TÀI LIỆU HANDOUT
MỤC LỤC
Phần 1: Ứng dụng khoa học não bộ trong hoạt động đào tạo
1. Truyền thông 2 não ............................................................................................ 3
2. Ý thức và tiềm thức… .......................................................................................... 5
3. Mô thức tiếp nhận thông tin V.A.K… ................................................................8
4. 5 cấp độ tương tác trong đào tạo...................................................................10
Phần 2: Đào tạo có sự tham gia (học tập trải nghiệm)
1. PLA – Đào tạo có sự tham gia là gì?............................................................... .13
2. Nguyên tắc của PAL… .......................................................................................14
3. 10 phương pháp PLA thường dùng trong đào tạo ....................................... 15
Phần 3: Quy trình đào tạo & phương pháp mở bài cuốn hút
1. Quy trình 3D 16 bước ...................................................................................... 20
2. Tổng quan về mở bài ............................... ........................................................32
3. Kỹ thuật mở bài ấn tượng ................................................................................33
4. Công thức mở bài ấn tượng… ..........................................................................35
Phần 4: Phương pháp triển khai thân bài hấp dẫn
1. Phương pháp động não .................................................................................... 40
2. Phương pháp làm việc nhóm........................................................................... 40
3. Phương pháp điện ảnh.....................................................................................41
4. Phương pháp điều phối games học tập…....................................................... 42
Phần 5: Phương pháp triển khai kết bài ấn tượng
Phương pháp triển khai kết bài ấn tượng........................................................... 44
Phần 6: Những kỹ năng dẫn giảng hiệu quả
1. Kỹ năng kích hoạt năng lượng…...................................................................... 48
2. Kỹ năng động viên khích lệ.......................................................................................... 54
3. Kỹ năng phản hồi tích cực............................................................................................55
Phần 7: Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo xử lý tình huống .............................................................................. 57
1
PHẦN 1
ỨNG DỤNG KHOA HỌC NÃO BỘ
TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
(PRE-LEARNING)
2
1 Truyền thông 2 não: Não trái và Não phải
Não được chia thành hai bán cầu: Bán cầu não trái và bán cầu não phải. Mỗi bán cầu não
đảm nhiệm một nhóm chức năng khác nhau.
Não bộ của con người là một cơ quan phức tạp. Não bộ nặng khoảng 1,3kg, có chứa
khoảng 100 tỉ nơ ron thần kinh và 100 nghìn tỉ mối liên kết. Não bộ là trung tâm chỉ
huy tất cả các suy nghĩ, cảm xúc và hành động của bạn.
Não bộ được chia thành 2 nửa hay còn gọi là 2 bán cầu não. Mỗi bán cầu não lại chỉ huy
và chịu trách nhiệm một số chức năng riêng biệt. Hai bán cầu não trông rất giống nhau
nhưng lại có sự khác biệt rất lớn về cách xử lý thông tin của 2 bán cầu não. Các phần khác
nhau của não bộ được kết nối với nhau bởi các sợi thần kinh. Nếu các chấn thương vùng
não làm cắt đứt các mối liên kết giữa 2 bán cầu não, bạn vẫn có thể thực hiện được các
chức năng nhưng việc thiếu sự kết hợp sẽ gây ra một vài sự suy giảm nhất định.
Não bộ của con người có khả năng tự sắp xếp. Não có thể tự thay đổi, cho dù là về mặt
thể chất hoặc thông qua các trải nghiệm
Hai bán cầu não trông rất giống nhau, nhưng chúng có sự khác biệt rất lớn về cách xử lý
thông tin. Bất chấp phong cách tương phản của chúng, hai bán cầu não lại không hoạt
động độc lập với nhau. Các phần khác nhau của não được kết nối với nhau bằng các sợi
thần kinh. Bộ não con người liên tục tự tổ chức lại và có thể thích nghi với sự thay đổi,
cho dù đó là thể chất hay thông qua kinh nghiệm sống.
3
Bán cầu NÃO TRÁI là não của phân tích và Trong khi đó NÃO PHẢI là não của tưởng
logic. Chức năng cơ bản của bán cầu não trái tượng và hình ảnh. Chức năng cơ bản của
bao gồm: bán cầu não phải bao gồm:
Phân tích Hình ảnh
Lập luận Màu sắc
Ngôn ngữ Nhịp điệu
Số học Tưởng tượng
Nghiên cứu Cảm xúc
Tính toán Không gian
… …
Pro Tip Với chức năng của bán cầu não trái và bán cầu não
phải, cách trình bày của người đào tạo cần giúp cho
người học tiếp thu dựa trên cả hai nhóm chức năng của
bán não trái và phải. Điều này có nghĩa là người đào
tạo cần thể hiện phần trình bày của mình dưới hình
thức:
Ngôn từ
Con số
Logic
Hình ảnh
Màu sắc
Cảm xúc
…
Đào tạo cần đa phương pháp nhằm giúp cho người học
tiếp nhận thông tin qua tất cả 5 thuỳ não trên 2 bán
cầu để tất cả các nhóm chức năng của não đều có cơ
hội làm việc. Điều này, sẽ giúp người học tập trung tiếp
nhận thông tin và nhớ lâu hơn.
4
2 Ý thức và tiềm thức
Về trạng thái của não, não được chia thành hai trạng thái bao gồm não ý thức và não
tiềm thức. Con người chúng ta làm việc với 90% tiềm thức và 10% là ý thức, bởi vậy 90%
tiềm thức này sẽ tạo nên sức mạnh giúp bạn bứt phá hiệu quả và đạt mục tiêu.
✓ Tiềm thức giống như phần chìm của tảng băng chìm điều khiển & chiếm 90% tư duy
của bạn.
✓ Ý thức chỉ chiếm 10% tư duy cũng như năng lực của bạn.
Ý thức là gì?
Ý thức là phần biết suy nghĩ và lập luận
của bạn, là một phần trong tâm trí bạn
được dùng để đưa ra quyết định hàng
ngày. Với ý thức, bạn có thể chấp nhận
hoặc phản kháng lại bất kỳ ý tưởng nào.
Không một người hay một tình huống
nào có thể bắt bạn suy nghĩ một cách
nghiêm túc về những suy nghĩ và ý tưởng
mà bạn không lựa chọn. Và tất nhiên,
những suy nghĩ bạn lựa chọn cuối cùng
sẽ quyết định cả cuộc đời bạn. Nhờ quá
trình luyện tập cùng với sự nỗ lực, bạn có
thể học cách điều chỉnh những suy nghĩ
của bạn hướng tới những suy nghĩ có lợi
cho sự hiện hữu của giấc mơ và mục tiêu
bạn đã chọn. Ý thức của bạn có sức mạnh
rất lớn, nhưng lại là phần hạn chế hơn
trong tâm thức bạn.
Ý thức có khả năng:
Xử lý hạn chế
Nhận biết có sự tập trung
Lưu trữ trí nhớ ngắn hạn (khoảng 20s)
Xử lý 1 đến 3 sự việc cùng một lúc
Xử lý trung bình 2000 mẫu thông tin mỗi ngày.
Ý thức là suy nghĩ, cảm giác hiện hữu về những sự vật, sự việc đang diễn ra. Nói một cách
ví von, ý thức là thì hiện tại, miêu tả hoạt động đang diễn ra trong não bộ của 1 cá nhân
nào đó. Bạn đang tập trung suy nghĩ về vấn đề gì? Bạn đang cảm thấy như thế nào? Đấy
chính là ý thức. Có thể nói, nhận thức chính là một phần của ý thức.
5
Tiềm thức là gì?
Tiềm thức là những dữ liệu, thông tin mà mỗi người có được từ tế bào người cha, người
mẹ, quá trình nuôi dưỡng từ trong bào thai của mẹ và thông tin, kiến thức cho đến thời
điểm hiện tại. Tiềm thứ là yếu tố quan trọng để bạn đưa ra quyết định hành động và đạt
được bất kì điều gì chúng ta muốn, tạo nên cuộc sống của mỗi người.
Hay nói cách khác, tiềm thức là phần ẩn sâu trong tâm trí mà chúng ta không thể nhận
biết được hết. Tiềm thức hình thành từ những kí ức sâu kín nhất mà ở cấp độ ý thức không
thể nhận biết được. Tiềm thức được xem như một tảng băng trôi.
Tiềm thức là thường xuyên, là vô tận và nó chỉ hoạt động trong thời điểm hiện tại mà
thôi. Nó lưu trữ những kinh nghiệm và ký ức của bạn, nó giám sát tất cả những hoạt động,
những chức năng vận động, nhịp tim, tiêu hóa… của cơ thể bạn. Tiềm thức nghĩ đúng
theo nghĩa đen, và nó sẽ tiếp nhận tất cả những suy nghĩ mà ý thức của bạn đã chọn nghĩ.
Nó không có khả năng bác bỏ khái niệm hay ý tưởng. Như vậy, điều đó có nghĩa là chúng
ta cần phải chọn cách sử dụng ý thức để cài đặt lại những niềm tin thuộc về tiềm thức, và
tiềm thức phải chấp nhận những ý tưởng và niềm tin mới; không được “cự tuyệt” chúng.
Tiềm thức có khả năng:
Xử lý mở rộng
Lưu trữ trí nhớ dài hạn (kinh nghiệm, thái độ, giá trị và niềm tin trong quá khứ)
Xử lý hàng nghìn sự việc cùng một lúc
Xử lý trung bình 4 tỷ mẫu thông tin mỗi ngày
Với khả năng trên, tiềm thức có những chức năng đặc biệt như sau:
Điều khiển cơ thể
Giống như một đứa trẻ 5 tuổi
Giao tiếp thông qua cảm xúc và hình tượng
Lưu giữ và tổ chức trí nhớ/ký ức
Không xử lý thể phủ định
Tạo nên các liên kết và học nhanh hơn
Điều khiển cơ thể: Tiềm thức đảm nhiệm tất cả các chức năng thể lý cơ bản của bạn (thở,
nhịp tim, hệ miễn dịch, v.v.). Thay vì bảo với tiềm thức sức khoẻ hoàn hảo là như thế nào,
hãy cố gắng lắng nghe và “hỏi” xem nó biết gì về sức khoẻ hoàn hảo và bạn cần gi để có
được điều đó.
Giống như một đứa trẻ 5 tuổi: Giống như một đứa trẻ, tiềm thức thích phục vụ, cần có
hướng dẫn rõ ràng, và nghe theo hướng dẫn của bạn rất sát nghĩa đen. Vì vậy nếu bạn
nói “Công việc này đúng cơn nhức cổ (pain in the neck – ý chỉ công việc khó khăn, bức
bối)”, tiềm thức của bạn sẽ tìm cách để đảm bảo rằng bạn nhức cổ thực sự khi làm việc!
Tiềm thức cũng rất “đạo đức” theo cách mà một đứa trẻ đạo đức, có nghĩa là dựa trên
những chuẩn mực đạo đức được dạy và được chấp nhận bởi cha mẹ bạn và những người
xung quanh. Vì thế nếu bạn được dạy dỗ rằng “tình dục thật ghê tởm” tiềm thức của bạn
sẽ phản ứng với lời dạy đó thậm chí ngay cả khi ý thức của bạn đã loại bỏ điều đó.
6
Giao tiếp thông qua cảm xúc và hình tượng: Để thu hút sự chú ý của bạn, tiềm thức sử
dụng cảm xúc. Ví dụ như, nếu bạn tự nhiên cảm thấy sợ hãi, tiềm thức của bạn đã phát
hiện, có thể đúng nhưng cũng có thể sai, rằng sự sống còn của bạn đang bị đe doạ.
Lưu giữ và tổ chức trí nhớ/ký ức: Tiềm thức quyết định nơi nào và cách nào mà các ký
ức của bạn được lưu giữ. Nó có thể giấu đi một số ký ức nào đó (nhưng ký ức về những
tổn thương) chứa đựng cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ cho tới khi bạn đủ chín chắn để xử lý
chúng một cách có ý thức. Khi tiềm thức cảm nhận rằng bạn đã sẵn sàng (bất kể bạn có
nghĩ, một cách có ý thức, là bạn đã sẵn sàng hay chưa), nó sẽ gợi lại chúng để bạn có thể
đáp lại những ký ức đó.
Không xử lý thể phủ định: Tiềm thức tiếp thu hình ảnh hơn là từ ngữ. Vì thế nếu bạn
nói “Tôi không muốn trì hoãn công việc” tiềm thức sẽ tạo ra một bức tranh trong đó bạn
đang trì hoãn công việc. Để đổi bức tranh đó từ trạng thái tiêu cực (bức tranh bạn đang
trì hoãn) sang trạng thái tích cực (bạn không trì hoãn) cần thêm một bước nữa. Vì thế, tốt
hơn là hãy bảo với tiềm thức của mình rằng “Hãy bắt tay vào việc!”
Tạo nên các liên kết và học nhanh hơn: Để bảo vệ bạn, tiềm thức luôn ở trạng thái cảnh
giác cao độ và luôn làm việc, và cố rút ra những bài học từ mỗi trải nghiệm. Ví dụ như,
nếu bạn trải qua một điều gì tồi tệ ở trường, tiềm thức của bạn có thể sẽ chọn tống tất
cả các trải nghiệm học tập của bạn vào mục “chuyện này sẽ không vui vẻ gì”. Nó sẽ cảnh
báo bạn bằng các hình thức như đổ mồ hôi tay và sự căng thẳng lo lắng bất kể khi nào
bạn thử/học một cái gì đó mới mẻ. Nhưng nếu bạn giỏi thể thao, tiềm thức của bạn sẽ
nhớ rằng “thể thao đồng nghĩa với thành công” và bạn sẽ cảm thấy tích cực và tràn trề
năng lượng khi có liên quan đến những hoạt động thể chất.
Pro Tip Như bạn đã thấy, tiềm thức quyền năng hơn ý thức rất
nhiều. Tiềm thức có 3 chức năng cơ bản vô cùng đặc biệt:
Ký ức dài hạn
Cơ chế điều khiển tự động
Hệ thống chạy ngầm
Vì thế, đào tạo cần HƯỚNG DẪN, CHIA SẺ, TRÌNH BÀY trên
cơ sở tác động vào tiềm thức của người học bằng cách sau:
Lặp đi lặp lại - Có cảm xúc mạnh mẽ
Dưới hình thức câu chuyện - Trải nghiệm, cảm nhận
Có ngôn ngữ cơ thể, Có hình ảnh, màu sắc,
Trên nền âm nhạc kích thích suy nghĩ, tập trung, …
…
7
3 Mô thức tiếp nhận thông tin V.A.K
Mô hình kiểu học tập VAK được phát triển bởi các nhà tâm lý học trong những năm 1920
để phân loại những cách phổ biến nhất mà mọi người học. VAK được nghiên cứu bởi các
giáo sư và các chuyên gia về NLP (Neuro-linguistic programming- Lập trình ngôn ngữ tư
duy) theo đó con người học hỏi và tiếp nhận thông tin qua 05 giác quan gồm: thị giác
(nhìn), thính giác (nghe), xúc giác (vận động, sờ chạm), vị giác (nếm) và khứu giác (ngửi).
Trong 5 giác quan đó, có 3 cách tiếp nhận thông tin chính: V (Visual): Hình ảnh, A
(Auditory): Âm thanh, K (Kinesthetic): Vận động
Việc áp dụng phương pháp VAK là phương pháp để phân loại phương pháp học nào hiệu
quả với người học sẽ giúp cho:
✓ Giúp cho người học chọn cách học, nơi học, nội dung và người hướng dẫn phù
hợp nhất với phương pháp học của họ, nâng cao hiệu quả học tập.
✓ Giúp cho người dạy xây dựng chương trình học phù hợp hơn với từng nhóm học
viên cụ thể của mình hiện tại và tuỳ chỉnh chương trình giảng dạy cho phù hợp với
nhóm học viên của mình.
Có 3 kênh tiếp nhận thông tin đặc trưng được gọi tắt là VAK:
V: Visual – Nhìn (quan sát)
A: Auditory – nghe (thính giác)
K: Kinesthetic - Cảm nghiệm (xúc giác, vận động)
Thông thường, 3 kênh tiếp nhận thông tin này đều có ở mỗi người, tuy nhiên sẽ có 1 kênh
nào đó trong 3 kênh có chỉ số cao nhất thì đó là kênh tiếp nhận thông tin vượt trội. Trong
khi đó, trong một nhóm người thì tỷ lệ trung bình như sau:
V: 40% A: 20% K: 40%
Kết hợp cả 3 cách V, A, K hình thành cách học siêu tốc phù hợp với từng đối tượng khác
nhau. Vì thế, là nhà đào tạo, chúng ta phải dạy đa phong cách và đa phương pháp và đa
phương tiện để tất cả các thành viên tham dự đểu có thể học tập theo mô thức tiếp nhận
thông tin vượt trội của mình. Có nghĩa là nhà đạo tạo phải có năng lực đào tạo bằng VAK.
8
1. VISUAL LEARNERS: Người học theo mô thức hình ảnh
Có hai xu hướng (1) Ngôn ngữ: Học viên thích học qua ngôn ngữ viết như đọc và viết,
học viên dễ dàng nhớ những gì đã viết ra và (2) Không gian: Học viên thường gặp khó
khăn hơn với ngôn ngữ viết và làm việc tốt hơn với biểu đồ, phim ảnh và các loại hình
ảnh khác. Dễ dàng hình dung ra khuôn mặt và địa điểm bằng cách sử dụng trí tưởng
tượng và ít khi bị sai lạc.
Với những học viên học theo mô thức / phương cách Visual, nên phát huy những hoạt
động sau:
■ Sử dụng các biểu đồ, đồ thị, minh họa hoặc các dụng cụ bổ trợ hình ảnh khác.
■ Sử dụng dàn ý, sơ đồ tư duy, khung chương trình, …
■ Sau buổi học đọc lại các nội dung trong các tài liệu đã được phát ra.
■ Ghi chú trong khi nghe giảng, đọc sách.
■ Đặt câu hỏi để giúp tập trung hơn trong môi trường ồn ào, sôi động.
■ Thêm các hình ảnh minh họa cho các bài viết bất cứ khi nào có thể.
■ Vẽ tranh ảnh bên lề sách, vở hoặc ghi chú.
■ Nỗ lực hình dung, tưởng tượng ra chủ đề hoặc các vấn đề liên quan đến chủ đề
đang thảo luận.
2. AUDITORY LEARNERS người học theo cách học âm thanh
Những người có khuynh hướng âm thanh thường thích truyển tải kiến thức thông qua
nói và nghe và thường làm một công việc mới tốt nhất sau khi nghe hướng dẫn từ một
chuyên gia. Đây là những người rất thoải mái với việc được nhận hướng dẫn bằng lời qua
điện thoại và có thể nhớ được từ hoặc bài hát họ nghe.
Người học theo phương cách Auditory cần áp dụng những điều sau để có kết quả tốt:
■ Bắt đầu với việc xem qua mình sẽ học gì? Rút ra kết luận những gì vừa học.
■ Sử dụng các hoạt động liên quan tới thính giác như brainstorming, buzz groups…
■ Diễn đạt thành các câu hỏi để xem xét càng nhiều khía cạnh của vấn đề càng tốt.
■ Giao tiếp, thảo luận với nhiều giáo viên hoặc người khác.
3. KINESTHETIC LEARNERS người học theo cách họ cảm xúc vận động
Những người này có khuynh hướng thích các hoạt động: Sờ, cảm giác, cầm, nắm, di
chuyển và những hoạt động khác. Họ dễ mất tập trung nếu có ít hoặc không có các kích
thích bên ngoài hoặc vận động. Những người này có thể làm một công việc mới tốt nhất
khi tự tay thực hiện và học trong quá trình làm. Đây là những người thích thử nghiệm
những cái mới và không bao giờ xem hướng dẫn trước.
Người học theo huớng Kinesthetic nên áp dung những hoạt động sau:
■ Sử dụng các động tác di chuyển lúc học.
■ Sử dụng các bút đánh dấu nhiều màu sắc để làm nổi bật từ khóa trong bài học.
■ Có thứ gì đó để chơi với đôi tay. Ví dụ như các quả bóng nhỏ, cây bút
■ Thinh thoảng nghỉ ngơi bằng các bài tập kéo giãn như vươn vai, hít thở...
■ Chuyển thông tin từ dạng văn bản sang phương tiện khác như bàn phím, vẽ...
■ Thực hành những gì đã học.
9
4 5 cấp độ tương tác trong đào tạo
Trong đào tạo có những kỹ thuật, cách thức khác nhau để tạo ra sự tương tác với nhiều
mức độ khác nhau. Sự tương tác trong đào tạo có thể được chia thành 5 mức độ như sau:
■ Involving – Liên quan
■ Participatory – Tham gia
■ Interactive – Tác động
■ Engaged – Gắn kết
■ Ownership – Làm chủ
Involving – Liên quan:
Liên quan là Giảng viên làm cho học viên cảm thấy họ được quan tâm, có liên quan và là
một phần của lớp học. Cách thức tương tác ở cấp độ này là nhẹ nhàng nhất, chẳng hạn
như: gọi tên cá nhân, gọi tên nhóm của học viên, nhắc đến chức năng công việc, đề cập
đến phòng ban của họ.
Participatory – Tham gia:
Đảm bảo người học tham gia vào các hoạt động, tham gia vào các tiến trình. Tránh trường
hợp “isolated” – bị bỏ qua vì tâm lý – hành vi của người học là rất khác nhau; có những
người rất năng động, chủ động tuy nhiên cũng có người thụ động và rất hướng nội. Cách
thức tương tác ở cấp độ này có thể là các hoạt động bài tập cá nhân, bài tập tập thể nhẹ
nhàng, dễ dàng để ai cũng có thể làm.
Interactive – Tác động:
Tác động là đảm bảo các hoạt động kích hoạt động được sự tác động qua lại của học
viên thông qua trao đổi, thảo luận, chia sẻ của người học. Người học có cơ hội được nói
lên suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận của mình. Tương tác còn có thể sự tương tác qua lại của
các học viên với nhau. Các thức tạo ra tương tác có thể là sự kêu gọi học viên với nhau
tương tác về mặt thể lý (đánh tay, bắt tay, chạm vai, …) hay tương tác về mặt chia sẻ, trao
đổi ý kiến (thảo luận nhóm, làm bài tập nhóm, …).
Engaging – Gắn kết:
Gắn kết là cấp độ tương tác cao hơn “Tác động”. Gắn kết đòi hỏi phải xây dựng được tính
hợp tác học tập của các các thành viên. Điều này có nghĩa là giảng viên cần tạo ra môi
trường để học viên được kết nối, được tác động qua lại, được giao lưu, chia sẻ, được cảm
thấy an toàn để làm việc cùng nhau, được cảm thấy vui vẻ và hoà nhập.
Ownership – Làm chủ:
“Làm chủ” là cấp độ người học học tập trải nghiệm và tự cảm nhận bài học (bài học tự
thân). Giảng viên sẽ giảm thiểu tối đa phần trình bài, giảng dạy mà đưa ra những bối cảnh
giả lập, tình huống, games, hoạt động, …. để người học được trải nghiệm và tự “vỡ” ra bài
học.
10
Thứ tự thấp đến cao Diễn giải
1. Liên quan ● Nội dung có liên quan
(INVOLVING) ● Người học được nhắc đến
● Người học cảm thấy có liên quan
2. Tham gia
(PARTICIPATORY) ● Tính hiện diện trong quá trình học tập
● Tham gia vào các hoạt động
3. Tác động/ Tương giao ● Đóng góp ý tưởng tích cực
(INTERACTIVE, 360)
● Giảng viên tương tác với học viên viên
4. Gắn kết ● Học viên tương tác với giảng viên
(ENGAGING) ● Học viên tương tác với học viên viên (quan
5. Làm chủ trọng)
(OWNERSHIP)
● Học viên cảm thấy thuộc về lớp học
● Học viên yêu thích lớp học, học viên
● Học viên mong muốn tham gia
● Một phần bài học từ học viên
● Bài học hoàn toàn từ học viên
● Giảng viên chỉ nhiệm vụ dẫn dắt và đúc kết
11
PHẦN 2:
ĐÀO TẠO CÓ SỰ THAM GIA
(HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM)
12
1 PLA (Participatory Learning Approach)
Đào tạo có sự tham gia là gì?
Phương pháp đào tạo có sự tham gia (PLA) là phương pháp giúp học viên tham gia tích cực
trong suốt quá trình đào tạo huấn luyện. Mục đích là để học viên tăng cường tính sáng tạo,
quyền làm chủ và cam kết đối với các nội dung được truyền đạt. PLA có khả năng huy động
kiến thức của người học, đúc rút kinh nghiệm từ nhiều nguồn khác nhau, mang lại hiệu quả
cao hơn trong việc hướng dẫn kỹ năng và sáng tạo trong ứng dụng kiến thức được học.
Từ khóa trong khái niệm trên là “Tham gia”, phương pháp đào tạo có sự tham gia (PLA) tập
hợp nhiều phương pháp và kỹ năng, lấy người học làm trung tâm và tạo cơ hội để học viên
tương tác với nhau trong quá trình học tập. Thế mạnh của phương pháp này là khuyến
khích học viên chia sẻ kinh nghiệm và tính sáng tạo, tạo bầu không khí hợp tác và thân
thiện giữa các học viên.
PLA sử dụng phổ biến các hình thức hoạt động/ làm việc theo nhóm để học viên tự vận
động với sự hỗ trợ của giảng viên. Trong PLA, vài trò của giảng viên có sự khác biệt lớn so với
phương thức tập huấn cũ vì ngoài kiến thức chuyên môn, kỹ năng dẫn giảng thì giảng viên
cần có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn học viên làm việc theo nhóm, động não, quan sát, thực
hành, tổng hợp và các phương pháp khác.
Những lưu ý quan trọng trong phương pháp PLA là:
1. Học tập là một quá trình (chứ không phải là những chuỗi sự kiện gián đoạn, các bước không liên
quan) kéo dài trong cả thời gian của cuộc đời.
2. Để việc học đạt được kết quả tối ưu, người học phải chủ động tham gia trải nghiệm trong quá
trình học, không thụ động tiếp thu thông tin.
3. Mỗi người học phải tự chịu trách nhiệm về việc học của bản thân mình.
4. Quá trình học có cả phần “cảm xúc” cũng như phần “trí tuệ”.
5. Giảng viên không đơn thuần chỉ trình bày cách thức thực hiện một việc nào đó mà phải để cho
người học tự thực hiện công việc này, dù việc này có thể mất thời gian hơn.
6. Các ví dụ và vấn đề đưa vào nội dung học tập phải phù hợp, có liên quan đến người học.
7. Các hoạt động phải liên hệ những gì đang học với những việc họ đã biết hoặc đang làm.
8. Một môi trường học tập thoải mái sẽ giúp ích cho việc học hơn. Hãy giảm thiểu những nguyên
nhân làm cho người học cảm thấy căng thẳng khi học hoặc không cởi mở.
9. Sự đa dạng sẽ khuyến khích việc học tập hiệu quả: Hãy vận dụng đủ cả năm giác quan của người
học. Thay đổi tốc độ, áp dụng đa dạng các kỹ thuật giảng dạy sẽ giúp giảm sự buồn chán và căng
thẳng của người học.
10. Học tập càng thành công hơn nếu đặt trong một môi trường win-win, không có đánh giá, phê
bình và lưu ý kiểm tra mục tiêu học tập luôn rất cần thiết.
11. Vai trò của người giảng viên là trình bày thông tin hoặc kỹ năng hoặc tạo ra môi trường trong đó
sự khám phá có thể đạt được hiệu quả cao. Vai trò của học viên là tiếp thu những gì được giới
thiệu và áp dụng theo cách phùhợpnhấtvớibảnthânmình.Giảngviêncótráchnhiệmhỗtrợ,thúc đẩy.
Trách nhiệm của học viên là học và hành.
13
2 Nguyên tắc của PLA: PVC
PVC: Tính tham gia và làm chủ
Trong đó, PVC là:
P: Participation – Tham gia
V: Verification – Chứng thực
C: Commitment – Cam kết
Participation – Tham gia:
Đảm bảo người học tham gia vào các hoạt động, tham gia vào các tiến trình. Tránh trường
hợp “isolated” – bị bỏ qua vì tâm lý – hành vi của người học là rất khác nhau; có những
người rất năng động, chủ động tuy nhiên cũng có người thụ động và rất hướng nội. Đảm
bảo mức độ tham gia của người học tăng dần từ mức độ bị động (theo sự hướng dẫn và
yêu cầu của giảng viên) đến mức độ chủ động (tiên phong, tích cực tham gia).
Verification – Chứng thực:
Người học cần được trải nghiệm, cảm nghiệm, và chứng thực bài học . Hay nói cách khác
là tiến trình giảng dạy giúp người học tự nhận ra bài học (bài học tự thân, bài học inside-
out). Với bài học tự thân, người sẽ sẽ nhớ, sẽ thấm, sẽ đồng thuận ở mức cao nhất.
Commitment – Cam kết:
Cam kết ở đây có nghĩa là mức độ hành động, áp dụng các bài học vào thực tế sẽ cao
hơn dựa vào cơ chế “ký ức dài hạn”, “hệ thống chạy ngầm”, “điều khiển tự động” của não
tiềm thức. Có nhớ thì mới làm được, bài học mình tự đúc kết thì tính đồng thuận và cam
kết thực hiện sẽ cao hơn bài học được ai đó “cấy ghép” vào tâm trí.
Pro Tip Nhà đào tạo khi chuẩn bị kịch bản luôn hỏi chính mình
câu hỏi:
Với cách dạy này, người học có được tham
gia vào tiến trình không?
Với cách dạy này, người học có tự chứng
thực được bài học không.
14
3 10 phương pháp PLA thường dùng trong đào tạo
Tâm điểm của mọi sự học là cách chúng ta xử lý những trải nghiệm có được, đặc biệt là
sự chiêm nghiệm sâu sắc từ chính học viên về những trải nghiệm đó. Mô – đun này giới
thiệu phương pháp đào tạo có tính tương tác, trải nghiệm cao, những phương pháp này
tiếp cận chính cho việc học tập lấy học viên làm trung tâm (student-centred learning).
Phương pháp đào tạo có tính tham gia cao lôi cuốn học viên vào các hoạt động tư duy
phản biện (critical thinking), giải quyết vấn đề (problem solving) và ra quyết định (decision
making) cụ thể với từng cá nhân. Phương pháp này cũng tạo ra những cơ hội để học viên
tổng kết (debrief) và củng cố lại những ý tưởng và kĩ năng của mình thông qua việc phản
hồi (feedback), phân tích/chiêm nghiệm (reflection), cũng như ứng dụng (application)
những ý tưởng và kĩ năng đã tiếp thu trong những tình huống mới.
1. Brainstorm (Động não)
Khi đi học hoặc đi làm, bạn đã nghe nhiều lần những điều tương tự như: “Chúng ta cần
brainstorming cho dự án sắp tới, vấn đề này cần mọi người brainstorming trước khi thực
hiện” … Vậy brainstorming là gì? Tại sao nó lại quan trọng đến thế?
Động não (tiếng Anh: brainstorming) là một
phương pháp đặc sắc dùng để phát triển nhiều
giải đáp sáng tạo cho một vấn đề. Phương pháp
này hoạt động bằng cách nêu các ý tưởng tập
trung trên vấn đề, từ đó, rút ra rất nhiều đáp án
căn bản cho nó.
“Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên
hòn núi cao“, dù bạn là người có nguồn ý tưởng
bao la đến mấy thì cũng đến lúc nó cạn kiệt, đó là
lý do bạn nên brainstorming cùng với đội/ nhóm
(team) của mình. Tập thể sẽ giúp bạn hoàn thiện
kế hoạch và giải quyết những vấn đề tồn đọng để
thực hiện mọi thứ suôn sẻ.
Động não là một kỹ thuật đào tạo tích cực, thông
qua thảo luận, nhằm huy động những ý tưởng mới
mẻ, sáng tạo về một chủ đề cụ thể của mọi thành
viên tham gia thảo luận. Các thành viên được cổ vũ
tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý
tưởng, nhằm tạo ra "cơn lốc" các ý tưởng.
15
2. Team work / Group discussion (Làm việc nhóm)
Kỹ năng làm việc nhóm có nhiều cách hiểu
khác nhau, nhưng tổng quan chúng ta có thể
hiểu đó là khả năng thiết lập và duy trì mối
quan hệ hợp tác tích cực giữa người này với
người khác, nhằm hoàn thành tốt các mục
tiêu chung.
Đào tạo kỹ năng làm việc nhóm được thiết kế
để phù hợp với nhu cầu của khách hàng và
hoàn thành các mục tiêu bạn đặt ra, cụ thể là
đối với tổ chức của bạn hoặc nhu cầu của bạn
3. Self reflection (Cảm nghiệm)
Self-reflection (suy tưởng, cảm nghiệm) được nhắc đến với vai trò rất quan trọng trong
việc học tập và làm việc của người trưởng thành (adult learning). Tuy vậy, việc thành thục
kĩ năng self-reflection, cũng như ứng dụng self-reflection trong học và dạy học lại không
phải là việc đơn giản. Self- reflextiion không phải là ‘phát biểu cảm tưởng’ chung chung
về cái gì đó mà là một hoạt động học tập chuyên biệt, có tổ chức, có ý đồ và cần kĩ năng
để có thể đạt được kết quả tốt nhất.
4. Role play (Đóng vai)
Role playing (đào tạo nhập vai) là một phương pháp đào tạo, trong đó học viên thực
hiện các tình huống dưới sự hướng dẫn của người giảng viên. Trong mỗi kịch bản, học
viên đảm nhận một vai trò và diễn xuất cảnh đó như thể nó có thật.
Trong đào tạo, phương pháp này được sử dụng hiệu quả với những nội dung không dễ
giải thích như tôn giáo, vấn đề xã hội, giới tính, luật… Phương pháp này có thể tạo ra
không khí vui vẻ và thoải mái trong lớp học mà vẫn đạt được mục tiêu đào tạo đề ra.
Thông thường, việc đào tạo bao giờ cũng bắt đầu từ lý thuyết trước rồi mới đến thực
hành. Còn đối với Role Playing, kiến thức, kỹ năng được các thành viên tham gia trò chơi
nắm bắt gần cùng một lúc. Ví dụ: hai người có thể mô phỏng cuộc gặp giữa một nhân
viên và một khách hàng đang giận dữ. Sau đó, giảng viên và những người tham gia khác
có thể đưa ra phản hồi cho những người đóng vai.
5. Case study (Tình huống)
Case study – nghiên cứu tình huống đã là một phương pháp quen thuộc trong lĩnh vực
đào tạo, được ứng dụng rộng rãi trong các trường đại học và doanh nghiệp. Việc áp dụng
hình thức đào tạo này góp phần gia tăng tối đa hiệu quả của khóa học bởi tính thực tế,
cụ thể, dễ dàng vận dụng.
Việc tiếp thu kiến thức bằng cách lắng nghe những chia sẻ, trình bày nặng tính lý thuyết
của giảng viên sẽ không thúc đẩy phát triển tư duy bằng câu chuyện thực tế, gần gũi
xung quanh học viên, phản ánh điều đang xảy ra trong doanh nghiệp hoặc xu hướng
16
trong ngành. Trong đào tạo, Case Study được sử dụng nhằm tăng mức độ thực tế của
kiến thức và kích thích người học tham gia một cách hiệu quả hơn từ việc thảo luận, đưa
ra giải pháp cho một tình huống. Phương pháp này sẽ nêu bật những vấn đề trong các
tình huống được đưa ra, không những giúp học viên chủ động hơn trong quá trình học
mà còn khắc phục tình trạng thực tế là người học không áp dụng được những kiến thức
vào thực tiễn.
6. Cinema
Có một loạt nghiên cứu cho thấy rằng người học được học thông qua các hình ảnh đa
phương tiện tốt hơn là phương pháp giảng dạy bằng lời nói. Hakkâri và cộng sự (2008)
xác nhận rằng người học có thể tập trung vào bài giảng nhiều gấp 2 lần nếu sử dụng
giảng dạy qua phim ảnh, do đó, việc sử dụng tình huống phim có tầm quan trọng đáng
kể để thu hút sự chú ý trong thời gian dài.
7. Gamification (Game hoá các hoạt động)
Gamification là game hoá các hoạt động trong đào tạo – huấn luyện nhằm tạo ra môi
trường học tập đầy tính tham gia, tương tác và trải nghiệm. Các hoạt động dưới khái niệm
gamification còn được gọi là education game (edu-games). Games trong gamification
chắc chắn không phải là những trò chơi mang tính giải trí, phá băng, khởi động mà có
thể được thiết kế và tổ chức với nhiều hình thức khác nhau nhằm tạo ra cơ hội tự học tập
cho người học. Với gamification, người học chắc chắn sẽ tự vỡ ra bài học cho chính mình
và như thế bài học là của họ, thuộc về họ. Các hoạt động dưới hình thức gamification có
thể là:
• Trò chơi
• Hoạt động
• Mô hình giả lập
• Tình huống
• Bài tập thực hành
• Vở kịch
8. Experiment (Thực nghiệm)
Phương pháp thực nghiệm là hình thức đào tạo cho phép các học viên áp dụng những
kiến thức, kĩ năng đã học vào môi trường làm việc thực tế. Phương pháp này cho các ứng
viên thấy sự đầu tư và quan tâm của doanh nghiệp trong việc phát triển năng lực nhân
viên. Đào tạo thực nghiệm trong công việc giúp các doanh nghiệp xây dựng một đội ngũ
nhân viên có tay nghề cao cũng như sở hữu một tư duy không ngừng học hỏi. Nhờ vậy,
nhân viên có thể cảm nhận được cơ hội thăng tiến của bản thân trong công việc và trở
nên trung thành hơn với công ty.
9. Study trip (Chuyến học tập thực tế)
Học tập kết hợp tham quan, khảo sát, trao đổi kinh nghiệm là phương pháp học tập thực
tế và hiệu quả, được áp dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực. Mục đích là giúp các học
17
viên học hỏi kiến thức, kinh nghiệm thực tế, các mô hình, cách làm việc hay và hiệu quả
trong một lĩnh vực nào đó để rồi áp dụng và cuộc sống, công việc của doanh nghiệp
mình. Các chuyến study trip đều có mục tiêu học tập cụ thể, rõ rang và nội dung chi tiết
theo từng ngày tại từng điểm đến để đạt hiệu quả như mong muốn.
10. Edutainment (Giáo dục giải trí)
Đây là một từ ghép của hai từ giáo dục (Education) và giải trí (Entertainment), phương
pháp này mô tả những cách học đầy thú vị, học thông qua chơi, chơi mà học. Trái ngược
với những cách giáo dục truyền thống, giáo dục giải trí thường chứa đựng nhiều tương
tác, các hoạt động vui chơi, câu chuyện, kích thích các giác quan và trí tưởng tượng của
học viên.
ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY – ĐÀO TẠO PHÙ HỢP CẦN TÍNH TỚI
ĐIỀU KIỆN TỔ CHỨC LỚP HỌC
Các phương pháp giảng dạy tương tác cao trất hiệu quả đối với các lớp học ít người,
chừng khoảng 30 – 40 học viên. Khi triển khai các phương pháp này tại các lớp học đông
hơn cần có những giúp đỡ của trợ giảng hoặc các thiết bị kỹ thuật điện tử. Chẳng hạn khi
cần kiểm tra nhanh khả năng hiểu và nắm bắt các khái niệm giúp hỗ trợ thực hành của
học viên trong lớp học với khoảng 100 thì giảng viên không thể đặt câu hỏi chung cho
cả lớp được.
Một số phương pháp đặc biệt phù hợp và hiệu quả cho các khoá học kỹ năng tư duy có
thể sử dụng các phương pháp
• Teamwork / Group discussion
• Gamification
• Cinema
• Brainstorming
Đối với các hoạt động tổ chức bên ngoài lớp học như học dựa trên dự án hay học tập
phục vụ cộng đồng, việc tìm các đối tác doanh nghiệp hoặc cơ sở thực tập phù hợp có
một ý nghĩa quan trọng đóng góp cho kết quả học tập của học viên.
18
PHẦN 3:
QUY TRÌNH ĐÀO TẠO &
PHƯƠNG PHÁP MỞ BÀI CUỐN HÚT
19
1 Quy trình 16 bước mô hình đào tạo 3D
3 giai đoạn (7 - 7 - 2) gồm 16 bước
Giai đoạn 1: DESIGN – Thiết kế chương trình
Bước 1: Đánh giá nhu cầu đào tạo
Bước 2: Làm rõ mục tiêu đào tạo
Bước 3: Xây dựng nội dung chính
Bước 4: Xây dựng chương trình chi tiết
Bước 5: Biên soạn tài liệu
Bước 6: Xây dựng kịch bản
Bước 7: Lên danh mục chuẩn bị
Giai đoạn 2: DELIVERY – Triển khai đào tạo
Bước 8: Giới thiệu chương trình
Bước 9: Khởi động học viên
Bước 10: Dẫn nhập chủ đề
Bước 11: Triển khai nội dung chi tiết
Bước 12: Tóm lược nội dung
Bước 13: Đánh giá khoá đào tạo
Bước 14: Tổng kết đào tạo
Giai đoạn 3: DIAL-UP – Hỗ trợ sau chương trình
Bước 15: Báo cáo kết quả
Bước 16: Theo dõi hỗ trợ sau chương trình
20
GIAI ĐOẠN 1: CÁCH CHUẨN BỊ & THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. NHU CẦU: Bảng hỏi đánh giá nhu cầu đào tạo
Phân tích nhu cầu đào tạo (TNA)
Phân tích nhu cầu đào tạo là quá trình xác định khoảng trống (gap) giữa những hiện trạng (năng
lực, vấn đề) hiện tại và nhu cầu thực sự của doanh nghiệp. Quá trình này giúp phát hiện ra những
nhu cầu đào tạo liên quan đến kỹ năng, kiến thức và thái độ cần thiết của nhân sự trong doanh
nghiệp.
HIỆN TRẠNG YÊU CẦU KHOẢNG ‘GAP’ NHU CẦU
Dưới đây là những câu hỏi thường dùng trong đánh giá nhu cầu đào tạo
1. Đâu là vấn những vấn đề doanh nghiệp/đối tượng khách hàng mục tiêu gặp phải?
2. Doanh nghiệp đã làm thế nào để giải quyết?
3. Hiệu quả giải quyết như thế nào?
4. Doanh nghiệp cần những kỹ năng, năng lực gì?
5. Đâu là những kỹ năng, năng lực ưu tiên?
6. Doanh nghiệp là từng đào tạo những kỹ năng gì?
7. Lần đào tạo kỹ năng, năng lực gần đây là khi nào? Đâu là vấn những vấn đề doanh
nghiệp/đối tượng khách hàng mục tiêu gặp phải?
8. Doanh nghiệp đã làm thế nào để giải quyết?
9. Hiệu quả giải quyết như thế nào?
10. Doanh nghiệp cần ưu tiên những kỹ năng, năng lực gì?
11. Doanh nghiệp là từng đào tạo những kỹ năng gì?
12. Lần đào tạo kỹ năng, năng lực gần đây là khi nào?
13. Doanh nghiệp đánh giá mức độ thuần thục đối với kỹ năng này là như thế nào (xét
theo thang điểm từ 1-10)?
14. Doanh nghiệp nghĩ kỹ năng, năng lực nào sẽ giúp ích doanh nghiệp hiệu quả?
15. Tinh thần của nhân sự trong doanh nghiệp như thế nào?
16. Mức độ gắn kết, chia sẻ, hỗ trợ ra sao?
21
17. Thái độ của các thành viên như thế nào
18. Đâu là những biểu hiện văn hóa điển hình của đội nhóm?
19. Đâu là điều mà doanh nghiệp không hài lòng nhất?
20. Doanh nghiệp sẵn sàng thời gian như thế nào cho đào tạo?
21. Ai sẽ tham dự đào tạo?
22. Doanh nghiệp có bao nhiêu ngân sách cho đào tạo?
23. Doanh nghiệp có nhân sự đào tạo nội bộ không?
24. Doanh nghiệp có bao nhiêu nhân sự?
25. Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp như thế nào?
26. Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là gì?
27. Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Phân phối như thế nào?
28. Thị trường của doanh nghiệp cụ thể ra sao?
29. Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được đào tạo thế nào?
2. MỤC TIÊU: Khung xác lập mục tiêu
Đặc điểm của mục tiêu đào tạo
Viết xuống những mong đợi đạt được sau khi kết thúc chương trình đào tạo.
Mục tiêu đào tạo mô tả sự thay đổi, chuyển biến của người dự sau chương trình.
Mục tiêu đào tạo không phải là nội dung đào tạo.
Mục đích sử dụng của mục tiêu đào tạo
Để chọn lọc nội dung, xây dựng chương trình
Để thiết kế kịch bản, xây dựng tiến trình giảng dạy
Để đo đạc, đánh giá kết quả sau đào tạo.
Tiêu chí xem xét mục tiêu đào tạo (tốt hay không tốt): R5T
Rõ ràng
Theo dõi được
Thực thi được
Thực tiễn
Thời gian
Thử thách
Ví dụ:
Sau 2 ngày đào tạo, 96% người tham dự sẽ:
Nắm được cách lập danh mục công việc theo tính quan trọng và khẩn cấp
Biết cách sử dụng kỹ thuật pomodoro trong quản lý thời gian, và
Ứng dụng được lịch 168 trong lập kế hoạch công việc hàng tuần
22
Khi huấn luyện, cần xác định mục tiêu chương trình thay đổi người học ở cấp độ nào:
Hà
nh
Tháviiđộ
Kiến thức
3. NỘI DUNG CHÍNH: Công thức 4-Right (4 đúng) trong xây dựng kịch bản
Ở phần này, bạn cần tập trung vào mục tiêu đào tạo đã đặt ra. Mọi nội dung từ
chương trình đều phải có ý nghĩa tồn tại của nó. Hạn chế thiết kế bất kỳ nội dung nào
mang tính chất mơ hồ không rõ mục đích. Tất cả đều phải hướng về mục tiêu đào tạo
ban đầu và tên chương trình
bạn đã đặt ra.
Nội dung của bất kỳ khoá
học nào cũng cần đảm bảo 4
phần:
Tư duy đúng
Kiến thức đúng
Kỹ năng đúng
Công cụ đúng
Tuỳ vào yêu cầu và mục tiêu
đào tạo mà phân bổ tỷ lệ giữa
các phần cho phù hợp
4. CHƯƠNG TRÌNH: Khung chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo
Có nhiều định dạng khác nhau tùy theo thời lượng và yêu cầu về tính chi tiết.
Mẫu chương trình 1 buổi/một ngày:
Thời gian Nội dung chính Ghi chú
23
Đây là Mẫu chương trình nhiều ngày:
Thời gian Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3
5. TÀI LIỆU: Sơ đồ 4 thảm (4-Mat) trong xây dựng tài liệu
Nội dung chính Ghi chú
1 WHY? Tại sao (và Tại sao không)? - Cần lý do và tầm quan trọng với
Tại sao những gì bạn sẽ đào tạo – Hãy thảo luận - lắng nghe và chia sẻ
ý kiến với người khác.
Tại sao các bạn muốn biết về điều này? Tại sao các bạn muốn
nghe về chủ đề mà chúng ta đang nói đến? Điều đó giúp ích gì
cho bạn? Tại sao điều quan trọng đối với bạn là cần phải biết về
điều này? Bạn có lợi gì khi nhận được thông tin này? Để thu hút
mọi người, hãy đặt những câu hỏi có liên quan cho người nghe
để đánh giá mức độ quan tâm của học viên về chủ đề này và yêu
cầu họ đóng góp những gì họ đã biết.
24
2 WHAT? Giai đoạn này học viên này học bằng cách quan sát và suy nghĩ.
Họ phân tích, thích lắng nghe và suy nghĩ về thông tin, tìm kiếm
sự kiện, suy nghĩ thông qua các ý tưởng, hình thành ý tưởng – và
học hỏi những gì các chuyên gia nghĩ. Họ sẽ đặt câu hỏi: What –
Đó là cái gì?
Hãy cung cấp cho học viên nhiều thông tin hơn. Điều gì học viên
cần biết? Những chi tiết thiết yếu mà học viên cần biết là gì?
Đây là lúc hầu hết những giảng viên đi sâu vào chi tiết. Vấn đề là
khi thao thao về điều này có thể bạn sẽ không nhận được sự chú
ý của người nghe nếu họ không thấy sự liên quan hoặc ý nghĩa
đối với họ. Vì vậy ở phần WHY bạn cần đưa ra được lý do đủ
mạnh để khiến những học viên khao khát quan tâm về lĩnh vực
mà bạn trình bày và cũng muốn đâm đầu vào tìm hiểu nó.
3 HOW Làm thế nào - Hãy để học viên thực hành- trải nghiệm. Cần biết
mọi thứ đang diễn ra như thế nào. Tập trung vào huấn luyện,
điều phối và tạo điều kiện để học viên hành động
Tôi sẽ làm điều đó như thế nào? Tiến trình ra sao? Năng lực của
tôi ở mức độ nào? Tôi thực sự sẽ làm điều đó thế nào? Làm thế
nào tôi có thể ứng dụng ngay bây giờ? Làm cách nào tôi có thể
sử dụng thông tin mà giảng viên cung cấp cho tôi theo ý nghĩa
thiết thực? Làm cách nào để thực hiện những hoạt động này?
Lúc này, giảng viên chia sẻ các bước ‘cách thực hiện’ phần lý
thuyết. Những học viên muốn biết họ có thể làm gì, ngay bây
giờ, để áp dụng điều đó vào công việc của họ.
4 WHAT IF Chuyện gì xảy ra nếu..? - Hãy để học viên tự điều chỉnh cho
Chuyện gì xảy chính họ và những học viên khác. Khám phá bản thân mỗi
ra nếu..? người, học hỏi tốt nhất thông qua thử và sai. Giảng viên cần linh
hoạt để tương tác - đánh giá và dự đoán.
Nếu tôi sử dụng nó thì sao? Điều gì sẽ xảy ra do tôi làm những
gì bạn đang nói? Hậu quả có thể là gì đối với tôi nếu tôi sử dụng
thông tin mà bạn đang cung cấp cho tôi? Hậu quả của việc sử
dụng nó là gì, hậu quả của việc không sử dụng nó là gì? Khả
năng tiếp tục sử dụng nó trong tương lai là gì? Học tập, Ngữ
cảnh hóa, Tổng quát hóa, Nhận dạng, Cố định, Tốc độ tương lai.
Bạn có thể yêu cầu học viên suy nghĩ về cách họ có thể áp dụng
những gì bạn vừa dạy họ vào công việc của họ sắp tới. Yêu cầu
học viên suy nghĩ và khám phá cách họ có thể cải thiện ý tưởng
của bạn và tạo ra điều gì đó mới để giúp họ trong tương lai.
Bạn phải bắt đầu với phần WHY đầu tư và áp dụng theo chiều kim đồng hồ
Bạn có thể đi qua các góc phần tư nhiều lần trong một phần trình bày
Thử nghiệm trong một vài trường hợp khác nhau và xem nó tạo ra sự khác biệt nào.
25
Dựa theo Chương trình chi tiết (4), tài liệu học tập sẽ được biên soạn. Tài liệu có thể được
biên soạn theo 3 cách:
Trích dẫn từ nguồn tin cậy
Tự biên soạn theo trải nghiệm và kinh nghiệm
Kết hợp cả hai hình thức trên (trích dẫn và tự biên soạn)
Gợi ý: Nên chuẩn bị tài liệu chi tiết cho học viên trên nền tảng Microsoft Word và tài liệu
PowerPoint là tài liệu trình chiếu của giảng viên.
Các loại tài liệu cần chuẩn bị trước:
Tài liệu chiếu PPT
Tài liệu phát cho học viên
Tài liệu tham khảo
6. KỊCH BẢN: Khung kịch bản
Xây dựng kịch bản là khâu rất quan trọng quyết định rất lớn diễn biến của chương trình đào
tạo sẽ được diễn ra như thế nào. Nếu nội dung chính, nội dung chi tiết, và tài liệu học tập mô
tả cho WHAT – là giảng dạy cái gì từ cấp độ tổng quan đến chi tiết thì phần xây dựng kịch
bản là phần mô tả cho HOW – là giảng dạy một nội dung cụ thể nào đó như thế nào, theo
tiến trình ra sao, các bước theo trình tự nào.
Kịch bản đào tạo có tính tương tác cao nên bao gồm các nội dung sau:
Thời gian & thời lượng
Nội dung giảng dạy
Tiến trình giảng dạy
Thông tin màn hình & âm thanh
Hạng mục chuẩn bị
Dựa theo yêu cầu trên, kịch bản đào tạo có thể được trình bày theo mẫu sau trên nền tảng
Microsoft Word hoặc Excel.
Thời gian Nội dung Tiến trình giảng Màn hình/ Hạng mục
(1) (2) dạy Âm thanh chuẩn bị
(3)
(5) (6)
Tiến trình giảng dạy trong Kịch bản sẽ được cân nhắc và quyết định dựa trên các yếu tố:
Thời lượng
Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, công cụ dụng cụ, công nghệ
Năng lực giảng viên
Sự phù hợp với học viên
26
Kịch bản đào tạo càng chi tiết càng tốt. Có 2 loại kịch bản:
Đây là kịch bản chương trình:
Thời Nội Cách triển khai Công Người hỗ
gian dung cụ/dụng cụ trợ
Đây là kịch bản sân khấu:
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
Chú giải:
1) Thời gian
2) Nội dung
3) Cách triển khai
4) Màn hình
5) Âm nhạc
6) Ánh sáng
7) Công cụ/dụng cụ
8) Người hỗ trợ
27
7. DANH MỤC CHUẨN BỊ
Danh mục chuẩn bị sẽ được lập dựa trên việc
tổng hợp tất cả các ghi chú từ cột dụng cụ/ công
cụ của phần “Kịch bản đào tạo”.
Danh mục chuẩn bị có thể được thể hiện theo
Danh sách mẫu sau và cũng có thể được nhóm
lại theo nhóm cùng đặc tính (tài liệu, vật dụng,
thiết bị, ….).
Có thể làm danh mục đơn giản như sau:
STT Hạng mục Đặc tính ĐVT Số lượng Ghi chú
Tham khảo mẫu danh mục chi tiết như sau:
28
GIAI ĐOẠN 2: TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO
Giai đoạn 2 thuộc công việc triển khai của người trực tiếp giảng dạy, đào tạo. Người đóng vai
trò thiết kế chương trình đào tạo cần am hiểu những phương pháp đào để có thể áp dụng
các nguyên tắc tương tác cao trong đào tạo nhằm mô tả phương pháp giảng dạy khả thi,
phù hợp trong kịch bản.
8. GIỚI THIỆU: Kết nối - Công thức 3C
CHÀO HỎI + CHO BIẾT BẠN LÀ AI + CẢM ƠN
Chào hỏi: Chào hỏi thế nào?
Cho biết bạn là ai: Giới thiệu bản thân như thế nào?
Cám ơn: Cảm ơn về điều gì?
Bố cục phần Giới thiệu:
Giảng viên (theo tiêu chí: “earn the right to speak”)
Chủ đề
Mục tiêu
Nội dung chính
Chương trình
9. KHỞI ĐỘNG: Tam giác năng lượng
Bố cục phần Khởi động:
Tương tác bằng thể chất NLGỜÔI NNÓTIỪ
Tương tác bằng trả lời câu hỏi GV
Làm quen HV với HV
Tương tác bằng chia sẻ trong nhóm nhỏ
Chia nhóm học tập
Qui ước học tập CHUCYĐHỂỘNUNYĐỂGỘNNG ÂÂMMTNHHAẠNCH
Hướng dẫn học tập
10. DẪN NHẬP: Cách thức dẫn nhập
Bố cục phần Dẫn nhập:
Làm rõ tại sao phải học chủ đề/ nội dung này
Cho HV thấy sự cần thiết của chủ đề
Cho HV thấy được lợi ích từ chủ đề
Cho HV thấy được giá trị chủ đề mang lại
Cho HV thấy được tầm nhìn tương lai tươi sáng khi học chủ đề này
Hình thức cho phần Dẫn nhập:
Hình ảnh
Video
29
Số liệu ngạc nhiên
Dữ liệu mang tính thời sự
Thực trạng “nóng”
11. NỘI DUNG: Bộ công thức triển khai nội dung
Bố cục cho phần Triển khai:
Nội dung chính 1
Đúc kết
Chuyển mạch
Khởi động
Nội dung chính 2
12. TÓM LƯỢC: Công thức tóm lược
Bố cục cho phần Tóm lược:
Đúc kết lại bằng từ khóa
Đúc kết lại bằng công thức
Đúc kết lại bằng qui trình
Đúc kết lại bằng câu chốt
Đúc kết lại bằng thông điệp
13. ĐÁNH GIÁ: Công cụ đánh giá
Bố cục cho phần Đánh giá:
Đánh giá từ HV đối với giảng viên
(mỗi ngày, cuối chương trình)
Đánh giá từ HV đối với công tác tổ
chức
Đánh giá kết quả học tập của HV
(từng phần, toàn phần)
14. TỔNG KẾT: Các hình thức tổng kết
Bố cục cho phần Kết thúc:
Nhận xét chung
Giấy chứng nhận
Kêu gọi ứng dụng
30
GIAI ĐOẠN 3: THEO DÕI & HỖ TRỢ
Đây là công việc sau đào tạo bao gồm báo cáo, đánh giá, và thẽo dõi hộ trợ học viên sau đào
tạo (bằng hình thức nào đó có thể), và cũng có thể bao gồm luôn việc đánh giá tác động, đo
lường thay đổi và kết quả sau đào tạo.
14. BÁO CÁO: Khung báo cáo
Báo cáo các chỉ số tổ chức khóa học
Báo cáo tình kết quả học tập
Báo cáo đánh giá khâu tổ chức
Bài học kinh nghiệm và cải tiến
Nội dung báo cáo có thể là:
Số lượng tham gia khóa học
Nhận định về chất lượng tham gia
Kết quả kiểm tra cuối chương trình
Ý kiến đánh giá, phản hồi từ học viên
Những điều cần cải thiện
Chi phí
15. HỖ TRỢ: Các hình thức theo dõi, hỗ trợ
Động viên, khích lệ
Nhắc nhở ứng dụng
Cung cấp thêm thông tin, tài liệu
Giúp giải đáp thắc mắc, trả lời câu hỏi
Công việc theo dõi & hỗ trợ có thể là:
Ôn, nhắc lại nội dung đã học
Trả lời câu hỏi
Cập nhật kiến thức
Kiểm tra nhắc định kỳ
Huấn luyện kèm cặp
31
2 TỔNG QUAN VỀ MỞ BÀI
Xây dựng cấu trúc (bố cục) cho bất kỳ một bài giảng hay một bài thuyết trình nào đó đều
có 3 phần: (1) Mở bài, (2) Thân bài và (3) Kết luận; Và việc tổ chức và thể hiện các phần
như thế nào lại là vấn đề khác. Cấu trúc bài bài thuyết trình được mô phỏng giống như
“Cái đinh”.
Phần mở bài (Mũi đinh): Phần mở bài được mô phỏng giống như cái mũi đinh, phải thật
sắc nhọn thì mới xuyên được qua lớp gỗ đầu tiên. Vì vậy, phần mở bài phải ngắn gọn,
sắc sảo, bao hàm được chủ đề giảng dạy để: Tạo bầu không khí ban đầu; Thu hút người
nghe ngay từ khi bắt đầu thuyết trình; Giúp người nghe chuyển từ trạng thái thiếu tập
trung sang trạng thái lắng nghe.
Pro Tip Công thức mở bài lôi cuốn: SWIQ
STORY: Câu chuyện kể
WOW: Số liệu sốc
IMAGE: Hình ảnh / video ấn tượng
Q&A: Đặt câu hỏi
Cần tạo sự thích thú cho thính giả: Theo nghiên cứu của các nhà xã hội học thì chúng ta
chỉ có 20 giây để gây ấn tượng ban đầu cho người nghe bằng các cử chỉ phi ngôn từ và
chúng ta chỉ có 4 phút đầu tiên để gây ấn tượng với người nghe bằng những nội dung
chúng ta nói. Người nghe có tiếp tục nghe nữa hay không, phụ thuộc rất nhiều vào những
giây phút đầu tiên và cách chúng ta thu hút sự chú ý của họ ngay từ khi mở đầu.
Để thu hút sự chú ý của người nghe ngay từ ban đầu, người thuyết trình có thể sử dụng
nhiều cách khác nhau. Một số cách phổ biến là: Lấy một ví dụ minh họa; kể một mẫu
chuyện có liên quan đến chủ đề; nêu số liệu thống kê; đặt câu hỏi hoặc mở đầu bằng
một câu châm ngôn, một trò chơi...
Chú ý: Mỗi cách đều có đặc thù riêng, phù hợp với những nội dung cụ thể khi thuyết trình.
Vì vậy, chúng ta nên vận dụng một cách sáng tạo các cách khác nhau chứ không có cách
nào là tốt nhất và tối ưu cho tất cả các bài cũng như tất cả mọi người.
32
* Nêu sự cần thiết của bài giảng: Học viên cần biết tại sao lại có buổi đào tạo/ thuyết
trình, để thấy được tầm quan trọng đối với họ. Từ đó, thu hút được sự quan tâm của họ vào
chủ để mà họ sắp được nghe.
* Giới thiệu tiêu đề của bài giảng: Sau khi có được sự chú ý của thính giả, điều chúng ta
cần làm tiếp theo là tiêu đề bài thuyết trình. Thông thường, sau khi nêu sự cần thiết, cần
nêu ngay tên của bài thuyết trình, thông thường, khi nói sự cần thiết gắn liền với chủ đề,
nên người nghe đôi khi không tách bạch được 2 ý này một cách rõ ràng.
* Giới thiệu những nội dung chính của bài giảng: Giảng viên cũng cần phải giới thiệu
khái quát những nội dung chính sẽ trình bày. Điều này giúp cho người nghe có định hình
được những nội dung họ sẽ được nghe và có thể lưu ý phần nội dung nào họ thấy hay và
hữu ích họ có thể tập trung cao hơn.
* Đặt ra mục tiêu sau bài giảng: Giảng viên cũng cần nói rõ yêu cầu mục tiêu đối với học
viên để họ tập trung chú ý nghe ngay từ ban đầu với những mong đợi của cả giảng viên và
học viên.
3 KỸ THUẬT MỞ BÀI ẤN TƯỢNG
Ngoài phần giới thiệu kết nối thì “Kỹ thuật Mở bài” cũng chính là cách thức dẫn nhập vào
nội dung, chủ đề cần được giảng dạy, hướng dẫn. Phần dẫn nhập này cần cho ngườu học
thấy rõ cái WHY, hay nói khác đi là LÝ DO TẠI SAO cần học tập điều này. WHY/ LÝ DO
càng rõ ràng, càng to lớn thì động lực học tập càng lớn. Điều này được thể hiện rõ trong
Mô hình sơ đồ 4-Thảm (4MAT Model).
33
Trong mô hình này, mỗi góc phần tư thể hiện một phong cách khác nhau. Những phong
cách này là: trải nghiệm, quan sát, hình thành khái niệm (suy nghĩ) và thực hiện. Với 4MAT,
mô hình này tập trung vào từng phong cách với nhiều đối tượng khác nhau, vì vậy tất cả
mọi người đều có thể áp dụng nó.
1. WHY: Những người ở góc phần tư này học hỏi thông qua trải nghiệm và quan sát.
Họ giàu trí tưởng tượng, thích đắm chìm vào cảm xúc và dành thời gian suy ngẫm.
Họ sẽ hỏi câu hỏi “Tại sao?”. Để thu hút mọi người, hãy đặt những câu hỏi có liên
quan cho người nghe để đánh giá mức độ hiểu biết của họ về chủ đề này và yêu
cầu họ đóng góp những gì họ đã biết.
2. WHAT: Mọi người trong góc phần tư này học bằng cách quan sát và suy nghĩ. Họ
phân tích, thích lắng nghe và suy nghĩ về thông tin, tìm kiếm sự kiện, suy nghĩ
thông qua các ý tưởng, hình thành ý tưởng – và học hỏi những gì các chuyên gia
nghĩ. Họ sẽ đặt câu hỏi: What – Cái gì?
Đây là nơi bạn chia sẻ dữ kiện, dữ liệu và số liệu thống kê của mình. Đây là góc
phần tư mà hầu hết những người trình bày đi sâu vào ngay lập tức. Vấn đề khi thực
hiện điều này là bạn sẽ không nhận được sự chú ý của người nghe nếu họ không
thấy sự liên quan hoặc ý nghĩa đối với họ. Vì vậy ở phần Why bạn cần đưa ra được
lý do thuyết phục để khiến những người không quan tâm về lĩnh vực mà bạn trình
bày cũng muốn đâm đầu vào tìm hiểu nó.
3. HOW: Mọi người trong góc phần tư này học bằng cách suy nghĩ và làm. Họ là
những người có ‘ý thức chung’, họ vui vẻ thử nghiệm, xây dựng và tạo ra khả năng
sử dụng. Họ thích mày mò và áp dụng những ý tưởng hữu ích. Câu hỏi yêu thích
của họ là ‘Làm thế nào?’. Bây giờ, bạn chia sẻ các bước ‘cách thực hiện’ của bản
trình bày của bạn. Những người này muốn biết họ có thể làm gì, ngay bây giờ, để
áp dụng điều này vào công việc của họ.
4. IF: Mọi người trong góc phần tư này học bằng cách làm và cảm nhận; họ là những
người học “năng động”. Họ không ngừng tìm kiếm những khả năng tiềm ẩn và
khám phá những ý tưởng để tạo ra những bản chuyển thể ban đầu, họ học bằng
cách thử – sai – tự khám phá. Họ sẽ đặt câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu? (hoặc “Các
khả năng là gì?”)
Trong góc phần tư này, bạn có thể yêu cầu người nghe suy nghĩ về cách họ có thể
áp dụng những gì bạn vừa dạy họ vào cuộc sống của họ trong tương lai. Yêu cầu
họ suy nghĩ và khám phá cách họ có thể cải thiện ý tưởng của bạn và tạo ra điều
gì đó mới để giúp họ trong tương lai
LƯU Ý: Bạn phải bắt đầu với Góc phần tư thứ nhất và áp dụng theo chiều kim đồng
hồ quanh các góc phần tư.
Bạn có thể đi qua các góc phần tư nhiều lần trong một bản trình bày.
Thử nghiệm nó trong một vài trường hợp khác nhau và xem nó tạo ra sự khác
biệt nào.
34
4 Công thức mở bài ấn tượng: SWIQ
Một cách cụ thể hơn, kỹ thuật mở bài có thể được có thể được triển khai xung quanh
công thức SWIQ:
- Story: Câu chuyện kể
- Wow: Yếu tố bất ngờ
- Image: Hình ảnh hay video ấn tượng
- Questions & Answers: Hỏi – Đáp
Mỗi kỹ thuật thuộc công thức SWIQ, được triển khai cụ thể như sau:
■ Story – Câu chuyện kể:
Mẫu câu chuyện kể để dẫn nhập đơn giản nhất thường là mô hình câu chuyện 2 yếu tố
vấn đề và mâu thuẫn. Trong đó, thông thường câu chuyện sẽ làm bật lên được vấn đề
và kết quả mà không làm rõ tiến trình để tạo gợi sự tò mò, thú vị cho mọi người.
35
Hay mô hình câu chuyện 3 bước: Bối cảnh, Mâu thuẫn và Giải pháp cũng là mô hình câu
chuyện kể thú vị cho phần mở bài. Trong đó, các thông tin về giải pháp chỉ nhằm hướng
đến kết quả chứ không mô tả quá chi tiết.
■ Wow - Yếu tố bất ngờ:
Kỹ thuật thứ 2 để mở bài chương trình đào tạo có thể bằng kỹ thuật tạo WOW. WOW
được tạo nên bằng nhiều yếu tố khác nhau, chủ yếu mang đến cho người học cảm giác
bất ngờ, thú vị, ấn tượng, sốc, ngỡ ngàng và không thể tin được, … Kỹ thuật có thể được
tạo bằng: con số, dữ liệu, biểu đồ, câu trích dẫn, dữ kiện, … thật ấn tượng.
36
■ Image - Hình ảnh hay video ấn tượng:
Thay vì dùng số liệu, thay vì dùng câu chuyện thì hình ảnh tĩnh (photo) hay hình ảnh động
(video) được dùng để cho người học nhìn thấy bức tranh. Một bức tranh hay một thước
phim dùng làm mở bài thường phải nêu bật lên được ấn tượng sâu đậm. Ấn tượng có thể
được tạo bằng cảm xúc, bằng yếu tố mới lạ, bằng sự ngạc nhiên, …. Ví dụ một bức tranh
về trẻ em ung thư làm cho người xem cảm động và liên tưởng đến cần có giải pháp bảo
vệ từ khi còn là trẻ nhỏ.
37
■ Questions & Answers - Hỏi & Đáp:
Kỹ thuật mở bài bằng Hỏi – Đáp có tính tương tác rất cao. Mỗi câu hỏi là một yếu tố kích
hoạt suy nghĩ người học và việc người học tham gia trả lời sẽ tạo nên sự kết nối chặt chẽ.
Kỹ thuật mở bài bằng Hỏi – Đáp thường sẽ dùng những câu hỏi sau:
Câu hỏi đóng
Câu hỏi có phương án trả lời bằng đưa tay
Câu hỏi có câu trả lời đơn giản
Câu hỏi khảo sát ý kiến
Câu hỏi để thu thập câu hỏi
Ví dụ:
Điều gì quan trọng đối với bạn?
Sức khỏe có quan trọng không?
Tài chính có quan trọng không?
Sự an toàn về sức khỏe và tài chính có quan trọng không?
Bạn đã có mong muốn tìm hiểu phương án bảo vệ sức khỏe của mình và người
thân?
38
PHẦN 4:
PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI
THÂN BÀI HẤP DẪN
39
Phần thân bài được mô phỏng giống như cái Thân đinh. Thân đinh cần chắc chắn, độ dài
vừa đủ, mức độ to nhỏ phù hợp với vật cần đóng đinh. Điều này có nghĩa là, phần thân
của bài thuyết trình cần được thiết kế phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của người
nghe, thời gian và bối cảnh của hội trường. Một bài thuyết trình quá ngắn với một khoảng
thời gian quá dài là không phù hợp (giổng như lấy đinh đóng guốc để đóng thuyền).
Ngược lại một bài thuyết trình quá dài, nội dung phức tạp trong một khoảng thời gian
quá ngắn cũng 15 không phù hợp (giống như lấy đinh đóng thuyền để đóng guốc). Vì
vậy, muốn có bài thuyết trình hay, cần có một độ dài và nội dung phù hợp với người nghe.
Các phương pháp quan trọng để tạo ra chương trình đào tạo thu hút ấn tượng
1 Phương pháp động não (Brainstorming)
What - Động não là gì?
o Hỏi – đáp nhanh, tốc độ
o Suy nghĩ và trả lời chớp nhoáng
o Không có thời gian để suy nghĩ
Why - Tại sao dùng Phương pháp động não?
o Cần không khí sôi động
o Cần ý tưởng nhanh
o Cần ý tưởng lạ
o Tìm kiếm sự sáng tạo
When - Khi nào dùng phương pháp động não?
o Khi không có quá nhiều thời gian
o Khi cần lôi kéo sự tham gia
o Khi cần kích hoạt suy nghĩ
How - Dùng Động não như thế nào?
o Bước 1: Yêu cầu
o Bước 2: “Luật chơi”
o Bước 3: Thu ý
o Bước 4: Nhóm ý
o Bước 5: Đúc kết
2 Phương pháp làm việc nhóm (group working)
What - Thảo luận nhóm là gì?
o Nhóm cùng trao đổi thảo luận
40
o Nhóm làm việc và tương tác
o Nhóm thống nhất ý kiến cho nội dung nào đó
Why - Tại sao thảo luận nhóm?
o Đảm bảo tính tham gia vào tiến trình
o Đàm bảo tính làm chủ bài học
o Ý kiến phong phú, đa dạng
o Ý kiến mang tính đại diện
When - Khi nào thảo luận nhóm?
o Khi có nhiều thời gian
o Vấn đề phức tạp
o Muốn có nhiều ý kiến
o Muốn thử thách học viên
How - Dùng thảo luận nhóm như thế nào?
o B1: Chia nhóm
o B2: Yêu cầu
o B3: Hướng dẫn
o B4: Thảo luận
o B5: Báo cáo
o B6: Đúc kết
3 Phương pháp điện ảnh (cinema)
What - Phương pháp dùng điện ảnh là gì?
o Video clip tư liệu
o Video clip cắt từ phim ảnh
o Video bài học ngắn
Why - Tại sao phải dùng điện ảnh?
o Tác động đa giác quan cùng lúc
o Tạo cảm xúc mạnh
o Tạo ra bài học tự thân
When - Khi nào dùng điện ảnh trong đào tạo?
o Cần sự thay đổi phương thức đào tạo
o Cần truyền tải bài học qua phép ẩn dụ
o Cần những tình tiết đặc sắc
How - Dùng Phương pháp điện ảnh như thế nào?
o B1: Giới thiệu
o B2: Yêu cầu
o B3: Bối cảnh & Xem phim
o B4: Thảo luận (tùy chọn)
o B5: Báo cáo
o B6: Đúc kết
41
4 Phương pháp điều phối game học tập
What - Phương pháp edu-game là gì?
o Trò chơi bài học
o Hoạt động trải nghiệm
o Mô hình giả lập
Why - Tại sao phải dùng edu-game?
o Tăng tính tham gia
o Tăng tính trải nghiệm
o Tạo bài học tự than
o Tăng tính cảm xúc với bài học
o Tăng tính chuyển hóa
When - Khi nào dùng edu-game?
o Cần tạo ấn tượng mạnh về bài học
o Cần tăng tính trải nghiệm
o Cần tạo bài học tự thân
o Cần có nhiều thời gian
How - Dùng Phương pháp edu-game như thế nào?
o B1: Bối cảnh
o B2: Chia nhóm (nếu cần)
o B3: Yêu cầu
o B4: Hướng dẫn
o B5: Trải nghiệm (demo nếu cần)
o B6: Thảo luận
o B7: Báo cáo
o B8: Đúc kết
42
PHẦN 5:
PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI
KẾT BÀI ẤN TƯỢNG
43
Phần kết luận giống như mũ đinh để giữ cho chiếc đinh đó đóng được chắc chắn và
không bị tụt vào bên trong. Giống như vậy, sau khi trình bày xong, người thuyết trình cần
phải tóm tắt lại những nội dung chính của bài, giúp cho người học lưu lại những điểm
quan trọng và có ấn tượng về diễn giả và bài thuyết trình. Phần kết luận nhất thiết phải
tóm tắt được những nội dung quan trọng đã trình bày.
Đây chính là sự khác biệt giữa văn nói và văn viết. Vì vậy, trong dẫn giảng để người nghe
còn lưu lại những thông tin quan trọng, thì phải có kết luận. Nhằm giúp học viên tóm tắt
lại những ý chính đã trình bày. Đồng thời, đưa ra thông điệp cuối cùng để học viên có thể
liên tưởng đến toàn bộ phần nội dung của bài thuyết trình.
Phần kết luận cần phải:
* Thông báo trước khi kết thúc: Việc thông báo này có thể thể hiện bằng những cụm từ
như: Tóm lại...; để kết thúc, tôi tóm tắt lại...; trước khi chia tay, tôi xin tóm tắt lại những gì
đã trình bày... Việc thông báo này còn giúp người nghe chuẩn bị tinh thần để tiếp thu những
thông tin cốt lõi nhất của bài thuyết trình.
* Tóm tắt điểm chính: Theo các nghiên cứu về người nghe thì khoảng thời gian bắt đầu
thuyết trình và khoảng thời gian sắp kết thúc là hai khoảng thời gian mà độ tập trung chú
ý của người nghe cao nhất. Vì vậy, ta tóm tắt lại những điểm chính sẽ giúp họ nhớ khái
quát và lâu hơn về nội dung ta đã thuyết trình. Việc tóm tắt có thể nêu lại những đề mục
chính của bài kèm những ý cần nhấn mạnh.
* Nêu ra những thách thức và kêu gọi: Mục đích cuối cùng của dẫn giảng là thuyết phục
người khác làm theomình. Vì vậy, phần kết luận của bài thuyết trình còn cần phải có phần
kêu gọi, thúc đẩy người nghe hành động. Trong phần này ta có thể dùng một số động từ
mạnh để hô khẩu hiệu: Quyết tâm, sẵn sàng... hoặc có thể kêu gọi sự cam kết bằng hành
động cụ thể như vỗ tay, giơ tay biểu quyết hoặc thực hiện ngay.
* Đặt ra mục tiêu sau bài giảng: Giảng viên cũng cần nói rõ yêu cầu mục tiêu đối với học
viên để họ tập trung chú ý nghe ngay từ ban đầu với những mong đợi của cả giảng viên và
học viên.
44
Cách thức kết bài ấn tượng được đúc kết bằng các kỹ thuật sau:
Pro Tip Công thức kết bài ấn tượng
ACRONYM: Từ viết tắt có ý nghĩa
FORMULA: Công thức, quy trình
MINDMAP: Vẽ sơ đồ tư duy
PICTURES: Vẽ hình, sơ đồ, biểu đồ
FLOW: Dòng chảy/ mạch kết nối bài học
■ ACRONYM: Từ viết tắt có ý nghĩa
Các từ viết tắt được ghép lại bằng ký tự đầu có nghĩa để tạo nên 1 từ dễ ghi nhớ khi đúc
kết bài học. Điều này giúp người học nhớ để có thể áp dụng, thực hành.
Ví dụ: TƯƠNG TÁC
Thao tác HỌC VIÊN
Ứng khẩu GIẢNG VIÊN
Ờ - mấy - dzing MÔI TRƯỜNG
Năng lượng
Giao tiếp
Tác động
Ấm áp
Cộng tác
■ FORMULA: Công thức, quy trình
Kiến thức được đúc kết cô đọng lại bằng công thức một cách ấn tượng, dễ nhớ, dễ hiểu.
Ví dụ: NPK: NGOẠI CẢNH + PHẢN ỨNG = KẾT QUẢ
■ MINDMAP: Vẽ sơ đồ tư duy
Kiến thức được tổng hợp lại thông qua vẽ lại sơ đồ tư duy từ tổng quan đến chi tiết với
nhiều tầng bậc khác nhau. Kỹ thuật kết bài này này giúp cho người học có được bức tranh
tổng thể, toàn diện về bài học.
45