The words you are searching are inside this book. To get more targeted content, please make full-text search by clicking here.
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base.
Search
Published by thanhngan83, 2022-06-13 03:46:29

Tranh lat ma tuy

Tranh lat 2021 final

BỘ NỘI VỤ TW ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH QUỸ DÂN SỐ LIÊN HỢP QUỐC
BQL DỰ ÁN VNM9P04 TRUNG TÂM TTN TRUNG ƯƠNG

KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG VỀ

CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN, SỨC KHỎE TÌNH DỤC
(SKSS/SKTD); PHÒNG NHIỄM HIV/AIDS; PHÒNG CHỐNG

BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI.

(Tài liệu dành cho Tuyên truyền viên)

Năm 2021
LƯU H1ÀNH NỘI BỘ

Lời tranh 1

CẤU TẠO CƠ QUAN SINH DỤC NAM VÀ NỮ

CÂU HỎI GỢI Ý THẢO LUẬN CẤU TẠO CƠ QUAN SINH DỤC NAM VÀ NỮ

1. Bạn nhìn thấy gì trong bức tranh này? CHU KỲ KINH NGUYỆT

2. Bạn biết gì về cấu tạo của cơ quan sinh dục? Hình 1a Hình 4

3. T heo bạn có những dấu hiệu nào là bất thường của ▪ Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày bắt ▪ Nếu tinh trùng gặp trứng, trứng có thể thụ
cơ quan sinh dục? đầu hành kinh. tinh (trong ống dẫn trứng), sau đó đi vào tử
cung làm tổ trong lớp màng trong.
▪ Hành kinh là màng trong tử cung bong ra,
thải ra ngoài cùng máu.

Hình 2 Hình 1b

▪ Trong chu kỳ có một trứng phát triển. ▪ Nếu trứng không thụ tinh thì sau một thời
▪ Màng trong tử cung dày lên chuẩn bị cho gian, màng tử cung sẽ bong và thải ra ngoài
cùng với máu, bắt đầu một chu kỳ kinh
trứng làm tổ nguyệt mới

Hình 3 ▪ Như vậy từ khi bắt đầu hành kinh lần này (chỉ
hình 1) đến khi bắt đầu hành kinh lần sau (chỉ
hình 1b) là một chu kỳ kinh nguyệt.

▪ Trứng chín rụng ra khỏi buồng trứng, đi vào
ống dẫn trứng.

▪ Màng trong tử cung tiếp tục dầy lên.

Bạn chỉ có một cơ thể.
Hiểu cơ thể mình để chăm sóc đúng cách

3

THÔNG TIN CẦN NHỚ

CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ SINH DỤC NỮ:
▪ H ệ sinh dục nữ bao gồm cơ quan sinh dục ngoài: mu, môi lớn, môi nhỏ, âm vật, tiền đình. Cơ quan sinh

dục trong: âm đạo, cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng.

Kinh nguyệt:
▪ Hoạt động bình thường của cơ quan sinh dục nữ khi không thụ thai, với chu kỳ trung bình 1 tháng/1

lần. Có hành kinh là dấu hiệu cơ thể có khả năng thụ thai dù chỉ hệ tình dục chỉ 1 lần mà không có biện
pháp ngừa thai.
▪ Những bất thường kinh nguyệt bao gồm:
▪ C ường kinh (lượng máu quá nhiều trên 60 ml trong cả kỳ kinh trung bình một chu kỳ kinh nguyệt

người phụ nữ mất khoảng 50 ml máu).
▪ R ong kinh (số ngày có kinh kéo dài, thông thường kinh nguyệt trong khoảng 3 -5 ngày, trên 07 ngày/

tháng là kéo dài).
▪ Vô kinh nguyên phát: quá 18 tuổi chưa hành kinh.
▪ Thống kinh: đau bụng nhiều khi hành kinh, có thể bị mệt mỏi và ảnh hưởng sinh hoạt.
▪ K inh nguyệt thất thường: chu kỳ kinh không đều đối với phụ nữ trưởng thành (Với các em gái

vị thành niên, giai đoạn mới có kinh có thể kinh nguyệt không đều nhưng điều này không phải
là bất thường).

CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG HỆ SINH DỤC NAM:
▪ Hệ sinh dục nam bao gồm cơ quan sinh dục ngoài: dương vật, bao quy đầu, bìu, tinh hoàn.
▪ Cơ quan sinh dục trong: niệu đạo, túi tinh, ống dẫn tinh, mào tinh, tuyến tiền liệt.
▪ Xuất tinh là hiện tượng xuất tiết tinh dịch xảy ra khi nam giới đạt cực khoái. Lượng tinh dịch cho mỗi

lần xuất tinh thông thường vào khoảng 3-4 ml.
▪ Xuất tinh sớm: thông thường thì hiện tượng xuất tinh ở VTN nam còn chưa ổn định và khó xác định

được là xuất tinh bình thường, xuất tinh sớm hay xuất tinh muộn.
▪ M ộng tinh: hiện tượng xuất tinh trong lúc ngủ do mơ thấy cảnh quan hệ tình dục và bị kích thích cao

độ dẫn tới xuất tinh.

Sự phát triển cơ thể rõ rệt và dễ nhận thấy nhất là các dấu hiệu dậy thì. Tuổi dậy thì ở các em nữ
thường sớm hơn và trong khoảng từ 10-15 tuổi, các em nam trong khoảng từ 12-17 tuổi.

Bạn chỉ có một cơ thể.
Hiểu cơ thể mình để chăm sóc đúng cách

2

CẤU TẠO CƠ QUAN SINH DỤC NAM VÀ NỮ

CHU KỲ KINH NGUYỆT

Hình 1a Hình 4

▪ C hu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày bắt ▪ N ếu tinh trùng gặp trứng, trứng có thể thụ
đầu hành kinh. tinh (trong ống dẫn trứng), sau đó đi vào tử
cung làm tổ trong lớp màng trong.
▪ H ành kinh là màng trong tử cung bong ra,
thải ra ngoài cùng máu.

Hình 2 Hình 1b

▪ T rong chu kỳ có một trứng phát triển. ▪ Nếu trứng không thụ tinh thì sau một thời
▪ M àng trong tử cung dày lên chuẩn bị cho gian, màng tử cung sẽ bong và thải ra ngoài
cùng với máu, bắt đầu một chu kỳ kinh
trứng làm tổ nguyệt mới

Hình 3 ▪ N hư vậy từ khi bắt đầu hành kinh lần này (chỉ
hình 1) đến khi bắt đầu hành kinh lần sau (chỉ
hình 1b) là một chu kỳ kinh nguyệt.

▪ T rứng chín rụng ra khỏi buồng trứng, đi vào
ống dẫn trứng.

▪ M àng trong tử cung tiếp tục dầy lên.

Bạn chỉ có một cơ thể.
Hiểu cơ thể mình để chăm sóc đúng cách

3

Lời tranh 2

THAY ĐỔI TÂM LÝ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN

CÂU HỎI GỢI Ý THẢO LUẬN THAY ĐỔI TÂM LÝ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN

1. Bạn nhìn thấy gì trong bức tranh này? BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC

2. Những thay đổi tâm lý nào diễn ra ở tuổi vị thành niên? Độ tuổi vị thanh niên và thanh niên rất đẹp đẽ
nhưng có nhiều nguy cơ do tâm lý chưa ổn định
3. Những nguy cơ nào thường xảy ra với người ở tuổi
vị thành niên? 5

4. Bạn phải làm gì để đối phó với những
nguy cơ đó?

THÔNG TIN CẦN NHỚ

NHỮNG THAY ĐỔI TÂM LÝ Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN:
Thời kỳ dậy thì muộn (17-19 tuổi):
• Khẳng định sự độc lập và tạo dựng hình ảnh bản thân tương đối ổn định.
• Khả năng đánh giá và giải quyết vấn đề tốt hơn.
• Cách suy nghĩ, nhận xét và ứng xử chín chắn hơn.
• Biết phân biệt rõ hơn tình bạn và tình yêu.
• Giảm ảnh hưởng từ bạn bè, quay lại chú trọng mối quan hệ gia đình.
• Chú trọng tới mối quan hệ riêng tư, tin cậy giữa 2 người hơn là theo nhóm.
• Định hướng cuộc sống, nghề nghiệp rõ ràng hơn.
Thời kỳ thanh niên:
• Bắt đầu định hình quan điểm sống.
• Hành vi tự chủ, bộc lộ chính kiến bản thân một cách chắc chắn hơn.
• Xác định mục tiêu cuộc sống rõ ràng hơn.
• Vẫn chịu nhiều ảnh hưởng từ áp lực đám đông: đi theo xu hướng, bị kích thích, kích động.

NHỮNG NGUY CƠ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN:
• Khi sinh hoạt tình dục không bảo vệ vị thành niên và thanh niên gặp những nguy cơ sau:

 Mang thai ngoài ý muốn.
 Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, HIV....
 D o thiếu các kỹ năng sống, kỹ năng từ chối, vị thành niên và thanh niên dễ bị quấy rối

và xâm hại tình dục.
 Lôi kéo vào sử dụng và các chất gây nghiện như ma túy, rượu bia, thuốc lá.
 Nghiện Internet và game.

Độ tuổi vị thanh niên và thanh niên rất đẹp đẽ
nhưng có nhiều nguy cơ do tâm lý chưa ổn định

4

THAY ĐỔI TÂM LÝ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN

BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC

Độ tuổi vị thanh niên và thanh niên rất đẹp đẽ
nhưng có nhiều nguy cơ do tâm lý chưa ổn định

5

Lời tranh 3

KỸ NĂNG SỐNG CẦN THIẾT CHO VỊ THÀNH NIÊN, THANH NIÊN

KỸ NĂNG SỐNG CẦN THIẾT CHO VỊ THÀNH NIÊN, THANH NIÊN

CÂU HỎI GỢI Ý THẢO LUẬN

1. Bạn đã nghe đến từ Kỹ năng sống chưa?

2. L àm thế nào chúng ta tránh được việc sử dụng chất
kích thích?

3. V ậy những kỹ năng sống nào là cần thiết nhất cho
chúng ta thời điểm hiện tại?

Bạn hãy áp dụng các kỹ năng sống cần thiết để có hành động hợp lý
7

THÔNG TIN CẦN NHỚ

KHÁI NIỆM: Kĩ năng sống được hiểu là khả năng ứng xử của mỗi cá nhân trong những tình huống
nhất định, là khả năng mà mỗi cá nhân có được trong việc giải quyết các vấn đề gặp phải và ứng phó
một cách tích cực đối với những thử thách của cuộc sống thường ngày.

NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CẦN CHO SỰ PHÁT TRIỂN VỀ SỨC KHỎE CỦA VTN/TN

• Kĩ năng xác định giá trị: là khả năng xác định đức tính, niềm tin, thái độ, chính kiến nào đó của
mình là quan trọng và giúp mình hành động theo định hướng đó.

• Kĩ năng ra quyết định: là khả năng một cá nhân đưa ra được quyết định cho mình dựa trên cơ sở
có đầy đủ thông tin và ý thức được hậu quả/kết quả từ quyết định của mình.

• Kĩ năng kiên định: là khả năng tự nhận biết được điều mình muốn hoặc không muốn, phù hợp
với hoàn cảnh cụ thể, đồng thời giữ vững được khả năng/nhận định đó dù có những điều kiện
khác tác động.

• Kĩ năng đặt mục tiêu: là khả năng tự xác định những gì mà mỗi cá nhân muốn thực hiện, muốn
đạt tới.

Một mục tiêu đặt ra cần phải được thể hiện bằng những từ ngữ cụ thể.

BẠN TRẺ CẦN LÀM GÌ ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI CÁC NGUY CƠ:

• Cơ thể mình là tài sản quý giá và mình phải bảo vệ.

• Thực hiện các hành vi để bảo vệ cơ thể mình không bị xâm hại.

• Rèn luyện các kỹ năng sống để từ chối áp lực bạn bè, lôi kéo tham gia và hành vi có hại.

• Tham gia các hoạt động lành mạnh theo trường học, đoàn thể.

• Tăng cường hoạt động thể dục, thể thao, văn nghệ…

• T ìm đến sự giúp đỡ của thầy cô giáo, bạn bè khi gặp phải những khó khăn trong giao tiếp và bị
căng thẳng.

• Từ chối những lời mời, rủ rê sử dụng chất gây nghiện.

Bạn hãy áp dụng các kỹ năng sống cần thiết để có hành động hợp lý

6

KỸ NĂNG SỐNG CẦN THIẾT CHO VỊ THÀNH NIÊN, THANH NIÊN

Bạn hãy áp dụng các kỹ năng sống cần thiết để có hành động hợp lý

7

Lời tranh 4

BẢN DẠNG GIỚI VÀ XU HƯỚNG TÍNH DỤC

CÂU HỎI GỢI Ý THẢO LUẬN BẢN DẠNG GIỚI VÀ XU HƯỚNG TÍNH DỤC

1. Bạn nhìn thấy gì trong những bức tranh này? Xu hướng tính dục nào cũng cần yêu thương, gắn kết và
thực hiện tình dục an toàn
2. Bạn có cảm xúc như thế nào khi nhìn những 9
bức tranh này?

3. Thái độ của bạn với các xu hướng tình dục được
mô tả trong các tranh? Vì sao?

THÔNG TIN CẦN NHỚ

BẢN DẠNG GIỚI: Là sự nhận thức chủ quan của một người về giới của bản thân họ. Người đó
xác định bản thân mình là nam, là nữ hoặc là cả hai giới. Bản dạng giới có thể đồng nhất hoặc
không đồng nhất với giới tính sinh học và quyết định xu hướng tính dục của người đó.

Ví dụ: người có giới tính sinh học là nam và coi mình là nam nhưng bị hấp dẫn bởi người nam thì
có xu hướng tính dục là đồng tính nam; người có giới tính sinh học là nam nhưng bản dạng giới
coi mình là nữ thì sẽ là người chuyển giới.

XU HƯỚNG TÍNH DỤC là sự hấp dẫn về mặt tình cảm hay tình dục (hoặc cả hai) một cách lâu
dài đối với những người khác. Bao gồm:

• T ình dục khác giới : có hấp dẫn tình dục với người khác giới.
• T ình dục đồng giới: có hấp dẫn tình dục với người cùng giới.
• S ong tính: có hấp dẫn tình dục với cả hai giới.
• V ô tính: không có hấp dẫn tình dục với ai.
Nói chung, người có bản dạng giới và xu hướng tính dục không theo số đông (là tình dục dị tính)
vẫn chịu sự kỳ thị, phân biệt đối xử ở các mức độ khác nhau.

Trong một số trường hợp họ còn chịu những mức độ bạo lực tình dục khác nhau vì sự khác
biệt đó.

* (MSM: nam có quan hệ tình dục với nam; LGBT: lesbian - Đồng tính nữ; Gay - Đồng tính nam;
Bisexual - Song tính; Transgender -Chuyển giới).

Xu hướng tính dục nào cũng cần yêu thương, gắn kết và
thực hiện tình dục an toàn

8

BẢN DẠNG GIỚI VÀ XU HƯỚNG TÍNH DỤC

Xu hướng tính dục nào cũng cần yêu thương, gắn kết và
thực hiện tình dục an toàn

9

Lời tranh 5

TÌNH DỤC AN TOÀN

CÂU HỎI GỢI Ý THẢO LUẬN TÌNH DỤC AN TOÀN

1. Bạn nhìn thấy gì trong bức tranh này? Tình dục an toàn và lành mạnh để phòng bệnh lây truyền qua đường
tình dục và mang thai ngoài ý muốn
2. Thế nào là tình dục an toàn? Thế nào tình dục 11
lành mạnh?

3. Các biện pháp nào là tình dục an toàn?

4. Những điều gì cần lưu ý với thanh thiếu niên
về quan hệ tình dục?

THÔNG TIN CẦN NHỚ

TÌNH DỤC AN TOÀN: Là cách quan hệ tình dục đạt được khoái cảm nhưng không để máu, tinh
dịch hoặc dịch âm đạo của người này tiếp xúc, thâm nhập vào cơ thể người kia. Nhờ đó phòng
tránh được nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và mang thai ngoài ý muốn.
TÌNH DỤC LÀNH MẠNH CÓ TRÁCH NHIỆM: Là hoạt động tình dục đảm bảo sự tự nguyện, hài
lòng, bình đẳng, tôn trọng, sự cảm thông chia sẻ từ cả hai phía, không gây tổn thương về mặt thể
chất cũng như tình cảm.

CÁC BIỆN PHÁP TÌNH DỤC AN TOÀN VÀ LÀNH MẠNH CÓ TRÁCH NHIỆM:
• Biết nói “Không” khi chưa sẵn sàng quan hệ tình dục và được bạn tình tôn trọng quyết định ấy.
• Quan hệ tình dục chung thủy với một bạn tình.
• Sử dụng bao cao su để ngăn ngừa lây bệnh qua đường tình dục và ngăn ngừa có thai.
• Không quan hệ tình dục khi đang sử dụng chất kích thích.
• Sử dụng một biện pháp tránh thai phù hợp cho nam hoặc nữ để tránh mang thai ngoài ý muốn.

CÁC BẠN CẦN NHỚ ĐỂ THỰC HIỆN:
• Q uan hệ tình dục với trẻ em dưới 16 tuổi là vi phạm pháp luật, cho dù có đồng thuận.
• S ử dụng bao cao su là biện pháp tốt nhất bảo vệ bạn không bị bệnh lây truyền qua đường

tình dục.
• B iện pháp tránh thai an toàn, thuận tiện đối với thanh niên là sử dụng bao cao su dành cho

nam và cho nữ.
• Sử dụng bao cao su đúng cách mới có tác dụng bảo vệ.
• Các biện pháp tránh thai lâu dài hay vĩnh viễn không sử dụng cho thanh thiếu niên vì có thể

ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
• H ạn chế sử dụng biện pháp dùng thuốc tránh thai khẩn cấp, không dùng quá 2 lần/tháng vì

có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn nữ.

Tình dục an toàn và lành mạnh để phòng bệnh lây truyền qua đường
tình dục và mang thai ngoài ý muốn

10

TÌNH DỤC AN TOÀN

Tình dục an toàn và lành mạnh để phòng bệnh lây truyền qua đường
tình dục và mang thai ngoài ý muốn

11

Lời tranh 6

TÌNH DỤC AN TOÀN VỚI NGƯỜI ĐỒNG TÍNH NAM

TÌNH DỤC AN TOÀN VỚI NGƯỜI ĐỒNG TÍNH NAM

CÂU HỎI GỢI Ý THẢO LUẬN

1. Bạn nhìn thấy gì trong bức tranh này?

2. Thế nào là tình dục an toàn với người đồng tính nam?

3. Những điều gì cần lưu ý với thanh thiếu niên về
quan hệ tình dục đồng tính nam?

Bạn hãy thực hiện quan hệ tình dục an toàn và lành mạnh
để phòng bệnh lây truyền qua đường tình dục
13

THÔNG TIN CẦN NHỚ

HÀNH VI QUAN HỆ TÌNH DỤC Ở NGƯỜI ĐỒNG TÍNH NAM CÓ NHIỀU RỦI RO NHẤT VỀ
SỨC KHỎE, CỤ THỂ:
• Nguy cơ lây nhiễm HIV cao nhất trong các hình thức quan hệ tình dục.
• Nguy cơ nhiễm trùng.
• Nguy cơ rò hậu môn.
Vì vậy, người có quan hệ đồng tính nam cần tuân thủ chặt chẽ nhất các hướng dẫn về quan hệ
tình dục lành mạnh và an toàn.

NHỮNG LƯU Ý KHI QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỒNG TÍNH NAM

Thụt rửa trước khi quan hệ hậu môn.

Bắt buộc sử dụng bao cao su đúng cách.

Phải dự phòng PrEP hoặc PEP nếu có nguy cơ lây nhiễm HIV.

Bắt buộc sử dụng chất bôi trơn.

Đặc biệt, tránh quan hệ khi sử dụng chất kích thích.

Bạn hãy thực hiện quan hệ tình dục an toàn và lành mạnh
để phòng bệnh lây truyền qua đường tình dục

12

TÌNH DỤC AN TOÀN VỚI NGƯỜI ĐỒNG TÍNH NAM

Bạn hãy thực hiện quan hệ tình dục an toàn và lành mạnh
để phòng bệnh lây truyền qua đường tình dục

13

Lời tranh 7

PHÒNG BỆNH NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG SINH SẢN VÀ
BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC

CÂU HỎI GỢI Ý THẢO LUẬN PHÒNG BỆNH NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG SINH SẢN VÀ
BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
1. Bạn nhìn thấy gì trong bức tranh này?
2. Hãy nêu tên một số bệnh nhiễm khuẩn đường sinh Nước Đau Đau rát khi
tiểu đục bụng dưới quan hệ
sản/Bệnh lây qua đường tình dục mà bạn biết?
3. Vì sao bạn trẻ có thể bị nhiễm những bệnh đó? Ngứa Viêm âm đạo Âm đạo khác thường Khí hư có
4. Bạn phải làm gì để phòng những bệnh này? âm đạo mùi hôi
Nổi ban,
Tiểu buốt, loét ở âm
tiểu rát hộ

Đau tinh Đau khi Chảy mủ từ
hoàn quan hệ dương vật
tình dục

Nước tiểu Niệu quản Tuyến tiền liệt Nổi hạch
đục Bàng quang Mào tinh bị viêm Vết sùi
Tiểu buốt, Ống dẫn tinh (viêm mào tinh hoặc loét ở
tiểu rát Niệu đạo hoàn) dương vật

Mào tinh hoàn Tinh hoàn bị
Tinh hoàn viêm (Viêm
tinh hoàn)

Bạn thường xuyên thực hiện vệ sinh bộ phận sinh dục và tình dục
an toàn để phòng nhiễm khuẩn và bệnh lây truyền qua đường tình dục

15

THÔNG TIN CẦN NHỚ

NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG SINH SẢN: là tình trạng nhiễm trùng ở các cơ quan của đường sinh dục,
bao gồm các bệnh tại đường sinh dục và các bệnh lây qua đường tình dục. Bệnh gặp ở cả nam và nữ.
Bị bệnh lây truyền qua đường tình dục chủ yếu do tình dục không an toàn (quan hệ với nhiều bạn
tình, không sử dụng bao cao su).
• C ác bệnh nhiễm trùng đường sinh sản: Ở nữ giới là viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo, viêm âm hộ,

viêm cổ tử cung và tử cung; Ở nam giới là viêm đường tiết niệu, viêm bao quy đầu, viêm tinh hoàn.
• C ác bệnh lây qua đường tình dục là bệnh lậu, giang mai, hạ cam, hột xoàn, sùi mào gà, Herpes sinh

dục, viêm gan B và C, nhiễm HIV/AIDS, trùng roi, rận mu, ghẻ.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG SINH SẢN VÀ BỆNH LÂY TRUYỀN QUA
ĐƯỜNG TÌNH DỤC:
• N gứa bộ phận sinh dục hoặc xung quanh vùng sinh dục hậu môn.
• Đ ỏ hoặc loét bộ phận sinh dục.
• Xuất hiện nốt ban, sùi, rộp hoặc loét ở dương vật, âm đạo, hậu môn hoặc miệng.
• Xuất hiện ban trên tay hoặc chân nhưng không đau.
• Đ au nhói, rát, buốt khi đi tiểu, tiểu rắt.
• N ước tiểu đục hoặc có máu hoặc có mùi bất thường.
• Chảy dịch tiết hoặc mủ từ dương vật, âm đạo. Ở phụ nữ thường có tăng tiết khí hư, màu trắng đục,

vàng hoặc xanh và có mùi hôi hoặc tanh.
• Đ au vùng bụng dưới, đau tinh hoàn.
• Đ au tăng lên khi quan hệ tình dục hoặc chảy máu trong khi giao hợp, chảy máu giữa chu kỳ

kinh nguyệt.
• Nổi hạch bẹn và đau.
• S ốt, ớn lạnh, mệt mỏi, ăn không ngon miệng.

BẠN CẦN THỰC HIỆN:
• P hòng bệnh bằng cách giữ vệ sinh bộ phận sinh dục: rửa bằng nước sạch và dung dịch vệ sinh,

thay quần lót hàng ngày.
• Thực hiện tình dục an toàn: sống chung thủy, sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục.

Bạn thường xuyên thực hiện vệ sinh bộ phận sinh dục và tình dục
an toàn để phòng nhiễm khuẩn và bệnh lây truyền qua đường tình dục

14

PHÒNG BỆNH NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG SINH SẢN VÀ
BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC

Nước Đau Đau rát khi
tiểu đục bụng dưới quan hệ

Ngứa Viêm âm đạo Âm đạo khác thường Khí hư có
âm đạo mùi hôi
Nổi ban,
Tiểu buốt, loét ở âm
tiểu rát hộ

Đau tinh Đau khi Chảy mủ từ
hoàn quan hệ dương vật
tình dục

Nước tiểu Niệu quản Tuyến tiền liệt Nổi hạch
đục Bàng quang Mào tinh bị viêm Vết sùi
Tiểu buốt, Ống dẫn tinh (viêm mào tinh hoặc loét ở
tiểu rát Niệu đạo hoàn) dương vật

Mào tinh hoàn Tinh hoàn bị
Tinh hoàn viêm (Viêm
tinh hoàn)

Bạn thường xuyên thực hiện vệ sinh bộ phận sinh dục và tình dục
an toàn để phòng nhiễm khuẩn và bệnh lây truyền qua đường tình dục

15

Lời tranh 8

THANH NIÊN LÀM GÌ KHI MANG THAI NGOÀI Ý MUỐN

CÂU HỎI GỢI Ý THẢO LUẬN THANH NIÊN LÀM GÌ KHI MANG THAI NGOÀI Ý MUỐN

1. Bạn nhìn thấy gì trong bức tranh này? Tìm tư vấn và dịch vụ tại cơ sở y tế chuyên khoa khi biết mình mang thai
2. Những dấu hiệu nào báo hiệu có thai? ngoài ý muốn để được giải quyết một cách an toàn nhất
3. Làm cách nào để xác định bạn có thai? 17
4. Bạn cần làm gì khi biết mình mang thai
ngoài ý muốn?

THÔNG TIN CẦN NHỚ

NHỮNG DẤU HIỆU SỚM NHỮNG DẤU HIỆU MUỘN
NHẬN BIẾT CÓ THAI NHẬN BIẾT CÓ THAI

• Chậm kinh theo chu kỳ kinh nguyệt. • Vú to hơn bình thường.
• Cương tức vú, quầng vú thâm. • Đầu vú thâm, quầng vú sẫm màu, các hạt
• Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn oẹ.
• T hay đổi thói quen ăn uống: thèm ăn vặt, quanh núm vú nổi rõ.
• Dịch âm đạo nhiều hơn.
thích ăn chua hoặc thích ăn ngọt... • Bụng to dần. Cảm thấy thai cử động.

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ XÁC ĐỊNH BẠN CÓ THAI:
• Sử dụng que thử thai để thử nước tiểu sau khi chậm kinh 1 tuần.
• Đến cơ sở y tế để được xác định chính xác có thai bằng việc khám, xét nghiệm nước tiểu và siêu âm.

HẬU QUẢ CỦA MANG THAI NGOÀI Ý MUỐN:
• Mang thai ngoài ý muốn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tâm lý và học tập của vị thành niên, thanh niên.
• Vì chưa có sự chuẩn bị sinh đẻ nên bạn trẻ cần phải suy nghĩ khó khăn trong cân nhắc tiếp tục mang

thai hay chấm dứt thai kỳ.
• Đối với vị thành niên, mang thai ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nguy cơ tai biến khi sinh đẻ là rất

cao, nguy cơ biến chứng dẫn đến hậu quả vô sinh sau phá thai cũng rất lớn. Nếu để sinh đẻ thì nguy cơ
con sinh ra nhẹ cân và không khỏe mạnh là rất cao.

BẠN CẦN LÀM GÌ KHI BIẾT MÌNH MANG THAI NGOÀI Ý MUỐN:
• Đến cơ sở y tế để được xác định chính xác có thai.
• X in ý kiến tư vấn của cán bộ y tế, của người thân trong gia đình và thầy cô giáo để ra quyết định tiếp theo.
• T ìm đến cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản có uy tín để phá thai nếu quyết định phá thai.
• Tìm kiếm sự giúp đỡ, chăm sóc sau khi phá thai.
• Sử dụng biện pháp tránh thai an toàn sau phá thai là bao cao su hoặc thuốc viên uống.
• Nếu quyết định sinh con thì chuẩn bị tâm lý và sức khỏe để nuôi dưỡng thai và sinh con. Lựa chọn nơi

sinh đẻ an toàn.

Tìm tư vấn và dịch vụ tại cơ sở y tế chuyên khoa khi biết mình mang thai
ngoài ý muốn để được giải quyết một cách an toàn nhất

16

THANH NIÊN LÀM GÌ KHI MANG THAI NGOÀI Ý MUỐN

Tìm tư vấn và dịch vụ tại cơ sở y tế chuyên khoa khi biết mình mang thai
ngoài ý muốn để được giải quyết một cách an toàn nhất

17

Lời tranh 9

GIỚI VÀ BẠO LỰC GIỚI

CÂU HỎI GỢI Ý THẢO LUẬN GIỚI VÀ BẠO LỰC GIỚI

1. Những hình ảnh này nói lên điều gì?
2. Theo bạn, những ai hay bị bạo lực giới?
3. T ại sao người bị bạo lực lại quen dần với

hành vi đó?

Nạn nhân của bạo lực giới chịu nhiều hậu quả nặng nề
về thể chất và tinh thần

19

THÔNG TIN CẦN NHỚ

GIỚI:
• Các khác biệt về mặt xã hội giữa nam và nữ.
• Có thể thay đổi.
• Là sản phẩm của xã hội, văn hoá, truyền thống. Hình thành do dạy và học.
• Khác nhau tuỳ theo vùng, địa phương, thời điểm lịch sử.

ĐỊNH KIẾN GIỚI:

Nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ,
dẫn đến sự bất bình đẳng trong mọi khía cạnh cuộc sống.

BẠO LỰC GIỚI:
Bất kỳ hành động bạo lực nào dựa trên cơ sở giới bao gồm cả sự đe dọa, dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến
những tổn thất về thân thể, về tình dục, kinh tế hay tâm lý.

• Bạo lực thể chất: đánh đập, giam hãm, bắt nhịn đói, mặc rách, chịu rét.

• B ạo lực tình dục: quấy rối tình dục, cưỡng ép kết hôn, cưỡng ép có thai hoặc phá thai, cưỡng dâm,
hiếp dâm, ép bán dâm.

• Bạo lực tinh thần: lăng mạ, chửi rủa, đe dọa, kiểm soát và ngăn cấm.

• Bạo lực kinh tế: kiểm soát hoặc cưỡng đoạt tài sản cá nhân.

ĐỐI TƯỢNG HAY BỊ BẠO LỰC GIỚI: • Người sử dụng ma túy.
• Phụ nữ đang hay từng bị buôn bán. • Phụ nữ có HIV.
• Phụ nữ nghề mại dâm.
• Nam giới có quan hệ tình dục đồng giới.

CHU KỲ BẠO LỰC GIỚI:
Giai đoạn 1: Tạo cớ  Mối quan hệ giữa 2 người trở nên căng thẳng: Chỉ trích, la hét, chửi thề. Có những cử
chỉ tức giận, áp chế, đe dọa. Thái độ khó đoán.

Giai đoạn 2: Bạo lực  Không kiểm soát được sự tức giận. Gây ra những tổn thương về thể chất, tinh thần.
Giai đoạn 3: Hối lỗi  Hối hận, xin lỗi, hứa thay đổi. Tử tế, tình cảm. Tặng quà hoặc tạo ra sự cố gắng đặc biệt
để nạn nhân có thể quên bạo lực. Đổ lỗi và bao biện cho hành vi bạo lực.

Giai đoạn 4: Bình thường  Mối quan hệ trở về bình thường. Vụ bạo lực được xem là mâu thuẫn thường tình
giữa cặp đôi và chìm vào quên lãng cho đến khi giai đoạn Tạo cớ lại bắt đầu với những căng thẳng mới.

Nạn nhân của bạo lực giới chịu nhiều hậu quả nặng nề
về thể chất và tinh thần

18

GIỚI VÀ BẠO LỰC GIỚI

Nạn nhân của bạo lực giới chịu nhiều hậu quả nặng nề
về thể chất và tinh thần

19

Lời tranh 10

NGUYÊN NHÂN BẠO LỰC GIỚI VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

CÂU HỎI GỢI Ý THẢO LUẬN NGUYÊN NHÂN BẠO LỰC GIỚI VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

1. Vì sao thanh niên, đặc biệt là nữ lại bị bạo lực?

2. Cảm giác của bạn khi nhìn thấy hình ảnh bị bạo lực?

3. N ếu gặp tình huống bị bạo lực, bạn có thể làm gì để
thoát khỏi tình trạng đó?

Đừng tự biến mình trở thành nạn nhân của bạo lực giới
21

THÔNG TIN CẦN NHỚ

NGUYÊN NHÂN BỊ BẠO LỰC GIỚI:
• Tự hạ thấp/coi thường giá trị bản thân.
• Không biết là bị bạo lực.
• Nghĩ là nữ giới thì thụ động, chiều theo ý muốn của nam giới.
• Không biết rằng bạo lực là bất hợp pháp.
• Không biết cách để nói với người khác.
• Thiếu kỹ năng tự bảo vệ.
• K hông được tham gia các chương trình giáo dục về quyền, giới, giới tính, tình dục và

bạo lực giới.
• Bị kỳ thị, bị khống chế, bị đe dọa.
• Tư duy, trí tuệ giảm sút khi sử dụng chất kích thích.

PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIỚI:
1. H iểu rõ về quyền và giá trị bản thân, những điều quan trọng hơn rất nhiều một mối quan hệ

rõ ràng là không lành mạnh.
2. Giảm thiểu sự phụ thuộc vào chất gây nghiện (nếu có).
3. Hiểu rõ về các hành vi bạo lực giới.
4. Tìm hiểu về các quy định pháp luật phòng chống bạo lực.
5. Tâm sự, chia sẻ với người tin cẩn khi có băn khoăn về hành vi làm mình thấy không thoải mái/

an toàn.
6. Biết cách diễn đạt, tranh luận hợp lý và tự tin.
7. Nói KHÔNG ngay từ những hành vi bạo lực ngay từ lần đầu tiên.
8. Kêu to hoặc tạo tiếng động lớn từ đồ vật để gây sự chú ý của người khác.
9. Cố gắng đến gần cửa ra vào và bỏ chạy nếu có thể.
10. Lưu số điện thoại của người mà mình tin cẩn/có khả năng trợ giúp vào phím nóng.
11. Không ngại chia sẻ, đề nghị sự hỗ trợ từ cán bộ xã hội, cán bộ y tế, công an để có biện pháp

dự phòng, điều trị tốt nhất cho những chấn thương và xử lý hành vi bạo lực theo pháp luật.

Đừng tự biến mình trở thành nạn nhân của bạo lực giới

20

NGUYÊN NHÂN BẠO LỰC GIỚI VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Đừng tự biến mình trở thành nạn nhân của bạo lực giới

21

Lời tranh 11

NGUYÊN NHÂN BẠO LỰC GIỚI VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

CÂU HỎI GỢI Ý THẢO LUẬN NGUYÊN NHÂN BẠO LỰC GIỚI VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

1. Vì sao thanh niên, đặc biệt là nữ lại bị bạo lực?

2. Cảm giác của bạn khi nhìn thấy hình ảnh bị bạo lực?

3. N ếu gặp tình huống bị bạo lực, bạn có thể làm gì để
thoát khỏi tình trạng đó?

Đừng tự biến mình trở thành nạn nhân của bạo lực giới
23

THÔNG TIN CẦN NHỚ

ĐỊA CHỈ ĐƠN VỊ HỖ TRỢ - NHÀ TẠM LÁNH:
Hà Nội:

1. Ngôi nhà Bình yên – Tầng 4, Nhà A, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển- 20 Thụy Khuê, Tây Hồ. Hotline
1900969680; 0946833380/82/84. Điện thoại: 02437280936.

2. Tổ chức HAGAR - Số 152 Âu Cơ, Phường Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội. Điện thoại 094.311.1967.
3. S ố 360 phố Phúc Tân, phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm. Điện thoại: 0243.8252627.

Hải Phòng:
1. Trung tâm Công tác xã hội thành phố Hải Phòng - Số 60 Nguyễn Văn Hới, phường Thành Tô, quận

Hải An, thành phố Hải Phòng. Hotline: 18006605. Điện thoại: 0225 3.700.799.
2. Mô hình địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh tại cộng đồng tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải - Tổ dân phố

5, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Điện thoại: 0984311622.
Hoà Bình:

1. P hòng Công tác xã hội, Trung tâm công tác Xã hội tỉnh Hòa Bình - Tổ 3, phường Kỳ Sơn, thành phố
Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Điện thoại: 02183.843.452.

2. Tổ Công tác xã hội thuộc khoa khám bệnh bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình - Tổ 10, phường Đồng
Tiến, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Điện thoại: 0971436888.

3. Mô hình địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh tại cộng đồng - Xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
Điện thoại:0839230999.
Sơn La:

1. Trung tâm bảo trợ xã hội Sơn La - Tổ 14, phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
Điện thoại: 0212.3851.829.

2. Phòng Công tác xã hội - Bệnh viện đa khoa tỉnh - Số 21, tổ 4, đường Lò Văn Giá, phường
Chiềng Lề, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Điện thoại: 0212.3900.986.

3. M ô hình địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh tại cộng đồng tỉnh Sơn La - Bản Khoang, xã Pa Ma Pha Khinh,
huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Điện thoại: 0914.409.215.

Đừng tự biến mình trở thành nạn nhân của bạo lực giới

22

NGUYÊN NHÂN BẠO LỰC GIỚI VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Đừng tự biến mình trở thành nạn nhân của bạo lực giới

23

Lời tranh 12

PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC TÌNH DỤC

CÂU HỎI GỢI Ý THẢO LUẬN PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC TÌNH DỤC

1. Bạn nhìn thấy gì trong những bức tranh này? Anh làm như Em biết anh
2. B ạn có cảm xúc như thế nào khi nhìn những bức tranh này? vậy chỉ vì yêu muốn
3. Vì sao thanh thiếu niên lại dễ bị bạo lực tình dục?
4. Hậu quả của bị bạo lực tình dục theo bạn là những gì? em thôi! nhưng xung
5. N ếu bạn gặp phải tình huống tương tự, bạn sẽ quanh có nhiều
người nên em
hành động như thế nào? thấy không thoải
mái. Hôm nay
THÔNG TIN CẦN NHỚ
anh chịu khó
nhịn chút vậy

Bạn có quyền từ chối, ngăn chặn những hành vi bạo lực tình dục
25

Bạo lực tình dục là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình
dục, kể cả việc cưỡng ép phá thai hay sinh con. Người bị bạo lực phần nhiều là nữ và
người có xu hướng tính dục khác với tính dục dị tính (thường che dấu do bị gia đình và
xã hội kỳ thị/phân biệt đối xử).

BẠO LỰC TÌNH DỤC ĐỂ LẠI NHIỀU HẬU QUẢ NẶNG NỀ
• T hể chất: đau đớn, chấn thương, có thai ngoài ý muốn và/hoặc mắc bệnh qua đường tình dục...
• T inh thần: cô đơn, tự đổ lỗi, tự kỳ thị, trầm cảm, chấp nhận bạo lực và sau này duy trì bạo lực

với người khác, hành vi cực đoan thậm chí tự sát.
• Xã hội: khó hoà nhập, trở thành người đi bạo lực.

THANH THIẾU NIÊN PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC TÌNH DỤC:
1. Thực hiện theo những lời khuyên ở bài Giới và Bạo lực giới.
2. Hiểu rõ về các biện pháp tình dục an toàn.
3. D ự phòng trước để tránh các hoàn cảnh, môi trường có nguy cơ: cuộc nhậu trong phòng

riêng với đối tượng lạ, đi chơi chỗ vắng vẻ, thách đố tình dục...
4. Hạn chế tối đa sự lệ thuộc vào chất gây nghiện.
5. Thực hành kiên định và từ chối là rất quan trọng.

Bạn có quyền từ chối, ngăn chặn những hành vi bạo lực tình dục

24

PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC TÌNH DỤC

Anh làm như Em biết anh
vậy chỉ vì yêu muốn

em thôi! nhưng xung
quanh có nhiều
người nên em
thấy không thoải
mái. Hôm nay

anh chịu khó
nhịn chút vậy

Bạn có quyền từ chối, ngăn chặn những hành vi bạo lực tình dục

25

Lời tranh 13

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ HIV/AIDS

CÂU HỎI GỢI Ý THẢO LUẬN KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ HIV/AIDS

1. Thái độ của bạn đối với bệnh AIDS? Nhiễm HIV là nhiễm trùng suốt đời nhưng sẽ phòng tránh được
2. Những hành vi nào có nguy cơ cao lây nhiễm HIV? nếu có đủ kiến thức và kỹ năng
3. Những hành vi nào không/rất ít nguy cơ lây 27

nhiễm HIV?

THÔNG TIN CẦN NHỚ

HIV LÀ GÌ? ▪ HIV = vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người.

▪ A IDS = hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do nhiễm HIV ở
giai đoạn cuối.

GIAI ĐOẠN ▪ Giai đoạn sơ nhiễm (Giai đoạn cửa sổ).
CỦA HIV/AIDS ▪ Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng.
▪ Giai đoạn nhiễm có triệu chứng (giai đoạn cận AIDS).

CÁC ĐƯỜNG ▪ Lây truyền qua đường máu (nguy cơ lây nhiễm rất cao đối với
LÂY TRUYỀN người sử dụng ma tuý dùng chung bơm kim kiêm).

CỦA HIV ▪ Lây truyền qua đường tình dục: qua quan hệ tình dục xâm nhập
đường hậu môn, quan hệ tình dục đường âm đạo, quan hệ tình
HIV KHÔNG dục đường miệng.
LÂY NHIỄM
▪ Lây truyền từ mẹ sang con.
QUA
Bắt tay, ho hoặc hắt hơi, ôm hoặc hôn, dùng chung đồ dùng,
chén hoặc bát, dùng chung nhà vệ sinh, muỗi và côn trùng đốt,
ngủ chung giường, bể bơi công cộng...

Nhiễm HIV là nhiễm trùng suốt đời nhưng sẽ phòng tránh được
nếu có đủ kiến thức và kỹ năng

26

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ HIV/AIDS

Nhiễm HIV là nhiễm trùng suốt đời nhưng sẽ phòng tránh được
nếu có đủ kiến thức và kỹ năng

27

Lời tranh 14

ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI ĐẾN NGUY CƠ LÂY NHIỄM HIV

CÂU HỎI GỢI Ý THẢO LUẬN ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI ĐẾN NGUY CƠ LÂY NHIỄM HIV

1. V ới nam giới, những hành vi nào làm tăng nguy cơ Bạn chỉ có một cơ thể. Hãy tự bảo vệ bản thân
lây nhiễm HIV? trong hoàn cảnh nhiều cám dỗ, áp lực
29
2. V ới nữ giới, những hành vi nào làm tăng nguy cơ
lây nhiễm HIV?

3. V ì sao sử dụng ma tuý làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV?
4. B ạn có thể làm gì để tránh những nguy cơ

nói trên?

THÔNG TIN CẦN NHỚ

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊNH KIẾN GIỚI LÀM TĂNG NGUY CƠ LÂY NHIỄM HIV:

NAM GIỚI • Dễ bị kích động phải thể hiện bản • P hải thể hiện sự thụ động, phục NỮ GIỚI
thân trong nhóm, trước đám đông. tùng mới là người hấp dẫn.

• P hải là người chủ động và thành • N guy cơ bị bạo lực tình dục cao
thạo trong quan hệ tình dục. hơn.

• Ưa thích hành vi tình dục • N guy cơ bị buôn bán tình dục
mạo hiểm. cao.

• C ó nhiều bạn tình là “giỏi”. • X ấu hổ, chịu đựng vì khó chia
sẻ, tìm kiếm sự thông cảm và hỗ
• N guy cơ sử dụng chất kích thích trợ từ người khác.
cao hơn nữ giới.

Người có xu hướng tình dục khác dị tính:
• Dễ bị lạm dụng hoặc bị ép buộc, bạo lực tình dục.
• Khó tìm kiếm sự chia sẻ, hỗ trợ.
Do:
• Cơ hội tìm bạn tình phù hợp thấp hơn người dị tính.
• Bị kỳ thị - phân biệt đối xử do định kiến gia đình và xã hội.
Ảnh hưởng của chất kích thích làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV:
• Mất sự tỉnh táo, tự kiểm soát hành vi.
• Chịu ép buộc của số đông cùng sử dụng chất kích thích.
• Tăng kích thích hưng phấn tình dục.
Thanh thiếu niên cần:
• Biết rõ quyền của bản thân.
• Thực hành kỹ năng kiên định và từ chối đối với các hành vi nguy cơ cao.

Bạn chỉ có một cơ thể. Hãy tự bảo vệ bản thân
trong hoàn cảnh nhiều cám dỗ, áp lực

28

ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI ĐẾN NGUY CƠ LÂY NHIỄM HIV

Bạn chỉ có một cơ thể. Hãy tự bảo vệ bản thân
trong hoàn cảnh nhiều cám dỗ, áp lực

29

Lời tranh 15

DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV

CÂU HỎI GỢI Ý THẢO LUẬN DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV

1. Bạn biết về cách phòng lây nhiễm HIV
như thế nào?

2. Với hoàn cảnh hiện tại, bạn cần lưu ý những
hành vi dự phòng lây nhiễm HIV nào?

Bạn hãy áp dụng những hành vi dự phòng lây nhiễm HIV
31

THÔNG TIN CẦN NHỚ

PHÒNG LÂY HIV QUA ĐƯỜNG MÁU
▪ Không tiêm chích ma túy.
▪ Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận khi máu và các chế phẩm đã xét nghiệm

HIV âm tính.
▪ C hỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng, không dùng chung bơm kim tiêm, sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi

phẫu thuật xăm, xỏ lỗ, châm cứu...
▪ Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV.
▪ D ùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay...

THỰC HIỆN TÌNH DỤC AN TOÀN
▪ Sử dụng bao cao su đúng cách.
▪ Cả nam và nữ có quyền từ chối quan hệ tình dục khi không muốn và không thấy an toàn.
▪ Dự phòng trước các nguy cơ quan hệ tình dục không an toàn khi sử dụng chất kích thích:

- Từ chối sự rủ rê từ trước khi sử dụng chất kích thích.
- Nhận biết nguy cơ mất tự chủ để rút lui, có bạn đi kèm.
▪ Điều trị triệt để các nhiễm trùng đường sinh dục nếu có.

PHÒNG LÂY HIV TỪ MẸ SANG CON:
▪ N ếu mẹ nghi ngờ nhiễm HIV, cần làm xét nghiệm sớm.
▪ N ếu mẹ nhiễm HIV cần thực hiện hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con theo tư vấn,

hướng dẫn của cán bộ y tế.

ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG SAU
PHƠI NHIỄM (PREP) KHI: PHƠI NHIỄM (PEP) KHI:

▪ X ét nghiệm HIV âm tính. ▪ C ó các hành vi nguy cơ lây nhiễm đường
▪ C ân nặng trên 35kg. máu, đường tình dục đột xuất.
▪ C ó hành vi nguy cơ cao thường xuyên:
▪ P hải xét nghiệm HIV và được tư vấn.
- Nam quan hệ tình dục đồng giới. ▪ Không muộn hơn 72 giờ sau hành vi nguy cơ.
- Dùng chung dụng cụ tiêm chích. ▪ Đ iều trị đủ 28 ngày.
- Có nhiều bạn tình cùng lúc.
- K hông sử dụng bao cao su đúng cách do ảnh

hưởng của chất kích thích hoặc bị ép buộc.

Bạn hãy áp dụng những hành vi dự phòng lây nhiễm HIV

30

DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV

Bạn hãy áp dụng những hành vi dự phòng lây nhiễm HIV

31

Lời tranh 16

GIẢM KỲ THỊ VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI NHIỄM HIV

CÂU HỎI GỢI Ý THẢO LUẬN

1. Những hình ảnh này nói lên điều gì?
2. B ạn đã bao giờ chịu thái độ kỳ thị hay hành vi phân biệt

đối xử chưa?
3. T heo bạn tại sao người nhiễm HIV lại bị kỳ thị - Phân biệt

đối xử?
4. L àm thế nào để giảm kỳ thị - phân biệt đối xử với

người nhiễm HIV?
5. Người nhiễm HIV cần chăm sóc những gì?

THÔNG TIN CẦN NHỚ

Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm
HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV/bị nghi ngờ nhiễm HIV (Luật Phòng Chống HIV/AIDS).

Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc
hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với
người nhiễm HIV/bị nghi ngờ nhiễm HIV (Luật Phòng Chống HIV/AIDS).

NGƯỜI NHIỄM HIV BỊ KỲ THỊ - PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ ĐỂ GIẢM THIỂU KỲ THỊ - PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI
VỚI RẤT NHIỀU BIỂU HIỆN KHÁC NHAU:
NGƯỜI NHIỄM HIV:
• Thái độ lạnh nhạt, xa lánh, nặng hơn nữa là khinh • Xác định HIV/AIDS là một bệnh, y học hiện nay hoàn
thường, ghê sợ.
toàn kiểm soát được việc lây nhiễm.
• Thể hiện những hành vi xa lánh: không ngồi gần, bắt
tay, ăn chung... • Không gắn việc nhiễm HIV với tệ nạn xã hội.

• Không đánh giá đúng mức năng lực. • X ác định quyền và giá trị bản thân.

• T hiếu hoặc không hợp tác trong quan hệ công việc • H iểu biết về các luật bảo về quyền của người có H:
và xã hội. Luật lao động, Luật chăm sóc sức khoẻ... để tự tin bảo
vệ quyền của người nhiễm HIV trước những thái độ,
• T ừ chối cung cấp cơ hội việc làm, cơ hội hoà nhập hành vi không đúng.
cộng đồng.
• Truyền thông cho người khác về không kỳ thị - phân
• Từ chối quan hệ hôn nhân. biệt đối xử với người nhiễm HIV.

• Từ chối chăm sóc, giáo dục trẻ nhiễm HIV.

• Người nhiễm HIV tự kỳ thị bản thân: đánh giá thấp
giá trị và năng lực bản thân, mất ý chí, hy vọng vào
tương lai.

NGƯỜI NHIỄM HIV CẦN CHĂM SÓC VỀ: • H ỗ trợ tìm đến cơ sở y tế, tư vấn phù hợp để nhận
được sự chăm sóc y tế đúng cách.
Tinh thần: động viên và tư vấn
• Vượt qua giai đoạn sốc tâm lý khi biêt mắc bệnh. Y tế và xã hội:
• V ượt qua khủng hoảng khi bị kỳ thị và phân biệt đối • H ỗ trợ chăm sóc phòng lây và giảm hại, bao gồm cả

xử, thậm chí từ người thân. việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV.
• Giúp kiểm soát hành vi tiêu cực. • Hỗ trợ điều trị bệnh cơ hội.
• Giúp xác định lại mục tiêu cuộc sống. • Hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng.
• Hỗ trợ cơ hội việc làm.
Thể chất:
• Giúp chăm sóc và kiểm soát hành vi hàng ngày:

dinh dưỡng, vệ sinh, vận động...

Người nhiễm HIV là bệnh nhân, rất cần được chăm sóc và tôn trọng!

32

GIẢM KỲ THỊ VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI NHIỄM HIV

Người nhiễm HIV là bệnh nhân, rất cần được chăm sóc và tôn trọng!

33

Lời tranh 17

NHẬN BIẾT CÁC LOẠI MA TÚY

CÂU HỎI GỢI Ý THẢO LUẬN NHẬN BIẾT CÁC LOẠI MA TÚY

1. Bạn thấy gì trong bức tranh này? Đừng đánh mất tương lai của bạn chỉ vì thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy
35
2. Ma túy là gì? Đặc điểm chung của các chất
ma túy là gì?

3. Ma túy được phân loại như thế nào? Hãy kể tên
các loại ma túy mà bạn từng nghe hoặc
nhìn thấy.

THÔNG TIN CẦN NHỚ

▪ T heo Luật Phòng, chống ma túy của Việt Nam, hiện có trên 500 chất trong danh mục của
Chính phủ được coi là ma tuý. Chúng là những chất gây nghiện, chất hướng thần rất nguy
hiểm. Đặc điểm chung của ma tuý là gây nghiện (lệ thuộc thể chất và tâm lý vào chất ma túy).
Khi đó, người nghiện bắt buộc phải tiếp tục sử dụng chúng mặc dù biết đó là hành vi vi phạm
pháp luật, độc hại, nguy hiểm, thậm chí chết người.

01 Nhóm gây ức chế (thuốc phiện, heroine
và các loại thuốc an thần, thuốc ngủ).

MA TÚY 02 Nhóm kích thích hệ thần kinh (Hồng phiến,
“ma tuý đá”, “thuốc lắc”.
được
phân thành

03 nhóm:

03 Nhóm ma túy gây ảo giác: LSD, “bùa lưỡi”,
“tem giấy”, Mescaline, v.v..

Đừng đánh mất tương lai của bạn chỉ vì thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy

34

NHẬN BIẾT CÁC LOẠI MA TÚY

Đừng đánh mất tương lai của bạn chỉ vì thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy

35

Lời tranh 18

NGHIỆN MA TÚY, NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC HẠI

CÂU HỎI GỢI Ý THẢO LUẬN

1. Bạn thấy gì trong bức tranh này?
2. Nghiện ma tuý là gì?
3. Nêu những nguyên nhân nghiện ma tuý?
4. Làm sao để phân biệt được người nghiện ma

tuý với người không nghiện ma tuý?

THÔNG TIN CẦN NHỚ

NGHIỆN MA TÚY là một bệnh mãn tính của não, đa yếu tố, dễ tái phát tuy nhiên có thể phòng
ngừa và điều trị được.
NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU DẪN ĐẾN NGHIỆN LÀ:

Thiếu kiến thức về tác hại ma tuý, chủ quan khi tiếp xúc với ma tuý.

Thiếu kiến thức và kỹ năng sống vì vậy sử dụng ma túy để giải quyết tâm lý
buồn chán; hoặc sử dụng ma túy với mong muốn nâng cao thành tích thể

thao, học tập, v.v…

Thiếu tu dưỡng, mất phương hướng trong cuộc sống, có lối sống buông thả, ham
chơi, thích mạo hiểm, hay giao du với người không có chí tiến thủ, tôn thờ các

giá trị vật chất tầm thường, lối sống hưởng thụ.

Môi trường sống không thuận lợi như: thiếu sự quan tâm nuôi dưỡng của cha
mẹ; thường bị bạo lực hoặc ngược đãi; khi sinh ra đã bị khiếm khuyết về nhân
cách, trí tuệ, có tính cách ngỗ ngược, thích nổi loạn, chống đối hoặc có gen di

truyền từ thế hệ trước dễ bị tác động bởi ma túy.

Đừng đánh mất tương lai của bạn chỉ vì thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy

36

NGHIỆN MA TÚY, NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC HẠI

Đừng đánh mất tương lai của bạn chỉ vì thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy

37

Lời tranh 19

SỬ DỤNG MA TUÝ ĐỂ LẠI HẬU QUẢ GÌ?

SỬ DỤNG MA TÚY ĐỂ LẠI HẬU QUẢ GÌ?

CÂU HỎI GỢI Ý THẢO LUẬN Thần kinh TÁC HẠI CỦA MA TÚY TỔNG HỢP

1. Bạn thấy gì trong bức tranh này? - Mất ngủ Hệ thống chung
- Có hành vi hung hăng - Tăng thân nhiệt
2. Nghiện ma túy để lại hậu quả gì cho bản thân người - Hoang tưởng - Suy dinh dưỡng
nghiện, gia đình và xã hội? - Nói chuyện liên tục - Suy giảm miễn dịch
- Chán ăn

- Tăng cường sự tỉnh táo Tuần hoàn
- Khó chịu - Cao huyết áp
- Nói nhịu giọng - Tổn thương vỏ não
- Chóng mặt - Đông máu và đột quỵ
- Lẫn lộn

- Ảo giác

- Ám ảnh, nghi ngờ thái quá

- Trầm cảm

- Hoảng loạn

Đừng đánh mất tương lai của bạn chỉ vì thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy
39

THÔNG TIN CẦN NHỚ

TÁC HẠI CỦA MA TÚY TỔNG HỢP (MTTH)
1. H ủy hoại hệ thần kinh trung ương, làm thay đổi chức năng của não: người nghiện MTTH thường

mất khả năng tập trung, khả năng tư duy bị giảm sút và trí nhớ suy giảm (đặc biệt là trí nhớ
ngắn hạn).
2. M ắc các rối loạn tâm thần từ nhẹ đến nặng hoặc rất nặng, như: trầm cảm, hung hăng, không
kiềm soát được hành vi, rối loạn lưỡng cực, hoang tưởng, ảo giác, hoặc tâm thần phân liệt, v.v…
Các rối loạn này thường để lại di chứng lâu dài, khó phục hồi. Người nghiện MTTH khi đó có
thể tự gây thương tích, gây tai nạn giao thông, tự sát hoặc giết người.
3. MTTH hủy hoại cơ thể, làm cơ thể suy kiệt, da mặt nhăn nheo, răng lợi bị hư hại.

MA TÚY là con MA TÚY hủy hoại MA TÚY là nguồn

đường ngắn nhất dẫn tương lai, biến con gốc của nhiều loại tội
đến HIV/AIDS và các người trở thành tàn phạm như lừa đảo,
bệnh lây truyền qua phế và là gánh nặng trộm cắp, cướp của,
cho gia đình và xã hội. giết người, v.v…
đường máu khác.

Mỗi năm người nghiện ma tuý ở nước ta đã dành tới gần 10 NGÀN TỶ ĐỒNG để mua
ma tuý; thiệt hại do tệ nạn ma tuý gây ra cho xã hội tương đương 50 NGÀN TỶ ĐỒNG.

Đừng đánh mất tương lai của bạn chỉ vì thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy

38






















Click to View FlipBook Version