The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.

TS_K27_TVBQGVN - 2021

Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by fireant26, 2021-11-01 13:22:52

TieuSu K27

TS_K27_TVBQGVN - 2021

v

TRƯỜNG VÕ BIUỐC GIA VIÊT NAM

TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch
1970 - 1974

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

© V9.1, 7/2021
[2/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

KHÓA 27 SĨ QUAN HIỆN DỊCH
1970 - 1974

[3/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

Võ Bị Quốc Gia Hành Khúc là một trong những bài hát truyền thống, được SVSQ hát thay cho tiếng
đếm bước hay tiếng nhạc quân hành trong khi di chuyển trong đội hình, vào ngày thứ bảy mỗi tuần. Cố
Trung tá Lê Như Hùng (1935-2019), khi còn là Tân Khóa Sinh Khóa 14 (1957-1960) của Trường
VBQGVN đã soạn ra trong thời gian 8 tuần sơ khởi. Bài hát đã được CHT Trường lúc bấy giờ chấp
thuận làm bài hát chính thức cho SVSQ (Những Bài Ca Truyền Thống, trang 122; Trường Võ Bị Quốc
Gia Việt Nam Theo Dòng Lịch Sử, Huong Que Publishing Company, California, 2017).

[4/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

NỘI DUNG

TRANG BÌA ......................................................................................................................1
VÕ BỊ QUỐC GIA HÀNH KHÚC ..................................................................................4
NỘI DUNG ........................................................................................................................5
1. TIẾN TRÌNH THIẾT KẾ & XÂY DỰNG TRƯỜNG VBQGVN.............................8
2. ĐÀO TẠO SĨ QUAN HIỆN DỊCH VỚI TRÌNH ĐỘ 4 NĂM ĐẠI HỌC ..............29

2.1. Từ Trường VB Liên Quân Đà Lạt đến Trường VBQGVN ..............................29
2.2. Chương trình Huấn luyện .................................................................................31

2.2.1. Quân sự ...............................................................................................31
2.2.2. Văn hóa ...............................................................................................32
3. LÊN ĐƯỜNG ..............................................................................................................46
4. NHẬP CUỘC - NĂM THỨ NHẤT ...........................................................................48
4.1. Tân Khóa sinh & 8 Tuần Sơ khởi ....................................................................48
4.2. Khóa 27 trình diện Chỉ huy trưởng Trường VBQGVN ...................................51
4.3. Mùa Quân sự năm thứ nhất .............................................................................54
4.3.1. Hệ thống Cán bộ Tân Khóa sinh .........................................................54
4.3.2. Chinh phục núi Lâm Viên ...................................................................55
4.3.3. Nghi thức trao thắt lưng trắng, gen đỏ, găng tay, mủ cát-két
và gắn cấp hiệu Alpha...................................................................................61
4.4. Mùa Văn hóa năm thứ nhất .............................................................................63
5. GIÃ TỪ NÙI GIẺ VÀ BỘT NAB - NĂM THỨ HAI ..............................................66
5.1. Mùa Quân sự năm thứ hai ................................................................................71
5.2. Mùa Văn hóa năm thứ hai ................................................................................74
5.3. Trắc nghiệm Tâm lý .........................................................................................75
5.4. Du hành & Quan sát .........................................................................................75
5.5. Công tác Thông tin Chiến tranh Chính trị ........................................................77



[5/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

NỘI DUNG (tiếp theo)

6. HUẤN LUYỆN LIÊN QUÂN CHỦNG - NĂM THỨ BA .......................................77
6.1. Mùa Quân sự năm thứ ba ................................................................................78
6.1.1. Lục quân .............................................................................................78
6.1.2. Hải quân ..............................................................................................78
6.1.3. Không quân .........................................................................................82
6.2. Mùa Văn hóa năm thứ ba ................................................................................82
6.3. Tham dự diễn hành Ngày Quân lực 19/06/1973 ..............................................85
6.4. Lễ Trao nhẫn ....................................................................................................87

7. CỜ KIẾM TRAO TAY - NĂM THỨ TƯ..................................................................88
7.1. Mùa Quân sự năm thứ tư..................................................................................88
7.1.1. Lục quân .............................................................................................88
7.1.2. Hải quân ..............................................................................................91
7.1.3. Không quân ........................................................................................93
7.2. Mùa Văn hóa năm thứ tư..................................................................................94
7.3. Hệ thống Tự Chỉ huy........................................................................................96
7.4. Hội đồng Danh dự ...........................................................................................96
7.5. Sách Lưu niệm .................................................................................................97
7.6. Lễ Mãn khóa.....................................................................................................98

8. XUỐNG NÚI - RA ĐƠN VỊ .....................................................................................105
8.1. Lục quân .........................................................................................................105
8.2. Hải quân ........................................................................................................106
8.3. Không quân ...................................................................................................106
8.4. Văn bằng & Chứng chỉ các Tân Sĩ quan khóa 27 đã nhận được ...................106
8.5. Tham dự trận đánh cuối cùng ........................................................................111

9. KHÓA 27 THỜI HẬU CHIẾN ................................................................................111
VĂN TẾ CHIẾN SĨ TRẬN VONG .............................................................................118

[6/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

TRƯỜNG VBQGVN & VÙNG PHỤ CẬN
(Đà Lạt, Tỉ lệ 1:12 500, Series L 909, Sở Đồ bản Quân đội Hoa Kỳ tại Viễn Đông (USAMSFE) thiết
lập dưới sự điều khiển của Công binh Hoa Kỳ vùng Thái Bình Dương (USARPAC). Sưu tập năm 1963
bằng cách thu nhỏ theo phương pháp nhiếp ảnh từ bản đồ Việt Nam 1:10 000 của Nha Địa dư Quốc gia
Đà Lạt năm 1960). Tên đồi 1515 phát xuất từ bản đồ này, vòng cao độ 1515.5 được ghi trên phía bắc
khuôn viên Trường, gần vị trí sẽ xây dựng nhà thí nghiệm nặng.
Trường Sĩ quan Việt Nam (École des Officiers Vietnammiens) được thành lập ngày 6/6/1948 tại Đập
Đá, Huế. Trường do quân đội Pháp điều hành với thời gian huấn luyện trong 8 tháng, mục đích đào tạo
sĩ quan trung đội trưởng1. Ngày 5/11/1950, Trường được di chuyển lên Đà Lạt vì khí hậu thuận lợi hơn
và vẫn do người Pháp điều hành dưới tên Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt (École militaire interarmes
de Dalat hay EMIAD). Khi hiệp định Genève được ký kết năm 1954, Trường được bàn giao lại cho
Quân đội Quốc gia Việt Nam. Năm 1955, hệ thống cố vấn Mỹ được thiết lập để giúp đỡ Trường cải tiến
chương trình huấn luyện và thời gian huấn luyện là 1 năm rồi sau đó được tăng thành 2 năm. Năm 1956,
Tổng thống Ngô Đình Diệm quyết định Trường sẽ đào tạo sĩ quan trong chương trình huấn luyện 4 năm.
Các sĩ quan sẽ được cấp phát văn bằng tốt nghiệp đại học khi ra Trường. Để thích ứng với kế hoạch
này, một chương trình phát triển và xây dựng cơ sở qui mô được hình thành. Ngày 29/7/1959, theo sắc

1 Phần I - Sơ Lược Lịch Sử Trường VBQGVN 1948-1975, trang 21; Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam Theo
Dòng Lịch Sử. Sách đã dẫn trước.

[7/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

lệnh số 317/QP/TT của Bộ Quốc phòng, Trường được biến cải và đổi tên thành Trường VBQGVN. Tuy
nhiên tình hình chiến trường biến chuyển nhanh chóng do quân CSBV bắt đầu gia tăng cường độ xâm
nhập vào Nam và quân đội đang thiếu sĩ quan, chương trình huấn luyện phải tạm thời được thu ngắn
thành 3 năm2 rồi 2 năm trong những năm 1962-1965.

1. TIẾN TRÌNH THIẾT KẾ & XÂY DỰNG TRƯỜNG VBQGVN

Theo đồ án của kiến trúc sư Ernest Hébrard (1875-1933), Giám đốc Sở Kiến trúc và Thiết kế Đô thị
Đông Dương, phác họa năm 1923 thì vùng đất phía đông-bắc hồ Xuân Hương, kéo dài từ Trung tâm
Nghiên cứu Nguyên tử Đà Lạt đến Trường VBQGVN sau này, được dành để xây dựng cơ sở hành chánh
cho liên bang ĐD trong tương lai. Khu vực các đồi cao lân cận dành để mở rộng khi xây dựng cư xá
cho công chức sẽ làm việc tại đây3.

Cho đến thập niên 20 của thế kỷ 20, muốn học ngành kiến trúc thì học sinh phải ra thi tuyển và theo học
Ban Kiến trúc thuộc Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (École Supérieure des Beaux-Arts de
l’Indochine hay EBAI). Trường do Toàn quyền Đông Dương MH Merlin (1860-1935) thiết lập theo
nghị định ngày 27/10/1924 gồm 3 bộ môn hội họa, điêu khắc, vẽ trang trí và 1 ban kiến trúc (mở cuộc
thi tuyển đầu tiên năm 1926), tọa lạc gần Trường Viễn Đông Bác Cổ tại Hà Nội. Hai cơ sở này cùng
với đại học Hà Nội được đặt dưới sự kiểm soát và chịu ảnh hưởng của nha Học chánh Đông Dương.
Người sáng lập Trường là họa sĩ người Pháp tên Victor Tardieu (1870-1937). Ông tốt nghiệp các Trường
Mỹ thuật Lyon, Học viện Hội họa & Điêu khắc Julian tại Paris, Trường Quốc gia Mỹ thuật Paris và là
học trò của họa sĩ trừu tượng Gustave Moreau (1826-1898)4. Năm 1938, Trường được tổ chức lại, theo
nghị định ngày 24/5/1938 của Toàn quyền J Brévié (1880-1964) và đổi tên thành Trường Cao đẳng Mỹ
thuật và Nghệ thuật Thực hành Đông Dương (École Supérieure des Beaux-Arts et des Arts Appliqués
de l’Indochine). Các cuộc oanh tạc của phi cơ Đồng minh trong chiến tranh thế giới thứ II khiến Trường
CĐMT & NTTHĐD phải di tản khỏi Hà Nội. Khoa hội họa do Joseph Inguimberty (1896-1971) điều
hành và một phần khoa điêu khắc dời lên Sơn Tây. Ban Kiến trúc và phần lớn khoa Điêu khắc theo
Évariste Jonchère (1892-1956) vào Đà Lạt. Điêu khắc gia Jonchère tiếp nối Tardieu (mất ngày
12/6/1937 tại Hà Nội); trong chức vụ giám đốc EBAI từ năm 1938 đến năm 1945.

Trưởng Ban KT là Kiến trúc sư Arthur Émile Louis Kruze (1900-1989). Ông theo học Trường Mỹ thuật
Paris đầu năm 1921 và tốt nghiệp ngày 13/11/1929; sau này là Giám đốc Trường KT Đà Lạt và Sài Gòn.
Năm 1934, Kruze sang Trung Hoa cùng với Paul Veysseyre và Alexandre Leonard thành lập công ty
kiến trúc A. Leonard & P. Veysseyre. Ba KTS này đã để lại khoảng 100 công trình kiến trúc nổi tiếng
cho thành phố Thượng Hải. Trong thập niên 30, cũng chính Veysseyre đã thiết kế dinh Bảo Đại, dinh
Toàn quyền và nhiều biệt thự tại Đà Lạt5. Năm 1944, Ban Kiến trúc được nâng cấp thành Trường Kiến
trúc. Sau khi EBAI đóng cửa, Trường Kiến Trúc chính thức mang tên Trường Cao đẳng Kiến trúc Đà
Lạt (École supérieur d’architecture de Dalat hay ESAD) và là một chi nhánh của Trường Quốc gia Cao
đẳng Mỹ thuật (École nationale supérieure des Beaux-Arts hay ENSBA) Paris. Năm 1950, Trường di

2 Trong một buổi họp ngày 18/7/1962 tại dinh Gia Long, Đại tướng PD Harkins (1904-1984), Tư lệnh đầu tiên
của BTL Viện trợ Quân sự Mỹ tại VN (COMMUSMACV) đã đề nghị rút ngắn chương trình huấn luyện của
Trường VBQGVN từ 4 năm xuống thành 2 năm nhưng Tổng thống NĐ Diệm (1901-1963) cho rằng quá ngắn
nên chỉ đồng ý với thời gian 3 năm (Foreign Relations of the United States, 1961-1963, Volume II, Vietnam, 1962;
244. Memorandum for the Record, Saigon, July 31, 1962).
3 L’Urbanisme - Dalat - Le nouveau plan dispositions générales, trang 7-14; L’Éveil Économique de L’Indochine,
năm thứ 7, số 332, Dimanche 21/10/1923.
4 Nora Taylor, Orientalism/Occidentalism - The Founding of the Ecole des Beaux-Arts d’Indochine and the
Politics of Painting in Colonial Việt Nam, 1925-1945, trang 1-33; Crossroads: An Interdisciplinary Journal of
Southeast Asian Studies, Tập 11, Số 2, 1997.
5 ET Jennings, Urban Planning, Architecture, and Zoning at Dalat, Indochina, 1900-1944, trang 342; Historical
Reflections / Réflexions Historiques, Tập 33 , Số 2, French Urbanisme (Summer 2007).

[8/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

chuyển về Sài Gòn nên được đổi tên thành Trường Cao đẳng Kiến trúc Sài Gòn (ESAS)6. Trường CĐMT
Đông Dương khai giảng khóa học đầu tiên tháng 11 năm 1925 và kết thúc hoạt động vào tháng 3/1945
khi Nhật đảo chính Pháp. Trong suốt 20 năm, Trường đã tuyển sinh 18 khóa với tổng số sinh viên tốt
nghiệp ngành mỹ thuật là 128 và ngành kiến trúc là 50.

Năm 1943, ông Võ Minh Nghiệm ra Hà Nội để vào học Ban Kiến trúc của Trường CĐMT & NTTHĐD.
Sau đó sinh viên hai khóa 1942-1943 theo Trường di chuyển vào Nam, ông Nghiệm trong nhóm sinh

viên này. Phần lớn các sinh viên
được chính phủ giúp đỡ để học tiếp
Trường Mỹ thuật Quốc gia Pháp
hoặc tiếp tục học tại ESAD, ESAS.
Ông Nghiệm hoàn tất học trình năm
1958. Sau khi tốt nghiệp, ông bị động
viên và phục vụ trong binh chủng
công binh của QLVNCH. Trong thời
gian tại ngũ, ông được quân đội gửi
sang du học tại Hoa Kỳ trong nhiều
năm. Phần lớn công trình của ông là
thiết kế các doanh trại quân đội mà
nổi tiếng nhất là Trường VBQGVN7
(xem Đồ án Thiết kế Trường
VBQGVN của kts VM Nghiệm bên
trái).

Công trình xây dựng Trường
VBQGVN theo thiết kế của kts VM
Nghiệm được bắt đầu sau khi Tổng
thống Ngô Đình Diệm đặt viên đá
đầu tiên ngày 5/6/1960 trên khu đồi
1515. Hai khóa 16 và 17 được di
chuyển từ khu Quang Trung cũ sang
khu Lê Lợi mới vào tháng 8/1961
cho thấy khu doanh trại SVSQ đã
được xây dựng xong theo thiết kế của
giai đoạn 18. BCH là kiến trúc sau
cùng của giai đoạn này, được hoàn
thành năm 19659. Lúc bấy giờ văn phòng CHT còn đặt trên lầu nhà B, trong khi văn phòng VHV Trưởng
và phòng Điều hành VHV còn đặt trên lầu nhà A10. Một điểm đáng lưu ý là các kiến trúc khác như văn
hóa vụ, quân sự vụ, thư viện, v.v. không có trong đồ án thiết kế ban đầu của ông Nghiệm hay nói một
cách khác, ông không phải là tác giả của tất cả các công trình xây dựng thuộc Trường VBQGVN như
hiện hữu trước năm 1975.

6 Lê Xuân Son, L’Enseignement de l’architecture en Indochine française (1926-1954) : du régionalisme aux
normes de l’ENSBA de Paris ?; https:// chmcc.hypotheses.org /4330, 26/9/2019.
7 Kiến trúc sư Đoàn Đức Thành, Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương; http:// dalatarchi-tranconghoakts

.blogspot.com /2017 /02 /truong-cao-dang-my-thuat-dong-duong.html, 30/9/2019.

8 Phần I - Sơ Lược Lịch Sử Trường VBQGVN 1948-1975, trang 20; Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam Theo
Dòng Lịch Sử. Sách đã dẫn trước.
9 The National Military Academy of Viet Nam, MACV Viet-Nam - VNMA Detachment, Dalat, Viet-Nam, phần
C.
10 Nguyễn Bùi Thức, Hơn mười năm tại Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam; http:// k25tvbqgvn.blogspot.com
/2017 /12 /hon-muoi-nam-tai-truong-vo-bi-quoc-gia.html, 3/6/2020.

[9/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

Ngày 11/02/1968, sĩ quan đặc trách xây dựng, VNCH (Officer in Charge of Construction, Republic of
Vietnam hay OICC, RVN) của Bộ Tư lệnh Viện trợ Quân sự Mỹ tại VN (MACV) được chỉ định phụ
trách chương trình xây dựng giai đoạn 2 với 5 kiến trúc mới cho Trường VBQGVN. Tổ hợp Pacific
Architects and Engineers (PA&E) phụ trách thiết kế11. Công trình được ước tính tốn 800 triệu đồng
được trích từ ngân quỷ xây dựng cho QLVNCH năm 1968. Kinh phí được dự định giải ngân trong tháng
2, 550 triệu đồng đầu tiên sẽ được chuyển từ ngân sách quốc phòng cho OICC. Tuy nhiên ngày
06/03/1968, phía Mỹ được thông báo rằng Thượng viện và Bộ Quốc phòng VNCH đình chỉ dự án với
lý do chỉ những dự án khẩn cấp mới được chuẩn chi. Do đó ngày 21/03, MACV quyết định điều chỉnh
lại kế hoạch xây dựng. Kinh phí sẽ được cung cấp từ Quỷ Dịch vụ Tài trợ Quân viện (MASF) với hy
vọng chính phủ VNCH sẽ chuẩn chi sau trong năm 1968. Vấn đề được phía Mỹ đem ra thảo luận trong
phiên họp hai bên Việt Mỹ ngày 10/8 và chính phủ VNCH đồng ý giải ngân 300 triệu đồng ngày 27/8.
Số tiền này được dùng để xây dựng hai tòa nhà cho văn hóa vụ, quân sự vụ và các kiến trúc phụ thuộc
khác12. Tháng 6/1968, đồ án thiết kế được hoàn tất; kiến trúc đầu tiên do BCH Kỹ thuật Hải quân trực
thuộc OICC giám sát, các kiến trúc còn lại do công binh QLVNCH kiểm nghiệm13. Năm 1969, khi giai
đoạn 2 được khởi công xây dựng thì Trường VBQGVN đã có sẵn tất cả 10 kiến trúc là Bộ Chỉ huy, 4
doanh trại cho SVSQ (Bâtiments C, D, F và G), 3 khu lớp học, nhà in và rạp chiếu phim Lê Lợi (A, B
và H), phạn xá (E) và hội quán SVSQ14, được nhà thầu Tôn Thất Lễ15 hoàn tất trong giai đoạn 1. Cũng
trong năm này, Trường VBQGVN nhận thêm khoản tiền viện trợ 281 triệu đồng để cải tiến các phương
tiện giảng huấn16. Giai đoạn 2 gồm quân sự vụ, văn hóa vụ, khu thư viện, kho sách, câu lạc bộ, bệnh xá,
kho vũ khí, phòng hớt tóc; do hãng thầu RMK-BRJ hoàn tất năm 197017. Nhà Thí Nghiệm Nặng (Nhà
TNN) là công trình xây dựng sau cùng, cũng do RMK-BRJ thực hiện, được khánh thành năm 1971.

Sự khác biệt giữa hai giai đoạn xây dựng Trường VBQGVN có thể thấy rõ ràng hơn nữa khi quan sát
và so sánh những kiến trúc trong giai đoạn 1 do ông Nghiệm thiết kế với những kiến trúc còn lại do
công ty PA&E của Mỹ thiết kế. Các kiến trúc trong giai đoạn 2 tương đối kiên cố và bề thế hơn các kiến
trúc trong giai đoạn 1. Các bức tường bằng gạch đỏ với cột đúc bê-tông không tráng mặt mà chỉ quét
xi-măng láng, tương tự các công thự của Mỹ.

Công trình xây dựng tổng thể Trường VBQGVN tạm dừng để đợi tài khoản được chuẩn chi tiếp, sau
khi nhà thí nghiệm nặng được xây dựng xong. Đồ án thiết kế của kts VM Nghiệm cho thấy, chương
trình xây dựng vẫn còn dang dở, thí dụ như sân vận động ở đầu cuối vũ đình trường hay nhà thể dục
dụng cụ tại sân bóng đá tạm thời, dưới thông thủy phía sau khán đài của vũ đình trường vẫn chưa được
xây dựng mặc dù mặt bằng đã sẵn sàng. Không may là năm 1972, kế hoạch VNHCT ra đời để quân đội
Mỹ rút lui rồi đến tháng 7 cùng năm, tổ hợp RMK-BRJ cũng chấm dứt hoạt động tại VN khiến chương
trình xây dựng phải kết thúc vĩnh viễn. Tất cả các kiến trúc đã hoàn tất, hiện hữu và không thay đổi cho
đến năm 1975.

11 Brigadier General RE Connor, Program Review an Analysis System for RVNAF Progress - Record of MACV
Part 1, 20 July 1968.
12 United States Military Assistance Command, Vietnam 1968, Volume II, Vietnamese National Military
Academy Expansion, trang 677.
13 BG RE Connor, Program Review an Analysis System for RVNAF Progress. Tài liệu đã dẫn trước, trang 2.
14 Captain YJ Melanson, A Brief History of the Academies, Colleges, and Schools of the Central Training
Command, RVNAF, trang 4; USAF Military History Branch HQ USMACV, 1 August 1969.
15 Ông Tôn Thất Lễ (1912-1999) là nhà thầu xây dựng và chủ nhà in cùng tên Tôn Thất Lễ, cư trú tại liên gia số
42-44-46 đường Pasteur, Sài Gòn trong suốt hai thập niên 60-70. Ông đã lãnh thầu xây dựng các kiến trúc của
Trường VBQGVN trong giai đoạn 1. Khoảng năm 1970, ông xoay sang khai thác đồn điền cà-phê tại Đức Trọng.
Sau năm 1975, ông sang Mỹ định cư và qua đời tại thành phố La Verne, California.
16 Vietnam: Policy and Prospects, 1970, Committees on Foreign Relations United States Senate, Ninety-First
Congress, Second Session; trang 428; U.S. Government Printing Office, Washington, 1970.
17 R Tragaskis, Southeast Asia: Building the Bases - The History of Construction in Southeast Asia, trang 271;
U.S. Navy Seabee Museum, 1975.

[10/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

TỔNG THỐNG NĐ DIỆM ĐẶT VIÊN ĐÁ ĐẦU TIÊN
XÂY DỰNG TRƯỜNG VBQGVN NGÀY 5/6/1960

DÒNG CHỮ GHI TRÊN VIÊN ĐÁ ĐẦU TIÊN
“Nhiệm vụ của Trường Võ Bị Quốc Gia là đào tạo Cán Bộ Chỉ Huy một thứ chiến tranh ta phải đương
đầu: thứ chiến tranh đó không phải là chiến tranh quân cụ, một thứ chiến tranh bấm nút, hay một thứ
chiến tranh chỉ liên hệ đến một số người quân nhân mà thôi. Thứ chiến tranh ta phải đối địch là thứ
chiến tranh cách mạng, một thứ chiến tranh lý tưởng đối đầu lý tưởng, liên hệ trực tiếp đến toàn dân và
trong đó yếu tố tinh thần, yếu tố tin tưởng vào chế độ mình là quyết định ... Bởi thế, từ quan niệm, từ
chương trình đến việc học tập, Trường Võ Bị Quốc Gia phải phủ hợp với điều kiện của Chiến Tranh
Cách Mạng”.

Huấn từ của TT NĐ Diệm trong buổi lễ đặt viên đá đầu tiên ngày 5/6/1960
[11/119]

Khóa 27 Sĩ Quan H

VIÊN ĐÁ ĐẦU TIÊN & C

VỊ TRÍ VIÊN ĐÁ ĐẦU TIÊN TẠI ĐẦ

[12/1

Hiện Dịch 1970-1974

CỘT CỜ TRUNG ĐOÀN

ẦU SÂN CỎ GIỮA NHÀ B & NHÀ H

119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

CỖNG CHÍNH TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM

TRƯỜNG VBQGVN18

18 Trường VBQGVN với các kiến trúc được xây dựng trong giai đoạn 1. Khoảng đất trống màu đỏ phía bên phải
là vị trí sẽ xây dựng Nhà TNN sau này.

[13/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

CỖNG CHÍNH TRƯỜNG VBQGVN19

MẶT SAU CỖNG NAM QUAN NGÀY ẤY

19 Ảnh chụp năm 2007, với nhã ý của BT Chức.
[14/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

MẶT SAU CỖNG NAM QUAN20

TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM

20 Phía trên cỗng Nam Quan có mô hình 3 quyển sách mở ra, được thêm vào sau năm 1975. Đó là biểu tượng văn
hóa, học tập, nghiên cứu của QĐNDVN. Ảnh chụp năm 2007, với nhã ý của BT Chức.

[15/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM21

TRƯỜNG VBQGVN22

21 Trường VBQGVN với các kiến trúc được xây dựng trong giai đoạn 1. Đầu phía trên của ảnh và dọc theo đường
vòng alpha, khoảng đất màu đỏ cạnh phòng thí nghiệm vật lý & phòng thính thị Anh ngữ (nhà H), đối diện các
lớp học (nhà A) vẫn còn trống. Nhà TNN sẽ được xây dựng tại vị trí này trong tương lai. Tương tự như vậy, các
kiến trúc cho quân sự vụ, văn hóa vụ, thư viện, câu lạc bộ, v.v. cũng chưa có.
22 Trường VBQGVN với các kiến trúc được hoàn thành trong hai giai đoạn 1 và 2 ngoại trừ Nhà TNN đang được
xây dựng.

[16/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM23

TRƯỜNG VBQGVN24

23 Công trường xây dựng nhà thí nghiệm nặng đang hoạt động (Tragaskis Photographs #46-60; Naval History and
Heritage Command, U.S. Navy Seabee Museum, 13/7/2019). Ảnh chụp năm 1970.
24 Chương trình xây dựng giai đoạn 2 gồm quân sự vụ, văn hóa vụ & thư viện của Trường VBQGVN năm 1970
là một công trình mới và đẹp của hãng thầu RMK-BRJ (R Tragaskis, Southeast Asia: Building the Bases: The
History of Construction in Southeast Asia. Sách đã dẫn trước).

[17/119]

Khóa 27 Sĩ Quan H

TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐ

25 Hậu cảnh là ấp Đa Thiện. Ảnh chụp năm 1971 với tất cả các kiến trúc như hiện h
[18/1

Hiện Dịch 1970-1974

ỐC GIA VIỆT NAM25

hữu trước năm 1975.
119]

Khóa 27 Sĩ Quan H

ĐỒI BẮC (trái) & TRƯỜNG VBQ

CÂU LẠC BỘ N

26 Đồi Bắc (1578 m) là một cao điểm thuộc hệ thống phòng thủ của Trường VBQG
27 Câu lạc bộ được đặt theo tên của Thiếu úy Nhữ Văn Hải, cựu SVSQ khóa 16, là
khi VC tấn công tràn ngập đồn Biện Nhị, quận Thới Bình, tỉnh An Xuyên trong đêm

[19/1

Hiện Dịch 1970-1974

QGVN NHÌN TỪ ĐỒI BẮC (phải)26

NHỮ VĂN HẢI27

GVN. Ảnh phải với nhã ý của NV Nhuận.
ĐĐP đại đội 3 của một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 48, sư đoàn 21 BB. Ông tử trận
m 21/3/1963.
119]

Khóa 27 Sĩ Quan H

ĐƯỜNG VÒNG

CỖNG THÁ

28 Cuối khúc quanh, ở hậu diện ảnh là vọng gác cỗng Thái Phiên (cũ). Ảnh chụp nă
29 Ảnh trái chụp năm 2007, với nhã ý của BT Chức. Ảnh phải chụp tháng 8/20
IwAR3ogDftlERp2RrV92xOpQFxsxgpvQz5ZLsYvhHwaxjGancB-YjSHqWElCs,

[20/1

Hiện Dịch 1970-1974

G LÂM VIÊN28

ÁI PHIÊN29

ăm 2007, với nhã ý của BT Chức.
020 (https:// www.youtube.com /watch?v=u9PJawd8OHc&feature=share&fbclid=
, 19/12/2020).
119]

Khóa 27 Sĩ Quan H

KHU VĂN HÓA CỦA TR

PHÒNG THÍNH THỊ ANH NGỮ & PHÒNG THÍ N

30 Ảnh chụp năm 2017.
31 Ảnh chụp năm 2017.

[21/1

Hiện Dịch 1970-1974

RƯỜNG VBQGVN (cũ)30

NGHIỆM VẬT LÝ TRONG KHU VĂN HÓA (cũ)31

119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

DOANH TRẠI LIÊN ĐỘI K-G-H, SÂN CỎ TRUNG ĐOÀN & PHẠN XÁ (cũ)32

SÂN CỎ TRUNG ĐOÀN (cũ)33

32 Ảnh chụp năm 2017.
33 Bên trái ảnh là doanh trại của tiểu đoàn 1 (cũ). Ảnh chụp năm 2020.

[22/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

TỪ KHU VĂN HÓA NHÌN VỀ HƯỚNG PHẠN XÁ34

TỪ PHẠN XÁ NHÌN LÊN KHU VĂN HÓA35

34 Ảnh chụp năm 2007, với nhã ý của BT Chức.
35 Ảnh cùng nguồn trên.

[23/119]

Khóa 27 Sĩ Quan H

TRƯỜNG VBQGVN &
(ĐàLạt, Tỉ lệ 1:50 000, SHT 6632 I, 1965, Nha Địa D

[24/1

Hiện Dịch 1970-1974

THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
Dư Quốc Gia Việt Nam ấn hành lần thứ tư 12/1974)

119]

Khóa 27 Sĩ Quan H

TRƯỜNG VBQGVN &
(Thành Phố Đà Lạt, Nha Địa Dư Quố

[25/1

Hiện Dịch 1970-1974

THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
ốc Gia thiết lập và phát hành - 1971)

119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

CẤU TRÚC CỦA TRƯỜNG VBQGVN (cũ)36 QUA KHÔNG ẢNH VỆ TINH NĂM 2015

36 Chú thích theo những chỉ danh cũ của Trường VBQGVN. Những kiến trúc không có chú thích được xây dựng
sau năm 1975.

[26/119]

Khóa 27 Sĩ Quan H

TRƯỜNG VBQGVN (cũ)37 & NHỮNG ĐỔI THAY SAU

37 Sau khi tiếp quản Trường VBQGVN năm 1975, Học viện Lục quân của quân độ
Hà Nội vào Đà Lạt. Ngày 16/12/1981, Học viện được cải danh thành Học viện L
QĐNDVN, hai nước Campuchia và Lào (ba dãy nhà mái đỏ ở góc trái khu doanh tr
2000, Học viện được giao thêm nhiệm vụ đào tạo sĩ quan cấp sư đoàn, chiến dịch q
thạc sĩ, tiến sĩ cho toàn quân.

[27/1

Hiện Dịch 1970-1974

U NĂM 1975, QUA KHÔNG ẢNH VỆ TINH NĂM 2017

ội CSBV, được thành lập năm 1946 tại Tông, thị xã Sơn Tây, Hà Tây được di chuyển từ
Lục quân Đà Lạt với nhiệm vụ đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu cấp trung đoàn cho
rại cũ được xây dựng sau năm 1975, làm nơi cư trú cho các sĩ quan nước ngoài). Từ năm
quân sự cho các binh chủng và đào tạo các nhà nghiên cứu khoa học quân sự có trình độ
119]

Khóa 27 Sĩ Quan H

TRƯỜNG VBQGVN (cũ) QUA KH

38 Các kiến trúc được xây dựng trong giai đoạn 1 (ngoại trừ BCH và hội quán Huỳn
thường được gọi theo tiếng Pháp là bâtiment, được đánh dấu theo thứ tự mẫu tự từ
đối diện với phạn xá. Không có khác biệt nhiều giữa không ảnh chụp năm 2017 và
nhà được làm rộng ra khi các kiến trúc mới được xây dựng thêm phía sau và bên hô

[28/1

Hiện Dịch 1970-1974

HÔNG ẢNH VỆ TINH NĂM 201938

nh Kim Quang) nằm dọc theo hai bên đường dẫn từ cỗng Nam Quan xuống đến phạn xá,
A đến H theo chiều kim đồng hồ. Mẫu tự chỉ được gắn trên tường mỗi bâtiment, hướng
à 2019, ngoại trừ doanh trại SVSQ của liên đội E-F-K (bâtiment C) có sự thay đổi. Mái
ông bâtiment cũ.
119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

2. ĐÀO TẠO SĨ QUAN HIỆN DỊCH VỚI TRÌNH ĐỘ 4 NĂM ĐẠI HỌC

Trong một quốc gia mới phát triển thì quân trường với kế hoạch đào tạo sĩ quan theo chương trình đại
học trong 4 năm là một điều xa xỉ, khó hiểu và không thực dụng đối với một số người, ngay cả với suy
nghĩ của những cấp chỉ huy cao cấp trong quân đội quốc gia với nhiều kinh nghiệm chiến trường trong
chiến tranh Đông Dương, vừa được chuyển từ quân đội thuộc địa Pháp sang. Tuy nhiên Tổng thống
Ngô Đình Diệm do thời gian lưu trú dài lâu tại Hoa Kỳ và giao tiếp với văn minh mới đã sớm nhận thấy
tầm quan trọng của sự đào tạo sĩ quan cho QLVNCH mà ông đang lãnh đạo cũng như khuynh hướng
của thời đại là các cấp lãnh đạo mới của Á châu thường xuất thân từ quân đội như Ramon Magsaysay
(1907-1957) tại Phi, Park Chung-hee (1917-1979) tại Đại-Hàn, Thanom Kittikachorn (1911-2004) tại
Thái-Lan. Trong khi đó, Hoa Kỳ đã nhanh chóng thành lập toán cố vấn cho Trường VBQGVN để huấn
luyện quân đội non trẻ sắp tiếp nhận các phương tiện chiến đấu mới trong chiến lược be bờ
(Containment), hầu ngăn chận làn sóng đỏ đang lăm le tràn xuống khu vực đông-nam Á châu39.

Các sĩ quan cố vấn Mỹ mà trong số này khoảng phân nửa đã xuất thân từ Trường VB West Point đã áp
dụng chương trình giáo dục của Trường mà họ xuất thân để tư vấn khi VN lập chương trình huấn luyện
tại Trường VBQGVN. Theo quan niệm của họ thì các sĩ quan xuất thân từ Trường VB West Point đã là
thành phần chuyên viên nồng cốt trong kế hoạch tái thiết nước Mỹ sau cuộc nội chiến (1861-1865).
Những sĩ quan này hướng dẫn các cuộc khai phá miền viễn Tây, thiết lập bản đồ các vùng đất mới, thu
thập các dữ kiện và viết thành các phúc trình để thành lập các thành phố và thị trấn trong tương lai. Họ
xây dựng cầu cống, đường xá, kinh đào; hiện đại hóa quân đội, tổ chức hỏa xa cũng như công nghệ sản
xuất hàng loạt. Nói chung các sĩ quan West Point đã tạo nền móng cho cuộc tái thiết thời hậu chiến của
nước Mỹ40. Họ cũng cho rằng các sĩ quan tốt nghiệp Trường VBQGVN trong tương lai phải có đủ kiến
thức để thảo luận với các cán bộ hành chánh hay dân sự có cùng trình độ; đủ mức độ học lực để giao
tiếp với các sĩ quan tốt nghiệp 4 năm đại học của các quốc gia Á châu khác; điểm sau cùng là hoàn toàn
có đủ khả năng góp công xây dựng đất nước trong những điều kiện khó khăn nhất41.

2.1. TỪ TRƯỜNG VB LIÊN QUÂN ĐÀ LẠT ĐẾN TRƯỜNG VBQGVN

Trong một thời gian tương đối ngắn, từ quân đội thuộc địa được chuyển thành Quân đội Quốc Gia khi
VN giành lại được độc lập rồi trưởng thành nhanh chóng thành QLVNCH, một trong những lực lượng
vũ trang hùng mạnh nhất trong vùng châu Á Thái Bình Dương.

Chúng tôi chỉ cần phẩm chất, không màng số lượng.

Đại tá NH Mai, CHP Trường VBQGVN trả lời cuộc
phỏng vấn của báo New York Times ngày 29/3/1970

Ngày 18/3/1966, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương ra sắc lệnh số 2349/HD/QP chỉ định Trường
VBQGVN nhiệm vụ đào tạo sĩ quan hiện dịch có trình độ đại học cho QLVNCH. Theo tinh thần của

39 Quân dụng trị giá 100 triệu mỹ kim được Hoa-Kỳ gửi đến VN ngày 9/8/1950 để trang bị cho Quân đội Quốc
gia VN (Pentagon Papers, Part IV.A.4. Evolution of the War. U.S. Training of Vietnamese National Army 1954-
1959; https:// www.archives.gov /research /pentagon-papers, 1/1/2020).
40 1802-1860 The Antebellum Army; West Point in the Making of America; https:// americanhistory.si.edu
/westpoint /history_3.html, 31/8/2019.
41 The National Military Academy of Viet Nam, MACV Viet-Nam - VNMA Detachment, Dalat, Viet-Nam, phần
D.

[29/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

sắc lệnh này, Trường VBQGVN đã thiết lập chương trình văn hóa 4 năm cho khóa 22B với quân số
khiêm nhường là 92 SVSQ42.

Năm 1967, trong kế hoạch hiện đại hóa QLVNCH, Hoa Kỳ đã viện trợ 8 triệu mỹ kim để Trường
VBQGVN áp dụng mô hình huấn luyện 4 năm của Trường VB West Point, với quân số mỗi khóa được
ấn định là 250 SVSQ43. Toán sĩ quan cố vấn tăng từ 4 người năm 1957 lên đến 12 người. Trong đó có
6 sĩ quan Mỹ đã tốt nghiệp Trường VB West Point. Số cán bộ giảng dạy đã được gia tăng nhanh chóng,
từ khoảng 30 người lúc ban đầu đã tăng lên đến 160 năm 1972 và cao nhất sau đó là khoảng 20044. Một
số được gửi sang tu nghiệp tại Hoa Kỳ để lấy những học vị cao hơn hầu gia tăng trình độ của giảng viên.
Chương trình văn hóa của khóa 27 cùng với nhiều sách giáo khoa đang được sử dụng trong chương
trình giảng huấn tại Trường VB West Point được chuyển ngữ, in ấn và phân phát cho từng SVSQ đồng

lúc với việc hoàn tất trang bị và đưa Nhà TNN
Đào Thiện Yết45 vào chương trình giảng huấn,
phản ảnh những cải tiến đáng kể của kế hoạch
này.

Ngày 18/11/1969, ông Nguyễn Văn Vỹ, Tổng
trưởng Quốc phòng VNCH trong thư trả lời
cho Đại tướng C Abrams, Tư lệnh BTL Viện
trợ Quân sự Mỹ tại VN (COMUSMACV)
nhằm xác định 4 điểm quan trọng trong
chương trình đào tạo nói trên :
1. Văn bằng được cấp phát khi ra
Trường tương đương với văn bằng tốt nghiệp
của các trường cao đẳng kỹ thuật dân sự.
2. Bằng tốt nghiệp Trường VBQGVN
có kèm theo số tín chỉ các môn học và số giờ
thụ huấn tương ứng.
3. Các thiếu úy tốt nghiệp khóa 4 năm sẽ
đương nhiên được thăng cấp trung úy sau 12
tháng phục vụ tại đơn vị thay vì 18 tháng như
đã được ấn định trước đây.
4. Các trung úy tân thăng sẽ được hưởng
lương bậc 4, với chỉ số lương 490 thay vì 430
như đã được ấn định trước đây.

42 Lieutenant General Dong Van Khuyen, The Republic of Vietnam Armed Forces (RVNAF) 1946-1975, trang
167; U.S. Government Printing Office, Washington D.C., 1980. Khóa 22 khi nhập trường ngày 24/11/1965 có
quân số 276 người. Khóa 22A (khóa Huỳnh Văn Thảo) tốt nghiệp ngày 20/11/1967 với 173 sĩ quan. Khóa 22B
(khóa Trương Quang Ân) mãn khóa ngày 12/12/1969 với 92 sĩ quan.
43 JJ Clark, Advice and Support: The Final Years, 1965-1973, trang 226; U.S. Government Printing Office,
Washington, D.C. 20402, 1988.
44 Chân Dung Người Lính VNCH - Giáo Sư Nguyễn Phước Ưng Hiến - P1; https:// www.youtube.com /watch?
v=rcaKqS_Ssk8, 12/7/2017.
45 Để kỷ niệm cố Thiếu tá Đào Thiện Yết, nguyên Trưởng khoa Công chánh, bị tử trận khi VC đột kích Trường
trong đêm 1/4/1970.

[30/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

Sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, chương trình đào tạo 4 năm của Trường VBQGVN đã được
một cựu CHT Trường VBQGVN thẩm định46 :

“Nếu Khóa 16, trong khi đem ra thử lửa trên chiến trường, tỏ ra hèn nhát, thiếu tư cách lãnh đạo,
thì không những tương lai của họ sẽ bị chôn vùi, mà chương trình và phương pháp huấn luyện mới
tại quân trường chắc chắn cũng phải bị loại bỏ, nhất là cho đến phút chót, số lớn người có quyền
và uy thế trong Quân đội vẫn hoài nghi sự hiệu nghiệm và hết sức chống đối chương trình văn hóa
và phương pháp huấn luyện tinh thần.

Khóa 16, 17, 18 …. quả thực đã không phụ lòng tin tưởng của các người đã đào tạo nên họ. Rồi,
tuy, chiến tích của đoàn trai này không cứu được nước Việt mến yêu, nhưng nhiều người đã từng
ngậm ngùi tiếc cho cơ đồ dân tộc là đoàn trai này đã tham chiến quá muộn, và quá ngắn hạn trước

ngày Miền Nam bị mất!
Bởi vậy, khi cầm bút viết bài này hôm nay, tôi muốn long trọng viết lên

mấy chữ “Cảm Tạ Chân Thành” những ai trong Khóa 16, 17, 18 - cũng như
các khóa sau - Trong những khi xông pha giết giặc đã từng cảm thấy trong
huyết quản dâng lên một mối khát vọng để sự cần thiết phải làm cho được điều
“Phải Làm”, rồi sau phút đó, nhớ lại sự nguy hiểm, khó khăn mình đã chấp
nhận và vượt qua, bổng cảm thấy mình “Cao Sang”, “Thích Thú”.

Có khi không cần, không chờ đợi sự khen thưởng của thượng cấp.
Các “Cùi” này quả thật đã tôi luyện được cái sức mạnh thần bí mà tôi mong
ước “Cùi” của tôi phải có, khi nhận lãnh văn bằng tốt nghiệp”.

2.2. CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN

Để quân đội thực hiện được sự chuyển mình nhanh chóng, cấp chỉ huy tương lai phải được thụ huấn
một chương trình huấn luyện có hệ thống và được hoạch định hướng đến tương lai.

2.2.1. Quân sự

Với sự yểm trợ và giúp đỡ của các cố vấn Mỹ ngay từ buổi ban đầu, chương trình huấn luyện quân sự
được soạn thảo để đối phó với chiến tranh qui ước (Conventional warfare); có khả năng chống lại một
cuộc xâm lăng trực tiếp từ miền Bắc ngang qua vĩ tuyến 17, nhất là khi hiểm họa tương tự tại Triều Tiên
có thể bùng nổ bất cứ lúc nào47. Chiến dịch Đồng Khởi năm 1959 và chiến tranh gia tăng cường độ với
sự xâm nhập của quân đội CSBV vào miền Nam48, VC phát động chiến tranh nổi dậy (Insurgency
warfare) hay chiến tranh du kích (Guerilla warfare)49. QLVNCH đối phó với việc thành lập hai binh
chủng mới là Lực Lượng Đặc Biệt và Biệt Động Quân. Trường VBQGVN rút ngắn thời gian huấn luyện
để cung cấp sĩ quan theo nhu cầu của chiến trường. Chương trình các khóa hai năm được lần lượt tăng

46 Lời nhắn gửi các “Cùi” trong thư viết và gửi từ Texas năm 1987, của cựu Đại tá Trần Ngọc Huyến (1924-2004),
nguyên CHT Trường VBQGVN (1960-1963)
47 Allan E. Goodman, An Institution Profile of the South Vietnamese Officer Corps (U), trang 15; Advanced
Research Projects Agency, The Rand Corporation, June 1970.
48 Bản tin Báo chí số 125 của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 28/5/1968 tố cáo quân đội CSBV đã đưa khoảng 200 000
cán binh xâm nhập vào Nam tính đến mùa thu năm 1964 (Department of State for the Press, No. 125, May 28,
1968; Paper on North Vietnamese Army in South Viet-Nam released after May 27 Session of Official
Conversations between the United States and North Viet-Nam, Paris, France).
49 AE Goodman, An Institution Profile of the South Vietnamese Officer Corps (U), trang 17. Tài liệu đã dẫn trên.

[31/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

thành 18-56 giờ quân sự/tuần và 23-24 giờ văn hóa/tuần50. Những năm sau cùng của chiến tranh, nhiều
sĩ quan xuất thân từ Trường VBQGVN, dồi dào kinh nghiệm chiến trường được gọi về Trường để truyền
đạt kinh nghiệm trong chiến tranh bất đối xứng (Asymmetric warfare).

2.2.2. Văn hóa

Quan trọng hơn nữa là chương trình văn hóa còn đặt ra mục tiêu cho tương lai. Đội ngũ sĩ quan phải có
đầy đủ khả năng đảm đang, hướng dẫn, giám sát các kế hoạch tái thiết đất nước khi hòa bình trở lại, qua
kinh nghiệm của nước Mỹ sau cuộc nội chiến. Ngoài ra lúc nào họ cũng phải là giai cấp tiên phong
trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong tác chiến, có đủ khả năng hiểu biết và sử dụng thành thạo
những phương tiện tác chiến hiện đại vì kỹ thuật quân sự luôn luôn phát triển rất nhanh chóng.

Để thỏa mãn hai điều kiện cần thiết nêu trên, một chương trình văn hóa với chi tiết từng giờ, phỏng theo
chương trình văn hóa của Trường VB West Point được áp dụng. Chương trình văn hóa này nhằm mục
đích hướng dẫn người SVSQ chiều hướng suy nghĩ chứ không là mục tiêu của sự suy nghĩ (How to
think, not what to think). Do đó trong kế hoạch 5 năm Quản trị Kế hoạch Tự cường của QLVNCH,
chương trình văn hóa của Trường VBQGVN bao gồm khoảng thời lượng 60% cho các môn khoa học
kỹ thuật và 40% cho các môn khoa học xã hội & nhân văn, với khoảng 50 môn học51. Khi nói về học
tập văn hóa thì không thể không đề cập đến một phương cách học tập đặc thù được áp dụng tại Trường
VBQGVN, với 3 điểm chủ yếu. Đó là người SVSQ sẽ học theo "Phiếu Phát Trước", thi cuối mỗi giai
đoạn và phải tự học mỗi ngày. Phương pháp học này nhằm giúp thúc đẩy người SVSQ chủ động trong
việc học của mình đồng thời áp dụng nguyên tắc Tự Thắng để Chỉ Huy, ngay cả trong tiến trình tiếp thu
kiến thức.

Khác với phương cách học tập thông thường tại các trường đại học hay cao đẳng chuyên nghiệp dân sự,
mỗi SVSQ sẽ được phát một Phiếu Phát Trước vào cuối mỗi tuần. Trong phiếu này, có ghi sẵn các đề
mục phải học và những bài tập phải làm của từng môn học cho tuần kế tiếp. Điều này có nghĩa là với
số sách, tài liệu đã được phát trước và căn cứ vào Phiếu Phát Trước, các SVSQ phải tự học trước khi
đến lớp học. Đúng vào giờ học của mỗi môn, sĩ quan giáo sư hay huấn luyện viên khi vào lớp học, chỉ
tóm tắt các điểm chủ yếu và trả lời các câu hỏi nếu có, chứ không giảng giải chi tiết của môn học.
Nguyên tắc giảng dạy này có gây ít nhiều khó khăn lúc ban đầu khi chuyển từ hệ thống giáo dục bậc
trung học mà người học sinh vừa hoàn tất, sang đường lối giáo huấn mới, bậc đại học tại Trường
VBQGVN, tuy nhiên người SVSQ sẽ quen dần sau vài tháng học tập. Ngược lại, phương pháp giảng
dạy này khuyến khích SVSQ tự nghiên cứu sâu rộng hơn môn học nào mình yêu thích. Trong khi đó
giảng viên phải nghiên cứu bài giảng một cách tỉ mỉ hầu có thể sẵn sàng trả lời những câu hỏi của SVSQ.
Ngoài ra đây còn là một sự chuẩn bị để sau này, nếu có cơ hội học xa hơn hay cao hơn, người sĩ quan
tốt nghiệp từ Trường VBQGVN sẽ không cảm thấy khó khăn khi phải làm những luận án thạc sĩ hay
tiến sĩ.

Mỗi mùa văn hóa gồm 2 bán niên (hay lục cá nguyệt) và mỗi bán niên lại chia thành 3 giai đoạn, mỗi
giai đoạn kéo dài 6 tuần lễ. Cuối mỗi 6 tuần sẽ có một kỳ thi giai đoạn để xếp lại lớp tùy theo trình độ.
Với quân số của khóa 27, mỗi lớp học chỉ có 24 SVSQ. Phương pháp thi giai đoạn và xếp lớp theo trình

50 Major General MB Adams, The National Military Academy of Viet Nam, VNMA Graduation 27-28 November
1964, trang 12/16; MAAG Viet-Nam, VNMA Detachment, Dalat, Viet-Nam,
51 Input for Command Briefing, Training Directorate: Plans and Programs Division - re: Progress Made Toward
Training Self-Sufficiency - Record of MACV Part 1, trang 20; 1971.

[32/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

độ được bắt đầu từ ngày 01/04/196752. Đây là một phương pháp hiệu quả để dễ theo dõi trình độ cũng
như sự tiến bộ của từng SVSQ. SVSQ trong một lớp sẽ có cùng trình độ, tạo điều kiện dễ dàng cho giáo
sư, HLV trong khi giảng dạy đồng thời giúp người SVSQ có thể tiến bộ đồng hành với các bạn cùng
lớp. Trường VBQGVN, do áp dụng hệ thống tín chỉ nên không tổ chức kỳ thi cuối năm hay SVSQ phải
làm đồ án tốt nghiệp cuối khóa mà khảo hạch được tổ chức liên tục trong suốt mùa văn hóa và trong
suốt 4 năm. SVSQ sẽ thi cuối mỗi giai đoạn và cuối mỗi lục cá nguyệt. Việc tuyển chọn SVSQ để được
lên lớp mỗi năm sẽ căn cứ vào cả ba tiêu chuẩn về khả năng lãnh đạo chỉ huy, quân sự, văn hóa. Muốn
được lên lớp sau mỗi năm học, SVSQ phải đạt được số điểm trung bình ấn định chung cho cả ba lãnh
vực kể trên là 2.5/4.0, tương đương với 12.5 điểm trong thang điểm 2053.

Đặc điểm sau cùng về việc học văn hóa tại Trường VBQGVN là mỗi giờ học tại lớp thì SVSQ phải có
2 giờ tự học bắt buộc tại phòng. Kết quả là mỗi buổi tối từ 20.00 đến 22.00 giờ, các SVSQ không có
nhiệm vụ trực gác hay canh tuần, phải ngồi vào bàn học để ôn tập. Ban ngày và mỗi tuần trong mùa
văn hóa, cũng có thêm 4-6 giờ tự học nữa, được xếp xen kẻ vào thời khóa biểu riêng của mỗi khóa. Các
sinh hoạt riêng tư, chuyện vãn và di chuyển được hạn chế tối đa trong những giờ tự học để có được
không gian yên tĩnh dành cho sự học hỏi, nghiên cứu của SVSQ.

Cuối mỗi năm học, Hội đồng Văn hóa, gồm Văn hóa vụ Trưởng, các Trưởng khoa54 và Quân sự vụ
Trưởng, nhóm họp dưới quyền chủ tọa của Chỉ huy Trưởng Trường VBQGVN, để duyệt xét kết quả
học tập của các SVSQ và quyết định cho lên lớp hay ở lại lớp của từng người. Trong suốt học kỳ 4 năm,
SVSQ chỉ được phép ở lại lớp một lần nhưng không được ở lại năm thứ nhất vì sẽ không đủ khả năng
để theo đuổi học trình của ba năm còn lại. Do đó SVSQ năm thứ nhất nếu bị thiếu điểm văn hóa thì phải
ra Trường và được đưa về thụ huấn tại Trường Bộ binh Thủ Đức.

Để hổ trợ cho công tác giảng huấn, Trường VBQGVN bao gồm những cơ sở qui mô, được trang bị khá
hiện đại như sau :

• Thư viện là một tòa nhà 3 tầng, được xây dựng xong trong tháng 4 năm 1970, có khả năng chứa
80 000 quyển sách và lúc bấy giờ đã có 20 000 quyển. Mỗi tháng còn được gia tăng thêm 1 000

52 Brigadier General JL Collins, Jr., Vietnam Studies - The Development and Training of the South Vietnamese
Army, 1950-1972, trang 82; U.S. Government Printing Office, Washington, D.C., 1991.
53 Thang điểm 20 với số điểm trung bình là 12 được áp dụng từ khóa 16, khóa đầu tiên trong kế hoạch đào tạo 4
năm của Trường VBQGVN (Mai Trung Ngọc, Lý Tưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam - Khóa 16 Vật Tế
Thần, trang 67-73; Bản Tin Văn Hóa Vụ, số 52, Xuân Quý Tỵ) cho đến các khóa 19, 20, 21 theo lời các Niên
trưởng của những khóa này. Ngoại trừ khóa 16 với học kỳ hơn 3 năm, khóa 17 hơn 2 năm, những khóa sau đó đều
là những khóa 2 năm, do đó người ta có thể đoán được là thang điểm 4.0 được áp dụng kể từ khóa 22B khi chương
trình 4 năm được chính thức áp dụng.
54 Trường VBQGVN được tổ chức thành 3 khối là Tham mưu (162 nhân viên kể cả cán bộ CTCT), Quân sự vụ
(225), Văn hóa vụ (253) và 1 Liên đoàn Yểm trợ (711). Khối Tham mưu gồm 6 phòng. Quân sự vụ gồm có phòng
điều hành và hai khối huấn luyện; phụ trách chỉ huy trung đoàn SVSQ, huấn luyện quân sự và thể chất. Văn hóa
vụ gồm có phòng điều hành phụ trách hành chánh, thư viện, nhà thí nghiệm nặng và 9 khoa : Anh văn, Nhân văn,
Khoa học Xã hội, Toán, Khoa học, Cơ khí, Công chánh, Kỹ thuật Điện và Kỹ thuật Quân sự. Liên đoàn Yểm trợ
gồm 4 đại đội : yểm trợ, vận tải, công binh, diễn tập và 1 tiểu đoàn an ninh. Toán cố vấn Mỹ tại Trường VB báo
cáo họ yểm trợ văn phòng CHT; cả ba khối kể trên và liên đoàn yểm trợ. Đặc biệt yểm trợ trực tiếp hai phòng tiếp
vận và tài chánh. Quân số các đơn vị kể trên được trích từ báo cáo của toán cố vấn Mỹ tại Trường VBQGVN sau
năm 1970 (The National Military Academy of Viet Nam, MACV Viet-Nam - VNMA Detachment, Dalat, Viet-
Nam, phần H). HQ Trung tá Lê Bá Thông, cựu QSV Phó của Trường cũng xác nhận Thiếu tá DE Rowe là sĩ quan
cố vấn cho QSV trong hai năm 1972-1973 (Brothers in War and Peace - Part One by Thong Ba Le; https://
minhthong.tripod.com /novel /biwap_section%202.html, 4/5/2021).

[33/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974
quyển sách mới. Để cập nhật hóa kiến thức thời sự cho SVSQ, thư viện còn nhận được hơn 400
báo chí, chuyên san với một hệ thống máy chiếu và vi phim chứa nhiều tạp chí, sách đã tuyệt
bản
• Phòng thính thị Anh ngữ
• Phòng thí nghiệm Hóa học
• Phòng thí nghiệm Vật lý
• Phòng thí nghiệm Điện tử
• Nhà TNN với phí tổn xây dựng là 2.25 triệu mỹ kim, chưa kể 750 000 mỹ kim tiền mua sắm
máy móc thí nghiệm và những dụng cụ trang bị khác; được Thủ tướng VNCH khánh thành ngày
18/12/197155. Nhà TNN gồm có 8 Phòng thí nghiệm : PTN Sức bền Vật liệu, PTN Điện, PTN
Thổ cơ, PTN Bê-tông - Nhựa đường, PTN Nhiên liệu & Động cơ xe hơi, PTN Nhiệt động lực
học, PTN Thủy lực & Khí động học, PTN Turbin khí. Một cơ xưởng để thực hiện mẫu thí
nghiệm, sửa chữa và bảo trì dụng cụ, máy móc thí nghiệm. Tầng ngầm có Phòng Trắc nghiệm
Vũ khí và sân tác xạ.
• Nhà in để phục vụ công tác in ấn sách giáo khoa, tài liệu giảng huấn, đề thi giai đoạn hay bán
niên, đặc san Đa Hiệu và các loại ấn phẩm khác.

VĂN HÓA VỤ & QUÂN SỰ VỤ TRƯỜNG VBQGVN

KHU LỚP HỌC (nhà A, nhà B) NGÀY ẤY (trái) & BÂY GIỜ (phải)56

55 The National Military Academy of Viet Nam, MACV Viet-Nam - VNMA Detachment, Dalat, Viet-Nam, phần
D.
56 Ảnh trái chụp trước năm 1975 trong khi ảnh phải chụp năm 2017.

[34/119]

Khóa 27 Sĩ Quan H

RẠP CHIẾU PHIM LÊ LỢI (trái), PHÒNG THÍNH THỊ AN

PHÒNG THÍNH THỊ ANH N
VẬT LÝ & NHÀ TH

57 Ảnh trái chụp trước năm 1975. Trong ảnh phải, kiến trúc màu trắng giữa nhà H b
với nhã ý của BT Chức.
58 Ảnh chụp năm 2017.

[35/1

Hiện Dịch 1970-1974

NH NGỮ & PHÒNG THÍ NGHIỆM VẬT LÝ (nhà H, phải)57

NGỮ, PHÒNG THÍ NGHIỆM
HÍ NGHIỆM NẶNG58

bên trái và Nhà TNN bên phải, được xây dựng sau năm 1975. Ảnh chụp năm 2007,
119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

QUÂN SỰ VỤ59

TÒA NHÀ QUÂN SỰ VỤ BÂY GIỜ60

SÂN CỎ TRUNG ĐOÀN NGÀY ẤY & BÂY GIỜ61

59 Ảnh trái chụp trước năm 1975. Ảnh phải chụp năm 2007, với nhã ý của BT Chức.
60 Ảnh chụp năm 2017.
61 Ảnh trái chụp trước năm 1975. Ảnh phải chụp năm 2007, cùng nguồn trên.

[36/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

Niên giám khóa 16 Trường VBQGVN ấn hành ngày 01/01/1963 có hai giản đồ vòng tròn (pie chart)
tổng kết chương trình huấn luyện dành cho khóa 4 năm thời bình, có tính cách dài hạn và khóa 2 năm
thời chiến :

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN 4 NĂM THỜI BÌNH & 2 NĂM THỜI CHIẾN

Năm 1972, trong văn thư số 176/TVBQGVN/P.T.Th. của Phòng Tuyển thâu gửi cho các ứng viên khóa
29, số giờ dành cho huấn luyện quân sự được ghi nhận là 3752 giờ và cho văn hóa là 3652 giờ. Như vậy
quân sự và văn hóa có tổng số giờ gần bằng nhau. Chi tiết được trình bày trong Bảng sau :

CÁC MÔN HỌC & SỐ GIỜ TƯƠNG ỨNG THEO PHÒNG
TUYỂN THÂU CỦA TRƯỜNG VBQGVN NĂM 1972

MÔN HỌC SỐ GIỜ
QUÂN SỰ
Chiến thuật 320
Vũ khí Tác xạ 288
Tồng quát 571
Quân Binh Chủng 210
Chiến tranh Chính trị 392
Thể chất 1 040
Khảo hạch & Sinh hoạt 931
TỔNG CỘNG 3 752
VĂN HÓA
Toán 409
Khoa học 234
Kỹ thuật Điện 292
Kỹ thuật Công chánh 351
Kỹ thuật Cơ khí 409
Kỹ thuật Quân sự 478
Nhân văn 409
Luật - Lãnh đạo 409
Ngoại ngữ 292
Thực tập & Khảo hạch 366
TỔNG CỘNG 3 652

[37/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

Sau chiến tranh, cựu Trung tướng Đồng Văn Khuyên (1927-2015), nguyên Tổng cục Trưởng Tổng cục
Tiếp vận kiêm TMT Bộ TTM, đã ghi lại chương trình huấn luyện 4 năm của Trường VBQGVN trong
quyển sách với chủ đề QLVNCH mà ông viết cho Nha Quân sử Mỹ, các môn học nhân văn, khoa học,
kỹ thuật được sắp xếp lại theo thứ tự và trình bày trong Bảng sau đây62:

CÁC MÔN HỌC & SỐ GIỜ TƯƠNG ỨNG THEO
GHI NHẬN CỦA TRUNG TƯỚNG KHUYÊN

MÔN HỌC NĂM I SỐ GIỜ TỔNG
117 NĂM II NĂM III NĂM IV CỘNG
VĂN HÓA 117
Việt Văn & Ngữ Học 58 58 58 117
Sử Âu & Sử Mỹ 117 58 58
Anh Ngữ I, II, III, IV 72 58
Xã Hội Học & Triết Học 234 58 72 234
Sử Á 58 58 58
Luật 58 58
Chính Thể Đối Chiếu 58 58 174
Quân Sử 58 116
Chiến Tranh Chính Trị 714 72 72
Giải Tích I, II, III, IV 72 117 117 58
Vật Lý 117 117 58 58
Hóa Học 216 117 117 288
Thanh Hóa 612 175 117 351
Trắc Lượng 900 5863 58 175
Cơ Học 58 175
Lưu Chất 58 58 712 58
Truyền Điện & Phân Phối Điện 58
Điện Tử 772 771 72 175
Kinh Tế Học 216 117
Cơ Cấu 72 72 506 175
Giao Thông Xa Lộ 216 216 794 116
Quân Cụ 412 422 58
Thiết Kế Đô Thị 700 710 117
TỔNG CỘNG 58
117
QUÂN SỰ 58
Huấn luyện quân sự (trong lớp học) 2969
Huấn luyện thể chất & điền kinh
Các môn khác 288
TỔNG CỘNG 864
1952
3104

So sánh tài liệu của Phòng TT gửi cho các ứng viên khóa 27 và chi tiết ghi nhận của Trung tướng
Khuyên người ta nhận thấy có một vài sự khác biệt. Thí dụ tổng số giờ huấn luyện quân sự của học kỳ
4 năm là 4 288 giờ và văn hóa là 3 255 giờ theo giản đồ vòng tròn. Số giờ này căn cứ trên chương trình
huấn luyện dự định áp dụng từ khóa 16. Theo đó, số giờ quân sự và văn hóa được chiết tính theo tỉ lệ
lần lượt là 60% và 40%. Nói một cách khác là võ nặng hơn văn. Trong khi đó, những con số do Trung

62 Lieutenant General Dong Van Khuyen, The Republic of Vietnam Armed Forces (RVNAF) 1946-1975, trang
179; U.S. Government Printing Office, Washington D.C., 1980.
63 Trên thực tế, một số môn học được Văn hóa vụ điều chỉnh để dạy ở những thời điểm khác với dự liệu. Thí dụ
như môn Thanh Hóa được dạy trong năm thứ tư thay vì năm thứ hai. Tân Vật lý trong năm thứ ba thay vì năm thứ
tư. Điện tử trong năm thứ nhì và thứ ba thay vì ba và tư. Anh ngữ học liên tục trong suốt 4 năm thay vì chỉ trong
2 năm đầu, v.v.

[38/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

tướng Khuyên ghi lại cho thấy tổng số giờ huấn luyện quân sự là 3 104 giờ hay 51% và văn hóa là 2969
giờ hay 49% trên tổng số giờ huấn luyện trong 4 năm. Sự cân bằng giữa quân sự và văn hóa rất rõ ràng.
Trang mạng của gia đình cựu giáo sư Văn Hóa Vụ cũng tổng kết các môn học văn hóa trong suốt 4 năm
theo Bảng sau, với tổng số giờ học là 2 970 giờ64 cho thấy chi tiết trong tài liệu của Trung tướng Khuyên
được cập nhật hóa và chính xác hơn. Tuy mô phỏng theo chương trình văn hóa của Trường VB West
Point nhưng SVSQ Trường VBQGVN có nhiều giờ học tại lớp hơn SVSQ của Mỹ, trong khi tổng số
giờ huấn luyện thể chất lại bằng nhau65.

CÁC MÔN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH VĂN HÓA 4 NĂM
THEO TỔNG KẾT CỦA VĂN HÓA VỤ TRƯỜNG VBQGVN

TOÁN KHOA HỌC ANH NGỮ
Giải tích 1A Vật lý 1 Anh ngữ 1
Giải tích 1B Vật lý 2 Anh ngữ 2
Giải tích 2A Tân Vật lý Anh ngữ 3
Giải tích 2B Hóa học vô cơ Anh ngữ 4
Xác xuất thống kê Hóa học hữu cơ Anh ngữ quân sự

NHÂN VĂN KHOA HỌC XÃ HỘI KỸ THUẬT ĐIỆN
Văn chương Việt Nam 1 Tư tưởng chính trị Mạch điện
Văn chương Việt Nam 2 Tâm lý Điện tử
Sử Âu Mỹ Lãnh đạo Hệ thống phân tích
Sử Á Việt Chính thể đối chiếu Điện khí 1
Quân sử Luật Điện khí 2
Hành chánh công quyền
CƠ KHÍ Quản trị KỸ THUẬT QUÂN SỰ
Cố thể 1 Kinh tế vĩ mô Quân cụ
Cố thể 2 Kinh tế vi mô Canh nông
Cố thể 3 Khí tượng
Lưu chất CÔNG CHÁNH Hàng hải
Nhiệt Động lực học Trắc lượng Kiến trúc chiến hạm
Máy đẩy Họa đạc Hải pháo
Kiến tạo 1
Kiến tạo 2
Thanh hóa
Xa lộ - Phi trường

Danh sách trên không bao gồm số giờ thực tập thí nghiệm với trung bình khoảng 20% tổng số giờ học
tại lớp của SVSQ. Cũng không bao gồm những môn học mà các SVSQ Hải và Không quân được học
thêm tại hai TTHL Hải quân và Không quân trong mùa quân sự của 2 năm cuối.

Căn cứ theo tổng kết trên, thử tìm hiểu số giờ học đã được tính toán như thế nào để có thể hiểu rõ tính
cách đặc thù của chương trình văn hóa được áp dụng tại Trường VBQGVN.

Lấy thí dụ môn học mà Trung tướng Khuyên ghi là Cơ học gồm 58 giờ trong năm thứ hai và 117 giờ
trong năm thứ ba rồi so sánh với các môn học trong Bảng tổng kết của VHV gồm ba môn học mang tên
Cố thể 1, 2 & 3. Trên thực tế, năm thứ hai SVSQ khóa 27 học môn Cố thể trong một bán niên và sang
năm thứ ba, hai môn Cố thể 2 và 3 trong hai bán niên liên tiếp chính là môn Sức bền Vật liệu (SBVL).
Số giờ lên lớp bằng nhau cho cả 3 bán niên là 1 giờ mỗi tuần.

64 Giới thiệu Văn Hóa Vụ (https:// vanhoavutvbqgvn.wordpress.com, 6/2/2015).
65 Brigadier General JL Collins, Jr., Vietnam Studies - The Development and Training of the South Vietnamese
Army, 1950-1972, Appendix B, trang 134. Sách đã dẫn trước.

[39/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

58 giờ cho môn Cố thể trong bán niên hai của năm thứ nhì được tính như sau:
Như đã trình bày về phương cách học tập đặc thù của Trường VBQGVN, SVSQ phải học trước
tại doanh trại trước khi lên lớp do đó mỗi giờ lên lớp thì người SVSQ phải học trước trong 2
giờ tại doanh trại, tổng cộng là 3 giờ mỗi tuẩn. Số giờ cho môn Cố thể trong một bán niên do
đó là: 3 giờ/tuần x 6 tuần (cho một giai đoạn) x 3 giai đoạn (cho 1 bán niên) = 54 giờ. Cộng
thêm 3 giờ thi (1 giờ thi cho mỗi giai đoạn) và 1 giờ thi cho bán niên = 54 + 3 + 1 = 58 giờ.
117 giờ cho môn Cố thể 2 & 3 (SBVL) trong 2 bán niên của năm thứ ba được tính như
sau:
Tương tự như trên là 1 giờ lên lớp và 2 giờ học trước tại phòng. Số giờ học cho hai bán niên do
đó là: 3 giờ/tuần x 6 tuần (cho một giai đoạn) x 6 giai đoạn (cho 2 bán niên) = 108 giờ. Cộng
thêm 6 giờ thi giai đoạn (1 giờ thi cho mỗi giai đoạn), 1 giờ ôn thi cho môn học kéo dài trong
hai bán niên và 2 giờ thi bán niên (1 giờ thi cho mỗi bán niên) = 108 + 6 + 1 + 2 = 117 giờ.
Ngoài ra báo cáo của toán cố vấn Mỹ tại Trường VBQGVN cũng có ghi lại danh sách các môn
học trong chương trình huấn luyện liên quân chủng, được tóm tắt trong Bảng kế tiếp66. Chương
trình này có lẽ được thiết lập tạm thời khi bắt đầu có kế hoạch huấn luyện liên quân chủng, do
đó nhiều môn học không được áp dụng trong thực tế. Thí dụ như hải quân không học môn Canh
Nông hoặc Việt Sử không được dạy trong năm thứ tư hay môn Tân Vật Lý chưa có thí nghiệm.
Trong khi đó, Anh ngữ được giảng dạy trong suốt 4 năm.

THƯ VIỆN TRƯỜNG VBQGVN NGÀY ẤY

66 The National Military Academy of Viet Nam, MACV Viet-Nam - VNMA Detachment, Dalat, Viet-Nam, phần
F.

[40/119]


Click to View FlipBook Version