The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by lạc an, 2019-11-26 03:58:28

01. Biết ơn và đền ơn-

01. Biết ơn và đền ơn-

như trời bể của mẹ cha.
Vì mẹ mang nặng đẻ
đau, cha làm lụng vất
vả để có tiền nuôi con
từ khi lọt lòng cho đến
lúc trưởng thành, công
lao không kể hết được.
Hơn thế nữa, nhiều ông
cha bà mẹ bảy tám
mươi tuổi, con đã có

con có cháu mà vẫn còn
thương, đi đâu cũng
nhắc, vắng mặt thì gọi.
Như vậy mới thành
lòng thương của cha mẹ
đối với con không bờ
bến. Chẳng những
thương con mà còn
thương cả cháu cả chắt
hàng chục đứa cũng

thương luôn. Như vậy
cứ ở trên thương xuống
thương không bao giờ
dừng. Ngược lại những
người con chỉ có cha
hoặc mẹ chỉ có hai
người mà có khi thương
không đủ. Thương ít
hơn là thương con
mình. Đó là người thiếu

bổn phận làm con. Cha
mẹ già rất cần sự chăm
sóc của con cháu, thế
mà có những gia đình
năm bảy an hem, nay
anh nuôi cha năm ba
tháng rồi đưa qua em,
nay em nuôi mẹ năm ba
tháng rồi đưa qua chị.
Cứ nay đẩy qua ngườ

nầy, mai đẩy qua người
kia, không ai hoan hỷ
lãnh nuôi cha mẹ trọn
vẹn. Nếu có lãnh chỉ
nuôi với tấm lòng miễn
cưỡng chớ không hết
lòng lo cho cha mẹ, để
không bị mang tiếng bất
hiếu với đời. Thế nên ca
dao có câu: “Cha mẹ

nuôi con biển hồ lai
láng, con nuôi cha mẹ

tính tháng tính ngày
Thậm chí ó những
người con khinh thường
hất hủi, không nuôi
dưỡng cha mẹ, khiến
cho mẹ buồn tủi bỏ nhà
ra đi, sống nhờ lòng từ
thiện của xã hội. Đó là

một thiếu sót lớn lao
của đạo đức làm người.

Phật dạy không
tội nào lớn bằng tội bất
hiếu. Tích xưa nói rằng
có người phạm tội bất
hiếu chết đọa vào địa
ngục đội vòng lửa cháy
rực trên đầu.

Cha mẹ vì tuổi
già nên hay đau bệnh,
nay đau lung mai đau
gối thường mệt nhọc,

chúng ta không ngó
ngàng đến. Nhưng nếu
con mình khóc thì dù ở
đâu xa mình cũng chạy
tới để dỗ dành. Đó mới
thấy chúng ta chỉ để

dòng tình cảm chảy
xuống mà quên chảy
ngược trở lên. Thử xét,
nếu mai kia chúng ta trở
thành người già con
cháu lơ là không
thương, mình có buồn
tủi không? Cho nên
nghĩ đến ngày mai thì
hiện giờ bổ phận làm

con phải săn sóc cha mẹ
là điều tất yếu.

Gần đây tôi có
nghe tổng kết số người
già ở các nước Tây
phương mắc bệnh suy
nhược thần kinh chiếm
từ 30 đến 40% và ở
Đông phương như Nhật
Bổn, Trung Hoa, Việt

Nam thì không tới 10%.
Tại sao ở Tây phương
người già mắc bệnh suy
nhược thần kinh chiếm
tỷ lệ nhiều hơn ở Đông
phương? Vì ở các nước
Tây phương đa số
người già đều ở nhà
dưỡng lão, lâu lâu con
cháu mới vô thăm. Đa

số người già là khó
tánh, ở chung nhau khó
thông cảm, dễ sanh bực
bội và mong con cháu
tới thăm. Nhưng con
cháu bận làm ăn cả tuần
hoặc cả tháng mới tới
thăm một lần. Do buồn
bực và mong đợi nên dễ
sanh bệnh suy nhược

thần kinh. Ở các nước
Á Đông thì trọng người
già. Cha mẹ già thì con

cháu nuôi. Ông bà già
thì ở chung với cháu
nội cháu ngoại, bọn trẻ
nhỏ vô tư, giỡn cười
chọc phá, nên đỡ buồn.
Nhờ vậy mà ít bị bệnh
suy nhược thần kinh.

Quý vị thấy sự hiếu
dưỡng cha mẹ rất quan
trọng, nó đem lại sự an
vui cho con người và
hạnh phúc cho gia đình.

Kinh Tâm Địa
Quán đức Phật dạy:
“Các ngươi phải hiếu
dưỡng cha mẹ, phước
đức hiếu dưỡng cha mẹ

cũng bằng phước đức
cúng dường Phật”. Đức
Phật đã dạy như vậy,
thế mà có một số Phật
tử ham cúng dường
Phật để cầu phước quên
hiếu dưỡng cha mẹ.
Đâu ngờ Phật dạy chính
hiếu dưỡng cha mẹ là
cúng dường Phật!

Thởi Phật còn
tại thế có một thầy Tỳ
kheo tên là Tất Lăng
Già Bà Sa, đã chứng
quả A La Hán, Ngài có
cha mẹ già không anh
em phụng dưỡng. Một
hôm Ngài đi khất thực
được cơm muốn dâng
cha mẹ, nhưng sợ tội

nên không dám, lòng
phân vân, Ngài đến quỳ
bạch Phật: Bạch Thế
Tôn, con còn cha mẹ
già không ai phụng
dưỡng. Nay khất thực
được cơm con muốn
đem dâng cha mẹ dung,
Thế Tôn có cho phép
không? Đức Phật triệu

tập đại chúng lại dạy
rằng: “Người xuất gia
có cha mẹ già không ai
phụng dưỡng, nếu được
cúng dường riêng vật
thực quần áo, đem dâng
cha mẹ đó là một điều
hợp pháp”. Việc nầy
chúng ta thấy đức Phật
rất trọng việc hiếu thảo.

Dưới đây là
những gương hiếu thảo
của các Thiền Sư Trung
Hoa và Việt Nam.

Ngũ Tổ Hoàng
Nhẫn có mẹ không có
cha, mẹ sanh chỉ có một

mình Ngài là con, Ngài
ngộ đạo nơi Tứ Tổ Đạo
Tín và sau khi truyền y

cho Lục Tổ Huệ Năng
Ngài giao việc chùa cho
Tăng chúng quản lý rồi
về cất am tu và nuôi
mẹ. Chúng ta thấy một
vị tổ mà vẫn trọng sự
hiếu thảo huống là
người thường.

Ngài Trần Tôn
Túc ở trong hội của Tổ

Hoàng Bá, Ngài còn mẹ

già không ai nuôi, Ngài
xin xuất chúng về cất
một cái am lấy cỏ đan
giày bán lấy tiền nuôi
mẹ. Cho nên người thuở
đó thường gọi Ngài là
Trần Bồ Hài. Chúng ta
thấy người tu ngộ đạo
rồi cũng không quên

bổn phận làm con của

mình.

Ở miền Bắc Việt
Nam có Hòa thượng
Cua, tức là Thiền Sư
Tông Diễn. Ngài mồ côi
cha, mẹ tảo tần mua
gánh bán bưng để nuôi
con. Năm Ngài 12 tuổi
một hôm trước khi gánh

hàn ra chợ bán bà dặn
rằng: “Mẹ có mua sẵn
một giỏ cua để dưới ao,
trưa nay con lấy cua giã
nấu canh chua trưa về
mẹ con mình dùng.”
Ngài vâng lời, ở nhà tới
giờ nấu cơm Ngài
xuống ao xách giỏ cua

định đem làm như lời
mẹ dặn.

Nhưng khi mở
giỏ thấy những con cua
sùi bọt từng hột, từng
hột. Ngài cho rằng cua
khóc nên động lòng
thương xót xách giỏ cua
đem xuống ao thả hết.

Trưa về bà mẹ
vừa nhọc vừa đói bụng
khô cổ, nhìn mâm cơm
chẳng thấy món canh
cua, mẹ hỏi lý do Ngài
trả lời: “Con định đem
giã nhưng thấy chúng
thấy chúng nó khóc,
thương quá con thả hết
rồi”. Bà mẹ giận không

ăn cơm lấy roi đánh
Ngài, sợ quá Ngài chạy
một mạch không dám
ngó lại. Bà mẹ đuổi
theo không kịp mệt lả đi
trở về. Từ đây bà mất
luôn đứa con trai.

Hơn 30 năm sau
Ngài trở thành một Hòa
thượng đạo cao đức

trọng. Nhớ mẹ Ngài về
quê tìm, biết mẹ đang
lập quán bán nước trà
cho khác qua đường.
Ngài đến hỏi han có ý
rước bà về chùa ở,
nhưng không cho bà
biết mình là con. Sau
một hồi trao đổi ý kiến
bà đồng ý, Ngài hẹn

mấy hôm nữa sẽ có
người đến đón bà. Ngài
về chùa hỏi ý kiến
chúng tăng, được sự
đồng ý Ngài sai người
đến đón bà lão về chùa.
Mỗi ngày Ngài phân

công bà lão quét sân
hoặc nhổ cỏ và luôn

luôn nhắc nhở bà tu

hành.

Sau bà lão bệnh,
Ngài biết bà không
sống được bao lâu, song
Ngài có duyên sự phải
đi vắng năm bảy hôm,
bèn dặn chúng tăng:
“Nếu bà lão có mệnh hệ
gì thì cứ để bà trong áo

quan đừng đậy nắp và
đợi tôi về”. Mấy hôm
sau bà mất, chúng Tăng
y lời dặn để bà trong áo
qan mà không đậy nắp.
Ngài về nhìn mặt bà lần
chót rồi đậy nắp áo
quan lại nói rằng: “Nếu
như lời Phật dạy: Một
người tu hành ngộ đạo

thì cha mẹ được sanh
thiên, nếu lời ấy không

ngoa xin cho quan tài
bay lên hư không để
chứng minh”. Ngài cầm
tích trượng gõ ba cái,
quan tài từ từ bay lên
hư không rồi hạ xuống.
Bây giờ mọi người mới

biết bà lão là mẹ của

Ngài.

Sau nầy để kỷ
niệm, Ngài đặt tên cái
am bà ở là: “Dưỡng
Mẫu đường” cái quán
bà bán trà là “Trà lai
tự”.

Chúng ta thấy
một vị thiền sư ngộ đạo

mà thương mẹ dường
ấy, nuôi mẹ mà không
cho bà biết mình là con,
sợ bà ỷ lại rồi coi
thường chúng tăng có
tội.

Ở Huế có Hòa
Thượng Nhất Định
được vua phong chức
Tăng Cang, nhưng Ngài

còn mẹ không ai nuôi
nấng, nên từ chức để về
cất am nuôi mẹ. Mẹ
bệnh Ngài phải đi chợ
mua đồ mặn về tự tay
làm cho mẹ dùng, mặc
cho người đời dèm pha
chê trách. Sau nầy am
ấy biến thành chùa, vua
cảm đức hạnh hiếu thảo

của Ngài ban hiệu chùa
lả Từ Hiếu, nay vẫn

còn.

Qua những tấm
gương hiếu của các
thiền sư ngộ đạo bận
làm lợi ích cho chúng
sanh mà còn lo đền đáp
hiếu nghĩa với cha mẹ,
xét lại chúng ta là Phật

tử tại gia đang sống gần
cha mẹ mà không lo
đền đáp công ơn cha mẹ
trong lúc sanh tiền là
một điều thiếu sót rất
lớn.

Ở chùa mỗi năm
có tổ chức lễ Vu Lan là
ý muốn nhắc Phật tử
nhớ lại bổn phận làm

con đối với cha mẹ.
Không phải đến ngày lễ
quý vị về chùa cầu siêu
hay cầu an cho cha mẹ
là được như ý, mà phải
làm bằng hành động
của mình. Nếu cha mẹ
còn sống thì phải hết
lòng thương kính nuôi
dưỡng, cha mẹ không

biết tu thì phải tạo
duyên lành cho cha mẹ
biết tu. Nếu cha mẹ biết
tu rồi thì khuyến khích

cho cha me phát tâm tu
thêm nữa. Nếu cha mẹ
quá vãng thì làm được
phước đức gì đều hồi
hướng cho hương linh
của người. Lúc nào quý

Phật tử cũng nghĩ đến
công ơn cha mẹ, và tìm
cách đáp đền, đó là quý
vị đã nêu tấm gương
sáng cho người chung

quanh và cho con cháu
của mình. Như vậy quý
vị mới xứng đáng là
người Phật tử biết ơn và
đền ơn.


Click to View FlipBook Version