The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by fireant26, 2021-11-06 00:53:41

ĐH Online 003

Đa Hiệu Online 003

- Chắc không đâu! Cũng gần hè rồi, mặc cái áo này vài
tuần nữa, nghỉ học, lãnh học bổng xong là Long có áo mới
liền!

Thấy xung quanh không có ai, Cúc bạo dạn hỏi tôi,
- Cúc có chuyện riêng muốn nói, Long có nghe không?
Tôi ngạc nhiên nhưng trả lời ngay,
- Ừ! Cúc muốn gì cứ nói đi!
Cúc tuôn ra một tràng mà tôi không ngờ:
"Cúc thương Long, Long có thương Cúc không? Có người
đi dạm hỏi Cúc đấy! Nếu Long không thương Cúc thì Cúc
về quê lấy chồng!"

Tôi điếng người. Người ta nói con gái Quảng thật thà,
bạo dạn, nồng nàn, quả đúng!

Tôi nhìn bạn,
- Thực ra, cho tới giờ này Long cũng chưa rõ mình đã yêu
ai hay chưa! Long coi Cúc là bạn thôi. Nếu có người
thương Cúc, hỏi cưới Cúc, thì Cúc về lấy chồng đi!
Tôi thấy đôi mi Thu Cúc sụp xuống, vài giây sau đôi mắt
ấy ngước lên nhìn tôi u uẩn,
- Dù sao Cúc cũng phải nói cho bạn rõ rằng, gần ba năm
nay có một người con gái đã yêu bạn vô cùng...thôi nhé
ngày mai ... Cúc sẽ về quê...

Bạn tôi nhanh chân trở gót vào lớp. Tôi thấy tay nàng
đưa lên quệt nước mắt. Đôi chân nàng như díu vào
nhau...

Đa hieu online số 3 Page 151

Hôm sau Thu Cúc không tới trường. Mọi người không rõ
nguyên do vì sao cái máy thuộc bài ấy lại vắng mặt ngày
thi Vạn-Vật đệ nhị lục cá nguyệt.

Cuối niên khóa, bạn bè trong lớp Đệ Tứ 3 kháo nhau
chuyện Thu Cúc về quê, lấy chồng...

Vương Mộng Long đứng thứ 3 từ trái qua – (hình của cô

Bạch Vân)

---o---

Sắp lên đệ nhị cấp, lòng tôi cảm thấy lo lắng bâng

khuâng. Chúng tôi đã chuẩn bị kỹ và đã chọn lựa xong

con đường khoa bảng tương lai.

Đa hieu online số 3 Page 152

Những người bạn thân chia tay nhau nơi ngã ba phân
ban (A,B,C) của hệ thống giáo dục đương thời. Ba con
đường dẫn tới ba cái bệ phóng vào đời khác nhau.

Tôi sẽ lên Đệ Tam ban Toán (B). Những người quen
trong lớp, như chị Tô thị Vân, theo ban Vạn-Vật (A), anh
Phùng Tiến theo ban Văn-Chương (C) …

Bốn anh bạn thân của tôi không có ai chịu dấn thêm
bước nữa. Anh Bảy thi đậu vào trường Sư-Phạm Tiểu
Học. Anh Rân và anh Mục đứng lại nơi ngã ba, học Đệ Tứ
thêm năm nữa. Riêng anh Lợi thì nghỉ học để lấy vợ.
Không biết anh Trần ngọc Lợi và chị Ngô thị Xuân Lan tí
toáy làm sao mà chị Xuân Lan có bầu. Chị Lan đi sanh
trước ngày chúng tôi đi thi Trung Học Đệ Nhất Cấp vài
tuần.

Sau đó anh Lợi và anh Mục bị động viên theo lớp Hạ Sĩ
Quan.

Tôi có hẹn với Nguyễn Nhị (anh bạn quê quán ở Nông-
Sơn) rằng, sau khi thi trung học, tôi sẽ lên nhà anh, cùng
anh mượn cái trường tiểu học của xã để dạy hè, kiếm
chút tiền còm.

Trong hành trang, ngoài sách vở, quần áo, tôi còn mang
theo những tập thơ chép tay của tôi và những bạn đồng
học khác.

Nông-Sơn trùng điệp núi đồi. Mặt đất khu nhà máy và
mỏ than thì màu đen. Những ngọn đồi khác vây quanh
toàn là rừng thưa và cỏ tranh chen lẫn nhau.

Đa hieu online số 3 Page 153

Dưới thung lũng là những khe ruộng lúa mùa và những
cánh đồng mía.

Mía đang lên cờ. Gió lượn quanh khe, làm rạp những
ngọn cờ mía.

Gió vô hình, vậy mà tôi có cảm tưởng rằng mình đã nhìn
thấy gió đang "đi" trong thung lũng. Gió đi từ ruộng mía,
lên đồi tranh, rồi gió trốn vào rừng.

Ngôi trường làng bé tí teo. Học trò tới trường, có em chỉ
bận trên mình cái quần xà-lỏn. Mỗi em hình như chỉ có
một tập vở bẩn thỉu, góc tập bị cuốn cong veo.

Tôi bùi ngùi tự nhủ thầm rằng, tuổi thơ của tôi, về phần
vật chất, còn sáng sủa hơn tuổi thơ của những em bé này.

Buổi chiều không có lớp; học trò mắc đi kiếm củi, giữ
trâu, mò cua, trong lạch. Hoàng hôn, tôi thường tản bộ ra
ngồi bên ghềnh đá.

Đây là đầu nguồn của sông Thu-Bồn. Dòng nước uốn
khúc quanh chân núi Chúa. Dưới thung lũng, trong ruộng
bùn, những con trâu đang thoải mái nằm dầm mình nghỉ
ngơi.

Chiều hè, sương trắng rơi từ từ trên rừng xanh. Gió nhè
nhẹ đưa những sợi mây mỏng như tơ bay về cuối trời.

Tôi lần dở những tập thơ viết tay trên giấy pơ-lua và trên
tập vở, lòng chợt buồn vô cớ.

Tuổi thanh niên, mà sao có những lúc tôi thấy lòng trống
vắng quá? Tôi bâng khuâng nghĩ về tương lai, mà không
biết tương lai mình sẽ ra sao...

Đa hieu online số 3 Page 154

Ở Nông-Sơn được một tuần lễ, thì chị Quá và chị Thảo
(bị ở lại Đệ Tứ) nhắn tôi về gấp để kèm toán cho họ luyện
thi trung học, tiền công hai chị hứa trả cho tôi cao hơn
nhiều so với số tiền sẽ nhận được do dạy học ở Nông-
Sơn.

Thực tình, tôi không muốn rời Nông-Sơn. Nơi đây xa
hẳn phố phường phồn hoa, tục lụy. Cảnh ở đây như cảnh
tiên. Người ở đây tuy nghèo nhưng rất hiền hoà, hiếu
khách. Tôi không muốn chia tay những đứa học trò nhỏ
của tôi, những bé quê chăn bò, mót củi, thực thà, dễ
thương.

Nhưng tôi chợt nghĩ tới niên học sắp đến. Chính phủ sẽ
không trợ cấp học bổng cho học sinh đệ nhị cấp. Tôi rất
cần tiền để mua sách vở, áo quần, giày vớ.

Tôi buồn rầu lên xe đạp rời núi Chúa.
Vào năm Đệ Tam, vì không còn học bổng, trong niên
khóa, tôi phải đi dạy kèm buổi tối. Học trò của tôi là hai
bé trai tiểu học, em của chị Thảo. Cuộc sống của gia đình
tôi khá hơn, vì mỗi tháng tôi kiếm thêm được ba trăm
đồng, nhưng công việc học hành của tôi lại bận bịu
hơn. Tôi phải học hành chăm chỉ hơn, vì lệnh động viên
đã bắt đầu. Chậm chân rớt lại đằng sau, có thể bị gọi đi
lớp hạ sĩ quan. Đối với vấn đề văn nghệ, văn gừng, thơ
phú, tôi cũng thờ ơ. Thời gian này tôi không có bạn gái, vì
không có nữ sinh nào theo phân ban Toán (B). Nhiều lần
áo tôi rách bươm, không người vá giùm.

Đa hieu online số 3 Page 155

Suốt mùa hè cuối năm Đệ Tam tôi kèm Toán, Lý, Hóa
cho hai chị em con nhà giàu ở đường Cường-Để. Cô chị
tên là Tuyết Huệ đã có bồ là anh Vĩnh Tung, con trai ông
trưởng ty Thú Y. Anh Tung học ngang lớp với tôi. Cô em
tên là Thục Anh. Hai chị em nhà này tính tình trái ngược
hẳn nhau. Tuyết Huệ lúc nào dáng dấp cũng đượm buồn.
Thục Anh thì vui tươi, nói cười như con sáo suốt ngày.
Thục Anh học nhanh hơn Tuyết Huệ. Bạn bè tôi thấy tôi
có hai cô học trò xinh đẹp, lại con nhà giàu, họ thường nói
bóng gió để ghẹo tôi, "Mi đúng là chuột sa hũ nếp!"

Thuở đó, ở Hội-An, chuyện gia sư thương học trò, học
trò thương gia sư, không có gì là lạ. Đôi lần cuối giờ học,
khi Thục Anh tiễn tôi ra cửa, tôi thấy có những cặp mắt tò
mò của xóm giềng theo dõi. Tôi cũng thấy những cái
nguýt dài, đuôi mắt đắng cay, của chị em nhà kia bên
đường đối diện.

Tôi thì cứ ngơ ngơ chẳng có ý thương ai. Anh Vọi chỉ
mong dạy cho xong bài, chiều về rủ anh Sếu Vườn hàng
xóm là Doãn thiện Niệm, phóng xe đạp xuống đập Phước-
Trạch câu cá.

Gần năm mươi năm sau (2006), cô học trò ngày xưa, từ
Oakland (CA) gọi điện thoại cho anh gia sư đang ở
Seattle (WA), giọng Thục Anh vẫn liến thoắng, trách móc:
"Ngày đó anh bỏ Hội-An, anh lên Pleiku. Anh mê 'em
Pleiku má đỏ môi hồng' anh quên Hội-An."
Tôi chợt chạnh lòng, bâng khuâng...

Đa hieu online số 3 Page 156

Rồi ba năm vất vả, bù đầu, bù cổ cũng qua. Xong cái
bằng Tú Tài 2, tôi nhờ anh bạn Hồ Hùng giới thiệu với
người anh của anh ta là hiệu trưởng một trường bán công
ở Điện-Bàn, ông ta thuê tôi dạy giờ môn Toán những
lớp nhỏ đệ nhất cấp.

Người ta nói rằng, nếu làm thầy giáo, có thể xin hoãn
dịch. Thời gian này chiến tranh đã bắt đầu nhen nhúm ở
đâu đó, xa xa...

Tôi mới mở hàng nghề gõ đầu trẻ được một tuần lễ
thì bọn bạn cùng lớp tôi ùn ùn kéo nhau ra Huế thi vào
Đại-Học Y-Khoa. Học ngành này cũng được hoãn dịch.
Tôi bỏ nghề thầy giáo, theo chân tụi bạn đâm đơn xin học
nghề thầy thuốc.

Tôi được chấm đủ điểm theo học lớp Dự-Bị Y-Khoa năm
ấy.

Trước khi vào trường để học cái nghề bác sĩ "hái ra
tiền", tôi phải lo cho cái dạ dày trước đã.

Thế là, suốt một tháng mùa hè nắng cháy, tôi lang
thang trong đường phố Cố Đô, thăm dò những nhà cần
người kèm trẻ, dạy giờ.

Mỏi chân, tôi dừng bên dòng An-Cựu, vớt nước sông ấp
lên mặt cho mát.

Người ta thường hát: "An-Cựu nắng đục mưa trong"
Thực tế hình như không đúng như vậy? Hè đó, tôi đã
ngồi trên bậc thang bên bờ, soi bóng mình trong nước An-
Cựu biết bao lần. Tôi thấy nước trong veo, nhìn rõ tận

Đa hieu online số 3 Page 157

đáy. Dưới đáy nước, những con cá bống thệ to bằng ngón
chân cái, bò từ từ trên nền cát. Con bống quẫy đuôi. Cái
quẫy đuôi tạo nên những quầng cát cuộn, lập lờ, lấp lánh.

Trên mặt sông, từng cụm lục bình hoa tím lững thững
trôi. Trong lòng sông, in hình một bầu trời xanh, mây trắng
dật dờ.

Nhãn hai bên đường đã có lồng.
Phượng nở hoa, ve sầu hát, chim hót, bướm bay.
Mùa hè, dưới nắng, nước An-Cựu trong vắt.
Tôi ở trọ tại số 1 đường Báo-Quốc. Chùa Báo-Quốc
nằm trên đỉnh đồi. Nhà tôi trọ ở dưới chân đồi, bên
kia đường. Đêm đêm nghe kinh kệ, chuông chùa; đôi lúc
tôi đã có ý giã từ cuộc đời ô trọc, đi tu, để tìm đường cứu
nhân độ thế...
Tháng 9 năm 1963, có một anh bạn đi khám sức khỏe ở
Quân Y Viện Duy-Tân, Đà -Nẵng để hoàn tất hồ sơ theo
học khóa Sĩ Quan Hải-Quân; anh ta rủ tôi vào thăm Quân
Y Viện.
Trong khi tôi đang lang thang quanh khu nhận bệnh thì
một chiếc xe Jeep tải thương ào tới; bên hông xe có treo
cái bánh sơ-cua vẽ hình một đầu cọp nhe nanh.
Xe đậu trước cửa phòng nhận bệnh, trên băng-ca, một
thương binh, đầu, mình băng kín.
Chiếc Jeep thứ hai, có cần câu máy truyền tin, bám đuôi
sau xe thứ nhất. Một sĩ quan nhảy xuống; anh ta ôm xốc
người thương binh, chạy ào vào phòng nhận bệnh.

Đa hieu online số 3 Page 158

Vợ chồng VMLong chụp cùng Cô Bạch Vân và phu quân
(Bác sĩ N.H. Vọng) - Seattle, 2014

Anh Trung úy Biệt Động Quân hối hả:
"Cấp cứu! Xin quý vị cứu giùm người lính này cho tôi! Thủ
tục nhập viện sẽ làm sau! Mau lên! Quý vị làm ơn!"

Cả phòng nhận bệnh nhốn nháo. Bác sĩ, y tá, nhân viên
cứu cấp, vội vã chuyển người thương binh sang xe đẩy,
đưa anh vào phòng mổ.

Đa hieu online số 3 Page 159

Anh trung úy không được phép vào phòng giải phẫu.
Anh bồn chồn, đi loanh quanh bên cái xe Jeep, miệng anh
bập bập điếu thuốc lá, khói phà liên hồi.

Một sĩ quan khác, một thiếu úy, trên ngực có huy hiệu
hình con rắn leo trên cây kiếm chúi đầu xuống (Quân Y)
ngồi chờ trước vô-lăng xe tải thương, dáng băn khoăn.

Tôi mon men làm quen,
-Thiếu úy! Đánh nhau ở đâu vậy, Thiếu úy?
-Trên Giàng! Cậu có nghe Hiên, Giàng không? Trên núi,
sát biên giới Lào.
-Đánh lớn lắm hả Thiếu úy?
Tôi tò mò hỏi thêm.
-Cũng không lớn lắm. Đại đội chạm đại đội. Có điều là
đụng địch trong rừng già, tản thương chậm trễ, khó khăn...
-Bên mình bị thiệt hại có nặng không Thiếu úy?
-Thường thôi! Một chết, năm bị thương. Chỉ một ca này là
nặng.
-Ông Trung úy kia làm chức vụ gì vậy hả Thiếu úy? Sao
ổng có vẻ lo lắng cho anh lính bị thương quá vậy?
-Trung úy đại đội trưởng đó! Chúng tôi sống chết có nhau.
Anh binh nhì bị thương, ông trung úy lo lắng cũng là
chuyện thường ngày ở đây thôi! Khi nào cậu vào lính, có
dịp ra chiến trường, cậu sẽ thấm cái tình huynh đệ chi
binh...

Suốt mấy ngày sau, trong đầu tôi cứ ám ảnh với khúc
phim tản thương đầy xúc cảm trong quân y viện. Không

Đa hieu online số 3 Page 160

bút nào tả nổi vẻ đẹp vừa oai dũng, vừa cảm động
của một sĩ quan hai tay ẵm một thuộc cấp bị thương ào
vào phòng nhận bệnh.

Câu "Xin quý vị cứu giùm... Quý vị làm ơn!' cứ văng
vẳng bên tai tôi. Tiếng cầu xin của người chỉ huy ấy thống
thiết như tiếng của một người mẹ.

Hoạt cảnh ngắn ngủi hôm đó đã khiến đời tôi thay đổi.
Tuần sau tôi ra Đà-Nẵng, hướng về cầu Trịnh minh
Thế, tìm phòng Tuyển-Mộ Nhập- Ngũ Quân-Đoàn I. Tôi
xin cái đơn gia nhập Khóa 20 Trường Võ-Bị Quốc-Gia
Việt-Nam.
Từ đấy, tôi vẫn mê thơ Nguyễn Bính, Thái Can, Nguyên
Sa, nhưng tôi hút thuốc lá Lucky và bắt đầu đọc "L'Art De
Commander" và "Tôn Ngô Binh Pháp".
Cũng từ đấy, tuổi thanh niên của tôi không còn những
lúc thấy lòng mình trống vắng nữa. Có cả trăm con đường
trước mặt dẫn vào tương lai, nhưng tôi đã quyết định
chọn con đường "lên Hiên, lên Giàng" để phục vụ quê
hương.
Đầu năm 1966 tôi về lại Hội-An. Thành phố đã đổi thay
nhiều. Dinh cơ của Ty Cảnh-Sát Tỉnh và Quận Hiếu-Nhơn
đã được xây dựng trên ngõ vào giếng, sau nhà cô Cư.
Biết tìm đâu dấu tích con đường mòn ngày xưa anh Vọi
đi gánh nước sớm mai?
Tìm đâu những tiếng réo lanh lảnh của bọn nữ yêu
tinh đi tập thể dục mỗi sáng tinh mơ ngày lẻ?

Đa hieu online số 3 Page 161

Có chăng, không đổi, là dòng Thu-Bồn, chiều chiều
sương giăng, buồn muốn chết, "Yên ba sầu sát
nhân" (Bạch cư Dị)

Đi ngang qua Trường Trần Quí Cáp, tôi chợt nhớ, năm
nào, trong một giờ giảng văn, thầy Huy có nói " Thầy đoán
rằng, sau này em Vương mộng Long và em Phùng Tiến
sẽ thành công trong nghề viết văn..."

Thầy ơi! Không phải vậy đâu! Thực tế đã không diễn ra
như thầy từng tiên đoán! Dòng đời không lững lờ như
mặt nước Thu-Bồn lúc Xuân về. Bằng cớ là, thầy đã cưới
một cô không phải chị Tô thị Vân.

Bạn bè tôi, mỗi đứa đã đi mỗi phương.
Anh Lê hữu Mục đã lên tới cấp Trung sĩ nhất, đồn trú
mãi trong Vùng 3.
Anh Trung sĩ Trần ngọc Lợi đã có thêm hai đứa con.
Anh giáo viên Lê văn Bảy qua đời vì bạo bệnh.
Anh Ngô Rân vừa nối nghiệp ông cụ thân sinh, thành
ông Cảnh-Sát.
Tôi, anh Vọi Fai-Foo của Trường Trung Học Trần Quí
Cáp, đã trở thành một Thiếu úy đại đội trưởng của Tiểu
Đoàn 11 Biệt Động Quân.
Sau những lần chạm địch ở Tháp Bằng-An, Ải-Vân, Trà-
Đình, Bà-Rén, Hương-An, tôi theo xe tải thương tới Quân
Y Viện Duy-Tân, gửi gắm những thuộc cấp bị thương của
mình cho nhân viên phòng nhận bệnh. Lâu dần, tôi thành
người quen của phòng nhận bệnh.

Đa hieu online số 3 Page 162

Trong thời gian gần nửa năm, tôi đã hành quân qua
nhiều thôn làng hẻo lánh triền sơn Trà-Kiệu, Thăng- Bình.
Tuy tôi chưa có dịp lên Hiên, lên Giàng, nhưng tôi đã biết
thế nào là "cái tình huynh đệ chi binh".

Tôi đã hiểu lý do tại sao ngày đó, ông trung úy lo lắng
bồn chồn, khi anh binh nhì thân mình đầy máu được đưa
vào phòng mổ.

Cái “tình huynh đệ chi binh” ấy không bút giấy nào mô tả
rõ ràng được.

Chỉ biết rằng, thiếu nó, chúng tôi không sống được.
Cái tình ấy nặng và sâu không có gì so sánh nổi.
Nó là sợi dây vô hình cột buộc chúng tôi khắng khít với
nhau, thượng cấp và thuộc cấp, thầy và trò, anh và em.
Cái tình ấy không thể dùng tiền mà mua.
Không có nó, chúng tôi không còn là quân nhân...

Vương mộng Long-k20
Seattle, tháng 11 năm 2006

*Viết để nhớ về bạn bè của tôi ở trung học Trần Quí Cáp,
Hội-An, và những thuộc cấp của tôi trong binh chủng Biệt
Động Quân/Quân Lực Việt-Nam Cộng-Hòa.

Đa hieu online số 3 Page 163

TRONG HẬU BÁN THẾ KỶ 20 VÀ ĐẦU THẾ KỶ 21.

KHIẾT CHÂU NGUYỄN-HUY HÙNG (K1 VBQGVN)

Trong cuộc đời mỗi người Việt Nam tùy theo tuổi tác đều
có những kỹ niệm khó quên khác nhau. Nhưng người ta
thường nhớ nhiều và nhớ lâu hơn cả là những kỹ niệm về
Tết, vì nó là phong tục tập quán của Dân tộc và xẩy ra liên
tục hàng năm trải dài suốt cuộc đời, hết thế hệ này qua
các thế hệ khác nối tiếp nhau vô tận.

Ấu Thiếu nhi mong Tết để được mặc quần áo mới, được
nhận tiền lì xì, được ăn những món ăn đặc biệt ngon sang
hơn ngày thường, được đi vui chơi ăn quà thoải mái trong
các nơi hội hè đình đám, được tha hồ nghịch ngợm phá
phách không sợ bị la rầy đánh đòn nhờ người lớn kiêng
cữ sợ “dông” trong mấy ngày Tết, và đặc biệt được thêm
tuổi để mau thành người lớn.

Đa hieu online số 3 Page 164

Thanh niên Nam Nữ độc thân mong Tết vì có dịp trưng
diện bảnh bao, tụ tập bạn bè vui chơi săn tìm bạn khác
phái, tăng tuổi trưởng thành để mau chấm dứt chương

trình học vấn và có thể đi làm kiếm tiền, để được toàn
quyền quyết định lối sống riêng ngoài vòng kiềm toả của
cha mẹ.

Người già vui Tết vì được dịp thấy đông đủ con cháu họ
hàng đoàn tụ, quây quần bên nhau chia xẻ những nỗi nhớ
nhung sau cả năm trời xa cách mỗi người mỗi phương,

hoặc bận bịu công việc hàng ngày ít có thời giờ gặp gỡ
truyện trò thong thả.

Riêng giới trung niên và sồn sồn chưa đến tuổi thọ “thất

thập cổ lai hy” có gia đình, có địa vị trong xã hội, làm ăn
khá giả thì mong Tết để có dịp trưng diện, sửa sang nhà
cửa, ăn Tết linh đình, khoe cái sang trọng quý phái của
mình. Nhưng trường hợp những người đang gặp hoàn

cảnh khó khăn về tài chánh hoặc làm ăn thua lỗ, thì Tết lại
là mối lo âu đến mất ăn mất ngủ. Vì nếu Tết đến, cửa nhà
con cái không được lo cho đầy đủ bằng người, thì xấu
mặt hổ ngươi với xóm giềng họ hàng làng nước.

Đó là nói về trường hợp những cái Tết khó quên thuộc
phạm vi cá nhân và gia đình. Trên bình diện Quốc gia Dân
tộc cũng có những cái Tết khó quên, vì những sự kiện xẩy

ra đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của mọi người
và tương lai hưng thịnh hay suy vi của cả một xã hội.

Hôm nay, nhân dịp các đồng hương Việt Nam lưu vong tỵ
nạn Cộng sản vui hưởng Tết Kỷ Hợi 2019 trong Hạnh
phúc ấm no dư giả, Nhân quyền được tôn trọng bảo vệ,

Đa hieu online số 3 Page 165

Tôi xin lược lại những cái Tết theo ghi nhận riêng, thấy là
khó quên trong Hậu bán Thế Kỷ 20 và đầu Thế Kỷ 21 trên
đất nước Việt Nam, để chúng ta cùng nhớ lại những kỷ

niệm cũ, đồng thời giúp cho các Bạn trẻ thuộc các thế hệ
Hậu Duệ sinh ra lớn lên và trưởng thành nơi hải ngoại (từ
sau cái mốc lịch sử đen tối đau thương nhất của dân tộc
Việt Nam là ngày Quốc hận 30 tháng 4 năm 1975, cả

nước bị đắm chìm dưới sự cai trị chuyên chính vô sản độc
tài tàn bạo vô nhân đạo của bè lũ Đảng Cộng sản và Bạo
quyền Cộng hoà Xã hội Chủ nghiã Việt Nam), biết được
rõ ràng trung thực về những cái Tết buồn vui lẫn lộn, mà

các Thế hệ Ông Bà Cha Mẹ đi trước mình đã phải trải
qua, nhưng chẳng bao giờ muốn hay có thì giờ kể lại cho
mình nghe.

TẾT BÍNH TUẤT (2 tháng 2 năm 1946)

Sau khi các đảng phái chính trị (Quốc gia Nhân bản và
Cộng sản) liên hiệp với nhau tuyên ngôn độc lập vào ngày
2 tháng 9 năm 1945 tại vườn hoa Ba Đình Hà Nội, nhờ
thời cơ Nhật đầu hàng vào ngày 15 tháng 8 năm 1945
Thế giới Đại Chiến II chấm dứt, toàn dân tộc Việt Nam
hân hoan ăn mừng cái Tết Bính Tuất Độc Lập đầu tiên,
sau thời gian dài cả 100 năm sống dưới ách đô hộ của
Thực dân Pháp, thì Hồ Chí Minh và phe Việt Minh Cộng
sản của hắn ta phản bội dân tộc, công khai ra tay đàn áp
tiêu diệt nhân sự thuộc các Đảng phái Quốc gia Nhân bản
trong Chính phủ Liên hiệp để chiếm toàn quyền quản trị
Quốc gia. Sau đó, chúng ký Sơ Ước tại Hà Nội ngày 6

Đa hieu online số 3 Page 166

tháng 3 năm 1946 với Pháp để mặc nhiên công nhận việc
Pháp thong thả tái lập chính quyền thuộc địa tự trị tại miền
Nam, đồng thời được thong thả đem quân đội trở lại
chiếm đóng nhiều tỉnh tại miền Trung và miền Bắc Việt
Nam không tốn một viên đạn, mà còn được Hồ Chí Minh
và phe Việt Minh của hắn đón rước bảo vệ an ninh lộ trình
di chuyển quân tử Hải Phòng lên lập doanh trại trú quân
ngay trong giữa thủ đô Hà Nội.

Vì thế mới có cuộc chiến tranh Việt-Pháp bùng phát trên
đất nước Việt Nam vào ngày 19 tháng 12 năm 1946, và
kéo dài cả gần 20 năm tiếp theo trong Hậu bán Thế kỷ 20,
gây ra bao tang thương cho dân tộc và đất nước Việt
Nam.

TẾT CANH DẦN (17 tháng 2 năm 1950).

Toàn dân tộc Việt Nam ăn mừng cái Tết Canh Dần Quốc
gia Việt Nam Độc lập Thống nhất cả 3 miền Bắc Trung
Nam, được cả trăm quốc gia trong Khối Tự do Tư bản

Đa hieu online số 3 Page 167

công nhận đặt cơ sở Ngoại giao hàng Đại sứ, sau khi
Quốc trưởng Bảo Đại ký Hiệp Ước Élysée với Tổng

Thống Pháp Vincent Auriol vào ngày 8 tháng 3 năm 1949
tại Paris.

Pháp chấm dứt chiến tranh và hỗ trợ kinh tế kỹ thuật để
dân tộc Việt Nam phục hưng tái thiết đất nước trong hoà
bình, thì Hồ Chí Minh và phe Việt Minh nhờ sự viện trợ
của Đệ Tam Quốc tế Cộng sản do Liên Xô Nga và Trung
Cộng lãnh đạo, tiếp tục gây chiến tàn phá quê hương giết
hại đồng bào.

TẾT ẤT MÙI (7 tháng 2 năm 1955).

Toàn dân miền Nam Việt Nam (từ Vĩ tuyến 17 trở xuống)
hân hoan ăn mừng Tết Ất Mùi Hoà Bình không còn chiến

tranh, nhờ Hiệp Định Genève 21 tháng 7 năm 1954 do
Việt Minh cấu kết với Pháp ký, chia đôi đất nước ra 2 vùng
tự trị (từ Vĩ tuyến 17 lên phiá Bắc thuộc quyền cai trị của
Hồ Chí Minh và Việt Minh Cộng sản, từ Vĩ tuyến 17 xuống

phiá Nam thuộc quyền cai trị của chính phủ Quốc gia Việt
Nam theo thể chế Tự do Dân chủ Tư Bản do Quốc trưởng
Bảo Đại lãnh đạo), thì tại miền Bắc, Hồ Chí Minh và Việt
Minh Cộng sản rập khuôn chính sách vô sản chuyên

chính của Trung Cộng, đẩy mạnh chiến dịch cải cách
ruộng đất tức là “cách mạng thổ địa” áp dụng phương

Đa hieu online số 3 Page 168

sách “đấu tố”, phát động từ cuối năm 1953 giết hại khoảng
hơn ba trăm ngàn đồng bào, với tội danh địa chủ phú ông,

cường hào ác bá, trí thức Tiểu tư sản, và các đảng viên
Cộng sản mang trong người dòng huyết thống không
thuộc thành phần Vô sản chưa dứt khoát kiên định lập
trường theo vô sản chuyên chính, cũng bị hạ tầng công
tác đem về địa phương sinh quán đấu tố cùng với ông bà
cha mẹ của mình.

Trong chiến dịch này, Trường Chinh tên thật là Đặng
Xuân Khu đã phải thi hành lệnh của Hồ Chí Minh và Đảng
về quê Nội để đấu tố giết chết chính cha ruột của hắn.
Quảng đại quần chúng kinh hoàng sợ hãi, nhưng bất mãn
đến nỗi nhiều nơi đã dũng cảm vùng lên chống đối chính
sách. Hồ Chí Minh xảo quyệt giả bộ áp dụng kỷ luật cách
chức Tổng Bí Thư của Trường Chinh để lừa gạt trấn an
quần chúng, với tội danh không thi hành đúng đường lối
chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời hứa sửa sai
và chỉ thị Phạm văn Đồng thay mặt chính phủ xin lỗi quần
chúng. Ít lâu sau, Trường Chinh lại được Hồ Chí Minh cho
nắm giữ những trọng trách quan trọng trong Ban Bí Thư
Trung Ương Đảng. Đến ngày 14 tháng 7 năm 1986, sau
khi Lê Duẩn chết, Trường Chinh được Đảng đưa lên làm
Tổng Bí Thư quyền uy bao trùm cả Đảng, Quốc hội bù
nhìn, và Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ Nghiã Việt Nam.

Đa hieu online số 3 Page 169

TẾT BÍNH THÂN (1956).

Toàn dân miền Nam Vĩ tuyến 17 do Tổng Thống Ngô Đình
Diệm lãnh đạo, hân hoan mừng Tết Bính Thân Thanh

bình Độc lập thật sự, vì Pháp rút hết quân ra khỏi miền
Nam, đất nước hoàn toàn Độc Lập Tự do Dân chủ theo
thể chế Chính trị Cộng hoà với “Tổng Thống chế” theo mô
thức Hoa Kỳ, với quốc danh VIỆT NAM CỘNG HÒA,
được cả trăm nước trong Thế giới Tự do Tư bản công

nhận và trao đổi cơ sở Ngoại giao hàng Đại Sứ, thì dân
chúng sống trên miền Bắc Vĩ tuyến 17 dưới quyền cai trị
của Hồ Chí Minh và bè lũ Cộng sản vong nô, chưa hết
bàng hoàng lo sợ vì chiến dịch “đấu tố” tức “cách mạng

thổ địa” phát động từ cuối năm 1953 vẫn còn đang tiến
hành chưa chấm dứt.

Đa hieu online số 3 Page 170

TẾT GIÁP THÌN (1964).

Tại miền Nam Việt Nam, hậu quả cuộc đảo chính ngày 1

tháng 11 năm 1963 (gọi là Cách mạng 1-11-1963 để lật đổ
chế độ gia đình trị), do nhóm Tướng Tá thực hiện dưới
quyền điều khiển của Tướng Dương văn Minh, 2 anh em
Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Cố vấn Ngô Đình

Nhu bị giết hại, nên quảng đại quần chúng miền Nam đón
Tết Giáp Thìn dưới 2 trạng thái tinh thần khác hẳn nhau.
Những người thuộc phe “Hội đồng Quân nhân Cách
mạng” và phe ủng hộ Sư Sãi theo Thích Trí Quang thì

mừng Tết thật lớn với lòng hân hoan phơi phới. Còn
những người bị coi là thuộc phe “Cần lao Nhân vị thân
Tổng Thống Diệm” thì chán nản lo âu vì bị mất địa vị với
sự đọa đầy khốn đốn, và quần chúng theo Ki-tô Giáo sống

bất an vì những hành động kỳ thị của nhóm thiểu số Phật
tử quá khích theo Thích Trí Quang.

Đa hieu online số 3 Page 171

Sau cuộc đảo chính 1 tháng 11 năm 1963, Tướng Nguyễn
Khánh Tư lệnh Quân đoàn I và Tướng Trần Thiện Khiêm
Tư lệnh Quân đoàn III không được đề cử vào “Hội đồng
Quân nhân Cách mạng”, nên 2 người cấu kết với nhau
làm cuộc “chỉnh lý”, loại nhóm Tướng Trần văn Đôn, Lê
văn Kim, Mai hữu Xuân, Nguyễn văn Vỹ, Tôn Thất Đính,
và đem giam cầm tại Đà Lạt, đồng thời đưa Tướng
Dương văn Minh lên làm Quốc Trưởng, Tướng Nguyễn
Khánh làm Thủ tướng, và Tướng Trần Thiện Khiêm làm
Tổng trưởng Cải tiến Nông thôn.

Với hoàn cảnh rối beng như vậy, Hồ Chí Minh và phe Việt
Cộng ngoài Bắc Vĩ tuyến 17 hân hoan ăn mừng Tết Giáp
Thìn thật lớn. Vì mất Ngô Đình Diệm, miền Nam sẽ rơi
vào tình trạng thiếu Lãnh tụ, nhóm Tướng Tá làm đảo
chính thành công lo củng cố thế lực riêng để tranh dành
nhau quyền Lãnh đạo, công tác chống Cộng bị lơ là. Phe
Cộng sản Bắc Việt tự nhiên có được cơ hội thuận lợi đẩy
mạnh hơn các chiến dịch gây rối miền Nam, để sớm hoàn
tất nhiệm vụ xâm lăng nhuộm đỏ cả nước theo lệnh của
Quan Thầy Liên Sô đang lãnh đạo Quốc tế Cộng sản.

TẾT MẬU THÂN (31 tháng 1 năm 1968).

Dân chúng miền Nam hân hoan linh đình đón Tết Mậu
Thân với nền Đệ Nhị Cộng hoà mới ra đời theo mô thức

Tổng Thống chế của Pháp. Liên danh Tướng Nguyễn văn
Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ do Hội đồng Quân lực đề cử ra

Đa hieu online số 3 Page 172

tranh cử chức Tổng Thống và Phó Tổng Thống với các
liên danh Đảng phái chính trị, đã đắc cử với 34,8% tổng
số phiếu.

Nhưng lủng củng chính trị giữa các thế lực Đảng phái tại
miền Nam vẫn ngấm ngầm xôi động. Do đó, Hồ Chí Minh
và phe Việt Cộng Hà Nội lợi dụng thời cơ, dùng quân Mặt
trận giải phóng miền Nam do chúng thành lập hồi cuối
năm 1959, bằng bọn cán bộ không tập kết ra Bắc nằm
vùng từ hồi thi hành Hiệp định Genève ngày 21 tháng 7
năm 1954, phối hợp cùng quân chính quy mới lén lút xâm
nhập qua ngả Lào và Cao Miên, mở cuộc “Tổng công kích
toàn miền Nam” nhằm đánh chiếm tất cả các Tỉnh trên
toàn lãnh thổ miền Nam vĩ tuyến 17 vào dịp Tết Nguyên
Đán Mậu Thân.

Tại Thủ đô Saigon, chúng tung tin nhóm Nguyễn Cao Kỳ
đảo chính Nguyễn văn Thiệu, để lén đưa quân xâm nhập
nhà dân chúng chờ đến giờ Giao Thừa xông ra đánh
chiếm Bộ Tổng Tham mưu cạnh phi trường Tân Sơn Nhất
và nhiều cơ sở khác trong thành phố Saigon Chợ Lớn.
Nhưng chúng không chiếm được nơi nào. Sau cả tuần lễ
giao tranh cận chiến, chúng đã bị tiêu diệt nặng về nhân
số, tàn quân còn sống sót đã dùng bạo lực đốt phá nhà
cửa, lùa dân chúng ra làm bình phong để trà trộn lẩn trốn
rút ra khỏi thành phố. Riêng thành phố Huế đã bị chúng
chiếm đóng suốt một tháng trời, và khủng bố sát hại tập
thể hơn 3 ngàn quân cán chính và thường dân Việt Nam
Cộng Hoà. Bộ Tổng Tham mưu Quân Lực Việt Nam Cộng
Hoà phải điều động quân tiếp viện từ Saigon ra tăng

Đa hieu online số 3 Page 173

cường, mới đánh bật được chúng ra và tái chiếm lại thành
phố.

TẾT GIÁP DẦN (1974) và TẾT ẤT MÃO (1975).

Ảnh hưởng của việc Hoa Kỳ ép buộc Việt Nam Cộng hoà
ký Hiệp Ước đình chiến theo kiểu “da beo” vào ngày 27
tháng 1 năm 1973 tại Paris, để tái lập Hoà bình tiến tới
việc Trung lập hoá (Quốc gia, Cộng sản sống chung) tại
miền Nam Việt Nam, đã đem đến chuyện bất lợi cho Viêt
Nam Cộng Hòa là:

1.- Hoa Kỳ phải thi hành Hiệp Ước nên đã cắt hết viện trợ
cho Việt Nam Cộng Hòa và nhiều chính khách, dân giầu
bề thế có địa vị trong xã hội tại miền Nam phải tìm cách
rời khỏi miền Nam ra nước ngoài lánh nạn.

2.- Ngày 19 tháng 1 năm 1974, Trung Cộng đưa Hải
lực hùng mạnh đánh chiếm Quần đảo Hoàng Sa của Việt
Nam Cộng Hoà ngoài khơi Biển Đông. Hải quân Hoa Kỳ
có mặt không can thiệp, nên phe Cộng sản Quốc tế Liên
Xô và Trung Cộng lợi dụng tình thế đó, tăng cường tiếp
viện vũ khí tối tân hơn cho Cộng sản Bắc Việt vi phạm
Hiệp Ước đình chiến, công khai xâm nhập miền Nam đẩy
mạnh chiến tranh lấn đất giành dân. Chiến tranh trở nên
khốc liệt hơn hồi chưa ký Hiệp Ước đình chiến, nhưng cả
13 nước trong tổ chức Liên Hiệp Quốc đồng ký bảo đảm
việc thi hành Hiệp Ước và Hoa Kỳ đồng minh cũ của Việt

Đa hieu online số 3 Page 174

Nam Cộng Hòa, đều ngậm tăm không lên tiếng can thiệp
phản ứng gì cả. Nhóm thân Cộng thường được mệnh
danh là “phe thứ ba” hay “phe trung lập” tại miền Nam, bị
Cộng sản Bắc Việt mua chuộc xúi giục, lợi dụng cơ hội
cấu kết với ngoại bang hoạt động làm tình hình chính trị
xã hội tại miền Nam trở nên rối rắm trầm trọng hơn.

Vì thế, dân chúng tại miền Nam ăn 2 cái Tết Nguyên Đán
Giáp Dần và Ất Mão với tinh thần hoang mang lo lắng,
không hân hoan vui vẻ trọn vẹn như cái Tết Ất Mùi (1955)
sau Hiệp định đình chiến Genève ngày 21 tháng 7 năm
1954.

TẾT BÍNH THÌN (1976).

Đa hieu online số 3 Page 175

Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà phải đơn thương độc mã
đối đầu với cả Khối Cộng sản Quốc tế suốt 2 năm liền,
tiếp liệu kiệt quệ, do đó mốc lịch sử đau thương đen tối
nhất của toàn dân tộc Việt Nam từ Ải Nam Quan đến Mũi
Cà Mâu đã đến vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Chiến tranh “Quốc, Cộng” đã chấm dứt được 10 tháng,
toàn cõi Việt Nam từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu đắm
chìm dưới quyền cai trị chuyên chính vô sản độc tài tàn
bạo vô nhân đạo của Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng
hoà Xã hội chủ nghiã Việt Nam. Bè lũ Cộng sản Việt Nam
lợi dụng xảo ngữ “Giải phóng miền Nam” thực thi chính
sách “Giai cấp đấu tranh” cướp đoạt tài sản của “Tư sản”
miền Nam, vơ vét đủ mọi thứ “thượng vàng hạ cám” đem
về miền Bắc để trở thành “Tư bản Đỏ”, nên lên mặt kiêu
căng hớn hở ăn Tết Bính Thìn rầm rộ linh đình.

Bọn Cán binh Cộng sản miền Nam đi tập kết ra Bắc hồi
1954, nay theo quân Việt Cộng Bắc Việt trở về Nam với
danh nghiã “Mặt trận Giải phóng miền Nam” hay “Chính
phủ Lâm thời miền Nam”, cũng được dịp vơ vét tiền của
dân chúng làm ăn buôn bán lương thiện để làm giầu, với
tội danh gán ghép cho là “Tư sản mại bản bóc lột sức lao
động của giai cấp công nhân, Ngụy quân Ngụy quyền tay
sai Đế quốc Mỹ…”. Nhưng, chúng ăn Tết Bính Thìn cũng
chẳng được vui vẻ cho lắm, vì chúng bị bọn Cộng sản Bắc
Việt xoá sổ ngay sau ngày cuộc xâm lăng miền Nam hoàn
tất, và đang phải lo tìm móc ngoặc với bọn thẩm quyền
đương thời, để bảo vệ bản thân thoát khỏi chiến dịch kỳ
thị cho “phục viên” non(tức là về hưu sớm).

Đa hieu online số 3 Page 176

Bọn đón gió trở cờ thuộc “phe nhóm thứ ba thường tự coi
là trung lập tại miền Nam”, và bọn “Cách mạng 30 tháng
Tư” từng nghe lời xúi giục mua chuộc của Cộng sản nằm
vùng gây rối tại miền Nam trước 30 tháng 4 năm 1975,
cũng tiu nghỉu vì bị bọn Cộng sản “vắt chanh bỏ vỏ” không
tin dùng hoặc bắt đi cải tạo, nên chúng và gia đình cũng
chẳng an tâm mà vui hưởng Tết Bính Thìn. Những đứa
chưa bị bắt đi cải tạo mới tỉnh ngộ, nơm nớp lo sợ tìm
đường vượt biên thoát đi ra nước ngoài để trốn ách nạn
Cộng sản đang hoành hành trong xã hội.

Hơn 1 triệu Quân nhân các cấp và lực lượng Bán quân
sự, hàng chục ngàn nhân viên hành chánh thuộc chính
phủ Việt Nam Cộng Hòa, hàng ngàn thành viên các Đảng
phái Chính trị không Cộng sản, và các công kỹ nghệ
doanh gia giầu có, đều bị Chính quyền Cộng sản Việt
Nam bắt đi tập trung cải tạo vô thời hạn, thân nhân vợ con
họ ở nhà cũng bị kỳ thị đối xử, nên Tết đến những người
này càng thêm âu sầu đau khổ lo âu, trước sự kênh kiệu
huyênh hoang hớn hở ăn mừng cái Tết Bính Thìn Đại
thắng của bọn Cộng sản Việt Nam “xác người tâm thú”.

TẾT KỶ TỴ (6 tháng 2 năm 1989).

Tại Liên Sô, sau 70 năm áp dụng chủ thuyết Kinh tế Chỉ
huy Tập quyền, nền kinh tế càng ngày càng suy xụp tồi tệ,

sợ nhân dân bị đè ép đến cực cùng sẽ nổi dậy chống chế
độ, Mikhail Gorbachev Tổng bí thư cuối cùng của Đảng

Đa hieu online số 3 Page 177

Cộng sản Liên Sô (1985-1991) đã phải áp dụng “cuộc tấn
công hoà bình”, “đổi mới” thành lập Liên Bang Sô Viết
theo Tổng Thống chế, “mở cửa” rập khuôn nền Kinh tế Thị
trường Tư bản theo Hoa Kỳ và các nước Tây phương.
Nguyễn văn Linh Bí thư Trung Ương Đảng Cộng sản Việt
Nam (1986-1991) cũng noi gương Quan Thầy Gorbachev,
“đổi mới” “cởi trói văn nghệ” “mở cửa” mời Hoa Kỳ và các
nước Tây phương đem nền Kinh tế Thị trường vào cứu
nguy nền Kinh tế Xã hội Chủ nghiã đang suy xụp cùng
cực sau 14 năm Thống nhất đất nước và áp dụng nền
Kinh tế chỉ huy của Cộng sản thất bại thảm hại.

Nhờ thế, các quân nhân và Cán bộ Hành chánh Việt Nam
Cộng Hoà bị bắt đi tập trung cải tạo lâu hơn 3 năm từ sau
ngày 30-4-1975, được nộp đơn xin cho cả gia đình đi định
cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. (Humanitarian Operation),
dân chúng được phép kinh doanh cá thể, việc xin cấp giấy
phép chuyển đổi nơi cư ngụ được dễ dàng hơn trước, nên
hàng quán chợ búa hoạt động sầm uất trở lại, toàn dân
hân hoan ăn mừng Tết Kỷ Tỵ “đổi mới” ồn ào vui vẻ, pháo
nổ râm ran, khắp nơi quần chúng đi Chùa, Nhà Thờ lễ bái
cầu nguyện đầu năm thong thả.

TẾT NHÂM THÂN (1992).

Ngày 30 tháng 12 năm 1991 Liên Bang Sô Viết tan rã
thành 14 nước độc lập, sau khi Gorbachev bị đảo chánh
vào ngày 18-8-1991 vì lý do sức khoẻ không đủ khả năng

Đa hieu online số 3 Page 178

đảm nhiệm chức vụ Tổng Thống Liên Sô. Boris Yeltsin trở
thành Tổng Thống Cộng hoà Nga. Đảng Cộng sản Nga bị
loại khỏi quyền lực. Tượng Lenin bị kéo xập. Thành phố
Leningrad được trả lại tên cũ là Petrograd có từ thời Xa
Hoàng trước Cách mạng 1917. Viện trợ cho Cộng sản
Việt Nam bị cúp từ 1 tháng 1 năm 1991.

Do đó Bạo quyền Cộng sản Việt Nam cần được sự viện
trợ của Hoa Kỳ và các nước Tư bản, nên phải thi hành
thoả ước với Hoa Kỳ để cựu Tù nhân Chính trị và thân
quyến ra đi tái định cư theo diện H.O. (Humanitarian
Operation) và diện O.D.P. (Orderly Deperture Program) tại
Hoa Kỳ và tại các nước Âu Á, những gia đình nuôi trẻ lai
đi theo diện Con Lai sang Hoa Kỳ, cho đi càng nhiều càng
nhận được nhiều Đô La.

Mọi người Việt Nam ở trong nước cũng như đang lưu
vong ở nước ngoài, và bè lũ Cộng sản Việt Nam, mỗi
người theo niềm riêng đều hân hoan đón mừng Tết.

TẾT NHÂM NGỌ (2002) và TẾT ẤT DẬU (2005).

Kể từ ngày 27 tháng 12 năm 2001, sau khi đọc các bản tin

bằng Anh ngữ của Thông tấn xã Trung Cộng tại Bắc Kinh

và của hãng tin Nhật Bản từ Nam Ninh đưa lên mạng

Internet toàn cầu, loan báo sự kiện 2 phái đoàn ngoại giao

đại diện cho các bạo quyền Trung Cộng và Việt Cộng sát

cánh bên nhau, hân hoan tổ chức Lễ đặt cột mốc đầu tiên

Đa hieu online số 3 Page 179

tại Móng Cái, để chính thức định lại ranh giới giữa 2 nước
Việt Nam và Trung Hoa.

Rồi những ngày tiếp theo, các Cộng đồng người Việt định
cư trên toàn Thế giới tổ chức liên tiếp những cuộc biểu
tình, chống đối và lên án Đảng và Bạo quyền Việt Cộng
đã DÂNG ĐẤT HIẾN BIỂN của Tổ quốc Việt Nam cho
quan thầy Trung Cộng, để được quan Thầy che chở yểm
trợ cho Đảng đứng vững mà tiếp tục đàn áp bóc lột nhân
dân Việt Nam bằng độc đảng chuyên chính tập quyền
toàn trị.

Đồng thời, một số nhân sĩ dũng cảm ở trong nước đang
dấn thân đấu tranh đòi Tự do Dân chủ Nhân quyền cho
Dân tộc Việt Nam, cũng can đảm trình bầy quan điểm của
mình để trả lời các cuộc phỏng vấn (giờ chương trình Việt
ngữ chuyển qua các làn sóng điện về Việt Nam hàng
ngày) của các đài phát thanh lớn ngoại quốc như BBC
(Anh), RFI (Pháp), và RFA (Á Châu Tự do của Hoa Kỳ) về
các vấn đề biên giới trên đất liền và hải phận trong Vịnh
Bắc phần giữa Việt Nam và Trung Hoa.

Và gần hơn nữa trong năm 2004, Quốc Hội Bù Nhìn(đảng
cử dân bầu) của Cộng hoà Xã hội chủ nghiã Việt Nam đã
hội họp theo lệnh của Ban Bí Thư Trung Ương Đảng Việt
Cộng, để chính thức phê chuẩn các Hiệp Ước về ranh
giới đất liền và hải phận do lãnh tụ đại diện Đảng và bạo
quyền Việt Cộng đã lén lút ký với Trung Cộng từ mấy năm

Đa hieu online số 3 Page 180

về trước, mà cả “Quốc Hội Bù Nhìn” lẫn “Nhân Dân Làm
Chủ” đều không hề được Đảng và Nhà Nước thông báo
nên toàn Dân Việt chẳng hay biết gì.

Nhờ thế mọi người mới vỡ lẽ và hiểu rõ lý do tại sao cùng
là người Việt Nam, cùng tổ chức kỷ niệm biến cố 30 tháng
4 Dương lịch hàng năm, nhưng lại để bầy tỏ hai niềm tâm
sự VUI, BUỒN trái ngược hẳn nhau.

Phe Việt Cộng mừng chiến thắng.

Những người thuộc phe Quốc gia Nhân bản chống Cộng
thì để nhắc nhở nhau nhớ ngày Quốc Hận, cả nước phải
đắm chìm dưới gông cùm chuyên chính vô sản toàn trị
bóc lột bạo tàn vô nhân đạo của bạo quyền Cộng sản
vong nô bán nước hại dân, cũng như để tiếp tục tiếp tay
hỗ trợ ngày một mạnh mẽ hơn nữa cho đồng bào trong
nước có cơ hội thuận lợi vùng lên loại trừ bọn bạo quyền
Cộng hoà Xã hội chủ nghiã VN và Đảng Việt Cộng giành
lại các quyền Tự do Dân chủ Nhân quyền, và có được
cuộc sống ấm no hạnh phúc công bằng như mọi người
dân của một nước độc lập trên toàn thế giới đang được
hưởng.

TẾT GIÁP NGỌ 2014.

Đa hieu online số 3 Page 181

Vào đầu năm 2013, trên mạng Internet người ta
chuyển cho nhau chia sẻ một bản tin động Trời về hành
động BÁN NƯỚC của bè đảng Cộng sản Việt Nam làm
mọi người vô cùng bàng hoàng.

Đó là tài liệu về các lãnh tụ Việt Cộng và Trung Cộng họp
mật tại Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc vào
tháng 9 năm 1990 để thảo luận các thỏa hiệp sát nhập
nước Việt Nam vào Trung Quốc. Sau đây là một đoạn
trích nguyên văn tài liệu do Tiến sĩ KERBY ANDERSON
NGUYỄN đã phổ biến trên Internet.

Hình các nhân vật chủ chốt của Việt Nam và Trung Cộng
tham dự Hội Nghị Thành Đô từ chiều ngày 3 tháng 9 năm
1990.

Trong hình, hàng trước từ trái sang phải:

Đa hieu online số 3 Page 182

Lý Bằng, Giang Trạch Dân, Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười,
Phạm văn Đồng.

- Thỏa Hiệp ngầm 05-07-2020 là ngày thực hiện đợt 1 sát
nhập nước Việt Nam.

- TS KERBY ANDERSON NGUYỄN.

10 giờ sáng ngày 08-04-2013, Thiếu Tướng Hà Thanh
Châu, Chính Ủy Tổng Cục Công Nghiệp Quốc Phòng
(Chủ Nhiệm Tổng Cục là Trung Tướng Nguyễn Đức Lâm)
được Luật Sư William Lê hướng dẫn đến Sở Di Trú King
County, Seattle, tiểu bang Washington State, nạp đơn "xin
tỵ nạn chính trị".

Sau 2 tuần lễ ông và vợ ông đi thăm 3 người con đang là
"du học sinh" ở tiểu bang này.Bốn ngày sau, qua trung
gian của 1 "viên chức" cao cấp Hoa Kỳ, ông trao cho chủ
bút Tạp Chí Foreign Policy Magazine một tập tài liệu "tối
mật", có liên quan đến sự sống còn của nước Việt nam,
dự trù sẽ đăng tải cuối năm 2013. Tập tài liệu này, do
người anh vợ của ông: Thiếu Tướng H.T.T. làm Chính Ủy
Tổng Cục 2, dưới thời Tổng Cục Trưởng Trung Tướng
Nguyễn Chí Vịnh, chép lại nguyên văn từ cuốn băng nhựa
AKAI mang bí số ML887, ghi âm những cuộc họp bí mật
của các nhà lãnh đạo Việt Nam:

Đa hieu online số 3 Page 183

Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười, Lê Đức Anh,
Nông Đức Mạnh và - Trung Cộng:

Giang Trạch Dân(sinh năm 1926), Lý Bằng, Lương
Quang Liệt, Diệp Tuyển Ninh, Dương Đắc Chí, Hứa
Thế Hữu....tại Thành Đô, thảo luận các thỏa hiệp sát
nhập nước Việt Nam vào lãnh thổ "Trung Quốc".

Chúng tôi (tác giả bài viết này), hiện làm "binh bút"
cho tờ Foreign Policy Magazine, nên được phổ biến
bằng Việt ngữ, giới hạn trong vòng thân hữu.

Để kết luận, dựa theo các sự kiện đã trình bầy trên, chúng
ta những người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước phải
gấp rút ĐẠI ĐOÀN KẾT LIÊN TỤC ĐẤU TRANH DẸP
TAN BẠO QUYỀN VIỆT CỘNG càng sớm càng tốt./.

KHIẾT CHÂU NGUYỄN-HUY HÙNG (K1 VBQGVN)

Nam California Hoa Kỳ, Tết Kỷ Hợi 2019.

Đa hieu online số 3 Page 184

Tổng Hội Cựu SVSQ Page 185
Đa hieu online số 3

TVBQGVN

.

Thiệp Chúc Tết của Quân
Lực VNCH

Doanhdoanh sưu tầm
*Thiệp chúc Tết Xuân Mậu Thân 1968 - Binh chủng Biệt
động quân:

Đa hieu online số 3 Page 186

*Thiệp chúc Tết Xuân Nhâm Tý 1972 - Binh chủng Lực
Lượng Đặc Biệt:

*Thiệp chúc Tết mừng Xuân Quý Sửu 1973 - Tiểu đoàn 1
Nhảy dù:

Đa hieu online số 3 Page 187

*Thiệp chúc Tết Xuân Nhâm Tý 1972 - Binh chủng Nhảy
dù:

*Thiệp chúc Tết - Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến:

Đa hieu online số 3 Page 188

*Thiệp chúc Tết Xuân Mậu Thân 1968 - Binh chủng Thủy
Quân Lục Chiến:

*Thiệp chúc Tết Cung Chúc Tân Xuân 1974 - Giang đoàn
91 Trục Lôi:

Đa hieu online số 3 Page 189

*Thiệp chúc Tết Xuân Nhâm Tý - Trung tâm huấn luyện
Hải quân Nha Trang:

Đa hieu online số 3 Page 190

*Thiệp chúc Tết Cung Chúc Tân Xuân Nhâm Tý - Lữ đoàn
81 Biệt Cách Nhảy dù:

Đa hieu online số 3 Page 191

*Thiệp chúc Tết Xuân Mậu Thân 1968 - Trung tâm huấn
luyện Không quân:

*Thiệp chúc Tết Xuân Mậu Thân 1968 - Phi đoàn 415:

Đa hieu online số 3 Page 192

*Thiệp chúc Tết- Bộ Dân văn chiêu hồi:

Đa hieu online số 3 Page 193

*Thiệp chúc Tết Cung chúc tân Xuân - Trường Sĩ quan trừ
bị Thủ Đức:

Đa hieu online số 3 Page 194

*Thiệp chúc Tết Cung chúc tân Xuân của Nha Quân Pháp

Đa hieu online số 3 Page 195

Thiệp xuân Tân hợi của SĐ 9 BB

Thiệp chúc Tết của khối CTCT/QĐ3/QK3 năm 1973

Đa hieu online số 3 Page 196

Đa hieu online số 3 Page 197

Đa hieu online số 3 Page 198

Đau Lưng, Thoái Vị Đĩa
Đệm. Bệnh Lưng.

Đừng Bỏ Qua Động Tác Này.

Nếu bạn bị bệnh đau lưng hoặc các bệnh liên quan đến
xương sống, mỗi ngày hãy tập động tác chim yến này sẽ
giải thoát khỏi những cơn đau một cách dễ dàng mà
không cần thuốc. Chim yến bay - Động tác thể dục hiệu
quả triệt để.

Mỗi ngày tập động tác này, cả đời bạn không lo bị đau
lưng, lồi đốt xương sống. Đó là chia sẻ của ông L. – một
bệnh nhân người Trung Hoa bị đau đốt sống lưng chia sẻ
sau khi thực hành động tác chim yến bay. Ông L. cho biết,
hơn 5 tháng trước đó ông bị đau lưng, có biểu hiện lồi đốt
sống lưng, thoát vị đĩa đệm, tình trạng bệnh ngày càng
xấu đi và đau rất nhiều.

Sau khi đi khám bác sĩ với mong muốn nhận được lời
khuyên về cách ăn uống và chữa trị phù hợp. Các bác sĩ
cho biết, qua ảnh chụp quang tuyến X, lưng của ông xuất
hiện hiện tượng phồng đĩa đệm.
Ông hỏi bác sĩ nên uống thuốc gì và chữa trị theo cách
nào thì tốt nhất. Các bác sĩ nói rằng, trong trường hợp của
ông, hãy tập động tác chim yến bay sẽ hiệu quả hơn rất
nhiều so với uống thuốc.

Đa hieu online số 3 Page 199

Ông L. đã tiến hành tập và kết quả thu được mang đến
cho ông niềm vui nhiều hơn cả mong đợi. Một bệnh nhân
khác sau khi đến bệnh viện khám, kết quả chụp phim cho
thấy ông bị đau lưng vùng đĩa thắt lưng, một chỗ phình
rộng ra, một chỗ nhô cao lên.
Sau khi nghe lời khuyên của bác sĩ, ông cũng đã thực
hiện động tác chim yến bay trong 2 tháng, kết quả cảm
thấy bệnh tình chuyển biến tốt lên rất nhiều. Sau đó ông
tập đến tháng thứ 3 thì bệnh đau lưng lồi lõm của mình
gần như không cảm thấy nữa.

Khoảng 9 tháng sau khi thực hiện bài tập, ông không còn
cảm giác đau nên đã đi chụp lại phim và thật bất ngờ là
bác sĩ chẩn đoán hình ảnh kết luận tình trạng là bình
thường.

Vì sao nói động tác chim yến bay tốt hơn cảthuốc?

Đĩa đệm là phần kết nối giữa các khớp xương, gồm các
sụn và dây chằng kết nối nhịp nhàng với nhau. Chức năng
của đĩa đệm giúp kết nối linh hoạt các bộ phận và vận
hành mềm mại, trơn tru. Theo thời gian và sự tăng dần
của tuổi tác, các cơ bắp và dây chằng xung quanh đĩa
ngày càng trở nên dễ bị tổn thương bởi các tác động từ
bên ngoài, dẫn đến các đĩa sẽ bị lão hóa, rạn nứt. Khi
xương hay đĩa đệm phát bệnh, nếu cố gắng uống thuốc,
nó chỉ giúp giảm nhẹ các biểu hiện đau bên ngoài như tác
dụng của thuốc giảm đau.

Đa hieu online số 3 Page 200


Click to View FlipBook Version