The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by Phong Le The, 2023-09-20 08:04:33

dieu_duong_noi_khoa_sdh_2022_7708

dieu_duong_noi_khoa_sdh_2022_7708

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH MÔ HỌC - PHÔI THAI HỌC GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ, CHUYÊN KHOA I ĐIỀU DƯỠNG Trần Thị Kim Thục, Đỗ Thị Hồng Hải NAM ĐỊNH - NĂM 2019


BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH MÔ HỌC - PHÔI THAI HỌC GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ, CHUYÊN KHOA I ĐIỀU DƯỠNG Trần Thị Kim Thục, Đỗ Thị Hồng Hải NAM ĐỊNH - NĂM 2019


Chủ biên: Trần Thị Kim Thục Tham gia biên soạn: Đỗ Thị Hồng Hải Thư ký biên soạn: Đỗ Thị Hồng Hải


LỜI NÓI ĐẦU Cuốn sách Mô học - Phôi thai học được biên soạn theo nội dung của chương trình đào tạo ở bậc sau đại học của ngành Điều dưỡng. Nội dung cuốn sách bao gồm hai chương: Mô học, Phôi thai học. Trong chương Mô học có 3 bài: Giao tử và sự thụ tinh, Mô sinh dục nam, Mô sinh dục nữ. Trong chương Phôi thai học có 9 bài: Đại cương phôi thai học và Phôi thai hệ sinh dục, Phôi thai hệ tiết niệu, Phôi thai hệ tim mạch, Phôi thai hệ hô hấp, Phôi thai hệ tiêu hoá, Dị tật bẩm sinh, Phôi thai hệ thần kinh, Phôi thai hệ xương và Phôi thai hệ cơ. Sau mỗi chương có một số câu hỏi để Học viên tự lượng giá nhằm củng cố thêm kiến thức. Cuốn sách là tài liệu học tập cho Học viên Điều dưỡng chuyên ngành Ngoại khoa, Điều dưỡng chuyên ngành Phụ sản và là tài liệu tham khảo cho các Học viên Điều dưỡng thuộc các chuyên ngành khác. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót chưa thật làm hài lòng bạn đọc; Chúng tôi rất mong các đồng nghiệp và các Học viên đóng góp ý kiến để chúng tôi chỉnh lý, bổ sung để hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Trưởng Bộ môn Giải phẫu - Mô Chủ biên ThS. Trần Thị Kim Thục


1 Chương 1: MÔ HỌC Bài 1: GIAO TỬ VÀ SỰ THỤ TINH Mục tiêu: 1. Phân tích được quá trình tạo noãn của tế bào dòng noãn và quá trình tạo tinh trùng của tế bào dòng tinh. 2. Giải thích được quá trình thụ tinh. 3. Ứng dụng bài học để giải thích và phát hiện được những bất thường trong quá trình tạo phôi để có những tư vấn và chăm sóc điều dưỡng phù hợp. Nội dung: 1. Đại cương Sự hình thành nên một con người bắt đầu bằng sự thụ tinh, một quá trình do hai tế bào chuyên biệt cao, một của nam giới là tinh trùng và một của nữ giới là noãn hợp nhất với nhau tạo nên hợp tử. Ở nam, các tế bào tinh trùng sinh ra và trưởng thành trong tinh hoàn. Ở nữ, các noãn phát triển và trưởng thành trong buồng trứng. Để đảm bảo cho sự thụ tinh, cả hai tế bào sinh dục phải trải qua một loạt thay đổi sâu sắc và chịu ảnh hưởng của một số yếu tố. 2. Giao tử 2.1. Quá trình tạo noãn Mỗi người phụ nữ có 2 buồng trứng. Kích thước mỗi buồng trứng trưởng thành là 3,5 x 2,5 x 1 cm và nặng từ 4-8 gam, khối lượng của chúng thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Các noãn chứa trong các nang trứng phát triển trong buồng trứng. Các tế bào dòng noãn từ đầu đến cuối gồm: noãn nguyên bào, noãn bào 1, noãn bào 2 và noãn chín. - Noãn nguyên bào: Ở phôi người, các tế bào sinh dục nguyên thủy xuất hiện từ cuối tuần thứ ba của quá trình phát triển, sau đó chúng nhanh chóng phân chia sinh ra các noãn nguyên bào. Những noãn nguyên bào có bộ nhiễm sắc lưỡng bội 2n (44 + XX). Đến tháng thứ ba, các noãn nguyên bào được bao quanh bởi một lớp tế bào biểu mô dẹt, đều nằm ở vùng vỏ của buồng trứng sắp xếp thành từng đám. Vào cuối tháng thứ ba, một số noãn nguyên bào biệt hóa thành noãn bào 1 có kích thước lớn hơn. - Noãn bào 1: Đến tháng thứ bảy, khi mà các noãn nguyên bào biến đi hết thì các noãn bào 1 bắt đầu phân chia giảm nhiễm, được bọc xung quanh bởi một lớp tế


2 bào dẹt gọi là nang trứng nguyên thủy. Những tế bào dẹt gọi là tế bào nang. Cho đến tuổi dậy thì, một số noãn bào 1 mới bắt đầu to ra, các tế bào nang tăng sản tạo thành một lớp áo bọc ngoài ngày càng dày thêm ở xung quanh noãn. Hơn nữa các tế bào nang tiết lên trên bề mặt noãn bào một chất glycoprotein gọi là màng trong suốt. Ở tuần thứ 30 của thai nhi, cả 2 buồng trứng có khoảng 6.000.000 nang trứng nguyên thủy. Sau đó, phần lớn chúng bị thoái hóa, chỉ còn lại khoảng 2.000.000 nang trứng vào lúc mới sinh và đến tuổi dậy thì chỉ còn khoảng 400.000 nang trứng. Trong suốt thời kỳ sinh sản của phụ nữ (khoảng 30 năm) chỉ có khoảng 450 nang này phát triển tới chín và xuất noãn hàng tháng, số còn lại bị thoái hóa. Sự phát triển của nang trứng gồm một chuỗi các sự kiện xảy ra một cách trật tự dẫn tới sự phóng noãn ở giữa chu kỳ kinh, bao gồm: sự chiêu mộ các nang trứng, sự chọn lọc nang trứng, sự vượt trội của một nang trứng, sự phóng noãn, sự thoái hóa của nang trứng. Quá trình này bắt đầu bằng sự phát triển của nang trứng nguyên thủy, qua các giai đoạn: nang trứng nguyên thuỷ, nang trứng đặc, nang trứng có hốc và nang trứng chín (nang De Graaf). Ở nang trứng chín, các tế bào nang sắp xếp xung quanh noãn bào làm thành gò trứng nhô hẳn vào trong khoang. Kích thước nang lúc này khoảng 6 -12 mm và nằm ngay sát dưới mặt buồng trứng. - Noãn bào 2: Tới cuối giai đoạn nang trứng chín, noãn bào 1 mang 46 nhiễm sắc thể (NST) (44 + XX) kết thúc quá trình phân chia giảm nhiễm lần 1 để tạo ra 2 tế bào con chứa 23 NST (22 + X), trong đó tế bào to hơn là noãn bào 2, tế bào còn lại là thể cực 1. - Noãn chín: Sau đó noãn bào 2 tiến hành phân chia giảm nhiễm lần 2 để tạo ra một noãn chín và một thể cực 2. Cả hai đều mang 23 NST (22 + X). Như vậy, trong quá trình tạo noãn, từ một noãn bào 1 sinh ra 4 tế bào nhưng chỉ có một tế bào có khả năng thụ tinh là noãn chín, còn các thể cực đều không có khả năng thụ tinh. Nhưng giữa lúc noãn bào 2 xuất hiện ra thoi phân bào thì hiện tượng rụng trứng bắt đầu và noãn bào 2 rơi ra khỏi buồng trứng. - Nang trứng chín trước khi rụng trứng có đường kính khoảng 15 mm làm cho bề mặt buồng trứng gồ hẳn lên. Do tăng nhanh lượng dịch trong nang trứng và sự cương tụ máu trong buồng trứng làm cho nang trứng vỡ ra, noãn bào rơi ra khỏi buồng trứng kéo theo một số tế bào của gò trứng. Đó là hiện tượng phóng noãn.


3 Thông thường chỉ có một nang trứng phát triển tới chín và phóng noãn trong mỗi chu kỳ kinh. 2.2. Quá trình tạo tinh trùng Ở nam giới có 2 tinh hoàn nằm trong bìu, đảm nhận chức năng tạo ra các tế bào dòng tinh và tiết vào máu các hormon sinh dục nam. Mỗi tinh hoàn của người trưởng thành có hình trứng, dài khoảng 4 - 5 cm, rộng 2,5cm, có khoảng 100-250 thùy, mỗi thùy có 1 đến 3 ống nhỏ gọi là ống sinh tinh. - Tinh nguyên bào Cũng như ở nữ giới, các tế bào sinh dục nguyên thủy xuất hiện từ cuối tuần thứ ba của quá trình phát triển phôi. Khi đứa trẻ ra đời, một số tế bào sinh dục nguyên thủy bị chết trong quá trình phát triển, số còn lại phát triển thành tinh nguyên bào nằm trong ống sinh tinh. - Tinh bào 1 Các tinh nguyên bào sẽ biến đổi thành tinh bào 1 có nhân hình cầu mang những hạt nhiễm sắc, có bộ NST 44 + XY. Lúc này các tinh bào 1 mới bước vào phân chia giảm nhiễm lần 1, tạo ra 2 tinh bào 2 có bộ NST giảm đi một nửa (22 + X NST và 22 + Y NST). - Tinh bào 2 - Tinh bào 2 có 2 loại: một mang nhiễm sắc thể X và một mang nhiễm sắc thể Y. Các tinh bào 2 có đời sống rất ngắn vì liền ngay sau đó bắt đầu phân chia giảm nhiễm lần 2 tạo ra tiền tinh trùng (tinh tử). - Tiền tinh trùng Tiền tinh trùng có bộ NST đơn bội giống tinh bào 2 (22 + X NST và 22 + Y NST). Tiền tinh trùng không có khả năng sinh sản, chúng biệt hóa thành tinh trùng qua một quá trình phức tạp. - Tinh trùng Mỗi tinh trùng cũng có bộ NST đơn bội và cũng có 2 loại tinh trùng: loại mang thể nhiễm sắc X và loại mang thể nhiễm sắc Y. Như vậy, trong quá trình tạo giao tử, một tinh bào 1 với bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n= 44 + XY qua quá trình giảm phân sinh ra 4 tinh trùng, mỗi tinh trùng mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội n= 23, với 2 loại tinh trùng là 22 + X và 22 + Y. Tỷ lệ giữa 2 loại là 1/1. Tinh trùng là những tế bào đã biệt hóa cao độ không còn khả


4 năng sinh sản và có cấu trúc phức tạp. Sau khi hình thành tinh trùng vào trong lòng ống sinh tinh. Từ đây chúng được đưa đến ống mào tinh. Sự trưởng thành của tinh trùng trong mào tinh chỉ đơn thuần là cung cấp khả năng tự di chuyển, khả năng nhận và tự thụ tinh với noãn. 2.3. Giao tử bất thường Trong quá trình sinh noãn và sinh tinh có thể tạo nên một số dạng bất thường. Ở nữ giới, trong một nang trứng có thể chứa 2 hoặc 3 noãn bào 1 hoặc noãn bào 1 chứa 2 hoặc 3 nhân. Những dạng bất thường này thường bị thoái hóa trước khi chín. Ở nam giới, tinh trùng bất thường lại gặp nhiều. Tinh trùng bất thường có thể gặp: + Tinh trùng có hình dạng bất thường: đầu to hay nhỏ, tròn hay nhọn. Hình 1.1: Bất thường ở tế bào sinh dục nữ Noãn bào có 2 nhân Noãn bào có 3 nhân Noãn bào Tế bào nang Noãn bào Hình 1.2: Các loại tinh trùng Tinh trùng bình thường Tinh trùng chưa trưởng thành Tinh trùng bất thường Tinh trùng già Tinh trùng thoái hóa


5 + Tinh trùng chưa trưởng thành: đầu và cổ chứa nhiều bào tương. + Tinh trùng già: đầu lỗ rỗ, chứa hay không chứa sắc tố. + Tinh trùng thoái hóa: đầu teo hay biến dạng, có 2 đầu hoặc 2 đuôi. 3. Sự thụ tinh Sự tạo ra cá thể mới bắt đầu bằng sự thụ tinh. Sự thụ tinh là sự kết hợp giữa noãn (giao tử cái) và tinh trùng (giao tử đực) để tạo hợp tử. Hợp tử là cá thể mới phát sinh và phát triển ở giai đoạn sớm nhất. Ở người, bình thường sự thụ tinh xảy ra ở 1/3 ngoài vòi trứng. 3.1. Noãn và tinh trùng trước khi thụ tinh 3.1.1. Noãn trước khi thụ tinh Khi được phóng thích ra khỏi buồng trứng, noãn được bọc từ trong ra ngoài bởi màng trong suốt và các lớp tế bào nang (tế bào vòng tia) của gò noãn. Nếu không gặp tinh trùng, sự thụ tinh không xảy ra, noãn sẽ bị thoái hóa và bị đẩy ra ngoài cùng máu kinh nguyệt. Noãn bào giữ được khả năng thụ tinh trong khoảng từ 12 - 24 giờ sau khi trứng rụng. Noãn bào không tự chuyển động được, sự di chuyển của nó trong vòi trứng nhờ 3 yếu tố: sự co bóp của lớp cơ vòi trứng, sự chuyển động của các lông chuyển ở cực ngọn tế bào lợp niêm mạc vòi trứng và sự cuốn theo dòng dịch trong vòi trứng. 3.1.2. Tinh trùng trước khi thụ tinh Sau khi được hình thành trong ống sinh tinh, lúc này tinh trùng có hình dạng đặc trưng nhưng chưa có khả năng di động. Từ ống sinh tinh, tinh trùng tới mào tinh. Sự trưởng thành của tinh trùng chủ yếu xảy ra trong mào tinh: sự loại bớt bào tương và các bào quan không cần thiết để giúp tinh trùng chuyển động nhanh, ít tốn năng lượng. Ðầu tinh trùng cũng thay đổi, đặc biệt là hình dạng và kích thước cực đầu. Tinh trùng tăng dần khả năng di động khi di chuyển từ phần đầu đến phần đuôi mào tinh. Nhờ có đuôi, tinh trùng có thể tự chuyển động trong đường sinh dục nữ cùng với sự trợ giúp do sự co thắt của tầng cơ đường sinh dục nữ. Trong đường sinh dục nữ, tinh trùng có khả năng sống và duy trì chức năng thụ tinh trong vòng 3- 4 ngày. Nếu không gặp trứng, tinh trùng sẽ tự thoái hóa. 3.2. Quá trình thụ tinh Với cấu trúc của noãn sau rụng trứng, muốn lọt vào bào tương của noãn để kết hợp với noãn tạo ra hợp tử (cá thể mới), tinh trùng phải lần lượt vượt qua 3


6 chướng ngại vật, từ ngoài vào trong gồm: lớp tế bào nang (tế bào vòng tia), màng trong suốt, màng tế bào của noãn. 3.2.1. Tinh trùng vượt qua lớp tế bào nang Trong số khoảng 200 - 300 triệu tinh trùng được phóng vào âm đạo chỉ có khoảng 300 - 500 tinh trùng tới nơi thụ tinh và chỉ có một tinh trùng lọt được vào bào tương của noãn. Bởi vậy, người ta cho rằng các tinh trùng khác đóng vai trò hỗ trợ cho tinh trùng này lọt qua lớp tế bào nang (hàng rào thứ nhất bao bọc noãn) bằng cách tiết ra những enzym (enzym hyaluronidase) chứa trong túi cực đầu của chúng, làm phân tán, tan rã các tế bào nang bao quanh noãn, mở đường cho tinh trùng tiến vào màng trong suốt. 3.2.2. Tinh trùng vượt qua màng trong suốt Một số tinh trùng có thể tiếp xúc với màng trong suốt. Khi tiếp xúc với các thụ thể trên bề mặt màng trong suốt, phản ứng cực đầu xẩy ra, các enzym bên trong túi cực đầu của tinh trùng được phóng thích. Các enzym này làm tiêu hủy protein của màng trong suốt tại chỗ tiếp xúc cùng với tác động xuyên phá của đầu tinh trùng giúp tinh trùng xuyên thủng được màng trong suốt đi vào xoang quanh noãn và tiếp xúc với màng noãn. 3.2.3. Tinh trùng lọt vào bào tương của noãn Khi tinh trùng vượt qua màng trong suốt tới tiếp xúc với màng noãn, màng tế bào bọc tinh trùng sáp nhập với màng tế bào bọc noãn. Ở nơi tiếp xúc, màng tế bào của noãn và tinh trùng bị tiêu đi, nhân và bào tương của tinh trùng lọt vào bào tương của noãn để lại màng tế bào nằm bên ngoài noãn. Khi tinh trùng lọt vào bào tương của noãn, noãn bào 2 tiếp tục hoàn tất lần phân chia thứ hai của quá trình giảm phân để sinh ra noãn chín (22 + X), còn gọi là tiền nhân cái và cực cầu 2. Bào tương của tinh trùng hòa lẫn với bào tương của noãn, nhân của tinh trùng gọi là tiền nhân đực. Tiền nhân đực và tiền nhân cái tiến lại gần nhau, mất đi phần màng nhân, chất nhiễm sắc biến thành NST đứng tập hợp trên thoi phân bào đủ 46 NST. Như vậy một cá thể mới được hình thành gọi là hợp tử. 3.3. Kết quả của sự thụ tinh - Sự thụ tinh khôi phục lại bộ thể nhiễm sắc lưỡng bội đặc trưng cho loài. - Nhờ thụ tinh, cá thể mới sinh ra mang đặc tính di truyền của cả cha lẫn mẹ.


7 - Giới tính di truyền của cá thể mới được quyết định ngay từ khi thụ tinh, nếu noãn kết hợp với tinh trùng mang thể nhiễm sắc Y, sẽ sinh con trai, với tinh trùng mang thể nhiễm sắc X, sẽ sinh con gái. - Sự thụ tinh mở đầu cho quá trình phân cắt để phát triển của phôi. 3.4. Sự phân cắt Sau khi hợp tử được hình thành, nó bắt đầu bước vào giai đoạn phân cắt để làm tăng số lượng tế bào phôi. Các tế bào này sau mỗi lần phân chia lại nhỏ đi và được gọi là các phôi bào. Khi hợp tử đạt tới giai đoạn 2 phôi bào vào khoảng 30 giờ sau thụ tinh. Hợp tử tiến hành hàng loạt quá trình gián phân nối tiếp nhau liên tục làm cho số lượng phôi bào tăng lên nhanh chóng. Qua mỗi lần gián phân, kích thước mỗi phôi bào sinh ra trở nên nhỏ hơn. Đồng thời với quá trình phân cắt, hợp tử di chuyển theo vòi trứng vào trong khoang tử cung. Vào khoảng cuối ngày thứ 3 hoặc đầu ngày thứ 4 sau thụ tinh, hợp tử đã đạt tới giai đoạn 12 - 16 phôi bào, mặt ngoài xù xì giống quả dâu nên gọi là phôi dâu và đến khoang tử cung. Cấu tạo của Tế bào vòng tia Màng trong suốt Xoang quanh noãn Tiền nhân đực Lần phân chia Tiền nhân cái Cực cầu Trung thể thứ 2 Tinh trùng Hợp tử bắt đầu phân cắt Hai phôi bào Hình 1.3: Quá trình thụ tinh


8 phôi dâu gồm: một nhóm tế bào nằm ở vị trí trung tâm có kích thước lớn hơn gọi là đại phôi bào, còn những tế bào tạo thành một lớp bao quanh phía ngoài có kích thước nhỏ hơn gọi là tiểu phôi bào. Những đại phôi bào sau này sẽ tạo phôi và một số bộ phận phụ của phôi như màng ối, túi noãn hoàng, niệu nang. Tiểu phôi bào sẽ tạo lá nuôi, sau này sẽ phát triển thành rau thai. Trong khi phôi đang tiến vào khoang tử cung thì chất dịch bắt đầu xâm nhập qua màng trong suốt. Lượng dịch tăng lên hình thành một khoang duy nhất gọi là xoang phôi túi (khoang phôi nang). Màng trong suốt biến mất, phôi dâu được gọi là phôi túi (phôi nang). Đến cuối tuần lễ đầu của sự phát triển, hợp tử đã trải qua giai đoạn phôi dâu, phôi túi (phôi nang) và bắt đầu làm tổ vào niêm mạc tử cung. Phôi làm tổ vào khoảng ngày thứ 6 sau thụ tinh, tương ứng với ngày thứ 21 của chu kỳ kinh và niêm mạc tử cung đang ở giai đoạn trước kinh và sẽ tiếp tục phát triển. Ở cực phôi, lá nuôi được tạo ra từ các tiểu phôi bào sẽ bám vào nội mạc tử cung, vượt qua lớp biểu mô tử cung tiến vào lớp đệm, phá hủy mô tử cung xung quanh để toàn bộ phôi lọt dần vào niêm mạc tử cung. Sự phá hủy mô tử cung là do những enzym tiêu protein được tiết ra bởi những tế bào lá nuôi. Bình thường phôi làm tổ ở thành sau hoặc thành trước tử cung. Trong trường hợp bất thường, phôi có thể làm tổ ở gần lỗ trong ống tử cung hoặc ở ngoài tử cung (chửa ngoài tử cung) như: trong khoang bụng (thường gặp ở túi cùng Douglas, mạc nối lớn, các quai ruột), trên bề mặt buồng trứng, trong vòi trứng. Phôi làm tổ lạc chỗ ít khi có thể phát triển tới đúng kỳ hạn, phôi thường chết và mẹ thường xuất huyết nghiêm trọng. Trong các trường hợp chửa ngoài tử cung, chửa ở vòi trứng hay gặp Giai đoạn 2 phôi bào Giai đoạn 4 phôi bào Giai đoạn phôi dâu Hình 1.4: Sự phân cắt phôi bào


9 nhất, vòi trứng sẽ vỡ trong khoảng tháng thứ 2 của thời kỳ phôi gây xuất huyết nghiêm trọng cho mẹ. * Áp dụng lâm sàng: Qua cơ chế của sự thụ tinh, lâm sàng có thể chủ động điều trị hỗ trợ sinh sản bằng các phương pháp: Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI); Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF); Bơm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) giúp cho các cặp vợ chồng vô sinh - hiếm muộn có con của chính mình, đem lại hạnh phúc cho các gia đình. TỰ LƯỢNG GIÁ I. Phân biệt Đ/S 1. Các tế bào tinh trùng được sinh ra và trưởng thành ở tinh hoàn. 2. Các noãn bào được sinh ra và trưởng thành trong buồng trứng. 3. Ở phôi người, các tế bào sinh dục nguyên thủy xuất hiện từ cuối tuần thứ sáu của quá trình phát triển.. 4. Noãn bào 1 được bọc bởi một lớp tế bào dẹt gọi là nang trứng nguyên thủy. 5. Bình thường phôi làm tổ ở bề mặt buồng trứng, gần lỗ trong cổ tử cung. 6. Từ một noãn bào 1 qua 2 lần gián phân liên tiếp tạo ra 4 tế bào có cùng chức năng. 7. Tinh trùng có khả năng sống trong đường sinh dục nữ và thụ tinh được trong vòng 3-4 ngày. Mầm phôi (Đại phôi bào) Khoang phôi nang Lớp tiểu phôi bào Hình 1.5: Phôi nang


10 8. Quá trình thụ tinh ở người thường xảy ra ở 1/3 ngoài vòi trứng. 9. Trong quá trình tạo giao tử, từ một tinh bào 1 tạo ra bốn tinh trùng có cùng chức năng. 10. Sau khi trứng rụng, noãn bào có khả năng thụ tinh trong khoảng 12-24h. II. Chọn câu trả lời đúng nhất/ đúng * Tinh bào 2 giảm nhiễm tạo ra: A. Tinh bào 1. C. Tiền tinh trùng. B. Tinh nguyên bào. D. Tinh trùng. * Số lượng nhiễm sắc thể của noãn chín: A. 22+X C. 44+XX B. 22+Y. D. 44+XY. * Kết quả của sự thụ tinh: A. Khôi phục lại bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội. B. Khôi phục lại bộ nhiễm sắc thể đơn bội. C. Tạo ra cá thể con khác hẳn bố mẹ D. Không hình thành giới tính. * Sau thụ tinh phôi làm tổ trong tử cung vào ngày: A. Thứ 3 C. Thứ 5. B. Thứ 4. D. Thứ 6. * Tiểu phôi bào sẽ tạo ra: A. Rau thai. C. Túi noãn hoàng. B. Màng ối. D. Niệu nang. * Sau thụ tinh khoảng 30 giờ hợp tử đạt tới giai đoạn: A. 4 phôi bào. C. 12 phôi bào. B. 2 phôi bào. D. 16 phôi bào. * Tinh trùng tự chuyển động trong đường sinh dục nữ nhờ: A. Đầu tinh trùng. C. Đuôi. B. Cổ tinh trùng. D. Bào tương * Phần phụ được tạo ra từ đại phôi bào: A. Bánh rau. C. Lá nuôi B. Màng ối. D. Rau thai. * Tinh trùng sống trong đường sinh dục nữ có khả năng thụ tinh trong vòng:


11 A. 1-2 ngày. C. 3-4 ngày. B. 2-3 ngày. D. 4-5 ngày. * Tinh bào 1 có bộ nhiễm sắc thể: A. 44+XY. C. 22+X. B. 44+XX. D. 22+Y. III. Hãy chọn từ hoặc cụm từ theo ký hiệu chữ cái vào các số tự nhiên ở khoảng trống các câu sau. * Trong số tinh trùng được phóng vào âm đạo thì có khoảng … (1)… tinh trùng tới nơi thụ tinh và … (2)… tinh trùng lọt vào bào tương noãn. A. Một. C. 200-300. B. Hai. D. 300-500. * Qua hai lần phân chia liên tiếp từ một noãn bào 1 sinh ra …(1)… nhưng chỉ có một tế bào có khả năng thụ tinh gọi là … (2)…. A. 2 tế bào. B. 4 tế bào. C. Cực cầu. D. Noãn chín. * Sau thụ tinh vào khoảng cuối ngày thứ … (1)… hợp tử đã đạt tới giai đoạn … (2)… nên gọi là phôi dâu. A. 2. B. 3. C. 2-4 phôi bào. D. 12-16 phôi bào. * Noãn sau khi được phóng thích khỏi buồng trứng được bọc ngoài bởi … (1)… và giữ được khả năng thụ tinh trong khoảng … (2)… A. 12-24 giờ. C. Màng trong suốt. B. 24-72 giờ. D. Màng trắng. * Tiền tinh trùng có bộ nhiễm sắc thể … (1)… và chúng biệt hóa thành … (2)… qua một quá trình phức tạp. A. Lưỡng bội. C. Tinh bào 2. B. Đơn bội. D. Tinh trùng.


12 IV. Xác định sự tương ứng giữa cụm từ, từ phù với cụm từ, từ với ký hiệu chữ cái ở những câu sau (Matching). * Xác định sự tương ứng giữa các tế bào dòng noãn phù hợp với số lượng nhiễm sắc thể như sau: - Noãn bào 1 - Noãn bào 2 A. 44+XX. B. 44+XY. C. 22+X D. 22+Y. * Xác định sự tương ứng giữa tên gọi các phôi phù hợp với đặc điểm cấu tạo như sau: - Phôi dâu - Phôi nang A. Mặt ngoài xù xì, có 12-16 phôi bào. B. Sau 30 giờ đạt tới giai đoạn 2 phôi bào. C. Hình thành một khoang, màng trong suốt biến mất. D. Đạt tới giai đoạn 4 phôi bào. * Xác định sự tương ứng giữa các tế bào dòng tinh phù hợp với số lượng nhiễm sắc thể như sau: - Tinh bào 1. - Tinh bào 2. A. 22+X B. 44+XX. C. 22+Y. D. 44+XY. * Xác định sự tương ứng giữa noãn nguyên bào và tinh nguyên bào phù hợp với bộ nhiễm sắc thể như sau: - Tinh nguyên bào - Noãn nguyên bào A. 22+Y B. 44+XY. C. 22+X. D. 44+XX. * Xác định sự tương ứng giữa noãn bào 1 và tinh bào 1 phù hợp với bộ nhiễm sắc thể như sau:


13 - Tinh bào 1. - Noãn bào 1. A. 44+XY. B. 22+Y C. 22+X. D. 44+XX.


14 Bài 2: MÔ HỌC HỆ SINH DỤC NAM Mục tiêu: 1. Phân tích được cấu tạo vi thể và chức năng của tinh hoàn. 2. Giải thích được cấu tạo vi thể và chức năng của đường dẫn tinh, dương vật, bìu và những tuyến phụ thuộc. 3. Ứng dụng bài học để giải thích và phát hiện một số bất thường hệ sinh dục nam cũng như trong hỗ trợ sinh sản để có những kế hoạch chăm sóc điều dưỡng phù hợp. Nội dung: Hệ sinh dục nam gồm: - Tinh hoàn - Đường dẫn tinh - Những tuyến phụ thuộc đường dẫn tinh - Dương vật và bìu 1. Tinh hoàn Tinh hoàn có hình trứng, nằm trong bìu, dài 4-5cm, rộng 2,5cm, được bao bọc bởi một bao liên kết xơ dày gọi là màng trắng. Mặt sau trên của màng trắng dày lên tạo thành một khối xơ gọi là thể Highmore. Từ màng trắng, các vách xơ chia tinh hoàn thành nhiều tiểu thùy (150-200 tiểu thùy). Mỗi tiểu thùy chứa 4-5 ống dài 30-150cm, đường kính 150-200m, ngoằn ngoèo, gọi là ống sinh tinh. Ở phần đỉnh thùy, sát thể Highmore, các ống sinh tinh thẳng lại để trở thành đoạn đầu tiên của đường dẫn tinh gọi là ống thẳng. Các ống sinh tinh ở cùng một thùy mở chung vào một ống thẳng. Các ống thẳng đi vào thể Highmore rồi phân chia thành một hệ thống ống dẫn nối với nhau trong thể Highmore gọi là ống lưới hay ống Hale. Xen kẽ với các ống sinh tinh là mô liên kết thưa làm nhiệm vụ đệm đỡ và nuôi dưỡng, trong đó có những tế bào liên kết, những mạch máu nhỏ, những dây thần kinh vận mạch và cảm giác. Ở đây còn có các tế bào tiết hormon sinh dục nam đứng rải rác hoặc thành đám quanh mao mạch gọi là tế bào Leydig. Những tế bào này tạo nên một tuyến nội tiết kiểu tản mác gọi là tuyến kẽ và chế tiết Testosteron duy trì hoạt động sinh tinh.


15 1.1. Ống sinh tinh Dưới kính hiển vi quang học, cấu tạo ống sinh tinh từ ngoài vào trong gồm các thành phần sau: - Lớp áo xơ bao phủ ống sinh tinh gồm vài lớp nguyên bào sợi, lớp ngoài cùng thể hiện đặc tính của cơ trơn. - Thành ống sinh tinh hay biểu mô tinh được tạo nên bởi hai loại tế bào: tế bào Sertoli và các tế bào dòng tinh. 1.1.1. Tế bào Sertoli: là loại tế bào có vai trò quan trọng trong quá trình biệt hóa cơ quan sinh dục trong giai đoạn phôi thai. Đặc biệt, tế bào Sertoli có vai trò rất lớn quyết định đến quá trình sinh tinh của tinh hoàn. Cụ thể có một số chức năng sau: - Tạo sườn chống đỡ và bảo vệ cho các tế bào dòng tinh, điều hòa việc nuôi dưỡng và phát triển của tinh trùng. - Tạo dịch tiết đổ vào ống sinh tinh và ống dẫn tinh giúp quá trình di chuyển của tinh trùng được thuận lợi. Hình 2.1: Cấu trúc mô học của tinh hoàn Màng trắng Ống thẳng Ống ra Ống lưới Ống sinh tinh Ống mào tinh Mô kẽ Ống tinh Vách xơ


16 - Thực bào những mảnh bào tương không cần dùng tới của tiền tinh trùng (tinh tử) trong quá trình sinh tinh. Về cấu tạo của tế bào Sertoli: Tế bào Sertoli là những tế bào lớn, sáng màu, vây xung quanh một phần các tế bào dòng tinh, nhân nằm gần màng đáy. Đáy của tế bào Sertoli nằm ngay trên màng đáy, đỉnh hướng về lòng ống sinh tinh. Dưới kính hiển vi quang học, ranh giới giữa tế bào Sertoli và các tế bào xung quanh không phân biệt rõ. 1.1.2. Tế bào dòng tinh Các tế bào dòng tinh được bao quanh bởi các tế bào Sertoli và ngăn cách với mạch máu một cách chặt chẽ bởi màng đáy. - Tinh nguyên bào là những tế bào dòng tinh đầu tiên, sau tuổi dậy thì chúng phân chia nhiều lần theo cách gián phân nguyên nhiễm với bộ nhiễm sắc thể 2n = 46 = 44 + XY đến tuổi dậy thì tinh nguyên bào biến đổi hình thái để tạo thành tinh bào 1 và bắt đầu thời kỳ gián phân giảm nhiễm để tạo tiền tinh trùng có nhiễm sắc thể n = 22 + X hoặc 22 + Y. Quá trình gián phân giảm nhiễm được chia làm hai giai đoạn: - Giai đoạn 1: tinh bào 1 bắt đầu quá trình phân chia để tạo thành tinh bào 2 mang nhiễm sắc thể lưỡng bội, quá trình phân chia này thường kéo dài trên 23 ngày. Hình 2.2: Cấu tạo vi thể của tinh hoàn Mô kẽ Ống sinh tinh


17 - Giai đoạn 2: Tinh bào 2 tiếp tục phân chia để tạo thành hai tiền tinh trùng mang nhiễm sắc thể đơn bội. Tiền tinh trùng lần lượt biến đổi thay đổi hình thái để hình thành tinh trùng. - Quá trình hình thành từ tiền tinh trùng đến tinh trùng có thể tóm tắt qua 4 giai đoạn: + Giai đoạn tạo bộ Golgi: bộ Golgi phát triển tạo thành một khối lớn ở cực đầu, trong giai đoạn này trung thể đi ngược về phía đối diện với bộ Golgi (so với nhân). + Giai đoạn tạo mũ: bộ Golgi tụ tập thành một khối lớn ở cực đầu gọi là mũ cực đầu, bên trong chứa nhiều Enzym như Hyaluronidase, Neuraminidase, Phosphatase acid, Protease. Nhiệm vụ của chúng là phá hủy vòng tia và màng trong suốt trong quá trình thụ tinh. + Giai đoạn tạo thành đuôi tinh trùng: Trung thể biến thành đuôi có cấu tạo như lông chuyển nhưng dài hơn nhiều, có khả năng làm cho tinh trùng chuyển động. Hình 2.3: Cấu tạo vi thể một phần ống sinh tinh. Lòng ống sinh tinh Tinh trùng Tế bào Sertoli Tiền tinh trùng Tinh bào 2 Tinh bào 1 Thể liên kết Tinh nguyên bào


18 Sự chuyển động này cần ATP do đó ở phần cổ của tinh trùng xếp theo hình lò xo. Vai trò của Dynein của lông chuyển rất quan trọng cho sự chuyển động của tinh trùng. + Giai đoạn trưởng thành: Trong giai đoạn này chủ yếu tinh trùng giảm thể tích, một phần bào tương bị loại khỏi tinh trùng dưới dạng các túi và được các tế bào Sertoli thâu nhận. Hình thái của tinh trùng có thể tóm tắt: phần đầu chứa nhân với mũ cực đầu ở phía trước, phần cổ với nhiều ty thể xếp hình lò xo, phần đuôi do trung thể kéo dài. 1.2. Mô kẽ, tế bào kẽ và tuyến kẽ tinh hoàn Mô kẽ là một mô liên kết thưa chứa nhiều mạch máu, thần kinh và các tế bào kẽ (tế bào Leydig) nằm rải rác. Tế bào kẽ tiếp xúc với mạch máu tạo thành tuyến nội tiết kiểu tản mác gọi là tuyến kẽ tinh hoàn. Tế bào Leydig có nhiệm vụ tiết Testosterone. Testosteron chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi LH, đảm nhận chức năng tạo ra giới tính nam phụ. 2. Những đường dẫn tinh Đường dẫn tinh gồm ống thẳng, ống lưới (lưới tinh), ống ra, ống mào tinh, ống tinh, ống phóng tinh. Đầu Cổ Đuôi Hình 2.4: Cấu tạo vi thể của tinh trùng trưởng thành


19 2.1. Ống thẳng và ống lưới Lót bởi biểu mô vuông đơn hoặc trụ đơn, bề mặt tự do có nhiều vi nhung mao và lông chuyển giúp cho sự vận chuyển của tinh dịch. 2.2. Ống ra Lót bởi biểu mô trụ đơn gồm có ba loại tế bào: - Tế bào có lông chuyển: hình trụ bề mặt tự do có nhiều lông chuyển giúp cho sự vận chuyển của tinh trùng. - Tế bào không lông: hình trụ đơn giữ chức năng hấp thụ. - Tế bào đáy: được xem là loại tế bào tạo ra hai loại tế bào trên. 2.3. Ống mào tinh Lót bởi biểu mô trụ giả tầng gồm tế bào chính và tế bào đáy. Tất cả các tế bào này đứng trên một màng đáy, bên ngoài là tầng cơ trơn có tính co rút. Biểu mô của ống mào tinh tham gia vào quá trình hấp thu và tiêu hóa các chất thải được bài tiết ra trong quá trình sinh tinh. 2.4. Ống tinh Gồm 3 lớp: Tinh nguyên bào Tinh bào 1 Tinh bào 2 Tiền tinh trùng Tinh trùng Lần thứ nhất phân chia Lần thứ hai phân chia Thời kỳ tạo tinh bào Thời kỳ phân bào giảm nhiễm Thời kỳ tạo tinh trùng Hình 2.5: Sơ đồ quá trình tạo tinh trùng


20 - Tầng niêm mạc phủ bởi biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển. - Tầng dưới niêm mạc là một lớp mô liên kết mỏng. - Tầng cơ gồm ba lớp cơ trơn, lớp trong dọc, lớp giữa vòng, lớp ngoài dọc, chúng có tính chất co bóp tạo nhu động để đẩy tinh dịch. 2.5. Ống phóng tinh Không có tầng cơ khi nằm ở tuyến tiền liệt, biểu mô phủ gồm tế bào có lông và không lông. 3. Những tuyến phụ thuộc đường dẫn tinh 3.1. Túi tinh Gồm ba lớp: lớp niêm mạc, lớp cơ và lớp vỏ ngoài. - Lớp niêm mạc phủ bởi biểu mô trụ giả tầng gồm hai loại tế bào: tế bào chế tiết và tế bào đáy. - Lớp cơ gồm hai lớp trong vòng, ngoài dọc. - Lớp vỏ ngoài: do mô liên kết tạo nên. 3.2. Tuyến tiền liệt Là một loại tuyến kiểu ống túi phức tạp lót bởi biểu mô trụ đơn gồm hai loại tế bào: tế bào chế tiết và tế bào đáy. 3.3. Tuyến hành niệu đạo Là một biểu mô tuyến kiểu ống túi, lót bởi biểu mô trụ đơn. 3.4. Tuyến niệu đạo Dọc theo niệu đạo dương vật là những tuyến kiểu túi tiết nhầy. 4. Dương vật Là cơ quan giao cấu, bọc ngoài bởi da bên trong là mô xơ chun nhiều mạch máu. Những cơ quan của dương vật gồm hai thể hang, một vật xốp (thể hang của niệu đạo). Thể hang và vật xốp được cấu tạo bởi một mô đặc biệt gọi là mô cương, là một mô liên kết - cơ chứa nhiều hốc máu và những động mạch hình lò xo đổ máu vào các hốc máu, tĩnh mạch dẫn máu từ các hốc máu đi vào hệ tuần hoàn chung. Lúc bình thường, các hốc máu trong thể hang xẹp, những vòng chun ở miệng tiểu động mạch mở vào các hốc máu co lại, dương vật mềm. Khi dương vật bị kích thích, do sự điều khiển của dây thần kinh trung ương, những sợi cơ trơn dọc của các tiểu động mạch co lại, kéo các vòn chun giãn ra làm cho máu từ các tiểu động mạch


21 ùa vào các hốc máu. Lúc bấy giờ các bó cơ ở chung quanh các hốc máu co lại làm cho các tĩnh mạch bị ép dẹt lại. Những sợi chun không bị các bó sợi cơ kéo nữa, co lại và bịt các tĩnh mạch. Máu ở trong hốc không thoát đi đâu được, lại bị ép bởi các bó cơ cho nên dương vật cương lên và rất cứng. Vật xốp cũng dài ra và phồng lên vì những tĩnh mạch của nó bị giãn nhưng không cứng như thể hang. Khi những bó cơ giãn ra, máu thoát đi bằng đường tĩnh mạch, dương vật lại mềm. 5. Bìu Bìu là một túi do thành bụng trĩu xuống để chứa tinh hoàn, mào tinh và một phần thừng tinh; thường bìu trái lớn và sa xuống thấp hơn bìu phải; giữa hai bìu có một vách sợi. Cấu tạo: Từ ngoài vào trong gồm 7 lớp tương ứng với các lớp của thành bụng: - Lớp da: Mỏng, có nhiều nếp nhăn ngang nên có thể căng rộng hay co lại được. Có một đường dọc ngăn cách hai bìu gọi là đường giữa bìu. - Lớp cơ bám da: Là lớp tạo bởi các sợi cơ trơn, sợi chun và sợi liên kết. Có tác dụng làm cho da bìu co lại được. - Lớp mạc nông: Liên tục bên trên với mạc tinh ngoài của thừng tinh. - Lớp cơ bìu: Do cơ chéo bụng trong trĩu xuống bìu trong quá trình đi xuống bìu của tinh hoàn. Có tác dụng làm nâng tinh hoàn lên trên. - Lớp mạc sâu: Là một phần của mạc ngang (mạc tinh trong) qua lỗ sâu của ống bẹn xuống, bọc quanh thừng tinh, mào tinh hoàn và tinh hoàn. - Lớp màng tinh hoàn: được tạo nên do phúc mạc bị lôi xuống bìu trong quá trình đi xuống của tinh hoàn nên gồm có hai lá (lá thành và lá tạng). Lúc đầu phúc mạc thọc xuống bìu thành một ống phúc tinh mạc bao quanh thừng tinh, sau đó ống sẽ bít lại chỉ còn lại một di tích khi trẻ đã sinh ra đời, nếu ống không được tinh mạc và bao xơ bọc kín sẽ gây nên thoát vị bẹn gián tiếp. * Áp dụng lâm sàng: Dựa vào cấu trúc ống sinh tinh, lâm sàng có thể chẩn đoán và điều trị vô sinh, hiếm muộn có hiệu quả. TỰ LƯỢNG GIÁ I. Phân biệt Đúng/Sai 1. Hệ sinh dục nam gồm: tinh hoàn, đường dẫn tinh và các tuyến phụ thuộc.


22 2. Tinh hoàn vừa làm chức năng nội tiết, vừa làm chức năng ngoại tiết. 3. Tuyến tiền liệt là loại tuyến kiểu ống túi được lợp bởi biểu mô trụ đơn. 4. Niêm mạc túi tinh được phủ bởi biểu mô vuông đơn 5. Tuyến kẽ tinh hoàn thuộc loại tuyến nội tiết kiểu tản mác tiết ra Testosteron. 6. Đường dẫn tinh bao gồm ống thẳng, ống lưới, ống ra và ống sinh tinh. 7. Tuyến niệu đạo là những tuyến kiểu túi tiết nhầy. 8. Dương vật được cấu tạo bởi da, mô xơ chun, hai thể hang và một vật xốp. 9. Các tế bào dòng tinh chỉ bao gồm: tinh nguyên bào, tinh bào 1. 10. Tuyến hành niệu đạo là tuyến kiểu ống túi tiết ra chất tham gia tạo tinh dịch. II. Chọn câu trả lời đúng nhất. * Ống tinh được lợp bởi biểu mô: A. Trụ đơn. C. Lát đơn. B. Vuông đơn có lông chuyển. D. Trụ giả tầng có lông chuyển. * Tinh hoàn có độ dài: A. 4-5 cm C. 5-6 cm B. 2-3 cm. D. 3-4 cm. * Ống mào tinh đường dẫn tinh được lợp bởi biểu mô: A. Lát tầng. C. Vuông tầng B. Trụ tầng. D. Trụ giả tầng. * Mô kẽ tinh hoàn được cấu tạo bởi: A. Mô liên kết thưa C. Mô màng. B. Mô võng. D. Mô lá. * Ống thẳng đường dẫn tinh được lợp bởi biểu mô: A. Lát tầng. C. Lát đơn. B. Vuông đơn có lông chuyển. D. Trụ giả tầng có lông chuyển. * Tế bào của mô kẽ tiết ra Testosteron: A. Tế bào sợi C. Tế bào mỡ B. Tế bào Leydig D. Tế bào nội mô * Ống ra đường dẫn tinh được lợp bởi biểu mô: A. Trụ đơn. C. Lát đơn. B. Trụ tầng. D. Vuông đơn. * Tiền tinh trùng để trở thành tinh trùng nhờ vào quá trình:


23 A. Phân chia nguyên nhiễm. C. Trực phân. B. Phân chia giảm nhiễm. D. Biệt hóa * Bìu được cấu tạo từ ngoài vào trong gồm: A. 4 lớp. C. 6 lớp. B. 5 lớp. D. 7 lớp. * Qua lần giảm phân thứ nhất tinh bào 1 tạo ra: A. 2 tinh bào 2. C. 2 tinh trùng. B. 2 tiền tinh trùng. D. 2 tinh bào 1. III. Hãy chọn từ hoặc cụm từ theo ký hiệu chữ cái vào các số tự nhiên ở khoảng trống các câu sau. * Quá trình phân chia giảm nhiễm từ 1 tinh bào 2 phân chia tạo thành … (1)… mang nhiễm sắc thể … (2)… A. 2 tinh trùng. B. 2 tiền tinh trùng. C. Đơn bội. D. Lưỡng bội. * Tuyến kẽ tinh hoàn là tuyến nội tiết kiểu …(1)… tiết ra Testosteron do tế bào … (2)… đảm nhận. A. Túi. C. Leydig. B. Tản mác. D. Sertoli * Tế bào Sertoli là những tế bào lớn, … (1)…, nhân nằm ở … (2)… A. Đậm màu. C. Sáng màu. B. Xa màng đáy. D. Gần màng đáy. * Tuyến tiền liệt là một loại tuyến kiểu … (1)… được lót bởi biểu mô … (2)… A. Vuông đơn. C. Ống túi. B. Trụ đơn. D. Túi. * Tinh hoàn có hình trứng, dài 4-5 cm, rộng … (1)…cm, được bao bọc bởi một bao liên kết xơ dày gọi là … (2)… A. 2. C. Màng trắng. B. 2,5. D. Thể Highmore. IV. Xác định sự tương ứng giữa cụm từ, từ phù với cụm từ, từ với ký hiệu chữ cái ở những câu sau (Matching).


24 * Xác định sự tương ứng giữa các thành phần của hệ sinh dục nam phù hợp với cấu tạo biểu mô như sau: - Túi tinh - Ống thẳng A. Biểu mô trụ giả tầng. B. Biểu mô vuông đơn. C. Biểu mô lát đơn D. Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển. * Xác định sự tương ứng giữa các tuyến sinh dục nam phù hợp với đặc điểm cấu tạo như sau: - Tuyến tiền liệt. - Tuyến niệu đạo A. Kiểu chùm nho. B. Kiểu ống túi. C. Kiểu túi. D. Kiểu tản mác. * Xác định sự tương ứng giữa các thành phần của đường dẫn tinh phù hợp với các loại biểu mô cấu tạo như sau: - Ống ra - Ống mào tinh A. Biểu mô trụ đơn. - Ống tinh B. Biểu mô trụ giả tầng. C. Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển. D. Biểu mô vuông đơn.


25 Bài 3: MÔ HỌC HỆ SINH DỤC NỮ Mục tiêu: 1. Phân tích được cấu tạo vi thể và chức năng của buồng trứng. 2. Giải thích được cấu tạo và chức năng của vòi tử cung, tử cung, âm đạo, bộ phận sinh dục ngoài và các tuyến sinh dục. 3. Ứng dụng bài học để giải thích và phát hiện một số bất thường của hệ sinh dục nữ, đồng thời áp dụng vào quá trình hỗ trợ sinh sản để có những kế hoạch chăm sóc điều dưỡng phù hợp. Nội dung: Hệ sinh dục nữ gồm: hai buồng trứng, hai vòi trứng, tử cung, âm đạo, âm hộ và tuyến vú. 1. Buồng trứng 1.1. Cấu tạo Buồng trứng có hình trứng, dài 3,5 cm, rộng 2,5cm, dày 1cm. Chia làm 2 vùng: Hình 3.1: Hệ sinh dục nữ Vòi trứng Buồng trứng Âm đạo Tử cung Môi bé Môi lớn


26 - Vùng tủy: Là một mô liên kết chứa nhiều mạch máu, sợi cơ trơn, nhiều mạch máu dạng lò xo. - Vùng vỏ: Chứa nhiều nang trứng. - Bọc ngoài buồng trứng là màng trắng lót bởi biểu mô vuông đơn. Vào tháng đầu của thời kỳ phôi, những tế bào sinh dục nguyên thủy của túi noãn hoàng di cư vào vùng trung mô, về sau sẽ biệt hóa thành buồng trứng. Các nang trứng nằm ở vùng vỏ. Nang trứng gồm 1 noãn nằm ở giữa và một hàng hay nhiều hàng tế bào nang bao quanh. Tổng số nang trứng ở hai buồng trứng người phụ nữ trưởng thành chừng 400.000, phần lớn chúng bị thoái hóa. Trong khoảng đời của một phụ nữ chỉ có khoảng 450 nang trứng chín. Có nhiều loại nang trứng 1.1.1. Nang trứng nguyên thủy Nhiều nhất là sau khi sinh, kích thước rất nhỏ, chỉ thấy được bằng kính hiển vi, có nhân lớn, hơi lệch tâm, có một hạt nhân lớn. Bào quan nằm rải rác quanh nhân, có một hàng tế bào nang dẹt bao quanh, các tế bào này nối với nhau bằng thể liên kết. Về sau các tế bào nang có hình khối vuông, giữa tế bào trứng và tế bào nang bắt đầu hình thành màng trong suốt. Nang trứng nguyên thủy Noãn Nang trứng có hốc Nang trứng có hốc điển hình Nang trứng thoái hóa Hình 3.2: Cấu tạo vi thể của buồng trứng Nang trứng đặc


27 1.1.2. Nang trứng đặc Các tế bào nang phát triển quanh noãn làm thành nhiều hàng tế bào bao quanh noãn. Màng trong suốt dày, các nhánh bào tương của noãn và của tế bào nang thường xuyên qua màng trong suốt và tiếp xúc với nhau bằng liên kết khe. 1.1.3. Nang trứng có hốc Các tế bào nang tiếp tục phát triển và chế tiết, chất chế tiết gọi là dịch nang trứng. Ban đầu dịch nang trứng là những hốc nhỏ, về sau những hốc này lớn dần và kết hợp với nhau tạo thành một hốc duy nhất, những tế bào liên kết bao quanh nang trứng ngăn cách với tế bào nang bằng màng đáy biệt hóa và phát triển thành hai lớp: - Lớp vỏ trong: Là lớp tế bào hình đa diện biệt hóa để tiết Estradiol. - Lớp vỏ ngoài: Là mô liên kết giàu mạch máu, tạo các mạch máu nuôi dưỡng cho tế bào lớp trong. 1.1.4. Nang trứng chín Kích thước nang trứng có hốc gia tăng, đường kính 2,5cm, đội buồng trứng nhô lên ở mặt ngoài, dịch nang trứng đẩy khối tế bào nang về một phía tạo thành gò noãn. Dịch nang trứng chứa nhiều Glycosaminoglycan, Protein gắn Steroid, Progesterone, Estrogen. Mặt ngoài của buồng trứng tiếp xúc với nang trứng chín bằng một lớp mô liên kết rất mỏng, màng này bị các Enzyme như Protease, Collagenase, Plasmine tiêu hủy. Nang trứng bị vỡ vào ngày thứ 14 của chu kỳ kinh. Dưới ảnh hưởng của LH, trước khi nang trứng thoát nang, tế bào noãn tiến hành phân chia giảm nhiễm lần thứ nhất để tạo nên một noãn và một cực cầu không có khả năng thụ tinh. Lúc này loa của vòi trứng quét trên bề mặt buồng trứng và đón nhận noãn, noãn được bao bọc bởi các tế bào nang của gò noãn. Noãn tiếp tục phân chia lần thứ 2 để tạo ra một noãn và cực cầu 2 không có khả năng thụ tinh. Nếu không được thụ tinh, noãn sẽ bị thoái hóa trong 24h. 1.1.5. Các nang trứng thoái triển Phần lớn các nang trứng bị thoái hóa trong quá trình phát triển nang trứng. Ở giai đoạn nang trứng nguyên thủy, các tế bào noãn và nang trứng thoái hóa không để lại dấu vết. Ở giai đoạn nang trứng có hốc, màng trong suốt gấp khúc và tồn tại rất lâu khi noãn và tế bào nang đã bị thoái hóa, những tế bào lớp vỏ của nang trứng


28 thứ cấp có hốc không bị thoái hóa, chúng biệt hóa để tạo thành tuyến kẽ, tuyến kẽ là những tế bào tiết Androgen của buồng trứng. 1.1.6. Hoàng thể Sau khi trứng thoát nang, tế bào nang và tế bào lớp vỏ trong của nang trứng vỡ còn lại biến đổi tạo thành hoàng thể, có cấu tạo kiểu lưới. Những tế bào nang biệt hóa và lớn lên, chiếm 80% khối lượng hoàng thể, được gọi là tế bào hoàng thể hạt, những tế bào này tiết Progesterone. Những tế bào có nguồn gốc từ lớp vỏ có kích thước nhỏ hơn, sẫm màu hơn và nằm ở ngoại vi hoàng thể, chúng có nhiệm vụ tiết Estrogen. Hoàng thể hình thành và tồn tại trong một chu kỳ kinh, thường 10-15 ngày rồi sau đó thoái hoá gọi là hoàng thể chu kỳ. Nếu sự thụ tinh xảy ra thì hoàng thể có thể tồn tại đến 4 tháng. 2. Vòi trứng 2.1. Chức năng của vòi trứng: là dẫn trứng về phía thân tử cung, phần đầu của vòi trứng là loa vòi có thể có từ 10-12 tua vòi, trong thời kỳ trứng thoát nang các tua này rà quét trên mặt buồng trứng để đón nhận trứng. Vòi trứng chia làm 4 đoạn là đoạn thành, đoạn eo, đoạn bóng và đoạn loa vòi. 2.2. Cấu tạo vòi trứng: Vòi trứng được cấu tạo bởi ba tầng là tầng niêm mạc, tầng cơ, tầng vỏ ngoài. - Tầng niêm mạc: Niêm mạc vòi tử cung gấp lại nhiều nếp do lớp đệm đội biểu mô vào lòng vòi. + Biểu mô lợp là biểu mô trụ đơn với ba loại tế bào: tế bào có lông, tế bào không có lông, và tế bào đáy. Tế bào có lông hình trụ, bề mặt có nhiều lông chuyển, những lông chuyển động theo hướng xuống thân tử cung để đưa trứng về tử cung. Tế bào không lông thực chất là những tế bào chế tiết. Bề mặt tự do có nhiều vi nhung mao, chất chế tiết được phủ lên bề mặt của niêm mạc. Tế bào đáy: Nhỏ hình nón cụt được xem là tế bào có thể biệt hóa để tạo hai loại tế bào trên. + Lớp đệm là lớp mô liên kết chứa nhiều mao mạch, mạch bạch huyết, không có tuyến. - Tầng cơ: Tạo bởi hai lớp cơ trơn, lớp trong chạy vòng, lớp ngoài chạy dọc.


29 - Tầng vỏ ngoài: Là một mô liên kết xơ, phủ ngoài bởi lá tạng của màng bụng. 3. Tử cung 3.1. Cấu tạo Thành của tử cung chia làm 3 lớp là lớp thanh mạc, lớp cơ và lớp nội mạc tử cung. - Lớp thanh mạc: là một tổ chức liên kết nằm ở ngoài. - Lớp cơ: là lớp dày nhất của tử cung, gồm những bó sợi cơ trơn nằm giữa mô liên kết, cơ có thể chia thành 4 lớp nhưng không rõ ràng. Lớp thứ nhất và lớp thứ 4 chạy theo chiều dọc, lớp giữa chứa mạch máu lớn nhất. Trong thời kỳ thai nghén, cơ tử cung rất phát triển do sự gia tăng sợi cơ bằng cách phân bào và sợi cơ phình lớn. Ngoài ra sợi cơ còn gia tăng tổng hợp thành phần sợi Collagen cho mô liên kết. - Nội mạc tử cung: Nội mạc tử cung được phủ bởi biểu mô trụ đơn, gồm hai loại tế bào là tế bào chế tiết và tế bào có lông chuyển. Lớp đệm chứa các tuyến ống đơn giản, đôi lúc phân nhánh ở tầng sâu. Biểu mô tuyến tử cung chiếm bởi các tế bào trụ chế tiết. Mô liên kết của lớp đệm chứa nhiều nguyên bào sợi, nhiều sợi võng. Nội mạc của tử cung có thể chia làm hai vùng: + Vùng chức năng: Phát triển và bong ra trong thời kỳ hành kinh. + Vùng đáy: Là phần không bị bong ra trong thời kỳ hành kinh, giữ chức năng tái tạo lớp nội mạc mới cho kỳ kinh tiếp theo. 3.2. Chu kỳ kinh nguyệt Để dễ tính, trong thực hành người ta thường tính ngày hành kinh đầu tiên là thời kỳ đầu. Thời kỳ này được đánh dấu bằng sự hành kinh kéo dài 1-4 ngày (thời kỳ hành kinh: Memtrual Phase), tiếp theo là thời kỳ tăng sinh (Proliferative Phase) từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 14 và thời kỳ chế tiết (Secretary Phase) từ ngày thứ 14 đến ngày thứ 28. - Thời kỳ tăng sinh: Sau thời kỳ hành kinh, nội mạc tử cung chỉ còn lớp đáy, những tuyến của lớp này bắt đầu tái tạo để tạo biểu mô nội mạc phủ cho tử cung và biểu mô tuyến, đồng thời tái tạo lại mô đệm bị mất đi. Vào thời kỳ này, nội mạc tử cung dày 2-3mm, ống


30 tuyến thẳng, tế bào cao dần. Trong thời kỳ này tế bào tích tụ nhiều lưới nội bào có hạt, bộ Golgi, nhiều tiểu động mạch xoáy đi sâu vào lớp đệm. - Thời kỳ chế tiết: Tương ứng với thời kỳ sau phóng noãn. Thời kỳ này còn được gọi là thời kỳ hoàng thể do lượng Progesterone và Estrogen tăng cao, kích thích nang tuyến nội mạc tử cung phát triển, tích lũy Glycogen và tiết vào lòng tuyến, lớp nội mạc dày 5mm, hậu quả của sự chế tiết và phù mô đệm. - Thời kỳ hành kinh: Khi không có sự thụ tinh và sự làm tổ của trứng, sau 14 ngày hoàng thể đột ngột giảm tiết Progesterone và Estrogen vào máu, làm các mạch máu hình lò xo bị co thắt lại, gây thiếu máu ở lớp chức năng, lớp này bị hoại tử, các mạch máu trong lớp bị vỡ, sự hình thành bắt đầu. Trong cuối thời kỳ hành kinh, toàn bộ lớp chức năng bị bong ra chỉ còn lại lớp đáy. 4. Âm đạo Âm đạo gồm 3 lớp: niêm mạc, cơ và vỏ ngoài. Chất nhầy trong âm đạo là chất nhầy tiết từ tuyến tử cung. - Niêm mạc: lợp bởi biểu mô lát tầng không sừng hóa. Lớp đệm là một mô liên kết giàu sợi chun, tế bào sợi, bạch cầu trung tính, Lympho bào, không có tuyến nhưng nhiều mạch. - Lớp cơ: gồm những bó cơ trơn, trong xếp vòng ngoài xếp dọc. - Lớp vỏ ngoài: là một mô liên kết giàu sợi chun. 5. Bộ phận sinh dục ngoài Bộ phận sinh dục ngoài hay là âm hộ, gồm có tiền đình, môi lớn, môi nhỏ, âm vật và các tuyến phụ thuộc. Tiền đình là phần lợp bởi niêm mạc giống âm đạo. Màng trinh là một màng xơ nhiều sợi chun, cơ trơn, có biểu mô lợp cả hai mặt trong và ngoài. Ở phần tiền đình có một số tuyến nhầy nằm rải rác. Âm vật tương đương với dương vật, cấu tạo bởi mô cương giống thể hang và lợp bởi da mỏng. Các đầu tận cùng thần kinh và tiểu thể xúc giác ở âm vật rất phong phú. Môi nhỏ và môi lớn có cấu tạo như da, có tuyến bã, tuyến mồ hôi, nhiều tận cùng thần kinh và tiểu thể xúc giác, nhiều cơ trơn. Ở bề mặt môi lớn còn có lông.


31 Các tuyến phụ thuộc gồm tuyến Skene và tuyến Bartholin. Tuyến Skene phân bố quanh niệu đạo và mở ra ngoài cạnh lỗ niệu đạo. Tuyến Skene tương đương với tuyến tiền liệt ở nam giới, nhưng có cấu tạo kiểu chum nho tiết nhầy. Tuyến Bartholin tương đương với tuyến hành niệu đạo ở nam giới, có cấu tạo kiểu tuyến ống-túi tiết nhầy. Ống bài xuất của tuyến Bartholin dài 12 -15mm đổ vào rãnh giữa màng trinh và môi nhỏ. 6. Tuyến vú Ở người tuyến vú chỉ phát triển mạnh ở nữ. Đó là những tuyến mồ hôi biến dạng thích nghi với chức năng sinh sữa và nuôi con. Do tuyến sữa có quan hệ mật thiết với chức năng sinh sản và biến đổi trong quan hệ chặt chẽ với cơ quan sinh dục, nên thường được mô tả trong phần sinh dục nữ. Ở người nữ trưởng thành, mỗi tuyến vú cấu tạo từ 15-25 thùy (như những tuyến riêng lẻ). Các thùy có phân cách bởi mô liên kết thưa và mô mỡ phong phú. Những tuyến này có cấu tạo kiểu túi phức tạp (còn gọi là kiểu chùm nho) và được chia thành tiểu thùy. Tuyến vú chỉ đạt đến sự phát triển đầy đủ trong thời gian mang thai và cho con bú. Các nang tuyến là nơi sinh sữa, có dạng túi tròn hoặc hơi dài. Các tế bào chế tiết (Lactocyte) có dạng hình tháp hoặc hình trụ, tựa trên màng đáy. Bên ngoài màng đáy là những tế bào cơ - biểu mô có nhiều nhánh bào tương tạo thành giỏ ôm lấy nang tuyến (giống tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi). Mỗi nang tuyến có ống bài xuất nhỏ, các ống bài xuất đó tập trung thành ống bài xuất trong tiểu thùy. Nhiều ống bài xuất tập trung về ống bài xuất gian tiểu thùy. Nhiều ống bài xuất gian tiểu thùy tập trung thành ống dẫn sữa. Mỗi ống dẫn sữa tương đương với mỗi thùy. Ở chân núm vú, các ống dẫn sữa phình to tạo thành xoang dẫn sữa và mở ra trên bề mặt núm vú bằng các lỗ có kích thước 0,5mm. Núm vú là phần da dày lên, có dạng hình nón. Biểu bì ở núm vú chứa nhiều Melanin, làm cho núm vú có màu hồng, nâu nhạt hoặc nâu đậm. Nhú chân bì khá dày và thường phân nhánh, trong đó có nhiều tận cùng thần kinh, do đó dễ tạo ra phản xạ tiết sữa do động tác mút sữa của trẻ, da xung quanh núm vú tạo thành quầng vú có màu hồng đến nâu đậm.


32 Các tế bào chế tiết của nang tuyến chế tiết theo kiểu bán hủy. Sữa do tuyến vú tiết ra là chất dạng nhũ tương giàu Protein (Casein), có nhiều cấu trúc cực ngọn tế bào, nhiều hạt mỡ, đường, muối và nước. * Áp dụng lâm sàng: Nhờ vào quá trình phát triển của các nang trứng dưới hình siêu âm, lâm sàng có thể chủ động điều trị hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng vô sinh và hiếm muộn. TỰ LƯỢNG GIÁ I. Phân biệt Đ/S 1. Trong qua trình phát triển của nang trúng, phần lớn nó bị thoái hóa. 2. Buồng trứng vừa làm chức năng nội tiết, vừa làm chức năng ngoại tiết. 3. Nang trứng được cấu tạo bởi 1 noãn nằm ở giữa và 1 hay nhiều hàng tế bào nang bao quanh. 4. Noãn bào qua 2 lần phân chia giảm nhiễm tạo ra một noãn chín và 3 thể cực cầu. 5. Tuyến vú là tuyến ngoại tiết kiểu chùm nho. 6. Vùng vỏ buồng trứng chứa nhiều nang trứng. 7. Màng trinh là một màng xơ có nhiều sợi chun. 8. Tuyến kẽ buồng trứng tiết ra Androgen. 9. Các tế bào nang chế tiết ra chất gọi là dịch nang trứng. 10. Trong khoảng đời phụ nữ có khoảng 400.000 nang trứng phát triển tới chín. II. Chọn câu trả lời đúng nhất/ đúng * Buồng trứng được bọc ngoài bởi lớp biểu mô: A. Lát tầng. C. Lát đơn. B. Vuông đơn. D. Trụ giả tầng có lông chuyển. * Thành phần không thuộc cấu tạo vi thể của vòi trứng: A. Tầng niêm mạc. C. Tầng cơ. B. Tầng dưới niêm mạc. D. Tầng vỏ ngoài. * Nang trứng chín đường kính khoảng: A. 1,2cm. C. 2,5cm B. 2,8cm. D. 3,0cm. * Cơ cấu tạo nên thành âm đạo thuộc loại: A. Cơ vân. C. Cơ tim. B. Cơ trơn. D. Cơ biểu mô.


33 * Lớp nội mạc tử cung được phủ bởi biểu mô: A. Lát tầng. C. Trụ đơn. B. Vuông đơn có lông chuyển. D. Trụ giả tầng có lông chuyển. * Biểu mô lợp niêm mạc vòi trứng: A. Biểu mô trụ đơn. C. Biểu mô vuông đơn. B. Biểu mô lát đơn. D. Biểu mô trụ giả tầng. * Tuyến vú được cấu tạo bởi: A. 20-25 thùy. C. 15-25 thùy. B. 15-20 thùy. D. 25-30 thùy. * Các tế bào của nang tuyến vú chế tiết theo kiểu: A. Bán hủy. C. Toàn vẹn. B. Toàn hủy. D. Tùy theo vị trí nhận sản phẩm. * Lớp vỏ trong của nang trứng có hốc được tạo bởi: A. Tế bào hình đa diện. C. Tế bào hình khối vuông. B. Tế bào hình trụ. D. Tế bào hình thoi. * Âm đạo được lợp bởi biểu mô: A. Lát tầng có sừng hóa. C. Lát tầng không sừng hóa. B. Trụ giả tầng. D. Vuông tầng. III. Hãy chọn từ hoặc cụm từ theo ký hiệu chữ cái vào các số tự nhiên ở khoảng trống các câu sau. * Buồng trứng có hình trứng, dài … (1)… cm, rộng 2,5cm, dày 1cm, bọc ngoài là màng trắng được lót bởi biểu mô … (2)… A. Trụ đơn. C. 3,5. B. Vuông đơn. D. 2,5. * Tuyến vú là tuyến ngoại tiết kiểu …(1)… được chia thành … (2)…. A. Chùm nho. C. 15-25 thùy. B. Tản mác. D. 25-30 thùy * Vùng vỏ buồng trứng có chứa nhiều … (1)…, còn vùng tủy buồng trứng chứa nhiều … (2)… A. Nang trứng. C. Mạch máu. B. Mô liên kết. D. Tế bào.


34 * Vòi trứng được lợp bởi biểu mô… (1)… có chức năng … (2)… về phía thân tử cung. A. Vuông đơn. B. Trụ đơn. C. Dẫn trứng. D. Quét trứng. * Hai buồng trứng ở người phụ nữ trưởng thành có khoảng … (1)… nang trứng nhưng chỉ có khoảng … (2)… nang trứng chín A. 300.000 B. 350. C. 400.000 D. 450. IV. Xác định sự tương ứng giữa cụm từ, từ phù với cụm từ, từ với ký hiệu chữ cái ở những câu sau (Matching). * Xác định sự tương ứng giữa các vùng của buồng trứng phù hợp với cấu tạo như sau: - Vùng vỏ - Vùng tủy A. Nhiều mạch máu. B. Nhiều nang trứng. C. Nhiều nang trứng và cơ trơn D. Nhiều nang trứng và mạch máu. * Xác định sự tương ứng giữa các tế bào của biểu mô vòi trứng phù hợp với đặc điểm cấu tạo như sau: - Tế bào có lông - Tế bào không lông A. Chế tiết, có nhiều vi nhung mao. - Tế bào đáy B. Hình trụ, có nhiều lông chuyển. C. Nhỏ, hình nón cụt, có thể biệt hóa. D. Nhỏ, chế tiết, hình trụ. * Xác định sự tương ứng giữa các thành phần của hệ sinh dục nữ phù hợp với các loại biểu mô cấu tạo như sau: - Vòi trứng - Tử cung A. Biểu mô trụ đơn có 3 loại tế bào.


35 - Âm đạo B. Biểu mô trụ đơn có 2 loại tế bào. C. Biểu mô lát tầng không sừng hóa. D. Biểu mô lát tầng có sừng hóa.


36 Chương 2: PHÔI THAI HỌC Bài 1: ĐẠI CƯƠNG PHÔI THAI HỌC VÀ PHÔI THAI HỆ SINH DỤC Mục tiêu: 1. Phân tích được quá trình phân cắt trứng, hình thành và biệt hoá các lá phôi. 2. Giải thích được sự hình thành, phát triển đường sinh dục ở các giai đoạn và sự biến đổi các bộ phận sinh dục theo lứa tuổi. 3. Ứng dụng trên lâm sàng để giải thích và phát hiện những biến đổi bất thường về giới tính trên trẻ sơ sinh từ đó đưa ra kế hoạch theo dõi và chăm sóc. Nội dung: 1. Đại cương phôi thai: 1.1. Phân cắt trứng và hình thành các lá phôi: 1.1.1. Phân cắt trứng và hình thành phôi túi: - Trứng sau khi kết hợp với tinh trùng để trở thành hợp tử thì bước vào thời kỳ phân cắt. Sự phân cắt trứng theo kiểu hoàn toàn nhưng không đồng thời. - Vào khoảng giờ thứ 30 sau khi thụ tinh thì hợp tử phân cắt lần một để tạo ra hai phôi bào, trong đó có một phôi bào nhỏ và sáng màu hơn, còn phôi thứ hai to hơn, tối màu hơn. - Vào khoảng giờ thứ 50, hợp tử phân cắt lần hai để tạo nên 4 phôi bào. Nhưng do phôi bào sáng phân cắt nhanh hơn nên trước đó có thời điểm chỉ có 3 phôi bào. - Khoảng giờ thứ 60 phân cắt lần ba, nhịp độ phân cắt của phôi bào nhỏ nhanh hơn nên có số lượng nhiều. Các phôi bào nhỏ sắp xếp thành lớp bên ngoài gọi là lá nuôi (sau này tạo thành phần chính của rau thai), bao quanh những phôi bào lớn bên trong, phôi giai đoạn này gọi là phôi dâu. - Quá trình phân cắt trứng hoàn thành khoảng 3-4 ngày đầu kể từ sau khi thụ tinh, trong lúc phôi di chuyển từ 1/3 ngoài của vòi trứng vào buồng tử cung, lúc này phôi có khoảng từ 7-12 phôi bào. - Khi đến khoang tử cung tốc độ phân chia tế bào của phôi dâu nhanh hơn, số lượng phôi bào tăng lên nhiều. Đồng thời lá nuôi vừa hấp thu vừa chế tiết mạnh mẽ các chất tiết của tử cung, kết quả là trong phôi xuất hiện một xoang chứa dịch. Phôi giai đoạn này gọi là phôi túi. Trong phôi túi có nụ phôi, số lượng tế bào trong nụ phôi ít hơn nhiều so với số lượng tế bào ở lá nuôi (khoảng 8/99).


37 1.1.2. Sự làm tổ của phôi túi: - Vào khoảng ngày thứ 6-7, phôi túi bắt đầu làm tổ, đầu tiên các tế bào lá nuôi bám vào niêm mạc tử cung, lún sâu vào và phần niêm mạc xung quanh phát triển che kín ngăn cách hẳn phôi với khoang tử cung, sau 40 giờ phôi đã được che kín hoàn toàn. Khoảng 9 ngày sau khi thụ tinh phôi đã nằm hoàn toàn trong chiều dày lớp đệm niêm mạc tử cung. - Trong khi phôi xâm nhập dần vào niêm mạc tử cung thì lá nuôi tế bào sinh sản và biệt hoá thêm ra phần lá nuôi hợp bào. Lá nuôi hợp bào phát triển ra thành những nhánh ngón cắm sâu vào niêm mạc tử cung, phá vỡ mạch máu và hấp thu các chất dinh dưỡng từ máu mẹ. Những phần hợp bào dưới dạng những nhánh ngón gọi là nhung mao rau nguyên thuỷ, còn phần nụ phôi cũng phát triển thành những phần phụ và các lá phôi. 1.1.3. Sự tạo thành ba lá phôi: - Sau giai đoạn phân cắt là sự hình thành ba lá phôi, sự hình thành ba lá phôi xảy ra trong phần nụ phôi ngay sau khi hình thành phôi túi. Thông thường lá ngoại bì xuất hiện trước, tiếp theo là lá nội bì và sau cùng là lá trung bì. - Vào cuối tuần thứ hai trong bụng mẹ, khi bắt đầu tạo phôi vị, phôi người được đại diện bởi đĩa phôi lưỡng bì, một tấm phẳng dẹt, hình đĩa tròn. Những lá phôi nội ngoại bì được sắp đặt như những màng biểu mô, trên đó không thấy mầm cơ quan. - Trong tuần thứ ba, lá phôi thứ ba, lá trung bì xuất hiện và sự tạo phôi vị bắt đầu. Trong suốt quá trình phát triển của phôi được đặc trưng bởi sự tạo ra các mầm mô và cơ quan. - Những mầm mô phát sinh từ các lá phôi đã trải qua các quá trình di chuyển, dời chỗ bằng cách di cư, tăng sinh, tách ra, gấp lại, lồi lên, lõm xuống của các đám tế bào dẫn tới quá trình tạo ra các mầm nguyên phát. Các mầm này phân chia để tạo thành các mầm thứ phát. - Các mầm thứ phát lớn lên nhanh chóng và chịu quá trình biệt hóa mô làm thay đổi cấu tạo các tế bào để có thể đảm nhiệm chức năng đặc biệt. 1.2. Sự biệt hóa các lá phôi: - Lá ngoại bì: ở đầu tuần thứ ba, ngoại bì là một tấm biểu mô dẹt, hơi rộng ở vùng đầu, hơi hẹp ở vùng đuôi phôi và phủ mặt lưng của nội bì. Quá trình biệt hoá của


38 ngoại bì đã cho ra nguồn gốc của các cơ quan và bộ phận có liên lạc với môi trường bên ngoài: + Toàn bộ hệ thần kinh + Biểu mô cảm giác của các cơ quan thính giác, khứu giác. + Võng mạc mắt, thủy tinh thể. + Biểu mô phủ đoạn trước khoang miệng, khoang mũi, các xoang, các tuyến phụ thuộc vào các biểu mô đó. + Men răng. + Biểu mô phủ các đoạn tận cùng của ống tiêu hóa, tiết niệu và sinh dục. + Phần thần kinh của tuyến yên và tuyến tủy thượng thận. + Biểu bì da và các bộ phận phụ của da. - Lá trung bì: mới đầu các tế bào trung bì tạo thành một lớp mô mỏng và thưa nằm hai bên đường dọc giữa chen và giữa lá nội bì và lá ngoại bì, vào ngày thứ 17, một số tế bào trung bì tăng sinh tạo ra một khối mô dày đặc gọi là trung bì cận trục, ở hai bên tạo thành trung bì bên, chen vào giữa là trung bì trung gian. Trung bì cận trục sẽ biệt hoá thành đốt da và đốt cơ lan về phía bụng tạo thành cơ vân và mô liên kết dưới da. Trung bì trung gian biệt hoá thành các đốt thận sau này biệt hoá thành hệ tiết niệu, sinh dục và tuyến vỏ thượng thận. Trung bì bên biệt hoá thành trung mô sau này thành mô liên kết chính thức, mô sụn, mô xương, máu và các mạch máu. Tóm lại trung bì là nguồn gốc của: + Các mô chống đỡ: mô liên kết chính thức, mô xương, mô sụn. + Các mô cơ: mô cơ vân, mô cơ trơn, mô cơ vân. + Thận, các tuyến sinh dục nam, nữ, những đường bài xuất của hệ tiết niệusinh dục (trừ các đoạn cuối cùng của đường sinh dục, tiết niệu). + Tuyến vỏ thượng thận. + Các cơ quan tạo huyết và các huyết cầu. - Lá nội bì: vào khoảng ngày thứ 8-9, dưới ngoại bì tách ra một số tế bào mầm nội bì, những tế bào này sinh sản và phát triển tạo thành một lớp dưới lá ngoại bì. Vào ngày thứ 13-14 mép nội bì khép lại tạo thành túi noãn hoàng có vai trò quan trọng trong sự hình thành mạch máu dây rốn. Phần nội bì hình thành ống ruột nguyên thuỷ sau này biệt hoá thành: + Biểu mô phủ tai giữa, các xoang mặt, vòi Eustachi.


39 + Biểu mô tuyến của tuyến giáp, tuyến cận giáp và tuyến ức. + Biểu mô phủ và biểu mô tuyến từ họng tới tận các phế nang. + Biểu mô tuyến của các tuyến phụ thuộc ống tiêu hóa… + Biểu mô phủ bàng quang, âm đạo, niệu đạo nữ, niệu đạo nam trừ đoạn dương vật. 2. Phôi thai hệ sinh dục 2.1. Nguồn gốc tế bào sinh dục - Ở phôi người 3 tuần tuổi, một số tế bào nội bì ở thành túi noãn hoàng gần mỏm đuôi phôi biệt hóa thành các tế bào sinh dục nguyên thủy. Chúng có kích thước lớn hình trứng hoặc hình cầu có bào tương trong suốt và có nhiều Photphataza kiềm. - Các tế bào bào sinh dục nguyên thủy vừa sinh sản vừa theo dòng máu và nhờ chuyển động kiểu Amip di cư đến các tuyến (nếp) sinh dục nguyên thủy. - Vào khoảng cuối tuần thứ 5 các tế bào sinh dục nguyên thủy đến hẳn nếp sinh dục với số lượng trên 50.000 tế bào. Tại đây chúng kết hợp với các dải biểu mô phát triển từ nếp sinh dục để tạo nên các dải sinh dục nguyên thủy. 2.2. Các cơ quan sinh dục trung tính 2.2.1. Tuyến sinh dục trung tính (chưa có giới tính): - Tuyến sinh dục là những cơ quan đảm nhận chức năng sinh sản bằng cách sản xuất ra giao tử và các Hormon tác dụng chi phối các hoạt động sinh dục. - Về mặt cấu tạo hình thái học các tuyến sinh dục nam (tinh hoàn) và nữ (buồng trứng) đều cấu tạo chủ yếu bởi ba quần thể tế bào: + Những tế bào thuộc các dòng tế bào sinh dục (tế bào dòng tinh và tế bào dòng noãn): Những tế bào này sinh sản, biệt hóa, tiến triển và trưởng thành để tạo ra những giao tử đực (tế bào dòng tinh) hoặc giáo tử cái (tế bào dòng noãn). + Những tế bào biểu mô: Là những tế bào Sertoli có ở trong các ống sinh tinh (tinh hoàn) và tế bào nang ở các nang trứng (buồng trứng). Những tế bào này có tác dụng nuôi dưỡng và bảo vệ các tế bào sinh dục. + Những tế bào tuyến: Tạo thành các tuyến nội tiết ở tinh hoàn và buồng trứng đó là các tế bào kẽ của tinh hoàn (tế bào Leydig) tiết ra các Hormon sinh dục nam (Testosteron), tế bào vỏ và tế bào kẽ của buồng trứng tiết ra Hormon sinh dục nữ (Estrogen).


40 - Ở giai đoạn đầu của thời kỳ phôi thai (từ tuần thứ ba đến tuần thứ sáu) các quần thể tế bào tương đương nhau có chung nguồn gốc nên không phân biệt được giống đực hay giống cái, cho nên giai đoạn này là giai đoạn trung tính. 2.2.2. Những đường sinh dục trung tính: - Những ống Vectơ của đường sinh dục trung tính + Những dây nối niệu - sinh dục + Ống trung thận và ống cận trung thận - Xoang niệu - dục: Được chia làm 3 đoạn + Đoạn bàng quang - niệu đạo + Đoạn chậu + Đoạn sinh dục (đoạn dương vật) 2.2.3. Cơ quan sinh dục ngoài trung tính - Những mầm của cơ quan sinh dục ngoài: Vào khoảng tuần thứ năm của phôi có những cấu trúc được tạo ra từ trung mô đó là: + Những nếp ổ nhớp + Củ ổ nhớp + Những gờ ổ nhớp - Sự phát triển của cơ quan sinh dục ngoài trung tính + Những nếp ổ nhớp được phân đôi thành hai nếp: Nếp sinh dục phía trước vây quanh màng niệu - sinh dục, nếp hậu môn ở phía sau vây quanh màng hậu môn. + Củ ổ nhớp: lồi về phía trước tạo thành củ sinh dục, củ sinh dục phát triển sang hai bên tạo thành rãnh niệu - sinh dục. + Gờ ổ nhớp: Phát triển mạnh về phía trước sát nhập với nhau ở đường giữa và ngồi lên gốc củ sinh dục rồi phát triển về phía sau để tiếp với nếp hậu môn. Những nếp hậu môn vây xung quanh màng hậu môn trở thành ống hậu môn. Gờ ổ nhớp gọi là gờ sinh dục (gờ môi bìu) sẽ tạo ra môi lớn ở nữ giới và bìu ở nam giới. 2.3. Sự phát triển đường sinh dục nữ 2.3.1. Sự phát triển của buồng trứng - Các tế bào mầm chứa các tuyến sinh dục xuất hiện vào khoảng ngày thứ 25 của thời kỳ thai nghén.


41 - Khi được 30 ngày thì các tế bào mầm di chuyển từ ruột tới rễ mạc treo và biểu mô buồng tạng tăng sinh dày lên tạo thành các mào sinh dục. Lúc này các tế bào mầm di chuyển từ rễ mạc treo tới mào sinh dục. - Biểu mô buồng tạng phát triển trong mào sinh dục tạo thành cột giới tính bọc lấy từng tế bào mầm. Ống trung thận Tiểu quản trung thận Các tế bào mầm Mào sinh dục Ruột Biểu mô buồng tạng Các nang nguyên thủy Các tiểu quản trung thận Mạc treo buồng trứng Hình 1.3: Sự phát triển của buồng trứng từ cuối tuần thứ 8 của phôi Tuyến thượng thận Thận Buồng tạng Niệu quản Ruột Bàng quang Các tế bào mầm Ruột Buồng ối Phôi Nang niệu Hình 1.1: Túi noãn hoàng Hình 1.2: Thiết diện ngang qua phôi Mào sinh dục Buồng trứng Tủy sống ĐM chủ Ống trung thận


42 - Buồng trứng biệt hóa vào cuối tuần thứ tám của quá trình phát triển phôi, muộn hơn so với sự biệt hóa của tinh hoàn. Bởi vậy ở phôi tám tuần tuổi, nếu tuyến sinh dục không biểu hiện những đặc tính của nam giới thì có thể nói tuyến sinh dục đó là buồng trứng. - Buồng trứng lớn lên lồi dần vào buồng tạng (phúc mạc) tạo thành mạc treo, sau đó di chuyển xuống ổ bụng, có hai dây chằng phát triển kiểm soát sự di chuyển của buồng trứng không cho buồng trứng tụt xuống lỗ bẹn. - Những tế bào sinh dục nguyên thủy biệt hóa thành những noãn nguyên bào, noãn nguyên bào hoạt động gián phân tích cực để tăng nhanh số lượng, sau đó đại đa số noãn nguyên bào thoái hóa đi trong thời kỳ phôi thai, số noãn nguyên bào còn lại lớn lên biệt hóa thành noãn bào 1. Sau đó tế bào biểu mô vây quanh noãn nguyên bào 1 và tạo thành nang trứng nguyên thủy (tháng thứ tư của thời kỳ phôi thai). Noãn nguyên bào 1 tiến hành quá trình giảm phân sau đó dừng lại. - Khi trẻ em gái ra đời những noãn bào 1 được đựng trong các nang trứng nguyên thủy với số lượng khoảng 700.000 đến 2 triệu, đến khi người con gái dậy thì số lượng chỉ còn khoảng 400.000 vì các nang trứng nguyên thủy thoái hóa đi. 2.3.2. Sự phát triển của tử cung, âm đạo và vòi trứng (Fallope). - Khi phôi có kích thước 10mm vào ngày 35-36 thì có một rãnh xuất hiện ở phía lưng của buồng tạng, rãnh này khép kín tạo thành ống (ống Muller), ống được mở ra thông với ổ phúc mạc. Đầu dưới tạo nên một mấu đặc gọi là củ Muller. Xoang niệu dục Núm Muler Vòi tử cung Màng trinh Xoang niệu dục Khớp mu Tử cung đang phát triển Buồng tạng Buồng trứng Tử cung Buồng trứng Hình 1.4: Sự phát triển của tử cung và vòi trứng


43 - Phần trên của hai ống cận trung thận tạo nên vòi trứng, phần dưới tạo thành tử cung. Đầu dưới của ống vẫn tăng sinh rồi trở thành một thừng đặc. Thừng này phát triển thành một ống tạo thành âm đạo để đổ vào xoang niệu dục. - Ở điểm đổ vào xoang niệu dục một phần của núm Muller vẫn tồn tại tạo thành màng trinh. Màng trinh ngăn cách âm đạo với đoạn chậu của xoang niệu dục. - Sau này trong quá trình phát triển màng này có một lỗ thủng và đoạn chậu nằm phía dưới màng trinh sẽ tạo ra tiền đình âm hộ. 2.3.3. Sự phát triển của cơ quan sinh dục ngoài. - Giai đoạn sớm ruột hậu và nhiều ống sinh niệu khác nhau đổ chung vào ở nhớp. Núm sinh dục Nếp niệu đạo Phình môi lớn Màng hậu môn Màng niệu sinh dục Môi bé Tiền đình Hậu môn Mép sau Tiền đình Môi lớn Tuyến Bartholin Môi lớn Âm đạo Mũ âm vật Môi nhỏ Âm vật Hình 1.5: Sự hoàn thiện bộ phận sinh dục ngoài ở nữ giới


44 - Trong tuần thứ 5 của thời kỳ phôi một vách ngăn (niệu - trực tràng) phát triển xuống dưới giữa nang niệu và ruột hậu. Sau đó vách ngăn được dính vào màng ổ nhớp chia ổ nhớp thành hai khoang trực tràng về phía lưng và xoang niệu sinh dục về phía dưới và tiếp xúc với xoang niệu - sinh dục. - Cùng thời gian này tử cung đang phát triển lớn lên về phía dưới và tiếp xúc với xoang niệu sinh dục. - Vào cuối tuần thứ bảy màng niệu dục tiêu đi, nên xoang niệu dục đổ ra phía ngoài. - Cùng giai đoạn bề mặt của phôi xung quanh xoang niệu dục xuất hiện năm chỗ phình lên. - Tử cung phát triển, âm đạo bị đẩy xuống phía dưới làm cho xoang niệu dục bị kéo dài hẹp lại tạo thành niệu đạo sau này. - Ở cục đầu là núm sinh dục sẽ hình thành âm vật. - Sau núm sinh dục hình thành một nếp gấp đó là nếp gấp niệu đạo. - Phía ngoài xuất hiện một chỗ phình đó là phình sinh dục hay phình môi. - Các phình này tiến lại gần với nhau ở phía các cực sau của chúng dính lại với nhau tạo thành mép sau. - Những phình còn tồn tại trở thành môi nhỏ. 2.3.4. Sự hình thành các tuyến sinh dục. - Trong phôi từ niệu đạo và xoang niệu dục xuất hiện các nụ biểu mô, nụ niệu đạo tạo thành các tuyến niệu đạo, các nụ niệu sinh dục tạo nên các tuyến cạnh niệu đạo Skene. - Hai tuyến nhỏ ở hai bên lỗ âm đạo hình thành tuyến ở tiền đình hay còn gọi tuyến Bartholin. 2.3.5. Chu kỳ niêm mạc của tử cung - Vào ngày thứ năm của vòng kinh niêm mạc tử cung có biểu hiện tăng sinh tổ chức đệm và các tuyến, đây là hiện tượng tăng sinh sớm. - Trong thời gian một tuần (vào ngày thứ 12), các tuyến to lên nhiều, giãn ra, các mạch máu to lên rõ hơn, các mao mạch bị giãn ra, đó là giai đoạn tăng sinh muộn. - Những biến đổi tăng sinh là do ảnh hưởng của Estrogen từ buồng trứng tiết ra.


45 - Tiếp theo hiện tượng phóng noãn, hoàng thể tiết ra một khối lượng lớn Progesteron gây nên những thay đổi về chế tiết trong các tuyến và làm cho các tế bào của tổ chức đệm phồng lên, các mao mạch phồng lên và trở lên ngoằn ngoèo. - Vào cuối vòng kinh 28 ngày, tổ chức đệm càng phát triển nhiều mạch máu và càng phù nề thêm. Các vùng xuất huyết và huyết khối nhỏ xuất hiện, sau đó niêm mạc tử cung rụng xuống do tình trạng giảm nội tiết. - Các lớp nông của niêm mạc tử cung với máu và bạch cầu rụng xuống và bị đẩy ra ngoài, đó là sự hành kinh. Trong vòng một hoặc hai ngày, bề mặt niêm mạc tử cung nham nhở được phủ lại bằng biểu mô tăng sinh xuất phát từ các phần đáy của các tuyến. 2.3.6. Những biến đổi sinh dục theo lứa tuổi Ngoài sự tăng trưởng bình thường các hình thái của đường sinh dục hoàn toàn phụ thuộc vào sự cung cấp Estrogen. - Âm hộ + Trước tuổi dậy thì âm hộ chỉ là vết nứt ở tầng sinh môn, rồi sau đó các môi bé lộ ra nhiều hơn mở vào vùng mu và môi lớn tăng lên. + Ở người già kích thước môi bé tăng dần lên so với kích thước môi lớn. - Âm đạo: + Trước tuổi dậy thì âm đạo không có nếp nhăn, sau đó âm đạo có nếp nhăn và nếp nhăn mất đi sau khi mãn kinh. + Ở người già âm đạo mỏng, teo lại và hoàn toàn nhẵn. - Buồng trứng: + Kích thước của buồng trứng đạt mức to nhất trong giai đoạn sinh đẻ rồi co rúm lại sau thời kỳ này. + Vào thời kỳ mãn kinh các noãn bào biến đi hết và phần vỏ buồng trứng chỉ bao gồm tổ chức xơ. - Tử cung: + Ở bé gái: Cổ tử cung dài hơn thân tử cung và không có hiện tượng gấp thân và cổ tử cung. + Ở thiếu nữ dậy thì: Thân tử cung phát triển nhanh so với cổ tử cung do sự gia tăng dần của Estrogen.


46 + Ở phụ nữ trưởng thành: Thân tử cung dài gấp hai lần cổ tử cung và thân tử cung đã gấp so với cổ tử cung. + Sau mãn kinh: tử cung teo dần đi, buồng tử cung chỉ còn nhỏ hơn 5cm, cổ tử cung chỉ còn một lỗ trong vòm âm đạo ở người già. 2.4. Sự hình thành và phát triển sinh dục nam 2.4.1. Sự phát triển của tinh hoàn. - Sự hình thành tinh hoàn: + Sự phát triển ban đầu của các cơ quan sinh sản giống nhau đối với cả hai cơ quan nam và nữ cho tới tuần thứ 6 hoặc thứ 7. Trong khoảng thời gian này, tuyến sinh dục nam phát triển những bó mô xơ hình nan hoa, chúng phân chia mô biệt hóa thành những thừng trung bì ôm lấy các tế bào mầm, lan vào phần tủy và nối với nhau thành những tiểu quản lưới. + Các tiểu quản lưới tiếp xúc với các tiểu quản trung thận và nối với ống trung thận (ống Wolff) ống này sau trở thành ống sinh dục chính của nam giới hay còn gọi là ống dẫn tinh đổ vào xoang niệu dục, phần trung tâm của ống được kéo dài ra cuộn lại thành mào tinh hoàn. + Ở phần đầu của ống giãn ra tạo thành túi tinh. Phần xa nhất của ống tạo thành ống phóng tinh. + Trong khi đó ống bàng quang trung thận (ống Muller) hình thành giống như ở nữ giới, sau đó thoái hóa cùng với ống trung thận và không đóng chức năng nào ở người đàn ông. - Sự di chuyển xuống thấp của tinh hoàn: Hình 1.6: Sự phát triển của tinh hoàn từ cuối tháng thứ 8 của phôi Lưới tinh Các thừng giới tính Mô xơ Ống trung thận Ống trung thận (Wolff) Ruột Ống bàng quang (Mulle)


Click to View FlipBook Version