The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.

Flipbook Thi tập của Trần Gò Công Lão Mã Sơn

Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by lanthicung, 2021-01-13 21:54:06

Flipbook Thi tập của Trần Gò Công Lão Mã Sơn

Flipbook Thi tập của Trần Gò Công Lão Mã Sơn

Chuyện Tình Trương Chi Và Mỵ Nương

Mời quý bạn hãy nghe tôi kể chuyện
Một cuộc tình ngang trái rất đau thương
Của Trương Chi và Quận Chúa Mỵ Nương:

Vị Tể Tướng nọ có người ái nữ
Ngài thương yêu, trân quý nhứt cõi đời
Danh phận nàng là Mỵ Nương Quận Chúa
Một vị Tiểu thơ sắc nước, hương trời.
Phụ thân nàng muốn cho con thoải mái
Tạo cho nàng ngôi nhà cạnh bờ sông.
Trương Chi, chàng trai sống nghề lưới cá

Lam lũ làm ăn, nối nghiệp ông cha
Sắc diện Trương Chi trông rất xấu xa
Nhưng chàng có tài hát ca, thổi sáo

Đêm đêm Trương Chi chèo thuyền chài cá
Trên khúc sông gần nhà của Mỵ Nương.
Trong đêm vắng, chàng thổi sáo giải buồn

Tiếng sáo bổng trầm, ai oán thê lương
Bay theo gió đến tận tai Quận Chúa
Nàng nghe lòng mình như tỉnh, như mê
Đêm từng đêm Quận Chúa thức chờ nghe.
Dần dần nàng thầm yêu người thổi sáo
Dầu hai người chưa một lần gặp mặt.

Bỗng đâu tiếng sáo thình lình vắng bặt
Vì Trương Chi đã thay đổi khúc sông.
Tương tư tiếng sáo, Mỵ Nương ngã bịnh
Bao thần y cứu chữa cũng không lành.

Hỏi đám nữ tỳ, mới rõ ngọn ngành
Quận Chúa Mỵ Nương tương tư tiếng sáo.

Cha nàng tìm Trương Chi nhờ trở lại
Thổi sáo cứu dùm ái nữ của Ngài.

Nghe tiếng sáo xa, nàng không hả dạ
Quận Chúa Mỵ Nương xin với Cha già
Cho nàng được gặp mặt người thổi sáo.

Thấy mặt Trương Chi, Mỵ Nương thất vọng
Thực tế chán chường, mộng vỡ tan tành
Chứng bịnh tương tư, không trị mà lành.
Đến lượt Trương Chi mê mẩn tâm thần

Trước sắc đẹp của Mỵ Nương Quận Chúa.
Quên phận mình nghèo, xấu xí, thấp hèn

Trương Chi đem lòng thầm thương trộm nhớ
Chàng ngỏ lời, bị Mỵ Nương từ chối

Trương Chi tương tư ngã bịnh qua đời
Xác Trương Chi nằm trong thuyền trôi nổi.

Quận Chúa Mỵ Nương động lòng trắc ẩn
Xây cho Trương Chi một nấm mộ phần
Thuê dân làng an táng người xấu số.

Thân xác Trương Chi rữa nát rã rời
Nhưng quả tim thành viên ngọc sáng ngời.

Được làm thành một cái ly trong suốt
Để Mỵ Nương hằng ngày dùng uống nước.

Một hôm nọ, bỗng hiện trong ly nước
Hình ảnh Trương Chi bơi chiếc thuyền chài

Mỵ Nương còn nghe văng vẳng bên tai
Tiếng sáo Trương Chi ngậm ngùi ai oán.

Vì quá xúc động Mỵ Nương bật khóc
Nước mắt nàng làm ly ngọc rã tan.
Hồn Trương Chi từ đó được tiêu diêu
Giữ trong tim giọt lệ của người yêu.

Trần Gò Công/Lão Mã Sơn

Chuyện Thoại Khanh Và Châu Tuấn

1/
Bạn ngồi xuống đây nghe tôi kể chuyện:

Người vợ hiền, dâu thảo thuở xa xưa.
Nàng tên Thoại Khanh, nhan sắc đẹp xinh
Văn chương, đánh đàn, ca ngâm, thi vịnh.
Chồng tên Châu Tuấn, tư chất thông minh
Một ngày kia, chàng lều chõng xuống Kinh

Dự khoa thi Triều đình vừa mới mở
Thoại Khanh thấy chồng vào ra, than thở

Ngày sắp lên đường mà chẳng có tiền
Thoại Khanh lén chồng, cắt mái tóc huyền

Bán lấy tiền cho chồng làm lộ phí
Nàng khuyên chồng yên lòng ứng thí.

Để Mẹ già nàng săn sóc, chăm lo.

Ngày xướng danh, Châu Tuấn đổ Trạng Nguyên

Vua gã Công Chúa, cho làm Phò Mã
Chàng khước từ vì đã có vợ nhà
Vua bất mãn đày chàng ra biên ải

Mười mấy năm trấn nhậm tân phương xa
Không được về thăm vợ trẻ, Mẹ già.

Chàng bỏ trốn, chạy sang qua Tề quốc
Nơi nước Tề, chàng thi đổ Trạng nguyên.
Cũng như lần trước, chàng bị ép duyên
Phải cùng Công Chúa kết tình phu phụ

Nếu chối từ sẽ bị tội khi quân.

2/
Nơi quê nhà Mẹ già chờ đợi mãi
Tháng năm dài con trẻ vẫn bặt tăm
Thoại Khanh cõng Mẹ chồng, tìm Châu Tuấn.
Muôn dặm đường xa, kham khổ, gian truân.
Vì đói khát, mẹ chồng nàng bất tỉnh
Thương Mẹ chồng, nàng quyết định hy sinh
Lóc thịt cánh tay cho Mẹ ăn đỡ dạ.
Cứu mạng Mẹ chồng dâu hiền gặp họa
Thoại Khanh lâm nạn đôi mắt mù lòa.
Mẹ chồng dẫn đường, nàng dâu cõng Mẹ
Đêm nghỉ ngày đi đến được Trường an.
Hai Mẹ con tìm đến dinh Phò Mã
Nhưng không làm sao vào được bên trong

Thoại Khanh lang thang đàn ca kiếm sống
Chờ cơ may để gặp được mặt chồng.

Nhơn đêm đại yến trong dinh Phò Mã
Thoại Khanh được thuê ca hát, đánh đàn

Để giúp vui cho buổi tiệc liên hoan.

3/
Thoại khanh so giây, vừa hát vừa đàn
Giọng ca vô cùng não nùng, ai oán:
“Ai nghe được tiếng đàn ngoài biên ải
Điệu u hoài khắc khoải lúc tàn canh
Châu Lang ơi!, chàng có biết Thoại Khanh
Vai cõng Mẹ, tìm chàng nơi Tề quốc?”

Nghe lời ca, Châu Tuấn rất hoang mang
Vội vã rời bàn tìm người ca sĩ

Chàng nhận ra Mẹ hiền và vợ cũ
Ba người ôm nhau tủi tủi, mừng mừng
Suối lệ tao phùng đổ mãi không dừng.

Vua nghe tự sự, thương tình Châu Tuấn
Cho phép chàng trở lại với vợ nhà

Cho Thoại Khanh được hưởng ngôi chánh thất.
Ít lâu sau, Vua ngã bịnh, băng hà

Vi chiếu chỉ truyền ngôi cho Châu Tuấn

Thế gian vạn sự ở đời.
Những người hiếu nghĩa Phật Trời ban ơn.

Trần Gò Công/Lão Mã Sơn

CHUYỆN CHÓ HACHIKO

Mời bạn ngồi xuống đây, nghe tôi kể
Chuyện con Chó trung thành tên Hachiko:

Một ngày kia, trên đường phố Tokyo
Con chó nhỏ lạc , bơ vơ thất thưởng

Được giáo sư Ueno đem về nuôi dưỡng
Ông đặt tên chú chó là Hachiko.
Mỗi ngày Giáo sư đi bộ đến ga
Đến trường làm việc bằng đường tàu hỏa
Đến ba giờ chiều mới trở về nhà.
Mỗi sáng Hachiko đi theo đưa chủ
Ba giờ chiều chờ chủ ở sân Ga.

Một ngày kia, đang giảng bài trong lớp
Giáu sư Ueno bị đột quỵ, qua đời

Ông vĩnh viễn không còn trở lại nhà.
Ba giờ chiều Hachiko chờ chủ ở sân ga
Bất kể nắng mưa, trường trải mười năm
Ông chủ thân yêu vẫn mãi băt tăm.

2
Gần mười năm sau , Hachiko già yếu
Nhưng ngày ngày vẫn chờ chủ thân yêu.
Dân chúng trong vùng, ai ai cũng biết
Mang nước, thức ăn đến Ga thăm viếng

Một chiều mưa, Hachiko gục ngã
Vĩnh viễn ra đi ngay trước sân Ga
Nơi Hachiko mỗi ngày ngồi chờ chủ.
Gia đình Giáo sư tiễn đưa đông đủ
An táng Hachiko bên mộ Ueno.
Báo chí loan tin khắp cả Thủ đô
Nhiều người khóc cảnh sanh ly, biệt tử
Dân chúng đóng góp một số tiền thừa đủ
Để thuê người tạc bức tượng bằng đồng
Dựng trên địa điểm Hachiko chờ chủ.
Mãi ngàn sau hình ảnh Hachiko còn đó
Dầu bao tháng, năm ,nắng táp mưa sa
Hàng năm ,vào ngày mồng 8, Tháng 3
Hachiko được tưởng niệm tại sân Ga.
Thế gian thú vật như người
Trung thành, tình nghĩa được đời mến thương.

Cò Gò Công /Lão Mã Sơn Hoa Đô. 2020
-Hachiko sanh tháng 11-1923, tại Akita.
-Gs.Ueno đem Hachiko về nuôi, 12-5-1925
-Hachiko chết ngày 8-3-1935

CHUYỆN THOẠI- KHANH và CHÂU -TUẤN

1/
Bạn ngồi xuống đây nghe tôi kể chuyện:

Người vợ hiền, dâu thảo thuở xa xưa.
Nàng tên Thoại Khanh, nhan sắc đẹp xinh
Văn chương, đánh đàn, ca ngâm, thi vịnh.

Chồng tên Châu Tuấn, tư chất thông minh
Một ngày kia, chàng lều chõng xuống Kinh

Dự khoa thi Triều đình vừa mới mở
Thoại Khanh thấy chồng vào ra, than thở

Ngày sắp lên đường mà chẳng có tiền
Thoại Khanh lén chồng, cắt mái tóc huyền

Bán lấy tiền cho chồng làm lộ phí

Nàng khuyên chồng yên lòng ứng thí.
Để Mẹ già nàng săn sóc, chăm lo.

Ngày xướng danh, Châu Tuấn đổ Trạng Nguyên
Vua gã Công Chúa, cho làm Phò Mã
Chàng khước từ vì đã có vợ nhà
Vua bất mãn đày chàng ra biên ải

Mười mấy năm trấn nhậm tân phương xa
Không được về thăm vợ trẻ, Mẹ già.

Chàng bỏ trốn, chạy sang qua Tề quốc
Nơi nước Tề, chàng thi đổ Trạng nguyên.

Cũng như lần trước, chàng bị ép duyên
Phải cùng Công Chúa kết tình phu phụ

Nếu chối từ sẽ bị tội khi quân.

CHUYỆN THOẠI -KHANH và CHÂU- TUẤN

2/
Nơi quê nhà Mẹ già chờ đợi mãi
Tháng năm dài con trẻ vẫn bặt tăm
Thoại Khanh cõng Mẹ chồng, tìm Châu Tuấn.
Muôn dặm đường xa, kham khổ, gian truân.
Vì đói khát, mẹ chồng nàng bất tỉnh
Thương Mẹ chồng, nàng quyết định hy sinh
Lóc thịt cánh tay cho Mẹ ăn đỡ dạ.
Cứu mạng Mẹ chồng dâu hiền gặp họa
Thoại Khanh lâm nạn đôi mắt mù lòa.
Mẹ chồng dẫn đường, nàng dâu cõng Mẹ
Đêm nghỉ ngày đi đến được Trường an.
Hai Mẹ con tìm đến dinh Phò Mã
Nhưng không làm sao vào được bên trong

Thoại Khanh lang thang đàn ca kiếm sống
Chờ cơ may để gặp được mặt chồng.
Nhơn đêm đại yến trong dinh Phò Mã

Thoại Khanh được thuê ca hát, đánh đàn
Để giúp vui cho buổi tiệc liên hoan.

CHUYỆN THOẠI -KHANH và CHÂU- TUẤN

3/
Thoại khanh so giây, vừa hát vừa đàn
Giọng ca vô cùng não nùng, ai oán:
“Ai nghe được tiếng đàn ngoài biên ải
Điệu u hoài khắc khoải lúc tàn canh
Châu Lang ơi!, chàng có biết Thoại Khanh
Vai cõng Mẹ, tìm chàng nơi Tề quốc?”

Nghe lời ca, Châu Tuấn rất hoang mang
Vội vã rời bàn tìm người ca sĩ

Chàng nhận ra Mẹ hiền và vợ cũ
Ba người ôm nhau tủi tủi, mừng mừng
Suối lệ tao phùng đổ mãi không dừng.

Vua nghe tự sự, thương tình Châu Tuấn
Cho phép chàng trở lại với vợ nhà

Cho Thoại Khanh được hưởng ngôi chánh thất.
Ít lâu sau, Vua ngã bịnh, băng hà

Vi chiếu chỉ truyền ngôi cho Châu Tuấn

Thế gian vạn sự ở đời.
Những người hiếu nghĩa Phật Trời ban ơn.

Trần Gò Công/Lão Mã Sơn

THỨ PHI PHI YẾN VÀ HOÀNG TỬ CẢI
(1)

Trông Rau Răm nhớ chuyện xưa tích cũ
Hồi đời nhà Nguyễn nước Việt Nam ta

Câu chuyện xảy ra mấy trăm năm trước:
“ Một cô gái nghèo ở Quận Hội An

Lái đò ngang sớm hôm đưa rước khách
Nàng tuy nghèo nhưng mặn mà nhan sắc
Không kém chi những gái ở Thị Thành
Một Ngày tốt trời ,ông Hoàng Nguyễn Ánh

Quá bộ vân du, thăm viếng Hội An.
Nhờ cô lái đò tên Lê Thi Răm

Hướng dẫn Ngài đi thăm đây, thăm đó
Nguyễn Ánh phải lòng cô gái lái đò.

Truyền lịnh tuyển cô Răm vào cung viện
Ban nàng tước hiệu “Thứ Phi Phi-Yến”.
Hai năm sau nàng sanh được một trai
Nguyễn Phúc Hội An, tự Hoàng Tử Cải.

THỨ PHI PHI -YẾN VÀ HOÀNG TỬ CẢI
(2)

Triều Nguyễn lâm cảnh khói lửa chiến tranh
Bị quân Tây Sơn chiếm Phú Xuân thành
Nguyễn Ánh chạy vào Côn Nôn lánh nạn.
Phi Yến mang con nối gót theo chồng.
Nguyễn Ánh nhờ Giám Mục Bá Đa Lộc
Mang Hoàng Tử Cải theo làm con tin
Xin Pháp đem binh giúp Ngài chống giặc.
Thứ Phi Phi Yến lòng ngay, dạ thẳng
Không tán thành cỏng rắn cắn gà nhà
Nguyễn Ánh sinh nghi Thứ Phi phản bội
Thông đồng với địch, bọn giặc Tây Sơn
Kết án tử hình, dứt tình phu phụ.
Cảm thương Phi Yến, quần Thần rổi tấu.
Xin cửu trùng tha tội cho Thứ Phi
Chúa Nguyễn Anh nhậm lời cho giảm án
Truyền giam vào hang lạnh núi Côn sơn.

TB -Nguyễn Ánh cho Hoàng Tử Cảnh theo
Giám mục Bá Đa Lộc qua Pháp cầu viện.

THỨ PHI PHI-YẾN VÀ HOÀNG TỬ CẢI
(3)

Được tin Tây Sơn xua quân truy đuổi
Nguyễn Ánh chạy sang Phú Quốc ẩn thân.
Khi thuyền nhổ neo, thấy vắng mẫu thân

Hoàng tử biêt Mẹ còn trên Côn đảo
Hoàng tử khóc , xin Cha tha tôi Mẹ
Hoặc cậu ở lại cùng với mẫu thân
Không theo Cha, chạy qua Phú Quốc.
Chúa Nguyễn Ánh đùng đùng nổi giận
Ném con xuống biển, phụ tử đoạn tình
Dân chúng Côn Sơn thương người hiếu thảo
Vớt xác Hoàng Tử, chôn trên côn đảo.
Tìm đến hang động giải thoát Thứ Phi
Nghe tin con chết, Thứ Phi đau khổ
Than khóc suốt ngày trước mộ con thơ
Chán ngán trò đời, không còn muốn sống
Bà quyên sinh , từ giã cõi dương trần .
Dân tiếc thương chôn cất kẻ bạc phần
Lập miếu thờ Thứ Phi, Hoàng Tử Cải.
Để lưu truyền chuyện Thứ Phi Phi-Yến
Dân Côn Sơn làm thơ để lại đời:

“Gió đưa Cây Cải về Trời
Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay”. (1)

Trần Gò Công/Lão Mã Sơn

Đêm nay trời thật đẹp. Đứng bên song cửa, nhìn mây xanh
biết, giữa trời lơ lững một mảnh trăng tròn, tôi chợt nhớ
những đêm trăng ở quê nhà. Nhớ nhứt là một nơi thưởng trăng
rất lý tưởng trên quê hương, mà suốt đời, tôi không bao giờ
còn thấy lại. Đó là Mũi Nghinh Phong trên bãi biển (bãi sau)
Vũng Tàu(1).

Những đêm trăng tròn, gió nhẹ, ngồi trên Mũi Nginh Phong,
chẵng những mắt ngắm cảnh Trời, Trăng, Mây, Nước, mà tai
còn nghe một bản nhạc thiên nhiên, tạo nên bỡi những đợt
sóng lăng tăng từ ngoài khơi ùa và bãi cát, làm cho chúng ta
quên hết sự mõi mệt sau một ngày dài làm việc.

Có cái lạ là, tôi là người phương xa thuyên chuyển đến làm
việc ở Thị xả Vũng Tàu, mà tôi khám phá ra địa điểm thưởng
Trăng lý tưởng đó. Trái lại, tôi không thấy một cư dân bản địa
nào cũa Vũng Tàu ra mũi Nghinh Phong ngắm trăng cả. Phải
chăng vì tôi có tâm hồn thọ mộng?

Nhân mùa trăng , tôi Xin thân tặng quý thân hữu bài thơ
:Trăng Đất Khách” đọc mua vui.

CT/Lão Mã Sơn

(1) Mũi Nghinh Phong của biển Vũng Tầu là một ngọn đồi ở
bãi sau, không cao hơn mặt biển bao nhiêu, từ bờ nhô ra biển.
Nơi đây hứng gió lộng 4 phương. Vì vậy mà người Pháp đặt

tên là

“Au Vent”. Người địa Phương nói trại ra là “Ô Quắng”.
Người văn chương thì dùng tiếng Nôm, gọi là “Nghinh Phong”
=Đón Gió.

TRĂNG ĐẤT KHÁCH

Bốn mươi năm lẻ đã trôi qua
Đất khách dung thân vẫn nhớ nhà
Ngày bỏ quê hương còn xanh tóc
Giờ đây nhìn lại tuổi đã già.

Vui là vui gượng trên đất tạm
Buồn nào bằng cảnh sống ly gia
Đêm nay buồn ngắm Trăng Đất Khách
Chạnh nhớ vầng trăng đất nước nhà

Trăng ơi, cho nhắn về quê Mẹ
Nỗi niềm tâm sự kẻ ly gia
Biển dâu thay đổi, trăng tròn khuyết
Ai người thấu rõ nỗi lòng ta?

Nhìn trăng viễn xứ, lòng thương nhớ
Quê hương cách trở mấy sơn hà
Cùng một vầng trăng soi hai bóng
Người nơi đất khách, kẻ quê nhà.

Hoa Đô, Một đêm trăng.
Trần Gò Công/Lão Mã Sơn

Tiểu sử

 Trần Văn Công
 Sanh năm 1923, tại

Tỉnh Gò Công
 Bút Danh: Cò

Công
 Lão Mã Sơn



 Cựu Sĩ quan Hiến
Binh Quốc Gia.

 Cựu Trung Tá Cảnh
Sát Quốc Gia VNCH

 Đệ Ngũ Đẳng Bảo
Quốc Huân Chương
(Quân sự)

 Chương Mỹ Bội
Tinh (Hành chánh)


Click to View FlipBook Version