The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.

Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại

Vùng Tây Nam Hoa Kỳ

Số 1 Tháng 8 Năm 2020

Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by Sài Gòn mộng mơ, 2020-10-03 02:28:50

Nắng Hạ Mưa Thu

Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại

Vùng Tây Nam Hoa Kỳ

Số 1 Tháng 8 Năm 2020

THƯ RA MẮT

Tân Chủ Tịch và toàn Ban Đại Diện Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vùng Tây
Nam Hoa Kỳ RA MẮT CHÀO MỪNG QUÝ VĂN THI HỮU.

Trân trọng kính gửi Quý Văn Thi Hữu Hội Viên và các Thân Hữu .

Kính Thưa Quý Vị
Ban Đại Diện Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vùng Tây Nam Hoa Kỳ nhiệm kỳ
2020-2023
- Trân trọng Kính chào quý Văn Thi Hữu Hội Viên Tây Nam Hoa Kỳ và quý vị
Thân Hữu .
- Kính chào quý vị Chủ Tịch và Thân Hữu các Vùng Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại : - Vùng Đông Bắc
Hoa Kỳ - Vùng Đông Nam Hoa Kỳ - Vùng Nam Hoa Kỳ - Vùng Québec Ontario, Canada .
- Kính chào Chủ Tịch và quý vị trong Ban Chấp Hành Trung Ương VBVNHN. - Cùng kính chào quý
độc giả thân mến .

Thưa quý Văn Thi Hữu và Thân Hữu.
Đây là cuốn sách điện tử đầu tiên của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vùng Tây Nam Hoa Kỳ do Ban Biên
Tập Văn Bút / Tây Nam thực hiện, với chủ đề NẮNG HẠ MƯA THU, một chủ đề khá lãng mạn êm
đềm bớt đi những căng thẳng vì trận đại dịch Vũ Hán .
Ban Đại Diện VBVNHN / Tây Nam Hoa Kỳ chúng tôi mong được góp sức tiếp bước các vị tiền nhiệm
Hội VBVNHN, duy trì và phát huy Văn Hoá tốt đẹp của dân tộc Việt Nam .
Bầu nhiệt huyết của người cầm bút tự do sáng tác thơ văn phong phú khi họ có niềm tin vào một Đấng
Tạo Hoá, yêu thích thiên nhiên, tình đôi lứa, lòng trung thành với Tổ quốc, nỗi buồn nhớ Quê hương...
Những ngòi viết công chính luôn trọng chí anh hào , quý nghĩa đồng bào, huynh đệ , xây dựng gia đình
xã hội không quên tha nhân, lắng nghe tiếng nói của lương tâm, hướng về sự thật.
Cho dù người Việt định cư ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, chúng tôi tin cũng dành một chỗ trong trái tim
tình Non Nước và tình Dân tộc , để quyết tâm gìn giữ tiếng Việt, Quốc ngữ bao đời Ông Cha lưu
truyền lại cho chúng ta và các con cháu, hậu duệ .
Hy vọng dịch bệnh Covid19 sẽ mau chấm dứt, chúng ta sẽ có những buổi sinh hoạt họp mặt vui
vẻ và những ngày Lễ Hội sẽ trở lại.
E- book NẮNG HẠ MƯA THU của Văn Bút Tây Nam Hoa Kỳ chắc cũng không tránh khỏi thiếu sót lần
đầu, ước mong nhận được sự thông cảm của độc giả .
Ban Đại Diện cũng là Ban Biên Tập chúng tôi chân thành cảm tạ.
Thân ái kính chào quý vị.

Ban Đại Diện VBVNHN Vùng Tây Nam Hoa Kỳ :
Chủ Tịch Đình Duy Phương
Phó Chủ Tịch Erlinda Thùy Linh
Phó Chủ Tịch Đinh Mộng Lân
Tổng Thư Ký Lê Nguyễn Nga
Thủ Quỹ Võ Ngọc Hoa

Ban Đại Diện Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Tây Nam Hoa Kỳ:

* Nhà Thơ Đình Duy Phương - Chủ Tịch
* Nhà Thơ Erlinda Thuỳ Linh - Phó Chủ Tịch
* Nhà Văn Đinh Mộng Lân - Phó Chủ Tịch
* Nhà Văn Lê Nguyễn Nga - Tổng Thư Ký
* Nhà Văn Võ Ngọc Hoa - Thủ Quỹ.
Cố Vấn
* Nhà Văn Dược Sĩ Vũ Văn Tùng
* Nhà Văn Luật Sư Nguyễn Văn Giỏi
* Nhà Văn Trần Đức Hân ( TranDuc Han Prudence )
* Văn Hữu Huỳnh Kim

1/-Tiếng Bút Nghiên (Nguyệt Ngân - Bông Điên Điển)
2/-Yêu mãi một mùa Hè( Lê Nguyễn Nga)
3/-Mùa hè dạo biển ( Trang Ngọc Kim Lang )
4/-Khái lược luật làm thơ (Huỳnh Kim)
5/-Xin Mẹ ủi an (Vũ Thuỳ Nhân)
6/-Nghỉ hè ( Đình Duy Phương)
7/-Duyên hải Nam California ( Nhật Quang Hồ Phi)
8/-Hạ cảnh-Cảnh mùa Hạ ( Trần Đức Hân)
9/-Thư Em mùa nắng Hạ ( Võ Ngọc Hoa)
10/-Em chiều Thu ( Erlinda Thuỳ Linh)
11/-Rừng Thu ngóng đợi ( Lê Mỹ Luân)
12/-Mùa dịch ( Mắt Nâu)
13/-Tưởng! ( Lê Anh Dũng- Letamanh )
14/-Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ( Vũ Văn Tùng )
15/-Nụ cười nở Bốn Mùa ( Trang Ngọc Kim Lang)
16/-Hè xưa ( Erlinda Thuỳ Linh )
17/-Bố ơi... ( Diễm Châu- Cát Đơn Sa)
18/-Màu Phượng thắm ( Lê Nguyễn Nga)
19/-Nắng Hạ ( Đình Duy Phương )

20/-Rượu vang (Vũ Lê Tuyết Yên )
21/-Ngắm nắng hè ( Nhật Quang Hồ Phi)
22/-Dâng lên Cha tình bát ngát ( Vũ Thuỳ Nhân )
23/-Như lá vàng mùa Thu ( Năng Khiếu )
24/-Thu Nguyệt- Trăng Thu ( Trần Đức Hân)
25/-Lá Thu ( Nguyệt Ngân- Bông Điên Điển )
26/-Diệt trừ Cô Vi ( Erlinda Thuỳ Linh)
27/-Thăng trầm Địa Ốc( Đinh Mộng Lân )
28/-Tình thầm ( Lê Mỹ Luân)
29/-Sao trời mùa Hạ ( Lê Nguyễn Nga )
30/-Tháng Tư buồn ( Huỳnh Kim)
31/-Hạc Vàng Vũ Hán ( Mắt Nâu )
32/-Tình yêu và Covid 19 ( Đình Duy Phương)
33/-Trên đỉnh đồi Mặc Khải( Nguyệt Ngân- Bông Điên Điển)
34/-Thăm! ( Lê Anh Dũng- Letamanh)
35/-Phụ nữ ngày nay ( Trang Ngọc Kim Lang)
36/-Tàu cộng sụp đổ ( Nhật Quang Hồ Phi)
37/-Việt Nam tang thương! ( Erlinda Thuỳ Linh )
38/-Một ngày Đặc biệt ( Võ Ngọc Hoa )
39/-Mưa Thu ( Đình Duy Phương)
40/-Mưa Thu gợi nhớ ( Lê Nguyễn Nga)
41/-Nắng Hạ Mưa Thu ( Vũ Thuỳ Nhân)

Người văn nhân phải chăng thường hình hạc?
Bút cùng nghiên tạo khúc nhạc đam mê ?
Mê đèn khuya, mê trăng sáng hiện về
Hoa lá cũng mê say người cầm viết

Năm ngón tay thả dòng thơ tứ tuyệt
Buồn chuyện tình nhiều nghiệt ngã dở dang
Nhắn nhủ ai đừng gieo cảnh phũ phàng
Cho xã hội bớt gian nan cay đắng

Chọn yên tịnh giữa khung trời trống vắng
Mà nghe hồn lắng đọng với thời gian
Phút suy tư bao kiến thức dâng tràn
Làn khói thuốc cũng nồng nàn thân ái

Nhắn tuổi trẻ đường chông gai chẳng ngại
Chữ“nhân tâm”vẫn sáng mãi như sao
Lễ, nghĩa, trí, tín mãi mãi trên cao
Nguồn cội đó hoa dạt dào tươi mọc

Có những lúc họ trỗi dậy thần tốc
Bỏ giấc mơ, theo nghiên bút gọi về
Giữa màn đêm lời tha thiết rủ rê
Cùng phóng nét hướng cận kề dang dở

Người văn nhân cần êm đềm hơi thở
“Tiếng bút nghiên”mở rộng cả khung trời
Nhân sinh quan lan tỏa khắp nơi nơi
Bước vào đó! Tuyệt vời nền văn học.!

Nguyệt Ngân ( Bông Điên Điển )

Cali, tháng 03 / 2012



MÙA HÈ DẠO BIỂN.

Lang thang ra biển dạo quanh
Nhấp nhô sóng vỗ kết thành tràng hoa.
Nhìn trời ửng đỏ chiều tà
Cõi lòng mở rộng chan hòa gió sương.
Nếu đời trang trải tình thương
Bao nhiêu sầu muộn chán chường cũng tan.
Lửa hồng sưởi ấm thành than
Tiếng đàn giọng hát lộng vang mây trời.
Tâm tư bay bổng chơi vơi
Mùa hè dạo biển sống đời thần tiên,
Chẳng lo lắng, chẳng ưu phiền
Trở về thực tế buồn phiền ra khơi
Dại gì suy tính ai ơi!
Hồn ta ta giữ,chuyện người đừng kham
Mặc ai danh lợi ,tham lam
Rồi ra cũng kiếp"tay làm hàm nhai"
Cuộc đời ngắn ngủi lắm thay!
Nhớ câu tích đức tương lai nương nhờ.
Biển xanh trời rộng,hồn thơ,
Thấy mình bé nhỏ ước mơ chi nhiều!

TrangNgocKimLang

KHÁI LƯỢC LUẬT LÀM THƠ

Huỳnh Kim

Nói về Thơ " LỤC BÁT ", Theo chữ Nho " LỤC " là sáu, " BÁT " là tám, có nghĩa là thể thơ nầy
" Sáu tiếng và Tám tiếng ", thể văn có VẦN mà không cần đối nhau. Người ta thường vịn vào
các câu ca dao hay phương ngôn.
Phải lựa vần đọc thuận miệng và êm tai, là được rồi. Là một thứ âm điệu trên sáu tiếng, dưới
tám tiếng , mới gọi là " LỤC BÁT ".
Thơ Lục Bát khởi đầu với " vần bằng ", tiếng thứ sáu ở cuối câu LỤC và tiếng thứ sáu ở câu bát
thành " một vần ".
Tiếng thứ tám câu bát vần với tiếng thứ sáu câu lục.
Tiếng thứ sáu câu bát ở dưới phải vần với tiếng thứ sáu câu lục ở trên.

THAN THÂN 30-4-1975

---oOo---
Cảnh đời lăn lóc khổ cam,
Cõi trần được một, tri âm đã nhiều.
Gian nan gió sớm, mưa chiều,
Biết ai để giải nổi điều đảm đang
Tựa kề bên trúc, bên lan,
Ban mai bên tối, bàng hoàng nơi đây.
Trương buồm cầm lái cùng dây,
Thế đời thất thểu bàn đây cũng thừa.

Thường hát hay nói là biến thể thơ song thất, câu thứ năm thứ sáu cũng có khi sử dụng bằng
hai câu thơ, nhưng không phải là luật nhất định, thể vần cũng giống song thất và câu kết lúc
nào cũng bằng câu " LỤC ".

NỖI LÒNG 30-4-1975

---oOo--
Ba mươi tháng tư ngày năm ấy,
Bọn tham tàn, trông thấy cũng nực cười.
Có công đâu lấy nước cả đời,
Chữ viết nguệt ngoạc lại lếu láo.
Chủ trương tổ hợp di hữu tử,
Là ngu thất kế bất như nhàn!
Dân thưa thớt, thấp thoáng bóng Nam San,
Ngoảnh mặt bỏ lại, ai ai cũng bỏ.
Khoảng hồn thiên cổ kim, kim cổ,
Cõi trần đời, không có, có không,
Lạ thời, Trời Phật đợi trông!

Huỳnh Kim

****XIN MẸ ỦI AN****

VŨ THÙY NHÂN.

Sáng nào Nàng cũng ngồi đây,
Làm hai ...hơi thuốc...đã say mất rồi!
Âm thầm ngắm lá vàng rơi...
Nhìn tượng Đức mẹ mỉm cười rất ...duyên (1)
Thiên Thần đứng cạnh Mẹ hiền,
Cầm cây gây lớn trang nghiêm tuyệt vời,
Canh chừng cho Mẹ tối ngày...
Đứa nào xúc phạm...chết ngay tức thì !
Yêu...sao ĐỨC MẸ TỪ BI,
Đang bồng Chúa cả uy nghi, dịu dàng.
Cầu xin Đức Mẹ Thương ban,

Cho đoàn con cái Trần gian...ngặt nghèo,
Cuộc đời bao cảnh cheo leo...
Mẹ thương ...dẫn lối, hiểm nghèo sẽ qua.
Bạn hữu con ở gần xa,
Thương nhau gắn bó cho qua tháng ngày,
Trao đổi Email. mỗi ngày,
Chia nhau Hạnh Phúc những ngày An vui,
...Và bao cay...đắng cuộc Đời...
Tình thân ấm áp, Mẹ ơi CHÚC LÀNH!
Những BẠN HỮU hoc chung Trường Trường,
Ngày nay tản mác BỐN PHƯƠNG... QUÊ NGƯỜI,
Nhưng luôn ghi mãi những lời...
Đã được học hỏi từ thời xa xưa
Từ các Cha từ các Xơ...
Rằng :-" ...Luôn nhớ phải TÔN THỜ....ĐẤNG TRÊN...
Thương người, TƯ CÁCH TRANG NGHIÊM...
GẶP BAO GIAN KHÓ, KHÔNG PHIỀN, KHÔNG THAN...!"
.....
Xin MẸ thương mãi ủi an,
Cho con cái mẹ KẾT ĐOÀN BÊN NHAU,
TRẦN THẾ rồi sẽ qua mau!
THIÊN ĐÀNG TUYỆT MỸ....CÙNG NHAU SẼ ...VỀ...!?

************************************************

(1) Hình trên tượng Đức Mẹ La Vang bồng Chúa bằng đá+ Tượng TT cầm gậy ở ngay trước
cửa nhà Thùy Nhân.

*** Thân ái chào Qúi ACE+Qúi Bạn.

VTN.

Một vài CẢM XÚC sau khi ngắm HOA.
Thùy Nhân xin chia sẻ.

NGHỈ HÈ

Hè về rộn rã trong em
Hàng cây phượng đỏ bên thềm rất xinh
Bao ngày nghỉ học lặng thinh
Phượng buồn thiếu vắng thư sinh ra đường
Hôm nay em nhớ ngôi trường
Dừng chân chụp ảnh dễ thương vui Hè
Dù cho Cô-Vi hăm he
Em vờ không sợ chẳng che mặt vào !
Mong sao Cô đó đi mau
Cho hoa phượng nở đẹp màu thắm tươi
Đường Thu lại rộn tiếng cười
Tuổi xanh phơi phới yêu đời học sinh
Nước nhà hạnh phúc thanh bình

Đình Duy Phương 2020

Duyên hải Nam Ca thật tuyệt vời,
Người từ muôn chốn đến đây chơi.
Hè về mát mẻ, cây xanh thắm,
Đông lại ôn bình, tuyết chẳng rơi.
Nhà phố phồn hoa như cõi mộng,
Bãi đồi cao thấp ngắm trùng khơi.
Dân tình trăm giống vui chung sống,
Đây cảnh trần gian hưởng phước trời.

Nhật Quang Phi Hồ, July 2020.

Cảnh Mùa Hạ

Muôn hoa khoe sắc trong vườn.
Nắng vàng nhường lối, mưa vương dệt hàng.
Hương sen len lỏi bay quanh.
Tiếng ve ríu rít xa gần nhặt khoan.

Trần Đức Hân chuyển ngữ
ý thơ chữ Nho của Vua
Trần Thánh Tông (1240 – 1290)

Hạ Cảnh

Yểu điệu huê đường chú ảnh trường.
Hà hoa suy khởi bắc song lương.
Viên lâm vũ quá lục thành ác.
Tam ngũ thiền thanh náo tịch dương.

Phiên âm Việt-ngữ
thơ chữ Nho của
Vua Trần Thánh Tông

Trần Đức Hân ( TranDuc Han Prudence )

Nha Trang, Mùa Hè 1972

Chị Hai thương kính của em,
Sau những ngày về phép trở lại đơn vị trễ quá, suýt bị
phạt.
Được Mừng Tết với gia đinh năm nay em rất hạnh phúc,
tuy em có buồn nghĩ mình vẫn còn vết thương chưa lành
sau những ngày hành quân hai tháng trước.

Cuối tuần qua, các bạn đồng đội Thiếc giáp của em họp
nhau tại Câu lạc bộ uống cà phê, kể chuyện về mùa Hè
sau những cuộc hành quân kham khổ vừa qua và miền
Nha Trang cát trắng thơ mộng với các em gái hậu
phương yêu Lính chiến...... Trong khi em đang miên man
nghĩ đến các em, nhứt là Út Trung, nay cao lớn hơn và
có nét giống Bác hai và anh Năm, tám Ân rất giống Ông
Nội, chín Trọng được Ba cưng nhứt (giống Ba từ tướng
tá đến gương mặt). Còn em ai cũng bảo em giống Bà Nội
Chị em chúng ta mười người mà chỉ có một mình em
nhập ngũ và đi xa nhà không đủ điều kiện vào Chủng
Viện dòng Triều Long Xuyên. Em như "Chim xa bầy,
còn thương cây nhớ cội" lắm lắm.!"
À... em có chọn được người yêu (người em yêu...hay
người yêu em.?.?... ) chưa dám nói. Về thăm Mẹ và anh
chị em mình nữa, em sẽ kể tiếp sau cuộc hành quân trong
tuần này tại Pleiku.. .
Đến lượt em kể chuyện, các bạn nhắc em kể chuyện về
phép ăn Tết ở quê hương Miền Tây Long xuyên, em kể lại chuyện ghé Saigon thăm chị và xin phép chị
để dắt Cháu Phượng theo để tránh bị xét hỏi vì có con còn nhỏ. Em đang cảm thấy vết thương đang còn
đau nên khi các bạn thấy mặt em nhăn nhó không cười liền ghẹo hỏi:
_ Thế! Cô bạn gái mày có biết chuyện này chưa? em chỉ cười ....
.....Và sau mấy ngày cuối tuần, bạn em tặng mấy tấm hình chụp chung trong buổi hop hôm đó,chỉ có 1
hình này riêng một một mình, em để dành gửi về cho Mẹ, chị và các anh em minh làm kỷ niệm.
(Đính kèm theo bài viết. Hình và 2 câu thơ em tôi viết phía sau.)
Con gởi về Mẹ Kính yêu!
Nhăn mặt, nhíu mày xót thương cho Quê Mẹ!
Mỉm cười tươi sáng thấy giặc Cộng tiêu tan.
Nguyễn Hồng Sang

* Kỷ niệm cuối cùng đó của em, tôi giữ cho mẹ và các em mãi đến nay.
Sau trận chiến Mùa Hè Đỏ lửa năm 1972. Mẹ tôi đươc báo tin: Em tôi đã mất tích khi đi hành quân bị
trúng mìn VC gài trong rừng Pleiku.
Mãi đến ngày Saigon, Miền Nam Việt Nam bị cưỡng chiếm bởi CS sau 30 tháng Tư, năm 1975.

Hôm nay, sau hơn 45 năm bị thống nhất, chúng tôi họp mặt nhau đây trong tình trạng Thế giới đang bị
chiến tranh Sinh Học COVID-19 để thực hiện buổi lễ đặc biệt tại Tượng đài Chiến Sĩ Việt Mỹ ( VNWM )

, Westminster, California.
Ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ và Chào Cờ Chúa Nhật mỗi đầu tháng tại Vietnam War Memorial in
Westminster, California - (Tượng Đài Tưởng niệm Chiến Sĩ Việt Mỹ)

... Trích đoạn:
Thu Mưa Xứ Lạ - (Tùy Bút - Tập Thư Em Gửi)

Sau buổi lễ Đặc biệt Ngày 05 tháng 7 dl. năm 2020.
Khi tôi về nhà vẫn còn bị chi phối với cảnh tượng khó quên của ngày 27 tháng Tư năm 2003, và dành rất
nhiều thí giờ tìm lại các kỷ vật và hình ảnh củ. Tôi hiểu ra tại sao hôm nay có nhiều người không cầm
được nước mắt khi đứng trước quang cảnh mọi người* cùng nhau xếp hàng chào Quốc Kỳ, hát Quốc ca,
mừng Ngày Quốc khánh HK, đọc kinh, cầu nguyện tưởng niệm Chiến sĩ trận vong, tự do phát biểu ý kiến
trong tinh thần của buổi lễ..
Được tự do hát ca Nhạc Quốc khánh Hoa Kỳ, Nhạc Lính đấu tranh, Người Yêu của lính, Em gái hậu
phương.... Chiến Sĩ vô danh...

*(Cựu chiến binh Hoa Kỳ, VN, Quân nhân, Cựu quân nhân, Thân hào, Nhân sĩ, Hậu duệ Thế hệ trẻ con
cháu của Đồng bào tị nạn CS... Chiến sĩ Vô danh...v.v...)
Trong đó còn có những Chiến sĩ "không quân trang "con cháu dòng giống Lạc Hồng, Trưng Nữ Vương"
phất cờ nương tử Thay quyền Tướng Quân, chống giặc ngoại xâm giữ yên bờ cõi từ Ngàn xưa trên thế
giới.
Những hình ảnh đứng cạnh bên nhau khi kéo tấm khăn phủ bức tượng của hai Chiến Sĩ Việt Mỹ trong
ngày Lễ Khánh thành Tượng Đài tại VNWM , Vừa thấy được hai khuôn mặt, chúng tôi nghe tiếng thốt
lên ngạc nhiên, khe khẽ của những người cha, mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha... : "sao hình tượng
đó giống" con, chồng cha, anh, em, bạn ... của mình quá.!

Riêng tôi, Mẹ tôi nước mắt tuôn rơi ! nghẹn lời với tôi bên cạnh đang dìu Mẹ. Con coi kìa! Mặt tượng
lính VN giống thằng Sang lắm. Lúc đó tôi cũng nhìn lên và nhận xét đôi mắt có vẻ như đang nhìn thấy
Mẹ con tôi vậy... tôi cũng khóc theo.
Mọi người dường như cảm thương cho nhau trong niềm đau mất mát người thân thương.

Nỗi đau xót cho Quê Mẹ. Mất miền Bắc vào cuộc cách mạng Mùa Thu 1954 và miền Nam bị cưỡng
chiếm bởi CS vào mùa Hè 1975. Lòng tôi cảm thấy nổi đau buồn khôn tả.

Vào tháng 7, năm 1978 được đi định cư tị nạn CS tại xứ Hoa kỳ.
Trong ký ức của một người thiếu phụ ngồi ôm con khóc, khi ngoài song cửa mưa lất phất bay, sau mấy
tháng lạc lõng nơi đất lạ xa quê nghìn trùng, tôi vẫn giữ niềm tin Nhân loại sẽ thoát ách CS vô thần...
Chúng tôi hợp lại với nhau cầu nguyện nơi đây cùng với niềm hy vọng sẽ được Hòa bình trong ơn Thiên
Chúa..

Mấy tuần vừa qua, tôi tìm lại được nhiều hình ảnh và thư từ trong hộp thư gia đình, và hồ sơ lưu trữ về
Sinh hoạt Cộng đồng rất cần phổ biến. Chị sẽ viết bài, viết truyện kể cho con cháu về sau còn biết cội
nguồn, để được Tự hào là người Việt Nam có Văn Hóa, Văn hiến ngàn năm của con cháu Lạc Hồng..
Chúng ta yêu chuộng hòa bình, hiếu hòa, hiếu nghĩa, hiếu thảo....

Nhân dịp lễ tháng 7 (July 4th) 2020 viết về tử sĩ Nguyễn Hồng Sang, trước để tưởng niệm Chiến sĩ Vô
danh trong chiến tranh VN.
Ng. Hoa sẽ viết chứ không e ngại, bỏ qua để đền ơn đáp nghĩa các bậc Tiền bối, ông bà, cô bác, cha mẹ
có công dạy từ tấm bé, phải đi tị nạn vì Thế chiến II 1939-1945 không được đến trường ....
Và hứa sẽ viêt bài, thơ, hay truyện ngắn...nhiều hơn.

*****************
Hy vọng các em cháu cùng viết hay làm thơ góp bài nhiều hơn để có cơ hội trau dồi Việt ngữ nơi xứ
người.

--

Ngoc Hoa

EM CHIỀU THU

Có phải Tiên đang dạo gót sen hồng?
Mùi thơm tỏa mơn man màu hoa thắm
Ta bối rối nhìn Tiên... hồn say đắm
Năn nĩ gió đừng lay nhẹ...sợ tan...
Mong nắng Thu sang óng ánh sợi vàng
Trôi trên tóc đậm thêm màu quyến rũ...
Chợt xao xuyến nhớ sao hình bóng cũ...
Tiên là em...hai giọt nước long lanh
Nét trang đài như dòng suối mong manh
Hoa trinh nữ cho ngọc ngà anh ước!
Em cố ý...hay vô tình không bước
Ngửi mùi thơm...hay da thịt tỏa hương
Nét dịu dàng anh thương quá là thương!
Tà áo trắng lượn cong trời lơi lả
Không duyên nợ...thôi Tiên đành từ giã
Trắng thơ ngây lấm bụi những vòng xoay
Anh ngóng hoài...Tiên khuất nẽo đường mây
Buồn da diết mảnh tình son ngày đó...
Thu man mác đậu trên bờ vai nhỏ
Trường lại tan...cho kỷ niệm miên man
Dáng ai làm thổn thức trái tim hoang
Thì xin giữ hồn nhiên chiều Thu ấy...

Erlinda Thuỳ Linh

09/29/2017 9:30AM

RỪNG THU NGÓNG ĐỢI

Thu lại đến rồi, ai biết không?
Mây giăng bảng lảng, mây bềnh bồng.
Bâng khuâng gió chiều hiu hiu lạnh.
Một chút mù sương thoảng trên sông.

Lại nhớ mùa thu của dạo nào,
Lá vàng ngập lối, bước lao xao.
Con đường êm ả dài vô tận.
Hạnh phúc triền miên vui biết bao.

Ngồi tựa vai nhau bóng chiều tà,
Nắng vàng rơi rụng cuối trời xa.
Dáng thu tha thướt bên hồ vắng.
Khoảnh khắc thần tiên sao chóng qua.

Ngày tháng trôi đi như giấc mơ,
Chuyện tình năm cũ chẳng phai mờ.
Người nay xa vắng phương trời mới.
Để cả rừng thu ngóng đợi chờ.

Lê Mỹ Luân

MÙA DỊCH

Mắt Nâu

Dịch cũng có mùa nữa sao anh?
Bao nhiêu mộng ảo tan thành khói sương
Bao nhiêu xác chết đọan trường
Bị đem hỏa táng thê lương vội vàng

Mùi tro khen khét bay ngang
Nghe như tức tưởi rõ ràng oan khiên
Nhân sinh thấp thoáng muộn phiền
Con vi sinh vật hiện tiền đắng cay

Tử vong kết toán hàng ngày
Nhà thương, dưỡng lão buồn lay lắt buồn
Gái trai già trẻ bi thương
Khóc nhau cho hết đoạn đường này đây

Bao giờ cho gió thôi bay
Dịch kia chấm dứt là ngày hoan ca
Cười vui trong cõi ta bà
Nắm tay cùng hát khúc ca yên bình

Qua rồi ngày tháng điêu đinh
Con vi sinh vật vô tình ác ôn

(mùa dịch covid-19, 2020)

Bóng Xuân vừa thấp thoáng quay về
Thiên tai đại dịch bỗng tứ bề
Nhân loại thế gian như ngừng thở!
Trốn dịch Cô Vi dài lê thê!
Hai mươi hai mươi là bốn nút (2020)
Đại loạn "màu da" thật nặng nề
Lịch sử đem vùi thiêu trên lửa
Đạo lý kỷ cương loạn hôn mê!
Phe đảng to hơn lòng yêu nước
Tham quyền quên hết mọi lời thề!
Văn Hữu Việt ta tùy tâm tưởng
Luyện lòng son sắt mặc khen chê!

letamanh - (tháng 7-2020)

Nếu hiểu theo nghĩa đen của câu châm ngôn thì đây là một chuyện thật người viết kể lại.

Tôi có kỷ niệm khá lâu với quả Roi (người miền
Nam Việt Nam gọi là trái Mận). Quả Roi thuộc giống
hạnh đào, gần đây còn được gọi là họ cây ổi. Quả Roi có
màu đỏ đậm hay màu trắng. Vị chua, chua ngọt, trái
ngọt gọi là Roi đường. Quả Roi rỗng ruột. Ăn Roi không
hề chán.

Hồi còn nhỏ tôi nhìn thấy cây Roi trong một ngôi
trại . Cây Roi tôi nhận thấy có lá mượt xanh. Cây mọc
ngay trên bờ ao. Quả Roi màu trắng đang trĩu nặng trên
cành lá xanh, trông thật đẹp. Người chủ trại thấy
tôi ngắm nghía cây Roi. Ông ta vẫy mời tôi lại gần.
Trong khi tôi bước tới, người chủ trại vin cành Roi và bẻ
một cành nhỏ trĩu nặng trái đưa tặng tôi . Tôi giơ tay
đón nhận không quên khoanh tay để chào và cảm ơn
người chủ trại. Người chủ trại cười rộng miệng nói với

tôi :
-“ Ăn đi , cậu ăn đi, ăn tự nhiên“.
Tôi vặn một trái và không quên dùng vạt áo để chùi quả roi trước khi đưa lên miệng. Tôi ấp
úng vì Roi đầy trong miệng, chỉ đủ se sẻ phát:
-"Ối Giời ơi ! ngọt quá ! ngọt ơi là ngọt! Ngọt như đường." Nghe nói vậy, người chủ trại
xoa đôi bàn tay vào nhau, mỉm cười đắc ý và không quên đặt câu hỏi:-
- “Cậu ở trong làng, đi đâu lại lang thang đến đây?"
- " Cháu theo mẹ đi làm ở Cổng Ngòi ngay bên Cánh Đồng Chẩy kia kìa. "
Người chủ trại cười hiền hoà: - "À ! Hèn gì. Đừng đi xa kẻo lạc đường, nghe cháu!"
Sau đó người chủ trại không quên chẩy Roi để tặng tôi trước khi tôi cám ơn để giã từ ông

ta.
Sau khi đậu bằng tiểu học, thầy tôi gửi tôi ra Hà Nội để sống cùng với anh tôi.

Sau hiệp định phân chia Việt Nam thành hai vùng, tôi được anh đem theo để di cư vào Nam
tiếp tục học hành và lập nghiệp. Tôi và Tuyết Yên cùng học với nhau một lớp, một trường
nhưng chưa hề chào hỏi hay nói chuyện với nhau. Chúng tôi chỉ biết nhau qua "Nụ cười cho
tôi tình người". Từ đây tôi thường ghé nhà Tuyết Yên chơi. Ngoài vườn nhà của Tuyết Yên
có một cây Roi rất lớn. Tuyết Yên cho biết mùa Roi chín thường trèo lên cây để chẩy Roi. Ai
trồng cây Roi này? Cây Roi có từ bao giờ! Không ai biết!

Thắm thoát thoi đưa khi chúng tôi thành gia thất và mua được ngôi nhà mới ở đường
Huỳnh Tịnh Của. Nơi đây cũng có một cây Roi lớn. Tôi có được ăn trái đôi ba lần trước
ngày 30 tháng 4 năm 1975. Nguồn gốc cây Roi đó không ai biết!
Ma đưa lối quỷ dẫn đường, những đoàn quân cộng sản gồm những người trẻ trên dưới đôi
ba mươi, mù quáng vô lương tri chỉ nghe những lời nói thù hận đã ập vào để chiếm miền

Nam.
Chúng tôi may mắn chạy thoát để đến Hoa Kỳ rồi đi Canada sau trở lại Hoa Kỳ và sau nhiều
thay đổi nơi cư ngụ chúng tôi quyết định sinh sống tại Westminster, California.
California là nơi sản xuất rất nhiều hoa quả, cây ăn trái. Tôi phải cảm ơn ông làm vườn đã
trồng cho tôi một cây Roi. Cây Roi lá xanh mượt như tôi đã thấy thuở nào hồi còn ở miền

Bắc. Lớn như thổi, vượt tường cao, vừa mái nhà. Nhưng không có quả. Tôi lầm bầm nói
trong miệng: sang năm chặt đi trồng cây khác. Cây Roi như hiểu điều tôi nói gì. Trời vừa
vào mùa xuân, hoa Roi đâm chồi nẩy lộc khắp cành, từ gốc tới ngọn. Vài tháng sau quá Roi
chín đỏ rực. Ai nhìn thấy cũng khen ngợi. Thế là từ đó đến nay cứ vào hè và thu đến là Roi
đua nhau đỏ chín cả góc vườn .
Đó là câu chuyện quả roi năm 2016.
Đi xa hơn nữa thì câu ngạn ngữ : "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có nghĩa thâm thúy hơn điều ta
thấy. Truyền thuyết Lễ Tạ Ơn Thanksgiving qua sách vở đã ghi lại như sau: Đây là một ngày
lễ lớn tại Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là một quốc gia được gọi là Hiệp Chủng Quốc. Một nước quy tụ
rất nhiều chủng tộc đến từ khắp nơi. Giềng mối bắt đầu từ hai nguồn gốc: Wampanoag da
đỏ là gốc gác người Mỹ và dân Pilgrim. Đa số Pilgrims là Puritans Separatist . Họ phải từ
bỏ Anh Quốc vì vấn đề tôn giáo. Chiếc tàu đưa họ đi có tên là May Flower. Trên tàu có 101
người. Gốc gác là người Anh. Người Pilgrim đã đến Tân Thế Giới ( New World) vào mùa
đông năm 1620. Họ đã sống hai tháng trên biển cả trong cuộc du hành và khi đến đất liền
vào đúng mùa đông. Đa số những người này đã kiệt sức khi tới đây không có nhà cửa để trú
ngụ và cũng không thức ăn uống để sống. May mắn thay, họ gặp những người sinh trưởng ở
xứ này là dân da đỏ Wampanoag tại vịnh Massachussets cứu giúp , nhờ vậy, một số người
được sống sót .
Cuộc di tản đã tìm được đất sống và họ đã thỏa hiệp với người bản xứ vào năm 1621. Họ đã
đề nghị và cùng người bản xứ ký kết văn kiện sống chung. Cuộc sống này đã kéo dài trên
năm mươi năm. Trong khi đi tìm đất sống, họ đã có những thói quen biếu tặng người bản
xứ quà hay tổ chức những buổi tiệc. Những bữa ăn này cứ đều đặn xảy ra và thành thói
quen để giao thiệp với những món quà biếu tặng dân da đỏ Wampanoag .
Các món ăn truyền thống trong bữa ăn gồm gà tây nướng, bánh mì khô, khoai tây nghiền,
khoai lang, nước source Paris xà lách, bánh nhân bí rợ.
ThanksGiving đã đánh dấu Về sự thành công của người đi tìm đất sống và người địa phương
gốc gác Mỹ. ThanksGiving đã bày tỏ sự biết ơn đối với Thượng Đế, người thân trong gia
đình và bạn bè để bày tỏ những gì mình đã có cả về tinh thần lẫn vật chất. Trong tinh thần
ấy, Hội Dược Sĩ Việt Mỹ Nam California (VAPAISC) đã phối hợp với Văn Bút Việt Nam Hải
Ngoại ( VAPC)đã mang những quà, tặng phẩm trong những năm 2012: 2013, 2014, 2015,
2016 đến tặng những người nghèo do nhà thờ tại LongBeach tổ chức những bữa ăn miễn phí
mỗi Thanksgiving hàng năm. Năm ngoái 2015 chúng tôi đã mang những chiếc chăn mền đủ
màu sắc rất đẹp có tên là Micro fleece Blanket , size Full Queen (giá bán $21.99 một chiếc)
và có in hàng chữ Room Essentials mua tại Target để tặng những người nghèo và vô gia
cư. Phải đi đến ba chợ Target mới mua đủ mền. Các thùng mền vừa mang đến đã được đón
nhận một cách nồng nhiệt.
Năm nay -2016 - tuy khả năng tài chính giới hạn, chúng tôi cũng dự định mua một số túi ngủ
Sleeping bags để tặng người vô gia cư. Sleeping bags sẽ là món quà thích hợp nhất cho
người ngủ trên lề đường, gầm cầu, nhà và bãi đậu xe.

Ước mong công việc của chúng tôi làm dù đây chỉ là một đóng góp rất nhỏ bé trong tinh
thần Thanksgiving hàng năm. Để tưởng nhớ đến những ngày đầu tiên mới đặt chân đến Hoa
Kỳ, chúng ta phải cảm ơn tất cả những người đi trước đã hy sinh để chúng ta có một đời
sống đầy đủ và Tự do Dân chủ ngày nay.

Ngày 27/11 năm 2016.

Vũ Tùng Văn.

NỤ CƯỜI NỞ BỐN MÙA

Nụ cười nở mùa đông
Sương lạnh vẫn ấm lòng
Vũ trụ bừng tia nắng
Hạnh phúc tràn mênh mông.

Nụ cười nở mùa hè
Nhạc trổi mọi người nghe
Cành phượng khoe sắc thắm
Đồng quê xanh lũy tre.

Nụ cười nở mùa thu
Làm tan biến sương mù
Ngàn cây đua thay lá
Bay lượn tiếng vi vu.

Nụ cười nở mùa xuân
Vạn vật đẹp vô ngần
Mầm non xanh quả lộc
Nhạc dặt dìu bước chân.

Nụ cười cho quê hương
Hun đúc chí quật cường
Sống đời không nước mắt
Lòng tràn ngập yêu thương.

TrangNgocKimLang

HÈ XƯA... Trống trường tan... đạp xe anh đợi
Chầm chậm thôi vòng nhớ vòng thương
Erlinda Thuỳ Linh Phượng rơi nhẹ cánh bên đường
Hạ về đâu đó làm hương tóc mềm
06/16/2016 8:15AM
Gốc phượng cỗi bao năm ngồi đếm
Tuổi học trò... tình mấy mùa tan
Nắng về cánh phượng thở than
Đâu tà áo trắng ngổn ngang tơ lòng?

Ba tháng tạ từ hoài trông ngóng
Gởi niềm riêng theo cánh phượng bay
Khung trời thơ mộng còn đây
Sợ người quên lối không quay trở về

Ve xếp cánh tuổi già bóng xế
Kiếp cầm ca trời đọa thân ta
Trưa hè mây trắng bay qua
Trở mình ve hát khúc ca giã từ...

Bố Ơi…

Diễm Châu (Cát Đơn Sa)

Chị Lan, Chị Mai và Thu là ba
chị em gái trong nhà, anh lớn
nhất tên Dũng thì vào quân đội
rày đây mai đó, còn thằng Út
đang ở Đại học xa… Ba chị
em chia nhau lo cho Bố nay đã
tám mươi tư tuổi, mẹ thì mất
đã lâu. Bố có nhà và Thu là
đứa chưa chồng nên cô ở
chung với Bố.
Một năm nay Bố đã có chiều
lẩn thẩn, quên trước quên sau
cho nên trong nhà phải luôn có
người ở với Bố. Kẹt nỗi là Thu
còn phải đi làm, thành thử từ 7
giờ sáng đến 4 giờ chiều chỉ có
một mình bố ở nhà!
Hồi đó khi Bố còn minh mẫn
thì Thu sướng lắm. Mấy chị còn cho là Thu đẻ bọc điều giờ mới được Bố chăm sóc cho
kỹ càng như vậy. Thu mỉm cười khoái chí vì quả đúng như lời các chị nói! Chẳng
những bố nấu ăn mà còn biết thu dọn nhà cửa gọn gàng. Quần áo dơ bỏ ra thùng giặt
thì Bố cũng vặn máy giặt cho, và còn gấp xếp gọn gàng nữa.
Những khi đi làm về tới nhà là cô đã có những bữa cơm ngon do Bố chuẩn bị sẵn, thức
ăn thay đổi hàng ngày mỗi bữa 2 món, một món chính và tô canh bốc khói, và lúc nào
cũng có thêm đĩa rau sống hay rau trộn ngon miệng.
Thu quen sự chăm sóc của Bố như vậy được năm năm, cho đến một hôm về nhà cô
nghe có tiếng vòi nước chảy róc rách trong phòng tắm. Thu kêu lên:
- Bố quên tắt vòi nước hả Bố?
- Đâu có, Bố có vặn đâu!
Tuy Bố chối, nhưng Thu biết là Bố chứ có ai ở nhà đâu… “Nhưng tại sao Bố không
nhận nhỉ? Quên tắt nước thì đâu có sao!”
Lần thứ nhì là một hôm chạy ra bếp lấy hộp thức ăn trưa đem theo, Thu thấy trên bếp
có nồi thịt kho gần két lẹt vì lửa đang cháy, cô hết hồn tắt rồi chạy đi tìm Bố thì thấy
Bố đang bình thản ngồi trong phòng coi TV.
- Sao Bố không tắt bếp? Nồi thịt sắp cháy khét rồi…. may mà con còn ở nhà, nếu
không chắc cháy nhà quá!
- Bố có bật lên đâu, sao bây vặn bếp mà không tắt?
- Không phải con, Bố làm chứ ai!
Giọng Bố gắt gỏng:
- Đã nói không phải Bố mà sao con cứ đổ cho Bố hoài vậy!
Thu cũng nổi tức:

- Tại nói gì Bố cũng không nhận! Trong nhà nầy có hai bố con, con không làm thì
Bố chứ ai vô đây!
Vậy là hai cha con giận nhau. Buổi chiều đi làm về thấy Bố trở lại bình thường, lo dọn
cơm canh nóng lên bàn, Thu chợt thấy ân hận khi mình cũng hơi quá lời với Bố lúc
sáng nầy!
Mấy ngày sau lại thêm vụ vòi nước ngoài vườn chảy rỉ rả suốt ngày đêm, vì Thu có để
ý đâu mà biết. Bố thì hai ba ngày mới tưới cây một lần. Cho đến khi bà hàng xóm qua
gõ cửa:
- Tui thấy vòi nước nhà cô chảy lênh láng ướt hết cả sân sau rồi kìa, cô ra mà tắt
đi…
Lúc đó Thu mới biết. Ra ngoài tắt vòi nước, Thu được bà hàng xóm cho biết thêm:
- Bữa hổm tui thấy ông bố cô đi lang thang ngoài đầu đường, tui bèn chở ổng về
giùm, ổng có nói với cô không?
Thu ngạc nhiên:
- Ủa có hả bà? Tui không nghe ông cụ nói gì cả!
- Tui hỏi ông làm gì ở đây thì Bố cô nói không tìm ra đường về!
Câu trả lời của bà hàng xóm làm cho Thu ngạc nhiên lẫn phân vân! Còn đang suy nghĩ
thì bà tiếp:
- Hay là cô đưa ổng đi khám Bác sĩ coi, vì người già nhiều khi họ bị “lẫn” mà
người thân không biết, có ngày cháy nhà mà không hay!
- Dạ, thì ông cụ cũng đã vài lần quên tắt bếp rồI! Nhưng thật ra thì tui cũng không
nghĩ là ông cụ bị quên nặng như vậy. Cám ơn bà đã nhắc nhở.
Thế rồi sau đó khi thì đi ngủ Bố quên khóa cửa, lúc chìa khoá nhà chẳng biết cất đâu,
rồi nấu ăn có khi nêm nếm hai lần khiến thức ăn mặn chát!…
Lần cuối là một hôm đi làm về, Thu thấy Bố đang lầm lũi đi trên con đường vắng một
mình, cô vội vã tấp xe vào. Trông thấy cô, Bố cau mặt:
- Sao con nói đến đón mà Bố chờ hoài lâu qua không thấy con, cơm canh nguội
cả!
- Nguội thì kệ nó, sao Bố lại đi ra đùờng làm gì?
- Chờ lâu quá nóng ruột nên Bố đi tìm con…
Nghe Bố nói, Thu thấy thương cha già quá! Không thể để Bố ở nhà một mình nữa được
rồi! Hôm đó là chiều thứ sáu, Thu đem chuyện của Bố kể lại với mấy anh chị em trong
nhà. Sau khi 5 anh em bàn luận với nhau, anh Cả nói:
- Anh bận trong quân ngũ, mấy chị em chia nhau coi sóc Bố giùm anh. Anh sẽ
đóng góp một số tiền để lo cho Bố.
- Rồi tụi em cũng phải đóng tiền sao anh?
- Thì ai không săn sóc Bố mới phải đóng, còn ai coi Bố thì miễn!
- Em còn đi học đâu có tiền!
Thằng Út lên tiếng, cô Lan tiếp:
- Tui thì mắc phải đi làm từ thiện với hội bạn Chị Em Nghèo, Chủ Tịch không lẽ ở
nhà người ta chửi sao!
- Thì chị bớt giờ lại để lo cho Bố không được sao?
- Làm ăn lương sao bớt được!
- Từ thiện mà ăn lương là sao?
- Mày ngu sao hỏi câu đó… Mày cứ lên Google mà tìm coi có thằng nào làm thiện
nguyện mà không lấy lương! Bộ ngu chắc!
- Vậy mà lâu nay tui tưởng chị có lòng từ tâm!
- Từ tâm con khỉ mốc! Mày có bằng cấp đi làm, tao không có phải nghĩ cách mà
moi tiền thiên hạ… không thôi ở nhà mà cạp đất sao! Nói thiệt chứ lương của mầy
chưa chắc bằng một nửa của tao!

- Nói vậy thì chị đóng tiền vào để em thuê một người lo cho Bố, còn chần chừ gì
nữa! Em không an tâm khi để Bố một mình ở nhà! Còn chị Mai thì sao? Hay là chị
bồng thằng Cu qua ở ở Bố một thời gian trong lúc em đăng báo kiếm ngưòi được

không?
- Trời, thằng con tao nó mới sanh mà khó giàn trời mây… tối nào cũng quậy làm
tao mờ cả mắt… làm sao lái xe qua đây được! Cũng cả nửa tiếng lái xe chứ ít sao! Với
lại khi sanh tao cũng mất sức dữ lắm… không coi nổi Bố đâu!
- Chị chỉ ở với bố chứ có là gì đâu mà sợ mất sức!
- Không phải mất sức với Bố, mà lái xe bị mệt!
- Thì chị kêu ông xã trước khi đi làm chở mẹ con chị qua đây giùm, khi về thì ghé
rước! tiện lợi cho cả gia đình!
- Rồi lấy ai nấu cơm cho nhà tao ăn?
- Thì khi em về sẽ nấu cho chị mang về, được chưa?
Nói qua nói lại, đẩy tới đẩy lui rốt cuộc mấy anh em đồng ý thời gian đầu lấy tiền
lương hưu của Bố được một ngàn, cộng với ba trăm của anh Dũng, ba trăm của chị Lan
để đăng báo kiếm người trông coi Bố.
Trong lúc chờ đợi, chị Mai sẽ hàng ngày ẵm con qua đây từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều,
Cho đến khi nào kiếm ra người làm thì chị sẽ không cần qua nữa. Lúc đó, đóng hai
trăm đồng đều mỗi người.
Sau nhiều lần thay đổi người giúp coi sóc ông Cụ như thay áo, có một chị Thu tạm hài
lòng. Chị ta tên Lãnh, có dáng người khoẻ mạnh, không vướng bận gia đình. Chị bằng
lòng đến làm từ 7 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Bổn phận của chị là coi chừng Bố, nấu cơm
và thu dọn sạch sẽ nhà cửa. Vấn đề vệ sinh thì Bố vẫn tự lo được, chỉ cần hai ba ngày
giúp Bố khi tắm thôi.
Nhưng khi hỏi đến giấy tờ tùy thân thì chị không có, chỉ có giấy tờ bên Việt Nam, chị
nói chị là di dân lậu làm sao có giấy chứng minh được… Chị rất sợ bị bắt và tống cổ về
Việt Nam!
- Cô cứ tin tui đi, hồi nào tới giờ tui làm ăn lương thiện, giờ chỉ vì mưu sinh, ở lại
bất hợp pháp mong kiếm tiền gởi về quê nuôi mẹ già và 5 đứa con… gia đình tui khổ
lắm cô ơi, xin đừng tố cáo tui với chính quyền Mỹ nghe cô! xin cô giúp tui, cô đăng
báo trả lương ngàn tư 1 tháng, nhưng tui chỉ lấy 1 ngàn thôi…
Lời đề nghị khẩn khoản của chị Lãnh khiến Thu suy nghĩ… “Trong lúc chị ta cần tiền,
còn mình thì cần người để coi Bố… chị ta đang ở lậu chắc không dám làm màu làm mè
như người khác, hay là cứ mướn chị ta thử xem”…
- Chị làm luôn hôm nay được không? Hôm nay tui nghỉ có thể hướng dẫn chị làm
công chuyện trong nhà.
Chị Lãnh từ chối:
- Thưa cô, hôm nay tui phải đi lễ, rồi còn thu xếp đồ đạc để qua mướn 1 chỗ khác
gần đây cho tiền thuê rẻ hơn… Cô đừng lo, trước đây tui cũng đã từng giữ người già
rồi, tui biết phải làm gì mà.
- Thôi được, vậy mai chị tới đúng giờ nhé.
- Dạ, tui sẽ rất đúng giờ.
Khi chị Lãnh về rồi, Thu cũng hơi phân vân… giao cái nhà cho chị Lãnh, một người xa
lạ rủi bả ăn cắp đồ trốn đi thì làm sao? Rồi còn Bố nữa, ai sẽ trông coi Bố?
Nghĩ vậy nên Thu đi một vòng trong nhà xem có đồ đạc gì qúy thì mang vào phòng cất,
Khi đi làm cô sẽ khoá trái cửa phòng lại cho chắc ăn… Mong rằng chị ta coi sóc Bố
cho đàng hoàng là được, cô đi làm về cũng có sẵn cơm ăn!
Tội nghiệp cho Bố, thấy cô làm cũng lăng xăng giúp, nhưng dạo nầy Bố khá vụng về,
đổ bể tùm lum, lại còn vướng tay vướng chân hơn.

Sáng hôm sau chị Lãnh đến đúng giờ, ăn mặc sạch sẽ tươm tất khiến cho Thu hài lòng.
Trước khi đi làm cô căn dặn:
- Chị nhớ 8 giờ thức ông cụ dậy uống thuốc và cho ăn sáng. Mỗi ngày chỉ được
uống 1 lần cà phê thôi, cụ có đòi thì phải dỗ ngọt không cho. Trưa cũng nhớ cho uống
thuốc trước khi ăn cơm. Thuốc của cụ tui đã chia sẵn để trong hộp nầy, sáng trưa và
tối…
- Chiều nay cô nhớ chỉ cho tui thuốc nào trị bịnh gì để cho khỏi lộn nghe cô…
Thu đi làm với sự an tâm trong lòng, câu hỏi của chị Lãnh cho cô cảm nghĩ chị nầy là
người cẩn thận! Cầu mong cho kiếm được người giúp việc tốt để ở nhà với Bố.
Chiều đi làm về Thu thấy nhà cửa ngăn nắp, cơm canh đã nấu sẵn trên bếp, chị Lãnh
thì mặt mày tươi rói, còn Bố thì nét mặt có vẻ không hài lòng. Thu biết Bố không phải
lúc nào cũng bị lãng quên, nhưng lúc quên lúc nhớ cũng là phiền toái cho thân nhân,
nếu không canh chừng kỹ lưỡng, có thể sẽ xảy ra tai họa chứ chẳng chơi.
Trước khi về, chị Lãnh cẩn thận hỏi lại Thu những loại thuốc của Bố phải uống hàng
ngày, thuốc nào có công dụng gì.. Nghe Thu dẫn giải, chị Lãnh ghi bằng tiếng Việt tất
cả vào trên chai thuốc. Thấy chị kỹ lưỡng như vậy Thu càng hài lòng, cô nghĩ ít người
làm có lương tâm như chị nầy.
Ngày hôm sau 7 giờ đã nghe thấy tiếng chuông cửa. Chị Lãnh nầy cũng đúng giờ đúng
giấc chứ không phải như người khác hay đi chậm năm mười phút. Vào nhà chị nói

ngay:
- Hôm nay tui nấu cháo thịt heo cho Cụ ăn, món nầy rất bổ dưỡng cho người già.
- Vậy chị nấu nhiều đi để chiều tui về ăn, vì tui cũng thích món nầy.
- Dạ, tui sẽ nấu để trong tủ lạnh cho cụ ăn sáng...
- Nhưng mỗi ngày chị nên cho ông Cụ ăn khác món, ăn cháo hoài thì sợ ông sẽ ngán.
- Tui biết mà cô, tui biết cách làm cho các Cụ ăn ngon nữa đó...
Thu yên tâm đi làm, hy vọng chị ta sẽ làm được những gì chị ta nói!
Một tuần sau thì trong nhà Thu ở chỗ bếp, nơi để thuốc thang của Bố và cả nhà đã ngăn
nắp, sạch sẽ. Những lọ thuốc đùn lại từ lâu nay, những lọ thuốc của Bố khi đổi bác sĩ...
rất nhiều bừa bãi ra đó chị Lãnh đã dọn sạch sẽ.
Một hôm chị Mai điện thoại cho Thu:
- Tao đi ngang nhà mày tính vô thăm Bố mà bấm chuông hoài chẳng có ai trả lời!
Thu ngạc nhiên:
- Ủa, bà Lãnh có ở đó mà!
- Tao đứng 5 phút không thấy ai nên tao về.
Những lời nói của chị Mai làm Thu phân vân! Hay tại mình dặn chị ấy không được mở
cửa cho ai nên chị ấy sợ không dám mở... Nhưng chắc không phải vậy!
Buổi chiều tan sở Thu lật đật về nhà thật nhanh để coi tình hình, nhưng thật bất ngờ khi
vẫn thấy chị Lãnh bình thường và Bố thì đang ngồi ngủ gục ở phòng khách! Thu hỏi:
- Hồi trưa nầy chị làm gì?
- Tui nghe cải lương cô, cho Cụ ngủ xong thì tui ra phía sau vặn CD nghe tuồng cho
đến khi Cụ dậy thì mới nấu cơm chiều...
Ồ, ra vậy… chắc chị ta mắc nghe cải lương nên không nghe tiếng chuông! Hai ngày
sau lại chị Mai gọi phôn:
- Thu nè, bữa nay tao nhờ ông Hiền ghé ngang đưa cho Bố chai thuốc bổ, mà bấm
chuông cũng chẳng thấy trả lời là sao? Mày nói với con mụ Lãnh là khi có người đến
thì phải nhìn ra coi ai mà mở cửa chứ!
- Sao kỳ vậy, em đã có dặn chị ấy rồi mà...
- Tao không biết. Hay là mụ ấy ngủ nên không nghe!
- Ngủ mà bấm chuông nhiều lần cũng phải nghe chứ chị...
- Hay là mày bất ngờ về thử một bữa xem sao?

- Không được, hãng em bây giờ việc ngập đầu ngập cổ... em mà đi được thì đã đi rồi...
Thôi để em nghĩ lại coi...
Dù hoang mang những lời anh chị nói, nhưng cuối cùng Thu cũng tìm ra cách. Cuối
tuần đó cô nhờ người đến gắn máy quay phim thu hình ở phòng bố, nhà bếp và phòng
ăn, gắn máy quay ở những vị trí có thể nhìn từng phòng trong căn nhà!
Qua chiếc điện thoại cầm tay, Thu có thể trông thấy những hàng động của chị Lãnh
đang làm ở nhà, để biết chị thành thật đến mức nào.
- Có vậy mà lâu nay mình không biết để làm việc nầy!
Sáng thứ hai Thu vào sở bật cái phôn lên, cô thấy rõ mồn một chị Lãnh khi không có
Thu ở nhà thì hiện nguyên hình là một con người như thế nào! Trước tiên chị ta kéo
xền xệch Bố từ phòng ra, ấn ngồi xuống chiếc ghế, quát lên:
- Ông ăn mau lên tui còn dọn... đừng có để cho tui phải tức giận nghe chưa! Có con gái
của ông ở đây tui còn đá cho vài đá chứ không có sợ đâu nghe!
Khuôn mặt Bố sợ hãi xen lẫn tức giận nhưng không dám phản kháng! Tô cháo nhỏ trên
bàn của Bố, và chị ta cũng có một tô cháo to hơn ngồi ăn chung. Thấy Bố không chịu
múc ăn, chị ta tát 1 cái bốp vào đầu khiến Bố chúi nhũi! Khi chị ta ăn xong, quát:
- Giờ ông vô phòng tắm mà đi cầu, ngồi trong đó cho đến khi nào ị xong mới được ra...
Không nghe lời là tui đập gãy cẳng đừng có than nghe không!
Tội nghiệp Bố bị chị ta lôi vào phòng tắm... Lúc nầy chị ta thu dọn bàn ăn, vừa hát ồn
ào một thứ tiếng Tàu gì đó... Lát sau, khi thu dọn xong, chị ta đi về phía phòng của
Thu, cúi xuống hý hoáy tra những chiếc chìa khóa mà chị ta mang theo để cố gắng mở
khóa!
Thu bàng hoàng biết sự thật, vừa thương Bố vừa tức giận con mụ gian manh! Cũng
may đây là ổ khóa mà Thu dùng rất hiếm có trên thị trường, không phải dễ mở! Thử
một hồi vẫn không mở được, chị ta đứng lên và đi vào phòng Bố, lúc nầy Bố đang ngồi
trên giường. Chị ta bảo:
- Há miệng ra uống thuốc nầy.
Uống thuốc xong thì Bố nằm xuống ngủ. Không biết chị ta cho Bố uống thuốc gì vì
Thu biết giờ đó Bố không uống thuốc gì hết! Ra khỏi phòng Bố, chị ta vào bếp, lấy
những chai thuốc của Bố đổ bớt vào bao nylong, ghi tên thuốc xong, chị ta mở kho nhà
bếp, lấy những thứ có thể lấy cho vào một túi lớn mà chị đã mang theo. Xong, chị Lãnh
tỉnh bơ đeo cái túi vải ra khỏi nhà sau khi khóa cửa lại!
Thu đoán ra mang máng có thể chị ta cho Bố uống thuốc ngủ khoảng vài tiếng trong
lúc chị không có trong nhà. Chị ăn cắp những thứ lặt vặt trong nhà, trước khi mở được
cửa phòng của Thu làm một mẻ cuối cùng, thật là tráo trở!
Xin hãng cho nghỉ 1 ngày, Thu lái xe về nhà, không quên gọi cho chị Mai để có thêm
người. Mai đang bận thằng con ốm, nên nhờ chị Lan. Lan đến nhà Thu với nét mặt
không vui. Vừa gặp Thu, đã trách ngay:
- Có gì mà lớn chuyện thế! Nó không đàng hoàng thì đuổi, kêu tao làm gì... đang bận
họp hành mà phải bỏ, chạy tới đây... Con mẹ đó đâu rồi?
- Nó chưa về... nhưng phải có chị vì em gọi Bố nãy giờ mà Bố không tỉnh, chắc nó cho
Bố uống thuốc ngủ để mặc sức mà đi...
- Thì bố ngủ 1 chút cũng được, có sao!
- Chị nói vậy mà nghe được! Họ đâu có quyền làm thế... Chị ăn to nói lớn quen nên em
mới cần chị, chứ nếu giải quyết được thì em đã làm rồi!
- Mày làm như tao là Bà Chằn không bằng... rồi biết chừng nào con đó mới về? Chẳng
lẽ tao cứ phải ở đây để chờ hay sao?
- Chắc khoảng 1 giờ trưa, em đoán thế vì bả còn phải nấu cơm chiều nữa!
- Rồi nó về mày nuốn tao nói gì?
- Trời, chị đã coi Video em gắn trong nhà, chị biết chuyện mà còn hỏi như vô can vậy!

- Thì ăn cắp lẫn hành động sai trái, ép người uống thuốc thì đuổi thẳng tay... Nếu mày
muốn kiện thì tao thưa cho mày đi hầu! Tao quen nhiều Luật Sư có thể làm chuyện đó.
- Thôi, em chỉ muốn chửi nó 1 mách, cho nghỉ việc, và hăm dọa tố cáo nó... thế thôi!
- Đuổi nó rồi lấy ai lo cho Bố?
- Thì lại đăng báo. Trong lúc chờ đợi đến phiên chị phải qua đây coi Bố cho đến khi
mướn được người.
Lan nhăn nhó:
- Đã nói là tao nhiều việc... hay là vầy, cho Bố qua nhà tao ở một tuần, rồi nhà con Mai
1 tuần, nhà mầy 1 tuần... cứ xoay vòng như vậy được không.
Sau vụ xử bà người làm, mấy anh em lại hội họp, cuối cùng đưa ra quyết định: Bố ở
nhà mỗi chị 1 tuần, ở với Thu 2 tuần vì Thu là đứa lãnh phần hương hỏa cái nhà đến
50%, còn những đứa con trong nhà chia nhau phần còn lại. Thu phản đối:
- Nhưng em đi làm sao coi Bố được?
- Không cần biết, mầy lãnh phần nhiều thì có trách nhiệm phải coi Bố!
Các chị nói như vậy đành chịu, thôi thì mong kiếm được người làm có lương tâm!
Tìm người coi 1 ông Cụ hơi ngớ ngẩn mà cũng không phải dễ, người làm cứ thay đổi
liên tục vì không biết công việc khó khăn hay nhàm chán, không ai chịu làm! Người
chịu làm thì đa số có tính táy máy, đạo tặc và hành xử không tốt với người già!
Cũng may là tự nhiên hãng của Thu cho nghĩ việc đến 60% nhân viên, lý do họ bán lại
công ty cho một chủ mới! Thu cũng trong số nầy! Nhưng cô lại thấy bằng lòng vì như
vậy có lý do để ở nhà coi Bố!
Tuy ở nhà, nhưng Thu cũng vẫn giữ thời khắc biểu để Bố cách tuần đến ở với 1 chị,
đặng cô còn có thời gian mà đi kiếm việc khác.
Người ta nói "1 mẹ nuôi 10 con chứ 10 con không nuôi nổi 1 mẹ" thật đúng. Hai bà chị
và kể cả Thu có lúc coi Bố như một "chướng ngại vật" trong cuộc sống! Sự phản
kháng, khó chịu từ Bố lúc càng tăng! Tính khí êm dịu, chịu đựng của Bố đã thay thế
bằng những sự chống đối trong mọi việc! khiến cho Thu đôi lúc bực tức và hụt hẫng!
Coi như Thu không còn có thời gian riêng cho mình nữa, kể cả những ngày Bố ở với 2
chị. Điện thoại thường xuyên reo vang để khiếu nại... Mà Thu cũng chỉ là 1 đứa con
như các chị thôi!
Bố càng ngày càng lẫn nặng. Nhiều khi vừa ăn cơm xong Bố lại đòi ăn tiếp, trả lời đã
ăn rồi nhưng Bố lại không tin! Có lúc Thu tìm mãi mới ra Bố ở đàng sân sau, đang cố
gắng kéo cánh cổng cho sút ra để thoát ra ngoài! Thu hỏi thì Bố trả lời "Muốn đi về
nhà"...
- Đây là nhà của Bố, sao lại muốn về... Bố vào phòng mà ngủ đi...
- Không, ngủ thì tụi ăn trộm nó vào khiêng mình ra đồng để cướp tài sản… Mà cô là

ai?!
Trời đất, lúc nầy Bố lại không còn nhận ra Thu nữa rồi! Tội nghiệp quá, bịnh "quên"
của Bố ngày càng nặng! Nhưng không phải vì vậy mà Bố hoàn toàn ngu ngơ, có lúc Bố
lý luận thật sắc bén, không ai có thể đối địch được! Một lần Bố còn phê bình là “con
Lan và con Mai là hai đứa ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình”! Câu nói của Bố
ngay lúc có mặt 2 chị khiến tình trạng căng thẳng xảy ra! Khi 2 chị bực tức ra về, Thu
hỏi:
- Sao Bố lại nói 2 chị vậy?
- Bố nói cái gì?
Thu nhắc lại, Bố gật gù:
- Chúng nó ác lắm, ích kỷ con ạ... ngày Việt Công tràn vào thành phố, chúng đeo băng
đỏ tràn vào nhà mình ăn cướp, xém chút nữa là nó bắn Bố rồi!
- Bố à, chắc Bố nhớ lộn rồi, khi ấy 2 chị còn nhỏ mà!
- Thì cái Mai và con gì bạn nó làm trong Dinh Tỉnh Trưởng chứ đâu.... Bố còn lạ gì!

Bố lại lẫn lộn người nầy ra người khác, thật là khổ! Mặc cho Thu đã gọi phôn giải thích
với 2 chị về chuyện nầy, nhưng hình như cả 2 vẫn còn bực mình Bố lắm!
Cứ coi Bố xong 1 tuần là Thu thở phào nhẹ nhõm vì tối Chủ Nhật, chị Lan sẽ đến đưa
Bố về nhà để coi sóc, tuần nầy du di... chị Lan coi xong là tới phiên chị Mai nên Thu sẽ
có thời gian 2 tuần liền rảnh và thảnh thơi. Chị Lan đến rước Bố với lời dặn kỹ:
- Tao có việc gấp nên 6 giờ tao đến là đưa Bố ra liền nghe chưa.
Thu chuẩn bị 1 cái túi xách cho Bố ngồi ở phòng khách để đợi chị Lan. Trong lúc Thu
đang soạn 1 cái Resume trong phòng, mải mê làm việc khi nhìn đồng hồ thì thấy đã 7
giờ, Thu chạy ra ngoài thì không còn Bố ở đó nữa! Cái túi xách cũng biến mất, cánh
cửa chính còn mở hé!
- Bà Lan nầy đón Bố mà cũng không nói với mình 1 tiếng! Lúc nào cũng hô mắc làm
Từ Thiện!
Ba tuần lễ trôi qua Thu sống khoan khoái, vì không nghe chị Mai gọi đến đón Bố về.
Thu nghĩ chắc là chị Mai để Bố ở lại nhà thêm 1 tuần vì chị làm thôi nôi cho thằng Cu
con... Thu đến nhà chị Mai theo lá thư mời gởi bằng Email cả tháng trước...
- Bố đâu chị? Có khỏe không?
- Tuần rồi không thấy bà Lan chở Bố qua đây!
Nghe chị Mai nói vậy, Thu hoảng hồn định gọi chị Lan, thì thấy chị lù lù đi vào.
- Bố đâu chị?
- Ơ hay, sao mày lại hỏi tao. Bữa đó tao dặn là 6 giờ đưa Bố ra cổng, xe tao đến là có
mặt liền, nhưng tao đi qua có thấy ai đâu... tao mắc tổ chức cho Hội Người Già Bữa
Cơm Tình Thương, đâu có giờ mà chạy ra chạy vô, tưởng mày rảnh nên cho Bố ở nhà
với mầy!
Câu nói của chị Lan khiến cho 3 chị em trố mắt nhìn nhau! Trời ơi, Bố đã đi đâu trong
ba tuần lễ nay mà các con không hề hay biết! Thu ngồi xuống ghế ôm ngực thổn thức,
nước mắt rưng rưng… "Bố ơi, Bố ơi"...
Từ đó, tất cả mấy đứa con tuôn ra đi tìm Bố, nhưng không ai biết tông tích 1 ông lão ăn
mặc đàng hoàng, tay xách cái túi biệt tăm biệt tích nơi đâu... Nửa năm đã trôi qua, Thu
vẫn khóc trong lòng và không lúc nào nguôi nỗi xót thương về Bố!! “Xin tha lỗi cho
con Bố ơi"...

Diễm Châu (Cát Đơn Sa)



NẮNG HẠ Xướng họa

Bình minh nắng Hạ mới lên cao Hạ đến măm này độ nóng cao
Mái ấm lao xao tiếng gọi vào Con trai cháu gái cứ ra vào
Cố gắng con ơi, mau thức giấc Mời bà dạo biển đi chung chuyến
Cha chờ tỉnh dậy kịp đi mau Hớn hở ra xe vội bước mau
Hom hem, cụ nội đưa tay vẫy Bãi biển Laguna cùng hong gió mát
Lọm khọm, bà lau mắt vói chào Ai nhìn thấy mặt cũng Hello chào
Phố xá, nhà ta, đầy kỷ niệm Quê hương nước Việt, ôi thương tiếc
Giờ con tuổi hạc ngỡ chiêm bao! * Cảnh cũ người xưa, nhớ biết bao! **

Đình Duy Phương Đình Duy Phương .

Chú thích :

* Bài thơ hai mùa Nắng Hạ diễn cảnh người con được cha mẹ sắp đặt sẵn, sáng sớm gọi dậy
cùng đi vượt biên, phải hối hả chia tay với ông bà nội.

** Sang Mỹ, người con ấy lớn lên lập gia đình, nay người con tuổi đã cao niên và trở thành
bà Nội. Được con trai và cháu gái chăm sóc chu đáo, khiến bà nhớ đến chuyện ngày xưa
cũng đang sống bên ông bà nội của mình, nhưng bất ngờ phải theo cha mẹ chạy bỏ Nước ra
đi tìm Tự Do.

ĐDP 2020.

RƯỢU VANG

Tác giả: Vũ Lê Tuyết Yên

Trong khung cảnh ngày Lễ Hội hay Hỏi, Cưới, buổi tiệc
không thể thiếu Rượu Vang.
Một chai rượu vang hiện diện trong những ngày trọng đại
sẽ khắc ghi hình ảnh trang trọng . Khi còn ở quốc nội và
nay ở quốc ngoại. Rượu vang được coi như món quà thanh
lịch nếu không nói là theo cách văn minh của người Việt
cập nhật theo thời gian sao cho kịp với những tiến bộ của
loài người trên thế giới.
Tôi còn nhớ khi ở quê hương thường thấy một chai rượu
trắng có nhãn hiệu "Văn Điển" , mỗi khi Tết đến. Rượu
được trịnh trọng rót để cúng trên bàn thờ trong ba ngày
Tết. Rượu này được nhà cầm quyền thời đó cho phép lưu
hành để bán cho người dân dùng. Song song với loại rượu
được dùng còn có rượu "lậu" không được phép bán tự do

cho dân chúng.

Lịch sử rượu vang và rượu "lậu" dường như chưa được giới cầm bút chúng ta nhắc đến.
Đây có thể là một cách nói võ đoán và cũng rất hy vọng nếu được quý vị nào bàn thêm về
rượu lậu trong tương lai để sống lại quá khứ và biết thêm về nét cổ xưa.

Hôm nay chúng tôi bàn về rượu vang. Tiếng Pháp là "vin" và tiếng Anh là "wine" .
Rượu vang có hai loại mầu trắng và mầu đỏ. Tại Việt Nam rượu vang bắt nguồn từ nước
Pháp. Tất cả hai loại rượu này đều sản xuất từ trái nho mà ra. Rượu vang trắng do nước
nho ép từ trái nho nên có mầu trắng. Nước nho ép được gìn giữ tự nhiên và để một thời
gian lên men. Cũng nên biết nước nho lên men do đường chứa trong nho. Rượu vang
đỏ do gồm cả vỏ nho và nước nho trộn lẫn vô nhau nên có mầu đỏ. Nước nho được ép
hay nghiền từ trái nho sau đó để ngâm một thời gian lên men và trở thành rượu. Đó là lý
do mỗi chai rượu vang chúng ta thấy trong thị trường, siêu thị hay tiệm rượu thường có in
dấu năm để biểu tượng tuổi của chai rượu. Rượu càng lâu năm giá càng đắt.
Nếu đi vào chi tiết thì cây nho cung cấp không phải chỉ có một loại mà có rất nhiều chủng
loại nho khác nhau. Đó là lý do rượu vang có rất nhiều hương vị khác nhau bởi vì cây
nho đã thay đổi từ quốc gia này đến quốc gia khác nên rất dễ dàng phân biệt rượu vang
Âu Châu và rượu vang Mỹ Châu.
Cũng nên biết có những loại rượu vang không được chế tạo từ nho mà ra nhưng vẫn được
gọi là rượu vang, đây có thể là những rượu táo hay rượu vang với quả lựu và thương mại
vẫn gọi chung là rượu vang cả.
Theo sách vở và tài liệu rượu vang được sản xuất tại phía Bắc Trung Đông. Rượu vang
Pháp được sản xuất vào thế kỷ thứ sáu trước công nguyên. Vào khoảng thời gian này
người dân đua nhau trồng nho tại thành phố Marseille. Kỹ thuật làm rượu vang cũng
được canh cải. Lượng rượu vang tiêu thụ gia tăng trong dân gian và các tu viện, đặc biệt
trong các nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Kỹ thuật sản xuất lan dần đến thành phố
Bordeaux. Tuy nhiên rượu vang ở Pháp chỉ đủ để cung ứng cho nhu cầu địa phương mà
thôi. Tất cả chỉ được dùng trong nội địa Pháp. Sự phát triển và truyền bá rượu vang mỗi
ngày một gia tăng vì nhờ kỹ thuật giao thông nên giúp sự vận chuyển dễ dàng.
Nếu nói về địa phương tính thì tại Pháp người ta phân biệt rượu vang thành nhiều thứ:
Vin de table: Rượu vang thường dùng ngay trong bữa ăn. Loại này rẻ tiền. Rượu dùng

chung cho tất cả mọi người.
Vin de Pays ( Tuỳ nơi sản xuất của rượu. ) Nơi sản xuất được để trên chai.
Vin de Qualité Superieure: Đây là loại rượu chất lượng cao. Đắt giá.
Vin d'Origin Contrôlée : Rượu có kiểm soát chất lượng cao. Giá bán cũng đắt hơn rượu
vang thường.

Phải nhìn nhận rằng những nhà sản xuất rượu vang Pháp đã gây dựng và tạo được những
nhãn hiệu để đời, mặc dù với thời gian và qua không gian những tên rượu vẫn còn lưu
luyến người dùng và có thể những tên đó vẫn lưu truyền từ xưa cho đến ngày nay và sau
này nữa.
Đây là những tên sản phẩm rượu vang để đời:

Chateau de Beau Castel, Corton, Louis Jabot, Bordeaux, Beaujolais, Rhône, Châlonnais,

Alsace, Pinot noir, Pinot meunier v...v..
Cứ điểm mặt qua Costco Wholesale ta thấy bày la liệt những sản phẩm tên Pháp nhưng
được các nhà sản xuất Mỹ đóng chai ngay tại Hoa Kỳ. Việc sản xuất rượu vang tại Hoa
Kỳ và các trang trại trồng nho ra sao. Hoa Kỳ là một quốc gia lớn. Rượu vang cũng được
nằm trong kỹ nghệ sản xuất và trồng nho.
Chúng ta ai cũng có dịp nhìn hay nghe thấy những thiên tai đã đè nặng xuống đất nước
Hoa Kỳ trong năm 2017. Những trận bão ngập lụt lớn đã xảy ra ở Houston, Texas. Nước
đã tàn phá nhà cửa và mọi sinh hoạt. Lũ lụt IRMA tại Florida đã khiến hàng triệu người
phải di tản khỏi nơi cư ngụ. Những trận cháy rừng tại miền nam California cũng đã tàn
phá nhiều trang trại trồng nho. Mặc dù hoả hoạn đã xảy ra nhưng những ngày cuối năm
tại đây trong năm 2017 số lượng bán đã gia tăng đáng kể vào khoảng 4.9 %. Năm 2017
coi việc bán rượu nho vượt hẳn những năm 2011.

Việc sản xuất và trồng nho tại Hoa Kỳ tập trung ở California. Tại California gồm có hai
nơi đang dẫn đầu về việc trồng nho và sản xuất rượu vang. Đó là thung lũng Temecula ở
quận Riverside và thung lũng Napa Valley thuộc miền nam California.
Vùng trồng nho của miền nam Cali thuộc Riverside county nhỏ hơn miền Bắc có nhiều
nhà làm rượu . Nơi đây được coi là tân lập gồm các nhà sản xuất rượu vang bắt đầu từ
năm 1980.
Thung lũng Temecula Valley trong năm vừa qua đã tiếp chừng 2.7 triệu người du khách
đến viếng thăm và thống kê cho thấy những nhà sản xuất rượu đã thu lượm được chừng
$718 triệu Mỹ kim.
Nếu đem so sánh với Napa Valley, nơi đây cũng trong năm vừa qua đã tiếp đón 3.5 triệu
du khách đến thăm viếng. Theo các công ty du lịch cũng cho hay họ đã thu được 1.9 tỉ
Mỹ kim do du khách đem lại. Theo các tổ chức du lịch cũng cho hay nếu nói về phẩm
chất Napa Valley có giá trị cao hơn. Cũng vì du khách thăm viếng thường ở lưu lại lâu
hơn, có khi họ ở hai ba ngày là thường.
Vùng Temecula quận Riverside có lợi điểm hơn vì đây mới được thành lập nên cơ sở mới
mẻ, vả lại địa điểm gần hơn thung lũng Napa vì chỉ cần đi trong vòng 90 phút là tới
nơi. Dân cư tụ tập tại miền Nam cũng đông đúc. Cư dân ở Cali có vào khoảng trên 33
triệu người và có đến hai phần ba sống tại miền Nam. Một phần ba dân số còn lại sống
tại miền Bắc gần thung lũng Valley Napa.
Giới cầm quyền quận Riverside dự định biến cải 156 khu đất trống chưa khai thác để
thành 2,104 acres trồng nho và sản xuất rượu vang. Với sáng kiến này vùng trồng nho sẽ
gấp đôi số diện tích hiện tại và trong tương lai Riverside sẽ thu hút nhiều các nhà đầu tư
và sản xuất khác hướng về miền Nam. Như vậy trong tương lai Riverside sẽ thu hút nhiều
các du khách không những ở Cali và còn nhiều người ở các bang lân cận hoặc các nước
khác. Khách sạn và kiến trúc sẽ gia tăng trong những năm tới./.

DS Vũ Lê Tuyết Yên

NGẮM NẮNG HÈ

Ngồi dưới tàn cây ngắm nắng hè,
Trời xanh trong suốt thoảng mây che.
Yên lành gió mát mang hơi biển,
Thanh vắng cây buồn thiếu tiếng ve.
Xóm Mỹ khang trang êm đẹp sống,
Quê nhà oan nghiệt xót tin nghe.
Phước trời đất khách vui an hưởng,
Tuổi tác hoàng hôn nhớ bạn bè.

Nhật Quang Phi Hồ, June 2019.

******DÂNG LÊN CHA TÌNH BÁT NGÁT******
… Vũ Thùy Nhân.

“Tạo Hóa thật kỳ diệu".
Người là CHA NHÂN ÁI của chúng ta,
Một người Cha thương con chan hòa,
Với tấm lòng rộng hơn biển bao la,
Với trái tim thiết tha nồng ấm...
Chỉ HOA thôi đã có cả... triệu... loài...
Cả cuộc đời nghiên cứu về Hoa...
Cũng không đủ thưởng ngoạn đến nơi đến chốn,
Rồi cây cối...muông thú...cả vạn triệu loài...
Những ...cánh chim tuyệt vời nhan sắc...
Rồi biển khơi, rồi vũ trụ, rồi muôn vì tinh tú...
Chỉ ngắm...sơ... thôi cũng đã đủ...ngất ngây !
Rồi đàn ông, rồi đàn bà !
Tả... một nụ cười thôi, đủ tốn bao nhiêu...giấy mực,
Cũng... không lột tả được vẻ...sống động, tuyệt vời !
******ÔI CHÚA ƠI,
*******ÔI THIÊN CHÚA CỦA CHÚNG CON!!
Chúng con chỉ biết dâng lên NGƯỜI lời chúc tụng biết ơn,
TÌNH CHA YÊU thật... cao siêu khôn ví,
Cao hơn TRỜI, rộng hơn ức triệu...trái tim NHÂN LOẠI...
Đẹp hơn muôn muôn ...loài mà Cha đã thương ban.

*****XIN DÂNG LÊN CHA TÌNH BÁT NGÁT ...
NHƯ LÒNG CHA YÊU THƯƠNG

NHƯ LÁ VÀNG MÙA THU

Theo lệnh cách ly xã hội, mấy tháng nay ông bà Viên phải chôn chân trong góc nhà, vì
con Coronavirus xuất phát từ Vũ Hán, nhỏ xíu, mắt thường không thể nhìn thấy, nó lại hay bắt
nạt những người già yếu, như con ma vô hình.Thật đáng sợ!

Ông Viên ngồi trên chiếc ghế bành bên cửa sổ, nhìn khu vườn sau nhà qua khung cửa
kính. Cuối hạ rồi lại sang thu, lá vàng bắt đầu rơi. Ông lẩm bẩm một mình: “Mùa thu đã đến
rồi!”

Nhớ thu năm ấy bên song cửa
Anh đàn em hát bản “tình ca”
Tiếng hát hòa quyện trong tiếng gió
Nhẹ nhàng bay vút giữa trời thu.

Anh hỏi mùa nào em thích nhất
Em trả lời: Chỉ thích mùa thu
Mùa thu lá vàng rơi trong nắng
Anh kết lại từng chiếc lá tặng em.

(TNV)

Bà Phượng vợ ông, ngồi không xa lắm. năm nay bà ngoài bảy mươi, kém ông cả nửa con
giáp, mà thân hình mỏng manh yếu đuối hơn ông. Mái tóc bà thuần một mầu trắng như tuyết.
Hai ông bà đều bị “ba cao một thấp” kết quả của mấy chục năm vất vả từ Việt Nam qua tới Mỹ.
Nghe ông đọc thơ bà chỉ mỉm cười….

Ông Viên ước gì được như cây cối, chim chóc trong vườn, hót líu lo và sống vô tư không
sợ “Cô Vy Cô Vít” như con người. Ông nghĩ lại những ngày tháng trước kia, khi mọi người được
tự do đi lại, tha hồ hít thở không khí trong lành. Chao ôi! Sao mà sung sướng thế!

Rồi ông mơ màng nhớ về thời trẻ. Sau ngày đất nước đổi đời, nhớ những năm tháng tù
đày trong tuyệt vọng, mà Cộng Sản dùng xảo ngữ “học tập”. Nhớ những lần bà đầu đội tay xách
thăm nuôi ông trong các trại “cải tạo”, vài tuần sau nhận được lá thơ mỏng dính, bà gửi vào
khuyến khích, an ủi ông như câu kinh nhật tụng, để mở đầu cho lá thơ: “Anh cố gắng học tập
tốt, lao động tốt, để sớm được trở về đoàn tụ với gia đình, ở nhà các con vẫn ngoan, cuộc sống
cũng tạm ổn trong xã hội mới”. Đó là những lời lẽ vợ ông phải thuộc nằm lòng và nó là hành
trang bất đắc dĩ theo ông đi khắp các trại tù. Vì vào một dịp vợ ông đi thăm nuôi ông ở Thành
Ông Năm Hốc Môn, trước khi vào gặp mặt chồng, các cai tù trong trại tập họp mọi người lại để
tuyên truyền và đe dọa:

- Khi bà con gặp thân nhân, hoặc viết thơ vào phải động viên tinh thần cách mạng, để
các anh thấu triệt chính sách khoan hồng của nhà nước, giúp các anh tiếp thu tốt, để mau được
trở về, hiểu chửa!

Nhưng ông nhớ, một lần nhận được thư em trai bà viết với lời lẽ xa xôi, khéo léo hơn:

“Chị bây giờ đảm đang lắm, sáng sớm vác gạo chạy đua với xe lửa, trưa về phải ra phơi quần áo
cũ ngoài chợ trời nắng chang chang, nên nước da bánh mật, dáng người tong teo”. Đọc thơ
xong, ông thấy thương vợ đứt ruột. Đau đớn hơn khi nghĩ tới lũ con ông, sinh nhằm thời kỳ đất
nước đen tối nhất, khi mà thằng mù đòi dắt thằng sáng.

Ngày được thả về, ông Viên chỉ biết nhìn vợ bằng ánh mắt dâng đầy thương yêu, như
thầm cảm ơn người hiền phụ chung tình,vừa mừng vừa tủi, bà Phượng cũng chỉ biết khóc, nước
mắt chảy thành dòng, đúng là buồn cũng khóc, mà vui quá cũng khóc. Để rồi những ngày tháng
còn lại sống hạnh phúc bên nhau cho tới tuổi xế chiều này, đã kết thành một sâu chuỗi ngọc,
mà những chăm sóc chiều chuộng là hạt nghĩa, mỗi hơi thở thương yêu như hạt tình.

Nhớ những ngày đầu mới định cư tại Mỹ, gần tuổi “Tri Thiên Mệnh” ông bà lại một lần
nữa chịu thương chịu khó làm lụng, lo cho các con học hành nên người, rồi cũng cố vay công
mượn nợ “down” được căn nhà tại thành phố Westminster, Thủ Đô tỵ nạn của người Việt.
Tưởng là gia đình xum họp vui vẻ mãi, nhưng rồi lần lượt, gả con gái cưới con dâu. Khi đủ lông
đủ cánh, chúng như chim ra ràng bay xa, tự lo mái ấm gia đình riêng.

Ông Viên quan niệm, nên phóng khoáng về vấn đề hôn nhân cho con cái, nhưng ông có
một ông bạn hay mỉa mai: “Ngày xưa cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, còn thời bây giờ con đặt đâu
cha mẹ ngồi đó”. Ông Viên bảo phải rồi, cụ thử nghĩ coi, bên đất này chúng nó lấy nhau, khi hai
đứa tự cảm thấy có đủ khá năng xây dựng một gia đình. Chúng cùng có công ăn việc làm, rồi
hùn nhau kiếm tiền lo đám cưới, nào là tiền cho các nghi lễ, tiền sắm nhẫn cưới, tiền đặt nhà
hàng, tiền in thiệp, thuê xe hoa, tiền quay phim chụp hình v.v… Ôi! Đủ thứ tốn kém chúng tự lo
hết, chỉ hỏi cha mẹ định mời bao nhiêu người để chúng đưa thiệp cho mà ghi tên. Cha mẹ đâu
phải tốn tiền tốn công bao nhiêu, mà xía vô chuyện chúng nó yêu nhau. Chả bù với thời mình
ngày xưa, khi còn ở quê nhà, mỗi lần dựng vợ gả chồng cho con, cha mẹ lo đến hói đầu, đám
cưới nhỏ cũng phải một con heo quay, năm cặp gà mái dầu, chưa kể lễ vật thách cưới, đám lớn
có khi phải bán đất cầm nhà, mời từ làng trên xóm dưới, đến ăn ba bốn ngày, cả nhà mệt phờ
râu. Mà thời đó, con trai, con gái vừa lớn lên, cha mẹ lo dựng vợ gả chồng, để bắt đầu xây dựng
cuộc đời mới, như đũa có đôi mới chí thú làm ăn nên người, thì tiền đâu mà có, phải trông vào
cha me, hỏi sao cha mẹ không có uy hơn. Thôi thì cứ phiên phiến đi cho tụi trẻ, mình mau có
cháu bồng là vui.

Cũng vì thế, mà ông bà Viên đông con nhiều cháu. Nhớ những ngày đầu tuần ông bà
phải coi cháu, cho cha mẹ chúng đi làm, nên vui nhộn như một nhà trẻ. Bà hay bảo: “Con là
máu, cháu là mủ”. Đến cuối tuần rảnh rỗi, ông thường thơ thẩn ngoài vườn, ngắm cây na, cây
nhãn, năm nay ra hoa muộn, sắp mùa lạnh rồi chẳng đậu được bao nhiêu trái, nhìn vợ lúi húi ở
góc vườn, sới gốc mùng tơi, vun gốc mướp, gợi nhớ hình bóng mẹ ông khi còn sinh tiền, lúc ông
còn nhỏ bà hay nấu canh mùng tơi với mướp cho ông ăn. Tưởng tượng mẹ già đang lẩn khuất
đâu đây, mà lòng buồn rười rượi, bước chân đến ngắm cây ngọc lan trước nhà, chỉ nở hoa vào
mùa xuân và mùa hạ, ban đêm khi sương xuống, mùi thơm ngào ngạt hơn, át đi cái mùi dầu
xanh bà mới cạo gió cho ông. Có những hôm căn nhà vắng lặng, nhìn cái bếp sạch sẽ, ông vừa
buồn cười vừa xót xa thương hại bà đứng ngồi không yên, bà thường thở dài: “mẹ cần con hơn
con cần mẹ”. Thế mới biết, dù mỗi đứa con khôn lớn đến đâu, vẫn luôn đậm nét trong lòng cha
mẹ, chúng là tất cả, không bao giờ phai lạt. Nhưng ngược lại cha mẹ ở trong lòng con cái chỉ là
một phần trong cuộc đời chúng, vì chúng có đời sống riêng, nỗi lo lắng mới, người ta gọi đó là
“nợ đồng lần”.

Nhớ những lúc rảnh rỗi ông Viên thường nói như phân trần với bà, khi các con còn

trong vòng tay mình, thì mình thấy bình thường, nhưng rồi tất cả chỉ còn là kỷ niệm. Nhớ khi
chúng còn ở bậc Tiểu học, Trung học rồi lên Đại học, ngoài giờ đi học, còn học thêm các môn
phụ, con trai thì học võ, học vẽ, tennis, Soccer. Con gái thì học đàn, học bơi, vũ Ballet, rồi chúng
đi làm partime, nhưng khi hoàng hôn xuống, chúng cũng kéo nhau về nhà, như chim về tổ, còn
được nghe giọng nói tiếng cười, lúc chúng còn nhỏ thì được ôm chúng vào lòng trước khi đi
ngủ, khi chúng lớn, thì giục giã đến mỏi mồm, không cho chúng thức khuya. Đôi khi mất ngủ vì
chúng mở party đến gần sáng, vậy mà vui. Bây giờ chúng trưởng thành, mải lo cho cuộc sống,
tương lai, mất hút vào công danh sự nghiệp, không có thì giờ đến thăm cha mẹ, thông cảm cho
chúng đi bà. Ông Viên thường nói với bà, mình may mắn vì vợ chồng già còn đủ đôi, nên có chỗ
tựa vào nhau, tìm hơi ấm cuối đời, cứ nhìn cảnh những người thân, đồng môn, đồng nghiệp, lần
lượt tạ từ ra đi, bằng cách này cách nọ mới thấm thía câu mất mát, lúc còn lại một mình thui
thủi mới thấu nỗi cô đơn.

Ông Viên nhớ nhất, một lần bà đi về Việt Nam thăm mẹ ốm nặng, Ông nằm ở nhà xem
T V, đọc báo mãi cũng chán, thỉnh thoảng ông ghé quán cafe trước Phước Lộc Thọ, gặp mấy ông
bạn già nhâm nhi ly cà phê, nghe các cụ lý sự như những nhà tâm lý chuyên nghiệp, đúng hay
sai ông cũng chẳng còn hăng tiết vịt mà cãi, như ngày còn trẻ, ai nói gì ông cũng chỉ mỉm cười,
có lẽ lúc ấy ông đã qua tuổi “Lục thập nhi nhĩ thuận”. Có một ông bạn sắp apply tiền già, vừa
mới về Việt Nam cưới vợ, để tỏ ra ta am hiểu sự đời, ông phát biểu, người Tây phương cuộc
sống và tình yêu kéo dài hơn người Á Châu, người Á Châu thường già trước tuổi. Nhưng ông
Viên thấy không có ai già, cũng chẳng có ai trẻ. Nhớ lại hồi ông 15 - 16 tuổi, ông thấy mấy chị
lớp trên chừng 19 - 20 đã thấy già khú đế, sắp ế chồng đến nơi. Vậy mà lúc ông 50 tuổi, ông
thấy mấy thằng em 40 tuổi còn nhiều cơ hội, lúc 70, ông thấy mấy người 50 - 60, còn trẻ chán.
Vậy nên theo ông Viên già hay trẻ còn tùy. Nhất là các bà các cô chưa chồng, hễ có ai hỏi tuổi
thì thường không bằng lòng, hoặc dấu tuổi, tỷ như 20 tuổi thì nói mới 17 - 18, mà 30 tuổi thì
bảo 25 - 26.

Nhưng phong tục nước ta là “kính lão đắc thọ” nên ở vào tuổi 70 trở lên, có ai hỏi cụ
được bao nhiêu cái xuân xanh, thì tự cộng thêm vài tuổi, để thấy bàn dân thiên hạ, rối rít xít xoa
khen trông cụ trẻ quá. Đó là tâm lý thời đại.

Lúc đó ông Viên mới thất thập mà “lực bất tòng tâm”, chân tay thì yếu đuối, tóc tai bạc
phơ, vì bà thợ nhuộm đi vắng, nhưng con tim và đầu óc còn lãng mạn lắm. Nhớ lại những ngày
còn trẻ, thỉnh thoảng vợ đi đâu vắng nhà, hay nghỉ hộ sản, thì ông mừng như chim sổ lồng, bây
giờ thì trái lại, ông cứ muốn chim nhốt trong lồng sướng hơn. Cho đến tuổi ấy ông mới thầm
thía câu: “Đàn bà là món quà quý giá mà Thượng Đế đã tặng cho đàn ông”. Thử hỏi nếu không
có các bà, cuộc đời sẽ chán nản, tâm hồn thì cằn cỗi, không có đối tượng để mà nguýt, mà lườm
nhau thì thật là boring, tối ngày nằm chèo queo một mình. Còn nói về trái đất mà không có đàn
bà thì làm sao có sự trường tồn cho nhân loại. Đã vậy phong tục Việt Nam, còn đặt ra tập quán
cho các bà, mà vào thời bà Phượng ai cũng rành sáu câu, con gái thì phải có Tam Tòng, tức là:
“Tại gia tòng phụ, xuất gia tòng phu, phu tử tòng tử”, còn Tứ Đức là: “Công, Dung, Ngôn, Hạnh”.
Đó là thời trước, chứ thời bây giờ khác rồi, phải không các cụ? Bởi vì ngày xưa các bà không
phải bon chen ngoài xã hội, chỉ ở nhà, chờ nâng khăn sửa túi “đựng tiền” cho các đấng phu
quân, thì ba cái tòng, bốn cái đức nhằm nhò gì. Chứ thời đại này các bà các cô phải lăn lóc ngoài
đời, kiếm tiền về trả bill với chồng, rồi cũng vẫn phải mang nặng đẻ đau, nuôi dậy con cái. Mà
một gia đình nên hay không người ta vẫn nhìn vào tài đức của người mẹ “Phúc đức tại mẫu” bà
ơi! Nên thời buổi này các bà coi bộ phải tòng nhiều thứ hơn, như:

Tòng bót (boss) rồi lại tòng ôn (owner),
Không tòng mất chóp ( job), vác ô (owe) mà về.

Còn Tứ Đức, bàn về chữ Công thì thời này các bà chẳng những giỏi về thủ công mà cũng
đủ bằng cấp như các ông, nào Bác Sĩ, kỹ sư, Luật sư gì các bà cũng có ráo. Về chữ Dung, thì đã
có thẩm mỹ viện, rồi mỹ phẩm đủ loại, không còn ai xấu nữa. Ngôn, Hạnh thì tùy cơ ứng biến,
có lúc thì mềm mỏng dịu dàng, nhưng có lúc phải cương quyết như khi các ông trổ tài hào hoa
“phong nhĩ” sảng, hay lúc nam “dô” tửu, như cờ nhập phong, thì các bà cần phải cứng rắn “ra
tay nghĩa hiệp cứu vớt đời trai” đó có phải là cái đức thứ năm không?

Ông Viên lại nghiệm ra một điều, vợ chồng về già sống với nhau chữ nghĩa đi trước chữ
tình, nên khi còn trẻ, nếu có được hạnh phúc, thì ảnh hưởng đến tận cuối đời. Thế nên ông thấy
tình đẹp nhất là lúc tuổi đã về hưu, không còn cơm hộp canh hũ, sáng đi chiều về, bù đầu vì giờ
hết mà việc không xong. Lúc này con cái đã khôn lớn, chỉ còn hai người chăm sóc cho nhau, nên
rất cần nhau, cái tình xế chiều sống trọn vẹn cho nhau là vậy. Tuy nhìn quanh mình chỗ nào
cũng thấy những lọ thuốc uống buổi sáng, những hộp thuốc dùng ban chiều, thuốc mới thuốc
cũ đầy trong tủ thuốc, trên đầu giường tràn qua bàn viết. Người đời nói không sai, khi còn trẻ
có những mối tình đầu thật đẹp, nhưng chẳng được bao nhiêu vì còn “tay trắng”. Nhưng khi về
già, có đủ điều kiện để hai người tha hồ yêu nhau, thì cuộc đời không còn bao lâu!

*

Ông bà Viên bây giờ như hai con khỉ già thời “COVID” bị nhốt trong chuồng. Không thể
đến nhà thờ, mỗi sáng chỉ xem lễ trực tuyến trên TV. Tối sớm đọc kinh cầu nguyện, cho cơn
dịch bệnh mau chóng chấm dứt. Ông bà không được tiếp xúc với ai, con cái thay nhau đi chợ
đem đến để ngoài hè, hoặc lẳng lặng mở cửa cất thức ăn vào tủ lạnh. Vào ngày Mother’s Day và
ngày Father’s Day giữa tháng năm, tháng sáu vừa qua, con cháu về thăm ông bà, cũng phải giữ
khoảng cách. Bà muốn ôm cháu vào lòng hôn lên đôi má mũm mĩm của nó mà không dám.
Chúng ngồi xa xa ăn uống sơ sài rồi lại kéo nhau ra về, để lại sự trống vắng vô tận.

Cứ vậy hai thân già lầm lũi trong căn nhà vốn đã rộng, giờ lại trở nên thênh thang hơn.
Ông Viên kéo chiếc ghế sát bên vợ, ông đưa bàn tay run run khô khốc của mình, nắm lấy bàn
tay mềm mại của vợ. Nhìn vào ánh mắt, bà biết ông muốn nói điều gì, bà ghé đầu dựa vào vai
ông, như đọc được nỗi buồn của vợ, ông Viên khẽ hôn lên đuôi mắt đầy vết chân chim của bà
như thông cảm, bà nháy mắt nhìn ông thầm cảm ơn.

Tình già âm thầm như lá vàng mùa thu, nhưng vẫn yêu thương nồng nàn, vẫn ngọt lịm
như hớp một ngụm rượu bách nhật khi cùng nhau chia sẻ. Thật vậy những hạnh phúc của thời
trẻ trung, còn mang lại dư âm mãi đến tuổi già.

Năng Khiếu

TRĂNG THU

Trần Đức Hân ( TranDuc Han Prudence )

Tĩnh mịch đêm Thu ánh trăng soi.
Xào xạc vườn sau lá Thu rơi.
Giàn hoa lác đác sương mấy giọt
Nàng thơ tìm đến đứng bên tôi.

Trần Đức Hân chuyển ngữ
ý thơ chữ Nho của Vua
Trần Nhân Tông (1258 – 1308)

THU NGUYỆT

Bán song đăng ảnh mãn sàng thư.
Lộ trích Thu đình dạ chí hư.
Thụy khởi châm thanh vô mịch xứ,
Mộc tê hoa thượng nguyệt lai sơ.

Phiên âm Việt-ngữ
thơ chữ Nho của
Vua Trần Thánh Tông

(Qúy vị muốn biết sơ qua
sách Anh-Văn của tác giả
Xin vào Internet type
tranduc han prudence. Cám ơn.)

LÁ THU

Cùng nhau lá hẹn trở màu
Phải chăng Thu đến tiễn chào Hè đi
Nắng Thu cũng đợi chu kỳ
Vàng, Nâu, Đỏ,Tím hề chi gió đùa

Nơi xứ lạnh trời vào Thu đẹp lắm!
Những hàng cây đầm ấm đứng bên nhau
Lá trên cành cũng háo hức đổi màu
Từng cơn gió lao xao ngàn lá Biếc

Mới hôm qua màu Mạ Non từng chiếc
Mà hôm nay đã tạm biệt chia tay
Áo Vàng kia màu nắng đã lên ngai
Vừa rực rỡ rồi phôi phai lịm chết

Hãy lặng nhìn mùa Thu đang thêu dệt
Mong chút gì dù ly biệt cùng ai
Lúc chuyển mình là màu lá đổi thay

Vàng ,Cam đó trả vay theo ngấn lệ
Nếu đã biết tình cho đi chẳng kể
Chẳng tính toan và cũng chẳng nệ hà
Chợt mai kia tình rũ áo bay xa
Có còn lại lời thiết tha gìn giữ?

Kìa Tim Tím nàng Gia long Thục nữ
Màu sơ khai từ lúc sáng lập trường
Màu ngại ngùng, e ấp chớm yêu đương
Màu tan vỡ, chôn tình thương ký ức

Qua màu Đỏ! Đầy kiên cường nghị lực
Màu biểu dương sức mạnh những hùng anh
Dù quyết tâm xây đấp chí đạt thành
Cũng lưu luyến bên cành bông, dòng suối

Rồi lá úa cho thời gian hờn tủi
Mới vừa đây còn giận dỗi, buồn vui
Mới vừa đây còn má đỏ hồng môi
Chưa nồng thắm rồi đơn côi nối tiếp

Màu Nâu kia là Thu phai một kiếp
Xót đời Thu là điệp khúc u buồn
Xót tình Thu là nhung nhớ người thương
Tình chưa chết phải chăng luôn vương vấn ?

Mùa Thu đi hay mùa Thu đang ẩn ?
Vẫn là Thu quanh quẩn với thời gian
Ai ra đi là đã hết buộc ràng
Như chiếc lá chẳng còn mang nỗi nhớ.!

Thu Virginia vào tháng 10

Nguyệt Ngân( Bông Điên Điển)

DIỆT TRỪ CÔ VI

Cô là con cái nhà ai?
Mà sao lòng dạ như loài rắn, dơi
Từ ngày Cô lọt ra đời
Cô gây thảm họa tơi bời trần gian
Mọi người đang sống bình an
Cô gieo rắc nỗi kinh hoàng đau thương
Cha Cô là loại bất lương
Muốn làm Minh chủ thiên đường Cái bang
Dạy Cô tàn phá xóm làng
Thây người chất đống...oán than thấu trời!
Chết chưa trăn trối một lời
Bỏ chồng, lìa vợ xa rời tình con...
Ngày nào Cô nhởn nhơ còn
Tội kia chồng chất hơn hòn núi cao
Cha Cô tàn ác làm sao!
Mọi người hận, ghét thằng Mao, thằng Bình...
Cầu xin Trời Phật hiển linh
Diệt trừ tận gốc bóng hình quỷ ma
Cho đời trở lại hoan ca
Cho người vui sống nhân hoà bình an
Bao dung nở khắp thế gian
Hoà bình nhân ái vinh quang Đại đồng...

Erlinda Thuỳ Linh

04/19/2020 1:04PM

THAÊNG TRAÀM THÒ TRÖÔØNG ÑÒA OÁC!
(Cập nhật cuối bài)

SAO-VIEÄT ÑINH-MOÄNG-LAÂN
(Taùc giaû saùch Traàm Tö Theá Kyû, Vieät-Nam Lòch-Söû
Anh-Huøng-Ca, Chuû-Nghóa Hoøa-Bình , Hoa-Kỳ Lịch-Sử Thế- Giới- Ca)

Moät khi neàn kinh teá taêng tröôûng maïnh, saûn xuaát nhieàu, chöùng khoaùn
cao, ngaân saùch thaêng dö, tæ leä thaát nghieäp thaáp, giaù trò hoái ñoaùi tieàn
teä leân cao nhö döôùi thôøi kyø Toång Thoáng Hoa-Kyø Bill Clinton (1992-
2000), thì thò tröôøng ñòa oác ít aûnh höôûng ñeán söï phaùt trieån neàn kinh
teá nhöng moät khi caùc yeáu toá treân chaäm laïi thì thò tröôøng ñòa oác laø con
taøu loâi keùo neàn kinh-teá phaùt trieån cuõng nhö thoaùt khoûi söï suy thoaùi. Lyù
do laø vì thò tröôøng ñòa oác cuõng ñi keøm vôùi xaây caát, thieát bò trang hoaøng,
ñoà ñaïc baøi trí trong nhaø, ngöôøi mua ngöôøi baùn, tieàn lôøi tieàn loã luoân
chuyeån v.v.khieán moät soá ñoâng nhaän löïc, vaät löïc tham döï vaøo; do ñoù,
noù keùo neàn kinh teá chaïy. Chính vì lyù do naøy, chính phuû thöôøng coù
khuynh höôùng haï thaáp laõi xuaát xuoáng ñeå ngöôøi ta deã daøng möôïn tieàn
mua ñi baùn laïi hay ñöa ra nhöõng ñaëc quyeàn nhö ngöôøi sôû höõu nhaø ôû
treân hai naêm khi baùn tieàn lôøi khoâng phaûi ñoùng thueá ôû moät haïn ñònh
naøo ñoù hoaëc chöa giöõ nhaø ñöôïc hai naêm thì tieàn lôøi ñình hoaõn traû thueá
khi mua moät baát ñoäng saûn khaùc v.v.

Heát thôøi kyø Toång Thoáng Bill Clinton ñeán thôøi kyø George W. Bush
laø moät ngaõ reõ; vì kinh teá chaäm laïi neân thò tröôøng ñòa oác soâi noåi nhaát
trong saùu naêm trôû laïi ñaây döôùi thôøi Toång Thoáng George W. Bush. Do
vaäy, “Thaêng Traàm Thò Tröôøng Ñòa OÁc “ cuõng laø ôû ñaây.

Môùi ngaøy naøo moät caên nhaø 3 phoøng nguû, 2 phoøng taém, garage 2
xe, dieän tích nhaø hôn 1,000 square feet, ôû Orange County, naêm 1990
giaù chæ chöøng hôn 100,000 ngaøn, ñeán naêm 2005 thì khoaûng 600,000
ngaøn. Sau 15 naêm, ngöôøi chuû nhaø töï nhieân trôû neân giaøu maø neáu boû
söùc ra ñi laøm hoaëc buoân baùn suoát ñôøi chöa chaéc hoï ñaõ coù ñöôïc soá tieàn
lôøi 500,000 töø caên nhaø hoï sôû höõu neâu treân. Hoï laø ngöôøi raát vui; ngöôïc
laïi, nhöõng ngöôøi chaäm mua nhaø, mua ñaát baây giôø nhìn laïi thaáy giaù caû

leân cao nhö vaäy thì tieác, hoï laø nhöõng ngöôøi buoàn. Cuõng coù moät soá ít
ngöôøi mua baát ñoäng saûn cao giaù ñaàu naêm 2006 ñeán baây giôø giaù nhaø
xuoáng khoaûng 3 ñeán 4% treân toaøn quoác so vôùi naêm ngoaùi thì cuõng hôi
buoàn; töï nhieân nhaø mình ñang ôû hay ñaàu tö maát moät soá tieàn!

Nhöõng döõ lieäu cuûa Hieäp Hoäi Nhöõng Ngöôøi Ñaïi Dieän Mua Baùn Ñòa
OÁc California ( CAR) thì coù nhöõng daáu chæ sau ñaây veà söï chaäm treã thò
tröôøng ñòa oác hieän tai:
- Chæ soá tieâu thuï giaûm trong Thaùng Möôøi, Thaùng Möôøi Moät naêm
2006
- Xaây caát giaûm suùt. Giaáy pheùp xin xaây caát theâm cuõng giaûm.
- Soá nhaø baùn cuõng giaûm suùt 28.7% trong Thaùng Möôøi so vôùi naêm
ngoaùi, tuy nhieân nhöõng ngöôøi mua nhaø laàn ñaàu coù khaû naêng mua
nhöõng ngoâi nhaø giaù trung bình vaãn khoâng thay ñoåi ôû möùc 24%.

Moät caùch cuï theå vaø toùm goïn thì nhöõng soá lieäu sau ñaây cho thaáy thò
tröôøng ñòa oác noù ñaõ chaäm ñeán möùc ñoä nhö theá naøo:

Nhöõng ngoâi nhaø ñaõ baùn ñöôïc taïi hai thaønh phoá Garden Grove vaø
Westminster Nam California laø hai thaønh phoá coù ñoâng coäng ñoàng
VieätNam:

NAÊM THAÙNG 9 THAÙNG 10 THAÙNG 11
2006 63 25 20
2005 168 159 136
2004 207 182 142

Thò tröôøng ñòa oác ñaõ töø töø haï caùnh theo baûng phaân boá nhaø baùn ñieån
hình neâu treân. Ngöôøi mua, ngöôøi ñaàu tö töï hoûi nhau, lieäu nhaø coøn xuoáng
nöõa hay khoâng?

Ngöôøi mua thì quyeát chôø giaù nhaø xuoáng thaät thaáp, tôùi moät möùc taän
cuøng thaáp roài môùi mua.

Ngöôøi ñaàu tö thì khoâng daùm boû tieàn ra luùc naøy vì khoâng bieát noø seõ
leân hay xuoáng, chi baèng boû moät ít tieàn mua ñaát vuøng xa xa, giöõ ñoâi ba
naêm roài haõy tính...

Ai cuõng coù lyù caû. Chính vì vaäy thò tröôøng ñòa oác daäm chaân taïi choã:
“Thaêng traàm khieán buoàn vui laãn loän!”


Click to View FlipBook Version