng trong
tháng này, BCH Trường VBQGVN có sự thay đổi về nhân sự:

1/ Chỉ huy Trưởng: Thiếu tướng Lâm Quang Thơ (1931-1985)109
2/ Chỉ huy Phó: Chuẩn tướng Lê Văn Thân (1932-2005)
3/ Tham mưu Trưởng: Trung tá Huỳnh Văn Tâm (TMT khi khóa 27 tốt
nghiệp là Đại tá Nguyễn Bá Thịnh)
4/ Quân sự vụ Trưởng: Trung tá Nguyễn Thúc Hùng
5/ Văn hóa vụ Trưởng: Đại tá Nguyễn Văn Huệ (VHV Trưởng khi khóa 27 tốt
nghiệp là Trung tá Nguyễn Phước Ưng Hiến, cũng là vị VHV Trưởng cuối
cùng của Trường VBQGVN).

Buổi lễ bàn giao chức vụ CHT Trường VBQGVN được tổ chức lúc 11.30 giờ ngày 5/4/1972, dưới sự
chủ tọa của Trung tướng Phan Trọng Chinh (1930-2014), Tổng cục Trưởng Tổng cục Quân huấn110.

Cũng tương tự như chương trình văn hóa của năm thứ nhất, các môn học trong năm thứ hai cũng bao
gồm trong 3 lãnh vực nhân văn, khoa học và kỹ thuật.

• Sử là vấn đề chính trong lãnh vực nhân văn với Sử Á và Sử Âu; Tư tưởng Chính trị với những
nhà tư tưởng, chính trị lớn của thế giới như Lão Tử, Mạnh Tử, Khổng Tử, Montesquieux, JJ
Rousseau, Niccolo Machiavelli, Descartes; các trường phái Trọng Nông, Trọng Thương, Khắc
Kỷ, v.v. Chính thể đối chiếu so sánh sự khác biệt giữa hai
thể chế tổng thống và đại nghị; phân tích những thành công
và thất bại của Quốc sách Ấp Chiến lược.

• Khoa học bao gồm Vật lý với nguyên lý tương đối và hệ
thống qui chiếu, cơ, điện, từ, sóng, âm thanh, quang học;
Định luật Newton về chuyển động phân tử và hệ thống phân
tử, chuyển động điều hòa, trọng lực, quỷ đạo; Giải tích Véc-
tơ với lý thuyết Green, Gauss và Stokes; Moment, Ngẫu lực, Ma sát; Đại số Tuyến tính giới
thiệu tích véc-tơ và hàm số tuyến tính, được áp dụng trong các môn kỹ thuật và kinh tế học của
hai năm cuối; Phương trình Vi phân với hệ thống phương trình vi phân tuyến tính; Phép biến
đổi Laplace thuận và nghịch để giải quyết những vấn đề trong vật lý và kỹ thuật, nhất là trong
phân tích mạch điện, biến những phần tử trong mạch thành
dạng tổng trở; những phương trình vi phân trong kỹ thuật
điện thành những phương trình đại số để có được lời giải
tương đối dễ dàng hơn; Phương trình Vi phân từng phần;
Cấp số Fourrier; Xác xuất và Thống kê bao gồm phân tích
dữ kiện, mô hình, các phân phối (distribution) với nhiều biến

109 Thiếu tướng Lâm Quang Thơ (1931-1985) sinh tại Bạc Liêu. Ông cũng tốt nghiệp khóa 3 Trường Võ bị Liên
quân Đà Lạt năm 1951 và chỉ huy các đơn vị thiết giáp từ chi đội đến trung đoàn và từng làm CHT Thiết giáp
binh. Ông giữ chức Tư lệnh sư đoàn 18 BB trong thời gian 1970-1972 trước khi về làm CHT Trường VBQGVN.
Ông đã tốt nghiệp Trường Sĩ quan Thiết giáp Fort Knox, Kentucky năm 1956 và Trường Chỉ huy & Tham mưu
Fort Leavenworth, Kansas năm 1964 tại Hoa Kỳ. Ông đã giữ chức vụ CHT Trường VBQGVN một lần trước đây,
từ ngày 23/7/1965 đến ngày 12/4/1966, khi còn mang cấp bậc đại tá. Ông qua đời tại San Francisco, California.
110 Disposition Form - Change of Command - Vietnamese National Military Academy. From Director of Training
& Special Assistance to COMUSMACV to Chief of Staff, 5 April 1972.

[74/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

số bất ngờ, giả thuyết, độ tin cậy, biến số bất kỳ gián đoạn hoặc liên tục và phân phối bình
thường hay phân phối chuẩn (normal distribution).

• Kỹ thuật gồm các môn Điện và Điện tử : khái niệm về tổng
trở, cầu Wheatstone, khuếch đại, bộ lọc, chỉnh lưu, biến thế, đèn; Động
cơ một chiều, Máy phát điện xoay chiều; Sử dụng dao động ký
(oscilloscope) trong phân tích mạch, biên độ, cường độ của tín hiệu;
Dụng cụ bán dẫn (p-n và transistor), điện trở, tụ điện, cảm ứng; Cố thể
(đúng ra phải gọi là Cơ Học dành cho Kỹ Sư hay Mechanics for
Engineers111) để tạo căn bản cho môn Sức chịu (Sức bền) Vật liệu của
năm thứ ba. Môn học gồm hai phẩn chủ yếu là tĩnh học và động học.
Tĩnh học nghiên cứu sự cân bằng hai thứ nguyên (2D) và ba thứ nguyên (3D), lực, dầm, khung,
sự ma sát và dây cáp. Động học bao gồm động năng, khung dịch chuyển tuyến tính, khung quay
và gia tốc Coriolis, công và xung lượng.

Năm thứ hai cũng mang đến nhiều sự kiện khác cho khóa 27, đó là trắc nghiệm tâm lý để chọn quân
chủng; du hành thăm viếng các quân binh chủng, quân trường, trung tâm huấn luyện và tham gia chiến
dịch thông tin CTCT tại miền Trung.

5.3. TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ

Bắt đầu từ khóa 25, Bộ TTM chỉ định Trường VBQGVN tổ chức chương trình huấn luyện sĩ quan hiện
dịch liên quân chủng. Theo đó, 1/4 quân số mỗi khóa của Trường VBQGVN sẽ được chọn lựa theo khả

năng và nguyện vọng để được huấn luyện thành sĩ quan Không và Hải quân hiện
dịch. Một cuộc trắc nghiệm tâm lý do các chuyên viên của Bộ TTM đảm trách đã
được tổ chức khoảng gần cuối năm 1972 để chọn lựa những ứng viên cho chương
trình này. Kết quả trắc nghiệm tâm lý được tiếp nối bởi khảo sát khắt khe về sức
khỏe cho các SVSQ chọn Không quân và khả năng học văn hóa trong hai năm đầu
cho những ai chọn Hải quân. Sau cùng, chiếu theo nguyện vọng của SVSQ, có 11
SVSQ khóa 27 tiếp tục chương trình huấn luyện liên quân chủng cho Không quân và 24 SVSQ cho Hải
quân.

5.4. DU HÀNH & QUAN SÁT

Một thời gian ngắn sau cuộc trắc nghiệm tâm lý, khóa 27 được tổ chức du hành thăm viếng các quân
binh chủng, quân trường, trung tâm huấn luyện và các cơ sở quân sự quan trọng của QLVNCH tại Sài
Gòn và Nha Trang. Đây là một chương trình được tổ chức hàng năm dành cho mỗi khóa của Trường
VBQGVN và ngay sau khi trắc nghiệm tâm lý nhằm giúp các SVSQ có một tầm nhìn tổng quát về cơ

cấu tổ chức và sự trưởng thành của QLVNCH, đồng thời định hướng cho
các sĩ quan tương lai trong việc chọn lựa quân và binh chủng để phục vụ khi
ra trường.

Cuộc du hành & quan sát do Thiếu tá Quách Văn Thành, cựu SVSQ khóa
17 Võ Bị hướng dẫn; bắt đầu ngày 22/10 và kéo dài đến ngày 05/11/1972.

111 Hình bìa nguyên bản của quyển sách “Cố Thể” do ông Nghiêm Xuân Đốc chuyển ngữ.

[75/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974
Tại Sài Gòn, khóa 27 đã thăm viếng Lục quân Công xưởng, Hải quân Công xưởng, Trung tâm Kế toán
An bài Điện tử, Trường BB Thủ Đức, Trường Thiết giáp. Ra Nha Trang, khóa 27 đến quan sát huấn
khu Dục Mỹ, Trường Pháo binh và tuột dây tử thần tại Trung tâm Huấn luyện BĐQ, thăm viếng Trung
tâm Huấn luyện Hải quân và Không quân Nha Trang.

HẢI QUÂN CÔNG XƯỞNG & TRƯỜNG BỘ BINH THỦ ĐỨC

TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN BĐQ DỤC MỸ

TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN HẢI QUÂN & TRUNG TÂM
HUẤN LUYỆN KHÔNG QUÂN NHA TRANG

[76/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

5.5. CÔNG TÁC THÔNG TIN CHIẾN TRANH CHÍNH TRỊ

SVSQ KHÓA 27 TRONG CÔNG TÁC TT/CTCT TẠI MIỀN TRUNG NĂM 1973112

Để chuẩn bị tâm lý dân chúng VNCH trước khi hiệp định Paris được ký kết, SVSQ tại các quân trường
và TTHL được phân phối đi khắp các quân khu nhằm giải thích với dân chúng địa phương về đường lối
và chủ trương của chính phủ VNCH cũng như đã phá các luận điệu tuyên truyền của CS. SVSQ của
Trường VBQGVN được phân phối ra hoạt động tại miền Trung. Theo chỉ thị của Bộ Tổng Tham Mưu,
Trường đã cử hai khóa 27 và 28 tham gia chiến dịch Thông Tin Chiến Tranh Chính Trị tại Quân Khu 1
(nhưng chỉ hoạt động tại 4 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và Quảng Tín). Chiến dịch gồm
hai giai đoạn. Giai đoạn 1 bắt đầu ngày 19 tháng 11 năm 1972 và chấm dứt ngày 14 tháng giêng năm
1973. Trong giai đoạn này SVSQ TĐ Thâu, khóa 27 đã bị tử nạn. Sau khi hiệp định Paris được ký kết,
ngày 27 tháng giêng năm 1973, khóa 27 lục quân và khóa 28 lại một lần nữa lên đường ra công tác tại
Quân Khu 1 và trở về Trường ngày 6 tháng 4 năm 1973.

6. HUẤN LUYỆN LIÊN QUÂN CHỦNG - NĂM THỨ BA

Cuối năm 1970, sau khi khóa 23 mãn khóa, Trường còn ba khóa 24, 25 và 26 với quân số lần lượt là
258, 260, 187 SVSQ113. K27 khi lên SVSQ với quân số 186 khiến Trung Đoàn SVSQ trở lại đầy đủ 4
khóa với hai tiểu đoàn 1 và 2 SVSQ. Tiểu đoàn 1 SVSQ gồm 4 đại đội mang danh số từ A đến D trong
khi tiểu đoàn 2 SVSQ với 4 đại đội mang danh số từ E đến H. Đầu năm 1971, khi Trường VBQGVN
được giao nhiệm vụ huấn luyện sĩ quan hiện dịch liên quân chủng cho QLVNCH thì trung đoàn SVSQ
từ 8 đại đội thuần túy lục quân lúc ban đầu được phân chia lại, có thêm hai trung đội không quân và hải
quân khóa 25, khóa đầu tiên được huấn luyện theo chương trình liên quân chủng. Đến cuối năm, khóa
26 là khóa liên quân chủng thứ nhì, cũng với hai trung đội không quân và hải quân. Hai trung đội không
quân và hải quân ban đầu nay có thêm quân số để trở thành hai đại đội. Trung đoàn SVSQ do đó gồm
có 10 đại đội. Tiểu Đoàn 1 SVSQ có thêm đại đội I (Không quân) và tiểu đoàn 2 SVSQ có thêm đại đội
K (Hải quân). Dĩ nhiên hai đại đội này chỉ có SVSQ hai khóa năm thứ ba và thứ tư mà thôi.

112 Ảnh trái : SVSQ ND Cương khóa 27 đứng bên phải, cùng với 3 SVSQ khóa 28 trong chuyến công tác TT/CTCT
đợt II năm 1973, tại quận Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; với nhã ý của ND Cương. Ảnh phải : SVSQ TH Hạnh
(mang vũ khí, đứng ở bìa trái) trong chuyến công tác TT/CTCT tại miền Trung; với nhã ý của TH Hạnh.
113 The National Military Academy of Viet Nam, MACV Viet-Nam - VNMA Detachment, Dalat, Viet-Nam, phần
G.

[77/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

Lên năm thứ ba, khóa 27 được phân chia thành ba quân chủng hải, lục và không quân với chương trình
huấn luyện hải, lục và không quân riêng rẽ nên mùa quân sự và văn hóa do đó có một số khác biệt.
6.1. MÙA QUÂN SỰ NĂM THỨ BA
6.1.1. Lục quân
Trong khi các SVSQ Lục Quân khóa 27 đảm nhiệm công tác Thông tin Chiến tranh Chính trị
tại Quân Khu 1 thì các SVSQ Hải và Không quân thụ huấn chuyên môn tại hai Trung tâm Huấn
luyện Hải và Không quân Nha Trang.

ĐẠI ĐỘI E (LỤC QUÂN) KHÓA
27 TRƯỚC DOANH TRẠI

6.1.2. Hải quân
Các SVSQ Hải Quân (đại đội K) về TTHL/HQ Nha Trang để học căn bản
hải nghiệp như gửi và nhận tín hiệu cờ (semaphore), đèn (signal lamp); vận
chuyển; kỹ thuật thắt nút dây thừng (rope splicing); hàng hải cận duyên;
hàng hải thiên văn; hải sử; hành quân thủy bộ; trung tâm chiến báo. Học bơi
lội ngoài bãi biển Nha Trang; học lái tiểu vận đĩnh (tàu đổ bộ LCVP) tại
Cầu Đá. Sau đó ra TTHL/HQ Cam Ranh học phòng tai (Damage Control)
trong một tuần lễ; luân phiên thực tập trên các khinh tốc đĩnh (PCF) và tuần
duyên đĩnh (WPB hay Coastguard) tại Vùng 2 Duyên hải (từ Phan Thiết đến
Bình Định). Đặc biệt trong thời gian học lý thuyết, khóa 27 HQ đã hân hạnh

được đón tiếp Thiếu tướng Lâm Quang Thơ, Chỉ huy trưởng Trường VBQGVN xuống quan sát lớp học
tại TTHL/HQ Nha Trang. Thiếu tướng đã được Phó Đề đốc Nguyễn Thanh Châu (1933-2016),
CHT/TTHL/HQ Nha Trang đón tiếp và hướng dẫn đến thăm lớp học của khóa 27 HQ.

[78/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

LIÊN LẠC BẰNG CỜ GIỮA CÁC TÀU ĐI BIỂN

LIÊN LẠC BẰNG ĐÈN DÙNG KÝ HIỆU MORSE
NÚT THẮT & DÂY THỪNG, LƯỚI ĐỔ BỘ

[79/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

ĐẠI ĐỘI HQ KHÓA 27 TRƯỚC DOANH TRẠI
SVSQ TẠI TTHL/HQ NHA TRANG114

ĐẠI ĐỘI K KHÓA 27 TẠI TRƯỜNG PHÒNG TAI, TTHL/HQ CAM RANH115

114 Ảnh chụp trong mùa quân sự năm thứ ba. Với nhã ý của T Phi.
115 Ảnh cùng nguồn trên.

[80/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

TIỂU VẬN ĐĨNH LCVP & KHINH TỐC ĐĨNH PCF

TUẦN DUYÊN ĐĨNH WPB (trái); ĐẠI ĐỘI K KHÓA 27 THỰC
TẬP CỨU HỎA TẠI TTHL/HQ CAM RANH (phải)
Khi trở lại Trường, khóa 27 HQ được huấn luyện chương trình quân sự năm
thứ ba của lục quân bao gồm vũ khí cộng đồng như súng cối; chiến thuật
cấp đại đội như đại đội phục kích, đại đội phản phục kích, tuột dây tử thần,
v.v. nhằm đáp ứng cho nhu cầu của những cuộc hành quân thủy bộ trong kế
hoạch Việt Nam hóa chiến tranh. Trong một cuộc hành quân thủy bộ, người
sĩ quan hải quân sẽ chỉ huy tất cả các lực lượng hành quân được chuyển vận
bằng tàu, cho đến khi đầu cầu đổ bộ được thiết lập xong.

ĐẠI ĐỘI HẢI QUÂN KHÓA 27 TRONG QUÂN PHỤC
LÀM VIỆC & QUÂN PHỤC DẠO PHỐ MÙA ĐÔNG

[81/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

6.1.3. Không quân

Các SVSQ Không Quân (đại đội I) về TTHL/KQ Nha Trang để học bay khai tâm;
Địa huấn gồm cấu tạo phi cơ, tác động của gió (khí động học), lực nâng, lực cản,
công dụng của bình ổn ngang, bình ổn đứng, cánh cản, cánh phụ; tài liệu xuyên
mây, v.v. Trau dồi thêm Anh ngữ để chuẩn bị cho các SVSQ Không quân sau khi
tốt nghiệp sẽ được gửi đi thụ huấn tại Hoa Kỳ.

6.2. MÙA VĂN HÓA NĂM THỨ BA

Sau thời gian công tác thông tin CTCT tại Quân khu 1, khóa 27 Lục quân trở về Trường, khóa 27 Hải
và Không quân cũng đã hoàn tất chương trình huấn luyện chuyên môn tại Nha Trang. Tất cả khóa 27
bắt đầu chương trình văn hóa của năm thứ ba từ tháng 3/1973. Giờ đây cũng tương ứng với chương
trình huấn luyện liên quân chủng; hải, lục và không quân có những môn học khác nhau và giống nhau.

Chương trình văn hóa của năm thứ ba bao gồm ba lãnh vực nhân văn, khoa học xã hội và kỹ thuật với
các môn học chung cho cả ba quân chủng như sau :

• Nhân văn đặt nặng về quân sử, bao gồm chiến
tranh thời trung cổ, chiến tranh thời Nã-Phá-
Luân, nội chiến Mỹ, chiến tranh thế giới thứ I,
thứ II và chiến tranh Triều Tiên.

• Về khoa học xã hội, các SVSQ được dạy Kinh tế
học vĩ mô và vi mô. Kinh tế vĩ mô học về lợi tức,
sử dụng nhân sự và giá cả, sự giao thoa giữa kinh
tế nội địa và kinh tế toàn cầu, hoạch định và ảnh
hưởng của chế độ tiền tệ và tài chính. Kinh tế vi
mô nghiên cứu tổng sản lượng quốc gia, lý thuyết
về giá cả và cân bằng thị trường, lạm phát và
thương mại quốc tế, áp dụng vào chính sách công.

• Các môn kỹ thuật ứng dụng mà Hải, Lục và Không quân học chung là Sức bền Vật liệu bao
gồm định luật Hook, các hình thái ứng suất, kéo, nén đúng tâm, xoắn, uốn phẳng và phức tạp,
vòng tròn Mohr, quang đàn tính, đàn hồi và đàn
dẽo, tác dụng nhiệt, hiện tượng từ dão (creep) và
sự mệt mỏi của vật liệu (fatigue of materials);
Lưu chất gồm lưu thành lớp và hỗn lưu của chất
lỏng nén. Môn học này hướng dẫn người SVSQ
nghiên cứu lực và moment tác dụng lên các vật
thể bay, lực nâng, lực trì qua nghiên cứu lưu võng
trong khí động học hai thứ nguyên (tiết diện
cánh) và ba thứ nguyên (cánh), Thí nghiệm
buồng gió (wind tunnel) nghiên cứu hai hệ số lực
nâng (coefficient of lift CL) và lực trì (coefficient
of drag CD) với thông số tỉ số chiều dài/đường
kính (L/D). Máy thí nghiệm loại cân bằng lực
(force balance), mạch hở với mức độ hỗn lưu
thấp, vì chỉ có khả năng với một mẫu thí nghiệm

[82/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974
(single element air foil) nên số Reynolds khoảng 6.5 x 105 m-1, vận tốc trung bình 100 m/s;
Nhiệt Động lực học với nguyên lý bảo tồn năng lượng, khái niệm enthalpi và entropy, sử dụng
giản đồ Mollier, cơ chế hoán chuyển năng lượng và khối lượng, bao gồm định luật Fourier về
truyền nhiệt, định luật Fick về phản xạ nhiệt, sử dụng các phương trình liên quan để giải những
bài toán về nhiệt độ của hệ thống hóa kỹ thuật, đặc biệt chú trọng đến những phương trình vận
chuyển để thông hiểu sự truyền nhiệt, phản xạ nhiệt và những phản ứng hóa học xảy ra trong
máy móc, dụng cụ; Phương trình Maxwell & những Nguyên lý Điện từ áp dụng cho hướng
sóng, ăng-ten, ra-đa; Máy đẩy (automotive propulsion systems) gồm động cơ hơi nước, động
cơ khí, động cơ đốt trong, hai thì, bốn thì và Wankel; Tân Vật lý, chính xác hơn phải gọi là vật
lý nguyên lượng (quantum physics) hay cơ học lượng tử (quantum mechanics) bổ túc cho cơ
học Newton, nghiên cứu năng lượng tầng hay năng lượng biên, giải thích phản ứng của vật chất
trên mức độ vi mô.

THÍ NGHIỆM ĐỘNG CƠ XE HƠI116

MÁY THÍ NGHIỆM THỦY LỰC TINIUS OLSEN VỪA MỚI ĐƯỢC LẮP
ĐẶT (trái) & SVSQ THỰC TẬP THÍ NGHIỆM SỨC BỀN VẬT LIỆU (phải)117

116 Ảnh trái, từ trái sang phải là NĐ Khanh, NC Phương, N Bông, NĐ Phương, NV Lễ và NV Châu, đại đội K 27.
Ảnh phải, từ trái sang phải là NĐ Khanh, BT Mạnh, T Phi, NV Lễ và NC Phương, đại đội K 27. Với nhã ý của T
Phi.
117 Từ trái sang phải là NN Trân, TQ Thành và VV Xuân thuộc liên đội A-B 27, đang làm thí nghiệm bài học kéo
nén đúng tâm.

[83/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

Các SVSQ Lục quân sẽ học riêng môn Cơ cấu,
chú trọng về phân tích và thiết kế các kiến trúc cơ
bản như đà (dầm), sườn và khung trong cấu tạo
cầu và công thự, nhà cửa. Những kỹ thuật độ lệch
cổ điển như tích phân trực tiếp và công ảo; những
kỹ thuật phân tích bất định (indeterminate
analysis) như phương pháp lực và độ biến dạng
(độ dốc, độ cứng trực tiếp hay phân phối moment)
được sử dụng để xác định lực và độ biến dạng
trong những hệ thống đàn hồi; Giao thông Xa lộ
giới thiệu những nguyên tắc giao thông, tập trung
trên hai vấn đề cơ bản là xa lộ và lưu lượng xe cộ;
Thổ cơ nghiên cứu các đặc tính của đất sử dụng
trong xây dựng hay làm nền móng. Môn học gồm
các chương về phân tích ứng suất, xác định tính
ổn định, thiết kế bờ bao ngạn, áp suất của đất và
thiết kế nền móng. Thí nghiệm xác định các đặc tính của đất, từ đó rút ra các thông số dùng trong thiết
kế; Nhựa đường nghiên cứu độ kết dính, xác định tỉ lệ cơ cấu trong công trình xây dựng xa lộ, phi
trường; Tâm lý học (quân sự) nghiên cứu những dữ kiện lý thuyết và thực nghiệm để hiểu biết, tiên
đoán và tìm biện pháp phản ứng thích hợp những hoạt động của quân bạn, quân địch và dân chúng trên
chiến trường hay trong vùng sẽ hành quân. Các SVSQ Hải quân có thêm môn Hàng hải, học cách sử
dụng hải đồ, nhận biết các công sự trợ giúp hàng hải (aids to navigation), vạch hướng hải hành và
phương pháp định vị điện tử (Loran); Kiến trúc Chiến hạm, một trong những môn học lâu đời nhất
của ngành kỹ thuật, đặt trọng tâm trên hình dạng của vỏ tàu, sự ổn định, cấu trúc, điều kiện an toàn, điều
hành con tàu và khả năng đi biển (seaworthiness). Hải pháo nhấn mạnh sự khác biệt giữa hải pháo và
pháo binh trên đất liền vì trên biển, cả hai vị trí pháo và mục tiêu đều di động, sự nhấp nhô của sóng
biển tạo thêm ảnh hưởng cho thứ nguyên thứ ba. Môn học gồm hai phần chủ yếu là đạn dược (naval
ordnance) và tác xạ (gunnery). Trong khi đó, các SVSQ Không quân học Kiến trúc phi cơ bao gồm
thiết kế khí động học và tiên đoán lưu võng, những thông số ảnh hưởng khi phân tích những giới hạn
và ước đoán trọng lượng ban đầu, tối ưu hóa hình dạng, hệ số và giới hạn an toàn, chọn lựa vật liệu căn
cứ trên độ cứng, trọng lượng và giá thành, phương cách lựa chọn động cơ, v.v.

BẢN DỊCH & NGUYÊN BẢN 2 QUYỂN SÁCH TIÊU BIỂU TRONG
CHƯƠNG TRÌNH VĂN HÓA NĂM THỨ BA CỦA KHÓA 27

[84/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974
Vì phải tham gia công tác thông tin CTCT tại Quân khu 1 mất đến 4 tháng nên khóa 27 Lục
quân đã tình nguyện học quân sự vào những ngày thứ bảy và chủ nhật trong mùa văn hóa, để
có thể tốt nghiệp đúng ngày qui định. Chương trình bao gồm chiến thuật và vũ khí trang bị cấp
đại đội, súng cối, pháo binh, viễn thám, hành quân không trợ, v.v.

KHÓA 27 THỰC TẬP HÀNH QUÂN VIỄN THÁM
6.3. THAM DỰ DIỄN HÀNH NGÀY QUÂN LỰC 19/06/1973
Tháng 6 năm 1973, khóa 27 đã cùng khóa 26 tham dự cuộc diễn hành kỷ niệm ngày Quân Lực 19/6 tại
Sài Gòn cùng với hầu hết các đơn vị quân, binh chủng nhằm tuyên dương những chiến thắng lẫy lừng
của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong việc ngăn chận cuộc tổng tấn công của Cộng sản Bắc Việt
trong âm mưu thôn tính miền Nam.

QUÂN KỲ TRƯỜNG VBQGVN & HIỆU KỲ TRUNG ĐOÀN SVSQ

[85/119]


Click to View FlipBook Version