The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.

Tổ chức Việt Nam Cộng Hòa duy nhất hiện hữu hoạt động là tổ chức của nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ, chủ bút, ký giả, v.v., yêu chuộng tự do dân chủ, phát huy nét đẹp cao quý của nền văn hóa Việt Nam, hiển dương tiếng nói của lương tâm và tiếng lòng vang vọng của người Việt khắp thế giới.

Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by Vịnh Thanh, 2021-03-30 23:16:32

Lịch sử Văn Bút Việt Nam 1957-2020

Tổ chức Việt Nam Cộng Hòa duy nhất hiện hữu hoạt động là tổ chức của nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ, chủ bút, ký giả, v.v., yêu chuộng tự do dân chủ, phát huy nét đẹp cao quý của nền văn hóa Việt Nam, hiển dương tiếng nói của lương tâm và tiếng lòng vang vọng của người Việt khắp thế giới.

Keywords: Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại,Văn Bút Việt Nam,PEN Vietnam,Vietnamese Abroad PEN,Vietnamese Writers Abroad PEN

183 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh Thiệp chúc Giáng Sinh và chúc Tết các tù nhân lương tâm Việt Nam [13] 2-2019 Ban Chấp Hành VBVNHN làm việc với Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đạt được tư cách pháp nhân stakeholder cho Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại để được quyền đóng góp ý kiến. VBVNHN đã nộp kiến nghị Submission to the UN High Commissioner for Human Rights về tình hình Việt Nam được Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc quan tâm và phổ biến toàn cầu.


184 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh [14] 9-2019 Ban Chấp Hành VBNVNHN tham dự Đại Hội Văn Bút Quốc Tế kỳ 85 tại Manila, Phi Luật Tân. Phái đoàn VBVNHN được chào đón nồng hậu và mời diễn thuyết tại nhiều đại học. Thủ quỹ Tuyết Nga tại Đại Hội Đồng VBQT kỳ 85 Phó Chủ tịch Lê Hữu Liệu, Tồng Thư ký Thanh Sơn được chào đón nồng hậu tại các Đại Hội VBQT


185 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh [15] 9-2019 Nhiều đại học trân trọng tri ân các đóng góp giá trị (for excellence) từ Phó Chủ tịch VBVNHN Lê Hữu Liệu, Tổng Thư ký VBVNHN Thanh Sơn Nguyễn Anh Sơn, Thủ quỹ VBVNHN Nguyễn Thị Tuyết Nga


186 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh [16] 9-2019 Chủ tịch VBVNHN Vịnh Thanh được mời nói chuyện về kinh nghiệm sáng tác với sinh viên tại Đại học De La Salle University Manila. Truyện ngắn Immortal Love in Amnesia (Người phụ nữ mất ký ức .. đợi chồng) của VH Vịnh Thanh được Tiểu thuyết gia Eros S. Atalia đưa vào học trình giảng dạy sinh viên văn khoa De La Salle University tại Manila. . Tổng Thư ký VBVNHN Thanh Sơn Nguyễn Anh Sơn và Tổng Thư ký VBQT Carles Torner


187 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh PCT VBVNHN Lê Hữu Liệu, TQ VBVNHN Tuyết Nga chụp ảnh lưu niệm với Chủ tịch VBQT Jennifer Clement Ban Chấp Hành viếng thăm Làng Tị Nạn Viet Ville Puerto Princesa, Palawan Island, Philippines


188 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh [17] 9-2019 Chủ tịch VBVNHN Vịnh Thanh được mời thuyết trình trước Đại Hội Đồng Văn Bút Quốc Tế kỳ 85. Đại Hội Đồng Văn Bút Quốc Tế kỳ 85 Manila, Philippines 1-10-2019 Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Dương Thành Lợi (Lloyd Duong) trình bày trước Đại Hội Đồng Văn Bút Quốc Tế về tình hình Việt Nam và sức mạnh của mạng xã hội trong vai trò phổ biến sự thật nâng cao kiến thức trợ giúp biến chuyển xã hội theo chiều hướng tốt đẹp trong chương trình hội luận chính thức Tái Định Hình Đông Nam Á (Reshaping Southeast Asia). Từ khi Văn Bút Việt Nam (Vietnam PEN Club) chính thức được PEN International thâu nhận trở thành Trung tâm Văn Bút (official PEN Centre) vào năm 1957 Chủ tịch Vịnh Thanh Dương Thành Lợi là văn thi nhân Việt Nam đầu tiên được Văn Bút Quốc Tế mời thuyết trình trước Đại Hội Đồng Văn Bút Quốc Tế (PEN International Congress).


189 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh [18] 2-2020 Ban Chấp Hành VBNVNHN thường xuyên trình bày lý tưởng tự do của văn thi sĩ Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại trên nhiều diễn đàn quốc tế trong đó có Hội Nghị Nhà Văn vì Hòa Bình tại Bled với tác luận “Dialogue becomes Protest once Asrested for the Unknown Voices” kêu gọi thế giới đừng quên những nhân tố tranh đấu cho dân chủ ít người biết đến. “Dialogue becomes Protest once Asrested for the Unknown Voices” by Lloyd Duong [19] 9-2020 Ban Chấp Hành VBNVNHN tham dự Đại Hội Văn Bút Quốc Tế kỳ 86. Chủ tịch VBVNHN Vịnh Thanh trình bày trước WiPC (Ủy Ban Văn Nghệ Sĩ bị Cầm Tù VBQT) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Chủ tịch VBVNHN Vịnh Thanh được mời tham gia Ban Điều Hành (Steering Committee) của WiPC (Ủy Ban Văn Nghệ Sĩ bị Cầm Tù VBQT). [20] 2018-2020 Ban Chấp Hành VBNVNHN hợp tác với Văn Bút Quốc Tế trong chương trình Kỷ Niệm 100 Năm Thành Lập Văn Bút


190 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh Quốc Tế (1921-2021). Ấn phẩm PEN International: An Illustrated History trang trọng giới thiệu Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại. Trong email 21-9-2021 viết riêng cho Vịnh Thanh, Tổng Thư ký VBQT Carles Torner cho biết “Lloyd thân mến, .. Anh sẽ thấy Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại được giới thiệu thật tốt đẹp trong chương về các Nhà Văn Lưu Vong. Cảm ơn anh đã chuyển các dữ liệu khả tín và hình ảnh sống động xuất sắc. Mong tái ngộ trong các đại hội trong tương lai.” (“Dear Lloyd .. You will see that Vietnamese Writers Abroad PEN Centre is well represented in the book in the chapter about Writers in Exile. Thanks for sending the well documented stories and the excellent and moving pictures. Looking forward to meet again in person in future congresses, Carles.” Tue, Sep 21, 2021 5:59 am ). Đặc san PEN International: An Illustrated History gồm 320 trang với phần lớn được tận dụng trình bày lịch sử, các sinh hoạt trong quá khứ và hồ sơ quan trọng của VBQT do đó chỉ vài Trung tâm Văn Bút trong 154 Trung tâm được giới thiệu. Đặc san PEN International: An Illustrated History đã dành cho Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại - hai (2) trang riêng biệt nhằm hiển dương bối cảnh lịch sử với hình ảnh các hội viên quan trọng và sự cống hiến giá trị của VBVNHN.


191 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh Dựa vào thông tin về Chương trình Việt-Anh-Pháp của VBVNHN vinh danh cố Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Vũ Hoàng Chương vào tháng 10-2019 tại Toronto, Đặc san PEN International: An Illustrated History mở đầu trang “PEN Vietnam in Exile” (Văn Bút Việt Nam lưu vong về tinh thần dũng cảm hy sinh vì quyền tự do ngôn luận của Thi bá Vũ Hoàng Chương, cố Chủ tịch Văn Bút Việt Nam; ông qua đời năm (5) ngày sau khi ra tù Hà Nội vào hôm 6-9-1976. Chủ tịch VBVNHN đầu tiên Minh Đức Hoài Trinh và Tổng Thư Ký VBVNHN đầu tiên Trần Tam Tiệp được giới thiệu. Công lao của Chủ tịch VBVNHN Trần Thanh Hiệp phát triển VBVNHN đến Bắc Mỹ được ghi nhận. Đóng góp của Chủ tịch VBVNHN Vịnh Thanh qua các sinh hoạt văn hóa thu hút sự tham dự trên 500 hội viên và thân hữu được hiển dương. “Sống tại ngoại quốc là hoàn cảnh của hội viên Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại với số lớn là người tị nạn. Chủ tịch VBVNHN năm 2020 là nhân chứng xác thực về hành trình xuyên suốt cuộc đời này: Dương Thành Lợi (Lloyd Duong) nguyên là cậu bé tị nạn và là một nhân tố trong tập thể thuyền nhân, hiện nay hiển dương tự do, đoàn kết và văn chương cùng bằng hữu trong các sinh hoạt văn hóa thu hút trên 500 người tham dự.” (“Living in a foreign land has been the condition for Vietnamese Abroad PEN members, many of whom reached exile as refugees. The president of the Centre in 2020 is a good witness of this life journey: Dương Thành Lợi (Lloyd Duong) was a child refugee and one of the boat people and now celebrates freedom, solidarity, and literature with his colleagues at literary


192 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh galas attended by more than 500 people.” PEN International: An Illustrated History, p.102-3). [21] 9-2020 Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại tổ chức Văn Bút Tao Đàn: Hội Ngộ Tâm Giao & Tưởng Niệm 200 Năm Ngày Giỗ Đại Thi Hào Nguyễn Du vào tháng 9-2020 tại Orlando, Florida. Văn Bút Tao Đàn thành công rực rỡ với sự tham dự của nhiều hội viên và thân hữu đến từ nhiều thành phố Bắc Mỹ (Houston, Los Angeles, Naples, Orlando, Toronto, Washington) cũng như Chủ tịch và Phó Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Orlando. Cho đến hôm nay (2023) dư âm thanh lịch thật đẹp với nhiều hình ảnh và kỷ niệm sinh hoạt sống động vẫn còn lưu lại sâu đậm trong lòng văn thi nhân và thân hữu từ Đông sang Tây. youtube.com/watch?v=0DsvIKeV88o


193 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh Chủ tịch Ủy Ban Định Chế VBVNHN Đăng Nguyên “Học giả Phạm Quỳnh đã nhận xét “Truyện Kiều còn Tiếng ta còn, Tiếng ta còn Nước ta còn.” Và, Đăng Nguyên xin mạo muội thêm là “Tiếng ta còn, Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại còn.” Văn Bút Tao Đàn 2020 [22] 12-2020 Chủ tịch Vịnh Thanh Dương Thành Lợi được mời phụ trách vai trò Bí thư Ban Điều Hành Ủy Ban Văn Nghê Sĩ bị Cầm Tù của Văn Bút Quốc Tế (PEN International Writers in Prison Steering Committee Secretary) hoạch định phương hướng và chương trình bảo vệ tù nhân lương tâm cùng văn nghệ sĩ bị đàn áp trên thế giới. Trong vai trò Bí thư Ban Điều Hành WiPC nhà văn Vịnh Thanh giúp đỡ Ban Chấp Hành VBVNHN trong việc hợp tác với các Trung tâm Văn Bút bạn và đưa vào chương trình nghị sự của Văn Bút Quốc Tế các trường hợp của văn nghệ sĩ Việt Nam cũng như đề nghị VBQT lên tiếng qua nhiều hình thức trong đó có Ghế Trống (Empty Chair) cho nhà báo Phạm Đoan Trang tại Đại Hội Văn Bút Quốc Tế kỳ.


194 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh Nhà văn Vịnh Thanh soạn thảo Nghị quyết RESOLUTION ON THREATS TO FREEDOM OF EXPRESSION AND PROTECTION OF CIVIC SPACE của WiPC được Đại Hội Đồng Văn Bút Quốc Tế kỳ 88 thông qua có đoạn: “Tại Việt Nam hơn 200 nhà hoạt động đang bị giam giữ và ít nhất 332 nhà hoạt động nằm trong tình trạng nguy hiểm.Trong những người bị bắt có 92 phụ nữ và 71 người gốc dân tộc thiểu số đã nhận án tù nhiều năm trong đó có Phạm Đoan Trang, người bị tuyên án 9 năm tù vào tháng 12-2021 chỉ vì đòi hỏi cải tạo xã hội và bầu cử tự do.” (“In Vietnam, there are at least 206


195 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh activists in prison and 332 activists at risk. Among the imprisoned activists are 88 women and 70 ethnic advocates, who received lengthy prison terms; for example, writer and activist Pham Doan Trang was sentenced to nine years’ imprisonment in December 2021 for calling for social reforms and free election.”) 31-12-2020: Ban Chấp Hành VBVNHN 2018-2020 bàn giao trọng trách lãnh đạo Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại cho Ban Chấp Hành VBVNHN 2021-2023 với sự lãnh đạo của Chủ tịch Cung Thị Lan, Phó Chủ tịch I Đăng Nguyên Nguyễn Đáng, Phó Chủ tịch II Erlinda Lê Thùy Linh, Tổng Thư ký Lê Thị Nhị, Thủ quỹ Lê Thị Ý.


196 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh Dữ liệu PEN International’s interview: Lloyd Duong President of Vietnamese Abroad PEN Centre 2018-2020 Văn Bút Quốc Tế phổ biến cuộc phỏng vấn Lloyd Duong (Vịnh Thanh), Chủ tịch VBVNHN 2018-2020, nhân dịp Kỷ niệm 100 năm thành lập PEN International 1921-2021. Cuộc phỏng vấn này do cô Ginevra Avalle, Giám đốc Archives Collection, thực hiện tại Pune, Ấn Độ, vào tháng 9-2018. ‘I have always known how lucky I’ve been compared to other people.’ (Tôi luôn nghĩ mình thật may mắn khi so sánh với người khác.) do đó Chủ tịch VBVNHN 2018-2020 Lloyd Duong (Vịnh Thanh) luôn cố gắng hiển dương tiếng nói của lương tâm và tiếng lòng vang vọng của người Việt khắp thế giới qua các công tác bênh vực quyền tự do ngôn luận và giúp đỡ đồng bào tị nạn một cách tận tình. Trong cuộc phỏng vấn vào tháng 9-2018 VH Vịnh Thanh trình bày chủ trương gầy dựng Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại trở thành tổ chức hoạt động tích cực (“I wanted a change of direction of the Centre; I wanted it to be more active.”) và đa dạng hơn từ sinh hoạt văn hóa đến công tác bênh vực nhân quyền bởi vì chúng ta may mắn nên chúng ta cần chia sẻ kinh nghiệm (“Because of my background, we do a lot of human rights work, but we also do literary events, retreats for poets and writers, etc. We are conscious of how lucky we are, and I think we have to share our experience.”)


197 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh Sự đóng góp to lớn nhất cho nỗ lực thành lập VBVNHN vào năm 1978 của Nhà văn Trần Tam Tiệp cũng được ghi nhận để công sức quý báu của ông được khắc tạc vĩnh viễn trong kho tàng lịch sử Văn Bút Quốc Tế. Nhà văn Trần Tam Tiệp (1928-2009), cư ngụ tại Paris nguyên là hội viên Văn Bút Việt Nam trước 1975, là người đã vận động văn nghệ sĩ tại Tây Âu vào những năm 1977-1978 để thành lập VBVNHN vào ngày 25-6-1978 tại Paris, Pháp quốc. Ông dễ dàng trở thành Chủ tịch VBVNHN ngay từ ngày đầu nhưng đã từ chối trách vụ này. Nhà văn Trần Tam Tiệp là cây cổ thụ duy nhất gánh vác VBVNHN trong những năm đầu trong trách vụ Tổng Thư Ký VBVNHN đầu tiên và trải qua nhiều nhiệm kỳ chủ tịch từ Minh Đức Hoài Trinh (1978-79) đến Nguyễn Văn Hảo (1980- 83) đến Trấn Thanh Hiệp (1984-88). Nhà văn Trần Tam Tiệp miệt mài xây dựng nền móng cùng thanh danh tốt đẹp cho VBVNHN qua các công tác lên án Hà Nội vi phạm nhân quyền và gửi quà về cho các văn nghệ sĩ bị đàn áp tại quê nhà. Hà Nội đã lên phương án đặc biệt để đối phó với các công tác cứu trợ nhà văn, nhà thơ tại Việt Nam do Tổng Thư Ký VBVNHN Trần Tam Tiệp thực hiện qua nhiều năm từ 1978 [khi nguồn đóng góp cạn chính ông đã sử dụng ngân khoản cá nhân để tiếp tục mua quà gửi cho văn nghệ sĩ]. (“Who established the Vietnamese Abroad PEN Centre?” “It was founded in 1978 by Trần Tam Tiệp. Unfortunately, he passed away. It took a long time to recognise him as the founder, something that should have been done a long time ago.”) Trong cuộc phỏng vấn này VH Vịnh Thanh cũng nêu lên các thành quả của VBVNHN như Đại Hội Kỷ Niệm 40 Năm Thành Lập Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại thành công rực rỡ với sự


198 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh tham dự của 500 hội viên và thân hữu tại Washington vào tháng 3-2018 cùng các nỗ lực vận động cứu giúp các nhà hoạt động vì nhân quyền như Nhà văn Đào Công Thực, Luật sư Nguyễn Văn Đài. Song song, VH Vịnh Thanh bàn về giá trị của PENVietnam.org và cho biết là ông không có ý định tái ứng cử trách vụ Chủ tịch VBVNHN bởi vì có quá nhiều projects phải thực hiện (“I do not plan to be the President for another term, since I have too many projects to undertake.”). _____________________ Ω _____________________ PEN Oral History Collection The PEN Oral History Collection records precious testimonies of people associated with the history of PEN By Ginevra Avalle Pune, 26th September 2018 Lloyd Duong is an exiled Vietnamese author and attorney. He arrived in Canada as a refugee and devoted part of his work to Vietnamese asylum-seekers. Amongst other books, he has published The Boat People: Imprints on History, about the history of Vietnamese refugees. Since 2018, he is the President of the Vietnamese Abroad PEN Centre. ‘I have always known how lucky I’ve been compared to other people’ https://www.pen100archive.org/pen_stories/i-have-alwaysknown-how-lucky-ive-been-compared-to-other-people/ G.A. How did you first hear about PEN International and when did you join?


199 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh L.D. It was when I published my third book, The Boat People. I had been writing since university, where I was involved in the leadership of the Student Federation of Ontario. We had to write for the biannual publications. I was very active. I organised performances, summer camps, auditions, and a SOS Day to raise funds for the refugees. I was a boat refugee who was lucky to survive, and I wanted to support people when they needed it. That is also what I did while working for the Attorney General. Around 1993, I visited many refugee camps in Hong Kong, where people were locked up. I learned Cantonese. We were specialised in what was failing in refugees’ applications and we helped them appeal to the UN. In 1997, The Boat People was selling a lot. My publisher was involved in PEN, and invited me to join the association. I was not sure about it because I was busy at the time. That is why I decided to join as a “quiet” member. It wasn’t until 2009 that I became Chair of the Writers in Prison Committee (WiPC) for PEN Vietnam, where my English language skills were really helpful. I was still involved in a lot of projects, like a weekly magazine I launched in 2008 called Đời (“Life” in English). In 2011, I was asked to run for Secretary General position, but I refused. I ran for the President position in 2017, and since nobody ran against me, I won. I wanted a change of direction of the Centre; I wanted it to be more active. Immediately after becoming the president, I organised a big event in Washington (2018), to commemorate the 40th year anniversary of our Centre’s establishment. It was a huge success; we sold all the 500 tickets. G.A. Who established the Vietnamese Abroad PEN Centre?


200 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh L.D. It was founded in 1978 by Trần Tam Tiệp. Unfortunately, he passed away. It took a long time to recognise him as the founder, something that should have been done a long time ago. Our Centre now has over 100 members. G.A. What kind of activities and campaigns does theVietnamese Abroad PEN Centre organise? L.D. Our mission is to: “Promote the Voices of Conscience and the Echoes of Compassion of Vietnamese across the Globe”. Because of my background, we do a lot of human rights work, but we also do literary events, retreats for poets and writers, etc. We are conscious of how lucky we are, and I think we have to share our experience. That is what I have been doing and will keep trying to do for the next two years, until my term ends. I do not plan to be the President for another term, since I have too many projects to undertake. I have also promoted a discussion about membership: we should not lock ourselves into books. I believe bloggers should be members of our Centre, since they have a lot of influence today. We follow the situation in Vietnam very closely. Some days ago, a blogger was sent to 14 years prison for exposing an environmental case in Vietnam. He is already in jail. I wrote about it on Facebook. His name is Đào Công Thực and he is 58 years old. Some other people got sent to jail for criticising corruption via Facebook, just two days ago. Vietnam has about 10000 troupers on the internet who go after everyone. There is nothing I can do except collecting information, launching campaigns through our PEN Centre and lobbying congressmen. Last April, Nguyễn Văn Đài, a Vietnamese attorney was sent to 14 years prison for calling for democracy. We lobbied the US State department and also the German Chancellor. He was finally released, and lives in Germany now.


201 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh G.A. How did you escape from Vietnam and when? L.D. I escaped Vietnam on a boat when I was 14 years old, with my sister Kim, who is two years younger than me. We were together with 27 other people. We used a river boat with a flat front, not equipped for our journey. We were alone in the ocean for more than a week, during which we suffered seven pirate attacks. The first pirates came in a big fishing ship when we were just leaving the Vietnamese waters. They took everything from us: clothes, gold, etc. The last pirates didn’t find anything left, so all they could take were the engines of the ship. We were left to die, it was crazy. People were crying, especially crying for the children. Then we saw something in the horizon that was getting bigger and bigger: it was a big ship from an international NGO called “Food for Hungry”. They rescued us, after 12 days in the boat. They took us close to the islands and gave us a little canoe to get to the beach: it was a good plan, in theory. But the flat front of the boat made it very difficult: the boat cracked and the water started to come in. A guy fell into the water… We needed to be rescued quickly. We were finally taken to a refugee camp in Thailand called Songkhla. G.A. How did you get to Canada? L.D. My sister Kim and I spent two months in the refugee camp, then in Bangkok and, finally, went to Canada. Most people in the camps would follow instructions from immigration officers and decide which country they found more convenient. Many people applied to Canada because it was the fastest route, but other people went to the States.


202 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh Our case was different. We were accepted by Canada even before arriving in Thailand, while we were waiting in the ship to be authorised to get to a port. I ended up in Sydney, Cape Breton, where I spent three years. I met the most beautiful people I have ever encountered. I had an amazing time in high school. I could speak little English before moving there, but of course I learned more. A friend would lend me her notes; she was very nice to me. I was involved in the Student Assembly, representing my class. I was also the president of the Ways and Means (Finance) Committee, member of the DJ club. I have to say that Lloyd Duong it is not my name, but the western adaptation of the Vietnamese Dương Thành Lợi. I had to change it when I moved to Canada. Escaping didn’t have any impact on me from a psychological point of view. I didn’t suffer mental illnesses for the fact of being a refugee. I am aware of how lucky I’ve been compared to other people. The whole experience allowed me to learn how bad Communism is. I look at it as an experience of death and life. G.A. What about the rest of your family? L.D. A year later, my dad, who was a high officer, escaped. He was accepted by the Americans, and went to Boston. I got a scholarship to study in at the University of Ottawa, so I stayed in Canada. Then I went to the University of Toronto for my MBA (1988) when I was 23. After this, I worked for a natural gas company as an Ecocomic and Strategic Planning Analyst evaluating the investments. I had to fly a lot and there were a few times when I the plane could not land because of the snow. The winter in Canada is brutal. I am the only son of my family, and my dad is the only survivor of his five brothers from the


203 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh war. I felt I had to carry the family name and that I was taking too much risk. Thatwas why I went back to school. I had to choose between a PhD in Finance or going to Law School. I chose the second one, because it was a new field for me. I spent three years in Ottawa. I became a prosecutor at the Ministry of the General Attorney, from 1992 to 1994. I got married with Leanne, an engineer from University of Toronto. I then decided to quit my job and opened my own Law Firm. It was a risky move, but my wife had a job. The business grew very quickly. G.A. What would you like to see achieved with the Centenary digital archive for your Centre? How would your Centre use it? L.D.We are part of the minorities. I live in Canada, my family is in America. PENVietnam.org, the website of our PEN Centre is a tiny recognition as our house abroad. I hope the same will happen with the Centenary Archive. If there are some words in Vietnamese about out Centre reflected in the Centenary digital archive, it will feel like home and it will be more interesting to our membership.


204 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh VĂN BÚT VIỆT NAM HẢI NGOẠI VIETNAMESE ABROAD PEN CENTRE Đại Hội Kỷ Niệm 40 Năm Thành Lập Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại (1978-2018) Diễn văn khai mạc “Hội viên Văn Bút là các nhân tố tri nhân, tri nghĩa, tri quốc.” Washington, DC ⁜ March 31, 2018 Đại hội lớn nhất trong lịch sử Văn Bút Việt Nam từ ngày thành lập với sự tham dự của gần 500 văn thi sĩ và thân hữu


205 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh Distinguished guests. Ladies and gentlemen. It is my heartfelt privilege to welcome you to our organization’s 40th year anniversary celebration. Kính thưa quý quan khách. Kính thưa quý văn hữu thân mến. Thay mặt toàn thể hội viên VBVNHN, tôi kính chào mừng quý vị đến tham dự Đại Hội Kỷ Niệm 40 Năm Thành Lập Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại. Kính thưa quý vị, 30-4-1975. 43 năm về trước Đất nước Việt Nam bị chìm đắm trong màu máu cộng sản, Dân tộc bị bức hại trong gộng kiềm ý thức hệ. Cho đến ngày hôm nay dân tộc Việt Nam vẫn còn bị kỳ thị gắt gao bởi chính sách hồng hơn chuyên.


206 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh 25-6-1978. Tình thương và hy vọng của người Việt quốc gia bừng sáng giữa kinh thành Ba Lê với sự xuất hiện của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại trong mục đích: Lên án hành động vi phạm nhân quyền của nhà nước cộng sản, và Gửi những món quà nhỏ về giúp đỡ văn nghệ sĩ bị bức hại tại quê nhà. Nhà nước cộng sản có thể chôn vùi sự thật của lịch sử. Nạn nhân của cộng sản không bao giờ bị quên lãng bởi lương tâm của ngòi bút chính vì hội viên Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại là những nhân tố tri nhân, tri nghĩa, tri quốc. Tri nhân cho nên chúng tôi đau với nỗi đau của nạn nhân cộng sản. Tri nghĩa cho nên chúng tôi chia sẻ sự thống khổ của dân tộc Việt Nam. Tri quốc cho nên chúng tôi đã lên án, đang lên án, và sẽ tiếp tục lên án hành động vi phạm nhân quyền của nhà nước cộng sản. Kính thưa quý vị, Trong các sinh hoạt của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại chúng tôi luôn luôn có đặt một cái ghế trống trên sân khấu để tưởng nhớ những văn thi sĩ không hiện diện đêm nay chia sẻ thịnh tình với chúng ta trong đó có những cố văn hữu như cố VH


207 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh Trần Tam Tiệp, Nguyên Sa, Minh Đức Hoài Trinh, Nguyễn Văn Hảo, v.v., và cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích. Cách nay chỉ vài năm ngay tại hội trường này, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đã chia sẻ và tâm tình với tôi về Đại Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại lần thứ nhất do ông đứng ra tổ chức vào năm 1988 tại Hoa Thịnh Đốn. Cảnh vẫn còn đây mà người đã đi rồi. Kính thưa quý vị, Lý do Hoa Thịnh Đốn được chọn làm nơi tổ chức Đại Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại đầu tiên trên thế giới bởi vì đây là đất địa linh nhân kiệt. “Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu … Dẫu cường nhược có lúc khác nhau Song hào kiệt .. .. hào kiệt, anh thư thời nào cũng có.” Quý vị hiện diện trong đêm nay chính là những chứng nhân của lịch sử và cũng là anh thư, hào kiệt của người Việt quốc gia tại hải ngoại. Tôi mong quý vị tham gia, ủng hộ và trở thành hội viên Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại để chúng ta cùng nhau hiển dương những tiếng nói của lương tâm và tiếng lòng vang vọng của người Việt quốc gia trên toàn thế giới.


208 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh Thank you. May God bless you. May God bless the United States and all Americans. And, May God bless Vietnam and the Vietnamese people. Chủ tịch VBVNHN Vịnh Thanh Video: youtu.be/Z71bXKoKGNs


209 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh Trích Bút ký Thiên Lý Tương Giao: Đại Hội Kỷ Niệm 40 Năm Thành Lập Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại: Chiều 30-3-2018 khi đến nhà hàng Kobe vừa gặp VH Đăng Nguyên, Chủ tịch Vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, thì anh bắt tay nồng hậu và chúng tôi cùng tươi cười chào nhau “Chúng ta Văn Hữu.” Hầu như bất cứ sinh hoạt VBVNHN nào từ Trại Hè Văn Bút đến Đại Hội kỳ XI, mỗi lần chúng tôi gặp nhau thì câu đầu tiên trên môi luôn luôn là “Chúng ta Văn Hữu.”


210 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh Các văn thư trao đổi giữa Nghị viện Châu Âu và Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại về Việt Nam _____________________ Ω _____________________ VĂN BÚT VIỆT NAM HẢI NGOẠI VIETNAMESE ABROAD PEN CENTRE Hiển dương những Tiếng Nói của Lương Tâm và các Tiếng Lòng Vang Vọng của người Việt Nam khắp thế giới February 20, 2019 THÔNG TIN Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại vận động Nghị Viện Châu Âu yêu cầu Hà Nội phóng thích Tù Nhân Lương Tâm trước khi thông qua Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam Sau khi đệ trình hồ sơ kiến nghị với Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc trong chương trình kiểm định nhà nước CHXHCN Việt Nam về các vi phạm nhân quyền (Universal Periodic Review) vào ngày 22-1-2019, vào trung tuần tháng 2- 2019 Ban Chấp Hành Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại vận động các Nghị viên trong Nghị Viện Châu Âu đặt điều kiện đòi hỏi Hà Nội phóng thích tù nhân lương tâm trước khi thông qua Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam [EU-Vietnam Free Trade Agreement (FTA) and the EUVietnam Investment Protection Agreement (IPA)].


211 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại trình bày với nhiều Ủy viên Quản chính (The European Commission’s political leadership) trong đó có Chủ tịch Nghị Viện Châu Âu JeanClaude Juncker, Phó Chủ tịch Jyrki Katainen, các Ủy viên (Commissioners) Federica Mogherini, Cecilia Malmström, Pierre Moscovici, v.v., về tình trạng 219 tù nhân chính trị đang bị giam giữ trong đó có 30 phụ nữ và 50 tù nhân diện dân tộc thiểu số. Một số trường hợp được lưu ý đặc biệt như tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Anh Kim, Trần Thị Nga (Mrs.), Hồ Đức Hòa, Lê Thanh Tùng, Nguyễn Hữu Vinh, Phan Kim Khánh, Phạm Văn Trội, Vũ Quang Thuận. Từ ngày thành lập hơn 40 năm về trước Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại thường xuyên lên án hành động vi phạm nhân quyền của nhà nước cộng sản Việt Nam và đòi hỏi Hà Nội trả tự do vô điều kiện cho văn thi sĩ, ký giả, tù nhân lương tâm bị giam cầm chỉ vì sử dụng quyền tự do hiến định trong đó có quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do lập hội được Hiến pháp CHXHCNVN công nhận và được Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng như Công Ước QuốcTế Về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị xác định mà nhà nước cộng sản Việt Nam đã cam kết tôn trọng. Nỗ lực vận động Nghị Viện Châu Âu đặt điều kiện đòi hỏi Hà Nội phóng thích tù nhân lương tâm trước khi thông qua Hiệp Ước Thông Thương Tự Do biểu hiện sự đóng góp thiết thực của hội viên Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại cho nỗ lực


212 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh vận động dân chủ và bênh vực quyền làm người của dân tộc Việt Nam. Chúng ta Văn hữu! TM. Ban Chấp Hành VBVNHN Vịnh Thanh Dương Thành Lợi Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại


213 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh Nghị Viện Châu Âu phúc đáp Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại về nỗ lực vận động Hà Nội phóng thích Tù Nhân Lương Tâm Chủ tịch Nghị Viện Châu Âu Jean-Claude Juncker và Phó Chủ tịch Frank Timmermans yêu cầu Ủy viên đặc trách Thương Mại Cecilia Malmström phúc đáp Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại về nỗ lực vận động Hà Nội phóng thích Tù Nhân Lương Tâm. Văn thư dài hai trang đề ngày 21-3-2019 gửi cho Chủ tịch VBVNHN Dương Thành Lợi trình bày nhận định của Nghị Viện Châu Âu là yêu cầu của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại đúng thời điểm và ý kiến xây dựng do Ban Chấp Hành VBVNHN đề nghị trợ giúp Nghị Viện Châu Âu suy nghiệm phương cách tốt nhất nhằm hiển xướng nhân quyền và quyền lao động tại Việt Nam (Your letter is timely, and your constructive input will feed into our reflection to how best to ensure that the EU-Vietnam agreements can effectively contribute to promoting human and labour rights in Vietnam).


214 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh


215 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh Ban Chấp Hành Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại 2018-2020 kiến nghị Cao Ủy Nhân Quyền LHQ _____________________ Ω _____________________ VĂN BÚT VIỆT NAM HẢI NGOẠI VIETNAMESE ABROAD PEN CENTRE Hiển dương những Tiếng Nói của Lương Tâm và các Tiếng Lòng Vang Vọng của người Việt Nam khắp thế giới Promote the Voices of Conscience and the Echoes of Compassion of Vietnamese across the Globe January 15, 2019 THÔNG TIN Liên Hiệp Quốc kiểm định Việt Nam vào ngày 22-1-2019 về nhân quyền. Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại đệ trình hồ sơ kiến nghị với Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam HS: 2019/TT/01/02 Vào ngày 22-1-2019 Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc sẽ kiểm định nhà nước CHXHCN Việt Nam về các vi phạm nhân quyền (Universal Periodic Review). Ban Chấp Hành Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại đã chính thức đệ trình hồ sơ kiến nghị với Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp


216 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh Quốc cho chương trình kiểm định này về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Hồ sơ kiến nghị của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại (PEN Vietnam’s Submission) bao gồm 7 phần với 33 đoạn duyệt qua luật pháp Việt Nam, công ước quốc tế, cung cấp tài liệu và dữ kiện về hành vi bức hại nhân quyền trầm trọng của nhà nước CHXHCN Việt Nam cũng như đề nghị với Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc về các giải pháp thiết thực có thể bảo vệ và phát huy nhân quyền tại Việt Nam. SUBMISSION TO THE OFFICE OF THE UNITED NATIONS HIGH COMMISSIONER FOR HUMAN RIGHTS UNIVERSAL PERIODIC REVIEW: SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM I. Introduction Giới thiệu Trung tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại và nêu lên tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam hiện nay. II. Repressive Policy against Voices of Conscience Duyệt qua công ước quốc tế và trình bày chính sách áp bức của nhà nước CHXHCN Việt Nam. III. Suppressing the Freedom of Thought and Freedom of Speech Duyệt qua Hiến Pháp CHXHCN Việt Nam, luật pháp Việt Nam, và phân tích chính sách vi phạm nhân quyền của Hà Nội: (1) Kiểm soát thông tin, (2) Sử dụng tòa án để bức hại các tiếng nói lương tâm.


217 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh IV. Preventing the Exercise of Freedom of Association Nêu lên khó khăn của văn thi sĩ, công nhân và nông dân về việc lập hội đoàn không phụ thuộc Mặt Trận Tổ Quốc, và sự trấn áp của Hà Nội đối với những ý kiến phản đối chính sách biển Đông của Trung quốc và thảm trạng Formosas Hà Tĩnh đối với đồng bào, đặc biệt là ngư dân. V. Arbitrary Detention and Prosecution of Peaceful Activists Duyệt qua luật thành lập Tòa Án Việt Nam và chủ trương của Hà Nội sử dụng Hình Luật để đàn áp các tiếng nói lương tâm. Phô bày tệ nạn tra tấn tù nhân, dàn dựng chứng cớ, bắt bớ vô lý, ngăn cản luật sư đại diện, v.v., hiện nay tại Việt Nam. VI. Latest Developments Raising Particular Concern Trình bày một số vụ án điển hình như vụ án của Trần Anh Kim, Lê Thanh Tùng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, Bs. Hồ Văn Hải, Hoàng Bình Đức, Ls. Nguyễn Văn Đài, Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Lê Thu Hà, Phạm Văn Trội.. cùng văn thư lên tiếng của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại phản đối hành vi bức hại nhân quyền của Hà Nội. VII. Recommendations Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại đề nghị các giải pháp bảo vệ và phát huy nhân quyền tại Việt Nam như sau: 1. Hà Nội thả lập tức và vô điều kiện các tù nhân được nêu tên cùng toàn thể tù nhân chính trị.


218 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh 2. Hà Nội phải điều tra và truy tố các quan chức, mật vụ, công an vi phạm nhân quyền theo những điều khoản trong Bộ Luật Hình Sự của CHXHCN Việt Nam như: Điều 157. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật Điều 163. Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân Điều 164. Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác Điều 167. Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân 3. Hà Nội chấp nhận và tôn trọng các hiệp hội độc lập của văn thi sĩ, công nhân, nông dân, v.v. 4. Hà Nội tài trợ cho tổ chức giám sát tình trạng nhân quyền tại Việt Nam và tổ chức này được lãnh đạo bởi những nhân tố không liên hệ với đảng CSVN và guồng máy nhà nước CHXHCN Việt Nam. 5. Hà Nội phải báo cáo mỗi đệ tứ cá nguyệt về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam với Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. 6. Hà Nội phải bãi bỏ các quy chế cản trở việc in ấn và phổ biến tin tức, tài liệu, đặc biệt là các tin tức chính trị trên Internet. 7. Hà Nội hoàn trả trụ sở và đất đai của các tôn giáo và cơ sở văn hóa bị cưỡng đoạt sau 30-4-1975.


219 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh 8. Hà Nội hoàn trả trụ sở Văn Bút Việt Nam tại Sài Gòn bị cưỡng đoạt sau 30-4-1975. 9. Hà Nội tu chính Hiến Pháp để bãi bỏ vai trò độc quyền của đảng CSVN nhằm bảo đảm các quyền tự do dân chủ (democratic rights and fundamental freedoms) của công dân Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại đệ trình hồ sơ kiến nghị với Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc về chương trình kiểm định tình hình nhân quyền tại Việt Nam và đề nghị áp dụng chín (9) giải pháp thực tiễn của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại nhằm bảo vệ các quyền tự do hiến định và pháp định của công dân Việt Nam. Hồ sơ kiến nghị của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại (PEN Vietnam’s Submission to the Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights) đính kèm theo Thông Tin này biểu hiện sự đóng góp thiết thực của hội viên Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại cho nỗ lực vận động dân chủ và bênh vực quyền làm người của dân tộc Việt Nam. Chúng ta Văn hữu! TM. Ban Chấp Hành VBVNHN Vịnh Thanh Dương Thành Lợi Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại


220 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh


221 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh


222 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh


223 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh


224 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh


225 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh


226 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh Đại Hội Kỷ Niệm 40 Năm Thành Lập Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại (1978-2018) Washington, DC ⁜ March 31, 2018 Đại hội Văn Bút Việt Nam lớn nhất trong lịch sử với sự tham dự của gần 500 văn thi sĩ và thân hữu


227 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh Chương trình Việt-Anh-Pháp vinh danh Thi bá Vũ Hoàng Chương cố Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Đây là lần đầu tiên từ 1975 Thi bá Vũ Hoàng Chương được vinh danh trang trọng với sự hiện diện của giới chính trị gia và thương gia quốc tế. youtube.com/watch?v=tDTOwXBiCDk


228 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh Kỷ Niệm 200 Năm Ngày Giỗ Đại Thi Hào Nguyễn Du 16-9-1820 ⁜ 16-9-2020 “Truyện Kiều còn tiếng ta còn, tiếng ta còn Nước ta còn.” Học giả Phạm Quỳnh “Tiếng ta còn, Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại còn.” Nhà thơ Đăng Nguyên Nguyễn Đáng nguyên Chủ tịch Vùng VBVNHN Đông Bắc Hoa Kỳ Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại tổ chức Văn Bút Tao Đàn vào tháng 9-2020 tưởng niệm 200 năm ngày giỗ Đại Thi hào Nguyễn Du tại Orlando, Florida. Văn Bút Tao Đàn thành công rực rỡ với sự tham dự của nhiều hội viên và thân hữu đến từ nhiều thành phố Bắc Mỹ cũng như Chủ tịch và Phó Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Orlando. Cho đến hôm nay (2023) dư âm thanh lịch thật đẹp với nhiều


229 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh hình ảnh và kỷ niệm sinh hoạt sống động vẫn còn lưu lại sâu đậm trong lòng văn thi nhân và thân hữu từ Đông sang Tây. Tổng Thư ký VBVNHN Thanh Sơn Nguyễn Anh Sơn chào mừng quan khách youtube.com/watch?v=0DsvIKeV88o


230 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh VĂN BÚT VIỆT NAM HẢI NGOẠI VIETNAMESE ABROAD PEN CENTRE Promote the Voices of Conscience and the Echoes of Compassion of Vietnamese across the Globe December 5, 2020 THÔNG TIN VBVNHN gửi thiệp chúc Giáng Sinh và chúc Tết các Tù Nhân Lương Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại theo thông lệ từ năm 2018 đã gửi thiệp chúc Giáng Sinh và chúc Tết các tù nhân lương tâm Việt Nam trong tinh thần “Hiển dương Tiếng Nói của Lương Tâm và Tiếng Lòng Vang Vọng của người Việt khắp thế giới” vào ngày 1-12-2020. Sự kiện đáng quan tâm là năm nay Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại phải thêm tên tác giả Phạm Đoan Trang vào danh sách cùng các tù nhân lương tâm như Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Hữu Vinh, Trần Anh Kim, Phạm Văn Trội, Hồ Đức Hòa, Lê Thanh Tùng, Vũ Quang Thuận, Phan Kim Khánh, v.v. Việc gửi thiệp hàng năm chúc Giáng Sinh và chúc Tết tù nhân lương tâm do Ban Chấp Hành VBVNHN khởi xướng vào năm 2018 - và hy vọng các Ban Chấp Hành VBVNHN trong tương lai sẽ tiếp tục - phản ảnh nghĩa cử tốt đẹp.


231 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh (i) ủng hộ quyền tự do phát biểu theo nhận thức của lương tâm; (ii) tri ân nỗ lực đóng góp đặc biệt của các tù nhân lương tâm trong trào lưu dân chủ; (iii) chuyển thông điệp là Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại không quên họ; (iv) vẫn tiếp tục vận động cho các tù nhân lương tâm sớm được trả tự do; và (v) Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại tích cực bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Chúng tôi không quên bạn. Chúng tôi tiếp tục vận động Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ, Nghị viện Châu Âu, nhà nước Việt Nam, các cơ quan quốc tế để giúp bạn sớm được tự do về sum họp với gia đình. Thay mặt văn thi sĩ Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại. Vịnh Thanh CT.VBVNHN Sự thật của lịch sử có thể bị che đậy bởi bạo lực chuyên chính nhưng nạn nhân của lịch sử sẽ không bao giờ bị quên lãng bởi


232 Văn Bút Việt Nam 1957-2020 Sử lược Vịnh Thanh lương tâm của ngòi bút chính vì hội viên Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại là những nhân tố tri nhân, tri nghĩa, tri quốc biết quan tâm đến những chặn đường thăng trầm của dân tộc và chia sẻ nỗi đau của các nạn nhận bị áp bức. TM. Ban Chấp Hành và Toàn thể Hội viên VBVNHN Vịnh Thanh Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại


Click to View FlipBook Version