The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by doanhdoanh, 2016-06-21 04:01:24

TIN TỔNG HỢP

JUNE 21, 2016

Ngày 21/6/2016
Doanhdoanh thực hiện

1

Nhớ ngày Quân Lực, thao thức biển Đông

Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Ngày 19 tháng 6 năm 1965, Hội Đồng
Quân Lực ra quyết định số 4/QLVNCH, giải tán Hội Đồng Quốc Gia
Lập Pháp và thiết lập các tổ chức: Đại Hội Đồng Quân Lực, Ủy Ban
Lãnh Đạo Quốc Gia, Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, Hội đồng An
ninh Quốc gia, Hội đồng Kinh tế và Xã hội. Ngoài ra, Chủ tịch Ủy Ban
Lãnh đạo Quốc gia Nguyễn Văn Thiệu, sau đấy ký sắc lệnh
001/a/CT/LĐQG thành lập nội các chiến tranh, gọi là Ủy Ban Hành
Pháp Trung Ương và quyết định số 5/QLVNCH thành lập Thượng Hội
đồng Thẩm phán. Từ đấy, “Ngày 19 tháng 6 là ngày Quân Lực Việt Nam
Cộng Hòa”, còn gọi là “Ngày Quân Lực” và “Ngày Quân Lực” 19 tháng
6 đầu tiên được tổ chức trọng thể vào ngày 19-6-1966.

Hôm qua là ngày 19 tháng 6 năm 2016, nhắc nhở “Ngày Quân Lực”
được hình thành cách nay đã trên 50 năm (2016-1965), khi xưa ngày này
tại miền Nam Việt Nam không khí rất rộn ràng mà ngày nay còn khắc
sâu trong tâm tư của người dân miền Nam, đạo lý lúc nào cũng tồn tại ở
lòng người, đã thể hiện rõ ràng vào “Ngày Quân Lực” năm nay dù ở
trong nước hay hải ngoại. Ngày 19 tháng 6 năm nay, hậu duệ VNCH tại
Việt Nam đã đến nghĩa trang Quân đội Biên Hòa để thắp hương tưởng
niệm anh linh các anh hùng tử sĩ QLVNCH đã hy sinh vì bảo vệ tự do
dân chủ và cương thổ nước Việt. Phục thay, các em đã dùng nến màu
vàng và đỏ xếp thành biểu tượng lá Cờ Vàng ba sọc đỏ là lá cờ Tổ quốc,

2

lá Cờ Vàng là biểu tượng thiêng liêng của hồn nước Việt, có lẽ hồn
thiêng sông núi mãi mãi vấn vương lòng người, lá Cờ Vàng đã trải qua
suốt chiều dài của lịch sử; vì đấy là lá cờ mà tiền nhân ta đã dùng màu
vàng thuộc về hành thổ tượng trưng cho chủ quyền lãnh thổ của quốc
gia. Màu đỏ thuộc hành hỏa là màu của phương Nam, tách biệt hẳn với
nước Tàu ở phương Bắc. Ba sọc đỏ còn tượng trưng cho ba miền: Bắc,
Trung, Nam. Dù gọi là ba miền được biểu tượng bởi ba sọc đỏ, nhưng ba
sọc đỏ có chung một Giống nòi cùng một bào gọi là “Đồng Bào” chung
sống trên giang sơn Việt Nam, mà người Việt đời đời phải yêu quí và
thân thương giống nòi Lạc Việt. Lịch sử Cờ Vàng có từ thời Hai Bà
Trưng chống giặc Hán xâm lược, điều này đã minh chứng hùng hồn
bằng bốn câu thơ trong “Đại Nam quốc sử diễn ca”:

“Đầu voi phất ngọn Cờ Vàng,
Sơn thôn mấy cõi chiến trường xông pha
Chông gai một cuộc quan hà,
Dù khi chiến tử còn là hiển linh”.

Khi các bạn trẻ đang khấn vái trước lễ đài thì bị công an vào lấy hết các
nến trên bàn thờ và bắt các bạn trẻ vào văn phòng ở trong khuôn viên
nghĩa trang. Các bạn trẻ đã trình bày tâm tư của mình một cách vững
chãi: “Các anh hùng tử sĩ đã bảo vệ đất nước Việt Nam, anh linh phù hộ
cho quân đội mình kiếm được phi công mất tích SU-30... bác (người
quản lý nghĩa trang) nhìn tụi con dưới lăng kính méo mó thiển
cận...”. Rõ ràng các em đã nói “Các anh hùng tử sĩ VNCH đã bảo vệ đất
nước Việt Nam; anh hùng tử sĩ VNCH còn rộng lượng tha thứ, sẽ giúp
cho quân đội của CSVN khi bị tai nạn? Và chỉ trích kẻ bắt các em là
thiển cận”. Công an và ban quản lý nghĩa trang nghe xong phải dịu
giọng và trả lại giấy tờ vừa tịch thu để cho các em ra về. Mời xem
youtube mà các em đã thắp hương tại nghĩa trang thật cảm động và đáng
khâm phục.

Nhắc đến “SU-30 mất tích” tại biển Đông, ai là người Việt không trăn
trở ngậm ngùi về biển Đông như một vật vô cùng quí báu vừa bị kẻ bất

3

lương đánh cướp. Không xót xa sao được, biển Đông bao gồm cả
Hoàng-Trường Sa, vào năm 1958 thuộc về miền Nam (VNCH). Thế mà,
Hồ Chí Minh là Chủ tịch nước lại đồng lõa cùng Thủ tướng Bắc Việt là
Phạm Văn Đồng đã trớ trêu ký công hàm ngày 14-9-1958, dâng Hoàng-
Trường Sa cho Tàu cộng. Tàu cộng nhân đấy mới đánh chiếm đảo
Hoàng Sa năm 1974, đánh chiếm đảo Gạc Ma (Trường Sa) năm 1988.
Đến ngày 25-12-2000, VC lại dâng hiến tiếp khoảng 11.000 km vuông
vịnh Bắc Việt cho Tàu cộng. Do đấy, ngày nay Tàu cộng ngang ngược
lấn chiếm sát bờ biển Việt Nam?! Chiến đấu cơ SU-30MK2 của Không
quân CSVN bị mất tích trên biển Đông vào sáng thứ Ba 14-6-2016, nhà
cầm quyền Hà Nội công bố do "sự cố kỹ thuật"; thiếu tá phi công
Nguyễn Hữu Cường được Ngư dân cứu sống, thiếu tá Cường nói: "Lúc
máy bay đang cách mục tiêu 15km, bỗng nghe một tiếng nổ từ trong
buồng lái..." . Tôi nghĩ rằng thiếu tá Cường biết rõ nguyên nhân gây ra
tai nạn chiếc oanh tạc cơ SU-30MK2, như trường hợp kẻ gian làm cho
máy phi cơ bị trục trặc, SU-30MK2 bị Trung cộng bắn... nhưng thiếu tá
Cường lại ngại nói ra sự thật?!.

Chiếc máy bay tuần tra của Cảnh Sát Biển loại hiện đại CASA 212
mang số 8983, ngày 16-6-2016, khi đang bay tìm kiếm cứu nạn phi công
máy bay SU30-MK2, ở phía tây nam huyện đảo Bạch Long Vĩ thì bị mất
liên lạc và bị rơi trên Biển Đông, làm 9 người trong phi hành đoàn bị
mất tích hay chết. Nhà cầm quyền Hà Nội vẫn công bố do "sự cố kỹ
thuật". Báo Thanh Niên Online đưa tin, có đoạn: "Tai nạn xảy ra đối với
máy bay CASA 212 là một sự việc rất đau lòng”. Cụ thể, vị trí máy bay
được xác định ở phía đông đường phân định giữa Việt Nam và Trung
Quốc. Ở thời điểm xảy ra sự cố, máy bay CASA 212 đang bay ở tầm
thấp, để quan sát tìm kiếm phi công của máy bay SU-30MK2 hiện đang
mất tích". Ngày 17-6-2016, báo Dân Trí đưa tin: “Một số bộ phận của
chiếc máy bay CASA 212, gồm mảnh khung vỏ, lốp và càng sau bên trái
đã được trục vớt. Tàu cứu nạn của Trung Quốc cũng tham gia hoạt động
tìm kiếm. Những mảnh vỡ của máy bay CASA 212, đã được tiếp nhận và
đang trên đường được đưa về đất liền”(1).

4

Máy bay CASA 212 là “thủy phi cơ” là loại máy bay có thể cất cánh và
hạ cánh trên mặt nước. Máy bay CASA 212-400 là loại máy bay mới
nhất do hãng Airbus của Tây phương chế tạo, máy bay này có đến 40
quốc gia sử dụng và ưa thích. Máy bay CASA 212 được trang bị hai
động cơ, có vận tốc 360km/h, như vậy là bay chậm và thay đổi dễ dàng
ở độ cao hay thấp phù hợp cho mục đích bay tìm kiếm cứu nạn. Đặc biệt
Radar của C212-400 cho biết thời tiết chính xác và hầu hết các hệ thống
điện tử đều do hãng Rockwell Collins của Hoa Kỳ cung cấp rất tinh vi.
Từ đấy, tôi nghĩ rằng máy bay CASA 212 bị rơi không phải do "sự cố kỹ
thuật" mà do bị Trung cộng bắn hạ bởi các lý do:

- Bắn máy bay Việt Nam để cảnh cáo đàn em VC với mục đích răn đe.

- Bắn máy bay Việt Nam để Trung cộng thử hỏa tiễn của mình bắn từ
tàu ngầm hiệu quả thế nào?

- Bắn máy bay Việt Nam để cảnh báo các nước (trong đó có Mỹ) máy
bay nào đến gần vùng biển đảo do Trung cộng chiếm giữ và bồi đắp sẽ
bị bắn hạ.

- Bắn máy bay Việt Nam để chuẩn bị cho ý đồ của Trung cộng đang lăm
le lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông.

Tôi nghĩ, có người sẽ thắc mắc vì sao nói rằng Trung cộng bắn máy bay
Việt Nam, trong khi: “Tàu cứu nạn của Trung cộng cũng tham gia hoạt
động tìm kiếm máy bay Việt Nam mất tích? Và Trung cộng với VC xem
như anh em và gắn bó 16 chữ vàng kia mà?”. Xin thưa “Đừng nghe
những gì Cộng sản nói” và chắc hẳn độc giả còn nhớ trong Tam Quốc
Chí của người Tàu, Khổng Minh ba lần trêu tức Chu Du, Chu Du than
“Trời sinh Du, sao còn sinh Lượng?” rồi hộc máu mà chết. Thế mà,
Khổng Minh lại đến Sài Tang viếng tang, dâng rượu lên bàn thờ Chu Du
và quỳ đọc bài văn tế, nước mắt đầm đìa (xin trích đoạn kết):

Than ôi Công Cẩn, đã biệt nhau rồi!
Thôi nói chi nữa, thế là xong đời!
Hồn có khôn thiêng, soi thấu can tâm

5

Từ nay thiên hạ, ai kẻ tri âm?!
Than ôi! Thương thay! Phục duy thượng hưởng!
Khổng Minh gian giảo, khéo léo đến độ Đại đô đốc Lỗ Túc và các tướng
lãnh Đông Ngô phải thốt lên rằng: “Khổng Minh là người tử tế, chỉ vì
Công Cẩn hẹp hòi, tự lấy cái chết đấy thôi!”.
Nghiền ngẫm kỹ qua hai chiếc phi cơ SU-30MK2 và CASA 212-400, có
thể cả hai đều bị Tàu cộng bắn hạ hoặc chỉ có máy bay CASA 212-400
bị Tàu cộng bắn hạ?! Nếu thực là vậy, thì rất đau lòng vì phi công SU-
30MK2 và phi hành đoàn CASA 212, được lớn lên dưới mái trường “Xã
hội chủ nghĩa”, được dạy dỗ “Bác Hồ kính yêu”; ngược lại chính “Bác
Hồ kính yêu” đã đồng lõa với Thủ tướng Bắc Việt là Phạm Văn Đồng
tráo trở dâng hiến biển Đông cho Tàu cộng và chính VC cắt khoảng
11.000 km vuông vịnh Bắc Việt dâng cho Tàu cộng; nên ngày nay mới
ra “sự cố” đau lòng này?!!!

Hàn Quốc cảnh báo mối đe dọa của IS đối với các căn cứ quân sự
Mỹ
20.06.2016
 Brian Padden

6

Các bệ phóng tên lửa Patriot của Mỹ tại căn cứ không quân Hoa Kỳ
Osan ở phía nam Seoul, Hàn Quốc.
Nam Triều Tiên đang tăng cường các biện pháp an ninh để ngăn chận
một vụ tấn công có thể có của nhóm Nhà nước Hồi giáo, sau khi cơ quan
tình báo của nước này cảnh báo rằng Nhà nước Hồi giáo có thể nhắm tấn
công các căn cứ quân sự của Mỹ và thường dân trên bán đảo Triều Tiên.
Thông tín viên đài VOA Brian Padden tường thuật từ Seoul.

Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) của Nam Triều Tiên hôm chủ nhật
cho biết Nhà nước Hồi giáo đã công bố danh sách của những mục tiêu
có thể bị tấn công khủng bố, trong đó có các cơ sở của Không quân Mỹ
và liên minh NATO tại 21 quốc gia cùng với những nhân vật có liên hệ
với những cơ sở này.

4 cơ sở quân sự trong danh sách của Nhà nước Hồi giáo là ở Nam Triều
Tiên. NIS cho hay danh sách đó bao gồm toạ độ chi tiết và hình ảnh từ
Google Maps của các căn cứ Không quân Mỹ ở Osan và Gunsan.

Ban Tham mưu Liên quân Nam Triều Tiên hôm nay nói rằng Seoul đang
chia sẻ tình báo và phối hợp chặt chẽ với các giới chức quân sự Mỹ về
mối đe dọa khủng bố này.

Người phát ngôn của Ban Tham mưu, ông Jeon Ha Gyu, phát biểu như
sau.

"Để tăng cường sự phòng vệ cho các căn cứ của Không quân Mỹ ở Nam
Triều Tiên, chúng tôi sẽ cung cấp sự hỗ trợ nếu có sự yêu cầu hợp tác
thông qua Bộ Tư lệnh Lực lượng Hỗn hợp."

Có tin cho hay một người Nam Triều Tiên làm việc cho một tổ chức
phúc lợi xã hội cũng nằm trong danh sách của hơn 8.000 người trên thế
giới mà Nhà nước Hồi giáo muốn giết hại.

7

Cảnh sát Nam Triều Tiên cho biết họ đang cung cấp sự bảo vệ của cảnh
sát cho những công dân Nam Triều Tiên bị nhắm làm mục tiêu tấn công
và đang tăng cường những hoạt động tuần tiễu để ngăn ngừa những vụ
tấn công khủng bố.

Thủ tướng Hwang Kyo Ahn hôm nay cũng cho biết trung tâm chống
khủng bố của nước ông sẽ tăng cường hoạt động điều tra và áp dụng mọi
biện pháp cần thiết để bảo vệ công chúng.

Sĩ quan cảnh sát Hàn Quốc trong một cuộc tập dượt bắt nghi can khủng
bố.

Tuy Nam Triều Tiên có thái độ rất nghiêm túc trong việc ứng phó với
các mối đe dọa khủng bố, các nhà phân tích an ninh cho rằng những
phần tử Hồi giáo cực đoan rất khó thực hiện một vụ tấn công ở Seoul.

Ông Daniel Pinkston, giảng viên môn quan hệ quốc tế của Đại học Troy
ở Seoul, cho biết như sau.

"Hai miền Triều Tiên, Nhật Bản và Trung Quốc là những nước có chính
phủ mạnh; và các lực lượng cảnh sát, các cơ quan tình báo và khả năng
và năng lực để truy tung và theo dõi các tổ chức khủng bố của những
nước này là khá mạnh."

8

Bên cạnh các lực lượng an ninh mạnh mẽ, Nam Triều Tiên cũng có sự
hạn chế nghiêm nhặt về súng ống và di trú.

Nam Triều Tiên, cùng với Nhật Bản, đã bị phê phán vì hạn chế người
nhập cư từ những nước Hồi giáo đang có xung đột. Hội Ân Xá Quốc Tế
năm nay đã chỉ trích Nam Triều Tiên và Nhật Bản là những nước có thu
nhập cao nhưng không hề tiếp nhận một người Syria tị nạn nào cả.

Cơ quan Tình báo Quốc gia Nam Triều Tiên cho biết trong năm vừa qua
Nam Triều Tiên đã trục xuất 50 người có dính líu tới các nhóm khủng
bố.

Năm 2015, một người Indonesia bị cho là thành viên của nhóm al Nusra
ở Syria có liên hệ với Nhà nước Hồi giáo đã bị tuyên án 8 tháng tù vì các
cáo trạng khủng bố. Cảnh sát nói rằng người đàn ông đó nhập cảnh Nam
Triều Tiên với hộ chiếu giả, trong nhà có một khẩu súng sở hữu trái
phép, và tài khoản ngân hàng có dính líu với một tổ chức Hồi giáo cực
đoan.

Cơ quan tình báo Nam Triều Tiên nói rằng trung tâm chống khủng bố có
thể được dùng để theo dõi các nhóm khủng bố đã được cho phép bởi
Luật Chống khủng bố mà quốc hội thông qua hồi tháng 3.

Luật Chống khủng bố đã gặp phải sự chỉ trích của một số tổ chức xã hội
dân sự vì họ cho rằng luật này quá khắt khe và có thể bị lợi dụng một
cách dễ dàng để hạn chế những hoạt động ôn hoà của những người bất
đồng chính kiến.

9

Thu thẻ nhà báo để khoả lấp trách nhiệm trong vụ máy bay rơi?!

Nhà báo Phan Mai Lợi
CTV Danlambao - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương
Minh Tuấn vừa có quyết định tịch thu thẻ nhà báo của ông Mai Phan
Lợi, phó Tổng Thư ký báo Pháp Luật TpHCM, admin điều hành Diễn
đàn Nhà báo Trẻ. Ông Mai Phan Lợi bị tước thẻ nhà báo một ngày trước
khi lễ kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam diễn ra.
Nguyên nhân dẫn tới việc bị thu thẻ là do ông Lợi đã mở một cuộc thăm
dò nhỏ về nguyên nhân máy bay cứu hộ CASA8983 bị rơi trên đường
tìm kiếm hai phi công trên máy bay Su30 bị mất tích trong khi đang bay
huấn luyện trên biển.
Hàng loạt nhà báo và báo Petrotimes đã có bài công kích nhà báo Mai
Phan Lợi trước khi động thái thu thẻ của Bộ Truyền thông diễn ra.
Ông Mai Phan Lợi viết:
"Vì sao CASA tan xác?
Thật đau xót đến giờ này vẫn chưa tìm được 9 cán bộ trên máy bay
CASA, nhưng có thắc mắc thật khó lý giải thuyết phục là tại sao máy
bay tan xác?

10

Theo bạn?
- Máy bay bị tác động bên ngoài nên vỡ
- Máy bay rơi từ cao xuống biển nên vỡ vụn
- Không biết lý do
- Bị bắn
- Bị giông lốc làm rơi xuống biển và vỡ khi đập vào mặt nước
- Không loại trừ bị bắn vỡ
- Máy bay chất lượng kém do tham nhũng trong ngành quốc phòng luôn
bị đóng dấu mật
- Máy bay tự nổ nên vỡ

Chụp màn hình stt Facebook nhà báo Phan Mai Lợi

11

Báo Petrotimes dẫn lời ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban an
toàn giao thông Quốc gia cho rằng: "Đã đến lúc Ban Tuyên giáo Trung
ương, Bộ Thông tin - Truyền thông, Hội Nhà báo, Cơ quan An ninh
thông tin và truyền thông cần vào cuộc để xử lý nghiêm Mai Phan Lợi,
tránh gây hoang mang dư luận và làm ảnh hưởng đến những người làm
báo chân chính khác."

Thậm chí đã có dư luận "lên tiếng đề nghị cơ quan chức năng xử lý
nghiêm phát ngôn ảnh hưởng đến tình cảm dân tộc của Mai Phan Lợi."

Nhà báo Mai Phan Lợi là một trong những gương mặt đại diện nhóm
XHDS độc lập có buổi gặp gỡ Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama hồi
tháng 5 vừa qua tại Hà Nội.

Trong không khí hân hoan mừng ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam,
các "nhà báo chân chính" đã chứng tỏ bản lĩnh chính trị của mình khi ra
sức tấn công chữ "tan xác" mà nhà báo Mai Phan Lợi đã dùng khi nói về
tình trạng vỡ vụn của máy bay cứu hộ CASA8983.

Việc thu hồi thẻ nhà báo khi có phát ngôn trên mạng xã hội lần này
khiến người ta nhớ tới quyết định thu thẻ nhà báo Đỗ Hùng (báo Thanh
Niên) với đoạn đăng tải toàn dấu sắc viết về tướng Võ Nguyên Giáp.

Qua việc các nhà báo cách mạng khẳng định bản lĩnh chính trị bằng từng
câu chữ để thấy: dưới sự dẫn dắt của đảng, việc đấu tố một cá nhân luôn
dễ dàng hơn việc đưa thông tin và sự thật cần minh bạch tới bạn đọc.

Máy bay vỡ nát không gọi là "tan xác" thì gọi là gì?

Và tập thể các nhà báo cách mạng đang lên đồng kia liệu có dám đặt câu
hỏi:

Ai sẽ chịu trách nhiệm khi tai nạn máy bay liên tiếp xảy ra? Tổn thất về
tiền của và nhân lực là do đâu? Và làm sao nhân dân có thể yên tâm khi
chưa đánh đấm gì mà quân đội thể hiện quá yếu kém như vậy?

12

Báo chí cách mạng với bản chất là công cụ tuyên truyền của đảng Cộng
sản, một lần nữa đã phơi bày bàn tay kiểm duyệt của mình trước thiên
hạ.
Các nhà báo hôm nay tấn công Mai Phan Lợi, chắc chắn sẽ ngoan ngoãn
đi theo lề và chỉ cất giọng khi được lệnh mở miệng.
Lực lượng Đặc biệt Iraq chiếm lại hầu hết Fallujah từ tay IS
19.06.2016

Lực lượng an ninh Iraq tiến vào trung tâm Fallujah sau khi chiến đấu
chống lại các chiến binh Nhà nước Hồi giáo, ngày 17 tháng 6 năm 2016.
Các lực lượng đặc biệt của Iraq tiếp tục hành quân ở Fallujah sáng nay
sau khi loan báo hầu hết thành phố này đã được chiếm lại từ tay nhóm
Nhà nước Hồi giáo một ngày trước đó.

13

Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi nói “Chúng tôi đã hứa với quí vị là sẽ
giải phóng Fallujah và chúng tôi đã chiếm lại thành phố này.”
Trước đó, binh sĩ Iraq đã chiếm một trung tâm chỉ huy của Nhà nước
Hồi giáo trong khu vực, sau khi một loạt những vụ không kích đánh
trúng hai đơn vị chiến thuật và phá huỷ sáu vị trí súng đại liên. Các giới
chức xác nhận quân đội Iraq đã chiếm một toà nhà chính phủ ở trung
tâm thành phố.
Thủ tướng Abadi tuyên bố trong một tin nhắn trên Twitter rằng Fallujah
đã trở về với đất nước và Mosul là “trận đánh kế tiếp,” và Nhà nước Hồi
giáo “sẽ bị đánh bại.”
Các giới chức cho biết những phần tử thánh chiến Hồi giáo đang trà trộn
vào thường dân để chạy ra khỏi thành phố này. Hãng thông tấn Pháp cho
biết ít nhất 20.000 người đã rời Fallujah trong vài giờ đồng hồ. Có
42.000 người khác đã rời thành phố này hôm thứ 5.
Giới bạo quyền cộng sản sẽ giải tỏa chùa Liên Trì?

14

Trần Quang Thành (Danlambao) - Mới đây giới bạo quyền Quận 2,
Sài Gòn đã họp và quyết định cưỡng chế giải tỏa Chùa Liên Trì, trên
đường Lương Định Của vào ngày 23/6/2016 sắp tới...

Liên quan đến sự việc này, cách đây 2 năm, ban giải tỏa quận 2 đã ra giá
bồi thường 5,4 tỉ đồng để lấy miếng đất vàng của Chùa Liên Trì xây
dựng trung tâm khu đô thị Thủ Thiêm. Một thời gian sau đó, nhà cầm
quyền đã tự chọn miếng đất hoang vu (500m2), một gốc xó ở Cát Lái và
cam kết hỗ trợ 700 triệu đồng để di dời.

Cách đây hai tuần, một đoàn cán bộ các cấp lại vào Chùa Liên Trì, nói
rằng sẽ bồi thường 6 tỉ đồng để di dời và xây chùa mới ở mảnh đất Cát
Lái đó.

Lập trường quan điểm của vị trụ trì chùa Liên Trì, HT. Thích Không
Tánh là chùa đã xây dựng nơi này hơn 50 năm, tồn tại và phát triển cùng
Phật tử trong vùng. Nếu làm khu đô thị mới, thì Chùa cũng sẽ phải ở
trong khu đất này. Cho dù nhà cầm quyền có bồi thường hàng chục tỉ
vẫn nhất quyết không đồng ý đi nơi khác.

Từ Sài Gòn, Hòa thượng Thích Không Tánh đã cho phóng viên Trần
Quang Thành biết sự việc như sau:

(Youtube PV Hoà thượng Thích Không Tánh)
https://youtu.be/th51qo9OjY4

15

Tổng thống Obama loan báo kế hoạch thúc đẩy cải tiến trong ngành
sản xuất
21.06.2016

Tổng thống Barack Obama phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh
SelectUSA ở Washington, ngày 20 tháng 6 năm 2016.
Tổng thống Barack Obama hôm thứ Hai loan báo lập ra một chương
trình mới nhằm mục đích giúp hồi sinh ngành sản xuất của Mỹ bằng
cách thúc đẩy những cải tiến trong lĩnh vực được mô tả là "ngành sản
xuất thông minh."
Phát biểu trước những nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại Hội nghị Thượng
đỉnh SelectUSA hàng năm tại Washington, ông Obama cho biết một liên
minh 200 đối tác sẽ nhận được 140 triệu đôla ngân quỹ công và tư để
"cải thiện triệt để" hiệu năng sản xuất bằng cách phát triển những công
nghệ cảm biến thông minh và công nghệ kỹ thuật số giúp cắt giảm đáng
kể phí tổn, tiết kiệm năng lượng và tinh giản những quá trình sản xuất.
Liên minh Lãnh đạo Ngành Sản xuất Thông minh nhận được 70 triệu
đôla từ Bộ Năng lượng (DOE) và 70 triệu đôla từ những khoản quyên

16

góp của tư nhân. Liên minh, bao gồm những đại diện từ ngành công
nghiệp, giới học thuật và những tổ chức phi lợi nhuận, sẽ lãnh đạo Viện
Canh tân Sản xuất Thông minh trong mối quan hệ đối tác với DOE.
Những cải tiến phần mềm sẽ có mặt trên một nền tảng mã nguồn mở để
doanh nghiệp thuộc mọi quy mô có thể tiếp cận được.

Tổng thống nói: "Không nước nào có thể sánh được khả năng cạnh tranh
của chúng ta trong ngành sản xuất tối tân. Không nước nào có nhiều
doanh nhân hay nhiều công nghệ siêu điện toán hơn chúng ta. Không
nước nào nỗ lực nhiều hơn để kiến tạo một nền văn hóa chế tạo và mày
mò, của tinh thần làm chủ và biết chấp nhận rủi ro, của canh tân và sáng
chế."

Gần sáu triệu việc làm trong ngành sản xuất đã bị mất ở Mỹ kể từ năm
2000 đến năm 2010 khi những công ty đóng cửa những nhà máy và di
dời ra nước ngoài với chi phí thấp hơn. Con số này chiếm hơn một phần
ba toàn bộ lực lượng lao động trong ngành sản xuất của Mỹ. Kể từ tháng
2 năm 2010, hơn 800.000 công ăn việc làm trong ngành sản xuất của Mỹ
đã được tạo ra trong khi ngành sản xuất xe hơi tăng trưởng và chi phí
sản xuất gia tăng ở nước ngoài.

Trung tâm sản xuất mới, đặt ở thành phố Los Angeles, bang California
thuộc miền tây của Mỹ, là dự án thứ chín trong số 15 dự án mà ông
Obama muốn tạo ra.

Trong một tuần tập trung vào sự cải tiến, ông Obama cũng sẽ tham dự
một hội nghị thượng đỉnh về kinh doanh toàn cầu tại Đại học Stanford
vào cuối tuần này. Ông sẽ tham gia thảo luận với người sáng lập
Facebook, Mark Zuckerburg, và những nhân vật khác.

17

Bàn về thảm họa suy sụp môi trường tại Trung cộng

Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Vào tháng 12 năm 2015, hãng thông
tấn Reuter đã loan báo ngân hàng phát triển Á Châu - Asian
Development Bank, gọi tắt là ADP đã phải cho Trung Cộng mượn một
khoản nợ 300 triệu Mỹ kim để quốc gia này có thêm chi phí cải thiện
tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là khắc phục tình trạng ô nhiễm
không khí. Trung Cộng lúc nào cũng khoe khoang có cả ngàn tỷ Mỹ kim
tiền mặt thặng dư mà phải đi mượn nợ vỏn vẹn có 300 triệu làm kinh phí
cho các hoạt động khắc phục môi trường cho xứ sở của mình khiến
nhiều người không khỏi ngạc nhiên. Trên thực tế, thảm họa suy sụp môi
trường tại Trung Cộng nặng nề đến mức đã vượt ra khỏi ngoài khả năng
khắc phục của Cộng đảng cầm quyền và đã đến lúc Bắc Kinh cần cộng
động thế giới ra tay trợ giúp.

Thảm họa môi trường thật sự bấy lâu đã luôn đè nặng lên nền kinh tế
Trung Cộng. Vào năm 2010, Bắc Kinh đã phải thừa nhận suy sụp môi
trường làm quốc gia này tổn thất gần 227 tỷ Mỹ kim, tức là khoảng 3.5
% tổng giá trị sản phẩm quốc dân GDP của đất nước này; một con số mà
giới chuyên gia cho rằng chỉ có tính tượng trưng. Thực tế, sự tổn thất về
kinh tế do thảm họa môi trường gây ra tại xứ sở này ước tính cao hơn rất
nhiều. Những gì Cộng Sản loan báo thì đâu ai tin cũng là một chuyện
đương nhiên chẳng có gì làm lạ.

18

Bắc Kinh cũng thừa nhận buộc phải chi ra 275 tỷ Mỹ kim để làm kinh
phí chống đỡ tình trạng ô nhiễm không khí cũng như 333 tỷ Mỹ kim
kinh phí cho khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước trong tài chính
khóa 5 năm 2014-2018. Bắc Kinh buộc phải chi ra số tiền khổng lồ như
thế để chống đỡ thảm họa môi trường cho thấy hai điều quan trọng:

Một là thảm họa môi trường tại Trung Cộng trầm trọng đến mức không
những gây thiệt hại nặng nề về kinh tế mà bắt đầu đe dọa đến an ninh
chính trị của Cộng đảng cầm quyền. Đơn giản là vì tính mạng và sức
khỏe của cả tỷ dân Trung Quốc đang bị đe dọa trực tiếp ngày một rõ hơn
bởi sự suy sụp môi trường - nhất là ô nhiễm nguồn nước và không khí.
Điều này khiến cả xã hội Trung Hoa nổi giận và trút hết mọi sự bực tức
lên Cộng đảng cầm quyền. Đây là điều mà Bắc Kinh muốn tránh né.
Hơn thế nữa, tình trạng ô nhiễm không khí tại trên dưới 367 thành phố
nặng nề đến mức không ai có thể thở nổi khiến cả xã hội gần như tê liệt.
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước trầm trọng tại quốc gia này cũng tác
động đến xã hội tương tự như ô nhiễm không khí - tức là buộc người dân
lâm vào cảnh sống bế tắc bệnh tật hoảng sợ do phải dùng nguồn nước đã
bị nhiễm độc. Bắc Kinh hết đường lựa chọn mà buộc phải có tỏ thái độ
đang hành động gấp rút để giải quyết tình hình nhằm giảm bớt phẫn nộ
đang ngày một làn tràn khắp xã hội Trung Cộng.

Bị đe dọa đến đường cùng về tính mạng trước tình trạng nước và không
khí bị nhiễm độc nặng nề khiến cả người dân Trung Hoa không còn sợ
họng súng của Cộng đảng cầm quyền nữa. Chết vì đạn bắn từ họng súng
đàn áp của Cộng đảng cầm quyền vẫn êm ái nhẹ nhàng hơn là không thể
thở được và chết quặn quại khi bị ngộ độc nước uống.

Nổi loạn đã bộc phát mạnh mẽ khắp nơi tại Trung Quốc vì bực tức phẫn
nộ trước tình trạng an sinh xã hội môi trường suy sụp ô nhiễm nghiêm
trọng. Tại Quảng Đông vào giữa tháng Mười năm 2015 chẳng hạn, hàng
ngàn người lao ra đường chọi thẳng với lực lượng công an của Cộng
đảng bất chấp sự hoảng sợ hay ám ảnh vụ tàn sát Thiên An Môn vốn có
bấy lâu trong lòng hay trong suy nghĩ người dân Trung Quốc. Cuộc bạo

19

loạn vì môi trường này thật sự làm rúng động giới cầm quyền từ trung
ương đến địa phương.

Sau sự cố Thiên An Môn, người dân Trung Quốc gần như không dám
biểu tình nữa vì sợ bị xử bắn không cần tòa án. Trước thảm họa suy sụp
môi trường đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng, nỗi sợ hãi đó
trong lòng của người dân bấy lâu đã không còn nữa. Những người biểu
tình đã không còn đứng ngoài đường phố mà tràn thẳng vào trụ sở chính
quyền tại thành phố Thanh Viễn tại Quảng Đông bất chấp Công An đàn
áp bằng mọi hình thức, kể cả dùng lựu đạn cay để phản đối dự án xây
khu vực thải rác ô nhiễm tại đây. Hàng trăm người tham gia bạo loạn đã
bị thương chưa tính thương vong phía bên lực lượng công an của Cộng
đảng được huy động để đàn áp.

Đương nhiên các cuộc bạo loạn không dừng lại tại tỉnh Quảng Đông khi
sự phẫn nộ trước tình trạng môi trường suy sụp lan tràn khắp mọi ngã
ngách xã hội Trung Quốc. Riêng tại thành phố Thượng Hải, được coi là
New York của Trung Cộng, hàng trăm ngàn người đã tràn ra khắp mọi
ngả đường phản đối dự án xây thêm nhà máy hóa chất tại thành phố này
vào cuối tháng Sáu năm ngoái. Khí thải ô nhiễm từ các nhà máy ở thành
phố Thượng Hải đã làm cho không khí ở nơi này không còn có thể thở
nổi được nữa. Cả thành phố bực tức nỗi loạn vì bế tắc không lối thoát
trước vấn nạn ô nhiễm không khí thở đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và
tính mạng.

Tại Côn Minh, giới chức cầm quyền hết sức lo lắng khi người dân bắt
đầu sử dụng các trang mạng để kêu gọi bạo loạn chống lại chính phủ
trước tình trạng môi trường bị suy sụp do khí thải công nghiệp. Lần đầu
tiên, người dân Trung Quốc dám cả gan chạm trán công khai với viên
chức chính phủ tại nơi này, cũng như hình thành tự lập các nhóm vận
động bảo vệ môi trường bất chấp đe dọa của các viên chức tại đại
phương.

Cộng đảng tại Trung Hoa duy trì quyền lực của mình bấy lâu nay dựa
trên sự sợ hãi để rồi buộc người dân phục tùng. Nay bực tức dâng cao

20

trước sự sống ngày càng bị bế tắc đe dọa bởi suy sụp môi trường khiến
sự sợ hãi sẵn có bấy lâu này tan biến hoàn toàn thì rõ ràng suy sụp môi
trường đang đe dọa trực tiếp đến nền tảng tồn tại chính trị của Cộng
đảng. Sự đe dọa này khác với những kiểu cách đe dọa chính trị khác vì
Cộng đảng không thể dùng họng súng để dẹp bỏ mà buộc phải chấp
nhận cải cách toàn diện cách thức quản trị an sinh xã hội và môi trường,
vốn bị coi rẽ bấy lâu.

Cái khó cho Bắc Kinh là, suy sụp môi trường cần thời gian cả thập kỷ để
phục hồi trong khi đời sống của người dân đang bị đe dọa nặng nề bởi ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhất là ô nhiễm nước uống và không
khí thở, khiến bực tức phẫn nộ của người dân cứ tăng lên mỗi ngày. Liệu
Bắc Kinh có né kịp cơn thịnh nộ bộc phát ngày mỗi mạnh, mỗi nhanh
này của cả xã hội hay không vẫn còn là nghi vấn cho giới phân tích gia
hiện nay. Hầu hết, ai ai cũng bi quan. Các cuộc bạo loạn chống chính
phủ vì bực tức trước tình trạng môi trường suy sụp ngày càng mạnh mẽ
lan rộng hơn với cả trăm ngàn người tham dự và kéo dài nhiều ngày như
cuộc biểu tình ở Thượng Hải vào năm ngoái chẳng hạn chứ không ít ỏi
vài trăm người như trước đó. Con số các cuộc bạo loạn vì môi trường
cũng gia tăng mạnh dù Bắc Kinh che giấu và kiểm soát chặt chẽ thông
tin. Riêng năm 2013, có khoảng trên 700 vụ bạo loạn được giới truyền
thông quốc tế ghi nhận - một con số kỷ lục so với những năm trước đó.

Điều thứ hai mà mọi người có thể nhìn thấy ngay thông qua ngân sách
khổng lồ cho tài chính khóa 2014-2018 với 275 tỷ Mỹ kim để làm kinh
phí chống đỡ tình trạng ô nhiễm không khí cũng như 333 tỷ Mỹ kim
kinh phí cho khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước, là tình trạng môi
trường suy sụp tại Trung Cộng không còn ở mức báo động mà ở mức
suy sụp quá trầm trọng gần như khó có thể cứu vãn được liền ngay. Nói
một cách ngắn gọn, phục hồi môi trường tại Trung Cộng đòi hỏi một
ngân sách lớn hơn ngân sách hiện tại rất nhiều. Không phải vô cớ mà
Bắc Kinh cần mượn thêm nợ từ ngân hàng ADP như đề cập ở trên để hà
hơi tiếp sức vì bị đuối về tài chánh khi cưu mang nỗ lực cải thiện môi
trường. Bắc Kinh thật sự đang bị đuối về tài chính khi phải dồn toàn bộ
tài lực của mình để vãn hồi khủng hoảng tài chánh và suy thoái kinh tế

21

nên tổn phí lớn lao dành cho khắc phục môi trường lại càng đè nặng lên

ngân sách.

Hầu hết giới khoa học điều thừa nhận kinh phí để vãn hồi môi trường
của Bắc Kinh không cân xứng với tình hình thực tế suy sụp môi trường
tệ hại trầm trọng của đất nước này. Một thí dụ cụ thể là theo thừa nhận
của thị trưởng Bắc Kinh Wang Anshun vào năm 2013, kinh phí cần chỉ
để vãn hồi làm sạch dòng sông cung cấp nước ngọt cho 23 triệu cư dân
thành phố Thượng Hải không thôi, dòng sông mà vốn đang bị ô nhiễm
nặng nề với gần hơn 16 ngàn xác con heo chết trôi trên dòng sông này
do bị nhiễm siêu vi khuẩn (hay còn gọi là virus) Porcine circovirus
(PCV), cũng đã phải cần đến 16 tỷ Mỹ kim là ít nhất. Đó chỉ là chi phí
nạo vét và làm sạch lòng sông chứ chưa tính đến chi phí phục hồi môi
trường sống của các sinh vật trong lòng dòng sông này. Nếu thế thì kinh
phí để cứu vãn suy sụp môi trường nghiêm trọng đang xảy ra khắp mọi
nơi ở một quốc gia quá rộng lớn như Trung Cộng kéo dài đến 5 năm
(2014-2018) đâu thể nào gói gọn chỉ có 605 tỷ Mỹ kim, trong đó cải
thiện tình trạng nước sạch chỉ vỏn vẹn có 333 tỷ! Điều này cho thấy rõ
ngân sách cải thiện môi trường mà Bắc Kinh đưa ra chỉ là để chữa cháy
tạm thời về mặt dư luận trước tình trạng phẫn nộ của cả xã hội dâng lên
quá cao; cũng như ngăn cản tạm bợ được chừng nào hay chừng nấy
nguy cơ nền an sinh xã hội bị tê liệt do ô nhiễm môi trường quá nghiêm
trọng - nhất là ô nhiễm nước uống và khí thở.

Hành động chữa cháy này của Bắc Kinh khiến giới phân tích gia vô
cùng lo lắng vì rõ ràng, điều này phơi bày một sự thật quá phũ phàng là
những thặng dư kinh tế mà Trung Cộng đạt được trong suốt 30 năm qua
đã không thể nào đủ sức bù đắp nổi những tổn thất về môi trường mà
Trung Cộng đang gánh chịu.

Ngân sách mà Bắc Kinh đưa ra cho cải thiện môi trường không làm cho
tình hình suy sụp môi trường của xứ sở Cộng Sản này giảm đi mà ngược
lại, môi trường sống của cả xã hội Trung Cộng vẫn đang trên đà suy sụp
nghiêm trọng nhanh chóng do phát triển bừa bãi nền công nghiệp rẻ tiền
gây nhiều ô nhiễm vì muốn giảm chi phí sản xuất tối đa để thu lợi về

22

nhiều hơn. Các đại công ty đầu tàu quốc doanh chạy theo lợi nhuận bấy
lâu bất chấp an nguy về môi trường an sinh xã hội thì nay vẫn không thể
sửa đổi quan niệm kinh doanh này. Bắc Kinh lại thiếu một đội ngũ
chuyên viên kỹ thuật để giám sát các vấn đề về môi trường tại các nhà
máy xí nghiệp. Đào tạo đội ngũ này đòi hỏi thời gian cả thập kỷ và rất
tốn kém - điều mà ngân sách eo hẹp về môi trường của Bắc Kinh khó có
thể chu toàn. Khủng hoảng kinh tế hiện nay tại Trung Cộng lại càng làm
cho nỗ lực phục hồi môi trường bị khó khăn chậm chạp.

Thế nhưng khổ một nỗi Bắc Kinh lại không thể chậm chạp trong việc
vãn hồi môi trường để ổn định an sinh xã hội và an ninh chính trị. Nước
và không khí mà bị ô nhiễm không thể thở, không thể uống thì còn đáng
sợ hơn viên đạn từ họng súng. Người dân Trung Quốc đang bực tức và
Cộng đảng cầm quyền biết rõ điều đó. Thặng dư 30 năm về kinh tế của
Trung Cộng rốt cuộc rồi không đủ sức để chi trả cho kinh phí phục hồi
môi trường thì sự thặng dư kinh tế này chỉ là bánh vẽ.

Thành ngữ tiếng Anh "the true is in the air and in water" - tạm dịch là
"sự thật phơi bày ngay trong không khí và nước uống" đang ngày càng
phổ biến lan rộng trong xã hội Trung Cộng. Không có một chế độ Cộng
Sản nào có thể tiếp tục tồn tại trên quyền lực khi buộc phải đối diện với
sự thật mà không thể tuyên truyền láo lếu để lấp liếm che đậy. Dĩ nhiên,
Trung Cộng cũng không thể thoát khỏi định mệnh nghiệt ngã này, vốn
đang từ từ hiện ra ngày một rõ dần.

23

Người quản lý chiến dịch tranh cử của ông Trump bị sa thải
21.06.2016

Người quản lý chiến dịch tranh cử của ông Trump, Corey Lewandowski,
rời khỏi cuộc họp nhóm tài chính quốc gia của ông Trump tại khách sạn
Four Seasons ở New York, ngày 9 tháng 6 năm 2016.
Ứng cử viên tổng thống bên Đảng Cộng hòa Donald Trump đã sa thải
người quản lý chiến dịch tranh cử cho ông, Corey Lewandowski, một
nhân vật gây nhiều tranh cãi.

Phát ngôn viên chiến dịch tranh cử của ông Trump, Hope Hicks, cho biết
hôm thứ Hai: "Ông Lewandowski sẽ không còn góp sức vào chiến dịch
nữa." Bà Hicks bày tỏ sự cảm kích đối với "nỗ lực và sự tận tụy" của
ông Lewandowski.

Lewandowski, người quản lý chiến dịch tranh cử của ông Trump kể từ
tháng Sáu năm ngoái, bị nhiều nhà quan sát chính trị xem là có mối quan
hệ thù địch với nhiều nhà ký giả trên cả nước và có mối quan hệ căng
thẳng với một số quan chức Đảng Cộng hòa.

Ông Lewandowski gây nhiều chú ý sau khi bị một nữ ký giả cáo buộc đã
ghì tay cô ta thô bạo tại bang Florida trong đợt vận động bầu cử sơ bộ.

24

Lewandowski cũng đã đụng độ với chủ tịch ban vận động tranh cử của
ông Trump, Paul Manafort.

Tỉ lệ ủng hộ dành cho ông Trump trong những cuộc khảo sát gần đây đã
sụt giảm và ông ta đang đối mặt với sự chống đối từ nhiều thành viên
của Đảng Cộng hòa lo ngại về những nhận xét gây tranh cãi của ông ta.

Ông Trump, người sắp được Đảng Cộng hòa đề cử làm tổng thống, có
thể đưa ra những thay đổi khác về nhân sự trong ban vận động của mình
để chuẩn bị cho Đại hội Đảng Cộng hòa Toàn quốc diễn ra tại thành phố
Cleveland, bang Ohio, từ ngày 18 tới ngày 21 tháng 7.

Ông Trump đã lên tiếng phàn nàn rằng một số nhân vật thuộc Đảng
Cộng hòa đang tìm cách ngăn chặn việc chính thức tuyên bố đề cử ông
tại đại hội.

Một số đại biểu tham dự đại hội đã nói rằng họ muốn thay đổi điều lệ
đảng để cho phép những đại biểu bỏ phiếu cho người nào đó ngoài ông
Trump, người đã vượt qua 16 ứng cử viên khác của Đảng Cộng hòa
trong những tháng tranh đua trong những cuộc bầu cử sơ bộ diễn ra ở
từng bang để giành được đa số đại biểu cam kết sẽ bỏ phiếu cho ông ta
tại đại hội.

Bộ "tam sên mới" (*)
Hưng Yên (Danlambao) - Việt Nam ta đang trên đà khởi sắc là cái chắc
rồi, mọi người không thấy mấy vị ngồi ghế cao nhất nước đến cả chục
năm mà vẫn cứ ù ù lì lì, chả làm được cái quái gì cho ra hồn đã được
thay thế bằng bộ "Tam sên" (*) mới, nên coi bộ nổi đình nổi đám hơn
các vị cũ nhiều. Chứ không đúng à? Này nhá:

Bác Trương Tấn Sang cựu Chủ tịch Nước chả làm được chuyện gì cho
ra hồn. Chỉ có việc nói ra cái tên người đã làm cho kinh tế Việt Nam tan
nát, lụn bại, cùng với những tham nhũng, hối lộ, ăn cắp của công... nẩy

25

nở nhanh như nấm dại sau cơn mưa cho người dân biết là ai thôi mà bác
cũng không dám nói. Cứ ấp a ấp úng như mồm đang ngậm hột thị: Đồng
chí X, đồng chí X... Mà đồng chí X là ai mới được chứ, nó không có tên
tuổi, cấp, chức gì hay sao?

Kế đến là bác cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Bác này thì
cứ... ngu si hưởng thái bình, ù ù cạc cạc, bác phát biểu như thế này đây,
xin mọi người nghe xem có lọt lỗ tai không:

- Quốc hội là cơ quan lập pháp, nếu quyết sai cũng phải nhận khuyết
điểm chứ không phải kỷ luật, Chủ tịch Quốc hội cũng không phải người
đứng đầu Quốc hội. Vì thế, không thể vì cả 500 đại biểu bỏ phiếu mà kỷ
luật cả 500 vị hay kỷ luật ông Chủ tịch. "Quốc hội tức là dân, dân quyết
sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai"?

Đấy, Quốc hội tức là dân, dân làm sai thì dân ráng mà chịu, 500 ông bà
đại biểu Quốc hội làm sai thì 90 triệu ông bà dân cùng phải ráng mà chịu
chứ đổ lên đầu ai? Nói thế mà cũng nói được, ấm a ấm ớ!

Còn vị cựu Thủ tướng chính phủ, bác Nguyễn Tấn Dũng, thì không ai
là không biết cách đây chỉ mới mấy tháng bác Nguyễn Tấn Dũng còn
được đánh giá cao là người đầy quyền lực, và bác có thể sẽ trở thành
Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam sau đại hội 12 của đảng. Thế
nhưng mọi chuyện xảy ra như thế nào thì ai cũng đã biết rồi. Điều chúng
tôi muốn nói ở đây là... bác giàu hay nghèo cơ? Xét ra thì bác nghèo lắm
các vị ạ, nhưng đó là vào cái thời bác còn là một tên du kích ở trong
rừng chứ không phải bây giờ. Sưu tầm trên Net, chúng tôi đọc mấy đoạn
viết như thế này

Từ khi CSVN bịa ra chuyện kê khai tài sản cán bộ chưa ai đề cập đến ở
đâu mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có nhiều tài sản như nhà hàng,
khách sạn, đất đai, đoàn xe taxi vài trăm chiếc, tậu đất, mua nhà, gởi nhà
băng nước ngoài.

Nhưng Nguyễn Tấn Dũng hô hào chống tham nhũng “Quyết Liệt”!?

26

Vậy AI... chống AI... khi sự thật là:

Khu đất rộng hơn 3.000 m2 này tọa lạc tại đường Nguyễn Trung Trực,
phường An Hòa- Rạch Giá, nguồn gốc lấy ruộng của dân với cái cớ là
quy hoạch... thời anh ba Dũng còn làm bí thư tỉnh ủy Kiên Giang, nay
anh ba lên chức thủ tướng được thêm nhà mới ở Sài Gòn, còn ngôi nhà
này cho công ty bảo hiểm Bảo Minh thuê lại.

Cây xăng này của mẹ ruột Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (cách nhà của
anh ba Dũng chưa đầy 50m) ngay đầu cầu Quay - An hòa - Rạch Giá.
Đây là cây xăng chỉ bán trá hình thôi chứ thực sự là nơi chứa xăng cung
cấp cho đoàn xe Taxi hàng trăm chiếc của Tư Thắng (em của ba Dũng)
và anh ba Dũng đang ngang dọc khắp các nẻo đường Miền Tây.

Đoàn xe Taxi của tập đoàn anh ba Dũng + Tư Thắng có mặt khắp các
tỉnh miền Nam có các tên như Gia Thảo, Phương Trinh, Hoàn Mỹ... Đậu
ngổn ngang chiếm lòng lề đường trong thành phố nhưng chẳng có anh
công an giao thông nào dám đến hỏi thăm như những chiếc xe khác. Đây
là những lợi thế kinh doanh nhờ "quyền lực".

Đấy, ba vị đứng đầu quốc gia một thời gian dài thì như thế! Nhưng may
quá, bây giờ thì cả 3 vị đều đã về nhà đuổi gà cho vợ cả rồi. Bộ "Tam
Sên" mới này ngon lành hơn nhiều - Cũng chỉ là những người mới được
"đảng" nắm cổ đặt lên ghế cho ngồi giữ chức "nhớn" thôi chứ cũng
chẳng có bầu bán gì - nhưng ba vị này coi bộ trẻ hơn và năng động hơn.

Vị thứ nhất - Chủ tịch Nước - bác Trần Đại Quang gốc quân đội, Đại
tướng bộ trưởng bộ Công an, khét tiếng! Đừng hỏi "khét tiếng" cái gì?
Thế cho lệnh đàn áp bắt bớ dân không từ bác thì từ ai? Trước khi bị bắt
vào đồn Công an người ta còn khỏe mạnh, ngon lành, ra khỏi đồn công
an chỉ còn là một xác chết, không phải công an giết thì ai vào đấy mà
giết? Rình rập, đứng đường đứng chợ, bắt bớ, đánh đập, ngăn cản không
cho người dân biểu tình phản đối Tầu cộng cướp biển đảo, làm ô nhiễm
môi trường, giết hại hải sản, cá chết đầy bờ biển Việt Nam không là

27

công an thì là ai? Tiếp tay với "tài phiệt" trong nước và ngoài nước: Quy
hoạch, cưỡng chế, nói rõ hơn là "cướp đất" của người nông dân Việt
Nam lại cũng là... công an. Công an ngon lành như thế mà bác là bộ
trưởng công an, nay lại là Chủ tịch Nước thì hỏi Việt Nam sẽ khởi sắc
hay... sặc máu?

Vị thứ hai là Chủ tịch Quốc Hội - bà Nguyễn Thị Kim Ngân - một vị
nữ lưu trẻ, đẹp, duyên dáng... Chỉ nội cái "nhân dạng" thôi là đã ăn đứt
ông Nguyễn Sinh Hùng vị tiền nhiệm của bà rồi. Có điều bà thật thà quá,
không biết che đậy cái gốc tích "chị Ba Bến Tre" của mình thành ra đôi
khi cũng có hơi thất thố. Chắc hẳn mọi người đều đã thấy cái cảnh bà và
Tổng Thống Mỹ cho cá bác Hồ ăn chứ? Trong khi ông Tổng Thống
Obama từ tốn bốc từng nắm thực phẩm thả xuống hồ thì bà Chủ tịch
Quốc Hội nhà mình lại như sốt ruột, hất luôn cả lon cám xuống hồ như
người ta đổ cám vào máng cho heo ăn vậy, sau đó bà quay ngoắt đi vào
khiến Tổng Thống Obama cũng tỏ vẻ như ngỡ ngàng...

Nhưng mà thôi, có gì quan trọng đâu mà phải đặt nặng vấn đề? Bà Chủ
tịch Quốc hội có hơi... quê quê, nhưng đứng sau bà lại có tới 2 vị tướng
quân... Đại tướng Đỗ Bá Tỵ vốn là Tổng tham mưu trưởng Quân đội
nhân dân kiêm Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng nay là Phó chủ tịch Quốc
Hội. Vị thứ 2 là Thượng tướng Võ Trọng Việt nay là Ủy ban thường vụ
Quốc Hội. Hai vị tướng quân mặt sắt đen sì ngồi sau bà Chủ tịch là bà
vững như bàn thạch rồi, đứa nào lạng quạng ông đem quân đánh cho bỏ
mẹ. Với lại Quốc Hội của nước người ta mới quan trọng, họ có thể còn
bỏ phiếu bất tín nhiệm cả Thủ Tướng lẫn Tổng Thống. Chứ Quốc Hội
nhà mình "đảng cử, dân bầu", họp hành chỉ ngồi "gật" chứ những người
có tâm huyết dễ gì mà lọt vào đấy được, thế thì làm gì có lộn xộn chứ?!

Có lẽ vị thứ 3 đáng nói nhất trong bộ "Tam Sên Mới" là bác Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc. Bác này được biết tới nhiều từ sau cái chết
của Trưởng ban nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh. Ngày đó
không biết tin tức từ đâu mà có lời đồn Nguyễn Bá Thanh ngỏm củ tỏi là

28

do bác Nguyễn Xuân Phúc âm mưu với Tàu đỏ lén cho tia phóng xạ
nguyên tử vào thân ông Nguyễn Bá Thanh nên ông Thanh mới ngậm
hờn về nơi 9 suối nhanh như thế. Câu hỏi được đặt ra là ông Bá Thanh
đã phạm tội gì mà bị các "đồng chí" của mình ra tay hạ sát thủ như thế?
Trả lời: Vì Trưởng ban nội chính trung ương đã phá bĩnh, không để yên
cho anh em làm ăn, đã dám lớn tiếng đe: Chém tuốt, chém tuốt những
thằng tham nhũng, ăn bẩn! Thiên hạ đồn như thế chả biết có đúng
không, nhưng... người ta lại nghĩ tới câu: "Không có lửa sao có khói?"

Thế rồi ngày tháng qua mau, cặp bài trùng "anh trưởng, tôi phó" Nguyễn
Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phúc cũng đến ngày rã đám. Bác Nguyễn Tấn
Dũng về nhà đuổi gà cho vợ, cái ghế Thủ tướng nay bác Nguyễn Xuân
Phúc đã chễm chệ ngồi. Mới đây phát biểu tại hội nghị Doanh nghiệp
Việt Nam "Động lực phát triển kinh tế của đất nước" hôm 29/4/2016 ở
Sài Gòn, bác Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hùng hồn nói:

“Đặc biệt, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và hội nhập để
không những phát triển kinh tế trong nước mà còn có nhiều doanh
nghiệp xuất khẩu ở nước ngoài, mang thương hiệu mà ta hay gọi là “Ma
dzê in Việt Nam”.

“Ma dzê in Việt Nam” hì hì... Tân Thủ tướng của nước CHXHCN Việt
Nam ta chỉ cần nói tiếng Anh như thế cũng ô kê rồi, vậy mà có thằng nó
lại cười hô hố, bảo: Cứ trông cái đầu của bác kìa, trên nhỏ dưới to, mum
múp vào thế kia chắc ngày còn bé bác đã bị... vai-rớt Zika xơi mất tí óc
thành ra bác mới không được thông minh cho lắm. Nói thế là sai, nói thế
là không công bằng đối với bác, người ta sinh ra không phải xấu hay đẹp
mà mình muốn là được. Còn nói tiếng nước ngoài thì đố Tổng Thống
Mỹ Obama nói được một câu tiếng Việt dù là nói sai, nói lơ lớ. Đố cả
Tổng thống Pháp Hollande, Tổng thống Nga Putin, Thủ tướng Đức
Angela Merkel, Nữ hoàng Anh Elizabeth II... nói được một câu tiếng
Việt nào cho ra hồn! Thế thì tại sao lại bắt Thủ tướng của nước mình
phải nói tiếng Anh cho đúng? Rõ ràng là không công bằng, đúng không?

29

Lãnh đạo của một nước, cũ, mới, hơn kém nhau không phải là nói tiếng
nước ngoài giỏi hay dở, mà hơn kém nhau ở chỗ có làm cho đất nước
tiến bộ hay không? Bộ "Tam Đa" cũ, gần 10 năm ngồi xổm trên ghế
quyền lực, ồn ào náo nhiệt, rút cục chỉ làm cho đất nước càng ngày càng
nghèo, tham nhũng hối lộ như quỷ! Nay "Tam Đa" đã được thay bằng
"Tam Sên". Dĩ nhiên "Mới" bao giờ cũng hấp dẫn hơn "Cũ", nhưng khổ
một cái "mới, cũ" gì lại cũng từ một "lò" mà ra, cái lò "đảng cử dân
bầu", nham nham, nhở nhở làm sao mà tin được. Cứ bao giờ cái "đảng"
chết tiệt này biến mất thì may ra Việt Nam ta mới khá hơn được. Mong
lắm thay!

Thượng viện Mỹ sắp bỏ phiếu về kiểm soát súng
20.06.2016

Thượng nghị sỹ thuộc đảng Dân chủ Chris Murphy, nói: "Chúng ta đã
không làm gì cả. Tôi thấy quá đủ về các vụ giết người tiếp tục diễn ra,
và thấy quá đủ về sự bất động của Thượng viện."
Một tuần sau vụ xả súng hàng loạt tại một hộp đêm của người đồng tính
ở Orlando, Florida, Thượng viện Hoa Kỳ dự kiến sẽ bỏ phiếu về một

30

loạt các đề xuất nhằm ngăn chặn việc bán súng cho những nghi phạm
khủng bố và mở rộng việc kiểm tra người mua súng ở Mỹ.

Cho dù có nhiều lời lên án các cuộc tấn công và nhiều lời thề tìm cách
ngăn chặn sự lặp lại, song không rõ liệu một dự luật kiểm soát súng có
thể được Quốc hội Mỹ thông qua hay không.

Tại Quốc hội, đa số đảng viên Cộng hòa nói nạn khủng bố trong nước
lấy cảm hứng từ Nhà nước Hồi giáo là nguyên nhân của vụ xả súng đã
giết chết 49 người và làm bị thương hơn 50 người khác.

Những người của đảng Dân chủ không nao núng, đã giành quyền phát
biểu tại Thượng viện trong 15 tiếng đồng hồ vào cuối tuần trước.

Thượng nghị sỹ thuộc đảng Dân chủ của Connecticut, Chris Murphy,
nói: "Chúng ta đã không làm gì cả. Tôi thấy quá đủ về các vụ giết người
tiếp tục diễn ra, và thấy quá đủ về sự bất động của Thượng viện".

Bang Connecticut là nơi đã xảy ra vụ xả súng năm 2012 tại trường tiểu
học Sandy Hook khiến 20 trẻ em thiệt mạng.

Những người của đảng Cộng hòa đồng ý bỏ phiếu vào cuối ngày thứ
Hai. Ông Murphy tuyên bố nỗ lực của ông đã thành công.

Thượng nghị sỹ đảng Dân chủ của Connecticut cho biết: "Chúng tôi có
cam kết từ đảng Cộng hòa là đưa hai dự luật ra Thượng viện bỏ phiếu:
một dự luật về mở rộng số lượng các cuộc kiểm tra lý lịch, và dự luật
thứ hai nhằm loại trừ những kẻ khủng bố khỏi danh sách những người có
thể mua súng".

31

Dự kiến cũng có cuộc bỏ phiếu về những dự luật thay thế do đảng Cộng
hòa đề xuất, theo đó nêu rõ quyền của chủ sở hữu súng có tên có thể bị
đưa vào nhầm vào danh sách theo dõi khủng bố.
Tu chính án thứ nhì của Hiến pháp Mỹ viết "Một lực lượng dân quân có
quy định rõ ràng là điều cần thiết đối với an ninh của một Nhà nước tự
do; không được vi phạm quyền của Nhân dân được giữ và mang vũ khí
".
Ý nghĩa chính xác của những lời đó, và việc áp dụng vào nước Mỹ hiện
đại từ lâu đã chia rẽ đất nước.
Các nhà quan sát chính trị nói rằng không có nhiều khả năng Thượng
viện sẽ hành động về kiểm soát súng và càng ít khả năng hơn ở Hạ viện.
FBI công bố bản ghi cuộc gọi 911 của tay súng Orlando
21.06.2016

Tay súng Omar Mateen. (Sở Cảnh sát Orlando)

32

FBI cho biết tay súng Omar Mateen trong vụ xả súng ở thành phố
Orlando thoạt đầu nói tiếng Ả-rập và tuyên bố mình là một "chiến binh
Hồi giáo" khi điện thoại tới cơ quan phụ trách tình huống khẩn cấp trong
lúc sát hại 49 người trong vụ xả súng hàng loạt đẫm máu nhất lịch sử
nước Mỹ.

"Tôi đang ở Orlando và chính tôi đã nổ súng," tay súng này nói với
người nhận cuộc gọi 911 trong cuộc gọi đầu tiên từ hộp đêm Pulse vào
đầu giờ sáng ngày 12 tháng 6, theo các bản ghi được công bố hôm thứ
Hai.

Bản ghi không công bố nhiều chi tiết mới về vụ xả súng.

Bản ghi có nhiều chỗ bị bôi đen để loại bỏ những thông tin mà nhà chức
trách nói là lời tuyên thệ trung thành của Mateen đối với Nhà nước Hồi
giáo và thủ lĩnh của nhóm này, Abu Bakr al-Baghdadi. Nhà chức trách
cũng đã từ chối công bố đoạn ghi âm cuộc nói chuyện.

Bản ghi cuộc gọi 911 mà nhà chức trách cho biết kéo dài khoảng 50 giây
viết: "Tôi tuyên thệ trung thành với [bị bôi đen] Cầu Chúa phù hộ ông ta
[nói bằng tiếng Ả-rập], nhân danh cho [bị bôi đen]."

Mateen, người cuối cùng bị cảnh sát bắn chết, cũng đã gọi ba cuộc gọi
điện thoại tới những người thương thuyết khủng hoảng, trong đó anh ta
nói rằng thực hiện những vụ tấn công để đáp trả những vụ ném bom của
Mỹ ở Syria và Iraq, theo nguồn tin từ giới chức FBI.

Bản ghi của FBI cho thấy tay súng đe dọa "trong những ngày tới, các
người sẽ thấy thêm những hành động kiểu này xảy ra." Anh ta cũng
tuyên bố mình có mang bom, dù nhà chức trách không tìm thấy bom tại
hiện trường.

33

"Trong lúc kẻ giết người đưa ra những phát biểu chết chóc này, hắn ta
nói một cách đáng sợ, bình tĩnh và chậm rãi," phát ngôn viên FBI Ron
Hopper cho biết.
Những nhà điều tra vẫn chưa tìm thấy bằng chứng cho thấy Mateen
được chỉ đạo bởi một tổ chức khủng bố nước ngoài. Nhưng ông Hopper
cho biết cuộc điều tra có thể kéo dài "hàng tháng thậm chí hàng năm."
Giới điều tra đang nỗ lực xác định động cơ hành động của Mateen.
Cha của Mateen cho biết con trai của ông ta trước đó đã bày tỏ thái độ
ghê tởm khi nhìn thấy hai người đàn ông hôn nhau ở thành phố Miami
hồi gần đây. Nhưng một số người quen Mateen nói rằng anh ta thường
lui tới hộp đêm Pulse, nơi anh ta thực hiện vụ tấn công, và từng vào
những website hẹn hò dành cho người đồng tính trên Internet.
Nhiều bản tin đã mô tả Mateen là người tâm thần bất ổn và giận dữ, và
rằng anh ta thường xuyên đả kích những thành phần thiểu số và đánh vợ.
TT Obama: Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến các công viên
20.06.2016
 Zlatica Hoke

34

Tổng thống Obama nêu lên sự cần thiết về bảo tồn trong chuyến đi thăm
Công viên Yosemite hôm 18/6/2016.
Tổng thống Barack Obama cảnh báo về những hậu quả tiêu cực của biến
đổi khí hậu đã được thấy rõ tại một công viên quốc gia được bảo tồn và
kêu gọi có thêm những nỗ lực để bảo vệ thiên nhiên cho những thế hệ
tương lai. Tổng thống Obama nêu lên sự cần thiết về bảo tồn trong
chuyến đi thăm cuối tuần qua Công viên Yosemite, một Công viên Quốc
gia rộng 300.000 héc-ta thuộc miền trung California. Thông tín viên
Zlatica Hoke tường trình.

Công viên Yosemite với những vùng rừng rậm xanh tươi, những thác
nước, những thung lũng và các loại động vật đa dạng, đã thu hút gần 4
triệu du khách đến thăm mỗi năm. Tổng thống Obama trong chuyến
viếng thăm cuối tuần với gia đình đã cảnh báo là biến đổi khí hậu không
phải chỉ là một mối đe dọa nhưng là một thực tế.

Ông Obama nói: “Tôi đã nói chuyện với một số nhân viên lâm nghiệp tại
đây. Tại Yosemite, đồng cỏ đang khô dần. Các loài chim bay đi xa về
phương bắc. Những loài động vật có vú như con pika, một loài thỏ nhỏ
không đuôi, phải di chuyển lên những sườn núi cao hơn để tránh nhiệt
độ lên cao. Băng hà lớn nhất của Yosemite, trước đây rộng một dặm,
nay hầu như biến mất.”

Tổng thống Obama đã sử dụng quyền lực của ông để bảo vệ hơn 100
triệu héc-ta đất và nước khỏi bị khai phá. Ông cũng qui định lần đầu tiên
chưa từng có trước đây những tiêu chuẩn về ô nhiễm khí các-bô-nic đối
với những nhà máy điện vốn là nguồn ô nhiễm khí các-bô-nic lớn nhất.
Tuy nhiên kế hoạch của ông giảm 30% khí thải các-bon so với mức năm
2005 trong thập niên tới đã gặp phải sự chống đối của những tiểu bang
trông cậy vào việc khai mỏ than đá, như là Kentucky. Những công ty
bán dụng cụ khai mỏ có liên hệ đến công nghiệp than đá cũng quan tâm
đến việc này.

35

Một quản trị viên của công ty DGI Trading, ở thành phố Louisville,
Kentucky cho biết: “Chúng tôi nhận những dụng cụ do các nơi khác sản
xuất. Những công ty khác có trụ sở ở địa phương tìm cách kinh doanh
tại đây không có các mối liên lạc trên toàn cầu như chúng tôi, sẽ gặp khó
khăn ngày càng tăng để theo kịp tình hình.”

Trong khi đó một số nhà môi trường tại châu Âu chỉ trích Hoa Kỳ duy
trì vấn đề môi trường thế giới bằng cách xuất khẩu than đến các nước
khác. Sản lượng than xuất khẩu của Mỹ sang Đức đã tăng gấp đôi kể từ
năm 2008, cung cấp nguyên liệu rẻ hơn khí đốt thiên nhiên và thay thế
năng lượng hạt nhân đã dần dần bị bãi bỏ.

Ông Stefan Paull, giám đốc điều hành của nhà máy điện chạy bằng than
Luenen tại Đức nói: “Than của Mỹ đóng một vai trò tương đối lớn trên
thị trường than châu Âu vì giá rẻ. Hoa Kỳ không sử dụng than nhiều như
trước do việc nước này hiện sử dụng dầu phiến sét.”

Năm nay nước Mỹ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập các Công viên
Quốc gia, một hệ thống bao gồm hơn 400 địa điểm trên toàn nước Mỹ.

GotIt tuyển giáo viên Việt Nam dạy kèm trên mạng cho học sinh Mỹ

T2, 06/20/2016 - 11:05
Nửa tháng trước, tại Hà Nội, Matt Gabler, Giám Đốc Phát Triển
Toàn Cầu của GotIt, công bố kế hoạch tuyển dụng ít nhất 10,000
giáo viên Việt Nam để dạy thêm qua mạng cho học sinh cấp 3 ở Mỹ
về Toán, Lý, Hóa. Matt tin rằng với kiến thức vững vàng về toán-lý
hóa, các giáo viên Việt Nam sẽ dễ dàng tham gia cuộc chơi lớn này.

36

Một gia sư tại Sài Gòn (ảnh: Đỗ Vinh)

Điều thú vị ở đây là GotIt có nguồn gốc từ dạy thêm - học thêm của Việt
Nam. Nhà sáng lập, ông Trần Việt Hùng, là một học sinh của trường cấp
3 trường huyện rất bình thường ở Giao Thủy, Nam Định. Tốt nghiệp Đại
học Bách khoa Hà Nội, nhờ những nỗ lực vượt bậc, ông nhận được học
bổng làm luận án tiến sĩ tại Mỹ. Để kiếm thêm tiền sinh sống, ông phải
làm gia sư, dạy thêm cho học sinh Mỹ. Và chính từ trải nghiệm đó, cộng
thêm việc quan sát kỹ thói quen của học sinh Mỹ, ông Hùng đã viết
thành ứng dụng, và ngay lập tức gây được sự chú ý của các nhà đầu tư ở
Silicon Valley.

GotIt là một trong những công ty khởi nghiệp giáo dục 'hot' nhất Silicon
Valley hiện nay. Với GotIt, học sinh gặp vướng mắc về Toán, Lý, Hóa,
chỉ cần đăng tải vấn đề của mình lên, sẽ được thầy cô giáo từ khắp nơi
trên thế giới giải đáp tức thời qua một ứng dụng trên điện thoại di động.
Mặc dù chưa chính thức khai trương, GotIt đã có hàng triệu học sinh và
hàng trăm ngàn giáo viên tham gia.

Với sự ủng hộ của các giảng viên đại học FPT, các thủ tục thành lập
Hiệp hội các thầy cô giáo GotIt đang xúc tiến. Hiệp hội sẽ hoạt động
trên cơ sở phi lợi nhuận, giúp giáo viên, sinh viên Việt Nam trở thành
chuyên viên dạy kèm. “Chúng tôi chia sẻ hy vọng, là họ, sau khi được
trui rèn ở môi trường cạnh tranh, sẽ mang những kiến thức đó trở lại cho

37

học sinh trong những ngôi trường Việt Nam”, ông Nguyễn Thành Nam,
giảng viên của FPT, nói.
Trong khi đó, ở Việt Nam, dạy thêm tiếp tục bị coi là “vấn nạn”. 10 năm
trước, bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã khẳng định sẽ xóa bỏ nó. Mới
đây nhất, bí thư Đinh La Thăng lại ra chỉ thị cấm đoán. Tân bộ trưởng
bộ giáo dục, ông Phùng Xuân Nhạ cũng tuyên bố dạy thêm là “vấn nạn”.
Tuyên bố của Matt Gabler hồi trung tuần tháng 6, cho thấy Việt Nam
đang có một nguồn lực mà nước ngoài đang muốn sử dụng. Lãng phí họ,
hay tận dụng họ một cách sáng tạo như Trần Việt Hùng và các đồng
nghiệp Mỹ đang làm, phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà chức trách giáo
dục Việt Nam.
Vũ Minh Ngọc / SBTN
Công an tỉnh Lào Cai đánh đập giáo dân cầu nguyện
T2, 06/20/2016 - 10:47

Related news:
Công an Lào Cai phá thánh lễ, đánh đập giáo dân, đe dọa linh mục

38

Bốn giáo dân thuộc xã Sảng Chải, thị trấn Mường Khương, tỉnh Lào Cai
đã bị công an đánh đập và lôi đi xềnh xệch khi đang cầu nguyện hôm
Chủ Nhật ngày 19.06.2016.
Hơn 60 công an, dân phòng và các lực lượng chức năng đã phá cửa nhà
bà Trần Thị Trầm vì nghi tổ chức thánh lễ để ngăn cản, phá rối và chửi
bới giáo dân. Nhà bà Trầm - nơi thường cho giáo xứ Lào Cai mượn nhà
để cử hành nghi lễ tôn giáo- đã bị đông đảo công an vây hãm và tự tiện
xông vào quậy phá.
Bà Trầm cho biết "hôm nay tôi mời mọi người đến đọc kinh cầu nguyện
cho mẹ tôi nhân ngày lễ giỗ. Công an tưởng là tổ chức thánh lễ nên đến
để gây sự và ngăn cản. Họ mở loa đài ụ hét khi chúng tôi đang cầu
nguyện. Khi ai yêu cầu họ ra ngoài thì liền bị họ đánh đập."
Bốn người bị đánh đập là bà chủ nhà Trần Thị Trầm, ông Cao Văn Việt,
bà Phan Thị Loan, cô Nguyễn Thị Nhung. Ông Việt đã phải đi vào bệnh
viện chữa trị. Cô Nguyễn Thị Nhung, người cũng bị đánh, chia sẻ: "công
an đã đè cổ ông Việt xuống đất, dí sát vào tường và lôi đi xềnh xệch từ
trong sân ra tới ngoài cổng khoảng 15m. Họ đánh và cướp điện thoại của
tôi vì tôi ghi hình lại những hành vi đó"
Bà Trần Thị Trầm đã bị công an chửi bới, xô kéo và giật mạnh khiến bà
bị đau lên cơn đau tim và đã bị ngất xỉu.
Vào tuần trước, công an đã đến đây để phá thánh lễ, và ngang nhiên xúc
phạm linh mục và đánh người dân ngay trong giờ cử hành lễ nghi tôn
giáo. Chính quyền đang mong có cớ là người dân nơi đây gây mất an
ninh trật tự, hay là chống người thi hành công vụ để dẹp không cho tập
trung thờ phượng ở đây nữa. Công an đã mời những người liên quan ra
ủy ban, và họ bị ép kí xác nhận tham dự lễ là sai trái và gây bất ổn xã
hội.
Hành động của công an tỉnh Lào Cai đang thực sự đáng quan ngại ở mức
độ và cường độ vi phạm tự do tôn giáo. Chính quyền cũng đã chà đạp
lên hiến Pháp và pháp luật khi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về
chỗ ở, coi thường sức khỏe, danh dự của người dân.

Quốc Hiếu/SBTN

39

Xã hội dân sự Việt Nam khuyến nghị cài nhân quyền vào điều kiện
cho vay tín dụng quốc tế

T2, 06/20/2016 - 06:48
Trong một lá thư ghi ngày 20/06/2016 gởi cho các tổ chức, chính phủ
hiện đang cho chính phủ CSVN vay tín dụng, 6 tổ chức xã hội dân
sự ở Việt Nam để khuyến nghị các nhà cho vay hãy cài nhân quyền
vào điều kiện cho vay. Qua những cuộc đàn áp biểu tình, bắt bớ các
nhà đấu tranh dân chủ trong thời gian gần đây, dễ dàng nhận thấy
chính quyền CSVN đã nuôi một bộ máy khổng lồ công an, mật vụ để
bảo vệ chế độ, cai trị người dân Việt Nam. Nguồn ngân sách để nuôi
bộ máy cồng kềnh chống lại người dân này một phần đến từ các
nguồn cho vay tín dụng quốc tế. Vì thế, đề nghị trên của các tổ chức
xã hội dân sự tại Việt Nam là hoàn toàn xác đáng. Sau đây là toàn
văn nội dung bức thư của các tổ chức xã hội dân sự:

Kính gửi:
Ngân Hàng Thế GiớiQuỹ Tiền Tệ Quốc Tế
Ngân Hàng Phát Triển Á Châu
Chính Phủ Nhật Bản
Chính Phủ Hoa Kỳ
Quốc Hội Hoa Kỳ
Chính Phủ Australia
Liên Minh Châu Âu
9 trong số 15 chiếc ghế bị bỏ trống tại cuộc gặp của Tổng thống Mỹ
Barak Obama với các đại diện của Xã hội dân sự Việt Nam vào tháng
5/2016 xứng đáng là hình ảnh có tính chứng minh rõ nhất về thực trạng

40

nhân quyền ở Việt Nam. Nếu cả những khách mời của Tổng thống Mỹ
mà còn bị công an Việt Nam ngăn chặn và câu lưu bất hợp pháp tại nhà
riêng và tại đồn cảnh sát, cơ chế đàn áp một cách liên tục và có hệ thống
của chính thể Hà Nội đối với các quyền tự do tôn giáo, tự do hội họp, tự
do báo chí, công đoàn độc lập, tù nhân chính trị là hết sức dễ hiểu.
Thư khuyến nghị này khẩn thiết nêu những vấn đề dưới đây:
1. Viện trợ quốc tế đang gián tiếp nuôi dưỡng bộ máy an ninh Việt

Nam
Hành động đàn áp mới nhất của chính quyền Việt Nam xảy đến đối với
những người biểu tình bảo vệ môi trường vào tháng 5/2016, đã bị cộng
đồng quốc tế chỉ trích gắt gao và kêu gọi phải có thay đổi. Những tổ
chức nhân quyền như Freedom House đã nói rất rõ là trong thời gian gần
đây chính quyền Việt Nam đang nỗ lực hạn chế hơn nữa tất cả mọi hình
thức của những quyền căn bản đối với người dân trong nước.
Năm 2016, tổ chức Human Rights Watch đã đưa bản báo cáo về tình
trạng nhân quyền ở Việt Nam với nhiều bằng chứng cho thấy có sự
ngược đãi trắng trợn trên bình diện khắp nước từ phía chính quyền,
trong đó có hăm doạ các nhà tranh đấu nhân quyền, công an sử dụng tra
tấn đối với những người bị bắt, nhà nước đền bù không tương xứng cho
người nông dân trên phần đất bị chính quyền cưỡng đoạt cho những kế
hoạch phát triển và xây dựng, và tại Việt Nam hiện nay hoàn toàn không
có các nghiệp đoàn lao động độc lập.
Cũng theo tổ chức Human Rights Watch, năm 2015 có ít nhất 45
bloggers và nhà tranh đấu tại Việt Nam đã bị những công an thường
phục đánh đập. Và hiện nay chính quyền Việt Nam vẫn đang giam giữ
khoảng 150 tù nhân chính trị.
Truyền thông - một trong những phạm vi thuộc đời sống sinh hoạt của
người dân - vẫn đang bị chính quyền kiểm soát gắt gao nhất. Tổ chức
Phóng viên Không Biên giới, xếp Việt Nam đứng thứ 175 trong danh
sách 180 quốc gia và lãnh thổ về mức độ tự do báo chí, chỉ trích chính
quyền đang ra sức đàn áp những nhà báo nào không đi theo đúng đường
lối của nhà nước.
Chính Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Dân chủ, Nhân quyền và
Lao động - ông Tom Malinowski - đã phải khẳng định “chưa có tiến bộ
nào để chúng tôi có thể nói là nhà nước Việt Nam đã đáp ứng đúng cam

41

kết vể cải cách pháp lý”. Từ sau Hiến pháp năm 1992, chính quyền Việt
Nam vẫn còn nợ người dân các luật biểu tình, luật lập hội và luật tự do
tôn giáo…
Trong bối cảnh đó, mỗi đồng USD được các tổ chức tín dụng và các
chính phủ quốc tế cho chính quyền Việt Nam vay tín dụng, dù dưới hình
thức nào, đều có thể được hiểu đã và đang gián tiếp bổ sung nguồn máu
nuôi dưỡng cơ thể lực lượng an ninh để đàn áp giới bất đồng chính kiến
và người dân.
2. Nạn tham nhũng trong sử dụng vốn vay ODA
Từ nhiều năm qua, ODA đã trở thành một trong những quốc nạn về
tham nhũng ở Việt Nam. Tỷ lệ thất thoát bình quân tại nhiều dự án ODA
được đồn đoán khoảng 20 - 25%. Nhưng đó chỉ là mức “hợp pháp”.
Thậm chí tỷ lệ tham nhũng ODA còn vọt đến 40% - được chứng thực
bởi một dự án xây dựng trường tiểu học ở Hà Tĩnh và giai đoạn 2009 -
2010, do chính một tờ báo nhà nước nêu.
Có rất nhiều dẫn chứng về lãng phí và tham nhũng ODA. Năm 2015,
báo chí phản ánh công trình cầu vượt Giá Rai (thị xã Giá Rai, Bạc Liêu)
được xây dựng với tổng vốn đầu tư 290 tỉ đồng rồi... bỏ không khoảng
ba năm nay do hết vốn làm đường dẫn, gây lãng phí. Hoặc dự án trích
dầu cám ở Bến Tre, dự án dây chuyền dệt bao đay ở TP.HCM, dự án nhà
máy thủy sản đông lạnh Hạ Long, chương trình phát triển dâu tằm tơ ở
Lâm Đồng và hàng loạt dự án cơ khí, cấp nước, nông nghiệp vay vốn
ODA từ Pháp, Đức không hiệu quả...
Một loạt dự án sử dụng vốn ưu đãi, nhất là lĩnh vực giao thông, chậm
tiến độ và đội vốn lớn so với tổng mức dự kiến đầu tư ban đầu như dự án
tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội, dự án xây dựng tuyến metro số 1 (Bến
Thành-Suối Tiên) và dự án metro tuyến Bến Thành-Tham Lương ở

TP.HCM...
Bất chấp nhiều lần cộng đồng quốc tế đề nghị Việt Nam phải có cơ chế
giám định độc lập về hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA, các bộ ngành
và chính phủ Việt Nam vẫn tảng lờ. Cứ sau 5-7 năm, một nghị định về
tiếp nhận, quản lý và sử dụng ODA lại được chính phủ ban hành. Nhưng
lần nào cũng vậy, chẳng có bất cứ điều khoản nào cho thấy người dân
được thông báo đầy đủ những thông tin ODA liên quan đến những dự án
liên quan mật thiết đến dân sinh, cũng chẳng có chuyện người dân và Xã

42

hội dân sự được đóng góp ý kiến và phản biện đối với những bất cập, bất
công và nạn tham nhũng kinh hoàng trong môi trường ODA của giới
quan chức.
Hiển nhiên và không thể khác, đó là nguồn cơn vì sao ngay cả những
quốc gia như Đan Mạch, Thụy Điển, Úc… cũng phải thẳng tay cắt giảm
viện trợ ODA đối với chính phủ Việt Nam.
3. Viện trợ ODA và IDA?
Vào tháng 6/2016, một báo cáo của Cục Quản lý nợ và tài chính đối
ngoại - Bộ Tài chính Việt Nam cho biết chế độ vẫn còn một nguồn ngoại
tệ cực kỳ dồi dào: Số vốn ODA mà các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết
với Việt Nam còn đến 22 tỉ USD.
Nếu tỷ lệ tham nhũng 40% tương ứng với con số 22 tỷ USD vốn ODA
còn lại sẽ được giải ngân cho Việt Nam, sẽ có ít nhất hàng chục tỷ đô la
viện trợ tuồn thẳng vào túi giới quan chức.
Hiện nay, giới lãnh đạo Việt Nam đang khẩn khoản đề nghị Nhật Bản
ủng hộ Việt Nam tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của các tổ chức tài chính
quốc tế, trong đó có nguồn vốn IDA ưu đãi (không lãi suất) của Ngân
hàng thế giới sau năm 2017.
Nhưng một nghịch lý rất lớn là trong khi IDA do Hiệp Hội Tổ Chức
Phát Triển Quốc Tế thuộc Ngân Hàng Thế Giới lập ra nhằm hỗ trợ cho
những nước nghèo nhất thế giới (có tỷ lệ Tổng thu nhập Quốc dân (GNI)
theo đầu người dưới ngưỡng quy định của WB và được cập nhật hàng
năm - hiện nay ngưỡng này là 1,135 USD), thì Việt Nam đã công bố thu
nhập bình quân đầu người Việt Nam năm 2015 gấp hơn hai lần mức này
- mỗi người dân Việt Nam thu nhập đến 2,300 USD một năm. Phải
chăng Chính phủ Việt Nam đang muốn đánh lừa chính phủ Nhật và các
tổ chức tín dụng để giành được những khoản vay IDA không phải trả

lãi?
Có những dấu hiệu cho thấy chính phủ Việt Nam cũng đang muốn hàm
ý đe dọa nếu như không có khoản vay IDA thì khả năng trả nợ sẽ bị ảnh
hưởng, khi một tờ báo nhà nước là Dân Trí tuyên bố: '' Hiện tại, Việt
Nam đang có kế hoạch vận động cho kỳ IDA 18, mục tiêu là nhằm có
được giai đoạn chuyển tiếp phù hợp trong trường hợp Việt Nam tốt
nghiệp IDA năm 2017, bảo đảm khả năng trả nợ bền vững của ngân

43

sách nhà nước trong thời gian tới, không tạo ảnh hưởng bất lợi đến điều
kiện tiếp cận nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi khác.
4. Hãy cài nhân quyền vào các chương trình cung cấp tín dụng
4.1. Có thể áp dụng ‘lệnh cấm cho vay’ đối với chính phủ Việt Nam
Tại sao các tổ chức tín dụng và chính phủ quốc tế lại không áp dụng
hình thức trừng phạt là lệnh cấm cho vay đối với chính phủ Việt Nam?
Lệnh cấm cho vay có hiệu quả hơn cấm vận thương mại và sẽ áp lực các
nhà độc tài phải thực hiện cải cách cần thiết. Bởi các nhà độc tài đã bị
giảm thiểu khả năng vay nợ bên ngoài để rồi biển thủ số tiền vay được
hoặc sử dụng số tiền đó trong việc đàn áp người dân.
Đồng thời, lệnh cấm vận cho vay bảo vệ lợi ích của người dân vì giúp họ
thoát khỏi trách nhiệm hoàn trả số nợ tích lũy sau khi thoát khỏi sự kềm
kẹp của nhà cầm quyền bất chính.
Một ví dụ là chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Họ vay mượn các
ngân hàng tư nhân suốt thập niên 80 trong khi phần lớn ngân sách được
dùng tài trợ quân đội và cảnh sát để đàn áp những người dân gốc Phi.
Giờ đây, người dân Nam Phi gánh chịu số nợ của những kẻ đã đàn áp
họ.
Nhiều nhà độc tài khác cũng đã vay mượn từ nước ngoài, biển thủ vốn
vay cho các mục đích cá nhân, và để lại nhiều khoản nợ cho công chúng
mà họ cai trị. Dưới thời Mobutu Sese Seko, quốc gia Zaire đã tích lũy
hơn 12 tỉ USD nợ công trong khi Mobutu chuyển công quỹ vào các tài
khoản cá nhân của hắn tổng cộng lên đến 4 tỉ USD (vào giữa thập niên
80) và sử dụng chúng để duy trì quyền lực thông qua việc nuôi dưỡng
thuộc hạ và thanh toán chi phí quân sự. Fernando Marcos của Phillipines
khi mất quyền lực năm 1986 cũng để lại khoản nợ nước ngoài 28 tỉ
USD, trong lúc tài sản cá nhân của Marcos được ước tính lên đến 10 tỉ.
Trường hợp của Franjo Tudjman ở Croatia bị cho là một nhà cầm quyền
thuộc loại “vạ” vì đã đàn áp báo chí, đối xử bạo lực đối với người chống
đối, và biển thủ công quỹ. Năm 1997, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cắt
viện trợ dành cho Croatia vì Hoa Kỳ, Đức, và Anh quan ngại về “tình
trạng dân chủ không phù hợp ở Croatia.” Tuy nhiên, các ngân hàng
thương mại vẫn cho nhà cầm quyền Croatia đương thời vay thêm 2 tỉ
USD trong khoảng thời gian IMF cắt viện trợ cho đến khi Tudjman qua
đời năm 1999. Nếu lệnh cấm cho vay được áp đặt, các nhà tài trợ kia sẽ

44

không cho Tudjman vay thêm 2 tỉ kia, và người dân Croatia hôm nay sẽ
không phải gánh thêm khoản nợ đó.
4.2 Cài nhân quyền vào các chương trình cung cấp tín dụng
Chúng tôi - các tổ chức Xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam - khẩn thiết
khuyến nghị các tổ chức tín dụng và các chính phủ quốc tế rằng đã đến
lúc cần suy nghĩ một cách nghiêm túc về cài nhân quyền như một trong
những điều kiện tiên quyết vào các chương trình cung cấp tín dụng, đặc
biệt là vốn ODA và IDA, kể cả vay vốn ODA với lãi suất thị trường
(không ưu đãi).
Và đặc biệt là cài nhân quyền vào kế hoạch ký kết và giải ngân 22 tỷ
USD vốn ODA còn lại cho Việt Nam, dù số tiền này đã được ký theo
từng dự án hay mới chỉ là cam kết theo lộ trình đến năm 2020 và sau
năm 2020.
Nghị định quản lý và sử dụng vốn ODA của Việt Nam phải được cải
cách triệt để. Phải có vai trò và quyền lực rất cụ thể của người dân và
những tổ chức giám định độc lập ODA của nước ngoài trong đó.
Viện trợ ODA phải được sử dụng đúng mục đích, đặc biệt không được
sử dụng cho mục đích “chi thường xuyên” bao gồm chi cho lực lượng
công an. Hãy chú ý về kế hoạch vay trả nợ năm 2016 đã được Chính phủ
Việt Nam phê duyệt, trong đó có nguồn vay từ vốn ODA ưu đãi là
99.000 tỷ đồng, tương đương 4,7 tỷ USD, trong đó có 56.000 tỷ đồng để
“bù đắp bội chi ngân sách”, tức dùng cho mục “chi thường xuyên”.
Nếu từ năm 2014, giới nghị sĩ Mỹ đã cài quyền tự do tôn giáo vào TPP
thì tại sao WB, IMF, ADB và những quốc gia như Nhật Bản, Australia,
Liên minh châu Âu lại không hướng đến Xã hội dân sự, tự do ngôn luận,
tự do thông tin và quyền “dân chủ cơ sở” của người dân để buộc giới
quan chức Việt Nam bớt tham nhũng tiền đóng thuế của công dân các
nước viện trợ?
Hãy buộc chính phủ Việt Nam phải đáp ứng những đòi hỏi thiết yếu về
nhân quyền sau đây:
- Trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm;
- Tôn trọng quyền tự do biểu đạt, tụ họp ôn hoà và lập hội, trong đó có
các nghiệp đoàn, tổ chức tôn giáo và tổ chức xã hội dân sự độc lập;
- Cải tổ luật nhằm xoá bỏ những điều vi phạm các quyền kể trên và bao
gồm những điều phát huy các quyền ấy;

45

- Công nhận và hợp tác với xã hội dân sự độc lập.
Trân trọng.
Việt Nam ngày 20 tháng 6 năm 2016
--------------------
Các tổ chức Xã hội dân sự độc lập Việt Nam đồng ký tên:
Hội Nhà báo độc lập Việt Nam - Đại diện: Tiến sĩ Phạm Chí Dũng,
Chủ tịch
Hội Cựu tù nhân lương tâm - Đại diện: Hai đồng chủ tịch là Bác sĩ
Nguyễn Đan Quế và Linh mục Phan Văn Lợi
Hội Anh Em Dân Chủ - Đại diện: ông Nguyễn Trung Tôn
Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất - Đại diện: Hòa
thượng Thích Không Tánh
Giáo Hội Phận giáo Hòa Hảo Thuần Túy - Đại diện: ông Lê Quang
Hiển, Chánh Thư Ký Trung Ương
Giáo Hội Liên Hữu LuTheran VN - HK - Đại diện: Mục sư Nguyễn
Hoàng Hoa
Người Việt tiếp tay thương lái Trung Cộng lũng đoạn thị trường
thanh long

T2, 06/20/2016 - 06:25
Hiện nay có đến 80% sản lượng thanh long ở tỉnh Bình Thuận bán
sang thị trường Trung Cộng qua đường biên giới, không có hợp
đồng xuất nhập cảng.

46

Một vườn thanh long ở Hàm Thuận Nam (ảnh: Đỗ Vinh)

Nhiều thương lái Trung Cộng đến Bình Thuận với danh nghĩa khách du
lịch. Nhưng họ không ở các resort ngoài Mũi Né, mà ăn ở ngay trong
các vựa thanh long của người Việt, để điều hành việc thu mua.
Khi đã xây dựng được chân rết thu mua là người Việt, thì thương lái
Trung Cộng thao túng thị trường, định đoạt giá cả lên hay xuống. “Một
khi các vựa đã bán hoặc chấp nhận làm “chân rết” cho thương lái Trung
Cộng rồi thì chẳng còn quyền hạn gì cả. Giá như thế nào là do họ quyết
định, biết người dân mình chịu thiệt nhưng đành bó tay”, ông Hùng, một
cò thanh long thở dài nói, “…Hợp tác làm ăn với thương lái Trung Cộng
như cầm dao đằng lưỡi vậy. Không biết họ sẽ xù mình bất cứ lúc nào...”
Theo thông tin mà phóng viên SBTN có được, trên địa bàn tỉnh Bình
Thuận hiện có khoảng trên 10 “ông trùm” người Trung Cộng chuyên thu
mua trái thanh long với số lượng lớn. Những người này thường không ở
một nơi cố định. Họ nhập cảnh vào Việt Nam bằng visa du lịch nhằm
mục đích đến Bình Thuận để điều hành việc mua bán thanh long. Hằng
ngày nhóm người này di chuyển khắp Bình Thuận để nắm sản lượng
thanh long chín đồng thời định giá mua thanh long.
Trong số những “ông trùm” người Trung Cộng đang mua bán trái thanh
long Bình Thuận, thì A Lục và A Tam nổi lên như những người “có tiềm
lực lớn”. Trước đây, A Lục đã từng làm chung với Công ty xuất khẩu
thanh long M.M tại Bình Thuận. Cách đây hơn 3 năm, A Lục tách ra làm
riêng với người chủ là A Xi có công ty tại Trung Cộng. Hiện tại A Lục
là ông chủ trực tiếp quản lý trên 10 thương lái Trung Cộng đang hoạt
động tại Bình Thuận và thuê lại các vựa thanh long trên địa bàn Hàm
Thuận Nam. Ngoài những “chân rết” người Việt, thỉnh thoảng cũng có
một vài thương lái Trung Cộng đến trực tiếp các nhà vườn tìm hiểu, thu
mua thanh long và giao tiếp bằng tiếng Việt khá sõi.
A Tam người đang cộng tác với A Lục, đã từng có thời gian thu mua cá
cơm ở Mũi Né. Cũng những chiêu trò đang áp dụng với trái thanh long,
người này đã làm cho không ít người dân sản xuất cá cơm điêu đứng.
Thống kê của huyện Hàm Thuận Nam cho biết, trong tổng số 126 cơ sở
thu mua thanh long trên toàn huyện, có 33 cơ sở thường xuyên hợp tác
với thương lái Trung Cộng, 20 cơ sở có thương lái Trung Cộng trực tiếp

47

thu mua thanh long từ các nhà vườn và 5 cơ sở đang được người Trung
Cộng thuê lại làm ăn.
Ông Ngô Minh Hùng, phó giám đốc Sở Công thương Bình Thuận, xác
nhận trên địa bàn Hàm Thuận Nam, tính đến nay, qua kiểm tra 10 cơ sở
đều thấy có sự hiện diện của người mang quốc tịch Trung Cộng đang
hoạt động trong lĩnh vực thu mua, đóng gói, xuất khẩu thanh long.
Người Trung Cộng tại các cơ sở này hoạt động dưới hình thức kiểm tra,
giám sát việc đóng gói thanh long xuất khẩu.

Vũ Minh Ngọc / SBTN
Nâng khống tiền mua đất kiếm chác, chủ tịch xã bị cách chức

T2, 06/20/2016 - 06:13

Bà Út-người tố cáo hai ông Bí thư và Chủ tịch xã. Ảnh: Thanh Niên
Phó Bí thư đảng ủy kiêm chủ tịch xã Thanh Tùng đã bị Bí thư Huyện ủy
Đầm Dơi (tỉnh Cà Mau) cách chức. Ông Lê Sài Gòn, chủ tịch xã bị cáo
buộc nâng khống tiền mua đất của người dân để hưởng chênh lệch.
Tin tức trên đã được Bí thư Huyện ủy Đầm Dơi cung cấp cho báo chí
vào chiều ngày 18/6.
Trước đó, 2/2016, bà Lê Thị Út (50 tuổi, xã Thanh Tùng, huyện Đầm
Dơi) đã gửi đơn tố cáo đến công an về việc ông Lê Sài Gòn kê khống để
hưởng số tiền chênh lệch lên đến 125 triệu.
Trong đơn tố cáo, bà Út cho biết, vào năm 2013, chính quyền xã Thanh
Tùng đã mua phần đất hơn 10 ngàn mét vuông của bà để xây dựng khu

48

nhà ở cho sắc tộc thiểu số tại đây. Chính quyền xã mua với giá 500 triệu
đồng, nhưng đến khi ra ngân hàng để nhận tiền bà mới phát hiện ra ông
Lê Sài Gòn đã nâng khống số tiền miếng đất lên 615 triệu. Bà Út nhận
500 triệu, còn phần dư ông Lê Sài Gòn kêu bà đưa cho ông.
Đến khi bị tố cáo, công an vào cuộc, ông Lê Thanh Lam- Bí thư xã
Thanh Tùng đã mời bà Út lên nhận 20 triệu, còn số tiền 105 triệu không
thể trả vì đã...lỡ xài hết. Đồng thời năn nỉ bà Út rút lại đơn kiện. Tuy
nhiên, bà Út không phải là người tham lam nên từ chối nhận thêm tiền
và vẫn kiên quyết tố cáo ông Chủ tịch xã. Điều này cho thấy ông Lê Sài
Gòn không phải đút túi một mình mà còn chia chác với ông Bí thư xã.
Trước những lời cáo buộc, ông Chủ tịch xã Thanh Tùng thanh minh,
rằng số tiền 125 triệu không phải ông đút túi mà dùng vào việc công.
Nào là làm bờ kè, san lấp công trình để phục vụ xã hội
Trước những tố cáo của người dân, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Đầm Dơi
đã cho điều tra và kết quả đúng như những gì mà bà Út tố cáo. Không
thể bảo vệ được, Huyện ủy Đầm Dơi đành cách chức ông Lê Sài Gòn.
Tuy nhiên, đồng phạm với ông Gòn là Bí thư xã Thanh Tùng Lê Thanh
Lam lại thoát tội, không thấy nói đến việc xử trị đối với ông này.

Ngọc Quân/SBTN
Donald Trump lại bị chỉ trích vì phát biểu
T2, 06/20/2016 - 09:50

49

Washington, DC. (CBS) - Trong tuần qua, ứng cử viên Cộng Hòa
Donald Trump lại bị chỉ trích vì những phát biểu về vụ nổ súng ở
Orlando, khiến 49 người thiệt mạng và 53 người khác bị thương.
Khi được ông có xem xét tới việc tăng cường phân loại và giám sát
người Hồi giáo ở Hoa Kỳ sau thảm kịch Orlando không, nhà tỷ phú trả
lời ông bắt đầu nghĩ tới điều đó, và ông muốn người Mỹ đoàn kết hơn
trong suy nghĩ này. Câu trả lời trên dấy lên cuộc tranh cãi giữa người
ủng hộ và người chống đối.
Trong chương trình Face the Nation hôm Chủ Nhật, ông Trump cho
rằng hiện nay các quốc gia khác trên thế giới đều làm như vậy. Ông viện
dẫn rằng Israel đang tăng cường giám sát người Hồi giáo và rất thành
công. Ông thú nhận rất ghét khái niệm phân loại và giám sát, nhưng ông
nghĩ người Mỹ nên bắt đầu sử dụng cái đầu và những suy nghĩ cơ bản
trong cuộc sống. Theo ông, đó không phải là điều tồi tệ nhất.
Sau vụ nổ súng ở Orlando xảy ra, ông Trump tiếp tục đề nghị cấm cửa
tạm thời người Hồi giáo. Dù Omar Mateen sinh trưởng ở New York, ông
Trump nói trong đầu nghi can vẫn suy nghĩ theo cách của một người Hồi
giáo. Ông nhắc tới câu nói quen thuộc, không phải tất cả người Hồi giáo
đều là khủng bố, nhưng tất cả bọn khủng bố đều là Hồi giáo.
Một số nhân vật nòng cốt của đảng Cộng Hòa cũng cho rằng vụ Orlando
sẽ không xảy ra, nếu cộng đồng Hồi giáo báo cáo những điều mà họ thấy
bất thường. (Mai Đức)
Loretta Lynch: Nghi can ở Orlando có vấn đề với cộng đồng LGBT

T2, 06/20/2016 - 09:48

50


Click to View FlipBook Version