The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by Nguyễn Thị Kiều Diễm, 2022-12-04 07:25:08

TLSHCĐ T12-2022

TLSHCĐ T12-2022

I. THEO DÒNG LỊCH SỬ

II. NGÀY TRUYỀN THỐNG
1. Kỷ niệm 34 năm Ngày quốc tế phòng chống AIDS (01/12/1988 - 01/12/2022)

Ngày 1/12: Ngày thế giới phòng chống AIDS (World AIDS Day)
Ngày thế giới phòng chống AIDS (World AIDS Day) là ngày lễ quốc tế được
cử hành vào ngày 1 tháng 12 hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức về nạn dịch
AIDS do việc lây nhiễm HIV, và để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết vì HIV/AIDS.

Dải băng đỏ là biểu tượng toàn cầu cho tình đoàn kết với những người nhiễm HIV và những
người bị bệnh AIDS

Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS (World AIDS Day) được hai viên
chức thông tin đại chúng là James W. Bunn và Thomas Netter nghĩ ra vào tháng
8 năm 1987. Bunn - Nguyên là một nhà báo của đài truyền hình KPIX ở San
Francisco, Hoa Kỳ - đã tiến cử ngày 1 tháng 12 vì tin rằng ngày này sẽ được các
phương tiện truyền thông phương Tây theo dõi loan tin tối đa. Vì năm 1988 là
năm bầu cử ở Hoa Kỳ, Bunn cho rằng các phương tiện truyền thông sẽ chán loan
tin hậu bầu cử (sau đầu tháng 11) và hăm hở tìm chuyện mới để loan tin. Bunn và
Netter xác định là ngày 1 tháng 12 đủ xa sau sự kiện bầu cử và đủ sớm trước kỳ
nghỉ lễ Giáng sinh, trên thực tế, là một điểm chết trong lịch tin tức và do đó là thời
gian thích hợp nhất cho (việc loan tin về) Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS.
Do đó, “Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS” đầu tiên đã diễn ra vào ngày 1
tháng 12 năm 1988.

Nguồn: Báo quân khu 4
Xem chi tiết tại: https://bom.so/JwE5TI

2. Kỷ niệm 64 năm Ngày Phú Lợi căm thù (01/12/1958 - 01/12/2022)
Tinh thần thép của những người cộng sản

62 năm đã trôi qua, nhưng Ngày “Phú Lợi căm thù” (1-12-1958) vẫn luôn là mốc
son về tinh thần chiến đấu anh dũng, ngoan cường, biến đau thương thành hành động
của cha ông. Qua đó, nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay, phải biết giữ gìn, phát huy truyền
thống cách mạng.

Nhà tù Phú Lợi - biểu tượng của lòng dũng cảm, nay trở thành “địa chỉ đỏ” giáo dục
truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ
Nguồn: Báo Bình Dương
Xem chi tiết tại: https://bom.so/hXUS88

3. Kỷ niệm 64 năm Ngày triển khai phong trào “Kế hoạch nhỏ” (02/12/1958
- 02/12/2022)

Gọi là “Kế hoạch nhỏ” nhưng lại mang một ý nghĩa lớn
“Kế hoạch nhỏ” là phong trào có sức sống lâu bền của Đội Thiếu niên tiền phong
Hồ Chí Minh nhằm thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức
của mình”.
Phong trào được hình thành từ sáng kiến của thiếu nhi Sơn Tây (nay là Hà Nội) và
TP Hải Phòng lao động, tiết kiệm xây dựng Nhà máy Nhựa Thiếu niên tiền phong đặt
tại Hải Phòng năm 1958. Trải qua hơn 60 năm, phong trào được triển khai rộng khắp
tại các liên đội trong cả nước với nhiều hình thức như: Tổ chức chăn nuôi, trồng rau; tiết
kiệm, thu gom phế liệu, giấy vụn... Kinh phí thu được từ nguồn “Kế hoạch nhỏ” dùng
đầu tư cho công tác đội, phong trào thiếu nhi và thực hiện các công trình măng non.

“Kế hoạch nhỏ” đã làm phong phú thêm các hoạt động của đội, tạo không khí thi
đua sôi nổi trong đội viên, thiếu nhi; giáo dục các em ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường,
tình yêu lao động... Phong trào trở thành hoạt động truyền thống tiêu biểu của tổ chức
đội, để lại nhiều dấu ấn trong lòng các thế hệ thiếu nhi, phát huy tinh thần “tương thân
tương ái”, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, hiệu ứng xã hội tích cực, tạo điểm nhấn trong
công tác đội và phong trào thiếu nhi.

Nguồn: Báo Quân đội nhân dân

Xem chi tiết tại: https://bom.so/M1oef8

4. Kỷ niệm 30 năm Ngày quốc tế người khuyết tật (03/12/1992 – 03/12/2022)
Vì sao ngày 3-12 là Ngày Quốc tế Người khuyết tật?

Từ năm 1992, ngày 3-12 hằng năm được Liên hợp quốc chính thức lấy làm
Ngày Quốc tế Người khuyết tật, với mục đích thúc đẩy sự hiểu biết về vấn đề khuyết
tật và huy động hỗ trợ cho nhân phẩm, quyền và phúc lợi của người khuyết tật.

Nguồn: Báo Quân đội nhân dân
Xem chi tiết tại: https://bom.so/ZZBH7d

5. Kỷ niệm 33 năm Ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam
(06/12/1989 – 06/12/2022)

Ngày 6-12-1989: Hội Cựu chiến binh Việt Nam ra đời như thế nào?
Sau hơn nửa thế kỷ đấu tranh cách mạng và kháng chiến chống giặc ngoại
xâm, cả nước có hơn 4 triệu cựu chiến binh, là những người đã cống hiến cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Có những đồng chí từng tham gia các đội tự vệ Đỏ trong phong trào Xô Viết
Nghệ - Tĩnh năm 1930 - 1931, tham gia Đội du kích Bắc Sơn, du kích Nam Kỳ,
Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, du kích Ba Tơ…; nhiều
đồng chí tham gia chiến đấu từ những ngày Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945,
kháng chiến chống Pháp; số đông trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế…
Xuất phát từ tình hình, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới và đáp ứng
nguyện vọng thiết tha, chính đáng của đông đảo cựu chiến binh Việt Nam, ngày
6-12-1989, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) đã quyết
định cho thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Từ đó, ngày 6-12 hằng năm
được lấy làm Ngày truyền thống của Hội.
Sự ra đời của Hội Cựu chiến binh Việt Nam là dấu mốc lịch sử quan trọng
trong đời sống chính trị, tinh thần, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của lực
lượng cựu chiến binh để tiếp tục cống hiến xây dựng quê hương, phát huy bản
chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước
trong thời bình, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, gắn bó tình bạn chiến đấu…

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương tặng hoa và bức trướng chúc mừng đại hội Hội Cựu chiến binh
tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2022 - 2027

Nguồn: Báo Quân đội nhân dân
Xem chi tiết tại: https://bom.so/GYZ7xb

6. Kỷ niệm 76 năm Ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2022)
Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) - Quyết định mang ý nghĩa
lịch sử trọng đại

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, ngày 2/9/1945, tại vườn hoa Ba
Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời trịnh
trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa -
Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

Nhưng không lâu sau ngày tuyên bố độc lập ấy, thực dân Pháp trở lại xâm
lược nước ta. Trải qua một thời gian nhân nhượng, chuẩn bị tiềm lực mọi mặt,
ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Đây thực sự là thời khắc trọng
đại của lịch sử dân tộc.

Nguồn: Tạp chí Tuyên giáo
Xem chi tiết tại: https://bom.so/4QxAwn

7. Kỷ niệm 78 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944
- 22/12/2022)

Ngày 22-12-1944: Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời như thế nào?
Ngày 22-12-1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc xã Tam Kim, huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân đã chính

thức làm lễ thành lập theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Đây là đội quân chủ lực đầu
tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam
ngày nay.

Quang cảnh ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân tại
khu rừng Trần Hưng Đạo

Nguồn: Quân đội nhân dân
Xem chi tiết tại: https://bom.so/v4v4FA

8. Kỷ niệm 25 năm ngày dân số Việt Nam (26/12/1997 – 26/12/2022)
Ý nghĩa của Ngày Dân số Việt Nam 26/12

Ngày Dân số Việt Nam ra đời xuất phát từ Quyết định 326/TTg, do cố Thủ
tướng Phạm Văn Đồng ký và ngày 19/5/1997, tại Quyết định số 326, Thủ tướng
Chính phủ đã lấy ngày 26/12 hằng năm làm Ngày Dân số Việt Nam.

Ngày 26/12/1961 là ngày ban hành một quyết định mang tính chất hết sức
quan trọng, đánh dấu cho những bước đi đầu tiên của công tác dân số và hệ thống
tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác dân số - KHHGĐ trong cả nước. Quyết
định 216-CP là quyết định mang tính nhân văn hết sức sâu sắc. Quyết định nêu rõ
mục tiêu của việc hướng dẫn sinh đẻ là vì sức khỏe của người mẹ, vì hạnh phúc
và hòa thuận gia đình, để cho việc nuôi dạy con cái được chu đáo, việc sinh đẻ
của nhân dân cần được hướng dẫn một cách thích hợp. Các giải pháp, bước đi
thích hợp nhằm thực hiện mục tiêu trên là huy động các Bộ, Ngành, Đoàn thể phối
hợp, có sự phân công thống nhất trong hành động thực tiễn nhằm xã hội hóa công

tác hướng dẫn sinh đẻ và việc chú trọng vận động tuyên truyền của các đoàn thể
quần chúng kết hợp với cung cấp dịch vụ thực hiện sinh đẻ có hướng dẫn một
cách dễ dàng, thuận lợi. Bước đầu là tổ chức thực hiện việc hướng dẫn sinh đẻ
trong cán bộ, công nhân, viên chức, bộ đội, sau đó sẽ rút kinh nghiệm và dần dần
mở rộng trong nhân dân.

Nguồn: Tạp chí gia đình Việt Nam

Xem chi tiết tại: https://bom.so/V38SfD

III. ĐỊNH HƯỚNG TUYÊN TRUYỀN

1. Đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức các hoạt động chào mừng thành công Đại
hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ
2022-2027, tiến tới Đại hội toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XII,
nhiệm kỳ 2022-2027.

2. Tập trung tổ chức sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và
các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là quán triệt, nghiên cứu, học tập và tuyên truyền
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XIII).

3. Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên cảnh giác
và đẩy mạnh công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

4. Tuyên truyền một số văn bản mới: Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày
07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng,
an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chỉ thị số
25-CT/TU, ngày 02/11/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường thực
hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh Bình Dương,...

5. Tuyên truyền Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các bài viết
của các chuyên gia, các nhà khoa học về tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

6. Tuyên truyền việc triển khai các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ, ngày kỷ
niệm trong tháng, như: Kỷ niệm 34 năm Ngày Quốc tế phòng chống AIDS
(01/12/1988-01/12/2022), kỷ niệm 64 năm Ngày Phú Lợi căm thù (01/12/1958-
01/12/2022), kỷ niệm 64 năm Ngày triển khai phong trào Kế hoạch nhỏ
(02/12/1958-02/12/2022), kỷ niệm 30 năm Ngày Quốc tế Người khuyết tật
(03/12/1992-03/12/2022), kỷ niệm 33 năm Ngày thành lập Hội Cựu Chiến binh
tỉnh Việt Nam, kỷ niệm 76 năm Ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946-
19/12/2022), kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
(22/12/1944-22/12/2022), kỷ niệm 25 năm Ngày Dân số Việt Nam (26/12/1997-
26/12/2022,...và các ngày lễ, sự kiện chính trị quan trọng diễn ra trong tháng.

7. Thông tin tuyên truyền các vấn đề thời sự diễn ra trên địa bàn tỉnh, sự phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tháng 11 và 11 tháng đầu năm, các sự kiện

trong nước, quốc tế nổi bật, qua đó tạo sự ổn định về chính trị tư tưởng trong cán
bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên, các tầng lớp Nhân dân.

V. CÂU HỎI ĐÁP, TƯ LIỆU NGẮN VỀ LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH
BÌNH DƯƠNG VÀ LỊCH SỬ CÁC ĐỊA PHƯƠNG

1. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Dương giai đoạn 1975-1996
Giai đoạn 1975-1996: Thời kỳ này có thể phân thành hai giai đoạn trước và
sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986), đánh dấu sự ra đời
của đường lối đổi mới ở Việt Nam. Trong thời kỳ này, Đảng bộ, chính quyền và
quân, dân Sông Bé - Bình Dương đã nỗ lực khắc phục khó khăn sau chiến tranh,
ổn định các mặt đời sống nhân dân, xây dựng chính quyền cách mạng vững chắc,
hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ biên giới và truy quét Fulro, từng bước phục hồi sản
xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Nhưng đây cũng là thời kỳ: bên ngoài
bị địch bao vây, cấm vận, chiến tranh biên giới; bên trong do ảnh hưởng chung
của tư duy chủ quan duy ý chí và đường lối kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp
nên kinh tế địa phương kém phát triển, sức sản xuất suy giảm qua các đợt cải tạo
công thương nghiệp và nông nghiệp. Kinh tế quốc doanh và tập thể của tỉnh, cả

trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đều yếu kém.
Các loại tài nguyên bị khai thác quá mức do nhiều nguyên nhân. Đời sống nhân
dân ở nhiều vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến cũ gặp
nhiều khó khăn...

Đến cuối những năm 80, bước đầu thực hiện tư duy đổi mới, nhờ những nỗ
lực của Đảng bộ và nhân dân, hoạt động sản xuất kinh doanh dần khởi sắc. Một
số đơn vị kinh tế quốc doanh đi vào sản xuất ổn định, các mặt hàng tiểu thủ công
nghiệp địa phương được xuất sang các nước khu vực I, hàng tiêu dùng có nhiều
hơn và chất lượng cao hơn nhờ vào sự năng động của kinh tế hộ gia đình. Đây

cũng là thời điểm tỉnh khởi động thực hiện đường lối kinh tế đối ngoại của Đảng,
kết quả bước đầu là một vài liên doanh kinh tế đầu tiên với nước ngoài đã hình
thành, hoạt động trên lĩnh vực chế biến lâm sản. Từ sau năm 1990, tuy vẫn còn
nhiều khó khăn nhưng kinh tế của tỉnh đã có chuyển biến quan trọng. Đầu tư trong
và ngoài nước được quan tâm, thu hút với khẩu hiệu trải chiếu hoa đón nhà đầu
tư. Những dự án đầu tư nước ngoài có quy mô bắt đầu xuất hiện, tiêu biểu như
sân Golf Songbe - sân golf đầu tiên của Việt Nam (thời kỳ từ sau năm 1975) đã
hình thành trên đất Bình Dương. Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore ra đời,
mở đầu lịch sử hình thành và phát triển các khu công nghiệp ở Bình Dương. Nhờ
có chính sách thông thoáng, thu hút được các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư
trong và ngoài tỉnh nên tỉnh đã dần dần phủ xanh các vùng đất trống đồi trọc, kinh
tế trang trại bước đầu hình thành; các dự án thủy lợi quan trọng được triển khai;
sức sản xuất dần dần được khôi phục, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có nhiều
khởi sắc; hàng hóa xuất khẩu sang các nước khu vực II ngày càng gia tăng, cả về
chủng loại, phẩm chất và giá trị...

(Nguồn: Sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Dương giai đoạn 1975-2020)

2. Thông tin giới thiệu về thành phố Thủ Dầu Một

Thành phố Thủ Dầu Một là trung tâm tỉnh lỵ của Bình Dương đã và đang
chuyển biến sâu rộng trong các mặt kinh tế xã hội góp phần thúc đẩy tốc độ tăng
trưởng nhanh của tỉnh nhà.

- Diện tích: 118.67km2, dân số:
264.642 người, mật độ dân số:
2.230 người/ km2 (theo Niên
giám thống kê Bình Dương 2012);

- Thành phố Thủ Dầu Một có 14
đơn vị hành chính cấp phường:
Hiệp Thành, Phú Lợi, Phú Cường,
Phú Hòa, Phú Thọ, Chánh Nghĩa,
Định Hòa, Phú Mỹ, Hiệp An, Phú
Tân, Hòa Phú, Tương Bình Hiệp,
Tân An, Chánh Mỹ.

Thành phố Thủ Dầu Một là đô thị
loại II, nằm trong chùm đô thị của
vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam. Với vị trí tương đối thuận
lợi cho việc giao lưu với các
huyện trong tỉnh và cả nước qua
quốc lộ 13, đường Bắc - Nam,
cách thành phố Hồ Chí Minh 30
km. (Theo binhduong.gov.vn)

Một số di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một như: Di tích Nhà tù
Phú Lợi, Chùa Hội Khánh, Nhà cổ Trần Văn Hổ, Nhà cổ Trần Công Vàng, Đình
Phú Cường, Đình Tương Bình Hiệp.
* Di tích lich sử Nhà tù Phú Lợi

Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia được công
nhận ngày 10/07/1980
Nhà tù Phú Lợi được xây dựng vào năm 1957.
Được mệnh danh là “Địa ngục trần gian”, nơi đây
đã giam cầm và tra tấn các chiến sĩ cách mạng và
những người yêu nước lúc bấy giờ, và tồn tại suốt
tám năm (1957-1964). Đỉnh điểm tội ác của Mỹ
- Diệm được đánh dấu bằng sự kiện đầu độc hàng
ngàn tù nhân chính trị vào ngà 01/12/1958.
Khu di tích hiện nay gồm có các khu vực tham
quan: Phòng trưng bày, Phòng chiếu phim, Khu
nhà giam C, Phòng kỷ luật,…
Địa chỉ: Đường Một Tháng Mười Hai, P. Phú
Lợi, TP. Thủ Dầu Một.
Điện thoại: (0274) 3 841 606 – Bảo tàng tỉnh
Bình Dương.

IV. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC ĐOÀN
Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn Thanh niên cộng sản

Hồ Chí Minh ở cơ sở

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Để tổ chức Đoàn cơ sở ngày càng lớn mạnh và phát triển, mỗi thế hệ thanh
niên cần ra sức học tập, lao động, tu dưỡng rèn luyện đạo đức, có lý tưởng sống
cao đẹp, nâng cao bản lĩnh chính trị và đạo đức cách mạng, đặc biệt là nâng cao
tri thức và văn hóa, đóng góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
Quốc, xứng đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thanh niên là rường cột
của nước nhà” và “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”.

Nguồn: Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá
Xem chi tiết tại: https://bom.so/2hC9iw

VI. BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Chung tay bảo đảm quyền trẻ em

Sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành
tựu quan trọng trong thúc đẩy, bảo đảm quyền con người trong đó có bảo vệ quyền
trẻ em. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và thứ hai thế giới phê chuẩn Công
ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990. Đảng và Nhà nước Việt
Nam luôn có quan điểm và chính sách nhất quán về quyền trẻ em, coi công tác
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng
tâm trong chính sách và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những
thành tựu trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam đã
được Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế ghi nhận.

Tuy nhiên, bất chấp thực tế đó, vẫn còn có những tiếng nói lạc lõng, những
luận điệu xuyên tạc, phi lý phủ nhận những nỗ lực bảo vệ quyền trẻ em với mục
tiêu chống phá Việt Nam. Trong thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội,
lợi dụng một số vụ việc bạo hành trẻ em thương tâm, các đối tượng phản động đã
tung ra những thông tin kích động dư luận, bóp méo sự thật.

Nguồn: VTV4
Link phóng sự: https://bom.so/jdQdnZ

VII. SÁCH VỀ BÁC HỒ

Chuyện kể Bác Hồ với thiếu niên, nhi đồng

Sinh thời, Bác Hồ luôn dành tình thương yêu vô hạn đối với thiếu niên, nhi
đồng và luôn nhắc đến thế hệ măng non của đất nước với tình cảm trìu mến:

“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”.

Quyển sách “Chuyện kể Bác Hồ với thiếu niên, nhi đồng” do Phan Tuyết
sưu tầm, tuyển chọn, Nxb. Hồng Đức ấn hành năm 2018 sẽ giới thiệu đến bạn đọc
những bức thư, những câu chuyện kể về Bác Hồ với các em thiếu niên, nhi đồng.
Qua đó giúp bạn đọc, nhất là các em thiếu nhi thấy rõ sự quan tâm, tình thương
yêu sâu sắc của Người đối với thế hệ tương lai của đất nước. Sách dày 191 trang
gồm 02 phần:

Phần 1 là những bức thư của
Bác Hồ gửi thiếu niên, nhi đồng
nhân các dịp lễ, tết...Từng bức thư
với lời lẽ ân cần, thương mến, Bác
luôn nhắc thiếu niên, nhi đồng phải
rèn luyện đạo đức, rèn luyện sức
khoẻ, thi đua học tập, lao động và
đoàn kết để xứng đáng trở thành
người chủ tương lai của nước
nhà.

Phần 2 gồm 56 câu chuyện kể
về Bác Hồ với thiếu niên, nhi
đồng. Một số câu chuyện tiêu biểu
thể hiện tình yêu thương vô bờ
của Bác đối với các thế hệ thiếu
niên, nhi đồng Việt Nam.
Qua từng trang sách, người đọc có
thể thấy dù rất bận việc nước, hay
lúc tuổi cao, sức khỏe yếu, Bác vẫn
dành nhiều thời gian quan tâm sâu sắc đến thiếu niên, nhi đồng. Người đã hết lòng
thương yêu, ân cần dạy bảo và luôn tin tưởng xác định trách nhiệm to lớn của
thiếu nhi đối với tương lai đất nước. Người cũng căn dặn người lớn phải quan tâm
chăm sóc, giáo dục, làm gương cho các em, để sau này các em “trở thành người
công dân có tài, có đức”. Trước lúc đi xa, Người còn gửi gắm trong Di chúc thiêng

liêng: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên
và nhi đồng...”.

Quyển sách là tài liệu thể hiện lòng thành kính, tri ân sâu sắc của Nhân dân
ta đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xin trân trọng giới thiệu tác phẩm đến bạn đọc

VIII. SỨC KHOẺ, Y TẾ
BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH WHITMORE

PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGU

IX. THỜI SỰ
1. Tin tức thế giới
Ông Tập Cận Bình chủ trì lễ đón di hài ông Giang Trạch Dân ở Bắc Kinh
Máy bay chở linh cữu chứa di hài
ông Giang Trạch Dân - nguyên Tổng bí
thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch quân ủy
trung ương Trung Quốc – từ Thượng Hải
đã đáp xuống sân bay Bắc Kinh vào ngày
1.12. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình đã dẫn đầu phái đoàn gồm hàng
chục quan chức cấp cao của chính quyền
Bắc Kinh tham gia lễ đón di hài của ông
Giang Trạch Dân tại sân bay thủ đô.

Nguồn: Báo Thanh niên
Xem chi tiết tại: https://bom.so/6Gcnxb
2. Tin tức trong nước
2.1.Kỷ niệm 30 năm thiết lập Quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hàn Quốc
(Chinhphu.vn) - Tối 1/12, tại Hà Nội, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam
tổ chức Lễ kỷ niệm 77 năm Quốc khánh Hàn Quốc (15/8/1945-15/8/2022) và 30
năm thiết lập Quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hàn Quốc (22/12/1992-22/12/2022)

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minhphát biểu tại buổi lễ

Nguồn: Báo Chính phủ
Xem chi tiết tại: https://bom.so/r4gJBj

2.2. Đan Mạch sẵn sàng giúp Việt Nam trở thành trung tâm cung ứng
ngành điện gió ngoài khơi toàn khu vực

(Chinhphu.vn) - Các tập đoàn
lớn của Đan Mạch đang rất quan tâm
và sẵn sàng tham gia vào các dự án
điện gió lớn tại Việt Nam. Qua đó,
Đan Mạch sẵn sàng chia sẻ kinh
nghiệm quản lý, đào tạo nguồn nhân
lực, giúp Việt Nam có thể trở thành
trung tâm cung ứng cho ngành điện
gió ngoài khơi toàn khu vực, Đại sứ
Đan Mạch tại Việt Nam cho biết.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Nicolai Prytz, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc
Đan Mạch tại Việt Nam

Nguồn: Báo Chính phủ
Xem chi tiết tại: https://bom.so/EXE4Ij

3. Tin tức trên địa bàn tỉnh
3.1. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương: Đưa vào sử dụng công trình
cải tạo nhà vệ sinh và khu nội soi
Sáng 30-11, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tổ chức lễ đón nhận và khánh thành
đưa vào sử dụng công trình xây dựng, cải tạo nhà vệ sinh khu phòng khám do
Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam tài trợ kinh phí và công trình sửa chữa khu nội soi
khoa thăm dò chức năng do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam (Agribank) - Chi nhánh Bình Dương tài trợ.

Lễ bàn giao các công trình cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Nguồn: Báo Bình Dương
Xem chi tiết tại: https://bom.so/nSuAvc

3.2. Từ ngày 28-11, toàn tỉnh thí điểm Hệ thống thông tin giải quyết
thủ tục hành chính
Sở Thông tin và Truyền thông cho biết, Sở triển khai thí điểm mô hình hợp
nhất Cổng Dịch vụ công trực tuyến với Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh
Bình Dương thành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC).

Cán bộ Trung tâm Phục vụ Hành chính công TP.Thuận An xử lý hồ sơ trên Hệ thống
thông tin một cửa điện tử tỉnh Bình Dương

Nguồn: Báo Bình Dương
Xem chi tiết tại: https://bom.so/cPpNx1
3.3. Chủ tịch UBND tỉnh gặp gỡ, đối thoại với thanh niên

Chủ tịch UBND tỉnh và Bí thư Tỉnh đoàn ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2022-2027

Sáng 27-11, Sở Nội vụ phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức chương trình gặp gỡ,
đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với thanh niên năm 2022, với chủ đề: “Thanh
niên với nghề nghiệp và việc làm thời đại cách mạng công nghiệp 4.0”. Ông Võ
Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo
HĐND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh
đã tham dự hội nghị.

Nguồn: Báo Bình Dương
Xem chi tiết tại: https://bom.so/85FWWQ

3.4. Techfest Việt Nam 2022 sẽ tổ chức ở Bình Dương
Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia 2022 sẽ diễn ra ba ngày từ
ngày 2-4/12 tại Bình Dương, với chủ đề "Đổi mới sáng tạo mở - khơi nguồn tư
duy mới".
Techfest Việt Nam 2022 là đợt tổng kết ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo các vùng, địa phương được triển khai từ đầu năm đến nay. Ông cho biết, Bộ
Khoa học và Công nghệ phối hợp các đơn vị tổ chức với mong muốn tạo điều
kiện cho các địa phương xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, khơi dậy
ý tưởng sáng tạo, tham gia xây dựng kinh tế xã hội địa phương, đất nước, nhất là
sau đại dịch Covid-19.

Trong khuôn khổ Techfesh Vietnam 2022 diễn ra triển lãm trên 250 gian hàng các sản phẩm,
dịch vụ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo,...

Nguồn: VnExpress
Xem chi tiết tại: https://bom.so/RisRN0

3.5. Bình Dương: Tăng cường các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và
người lao động

TTĐT - Sáng 29-11, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ
Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp với các sở,
ban ngành, địa phương, các hiệp hội ngành hàng và một số doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh nhằm lắng nghe ý kiến và sẻ chia khó khăn với doanh nghiệp cũng như
tìm các giải pháp đảm bảo quyền và lợi ích cho người lao động.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương
Xem chi tiết tại: https://bom.so/k3mRVD

3.6. Bình Dương: Số hóa hộ tịch đúng thời điểm

TTĐT - Sáng 30-11, tại TX. Tân Uyên, Tổ công tác Đề án 06 tỉnh Bình
Dương tổ chức Hội nghị sơ kết 7 ngày thực hiện Kế hoạch nhập dữ liệu hộ tịch
trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư và triển khai kế hoạch
mô hình điểm dịch vụ công trực tuyến theo Đề án 06/CP tại các đơn vị cơ sở trên
địa bàn tỉnh Bình Dương.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương
Xem chi tiết tại: https://bom.so/ktzwGl

X. THÔNG TIN NỔI BẬT TRONG CÔNG TÁC ĐOÀN
1. Tuyển tình nguyện viên tham gia hỗ trợ nhập dữ liệu hộ tịch theo Đề án
06, kịp thời lan toả hình ảnh tình nguyện viên tham gia nhiệm vụ
Xem chi tiết tại: https://bom.so/3UnVMw

2. Đăng tải phương thức thực hiện, cập nhật hình ảnh đoàn viên thanh niên
"Cài ví VNPT Money - Xây công trình nhiệm kỳ mới"

Xem chi tiết tại: https://bom.so/AYTYp3

3. Share bài viết:
"Góp yêu thương cho chuyến xe năng
lượng lăn bánh"
Kèm hashtag: #LapovitanTeLaNha
Để góp 20.000đ vào quỹ mua vé xe cho
thanh niên công nhân Bình Dương về quê
đón Tết năm 2023
Xem chi tiết tại: https://bom.so/6l8mZT

4. Cuộc thi trực tuyến "Thanh niên Bình Dương nói không với ma tuý" năm 2022
Link tham gia: https://class.myaloha.vn/cuoc-thi/thanh-nien-binh-duong-noi-
khong-voi-ma-tuy-33154

XI. CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐOÀN TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII
1. Gửi thông điệp đến Đại hội Đoàn toàn quốc

Chia sẻ khát vọng 2045 - Gửi thông điệp đến Đại hội Đoàn
toàn quốc lần thứ XII

Gửi thông điệp và đăng tải hình ảnh thông điệp lên mạng xã hội, các nền tảng
số kèm theo hashtag #khatvong2045 #tuoitreBinhDuong để hưởng ứng Lễ khởi
động chương trình "Khát vọng cống hiến - Lẽ sống thanh niên".

Đường link gửi thông điệp: https://khatvong.doanthanhnien.vn/

2. Các kỳ Đại hội Đoàn toàn quốc
Hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XII,
nhiệm kỳ 2022 - 2027, Ban Tuyên giáo
Trung ương Đoàn phát hành chuỗi
Infographics các kỳ Đại hội Đoàn toàn
quốc.
Các bạn hãy cùng lan toả nhé!

Xem chi tiết tại:
https://bom.so/2m6bRw

3. Tham gia góp ý báo cáo chính trị đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII
Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XII, nhiệm kỳ
2022 - 2027 sẽ diễn ra từ ngày 14-16/12/2022 tại Hà Nội. Hướng tới Đại hội, Ban

Bí thư T.Ư Đoàn công bố toàn văn Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đoàn toàn
quốc lần thứ XII nhằm tiếp thu ý kiến rộng rãi của ĐVTN và các tầng lớp nhân
dân để dự thảo Báo cáo chính trị được hoàn thiện hơn.

Mời các bạn quét mã QRcode để xem toàn văn và gửi ý kiến góp ý!

XII. PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ VĂN BẢN ĐÁNG CHÚ Ý

1. Các chính sách có hiệu lực từ tháng 12/2022

1.1. Từ 1/12, Bộ Ngoại giao được bổ sung nhiều nhiệm vụ mới

Có hiệu lực từ 1/12, Nghị định 81/2022/NĐ-CP ngày 14/10/2022 của Chính
phủ bổ sung nhiều nhiệm vụ mới với Bộ Ngoại giao.

Về nhiệm vụ, quyền hạn, Nghị định số 81/2022/NĐ-CP bổ sung nhiệm vụ
về thống nhất chủ trương bầu cử tại các diễn đàn, tổ chức đa phương để bảo đảm
phù hợp với chủ trương đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương theo Chỉ thị
số 25-CT/TW của Ban Bí thư.

Thể hiện rõ hơn nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kĩ năng đối ngoại
hội nhập quốc tế để bảo đảm phù hợp với chủ trương hội nhập quốc tế của Đảng,
nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao và yêu cầu thực tế trong triển khai thực
hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2017 của Hội nghị Trung ương lần thứ
7 khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ các bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược,
đủ phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Nghị định bổ sung nhiệm vụ "Tham mưu, chuẩn hóa và thống nhất quản lý
về việc sử dụng các ngôn ngữ nước ngoài thông dụng trong hoạt động chính trị,
ngoại giao của Đảng và Nhà nước" để phù hợp với nhiệm vụ thực tế được giao
cho Bộ Ngoại giao.

Theo đó, Bộ Ngoại giao là cơ quan duy nhất chủ trì thực hiện nhiệm vụ phiên
dịch, biên dịch phục vụ các hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo cấp cao của Đảng
và Nhà nước, đồng thời là đầu mối tổ chức và thực hiện các hoạt động quy chuẩn
hóa công tác biên, phiên dịch nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh nước ta đang đẩy
mạnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng hiện nay.

Nghị định cũng bổ sung nhiệm vụ "Thực hiện cấp chứng minh thư cho thành
viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, lãnh sự danh dự nước ngoài, cơ
quan đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên gia đình theo quy định
của pháp luật" để bảo đảm bao quát các nhiệm vụ Bộ Ngoại giao đang thực hiện
trên thực tế nhưng chưa được quy định tại Nghị định cũ, phù hợp với quy định tại
Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan
lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993.

Ngoài ra, Nghị định bổ sung nhiệm vụ về thực hiện đại đoàn kết dân tộc đối
với người Việt Nam ở nước ngoài để bảo đảm phù hợp với Chỉ thị số 45-CT/TW
ngày 19/5/2015 và Kết luận số 12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về
công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.

Về cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao, hợp nhất Cục Cơ yếu và Trung tâm
Thông tin thành Cục Cơ yếu - Công nghệ thông tin.

Chuyển đổi mô hình tổ chức của Trung tâm Biên Phiên dịch quốc gia thành
Vụ Biên Phiên dịch đối ngoại.

Giải thể Vụ Thi đua - Khen thưởng và Truyền thống ngoại giao; điều chuyển
các nhiệm vụ về thi đua khen thưởng và truyền thống ngoại giao cho các đơn vị
trực thuộc Bộ có chức năng, nhiệm vụ tương đồng để thu gọn đầu mối tổ chức,
bảo đảm phù hợp với chủ trương của Nghị quyết số 18-NQ/TW và chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

1.2. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác bị phạt đến 20 triệu đồng

Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực từ ngày 12/12/2022.

Trong đó, phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác hoặc cho người khác sử dụng
văn bằng, chứng chỉ của mình.

+ Sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.

Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi không công khai hoặc công khai
không đầy đủ hoặc không chính xác thông tin về cấp văn bằng, chứng chỉ trên
trang thông tin điện tử của cơ sở mình.

1.3. Văn phòng nước ngoài được thuê nhà theo chính sách ưu đãi đặc biệt

Nghị định số 90/2022/NĐ-CP ngày 28/10/2022 của Chính phủ về quản lý,
sử dụng nhà, đất do Bộ Ngoại giao quản lý để phục vụ hoạt động đối ngoại của
Nhà nước có hiệu lực từ ngày 15/12/2022.

Trong đó, về việc quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại để cho thuê, Bộ trưởng
Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định cho tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại
giao, văn phòng nước ngoài được thuê nhà, đất theo chính sách ưu đãi đặc biệt
của Nhà nước đối với từng trường hợp cụ thể; xem xét, quyết định giá cho thuê
nhà đảm bảo theo giá thị trường, phù hợp với quan hệ đối ngoại, đảm bảo lợi ích
của Nhà nước theo nguyên tắc "có đi có lại" đối với từng trường hợp cụ thể.

Đơn vị được giao trực tiếp quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại được miễn tiền
thuê đất đối với diện tích nhà, đất phục vụ đối ngoại cho các tổ chức nước ngoài
có chức năng ngoại giao, văn phòng nước ngoài thuê. Việc miễn tiền thuê đất thực
hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

1.4. Quản lý, bảo đảm an ninh, trật tự tại cửa khẩu đường hàng không

Nghị định 93/2022/NĐ-CP ngày 7/11/2022 của Chính phủ về quản lý, bảo
đảm an ninh, trật tự tại cửa khẩu đường hàng không có hiệu lực từ ngày
22/12/2022.

Nghị định này quy định việc quản lý, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an
toàn xã hội tại cửa khẩu đường hàng không; khu vực cửa khẩu đường hàng không;
trách nhiệm của các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương có cửa khẩu đường hàng không; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành tại cửa khẩu đường hàng không.

1.5. Từ 12/12, hộ nghèo, hộ cận nghèo sẽ được hỗ trợ điện thoại thông minh

Thông tư 14/2022/TT-BTTTT ngày 28/10/2022 của Bộ Thông tin và Truyền
thông quy định danh mục, chất lượng dịch vụ viễn thông công ích và hướng dẫn
thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 có
hiệu lực từ ngày 12/12/2022.

Trong đó quy định đối tượng được hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh là
hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Điều kiện được hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh:

+ Hộ gia đình chưa được hỗ trợ máy tính bảng từ Chương trình hoặc thiết bị
học tập trực tuyến (máy tính bảng, máy tính để bàn, máy tính xách tay) thuộc
Chương trình “Sóng và máy tính cho em” (tính đến thời điểm Bộ Thông tin và
Truyền thông phân bổ số lượng điện thoại thông minh cho các địa phương).

+ Hộ gia đình có nhu cầu hỗ trợ và được cấp có thẩm quyền phê duyệt danh
sách nhận hỗ trợ.

Chương trình hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh thông qua doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ viễn thông công ích cho hộ gia đình theo 1 trong 2 hình thức sau:

1- Hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh kết hợp với hỗ trợ sử dụng dịch vụ
viễn thông di động mặt đất cho hộ gia đình (sau đây gọi tắt là gói dịch vụ hỗ trợ
kết hợp).

2- Hỗ trợ bằng tiền (500.000 đồng/hộ) (nếu hộ gia đình thuộc danh sách được
hỗ trợ đã tự mua điện thoại thông minh kể từ ngày 12/12/2022).

1.6. Tiêu chuẩn viên chức ngành tài nguyên và môi trường

Thông tư số 12/2022/TT-BTNMT ngày 24/10/2022 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
viên chức ngành tài nguyên và môi trường có hiệu lực từ ngày 9/12/2022.

Trong đó, sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn đối với địa chính viên hạng II, hạng
III, hạng IV; điều tra viên tài nguyên môi trường hạng II, hạng III, hạng IV; dự
báo viên khí tượng thủy văn hạng II, hạng III, hạng IV;...

1.7. Cách xếp lương viên chức chuyên ngành thể dục thể thao từ 10/12

Cách xếp lương viên chức chuyên ngành thể dục thể thao được quy định cụ
thể tại Thông tư 07/2022/TT-BVHTTDL ngày 25/10/2022 của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, có hiệu lực từ ngày 10/12/2022.

Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao quy
định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với
cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành
kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế
độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể
như sau:

Chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số
lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,2 đến hệ số lương 8,0;

Chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính (hạng II) được áp dụng hệ số
lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78;

Chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên (hạng III) được áp dụng hệ số lương
của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

Chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên (hạng IV) được áp dụng hệ số lương
của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.

Nguồn: Báo Chính Phủ
Xem chi tiết tại: https://bom.so/YgZClO

XIII. CÁC ĐỊA CHỈ ĐỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Dấu xưa yên bình tại những ngôi đình trên đất Tân Uyên

Đình Nhựt Thạnh trên đất cù lao Thạnh Hội
Chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa
Trong số 5 di tích đình thần ở Tân Uyên đã được công nhận là di tích cấp
tỉnh, có 2 ngôi đình trên đất cù lao Thạnh Hội và Bạch Đằng. Ở cù lao Thạnh Hội
có ngôi đình cổ trên 170 năm, đó là đình Nhựt Thạnh, còn được gọi là Nhựt Thạnh
cổ miếu tọa lạc tại ấp Nhựt Thạnh. Còn trên cù lao Bạch Đằng có ngôi đình Tân
Trạch độc đáo.
Đình Nhựt Thạnh thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh được vua Tự Đức ban tặng
sắc phong vào năm Tự Đức thứ năm (1852) nhằm công nhận ngôi đình và phong
tước hiệu cho thần Thành Hoàng. Ngoài việc là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng
của cộng đồng, trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, đình còn là nơi
nuôi giấu cán bộ cách mạng, hoạt động đấu tranh yêu nước của nhân dân trong
vùng. Ngôi đình có kiến trúc kết hợp giữa ngôi nhà ba gian và nhà tứ trụ, mái lợp
ngói âm dương, nền lát gạch tàu. Chánh điện đình gồm hai ngôi nhà: Một ngôi
nhà ba gian phía trước, một ngôi nhà tứ trụ được sắp liền kề, giàn khung rường
hoàn toàn bằng gỗ, tường bao quanh được xây bằng gạch. Mặt tiền trang trí nhiều

hình ảnh đẹp như rồng, hổ… và được cẩn nhiều dĩa gốm cổ tạo nên vẻ đẹp độc
đáo, cổ kính của ngôi đình. Ngày 27-12-2019, đình Nhựt Thạnh được UBND tỉnh
xếp hạng là di tích cấp tỉnh.

Nguồn: Báo Bình Dương
Xem chi tiết tại: https://bom.so/2ItbPM

XIV. THƯ GIÃN
CÂU CHUYỆN: SỰ TÍCH NGÀY TẾT

Ngày xưa, con người chưa biết tính
thời gian, chưa biết tính tuổi của mình. Ở
nước nọ, có một ông vua nổi tiếng thông
minh và tài đức. Đất nước của ông thanh
bình, dân tình no ấm.

Một lần , nhân dịp vui, nhà vua nảy ý
định ban thưởng cho người già nhất trong
nước. Nhưng chẳng làng nào chọn được
người già nhất nước. Thấy vậy, nhà vua
liền phái một đoàn sứ giả đi tìm các vị thần
để biết hỏi cách biết người già nhất.

Vâng lệnh vua, đoàn sứ giả lên
đường. Vị thần đầu tiên họ gặp
là Thần Sông. Thần Sông mặc áo
trắng, tóc mềm như nước, nghe sứ
giả hỏi bèn lắc đầu trả lời: Ta ở dây
đã lâu nhưng chưa bằng mẹ ta.
Hãy đến hỏi mẹ ta. Mẹ ta là Biển
Cả.

Thần Biển mặc áo xanh biếc đang ru
con bằng những lời sóng vỗ. Được
hỏi, thần Biển chỉ tay lên ngọn núi xa xa
và nói: Hãy hỏi Thần Núi, Thần còn sinh
ra trước cả ta. Khi ta lớn lên thì Thần
Núi đã già rồi

Đoàn sứ giả lại lặn lội đến
gặp Thần Núi, Thần Núi da xanh rì
vì rêu bám cũng lắc đầu chỉ tay lên
trời: Hãy đến hỏi Thần Mặt
Trời. Lúc ta mới chào đời, ta đã
phải nhắm nghiền mắt vì nắng của
Thần. Thần Mặt Trời còn có trước
cả ta.

Làm sao đến được chổ Thần Mặt
Trời. Đoàn sứ giả thất vọng quay về. Đến
một khu rừng, họ gặp một bà lão nét mặt
buồn rầu ngồi chăm chú trước cây hoa
đào. Đoàn sứ giả đến gần hỏi:

- Thưa cụ, tại sao cụ lại ngồi đây ?
Bà lão trả lời:
- Tôi đến đây để hái hoa đào. Thuở
trước, con tôi đi xa, cây đào này đang nở
hoa. Bây giờ, mỗi lần hoa đào nở, tôi
lạira hái một bông hoa để về nhớ đến con
tôi.

Một ý nghỉ vụt lóe lên, đoàn sứ
giả xin phép bà lão trở lại kinh đô.

Họ tâu lên vua việc gặp bà lão
hái hoa đào tính thời gian chờ
con. Nhà vua vốn thông minh nên
nghỉ ra cách tính tuổi con người:
Cứ mỗi lần hoa đào nở thì tính một
tuổi. Sau này người ta mới biết
mười hai lần trăng tròn rồi khuyết,
hoa đào mới nở một lần.

Lại kể về chuyện nhà vua, sau
khi tìm được cách tính tuổi, ông rất vui mừng, cảm động và nhớ đến bà lão hái hoa
đào, nhà vua truyền cho thần dân cả nước: Mỗi lần hoa đào nở được mở hội ba
ngày ba đêm. Những ngày vui ấy sau này người ta gọi là Tết. Phong tục ấy còn
truyền mãi đến bây giờ.

TỔ BIÊN TẬP TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN


Click to View FlipBook Version