The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by Huynh Pham, 2021-09-14 21:54:47

NhaDaoTaoTamHuyet-TranMinhHuy1Phan

NhaDaoTaoTamHuyet-TranMinhHuy1Phan

166 | LM. MICAE-PHAOLÔ TRẦN MINH HUY, PSS

III. TRƯỞNG THÀNH NHÂN BẢN

KITÔ GIÁO

Để được trưởng thành nhân bản Kitô giáo, chúng ta phải tập
luyện và sống các nhân đức đối thần, đối nhân cũng như đối ngã. Các
nhân đức đối nhân có bác ái, khôn ngoan, công chính, can đảm và tiết

độ (người ta thường liệt kê bốn nhân đức luân lý là khôn ngoan, công
chính, can đảm và tiết độ); còn các nhân đức đối thần là Tin, Cậy, Mến.

1. Các nhân đức đối nhân

a. Bác ái

Bác ái được mô tả nơi điều răn quan trọng nhất là “yêu mến Thiên
Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và yêu người thân cận như chính

mình” (x. Mt 22,37-39). Bác ái là tình yêu thương rộng lớn giữa loài
người với Thiên Chúa và giữa loài người với nhau. Có thể nói nhân

đức bác ái bao trùm lên tất cả các đức tính nhân bản. Con người có
được nhân đức bác ái như thế vì nó được khơi nguồn từ Thiên Chúa

Tình Yêu. Nó sẽ ngày càng tăng trưởng nhờ vào sự giáo dục, nhất là
giáo dục đức tin và thực hiện việc thương người mười bốn mối và
thương xác bảy mối (cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới
mặc, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, cho khách đỗ nhà, chuộc kẻ làm tôi,

chôn xác kẻ chết); và thương linh hồn bảy mối (lấy lời lành mà khuyên

người, mở dạy kẻ mê muội, an ủi kẻ âu lo, rắn bảo kẻ có tội, tha kẻ dể

ta, nhịn kẻ mất lòng ta, cầu cho kẻ sống và kẻ chết).

b. Khôn ngoan

Khôn ngoan là đức tính giúp ta nhận ra đâu là điều thiện đích
thực trong từng hoàn cảnh, và khi đã nhận ra thì biết chọn lựa phương

thế thích hợp để đạt tới. Không nên lầm lẫn khôn ngoan với nhút nhát

và sợ hãi, né tránh những cam go thử thách, lại càng không thể đồng

NHÀ ĐÀO TẠO TÂM HUYẾT VÀ SỬ VỤ ĐÀO TẠO HÓM NAY | 167

hóa khôn ngoan với sự tráo trở, giả hình mà người ta quen gọi là khôn
ngoan thế gian. Nhờ khôn ngoan, con người biết ứng dụng lề luật
luân lý vào những hoàn cảnh cụ thể, để thi hành điều thiện cách tốt
đẹp nhất: “Đức khôn ngoan Chúa ban làm cho con người trở nên trước là
thanh khiết, sau là hiếu hòa, khoan dung, mềm dẻo, đầu từ bi và sinh nhiều
hoa thơm trái tốt, không thiên vị, cũng chẳng giả hình” (Ga 3,17). Cũng
chính nhờ nhân đức khôn ngoan mà con người có thể đoán hiểu được

những mặc khải chân lý từ Thiên Chúa, để từ đó có thể trở nên con cái

đích thực của Người.

c. Công bình

Công bình không phải là cào bằng mọi giá trị bản thân với tha

nhân hay ngược lại. Công bình là nhân đức nhờ đó con người biết

nhận ra cái gì là của mình, cái gì là của anh chị em, cái gì là của Thiên

Chúa và trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa, trả cho
tha nhân những gì thuộc về họ. Công bình đối với Thiên Chúa là thờ
phượng Ngài, còn đối với con người là tôn trọng quyền lợi của mỗi
người, đối xử công minh với mọi người và thực thi công ích. Con
người ngay thẳng chính trực thường có một cái tâm công bình, vì thế
xã hội và Giáo Hội coi họ là người công chính: “Người công chính sẽ vui

mừng trong Chúa và ẩn náu bên Người. Mọi tấm lòng chính trực đều lấy thế

làm binh” (Tv 64,11); “Người công chính nhờ đức tin sẽ được sống” (Rm

1,17), vì nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người biệt phái
thì sẽ chẳng được vào Nước Trời đầu” (Mt 5,20).

d. Can đảm

Can đảm là kiên trì và quyết tâm theo đuổi điều thiện cho dù có
nhiều khó khăn cản lối và nhiều thử thách cam go: “Trong thế gian, anh

em sẽ phải gian nan khốn khó, nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian”

(Ga 16,33). Nhờ can đảm, con người cương quyết chống lại các cơn

cám dỗ, vượt qua các chướng ngại trong đời sống luân lý, chiến thắng

sự sợ hãi (kể cả cái chết), để dám sống cho chính nghĩa (Kiến nghĩa bất

168 | LM. MICAE-PHAOLÔ TRẦN MINH HUY, PSS

vì bất nghĩa). Nhưng can đảm không phải là cứ nhắm mắt làm liều, làm
bừa, mà cần phải biết kết hợp với sự khôn ngoan và ơn Chúa Thánh
Thần soi sáng, để nhận rõ mục đích của hành động. Khi đã biết chắc
chắn đó là mục đích tốt đẹp, mới dũng cảm và kiên cường vượt thắng
(Phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất).

e. Tiết độ

Tiết độ là biết điều tiết sức lôi cuốn của những lạc thú và sử dụng
đúng mức những của cải trần thế. Nhờ đó, con người làm chủ được các
bản năng tự nhiên và kiềm chế các ham muốn lệch lạc trong giới hạn
chính đáng. Tiết độ chính là cách trung hòa các cảm xúc, không thái

quá cũng không bất cập, nhờ vậy mà nhận chân được đâu là những
dục vọng lệch lạc cần phải kiềm chế, đâu là những năng lực thiện hảo
cần phát huy: “Hãy khuyên các cụ ông phải tiến độ, đàng hoàng, chừng mực,

vững mạnh trong đức Tin, đức Mến và đức nhẫn nại” (Tt 2,2).

Những đức tính này được gọi là nhân bản, nghĩa là thuộc về
con người. Nhiều người, tuy không có niềm tin tôn giáo nhưng vẫn
Có những đức tính đáng quý này. Người Kitô hữu càng cần phải có
những đức tính nhân bản đó hơn nữa, vì muốn làm con cái Thiên
Chúa thì trước hết phải sống cho ra người. Nhưng tội lỗi đã làm con
người bị tổn thương, nên ngoài những nỗ lực tự nhiên nhờ giáo dục,
sự kiên trì tập luyện và thực hành trong đời sống, chúng ta còn cần
đến ơn Thiên Chúa nâng đỡ nhờ cầu nguyện, lãnh nhận các Bí tích

và cộng tác với ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần mà chúng ta không

được cưỡng lại.

2. Các nhân đức đối thần

Trái lại, các nhân đức đối thần quy chiếu trực tiếp về Thiên Chúa
như căn nguyên, động lực và đối tượng. Các nhân đức đối thần là nền
tảng và là linh hồn của toàn bộ đời sống luân lý. Thiên Chúa ban cho

NHÀ ĐÀO TẠO TẢM HUYẾT VÀ SỬ VỤ ĐÀO TẠO HÔM NAY | 169

chúng ta những nhân đức này để chúng ta có khả năng hành động
như con cái Thiên Chúa và đáng hưởng sự sống đời đời.

a) Đức tin

Đức tin là nhân đức nhờ đó chúng ta tin vào Thiên Chúa, tin tất

cả những gì Người nói và mặc khải, cũng như những gì Hội Thánh

dạy chúng ta phải tin.

Khởi đầu thì đó chỉ là một niềm tin trước thần linh, nhưng nhờ

giáo dục và trải nghiệm, niềm tin ngày một kiên định trở thành một

nhân đức.

Đức tin là một hồng ân Chúa ban, nhưng đồng thời cũng là sự

đáp trả của con người trước hồng ân của Thiên Chúa: “Nếu mặc khải là

con đường Thiên Chúa đến với con người thì đức tin là con đường con người
đến với Thiên Chúa, và là sự đáp trả của con người trước tiếng nói của Thiên
Chúa”(103). Sự đáp trả ấy mang tính toàn diện, bao gồm cả lý trí, tình

cảm và hành động cụ thể: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc

2,17).

Và người môn đệ Chúa Kitô còn phải can đảm làm chứng và

truyền bá đức tin (LG,42) như đòi hỏi cần thiết để được cứu độ: Tuyên

xưng đức tin trước mọi người, ở mọi nơi, trong mọi lúc (Mt 10,32-33:

tuyên xương và chối bỏ; Rm 1,17: Người công chính sống nhờ đức tin; 1Pr 59:

đứng vững trong đức tin mà chống cự).

b) Đức cây

Đức cậy là nhân đức nhờ đó chúng ta khao khát Nước Trời và sự
sống vĩnh cửu như hạnh phúc của đời mình, tin tưởng vào các lời hứa
của Chúa Kitô, và phó thác vào ơn trợ lực của Chúa Thánh Thần.

Con người ta sống không thể không có hy vọng, mà sống nhờ
hy vọng. Nhưng điều quan trọng là hy vọng vào ai, hy vọng cái gì, và

103. Thánh Âu Tinh; GLHTCG, b. 2.

170 | LM. MICAE-PHAOLÔ TRẦN MINH HUY, PSS

làm thế nào để đạt tới? Hy vọng của Kitô hữu không chỉ là hạnh phúc
trần thế, nhưng là chính Thiên Chúa, là Nước Trời và sự sống vĩnh cửu

(x. Cl1,5). Người Kitô hữu ý thức rằng tự mình không thể đạt tới hạnh

phúc vĩnh cửu ấy, nhưng phải nương tựa vào Chúa.

Đức cậy là cái neo chắc chắn bền vững của tâm hồn, là vũ khí
bảo vệ chúng ta trong cuộc chiến thiêng liêng, và mang lại cho chúng
ta niềm vui ngay giữa những gian truân thử thách (x. Rm 12,12). Lời

cầu nguyện vừa diễn tả vừa nuôi dưỡng đức cậy, nên chúng ta cần
phải đi sâu hơn mỗi ngày vào đời sống cầu nguyện (x. Rm 54-5).

c) Đức mến

Đức mến là nền tảng của Kitô giáo: Mến Chúa yêu người (x.

Mt 22,37-39). Đức mến là nhân đức nhờ đó con người yêu mến Thiên
Chúa trên hết mọi sự vì chính Chúa, và vì yêu mến Thiên Chúa, con
người sẽ yêu mến người thân cận như chính bản thân mình (Mt 22,39).

Đức mến được coi là mối dây liên kết tuyệt hảo (Cl 3,14), là linh
hồn của mọi nhân đức, là sự viên mãn của lề luật, là nguồn mạch và

cùng đích của việc thực hành các nhân đức: “Hiện nay đức tin, đức cậu
cà đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức Mến” (1C

13,13).

Chúa Kitô là gương mẫu cao cả nhất thể hiện đức mến: Ngài
đã chịu chết cho con người được sống, Ngài dạy yêu cả kẻ thù, vì
Ngài yêu mến con người ngay lúc con người còn thù nghịch với Thiên
Chúa. Vì thế, Ngài mời gọi chúng ta yêu thương như Ngài (Mt 5,4),
và đón nhận người bé mọn nghèo hèn như đón nhận chính Ngài (Mt

25,40-45).

Khi con người đã đón nhận nhân đức cao quý này từ Thiên

Chúa, rồi duy trì và phát triển thì cũng chính là lúc con người vươn tới

tự do đích thực, để được hưởng hạnh phúc đời đời bên thánh nhan

Thiên Chúa: “Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta, đã ban cho tôi đầy tràn ăn

NHÀ ĐÀO TẠO TÂM HUYẾT VÀ SỬ VỤ ĐÀO TẠO HÓM NAY | 171

sủng, cùng với đức tin và đức mến của một kẻ được kết hợp với Người” (1Tm

1,14); “Quả thế, anh em đã được gọi đểhưởng tự do. Có điều là đừng lợi dụng
tựdo đểsống theo tính xác thịt, nhưng hãy lấy đức mến mà phục vụ lẫn nhau

(GI 5,13).

3. Tình yêu bản thân

Trong giới răn trọng nhất yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết tríkhôn,

hết sức lực và yêu người thân cận như chính mình”(104) thì chúng ta ở đâu?
Thưa chúng ta vừa là chủ thể vừa là đối tượng của tình yêu ấy: chúng

ta yêu Chúa, yêu tha nhân và yêu bản thân mình. Tình yêu bản thân

là một đòi hỏi căn bản, được khắc sâu trong bản tính con người.

Nếu bản thân mình mà không yêu thương, tôn trọng, bồi đắp

thì làm sao mà có lòng yêu thương tha nhân được? Có yêu bản thân
mình mới yêu được mọi người xung quanh! Khi dạy “yêu tha nhân
như chính mình”, Chúa Giêsu đương nhiên chấp nhận tình yêu bản

thân và lấy nó làm đối chiếu cho tình yêu tha nhân. Nhưng phải yêu

bản thân một cách đúng mực và có trách nhiệm thì mới có thể lấy bản

thân mình làm đối chiếu cho tình yêu đối với tha nhân. Đừng tìm đáp
ứng hết mọi nhu cầu bản thân, hãy cầu nguyện và suy nghĩ để biết

nhu cầu nào là cần thiết và nhu cầu nào là nên buông bỏ, nhờ đó mà
biết tin tưởng chấp nhận và nỗ lực tự đào tạo bản thân mình.

4. Tình yêu giữa các môn đệ

Khi nói những lời từ biệt cuối cùng, Chúa Giêsu trao cho các

môn đệ giới răn mới về một mức độ đỉnh điểm của tình yêu, cũng là

dấu hiệu căn tính của người môn đệ: “Thầu ban cho các con một điều răn
mới là các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con. Mọi

104. x. Mc 12,28-34.

|172 LM, MICAE-PHAOLÔ TRẦN MINH HUY, PSS

người sẽ cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ của Thầy là các con có

lòng yêu thương nhau”(105).

Các môn đệ là những người thay lời đổi ngôi cho Chúa Giêsu
thì tình yêu của họ đối với nhau phải phát triển đến mức hoàn hảo

như tình yêu mà Chúa Giêsu đã yêu họ: “yêu nhau như Chúa yêu mình",

không lấy mình làm qui chiếu nữa, song lấy Chúa Kitô làm mẫu mực

Chúng ta là những nhà đào tạo, tình yêu thương hiệp nhất của

chúng ta đối với nhau ảnh hưởng rất quan trọng trên các ứng sinh của
chúng ta, cũng như trên những người chung quanh mà chúng ta phục
vụ. Lời trách móc nặng nề nhất có thể nêu lên chống lại chúng ta là

chúng ta không thực hành điều mình công bố và dạy cho người khác.

IV. PHƯƠNG THẾ THỰC HIỆN

Giáo dục nhân bản Kitô giáo là nhằm việc nên thánh, do đó
ngoài việc thực hành các nhân đức đối thần, đối nhân và đối ngã,
chúng ta phải kêu xin Chúa Thánh Thần ban các hồng ân và hoa trái
thiêng liêng giúp chúng ta dễ dàng sống theo sự hướng dẫn qua bay

ơn của Ngài:

an Kính sợ là hồng ân giúp chúng ta không dám làm bất cứ điều

gì khả dĩ làm mất lòng Chúa: cậu bé Saviô dốc lòng thà chết chứ không

phạm tội trọng; mẹ vua thánh Louis luôn nhắc nhở con thì mẹ nhìn thấy

con chết trước mắt mẹ hơn là thấy con phạm tội trọng mất lòng Chúa; và đề

bảo vệ đức trinh khiết của mình, Maria Goretti bảo Alexander không

được làm thế, Chúa không muốn, sa hỏa ngục đó. Như thế, điều quan

trọng là làm sao gây nên ý thức sợ tội, vì con người ngày nay bị đánh

mất cảm thức về tội, nhất là trong một xã hội gian dối vì thiếu vắng

105. Ga 13,34-35.

NHÀ ĐÀO TẠO TÂM HUYẾT VÀ SỨ VỤ ĐÀO TẠO HÔM NAY | 243

Ba

NHỮNG BIỂU HIỆN

CỦA NGƯỜI TU SĨ TRƯỞNG THÀNH

I. LÒNG TRUNG THÀNH TRONG ĐỜI SỐNG
VÀ Sứ VụƠN GỌI

Khi khấn, nhất là khi khấn trọn đời, chúng ta cam kết trung

thành cho đến chết, cho dù hoàn cảnh cuộc sống ơn gọi có thế nào đi

nữa. Đào tạo trưởng thành nhân bản đời tu là đào tạo lòng tín trung

trong con đường dâng hiến, luôn mạnh mẽ, cứ phía trước mà tiến lên.

Chúa Giêsu đã yêu thương chọn gọi chúng ta và Ngài sẽ yêu thương

chúng ta cho đến cùng. Nhưng liệu chúng ta sẽ tín trung cho đến
cùng được không? Không có gì có thể tách biệt chúng ta ra khỏi tình
yêu của Chúa Kitô. Vậy có cái gì hay có người nào có thể tách biệt
Chúa Kitô ra khỏi tình yêu và cuộc sống của chúng ta không?

Chúa Giêsu đã nói “Nếu không có Thầu, các con không thể làm chi
được”. Chúng ta có Chúa Giêsu bằng đời sống cầu nguyện kết hiệp

mật thiết liên lỉ với Ngài. Theo kinh nghiệm của những người đi trước
thì người lơ là việc cầu nguyện, không kiên trì trong bổn phận tự

nhiên cũng như thiêng liêng theo bậc sống của mình thường dễ vấp
ngã và bỏ cuộc. ĐTC Phanxicô đã kêu gọi: “Chúng ta phải cầu nguyện để
trái tim có thể vơi đi những quyền lợi và những tình cảm khác... khỏi việc tôn
thờ những ngẫu tượng của phù hoa, của tự hào, của quyền lực, của tiền bạc...

xin giúp đỡ các linh mục, tu sĩ để họ có thể được tự do, không nô lệ, đểcon tim

244 | LM. MICAE-PHAOLÔ TRẦN MINH HUY, PSS

họ chỉ dành cho Chúa mà thôi, để tiếnggọi của Chúa có thểđược lắng nghe và

có thể sinh hoa kết quả”(225).

Kinh Thánh nói đến sự kiên trì như điều kiện để tín trung cho
đến cùng. Dĩ nhiên, để được kiên trì và tín trung trong đời sống và sứ

vụ ơn gọi, chúng ta không thể tránh khỏi những sự khốn khó, vì Chúa

gọi chúng ta đi con đường thập giá theo Ngài. Nhưng trong sự khốn

khó đó, chúng ta có lời hứa đầy hy vọng của Chúa.

Muốn kiện toàn đời sống và sứ vụ ơn gọi thì lòng trung tín cũng
vừa là điều kiện vừa là thành quả. Chúng ta hãy nghe chính miệng
Chúa Giêsu nói: “Ai trung tín trong việc rất nhỏ thì cũng trung tín trong

việc lớn; ai bất lương trong việc rất nhỏ thì cũng bất lương trong việc lớn?(26).

Thánh Phaolô khích lệ: “Không một thử thách nào đã xảy ra cho anh

em mà lại vượt quá sức loài người. Thiên Chúa là Đấng trung tín: Người
sẽ không để anh em bị thử thách quá sức; nhưng khi để anh em bị thử thách,
Người sẽ cho kết thúc tốt đẹp, đểanh em có sức chịu đựng”(227).

Còn thư Do Thái căn dặn: “Chúng ta hãy tiếp tục tuyên xưng niềm

hy vọng của chúng ta cách vững vàng, vì Đấng đã hứa là Đấng trung tín.

Chúng ta hãy để ý đến nhau, làm sao cho người này thúc đẩy người kia sống
yêu thương và làm những việc tốt”(228).

Các chiều kích của lòng trung tín:

1. Trung tín với Chúa và với Giáo Hội

Khi tuyên khấn, chúng ta công khai long trọng thưa với Chúa

trong tay bề trên trước sự chứng kiến của Thẩm quyền Giáo Hội và
cộng đoàn. Chúng ta ký kết với Chúa một giao ước, một hợp đồng,

225. Trích bài giảng thánh lễ ngày 3/3/2014 tại nhà Matta http://vietcatholic.org/News/

Html/121893.htm
226. Lc 16,10
227. 1 Cr 10,13.
228. Dt 10,23-24.

NHÀ ĐÀO TẠO TÂM HUYẾT VÀ SỬ VỤ ĐÀO TẠO HÓM NAY | 245

một cam kết trọn đời. Thiên Chúa là Đấng trung tín và Ngài “yêu cầu
chúng ta trung thành với Ngài, hằng ngày, trong đời sống thường ngày của

chúng ta. Ngài tiếp tục nói rằng Ngài vẫn luôn trung thành, ngay cả lúc

chúng ta bất trung với Ngài. Với lòng thương xót, Ngài không bao giờ mệt
mỏi đưa tay ra để nâng chúng ta lên, khuyến khích chúng ta tiếp tục cuộc
hành trình, quay về và nói với Ngài những yếu đuối của chúng ta, đểNgài có

thể ban cho chúng ta sức mạnh. Đây là cuộc hành trình thực sự: luôn bước đi
với Chúa, ngay cả những lúc yếu đuối, ngay cả trong tội lỗi của chúng ta”.

Vậy, tôi đã trung tín với Chúa như thế nào? Chúa có là ưu tiên và

là chóp đỉnh trên bậc thang giá trị của tôi không? Không có gì tách tôi
ra khỏi tình yêu của Đức Kitô, thế tôi có để ai hay cái gì tách Đức Kitô
ra khỏi tình yêu và cuộc đời của tôi không? Đức Kitô có thật sự là đối
tượng duy nhất của lòng trí tôi không? Tôi có trung tín với Giáo Hội
và giáo huấn của Giáo Hội là nhiệm thể mà Chúa Kitô là đầu không?

2. Trung tín với dòng và với anh chị em

Khi tuyên khấn, chúng ta cam kết sống theo hiến chương, nội
quy, đặc sủng, linh đạo và sứ vụ của dòng, cùng với anh chị em đồng
chung lý tưởng, đồng thời cam kết trao gởi cuộc đời mình cho dòng
dìu dắt, vui vẻ đón nhận những gì dòng cần đến vì sứ vụ và công việc
của dòng, dù đôi khi công việc và sứ vụ ấy nằm ngoài tầm tay của

mình. Chúng ta đem vào dòng những khả năng, những sở thích sẵn

có hay nhờ dòng mà đã học hành thủ đắc được các khả năng đó, đồng
thời đặt để những khả năng và sở thích đó tùy thuộc bề trên dòng sắp

đặt sử dụng, chấp nhận sự bất định của đời tu: được sai đến nơi mình

không muốn, ở với người mình không ưa, làm việc mình không thích,

với lòng tin trung và vâng lời, coi đó như là Thánh ý Chúa.

229.ĐTC Phanxicô đã nói khi dâng hiến thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria ngày

13/10/2013 - theo Radio Vatican.

246 | LM. MICAE-PHAOLÔ TRẦN MINH HUY, PSS

Trong ý thức và bổn phận xây dựng đời sống chung, chúng ta

được đòi hỏi thương yêu bênh vực anh chị em vì thanh danh của
dòng, của chúng ta và của chính những anh chị em ấy, cũng như phải
đối đầu với họ vì những suy nghĩ hay hành động trái ngược với đời

tu, với dòng, với anh chị em của họ nữa. Vậy chúng ta đã sống, đã làm

thế nào? Lý tưởng nên thánh có luôn là động lực đời sống chúng ta
không? Khi chưa khấn, chúng ta quảng đại đón nhận tất cả như hồng
ân. Khấn rồi, chúng ta có còn luôn sẵn sàng đón nhận sự điều động,
sai phái của bề trên với tinh thần siêu nhiên, đồng trách nhiệm hay
thoái thác và đặt điều kiện? Chúng ta có thực sự yêu thương liên đới

với anh chị em hay chỉ lo vun vén cho bản thân, theo chủ thuyết ích

kỷ “mackenô” (mặc kệ nó) và “macketao” (mặc kệ tao), sống chết hay

dở mặc ai?

3. Trung tín với lời khấn vâng phục

Lời khấn vâng phục là lời khấn khó nhất và quan trọng nhất

giúp chúng ta giữ được trọn vẹn hai lời khấn khó nghèo và khiết tịnh,
vì nó chạm tới tự do, bản ngã và ý riêng của con người chúng ta. Quả
vậy, ĐTC Phanxicô nói: “Đức oâng phục, xét như là lắng nghe ý muốn của
Thiên Chúa, trong sự thôi thúc nội tâm của Chúa Thánh Thần, được Giáo Hội
chứng thực, ngang qua các trung gian nhân loại– là các đấng bề trên-723).
Phải có một tinh thần đức tin siêu nhiên mạnh mẽ mới lĩnh hội được
tính cách huyền nhiệm của thánh ý Chúa và vâng phục ý muốn của

Chúa qua bề trên cách triệt để được, như gương mẫu vâng phục của
Chúa Giêsu và Mẹ Maria, vì thánh ý Chúa luôn vượt quá mọi lý lẽ của

trí óc con người.

230. Trích diễn từ của ĐTC Phanxicô trong cuộc tiếp kiến ngày 8/5/2013 với Hiệp hội Quốc tế
các Bề trên Tổng quyền dòng nữ.

NHÀ ĐÀO TẠO TÂM HUYẾT VÀ SỬ VỤ ĐÀO TẠO HÓM NAY | 247

Từ bỏ ý riêng là chết cho chính mình thì không dễ lắm đâu, vì
không phải chỉ trong chốc lát, song trong từng phút giây của cuộc

sống mỗi ngày suốt đời, mà chẳng bao giờ chúng ta biết trước được

cái gì Chúa và bề trên sẽ yêu cầu. Vâng lời như thế đòi hỏi sự sẵn lòng

để ra một bên mọi sự vì Chúa, rộng mở tâm hồn để đi trên con đường

Chúa chỉ định. Đi cho tới cùng, vâng lời đòi hỏi chúng ta nhượng bộ

mọi sự cho Chúa, coi vâng lời bề trên như diễn tả trọn vẹn sự lệ thuộc

vào Chúa và hội dòng: trí khôn, con tim, ý muốn, và cả đời sống mình
nữa. Sự vâng lời như vậy cần đến hy sinh trong đức tin, với lòng mến

yêu cao độ, coi Chúa là tất cả, và tìm Chúa hơn là công việc của Chúa.

Chúa Giêsu Kitô đã tự hạ mình, cũng phục cho đến chết, chết trên Thập giá.
Mầu nhiệm Chúa Kitô là một công phục sinh hoa trái, đời sống thánh hiến

cũng vậy, cũng phục là biểu trưng cho đường lối của Chúa Kitô.

Vậy chúng ta đã vâng lời như thế nào? Chúng ta tìm theo ý riêng
mình hay ý bề trên và ý Chúa? Trong những trường hợp khó khăn tế
nhị, chúng ta có cùng bề trên cầu nguyện để tìm ý Chúa không? Chúng
ta có biết và tin tưởng rằng bề trên có kinh nghiệm trong việc tìm ý
Chúa cho mình, cho những quyết định trên cộng đoàn và trên mỗi
thành viên không? Lại nữa, bề trên có được ơn đoàn sủng, ơn phân
định đặc biệt của Chúa Thánh Thần mà chúng ta không có không?

Chúng ta có thực sự tìm Chúa hơn tìm bản thân chúng ta, tìm công
việc của Chúa hơn công việc của chúng ta, và tìm Chúa hơn công việc

của Chúa không? ĐTC Phanxicô nói: “Một đức dâng lời trưởng thành và

quảng đại đòi hỏi các con phải dính kết trong lời cầu nguyện với Chúa Kitô,
sống tinh thần phục vụ và học nâng lời qua đau khổ. Sẽ không có con đường
tắt: Chúa mong muốn tâm hồn chúng ta trọn vẹn, điều đó có nghĩa là chúng
ta không được bán dính” và “phải đi ra khỏi chính mình” để càng ngày càng

tốt hơn”(231)

231. Jean-Marie Guenois viết trong Le Figaro ngày 16/8/2014 Nguyễn Tùng Lâm dịch.

248 | LM. MICAE-PHAOLÔ TRẦN MINH HUY, PSS

4. Trung tín với lời khấn khó nghèo

Mc 10,17-27, khi khấn khó nghèo, chúng ta hứa từ bỏ mọi tư hữu

của cải, đặt mọi sự làm của chung, kể cả mạng sống cùng những trí
thức, tài năng, đức độ trong sự tùy thuộc vào dòng, chấp nhận chịu

mọi chi phối và đón nhận từ dòng mọi sự. ĐTC Phanxicô nói: “Sự
nghèo khó dạy chúng ta biết liên đới, chia sẻ và bác ái, được diễn tả trong sự

tiết độ, giản dị và niềm vui về điều chính yếu, đề phòng các ngẫu tượng vật
chất uốn làm mờ tối ý nghĩa đích thực của cuộc sống... Sự nghèo khó lý thuyết

không được ích gì. Sự nghèo khó được học biết bằng cách chạm đến thân xác

của Chúa Kitô nghèo khó nơi những người hèn mọn, bệnh tật, trẻ em... Đức
nghèo khó xét như là việc vượt quá mọi thói ích kỷ, dạy chúng ta tin tưởng
oào Thiên Chúa quan phòng, và hiểu rằng chúng ta xây dựng Vương quốc
Thiên Chúa không phải bằng những phương tiện nhân loại, mà trước tiên
bằng chính sức mạnh ân sủng của Chúa, Đấng đang hành động xuyên qua sự
yếu đuối của chúng ta”(232). Ngài còn nhấn mạnh: “Nghèo đói không phải luôn
là vật chất, có một sự nghèo đói tinh thần đang bám lấy con người hiện đại:

nghèo nàn tình yêu, khao khát sự thật và công lý... Quả thật, cái nghèo nàn

lớn nhất là sự thiếu vắng Chúa Kitô, và chúng ta đã làm được quá ít ỏi cho con

người khi chúng ta chưa đem Chúa Giêsu đến cho họ?(233).

Vậy chúng ta đã hiểu thế nào về lời khấn khó nghèo và sự khó

nghèo đích thực? ĐTC thúc giục: “Các con đừng bao giờ mệt mỏi tỏ lòng

xót thương, đừng xấu hổ khi phải ân cần với người cao tuổi. Hãy phân phát

cho mọi người Lời Chúa mà chính các con đã vui mừng nhận lãnh”. “Thật

đau lòng khi cha nhìn thấy một linh mục hay một nữ tu lái các mẫu xe mới
nhất, các con không thể làm điều này được. Một chiếc xe là cần thiết để làm rất
nhiều công việc, nhưng xin vui lòng chọn một cái khiêm tốn hơn. Nếu các con

thích một chiếc xe hào nhoáng, thì chỉ cần suy nghĩ đến bao nhiêu trẻ em đang
chết đói trên thếgiới”(24). Ngài cũng nói rằng điện thoại thông minh mới

232. Trích diễn từ của ĐTC Phanxicô trong cuộc tiếp kiến ngày 8/5/2013 với Hiệp hội Quốc tế
các Bề trên Tổng quyền dòng nữ.

233. Trích thư ĐTC Phanxicô viết ngày 18/8/2013 cho Hội nghị Rimini (Ý) của Phong trào Giáo
dân Hiệp thông và Hòa giải.

234.Phát biểu khi gặp gỡ các linh mục và tu sĩ đang học tại Rôma ngày 6/7/2013,

NHÀ ĐÀO TẠO TÂM HUYẾT VÀ SỨ VỤ ĐÀO TẠO HÓM NAY | 249

nhất hoặc những đồ dùng thời trang không phải là con đường đưa tới

hạnh phúc.

Nghèo không phải là không có gì, nhưng là dùng mà không quá

bám dính đến như nô lệ: tiền bạc là một đầy tớ tốt, nhưng là một ông
chủ xấu. Chớ gì trong khi đòi hỏi tinh thần nghèo khó bằng cách giao

nộp mọi thứ tiền bạc, các vị hữu trách biết lo liệu mọi sự cần thiết
cho chị em, nhất là khi phải đi ra ngoài, để chị em khỏi mắc lỗi vì
phải thủ lại một số nào đó phòng khi bất trắc. Điều này các dòng hoạt
động chắc phải lưu ý hơn. Vật chất chúng ta không có bao nhiêu, chớ
gì chúng ta không nghèo tình thương, tình liên đới chị em, nhất là

không nghèo Lời Chúa và chính Chúa, và luôn sẵn sàng đem chia sẻ
cho người khác.

Khi gặp các tu sĩ trong cuộc thăm viếng mục vụ Hàn Quốc, ĐTC
Phanxicô nói: “Trong đời sống tận hiến, đức Khó nghèo vừa là “bức tường”
vừa là “bà mẹ.” “Bức tường” vì nó bảo vệ đời sống tận hiến, “mẹ” vì nó giúp

mình lớn lên và dẫn mình đi trên con đường ngay thẳng”... Các tu sĩ đã khấn

khó nghèo mà lại sống giàu có thì họ sống một đời sống đạo đức giả, họ làm
thương tổn tâm hồn các tín hữu và làm cho Giáo Hội bị nhận chìm... Thật

nguy hiểm khi sống theo lối sống trần tục, lối sống chỉ đặt hy vọng vào các

phương tiện của con người, hủy đi chứng tá của ơn khó nghèo mà Chúa Giêsu
Kitô đã sống và đã dạy chúng ta”.

Alexander đại đế trước khi chết đã để lại 3 điều ước: “Điều ước
đầu tiên, hãy bảo thầy thuốc một mình đi trước quan tài của ta”. “Ước
nguyện thứ hai, hãy rải vàng, bạc và châu báu trong kho trên suốt dọc
đường đến mộ ta khi các ngươi mang quan tài ra nghĩa địa.” “Ước
muốn cuối cùng, hãy đặt hai bàn tay ta ra bên ngoài cỗ quan tài.”

Rồi vua giải thích: “Ta muốn mọi người hiểu được ba bài học mà
ta đã nhận ra. Để người thầy thuốc đi một mình trước quan tài ta, bởi
một vị thầy thuốc không thể nào thực sự chữa bệnh cho người ta, nhất

là khi đối diện với cái chết, thầy thuốc hoàn toàn bất lực. Ta hy vọng

250 | LM. MICAE-PHAOLÔ TRÁN MINH HUY, PSS

mọi người sẽ học được rằng phải trân quý cuộc sống của chính mình.

Mong ước thứ hai của ta là để nhắn nhủ mọi người rằng không nên

theo đuổi mộng giàu sang, ta tiêu tốn cả đời chạy theo sự giàu sang,
nhưng ta đã lãng phí hầu hết thời gian của đời người. Mong ước thứ
ba của ta là để người đời hiểu rằng ta đến thế gian này với hai bàn tay
trắng và ta sẽ rời bỏ thế gian này cũng với hai bàn tay trắng”. Nói xong

những lời này, vua Alexander đã nhắm mắt lại và trút hơi thở cuối

cùng.

Công danh lợi lộc chẳng dài lâu, đời người chỉ thoáng qua như

mây khói. Vì vậy, hãy tận dụng những năm tháng đời người ngắn
ngủi để sống sao cho có ý nghĩa, sống sao cho có ích, phụng sự Thiên
Chúa và phục vụ tha nhân, đừng để đến khi sắp cận kề cái chết, mới

nhận ra ý nghĩa của đời người.

5. Trung tín với lời khấn khiết tịnh

Khi khấn khiết tịnh, chúng ta dâng trọn trái tim, dâng trọn cuộc

đời cho Chúa và tìm cách làm đẹp lòng Người, như thánh Phaolô nói:

“Tôi muốn anh chị em không phải bận tâm lo lắng điều gì. Đàn ông không có

vợ thì chuyên lo việc Chúa: họ tìm cách làm đẹp lòng Người. Còn người có vợ

thì lo lắng việc đời: họ tìm cách làm đẹp lòng vợ, thế là họ bị chia sẻ. Cũng vậy,

đàn bà không có chồng và người trinh nữ thì chuyên lo việc Chúa, để thuộc
trọn về Người cả hồn lẫn xác. Còn người có chồng thì lo lắng việc đời: họ tìm
cách làm đẹp lòng chồng”(235).

Mc 10,1-12, qua lời khấn, chúng ta ký kết với Chúa một giao ước

nhiệm hôn236) và đòi hỏi phải có sự chung thủy. Người đàn bà đời

thường muốn nếm sự mặn mà của tình bạn, sự nồng nàn của tình yêu,
khao khát trải nghiệm sự ngọt ngào bên người yêu, hưởng sự âu yếm

của hôn phu và những an ủi khả giác. Trong sâu thẳm của lòng mình,

235. x. 1 Cr 7,32.34.
236. x. Os 2,22.

NHÀ ĐÀO TẠO TÂM HUYẾT VÀ SỬ Vụ ĐÀO TẠO HÔM NAY | 251

chúng ta cũng có như vậy, nhưng chúng ta đã tự nguyện khước từ

chúng, để chọn một tình yêu cao hơn, trọn vẹn hơn cho Chúa và các

linh hồn. ĐTC Phanxicô nói: “Đức khiết tịnh là một đặc sủng quý giá, nó

mở rộng tự do trao hiến cho Thiên Chúa và tha nhân, với sự hiền lành, lòng
nhân từ, sự gần gũi của Chúa Kitô. Sự khiết tịnh vì Nước trời cho thấy đời
sống tình cảm nằm trong một sự tự do chín chắn và trở thành dấu chỉ của thế
giới sắp đến để luôn làm rạng ngời tính tối thượng của Thiên Chúa... một
đức khiết tịnh phong nhiều sinh ra những người con thiêng liêng trong Giáo

Hội”(37).

Tuy đi tu, chúng ta vẫn không thôi là con người, và cuộc sống

luôn có những trắc trở cần phải tỉnh thức, vì chung quanh chúng

ta luôn có những cạm bẫy bủa giăng, rình rập. Chúng ta sẽ sa bẫy,
nếu không có cái nhìn đức tin mạnh mẽ vào sự hiện diện của Chúa,
không dán mắt vào Đấng chúng ta kết ước, thì khả năng đi tìm niềm
an ủi khá giác sẽ bùng lên trong tâm trí và ước muốn, nhất là những
lúc gặp phải thử thách buồn phiền, cám dỗ, yếu đuối, như thánh
Phaolô thú nhận “Có ai trong anh chị em yếu đuối mà tôi không cảm thấy
yếu đuối, có ai trong anh chị em sa ngã mà tôi không cảm thấy như thiêu

như đốt”(238) và Ngài nhắc nhở “ai tưởng rằng mình đang đứng vững coi

chừng kẻo ngã”(239).

Vậy chúng ta đã làm gì để trung tín trong lời khấn khiết tịnh?

Chúng ta có dùng mọi biện pháp siêu nhiên cũng như tự nhiên để giữ

mình không? Chúng ta có quan tâm năm yếu tố cần thiết để giữ mọi
mối tương quan được hài hòa, quận bình và an toàn không? Đó là nơi
chốn gặp gỡ, thời gian và thời lượng, khoảng cách thể lý và tâm lý, sự
có mặt của những người thứ ba, nhất là sống sự hiện diện khuất ẩn
nhưng rất thực của Chúa. Vì thế, ĐTC Phanxicô căn dặn: “Khiết tịnh

237.Trích diễn từ của ĐTC Phanxicô trong cuộc tiếp kiến ngày 8/5/2013 với Hiệp hội Quốc tế

các Bề trên Tổng quyền dòng nữ.
238.2 Cr 11,29.

239.2 Cr 11,29; 1 Cr 10.12.

252 | LM. MICAE-PHAOLÔ TRẦN MINH HUY, PSS

là biểu hiện tâm tình tận hiến duy nhất cho tình yêu của Chúa, là tảng đá
của tâm hồn chúng ta. Chúng ta tất cả đều biết một sự hiến thân riêng tưcủa

mình sẽ đòi hỏi như thế nào. Các cám dỗ trong lời khấn này đòi hỏi chúng ta

phải khiêm tốn tin tưởng vào Chúa, cảnh giác và kiên định”(240).

Ngài nhắc nhở: “Đức khiết tịnh, nghèo khó, vâng lời trở thành một
chứng tá vui vẻ của tình yêu Thiên Chúa trong cách chúng ta bám trụ vững
oàng trên tảng đá của lòng thương xót... Chỉ khi nào chứng tá của chúng
ta vui vẻ, thì chúng ta mới lôi cuốn được giáo dân đến với Chúa Kitô; niềm
vui này là ơn phúc được nuôi dưỡng bằng đời sống cầu nguyện, chiêm niệm

Lời Chúa, cử hành các bí tích và sống đời sống cộng đồng. Khi thiếu những

chuyện này, thì lúc đó yếu đuối và khó khăn xuất hiện, nó làm đen tối niềm

vui mà chúng ta đã từng biết một cách mật thiết ở buổi ban đầu con đường

chúng ta đi”.

Chúng ta đã qua một chặng đường khá dài trong đời tu. Liệu
chúng ta có cảm nhận được hạnh phúc và quyết tâm theo Chúa cho

đến cùng, không hề do dự hay hối tiếc không? Chúng ta hãy nghe lời
chia sẻ của ĐTC Phanxicô về chặng đường 60 năm theo tiếng Chúa

gọi của ngài: “Sau nhiều năm trôi qua với một số thành công, niềm vui,

nhưng nhiều năm thất bại, yếu đuối, tội lỗi..., Cha nói với các con điều này:

Cha không bao giờ hối tiếc! bởi vì, ngay cả trong những lúc đen tối nhất, trong
những lúc tội lỗi, trong những lúc yếu đuối, trong những lúc thất bại, cha
luôn luôn nhìn vào Chúa Giêsu và cho tín thác vào Người, và Người đã không

bỏ cha một mình. Hãy tín thác vào Chúa Giêsu! Người luôn luôn tiến bước,

đồng hành với chúng ta! Người thành tín, Người là người bạn đồng hành

trung thành”(241).

Chớ gì mỗi người chúng ta cũng cảm nhận được hạnh phúc đi

theo Chúa, trung tín với Chúa, với hội dòng và với chị em qua việc
thực thi triệt để ba lời khấn dòng. Chính hạnh phúc tỏa chiếu nơi
niềm vui, ngời lên trong ánh mắt và nụ cười, làm chứng tá cho Nước

240. ĐTC Phanxicô nói khi gặp các tu sĩ trong cuộc thăm viếng mục vụ Hàn Quốc.

241. Trích chia sẻ của ĐTC Phanxicô với giới trẻ Sardinia trong chuyến viếng thăm mục vụ
Cagliari Chủ Nhật 22/9/2013.

NHÀ ĐÀO TẠO TÂM HUYẾT VÀ SỬ VỤ ĐÀO TẠO HÓM NAY | 253

Chúa và cổ vũ cho những ơn gọi tiếp nối chúng ta. ĐTC Phanxicô bảo
chúng ta phải thể hiện niềm vui và một diện mạo nhân bản xuất phát

từ việc nhận biết Chúa Giêsu. Ngài nói: “Khi bước vào cuộc hành trình
suy niệm về Chúa Giêsu Kitô, cầu nguyện và sám hối với Ngài, lòng
nhân bản của chúng ta phát triển... Làm thế nào để một tu sĩ thể hiện

lòng nhân bản của mình? Thưa, thông qua niềm vui, và ngày càng

hân hoan hơn nữa! Tôi thật buồn khi nhìn thấy các tu sĩ với khuôn
mặt buồn rười rượi. Họ có thể mỉm cười, nhưng đó là một nụ cười giả
tạo như những nụ cười của tiếp viên hàng không. Không! Chúng ta
hãy cho thấy nụ cười hân hoan đến từ niềm vui nội tâm nhé?” (242).

Nguyện xin Chúa Thánh Thần giúp chúng ta luôn tín trung suốt
đời, cho đến cùng, với Chúa, với Giáo Hội, với hội dòng, với chị em,

trong việc thực thi, cách khôn ngoan như con rắn và đơn sơ như bồ

câu, ba lời khấn dòng vâng lời, khó nghèo và khiết tịnh mà chúng ta

đã tuyên khấn.

II. NHỮNG TÂM TÌNH TRƯỞNG THÀNH

THIẾT YẾU TRONG NHÂN CÁCH Tu SĨ

1. Tâm tình biết ơn

Thánh lễ là chóp đỉnh và trung tâm của đời sống cầu nguyện và
thờ phượng, cũng như đời sống và sứ vụ của Hội Thánh. Tất cả đều
xuất phát từ Thánh lễ và qui hướng về Thánh lễ, mà Thánh lễ chính là

mầu nhiệm tạ ơn. Chính Chúa Giêsu đã đòi hỏi lòng biết ơn đó khi chữa

lành mười người chung cùi243). Và cũng chính Chúa Giêsu làm gương

242. Biên tập lời phát biểu của ĐTC Phanxicô trong cuộc viếng thăm Assidi và Dòng chị em

khó nghèo thánh Clara ngày 10/4/2013.

243. Lc 17,11-19.

CHƯƠNG NAM

TÌM CHÚA HƠN LÀ
CÔNG VIỆC CỦA CHÚA

1. Sống kinh nghiệm về chính Chúa

K inh nghiệm nền tảng Chúa là tất cả bắt nguồn sâu xa từ một
kinh nghiệm thiêng liêng và thần bí, nó giúp chúng ta nhận
biết Thiên Chúa là tuyệt đối và chúng ta có quichiếu tối hậu

nơi Ngài, đến đối ngay cả giữa những cơn thử thách lớn lao và trong
nối ngờ vực sâu xa nhất của đêm tối đức tin, chúng ta cũng cảm nhận
được cách chắc chắn rằng THIÊN CHÚA LÀ TẤT CẢ. Xác tín này cổ
vũ chúng ta dấn thân sống bền đỗ đời sống và sứ vụ linh mục trong

mọi hoàn cảnh cuộc đời. Xác tín Chúa là tất cả là một kinh nghiệm đem
lại bình an và vui tươi ngày càng lớn lên, là một thứ thần bí kích hoạt
làm phát sinh sức mạnh cần thiết để chúng ta sống vui tươi cuộc đời
linh mục của mình, là một nguồn lực năng động luôn luôn có mặt với

chúng ta.

Kinh nghiệm Chúa là tất cả này là một ân ban của Chúa mà chúng

ta phải làm tăng trưởng bằng cầu nguyện, chiêm niệm và đời sống nội

tâm. Chúng ta chạy đến với kinh nghiệm nền tảng Chúa là tất cả này cách
tự phát khi gặp khủng hoảng, ngờ vực,... vì đó là một thứ đá tảng
không thể chuyển lay trong những thời khắc khó khăn khác nhau

354 | LM. MICAE-PHAOLÔ TRẦN MINH HUY, PSS

của bất trung, chán nản, lầm lạc và cả tội lỗi... Kinh nghiệm nền tảng
Chúa là tất cả này luôn là một lời mời gọi chúng ta sám hối, trở về với
lòng nhiệt thành ban đầu, nếu ngọn lửa của nó không bị dập dắt vì sự

chểnh mảng của chúng ta. Trong những cơn khủng hoảng tình cảm

hay tính dục, kinh nghiệm nền tảng Chúa là tất cả xuất hiện như sức vượt

lên, và trong cô tịch của tâm hồn đổi mới, nó trở thành sự thanh thản

sâu xa phát xuất do sự chắc chắn rằng Chúa luôn yêu thương tha thứ
cho chúng ta và Ngài yêu thương chúng ta cho đến cùng, bất chấp tất
cả yếu đuối và tội lỗi của chúng ta.

Kinh nghiệm nền tảng Chúa là tất cả này là hàn thử biểu cho hành
trình ơn gọi và sứ vụ của chúng ta. Hành trình đó không được đo

lường bởi tính hiệu quả và thành công trong các hoạt động tông đồ,

cũng không phải bởi sự phát triển hợp lý và hữu hiệu các tài năng
riêng của chúng ta. Chính vì thế, kinh nghiệm Chúa là tất cả soi sáng và

kích hoạt bất cứ hoàn cảnh sống nào của chúng ta. Chúng ta có thể

khẳng định rằng, nó có đủ nước để tưới mát bất cứ sa mạc khô cằn nào
của tâm hồn chúng ta. Kinh nghiệm Chúa là tất cả này là nguồn đặc sủng
và sức năng động tông đồ của chúng ta: mọi sứ vụ, mọi tận tụy tông
đồ, khát vọng hiến mình cho các linh hồn đều được phát sinh và nuôi

dưỡng thường xuyên bởi cảm nhận Thiên Chúa là tất cả.

Kinh nghiệm nền tảng Chúa là tất cả đi trước mọi sứ vụ gắn liền với
nó, vì nó luôn luôn qui chiếu vào chính Thiên Chúa là Đấng nâng đỡ
nó. Chính kinh nghiệm nền tảng Chúa là tất cả này giải thích thái độ của
những người ngày đêm âm thầm phục vụ trong những công việc tay

chân tầm thường, khuất ẩn, chẳng ai để ý tới, hoặc thái độ của những
người đang dấn thân trong các hoạt động tông đồ đang thành công
bất ngờ bị bứng đi, và phải đi tới một nơi như cuộc lưu đày lặng lẽ.
Trong số đó có những giáo sư, những nhà nghiên cứu, những nhà
lãnh đạo mà hoạt động của họ vốn sáng chói nay bị cấm viết, cấm dạy
và bị loại ra, nhưng họ đã bằng an chấp nhận sự thầm lặng mới đó mà

| NHÀ ĐÀO TẠO TÂM HUYẾT VÀ SỨ VỤ ĐÀO TẠO HOM NAY 355

không hề chống lại. Tại sao? Vì họ trải nếm được kinh nghiệm nền tảng

“Một mình Thiên Chúa là đủ!”

Kinh nghiệm Chúa là tất cả là một ân ban của Chúa, cần phải được

các Cơ cấu Giáo Hội vun đắp và giúp đỡ. Quả thế, Giáo Hội luôn cung

cấp đủ mọi phương thế cần thiết, tự nhiên cũng như siêu nhiên cho
con cái mình, để nuôi dưỡng kinh nghiệm nền tảng Chúa là tất cả và luôn

đặt Chúa lên vị trí hàng đầu:

• Đức Khó nghèo xét như sự lột bỏ và không bám dính bất cứ
cái gì để hoàn toàn lệ thuộc vào Chúa(394

• Đức Vầng lời giúp chúng ta học hỏi ở người đã vượt qua

những con đường qui phục Thánh ý Chúa trước mình: bề
trên là người, vừa có kinh nghiệm tìm ý Chúa cho mình, cho
những quyết định của mình trên cộng đoàn và mỗi thành
viên, vừa dạy chúng ta tìm ý Chúa và cùng chúng ta tìm ý

Chúa(395),

• Đức Khiết tịnh không phải là một khổ chế trấn áp cho bằng

là diễn tả một tình yêu trọn vẹn cho Thiên Chúa, không chia
sẻ cho ai hay cái gì khác mà thánh Phaolô đã nói về người

đàn ông không có vợ và người trinh nữ396).

Kinh nghiệm nền tảng Chúa là tất cả không phải là điểm khởi đầu,

mà là điểm phải đến: chớ gì không có ai hay không có gì làm chúng

ta phải giao động hay lo sợ. Mọi sự đều qua đi, nhưng Thiên Chúa
không hề thay đổi. Lòng nhẫn nại vượt thắng tất cả. Ai có được Thiên
Chúa thì chẳng thiếu gì hết: Một mình Thiên Chúa là đủ.

394. x. G 1,21; 2, 10b.

395. 1. Huấn thị Phục vụ Quyền bính và Vâng lời năm 2008 của Bộ Tu sĩ.

396. 1 Cr 7,32-35.

356 | LM. MICAE-PHAOLÔ TRẦN MINH HUY, PSS

2. Sống sứ vụ tông đồ: Công việc của Chúa

Kiểu sống sứ vụ tông đồ là cái chung nhất của đời tu chúng ta.
Đa số ơn gọi chúng ta đều có động lực là sứ vụ tông đồ. Chúng ta đi

tu vì muốn phục vụ tha nhân, muốn đi truyền giáo, muốn tận tụy
với việc đào tạo, muốn xả thân cho người nghèo. Cái quan trọng nhất
chúng ta nhắm đến là phục vụ, tức công việc của Chúa. Các cơ cấu
Giáo Hội được nhắm tới và được đón nhận như điểm tựa mục vụ giúp
chúng ta dấn thân trọn vẹn cho sứ vụ tông đồ. Ngay cả sự nâng đỡ
tình cảm của anh chị em cũng có phận vụ tạo nên thế quân bình để
công việc phục vụ dưỡng giáo và truyền giáo được hiệu quả lớn nhất.

Các đức tính cần mẫn, quảng đại, sẵn sàng phục vụ... là những
giá trị hàng đầu cho sứ vụ tông đồ. Việc hoàn thiện các đức tính nhân
bản, thăng tiến các tài năng, đào tạo nghiệp vụ là những yếu tố căn

bản cho hiệu năng tốt hơn trong việc tông đồ. Đức khiết tịnh được xét
đến trong viện ảnh phục vụ, vì nó được coi là thích hợp cho sự sẵn
sàng khi thuyên chuyển(397).

Người ta đánh giá cao những người có thành tích tông đồ, mà

coi thường những người thiếu khả năng đó, khiến một số người bỏ

bê đời sống thiêng liêng để mãi mê chạy theo tính hiệu quả của công
việc. Điều đó làm phát sinh một vấn đề nội tại: khi một người coi hoạt

động tông đồ là nguồn động lực tối hậu của đời sống ơn gọi của mình
mà mọi sự được trôi chảy, đáp ứng được các nhu cầu tâm lý, thiêng

liêng và nhân bản, thì người đó bước đi trong an bình, vì các hoạt
động thỏa mãn được tình cảm, bù trừ cho sự từ bỏ của đời sống độc
thân, những thúc đẩy tình cảm tìm được sự thăng hoa lành mạnh và

đời sống thừa tác không có gì rắc rối, nhưng các vấn đề sẽ nổi lên khi
hoạt động tông đồ mất đi hiệu năng hay không còn mang lại ý nghĩa

cho đời sống họ nữa.

397. Linh mục Giáo hội Đông phương có vợ con nên rất khó thuyên chuyển; các linh mục và
nữ tu nào bị dính bản tình cảm cũng gây nên nhiều khó khăn cho nhà dòng khi cần thuyền

chuyền!

| NHÀ ĐÀO TẠO TÂM HUYẾT VÀ SỬ VỤ ĐÀO TẠO HÓM NAY 357

Sự chán nản lớn lao của những người quá lý tưởng lúc mới vào
tu cũng tác động tới họ và họ cảm thấy không còn động lực để kiến
trì, nếu họ vào tu chỉ vì những động lực tông đồ, chứ không phải vì
chính Chúa. Đó là lý do tại sao việc rời bỏ đời tu là kết quả đương

nhiên của cơn khủng hoảng, vì động lực tông đồ không thể thực

hiện được, khiến họ nản lòng và bỏ cuộc. Vì người ta chỉ nghĩ đến

việc của Chúa mà quên đi chính Chúa

Một cuộc sống tu trì mà chỉ chú trọng đến hoạt động tông đồ
thôi sẽ gây nhiều khó khăn cho những ai quá bận tâm kiếm tìm hiểu

năng của hoạt động. Cơn khủng hoảng gây nên do kiểu sống ấy sẽ
đưa đến sự cạn kiệt ơn gọi nhanh chóng như hoàn cảnh thiếu ơn gọi
trong các thập niên qua ở Âu Mỹ. Chúng ta cũng phải dự phòng trước
tình trạng ấy một ngày kia cũng sẽ tới với Giáo hội Việt Nam chúng ta:
ngày nay tại các thành phố lớn không còn ơn gọi nữa, do tình trạng ít
con và cuộc sống quá dễ dãi, tự do, quen thưởng thụ, người trẻ sẽ khó
chấp nhận và không kham nổi nếp sống kỷ luật và khổ hạnh tu trì.

Sự xung đột cũng nhất thiết xảy ra giữa các Cơ cấu tông đồ nặng
về truyền thống và lối sống tông đồ sáng tạo của thế hệ mới. Vì thế,
chúng ta phải luôn canh tân, điều chỉnh sao cho phù hợp với tâm thức

thời đại mà vẫn giữ được cái cốt lõi của sứ vụ. Nếu không, gánh nặng
của cơ cấu truyền thống sẽ bị kết thúc bởi những khủng hoảng và
những cuộc ra đi. Dĩ nhiên, vẫn có những người kiên trì ở lại, ngay cả

khi họ không còn có được hoạt động tông đồ hữu hiệu nữa. Nhưng
họ kiên trì ở lại bởi nhiều áp lực, vì đối với họ, việc rời bỏ đời tu là một

sự sụp đổ hoàn toàn. Trong kiểu sống này, đức khiết tịnh, một khi

không còn được nâng đỡ bởi nhiệt huyết tông đồ, phải được duy trì

bởi sự khổ hạnh gắn liền với kỷ luật hơn là tình yêu tự nguyện và trọn

vẹn cho Thiên Chúa.

Một số người tìm sự hứng thú nơi giải pháp hoàn cảnh là các

hoạt động tông đồ mới. Có những người làm việc đào tạo đã bỏ trường

học để đi ra giáo xứ, coi đó là hứng thú; rồi khi chán một giáo xứ, họ

358 | LM, MICAE-PHAOLÔ TRẦN MINH HUY, PSS

lại ra đi vào đời, và hứng thú lại trở lại. Nhưng khi họ lại chán mệt mỏi

trường xã hội thì họ sẽ đi đâu? Có những người tìm giải pháp theo
thời tiêu cực: đã quá muộn để rời bỏ đời tu, phải cố chịu đựng cuộc
sống như đã được an bài. Nhưng họ đau khổ vì nỗi xao xuyến về một
ơn gọi thật ý nghĩa trong quá khứ mà bây giờ không còn nữa. Những
người khác ở lại vì đời tu mang lại cho họ một cuộc sống tiện nghi và
trưởng giả, dù rất tầm thường. Họ không còn tin tưởng vào lý do tồn
tại của cuộc sống họ đang sống, chấp nhận công việc tông đồ ít ỏi mà

họ làm.

Đó là tình trạng và tâm trạng của những người chỉ tìm việc của

Chúa mà quên đi chính Chúa. Nếu động lực đời tu là sứ vụ tông đồ

mà còn như thế thì huống hồ gì những động lực có tính cách trần thế
khác: khi không đạt được những điều tìm kiếm, lại gặp phải những

khó khăn thử thách, họ sẽ bỏ cuộc hoặc sẽ sống một cuộc đời tu miễn
cưỡng, đã không triển nở hạnh phúc, mà còn sẽ có những tiêu cực

nguy hại cho bản thân, cho tha nhân, cho Giáo Hội và sứ mệnh của

Giáo Hội, vốn là công trình của Thiên Chúa. Do đó, việc đào tạo phải
giúp phân định để thanh tẩy và loại bỏ các động lực hay áp lực không
thích hợp khi bước vào đời tu. Chúng ta cố gắng phát huy và thăng
tiến thế mạnh, vừa chiêm niệm vừa hoạt động của mình một cách hài

hòa, vừa tìm Chúa trong các công việc của Chúa, vừa qui hướng các
công việc của Chúa về chính Chúa, nghĩa là ưu tiên tìm Chúa. Chỉ khi

biết vượt lên chính mình và những thứ kéo ghì mình xuống để vươn
lên với trải nghiệm Chúa là tất cả, chúng ta mới có được một đời tu thực

sự bình an và hạnh phúc.

3. Điều hợp giữa Chúa và công việc của Chúa

Một giải pháp toàn diện chỉ có được khi có sự hài hòa giữa kinh

nghiệm nền tảng Chúa là tất cả và sứ vụ tông đồ, tức là Chúa và công
việc của Chúa. Quả vậy, khởi đầu chọn vào đời tu là vì lý do tông đồ,
nhưng rồi sau đó lại khám phá thấy rằng còn có một lý do sâu xa hơn

| NHÀ ĐÀO TẠO TÂM HUYẾT VÀ SỨ VỤ ĐÀO TẠO HÔM NAY 359

là sự hiến dâng triệt để cho Thiên Chúa. Như vậy, khởi đi từ một kinh

nghiệm tông đồ, chúng ta có thể đi tới kinh nghiệm nền tảng Chúa là

tất cả. Trong trường hợp này, các hoạt động tông đồ tìm được ý nghĩa

đích thực phát xuất từ kinh nghiệm nền tảng Chúa là tất cả này.

Vậy đâu là kinh nghiệm đầu tiên dẫn chúng ta đến đời tu: Nếu

đó là kinh nghiệm nền tảng Chúa là tất cả, thì tính trung thực đời tu được
bảo đảm; còn nếu là các hoạt động tông đồ, thì phải xem mình có liên

vững ở đó không. Nếu lý do tông đồ không được tiến hóa hướng về
kinh nghiệm nền tảng Chúa là tất cả thì chúng ta sẽ đi tới tình huống thực

sự nguy hiểm là thiếu động lực đích thực.

Như vậy, kinh nghiệm nền tảng Chúa là tất cả hoặc đã có mặt ngay

từ đầu, hoặc đã trỗi lên qua dòng đời dâng hiến với việc thực thi các sứ
vụ tông đồ, và chúng ta phải nuôi dưỡng, tài bồi vun đắp cho nó. Tất
nhiên, việc dấn thân trong sứ vụ, sự nhiệt tình tông đồ, lòng tận tụy
truyền giáo có thể là những trung gian quý báu để khám phá được kinh
nghiệm nền tảng chỉ một mình Chúa là đủ. Nếu chú tâm đặc biệt vào hoạt

động mục vụ thì phải hướng các suy tư vào kinh nghiệm nền tảng Chúa
là tất cả để rút ra được ánh sáng, sức mạnh, và nhiệt tình tông đồ. Đó là
một sự trở về nguồn thực sự nơi chính Chúa. Nếu không có sự trở về
nguồn này thì mọi kế hoạch canh tân và cập nhật sẽ thiếu nghiêm túc

và chiều sâu. Như vậy, có hai cách thức để đạt tới kinh nghiệm nền tảng

Chúa là tất cả hoặc ngay từ đầu đã có kinh nghiệm nền tảng Chúa là tất cả,
hoặc là khởi đi từ trung gian các việc tông đồ mà dần dần tiến lại kinh
nghiệm nền tảng này.

Nếu chỉ chú trọng tới hoạt động và hiệu năng công việc và các

ơn gọi trỗi dậy từ mối quan tâm tới các hoạt động tông đồ, thì thật là
nguy hại nếu chỉ dừng lại đó. Công cuộc được đào tạo và tự đào tạo
phải đưa mỗi người đến trung tâm của ơn gọi là chính Chúa. Thật là
quan trọng để ý thức rằng kinh nghiệm nền tảng Chúa là tất cả này không
phải là một bảo đảm luôn luôn sẵn có, mà trước hết phải thử thách và

360 | LM. MICAE-PHAOLÔ TRẦN MINH HUY, PSS

vun đắp, thăng tiến nó. Như bất cứ thực tại nhân loại nào, kinh nghiệm
nền tảng Chúa là tất cả này cũng trải qua những thử thách cần thiết để
được thanh luyện và củng cố bền vững, và chính là nhờ việc tông đồ
thanh tẩy nó, đào sâu nó, làm cho nó được vững chắc.

Tóm lại, “Một mình Thiên Chúa đã đủ” là gốc rễ, các cành sẽ lãnh

nhận sự sống theo mức độ chúng được nuôi dưỡng bởi nhựa luyện
phát sinh từ gốc rễ. Rễ mà không mọc ra và phân nhánh để thu hút
dưỡng chất từ mẹ đất thì cành phải chết: ham việc của Chúa mà không

với Chúa cũng giống như thế. Do đó, ta phải luôn tìm Chúa trong

mọi công việc tông đồ và qui hướng mọi việc tông đồ về chính Chúa:
“Xin đừng làm rạng rỡ chúng con, coâng lạy Chúa, xin đừng, nhưng xin cho
Danh Ngài rạng rỡ, bởi vì Ngài thành tín yêu thương”(395).

4. Quy chiếu về Chúa Giêsu

Việc đạt tới nhận thức rằng một mình Thiên Chúa là đủ phải

vừa là điểm xuất phát vừa là đích tới. Chúng ta thường không đạt

được kinh nghiệm nền tảng Chúa là tất cả ngay từ bước đầu tiên của ơn
gọi, nhưng trong suốt hành trình được đào tạo và tự đào tạo, cũng
như trong cuộc sống và sứ vụ tông đồ, nó phải được tôi luyện, mà

rõ nét nhất là từ các khủng hoảng hay những thách đố lớn. Đúng

vậy, phải nhìn nhận rằng các khủng hoảng cũng là một dữ kiện sinh
tồn, vì có khủng hoảng tất nhiên đòi hỏi phải có những tiêu chuẩn
giải quyết: chúng ta phải mở ra với thế giới đang đổi thay, nhưng

phải tránh cơn cám dỗ khuôn đúc theo thế giới này, đồng thời phải

chuyển tải cái nhân Phúc Âm đến cho một thế giới đang thực sự cần
nó, để nó biến đổi thế giới. Cái nhân Phúc Âm này không phải là một

giáo thuyết mà là một con người: Đức Giêsu Kitô.

Ở bình diện cộng đoàn lẫn ở bình diện cá nhân, chúng ta phải
đi gấp tới việc thanh tẩy các động lực của mình. Trước Cộng đồng

398. TV 113B,1.

NHÀ ĐÀO TẠO TÂM HUYẾT VÀ SỨ VỤ ĐÀO TẠO HÔM NAY | 361

Vaticanô II, người ta đã nhấn mạnh các viện ảnh đạo đức và luân lý:

bó buộc tìm kiếm sự hoàn thiện, lòng quảng đại tông đồ, yêu sách đời
sống cộng đoàn. Tâm thức đó được chuyển tải trong các sách tu đức,

những khảo luận về lòng đạo đức và các thủ bản tĩnh tâm. Ý niệm đó

phải bị vượt quá bởi một ý niệm khác có tính chất Kinh Thánh hơn và

đặt trọng tâm nơi Chúa Giêsu, “Đấng vẫn là một hôm qua, hôm nay
và mãi mãi”(399), đó là cốt lõi. Đặt trọng tâm nơi Thầy Chí Thanh là cách

thế duy nhất để trở nên người môn đệ nhiệt thành dưỡng giáo và

truyền giáo hầu muôn dân có sự sống trong Ngài.

Sự quy chiếu về Chúa Giêsu phải là tuyệt đối. Dostoievski xác
tín: “Đôi lúc Chúa gửi đến cho tôi những khoảnh khắc bình an, trong những
khoảnh khắc ấy, tôi yêu và cảm nhận tôi được yêu. Chính trong những khoảnh
khắc ấy, tôi đã sáng tác một bản tuyên xưng đức tin, trong đó mọi sự thật rõ

ràng và thánh thiêng. Bản tuyên xưng này rất giản dị như thế này: Tôi tin
rằng không có gì đẹp hơn, không có gì sâu xa hơn, không có gì thiện cảm hơn,
không có gì hữu lý hơn, không có gì mạnh mẽ hơn, và không có gì hoàn hảo

hơn Chúa Kitô. Và tôi tự nhủ với một tình yêu ganh tỵ rằng, chẳng có gì hiện

hữu và chẳng có gì có thể tồn tại, ngay cả khi một ai đó chứng minh cho tôi
rằng Chúa Kitô ở ngoài chân lý và chân lý không ở trong Ngài thì tôi cũng sẽ
chọn ở lại với Chúa Kitô thay vì ở lại với cái chân lý được giả thiết đó”.

Trong cùng ý hướng ấy, thánh Patrice viết: “Chúa Kitô ở với tôi,

Chúa Kitô ở trong tôi, Chúa Kitô ở đàng sau lưng tôi, Chúa Kitô ở đàng trước

mặt tôi, Chúa Kitô ở bên cạnh tôi, Chúa Kitô đến nắm lấy tôi, Chúa Kitô đến

an ủi tôi, Chúa Kitô đến bổ sức cho tôi, Chúa Kitô ở bên dưới chân tôi, Chúa

Kitô ở bên trên đầu tôi, Chúa Kitô ở trong sự bình tân, Chúa Kitô ở trong
hiểm nguy, Chúa Kitô ở trong trái tim của những người yêu mến tôi. Chúa
Kitô ở nơi môi miệng của bạn hữu cũng như của người xa lạ”.

Và thánh Vinh Sơn đệ Phaolô viết: “Bạn hãy nhớ rằng chúng ta sống
trong Chúa Kitô nhờ cái chết của Chúa Kitô, và chúng ta phải chết trong Chúa
Kitô để được sự sống của Chúa Kitô, đời sống chúng ta phải được giấu ấn trong

399. Dt 13,8.

|362 LM. MICAE-PHAOLÔ TRẦN MINH HUY, PSS

Chúa Kitô và tràn đầy Chúa Kitô, và để chết như Chúa Kitô thì phải sống như

Chúa Kitô”. Trong khi thánh Gioan Tiền Hô ước muốn “Ngài phải lớn lên,
còn tôi phải bé đi” (Ga 3,30) thì thánh Phaolô xác tín: “Những gì xưa kia tối
cho là có lợi thì nay vì Đức Kitô tội cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự
là thiệt thòi so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi”
(Pl 3,7-8a) vì từ nay “Tôi sống, nhưng không còn là tôi sống nữa, mà là Chúa
Kitô sống trong tội” (Gl 2,20).

Nguyện xin Chúa Thánh Thần tiếp tục cho đến kiện toàn tiến
trình trưởng thành nhân bản, trưởng thành nhân bản Kitô giáo và

trưởng thành đời tu mà Giáo Hội và thế giới đang mong đợi nơi

chúng ta.


Click to View FlipBook Version