The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.

Ngay sau khi Hiệp Định Giơnevơ (1954) về Đông Dương được kí kết, Mĩ liền thay thế Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mớ (1)

Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by nhoxnancy2004, 2022-04-03 09:57:33

Ngay sau khi Hiệp Định Giơnevơ (1954) về Đông Dương được kí kết, Mĩ liền thay thế Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mớ (1)

Ngay sau khi Hiệp Định Giơnevơ (1954) về Đông Dương được kí kết, Mĩ liền thay thế Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mớ (1)

CUỐN SÁCH BÁN CHẠY NHẤT CẢ NƯỚC

VIỆT NAM

1954-1965

Những thắng lợi vẻ vang

"Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể
cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi"

-Hồ Chí Minh-

nhà xuất bản THPT Ngô Quyền

Mục lục

Giai đoạn 1 (1954 - 1960)
Miền Nam đấu tranh chống chiến tranh đơn

phương

Phong trào "Đồng Khởi"

Giai đoạn 2 (1961 - 1965)
Miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến

tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ

Chiến thắng Ấp Bắc (02/01/1963)
Đông - Xuân 1964 - 1965

Chiến dịch Bình Giã ( 02/12/1964 -
03/01/1965)
Chiến dịch An Lão (07/12/2964 -
09/12/1964)
Chiến dịch Ba Gia (28/05/1965 -
20/07/1965)
Chiến dịch Đồng Xoài (10/05/1965
-22/07/1965)

Bối cảnh

Ngay sau khi Hiệp Định
Giơnevơ (1954) về Đông Dương
được kí kết, Mĩ liền thay thế
Pháp, dựng lên chính quyền
Ngô Đình Diệm ở miền Nam,
thực hiện âm mưu chia cắt Việt
Nam, biến miền Nam thành
thuộc địa kiểu mới và căn cứ
quân sự của Mĩ ở Đông Dương
và Đông Nam Á.

Do đó, sự nghiệp cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân trên
cả nước chưa hoàn thành,
nhân dân ta vừa phải hàn gắn
vết thương chiến tranh, khôi
phục kinh tế ở miền Bắc, đưa
miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã
hội, vừa phải tiếp tục cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ nhân
dân ở miền Nam, thực hiện
hòa bình thống nhất nước nhà.

PHONG TRÀO ĐỒNG KHỞI

Hoàn cảnh lịch sử

- Trong những năm 1957 - 1959:
+ Mĩ - Diệm mở rộng chiến dịch “tố cộng, diệt

cộng”.
+ Tăng cường khủng bố, đàn áp.
+ Ra sắc lệnh “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp
luật”, thực hiện đạo luật 10/59 (5-1959) lê máy
chém khắp miền Nam, giết hại những người vô
tội.

Tháng 1 - 1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban
chấp hành Trung ương Đảng đã xác định:

Phương hướng cơ bản của cách mạng
miền Nam là khởi nghĩa giành chính
quyền về tay nhân dân bằng con đường
đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với
đấu tranh vũ trang.

Diễn biến
Diễn biến

Ban đầu, phong trào nổ ra lẻ tẻ ở Vĩnh
Thạnh (Bình Định), Bắc Ái (Ninh Thuận),
Trà Bồng (Quãng Ngãi),...

Nhanh chóng lan ra khắp miền Nam
thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là
cuộc "Đồng Khởi" ở Bến Tre.

Ngày 17-1-1960, “Đồng khởi” nổ ra ở 3 xã
Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh
(huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre), từ đó lan
khắp huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Tre.

Quần chúng giải tán chính quyền địch, lập
Ủy ban nhân dân tự quản, lập lực lượng vũ
trang, tịch thu ruộng đất của địa chủ,
cường hào chia cho dân cày nghèo.

Kết quả Ý nghĩa

Cuối 1960, ta đã Đánh dấu bước
làm chủ hơn ½ xã phát triển nhảy
ở Nam Bộ, hơn ⅕ vọt của cách
thôn ở vùng núi mạng miền Nam,
các tỉnh Trung từ giữ gìn lực
Trung Bộ, hơn ½ lượng sang thế
thôn ở Tây tiến công
Nguyên Giáng đòn nặng
Thành lập Mặt nề vào chính
trận Dân tộc giải sách thực dân
phóng miền Nam của Mĩ, lung lay
VN (20-12-1960) chính tay sai
Ngô Đình Diệm
Bài học kinh
nghiệm

Nắm vững chủ
trương, đường
lối cách mạng,
đề cao tinh
thần tự lực.
Đảng phải gắn
bó mật thiết
với nhân dân.

Từ cuối năm 1960, hình thức thống trị bằng chính
quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại, Mĩ
đề ra “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam.

Âm mưu cơ bản: "Dùng người Việt đánh người Việt."

Đế quốc Mỹ sử dụng chiến thuật “trực thăng vận”,
“thiết xa vận” mở nhiều cuộc hành quân tiêu diệt
các lực lượng vũ trang cách mạng, hỗ trợ nỗ lực

gom dân, lập “ấp chiến lược”...

GIAI ĐOẠN 2

MIỀN NAM CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN
LƯỢC "CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT CỦA MĨ

1961 - 1965

Chiến thắng Ấp Bắc

Chiến thắng Ấp Bắc đã mở
đầu cho sự phá sản của chiến
thuật “trực thăng vận”, “thiết
xa vận” của Mỹ - ngụy trong
“Chiến tranh đặc biệt”. Nó
đánh dấu sự thất bại bước
đầu của chiến lược “Chiến
tranh đặc biệt”.

Áp Bắc đã có ảnh hưởng
rất lớn đến thế thua của
chúng ở toàn miền Nam
trong năm 1963 cũng
như giai đoạn sau của
cuộc chiến tranh Việt
Nam.

ĐÔNG - XUÂN
1964 - 1965

Chiến dịch

Bình Giã

Quán triệt tinh thần Phương thức tác chiến chủ yếu của
Hội nghị lần thứ 9 chiến dịch là đánh địch ngoài công sự.
của Ban Chấp hành Vận dụng linh hoạt các hình thức chiến
Trung ương Đảng, thuật tập kích, phục kích, vận động tiến
Trung ương Cục công nhằm đánh gục ngay từ đầu chiến
miền Nam, Quân ủy thuật "trực thăng vận" và "thiết xa vận"
và Bộ Chỉ huy Miền của địch.
quyết định mở chiến
dịch Đông Xuân
1964- 1965 trên
chiến trường miền
Đông Nam Bộ, lấy
Bình Giã làm điểm
quyết chiến của
chiến dịch.

Kết quả

Loại khỏi vòng chiến
đấu trên 1700 tên
địch, phá hủy hàng
chục máy bay và xe
bọc thép, đánh thắng
các chiến thuật "trực
thăng vận", "thiết xa
vận" của địch.

Chiến dịch

Bình Giã

Ý nghĩa

Làm phá sản về cơ bản chiến
lược "Chiến tranh đặc biệt".

Chiến dịch Bình Giã tuy nhỏ, với
quy mô liên trung đoàn, nhưng
có ý nghĩa lớn về chiến lược và
nghệ thuật chiến dịch, có nghệ
thuật đặc trưng, đó là nghệ
thuật “tạo thế, khơi ngòi”, một
cách đánh độc đáo và sáng tạo
của quân chủ lực miền Nam.

Chiến dịch An Lão

Chiến thắng An Lão là mốc son khởi đầu, thể hiện ý
chí cách mạng tiến công và sức mạnh vô địch của
quân và dân trong huyện nói riêng, cả nước nói
chung, đánh dấu sự trưởng thành to lớn của sự
nghiệp đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, là

kết quả tổng hợp của sức mạnh dân tộc và sức
mạnh thời đại, làm chói ngời thêm trang sử hào

hùng của quân và dân trong huyện.



Chiến dịch Ba Gia

Chiến thắng Ba Gia là một trong những đòn quyết định,
góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược "chiến tranh
đặc biệt" của Mỹ ở Quảng Ngãi. Đồng thời đánh dấu sự
trưởng thành vượt bậc của bộ đội ta, chỉ trong vòng hai

ngày đêm, bằng một loạt trận chiến đấu vận động liên
tục đánh địch dưới điều kiện phi pháo ác liệt, đã tiêu diệt
hoàn toàn chiến đoàn hỗn hợp ngụy, đánh bại cuộc hành

quân ứng cứu quy mô lớn.

Chiến thắng Ba Gia thể hiện tính đúng đắn trong xác
định phương châm chỉ đạo, cách đánh chiến dịch phù

hợp với tình hình thực tiễn.

Chiến dịch Đồng Xoài

Chiến dịch Đồng Xoài đã cho thấy bước phát triển cao
hơn chiến dịch Bình Giã, bộ đội chủ lực Miền đã có nhiều
tiến bộ trong đánh tiêu diệt, đánh công kiên. Trình độ tổ
chức và điều hành chiến dịch của đội ngũ cán bộ đã có
tiến bộ rõ rệt, ta đã tiêu diệt được một bộ phận sinh lực
trong đó có các đơn vị tinh nhuệ (tiểu đoàn 7 và 4). Trình
độ hiệp đồng trong tác chiến vận động đã có tiến bộ nhất

là lần đầu tiên ta đã đánh công kiên giành thắng lợi.

Chiến dịch Đồng Xoài là sự phát triển của nghệ thuật
chiến dịch tiến công, trong đó phải kể đến nghệ thuật mở
màn và câu viện. Trong chiến dịch này, ta đã khéo kéo kết

hợp giữa đánh điểm và diệt viện, giữa đánh địch trong
công sự với diệt địch ngoài công sự. Vai trò đánh điểm đã
thể hiện cả hai chức năng: Vừa câu viện vừa diệt sinh lực

địch trong công sự vững chắc.

Những thắng lợi ở An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài v.v.., gây cho
quân đội Sài Gòn những thiệt hại nặng, có nguy cơ tan rã,
làm phá sản hoàn toàn chiến lược "Chiến tranh đặc biệt".


Click to View FlipBook Version