The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by fireant26, 2021-11-06 00:53:41

ĐH Online 003

Đa Hiệu Online 003

Mười năm đi tù CS, cuối 88, Như vượt biên tới Úc,
chàng không đi Mỹ vì có người em ở Úc bảo lãnh, nhờ
vậy, như một phép lạ, trong một lần đi phố ở khu người
Việt, Như gặp Nguyện, Nguyện sững sờ một lúc mới thốt
lên được:

- Như, phải Như đấy không! trời ơi, em thật
không ngờ.

Nguyện khác đi nhiều, dĩ nhiên, thấy Như nhìn mình
đăm đăm, Nguyện cười:

- Em thay đổi nhiều lắm phải không anh, ba
chục năm rồi còn gì.

Tóc Nguyện đã có sợi bạc, mắt vẫn ánh lên nét
nghịch ngợm nhưng đã có vài vết nhăn. Nguyện đi cùng
với một bé gái khoảng 4,5 tuổi, thấy Như nhìn đứa bé,
Nguyện nói:

- Nó là cháu ngoại em đấy.

- Anh ấy đâu rồi Nguyện?

Mắt Nguyện chợt xa xăm:

- Em cũng không biết nữa, trong cuộc lui quân ở
Đà Nẵng, không thấy anh ấy trở về, em có ra ngoài đó dò
tìm nhưng không có tin gì cả, em có mỗi đứa con gái, đây
là con của nó. Còn anh, được mấy cháu rồi, cuối năm 74,

Đa hieu online số 3 Page 101

em đọc được tin vui của anh trên báo, cũng gan lì nhỉ, mãi
tới lúc đó mới chịu lấy vợ, chị đâu?

- Bà ấy ở nhà.

- Hôm nào dẫn chị lại em chơi.

- Vâng, để hôm nào tôi sẽ dẫn bà ấy lại thăm
Nguyện, tôi có kể cho nhà tôi nghe về Nguyện.

Nguyện cười:

- Thế anh có kể cho chị ấy nghe chuyện em đã
khóc làm ướt áo anh không?

- Giờ Nguyện sống với ai?

- Em ở vậy một mình từ ngày anh ấy mất, giờ thì
già rồi, hơn nữa đã hai lần để tang, một lần tang trong
lòng, một lần tang trên mái tóc, em không lấy được Long
nên Long vẫn nhiều hình ảnh đẹp trong em, em không lấy
được anh( cười), anh vẫn đẹp trong em, giá mình mà lấy
nhau, giờ biết đâu hai đứa đã chẳng ly dị từ hồi nào rồi( lại
cười), tháng sau em sẽ về Việt Nam thăm đứa em gái,
Nga đó, anh còn nhớ không? À mải nói chuyện quên mất,
cụ như thế nào anh?

- Cụ mất lâu rồi, khi tôi còn trong tù.

Trước ngày Nguyện về Việt Nam, Như tới thăm,
chàng đưa Nguyện một bài thơ:

Đa hieu online số 3 Page 102

- Gửi Nguyện, Nguyện yêu cầu tôi làm cho
Nguyện một bài thơ hôm Nguyện lên dự lễ mãn khóa, còn
nhớ không? hơn ba chục năm sau, giờ bài thơ mới làm
xong, tặng Nguyện trước khi về Việt Nam.

Nguyện đọc bài thơ rồi ngẩng lên:

- Vâng em sẽ thắp dùm anh nén nhang cho Long,
cho những người đã nằm xuống.

Ngày về Việt Nam, Nguyện đáp xe lên Đà Lạt tìm về
kỷ niệm cũ, cũng là những ngày cuối của tháng 11, chiếc
áo len khoác hờ, lững thững sách chiếc va li, nàng thấy
mình một cô Nguyện bé nhỏ của năm 1966, ngày lên dự
lễ mãn khóa của Long. Nguyện tìm lại quán cà phê cuối
con dốc Duy Tân, cái quán vẫn còn đó, nàng ngồi xuống
gọi ba ly cà phê, người bán hàng ngạc nhiên khi chỉ thấy
có mỗi mình Nguyện, nàng khoanh tay lại, nhắm mắt, gió
se lạnh, Nguyện thấy như có Long và Như đang ngồi
trước mặt mình, bên ly cà phê, như năm nào, họ còn rất
trẻ, nụ cười rạng rỡ trên môi với mầu đỏ alfa nơi vai áo.

Úp mặt vào hai bàn tay, giọt nước mắt ứa trên khóe
mắt, Nguyện kêu lên nho nhỏ: Đà Lạt ơi!

TRẦN NHƯ XUYÊN.

Đa hieu online số 3 Page 103

Thăm CSVSQ Lê Văn Thời k20

Hôm qua tiết Trời vùng washington DC khá đẹp, hiền đến
Nguyễn văn Quốc.k27 và Nguyễn văn A.k28 cùng tồi lên
Pennsylvania thăm hiền đệ Lê văn Thời.k20.

Trong năm qua, hiền đệ Thời.k20 hay Hòa Thượng LổbTrí
Thâm trải qua năm lần giải phẩu tim. May mắn thay, sức
khỏe khá dần, trong dịp hội ngộ này, bạn Chế văn
Thức.k19, hiền đệ Nguyễn tài Ánh.k20, Hồ thanh
Sơn.k28, và Nguyễn ngọc Tú.k20 cũng đã điện đàm với

Đa hieu online số 3 Page 104

hiền đệ Lê văn Thời.k20. Tất cả đều vui khi nhắc lại
chuyện xưa.

Kính thưa toàn thể CSVSQ/TVBQGVN và quý quyến.

Ngày lễ Tạ Ơn đã gần kề, chúng tôi kính chúc toàn thể
quý vị an vui và hạnh phúc trọn vẹn.

Trần Thanh Huyện.k19 Page 105
Đa hieu online số 3

Đọc cái tựa hơi kỳ kỳ này. Chắc quý ông, quý cậu sẽ
nhướng to đôi mắt, vỗ đùi vui sướng, mừng thầm: “Đúng
đề tài ta muốn đọc!” Còn quý bà quý cô sẽ nguýt dài, lật
vội sang trang khác!?

Mọi người có thể nghĩ đây là hồi ký của một “em” quá đát
nào đó kể lại cuộc đời ba chìm bảy nổi, bị vùi dập tan tác
đời hoa ra sao trong “động” Tú Bà. Như Nàng Kiều của cụ
Nguyễn Du?!

Đa hieu online số 3 Page 106

Không! Chuyện của tôi đó! - một“gà trống nòi”chính hiệu -
kể lại một “trích đoạn” sau năm 75 về cuộc sống của chính
mình!

Đúng vậy, quý vị ạ!

Năm 1963, tôi chen chân nộp đơn vào Võ Bị Dalat. Qua ải
Học vấn khá dễ dàng. Tới cửa Thể lực Thể hình. Họ đưa
vào Tổng Y Viện Cộng Hòa khám xét, “kiểm ông kiểm
cha” cẩn thận từ trên xuống dưới. từ răng đến…”dép”.
Nhột thấy mồ!

Vậy mà, nào đã xong! Khi tới Dalat, họ còn kêu Bác sỹ
của trường kiểm tra lại - cũng từ A đến Z - chắc sợ bị tráo
hàng hoặc sợ dọc đường bị biến đổi gien ?!.

Vượt qua cửa ải này. Tất cả được đưa đi “đóng số” (cho
Danh số) rồi lùa cả đám chạy thục mạng vào trong cái
“cửa chuồng”rất lớn, rất khang trang có tên gọi là Lò
Luyện Thép! Kể từ đây, họ buộc chúng tôi phải tự xưng là
Tân Khóa Sinh X, Y, Z. Cuộc sống 8 tuần đầu, chẳng khác
chi đám tù khổ sai hoặc SQ Cải Tạo sau này!

Do đó, tựa bài viết Tôi Đi Bán Hoa, xin quý vị cứ an tâm,
hiểu theo nghĩa đen nhé!

Bị thương tật 80%. Chột mắt. Què chân. Giải ngũ, giã từ
vũ khí! Được về nhà sống ung dung với khoản tiền trợ
cấp hằng Quí cho TPB.

Đa hieu online số 3 Page 107

Nào ngờ, sau cơn “biến động”. Tôi cũng như đa số dân
Miền Nam: “Xuống dốc không phanh!”. Đồ đạc trong nhà
cứ từ từ, cái trước gọi cái sau, (không cần đội nón) cũng
ra đi hết. Chỉ còn lại duy nhất mỗi mình tôi!

Để khỏi phải theo chân “chúng nó”. Tôi đành “cộng tác”
với chiếc xe đạp cùn. Chở theo cái thùng mốp bọc thiếc to
đùng. Ngày ngày, rảo khắp hang cùng ngõ hẹp. Miệng
không hề ngưng nghỉ. Cứ “ca”mãi một điệp khúc: “Bù
nước đ…â…y…! Kem ống… kem bẹ… kem cây … kem
đá…ê …!!!” Đôi khi có người hiểu được lời rao. Khẽ nháy
mắt, làm tôi cảm thấy mát lòng mát dạ!

Mùa Đông năm 1985 - 86 (không nhớ rõ lắm), tiết trời trở
lạnh. Cà-rem bán chậm. Ngày nào cũng ê-sắc! Một anh
bạn đồng nghiệp rủ tôi :

Đa hieu online số 3 Page 108

- Gần Tết rồi. Mình tạm ngưng nghề cà-rem. Đi mua bông
về bán cho bà con chưng Tết. Năm ngoái, nghe mấy
người hàng bông nói là “trúng đậm“! Chiều 30 không còn
giỏ nào !

- Nhưng tôi không quen nghề này và không còn vốn. Sao
làm được? Cà rem, ngày nào cũng lấy, họ quen mặt, cho
gối đầu. Chứ bông thì phải “tiền trao cháo múc”! Thấy tôi
lưỡng lự, anh bạn bảo. Vợ tui bán rau cải ngoài chợ, có
thể vay mượn được. Tiền lời tuy hơi cao (20 phân).
Nhưng mình chỉ vay trong vòng 20 ngày. Bán xong, đến
chiều 30 Tết, anh em mình tính toán, chia chác rồi mang
trả ngay mà ! Nghe cũng có lý. Tôi bèn gật đầu đồng
thuận.

Chiều đó, anh kêu tôi lên, khoe đã vay được 500 ngàn
(quá lớn đối với tôi vào thời điểm đó)! Ngồi bàn bạc một
lát, anh bạn gợi ý: Mình ra quán cóc làm vài chai bia ăn
mừng và bàn bạc tiếp.

Bia hôm nay - dù là bia dỏm của“làng ta”- tôi vẫn cảm thấy
hương vị ngon lạ lùng!

Hai anh em đang cao hứng, thao thao bất tuyệt về viễn
cảnh”một vốn bốn lời” sắp tới. Bỗng có chú em, con của
một TPB già trong Làng, cũng đang là “nhà báo” (thất
nghiệp, báo cơm nhà) bước qua “tham gia”:

Đa hieu online số 3 Page 109

- Ngồi uống một mình đằng kia, nghe hai ông anh bàn về
cây cảnh, bông trái. Thấy đùng nghề, nên em qua góp
chuyện. Trước đây em đã từng là Nghệ nhân trong lãnh
vực trồng tỉa. Chạy chọt xin được vào làm công nhân nhà
nước, chăm sóc cây cảnh cho các công viên. Sau đó, thấy
ở đây, tài năng của mình không thể phát huy đươc. Em
xin nghỉ việc. Về mở “công ty” Cây Cảnh. Chuyên chăm
sóc, tạo dáng cây cho những biệt thự lớn khi họ có nhu
cầu. Thấy em ăn nên làm ra. Nhiều người cũng bắt chước
mở như em. Vì họ mạnh vốn. Em cạnh tranh không lại.
Cụt vốn! Đành đóng cửa “công ty”. Về nhà chờ thời!

Nhân đây em xin thưa: Về lãnh vực này, các anh không
chuyên nghiệp bằng em đâu! Rồi chú ấy kể tiếp phải làm
thế này thế kia v.v….Chúng tôi mù tịt, chỉ biết lắng nghe!
Cuối cùng, “Công Ty Hoa Tết” gồm 3 thành viên được
thành hình: - Tôi lớn tuổi nhất làm “Sếp” kiêm Kế toán,

Đa hieu online số 3 Page 110

kiêm luôn đi mua hàng, Anh bạn: Thũ quỹ kiêm ngoại
giao. Chú em kia lo phần “kỹ thuật”.

Sáng hôm sau, anh bạn lấy Honda đến chở tôi về khu
Xóm Mới Gò Vấp để mua bông (nơi này chuyên trồng hoa
Tết. Hơn nữa, anh lại có người quen ở đó). Họ nói còn
sớm, chỉ cần đặt và dằn cọc trước thôi. Khoảng 20 Tết
hãy mướn xe đến chở. Chúng tôi đặt mua đủ loại hoa.
Thứ trồng trong giỏ, thứ gieo từng liếp. Nhờ có sự quen
biết, nên mọi việc cũng khá dễ dàng.

Đúng ngày, thuê xe chở về. Bàn giao cho anh bạn và chú
em lo sắp xếp. Còn tôi, qua Tam Hà, Thủ đức, mua thêm
mấy chậu mai.

Tới nơi, mai trồng dưới đất thì còn, nhưng mai chậu đã có
người đặt mua hết. Chỉ còn lại duy nhất 6 chậu. Ngắm tới
ngằm lui, tôi lựa 5 chậu tạm được. Chậu còn lại, dáng tuy
đẹp nhưng trụi lủi, không mầm nụ không lá non. Thấy tôi
chỉ chấm 5 chậu. Chị chủ vườn bèn nói. Lấy luôn đi, chậu
đó tôi tính nửa giá thôi. Tôi đồng ý và thuê xe ba-gác chở
về.

May mắn, đến sáng 30, bán gần hết hàng. Chỉ còn lại mấy
chậu cúc nhám, hai chậu Mãn Đình Hồng, cao quá, tới
gần 2 mét nên không ai mua và một chậu mai trụi lủi (từ
khi mang về, chưa hề có ai hỏi tới!).

Đa hieu online số 3 Page 111

Theo hợp đồng mướn chỗ. Đúng 12 giờ trưa 30, phải dọn
dẹp sạch sẽ trả lại mặt bằng. Tôi và anh bạn phải cuốc bộ
về nhà lấy xe ra chở đồ đạc. Chú em ở lại quét tước, coi
đồ và bán “giảm giá”tối đa nếu có người mua để vớt vát
cú chót cuối năm!

Khi trở ra, tôi thấy mất chậu mai. Chú em mừng rỡ vội
khoe:- Em bán rồi anh ạ. Không phải giá mình định, mà
gấp mấy lần lận! Ngạc nhiên, tôi hỏi: Bao nhiêu? – 50! Tôi
gằn giọng hỏi lại: Năm chục ngàn hả? Dạ đúng vậy! Rồi
chú kể:

Khi hai anh đi, có cặp vợ chồng (ông chồng trạc tuổi anh)
chắc ở xa, không phải dân trong Làng mình, ghé vào hỏi
em: Hoa chỉ còn có nhiêu đây thôi sao? Dạ ! Sắp hết giờ
cho bán. Tụi tui đang tính dọn về nghỉ Tết! Ông chồng
bước lại nhìn cây mai. Thấy tờ giấy ghi giá còn lủng lẳng
trên cành. Anh ta cầm xem. Lật mặt sau, cứ nhìn xăm soi
mãi. Bà vợ thấy vậy bảo: Cây này còn hoa còn nụ gì đâu
mà mua. Nói xong, vội kéo anh đi.

Không ngờ chỉ khoảng 10 phút sau, anh chị quay lại. Anh
lột tấm giấy báo giá, đưa chị xem. Anh nói nho nhỏ với chị
điều gì đó. Chị gật gù tỏ vẻ hài lòng. Anh chìa luôn cho em
xem và hỏi: Ai viết mấy câu thơ này vậy? Em ngạc nhiên!
Cầm đọc:

Bài thơ chỉ vỏn vẹn 6 câu với tựa đề :

Đa hieu online số 3 Page 112

Hồn hoa bất tử.

Mai xưa, lửa cháy.

Rụi cánh hoa vàng

Vốn dòng bất tử

Nụ ủ trong thân

Chờ có nước về.

Mai lại khoe sắc!

Em đâu hay anh viết hồi nào. Nhưng nhìn nét chữ, bèn trả
lời: Chắc ông anh của tui đó. Ông ấy là TPB được cấp
nhà, sống ở đây từ 1972 !

Anh bảo: Cho tôi lấy cây này! Nói rồi móc bóp, cầm tờ 50
đưa. Em tính thối lại, nhưng anh ấy vội xua tay: Chú hãy
giữ lấy. Hôm nay, tôi mãn nguyện lắm! Không những mua
được cây mai có dáng đẹp mà còn được thêm bài thơ rất
thâm thúy. Cho vợ chồng tôi cùng những bạn hữu gởi lời
đa tạ đến tác giả bài thơ nữa nghe! Có dịp, tôi sẽ ghé lại!

Tới nay, mấy chục năm qua, vẫn chưa hề được diện kiến,
hội ngộ cùng người mua “hoa tôi”ngày đó! Thưa Anh, Tôi
vẫn còn đây! Nhưng không biết: Giờ này Anh ở đâu? Hả
Anh?!

Lâm viên 20.

Đa hieu online số 3 Page 113

TẬP ĐẾM

Nhớ khi xưa còn nhỏ Page 114
mới lên hai, lên ba
lúc chập chững đi quanh quẩn bên nhà
bố, mẹ dậy cho tập đếm

Đa hieu online số 3

trí óc còn non không sao nhớ hết Page 115

nhưng cũng bi bô

đếm được một tới mười
thời gian qua nhanh khi tuổi đã hai mươi
lại được người ta
dậy cho tập đếm
nhưng chỉ đếm từ một cho tới bốn
không bao giờ có con số 5
dù cho gân cổ mỏi hàm
cũng chỉ là 1,2,3,4
rồi xuống núi với tháng ngày bận rộn
đi đếm cuộc đời
đếm xác bạn, xác thù,
đếm thây đổ máu rơi
con số giờ là trăm, là ngàn
chứ không chỉ là con số 4
cứ đếm mãi như những ngày chưa lớn
trên ruộng đồng, rừng thẳm, núi cao
đếm mắt em là các vì sao
của những đêm nằm chờ phục kích
đếm pháo rơi trên vùng đất địch
tiếng vọng về
nghe xa xăm, xa xăm....
chưa kịp đếm xem đi lính đã bao năm

Đa hieu online số 3

thì bỗng đếm ngày tù ập xuống
cũng được 10 năm
giờ ngồi lại đây mà đếm vết nhăn
hằn sâu trên trán
đếm mái tóc có sợi dài, sợi ngắn
cứ bạc dần đi
mà thôi đếm mãi làm chi
còn bao lâu nữa
hãy đếm xem bạn bè mất, còn bao nhiêu đứa
để nhớ rưng rưng
đã thấy ta đứng cuối con đường
đếm bóng mình đang từ từ ngã xuống

Trần như Xuyên

Đa hieu online số 3 Page 116

Thăm NT Trần văn Phấn.k6.

Kính quý NT, anh chị em thuộc gia đình
CSVSQ/TVBQGVN.

Sáng hôm qua, NT Lê văn Tính.k3 và phu nhân cùng tôi đi
thăm NT Trần văn Phấn.k6.

Sức khỏe của N T Phấn.k6 tương đối tốt, ăn, ngủ được,
chỉ có bộ óc của ông không được tốt, ông quên nhiều,
nhận ra chúng tôi, nói nhiều nhưng không có nghĩa. Ông
đang được hiền thê và các hiếu tử săn sóc chu đáo.

Chị Phấn.k6 và các cháu rất vui khi chúng tôi đến thăm.

Kính chúc quý vị luôn đuọc an lành và hạnh phúc bên
cạnh gia đình.

Trần thanh Huyện.k19

Đa hieu online số 3 Page 117

BIẾT QUA VỀ LỊCH SỬ
TÀU KHU TRỤC

bktt
tkak23post

Tàu khu trục, hay còn gọi là khu trục hạm, (tiếng
Anh: destroyer) là một tàu chiến chạy nhanh và linh động,
có khả năng hoạt động lâu dài dùng cho mục đích hộ
tống các tàu chiến lớn hơn trong một hạm đội, đoàn tàu
vận tải hoặc một chiến đoàn, và bảo vệ chúng chống lại
những đối thủ nhỏ tầm gần nhưng mạnh mẽ, thoạt tiên là
những tàu phóng lôi, và sau này là tàu ngầm và máy bay.

Khu (驅) và trục (逐) là các chữ Hán-Việt đều có nghĩa là
"đuổi đi".

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, tàu khu trục là những

tàu hạng nhẹ không có khả năng chịu đựng được những

chiến dịch trên đại dương một mình; mà tiêu biểu là một

số tàu khu trục phối hợp cùng một tàu tiếp liệu khu

trục cùng hoạt động với nhau. Trong và sau chiến tranh,

các tàu khu trục mạnh hơn và lớn hơn có khả năng hoạt

Đa hieu online số 3 Page 118

động độc lập được chế tạo, đặc biệt là khi các tàu tuần
dương không còn được sử dụng trong những
năm 1950 và 1960.

Khi sang thế kỷ 21, các tàu khu trục là các hạm tàu nổi
lớn nhất được sử dụng thường xuyên, khi chỉ còn hải
quân của ba nước Hoa Kỳ, Nga và Peru còn sử dụng tàu
tuần dương hạng nặng và không còn nước nào sử
dụng thiết giáp hạm. hay tàu chiến-tuần dương thực
sự. Các tàu khu trục hiện đại, còn được gọi là tàu khu trục
ht, có trang bị ht điều khiển, thì tương đương về trọng tải
nhưng có hỏa lực mạnh hơn các tàu tuần dương thời Thế
Chiến II, với khả năng mang ht hạt nhân. Các tàu khu trục
ht như là lớp Arleigh Burke trong thực tế lớn hơn và trang
bị vũ khí mạnh hơn hầu hết mọi lớp tàu trước đây được
xếp lớp tàu tuần dương ht, do cỡ lớn với chiều dài 155 m
(510 ft), trọng lượng rẽ nước 9.200 tấn và trang bị trên 90
ht

Lịch sử ban đầu

Sự xuất hiện của tàu khu trục, và sự phát triển cho
đến Chiến tranh thế giới thứ hai, có liên quan đến sự phát
minh ra ngư lôi tự hành vào những năm 1860. Hải quân
của một số quốc gia giờ đây có khả năng tiêu diệt một
hạm đội tàu chiến của đối phương bằng cách chỉ sử dụng
máy phóng bằng hơi nước mà từ đó các ngư lôi có thể
được thả xuống. Các tàu nhỏ chạy nhanh có trang bị ngư

Đa hieu online số 3 Page 119

lôi được chế tạo, và được đặt tên là tàu phóng lôi (còn
được gọi là phóng pháo hạm, tàu phóng ngư lôi hay ngư
lôi đỉnh), và chúng được phát triển vào khoảng thập niên
1880 thành những tàu loại nhỏ trọng tải 50 đến 100 tấn,
đủ nhanh để vượt qua các tàu tuần tiễu đối phương.

Lúc đầu, mối đe dọa của chúng đối với một hạm đội chiến
đấu được xem chỉ tồn tại khi đang thả neo, nhưng khi xuất
hiện các ngư lôi nhanh hơn và có tầm xa hơn thì mối đe
dọa được mở rộng sang những tàu đang hoạt động trên
biển. Một phản ứng đối phó với mối đe dọa mới này là
việc đóng các tàu đánh chặn nhanh hơn và có hỏa lực
mạnh hơn gọi là "tàu đón đầu" để hộ tống hạm đội chiến
đấu trên biển. Chúng cần có sức chịu đựng và có khả
năng hoạt động trên biển tương đương những chiếc khác
trong hạm đội; và chúng càng ngày càng trở nên to lớn
như cần thiết thì chúng được gọi tên chính thức là torpedo
boat destroyer (tàu tiêu diệt tàu phóng lôi), rồi không bao
lâu sau đó được gọi rút gọn là destroyer, mà tiếng Việt
tương ứng là tàu khu trục (tiếng Pháp:contre-
torpilleur, tiếng Ý: cacciatorpediniere, tiếng Tây Ban
Nha: Contratorpedero và tiếng Ba Lan: kontrtorpedowiec).

Một khi các tàu khu trục trở nên có giá trị hơn chỉ là "tàu

đón đầu" bảo vệ một khu neo tàu, chúng được nhận ra là

cũng rất lý tưởng để thực hiện vai trò của chính các tàu

phóng lôi, vì thế chúng được trang bị các ống phóng ngư

lôi cũng như pháo. Vào lúc đó, và trong Chiến tranh thế

Đa hieu online số 3 Page 120

giới thứ hai, nhiệm vụ duy nhất của các tàu khu trục là
bảo vệ hạm đội chiến đấu của chúng khỏi các cuộc tấn
công bằng ngư lôi của đối thủ, và các cuộc tấn công
tương tự (lợi dụng tốc độ cao và tính linh động tấn công
bằng ngư lôi) vào các thiết giáp hạm đối phương.

Nhiệm vụ bảo vệ các đoàn tàu vận tải vẫn còn là chuyện
của tương lai.

Một phát triển quan trọng đến vào năm 1884 với
chiếc Swift, một tàu phóng lôi lớn trang bị sáu pháo
47 mm bắn nhanh và ba ống phóng ngư lôi. Cho dù không
đủ nhanh để đối đầu với các tàu phóng lôi một cách hiệu
quả, nó có đủ hỏa lực để đối phó với quân địch.

Chiếc Kotaka (1887) của Hải quân Đế quốc Nhật Bản

Chiến hạm Kotaka năm 1885 "là chiếc tiên phong báo
trước cho các tàu khu trục diệt tàu phóng lôi xuất hiện một
thập niên sau đó". Được thiết kế theo đặc tính của Nhật
Bản và đặt hàng tại Xưởng đóng tàu Yarrow của Vương
quốc Anh năm 1885, nó được tháo rời để được đưa đến
Nhật Bản, nơi nó được lắp ráp và hạ thủy năm 1887. Nó
được trang bị 4 pháo 37 mm (1 pounder) bắn nhanh và
sáu ống phóng ngư lôi, đạt được tốc độ 35 km/h (19 knot);

Đa hieu online số 3 Page 121

và với trọng lượng 203 tấn, nó là một tàu phóng lôi lớn
nhất từng được thiết kế. Trong những lần chạy thử
năm 1889, Kotaka chứng tỏ rằng nó có thể đi xa hơn vai
trò phòng thủ duyên hải, và có khả năng tháp tùng các
hạm tàu lớn ngay cả khi biển động. Xưởng đóng tàu
Yarrow, nơi đóng từng bộ phận cho Kotaka, cho
rằng "Nhật Bản đã phát minh ra tàu khu trục một cách
hiệu quả".[6]

Chiếc Destructor (1886) của Hải quân Tây Ban Nha

Cuộc sống trên tàu khu trục

Các tàu khu trục đầu tiên là những nơi rất chật hẹp để ở.
Trên lớp Havock thủy thủ đoàn không thể nghỉ ngơi mà
không bị quấy rầy, trong khi sĩ quan ngủ trên ghế nệm
chung quanh phòng ăn chứ không có giường. Bụi nước
và ẩm ướt làm cho cuộc sống thêm khốn khổ. Lớp tàu khu
trục Anh đầu tiên có được phòng riêng cho sĩ quan hay lò
sưởi cho thuyền trưởng là lớp River vào năm 1902.

Chiến thuật – Các trận chiến

Mục đích ban đầu của tàu khu trục là bảo vệ chống lại tàu
phóng ngư lôi, nhưng hải quân các nước nhanh chóng
đánh giá cao sự linh hoạt của kiểu tàu chiến nhanh và đa
dụng. Phó Đô đốc Sir Baldwin Walker đã thảo ra những
nhiệm vụ dành cho tàu khu trục của Hải quân Hoàng
gia:[12]

Đa hieu online số 3 Page 122

Bảo vệ sự di chuyển của hạm đội khi có nguy cơ xuất hiện
tàu ngư lôi đối phương

Truy tìm dọc theo bờ biển đối phương mà hạm đội phải
vượt qua

Canh chừng cảng đối phương nhằm mục đích quấy rối
tàu ngư lôi địch và ngăn cản chúng quay về

Tấn công hạm đội đối phương

Trận chiến lớn đầu tiên mà tàu khu trục tham gia là cuộc
tấn công của Nhật Bản nhắm vào cảng Lữ Thuận vào lúc
mở màn cuộc Chiến tranh Nga-Nhật vào năm 1904. Ba
đội tàu khu trục đã tấn công hạm đội Nga trong cảng, bắn
tổng cộng 18 quả ngư lôi, và làm hư hại nặng hai thiết
giáp hạm Nga.

Chiến tranh Thế giới thứ hai

Tàu khu trục Mỹ USS McGowanthuộc lớp Fletcher trong
Thế Chiến II

Đến giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ hai, các mối đe
dọa lại tiếp tục tiến triển. Tàu ngầm có hiệu quả hơn,
và máy bay trở thành một vũ khí quan trọng trong chiến
tranh hải quân; và một lần nữa tàu khu trục của hạm đội
chỉ được vũ trang yếu kém khi chiến đấu chống lại các
mục tiêu mới này. Ngoài những vũ khí nhẹ, mìn sâu và

Đa hieu online số 3 Page 123

ngư lôi sẵn có; chúng cần được bổ sung pháo phòng
không mới, radarvà vũ khí chống tàu ngầm bắn ra phía
trước. Theo thời gian, tàu khu trục trở nên lớn hơn, đa
nhiệm, trở nên những mục tiêu đắt tiền của chính nó. Kết
quả là thiệt hại về tàu khu trục trong cuộc chiến là một
trong những tổn thất nặng nề nhất. Điều này đã dẫn đến
việc chế tạo những tàu chiến nhỏ hơn và rẻ tiền hơn,
chuyên biệt cho nhiệm vụ chống tàu ngầm, được gọi
là tàu corvette và tàu frigate trong Hải quân Hoàng gia
Anh và tàu khu trục hộ tống (ký hiệu DDE) bởi Hải quân
Hoa Kỳ. Một chương trình tương tự được Nhật Bản khởi
động một cách chậm trễ qua lớp tàu khu trục Matsu.
Những con tàu này có kích thước và trọng lượng rẽ nước
ngang với những tàu diệt tàu phóng lôi nguyên thủy trước
đây.

Sau chiến tranh

Tàu khu trục ORP Błyskawica của Hải quân Ba Lan, hiện
được bảo tồn như một tàu bảo tàng tại Gdynia.

Một số tàu khu trục thông thường được hoàn tất vào cuối
những năm thập niên 1940 và thập niên1950 được chế

Đa hieu online số 3 Page 124

tạo dựa trên kinh nghiệm của thời chiến tranh. Những
chiếc này lớn hơn đáng kể so với những chiếc trong thời
chiến, và được trang bị hệ thống máy móc và dàn pháo
chính hoàn toàn tự động, radar, sonar, cùng vũ khí chống
tàu ngầm như pháo cối Squid. Những ví dụ bao gồm các
lớp tàu khu trục Daring của Anh, lớp Forrest Sherman của
Mỹ, và lớp Kotlin của Liên Xô.

Một số tàu thời Đệ Nhị thế chiến được hiện đại hóa
chuyên biệt cho chiến tranh chống tàu ngầm, và cũng để
kéo dài quãng đời phục vụ nhằm tránh phải đóng mới
những tàu chiến đắt tiền. Những ví dụ bao gồm chương
trình FRAM I của Mỹ và Tàu frigate Kiểu 15 được cải biến
từ những tàu khu trục hạm đội.

Việc phát minh ht đất-đối-không và đất-đối-đất vào đầu
những năm 1960, như là kiểu Exocet, đã làm thay đổi
đáng kể tính chất của chiến tranh hải quân. Tàu khu trục
ht điều khiển (mang ký hiệu lườn DDG trong Hải quân Mỹ)
được phát triển để mang những loại vũ khí này nhằm bảo
vệ hạm đội khỏi những mối đe dọa trên không, dưới nước
và trên mặt biển. Những ví dụ bao gồm lớp Kashin của Xô
Viết, lớp County của Anh và lớp Charles F. Adams của
Mỹ.

Tàu khu trục mới

Đa hieu online số 3 Page 125

HMS Daring (en), tàu khu trục phòng không Kiểu
45 của Hải quân Hoàng gia Anh.

Trong Hải quân Hoa Kỳ, tàu khu trục hoạt động hỗ trợ cho
các nhóm tác chiếnhkmh, các đội tác chiến tàu nổi, đội đổ
bộ và đội tiếp liệu. Tàu khu trục hiện đang được Hải quân
Hoa Kỳ sử dụng thuộc lớp Arleigh Burke. Tàu khu trục
thông thường (ký hiệu lườn DD) chủ yếu thực hiện vai trò
chống tàu ngầm trong khi tàu khu trục ht điều khiển (DDG)
là những hạm tàu nổi đa nhiệm (chống tàu ngầm, phòng
không và chống tàu nổi đối phương).

Việc bổ sung gần đây các bệ phóng ht hành trình đã mở
rộng đáng kể vai trò tấn công trên bộ của tàu khu trục. Do
việc các tàu chiến có trọng lượng lớn hơn nói chung đang
được rút khỏi phục vụ trong hạm đội, trọng lượng của các
tàu khu trục đang có xu hướng gia tăng. Một tàu khu trục
hiện đại thuộc lớp Arleigh Burke có trọng lượng tương
đương một tàu tuần dương hạng nhẹ thời Thế Chiến II.

Hải quân Hoàng gia Anh hiện tại đang sử dụng năm tàu
khu trục Kiểu 42. Những chiếc này sẽ được thay thế
bởi tàu khu trục Kiểu 45 mới hoặc lớp Daring, vốn sẽ có

Đa hieu online số 3 Page 126

trọng lượng rẽ nước vào khoảng 7.200 tấn. Dự định lớp
này sẽ bao gồm sáu chiếc, và hiện tại hai chiếc đã được
đưa vào phục vụ. Chúng sẽ được trang bị những phiên
bản Anh Quốc của ht phòng không PAAMS và
radar SAMPSON của hãng BAE Systems.

Forbin (D620) (en), tàu khu trục phòng không
thuộc lớp Horizon của Hải quân Pháp.

Hải quân Pháp và Hải quân Ý (Marina Militare) mỗi nước
sử dụng hai tàu khu trục lớp Horizon. Những tàu chiến
tàng hình này được trang bị ht đối hạm Exocet và ht đất-
đối không Aster. Hải quân Ý hiện cũng đang sử dụng hai
tàu khu trục Luigi Durand de la Penne.

HMCS Algonquin, tàu khu trục phòng không Canada
thuộc lớp Iroquois

Hải quân Canada hiện sử dụng những tàu khu trục
thuộc lớp Iroquois gồm bốn chiếc, có khả năng chở
theo máy bay trực thăng và trang bị tên lửa điều khiển
phòng không. Nguyên thủy chúng được trang bị cho hoạt
động chống tàu ngầm, nhưng toàn bộ lớp này trải qua một
đợt tái trang bị lớn trong Chương trình Nâng cấp và Hiện
đại hóa lớp Tribal (TRUMP) trong những năm 1990. Việc
tái trang bị này làm thay đổi mục đích của chúng cho việc
phòng không, và hiện tại chúng được phân loại như là tàu
khu trục phòng không khu vực.

Đa hieu online số 3 Page 127

Tàu khu trục INS Delhi (D61) của Hải quân Ấn Độ.

Hải quân Ấn Độ sử dụng ba tàu khu trục thuộc lớp Delhi.
Chúng được trang bị tên lửa chống hạm Kh-35 với tầm
hoạt động lên đến 130 km, nhưng sẽ được thay thế
bằng ht hành trình Brahmos. Hệ thống ht đối không SA-N-
7 Gadfly (Shtil) được trang bị để đối phó với mối đe dọa từ
trên không. Hệ thống ht phòng thủ điểm Barak đã được
trang bị trên chiếc Delhi và sẽ nhanh chóng được trang bị
cho hai chiếc còn lại của lớp. Những tàu khu trục này
cũng mang theo rocket RBU-6000 dành cho nhiệm vụ
chống tàu ngầm, và được cung cấp năm ống phóng ngư
lôi 533 mm có khả năng phóng các ngư lôi SET-65E, Kiểu
53-65. Chúng cũng có thể chở theo hai máy bay trực
thăng Sea King. Lớp Delhi sẽ được bổ sung bởi lớp tàu
khu trục Kolkata, chiếc đầu tiên được hạ thủy vào tháng
3 năm 2006.

Tàu khu trục Kiểu 052C của Hải quân Quân giải phóng
Trung Quốc

Hải quân Quân giải phóng Trung cộng gần đây đã đưa
vào hoạt động một số tàu khu trục mới hiện đại bổ sung

Đa hieu online số 3 Page 128

cho bốn chiếc thuộc lớp Sovremenny. Ba lớp tàu mới đã
được hạ thủy kể từ năm 2003, bao gồm tàu khu trục Kiểu
052B (Luyang), Kiểu 052C (Luyang II) và Kiểu
051C (Luzhou). Hai kiểu sau được trang bị các loại ht
phòng không tầm xa, kiểu HQ-9 nội địa và loại S-300 của
Nga tương ứng. Người ta dự đoán rằng một khi Hải quân
Trung c ộng hài lòng với một trong số hai thiết kế nói trên
(052C hay 051C), nó sẽ được chọn để sản xuất hàng loạt
như là thế hệ tiếp theo của tàu khu trục phòng không của
Trung cộng

Tàu khu trục ROKS Sejong Đại đế(DDG 991) của Hải
quân Cộng hoà Hàn Quốc

Hải quân Đại Hàn Dân quốc sử dụng nhiều lớp tàu khu
trục bao gồm lớp Sejong Đại đế (KDX-III)
và lớp Chungmugong Yi Sun-sin (KDX-II). KDX-III được
trang bị hệ thống tác chiến Aegis, hệ thống vũ khí tiếp
cận Goalkeeper CIWS, ht hành trình Hyunmoo và ht đối
hạmHae Sung.

Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản sử dụng các lớp tàu
khu trục Atago và Kongō, cả hai đều được trang bị hệ
thống tác chiến Aegis.

Hải quân Nga và Hải quân Quân giải phóng Nhân dân
Trung c ộng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sử dụng
tàu khu trục lớp Sovremenny, gồm những tàu khu trục ht
lớn đa nhiệm. Chúng vận hành bằng nồi hơi đốt dưới áp

Đa hieu online số 3 Page 129

lực, có khả năng đạt đến tốc độ vượt quá 56 km/h (30
knot). Vũ khí trang bị cho chúng bao gồm tám ht đối
hạm SS-N-22 Sunburn, những bệ phóng dành cho ht đối
không SA-N-7 Gadfly và hai khẩu hải pháo tự động AK-
130 nòng đôi 130 mm có thể bắn đạn pháo dẫn đường
bằng laser. Trong khi chúng cũng mang theo ống phóng
ngư lôi 533 mm và ống phóng rocket RBU-6000 để sử
dụng chống tàu ngầm, nhiệm vụ chủ yếu của chúng là tấn
công các hạm tàu nổi đối phương. HT đối không mà
chúng mang theo có chế độ hoạt động mặt biển, và cả
pháo 130 mm lẫn ngư lôi đều hữu ích để chống lại tàu nổi
ở khoảng cách gần.

Tàu chiến lớp Udaloy của Nga

Tàu khu trục hiện đại nhất được Hải quân Nga sử dụng

hiện nay là lớp Udaloy có từ đầu thập niên 1980. Chúng

có trọng lượng rẽ nước khoảng 7.900 tấn khi đầy tải, có

thể di chuyển ở tốc độ 65 km/h (35 knot), và có tầm hoạt

động tối đa 19.450 km (10.500 hải lý) ở vận tốc đường

trường 26 km/h (14 knot). Lớp Udaloy nguyên thủy

(Udaloy I) được thiết kế cho vai trò chống tàu ngầm, vốn

có thể nhận thấy qua hai ống phóng bốn nòng dành cho

HT Metel (SS-N-14), hai ống phóng bốn nòng 533 mm (21

inch) được dùng cho ngư lôi Kiểu 53 trên lớp Udaloy I

hoặc HT RPK-2 Viyuga (SS-N-15) trên lớp Udaloy II, và

hai ống phóng RBU-6000 chống tàu ngầm. Lớp Udaloy II

là kiểu tàu khu trục đa nhiệm duy nhất của Nga, tương

Đa hieu online số 3 Page 130

đương với lớp Arleigh Burkecủa Mỹ. Vũ khí trang bị cho
lớp Udaloy II đã được cải biến. HT Metel được thay thế
bằng tám HT đối hạm siêu thanh P-270 Moskit (SS-N-22
Sunburn); và cho mục đích phòng không, mỗi chiếc
Udaloy trang bị bốn hệ thống vũ khí tiếp cận (CIWS) AK-
630 bố trí song song với nhau ở giữa tàu. Chúng còn có
hai hệ thống vũ khí tiếp cận Kashtan, mỗi hệ thống có khả
năng đối đầu tự động với sáu mục tiêu bằng chính vũ khí
của nó là hai khẩu súng gatling GSh-6-30 hoặc bốn HT
đất-đối-không 9M311 (SS-N-11). Cuối cùng, 64 tên lửa
đất–đối-không phòng thủ điểm tầm trung 3K95
Kinzhal (SS-N-9) có thể khai hỏa từ hệ thống phóng thẳng
đứng. Hiện nay, có tổng cộng tám tàu khu trục lớp Udaloy
đang hoạt động, bảy trong số đó thuộc lớp Udaloy I và
một chiếc lớp Udaloy II.

Tàu khu trục trong tương lai

Tranh vẽ mô tả tàu khu trục USS Zumwalt (en), chiếc dẫn
đầu của lớp DD(X).

Tàu khu trục cuối cùng thuộc lớp Spruance của Hải quân
Mỹ, chiếc USS Cushing, được cho ngừng hoạt động vào
ngày 21 tháng 9 năm 2005; và lớp tàu khu
trục Zumwalt từng được dự định để thay thế cho chúng.
Vào ngày 1 tháng 11 năm 2001, Hải quân Mỹ công bố ban
hành bản Yêu cầu Đề nghị (RFP) được sửa đổi dành cho
Chương trình Tàu chiến nổi Tương lai. Trước đây được

Đa hieu online số 3 Page 131

gọi là DD 21, dự án này hiện nay được đặt tên
là DD(X) để phản ánh chính xác hơn mục đích của
chương trình, đó là nhằm sản xuất một họ các tàu nổi có
kỹ thuật tiên tiến, thay vì chỉ là một lớp tàu duy nhất. Lớp
DD(X), còn được gọi là lớp Zumwalt, lớn hơn nhiều so với
tàu khu trục truyền thống, chúng nặng hơn gần 3.000 tấn
so với một tàu tuần dương lớp Ticonderoga (en) (khoảng
12.500 tấn, lớn hơn đa số tàu tuần dương hạng nặng thời
Thế Chiến II). Nó có khả năng mang các loại vũ khí tiên
tiến, và sở hữu Hệ thống Động lực Tích hợp hoàn toàn
bằng điện. Tuy nhiên, do giá thành bị đội lên quá cao và
hàng loạt trục trặc trong thiết kế, chương trình chế tạo lớp
tàu Zumwalt đã bị cắt giảm từ 32 chiếc xuống chỉ còn 3
chiếc tổng cộng.

Cùng với việc lớp Spruance được cho nghỉ hưu trong khi
kế hoạch đóng lớp Zumwalt bị hủy bỏ, Hải quân Mỹ bắt
đầu đưa vào hoạt động một phiên bản cải tiến của
lớp Arleigh Burke với các khả năng chống tàu ngầm được
mở rộng, kiểu Arleigh Burke Flight IIA, bắt đầu với
chiếc USS Oscar Austin (en). Tính đến năm 2010, 30
chiếc như vậy đã được đưa vào phục vụ, với ít nhất sáu
chiếc khác đang được chế tạo.

Từ khi Liên Xô sụp đổ đến nay, Nga chưa đóng mới một

lớp tàu khu trục nào thực sự đẳng cấp, những tàu chiến

được đóng mới gần đây đều là những tàu khu trục nhỏ có

lượng giãn nước dưới 4.000 tấn, chỉ phù hợp cho các

Đa hieu online số 3 Page 132

nhiệm vụ phòng thủ ven biển. Xét về khía cạnh hiện đại
hóa hải quân, Nga thậm chí còn chậm hơn cả Trung
Quốc. Năm 2010, những khu trục hạm mạnh nhất của Hải
quân Nga đều là những tàu đã được đóng từ thập niên
1980

Vì thế dù đang có doanh số xuất khẩu tốt với các loại tàu
cũ nhưng ngành đóng tàu tại Nga cũng đã có kế hoạch
phát triển các loại tàu khu trục theo hướng tàng hình mới,
một loại được biết đến đầu tiên với tên gọi Tàu khu trục
Đề án 21956 khi nó được giới thiệu năm 2007 với nhãn
được dùng để xuất khẩu. Kế hoạch tàu khu trục mới sẽ có
thể thay thế cho cả ba lớp tàu phóng lôi, chống ngầm,
phóng tên lửa hành trình cũng như có khả năng phòng
không, nó hoạt động như một loại tàu đa chức năng, gần
như là một loại tàu tuần dương vì hiện tại thiết kế tập hợp
hỏa lực giúp tàu chiến có thể tham gia nhiều nhiệm vụ
hơn đang là xu hướng phát triển của hải quân
Nga[16][17] khi mà tàu hộ tống Đề án 20385 đã được xem
là mạnh gần bằng một tàu khu trục. Loại tàu mới được dự
tính có thể trang bị động cơ điện hạt nhân[18àu khu trục,
hay còn gọi là khu trục hạm, (tiếng Anh: destroyer) là
một tàu chiến chạy nhanh và cơ động, có khả năng hoạt
động lâu dài bền bỉ dùng cho mục đích hộ tống các tàu
chiến lớn hơn trong một hạm đội, đoàn tàu vận tải hoặc
một chiến đoàn, và bảo vệ chúng chống lại những đối thủ
nhỏ tầm gần nhưng mạnh mẽ, thoạt tiên là những tàu

Đa hieu online số 3 Page 133

phóng lôi, và sau này là tàu ngầm và máy bay. Khu (驅)

và trục (逐) là các chữ Hán-Việt đều có nghĩa là "đuổi đi".

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, tàu khu trục là những
tàu hạng nhẹ không có khả năng chịu đựng được những
chiến dịch trên đại dương một mình; mà tiêu biểu là một
số tàu khu trục phối hợp cùng một tàu tiếp liệu khu
trục cùng hoạt động với nhau. Trong và sau chiến tranh,
các tàu khu trục mạnh hơn và lớn hơn có khả năng hoạt
động độc lập được chế tạo, đặc biệt là khi các tàu tuần
dương không còn được sử dụng trong những
năm 1950 và 1960.

Đa hieu online số 3 Page 134

Đa hieu online số 3 Page 135

Đa hieu online số 3 Page 136

Đa hieu online số 3 Page 137

Đa hieu online số 3 Page 138

Đa hieu online số 3 Page 139

Đa hieu online số 3 Page 140

ThămNT Phan văn Tài.k3

Kính quý NT, anh chị em thuộc gia đình
CSVS/TVBQGVN.

Cách nay khoảng 3 tuần, NT Lê văn Tính.k3 có dịp điện
đàm với NT Phan văn Tài.k3 và được biết ông bị chứng
thiếu dưỡng khí, thỉnh thoảng phải nhập viện khẩn cấp.

Trưa hôm quá, NT Lê văn Tính.k3 và phu nhân cùng tôi đi
thăm NT Phan văn Tài.k3.

NT Tài.k3 và phu nhân rất vui khi chúng tôi đến thăm, ông
cho chúng tôi biết, vì mang chứng bệnh thiếu dưỡng khí,
những khí quản trong phổi thỉnh thoảng bị nghẹt do đó

lượng dưởng khí vào phổi ít hơn bình thường. Hiện tại,
ông đang giữ trong người một chiếc máy trợ phổi. Nhiệm
vụ của chiếc máy này là khai thông khí quảng và bơm oxy
vào phổi khi cần. NT Tài.k3 cho chúng tôi xem chiếc máy,

đồng thời phu nhân của NT Tính.k3 cũng có một cái.

NT Tài.k3 than rằng, vì bệnh này mà ông không thể đi đâu
cả. Nhân dịp này, NT Thì có nhắc đến NT Lữ Lan.k3, NT

Võ đại Khôi.k3, bà quả phụ Nguyễn văn Lợi.k3 và mong
có dịp hội ngộ. Ông cho chúng tôi biết, bầ Lợi.k3 đang
sống với con, ở Ashbur, ông khuyên chúng tôi, nếu có dịp
nên đi thăm bà ấy.Chiều xuống dần, chúng tôi xin tạm biệt

NT Tài .k3 và phu nhân.Kính chúc quý vị luôn được an
lành và hạnh phúc.

Trần thanh Huyện.k19

Đa hieu online số 3 Page 141

Đa hieu online số 3 Page 142

Đường lên Hiên, lên Giàng…

Vương mộng Long- k20
---o---
Gia đình tôi dọn về khu chùa Âm-Bổn, Hội-An khi tôi
học xong lớp Đệ Lục Trung Học Trần Quí Cáp. Tôi có bốn
người bạn thân: Trần ngọc Lợi, Lê văn Bảy, Ngô Rân,
và Lê hữu Mục. Năm đứa chúng tôi chơi với nhau từ Đệ
Thất. Tối tối, chúng tôi tụ họp trên lề xi măng sát bờ sông
Thu-Bồn, trên đường Bạch-Đằng, đối diện với nhà bác
Trần ngọc Mai, thân sinh của anh Trần ngọc Lợi.
Chúng tôi tâm sự, chuyện vãn, học bài dưới ánh điện
đường. Đôi khi cao hứng, chúng tôi ngâm nga những bài
thơ vừa học trong giờ giảng văn, như thơ Nguyễn
Khuyến, thơ Tản Đà, thơ Xuân Diệu...vân vân.
Thời cụ Diệm, đất nước thanh bình. Nhà, phố, ban đêm
không cần khóa cửa. Tuổi trẻ hồn nhiên, tâm hồn thơ thới,
đời tôi chưa vướng chút âu lo gì về hòa bình hay chiến
tranh. Có khi, Thứ Bảy, tôi và bạn quây quần bên nhau
cho tới nửa đêm mới chia tay, ai về nhà nấy.
Trừ những ngày nước lũ, mùa dông, dòng Thu-Bồn lúc
nào cũng mờ mờ hơi khói sương, đầy nét mơ màng.
Dòng sông ấy là một trong những dòng sông tôi yêu quý
nhứt. Lớn lên, tôi sống xa Hội-An, nhưng mỗi khi có dịp
ghé về, tôi thường lang thang nhiều giờ, bên bờ sông,

Đa hieu online số 3 Page 143

nhìn những con đò ngang, đò dọc, nhìn bèo trôi, mây
bay...

Vương Mộng Long -1960

Lên tới Đệ Ngũ, bạn bè tôi phần nhiều, đã biết yêu. Thư
qua, thư lại giữa các cặp tình nhân trao đổi ngay trước
mắt tôi, hằng ngày, trong lớp.

Đa hieu online số 3 Page 144

Những mối tình đầu ở thành phố Fai-Foo cổ lỗ, nhỏ bé
này cũng thường bị nhiều kẻ xâm lăng đe dọa. Trước khi
có lệnh động viên vì tình hình đất nước lâm nguy, thầy
giáo là địch thủ đáng gờm nhất của những chàng học
trò đang yêu.

Lớp tôi có chị Tô thị Vân, Bắc-Kỳ, tóc dài. Nhà chị Vân ở
gần giếng Bá-Lễ. Ngõ vào giếng, có cây hoa mộc lan;
đêm đêm, mộc lan tỏa hương, thơm ngát một vùng.

Tết Trung-Thu hàng năm, chị Vân và em gái chị là Tô thị
Lan được chọn đóng vai Hai Bà Trưng, ngồi trên xe hoa
diễn hành.

Năm chúng tôi lên Đệ Tứ thì thầy Huy dạy Quốc-Văn
làm giáo sư hướng dẫn. Thầy Huy mê chị Tô thị Vân ra
mặt. Dù chị Vân không ưa gì thầy Huy, nhưng
những người đang theo đuổi chị Vân như anh Bảy,
anh Rân, đều ghét thầy cay đắng. Những lúc thầy ấp cái
hình Hai Bà Trưng (Vân, Lan) vào ngực, đôi mắt hiu hiu,
thì bọn bạn tôi ức lắm.

Nhưng, xem chừng như nhiều cô nữ sinh trường tôi
cũng thích nâng khăn sửa túi cho các giáo sư? Con
đường Hoàng-Diệu chỉ dài khoảng hai trăm thước, mà
cũng có cả tá nam sinh ôm hận, bỏ ăn, bỏ học, ngẩn ngơ
khi cô nữ sinh xinh đẹp con gái quan phó tỉnh lên xe hoa
về nhà một …giáo sư Anh Văn.

Bạn tôi, có đứa đã trải qua vài trận thất tình. Người thất
tình thường hay làm thơ buồn day, buồn dứt. Hình như

Đa hieu online số 3 Page 145

người thất tình dễ trở thành thi sĩ lắm! Thi sĩ nào cũng
biết hút thuốc lá. Khói thuốc làm cho thi nhân có hứng để
viết.

Thuốc Cotab thơm ngon hơn Ruby nhiều, nhưng đắt
lắm, chỉ có thầy giáo mới dám hút Cotab. Còn đám học
sinh thì chuyên môn hút Ruby.

“Ba đồng, bốn điếu Ruby!” Ruby rẻ hơn Cotab nhiều.
Buổi đó chỉ có Ruby loại bao màu hồng, in hình những
đồng tiền vàng dính nhau, chưa có Ruby Quân-Tiếp-Vụ
với hình anh Chiến Sĩ Cộng-Hòa chân co, chân duỗi.
Khói Ruby vào phổi làm cho tâm hồn ta dạt dào, lâng
lâng, ngẩn ngơ. Trong sân trường tôi, thi sĩ lềnh bềnh…
phiêu dạt đầy sân. Những tập thơ bằng giấy "pơ lua pho"
với chữ viết bằng ngòi bút "rông" được chuyền tay, nâng
niu như trứng. Trong số những công tử mới tập tành phun
châu, nhả ngọc thời ấy, có vài vị sau này trở thành thi sĩ
thực thụ như (Huỳnh) Hoàng Quy, Thái tú Hạp, Phùng
Tiến...
Tôi chưa biết thất tình là gì nhưng cũng cố theo kịp bạn
bè, bắt đầu tập tành hút thuốc lá. Dù bị mẹ tôi cấm đoán,
đôi lúc, tôi vẫn lén mua vài điếu Ruby lẻ, kiếm nơi thanh
tịnh, ngồi hút một mình.
Tôi không biết cách ém khói, rồi để khói phì ra đàng mũi,
hay nhả khói thành vòng tròn, như những tay lão luyện.
Tôi hớp từng ngụm khói vào mồm, rồi thở ra bằng mồm.

Đa hieu online số 3 Page 146

Tuổi tôi lúc đó làm gì có nhiều kinh nghiệm sống để mà
viết lên cho thành truyện? Tôi đành tưởng tượng. Cứ ngồi
một mình, cho trí tưởng tượng phiêu du theo khói thuốc,
thế là có bao nhiêu đề tài để viết.

Mỗi khi làm được bài thơ nào ưng ý, tôi thường lấy
phấn đủ màu mè ngũ sắc "yết" nó lên cái bảng đen giữa
lớp để chia sẻ công trình của mình với bạn bè.

Vài tháng một lần, tôi và mấy người bạn cùng lớp, "xuất
bản" một tập thơ viết tay trên giấy "pơ lua", chỉ để tặng,
không bán (vì có ai mà thèm mua!)

Chúng tôi sưu tầm những bài thơ hay trên các nguyệt
san, đặc san, rồi sao chép lại thành tuyển tập chuyền tay
nhau.

Một hôm, tôi vớ được "Paris Có Gì Lạ Không Em"của
Nguyên Sa, tôi viết nó lên bảng cho bạn bè thưởng lãm, ai
cũng khen thơ ông này có cái phong thái mới lạ, dễ
thương...

Thường thì, khi mê thơ của ai, tôi hay tò mò tìm hiểu
xem người thơ ấy sống cuộc đời thường ra sao? Ngày đó
tôi mê thơ Thái Can. Vì thế, lúc rảnh rang, tôi hay đạp xe
qua phố Nguyễn thái Học. Đường Nguyễn thái Học có nhà
của Bác sĩ Thái Can.

Bác sĩ Thái Can chính là tác giả bài thơ bất hủ "Anh Biết
Em Đi Chẳng Trở Về"

Đa hieu online số 3 Page 147

Bác Can cũng là thân sinh của chị Thái thị Mai và anh
Thái Thanh, bạn học lớp Đệ Tứ 1, ngang lớp với tôi trong
trường Trần Quí Cáp.

Xe đi ngang nhà Bác sĩ Thái Can, thế nào tôi cũng
nghển cổ nhìn vào, quan sát. Đã nhiều lần bác Can bắt
quả tang đôi mắt láo liên, dớn dác của tôi, khiến tôi đỏ
mặt. Tôi phải ra sức gò lưng, đạp cho xe lướt nhanh.

Chắc bác tưởng tôi bắng nhắng lạng xe trước nhà bác
chỉ vì nhan sắc của cô con gái cưng của bác? Thực tình,
tôi không nghển cổ kiếm hình bóng chị Mai đâu, mà tôi
dòm xem bác Thái Can vui hay buồn?

Tôi cứ thắc mắc rằng, bị một trận tình, thua thất điên bát
đảo như thế, chắc tim bác phải ê ẩm, rầu rĩ, lâu lắm? Lời
thơ của bác buồn ghê...

"Anh biết em đi chẳng trở về!
Dặm ngàn liễu khuất với sương che.
Thôi đừng quay lại nhìn anh nữa...
Anh biết em đi chẳng trở về!"

(Thơ Thái Can)

Bạn cùng lớp tôi ai cũng rõ tôi là "Công-Tử Nhất-Bộ" vì
mỗi năm, tôi chỉ có một bộ đồng phục. Tôi may bộ đồng
phục đó sau khi lãnh học bổng mỗi cuối niên khóa. Một
cái sơ-mi trắng và một cái quần xanh. Tôi mặc đồng phục
đi học. Về tới nhà, tôi thay quần áo ra, đem giặt. Khi ở nhà

Đa hieu online số 3 Page 148

hoặc đi kèm trẻ, tôi mặc quần áo nhà binh, vừa rẻ, vừa
bền.

Mờ sáng, đi gánh nước, tôi cởi trần, mặc quần dài xắn
tới đầu gối. Đoạn đường từ nhà tôi tới giếng nước nhà cô
Cư, đèn đường mờ mờ.

Lịch tập thể dục hàng tuần của trường Trần Quí Cáp
chia ra, học trò con trai tập thể dục vào những ngày chẵn,
Thứ Hai, Tư, Sáu. Học trò con gái tập thể dục vào những
ngày lẻ, Thứ Ba, Năm, Bảy. Bạn gái cùng lớp tôi, đi tập
thể dục, thường xuyên đụng đầu một "thi nhân" đang hùng
hục leo dốc với hai thùng nước đầy, đung đưa bên
hông…

Bọn nữ tặc túm năm, tụm ba, chặn đường tôi, réo gọi
om sòm:

"Anh Vọi ơi! Anh Vọi ơi! Dừng chân cho chúng em tỏ
một đôi lời đi!...Anh Vọi ơi!"

Tiếng chúng nó the thé vang vang trong phố. Cường độ
âm thanh tiếng réo của bọn yêu tinh ấy chắc cũng cao cỡ
vài trăm decibels, làm cho những trái sung trên cây, trong
vườn, sau chùa Âm-Bổn rơi lộp độp.

Bạn bè trong lớp thường gọi tôi là anh Vọi.
Số là, trong chương trình Quốc-Văn lớp Đệ-Lục do cô
Bạch Vân dạy, mỗi đứa trong lớp tôi phải chọn thuyết trình
một tác phẩm của Tự- Lực Văn- Đoàn. Tôi đã chọn tiểu
thuyết "Trống Mái" của Khái Hưng.

Đa hieu online số 3 Page 149

Vọi là tên một anh dân chài khù khờ, nhân vật chính
trong "Trống Mái". Vì tôi cũng có vẻ khù khờ như Vọi, nên
sau buổi thuyết trình, tôi mang thêm một cái tên nữa là
“Anh Vọi”

Gặp nhau, thay vì kêu tên tôi, bạn tôi cứ,
"Anh Vọi ơi!... Anh Vọi ơi!"

Thét rồi, cái tên "Anh Vọi" thành quen.
Ngày tháng thoi đưa, chúng tôi lớn lên lúc nào không
nhớ rõ. Trong lớp tôi, cũng có đôi người thầm thương anh
Vọi, mãi sau này tôi mới biết...
Một hôm, Đệ Tứ, gần vào hè, giờ ra chơi, tôi và vài anh
bạn ra khu tập thể dục quay xà ngang. Áo tôi bị cuốn vào
xà, xẻ dọc. Mấy cô bạn gái xúm vào vá víu áo tôi. Vá giùm
áo tôi xong, bạn đã tan hàng, riêng một nàng chần chờ
không chịu rời gót. Cô ấy tên Thu-Cúc. Phạm thị Thu-
Cúc tuổi Mùi, người Vĩnh-Điện, trọ học ở nhà bà con, gần
Chùa Cầu.
Thu-Cúc tóc thề ngang vai, trắng trẻo, dễ thương,
nhưng hơi đẫy đà.
Tôi hỏi Cúc,
- Ủa! mọi người đi hết rồi, Cúc còn đứng đây làm gì?
Cúc đỏ mặt lí nhí hỏi lại,
- Áo Long bị rách, về nhà có bị mẹ la rầy không?
Tôi cảm động,

Đa hieu online số 3 Page 150


Click to View FlipBook Version