The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by lạc an, 2019-12-18 03:29:12

08. Tâm hạnh Từ Bi hỷ Xả

08. Tâm hạnh Từ Bi hỷ Xả

nhau tìm gặp nhau đối
xử tệ bạc với nhau.

Trong kinh Pháp Hoa
Bồ tát Thường Bất
Khinh đến với ai cũng
chấp tay xá và nói: “Tôi

không dám khinh các
Ngài vì các Ngài sẽ
thành Phật”. Nghe Ngài
nói như thế có người

hoan hỷ, nhưng lại có
người không bằng lòng
dùng gậy đánh đập
Ngài. Tuy bị đánh đập,
Ngài chạy xa xa cũng
nói: “Tôi không dám

khinh các Ngài vì các
Ngài thành Phật”. Về
sau người hoan hỷ cũng
gặp Ngài ở hội Linh

Sơn, người đánh dập
ngài cũng gặp Ngài ở
hội Linh Sơn. Vì đã
gieo duyên với Ngài
rồi; kẻ duyên thuận,
người duyên nghịch.

Sau khi chết tái sanh
quý vị có muốn gặp lại
những người mà mình
thù ghét không? – Nếu

không muốn thì ngay
bây giờ hãy xả bỏ,
không chất chứa trong
lòng niệm oán ghét
người. Nếu còn chất
chứa trong lòng thì sau
sẽ gặp lại. Có nhiều gia
đình có những đứa con
ngỗ nghịch phá sản
đuổi nó không đi, trái

lại những đứa con hiếu
thảo lại chết sớm. Tại
sao vậy? Vì mấy người
ân nghĩa với mình ở đời
trước, đời này gặp lại
trả xong họ đi. Còn mấy
người mình oán ghét nó
trả cho hết oán ghét mới
đi. Như vậy có ân có
oán mới gặp nau, hết ân

hết oán là hết gặp, tâm
thanh tịnh là Niết Bàn,
không còn đi trong sanh
tử nữa. Cho nên đức hỷ
xả rất là quan trọng, nó
đem lại cho chúng ta sự
an vui trong hiện tại và
mai sau. Hơn thế nữa,
buông xả tất cả thì tâm

thanh tịnh, Niết Bàn
hiện tiền tự do tự tại.

Bây giờ tới hạnh hỷ xả.
Trong các vị Bồ tát thì
ngài Di Lạc tượng trưng
cho hỷ xả. Tượng Bồ tát
Di lặc có sáu đứa bé,
đúa móc tai, đứa móc
mũi, đứa móc miệng…
mà Ngài vẫn cười tỉnh

bơ. Những đứa bé
tượng tượng cho sáu
đứa giặc: ở mắt, ở tai, ở
mũi, ở thân, ở ý. Chung
nó cứ quấy phá hoài mà
Ngài vẫn cứ thản nhiên
cười một cách tự tại, vì
Ngài đã thực hiện được
hạnh ỷ xả. Chúng ta có
thực hiện được hạnh hỷ

xả không? Thí dụ: Nghe
khen một câu vừa lỗ tai,
lúc đó mắt sáng lên,
mũi nở ra là đã mất
bình thường, còn nghe
chê một câu liền tự ái
nổi giận lên đó là đã bị
đứa giặc móc lỗ tai làm
cho mất bình tĩnh rồi.
Còn nhữngđứa giặc ở

mắt, ở mũi, ở lưỡi cũng
vậy. Chẳng hạn đi làm
trưa về mệt, bụng nghĩ
sẽ được một bữa cơm
ngon nhiều món ăn đặc
sản. Nhưng bữa cơm
trưa đó chỉ có rau luộc
với nước tương khi ăn
nuốt không vô, mệt,
lòng bực bội muốn nổi

sân lên. Như vậy sáu
căn tiếp xúc với sáu
trần lúc nào cũng bị chi
phối làm cho chúng ta
mất tự chủ. Còn Bồ tá
Di lặc thì mặc tình căn
trần giao tiếp nhau
không ngăn ngại, Ngài
tự nhiên cười hỉ-hả. Vì
vậy tượng trưng Ngài

bằng tượng ông già mậ
bụng phệ, mạc áo phanh
ngực, miện cười toe

toét, không có chút
phiền hà bực bội khi
sáu đứa giặc quấy phá
cả mắt, tai, mũi,
miệng… Đó là Ngài
thực hành được ạnh từ
bi hỷ xả. Có nhiều vị

học đạo nói: Thầy dạy
xả tôi cũng xả. Đứa nào
hồi trước làm tôi giận
nay tôi bỏ. Tuy nói bỏ
nhưng khi gặp lại trong
lòng vẫn còn hầm hầm.
Nói bỏ thì nói được
nhung khi thực hành thì
không làm được. Như
vậy chỉ xả ngoài miệng

mà chưa thật xả trong
lòng. Chúng ta phải thật
sự xả để khi gặp người
gặp cảnh trái ngược,
lòng vẫn an vui tự tại.
Hình ảnh Bồ tát Di lặc
và sáu đứa bé móc mắt
móc tai v.v… nói lên
hanh hỷ xả thật sự trong
khi đối diện với nhữg

cái bức xúc mà vẫn an
nhiên vui vẻ. Người xả
được như vậy thì cuộc
đời đâu có gì làm cho
khổ.

Chúng ta ứng dụng
được hạnh hỷ xả trong
cuộc sống hằng ngày thì
cuộc đời thật vui tươi
hạnh phúc. Ngược lại

người mâ cố chấp,
chuyện gì cũng muốn
ăn thua, lúc nào cũng
chực sẵn để đối địch thì
bao giờ được an ổn?
người ta nói nặng mình
mộ câu, mình trả lời hai
ba câu; người ta làm
khổ mình một, mình trả
lại tới hai ba thì làm sao

an ổn? Người không có
đức hỷ xả thì chính bản
thân họ đã khổ mà còn
làm khổ lây cho người
chung quanh nữa. Sốn
gần người hay câu mâu
cố chấp chúng ta cảm
thấy thoải mái, không
vui. Còn ở gần người có
tâm hỷ xả chuyện gì

cũng hoan hỷ bỏ qua,
chúng ta rất thấy thoải
mái vui vẻ.

Chúng ta tu là đem
nguồn vui cho chính
mình, cho mọi người
chung quanh. Tu hạnh
từ bi, nếu gặp người
khổ, thì sẵn sàng cứu
giúp là đem nguồn vui

đến cho mọi người.
Người vui chúng ta
cũng nhẹ nhàng vui
theo. Hạnh hỷ xả cũng
vậy, tuy người làm
phiền nhiễu mình,
nhưng mình hoan hỷ bỏ
qua không cau có bực
bội. Mình vui, họ không
làm sao phiền mình

được. Nư vậy hai hạnh
từ bi hỷ xả là hai hạnh
đem lại an vui hạnh
phúc cho con người.
Chắng những cho bản
thân mình, cho gia đình
mình mà cho tất cả
chúng sanh nữa. Thế
nên Phật dạy chúng ta
tu luôn luôn phải học

hạnh từ bi hỷ xả, nhưng
quý vị có chịu học đâu!
Nếu có từ bi thì từ bi
giới hạn, có chiều
hướng ái kiến. Hoặc có
hỷ xả thì cũng xả chừng
mực, chỉ xả với con
cháu thôi, chớ người
ngoài thì không xả; con
cháu làm gì phiền, giân

một chút rồi bỏ, nhưng
người làm điều gì mích
lòng thì nhớ hoài không
quên. Như vậy chỉ xả
có một chút thôi, chớ
không có xả nhiều.
Chúng ta học phật pháp
phải làm sao ngay trong
đời này, bản thân chúng
ta là những con người

hạnh phúc, rồi đem
hạnh phúc cho mọi
người chung quanh. Đó
là tu, chớ không phải tu
là cho trong gia đình
hữu sự hoặc tai họa khổ
sở quá mới tới chùa
dâng hương hoa cúng
lạy Phật, cầu Phật độ
cho tai qua nạn khỏi.

Tai nạn qua rồi sẽ ăn
chay hoặc xuống tóc trả
lê. Quý vị có cầu
nguyện vậy không?
Xuống tóc có lợi ích gì
cho người? Đợi tai nạn
tới mới chịu tu. Khi tai
nạn qua rồi, t trả nợ
xong thì đâu vào đó. Tu
như vậy là tu hời hợt,

người thực tu là phải
thực hành hạnh từ bi hỷ
xả mới được an vui
hạnh phúc cho bản thân
minh và giúp mọi người
được an vui hạnh phúc.
Ngược lại tu kiểu hời
hợt như vừa kể, chẳng
những không được an
vui hạnh phúc mà càng

đi chùa càng t, phiền
não càng nhiều. Đi chùa
mà phiền não nhiều là
tại sao? Tại mình chấp
nê quá! Chẳng hạn có
một Phật tử khá giả đến
chù a trước thầy trụ trì
mời uống trà, mình tới
sau lúc đó thầy đang
bận quên mời uống

nước. Hôm đ1o đi chùa
về buồn trách thầy tu
mà trọng nhà giàu
khinh nhà nghèo. Lại,
một buổi tối đến chùa
tụng kinh sám hối, các
đứa trẻ nó tới trước
đứng trước, mình đi sau
đứng sau. Về nhà cũng
trách mấy đứa nhỏ đi

chùa mà không biết đạo
lý gì cả, tụng kinh dám
đứng trước mấy bà già.
Đủ thứ chuyện, đi chùa
mà cái gì cũng chấp, cái
gì cũng phiền trách. Đi
chùa như vạy thì càng
đi chùa càng phiền não.
Thế nên người biết tu là
tập hỷ xả, bỏ hết không

có gì quan trọng cả. Cái
thân quý vị rồi cũng xả
bỏ. Nơi thân chúng ta
có hai phần xả: một là
xả ngoại tài, hai là xả
nội tài. Xả ngoại tài là
đem tiền bạc, tài sản
mình có sẵn sàng giúp
cho người nghèo khổ,
không cần họ biết ơn

hay đền ơn. Hoặc đe tài
sản hiến vào quỹ công
ích làm lợi cho người
không mong cầu lợi lộc
cho mình. Xả nội tài hy
sinh thân mình để cứu
cho người hết khổ. Việc
này hơi khó làm, nên ở
đây tôi chỉ nói lướt qua,
mà đặt nặng phần xả

kiến chấp ở nội tâm, cái
nầy ai cũng làm được,
không tổn hại tiền của,
không tổn hại thân thể,
nếu thực hiện là có kết
quả liền, được nhẹ
nhàng an vui tự tại. Còn
nội tài thì tùy, ai tu cao
thì xả cao, ai tu thấp thì

xả thấp, không bắt
buộc.

Người chân thật tu hành
dù là cư sĩ hay xuất gia
biết ứng dụg hạnh tu
của Phật dạy qua hình
ảnh của chư Bồ tát mà
chúng ta thờ kính lễ lạy
để nhớ đến công hạnh
của các Ngài để thực

hành theo. Như thờ và
lễ kính Bồ Tát Quán
Thế Âm là hướng theo
Ngài để tu hạnh từ bi, vì
người khổ đau đem tình
thương đến giúp cho
người được an vui. Chớ
không phải lạy Ngài để
Ngài cầm cành dương
rưới nước cam lồ lên

đảnh dể được hết khổ.
Thờ lạy như thế là mê
tín. Thờ và lạy Bồ tát
Di Lặc cũng vậy, chúng
ta hướng theo Ngài để
học và hành hạnh hỷ xả
để không còn cố chấp
phiền hận, mà sống hài
hòa vui tươi với mọi
người.

Hôm nay tôi nhắc quý
vị học và hành hạnh từ
bi qua hình ảnh Bồ tát
Quán Thế Âm và học
hành hạnh hỷ xả qua
hình ảnh Bồ tát Di Lặc.
Hai hạnh nầy quý vị
thực hành được chừng
hai phần thì quý vị cũng
bớt khổ nhiều rồi. Nếu

thực hiện được năm
phần thì đã là tiểu thánh
chớ không phải thường.
Nếu thực hiện được
mười phần trọn vẹn thì
chính hiệu là Bồ tát lớn.
Chúng ta còn đang tu,
thực hiện được từ hai
đến năm phần đã quá
hay rồi. Cái hay nầy

không phải Phật ban
thưởng cho chúng ta hết
khổ, mà chính chúng ta
thực hành theo những
hạnh của Phật dạy qua
hình tượng của chư Bồ
tát mà chúng ta đang
thờ. Vậy tất cả quý vị
nhớ để ứng dụng.


Click to View FlipBook Version