The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by lạc an, 2019-12-05 04:20:24

12. Tam quy ngũ giới

12. Tam quy ngũ giới

nói như vàng “Vàng sa
xuống giếng khôn tìm,
người sa lời nói như
chim xổ lồng; (Ca dao
Việt Nam).

Người không nói dối là
biết tự trọng không để
mất giá trị, lại không
làm tổn hại người và
mình. Mỗi cá nhân

không nói dối thì chính
họ được an ổn thanh
cao. Tòa thể nhân loại
đều không nói dối thì xã
hội này an lạc hạnh
phúc biết bao. Do tin
nhau mới mến nhau, mà
tàn nhân loại không nói
dối thì còn ai không
đáng yêu.

Nói dối là một tai hại
lớn lao cho mình và ã
hội. Tuy nhiên, cũng có
trường hợp nên nói dối,
đó là khi vì lòng từ bi
mà phải nói dối để cứu
nười ay vật. Nói dối
phạm tội là do lòng
tham, sân làm động cơ
thúc đẩy; ngược lại, nếu

lòng từ bi làm động cơ
thúc đẩy nói dối là
không phạm.

Tóm lại, người tu theo
đạo Phật là cầu cho
mình, cho người được
an lạc, và đem tình
thương ban cho nhân
loại, nên Phật cấm nói

dối, mà phải nói lời
chân thật.

KHÔNG UỐNG
RƯỢU

Tất cả thứ rượu có chất
men làm say người đều
không được uống.

Chính mình không
uống, cũng không được
mời rủ người uống.

Người tu theo đạo Phật
cầu giác ngộ. Rượu là
thứ làm cuồng mê
người, phản bội với tri
giác nên không được
uống. bằng chứng, khi
bình thường ta đủ lý trí
phán đoán lẽ phải quấy,
tốt xấu; nhưng khi uống
vô một cốc rượu thì cả

người nóng rực, tâm
mình xao xuyến mất
bình tĩnh. Nên nói:
“Rượu vào lời ra”.

Người tu quan niệm
rượu độc còn hơn thuốc
độc. Bởi vì một chén
thuốc đôc ta uống vào
chết ngay, nhưng chỉ
chết một thân này, còn

rượu uống vào mất
giống trí tuệ, phải chết
đi sống lại vô số kiếp.
Thực tế hơn, người
uống rượu nhiều dễ bị
say sưa thường nhiễm

gió, trúng phong sinh
nhiều bệnh nguy hiểm.
Chẳng những rượu hại
cho họ ở hiện tại mà

thôi, lạ còn lây đến con
cháu, làm tâm tính đần
độn ở sau này nữa. lại
những khi quá chén dễ
sinh cãi vã đánh đập
làm rối loạn xóm làng,
gây đau khổ cho bạn bè,
quyến thuộc. Như câu
chuyện ngụ ngôn này:

“Một hôm anh nông
phu kia ra đòng cày
ruộng, bỗng hiện sừng
sững trước mặt một vị
thần khổng lồ. Ông nói:
“ngươi đã đến số chết,
ta đến đây giết ngươi”.

Anh nông phu kinh
hoàng lạy lục van xin
tha mạng. Ông thần

bảo: “Nếu muốn ta tha,
nươi phải làm một trong
hai việc việc này: Trưa
ny về nhà, ngươi giết
cha ngươi hoặc uống
hết lít rượu để rên bàn”.
“Dạ vâng! Trưa nay con
xin uống hết rượu”.
Ông thần nhìn anh với
vẻ lườm lườm chờ đợi,

rồi biến mất. Trưa về, vì
sắp đến ngày giỗ ông
bà, cha anh mua lít rượu
để trên bàn đợi mai đãi
khách. Anh thấy vội
vàng lại chụp lấy, ọc
một hơi cạn cốc. Cha
anh tức giận, đứa con
sinh chứng la thường,
xốc lại miệng chửi tay

đánh túi bụi. ma men đã
thấm, anh không phân
biệ phải trái, chụp được
cây gậy, đập ông một
cái chết tốt! Bà mẹ
nóng lòng chạy đến
nắm đầu la! Anh trở
gậy đập một cây chết

luôn! Hàng xóm hay
được bắt anh giam.

Mấy giờ sau anh tỉnh
cơn say, anh hết sức hối
hận…”

Người không uống
rượu, tâm hồn điềm
tĩnh, trí tuệ linh mẫn,
gặp việc phán đoán kỹ
càng, tu hành chóng đắc
định, huệ.

Mặc dù Phật cấm uống
rượu, nưng có turờng
hợp Ngài cho, là kh nào
bệnh nặng cần phải
uống thuốc rượu mới
lành bệnh thì được
uống, nhưng phải thưa
cho tăng biết trước, sau
mới uống.

Để dễ tu hành và tránh
tôi lỗi, Phật tử quyết
định không uống rượu.

CÔNG DỤNG NĂM
GIỚI

Con người có đủ khả
năng tiến hóa, mà cũng
đủ điều kiệ thối hóa.
Người giữ năm giới
thanh tịnh là biết cải tạo

bản thân mình từ phàm
tục đê hèn lên Hiền

Thánh thanh cao. Trái
lại, kẻ buông lung
không giữ năm giới, từ
địa vị con người ần
xuống hố ác thú. Vì tính
sát hại, cướp giựt, dâm
bôn, điêu ngoa, nóng
nảy là thú tính, nếu để

chúng tăng trưởng tự do
trong người, thì người
chỉ còn là hình thức con
người, chứ tâm hồn đã
trở thành lang, sói.
Ngược lại, hạn chế
được những thú tính ấy,
mới là một con người
trọn vẹn. Mỗi cá nhân
tốt chung sống torng

một gia đình thì gia
đìnhtrở thành tốt. Nhiều
cá nhân tốt chung sống
hòa hợp thành một xã
hội thì xã hội tốt. năm
giới có công dụng cải
tạo con người tốtnên nó
là nền tảng xây dựng
gia đinh và xã hội tốt
vậy.

QUYẾT NGHI

Có người nghĩ: loài
ruồi, muỗi, rắn, rít, sói
là thứ độc mang vi
trùng, ngậm nọc độc
giết người, nếu Phậtt
cấm giết hại nó, một
ngày kia chúng sinh sản
khắp mặt đất thì con
người phải tiêu diệt? –

Chúng ta phải biết chủ
tâm của Phật là cấm
giết hại “con người”.
Nhưng trên mặt tâm lý
muốn khỏi quả lớn –
giết người – cần phải
dứt trừ những nhân nhỏ
- giết con con vật.
Những đứa bé khi lên
ba, lên năm ra sân gặp

chuồn chuồn, bươm
bướm chạup, đập, ngắt
cánh, bóp đầu. Nếu cha
mẹ nó thấy mà không
rầy la, đến 12, 13 tuổi
chúng sắm ná, giàn thun
bắn chim, đến 20, 25
tuổi chúng đâm họng
heo, đập đầu bò, vẫn
không bị ngăn cấm; đã

quen tay giết hại, nên
khi giận ai chúng dám
đập đầu, đâm họng như
thường. Ngược lại, đứa
bé bắt chuồn chuồn đã
bị cha mẹ cấm, từ bé
đến lớn không dám cắt
cổ một con gà, thì khi
giận người nó dám đâm
chém chăng? Bởi luật

pháp cấm quả mà
không dứt nhân nên
trong xã hội vẫn xảy ra
những vụ giết nhau
không ngớt. Do đó
người Phật tử quyết
định không được giết
người. Để tránh quả to
ấy, dứt lần những nhân
gần là không giết các

con vật lớn. Còn các
con vật nhỏ chỉ tránh
không nên giết vô cớ và

ác tâm.

Hoặc có người nói:
“Trong lúc trẻ tuổi con
phải phải bay nhảy với
đời không thể giữ trọn
năm giới, nên tôi chưa
tu theo đạo Phật được?”

– Phật đâu bắt buộc tu
theo Phật giữ hết năm
giới, tùy sức mình hoàn
cảnh mình, giữ được
bao nhiêu cũng tốt, có
giữ còn hơn không.
Như vậy, đâu phải giữ
đủ năm giới mới tu theo
Phật được. Xét kỹ ra,
trong đời tu ai tệ gì

gắng giữ cũng được vài
giới thì có ai mà không
tu theo đạo Phật được.

KẾT LUẬN

Tóm lại, giới luật Phật
chế ra là để ngừa quấy,
dứt lỗi, nếu người tu
theo đạo Phật mà không
giữ giới thì ất thành vấn
đề tu. Kẻ trộm cướp,

giết hại, lang chạ, điêu
ngoa… còn không xứng
là một người tầ thường
thay, huống chi là kẻ
học đạo từ bi, giác ngộ?
Trong năm giới mà
chúng ta giữ không
được trọn vẹn cả năm,
còn tự hấy hổ thẹn chưa
đáng là một Phật tử

thay, phương chi không
giữ giới nào thì còn gì
là đạo đức? Do đó,
người Phật tử phải cố
gắng giữ giới cho xứng
đáng với danh nghĩa
của mình, để đem hạnh

phúc cho mình và

chúng sanh.

Không riêng gì Phật tử
mới giữ “năm giới”, mà
toàn thể nhân loại đều
phải giữ cả. ởi vì đã tự
nhận mình là con người
thì phải hạn chế thú tính
nâng cao phẩ giá người.
Buông lung phạm “năm
giới là mở cửa cho bầy
lợn lòng mặc tình ngao

du phá phách; giữ giới
là làm chuồng câu thúc
chúng lại, nâng phẩm
giá con người lên cao.
Do đó những ai đã có
tâm cải tạo khuyên mọi
người giữ “năm giới” là
phương sách bậc nhất.


Click to View FlipBook Version