The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by nguyenthianhthu1_s17, 2022-06-12 00:49:59

Nguyễn Thị Anh Thư - CKUD

Nguyễn Thị Anh Thư - CKUD

LỜI GIỚI THIỆU

Sulfur là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự sống, nó cũng được ứng dụng
vào rất nhiều khía cạnh trong đời sống của con người như chế biến dược phẩm,
làm diêm, thuốc trừ sâu,... Vậy thì Sulfur là chất gì? Tính chất, những điều cần
về Sulfur. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn một số thông tin về chất
này.

Sulfur là một nguyên tố hóa học của bảng tuần hoàn và có số nguyên tử là 16,
ký hiệu hóa học là S. Là một phi kim rất phổ biến không vị, không màu và có
nhiều hoá trị, phi kim này có dạng gốc màu vàng chanh và là chất rắn.

Chất này ở trong tự nhiên chúng ta có thể tìm thấy ở khoáng chất sulfat và
sulfua hoặc dạng đơn chất. Được xem là nguyên tố thiết yếu của sự sống và tìm
thấy ở 2 amino acid.
Vị trí: nằm ở ô thứ 13, có chu kì 3 và thuộc nhóm VIA.
Mang trong mình nhiều đặc trưng nổi bật như:

- Ở nhiệt độ phòng thì lưu huỳnh có màu vàng nhạt và rắn xốp, trạng thái
đơn chất thì không có mùi. Khi cháy thì có ngọn lửa màu xanh, mùi ngột
ngạt của đioxit lưu huỳnh, tạo cảm giác khó chịu. Lưu huỳnh trong nước
sẽ không hoà tan được nhưng tan được trong dung môi phân cực và
disulfua carbon.

- Ở trạng thái rắn, Sulfur tồn tại ở dạng phân tử vòng hoa S8 và có nhiều
hình thù khác nhau. Màu vàng được tạo ra từ nguyên tử vòng S7. Chúng
có tinh thể phức tạp, tùy vào cụ thể của từng điều kiện mà chúng có hình
thù tinh thể khác nhau.

- Khi nóng chảy thì Sulfur có độ nhớt, đó là một tính chất rất nổi bật của
chúng, tuỳ vào nhiệt độ tăng lên thì độ nhớt cũng tăng lên do hình thành
nên chuỗi polymer. Sau khi đã đạt nhiệt độ nhất định thì độ nhớt sẽ giảm
xuống do nhiệt độ đã đủ phá vỡ chuỗi polymer.

Và với một nguyên tố hóa học thú vị như vậy, thì chúng ta hãy cùng nhau khám
phá những đặc điểm về tính chất vật lý, tính chất hóa học, cách điều chế, và
những ứng dụng quan trọng của Sulfur trong đời sống con người qua bài học
dưới đây nhé.

2

MỤC LỤC

1. BÌA……………………………………………………………………………………………………………1
2. LỜI GIỚI THIỆU…………………………………………………………………………………………2
3. MỤC LỤC………………………………………………………………………………………………….3
4. MỘT VÀI ĐIỀU VỀ SULFUA………………………………………………………………………..4
5. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ NGUYÊN TỐ SULFUA……………………………………10
6. HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ SULFUA DIOXIDE………………………………………….21
7. TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………………..27

3

4

Là nguyên tố phi kim thứ 2 được tìm ra vào thời cổ đại ( sau Cacbon).
Trong thiên nhiên, nhiều nơi đã có những mỏ lưu huỳnh. Đó cũng là lí
do để con người sớm biết đến lưu huỳnh. Lưu huỳnh tự sinh được tìm
thấy ở những nơi gần núi lửa hoạt động. Các khí thoát ra từ miệng núi
lửa thường là những hợp chất của lưu huỳnh, nên có giả thuyết cho
rằng lưu huỳnh tự sinh là kết quả của phản ứng giữa các chất khí đó.
Ngoài ra, sự hoạt động lâu bền của các vi sinh vật trong đất cũng là
nguyên nhân tạo nên lưu huỳnh tự sinh

5

Sulfur có ở xung
quanh mỗi chúng ta

6

Điển hình như:

LÀM THUỐC SÚNG LÀM THUỐC TRỪ SÂU

CUNG CÁP DINH DƯỠNG LÀM DIÊM
CHO CÂY

7

8

ĐAU ĐẦU

NGẠT MŨI

KHÓ THỞ

NGỘC ĐỘC MÁU

9

HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ NGUYÊN TỐ SULFUR

Trạng thái tự nhiên

Quan sát một số hình ảnh, xác định trạng thái tự nhiên của Sulfur

Khoáng Barit Methionine Mỏ Sulfur

Trong tự nhiên, Sulfur có thể ở dạng đơn chất (những mỏ lớn trong lòng
đất) và hợp chất (khoáng muối sulfide và sulfate). Là nguyên tố thiết yếu
cho sự sống và được tìm thấy trong một số amino acid (methionine,
cysteine).

2 Cấu tạo, tính chất vật lý, sản xuất Sulfur

Sulfur có số hiệu nguyên tử là 16, thuộc nhóm VIA,
chu kì 3 của bảng tuần hoàn.
Nguyên tử Sulfur có cấu hình electron:
1s22s22p63s23p4

10

Hai dạng thù hình: S và S

Đơn chất S

S S

Sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí

- S là chất rắn, màu vàng, không tan trong nước.
- Có hai dạng thù hình S (tà phương) và S (đơn tà). Trạng
thái, cấu trúc phân tử, màu sắc thay đổi theo nhiệt độ.
- Phân tử sulfur có 8 nguyên tử liên kết với nhau S8, để đơn
giản dùng kí hiệu S.

11

Phương pháp Frasch là một phương pháp để chiết xuất lưu huỳnh từ các
mỏ ngầm. Đây là phương pháp công nghiệp duy nhất để thi hồi Sulfur từ các

nguyên tố lắng đọng lại.

Phương pháp Frasch

Phương pháp Frasch dựa trên
tính chất vật lý nào của Sulfur

Trả lời tại đây
Sulfur được đẩy lên mặt đất

12

3 Tính chất hóa học

Sulfur có tính chất hóa học gì?

- Nguyên tử S có 6 electron ở lớp ngoài cùng, có độ âm điện là 2,58.
- Khi sulfur tham gia phản ứng với kim loại và hydrogen, số oxi hóa giảm từ
0 xuống -2 thể hiện tính oxi hóa.

Góc thí nghiệm: Quan sát thí nghiệm tại đây

Thí nghiệm 1: Cho một ít hỗn hợp bột sắt
và bột Sulfur vào đáy ống nghiệm, đun
nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.
Quan sát thí nghiệm, sản phẩm của phản
ứng là chất gì, có màu gì?

Trả lời tại đây

13

Hơi thủy ngân rất độc, khi nhiệt kế thủy ngân bị
vỡ cần xử lý như thế nào?
Trả lời tại đây.

- Khi sulfur tham gia phản ứng với những phi kim hoạt
động mạnh như oxygen, chlorine, fluorine..., số oxi
hóa tăng từ 0 lên +4 hoặc +6.

Từ cấu hình electron và độ âm điện hãy
giải thích tại sao Sulfur lại vừa có tính oxi
hóa, vừa có tính khử?

Trả lời tại đây

Sulfur là phi kim vừa có tính oxi hóa (tác dụng với kim loại và
hydrogen) vừa có tính khử (tác dụng với oxygen, fluorine...)
S có các số oxi hóa: -2; 0; +4; +6

14

4 Ứng dụng

Hóa chất

Diêm sâu

90% sản xuất sulfuric acid

Ắc quy Chất dẻo
Dược phẩm

 Sulfur còn là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự sống,

là thành phần của phân bón công nghiệp.

 Ngoài ra, S cùng với C, KNO3, với tỷ lệ thích hợp được dùng

để sản xuất ra thuốc súng đen.

Phương trình phản ứng:

S + 3C + 2KNO3 K2S + 3CO2 + N2

15

5 Bài tập vận dụng

16

17

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Nguyên tố lưu huỳnh có số hiệu nguyên tử là 16. Vị trí của lưu huỳnh
trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

A. Chu kì 3, nhóm VIA.

B. Chu kì 5, nhóm VIA.

C. Chu kì 3, nhóm IVA.

D. Chu kì 5, nhóm IVA.

Câu 2: Cho các phản ứng hóa học sau:

S + O₂ SO₂

S + 3F₂ SF₆

S + Hg → HgS

S + 6HNO₃ (đặc) H₂SO₄ + 6NO₂ + 2H₂O

Trong các phản ứng trên, số phản ứng trong đó S thể hiện tính khử là

A. 3 B. 2 C. 4 D. 1

Câu 3: Hơi thủy ngân rất dộc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất
bột được dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là

A. Vôi sống. B. Cát C. Muối ăn D. Lưu huỳnh

Câu 4: Nguyên tử S đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa trong
phản ứng nào sau đây?

A. 4S + 6NaOH (đặc) 2Na₂S + Na₂S₂O₃ +3H₂O

B. S + 3F₂ SF₆

C. S + 6HNO₃ (đặc) H₂SO₄ + 6NO₂ + 2H₂O

D. S + 2Na Na₂S

Câu 5: Đun nóng 4,8 gam bột Mg với 9,6 gam bột lưu huỳnh (trong điều kiện
không có không khí), thu được chất rắn X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung
dịch HCl, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là

A. 2,24 B. 3,36 C. 4,48 D. 6,72

18

Câu 6: Cho 11 gam hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng với bột lưu huỳnh
trong điều kiện không có không khí) thấy có 12,8 gam lưu huỳnh tham gia
phản ứng. Khối lượng sắt có trong 11 gam hỗn hợp đầu là

A. 5,6 gam. B. 11,2 gam. C. 2,8 gam. D. 8,4 gam.

Câu 7: Trong 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong
điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với
lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không
tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc). Giá trị của
V là

A. 2,80 B. 3,36 C. 3,08 D. 4,48

Câu 8: Nung nóng hỗn hợp bột X gồm a mol Fe và b mol S trong khí trơ, hiệu
suất phản ứng bằng 50%, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl
dư, sau khi các phản ứng xảy ra haonf toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối
so với H2 bằng 5. Tỉ lệ a:b bằng

A. 2:1 B. 1:1 C. 3:1 D. 3:2
Câu 9: Lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng:
S + 2H₂SO₄ → 3SO₂ + 2H₂O

Trong phản ứng này, tỉ lệ nguyên tử lưu huỳnh bị khử và số nguyên tử lưu
huỳnh bị oxi hoá là:

A. 1 : 2. B. 1 : 3 C. 3 : 1 D. 2 : 1.

Câu 10: Lưu huỳnh có thể tồn tại ở những trạng thái số oxi hoá nào ?

A. -2; +4; +5; +6

B. -3; +2; +4; +6.

C. -2; 0; +4; +6

D. +1 ; 0; +4; +6

Câu 11: Cấu hình electron ở trạng thái kích thích của S khi tạo SO2 là:

A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 3d1

C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2 3d2 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 3d2

Câu 12: Tính chất vật lí nào sau đây không phải của lưu huỳnh

19

A. Chất rắn màu vàng, giòn
B. Không tan trong nước
C. Có to nóng chảy thấp hơn to sôi của nước
D. Tan nhiều trong benzen, ancol etylic
Câu 13: So sánh tính chất cơ bản của oxi và lưu huỳnh ta có
A. Tính oxi hóa của oxi < lưu huỳnh
B. Tính khử của lưu huỳnh > oxi
C. Tính oxi hóa của oxi = tính oxi hóa của S
D. Tính khử của oxi = tính khử của S
Câu 14: S vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây ?
A. S + O₂ → SO₂
B. S + 6HNO₃ → H₂SO₄ + 6NO₂ + 2H₂O
C. S + Mg → MgS
D. S + 6NaOH → 2Na₂S + Na₂SO₃ + 3H₂O
Câu 15: Ứng dụng nào sau đây không phải của S ?
A. Làm nguyên liệu sản xuất axit sunfuric.
B. Làm chất lưu hóa cao su.
C. Khử chua đất.
D. Điều chế thuốc súng đen.
Câu 16: Câu nào sau đây đúng khi nói về tính chất hoá học của lưu huỳnh?
A. Lưu huỳnh không có tính oxi hoá, tính khử.
B. Lưu huỳnh chỉ có tính oxi hoá.
C. Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
D. Lưu huỳnh chỉ có tính khử.

20

HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ SULFUR DIOXIDE

Lưu huỳnh dioxide (hay còn gọi là anhydride
sunfurơ, lưu huỳnh(IV) Oxide, sulfur dioxide) là
một hợp chất hóa học với công thức SO2. Chất khí
này là sản phẩm chính của sự đốt cháy hợp chất lưu
huỳnh và nó là một mối lo môi trường rất đáng kể.
SO2 thường được mô tả là "mùi hôi của lưu huỳnh bị
đốt cháy".
Lưu huỳnh dioxide là một khí vô cơ không màu, nặng
hơn không khí. Nó có khả năng làm vẩn đục nước vôi
trong, làm mất màu dung dịch brom và làm mất màu
cánh hoa hồng
Lưu huỳnh dioxide là một trong những chất gây ô
nhiễm môi trường. Nó sinh ra như là sản phẩm phụ
trong quá trình đốt cháy than đá, dầu, khí đốt.
Nó là một trong những chất gây ra mưa axít ăn mòn
các công trình, phá hoại cây cối, biến đất đai thành
hoang mạc.
Khí SO2 gây bệnh cho người như viêm phổi, đau
mắt,viêm đường hô hấp..

21

1 Tính chất hóa học

Dựa vào mức oxi hóa của S trong SO2,
dự đoán tính chất hóa học của SO2?

- Tính oxi hóa:
Dùng SO2 oxi hóa H2S thu hồi hơn 90%
lượng sulfur trong khí độc SO2 và H2S.

- Tính khử

Khí SO2 khử NO2 tạo thành SO3 kết hợp với nước
mưa tạo sulfuric acid hình thành mưa acid

SO2 điều kiện thường là chất khí, là acid oxide vừa có tính oxi hóa
vừa có tính khử

22

2 Ứng dụng

Dùng làm thuốc Sản xuất ra
thử dung môi tại Sulfuric acid
phòng thí nghiệm
Tẩy trắng cho giấy,
bột giấy và

SO2 dung dịch đường

Dùng trong Bảo quản thực
sản xuất rượu phẩm sấy khô

23

3 Sự hình thành SO2 trong tự nhiên

Với lượng SO2 được hình thành nhiều như vậy, có biện
pháp nào giúp làm giảm lượng SO2 trong không khí không?

Hãy cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé.

24

4 Biện pháp làm giảm lượng SO2 vào khí quyển

Loại bỏ S trước khi đốt nhiên liệu hoặc loại bỏ SO2 trước
khi thải ra môi trường qua những ống khói cao.

Sản xuất nhiên liệu cháy (xăng, dầu diesel) với hàm lượng S thấp.

25

BÀI TẬP MINH HỌA

Bài 1. Để diệt chuột trong một nhà kho người ta dùng phương pháp đốt sulfur,
đóng kín cửa. Chuột hít phải khói bị sưng yết hầu, co giật, tê liệt cơ quan hô hấp
dẫn đến bị ngạt mà chết. a. Viết phản ứng xảy ra. Chất gì đã làm chuột chết?
b.Tính khối lượng sulfur cần đốt để diệt chuột trong nhà kho có diện tích 160
m2 và có chiều cao 6 m. Biết rằng 1 m3 không gian cần đốt 100 gram sulfur.

Bài 2. Giải thích các hiện tượng sau đây bằng phương trình hóa học:
a.Khi sục chlorine vào dung dịch sodiumcarbonate thì khí carbon dioxidethoát
ra. Nếu thay chlorine bằng sulfur dioxidehay sulfur trioxidehoặc hydrogen
sulfide thì có hiện tượng trên xảy ra hay không?
b. Cho khí sulfur dioxide đi qua nước bromine đến khi vừa làm mất màu đỏ nâu.
Thêm dung dịch barium chloride vào thấy tạo thành kết tủa trắng.

Bài 3. Sulfur dioxide là một trong những chất khí chủ yếu gây ra những cơn
mưa acid gây tổn hại cho những công trình được làm bằng thép, đá hay cây cối.
Hãy giải thích quá trình tạo thành mưa acid và quá trình phá huỷ các công trình
bằng đá, thép của mưa acid và viết các phương trình hóa học minh họa

Bài 5. Khi cho sulfur dioxide vào nước vôi trong thì nước vôi trong bị đục. Nhỏ
tiếp hydrochloric acid khuấy đều thì thu được dung dịch trong suốt. Nếu thay
hydrochloric acid bằng sulfuric acid thì hiện tượng có tương tự không? Giải
thích bằng phương trình phản ứng.

26

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông -
chương trình tổng thể, Ban hành kèm theo thông tư số 32 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn
Hoá học, Ban hành kèm theo thông tư số 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
[3] Bộ Giáo Dục & Đào tạo _ Sách giáo khoa Hóa học lớp 10

27


Click to View FlipBook Version