The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by lạc an, 2019-11-26 03:58:28

01. Biết ơn và đền ơn-

01. Biết ơn và đền ơn-

BIẾT ƠN VÀ ĐỀN ƠN
-HT.Thích Thanh Từ

Đức Phật dạy: người
Phật tử là người biết ơn
và đền ơn.

Tại sao phải biết ơn và
đền ơn? Vì biết ơn và
đền ơn là nền tảng đạo
đức của con người và
của đạo Phật. Trong

kinh A Hàm đức Phật
có dạy: “Người biết ơn
và đền ơn dù cách xa ta
ngàn dặm nhưng vẫn
đang đứng hầu bên
cạnh ta. Người không
biết ơn và đền ơn, dù
đứng hầu bên cạnh ta
vẫn cách xa ta ngàn
dặm.” Tại sao đức Phật

nói như thế? Bởi vì ở
đời, người biết trọng
đạo nghĩa khi thọ ơn ai
dù nhỏ dù lớn, dù ít dù
nhiều cũng không quên
và chờ cơ hội là đền
đáp. Theo thế gian gọi
đó là người biết điều, là
người có nghĩa, là
người tốt. Ngược lại

nếu thọ ơn người mà
quên không nghĩ tới, có
khi còn đối xử tệ bạc
với người từng giúp
mình nữa. Thế gian gọi
người đó là kẻ vong ơn,
là kẻ bất nghĩa, là người
xấu. Như vậy nền tảng
đạo đức ở thế gian phát
nguồn từ chỗ biết ơn và

đền ơn. Người đời còn
trọng ơn nghĩa như thế,
huống là người tu, đệ tử
Phật lại coi thường ơn
nghĩa sao? Thế nên ơn
nghĩa là cái gốc của đạo
đức. Vì mình biết ơn
nghĩa nên đối với người
mà mình thọ ơn là mình
quý trọng. Con hiếu

kính với cha mẹ vì biết
ơn cha mẹ. Học trò quý
kính thầy vì biết ơn
thầy. Trong bốn ơn
nặng mà đức Phật nhắc
người tu luôn luôn nhớ
thì ơn cha mẹ là trên
hết. Ở giữa đời này
không có cái ơn nào lớn
bằng ơn cha mẹ, nếu ơn

cha mẹ mà không nhớ

thì không còn ơn nào

chúng ta có thể nhớ. Ca

dao Việt Nam có câu:

Công cha nghĩa

mẹ cao vời

Nhọc nhằn

chẳng quản suốt đời vì

ta

Nên người ta
phải xót xa

Đáp đền nghĩa
nặng như là trời cao.

Qua câu ca dao
trên người xưa đã khéo
gợi lại cho chúng ta nhớ
ơn của cha mẹ nó cao
vời vợi, khó mà đền đáp
được. Vì cả đời cha mẹ

không quản nhọc nhằn
khó khăn hy sinh tất cả

cho con, cha thì làm ra
tiền để nuôi con, mẹ thì
săn sóc chăm nom bữa
ăn giấc ngủ cho con từ
khi mới lọt lòng cho tới
ngày lớn khôn. Nay lớn
khôn không thể nào
chúng ta quên được.

Một đoạn ca dao khác
nói thêm rằng:

Công ơn nghĩa
mẹ cao dầy

Cưu mang trứng nước
những ngày còn thơ

Nuôi con khó
nhọc đến giờ

Đáp đền nghĩa nặng
như là trời cao.

Bốn câu ca dao
nói về công ơn của
người mẹ. Tại sao mẹ
có công lớn lao như
vậy? Vì từ khi chúng ta
còn là trứng nước mẹ
phải cưu mang bào thai
trong bụng đến chín

tháng mười ngày. Đến
khi sanh con mẹ đau
đớn khổ sở vô cùng.
Những ngày con còn
thơ ấu không biết gì, mẹ
nuôi con thật là khó
nhọc, thức khuya dậy
sớm mớm sữa, thay tã
cho con, vi con thường
tiểu tiện, chiếu lúc nào

cũng ướt, mẹ nằm bên
ướt, để con nằm bên
khô, lúc trái gió trở trời
con đau yếu là mẹ bỏ ăn
mất ngủ, mẹ dắt cho
con từng bước đi chập
chững, mẹ dạy cho con
từng tiếng nói ban
đầu…

Trong khi Bổn
Sanh Tâm Địa Quán
đức Phật dạy: “Quả đất
người đời gọi là nặng,
công mẹ hiền nặng quá
hơn nhiều. Tu Di người
đời gọi là cao, mẹ hiền
ơn cao quá hơn nhiều,
gió lốc người đời gọi là
mau, nhất niệm mẹ hiền

mau hơn nhiều”. Ở đây
đức Phật nói công mẹ
hiền cao hơn núi Tu Di,
lòng mẹ hiền nghĩ đến
nhớ đến con còn nhanh
hơn cơn gió lốc. Ví dụ
như một bà mẹ có con
mới biết bò, bà để nó
nằm trên bộ ván rồi đi
làm việc lặt vặt trong

nhà. Chợt đứa bé khóc
ré lên thì người mẹ liền
chạy như chớp đến bên
con. Nghĩa là con có
điều gì lạ xảy đến là
lòng mẹ đã khít bên rồi,
dù làm việc nầy việc nọ
mà lòng mẹ không bao
giờ quên đứa con thơ
dại. Mẹ nhớ con chạy

đến với con còn mau
hơn là cơn gió lốc. Vậy
chúng ta là người Phật
tử làm sao dám quên
công ơn sâu nặng nầy?

Cha mẹ hy sinh
cho con quá nhiều nên
ca dao Việt Nam có

câu:

Nuôi con chẳng quản

chi thân

Bên ướt mẹ nằm bên
ráo con lăn

Biết chi đền đáp
khó khăn

Lên non xắn đá xây
lăng tụng thờ.

Nếu quý vị nào
ở miền quê nghèo nàn
hẻo lánh nghe bài ca
dao nầy thấm thía làm
sao! Cha mẹ nuôi con
chẳng quản thân mình,
chỉ nghĩ đến con. Ở
miền quê nghèo, trên
giường chỉ trải một
chiếc chiếu, con còn bé

nên ngũ hay đái dầm
ướt chiếu, lạnh nó
không ngủ được nó

khóc. Vì nghèo không
có chiếu thứ hai để
thay, bà mẹ phải dời
con qua chỗ khô để nó
ngủ yên giấc, còn mẹ
thì nằm chỗ ướt. Như
vậy còn tình thuong nào

hơn nữa. Cho nên làm
con không biết lấy gì
đền đáp ơn sâu nặng đó.
Bây giờ cha mẹ già lên
non chẻ đá để xây lăng
thờ mẹ thờ cha. Ý câu
ca dao cũng muốn nhăc
chúng ta khi cha mẹ còn
sống chúng ta phải lo
phụng dưỡng cha mẹ để

đền đáp phần nào công
ơn cao như núi rộng
trên biển này. Làm con
hiếu kính với cha mẹ đó
là một niềm vui lớn của
mọi người nên Kinh
Pháp Cú đức Phật dạy:

Vui thay hiếu
kính mẹ

Vui thay hiếu
kính cha

Vui thay kính Sa
Môn
Vui thay kính hiền
thánh

(Kinh
Pháp Cú 332)

Đức Phật nói
nguồn vui của người
biết đạo là biết hiếu
kính mẹ, hiếu kính cha,
rồi đến kính người tu
hành, sau cùng mới
kính bậc hiền thánh.
Nhưng chúng ta có thói
quen là kính người tu
hay các bậc hiền thánh

mà quên kính cha mẹ.
Cho nên người đời chế
giễu: “Phật trong nhà
không thờ mà thờ Thích
Ca ngoài đường”.
Người đời có quan
niệm sai lầm cho rằng
cúng dường người tu,
hay kính trọng các bậc
hiền Thánh là có phước.

Nên nhiều người dám
bỏ tiền ra mua những
thức ăn ngon quý cúng
dường các bậc tu hành,
mà không cho cha mẹ
ăn để cha mẹ nhịn
thèm. Đó là người làm
ngược lời Phật dạy.

Kinh Hạnh Phúc
đức Phật dạy: “Phụng

dưỡng mẹ và cha là vận
may tối thượng”. Phật
dạy người nào phụng
dưỡng cha mẹ là cơ hội
may mắn ít có trên đời.
Như vậy, đức Phật luôn
luôn nhắc chúng ta phải
nhớ đến cha mẹ là việc
trên hết. Chúng ta được
phúc lành cha mẹ còn

khỏe mạnh và mình lớn
khôn có cơ hội săn sóc
lo lắng, đó là niềm vui
lớn. Lúc cha mẹ còn
sống mà con không ngó
ngàng gì tới, đến khi
cha mẹ mất lo làm heo
làm bò để cúng tế linh
đình, đó là che mắt thế
gian chớ không phải là

con hiếu thảo. Vậy cha
mẹ ai còn sanh tiền,
người đó là người có
phước nhất phải lo làm
tròn bổn phận người

con.

Kinh Phân Biệt
Công Đức dạy: “Ta trải
nhiều kiếp tinh tấn, nay
mới thành Phật toàn là

nhờ công ơn của cha mẹ
ta, vậy nên muốn học
đạo không thể không
tinh tấn lo cho cha mẹ”.
Đức Phật nói Ngài tinh
tấn tu hành trong bao
nhiêu kiếp bây giờ
thành Phật là nhờ có me

sanh ra, có cha nuôi
nấng mới lớn khôn và

biết đi tu đến khi thành
Phật. Như vậy sự thành
đạo của Ngài phần lớn
là nhờ công ơn cha mẹ
nhiều đời nhiều kiếp.
Trong Kinh Báo Hiếu
kể rằng có lần đức Phât
đi ngang một đống
xương khô (bên Ấn Độ
có những thi lâm để bỏ

thây chết lâu ngày thịt
rã hết nên xương chất
thành đống) Ngài cúi
xuống đảnh lễ. Tôn giả
A Nan thấy lạ liền hỏi:
“Tại sao đức Thế Tôn là
bậc tôn quý mà lại lạy
đống xương khô?” Phật
trả lời: “Đây là xương
của cha mẹ nhiều đời

nhiều kiếp của ta, ngày
nay ta thành Phật là nhờ
công ơn cha mẹ ta nên
phải đảnh lễ”. Chúng ta
thấy lúc nào đức Phật
cũng nhớ đến công ơn
cha mẹ.

Đức Phật còn
dạy: “Vạn hạnh hiếu vi
tiên” thế nên người tu

chúng ta phải đền đáp
công ơn cha mẹ. Nếu
chúng ta không lo được
phần vật chất để cung
phụng món ngon vật lạ
cho cha mẹ thì phải
hướng dẫn tu hành, để
cha mẹ được an vui
trong kiếp sống hiện tại
và khi tuổi già theo Phật

được nhẹ nhàng. Đó là
bổn phận của người
xuất gia. Còn người
Phật tử tại gia có đầy đủ
phương tiện nên phải lo
cho cho cha mẹ đầy đủ
cả hai mặt vẫn chất lẫn
tinh thần. Quý vị hiếu
thảo với cha mẹ còn là
tấm gương tốt cho con

cháu mình. Quý vị sanh
con ra ai cũng muốn

cho con mình sau này
trở thành người có tài
có đức hiền lương hiếu
thảo. Muốn được như
vậy thì ngay bây giờ
quý vị phỉ hiếu thảo với
cha mẹ.

Ca dao có câu:

Nếu mình hiếu
với mẹ cha
Chắc con cũng hiếu với
ta khác gì

Nếu mình ăn ở
vô nghì
Đừng mong con hiếu
làm gì hoài công!

Chúng ta thấy rõ
ràng nếu mình hiếu thảo
với cha mẹ là để cái
gương tốt lại cho con
cháu sau nầy nó noi
theo. Nếu chúng ta bất
hiếu với cha mẹ mà còn
đòi con cháu hiếu thảo
với mình thì thật là điều
vô lý. Trên cõi đời nầy

ai còn đủ cha mẹ là một
điều hạnh phúc lớn lao,
cho nên ngày lễ Vu Lan
có tổ chức lễ cài bông
hồng lên áo cho những
ai còn đủ cha mẹ. Ai
mất cha lẫn mẹ thì cài
một bông hồng trắng
lên áo. Để thấy rằng
không còn cha mẹ là

một điều bất hạnh. Nên

ca dao có câu:

Mất cha con
sống u ơ

Mất mẹ con sống bơ vơ
một mình.

Nếu mất cha thì
chúng ta thiếu đi chỗ
nương tựa vững chắc,

thiếu cả niềm vui tươi
nên sống u ơ. Nếu mất
mẹ thì con phải sống bơ
vơ một mình thật là
thiếu thốn đủ trăm bề,
nên nói mất cha mất mẹ
là mất cả bầu trời.

Bởi vậy người
nào còn đủ cha mẹ phải
biết quý trọng và phải

lo làm tròn bổn phận
làm con, hầu sau nầy
song thân mất chúng ta
không ân hận hối tiếc.
Lại ca dao cũng có câu:

Lâm râm khấn
vái Phật trời

Cầu cho cha mẹ sống
đời với con

Còn cha gót đỏ
như son

Một mai cha mất gót
con lấm bùn.

Người con hiếu
thao đêm đêm thắp
hương, cầu nguyện Phật
trời gia hộ cho cha mẹ
sống đời với mình để
chi vậy? Vì còn cha thì

gót đỏ như son, cha còn
thì lo cho ta đầy đủ ta
không cực khổ nên gót
đỏ như son. Một mai
cha mất rồi, một mình
mẹ lo không xuể nên ta
phải đi làm cực nhọc để
kiếm bát cơm manh áo
sống, do đó gót chân
phải lấm bùn. Chúng ta

thấy rằng còn cha mẹ là
còn cả một bầu trời
sáng sủa tươi đẹp. Cha
mẹ mất là cả một lâu
đài hạnh phúc mất theo.
Do đó mà có nhiều
người khi cha mẹ chết
khóc lóc thảm thiết là
vậy. Cho nên ca dao
cũng ca tụng lòng

thương kính của những
người con có hiếu như
sau:
Ngó lên nuột lạt mái
nhà
Đếm bao nhiêu nuôt
thương cha mẹ già bấy
nhiêu.

Ở miền quê, nhà
lợp bằng lá, cột lạt cho
lá khỏi bay. Một cái nhà
như cột rất nhiêu nuột
lạt, người con có hiếu

ngó lên mái nhà có bao
nhiêu nuột lạt là thương
cha mẹ già bấy nhiêu.
Đây diễn tả tấm lòng
thương yêu ca mẹ của

người con hiếu thảo.
Cũng có câu:

Đói lòng ăn hột

chà là

Để cơm nuôi mẹ, mẹ
già yếu răng.

Người con có
hiếu để dành cơm nuôi
cha mẹ còn phần mình

thì ăn những thứ cứng
khó nhai. Đó là những
câu ca dao có ý nghĩa
ca tụng tấm lòng
thương kính cha mẹ của
những người con hiếu
thảo. Nhưng lòng
thương ấy cũng không
thấm vào đâu cả so với
lòng thương cao rộng


Click to View FlipBook Version