The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.

TS_K27_TVBQGVN - 2021

Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by fireant26, 2021-11-01 13:22:52

TieuSu K27

TS_K27_TVBQGVN - 2021

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

NUÔI QUÂN BA NĂM : DIỄN TẬP TẠI ĐÀ LẠT TRƯỚC KHI VỀ SÀI GÒN
DÙNG TRONG MỘT GIỜ : HAI KHÓA 26 & 27 THAM DỰ CUỘC
DIỄN HÀNH NGÀY QUÂN LỰC NĂM 1973 TẠI SÀI GÒN

[86/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974
6.4. LỄ TRAO NHẪN

Năm thứ ba, các SVSQ của Trường VBQGVN làm lễ trao nhẫn truyền
thống, vừa để kỷ niệm thời gian thụ huấn tại Trường vừa để dễ dàng nhận
nhau giữa các khóa khi ra đơn vị. Giữ đúng truyền thống này, ngày 27
tháng 10 năm 1973, khóa 27 làm lễ trao nhẫn truyền thống của Trường,
mỗi SVSQ khóa 27 được nhận một nhẫn truyền thống và được quyền
chọn người trao và đeo nhẫn cho mình; có thể là thân nhân, thân hữu, sĩ
quan cán bộ hay khóa đàn anh.

LỄ TRAO NHẪN CỦA KHÓA 27118

BÌ THƯ CỦA MỘT SVSQ KHÓA 27 GỬI CHO THÂN NHÂN119

118 Với nhã ý của PT Minh & TV Hổ.
119 Bì thư của SVSQ PĐ Hải, với nhã ý của Hải Đông VBĐL, K27B.

[87/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974
7. CỜ KIẾM TRAO TAY - NĂM THỨ TƯ

LỄ BÀN GIAO QUỐC, QUÂN KỲ LẠI CHO KHÓA 27 TRONG BUỔI LỄ MÃN KHÓA 26
Tương tự như trong năm thứ ba, năm học chót của SVSQ khóa 27 cũng nằm trong chương trình huấn
luyện sĩ quan hiện dịch liên quân chủng.
7.1. MÙA QUÂN SỰ NĂM THỨ TƯ
7.1.1. Lục quân

KHÓA 27 HỌC NHẢY DÙ (trái), KỶ VẬT GIỮA SVSQ
TIỂU ĐOÀN 2 KHÓA 27 & HLV KHÓA 332 ND (phải)

KHÓA 27 HỌC NHẢY DÙ TẠI SÀI GÒN120 &
NHẢY BIỂU DIỄN TẠI SÂN CÙ, ĐÀ LẠT

120 Đài cao 11 m còn được gọi là Chuồng Cu, tập cho người khóa sinh ND quen với cách nhảy ra khỏi phi cơ ở độ
cao, với hai dây đai dù treo vào bánh xe trên một dây cáp. Khi nghe tiếng hô GO, khóa sinh.phải phóng ra khoảng
không trước mặt cho đúng tư thế, không được nhắm mắt đồng thời đếm nhẩm bốn con số 331, 332, 333, 334.

[88/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974
TIỂU ĐOÀN 2 SVSQ: Tiểu đoàn 2 huấn luyện Tân Khóa Sinh khóa 30 đợt I.

• Khóa 27 tiểu đoàn 2 huấn luyện TKS khóa 30 đợt I trong tháng 2 năm 1974
• Sĩ quan Cán bộ Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn TKS là Đại úy Nguyễn Văn Dục
• Sĩ quan Cán bộ Tiểu đoàn phó tiểu đoàn TKS là Trung úy Huỳnh Văn Hoa
• SVSQ Cán bộ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn TKS là SVSQ HV Nhuận
• Sau chuyến du hành thăm viếng các Trường VB trong vùng đông-nam Á châu vào giữa năm

1969, CHT Trường VBQGVN cho rằng sĩ quan lục quân phải có bằng nhảy dù. Đề nghị đưa
ND vào chương trình huấn luyện SVSQ của ông được Đại tướng Tổng TMT/QLVNCH chấp
thuận. Khóa 23 là khóa đầu tiên được thụ huấn hai tuần tại Trung tâm Huấn luyện Nhảy dù Sài
Gòn121. Theo chương trình thường niên này, khóa 27 tiểu đoàn 1 về Sài Gòn học khóa 329 ND.
TIỂU ĐOÀN 1 SVSQ: Tiểu đoàn 1 huấn luyện Tân Khóa Sinh khóa 30 đợt II.
• Tháng 03/1974, khóa 27 tiểu đoàn 1 huấn luyện TKS khóa 30 đợt II
• SVSQ Cán bộ Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn TKS là SVSQ NM Thản
• Khóa 27, tiểu đoàn 2 về Sài Gòn học khóa 332 ND.

HÀNH XÁC NHẬP TRƯỜNG CỦA KHÓA 30

121 Lam Quang Thi, the Twenty-five Year Century: A South Vietnamese General Remembers the Indochina War
to the Fall of Saigon, trang 231-232; University of North Texas Press, Denton, TX, 2001.

[89/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974
HÀNH XÁC NHẬP TRƯỜNG CỦA KHÓA 30

KHÓA 27 HUẤN LUYỆN TKS KHÓA 30

SVSQ/CB KHÓA 27 (trái) & SVSQ/HLV KHÓA 27 (phải)

[90/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

SĨ QUAN CÁN BỘ TIỂU ĐOÀN TRƯỞNG TIỂU ĐOÀN
TKS/K30, SVSQ/K27 & TKS/K30 TRÊN ĐỈNH LÂM VIÊN

KHÓA 30 CHINH PHỤC NÚI LÂM VIÊN
Trong thời gian các SVSQ Lục Quân huấn luyện TKS và học ND thì các SVSQ Hải Quân và Không
Quân ra Nha Trang học chuyên môn của quân chủng liên hệ.
7.1.2. Hải quân
Các SVSQ khóa 27 Hải Quân (đại đội K) trở lại TTHL/HQ Nha Trang để thực tập hải hành, làm quen
với sóng gió đại dương. Chiến hạm thực tập là hộ tống hạm Kỳ Hòa HQ-09. Hạm trưởng là HQ Trung
tá Nguyễn Như Phú (1937-2016), cựu SVSQ khóa 16 Võ Bị. Chương trình huấn luyện gồm đi phiên
hải hành, thực tập các nhiệm sở tác chiến, đào thoát, yểm trợ cứu nạn thương thuyền bị mắc cạn tại quần
đảo Trường Sa. Sử dụng hải pháo gồm các loại đại bác 127 ly Mk 40 (5”/38), 76.2 ly (3”/50), đại bác
phòng không Oerlikon 20 ly, Bofors 40 ly.

[91/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

HẢI PHÁO 127 mm Mk 40 (trái) & 76.2 mm (phải)

HẢI PHÁO 40 mm (trái) & 20 mm (phải)

KHÓA 27 HQ THỰC TẬP TRÊN
HỘ TỐNG HẠM KỲ HÒA

CHIẾN HẠM CẬP BẾN CAM RANH122

122 Từ trái sang phải: P Bốn, TV Niếu, NV Trọng, LM Kha & PĐ Hải thuộc đại đội HQ khóa 27. Với nhã ý của
Hải Đông VBĐL, K27B.

[92/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974
HỘ TỐNG HẠM KỲ HÒA HQ-09

HAI ĐẠI ĐỘI HQ KHÓA 27 & 28 TẠI SÂN
DIỄN TẬP CỦA TTHL/HQ NHA TRANG123

7.1.3. Không quân

Các SVSQ khóa 27 Không quân (ĐĐ I) trở lại TTHL/KQ Nha
Trang để học Phi huấn phi cơ Cessna T-41 Mescalero, biến dạng
D (phi cơ huấn luyện tiêu chuẩn của không quân và ngành hàng
không lục quân Mỹ trong suốt ba thập niên 60, 70 & 80 của thế kỷ
20) tại Phi đoàn Huấn luyện 918 và tập bay một mình.

123 Ảnh chụp trong mùa quân sự năm thứ tư. Với nhã ý của T Phi.
[93/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

ĐẠI ĐỘI KQ KHÓA 27 HỌC BAY TẠI TTHL/KQ NHA TRANG
7.2. MÙA VĂN HÓA NĂM THỨ TƯ

Mùa văn hóa năm thứ tư bắt đầu ngày 15 tháng 4 năm 1974 và đây
cũng là năm học cuối cùng của tất cả các SVSQ khóa 27. Cũng tương
tự như năm thứ ba, chương trình văn hóa năm thứ tư là chương trình
liên quân chủng. Các SVSQ hải, lục và không quân sẽ học chung một
số môn học căn bản và có riêng những môn cho quân chủng của mình.
Cũng trong mùa văn hóa này, khóa 27 được học, thực hành bảo trì và
thi lái xe để có được bằng lái quân xa trước khi ra trường.
Chương trình văn hóa của năm thứ tư cũng bao gồm 3 lãnh vực nhân văn, khoa học xã hội và kỹ thuật
với các môn học chung cho cả 3 quân chủng như sau:
• Về nhân văn, trọng tâm vẫn là quân sử nhưng đi sâu hơn với những trường hợp đặc thù để so
sánh với chiến tranh bất đối xứng tại VN. SVSQ nghiên cứu chiến tranh lạnh, phân tích các
thành công của CS tại Trung-Hoa lục địa, tại Cuba; các thất bại của CS tại Phi-Luật-Tân, tại
Hy-Lạp và Mã-Lai.
• Khoa học xã hội gồm Quản trị học với những khái niệm căn bản liên ngành về quản trị nguồn
nhân lực, phân tích kinh tế và tài chánh, thị trường, lấy quyết định (decision-making) và chiến

lược. Môn học thứ nhì trong lãnh vực này là Luật bao gồm
Luật gia đình, Hình luật tố tụng và Luật công pháp quốc tế.
Môn học thứ ba là Hành chánh Công quyền, đặt căn bản
trên những nguyên tắc của Luther Gulick (1892-1993) và
Lyndall Fownes Urwick (1891-1983) bao gồm kế hoạch, tổ
chức, nhân sự, điều khiển, điều hợp, báo cáo và ngân sách
(Planning, Organizing, Staffing, Directing, Coordinating,
Reporting và Budgeting; thường được gọi tắt là POSD-
CORB).

[94/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

• Về kỹ thuật, SVSQ học Hệ thống Phân tích với cấp số Fourier và lý thuyết lấy mẫu (sampling
theorem) để phân tích tín hiệu (signal); Lý thuyết truyền điện và phân phối điện với dòng
điện một chiều; xoay chiều một vị tướng (single-phase) và ba vị tướng (three-phase). Kỹ thuật
quân sự nghiên cứu Vũ khí Hạt nhân Chiến thuật và Ảnh hưởng của Phóng xạ trong Hành
quân.

Các SVSQ Lục quân sẽ học riêng
môn Lãnh đạo Chỉ huy qua nghiên
cứu ảnh hưởng trực tiếp của cấp chỉ
huy lên động thái cá nhân hoặc
nhóm, SVSQ còn được dạy phương
cách ảnh hưởng lên thuộc cấp qua hệ
thống tổ chức và nội qui. Canh nông
học về trồng trọt, sử dụng phân bón,
thổ nhưỡng, khả năng đọc, thiết lập
bản đồ thổ nhưỡng, hệ thống sinh
thái rừng và thảm thực vật, sự cần
thiết của rừng nhiệt đới với môi
trường trong hoàn cảnh chiến tranh.
Thanh hóa nghiên cứu vấn đề khai
thác, quản lý và trong sạch hóa tài nguyên nước; áp dụng các kỹ thuật đo độ trong và sạch của nguồn
nước thích ứng với mục tiêu sử dụng, cung cấp cho khu dân cư hay khu chế xuất, v.v. Thiết kế đô thị
đặt trọng tâm trên cấu trúc dinh thự, đường phố và công viên nhằm mục đích giúp các khu dân sinh hoạt
động điều hòa, lôi cuốn cư dân và kéo dài sự hiện hữu một cách bền vững. Môn học bao gồm những
vấn đề chính gồm quản trị thiết kế và phát triển đô thị như đèn đường, phân phối điện nhà hay hãng
xưởng, giao thông và vận tải công cộng; kỹ thuật thiết kế và hoạch định công trường, cơ cấu đô thị như
cách đặt tên cho đường phố, phân phối số nhà, v.v. Các SVSQ Hải quân có thêm môn Hàng hải Thiên
văn, học cách đo góc độ các thiên thể với đường chân trời và sử dụng lượng giác cầu (không có trong
chương trình tú tài giới hạn của bậc trung học) để xác định vị trí của chiến hạm; tính độ dài của hoàng
hôn và bình minh hay giờ khắc lặn, mọc của các thiên thể; Động cơ hơi nước, Động cơ dầu cặn; Các
loại động cơ khác trên tàu biển, bộ hoán chuyển nhiệt (heat exchanger), ngưng đọng (condenser), máy
điều hòa không khí, sinh hàn (refrigeration). Trong khi đó, SVSQ Không quân học các môn : Khí tượng
đặt trọng tâm vào thời tiết phi hành và ảnh hưởng tổng quát đối với ngành hàng không; Thời tiết học
cách phân tích dữ kiện, phân tích bản đồ thời tiết, xử lý dữ kiện không khí tại mặt đất và trên cao. Cơ
học phi hành gồm thiết kế phi cơ, lưu chất, tính năng và sự ổn định của phi cơ, kỹ thuật bay thử nghiệm
và thực tập thí nghiệm. Ảnh trên : SVSQ LM Tuấn K27 cùng với các SVSQ đại đội D/K30 trước nhà
TTN. Ảnh chụp năm 1974.

Ngoài ra trong mùa văn hóa, thỉnh thoảng Trường VBQGVN còn tổ chức những buổi họp chuyên đề
(seminar). Thuyết trình viên thỉnh giảng thường là cán bộ hành chánh hay quân sự với những đề tài khá
đa dạng, cần thiết cho kiến thức và bản lãnh của SVSQ như Phong thái của SVSQ trong xã hội do bà
Kiều Oanh, thuộc phòng nghi lễ phủ Tổng thống VNCH trình bày; Quản trị do bà Nguyễn Thị Huệ,
giáo sư xã hội học của Học viện Quốc gia Hành chánh phụ trách; Tổ chức công binh và xử lý tình huống
do Chuẩn tướng Nguyễn Văn Chức, Cục Phó cục công binh QLVNCH diễn thuyết.

[95/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

GIÁO SƯ NGUYỄN THỊ HUỆ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN KHÓA
19 ĐỐC SỰ TRONG MỘT LẦN LÊN THĂM VIẾNG ĐÀ LẠT

7.3. HỆ THỐNG TỰ CHỈ HUY

Trung đoàn SVSQ được chỉ huy bởi một hệ thống từ cấp trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội, trung đội xuống
đến tiểu đội. Gọi là hệ thống tự chỉ huy vì các chức vụ từ trung đoàn trưởng xuống đến tiểu đội trưởng
hoàn toàn do SVSQ khóa năm thứ tư nắm giữ. Hệ thống Tự Chỉ huy của khóa 27 được chia thành hai
đợt.

SVSQ/CB TRUNG ĐOÀN TRƯỞNG CẤP TRUNG ĐOÀN CẤP TRUNG ĐOÀN
SVSQ/THAM MƯU BAN 1 ĐỢT I ĐỢT II
SVSQ/TM B3
SVSQ/TM B4 NV Quốc HV Nhuận
SVSQ/TM B5 NT Hiệp NT Hiệp

NV Liêm NV Liêm

LM Kha DH Thanh
BT Chức
ND Niên

Ngoài ra còn có thêm 2 hệ thống SVSQ cán bộ cấp tham mưu (cũng gồm hai đợt song hành với cấp
trưởng) và cấp phó hay thường được gọi là SVSQ tuần sự, được tuyển chọn hàng tuần để điều hành mọi
sinh hoạt của trung đoàn SVSQ, dưới sự giám sát của hệ thống tự chỉ huy cấp trưởng và sĩ quan cán bộ.
Mục đích của 2 hệ thống này nhằm mục đích giúp tất cả các SVSQ năm cuối có được kinh nghiệm tập
sự nghệ thuật quản trị cấp trung và tiểu đoàn cũng như nghệ thuật lãnh đạo chỉ huy các bạn đồng khóa
và ba khóa đàn em.

7.4. HỘI ĐỒNG DANH DỰ

Các trường đại học và nhất là các trường võ bị trên thế giới đều duy trì một hệ thống chế tài hầu duy trì
trật tự, kỷ cương nội bộ. Trường VBQGVN cũng không ra ngoài khuôn khổ đó. Một Hội đồng Danh dự
(HĐDD) được thành lập như một bồi thẩm đoàn (jury) của tòa án, các thành viên là SVSQ năm thứ tư,
được bầu ra từ các đại đội SVSQ. HĐDD họp, thường dưới sự chủ tọa của QSV Trưởng, khi có SVSQ
vi phạm danh dự, nghe đọc biên bản trường hợp vi phạm và quyết định bị can có tội hay vô tội. HĐDD
không tuyên án mà án quyết do QSV Trưởng (với tư cách chánh án hay thẩm phán công tố như trong
hệ thống tố tụng hình sự) tuyên đọc. Bản án sẽ được chuyển theo hệ thống quân giai lên CHT Trường

[96/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

VBQGVN và Tổng trưởng Quốc phòng để lấy quyết định sau cùng. Bản án
chung thẩm, SVSQ bị can không được quyền kháng án.

Để chuẩn bị đảm nhiệm HĐDD, vào đầu năm thứ ba, mỗi đại đội SVSQ
khóa 27 bầu ra 2 SVSQ để trở thành thành viên tập sự và 1 SVSQ dự khuyết
cho HĐDD. Các SVSQ này có nhiệm vụ quan sát, học hỏi từ HĐDD đang
do khóa năm thứ tư điều hành. Sau khi khóa 26 tốt nghiệp ra trường thì
HĐDD khóa 27 chính thức hoạt động. Tổng số 20 SVSQ bầu ra trong năm
thứ ba của 10 đại đội SVSQ nay bầu ra 1 chủ tịch và 2 phụ thẩm :
• Chủ tịch HĐDD: SVSQ NV Quốc
• Phụ thẩm Tiểu đoàn 1: SVSQ NM Thản
• Phụ thẩm Tiểu đoàn 2: SVSQ NN Trí.

Danh sách 17 SVSQ còn lại của HĐDD gồm : NV An, LN Ẩn, PN Anh,
BT Chức, MN Đồng, NV Gương, HV Hải, NC Hảo, TH Hạnh, NV Hay,
NT Hiệp, NV Hòa, BT Oanh, NV Tấn, DH Thanh, BQ Tuyến, DQ Vinh.

7.5. SÁCH LƯU NIỆM

Một quyển sách lưu niệm của khóa 27 được biên soạn, in ấn và phân phát cho từng SVSQ khoảng 2
tháng trước ngày mãn khóa. Nội dung quyển lưu niệm
gồm có ba phần chánh. Phần đầu tiên là hình ảnh giới
thiệu lãnh đạo các cấp trong chính phủ và quân đội, hệ
thống chỉ huy của Trường VBQGVN. Phần thứ nhì là
nội dung chính của quyển lưu niệm, dành cho 10 đại đội
SVSQ với hình ảnh hệ thống SVSQ/CB cấp trung đoàn,
tiểu đoàn, đại đội. Sau đó theo thứ tự đại đội, mỗi trang
dành riêng theo thiết kế của từng SVSQ nhằm ghi lại

hình ảnh, tóm lược tiểu sử cá nhân, những kỷ niệm tại Trường, cảm nghĩ hay ước vọng cho tương lai.
Phần sau cùng là hình ảnh của khóa 27 khi thực tập chiến thuật trong mùa quân sự, những hoạt động tại
lớp học hay trong phòng thí nghiệm của mùa văn hóa và chương trình huấn luyện liên quân chủng của
hai năm cuối. Sau biến cố năm 1975, quyển lưu niệm đã được tái bản tại Hoa Kỳ để các cựu SVSQ khóa
27 có thể giữ lại dấu ấn của những ngày tháng cũ.

QUYỂN SÁCH LƯU NIỆM CỦA KHÓA 27124

124 Nguyên bản quyển sách lưu niệm, được phân phát trước khi ra trường. Với nhã ý của NV Nhuận.

[97/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

7.6. LỄ MÃN KHÓA

Có trung hiếu nên đứng trong trời đất,
Không công danh thà nát với cỏ cây.

Phận sự làm trai, Nguyễn Công Trứ

Một giáo sư VHV đã ghi lại những chuẩn bị trước ngày lễ
mãn khóa như sau125 : “Cuối tháng 12 này đến lượt khóa 27
ra trường. Ngoài phần tốt nghiệp về quân sự, về mặt văn
hóa, người sinh viên ra trường năm nay còn được nhà
trường cấp văn bằng Cử nhân Khoa học Ứng dụng cho nên
lễ mãn khóa được tổ chức rất trọng thể. Chương trình ngày
lễ ngoài phần cử hành các lễ nghi theo truyền thống dưới
sự chủ tọa của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, còn có
thêm phần du ngoạn dành cho các phái đoàn ngoại giao đến
tham dự lễ cùng tháp tùng Tổng thống làm một chuyến
tham quan vùng Phan Rang đi bằng xe hơi từ Đà Lạt xuống
như để minh chứng với thế giới tự do về sự thành công
trong việc bảo vệ an ninh lãnh thổ của chính quyền Miền
Nam, đồng thời phô trương thành tích phát triển về kinh tế
trong việc hoàn thành công trình dẫn nước từ sông Đa
Nhim về tưới cho đồng bằng Phan Rang. Hầu hết sĩ quan
thuộc Văn hóa vụ từng du học về đều được phân bổ công
tác vào ban tiếp tân hoặc làm sĩ quan tùy viên đi theo để
thông dịch cho các phái đoàn”.

Việc cấp phát văn bằng Cử nhân Khoa học Ứng dụng là một cố gắng vận động không ngừng nghỉ của
Thiếu tướng Lâm Quang Thi, CHT Trường VBQGVN lúc bấy giờ, như ông đã ghi lại trong hồi ký126.
Trở ngại lớn nhất là việc công nhận văn bằng do Trường VBQGVN cấp phát. Hầu hết Viện trưởng các
đại học Sài Gòn, Huế, Đà Lạt, Cần Thơ và Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Phú Thọ đã được đào tạo theo
chương trình Pháp, nặng tính từ chương khoa cử nên không tán thành việc cấp phát văn bằng dựa trên
hệ thống tín chỉ (credit system) quá mới mẻ này. Ngoài ra đa số các vị này cũng không muốn một học
viện quân sự có quyền cấp phát văn bằng về văn hóa, thường được xem như một đặc quyền của các
trường đại học hay cao đẳng dân sự. Tướng Lâm Quang Thi cũng đã từng kể lại rằng, dù Thủ tướng
Trần Thiên Khiêm rất ủng hộ việc cấp bằng “Kỹ sư Bách khoa” cho SVSQ tốt nghiệp 4 năm nhưng
chính Thủ tướng cũng gặp phải sự chống đối mạnh mẽ của những vị viện trưởng các trường đại học dân
sự127. Để thuyết phục viện trưởng các viện đại học dân sự và Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Phú Thọ,
Thủ tướng Trần Thiện Khiêm chỉ thị Trường VBQGVN mở một buổi hội thảo liên viện ngày 27/2/1972
để mời các quý vị này đến thăm viếng Trường hầu có dịp thẩm định chương trình văn hóa 4 năm và có

125 Đoàn Văn Khanh, Nghiệp Văn Áo Võ - 16. Quê Hương Trong Những Ngày Hòa Bình Khập Khiểng; http://
aosauvuon.blogspot.com /2013 /02 /nghiep-van-ao-vo-16.html, 29/4/2020.
126 Lam Quang Thi, the Twenty-five Year Century: A South Vietnamese General Remembers the Indochina War
to the Fall of Saigon. Sách đã dẫn trước, trang 222-223.
127 QLVNCH: Việc công nhận văn bằng Kỹ Sư và Cử Nhân của Trường Võ Bị Quốc Gia VN; https:// chauxuan
nguyen2020.wordpress.com /2015 /09 /25 /qlvnch-viec-cong-nhan-van-bang-ky-su-va-cu-nhan-cua-truong-vo-
bi-quoc-gia-vn, 2/6/2020.

[98/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

sự đồng thuận trong việc hợp thức hóa việc cấp phát văn bằng. Sau khi được trình bày về chương trình
văn hóa, về xây dựng trường ốc, v.v. Phái đoàn liên viện đại học được hướng dẫn đến thăm nhà thí
nghiệm nặng, tại đây mọi người rất ngạc nhiên khi nhìn thấy SVSQ đang thực tập với những trang thiết

bị hiện đại mà các đại học dân sự không có. Nhân
dịp này, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Phú Thọ
đã xin phép Trường VB cho sinh viên của Trung
tâm được lên thực tập hàng năm. Phái đoàn lại
càng ngạc nhiên hơn nữa khi có dịp quan sát các
phòng lớp rộng rãi, thoáng mát mà chỉ có từ 16
đến 24 SVSQ cho mỗi lớp và nhìn thấy các SVSQ
đang giải toán trên các tấm bảng dành riêng cho
từng cá nhân phía sau ghế ngồi. Thư viện cũng
mang đến sự thán phục của phái đoàn, từ kiến trúc
đồ sộ đến cách tổ chức khoa học, rất tiện lợi và
đầy đủ cho việc tham khảo và nghiên cứu của
SVSQ. Trong buổi cơm trưa, các thành viên trong
phái đoàn đã bày tỏ những cảm nghĩ tốt đẹp của
chuyến viếng thăm. Riêng Giáo sư Tiến sĩ Lê Thanh Minh Châu, Viện trưởng viện đại học Huế, do
được đào tạo tại Hoa Kỳ đã hết lời ca ngợi phương cách giáo dục của Trường VBQGVN. Ông cho rằng
phương pháp giáo dục này là kiểu mẫu tương lai cho hệ thống giáo dục cao đẳng của VN128 (Ảnh trái :
Linh mục Cao Văn Luận, Viện trưởng viện Đại học Huế (thứ hai từ phải) và Giáo sư TS Lê Thanh Minh
Châu (bìa trái), Tổng Thư ký của viện Đại học, thăm viếng Đại học Michigan, Hoa Kỳ năm 1958). Sau
chiến tranh và khi có dịp ra nước ngoài, các cựu sĩ quan khóa 27 vẫn có thể học thẳng để đệ trình luận
án thạc sĩ và tiến sĩ, không phải học lại bất cứ trường lớp nào đã chứng minh cho khả năng đào tạo của
Trường VBQGVN và giá trị của văn bằng Cử nhân Khoa học Ứng dụng được cấp phát lần đầu tiên này.

THIỆP MỜI QUAN KHÁCH, THÂN NHÂN THAM DỰ LỄ
TRUY ĐIỆU TRUYỀN THỐNG & LỄ MÃN KHÓA 27129

Sau 4 năm cố gắng không ngừng để trau dồi các lãnh vực văn hóa, quân sự, thể chất và lãnh đạo chỉ
huy, tất cả các SVSQ khóa 27 đã sẵn sàng lên đường ra chiến đấu để bảo vệ đất nước và nhân dân.

128 Giáo sư Lê Đình Cai, Việc công nhận văn bằng Kỹ sư và Cử nhân của Trường Võ Bị Quốc Gia VN; http://
www.vietnamdaily.com /?c=article&p=90640, 17/7/2015.
129 Với nhã ý của Hải Đông VBĐL, K27B.

[99/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

Trong buổi lễ mãn khóa, Thiếu tướng Lâm Quang Thơ, Chỉ huy trưởng Trường VBQGVN trình diện
khóa 27 lên Chủ tọa:

“Kính thưa Tổng Thống,
Tôi xin trình diện lên Tổng Thống 182 Sinh Viên Sĩ Quan Khóa 27 Hiện Dịch. Khóa này đã
được thụ huấn 4 năm tại Trường và kể từ ngày tốt nghiệp hôm nay họ đã sẵn sàng lên đường
phục vụ Tổ Quốc và Dân Tộc”.
Khóa 27 tốt nghiệp ngày 27 tháng 12 năm 1974 dưới sự chủ tọa của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn
Thiệu và được đặt tên là khóa Chuẩn tướng Trương Hữu Đức130.

CÁC SĨ QUAN QLVNCH THAM DỰ KHÓA
DU KÍCH CHIẾN TẠI MÃ LAI131

ĐẠI TÁ TRƯƠNG HỮU ĐỨC132

130 Đại tá Trương Hữu Đức (1930-1972) là cựu SVSQ thuộc trung đội 4, đại đội 1 của khóa 10 Trường VBQGVN.
Ông trúng đạn địch tử trận khi đang ngồi trực thăng quan sát chỉ huy thiết đoàn 5 KB (chiến đoàn 52) trên đường
đến An Lộc ngày 13/4/1972, khai thông quốc lộ 13, vùng suối Tàu Ô, thuộc quận Chơn Thành, tỉnh Bình Long.
Ông được truy thăng chuẩn tướng và được truy tặng Đệ Tứ đẳng Bảo quốc Huân chương kèm Anh dũng Bội tinh
với nhành dương liễu. Ngày 11/1/1974, chính phủ Hoa Kỳ truy tặng cho ông huy chương ngôi sao bạc trong một
buổi lễ thật trang nghiêm được tổ chức tại tư gia, dưới quyền chủ tọa của Trung tướng Nguyễn Văn Mạnh, (1921-
1994), TMT Bộ TTM và Thiếu tướng John Einar Murray (1918-2008), Tùy viên Quốc Phòng Hoa Kỳ tại VN.
131 Các sĩ quan QLVNCH cùng gia đình & các sĩ quan HLV Úc cùng gia đình tại Trường Chiến tranh Rừng Rậm
của quân đội Anh (British Jungle Warfare School) tại Mã Lai, tháng 7/1968. Thiếu tá TH Đức là Trưởng phái
đoàn, người đứng thứ hai từ bên phải. Với nhã ý của TQ Thành.
132 Ảnh trái : Đại tá Trương Hữu Đức. Ảnh phải, từ trái sang : Đại tá Trương Hữu Đức, Chuẩn tướng Trần Quang
Khôi, Trung tướng Đỗ Cao Trí đang duyệt một đơn vị kỵ binh thuộc Lực lượng Xung kích Quân đoàn III.

[100/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

DI ẢNH CỐ CHUẨN TƯỚNG TRƯƠNG HỮU ĐỨC133

Có 182134 Tân Sĩ Quan tốt nghiệp (trong đó K27 : 179 cộng 3 do K26 gửi lại), được cấp văn
bằng Cử nhân Khoa học Ứng dụng và văn bằng Tốt nghiệp Trường Võ bị Quốc gia Việt Nam,
gồm có :

• Hải quân: 24 sĩ quan
• Lục quân: 148 sĩ quan
• Không quân: 10 sĩ quan
Các tân sĩ quan khóa 27 Lục quân được phân phối về đơn vị như sau: SĐ 1/BB: 08 sĩ quan, SĐ
2/BB: 06, SĐ 3/BB: 06, SĐ 5/BB: 06, SĐ 7/BB: 06, SĐ 9/BB: 06, SĐ 18/BB: 06, SĐ 21/BB:
06, SĐ 22/BB: 08, SĐ 23/BB: 06, SĐ 25/BB: 06, Biệt Kích 81 Nhảy Dù: 02, Nha Kỹ Thuật:
03, Thiết Giáp: 09, Pháo Binh: 14, Nhảy Dù: 14, Thủy Quân Lục Chiến: 14, Biệt Động Quân:
21.
Đặc biệt khóa 27 có hai Thủ khoa là SVSQ HV Nhuận, Thiết Giáp & SVSQ LM Kha, Hải
Quân. Tên của cả hai đều được khắc lên kiếm Thủ khoa, nhưng người được Tổng thống VNCH
gắn cấp bậc thiếu úy, trao kiếm và cung tên tại vũ đình trường Lê Lợi là SVSQ HV Nhuận.
Trong ngày mãn khóa 27, Tổng thống VNCH cũng đã tuyên dương công trạng Trường
VBQGVN trước Quân đội và trao gắn anh dũng bội tinh với nhành dương liễu cho quân kỳ của
Trường. Như vậy Trường VBQGVN đã 3 lần được tuyên dương công trạng trước Quân đội và
3 lần được trao gắn anh dũng bội tinh với nhành dương liễu.

133 Di ảnh của cố Chuẩn tướng Trương Hữu Đức được dựng lên tại công trường Lam Sơn, trước tòa nhà của hạ
nghị viện VNCH, trong chiến dịch vinh danh các anh hùng của QLVNCH, đã hy sinh trong mùa hè đỏ lửa năm
1972.
134 Thống Kê các Khóa SVSQ, QLVNCH, Trường VBQGVN, Trung Đoàn Sinh Viên Sĩ Quan; http:// www.
tvbqgvn.org /tailieu /vobiquocgia /thongke.htm, 24/4/2017.

[101/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

BUỔI LỄ MÃN KHÓA 27

[102/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

CÁC SVSQ KHÓA 27 QUỲ XUỐNG ĐỂ
ĐƯỢC GẮN CẤP HIỆU THIẾU ÚY

THỦ KHOA KHÓA 27 BẮN TÊN ĐI KHẮP 4 PHƯƠNG
TƯỢNG TRƯNG CHO CHÍ TANG BỒNG HỒ THỈ

KHÓA 27 SAU KHI ĐƯỢC GẤN CẤP HIỆU THIẾU ÚY (trái)
& DIỄN HÀNH LẦN CHÓT QUA VŨ ĐÌNH TRƯỜNG (phải)

[103/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

KỊCH MÃN KHÓA 27 : TRẬN ĐỐNG ĐA (HAY CHIẾN THẮNG KỶ DẬU 1789)
KHI QUÂN TÂY SƠN ĐÁNH THẮNG QUÂN NHÀ MÃN THANH

TỔNG THỐNG VNCH ĐẾN NÓI CHUYỆN VỚI CÁC
DIỄN VIÊN SAU KHI MÀN KỊCH KẾT THÚC

TÂN SĨ QUAN TIẾP THÂN NHÂN TẠI
PHẠN XÁ SAU LỄ MÃN KHÓA135

135 3 HQ Thiếu úy (từ trái sang phải) NV Trọng, LM Kha & TV Niếu.
[104/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

TÂN SĨ QUAN TIẾP THÂN NHÂN TẠI PHẠN XÁ136
8. XUỐNG NÚI - RA ĐƠN VỊ

Chàng từ đi vào nơi gió cát,
Đêm trăng này nghỉ mát phương nao ?

Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn

Sau lễ mãn khóa, các tân sĩ quan khóa 27 hải, lục và không quân tiếp tục thụ huấn những khóa huấn
luyện có liên quan đến quân chủng của mình.
8.1. LỤC QUÂN
Ngày 31 tháng 12 năm 1974, 145 tân sĩ quan lục quân lên đường đến Dục Mỹ, Nha Trang để thụ huấn
khóa I Hành Quân Biệt Động Rừng Núi Sình Lầy Đặc Biệt, thời gian 4 tuần lễ từ ngày 01 tháng 01 năm
1975 đến ngày 28 tháng 01 năm 1975. Thủ Khoa là Thiếu úy TP Hường và Thiếu úy NV Xuyên. Cũng
tại đây các tân sĩ quan khóa 27 tiếp tục học khóa Bảo trì Quân trang Quân dụng trong thời gian một tuần
lễ, được kết thúc ngày 04/02/1975. Trong thời gian này khóa 27 được hân hạnh đón tiếp Chuẩn tướng
Lê Văn Thân, Tư lệnh phó Quân đoàn II (cựu Chỉ huy phó Trường VBQGVN) đến thăm viếng và quan
sát khóa học.
Rời Dục Mỹ, Nha Trang các sĩ quan khóa 27 lục quân trở về Sài Gòn tham dự khóa Phát triển Hiệu
năng Quân lực, thời gian 3 tuần lễ từ ngày 20/02 đến ngày 12/03/1975. Thủ khoa là Thiếu úy Trần Hữu
Hạnh.

136 Thiếu úy NH Phước (TQLC, trái) & Thiếu úy PV Nghiêm (SĐ 9 BB, giữa).
[105/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

8.2. HẢI QUÂN

Các tân sĩ quan khóa 27 HQ trình diện Bộ Tư lệnh HQ tại SG, được làm thủ tục đổi số quân từ lục quân
sang hải quân và được lệnh dự cuộc thi trắc nghiệm Anh ngữ tại Trường Sinh ngữ Quân đội để có thể
tham dự chương trình thực tập trên Đệ Thất hạm đội của Mỹ.

24 tân sĩ quan khóa 27 HQ trở lại TTHL/HQ Nha Trang để thu thập thêm kinh nghiệm đi biển, cùng lúc
với hai khóa 28 và 29 HQ thực tập hải hành trên dương vận hạm Cần Thơ HQ-801. Hạm trưởng là HQ
Thiếu tá Nguyễn Phú Bá (1940-2019). Chương trình bao gồm cả lý thuyết lẫn thực hành, các môn vận
chuyển, hàng hải thiên văn, đi phiên hải hành, các nhiệm sở tác chiến, cứu người rơi xuống biển, v.v.
Thăm viếng các đài kiểm báo, hai đảo Phú Quốc và Côn Sơn. Ảnh trên : dương vận hạm Cần Thơ HQ-
801. Kết thúc chuyến đi biển, các sĩ quan HQ khóa 27 trở lại TTHL/HQ Nha Trang để chọn đơn vị tàu
phục vụ và về Sài Gòn trên chuyến phi cơ chót từ phi trường Nha Trang ngày 1/4/1975. Ngày hôm sau,
thành phố rơi vào tay quân CSBV.

Về đến Sài Gòn, 12 sĩ quan đạt đủ số điểm cần thiết trong cuộc thi trắc nghiệm Anh ngữ, tham dự lớp
Anh ngữ bổ túc tại TTHL/HQ Sài Gòn cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Số sĩ quan còn lại đáo nhậm
các chiến hạm đã chọn trước.

8.3. KHÔNG QUÂN

Để chuẩn bị cho việc đi tu nghiệp Không quân tại Hoa Kỳ, sau khi tốt nghiệp các tân sĩ quan Không
quân khóa 27 về Sài Gòn tiếp tục học Anh ngữ tại Trường Sinh Ngữ Quân Đội cho đến ngày 30/4/1975.
8.4. BẰNG CẤP & CHỨNG CHỈ CÁC TÂN SĨ QUAN KHÓA 27 ĐÃ NHẬN ĐƯỢC
Trên lý thuyết và trong kế hoạch đào tạo sĩ quan hiện dịch của Trường VBQGVN, SVSQ khóa 4 năm,
khi tốt nghiệp sẽ mang cấp bậc thiếu úy và được cấp phát 5 bằng cùng với 1 chứng chỉ. Khóa 27 là khóa
4 năm sau cùng mãn khóa tại Đà Lạt và cũng là khóa đầu tiên nhận lãnh đủ các bằng và chứng chỉ vừa
nói:

1/ Cử Nhân Khoa Học Ứng Dụng
2/ Tốt Nghiệp Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam
3/ Nhảy Dù
4/ Hành Quân Biệt Động Rừng Núi Sình Lầy
5/ Lái quân xa
6/ Phát Triển Hiệu Năng Quân Lực.

[106/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

.
THIẾU TƯỚNG CHT & HỘI ĐỒNG VĂN HÓA KÝ
VĂN BẰNG TỐT NGHIỆP TRƯỜNG VBQGVN

VĂN BẰNG CỬ NHÂN KHOA HỌC ỨNG DỤNG

[107/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974
BẰNG TỐT NGHIỆP TRƯỜNG VBQGVN

137 Với nhã ý của NN Trí. BẰNG NHẢY DÙ137

[108/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

BẰNG HÀNH QUÂN BIỆT ĐỘNG RỪNG NÚI SÌNH LẦY138

BẰNG LÁI QUÂN XA (mặt trước)139

138 Với nhã ý của NH Phước.
139 Với nhã ý của NV Nhuận.

[109/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974
BẰNG LÁI QUÂN XA (mặt sau)140

CHỨNG CHỈ KHÓA HƯỚNG DẪN KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN HIỆU NĂNG QUÂN LỰC141

140 Với nhã ý của NV Nhuận.
141 Với nhã ý của NN Trí.

[110/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

8.5. THAM DỰ TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG

Ra trường danh lợi, vinh liền nhục,
Vào cuộc trần ai, khóc trước cười.

Con đường làm quan, Nguyễn Công Trứ

Mặc dù chỉ phục vụ đơn vị trong một thời gian ngắn, nhưng các tân sĩ quan khóa 27 đã sát cánh cùng
đồng đội anh dũng chiến đấu, nhiều người đã anh dũng hy sinh trên chiến trường.

Tính đến nay có 36 sĩ quan khóa 27 (trong đó có Thủ khoa HV Nhuận) đã anh dũng hy sinh trên chiến
trường, bỏ mình trong lao tù Cộng Sản, hoặc qua đời vì bệnh nơi quê nhà hay tại hải ngoại, được liệt kê

theo quân, binh chủng như sau :

1/ Nhảy Dù: 05
2/ Biệt Động Quân: 03
3/ Thủy Quân Lục Chiến: 04
02
4/ Pháo Binh: 02
5/ Thiết Giáp: 06
6/ Hải Quân: 14
7/ Các đơn vị khác:

Ngày 30 tháng 04 năm 1975 là một biến cố đau thương nhất
của dân tộc Việt Nam nói chung và của khóa 27 nói riêng. Lực
lượng quân, cán, chính chỉ có một số rất ít may mắn được ra
nước ngoài, số còn lại đã phải vào các trại tập trung của Cộng
Sản, khóa 27 cũng không là một ngoại lệ.

9. KHÓA 27 THỜI HẬU CHIẾN

Dấu binh lửa, nước non như cũ,
Kẻ hành nhân qua đó chạnh thương.

Phận trai già ruổi chiến trường,
Chàng Siêu tóc đã điểm sương mới về.

Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn

Sau chiến tranh và ngục tù cải tạo, nhiều cựu sĩ quan khóa 27 đã liều mình vượt biên bằng đường biển
hoặc đường bộ để đến được bến bờ tự do và định cư tại các nước thứ ba. Phần lớn định cư tại Bắc Mỹ,
một số ít hơn tại Âu châu và Úc châu. Hiện khóa 27 có 83 người đang sống rải rác tại các quốc gia trên
khắp thế giới, 61 người đang sống tại quê nhà và phải chịu sự kềm kẹp của bạo quyền Cộng Sản.

Theo đúng tôn chỉ của Trường VBQGVN, đào tạo sĩ quan hiện dịch trong 4 năm vừa để thỏa mãn cho
yêu cầu bảo vệ đất nước trong thời chiến mà còn nằm trong kế hoạch đầu tư cho thời bình, có đủ khả
năng thực hiện hoặc giám sát những kế hoạch tái thiết thời hậu chiến. Bị buộc phải giã từ vũ khí, một
số cựu sĩ quan khóa 27 trở lại với sách đèn và đã chứng tỏ được khả năng mà Trường Mẹ đã hun đúc
và kỳ vọng. Nhiều người trong số này đã đạt được những bằng cấp thạc sĩ, tiến sĩ trong các ngành công
nghiệp hiện đại như điện tử, cơ khí, hạt nhân, hàng không và không gian.

[111/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

KHÓA 27 HỌP MẶT TẠI SÀI GÒN NĂM 2011142

KHÓA 27 HỌP MẶT TẠI SÀI GÒN NĂM 2017143

142 Với nhã ý của NN Trân & phu nhân.
143 Ảnh cùng nguồn trên.

[112/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

KHÓA 27 HỌP MẶT TẠI HOA KỲ NĂM 2007144

KHÓA 27 HỌP MẶT TẠI HOA KỲ NĂM 2012145

144 Ảnh chụp tại Little Saigon, nam California. Với nhã ý của T Phi.
145 Ảnh chụp tại Boston, Massachusetts, cùng nguồn trên.

[113/119]

Khóa 27 Sĩ Quan H

KHÓA 27 HỌP MẶT TẠ

146 Tượng Samuel Adams (1722-1803), một nhà ái quốc nổi tiếng tại Boston cũng n
dẫn quốc hội soạn thảo Bảng Tuyên ngôn Độc lập năm 1776. Tượng được dựng lên

[114/

Hiện Dịch 1970-1974

ẠI HOA KỲ NĂM 2012146

như tại Hoa Kỳ. Ông là lãnh tụ cuộc cách mạng của Mỹ (1775-1783) và hướng
n năm 1880 tại Boston, Massachusetts.
/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

KHÓA 27 HỌP MẶT TẠI HOA KỲ NĂM 2016147

CÁC CHỊ KHÓA 27 HỌP MẶT TẠI HOA KỲ NĂM 2016148

147 Ảnh chụp tại Little Saigon, nam California, với nhã ý của PV Cương.
148 Ảnh cùng nguồn trên.

[115/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

KHÓA 27 HỌP MẶT TẠI HOA KỲ NĂM 2016149

KHÓA 27 HỌP MẶT TẠI HOA KỲ NĂM 2020150

149 Ảnh chụp tại San José, bắc California, với nhã ý của T Phi.
150 Ảnh chụp tại Little Saigon, nam California ngày 20/1/2020, với nhã ý của TT Quốc.

[116/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974
Dù đang ở đâu và trong bất cứ hoàn cảnh nào, người sĩ quan xuất thân khóa 27 Trường VBQGVN luôn
luôn ghi nhớ hai câu phương châm mà Trường Mẹ đã dạy dỗ, với một chút sửa đổi để phù hợp với hoàn
cảnh và thời gian :

Luôn luôn nêu chí hiên ngang,
Không sờn nguy khổ, không màng hiển vinh.

PHƯƠNG CHÂM NGÀY ẤY151

CẢNH CŨ BÂY GIỜ152
TIẾN SĨ NĐ PHƯƠNG, K27 BIÊN SOẠN VỚI Ý KIẾN & HÌNH ẢNH

ĐÓNG GÓP CỦA CÁC BẠN ĐỒNG KHÓA CÙNG THÂN HỮU

151 Cả hai ảnh được chụp trước năm 1975. Ảnh phải với nhã ý của NH Phước.
152 Ảnh chụp năm 2017. Lưu ý hai câu phương châm không còn nữa.

[117/119]

Khóa 27 Sĩ Quan Hiện Dịch 1970-1974

TỔ QUỐC GHI ƠN

CHIẾN SĨ TRÂṆ VONG153

Chiến Sĩ Trận Vong !
Chiến Sĩ Trận Vong !
Chiến Sĩ Trận Vong !

Lúc bấy giờ trên cánh đồng chim Bắc Việt,

Bên con rạch nhỏ Đông Nai, trong đám rừng sâu Trung Việt,
Phút chốc Liệt Vị đã trở nên người thiên cổ,
Sự nghiệp đang công đeo đuổi, thôi đành gián đoạn nửa đường;
Chí tang bồng hằng mong thực hiện, thôi cũng đành ôm hận nghìn thu.
Mô đất lạ chôn vùi thân bách chiến, đám sương mù tàn tạ mảnh chinh y.
Đành rằng chốn trần ai nào ai mong sống mãi, nhưng lúc quốc thù chưa gột rữa.
Chí làm trai chưa toại mộng hải hồ, thì hận tuyền đài làm sao ngăn được dòng
huyết lệ,
Lại còn, người thân, kẻ thuộc, ơn cù lao, nghĩa vợ chồng, tình huynh đệ, ...
Bao tình cảm sao nỡ dứt cho đành.
Nhưng !
Non nước Việt vẫn thắm tươi cùng thảo mộc,
Dòng Lạc Hồng còn tồn tại với thời gian.
Bởi đâu, nhờ đâu ?
Thân chiến sĩ vững xây nền thế hệ.
Máu anh hùng nhuộm thắm lá cờ Nam.
Đêm nay gió lạnh trên đồi thông đang nổi dậy.
Ánh lửa hồng đang mờ tỏ từng hồi.

153 Văn tế Chiến Sĩ Trận Vong do Đại tá Trần Ngọc Huyến, nguyên CHT Trường VBQGVN sáng tác; được đọc
trong buổi lễ truy điệu tại vũ đình trường, đêm trước ngày lễ mãn khóa.

[118/119]

Khóa 27 Sĩ Quan H

Chiến Sĩ Trận Vong !
Hãy trở về chứng giám,
Ngày mai đây, một đoàn trai sẽ hăm
Nối chí tiền nhân, làm tổ quốc non
Chúng tôi không tìm an lạc dễ dàn
Mà chỉ khát khao gió mưa cùng ng
Nhưng rồi cũng có lúc, chí còn mo
Nhưng sức không kham nỗi đoạn đ
Chúng tôi cần được dắt dìu.
Chiến Sĩ Trận Vong !
Có linh thiêng hãy chỉ lối đưa đườ
Hãy nung nấu tâm can chúng tôi v
Hãy chứng giám lời cầu xin của đà

CHT/TVBQGVN ĐẶT CỜ RŨ TRƯỚC ĐÀI T

154 Ảnh trái chụp trong đêm truy điệu 22/11/1963 tại vũ đình trường của Trường VB
tái hiện ngày 18/6/2016 tại California, Hoa Kỳ.

[119/

Hiện Dịch 1970-1974

m hở lên đường,
n sông thêm tỏ rạng,
ng,
guy hiểm.
ong tiến bước,
đường.

ờng,
với ngọn lửa thiêng truyền thống.
àn em hậu thế !

TỬ SĨ & LỄ TRUY ĐIỆU TRUYỀN THỐNG154

BQGVN. Ảnh phải là buổi lễ truy điệu truyền thống của Trường VBQGVN, được
/119]


Click to View FlipBook Version